45
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HC KINH TTP.HCM CÔNG TRÌNH DTHI GIẢI THƢỞNG ĐỀ TÀI MÔN HC XUT SC UEH500 - NĂM 2015 TÊN CÔNG TRÌNH: VAI TRÒ CA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG VIC ỔN ĐỊNH TGIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƢƠNG THUC KHOA: NGÂN HÀNG Mã sđề tài: TP. HCHÍ MINH - 2015

DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG

  • Upload
    ueh-vn

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƢỞNG

ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC

UEH500 - NĂM 2015

TÊN CÔNG TRÌNH: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA TRONG VIỆC ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

THỰC ĐA PHƢƠNG

THUỘC KHOA: NGÂN HÀNG

Mã số đề tài:

TP. HỒ CHÍ MINH - 2015

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày này, việc tăng cường giao thương và hội nhập tài

chính giữa các nước là một vấn đề đang được rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, và các

nước quan tâm. Những lợi ích to lớn do hội nhập tài chính mang lại là không thể phủ

nhận, tuy nhiên, cùng với những thuận lợi là những thách thức không nhỏ mà mỗi quốc

gia phải gánh chịu. Trong đó, tỷ giá hối đoái là một nhân tố vĩ mô quan trọng không thể

không kể đến. Bất kì một sự biến động nào của tỷ giá hối đoái thực đều có thể tác động

không tốt cho cân bằng chung của nền kinh tế. Để có thể hạn chế rủi ro đó, các nước đã

cố gắng áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc ổn định tỉ giá. Mặc

dù mỗi một chính sách có những công cụ và tuân thủ những quy luật riêng nhưng đều

hướng tới một mục đích chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền

kinh tế. Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với tỷ

giá, một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, sẽ làm thay đổi lượng cung tiền trong nền

kinh tế, từ đó dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Vậy liệu chính sách tài khóa có một

mối liên hệ chặt chẽ nào với tỷ giá hối đoái hay không? Trên thực tế đã có một số bài

nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi của tỷ giá hối đoái khi chính phủ các nước áp dụng

các chính sách tài khóa nới lỏng hoặc thắt chặt. Và Marialuz Moreno và Alex Segura-

Ubiergo là một trong số những tác giả đó. Họ đã có một bài nghiên cứu về chủ đề này: “

Vai trò của chính sách tài khóa trong việc ổn định tỷ giá hối đoái thực đa phương”.

Chúng tôi sử dụng mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM với kiểm định đồng liên

kết Trace Johansen để tìm hiểu tác động dài hạn và ngắn hạn của chính sách tài khóa lên

tỉ giá hối đoái thực đa phương ở Việt Nam (REER).

Chúng tôi sử dụng chuỗi dữ liệu tổng hợp theo tháng, trong giai đoạn từ tháng 1 năm

2010 đến tháng 1 năm 2012 để nghiên cứu mối tương quan giữa tỉ giá hối đoái thực đa

phương (REER) và GDP thực bình quân đầu người (GDPPC), Cán cân sản phẩm và dịch

vụ (TB), Cán cân cấu trúc (Structural Balance – SB), Đầu tư công của chính phủ (PI), Chi

tiêu công của chính phủ (PC), Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA).

Kết quả cho thấy rằng trong ngắn hạn, cán cân hàng hóa và dịch vụ; chi tiêu dùng

và đầu tư của chính phủ là những yếu tố tác động chính đến REER. Cán cân hàng hóa và

dịch vụ (TB) có tương quan dương với REER. Nếu tăng chi đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực

phi ngoại thương (PI) thì REER sẽ tăng. Ngược lại, chi tiêu dùng của chính phủ (PC) có

khuynh hướng nghiêng về hàng hóa phi ngoại thương sẽ làm giảm REER.

Các kết quả cũng cho thấy những kì vọng về cấu trúc chi tiêu công của chính phủ

(SB) cũng ảnh hưởng đến REER. Kết quả cụ thể sẽ được trình bày ở phần 4 kết quả

nghiên cứu.

Từ các kết quả thực nghiệm có được, nhóm chúng tôi đưa ra một số kết luận cũng

như các đề xuất và hướng phát triển cho đề tài.

I

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv

1. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ................................................................................. 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................... 2

1.4 Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................. 2

1.5 Đóng góp của đề tài : ................................................................................................. 2

1.6 Hướng phát triển đề tài: ............................................................................................. 3

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu: .............................................................................................. 3

2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ... 4

2.1. Các lý thuyết nền tảng ............................................................................................... 4

2.1.1. Tỉ giá thực đa phương và sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa . 4

2.1.2. Căn bệnh Hà Lan và biểu hiện của nó tại các khu vực mới nổi. ........................ 6

2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tỉ giá

hối đoái thực đa phương. .................................................................................................. 8

2.2.1. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo các mô hình thuộc trường phái Keynes. ..................................... 8

2.2.2. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo các mô hình chu kì kinh doanh thực. .......................................... 9

2.2.3. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo cách chi tiêu của chính phủ. ..................................................... 11

I

3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 13

3.1. Mô tả dữ liệu các biến. ............................................................................................ 13

3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 18

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 25

5. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 31

5.1. Các kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 31

5.2. Đề xuất chính sách: ................................................................................................. 33

5.3. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài: .................................................................. 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. v

II

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Kỳ vọng về ảnh hưởng của các biến được xét lên REER ...................................... 18

Bảng 2 Bảng thống kê mô tả ............................................................................................. 21

Bảng 3 Xét tính dừng các biến trong mô hình VECM ....................................................... 22

Bảng 4 Bảng kiểm định đồng liên kết ............................................................................... 24

Bảng 5 Kết quả hồi quy VECM ......................................................................................... 26

Bảng 6 Kết quả về mối liên hệ đồng liên kết dài hạn của các biến ................................... 27

Bảng 7 Kết quả lựa chọn bước trễ tối ưu .......................................................................... 28

Bảng 8 Các ảnh hưởng trong ngắn hạn của các biến lên REER ...................................... 28

Bảng 9 Cơ cấu chi của NSNN ........................................................................................... 30

III

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Tỉ lệ phần trăm sụt giảm tỉ giá hối đoái thực đa phương ở các thị trường mới nổi

chủ chốt. ............................................................................................................................... 5

Hình 2 GDPPC của Việt trong giai đoạn 1995-2012 Nguồn: tự thống kê ....................... 14

Hình 3 Hàm phản ứng đẩy của mô hình. Phản ứng của REER với các biến còn lại ........ 31

IV

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

REER: Real effective exchange rate - Tỷ giá thực hiệu lực

RER: Real exchange rate – Tỷ giá thực

TGHĐ: Tỷ giá hối đoái

CSTK: Chính sách tài khóa

NK: Nhập khẩu

XK: Xuất khẩu

NHTW: Ngân hàng Trung Ương

NHTM: Ngân hàng Thương Mại

VECM: Mô hình ước lượng vector hiệu chỉnh sai số

GDP: Tổng sản phẩm nội địa

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng

TB: Cán cân sản phẩm và dịch vụ

SB: Structural Balance - Cán cân cấu trúc

PI: Đầu tư công của chính phủ

PC: Chi tiêu công của chính phủ

NFA: Tài sản có ngoại tệ ròng

WB: World Bank – Ngân hàng Thế giới

IMF: International Monetary Fund – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

1

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, hầu hết các quốc gia đều thực hiện

chính sách mở cửa, hàng hóa các nước giao thương với nhau nhiều hơn, con người di

chuyển giữa các nước dễ dàng hơn. ―Cán cân thanh toán‖ , ―cán cân thương mại ― , ―tài

khoản vãng lai‖ , ―tỷ giá hối đoái‖ là các khái niệm , thuật ngữ được mọi người và đặc

biệt là các nhà làm chính sách quan tâm nhiều hơn.

Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường cho tất cả các nước trên thế

giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa đem lại, cũng có nhiều khó khăn mà

các quốc gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư phải đối mặt. Trong những khó khăn ấy, khó khăn

khi phải đối mặt với rủi ro do sự thay đổi, sự bất ổn của tỷ giá thường là vấn đề mà các

quốc gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả Chính phủ quan tâm hàng đầu.

Do đó tầm quan trọng của việc giữ ổn định tỷ giá hối đoái trong thời đại toàn cầu hóa

ngày nay là không thể phủ nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ ổn định tỷ

giá trong phát triển kinh tế nhóm em chọn đề tài “ Vai trò của chính sách tài khóa trong

việc ổn định tỷ giá hối đoái thực đa phương”. Có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về sự

thay đổi , vai trò của tỷ giá hối đoái và các chính sách để giữ ổn định tỷ giá. Nhóm em

chọn trình bày vai trò của chính sách tài khóa trong việc ổn định tỷ giá mong tìm được

mối quan hệ và những công cụ mới nhằm ổn định tỷ giá hối đoái thực phát triển ổn định

nền kinh tế.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm hướng đến xem xét ảnh hưởng của

việc định giá cao tỷ giá hối đoái thực (RER- Real Exchange Rate) đối với các nền kinh tế

mới nổi, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành khảo sát mối quan

hệ một chiều giữa chính sách tài khóa của Chính phủ đến biến động tỷ giá hối đoái thực.

