19
1 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN YÊN ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC - UBND Yên Định,ngày tháng 06 năm 2021 BÁO CÁO Tổng kết Nghị quyết 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Phần thƣ ́ nhấ t TNH HNH TRIN KHAI THC HIỆN NGHỊ QUYT I. CÔNG TÁ C TUYÊN TRUYÊ ̀ N , HỌC TP , QUN TRIỆT , XÂY DƢ̣NG ́ HOẠCH THƢ̣C HIỆN NGHI ̣QUYÊ ́ T CỦ A CÂ ́ P Ủ Y Ở ĐI ̣A PHƢƠNG Thực hiện Nghị quyết 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị quyết Trung ương 7 khóa X) và Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X),Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định đã xây dựng Kế hoạch số 41-KH/HU, ngày 20/10/2008 và Chương trình hành động số 18 -CTr/HU, ngày 28/10/2018 để triển khai, quán triệt Nghị quyết đến các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc, chính quyền các cấp, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị trong huyện. Sau hội nghị triển khai Nghị quyết ở cấp huyện, trên cơ sở kế hoạch và chương trình hành động của Huyện ủy, kế hoạch của UBND, các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của đơn vị nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của huyện. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND huyện đã tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; tổ chức tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thấm nhuần mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Qua đó phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trên cơ sở những nhiệm vụ được giao tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên của mình tích cực hưởng ứng tham gia. Sau hơn 12 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu được kết quả khá toàn diện. II. CÔNG TÁC THÊ ̉ CHÊ ́ HÓ A CÁ C CHỦ TRƢƠNG CỦ A NGHI ̣ QUYÊ ́ T Mườihai năm qua, cùng với việc triển khai kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân,

- UBND tháng 06

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN YÊN ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC - UBND Yên Định,ngày tháng 06 năm 2021

BÁO CÁO

Tổng kết Nghị quyết 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

(khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Phân thƣ nhât

TINH HINH TRIÊN KHAI THƯC HIỆN NGHỊ QUYÊT

I. CÔNG TAC TUYÊN TRUYÊN, HỌC TÂP, QUAN TRIỆT, XÂY DƢNG

KÊ HOACH THƢC HIÊN NGHI QUYÊT CUA CÂP UY Ơ ĐIA PHƢƠNG

Thực hiện Nghị quyết 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị quyết

Trung ương 7 khóa X) và Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh uỷ

Thanh Hoá về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X),Ban

Thường vụ Huyện ủy Yên Định đã xây dựng Kế hoạch số 41-KH/HU, ngày

20/10/2008 và Chương trình hành động số 18 -CTr/HU, ngày 28/10/2018 để triển

khai, quán triệt Nghị quyết đến các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc, chính quyền các

cấp, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị trong

huyện.

Sau hội nghị triển khai Nghị quyết ở cấp huyện, trên cơ sở kế hoạch

và chương trình hành động của Huyện ủy, kế hoạch của UBND, các Đảng bộ, Chi

bộ trực thuộc, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã xây dựng

chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của đơn vị nhằm cụ thể hóa Nghị

quyết Trung ương 7 (khóa X), Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của

huyện.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

(NTM), UBND huyện đã tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện đề án xây

dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; tổ chức tuyên truyền vận động các

tầng lớp nhân dân trên địa bàn thấm nhuần mục đích, ý nghĩa của chương trình

xây dựng NTM. Qua đó phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trên

cơ sở những nhiệm vụ được giao tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, hội

viên của mình tích cực hưởng ứng tham gia.

Sau hơn 12 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X),

nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về

vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu được kết quả khá toàn

diện.

II. CÔNG TAC THÊ CHÊ HO A CAC CHU TRƢƠNG CUA NGHI

QUYÊT

Mườihai năm qua, cùng với việc triển khai kịp thời các chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân,

2

nông thôn, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phát huy vai trò, tập trung cao trong

công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhiều giải pháp, ban hành nhiều cơ chế về

phát triển nông nghiệp và nông thôn sát với tình hình địa phương.

Cụ thể, Sau khi quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), BCH Đảng

bộ huyện đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/HU về Xây dựng vùng thâm canh lúa

năng suất, chất lượng và hiệu quả giai đoạn 2009 đến năm 2012, triển khai thực

hiện Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định giai đoạn 2010-2020, Nghị

Quyết 02-NQ/HU, ngày 10/5/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm

2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện Yên Định lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã xác định rõ mục tiêu,

nhiệm vụ phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai

đoạn 2020 - 2025. Ban Thường vụ Huyện uỷ và Đảng ủy các xã, thị trấn đã tập

trung cao sự chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông

thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với quyết tâm đưa huyện Yên Định

về đích nông thôn mới nâng cao trước năm 2025.

Phân thƣ hai

ĐANH GIA KÊT QUA THƢC HIÊN NGHI QUYÊT

I. KÊT QUA THƯC HIỆN NHIỆM VU, GIAI PHAP CHỦ YÊU

1. Vê thƣc hiên tai cơ câu , xây dƣng nên nông nghiêp toan diên theo

hƣơng hiên đai; phát triên mạnh công nghiệp và dịch vu ơ nông thôn;

Thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Chính phủ phê

duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững; Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 10/5/2016 của của Ban

Chấp hành Đảng bộ huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định

hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả

năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Nghị quyết số 32/NQ-HĐND, ngày

19/7/2017 của Hội đồng nhân dân huyện về việc thông qua đề án tái cơ cấu

ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai

đoạn 2017-2020.

