4
ĐÔ THỊ THÔNG MINH ĐÔ THỊ THÔNG MINH Thanh Loan * Theo dự đoán kinh tế của Liên minh ngành Công nghiệp Anh đã chỉ ra rằng Ấn Độ sẽ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất giữa các nước G20 vào năm 2017 (7,6%). Do Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng cả về kinh tế và quy mô dân số (số dân đang sống ở các thành phố được dự đoán là sẽ bùng nổ trong thời gian tới). Hiện nay, một số thành phố ở Ấn Độ tăng trưởng quá nhanh, ước tính đến năm 2020 đất nước này sẽ có tổng số 58 các tập đoàn đô thị. Là một đất nước đang phát triển, do đó, Ấn Độ chịu áp lực đáng kể để vượt qua những thách thức của quá trình đô thị hóa và đảm bảo rng các đô thị đó dù là cũ hay mới đều phải được xây dựng ổn định và có hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ví dụ như ở Mumbai, sự phát triển bị giới hạn do sự thiếu hụt không gian; một vấn đề được đặt ra là việc tái thiết quy mô lớn các công trình xây dựng cổ thành các tòa nhà cao tầng, cũng như việc xây dựng mới các tòa nhà cao chọc trời để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu về nhà ở cho người dân đô thị. Đứng trước những vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo sự phát triển kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa của đất nước, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã đưa ra sáng kiến khởi xướng về tăng trưởng đô thị then chốt. Những mục tiêu có tính chất đòn bẩy “Thực hiện tại Ấn Độ” của ông đã thúc đẩy và tăng cường sự phát triển xây dựng, sản xuất trong nước, trọng dụng người tài tại Ấn Độ (tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và coi trọng yếu tố con người mang tính quyết định). Bên cạnh đó, dự án của ông về 100 đô thị thông minh mà ở đó ưu tiên phát triển về mặt công nghệ các cảnh quan thành phố ổn định và phát triển nhm mang lại không gian đô thị của Ấn Độ trở thành những khu đô thị hiện đại ở phía Tây của Thế giới; Đồng thời, việc duy trì GDP của các đô thị tại Ấn Độ luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của cả nước. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA ẤN ĐỘ Một số đặc điểm điển hình về sự phát triển toàn diện các đô thị thông minh ở đất nước này: - Thúc đẩy việc sử dụng đất hỗn hợp ở các khu vực dựa trên sự phát triển và quy hoạch: Đối với các khu vực vn chưa được quy hoạch sẽ có hàng loạt các hoạt động sử dụng đất phù hợp cùng với việc sử dụng đất luân phiên nhau sẽ giúp cho việc sử dụng đất được trở lên hiệu quả hơn. Nhà nước sẽ cho phép sự linh hoạt trong việc sử dụng đất và các quy định trong xây dựng để thích ứng với những thay đổi; - Đặc điểm nhà ở và tính toàn diện: Mở rộng các cơ hội về nhà ở cho người dân; - Tạo ra các khu vực dành cho người đi bộ: Nhm giảm sự ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và làm cạn kiệt tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế địa phương, thúc đẩy sự tương tác và đảm bảo an ninh. Hệ thống CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI Ở ẤN ĐỘ Thủ đô New Delhi trong tương lai sẽ phát triển trở thành một đô thị thông minh toàn cầu 88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI

ĐÔ THỊ THÔNG MINH - amc.edu.vn · Đô thị thông minh là chìa khóa giúp cho Ấn Độ phát triển kinh tế và xã hội Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ 89

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐÔ THỊ THÔNG MINHĐÔ THỊ THÔNG MINH

Thanh Loan *

Theo dự đoán kinh tế của Liên minh ngành Công nghiệp Anh đã chỉ ra rằng Ấn Độ sẽ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất giữa các nước G20 vào năm 2017 (7,6%). Do Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng cả về kinh tế và quy mô dân số (số dân đang sống ở các thành phố được dự đoán là sẽ bùng nổ trong thời gian tới).