Hầu hết các nghiên cứu trước đó đều thừa nhận sự tồn tại của quan hệ trên ở những mức

độ khác nhau. Thông qua các chính sách mở cửa nền kinh tế, điều chỉnh cán cân thương

2

mại, gia tăng chi tiêu công,... chứng minh thực tế, chính sách tài khóa thật sự có những

tác động to lớn đến tỷ giá thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau. Nhưng cụ thể, mức

độ hữu ích trong việc sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ cho biến động tỷ giá thực

được định lượng như thế nào? Hệ quả gián tiếp của nó đến các biến số quan trọng của

nền kinh tế ra sao? Ngoài ra bài nghiên cứu cũng đưa đến kết luận về việc tái cấu trúc

ngân sách, cụ thể là đầu tư, chi tiêu và tiết kiệm công, có thể làm giảm áp lực tăng giá của

đồng nội tệ.

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng bắt đầu từ năm 2000 đến hết tháng 1 năm

2012. Với mục tiêu đưa ra được các tác động dài hạn và ngắn hạn của chính sách tài khóa

lên tỉ giá hối đoái thực đa phương, chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui vec-tơ Var và mô

hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM.

1.4 Nội dung nghiên cứu:

Đã từng có nhiều bài nghiên cứu về tỉ giá hối đoái thực đa phương và sức cạnh tranh của

một quốc gia nhưng có rất ít bài nghiên cứu nói về sự tác động của các biến tài khóa lên tỉ

giá hối đoái thực đa phương (REER). Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ làm rõ các vấn đề

sau:

Thứ nhất, các biến tài khóa là chi đầu tư và chi tiêu dùng của chính phủ cũng như

các biến khác có tác động đến REER trong dài hạn và ngắn hạn hay không.

Thứ hai, các biến tài khóa trên tác động đến REER như thế nào trong ngắn hạn và

dài hạn.

1.5 Đóng góp của đề tài :

Về mặt lý luận nhóm đã thống kê được một số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ

giữa chính sách tài khóa và tỷ giá hối đoái thực đa phương . Về mặt thưc tiến nhóm đã

đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa 2 yếu tố trên và vai trò của chính sách tài khóa trong

việc ổn định tỷ giá hối đoái thực đa phương. Qua đó các nhà làm chính sách có thể sử

3

dụng các công cụ tài khóa để ổn định tỷ giá , phòng ngừa rủi ro, ổn định phát triển bền

vĩnh kinh tế quốc gia. Ngoài ra nhà đầu tư có thể quan sát động thái của các nhà làm

chính sách để dự báo tỷ giá, phòng ngừa rủi ro

1.6 Hƣớng phát triển đề tài:

Nhóm nghiên cứu tham khảo sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(International Money Fund-IMF) với số lượng và chất lượng quan sát tương đối phù hợp

(các quốc gia quan sát được lựa chọn đều có tỷ trọng quan hệ thương mại tương đối với

Việt Nam) và các biến số kinh tế có độ chính xác cao. Sự khác biệt giữa dữ liệu trong

IMF và số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam khiến việc tìm kiếm và lựa chọn các

biến theo đúng định nghĩa đề cập trong các nghiên cứu tham khảo gặp nhiều khó khăn.

Một số dữ liệu nhóm tiến hành tính toán để tìm giá trị tương ứng của biến số cần thiết.

Tiếp theo đó, việc chọn lựa mô hình và thực hiện kiểm định chưa thể hiện hết được

những luồng ý tưởng khác nhau trong các nghiên cứu phản biện. Một hướng nghiên cứu

mới cho đề tài này chính là thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa độ nhạy cảm tỷ giá

thực và nền kinh tế của các thị trường mới nổi trong hai giai đoạn độc lập mở rộng và thắt

chặt chính sách tài khóa. Từ đó, nghiên cứu có thể đưa ra bằng chứng khái quát về mối

quan hệ tồn tại giữa biến động tỷ giá và nền kinh tế của các thị trường mới nổi trong từng

thời kỳ. Thêm vào đó, từ sự khác nhau trong mối quan hệ trên giữa các quốc gia với

chính sách tài khóa đa dạng và riêng biệt, liệu Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm và

vận dụng vào quá trình tái cấu trúc hiện tại để thiết lập một chính sách công hiệu quả góp

phẩn kiểm soát biến động tỷ giá, ổn định vĩ mô, tạo nền tảng bền vững cho phát triển

kinh tế hay không?

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu:

Phần 1: Phần mở đầu, giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu

Phần 2: Lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây. Trong phần lí thuyết nền

tảng, chúng tôi cung cấp định nghĩa và ý nghĩa của tỉ giá thực đa phương cũng như thông

qua kênh truyền dẫn là lý thuyết ―Căn bệnh Hà Lan‖ mà dòng vốn vào lớn hay thặng dư

4

thương mại có thể làm giảm tỉ giá thực đa phương, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh

của quốc gia. Tiếp theo, chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu trước đây về cách

thức sử dụng chính sách tài khóa để kiểm soát dòng vốn vào và thặng dư thương mại một

cách hiệu quả, từ đó làm giảm áp lực giảm REER.

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu gồm: dữ liệu và phương pháp luận. Mô tả biến

nghiên cứu và kiểm định tính dừng, đồng liên kết. Chúng tôi lần lượt mô tả các biến sẽ

dùng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm, cách tính toán và nguồn số liệu của chúng

cũng như kì vọng về tác động của chúng lên REER.

Phần 4: Trình bày kết quả nghiên cứu của mô hình VECM.

Phần 5: Kết luận. Trình bày một số đề xuất chính sách được rút ra từ kết quả của

mô hình

2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1. Các lý thuyết nền tảng

2.1.1. Tỉ giá thực đa phương và sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa

Với độ mở cửa ngày càng cao của các quốc gia trên thế giới hiện nay, sự biến

động của tỉ giá hối đoái luôn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hầu hết các ngành công

nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước

ngoài hoặc xuất khẩu thành phẩm ra thị trường thế giới và cả các doanh nghiệp hoạt động

ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, để điều chỉnh chỉ số lạm phát của một quốc gia

so với một quốc gia khác, các nhà phân tích thường sử dụng tỉ giá thực (RER). Tỉ giá này

còn được gọi là tỉ giá thực song phương giữa hai quốc gia.

Chỉ số tỉ giá hối đoái thực đa phương (REER) được tính toán dựa trên tỉ giá thực

song phương, được tính toán nhằm xác định giá trị thực của đồng nội tệ so với một rổ

ngoại tệ của các đối tác thương mại chính của một quốc gia, từ đó cung cấp những thông

5

tin rất quan trọng liên quan đến sức cạnh tranh của quốc gia đó trong quan hệ các bạn

hàng chủ chốt trên thế giới.

Trong thời gian gần đây, nhiều thị trường mới nổi ở cả ba khu vực chính là Châu

Á, Châu Âu, Châu Mỹ La-tin đều nhận thấy đồng nội tệ của họ tăng giá mạnh làm giảm tỉ

giá hối đoái thực đa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia

trên khi sức cạnh tranh của họ giảm sút lớn.

Hình 1 Tỉ lệ phần trăm sụt giảm tỉ giá hối đoái thực đa phương ở các thị trường mới nổi

chủ chốt. Nguồn: IMF. REER khu vực được tính dựa vào REER các quốc gia cùng với tỉ

trọng theo GDP của chúng. Các quốc gia trong mẫu: Asia excl. China: India, Indonesia,

Malaysia, Philippines, và Thái Lan; Các nước xuất khẩu dầu: Kazakhstan and Nga;

Châu Mỹ Latin: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, andPeru; Châu Âu:

Bulgaria, Hungary, Lithuania, Poland, Romania, and Turkey; Khu vực mới nổi khác

REER cung cấp cho chúng ta thông tin về sức cạnh tranh trung bình của một quốc

gia so với các đối tác thương mại chính. Để tính toán được chỉ số này đòi hỏi phải tính

được tỷ trọng thương mại của quốc gia đang xét so với các đối tác thương mại chủ yếu

của chúng. Theo bài nghiên cứu của chúng tôi, tỉ trọng thương mại của quốc gia đang xét

và một quốc gia khác được tính bằng cách lấy tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai quốc

gia chia cho tổng xuất nhập khẩu của quốc gia đó đối với các đối tác thương mại chủ yếu.

6

Chúng tôi sử dụng công thức trung bình nhân, công thức được sử dụng rộng rãi

bởi IMF, World Bank và các trung tâm dữ liệu kinh tế uy tín khác. Công thức tính REER:

1

itk w

t ittREER RER

RERi : tỷ giá hối đoái thực của đồng nội tệ so với ngoại tệ và được tính theo công thức

,

Wit : tỉ trọng thương mại đối với quốc gia i tại năm t

Trong bài nghiên cứu của chúng tôi, dựa vào thống kê xuất nhập khẩu trong giai

đoạn 2000 đến 2012 theo tháng được trình bày trong bảng ở phụ lục, chúng tôi lây rổ

tiền tệ gồm 8 quốc gia: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đức,

Malaysia và Hồng Kông để tính REER.

Tỉ giá hối đoái thực đa phương trong thời gian gần đây tại các thị trường mới nổi

đã giảm sâu làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nhiều quốc gia mà nguyên nhân do

thặng dư thương mại cao của các nước này và dòng vốn chảy vào lớn. Dòng tiền từ xuất

khẩu hàng hóa, dịch vụ và từ dòng vốn lớn đổ vào có thể làm giảm mạnh REER theo cơ

chế căn bệnh Hà Lan, đặt ra thách thức cho các quốc gia mới nổi trong việc quản lí dòng

tiền này.

