44
Đề tài nghiên cu khoa hc Lý ThThanh Trúc 1 MC LC Phn I : Nhng vn đề chung I. Lí do chn đề tài II. ĐốI tượng và phm vi nghiên cu III. Mc tiêu nghiên cu IV. Nhim vnghiên cu V. Phương pháp nghiên cu VI. Githiết khoa hc VII. Cơ svà thI gian nghiên cu Phn II : Kết qunghiên cu Chương I :Cơ slí lun vbin pháp gây hng thú hc tp môn tiếng Anh cho hc sinh I. Khái nim II. Vai trò ca môn tiếng Anh trong chương trình đào to III. Bn cht quá trình dy và hc môn tiếng Anh IV. Vai trò ca hng thú đốI vI vic hc môn tiếng Anh V. Các bin pháp gây hng thú hc tp cho hc sinh khi ging dy môn tiếng Anh Chương II : Thc trng hng thú hc tp môn tiếng Anh khI 10 trường trung hc phthông Trn Văn Thành I. Vài nét vtình hình ca trường THPT Trn Văn Thành 1.Vài nét vtình hình kinh tế xã hI địa phương 2. Tình hình trường THPT Trn Văn Thành II. Thc trng vbin pháp gây hng thú hc tp môn tiếng Anh ca giáo viên trường THPT Trn Văn Thành III. Mc độ hng thú hc tâp môn tiếng Anh ca hc sinh khI 10 trường tHPT Trn Văn Thành IV. Kết quhc tp môn tiếng Anh ca hc sinh khI 10 trường THPT Trn Văn Thành V. Đánh giá chung Phn III : Kết lun và đề xut ý kiến vcI tiến bin pháp gây hng thú hc tp môn tiếng Anh cho hc sinh I. Kết lun II. Nhng ý kiến đề xut vcI tiến bin pháp gây hng thú hc tp môn tiếng Anh cho hc sinh Phlc 1 Phlc 2 Tài liu tham kho

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

1

MỤC LỤC Phần I : Những vấn đề chung

I. Lí do chọn đề tài II. ĐốI tượng và phạm vi nghiên cứu III. Mục tiêu nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Giả thiết khoa học VII. Cơ sở và thờI gian nghiên cứu

Phần II : Kết quả nghiên cứu Chương I :Cơ sở lí luận về biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh

I. Khái niệm II. Vai trò của môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo III. Bản chất quá trình dạy và học môn tiếng Anh IV. Vai trò của hứng thú đốI vớI việc học môn tiếng Anh V. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn

tiếng Anh Chương II : Thực trạng hứng thú học tập môn tiếng Anh khốI 10 trường trung học phổ thông Trần Văn Thành

I. Vài nét về tình hình của trường THPT Trần Văn Thành 1.Vài nét về tình hình kinh tế xã hộI địa phương 2. Tình hình trường THPT Trần Văn Thành

II. Thực trạng về biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh của giáo viên trường THPT Trần Văn Thành

III. Mức độ hứng thú học tạâp môn tiếng Anh của học sinh khốI 10 trường tHPT Trần Văn Thành

IV. Kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh khốI 10 trường THPT Trần Văn Thành

V. Đánh giá chung Phần III : Kết luận và đề xuất ý kiến về cảI tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh

I. Kết luận II. Những ý kiến đề xuất về cảI tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn

tiếng Anh cho học sinh Phụ lục 1 Phụ lục 2 Tài liệu tham khảo

Page 2: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

2

Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hoá giữa các nước như

hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không thể tránh khỏi.

Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô cùng

phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung,

ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng

Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta.

Chính vì ý thức được tầm quan trọng cùng với sự tác động to lớn của tiếng Anh

đối với sự phát triển to lớn của xã hội, Nhà nước cũng như Ngành Giáo Dục đã

đề ra các chính sách khuyến khích học tập, phổ biến chương trình dạy tiếng

Anh đến các bậc học và gần đây là cả ở bậc tiểu học. Việc phổ cập tiếng Anh ở

các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông ngày càng phát sinh những

đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy

của giáo viên. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm thế nào nâng cao

được chất lượng đào tạo bên cạnh việc thúc đẩy hứng thú, khơi gợi niềm say

mê học tập tiếng Anh nơi học sinh. Và có thể nói, vấn đề này đã, đang và sẽ

không ngừng thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên có tâm huyết trong nghề.

Đầu học kỳ II năm học 2002-2003, theo sự phân công thực tập của nhà

trường, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 10 trường

Trung học phổ thông Trần Văn Thành. Qua quá trình quan sát và giảng dạy, tôi

nhận thấy rằng bên cạnh phần lớn các học sinh rất nhiệt tình say mê học tiếng

Anh, vẫn có không ít những học sinh xem thường và không thích học môn này.

Điều này dẫn đến kết quả bộ môn lẫn kết quả học tập toàn diện của các em

không được khả quan. Với vai trò của một giáo viên giảng dạy bộ môn, tôi rất

băn khoăn và cảm thấy mình có trách nhiệm phải suy nghĩ biện pháp để giúp

các em thay đổi thái độ học tập, có cái nhìn mới đúng đắn hơn và hứng thú hơn

đối với việc học tiếng Anh. Ngoài ra, do đã được trang bị những kiến thức về

tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, tôi muốn vận dụng

những gì mình đã tiếp thu ở trường sư phạm để giúp đỡ những học sinh chưa

học tốt môn tiếng Anh, tăng hứng thú học tập của các em và qua đó rút ra bài

học kinh nghiệm cho bản thân nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng

Page 3: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

3

dạy học.

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu biện pháp gây hứng thú

học tập môn tiếng Anh của học sinh khối lớp 10 trường trung học phổ thông

Trần Văn Thành”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh của học sinh.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn

tiếng Anh của học sinh khối 10 trường THPT Trần Văn Thành huyện Châu Phú.

Không đi sâu vào nghiên cứu cơ chế tâm lý.

Đề tài nghiên cứu thực trạng diễn ra trong năm học 2003-2004.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Hiểu được thực trạng và biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn tiếng

Anh của học sinh để từ đó có biện pháp làm cho học sinh thích thú học tập môn

này.

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1. Nghiên cứu lý luận về học tập, phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở

trường trung học phổ thông.

2. Khảo sát thực trạng về hứng thú và kết quả học tập bộ môn tiếng Anh

khối lớp 10 trường Trung học phổ thông Trần Văn Thành và biện pháp gây

hứng thú học tập của giáo viên.

3. Đánh giá kết quả đạt được, rút ra kết luận và đề xuất ý kiến về cải tiến

biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh.

Page 4: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

4

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

V.1. Cơ sở phương pháp luận:

-Các quan điểm triết học Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu.

-Lý thuyết hệ thống.

V.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

1. Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu (các tài liệu có liên

quan đến đề tài) để tìm hiểu cơ sở lý luận.

2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

-Mục đích sử dụng: dùng phương pháp điều tra bằng phiếu để biết

hứng thú học tập cuả học sinh.

-Chọn mẫu: chọn 03 lớp 10 một cách ngẫu nhiên (do vào đầu năm

học, học sinh lớp 10 đã được phân bố đều theo trình độ vào các lớp) tổng số

120 phiếu.

3. Phương pháp quan sát:

Dự 06 tiết dạy tiếng Anh của giáo viên (rải đều ở 03 lớp).

Dự 03 buổi tự học, học thêm của học sinh.

4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

Xem hồ sơ, sổ sách của giáo viên.

Xem tập học, bài làm của học sinh.

Xem các số liệu sơ kết, tổng kết của các đợt kiểm tra chất lượng, thi

học kỳ.

5. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn:

Mục đích: tìm hiểu động cơ, tinh thần, thái độ dạy và học, biện pháp

gây hứng thú học tập.

Chọn mẫu phỏng vấn:

• 03 giáo viên tiếng Anh dạy khối lớp 10.

• Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh.

• Phó Hiệu trưởng chuyên môn

Page 5: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

5

• Hiệu trưởng

• 10 học sinh lớp 10 (chọn ngẫu nhiên)

VI. GIẢ THHUYẾT KHOA HỌC:

Còn một bộ phận học sinh khối lớp 10 thiếu hứng thú học tập môn tiếng Anh và

làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn. Nếu như có biện pháp tốt hơn

gây hứng thú học tập cho học sinh thì chất lượng học tập sẽ tốt hơn.

VII. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

1. Cơ sở:

Trường trung học phổ thông Trần Văn Thành thị trấn Cái Dầu, huyện

Châu Phú.

2. Thời gian:

Từ 02/2004 đến 04/2004.

Page 6: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

6

Phần hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH

I. KHÁI NIỆM:

1. Hứng thú:

Theo từ điển bách khoa tiếng Việt: “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình

cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về

mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng

trong đời sống hiện thực” và “Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp

cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực (hài lòng, phấn

khởi, yêu thích,...), nâng cao mức tập trung, chú ý và khả năng làm việc. Khi

được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó khăn, con người

vẫn cảm thấy thoải mái và đạt kết quả cao”.

Trong tâm lý học,cho đến nay, vấn đề tìm hiểu hứng thú như thế nào vẫn

đang là vấn đề được tranh luận. Theo X. A. Ananhin: “Hứng thú là một hiện

tượng độc lập trong đời sống tâm lý cá nhân”. Không tán thành với ý kiến của

ông, một số nhà tâm lý học Xô Viết lại quy cho hứng thú là: “nhu cầu đã được

nhận thức”. Trong khi đó, một số người coi hứng thú là thái độ nhận thức, một

số coi là xu hướng chú ý và gần đây đa số các nhà tâm lý học lại có xu hướng

thiên về định nghĩa: “Hứng thú là thái độ nhận thức của cá nhân đối với hiện

thực”. [5,Tr.234] Quan niệm này mang tính phiến diện.Thế còn mối quan hệ

giữa nhận thức và hứng thú thì sao? Mỗi hứng thú đều bao hàm một mức độ

nào đó, một thái độ nhận thức của cá nhân đối với đối tượng; tuy nhiên, không

thể quy hứng thú về thái độ này. Còn hứng thú và chú ý? Thật ra, hứng thú ,dĩ

nhiên cũng không thể đồng nhất với chú ý. Chú ý có thể hướng về những đối

tượng mà ta không thấy thích thú gì nhưng vì lý do có ý thức về tầm quan

trọng, về sự cần thiết mà phải nghiên cứu đối tượng đó. Bên cạnh đó, không

phải bất kỳ một thái độ cảm xúc nào cũng gây nên hứng thú – là một biểu hiện

Page 7: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

7

xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định

của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối cố định

của con người đối với các hoạt động.

Hứng thú có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong hoạt động của

con người. Con người thường cảm thấy sống hạnh phúc và đầy đủ khi có hứng

thú. Hứng thú muôn màu, muôn vẻ cũng như những hoạt động đa dạng của

con người. Căn cứ vào nội dung và chiều hướng của hứng thú mà người ta

chia nó thành nhiều loại, chẳng hạn như hứng thú vật chất, hứng thú đọc sách,

hứng thú phát minh,…

Từ những khái niệm về hứng thú như trên, tôi nhận thấy rằng hứng thú là

thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa

đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại niềm thích thú, khoái cảm cho cá

nhân đó trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao

độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động ở bề rộng và chiều sâu của

hứng thú.

2. Học tập:

Học tập là quá trình hoạt động của học sinh một cách tự giác, tích cực;

nhận sự chỉ dẫn của giáo viên nhằm tiếp thu nền văn hoá của nhân loại để

chuyển thành trí tuệ và nhân cách của bản thân để trở thành người lao động

thông minh và sáng tạo.

Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân khi đứng

trước mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra với trình độ tri thức

của học sinh, làm cho các em say mê tìm tòi sáng tạo để tìm ra lời giải đáp phù

hợp với yêu cầu của giáo viên đề ra.