Hiện nay, một số thành phố ở Ấn Độ tăng trưởng quá nhanh, ước tính đến năm 2020 đất nước này sẽ có tổng số 58 các tập đoàn đô thị. Là một đất nước đang phát triển, do đó, Ấn Độ chịu áp lực đáng kể để vượt qua những thách thức của quá trình đô thị hóa và đảm bảo răng các đô thị đó dù là cũ hay mới đều phải được

xây dựng ổn định và có hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ví dụ như ở Mumbai, sự phát triển bị giới hạn do sự thiếu hụt không gian; một vấn đề được đặt ra là việc tái thiết quy mô lớn các công trình xây dựng cổ thành các tòa nhà cao tầng, cũng như việc xây dựng mới các tòa nhà cao chọc trời để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu về nhà ở cho người dân đô thị.

Đứng trước những vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo sự phát triển kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa của đất nước, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã đưa ra sáng kiến khởi xướng về tăng trưởng đô thị then chốt. Những mục tiêu có tính chất đòn bẩy “Thực hiện tại Ấn Độ” của ông đã thúc đẩy và tăng cường sự phát triển xây dựng, sản xuất trong nước, trọng dụng người tài tại Ấn Độ (tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và coi trọng yếu tố con người mang tính quyết định). Bên cạnh đó, dự án của ông về 100 đô thị thông minh mà ở đó ưu tiên phát triển về mặt công nghệ các cảnh quan thành phố ổn định và phát triển nhăm mang lại không gian đô thị của Ấn Độ trở thành những khu đô thị hiện đại ở phía Tây của Thế giới; Đồng thời, việc duy trì GDP của các đô thị tại Ấn Độ luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của cả nước.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA ẤN ĐỘMột số đặc điểm điển hình về sự phát triển toàn diện các đô thị

thông minh ở đất nước này:- Thúc đẩy việc sử dụng đất hỗn hợp ở các khu vực dựa trên sự phát

triển và quy hoạch: Đối với các khu vực vân chưa được quy hoạch sẽ có hàng loạt các hoạt động sử dụng đất phù hợp cùng với việc sử dụng đất luân phiên nhau sẽ giúp cho việc sử dụng đất được trở lên hiệu quả hơn. Nhà nước sẽ cho phép sự linh hoạt trong việc sử dụng đất và các quy định trong xây dựng để thích ứng với những thay đổi;

- Đặc điểm nhà ở và tính toàn diện: Mở rộng các cơ hội về nhà ở cho người dân;

- Tạo ra các khu vực dành cho người đi bộ: Nhăm giảm sự ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và làm cạn kiệt tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế địa phương, thúc đẩy sự tương tác và đảm bảo an ninh. Hệ thống

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI Ở ẤN ĐỘ

Thủ đô New Delhi trong tương lai sẽ phát triển trở thành một đô thị thông minh toàn cầu88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

đường bộ được tạo ra hoặc tân trang không chỉ giúp cho các phương tiện giao thông công cộng mà còn phát triển các dịch vụ hành chính cần thiết khác giúp cho người đi bộ và đi xe;

- Bảo tồn và phát triển không gian mở: Xây dựng công viên, sân chơi và các không gian giải trí khác nhăm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm các hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và góp phần thúc đẩy cân băng sinh thái;

- Thúc đẩy hàng loạt các chọn lựa về vận tải: Định hướng phát triển có định hướng hệ thống giao thông công cộng (TOD);

- Tạo ra được những điểm tích cực trong công tác quản lý thân thiện cho người dân và đạt được hiệu quả về chi phí nhăm gia tăng sự phụ thuộc vào các dịch vụ trực tuyến để mang lại trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động để giảm tải các chi phí dịch vụ và cung cấp các dịch vụ mới giúp cho người dân không mất thời gian đi đến các cơ quan quản lý trong thành phố. Hình thành các bộ phận hành chính để lắng nghe và nhận các ý kiến phản hồi từ người dân cũng như sử dụng giám sát trực tuyến các chương trình và hoạt động có sự hỗ trợ của hệ thống internet.