2.1.2. Căn bệnh Hà Lan và biểu hiện của nó tại các khu vực mới nổi.

2.1.2.1. Căn bệnh Hà Lan

Năm 1977, Trang tin The Economist đã đưa ra thuật ngữ ―Căn bệnh Hà Lan‖ để

miêu tả nguy cơ kinh tế khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên làm suy giảm

ngành các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo khác. Năm 1959, Hà Lan đã phát hiện

ra một mỏ khí đốt trữ lượng rất lớn. Nhờ vào tiền thu được từ xuất khẩu nguồn tài nguyên

này, chính phủ Hà Lan đẩy mạnh chi tiêu ngân sách, đầu tư vào các lĩnh vực kém hiệu

quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh.

7

Hau nhà kinh tế học M. Max Corden và J. Peter Neary đã đưa ra mô hình cổ điển

của căn bệnh Hà Lan trong một nền kinh tế gồm hai khu vực sản xuất hàng hóa ngoại

thương và hàng hóa phi ngoại thương. Trong đó, khu vực ngoại thương lại được chia

thành khu vực xuất khẩu tài nguyên và khu vực chế tạo. Nếu khu vực xuất khẩu tài

nguyên phát triển mạnh, nhân lực từ khu vực chế tạo sẽ đổ dồn qua khu vực này. Thu

nhập cho những nhân công trong khu vực khai thác tài nguyên ngày càng tăng dẫn đến

mặt bằng lương và chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng đối với khu vực chế tạo, làm

khu vực này suy yếu đi do mất sức cạnh tranh với giá cả hàng hóa ngoại thương trên thế

giới vốn luôn ít biến động. Bên cạnh đó, dòng tiền đi vào lớn từ xuất khẩu tài nguyên dẫn

cũng dẫn đến REER giảm mạnh, làm tổn thương đến tính cạnh tranh của khu vực chế tạo

rõ rệt.

Năm 1994, O De silva cũng đã tổng hợp lại các bài nghiên cứu về các mô hình

khác của căn bệnh Hà Lan như mô hình 4 khu vực theo các nghiên cứu của Krugman,

Ohyama,.. Trong đó sự di chuyển nguồn lực và sự yếu đi của khu vực chế tạo cũng giống

với mô hình cổ điển 2 khu vực.

2.1.2.2. Biểu hiện của căn bệnh Hà Lan tại các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển là các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh Hà Lan

nhất. Có thể kể đến các nước xuất khẩu dầu mỏ như Mexico, Indonesia, Nigieria, các

quốc gia Ả rập,..vốn thu được những dòng ngoại tệ khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ. Bên

cạnh đó những quốc gia này thường xuyên nhận được các khoản viện trợ rất lớn từ các tổ

chức như IMF, World Bank làm nguy cơ nhiễm căn bệnh này ngày càng cao hơn. Tình

trạng xuất khẩu tài nguyên thô nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng đã trở

thành đặc điểm nổi bật của các quốc gia này.

Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ năm 2000

đến nay, công nghiệp khai khoáng đã đóng góp vào GDP hàng năm từ 10 đến 11%. Tính

trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại khoáng sản đã đạt 9,6 tỉ đô la Mỹ,

chủ yếu là dầu thô và than đá. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp sử dụng các nguồn tài

8

nguyên đất, rừng,…ra đời với tần suất ngày càng nhiều cũng khiến cho nền kinh tế ngày

càng phụ thuộc vào tài nguyên hơ

2.2. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tỉ

giá hối đoái thực đa phƣơng.

Trong những khoảng thời gian dần đây, tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề nóng

bỏng và được rất nhiều giới tài chính cũng như nhà đầu tư quan tâm đến. Và khi nói đến

vấn đề ổn định tỷ giá, Chính sách tiền tệ được xem như là một công cụ khá tốt để Chính

phủ điều tiết và kiểm soát tỷ giá. Song bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng góp phần

không nhỏ trong việc giữ cho tỷ giá ở mức độ ổn định và hiệu quả. Để thấy r hơn điều

này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý thuyết và mô hình nhằm minh chứng cho sự

đóng góp tích cực của ch nh sách tài khóa trong việc ổn định tỷ giá hối đoái này.

2.2.1. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo các mô hình thuộc trường phái Keynes.

Có khá nhiều bài phân tích nhằm đưa ra mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tỉ

giá hối đoái thực đa phương dựa theo các mô hình thuộc trường phái Keynes. Trước tiên

là phải kể đến bài nghiên cứu “Capital Mobility And Stabilization Policy Under Fixed

And Flexible Exchange Rates ― (Mundell 1963) nhằm xem xét các chính sách ổn định

dưới cơ chế tỷ giá cố định và tỷ giá linh hoạt từ đó cho thấy ý nghĩa của việc tăng luân

chuyển vốn. Với việc đặt ra các giả định trong bài nghiên cứu như: tất cả chứng khoán

đều thay thế nhau hoàn hảo, mức giá cố định, trong khi nguồn cung sản lượng thì lại biến

đổi, tiết kiệm và thuế tăng cùng với thu nhập, cán cân thương mại chỉ phụ thuộc vào thu

nhập và tỉ giá hối đoái, đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, cầu tiền phụ thuộc thu nhập và lãi

suất. Giả định cuối cùng không kém phần quan trọng là quốc gia nghiên cứu là một quốc

gia nhỏ, không đủ sức tác động đến mức lãi suất và thu nhập quốc tế. Kết quả bài nghiên

cứu được lập luận trên hai góc độ: (1) Dưới cơ chế tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ

không có tác động đến tình trạng việc làm, còn chính sách tài khóa thì có một tác động

mạnh mẽ và đây cũng là một đồng kết luận của tác giả với Kynes, bên cạnh đó, chính

9

sách vô hiệu hóa cũng được Mundell nhắc đến, nó làm cho cơ chế tỷ giá cố định không

còn ý nghĩa, từ đó luận chuyển vốn hoàn hảo sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá cố

định ; (2) Dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt, chính sách tài khóa không có tác động đến tình

trạng việc làm; CSTT tác động mạnh đến tình trạng việc làm, một kết luận được rút ra ở

đây là chính sách tài khóa trở thành một công cụ làm thay đổi cán cân thương mại.

Tiếp theo, là bài nghiên cứu của Jeffrey Sachs và Charles Wyplosz (1984) về

―Real exchange rate effects of fiscal policy‖(Sachs and Wyplosz 1984). Với việc lấy ý

tưởng chính cho bài phân tích là phát triển một khuôn khổ trong phân tích tác động của

chính sách tài khóa lên tỷ giá hối đoái thực cũng như là xem xét sự ảnh hưởng của chính

sách tài khóa lên tỷ giá hối đoái thực có khác nhau khi thay đổi một số đặc điểm cấu trúc

(mức độ khả năng thay thế tài sản, kết cấu chi tiêu của chính phủ, mức nợ công ban đầu

và vị thế đối ngoại ròng) không? Bằng cách sử dụng mô hình Mundell—Fleming trong

trạng thái động gồm các biến: sản lượng nội địa, tiêu dùng cá nhân, chi tiêu công, cán cân

thương mại, tài sản tài chính, lãi suất, nợ công trong nước, trái phiếu nước ngoài, tỉ giá

hối đoái, chi tiêu nước ngoài.... Kết hợp xem xét 3 yếu tố: (1) sự tác động của thâm hụt

ngân sách đối với nợ công; (2) sự tác động của mất cân bằng tài khoản vãng lai lên việc

nắm giữ tài sản nước ngoài; (3) và các giải định trong quản lý tỷ giá hối hoái. Và một kết

quả không mấy khả quan khi với nguồn dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy

chính sách tài khóa có tác động không r ràng đến tỉ giá hối đoái.

2.2.2. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo các mô hình chu kì kinh doanh thực.

Một nghiên cứu của David K. Backus, Patrick J. Kehoe và Finn E. Kydland (1992)

nhằm hỗ trợ cho quan điểm về mô hình chu kỳ kinh doanh thực trong nghiên cứu gốc là

“Dynamics of the Trade Balance and the Terms of Trade: The J-Curve?”(Backus, Kehoe

et al. 1992) Trong bài này, nhóm tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa cán cân thương

mại và tỷ lệ mậu dịch dựa trên việc đưa ra những lý luận và nhận định về: động lực của

cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch; thêm vào đó họ kiểm định mối quan hệ giữa xuất

khẩu ròng và sản lượng của một số quốc gia. Bằng việc theo d i những đặc điểm của các

10

biến động ngắn hạn trong cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch ở 11 quốc gia phát triển.

