27
A. MỞ ĐẦU ư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh vực và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung những chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình. Trong các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có ý nghĩa hàng đầu, trước hết của CM Việt Nam. Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, hình thành Nhà nước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp xu hướng phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội. T Sau khi giành được độc lập dân tộc, phải chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, dân giàu nước mạnh, dân tộc có địa vị và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của nhân loại, giải phóng dân tộc được thực hiên bằng con đường cách mạng vô sản (CMVS). Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tớt thắng lợi. Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại. Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận CM giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ, ngay từ rất

E D E 1 E A 6

Embed Size (px)

Citation preview

A. MỞ ĐẦU

ư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nộidung rất phong phú, đa lĩnh vực và là hệ thống mở. Các

ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sungnhững chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trịcủa mình. Trong các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giảiphóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có ý nghĩahàng đầu, trước hết của CM Việt Nam. Giải phóng dân tộc,xét về thực chất là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lượccủa đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, hình thành Nhànước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triểncủa dân tộc phù hợp xu hướng phát triển của thời đại, tiếnbộ xã hội.

T

Sau khi giành được độc lập dân tộc, phải chuẩn bị mọi điềukiện để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh, bền vững,thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, dân giàu nước mạnh, dân tộccó địa vị và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung củanhân loại, giải phóng dân tộc được thực hiên bằng con đườngcách mạng vô sản (CMVS).Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại,nó trường tồn, bất diệt, là tài sản tinh thần vô giá củadân tộc ta. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh làvấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng chosự phát triển của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân tatrên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng dân chủ văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nềntảng tư tưởng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CMđúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân,toàn dân ta đi tớt thắng lợi.Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minhphản ánh khát vọng thời đại. Hồ Chí Minh đã có những cốnghiến xuất sắc về lý luận CM giải phóng dân tộc thuộc địadưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dântộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Giá trị của tưtưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ, ngay từ rất

sớm Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển thời đại để tìmra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Ngườicương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của Lênin về khảnăng to lớn và vai trò chiến lược của CM giải phóng dân tộcở thuộc địa đối với cách mạng vô sản. Tư tưởng Hồ Chí Minhcổ vũ các dân tộc vì mục tiêu cao cả. Trong lòng nhân dânthế giới chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt.Tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sángngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại.nanh203045u34960436

nanh203045u34960436

B. NỘI DUNG

1. TƯ TƯỞNG HÔ CHI MINH VÊ CACH MANG GIAI PHONGDÂN TỘC 1.1 Muc tiêu cua cach mang giai phong dân tôc :

CM giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủnghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chínhquyền của nhân dân. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứunước, tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba, vì Quốc tế thứ bacó chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức. Mục tiêu cấpthiết của CM ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêngbiệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dântộc. Đó là những mục tiêu của đấu tranh dân tộc, phù hợpvới xu thế của thời đại CM chống đế quốc, thời đại giảiphóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quầnchúng nhân dân.

Tuy nhiên, do những hạn chế trong nhận thức về thựctiễn của CM thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáođiều, “tả khuynh”, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hànhTrung ương Đảng (10-1930) đã phê phán những quan điểm củaNguyễn Ái Quốc, tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội

nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng, chủ trương“thay đổi chiến lược”, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sangnhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Thắng lợi của CM Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợitrong 30 năm chiến tranh CM Việt Nam 1945-1975 trước hết làthắng lợi của đường lối CM giải phóng dân tộc đúng đắn vàtư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.

1.2 Cach mang giai phong dân tôc muốn thắnglợi phai đi theo con đường CMVS1.2.1 Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó: Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Phápông cha ta đã sử dụng nhiều con đường với những khuynhhướng chính trị khác nhau sử dụng những vũ khí tư tưởngkhác nhau nhưng đều bị thất bại. Thất bại của các phongtrào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóngdân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tưsản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra.HCM sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biếnthành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Hồ ChíMinh được chứng kiến phong trào cứu nước của ông cha Ngườirất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Ngườikhông tán thành các con đường cứu nước của họ mà quyết tâmra đi tìm một con đường cứu nước mới, Người đã đến nhiềuquốc gia và châu lục trên thế giới.*Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tưsản:Cuối thế  kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễnký các Hiệp ước ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt(Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phongtrào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong tràoCần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang doHàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến côngtrại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc khôngthành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng

Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt,nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳvà Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đìnhcủa Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy củaNguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan ĐìnhPhùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởinghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéodài đến năm 1913.  Thất bại của phong trào Cần Vương chứngtỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giảiquyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡbên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lậpdân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lậphiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phongtrào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờthời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi(1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội(1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võtrang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồicũng không thành công.Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mởmang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theohướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm chodân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độclập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học,giảng dạy và học tập theo những nội dung và  phương phápmới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ởTrung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phongtục, nếp sống, kết hợp với phong tràođấu tranh chống thuế(1908).Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnhđạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm  đượcmột phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranhgiải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triểnđã bị kẻ thù dập tắt.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chếvề số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với

tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắtđầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một sốcuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau.

- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phậntư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận độngchấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thươngcảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở NamKỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tưsản Việt Nam tham gia.Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở SàiGòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra mộtsố khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưngkhi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một sốquyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.

- Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ côngkhai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lậpra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, PhụcViệt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thànhlập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cườnghọc thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế); ra nhiều báochí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê(Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phongtrào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấutranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tangPhan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn AnNinh (1926). Cùng  với phong trào đấu tranh chính trị, tiểutư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóatiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dânchủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiệnlịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Cóbộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản(như Nam  Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạocách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).  - Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắnliền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng(25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh

tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu vàPhó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất củakhuynh hướng tư  sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư  sản, tiểu tư  sản, địa chủ và cả  hạ  sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.   Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủnghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Namquốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độvua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có mộtđường lối chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Namquốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung ương đếncơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chứcthống nhất.  Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt NamQuốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) tại HàNội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước.Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tìnhthế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốctoàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tưtưởng “không thành công cũng thành nhân”. Ngày 9-2-1930,cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã YênBái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa.ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng cónhững hoạt động phối hợp.

Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nónhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnhtụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêunước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạnđầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai tròcủa Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở ViệtNam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.   Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinhtế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.  Mặc dù thất bại nhưng

các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đãgóp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm con đường mới.

1.2.2 CMTS là không triệt để:

Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương, đến với nhânloại cần lao đang tranh đấu ở nhiều châu lục, quốc gia trênthế giới. Người đã kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn3 cuộc CM điển hình: CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp 1789 và CMtháng 10 Nga, Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ,Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp.Người nhận thấy: CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là CM tư sản,CM không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trongthì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa,công nhân nỗi dậy khắp nơi. Chúng ta đã hi sinh làm CM thìlàm đến nơi, làm sao khi CM rồi thì quyền giao lại cho dânchúng số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi sinh nhiềulần, dân chúng mới hạnh phúc. Bởi lẽ đó, Người không đitheo con đường cách mạng tư sản.

1.2.3 Con đường giai phóng dân tôc:

Hồ Chí Minh thấy được CM tháng Mười Nga không chỉ là mộtcuộc CMVS, mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó nêutấm gương sáng vềsự giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mởra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đạigiải phóng dân tộc”.*Ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của CM Tháng Mười Nga đếnphong trào CM Việt Nam:

CM Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyên mớicho lịch sử nhân loại-Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH trên

phạm vi toàn thế giới. Thành công của CM Tháng Mười Nga đãảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào CM trên thế giớinói chung và CM Việt Nam, nói riêng. Những ảnh hưởng to lớnvà sâu sắc đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rấtđầy đủ và hướng phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đitheo. Nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện tậptrung trong tác phẩm “Đường cách mệnh” và tác phẩm “CMTháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho dân tộc”.Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra tính triệt để của CMTháng Mười Nga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM ThángMười Nga là đã thành công và thành công đến nơi”. Tínhtriệt để của CM Tháng mười Nga đã được Chủ tịch Hồ Chí Minhnhận thức một cách rất sâu sắc. Đó là, chính quyền thuộc vềtay đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Nếu chính quyềncòn nằm trong tay “một bọn ít người”-bọn tư bản, thì CMkhông triệt để, “chưa đến nơi”. Bên cạnh đó, theo Chủ tịchHồ Chí Minh tính triệt để của một cuộc CM còn thể hiện ởchỗ: giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lộtmột cách triệt để và đem lại hạnh phúc, tự do và bình đẳngthực sự cho họ. Điều này, sau này, được Người thể hiện dướidạng khát vọng lớn lao: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốnđến tột bực là làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dânta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áomặc, ai cũng được học hành” (5). Nhận xét này của của Chủtịch Hồ Chí Minh đã lóe sáng khát vọng về xã hội tương lai-xã hội XHCN.Từ nhận thức về tính triệt để của CM Tháng Mười Nga, Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “CM Việt Nam muốn thànhcông phải đi theo con đường CM Tháng Mười Nga. Đây là mộttrong những bài học thành công của CM tháng Mười Nga. “Tinhthần CM triệt để”, theo Bác, một là tiến công kẻ thù mộtcách triệt để, hai là, thái độ tinh thần dũng cảm, kiênquyết đấu tranh, không ngại gian khổ hy sinh-Người chỉ rõ:“luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng CM, khôngsợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết đấu tranh đến cùng vì độclập dân tộc vì CNXH”. Vận dụng bài học này vào Việt Nam,Người chỉ rõ: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũngquyết giành cho được độc lập”-CM Tháng Tám; “Chúng ta thàhy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không

chịu làm nô lệ”-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; “chúngta quyết không sợ…Không có gì quý hơn độc lập tự do”-khángchiến chống Mỹ cứu nước.

“Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tếvô sản”. Bài học này được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng mộtcách khá nhuần nhuyễn vào các mạng Việt Nam. Trong quátrình tiến hành CM giải phóng dân tộc cũng như trong CMXHCN, một mặt chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế,mặt khác chúng ta cũng thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế vớicác nước anh em (Lào, Campuchia, Trung Quốc…) và thế giới.Về bài học này, Người chỉ rõ: “…trong thời đại ngày nay, CMgiải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của của cáchmạng vô sản, trong phạm vi toàn thế giới, CM giải phóng dântộc phát triển thành CM XHCN thì mới giành thắng lợi hoàntoàn”. Lịch sử Việt Nam chứng minh nhận định trên của ngườilà hoàn toàn đúng đắn.CM Tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng rất to lớn đốivới CM Việt nam, nói riêng và CM thế giới, nói chung. Mộtmặt cổ vũ tinh thần, mặt khác để lại những bài học kinhnghiệm hết sức quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhữngnhận xét rất sâu sắc, toàn diện về CM Tháng Mười Nga. Từđó, Người lãnh đạo CM Việt Nam theo con đường mà CM ThángMười Nga đã mở ra bằng cách vận dụng sáng tạo những bài họckinh nghiệm quý và đưa CM Việt Nam theo xu thế thời đại màCM Tháng Mười Nga đã mở ra. Và thực tế lịch sử đã chứngminh tính đúng đắn trong nhận xét và vận dụng những bài họcCM Mười Nga vào CM Việt Nam của Bác.

(Hồ Chí Minh gặp gỡ các đại biểu Châu Mỹ La Tinh)

Tiếp xúc với luận cương của Lê Nin Người “hoàn toàn tintheo Lênin và Quốc tế thứ ba” chính vì Lênin và Quốc tế thứba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”., Người tìm thấyở đó con đường giải phóng dân tộc và chỉ rõ: Các đế quốcvừa xâu xé thuộc địa, vừa liên kết nhau đàn áp CM thuộcđịa; Thuộc địa cung cấp của cải và binh lính đánh thuê chođế quốc để đàn áp CM chính quốc và thuộc địa. Vì thế giaicấp vô sản chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phảibiết hỗ trợ nhau chống Đế quốc.. Người ví CNĐQ như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc,1 vòi vươn sang thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi,phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa. CM giải phóngthuộc địa và CM chính quốc là hai cánh của CM vô sản, muốncứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác conđường CMVS. Trong bài Cuộc kháng Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giảiphóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cảhai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủnghĩa cộng sản và của CM thế giới”.

Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của cácnhà CM có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đếnvới học thuyết CM của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọnkhuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứunước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác conđường CM”, “…chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dântộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏiách nô lệ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Giống như mặt trờichói lọi, CM tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàngtriệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sửloài người, chưa từng có cuộc CM nào có ý nghĩa to lớn vàsâu xa như thế"

1.3 Cach mang giai phong dân tôc trong thời đai mơi phai do Đang công san lanh đao . Các lực lượng lãnh đạo CM giải phóng dân tộctrước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đều thất bại dochưa có một đường lối đúng đắn, chưa có một cơ sở lý luậndẫn đường. Các phong trào chống pháp trước năm 1930 ở nướcta đã xuất hiện các đảng phái như: Duy Tân hội, Việt NamQuang Phục hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng,…chính vì những Đảngnày thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ, thiếucơ sở rộng rãi trong quần chúng nên không thể lãnh đạokháng chiến thành công và bị tan rã với các khuynh hướngcứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản.Từ thắng lợi của CM tháng 10 Nga do Đảng cộng sản lãnh đạo,người khẳng định: CM muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảnglãnh đạo, không có đảng chân chính lãnh đạo CM không thểthắng lợi. Đảng có vững CM mới thành công, người cầm lái cóvững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có côngnhân làm cốt. Không có chủ nghĩa cũng như người không cótrí khôn, không có kim chỉ nam. Đảng phải xác định rõ mụctiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, phải tuân thủ các nguyêntắc tổ chức của Đảng theo học thuyết Đảng kiểu mới củaLênin.