Huyện đã tập trung xây dựng mới, rà soát và triển khai thực hiện quy

hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; các quy hoạch phát triển các cây trồng

chủ lực, như: vùng lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn tập trung, các

vùng nguyên liệu mía; quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,...theo

hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành

các vùng chuyên canh tập trung, công nghệ cao, gắn với khai thác có hiệu quả

tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

UBND huyện đã ban hành đề án, chính sách khuyến khích tái cơ cấu

ngành nông nghiệp, xây dựng các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trên địa bàn huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ,

công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong phát triển

giống cây, con chất lượng cao; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ

3

tầng xã hội nông thôn, trong đó, tập trung nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao

thông nông thôn, giao thông nội đồng phục vụ việc vận chuyển, cung ứng vật tư

nông nghiệp, nông phẩm; kiên cố hóa kênh mương, các công trình phòng, chống

ngập úng; chủ động tưới tiêu để khai thác toàn bộ đất canh tác, nuôi trồng thủy

sản.

Kết quả, Kinh tế nông nghiệp trong những năm qua chuyển dịch đúng

hướng; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển đồng

bộ; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá thực tế) giai đoạn 2008- 2020 tăng

bình quân trên 6 %/; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 chiếm

46,02% thì đến năm 2020 chỉ còn chiếm 27,76%. Sử dụng đất nông nghiệp tiết

kiệm và hiệu quả, giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác tăng từ 72 triệu đồng năm

2008 lên 152,16 triệu đồng năm 2020. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát

triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm;

thu nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn năm 2020 đạt 47,04 triệu

đồng (năm 2008 đạt 10,45 triệu đồng).

Cùng với sản xuất nông nghiệp, việc phát triển ngành nghề, dịch vụ trong

nông nghiệp, nông thôn cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan

tâm, tạo điều kiện, góp phần mở mang thêm nhiều ngành nghề và giải quyết

công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều cụm kinh tế được qui hoạch, hình

thành và phát triển như khu vực Quán Lào, Yên Phong - Kiểu - Quý Lộc, Thống

Nhất - Yên Lâm, .... Nhiều ngành nghề mới được du nhập như: da giày, may

mặc ở Định Liên; nứa cuốn sơn mài, thêu ren, mây giang xiên ở Định Tường,

Định Bình, đá ốp ở Yên Lâm, Quý Lộc, đá xây dựng ở Định Thành, Định

Tăng....

2. Kêt qua thƣc hiên chƣơng trinh xây dƣng nông thôn mơi găn vơi

xây dƣng kêt câu ha tâng va đô thi hoa nông thôn;

2.1 Về Thủy lợi: Hạ tầng thủy lợi từng bước được tăng cường, củng cố

theo hướng hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất.

+ Từ năm 2008 đến nay toàn huyện đã được kiên cố hoá được 714,8 km,

đạt tỷ lệ 85,4% so với tổng số km kênh mương trên địa bàn huyện.

+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, đạt so

với tiêu chí nông thôn mới.

Các công trình thủy lợi thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp. Bên cạnh

đó huyện còn được đầu tư xây dựng hệ thống tưới kênh Cửa Đạt với 18 km kênh

chính và 110 km kênh nhánh, khi dự án đi vào hoạt động có thể phục vụ tưới

chủ động cho trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện.

Công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai luôn được chú trọng cao, hàng

năm Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo, UBND huyện chủ động xây dựng phương

án và triển khai thực hiện nghiêm túc theo phương án đã đề ra.

2.2. Về Giao thông nông thôn

Trong 12 năm qua với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng

làm", cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị tập trung chỉ đạo, triển khai

4

nhiều giải pháp, nhân dân đồng thuận, nên giao thông nông thôn trên địa bàn

huyện có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực tạo cơ

sở hạ tầng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh về

khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết được

nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác. Đến nay mạng lưới giao thông nông thôn trên

địa bàn huyện (không kể đường nội đồng) hiện có 632 km. Trong đó đã cứng

hoá mặt đường láng nhựa là 611,4 km, bằng 96,7 %.

+ Đường Quốc lộ: 22,4km; đường Tỉnh lộ: 117km; đường

Huyện:75km, nhựa hoá 100% mặt đường đã được giải nhựa.

+ Đường xã, thôn xóm: 493 km, nhựa và bê tông xi măng 472 km

bằng 85,7%.

- Các tuyến đường trục chính nội đồng cơ bản đã được bê tông hóa

và rải cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa

sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất. Tổng số km đường trục chính nội

đồng trên địa bàn huyện là 500 km, đã bê tông hóa được 350 km đạt 70 %.

2.3. Về hệ thống lưới điện

Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, tạo động lực để phát triển sản

xuất, nâng cao đời sống ở nông thôn.

Hiện toàn huyện có 117 km đường dây cao thế, 478 km đường dây hạ thế và

110 trạm biến áp, phục vụ 100% số hộ trong địa bàn huyện. Chất lượng điện ngày

một được nâng lên. Giá điện luôn được kiểm soát đảm bảo không vượt giá trần của

Chính phủ.

Năm 2017, đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 01 trạm biến áp

110KVA tại xã Định Tường

2.4. Về cấp nước sinh hoạt, thoát nước và vệ sinh môi trường

Công tác bảo vệ môi trường luôn được huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện

tốt một số nội dung như: thực hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt; vận động

các hộ chăn nuôi xây dựng hầm khí sinh học (Biogas) để xử lý chất thải chăn

nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Lồng ghép công tác tuyên truyền bảo vệ môi

trường, xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp; ra quân thu dọn vệ sinh tại

các đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng… kết quả như sau:

- Đến hết năm 2020 toàn huyện có 100 % dân số nông thôn dùng nước

hợp vệ sinh, 13,6 % dân số được dùng nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều có cam kết bảo vệ môi trường, thực

hiện thu gom rác thải, nước thải, tập kết vận chuyển đi xử ký đúng nơi quy định;

một số doanh nghiệp chế biến nông sản lớn đã xây dựng hệ thống xử lý nước

thải đúng quy định.

- Hiện nay huyện đang phối hợp với các sở, ngành của tỉnh đẩy nhanh tiến

độ triển khai xây dựng lò đốt xử lý rác thải tập trung của huyện và triển khai làm

điểm tại một số xã.

