186
GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA Câu 1: qui luật KHÁI NIỆM: Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". - Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá. Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. GI Ữ GÌN BẢN SẮC: - Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng to lớn. Sức sống này do những điều kiện địa lý- lịch sử của Việt Nam quy

Đề cương giao lưu tiếp biến vh

Embed Size (px)

Citation preview

GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Câu 1: qui luật KHÁI NIỆM:

Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khinhững nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợpvà tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa cácyếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biếnvăn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh".

- Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá.

Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nộisinh để lựa chọntiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoádân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâmthức dân tộc có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếpnhận những yếu tốvăn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ đượcsắc thái riêng của mình.

GIỮ GÌN BẢN SẮC: - Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực

tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóangoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống lại đồnghóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạora sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nướctrước những thế lực xâmlược bành trướng to lớn. Sức sống này do những điều kiện địa lý-lịch sử của Việt Nam quy

định và nó làm cho văn hóa Việt Nam vừa có tính bảo tồn mạnh vừacó tiềm năng phát triểncao. Về mặt địa lý Việt Nam nằm trên “ngã tư đường của các nền văn minh”, vì vậy tuymang trong mình cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nhưng trong lịch sử Việt Nam chịu ảnhhưởng của những làn gió văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, và sau này thêm cả văn hóaNga, Đông Âu, Nhật, Mỹ. Cùng tràn đến với một số dòng văn hóa bên ngoài là những cuộc

xâm lược bành trướng. - Người Việt đã có ít nhất hai cách ứng xử mềm dẻo và khôn ngoan: Thứ nhất là duytrì tổ chức làng tự trị tương đối đóng khép có từ xa xưa- một hình thức công xã nông thôn,trong đó quan hệ họ hàng và làng mạc gắn bó với nhau tạo nên tính cố kết cộng đồng hếtsức mạnh mẽ -, về đối nội thì duy trì được văn hóa Việt, về đối ngoại thì khi bị ngoại thuộcvẫn buộc được chính quyền cai trị chấp nhận vì mọi chính sách thuế má cống nộp và huyđộng phu lính của chúng vẫn thực hiện được đến làng trong khi chúng không thể có ngườiđể đặt sự cai trị trực tiếp xuống tận đơn vị cơ sở này. Nhờ thế mà tuy có lúc nước mất nhưngvăn hóa Việt vẫn còn vì làng còn, và đây chính là cơ sở để ngườiViệt luôn ý thức giành lạiđộc lập cho tổ quốc, tự do cho dân tộc mình. Thứ hai là tự nguyện tiếp nhận văn hoá ngoạilai, cố gắng học tập những thành tựu của nó, nhưng biến đổi những yếu tố có ích của vănhóa này thành những yếu tố Việt ngoại sinh thích hợp với nhu cầusử dụng bản địa để làmgiàu và mạnh thêm nền văn hóa Việt.- Do lịch sử Việt Nam chủ yếu là lịch sử giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập tự donên người Việt Nam phải luôn coi trọng cả bảo tồn lẫn phát triểnvăn hóa dân tộc, từ đó vănhóa Việt có truyền thống phát triển trong bảo tồn và càng phát triển thì năng lực bảo tồncàng mạnh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc hoàn toàn cóthể dựa vào sức sống mãnh liệt, đặc biệt là năng lực truyền thống kỳ lạ về tiếp biến, của nềnvăn hóa Việt. Dựa vào đó hoàn toàn có cơ sở để tin rằng càng hòanhập thì văn hóa ViệtNam càng phát triển với bản sắc riêng càng đậm đà.

HÌNH THỨC:

- Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức:

+ Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán,thăm hỏi, du

lịch, hôn nhân, quà tặng…mà văn hoá được trao đổi trên tinh thầntự nguyện.

+ Còn hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm

lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này lắm khi không thuần nhất. Cókhi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức.Hoặc trong quá

trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện

HỆ QUẢ:Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, qua giao lưu tiếp xúc với những nền văn hóabên ngoài người bản địa không những quảng bá được những nét đặc sắc riêng trong nền vănhóa của mình, phát huy được những lợi thế sẵn có của mình trong hợp tác kinh tế quốc tế, màcòn làm quen với những yếu tố văn hóa ngoại lai và nhận biết những yếu tố nào trong số đó

có ích lợi có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có trong nền văn

hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thì không. Sự liên kết các nước vào những liênminh như EU hay khối Asean chính là một dạng cộng sinh mạnh giữamột số nền văn hóa, vìnó tạo ra những ưu đãi và những lợi thế đặc biệt trong giao lưu văn hóa giữa các nước trongcùng khối, giúp cho toàn bộ văn hóa của mỗi nước phát triển thuận lợi hơn hẳn.

Lợi ích to lớn trước mắt mà giao lưu văn hóa đem lại là mỗinước thông qua xuất

nhập khẩu vật chất, năng lượng và thông tin với bên ngoài có thểđáp ứng rất nhanh nhiềunhu cầu bức thiết của mình, giải quyết thuận lợi những khó khăn bức xúc mà nhiều nướcđang gặp phải. Nền nông nghiệp Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập đã phát triển nhảy vọtnhờ đẩy mạnh xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản như gạo, tôm, cá da trơn, cà phê,cao su, hạt điều, hạt tiêu, hoa, trái cây, rau củ tươi…, đồng thời nhập khẩu được nhiều vật tưnông nghiệp chưa tự sản xuất được đủ như giống, phân bón, thuốc bảo vệ động thực vật…,từ đó giúp giải quyết rất nhiều việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phầntạo sự ổn định và tiến bộ xã hội.

Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của

mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặcvượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho nhữngcộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nênngày càng mở hơn. Theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống.vật chấtnếu đóng kín sẽ nhanhchóng tiến đến hỗn loạn do không thể trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin cần thiếtvới bên ngoài để duy trì cấu trúc hoặc những hoạt động chức năngbình thường, và vì vậycũng khó thực hiện những hoạt động ứng phó cần thiết trước nhữngtác động bất lợi từ phíathiên nhiên hoặc từ bên ngoài; tính mở của hệ thống vật chất là điều kiện cần để hệ thống đógiữ được ổn định và phát triển. Trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 17 và 18, sự mở cửa buônbán của Đàng Trong với Nhật bản, Trung Hoa và Đông Nam Á đã giúp

họ Nguyễn sống còntrong cuộc chiến với họ Trịnh ở Đàng Ngoài mạnh hơn gấp bội về mọi mặt: “…Cơ sởnông nghiệp yếu kém ở Đàng Trong gần như không thể trợ giúp cho cuộc đấu tranh tuyệtvọng chống lại lực lượng mạnh hơn của họ Trịnh ở phía Bắc,… bắt buộc họ Nguyễn…trởnên nồng nhiệt đối với nền ngoại thương và người nước ngoài… Kếtquả là Đàng Trongcủa thế kỷ 17 đã trở thành bạn hàng số một của Nhật Bản và là diễn viên lớn trong quan hệthương mại rộng lớn của châu Á…, đã tìm thấy nguồn tài nguyên vàkhí lực để thực hiệnmột giai đoạn phát triển lớn mặc dù phài đánh nhau với phía Bắc cả trăm năm… ; họNguyễn đã có thể trang bị cho mình những khí giới tiên tiến giúphọ chống cự lại ĐàngNgoài”1. Như vậy giao lưu văn hóa là một nhu cầu bắt buộc cho sựtồn tại và phát triển củamỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc.

Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài những con người của nền văn

hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thôngtin này giúp họ có đượcnhững hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhucầu mới. Những nhu cầu

1 Li Tana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ17 và 18, tr. 99, 215, NXB Trẻ, 1999.

4

mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nẩy sinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn hẳn. Chẳng hạn, kết quả tiếp xúc với khoahọc kỹ thuật phương Tây và những sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật này trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm nẩy sinh ở các nước nông nghiệp phương Đông, trong đó có Việt Nam, nhu cầu sửdụng và sản xuất máy bơm nước, các máy nông nghiệp, phân hóa học, thuốc bảo vệ động-thực vật, nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học về chọn, lai, tạo và nhân giống tốt và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về trồng, nuôi và phòng chữa bệnh cho các cây, con, nhu cầu về công nghệ bảo quản và chế biến nông sản v.v... để từ đó một nền công nghiệp nội địa sản xuất những sảnphẩm phục vụ nông nghiệp và chế biến nông sản và một ngành khoa học công nghệ nông nghiệp bản địa ra đời và ngày càng lớnmạnh hoàn thiện, làm cho nền nông nghiệp tiến bộ vượt bậc. Sự ổn định và phát triển nhanh chóng của Việt Nam từ khi mở cửa hộinhập là minh chứng rõ ràng cho những lợi ích mà giao lưu văn hóa mang lại.Bản thân giao lưu văn hóa không gây ra sự đồng hóa văn hóa, điều này lại càng chắcchắn trong trường hợp nền văn hóa bản địa giao lưu đồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài. Một nền văn hóa bị đồng hóa với nền văn hóa khác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ đểthực hiện tiếp biến văn hóa (acculturation), mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trong quá trình giao lưu. Dân tộc Việt nhờ năng lực tiếp biến lạ kỳ mà trong một ngàn năm Bắc thuộc không hề bị đồng hóa, mặc dù chính quyền cai trị phương Bắc buộc người dântheo luật Hán, áp đặt chữ Hán, đem người Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục tập quán của người Hán…Trong quá trình người Việt tiến vào phía Nam dưới thời chúa Nguyễn, họ ở lẫn với các tộc dân địa phương đứng đầu là người Chăm, tiếp nhận, vay mượn có chọn lọc và thích nghi một cách thoải mái với nhiều yếu tố văn hóa Chăm, chẳng hạn như tiếp thu kỹ thuật làm ghe và cả tên gọi ghe, bàu từ người Chăm, các tục lệ hoặc phương thức thờcúng, các thần linh của người Chăm, tục ăn gỏi, cách đội khăn,chôn cất người chết trong huyệt theo kiểu người Chăm2… Những điều này giúp cho người Việt thích ứng tốt với điều kiện địa phương, nhưng không hề làm thay đổi bản sắc văn hóa của mình.

Câu 11;

Nền văn minh phương Đông vốn có những nét rực rỡ riêng tạo ra sự khác biệt của nó tuy nhiên lại không kém phần sức mạnh và

sự ảnh hưởng, tiêu biểu của văn minh phương đông phải kể đến văn minh của Trung Hoa. Thành tựu của nền văn minh này có nhiều những ý nghĩa to lớn, có đóng góp quan trọng vào các thành tựu văn minh của loài người. Văn minh Trung Hoa có sự ảnh hưởng mạnh mẽ ra các vùng lân cận trong đó có Nhật Bản, Các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa tới văn hóa Việt Nam. Về lịch sử Việt Nam có thể nói đó là một dân tộc có một bề dày vềmặt văn hóa và lịch sử. Từ thời các triều đại các Vua Hùng chođến thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, Nước Đại Việt xưa bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh văn hóa Trung Hoa - một dân tộc lớnngay cạnh chúng ta. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không phải là sựtiêu cực mà nó là cơ hội để làm cho văn hóa của dân tộc ta càng sâu sắc theo một cách riêng, những thứ mà đã được chắt lọc sau đó làm cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Có thể tóm tắt những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa dựa trên những tiêu chí sau đây.1. Tôn giáoNhững ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo. Trung Hoa có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩaquan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhànước,..

- Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhậpvào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịchsử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư

tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xửnhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phươngdiện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháplễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có giapháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từđó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đâyNho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người trong bộmáy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòngdân. Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạođức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sángngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan. Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễgiáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.

Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. 

Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm mộthọc vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).

Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu,Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…

- Đạo giáo: Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thếkỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo. Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam).

Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng.Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước VănLang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam.Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch" để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộnvới tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới.

Từ Trung Quốc vào Việt Nam, Đạo giáo cũng vẫn giữ hai phái là Đạo giáo nhân gian thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan Thánh Đế Quân. Bên

cạnh đó, có sự kết hợp với tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như Đức thánh Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ, cho thấy sự hòa quyện giữa Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Phái Đạo giáo Thần Tiên ở Việt Nam thì thờ Chử Đồng Tử làm ôngTổ và nhiều Tiên Thánh khác như thần Tản Viên tức Sơn Tinh, vàcó những câu chuyện về sự tích các đạo sĩ hoặc người thường tuthành tiên, có nhiều phép lạ.

Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên. Giới sĩ phu xưa thường cùng nhau tổ chức cầu Tiên để hỏi về vận nước, chuyện kiết hung đại sự… Nhiều đàn cầu Tiên nổi danhmột thời như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)… Đầu thế kỷ 20, các đàn cầu Tiên (gọi làthiện đàn) mọc lên khắp nơi.

Kinh sách của Đạo giáo được truyền sang Việt Nam hiện vẫn còn truyền tụng, ngoài 2 quyển đầu tiên là Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử và Nam Hoa Kinh của Trang Tử, còn có quyển Huỳnh Đình Kinh dạy cách luyện Đạo, Thanh Tịnh Kinh và Cảm Ứng Kinh dạy về lẽ lành dữ trả vay cho người tu giải thoát. Tất cả tương truyền là do Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng cơ dạy từ xưa bên TTrung Quốc.

Đặc biệt, Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tínngưỡng dân gian đã hình thành một khuynh hướng của những ngườithật sự không phải là tín đồ đạo Lão nhưng có tư tưởng gần vớiphái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần Tiên, tức ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc. Đó là những bậc trí thức Nho giáo, sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình nơi chốn quan trường hay các bậc anh hùng đã làm xong phận sự nam nhi đến lúc công thành thân thối lui về ẩn dật, vui thú điền viên cùng với thiên nhiên thi phú, cuộc cờ chén rượu mà theo dòng lịch sử, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn BỉnhKhiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ,... với cuộc sống "tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn" của học thuyết Lão Trang.

Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thờiphong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cảĐạo quan.

Vào thế kỷ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trườngphái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa, đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là Thượng sư. Tương truyền, vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đếntận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tậphợp ở Giảng Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.

Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sốngxã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ.

2. Hội họa, kiến trúc, điêu khắcNhững ảnh hưởng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc. Trung Hoa vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuậtvẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật,..,Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sựpha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là TranhĐông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.3. Chữ viết và văn họcNhững ảnh hưởng của chữ viết và văn học nghệ thuật. Chữ Hán đãtừng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bấtthành, chữ viết trở lên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng cósự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn

học nghệ thuật Trng Hoa cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật: Cơ sởtư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. ChữNôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.Nói đến ảnh hưởng của văn học TQ đến VN không thể không nhắc đến thơ Đường. Thơ Đường hay thơ Đường Luật, cũng có sách gọi là thơ Cận Thể: là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa khoảng vào năm (618-907) trước công nguyên do một số sĩ phu dưới thời Đường Thái Tông sáng tạo truyền bá rộng khắp Trung Nguyên và sau này truyền sang nước ta. Thơ Đường ngay từkhi ra đời đã có ảnh hưởng khá đậm nét ở Việt Nam, và chỉ đến khi thơ mới những năm 30 của thế kỉ XX ra đời thì sáng tác thơtheo phong cách thơ Đường mới dần dần ít đi. Ở Việt Nam thơ Đường được sáng tác bằng hai ngôn ngữ chính là chữ Hán, và chữNôm. Dù là Nôm hay Hán đều có những sáng tác thơ Đường đạt đếnmức điêu luyện. Thi nhân sáng tác thơ Đường như một thể thơ của dân tộc.