- Xây dựng bản sắc cho thành phố: Dựa trên các hoạt động kinh tế chính như ẩm thực địa phương, y tế, giáo dục, nghệ thuật và thủ công, văn hóa, hàng hóa thể thao, đồ nội thất, hàng dệt kim, dệt may và sữa .v.v.

- Áp dụng các giải pháp thông minh để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày một tốt hơn. Giúp cho các khu vực dễ bị tổn thương với thiên tai sử dụng ít tài nguyên hơn và cung cấp các dịch vụ đô thị rẻ hơn.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRONG TƯƠNG LAI

Theo như cam kết, Chính phủ Ấn Độ sẽ sớm công bố danh sách về 20 đô thị thông minh đầu tiên sẽ được khởi công trong giai đoạn đầu của nhiệm vụ phát triển 100 đô thị thông minh tại đất nước này. Ấn Độ sẽ sớm được chứng kiến các thành phố thông minh đầu tiên của mình. Theo mục tiêu của Chính phủ Ấn Độ, thành phố “thông minh” sẽ có chất lượng sống tốt hơn, cơ hội việc làm và đầu tư lớn hơn, trong đó công nghệ thông tin (IT) và các lĩnh vực công nghệ khác sẽ đóng vai trò chính trong phát triển những thành phố mới này, từ việc phát triển mạng lưới giao thông nhanh, thuận lợi và các hệ thống xử lý chất thải hiện đại, đến phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin, truyền thông. Kế hoạch trong tương lai đó là đất nước này sẽ chuyển đổi 100 thành phố của Ấn Độ trở thành các đô thị thông minh. Trong thực tế, ở Ấn Độ có hàng nghìn các đô thị do vậy có người sẽ đặt câu hỏi răng điều gì sẽ xảy ra với các thành phố khác,

Chính phủ sẽ xem xét như thế nào về các thành phố này và có những kế hoạch gì cho sự phát triển các đô thị trong tương lai.

Trách nhiệm của Chính quyền Nhà nước trong việc đưa các thành phố trở thành các đô thị thông minh. Băng việc phát triển các đô thị thông minh không chỉ có ý nghĩa đưa các đô thị này lên một tầm cao mới mà còn là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Ông Shivraj Singh Chouhan, thống đốc tiểu bang Madhya Pradesh - Ấn Độ đã đề ra kế hoạch về nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh cho các thành phố của tiểu bang mình quản lý bên cạnh các thành phố đã được Chính phủ lựa chọn để phát triển đô thị thông minh. Việc chọn lựa các đô thị thông minh theo nhiệm vụ của quốc gia sẽ được thực hiện theo định mức (chỉ tiêu) về thành phố thông minh được quy định bởi Trung ương. Trong bối cảnh này, ông đặt trọng tâm đặc biệt về du lịch tôn giáo cho các đô thị thông minh của thành phố Ujjain - bang Madhya Pradesh trên quan điểm về ý nghĩa tôn giáo của thành phố này. Ông cho biết, dòng sông Kshipra - dòng sông thiêng, một trong những dòng sông mang ý nghĩa tôn giáo ở khu vực này nên được quan tâm và phát triển. Một điều đáng chú ý là Chính phủ đã lựa chọn 100 thành phố trong nước cho phát triển đô thị thông minh trong đó có 7 thành phố của bang ông quản lý đó là: Bhopal, Indore, Jabalpur, Gwalior, Sagar, Ujjain và Satna. Trong giai đoạn đầu này, 20 thành phố sẽ được chọn cho đến tháng 1 năm 2016.