Nguyễn Aí Quốc phân tích và cho rằng: “những người giácngộ và cả nhân dân ta đều nhận thấy: làm CM thì sống, không

làm CM thì chết. Nhưng CM giải phóng dân tộc muốn thànhcông, theo Người, trước tiên phải có Đảng CM lãnh đạo. Đảngcó vững, CM mới thành công. Bây giờ học thuyết nhiều, chủnghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắnnhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. CM Việt Nam muốnthắng lợi phải đi theo CN Mác và CN Lênin”Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “trướchết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chứcdân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vôsản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thànhcông, cũng như người câm lái có vững thuyền mới chạy.”*Đảng cộng sản Việt Nam chính là người lãnh đạo duy nhất.Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng cộng sản ViệtNam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc ViệtNam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặtchẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quầnchúng. Theo Hồ Chí Minh: “Đảng cộng sản Việt Nam là đảngcủa giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dântộc Việt Nam”

Phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin về Đảng cộng sản, Người cho rằng “Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao dộng trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lựcphụng sự Tổ Quốc và nhân dân.” Khi khẳng định Đảng cộng sảnViệt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên luận điểm định hướngcho việc xây dựng đảng cộng sản Việt Nam thành đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kỳ của CM Việt Nam. Mọi người Việt Nam yêu nước dù là đảng viên hay không, đều thậtsự cảm nhận đảng cộng sản Việt Nam là đảng của Bác Hồ, là đảng của mình, đều gọi đảng “là đảng ta”. Hồ Chí Minh đã xây dựng một đảng CM tiên phong, phù hợp với thực tiễn cáchmạng Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình. Ngay từ khi mới ra đời, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được

lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và dântộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm, đồng thời là một ưu điểm của đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của CM .

1.4. Lưc lượng cua cach mang giai phong dân tôc bao gôm toan dân, trên cơ sơ liên minh công nông.1.4.1 CM là sự nghiệp của quân chúng bi áp bức:

Năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởinghĩa vũ trang toàn dân. Người cho rằng: “ để có cơ thắnglợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương:1- phải cótính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phảimột cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trongquần chúng…”

Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cánhân và bạo động non làm phương thức hành động. “hoặc xúidân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làm cho dânquen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường”. Người khẳng định “Việt Nam làm CM giải phóng dân tộc, đó là việc chung cả dânchúng chứ không phải việc một hai người. CM muốn thắng lợiphải đoàn kết toàn dân, phải làm cho sĩ, nông, công thươngđều nhất trí chống lại cường quyền. Trong sự nghiệp nàyphải lấy công nông là người chủ cách mệnh… công nông là gốccách mệnh”Trong CM tháng 8 năm 1945 cũng như hai cuộc kháng chiếnchống pháp và chống mỹ, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồnsức mạnh. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt quá trìnhchỉ đạo chiến tranh của Người. “Có dân là có tất cả”, “dễtrăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũngxong”. Khi còn hoạt động ở nước ngoài Hồ Chí Minh nói: “đốivới tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quầnchúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyệnhọ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúngnhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ

đại và năng lực sáng tạo của quần chúng là then chốt bảođảm thắng lợi. Người khẳng định: “ dân khí mạnh thì quânlính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. Phải dựavào dân, dựa chắc vào dân thì thì kẻ địch không thể nàotiêu diệt được. Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lựclượng của quần chúng, của dân tộc”.

1.4.2 Lực lương của CM giai phóng dân tôc: Để đoàn kết toàn dân tộc, Nguyễn Aí Quốc chủ trương xây

dựng Mặt Trận dân tộc thống nhất rộng rãi để liên kết sứcmạnh toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do. Khi soạnthảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng, trong Sách Lược Vắn Tắt,NguyễnAí Quốc chủ trương: “Đảng phải hết sức liên lạc vớitiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt…đểkéo họ đi vào vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông,trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa mặt phản CMthì phải lợi dụng ít lâu rồi mới cho họ đứng trung lập. Bộphận nào đã ra mặt phản CM thì phải đánh đổ”. Sách lược nàyphải được thực hiên trên quan điểm giai cấp vững vàng- nhưngười xác định: “công nông là gốc cách mệnh, còn học trò,nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song khôngcực khổ bằng công nông, 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnhcủa công nông thôi, và trong khi liên lạc với các giai cấp,phải rất cẩn thận, không khi nào được nhượng một chút lợiích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.

Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấnmạnh vai trò động lực CM của công nhân và nông dân. Ngườiphân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượngđông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóclột nặng nề nhất, nên lòng cách mệnh càng bền, chí cáchmệnh càng quyết…công nông là tay không chân rồi, nếu thuathì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thếgiới, cho nên họ gan góc”. Từ đó Người khẳng định: “côngnông là gốc cách mệnh”. Khẳng định vai trò động lực CM củacông nhân và nông dân là một vấn đề hết sức mới mẻ so vớinhận thức của những nhà yêu nước trước đó.Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM giảiphóng dân tộc, người đề xuất với Đảng thành lập Mặt TrậnViệt Nam Độc Lập Đồng Minh. Người chủ trì Hội nghị đã đề ra

nghị quyết xác định “ lực lượng CM là khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phúnông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thươngnòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đemtất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tangiặc pháp- nhật xâm chiếm nước ta”. Tháng 9/ 1955, Hồ Chí Minh khẳng định: “ Mặt Trận Việt Minh đã giúp CMtháng 8 thành công”.

