35
96 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009-2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống Chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Thức ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong các chức năng của Tổng cục Thống kê (TCTK) là tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật 2 , trong đó có các thông tin liên quan đến thống kê theo phân loại thành phần kinh tế, đồng thời một trong những định hƣớng của sự phát triển thống kê trong điều kiện hiện nay là phản ánh đƣợc các đặc điểm của nền kinh tế ở Việt Nam, mà Cƣơng lĩ nh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cƣơng lĩnh 1991) đã xác định: Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng đƣợc củng cố và mở rộng. Kinh tế cá thể còn có phạm vi tƣơng đối lớn, từng bƣớc đi vào con đƣờng làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tƣ bản tƣ nhân đƣợc kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định. Phát triển kinh tế tƣ bản nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình đƣợc khuyến khích phát triển mạnh, nhƣng không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Các tổ chức kinh tế tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh”. Dự thảo Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011, dự thảo Cƣơng lĩnh 2011) đã khẳng định lại và phát triển Cƣơng lĩnh 91 về thành phần kinh tế (TPKT), 2 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ; ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2849/03. 2.1.6-B09-10.pdfTRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM. Cấp đề tài Tổng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

96

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ

TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM

Cấp đề tài Tổng cục

Thời gian nghiên cứu 2009-2010

Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê

Chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Thức

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong các chức năng của Tổng cục Thống kê (TCTK) là tổ chức các

hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ

quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật2, trong đó có các thông

tin liên quan đến thống kê theo phân loại thành phần kinh tế, đồng thời một

trong những định hƣớng của sự phát triển thống kê trong điều kiện hiện nay là

phản ánh đƣợc các đặc điểm của nền kinh tế ở Việt Nam, mà Cƣơng lĩnh xây

dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cƣơng lĩnh 1991) đã

xác định: “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định

hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập

thể không ngừng đƣợc củng cố và mở rộng. Kinh tế cá thể còn có phạm vi

tƣơng đối lớn, từng bƣớc đi vào con đƣờng làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự

nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tƣ bản tƣ nhân đƣợc kinh doanh trong những

ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định. Phát triển kinh tế tƣ

bản nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình đƣợc khuyến khích phát

triển mạnh, nhƣng không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Các hình thức

sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng.

Các tổ chức kinh tế tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và

kinh doanh”.

Dự thảo Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011, dự thảo Cƣơng lĩnh 2011) đã

khẳng định lại và phát triển Cƣơng lĩnh 91 về thành phần kinh tế (TPKT),

2 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ;

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10

97

trong đó chỉ rõ “…Phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ

nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều TPKT, hình thức tổ chức kinh doanh

và hình thức phân phối. Các TPKT hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận

hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát

triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ

đạo. Kinh tế tập thể không ngừng đƣợc củng cố và mở rộng. Kinh tế nhà nƣớc

cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh

tế quốc dân. Kinh tế tƣ nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Các

hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa

dạng ngày càng phát triển...”3

Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm của các TPKT theo quan điểm của Đảng

tại Cƣơng lĩnh 91 và Dự thảo Cƣơng lĩnh 2011, đồng thời xuất phát từ vai trò

cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu cung

cấp thông tin phục vụ đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhƣ đánh giá tình hình thực hiện kế

hoạch 5 năm 2006-20104 “Những kết quả về tăng trƣởng đi đôi với phát triển

bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu TPKT và xây dựng nội dung kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 về khuyến khích phát triển

các TPKT...”, do vậy việc “Nghiên cứu áp dụng phân loại TPKT trong công tác

thống kê Việt Nam” là cần thiết.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: (i). Đề xuất bảng phân loại theo

TPKT phù hợp quan điểm của Đảng và có tính khả thi trong công tác thống kê;

(ii). Đề xuất áp dụng phân loại trong công tác thống kê Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp thu thập

thông tin, nghiên cứu quan điểm của Đảng và một số tài liệu khác liên quan

đến phân loại TPKT;

- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp phân tổ thống kê;

- Phƣơng pháp thử nghiệm áp dụng đề xuất phân loại TPKT trong công tác

thống kê (điều tra thống kê);

3 Dự thảo Cƣơng lĩnh 2011.

4 Chỉ thị số: 751/CT-TTg, ngày 03/06/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

98

- Phƣơng pháp chuyên gia.

Nội dung nghiên cứu

- Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, nội dung chính nghiên cứu ĐTKH

gồm:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng phân loại TPKT trong công tác

thống kê;

- Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê;

- Đề xuất phân loại và áp dụng TPKT trong công tác thống kê Việt Nam.

Sau hai năm nghiên cứu với sự hợp tác của một số đơn vị trong và ngoài

cơ quan TCTK nhƣ: Văn Phòng Trung ƣơng Đảng; Viện Khoa học Thống kê;

Vụ Phƣơng pháp Chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin; Vụ Thống kê Tổng

hợp; Vụ Thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ; Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Hệ

thống Tài khoản Quốc gia; Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Vụ

Thống kê Dân số và Lao động; Cục Thống kê Bắc Ninh và các cộng tác viên

tham gia nghiên cứu ĐTKH5, Đề tài đã hoàn thành nội dung nghiên cứu qua

17 chuyên đề khoa học6. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm

ĐTKH tổng hợp và hệ thống hóa thành: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

ĐTKH. Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và phụ lục, kết cấu ĐTKH

gồm các phần chính nhƣ sau:

Phần I. “Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng phân loại TPKT trong công

tác thống kê”, đề cập tới nội dung nghiên cứu khái niệm về TPKT; Nội hàm

khu vực thể chế (theo quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia 2003), quan

điểm của Đảng về TPKT theo Cƣơng lĩnh 91 và những phát triển theo Dự thảo

Cƣơng lĩnh 2011.

Phần II. “Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê”,

đề cấp tới nội dung nghiên cứu thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công

tác thống kê theo hai giai đoạn: (i). Thu thập số liệu thống kê (qua điều tra

thống kê và báo cáo thống kê); (ii). Tổng hợp, biên soạn và công bố thông tin

thống kê.

Phần III. “Đề xuất phân loại thống kê thành phần kinh tế”, trên cơ sở

đánh giá thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê kết hợp

với quan điểm của Đảng về TPKT theo Dự thảo Cƣơng lĩnh 2011, Đề tài đề

5 Phụ lục 1. Danh sách cộng tác viên tham gia nghiên cứu đề tài;

6 Phụ lục 2: Danh sách các chuyên đề khoa học.

99

xuất danh mục và nội dung năm phân loại thống kê theo TPKT, gồm: (i).

TPKT nhà nƣớc; (ii). TPKT tập thể; (iii). TPKT tƣ nhân; (iv). TPKT tƣ bản nhà

nƣớc; (v). TPKT có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và “Áp dụng thử nghiệm đề xuất

phân loại TPKT trong công tác thống kê”.

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

I. Một số khái niệm

Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

Nam về TPKT, cần thiết phải tìm hiểu một số khái niệm có liên quan.

Về quan điểm:Theo Từ điển Tiếng Việt, quan điểm là điểm xuất phát quy

định phƣơng hƣớng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tƣợng, vấn đề 7

Vấn đề sở hữu: xuất phát điểm của thành phần kinh tế là vấn đề sở hữu.

Đại hội X của Đảng đã khẳng định “trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập

thể, tƣ nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh

tế...”8.

Về thành phần kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “thành phần

kinh tế: bộ phận của nền kinh tế quốc dân, mà đại biểu của nó là một kết cấu

kinh tế đặc biệt dựa trên một chế độ sở hữu nhất định về tƣ liệu sản xuất và lực

lƣợng sản xuất tƣơng ứng với nó; thành phần kinh tế chỉ cách phân chia nền

kinh tế quốc dân theo hình thức sở hữu, giúp ích cho việc hoạch định chính

sách cụ thể, sát đúng với mỗi thành phần và toàn bộ nền kinh tế...”9.

- Theo Hệ thống Tài khoản Quốc gia năm 2003 “TPKT là khu vực kinh

tế, là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tƣ liệu sản xuất. Từ các hình

thức sở hữu cơ bản: Sỡ hữu toàn dân, sở hữu tập thể hình thành nên nhiều

TPKT với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.

Hiện nay TPKT nƣớc ta gồm: (i). Kinh tế Nhà nƣớc; (ii). Kinh tế tập thể; (iii).

Kinh tế tƣ bản nhà nƣớc; (iv). Cá thể tiểu chủ; (v). Kinh tế tƣ bản tƣ nhân; (vi).

Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài”.

7 Hoàng Phê -Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Việt Nam, Hà Nội - 1992, tr. 788;

8 Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, HN,

2006, tr83; 9 Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 4, trang 117, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005.

100

- Khu vực thể chế: Tài khoản quốc gia 1993 chia nền kinh tế thành sáu

khu vực thể chế: (i). Khu vực Phi tài chính; (ii). Khu vực Tài chính; (iii). Khu

vực Nhà nƣớc; (iv). Khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình; (v). Khu vực hộ

gia đình; (vi). Khu vực nƣớc ngoài.

II. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế

Đổi mới tư duy lý luận - thực tiễn về chế độ sở hữu của Đảng

Về phân định chế độ sở hữu:

- Trước đổi mới: phân định rõ thành hai chế độ sở hữu tồn tại biệt lập

và đối lập nhau là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu phi xã hội

chủ nghĩa. Từ đó Ðảng chủ trƣơng tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa triệt để

chế độ sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tƣ

bản tƣ nhân thành các hình thức sở hữu khác nhau của chế độ sở hữu xã hội

chủ nghĩa.

- Trong quá trình thực hiện đổi mới, đã phân định thành ba hình thức sở hữu

cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tƣ nhân (từ ba hình thức

sở hữu cơ bản hình thành nên các TPKT). Các hình thức sở hữu không tồn tại

biệt lập, mà đan xen, hỗn hợp trong các loại hình sản xuất kinh doanh.

Kế thừa các quan điểm về sở hữu và TPKT của các Đại hội IX, Đại hội

X, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta còn có đa dạng hình

thức sở hữu, nên nền kinh tế cũng bao gồm nhiều TPKT.