Giáo viên là người tổ chức nhận thức cho học sinh; học sinh là chủ thể

của nhận thức, sử dụng các phương tiện học tập dưới sự hướng dẫn của giáo

viên và sự hỗ trợ của tập thể lớp để tiếp thu tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo.

Quá trình nhận thức của học sinh đi theo quy luật nhận thức chung của

loài người: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”, và

như vậy, yếu tố trực quan sinh động trong quá trình dạy học như những sự vật,

hiện tượng, mô hình, tranh vẽ, chuyện kể của giáo viên tác động vào giác quan

của học sinh tạo nên những biểu tượng – đó là những tài liệu cảm tính cần

thiết. Trên cơ sở những tài liệu cảm tính ấy, học sinh tư duy trừu tượng, và

Page 8: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

8

dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ gạt bỏ những cái vụn vặt, thứ

yếu, chỉ giữ lại những dấu hiệu bản chất. Kết quả là học sinh nắm được những

khái niệm khoa học dưới dạng định nghĩa, định lý, công thức hay nguyên tắc.

Sau đó, người giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh vận dụng các khái niệm mới

hình thành vào thực tiễn thông qua việc giải bài tập thực hành hay thí nghiệm,

giải quyết những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong cuộc sống.

3. Hứng thú học tập môn tiếng Anh:

Hứng thú học tập môn tiếng Anh là xu hướng tâm lý của học sinh có nhu

cầu đúng đắn về học tập môn này. Học sinh có hứng thú thường chú ý cao độ

trong học tập trên lớp và ngoài giờ; thường xuyên say mê rèn luyện kỹ năng

nghe, đọc, nói, viết ; tích cực vận dụng vào giao tiếp và cuộc sống; đam mê tìm

hiểu, nghiên cứu; không ngừng nâng cao trình độ học tiếng Anh và luôn thực

hiện tốt những yêu cầu do giáo viên đề ra.

Chính vì thế, ta có thể nói khi có được hứng thú, học sinh sẽ say mê tìm

tòi trong học tập và một khi đã có hứng thú học tập môn tiếng Anh thì việc học

giỏi môn này sẽ không là trở ngại lớn đối với các em.

II. VAI TRÒ CỦA MÔN TIẾNG ANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG:

Trong giai đoạn giao lưu hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất

nước ta hiện nay, việc tự trang bị tri thức khoa học hiện đại đã trở thành một

nhu cầu tất yếu đối với giới trẻ. Trong đó, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đóng

vai trò rất quan trọng vừa là chìa khoá mở ra thành công trong tương lai, vừa là

yếu tố cơ hội mang đến những vận may cho nghề nghiệp và thành đạt sau này.

Xét theo khía cạnh xã hội, việc học tiếng Anh đã trở thành trào lưu ở Việt

Nam hay đơn giản hơn có thể gọi là “mốt”. Tuy vẫn có trường hợp chưa xác

định được mục đích rõ ràng cho việc học của mình nhưng đa số các bạn trẻ

đều nhận thấy tầm quan trọng của khả năng biết thêm một ngoại ngữ quốc tế

như thế nào. Điều này lí giải tại sao hàng loạt các trung tâm ngoại ngữ đã mở

ra trên cả nước với hình thức và quy mô đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng tăng này. Đối với học sinh, sinh viên, tiếng Anh đã trở thành công cụ để

tiếp nhận tri thức khoa học tiên tiến, có được tiêu chuẩn thiết yếu khi du học,

tìm kiếm được việc làm tốt trong tương lai. Và không chỉ riêng họ ý thức được

Page 9: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

9

điều này, ngay đến cán bộ, công nhân viên chức ở các lĩnh vực ngành nghề

không phân biệt tuổi tác ngày ngày vẫn đến các trung tâm ngoại ngữ trau dồi

kiến thức. Bởi họ hiểu rằng việc học tiếng Anh không những giúp họ hoàn

thành tốt công tác của mình, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp mà còn là hình

thức giúp họ không bị tụt hậu so với thời đại. Thậm chí đến lứa tuổi thiếu nhi

cũng thích học tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài, chơi game và sâu

xa hơn là để có được kiến thức nền về ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Như vậy, không

có gì là quá phóng đại khi nhận định rằng trong xã hội hiện nay mọi lứa tuổi,

mọi ngành nghề đều cần đến tiếng Anh.

Xét theo khía cạnh văn hóa, tiếng Anh đả trở thành nhịp cầu nối liền các

nền văn hoá trên thế giới. Bởi như chúng ta đã biết về việc học một ngoại ngữ

không có nghĩa chỉ học về ngôn ngữ mà còn là cả một quá trình tìm hiểu về con

người, đất nước, truyền thống của quốc gia ấy. Thông qua việc học tiếng Anh,

chúng ta hiểu thêm về nền văn minh khác đầy hấp dẫn và mới lạ. Vì vậy, lúc

này ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh – xét theo khía cạnh lớn hơn đã trở thành

một phần của việc giao lưu văn hoá nhân loại.

Chính từ việc ý thức rõ tầm quan trọng và khả năng tác động to lớn của

tiếng Anh đối với sự phát triển của xã hội, trong những năm gần đây, Chính

phủ ta, cụ thể là ngành giáo dục đã sớm phổ biến chương trình dạy tiếng Anh

vào các bậc học từ đại học, cao đẳng đến phổ thông và cả bậc tiểu học. Cụ thể,

theo qui định của Bộ giáo dục về phân phối chương trình môn Anh văn thì tổng

thời gian trong một năm học là 99 tiết đối với các khối lớp 10, 11,12; chiếm thời

lượng khá lớn so với tổng số tiết các môn học khác. Học ngoại ngữ - tiếng Anh

không còn là sự bắt buộc về tính chất mà thực tế đã trở thành nhu cầu chung

xuất phát từ lợi ích hiển nhiên của nó. Và thực tế này khiến chúng ta nhận thức

được nhiệm vụ quan trọng của những nhà sư phạm trong thời điểm hiện tại là

làm thế nào nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh của học sinh, thúc đẩy

các em hứng thú học tập đạt kết quả cao hơn, tốt hơn cũng chính là góp phần

củng cố vị thế xứng đáng của môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo.

III. BẢN CHẤT QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH:

Xuất phát từ tính chất đặc thù của môn tiếng Anh, quan điểm giao tiếp

(communicative) mang tính chủ đạo. Quan điểm giao tiếp quy định “tính giáo

Page 10: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

10

tiếp” của hoạt động dạy-học ngoại ngữ.

Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và sự giải quyết hợp lý các mối quan hệ

giữa kiến thức và kỹ năng đây cũng chính là trung tâm, là mục đích cuối cùng

của quá trình dạy-học. Kiến thức là phương tiện, là nền tảng. Tuy nhiên, nếu

chỉ có kiến thức mà không có kỹ năng thì sẽ không có khả năng giao tiếp,

ngược lại nếu chỉ có kỹ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp

cũng bị hạn chế, không phát triển được.

Quá trình dạy-học ngoại ngữ thực chất là quá trình hoạt động rèn luyện kỹ

năng dưới các hình thức nghe-nói-đọc-viết. Muốn rèn luyện được đòi hỏi phải

có môi trường tình huống đa đạng trong cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do

người giáo viên tạo ra dưới dạng các tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm

cách ứng xử bằng ngoại ngữ sao cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ

thể. Khi học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, học sinh vừa học ngôn

ngữ đồng thời tiếp cận với một đất nước khác, một nền văn hoá xa lạ. Mức

động tiếp cận càng cao thì quá trình dạy học sẽ diễn ra càng thuận lợi và đạt

hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự vận dụng nhiều phương tiện dạy học, thiết bị

nghe nhìn, nghe nói và nhiều hình thức dạy học linh hoạt.

Chính vì tầm quan trọng to lớn của tiếng Anh, nhiệm vụ được đặt ra hiện

tại là làm sao để học sinh nhận thức được tầm quan trọng ấy và nhiệm vụ trọng

yếu của người giáo viên làm kích thích niềm hứng thú của học sinh đối với việc

học môn này bằng sự vận dụng đa dạng phù hợp với các biện pháp.

IV. VAI TRÒ CỦA HỨNG THÚ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC MÔN TIẾNG ANH:

Trong các tuyển tập tài liệu về tâm lý và giáo dục học, chúng ta đã xét đến

một số quy luận chung của quá trình nắm vững kiến thức, những phương pháp

và thủ thụât quan trọng nhất của việc phát huy tính tích cực trong nhận thức

của học sinh nhằm hiểu và lĩnh hội được tài liệu học tập. Tuy nhiên, thực tiễn

cho thấy rằng ngay cả những phương pháp hoàn hảo nhất không phải bao giờ

cũng dẫn tới mục đích như mong muốn. Về thực chất, hệ thống các phương

pháp và thủ thuật mà giáo viên áp dụng trong bài giảng thi lên lớp là chung cho

mọi học sinh. Thế nhưng, sự tiếp thu của các em là khác nhau dẫn đến kết quả

khác nhau mà phát triển cũng khác nhau. Trong số này sẽ có những học sinh

yếu bên cạnh những em học khá, giỏi, những em nhanh trí hay chậm hiểu, có

Page 11: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

11

em ham tìm tòi, hiểu biết nhưng cũng có em lại bàng quang với việc học. Như

thế có nghĩa là vấn đề không chỉ dừng ở bản thân các phương pháp giảng dạy.

Còn có điều gì đó ảnh hưởng cơ bản đến kết quả học tập và những nhà sư

phạm phải tính đến khi tổ chức công tác dạy học ở nhà trường.

Hàng loạt những công trình nghiên cứu sinh lý học cho thấy rằng khả

năng tiềm tàng của bộ óc trong hoạt động trí tuệ của con người còn lâu mới

được sử dụng hết. Thực tế, chỉ khoảng 10-15% khả năng đó được sử dụng và

do vậy dẫn đến sự khác biệt về khả năng trí tuệ mà ta có thể nhận thấy giữa

người này với người khác. Điều này không hẳn phụ thuộc vào bản tính sinh

học của họ mà chủ yếu là vào những ảnh hưởng khác nhau của môi trường và

sự giáo dục. Chính điều này cũng được thể hiện qua những dẫn liệu thực tiễn

ở trường học. Thực tế có rất nhiều trường hợp học sinh học kém ở tiểu học

nhưng khi được trải qua quá trình giảng dạy rèn luyện của giáo viên giỏi ở các

lớp trung học cơ sở lại bắt đầu có những tiến bộ rõ rệt và bộc lộ tiềm năng lớn

trong học tập. Tuy nhiên, cũng thật đáng tiếc khi không có ít những trường học

những học sinh giỏi hoặc xuất sắc ở tiểu học, trung học cơ sở lại đột nhiên có

biểu hiện sút kém ở bậc trung học phổ thông. Hiển nhiên trong những trường

hợp trên, nguyên nhân không phải là bản tính sinh học mà là những biến đổi

trong chất lượng học tập khi học sinh chuyển từ giáo viên này sang giáo viên

khác. Trong khi đó, cũng có trường hợp giáo viên giỏi, nắm vững phương pháp

dạy bộ môn của mình nhưng một số học sinh vẫn không đặc biệt say sưa học

tập và có thái độ thụ động trong giờ học. Điều này sẽ được lý giải như thế nào?

Ở đây, ta đã đụng chạm đến một “nhân tố bên trong” có ảnh hưởng đến tính

tích cực nhận thức của học sinh, bất kỳ một tác động bên ngoài nào cũng thông

qua sự tiếp ứng tâm lý học nhất định – tích cực hoặc tiêu cực. Chính phản ứng

này sẽ xác định tính chất của tính tích cực của học sinh. Khi tiếp nhận những

tác động bên ngoài (sự giảng dạy) một cách tích cực, các em dễ biểu lộ tính

tích cực nhận thức và cố gắng lĩnh hội bài. Ngược lại nếu tác động bên ngoài là

tiêu cực thì tính tích cực của các em (thái độ trong lớp) sẽ mang tính tiêu cực.

