108
MC LC Ni dung CHƯƠNG 1: .............................................................................................................................. 8 TNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CU ................................................................................. 8 U 1.1 GII THIU................................................................................................................ 8 U 1.2 MC TIÊU NGHIÊN CU....................................................................................... 10 U 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU VÀ PHM VI NGHIÊN CU ............................. 12 U 1.4 Ý NGHĨA THC TIN CA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 14 1.5 KT CU CA BÁO CÁO NGHIÊN CU .............................................................. 15 U CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 16 CƠ SLÝ LUN VLI THCNH TRANH, KHÁCH DU LCH QUC TTNG QUAN DU LCH ĐÀ LT –LÂM ĐỒNG.............................................................. 16 2.1 TÓM TT CƠ SLÝ THUYT VLI THCNH TRANH.................................. 16 2.2 MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................... 19 2.3 TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG DU LCH QUC T................................................. 24 2.3.1 Xu hướng phát trin du lch thế gii .................................................................. 24 2.3.2 Xu hướng phát trin các loi hình du lch.......................................................... 30 2.4 TÌNH HÌNH KHÁCH DU LCH QUC TĐẾN VIT NAM: ................................ 34 2.5 TNG QUAN HIN TRNG DU LCH ĐÀ LT-LÂM ĐỒNG................................ 38 2.6 TÓM TT TÌNH HÌNH NGHIÊN CU LIÊN QUAN: ............................................. 42 CHƯƠNG 3: ............................................................................................................................ 45 XÂY DNG KHOCH VÀ TCHC ĐIU TRA.......................................................... 45 3.1 THIT KNGHIÊN CU: .................................................................................... 45 3.2 ĐỐI TƯỢNG KHO SÁT........................................................................................ 46 3.3 XÂY DNG MÔ HÌNH NGHIÊN CU: ............................................................... 48 3.4 XÂY DNG THANG ĐO VÀ THIT KBNG HI .......................................... 49 3.5. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CU .................................................................................. 50 U CHƯƠNG 4: KT QUNGHIÊN CU................................................................................ 52 U 4.1 MT STHÔNG TIN CHUNG VDU KHÁCH ĐƯỢC KHO SÁT ................ 52 4.1.2. Mc đích chuyến đi ................................................................................................ 52 4.1.3 Nghnghip: ...................................................................................................... 52 4.1.4 Khnăng chi tr: ................................................................................................ 52 4.2 MT SĐẶC ĐIM TIÊU DÙNG DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI ............................ 53 4.2.1 Ngun thông tin du lch: ......................................................................................... 53 4.2.2 Nhng nơi khách đến Vit Nam: .................................................................... 54 4.2.3 Nơi yêu thích nht Vit Nam .......................................................................... 54 4.3 N TƯỢNG VIT NAM ......................................................................................... 55 4.4 NHN ĐỊNH CA KHÁCH VDU LCH ĐÀ LT............................................. 57 4.4.1 Đánh giá chung vdu lch Đà Lt ..................................................................... 57 4.4.2 Đánh giá cht lượng dch vdu lch Đà lt: ...................................................... 59 4.4.3 Loi hình du lch mong mun: ........................................................................... 59 4.4.4 Chi phí :.............................................................................................................. 60 4.4.5 Đim du lch:...................................................................................................... 62

MỤC LỤC Nội dung

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

Nội dung CHƯƠNG 1: ..............................................................................................................................8 

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................8 U

1.1  GIỚI THIỆU................................................................................................................8 U

1.2  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................10 U

1.3  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................12 U

1.4  Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: ......................................................................14 1.5  KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ..............................................................15 U

CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................16 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH, KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ

TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT –LÂM ĐỒNG..............................................................16 

2.1  TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH..................................16 2.2  MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ...................................................................................19 2.3  TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG DU LỊCH QUỐC TẾ.................................................24 

2.3.1  Xu hướng phát triển du lịch thế giới ..................................................................24 2.3.2  Xu hướng phát triển các loại hình du lịch..........................................................30 

2.4  TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM: ................................34 2.5  TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG DU LỊCH ĐÀ LẠT-LÂM ĐỒNG................................38 2.6  TÓM TẮT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: .............................................42 

CHƯƠNG 3: ............................................................................................................................45 

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU TRA..........................................................45 

3.1  THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: ....................................................................................45 3.2  ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT........................................................................................46 3.3  XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ...............................................................48 3.4  XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG HỎI ..........................................49 3.5.  QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................50 U

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................52 U

4.1  MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ DU KHÁCH ĐƯỢC KHẢO SÁT................52 4.1.2. Mục đích chuyến đi................................................................................................52 4.1.3  Nghề nghiệp:......................................................................................................52 4.1.4  Khả năng chi trả: ................................................................................................52 

4.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI............................53 4.2.1 Nguồn thông tin du lịch: .........................................................................................53 4.2.2  Những nơi khách đến ở Việt Nam: ....................................................................54 4.2.3  Nơi yêu thích nhất ở Việt Nam..........................................................................54 

4.3  ẤN TƯỢNG VIỆT NAM .........................................................................................55 4.4  NHẬN ĐỊNH CỦA KHÁCH VỀ DU LỊCH ĐÀ LẠT.............................................57 

4.4.1  Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt .....................................................................57 4.4.2  Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà lạt: ......................................................59 4.4.3  Loại hình du lịch mong muốn:...........................................................................59 4.4.4  Chi phí :..............................................................................................................60 4.4.5  Điểm du lịch:......................................................................................................62 

4.4.6  Hình thức giải trí:...............................................................................................63 4.4.7  Hình ảnh du lịch Đà Lạt:....................................................................................65 4.4.8  Những ý kiến đóng góp của khách du lịch quốc tế về Du lịch Đà Lạt ..............66 

4.5  ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỂM MẠNH-ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH ĐÀ LẠT..................68 CHƯƠNG 5 .............................................................................................................................72 

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN................................................................................72 

5.1  MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG TỪ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................72 U

5.2  MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................................76 

Các giải pháp ngắn hạn....................................................................................................76 Các giải pháp dài dạn.......................................................................................................78 

5.3 KẾT LUẬN....................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................82 

PHỤ LỤC.................................................................................................................................84 

2

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

Tên đề tài: KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

VỀ NHỮNG ĐIỂM MẠNH –ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH ĐÀ LẠT-

LÂM ĐỒNG Mã số: B14-09

Chủ nhiệm đề tài: Trương Thị Ngọc Thuyên. ĐT: 09034069495 Email:

[email protected]

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Đà Lạt

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện

Ths. Đỗ Trọng Hoài

Ths. Trần Nhật Thiện

Ths. Nguyễn Văn Phong

Ths. Nguyễn Văn Anh

Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

Ths. Đỗ Thị Liên

Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Khoa Du lịch

Thời gian thực hiện: 2009 -2010

1. Mục tiêu:

Đề tài khảo sát ý kiến của khách du lịch nước ngoài đến Đà Lạt nhằm xác định:

- Các hành vi tiêu dùng của khách du lịch quốc tế về động cơ, đặc điểm tâm lý, nhu

cầu…

- Thu thập ý kiến về những cảm nhận của họ đối với các yếu tố của ngành du lịch Đà Lạt

nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Đà Lạt trong việc thu hút khách

nước ngoài.

- Trên cơ sở thông tin dữ liệu được thu thập và xử lý làm tiền đề để đưa ra những nhận

định về lợi thế cạnh tranh của du lịch Đà Lạt, giúp xác định các đối tượng khách hàng

mục tiêu phù hợp.

- Đề xuất các gợi ý chính sách và giải pháp ứng dụng trên cơ sở phân tích các thông tin

khoa học, khách quan thu thập được

3

2. Nội dung chính:

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra thu thập được trả lời

phỏng vấn của khách du lịch nước ngoài đến Đà Lạt. Trên cơ sở thông tin thu thập được, tổ

chức nhập liệu và phân tích các nội dung. Báo cáo kết quả nghiên cứu được lập nhằm tổng

hợp quá trình và kết quả nghiên cứu.

3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội, v.v…)

Đà Lạt trong mắt khách du lịch nước ngoài là một điểm đến có nhiều khả năng thu hút

khách. Đà Lạt thường không phải là điểm đến được lưa chọn đầu tiên khi quyết định đi du

lịch Việt Nam, song là một điểm dừng chân được yêu thích trong chuyến đi. Ở mức độ yêu

cầu cơ bản của dịch vụ du lịch là tham quan, ngắm cảnh, và nghỉ mát thư giãn trong một

chuyến đi dài qua nhiều điểm có khí hậu nắng nóng; một điểm dừng ngắn ngày làm thay đổi,

phục hồi sức khỏe thì Đà Lạt làm hài lòng du khách. Điều này cho thấy rằng trong những

điều kiện hiện tại, Đà Lạt vẫn có tiềm năng để thâm nhập thị trường đối với khách du lịch

nước ngoài.

Thương hiệu du lịch Đà Lạt và thương hiệu du lịch Việt Nam và có ảnh hưởng qua lại

chặt chẽ với nhau. Việt Nam cũng là một thương hiệu mới đối với khách du lịch và là điểm

đến mới lạ nên thu hút khách du lịch. Tuy nhiên mức độ nhận biết của khách du lịch quốc tế

đối với thương hiệu du lịch Việt Nam cũng còn chưa cao, du lịch quốc tế đến Đà Lạt muốn

bứt phá được còn phải trông chờ vào chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam nói chung.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước trong thời gian tới đây sẽ là

hướng ra biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Tổng cục du lịch cũng đã xác định chiến

lược xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 là đẩy mạnh du lịch biển Việt Nam. Du

lịch Đà Lạt cần xem đây là một cơ hội trong việc thu hút khách nước ngoài. Trong đó, Đà Lạt

có thể có 2 hướng thu hút khách nước ngoài:

- Đà Lạt nên tăng cường liên kết với các chương trình du lịch quốc gia, các địa

phương và tỉnh bạn để kết nối tour Đà Lạt với các tuyến điểm du lịch khác ở Việt

Nam. Đà Lạt cũng cần có chiến lược định vị mình ở một điểm dừng chân không

thể thiếu trong chuyến đi đến Việt Nam.

- Chiến lược thu hút khách riêng của Đà Lạt: tập trung vào thị trường các nước gần,

đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong đó định vị Đà Lạt ở một vị trí khác biệt

với du lịch biển của Đông Nam Á nói chung. Trong đó có thể tập trung vào những

đặc điểm như nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng, khung cảnh thiên nhiên, hữu tình, chi phí

thấp.

4

Đà Lạt nên có những định vị hoặc xây dựng hình ảnh thương hiệu phụ nhằm nhấn

mạnh tới những đặc điểm nhất định và trong những chương trình xúc tiến và thời điểm nhất

định. Và cần có những chương trình truyền thông hữu hiệu để định vị hình ảnh thương hiệu

hiện nay trong tâm trí khách hàng.

Phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt đòi hỏi một chiến lược phát triển lâu dài. Những

lợi thế cơ bản của Đà Lạt vẫn là yếu tố khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên, giá thấp. Vậy

hãy tập trung vào những yếu tố này, làm tốt những yếu tố này để Đà Lạt trở thành một điểm

tham quan, nghỉ mát thu hút khách du lịch. Song song với việc gìn giữ khôi phục những giá

trị đã có, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang có

nhiều thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và thị hiếu có nhiều thay đổi, rõ ràng Đà Lạt đang rất

cần được quy hoạch định hướng phát triển tổng thể đúng đắn nhằm phát huy những tiềm năng

du lịch của thành phố và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Đà Lạt rất cần bổ sung thêm,

xây dựng thêm những lợi thế khác chứ không chỉ là “khí hậu và cảnh quang”.

5

Summary

Project Title: SURVEY THE OPINIONS OF INTERNATIONAL TOURISTS

ABOUT THE STRENGTHS AND WEAKENESSES OF DALAT TOURISM

Code number: B14-09

Coordinator: Truong Thi Ngoc Thuyen (MBA)

Implementing Institution: University of Dalat

Cooperating Institution(s):

Duration: from 2009 to 2010

1. Objectives: The project is aim to conduct a survey about the opinion of international tourists in order to

indentify:

- The behavior of international customers in terms of motivation, spycological

characteristics, needs…

- The perception of international tourists on different determinants of Dalat tourism to

specify the strengths and weaknesses in satisfying and attracting international tourists.

- Recommendations and implementation solutions

2. Main contents:

3. Results obtained: Đà Lạt, in the perception of international tourists is a destination that have many

potentials. Dalat is usually not the main target in the decision of international tourists to

choose Vietnam. However it is a enjoyable stop during the tour. It is thank to the cool fresh

air and beautiful mountainous landscape in Dalat. At the common basic demands of a tourist,

such as hospitality, sightseeing of a short stop to recover after a long journey through many

hot areas, Dalat satify customers. It is certify that, Dalat has the potential to attract

international customer.

Dalat tourism brand and Vietnam tourism brand has the organic relationship. Vietnam

is among a new emerging destination in the world and in a dynamic growth area in the world

tourism map. However, the brand identity of Vietnam tourism is still limited. Dalat tourism is

depend on the development of the Vietnam tourism in the path to enter the international

6

tourism market. The economical social development strategy of Vietnam is oriented to the

sea, develop sea economy. In its development strategy proposal, Vietnam tourism general

Department has identified to enhance Vietnam’s sea tourism. Dalat should see this at an

opportunity to welcome more international tourists. Dalat tourism has two ways to attract

international customers:

- Enhance the linkage with the national tourism programmes, other tourist

provinces to connect tours from other places to Dalat. Dalat can position itself as

unforgetable stop in Vietnam.

- Strategy to attract its own customers: concentrate on regional international tourist

in Asean countries and position Dalat as a different tourist site in Asean. Dalat can

marketing its strengths as resort centre, cool atmosphere, glamour landscape,

resonable price…

The current image of Dalat as flower city reflects the common characteristic of Dalat.

However, to international customer, Dalat should build a sub-brand which is harmonize with

particular marketing program with particular customers.

The tourist brand of Dalat need a longterm development master plan. In general the current

advantages of Dalat are still cool air, landscape and cheap. In the short term, the development

policy question is how to exploit these strengths in an apporpriate way. Simultaneously, Dalat

have to seek and build new competences in order to be sustainable in competition.

7

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 GIỚI THIỆU

Đà Lạt –vùng đất Nam Tây Nguyên với khí hậu mát mẻ, trong lành,

nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch là

một trung tâm du lịch của cả nước. Từ khi được phát hiện năm 1893 đến nay,

tiềm năng du lịch của thành phố này đã được đánh thức. Thành phố này đã được

định hướng phát triển như là một trung tâm nghỉ dưỡng và du lịch, thu hút hàng

chục ngàn lượt khách tham quan hằng năm. Du lịch đã và đang là ngành kinh tế

quan trọng đối với thành phố này. Đối với nhiều khách du lịch và những con

người tâm huyết ở địa phương, cái tên Đà Lạt không chỉ là tên một địa danh mà

là tình cảm sâu nặng với xứ sở thơ mộng này. Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, văn hoá các dân

tộc đa dạng phong phú, Đà Lạt lại được bàn tay của các kiến trúc sư tài ba biến

hoá thành một “thành phố trong sương mù”, “thành phố ngàn hoa” hay là một

nét “Paris thu nhỏ”(Petit Paris). Trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử,

đã có những thời kỳ tiềm năng ấy bị mai một do việc thiếu chặt chẽ trong quy

hoạch đô thị và thiếu đầu tư tôn tạo cần thiết cho phù hợp với xu hướng phát

triển của xã hội. Những vấn đề đó đã dấy lên sự quan ngại về một xu hướng xã

hội hoá du lịch nhưng theo kiểu tràn lan, mạnh ai nấy làm, thiếu quy hoạch tổng

thể và phá hoại những giá trị cơ bản vốn có của thành phố. Với việc gia tăng

những nhà nghỉ nhỏ, những khu du lịch đầu tư manh mún, thiếu chặt chẽ trong

quản lý môi trường kinh doanh du lịch đã dẫn đến một xu hướng “bình dân hoá”

du lịch Đà Lạt Lâm Đồng. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 90% khách du

lịch đến Đà Lạt là khách nội địa, số ngày lưu trú thấp và mức chi trả thấp. Tỉ

trọng khách du lịch quốc tế ngày càng giảm trong tổng số khách du lịch đến Đà

8

Lạt hằng năm. Có những ý kiến cho rằng Đà Lạt có khí hậu mát mẻ và cảnh

quan vốn không xa lạ với du khách từ các nước phương Tây nên không hấp dẫn

khách du lịch nước ngoài bằng những điểm du lịch biển khác ở Việt Nam và

khu vực Đông Nam Á. Đà Lạt cũng không nằm trong con đường di sản bao

gồm Hạ Long, Phong Nha, Huế, Mỹ Sơn, Hội An vốn là điểm hấp dẫn khách

quốc tế; cũng không gần với các Thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh có các sân bay quốc tế là cửa ngõ mà khách quốc tế phải ghé qua.

Hay nguyên nhân chính là do chúng ta đã chưa khai thác hết tiềm năng du lịch

Đà Lạt để tạo được nét độc đáo và chưa quảng bá đầy đủ về du lịch Đà Lạt? Đà

Lạt là một trung tâm du lịch đã có tiếng ở trong nước từ lâu, nhưng thương hiệu

Du lịch Đà Lạt đối với khách du lịch quốc tế thì sao?

Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh nền kinh tế đất nước

đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và thị hiếu có nhiều thay đổi, rõ

ràng Đà Lạt đang rất cần được quy hoạch định hướng phát triển tổng thể đúng

đắn nhằm gìn giữ khôi phục những giá trị đã có và phát huy những tiềm năng du

lịch của thành phố. Đây cũng là vấn đề đang được các nhà quản lý địa phương

hết sức quan tâm. Trong nỗ lực tìm hướng đi cho việc phát triển du lịch Đà Lạt

–Lâm Đồng, nhiều cuộc Hội thảo đã được tổ chức, một số nghiên cứu đã được

thực hiện, qua đó các nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều hướng phát triển khác

nhau như: “Thung lũng khoa học –Giáo dục’, trung tâm hội nghị-hội thảo, trung

tâm nghỉ dưỡng cho người già …

Trong rất nhiều vấn đề phức tạp để trả lời câu hỏi: “Đâu là những lợi thế

cạnh tranh của du lịch Đà Lạt Lâm Đồng?”, làm nền tảng cơ bản để hoạch định

chiến lược phát triển dài hạn cho thành phố, nghiên cứu này đặt trọng tâm vào

việc nghiên cứu cảm nhận của khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh –

điểm yếu của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng để từ đó có thể thấy được thực trạng

của hoạt động du lịch tại Đà Lạt cũng như những giá trị được khách du lịch

quốc tế quan tâm và cảm nhận khi đến Đà Lạt.

9

Đề tài được thực hiện với các cứ liệu chủ yếu thu thập được từ cuộc điều

tra khảo sát khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt –Lâm Đồng trong khoảng thời

gian từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Những kết quả được trình

bày trong báo cáo đề tài hi vọng sẽ góp thêm sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng

của khách du lịch quốc tế, là cơ sở để nhìn nhận những giá trị lợi thế cạnh tranh

của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng và góp thêm ý kiến vào quá trình hoạch định và

quản lý ngành tại địa phương cũng như hữu ích đối với các nhà quản lý của các

cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định lợi thế cạnh tranh là một công việc cần thiết nhưng đầy khó khăn

đối với bất kỳ tổ chức nào. Xác định đúng lợi thế của mình trong môi trường

cạnh tranh cho phép tổ chức phát huy được những ưu điểm của mình và thành

công hơn. Điểm mấu chốt của việc xác định lợi thế cạnh tranh bao gồm việc

đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành và xây dựng vị thế cạnh tranh tương đối

của tổ chức trong ngành (xem hình 1).

Để xác định được vị thế cạnh tranh của một vùng, địa phương, nhất là liên

quan đến hoạt động du lịch là một quá trình nghiên cứu nhiều nhân tố tác động

khác nhau và xem xét các lợi thế đó trong tương quan của môi trường cạnh

tranh nhiều biến động.

Khách du lịch đến Đà Lạt bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch

trong nước. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, đề tài: “Khảo

sát ý kiến khách du lịch quốc tế về những điểm mạnh- điểm yếu của du lịch Đà

Lạt Lâm Đồng” hướng đến việc thực hiện một giai đoạn đầu tiên trong quá trình

tìm kiếm lợi thế cạnh tranh đó.

10

Phân tích khách hàng ĐIỂM MẠNH-ĐIỂM

YẾU SP-DV

Phân tích môi trường

XU HƯỚNG SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG

Thẩm tra nội bộ KỸ NĂNG VÀ NĂNG

LỰC

Phân tích tính cạnh tranh

NHỮNG CƠ HỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG

LỢI THẾ CẠNH TRANH

LÂU DÀI

Hình 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược cạnh tranh, A.Bruce &K.Landon (2004)

Do vậy, cuộc khảo sát được xây dựng với các định hướng như sau:

- Xác định các đặc điểm, động cơ chuyến đi đến Việt Nam của khách du lịch.

Các kênh thông tin ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du

khách. Qua đó là cơ sở để xác định những giải pháp trong việc thu hút

khách du lịch đến Việt Nam nói chung và đến Đà Lạt nói riêng

- Tìm hiểu các mối quan tâm của du khách về đất nước, con người, văn hoá

Việt Nam, hình ảnh Việt Nam trong tâm trí của khách du lịch quốc tế. Các

thông tin thu thập được giúp phát hiện những yếu tố tiềm năng du lịch mà

khách nước ngoài quan tâm.

- Tìm hiểu các sở thích, thói quen, mong muốn của du khách về sản phẩm du

lịch. Tìm hiểu những nhận định của khách du lịch về chất lượng sản phẩm du

lịch Đà Lạt về điều kiện lưu trú, điểm tham quan, hình thức giải trí được yêu

thích.

11

- Những yêu cầu, mong muốn của du khách và những tiềm năng, thế mạnh

của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng; thu thập những ý kiến đóng góp của khách

du lịch về các loại hình phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

- Một số thông tin cá nhân của du khách làm cơ sở để phân loại đối tượng

khách du lịch

Thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát này là cơ sở để soạn thảo báo

cáo nghiên cứu nhằm làm rõ những điểm mạnh-điểm yếu của du lịch Đà Lạt –

Lâm Đồng dưới góc nhìn của khách du lịch quốc tế. Đề tài là một nỗ lực đóng

góp vào quá trình xác định lợi thế cạnh tranh của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp chính là điều tra đối tượng khách du lịch

quốc tế đến thành phố Đà Lạt. Các bảng câu hỏi điều tra được dịch sang các thứ

tiếng phổ biến là Anh, Pháp, Hoa và một số quốc gia có tỉ lệ khách cũng đáng

kể và có thể không sử dụng được tiếng Anh là Hàn Quốc, Nhật. Bên cạnh bảng

câu hỏi, showcard cũng được sử dụng để nhằm minh hoạ bằng hình ảnh các nội

dung câu hỏi mà khách có thể gặp khó khăn trong việc hình dung.