Để nói về những thuận lợi của việc du nhập thơ Đường vào văn thơ dân tộc, trước hết, cần phải nói rằng thơ Đường luật có một kết cấu chặt chẽ, ổn định. Tính chất mô hình hóa khá cao, đây là điểm khó khăn trong sáng tác nhưng lại tạo sự dễ dàng cho sự tiếp thu và chuyển hóa, mô hình càng chặt thì càng dễ đưa đi xa. Cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam cũng tiếpthu phần ảnh hưởng của thơ đường.

Về mặt ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu phân tích rằng, trong thờikì Bắc Thuộc người An Nam có thể nói chuyện bình thường với người Trung Quốc. Cho nên những hình thức về âm điệu đời Đườngkhông có gì xa lạ trong đời sống của người dân ta.Hơn nữa, thơ Đường luật lại được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Ở Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông,

niên hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ là côngviệc sáng tác văn chương mà là việc học nghề , gắn liền với cơm áo và danh vọng.Các tên tuổi tiêu biểu của nền văn học Việt Na chịu ảnh hưởng của thơ Đường phải kể đến Nguyễn Trãi với "Quốc âm thi tập", "Ức trai thi tập" ; Đại thi hào Nguyễn Du với "Độc tiểu thanh kí"; Bà Huyện Thanh Quan với bài "Qua Đèo Ngang", "Thăng Long hoài cổ" ; Nhà thơ trào phúng nổi tiếng Tó Xương cũng có rất nhiều bài thơ đặc sắc viết theo thể thơ này như "Vị Hoàng hoàicổ", "Tự trào", "Ông Hàn bị vợ dọa bỏ", "Mai mà tớ háng thi".Ngoài ra nhắc đến thể thơ này ta không thể không nhắc đến tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. Tập thơ viết trong thời gian Bác bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cả tập thơ có 133 bài thì hầu hết các tác phẩm đều được viết theothể tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán và mang đậm phong vị Đường thi. 4. Khoa học tự nhiên - Khoa học kỹ thuậtNgoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. Bốn phát minh nổi tiếng của người Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Nghề làm giấy, đây là phát minh quan trọng và có ý nghĩa của người Trung Quốc. Vào khoảng thế kỷ III SCN nghề làmgiấy truyền sang. Trước đó thì mọi ghi chép của người Việt đềusử dụng bằng thẻ tre, gỗ, lụa,..nhưng những thứ này có nhiều nhược điểm. Kỹ thuật làm giấy du nhập vào Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó mọi ghi chép sẽ được lữu trữ tốt hơn đóng góp cho sự phát triển của đât nước.Nghề in: Nghề in bắt nguồn từ việc khắc chữ cái trên các con dấu đã có trước từ thời Tần. Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Đạo giáo đã in nhiều bùa chú để trừ ma. Từ đời Đường, kỹ thuậtin ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. 

Phát minh là bàn: Người Trung Quốc đã phát minh một dạng sơ khai của la bàn vào khoảng năm 1044. Loại la bàn quen thuộc với thủy thủ được phát minh tại châu Âu vào khoảng năm 1190. Sau đó, phát minh này nhanh chóng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới....Phát minh thuốc súng ra đời ở TQ từ rất lâu đời. Trong cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: các thuật sĩ sau rất nhiều lần thử nghiệm luyện đan đã phát hiện lưu huỳnh (sulphua) không những có thể hoá hợp các vật lạ như: vàng, bạc, đồng, sắt mà còn chế ngự được thuỷ ngân một cách thần kỳ. Ngoài ra, hỗn hợp lưu huỳnh, phốt pho và mật ong cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người châm lửa. Thậm chícó thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa. Phát minh này sau đó được lan truyền ra các nước trên thế giới, trong đó có VN. Việc ứngdụng thuốc súng vào việc chế tạo vũ khí ỏ Việt Nam phải kể đếnHồ Nguyên Trừng (con trai cả của Hồ Quý Ly). Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ". Đây là loại súng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này. 

5. Chính trị xã hộiSự ảnh hưởng về chính trị xã hội. Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sự lâu đời, lịch sự cho thấy nước này đã từng đêm quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh trong đó có nước ĐạiViệt. Chính sự các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Nước ta phái gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệtlà chính trị xã hội. Thể chế tổ chức bộ máy tập quyền đứng đầulà vua, dưới có cá tể tướng, tướng quân,…mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng thể chế quân chủ đó co nhiều nét tiếp thu theo cách của Trung Quốc. Xã hội nước ta cũng có nhiều xáo chộn và thay đổi khi văn hóa Trung Hoa tràn vào, cácchính sách đồng hóa người Việt tuy không thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho văn hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là vô cùng lớn, cho đến giờ những ảnh hưởng đó vẫn còn những tồn tại

trong đời sống xã hội. Sự ảnh hưởng đó có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Dù sao nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử văn hiến của nước ta, làm cho văn minh Việt Nam có thể đóng góp những phần nhỏ vào văn minh thế giới./.

Câu 9:

Hình thức: Giao lưu trên tinh thần hòa bình và tự nguyện.

- Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hoá Đông Nam á của người Việt cổ,

theo GS Hà Văn Tấn(1), diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nềnvăn hoá Đông Sơn, và giai đoạn thứ hai là từ văn hoá Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ Itr.CN) trở đi đến thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ I tr.CN.

+ Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hoá chủ yếu diễn ra giữa

các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi đất nước ta. Lúc ấy vănhoá Việt Namvẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất cũng như tinh thần.

- Dựa vào cứ liệu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn,khoa học ngày

hôm nay đó xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hoá riêng biệt,phi Hoa, phi Ấn. Vùng Đông Nam Á tiền sử đã sáng tạo nên một nềnvăn hoá cónhững nét tương đồng:

+ Thứ nhất, đó là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi,

văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng ra đời sau, chiếm diệntích không lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đông Nam Á trong lịchsử đã từng đượcmệnh danh là cái nôi của cây lúa nước và một trong năm trung tâmcây trồng lớnnhất thế giới. Vì vậy, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng

văn hóa, vănminh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và

dùng làm sức kéo, đặc biệt là trâu. Công cụ dùng trong sản xuất,sinh hoạt, chiếnđấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồng và sắt .v.v..

+ Thứ hai: Hoạt động kinh tế chính của Đông Nam Á là sản xuất nông

nghiệp. Cư dân thành thạo nghề trông lúa nước và nghề đi biển.

+ Thứ ba: Trong cơ cấu gia đình truyền thống Đông Nam Á, người phụ nữ có

vai trò quyết định trong hoạt động gia đình. Đây cũng là một đặcđiểm tạo nên dấuấn riêng của văn hóa Đông Nam Á so với các quốc gia trong khu vực văn hóaphương Đông và phương Tây.

+ Thứ tư: Về mặt văn hóa tinh thần, ngay từ buổi đầu cư dân Đông Nam Á

đã hình thành cho mình một diện mạo văn hóa tinh thần khá phong phú và phát triểnở trình độ cao. Điều đó thể hiện ở sự phát triển của tư duy nhậnthức về xã hội vàthế giới, quan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới .v.v.. Tínngưỡng Đông Nam Á buổi đầu là bái vật giáo với việc thờ các thần: thần đất, thầnmưa, thần lúa, thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ cá sấu, đặc biệt là tín ngưỡng phồnthực và thờ cúng tổ tiên.

- Giai đoạn thứ hai, vào thời kỳ Đông Sơn- thời kỳ kết tinh tinh thần dân tộc,

kết tinh văn hoá. Không chỉ giữa các nền văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh vàvăn hoá Đồng Nai có sự trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau, mà các nền văn hoá này đã cótrao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hoá Đông Nam Á. Chứng cứ

là, người ta tìmthấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan, Ma Lai, Inđônêxia, và miền namTrung Quốc (thuộc khu vực văn hoá Đông Nam Á). Nhiều trống đồngcó hoa văn,hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (Nam Trung Quốc) mang phong cáchĐông Sơn. Rất nhiều rìu đồng đuôi én tìm thấy ở Inđônêxia được sản xuất theophong cách Đông Sơn (kiểu rìu làng Vạc- Nghệ An). Các đồ đồng này hoặc bằngcon đường buôn bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc đượcchế tạo tạichỗ theo phong cách Đông Sơn mà họ chịu ảnh hưởng.

- Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử

và sơ sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á.Tuy nhiên, trong quátrình phát triển của lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung Hoa, ẤnĐộ, những ảnhhưởng mạnh mẽ của chúng đã khiến cho văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về

mặt cấu trúc. Những yếu tố, những mảnh vụn của chúng trở thành cơ tầng sâu vănhóa Đông Nam Á trong các nền văn hóa của mọi quốc gia trong khu vực và đượcbảo lưu như các yếu tố, các giá trị chung tạo nên những nét tương đồng văn hóa.

- Vào thời kỳ sơ sử, người Việt Nam đã tạo dựng cho mình mộtnền văn hóa

bản địa rực rỡ: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hoá ĐồngNai. Trước khitiếp xúc và giao lưu với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đãhình thành mộtnền văn hoá bản địa vừa có những nét tương đồng với Đông Nam Á vừa có cá tính,bản sắc riêng. Điều này được thể hiện ở một số điểm như sau:

+ Địa bàn cư trú của người Việt đã tương đối ổn định, theo mô hình làng.

+ Phương thức sản xuất chính là nông nghiệp, trồng trọt, có kết hợp với chăn

nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp, nổi bật là nền vănminh lúa nước, dùng sức kéo là trâu bò.

+ Trình độ luyện kim đồng, sắt, chế tác các dụng cụ lao động, vật dụng, các

đồ trang sức…bằng đồng, sắt đạt đến một trình độ điêu luyện và có cá tính văn hoáViệt.

+ Đã có tiếng nói tương đối ổn định, đó là hệ ngôn ngữ Việt-Mường.

+ Đã có một hệ thống huyền thoại trở thành "mẫu gốc", thành tâm thức cộng

đồng trong đời sống tinh thần người Việt. Hệ thống huyền thoại này phản ánh nămlĩnh vực trụ cột lớn của đời sống cộng đồng dân tộc quan tâm như

: nguồn gốcgiống nòi, làm ăn dựng xây đất nước, đánh giặc giữ nước, đời sống tâm linh và tìnhyêu lứa đôi của con người. Tất cả, hoặc từng phần những nội dungđó được thểhiện trong những huyền thoại rực rỡ như: Lạc Long Quân và Âu Cơ,Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Chử Đồng Tử và Tiên Dung… Đó làmột tài sản tinh thần to lớn có ý nghĩa tập hợp sức mạnh đoàn kết, ý thức tự cườngvăn hoá của dân tộc Việt Nam trong suốt hành trình lịch sử.

- Một nghìn năm dưới ách đô hộ của các đế chế phương Bắc, văn hóa Đông

Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt Nam vẫn phát triển. Nhữngyếu tố của văn hóa Đông Sơn vẫn được lưu giữ trong các xóm làng.Đây chính là

sức mạnh để chủ nhân văn hóa Việt Nam đủ bản lĩnh trong giao lưu tiếp biến với

văn hóa Trung Hoa mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.Câu 1O:Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giaolưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong nhữngtrung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ.

- Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệptrồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà.Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đông - Tây,Nam - Bắc trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa TrungHoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc và TâyBắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của cáccư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóaTrung Hoa gắnliền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự vàtruyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hàtheo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Cùng với sự bànhtrướng vềphương Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã diễn ra quá trình TrungHoa thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền văn hóa phương

Nam. Vị tríđịa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúcthường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thểphủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.Vấn đề đặt ra là trong cuộc tiếp xúc không cân sức này, người Việt làm thế nào đểvăn hóa dân tộc vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳng định được bản sắc văn hóacủa mình?

- Quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóaTrung Hoadiễn ra với hai hình thức: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.

+ Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình:từ thế kỷ Iđến thế kỷ X và từ 1.407 đến 1.427. Suốt thiên niên kỷ thứ nhấtsau Công nguyên,các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hoá về phương diện

văn hoá nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của Trung Hoa. Từ 1.407đến 1.427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt. Trong số cáckẻ thù từphương Bắc, giặc Minh là kẻ thù tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt. MinhThành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh lính vào xâm lược ViệtNam: "Binh lính vào Việt Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì khôngthiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian haysách dạy trẻ nhỏ ... một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàmnhững bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còncác bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn".

+ Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai củaquan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Trước thời kỳ Bắc thuộc

đãtừng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa tộc người Hán với cư dân Bách Việt.

Nghiêncứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa phươngNam đã được người Hán tiếp nhận từ thời cổ đại, những yếu tố này nhập sâu

vàovăn hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng cao "chữ nghĩa hóa" rồi truyền bá trở

lạiphương Nam dưới dáng vẻ mới. Có thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai

chiềuhọc hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống

đồng vànhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều

vật

phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trongnền

văn hóa Đông Sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phươngBắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiềnthời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán

nhưgương đồng, ấm đồng .v.v.. Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao

đổi, thông thương giữa hai nước.

- Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏngtheo mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, nhà Trần về tổ chức

chínhtrị xã hội lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của

Phậtgiáo. Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu

sắc.

- Cũng cần nhận thức rõ rằng ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việtluôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thế bị

động

thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để tự làm giàu cho bản thânmình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa.

- Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyệngiữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động củavăn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử. Người Việt luôn có ý thức vượt lên, thâuhóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạtđược những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa.

+ Về văn hóa vật thể: Người Việt tiếp nhận một số kỹ thuật trongsản xuấtnhư: kỹ thuật rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuậtdùng phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạchngói. Người Việt còn học hỏi kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)…

+ Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người TrungHoa (cả từ vựng và chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ Tết, lễ hội .v.v..Câu 12:Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Ávà trên nhiều bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục

đích thương mại, truyền bá, văn hóa, tôn giáo.

- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gianvăn hóa khác nhau thì nội dung giao lưu cũng khác nhau. Ở thiên niên kỷ đầu Côngnguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: Văn hóa cùng châu thổBắc bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến bavùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

khá toàn diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa, các đạo sĩBà la môn đến từẤn Độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cảcác mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị, giao thôngcùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo .v.v..

- Văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương

quốc Chăm Pa và một nền văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. NgườiChăm đã tiếpnhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việctạo dựng vàphát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong tiếp biến văn hóa Ấn Độđể tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa ẤnĐộ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm đặc sắc. Điều này thể hiện trên các lĩnhvực, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.

- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ của người Việt ở vùng châu thổ

Bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trướckhi tiếp xúc vớivăn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và phát triển. Dưới thời Bắcthuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp qua các thương gia, cácnhà sư từ Ấn Độ sang và vừa gián tiếp qua Trung Hoa. Những thế kỷ đầu Côngnguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong hoàn cảnh đặc biệt: nước mấtvà phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ diễn

ra trong tầng lớp dân chúng nhưng lại có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộtrở thành địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trởthành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhậnPhật giáo mộtcách dung dị bởi đạo Phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bảnđịa Việt Nam.