- Không có hoạt động gây suy giảm môi trường; công tác vận động nhân

dân xây dựng cảnh quan môi trường xanh, thực hiện tốt việc trồng, chăm sóc cây

5

xanh bên đường, trong khu dân cư để tăng diện tích cây xanh, xây dựng cảnh

quan sáng - xanh - sạch - đẹp, ra quân Ngày môi trường thế giới, Tết trồng cây,

thu dọn vệ sinh tại các đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng…

- Đối với nghĩa trang: Các nghĩa trang trên địa bàn huyện được xây dựng

đúng quy hoạch và đa số có quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang.

- Công tác duy trì, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về đảm

bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo thực hiện

thường xuyên, có chuyển biến rõ nét.

- Các hộ chăn nuôi cơ bản thực hiện tốt việc xử lý chất thải, nước thải

chăn nuôi theo quy định, các hộ dân đều có nhà tiêu hợp vệ sinh … đảm bảo

không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí.

2.5. Về xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội

- Hệ thống trường học các cấp khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư

nâng cấp: Giáo dục - Đào tạo được các cấp uỷ, chính quyền tập trung chăm lo

phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Chất lượng dạy và học ngày càng

được nâng cao. Hệ thống giáo dục ổn định và phát triển ở tất cả các cấp học từ

mầm non đến THPT.

+ Trường Mầm non: Toàn huyện có 29 trường mầm non, trong đó

số trường đạt chuẩn Quốc gia là 28 trường đạt 96,55 %.

+ Trường tiểu học: Tổng số trường tiểu học trong huyện là 27

trường và 27/27 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Trường Tiểu học & THCS : 2/2 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Trường Trung học cơ sở: Tổng số trường Trung học cơ sở trong

huyện là 27, số trường đạt chuẩn quốc gia là 27 trường, đạt tỷ lệ 100 %.

+ Trên toàn huyện có 5 trường PTTH và 01 Trung tâm giáo dục

thường xuyên. Có 03 trường PTTH đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục.

- Cơ sở vật chất y tế được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban

đầu cho dân cư nông thôn từng bước được nâng cao:

Mạng lưới y tế nông thônxây dựng theo hướng chuẩn quốc gia; Đến nay

tất cả các trạm y tế trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn giai đoạn 2. Các trang thiết

bị y tế được đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa

phương.

- Tỷ lệ người tham gia BHYT bình quân toàn huyện do BHXH huyện

quản lý năm 2020 là: 92 %.

- Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao, mạng lưới thông tin truyền thông ở

nông thôn phát triển khá nhanh:

Kết cấu hạ tầng văn hóa ngày càng được tăng cường. Hệ thống nhà văn

hóa, Trung tâm văn hóa- TDTT xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư xây

dựng. Đến năm 2020, 100% xã có trung tâm văn hóa và khu thể thao;100%thôn

có nhà văn hóa và có khu thể thao đạt chuẩn.

6

Toàn huyện có 149/149 thôn đạt danh hiệu văn hóa, đạt 100%; Số lượng

cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa 112 đơn vị; 88,6% số hộ

đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn huyện đã được

cấp ủy chính quyền, các ban ngành đoàn thể và đông đảo nhân dân quan tâm

triển khai tổ chức.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn

huyện đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhân dân.

- Chợ nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp:

Toàn huyện có 27 chợ nằm trong quy hoạch chợ của tỉnh, trong có 21/27

chợ đạt tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm.

2.6. Về quy hoạch khu dân cư

100% số xã trên địa bàn huyện đều đạt tiêu chí nông thôn mới về quy

hoạch.

Toàn huyện có trên 40.000 nhà ở dân cư, trong đó đã xóa bỏ nhà tạm dột

nát. Số nhà đạt chuẩn của Bộ Xây xây dựng 97% so với tổng số nhà ở trong

huyện.

3. Vê xoa đoi giam ngheo , phát triên y tế , giáo duc , văn hoa xa hôi

nâng cao đơi sông vât chât va tinh thân cua dân cƣ nông thôn

Trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội ở nông

thôn, các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án

phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo; chính sách hỗ trợ người có công

và gia đình chính sách …, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện

được cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều hàng năm, năm 2008 tỷ lệ hộ

nghèo 14,62% (theo tiêu chí cũ), đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn

5,48% (theo tiêu chí mới), năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 0,39%, không còn hộ đói.

Công tác đào tạo nghề cho nông dân được đẩy mạnh, chất lượng lao động

từng bước được nâng lên. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 33,8% năm 2008

lên 75,5% năm 2020.

Tỉ lệ học sinh vào học phổ thông trung học đúng tuổi đạt trên 98,5 %.

Hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được nâng cao. Chất

lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện đa khoa và trạm y tế xã được nâng lên. Công tác

truyền thông chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc trẻ em được

tăng cường. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92 % (số người do

BHXH huyện phát hành thẻ). Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ

sinh môi trường nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước

hợp vệ sinh đạt 100 %, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 7 %.

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh. Năm 2020

toàn huyện có 88,6% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, tăng 8,7 % so với

năm 2008 (năm 2008 là 79,9%); có 226 thôn và 29 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn

hoá cấp huyện trở lên. Các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng

phát triển. Các xã đều có sân chơi, bãi tập; nhiều câu lạc bộ thể thao được hình

7

thành. Đến nay, toàn huyện có 45,5% số người luyện tập thể dục, thể thao

thường xuyên.

4. Vê đôi mơi va xây dƣng cac hinh thƣc tô chƣc san xuât , dịch vu co

hiêu qua ơ nông thôn

Các thành phần kinh tế hoat đông trong linh vưc nông , lâm, thủy sản

chuyển dịch tích cực theo hướng chuyển từ kinh tế nông hộ sang kinh tế trang

trại, HTX và doanh nghiệp.