Trong nhiệm vụ phát triển các đô thị thông minh của Ấn Độ, những đặc điểm chính trong chiến lược phát triển là dựa trên khu vực với 3 mô hình và 1 sáng kiến đó là: Mô hình nâng cấp thành phố (retrofitting), mô hình tái thiết thành phố (redevelopment) và mô hình mở rộng thành phố

Đô thị thông minh là chìa khóa giúp cho Ấn Độ phát triển kinh tế và xã hội

89Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Dự án East Kidwai Nagar ở thủ đô New Delhi

(greenfield development - phát triển các khu đất trống); và 1 sáng kiến về đô thị tích hợp mà ở đó các giải pháp về đô thị thông minh được áp dụng để bao phủ những phần lớn hơn của thành phố. Sau đây là những miêu tả về 3 mô hình và 1 sáng kiến phát triển đô thị thông minh dựa trên yếu tố khu vực tại đất nước này:

1. Mô hình Nâng cấp (Retrofitting): Giới thiệu việc quy hoạch một khu vực đã được xây dựng trước đó đạt được mục tiêu trở thành đô thị thông minh kết hợp cùng với các mục tiêu khác nhăm giúp cho các khu vực đã tồn tại trở nên có hiệu quả và dễ sống hơn. Ở mô hình nâng cấp, một khu vực diện tích hơn 200 hecta được xác định bởi cơ quan quản lý của thành phố cùng với việc xin ý kiến của người dân. Tùy thuộc vào mức độ sẵn có các dịch vụ cơ sở hạ tầng của khu vực và ý kiến của người dân, các thành phố sẽ chuẩn bị chiến lược để phát triển các đô thị thông minh của mình. Ở mô hình nâng cấp, phần lớn các kết cấu cũ vân được giữ nguyên, chỉ có các dịch vụ cơ sở hạ tầng chuyên sâu và một số lượng lớn các ứng dụng thông minh sẽ được đưa vào mô hình đô thị thông minh. Chiến lược phát triển này có thể sẽ được hoàn thành trong một khung thời gian ngắn hơn, và có sự lặp lại giống như ở các khu vực khác của thành phố.

2. Mô hình Tái phát triển (Redevelopment): Sẽ có ảnh hưởng theo hướng thay thế môi trường xây dựng cũ và đồng thời sáng tạo để tạo nên một bố cục mới từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, việc sử dụng đất hỗn hợp và mật độ dân cư ngày càng gia tăng. Dự kiến mô hình này phát triển với diện tích

hơn 20 hecta có sự xác nhận của cơ quan đô thị địa phương và sự tham vấn của người dân. Khi bản quy hoạch được phê duyệt, khu vực mới xác định để xây dựng sẽ được chuẩn bị băng việc sử dụng đất hỗn hợp, giao diện hệ thống chức năng và độ bao phủ đất cao hơn. Hai ví dụ về mô hình Tái phát triển là dự án Saifee Burhani Upliftment ở thành phố Mumbai (còn gọi là dự án Bhendi Bazaar) và dự án East Kidwai Nagar ở thủ đô New Delhi đang được thực hiện bởi Tập đoàn Xây dựng nhà ở Quốc gia Ấn Độ.

3. Mô hình Phát triển mở rộng thành phố (Greenfield development): Giới thiệu hầu hết các giải pháp thông minh ở những khu vực đất để hoang hơn 100 hecta sử dụng quy hoạch sáng tạo, tài chính kế hoạch và các công cụ thực hiện có kế hoạch (ví dụ như việc góp vốn đất/tái cơ cấu đất) với việc cung cấp nhà ở giá rẻ đặc biệt là nhà cho người nghèo. Việc phát triển đô thị theo mô hình này sẽ giải quyết được những yêu cầu về vấn đề gia tăng dân số đô thị. Một ví dụ rất điển hình là việc xây dựng thành công đô thị GIFT ở bang Gujarat - phía Tây Ấn Độ. Ở dự án này, không phải mô hình Nâng cấp hay mô hình Tái phát triển, mà mô hình Phát triển mở rộng đã được đưa ra thực hiện phù hợp với những quy định của Hội đồng phát triển đô thị thông minh Ấn Độ và của cơ quan phát triển đô thị địa phương (UDA).

