56
T rường THCS Văn Khê (tiền thân là trường phổ thông cấp II Văn Khê) được thành lập năm 1962. Hơn nửa thế kỷ không phải là quãng thời gian dài so với lịch sử dân tộc nhưng đủ để đánh dấu sự trưởng thành và phát triển vững vàng của một ngôi trường. Chặng đường gian khó, song rất đỗi tự hào, biết bao thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đã dồn tâm huyết, đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục trên quê hương La Khê hôm nay. 55 năm qua, từ mái trường này, biết bao thế hệ thầy cô giáo đã đến và đi, nhiều thầy cô đã gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp trồng người trên quê hương La Khê yêu dấu. Trường THCS Văn Khê chính là bến đậu của niềm tin và hy vọng - nơi ghi dấu những kỷ niệm đáng nhớ, những kí ức đã in sâu trong tâm trí bao người. 55 năm qua - 55 thế hệ học sinh đã trưởng thành, nhiều người đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, nhà lãnh đạo tướng lĩnh trong quân đội, nhà doanh nghiệp, nhiều người trở thành công nhân, nông dân, thợ thủ công giỏi… đem trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết cống hiến trong công cuộc dựng xây quê hương và đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, nhà trường biên soạn cuốn kỷ yếu “Trường THCS Văn Khê - 55 năm dấu ấn hơn nửa thế kỷ trồng người” nhằm ghi lại những mốc son đáng nhớ trong hành trình xây dựng và phát triển của trường THCS Văn Khê. Đó là những trang viết giàu tình cảm, tâm huyết và đầy trách nhiệm thấm đượm trong từng trang viết của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Đây là niềm tự hào về ngôi trường đã trải qua 55 mùa đơm hoa kết trái. Những trang viết còn chứa đựng những suy nghĩ trăn trở để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển hơn nữa. “Trường THCS Văn Khê - 55 năm dấu ấn hơn nửa thế kỷ trồng người” xin được mở trang cùng quý độc giả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong khoảng thời gian lịch sử dài, điều kiện sưu tầm, lưu trữ tư liệu gặp nhiều khó khăn nên cuốn kỷ yếu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhà trường mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của đông đảo bạn đọc, đặc biệt là các thế hệ thầy cô giáo đã từng công tác, giảng dạy và toàn thể thế hệ học sinh đã và đang học tập tại trường để cuốn kỷ yếu được hoàn thiện hơn ở lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Quận ủy - HĐND - UBND quận, phòng GD&ĐT quận Hà Đông; Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ phường La Khê cùng các ban ngành đoàn thể của phường; các ông bà là giám đốc công ty, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường; đặc biệt là các thế hệ thầy và trò cùng toàn thể các bậc phụ huynh nhà trường đã chung tay góp sức để làm nên ấn phẩm giàu ý nghĩa này. Ban Biên tập Lời nói đầu

Lời nói đầu - Trường THCS VĂN KHÊ

Embed Size (px)

Citation preview

Trường THCS Văn Khê (tiền thân là trường phổ thông cấp II Văn Khê) được thành lập năm 1962. Hơn nửa thế kỷ không phải là quãng thời gian dài so với lịch sử dân tộc nhưng đủ để đánh dấu sự trưởng thành và phát triển vững vàng của

một ngôi trường. Chặng đường gian khó, song rất đỗi tự hào, biết bao thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đã dồn tâm huyết, đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục trên quê hương La Khê hôm nay.

55 năm qua, từ mái trường này, biết bao thế hệ thầy cô giáo đã đến và đi, nhiều thầy cô đã gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp trồng người trên quê hương La Khê yêu dấu. Trường THCS Văn Khê chính là bến đậu của niềm tin và hy vọng - nơi ghi dấu những kỷ niệm đáng nhớ, những kí ức đã in sâu trong tâm trí bao người.

55 năm qua - 55 thế hệ học sinh đã trưởng thành, nhiều người đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, nhà lãnh đạo tướng lĩnh trong quân đội, nhà doanh nghiệp, nhiều người trở thành công nhân, nông dân, thợ thủ công giỏi… đem trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết cống hiến trong công cuộc dựng xây quê hương và đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, nhà trường biên soạn cuốn kỷ yếu “Trường THCS Văn Khê - 55 năm dấu ấn hơn nửa thế kỷ trồng người” nhằm ghi lại những mốc son đáng nhớ trong hành trình xây dựng và phát triển của trường THCS Văn Khê. Đó là những trang viết giàu tình cảm, tâm huyết và đầy trách nhiệm thấm đượm trong từng trang viết của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Đây là niềm tự hào về ngôi trường đã trải qua 55 mùa đơm hoa kết trái. Những trang viết còn chứa đựng những suy nghĩ trăn trở để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển hơn nữa.

“Trường THCS Văn Khê - 55 năm dấu ấn hơn nửa thế kỷ trồng người” xin được mở trang cùng quý độc giả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong khoảng thời gian lịch sử dài, điều kiện sưu tầm, lưu trữ tư liệu gặp nhiều khó khăn nên cuốn kỷ yếu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhà trường mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của đông đảo bạn đọc, đặc biệt là các thế hệ thầy cô giáo đã từng công tác, giảng dạy và toàn thể thế hệ học sinh đã và đang học tập tại trường để cuốn kỷ yếu được hoàn thiện hơn ở lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Quận ủy - HĐND - UBND quận, phòng GD&ĐT quận Hà Đông; Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ phường La Khê cùng các ban ngành đoàn thể của phường; các ông bà là giám đốc công ty, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường; đặc biệt là các thế hệ thầy và trò cùng toàn thể các bậc phụ huynh nhà trường đã chung tay góp sức để làm nên ấn phẩm giàu ý nghĩa này.

Ban Biên tập

Lời nói đầu

2

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Thân ái gửi thầy giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ, nhân viên, các em học sinh trường THCS Văn Khê!

Trong không khí phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2017, đồng thời ghi nhận những thành tích đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường, các thế hệ giáo viên và học sinh trường THCS Văn Khê đang hướng về kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường (1962 - 2017), thay mặt lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, nhân viên và học sinh đã, đang công tác, giảng dạy và học tập tại trường THCS Văn Khê lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, thầy và trò trường THCS Văn Khê đã vượt qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhiều lần di chuyển địa điểm... nhưng thầy và trò vẫn bám trường, bám lớp, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn

đến đâu cũng phải cố gắng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường, trở thành một trong những trường lớn mạnh cả về chất và lượng của giáo dục Thủ đô. Với những cố gắng đó, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã được các cấp, Ban ngành quan tâm và khen thưởng. Đây là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ thầy và trò trường THCS Văn Khê, là mốc son lịch sử để nhà trường tiếp tục vững tin tiếp bước giành những thành tích cao hơn.

Vinh dự và tự hào về truyền thống dạy tốt - học tốt, cùng những thành tích đã đạt được của nhà trường, tôi tin tưởng rằng bằng sự đoàn kết, năng động sáng tạo và đổi mới, trường THCS Văn Khê sẽ có những bước đột phá, thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người và nhất là việc thực hiện Đề án số 01- ĐA/QU ngày 4/4/2016 của Quận ủy Hà Đông về “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo quận Hà Đông giai đoạn 2016-2020” và Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 26/4/2016 của UBND quận về “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2016 - 2020”. Năm học 2016 - 2017, tập thể cán bộ, giáo viên trường THCS Văn Khê sẽ nỗ lực phấn đấu giữ vững truyền thống dạy tốt - học tốt, xứng đáng là điểm sáng của ngành giáo dục và đào tạo quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô ngàn năm văn hiến nói chung.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường (1962 - 2017), xin cảm ơn công lao đóng góp của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh đã làm nên những trang sử vẻ vang của nhà trường và ngành giáo dục quận Hà Đông. Đó là nền tảng truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt khó mà các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh hôm nay và mai sau cần phải phát huy; đồng thời khẳng định vị thế của nhà trường trên những chặng đường tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của mỗi năm học.

Chúc ngày hội lớn của nhà trường có thật nhiều niềm vui!

Chào thân ái!

THƯ CHÚC MỪNG@ Đồng chí PHẠM THỊ LỆ HẰNG

Quận ủy viên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông

3

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐƯƠNG NHIỆM

Nhà giáo PHẠM THỊ LỆ HẰNGQUV, Trưởng phòng

Nhà giáo BẠCH NGỌC LỢIPhó Trưởng phòng

Nhà giáo ĐƯỜNG THỊ LỆ

Phó Trưởng phòng

Nhà giáo NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Phó Trưởng phòng

VINH DỰ VÀ TỰ HÀO

4

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

La Khê - vùng đất địa linh nhân kiệt, từ một làng xã ven nội

thị trở thành một phường nội thành thành phố Hà Nội, có thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ và du lịch. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của phường La Khê, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân phường luôn tập trung chăm lo, đầu tư để sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày một phát triển, xứng đáng với truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học và khoa bảng của quê hương.

Với tiềm năng và bề dày truyền thống của quê hương, La Khê được coi là nơi “Dân khang - vật thịnh”, được xếp vào hạng “Tứ quí danh hương” bên đất kinh thành Thăng Long thuở trước với câu “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót” vẫn còn lưu

truyền mãi. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, vùng đất La Khê giữ vị thế hết sức quan trọng của cửa ngõ phía Tây Nam quận Hà Đông. Ngày nay, La Khê còn nằm trong vành đai công nghệ - vùng nông sản, thực phẩm... Đây cũng là thành quả vô giá của bao thế hệ người dân nơi đây đã một lòng đoàn kết tạo dựng nên.

Người La Khê luôn tự hào về quê hương yêu dấu của mình đã và đang đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên, quyết tâm xây dựng quê hương thành một phường giàu đẹp và văn minh. Là một trong 17 phường của quận Hà Đông có diện mạo thay đổi toàn diện, không còn kinh tế nông nghiệp; với nhiều chung cư cao tầng như: Chung cư Nam La Khê, khu đô thị Văn Khê, đô thị Lê Trọng Tấn... và 3 tuyến đường trọng điểm (QL6, đường Lê Trọng Tấn và Lê Văn Lương). La Khê còn nổi tiếng bởi làng nghề dệt lâu đời - dệt the “The La - lụa Vạn” đã nổi tiếng kinh thành Thăng Long và lan tỏa khắp trong và ngoài nước.

Phát huy truyền thống của quê hương, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo La Khê nói chung, trường THCS Văn Khê nói riêng luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân trong phường vì mục tiêu

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa và ngày một hiện đại hơn. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, giáo viên trường THCS Văn Khê luôn nỗ lực phấn đấu với nhiệt huyết và lòng yêu nghề cháy bỏng, đã làm nên những thành tựu đáng tự hào; góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội của Văn Khê ngày một phát triển.

Truyền thống và thực tiễn trên được thể hiện trong cuốn kỷ yếu Trường THCS Văn Khê - 55 năm dấu ấn hơn nửa thế kỷ trồng người. Đây là món quà tinh thần và là nguồn tư liệu quý giành cho các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các học sinh. Tôi luôn tự hào và tin tưởng vào sự phát triển tốt đẹp của nhà trường. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, thay mặt Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ phường chúc tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Văn Khê giành được nhiều thành tựu lớn hơn nữa trong sự nghiệp trồng người vẻ vang; góp phần tích cực xây dựng quê hương La Khê ngày một giàu đẹp. q

@ Đồng chí NGUYỄN DUY HIẾNQuận Ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường

Vinh dự với truyền thốnghiếu học trên quê hương La Khê

5

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Mỗi người dân La Khê sinh ra và lớn lên luôn tự hào với

mảnh đất khoa bảng cùng với truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo” của quê hương. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ phường và sự ủng hộ đồng hành của các tầng lớp nhân dân cùng sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đã có những bước tiến mới, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng của địa phương.

Khắc ghi lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, đội ngũ các thầy cô giáo và cán bộ quản lý của trường THCS Văn Khê đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành. Đặc biệt nhà trường đã thực hiện tốt và hiệu quả Đề án số 01-ĐA/

QU ngày 4/4/2016 của Quận ủy Hà Đông về “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo quận Hà Đông giai đoạn 2016 - 2020” và Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 26/4/2016 của UBND quận về “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trên địa bàn quận Hà Đông” giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 29-NQ/TƯ “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường luôn được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô. Đến nay, nhà trường đã có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại theo hướng chuẩn hóa; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài dồi dào cho quê hương đất nước.

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 và được công nhận lại năm 2014; được UBND thành phố, Hội đồng Đội TƯ tặng Bằng khen và nhiều Giấy khen của

các cấp, ban ngành đoàn thể trao tặng. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, vinh dự và tự hào trường THCS Văn Khê được đón nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển giai đoạn (1962 - 2017). Đây là những kết quả quan trọng tạo tiền đề vững chắc để sự nghiệp giáo dục địa phương tiếp tục phát triển, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người thầy tạo ra những thế hệ học trò khỏe mạnh về thể chất, trong sáng về tâm hồn và phát triển cao về trí tuệ. Dấu ấn hơn nửa thế kỷ đã qua - một chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển; với quyết tâm cao cùng khát vọng cháy bỏng, phát huy mọi nguồn lực cho sự nghiệp “trồng người” trên quê hương La Khê hôm nay.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, thay mặt Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ và các ban ngành đoàn thể phường La Khê, tôi gửi tới các thế hệ thầy cô giáo và nhân viên nhà trường lời chúc dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc sự nghiệp giáo dục đào tạo của Trường THCS Văn Khê đạt được nhiều thành tích trong những năm học tiếp theo. q

@ Đồng chí NGUYỄN HỮU HIỂNPhó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND phường

Giáo dục La Khêchất lượng thực - hiệu quả cao

6

LÃNH ĐẠO XÃ, PHƯỜNG LÀ BÍ THƯ CHI BỘ, ĐẢNG ỦYQUA CÁC THỜI KỲ (1962 đến nay)

Ông TRẦN ĐỨC MINH(1959 - 1966)

Ông TRẦN CỰ PHÒ(1966 - 1967)

Ông ĐỖ VĂN THI(1967 - 1969)

Ông TRẦN ĐĂNG KHOA(1977 - 1982)

Ông BÙI VĂN SÚC(1982 - 1987)

Ông NGÔ THẾ XUÂN(1987 - 1991)

Ông NGUYỄN VIẾT THÁI(1969 - 1977)

Ông NGUYỄN NGỌC HẢO(1991 - 1994)

Ông TRỊNH VIỆT THẮNG(1994 - 2000; 2008 - 2015)

Ông ĐẶNG XUÂN TỨ (2000 - 2008)

Ông NGUYỄN DUY HIẾN (2015 đến nay)

7

LÃNH ĐẠO XÃ, PHƯỜNG LÀ CHỦ TỊCH UBHC, UBNDQUA CÁC THỜI KỲ (1962 đến nay)

Ông NGUYỄN ĐÌNH HẢI(1982 - 1986)

Ông BẠCH VĂN HUYẾN(1967 - 1975)

Ông NGÔ THẾ XUÂN(1986 - 1987)

Ông TRẦN ĐĂNG KHOA(1975 - 1977)

Ông HOÀNG VĂN SẢO (1987 - 1991)

Bà NGUYỄN THỊ MINH HUỆ(1977 - 1978)

Ông BÙI VĂN SÚC(1978 - 1982)

Ông ĐỖ VĂN THI(1962 - 1967)

Ông PHẠM BẢO(1991 - 2000)

Ông TRỊNH VIỆT THẮNG(2000 - 2004)

Ông NGUYỄN DUY HIẾN(2004 - 2015)

Ông NGUYỄN HỮU HIỂN (2015 đến nay)

8

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ (1962 - 1975)

Năm 1962 trường THCS Văn Khê (tiền thân là trường phổ thông cấp II) được thành lập tại khu Xí nghiệp Kim Khí, gần UBND cũ của xã Văn Khê - Hoài Đức. Hiệu trưởng đầu tiên là cô giáo Lê Thị Hồng Tú. Ban đầu, trường chỉ có 3 cô giáo 2 lớp học với gần 100 học sinh của các thôn Văn La, Văn Phú, La Khê và một số học sinh của Yên Nghĩa, Dương Nội... Hai năm sau, trường đã có đủ 3 khối của bậc học Phổ thông cấp II. Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn, phòng học và khu tập thể giáo viên được dựng lên bằng tranh, tre, nứa, lá. Nhiều năm học sinh phải học ở lán gần bờ sông, học nhờ ở Đình và trong nhà dân. Tuy vậy, bài giảng vẫn vang lên giữa lòng dân ngay từ buổi sơ khai của mái trường thân yêu.

Năm 1970 xã Văn Khê thuộc về thị xã Hà Đông. Năm 1972, được sự quan tâm của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã, Phòng GD&ĐT thị xã Hà Đông và chính quyền địa phương, trường PT cấp II Văn Khê

chuyển về vị trí hiện nay. Tuy chỉ là dãy nhà cấp 4, bàn gỗ thô sơ, ghế bảng làm bằng xi măng nhưng đó là những đổi thay đáng mừng. La Khê cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện sự chỉ đạo của UBND thị xã Hà Đông, cô và trò nhà trường cùng nhân dân trong xã đào hầm trú ẩn, các lớp học phải sơ tán về các thôn xóm. Vượt lên hoàn cảnh của cuộc chiến tranh vệ quốc, sự nghiệp giáo dục vẫn không ngừng phát triển. Trường lớp cùng mọi hoạt động dạy và học vẫn được giữ vững. Không chỉ hoàn thành thiên chức của người thầy, một số thầy giáo đã lên đường nhập ngũ trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều học sinh đã lên đường tòng quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Trong cuộc trường chinh ấy, thầy giáo Lê Xuân Phúc và 39 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh cho độc lập dân tộc. Đó là hình ảnh cao đẹp của một thời hoa lửa.

Vượt lên những khó khăn gian khổ, phong trào thi đua “Hai tốt” càng mạnh mẽ hơn. Các thầy

cô hiệu trưởng: Cô Lê Thị Hồng Tú, thầy Đinh Văn Thành, thầy Ngô Xuân Nhị, cô Bạch Thị Đắc, cô Nguyễn Thị Bội Quỳnh, thầy Nguyễn Công Bình và các thầy cô Phó Hiệu trưởng: Cô Diêm Thị Thông, thầy Nguyễn Văn Thưởng cùng các thầy cô giáo gắn kết thành một khối đoàn kết vững chắc “tất cả vì học sinh thân yêu” của mình. Nhiều học sinh đã trưởng thành tiêu biểu có: Ths.Bạch Quốc Ninh - Nguyên PGĐ Sở VHTT Hà Nội, Đại tá Đỗ Xuân Hiện - Nguyên Trưởng phòng GD Bộ Quốc phòng, Nguyễn Hữu Thuận - Nguyên Giám đốc Điều hành bay Pacific Airlines và Indochina Airlines, Nguyễn Thị Phiến - Nguyên Hiệu trưởng trường TH Văn Khê, Đỗ Thị Hồng Vân - Nguyên Trưởng phòng thanh tra Kho bạc Nhà nước Hà Tây, PGS.Ts Nguyễn Hữu Đỗng, Thiếu tướng Lê Đình Luyện - Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị, Đại tá Ts.Nhà báo Bạch Quốc Khang - Nguyên Cục trưởng Cục chế biến Nông Lâm Thủy sản, Đại tá Nguyễn Trần Luyến - Trưởng phòng Bảo vệ chính trị, Đại tá Vũ Văn Hải - Phó Cục trưởng Cục X13, Ths Nguyễn Thị Thu Hòa - Nguyên

@ Nhà giáo TẠ THỊ THÚYBí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường

Hơn nửa thế kỷ với sự nghiệp trồng người

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

Năm mươi nhăm năm miệt mài thắp lửa tri thức, truyền thống quê hương cùng khát vọng học tập đã làm nên tên tuổi của ngôi trường THCS Văn Khê thân yêu. Giá trị của tri thức và sự trưởng thành của lớp thế hệ học trò đã tạo niềm tin yêu của các cấp lãnh đạo và người dân nơi đây dành cho trường THCS Văn Khê hôm nay.

9

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

trưỏng phòng Giáo dục Viện Khoa học giáo dục, Thượng tá Vũ Văn Lâm - Phó Tổng Cục 4, Nguyễn Duy Hiến - QUV Bí thư Đảng ủy - CTHĐND phường; Ths Nguyễn Quốc Hùng - Hiệu trưởng THPT Lê Quí Đôn... Bằng nhiều con đường, nhiều cựu học sinh đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần làm giàu cho quê hương La Khê.

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1975 - 1985)

Năm 1978, hai trường Phổ thông cấp I và cấp II sáp nhập thành trường PTCS Văn Khê. Trường có 36 lớp với 1.483 học sinh và 46 thầy cô giáo, dưới sự lãnh đạo của các thầy cô Hiệu trưởng như: Cô Lý Thanh Mai, thầy Nguyễn Văn Chửng, các thầy cô PHT thầy Nguyễn Văn Thưởng, cô Nguyễn Thị Tân, Thầy Nguyễn Văn Tam, cô Vũ Kim Quế... thầy và trò nhà trường thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau. Nhiều thế hệ học sinh đã phấn đấu và trưởng thành, tiêu biểu như: Nguyễn Tuấn Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cáp Đài THVN; Trịnh Văn Kỳ - Hiệu trưởng trường TH Phú Lãm, Ngô Thị Xuyến - HT THCS Văn Yên, Ngô Duy Chinh - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng, Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng Phòng Kiểm toán, Nguyễn Quốc

Hưng - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Đỗ Tuấn Dũng - Cục trưởng Cục Quản trị Văn phòng Chính phủ, Thượng tá Ts. Đặng Anh Tuấn - Bộ Tư lệnh quân khu Thủ đô, Đại tá Nguyễn Việt Hải - Chủ nhiệm Bộ môn, Đại tá Ts Trần Văn Tuấn - Chủ nhiệm khoa Học viện Quân y, Đại tá Nguyễn Văn Tưởng - Chính ủy Tổng Cục Hậu cần, Đại tá Trần Anh Tuấn - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình; Đại tá Nguyễn Đức Thuận; Tạ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm UBKT quận, Nguyễn Hữu Toàn - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc Hội; Đại tá Ths Nguyễn Trần Tuấn - Phó Trưởng khoa KHCB Học viện Hậu Cần, Đại tá Ths Trần Trung Hiếu - Phó Trưởng phòng, Nguyễn Học Hùng - Trưởng Dàn quân nhạc II, Ths Lại Việt Đông - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân quận, Đỗ Đức Phương - QUV Trưởng Phòng Tư pháp quận Hà Đông... và rất nhiều học sinh đã trưởng thành từ ngôi trường thân yêu này.