1.5 CM giai phong dân tôc cần được tiến hanh chuđông, sang tao va co kha năng gianh thắng lợitrươc CM VS ơ chính quốc.Đây là một luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về CM giảiphóng dân tộc với CMVS:

-Theo Mác- Ănghen: CMVS ở chính quốc là cần thiết vàđược thực hiện trước.- Theo Lênin: CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc.

-Còn theo Hồ Chí Minh: CM giải phóng dân tộc phải đượctiến hành chủ động và có khả năng giành thắng lợi trướcCMVS ở chính quốc.Cơ sở đưa ra luận điểm:

-Hồ Chí Minh vận dụng những nguyên lý mà C.Mác đưa ra:“sự giải phóng của giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiệnđược bởi giai cấp công nhân”, để đưa đén khẳng định: “côngcuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗlực của bản thân anh em”. Vì thế nên công cuộc giải phóngcác dân tộc thuộc địa phải do chính các dân tộc đó thựchiện.

-Hồ Chí Minh nhận thấy sự tồn tại và phát triển củaCNTB là được dựa trên sự áp bức bóc lột giai cấp vô sản ởchính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa. Vì vậy, cuộcđấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợpchặt chẽ với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa thìmới tiêu diệt được hoàn toàn CNTB. Hơn nữa theo đánh giácủa Hồ Chí Minh trong giai đoạn ĐQCN, sự tồn tại và pháttriển của CNTB chủ yếu dựa vào việc bóc lột nhân dân cácnước thuộc địa. Vì vậy, cuộc CMVS ở chính quốc trước chẳngkhác nào đánh rắn đằng đuôi.

-Theo Hồ Chí Minh chính CM giải phóng dân tộc ở thuộc địacó sức bật thuận lợi hơn vì:

+Chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo củaCNĐQ là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với CNĐQ ngàycàng gay gắt vì vậy mà tiềm năng CM của các dân tộc bị ápbức là rất to lớn.

+Tinh thần yêu nước và CNTD chân chính của các dân tộcthuộc địa là một sức mạnh tiềm ẩn của CM giải phóng dântộc. Sức mạnh đó nếu được CN Mac-Lênin giác ngộ và soiđường thì CM giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa sẽ cómột sức bật rất lớn và có khả năng chủ động cao so với CMVSở chính quốc.

+Thuộc địa là khâu yếu của chủ nghĩa tư bản nên CM giảiphóng dân tộc ở thuộc địa dễ dàng giành chính quyền hơn.

Khi CN Đế quốc xâm lược thuộc địa, CM giải phóng dântộc có khuynh hướng phát triển, nhưng lúc đó quốc tế cộngsản lại đánh giá thấp CM giải phóng thuộc địa. Nghiên cứuluận cương của Lê Nin về CM thuộc địa và xuất phát từ ápbức của CNĐQ với thuộc địa, Hồ Chí Minh lập luận về nguyênnhân của CM thuộc địa : " Người Đông Dương không được học,nhưng đau khổ, đói nghèo và sự bạo ngược của CNTDlà ngườithầy dạy mầu nhiệm của họ; người Đông Dương sẽ tiến bộ mộtcách nhanh chóng khi thời cơ cho phép và họ biết tỏ ra xứngđáng với những người thầy dạy của họ.""Không, người ĐôngDương không chết, người Đông Duơng sống mãi. Bên cạnh sựphục tùng tiêu cực, Người Đông Dương sống âm ỷ và sẽ bùngnổ mãnh liệt khi thời cơ đến."Hồ Chí Minh chỉ rõ tính chủ động của CM thuộc địa: “Thuộcđịa là mắc xích yếu nhất trong hệ thống CNĐQ, trong khi đónhân dân thuộc địa luôn có tinh thần yêu nước, căm thù xâmlược, họ sẽ vùng lên khi thời cơ đến”. Vì vậy, năm 1924Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “CM thuộc địa không những khôngphụ thuộc vào CMVS chính quốc mà có thể nổ ra và giànhthắng lợi trước CM chính quốc và khi hoàn thành CM thuộcđịa họ có thể giúp đỡ giai cấp vô sản chính quốc phương Tâytrong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. CM thuộc địa phải chủ động giành thắng lợi trước CMVS chínhquốc, CM thuộc địa chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của nhândân thuộc địa, phải đem sức ta tự giải phóng cho ta”.