Số lượng, quy mô trang trại, gia trại phát triển cả vế số lượng. Năm 2020

toàn huyện có 997 trang trại, gia trại, trong đó có 91 trang trại đủ tiêu chí (theo

tiêu chí mới). Kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ

cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.

Trong những năm qua các hộ đã tích cực cải tạo vườn tạp đưa các cây ăn

quả, cây thuốc, cây gia vị và cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao vào sản

xuất.

Hiện nay, toàn huyện có 34 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhìn chung các HTX trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tích cực. Các hợp

tác xã làm tốt công tác dịch vụ đầu vào như: thủy lợi, cơ giới hóa, mạ khay máy

cấy, bảo vệ thực vật, khuyến nông, phân bón, giống, bảo vệ đồng ruộng, liên kết

với các doanh nghiệp. Hàng năm đã ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

cho 5.000-6.000 ha canh tác.

Đên nay, trên đia ban huyên co trên 50doanh nghiêp hoạt động trong linh

vưc nông nghiêp. Tuy sô doanh nghiêp con it, tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng

chung cua nganh chưa cao , song đa gop phân tich cưc vao chuyên dich cơ câu

ngành nông nghiệp , tạo động lưc đôi mơi hinh thưc tô chưc san xuât , đưa khoa

học công nghệ vào sản xuất , găn kêt san xuât vơi chê biên , tiêu thu , hình thành

các vùng chuyên canh, các cánh đồng mẫu lớn.

5. Vê phat triên nhanh nghiên cƣu , chuyên g iao va ƣng dung khoa

học, công nghê, đao tao nguôn nhân lƣc.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp là yếu tố quyết định

góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính bền

vững trong sản xuất. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ của huyện giai đoạn

2008-2020 cụ thể như sau:

+Trong trồng trọt: Đã du nhập nhiều giống cây trồng mới cho năng suất,

chất lượng cao vào sản xuất. Trong giai đoạn 2008-2020 tỷ lệ sản xuất lúa lai

thương phẩm đạt từ 45-50%, lúa chất lượng cao đạt từ 25% trở lên. Hình thành

vùng sản xuất hàng hóa tập trungvà sử dụng các giống cây trồng có năng suất và

chất lượng từ như các loại giống ớt, rau, ngô, cây ăn quả,...

+ Trong lâm nghiệp: Đã đưa vào canh tác các cây trồng có hiệu quả kinh

tế cao như lát hoa, xà cừ, sao đen và du nhập giống keo tai tượng Úc có năng

suất chất lượng cao đưa vào sản xuất.

8

+ Chăn nuôi: Cùng với phát triển về số lượng trong những năm qua huyện

đã chú trọng quan tâm đầu tư đưa những con nuôi có chất lượng vào sản xuất,

như lợn hướng nạc, bò lai sind, bò BBB, bò sữa, bò thịt chất lượng cao, gà lông

màu, các con nuôi đặc sản.

+ Trong thủy sản: Đã đưa vào sản xuất một số loài thuỷ sản có giá trị kinh

tế cao: như cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá quả, cá chép...

- Cơ khi hóa, cơ giới hóa, tư đông hoa trong nông nghiêp: Việc ứng dụng

cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cho thấy hiệu quả nâng cao giá trị hàng

hóa, tăng hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, góp phần tích cực

vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Về thủy lợi: Phát huy tốt hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn

huyện, hiện nay 95 % diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

huyện được tưới tiêu chủ động góp phần nâng cáo giá trị trên đơn vị diện tích.

- Vê ưng dung công nghê sinh hoc vao san xuât : Hiên nay, trong san xuât

đã ưng dung các thành tựu sinh học về giống , phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,

thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các chế phẩm xử lý nguồn nước, xử lý môi trường

trong nông nghiệp.

- Vê điên trong nông nghiêp : Đa cơ ban đap ưng đươc nhu câu cho tươi

tiêu, đông lanh, thăp sang, xay xat...

- Công nghê thông tin trong nông nghiêp : Hê thông mang internet trong

những năm qua phat triên rât nhanh tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng công

nghệ thông tin vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.

- Về chế biến: Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến các mặt hàng

sắn, mía, cao su, gỗ, lúa gạo có xu hướng phát triển tốt. Trong những năm tới

huyện đang tập trung phát triển công nghệ sau thu hoạch đối với cây rau, hoa,

quả, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm.

6. Vê đôi mơi manh me cơ chê, chinh sách đê huy động các nguôn lực,

phát triên nhanh kinh tế nông thôn , nâng cao đơi sông vât chât, tinh thân

của nông dân

Các cơ chế, chính sách được ban hành, có tác dụng thúc đẩy, tạo môi

trường thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao thu

nhập, tăng giá trị trên ha canh tác. Trong những năm qua cùng với chính sách

của Trung ương, của tỉnh, huyện Yên Định đã ban hành nhiều chính sách nhằm

khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như:

- Chính sách hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (xã

hoàn thành 13; 16; 19 tiêu chí); chính sách hỗ trợ cho các xã xây dựng công sở

làm việc, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn.

- Các chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất:

+ Đối với trồng trọt: Các xã thực hiện trồng mới hoặc mở rộng vùng trồng

rau an toàn chuyên canh, vùng hoa cây cảnh.

+ Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ từ 100 đến 300 triệu đồng cho các trang trại

đạt theo tiêu chí.

9

- Chính sách xây dựng cơ sở vật chất vùng lúa thâm canh: Ngoài mức hỗ

trợ của tỉnh, huyện hỗ trợ 80 triệu đồng/km giao thông nội đồng vùng thâm canh

lúa năng suất chất lượng hiệu quả.

- Chính sách hỗ trợ mua máy cấy: Hỗ trợ 20% giá trị máy cấy mới phục

vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từ 5 năm trở lên.

- Chính sách hỗ trợ mua máy sấy lúa: Hỗ trợ 100 triệu đồng/1 máy với

công suất 15 tấn/15-16h.