Nhân sự thực hiện khảo sát là các thành viên trong nhóm nghiên cứu và

sự tham gia cộng tác của một bộ phận các sinh viên chuyên ngành Ngoại Ngữ

và Quản trị kinh doanh. Các thành viên tham gia khảo sát được tập huấn 01 buổi

về phương pháp tiến hành. Các kết quả khảo sát được xử lý thống kê bằng phần

mềm SPSS (phần mềm trọn gói về thống kê trong nghiên cứu xã hội). Để đảm

bảo mức độ xác thực của các phiếu điều tra, bên cạnh việc kiểm soát tại hiện

trường, nhóm nghiên cứu còn liên lạc bằng email để kiểm chứng một số thông

tin mà khách đã cung cấp sau chuyến đi.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

12

Khảo sát thử

Tổ chức khảo sát

Thu Thập kết quả, nhập liệu, xử lý, phân tích

Viết báo cáo

Trao đổi với các chuyên gia –Hiệu chỉnh

Báo cáo cuối cùng

Huấn luyện

Gửi đi dịch thuật câu hỏi

Xây dựng phương án nghiên cứu

Nghiên cứu tổng thuật tài

liệuXây dựng bộ

câu hỏi

Nghiên cứu tài liệu liên quan

Lựa chọn nhóm khảo sát

Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu

Do đề tài liên quan đến việc hoạch định chiến lược và xây dựng thương

hiệu du lịch, đề tài cũng chú trọng kết hợp với việc nghiên cứu tại bàn các tài

liệu là các báo cáo của ngành có liên quan, các nghiên cứu trước đây, các bài

viết và tài liệu học thuật về lĩnh vực du lịch và chiến lược kinh doanh, trao đổi

với các nhà lãnh đạo, quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch để có những nhìn

nhận thấu đáo hơn về các vấn đề thực tiễn.

13

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm đánh giá của khách du lịch là

người nước ngoài đến Đà Lạt. Mặc dù đối tượng khách du lịch trong nước cũng

rất quan trọng nhưng không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Trong quá trình

nghiên cứu không chỉ tập trung vào đánh giá của du khách nước ngoài đến chất

lượng dịch vụ du lịch tại Đà Lạt –Lâm Đồng mà còn nghiên cứu về những hình

ảnh, ấn tượng của họ đối với Việt Nam nói chung để làm rõ thêm những hành vi

tiêu dùng của du khách. Bởi đối với khách du lịch quốc tế thì ấn tượng Việt

Nam là cái chung của chuyến đi, du lịch Đà Lạt là một phần của ấn tượng Việt

Nam. Do vậy du lịch Đà Lạt và du lịch Việt Nam trong mắt du khách là một thể

thống nhất không thể tách rời, trong nghiên cứu sự hài lòng của du khách đến

Đà Lạt không thể không nói đến những ấn tượng chung của du lịch Việt Nam.

1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Đối với Đà Lạt, tuy đã có nhiều nghiên cứu về tiềm năng phát triển du

lịch Đà Lạt ở nhiều góc độ khác nhau, song chưa có nghiên cứu điều tra về nhận

định của khách du lịch dưới góc độ là người tiêu dùng dịch vụ cả khách trong

nước và khách quốc tế. Đặc biệt, khách du lịch quốc tế, với những đặc điểm văn

hóa, đặc điểm nhu cầu, động cơ có nhiều điểm khác biệt mà các nhà hoạch định

chính sách cũng như giới kinh doanh du lịch quan tâm tìm hiểu. Khách quốc tế

nhìn chung có khả năng chi tiêu cao là đối tượng khách hàng mà ngành du lịch

nhiều nước trong khu vực cũng như Việt Nam đang quan tâm thu hút. Đồng thời

có cơ sở để hi vọng rằng với tính đa dạng cũng như trình độ tiêu dùng sản phẩm

du lịch cao, mang tính quốc tế, việc tìm hiểu ý kiến của khách du lịch sẽ có

được những cái nhìn mới mẻ, cởi mở về vấn đề phát triển du lịch.

Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở để nâng cao sự hiểu biết về hành

vi, nhu cầu và nhận định của khách du lịch quốc tế về chất lượng dịch vụ của

thành phố. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những cơ sở để củng cố

cho những quan điểm khác nhau về định hướng phát triển của địa phương. Và

14

với những kết quả điều tra có được, đề tài hy vọng sẽ là một nguồn tham khảo

hữu ích cho những nhà quản lý ngành ở địa phương cũng như những nhà kinh

doanh du lịch, các nhà đầu tư du lịch.

Tiếp thị địa phương là một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia,

tỉnh thành để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời hội nhập và cạnh tranh gay

gắt. Đề tài này mong muốn bổ sung một góc độ tiếp cận trong kinh nghiệm xây

dựng thương hiệu địa phương dựa trên quan điểm khách hàng.

Trong điều kiện thời gian, kinh phí và nguồn lực có giới hạn, đề tài đặt

mục tiêu là một cuộc điều tra sơ bộ về khách du lịch quốc tế. Kết quả điều tra là

cơ sở để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn hoặc tổ chức điều tra quy mô rộng

lớn hơn.

Mặc dù nhóm nghiên cứu đã nỗ lực để hoàn thiện và kiểm soát quá trình

điều tra ở mức có thể, song bản thân mỗi cuộc điều tra đều có khả năng sai số

nhất định do hạn chế về thu thập thông tin hoặc độ chính xác trong các câu trả

lời của người được phỏng vấn. Đó là hạn chế của đề tài.

1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Báo cáo nghiên cứu gồm các phần:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận vế lợi thế cạnh tranh và tổng quan du lịch Đà Lạt- Lâm

Đồng

Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch

quốc tế

15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH, KHÁCH

DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ

LẠT –LÂM ĐỒNG

2.1 TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

2.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Theo Porter (1998), nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt

mức trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable

competitive advantage). Cho dù doanh nghiệp có vô số điểm mạnh và điểm yếu

trước các đối thủ khác, tựu trung lại có 2 loại lợi thế cạnh tranh mà doanh

nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hoá.

Nếu xem xét tới phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp đang theo đuổi

sẽ có 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt hiệu quả trên trung bình trong

ngành:

- Chiến lược chi phí tối ưu (cost leadership)

- Chiến lược khác biệt hoá (differentiation)

- Chiến lược tập trung (focus). Trong chiến lược này có 2 biến thể là tập trung

vào chi phí và tập trung và khác biệt hoá.

Nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh, doanh nghiệp phải xác định đó là

loại lợi thế nào và trong phạm vi nào. Doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược

phù hợp với lợi thế cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp nào mong muốn có một

chiến lược trung dung, “áp dụng cho tất cả” mà Porter gọi là tình trạng “kẹt giữa

dòng”, thường đem lại kết quả dưới trung bình bởi lẽ có nghĩa là doanh nghiệp

không có lợi thế cạnh tranh.

16

Cũng theo Porter (1990) trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh của các quốc

gia, các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của các quốc gia bao gồm:

Chiến lược, cấu trúc và tính cạnh

tranh

Các ngành bổ trợ và có liên quan

Các điều kiện

tài nguyên

Các điều kiện về nhu cầu địa

phương

Hình 2.1: Micheal Porter –Những yếu tố lợi thế của quốc gia

Các yếu tố tạo nên tính bền vững của các lợi thế cạnh tranh phụ thuộc:

(1) Giá trị của khả năng chiến lược tạo nên việc đáp ứng nhu cầu và mong

đợi của khách hàng;

(2) Tính hiếm có của khả năng chiến lược hay còn gọi là nguồn lực duy nhất;

(3) Tính bền vững của khả năng chiến lược - độ khó bị bắt chước (Johnson

G., 2006).

Mỗi tổ chức phải tìm kiếm cho mình năng lực cạnh tranh cốt lõi (core

competences) là chìa khóa cho quá trình cạnh tranh để đạt đến thành công.

17

Khi xây dựng chiến lược phát triển, các tổ chức luôn luôn đối mặt với

những sự tác động của môi trường thay đổi trong tương lai. Nguồn gốc của

những biến động này có thể từ bên trong hoặc từ bên ngoài ngành kinh tế. Thế

giới ngày nay được cho rằng biến động nhanh chóng và không ngừng. Điều này

đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh và hoạch định chiến

lược phải tính đến những viễn cảnh trong tương lai. Đồng thời khi phải đối mặt

với những biến động đáng kể, các tổ chức có xu hướng chọn những chiến lược

sao cho vẫn giữ được tính linh hoạt trong các điều kiện về vốn đầu tư và sự suy

giảm vị thế cạnh tranh.

Biến số viễn cảnh

Những yếu tố phụ thuộc mang

tính cấu trúc

Những yếu tố cấu trúc bất biến

Cấu trúc ngành trong tương lai

Những thay đổi cấu trúc được xác định từ trước

Những yếu tố nhân quả

Hình 2.2: Những yếu tố quyết định cấu trúc ngành trong tương lai

Nguồn Micheal Porter (1985) bản dịch Nguyễn Phúc Hoàng (2008)

Những nội dung trong lý thuyết cạnh tranh của Micheal Porter trình bày ở

trên đã trở thành những nguyên tắc kinh điển trong quá trình thiết lập chiến lược

kinh doanh. Từ mô hình chúng ta thấy rằng nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh

cũng như lợi thế cạnh tranh cốt lõi của du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng là cơ sở cần

18

thiết để phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển. Trong quá trình

xây dựng nội dung nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi của chúng tôi vận dụng 4

yếu tố đã nêu trong hình 3 của mô hình lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter.

Bên cạnh việc nghiên cứu về đặc điểm dịch vụ du lịch và các hoạt động của

ngành du lịch trong hiện tại, chúng tôi còn đề cập đến nhu cầu của khách du lịch

nói chung và những mong muốn của họ đối với sản phẩm du lịch địa phương.

Đề tài cũng đề cập đến những ngành có liên quan hoặc bổ trợ cho hoạt động du

lịch địa phương. Các yếu tố trên được đề cập xuyên suốt trong tất cả các phần

của nội dung báo cáo, từ cơ sở lý thuyết đến nghiên cứu thực trạng và các giải

pháp kiến nghị rút ra từ kết quả đề tài. Ngoài ra cơ sở lý thuyết cũng nhấn mạnh

rằng chiến lược cần có tính “động”. Các đề xuất chiến lược mang tính định

hướng cho quá trình phát triển nhưng cũng cần tạo ra không gian cho sự vận

dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện chiến lược.

2.2 MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

Trong bối cảnh cạnh tranh và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các địa

phương phải cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn lực tạo điều kiện cho việc

phát triển của địa phương. Chính vì vậy tiếp thị địa phương đang là mối quan

tâm của nhiều địa phương trên thế giới. Thực tế đã chứng minh nhiều địa

phương thực hiện tốt hoạt động tiếp thị đã có những sự phát triển vượt bậc. Tiếp

thị địa phương không chỉ đơn thuần là việc giới thiệu địa phương mà chính là

một bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch phát triển tổng thể địa phương.

Như đã nói ở trên, mục tiêu của việc phân tích điểm mạnh- điểm yếu của đề tài

là hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược, nhận thấy tầm quan trọng của tiếp thị

địa phương đối với quá trình hoạch định chiến lược, trong nghiên cứu này,

chúng tôi cũng dành một phần quan trọng để tìm hiểu những ấn tượng, hình ảnh

của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng và đưa nội dung tiếp thị địa phương vào trong

những đánh giá về điểm mạnh-điểm yếu của địa phương. Phần này trình bày

19

khái quát những quan điểm chính của tiếp thị địa phương về phương diện lý

thuyết.

Tiếp thị địa phương được định nghĩa là “một kế hoạch tổng hợp đồng bộ

giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và

viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư,

kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những

cơ hội đầu tư kinh doanh hay thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó

thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương” (Philip Kotler, 2002).

Mục tiêu tiếp thị địa phương có thể là nhằm thu hút các nhà đầu tư, các

nhà sản xuất, các công ty đặt trụ sở hay chi nhánh, thu hút cư dân mới, du khách

hay các nhà xuất khẩu. Mỗi địa phương phải xác định rõ đối tượng mà họ muốn

nhắm đến như là điểm cơ bản trong chương trình tiếp thị của mình để tạo thành

một chương trình tiếp thị thành công. Chương trình tiếp thị cũng phải dựa trên

những tiềm năng và những điều kiện nhất định về cơ sở hạ tầng, con người,

hình tượng và chất lượng cuộc sống, hoặc những điểm thu hút phù hợp với nhu

cầu, mong muốn của đối tượng mục tiêu.

“Sản phẩm” địa phương được tiếp thị có thể hiểu là đất đai, thổ nhưỡng,

vị trí, địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế, v.v… và cả con người của vùng đất đó.

Sản phẩm địa phương có đặc tính là hiếm, không dịch chuyển, không trùng lắp

và tính đặc thù rất cao. Bởi vậy nó đòi hỏi cách tiếp thị cũng phải độc đáo, linh

hoạt và khác biệt.

Xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương là tìm cách phát huy những đặc

thù riêng của địa phương mình nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng

muốn nhắm tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là

trọng tâm. Sau khi xác định thị trường mục tiêu, địa phương cần xem xét các

yếu tố và nguồn lực tiếp thị của địa phương mình. Địa phương cũng nên tạo

điều kiện để công dân, cộng đồng kinh doanh cùng với các cơ quan quản lý địa

phương tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định chiến lược. Cuối cùng một

chương trình tiếp thị địa phương phải bắt đầu từ việc chẩn đoán những vấn đề

20

hiện tại, xây dựng tầm nhìn cho sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên cần lưu

ý rằng một kế hoạch tiếp thị không thể thành công nếu không được triển khai

hiệu quả (hình 2)

Con người

Nhà sản xuất

Nhà đầu tư

Thị trường mục tiêu Nhà xuất khẩu

Hình tượng và chất lượng cuộc sống

Trụ sở công ty

Cư dân mới

Nhóm hoạch định chiến lược

Kế hoạch tiếp thị địa phương: Chẩn đoán,

Tầm nhìn, Hành động

Cộng đồng kinh doanh

Chính quyền địa phương

Điểm thu hút

Các công dân

Du Khách

Và khách tham dự hội nghị

Các yếu tố tiếp thị ầ

Nhà xuất khẩu Cơ sở hạ tầng

Hình 2.3: Các mức độ tiếp thị địa phương

Các yếu tố thu hút có thể được chia ra thành các yếu tố cứng và các yếu

tố mềm. Các yếu tố cứng có thể đo lường theo các giá trị ít nhiều mang tính chủ

quan. Yếu tố mềm không dễ định lượng và đại diện cho những đặc tính chủ

quan hơn của một địa phương. Các nhà tiếp thị địa phương có thể dùng những

yếu tố này làm kim chỉ nam để cải tiến sức hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu.

21

Bảng2.4: Yếu tố hấp dẫn cứng và mềm của địa phương

Yếu tố hấp dẫn cứng Yếu tố hấp dẫn mềm

• Sự ổn định kinh tế

• Năng suất

• Chi phí

• Quan niệm về sở hữu

• Các mạng lưới dịch vụ và hỗ trợ

của địa phương

• Cơ sở hạ tầng và thông tin

• Vị trí chiến lược

• Kế hoạch và chương trình khuyến

khích

• Phát triển chuyên biệt

• Chất lượng cuộc sống

• Năng lực của lực lượng lao động

và đội ngũ chuyên môn

• Văn hoá

• Cá nhân

• Quản lý

• Sự năng động và linh hoạt

• Tính chuyên nghiệp trong tiếp

cận thị trường

• Quản trị doanh nghiệp (Nguồn: Philip Kotler, 2002- Nhóm thực hiện dịch )

Đối với mục tiêu tiếp thị địa phương để thu hút khách du lịch, theo Philip

Kotler (2006): “Các địa phương không những phải quyết định có bao nhiêu du

khách cần thu hút và làm cách nào để quân bình du lịch với các ngành khác, mà

còn phải xác định loại du khách nào cần thu hút”. Sự lựa chọn này có thể bị giới

hạn bởi các điều kiện về khí hậu, địa hình tự nhiên, tài nguyên, lịch sử, văn hoá

và cơ sở hạ tầng. Địa phương sẽ lãng phí tiền khi cố gắng thu hút tất cả những ai

đi du lịch. Thay vì chọn cách tiếp cận bao đồng, địa phương phải sử dụng cách

tiếp cận cụ thể và rõ ràng các nhóm mục tiêu của mình.

Sự cạnh tranh về du lịch có liên quan chặt chẽ đến việc tạo dựng hình

tượng. Các hình tượng của địa phương bị ảnh hưởng mạnh bởi những sáng tạo

nghệ thuật của địa phương đó. Các địa phương thường phát hiện những tài sản

tiềm ẩn có tiềm năng lớn về du khách. Nhiều địa phương tự tiếp thị mình thông

22

qua một biểu tượng có nguồn gốc địa phương. Việc tạo ra hình tượng địa

phương hiệu quả đòi hỏi phải có sự tương đồng giữa thực tế của địa phương với

những gì được quảng bá, nếu không có thể gây ra nguy cơ du khách mất thiện

chí hoặc những lời truyền miệng tiêu cực.

Tuy nhiên, nhiều nhà cải cách địa phương nhầm lẫn tiếp thị địa điểm chính

là quảng bá địa điểm. Họ xem tiếp thị chính là xây dựng hình tượng địa phương.

Quảng bá là một thành phần phụ của xây dựng hình tượng, và xây dựng hình

tượng chỉ là một mảng của hoạt động marketing. Quảng bá, thật ra lại là một

phần nhỏ trong các nhiệm vụ của tiếp thị. Nếu chỉ quảng bá không thể giúp một

thành phố đang có nhiều điểm yếu kém mà thậm chí còn khiến cho người ta

nhận thấy rõ hơn những điểm yếu của nó thật sự là gì.

Tiếp thị địa phương có nghĩa là thiết kế địa điểm thành một nơi thoả mãn

nhu cầu của thị trường mục tiêu của nó. Chương trình tiếp thị thành công là khi

công dân và những người kinh doanh hài lòng với cộng đồng của họ, đáp ứng

những mong đợi của du khách và các nhà đầu tư. Tiến trình hoạch định chiến

lược tiếp thị địa phương bao gồm 4 thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau:

• Địa điểm phải xây dựng những thiết kế tôn vinh những vẻ đẹp của nó và tạo

thêm những chất lượng và giá trị thẩm mỹ.

• Địa điểm phù hợp với môi trường: cần phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng để

dịch chuyển hàng hoá và con người sao cho phù hợp với môi trường tự

nhiên.

• Địa điểm như là người cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và

công chúng.

• Địa điểm là nơi giải trí và nghỉ ngơi cho cư dân và du khách.

Các yếu tố hấp dẫn của địa phương nêu trên đã định hướng cho các nội

dung nghiên cứu và thể hiện trong bảng hỏi của chúng tôi. Ngoại trừ một số nội

dung có nêu trong các yếu tố hấp dẫn nhưng không phù hợp để hỏi du khách

như về năng suất, tính sở hữu thì không được đưa vào bảng hỏi. Các nội dung

23

khác trong phần này là cơ sở quan trọng cho các phân tích và giải pháp đề xuất

của chúng tôi.

2.3 TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG DU LỊCH QUỐC TẾ

2.3.1 Xu h��ng phát tri�n du l�ch th� gi�i 

Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã

hội và đã thực sự mang tính chất toàn cầu, trở thành chiếc cầu nối giữa các khu

vực, cũng như giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Các loại hình du lịch cũng

ngày càng đa dạng, phong phú. Sự phát triển của du lịch thể hiện ở nhiều góc độ

khác nhau, đồng thời cũng thể hiện rõ một số xu hướng phát triển trên toàn thế

giới.

Một điều dễ thấy nhất đó là số lượng khách du lịch đang gia tăng

nhanh chóng. Yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự

tăng trưởng này là thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng; Bên

cạnh đó, sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận

chuyển ngày càng thuận tiện tạo sự thoải mái hơn cho du khách khi đi du lịch.

Trong đó sự phát triển của ngành hàng không, nhất là sự xuất hiện của hàng

không giá rẻ, đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh của du lịch quốc tế dài ngày.

Giáo dục cũng là một nhân tố kích thích du lịch. Trình độ giáo dục được nâng

cao thì nhu cầu du lịch sẽ tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm

hiểu cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày

càng rõ. Những kết quả điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy, những gia đình mà người

chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ đi du lịch càng lớn. Giáo dục

cũng có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp. Những người có trình

độ giáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao. Sự tập trung

dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, mật độ dân cư, sự thay đổi cấu

trúc gia đình, độ dài tuổi thọ,… đều có liên quan mật thiết với sự phát triển du

lịch.

24

Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian

làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt

Nam) đã chuyển sang chế độ làm việc năm ngày một tuần. Điều đó góp phần

làm cho số du khách gia tăng đáng kể.

Hình 2.5: Khách du lịch quốc tế 1990-2010

Xu hướng phát triển thứ hai chúng ta có thể nhận thấy đó là xã hội hóa

thành phần du khách. Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra,

sự phát triển của công nghệ đã biến du lịch trở thành một trong những lĩnh vực

kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí dành cho nhiều tầng

lớp. Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp quí tộc, tầng lớp trên của

xã hội. Xu thế quần chúng hóa thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi

nước. Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định

mình.

Ngoài ra còn phải kể đến chính sách của chính quyền. Ở nhiều nơi, nhà

nước có những chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do thấy rõ được ý

nghĩa của hiện tượng này đối với sức khỏe cộng đồng. Ví dụ Chính phủ Nhật

Bản để ra chủ trương khuyến khích người dân đi du lịch ra nước ngoài trong các

Khách du lịch quốc tế 1990-2010

Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO)

Số lượt khách du lịch quốc tế (triệu lượt) Chi tiêu khách du lịch quốc tế (tỉ USD)

25

kỳ nghỉ phép năm. Chính sách khuyến khích thể hiện cụ thể ở việc giảm giá

phương tiện đi lại, đơn giản thủ tục đi du lịch nước ngoài, giảm giá lưu trú

thông qua việc miễn giảm thuế. Nhiều nơi tổ chức các chuyến du lịch bao cấp

cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả

năng chi trả.

Một xu hướng nữa trong sự vận động phát triển của du lịch thế giới, đó là

địa bàn du lịch càng ngày càng mở rộng. Nếu như trước đây các điểm du lịch

tập trung ở châu Âu, thì hiện nay các điểm du lịch đã được mở rộng ra khắp

toàn cầu. Mặc dù số lượng du khách đến châu Âu vẫn chiếm số lượng nhiều

nhất nhưng các châu lục khác cũng bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt là khu vực châu

Á – Thái Bình Dương.

Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch của Địa Trung Hải với ba chữ S

(Sea, Sand, Sun), luồng khách Bắc – Nam là hướng đi du lịch chủ đạo quan sát

được trên thế giới. Người Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ… đổ về các miền bờ biển Tây

Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia để tận hưởng cái ấm áp, mát mẻ và trong

xanh của vùng này. Như vậy bản chất của luồng khác Bắc – Nam là hướng

dương và hướng thủy về các vùng biển nhiệt đới. Ngày nay, tuy hướng Bắc –

Nam vẫn là hướng hấp dẫn nhiều du khách, nhưng không còn giữ vai trò áp đảo

như trước đây nữa. Đặc điểm của luồng này là tập trung vào kỳ nghỉ hè và có số

lượng tương đối tập trung.

26

Khách du lịch quốc tế (triệu lượt) Thị phần (%)

Thay đổi (%)

Mức tăng bình quân

Thế giới

Khu vực Shahara Trung Đông

Châu Phi Bắc Phi

Trung Mỹ Nam Mỹ

Caribbean Bắc Mỹ

Nam Á Châu Mỹ

Châu Đại dương

Đông Bắc Á Đông Nam Á

Nam Âu/ĐTH Châu Á TBD

Trung/ đông Âu Tây Âu Bắc Âu

Nước đang phát triển Theo khu vực Châu Âu

Nước phát triển

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

Hình 2.6: Khách du lịch quốc tế chia theo khu vực

Khách du lịch quốc tế đạt mức cao từ tháng 5 đến tháng 9, cao điểm nhất

là vào các tháng 7, 8 là thời điểm mùa hè ở nhiều nước và là thời điểm thích hợp

của du lịch biển.