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XI Đảng ta tiếp tục phát triển

hoàn thiện thêm một số vấn đề về sở hữu: bảo hộ các quyền và lợi ích hợp

pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh

nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các

loại tài sản nhƣ sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nƣớc..., quy định

rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.

Đổi mới tư duy lý luận - thực tiễn của Đảng về các TPKT

Về phân định các TPKT

- Trước đổi mới: phân chia thành hai thành phần kinh tế có tính chất hai

cực đối lập rõ ràng, với chính sách khác hẳn nhau. Đó là: TPKT xã hội chủ

nghĩa (bao gồm khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) đƣợc ƣu tiên,

khuyến khích phát triển, và TPKT phi xã hội chủ nghĩa, vừa sử dụng vừa cải

101

tạo, cải tạo để sử dụng, sử dụng để cải tạo tốt hơn trở thành kinh tế xã hội chủ

nghĩa.

- Từ Đại hội VI đến nay: đã phân chia thành nhiều TPKT và từng bƣớc xoá

bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các TPKT, đó là: kinh tế nhà nƣớc (có

lúc gọi là kinh tế quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh); kinh tế tập thể (có lúc gọi

là kinh tế hợp tác); kinh tế cá thể, tiểu chủ (có lúc gọi là kinh tế của ngƣời sản

xuất hàng hoá nhỏ); kinh tế tƣ bản tƣ nhân; kinh tế tƣ bản nhà nƣớc (có lúc gọi

là con đƣờng phát triển của kinh tế tƣ bản tƣ nhân, là chế độ hoặc chủ nghĩa tƣ

bản nhà nƣớc); kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (có lúc xếp vào kinh tế tƣ bản

nhà nƣớc).

Đối với từng thành phần kinh tế

1. Kinh tế nhà nƣớc

- Trước đổi mới: kinh tế quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh đƣợc coi

là lực lƣợng nòng cốt, lãnh đạo, là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển

với tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, hạn chế sự phát triển của kinh

tế tƣ nhân; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đã có xu hƣớng quốc doanh hoá các

xí nghiệp công tƣ hợp doanh và hợp tác xã.

- Thời kỳ đổi mới: trong quá trình đổi mới, nội dung vai trò nòng cốt

lãnh đạo, chủ đạo của kinh tế quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh dần đƣợc

xác định sáng tỏ hơn.

Kinh tế nhà nƣớc (bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc và các nguồn tài

nguyên, ngân sách, quỹ và các lực lƣợng vật chất khác thuộc về nhà nƣớc)

đƣợc đổi mới khá mạnh. Kinh tế nhà nƣớc phát huy vai trò chủ đạo, là lực

lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết

vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nƣớc là lực lƣợng nòng cốt của kinh

tế nhà nƣớc, có vai trò mở đƣờng, dẫn dắt, hỗ trợ các TPKT khác cùng phát

triển, TPKT nhà nƣớc nội dung chi tiết đƣợc đề cập trong báo cáo tổng hợp.

2. Kinh tế tập thể

- Trước đổi mới: Nghị quyết số 16-NQ/TW tháng 4/1959 nhận định:

“Còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và lối làm ăn cá thể thì vẫn còn cơ sở

vật chất và điều kiện cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa phát triển”. Từ quan

điểm này, Nghị quyết 16 Trung ƣơng quyết định: “Cần phải cải tạo sản xuất

cá thể thành nền sản xuất tập thể, chặn đứng con đường tư bản chủ nghĩa ở

nông thôn, cứu nông dân khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa tư bản, góp phần củng

102

cố liên minh công nông…Ưu tiên kết nạp xã viên là bần cố nông, trung nông

lớp dưới, sau đó mới kết nạp trung nông, không bố trí trung nông vào vị trí chủ

chốt”10

- Thời kỳ đổi mới: Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập

trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vai trò của kinh

tế tập thể đã đƣợc Đảng ta khẳng định với mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình

hình thực tiễn của từng thời kỳ, nhằm đảm bảo sự phù hợp với tính chất và

trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất. Đảng đã xác định trong nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung với 3 thành phần (quốc doanh, tập thể và cá thể), thì chủ

thể chính là quốc doanh và tập thể, trong đó kinh tế tập thể có vai trò bổ sung;

trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần,

thì vai trò của kinh tế tập thể ngày càng đƣợc chú trọng. Hội nghị đại biểu toàn

quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng trong thời kỳ đầu của quá trình đổi

mới xác định vai trò của kinh tế tập thể nhƣ sau: “Kinh tế hợp tác với nhiều

hình thức phong phú và đa dạng từ thấp đến cao, phù hợp với nguyên tắc tự

nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, kết hợp sức mạnh của tập thể và sức

mạnh của hộ xã viên, làm cho kinh tế hợp tác trở thành một TPKT vững mạnh,

cùng với kinh tế quốc doanh trở thành xương sống của nền kinh tế quốc dân”

TPKT tập thể nội dung chi tiết đƣợc đề cập trong báo cáo tổng hợp.

3. Kinh tế tƣ nhân

- Trước đổi mới: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được coi là đối

tượng phải cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng để cải tạo và cải tạo để sử dụng

tốt hơn. Kinh tế cá thể được cải tạo thông qua hợp tác hóa, kinh tế tư bản tư

nhân được cải tạo thông qua công tư hợp doanh; kinh tế tập thể và công tư hợp

doanh rồi cũng tiến lên quốc doanh.

Thời kỳ trƣớc đổi mới, Đảng cho rằng kinh tế tƣ nhân là đối tƣợng phải cải

tạo. Tuy vậy, trong thời kỳ này kinh tế tƣ nhân vẫn còn một bộ phận tồn tại và

có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân.

- Sau đổi mới: Từ Đại hội VI (1986) tới nay, quan điểm của Đảng về kinh

tế tƣ nhân có chuyển biến mạnh mẽ, rất cơ bản. Trong suốt quá trình đổi mới,

Đảng ta ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng và sự phát triển, tồn

tại lâu dài của kinh tế tƣ nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

10

Lịch sử Đảng, tập 10, NXB Sự thật, Hà Nội 1960, trang 87.

103

đất nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; chủ trƣơng phát triển

mạnh kinh tế tƣ nhân gắn với dân chủ hoá nền kinh tế, phát huy cao độ nội lực

của đất nƣớc, tạo cơ sở kinh tế cho thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

TPKT tƣ nhân nội dung chi tiết đƣợc đề cập trong báo cáo tổng hợp.

4. Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

- Trước đổi mới: Chƣa hình thành quan điểm về thu hút và sử dụng

nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

- Sau đổi mới: Với quan điểm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh

thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển

nhanh, có hiệu quả và bền vững, bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng khẳng định sự

cần thiết mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút và sử dụng có

hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế, của các nguồn lực từ bên ngoài để giải phóng

năng lực sản xuất trong nƣớc, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu

ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tranh thủ tới mức cao nhất nguồn vốn bên

ngoài và những thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý và công nghệ tiên tiến

của thế giới bên ngoài, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc11

. TPKT có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) nội dung chi tiết đề cập trong báo cáo tổng

hợp.

5. Kinh tế tƣ bản nhà nƣớc

- Trước thời kỳ đổi mới: Đảng ta chủ trƣơng sử dụng chủ nghĩa tƣ bản

nhà nƣớc để cải tạo công thƣơng nghiệp tƣ bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ, xoá

bỏ chế độ bóc lột tƣ bản chủ nghĩa, đƣa nền kinh tế chủ yếu là dựa trên sở hữu

cá thể về tƣ liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu

toàn dân và sở hữu tập thể.

- Sau đổi mới: Đại hội VI xác định: “kinh tế tư bản nhà nước là một

TPKT trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, là hình thức kinh tế quá độ được

tổ chức từ thấp đến cao, từ đại lý cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, làm gia công,

cho đến hình thức cao là công tư hợp doanh với nhà nước”12

, (Nội dung chi

tiết đề cập trong báo cáo tổng hợp).

11

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1987, tr.194; 12

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội - 1987, tr 60;

104

Tóm lại, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TPKT:

Trong thời kỳ trước đổi mới: phân định rõ thành hai chế độ sở hữu tồn tại

biệt lập và đối lập nhau là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu phi

xã hội chủ nghĩa. Từ đó Ðảng chủ trƣơng tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa

triệt để chế độ sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở

hữu tƣ bản tƣ nhân thành các hình thức sở hữu khác nhau của chế độ sở hữu xã

hội chủ nghĩa. Với chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa gồm sở hữu toàn dân và sở

hữu tập thể về tƣ liệu sản xuất chủ yếu, từ đó hình thành hai TPKT là kinh tế

quốc doanh (với nòng cốt là các xí nghiệp quốc doanh) và kinh tế tập thể; các

TPKT phi xã hội chủ nghĩa phải đƣợc cải tạo để dần dần trở thành TPKT xã

hội chủ nghĩa.

Thời kỳ đổi mới đến nay: Với ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tƣ nhân)

là cơ sở căn bản để hình thành các TPKT. Quan điểm của Đảng cho rằng các

hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập, mà chúng đan xen nhau, hỗn hợp trong

các loại hình sản xuất, kinh doanh, và tƣơng ứng với nó là hình thành nhiều

TPKT. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Cƣơng lĩnh 1991, quan điểm của

Đảng nhất quán: trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa còn

tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều TPKT. Dự thảo Cƣơng lĩnh 2011 cũng

hoàn toàn nhất trí về TPKT nhƣ Cƣơng lĩnh 1991. Các nhiệm kỳ Đại hội của

Đảng từ khoá VI đến khoá XI (dự thảo) đều cơ bản nhất trí nền kinh tế nƣớc ta

có 5 TPKT, đó là các TPKT: kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân

(cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân), kinh tế tƣ bản nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài.

PHẦN II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÂN LOẠI

THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

I. Tổng quan các văn bản về áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống

1. Quyết định số 147 TCTK/QĐ ngày 27/12/1993

Năm 1993 TCTK ban hành Hệ thống phân loại các khu vực và TPKT áp

dụng trong công tác thống kê theo Quyết định số 147 TCTK/QĐ ngày

27/12/1993, trong đó nêu rõ gồm 3 khu vực kinh tế và các TPKT hoạt động

đƣợc đan xen trong các khu vực kinh tế.