Chính vì thế vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là phải hình thành ở học sinh

tâm trạng tích cực đối với học tập và khiêu gợi những kích thích bên trong của

sự tích cực nhận thức. Hay nói cách khác, khi vận dụng những phương pháp

và thủ thuật giảng dạy nào đó, giáo viên phải quan tâm, đầu tư sao cho chúng

có tác dụng xúc cảm cần thiết và làm cho chúng vừa trở nên những tài liệu dễ

Page 12: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

12

hiểu, sinh động hơn vừa để kích thích tâm trạng bên trong của học sinh đối với

học tập.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tâm lý học L. I. Bôgiôvích đã viết rằng:

“Tuyệt đại đa số học sinh kém thường có thái độ tiêu cực đối với học tập”. Bà

nhận xét: “Một số em thì… không thích học tập, một số khác thì lại càng bàng

quang đối với kết quả của mình, số em khác nữa thì thiếu tin tưởng vào bản

thân và lo sợ học kém”. Theo L. I. Bôgiôvích [1,Tr167]. Điều này có nghĩa là

nếu chúng ta muốn học sinh chăm chú nghe giảng thì việc chỉ nêu tên của đề

tài tiết học và thông báo những vấn đề cơ bản của bài giảng là hoàn toàn chưa

đủ. Cần phải gây cho học sinh một tâm tư xúc động tích cực (thái độ) có liên

quan trực tiếp với lòng mong muốn hoạt động nhận thức. Do đó, không thể

thiếu được yếu tố gây hứng thú cho hoạt động nhận thức của học sinh.

Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây

động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính chất hấp dẫn. Khi hoạt

động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở hứng thú, nó sẽ trở nên hào

hứng, thoải mái và dễ dàng. Khi đó, học sinh sẽ không cần đến sự động viên

bên ngoài đối với học tập mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong

nhằm đáp ứng nguyện vọng của bản thân. Nó lý giải tại sao việc gây ra hứng

thú nắm vững kiến thức của học sinh lại tạo nên những kích thích bên trong

mạnh mẽ đối với học tập. Trên cơ sở của nhu cầu và hứng thú sẽ hình thành

động cơ học tập đúng đắn của học sinh. Nhưng làm thế nào để kích thích học

sinh niềm hứng thú học tập? Chúng ta cần phải tạo nên mâu thuẫn trong quá

trình nghiên cứu tài liệu mới, đưa ra những ví dụ và sự kiện rõ ràng, những

khái quát lý thuyết trình bày có nội dung sâu sắc, sinh động – đó là những

phương pháp quan trọng nhất. Đặc điểm riêng của việc gây hứng thú ở học

sinh sẽ giúp các em cảm giác niềm vui sướng của thành công, tin tưởng vào

sức mình, vào khả năng vượt qua những khó khăn thử thách.

Khi giáo dục hứng thú học tập của học sinh cần lưu ý rằng học sinh không

thể hứng thú với tất cả các môn học. Hứng thú mang tính chất chọn lọc và

thông thường mỗi học sinh chỉ thật sự say mê một vài môn học mà thôi. Tuy

vậy, khi đã có hứng thú vững chắc đối với một môn nào đó, các môn khác cũng

sẽ có được sự ảnh hưởng tích cực về thái độ học tập. Ở đây cả những nhân tố

trí tuệ cũng như những nhân tố đạo đức đều có ý nghĩa. Sự phát triển mạnh mẽ

về trí tuệ do việc nghiên cứu sâu sắc một môn học sẽ góp phần làm cho việc

Page 13: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

13

học tập các môn khác được dễ dàng và có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, những

tiến bộ trong học tập ở bất kỳ môn học nào cũng sẽ củng cố ở học sinh lòng tự

hào về bản thân và thúc đẩy các em làm việc một cách chuyên cần.

Sự có mặt của những hứng thú học tập là hình thức biểu hiện của thái độ

học tập tốt. Hứng thú học tập phụ thuộc vào ý nghĩa của tài liệu học sinh nghiên

cứu rõ ràng ở mức độ nào đối với các em, tài liệu đó có liên quan như thế nào

với những hứng thú bên ngoài phạm vi học tập, phụ thuộc vào các phương

pháp dạy học có tính chất đa dạng như thế nào. Tuy nhiên trong khi giáo dục

hứng thú học tập cho học sinh, không nên lạm dụng tính chất lý thú vào không

nên để cho học sinh chỉ quen với những hứng thú gián tiếp. Những hứng thú

được tạo ra không nên chỉ do tính lý thú quyết định mà còn phải do sự nhận

thức sâu sắc được ý nghĩa của môn học, tầm quan trọng của tri thức đối với

cuộc sống. Trong trường hợp đó, học sinh sẽ toàn tâm toàn lực làm cả những

việc trước đây không hứng thú.

V. CÁC BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH:

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hứng thú, chúng ta nhận thấy rằng làm

thế nào để gây được hứng thú nơi người học là việc làm rất quan trọng và cần

thiết. Điều này đòi hỏi người dạy phải thiết kế sao cho phù hợp với ý đồ dạy

học của mình và thực hiện trên lớp. Nội dung ngôn ngữ của các hoạt động đó

có thể là một trong các thành tố ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng hay

một trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết hoặc phối hợp cùng một lúc hai hay

nhiều những yếu tố trên. Một hoạt động có thể tập trung vào sự chuẩn xác

ngôn ngữ hay khả năng sử dụng trôi chảy về ngôn ngữ.

Các hoạt động phổ biến trên lớp cho dù theo quan điểm và phương pháp

khác nhau nhưng cũng đều hướng đến một số nhận thức chung của quá trình

dạy và học. Dựa vào mục đích của các hoạt động dạy và học ngoại ngữ, có thể

xếp các hoạt động thành những nhóm sau:

1) Các hoạt động vào bài / chuẩn bị bài mới.

2) Các hoạt động giới thiệu.

3) Các hoạt động thực hành.

4) Các hoạt động ghi nhớ.

Page 14: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

14

5) Các hoạt động tiếp thu.

6) Các hoạt động ứng dụng.

7) Các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng học.

8) Các hoạt động nhằm cung cấp phản hồi.

9) Các hoạt động đánh giá.

* Các hoạt động vào bài:

Là các hoạt động nhằm tạo dựng một không khí thuận lợi cho tiết học

hoặc chuẩn bị về tâm lý và kiến thức cho bài học mới.

* Các hoạt động giới thiệu:

Là các hoạt động mà thông qua chúng, nội dung mới được giới thiệu. Nội

dung mới với những quan điểm dạy học và soạn sách giáo khoa ngày nay

không chỉ là ngữ liệu mới như cấu trúc ngữ pháp hay từ vựng mới mà còn có

thể là một chức năng ngôn ngữ, một đặc điểm ngôn bản hoặc một thủ pháp

học. Và không phải là bài học nào cũng có hoạt động giới thiệu. Ví dụ trong một

bài dạy nghe thì không nhất thiết phải có hoạt động giới thiệu cách nghe.

Nhưng trong một bài nghe khác thì được bắt đầu bằng một hoạt động giúp

người học cách thực hiện bài nghe đó. Các hoạt động giới thiệu lúc này có thể

tương đương với các hoạt động trước khi nghe và cũng tương tự như vậy đối

với dạng bài học đọc hiểu.

* Các hoạt động thực hành:

Đây là những hoạt động được thực hiện sau phần giới thiệu để học sinh

tự thực hành, củng cố những gì đã học và tự điều chỉnh nếu có những vấp váp.

Những hoạt động này thường để giúp học sinh củng cố những gì đã học và

chuẩn bị cho hoạt động mới tiếp theo.

* Các hoạt động ghi nhớ:

Là các hoạt động mà thông qua chúng học sinh ghi nhớ được các thông

tin ngữ liệu cần thiết, những hoạt động này thường được dùng để giúp học sinh

củng cố những điều đã học .

* Các hoạt động tiếp thu:

Bao gồm các hoạt động nghe hiểu, đọc hiểu để phát triển hoặc thể hiện

khả năng hiểu biết ngôn bản hoặc văn bản của học sinh. Các hoạt động hiểu có

Page 15: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

15

thể ở các cấp độ khác nhau như hiểu nghĩa đen của bài, hiểu hàm ý, hiểu để

rút ra ý kiến, kết luận, dự đoán vào thông tin hiểu được, đánh giá dựa vào nội

dung có kết hợp với quan điểm cá nhân.

* Các hoạt động ứng dụng:

Là các hoạt động đòi hỏi người học sử dụng một cách sáng tạo những

điều đã được giới thiệu và đã thực hành nhưng hoạt động này thường còn đòi

hỏi học sinh phải phối hợp các kiến thức và kỹ năng từ các nguồn khác nhau

để ứng dụng điều đã học vào một tình huống, ngữ cảnh mới để diễn đạt ý

tưởng, tình cảm, nhu cầu hoặc để diễn đạt kinh nghiệm riêng của mình.

* Các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng học:

Là các hoạt động nhằm phát triển những thủ pháp học cụ thể. Ví dụ, thủ

pháp đoán nghĩa từ hệ thống của từ pháp thông dụng qua các bài tập chú trọng

vào tiền tố, hậu tố, trật tự từ hoặc nghe hiểu, sử dụng các yếu tố đã biết để

đoán nghĩa các câu, đoán nội dung qua đầu đề của bài.

* Các hoạt động phản hồi:

Là các hoạt động qua đó người học có được những phản hồi về học tập,

dựa vào đó có thể so sánh biết được mức độ nắm bắt và tiến bộ của mình.

* Các hoạt động đánh giá:

Là những hoạt động giúp cho cả người dạy và người học đánh giá được

mức độ thành công của một hoạt động hay của một bài học nhằm rút ra bài học

kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này hoặc chỉ để thuần tuý đánh giá trình độ

học sinh.

Đối với các giờ học trên lớp dù đó là bài học nào, dạy ngữ liệu (ngữ pháp,

từ vựng) hay dạy kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đều phải sử dụng một hoặc

nhiều hoạt động kể trên dựa vào mục đích đã đặt ra, người dạy lựa chọn và

sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với giờ dạy cụ thể của mình, công việc

ấy sẽ tạo nên sự khác biệt của một giờ dạy có phương pháp với một giờ dạy

không có phương pháp và thành công của việc lựa chọn, sắp xếp các hoạt

động đó cũng chính là thành công của giờ dạy và từ đó có thể gây cho học sinh

sự hứng thú say mê học tập môn tiếng Anh.

Ngoài ra, trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng,

những giáo cụ trực quan (tranh ảnh, vật thật, bưu thiếp, bìa hình, bản đồ, bản

Page 16: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

16

biểu, phim ảnh,…) đóng vai trò rất quan trọng và hỗ trợ rất tích cực cho việc

nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo cụ trực quan có thể được sử dụng trong mọi

hoạt động của quá trình dạy học từ bước giới thiệu ngữ liệu đến bước thực

hành làm đa dạng và phong phú hơn rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy

học khác nhau. Tùy điều kiện cụ thể, người dạy sẽ áp dụng vào các hoạt động

một các phù hợp và đúng đắn. Từ đó, làm cho tiết học sinh động hơn, khiến

học sinh cảm thấy phấn khởi và hứng thú hơn trong học tập các môn đặc biệt

là môn tiếng Anh nói riêng.

Page 17: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TẬP MÔN TIẾNG ANH KHỐI LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TRẦN VĂN THÀNH

I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THÀNH:

1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của địa phương:

Thị trấn Cái Dầu là Trung Tâm hành chính về kinh tế của huyện Châu

Phú, nằm dọc theo một đọan của Quốc lộ 91.

Thị trấn Cái Dầu giáp xã Bình Mỹ, Bình Long và Vĩnh Thạnh Trung, dân

cư sống san sát, đông đúc theo các tuyến đường với tổng số 19.167 nhân

khẩu.