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ BƯỚC VÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1985 - 2000)

Cùng với sự chuyển mình của đất nước, trước những yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, thầy và trò nhà trường phát huy cao nhất năng lực sáng tạo, quyết tâm thi đua dạy tốt và học tốt. Năm học 1989 - 1990, Đảng bộ nhân dân xã thực hiện mục tiêu “kiên cố hóa”

hệ thống giáo dục trường học, nhà trường được Đoàn Vật lý địa chất 79 xây dựng dãy nhà hai tầng với 8 phòng học. Năm học 1991-1992 tách trường PTCS Văn Khê thành hai trường là trường Tiểu học và THCS Văn Khê. Thực hiện nhiệm vụ năm học trong hoàn cảnh mới, Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chửng, rồi lớp kế nhiệm là cô Vũ Kim Quế, cô Dương Thị Diệp (PHT)... những tấm gương sáng về lòng tận tụy, yêu nghề, vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

Trong những năm tháng đó, sự miệt mài ươm mầm, vun xới của thầy và trò nhà trường đã được đền đáp bằng những thành quả xứng đáng. Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đổi mới phương pháp quản lý; tăng cường kỷ cương nền nếp, phát huy mọi tiềm năng, tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngày càng đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhân dân nơi đây. Nhiều học sinh trưởng thành như: Ths Bùi Đông Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo dưỡng ngoại trường HN; Nguyễn Thế Hoàng - Chủ Tịch UBMTTQ phường; Bạch Liên Hương - Thành UV, ĐB HĐND thành phố, Bí thư Huyện ủy, CT HĐND huyện Mỹ Đức; Ths Bùi Ngô Việt Dũng - Phó Giám đốc, Ths Bùi Ngô Việt Cường - Phó Giám đốc, Ts Nguyễn Văn Hoan, Trung tá Ngô Tuấn Đạt, Bs CKI Lê Huy Hiếu - Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh,

Cắm trại (1975) Thầy Nguyễn Văn Chửng và bác Sáo cán bộ xã thăm trại hè 26/3/1987

10

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Ths Nguyễn Duy Tấn - PGĐ Trung tâm thiết kế chế tạo, Ts Nguyễn Thanh Giang, Bùi Xuân Lập - Giám đốc Công ty, Ths Trần Quốc Duy, Ts Ngô Anh Cường – ĐH Lao đông Xã hội, Nguyễn Hữu Hiển - Chủ Tịch UBND phường, Nguyễn Trung Đô - PCT UBND phường… lớp lớp học sinh đã và đang góp sức xây dựng quê hương đất nước; đồng thời làm rạng danh bảng vàng truyền thống của nhà trường và là tấm gương cho lớp thế hệ học sinh noi theo.

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ BƯỚC VÀO THẾ KỶ MỚI TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2012

Cùng với những thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN của quê hương, đất nước, trường THCS Văn Khê bước vào thế kỷ mới giai đoạn mới, từng bước trưởng thành. Các thầy cô đã kế thừa và phát huy những thành quả của các giai đoạn trước, năng động sáng tạo đi sâu vào cái mới, do đó các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường có nhiều khởi sắc. Trong hai năm từ năm 2005 - 2006 cơ sở vật chất có sự thay đổi vượt bậc. Hai toà nhà kiên cố với 8 phòng học và khu hiệu bộ khang trang đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Năm 2006 trường THCS Văn Khê là trường đầu tiên được công nhận trường chuẩn Quốc gia của thành phố Hà Đông. Năm 2007, được sự quan tâm của Bộ GD&ĐT trực tiếp là PGs Ngô Hữu Dũng - GĐ Dự án THCS

Bộ GD&ĐT đã đầu tư xây dựng một dãy nhà 2 tầng gồm 5 phòng bộ môn và phòng thư viện.

Năm 2008 thực hiện Nghị định số 23/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/3/2008, ngày 19/5/2008 xã Văn Khê thành 02 phường: Phú La và La Khê. Sau 4 năm, trường THCS Văn Khê tách 141 học sinh về trường THCS Phú La. Sau khi tách, nhà trường còn 14 lớp với 472 học sinh và 36 cán bộ giáo viên và nhân viên. Sự hoàn thiện về cơ sở vật chất đã giúp cho nhà trường có được các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng đảm bảo chuẩn, học sinh được học tập với các thiết bị hiện đại. Năm 2010, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia (2014).

Tiếp nối truyền thống, trong giai đoạn phát triển mới, thế hệ thầy và trò Văn Khê hôm nay không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng thực hành, tự học và sáng tạo. Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy. Nhiều cán bộ giáo viên đã đạt giải cao trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, thiết kế bài giảng điện tử E-learning, công tác thư viện và các giải thi đấu thể thao... Đặc biệt, cô giáo Trần Thị Thanh Mai đã đạt giải Nhì Toàn quốc, giải Nhất khu vực các tỉnh phía Bắc trong Cuộc thi

“Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công đoàn nhà trường đã tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, mỗi công đoàn viên đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị năng lực. Nhiều thầy cô luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo như: Cô Dương Thị Diệp - HT, cô Nguyễn Trung Thu - HT, cô Trần Thanh Hương - PHT, cô Trần Thị Loan - PHT... và nhiều thầy cô đã được khen tặng là giáo viên giỏi các cấp và chiến sĩ thi đua. Đây cũng là sự ghi nhận công lao đóng góp của mỗi thầy cô tâm huyết dành cả cuộc đời cho sự nghiệp trồng người trên quê hương La Khê.

Cùng với sự chuyển mình của đất nước, trường THCS Văn Khê bước vào giai đoạn mới từng bước trưởng thành. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, chất lượng học sinh giỏi ngày một tăng cao đạt các cấp Tỉnh - Thành phố - Thị xã, nhiều em đã thi đỗ vào các trường PTTH rồi ĐH, CĐ và trưởng thành góp sức cho quê hương đất nước như: Ths. Nguyễn Viết Chuyên, Ths. Đỗ Thị Kiều Trang... Có nhiều em là sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học ở các trường đại học hàng đầu trong nước cũng như quốc tế. Nhiều em đã đem những tấm huy chương tại các kì thi Quốc gia như:

Thầy Nguyễn Văn Chửng và bác Ngô Thế Xuân Bí thư xã Văn Khê tham gia trại hè (1988)

Hội đồng sư phạm nhà trường (1989)

11

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Em Nguyễn Thị Đức (2007 - 2011) đạt giải Ba môn Sinh học, Cáp Hà Minh Anh giải Nhì tiếng Nga cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào đại học và rất nhiều học sinh thành đạt trên các lĩnh khác… các thế hệ học sinh đã và đang có mặt ở khắp mọi miền tổ quốc để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ GIAI ĐOẠN TỪ 2012 ĐẾN NAY

Năm học 2012-2013 nhà trường được xây mới khu nhà 3 tầng: 8 phòng học và một số phòng chức năng. Năm 2016 lãnh đạo phường La Khê đầu tư cho nhà trường xây dựng cầu vượt nối nhà A với nhà C và một số hạ mục khác. Năm 2016 tách học sinh thuộc tổ 4 Cổng Đồng và khu đô thị liền kề, tòa nhà The Pride sang trường THCS Lê Quý Đôn. Năm học 2016 - 2017, trường có 20 lớp với 815 học sinh và 45 cán bộ giáo viên nhân viên. Chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Công đoàn, đoàn TNCSHCM, BGH nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS xây dựng trật tự, kỉ cương trường học. Hai năm học gần đây nhà trường có 8 thầy cô dự thi giáo viên dạy giỏi cấp quận đều đạt giải: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải KK. Và dự thi giáo viên giỏi cấp Thành phố. Đạt giải cấp Quận và cấp Thành

phố cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học tự tạo. Cuộc thi thiết kế bài giảng Elearning đạt giải cấp Quận, Thành phố và dự thi cấp Quốc gia. Công tác viết SKKN đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố. Đạt giải Nhất, Nhì cấp Quận cuộc thi Festival, giải Nhì thi nghi thức đội, giải Nhì, Ba cuộc thi Giai điệu tuổi hồng... Đặc biệt, năm học 2015-2016 nhà trường có học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào THPT em Nguyễn Thùy Dương. Sự cố gắng, nỗ lực về mọi mặt của thầy và trò trường THCS Văn Khê được phòng GD&ĐT Hà Đông ghi nhận và đánh giá cao, được UNBD thành phố Hà Nội tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc, danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, Liên đội được nhận Bằng khen của Hội đồng Đội TƯ và nhiều giấy khen của các ban ngành trao tặng.

Trải qua 55 xây dựng và trưởng thành, nhà trường gặp không ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp và sự gắn kết đội ngũ thầy cô giáo vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ và dần khẳng định được vị thế của trường THCS Văn Khê trong quận Hà Đông. Có hơn 100 thầy cô được tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục; 15 lượt thầy cô được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua - Lao động giỏi cấp tỉnh, thành phố; 450 lượt các đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ

thi đua - Lao động giỏi cấp Quận, thị xã; có 01 thầy cô đạt giải cấp Quốc gia, 160 giải giáo viên giỏi cấp Tỉnh, Thành phố (trong đó có 12 giải Nhất, 31 giải Nhì, 54 giải Ba, 63 giải KK). 415 lượt thầy cô được tặng danh hiệu Giáo viên giỏi cấp Quận, Thị xã (75 giải Nhất, 101 giải Nhì, 119 giải Ba, 120 giải KK). Nhà trường cũng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi và hội thi các cấp: Cấp Quốc gia có 01; cấp Tỉnh - Thành phố có 42 giải (07 giải Nhất, 06 giải Nhì, 08 giải Ba, 18 giải KK); cấp Quận - thị xã có 2010 giải (352 giải Nhất, 427 giải Nhì, 455 giải Ba, 776 giải KK), 79 SKKN được xếp loại cấp ngành giải (12 xếp loại B, 67 xếp loại C), 450 SKKN được xếp loại cấp Quận (85 xếp loại A, 215 xếp loại B, 150 xếp loại C). Cùng với phong trào thi đua học tốt thì phong trào về Văn nghệ, TDTT cũng giành nhiều thành tích xuất sắc như: Giáo viên và nhân viên đạt giải Nhất đơn nữ bóng bàn đạt HCV đôi nam nữ bóng bàn thành phố Hà Nội, HCB giải bóng bàn giáo viên toàn quốc và rất nhiều học sinh đạt giải trong hội thi TDTT, văn nghệ cấp Quận, Thị xã. Nhiều học sinh cũ đã trở thành các nhà khoa học với các học hàm học vị khác nhau: Giáo sư, tiến sĩ... Có cựu học sinh đã trở thành tướng lĩnh trong quân đội, đại biểu quốc hội, nhà quản lý giỏi, lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt... Có thể nói rằng, các thế hệ học sinh luôn tự hào về lịch sử truyền thống dạy tốt - học tốt của mái trường Văn Khê khi đã 55 tuổi.

Năm mươi nhăm năm - một chặng đường với bao gian nan vất vả của những người chở đò thầm lặng đưa các thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quang của tri thức. Tuy những thành tích còn khiêm tốn, nhưng cũng đủ nói lên sự khát khao vươn lên của tập thể thầy và trò. Dẫu biết rằng công việc trồng người vinh quang, cao quí nhưng cũng đầy gian lao. Bằng sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo

Đại biểu và tập thể giáo viên trường THCS Văn Khê (1998)

12

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

và chính quyền địa phương, bằng vốn tri thức, tâm huyết yêu nghề, bằng những gương hiếu học, vượt khó, tự lực vươn lên, cùng với những thành quả của nhiều năm trước đã tạo đà cho những phát triển của trường THCS Văn Khê hôm nay. Nhà trường luôn tự hào với các thế hệ học sinh, đặc biệt những gia đình có nhiều thế hệ học sinh thành đạt như gia đình cụ Bạch Văn Trực có 2 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ và nhiều cử nhân đã học tập và trưởng thành từ mái trường Văn Khê. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, nhà trường được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển giai đoạn 1962 - 2017. Đây là niềm tự hào và sự động viên lớn lao cho thế hệ cán bộ, giáo viên trường THCS Văn Khê. Xin cảm ơn các thế hệ thầy cô và các thế hệ học sinh đã và đang học tập tại trường - những người thắp sáng mãi ngọn lửa truyền thống vẻ vang. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của

các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, các bậc cha mẹ học sinh đã cùng chia sẻ đồng hành và góp phần vào những thành tích chung của nhà trường hôm nay.

55 năm dựng xây và phát triển, truyền thống và quá khứ vẫn âm vang trên mỗi bước đường hôm nay. Chặng đường mới đang mở ra phía trước. Thế hệ thầy và trò hôm nay đang viết

tiếp những trang vàng truyền thống cho mái trường thân yêu:

Năm nhăm năm ta không ngồi đếm tuổi

Trầm tích phù sa mãi mãi thêm bồi

Danh hương thắm trên nền xưa khoa bảng

Dựng xây trường theo truyền thống nhân văn. q

Đ/c Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GĐ&DT quận trao Giấy khen cho các giáo viên đạt giải

NGUYỄN VĂN THƯỞNG (Nguyên Phó HT nhà trường)(Thân tặng các nhà giáo đã và đang giảng dạy công tác ở trường THCS Văn Khê)

Gia đình lớnCó một gia đình lớnTrường tồn cùng tháng nămLớp người sau kế thừa tinh hoa người đi trướcChăm sóc cây đời muôn thuở thanh xuân.

Mùa tiếp mùa xum xuê hoa tráiLớp lớp học sinh giỏi, chăm ngoanThành những nhân tài dựng xây Tổ quốcChín chục triệu người tràn ngập hân hoan.

Gia đình đó - gia đình nhà giáoGắn bó cùng nhau không thể tách rờiBao kỷ niệm thầy trò, đồng nghiệpBao vinh quang công việc trồng người.

Đến hôm nay ngôi trường to đẹpCuộc sống tưng bừng tiếp tục sinh sôi

Sao quên được một thời gian khóMiếng ngọt bùi san sẻ làm đôi!Việc dẫu nặng chung vai gánh vácCất cao lên khúc hát yêu đời!.

Nhưng quy luật không ai cưỡng nổiMới ngày nào mái tóc còn xanhMà nay đã cằn khô sương phủLòng vẫn vui công toại danh thành.

Ơi, đồng nghiệp của tôi,Học sinh của tôi,Mái trường Văn Khê của tôi,Cứ mỗi lần, nghe trống trường giục giãLại rộn ràng, náo nức tuổi đôi mươiTừng khuôn mặt, nụ cười, giọng nóiCứ trong tôi, cho đến... trọn đời!.

13

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ

Nhà giáo NGUYỄN CÔNG BÌNH

(1972 - 1975)

Nhà giáo ĐINH VĂN THÀNH

(1964 - 1967)

Nhà giáo LÝ THANH MAI (1975 - 1979)

Nhà giáo NGÔ XUÂN NHỊ (1967 - 1968)

Nhà giáo NGUYỄN VĂN CHỬNG

(1979 - 1994)

Nhà giáo BẠCH THỊ ĐẮC (1968 - 1971)

Nhà giáo NGUYỄN THỊ BỘI QUỲNH

(1971 - 1972)

Nhà giáo LÊ THỊ HỒNG TÚ

(1962 - 1964)

Nhà giáo VŨ KIM QUẾ(1994 - 2000)

Nhà giáo DƯƠNG THỊ DIỆP

(2000 - 2009)

Nhà giáo NGUYỄN THỊ TRUNG THU

(2009 - 2015)

Nhà giáo TẠ THỊ THÚY

(2016 đến nay)

14

PHÓ HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ

Bà DƯƠNG THỊ DIỆP (1986 - 1990)

Bà ĐOÀN THỊ VIÊN (1971 - 1978)

Ông NGUYỄN VĂN TAM (1979 - 1986)

Nhà giáo NGUYỄN VĂN TAM

(1980 - 1989)

Nhà giáo NGUYỄN THỊ TÂN

(1977 - 1979)

Nhà giáo DIÊM THỊ THÔNG

(1962 - 1969)

Nhà giáo NGUYỄN VĂN THƯỞNG

(1969 - 1982)

Nhà giáo TRẦN THỊ LOAN (2009 đến nay)

Nhà giáo TRẦN THANH HƯƠNG

(2000 - 2005)

Nhà giáo NGUYỄN THỊ TRUNG THU

(2005 - 2009)

Nhà giáo VŨ KIM QUẾ (1980 - 1993)

Nhà giáo DƯƠNG THỊ DIỆP

( 1994 - 2000)

Bà NGUYỄN THỊ THÚY VÂN (2012 đến nay)

Bà TRƯƠNG THỊ HƯƠNG LIÊN (1992 - 2005)

Bà TẠ THỊ HÀ (2005 - 2012)

Bà LÊ THỊ LIÊN (1990 - 1992)

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN QUA CÁC THỜI KỲ

15

Nhà giáo CÙ TUYẾT LÊ(1988 - 1989)

Nhà giáo VŨ THỊ THANH QUYÊN

(2015 đến nay)

Nhà giáo NGUYỄN THỊ TRUNG THU

(2000 - 2005)

Nhà giáo TRẦN THU HẢO

(1980 - 1988, 1989 - 2000)

Nhà giáo TRỊNH THỊ PHƯƠNG MAI

(2005 - 2015)

Nhà giáo NGUYẾN THỊ THÌN

Nhà giáo NGÔ XUÂN NHỊ

Nhà giáo HOÀNG NGỌC ĐÍNH

Nhà giáo DƯƠNG THỊ DIỆP

(1990 - 1994)

Nhà giáo NGUYỄN QUỐC KHÁNH

(1994 đến nay)

Nhà giáo NGUYỄN MINH THẢO

(1984 - 1990)

TỔ TRƯỞNG TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN QUA CÁC THỜI KỲ

TỔ TRƯỞNG TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI QUA CÁC THỜI KỲ

16

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Từ những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn về

mọi mặt. Song dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, mọi hoạt động của nhà trường vẫn được duy trì tốt. Chi ủy, Chi bộ và Ban Giám hiệu Nhà trường luôn xác định giáo dục đào tạo là nhiệm vụ chính trị trung tâm, có vị trí quan trọng hàng đầu. Vì vậy, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo phát huy tốt vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tính tiên phong gương mẫu của các đồng chí giáo viên là đảng viên. Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên để xây dựng nghị quyết Chi bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh tập thể. Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao trong cấp uỷ và trong Chi bộ trên tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. Quan tâm chăm lo xây dựng Chi bộ trong

sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực giỏi về chuyên môn, có uy tín và nhiệt tình công tác để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi bộ nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Thường xuyên đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Trong 55 năm qua Chi bộ nhà trường đã gặt hái được không ít thành công. Nhiều năm liền, Chi bộ được công nhận là Chi bộ “Trong sạch, vững mạnh”, “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”. Nhà trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia, được tặng thưởng các danh hiệu cao quý: “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, được nhận Bằng khen

của Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố Hà Nội; Được Quận ủy Hà Đông tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Đề án 01 của Quận ủy Hà Đông về “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo quận Hà Đông giai đoạn 2010 - 2015”, được UBND quận Hà Đông tặng Giấy khen “Tập thể điển hình tiên tiến” trong phong trào thi đua của quận Hà Đông giai đoạn 2010 - 2015. Liên đội trường THCS Văn Khê được công nhận là Liên đội mạnh cấp Thành phố và được nhận Bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

Chi ủy, Chi bộ nhà trường luôn động viên khích lệ giáo viên, nhân viên tích cực hưởng ứng tham gia các Hội thi, các phong trào thi đua do ngành phát động. Số lượng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp của nhà trường tăng cao so với năm trước. Đội ngũ nhà giáo luôn được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

Xứng đáng với vai tròlãnh đạo trong nhà trường

@ Nhà giáo TRẦN THỊ LOANChi ủy viên, Phó Hiệu trưởng nhà trường

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Văn Khê đã khẳng định được vị trí, vai trò, xứng đáng là ngôi trường giàu truyền thống dạy tốt - học tốt, được lớp lớp các thế hệ nhà giáo và học sinh gắn bó, yêu thương, là địa chỉ tin cậy cho mỗi người dân nơi đây. Một trong những yếu tố làm nên thành tựu đó là nhờ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ trong mọi hoạt động của nhà trường. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND phường, Chi bộ trường THCS Văn Khê đã làm tốt vai trò của mình, đứng đầu là đồng chí Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí trong cấp ủy Chi bộ.

CHI BỘ TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

17

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

vụ. Nhiều giáo viên là đảng viên đã đạt thành tích cao trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, cấp Thành phố, cấp Quận. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy, học tập được đầu tư, mở rộng theo hướng hiện đại. Cảnh quan nhà trường được tu sửa và xây dựng mới khang trang, xanh sạch đẹp. Nhà trường đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đưa nhà trường từng bước đáp ứng được yêu cầu giáo dục với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Những thành tích trên đã khẳng định sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đồng thời còn là ý chí khát khao vươn lên, sự nỗ lực không ngừng của các đồng chí đảng viên, của tập thể thầy và trò nhà trường qua các thời kì các thế hệ.