Backus, Kehoe và Kydland đã sử dụng bộ dữ liệu qua các quý mang tính chu kỳ của xuất

khẩu ròng kết hợp với các biến tỷ lệ xuất khảu ròng trên giá trị sản lượng đầu ra (nx);

logarit của sản lượng thực (y); logarit của tỷ lệ giảm phát trong nhập khẩu trên tỷ lệ giảm

phát trong xuất khẩu (p) từ đó chọn mô hình tăng trưởng ngẫu nhiên ở 2 quốc gia để kiểm

định. Kết quả kiểm định cho thấy luồng dịch chuyển ngược chu kỳ trong xuất khẩu ròng

và xu hướng trong cán cân thương mại có mối tương quan nghịch biến đến sự dịch

chuyển ở hiện tại và tương lai trong tỷ lệ mậu dịch; nhưng lại có tương quan đồng biến

với luồng dịch chuyển trong quá khứ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy chi tiêu

chính phủ tăng sẽ làm cho sản lượng tăng nhiều hơn và từ đó làm cho xuất khẩu ròng

được cải thiện. Khi có sự thuận lợi trong cú sốc năng suất,sản lượng trong nước tăng và

do đó làm giảm giá tương đối của nó dẫn tới làm tăng tỷ lệ mậu dịch để từ đó ảnh hưởng

tới cán cân thương mại.

Cùng góc nhìn trong mô hình chu kỳ kinh doanh thực, Mohsen Bahmani-Oskooee,

li Kutan và rtatrana Ratha đã phân tích về mối quan hệ giữa tỉ lệ mậu dịch và cán cân

thương mại cho các nước có nền kinh tế mới nổi trong bài viết “The S-Curve in

Emerging Markets”(Bahmani-Oskooee, Kutan et al. 2008). Nhóm ba tác giả đã kiểm

định mối liên hệ giữa cán cân thương mại với tỷ giá hối đoái thực tế hoặc giữa cán cân

thương mại với tỷ lệ mậu dịch bằng cách kiểm tra các điều kiện Marshall-Lerner, J-

Curve, và S-Curve. Sử dụng hàm tương quan chéo với bộ dữ liệu từ tháng 1/1990 đến

tháng 6/2005 trong mẫu gồm 10 nước. Qua đó, bài nghiên cứu cho thấy chức năng tương

quan chéo giữa tỷ lệ mậu dịch và cán cân thương mại tương tự như một đường cong chữ

S nằm ngang. Kết quả kiểm định đã giải thích được cho 4 nước Bulgaria, Croatia, Poland,

và Slovac như một bằng chứng mạnh mẽ; mức độ yếu hơn ở các nước Cộng hòa Séc,

Hungary và Thổ Nhi Kỳ , cuối cùng lý thuyết S-Curve không thể giải thích được ở các

nước như Cyprus, Romania, and Russia.

11

2.2.3. Mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương qua các

nghiên cứu dựa theo cách chi tiêu của chính phủ.

Bên cạnh hai góc nhìn trên, còn có các bài nghiên cứu cũng tìm hiểu mối quan hệ

giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa phương nhưng lại phân tích dựa theo

cách chi tiêu của chính phủ. Trước tiên là bài nghiên cứu “Fiscal Policy and the Real

Exchange Rate” (Chatterjee and Mursagulov 2012)của hai tác giả Santanu Chatterjee và

Azer Mursagulov. Để tìm ra mối quan hệ giữa các biến tài khóa và tỉ giá hối đoái thực đa

phương, họ đã phân tích ở 2 khu vực thương mại và phi thương mại (trong mỗi khu vực

sẽ chú trọng vào 3 nhân tố sản xuất: nguồn vốn tư nhân, lao động và nguồn vốn công) và

phân tích độ nhạy (độ co giãn của sản lượng đầu ra từng khu vực đối với nguồn vốn

công, độ co giãn của sự thay thế trong sản xuất, chi phí điều chỉnh liên khu vực) cũng

như đưa ra các phương trình để phân tích, thông qua các tiêu chuẩn cân bằng, cú sốc

chính sách tài khóa, độ nhạy của tỷ giá thực với chính sách tài chính, sự ổn định của tỉ

giá, mối quan hệ ngắn hạn giữa chi tiêu chính phủ và tiêu dùng cá nhân. Với ý tưởng ban

đầu là phân tích các cơ chế mà qua đó chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng có thể ảnh hưởng

đến sự biến động của tỷ giá hối đoái thực, họ đã đi đến kết luận rằng sự hiện diện của chi

phí điều chỉnh giữa 2 khu vực và các cú sốc chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra một tác động đối

với đường cong chữ U của tỷ giá thực tế và mô hình đề xuất có thể dự đoán mối tương

quan dương ngắn hạn giữa chi tiêu chính phủ và tiêu dùng cá nhân.

Một nghiên cứu khác không thể không kể đến là “The Composition of

Government Spending and Real Exchange Rate” (Galstyan and Lane 2009) của Vahagn

Galstyan và Philip R. Lane. Với ý tưởng chính là tìm hiểu xem các thành phần của chi

tiêu chính phủ tác động như thế nào đến tỉ giá hối đoái thực trong dài hạn, tác giả đã áp

dụng mô hình 2 nhân tố trong nền kinh tế mở nhỏ ở ở 19 nước tiên tiến trong giai đoạn

1980-2004. Với các biến được tác giả sử dụng là: Mức giá tương đối của hàng hóa phi

thương mại (tính toán dựa trên tỷ lệ hệ số giảm phát của ngành dịch vụ trên ngành sản

xuất); Tỉ giá hối đoái thực (tính toán dựa trên chỉ số CPI và tỉ giá hối đoái trung bình

danh nghĩa Cán cân hàng hóa và dịch vụ); GDP bình quân đầu người; Chỉ số phát triển;

12

Tiêu dùng và đầu tư của chính phủ. Sau khi tiến hành kiểm định, tác giả đã đi đến kết

luận là: Tiêu dùng và đầu tư của chính phủ có tác động khác nhau đến tỉ giá hối đoái thực

và mức giá tương đối của phi mậu dịch. Cụ thể như sau: sự gia tăng trong tiêu dùng của

chính phủ dẫn tới tăng giá tương đối của khu vực phi mậu dịch, trong khi đầu tư của

chính phủ dẫn tới sự suy giảm giá tương đối của khu vực phi mậu dịch cho hầu hết các

nhóm nước.

Vào tháng 1/2008, Luca Antonio Ricci, Gian Maria Milesi-Ferretti và Jaewoo Lee

đã công bố bài nghiên cứu với chủ đề “Real Exchange Rates and Fundamentals: A

Cross-Country Perspective” (Ricci, Lee et al. 2008) nhằm phân tích mối quan hệ giữa

REER và các biến số vĩ mô khác ở nhiều nền kinh tế khác nhau. Cụ thể là tác giả đã sử

dụng mô hình dữ liệu bảng, nghiên cứu số liệu thương mại của 48 quốc gia ở các nền

kinh tế phát triển và các thị trường mới nổi trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2004. Họ đã

xây dựng mô hình với các biến như sau: Tỷ giá thực đa phương (REER - tính theo CPI và

ngang giá đồng tiền của các quốc gia); Năng suất của hàng hóa thương mại và phi thương

mại giữa các quốc gia (đo lường bằng sản lượng trên mỗi công nhân); Mức tiêu thụ hàng

nội địa so với hàng xuất khẩu (đo lường bằng tỷ số giữa giá trung bình hàng xuất khẩu

chính với hàng nhập khẩu chính); Mức độ tài sản ngoại ròng trên tổng thương mại (đo

lường bằng tỷ số giữa tài sản ngoại ròng với trung bình hàng hóa và dịch vụ xuất nhập

khẩu trong cùng thời kỳ); Tiêu dùng chính phủ trên GDP (đo bằng tỷ số giữa tiêu dùng

của chính phủ (chi cho hàng hóa và dịch vụ với lương công chức) và GDP); Chỉ số hạn

chế thương mại (có giá trị 0 đối với các nước có tự do hóa thương mại và bãi bỏ các rào

cản); Mức độ ảnh hưởng giá của doanh nghiệp (dựa theo dữ liệu từ EBRD 2005, chỉ khả

dụng ở các quốc gia Đông Âu và Nga, mang giá trị 0 ở các nước khác). Qua kiểm định

thực nghiệm, các số liệu và kết quả đều có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt giữa hai

phương pháp tiếp cận số liệu năng suất của hàng hóa thương mại - phi thương mại và sản

lượng trên mỗi công nhân có ảnh hưởng nhất định đến REER, nhưng số liệu thu thập

được lại không chỉ ra được sự chênh lệch nên sản lượng trên mỗi công nhân có thể là một

biến thiếu chính xác để kiểm định hiệu ứng Balassa-Samuelson. Từ đó, họ đã đưa ra kết

13

luận là REER tương quan dương với các biến đối ngoại, như năng suất của hàng hóa

thương mại và phi thương mại giữa các quốc gia, mức độ hạn chế thương mại, tiêu dùng

của Chính phủ, và tương quan âm với mức độ ảnh hưởng giá của doanh nghiệp.