Luồng khách thứ hai ngày nay cũng đã thịnh hành là hướng về các vùng

núi cao. Nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ nơi có không khí trong lành hay

muốn được thử thách bản thân và thể hiện mình sẽ có điều kiện đáp ứng. Trượt

tuyết, leo núi, săn bắn hay các trò thể thao mạo hiểm là các loại hình được nhiều

người yêu thích.

Với xu hướng đi nghỉ ngắn ngày hơn nhưng thường xuyên hơn trên thế

giới hiện nay, nhiều địa phương nằm cách những khu đô thị lớn hơn 2 giờ du

hành đã phát hiện cơ hội tiếp cận thị trường du lịch, Sự tăng trưởng mới của thị

27

trường nghỉ mát gia đình cũng đã định hướng một số địa phương chuyển sang

hình tượng “nơi thuận lợi cho gia đình”.

Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO)

Tháng1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hình2.7: Khách du lịch quốc tế theo tháng

Một luồng khách nữa đó là luồng chuyển động Tây – Đông. Theo các

chuyên gia, thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương. Trong

những năm gần đây, số du khách từ các nước đến khu vực này gia tăng đáng kể,

thu hút số lượng du khách đông thứ 2 sau châu Âu. Một số người đến đây để

tìm cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư trong loại hình

du lịch công vụ. Một số khác đến đây vì cảnh quan hay vì muốn tìm hiểu một

nền văn hoá phương Đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ.

Khu vực Châu Âu vẫn chiếm thị phần cao nhất về lượng khách quốc tế đến

(50.7%). Châu Á chiếm thị phần 21.7 % nhưng là khu vực có lượng khách quốc

tế tăng nhanh nhất (12.7% năm 2010), đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á. Khu

vực Đông Nam Á cũng có lượng khách quốc tế tăng đáng kể (12.1%) và là một

trong những khu vực có tốc độ tăng bình quân cao nhất trong giai đoạn từ năm

28

2000 đến nay (6.8%) tuy nhiên thị phần còn thấp (7.1%). UNWTO dự báo năm

2011, du lịch thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng từ 4-5%.

Khách du lịch quốc tế chia theo mục đích chuyến đi 2010

Thăm thân nhân, sức khỏe, tôn giáo, khác

Du lịch, nghỉ dưỡng

Công tác, kinh doanh

Không cụ thể

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

Hình 2.8: Khách du lịch quốc tế chia theo mục đích chuyến đi 2010

Khách du lịch nghỉ dưỡng vẫn là mục đích quan trọng nhất và phương tiện

chủ yếu vẫn là đường hàng không và đường bộ.

Hàng không Đường bộ

Đường thủy 6% Tàu hỏa 2%

Hình 2.9: Khách du lịch quốc tế chia theo phương tiện 2010

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

29

THỨ TỰ

Thị phần (%)

Dân số 2010

Chi tiêu /người )

Mức thay đổi của tiền nội địa (%)

Chi tiêu du lịch quốc tế (tỉ USD)

Triệu USD

Thế giới 1. Đức 2. Mỹ 3. Trung Quốc 4. Anh 5. Pháp 6. Canada 7. Nhật 8. Italy 9. Nga 10. Úc

Nguồn: UNWTO

Bảng 2.10 : Các quốc gia có mức chi tiêu cho du lịch quốc tế cao nhất

Trong những năm gần đây, nhìn chung danh sách các quốc gia có mức chi

tiêu cao nhất trên thế giới không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc Trung Quốc

đã trở thành quốc gia có mức chi tiêu du lịch quốc tế đứng vị trí số 3 thế giới,

cho thấy tiềm năng của đối tượng khách du lịch Trung Quốc. Xét về mức chi

tiêu bình quân thì cao nhất vẫn lần lượt là Đức, Canada, Anh, Pháp, Ý.

UNWTO dự báo từ nay đến năm 2020, du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh,

đạt 1.6 tỉ lượt khách ở tất cả các khu vực. Khu vực Đông Á- Thái Bình Dương

là khu vực sẽ có mức tăng lượng khách đến cao nhất, đạt thị phần khoảng 25%

năm 2020. Hiện nay du lịch nội vùng vẫn chiếm ưu thế (chiếm khoảng 80%).

Du lịch xu hướng du lịch dài ngày đang tăng, bình quân khoảng 5% mỗi năm,

đến năm 2020 dự báo sẽ chiếm 25% thị phần.

2.3.2 Xu h��ng phát tri�n các lo�i hình du l�ch  

Nếu như ngày nay đại đa số các chuyến du lịch mới chỉ là “chiêm

ngưỡng, ngắm nhìn” thì trong tương lai xu hướng nghiên cứu sâu kỹ lưỡng về

30

đối tượng tham quan sẽ là một trào lưu thịnh hành. Song song với trào lưu này

là trào lưu đi du lịch ngày càng xa hơn.

Du lịch sinh thái, văn hóa vẫn tiếp tục là loại hình du lịch phát triển

mạnh bởi nó là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo

dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái đem lại những

ích lợi không thể phủ nhận đối với khách du lịch, với cộng đồng dân cư địa

phương và cả cho sự bảo tồn và phát triển bền vững những giá trị tài nguyên du

lịch. Khám phá thiên nhiên, khám phá những nét đặc sắc trong bản sắc văn hóa

địa phương luôn là niềm hứng thú đối với du khách. Khảo sát một số công ty du

lịch, kết quả cho thấy rằng lượng khách Việt Nam đăng ký tham gia loại hình du

lịch này chiếm khoảng 30% trong số các loại hình và khách quốc tế đến Việt

Nam là 50%.

Một loại hình du lịch mới bùng nổ gần đây, đó là du lịch MICE (Gặp gỡ

- Khen thưởng -Hội nghị - Triển lãm). Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm

du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và

hạ tầng cơ sở nhất định. MICE là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy

mạnh phát triển vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá

nhân hay du lịch nhóm. So với khách đi lẻ, khách đi nhóm thì khách du lịch

MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính

khách… sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản

phẩm đắt tiền. Nhiều nhà kinh doanh du lịch cho rằng, chi tiêu của khách MICE

cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường. Chi tiêu của họ không chỉ

trong các hội nghị mà còn bên ngoài hội nghị. Khai thác thị trường MICE không

chỉ giới hạn ở việc cho thuê phòng ốc để tổ chức các hội nghị mà còn phải biết

đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm, tham quan các điểm du lịch.

Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có

thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu

hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen

31

Có rất nhiều quốc gia hiểu và tận dụng được cơ hội của MICE, như Mỹ,

Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, hoặc ở châu Á có Hồng Kông, Thái Lan, Trung

Quốc... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông, nơi mà trước đây được chính quyền

Hồng Kông xây dựng để tổ chức lễ chuyển giao cho Trung Quốc, trở thành cơ

hội khai thác thị trường MICE của ngành du lịch Hồng Kông. Rất nhiều quốc

gia và doanh nghiệp chọn trung tâm này làm nơi tổ chức hội nghị kinh tế, chính

trị, văn hóa... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông hàng năm thu hút trên 4,5 triệu

lượt khách (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam)

tham dự các sự kiện MICE được tổ chức tại đây.

Tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn

công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc

gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ

quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người

tham dự.

Theo xu hướng phát triển của thế giới, cùng với việc tăng tuổi thọ và mức

sống sẽ tạo ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và đi du lịch. Trong bối

cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi giải trí, con

người còn mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh tại những

32

nước có nền y tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những người có thu nhập

cao.

Khách du lịch nhất là khách phương Tây rất thích loại hình du lịch chữa

bệnh vì nó đáp ứng cả hai mục đích cùng một lúc: chữa bệnh và du lịch. Nhạy

bén với nhu cầu thế giới, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan là những quốc gia

nhanh chóng khẳng định tên tuổi với loại hình du lịch chữa bệnh. Hiện nay, các

quốc gia này cũng đang rất tích cực đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến các sản

phẩm du lịch chữa bệnh của mình đồng thời đưa ra những chiến lược nhằm

hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe

và chữa bệnh.

Theo ước tính, dân số châu Á sẽ tăng từ 3,2 tỷ năm 2002 lên 5,6 tỷ năm

2050. Cùng với việc tăng tuổi thọ và mức sống sẽ tạo ra nhu cầu lớn về chăm

sóc sức khỏe có chất lượng tại khu vực trong thời gian tới. Chính vì vậy các

nước châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc … đang đẩy

mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch chữa bệnh và có sự cạnh

tranh gay gắt trong việc trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức

khỏe và chữa bệnh của khu vực. Thậm chí Philippines, nước được coi là mới

trong giai đoạn “dò dẫm” với dịch vụ này, thì trong năm 2006 cũng đã phát

động cả một chiến dịch lớn mang tên “Philippines – điểm đến của du lịch chữa

bệnh” với tham vọng thu hàng tỉ USD doanh thu mỗi năm.

Hàn Quốc cũng là một quốc gia đang rất chú trọng xúc tiến du lịch chữa

bệnh và chăm sóc sức khỏe. Hàng năm, nước này có khoảng 25 chương trình y

tế để xúc tiến tại các thành phố lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Trung

Đông và Nga. Bên cạnh đó còn có các triển lãm, hội nghị liên quan tới du lịch y

tế ở Mỹ, Trung Đông, Philippines, Singapore, Anh... Chủ tịch Công ty tư vấn y

tế EZmeditour, Patrick Song cho biết, qua quảng bá ở nước ngoài, du lịch y tế

Hàn Quốc có thể kết nối với các công ty du lịch, các bệnh viện ở nước ngoài để

thu hút bệnh nhân có nhu cầu trị những bệnh mà bệnh viện quốc gia đó không

thể chữa được.Tháng 5.2009, Hàn Quốc đã thông qua luật mới cho phép các

33

phòng khám có giấy phép hoạt động có thể tìm kiếm bệnh nhân nước ngoài qua

nhiều hoạt động xúc tiến khác nhau.

Một loại hình du lịch rất phổ biến trong tương lai là du lịch cuối tuần về

các vùng nông thôn, các vùng có cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ,

không khí trong lành. Những nhân tố thúc đẩy sự gia tăng của hoạt động này

là sức ép đô thị, sự căng thẳng trong lao động, ô nhiễm tại nơi ở thường xuyên

và số ngày nghỉ cuối tuần.

Khi tỷ trọng các ngành kinh tế thay đổi ngày càng thiên về dịch vụ, nông

nghiệp chiếm tỷ trọng khiêm tốn dần thì chính những hoạt động nông nghiệp lại

trở nên hấp dẫn với du khách trong những ngày nghỉ cuối tuần. Một buổi thu

hoạch nông sản, hay một ngày tham gia vào công việc của người nông dân như

trồng rau, hoa rồi được ăn một bắp ngô non, một quả cà chua vừa hái ở vườn…

thực sự sẽ đem lại sự trải nghiệm mới mẻ và những giây phút thư giãn cho

người dân đô thị.

2.4 TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM:

Theo một thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO, trung bình cứ 3

người đi du lịch có một người đi nghỉ biển. Chính vì vậy, tại hội nghị toàn

ngành du lịch tổ chức đầu năm 1997, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã khẳng

định: “Trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam các năm tới là các địa phương có

biển. Du lịch tham quan và tắm biển vẫn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa tiềm

năng du lịch của đất nước”.

Năm 2010 chứng kiến sự phục hồi của ngành du lịch thế giới từ sau khủng

hoảng kinh tế từ cuối năm 2008. Rõ ràng, du lịch là một ngành bị ảnh hưởng

nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này. Trong đà phục hồi

và tăng trưởng chung đó, Du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng đạt được nhiều kết

quả tích cực. Việt Nam là điểm mà nhiều khách du lịch muốn đến tham quan,

trước hết là vì sự mới mẻ, khi những quốc gia khác trong khu vực đang trở nên

nhàm chán đối với họ.

34

Cũng theo kết quả khảo sát của UNWTO công bố tháng 6 năm 2011 (xem

phụ lục), Việt Nam có tổng số lượt khách quốc tế đến là 5050000 lượt khách

năm 2010, tăng 34.8 % so với năm 2009. Đây là điểm đến có lượng khách quốc

tế tăng cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Srilanka có mức tăng 46.1%. Trong

năm 2009, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 11.5%, cũng là mức giảm

cao (so với Thái Lan chỉ giảm 3%, Singapore giảm 3.7%, Malaysia tăng 7.2%).

Thị phần của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới đạt 2.5% (so với Thái Lan là

7.8%, Singapore 4.5%, Malaysia 12.1%). Thu nhập từ du khách quốc tế của

Việt Nam từ 2008 đến nay lần lượt là 3,930; 3,050; và 4450 triệu USD (chiếm

thị phần 1.8% năm 2010)

Số lượt khách quốc tế đến (ngàn)

Doanh thu từ du khách quốc tế (triệu USD)

Biểu đồ 2.11: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2009 (Nguồn: UNWTO parameter 2010)

Trong năm 2010, tình hình du lịch nước ngoài đến Việt Nam có mức tăng

trưởng khá cao, tính đến tháng 10/2010 đạt 139% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng này cũng tương đương với mức tăng của các nước trong khu vực là

Malaysia, Indonexia và Thái Lan cho thấy sự tăng trưởng này có được là nhờ sự

phục hồi kinh tế thế giới nói chung. Phương tiện vận chuyển chính vẫn là đường

hàng không. Trong đó khách du lịch, nghỉ dưỡng chiếm 62.5%. Những thị

trường chính vẫn là các nước trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương chiếm

35

57% và có xu hướng tăng mạnh. Khách Campuchia và Trung Quốc tăng mạnh

nhất, lần lượt tăng 97.2 và 90.3%. Khách phương Tây chủ yếu là Mỹ, Úc, Pháp

và các nước châu Âu khác tăng với mức khoảng 10%. Trong đó khách Trung

Quốc-Hồng Kông có xu hướng sử dụng dịch vụ cao cấp gia tăng.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2001-2009 đạt bình quân

16,6%/năm; thu nhập ngoại tệ từ hoạt động du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD,

chiếm trên 55% trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ và đứng thứ 5 trong các ngành

có thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước.

Bảng 2.12 : Thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010

Số lượt khách Tỉ lệ % Tổng số 5.049.855 100% Chia theo Đường không 4.061.712 80.4% phương tiện đến Đường biển 50.500 1.0% Đường bộ 937.643 18.6% Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 3.110.415 61.6% Đi công việc 1.023.615 20.3% Thăm thân nhân 574.082 0.0% Các mục đích khác 341.743 6.8% Chia theo Trung Quốc 905.360 17.9%một số thị trường Hàn Quốc 495.902 9.8% Nhật Bản 442.089 8.8% Mỹ 430993 8.5% Đài Loan 334.007 6.6% Úc 278.155 5.5% Campuchia 254.553 5.0% Thái Lan 222.839 4.4% Malaisia 211.337 4.2% Pháp 199.351 3.9% Các thị trường khác 1.275.269 25.3%

Nguồn: Tổng cục du lịch- Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, Theo bảng thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO

Barometer), trung bình mỗi du khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu từ dưới

36

mức 700 đô la Mỹ cho khoảng thời gian lưu trú từ 5 đến 10 ngày. Con số này

quá thấp so với các nước lân cận. Mỗi du khách đến Thái Lan chi tiêu bình quân

trên 1.200 đô la Mỹ, tại Singapore thì trên 1.500 đô la Mỹ.

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu về du lịch và lữ hành 2008

của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn

còn ở mức thấp. Mặc dù đạt đỉnh cao về lượng khách quốc tế và thu nhập du

lịch trong năm 2008, nhưng cũng năm đó, Việt Nam xếp vị trí 96 trên tổng số

130 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng về du lịch, trong khi Singapore xếp

thứ 16, Malaysia thứ 32, Thái Lan 42, Indonexia xếp thứ 80.

Bảng 2.13: Xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành Việt Nam

của Diễn Dàn Kinh Tế Thế Giới (WEF)

Năm

Xếp hạng chung

Khuôn khổ pháp

luật

Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng

Nhân lực, văn hóa và TN thiên nhiên

Tổng số nước được xếp hạng

2007 87 (3.8)

87 (3.8)*

95 (2.8)

76 (4.6)

124

2008 96 (3.6)

96 (4.0)

92 (3.0)

84 (3.7)

130

2009 89 (3.7)

92 (4.2)

85 (3.1)

76 (3.8)

133

2011 80 (3.9)

89 (4.3)

89 (3.3)

46 (4.1)

139

(*) Trong ngoặc là điểm đánh giá

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu về du lịch và Lữ hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới từ 2007-2011(World Economy Forum)

Năm 2011, Việt Nam được xếp thứ 80 trong 139 quốc gia và vùng lãnh

thổ được đánh giá. Trong đó những yếu tố được đánh giá cao chủ yếu là nhờ tài

nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa, sự sẵn có nguồn nhân lực. Đặc biệt là

số lượng các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Bên cạnh đó là sự cải thiện về

37

hệ thống giao thông hàng không, chính sách visa, chính sách đầu tư nước ngoài,

tình hình an ninh, mức độ ô nhiễm trong không khí thấp, khả năng cạnh tranh về

giá là những yếu tố được đánh giá cao. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông và

hàng không còn thấp, khả năng kết nối các chuyến bay quốc tế của ngành hàng

không còn hạn chế; chất lượng môi trường tự nhiên; khả năng đào tạo và nghiên

cứu về dịch vụ, thời gian đăng ký kinh doanh, hạ tầng du lịch, đầu tư của chính

phủ cho du lịch và lữ hành là những điểm được đánh giá thấp. Trong danh sách

này, Singapore xếp thứ 10, Malaysia thứ 35, Thái Lan 41, và Indonexia xếp thứ

70.

2.5 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG DU LỊCH ĐÀ LẠT-LÂM ĐỒNG

Theo kết quả công bố của Chi cục Thống kê Tỉnh Lâm Đồng năm 2011,

một số chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Lâm Đồng đạt được như sau:

Bảng 2.14: Thống kê du lịch Lâm Đồng 2005-2011

ĐVT 2005 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011

Số cơ sở lưu trú Cơ sở 442 565 735 874 939 Khách sạn 400 246 268 318 358 Nhà nghỉ 42 319 467 556 581 Số Phòng Nghỉ Phòng 5.921 8.125 9.970 12.236 14.146 Khách sạn 5.415 5.032 5.250 6.529 7.450 Nhà nghỉ 506 3.093 4.720 5.707 6.696Số giường 11.260 15.550 18.020 23.156 28.292 Khách sạn 10.245 8.743 9.549 11.995 14.453 Nhà nghỉ 1.015 6.807 8.471 11.161 13.839Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

Nghìn lượt

1.050,9 1.340,4 1.622,6 2.049,5 2.273,8

Khách trong nước 963,4 1.261,2 1.546,3 1960,0 2.179,6 Khách quốc tế 87,5 79,2 76,3 89,5 94,2Thời gian khách lưu trú

Ngày khách

1.624.171 2.834.096 3.262.410 4.196.179 4.835.937

Khách trong nuớc 1.467.627 2.687.886 3.121.724 4.023.741 4.660.545 Khách quốc tế 156.544 146.210 140.686 172.438 175.392Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ

%

Khách sạn 31.6 40.19 39.63 30.79 31.10 Nhà nghỉ 33.4 24.51 23.80 35.23 34.60

38( Nguồn : Niên giám thống kê Lâm Đồng 2011)

Khách nội địa vẫn chiếm tỉ trọng lớn (trên 90%) trong tổng số khách du

lịch đến thành phố. Lượng khách quốc tế đến Đà Lạt trong những năm gần đây

có phần giảm nhẹ hằng năm. So với năm 2000, lượng khách du lịch nội địa tăng

hơn 700 nghìn lượt khách, gần gấp đôi trong khi lượng khách quốc tế lại giảm

gần 10 nghìn lượt khách.

Biểu đồ 2.15: Lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Đà Lạt từ

2005-2010

( Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2009, 2011 và các Báo cáo tình hình

kinh tế xã hội Tỉnh Lâm Đồng từ 2005-2010)

- Về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, môi trường

Đà Lạt, với độ cao 1.600m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình là

18-25oC, nhiều cảnh quan đẹp, là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, đặc biệt

phù hợp với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan ngắm

cảnh…

Lâm Đồng có hệ sinh thái đa dạng. Đặc thù địa hình đã tạo ra nhiều vùng

đồi núi, hồ, thác nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Rừng chiếm hơn 60% diện

tích toàn tỉnh, và vẫn còn nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng già (đặc biệt là rừng

quốc gia Nam Cát Tiên và rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà). Đồng thời, rừng

39

cũng bảo tồn một nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các

thắng cảnh chưa được đầu tư và bảo tồn tốt, để tạo sự hài hòa giữa thiên nhiên

và tác động của con người.

- Về tài nguyên nhân văn

Lâm Đồng là một tỉnh ở vùng Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều dân tộc

thiểu số đang sinh sống như người Lạch, người Mạ, Churu, K’Ho. Nơi đây còn

lưu giữ nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa dân gian đặc sắc, có sức thu

hút cao đối với khách quốc tế. Những lễ hội dân gian, nhạc cụ dân tộc như cồng

chiêng là những tài nguyên văn hóa phi vật thể thu hút khách du lịch.

Nét văn hóa riêng của con người Đà Lạt, “hiền hòa, thanh lịch, mến

khách” cũng được đánh giá là một tài nguyên du lịch quan trọng, là một điều

kiện trong việc tổ chức các hoạt động du lịch.

Thừa hưởng sự qui hoạch tổng thể, phối hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên

nhiên và cảnh quan đô thị mang dáng dấp kiến trúc châu Âu của các nhà kiến

trúc tài ba người Pháp, Đà Lạt có một di sản kiến trúc khá độc đáo, tạo nên nét

đẹp riêng có của Đà Lạt, là một giá trị trong du lịch. Tuy nhiên tình hình phát

triển đô thị trong thời gian gần đây có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan chung.

- Về cơ sở hạ tầng du lịch

Đà Lạt có hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển đa dạng. Hiện nay đáp

ứng được nhu cầu của du khách, cả trong những đợt cao điểm. Hệ thống các

khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp đang phát triển mạnh.

Điểm hạn chế về vị trí địa lý của Đà Lạt - Lâm Đồng là cách xa các trung

tâm du lịch. Tuyến tỉnh lộ Nha Trang - Đà Lạt dài 140km đã được đưa vào sử

dụng góp phần giúp kết nối Đà Lạt với trung tâm du lịch Biển Nha Trang, và

cũng là điểm cuối trong Con đường di sản. Các tuyến đường hàng không cũng

được nâng lên về số chuyến, mở thêm các đường bay Hà Nội, Đà Nẵng tới Đà

Lạt tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đón khách từ miền Bắc và khách nước

ngoài. Tuyến đường Đà Lạt - TP. HCM với thời gian di chuyển trung bình từ 6 -

40

7 giờ là một trở ngại đối với việc phát triển du lịch với khách từ Tp. HCM và

các Tỉnh Nam Bộ.

Các hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch khác như điện, nước, bưu chính

viễn thông, tài chính ngân hàng nhìn chung đáp ứng được yêu cầu phát triển du

lịch.