Hiện nay, Chi bộ có 24 đảng viên, nhiều đồng chí có trình độ trên đại học và sau đại học, có 01 đồng chí được trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Hàng năm, Chi bộ nhà trường luôn quan tâm lựa chọn quần chúng ưu tú bồi dưỡng nguồn phát triển đảng và tổ chức kết nạp đảng viên mới tăng cường sức lãnh đạo của Chi bộ. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn nghề nghiệp, yêu nghề, vì học sinh thân yêu, đồng lòng quyết tâm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Cũng từ ngôi trường này đã đào tạo ra được hơn 28.000 học sinh tốt nghiệp ra trường và trong số đó có rất nhiều tấm gương về học tập, lao động đã trưởng thành và thành công trong nhiều lĩnh vực, đã đang cống hiến trí tuệ, công sức xây dựng quê hương góp phần làm rạng danh đất nước.

Phương hướng năm học 2016 - 2017 và những năm học tiếp theo, Chi bộ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và thực hiện Đề án số 01-ĐA/QU ngày 04/4/2016 của Quận ủy Hà Đông về “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo quận Hà Đông giai đoạn 2016 - 2020”. Tiếp tục phấn đấu đạt được các mục tiêu xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Chi bộ trường THCS Văn Khê tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước, vận dụng triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo và có hiệu quả vào thực tiễn hoạt động sư phạm của nhà trường.

Hai là, tăng cường củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đổi mới phong cách, phương pháp tác phong công tác của Chi uỷ, Chi bộ, coi đó là một trong những khâu đột phá trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện và quản lý đội ngũ đảng viên. Coi trọng quản lý chặt chẽ đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện ý thức chấp hành nghị quyết của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nước và kỷ luật ngành giáo dục. Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực, phương pháp tác phong công tác cho cấp uỷ viên, đảng viên trong Chi bộ. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Phát huy truyền thống vẻ vang trong 55 năm xây dựng và phát triển, với sự đoàn kết và quyết tâm phấn đấu của cấp uỷ, chi bộ, cán bộ, đảng viên, trên cơ sở phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt và những thành tích đã đạt được, nhất định Chi bộ trường THCS Văn Khê tiếp tục là Chi bộ trong sạch vững mạnh, xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, xứng đáng là điểm sáng của ngành giáo dục và đào tạo quận Hà Đông và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. q

Ban Chi ủy trường THCS Văn Khê nhiệm kỳ (2015 - 2017)

18

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Cùng với sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của nhà trường, trong suốt

55 năm qua, Công đoàn trường THCS Văn Khê đã có những bước trưởng thành vượt bậc, ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Trải qua 55 năm, Công đoàn nhà trường luôn bám sát mục tiêu hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong các hoạt động của nhà trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị,

chuyên môn cho cán bộ và công đoàn viên.

Những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường luôn xác định phải xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ. Muốn vậy, tổ chức Công đoàn phải thật sự là tổ ấm của mỗi thành viên trong nhà trường. Điều đó đồng nghĩa với việc công đoàn nhất là BCH luôn quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên Công đoàn. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn tâm huyết với nghề, hăng hái học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó, Công đoàn nhà trường vững vàng, phát triển và lớn mạnh không ngừng. Hiện nay, Công đoàn có 46

đoàn viên, với đội ngũ công đoàn viên không chỉ phát triển về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Công đoàn nhà trường thường xuyên chăm lo đến đời sống cán bộ - giáo viên - nhân viên, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo nhằm thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”; 100% Công đoàn viên thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn của ngành; Đổi mới tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động quận, Công đoàn giáo dục quận và các cấp ủy Đảng, Công đoàn THCS Văn Khê đã phối hợp với nhà trường làm tốt công việc được giao, toàn thể anh chị em công đoàn viên đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Nhiều năm học 100% cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, nhiều đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố và đa số công đoàn viên đạt danh hiệu Công đoàn viên xuất sắc.

Nơi gửi gắm những niềm tinCÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn nhà trường đã hoàn thành các nhiệm vụ vẻ vang của mình trong việc tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên Công đoàn; nâng cao hiệu quả tổ chức, chỉ đạo các cuộc vận động và các phong trào quần chúng; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

@ Nhà giáo NGUYỄN THỊ THÚY VÂN Chủ tịch Công đoàn nhà trường

Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường nhiệm kỳ 2015 - 2020

19

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Hàng năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường Công đoàn đã nêu cao vai trò thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Tổ chức Hội nghị Cán bộ Công viên chức, hội giảng để nâng cao chất lượng dạy học. Đến nay, nhà trường luôn có đội ngũ công đoàn viên tâm huyết, yêu nghề và đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi GVG các cấp, tiêu biểu có các đồng chí: Trần Thị Loan, Trần Thị Thanh Mai, Trịnh Thị Phương Mai, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Thúy Hà, Vũ Tuấn Đạt, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Thị Thúy Vân, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Thơm, Trần Thị Nội, Vũ Thị Thanh Quyên, Lê Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Hà, Đinh Thị Mai, Trịnh Quý Vinh,… và nhiều cô giáo được công nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Đặc biệt, trong các hoạt động kết hợp với nhà trường Công đoàn trường THCS Văn Khê đã luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Đoàn viên. Đây là hoạt động quan trọng, thường xuyên và phong phú về hình thức như: Tổ chức sinh nhật - ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 - ngày PNVN 20/10, thăm hỏi - động viên Đoàn viên gặp khó khăn... Chính những việc làm ấy đã làm cho công đoàn viên ngày càng tin yêu, gắn bó với tổ chức Công đoàn. Ngoài ra, các hoạt động văn hoá, thể thao, văn nghệ nhân các ngày lễ lớn trong năm luôn được Công đoàn viên tham gia sôi nổi như: Giải Nhất Bóng đá cấp Quận, cùng với các trường trong cụm đạt giải Nhất trong cuộc thi Quy chế dân chủ cấp Quận,...

Nhìn lại chặng đường 55 năm đã qua, Công đoàn trường THCS Văn Khê đã giành được nhiều thành tích cao và được các cấp đánh giá cao. Giữ gìn và phát huy những thành quả đó là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên Công đoàn nhà trường. Tất cả đã nỗ lực hết mình, đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp trồng người trên quê hương Văn Khê ngày càng phát triển. q

Công dân của LàngLà một cô giáo dạy môn Âm nhạc với tuổi đời rất trẻ, kinh

nghiệm chưa nhiều; xong được tập thể cán bộ giáo viên trường THCS Văn Khê động viên, đặc biệt là đồng chí Dương Thị Diệp - Hiệu trưởng nhà trường khích lệ, đồng chí Trần Thị Thanh Mai đã mạnh dạn tham gia Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hà Đông năm 2007. Thật vinh dự và tự hào, đồng chí đã được người dân cả nước biết đến khi được trao giải Nhất cấp Tỉnh và giải Nhì cấp Quốc gia. Với đồng chí, đây là thành tích chung của tập thể sư phạm nhà trường.

Nhận nhiệm vụ đồng chí không khỏi lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để hoàn thành công việc được giao. Đồng chí tâm sự: Có được kết quả như vậy là nhờ sự tâm huyết của tập thể sư phạm nhà trường đã lựa chọn đúng câu chuyện gần gũi, thiết thực và gắn bó với quê hương. Câu chuyện: “Bác Hồ với Văn Phú một ngày đầu xuân”. Để có thêm nhiều tình tiết trong câu chuyện, tôi cùng đồng nghiệp đã tìm đến nhà cụ Đỗ Văn Thi - Nguyên Chủ tịch UBND xã Văn Khê thời Bác Hồ về thăm Văn Phú - Tết Bính Ngọ 1966. Theo lời cụ kể, tôi như nuốt từng lời, từng chữ của cụ. Và rồi, tôi đã được tập thể sư phạm nhà trường góp ý, xây dựng tác phẩm cho tôi được sinh động; với giọng kể truyền cảm, phong thái tự tin, tình cảm khi kể về Bác Hồ kính yêu. Câu chuyện đã chinh phục được Ban giám khảo và đông đảo người nghe ở hội trường và khán giả theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Khi công bố kết quả tôi thật bất ngờ và hạnh phúc, tôi thật xúc động: Kết quả đó là nhờ công lao của cả tập thể cán bộ, giáo viên trường THCS Văn Khê.

Bằng lời ca tiếng hát về Đảng và Bác Hồ, đồng chí đã truyền cho lớp lớp thế hệ học sinh thêm yêu quê hương đất nước của mình. Và một điều hơn cả, đồng chí đã nhận được nhiều lá thư của những người cảm phục, quý mến qua cách kể chuyện của đồng chí từ mọi miền Tổ quốc; Người làng Văn Phú (xã Văn Khê thời đó) - họ gọi đồng chí với cái tên trìu mến và đáng yêu “Công dân của làng”. q

NGUYỄN THỊ TRUNG THU(Nguyên Hiệu trưởng nhà trường)

Bác Hồ chúc Tết nhân dân Văn Phú (Tết Bính Ngọ 1966)

20

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, công tác Đoàn - Đội

của nhà trường ngày càng đạt được những thành tích đáng tự hào, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tạo môi trường phấn đấu trong học tập và rèn luyện cho Đội viên thông qua các đợt thi đua, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng. Ngày càng nhiều đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ góp phần tô thắm thêm vườn hoa của Đội.

Được sự chỉ đạo tận tình của Hội đồng Đội, Phòng GD&ĐT quận, sự quan tâm của Đảng ủy – HĐND - UBND phường La Khê và Chi bộ Đảng cùng Ban giám hiệu nhà trường hoạt động Đoàn - Đội trường THCS Văn Khê ngày càng lớn mạnh và trưởng thành. Hiện nay, Liên đội có 20 Chi đội với 815 đội viên. Trong những năm qua, hoạt động Đoàn - Đội trường THCS Văn Khê đã có nhiều đổi mới về nội dung, sáng tạo về hình thức tổ chức, phù hợp với tâm lý lứa

tuổi; tạo những sân chơi bổ ích, lành mạnh giúp đội viên phát triển toàn diện. Hoạt động Đoàn - Đội luôn tạo điều kiện để đội viên không ngừng phấn đấu, tu dưỡng để trở thành đội viên tốt, tiến bước lên Đoàn. Hàng năm, Liên đội có hàng trăm đội viên đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, và hàng chục đội viên ưu tú được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Hoạt động Đoàn - Đội đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống với nội dung và hình thức phong phú. Ngay từ đầu năm học, Liên đội đã tổ chức chương trình giáo dục đội viên về truyền thống đạo đức, lối sống, nếp sống, hiểu và thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy; Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho Đội viên về mái trường THCS Văn Khê từ khi mới được thành lập, thấy được quá trình phát triển của nhà trường, học tập gương các thế hệ đi trước, thấy rõ công lao của thầy cô trong quá trình trưởng thành của mỗi đội viên. Ngày

15/10, các em đã được nghe và tìm hiểu bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho ngành giáo dục. Qua đó, giáo dục các em về lòng yêu nước, cảm nhận tình cảm rất đỗi yêu thương đối với thiếu niên nhi đồng và sự chăm lo tới thế hệ tương lai đất nước của Bác.

Liên đội luôn chú trọng truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người kẻ cây”, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, nhà lưu niệm Bác Hồ tại thôn Văn Phú vào các ngày 27/7, 10/10, 22/12, 30/4… để tưởng nhớ đến Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Đặc biệt, nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường đã mời Đoàn nghệ thuật thương binh về biểu diễn với chủ đề “Những bài ca đi cùng năm tháng”, đội viên được gặp gỡ, giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa. Qua những hoạt động đó, các em đội viên được hiểu hơn về truyền thống, về những đạo lý tốt đẹp của dân

Một ngôi trường có phong trào “Dạy tốt - học tốt” là nhờ một phần từ hoạt động Đoàn Đội, góp phần đào tạo nên những thế hệ thiếu niên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần hiếu học và biết vươn lên trong cuộc sống. Phát huy truyền thống quý báu đó, công tác Đoàn - Đội trường THCS Văn Khê quyết tâm phấn đấu đạt và giữ vững danh hiệu Liên đội mạnh cấp Quận, xứng đáng là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.

Trưởng thànhtừ các phong trào

@ Cô giáo NGUYỄN THỊ THU HÀ Tổng Phụ trách Đội

chi đoàn - liên đội trường thcs văn khê

21

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

tộc và giúp các em thấy rõ trách nhiệm lớn lao của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước.

Bên cạnh những hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, hoạt động trọng tâm của Đoàn - Đội là duy trì nếp sinh hoạt tập thể đầu giờ, giữa giờ; thường xuyên tập luyện các bài múa hát tập thể, dân vũ, bài thể dục theo quy định giúp học sinh có sức khỏe và tinh thần tốt để học tập; Tổ chức lễ phát động chủ đề năm học, các buổi phát thanh tuyên truyền măng non; ký cam kết thực hiện nghiêm túc Hiến pháp - pháp luật, vẽ tranh cổ động, duy trì phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”... Và đặc biệt tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” nhằm giúp các em hiểu sâu sắc hơn và có thêm những kiến thức bổ ích về Hiến pháp - pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, góp phần tạo ra sân chơi bổ ích, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Những hoạt động này, ngoài việc hình thành những kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt cộng đồng, tạo sự đoàn kết, giao lưu, học hỏi... còn giúp các em có thêm những hiểu biết về kiến thức xã hội, ươm mầm những tài năng đầy triển vọng cho quê hương đất nước.

Không những thế, các hoạt động ngoại khóa cũng được Đoàn - Đội quan tâm chú trọng với các nội dung phong phú, đa dạng, như tổ chức Trung thu cho học sinh với chương trình “Đêm hội trăng rằm”; tổ chức cuộc thi Thiết kế và trình diễn thời trang với chủ đề “Bảo vệ môi trường”; chương trình “Vui xuân gói bánh, trao tặng yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán. Trao tặng bánh chưng cho 40 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, Trung tâm trại trẻ mồ côi phường Hà Cầu và Hội Người mù quận Hà Đông được đông đảo học sinh

Đ/c Nguyễn Hữu Hiển - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường thừa ủy quyền trao Bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương cho Liên đội nhà trường

Dâng hương tại nhà lưu niệm Bác Hồ thôn Văn Phú

hưởng ứng, qua đó giúp các em tìm hiểu về phong tục Tết cổ truyền của dân tộc, cùng hòa mình vào không khí lễ hội ngày Tết, giúp khơi dậy ở các em tinh thần tương thân tương ái, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết, hợp tác.

Với những thành tích xuất sắc đạt được những năm qua, Chi đoàn đạt Chi đoàn vững mạnh, Liên đội đạt Liên đội mạnh cấp Quận, được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen là Liên đội đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” (2010); năm học 2015 - 2016 đạt giải Nhì trong cuộc thi Nghi thức Đội

cấp Quận và được Hội đồng đội Trung Ương tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi... Phát huy truyền thống, với sự nỗ lực vượt khó vươn lên của các thế hệ cha anh, toàn thể Đoàn viên, Đội viên, học sinh của trường đang ra sức phấn đấu thi đua, tổ chức các hoạt động trên phương châm thiết thực và hiệu quả, phát huy vai trò của Đội viên, học sinh trong phong trào học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng nhà trường lớn mạnh, viết tiếp những trang sử vẻ vang của trường THCS Văn Khê. q

22

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Tổ Khoa học Xã hội (KHXH) có vai trò quan trọng trong

sự nghiệp phát triển của nhà trường, với phương châm rèn luyện những thế hệ học sinh phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”, đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp “trồng người” trên quê hương La Khê. Hiện Tổ có 17 thầy cô, 100% các thầy cô đạt chuẩn về trình độ (trong đó có 84,2% đạt trên chuẩn). Với đội ngũ giáo viên trong Tổ luôn tâm huyết, yêu nghề và có trình độ chuyên môn cao - đó chính là thế mạnh của Tổ.

Tập thể Tổ luôn đoàn kết, giàu kinh nghiệm chuyên môn và luôn tâm huyết yêu nghề. Mỗi thầy cô trong Tổ

luôn trau dồi kiến thức, tích cực học hỏi đồng nghiệp, tham dự các buổi chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn. Trong nhiều năm qua, Tổ KHXH đã đóng góp không nhỏ vào bảng truyền thống của nhà trường, có nhiều thầy cô giáo đã dành giải cao cấp Quốc gia và Thành phố, tiêu biểu có: Cô Trần Thị Thanh Mai (Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giải Nhì cấp Quốc gia), cô Vũ Thị Thanh Quyên (giải Ba cấp TP môn Ngữ Văn), cô Nguyễn Thị Thúy Hà (Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giải Nhì cấp TP), cô Đinh Thị Mai (Công dân, giải Ba cấp TP) và nhiều thầy cô đạt giải cấp Quận.

Chính từ phong trào giảng dạy sôi nổi và những thành tích xuất sắc nên nhiều

năm liền Tổ đạt danh hiệu Tổ Lao động Giỏi, Tổ Lao động Tiến tiến và đạt giải ở nhiều phong trào thi đua khác như: Giải A cấp Quận tại Hội thi làm Đồ dùng tự làm, giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo đồ dùng học tập (nhóm Ngữ Văn 6), giải Nhì Festival tiếng Anh dành cho học sinh THCS (thể loại hát múa), giải Nhất Festival tiếng Anh dành cho học sinh THCS (thể loại hùng biện)... Có thể nói, ngọn đuốc truyền thống dạy tốt rất đáng tự hào của Tổ luôn kế tục được các thế hệ giáo viên và thắp sáng ngọn đuốc truyền thống. Với sự nhiệt huyết, tận tâm yêu nghề Tổ sẽ phát huy và đạt nhiều thành tích cao hơn nữa trong công tác giảng dạy, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. q

Cô giáo VŨ THỊ THANH QUYÊN

Tổ trưởng

Tâm huyếtqua từng bài giảng

Tập thể giáo viên Tổ Xã hội

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

23

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, cũng là hành trang bước

tiếp cho chặng đường tiếp theo, Tổ Khoa học Tự nhiên (KHTN) luôn xác định phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, vượt khó vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ mỗi năm học. Với nhiều thế hệ giáo viên trong tổ luôn tâm huyết và nguyện cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp “trồng người” trên quê hương La Khê. Trải qua 55 năm với biết bao thăng trầm của cuộc sống - những thay đổi của nhà trường, nhưng Tổ KHTN vẫn gần gũi, thân thương và ấm áp. Bởi các thầy cô giáo trong Tổ luôn có một tinh thần khát khao cống hiến, một sức mạnh cùng hơi ấm của tình bạn, tình đồng nghiệp yêu thương... Tiếp bước truyền thống hào hùng của thế hệ cha anh đi trước xây dựng đặt nền móng

đến nay Tổ KHTN đã phát triển không ngừng về mọi mặt.

Tổ KHTN hiện nay có 24 đ/c giáo viên, trong đó có 10 đảng viên, 100% đạt chuẩn về trình độ (50% trên chuẩn); các đ/c giáo viên trong Tổ luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng CNTT vào việc dạy học. Chính từ phong trào giảng dạy sôi nổi mà Tổ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tích chung của nhà trường; Số giáo viên giỏi đạt giải cấp Quận không ngừng tăng thêm về số lượng, tiêu biểu có các giáo viên đạt giải cấp Thành phố như: Cô Trần Thị Nội (giải Ba môn Sinh), thầy Vũ Tuấn Đạt (giải KK môn Vật lý); có nhiều giải Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A,B cấp Quận và ngành; tham gia dự thi Đồ dùng dạy học tự tạo cấp Thành phố như: Cô Tào Thị Bang (giải C môn Hóa, Địa),

thầy Nguyễn Quốc Khánh (giải A1, B, C, KK - môn Vật lý), cô Trần Thị Loan (giải C môn Quản lý) và nhiều thầy cô được công nhận giáo viên giỏi cấp Quận, Thị xã. Sự miệt mài cống hiến của các thầy cô giáo trong Tổ đã đem lại những thế hệ học trò chăm ngoan và học giỏi. Tổ đã đạt được các danh hiệu thi đua như: “Tổ lao động giỏi”, “Tổ lao động tiên tiến” cấp cơ sở.

Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhà trường, tập thể giáo viên Tổ KHTN quyết tâm phát huy các thế mạnh vốn có, đồng thời khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 và những năm học tiếp theo; góp phần xây dựng ngôi trường THCS Văn Khê trở thành điểm sáng của ngành giáo dục Hà Đông hôm nay và mai sau. q

Vượt khó tự tin vững bước

Tập thể giáo viên Tổ Khoa học Tự nhiên

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thầy giáo NGUYỄN QUỐC KHÁNH

Tổ trưởng

24

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Tổ không trực tiếp giảng dạy nhưng 55 năm qua, Tổ Văn phòng đã

đồng hành kề vai sát cánh, chung sức một lòng với những nhọc

nhằn trong sự nghiệp giáo dục. Với nhiệm vụ là đảm bảo chế độ chính sách cho toàn cán bộ, giáo viên, công viên chức trong nhà trường; đồng thời, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lí văn bằng chứng chỉ - tài sản - thiết bị dạy học, thu chi tài chính... giúp cho bộ máy của nhà trường hoạt động tốt hơn.

Hiện Tổ có 06 thành viên gồm các bộ phận: Kế toán, văn thư, y tế, lao công, bảo vệ, thủ quỹ. Tổ có chức năng phục vụ và hỗ trợ công tác dạy và học, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong

nhà trường. Tất cả các thành viên trong Tổ luôn đoàn kết, gắn bó và cống hiến hết mình cho mái trường THCS Văn Khê yêu dấu.

Nhiều năm qua, các đồng chí trong Tổ luôn có trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời luôn tạo điều kiện phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Năm học 2011 - 2012 Tổ được công nhận là tổ Lao động xuất sắc. Trong tổ có đồng chí Vũ Thị Thu Hình, nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhà trường đã được cấp trên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu làm việc. Tổ Văn phòng nguyện sống và làm việc theo phương châm: “Tất cả dành cho mái trường Văn Khê”.