Toàn thị trấn có 4 khóm, tổng diện tích là 621 ha. Đa số nhân dân theo

đạo phật, còn lại là đạo hoà hảo, thiên chúa và tin lành. Nhân dân sống chủ yếu

bằng nghề nông, buôn bán và tiểu thủ công nghiệp, đời sống tương đối ổn

định.

Về trật tự, an ninh xã hội: được sự quan tâm của chính quyền địa

phương, vấn đề an ninh trật tự luôn được đảm bảo và ít xảy ra hiện tượng quấy

rối nghiêm trọng.

Về lao động, thương binh xã hội: thường xuyên chăm lo đời sống những

gia đình khó khăn. Thị trấn đã xây dựng một số nhà tình nghĩa, phụng dưỡng

bà mẹ Việt Nam anh hùng, chương trình xoá đói giảm nghèo được tích cực phổ

biến và thực hiện.

Về chăm sóc sức khoẻ: thị trấn Cái Dầu có 1 trạm Y tế với đội ngũ Y Tá,

Bác Sĩ được đào tạo chuyên sâu và hệ thống trang thiết bị khá tiên tiến, hiện

đại.

Thị trấn Cái Dầu thường xuyên là đơn vị dẫn đầu cả huyện về các phong

trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào văn nghệ, thể

thao…

Về giáo dục: đa phần con em của các gia đình trong độ tuổi đi học đều

được cấp sách đến trường do người dân có ý thức khá về chăm lo học tập cho

Page 18: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

18

các em. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và vị trí địa lí không thuận tiện nên vẫn

còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức vệc học của

con cái nên vẫn tồn tại một số hiện tượng bỏ học, tập trung chủ yếu ở khối 10.

Nhìn chung công tác giáo dục và đào tạo ở địa phương là khá tốt, trình

độ dân trí trung bình khá.

2/ Tình hình trường THPT Trần Văn Thành:

a.Về cán bộ Giáo Viên – Công Nhân Viên:

Môn Tổng số Nam Nữ Vào ngạch Hợp đồng Chưa TN Tập sự Đảng viên

BGH 3 2 1 3 0 0 0 3

Nhân

Viên 6 4 2 3 3 5 0 0

Văn 6 2 4 6 0 0 0 1

Sử 3 3 0 3 0 0 0 0

Địa 2 1 1 2 0 0 0 0

GDCD 2 2 0 2 0 0 0 1

Anh 7 3 4 6 0 0 1 2

Pháp 2 0 2 1 0 0 1 1

Toán 9 9 0 7 1 0 1 0

Tin 2 0 2 2 0 0 0 0

Lý 4 2 2 3 0 0 1 1

Hoá 4 3 1 4 0 0 0 0

Sinh 3 1 2 3 0 0 0 0

KTC 2 2 0 2 0 0 0 0

TDục 4 4 0 2 0 2 0 0

Tổng

cộng 59 38 21 49 4 7 4 9

- Ban Giám Hiệu: 3

- Hiệu trưởng: Trần Kim Phiên

- Hiệu phó chuyên môn: Đoàn Văn Thị

Page 19: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

19

- Hiệu phó ngoài giờ: Ngô Thị Thu Dung

- Thư viện + thiết bị: 1

- Văn thư + giáo vụ: 1

- Bảo vệ + phục vụ: 2

* Nhìn chung, phần lớn đội ngũ giáo viên đều có tay nghề vững và có

kinh nghiệm. Các thầy cô đều tích cực tận tâm trong công tác giảng dạy lẫn

giáo dục. Tập thể cán bộ , công nhân viên, giáo viên có tinh thần đoàn kết hỗ

trợ lẫn nhau trong công việc. Được đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ban

Giám Hiệu nhà trường cùng với những điều kiện thuận lợi nên trong những

năm qua trường luôn là đơn vị dẫn đầu của huyện về chất lựơng giảng dạy lẫn

phong trào.

b/ Tình hình học sinh:

Lớp Học sinh

Đầu năm học Cuối HKI Đầu năm học Cuối HKI

Khối 10 10 10 444 424

Khối 11 10 10 417 414

Khối 12 9 9 385 384

Tỏng cộng 29 29 1.246 1.222

Tất cả học sinh đều học ngoại ngữ là Tiếng Anh. Bên cạnh đó, học sinh

ở các khối lớp còn được học thêm một ngoại ngữ là Tiếng Pháp và được cộng

điểm vào trung bình học kì theo mức độ điểm số cụ thể của từng em theo quy

định.

*Hầu hết học sinh của trường là con em của những hộ dân tại địa

phương. Khoảng 70% các em xuất thân từ gia đình làm nghề nông và điều kiện

đi lại xa xôi, không được thuận tiện lắm cho việc học hành. Một bộ phận học

sinh thuộc gia đình ở Trung tâm thị Trấn, làm nghề buôn bán nên thuận tiện

hơn. Nhìn chung, kết quả học tập khá tốt nhưng vẫn thật sự chưa cao so với

nhiều trường trong tỉnh.

Page 20: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

20

c/ Tình hình cơ sở vật chất:

Toàn trường có tổng cộng 42 phòng được sử dụng cho những mục đích

khác nhau: giảng dạy, thư viện…

Cụ thể:

STT Mục đích sử dụng Số phòng Ghi chú

1 Phòng học 27 Có 3 phòng tạm

2 Phòng thí nghiệm, thực hành 4 Có 1 phòng vi tính

3 Phòng làm việc 6

4 Phòng Giáo Viên 1

5 Phòng truyền thống 1

6 Phòng thư viện 1

7 Nhà vệ sinh 2 1 của giáo viên

1 của học sinh

Cộng 42

*Do tách ra từ trường trung học phổ thông Cái Dầu, nên bước đầu

trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất dù trên cơ bản là

tương đối đủ phòng đáp ứng cho công tác giảng dạy. Đặt biệt, đối với bộ môn

Anh Văn, phòng Lab và các thiết bị nghe nhìn như máy cassette, đầu video,

đầu đĩa, dường như vẫn còn xa lạ đối với học sinh và chưa được trang bị cho

trường. Nhà trường hiện đã và đang đầu tư để cải thiện tình hình này một cách

tích cực.

d/ Môi trường sư phạm:

Trường THPT Trần Văn Thành, nằm trên trục giao thông chính của

huyện ( quốc lộ 91) nên khá thuận tiện cho việc đi lại. Cảnh quan tương đối

thoáng đãng và thuận lợi trong công tác giảng dạy. Hiện nay, trường đang phát

động học sinh đóng góp thực hiện trồng cây xanh tạo bóng mát và không khí

xanh sạch cho trường. Trong tương lai, với sự quan tâm và đầu tư thích đáng

của chính quyền địa phương và nhân dân, trường sẽ phấn đấu trở thành

trường đạt chuẩn quốc gia.

Page 21: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

21

Về tập thể giáo viên: Bên cạnh lớp giáo viên dày dặn kinh nghiệm là thế

hệ giáo viên trẻ có bản lĩnh. Nội bộ giáo viên đoàn kết, trong sạch giúp đỡ lẫn

nhau hoàn thành trách nhiệm được giao.

*Nhìn chung, trường trung học phổ thông Trần Văn Thành là một môi

trường sư phạm thuận lợi cho mỗi giáo viên phát huy năng lực và tính sáng tạo

của mình.

e/ Thuận lợi và khó khăn của trường:

*Thuận lợi:

-Được cấp Uỷ - Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ về

mọi mặt.

-Được sở giáo dục và đào tạo An Giang chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát về

chuyên môn.

-Các ban ngành, đoàn thể có liên quan luôn nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ.

-Nhân dân địa phương ngày càng nhận thức đúng tầm quan trọng của

việc học đối với con em mình.

-Đội ngũ cán bộ, công chức khá hùng hậu. Nhiều thầy cô công tác lâu

năm có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác, một số tuy còn trẻ nhưng hầu

hết đều nhiệt tình và gắn bó với nghề nghiệp.

-Cơ sở vật chất tạm thời đủ cung ứng cho việc dạy và học.

*Khó khăn:

-Cơ sở vật chất tuy tạm đủ nhưng vẫn còn khó khăn do cho trường

Trung học cơ sở Cái Dầu học gởi.

-Các trang thiết bị dùng để dạy và học tuy được cấp nhưng còn ít; một

số đã lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay.

-Còn thiếu: hàng rào tường; nhà để xe cho cán bộ, giáo viên; lối đi nội

bộ; sân sinh hoạt chưa hoàn chỉnh.

*Trên cơ sở những thuận lợi nhất định của mình, nhà trường đang từng

bước phát huy những mặt mạnh và dần khắc phục được những điểm yếu

những khó khăn trong công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đưa trường tiếp tục

đi lên xứng đáng là trường trọng điểm của địa phương.

Page 22: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

22

II/ THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÀN VĂN THÀNH:

Xuất phát từ đặc thù của bộ môn ngoại ngữ là một môn học khó đòi hỏi

sự tiếp cận ở mức độ nhất định và khả năng tập trung chú ý cao độ của học

sinh cho nên nhiệm vụ của người giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh

nói riêng có khác hơn so với những bộ môn khác. Bên cạnh nhiệm vụ truyền

đạt đầy đủ kiến thức cần cung cấp, người giáo viên Anh văn còn phải tạo được

bầu không khí thoải mái, dễ chịu, tạo thế chủ động tự tin cho học sinh nhằm

giúp các em tiếp thu bài dễ dàng hơn. Qua quá trình quan sát và dự giờ dạy

của giáo viên trong thời gian thực tập, tôi đã nắm đựơc tình hình thực tế về

biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh của giáo viên nhà trường như

sau:

*Về hình thức và thủ thụât vào bài: (Warm–up or Warmer or lead in)

Các hoạt động vào bài thường rất quan trọng dù chiếm thời gian rất ít so

với thời lượng của cả bài học. Tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà giáo viên nhà

trường đã đề ra những hoạt động cụ thể như: tự giới thiệu mình, chào, hỏi

thăm sức khoẻ, tán gẫu, tập trung sự chú ý, ổn định lớp hay gây hứng thú bằng

cách bắt đầu ngay một hoạt động học tập như cho học sinh quan sát tranh rồi

hỏi đáp về bức tranh đó hoặc tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi ngôn ngữ

( Clap the board, Hangman, Shark attack, Guess the words, Lucky numbers…).

Đa số các giáo viên đều cố gắng thực hiện đa dạng hoạt động vào bài của

mình để kích thích sự hứng thú học tập cuả các em trong tiết dạy. Tuy nhiên,

nhìn chung việc áp dụng này không liên tục. Do nhiều lý do khách quan lẫn chủ

quan như bài mới có khối lượng kiến thức nhiều giáo viên sợ không đủ thời

gian, sợ lớp ồn, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, thời lượng dạy môn tiếng

Anh thường là 2 tiết liên tiếp nhau, nên giáo viên dạy tiếp tục, bỏ qua giai đoạn

này. Thông thường, để tiết kiệm thời gian và theo kịp phân phối chương trình,

giáo viên hay đi thẳng vào bài mới hoặc chỉ điểm danh mức độ chuyên cần của

học sinh, trả bài, sửa bài tập. Chẳng hạn, vào ngày 10/2/2004, giáo viên vào

bài bằng cách kiểm tra sĩ số lớp rồi bắt đầu bài mới ngay khiến học sinh không

cảm thấy phấn chấn khi bắt đầu học, dẫn đến không khí học tập ở nửa tiết đầu

khá buồn tẻ và đơn điệu, không tạo được môi trường học tập thuận lợi cho học

Page 23: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

23

sinh.