- Chính sách hỗ trợ các xã, thị trấn mua phương tiện thu gom, vận chuyển

rác thải chuyên dùng, xây dựng công trình bãi chứa rác thải. Cụ thể:

+ Hỗ trợ kinh phí mua xe cơ giới chuyên dùng vận chuyển rác thải với

mức 200 triệu đồng/1 xe.

+ Các dự án xây dựng bãi chứa, xử lý rác thải có vốn đầu tư trên 300 triệu

đồng được hỗ trợ 30% kinh phí xây lắp, mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/1

xã, thị trấn.

- Hỗ trợ các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II là 100 triệu

đồng/xã.

- Chính sách về giáo dục: Hỗ trợ các xã xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất

trường Mầm non, tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, mức độ II; Trường

THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao và tái cơ cấu ngành nông

nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng chợ ATTP.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu.

Các chính sách có mức hỗ trợ không nhiều, nhưng đã mang lại động lực

rất lớn thúc đẩy sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

7. Vê tăng cƣơng sƣ lanh đao cua Đang , quản ly của Nhà nƣơc , phát

huy sƣc manh cua cac đoan thê chinh tri - xa hội ơ nông thôn.

7.1. Kết quả đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của Đảng bộ,

chi bộ cơ sở

Các cấp uỷ Đảng đã tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày

02/02/2013 của Ban chấp hành Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức

chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Chỉ

thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (nay là Chỉ thị 05-CT/TW).

Phương thức, nội dung sinh hoạt Đảng từng bước được đổi mới, cải tiến,

đảm bảo ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, đúng với chức năng, nhiệm vụ của chi,

đảng bộ, sát với tình hình, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Các cấp

uỷ đảng nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng trên tinh thần

dân chủ, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau tiến bộ, gắn với thực hiện cuộc vận

động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

10

Nhìn chung, các tổ chức cơ sở đảng đã thể hiện được vai trò hạt nhân

chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương,

đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế - xã

hội, quốc phòng - an ninh có hiệu quả, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị

của địa phương, đơn vị.

7.2. Củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp từ cấp

huyện đến cơ sở và các lĩnh vực khác ở nông thôn

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức,

lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đã được chú trọng. Năng lực của bộ máy

quản lý nông nghiệp ở các cấp, các lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn được

củng cố và nâng cao. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý nông nghiệp

tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn/ lý luận chính trị. Đến nay,

bộ máy cán bộ quản lý nông nghiệp từ huyện đến xã đã đáp ứng được nhu cầu

thực hiện nhiệm vụ đề ra về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

7.3. Kết quả cải cách hành chính, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công

chức xã

Huyện đã triển khai thực hiện quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, rút ngắn thời gian giải quyết công

việc. Năm 2018 đã thành lập Trung tâm hành chính công. Thực hiện đồng bộ cải

cách hành chính với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và sắp xếp, bố trí

đủ biên chế cán bộ, công chức chuyên trách và đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp

vụ lĩnh vực nông nghiệp ở cấp xã, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông

thôn.

7.4. Kết quả nâng cao hoạt động của mật trận Tổ quốc và các đoàn thể

chính trị xã hội ở nông thôn

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn đã làm tốt

công tác vận động nhân dân. Thời gian qua đã vận động nhân dân tham gia đóng

góp các nguồn lực để xây dựng nhiều công trình đường giao thông, thủy lợi. Tổ

chức các lớp tập huấn với gần 3.800 hội viên tham gia về kiến thức xây dựng

nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện, xã đã tổ chức các đoàn tham gia học tập kinh

nghiệm trong và ngoài huyện.

Hội Nông dân huyện đã xây dựng Kế hoạch hành động số 26 - KH/HND,

ngày 20/12/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành

Trung ương Đảng (Khoá X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Ban Thường

vụ huyện Hội đã tổ chức phổ biến nội dung tinh thần Nghị quyết Trung ương 7

(khóa X) đến cán bộ chủ chốt của hội cơ sở và chỉ đạo các tổ chức cơ sở hội xây

dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết và triển khai đến toàn thể hội

viên nông dân thông qua họp chi hội. Qua báo cáo, 100% cơ sở hội xây dựng

chương trình hành động và hầu hết các chi hội đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị

quyết Trung ương 7 (khóa X) đến hội viên.

II. HAN CHÊ, YÊU KEM VA NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, yêu kem

11

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Nông nghiệp phát triển nhưng có mặt còn thiếu bền vững; phương thức

sản xuất hộ gia đình còn chiếm tỉ trọng cao, diện tích canh tác còn phân tán, nhỏ

lẽ; tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác triệt để; cơ cấu kinh tế nông thôn

chuyển dịch chậm; sản xuất lương thực vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu

cây trồng; giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao; sản xuất hàng hoá

còn nhỏ và phân tán, trình độ khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa

cao.

- Kết cấu hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới ở một số đơn vị chưa thật đồng

bộ và còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý sau đầu tư chưa được quan tâm đúng

mức.

- Việc phát triển ngành nghề nông thôn chưa đáp ứng được những yêu cầu

đề ra. Nguồn kinh phí để khôi phục, phát triển các ngành nghề nông thôn còn

hạn hẹp, phân tán; công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề bất cập,

nhiều kênh đào tạo chưa sát thực với nhu cầu sử dụng và trình độ lao động nông

thôn. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề TTCN trong nông thôn phát triển

chưa tương xứng với tiềm năng, tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp vẫn còn

cao. Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới, chưa có

nhiều HTX, Doanh nghiệp thể hiện được vai trò dẫn dắt phát triển sản xuất hàng

hóa.

- Điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nông dân ở một số địa phương trên

địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất, tinh thần của

người nông dân chưa cao; thực hiện chương trình giảm nghèo tuy đạt kết quả

nhanh, nhưng chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo ở một số xã vẫn còn cao.