105

2. Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002

TCTK ban hành Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002 về Danh

mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra và báo cáo

thống kê, đối chiếu với phân loại 5 TPKT (Quan điểm của Đảng), gồm: TPKT

nhà nƣớc; TPKT tập thể; TPKT tƣ nhân (cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân);

TPKT tƣ bản nhà nƣớc và TPKT có vốn ĐTNN. Công văn số 231

TCTK/PPCĐ phân loại theo 3 loại hình kinh tế (LHKT): Kinh tế nhà nƣớc;

Kinh tế ngoài nhà nƣớc và Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (chế độ báo cáo

nhanh) và 5 LHKT: Kinh tế Nhà nƣớc; Kinh tế Tập thể; Kinh tế Cá thể; Kinh

tế tƣ nhân; Kinh tế có vốn ĐTNN.

Tuy nhiên 5 TPKT theo quan điểm của Đảng với cách phân loại thống

kê theo 5 LHKT có mối quan hệ với nhau, thể hiện qua bảng số 1 nhƣ sau:

BẢNG SỐ 1. QUAN HỆ PHÂN LOẠI TPKT (QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG)

VÀ LHKT ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Phân loại TPKT (Đại hội

Đảng lần thứ X)

Áp dụng phân loại TPKT (Công

văn số 231 TCTK/PPCĐ)

Ghi chú

1. TPKT nhà nƣớc 1. Loại hình Kinh tế nhà nƣớc Quan hệ tƣơng thích

2. TPKT tập thể 2. Loại hình Kinh tế tập thể Quan hệ tƣơng thích

3. TPKT tƣ nhân (cá thể,

tiểu chủ, tư bản tư nhân)

3. Loại hình Kinh tế tƣ nhân

4. Loại hình Kinh tế cá thể

Quan hệ tƣơng thích

4. TPKT có vốn ĐTNN 5. LHKT có vốn ĐTNN Quan hệ tƣơng thích

5. TPKT tƣ bản nhà nƣớc X Chƣa thể hiện mối

quan hệ trong công

tác thống kê

Thực chất nội hàm giữa 3 TPKT (1; 2; 4) và 3 LHKT (1; 2; 5) có mối

quan hệ tƣơng thích với nhau, duy nhất TPKT (3) đƣợc tách bạch thành 2

LHKT (3; 4) cũng có mối quan hệ tƣơng thích, đồng thời không có LHKT nào

tƣơng thích với TPKT tƣ bản nhà nƣớc

II. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê

Luật Thống kê nêu rõ “Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, phân

tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện

106

tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể do tổ chức

thống kê nhà nước tiến hành”13

, do đó để đánh giá thực trạng áp dụng phân loại

TPKT trong công tác thống kê, Đề tài tiếp cận theo 2 giai đoạn chủ yếu của quá

trình hoạt động thống kê, đó là: (i). Thu thập số liệu thống kê (điều tra thống kê

và báo cáo thống kê); (ii). Tổng hợp, biên soạn (theo nhóm chỉ tiêu) và công bố

số liệu thống kê.

1. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong thu thập số liệu

1.1. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong điều tra thống kê

1.1.1. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong Tổng điều tra

a. Tổng điều tra Cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp

Tổng điều tra Cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng phân loại

theo 5 LHKT gồm: Kinh tế nhà nƣớc (KTNN); kinh tế tập thể (KTTT); kinh tế

tƣ nhân (KTTN); kinh tế cá thể (KTCT) và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

(KTCVĐTNN).

b. Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản

Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản áp dụng phân loại

theo TPKT bao gồm 5 LHKT: KTNN; KTTN; KTTT; KTCT; KTCVĐNN.

1.1.2. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong các cuộc điều tra

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm: Áp dụng TPKT trong điều tra doanh

nghiệp theo các LHKT: KTNN; KTTT; KTTN; KTCVĐTNN.

- Điều tra thống kê công nghiệp hàng tháng (Quyết định số 1288/QĐ-TCTK

ngày 24/1/2006 của Tổng cục trƣởng TCTK)

- Điều tra xây dựng quý (Quyết định số 1320/QĐ-TCTK ngày 08/12/2006

của Tổng cục trƣởng TCTK);

Hai cuộc điều tra mẫu Điều tra thống kê công nghiệp hàng tháng và

Điều tra xây dựng hàng quý đều phân loại thống kê theo 3 khu vực kinh tế:

Kinh tế nhà nƣớc (doanh nghiệp nhà nƣớc); Kinh tế ngoài nhà nƣớc (doanh

nghiệp ngoài nhà nƣớc và hộ công nghiệp cá thể); Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài)

13

Luật Thống kê số: 04/2003/QH11, ngày ngày 17 tháng 6 năm 2003.

107

- Điều tra Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đối chiếu với công văn số

231/TCTK-PPCĐTK, phân loại thống kê theo LHKT gồm: KTTT; KTTN và

KTCVĐTNN.

- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: Bao gồm toàn bộ các cơ sở

sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc đối tƣợng là doanh nghiệp

thì đối tƣợng điều tra đều đƣợc phân loại theo LHKT cá thể.

- Điều tra thống kê Nông nghiệp và thủy sản: Việc áp dụng phân loại

TPKT trong điều tra theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT; KTTN;

KTCVĐTNN.

1.2. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong báo cáo thống kê

Việc áp dụng phân loại TPKT trong các báo cáo thống kê đƣợc thực hiện

theo các LHKT nhƣ sau:

- Áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc (gồm doanh nghiệp nhà

nƣớc: Trung ƣơng và địa phƣơng) thực hiện theo Quyết định số 62/2003/BKH

của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Quyết định số 156/2003/QĐ-TCTK

của Tổng cục trƣởng TCTK. Theo đó các doanh nhà nƣớc thực hiện báo cáo

hàng tháng, năm và đối tƣợng báo cáo thuộc loại hình Kinh tế nhà nước.

- Báo cáo thống kê định kỳ hoạt động xuất, nhập khẩu (Quyết định số

63/2003/QĐ-BKH và Quyết định số 158/2003/QĐ-TCTK) áp dụng đối với

công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân; công ty cổ phần (ngoài công ty cổ phần

nhà nƣớc), công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân và đơn vị kinh tế tập thể và

chế độ báo cáo thống kê đối với doanh nghiệp có VĐTNN, việc áp dụng phân

loại TPKT theo các LHKT: KTTT; KTCT; KTTN và KTCVĐTNN.

- Báo cáo thống kê định kỳ Vận tải, bốc xếp, dịch vụ, đại lý vận tải và bƣu

chính viễn thông (Quyết định số 732/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002) việc

áp dụng phân loại TPKT theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT; KTTN;

KTCVĐTNN (Đối với báo cáo chính thức 6 tháng và năm); Phân theo 3 LHKT:

KTNN; KTNNN và KTCVĐTNN (Đối với báo cáo nhanh)

- Báo cáo định kỳ đƣợc tổng hợp từ kết quả điều tra cá thể 1/10 và điều tra

doanh nghiệp 1/3 hàng năm gửi TCTK báo cáo nhanh phân loại theo 3 LHKT:

KTNN; Kinh tế ngoài nhà nƣớc (KTNNN) và KTCVĐTNN; Báo cáo năm

phân loại theo LHKT đƣợc chi tiết theo 13 loại hình doanh nghiệp.

Theo công văn 231 TCTK/PPCĐ đối với báo cáo chính thức 6 tháng, năm

các chỉ tiêu tổng hợp phân theo 5 LHKT, nhƣng trong báo cáo tổng hợp phần

108

thống kê công nghiệp chia ra rất chi tiết theo 13 loại hình doanh nghiệp, do vậy

khi cung cấp số liệu hoặc đối chiếu so sánh rất bất cập.

- Quyết định số 1320/QĐ-TCTK, ngày 8/12/2006, thực hiện chế độ báo

cáo thống kê xây dựng trong đó: (i). Báo cáo quý, việc áp dụng phân loại

TPKT trong chế độ báo cáo thống kê xây dựng đƣợc thực hiện theo 4 LHKT:

KTNN(doanh nghiệp nhà nƣớc); KTTN (doanh nghiệp ngoài quốc doanh),

KTCVĐTNN và các loại hình khác; (ii). Báo cáo năm: Phân theo 5 LHKT:

KTNN; KTTT; KTCT; KTTN và KTCVĐTNN. Trong đó, LHKT cá thể đƣợc

tổng hợp từ phiếu điều tra hàng năm đối với hoạt động xây dựng HGĐ (các

LHKT khác đƣợc tổng hợp từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm) đã

đƣợc phân loại cụ thể.

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản áp dụng

đối với các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành theo

Quyết định số 657/2002/QĐ-TCTK ngày 02/10/2002 của Tổng cục trƣởng

TCTK. Theo chế độ này việc áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thực hiện theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT;

KTTN và KTCVĐTNN.

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Tài khoản Quốc gia áp dụng đối với

Cục Thống kê tỉnh, thành phố theo Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày

15/01/2003 theo đó việc áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê Tài

khoản Quốc gia thực hiện theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT; KTTN và

KTCVĐTNN.