***Nghiên cứu giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ

cần chú ý những đặc điểm sau:

+ Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh

thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đãtiếp xúc ngay vớitín ngưỡng bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng thờ cáchiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của văn hóa

bản địa, người Việt đã thâu thái những yếu tố của đạo Phật và tạo nên một dòngPhật giáo dân gian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc .v.v..

+ Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo màcòn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độảnh hưởng đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũđạo, nghệ thuật .v.v..Cũng hình thành ở Việt Nam nhữngcông trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống chùa, tháp .v.v..

+ Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc có thể xem là một đối trọngvới ảnh hưởng của văn hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hoá củangười Việt.Câu 27: Nêu khái niệm giao lưu, tbien vh

1.Vài nét về lịch sử ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc:

- Thời Trung Quốc đô hộ.Bán đảo Triều Tiên đã có quan hệ với Việt Nam từ thời các triều đại Trung Quốc thôn tính Việt Nam hoặc gây ảnh hưởng lên hai quốc gia này. Khi đó quan hệ giữa 2 bên không có nhiều đáng kể.

- Những người tị nạn Việt Nam đầu tiên ở Bán đảo Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]Đến thời Cao Ly, xuất hiện những người tỵ nạn đến từ Đại Việt thuộc Nhà Lý. Ghi nhận đầu tiên là đoàntị nạn của Đô đốc Lý Dương Côn tới Cao Ly năm 1150.[1] Sau đó, khi Nhà Trần lên nắm quyền ở Đại Việt năm 1226, hoàng tử Lý Long Tường của Nhà Lý cùng đoàn tùy tùng đã đến tị nạn ở Cao Ly.- Chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm chia làm 2 miền tồn tại 2 chính quyền khác nhau, trong thời gian này vào năm 1957, Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.- Bình thường hoá[sửa | sửa mã nguồn]- Sau năm 1975, với sự bao vây cấm vận của Mỹ, quanhệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng khó khăn.- Cho đến năm 1990, khi Việt Nam đã thực hiện chínhsách mở cửa thì mối quan hệ này đã dần tốt hơn, đồng thời sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc ( ngày 22/12/1992) thì chính phủ Hàn Quốc đã ào ạt đầu tư hạ tầng giáo dục, hợp tác, truyền bá ngành phim ảnh truyền hình; âm nhạc,... 2. Hình thức giao lưu văn hóa Việt – Hàn diễn ra theo 2 hình thức : cưỡng bức và tự nguyện.- Dựa vào lịch sử ngoại giao Việt – Hàn, chúng ta có thể thấy quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa 2 quốc gia bằng hình thức cưỡng bức chủ yếu diễn ra trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, do sức đàn áp của quân đội Hàn ở VN k lớn nên quá

trình giao lưu văn hóa cưỡng bức diễn ra chậm, không sâu sắc và không có nhiều ảnh hưởng.- Quá trình giao lưu vh Việt – Hàn theo hình thức tự nguyện diễn ra mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng nhất kể từ khi VN và HQ chính thức ký thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992. 3. Nội dung giao lưu:Nói đến sức ảnh hưởng của vh HQ ra thế giới nói chung và VN nói riêng, chúng ta không thể k nhắc đến cái tên Hàn lưu hay Hallyu ( nghĩa là Làn sóng HQ) là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại TrungQuốc[1], hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21. Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và đang bắt đầulan rộng tới Ấn Độ[2], Trung Đông[3], Trung Á[4], Thổ Nhĩ Kỳ[5].a. Ảnh hưởng trong lĩnh vực phim ảnh: Khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với sự xuất hiện nhiều công ty, doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc, điện ảnh xứ Kim Chi đã thu hút được sự quan tâm của khán giảViệt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ.Không kể đến các loại sách báo, tranh ảnh có liên quan đến ngành điện ảnh mà ngay cả các kênh truyền hình cũng đua nhau phát sóng những bộ phim do Hàn Quốc sản xuất. Những bộ phim này đã ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa, lối sống của giới trẻ Việt Nam.Giống như các bộ phim lịch sử của Trung Quốc, phim tình cảm tâm lý Hàn Quốc có nội dung giải trí cao,

hình ảnh đẹp, gần gũi với văn hóa Việt Nam cũng nhưcó tính giáo dục đã giúp người xem tiếp thu những yếu tố tích cực, tiến bộ, nhân văn của văn hóa Hàn Quốc. 

Điều này đã tạo nên mối giao lưu văn hóa sinh động,khơi nguồn sáng tạo và làm nảy sinh các giá trị vănhóa mới trong giới trẻ Việt Nam. Thạc sĩ Vũ Ngọc Hoa khẳng định: "Những bộ phim Hàn Quốc đã giúp giới trẻ học hỏi được nhiều điều có ích cho cuộc sống, góp phần định hướng một lối sống đẹp, hình thành cá tính, phát triển tài năng, định hình thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh".Ảnh hưởng tiêu cực:

- Tuy có nhiều mặt tích cực như nghiên cứu của Viện Văn hóa nghệ thuật, theo nghiên cứu của các chuyên gia văn hóa, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của phim Hàn Quốc là việc bắt chước hành động, cử chỉ của diễn viên một cách thái quá trong giới trẻ hiện nay. Thế nên mới có chuyện, ngay sau khi truyền hình chiếu phim "Bản tình ca mùa đông" thì trên đường phố đã thấy có những chàng Bae Young Joon Việt Nam xuất hiện với mái tóc dài, cặp kính trắng, thậmchí còn quàng cả khăn, dù thời tiết đang là mùahè. Ảnh hưởng nữa là sự ủy mị, sướt mướt của nhiều nhân vật trong phim (chiếm 74,4% người được hỏi) khiến nhiều bạn trẻ rất nam tính "bỗng dưng" cũng có biểu hiện ủy mị trong sinh hoạt hàng ngày.

b. Âm nhạc:

Hiện nay Hàn Quốc đã có một thị trường về K-Pop vớinhiều ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng. Theo Bách khoatoàn thư mở Wikipedia thì “K-pop là từ viết tắttiếng Anh của nhạc pop Hàn Quốc (K – Korea, Pop lànhạc Pop – âm nhạc đại chúng) – Có thể hiểu là âmnhạc đại chúng của Hàn Quốc. Nhiều nghệ sĩ và nhómnhạc đã xuất phát từ Hàn Quốc và đã trở nên nổitiếng ở nhiều nước trên thế giới. Sự phổ biến củaK-pop thường được xem là một phần của sự nổi lêncủa các Làn sóng Hàn Quốc, sự trỗi dậy mang tínhphổ biến của văn hoá Hàn Quốc đương đại ở châu Á”.

Trong lĩnh vực K-pop, Hàn Quốc đã có những chiếnlược đầu tư cho một số ca sĩ, nhóm nhạc để quảng básang nước ngoài. Ví dụ: ca sĩ Bi - Rain, ca sĩ BoA,hay nhóm Wonder Girls được thực hiện theo mô hìnhđào tạo của các nghệ sĩ quốc tế. Vì thế, các ca sĩ,nhóm nhạc đó còn hát tiếng Anh, hát những ca khúcđang thịnh hành. Nhóm Super Junior với mô hình casĩ kiêm vũ công, thay cho đoàn vũ công nên các casĩ vừa hát vừa kết hợp vũ đạo một cách tài tình...

c. Ẩm thực:

Những món ăn nổi tiếng của HQ xh ở VN tạo thành mộtlàn gió ẩm thực tươi mới, có thể kể đến các mónnhư; kim chi, kimbap, mì lạnh udon, thịt bò nướngbulgogi, gà hầm HQ…

4. Một số ý kiến:

- Một số ý kiến đồng tình thường từ giới trẻ chorằng trào lưu Hàn Quốc mà biểu hiện là K-pop chínhlà một sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên độtuổi trẻ, họ chỉ tìm những thông tin chính thống về

thần tượng của mình, giảm bớt sự tò mò về những thứkhông phù hợp lứa tuổi, chia sẻ với nhau những bàihát hay, những điệu nhảy đẹp, khuyến khích nhauluyện tập, khuyến khích nhau tự tin, tóm lại làhoàn toàn lành mạnh

- Bên cạnh đó cũng có những ý kiến không đồng tìnhphần lớn đến từ những bậc phụ huynh: Một số phụhuynh khác kêu gọi cần ngăn chặn vì những tác độngcủa làn sóng Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt thìtiêu cực nhiều hơn tích cực như một bộ phận lớn họcsinh từ lớp 6 đến lớp 12 chăm chỉ online cập nhậttin tức ban nhạc Hàn, lập hội anti fan... học thuộctiểu sử ca sĩ, diễn viên Hàn còn hơn nhớ bài học ởtrường, tiêu tốn hàng mấy trăm ngàn hoặc hơn chonhững đĩa nhạc, ly tách, poster có hình thần tượng,hay thậm chí hàng triệu đồng để đi xem show canhạc. Thời gian, tâm sức họ dành trọn cho videoclip, phim ảnh, họp fan club, bàn luận, tranh cãithần tượng, làm biến một thứ giải trí bình thườngthành mối bận tâm, si mê, cuồng tín. Thời gian,hiệu quả học tập giảm sút do không đầu tư, kết quảhọc tập kém, nguy cơ bỏ học...

Môn : giao lưu tiếp biến văn hoá

Câu 2 : Phân tích tính khách quan của quy luật giaolưu tiếp biến trong văn hoá

Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, làhiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ giaolưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm phát triểncó cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt

động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêucao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốtđẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại. Trong quá trình giao lưu văn hóa với các nướcphát triển, chúng ta đã tiếp thu nhiều tác phẩmtiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo. Giao lưuvăn hoá giúp giới thiệu lịch sử, đất nước, conngười, văn hóa Việt Nam với thế giới và giúp ngănngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩmvăn hóa độc hại

Mọi người tham khảo câu 1 ở trên,

Câu 7: Trình bày những biến đổi của văn hoá Việtnam trong tiếp xúc giao lưu với văn hoá Phương Đông

Quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá là quy luậtkhách quan của mỗi một quốc gia và Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quy luật đó, trong quá trình tiếpxúc giao lưu đó chúng ta đã có nhiều sự biến đổitrong văn hoá nhưng không đồng nghĩa là việc làmmất đi tính truyền thống mà có sự tiếp thu chọn lọctừ đó làm giàu thêm nền văn hoá của chúng ta

Trong quá trình giao lưu văn hoávăn hoá phương đông cũng có ảnh hưởng trong nếpsống của người Việt

Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng cho rằng “Việt Namvừa thuộc context Đông Nam á, vừa thuộc contextĐông á”. Đất nước ta nằm đúng trong khu vực này cảvề mặt địa lý lẫn về mặt không gian văn hoá cho nên

ảnh hưởng văn hoá của Đông á và Đông Nam á đến ViệtNam là rất lớn, được thẩm thấu và thấm đậm trongnếp sống của người Việt chúng ta, tức trong cáccách thức và quy ước đã hoàn toàn quen thuộc đốivới người Việt Nam, từ sản xuất, sinh hoạt đến tổchức đời sống xã hội. Là cư dân của vùng văn minhlúa nước nên môi trường nước đã tác động mạnh vàhình thành các dạng thức văn hoá sông nước trong cưdân Việt Nam, tạo nên tính cách can đảm, linh hoạt,mềm dẻo, dễ thích ứng và dễ xử lý tình huống. Tínhcộng đồng cố kết (điển hình là làng Việt Nam) đượcnhấn mạnh trong quá trình lao động sản xuất nôngnghiệp trồng lúa nước từ bao đời nay. Trọng kinhnghiệm, tuổi tác là nét đặc trưng của văn minh lúanước và văn hoá phương Đông cũng được phản chiếutrong các giá trị đạo đức truyền thống của conngười Việt Nam. Chịu ảnh hưởng mô hình Nho giáo của Trung Hoa, hìnhthức tổ chức nhà nước trung ương tập quyền gần nhưlà xu hướng chủ đạo trong lịch sử Việt Nam. Tuynhiên, cũng có thể nhận thấy rằng sự cố kết củacộng đồng và sự đề cao chính quyền trung ương tậpquyền như vậy cũng làm cho tính chất tư hữu, cáthể, cá nhân kém phát triển hơn so với các khu vựckhác.Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của Nho giáo nên quyphạm đạo đức chuẩn mực được cho là sự tôn trọngkhuôn phép, tôn ti trật tự, lễ độ, đề cao thi cử.Nhìn chung, Nho giáo ảnh hưởng mạnh và chi phốicách tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, giáo dục thicử ở Việt Nam cho nên cũng ảnh hưởng và chi phối cảchính trị, học thuật, tác động đến luân lý, đạo đứcxã hội. Chẳng hạn, chế độ gia tộc ở Việt Nam mang

đậm nét của Nho giáo Trung Hoa. Gia đình Việt Nam,nhất là ở miền Bắc, có truyền thống duy trì giađình bằng sự kế thừa dòng họ thông qua người contrai trưởng. Con trai trưởng được kế thừa gia phả,quyền kế tự và thờ cúng. Trước đây, quyền được kếtự, được thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả tàisản bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó là sợi dây kếtnối giữa tổ tiên và con cháu. Có thể nói, thờ cúngtổ tiên vừa là tín ngưỡng, đạo lý vừa là điểm tựatinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm lý của người ViệtNam.Văn hóa Nho giáo để lại dấu ấn đậm trong lịch sửvăn hóa Việt Nam khi giao lưu với nền văn hoáphương đông là trung hoa. Nho giáo có tính chất tôngiáo (như thờ cúng tổ tiên; tế lễ ở Văn Miếu, TôngMiếu và Đàn Nam giao...) nhưng mặt chính của nó làquản lý xã hội, được coi là một học thuyết chínhtrị – xã hội. Nó qui định rất nghiêm ngặt các hànhvi văn hóa – xã hội như quan, hôn, tang, tế, cáctập tục, lễ hội, các nghi thức xã hội... Bởi thế,trong suốt thời gian dài hàng thế kỷ (tuy có lúcthăng lúc trầm), văn hóa Nho giáo Việt Nam đã tạora một diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam. Đó là mộttiếp biến văn hóa tích cực. Diện mạo mới đó là nêucao chữ “Nhân Nghĩa” và “Lễ”, mà “Nhân Nghĩa” ở đây“cốt để yên dân” (Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân –Nguyễn Trãi). Văn hóa Việt Nam biết tiếp biến vănhóa ngoại lai, tăng sức mạnh cho dân tộc để giữvững chủ quyền đất nước chứ không xâm lược ai.  Nếp sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng của Phậtgiáo và Đạo giáo. Phật giáo ở một mức độ nhất địnhcũng đã tạo nên không gian cho nghệ thuật ở ViệtNam. Những ngôi chùa cùng với nghệ thuật điêu khắc,

nghệ thuật hội hoạ được thể hiện tại đó khiến chochùa chiền trở thành nơi vãn cảnh của du khách.Nhiều người Việt đi lễ chùa không phải vì họ làphật tử mà đơn giản vì người ta tìm thấy ở đó mộtsự thanh thản, một sự vỗ về và yên ủi, một sự độngviên tinh thần. ảnh hưởng của Phật giáo còn in dấutrong nhiều lễ hội nông nghiệp như lễ xuống đồng,hội mùa, hội đua thuyền... Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cho đến nay vẫn có rấtnhiều người Việt Nam chú trọng đến lễ bái, cầu xintại các phủ, các đền..., chú trọng đến xem hướngkhi xây cất nhà cửa, xem ngày khi muốn thực hiệnmột công việc quan trọng như hiếu, hỷ, đi xa, thayđổi chỗ ở...Có thể nói Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo vàđa tín ngưỡng. Người Việt Nam thờ nhiều thần, ở mộtngười cùng một lúc có thể chấp nhận niềm tin và sựsùng kính vào nhiều vị thần. Người ta có thể đếnVăn Miếu thắp hương cho Khổng Tử, rồi đến chùa cầukhấn Bồ Tát, Phật tổ Như Lai, về làng thắp hươngthờ Thành Hoàng, đến Phủ cầu xin lộc Thánh rồi vềnhà thờ cúng ông bà tổ tiên. Những nét văn hoáphương Đông và nét văn hoá Việt nhiều khi hoà trộnvới nhau để rồi tạo thành một bản sắc đặc trưng củaViệt Nam như vậy đấy. Trong cuộc tiếp xíc giao lưu với văn hoá phươngĐông thì sự ảnh huowgr của văn hoá Hán đối với vănhoá VN đã để lại nhiều dấu ấn trong các lĩnh vựckhác như : ăn ,ở .mặc, đi lại phương thức sx ,quanhệ xã hội, ngôn ngữ. Về mặt ngôn ngữ chẳng hạn,hàng loạt từ Hán đã du nhập vào ngôn ngữ ĐNA nhưtiếng Thái,tiếng Lao ,tiếng Việt tiếng khmer .Dấuấn của văn hoá trung hoa còn lưu lại ở các ngôi mộ

cổ gạch cổ đk xây dựng từ tk 1 đến tk 6 mà người tathương coi là sự nảy sinh một nền văn hoá nghệthuật Hán_Việt Trong nếp sinh hoạt hàng ngày người Việt thích ăncơm, ăn rau, thích đồ ăn tươi sống và đồ ăn cónhiều hương liệu; thích mặc đồ nhẹ, thoáng mát;thích ở theo kiểu quần tụ nhiều thế hệ. Trong quyphạm đạo đức người Việt trọng tình hơn trọng lý,coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinhnghiệm và tuổi tác.