Tóm lại, đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớngiúp CM giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ lạichờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lậptự chủ, tự lực, tự cường nhờ đó mà CM Việt Nam giành thắnglợi vĩ đại và góp phần định hướng cho phong trào giải phóngdân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kỳ đó.

1.6 CM giai phong dân tôc phai được tiến hanhbằng con đường cach mang bao lưc .

Theo CN Mác Lê Nin, có nhiều phương pháp giành chínhquyền từ tay giai cấp thống trị. Những kẻ thù không bao giờtự nguyện giao chính quyền cho nhân dân. Vì vậy CM muốnthắng lợi phải dùng bạo lực của quần chúng nhân dân đểgiành chính quyền. Hồ Chí Minh khẳng định: Ở các nước thuộcđịa, CN thực dân dùng bạo lực phản CM đàn áp các phong tràoyêu nước. CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi thì phảidùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM. Bạo lực phản CMlà bạo lực của quần chúng gồm lực lượng "chính trị" củaquần chúng và lực lượng "vũ trang" với 2 hình thức đấutranh chính trị và vũ trang kết hợp với nhau.Để giành chính quyền phải bằng bạo lực, trước hết là khởinghĩa vũ trang của quần chúng. Trong thời đại mới, thời đạiCMVS thì cuộc khởi nghĩa vũ trang phải có sự ủng hộ củaCMVS thế giới, CM Nga, thậm chí với CMVS Pháp. Tư tưởng về CM bạo lực gắn liền với tư tưởng về xây dựnglực lượng vũ trang được Hồ Chí Minh suy nghĩ từ sớm và khitrở thành chủ trương của Đảng tại hội nghị trung ương VIII(5/1941), Người kết luận: cuộc CM Đông Dương được kết liễubằng khởi nghĩa vũ trang. Căn cứ vào tương quan so sánh lựclượng vào thiên thời, địa lợi. Hồ Chí Minh bàn tới khởinghĩa từng phần, mở rộng cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớngiành chính quyền trong cả nước. Từ sau Hội nghị trung ương VIII, Hồ Chí Minh chỉ đạo xâydựng căn cứ địa, lực lượng vũ trang, lực lượng Chính trị,chuẩn bị tổng kết khởi nghĩa. Thắng lợi CM tháng 8 đã chứngminh tính đúng đắn của TTHCM về con đường bạo lực CM.Sáng tạo và phát triển nguyên lý CN Mac – Lênin về conđường bạo lực ở Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:

+ Khởi nghĩa vũ trang đương nhiên phải dùng vũ khí,phải chiến đấu bằng lực lượng vũ trang, nhưng không phảichỉ là một cuộc đấu tranh quân sự, mà là nhân dân vùng dậy,dùng vũ khí đuổi quân cướp nước. Đó là một cuộc đáu tranhto tát về chính trị và quân sự, việc quan trọng làm đúngthì thành công, làm sai thì thất bại.

+ Thực hành con đường bạo lực của Hồ Chí Minh là tiếnhành đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang khi điều kiệncho phép, thực hành đấu tranh ngoại giao, đồng thời phảibiết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giaođể giành và giữ chính quyền.

2. SƯ VÂN DUNG CUA ĐANG TA *Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH –chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiệnnay. Đảng ta đã khẳng định, đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng"(1). Như vậy, độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội là mục tiêu chính trị không thay đổi, dù trong bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào của cách mạng Việt Nam. Khắc sâu bài học về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,khi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đã thuộc về nhân dân ta,công cuộc đổi mới trong thời gian qua, càng khẳng định bảnlĩnh chính trị đúng đắn, vững vàng của Đảng ta về kiên địnhmục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam, trong giai đoạnmới. Công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là tiếp tục sựnghiệp giải phóng dân tộc theo con đường CMVS, trong điềukiện mới. Độc lập dân tộc lúc này, đối với chúng ta, chínhlà sự vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, khẳng địnhvị thế của Việt Nam bình đẳng với tất cả các quốc gia dântộc khác trên thế giới, ở mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị,văn hóa, khoa học... Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh là điều kiện cơ bản để bảo vệ nền độc lậpdân tộc một cách thực tế, vững chắc trong hội nhập kinh tếquốc tế rất phức tạp và đầy rẫy nguy cơ mất còn hiện nay.Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã sớm cảnh báo tới nguycơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vựcvà trên thế giới sẽ ảnh hưởng không tốt tới an ninh quốcgia, chủ quyền dân tộc và nền độc lập của đất nước. Đổi mới để phát triển và phát triển để đổi mới mạnh mẽ vàvững chắc hơn là nhận thức căn bản và biện chứng về quan hệgiữa chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc. Tập trung chotăng trưởng mạnh kinh tế trong thời kỳ quá độ chính là làmcho cơ sở vật chất của CNXH ngày một nhiều hơn trên thựctế; do đó, càng có điều kiện thuận lợi hơn trong công tácbảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế. Định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng taxác định trong phát triển kinh tế thị trường có ý nghĩa cănbản đảm bảo cho nền kinh tế vừa phát triển theo quy luậtmột cách đúng hướng vừa làm điều kiện nền tảng giải quyếtnhững vấn đề xã hội bền vững. Thực tế cũng cho thấy, nền độc lập dân tộc càng được bảo vệvững chắc thì hiệu quả công cuộc xây dựng chế độ mới ngàycàng cao. Công cuộc xây dựng xã hội mới có hiệu quả càng làđiều kiện quan trọng thiết thực bảo vệ nền độc lập dân tộcvững vàng. Nhờ xác định đúng mối quan hệ này và tổ chứcthực hiện tốt trên thực tế nên CM Việt Nam trong thời kỳđổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịchsử trong cả đối nội và đối ngoại. Bài học của Đại hội X về độc lập dân tộc và CNXH chính làsự trung thành và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minhvề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong sựnghiệp cách mạng hiện nay. Theo Hồ Chí Minh, quá độ lênCNXH ở Việt Nam là thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ mới,trong đó, về chính trị, mọi quyền lực đều thuộc về nhândân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; về kinh tế, thực hiện nềnkinh tế nhiều thành phần. Như vậy, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ pháttriển kinh tế nhiều thành phần. Quan điểm này đã được chúngta thực thi từ khởi sự đổi mới (1986) và ngày một hoànthiện nó. Đại hội X khẳng định trên cơ sở ba chế độ sở hữu

(toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sởhữu và thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt độngtheo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Ởđó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vậtchất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nềnkinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùngphát triển; kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là mộttrong những động lực của nền kinh tế.

Hồ Chí Minh rất coi trọng các thành phần kinh tế tưnhân, tư bản và xác định vị trí kinh tế - xã hội to lớn củanó trong thời kỳ quá độ. Người cho rằng, nếu ta khéo lãnhđạo, khéo tổ chức thì giai cấp tư sản cũng có thể theochúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Về bản chất, đây là thờikỳ phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân. Muốn vậy, phải tập trung phát triểnlực lượng sản xuất, giải phóng triệt để sức sản xuất; quanhệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lựclượng sản xuất.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, Đại hội Xchỉ rõ Nhà nước phải tập trung làm tốt các chức năng:- Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch,kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng cácnguyên tắc của thị trường.- Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi đểphát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển.- Hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội.Bảo đảm tính bền vững tích cực của các cân đối kinh tế vĩmô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thịtrường. Về văn hóa xã hội, con người, một lần nữa, Đại hội X làm rõvà vận dụng đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc với năm quan điểm chỉ đạo cơ bản mang tính chiến lượctrong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhàtrong thời kỳ quá độ. Đồng thời Đại hội X cũng xác định,

phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là mộttrong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn dân và toànquân.*Nâng cao sức chiến đấu của đảng, xây dựng Đảng vững mạnh,làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chốngquan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

Đại hội X khẳng định: Đảng ta "Kiên định chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạtđộng của Đảng"(4), với tư cách là nền tảng tư tưởng và kimchỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩymạnh CNH-HĐH:- Kiên trì đường lối đổi mới, đổi mới toàn diện, có nguyêntắc và sáng tạo; trong quá trình đổi mới, phải luôn luôngiữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên định CNMác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độclập dân tộc và CNXH, không đa nguyên, đa đảng. Đây chính làbản lĩnh chính trị của Đảng trung thành với quan điểm củaHồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo CM thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội. - Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, và tổ chức,thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu; đổi mới công tác xây dựng Đảng.Phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tậptrung dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật; thường xuyên tựphê bình và phê bình; giữ gìn và tăng cường xây dựng sựđoàn kết thống nhất trong Đảng, đấu tranh kiên quyết vớinhững phần tử cơ hội thực dụng... Xây dựng hệ thống tổ chứcbộ máy trong sạch, vững mạnh, tinh gọn; xác định thẩmquyền, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệuquả. Coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Đây là sự vậndụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền.- Đảng chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảngviên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và nănglực hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ. Tạo sựchuyển biến thực sự và đồng bộ trong công tác cán bộ trêntất cả các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Đặc biệt, coi trọng

xây dựng hạt nhân lãnh đạo, trọng dụng nhân tài mà Hồ ChíMinh hằng quan tâm.- Tăng cường gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân đểxây dựng Đảng. Xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huydân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ýchí, lợi ích chính đáng của nhân dân, của quốc gia, dântộc. Cán bộ, đảng viên và công chức luôn thực sự là côngbộc của nhân dân như Hồ Chí Minh đã dạy.- Để làm trong sạch Đảng và bộ máy công quyền, tăng cườngvà nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giámsát - chức năng và phương thức lãnh đạo quan trọng củaĐảng. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết,quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắcphục kịp thời mọi sai phạm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sátkết quả công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảngviên, góp phần xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước vàđội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh. - Đổi mới phương thức lãnh đạo, nhất là phương thức lãnhđạo Nhà nước, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý củaNhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận,các đoàn thể nhân dân. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật..* Không ngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết trongMặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đưa chiến lược đại đoàn kết HồChí Minh lên một tầm cao, một chiều sâu mới.