1.3. Các chỉ tiêu thống kê áp dụng phân loại theo LHKT

Căn cứ chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra thu thập thông tin thống kê

áp dụng phân loại theo LHKT, số lƣợng chỉ tiêu thống kê thuộc các lĩnh vực

thống kê: Hệ Thống Tài khoản quốc gia chiếm 42,25% tổng số chỉ tiêu thống

kê áp dụng phân loại theo 5 LHKT (đây là nhóm chỉ tiêu tổng hợp các lĩnh vực

kinh tế), tiếp đến là chỉ tiêu thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm

27,11%; Chỉ tiêu Thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ chiếm 18,66% (phần chỉ tiêu

thống kê giá cả không áp dụng phân loại theo 5 LHKT); Chỉ tiêu Thống kê

Công nghiệp và Xây dựng chiếm 11,26% và sau cùng là chỉ tiêu thống kê Lao

động chiếm 0,35% tổng số chỉ tiêu thống kê đƣợc thu thập thông tin qua chế độ

báo cáo thống kê và điều tra thống kê áp dụng theo phân loại 5 LHKT, thể hiện

qua bảng số 2 nhƣ sau:

109

Bảng số 2. Chỉ tiêu thống kê thu thập thông tin áp dụng phân loại theo 5 LHKT

TT Lĩnh vực Thống kê Số lƣợng

(Chỉ tiêu)

Cơ cấu

(%)

Tổng số 284 100,00

1 Hệ Thống Tài khoản quốc gia 120 42,25

2 Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 77 27,11

3 Thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ 53 18,66

4 Thống kê Công nghiệp và Xây dựng 33 11,62

5 Thống kê Lao động 1 0,35

Nguồn: Các chế độ báo cáo thống kê định kỳ và phƣơng án điều tra thống kê

Các chỉ tiêu thống kê thu thập qua điều tra và chế độ báo cáo thống

kê áp dụng phân loại theo LHKT bao gồm: Năm LHKT: Kinh tế nhà nước;

Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế cá thể và Kinh tế có vốn ĐTNN (đối

với các chỉ tiêu thống kê thuộc chế độ báo cáo chính thức 6 tháng, năm và điều

tra thống kê); Ba LHKT: Kinh tế nhà nước; Kinh tế ngoài nhà nước và Kinh tế

có vốn ĐTNN (đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc chế độ báo cáo nhanh).

2. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong tổng hợp, biên soạn, công bố

thông tin thống kê: Số lƣợng chỉ tiêu thống kê đƣợc thể hiện qua bảng số 3 nhƣ

sau:

Bảng số 3. Chỉ tiêu thống kê tổng hợp, biên soạn và công bố thông tin

áp dụng phân loại theo 5 LHKT/TPKT

TT

Lĩnh vực thống kê

Chỉ tiêu thống kê

Tổng hợp Biên soạn và công

bố thông tin

Tổng số 232 96

1 Hệ Thống Tài khoản quốc gia 86 12

2 Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 78 32

3 Thống kê Thƣơng mại, Dịch vụ 40 27

4 Thống kê Công nghiệp và Xây dựng 27 25

5 Thống kê Lao động 1 -

Nguồn: Các báo cáo chuyên đề và Niên giám thống kê năm 2007, 2008.

110

Chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy

sản áp dụng phân loại LHKT đạt 98,70% đƣợc tổng hợp và 41,56% chỉ tiêu

đƣợc biên soạn và công bố thông tin chiếm trong tổng số chỉ tiêu thống kê thu

thập thuộc lĩnh vực Thống kê Nông, Lâm nghiệp và thủy sản. So sánh với các

lĩnh vực thống kê khác, lƣợng chỉ tiêu thống kê áp dụng theo phân loại LHKT

đƣợc biên soạn và công bố thông tin nhƣ Thống kê Công nghiệp đạt 75,76%

(cao nhất); Thống kê Thƣơng mại và Dịch vụ đạt 50,94% và sau cùng là Hệ

thống Tài khoản quốc gia đạt 10,00% chiếm trong tổng số chỉ tiêu thống kê thu

thập thông tin (qua chế độ báo cáo thống kê và điều tra thống kê) đối với các

lĩnh vực thống kê. Chi tiết áp dụng phận loại TPKT trong các lĩnh vực thống kê

đƣợc đề cập tại phần tiếp theo.

1) Thống kê Công nghiệp và Xây dựng

1.1. Tổng hợp thông tin

Chỉ tiêu thống kê Công nghiệp và Xây dựng được tổng hợp theo khu vực

kinh tế: Kinh tế nhà nƣớc; Kinh tế ngoài nhà nƣớc (kinh tế tƣ nhân; kinh tế cá

thể; kinh tế tập thể); Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.2. Biên soạn và công bố thông tin

Biên soạn và phạm vi công bố thông tin Thống kê Công nghiệp (Thống

kê Xây dựng chƣa công bố thông tin) áp dụng phân loại theo TPKT gồm: Kinh

tế nhà nước; Khu vực ngoài nhà nước (Kinh tế tập thể; Kinh tế tƣ nhân; Kinh

tế cá thể: Hộ cá thể); Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (DN 100% vốn nƣớc

ngoài và DN liên doanh với nƣớc ngoài).

2) Thống kê Thƣơng mại và Dịch vụ

2.1. Tổng hợp thông tin

Chỉ tiêu Thống kê Thƣơng mại và Dịch vụ đƣợc tổng hợp thông tin áp

dụng theo phân loại TPKT cơ bản đáp ứng theo yêu cầu chung của TCTK (theo

chế độ báo cáo quy định). Đối với các sản phẩm đầu ra trong các báo cáo

nhanh, báo cáo chính thức đƣợc tổng hợp thông tin đều phân tổ theo 5 TPKT:

Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế cá thể; Kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài.

2.2. Biên soạn và công bố thông tin

Phạm vi biên soạn và công bố thông tin tùy từng chỉ tiêu và tài liệu công

bố mà mức độ phân loại các TPKT có khác nhau, nhóm chỉ tiêu thống kê phân

loại theo 5 TPKT (đề cập chi tiết báo cáo tổng hợp).

111

3) Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

3.1. Tổng hợp thông tin

Tổng hợp số liệu Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản mức độ áp

dụng phân tổ tổng hợp thông tin theo LHKT về cơ bản nhƣ Tổng điều tra, điều

tra thƣờng xuyên và chế độ báo cáo thống kê định kỳ, số chỉ tiêu thống kê đƣợc

biên soạn và tổng hợp và phân theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT; KTTN;

KTCVĐTNN.

3.2. Biên soạn và công bố thông tin

Nhóm chỉ tiêu Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản công bố thông

tin phân loại theo 5 TPKT: Kinh tế nhà nƣớc; Kinh tế tƣ nhân; Kinh tế cá thể;

Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

4) Hệ thống tài khoản quốc gia

4.1. Tổng hợp thông tin

Giai đoạn từ 1986 - 2002: Phân loại thống kê theo 6 TPKT: Nhà nƣớc;

Tập thể; Tƣ nhân; Cá thể; Kinh tế hỗn hợp; Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

và sau khi thực hiện công văn số 231/TCTK-PPCĐ) đến nay nhóm chỉ tiêu

thống kê đƣợc tổng hợp và biên soạn theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT;

KTTN; KTCVĐTNN

4.2. Biên soạn và công bố thông tin

Nhóm chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh tăng trƣởng kinh tế phân loại

theo 5 TPKT (chi tiết tại báo cáo tổng hợp).

III. Đánh giá chung thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác

thống kê

1. Kết quả đạt được

Trƣớc những yêu cầu lớn về thông tin thống kê theo TPKT phục vụ công

tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ,

trong nhiều năm qua, ngành Thống kê đã có những cố gắng trong cải tiến và

đổi mới phƣơng pháp nghiệp vụ thống kê nhằm thu thập đƣợc nhiều thông tin

kinh tế - xã hội của các TPKT để tổng hợp, biên soạn và công bố thông tin theo

phân loại TPKT cơ bản đáp ứng nhu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc các

cấp và những đối tƣợng dùng tin khác. Do vậy việc áp dụng phân loại TPKT

trong thu thập thông tin (qua chế độ báo cáo thống kê; điều tra thống kê); Tổng

hợp, biên soạn và công bố thông tin thống kê đạt đƣợc kết quả tƣơng đối tốt.

112

- Những kết quả đạt đƣợc trong việc áp dụng phân loại TPKT đối với thu

thập thông tin; Tổng hợp, biên soạn và công bố thông tin thống kê qua các chỉ

tiêu thống kê, nếu xem xét về số lƣợng chỉ tiêu thống kê đƣợc phân loại áp

dụng theo 5 LHKT: KTNN; KTTT; KTCT; KTTN; KTCVĐTNN trên cơ sở thực

hiện Công văn số 231/TCTK-PPCĐ thì số lƣợng chỉ tiêu rất khiêm tốn, cụ thể

đạt 284 chỉ tiêu thống kê đƣợc thu thập thông tin qua chế độ báo cáo thống kê

và điều tra thống kê áp dụng phân loại theo 5 LHKT, trong đó 232 chỉ tiêu

đƣợc tổng hợp (chiếm 81,69%) và 96 chỉ tiêu thống kê (chiếm 33,80%) đƣợc

biên soạn và công bố thông tin thống kê áp dụng phân loại theo TPKT14

.

- Việc phân tổ các chỉ tiêu thống kê theo LHKT trong thu thập, tổng hợp

theo LHKT và biên soạn, công bố theo TPKT đã đáp ứng nhu cầu thông tin tối

thiểu của ngƣời sử dụng thông tin thống kê về mặt lƣợng để đánh giá qui mô

các TPKT, thông qua đó thấy đƣợc quá trình hình thành và phát triển của các

TPKT ở nƣớc ta từ năm 1986 đến nay. Tuy chƣa đầy đủ, nhƣng thông qua một

số chỉ tiêu về vốn, lao động, kết quả sản xuất (GDP, giá trị sản xuất công

nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng...) đƣợc phân

loại theo TPKT, các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê đặc biệt là các cơ

quan làm chính sách đã quan sát đƣợc tƣơng quan giữa các TPKT, đánh giá

đƣợc kết quả, hiệu quả của các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã

hội của các TPKT; Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung và ban

hành những chính sách mới, tạo điều kiện cho các TPKT phát triển đúng

hƣớng, đồng thời tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong nền

kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, thông

qua các chỉ tiêu thống kê đƣợc phân tổ theo TPKT, các cơ quan Lãnh đạo

Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý đã khẳng định tính đúng đắn của chủ

trƣơng, đƣờng lối của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều TPKT ở nƣớc ta từ

sau năm 1986 đến nay, cơ bản phù hợp với thực tế của nƣớc ta và của kinh tế

thế giới.

- Trong quá trình phân tổ các chỉ tiêu thống kê theo TPKT trong việc thu

thập thông tin, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê, ngành Thống kê đã

tiếp cận đƣợc nhu cầu của các đối tƣợng sử dụng thông tin, từ đó ý thức đƣợc

nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn phát triển chung của đất nƣớc, từng

bƣớc đáp ứng nhu cầu của các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê. Về mặt

nghiệp vụ, thông qua việc phân tổ các chỉ tiêu thống kê theo TPKT, các đơn vị

nghiệp vụ trong toàn ngành Thống kê đã từng bƣớc khắc phục những hạn chế

14

Tính toán từ bảng số liệu 2 và 3.