Cuối cùng, với “The Purchasing Power Parity Doctrine: A Reappraisal” (Balassa

1964), Bela Balassa đã sử dụng bảng thống kê kết hợp so sánh, phân tích ở 12 quốc gia

phát triển (bao gồm Mỹ, Canada, Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, nh, Đan Mạch, Na Uy,

Thụy Điển, Nhật Bản) để kiểm định lại và so sánh học thuyết ngang giá sức mua dưới hai

góc độ ―tương đối‖ và ―tuyệt đối‖ nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức

mua. Các biến được đề xuất bao gồm: Sản lượng tiêu dùng của từng quốc gia; Ngang giá

sức mua (tỷ số giữa giá của quốc gia thứ hai so với quốc gia thứ nhất, đo lường gián tiếp

thông qua cán cân thương mại); Năng suất quốc gia (đo lường bằng thu nhập trên vốn đầu

tư). Từ kết quả thực nghiệm, tác giả đã đưa ra bốn kết luận đáng ghi nhận: (1) Với giả

định không tồn tại các rào cản thương mại, tỷ giá sẽ bằng với tỷ lệ giá hàng xuất khẩu của

hai quốc gia. (2) Với giả định giá bằng với chi phí biên, sự khác biệt về lương kéo theo sự

chênh lệch về năng suất, từ đó kéo theo sự khác biệt về ngang giá sức mua và tỷ giá. (3)

Chênh lệch năng suất ở hàng hóa thương mại hai quốc gia càng lớn, tỷ giá và ngang giá

sức mua khác biệt càng gia tăng. Nếu ngang giá sức mua ở một nước được đánh giá cao

hơn, tương ứng sức mua của quốc gia còn lại bị định thấp hơn tỉ lệ. (4) Tồn tại mối quan

hệ tương quan dương giữa ngang giá sức mua, tỷ giá và năng suất quốc gia. Sử dụng chỉ

số giá để hiệu chỉnh, dự đoán tỷ giá trong một số trường hợp có thể sẽ dẫn đến sự thiếu

chính xác.

3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả dữ liệu các biến.

Dữ liệu của chúng tôi được lấy theo tháng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2000

đến tháng 1 năm 2012. Lí do cho việc lựa chọn này ngoài giới hạn về nguồn dữ liệu trong

giai đoạn sau năm 2012 thì trong giai đoạn này việc giao thương với các đối tác mậu dịch

14

khá ổn định do đó tỉ trọng thương mại thay đổi không lớn tạo điều kiện tính toán REER

được dễ dàng.

GDP thực bình quân đầu người (GDPPC)

GDP thực bình quân đầu người được tính theo giá USD cố định 2005 của World

Bank. Biến này được tính bằng cách lấy GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam

chia cho trung bình theo trọng số là tỉ trọng thương mại của các đối tác thương mại chính.

Đây là biến đại diện cho chênh lệch về năng suất. Hiệu ứng Balassa - Samuelson

(Balassa, 1964; Samuelson, 1964) chỉ ra rằng năng lực sản xuất trong nước được tập

trung vào khu vực sản xuất hàng hóa ngoại thương và khu vực sản xuất hàng hóa phi

ngoại thương. Nếu năng lực sản xuất ở khu vực sản xuất hàng hóa ngoại thương tăng

nhanh hơn (so với các nước đối tác ngoại thương), REER sẽ tăng (Feyzioglu, 1997). Hơn

nữa Bergstand (1991) cũng đã chỉ ra rằng các quốc gia giàu có có khuynh hướng chi tiêu

nhiều hơn vào các dịch vụ có cầu co giãn theo thu nhập cao. Dẫn đến làm tăng REER. Do

vậy chúng tôi kì vọng biến có tương quan thuận với REER.

Hình 2. GDPPC của Việt trong giai đoạn 1995-2012 (Nguồn:

Hình 2 GDPPC của Việt trong giai đoạn 1995-2012

Nguồn: tự thống kê

15

Cán cân sản phẩm và dịch vụ (TB)

TB được đo lường theo phần trăm GDP danh nghĩa và được sử dụng như là một

biến đại diện cho vị thế thương mại của quốc gia trên trường quốc tế. Có nhiều quan điểm

trái lập về tác động của TB lên REER.Trong khi Edwards (1994) và Elbadawi (1994) chỉ

ra rằng khi TB càng lớn đại diện cho độ mở của nên kinh tế ngày càng cao thì người tiêu

dùng có khuynh hướng thay thế hàng phi ngoại thương bằng hàng ngoại thương, làm cầu

nhập khẩu tăng lên và từ đó làm tăng REER thì Connolly và Devereux (1995) lý giải

trong trường hợp TB tăng do giảm thuế xuất khẩu thì REER sẽ giảm. Fernandez (2006)

và Miyajima (2007) lại cho rằng trong trường hợp TB tăng lên được giải thích bởi tăng

trưởng kinh tế do tăng hoạt động ngoại thương và ít phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ cũng

như tài khoản đối ngoại bị méo mó, thì tỷ giá thực sẽ giảm.

Như vậy, tác động của TB lên REER vẫn chưa thống nhất. Nguồn TB được lấy từ

World Bank.

Cán cân cấu trúc (Structural Balance – SB)

Những sự thay đổi trong nguồn thu và chi tiêu công không chỉ bị ảnh hưởng bởi

các chính sách chủ quan mà còn bởi sự thay đổi trong những điều kiện kinh tế thông qua

sự ảnh hưởng của các nhân tố cân bằng tự động bao gồm thuế và trợ cấp. Nếu GDP dưới

mức tiềm năng thì nguồn thu từ thuế sụt giảm trong khi đó trợ cấp xã hội cho người thất

nghiệp lại có xu hướng tăng. Hơi nữa, những sự thay đổi trong chi tiêu và nguồn thu cũng

có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chuyển tiếp phi chu kì như là những khoản trợ cấp

một lần (one-off transfers) cho những ngân hàng gặp khó khăn hoặc những khoản thuế

một lần (one-off taxes) đánh trên tài sản. Khi cần đánh giá về sự ổn định dài hạn hay cấu

trúc ngắn hạn của ngân sách, chúng ta thường phải điều chỉnh những yêu tố đó. SB cho ta

thấy ngân sách có thể đạt được độ lớn như thế nào nếu nền kinh tế đang ở giữa chu kì và

nếu ảnh hưởng chuyển tiếp phi chu kì được loại bỏ. Theo như cách tính toán của

16

European Commision thì SB được tính theo hai bước: loại bỏ các thành tố có tính chu kì,

là sản phẩm của lỗ hổng sản lượng và độ bán co giãn của ngân sách (budgetary semi-

elasticity), khỏi mức cân bằng ngân sách ban đầu; sau đó loại bỏ các yếu tố một lần (one-

off factors).

SB càng lớn chứng tỏ thâm hụt ngân sách thực tế cao hơn từ đó chính phủ phải

vay tài trợ thâm hụt ngân sách nhiều hơn làm cho REER giảm.

Đầu tư công của chính phủ (PI)

Biến được đo lường theo phần trăm GDP và tính bình quân có trọng số là tỉ trọng

thương mại đối với các đối tác thương mại chính. Theo như các nghiên cứu trên, nếu

chính phủ tăng cường đầu tư và làm tăng năng suất ở các lĩnh vực ngoại thương (tradable

sector) từ đó làm gia tăng lạm phát ở giá cả của mặt hàng phi ngoại thương (non-

tradables goods), làm giảm REER và ngược lại

Chi tiêu công của chính phủ (PC)

Biến được đo lường theo phần trăm GDP và tính bình quân có trọng số là tỉ trọng

thương mại đối với các đối tác thương mại chính. Theo như các nghiên cứu trên, nếu

chính phủ tăng cường chi tiêu các hàng hóa phi ngoại thương từ đó làm tăng cầu đối với

các hàng hóa nà, làm giảm REER.

Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA)

Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA) bao gồm giá trị tính bằng đồng bản tệ của (i) dự

trữ quốc tế chính thức ròng (bên tài sản có bao gồm vàng, ngoại tệ, vị thế dự trữ quốc gia

tại IMF, SDRs); ở bên tài sản nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của các NHTW nước

ngoài (tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài, các giao dịch hoán đổi, các khoản thấu chi

và một số khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn, ví dụ việc sử dụng tín dụng IMF của

quốc gia); (ii) các tài sản có và tài sản nợ ngoại tệ khác của NHTW mà không bao gồm

trong định nghĩa về dự trữ chính thức.

Về nguyên tắc, phần thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng dù lấy từ cân đối tiền

tệ hay lấy từ các cấu phần của cán cân thanh toán đều phải bằng nhau. Tác động của tài

17

sản có ngoại tệ ròng lên REER được xem xét từ hai góc độ. Theo quan điểm cán cân

thanh toán, tình trạng thâm hụt hoặc biến động theo chiều hướng giảm của cán cân vãng

lai cần phải được tài trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp chênh lệch giữa

lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường quốc tế là không đổi, để được tài trợ, tức

NFA giảm, tỷ giá phải tăng để làm gia tăng lợi nhuận, thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy, sự

tăng lên của NF thường tác động làm giảm REER và ngược lại.

.