- Các điều kiện về nhu cầu địa phương:

Khách du lịch nội địa cao: Hiện nay khách du lịch trong nước chiếm ưu

thế so với khách du lịch nước ngoài. Các hoạt động kinh doanh du lịch cũng

phát triển theo hướng phục vụ nhu cầu khách nội địa. Do vậy, tình trạng phát

triển manh mún, thiếu đầu tư đồng bộ đã xảy ra. Tham gia vào hoạt động du lịch

chủ yếu là các doanh nghiêp nhỏ, những người kinh doanh cá thể, hộ gia đình

nên có nhiều khó khăn trong công tác quản lý du lịch địa phương. Về lâu dài, sự

phát triển manh mún có thể hạn chế khả năng bứt phá của du lịch Đà Lạt.

Nhu cầu tiêu thụ địa phương thấp với dân số là 209.301 người, mật độ 532

người/km² năm 2010. Mức giá tiêu dùng của địa phương bị ảnh hưởng mạnh

bởi hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch lại có tính thời vụ cao, thời gian cao

điểm tập trung vào dịp lễ, tết, và những tháng đầu hè. Những yếu tố này có

những ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hút đầu tư vào những lĩnh vực dịch vụ

như dịch vụ vui chơi, giải trí; trung tâm mua sắm- hoạt động thương mại; hệ

thống nhà hàng-kinh doanh ăn uống…

- Chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh

Đà Lạt là một địa phương có sự ổn định kinh tế, xã hội, tình hình an ninh

trật tự xã hội. Mức độ đảm bảo về an ninh thuộc loại tốt trong cả nước. Tình

hình kinh tế ổn định, tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế không cao so với mức

trung bình của cả nước. Trình độ dân trí khá cao.

Năm 2010, Lâm Đồng có sự cải thiện vượt bậc về môi trường kinh doanh.

Từ việc xếp thứ 54/63 tỉnh thành năm 2009, thuộc nhóm trung bình trong bảng

xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của VCCI lên vị trí thứ 29, thuộc

nhóm khá trong bảng xếp hạng năm 2010.

41

Trong thời gian gần đây, môi trường đầu tư, kinh doanh du lịch đã có sự

cải thiện đáng kể. Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý du lịch ngành đã

có những đầu tư và cải tiến đi vào chiều sâu, có định hướng. Công tác quy

hoạch đô thị có sự cải thiện. Một số chính sách được người dân và nhà kinh

doanh du lịch tại địa phương ủng hộ.

Chính quyền địa phương tập trung nỗ lực trong việc xây dựng hình ảnh Đà

Lạt -thành phố hoa góp phần quảng bá hoạt động du lịch và các ngành nghề sản

xuất truyền thống, đặc sản địa phương.

- Các ngành nghề bổ trợ và có liên quan:

Những lĩnh vực công nghiệp khác có thế mạnh của địa phương là nông -

lâm nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp. Về nông nghiệp, Đà Lạt có điều kiện tự

nhiên thuận lợi cho việc trồng hoa và các loại rau ôn đới. Các ngành tiểu thủ

công nghiệp như đan, thêu, thủ công mỹ nghệ có tiềm năng phát triển với đội

ngũ người lao động cần cù. Đây là những ngành có khả năng kết hợp với du lịch

để tạo thành sản phẩm du lịch đặc thù.

Đà Lạt cũng là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tập

trung đội ngũ trí thức chiếm tỉ lệ cao so với cả nước.

2.6 TÓM TẮT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:

Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Khảo sát và đánh giá năng lực đáp ứng của

hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch tại Thành phố Đà Lạt”, chủ nhiệm

Ths. Phạm Thị Thuý Nguyệt (2009) đã cho thấy: hệ thống nhà hàng tại thành

phố đã đáp ứng được nhu cầu của du khách về số lượng, tuy có tình trạng thiếu

chỗ vào mùa cao điểm. Song, khả năng đáp ứng về chất lượng dịch vụ còn thấp,

trình độ phục vụ của nhân viên không được chuẩn hoá, sản phẩm ẩm thực đơn

điệu, không có nhiều sản phẩm ẩm thực danh tiếng và đặc thù. Tính đa dạng còn

rất yếu, thiếu các mô hình kinh doanh độc đáo để trở thành những địa chỉ không

thể không đến của Đà Lạt. Những tác nhân ảnh hưởng bao gồm tình trạng cạnh

42

tranh không lành mạnh của môi trường kinh doanh du lịch, việc đào tạo nguồn

nhân lực du lịch và chính sách hỗ trợ của quản lý địa phương.

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp

trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng” (Chủ nhiệm đề tài: Ths.Nguyễn Duy Mậu, 2007)

cho thấy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

trong lĩnh vực du lịch đạt mức trên trung bình. Số lượng phòng lưu trú và số cơ

sở đón tiếp khách đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, chủ yếu là khách du

lịch nội địa. Tuy nhiên các điểm du lịch còn chưa đầu tư đúng mức và chưa có

những khu du lịch đúng tầm để tạo tiền đề thu hút khách du lịch cho cả vùng.

Trong hội thảo được tổ chức bởi Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng và

Công ty Trung Nguyên năm 2006, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã

thảo luận về những định hướng phát triển của Thành phố Đà Lạt. Trong đó đáng

chú ý có ý kiến của Tiến sĩ Thái Quang Trung, Thành viên của tổ chức

Hansaidel (Đức) cho rằng Việt Nam nên thực hiện những kế hoạch phát triển

những thành phố hiểu biết để có thể thích ứng với xu hướng kinh tế tri thức,

trong đó Đà Lạt đang có những điều kiện để trở thành trung tâm khoa học của

khu vực Tây Nguyên. Ông đề xuất xây dựng thành phố Đà Lạt thành một thành

phố vườn, một thành phố thông minh, hoặc là một thung lũng xanh.

Bà Tara Kimbrell Cole, Giám đốc công ty Synovations Pte. (Singapore),

cho rằng chỉ có sáng tạo nên những mô hình thương mại mới với tính cạnh tranh

cao mới giúp Đà Lạt phát huy những đặc điểm nổi bật vốn có, như là “thành

phố đại học”, “trung tâm nghỉ dưỡng”, phát triển du lịch và công nghệ sinh học,

nhằm kết hợp hài hoà những giá trị văn hoá địa phương và nước ngoài. Điều

này không chỉ giúp Đà Lạt mà cả nước vượt qua những quốc gia khác trong khu

vực trong quá trình hiện đại hoá.

Đề tài: “Môi trường du lịch Đà Lạt -Lâm Đồng”, năm 2005. Chủ

nhiệm: Nguyễn Trọng Hoàng, Giám đốc sở Thương Mại Du Lịch Lâm Đồng.

Tác giả đề cao vai trò quan trọng của yếu tố môi trường cả tự nhiên và xã hội để

43

phát triển du lịch, giải pháp bảo vệ môi trường có tính quyết định cho phát triển

du lịch Lâm Đồng, Đà Lạt trong trước mắt và cả lâu dài.

Đề tài: “Nghiên cứu du lịch sinh thái Đà Lạt, Lâm Đồng”, Chủ Nhiệm:

Sở Du Lịch Lâm Đồng năm 2004. Đề tài giới thiệu các tiềm năng các sản phẩm

du lịch sinh thái Đà Lạt Lâm Đồng có thể khai thác như tài nguyên rừng, cảnh

quan, khí hậu, văn hóa các dân tộc bản địa, phong cách văn hóa của người Đà

Lạt.

Đề tài: “Nghiên cứu cơ chế quản lý và Đa dạng hóa- Sản phẩm du lịch

Đà Lạt Lâm Đồng”, chủ Nhiệm: Trương Trổ, Giám đốc sở KHCN Tỉnh Lâm

Đồng năm 2002/2003. Nhóm nghiên cứu giới thiệu các danh thắng đã nổi tiếng

và thắng cảnh mới được khám phá. Đề tài đã đóng góp trong việc giới thiệu

tiềm năng về đa dạng sinh học của Lâm Đồng-những loại động thực vật quý

hiếm, đặc hữu của Đà Lạt- Lâm đồng có thể tạo thành những sản phẩm du lịch

sinh thái; Đề tài cũng đề cao những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của

đồng bào dân tộc bản địa có thể phát triển du lịch văn hóa. Tác giả đề xuất cơ

chế chính sách đầu tư phát triển và quản lý du lịch theo quy hoạch và chiến lược

cụ thể.

44

CH��NG 3:  

XÂY D�NG K� HO�CH VÀ T� CH�C ĐI�U TRA 

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Sự hài lòng (hay thỏa mãn) của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm/ dịch

vụ là cảm giác có được khi điều mà họ nhận được đạt bằng hoặc cao hơn điều

mà họ mong đợi khi mua sản phẩm. Những yếu tố hình thành nên kỳ vọng xuất

phát từ động cơ mua hàng của khách.

Kỳ vọng của khách hàng xuất phát từ nhu cầu của khách trong việc tiêu

dùng sản phẩm. Nhu cầu hình thành nên động cơ của việc mua hàng, là yếu tố

trực tiếp thúc đẩy khách mua sản phẩm. Kỳ vọng cũng chịu tác động bởi những

các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng, bao gồm các yếu tố văn hóa, xã

hội, tâm lý và cá nhân. Đồng thời, kỳ vọng cũng bị ảnh hưởng bởi các thông tin

khách hàng có được về sản phẩm/ dịch vụ trước khi quyết định mua, cũng như

những hứa hẹn của người cung ứng sản phẩm/ dịch vụ.

Sản phẩm du lịch Đà Lạt có thể hiểu là toàn bộ những trải nghiệm của du

khách từ khi họ tìm kiếm thông tin du lịch, cho đến quá trình chuẩn bị chuyến

đi, đến Đà Lạt và những trải nghiệm tại Đà Lạt cho đến khi kết thúc chuyến đi.

Trong quá trình đó là kết quả của một tập hợp của rất nhiều yếu tố, sản phẩm và

dịch vụ mà họ sử dụng về khách sạn, dịch vụ ăn uống, điểm tham quan, hoạt

động vui chơi giải trí và các hoạt động khác. Chất lượng cảm nhận của khách

hàng sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ thường được đánh giá thông qua các

yếu tố: chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ trong việc thỏa mãn nhu cầu của

khách, so sánh trong tương quan với giá mà khách hàng bỏ ra để có được sự

thỏa mãn như cầu đó. Đồng thời, kết hợp với những phương thức dịch vụ như

thái độ của người bán, dịch vụ trước, trong và sau khi bán, khả năng đáp ứng về

thời gian, không gian…Đồng thời, đối với dịch vụ thì tính hữu hình của sản

phẩm là một trong những yếu tố được nhận biết bởi người tiêu dung có ảnh

45

hưởng quan trọng đến cảm nhận của khách như là biểu tượng, hình ảnh, thương

hiệu phản ánh những giá trị vô hình của dịch vụ, tạo sự an tâm, niềm tin của

khách.

Do vậy, để nghiên cứu sự hài lòng của du khách đến Đà Lạt, từ các mô

hình lý thuyết trên, chúng tôi chuyển đổi thành các yếu tố tương ứng như sau

Hình 3.1: Đánh giá sự hài lòng của du khách

Như đã trình bày ở những nội dung trước, trong nghiên cứu này, chúng

tôi xem sản phẩm du lịch Đà Lạt là một phần trong sản phẩm du lịch Việt Nam,

có mối quan hệ hữu cơ. Do vậy trong nghiên cứu cũng đề cập đến một số khía

cạnh của du lịch Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh du lịch Việt Nam trong tâm trí

du khách nhằm làm rõ những giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam cần

khai thác trong quá trình đầu tư du lịch.

Kỳ vọng Động cơ

Đặc điểm

Thông tin

Chất lượng cảm nhận

Giá cả

Hình ảnh

Chất lượng Sản phẩm/dịch

vụ

Sự hài lòng

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Là các khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt. Khách du lịch, theo định nghĩa

của Tổ chức du lịch thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UN World Tourist

46

Organization, UNWTO): “là người đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên

ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm

liên tục cho các mục đích không nhằm kiếm tiền ở nơi đó”.

Do đối tượng phỏng vấn là khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt được trải

đều trong năm, không có trước danh sách tổng thể để lập dàn chọn mẫu nên

không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên xác suất. Khách du lịch quốc tế cũng

đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, thu nhập. Sau khi xem xét về đặc điểm của đối

tượng khảo sát, những điều kiện hiện tại, việc điều tra được tiến hành theo

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, trong đó có sự phân lớp các

nhóm khách theo hình thức du lịch, mức thu nhập và quốc tịch nhằm đảm bảo

tính đa dạng của mẫu và tính khách quan, xác thực của các kết quả nghiên cứu.

Mục tiêu của nhóm là đảm bảo tính đa dạng của đối tượng điều tra.

Cụ thể là nhóm nghiên cứu tiến hành tiếp xúc với các khách du lịch quốc

tế (tuổi từ 16 trở lên) ở tại các khách sạn ở các mức phân hạng khác nhau và các

điểm du lịch của thành phố Đà Lạt. Để tránh hiện tượng trùng lắp, vào từng thời

điểm nhóm tổ chức điều tra ở một vài địa điểm nhất định. Trong một nhóm du

khách, phỏng vấn viên được yêu cầu chỉ phỏng vấn một người trong nhóm.

Ngoài ra, với mục đích thu thập các thông tin rộng rãi, nhóm nghiên cứu cũng

tiếp xúc điều tra với một số người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Đà

Lạt. Đây là những người nước ngoài có trình độ học vấn cao, có thời gian ở Đà

Lạt tương đối dài nên có cái nhìn sâu hơn về Đà Lạt.

Thời gian khảo sát trải đều từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010. Số phiếu

được thực hiện là: 162; số phiếu thu thập được là: 162; sau khi sàng lọc các

phiếu không hợp lệ (trả lời không đúng với hướng dẫn điền phiếu, số câu trả lời

trống quá nhiều), số phiếu được chấp nhận và đưa vào xử lý là: 146 phiếu.

47

Bảng 3.2: Cơ cấu đối tượng khảo sát

Số người %

Giáo dục 18 12.3 Kỹ sư 13 8.9 Khoa học 2 1.4 Kinh doanh 31 21.2 Thất nghiệp 8 5.5 Nghề tự do 7 4.8 Sinh viên 30 20.5 Hưu trí 6 4.1 Công sở 18 12.3

Ngành nghề

Khác 13 8.9 Khách sạn cao cấp

10 6.8

Resort-4 sao 12 8.2 3 sao 20 13.7 2 sao 28 19.2 Nhà nghỉ 62 42.5

Nơi lưu trú ở

Đà Lạt

Khác 14 9.6

3.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:

Ngoài mục đích thống kê mô tả về động cơ, thái độ và mức độ hài lòng của

du khách nước ngoài, nhóm nghiên cứu cũng đặt vấn đề tìm hiểu sâu hơn một

số đặc điểm tiêu dùng của khách. Việc nghiên cứu dựa trên một số vấn đề quan

tâm chính như sau:

Vấn đề 1: Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt chủ yếu trong một tour dài ngày

qua nhiều điểm ở Việt Nam

Vấn đề 2: Du khách nước ngoài thích các điểm văn hóa lịch sử và vùng biển

hơn vùng núi.

Vấn đề 3: Du khách nước ngoài hài lòng với du lịch Đà Lạt

Vấn đề 4: Du khách có thu nhập cao có mức độ hài lòng với du lịch Đà Lạt cao

hơn du khách trẻ tuổi.

48

3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG HỎI

Bảng hỏi bao gồm 18 câu hỏi chính và 10 câu hỏi phụ (chi tiết trong phụ

lục).

Bảng hỏi sử dụng đa dạng tất cả các dạng câu hỏi phỏng vấn điều tra

nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu:

- Câu hỏi phản đối: Là dạng câu hỏi mà câu trả lời có dạng: “có hoặc không”.

- Câu hỏi xếp hạng thứ tự: Là dạng câu hỏi mà ta đưa ra sẵn các phương án

trả lời, và để cho người trả lời lựa chọn, so sánh và xếp hạng chúng theo thứ

tự.

- Câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách: Là dạng câu hỏi mà ta đưa ra

sẵn danh sách các phương án trả lời, và người trả lời sẽ đánh dấu vào những

đề mục phù hợp với họ.

- Câu hỏi dạng bậc thang: Là dạng câu hỏi dùng thang đo thứ tự hoặc thang đo

khoảng để hỏi về mức độ đồng ý hay phản đối, mức độ thích hay ghét…của

người trả lời về một vấn đề nào đó.

Theo nội dung nghiên cứu, bảng hỏi được xây dựng với các mục tiêu cụ

thể như sau:

Câu 1 Là câu hỏi gợi mở điều tra, đồng thời giúp phân loại du

khách. Câu này cũng giúp xác định mức độ khách quay

lại những lần sau

Câu 2 Xác định mục đích, động cơ chuyến đi

Câu 3 Nguồn thông tin để khách biết đến Đà Lạt- là cơ sở để

xác định kênh truyền thông chủ yếu

Câu 4 Xác định những điểm khách sẽ đến tại Việt Nam nhằm

tìm hiểu các tuyến điểm du lịch liên quan với chuyến đi

đến Đà Lạt

Câu

5,6,7,8,9,10

Tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế

của Việt Nam được du khách quốc tế quan tâm.

49

Câu 11 Cảm nhận chung của du khách về mức độ hài lòng đối

với du lịch Đà Lạt

Câu

12,13,14,15,16

Nghiên cứu chi tiết về chất lượng sản phẩm du lịch trong

từng hoạt động cụ thể: dịch vụ lưu trú, tham quan, vui

chơi giải trí, giá cả, quà lưu niệm…

Câu 17 Đánh giá của du khách về những điểm mạnh, điểm yếu

của du lịch Đà Lạt

Câu 18 Hình ảnh du lịch Đà Lạt trong tâm trí khách du lịch nước

ngoài

Các câu hỏi

phụ

Các câu hỏi xác định đối tượng được phỏng vấn, thu thập

thêm thông tin nhân khẩu học của người được phỏng

vấn. Để tránh cảm giác nghi ngại đề cập các thông tin cá

nhân, các câu hỏi này được đặt ở cuối bảng câu hỏi

Các câu hỏi

mở

Thu thập thêm ý kiến đóng góp của du khách để cải thiện

hoạt động du lịch ở Đà Lạt. Đây là những câu hỏi tùy

chọn, khách có thể trả lời hoặc không. Bảng 3.3: Cấu trúc bảng hỏi

Tùy theo từng nội dung câu hỏi mà thang đo được thiết kế để phục vụ

cho việc điều tra và phân tích dữ liệu. Bao gồm các loại thang đo định danh,

thang đo tỉ lệ, thang đo Likert…

Nhận thấy nội dung các câu hỏi 4,8,10,15 có khả năng gây khó khăn cho

người trả lời phỏng vấn do có một số tên Tiếng Việt, du khách nước ngoài có

thể khó nhớ, hoặc khó phân biệt, nhóm nghiên cứu đã thiết kế showcard với

hình ảnh minh họa được in màu để hỗ trợ quá trình phỏng vấn (xem phụ lục).

3.5. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nhân sự thực hiện khảo sát là các thành viên trong nhóm nghiên cứu và

sự tham gia cộng tác của một bộ phận các sinh viên chuyên ngành Ngoại Ngữ

50

và Quản trị kinh doanh. Các thành viên tham gia khảo sát được tập huấn 01 buổi

về phương pháp tiến hành. Các kết quả khảo sát được xử lý thống kê bằng phần

mềm SPSS (phần mềm trọn gói về thống kê trong nghiên cứu xã hội). Để đảm

bảo mức độ xác thực của các phiếu điều tra, bên cạnh việc kiểm soát tại hiện

trường, nhóm nghiên cứu còn liên lạc bằng email để kiểm chứng một số thông

tin mà khách đã cung cấp sau chuyến đi.

51

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ DU KHÁCH ĐƯỢC KHẢO SÁT

4.1.2. Mục đích chuyến đi Mục đích của các đối tượng đến Việt Nam tham gia khảo sát chủ yếu là

tham quan du lịch (76.7%). Phần còn lại là đến vì mục đích kinh doanh công

tác, cư trú, nghỉ dưỡng và một ít số trong số đó có thể là những cựu binh hoặc

những người từng đến Việt Nam trong những thời gian trước đây.

Đặc biệt kết quả cho thấy lượng khách có ý định nghỉ dưỡng lâu dài và

khách là kinh doanh chiếm một tỉ lệ thấp, cho thấy một số khả năng là hình thức

du lịch nghỉ dưỡng đến Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng vẫn chưa phát

huy được tiềm năng.

4.1.3 Nghề nghiệp:

Đối tượng nghiên cứu có sự phân hoá đa dạng ở nhiều ngành nghề, nhiều

lĩnh vực khác nhau. Du khách là những người kinh doanh và sinh viên chiếm tỉ

lệ cao nhất, lần lược là 21,2% và 20.5%. Các đối tượng du lịch thường được cho

là du lịch ba lô (thất nghiệp, sinh viên) chỉ chiếm 26%. Kết quả này cũng cho

thấy khách du lịch đến Đà Lạt có sự phân hoá cao nhiều đối tượng và nghề

nghiệp chuyên môn. Nhìn chung những người đi du lịch là những người có

nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Những người thất nghiệp và hưu trí chỉ chiếm

5.5% và 4.1%.

4.1.4 Khả năng chi trả: Trung bình mức chi trả trong chuyến đi đến Việt Nam của các khách du

lịch được hỏi là 2839 USD, mức phổ biến nhất là khoảng 1000USD. Điều này

cũng cho thấy rằng mức chi trả của khách du lịch còn ở mức thấp. Mức chi bình

quân ngày phổ biến là khoảng 100USD/ngày.

52

Để kiểm chứng cho câu trả lời về thu nhập và mức chi trả của du khách,

nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về khách sạn nơi khách ở. Kết quả khách ở các

khách sạn và cao cấp từ 4 sao trở lên chiếm 15%, 32.95 ở khách sạn 2 và 3 sao,

42,5 % lưu trú tại các nhà nghỉ và 14% ở các hình thức lưu trú khác.

Mẫu nghiên cứu có tính đa dạng và phân bố phù hợp về đối tượng khách

du lịch theo thu nhập với tình hình thực tế khách quốc tế tại Đà Lạt. Tỉ lệ khách

quốc tế có mức chi trả cao là còn thấp, đa số tập trung ở mức trung bình và thấp.

4.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI

4.2.1 Nguồn thông tin du lịch:

Những nguồn thông tin chủ yếu để du khách biết đến Đà Lạt là do người

quen giới thiệu (36.2%) và từ thông tin trong sách cẩm nang du lịch (29.7%).

Từ đó cho thấy mức độ quan trọng trong việc sử dụng các kênh thông tin để

quảng bá du lịch. Điều này cũng cho thấy rằng Đà Lạt đối với khách du lịch

trong nước là một điểm đến đã nổi tiếng từ lâu, nhưng đối với khách nước ngoài

thì thông tin về điểm đến này còn hạn chế, chỉ có 11,6% biết đến Đà Lạt từ

trước. 7,2 % cho biết đến Đà Lạt vì đó là một điểm có trong chương trình tour

họ mua, 5,1% biết đến Đà Lạt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, Đà Lạt thường là một điểm đến thường được đề cập đến trong

các sách hướng dẫn du lịch, đây là một yếu tố lợi thế cần phát huy. Khách du

lịch thường bị tác động mạnh bởi sự giới thiệu của người quen, điều này gợi ý

cho chúng ta về việc làm hài lòng du khách là yếu tố quan trọng để thu hút thêm

nhiều khách mới, cũng như tăng cường giới thiệu du lịch Đà Lạt thông qua PR

là một kênh hiệu quả.