113

trong các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tổ số liệu và trong việc xây dựng

các phƣơng án điều tra cũng nhƣ các chế độ báo cáo, qua đó đề xuất cải tiến

nhằm nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

- Trước hết là do công tác phổ biến thông tin thống kê đã lấy mục tiêu

hàng đầu là hƣớng đến ngƣời dùng tin, lấy nhu cầu thông tin của các đối tƣợng

sử dụng thông tin làm trọng tâm hoạt động của toàn ngành. Trên cơ sở nhu cầu

của ngƣời dùng tin, đặc biệt nhu cầu của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, ngành

Thống kê tổ chức hoạt động thu thập, tổng hợp và công bố thông tin thống kê

đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngƣời sử dụng. Cụ thể nhƣ Công văn số 231

TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002 của Tổng cục trƣởng TCTK về việc ban hành

Danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra và báo

cáo thống kê, trên cơ sở đó khi ban hành chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra,

Tổng điều tra đã đƣợc vận dụng cụ thể hoá phân loại theo các loại hình kinh tế

một cách phù hợp.

- Ngành Thống kê đã chủ động nắm bắt nhu cầu của mọi đối tƣợng sử

dụng thông tin thống kê, chủ động thu thập, tổng hợp, biên soạn và công bố các

chỉ tiêu phân tổ theo TPKT trong ấn phẩm xuất bản thống kê (ví dụ Niên giám

thống kê; kết quả Điều tra Doanh nghiệp hàng năm, v.v...) và quan tâm đến

việc phổ biến thông tin thống kê. Ngoài ra, một vấn đề khác cũng là yếu tố

quan trọng góp phần đƣa đến những kết quả trên, đó là trình độ năng lực của

cán bộ trong ngành đƣợc nâng cao, cán bộ đƣợc tiếp cận và học hỏi kinh

nghiệm công tác của thống kê các nƣớc; phƣơng tiện làm việc, cơ sở vật chất

của ngành ngày từng bƣớc đƣợc trang bị đầy đủ hơn, đảm bảo thực hiện công

tác chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Một số vấn đề hạn chế và bất cập khi áp dụng phân loại TPKT trong

công tác thống kê

Thuật ngữ “Loại hình kinh tế” tại Công văn số 231 TCTK/PPCĐ;

Về hình thức: Chỉnh sửa văn bản theo đúng quy định hiện hành

- Không nên dùng Công văn để ban hành quy định mà thực hiện thể thức

Quyết định ban hành quy định

Về nội dung:

- Cụm từ “đơn vị” không phù hợp với cụm từ đang dùng “cơ sở”;

114

- Phân loại TPKT không đủ theo Nghị quyết Đại hội X (Không đáp ứng

đủ thông tin thống kê theo phân loại TPKT thiếu TPKT tư bản nhà nước);

- Đơn vị sự nghiệp hiện nay chỉ còn đơn vị sự nghiệp công và tƣ thục;

- Định nghĩa lại đơn vị kinh tế cá thể (mã 300);

- Các cơ sở Đảng, đoàn thể, hiệp hội… hiện nay đã phân vào cơ sở sự

nghiệp (Tổng điều tra CSKTHCSN);

- Có quan điểm giai cấp rõ ràng khi dùng cụm từ “TPKT” thay cho “LHKT”;

- Đơn vị kinh tế tập thể (mã 200) hoạt động theo Luật HTX, nhƣng thực tế

cho thấy việc thực hiện Luật này còn gò ép, mang tính hình thức, “thực hiện

theo phong trào”, chƣa thực sự trên cơ sở tự nguyện. Điều này thể hiện ở chỗ,

so với số lƣợng HTX thành lập ban đầu, số HTX mới không tăng, số xã viên,

vốn bình quân 1 HTX thấp, số HTX hoạt động có hiệu quả không nhiều, kinh

doanh đơn điệu. Thực chất nhiều HTX chỉ do 1 ngƣời bỏ vốn nhƣng ghi tên

nhiều ngƣời, thậm trí góp vốn theo cổ phần (thể hiện rõ nét nhất là các Quỹ Tín

dụng nhân dân cơ sở). Vì vậy, nhiều HTX lại ghi tên “HTX cổ phần...” và hoạt

động theo mô hình công ty cổ phần, qua thực tế cho thấy đây chính là công ty

cổ phần trá hình.

- Công ty cổ phần Nhà nƣớc (mã 131), trong đó hình thức cổ phần đặc

biệt theo Luật DN mới thì loại hình này không còn tồn tại nên cần thay đổi cho

phù hợp với thức tế.

2.1. Thu thập và tổng hợp thông tin

- Áp dụng TPKT trong công tác thống kê theo 5 LHKT (Công văn số

231 TCTK/PPCĐ) so với phân loại TPKT theo quan điểm của Đảng có 5

TPKT (Đại hội Đảng lần thứ X), cơ bản chƣa đáp ứng đầy đủ thông tin thống

kê phân loại theo TPKT (Quan điểm của Đảng), vì trong công tác thống kê

không thể bóc tách đƣợc thông tin thống kê thuộc TPKT Tƣ bản nhà nƣớc

(theo quan điểm của Đảng), đồng thời TPKT tƣ nhân theo quan điểm của Đảng

(cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), nhƣng trong công tác thống kê đƣợc phân

loại theo LHKT tƣ nhân và LHKT cá thể, và đƣợc thể hiện qua bảng số 4 nhƣ

sau:

115

Bảng số 4. Hiện trạng trạng thông tin thống kê theo phân loại TPKT

trong công tác thống kê

Phân loại TPKT (Đại hội

Đảng lần thứ X)

Áp dụng phân loại TPKT

(Công văn số 231 TCTK/PPCĐ)

Hiện trạng thông

tin thống kê

1. TPKT Kinh tế nhà nƣớc 1. Loại hình Kinh tế nhà nƣớc

Đáp ứng thông tin

theo phân loại

TPKT (Quan

điểm của Đảng)

2. TPKT tập thể 2. Loại hình Kinh tế tập thể

3. TPKT tƣ nhân (cá thể, tiểu

chủ, tƣ bản tƣ nhân)

3. Loại hình Kinh tế tƣ nhân

4. Loại hình Kinh tế cá thể

4. TPKT có vốn ĐTNN 5. LHKT có vốn ĐTNN

5. TPKT tƣ bản nhà nƣớc X Chƣa có thông tin

- Số lƣợng chỉ tiêu thu thập phản ánh chất lƣợng và hiệu quả phân loại

theo TPKT và theo ngành kinh tế hoạt động, theo vùng địa lý kinh tế, v.v…

còn hạn chế (phân tổ kép), ví dụ: Chỉ tiêu lao động làm việc tại các ngành kinh

tế quốc dân phân theo TPKT; Thu nhập của ngƣời lao động phân theo TPKT

và ngành kinh tế hoạt động; Mức độ đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của

TPKT phân theo ngành kinh tế hoạt động, v.v...

Lý do cần thu thập và công bố thông tin theo phân tổ kép nhƣ vậy, để giúp

cho Đảng và nhà nƣớc đánh giá sâu sắc hơn về hiệu quả hoạt động của từng

TPKT trong ngành kinh tế, vùng địa lý kinh tế, v.v… để từ đó có chính sách

phù hợp hơn, tránh hiện tƣợng mất cân đối cơ cấu đầu tƣ giữa các ngành kinh

tế, vùng địa lý kinh tế, v.v... (Danh mục chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê

Bộ, ngành chƣa có hoặc có nhƣng chƣa phân loại theo TPKT hoặc theo LHKT

đề cập chi tiết tại báo cáo chuyên đề của Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia).

- Trong nền kinh tế thị trƣờng sự đan xen hoạt động giữa các TPKT diễn

ra ngày càng phổ biến, do vậy khi xác định phạm vi của mỗi TPKT thông qua

các chỉ tiêu thống kê định lƣợng có thể sẽ xảy ra hiện tượng vừa trùng, vừa sót

và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thống kê, dẫn đến phản ánh không đúng

thực chất vai trò, vị trí của mỗi TPKT trong các điều kiện sản xuất và kết quả,

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ, trong nông nghiệp, sự đan xen giữa TPKT

Nhà nƣớc, TPKT tập thể với TPKT tƣ nhân, TPKT tƣ bản nhà nƣớc, TPKT có

116

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hiện nay là phổ biến hay sự đan xen giữa các bộ phận

trong TPKT tƣ nhân (cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân) của ngành nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản.

- Công tác thu thập thông tin thống kê hàng tháng phân theo LHKT đƣợc

thực hiện nhƣng độ tin cậy chƣa cao (đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp

ngoài nhà nƣớc và hộ gia đình với số lƣợng ngày càng tăng).

- Thông tin thống kê phân loại theo TPKT hay LHKT không đầy đủ và

thiếu đồng bộ trong nguồn số liệu từ hồ sơ hành chính. Vì vậy việc phân loại

TPKT dựa trên hồ sơ hành chính thƣờng không có chuẩn mực thống nhất dẫn

đến mỗi cơ quan đơn vị đôi khi xác định TPKT không đồng nhất…Tính đầy đủ

của nguồn số liệu từ hồ sơ hành chính không cao và không đều đặn có thời kỳ

khai thác thu thập đƣợc tƣơng đối đầy đủ, có thời kỳ khó thu thập và thu thập

không đầy đủ, nhất là đối với cơ quan quan trọng nhƣ: Quốc phòng, an ninh và

một số cơ quan Đảng… sự không đầy đủ, không đồng nhất sẽ ảnh hƣởng đến

chất lƣợng thông tin thống kê phân loại theo TPKT.

2.2. Biên soạn và công bố thông tin

Phân loại TPKT hay LHKT trong biên soạn, tổng hợp thông tin còn nhiều

hạn chế về mức độ chi tiết theo ngành kinh tế, theo địa phƣơng và vùng địa lý

kinh tế, v.v...