Như một dòng chảy không ngừng, hôm nay lớp kế cận Tổ Văn phòng vẫn tiếp nối và phát huy thành tích đã đạt được hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường giao phó. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập trường THCS Văn Khê, xin kính chúc các thế hệ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc nhà trường ngày càng vững bước đi lên, góp phần xây dựng cho quê hương đất nước những “mầm ươm tương lai”. q

Đồng chíĐÀO THỊ THANH BÌNH

Tổ trưởng

Sát cánh cùng sự phát triển của nhà trường

Ban Giám hiệu nhà trường cùng tập thể Tổ Văn phòng

TỔ VĂN PHÒNG

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ giáo viên trong Tổ Văn phòng đã vượt qua nhiều gian nan thiếu thốn, nhưng cũng rất đỗi tự hào vì đã đạt được nhiều thành tựu như ngày hôm nay. Là thế hệ tiếp bước, chúng tôi nguyện không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của lớp thế hệ đi trước luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

25

MỘT SỐ GIÁO VIÊN ĐẠT GIẢI TRONG CÁC KÌ THI GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP

VŨ THỊ THANH QUYÊN Giải Ba cấp TP(Môn Ngữ văn)

ĐINH THỊ MAI Giải Ba cấp TP

(Môn GDCD)

TRẦN THỊ THANH MAI Giải Nhì cấp Quốc gia

(Kể chuyện về TGĐĐ HCM)

NGUYỄN THỊ THÚY HÀGiải Nhì cấp TP

(HĐNGLL)

VŨ TUẤN ĐẠTGiải KK cấp TP

(Môn Vật lý)

TRẦN THỊ NỘIGiải Nhì cấp Quận

(Môn Sinh học)

NGUYỄN THỊ THƠMGiải Nhì cấp Quận

(Môn Toán)

KIM THỊ HÒAGiải Nhì cấp Quận

(GVCN)

TÀO THỊ BANGGiải Nhì cấp Quận

(Môn Sinh học)

TRỊNH QUÍ VINHGiải KK cấp Quận(Môn Mỹ thuật)

LÊ THỊ MAI HƯƠNGGiải Ba cấp Quận

(Môn Địa lý)

NGUYỄN THỊ THÚY VÂNGiải Ba cấp Quận

(Môn Toán)

NGUYỄN THỊ THU HÀGiải Nhì cấp Quận(Môn Công nghệ)

ĐỖ THỊ VÂN HẢIGiải Nhì cấp Quận

(GDNSTLVM)

NGUYỄN THU THỦYGiáo viên giỏi cấp Quận

(Môn Công nghệ)

NGUYỄN QUỐC KHÁNHGiáo viên giỏi cấp TX

(Môn Toán)

PHẠM THỊ LOANGiáo viên giỏi cấp TX

(Môn Toán)

NGUYỄN THỊ HÀ NGUYỆTGiáo viên giỏi cấp TX

(Môn Toán)

NGUYỄN THỊ XUÂN THANHGiáo viên giỏi cấp TX

(Môn Toán)

26

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Với phương châm giáo dục Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội, năm 1962, trên mảnh đất La Khê yêu dấu đã hình thành ngôi trường Phổ thông cấp II Văn Khê - nơi đã nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước. Khi mới thành lập, trường chỉ có 02 lớp 5A và 5B, với gần 100 học sinh của các thôn Văn La - Văn Phú - Văn Khê và một số học sinh của các xã lân cận như: Dương Nội, Phú Lương, Yên Nghĩa... Là Hiệu trưởng đầu

tiên của một ngôi trường mới thành lập, mọi khó khăn vất vả chúng tôi đều cùng nhau chia sẻ. Lúc đó có cô Phùng Thị Cao Miên dạy Văn - Sử - Địa, cô Đỗ Thị Thiêm dạy Toán - Lý; với những học sinh tiêu biểu là Nguyễn Hữu Thuận, Đỗ Văn Hiện, Đỗ Thị Toa, Đỗ Thị Vân, Nguyễn Bá Hiếu, Đặng Đình Tưởng, Nguyễn Thị Phiến, Nguyễn Bá Quang lớp 5B, Nguyễn Sĩ Huy, Nguyễn Thị Luật... Đến năm học 1963 - 1964, nhà trường có 04 lớp với số học sinh gần 200 em; năm học 1964 - 1965, nhà trường có đủ 3 khối học với 06 lớp, lớp học ngày ấy phải học bên lán gần bờ sông, có lúc học nhờ ở Đình hoặc nhà dân. Cơ sở vật chất nhà trường vô cùng thiếu thốn, nhưng tập thể cán bộ giáo viên luôn đoàn kết vượt khó vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Được cống hiến bằng tất cả tấm lòng, tập thể sư phạm thời đó đã hòa trong tình đồng nghiệp và thật chân tình.

Mới đấy mà nay trở về thăm trường đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (1962 - 2017), tôi thật xúc động trước không gian sư phạm của ngôi trường Văn Khê ngày xưa, nay đã trưởng thành, được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Cùng sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ của giáo dục Thủ đô, trường THCS Văn Khê đã trưởng thành từng bước về mọi phương diện. Với tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT công lập ngày càng cao; số lượng giáo viên giỏi và học sinh giỏi các cấp được các cấp ngành ghi nhận và đánh giá cao.

Năm học 2016 - 2017 là năm học rất ý nghĩa và trọng đại, đánh dấu mốc thời gian đáng nhớ đối với tôi. Tôi luôn tin tưởng lớp thế hệ kế cận và mai sau sẽ phát huy thật tốt truyền thống Dạy tốt – Học tốt, xây dựng thương hiệu của nhà trường, góp phần vào sự nghiệp “trồng người” trên quê hương La Khê yêu dấu. q

Ngôi trường Của niềm tin yêu

@ Nhà giáo LÊ THỊ HỒNG TÚ Hiệu Trưởng nhà trường

(1962 - 1966)

Năm mươi lăm năm miệt mài thắp lửa tri thức, truyền thống quê hương cùng khát vọng học tập đã làm nên tên tuổi cho trường. Giá trị thời gian qua năm tháng được đo đếm bằng giá trị của tri thức, sự trưởng thành của lớp lớp thế hệ học trò và niềm tin yêu của các cấp đối với ngôi trường THCS Văn Khê hôm nay.

27

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Lớp người khởi nghiệp cho trường THCS Văn Khê như: Chị Lê Thị

Hồng Tú - Hiệu trưởng đầu tiên, anh Đinh Văn Thành, anh Ngô Xuân Nhị, chị Bạch Thị Đắc… là những người ghi dấu ấn về một thời để nhớ và đáng nhớ. Mảnh đất, ngôi trường xưa của trường cấp II Văn khê đã in sâu trong trái tim và khối óc tôi.

Nhớ lại ngày mới về trường, từ Tổ trưởng Tổ Xã hội của trường Văn Yên, tôi được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng trường cấp II Văn Khê. 12 năm gắn bó với trường, ấn tượng trong tôi mãi lưu dấu là tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, nhất trí và học sinh chăm ngoan. Những năm tháng đó thật khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, hai dãy nhà học cấp 4, văn phòng và nhà ở của giáo viên đều là tranh tre, nứa lá. Để giảm bớt những khó khăn phải nhờ đến sự quan tâm của lãnh đạo xã - ông Bạch Văn Huyến, sự ủng hộ nhiệt tình

của các phụ huynh như: Ông Ban, ông Hòa, và đặc biệt là ông Minh... đã giúp nhà trường sửa chữa nhiều bộ bàn ghế hỏng và nhiều công việc khác, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy trò nhà trường dạy và học. Một điều thật kì lạ là tình yêu nghề trong mỗi giáo viên thời đó thật mãnh liệt luôn hăng say truyền kiến thức cho các trò như: Thầy Đinh Văn Bân, Nguyễn Văn Lung hàng ngày đạp xe từ phố Huế vào trường dạy đủ giờ học, dành cho các trò những buổi thực hành thiết thực. Rồi còn nhiều thầy cô khác luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo như: Cô Nguyễn Thị Tân, cô Trần Thu Hảo, thầy Nguyễn Văn Bình... tất cả đều sống thật tình nghĩa.

Tiếp bước chúng tôi là những người anh chị em, đồng nghiệp như: Đồng chí Nguyễn Văn Chửng (Hiệu trưởng từ 1979 đến 1994), đồng chí Vũ Kim Quế (Hiệu trưởng từ 1994 đến 2000), đồng chí Dương Thị Diệp (Hiệu trưởng từ 2000 đến 2009), đồng chí Nguyễn Thị Trung Thu (Hiệu trưởng từ năm 2009 - 2015), đồng chí Tạ Thị Thúy (Hiệu trưởng từ 2015 đến nay),... Tôi rất tự hào vì đã góp phần cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho trường THCS Văn Khê xứng với tầm thời đại như ngày hôm nay. Tôi thấy rằng, lớp kế nhiệm chúng tôi đã hội tụ ở bốn chữ “T”: Một là, chữ

“Tâm”, toàn tâm cho sự nghiệp giáo dục, toàn tâm cho lớp người đi trước và những người đồng nghiệp, cho học sinh thân yêu. Hai là, chữ “Tầm”, có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn về quá khứ rất có tình và có lý, nhìn về hiện tại và tương lai của trường rất khoa học và trí tuệ. Ba là, chữ “Tài”, tài tổ chức quản lý, kết nối mọi thế hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai vào lễ kỷ niệm 55 năm thành lập trường (1962 - 2017). Bốn là, chữ “Tình”, biết tôn trọng và tri ân với lớp người đi trước; gần gũi, gắn bó, thân thiện, sẻ chia với đồng nghiệp và biết chăm lo thương yêu học trò. Đó là sức mạnh tổng hợp chắp cánh cho con chim đầu đàn cùng đồng đội bay tới đích. Tôi trân trọng, thán phục và ca ngợi các đồng chí.

“Lớp cha đi trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

Tất cả con người, cảnh vật, qua bao thăng trầm của lịch sử, của trường Văn Khê ngày xưa và trường THCS Văn Khê ngày nay là một thời để nhớ và đáng nhớ. Tôi tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, sự đoàn kết trên dưới một lòng, con thuyền do người chèo lái vững vàng, nhất định trường THCS Văn Khê sẽ đạt được những thành tích cao hơn nữa. q

Niềm tự hàovề lớp người kế nhiệm

@ Nhà giáo NGUYỄN VĂN THƯỞNG Phó Hiệu trưởng (1969 - 1982)

28

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Cả cuộc đời gắn với nghề dạy học với bao kỷ niệm khó có thể quên trong

ký ức tôi. Mái trường Văn Khê xưa là một hội đồng sư phạm nhỏ gọn, trình độ giáo viên hồi đó chủ yếu là trung cấp và 10+2, giáo viên không đủ cho các bộ môn, học sinh phải học hai ca. Cơ sở vật chất thiếu thốn đủ thứ, cuộc sống thầy và trò vô cùng khó khăn, nhưng với lòng nhiệt tình tâm huyết, với sự tận tâm tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu, các thầy cô đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Thời gian cứ trôi đi như nước chảy trên dòng sông không bao giờ trở lại. Tôi và tập thể giáo viên cùng đàn trẻ thơ cũng lớn lên và trưởng thành theo năm tháng. Ngôi trường nhỏ bé với 8 lớp đã lớn mạnh thành 14 lớp và số học sinh tăng dần theo thời

gian. Hội đồng nhà trường số giáo viên cũng tăng lên theo tầm vóc của trường.

Năm 1980, tôi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Văn Chửng làm Hiệu trưởng. Những năm đó, nhà trường chỉ là khu đất thấp, trũng, xung quanh đều là ruộng và cỏ dại. Có hai dãy nhà cấp 4, nhà tập thể của giáo viên đơn sơ, mưa dột, gió rét. Sân trường được thầy trò cùng nhau tôn tạo bằng cách đi xin xỉ than và đất để nâng cao sân, đến năm 1989 được Đoàn Vật lý địa chất 79 xây dựng dãy nhà hai tầng với 8 phòng học. Những năm học tiếp theo, được các cấp ngành quan tâm đầu tư, nhà trường đã có thêm 4 phòng học và các đơn nguyên khác. Nhà trường luôn động viên khích lệ tập thể giáo viên phải tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực chuyên môn “yêu nghề - mến trẻ”, được học trò yêu kính, phụ huynh tin tưởng và nhân dân ủng hộ.

Năm 1994, tôi được cấp trên tín nhiệm và đồng nghiệp tin yêu, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Sau bao năm gắn bó với mái trường Văn Khê, với tôi đó là chặng đường đầy ắp những kỉ niệm một thời để nhớ. Mỗi chúng tôi đều trưởng thành cùng đồng nghiệp theo năm tháng. Nhưng điều tự hào trong

tôi là kết quả của các thế hệ học trò; “Chúng tôi đã ươm trồng nên những rừng hoa tỏa ngát hương thơm trên mọi nẻo đường của quê hương, đất nước”. Quả là vậy, từ mái trường này, thầy trưởng thành - trò thành đạt. Nhưng điều hạnh phúc nhất là những hạt giống mà các thế hệ chúng tôi gieo trồng mới tuyệt làm sao, nở đều, nở đẹp ở mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng khởi sắc.

Trong những ngày hướng tới lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường THCS Văn Khê, những hoài niệm lại trở về đầy ắp trong tôi. Hơn nửa thế kỷ qua, mái trường xưa của tôi đã lớn mạnh không ngừng. Hôm nay đây, ngôi trường đã trở nên đẹp đẽ khang trang, đạt trường chuẩn Quốc gia và nhiều danh hiệu cao quý khác trong mỗi mốc son lịch sử. Mái trường xưa ấy lại đón bao thế hệ thầy trò trở về cùng ôn lại những kỷ niệm của thời tuổi trẻ và thời thơ ấu. Tôi của ngày xưa nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc đã bạc theo màu thời gian. Xong kỷ niệm của thời xuân trẻ dưới mái trường này vẫn còn đầy ắp trong tim. Cả cuộc đời gắn bó với mái trường yêu dấu, với những thế hệ học trò thân thương và với những người dân hiền lành giản dị! Tất cả sẽ là những kí ức đẹp mà tôi không thể quên. q

VĂN KHÊNơi gắn bó cả cuộc đời tôi

@ Nhà giáo VŨ KIM QUẾ Hiệu trưởng (1994 - 2000)

Dòng đời cứ lặng lẽ trôi, cuốn theo bao kỉ niệm. Cuộc sống thường nhật với bộn bề lo toan khiến có những lúc ta vô tình lãng quên một thời xa vắng. Nhưng đôi khi sự đồng cảm không được tạo bởi sự trường kỳ của thời gian mà chỉ cần một khoảnh khắc cũng để quá khứ chợt ùa về. Với tôi, đó là những dấu ấn sâu đậm, những kỉ niệm không thể nào quên về mái trường Văn Khê yêu dấu! Đó là cảm xúc mừng vui khi chứng kiến ngôi trường thân thương ngày một trưởng thành và phát triển bền vững!

29

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

@ Nhà giáo DƯƠNG THỊ DIỆP Hiệu trưởng (2000 - 2009)

Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới ngày nào thành lập mà nay ngôi trường Văn Khê yêu dấu của tôi đã tròn 55 năm tuổi. 55 năm - một chặng đường phát triển! 55 năm ấy biết bao ân tình. Trở về trường xưa, kỷ niệm trào dâng trong tôi với bao xúc cảm nghẹn ngào khi gặp lại lớp anh chị mà tôi vô cùng kính trọng và biết ơn, gặp lại bạn bè, gặp lại đồng nghiệp và bao thế hệ học trò thân yêu của mình…

Gần 30 năm gắn bó với trường cùng tập thể sư phạm nhà

trường gánh vác trọng trách “trồng người” trên quê hương La Khê, nhiều kí ức ùa về trong tôi. Khí thế học tập, rèn luyện của thầy trò trường Văn Khê ngày ấy thật hăng say. Thầy say sưa giảng, trò chăm chỉ miệt mài học bài. Khó khăn là vậy mà thầy trò đều hăng hái thi đua không ngừng nghỉ. Để rồi công sức của thầy và trò đã trở thành hoa thơm và trái ngọt.

Năm 1994, tôi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng, rồi năm 2000 làm Hiệu trưởng nhà trường. Ngày đó, nhà trường còn bộn bề khó khăn. Cơ sở vật

chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Trách nhiệm thật nặng nề. Bao đêm tôi trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp tiếp tục phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt của nhà trường. Một mặt từng bước cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường, một mặt không ngừng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, đều tay xoay việc. Công sức của tập thể sư phạm nhà trường đã được ghi nhận xứng đáng trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2006 - trường đầu tiên đạt chuẩn của thành phố Hà Đông. Trải qua từng năm học, đội ngũ giáo viên cũng từng bước trưởng thành và lớn mạnh với danh hiệu giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp Quận đạt giải cao ngày càng nhiều. Tiêu biểu có đ/c Trần Thị Thanh Mai đã được cả nước biết đến trong cuộc thi “Kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt giải Nhất tỉnh Hà Tây và giải Nhì cấp Quốc gia. Đây cũng là niềm vinh dự và tự hào cho tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên giỏi nhà trường luôn có đội tuyển học sinh giỏi đạt được nhiều thành tích xuất

sắc trong các kì thi. Nhiều học sinh ra trường, thành đạt luôn nhớ về những ngày tháng học tập miệt mài tại trường. Đó là phần thưởng cao quý nhất cho những kĩ sư tâm hồn chúng tôi. Tôi rất vui khi mình được đóng góp những “viên gạch nhỏ” dựng xây mái trường trên quê hương La Khê yêu dấu.

Hôm nay đây, tôi càng cảm thấy hạnh phúc hơn khi được hội tụ cùng bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học trò trong một sự kiện vô cùng trọng đại - mái trường quê hương tròn 55 năm tuổi. Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi nhớ tới kỷ niệm xưa nhưng cũng vui mừng, tự hào khi thấy ngôi trường thân thương khang trang hơn, bề thế hơn. Trào dâng trong tôi là cảm xúc phấn khởi, tự tin về đội ngũ giáo viên và học sinh Văn Khê ngày càng trưởng thành và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, tôi mong rằng trường THCS Văn Khê hôm nay sẽ luôn phát triển vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, chính quyền, nhân dân và các thế hệ đồng nghiệp đi trước. q

Löu luyeán ngoâi tröôøng xöa

30

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

@ Nhà giáo NGUYỄN THỊ TRUNG THUHiệu trưởng (2009 - 2015)

Ngôi nhà thứ hai của tôi

Chắc chắn rằng trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có một ngôi trường để nhớ, để yêu và trân trọng. Bởi lẽ, ở đó tri thức, tâm hồn của chúng ta được nuôi dưỡng, ước mơ của chúng ta được vun trồng và khởi nguồn cho những thành công trên bước đường đời.

Một chiều mùa thu năm 1984 - trong cái gió se se lạnh, tôi hăm hở đi

tìm trường phổ thông cấp II Văn Khê, nơi tôi về công tác. Tôi ngỡ ngàng đứng trước một khu đất rộng, không tường bao, hai bên là dãy nhà cấp 4 rêu phong. Một con đường đất nối từ ngoài cổng vào dãy nhà ngang đã xuống cấp, những thửa ruộng bám vào con đường có những ngôi mộ nằm rải rác. Tôi tự hỏi: Sao ngôi trường phổ thông cấp II của thị xã lại đơn sơ thế nhỉ? Nhưng bù lại, trên con đường đất ấy là dãy xà cừ xum xuê, rì rào trong gió. Và dưới tán xà cừ xanh mướt ấy - thầy Nguyễn Văn Chửng, thầy hiệu trưởng nhân hậu đã tươi cười đón tôi vào phòng Hội đồng rồi giới thiệu về ngôi trường tôi sẽ gắn bó. Cuộc sống ngày ấy thật khó khăn vất vả, ngoài các buổi lên lớp, cả thầy và trò đều lao động, cuốc đất đắp đường, chống lụt khi mưa, bụi bặm khi nắng gió.Vất vả vậy nhưng dưới sự chỉ đạo của người thầy nhân hậu và mẫu mực, tập thể nhà trường đã đoàn kết, yêu thương và thi đua dạy tốt. Đang trên đà phát triển, nhưng thật đau buồn hè năm 1994, thầy Chửng đột ngột qua đời để lại bao dự kiến dở dang. Cô Vũ Thị

Kim Quế nối tiếp công tác quản lý đã từng bước đưa nhà trường vượt qua những khó khăn chung của xã hội, của ngành để khẳng định vị trí của nhà trường trong ngành giáo dục thị xã Hà Đông. Năm 2006, trường THCS Văn Khê là trường THCS đầu tiên của thị xã Hà Đông được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của phòng giáo dục Hà Đông, sự cố gắng của tập thể nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực, tâm huyết của chị Dương thị Diệp - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã đưa chất lượng dạy và học của trường THCS Văn Khê có những bước tiến vượt bậc, là địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh có con em đang theo học tại trường.

Trên nền tảng ấy, nên năm 2009, khi chị Dương Thị Diệp về nghỉ chế độ thì tôi nối tiếp công tác quản lý cũng có nhiều thuận lợi. Việc thực hiện Đề án 01 của Quận ủy Hà Đông, tôi và đồng chí Trần Thị Loan - Phó Hiệu trưởng đã cùng tập thể nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt; tích cực đổi mới phương pháp, nên chất lượng giảng dạy và học tập của

nhà trường đã đạt những thành tích đáng tự hào: Nhiều đồng chí, nhiều năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi; nhiều sáng kiến kinh nghiệm, các thiết bị tự làm dự thi các cấp được ghi nhận và đánh giá cao. Chất lượng học sinh đại trà được nâng cao, học sinh giỏi tăng về số lượng và chất lượng qua từng năm học. Kết quả thi vào lớp 10 luôn giữ ở vị trí thứ 6/15 trường, đặc biệt năm học 2012-2013 nhà trường vươn lên vị trí thứ 2/15 trường, góp phần đưa trường THCS Văn Khê trở thành trường nằm trong tốp dẫn đầu của ngành giáo dục quận Hà Đông.