*Giới thiệu ngữ liệu mới ( presentation)

Qua các tiết dạy đã dự, tôi nhận thấy các giáo viên đều tạo dựng đựơc

các tình huống ( situations) và ngữ cảnh ( setting up contexts ) khá linh hoạt và

sinh động. Để giới thiệu ngữ nghĩa ( meaning ) của từ mới, giáo viên thường cố

gắng sử dụng vật thật ( real objects) hay tranh vẽ (pictures) để minh hoạ. Ví dụ

như vào ngày 9/2/2004, giáo viên giới thiệu bức tranh để dạy từ “ Individual “

cũng rất hiệu quả, giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ từ vựng. Ngoài ra, việc sử

dụng vật thật cũng kích thích sự tò mò, háo hức trong quá trình học tập của học

sinh. Chẳng hạn như tiết dạy reading ngày 08/03/2004, để giúp học sinh hình

dung các lọai tiền, giáo viên đã giới thiệu bộ sưu tập tiền đồng và tiền giấy đến

các em khiến không khí học tập phấn khích hẳn lên. Bên cạnh đó, khi giới thiệu

các cấu trúc ngữ pháp, giáo viên đã áp dụng cấu trúc ngữ pháp đó vào đoạn

hội thoại như tiết dạy sáng 10/02/2004 và cho học sinh thực tập, hoạt động này

giúp các em ở tư thế chủ động trong tiếp thu bài mới.

Có một điều đặc biệt trong các tiết dạy tôi được tham dự đó là sáng kiến

kinh nghiệm của một giáo viên sử dụng ‘thẻ vàng’, ‘thẻ đỏ’ để cộng điểm

khuyến khích cho học sinh khi các em tham gia phát biểu đúng và tích cực. Đây

là một hoạt động rất hữu ít để thúc đẩy các em tham gia xây dựng bài và hứng

thú hơn trong học tập (sẽ được giải thích thêm ở phần bài học kinh nghiệm)

* Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh ( Checking comprehension)

Việc kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh được thực hiện tốt thì việc

luyện tập tiếp theo mới đạt hiệu quả. Các giáo viên ở đây đã có áp dụng một số

chi tiết nhỏ để giúp học sinh bọc lộ khả năng tiếp thu của mình nhưng không bị

gò ép, buồn chán bằng cách cho các em thực hiện theo cặp các câu hỏi và trả

lời ( comprehension questions) thực hiện các bài tập lắp ghép ( matching) kiểm

tra đúng sai (True/False)...

*Tuy các biện pháp được áp dụng khá tốt trong quá trình giảng dạy

nhưng nhìn chung giáo viên không thực hiện thường xuyên và liên tục. Điều

này dẫn đến thực trạng các em học sinh tuy có phần nào ham thích nhưng

chưa thật sự hứng thú với việc học môn Tiếng Anh.

**Như vậy khi nói đến các hoạt động diễn ra trong giờ dạy ngoại ngữ , cụ

thể là giờ dạy môn Anh văn ; đối với giờ dạy cấu trúc ngữ pháp (grammar) ,

Page 24: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

24

giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập đoạn hội thoại được lồng ghép cấu trúc mới

vào rồi giải thích. Sau đó, học sinh sẽ có khả năng tự rút ra các công thức để

thực hiện phần luyện tập. Đối với tiết dạy đọc (reading),giáo viên sẽ bắt đầu nội

dung bài dạy bằng cách giới thiệu từ mới – đây là phần giáo viên áp dụng dụng

cụ trực quan cho những từ vựng cụ thể hay dùng tình huống để giới thiệu từ

vựng trừu tượng. Sau đó sẽ là giai đoạn học sinh đọc bài khoá dưới sự dẫn dắt

của giáo viên để bước qua phần đọc hiểu. Do sử dụng phương pháp mới –

phương pháp giao tiếp ( communicative approach) - chủ yếu phát huy tính tích

cực của học sinh nên đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của các em ; thời lượng cho

phần dạy từ hay rút ra cấu trúc tương đối ít khiến học sinh khá áp lực khi tiếp

thu kiến thức mới; các em thường thụ động ít giơ tay phát biểu vì không chuẩn

bị bài hoặc sợ viết bài mới không kịp… trong các tiết dạy Further practice ( mà

chủ yếu là nói), các giáo viên chưa phát huy hết khả năng tham gia của học

sinh vì thông thường chỉ cho các em đọc bài hội thoại có sẵn trong sách mà

không vận dụng thêm các trường hợp liên quan đến thực tế để các em thực

hành, điều này làm cho tiết luyện tập nói trở nên đơn điệu và chỉ dừng lại ở

mức độ sách giáo khoa, chưa tạo được môi trường luyện tập hiệu quả. Bên

cạnh đó , khi đối chiếu so sánh giữa kết qủa học tập và việc giảng dạy trên lớp

cũng cho thấy học sinh chưa có khả năng ứng dụng tốt các kiến thức đã học.

Trên lớp , học sinh đọc trôi chảy ,làm bài tập đúng ,trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt

thì đã được xem như hiểu bài; thế nhưng khi yêu cầu các em ứng dụng ngữ

liệu vừa học vào tình huống mới hoặc khi làm bài kiểm tra, các em chưa thực

hiện được và ở một số lớp, đa số học sinh khá thụ động trong giờ học , không

tham gia phát biểu xây dựng bài ( trừ những em khá, giỏi).

+Từ những quan sát như trên, tôi nhận thấy các giáo viên trường Trung

học phổ thông Trần Văn Thành có sử dụng phương pháp mới nhằm tạo sự

hứng thú học tập môn Anh Văn cho học sinh nhưng kết quả thực sự chưa cao

và một phần lớn học sinh chưa có hứng thú học tập nên về chất lượng học tập

vẫn chưa tiến bộ rõ nét.

III/ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN THÀNH:

Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc dự

giờ một số tiết của giáo viên trong tổ bộ môn, phỏng vấn các cán bộ và giáo

viên chuyên trách cùng một vài học sinh, tôi đã không ngừng theo dõi tình hình

Page 25: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

25

học tập của các em, trò chuyện, quan sát giờ tự học và điều tra hứng thú học

tập môn Tiếng Anh bằng cách phát phiếu câu hỏi để các em hoàn thành ( Mẫu

xem phụ lục I ). Sau khi thực hiện, tôi thu được các kết quả như sau:

+Về hứng thú học tâp bộ môn:

Qua điều tra tôi nhận thấy rằng tỉ lệ những học sinh thích và hứng thú

học môn Tiếng Anh ( 34,48%), chiếm ưu thế hơn so với những môn học khác (

Toán 31,89%, Lý 8,62% ). Tuy nhiên, qua một số biểu hiện cụ thể khác cho

thấy các em chưa thật sự yêu thích môn này. Chỉ có 28,45% học sinh thực sự

yêu thích môn Tiếng Anh so với 41,37% không thích học môn này lắm, 25%

không thích và 5,17% học sinh sợ sệt khi đến tiết học. Đa số học sinh còn thụ

động trong giờ học, các em còn thiếu tự tin và thoải mái khi tham gia phát biểu

xây dựng bài, chỉ có 11,21% học sinh hăng hái giơ tay phát biểu trong khi có

đến 52,59% chỉ có ý kiến khi được gọi và còn lại là 35,34% do sợ sai và nhút

nhát nên chỉ ngồi thụ động trong giờ học. Ngoài ra, trong các tiết tự sửa bài tập

hoặc ôn tập của các em, chỉ một bộ phận học sinh chăm chú và thực hiện

nghiêm túc, còn lại đa phần đều tỏ vẻ không hứng thú lắm và chỉ mong mau hết

thời gian để ra về. Như vậy, nhìn chung mức độ hứng thú học tập môn tiếng

Anh của học sinh nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ khá và sự ham thích không

đồng bộ, chủ yếu tập trung vào các em học khá giỏi.

+ Về nhu cầu học Tiếng Anh của học sinh:

Từ các kết quả thu được, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều có nhận

thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập môn Anh Văn, cụ thể có

94,83% học sinh cho rằng Tiếng Anh có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho

quá trình hội nhập của đất nước. Bên cạnh đó, các em cũng xác định được

mục đích học Tiếng Anh là để cung cấp kiến thức cho nghề nghiệp tương lai và

giao tiếp trong xã hội (93,97%). Chỉ có một số ít học sinh (4,31%) cho rằng

không cần thiết. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động vẫn còn khoảng cách

khá lớn, trên cơ sở những nhận thức đúng đắn này, các em có chủ động tìm

đến truyện hay sách báo viết bằng Tiếng Anh ( 44,83%), nghe nhạc, tiếng Anh

để giải trí đồng thời luyện nghe (14,06% rất thích; 25,86% thích; 42,24% thỉnh

thoảng có nghe). Các em cũng có nhu cầu tìm hiểu thông tin thế giới thông qua

việc truy cập vào các trang web bằng tiếng Anh nhưng có lẽ vì phương tiện này

chưa được phổ biến, chủ yếu tập trung ở khu vực chợ trung tâm của thị trấn

nên chỉ có 2,58 % học sinh thường xuyên truy cập, còn lại là 17,24 % học sinh

Page 26: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

26

thỉnh thoảng truy cập. Điều này chứng tỏ rằng xuất phát từ việc nhận thức

được vai trò và tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống, học sinh có nhu

cầu được học môn này (30,17% cho rằng thời gian học ở lớp là đủ; 8,62 % cho

rằng cần tăng thêm giờ).Tuy nhiên, do điều kiện học tập chưa đầy đủ và bên

cạnh môn tiếng Anh còn có một số môn học quan trọng khác nên nhu cầu học

tập môn này thực sự chưa cao để xứng đáng với tầm quan trọng đó.

*Về việc rèn luyện môn tiếng Anh của học sinh ngoài giờ học:

Bởi vì đặc thù của môn tiếng Anh là một môn khá lạ, khó, đòi hỏi sự đầu

tư cao nên sự tiến bộ của học sinh dựa trên sự rèn luyện của chính các em khá

lớn . Đa số học sinh có ý thức về rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của mình.

Cụ thể , một số lượng khá đông học sinh (51,72 %) chuẩn bị bài ở nhà bằng

cách học thuộc bài cũ, làm đủ bài tập và soạn bài mới, 30,17% học sinh thuộc

bài trước khi đến lớp . Trong giờ học, các em có biểu hiện khá tốt về sự tập

trung theo dõi bài học (25,86% học sinh rất chăm chú và 39,66% học sinh khá

chú ý nghe giảng), hầu hết đều giữ trật tự, không lơ đãng hoặc nói chuyện

riêng. Thời gian tự học cho môn tiếng Anh của các em trung bình khoảng 1 –3

giờ/ tuần (chiếm 46,55% ) đối với mỗi học sinh. Đây là lượng thời gian tương

đối hợp lí để các em đầu tư cho bộ môn này, tuy nhiên vẫn chưa gọi là đủ để

chứng tỏ sự hứng thú học tập cao độ dẫn đến nhu cầu rèn luyện thêm của các

em. Ngoài ra, mức độ tự rèn luyện ở nhà của học sinh và các kỹ năng của môn

tiếng Anh như nghe – nói - đọc - viết chỉ dừng ở trung bình – khá, chẳng hạn

35,34 % học sinh thỉnh thoảng có thực hành đàm thoại bằng tiếng Anh ở nhà

;42,24 % học sinh thỉnh thoảng nghe nhạc tiếng Anh và 44,83 % học sinh đọc

sách báo viết bằng ngôn ngữ này. Các số liệu cho thấy học sinh của trường có

ý thức khá về sự rèn luyện trong học tập môn Anh văn nhưng sự rèn luyện đó

không được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và phần nào còn mang

tính thụ động.