Ngoài những điển hình vừa nêu ra, các mặt của đờisống văn hóa về trang phục, ẩm thực, kiến trúc vàđặc biệt là tư tưởng cũng có những chuyển biến sâusắc.Có thể nói trong giao lưu tiếp biến văn hoá chúngta đã có sự tiếp nhận những nét mới của văn hóaphương đông để tạo nên một sự đa dạng, hài hòa hơntrong một bản sắc văn hóa riêng nói như thế khôngcó nghĩa là văn hoá chúng ta k có sự tác động ngượctrở lại với các nước khác.đó là sự tác động qua lạilẫn nhau

Câu 16 :Phân tích bản chất của toàn cầu hoá và xuthế hội nhập văn hoá hiện nay

+ Quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên tất cả cáclĩnh vực của cuộc sống. Toàn cầu hoá là xu thếkhách quan trong sự chung sống của nhân loại màkhông một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Toàn cầuhoá đang làm thức tỉnh con người về các giá trị,thức tỉnh các quốc gia về năng lực cạnh tranh vàhợp tác. Giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi ngườilà đòi hỏi tất yếu để mỗi dân tộc nâng cao sức cạnhtranh.

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đólà toàn cầu hóa văn hóa bởi xu hướng này đang diễnra quyết liệt và sâu sắc hơn. Nhưng vấn đề đặt ra ởđây là hiểu nó thế nào cho đúng để đưa ra quyếtsách phát triển đúng đắn cho nền văn hóa bản địa,và giữ vững ổn định xã hội. Có rất nhiều quan điểmkhác nhau khi nói về vấn đề toàn cầu hoá. Một sốngười thì hết lời khen ngợi những tác động tích cựcmà toàn cầu hoá đem lại, theo họ toàn cầu hoá làmột phương thức phát triển tất yếu của một thế giớihiện đại, nó đem lại cho tất cả các quốc gia trongcái thế giới đó những cơ hội được phát triển mạnhmẽ về mọi mặt mà trước hết là về kinh tế. Nhưngcũng có người lại ra sức phản đối quá trình toàncầu hoá. Họ cho rằng, toàn cầu hoá chẳng qua chỉ làmột công cụ để cho các nước tư bản phát triển bóclột các nước nhỏ đang và chậm phát triển.

Tuy vậy, xu hướng toàn cầu hoá đã trở nên phổbiến với mọi người trong xã hội hiện đại ngày nay,và quá trình này đang diễn ra hết sức sôi động trênhầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hếtvà rõ nét nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Cũng nhưcác hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hoá cũng làmột quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tíchcực, vừa có mặt tiêu cực. Ở mỗi quốc gia, khi tiếpnhận quá trình toàn cầu hoá thì cả hai mặt này đềubộc lộ ra. Vấn đề là những quốc gia đó đã làm gì đểcó thể tận dụng được tốt nhất những cơ hội mà quátrình toàn cầu hoá đem lại, đồng thời giảm thiểuđến mức tối đa những tác động tiêu cực của nó.Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác độngvà chi phối, chúng ta không thể không nói đến vănhóa. Tuy nhiên, hiện nay, câu hỏi lớn vẫn được đặtra và đang được giải quyết là liệu có hay không quátrình toàn cầu hóa văn hóa, mà chủ yếu và nổi cộmđó là sự bị xâm lấn bản sắc văn hóa của các quốcgia đang và chậm phát triển bởi nền văn hóa phươngTây?

Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phươngTây đối với các nước, bao gồm cả Việt Nam là rấtkhác nhau, và nó không chỉ là thách thức mà còn làcơ hội cho sự phát triển văn hóa nói riêng và xãhội nói chung. Do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếvà do bản thân phương Tây có nền văn hóa phát triểnlại tận dụng được những thành tựu của cách mạngkhoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tinnên có lẽ chưa bao giờ phương Tây lại có điều kiệnthuận lợi trong việc truyền bá văn hóa của mình rabên ngoài như bây giờ. Thông qua hợp tác kinh tế,chuyển giao công nghệ và các quá trình sản xuất

kinh doanh, quản lý, các nước phương Tây đã dùngmọi hình thức hấp dẫn để đưa văn hóa của mình vàocác nước đang và chậm phát triển. Đồng thời thôngqua giao lưu văn hóa để truyền bá văn hóa phươngTây. Đặc biệt là họ sử dụng các loại hình nghệthuật vốn là công cụ hấp dẫn và rất phát triển ởcác nước phương Tây để tác động vào văn hóa của cácnước khác. Ngoài ra việc sử dụng những ngôn ngữ vốnrất phổ biến trên thế giới như: Tiếng Anh, tiếngPháp, tiếng Tây Ban Nha,… trong các hoạt động quốctế (kinh tế, văn hóa, chính trị…) cũng như trên cácphương tiện truyền thông (internet, truyền hình….)càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập củavăn hóa phương Tây vào các quốc gia khác.  

   Vậy thực chất toàn cầu hoá và toàn cầu hóavăn hóa là gì, tại sao hiện nay toàn cầu hoá lại cónhững đặc trưng mới và lại trở thành một vấn đề nổicộm đối với mỗi quốc gia? Có rất nhiều cách hiểukhác nhau về nội dung của toàn cầu hóa, điều nàyphụ thuộc vào góc nhìn, mục đích khai thác kháiniệm cũng như cách thức tiếp cận vấn đề của nhànghiên cứu. Nhìn chung có thể khái quát thành nhữngquan điểm chủ yếu sau:

 - Quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá làmột quá trình có tính nhiều mặt, bao gồm tăngtrưởng thương mại quốc tế, các luồng lao động, vốnvà công nghệ cũng như sự giao lưu ý tưởng và cáchsống… ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến vấn đề văn hoáphụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các chínhsách của các chính phủ đối với quá trình toàn cầuhoá (1, tr.22).

   - Theo quan điểm thứ hai thì toàn cầu hoáđược nói đến trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá

kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế kháchquan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xuthế này đang bị một số nước phát triển và một sốtập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối,chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừacó mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh,vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưngcũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia,nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển(2, tr.5). Hay “Toàn cầu hoá là một quá trình màthông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nướckhác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau dotính năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịchvụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốntư bản và công nghệ”(3, tr.78).

   - Cũng có học giả cho rằng toàn cầu hoá hiệnnay chỉ là một khái niệm của một quá trình đã tiếpdiễn từ lâu, một sự mở rộng không gian của phươngthức kinh tế tư bản đến tận cùng của thế giới (4,tr.565).

   Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ khácnhau, với những mục đích khác nhau nhưng hầu hếtcác nhà nghiên cứu đều cho rằng toàn cầu hoá trướchết là khái niệm dùng để chỉ toàn cầu hoá về kinhtế, sau đó nó tác động ảnh hưởng đến các lĩnh vựckhác.

   Chúng ta biết rằng từ xa xưa đến nay, conngười muốn sống và tồn tại được thì buộc phải giảiquyết rất nhiều vấn đề khác nhau do cuộc sống đặtra. Vấn đề đó có thể chỉ liên quan đến một cộngđồng người nhưng cũng có thể liên quan đến nhiềucộng đồng người khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có ở thờiđại ngày nay thì một số vấn đề được coi là cốt tử

đối với sự tồn tại và phát triển ổn định của toànthể loài người mới xuất hiện. Những vấn đề này đượcgọi là những vấn đề toàn cầu. Theo M.Maksimova,những vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu phải cónhững đặc trưng sau:

+ Thực sự mang tính chất toàn hành tinh, liênquan đến lợi ích toàn nhân loại.

+ Đe doạ cả loài người tụt hậu trong bước pháttriển tiếp của LLSX và cả trong những điều kiện củacuộc sống

+ Cần có những giải pháp và hành động không thểtrì hoãn trên bình diện toàn hành tinh để khắc phụcmọi mối đe doạ đối với con người

+ Đòi hỏi nỗ lực tập thể từ phía tất cả các quốcgia và toàn thể cộng đồng thế giới (5, tr.212).Chẳng hạn như: vấn đề an ninh lương thực, an ninhnăng lượng, môi trường, các cuộc xung đột vũ trang,khủng bố, tệ nạn xã hội và tội ác, vấn đề pháttriển kinh tế toàn cầu…

Toàn cầu hóa, về thực chất, là quá trình tăng lênmạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác độnglẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khuvực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới,hay nói như C. Mác, là quá trình lịch sử biến thànhlịch sử thế giới. Toàn cầu hóa là giai đoạn mới,giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóađã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thứcbiểu hiện đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính làtoàn cầu hoá kinh tế. Sự xuất hiện xu thế toàn cầuhóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lựclượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực

lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từnền kinh tế thị trường thế giới. Sự tác động mạnhmẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quátrình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trựctiếp, sự phát triển của các công nghệ cao (côngnghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vậtliệu mới, công nghệ vũ trụ...) đã làm thay đổi vềchất lực lượng sản xuất của loài người, đưa loàingười từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tinhọc, từ cơ khí hóa sản xuất lên tự động hóa, tinhọc hóa sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệđang tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc khôngnhững trong công nghệ, trong sản xuất, mà còn trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội. C. Mác và Ph. Ăng- ghen đã vạch rõ : "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhucầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sảnxâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắpnơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liênhệ ở khắp nơi... Do bóp nặn thị trường thế giới,giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùngcủa tất cả các nước mang tính chất thế giới..."

Do vậy, chúng ta không thể hiểu toàn cầu hoá mộtcách đơn giản, phiến diện, mà cần nhìn nhận nó nhưlà một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tínhchất hai mặt, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặttiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với tất cảcác quốc gia, trong đó các nước đang phát triển,chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn:

- Về kinh tế, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho sựphát triển kinh tế thông qua việc tự do hóa thươngmại, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học-côngnghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa,dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế thịtrường. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có thể làmgia tăng nợ nước ngoài của các quốc gia, đặc biệtlà các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển.Toàn cầu hóa cũng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các quốc gia, từ đó có thể hạn chế, làm suygiảm sự độc lập tự chủ về kinh tế của các nước chậmvà đang phát triển. Ngoài ra, Toàn cầu hóa kinh tếcũng có thể đem đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinhthái do sử dụng các công nghệ lạc hậu mà các nướcphát triển loại ra.

- Về chính trị, toàn cầu hoá cũng dẫn các nướcchậm phát triển tới nguy cơ xói mòn quyền lực nhànước dân tộc, thu hẹp đáng kể quyền lực, phạm vi vàhiệu quả tác động của nhà nước do vai trò kinh tếcủa nhà nước có thể bị giảm sút bởi sự chi phối củacác công ty xuyên quốc gia, bởi sức ép của IMF, WB,WTO...; đồng thời từ chỗ phụ thuộc về kinh tế sẽdẫn đến phụ thuộc về chính trị và thậm chí, thôngqua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư,viện trợ, cho vay theo hướng khuyến khích tư nhânhóa, tự do hóa tư sản, các nước phát triển đứng đầulà Mỹ đã áp đặt mô hình chính trị của mình vào cácnước khác, sử dụng “sức mạnh mềm”, “sức mạnh cứng”(có thể hiểu là dùng vũ lực) và “sức mạnh thôngminh, khôn khéo” (là sự kết hợp “ sức mạnh cứng” và“ sức mạnh mềm”)  để thay đổi các chế độ xã hội ởđây theo hướng thân phương Tây.

- Về văn hóa - tư tưởng, toàn cầu hóa một mặttạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế,tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc;tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu củavăn hóa nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định

bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời nó cũngtạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và làm phongphú nền văn hóa của dân tộc; mặt khác, nó cũng lànguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Thôngqua toàn cầu hóa, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủnghĩa cá nhân, "văn hóa phẩm" độc hại dễ dàng đượcdu nhập, đặc biệt là thông qua các phương tiệntruyền thông. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của côngnghệ thông tin, ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ, vănhóa Mỹ, phim ảnh Mỹ, đồ ăn thức uống Mỹ... đangđược truyền bá rộng khắp thế giới đến nỗi một sốngười coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóa toàn cầu", là sựđồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơxuất hiện của nền “văn hóa đồng phục” đang đe dọa,làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng và phongphú của các nền văn hóa khác trên thế giới. Đóchính là toàn cầu hóa văn hóa. Tuy nhiên cũng vẫncòn nhiều cách nhìn nhận khác nhau về toàn cầu hóavăn hóa.

“Toàn cầu hoá văn hoá có thể được hiểu là quátrình văn hoá các dân tộc, thông qua giao lưu, dunghợp, xâm nhập và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phávỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của vănhoá dân tộc mình và trong sự bình phán và chọn lọccủa loài người mà đạt được sự hoà đồng văn hoá,không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoádân tộc mình thành các nguồn hưởng thụ chung, sởhữu chung của loài người. Tuy nhiên, điều cần chú ýlà toàn cầu hoá văn hoá  là một quá trình bao gồmsự xung đột, giao lưu, dung hợp giữa các nền vănhoá dân tộc, đồng thời bản thân nó cũng là một kếtquả, tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dântộc có thể được loài người cùng hưởng cùng sở hữu.

Nhưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa là sự mất đicủa các nền văn hoá dân tộc để hình thành nên mộtthứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất, liênthông, phổ quát”(6, tr.329).

   Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra nhữngcơ hội, thách thức và rủi ro đối với các nền vănhoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hoá củamình ra bên ngoài. Trong quá trình toàn cầu hoá,các nền văn hoá đều bình đẳng, giao lưu với nhautrong thế bình đẳng, đều có những chỗ “mạnh”, nhữngchỗ “yếu”, đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựachọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác” những gìmà họ muốn tiếp nhận.

   Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều thamgia vào quá trình toàn cầu hoá với những mức độgiống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi thamgia vào toàn cầu hoá, các nước phát triển có rấtnhiều lợi thế. Phần còn lại của thế giới thì chịuthiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thách thức.Mặc dù vậy, trong thế giới ngày nay, các quốc giakhông thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứngngoài quá trình toàn cầu hoá. Vấn đề đối với tất cảcác nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kémphát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khônngoan để vượt qua thử thách và chớp lấy thời cơ;trong quá trình hội nhập thế giới phải có ý thứcgiữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảovệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mìnhđến chỗ phồn vinh. Như thủ tướng Phan Văn Khải đãnói: “Chúng ta cần cùng nhau tìm ra các biện phápnhằm tối đa hoá các mặt tích cực và tối thiểu hoácác mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá, đặcbiệt là ngăn chặn sự phát triển của đói nghèo tại

các nước đang phát triển vì các nước này tham giavào quá trình toàn cầu hoá là nhằm đạt được một sựphát triển và ổn định”(1, tr.22).

Xu thế hội nhập văn hoá hiện nay: Giao lưu văn hoá là một quy luật của thời đại ,làxu thế hội nhập khách quan mà bất kì quốc gia nàođều có.Nhưng hội nhập ntn và tới đâu thì tuỳ từngvào quốc gia có những chính sách riêng để tiếp cận.Trong mọi hoạt động văn hoá Đảng và Nhà nước ta baogiờ cũng nêu cao định đề biện chứng: kế thừa truyềnthống tốt đẹp của dtoc và tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại Nước ta với quan điểm “ hoà nhập nhưng k hoà tan “là tiêu chí hàng đầu. Một mặt vẫn tiếp thi nhữngtinh hoa văn hoá,những sáng kiến mới của các nướcphát triển để làm phong phú cho nền văn hoá nước tanhưng vẫn phải giữu gìn bản sắc văn hoá dtoc,k đểmất đi và mai một,kế thừa và phát huy văn hoá bảnđịa .Bên canh những mặt có được khi hội nhập vănhoá giúp giới thiệu lịch sử ,đnước,con người vănhoá VN với thế giới thì cũng gặp nhiều thách thứcto lớn không thể tranh khỏi là bị du nhập những vănhoá pha tạp,lai căng,k phù hợp với văn hoá truyềnthống và câu hỏi đặt ra là phải làm tn để vừa cóthể tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại vừahạn chế mức thấp nhất những lối sống vh k tốt.Trước xu thế toàn cầu hoá Đảng ta yêu cầu phải “làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từnggia đình, từng người,kế thừa các giá trị truyềnthống của dtoc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của

loài người mtawng sức đề kháng chống vh đồi truỵđộc hạiNhư vậy giao lưu tiếp biến có vai trò hết sức quantrọng trong tiến trình phát triển vh của một dtocnhưng giao lưu ntn,tiếp biến ntn để vừa giữ gìn,bảotồn ,vừa phát triển vh dtoc đó là câu hỏi lớn đặtra cho mỗi quốc gia,mỗi dân tộc.

Câu 17 : phân tích những thuận lợi và khó khăn củavăn hoá VN trong giao lưu tiếp biến với vh phươngTây

Thuận lợi :

Chúng ta đã tiếp biến văn hóa ngoại lai nhưngkhông chấp nhận sự đồng hóa. Người Việt Nam dễdàng hòa nhập, biến đổi mọi cái mới, nhưng khôngchịu đựng sự nô dịch và lệ thuộc.

Lịch sử cho thấy, nước ta đã trải quanhiều cuộc tiếp biến văn hóa lớn.

Với hơn một ngàn năm Bắc thuộc và gần trăm nămthực dân phương Tây đô hộ, nền văn hoá nước nhàđã phải trải qua nhiều cuộc "đụng độ" mãnh liệtvới các nền văn hóa bên ngoài, làm thay đổi sâusắc và tạo nên bộ mặt phong phú, đa dạng củavăn hóa Việt Nam. Nước ta có nền văn hóa pháttriển lâu đời, được bảo lưu qua nhiều thế hệ;những cuộc đụng độ dữ dội ấy đã không làm mấtđi bản sắc văn hóa con người Việt; mà ngượclại, dân tộc ta đã tiếp thu, cải biến những cáimới làm phong phú thêm cho nền văn hóa vốn rất

phong phú của mình. Chúng ta – những thế hệ hômnay, được thừa hưởng một nền di sản văn hóaphong phú mà cha ông để lại với 54 dân tộc anhem và rất nhiều các công trình kiến trúc vănhóa lịch sử, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng,…

Vi trí địa lý của nước ta có nhiều thuận lợitrong việc giao lưu tiếp biến với các nền vănhoá trên thế giới,đặc biệt là văn hoá phươngTây . có vị trí là giao điểm của các nền vănhoá,văn minh. Được định hình trên nền khônggian vh ĐNA nên hội tụ đầy đủ mọi đặc trưngcủa văn hoá khu vực

Với một vị trí hết sức thuận lợi cho việc giaolưu tiếp biến văn hoá đồng thời là tâm điểm củacon đường giao lưu quốc tế thì việc các nướcphương tây sang để giao lưu hôi nhập là mộtthuận lợi đáng kể

Con người : có thể thấy rõ người Việt Nam dễdàng hòa nhập, biến đổi mọi cái mới, nhưngkhông chịu đựng sự nô dịch và lệ thuộc. Vềphương diện ngôn ngữ, trong thời kì Bắcthuộc, chữ Hán của người Trung Quốc được dùnglàm ngôn ngữ chính. Sau đó, chúng ta đã sángtạo ra chữ Nôm từ chữ Hán của họ có kết hợpvới ngôn ngữ bản địa. Rồi thực dân Pháp đếnđô hộ nước ta, chữ Quốc Ngữ bắt đầu hìnhthành và phát triển, thay thế hoàn toàn chữNôm và chữ Hán. Công lao này thuộc về những

nhà truyền giáo đầu tiên đã tìm cách Latinhhóa chữ Nôm để tiện cho việc truyền Đạo vàkhai thác thuộc địa. Chữ Quốc Ngữ dần chiếmưu thế nhờ sự thuận tiện, đơn giản, và dễ phổcập. Ngày nay chữ Quốc Ngữ đã trở thành niềmtự hào của người Việt Nam bởi sự phong phú,giàu có, gắn với nhiều tác phẩm văn chươngbất hủ.

Nhưng việc dễ dang tiếp nhận cái mới và biếnđổi cái mới thì cũng có những mặt hạn chế màtheo nhận xét của một giám đốc người nước ngoàitại Việt Nam sau đây rất đáng để xem xét: ngườiViệt Nam thông minh, dễ gần và chịu khó họchỏi, điều đó rất đáng quý nhưng cũng cần thậntrọng, đấy có thể là một nhược điểm của họ.Trong cuộc sống cũng như công việc, người ViệtNam quá dễ dàng tiếp thu cái mới thì đồng thờicũng dễ quên cái cũ (tiếng Anh có câu tương tự“easy come, easy go” - cái gì dễ đến thì cũng dễđi). Một ưu điểm và cũng là nhược điểm của họ.

Bên cạnh những mặt thuận lợi để giao lưu tiếpbiến với văn hoá phương Tây thì cũng đặt ranhiều thử thách lớn là việc dễ bị những lốisống lai căng, văn hoá Tây chi phối đời sốngvăn hoá của Việt Nam làm mai một đi những giátrị văn hoá truyền thống.

Khó khăn :

_ lối sống tiểu nông hình thành từ xa xưa trogtiềm thức của con người việt nam, hình tượngluỹ tre làng thể hiện rõ sự đóng khuôn trongsuy nghĩ người dân không muốn giao lưu với bênngoài.luôn giữ những phong tục tập quán từ xaxưa.chính vì điều này đã phần nào cản trở sựgiao lưu tiếp biến văn hoá với bên ngoài, đó làmột hạn chế lớn cho việc tiếp nhận những giátrị tốt đẹp của nền văn hoá phương tây, nhiềunét văn hoá tốt đep của nhân loại chúng ta nêntiếp thu để làm giàu có cho văn hoá của nước ta.

+ chính vì sự khác biệt về nền văn hoá của tavới các nước Phương Tây .ta là nền văn hoá nôngnghiệp lúa nước còn phương tây có một nền vănhoá công nghiệp phát triển hơn ta rất nhiềuchính điều này cũng là bước rào cản cho việcgiao lưu tiếp biến với văn hoá phương tây, 2nền văn hoá hoàn toàn khác xa nhau về mọimặt .điều này khó để ta có thể dung hoà đượcdẫn đến việc khó khăn cho ta trong việc giaolưu tiếp biến

Câu 21 : Phân tích thực trạng nền văn hoá đạođức của Việt Nam hiện nay trong giao lưu tiếpbiến với phương tây

Mặt hạn chế : khi giao lưu tiếp biếnvới phương tây bên cạnh những mặt đạtđược cũng kéo theo hàng loạt những mặthạn chế đó là việc suy thoái đạođức.lối sống thoáng phương tây dần ănsâu vào tiềm thức của mọi người mà đốitượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là thếhệ trẻ hiện nay.hàng loạt những thóihư, sự xâm nhập của các sản phẩm vănhoá độc hại,lối sống thoáng,cách ănmặc của lối sống tây ảnh hưởng rất lớnđến thế hệ trẻ ( lấy ví dụ) mà ngàycàng hiện hữu rõ nét trong đời sốngcủa người dân việt nam.

Thế hệ trẻ dần như quên đi những giá trị vănhoá truyền thống của dân tộc thay vào đó là sựtiếp thu,lai căng văn hoá phương tây mà quên đibản sắc vh đất nước đó là một mất mát to lớn

Mặt đạt được : bên cạnh những mặt tiêucực thì chúng ta cũng k thể phủ nhận

những gì mà trong cuộc giao lưu tiếpbiến với phương tây ta tiếp thu được

+ Quả thực giao lưu văn hoá đã có nhữngbước phát triển đột biến cả trên lĩnhvực văn hoá lẫn kinh tế, tiếp thu nềnvăn hoá nhân loại một cách chọn lọc đểphù hợp với văn hoá của đất nước ta,

+ thế hệ trẻ học được sự nhạy bén,linhhoạt , đúng giờ trong văn hoá công sở,đề cao chủ nghĩa cá nhân và tự tin thểhiện bản lĩnh cá nhân mà người VN từ trkđến nay khó có thể có được.mà nếu có thìcũng chịu sự kiềm chế .

Câu 26 : Giao lưu tiếp biến và đời sống điện ảnhcủa việt nam hiện nay

Điện ảnh Việt Nam là tên gọi ngành công nghiệp sảnxuất phim của Việt Nam từ 1923 đến nay.Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thậpniên 1890, nhưng mãi đến năm 1923 mới xuất hiệnbộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và ngườiViệt  cùng thực hiện. Từ năm 1925 xuất hiện nhữnghãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợptác với nước ngoài..Điện ảnh Việt Nam đương đạiTừ giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam bắt đầu bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng. Số lượng phimtăng lên. Ngoài những phim tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh như Hà Nội, mùa đông năm 1946 (1997)

của Đặng Nhật Minh, Ngã ba Đồng Lộc (1997) của Lưu Trọng Ninh,Đời cát (1999) của Nguyễn Thanh Vân, Ai xuôiVạn Lý (1996) của Lê Hoàng... các nhà làm phim đã hướng tới những đề tài đương đại: Vương Đức với Những người thợ xẻ (1998), Nhuệ Giang với Thung lũng hoang vắng (2000), Đỗ Minh Tuấn với Vua bãi rác (2002)...Năm 2000, Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức ở Hà Nội. Điện ảnh Việt Nam đã giành được nhiều giải quan trọng: Phim hay nhất cho Đời cát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, hai diễn viên Mai Hoa và Hồng Ánh trong Đời cát đạt hai giải dành cho nữ diễn viên chính và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trước đó, năm 1999, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của Trần Văn Thủy đạt phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan.Hiện nay đời sống điện ảnh việt nam đã có nhiềubước tiến lớn với nhiều thể loại phim truyện, có sựgiao lưu với điện ảnh của các nước như PHáp, Nga,Nhật Bản, Hàn Quốc…từ đó học hỏi và tiếp thu nhiềukinh nghiệm với các nước bạn. Điện ảnh Việt Namtăng tốc những năm gần đây . Phát biểu khai mạc Hộinghị, Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điệnảnh cho biết: “2014 được xem là năm có nhiều dấumốc, sự kiện đáng nhớ của đất nước. Kỷ niệm 60 nămchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 –7/5/2014), 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt– Pháp… Bám sát những sự kiện trọng đại của đấtnước, nhiều hoạt động, chương trình phim kỷ niệm đãđược tổ chức rầm rộ như Tuần phim kỷ niệm 60 nămchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Tuần phim chàomừng các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, Tuần phim chào mừng

năm du lịch Quốc gia 2014, Tây Nguyên – Đà Lạt… Bêncạnh những chương trình khá quy mô, ngành điện ảnhcũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động giao lưu,quảng bá, đưa phim Việt Nam tới với nhiều sự kiện,chương trình, các liên hoan hoan, tuần văn hóa tạinước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga,Pháp, Lào… Chưa bao giờ, phim Việt Nam lại có sựxuất ngoại ào ạt đến như vậy thông qua các chươngtrình, liên hoan phim được tổ chức tại nước ngoài.Thông qua những sự kiện đó, hình ảnh về đất nước,con người, thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Việt Namđã được lan tỏa, tới với nhiều khán giả, bạn bèquốc tế”.Ngoài những chương trình, sự kiện nằm trong chiếnlược hoạch định, phát triển chung của ngành, 6tháng đầu năm cũng ghi nhận bước đột phá, sự sángtạo của ngành, các hãng phim, đơn vị nghệ thuật vàcác văn nghệ sĩ đối với biển đảo. Hòa chung khôngkhí hướng về Hoàng Sa – Trường Sa, Cục Điện ảnhphối hợp với Cục công tác phía Nam, Viện phim ViệtNam tổ chức hai đêm giao lưu, chiếu phim về biểnđảo với tên gọi Hướng về biển đảo quê hương tại TPHồ Chí Minh và Hà Nội. CTy TNHH MTV Hãng phim Tàiliệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đêm phim vềbiển đảo với 5 bộ phim được chọn lọc qua các thờikỳ. Viện Phim Việt Nam phối hợp với Bảo tàng ĐàNẵng tổ chức cuộc triển lãm lớn về phim ảnh… Bằngthế mạnh và sức lan tỏa của phim ảnh, ngành điệnảnh đã góp phần cùng với các bộ môn nghệ thuật kháchướng công chúng, khán giả đến với biển đảo quanhững hình ảnh, số phận, con người cụ thể trên mànảnh. Những hình ảnh đó đã góp phần hun đúc thêmlòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền

biển đảo. Thông qua những thước phim chân thật,dung dị, ý thức về chủ quyền, sự toàn vẹn của đấtnước được truyền tải tới khán giả trọn vẹn và chânthực. Một trọng tâm nữa của ngành trong nửa cuối năm 2014là tổ chức thành công LHP quốc tế Hà Nội lần thứ III. Để chuẩn bị cho sự kiện này, nhiều hoạt động đã được triển khai như gửi thư mời các nước gửi phim tham dự LHP, lên danh sách giám khảo, khách mời quốc tế… Từng bước nâng tầm LHP, Cục Điện ảnh đã hợp tác Hiệp hội Điện ảnh Mỹ - MPA, Viện Goethe,Hội đồng Anh thảo luận tổ chức và tài trợ cho Trại tài năng trẻ và Chợ dự án trong LHP quốc tế Hà Nội lần thứ III. Hợp tác với Unifrance, LHP quốc tế Berlin, LHP quốc tế Busan, Hội đồng phát triển điệnảnh Philippine, Film Asean để mời và chọn phim vào các chương trình trong LHP. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định: “Điện ảnh có sức lan tỏa lớn. Năm nay LHP Việt Nam tại Saint Paolo – Pháp là một cách tiếp cận hình ảnh đất nước tuyệt vời. Cần tranh thủ các mối quan hệ, các kênh xã hội hóa để đưa phim ra nước ngoài, quảng bá cho văn hóa Việt Nam. Chưa bao giờ Việt Nam hiện hữu mạnh mẽ và lôi cuốn như thế ở Pháp”.Nhiều hoạt động giao lưu với các nước bạn phát triển mạnh mẽ góp phần tạo cơ hội học hỏi và đưa điện ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. như các hoạt đông : LHP quốc tế Hà nội có quy mô rất lớn quy tụ nhiều phim của các nước có uy tín và chất lượng, LHP đức tại việt nam lần thứ 5 , tổ chức tuần phim Nga tại Việt Nam ngoài ra còn rất nhiềuhoạt động diễn ra có tác động to lớn làm cho nền

điện ảnh Việt Nam tiến xa hơn tạo một làn song mới ,một luồng không khí mới .

câu 4:phân tích vai trò của bản sắc văn hóa tronggiao lưu tiếp biến văn hóa?

1. Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạtnhân của một sự vật

Sắc là thể hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, cănbản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộcViệt Nam. Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tứclà không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nóinhững giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúngmang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiệntrong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnhvực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêukhắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xửhằng ngày của người Việt Nam.

Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên màcó, mà được tạo thành dần dần và được khẳng địnhtrong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và pháttriển của nhà nước dân tộc Việt Nam. Những giá trịđó không phải là không thay đổi trong quá trìnhlịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ,và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ xung vào.Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dướinhững hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cáchlà chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm nhữnggiá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi vàbổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thếhệ này sang thế hệ khác.

Không nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối vớinhững giá trị hạt nhân đó, thậm chí đối với nhữnggiá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất.Nếu dân tộc không có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, táitạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khácthì chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Chúng tathử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Namtrong những người cuộc Cách mạng Tháng tám sôi sục,trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ với cáigọi là "Bản sắc" chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trongnhững năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ.Hay là đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳLê Mạt với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời Lý-Trần. Không thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủnghĩa yêu nước được!

Có người hỏi có thể có những giá trị bản sắc làtiêu cực, hay là đã nói bản sắc là nói cái gì tiếnbộ, tích cực, xứng đáng được trao truyền và thừakế.

Như trên vừa nói, không nên có cái nhìn tĩnh tạivà siêu hình đối với bản sắc dân tộc. Cái gì sốngđều thay đổi và phải thay đổi. Bản sắc dân tộc cũngvậy. Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ độngđối với quá trình diễn biến của bản sắc dân tộc.Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giátrị mới nào cần bổ sung thêm vào, những giá trị nàocần kế thừa, nhưng dưới một hình thức mới, và hìnhthức mới đó thêm ra sao? Trong những bước chuyểncách mạng, những sự kiện đổi đời của dân tộc ta nhưcuộc cách mạng Tháng tám, chiến thắng của Ngô Quyềnkết thúc đêm dài mười thế kỷ Bắc thuộc, sự kiện TâySơn v.v..., bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấygiờ phải nghiêm túc kiểm nghiệm lại những giá trị

bản sắc đương thời của dân tộc. Không phải không cólý do mà sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, bộ phận lãnh đạocủa dân tộc thời bấy giờ đã gạt bỏ Nho giáo và chấpnhận tư tưởng Phật giáo. Cũng với những lý do xácđáng, dân tộc ta kinh qua cuộc cách Mạng tháng támđã chấp nhận hệ tư tưởng Mác-Lênin như là dòng tưtưởng chủ lưu hiện nay của mình.

Những cuộc kiểm nghiệm như thế cũng cần được tiếnhành khi xảy ra giao tiếp văn hóa rộng rãi giữa cácnền văn hóa khác nhau, thí dụ giữa văn hóa Việt Namvà văn hóa Xô Viết, văn hóa Việt Nam và văn hóa ẤnĐộ, Trung Hoa, văn hóa Việt Nam và văn hóa Âu,Mỹ...không có biên giới. Thời đại hiện nay là thờiđại của kỹ thuật giao thông liên lạc và thông tincực kỳ phát triển. Trái đất như bị thu nhỏ lại hàngmấy trăm lần, so với chục năm về trước. Do đó sựtiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc sống cách xa nhaulà tất nhiên và tất yếu. Qua những cuộc tiếp xúcđó, bản sắc văn hóa của cac dân tộc đều có sự thayđổi, bên cạnh những cái khẳng định. Thật là vô lýnếu chúng ta gạt bỏ mọi yếu tố tiến bộ và hay đẹpcủa văn hóa nước khác chỉ vì chúng là ngoại lai.Nhưng cũng sẽ là vô lý hơn, nếu chúng ta tiếp thuhàng loạt không có phê phán mọi yếu tố của văn hóanước ngoài, chỉ vì chúng là mới lạ, tân kỳ.

Những yếu tố tiến bộ của văn hóa nước ngoài, mộtkhi đã được dân tộc ta chấp nhận và biến thành sởhữu của mình rồi, thì chúng có thể trở thành một bộphận của giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, của dântộc Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận rằng, nhiềuyếu tố Phật giáo, Nho giáo cũng như Mác-Lênin, mặcdù bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng đã trở thành bộphận khăng khít của bản sắc dân tộc và văn hóa Việt

Nam, đã được dân tộc Việt Nam biến thành sở hữuthật sự của mình. Nói tóm lại, cái lỗi thời nhưngkhông được cải tiến, cái tốt nhưng lại bị cườngđiệu, cái tốt ngoại lai nhưng không được bản địahóa nhuần nhuyễn đều có thể biến thành tiêu cực vàtạo trở ngại cho sự phát triển bình thường của nềnvăn hóa dân tộc. Vì vậy, mà chúng tôi khẳng định,những giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam, của nềnvăn hóa Việt Nam cần phải được bộ phận lãnh đạo củadân tộc thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi, gìngiữ, cải tiến, bổ sung, gạt bỏ những cái lỗi thời,đổi mới những hình thức không còn thích hợp, tiếpthu và bản địa hóa mọi tinh hoa của văn hóa nướcngoài... khiến cho những giá trị gọi là bản sắc vănhóa của dân tộc ta phát huy tới mức cao nhất củahai tác dụng xúc tác và hội tụ, đối với sự pháttriển toàn diện và mọi mặt của dân tộc Việt Namchúng ta. Tác dụng xúc tác là tác dụng thúc đẩymạnh mẽ sự phát triển. Tác dụng hội tụ là tác dụnggắn bó, kết hợp với mặt, các yếu tố thành một hệthống nhất

Bản sắc văn hoá dân tộc là những yếu tố độc đáo,đặc sắc của một nền văn hóa, biểu hiện “đặc tínhdân tộc”, “cốt cách dân tộc”, tạo nên sức mạnh cốkết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc, làbộ “gen” bảo tồn của dân tộc, là các giá trị đặctrưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, truyền thống,bản lĩnh, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, cách cảm,chách nghĩ, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗiquốc gia, dân tộc;      Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc. Và yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất

của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền vănhóa của dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này vớiquốc gia khác. Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tậptrung trong truyền thống văn hóa dân tộc. Truyềnthống văn hóa là các giá trị do lịch sử truyền lại,được các thế hệ sau kế thừa gìn giữ và phát huytrong thời đại của mình, tạo nên dòng chảy liên tụccủa lịch sử văn hóa.        Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nhữnggiá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàngngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. “Đó làlòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cánhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân ái, khoandung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù,sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử,tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc văn hóa dântộc là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thếhệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Vì vậy,bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trởthành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của sựnghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namhiện nay.Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợpcó hàm lượng trí tuệ cao, văn hoá như chất keo dínhkết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạonên hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,

mỗi khu vực. Văn hoá có khả năng bao quát một cáchtrực tiếp, đảm bảo tính bền vững xã hội, tính kếthừa lịch sử và không bị trộn lẫn ngay cả khi hộinhập vào những cộng đồng lớn hơn. Tính độc đáo củamỗi nền văn hoá dân tộc, hay là sự khác nhau củacác nền văn hoá không những chỉ bị quy định bởinhững điều kiện môi trường, lịch sử xã hội khácnhau, mà còn vì con người, ngay cả khi rất gầnnhau, vẫn có ý thức khu biệt "ta với người". Hơnthế nữa, cuộc sống của loài người không phát triểnngang bằng theo một quá trình như nhau mà qua nhữngphương thức đa dạng đến lạ lùng (trí tuệ, tâm linh,tư duy, hứng thú thẩm mỹ, giá trị đạo đức...). Vìvậy trong quá trình hội nhập thế giới, nếu như khoahọc kỹ thuật ngày càng nhất thể hóa bao nhiêu, thìngược lại, văn hóa mỗi dân tộc như là tấm căn cước,lại càng được khu biệt bấy nhiêu. Như những dòngsông, văn hóa của các dân tộc bền bỉ tích lũy, thâunhận, gạn lọc tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừngchuyển tải và biến đổi, không ngừng giao lưu và mởrộng để rồi kết tinh lại thành cái của riêng mìnhvà góp phần vào đại dương mênh mông đầy hương sắccủa nhân loại, và đến lượt mình lại được tận hưởnghương vị xa lạ trong cái đại dương vĩ đại bao lađó. Nếu như chúng ta hiểu văn hóa là tất cả nhữnggì do con người sáng tạo ra theo quy luật của cáiđẹp, là “thiên nhiên thứ hai” nói theo cách nói củaMarx, trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã

hội, thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặtvăn hóa của nóGiữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quátrình giao lưu, hội nhậpVăn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộngđồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, văn hóamang bản sắc dân tộc. Và yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhấtcủa một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sứcsống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dântộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹnnhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đãrèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp.Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập,tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sựhình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dântộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường,tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kếtcá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhânái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấynhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối vớicộng đồng nhà – làng – nước; trọng dân, đề cao dân,lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù, khiêmtốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhâncách của con người và được nhân dân làm thành nhâncách, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó không phải làmột hằng số, là những giá trị bất biến, mà có nhữnggiá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trìnhhội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa.

Tùy theo cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu để cóthể rút ra những kinh nghiệm của việc giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc, đóng cửa hay mở cửa trong quátrình giao lưu, hội nhập.Tr ước hết , phải nhận thức văn hóa là đối thoại, là sựxâm nhập, đan xen, trao đổi, tác động qua lại và cóchút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoạisinh. Bản thân khái niệm văn hóa dù theo nghĩa nàyhay nghĩa khác, cũng đều thể hiện quan hệ với mình,với người, với sự việc, giữa dân tộc và nhân loại.Văn hóa là biết cách xử sự, xử thế. Các nền văn hóaluôn tiếp nhận lấy nhau, vay mượn của nhau. Mọi nềnvăn hóa đều thuộc về di sản chung của nhân loại.Văn hóa của giai đoạn sau thường là sự phát triểnhợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loàingười đã tích lũy ở các giai đoạn trước. Không cónền văn hóa nào trên thế giới lại tuyệt đối đơn lẻ,thuần khiết và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nềnvăn hóa nào khác. Điều này đúng với mọi thời đại.Đời sống của một con người, một cộng đồng, một dântộc hay xã hội, tự bản thân nó là không ngừng pháttriển, tự tái tạo và biến đổi không ngừng trongtiến hóa của lịch sử. Sự trao đổi và phát triển đóbị ngưng trệ – dù vô thức hay hữu thức – đều làmtổn thương và xói mòn các giá trị của đời sống, làđiều tồi tệ nhất. Những bài học và kinh nghiệmthành công và không thành công của Việt Nam và thếgiới thời cổ, trung, cận đại đều được đo bằng việccó giao lưu hội nhập với thế giới hay co vào cốthủ, đóng kín, khước từ giao lưu.Việc mở mang đầu óc với thế giới bên ngoài là mộtđòi hỏi khách quan, một quy luật của sự hưng thịnh

tiến bộ và phát triển. Ngăn trở hoặc làm trái quyluật sẽ dẫn tới thất bại.Không kể tới những sự cách biệt do các yếu tố địalý như bị ngăn cách bởi đại dương, sa mạc, bởi khíhậu khốc liệt làm cho một số nền văn minh cổ đại từchỗ phát triển cao đi tới chỗ trì trệ, suy tàn, cònlại đều chủ yếu do sự xung đột, cưỡng chế áp đảo.Triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc, triều Nguyễn ởViệt Nam là những ví dụ điển hình về chính sách "bếquan tỏa cảng" trước sức mạnh áp đảo của văn minhphương Tây. Kết quả là càng đóng kín bao nhiêu thìcàng trở nên trì trệ bấy nhiêu, cuối cùng cũngkhông thể đóng cửa. Ngược lại, bài học của Nhật Bảnchủ trương mở cửa, ứng xử phù hợp với các nền vănminh khác là những hình ảnh sống động, mẫu mực củaviệc giao lưu, hội nhập trên cơ sở giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc.câu 6 phân tích hệ quả của giao l ưu tiếp biến văn hóa

Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại,là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờgiao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm pháttriển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trongmọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờcũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại. Trong quá trình giao lưu văn hóa vớicác nước phát triển, chúng ta đã tiếp thu nhiều tácphẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo. Giaolưu văn hoá giúp giới thiệu lịch sử, đất nước, conngười, văn hóa Việt Nam với thế giới và giúp ngăn

ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩmvăn hóa độc hại.

Khái niệm giao l ưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượngxảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) cóvăn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạonên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hainhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổnghợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sựkết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoạisinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đadạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóalà sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủthể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lýtốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh"và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có kháiniệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không cókhái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhậpchỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳnghạn như kinh tế..câu 13:phân tích ảnh h ưởng của đạo phật đối với đời sống văn hóa việt nam?

Sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam

          Xét về mặt địa lý Việt Nam nằm ở bán đảoĐông Dương, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi choviệc giao lưu tiếp xúc với các nước trong khu vực.Ấn Độ và Trung Hoa là hai nước có nền văn minh lớncổ xưa. Việt Nam nằm cạnh hai nước, cho nên chịunhiều ảnh hưởng của hai nền văn minh này.

          Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Namđang ở thời kỳ Bắc thuộc, về tôn giáo tầng lớp trêncủa xã hội bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nhogiáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời – đấnggây phúc họa cho con người và quan niệm đa thầngiáo trong tín ngưỡng dân gian.          Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngaytừ đầu Công nguyên bằng hai con đường; đường thủythông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ.Đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốcmà Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật giáo đượctruyền bá từ Ấn Độ. Như vậy Phật giáo Việt Nam mangcả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc.          Đạo Phật truyền vào Việt Nam không phảithông qua con đường xâm lược, không phải do sựcưỡng chế của Trung Hoa mà thông qua đường giaothương buôn bán. Đạo Phật đến bằng con đường hòabình, những giáo lý của đạo Phật về bình đẳng, bắcái, cứu khổ, cứu nạn…gần gũi với cư dân Việt Nam dođó dễ được chấp nhận. Mặt khác thời kỳ này còn cócác tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúanước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo, đạo Lãođược Trung Quốc truyền vào, tuy nhiên các tínngưỡng, tôn giáo đó còn có nhiều mặt khiếm khuyếtđối với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo Phật đãbổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì vậy đạo Phật ởViệt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa,cũng như ảnh hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam.

Ảnh hưởng của Phật giáoVỀ ĐỜI SỐNG VH TINH THẦN

2.1 về tư tưởng:

Tư tưởng hay đạo lí của Phật giáo là đạo lí DuyênKhởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lí này lànền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo nguyênthủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng người dânViệt. Về giáo lí nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báocủa đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm.Giaos lí này đã trở thành nếp sống tín ngưỡng đốivới người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Ngườita biết lựa chọn ăn ở hiền lành, nó chẳng nhữngthích hợp với giới bình dân mà còn ảnh hưởng đếngiới trí thức. Vì thế, giáo lí nghiệp báo luân hồiđã in dấu ấn đậm nét trong văn chương bình dân, vănchương chữ Hán, chữ Nôm từ xưa cho đến nay để dẫndắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trímình vào lí nhân quả nghiệp báo mà hành động saocho tốt đẹp, đem lại hòa bình an vui cho mọi người.Mỗi người dân Việt Nam đều biết câu” ác giả ácbáo”. Mặt khác, họ hiểu rằng nghiệp nhân quả khôngphải là định nghiệp mà có thể làm thay đởi, do đóhọ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác thành thiện. Từnhững hành động thiện, giảm bớt điều ác, dần dần tasẽ chuyển hóa và tạo cho ta một cuộc sống yên vui.

2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo về đạo lí:

Đạo lí ảnh hưởng nhất là giáo lí từ bi, tinh thầnhiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng vàthấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam.Tinh thần thương người như thể thương thân này đãbiến thành ca dao, tục ngữ rất phổ biến trong quầnchúng Việt Nam như: “ lá lành đùm lá rách”, “ nhiễu

điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phảithương nhau cùng”. Đó là những câu ca dao tục ngữmà bất cứ người Việt Nam nào cũng thấm nhuần vàthuộc lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của ngườiViệt Nam.s Ngoài đạọ lí Từ Bi, người Việt Nam cònchịu ảnh hưởng của Đạo lí Tứ Ân, gồm: ân cha mẹ, ânsư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đóân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trongtình cảm và đạo lí người Việt bởi vì đạo Phật đặcbiệt chú trọng đến chữ hiếu, như thế là, phù hợpvới đạo lí truyền thống của dân tộc Việt.Đạo lí TứÂn còn có chung động cơ thúc đẩy từ bi hỉ xa khiếncon người ta sống hài hòa với xã hội,thiên nhiên đểtiến đến hạnh phúc dích thực và bền vững

2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục tập quán:

a.Ảnh hưởng qua tục ăn chay, phóng sanh, bố thí: Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịuảnh hưởng của nếp sống văn hóa này. Nó xuất phát từquan niệm từ bi của Phật giáo. Đạo Phật không muốnsát sinh mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Sốngày ăn chay tuy có khác nhau trong từng tháng,nhưng cùng giống nhau ở quan điểm từ bi hỷ xả củaPhật giáo. Do hiệu quả của việc ăn chay trong việctăng cường sức khỏe, chống bệnh tật, nên người ViệtNam dù là Phật tử hay không đều thích ăn chay. Ănchay và thờ Phật là hai việc đi đôi với nhau củangười Việt Nam. Dù không phải là Phật Tử cũng dùngtượng Phật hay tranh ảnh về Phật giáo để trang trícho đẹp và nghiêm trang. Cùng với tục thờ Phật, tục

thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâuđời. Tục này xuất phát từ lòng kính yêu đối với ôngbà, cha mẹ, tổ tiên và được xem là một dạng tínngưỡng quan trọng của người Việt Nam. Vào nhữngngày rằm, mùng 1 những gia đình không theo đạo Phậtcũng mua hoa quả thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên.Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tụclệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống tinhthần. Đến ngày rằm và mùng 1, người Việt thường muachim, cá… để đem về chùa cầu nguyện rồi đi phóngsinh. Người dân cũng thích làm phước bố thí và sẵnsàng giúp đỡ kẻ nghèo khó hoạn nạn. Tuy nhiên,trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tínhchất hình thức trên ngày càng bị thu hẹp. Thay vàođó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ đồngbào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống khókhăn đúng với truyền thống đạo lí của dân tộc: lálành đùm lá rách. b. Ảnh hưởng qua tục cúng rằm,mùng một và lễ chùa: Tập tục đến chùa đẻ tìm sựbình an cho tâm hồn đã trở thành một nét phong tụclâu dời “ đi chùa lễ Phật” của tổ tiên. Những ngàylễ hội lớn trong năm bắt đầu từ Phật giáo như: lễPhật Đản, lễ Vu Lan, lể tắm Phật…thực sự đã trởthành ngày hội văn hóa của người dân.Những ngày lễlớn như trên của Phật giáo đã là chất keo gắnời dânvới nhau và ảnh hưởng ngày càng sâu đậm trong nhândân. Có thể nói phong tục tập quán ở Việt Nam trongqua trình tồn tại và phát triển đã chịu tác độngcủa trào lưu văn hóa khác nhau,nhất là từ Trung

Quốc,trong đó Phật giáo đã dự một phần quan trọngvào việc định hình và duy trì không ít các tập tụcdân gian vẫn còn tồn tại đến ngày nay.Nhưng khôngphải tất cả các tập tục có sự ảnh hưởng của Phậtgiáo đề là tốt cả mà trong đó có tập tục cần phảichắt lọc lại như tập tục xin xăm bói quẻ,cúng saohạn,coi ngày giờ,đốt vàng mã để phù hợp với chínhpháp.Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáotrong thời hiện đại 2.4.Ảnh hưởng qua các loại hình văn hóa nghệ thuật: a.Ảnh hưởng qua ca dao,thơ: Tư tưởng đạo lý Phật giáocũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca daodân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắcnhở,khuyên rằn dạy bảo với mục đích xây dựng cuộcsống yên vui,phù hợp với truyền thống đạo lý dântộc Việt Nam.Quan niệm đạo Phật là đạo hiếu,lời dạycủa Phật về việc nhớ ơn và báo

Ảnh hưởng của phật giáo đến xã hội Việt NamPhật giáo là một tôn giáo gần gũi và dễ hoà hợp

với tín ngưỡng dân gian người Việt. Ở miền bắc đặcđiểm đó càng nổi bật. Nếu đặc điểm tôn giáo ViệtNam là sự thờ cúng tổ tiên (linh hồn người thân đãkhuất) thì Phật hay quan âm cũng được coi là mộtthứ tổ tiên (trong tâm thức dân gian Việt cổ, Phậthay quan âm không phải là người “ngoại quốc, ngườikhác tộc). Nếu đặc điểm của tôn giáo Việt Nam là sựthờ thần (thế lực siêu nhiên) mà con người cũng cầnđể nhờ sự “phù hộ độ trì” thì Phật hay quan âm cũngtrở thành một vị thần, phật điện cũng trở thànhthần điện, tính tâm linh Ấn Độ nhường bước cho tính

tình Việt Nam. Hơn đâu hết, tôn giáo Việt Nam nặngvề tính tình cảm hơn là giáo lý.                 Chính vì gần gũi và dễ hòa hợp nêntín ngưỡng đạo phật và tín ngưỡng thờ thần củangười Việt có nhiều nét giống nhau song không phảilà một.                 Bụt giống Phật ở lòng từ bi, bácái, vị tha đối với những người bị áp bức bóc lột.Nhưng Bụt khác Phật ở chỗ bất kỳ người nghèo nàogặp tai nạn, gặp áp bức bất công mà cần tới bụt,bụt lập tức xuất hiện ngay để cứu vớt. Còn Phật gầngũi, công bằng với tất cả chúng sinh vì phật khônghề chia cấp bậc. Có lẽ ngày xưa chưa có một ngườidân bình thường nào nghĩ đến khái niệm bình đẳng.Với phật, không ai tiểu nhân,cũng chẳng có ai quântử. Cũng không có quân, không có dân, chia cắt nhaubằng các hàng rào cấp bậc giai cấp. Với phật, còncả một niềm từ bi bác ái, không có hằn học, oánghét, thù hận. Đó cũng là điều phù hợp với nếp nghĩcủa người Việt.                  Phật kêu gọi sự tự giác khôngnhững để giải quyết nỗi khổ của mình mà còn phảicứu nhân độ thế .                 Chăc chắn trong tư duy của ngườidân bình thường, chưa ai băn khoăn tìm hiểu thế nàolà bản ngã, người ta chỉ thấy ở đây một chủ nghĩanhân đạo lớn lao. Phải chăng, đây là những điểmchính yếu làm cho phật giáo gắn bó được với quầnchúng.                  Tâm lý dân gian Việt Nam ta thiênvề sự cân bằng, sự bù đắp. Nỗi khổ hôm nay phảiđược đền bù bằng sự sung sướng ngày mai.                 Cô Tấm trong cổ tích trải qua baogian nan cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc. Phật

giáo cũng hứa hẹn với con người sự đền bù không doquyền phép nào, chỗ dựa nào của nho giáo, cũngkhông do cán cân phúc tội của đạo gia, mà do chínhnỗ lực của bản thân mình. Tâm lý người Việt Nam taphần nhiều cũng quan niệm nhận thức như vậy, màchăc chắn không phải vì do họ quán triệt thuyết bátchánh đạo của nhà thiền.                Tuy nhiên, không phải phật giáo điđược vào quần chúng, và có một sự gắn bó sâu sanhất định mà không một sự thẩm định, lựa chọn nào.Dân gian xưa không có điều kiện hay trình độ để làmviệc ấy, song khi họ chấp nhận, chối bỏ hoặc biếnhóa những giáo lý để thích nghi với trình độ tưduy, với các sinh hoạt của họ tức là họ đã “lộ” cáiý đồng hay không đồng. Có thể nói rằng, văn hoáViệt Nam hoá phật hơn là phật hoá. Phật giáo đếnViệt Nam dù là phật giáo nguyên thuỷ hay đa dạngsau này bởi tiểu thừa hay đại thừa thì vẫn phảinhập với tín ngưỡng bản địa. để biến Man Nươngthành Phật Mẫu, Ỷ Lan thành Quan Âm mà không cầnphải tạo ra xung quanh nhân vật ấy những gì huyềnbí thần kỳ cho lắm.                 Phật giáo lại biết bám lấy làng xãbằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp vớitín ngưỡng bản địa, hội hè.                 Nhà sư và ngôi chùa có vai trò quantrọng trong đời sống dân gian cổ truyền. ở Bắc Bộtrước đây hầu như làng nào cũng có chùa. Ngoài thờPhật, chùa còn thêm tín ngưỡng dân gian thờ thầntiên, thờ các vị tướng có công với nước. Ngôi chùatrở thành một trung tâm văn hoá làng. Có thể nóiPhật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền vănhoá dân tộc. Nho giáo về mặt nào đó làm cho tưtưởng văn hoá khô cứng thì Phật giáo có phần làm

mềm hơn, phong phú và sinh động hơn. Hội chùa cũngnhư hội làng là tiêu biểu cho sự hồ hởi của côngxã, là một dịp để con người được giải phóng tìnhcảm, hoà cái ta của mình vào cái ta của làng xã,không bị giáo lý khuôn phép gò bó và toả chiết tâmhồn. Dưới mái nhà chùa mà vẫn được phép giao lưutình cảm. Chả thế mà bao nhiêu câu chuyện tìnhduyên đằm thắm đã xảy ra bên cạnh cửa thiền. Thế racửa từ bi không hề nghiêm ngặt như chốn sân Trìnhcửa Khổng. Phật chứng nhận cho cuộc sống hồn nhiêncủa làng xã.

Do Phật giáo bám sâu vào làng xã nên có sứcsống lâu bền và tương đối ổn định. Vào thời kỳ LýTrần Phật giáo thịnh vượng nhất, được nhà nước nângđỡ, từ thời Hồ và Lê sơ về sau Phật giáo bị giảmsút ( Nho giáo ở vị trí thống trị và chi phối),nhưng Phật giáo vẫn cứ duy trì và mở rộng khắp nôngthôn, bởi lẽ Phật giáo có sơ sở làng xã vững vàng.

Phật giáo Việt Nam đã trải qua một vận mệnhthịnh suy, Đạo phật có thể mất đi như mọi hiệntượng vô thường. Song cái tinh tuý của văn hoá Phậtgiáo đã được dân tộc hoá và dân gian hoá thì mãimãi trường tồn.                 Trong mấy chục năm lại đây Phật tửViệt Nam rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễcủa đạo mình. Họ hay lên chùa trong các ngày lễ, họtrân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, họsiêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làmviệc thiện. Việc ăn chay hàng tháng trở thành thóiquen không thể thiếu của người theo Đạo Phật. Mặtkhác, nhà chùa sẵn sàng thực hiện các yêu cầu củahọ như cầu siêu, giản oan,... Tất cả những điều nàycủng cố niềm tin vào giáo lý, vừa qui định tư duy

và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành nhữngnhân cách riêng biệt

bài đọc thêm ảnh hưởng của đạo phật đối vs đời sống việt Hơn 2000 năm tồn tại ở Việt Nam, Phật giáo đã đểlại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực của đời sốngxã hội, đặc biệt là ảnh hưởng khá đậm nét đến lốisống của người Việt.Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho nền văn hoá nhân loại. Hơn 2.500 năm qua, trong quá trình phát triển, Phật giáo đã kế thừa nhiều thành tựu văn hoá của loài người và biến chúng thành những giá trị của riêng mình. Đến lượt mình, Phật giáo lại góp phần làm nên bản sắc văn hoá độc đáo của không ít các quốc gia dân tộc - nơi mà nó đứng chân. Với dân tộc Việt Nam, không thể phủ nhận được rằng,Phật giáo là một trong những thành tố quan trọnggóp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, là mộtphần không thể thiếu trong nền văn hoá Việt. Hơn2.000 năm tồn tại ở Việt Nam, Phật giáo đã để lạidấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực của đời sống xãhội. Nó không chỉ tác động sâu sắc tới tâm lý, đạođức của người dân Việt, mà còn có ảnh hưởng khá đậmnét trong cách thức giao tiếp, ứng xử, trong phongtục, tập quán của người Việt Nam. Hay nói cáchkhác, Phật giáo đã góp phần hình thành những giátrị, chuẩn mực trong lối sống của người Việt Nam.Phật giáo đã xây dựng được cho mình một hệ thốnggiáo lý đạo đức khá hoàn chỉnh. Trong đạo đức Phậtgiáo, trách nhiệm của mỗi người với những hành vithiện ác của thân, tâm mình rất được đề cao. ĐứcPhật dạy rằng, “Làm dữ ở nơi ta mà ô nhiễm cũng bởi

ta; làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta chứkhông ai có thể làm cho ai thanh tịnh được”. Bátchính đạo với tám con đường giải thoát mà Đức Phật đãchỉ ra chính là cách thức để phá bỏ sự mê muội,thoát khỏi vô minh, đạt trí tuệ bát nhã. Đức Phậtđã dùng thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo để lý giảicái khổ của con người qua các kiếp sống khác nhau.Bên cạnh đó, Ngài còn đưa ra một hệ thống các phạmtrù đạo đức được thể hiện qua Lục độ (bố thí, trìgiới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ), Lụchoà (thân hòa cùng trụ, khẩu hòa vô tranh, giới hòađồng tu, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, lợihòa đồng quân), Thập thiện (không sát sinh, khôngtrộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nóilời thêu dệt, không nói hai chiều, không ác khẩu,không tham lam), Tứ ân (ân Tam Bảo, ân người giúp đỡ,ân cha mẹ, ân quốc gia), từ bi, hỉ xả (từ là tình thương,lòng nhân ái đối với người khác; bi là buồn với cáibuồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác;hỉ là vui cùng cái vui của người khác; xả là thathứ những lỗi lầm của người khác, chấp nhận từ bỏdanh vọng, tài sắc, tính mạng của mình nếu thấy cầnvà có lợi cho người khác)...