Không chỉ vậy, trường THCS Văn Khê còn là một trong những trường có cảnh quan xanh, sạch, đẹp nhất của quận Hà Đông. Tuy nhiên để có được cảnh quan ấy, nhà trường trải qua không ít khó khăn, vất vả. Chỉ cách đây chưa đầy 4 năm, sân trường luôn chìm trong biển nước mỗi khi có những trận mưa dù to hay nhỏ. Sau quá nhiều năm vất vả, được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo phường như: Đ/c Trịnh Văn Thắng, Nguyễn Duy Hiến, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Bao Hòa... các đồng chí lãnh đạo phòng GD&ĐT quận như: Đ/c Vũ

31

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Thị Tân Trang, Phạm Thị Hòa, Phạm Thị Lệ Hằng và đặc biệt là bác Thăng Bí thư thành ủy Hà Đông cùng các Ban ngành liên quan đã tạo điều kiện cho trường THCS Văn Khê được nâng sân trường lên cao. Để có cây xanh lấy bóng mát và tạo cảnh quan nên tôi cùng nhiều thầy cô như: Đ/c Nguyễn Thị Dậu, Trịnh Quý Vinh, bác Hội trưởng phụ huynh Nguyễn Trung Tuấn, bác Hội phó Nguyễn Văn Hồi cùng rất nhiều các giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh đã ra đảo Đồng Quê (La Khê) xin các cây đa, cây sấu, cây keo về trồng. Đồng thời huy động các nguồn kinh phí để mua cây to tạo bóng mát và cảnh đẹp cho nhà trường. Đặc biệt năm 2012-2013, nhà trường được lãnh đạo các cấp và phường La Khê xây dựng một đơn nguyên 3 tầng gồm các phòng học, phòng chức năng thay thế cho đơn nguyên xây cách đó hơn 20 năm về trước. Chính vì vậy chỉ hơn hai năm sau, không gian của trường THCS Văn Khê thực sự khang trang, hiện đại, rất xanh, sạch và đẹp. Với cảnh quan ấy, chất lượng dạy và học ấy nên năm học 2014-2015, tôi và trường THCS Văn Khê vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

Thời gian như bóng câu qua cửa sổ! Mới đó mà đã hơn 30 năm tôi gắn bó với ngôi trường. Và lại vào một chiều mùa thu se se lạnh, ngày 30/9/2015, tôi chia tay đồng nghiệp và học sinh trong nụ cười và những giọt nước mắt...

Hôm nay, trong những ngày tháng ba đầy sôi động, tôi háo hức để trở về ngôi trường mình đã gắn bó nhân kỷ niệm 55 năm thành lập. Sẽ rất vui và hạnh phúc khi gặp lại các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và bao lứa học sinh mà tôi nhớ hoặc quên. Nên tôi chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo, các Ban ngành đoàn thể phường La Khê, cám ơn anh, chị, em trường THCS Văn Khê đã tạo nên buổi hội ngộ vô cùng ý nghĩa của rất nhiều thế hệ thầy trò. q

Văn Khê - ngôi trường nơi tôi sẽ gắn bó lâu dài bởi tình đoàn kết

và sự chia sẻ của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Mỗi khi gia đình ai đó có việc hiếu, việc hỉ hay ốm đau, mệt mỏi, Công đoàn nhà trường đều tổ chức anh, chị, em đến thăm hỏi, động viên giúp đỡ kịp thời cả vật chất lẫn tinh thần. Anh chị em trong tổ luôn tự nguyện dạy thay khi chưa kịp phân công. Trong công tác chuyên môn, tinh thần đó càng thể hiện rõ nét hơn. Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ tham gia dự thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi. Khi nhận nhiệm vụ tôi vô cùng lo lắng vì mình là giáo viên mới về trường, nếu đi thi kết quả không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của nhà trường. Nhưng rồi mọi chuyện đã kết thúc tốt đẹp, tôi đạt giải Nhì toàn quận. Thành tích ấy không phải là của riêng tôi mà là thành tích chung của tập thể nhà trường - của tổ Xã hội.

Trong suốt quá trình chuẩn bị bài thi các đồng chí giáo viên trong Tổ luôn sát cánh bên tôi, hỗ trợ tôi về hồ sơ, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin, bài giảng, phân công dạy thay cho tôi để tôi có thời gian tốt nhất chuẩn bị cho bài thi. Tôi trở thành nhân vật trung tâm của cả tổ, ai cũng quan tâm và lo lắng cho tôi. Nhất là chị Hiệu trưởng, có hôm 22 giờ đêm, chị vẫn gọi điện cho tôi để trao đổi nội dung bài dự thi: “Chị thấy câu này không ổn, em nên thay bằng câu…”. Ôi! Hóa ra tất cả mọi người cùng “ăn, ngủ”

cùng “trăn trở” với bài giảng của tôi. Tất cả mọi người đều đi thi chứ đâu còn phải là mình tôi đi thi nữa. Điều này khiến tôi vô cùng xúc động. Đây không phải là lần đầu tiên tôi đi thi nhưng chưa bao giờ tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều như vậy. Lúc đầu tôi thiết nghĩ hay vì tôi là giáo viên mới nên được ưu ái, nhưng sau này tôi mới hiểu không phải một mình tôi mà tất cả mọi người. Không phải chỉ ở tổ Xã hội mà cả ở tổ Tự nhiên, mỗi khi có ai đó chuẩn bị đi thi giáo viên giỏi là nhà trường lại như sắp có hội. Ai cũng vội vã, tấp nập, khẩn trương để hỗ trợ đồng nghiệp mình. Chính vì có sự chung tay, góp sức của cả tập thể nên trong các kì thi, đồng chí giáo viên nào khi nhận nhiệm vụ cũng mang về thành tích vẻ vang cho nhà trường. Thành quả đó là những trái ngọt được tạo nên từ tinh thần đoàn kết của tập thể giáo viên nhà trường.

Tôi biết, ba năm công tác so với bề dày lịch sử 55 năm giàu truyền thống của nhà trường là quá ngắn. Nhưng tôi tin rằng bằng tình yêu nghề và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, trong những năm tới tôi sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa vào thành tích chung của nhà trường. Nhân dịp này, tôi muốn được nói lên lời cảm ơn chân thành nhất tới ngôi trường mới của mình, nơi đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều. Cám ơn những người chị, người bạn và tất cả đồng nghiệp của tôi. Tôi yêu và trân trọng biết bao - THCS Văn Khê của tôi!

Tình đồng nghiệpt r o n g t ô i

@ KIM THANH HÒA (GV)

32

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Thời gian thấm thoát thoi đưa đã ba năm có lẻ. Một quãng thời

gian không dài nhưng cũng đủ giúp tôi cảm nhận sâu sắc về ngôi trường - nơi mình đã, đang, sẽ gắn bó và góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người trên quê hương La Khê.

Ấn tượng đầu tiên về ngôi trường - nơi tôi đặt chân đến, một ngôi trường xanh, sạch, đẹp cùng đội ngũ giáo viên luôn mẫu mực và học trò chăm ngoan. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi thêm tự tin và nghị lực. Học sinh ở đây chủ yếu là con em của nhân dân sinh sống trên địa bàn phường La Khê - học sinh “trường làng”. Với sự hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng các em đã tạo cho tôi lòng yêu nghề; cùng sự đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường tạo môi trường sư phạm tốt cho tôi dần hoàn thiện mình.

Tôi cảm thấy may mắn hơn nhiều người bạn của tôi khi được dạy trong một môi trường đang dần chuyển mình với những luồng gió mới, hiện đại hơn, năng động hơn, với những người đồng nghiệp chan hòa, dễ mến. Đặc biệt hơn cả là với đội ngũ lãnh

đạo đầy tâm huyết và nhiệt tình luôn hết lòng vì những thế hệ tương lai của đất nước. Tôi là thế hệ đi sau, không được chứng kiến những ngày đầu thành lập, chỉ được nghe kể qua những thế hệ đi trước, nhưng tôi có thể cảm nhận được phần nào nỗi khó khăn, vất vả của những người đi trước đã trải qua những nốt thăng trầm của ngôi trường. Tập thể giáo viên nhà trường vừa là người tăng gia sản xuất; cùng sự đoàn kết, nỗ lực tất cả cùng đồng sức xây dựng ngôi trường ngày càng phát triển.

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngôi trường Văn Khê đã được các cấp ngành ghi nhận và đánh giá cao về chất lượng dạy và học. Trường THCS Văn Khê được công nhận trường chuẩn Quốc gia cấp độ II, đây cũng là niềm vinh dự và tự hào cho tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được nhiều thành tích cao trong những năm học tiếp theo. Tôi nguyện sẽ công tác tốt, dốc hết tâm sức, nhiệt huyết của mình để xây dựng nhà trường ngày một phát triển, để tên tuổi của nhà trường ngày càng được nhiều người biết đến. Yêu biết bao, tự hào biết bao mái trường THCS Văn Khê yêu dấu của tôi. q

Văn Khê trong tôi@ NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGÔ XUÂN NHỊ(Hiệu trưởng 1967 - 1968)

Mái trường xưaMỗi độ thu sang ấm nắng vàngGió heo gợi nhớ nhớ mênh mangLòng tôi lại thấy bao gương mặtHớn hở theo nhau bước tới trường

Ba mươi năm trước cũng thu nàyDưới mái trường xưa buổi mới xâyGiây phút sách đèn ... đều thiếu thốnBảng chưa đen, lọ mực không đầy

Các em thuở ấy tuổi lên mườiChưa đủ cơm no áo vá vaiLiềm cuốc ngơi tay, cầm sách vởTô thêm chất xám đậm tình đời

Trong lời hát bài ca chiến đấu Ngoài giờ nghe những chuyện xưa nayLời nối lời dài theo năm thángBa mươi mùa phượng nở tạm chia tay

Bước đi muôn nẻo mấy gian truânQuả ngọt hoa thơm lượn mấy lầnNay phủ bụi mờ, khơi nghĩa cũVề đây ôn lại những ngày xuân

Ôi ngày xưa! Biết bao điều đáng nhớNhững nụ cười và ánh mắt ngây thơNhưng nhớ mãi và nhớ nhiều hơn cảNhớ bạn xưa chẳng bao giờ trở lại

Buổi hôm nay dạt dào tình cảmTôi thấy nơi đâymột tấm lòngSáng hơn những đô la hào nhoángVà đẹp hơn hoa Huệ, hoa Hồng

Xin cảm ơn những tấm lòng vàng đáNhân lên nhiều cho lớp trẻ soi chung.

33

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại, Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đất nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... Tiếng Anh là một “phương tiện ngôn ngữ” quan trọng làm “cầu nối” để mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững hòa bình, hợp tác và phát triển. Do vậy, Đảng và Nhà nước, ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến việc dạy và học Tiếng Anh ở các bậc học, nhất là bậc học phổ thông. Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1400/QĐ-TT phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” là cơ sở pháp lý quan trọng để ngành GD&ĐT nói chung, trường THCS Văn Khê nói riêng đã cụ thể hóa thành chương trình hành động đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh.

Trong những năm qua, Chi bộ, Ban Giám hiệu trường THCS Văn Khê đã tập trung công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động dạy và học Tiếng Anh ở các khối, lớp với nhiều nội dung, biện pháp thiết thực và hiệu quả như: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học phù hợp; thực hiện quan điểm “Toàn diện có tập trung trọng điểm” vừa trang bị kiến thức cơ bản theo chương trình cho các lớp, các khóa, vừa bồi dưỡng các em học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi (HSG) Tiếng Anh các cấp... Sự miệt mài

chăm học của học sinh và sự tận tình nỗ lực dạy dỗ của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh chuyên cần đã gặt hái được những “mầm giống” qua các kỳ thi: Giao lưu HSG khối 6, 7, 8; HSG Tiếng Anh lớp 9; Thi giải Toán bằng Tiếng Anh trên Internet các cấp... Đặc biệt, năm học 2015 - 2016 có em Nguyễn Thùy Dương đạt HSG Tiếng Anh cấp Quốc gia trong cuộc thi IOE (Tiếng Anh trên mạng internet); năm học 2016 - 2017 đội tuyển HSG Tiếng Anh tham gia thi Festival Tiếng Anh cấp Quận với nội dung: Giới thiệu âm nhạc dân gian Việt Nam, hát dân ca quan họ bài “Bèo dạt mây trôi” bằng Tiếng Anh có múa phụ họa được Ban giám khảo đánh giá cao và chấm đạt giải Nhất toàn đoàn.

Đây mới chỉ là kết quả bước đầu về giáo dục Tiếng Anh, nhưng có ý nghĩa sâu sắc tác động đến công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, môi trường ngoại ngữ thuận lợi cho các em học sinh thể hiện được năng khiếu, sự tự tin vào khả năng Tiếng Anh của mình để có những hiểu biết và cách nhìn sâu rộng đa dạng văn

hoá trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, thể hiện sự đúng đắn trong công tác lãnh đạo, điều hành của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường; sự đúng hướng trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên và kết quả cố gắng của thầy và trò trong những năm qua. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong thời kỳ mới.

Những năm tới, hội nhập quốc tế tiếp tục là xu thế của thời đại, nhu cầu về Tiếng Anh ngày càng thiết yếu. Do vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường; sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ và giáo viên chủ nhiệm các lớp, tạo nên sức mạnh tổng hợp động viên, giúp các em học sinh chăm chỉ học tập Tiếng Anh, để biến sự miệt mài, nỗ lực cố gắng của giáo viên Tiếng Anh thành kết quả thiết thực nhằm đưa chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng trong thời kỳ hội nhập. q

@ NGUYỄN THÚY HÀ

Một số thành tựu dạy học Tiếng Anh trongTrường Trung học cơ sở Văn Khê

Đội HS tham dự English Festival đạt giải Nhất cấp Quận (2016 - 2017)

34

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại

làng Văn Phú, xã Văn Khê (nay là phường La Khê). Tôi luôn tự hào mình đã có những năm tháng được ngồi trên ghế nhà trường - mái trường THCS Văn Khê thân yêu. Những năm tháng đó, cũng như các bạn khác, chúng tôi đã rèn luyện phấn đấu để đạt kết quả tốt nhất, thực hiện ước mơ trong tương lai.

Nhớ ngày đầu mới thành lập, trường gặp không ít khó khăn vất vả, cơ sở vật chất thiếu thốn, phần lớn lớp học là mái tranh vách đất, một nửa ở bên bờ sông Nhuệ, một vài lớp học trong nhà dân. Do cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ leo thang mở rộng đánh phá miền Bắc và thủ đô Hà Nội, ngày ấy chúng tôi vừa làm lán học, vừa đào hầm tránh bom, hàng ngày đội mũ rơm đi đến trường, được các thầy cô ở tận ngoài Hà Nội vào dạy. Tuy khó khăn vất vả, nhưng tình cảm các thầy cô luôn dành cho chúng tôi vô cùng sâu sắc như: Thầy Nhị, thầy Phúc, cô Đắc, cô Dung, cô Từ... và các thầy cô khác nay có lẽ

người đã già yếu, người đã đi xa... nhưng ký ức trong tôi thì không thể nào quên. Có được nền tảng vững chắc ấy nên phần lớn chúng tôi đã thi đỗ vào trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông. Năm 1971, sau khi tốt nghiệp phổ thông, một số bạn bè vào quân ngũ, một số thi vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học. Tôi thi đỗ vào trường Đại học Tổng hợp Văn với điểm cao, sau đó được tuyển và chuyển sang trường Sĩ quan An ninh (nay là Học viện An ninh). Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi đi thực tập năm cuối tại các tỉnh phía Nam. Sau khi tốt nghiệp tôi được điều động về Cục bảo vệ chính trị (Bộ Công an). Những năm đầu mới giải phóng, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội rất phức tạp - chúng tôi những sĩ quan trẻ mới ra trường thường xuyên có mặt tại các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo cấp trên và tinh thần rèn luyện phấn đấu của mình, tôi đã vượt qua các khó khăn, thủ thách trong cuộc chiến đấu thầm lặng, đóng góp vào thành tích chung của đơn vị. Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, tôi được Bộ

điều động sang công tác tại Đoàn chuyên gia An ninh Việt Nam (Campuchia). Sau 5 năm với nhiều thành tích xuất sắc, tôi được điều động trở về đơn vị cũ thuộc Tổng cục An ninh. Từ những kinh nghiệm thực tiễn và sự phấn đấu không ngừng, tôi được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng, rồi Trưởng phòng, Phó Cục trưởng, Cục trưởng Vụ trưởng Vụ An ninh nội địa nghiên cứu của Bộ chính trị về ANQG (2004), được phong quân hàm Thiếu tướng (2010). Năm 2013 được sự tín nhiệm của cấp trên tôi được điều động và bổ nhiệm Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ, tuy thời gian ngắn nhưng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong công tác đối ngoại.

Với sự phấn đấu rèn luyện gắn bó tâm huyết với nghề và các thành tích đã đạt được từ khi ra trường, bước vào thực tiễn tôi đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ghi nhận và tặng các phần thưởng cao quý: Huy hiệu 35 tuổi Đảng, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, 03 Huân chương chiến công hạng Nhất - Nhì, Huân chương Hữu nghị vì

KÝ ỨC Trường Văn Khê trong tôi!

@ Thiếu tướng LÊ ĐÌNH LUYỆN - Nguyên Cục trưởng Tổng cục An ninh Bộ Công an, Nguyên Chánh văn phòng

thường trực Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ. (Khóa học 1965 - 1968)

35

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

sự nghiệp quốc tế, 03 Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất - Nhì - Ba, nhiều Huy chương vì sự nghiệp (An ninh, Dân vận, Tôn giáo, Khoa học Công nghệ) và nhiều Bằng khen của các Ban Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và các bộ ngành khác trao tặng. Sau gần 45 năm công tác, tôi được Đảng, Nhà nước cho về nghỉ theo chính sách. Giờ đây ở tuổi 63, mái tóc đã điểm bạc nhưng tôi không thể nào quên những ký ức, kỷ niệm đẹp đẽ với các thầy cô giáo, các bạn trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường - Trường THCS Văn Khê. Có được những trưởng thành trong sự nghiệp và cuộc sống hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự lãnh đạo, chỉ đạo cả cấp trên, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và nhân dân, không thể thiếu được công lao to lớn của thế hệ các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trường THCS Văn Khê yêu dấu. Nếu như “Nửa chữ cũng là thầy” thì quả thật tôi là người rất may mắn vì đã được các thầy cô dạy cho nhiều điều hay.

Nhân dịp kỷ niệm 55 ngày thành lập trường THCS Văn Khê, tôi xin gửi tới các thế hệ thầy cô giáo các thế hệ của nhà trường lòng biết ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất. Kính chúc nhà trường các thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc tất cả các em học sinh học tập tốt trở thành con ngoan, trò giỏi, tiếp nối cha anh, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. q

Tröôøng toâi@ LÊ THỊ THỦY

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, ngồi kề bên nhau, phố xưa nhà cổ… Những ca từ ngọt ngào và sâu lắng ấy đã ngấm vào hồn

tôi như một phần cơ thể. Tôi chẳng nhớ mình đã yêu mùa thu Hà Nội từ khi nào nữa. Chỉ biết rằng, ngay từ khi tôi còn là một nữ sinh Trung học, tôi đã luôn nghĩ về Hà Nội qua những trang văn mềm mại và êm dịu của Thạch Lam. Để rồi, như một mối duyên ngầm, tôi về Văn Khê vào giữa mùa thu Hà Nội.

Đó là một buổi sáng mùa thu năm 2014, tôi được nhận quyết định về trường THCS Văn Khê. Cầm tờ quyết định trên tay, tôi ngập ngừng bước vào cổng trường. Có thể, do thời gian không phải là dài nên những cảm xúc trong tôi vẫn còn ấm nóng như mới ngày hôm qua… Ngôi trường không cao lớn rộng rãi nhưng đủ chiếm trọn trái tim người mới đến. Những bồn hoa, bồn cây nhỏ nhắn trước các lớp học và quanh sân trường được bố trí rất hài hòa làm cho ngôi trường thật xinh, sạch và đẹp. Tự nhiên trong tôi dấy lên một niềm thân quen lạ thường. Đón tôi là sự niềm nở của các thầy cô. Ai cũng hỏi tôi chuyển từ đâu về , dạy môn gì… Tôi có cảm giác thật ấm cúng. Sự thân thiện của mọi người đã giúp tôi vượt qua sự bỡ ngỡ ban đầu và bắt nhịp được với môi trường làm việc mới. Tôi đã từng đứng lớp nhiều năm nhưng lần đứng lớp đầu tiên ở đây vẫn làm tôi ấn tượng đến tận bây giờ. Lớp học nhỏ nhắn nhưng khang trang, các em học sinh thì thật ngoan và dễ mến. Các em đã làm tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi sự hồn nhiên của mình.