*Về phương pháp học môn tiếng Anh của học sinh:

Do địa phương là vùng thị trấn thuộc khu vực nông thôn nhưng chịu sự

tác động của sự phát triển thành thị nên có những đặc điểm riêng ảnh hưởng

đến công tác giảng dạy của nhà trường. Bên cạnh một số học sinh thuộc gia

đình khá giả sống ở trung tâm chợ , vẫn còn có số lượng lớn học sinh xuất thân

từ những gia đình nông dân đời sống khá khó khăn. Các em đều phải dành một

khoảng thời gian tiếp giúp gia đình như làm ruộng, trông em ; vì vậy, có ít thời

Page 27: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

27

gian tự nghiên cứu thêm sách báo nhằm nâng cao kiến thức. Những giờ học

phụ đạo thường chỉ diễn ra khi cần sửa bài tập hoặc bù giờ, các em chưa thấy

rõ sự cần thiết phải có giờ học thêm ngoài giờ học chính thức của bộ môn. Bên

cạnh đó, ngoài môn Anh văn còn có nhiều môn học khác cũng chi phối các em

khá lớn, đặc biệt là môn Pháp văn (Ngoại ngữ phụ) khiến cho sự đầu tư về rèn

luyện và phương pháp học tập chưa cao . Tuy vậy,vẫn có biểu hiện khá tích

cực là có 56,90 % lượng học sinh mạnh dạn hỏi ngay giáo viên khi không hiểu

bài ; 39,66 % học sinh để về nhà xem lại và chỉ có 3,45 % các em bỏ qua. Đây

là kết quả đáng khích lệ cho biểu hiện kết quả sử dụng phương pháp giao tiếp

khi dạy môn tiếng Anh và cho thấy các em đã khá mạnh dạn trong học hỏi.

Từ những số liệu thống kê và kết quả thu được qua quá trình quan sát,

cộng với sự đánh giá của cán bộ chuyên trách và một vài giáo viên bộ môn, tôi

nhận thấy mức độ hứng thú học tập bộ môn Anh văn của học sinh trường trung

học phổ thông Trần Văn Thành là ở mức độ trung bình khá. Đa phần học sinh

có mức độ hứng thú chưa cao chỉ trừ một bộ phận học sinh có ý thức về định

hướng nghề nghiệp sau này và những em khá giỏi là thực sự có hứng thú. Vì

vậy, việc gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho các em là việc làm thực sự

quan trọng và cần thiết.

IV.KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN THÀNH:

Tổng số học sinh khối 10 : 424 học sinh

Xếp loại

Giỏi Khá TB Yếu Kém

Số lượng

HS 54 112 153 82 23

Học kỳ I

Tỷ lệ % 12,73 26,41 36,08 19,33 5,42

Xuất phát từ điều kiện cụ thể của nhà trường ,học sinh khối lớp 10 là học

sinh ở khối đầu cấp học, phần lớn các em được thiên chuyển từ các trường

trung học cơ sở trong huyện nên vào đầu năm học, Ban giám hiệu đã rải đều

lượng học sinh giỏi, khá , trung bình, yếu, kém vào 10 lớp (từ 10 A1 đến 10A10)

căn cứ vào số điểm đầu vào của các em. Như vậy, nhìn chung mức độ học tập

Page 28: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

28

của các lớp, lớp này so với lớp kia là khá đồng đều. Ngoài ra, những lớp này

được phân công giảng dạy bộ môn Anh văn bởi những giáo viên khác nhau

nên rất khó so sánh được sự chênh lệch giỏi dở giữa các lớp với nhau. Chính

vì thế, ban đầu tôi đã chọn bất kì 3 lớp là 10A4, 10A5 và 10A10 để tiến hành

nghiên cứu, điều tra phiếu hỏi trên phạm vi hẹp.

Qua quá trình quan sát và theo dõi sổ sách ghi chép kết quả học tập của

học sinh 3 lớp này tôi nhận thấy trong các lớp, học sinh của lớp 10A4 có thành

tích học tập trội nhất, kế đến là lớp 10A5 và sau đó là lớp 10A10. Tỉ lệ học sinh

giỏi, khá môn Anh văn của lớp 10A4 chiếm cao nhất so với hai lớp còn lại. Các

bài kiểm tra 15 phút của ba lớp với độ khó ngang nhau, nhưng số điểm của

học sinh lớp 10A10 thường không cao so số điểm đạt được của học sinh lớp

10A4 và lớp 10A5. Thế thì, giữa các lớp này trình độ được xem là tương đồng ở

xuất phát điểm nhưng do đâu lại có sự khác nhau về kết quả học tập (thậm chí

là khi cả hai lớp 10A4 và 10A10 có cùng một giáo viên giảng dạy môn Anh văn)?

Sau khi thực hiện phiếu hỏi và dự giờ một số tiết của cả ba lớp, tôi đã

tìm được câu trả lời. Sở dĩ học sinh lớp 10A4 có sự tiến bộ hơn trong học tập

môn tiếng Anh so với hai lớp còn lại là do đa số các em có được sự hứng thú

học tập. Khi đối chiếu kết quả học tập và mức độ hứng thú, tôi nhận thấy rõ

ràng có sự tương quan giữa hứng thú và kết quả học tập. Chúng tỉ lệ thuận với

nhau, có nghĩa là sự hứng thú cho môn học càng cao sẽ dẫn đến sự đầu tư

cho nó càng nhiều và dẫn đến tăng rõ hiệu quả trong học tập. Điều đễ nhận

thấy ở những học sinh lớp 10A4 là các em rất tích cực tham gia phát biểu xây

dựng bài, trong các tiết được dự, tôi nhận thấy có hơn quá nửa học sinh của

lớp giơ tay phát biểu hoặc xung phong lên bảng sửa bài tập, không khí học tập

cũng rất hào hứng. Trong khi đó, học sinh ở hai lớp còn lại có vẻ thụ động hơn,

những em khác thì rụt rè chỉ đợi giáo viên gọi tên mới đứng dậy phát biểu và

hầu hết các em giơ tay là những em khá giỏi môn học này. Kết quả điều tra từ

phiếu hỏi cũng cho thấy các em học sinh ở lớp 10A4 có chủ động hơn trong

việc tìm kiếm thông tin tiếng Anh trên sách báo, tập chí, trang web, luyện nghe

thêm nhạc tiếng Anh hay tự tập đàm thoại bằng ngoại ngữ ở nhà. Các em

cũng thể hiện nhận thức và nhu cầu học tiếng Anh cao hơn so với học sinh của

hai lớp 10A5 và 10A10. Riêng lớp 10A10, dù cũng được học môn Anh văn với

cùng một giáo viên như lớp 10A4 và đề kiểm tra 1 tiết cũng giống nhau nhưng

biểu hiện về mức độ hứng thú của học sinh thấp hơn. Các em không có nhu

Page 29: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

29

cầu tìm hiểu thêm về môn học bằng các hành động cụ thể và biểu hiện ham

thích môn học cũng chưa rõ nét. Từ đó dẫn đến một kết quả không cao về học

tập khi so sánh với hai lớp còn lại. Đi sâu vào tìm hiểu, tôi được biết đa số học

sinh của lớp 10A4 là ở thành thị có điều kiện tiếp xúc với phương tiện mới hỗ

thợ và giúp tăng sự thích thú của các em đối với môn học hơn khi hầu hết các

học sinh ở lớp 10A10 và 10A5 là con gia đình ở nông thôn hoặc hoàn cảnh khó

khăn không có dịp nâng cao sự hứng thú của mình cho môn học ; các em chỉ

xem môn tiếng Anh như một môn cần học vì có trong phân phối chương trình.

Bên cạnh đó, học sinh của lớp 10A4 phần lớn có nguyện vọng sẽ thi vào các

trường đại học khối D hay có ước mơ sử dụng vốn tiếng Anh của mình áp dụng

vào đời sống nên hứng thú học tập của các nhìn chung là cao hơn.

Như vậy, sau quá trình xét tương quan giữa mức độ hứng thú và kết quả

học tập môn Anh văn, tôi đã rút ra được một minh chứng rõ ràng về sự tác

động to lớn của hứng thú đến quá trình học tập và điều này cho thấy sự cần

thiết thực sự của việc nâng cao mức độ hứng thú học tập bộ môn. Ngoài ra,

nếu đối chiếu dựa trên cơ sở sự tương quan như đã nêu trên thì dựa vào kết

quả học tập của học sinh khối 10 của trường trong học kì I tôi có thể đánh giá

mức độ hứng thú học môn Anh văn của học sinh nơi đây là chưa thật sự cao

và chỉ dừng ở mức độ trung bình khá. Từ đây có thể suy ra muốn chất lượng

học tập môn tiếng Anh của học sinh khối 10 được nâng lên nhất thiết phải đẩy

mạnh hơn nữa biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn cho các em.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Qua những kết quả điều tra thu được từ sổ sách ghi chép kết quả học

tập của học kì I, các bài kiểm tra đầu học kì II, số liệu mức độ hứng thú của học

sinh cùng với việc quan sát giờ dạy - học của giáo viên - học sinh và hỏi ý kiến

các cá nhân có liên quan cho thấy khoảng 45% học sinh có hứng thú học tập

môn tiếng Anh và nhìn chung mức độ là trung bình khá. Còn lại, vẫn còn một

bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của môn học nên dẫn

đến sự lơ là trong học tập khiến cho công tác giảng dạy vẫn gặp nhiều trở ngại.

*Về ưu điểm:

Vì môn tiếng Anh là một môn học khá lạ (do tiếp xúc với ngôn ngữ của

nền văn hoá khác) và có khả năng ứng dụng vào thực tế cao, cần thiết cho

Page 30: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

30

nghề nghiệp trong tương lai nên học sinh đều có ý thức học tập và rèn luyện bộ

môn này. Tuy mức độ có khác nhau nhưng nhìn chung có biểu hiện tìm tòi, học

hỏi những kiến thức về đàm thoại, văn hoá, con người của ngôn ngữ đó.Ngoài

ra, với sự đóng góp không nhỏ của lực lượng giáo viên ngoại ngữ nhiều kinh

nghiệm, có tâm huyết và đội ngũ giáo viên trẻ năng động, học sinh được phát

huy sự chú ý và hứng thú của mình trong học tập. Tuy vậy, bên cạnh những ưu

điểm vẫn tồn tại một số hạn chế.

*Về hạn chế:

Trường trung học phổ thông Trần Văn Thành thuộc về địa bàn nửa

thành thị, nửa nông thôn nên đa phần học sinh thuộc gia đình nông dân có

hoàn cảnh khó khăn. Từ thực tế phải lo toan gánh vác gia đình, các em ít có

điều kiện đầu tư cho các môn học đặc biệt là môn tiếng Anh. Một số em chưa

nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ cho nên có thái độ khá

lơ là và xem môn học tiếng Anh cũng bình thường như bao môn học khác. Mặt

khác, cũng có một bộ phận học sinh mất căn bản môn Anh văn từ cấp hai, điều

này dẫn đến sự “hụt” kiến thức khiến các em không thể tiếp thu nội dung kiến

thức mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, với việc áp dụng phương pháp mới

(communicative approach ) chưa đồng bộ trong đội ngũ giáo viên và phương

pháp giảng dạy ở một số thầy cô còn hạn chế hoặc chưa thống nhất nhau về

quan điểm chuyên môn, phương pháp dạy mới không phù hợp với sách giáo

khoa (theo chương trình cũ ) nên cũng chưa thực sự làm cho học sinh hứng

thú trong việc học môn tiếng Anh. Ngoài ra, một hạn chế xuất phát từ tâm lý

chung của học sinh là chú trọng đến các môn tự nhiên nhiều hơn nên các em

xem nhẹ việc đầu tư cho môn học Anh văn. Thêm vào đó, các trang thiết bị cần

thiết phục vụ cho công tác dạy - học ngoại ngữ còn nhiều hạn chế: sách báo

bằng tiếng Anh ở thư viện rất thưa thớt, các thiết bị nghe nhìn như cassette,

máy đĩa, đầu video, băng đĩa tiếng Anh hầu như không có cũng tác động tiêu

cực đến qúa trình nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Điều này đòi hỏi đầu tư

hơn nữa của nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị để nhằm nâng cao

chất lượng giảng dạy trong năm học.

*Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng như trên:

+Về tâm lý chung:

Đa số học sinh của trường cư ngụ ở nông thôn nên công tác tuyên

Page 31: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

31

truyền về tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với sự phát triển của đất nước là

chưa cao. Ngoại ngữ chưa thực sự là phong trào, là nhu cầu bức thiết với học

sinh như ở những thị xã, thành phố lớn. Việc học ngoại ngữ phần nào mang

tính miễn cưỡng và theo khuynh hướng đi sâu phát triển các môn khối A (tự

nhiên) để thi vào đại học.

+Về điều kiện cơ sở vật chất::

Tuy có sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương về công tác

giáo dục nhưng điều kiện cơ sở vật chất phụ vụ riêng cho bộ môn ngọai ngữ

nói chung, Anh văn nói riêng là rất thiếu thốn. Sách báo, tạp chí bằng Tiếng

Anh để giáo viên, học sinh tham khảo còn rất ít. Cả trường hầu như không có

máy cassette hay thiết bị nghe nhìn nào dành riêng cho giảng dạy tiếng Anh .

Chính vì vậy, học sinh chưa có được sự tiếp cận cần thiết đối với ngoại ngữ

trong rèn luyện kỹ năng do đó không kích thích được sự ham thích tìm tòi, học

hỏi thêm môn Anh văn nơi các em.

+ Về chất lượng:

Thực tế, tuy là lớp đầu cấp nhưng trình độ tri thức của học sinh ở các

lớp có sự chênh lệch. Thậm chí ngay trong từng lớp đã có sự phân hoá kiến

thức nên có tác động không tốt đến quá trình truyền thụ kiến thức môn tiếng

Anh. Mức độ tri thức do giáo viên cung cấp trên lớp là chung cho tất cả học

sinh do đó dĩ nhiên không thoả mãn nhu cầu học hỏi của những học sinh khá

giỏi hay nếu đáp ứng được sẽ gây sự chán nản cho các em học yếu hơn với

mức độ tiếp thu chỉ ở mức trung bình. Một số học sinh từ vùng nông thôn xa ra

thị trấn học vì vậy có rất ít thời gian dành cho việc học thêm tiếng Anh cũng

như rèn luyện kỹ năng cộng với những học sinh mất căn bản từ cấp II cũng đã

gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác giảng dạy nói chung và việc phát triển

hứng thú học tập bộ môn nói riêng.

+ Về chuyên môn:

Hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, có năng lực trong công tác giảng dạy,

tận tâm giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn trong học tập tiếng Anh

nhưng do các điều kiện khách quan, các giáo viên không theo sát được tất cả

học sinh nhất là những em yếu kém về năng lực nhận thức tài liệu học tập vì

thế các em hay nản chí, học tập không tốt và càng mất đi hứng thú học tập.

Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy mới chưa thực sự phù hợp với chương

Page 32: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

32

trình sách giáo khoa cũ và khả năng ứng dụng của học sinh nên chưa phát huy

được tính tích cực của các em. Thêm vào đó, các trò chơi nhằm gây hứng thú

học tập bộ môn cho học sinh được vận dụng trong tiết học vẫn chưa thường

xuyên do thời lượng giảng dạy không nhiều, giáo viên ngại không kịp với phân

phối chương trình. Vì thế nhìn chung học sinh xem tiếng Anh như những môn

học bình thường khác, không có sự quan tâm đặc biệt và chưa thật sự yêu

thích môn Anh văn.

Page 33: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

33

Phần III:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VỀ CẢI TIẾN BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN

TIẾNG ANH CHO HỌC SINH

I.KẾT LUẬN:

1. Mức độ hứng thú học tập môn tiếng Anh của học sinh trường trung học phổ thông Trần Văn Thành:

Học sinh là chủ thể tiếp nhận lượng kiến thức do giáo viên truyền đạt, do

đó thái độ học tập của học sinh rất quan trọng trong quá trình dạy học vì có ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của các em. Nhiệm vụ của người giáo

viên là phải làm sao gợi được niềm hứng thú, say mê học tập của các em tiếp

thu lượng kiến thức đó một cách chủ động và tích cực, không gượng ép. Qua

quá trình nghiên cứu đề tài này, với những số liệu thu thập được cùng với quan

sát, ý kiến đóng góp; tôi nhận thấy rằng mức độ hứng thú học tập môn tiếng

Anh của học sinh trường trung học phổ thông Trần Văn Thành là thật sự chưa

cao, ở mức độ trung bình khá. Bên cạnh một số học sinh có biểu hiện hứng thú

trong học tập, tìm tòi, học tập thêm môn này vẫn còn đại đa số học sinh lơ là,

chểnh mảng, đánh đồng môn tiếng Anh như những môn học lý thuyết bình

thường khác và chỉ chú trọng đến những môn tự nhiên truyền thống. Sự hứng

thú học tập cũng chỉ biểu hiện khá thụ động nên chưa thể xem như học sinh có

quan tâm đặc biệt hoặc thật sự say mê môn tiếng Anh. Chính điều này dẫn

đến chất lượng học tập môn Anh văn là chưa cao.

2. Các biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh của giáo viên trường trung học phổ thông Trần Văn Thành:

Do ý thức được vai trò quan trọng của hứng thú trong việc học tập môn

tiếng Anh nên trong quá trình giảng dạy của mình, các giáo viên của trường đã

Page 34: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

34

rất cố gắng vận dụng nhiều biện pháp để gây hứng thú cho học sinh tùy điều

kiện cụ thể. Chẳng hạn, vào đầu các tiết học, trước khi giới thiệu nội dung bài

mới, giáo viên hay chuẩn bị phần “warm-up” để không khí lớp trở nên sinh

động, hào hứng tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức mới.

Các hoạt động này tương đối đa dạng, tiện cho giáo viên lựa chọn áp dụng.

Bên cạnh đó, với việc tăng cường sử dụng vật thật, tranh ảnh cũng kích thích

sự hứng thú và quan tâm của các em vào bài học. Cùng với việc đó thì việc cho

thực hành theo nhóm (group work), theo cặp (pair work), thưởng điểm cho học

sinh hăng hái phát biểu đúng dường như đã tạo được không khí vui tươi, thoải

mái trong giờ học,

Sử dụng phương pháp giao tiếp (communication approach) trong quá

trình giảng dạy, các giáo viên đã gây được cảm giác mới lạ và khá hấp dẫn, tạo

hứng thú cho học sinh giúp các em có điều kiện ứng dụng vào thực tế để giao

tiếp với nhau đồng thời góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

trong học tập. Cùng với những biểu hiện quan tâm của giáo viên, các em cũng

cố gắng học tập hơn. Tuy nhiên, có lẽ do bước đầu áp dụng phương pháp mới

trên nền tảng của cái cũ nên kết quả đạt được chưa thật khả quan. Trong thời

gian tiếp chuyển sang các biện pháp mới nhìn chung vẫn còn sự chênh lệch

khá lớn về nhận thức của học sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Bởi vì khi dạy kiến thức vừa sức với các em khá giỏi thì các em yếu kém sẽ

chán nản ngược lại nếu giảng dạy theo trình độ những em học sinh này thì học

sinh khá giỏi lại cảm thấy nhàm chán nên đòi hỏi nhiều ở kỹ năng sư phạm của

người giáo viên. Đa số giáo viên ở trường đều nhiệt tình, tận tâm trong công

tác giảng dạy, giúp các em vượt qua khó khăn về học tập cũng như có nhiều

biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn cho các em.

3. Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình tìm hiểu hứng thú học tập môn Anh văn của học sinh khối

10 trường trung học phổ thông Trần Văn Thành, tôi nhận thấy rằng hứng thú là

một yếu tố rất quan trọng giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Để có được

kết quả khả quan đòi hỏi ở người học một sự hứng thú cao độ, từ đó làm tăng

hiệu quả của hoạt động nhận thức, tạo cho cá nhân một trạng thái dễ chịu, làm

tăng sức lực làm việc, nảy sinh khát vọng làm việc vượt qua khó khăn trở ngại

và là cơ sở dẫn đến thành công. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá

trình nghiên cứu của bản thân tôi được gói gọn như sau:

Page 35: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

35

-Người giáo viên được ví như nghệ sĩ trên sân khấu, trong mỗi tiết dạy

của mình, mỗi giáo viên phải đảm nhận vai trò truyền thụ kiến thức vừa phải là

người thu hút sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh. Do vậy, người

giáo viên phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định. Trước tiên, nhân cách của

giáo viên có ảnh hưởng rất lớn. Ở trên lớp, người dạy cần phải có thái độ vui

vẻ, thông cảm, khích lệ và uyển chuyển. Một tiết học ngoại ngữ gồm những

hoạt động đòi hỏi sự tham gia tích cực của học sinh và không khí thoải mái,tự

nhiên của lớp học sẽ góp phần vào thành công của hoạt động này. Tuỳ từng

thời điểm, người dạy phải thay đổi vai trò của mình cho phù hợp với mỗi hoạt

động. Vào đầu giờ học, giáo viên cần khéo léo tổ chức lớp bằng cách giới thiệu

mình, chào hỏi học sinh, kể chuyện vui v.v…hay gây hứng thú bằng các trò

chơi như giải câu đố, đố từ, chơi một trò chơi ngôn ngữ v.v…Đặc biệt là phải

thực hiện thường xuyên và chú ý thay đổi cách vào bài.

-Khi dạy, người giáo viên nên thỉnh thoảng kích thích đàm thoại bằng

tiếng Anh trong lớp trong phần thực hành cũng cố (further practice) để học sinh

chủ động, tự tin và hứng thú, không e dè, ngại ngùng.

-Chú ý liên hệ bài dạy đến những vấn đề học sinh quan tâm và phù hợp

với lứa tuổi các em (ước mơ, giải trí, thú vui v.v…)

-Quan tâm đến học sinh yếu kém bằng cách gợi ý cho các em trả lời,

làm bài tập; hướng các em tham gia vào các hoạt động lý thú trên lớp. Yêu cầu

của các hoạt động phải không quá khó đến mức làm nản lòng học sinh nhưng

vẫn có thách thức ở mức độ nào đó để học sinh có thể tự mình cố gắng làm

được, Bên cạnh đó, giáo viên nên chú ý đến tính chất có mục đích của hoạt

động và luôn luôn đề ra được mục đích cho các hoạt động đó.

-Giáo viên cần nói rõ nội dung của tiết học cần thiết đối với học sinh như

thế nào như phần đang học có liên quan đến chương trình, bài kiểm tra, bài thi

sắp đến hoặc là nội dung học sinh chưa biết hay đã quên, hoặc là những tình

huống áp dụng trong thực tế giao tiếp để học sinh ý thức được mức độ quan

trọng và chú ý hơn khi tiếp thu.

-Đa số học sinh đều tỏ ra thích thú khi giáo viên sử dụng nhiều trò chơi

và các hoạt động đa dạng trên lớp. Đây là cơ hội để các em vừa học vừa chơi

và không cảm thấy chán nản khi gặp kiến thức khó. Cho nên, việc vận dụng

các trò chơi và hoạt động tuy đơn giản nhưng có khả năng mang lại hiệu quả

Page 36: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

36

cao.