Kết quả cũng cho thấy công tác quảng bá du lịch Đà Lạt trên các phương

tiện thông tin đại chúng hiện tại còn mờ nhạt. Đặc biệt là kênh truyền thông qua

internet, là một kênh rất hữu hiệu đối với khách quốc tế nhưng có ít khách cho

biết tìm kiếm thông tin qua kênh này. Đáng chú ý là thông tin qua các công ty lữ

hành cũng không nhiều, trong khi nhiều nghiên cứu xác định đây là kênh thông

53

tin rất quan trọng đối với quyết định lựa chọn điểm đến của khách. Đây là điểm

hạn chế của du lịch Việt Nam nói chung chứ không chỉ của riêng du lịch Đà

Lạt.

4.2.2 Những nơi khách đến ở Việt Nam:

Kết quả thống kê trên cho thấy rằng đa số khách đến Việt Nam đi tham

quan nhiều điểm du lịch khác nhau trong cả nước. Ngoại trừ Hà Nội và TP.Hồ

Chí Minh là cửa ngõ du lịch do có sân bay quốc tế (chiếm tỉ lệ lần lược là

67,1% và 82.1%) thì các điểm đến được yêu thích khác theo thứ tự là Hạ Long

(63.6%), Nha Trang (61.4%), Huế (53.6%) và Đà Nẵng (50.7%). Điều này cho

thấy sự cần thiết trong liên kết du lịch với các địa phương này, hoặc ít ra là có

sự phối hợp quảng bá và thông tin du lịch giữa các địa phương du lịch chủ yếu.

Điều này cũng xác nhận sự quan tâm của Chính quyền và Sở du lịch Lâm Đồng

trong việc liên kết, hợp tác về du lịch với các địa phương khác trong thời gian

gần đây, nhất là các địa phương trong tam giác du lịch với Đà Lạt là TP. Hồ Chí

Minh, Nha Trang là một chính sách phù hợp và cần tiếp tục đẩy mạnh về nhiều

mặt. Cần tăng cường quảng bá du lịch Đà Lạt ở các công ty lữ hành, khách sạn,

sân bay và phương tiện di chuyển ở các địa phương kể trên. Không có du khách

nước ngoài nào được khảo sát chỉ đến riêng Đà Lạt, phù hợp với giả thuyết

1được nêu.

4.2.3 Nơi yêu thích nhất ở Việt Nam

Trong tổng số 131/146 phiếu trả lời (những người còn lại cho biết họ mới

đến hoặc còn đi một số nơi nữa nên chưa thể trả lời) thì có 45 người chọn Đà

Lạt là địa điểm mà họ yêu thích nhất ở Việt Nam (chiếm 30.8%). Nhiều người

khác chọn Đà Lạt ở vị trí thứ 2, thứ 3. Điều này đã khẳng định những lợi thế và

tiềm năng thu hút khách du lịch nước ngoài của Đà Lạt. Lý giải cho sự lựa chọn

của mình, đa số du khách yêu thích nhất là khí hậu ở Đà Lạt. Trong một chuyến

54

đi dài ngày đến vùng nhiệt đới, một vài ngày ở tại Đà Lạt khiến cho du khách

cảm thấy sự thư giãn trong chuyến đi.

4.3 ẤN TƯỢNG VIỆT NAM

Để tìm hiểu về động cơ và hình ảnh dẫn tới quyết định đến lựa chọn điểm

đến là Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn khách du lịch nước ngoài về

hình ảnh của Việt Nam trước chuyến đi này là gì. Ấn tượng chung của du khách

trước khi đến Việt Nam là hình ảnh một đất nước nổi tiếng trong các cuộc chiến

tranh 50.7%, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp (46.4%), nền văn hoá dân tộc

giàu bản sắc (45%). 16.4% những người được hỏi chưa biết nhiều về Việt Nam.

Trong số những du khách đến Việt Nam, nhất là khách từ các nước phương

Tây, hiểu biết chung nhất của họ về Việt Nam là từ các cuộc chiến tranh với

Pháp, Mỹ. Một trong những động cơ của họ đến Việt Nam là để biết về một đất

nước mà họ từng nghe nói đến. Đối với khách đến từ các nước trong khu vực thì

thông tin về Việt Nam nhiều hơn. Khách biết đến Việt Nam với những thắng

cảnh đẹp, đặc biệt là Vịnh Hạ Long, những di sản thế giới và các vùng biển.

Điều nay cũng để chứng thực rằng một điểm thu hút của du lịch Việt Nam, tạo

nên sự tăng trưởng du lịch trong thời gian qua là điểm đến mới lạ, khách phần

nhiều là đến cho biết nhưng tỉ lệ quay lại thấp.

Khi được hỏi về ấn tượng của du khách sau khi đến Việt Nam, kết quả

cho thấy ấn tượng nổi bật nhất đối với du khách sau chuyến đi là hình ảnh con

người Việt Nam thân thiện, mến khách (chiếm 57,1%). Cảnh quang thiên nhiên

và nền văn hoá dân tộc giàu bản sắc, đa dạng và phong phú vẫn được xếp là

những yếu tố ấn tượng với số người chọn cao, tương ứng là 48.6% và 28.6%.

Điều này gợi mở cho chúng ta về hình ảnh tiêu biểu và cảm nhận chung của du

khách về con người Việt Nam, thiên nhiên và văn hoá Việt Nam là rất có giá trị

và ngành du lịch cần có những chính sách để tiếp tục gìn giữ, phát huy và quảng

bá những yếu tố này. Được biết ngành du lịch đang có định hướng quảng bá

hình ảnh đất nước Việt Nam với 5S: sea, sand, sun, safe, smile (biển, cát, nắng,

55

an toàn, thân thiện) cũng là có cơ sở với tiềm năng du lịch của đất nước. Tuy

nhiên, theo kết quả này thì công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh cần phải được

tập trung và đẩy mạnh hơn vì chỉ có 17.1 % du khách cảm thấy ấn tượng với

những yếu tố này. 21.4% du khách được hỏi cảm nhận ấn tượng Việt Nam là

một nền kinh tế đang phát triển, 8.6% bị ấn tượng bởi sự phát triển năng động

của Việt Na, 18,6 % đánh giá Việt Nam là điểm đến an toàn.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu về hình ảnh

Việt Nam. Chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Maccom

Cooper đã cho thấy trước khi đến Việt Nam, hiểu biết về Việt Nam của nhiều

người còn rất hạn chế. Họ biết nhiều về hình ảnh Việt Nam trong chiến tranh,

lịch sử nhưng không cập nhật nhiều thông tin về tình hình Việt Nam hiện nay.

Điều đó cũng đặt ra những vấn đề trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, có

ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch quốc tế mà kinh nghiệm nhiều nước như Hàn

Quốc, Singapore đã thực hiện rất tốt. Tiêu biểu là Hàn Quốc với chiến lược hình

ảnh quốc gia thông qua các sản phẩm văn hóa là kênh để người nước ngoài biết

đến văn hóa, đất nước, con người Hàn Quốc một cách sống động và hiệu quả.

Đó cũng là những điều mà du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Lạt nói

riêng có thể học tập.

Hình ảnh chiếc nón lá, áo dài và hoa sen là những hình ảnh để lại ấn

tượng sâu sắc nhất đối với du khách. Đây cũng là những yếu tố có tính hình

tượng cao, dễ chuyển tải và dễ cảm nhất, có thể nâng cao thành hình ảnh văn

hoá tiêu biểu Việt Nam. Tuy chưa đầy đủ, song kết quả này cũng gợi ý cho

những người làm công tác du lịch nói chung và người kinh doanh du lịch có thể

khai thác những giá trị di sản văn hóa này trong việc xây dựng hình ảnh và thiết

kế sản phẩm du lịch.

Khi đi du lịch, bên cạnh những lợi ích, dịch vụ tận hưởng trong chuyến đi

thì những món quà lưu niệm cũng nói lên sự yêu thích của du khách đối với

chuyến đi, thể hiện những ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người, văn hoá địa

phương. Những món quà tặng người thân cũng là một phương tiện để quảng bá

56

du lịch. Đồng thời đây cũng là một yếu tố mua sắm chủ yếu từ du khách, làm

tăng thu nhập du lịch địa phương. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã quan tâm tìm

hiểu về hình thức hàng hoá nào khách dự định sẽ mua về trong chuyến đi của

mình.

100% khách được phỏng vấn cho biết sẽ mua một mặt hàng quà lưu niêm

nào đó mang về, đây là một yếu tố tiềm năng khai thác nhằm cung cấp thêm cho

khách những mặt hàng đa dạng và phù hợp làm kỷ niệm chuyến đi, đồng thời

tăng thu nhập cho địa phương. Tuy chưa có điều tra chính thức nào được thực

hiện về vấn đề này nhưng theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, thị trường của

các mặt hàng đặc sản Đà Lạt hiện nay chủ yếu là khách du lịch trong nước. Trên

thực tế, đối với khách du lịch nước ngoài, các mặt hàng đặc sản Đà Lạt chưa có

những sản phẩm đặc thù. Một số sản phẩm khác có tiềm năng nhưng chưa hội

đủ được các yếu tố để trở thành sản phẩm tiêu biểu mang tính đặc trưng cho du

lịch Đà Lạt.

4.4 NH�N Đ�NH C�A KHÁCH V� DU L�CH ĐÀ L�T 

4.4.1 Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt

Biểu đồ 4.1 : Đánh giá chung của khách du lịch

57

Trái với suy luận của nhiều người rằng du lịch Đà Lạt du lịch Đà Lạt

không thu hút khách du lịch nước ngoài, có thể thấy rằng du lịch Đà Lạt vẫn có

vị trí riêng với những đối tượng du khách nhất định thể hiện ở kết quả 54.9% du

khách bày tỏ sự hài lòng với chuyến đi và 21,5% cho biết rất hài lòng. Đây là

một tín hiệu đáng mừng rằng du lịch Đà Lạt có nhiều tiềm năng thu hút khách

nước ngoài.

Dùng chỉ số NPS (Net Promoter Score) để phân tích được kết quả là:

NPS = 21.5 – (17.4+5.6+0.7) = -2.2

Net Promoter là một công cụ để đo lường lòng trung thành của khách hàng

được phát triển bởi Fred Reichheld, được áp dụng rộng rãi để đo lường sự hài

lòng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ. Net Promoter được tính bằng

hiệu của tỉ lệ những người rất yêu thích sản phẩm dịch vụ và sẵn lòng tuyên

truyền cho sản phẩm với tỉ lệ người không hài lòng với sản phẩm dịch vụ và sẵn

sàng nói xấu về sản phẩm với người khác. Đối với các loại hình dịch vụ, yếu tố

làm nên lòng trung thành của khách hàng chính là những trải nghiệm tạo được

những cảm xúc, ấn tượng mạnh. Để chuyển những người khách chưa hài lòng

thành những khách hàng hài lòng đã là một việc khó. Nhưng để những người

khách đã hài lòng sang rất hài lòng thì còn khó hơn nhiều. Chính vì vậy mà cải

thiện chỉ số NPS là mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ khi mà yêu cầu dịch

vụ của xã hội ngày càng tăng.

Kết quả cho thấy du lịch Đà Lạt cũng chưa để lại những ấn tượng mạnh,

những cảm nhận sâu sắc hoặc trải nghiệm khác biệt thôi thúc họ quay trở lại

những lần sau hoặc tuyên truyền, giới thiệu với nhiều người khác về điểm du

lịch này. Do đa số những người được hỏi chỉ cảm thấy hài lòng với mức chất

lượng yêu cầu cơ bản của sản phẩm chứ chưa thật sự bị ấn tượng với những

dịch vụ du lịch ở Đà Lạt nên chỉ số NPS của du lịch Đà Lạt không cao. Du lịch

Đà Lạt đang rất cần tìm ra những yếu tố độc đáo riêng có của mình và làm nổi

bật hơn nữa những lợi thế vốn có của mình.

58

4.4.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà lạt:

Sau khi thống kê các ý kiến đánh giá của khách du lịch nước ngoài về

những yếu tố liên quan đến chất lượng du lịch Đà Lạt và sử dụng bổ sung

phương pháp đánh giá bình quân gia quyền để có kết quả đánh giá trung bình

nhóm nghiên cứu xây dựng biểu đồ mạng như sau:

Biểu đồ 4.2: Đánh giá các yếu tố du lịch

Nhìn chung, khi đánh giá về chất lượng dịch vụ Đà Lạt khá đồng đều và

ở mức tương đối hài lòng. Yếu tố được đánh giá cao hơn cả là sự thiện cảm với

người dân địa phương. Yếu tố chất lượng khách sạn, cảnh quan văn hoá và cảnh

quan địa phương cũng được đánh giá làm hài lòng du khách. Những yếu tố như

mua sắm, các hoạt động giải trí và dịch vụ ăn uống được đánh giá thấp hơn.

4.4.3 Loại hình du lịch mong muốn:

59

Biểu đồ 4.3: Loại hình du lịch khách mong muốn

Đa số du khách lựa chọn loại hình du lịch mà họ mong muốn ở Đà Lạt đó

là du lịch tham quan, ngắm cảnh, du lịch miền núi và du lịch văn hoá. Những

hình thức du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái tỏ ra là những hình thức được

quan tâm nhưng cũng khá kén đối tượng. Du lịch sức khoẻ và Du lịch hội nghị,

hội thảo, triển lãm, sự kiện (MICE) chưa phải là những quan tâm của khách du

lịch nước ngoài khi đến Đà Lạt.

4.4.4 Chi phí : Liên quan đến chi phí, đa số khách du lịch nhận xét mức giá cả các chi

phí du lịch như khách sạn, đi lại, hàng lưu niệm, phí tham quan, dịch vụ vui

chơi giải trí, ăn uống nhìn chung là vừa phải (chiếm khoảng 50-60%) trong các

câu trả lời.

60

Biểu đồ 4.4: Đánh giá của du khách về các yếu tố dịch vụ du lịch

Liên quan đến chi phí, đa số khách du lịch nhận xét mức giá cả các chi

phí du lịch như khách sạn, đi lại, hàng lưu niệm, phí tham quan, dịch vụ vui

chơi giải trí, ăn uống nhìn chung là vừa phải (chiếm khoảng 50-60%) trong các

câu trả lời. 18-30% nhận xét là giá thấp, khoảng 10% cho rằng mức giá dịch vụ

là rất thấp. Như vậy mức giá các hoạt động du lịch hiện nay được đánh giá là

trung bình cho đến rẻ.

Tình trạng dịch vụ hạn chế, không có cơ hội để khách tiêu tiền là tình

trạng chung của ngành du lịch Việt Nam và cũng là ở Đà Lạt. Ngoài những chi

phí cơ bản là chi phí đi lại, phòng ở khách sạn ăn uống thì không chi trả gì

thêm. Các hoạt động giải trí về đêm chủ yếu là đi dạo, tham quan thành phố.

Mỗi quốc gia trong vùng đang có những hướng đi riêng trong việc nâng cao thu

nhập từ du khách. Singapore đầu tư vào những trung tâm thương mại cao cấp

trong khi Thái Lan phát triển những khu buôn bán giá rẻ tập trung. Đối với du

lịch Việt Nam nói chung có lợi thế là giá rẻ so với các khu vực khác, song so

với các nước trong khu vực thì đây chưa hẳn là lợi thế rõ ràng với tác động của

lạm phát trong thời gian gần đây. So với các nơi khác trong nước, giá phòng

khách sạn và giá dịch vụ ở Đà Lạt thuộc loại cao.

Một số du khách tỏ ý bất bình do việc không thống nhất về giá ở nhiều

nơi, hiện tượng giá phân biệt cho người nước ngoài hoặc việc thiếu tiêu chuẩn

61

hoá trong chất lượng dịch vụ khiến khách khó xác định được dịch vụ phù hợp

và nhà cung cấp dịch vụ nào có uy tín. Có tình trạnh cạnh tranh không lành

mạnh về giá. Chẳng hạn như một trường hợp phản ánh rằng một công ty lữ hành

như đưa ra giá dịch vụ thấp so với đối thủ cạnh tranh nhưng thật ra khi sử dụng

thì khách mới biết chất lượng dịch vụ rất thấp, thậm chí là sơ sài và cẩu thả làm

mất lòng du khách.

Khi so sánh kết quả này với mức chi phí bình quân một du khách có thể

thấy rằng, nhìn chung đối tượng du khách nước ngoài tại Đà Lạt là du khách có

mức chi trả từ thấp đến trung bình, chưa thu hút được những khách du lịch hạng

sang.

4.4.5 Điểm du lịch:

Tỉ lệ khách trả lời chưa đến một địa điểm lên đến 65.5%. Có thể lý giải

một số nguyên nhân. Do thời gian lưu lại Đà Lạt bình quân chỉ từ 1 đến 2 ngày

nên không có nhiều thời gian tham quan nhiều điểm. Khách chủ yếu đi tham

quan các khu vực trung tâm thành phố, chỉ đến một vài điểm tham quan trong

toàn bộ thời gian lưu trú ở Đà Lạt. Hoặc là những hình thức du lịch hiện nay

chưa đủ sức thu hút khách. Điều này cũng tương đồng khi phân tích đồng thời

với các yếu tố khác. Trong những câu trả lời của du khách đã đến các điểm du

lịch, nhìn chung khách chưa hài lòng với những điểm du lịch này. Tỉ lệ khách

trả lời thích và rất thích là thấp. Điểm du lịch mang tính chất văn hoá, lịch sử

như Dinh Bảo Đại, nhận được ý kiến khá trung dung, đa số cho là bình thường.

Trong khi đó những điểm du lịch mang tính chất gợi sự tò mò như Ngôi nhà ma

thì có tỉ lệ khách đến cao hơn nhưng ý kiến không thích lại là phổ biến.

62

Biểu đồ 4.5: Đánh giá của du khách về các điểm du lịch

Du khách cũng phản ánh về tình trạng nghèo nàn về dịch vụ ở một số

điểm du lịch. Cảnh tuy đẹp nhưng dịch vụ không nhiều, có nơi dịch vụ bổ sung

chỉ là vài cái chuồng thú (trong khi đối với nhiều khách quốc tế cho rằng nuôi

thú rừng nhốt là hình ảnh không tốt trong việc bảo vệ động vật hoang dã, đáng

lên án). Một số đơn vị không linh hoạt trong dịch vụ.

4.4.6 Hình thức giải trí:

Những hình thức giải trí phổ biến tại Đà Lạt là tham quan thành phố,

uống cà phê, quán Bar và nhìn chung khách hài lòng với những hoạt động này.

Những hình thức leo núi, thăm làng dân tộc, đi xe đạp, Spa, lễ hội cồng chiêng

cũng có tỉ lệ khách hài lòng cao nhưng nhiều du khách chưa biết đến hoặc chưa

tham gia hoạt động này. Hoạt động mua sắm khách quan tâm nhưng mức độ hài

lòng chưa cao. Hoạt động cưỡi voi, không như nhiều người nghĩ, chưa làm hài

lòng du khách.

63

Biểu đồ 4.6 Đánh giá của du khách về các hoạt động vui chơi-giải trí

Để làm rõ thêm về những kết quả khảo sát này, nhóm nghiên cứu cũng

phân tích kết hợp với các tiêu chí khác. Trong các ý kiến đóng góp của du

khách, nhiều ý kiến than phiền liên quan đến việc thiếu thông tin du lịch. Khách

thường chỉ dựa vào thông tin của công ty tour (nếu đi du lịch theo tour), những

khách đi theo tour mở thường dựa vào cẩm nang du lịch những những thông tin

này thường không đầy đủ hoặc không cập nhật. Những cuốn cẩm nang du lịch

phổ biến trên thế giới như Planet, Welcome to Vietnam thường có đề cập Đà

Lạt là một “điểm dừng chân tuyệt vời ở Đông Dương” là yếu tố thông tin thu

hút khách nhưng không có các thông tin chi tiết về các địa điểm và dịch vụ ở

đây. Những thông tin trong sách du lịch của các tác giả Việt Nam thường chỉ

bán ở hiệu sách, chưa thuận lợi cho tiếp cận vì khách còn chưa biết tìm hiệu

sách ở đâu. Gần đây, các cơ quan chức năng đã chú trọng hơn đến việc cung cấp

thông tin cho khách thông qua trang thông tin du lịch địa phương ở sân bay, kiot

thông tin du lịch hoặc trung tâm thông tin du lịch nhưng vẫn chưa phát huy

được hiệu quả hoặc chưa tiếp cận được với du khách.

64

4.4.7 Hình ảnh du lịch Đà Lạt:

Khi được hỏi về hình ảnh Đà Lạt mà du khách ấn tượng nhất thì 27,1%

du khách lựa chọn danh hiệu “Đà Lạt –thành phố ngàn hoa”, 24.8% lựa chọn

“Đà lạt –thành phố trong sương”, 14% chọn “Đà Lạt- nét Châu Âu ở Việt Nam”

hoặc “Đà Lạt- thành phố mộng mơ (lãng mạn)”. Đây là một sự kiểm chứng về

việc xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt. Như vậy, nhìn chung, du khách nhìn

thấy ở Đà Lạt hình ảnh nhẹ nhàng, đẹp một cách lãng mạn. Đồng thời, những

hình ảnh đẹp và lãnh mạn đó (của hoa, của sương mù) là những hình ảnh cũng

có tính biểu cảm cao. Điều đó từ lâu cũng đã được nhìn nhận là nét độc đáo

nhất, những tên gọi trong quá khứ và hiện tại dùng để gọi Đà Lạt. Như vậy, chủ

trương xây dựng hình ảnh thành phố ngàn hoa là có cơ sở, không chỉ đối với

khách du lịch nội địa mà còn có ý nghĩa đối với khách nước ngoài.

Biểu đồ 4.7: Cảm nhận của du khách về hình ảnh du lịch Đà Lạt

Tuy nhiên cũng thấy rằng, hình ảnh thành phố hoa tuy được cho là phù

hợp nhất với hình ảnh du lịch của Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với

những lợi thế và hiện tại của du lịch Đà Lạt. Song yếu tố này cũng không có

nhiều sự khác biệt, độc đáo và nổi trội thật sự. Điều này cũng đặt ra vấn đề

trong những nỗ lực để xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng.

65

4.4.8  Nh�ng ý ki�n đóng góp c�a khách du l�ch qu�c t� v� Du l�ch Đà L�t 

Các ý kiến của du khách quốc tế tập trung một số vấn đề chính là thông

tin du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch, giao thông đi lại và vấn đề vệ sinh.

Nhiều người cho biết họ có rất ít thông tin về Đà Lạt trước khi đến đây.

Nếu xem một chuyến đi du lịch là một hành trình của những trải nghiệm thì

chính những thông tin này là điểm tiếp xúc đầu tiên trong trải nghiệm của du

khách quốc tế, song nhiều du khách không tìm được các thông tin trên các

phương tiện truyền thông, nhất là một phương tiện tìm kiếm thông tin phổ biến

trong du lịch hiện nay, đó là internet. Trên các website thông tin du lịch Đà Lạt

chỉ mới dừng lại ở bước giới thiệu chung chung chứ chưa có những thông tin cụ

thể về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả của các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng.

Những thông tin này chưa giới thiệu được những đặc trưng địa phương cho du

khách. Đồng thời, thông tin du lịch chỉ chú ý đến các dịch vụ tham quan và

khách sạn mà chưa những lưu ý và tư vấn cho du khách về các vấn đề thiết thực

như vấn đề thời tiết, an ninh, ngân hàng, y tế cũng như những số điện thoại, địa

chỉ liên lạc nếu có những vấn đề xảy ra để tạo sự yên tâm cho du khách.