Cảm ơn mối duyên ngầm đã đưa tôi về với Văn Khê. Tôi thầm hứa sẽ luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để góp phần xây dựng ngôi nhà thứ hai này ngày càng phát triển. q

36

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Có những điều đốt mãi chẳng thành tro

@ NGUYỄN THỊ THU HÒANguyên Trưởng phòng Giáo dục

Học Viện KHGD Việt Nam (Khóa học 1970-1973)

Chúng tôi là học sinh lớp 7C trường phổ thông cấp II Văn

Khê khóa 1970 - 1973. Rời khỏi trường, chúng tôi bay đi khắp mọi ngả: Bạn đi bộ đội chiến đấu ở Campuchia, bạn làm ruộng, dệt vải, nhiều bạn học tiếp lên cấp III… Có bạn là Đại tá công an, có bạn ra nước ngoài, có bạn trở thành doanh nhân, có bạn là cán bộ xã, bạn là giáo viên… Sau một thời gian chia xa chúng tôi lại tụ lại. Tập thể lớp 7C chúng tôi vẫn gắn bó như ngày nào. Mỗi năm chúng tôi đều họp lớp: chuyện gia đình, chuyện làng xóm, chuyện đất nước… nhưng rồi kiểu gì cũng quay ngược thời gian về hơn bốn mươi năm trước khi đó chúng tôi còn là những cô bé cậu bé 14, 15 tuổi quàng khăn đỏ dưới mái trường PT cấp II Văn Khê. Đủ các chuyện ngày xưa ríu rít, tíu tít: chuyện về những buổi lao động è cổ khiêng gạch, đất xây dựng trường. Chuyện về những giờ ra chơi, nhất là những tiết trống giờ thả sức chơi nhảy ngựa, chơi ném bóng, chơi ù… Nhiều khi, túm nhau rách áo, mồ hôi đầm đìa ngã tím chân tay mà vẫn cười vui hết cỡ. Chuyện về những trò nghịch ngợm khiến các thầy cô giáo phiền lòng. Chuyện thầy Bân dạy Hóa viết chữ trên bảng đẹp mê hồn. Chuyện thầy Thưởng - Phó Hiệu trưởng dạy Văn lúc đầu vào lớp trông rất nghiêm, rất “hắc xì dầu” đứa nào cũng sợ, song về

sau lại mong đến giờ văn vì thầy dạy hay và rất tình cảm. Chuyện cô Đính dạy Toán chủ nhiệm lớp 5, 6 rất tận tâm với học sinh, thường xuyên đến tận nhà từng học sinh để kiểm tra góc học tập và trao đổi hỏi han phụ huynh về tình hình học ở nhà. Chuyện thầy Chửng dạy Toán chủ nhiệm lớp 7 rất vui tính, hiền hậu, luôn quý mến cưng chiều học sinh. Những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, bạn nào không đi thầy cử các bạn đến tận nhà gọi. Có một hôm, cả lớp quậy phá mải chơi vào học muộn, thầy bị nhà trường phê bình. Thế nhưng lên lớp thầy không hề trách mắng học sinh mà chỉ buồn và rơm rớm nước mắt khiến cả lớp cúi đầu ân hận…

Riêng tôi, nhớ nhất là những giờ dạy Văn với giọng đọc, cử chỉ, ánh mắt như mê đi, chìm đi trong tác phẩm của thầy Thưởng. Đặc biệt là nhớ cách chấm, chữa, phê văn của thầy. Thầy chữa tỉ mỉ từng từ, từng dấu chấm phẩy. Ấn tượng nhất là lời phê của thầy. Thầy có cách phê khiến học sinh nhận ngay ra cái sai, hiểu được vì sao sai, biết cách sửa và đặc biệt là không bao giờ mắc những sai sót tương tự nữa. Tôi nhớ có hôm bạn ngồi bên cạnh làm bài văn tập viết đơn xin vào Đoàn. Cuối đơn bạn viết: “Nếu được tôi xin chân thành cảm ơn”. Thầy phê bút đỏ “Nếu không được thì sao?” Hai đứa chúng tôi đọc, cười và nhớ mãi. Một lần khi làm bài

văn bình luận về một câu nói, tôi không nhớ chính xác, đại ý là: “Chế độ ta là chế độ công bằng, có làm có hưởng, không làm không hưởng”. Tôi say sưa bình luận, ra sức đưa lý lẽ dẫn chứng khẳng định đây là vấn đề hoàn toàn đúng và từ đó đưa ra kết luận: chỉ có ai bỏ sức lao động mới được hưởng, những ai không làm thì không được hưởng”. Thầy phê bút đỏ: “Thế còn người già và trẻ em thì sao?”. Đọc lời phê ấy tôi bật cười nhận ngay ra cái nhìn non nớt phiến diện của mình. Thì ra vấn đề này chỉ đúng với những người đang ở lứa tuổi lao động và có khả năng lao động. Còn với người già trẻ em và những người tàn tật ốm đau, một chế độ công bằng tốt đẹp là phải có chính sách ưu đãi, họ không làm cũng vẫn được hưởng. Từ lời phê ấy tôi hiểu rằng trong bình luận sau khi khẳng định tính đúng sai của vấn đề chúng ta cần bàn luận mở rộng ra các trường hợp ngoại lệ… xem xét vấn đề đúng với trường hợp nào, không đúng với trường hợp nào. Và từ đó tôi rút ra bài học: khi viết văn lời lẽ, lập luận phải kín kẽ, đào sâu, xem xét kỹ mọi khía cạnh của vấn đề.

Lần khác khi viết xong bài tôi vội nộp ngay. Khi trả bài thấy thầy chấm một dấu tròn đậm bằng bút đỏ ở sau câu văn cuối cùng. Lúc đầu tôi ngạc nhiên sao thầy soi kỹ thế vì dấu chấm ấy có ảnh hưởng gì đến bài văn đâu? Nghĩ một lát, tôi bỗng hiểu… Và

37

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

từ đấy khi viết bất cứ một văn bản nào không bao giờ tôi quên dấu chấm cuối bài. Những chuyện ấy tuy rất nhỏ nhưng nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học văn và cả nghiệp dạy văn sau này của tôi.

Năm 1980, tôi tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội I khoa Ngữ Văn và bắt đầu đi dạy học Văn cấp III. Năm 1983 tôi có học sinh đạt giải học sinh giỏi Văn quốc gia. Từ đó, tôi luôn được phân công dạy các lớp chọn Văn của trường và lớp chuyên Văn của tỉnh. Tôi đã có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, nhiều học sinh đỗ điểm cao, thủ khoa trong các kỳ thi đại học… Một số người cho rằng tôi khá thành công trong việc dạy văn và hỏi bí quyết. Bao giờ tôi cũng trả lời: một trong những điều tôi quan tâm nhất trong dạy Văn là rèn luyện cách viết cho học sinh. Muốn vậy phải đặc biệt chú trọng cách chấm và chữa bài cho các em. Và tôi cũng không ngần ngại khi kể với học sinh những lời phê, những dấu chấm câu của thầy giáo dạy Văn ở trường cấp II Văn Khê.

Khi vào Đại học và học Thạc sĩ Văn, tôi may mắn được học nhiều thầy giáo giỏi vừa có tài vừa có tâm như: Thầy Nguyễn Tiến Mâu, GS Nguyễn Khắc Phi, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS Phương Lựu, GS Phan Trọng Luận… nhưng tôi không bao giờ quên những giờ dạy văn, những lời phê văn của thầy Nguyễn Văn Thưởng ở trường cấp II Văn Khê. Có thể nói, trường PT cấp II Văn Khê - một ngôi trường làng nhỏ bé nghèo nàn với những phòng học dựng tạm chật chội tối tăm, nhưng luôn ngời sáng bởi những trái tim, những tấm lòng yêu trò, yêu nghề của các thầy cô giáo đã góp phần không nhỏ vào sự thành đạt của những học sinh lớp 7C chúng tôi.

Về hội trường năm nay, các cô bé cậu bé lớp 7C năm nào nay đều đã lên ông, lên bà và tất cả cũng đều đã nghỉ hưu. Các thầy cô giáo dạy chúng tôi giờ cũng đã già yếu và nhiều thầy cô không còn nữa. Mái trường nhỏ bé lụp xụp năm xưa đã được thay bằng một ngôi trường to lớn bề thế khang trang… Thời gian trôi nhanh quá! Cảnh vật và con người đã đổi thay nhưng không hiểu sao về thăm trường mới, trong tâm trí chúng tôi vẫn cứ hiển hiện rất rõ những bộ quần áo lam lũ với gương mặt sáng tươi của lũ trẻ nghịch ngợm năm xưa. Và chúng tôi vẫn thấy đâu đây những ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, lời giảng thân thương ấm áp, nét chữ, lời phê, dấu chấm đỏ của

cô Đắc, thầy Bân, cô Đính, thầy Chửng, thầy Thưởng… những thầy cô vô cùng yêu kính của chúng tôi.

44 năm - gần nửa thế kỉ trôi qua, dù đã từng học qua rất nhiều trường lớp, dù đã đến mọi miền của Tổ quốc, đã đặt chân lên nhiều đất nước xa xôi… nhưng chúng tôi vẫn luôn gắn bó, luôn nhớ về trường PT cấp II Văn Khê - ngôi trường làng nhỏ bé mà ắp đầy những kỷ niệm thân thương, nơi lưu giữ một khoảng đời vô tư trong sáng hồn nhiên, nơi dạy chúng tôi những bài học làm người và đặt những viên gạch đầu tiên cho sự thành đạt của các học sinh thế hệ chúng tôi. q

Mùa xuân ra chợTrời mong mỏng hồngPhơi bao tươi mớiẮp đầy sắc xuân.

Chợ quê no ấmNgười chen bước chânBán, mua xởi lởiLộc về đầu năm.

Giây phút chững lạiXuân tràn vào taCái nhìn gấp khúcGặp mùa xuân xưa.

Mùa xuân của mẹChứa lo tháng baKhông tiền, không gạo,Tết của người ta.

Mẹ thêm tần tảoXanh yếu làn daThâu đêm mẹ dệt Cho con áo hoa.

Mùa xuân ra chợPhơi phới xuân tươiMà lòng bất chợtNhớ xưa ngậm ngùi.

NGUYỄN LAN PHIẾN (Cựu học sinh)

Mùa xuân ra chợ

38

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Sống và lớn lên trên mảnh đất khoa bảng, được chứng kiến cuộc

đấu tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta diễn ra hết sức ác liệt. Để ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở rộng và leo thang chiến tranh, dùng máy bay ném bom miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lớn lên khi nước nhà bị chia cắt hai miền Bắc Nam, tôi đã thấm nỗi khổ cơm không đủ no - áo không đủ ấm. Bao lớp cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại từng tấc đất bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lớp thế hệ học sinh chúng tôi vô cùng vui sướng bước vào cổng trường cấp II Văn Khê. Tuy cơ sở vật chất còn vô vàn thiếu thốn, nhưng thầy trò chúng tôi luôn quyết tâm vượt khó vươn lên cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Cô Tâm chủ nhiệm lớp 7B luôn dành những

lời hay ý đẹp, khuyên răn chúng tôi phấn đấu học tập thật tốt để trưởng thành; đã có nhiều bạn vượt qua khó khăn để học tốt và thành đạt trong nhiều lĩnh vực như ngày hôm nay, đồng thời góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi được gọi nhập ngũ bộ đội nghĩa vụ quân sự vào D17 - E139 Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, sau đó đi học tại Học viện Quân y rồi trở thành Bác sĩ. Trong quá trình công tác tôi đã được giao nhiệm vụ: Là Bác sĩ Trường dự bị bay Quân chủng không quân, Trưởng phòng Y tế (TT Dưỡng lão Hà Nội, TT giáo dục dạy nghề Tân Triều Hà Nội), Trưởng phòng khám - Phó Giám đốc (TT Y tế quận Thanh Xuân), Phó Chánh thanh tra (Sở Y tế Hà Nội), Phó Giám đốc phụ trách - Giám đốc (Bệnh viện Da liễu Hà Nội). Tôi được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng, danh hiệu cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội và nhiều danh hiệu khác.

Dù ở đâu, thực hiện nhiệm vụ công tác nào tôi luôn mang theo hành trang của mình là những kỷ niệm không thể nào quên về những năm tháng học

tập ở mái trường thân yêu này. Để rồi sau 40 năm, chúng tôi lại hội tụ để ôn lại những kỷ niệm cũ và cũng là dịp gặp gỡ để tri ân các thầy cô giáo.

Hôm nay trở về ngôi trường đã gắn bó biết bao kỷ niệm, tôi thật xúc động trước cảnh sắc nay đã thay đổi nhiều. Ngôi trường ngày càng khang trang, hiện đại hơn xưa rất nhiều. Lòng tôi bồi hồi, xúc động nhớ đến các thầy cô giáo với mái đầu đã bạc vẫn ngày đêm đau đáu vì sự tiến bộ của giáo dục nước nhà, bạn bè tôi - những người nay đã thành ông thành bà, đã và đang góp sức xây dựng quê hương, đất nước.

Dấu ấn một chặng đường đã qua, sự nghiệp giáo dục của mái trường xưa đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương qua từng giai đoạn lịch sử. Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường chính là dịp để chúng tôi - những lớp học sinh đã từng ngồi trên ghế nhà trường bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo và các thế hệ học trò được gặp gỡ, giao lưu. Để rồi, sau những ngày này, thầy và trò có thêm sức mạnh, thêm nguồn động lực để cùng nhau chung sức xây dựng nhà trường tiếp tục phát triển, góp phần làm quê hương La Khê ngày càng giàu đẹp và văn minh. q

La KhêNơi tôi sinh ra và trưởng thành

@ Bs NGUYỄN QUỐC HƯNGGiám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội

(Khóa học 1975 - 1977)

39

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

37 năm chia tay với mái trường yêu dấu, tuổi học trò

không quay trở lại, thời gian gắn bó đã có biết bao kỷ niệm đẹp đẽ in dấu trong trái tim tôi. Đó là cái ngây ngô của lần đầu tiên cắp sách bước vào cổng trường cấp II, cái rụt rè trước sự nô đùa của các anh chị lớp trên trong giờ ra chơi, mặt nóng ran và xấu hổ khi thầy cô gọi trả bài nhưng chưa thuộc. Đôi lúc ngồi nhớ lại tôi thấy thật buồn cười và cũng thật xốn xang.

Khóa học của chúng tôi là khoảng thời gian mà đất nước bước vào kỷ nguyên mới, đổi mới và xây dựng ngày càng phồn vinh. Tiếp nối truyền thống gia đình, nhất là hình ảnh người cha của mình - anh bộ đội cụ Hồ, sau khi tốt nghiệp Học viện đào tạo Bác sĩ tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng, tôi được phân công công tác tại Quân đoàn 2, Bệnh viện 105, Cục Quân y làm bác sĩ. Đến năm 2010, được lãnh đạo tín nhiệm và đồng nghiệp tin yêu, tôi nhận nhiệm vụ làm Chính ủy Bệnh viện 105 và đến nay đang giữ cương vị Chính ủy Cục Hậu cần. Dù ở cương vị nào nhưng tôi vẫn không thể quên mái trường

xưa yêu dấu và thấy mình nhỏ bé, vụng về trước các thầy cô đã tôi đi những bước chập chững đầu tiên trong cuộc đời mình.

Tôi còn nhớ, khóa học của chúng tôi được cô giáo Lê Thị Minh Tâm làm công tác chủ nhiệm, cô dạy Văn - những câu thơ, ý văn cô truyền tới mỗi chúng tôi đều thật hay và sống động. Những năm tháng đó đã thắm đượm tình cảm bạn bè và thầy trò. Cuộc sống giai đoạn này còn rất nhiều khó khăn: nhiều gia đình ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, quần áo em mặc lại của anh của chị, đầu làng cuối làng đi bộ 100%, vừa đi vừa trêu đùa nhau. Mưa to thì lớp học bị dột, đôi khi nước mấp mé vào cửa lớp… nhưng không bao giờ thiếu vắng tiếng cười của thầy và trò, của bạn bè với nhau. Học sinh vẫn cứ nghịch ngợm nhiều lắm nhưng đều là trò đùa đơn giản của tuổi học trò, cũng đã trêu đùa ghép đôi nhưng chẳng bao giờ hẹn hò… cũng đã biết nói chuyện lo lắng với nhau về chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, rủ nhau đi xem diễu hành khi có lệnh tổng động viên, nhiều người nói chuyện muốn trở thành bộ đội, thế mà sau đó cũng thành

hiện thực… Sự gắn bó chân thành đó đã tạo nên tình cảm bạn bè lâu dài và lớp chúng tôi năm nào cũng gặp mặt rất vui vẻ.

Ba năm trên ghế nhà trường cấp II Văn Khê, cùng với những kiến thức văn hóa phổ thông, đây là quãng thời gian đã giúp tôi hiểu nhiều hơn giá trị đích thực của cuộc đời, triết lý sống học để làm người, học để cống hiến, phục vụ quê hương, đất nước.

Nay trở về thăm trường cũ, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường THCS Văn Khê, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với các thế hệ thầy cô giáo của nhà trường, chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Chúc tất cả các thế hệ học sinh của nhà trường - trong quá khứ, hiện tại và tương lai luôn học giỏi, tu dưỡng đạo đức tốt, là con ngoan trò giỏi, tràn đầy ước mơ lập thân, lập nghiệp, trở thành công dân gương mẫu, công dân ưu tú, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường để trường mãi là điểm sáng của ngành giáo dục Hà Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. q

NGOÂI TRÖÔØNG LAØNG TRONG TOÂI@ Đại tá NGUYỄN VĂN TƯỞNG

Chính ủy Cục Hậu cần, Tổng Cục Hậu cần(Khóa học 1977 - 1980)

Năm tháng cứ trôi hoài trôi mãi, đất trời vẫn cứ tuần hoàn theo quy luật với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Con người cũng đổi thay theo sự phát triển của xã hội, theo dòng chảy lịch sử. Ngoảnh đi ngoảnh lại mới thấy sao thời gian trôi nhanh quá vậy, mới ngày nào cắp sách đến trường, thế mà nay đã 37 năm xa trường. Tôi muốn nói đến quãng thời gian vô cùng ấn tượng và quý giá - quãng thời gian đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, yêu thương với ngôi trường THCS Văn Khê thân yêu.

40

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất La Khê. Cũng như bao bạn bè cùng

trang lứa, tại ngôi trường THCS Văn Khê tôi đã từng gắn bó, từng ghi dấu bao kỷ niệm của thời cắp sách tới trường. Thời gian ấy, thầy trò chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học. Nhưng không vì thế mà thầy trò chúng tôi nản trí, thầy tận tâm chỉ bảo rèn luyện cho chúng tôi những hành trang vững chắc để bước vào đời.

Là một cán bộ lớp với bản tính hiếu động, nên tôi được thầy cô cho tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và kỹ năng sống. Từ hoạt động thi thể thao như: chạy, bóng bàn, cầu lông, cắm hoa hay đến thi lớp trưởng giỏi, báo tường... Qua các hoạt động đó, tôi đã mạnh dạn và trưởng thành; được Đài Tiếng nói Việt Nam về phỏng vấn vì có nhiều hoạt động trong công tác Đội của nhà trường. Nhưng có lẽ nhớ nhất chính là những hoạt

động thi lao động sản xuất trên mảnh ruộng được nhà trường giao cho lớp cấy trồng; thi đua làm vệ sinh trường lớp sạch đẹp và thi biểu diễn văn nghệ. Lúc đó cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn để chuẩn bị hoạt động tập thể thì chúng tôi phải phân công nhau mang đồ dùng như: chổi, cuốc, xẻng hay quần áo, váy đi mượn của mọi người để biểu diễn văn nghệ hay diễn kịch. Vui nhất là năm lớp 8 khi chúng tôi thi cắm trại và có phần thi văn nghệ với vở kịch “Chị Dậu”. Xúng xính trong những bộ quần áo đi mượn của ông bà để đóng vai vợ chồng nhà Nghị Quế hay vào vai chị Dậu; chúng tôi đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi thầy cô vì cách diễn tự nhiên, dí dỏm và hóa trang rất ngộ nghĩnh. Nụ cười hài lòng và niềm vui của thầy cô chính là phần thưởng quý nhất đối với chúng tôi ngày đó.

Nhớ lại hình ảnh ngôi trường ngày ấy chỉ hai dãy lớp học và khu nhà hiệu bộ đều là nhà cấp 4; khuôn viên thật đơn sơ, vài luống rau, rặng cúc tần và con mương nhỏ. Cơ sở vật chất

của nhà trường còn thiếu thốn đủ bề, nhưng không vì thế mà chúng tôi quên học. Thầy cô đã truyền những kiến thức bổ ích cho chúng tôi làm hành trang trong suốt chặng đường trưởng thành. Trong mỗi bài giảng của thầy cô như một thế giới huyền diệu lôi cuốn làm chúng tôi tò mò và dần dần yêu thích từ lúc nào không hay. Không chỉ đơn thuần là việc dạy học, nhiều thầy cô sẵn sàng chia sẻ tâm tư, hướng chúng tôi bay đến ước mơ tươi đẹp; điều đặc biệt là mỗi chúng tôi đều được thầy cô truyền sự tự tin cho những bước vững chắc trên con đường mình đã lựa chọn. Dù ở cương vị nào, chúng tôi cũng không thể quên được những kí ức tuổi thơ, không quên được công ơn của thầy cô trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập trường, xin gửi tới thầy cô lòng tri ân sâu sắc lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Chúc nhà trường tiếp tục là điểm sáng của ngành giáo dục. q

@ BẠCH LIÊN HƯƠNG - Thành ủy viên Đại biểu HĐND Thành phố, Bí thư Huyện ủy

Chủ tịch HĐND huyện Mỹ Đức (Khóa học 1986 - 1989)

Văn khêNơi cội nguồn tuổi thơ tôi

Thấm thoát vậy mà đã 55 năm trôi qua kể từ khi thành lập trường THCS Văn Khê, với biết bao khó khăn, thử thách cùng sự vẻ vang đầy vinh quang trong sự nghiệp “trồng người” trên quê hương La Khê yêu dấu.

41

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Ngôi trường Văn Khê đã gắn bó biết bao kỷ niệm với

anh - nơi có biết bao điều để nhớ. Và cũng từ ấy, khi ra đi anh phải chia tay với những gì thân yêu nhất: Tình thầy trò, tình bạn, bảng đen, phấn trắng và những mộng ước ban đầu êm ả, lung linh như nắng sớm ban mai. Những tình cảm của quãng đời đi học cứ lãng đãng mãi trong anh dù đã trôi qua, đã xa, rất xa… và nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi khi một mùa hạ nữa lại về. Có lẽ những kỷ niệm về thời đi học thật đẹp biết bao “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, những trò quậy phá nghịch ngợm, những tình cảm học trò trong sáng… Đời người đẹp nhất là thời đi học, được vui vẻ, được học tập tại ngôi trường mình yêu thích là một điều rất may mắn.