2. Nguyên nhân hạn chế

- Giá cả thị trường không ổn định, thiên tai lụt bão, hạn hán, dịch bệnh

liên tục xảy ra.

- Một bộ phận dân cư nông thôn còn nặng tính ỷ lại, trông chờ và thoả

mãn với kết quả đạt được... nên đầu tư vào sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, sản

phẩm hàng hoá chưa cao.

- Một số nhiệm vụ và giải pháp về điều chỉnh cơ chế chính sách đã được

nêu ra trong Nghị quyết, cũng như trong Chương trình hành động thực hiện

Nghị quyết nhưng một số cấp uỷ Đảng triển khai còn chậm, chưa đảm bảo tiến

độ và thiếu đồng bộ; nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng còn chậm đi

vào cuộc sống hoặc chưa tạo ra chuyển biến đáng kể trên thực tế.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông

nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, CNH, HĐH. Việc xã hội hóa,

huy động các nguồn vốn đầu tư và việc đổi mới, xây dựng các hình thức sản

xuất, dịch vụ có hiệu quả gặp nhiều khó khăn; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ

cơ sở còn hạn chế.

12

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc

về ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung cụ thể của Nghị quyết nên chưa tập

trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện chương trình hành động

thực hiện Nghị quyết của các cấp ủy đảng tại địa phương; chưa huy động được

sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong chương trình xây dựng nông

thôn mới, có nơi vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp

trên.

- Các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã và trang trại trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn khó tiếp cận với các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn

vay ưu đãi, thủ tục hỗ trợ và thanh quyết toán còn nhiều phức tạp nên hiệu quả

chưa cao, mới dừng lại ở khâu tổ chức triển khai sản xuất chưa chú trọng việc

tăng giá trị sản xuất hoặc việc liên doanh, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

III. BAI HỌC KINH NGHIỆM

- Để tổ chức thực hiện thành công và đạt hiệu quả, cần phải “đồng bộ

hoá” chủ trương chính sách, phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính

trị, cán bộ, người đứng đầu các ngành, các cấp phải là đầu tàu, gương mẫu, chỉ

đạo phải thật sâu sát và quyết liệt.

- Phải công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát

động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với

xây dựng nông thôn mới. Phát huy sự đoàn kết, đồng lòng của cư dân nông thôn

và để người dân tham gia quy hoạch từ dưới lên.

- Tổ chức các phong trào thi đua của nông dân phải có trọng tâm, trọng

điểm, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, đẩy mạnh các hoạt động

dịch vụ hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quan tân đến đời

sống vật chất và tinh thần, lợi ích chính đáng hợp pháp của cán bộ hội viên nông

dân.

- Ngân sách tập trung đầu tư để đạt những tiêu chí khó nhất như tạo việc

làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và vệ sinh môi

trường.

- Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư một cách hợp lý, tránh chồng

chéo.

- Bám chặt định hướng chỉ đạo của Đảng; Lấy quy hoạch là tiền đề; lấy

phát triển sản xuất là gốc; lấy việc nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu; lấy

lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng là động lực; lấy sự đồng lòng góp

sức của cộng đồng cư dân là bí quyết của thành công.

Phân thƣ ba

ĐÊ XUÂT QUAN ĐIÊM, MUC TIÊU, NHIÊM VU

VA GIAI PHAP CHỦ YÊU VÊ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN,

NÔNG THÔN GIAI ĐOAN 2021 - 2030 TÂM NHIN ĐÊN NĂM 2045

13

I. DƢ BAO TINH HINH TRONG NƢƠC VA QUÔC TÊ

* Cơ hội:

- Khoa học công nghệ không ngừng phát triển góp phần làm tăng năng

suất, phẩm chất, độ an toàn của thực phẩm. Công nghệ thông tin ngày càng được

ứng dụng sâu rộng, tạo đột phá thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt

động sản xuất, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo

hướng thâm cạnh, tự động hóa và quảng bá sản phẩm.

- Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, giá nhân công rẻ, từng bước

được chuẩn hóa.

- Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện và trong tỉnh tiếp tục

phát triển làm tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao đời sông dân cư.

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện

mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập,

tăng khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, đây

chính là động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

* Thách thức

- Khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực đồng

nghĩa với việc giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thực phẩm, hàng

hóa nội địa sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu. Nông sản

Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức của một số mặt hàng như (mía đường,

sản phẩm chăn nuôi...). Ngoài ra chúng ta còn thua kém các nước trên thế giới

về khoa học công nghệ, khả năng hợp tác liên kết yếu, thị trường lao động, đất

đai, công nghệ chưa phát triển, diện tích sản suất nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn chế...

- Diễn biến về chính trị kinh tế xã hội thế giới sẽ tác động trực tiếp tới nền

nông nghiệp của chúng ta. Tác động bất lợi từ căng thẳng trên mặt trận chính trị

sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, lưu thông hàng hóa.

- Dự báo Việt Nam là một trong 5 quốc gia sẽ chịu tác động mạnh của

biến đổi khí hậu. Cơ cấu sản xuất hiện nay của nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng

nề do xâm nhập mặn, hạn hán, lụt bảo, sâu bệnh...

Từ thực trạng nêu trên cho thấy ngành nông, lâm, thủy sản Yên Định còn

nhiều khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và ứng phó với các biến

đổi khí hậu mà chúng ta phải đối mặt thời gian tới.

II. QUAN ĐIÊM

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững;

huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng rộng rãi các

thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Đẩy

mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn

hoá - xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững ổn

định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

14

III. MUC TIÊU

1. Muc tiêu tổng quát

- Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, Hình thành các

vùng sản xuất hàng hóa tập trung đủ lớn, tăng tỷ trọng chế biến, dịch vụ, kêu gọi

các nguồn lực đầu tưsản xuất quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ

sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao theo

hướng bền vững để tăng năng suất, chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh

của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước

và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế trên địa bàn huyện như: Lúa

gạo chất lượng cao , lúa giống, ngô giống, ngô ngọt, ớt xuất khẩu , cây dứa, cây

ăn quả có múi , khoai tây…bò thịt chất lượng , bò sữa, lợn nạc, gà lông màu, cá

rô phi đơn tính, con đặc sản…phấn đấu đến năm 2025 sản xuất nông nghiệp

huyện Yên Định trở thành nền sản xuất hàng hóa, có thương hiệu trên thị

trường.