Biến số Nội dung Cách tính toán/Chỉ

số đại diện Thời gian

Tác động

kỳ vọng

đến REER

Nguồn số

liệu

TB Độ mở nền

kinh tế

(Xuất khẩu + Nhập

khẩu) /GDP

T1/2000-

T1/2012 +/-

Xuất khẩu,

nhập khẩu từ

GSO, GDP

từ World

Bank

SB Cán cân

ngân sách

Cán cân ngân sách

trừ cho các yếu tố

chu kì và các yếu tố

một lần

2000-

2012 - UNCTAD

PC Chi tiêu

chính phủ

Tổng chi tiêu chính

phủ/GDP chia trung

bình GDP theo

trọng số là tỉ trọng

2000-

2012 +/-

Tổng chi tiêu

chính phủ từ

ADB

18

thương mại của các

đối tác chính

PI Đầu tư

chính phủ

Tổng đầu tư chính

phủ/GDP chia trung

bình GDP theo

trọng số là tỉ trọng

thương mại của các

đối tác chính

2000-

2012 +/-

Tổng đầu tư

chính phủ từ

ADB

GDPPC Năng lực

sản xuất

GDP thực/dân số

chia trung bình

GDP theo trọng số

là tỉ trọng thương

mại của các đối tác

chính

T1/2000-

T1/2012 + World bank

NFA

Tài sản có

ngoại tệ

ròng

Tài sản Có ngoại tệ

ròng/GDP

2000-

2012 -

Tài sản Có

ngoại tệ ròng

từ IFS

Bảng 1 Kỳ vọng về ảnh hưởng của các biến được xét lên REER

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Mô hình VECM

Khi xem xét một chuỗi các biến không dừng chúng ta cần thận trọng khi mô tả mối quan

hệ giữa các biến này. Mối quan hệ này phụ thuộc nhiều vào tính chất dừng của mỗi biến.

Giả định nếu hai biến không dừng này đều là hai chuỗi tích hợp cùng bậc p, điều này có

thể hàm ý cho việc xem xét một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa hai biến này. Khái

niệm đồng tích hợp (Cointegration) được đưa ra để mô tả cho mối quan hệ này. Về mặt

19

kinh tế lượng, hai hoặc nhiều biến quan sát có mối quan hệ đồng tích hợp với nhau có

nghĩa là các biến này có cùng bậc tích hợp (đều là các chuỗi I(p)) và tồn tại một tổ hợp

tuyến tính của các biến này là một chuỗi dừng (I(0)). Vì vậy, hai chuỗi {y1,t} và {y2,t} là

đồng tích hợp nếu :

{y1,t} và {y2,t} đều là chuỗi tích hợp bậc p: I(p)

Tồn tại một bộ số (a1,a2) không đồng thời bằng 0 sao cho: a1*y1,t +a2*y2,t là một chuỗi

dừng: I(0).

Bênh cạnh đó, mô hình VECM là một trong những mô hình được đưa ra để quan sát mối

quan hệ đồng tích hợp này giữa các chuỗi thời gian. Giả sử hai chuỗi y1,t và y2,t là 2 chuỗi

tích hợp bậc 1, ta sử dụng mô hình VAR dạng rút gọn ( reduced form V R) để mô tả mối

quan hệ giữa 2 biến này: Yt= A0+ A1*Yt-1+ A2*Yt-2+ Et (*).

Với Yt = là ma trận các biến

Ai = [

] là ma trận hệ số biến Yt-1 và Yt-2

Et = là ma trận sai số mỗi phương trình.

Từ đó, phương trình (*) được biến đổi thành:

∆Yt= A0+ (-I + A1 + A2)*Yt-1 - A2*∆Yt-1+ Et (**)

Với giả định rằng Et là chuỗi dừng, ta nhận thấy về trái của phương trình (**) là một

chuỗi dừng, các hạng tử bên phải cũng phải là chuỗi dừng. Vì vậy, (-I+A1A2)*Yt-1 phải là

chuỗi dừng hay một tổ hợp tuyến tính của y1,t và y2,t là một chuỗi dừng. Điều này dẫn đến

y1,t và y2,t có quan hệ đồng tích hợp.

Mô hình V R được biểu diễn dưới dạng phương trình (**) được gọi là mô hình VECM

và có thể được viết lại dưới dạng hệ phương trình như sau:

y1,t – y1,t-1= a1,0 + α1*(y1,t-1 + β*y2,t-1) +ɛ1,t

y2,t - y2,t-1 = a2,0 +α2*(y1,t-1 + β*y2,t-1) +ɛ2,t

20

Trong đó: Hệ số β trong ngoặc đơn biểu hiện mối quan hệ dài hạn giữa 2 biến y1,t và y2,t

và hệ số α1, α2 thể hiện cho cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn.

Dựa vào mô hình của Edwards (1988), Elbadawi (1998), Montiel (1999) và phân tích các

biến số kinh tế nền tảng của Việt Nam, nhóm tác giả xác định mô hình các nhân tố tác

động đến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với các biến giải thích (bảng 2) như sau:

REERt=α0 + β1.GDPPCt+ β2.TBt+ β3.SBt+ β4.PCt+ β5.PIt+ β6NF t+ εt (2)

21

REER GDPPC TB SB PC PI NFA

Mean 106.9061 693.6839 0.113217 -0.364593 0.172912 0.088200 0.215351

Median 107.0307 686.7051 0.104514 -0.382456 0.164939 0.087298 0.179710

Maximum 125.5632 1099.911 0.235913 -0.168222 0.339921 0.136946 0.376482

Minimum 93.34005 456.4414 0.046072 -1.232215 0.105558 0.050581 0.149447

Std. Dev. 6.744255 162.4496 0.047590 0.163205 0.060435 0.023270 0.075616

Skewness 0.190120 0.322986 0.573864 -1.247633 0.544167 0.348552 1.151457

Kurtosis 2.741955 1.881787 2.478936 7.101716 2.073725 2.612112 2.814202

Jarque-Bera 1.275818 10.07558 9.598930 139.2630 12.33984 3.844978 32.25003

Probability 0.528396 0.006488 0.008234 0.000000 0.002091 0.146243 0.000000

Sum 15501.38 100584.2 16.41649 -52.86594 25.07221 12.78896 31.22595

Sum Sq.

Dev. 6549.837 3800143. 0.326139 3.835544 0.525953 0.077974 0.823358

Observations 145 145 145 145 145 145 145

Bảng 2 Bảng thống kê mô tả

22

Biến Bậc sai phân Dạng hồi quy t-Statistic p-value

REER 1 C -12.64786 0.0000

GDPPC 1 N -18.61095 0.0000

TB 1 N -13.31440 0.0000

SB 1 N -5.486518 0.0000

PI 1 N -8.282386 0.0000

PC 1 N -8.166560 0.0000

NFA 1 T -14.554 0.0000

Ghi chú: là dạng hồi qui: N (none) là không có hằng số hệ số trục tung và biến xu

thế; C (constant, hệ số trục tung) là có biến hằng số hệ số trục tung và T (trend) là

có đủ hằng số hệ số trục tung và xu thế.

Bảng 3 Xét tính dừng các biến trong mô hình VECM

Các kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho thấy rằng, giả thiết H0: có nghiệm đơn vị

được chấp nhận khi chuỗi là I(0) và bị bác bỏ với chuỗi I(1) ở mức ý nghĩa 1%, đồng

nghĩa rằng các biến đều dừng ở sai phân bậc nhất. Do đó, chúng tôi kết luận rằng tất cả

các biến tích hợp ở I(1) (mức ý nghĩa 1%), và do đó, có thể tồn tại một số đồng liên kết

giữa các biến được dùng, do đó, chúng tôi tiến hành kiểm định đồng liên kết Trace

Johansen.

23

Một sự kết hợp tuyến tính của hai chuỗi dữ liệu không dừng thông thường sẽ được kỳ

vọng là không dừng. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt, trong một số trường hợp nhất định,

chúng ta kỳ vọng rằng chúng sẽ di chuyển cùng nhau và do đó sự kết hợp của hai chuỗi

này là dừng (phần dư trong mô hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng là một

chuỗi dừng). Trong những trường hợp như vậy, ta gọi hai chuỗi dữ liệu này là có tính

đồng liên kết. Với mỗi nhóm các biến được đề cập trong bảng 4, chúng tôi tiến hành kiểm

định Trace Johansen. Kiểm định của Johansen là cách tiếp cận căn bản nhằm kiểm định

đồng liên kết trong một phương trình.

Giả thuyết H0: Có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết (r = 0, 1, 2, …, k-1)

H1: Có K mối quan hệ đồng liên kết

24

Date: 10/11/15 Time: 14:25

Sample (adjusted): 2000M04 2012M01

Included observations: 142 after adjustments

Trend assumption: Linear deterministic trend

Series: REER GDPPC TB SB PI PC NFA

Lags interval (in first differences): 1 to 2

Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)

Hypothesized Trace 0.05

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.**

None * 0.276985 139.7504 125.6154 0.0052

At most 1 0.200741 93.69614 95.75366 0.0687

At most 2 0.169135 61.87819 69.81889 0.1823

At most 3 0.113892 35.56725 47.85613 0.4184

At most 4 0.082592 18.39718 29.79707 0.5368

At most 5 0.042254 6.156412 15.49471 0.6770

At most 6 0.000183 0.025919 3.841466 0.8720

Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level

**MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Bảng 4 Bảng kiểm định đồng liên kết

Dựa vào kết quả trên, ta thấy tồn tại 1 mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, ta tiến

hành chạy mô hình VECM để xác định các mối quan hệ đồng liên kết này.