Công bố thông tin theo phân loại TPKT trong công tác thống kê hiện nay

các sản phẩm thống kê hiện dành khá lớn dung lƣợng phân loại theo TPKT

nhƣng chƣa chi tiết theo ngành kinh tế, theo địa phƣơng và vùng địa lý kinh tế

(mặc dù có tổng hợp và biên soạn). Hơn nữa yêu cầu của quốc tế chủ yếu đòi

hỏi chi tiết nhiều hơn theo ngành kinh tế. Nếu công bố chi tiết theo TPKT, các

sản phẩm thống kê sẽ rất dài, trong khi dung lƣợng phát hành, kinh phí và

nguồn lực nhân sự của ngành Thống kê còn hạn chế.

Một số nguyên nhân chủ yếu

Nguyên nhân khách quan:

- Thiếu văn bản hƣớng dẫn liên quan đến cơ sở lý luận về phân loại

TPKT theo quan điểm của Đảng.

- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng nêu rõ “Các TPKT nƣớc ta

bao gồm: Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tƣ bản tƣ

nhân, kinh tế tƣ bản nhà nƣớc và kinh tế có vốn ĐTNN”. Nhƣng cho đến nay

117

các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền vẫn chƣa có văn bản chính luận đƣa ra

khái niệm hoặc giải thích về các loại TPKT, những quy định về tiêu chí để

phân loại các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vào các

TPKT thích hợp theo nhƣ Nghị quyết đã đề ra. Do đó đây là vấn đề khó khăn

đối với công tác thống kê áp dụng theo phân loại TPKT. Tuy nhiên do chƣa có

tiêu chí để phân định các TPKT, nên công tác thống kê không thể phân định tất

cả các chỉ tiêu thống kê thu thập thông tin theo TPKT và cũng không có điều

kiện để bóc tách rạch ròi một số chỉ tiêu bao nhiêu phần trăm đƣa vào TPKT

này, bao nhiều phần trăm đƣa vào TPKT kia. Vì vậy phải đề ra quy ƣớc thống

kê để ƣớc lƣợng dẫn đến độ chính xác chƣa cao và tính so sánh các TPKT hoặc

LHKT giữa các thời kỳ có phần chƣa đồng nhất.

- Nghị quyết Đại hội Đảng X nêu rõ 5 TPKT, nhƣng có những “TPKT”

thực chất chỉ là “khu vực kinh tế” hoặc hình thức kinh tế nhƣ TPKT có vốn

ĐTNN. Thực chất việc phân loại TPKT theo quan điểm của Đảng là xuất phát

từ “Quan hệ sở hữu”; còn phân loại theo LHKT trong công tác thống kê thực

chất “là thiên về loại hình tổ chức hoạt động kinh tế” do vậy đây là vấn đề cần

phải làm rõ trong công tác thống kê áp dụng phân loại theo TPKT.

- Hệ thống tổ chức thu thập thông tin giữa TCTK và các Bộ (trong Hệ

thống chỉ tiêu (HTCT) thống kê quốc gia) đối với một số chỉ tiêu phục vụ quản

lý và điều hành của một số Bộ/ngành chƣa rõ ràng nên dẫn đến sự trồng chéo,

lãng phí; khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu chƣa thống

nhất nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng số liệu thu thập theo phân loại TPKT.

Nguyên nhân chủ quan: Hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và nguồn nhân

lực có chất lƣợng của TCTK; Nguồn nhân lực hiện có chƣa phát huy hết khả

năng thực hiện, ảnh hƣởng đến việc áp dụng phân loại TPKT theo quan điểm

của Đảng trong công tác thống kê Việt Nam.

PHẦN III

ĐỀ XUẤT PHÂN LOẠI THỐNG KÊ THÀNH PHẦN KINH TẾ

TPKT là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một kết cấu kinh tế đặc

biệt dựa trên một chế độ sở hữu nhất định về tƣ liệu sản xuất và lực lƣợng sản

xuất tƣơng ứng với nó. Phân loại thống kê theo TPKT là sự phân chia toàn bộ

118

nền kinh tế thành các TPKT khác nhau dựa trên cơ sở sự khác nhau về hình

thức sở hữu.

I. Nguyên tắc, căn cứ xác định nội dung phân loại thống kê theo TPKT

1.1. Nguyên tắc phân loại thống kê theo TPKT

Trên cơ sở xác định tiêu chí và đơn vị phân loại, để phân chia nền kinh

tế thành các TPKT khác nhau căn cứ vào vốn chủ sở hữu và tập hợp các cá

nhân và các đơn vị pháp nhân vào cùng TPKT cần tuân theo những nguyên tắc

nhất định đối với một phân loại thống kê nói chung và phân loại thống kê theo

TPKT nói riêng.

Nội dung chi tiết đƣợc đề cập trong báo cáo tổng hợp.

1.2. Căn cứ xác định phân loại thống kê theo TPKT

Do tính đa dạng, phong phú của các đơn vị tham gia hoạt động kinh tế

trong nền kinh tế ngày nay khi mà đơn vị có thể tham gia không những với tƣ

cách một đơn vị với vốn chủ sở hữu 100% mà còn gồm các đơn vị liên doanh,

liên kết với phần vốn đóng góp của các đơn vị khác nhau; vì vậy để xuất phân

loại này cần xuất phát từ ma trận tổng hợp các loại hình hoạt động của các đơn

vị và từ đó căn cứ vào vốn chủ sở hữu của các đơn vị đóng góp vào hoạt động

để xếp đơn vị đó vào TPKT thích hợp. Ma trận này có hàng ngang thể hiện các

TPKT theo quan điểm của Đảng, cột dọc thể hiện tiêu chí vốn chủ sở hữu - tiêu

chí phân định TPKT; mặt khác cũng thể hiện đƣợc liên doanh giữa nhiều

TPKT khác nhau.

II. Tiêu thức phân loại

Trong thống kê, tiêu thức phân tổ nói chung, tiêu thức phân loại nói

riêng là khái niệm chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể dùng làm căn cứ để phân

chia tổng thể thành các tổ khác nhau đồng thời để tập hợp các đơn vị giống

nhau vào cùng tổ. Tiêu thức phân loại trong phân loại thống kê theo TPKT

đƣợc chỉ ra là xác định tài sản của chủ sở hữu về pháp lý. Tài sản của các chủ

sở hữu về pháp lý khác nhau tạo nên các TPKT khác nhau; mặt khác tài sản

của chủ sở hữu pháp lý giống nhau thì TPKT giống nhau.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc xác định tài sản của chủ sở hữu đƣợc

biểu hiện dƣới hình thái giá trị bằng tiền. Trên giác độ vĩ mô cũng nhƣ vi mô,

tài sản của chủ sở hữu biểu hiện bằng tiền đƣợc xác định thông qua vốn chủ sở

119

hữu pháp lý. Vì vậy vốn chủ sở hữu pháp lý được xác định làm tiêu thức phân

tổ trong phân loại các TPKT.

Vốn chủ sở hữu pháp lý (sau đây gọi tắt là vốn) của các đơn vị của nền

kinh tế biểu hiện khác nhau tùy thuộc tính chất pháp lý của đơn vị trong nền

kinh tế. Cụ thể về tiêu thức này trong các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động

sản xuất kinh doanh nhƣ sau: Vốn trong doanh nghiệp; Vốn trong Hợp tác xã;

Vốn trong hộ sản xuất kinh doanh cá thể; Vốn ở đây là vốn của hộ sản xuất,

kinh doanh, cá thể tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh không tham gia

hợp tác xã; Kinh phí trong đơn vị hành chính, Đảng cộng sản Việt Nam, đoàn

thể, hiệp hội

III. Đơn vị phân loại

Đơn vị phân loại là đơn vị cấu thành các thành phần kinh tế đƣợc sắp

xếp vào cùng hoặc khác thành phần kinh tế tuỳ thuộc đặc điểm của đơn vị theo

tiêu thức phân loại. Đơn vị phân loại xác định quyền về pháp lý của chủ sở hữu

có thể là ngƣời (thể nhân nhân) hoặc pháp nhân (pháp nhân nhân).

Nhƣ vậy, đơn vị phân loại là ngƣời hoặc đơn vị tham gia hoạt động kinh

tế đƣơng nhiên đƣợc pháp luật thừa nhận hoặc đƣợc pháp luật thừa nhận theo

pháp luật qui định.

Căn cứ theo các văn bản pháp qui hiện hành, đơn vị phân loại gồm:

Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp);

Hợp tác xã, liên minh hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã (gọi tắt là hợp

tác xã); Cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể hiệp hội hoạt động theo

qui định của văn bản pháp luật (gọi tắt là cơ quan hành chính sự nghiệp); Cá

nhân (hộ gia đình) hoạt động kinh tế theo quyền đƣơng nhiên đƣợc pháp luật

thừa nhận (gọi tắt là cá nhân).

Bao gồm: Doanh nghiệp; Công ty cổ phần là doanh nghiệp; Công ty

trách nhiệm hữa hạn gồm công ty trách nhiệm hữu hạn: Một thành viên; hai

thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,... (đề cập chi

tiết báo cáo tổng hợp).

IV. Đề xuất phân loại thống kê theo TPKT và áp dụng thử nghiệm

4.1. Đề xuất phân loại thống kê theo TPKT

Căn cứ nguyên tắc, xác định nội dung phân loại TPKT, tiêu thức và đơn

vị phân loại, Đề tài đề xuất hai phƣơng án xác định TPKT nhƣ sau:

120

Phƣơng án 1:

Bảng số 5. Ma trận xác định TPKT

(Căn cứ theo tiêu chí vốn chủ sở hữu)

TPKT Kinh tế liên doanh

100%

vốn

Tổng số Trên 50%

vốn

Vốn không quá

50% nhƣng lớn

nhất

KTNN 111 112

Trung

ƣơng

1111 1121 1123

Địa

phƣơng

1112 1122 1124

KTTT 1210 122 1221 1222

KTTN 211 212

KTCTTC 2111 2121 2123

KTTBTN

2112 2122

(ngoài nhà

nƣớc)

2124

KTTBNN

22 2210 (với

nhà nƣớc)

2220

KTĐTNN 3010 302 3021 3022

Trong bảng ma trận trên lƣu ý:

- Các chữ viết tắt

+ KTNN: Thành phần kinh tế nhà nƣớc

+ KTTT: Thành phần kinh tế tập thể

+ KTTN: Thành phần kinh tế tƣ nhân

+ KTCTTC: Kinh tế cá thể, tiểu chủ

+ KTTBTN: Kinh tế tƣ bản tƣ nhân

+ KTTBNN: Thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc

+ KTĐTNN: Thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

- Các ký hiệu bằng chữ số thể hiện liên doanh của các TPKT đƣợc mã

hóa.