- Tâp trung xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn, công tác đào tạo

nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, xóa đói giảm

nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu một

cách bền vững.

2. Muc tiêu cu thê đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 5,48%/năm.

- Diện tích nông nghiệp tích tụ để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công

nghệ cao: 2000 ha.

- Sản lượng lương thực có hạt hàng nămgiữ mức110.000 tấn (trong đó sản

lượng lúa chất lượng cao đạt từ 50.000- 60.000 tấn/năm).

- Giá trị thu nhập trên ha canh tác trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đến năm

2025 đạt 175 triệu đồng/ha/năm trở lên.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình

thức hợp tác và liên kết đảm bảo về vệ sinh ATTP đạt trên 50%.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng 3,5%.

- Có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó tỷ lệ

dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt 70%.

- Phấn đấu đến năm 2025 có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt

tỷ lệ 54%) trở lên; 06xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫutrở lên(đạt 27%).

- Số thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí của tỉnh:

45 thôn trở lên.

- Mỗi xã có ít nhất 01 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (toàn huyện có 30

sản phẩm trở lên).

- Phấn đấu trước năm 2025 huyện Yên Định trở thành huyện đạt chuẩn

Nông thôn mới nâng cao.

15

IV. NHIÊM VU, GIAI PHAP CHỦ YÊU

1. Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch theo các định hƣơng phát

triên của từng lĩnh vực, ngành.

Xây dựng hoàn hoàn thành quy hoạch vùng huyện Yên Định đến năm

2045 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.

Rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

vùng; xác định các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, thiếu khả thi,

đề xuất phương hướng xử lý; kiến nghị nội dung quy hoạch để tích hợp vào quy

hoạch vùng huyệnvà quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Quy hoạch.

Hình thành được các vùng sản xuất tập trung qui mô lớn đến năm 2025

đối với từng đơn vị trên địa bàn huyện với diện tích:12.918ha giảm so với năm

2020 là 1.708ha( định hướng đến năm 2030 là: 11.270ha; giảm so với năm 2020 là:3356ha).Trong đó qui hoạch các loại cây trồng vật nuôi đến 2025 cụ thể như sau:

- Qui hoạch đất trồng lúa 7.596 ha

- Qui hoạch đất Trang trại: 1648 ha

- Qui hoạch đất nuôi trồng thủy sản: 537 ha

- Qui hoạch đất trồng cây lâu năm: 681 ha

- Qui hoạch đất rừng sản xuất: 511 ha

- Qui hoạch đất cây hàng năm khác: 1945 ha.

2.Tiếp tuc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp,phát triên nông

nghiệp hàng hoa tập trung quy mô lơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triên bền vữnggắn vơi chƣơng trình

muc tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mơi.

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 13-

NQ/TU ngày 11/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tích tụ, tập trung

đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025,

định hướng 2030. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp:

- Làm tốt công tác lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng

cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn; khắc phục tình trạng ô

nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an

toàn thực phẩm.

- Phát triển sản xuất theo hướng tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp tập

trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Các xã, thị trấn tích

cực vận động doanh nghiệp, người sản xuất tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển

sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại quy

mô lớn, tập trung.

- Trên cơ sở định hướng các sản phẩm chủ lực của tỉnh ban hành. Huyện

Yên Định xây dựng các sản phẩm chủ lực của huyệntrong giai đoạn 2021 – 2025

cụ thể như sau:

16

* Đối với ngành trồng trọt: Sản phẩm gạo;bưởi; dứa hữu cơ, vietgap và

một số sản phẩm rau màu cao cấp.

* Đối với sản phẩm chăn nuôi gồm: Sản phẩm thịt lợn, trâu, bò, gia cầm,

Trứng các loại; sữa bò; sản phẩm thủy sản và các sản phẩm chế biên từ thịt như

nem các loại, giò, chả….

Trên cơ sơ các sản phẩm chủ lực trên hình thành các chuỗi liên kết với

doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và

có gia trị hiệu quả kinh tế cao từ đó xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với từng loại sản

phẩm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có độ an toàn và

bền vững cao

3. Tiếp tuc thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mơi

vơi muc tiêu và quyết tâm chinh trị cao hơn đê xây dựng NTM nâng cao,

NTM kiêu mẫu; hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đăng ky tham gia

Chƣơng trình OCOP; triên khai các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, quảng

bá đối vơi các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn

Tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, BCĐ xây dựng NTM, sự điều

hành của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội

trong xây dựng NTM. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, xã,

huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; bám sát mục tiêu, kế hoạch giai đoạn

2021-2025 các đơn vị chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, cân đối khả

năng huy động nguồn lực phù hợp để tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí

thôn, xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu nhằm tăng mức độ thụ hưởng cho nhân

dân.Trong đó, xây dựng lộ trình để tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện

đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

Kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành và triển khai thực hiện tốt Chương

trình OCOP. Nâng cấp các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP;

quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xây

dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm OCOP

đạt tiêu chuẩn. Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tín

dụng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với các

sản phẩm như: bưởi hữu cơ Yên Thọ, gạo hữu cơ, bánh lá Yên Trường, kẹo lạc

Yên Trung, hương trầm xã Định Tân, nem Yên Tâm…. phấn đấu đến năm 2025

mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

4.Tiếp tuc cải cách hành chinh và nâng cao hiệu quả hoạt động quản ly

nhà nƣơc trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chinh

quyền;khuyến khich, thu hút nguôn lực đầu tƣ, nâng cao hiệu quả quản ly

và sử dung vốn đầu tƣ công.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý nhà nước

trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đảm bảo đủ năng lực quản lý ở các cấp,

đặc biệt ở cấp xã.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch

bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm

bảo an toàn cho sản xuất.