Và khi đã đến đây, nhiều du khách lúng túng trong việc tìm thông tin du

lịch địa phương. Trong các góp ý thì nhiều nhất là về vấn đề thông tin du lịch.

Nên có nhiều công ty du lịch, nhiều tour du lịch hơn. Nhiều khách chưa biết đến

các trung tâm thông tin du lịch địa phương nên đề nghị nên có trung tâm du lịch.

Có khách đề cập, thông tin du lịch từ các trung tâm này cần khách quan hơn.

Các bảng chỉ đường, bảng chỉ dẫn ở nơi công cộng không có tiếng Anh nên

chưa thuận lợi cho du khách quốc tế. Bản đồ là thứ mà du khách thường mong

muốn có ngay khi đến một nơi xa lạ. Khách góp ý bản đồ nên có miễn phí ở các

khách sạn. Bản đồ cần mở rộng hơn chỉ khu vực trung tâm thành phố vì nhiều

điểm tham quan không nằm ở khu vực trung tâm. Một số du khách cho rằng cần

cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh, nhất là ở các cơ sở kinh doanh du lịch

66

nhỏ. Nhiều người cho biết thích giao tiếp với người dân địa phương, họ thấy

người Đà Lạt thân thiện, tuy nhiên họ ít có cơ hội hoặc bị cản trở về ngôn ngữ.

Du khách nước ngoài yêu thích những cảnh đẹp tự nhiên của Đà Lạt.

Nhiều người bày tỏ mong muốn Đà Lạt giữ được những nét đẹp tự nhiên và

phong cách kiến trúc Pháp, tránh bê-tông hóa. Về dịch vụ, nhiều du khách thích

có thêm dịch vụ cắm trại, home-stay, Spa, Massage, các hoạt động vui chơi giải

trí ban đêm. Khách cũng đề nghị Đà Lạt nên có thêm nhiều hoa hơn nữa. Đà Lạt

cũng cần có thêm nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn các nước và cà phê theo

phong cách phương Tây. Một số khách cho biết thích chợ đêm và cho rằng chợ

đêm nếu được cải tiến tốt hơn thì sẽ là một hoạt động hấp dẫn du khách.

Đặc biệt, du khách nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Một số

du khách nước ngoài cảm thấy bất bình khi đi giữa những cảnh đẹp thiên nhiên

mà thấy nhiều vỏ chai nước hoặc rác. Có khách đề cập cần tăng cường giáo dục

về vấn đề vệ sinh, đặt thêm thùng rác ở nơi công cộng.

Một trong những điểm hạn chế được nhiều du khách đề cập trong cuộc

khảo sát là vấn đề giao thông. Đa phần du khách phàn nàn là về vấn đề giao

thông ở Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng chưa thuận tiện, tiếng ồn giao

thông và thiếu đèn tín hiệu cho người đi bộ. Thời gian di chuyển đến Đà Lạt dài.

Ở Đà Lạt chưa có những tuyến xe buýt nối các điểm du lịch. Một số trường hợp

người lái xe ôm quá lôi kéo khách.

Joshua Arton, người Anh, là người thích những hoạt động mạo hiểm,

không mấy thích thú với việc ngắm cảnh và cho rằng nên có nhiều hoạt động

vào buổi tối và nơi mua sắm.

Về giá, nhiều khách hàng cho rằng giá cả ở Đà Lạt là rẻ. Song nhiều ý

kiến cho rằng cần có mức độ tiêu chuẩn hoá về chất lượng dịch vụ thì mới đảm

bảo uy tín đối với khách hàng. Hiện nay, giá dịch vụ khác biệt rất rõ về giá dịch

vụ về các điểm đến ở Việt Nam. Và giá dịch vụ ở Đà Lạt là cao hơn so với một

số điểm đến khác như Huế, Hội An. Ở một số điểm thì có tình trạng cạnh tranh

về giá, có thể đưa ra mức giá rất thấp để lôi kéo khách nhưng thật ra khi sử dụng

67

dịch vụ thì bị cắt xén chương trình và phục vụ không tốt, sơ sài. Ở Đà Lạt, các

doanh nghiệp dường như có sự thống nhất về giá cao trong các dịch vụ của các

công ty lữ hành.

Một số ý kiến đáng chú ý đó là khách đề xuất một số hình thức dịch vụ du

lịch có thể phát triển ở Đà Lạt là vườn thực vật, kiến trúc Pháp, du lịch vùng

nông thôn…

Một số ý kiến nói về việc cần giảm tình trạng nghèo nàn. Tuy những nhận

định này không phải là phổ biến nhưng khi đặt trong liên hệ với các xu hướng

phát triển du lịch như đã trình bày trong phần trước đã khiến nhóm nghiên cứu

đặt ra nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để hoạt động phát triển du lịch giúp

nâng cao đời sống của người dân, nhất là những người thuộc diện nghèo trên địa

bàn để rồi từ đó, giúp cho hình ảnh du lịch Đà Lạt lại càng đẹp hơn trong mắt du

khách quốc tế?

4.5 ĐÁNH GIÁ V� ĐI�M M�NH­ĐI�M Y�U C�A DU L�CH ĐÀ L�T 

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

Cảnh quan thiên nhiên 4.5 1.5 6.8 36.4 50.8 Khí hậu 5.3 2.3 5.3 42.4 44.7 Con người địa phương 3.8 4.6 18.5 36.9 36.2 Môi trường 4.4 3.7 18.5 39.3 34.1 Văn hóa dân tộc đặc sắc 6.3 4.0 38.9 30.2 20.6 Đa dạng trong hoạt động du lịch 3.5 6.1 31.3 44.3 14.8

Điểm du lịch nổi tiếng 1.8 6.2 40.7 38.1 13.3 Yên bình lãng mạn 4.9 7.3 32.5 41.5 13.0 Chi phí 1.7 4.2 33.9 47.5 12.7 Khả năng quản lý 5.3 3.5 46.9 31.9 12.4 Nhân lực 3.3 12.3 41.0 32.0 11.5 Nhiều hoạt động vui chơi giải trí 1.7 13.6 35.6 38.1 11.0

Kiến trúc đô thị 4.0 15.3 35.5 34.7 10.5

Bảng 4.8: Đánh giá điểm mạnh-điểm yếu (theo tỉ lệ % số người trả lời)

68

Biểu đồ 4.9: Các yếu tố điểm mạnh-điểm yếu

Những yếu tố được đánh giá là điểm mạnh của Đà Lạt là cảnh quan thiên

nhiên, khí hậu, con người địa phương, văn hoá dân tộc. Những điểm như kiến

trúc đô thị, hoạt động vui chơi giải trí, nhân lực, khả năng quản lý du lịch là

những điểm yếu, thể hiện ở tỉ lệ khách đồng tình là không cao.

Dùng phương pháp bình quân gia quyền bằng cách cho điểm từ 1-5 ứng

với câu trả lời từ rất không đồng ý đến rất đồng ý thì được kết quả:

69

Biểu đồ 4.10: Thứ tự các yếu tố điểm mạnh-điểm yếu

Thứ tự các yếu tố đã được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Ngoài

những yếu tố lợi thế kể trên thì yếu tố môi trường, chi phí sự đa dạng trong hoạt

động du lịch là những yếu tố được đánh giá cao tiếp theo.

Như vậy, yếu tố cảnh quan và khí hậu vẫn là những yếu tố thế mạnh, hơn

là khả năng cung ứng dịch vụ hay tổ chức quản lý hoạt động du lịch. Đây là

những yếu tố lợi thế đã được nhìn nhận từ nhiều năm qua và cũng cho thấy công

tác tổ chức quản lý, tính phong phú của các hoạt động dịch vụ, hình thức vui

chơi giải trí chưa tạo được dấu ấn rõ rệt.

Xét trên quan điểm lợi thế cạnh tranh, lợi thế về cảnh quan và khí hậu là

những yếu tố lợi thế cốt lõi của Đà Lạt song những lợi thế này cần phải được

xem xét về độ vững chắc của lợi thế cạnh tranh.

Tính toán chỉ số NPS (Net Promoter Score)1, ta có:

NPS = 21.5 – (17.4+5.6+0.7) = -2.2

Kết quả cho thấy du lịch Đà Lạt cũng chưa để lại những ấn tượng hoặc

trải nghiệm khác biệt thôi thúc họ quay trở lại những lần sau hoặc tuyên truyền

1 Net Promoter là một công cụ để đo lường lòng trung thành của khách hàng được phát triển bởi Fred Reichheld. Net Promoter được tính bằng hiệu của tỉ lệ những người rất yêu thích sản phẩm và sẵn lòng tuyên truyền cho sản phẩm với tỉ lệ người không hài lòng với sản phẩm và sẵn sàng nói xấu về sản phẩm với người khác.

70

giới thiệu với người khác về điểm du lịch này. Do đa số những người được hỏi

chỉ cảm thấy hài lòng với những dịch vụ cơ bản của sản phẩm chứ chưa thật sự

bị ấn tượng với những dịch vụ du lịch ở Đà Lạt nên chỉ số NPS của du lịch Đà

Lạt là thấp. Muốn thay đổi NPS là một việc khó, đòi hỏi có nhiều thay đổi trong

quản lý dịch vụ và thiết kế dịch vụ. Để một khách du lịch không hài lòng thành

hài lòng đã khó, nhưng để một người khách đã hài lòng thành rất hài lòng càng

khó hơn nhiều. Muốn khách rất hài lòng, bên cạnh những lợi ích cơ bản của sản

phẩm-dịch vụ, còn phải tạo ra một trải nghiệm ấn tượng trong lòng du khách.

71

CH��NG 5 

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

5.1 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG TỪ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nếu xét về tỉ lệ khách nước ngoài đến Đà Lạt trong tổng số khách nước

ngoài đến Việt Nam cũng như các tỉnh khác trong những năm gần đây, dễ nhận

thấy rằng Đà Lạt đang có nhiều hạn chế trong việc thu hút khách quốc tế. Nhiều

người có ý kiến rằng lợi thế cơ bản của Đà Lạt là khí hậu mát mẻ không thu hút

được khách du lịch nước ngoài, cụ thể là khách Châu Âu. Song kết quả khảo sát

cho thấy rằng, khách du lịch quốc tế vẫn đánh giá cao về đặc điểm này. Đà Lạt

vẫn được lựa chọn là một trong 3 điểm đến yêu thích tại Việt Nam. Về cơ bản

có thể lý luận rằng những du khách đã lựa chọn đến Đà Lạt là đã có ý thích về

các sản phẩm du lịch miền núi. Song kết quả trên đã cho thấy Đà Lạt vẫn có

tiềm năng thu hút với một số phân khúc thị trường khách du lịch nước ngoài.

Trong cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam có một tỉ lệ cao là khách châu Á và

Đông Nam Á. Vậy tỉ lệ khách quốc tế đến Đà Lạt thấp là do các nguyên nhân

chính là từ phía dịch vụ cung cấp và công tác quảng bá du lịch.

Từ những kết quả trên có thể thấy rằng, Đà Lạt trong mắt khách du lịch

nước ngoài là một điểm đến có nhiều khả năng thu hút khách. Đà Lạt thường

không phải là mục đích chính khi lựa chọn điểm đến là Việt Nam song là một

điểm dừng chân được yêu thích trong chuyến đi. Và Đà Lạt nhìn chung là một

điểm đến được đánh giá cao trong ấn tượng của họ ở Việt Nam. Điều cơ bản

làm nên lợi thế này vẫn là ở khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên. Ở mức độ

yêu cầu cơ bản của dịch vụ du lịch là tham quan, ngắm cảnh, một điểm dừng

ngắn ngày thì Đà Lạt làm hài lòng du khách. Điều này cho thấy rằng trong

những điều kiện hiện tại, Đà Lạt vẫn có tiềm năng để thâm nhập thị trường đối

72

với khách du lịch nước ngoài. Nghĩa là nếu làm tốt hơn công tác quảng bá du

lịch, tổ chức tốt hơn hoạt động du lịch vẫn có tiềm năng khai thác khách du lịch

nước ngoài.

Khách du lịch khi lựa chọn điểm đến là Đà Lạt không chỉ là tác động

riêng của thương hiệu du lịch Đà Lạt mà là tác động kép. Trước hết khách lựa

chọn điểm đến là Việt Nam trước, là quyết định chính, rồi sau đó mới lựa chọn

các điểm du lịch tại Việt Nam. Như vậy thương hiệu du lịch Việt Nam là

thương hiệu nguồn (hay thương hiệu mẹ), còn thương hiệu Đà Lạt là thương

hiệu con. Hai yếu tố thương hiệu này đương nhiên là có ảnh hưởng qua lại chặt

chẽ với nhau.

Đối với thương hiệu Việt Nam cũng là một thương hiệu mới đối với

khách du lịch. Điểm đến mới lạ nên thu hút khách du lịch. Tuy nhiên mức độ

nhận biết của khách du lịch quốc tế đối với thương hiệu du lịch Việt Nam cũng

còn chưa cao. Chiến lược truyền thông của Du lịch Việt Nam cũng chưa tạo

được dấu ấn rõ nét đối với các thị trường du lịch quốc tế. Việt Nam vẫn được

nhận biết cao là do sự nổi tiếng trong các cuộc chiến tranh, tính chất lịch sử hơn

là những yếu tố lợi thế cạnh tranh hoặc là sự khác biệt trong sản phẩm du lịch

hiện tại. Do vậy, du lịch quốc tế đến Đà Lạt muốn bứt phá được còn phải trông

chờ vào chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam nói chung.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn

đến 2030 xác định Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, tăng nguồn thu

ngoại tệ cho đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc

làm trong xã hội. Trong giai đoạn 2010-2020, ngành Du lịch phấn đấu đạt tốc

độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế hàng năm từ 10-15%/năm. Để đạt được

những mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược, ngành Du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây

dựng, phát triển thương hiệu và triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, rộng rãi chương

trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước trong

thời gian tới đây sẽ là hướng ra biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Thực

73

hiện tinh thần của Nghị Quyết trung ương 5, Tổng cục du lịch cũng đã xác định

chiến lược xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 là đẩy mạnh du lịch

biển Việt Nam. Đồng thời Tổng cục du lịch cũng có khuynh hướng tăng cường

liên kết du lịch với các nước trong khu vực. Việc Tổng cục du lịch phát triển du

lịch biển và tăng cường truyền thông du lịch biển là một cơ hội của du lịch Việt

Nam nói chung và đối với du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng nói riêng. Lợi thế du lịch

Biển Việt Nam cần được nhấn mạnh và khai thác, tạo điều kiện phát triển chung

của ngành du lịch Việt Nam, và Đà Lạt sẽ được hưởng lợi nếu du lịch Việt Nam

thành công trong việc thu hút khách nước ngoài. Đồng thời cũng đặt ra câu hỏi:

Đà Lạt - một điểm nghỉ mát miền núi, liệu sẽ có vị trí như thế nào trên bản đồ

du lịch Việt Nam trong thời gian tới đây?

Lợi thế về cảnh quan và khí hậu là những yếu tố lợi thế cốt lõi của Đà Lạt

song những lợi thế này cần phải được phân tích kỹ về độ vững chắc của lợi thế

cạnh tranh..

Trong bối cảnh đó, Đà Lạt có thể có 2 hướng thu hút khách nước ngoài:

- Chiến lược ăn theo khách nước ngoài đến Việt Nam: Đà Lạt nên

tăng cường liên kết với các chương trình du lịch quốc gia, các địa phương và

tỉnh bạn để kết nối tour Đà Lạt với các tuyến điểm du lịch khác ở Việt Nam. Đà

Lạt cũng cần có chiến lược định vị mình ở một điểm dừng chân không thể thiếu

trong chuyến đi đến Việt Nam. Trong đó không chỉ tập trung ở khía cạnh khí

hậu mát mẻ, nghỉ dưỡng mà tập trung vào đặc điểm khía cạnh văn hoá.

- Chiến lược thu hút khách riêng của Đà Lạt: tập trung vào thị

trường các nước gần. Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong đó định vị Đà

Lạt ở một vị trí khác biệt với du lịch biển của Đông Nam Á nói chung. Trong

đó có thể tập trung vào những đặc điểm như nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng, khung

cảnh thiên nhiên, hữu tình, chi phí thấp.

Thương hiệu du lịch Đà Lạt giai đoạn hiện nay chưa tạo được ấn tượng

đậm nét, khác biệt trong lòng du khách nước ngoài. Đặc trưng sản phẩm, chất

74

lượng dịch vụ cũng chưa có những sự phát triển đáng kể. Hình ảnh Đà Lạt cũng

giống một thành phố trong sương vậy. Thấy hay hay, lãng mạn đấy nhưng

không rõ là cái gì. Cảm nghĩ về du lịch Đà Lạt là một điểm đến mà khách du

lịch cho là nên đến một lần cho biết chứ không phải là một cái gì đó có sức hút

mạnh mẽ, lôi cuốn thật sự. Và sau khi đến rồi thì ấn tượng cũng “lờ mờ”, không

ghét hẳn nhưng cũng không phải là thích lắm. Xét trên góc độ xây dựng thương

hiệu thì đó là tình trạng thương hiệu mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Do vậy, hình

ảnh “thành phố hoa” vẫn là sự lựa chọn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên,

trong quá trình tiếp cận các thị trường cụ thể, Đà Lạt nên có những định vị hoặc

xây dựng hình ảnh thương hiệu phụ nhằm nhấn mạnh tới những đặc điểm nhất

định và trong những chương trình xúc tiến và thời điểm nhất định. Chẳng hạn

như nên định vị một cách trực tiếp như: thiên nhiên, nghỉ mát, giá rẻ để đạt hiệu

quả truyền đạt thông tin thay vì là hình ảnh mờ nhạt và chung chung. Và cần có

những chương trình truyền thông hữu hiệu để “đánh bóng” hình ảnh thương

hiệu hiện nay.

Thương hiệu là một hình ảnh tổng thể, là sự cam kết với khách hàng. Do

vậy, phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt đòi hỏi một chiến lược phát triển lâu

dài. Cũng không nên vì quá cân nhắc đến việc phải trở thành cái gì cụ thể mà

quên việc phải làm gì. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong

điều kiện hiện tại, làm một cái tốt thì còn hơn là nhiều cái mà không có cái nào

tốt. Những lợi thế cơ bản của Đà Lạt vẫn là yếu tố khí hậu mát mẻ, cảnh quan

thiên nhiên, giá thấp. Vậy hãy tập trung vào những yếu tố này, làm tốt những

yếu tố này để Đà Lạt trở thành một điểm tham quan, nghỉ mát thu hút khách du

lịch.

Song song với việc gìn giữ khôi phục những giá trị đã có, để đáp ứng yêu

cầu phát triển du lịch trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang có nhiều thay

đổi nhanh chóng, nhu cầu và thị hiếu có nhiều thay đổi, rõ ràng Đà Lạt đang rất

cần được quy hoạch định hướng phát triển tổng thể đúng đắn nhằm phát huy

những tiềm năng du lịch của thành phố và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền

75

vững. Khi mà máy điều hoà nhiệt độ được lắp ở mọi công sở và phổ biến ở gia

đình thì sự mát mẻ ở Đà Lạt chỉ có giá trị là “thiên nhiên”. Khi mà hoa được

trồng ở mọi nơi, thậm chí những quốc gia giàu, thành phố giàu thì hoa lại còn

nhiều hơn. Lễ hội hoa tổ chức ở các nơi còn đẹp hơn, hoành tráng hơn, hay hơn

thì danh hiệu “thành phố hoa” sẽ không còn là của riêng Đà Lạt. Do vậy, Đà Lạt

rất cần bổ sung thêm, xây dựng thêm những lợi thế khác chứ không chỉ là “khí

hậu và cảnh quang”.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Các gi�i pháp ng�n h�n 

• Tăng cường thông tin du lịch đa phương tiện.

Đặc biệt là tận dụng tối đa hiệu quả của truyền thông trên Internet. Các

website du lịch địa phương cần tăng cường các nội dung tiếng Anh, nếu được

cũng nên bổ sung một số ngôn ngữ chính khác. Các nội dung thông tin du lịch

đăng tải cũng cần cải tiến để cụ thể và chi tiết đối với khách hàng. Ngành du

lịch cần có kế hoạch cụ thể về quản lý hình ảnh và truyền thông. Nên có chuyên

viên chuyên trách về lĩnh vực này. Tăng cường viết bài về du lịch Đà Lạt lên

các trang peer-to-peer (chia sẻ thông tin giữa các người dùng) về du lịch quốc tế

vì đây là một kênh giúp tên Đà Lạt hiện lên trong các trình duyệt tìm kiếm, tạo

cơ hội cho khách hàng tiếp xúc với thông tin. Tăng cường liên kết, cung cấp

thông tin giới thiệu về du lịch Đà Lạt trên các website của du lịch Việt Nam.

Tăng cường và phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin du lịch

đã có như các kiosque thông tin, màn hình lớn, trang thông tin du lịch... Xuất

bản những cẩm nang du lịch bỏ túi bằng nhiều thứ tiếng. Ví dụ trang thông tin

du lịch Đà Lạt nên được cung cấp ở các sân bay quốc tế. Giới thiệu du lịch Đà

Lạt trên màn hình các sảnh đến ở sân bay quốc tế.

Cần rà soát hệ thống các biển chỉ dẫn thông tin giao thông, dịch vụ công

cộng ở địa phương, bổ sung thêm các chỉ dẫn bằng hình ảnh và tiếng Anh nếu

cần. Mở đường dây nóng để khách nước ngoài có thể phản ánh các vấn đề gặp

76

phải trong quá trình du lịch và phổ biến rộng rãi số liên lạc trên các phương tiện

giao thông như xe khách, taxi và ở các nơi công cộng. Đồng thời tạo cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan ban ngành để giải quyết các vấn đề phát sinh mà

khách phản ánh một cách kịp thời.

• Xây dựng tâm thế (mindset) của các đơn vị kinh doanh du lịch và các

đơn vị dịch vụ liên quan trong việc đón tiếp khách du lịch nước ngoài, nhất là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khi các đơn vị kinh doanh du lịch lớn đã có nhiều kinh nghiệm và

nhân viên được đào tạo chuẩn mực thì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và các hộ

kinh doanh cá thể chưa được trang bị nhiều kỹ năng cũng như nhận thức trong

việc đón tiếp khách quốc tế. Có thể tăng cường việc phổ biến thông tin về đặc

điểm khách du lịch nước ngoài và cách đón tiếp khách nước ngoài, đặc điểm và

chiến lược phát triển và quản lý du lịch của địa phương cho các đơn vị kinh

doanh du lịch và hộ kinh doanh cá thể có liên quan.

Tăng cường yêu cầu các đơn vị kinh doanh trong các đơn vị có liên quan

có những sự chuẩn bị trong việc đón tiếp khách quốc tế. Ví dụ ở các phòng giao

dịch ngân hàng, bưu điện ở khu vực trung tâm có bố trí nhân viên có khả năng

anh ngữ để sẵn sàng giao tiếp với khách khi cần. Các địa điểm tham quan du

lịch cần có hướng dẫn bằng tiếng Anh bằng thiết bị cầm tay. Các cửa hàng,

điểm vui chơi có đón tiếp khách nước ngoài nên có chỉ dẫn, chào mời bằng

nhiều thứ tiếng.

Có chính sách khuyến khích phát triển những ngành nghề, dịch vụ có khả

năng thu hút khách nước ngoài. Chẳng hạn như các làng nghề thủ công mỹ

nghệ, hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, trình diễn văn hóa các dân tộc,

văn hóa ẩm thực, hình thành các khu vực đặc trưng.

• Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Nghiên cứu cơ chế quản lý và phát triển các loại hình du lịch. Có chính

sách phát triển các dịch vụ dã ngoại, homestay…

77

Phát triển hệ thống dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí đa dạng hướng vào

đối tượng khách quốc tế.

Quy hoạch khu vực quốc tế, chú trọng ẩm thực quốc tế, hàng lưu niệm

quốc tế, vừa phục vụ cho nhu cầu khách quốc tế, vừa tạo thêm phong cách riêng

và bổ sung vào sản phẩm du lịch Đà Lạt cho khách nội địa... Chi tiết hơn, có thể

phát triển những nhà hàng phục vụ các món ăn đặc trưng các nước như: Pháp,Ý,

Nga, Nhật, Hàn, Thái; Hoặc những cửa hàng franchise các thương hiệu ẩm thực

nổi tiếng như bánh mì, cà phê, thức ăn nhanh; món ăn Việt Nam chọn lọc... Về

hàng lưu niệm, bên cạnh hàng lưu niệm truyền thống, có thể tạo ra nhiều sản

phẩm mang sắc thái văn hóa đặc trưng các nước nhưng “made in Việt Nam”.

Do đặc điểm khí hậu Đà Lạt có mùa mưa dài, lại tập trung vào những

tháng hè là những tháng cao điểm thu hút khách du lịch, Đà Lạt cần có thêm

nhiều hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trong nhà.

• Kết nối Đà Lạt với các trung tâm du lịch khác trong và ngoài

nước. Đối với trong nước, tăng cường liên kết, kết nối các tour, tuyến điểm du

lịch với các trung tâm du lịch khác trong cả nước. Đối với ngoài nước, tăng

cường quảng bá du lịch Đà Lạt ở một số thị trường tiềm năng và giới thiệu du

lịch Đà Lạt đến các công ty lữ hành nước lân cận như Thái Lan, Malaysia,

Singapore.

• Thực hiện các hoạt động tìm hiểu ý kiến khách du lịch thường

xuyên qua các cuộc điều tra hoặc qua internet. Phát triển các website du lịch có

nội dung tương tác với người dùng, cho phép người dùng có thể đưa ý kiến

đánh giá, xếp hạng, bình luận, bình chọn về các hoạt động du lịch ở địa phương,

tạo điều kiện thông tin rộng rãi cho các du khách khác và các doanh nghiệp

trong địa phương.

Các gi�i pháp dài d�n 

• Đà Lạt cần tạo ra những điểm nhấn riêng đặc trưng để tạo hình tượng và

thu hút khách du lịch. Hình tượng này bao gồm những yếu tố vật thể và phi vật

78

thể. Đó có thể là một công trình kiến trúc để biểu trưng cho thành phố

(landmark); có thể là những sản vật địa phương mà khách không thể bỏ qua

(tương tự như Cao lầu của Hội An, Chả cá Lã Vọng ở Hà Nội…); có thể là một

nơi mà khách không thể không đến, nếu không thì chưa nói là đến Đà Lạt; món

quà lưu niệm mà chỉ có thể mua ở Đà Lạt…

• Có chiến lược phát triển thành phố du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng dài hạn.

Nhóm nghiên cứu đóng góp một ý tưởng là phát triển Đà Lạt theo hướng Thành

phố sáng tạo (xem phụ lục 7).

Tuy việc được công nhận là định hướng trong thời gian dài nhưng là tầm

nhìn cần thiết để tạo sự phát triển đồng bộ của thành phố, từ quy hoạch, phát

triển cơ sở hạ tầng, đến vấn đề phát triển các ngành nghề của địa phương, đời

sống văn hóa, tinh thần. Không đợi tới khi được công nhận thành phố mới

hưởng lợi, mà ngay trong quá trình này, du khách đã nhận được những giá trị đó

qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ dân gian, các lễ hội truyền thống, những

món ăn đặc trưng…Thiết nghĩ đây là kinh nghiệm cần nghiên cứu thêm vì

Chiangmai có những đặc thù khá giống với những điểm mạnh đặc trưng của Đà

Lạt.

5.3 K�T LU�N 

Du lịch ngày càng trở nên cần thiết trong đời sống của con người. Thực tế

cho thấy, ngành du lịch trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng bất chấp

những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Trong những cuộc khủng hoảng vừa

qua, ngành du lịch vẫn chứng tỏ là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều

quốc gia, khu vực, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và là điểm kết

nối giá trị văn hóa, tinh thần cũng như nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia. Tuy

nhiên làm thế nào để khai thác tốt các thế mạnh tiềm năng của từng khu vực,

từng quốc gia vẫn là điều đáng quan tâm. Nhận thức được các xu hướng phát

triển của du lịch và các loại hình du lịch sẽ giúp các địa phương định hình và

79

hoàn thiện sản phẩm du lịch, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế độc đáo của

mình một cách lâu dài, bền vững.

Để thu hút du khách, các địa phương phải đáp ứng những vấn đề cơ bản

của du lịch như chi phí, sự tiện lợi và theo thời điểm. Du khách, cũng giống như

người tiêu dùng, cân đo chi phí và lợi ích từ những điểm đến cụ thể. Những chi

phí đó bao gồm yếu tố thời gian, công sức và nguồn lực mà họ bỏ ra có phù hợp

với những lợi ích đạt được như: sự hiểu biết, kinh nghiệm, vui thích, thư giãn và

những ký ức về sau. Đối với du khách quốc tế, sự tiện lợi mang nhiều ý nghĩa

trong các quyết định du lịch: thời gian của chuyến đi, cự ly di chuyển, các rào

cản ngôn ngữ, sự sạch sẽ, điểm đến ưa thích (bãi biển, hấp dẫn, sự tiện nghi), và

nhu cầu đặc biệt (người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em, ẩm thực, chăm sóc sức

khoẻ, viễn thông…). Yếu tố thời điểm bao gồm những nhân tố gây rủi ro cho du

lịch: bất ổn an ninh và chính trị, sự biến động tỉ giá và khả năng chuyển đổi

đồng tiền, an toàn đi lại và điều kiện sức khoẻ…

Những kết quả thu thập được từ cuộc điều tra cho thấy, du lịch Đà Lạt có

tiềm năng trong việc thu hút khách ở một số phân khúc thị trường nhất định.

Những kết quả hoạt động du lịch hiện nay đáp ứng được mong muốn cơ bản của

khách du lịch về dịch vụ lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng. Những thế mạnh mà

khách du lịch nhận thấy ở du lịch Đà Lạt là cảnh quan, khí hậu, con người địa

phương và môi trường. Những yếu tố về dịch vụ khác đa số được đánh giá ở

mức trung bình. Trong bối cảnh phát triển cao về công nghệ, trang thiết bị phục

vụ đời sống như hiện nay, những yếu tố lợi thế đó của Đà Lạt không còn là đủ.

Đà Lạt cần xây dựng cho mình những yếu tố cạnh tranh cốt lõi bền vững hơn.

Trong quá trình phát triển du lịch, công tác hoạch định du lịch không chỉ

dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của đối tượng khách hàng hiện tại mà

du lịch phải đi trước, đón đầu nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của xã

hội. Những kết quả trên cũng cho thấy Đà Lạt đang thiếu những điểm nhấn để

làm cho sản phẩm du lịch trở nên đặc sắc và thu hút với khách du lịch.

80

Với những giới hạn cả về kinh phí và thời gian, đề tài hoàn thành được

những nội dung trong khuôn khổ định hướng đề tài đã được duyệt. Chúng tôi hi

vọng đây là sự khởi đầu của những nghiên cứu tiếp theo với quy mô và phạm vi

rộng lớn hơn nữa về vấn đề này. Chúng tôi cũng mong nhận được nhiều ý kiến

đóng góp của các bên hữu quan để đề tài được hoàn thiện hơn.

81

TÀI LI�U THAM KH�O 

A.Bruce & K.Landon, 2004. Tư duy chiến lược, NXB Tổng hợp, TP.HCM. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát Triển du lịch Sinh Thái tại Đà Lạt -Lâm Đồng

tháng 11/2003 Philip Kotler, Micheal Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H. Haider, Tiếp thị

địa phương châu Á (bản dịch) –Chương trình Quản lý kinh tế Fulbright Micheal Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh (Bản dịch). Nxb Trẻ, TP.HCM Chi cục thống kê Lâm Đồng, 2011. Niên giám thống kê Lâm Đồng Nguyễn Thành Trung. Tiếp thị quốc gia, hành trình và bản sắc- Tài liệu hội thảo

Chương trình thương hiệu quốc gia. Nguyễn Duy Mậu, 2007. Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát năng lực cạnh tranh các

doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng” Nguyễn Trọng Hoàng, 2005. Đề tài nghiên cứu: “Môi trường du lịch Đà Lạt -

Lâm Đồng. Phạm Thị Thuý Nguyệt, 2009. Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Khảo sát và đánh giá

năng lực đáp ứng của hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch tại Thành phố Đà Lạt.

Sở Du Lịch Lâm Đồng, 2004. Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu du lịch sinh thái

Đà Lạt, Lâm Đồng” Trương Trổ, 2003. Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu cơ chế quản lý và Đa dạng

hóa- Sản phẩm du lịch Đà Lạt Lâm Đồng” Trương Trổ (Chủ biên), 1993. Đà Lạt thành phố Cao Nguyên. Nhà xuất bản

Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu hội thảo Định hướng phát triển Thành phố Đà Lạt, 2006. Uỷ ban Nhân

dân Tỉnh Lâm Đồng và Công ty Trung Nguyên tổ chức. Sổ tay cảm nhận của du khách nước ngoài do ông Duy Việt, chủ nhà nghỉ

Stop&Go số 11 Lý Tự Trọng- Đà Lạt thu thập.

82

UNWTO -Tourism Highlights -2011 Edition UNWTO –World Tourism Banometer –Interim update, tháng 4/2010. UBNDTP Đà Lạt, (1998), Đà Lạt trăm năm. UBND tỉnh Lâm Đồng (2001), Địa Chí Lâm Đồng. Nxb. Văn Hóa Dân Tộc

năm. UBND tỉnh Lâm Đồng (2008), Địa Chí Đà Lạt. Nxb. Tổng hợp Thành Phố Hồ

Chí Minh Philip Kotler, Micheal Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H. Haider (1993)

Places Marketing, Free Press, NY David Foster, Measuring Customer Satisfaction In The Tourism Industry. Third

International & Sixth National Research Conference on Quality Management.

World Economic Forum- The travel and tourism competitiveness report 2007,

2008, 2009,2011 UNESCO Sustainable strategy for creative tourism, 2006. International

conference on Creative tourism, Santa Fe, New Mexico, United State, October 2006.

Các website tham khảo:

www.dalat.gov.vn

www.lamdong.gov.vn

www.vietnamtourism.gov.vn

www.vietnamtourism.com

www.unesco.org

www.unwto.org

83

PH� L�C 

Phụ lục 1: Bảng hỏi Tiếng Việt

Mã số phiếu:__________

PHIẾU ĐIỀU TRA Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Đà Lạt đang tiến hành khảo sát ý kiến của khách du lịch. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp định hướng chính sách để du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Rất mong nhận được những ý kiến xác thực và chân tình của quý vị.

Trân trọng cảm ơn và chúc quý vị có một chuyến đi thú vị.

Hướng dẫn điền phiếu: Hãy đánh dấu (x) hoặc ghi thông tin vào ô thích hợp với nhận định của quý vị ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Đây là lần thứ mấy ông/bà đến Đà Lạt? 1 2 3 4

2. Mục đích chuyến đi của ông/ bà đến Việt Nam lần này là: Tham quan du lịch 1 Nghỉ dưỡng 4 Kinh doanh, công tác 2 Tìm kiếm cơ hội đầu tư 5 Cư trú 3 Thăm lại người thân, nơi chốn đã qua 6

3. Ông/bà biết đến Đà

Lạt do: Đã từng biết đến Đà Lạt từ lâu 1 Được sự giới thiệu của người quen 2 Do sự giới thiệu của công ty du lịch 3 Là một phần trong tour mua sẵn 4 Thông tin trong cẩm nang du lịch 5 Khác (Xin nêu cụ thể )internet báo chí truyền hình 6

4. Những nơi nào khác ở Việt Nam ông/bà sẽ đến trong chuyến đi này

Sapa –Tây Bắc 1 Đà Nẵng –Hội An 6 Hà Nội 2 TP. Hồ Chí Minh 7 Hạ Long 3 Nha Trang 8 Phong Nha-Quảng Bình 4 Phan Thiết 9 Huế 5 Đồng Bằng sông Cửu Long 10

5. Ở Việt Nam, những nơi ông bà thích nhất là:

84

TT Địa điểm Lý do 1. 2. 3.

6. Hình ảnh của Việt Nam mà ông/bà biết trước khi đến Việt Nam là: Chiến tranh 1

Chưa phát triển 2 Có nền văn hoá truyền thống phong phú 3 Đất nước thanh bình, phong cảnh đẹp 4 Đang thay đổi nhanh chóng 5 Năng động, đổi mới 6 Những con người nổi tiếng: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp 7 Không biết đến nhiều 8 Khác (Xin nêu cụ thể).. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

7. Hình ảnh của Việt Nam khiến ông/bà cảm thấy ấn tượng nhất (sau chuyến đi) là: Con người thân thiện, hiếu khách 1

Có nền văn hoá truyền thống phong phú 2 Đất nước thanh bình, phong cảnh đẹp 3 Kinh tế đang phát triển, thay đổi nhanh chóng 4 Năng động, đổi mới 5 An toàn 6 Biển, cát, nắng (Sea, sand, sun) 7 Khác (Xin nêu cụ thể).. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

8. Hình ảnh văn hoá Việt Nam mà ông bà yêu thích nhất là? Nón lá 1 Chùa Một Cột 5 Áo dài 2 Múa rối nước 6 Trống đồng Đông sơn 3 Cây tre 7 Hoa sen 4 Đàn bầu 8

Khác (xin nêu cụ thể). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9. Món quà kỷ niệm mà ông/bà mua ở Việt Nam là: 1. Hàng vải Lụa tơ tằm quần áo khăn Túi xách Thổ cẩm 2. Thủ công mỹ nghệ Gốm, sứ Mây tre lá đất nung Gỗ Đá mỹ nghệ3. Tranh ảnh Tranh thêu Tranh lụa Tranh in Tranh gỗ Tranh cát 4. Đặc sản Bánh Kẹo Rượu Thực phẩm chế biến 5.Sản phẩm văn hoá Sách Bưu ảnh Nón lá Trang sức

Khác (xin nêu cụ thể) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10. Món ăn Việt Nam mà ông/bà yêu thích là:

Rất thích Thích Bình

thường Không thích

Rất không thích

Chưa thử

Bún 1 2 3 4 5 Bánh xèo 1 2 3 4 5 Nem rán 1 2 3 4 5 Phở 1 2 3 4 5 Cơm 1 2 3 4 5

85

Lẩu 1 2 3 4 5 Hải sản 1 2 3 4 5 Trái cây tươi 1 2 3 4 5 Các món ngọt 1 2 3 4 5

Khác:(xin nêu cụ thể). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11. Cảm nhận chung của ông/bà về du lịch Đà Lạt

Rất thất vọng Thất vọng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 4 5

12. Đánh giá của ông/bà về chất lượng dịch vụ của du lịch Đà Lạt là:

Rất thất vọng

Thất vọng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Giao thông đi lại 1 2 3 4 5 Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ 1 2 3 4 5 Các điểm tham quan 1 2 3 4 5 Các hoạt động vui chơi giải trí 1 2 3 4 5 Dịch vụ ăn uống 1 2 3 4 5 Mua sắm hàng lưu niệm và đặc sản 1 2 3 4 5 Cảnh quan đô thị 1 2 3 4 5 Cảnh quan du lịch 1 2 3 4 5 Không gian văn hoá 1 2 3 4 5 Con người địa phương 1 2 3 4 5

13. Loại hình du lịch mà ông/bà mong muốn ở Đà Lạt:

Nghỉ ngơi/ nghỉ dưỡng 1 Tham quan, ngắm cảnh 2 Chăm sóc sức khoẻ 3 Hội nghị, hội thảo 4 Du lịch mạo hiểm 5 Du lịch sinh thái 6 Du lịch văn hoá 7

14. Giá cả của các hoạt động du lịch ở Đà Lạt: Rất thấp Thấp Trung

bình Cao Rất Cao

Chi phí đi lại 1 2 3 4 5 Chi phí khách sạn, nhà nghỉ 1 2 3 4 5 Chi phí cho các điểm tham quan 1 2 3 4 5 Chi phí các hoạt động vui chơi giải trí 1 2 3 4 5

Chi phí dịch vụ ăn uống 1 2 3 4 5 Giá cả hàng lưu niệm và đặc sản 1 2 3 4 5

15. Những điểm du lịch mà ông/bà thích và không thích ở Đà Lạt là:

Rất không

thích

Không

thích

bình

thường

Thích Rất

thích

Chưa

đến

86

Thung lũng tình yêu 1 2 3 4 5 6 Cáp treo 1 2 3 4 5 6 Thiền viện Trúc Lâm 1 2 3 4 5 6 Dinh Bảo Đại 1 2 3 4 5 6 Thác Datanla 1 2 3 4 5 6 Núi Langbiang 1 2 3 4 5 6 XQ sử quán 1 2 3 4 5 6 Ngôi Nhà ma 1 2 3 4 5 6 Thác Prenn 1 2 3 4 5 6 Thung lũng vàng 1 2 3 4 5 6 Đồi Mộng mơ 1 2 3 4 5 6 Công viên hoa 1 2 3 4 5 6 Hồ Tuyền Lâm 1 2 3 4 5 6

16. Cảm nghĩ về những hoạt động giải trí ở Đà Lạt:

Thích Không thích Chưa biết Đi dạo phố 1 2 3 Mua sắm 1 2 3 Khiêu vũ /Quán bar 1 2 3 Biểu diễn nghệ thuật 1 2 3 Quán cà phê 1 2 3 Ván trượt 1 2 3 Đi xe đạp 1 2 3 Lễ hội cồng chiêng 1 2 3 Thăm làng dân tộc 1 2 3 Leo núi 1 2 3 Cưỡi voi 1 2 3 Spa-massage 1 2 3 Chơi Golf 1 2 3

17. Theo ông/bà đâu là những điểm mạnh của du lịch Đà Lạt? Điểm mạnh: có nổi trội, có khả năng thu hút sự quan tâm của khách du lịch hoặc so với các trung tâm du lịch khác rất không

đồng ý

không đồng

ý bình thường

đồng ý rất đồng ý

Khí hậu mát mẻ ôn hoà 1 2 3 4 5 Cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp 1 2 3 4 5 Môi trường trong lành 1 2 3 4 5 Người địa phương thân thiện 1 2 3 4 5 Văn hoá dân tộc đặc sắc 1 2 3 4 5 Nhiều dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng 1 2 3 4 5 Kiến trúc đô thị 1 2 3 4 5 Đội ngũ nhân lực du lịch 1 2 3 4 5 Sự yên bình, lãng mạn 1 2 3 4 5 Địa điểm du lịch nổi tiếng 1 2 3 4 5 Chi phí phù hợp 1 2 3 4 5 Tính đa dạng trong hoạt động du lịch 1 2 3 4 5

87

Khả năng quản lý du lịch 1 2 3 4 5

18. Ông bà thích gọi Đà Lạt như thế nào? Đà Lạt- thành phố ngàn hoa 1 Đà Lạt –Thành phố mộng mơ 4 Đà Lạt- thành phố trong sương 2 Đà Lạt –Thành phố tình yêu 5 Nét châu Âu ở Việt Nam 3 Đà Lạt –thành phố mai anh đào 6

Khác (xin nêu cụ thể). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Họ tên người được phỏng vấn:________________Quốc tịch : _______________ Email:______________________________________________ Nghề nghiệp:

Giáo dục 1 Kinh doanh 4 Sinh viên 7 Kỹ sư 2 Thất nghiệp 5 Hưu trí 8 Khoa học 3 Nghề tự do 6 Công sở 9

Nơi ở tại Đà Lạt: Sofitel Novotel Sammy Saigon –

dalat ____________ Khách sạn cao

cấp 1

Hoang anh Ana Mandara

Bluemoon Ngoc Lan ____________ Resort-Khách sạn

2

Golf Vietso-petro

Trung Cang

Empress ____________ Khách sạn 3

Đai loi Europe East Europe

Anh Đao ____________ Khách sạn 4

Thanh Thao

Mimosa TM brothers

An Binh ____________ Nhà nghỉ 5

Thời gian ông/ bà dự kiến ở Đà Lạt 1 đến 2 ngày 1 4 ngày 3

3 ngày 2 Hơn 4 ngày 4 Mức chi tiêu trong toàn bộ chuyến đi đến Việt Nam: _______________USD Những góp ý của ông/bà về du lịch Đà Lạt Những sản phẩm/ dịch vụ chưa có ở Đà Lạt và nên bổ sung ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Những loại hình dịch vụ có thể thu hút khách du lịch nhưng cần cải tiến ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Những hạn chế cần khắc phục ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Họ và tên người thực hiện điều tra :____________Thời gian / /2010

1 2 3 4

88

Phụ lục 2: Bảng hỏi Tiếng Anh No.

Questionnaire Group of researchers from University of Dalat is conducting a survey on the perception of tourists. The results of this research are aim to provide the policy planning orientation to develop tourism in Dalat, adapting to the higher needs of customers. We are looking forward to your correct and sincere answers. Thank you and wish you a good journey Directions: please tick (x) or write to the appropriate square --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1.How many times have you been in Dalat?

1 2 3 4

2.What is the purpose of your journey to Dalat? Tourist trip 1 Convalescence vacation 4 On business 2 Looking for investment opportunity 5 To reside 3 Revisit friends, relatives or old places 6

3.How did you know about Dalat?

Having known Dalat long time ago 1 By the recommendation of other people 2 By the introduction of the tour operators 3 Dalat is a destination in a packed tour you bought 4 Information in the tour guide books 5 Other (please specify in details) internet Magazines On TV 6

4. What are the others places that you will visit in this trip to Vietnam? Sapa –West North of Vietnam 1 Da nang- ancient town of Hội An 6 Hanoi 2 Ho Chi Minh city 7 Ha Long Bay 3 Nha Trang 8 Phong Nha-Quang Binh 4 Phan Thiet –Mui ne 9 Hue imperial city 5 Cuu Long Plateau 10

5.Where are your favourite places in Vietnam?

TT Places Reasons 1st 2nd 3rd

6. What was your imagination of Vietnam before you came here? Well-known in the wartime 1

Undeveloped 2 The colorful traditional culture 3 The tranquil beautiful landscape 4 Changing rapidly 5 Dynamic, renovation 6 The well-known people: Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap 7 Did not know much about Vietnam 8 Others (please specify in details) 9

7. What is

your favouri

te cultural

89

image of Vietnam?

Others (please specify). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

The palm-leaf conical hat 1 One-pillar pagoda 5 The traditional Vietnamese long-dress 2 Water puppet 6 Dong Son bronze drum 3 Bamboo tree 7 Lotus flowers 4 One-sting musical instrument 8

8.The image of Vietnam that gives you biggest impress after the journey is

The hospitality and friendly people 1 Have the copious traditional culture 2 The tranquil, beautiful landscape 3 Rapidly developing and changing economics 4 Dynamic, innovation 5 Safety 6 Sea, sand, sun 7 Others (please specify in details).. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

9.The souvenirs that you bought in Vietnam?