121

Đề xuất danh mục và nội dung phân loại thống kê theo TPKT

Bảng số 6. Danh mục phân loại thống kê theo TPKT

Mã số Tên gọi

Ghi chú

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4

1 Kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể

11 Thành phần kinh tế nhà nƣớc

111 100% vốn nhà nƣớc

1111 100% vốn nhà nƣớc trung ƣơng

1112 100% vốn nhà nƣớc địa phƣơng

112

Kinh tế nhà nƣớc liên doanh với thành

phần kinh tế khác

1121 Vốn nhà nƣớc trung ƣơng >50%

1122 Vốn nhà nƣớc địa phƣơng >50%

1123

Vốn nhà nƣớc trung ƣơng không quá

50% nhƣng lớn nhất

1124

Vốn nhà nƣớc địa phƣơng không quá

50% nhƣng lớn nhất

12 Thành phần kinh tế tập thể

121 1210 100% vốn tập thể

122

Kinh tế tập thể liên doanh với thành

phần kinh tế khác

1221 Vốn tập thể >50%

1222

Vốn tập thể không quá 50% nhƣng lớn

nhất

2 Kinh tế ngoài nhà nƣớc

21 Thành phần kinh tế tƣ nhân

211 100% tƣ nhân

2111 100% cá thể, tiểu chủ

2112 100% tƣ bản tƣ nhân

212

Kinh tế tƣ nhân liên doanh với một

thành phần kinh tế khác

2121 Vốn cá thể tiểu chủ > 50%

2122 Vốn tƣ nhân >50% (với khác nhà nƣớc)

2123

Vốn cá thể tiểu chủ không quá 50%

nhƣng lớn nhất

122

2124

Vốn tƣ nhân không quá 50% nhƣng lớn

nhất

22 Thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc

221 2210 Vốn tƣ nhân >50% với nhà nƣớc

Từ LD

TBTN

với NN

chuyển

sang

222 2220

Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài >50% với nhà

nƣớc

Từ LD

ĐTNN

với NN

chuyển

sang

3 30 Kinh tế vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

301 3010 100% vốn nƣớc ngoài

302

Đầu tƣ nƣớc ngoài liên doanh với thành

phần kinh tế khác

3021

Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài >50% với khác

nhà nƣớc

3022

Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 50 %

nhƣng lớn nhất

Nội dung và cách sắp xếp các đơn vị vào từng TPKT: Nội dung cụ thể

các cấp 1 đến cấp 3

1. Khu vực kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể

Nội dung chi tiết đề cập tại báo cáo tổng hợp

2. Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc gồm TPKT tƣ nhân và TPKT tƣ

bản nhà nƣớc

Nội dung chi tiết đề cập tại báo cáo tổng hợp: Cách sắp xếp các đơn vị,

cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vào mã cấp 4 (Nội dung chi

tiết đề cạp tại báo cáo tổng hợp)

Sau đây là bảng tổng hợp về cách sắp xếp các đơn vị, cá nhân pháp lý

tham gia quá trình sản xuất kinh doanh vào các TPKT qua bảng số 7 nhƣ sau:

123

Bảng số 7. Tổng hợp sắp xếp các đơn vị, cá nhân pháp lý tham gia quá trình sản

xuất kinh doanh vào các TPKT

Công

ty cổ

phần

C. Ty

TNHH

một

thành

viên

C. Ty

TNHH

2

thành

viên

trở lên

Doanh

nghiệp

nhân

C. Ty

hợp

danh

Nhóm

C. Ty

Hợp

tác xã

nhân,

hộ gia

đình

quan

hành

chính

SN

1111 x x x

1112 x x x

1121 x x x

1122 x x x

1123 x x x

1210 x x

1221 x x x

1222 x x x

2111 x

2112 x x x x x

2121 x x x

2122 x x x

2123 x x x

2124 x x x

2210 x x x

2220 x x x

3010 x x

3021 x x x

3022 x x x

124

Phƣơng án 2:

Bảng số 8. Ma trận xác định TPKT

(Căn cứ theo tiêu chí đơn vị pháp nhân và vốn chủ sở hữu)

TPKT

Đơn vị pháp nhân

Doanh nghiệp, HTX Đơn vị, tổ chức khác

100% vốn Liên doanh 100% vốn Liên doanh

1. Thành phần kinh tế

nhà nƣớc

111 112 121 122

Trung ƣơng 1111 1121; 1123 1211; 1212 1221; 1222;

1223; 1224 Địa phƣơng 1112 1122; 1124

2. Thành phần kinh tế

tập thể

21; 211;

2100

22; 220;

2201; 2202

3. Thành phần kinh tế

tƣ nhân (mở rộng)

31. Cá thể tiểu chủ 311; 3110 312; 3121;

3122;

32. Tƣ bản tƣ nhân 321; 3210 322; 3221;

3222.

3231 3232; 3233

33.Tƣ bản nhà nƣớc

331;

3311; 3312

332; 3321;

3322

34. Đầu tƣ nƣớc ngoài

341; 3410 342;

3421; 3422

3431 3432; 3433

Trên cơ sở ma trận xác định TPKT, Đề tài đề xuất Phân loại thống kê

TPKT qua bảng số 9 nhƣ sau:

Bảng số 9. Đề xuất phân loại thống kê TPKT

Mã số

Tên gọi

Cấp

1

Cấp

2

Cấp

3

Cấp

4

1 Thành phần kinh tế nhà nƣớc

11 Doanh nghiệp nhà nƣớc

111 Doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc

1111 Doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc trung ƣơng (TW)

1112 Doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc địa phƣơng

112 Doanh nghiệp nhà nƣớc liên doanh

1121 Doanh nghiệp > 50% vốn nhà nƣớc trung ƣơng

125

1122 Doanh nghiệp > 50% vốn nhà nƣớc địa phƣơng

1123

DNghiệp không quá 50% vốn nhà nƣớc TW nhƣng lớn

nhất

1124

Doanh nghiệp không quá 50% vốn nhà nƣớc địa phƣơng

nhƣng lớn nhất

12 Đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nƣớc khác

121

Đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nƣớc khác 100% vốn nhà

nƣớc

1211 Cơ quan nhà nƣớc 100% vốn nhà nƣớc

1212 Cơ quan hành chính, sự nghiệp khác 100% vốn nhà nƣớc

122 Đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nƣớc khác liên doanh

1221 Cơ quan hành chính, sự nghiệp vốn nhà nƣớc TW >50%

1222

Cơ quan hành chính, sự nghiệp vốn nhà nƣớc địa phƣơng

50%

1223

Cơ quan hành chính, sự nghiệp vốn nhà nƣớc trung ƣơng

không quá 50% nhƣng lớn nhất

1224

Cơ quan hành chính, sự nghiệp vốn nhà nƣớc địa phƣơng

không quá 50% nhƣng lớn nhất

2 Thành phần kinh tế tập thể

21 210 2100 Hợp tác xã 100% vốn tập thể

22 220 Hợp tác xã liên doanh

2201 Hợp tác xã (HTX) liên doanh vốn tập thể >50%

2202

HTX liên doanh vốn tập thể không quá 50% nhƣng lớn

nhất

3 Thành phần kinh tế tƣ nhân (mở rộng)

31 Cá thể, tiểu chủ

311 3110 100% vốn cá thể tiểu chủ

312 Cá thể, tiểu chủ (CT,TC) liên doanh

3121 Cá thể tiêu chủ liên doanh vốn cá thể, tiểu chủ > 50%

3122

CT,TC liên doanh vốn CT,TC không quá 50% nhƣng lớn

nhất

32 Tƣ bản tƣ nhân

321 3210 Doanh nghiệp 100% vốn tƣ nhân

322 Doanh nghiệp tƣ nhân liên doanh

3221

Doanh nghiệp tƣ nhân liên doanh (với ngoài nhà nƣớc)

vốn tƣ nhân > 50%

3222

Doanh nghiệp tƣ nhân liên doanh (với ngoài nhà nƣớc)

vốn tƣ nhân không quá 50% nhƣng lớn nhất

323 Đơn vị sự nghiệp, tổ chức tƣ nhân

3231 Đơn vị sự nghiệp, tổ chức 100% vốn tƣ nhân

126

3232

Đơn vị sự nghiệp, tổ chức liên doanh vốn tƣ nhân> 50%

vốn nhà nhà nƣớc

3233

Đơn vị sự nghiệp, tổ chức liên doanh vốn tƣ nhân không

quá 50% nhƣng lớn nhất

33 Tƣ bản nhà nƣớc

331 Doanh nghiệp tƣ bản nhà nƣớc

3311

Doanh nghiệp vốn tƣ nhân >50% liên doanh với doanh

nghiệp nhà nƣớc

3312

Doanh nghiệp vốn ĐTNN >50% liên doanh với doanh

nghiệp nhà nƣớc

332 Đơn vị, tổ chức (ĐV, TC) tƣ bản nhà nƣớc khác

3321

ĐV, TC tƣ nhân liên doanh với nhà nƣớc vốn tƣ nhân >

50%

3322 Đơn vị, tổ chức ĐTNN với nhà nƣớc vốn ĐTNN > 50%

34 Đầu tƣ nƣớc ngoài

341 3410 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

342 Doanh nghiệp ĐTNN liên doanh với khác nhà nƣớc

3421

Doanh nghiệp ĐTNN liên doanh với ngoài nhà nƣớc vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài > 50%