17

Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho

phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều

chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội

vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục vận động, thu hút đầu tư từ ngân sách các cấp, từ các nguồn vốn

huy động khác.

Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp

tác, cá nhân xây dựng dự án, phương án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp

để được hỗ trợ các chính sách hiện hành của nhà nước.

5. Đẩy mạnh việc chuyên giao, ứng dung khoa học công nghệ và

tăngcƣờng xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, chuỗi giá trị và

quản ly chất lƣợng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng.

Tăng cường xây dựng các mô hình và chuyển giao các ứng dụng khoa học

công nghệ, nhất là các ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện. Đồng thời tiếp tục đưa cơ giới hóa vào

sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và nuôi trồng thủy sản theo hướng công

nghiệp;

Tiếp tục khảo nghiệm và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng,

hiệu quả giá trị kinh tế cao vào sản xuất quy mô lớn trên địa bàn huyện. Phấn

đấu mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất 01 mô hình/năm về tích tụ tập trung đất đai

để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có liên kết để

làm điểm nhân rộng cho những năm sau.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại gắn

với từng sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản

phẩm nông sản như: Lúa, gạo hữu cơ, rau, quả, bưởi xanh, bưởi vàng Yên Định,

hàng thủ công mỹ nghệ…... Tăng cường công tác quản lý kiểm tra kiểm soát

chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát,

quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn

VietGAP, ISO, GlobalGap, Hữu cơ...

7. Củng cố đổi mơi, phát triên và nâng cao hiệu quả hoạt động của

HTX và các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vu trong nông nghiệp, nông

thôn.

Hỗ trợ, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp

hiện có. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các HTX kiểu mới hoạt động

có hiệu quả; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào

nông nghiệp nông thôn, tham gia các liên kết theo chuỗi.

Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông

sản xây dựng cánh đồng lớn đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao;

Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của các bên liên quan đối với mối liên

kết của “4 nhà”.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch

vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, làm

18

đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích đầu tư

đồng bộ máy móc, thiết bị cơ giới trong tổ chức dịch vụ nông nghiệp nhằm giảm

tổn thất sau thu hoạch.

Mỗi hợp tác xã phải gắn với một thương hiệu OCOP phù hợp với từng địa

phương, lợi thề của từng vùng, từng đơn vị.

Các đơn vị phấn đấu xã kiểu mẫu phải có ít nhất 2 HTX trở lên.

8. Tập trung đầu tƣ phát triên hệ thống hạ tầng phuc vu phát triên

sản xuất và kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chi kiêu mẫu.

Trên cơ sở qui hoạch vùng, hiện trạng hệ thống hạ tầng hiện có các xã, thị

trấn rà soát lại hệ thống hạ tầng nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất Nông nghiệp

đạt hiệu quả cao đồng thời đáp ứng yêu cầu tiêu chí Nông thôn mới cho xã đạt

chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đó là rà soát:

- Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu.

- Hệ thống giao thông nội đồng. Giao thông Nông Thôn.

- Hệ thống Điện Phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

- Hệ thống rãnh thoát nước thải, tường rào.

Từ đó xây dựng lộ trình kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 – 2025.Các

đơn vị các phòng ban liên quan chỉ đạo rà soát xong trong quí II năm 2021và

xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện xong trong quí 3/2021.

9.Xây dựng và ban hành cơ chế chinh sách phù hợp đê khuyến khich

phát triên nông nghiệp và kich cầu xây dựng nông thôn mơi

Chủ động triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung

ương, của tinh, các chương trình hỗ trợ tín dụng của Nhà nước đối với lĩnh vực

phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nhằm tranh thủ nguồn vốn để

thực hiện chương trình.

Xây dựng và ban hành các cơ chế hỗ trợ kinh phí trong giao đoạn 2021-

2025 nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khuyến

khích chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới đảm bảo cân đối phù hợp

trong sử dụng nguồn lực huy động của các cấp, giữa đầu tư cơ sở hạ tầng phát

triển KH-XH và đầu tư phát triển sản xuất tạo động lực cho thực hiện thành

công chương trình . Trong đó tập trung đề xuấthỗ trợ các chính sách giai đoan

2021 – 2025 cho phát triển nông nghiệp gắn với NTM như sau:

- Đánh giá các cơ chế chính sách giai đoạn 2016 – 2020; định hướng đề

xuất cơ chế chính sách giai đoạn 2021 – 2025 vào các lĩnh vực

- Tiếp tục hỗ trợ cho các thôn đạt NTM kiểu mẫu

- Hỗ trợ cho các xã Đạt NTM nâng cao

- Hỗ trợ cho các xã đạt NTM kiểu mẫu

- Hỗ trợ sản phẩm OCOP

- Hỗ trợ cho chương trình ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất;

- Hỗ trợ chương trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;chuyển đổi

các mô hình sản xuất theo chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm

19

- Hỗ trợ chương trình tích tụ đất đai;

- Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn;

- Hỗ trợ kinh phí xử lý phân loại rác thải tại nguồn.

VI. KIÊN NGHI

Đề nghị tỉnh, trung ương có giải pháp về luật, cơ chế chính sách nhằm đẩy

mạnh tích tụ đất đai và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Có cơ chê tăng đâu tư ngân sach từ nguồn bán đất cho thưc hiên cac

nhiêm vu hô trơ phat triên nông nghiêp nông thôn . Xây dưng cơ chê lông ghep

các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp , nông thôn trên cung môt đia

bàn./.

Nơi nhận: - Sở Nông nghiệp & PTNT (để b/c);

- Chủ tịch UBND huyện (để b/c);

- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hoàng Văn Phúc