-Tăng cường phát triển kỹ năng và sự nhạy bén của học sinh giúp các

em nhớ bài cũ ở mỗi đầu và cuối tiết học. Đa phần học sinh có khuynh hướng

hay quên bài cũ và chỉ học trước bài mới sắp học thôi cho nên các em sẽ dần

quên đi những từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cũ. Do đó, giáo viên có thể yêu

cầu học sinh thực hành lại trong phần “warm-up” để đặt học sinh luôn ở trong

tình huống ứng xử kịp lúc câu hỏi của giáo viên yêu cầu. Ở cuối mỗi tiết dạy,

giáo viên có thể dành từ 3 đến 5 phút để các em “thư giãn và nhớ” qua những

mẫu chuyện đơn giản với những từ vựng vừa học (cho học sinh khá giỏi kể

trước, cho điểm khuyến khích, cho học sinh thi đua với nhau v.v…)

-Trong quá trình giảng dạy cần kích thích hứng thú học tập của học sinh

bằng cách khích lệ, động viên và đặc biệt qua sáng kiến kinh nghiệm của một

giáo viên của trường -thầy Bùi Thanh Lâm đã cho tôi một bài học kinh nghiệm

hữu ích cho công tác giảng dạy sau này. Hình thức cụ thể như sau: giáo viên

dùng bìa sơ mi màu vàng và màu hồng cắt thành những tấm thẻ nhỏ, kích

thước cỡ 3cm x 5cm và gọi tên là phiếu điểm. Trên các phiếu có chữ ký của

giáo viên và qui định với học sinh:

+Phiếu vàng có giá trị tương đương với nửa điểm bài kiểm tra

miệng hoặc 15 phút.

-Ba phiếu vàng có giá trị tương đương với một điểm bài kiểm tra 1

tiết (đúng ra là 4 nhưng để khuyến khích thầy giảm một phiếu)

+Phiếu hồng có giá trị tương đương một điểm bài kiểm tra miệng

hoặc kiểm tra 15 phút.

-Hai phiếu hồng bằng một điểm bài kiểm tra 1 tiết.

Sau đó, giáo viên ra một số qui ước để học sinh được hưởng phiếu

vàng, hồng. Thường các qui ước có tính linh động. Giáo viên nêu yêu cầu và

mức thưởng cho học sinh biết trước khi các em tham gia vào hoạt động học

tập. Chẳng hạn trong một tiết học, nếu học sinh tham gia phát biểu hai lần

(đứng tại chỗ hoặc lên bảng) được thưởng một phiếu vàng hay trong việc dạy

từ vựng, phần kiểm tra nghĩa của từ, nếu học sinh đọc lại và viết đúng 3 từ đã

xóa được nhận một phiếu vàng v.v…Đối với phiếu điểm hồng, yêu cầu đối với

học sinh có cao hơn. Chẳng hạn, trong tiết dạy đọc (reading), nếu học sinh trả

lời được một hoặc hai câu hỏi (tuỳ mức độ khó, dễ) sẽ được thưởng một phiếu

Page 37: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

37

điểm hồng; trong tiết luyện tập (further practice), sau khi đọc xong đoạn hội

thoại, nếu hai học sinh thực hành lại đoạn hội thoại trên không nhìn sách thì

mỗi em sẽ nhận được một phiếu điểm hồng v.v…Việc tặng phiếu điểm vàng,

hồng cho học sinh có thể áp dụng cho bất kỳ tiết học gì (trừ tiết kiểm tra).

Khi nhận được phiếu điểm, các em học sinh phải ghi họ tên mình vào

phiếu để tránh trường hợp các em cho, tặng, trao đổi điểm với nhau và phải giữ

cẩn thận; nếu mất giáo viên không cấp lại vì không có cơ sở. Trước khi ghi

điểm kiểm tra của học sinh vào sổ điểm, giáo viên thông báo cho học sinh có

phiếu điểm nộp lại và cộng vào điểm kiểm tra. Các phiếu thưởng có giá trị trong

một học kỳ.

Việc tặng phiếu điểm vàng, hồng cho học sinh làm không khí học tập

trong giờ học Anh văn sôi nổi hơn. Các em tập trung theo dõi bài giảng và chú

ý thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Nhiều học sinh tham gia hoạt động dạy

và học trên lớp, không chỉ những học sinh khá, giỏi mà học sinh yếu kém,

thường ít phát biểu cũng hưởng ứng tích cực vì đây là dịp các em có điều kiện

nâng cao điểm số mình dẫn đến kết quả học tập bộ môn tốt hơn. Thiết nghĩ đây

là biện pháp rất hay để góp phần làm tăng hứng thú học tập của học sinh và

nếu có điều kiện thuận lợi bản thân tôi cũng sẽ cố gắng áp dụng kinh nghiệm

này trong tương lai.

II. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ CẢi TIẾN BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH:

Trải qua quá trình nghiên cứu đề tài và thực tập tại trường phổ thông,

bản thân tôi đã học được rất nhiều những kinh nghiệm quý báu hữu ích cho

công tác giảng dạy sau này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được có một số đề xuất

về cải tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh như sau:

1. Thứ nhất: Bài dạy phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh và cụ thể là phải phù hợp với từng em.

Trong mỗi lớp học đều có đầy đủ trình độ học sinh. Những học sinh khá,

giỏi đương nhiên sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và tốt hơn những học sinh yếu

kém. Vì vậy, nếu mục đích bài học chỉ hướng đến học sinh khá, giỏi thì các em

còn lại sẽ ngơ ngác ,không theo kịp. Chính vì thế nội dung bài học cần phải

đảm bảo phù hợp với mọi trình độ nhận thức của học sinh. Khi đưa ra các hoạt

động trên lớp, giáo viên nói rõ nội dung, đưa ra các yêu cầu không quá khó đến

Page 38: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

38

mức làm nản lòng học sinh nhưng vẫn có thách thức ở mức độ nào đó để học

sinh cố gắng giải quyết và cảm thấy hứng thú hơn khi hoàn thành tốt các yêu

cầu đặt ra. Qua từng tiết học như thế sẽ giúp học sinh có lòng tự tin học tập rồi

dần dần sẽ phát huy được tính tích cực học tập đồng đều ở tất cả học sinh.

2. Thứ hai: Sử dụng có hiệu quả dụng cụ trực quan.

Thông qua các ứng dụng thực tế cho thấy trong một bài dạy, để kích

thích tinh thần chú ý của học sinh không thể thiếu các dụng cụ trưc quan vì các

phương tiện trực quan giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ vựng, mẫu câu, cách

sử dụng từ v.v…thông qua các vật thật, tranh ảnh, biểu đồ v.v…Các dụng cụ

trực quan sẽ có tác động trực tiếp đến học sinh giúp các em nhận thức tốt và

ghi nhớ nhanh hơn, lâu bền hơn vì nó có liên hệ cụ thể đến kiến thức học sinh

được học. Tuy nhiên, không phải với nội dung kiến thức nào cũng sử dụng

được dụng cụ trực quan mà còn tuỳ vào từ vựng, cấu trúc trừu tượng hay cụ

thể; đơn giản hay phức tạp hay có phù hợp hay không.

3. Thứ ba: Cần đẩy mạnh các hình thức trò chơi đan xen vào phần giảng dạy và củng cố để các em có được sự tự tin, thoải mái trong bầu không khí “vừa học, vừa chơi”

Tuổi trẻ thường hiếu động nên các em thường có khuynh hướng dễ

nhàm chán nếu nội dung bài học được trình bày đơn điệu, tẻ nhạt. Vì vậy, giáo

viên tích cực tổ chức các trò chơi hay các hoạt động lí thú khác để học sinh có

được tâm lí nhẹ nhõm không áp lực nhưng khi tổ chức nên có phần thi đua

giữa các nhóm, tổ với nhau để kích thích các em hơn. Nếu được, các trò chơi,

hoặc hoạt động nên gần gũi và phù hợp với các em. “Được vui chơi khi học” là

nguyện vọng rất chính đáng và tha thiết của đa số học sinh trong phiếu trả lời

của mình.

4. Thứ tư: Nên áp dụng phương thức phiếu điểm vàng đỏ (nếu có thể).

Như tôi đã nêu cụ thể cách tổ chức ở phần trước, việc tặng phiếu điểm

vàng, phiếu điểm hồng cho học sinh là phù hợp với nguyện vọng của bất kì học

sinh nào vì các em ai cũng muốn điểm số môn của mình cao. Mặt khác, việc

tặng phiếu điểm cho các em là thể hiện sự trân trọng những đóng góp của các

em vào quá trình dạy học trên lớp dù số điểm tuy nhỏ nhưng nó là sự đánh giá

tinh thần, thái độ học tập và niềm khích lệ đối với các em.

Page 39: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

39

Việc thực hiện này cần phải thực hiện có kế hoạch và áp dụng thường

xuyên, liên tục sẽ thúc đẩy học sinh thi đua và hứng thú trong học tập.

5. Thứ năm: Nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa của bộ môn để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.

Bên cạnh những tiết dạy chính khóa, tổ bộ môn nên tổ chức các hình

thức thu hút sự quan tâm của học sinh đối với môn tiếng Anh bằng cách tổ

chức các buổi sinh hoạt định kỳ của bộ môn với hình thức đố vui có thưởng,

diễn kịch vui, hát, múa v.v…khiến học sinh hứng thú hơn khi tìm hiểu. Cũng có

thể thành lập câu lạc bộ tiếng Anh với nòng cốt là giáo viên và học sinh khá giỏi

có những hoạt động thiết thực, phong phú. Từ đó sẽ dần phát triển ra những

học sinh còn lại. Có thể điều kiện thời gian không cho phép nhưng nếu hoạt

động hợp lí sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

6. Thứ sáu: Cần nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho công tác dạy - học môn Anh văn.

Như chúng ta đã biết việc học ngoại ngữ đòi hỏi sự tiếp cận với ngôn

ngữ đó. Tuy nhiên, tình hình cơ sở vật chất hiện nay của trường vẫn còn rất

thiếu thốn. Hầu như không có máy cassette hay thiết bị nghe nhìn nào như

băng, video, đầu máy, đĩa tiếng, đĩa hình phục vụ cho việc luyện kỹ năng ngoại

ngữ. Do đó, thiết nghĩ nhà trường cần đẩy mạnh hơn sự đầu tư cơ sở vật chất

nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.

Page 40: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BOGIOVIC. Nhân cách và sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi nhỏ.-

Nhà xuất bản Giáo Dục, 1968.

2. NGUYỄN HẠNH DUNG. Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường

phổ thông trong trường phổ thông. -Nhà xuất bản Giáo Dục, 1968.

3. THÁI HOÀNG NGUYÊN. Sổ tay người dạy tiếng Anh. -Nhà xuất bản

Giáo Dục, 2000.

4. P.A. RUDICH. Tâm lý học. -Nhà xuất bản thể dục thể thao. Hà Nội,

1986.

5. TRẦN TRỌNG THUỶ, LÊ KHANH, PHẠM MINH HẠC. Tâm lý học. -

Nhà xuất bản Giáo Dục, 1986.

Page 41: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

41

Page 42: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

42

Page 43: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

43

PHỤ LỤC 2

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH BẰNG PHIẾU HỎI

1 2 3 Câu A B C D A B C D A B C10A5 8 13 14 4 24 11 4 15 16 10A10 13 9 11 5 16 12 7 3 9 10 110A4 16 7 15 1 20 12 6 1 6 20 1

HS %

37 31,89

29 25

40 34,48

10 8,62

60 51,72

35 30,17

17 14,66

4 3,45

30 25,86

46 39,66

434

5 6 7 Câu A B C D A B C D A B C 10A5 4 26 9 25 14 3 1 16 10A10 1 23 14 15 19 4 1 13 24 10A4 8 12 18 26 13 8 1 14 HS %

13 11,21

61 54,39

41 35,34 66

56,9 46

39,66 4

3,45 12 10,34

15 12,93

54 46,55

PHỤ LỤC 2

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH BẰNG PHIẾU HỎI

9 10 Câu A B C D A B C D A10A5 1 17 15 6 8 9 15 7 110A10 2 10 13 13 3 8 20 7 10A4 2 14 13 10 6 13 14 6 2HS %

5 4,31

41 35,34

41 35,34

29 25

17 14,66

30 25,86

49 42,24

20 17,24

32,

Page 44: Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Th ị Thanh Trúc Ụ ữ ấ đề ệ

Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc

44

12 13 Câu A B C D A B C D A

10A5 36 2 1 37 2 510A10 35 3 36 1 1 110A4 39 36 3 3HS %

110 94,83

5 5,17

1 0,86

109 93,97

6 5,17

1 0,86 9

7,75