25

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả hồi qui thông qua mô hình VECM cho ta mối quan hệ đồng liên kết giữa các

biến:

Vector Error Correction Estimates

Date: 10/11/15 Time: 14:49

Sample (adjusted): 2000M04 2012M01

Included observations: 142 after adjustments

Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq: CointEq1

REER(-1) 1.000000

GDPPC(-1) -0.169789

(0.03513)

[-4.83254]

TB(-1) 559.1855

(77.6148)

[ 7.20462]

SB(-1) 3.236020

(30.7276)

[ 0.10531]

PI(-1) 576.4807

(186.100)

26

[ 3.09769]

PC(-1) -267.9327

(88.7540)

[-3.01883]

NFA(-1) 7.707307

(16.0955)

[ 0.47885]

C -57.96100

Bảng 5 Kết quả hồi quy VECM

Từ các kết quả trên ta có bảng kết quả về mối liên hệ đồng liên kết dài hạn của các biến

Hệ số ước lượng Độ lệch chuẩn Giá trị p

GDPPC

0.169789

0.03513

0.000

TB

-559.1855

77.6148

0.000

SB

-3.236020

30.7276

0.000

PI

-576.4807

186.100

0.000

27

PC

267.9327

88.7540

0.000

NFA

-7.707307

(16.0955)

0.000

Bảng 6 Kết quả về mối liên hệ đồng liên kết dài hạn của các biến

Theo như kì vọng GDP bình quân đầu người tăng dẫn đến làm tăng REER, Cán cân hàng

hóa và dịch vụ tăng cao do đó làm dòng ngoại tệ chảy vào lớn, dẫn đến làm giảm REER.

Trong dài hạn, chi đầu tư chính phủ làm giảm REER. Để lí giải điều này, chúng ta có thể

nhận thấy nguồn chi đầu tư của chính phủ ở các năm là khoảng 98% từ nguồn vay nước

ngoài. Chính nguồn vốn chuyển vào lớn này đã tác động làm cho REER giảm. Ngược lại,

chi tiêu dùng chính phủ lại làm cho REER tăng. Điều này có thể được lí giải bằng tỉ trọng

chi tiêu cho hàng hóa ngoại thương của chính phủ như nguyên vật liệu, công cụ dụng

cụ,…. từ nước để phục vụ cho quản lí nhà nước và thực hiện các dự án.

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các tác động ngắn hạn của các biến đến REER. Với bước

trễ tối ưu là 2 theo tiêu chuẩn lựa chọn của AIC (Akaike Information Criterion), SC

(Schwarz Information Criterion) và HQ (Hannan-Quinn Information Criterion) (bảng 7).

Chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình với p = 1, loại bỏ các biến không có ý nghĩa, kết

quả cuối cùng được trình bày trong bảng 8.

28

Bƣớc trễ AIC SC HQ

1 -15.06054 -14.04057* -14.64606*

2 -15.41709 -13.37716 -14.58814

3 -15.77767* -12.71776 -14.53425

Bảng 7 Kết quả lựa chọn bước trễ tối ưu

Hệ số ước lượng Độ lệch chuẩn Thống kê t Giá trị p

EC -0.045595 0.025994 -1.754057 0.0819

GDPPC t-1 -0.003101 0.139281 -0.022263 0.9823

TB t-1 8.74E-05 0.005876 0.014883 0.9881

SB t-1 25.61675 19.16008 1.336986 0.1836

PI t-1 22.58269 8.710542 2.592570 0.0107

PC t-1 304.1533 62.13904 4.894722 0.0000

NFA t-1 -5.913228 17.44224 -0.339018 0.7352

C 7.709121 11.45495 0.672995 0.5022

Bảng 8 Các ảnh hưởng trong ngắn hạn của các biến lên REER

29

Kết quả cho thấy rằng trong ngắn hạn, cán cân hàng hóa và dịch vụ; chi tiêu dùng

và đầu tư của chính phủ là những yếu tố tác động chính đến REER. Ảnh hưởng của cán

cân hàng hóa và dịch vụ không có một tác động r ràng theo như bài nghiên cứu của

Edwards (1994) và Elbadawi (1994) và các nhà kinh tế học có kết quả nghiên cứu đối

lập như Connolly và Devereux (1995) . Các kết quả cũng cho thấy những kì vọng về cấu

trúc chi tiêu công của chính phủ cũng ảnh hưởng đến REER. Trong ngắn hạn, nếu tăng

chi đầu tư thì REER sẽ tăng, điều này cho thấy chính phủ tập trung chủ yếu đầu tư vào

lĩnh vực phi ngoại thương thông qua cơ chế Balassa – Samuelson. Chính phủ nên cố gắng

tập trung phát triển các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, chú ý tăng đồng thời hiệu

quả của cả lĩnh vực ngoại thương và phi ngoại thương.

Ngược lại, trong ngắn hạn, chi tiêu dùng của chính phủ có thể thấy cũng làm tăng

REER. Có thể thấy chính phủ chi tiêu rất nhiều cho các dịch vụ phi ngoại thương như lễ,

các cuộc họp, dịch vụ công cộng,.. lẫn các hàng hóa ngoại thương khác phục vụ cho các

dự án phát triển và quản lí nhà nước. Tuy nhiên, bảng thống kê một số khoản mục chi

tiêu của chính phủ từ năm 2002 đến 2010 không cho chúng ta thấy r được cấu trúc chi

tiêu chính phủ qua các năm này.

30

Lĩnh vực 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

2010*

Chi theo dự toán

Quốc hội ( bao gồm

chi trả nợ gốc)

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Chi đầu tư phát

triển 36,5 32,9 30,9 30,1 28,7 27,4 26,4 34,1 25,9

Chi thường xuyên 63,0 52,8 50,4 50,4 52,5 53,8 55,7

Chi trả nợ, viện trợ 0,0 14,0 16,0 15,4 15,6 15,2 12,9 12,1 13,7

Chi bổ sung quỹ dự

trữ tài chính 0,4 0,1 0,0 0,0 0,0 0,1 0,0

Hỗ trợ tài chính

cho doanh nghiệp

kinh doanh xăng

dầu

0,0 0,2 2,6 4,1 3,1 3,5 4,9

Chi tinh giản biên

chế 0,0 0,0 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0

*Năm 2010 t nh toán từ cơ cấu chi theo chức năng số liệu quốc tế

Bảng 9 Cơ cấu chi của NSNN (Nguồn: Bộ tài chính)

REER sẽ điều chỉnh giảm (tăng) hướng về mức cân bằng khoảng 4.55% ở quý sau.

Ðây là mức điều chỉnh khá thấp của tỷ giá thực đa phương so với các nước đang phát

31

triển khác (Theo Edwards (1989) và Elbadawi (1994), mức điều chỉnh về cân bằng của tỷ

giá thực ở các nước đang phát triển trong khoảng 40-45%) vì tỷ giá và các biến tiền tệ rất

nhạy cảm ở các nước có thị trường tiền tệ chưa hoàn chỉnh và nhiều biến động do ảnh

hưởng tâm lý.

5. KẾT LUẬN

5.1. Các kết quả nghiên cứu

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

REER ± 2 S.E.

Response of REER to REER

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

GDPPC ± 2 S.E.

Response of REER to GDPPC

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

TB ± 2 S.E.

Response of REER to TB

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

SB ± 2 S.E.

Response of REER to SB

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

PI ± 2 S.E.

Response of REER to PI

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

PC ± 2 S.E.

Response of REER to PC

-2

-1

0

1

2

3

1 2 3 4 5

NFA ± 2 S.E.

Response of REER to NFA

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 3 Hàm phản ứng đẩy của mô hình. Phản ứng của REER với các biến còn lại

32

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích mối quan hệ của tỉ giá hối đoái thực đa

phương (REER) và GDP thực bình quân đầu người (GDPPC), Cán cân sản phẩm và dịch

vụ (TB), Cán cân cấu trúc (Structural Balance – SB), Đầu tư công của chính phủ (PI), Chi

tiêu công của chính phủ (PC), Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA) ở Việt Nam trong giai đoạn

từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2012. Dựa vào hàm phản ứng đẩy từ mô hình ta có

thể rút ra được một số kết luận:

Thứ nhất, là trong ngắn hạn, cán cân hàng hóa và dịch vụ; chi tiêu dùng và đầu tư

của chính phủ là những yếu tố tác động chính đến REER. Cán cân hàng hóa và dịch vụ

(TB) có tương quan dương với REER, khi TB càng lớn nghĩa là độ mở của nền kinh tế

ngày càng cao thì người tiêu dùng có khuynh hướng thay thế hàng phi ngoại thương bằng

hàng ngoại thương, làm cầu nhập khẩu tăng lên và từ đó làm tăng REER.

Thứ hai, là trong ngắn hạn, nếu chính phủ tăng cường đầu tư và làm tăng năng

suất ở các lĩnh vực phi ngoại thương (non-tradable sector) từ đó làm gia tăng giá cả của

mặt hàng ngoại thương (tradables goods), nên làm tăng REER.

Thứ ba, là trong ngắn hạn, nếu chính phủ tăng cường chi tiêu các hàng hóa ngoại

thương từ đó làm tăng cầu đối với các hàng hóa này, làm tăng REER.

Thứ tư, trong ngắn hạn, khi SB càng tăng, có nghĩa là thâm hụt ngân sách thực cao

do chính phủ tăng chi tiêu dùng làm theo hướng trên làm cho REER tăng.

Cuối cùng là cấu trúc chi tiêu công của chính phủ (SB) cũng ảnh hưởng đến REER. Nếu

GDP dưới mức tiềm năng thì nguồn thu từ thuế sụt giảm trong khi đó trợ cấp xã hội cho

người thất nghiệp lại có xu hướng tăng. Do đó, thâm hụt ngân sách thực tế sẽ càng tăng

lên (SB càng lớn) từ đó làm REER tăng.