Trong khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi mới chính sáchgiai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc,chính sách tôn giáo, chính sách đối với tri thức, chínhsách đối với công đồng ngườiViệt ở nước ngoài, tập hợp đếnmức rông rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp CNH,HĐH đất nước gắn liền với xây dựng kinh tế tri thức. Cải thiện đời sống các dân tộc miền núi, khắc phục, đẩylùi tình trạng khó khăn, lạc hậu, nghèo nàn để không bị cácthế lực thù địch lợi dụng gây mâu thuẫn.*Kiên định con đường đi lên CNXH

Đối với Viêt Nam HCM khẳng định trước sau như một chỉcó CNXH mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộcgiải phóng con người một cách triệt để và thiết thực .Tứclà thực hiện đầy đủ các quyền của con người, trong đó cóquyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc tất cảcon người. Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên CNXH vàđộc lập phải gắn liền với CNXH trở thành nội dung cốt lõitrong tư tưởng HCM và là mục tiêu chiến lược trong sựnghiệp cách mạng Việt Nam của Đảng cọng sản Viêt Nam suốthai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định rằng CNTBlà chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộncũng phải thay bằng hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủnghĩa mà giai đoạn đù là giai đoạn xã hội xã hội chủnghĩa.Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loàingười nên chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhânđạo mà loài người vươn tới luôn đại diện cho những giá trịtiến bộ của nhân loại, đâị diện cho lợi ích của người laođộng, là hình thái kinh tế xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản.Đi lên CNXH là sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vìsự phát triển tự do và toàn diện của con người .Đi theodòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật pháttriển tự nhiên của lịch sửChỉ có đi lên CNXH mới giữ vững được độc lập, tự do cho dântộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người dân đượcấm no,tự do, hạnh phúc.Sự lựa chọn của chính lịch sử dântộc lại phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó thể hiệnqua sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa là một tât yếu của lịch sử

(Hồ Chí Minh – một vĩ nhân, nhân cách vĩ

đại)

C. KẾT LUÂN

ư tưởng HCM về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cónhững luận diểm sáng tạo, đặc sắc có giá trị lý luận và

giá trị thực tế lớn. Làm phong phú học thuyết Mac-Lênin vềCM thuộc địa. Lý luận CM giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minhlà một đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận CM của thờiđại, soi đường thắng lợi cho CM giải phóng dân tộc ở ViệtNam. Đem lại những kết quả trước mắt là sự độc lập: cả đờiHồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sựnghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loạicần lao, thoát khỏi áp bức, bóc lột, vươn tới cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vấn đề dân tộcvà giải quyết vấn đề dân tộc đã được Người quan tâm, nungnấu suốt cả cuộc đời. Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nammột nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến trước hết là phảitiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ bọn tay saigiành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hòa bình vàthống nhất cho đất nước. Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranhvì độc lập của dân tộc, tự do của đồng bào là lẽ sống củamình. Quyền độc lập không tách rời quyền con người và độclập là điều kiện tiên quyết để mang hạnh phúc cho mọi ngườidân của đất nước mình. Đồng thời độc lập dân tộc còn làđiều kiện để dân tộc Việt Nam được sống bình đẳng, hòathuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc. Theo Hồ Chí Minh: Độc lập, tự do, hòa bình và thốngnhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mấtnước. Bởi mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh mất nước,nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược, bọn taysai phản động thì quyền sống của con người cũng bị đe dọachứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của conngười. Nếu có chỉ là thứ tự do bắt bớ, giết hại và tù đàycủa quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà trongsuốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta anhdũng với tinh thần “ thà hi sinh tất cả chứ nhất định không

T

chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và niềm tin“kháng chiến nhất định thắng lợi”. Trong cuộc đụng độ lịchsử giữa dân tôc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược, quân vàdân ta đã nêu cao tinh thần dám đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ,với tinh thần “Không có gì quý hơn đọc lập tự do”. Đó cũngchính là tư tưởng của Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ các dântộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống CNTD.Do đó, Hồ Chí Minh không những là anh hùng giải phóng dântộc của Việt Nam mà còn là “ Người khởi xướng cuộc đấutranh giải phóng dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.