3422

Doanh nghiệp ĐTNN liên doanh với ngoài nhà nƣớc vốn

ĐTNN không quá 50% nhƣng lớn nhất

343 Đơn vị , tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài khác

3431 Đơn vị, tổ chức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

3432 Đơn vị, tổ chức liên doanh với ngoài nhà nƣớc vốn ĐTNN

3433

Đơn vị, tổ chức liên doanh với ngoài nhà nƣớc vốn ĐTNN

không quá 50% nhƣng lớn nhất

Trên cơ sở đề xuất hai phƣơng án nêu trên, theo quan điểm của Đề tài

chọn phƣơng án 2, vì thể hiện tính tƣơng thích theo quan điểm của Đảng về

TPKT đặc biệt việc nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

4.2. Áp dụng thử nghiệm phân loại thống kê theo TPKT

Dự thảo phân loại thống kê TPKT theo quan điểm của Đảng, để nâng

cao tính thực tế và là một bƣớc trong quá trình trƣớc khi áp dụng trong công

tác thống kê, Đề tài đã đƣợc phân tích áp dụng thử nghiệm (trên giác độ lý

thuyết và điều tra thực nghiệm) đối với các cuộc điều tra sau:

(1) Áp dụng trong điều tra cơ sở/hộ kinh doanh (nông nghiệp và phi

nông nghiệp)

(2) Áp dụng trong điều tra dân số, lao động việc làm

127

(3) Áp dụng trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

(4) Áp dụng (điều tra thử nghiệm) trong điều tra doanh nghiệp

(Nội dung chi tiết đề cập tại báo cáo tổng hợp)

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới ban hành theo Quyết định của

Thủ tƣớng Chính phủ số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 (Nội dung chi tiết đề

cập tại báo cáo tổng hợp)

-Áp dụng thử nghiệm phân loại thống kê TPKT trong điều tra

doanh nghiệp (Nội dung chi tiết đề cập tại báo cáo tổng hợp)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ việc nghiên cứu quan điểm của Đảng, đánh giá thực trạng áp dụng

phân loại LHKT trong công tác thống kê, đề xuất phân loại thống kê TPKT

theo quan điểm của Đảng và đánh giá áp dụng thử nghiệm trong điều tra, hệ

thống chỉ tiêu đặc biệt tiến hành thử nghiệp trong điều tra doanh nghiệp, Đề tài

rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận

i. Đề tài đã bám sát mục tiêu và nội dung nghiên cứu với đề xuất dự thảo

phân loại đƣợc áp dụng thử nghiệm trong với các cuộc điều tra và Hệ thống chỉ

tiêu thống kê quốc gia;

ii. Qua các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng từ khoá VI đến khoá XI (dự thảo)

đều cơ bản nhất trí nền kinh tế nƣớc ta có năm TPKT: kinh tế nhà nước, kinh tế

tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà

nước và kinh tế có vốn ĐTNN.

iii. Thực trạng áp dụng phân loại TPKT trong công tác thống kê Việt Nam

đối với thu thập thông tin; Tổng hợp, biên soạn và công bố thông tin thống kê

thực hiện theo Công văn số 231/TCTK-PPCĐ, đạt 284 chỉ tiêu thống kê đƣợc

thu thập thông tin qua chế độ báo cáo thống kê và điều tra thống kê, trong đó

232 chỉ tiêu đƣợc tổng hợp (chiếm 81,69%) và 96 chỉ tiêu thống kê (chiếm

33,80%) đƣợc biên soạn và công bố thông tin thống kê áp dụng phân loại theo

TPKT, tuy nhiên đối chiếu với quan điểm của Đảng về phân loại TPKT, thông

tin thống kê còn thiếu TPKT Tƣ bản nhà nƣớc;

128

iv. Đề xuất phân loại thống kê theo TPKT áp dụng ở Việt Nam theo 2

phƣơng án: Phƣơng án (1). Căn cứ theo tiêu chí vốn chủ sở hữu; Phƣơng án

(2). Căn cứ theo tiêu chí pháp nhân và vốn chủ sở hữu, đồng thời qua điều tra

thử nghiệm, Đề tài đã lựa chọn phƣơng án 2 vì thể hiện tính tƣơng thích theo

quan điểm của Đảng về TPKT đặc biệt việc nhấn mạnh vai trò của doanh

nghiệp trong nền kinh tế

v. Điều tra thử nghiệm qua kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Từ những câu hỏi rõ ràng, và dễ ghi chép, số liệu có thể đƣợc tổng hợp dễ

dàng thành các TPKT cho thấy khả năng áp dụng tốt của dự thảo này trong

công tác thống kê Việt Nam đặc biệt trong thu thập số liệu thống kê.

- Mặc dù khu vực ĐTNN đƣợc qui định hiện nay là các doanh nghiệp, dự án

có vốn ĐTNN trên 10%; tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian

nhằm phục vụ mục đích quản lý chứ không thể hiện theo đúng nguyên tắc xác

định về TPKT, nhƣng để đáp ứng không những nhu cầu chung về xác định

TPKT mà còn đáp ứng nhu cầu về quản lý chuyên biệt của Cục đầu tƣ nƣớc

ngoài, bƣớc đầu các câu hỏi để xác định TPKT đã đƣa vào chế độ báo cáo áp

dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn ĐTNN, cụ

thể (đề cập trong báo cáo tổng hợp).

- Dự thảo phân loại thống kê TPKT cần đƣợc lấy ý kiến rộng rãi hơn nữa

của các đối tƣợng trong và ngoài ngành Thống kê để bảo đảm tính thực tế

trƣớc khi triển khai.

- Phân loại thống kê TPKT cần đảm bảo liên kết với phân loại cũ để bảo

đảm tính so sánh về dãy số liệu theo thời gian.

Về vấn đề này nhiều ý kiến đã nêu, tuy nhiên để bám sát nội dung đã bảo vệ

đƣợc thông qua nên Đề tài sẽ không đi sâu giải quyết vấn đề này nhƣng Đề tài

cũng đƣa ra định hƣớng nhƣ sau:

- Lập bảng liên kết giữa Phân loại thống kê theo TPKT mới với danh mục

loại hình kinh tế ban hành theo Công văn 231 của Tổng cục trƣởng Tổng cục

Thống kê

- Tiến hành nghiên cứu và đƣa ra hƣớng xử lý quan hệ chuyển đổi không

phải là 1 - 1 bảng tƣơng thích để từ đó xác định các hệ số thích hợp phục vụ

chuyển đổi số liệu.

129

- Một số trƣờng hợp đặc biệt cần lƣu ý gồm:

+ Trƣờng hợp tỷ lệ vốn bằng nhau lớn nhất trong một thực thể pháp lý thì

căn cứ vào chủ thể có quyền quyết định để phân vào thành phần kinh tế tƣơng

ứng

+ Đối với trƣờng hợp cá nhân ngƣời nƣớc ngoài hành nghề tƣ nhân thì cần

xem xét giấy đăng ký kinh doanh để xem xét, quyết định.

2. Kiến nghị

- Đề nghị trƣớc khi đƣa vào ứng dụng phân loại thống kê theo TPKT trong

công tác thống kê Việt Nam, TCTK nên có văn bản lấy ý kiến của Đảng, Chính

phủ và các Bộ, ngành có liên quan về áp dụng phân loại thống kê theo TPKT;

- Giao Vụ Phƣơng pháp Chế độ Thống kê và công nghệ thông tin (chủ trì)

phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai kết quả nghiên cứu và xây dựng

Văn bản pháp lý trình lãnh đạo TCTK ban hành áp dụng;

- TCTK ban hành Quyết định về Phân loại các khu vực kinh tế và TPKT áp

dụng trong công tác thống kê Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tƣớng Chính phủ, năm 2010, Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày

24/8/2010;

2. Thủ tƣớng Chính phủ, năm 2009, Chỉ thị Số: 751/CT-TTg, ngày

03/06/2009;

3. Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội 1960 Lịch sử Đảng, tập 10;

4. Ban Bí thƣ Trung ƣơng, năm 1978, Chỉ thị 57 - CT/TW ngày 15/11/1978;

5. Nhà Xuất bản – NXB Sự thật, Hà Nội 1982, Văn kiện Đại hội V, tập 1;

6. Trung tâm từ điển ngôn ngữ Việt Nam, Hà Nội, 1992, Từ điển Tiếng Việt;

7. NXB Chính trị Quốc gia, 2001, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX;

8. NXB Chính trị Quốc gia, 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X;

9. NXB Chính trị Quốc gia, 2007, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53;

10. Quốc hội, năm 2003, Luật Thống kê số: 04/2003/QH11, ngày 17/6/;

11. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Tài khoản áp dụng đối với Cục Thống kê

tỉnh, thành phố (Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày 15/01/2003);

130

12. TCTK, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản áp

dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố (Quyết định số 657/2002/QĐ-

TCTK ngày 2/10/2002);

13. TCTK, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Vận tải, Bốc xếp, Dịch vụ, Đại lý

vận tải và Bƣu chính viễn thông áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành

phố (Quyết định số 732/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002);

14. TCTK, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Công nghiệp áp dụng đối với Cục

Thống kê tỉnh, thành phố (Quyết định số 735/2002/QĐ-TCTK ngày

15/11/2002);

15. TCTK, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoạt động xuất, nhập khẩu áp dụng

đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân, công ty cổ phần (ngoài công

ty cổ phần nhà nƣớc), công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân và đơn vị

kinh tế tập thể (Quyết định số 63/2003/QĐ-BKH và Quyết định số

158/2003/QĐ-TCTK);

16. NXB Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2002, 2003 2008;

17. NXB Thống kê, Báo cáo tổng hợp nhanh kết quả sơ bộ Tổng điều tra Cơ sở

kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007;

18. NXB Thống kê, Kết quả Tổng điều tra - TĐT Cơ sở kinh tế, Hành hính, sự

nghiệp năm 2007;

19. NXB Thống kê, Kết quả TĐT Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm

2006;

20. NXB Thống kê, Thực trạng Doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005,

2006, 2007;

21. Thủ tƣớng Chính phủ, Hệ thống Chỉ tiêu thống kê Quốc gia (Quyết định số

43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010);

22. NXB Thống kê năm 2003, Phƣơng pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản

Quốc gia ở Việt Nam;

23. Một số tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học.