Fabrics 1 Silk fabric Clothes Scarf handbag brocade Handicrafts 2 china Rattan,

bamboo ceramic Wooden Stone

Pictures 3 Embroiled~ Paint on silk~

Lacquer ~

Wooden ~ Sandy~

Specialty 4 Cake Candy Wine Processed food

Coffee/tea

Cultural items

5 Books Postcards Conical hat

Jewelry

Others (please specify) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10. Are you enjoy Vietnamese food?

Like very

much Like Neutral Dislike Very dislike

Has not tried

Rice vermicelli 1 2 3 4 5 6 Pan cake 1 2 3 4 5 6Fried spring roll 1 2 3 4 5 6Noodle soup (pho) 1 2 3 4 5 6Rice 1 2 3 4 5 6Hot-pots 1 2 3 4 5 6Sea-foods 1 2 3 4 5 6Tropical fruits 1 2 3 4 5 6Sweet desserts 1 2 3 4 5 6

Others:(please specify). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11.What is your general perception of Dalat tourism?

Very disappointe Disappointed Neutral Satisfied Very satisfied

1 2 3 4 5

12.What is your perception about the quality of Dalat tourist services?

90

Very Dis-

appointedDis- appointed

Neutral Satisfied Very satisfied

Transportation 1 2 3 4 5 Hotel and accommodation 1 2 3 4 5 The tourist destination 1 2 3 4 5 Recreation and relax activities 1 2 3 4 5

Foods and beverages 1 2 3 4 5 Souvenirs and shopping 1 2 3 4 5 The urban landscape 1 2 3 4 5 The tourist landscape 1 2 3 4 5 The cultural environment 1 2 3 4 5 The local people 1 2 3 4 5

13. The type of tourism that you expect to enjoy in Dalat?

Mountainous resort 1 Sightseeing tourism 2 Healthcare tourism 3 MICE (meeting, incentive, conference, event) 4

Adventure tourism 5 Ecology tourism 6 Cultural tourism 7

14.The price of tourist services in Dalat: Categories Very

cheap Cheap Reasonable Expensive Very expensive

Transportation 1 2 3 4 5 Accommodation 1 2 3 4 5 Entrance fee for tourist sites 1 2 3 4 5

Recreation activities 1 2 3 4 5 Food and beverage 1 2 3 4 5 Souvenirs items and speciality 1 2 3 4 5

15. The tourist destinations that you likes and dislikes in Dalat? 1. Like

very much

2. Like

3. Neutral

4. Dislike

5. Very

dislike

6.Not been there

The love valley 1 2 3 4 5 6 Cable taxi 1 2 3 4 5 6 Truc Lam pagoda 1 2 3 4 5 6 King Bao Dai palace 1 2 3 4 5 6 Datanla waterfall 1 2 3 4 5 6 Langbiang Mountain 1 2 3 4 5 6 XQ – embroidery showroom

1 2 3

4 5 6

The crazy house 1 2 3 4 5 6 Prenn waterfall 1 2 3 4 5 6 The golden Valley 1 2 3 4 5 6

91

The dreaming hill 1 2 3 4 5 6 Dalat flower park 1 2 3 4 5 6 The Tuyen Lam lake 1 2 3 4 5 6

16. Do you like these recreation activities in Dalat? 1. Like 2. Dislike 3. Have not

done Walk around the city 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Shopping 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Dancing 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Go to bar 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Go to the coffee-shop 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Datanla roller coaster 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Riding bicycle 1. Like 2. Dislike 3. Have not done The cong-chieng ethnic festival show 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Visiting ethnic villages 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Climbing mountain 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Elephant riding 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Spa -massage 1. Like 2. Dislike 3. Have not done Golf playing 1. Like 2. Dislike 3. Have not done

17.Which name do you like to call Dalat?

Dalat –the city of plentiful flowers 1 Dalat –the romantic city 4 Dalat –city in the mist 2 Dalat –the place of love 5 The European figure in Vietnam 3 Dalat –the city of cherry blossom 6

Others (please specify). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18.According to you, what are the strengths and the weaknesses of Dalat The strengths: factors that might be highly appraised by the tourists The weaknesses: factors that are not attract tourists compare to other destinations

Factors Strongly disagree

Disagree Neutral Agree Strongly agree

The nice mild weather 1 2 3 4 5 The beautiful landscape 1 2 3 4 5 The fresh air and clean environment 1 2 3 4 5 The charming and hospitality local people 1

2 3 4 5

The colorful, speculate culture 1 2 3 4 5 The plentiful recreation services 1 2 3 4 5 The architecture of the city 1 2 3 4 5 The tourist human resources 1 2 3 4 5 The tranquil and romantic atmosphere 1

2 3 4 5

The well-known tourist destination 1 2 3 4 5 Reasonable price 1 2 3 4 5 The diversified of tourist activities 1 2 3 4 5 The capabilities of tourism management 1

2 3 4 5

Name of interviewee:_________________________________Nationality:____________ Email:________________________________ Occupation:

92

Education sector 1 Business person 4 Student 7

Engineer 2 Unemployed 5 Retired 8 Scientist 3 Freelance career 6 Officer 9

Where are you staying during in Dalat? Sofitel Novotel Sammy Saigon-

dalat ____________ LuxuryHotel 1

Hoang anh GL

Ana Mandara

Bluemoon Ngoc Lan ____________ Resort-Hotel 2

Golf Vietso-petro

Trung Cang

Empress ____________ Hotel 3

Đai loi-fortune

Europe East Europe

Anh Đao ____________ Hotel 4

Thanh Thao Mimosa TM brothers

An Binh ____________ Hostel /Guest house

5

Others (please specify). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . How long will you be in Dalat? 2 days 1 4 days 3

3 days 2 More than 4 days 4 How much will you spend for this trip to Vietnam? ______________________USD Where is your favourite tourist place?-______________________Country____________________ Which of these below South East Asian countries that you like best?

Singapore 1 Indonesia 3 Malaysia 5 Cambodia 7 Thailand 2 Philippine 4 Vietnam 6 Laos 8

What are your commends to increase the tourist services quality in Dalat?

What kind of tourist services/product that should be complemented? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ What kind of existed services that may attract more tourists if people make them better? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ What are the weaknesses that should be solved? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Name of interviewer:________________Time: date / /20 1 2 3 4

93

Phụ lục 3: Thẻ hình ảnh hỗ trợ bảng hỏi (Show –card)

Question 4: What are the others places you will visit in this trip to Vietnam?

1. Sapa –West North of VN 5. Hue imperial city 8. Nha Trang –beach city

2. Hanoi-Capital city 6. Da nang- ancient town of HoiAn

9. Phan Thiet –Mui ne

3. Ha Long Bay 7. Ho Chi Minh city 10. Cuu Long Plateau

4. Phong Nha-Quang Binh

94

Question 8: What is your favourite cultural image of Vietnam?

1. The palm-leaf conical hat 5. One-pillar pagoda

3. Đông sơn bronze drum 7. Bamboo tree

4. Ostrinmusical instrument

ne-g

6. Water puppet

4. Lotus flowers

2. The traditional Vietnamese long-dress

95

Question 14: What is your favourite Vietnamese food?

1. Rice vermicelli 4. Noodle soup (pho) 7. Sea-foods

2. Pan cake 5. Rice 8. Tropical fruits

3. Fried spring roll 6. Hot-pots 9. Sweet desserts

96

Question 15 The tourist destinations that you like and dislike in Dalat

1. The love valley 5. Datanla waterfall 9.Prenn waterfall

2. Cable taxi 6. Langbiang Mountain 10. The golden Valley

3. Truc Lam pagoda 7. XQ – embroidery showroom

11. The dreaming hill

4. King Bao Dai palace 8. Crazy house 12. Dalat flower park

97

Phụ lục 5: Tổng hợp kết quả khảo sát 4.1.1 Số lần khách đến Đà Lạt:

Lần Số trả lời % 1 113 77.4 2 19 13 3 4 2.7 >=4 10 6.8

4.1.2. Mục đích chuyến đi

Số trả lời % Tham quan du lịch 112 76.7 Kinh doanh, công tác 11 7.5 Cư trú 12 8.2 Nghỉ dưỡng 6 4.1 Thăm thân nhân 5 3.4 Tổng cộng 146 100

Nghề nghiệp:

Số trả lời % Giáo dục 18 12.3 Kỹ sư 13 8.9 Khoa học 2 1.4 Kinh doanh 31 21.2 Thất nghiệp 8 5.5 Nghề tự do 7 4.8 Sinh viên 30 20.5 Hưu trí 6 4.1 Nhân viên công sở 18 12.3 Khác 13 8.9

Khả năng chi trả:

Số trả lời % Khách sạn cao cấp 10 6.8 Resort-4 sao 12 8.2 3 sao 20 13.7 2 sao 28 19.2 Nhà nghỉ 62 42.5

98

Khác 14 9.6 4.2.1 Nguồn thông tin du lịch:

Số trả lời % Đã biết đến Đà Lạt từ trước 16 11.6 Người quen giới thiệu 50 36.2 Từ công ty lữ hành 14 10.1 Đà Lạt là điểm đến có trong chương trình tour 10 7.2 Sách cẩm nang du lịch 41 29.7 Các phương tiện thông tin đại chúng 7 5.1

Nơi khác đến ở Việt Nam:

Địa điểm Số lượt chọn % Sapa 51 36.4 Hà Nội 94 67.1 Hạ Long 89 63.6 Phong Nha Quảng Bình 6 4.3 Huế 75 53.6 Đà Nẵng –Hội An 71 50.7 Tp. Hồ Chí Minh 115 82.1 Nha Trang 86 61.4 Phan Thiết 44 31.4 Đồng Bằng Sông Cửu Long 16 11.4

Nơi yêu thích nhất ở Việt Nam

Địa điểm Số người chọn % Đà Lạt 45 30.8 TP. Hồ Chí Minh 7 4.8 Hạ Long 4 2.7 Đà Nẵng 14 9.6 Nha Trang 4 2.7 Cửu Long 12 8.2 Sapa 20 13.7 Phan Thiết 8 5.5 Hà Nội 9 6.2 Huế 8 5.5

99

4.3 Ấn tượng Việt Nam Ấn tượng Việt Nam trước chuyến đi

Yếu tố Số lượt chọn % Nổi tiếng trong chiến tranh 71 50.7 Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp 65 46.4 Nền văn hoá đa dạng, phong phú 63 45.0 Đang thay đổi nhanh chóng 42 30.0 Chưa phát triển 26 18.6 Những người nổi tiếng 25 17.9 Không biết nhiều 23 16.4 Khác 4 2.9

Ấn tượng Việt Nam sau chuyến đi

Số lượt chọn % Con người thân thiện, hiếu khách 80 57.1 Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp 68 48.6 Văn hoá đa dạng, phong phú 40 28.6 Kinh tế đang phát triển 30 21.4 An toàn 26 18.6 3S (sea, sand, sun) 24 17.1 Đổi mới năng động 12 8.6 Ý kiến khác 4 2.9

Hình ảnh văn hoá Việt Nam ấn tượng nhất:

Số lượt chọn % Nón lá 74 50.7 Áo dài 64 45.7 Hoa sen 30 21.4 Tre 21 15.0 Đàn bầu 13 9.3 Chùa một cột 12 8.6 Múa rối nước 12 8.6 Trống đồng 3 2.1

100

4.4 NHẬN ĐỊNH CỦA KHÁCH VỀ DU LỊCH ĐÀ LẠT Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt

Số lượt chọn % Rất thất vọng 1 0.7 Thất vọng 8 5.6 Bình thường 25 17.4 Hài lòng 79 54.9 Rất hài lòng 31 21.5 Tổng cộng 144 100

Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà lạt:

Rất thất vọng

Thất vọng

Bình thường Hài lòng Rất hài

lòng Giao thông 2.3 8.3 37.1 39.4 12.9 Khách sạn 0.7 3.7 21.3 53.7 20.6 Điểm tham quan 1.5 7.7 21.5 53.1 16.2 Hoạt động giải trí 10.4 41.6 36.0 12.0 Dịch vụ ăn uống 2.2 7.4 29.4 44.9 16.2 Mua sắm 7.9 49.2 32.5 10.3 Cảnh quan đô thị 1.5 10.0 20.8 40.8 26.9 Cảnh quan thiên nhiên 1.5 5.3 22.1 48.9 22.1 Không gian văn hóa 0.8 3.8 32.3 33.8 29.2 Con người địa phương 0.8 2.3 18.3 35.9 42.7

Loại hình du lịch mong muốn:

Số lượt chọn % Tham quan 79 56.8 Núi 69 49.6 Văn hoá 60 43.2 Khám phá 49 35.3 Sinh thái 33 23.7 Sức khoẻ 7 5.0 Mice 4 2.9

Hình thức giải trí: Thích Không thích Chưa biết Dạo phố 84.3 5.7 10.0 Quán cà phê 60.0 4.3 35.7

101

Mua sắm 45.0 15.7 39.3 Bar 24.5 9.4 66.2 Leo núi 29.5 1.4 69.1 Thăm làng dân tộc 26.4 4.3 69.3 Đi xe đạp 22.1 2.9 75.0 Ván trượt 18.6 3.6 77.9 Spa 12.2 3.1 84.7 Cưỡi voi 5.0 9.4 85.6 Khiêu vũ 5.0 7.1 87.9 Lễ hội cồng chiêng 7.9 3.6 88.6 Golf 3.1 3.8 93.1

Các điểm du lịch: Rất

không thích

Không thích

Bình thường

Thích Rất thích

Chưa đến

Thung lũng tình yêu 7.1 17.1 11.4 2.9 0.7 60.7 Cáp treo 11.4 21.4 7.1 2.1 57.9 Thiến viện Trúc Lâm 15.8 20.9 11.5 2.9 48.9 Dinh bảo đại 5.0 11.4 16.4 5.0 0.7 61.4 Thác Datanla 8.6 17.9 3.6 1.4 0.7 67.9 Núi Langbiang 10.9 17.4 2.9 2.2 0.7 65.9 Hồ Tuyền Lâm 8.6 12.9 6.5 3.6 68.3 Công viên hoa 7.1 17.1 9.3 2.1 0.7 63.6 Đồi mộng mơ 2.1 6.4 3.6 0.7 0.7 86.4 Thung lũng vàng 4.3 12.2 3.6 79.9 Thác Prenn 3.6 15.7 5.0 0.7 1.4 73.6 Ngôi nhà ma 15.7 17.1 12.9 3.6 2.1 48.6 XQ sử quán 7.2 11.6 10.1 1.4 1.4 68.1 Hàng lưu niệm:

Số lượt chọn Hàng vải, may mặc 73 Đặc sản 72 Văn hoá phẩm 53 Hàng thủ công mỹ nghệ 37 Tranh ảnh 36

102

Phụ lục 6: BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH

TRONG CÁC CÂU HỎI MỞ

MS Nội dung ý kiến đóng góp Thông

tin

Dịch

vụ

Giao

thông

Vệ

sinh

001 Có bọ (bug) trong phòng

Tổ chức tour chưa tốt

1

1

007 Cần cải tiến đường sá 1

008 Nhà hàng tốt, rẻ, người dân thân thiện

009 Tình trạng tính giá cao cho du khách nước

ngoài

2

011 Nên có thêm nhà hàng quốc tế, dịch vụ

massage

Thiếu các hoạt động tiếp xúc với người dân

địa phương

3

012 Cần cải tiến điều kiện vệ sinh, ô nhiễm môi

trường, bệnh viện quốc tế

4

2

013 Cần thêm hoạt động cắm trại. hoạt động

ngoài trời

Đường xa

Du lịch huấn luyện

2

5

2

014 Đặt thêm thùng rác

Đèn giao thông, tín hiệu qua đường

Có thể cải tiến: postcard, quà lưu niệm

Vệ sinh đường sá và quán ăn

6

3

3

015 Không xi-măng hóa, thích cảnh đẹp tự

nhiên và các hoạt động mạo hiểm

Cần cải tiến đường sá, vệ sinh, không bê

tông hóa

7

3

4

103

017 Nên có: trung tâm thông tin du lịch

Có thể cải tiến: vường hoa Đà Lạt, giao

thông công cộng, xe buýt con thoi, giảm

tiếng ồn đô thị

3

018 Giảm tiếng ồn, động cơ. Cải thiện khả năng

nói tiếng anh, vệ sinh

4

5

019 Cải thiện: vệ sinh thực phẩm, thức ăn, hệ

thống giao thông, tình trạng nghèo đói

5 6

023 Nên thêm những hoạt động: đi xe đạp. bơi

lội, ăn uống

Cần cải tiến: giao thông, trung tâm thông tin

du lịch

Không nên tính tiền cao cho khách quốc tế

4

8

6

027 Cải thiện trung tâm thông tin du lịch,

chương trình và cách tổ chức hoạt động du

lịch

Qui định lái xe

Thêm nhiều hoa

Thông tin chung

Dễ bị lạc

5

9

7

028 Cải tiến tour tham quan thành phố

Chưa thuận lợi cho người đi bộ

Giá không ổn định

10

8

030 Nên có thêm tour vùng quê, đi bộ 11

031 Nhiều rác ở đường phố và đường lên núi

Giáo dục về vấn đề môi trường

7

037 Cải tiến giao thông, rác 9 8

038 Thông tin du lịch trong khách sạn

Giao thông công cộng, bảng chỉ đường

6 10

040 Thích cáp treo nhưng không thấy quảng cáo 7

104

042 Thêm thông tin du lịch 8

044 Cà phê kiểu phương Tây

Thêm dịch vụ massage, spa

12

048 Thêm: hồ bơi, xe buýt du lịch 13 11

051 Cải thiện việc nói tiếng anh, nụ cười, thân

thiện

Cải thiện vấn đề ô nhiễm, lái xe, giao thông

không được kiểm soát, khó băng qua đường,

khó đọc tên đường

12

052 Cần thêm nhiều nhà tổ chức tour

Cảnh quang thiên nhiên đẹp, càng ít phát

triển càng tốt

Cần cải thiện tình trạng giá cao cho du

khách quốc tế

9

14

053 Thêm thông tin du lịch 10

054 Cần cải thiện vấn đề vệ sinh 9

055 Nên phát huy kiến trúc Pháp 15

056 Nên có bản đồ miễn phí 11

057 Nên cải thiện thông tin du lịch 12

058 Cải thiện giao thông, thêm số chuyến bay, di

chuyển lâu

13

059 Thêm thông tin du lịch bằng nhiều thứ tiếng

khác nhau

13

061 Đèn cho người đi bộ/ thông tin giao thông 14

062 Thêm vườn thực vật 16

066 Dọn vệ sinh 10

068 Thông tin visa phức tạp

070 Bản đồ, tiếng Anh 14

071 Nên có những chương trình tour cho khách

ba lô

15

105

Thông tin giao thông, vạch kẻ đường cho

người đi bộ

15

072 Bản đồ thành phố khó đọc, không chính xác 15

073 Cần cải thiện khả năng nói tiếng Anh 16

074 Kiểm tra vệ sinh, giá cả rõ ràng hơn,

Trung tâm thông tin du lịch cần khách quan

và mở rộng hơn

17

16 11

077 Đa dạng hóa phương tiện giao thông, hiện

nay xe ôm chiếm ưu thế

16

078 Nên có bản đồ du lịch chi tiết ở khách sạn

Người lái xe ôm quá lôi kéo

18 17

91 Đà Lạt hiện nay quá thay đổi,khắp nơi là

nhà cửa

Hãy giữ rừng sạch sẽ và tự nhiên

17

094 Tham quan không hấp dẫn, nên có nhiều nơi

để mua sắm và hoạt động vui chơi giải trí

ban đêm

18

98 Giá cả các mặt hàng lưu niệm cần được

chuẩn hóa

19

100 Giá ở các cửa hàng chênh lệch, nên có giá

cố định

20

101 Nên phát huy Hàng thủ công mỹ nghệ

truyền thống, văn hóa truyền thống

Cần khắc phục tình trạng đường sá, giao

tiếp tiếng Anh

21

18

102 Nên cải tiến hạ tầng giao thông, bảng chỉ

dẫn tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh

19 19

113 Nhân viên khách sạn thân thiện, nên có dịch

vụ tốt hơn

22

118 Nên bổ sung dịch vụ spa, cải tiến giao 23 20

106

thông, giao tiếp tiếng Anh

119 Người dân thân thiện, vui vẻ . Không thích

mùi trong khách sạn và khăn tắm.

21

12 Chợ đêm nếu được cải tiến có thể thu hút du

khách hơn

22

121 Chợ đêm nên được phát triển, tăng thêm

vùng phủ sóng wifi

23

123 Điểm yếu cần khắc phục: rác ở đường lên

núi . không đẹp nếu đi giữa thiên mà nhìn

thấy nhiều chai nhựa và rác.

12

124 Nên có trung tâm thông tin du lịch, cải thiện

tình hình giao thông và giao tiếp tiếng Anh

20

Phụ lục 7:

CHƯƠNG TRÌNH MẠNG CÁC THÀNH PHỐ SÁNG TẠO CỦA UNESCO

Mạng các thành phố sáng tạo (Creative city Network) là một chương

trình được phát động bởi UNESCO từ năm 2004 hướng tới đa dạng văn hóa và

phát triển bền vững.

Các thành phố thành viên được ghi nhận là:

• Trung tâm sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và văn hóa cả ở các

nước phát triển và các nước đang phát triển thông qua những lĩnh vực

sáng tạo.

• Trung tâm văn hóa-xã hội, kết nối với cộng đồng đa dạng văn hóa để tạo

một môi trường đô thị lành mạnh.

Mạng các thành phố sáng tạo nhằm phát triển sự hợp tác quốc tế giữa các

thành phố và khuyến khích tạo ra những hợp tác phát triển phù hợp với những

ưu tiên toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa và phát triển bền vững. Khi

một thành phố được công nhận thành viên mạng lưới, họ được chia sẻ kinh

nghiệm và tạo ra những cơ hội với các thành phố khác trên một diễn đàn toàn

107

cầu, được biết đến trên thế giới về các hoạt động nền kinh tế sáng tạo và du lịch

sáng tạo.

Thành viên của mạng lưới có điều kiện để:

• Làm nổi bật, quảng bá những tài sản văn hóa trên bình diện quốc tế.

• khuyến khích và làm cho sáng tạo là một yếu tố cốt lõi trong phát triển

kinh tế xã hội.

• Xây dựng khả năng của địa phương và huấn luyện lực lượng văn hóa địa

phương và phát triển xã hội.

• Nuôi dưỡng tính sáng tạo thông qua việc trao đổi bí quyết, kinh nghiệm

và giải pháp tốt nhất.

• Phát triển các sản phẩm có tính đa dạng văn hóa trong quốc đa và trên thị

trường quốc tế.

• Tạo ra những cơ hội để hợp tác với các thành phố khác.

Các thành phố có thể tham gia ở 7 lĩnh vực: văn học, điện ảnh, âm nhạc,

mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, nghệ thuật truyền thông đại chúng và

ẩm thực.

Một trường hợp tham khảo là Thành phố Chiangmai của Thái Lan đã

được quy hoạch phát triển theo hướng xây dựng thành thành phố sáng tạo theo

tiêu chí của Liên Hiệp quốc, hướng đến việc thành phố này được công nhận là

Thành phố Sáng tạo về lĩnh vực mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian trong khoảng

từ 30-40 năm tới. Chiang Mai là một thành phố du lịch miền núi miền Bắc Thái

Lan, nơi hằng năm tổ chức lễ hội hoa từ ngày 15-11 đến 15-12 và đồng thời là

một nơi trồng và xuất khẩu hoa, rau quả ôn đới của Thái Lan. Chiang Mai mang

đậm dấu ấn của những dân tộc miền núi và những ngành nghề thủ công mỹ

nghệ như nghề làm dù và quạt giấy.

108