Anh sinh năm 1977, so với tuổi đời, tuổi nghề thì những chiến công mà Trung tá Ngô Tuấn Đạt đã lập được trong nhiều năm qua đáng để cho cán bộ, chiến sĩ, các đồng nghiệp kính nể bởi tính quyết đoán, gan dạ và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ, thậm

chí hy sinh trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tốt nghiệp THPT, anh mang theo truyền thống hiếu học của dòng họ Ngô, luôn phấn đấu học tập thật tốt. Với tinh thần, trách nhiệm và bản lĩnh của một người chiến sĩ CAND, trong cuộc chiến với ma túy, anh luôn là một trong những người tiên phong, không ngại khó, ngại khổ, chấp nhận sự nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo vệ cuộc sống bình yên không còn bóng dáng của “cái chết trắng”. Sau những giờ căng thẳng bên công việc, những chuyến công tác dài ngày đầy gian nan, kết thúc mỗi chuyên án, anh lại trở về với gia đình, mái ấm của mình, với những hạnh phúc bình dị bên người thân, cũng là điểm tựa vững chắc giúp anh thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu với tội phạm. Với những cống hiến đó, anh vinh dự nhận Huân chương chiến công hạng Ba, 03 Huy chương chiến sĩ vẻ vang (Nhất - Nhì - Ba), 100 bằng khen, giấy khen của Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố

và các cấp ngành khác trao tặng. Anh luôn là tấm gương sáng cho lớp thế hệ học sinh trường THCS Văn Khê học tập và noi theo.

Anh xúc động tâm sự: Tuổi học trò với bao kỷ niệm đẹp. Nhớ lắm - yêu lắm thời được cắp sách tới trường. Giờ đây, khi được trở về thăm trường, những niềm vui, nỗi buồn, những kỷ niệm ngày xưa cứ ùa về mãnh liệt hơn khi được trò chuyện với những thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Bất cứ thầy cô nào cũng vui mừng khi chứng kiến học sinh của mình trưởng thành và thành đạt. Và thay mặt cho toàn thể khóa học 1988 - 1992, chúng em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các thế hệ thầy cô đã dìu dắt, nâng đỡ chúng em. Sự tận tâm, tận tụy cho sự nghiệp giáo dục của các thầy cô đã chắp cánh cho chúng em thực hiện ước mơ của mình. Xin gửi tới các thế hệ thầy cô lời tri ân sâu sắc, chúc các thầy cô mạnh khỏe và hạnh phúc; chúc nhà trường đạt nhiều thành tích, góp phần xây dựng quê hương, đem lại ngày càng nhiều nhân tài cho đất nước. q

Maùi tröôøng nôi toâi ñaõ tröôûng thaønh

Hai mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ ngày rời ghế nhà trường THCS Văn Khê để tiếp tục chặng đường phấn đấu, trong anh không lúc nào quên được cội nguồn sâu nặng nghĩa tình; là nơi đi nhớ về thương mà mỗi con người đều phải sống có trách nhiệm của mình. Người chúng tôi muốn nói đến là cựu học sinh khóa 1988 - 1992, Trung tá Ngô Tuấn Đạt - Đội Trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

@ Trung Tá NGÔ TUẤN ĐẠT Đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm

về ma túy, Công an huyện Chương Mỹ (Khóa học 1988 - 1992)

42

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Trở lại trường xưa vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, sau hơn 20

năm xa cách, tất cả đều đổi mới khang trang khiến lòng tôi tràn ngập niềm xúc động xen lẫn tự hào. Chính nơi đây đã chắp cánh cho những ước mơ thời niên thiếu để bây giờ tôi có được như ngày hôm nay. Những kỷ niệm của tuổi thơ như dần hiện về trong ký ức mỗi học trò chúng tôi.

Những năm tháng được học tập trên ghế nhà trường, tôi luôn cùng các bạn học tập chăm chỉ rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Sau khi tốt nghiệp trường trung học chuyên ban Lê Quý Đôn, tôi thi đỗ trường đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 2002, tôi làm giáo viên trường Trung cấp Thống kê Trung ương II (Biên Hòa, Đồng Nai); đến tháng 5 năm 2006, tôi làm giảng viên bộ môn Thống kê, rồi làm Phó Trưởng Bộ môn kiêm phụ trách bộ môn Thống kê trường ĐH Lao động - Xã hội. Mặc dù đã rời xa mái trường hơn 20 năm, nhưng với tôi, những hồi ức tươi đẹp tại mái trường Văn Khê thân thương vẫn không hề phai nhạt. Cùng với lớp lớp thế hệ học sinh của trường THCS Văn Khê, chúng tôi đã thực sự trưởng thành, nhiều người đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Mặc dù công việc và cuộc sống của chúng tôi khác nhau (có người làm trong các cơ quan nhà nước, có người

làm trong các doanh nghiệp hay cũng có người mở công ty riêng…) nhưng chúng tôi đều giống nhau ở một điểm: Chúng tôi tự hào là học sinh của trường THCS Văn Khê.

Tôi còn nhớ, hình ảnh các anh chị khóa trước vỗ tay chào đón chúng tôi ở sân trường hòa cùng tiếng trống Đội khi chúng tôi bắt đầu đi từ cổng trường vào trong ngày lễ khai giảng năm lớp 6. Khi đó, những đứa trẻ như chúng tôi vừa cảm thấy ngại ngùng, bỡ ngỡ vừa tự hào khi được học ở ngôi trường thân yêu mà biết bao thế hệ anh, chị của mình đã từng học. Cô Trịnh Thị Phương Mai là giáo viên chủ nhiệm, người đã dìu dắt, theo sát, động viên chúng tôi khi lớp có những thay đổi về giáo viên chủ nhiệm ở những năm học tiếp đó. Lên lớp 7A, 8A, 9A chúng tôi được các thầy, cô giáo chủ nhiệm ân cần chỉ bảo, mỗi thầy cô đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong mỗi chúng tôi thời đó. Cô Bạch Ngọc Lan - giáo viên chủ nhiệm lớp 7A có dáng người nhỏ nhắn, xinh xinh. Cô thường đi xe đạp mini Nhật (thời bấy giờ xe đạp mini Nhật rất hiếm và đắt), cô dạy môn Toán rất vui tính, nhiệt tình và tâm huyết với học sinh. Lên lớp 8A, cô Nguyễn Thị Xuân Thanh là giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi. Cô dạy Toán rất nghiêm khắc nhưng vui tính sau mỗi giờ học. Cô Trần Thị Thu Hảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A của chúng tôi. Cô là giáo viên dạy Văn. Cô có chất giọng rất truyền

cảm. Cô đã truyền cảm hứng cho chúng tôi thông qua những câu thơ, ý văn mà đến giờ chúng tôi vẫn chưa thể nào quên. Sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng tôi không nhắc đến cô giáo dạy môn Toán cho chúng tôi năm lớp 9A - cô Dương Thị Diệp. Tuy không phải là giáo viên chủ nhiệm nhưng cô rất quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Cho đến bây giờ, mỗi khi họp lớp hoặc gặp nhau chuyện trò, chúng tôi vẫn nhắc đến cô với những tình cảm chân thành nhất. Có thể nói, những năm tháng được học dưới mái trường Văn Khê là quãng thời gian cho chúng tôi nhiều kỷ niệm nhất về tình cảm chân thành của thầy và trò, bạn bè. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn không quên và luôn nhớ về công ơn dạy dỗ, sự chỉ bảo tận tình và đầy tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo, người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời.

Thăm lại trường xưa vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (1962 - 2017) là thời điểm hết sức có ý nghĩa đối với cá nhân tôi. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thầy và trò nhà trường đã lao động, học tập hết mình vì sự nghiệp trồng người cao cả. Chúng tôi rất tự hào khi đã được giáo dục, đào tạo tại ngôi trường thân yêu này! Bởi vậy, “Trường THCS Văn Khê” - cái tên thân thương ấy sẽ luôn ở mãi trong tim của tất cả chúng tôi! Quá khứ luôn là điểm tựa để tương lai vững bước. q

@ TS. NGÔ ANH CƯỜNG - Phó Trưởng Bộ môn kiêm phụ trách bộ môn Thống kê trường ĐH Lao động - Xã hội

(Khóa học 1991 - 1995)

Ngôi trường của những ước mơ

Trong cuộc đời của mỗi người có không biết bao nhiêu chuyện vui, buồn. Có những chuyện mà mỗi khi nhớ đến khiến lòng ta bùi ngùi, xúc động xen lẫn lòng khâm phục, tự hào và biết ơn sâu sắc. Với tôi, hình ảnh về mái trường THCS Văn Khê - nơi nuôi dưỡng những ước mơ để tôi khôn lớn và trưởng thành, đã để lại trong tôi những kí ức, những kỷ niệm đẹp chẳng thể mờ phai.

43

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Một sáng đầu xuân tràn đầy ý nghĩa, “khởi đầu” một năm mới, tôi được

cô Thúy Hà – người khơi nguồn cảm hứng và tình yêu môn Tiếng Anh gọi điện mời về dự lễ 55 năm ngày thành lập trường THCS Văn Khê. Mái trường thân yêu tôi đã gắn bó suốt 4 năm qua.

Trong 4 năm học ở trường, năm nào tôi cũng là học sinh giỏi toàn diện, tham gia thi HSG Tiếng Anh các cấp tôi đều đạt giải, đặc biệt vào năm lớp 9, tôi đạt giải Quốc gia. Có được thành quả đó chính là nhờ cô Thúy Hà, người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, (cô giáo dạy giỏi nhiều năm liên tục và có bề dày kinh nghiệm luyện đội thi học sinh giỏi các cấp). Vui, hạnh phúc, tự hào lắm, tôi muốn ôm chặt cô. Tôi quên làm sao được những ngày tháng cô trò ôn luyện miệt mài quên cả thời gian, gấp rút chuẩn bị cho những kì thi quan trọng, sự tận tâm của cô dành cho học trò như người mẹ hiền ân cần nâng đỡ chúng con bay cao, bay xa hơn trên chặng đường đời. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, ngày mai tôi sẽ thành đạt trên con đường tương lai

của mình, hình ảnh cô mãi là “hành trang” theo bước chân tôi. Như bao người khác tôi cũng chỉ là một cựu học sinh nhỏ bé của nhà trường với bề dày lịch sử 55 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành. Có được kết quả như ngày hôm nay, trong đó có một phần quan trọng được ngồi học dưới mái trường, được sự tận tâm, tận lực của các thầy cô. Trong ngày vui trở về trường, tôi muốn gửi tới cô thầy tình cảm biết ơn sâu sắc nhất, Mong rằng mái trường THCS Văn Khê với bề dày 55 năm truyền thống dạy tốt học tốt, sẽ trở thành cái nôi cho biết bao cánh chim bay cao bay xa hơn nữa trong tương lai.

Tục ngữ có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”; “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của một dân tộc hiếu học, là lời muốn nhắn gửi tới các em học sinh thế hệ sau nhớ công ơn của thầy cô, hãy học tốt, tu dưỡng đạo đức tốt trở thành con ngoan trò giỏi, noi gương những thế hệ học sinh thành đạt của Trường THCS Văn Khê, làm rạng danh mảnh đất La Khê anh hùng. q

@ NGUYỄN THÙY DƯƠNGTrường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)

(Khóa học 2012 - 2016)

Thắm mãi t ình thầy cô TRẦN THU HẢO(Nguyên giáo viên)

Tạm biệt mái trườngthân yêu

Tôi bâng khuâng đứng giữa sân trườngNgắm hàng phượng vĩ dạ vấn vươngÔi! Thân thương quá ngôi trường nhỏNay phải xa rồi bao nhớ thương

Mấy chục năm trời tôi gắn bóBảng đen, phấn trắng, tiếng trống trườngNgây thơ ríu rít đàn em nhỏBao nụ cười, đẹp ánh dương

Tôi chọn sông quê cắm con đòMột đời cần mẫn chẳng đắn đoBao lớp học trò, chim tung cánhTôi vẫn bên sông với con đò

Tạm biệt trường, tôi trở về xóm nhỏGắn bó tháng ngày với quê hươngMong sao giữ mãi lòng trong sángVới tâm hồn lộng gió quê hương.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hà và học sinh Nguyễn Thùy Dương tạiKỳ thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp toàn quốc

CHÂN DUNG CỰU HỌC SINH TIÊU BIỂU QUA CÁC KHÓA HỌC

NGUYỄN THẾ HOÀNG Chủ tịch UB.MTTQ

phường La Khê (1984 - 1987)

Ths NGUYỄN HỮU TOÀNĐBQH khóa XIV

Phó CN Uỷ ban Tài chính ngân sách QH (1978 - 1981)

ĐỖ ĐỨC PHƯƠNGQuận ủy viên

TP Tư pháp Q. Hà Đông (1982 - 1985)

NGUYỄN DUY HIẾN QUV, Bí thư Đảng ủy,

CT. HĐND phường La Khê (1971 - 1974)

TẠ MẠNH HÙNGPhó Chủ nhiệm

UBKT quận Hà Đông (1977 - 1980)

NGUYỄN THANH HUYỀN Phó Chủ tịch HĐND

phường La Khê (2000 - 2004)

NGUYỄN HỮU HIỂN Chủ tịch UBND phường La Khê(1994 - 1998)

NGUYỄN TRUNG ĐÔPhó Chủ tịch UBND

phường La Khê (1998 - 2002)

BẠCH LIÊN HƯƠNGTUV, Bí thư Huyện ủy,

Chủ tịch HĐND huyện Mỹ Đức(1986 - 1989)

ĐẶNG ĐÌNH CÔNG Phó Chủ tịch UBND

phường Phú La (1990 - 1994)

LĨNH VỰC CÔNG TÁC ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN THỂ

LĨNH VỰC VŨ TRANG NHÂN DÂN

Đại tá NGUYỄN TRẦN LUYẾNTP Bảo vệ Chính trị CAHN

(1968 - 1971)

Đại tá VŨ VĂN HẢIPhó Cục Trưởng Cục X13 Bộ Công an (1969 - 1972)

Thiếu tướng LÊ ĐÌNH LUYỆN Cục Trưởng Cục Chính trị

TCAN (1965 - 1968)

Đại tá ĐỖ XUÂN HIỆNTP GDQP BQP (1962 - 1965)

Thiếu tướng Ts NGUYỄN HỌC TỪNguyên Chính ủy viên ĐH VHNT

(1969 - 1972)

Đại tá PGS Ts Bs TRẦN VĂN TUẤN

HVQY (1975 - 1979)

Đại tá NGUYỄN DUY XUẤT Phó Cục trưởng Cục chính sách

BCA (1971-1974)

Thượng tá VŨ VĂN LÂMPhó Tổng Cục 4 BCA

(1970 - 1973)

CHÂN DUNG CỰU HỌC SINH TIÊU BIỂU QUA CÁC KHÓA HỌC

CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Trung tá NGÔ TUẤN ĐẠT

CA huyện Chương Mỹ (1977 - 1980)

Đại tá Ths TRẦN TRUNG HIẾU

Phó Trưởng P. CB BTL QC PK-KQ (1979 - 1982)

Trung tá NGUYỄN HỌC HÙNG

Trưởng Dàn Quân nhạc 2 Đoàn NLQĐ (1979 - 1982)

Ts BẠCH QUỐC KHANGBộ NN và PTNT (1965 - 1968)

Ths NGUYỄN THỊ THU HÒAViện KHGD Việt Nam

(1970 - 1973)

Ths BẠCH QUỐC NINHNguyên PGĐ Sở VHTTDL

HN (1963 - 1966)

ĐỖ THỊ HỒNG VÂNTP Thanh tra KBNN

Hà Tây (1962 - 1965)

NGUYỄN HỮU THUẬNNguyên GĐ Điều hành bay

(1962 - 1965)

Đại tá TRẦN ANH TUẤNUV BTV HU H. Tân Lạc HB

(1976 - 1979)

Thượng tá ĐẶNG ANH TUẤNBộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô

(1976 - 1979)

Đại tá NGUYỄN ĐỨC THUẬNCT Viễn thông QĐVN

(1977 - 1980)

Đại tá Ths NGUYỄN VIỆT HẢIKhoa Quân sự, Chủ nhiệm Bộ môn Chỉ huy Tham mưu (1976 - 1979)

TRỊNH VĂN KỲHT trường TH Phú Lãm

(1974 - 1977)

Bs NGUYỄN QUỐC HƯNGGĐ BV Da liễu Hà Nội

(1974 - 1977)

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNGTP Kế toán nội bộ

(1974 - 1977)

Ks NGÔ DUY CHÍNHGiám đốc Chi nhánh Ngân hàng TM ĐTPT

Thăng Long (1974 - 1977)

NGUYỄN QUỐC HÙNGHiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (1971 - 1974)

Đại tá Ths NGUYỄN TRẦN TUẤNPhó khoa KHCB HVHC

(1978 - 1981)

Đại tá NGUYỄN VĂN TƯỞNGChính ủy CHC, TCHC

(1977 - 1980)

46

CHÂN DUNG CỰU HỌC SINH TIÊU BIỂU QUA CÁC KHÓA HỌC

NGÔ THI XUYÊNHT THCS Văn Yên, HĐ

(1975 - 1978)

Ths NGÔ DUY CHÍNHGĐCN NHTM ĐT&PT

Thăng Long (1974 - 1977)

NGÔ DUY TRUNGTGĐ Công ty CP ĐT&XD HUD 10

(1976 - 1979)

NGUYỄN THỊ HƯƠNGTrưởng phòng NH ĐT&PT

VN (1974 - 1977)

TRẦN QUỐC DUYViện QHXD Hà Nội

(1991 - 1995)

Ts NGUYỄN THỊ THANH MAIGĐ TT LKĐT và Bồi dưỡng

(1990 - 1994)

Ts NGÔ ANH CƯỜNGĐH Lao động Xã hội

(1991 - 1995)

Ts NGUYỄN THANH GIANG Học viện CTQG HCM

(1988 - 1992)

Ts NGUYỄN VĂN HOANCN KT TP và MT tại Pháp

(1988 - 1992)

NGUYỄN XUÂN PHÚCT.HĐQT CT CP tập đoàn Sunhouse (1983 - 1986)

Ths LẠI VIỆT ĐÔNGViện Trưởng VKSND Q. HĐ

(1983 - 1986)

ĐỖ TUẤN DŨNGCục Trưởng Cục Quản trị

VP Chính phủ (1976 - 1980)

Ths BÙI ĐÔNG PHƯƠNGPGĐ CT Kỹ thuật Máy bay

(1983 - 1984)

Ths BÙI NGÔ VIỆT CƯỜNGPGĐ CT CP ĐTPT nhà HDU2

(1987 - 1990)

BÙI NGÔ VIỆT DŨNG Phó TGĐ CTCPXD và QL

Dự án (1987 - 1990)

NGUYỄN ANH MINH PTP QLXL vi phạm HC

(1988 - 1992)

Bs CKI LÊ HUY HIẾUPhó Trưởng Khoa CĐHA BV ĐKHĐ (1988 - 1992)

Ths NGUYỄN DUY TẤNPGĐ TTTK CT và TN

Bộ KH&CN (1988 - 1992)

47

HỌC SINH ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TRONG HỌC TẬP

BÙI THẢO VÂN Giải Nhì Festival

cấp Quận

NGUYỄN THỊ NHƯ PHƯƠNG Giải Nhì Olympic

Tiếng Anh cấp Quận

NGUYỄN THÙY DƯƠNGGiải Nhì môn Tiếng Anh

cấp Quận

NGUYỄN ĐOÀN MINH NGỌCGiải Nhì Ngữ văn cấp Quận và điểm thi vào 10 đạt 56,5

ĐỖ ANH QUYỀNGiải Nhì IOE cấp Quận

NGUYỄN TUẤN MINHGiải Ba môn Toán cấp TP

PHÙNG HÀ TRANGGiải Ba môn Sinh cấp TP

NGUYỄN THÙY DƯƠNGGiải Nhì IOE cấp TP

giải KK cấp Quốc gia

CÁP HÀ MINH ANHGiải Nhì cấp Quốc gia

NGUYỄN LAN NGỌCGiải Nhì môn Tiếng Anh

cấp TP

BẠCH THU TRANGGiải Nhất IOE, Nhì

Tiếng Anh cấp Quận

TRẦN THỊ VÂN ANHGiải Nhất IOE cấp Quận

NGUYỄN QUỲNH TRANGGiải Nhất môn Sinh

cấp Quận

NGUYỄN THỊ LAN ANHGiải Nhất

Chạy 100m - 200m

NGUYỄN THANH TÂM Giải Ba môn Tiếng Anh

cấp Quận

MAI TRẦN MINH HIỀN Giải KK Violympic

cấp Quận môn Toán

NGUYỄN PHƯƠNG ANHGiải Nhì môn Sinh học

cấp Quận

NGUYỄN THỊ NGUYỆTGiải Nhì môn Hóa học

cấp Quận

48

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Khúc ca trường Văn Khê

49

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

CẢM XÚC CỦA HỌC SINH DƯỚI MÁI TRƯỜNG VĂN KHÊTôi còn nhớ, ngày đầu tiên bước vào cổng trường THCS Văn Khê, lòng

tôi dâng lên một cảm giác khó tả. Tôi thấy ngôi trường thân quen lạ thường chứ không có chút cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Còn sau khi đã trải qua gần 3 năm học tập tại ngôi trường này thì nơi đây dường như là một ngôi nhà “đúng nghĩa”. Hàng ngày đến trường như một thói quen không thể xóa bỏ, nếu hôm nào nghỉ học thì tôi sẽ nhớ nơi này lắm, có cảm giác như mình không được về nhà vậy! Ôi! Yêu trường Văn Khê biết bao! Tôi quên sao được những lúc thầy cô giảng bài, những lúc tôi không hiểu bài thì thầy cô tận tâm chỉ bảo; quên sao được giọng nói trầm ấm của cô thầy; có những đêm thầy cô miệt

mài bên trang giáo án vì những học sinh thân yêu; quên sao được những lúc thầy cô phải lo lắng; quên sao được những khi chúng tôi nghịch, làm họ buồn phiền... Những điều ấy sao có thể nói hết được trong một câu và một đoạn văn ngắn. Nhưng dù có đi đâu xa thì tôi vẫn luôn nhớ về nơi đây - nơi đã chắp cánh những ước mơ, để chúng có thể bay xa hơn, cao hơn; nơi in dấu những kỉ niệm khó quên, nơi lưu giữ tuổi thơ tôi.

NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN (Lớp 8A3)

“Năm đầu tiên bước vào trường THCS Văn Khê - ngôi trường với bề dày truyền thống, chúng em - những cô cậu học sinh lớp 6 cảm thấy vô cùng tự hào nhưng cũng đầy bỡ ngỡ. Những nội quy nghiêm khắc của trường, những kỳ thi khắt khe thật đáng lo ngại… Nhưng thay vào đó, chúng em được học tập trong một ngôi trường đầy đủ vật chất, tiện nghi, với các thầy cô giáo nhiệt tình, tâm huyết, luôn tận tình chỉ bảo giúp đỡ chúng em. Trong thời khắc kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, chúng em thật tự hào khi được chứng kiến sự kiện lớn này, được chung vui cùng với thầy cô và bạn bè. Chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng là học sinh của mái trường Văn Khê yêu dấu”.

TRẦN THỊ HẢI YẾN (Lớp 6A3)

“Trường THCS Văn Khê vốn đã là cái tên rất quen thuộc và gần gũi với nhiều người, vì nơi đây đã có bề dày lịch sử gắn bó với sự đổi mới và phát triển của miền quê hiếu học. Theo thời gian, trường đã dần phát triển và ngày càng trở nên khang trang. Với phương châm tạo cho học sinh một môi trường học tập an toàn, đầy sáng tạo và có tính kỷ luật, nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập và rèn luyện theo hướng hiện đại và thiết thực. Trường THCS Văn Khê đã có rất nhiều đổi mới và phát triển qua từng thế hệ, đã có rất nhiều học sinh theo học và trưởng thành từ ngôi trường này. Hiện tại và trong tương lai, ngôi trường vẫn sẽ mãi như một cánh

cửa diệu kỳ, tiếp tục phát triển, tiếp tục trở thành nơi học tập và rèn luyện của nhiều thế hệ học sinh Văn Khê”.

TRẦN THỊ YẾN NHI (Lớp 7A1)

50

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

Thời gian, vô tình trôi như một cơn gió, ngoảnh lại, tôi đã học lớp 8 rồi. Chỉ còn một năm nữa phải ra trường… liệu khi ấy bạn còn nhớ tôi không, mái trường thân thương của tôi? Thầy cô ơi sẽ không quên em chứ? Nhớ ngày nào còn là một cô bé, chập chững bước từng bước vào trường với bao cảm xúc lạ… gần 3 năm trôi qua, tôi đã để lại đó một phần kí ức lúc nào chẳng biết. Và trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi, nơi cũng có thật nhiều bố mẹ dịu hiền và các anh chị em tốt. Cứ như thế, mỗi ngày trôi qua, trái tim tôi lại có thêm một kỉ niệm gắn liền mạch với mái trường mến thương. Những kỉ niệm ấy nếu kể ra sẽ rất dài… Dài lắm! Văn Khê thương yêu của tôi, nếu một mai trong dòng người đông đúc, bạn có thể nhận ra tôi không? Còn tôi, sẽ đặt kí ức đẹp đẽ này sâu trong tim, để mãi nhớ người bạn ấu thơ của tôi… Nhớ thật nhiều, những người cha người mẹ thứ hai của tôi và còn cả lũ bạn thân nghịch ngợm nữa!

KHÁNH LINH (Lớp 8)

Lớp 9 - năm cuối cấp, chuân bị ôn thi vào lớp 10 THPT, gia đình 9A1 chúng tôi được học hai cô giáo mới là cô Nguyệt và cô Câm. Trong khi cô giáo Nguyệt chủ nhiệm lớp đảm nhận vai trò giáo viên dạy bộ môn Toán luôn sử dụng thơ văn trong các bài giảng như các giáo viên dạy Văn thì cô Câm lại ngược lại. Tính cách, phong thái, các giảng dạy của cô lại hoàn toàn phù hợp với một giáo viên dạy Toán. Chính điều này đã tạo nên một sức hút rất riêng biệt mà có lẽ dù mai này có đi xa tôi cũng sẽ không bao giờ có thể quên được. Vậy là chỉ còn hơn 3 tháng nữa thôi, chúng tôi sẽ phải xa mái trường THCS Văn Khê yêu dấu, xa cô, xa bè bạn nhưng tất cả những kỉ niệm tuyệt

vời, tình cảm gắn bó nơi đây sẽ luôn theo sát và chắp cho đôi cánh ước mơ của mỗi học sinh chúng tôi thêm bay cao bay xa. Có nhiều lúc chúng con chưa ngoan làm các cô buồn phiền, nay chỉ biết cúi đầu xin lỗi, mong cô tha thứ. Chúng con mong răng các cô sẽ luôn khỏe mạnh, lửa nghề sẽ mãi rực cháy trong tim. Hai cô mãi là người lái đò kính yêu mà chúng con luôn ghi nhớ.

NGUYỄN LAN PHƯƠNG (Lớp 9A1)

Thấm thoát đã bốn năm học trôi qua, bốn năm tôi được khoác trên mình chiếc áo đồng phục của ngôi trường mang tên THCS Văn Khê. Bốn năm không thực sự dài nhưng đó là những ngày tháng đẹp nhất, vô tư nhất, hồn nhiên nhất và rộng mở nhất mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên. Cảm xúc trong tôi bây giờ là sự tiếc nuối, có chút buồn nhưng cũng là niềm tự hào, sự lưu luyến. Những kỉ niệm về thầy cô, bạn bè dưới ngôi nhà THCS Văn Khê này chúng em sẽ luôn luôn ghi nhớ mãi, không bao giờ quên những người cha, người mẹ thứ hai đã luôn bên cạnh chúng em, dìu dắt, động viên để chúng em được như ngày hôm nay. Công lao như trời biển của thầy cô

chúng em sẽ mãi khắc ghi làm động lực cho mỗi lần vấp ngã trên bước đường đời mai sau.

NGUYỄN TUẤN THỊNH (Lớp 9A1)

51

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

DANH SÁCH LIỆT SĨ LÀ HỌC SINH CỦA TRƯỜNG STT Họ và tên Năm sinh Quê quán Ngày nhập ngũ Ngày hi sinh

1 Nguyễn Văn Tý 1948 La Khê - Văn Khê 01.1963 20.12.19662 Nguyễn Công Thắng 1949 La Khê - Văn Khê 12.1966 01.01.19683 Nguyễn Ngọc Sâm 1948 La Khê - Văn Khê 07.1967 17.03.19684 Nguyễn Hữu Đông 1950 La Khê - Văn Khê 03 . 1967 30.03.19685 Tạ Văn Bẹ 1948 La Khê - Văn Khê 04 . 1966 05.04.19686 Đào Công Tác 1949 Văn Phú - Văn Khê 04.1967 27.04.19687 Trần Thanh Hải 1948 La Khê - Văn Khê 13.08.1967 20.05.19688 Nguyễn Văn Định 1949 Văn Phú - Văn Khê 04 .1967 30.05.19689 Đỗ Văn Thuyên 1950 Văn La - Văn Khê 02.1968 30.09.1968

10 Trần Văn Đoài 1951 Văn La - Văn Khê 02 .1968 17.12.196811 Vũ Văn Dị 1950 Văn Phú - Văn Khê 04 .1968 15.01.196912 Tạ Văn Bòn 1950 La Khê - Văn Khê 12 .1967 01.02.196913 Đỗ Quang Hoa 1949 Văn La - Văn Khê 12.1967 17.05.196914 Bạch Ngọc Ngữ 1948 La Khê - Văn Khê 22.02.1968 10.09.196915 Nguyễn Văn Ứng 1949 Văn La - Văn Khê 07.1967 30.04.197016 Đào Công Bản 1951 Văn Phú - Văn Khê 06 .1968 24.03.197117 Nguyễn Tiến Liêm 1950 La Khê - Văn Khê 1970 18.05.197118 Nguyễn Duy Định 1950 La Khê - Văn Khê 20.02.1968 30.11.197119 Đỗ Văn Hải 1950 Văn Phú - Văn Khê 22.02.1968 05.02.197220 Bạch Huy Quang 1950 La Khê - Văn Khê 02.1968 15.03.197221 Nguyễn Văn Kế 1953 La Khê - Văn Khê 09.1971 25.03.197222 Đỗ Văn Pháp 1948 Văn Phú - Văn Khê 01.1967 24.04.197223 Nguyễn Trần Phúc 1954 La Khê - Văn Khê 01.1972 25.08.197224 Phạm Minh Đức 1954 La Khê - Văn Khê 02.01.1972 28.08.197225 Nguyễn Văn Tỵ 1953 Văn La - Văn Khê 04 .01970 23.01.197326 Đặng Ngọc Doanh 1954 Văn Phú - Văn Khê 02.01.1972 12.07.197327 Nguyễn Sỹ Thịnh 1953 La Khê - Văn Khê 12.1972 04.12.197328 Đào Công Ngấn 1948 Văn Phú - Văn Khê 07.1967 28.04.197429 Đỗ Xuân Ao 1954 Văn La - Văn Khê 04 .1972 20.07.197430 Nguyễn Mạnh Tấn 1954 La Khê - Văn Khê 06.1972 31.07.197431 Ngô Thúc Chiến 1955 Văn La - Văn Khê 04 .1972 13.01.197532 Nguyễn Mạnh Tạ 1955 La Khê - Văn Khê 09.1973 21.03.197533 Nguyễn Trần Hân 1955 La Khê - Văn Khê 07.01.197834 Nguyễn Văn Kỉ 1960 Văn La - Văn Khê 08.1976 05.04.197835 Nguyễn Gia Bảy 1955 La Khê - Văn Khê 10.1974 01.05.197836 Nguyễn Văn Chự 1955 Văn Phú - Văn Khê 10.1974 17.07.197837 Nguyễn Hữu Giang 1958 La Khê - Văn Khê 10.1974 15.02.198038 Nguyễn Trung Sơn 1955 La Khê - Văn Khê 04.1974 10.07.198639 Ngô Mạnh Quân 1966 Văn La - Văn Khê 05.1984 03.09.1994

52

Các đại biểu đến dự và truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên - thanh niên

Đ/c Trần Thị Loan - Phó Hiệu trưởng nhà trường trao thưởng cho các em tham gia Hưởng ứng ngày PL Nhà nước CHXHCN VN

Hội thi trang trí mâm cỗ Trung thu (2016 - 2017)Hội thi Nghi thức Đội cấp quận Hà Đông được tổ chức tại trường

Tham gia Hội thi English Festival do Phòng GD&ĐT quận tổ chức đạt giải Nhất (2016 - 2017)

Nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/2016)

Màn Dân vũ của học sinh nhà trường tại Đại hội TDTT phường La Khê

Ts Nguyễn Lê Minh - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban CTQG đến nói chuyện chuyên đề: “Sách làm thay đổi cuộc đời tôi”

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

53

Học sinh trong buổi nói chuyện Truyền thông chăm sóc sinh sản

Tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Vui xuân gói bánh - Trao tặng yêu thươngHoạt động ngoại khóa của học sinh tại nhà lưu niệm Bác Hồ (thôn Văn Phú)

Đại diện các lớp ký cam kết thực hiện ATGT, phòng chống cháy nổ, ma túy và dịch bệnh

Đại diện Hội Cha mẹ học sinh nhà trường trao quà cho các học sinh có thành tích cao trong học tập

Nhà trường tổ chức Noel (2016)Học sinh tham gia Hưởng ứng ngày Pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

54

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

với những di tích lịch sử

CHÙA NGÒI – CHÙA PHÚC KHÊ

Chùa Ngòi nằm phía sau làng La Khê, cạnh bên dòng sông nhỏ. Chùa mang tên “Phúc Khê Tự” nghĩa là “Nguồn hạnh phúc nơi cửa phật”. Tương truyền, ngôi chùa được “Linh Cảm hội” của bà Nhiếp chính Ỷ Lan - thời Lý xây dựng vào đầu thế kỷ XI vào khoảng giữa năm 1060 - 1067. Chùa được trùng tu vào cuối thế kỷ XVII. Với nghệ thuật kiến trúc hài hòa cùng phong cảnh ngoặn mục, được nhiều nhà địa lý xưa ca ngợi đây là mảnh đất “Tụ khí dưỡng thanh long” tức là “Rồng xanh được nuôi dưỡng bởi khí thiêng”.

Chùa còn tấm bia mang niên đại Chính Hòa và Vĩnh Thọ. Trong chùa còn nhiều tượng quý từ thế kỷ XVII. Bộ tượng A Di Đà ba tư thế nguyên một khối đá, bộ tượng Bồ Tát đứng rất hiếm trong số các tượng Phật ở Việt Nam.

Trong khuôn viên Chùa còn có đền thờ Dũng Quận công Trần Chân - Võ tướng thời Lê người làng

La Khê. Chùa được xếp hạng di tích văn hóa năm 1988.

CHÙA DIÊN KHÁNH

Chùa La Khê có tên chữ là Diên Khánh tự nghĩa là “Phúc lộc lâu dài”, Chùa được xây dựng từ thời Lý được trùng tu năm Thiệu Trị thứ 5 - 1845. Chùa còn lưu giữ nhiều đi sản văn hóa quí hiếm của dân tộc như: Cụm văn bia từ đời Lê, chuông đồng đúc từ thời Cảnh Thịnh thứ hai, trên mặt chuông có khắc bài minh nổi tiếng “Tiếng ngân vang rền, rửa sạch trần tâm, bỏ trừ tục chướng...” của Tiến sĩ Ngô Trọng Khuê; nhiều tượng Phật quý hiếm có niên đại rải rác từ đời Trần và đời Lê Sơ cho đến đầu thế kỷ XX; nhiều pho tượng bằng gỗ có niên đại từ thời Mạc

trải dài đến đầu thế kỷ XX. Chùa Diên Khánh không chỉ là cảnh thiền tráng lệ mà còn là cơ sở kháng chiến năm xưa. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa năm 1989.

ĐÌNH LA KHÊ

Di tích lịch sử với những truyền thuyết hào hùng, nơi phụng thờ Thiên tướng Hắc Diện Đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Đình La Khê có từ lâu đời vào các triều đại Lý, Trần, Lê... khi đất nước xảy ra biến cố thiên tai, giặc giã, các vương triều, tướng lĩnh về Đình La Khê để cầu nguyện và trợ giúp. Theo dòng chảy của lịch sử Đình La Khê được nhiều lần tu bổ lớn, đã có nhiều sự thay đổi. Hiện tại, Đình La Khê lưu giữ khá nhiều di vật quý, trong đó nhiều di vật

La Khê thuộc làng Việt cổ - đất dệt The truyền thống, là miền quê hiếu học,đất khoa bảng nổi tiếng, còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa truyền thống lâu đời. Là một trong tứ quý danh hương: “Mỗ - La - Canh - Cót”, còn giữ được nhiều di tích văn hóa độc đáo.

@ NGUYỄN THẾ HOÀNG Trưởng Ban Quản lý Di tích

LaKhê

Quang cảnh Chùa Phúc Khê

55

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ - DẤU ẤN HƠN NỬA THẾ KỶ TRỒNG NGƯỜI

có giá trị được tạo tác công phu, tỉ mỉ như: Hương án, kiều, hoành phi, câu đối, long ngai bài vị. Trong Đình (Tòa Hậu cung) có hai cỗ long ngai, bài vị của Đức Ông và Đức Bà. Tòa Trung cung có một tấm bia thờ 10 vị Tổ sư nghề dệt the. Từ thời Lê đến thời Nguyễn, các triều vua đã có 28 đạo sắc phong hai vị Thành hoàng làng là “Thượng đẳng phúc thần”. Đình La Khê được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 1989.

ĐỨC THÁNH BÀ

Đức Thánh Bà - Trần Thị Hiền là con vị đại thần triều Lê (Dũng Quận công Trần Chân). Bà sinh năm 1511, được trời phú cho tư chất thông minh, lại nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người. Năm 1527, đời Mạc Thái Tổ, nhà vua chọn Bà làm Phi tử cho Thái tử Mạc Đăng Doanh. Năm 1530, Thái tử lên nối ngôi, Bà được phong làm Đệ nhị cung. Bà hay giúp dân biết làm ăn, mở mang nghề dệt... Nhớ ơn công đức của Bà, nhân dân La Khê đã lập đền thờ Bà để hương khói, thờ phụng, đền thờ gồm: Chính điện thờ ĐứcThánh Bà, Hữu điện thờ Đệ Nhất Công chúa, Tả điện thờ Đệ Nhị Công chúa... Cứ vào ngày 16 tháng 11 (âm lịch) hàng năm, dân làng La Khê tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Bà để tưởng nhớ công đức của Bà với quê hương La Khê.

LA KHÊ NHỮNG SẮC MÀU VĂN HÓA

Ở mỗi miền quê trên đất nước có một phong tục tập quán riêng biệt, để tạo nên sự phong phú đa dạng về nền văn hóa dân tộc. La Khê vẫn còn lưu giữ nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đó là lễ hội truyền thống của quê hương. Lễ

hội làng La Khê được tổ chức từ 14 đến 16 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm được tổ chức tại khu di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa - Bia bà La Khê và theo truyền thống của quê hương, cứ 5 năm tổ chức Đại đám (Rước Thánh theo nghi thức cổ truyền).

Lễ hội truyền thống La Khê gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ là nghi thức dâng lễ của các tổ dân phố (khi xưa là của bốn thôn La Khê Đông, La Khê Tây, La Khê Nam, La Khê Bắc). Nghi thức Tế, lễ được bắt đầu từ ngày 14 tháng Giêng là ngày Tế nhập tịch, ngày 15 tháng Giêng (chính hội) Tế dâng hương, ngày 16 tháng Giêng Tế mãn tịch Lễ hội.

Trong phần Hội: Tổ chức các bộ môn truyền thống như: Biểu diễn Lân - Sư - Rồng, biểu diễn võ thuật, cờ tướng, chọi gà, hát chèo cửa Đình, du thuyền hát quan họ tại giếng Đình và các hoạt động vui chơi, thể thao như: Giải Bóng đá, bóng bàn, Cầu lông... Lễ hội truyền thống làng La Khê được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức cổ truyền, là nơi hội tụ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương nhằm đạt tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó thực hiện tốt chủ chương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương La Khê ngày càng phát triển giàu mạnh. q

Đình La Khê - Di tích lịch sử văn hóa

Toàn cảnh khu Di tích Đình Chùa Bia Bà (La Khê)

MỤC LỤC

Chịu trách nhiệm nội dungTẠ THỊ THÚY

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường

Ban biên tập

TRẦN THỊ LOANPhó Hiệu trưởng nhà trường

NGUYỄN THỊ THÚY VÂNChủ tịch Công đoàn

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

NGUYỄN THỊ ĐOAN

NGUYỄN THỊ XUÂN THANH

NGUYỄN THỊ HÀ NGUYỆT

NGUYỄN THỊ THÚY HÀ

ĐỖ THỊ THANH TÚ

Thiết kế mỹ thuật

MINH ANH

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

CÔNG TY CP VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG TUỆ MINHTUE MINH CULTURAL AND COMMUNICATION JSC

Số 5/A6, ngõ 8, Đường Quang Trung, Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội

* Điện thoại: 0463.281.808* Mobile: 0912.472.094 * Website: tueminh.net

Email: [email protected]

zz Lời nói đầu 1zz Thư chúc mừng 2zz Vinh dự và tự hào 3zz Vinh dự với truyền thống hiếu học trên quê hương La Khê 4zz Giáo dục La Khê chất lượng thực - hiệu quả cao 5zz Chân dung lãnh đạo xã, phường qua các thời kỳ 6zz Hơn nửa thế kỷ với sự nghiệp trồng người 8zz Chân dung Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng qua các

thời kỳ 13zz Xứng đáng với vai trò lãnh đạo trong nhà trường 16zz Nơi gửi gắm những niềm tin 18zz Công dân của làng 19zz Trưởng thành từ các phong trào 20zz Tổ Khoa học Xã hội - Tâm huyết qua từng bài giảng 22zz Tổ Khoa học Tự nhiên - Vượt khó tự tin vững bước 23zz Tổ Văn phòng - Sát cánh cùng sự phát triển của nhà trường 24zz Chân dung giáo viên đạt giải trong các kì thi GVG các cấp 25zz Ngôi trường của niềm tin yêu 26zz Niềm tự hào với lớp người kế nhiệm 27zz Văn Khê - Nơi gắn bó cả cuộc đời tôi 28zz Lưu luyến ngôi trường xưa 29zz Ngôi trường thứ hai của tôi 30zz Tình đồng nghiệp trong tôi 31zz Văn Khê trong tôi 32zz Một số thành tựu dạy học tiếng Anh . 33zz Ký ức trường Văn Khê trong tôi 34zz Có những điều đốt mãi chẳng thành tro 36zz La Khê nơi tôi sinh ra và trưởng thành 38zz Ngôi trường làng trong tôi 39zz Văn Khê Nơi cuội nguồn tuổi thơ tôi 40zz Mái trường nơi tôi đã trưởng thành 41zz Ngôi trường của những ước mơ 42zz Chân dung một số cựu học sinh tiêu biểu qua các khóa học 44zz Học sinh đạt thành tích cao trong học tập 47zz Bài hát: Khúc ca trường Văn Khê 48zz Cảm xúc của học sinh dưới mái trường Văn Khê 49zz Danh sách liệt sĩ là học sinh của trường 51zz Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường 52zz La Khê với những di tích lịch sử 54