33

5.2. Đề xuất chính sách:

Phần trình bày về lý thuyết cũng như kiểm định mô hình đã cho thấy vai trò của chính

sách tài khóa trong việc ổn định tỷ giá hối đoái thực đa phương ( REER).Kết quả mô hình

cho thấy vai trò của đầu tư và chi tiêu chính phủ trong việc tác động làm tăng ( giảm )

REER.

Việt Nam là một quốc gia mới nổi, cũng giống như nhiều thị trường mới nổi khác ở

Châu Âu, Mỹ La-Tin đều nhận thấy đồng nội tệ tăng giá mạnh làm giảm tỷ giá hối đoái

thực đa phương. REER giảm sâu sẽ tác động không tốt đến sức cạnh tranh quốc gia, cán

cân thương mại và hạn chế sự phát triển của các quốc gia nói chung và đặc biêt là mới

nổi như Việt Nam. Do đó các chính sách hạn chế sự giảm sâu và giữ tính ổn định của

REER là hết sức cần thiết. Phần này sẽ chú trọng một số đề xuất chính sách tài khóa –

công cụ mới nhằm ổn định tỷ giá hối đoái thực, hạn chế sự giảm sâu REER.

Về lý thuyết REER có thể được cải thiện bằng hai cách tăng tỷ giá hối đoái

danh nghĩa hoặc kiểm soát lạm phát.

Đối với hướng cải thiện bằng cách tăng tỷ giá hối đoái thực thông qua can thiệp thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện, thứ nhất là vì cách

này không đem lại hiệu quả lâu dài ( giải thích bằng hiệu ứng tuyến tính J ở Việt Nam

của các tác giả Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) , Phạm Thị Tuyết Trinh

(2011), Nguyễn Hữu Tuấn (2011)) thứ hai là vì thị trường Việt Nam tương đối nhạy cảm

về mặt tâm lý , việc tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa có thể gây tác động ngược.

Hướng cải thiện thứ hai là kiểm soát lạm phát. Việc kiểm soát lam phát được xem là giải

pháp tốt trong trường hợp tỷ lệ lạm phát Việt Nam được đánh giá ở mức khá cao như

hiện nay. Chính phủ tác động kiểm soát giảm lạm phát là vấn đề cấp bách có tác động lớn

đến kinh tế xã hội Việt Nam đồng thời cải thiện được REER theo hướng có lợi cho nền

kinh tế.

34

Dựa vào kết quả mô hình có thể đề xuất phương hướng cải thiện REER dựa

trên hai nhân tố :thứ nhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa ,thứ hai là giá cả hàng

hóa “phi thương mại”

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa như đã nói là khó để điều chỉnh, còn giá cả hàng hóa ― phi

thương mại‖ có thể được điều tiết kiểm soát mang lại hiệu quả trong việc hạn chế giảm

sâu REER.

Cải thiện REER thông qua giá cả hàng hóa phi thương mại:

Thứ nhất, sử dụng các công cụ điều tiết lạm phát để tác động điều tiết giá cả hàng

hóa phi thương mại.Như đã nghiên cứu để làm tăng REER chúng ta cần điều tiết giữ ổn

định , không làm tăng giá hàng hóa ―phi thương mại‖. Lạm phát cao có ảnh hưởng làm

tăng giá ― hàng hóa phi thương mại ― và ngược lại. Do đó việc kiểm soát lạm phát sẽ giúp

cải thiện được REER thông qua việc giữ giá hàng hóa phi thương mại ổn định. Như đã

nói Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát khá cao do đó chính sách tài khóa liên quan đến

đầu tư và chi tiêu công của chính phủ góp phần tác động kiềm chế lạm phát sẽ có hiệu

quả lớn.

Thứ hai, xem xét chi đầu tư của chính phủ tác động đến giá cả hàng hóa phi

thương mại. Trong ngắn hạn, việc tăng chi đầu tư ( đặc biệt là cơ sở hạ tầng và giao

thông ) góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm nói chung và ―hàng hóa phi thương mại‖

nói riêng từ đó có thể gây tác động giảm giá hàng hóa phi thương mại và làm tăng REER.

Tuy nhiên cần chú ý rằng tăng chi đầu tư cũng cần phải được xem xét , đảm bảo việc chi

có hiệu quả và mức chi phù hợp với mức thu, đảm bảo thâm hụt ngân sách ở mức hợp lý

có lợi cho toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa việc tăng chi đầu tư cần chú ý đảm bảo cải thiện

cả chất lượng hàng hóa thương mại và phi thương mại.

Thứ ba, xem xét thêm việc tác động thông qua ảnh hưởng của giá cả hàng hóa phi

thương mại đến REER có liên quan đến chi tiêu dùng của chính phủ. Chi tiêu dùng của

chính phủ đối với các hàng hóa phi thương mại có tác động đến giá cả loại hàng hóa

này.Do đó để đảm bảo giá cả loại hàng hóa này ổn đinh hay nói cách khác để đảm bảo ổn

35

định REER cần kiểm soát tốt chi tiêu của chính phủ về hàng hóa phi thương mại. Một sự

gia tăng chi tiêu chính phủ đối với các loại hàng hóa phi thương mại có thể làm tăng cầu

và dẫn đến tăng giá loại hàng hóa này từ đó góp phần làm giảm sâu REER.

Như vậy dựa vào các kết luận mô hình nhận thấy chính sách tài khóa có vai trò

quan trọng trong việc ổn định tỷ giá hối đoái thực đa phương. Hơn nữa có thể thấy viêc

chi tiêu công và đầu tư công của chính phủ có ảnh hưởng không chỉ thông qua việc tác

động đến lạm phát mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu và giá cả hàng hóa phi

thương mại từ đó ảnh hưởng đến REER. Ngoài việc chú ý các chính sách tài khóa kiềm

chế lạm phát chính phủ còn cần điều tiết chi tiêu công và tăng cường đầu tư công ở mức

hợp lý để đảm bảo giữ ổn định REER

5.3. Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài:

Mặc dù nhóm chứng minh được một vài yếu tố tác động chính đến REER ở các thị

trường mới nổi như cán cân hàng hóa và dịch vụ; chi tiêu dùng và đầu tư của Chính

phủ,... nghiên cứu của nhóm vẫn còn một số hạn chế có thể sẽ là cơ hội phát triển sâu hơn

cho các bài nghiên cứu sau về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và việc ổn định tỉ giá

hối đoái thực đa phương (REER). Kết quả nghiên cứu của nhóm chưa cho thấy sự ủng hộ

tuyệt đối với bất kỳ trường phái lý thuyết nghiên cứu trước đó nào.

Bài nghiên cứu chưa đo lường được chính xác tác động của chi tiêu dùng Chính

phủ lên REER do sự hạn chế về mức độ tiếp cận và minh bạch thông tin của cấu trúc chi

tiêu Chính phủ trong giai đoạn 2002-2010.

Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân hàng Thế giới (World

Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (International Money Fund-IMF), Ngân hàng Phát Triển

Châu Á (ASEAN Development Bank) nên có thể xuất hiện chênh lệch và không thống

nhất do sự khác biệt trong phương pháp tính giữa các tổ chức kể trên.

Việc chọn lựa mô hình và thực hiện kiểm định chưa thể hiện hết được những

luồng ý tưởng khác nhau trong các nghiên cứu phản biện.

36

Một hướng phát triển của đề tài là tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa độ nhạy

cảm tỷ giá thực với sự thay đổi của chính sách tài khóa ở các thị trường mới nổi, cụ thể

trong hai giai đoạn: mở rộng và thắt chặt tài khóa. Từ đó, nghiên cứu có thể phát hiện

mối quan hệ tồn tại giữa biến động tỷ giá và chính sách tài khóa trong từng thời kỳ độc

lập. Từ đó, rút ra bài học để áp dụng linh hoạt sự kết hợp giữa thực hiện chính sách tài

khóa và kiểm soát tỷ giá ứng với từng thời kỳ phát triển khác nhau của nền kinh tế Việt

Nam.

V

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Backus, D., et al. (1992). Dynamics of the Trade Balance and the Terms of Trade: The S-

curve, National Bureau of Economic Research.

Bahmani-Oskooee, M., et al. (2008). "The S-curve in emerging markets." Comparative

Economic Studies 50(2): 341-351.

Balassa, B. (1964). "The purchasing-power parity doctrine: a reappraisal." The Journal of

Political Economy: 584-596.

Chatterjee, M. S. and M. A. Mursagulov (2012). Fiscal Policy and the Real Exchange

Rate, International Monetary Fund.

Galstyan, V. and P. R. Lane (2009). "The composition of government spending and the

real exchange rate." Journal of Money, Credit and Banking 41(6): 1233-1249.

Mundell, R. A. (1963). "Capital mobility and stabilization policy under fixed and flexible

exchange rates." Canadian Journal of Economics and Political Science/Revue canadienne

de economiques et science politique 29(04): 475-485.

Ricci, M. L. A., et al. (2008). Real exchange rates and fundamentals: A cross-country

perspective, International Monetary Fund.

Sachs, J. and C. Wyplosz (1984). Real exchange rate effects of fiscal policy, National

Bureau of Economic Research.