4. Sáng kiến đô thị tích hợp: Dự kiến áp dụng cho các giải pháp đô thị thông minh được chọn lựa đối với các cơ sở hạ tầng hiện có trên toàn thành phố. Việc thực hiện các giải pháp thông minh sẽ bao gồm việc sử dụng công nghệ, thông tin và dữ liệu nhăm giúp cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ của đô thị được trở lên tốt hơn. Ví dụ như việc áp dụng các giải pháp thông minh trong lĩnh vực giao thông (hệ thống quản lý giao thông thông minh) và việc giảm thời gian cũng như chi phí đi lại sẽ mang lại tác động tích cực đến năng suất và chất lượng cuộc sống của người dân. Một ví dụ khác về việc tái chế nước thải và sự định lượng thông minh đã góp phần vào việc quản lý nước tốt hơn của thành phố.

Bản đề xuất đô thị thông minh của mỗi thành phố đã có tên trong danh sách dự kiến sẽ được gói gọn ở một trong các mô hình đó là Nâng cấp (Retrofitting), Tái phát triển (Redevelopment) hoặc mô hình Phát triển mở rộng thành phố (Greenfield development), hoặc hỗn hợp các mô hình trên cùng với sáng kiến về đô thị tích hợp với các giải pháp thông minh. Khi đó, mặc dù đô thị thông minh đang tiếp cận ở một khu vực nhỏ nhất thì vân phải đảm bảo răng người dân ở thành phố đó sẽ cảm nhận được rõ

90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Khu đô thị GIFT ở bang Gujarat - phía Tây Ấn Độ

nhất về sự khác biệt tích cực. Do vậy, yêu cầu về các giải pháp thông minh trong toàn thành phố cần phải đưa vào trong kế hoạch tổng thể. Đối với các bang phía Đông Bắc và Himalaya, khu vực dự định để phát triển sẽ chiếm một nửa là các mô hình được quy định như: Nâng cấp (Retrofitting), Tái phát triển (Redevelopment) hoặc mô hình Phát triển mở rộng thành phố (Greenfield development).

LỜI KẾTĐô thị hóa là một quá trình phát triển tất yếu, là

chìa khóa cho sự phát triển kinh tế và xã hội của một đất nước, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với những nước đang phát triển giống như Ấn Độ. Do điều kiện các nguồn lực tự nhiên còn nhiều hạn chế như nguồn lực về đất đai, nước và năng lượng, đất nước này đã xác định rõ ràng răng các thành phố trong tương lai cần phải có quy hoạch tốt hơn trước đây rất nhiều.

Từ khi quan hệ song phương Ấn Độ-Việt Nam được nâng tầm lên Quan hệ đối tác chiến lược đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, hợp tác thương mại và đầu tư là một trong những trụ cột chính. Các doanh nghiệp Ấn Độ đang “đổ bộ” vào Việt Nam. Theo đó, đã có 101 dự án của Ấn Độ với số vốn gần 400 triệu USD

được đầu tư vào Việt Nam.Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến tháng 6 năm 2015, Ấn Độ đã có 101 dự án đầu tư còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 400 triệu USD, đứng thứ 30/103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Ấn Độ đang vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Mặc dù hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực xây dựng chưa được phát triển mạnh mẽ, nhưng hy vọng trong thời gian tới với kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của Ấn Độ sẽ phần nào giúp nước ta học tập nâng cao hiệu quả cho công tác xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Điều này góp phần đưa các đô thị Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tài liệu tham khảo1. Theo “Smart city project” - India.gov.in2. Theo Global Construction - “Urbanisation

taking India to new heights”3.Theo báo Công thương - Cơ quan ngôn luận

của Bộ Công Thương - “ Ấn Độ đầu tư gần 400 triệu USD vào Việt Nam”

91Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