Những chuẩn mực trong hệ thống đạo đức Phậtgiáo rất gần gũi với giá trị đạo đức truyền thốngcủa người Việt Nam, nên chúng đã nhanh chóng đượcngười dân Việt Nam đón nhận. Trải qua quá trình lâudài đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo với những giátrị nhân văn, nhân bản của nó đã góp phần hìnhthành lối sống của con người Việt Nam trong lịch sửcũng như hiện nay.

Thực tế lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng, sựkhoan dung, hiếu hoà, độ lượng trong đường lối trị

quốc của các triều đại Lý - Trần (giai đoạn mà Phậtgiáo giữ vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội)là có sự đóng góp rất lớn của Phật giáo. Các giaiđoạn lịch sử sau này, mặc dù Phật giáo không còn làhệ tư tưởng chủ đạo của xã hội nhưng nó vẫn cónhững ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều chỉnh hànhvi đạo đức của con người Việt Nam. Nhiều phạm trùđạo đức Phật giáo tham gia vào nền đạo đức của dântộc trong lịch sử, giờ đây đã trở thành lời ăntiếng nói, trở thành phương tiện diễn đạt quan niệmđạo đức truyền thống của người dân Việt Nam. Cácphạm trù, như “từ bi, hỉ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độthế”, “tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”...đã không còn là những thuật ngữ nguyên nghĩa củariêng Phật giáo, mà đã trở thành một phần trong lẽsống của người Việt, trở thành ngôn ngữ của đạo đứcthực tiễn. Hình ảnh Đức Phật được hoá thân thànhông Bụt nhân từ, đôn hậu trong văn học dân gianViệt Nam từ lâu đã thấm đượm vào nếp sống, nếp nghĩcủa người dân Việt và ngày nay nó vẫn có ý nghĩagiáo dục đạo đức rất lớn đối với nhiều thế hệ ngườiViệt Nam. Thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật gặpgỡ với tín ngưỡng thác sinh của người Việt từ lâuđã lan toả thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”,“ác giả ác báo”, “nhân nào quả ấy”... trong nhân dân. Tuycó những hạn chế nhất định là đã tạo ra ý thức vềđịnh mệnh, nhưng xét dưới góc độ đạo đức, lý thuyếtnày của nhà Phật đề cao việc tu dưỡng, rèn luyệnđạo đức cá nhân, hướng mọi người đến những ý nghĩvà hành động thiện, bài trừ cái ác, cái xấu, đề caoý thức trách nhiệm của mỗi người với bản thân và xãhội. Bên cạnh đó, cùng với Nho giáo và Lão giáo,thuyết Tứ ân của nhà Phật đã hoà nhập với tínngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và nâng tín

ngưỡng này lên thành một đạo lý có tính bền chắc,tồn tại qua nhiều thế hệ người Việt. Có thể nói,những quan niệm đạo đức Phật giáo đã có tác độngrất lớn đến đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam,góp phần hình thành nhân cách, lối sống của conngười Việt Nam.Cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam cũngchịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quan niệm của Phậtgiáo. Trong Bát chính đạo của nhà Phật, có chính ngữ(giữ cho lời nói được đúng mực), đó chính là mộttrong các điều kiện để con người có thể ứng xử phùhợp với tha nhân. Trong nhiều kinh điển của nhàPhật có nhắc đến việc chúng sinh phải nói lời hòanhã, nói lời tử tế, không nói lời cay độc, khôngnói lời giả dối, không nói tâng bốc hay mạt sát.Những tư tưởng đó còn được thể hiện cụ thể bằng cácgiới cấm trong Ngũ giới và trong Thập thiện, như khôngnói dối, không nói lời thêu dệt, không nói haichiều, không nói ác khẩu... Trong giao tiếp với thanhân, Đức Phật dạy rằng, không được đề cao thái quácũng không được hạ thấp tận cùng. Điều gì bạn muốnnói có thể gây đau khổ mà không đúng sự thật, thìkhông nên nói. Điều gì hữu ích mà không đúng sựthật thì cũng không nên nói. Điều gì có thể gây đaukhổ nhưng đúng với sự thật thì cũng đừng nên nói.Điều gì mang lại lợi ích và đúng với sự thật thìhãy đợi đúng lúc mà nói. Những quan niệm này củaPhật giáo đã có ảnh hưởng nhất định đến cách thứcứng xử, giao tiếp của người Việt Nam. Dân gian ViệtNam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mànói cho vừa lòng nhau”.

Ngoài ra, những quy định về cách ứng xử trongLục độ, Lục hoà của nhà Phật không chỉ có ý nghĩa đối

với cuộc sống của tăng đoàn, mà còn có ý nghĩa rấtlớn trong xây dựng một thế ứng xử hoà hợp, tươngthân trong một cộng đồng, một xã hội, một quốc giavà toàn nhân loại. Những chuẩn mực này ít nhiều đềuđã có ảnh hưởng đến cách thức ứng xử, giao tiếp củangười Việt Nam hiện nay.

Về ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáoluôn đề cao sự hoà thuận và trách nhiệm của các bậclàm cha, làm mẹ. Đức Phật dạy rằng, vợ chồng phảithương yêu, chung thuỷ với nhau. Cha mẹ phải cótrách nhiệm khuyên bảo con làm điều thiện, ngănchặn con làm điều ác, dạy cho con nghề nghiệp, loviệc cưới vợ gả chồng cho con và trao truyền sựthừa kế cho con vào thời gian thích hợp... Đồngthời, Phật giáo cũng đề cao sự hiếu thuận của concái với ông bà, cha mẹ thông qua thực việc hiện Tứân. Một gia đình hoàn mỹ, theo quan niệm Phật giáo,phải lấy tình thương yêu làm trọng và các thànhviên trong gia đình phải vừa tự mình vượt khổ, vừagiúp nhau thoát khổ để đạt hạnh phúc. Tục ngữ, cadao Việt Nam cũng đề cập đến rất nhiều cách thứcgiao tiếp, ứng xử hoà thuận, hiếu nghĩa của cácthành viên trong gia đình, như “Công cha như núiThái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”;“Chị ngã, em nâng”; “Môi hở răng lạnh”; “Máu chảyruột mềm”; “Anh em chém nhau đằng sống”... Theochúng tôi, lối ứng xử này của người Việt là kết quảđược hình thành từ sự tổng hợp của nhiều yếu tốtrong truyền thống văn hoá Việt Nam. Mặc dù trongđó chúng ta không thể định lượng được mức độ ảnhhưởng của Phật giáo, nhưng có thể nói rằng, cùngvới Nho giáo và Lão giáo, Phật giáo đã góp phần

không nhỏ vào việc hình thành cách thức giao tiếp,ứng xử nói trên.

Trong giao tiếp, ứng xử với cộng đồng, Phậtgiáo chủ trương thiết lập quan hệ bình đẳng giữacác tha nhân. Đức Phật dạy rằng, mọi tha nhân đềubình đẳng như nhau, vì trong mỗi tha nhân đều cótính Phật, nếu biết cách tu tập, con người sẽ đoạntrừ được vô minh, tham ái đạt giải thoát. Theo quanniệm của nhà Phật, trong giao tiếp hoàn toàn khôngcó sự phân biệt thành phần xuất thân và điều kiệnsống. Ngài đã từng nói rằng, “ta là Phật đã thànhcòn các ngươi là Phật sẽ thành”. Đức Phật còn chỉrõ, trong giao tiếp với tha nhân, mỗi cá nhân khôngđược cầu lợi cho mình. Nhìn chung, theo quan niệmnhà Phật, lời nói được sử dụng trong giao tiếpkhông chỉ nhằm mục đích đạt được hiệu quả giaotiếp, mà quan trọng hơn còn là xây dựng, củng cốtình thương giữa tha nhân. Trong dân gian, ngườiViệt cũng vẫn thường nhắn nhủ nhau rằng, “Một điềunhịn, chín điều lành”, “Đời cha ăn mặn, đời conkhát nước”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương ngườinhư thể thương thân”... Có thể nói, đây là nhữngquan niệm của Phật giáo đã được Việt hóa, trở thànhnhững giá trị văn hoá truyền thống, thành thói quengiao tiếp ứng xử cộng đồng của người dân Việt Nam.Bên cạnh đó, cũng thật khó để có thể khẳng định cáccâu thành ngữ của người Việt, như “Lời chào cao hơnmâm cỗ”, “Lời nói gói vàng, lời nói đọi máu”; “Mộtcon ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”; “Bầu ơi thươnglấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung mộtgiàn”... có nguồn gốc xuất phát từ đâu, nhưng rõràng chúng ta có thể tìm thấy sự tương đồng của

những tư tưởng đó trong quan niệm của Phật giáo vàmột số tôn giáo khác ở Việt Nam.Không chỉ chú trọng cách thức giao tiếp trong quanhệ giữa người với người, Đức Phật còn chú trọng đếncả cách thức ứng xử của con người với môi trườngthiên nhiên. Từ trong giáo lý nguyên thủy của mình,Đức Phật đã khuyên con người nên chung sống hài hòavới thiên nhiên. Hạn chế dục vọng, sống hòa mìnhvới muôn loài cỏ cây, hoa lá, chim muông, yêuthương cả con sâu, cái kiến... đã trở thành nhữngchuẩn mực trong đạo đức Phật giáo. Một trong nhữngđiều răn trong “Ngũ giới” của Phật giáo là “cấm sátsinh”, tức không chỉ cấm giết người mà còn cấm giếtcác loài động vật khác. Mùa An cư kiết hạ hàng nămmà Giáo hội Phật giáo các nước đang thực hiện cũngbắt nguồn từ lời răn của Đức Phật là không làm hạicác sinh linh khác.Ngay từ buổi đầu mới du nhập vào Việt Nam, quanniệm sống hài hoà với thiên nhiên của Phật giáo đãnhanh chóng được người dân Việt đón nhận, vì nó phùhợp với điều kiện và môi trường sống của ngườiViệt. Tôn trọng tự nhiên, sống hài hòa với tự nhiênđã trở thành một trong những lẽ sống của ngườiViệt. Lẽ sống ấy đã đi vào thi ca, nhạc họa và trởthành một phần tất yếu trong cuộc sống của ngườiViệt Nam.Phật giáo không chỉ có ảnh hưởng đến đạo đức, đếncách thức ứng xử, giao tiếp, mà còn in đậm dấu ấncủa mình trong phong tục, tập quán của người dânViệt Nam. Ngay từ giai đoạn đầu tiên có mặt ở ViệtNam, Phật giáo đã hòa nhập với triết lý Mẹ sinh củadân tộc để hình thành nên hiện tượng thờ Tứ pháp ởtrung tâm Luy Lâu. Phật giáo Ấn Độ khi vào nước ta

đã nhanh chóng được Việt hóa, đưa vào trong đó cácyếu tố văn hóa bản địa Việt Nam. Trong Phật giáo cóhệ thống tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân nôngnghiệp lúa nước, có Thần Công, Thổ Địa, có tínngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùngdân tộc, tín ngưỡng thờ thành hoàng, tín ngưỡng thờmẫu và có cả Nho giáo, Lão giáo đã qua lăng kínhtiếp thu của người Việt...Chính vì đi vào dân gian, hoà nhập với hệ thống tínngưỡng của cư dân bản địa nên Phật giáo đã tự tạocho mình một sức sống lâu bền trong cộng đồng dântộc. Trong quá trình tồn tại và thích nghi, Phậtgiáo đã góp phần không nhỏ trong việc củng cố, duytrì phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Như đã nói ở trên, chùa trong tâm thức củangười dân Việt Nam không chỉ là nơi thờ Phật, màcòn là nơi thờ Mẫu, thờ Thần, thờ tổ tiên và thờcác anh hùng dân tộc. Chính vì vậy, người dân ViệtNam đến chùa không phải chỉ để lễ Phật, mà còn lễmẫu, lễ thần, tưởng nhớ tổ tiên, dòng tộc và tưởngnhớ các anh hùng dân tộc. Thậm chí, Đức Phật cũngtrở thành một vị thần có nhiều phép quyền nănggiống như những vị thần khác trong tâm thức củangười dân Việt Nam. Đối với đại đa số người dânViệt Nam, mặc dù không tự nhận mình là người theoPhật giáo nhưng vẫn thường xuyên đến chùa. Họ khônghiểu thấu đáo những lý thuyết của nhà Phật, như “Tứdiệu đế” hay “Bát chính đạo”; không biết cặn kẽ thuyết“Nhân quả”, “Luân hồi”, nhưng họ có thể tin nhữngđiều đó dưới góc độ luân lý, đạo đức. Đa số ngườiViệt đến chùa, người nhiều thì có thể thuộc một vàibài kinh, còn lại chỉ biết mấy câu niệm “Nam mô ADi Đà Phật”, “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”. Họ đến

chùa không phải với mong muốn hiểu thấu đáo giáo lýnhà Phật, mà với mong muốn cầu mong Thần, Phật đemlại cho gia đình họ nhiều may mắn, phúc lộc, taiqua nạn khỏi.

Phật giáo từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống tâmlinh của cộng đồng làng, xã Việt Nam. Chùa thờ Phậttrở thành chùa làng, trở thành nơi giải trí chungcủa cả cộng đồng. Sinh hoạt Phật giáo đã trở thànhmột sinh hoạt văn hoá trong đời sống thường nhậtcủa người dân. Chùa thờ Phật còn là không gianthiêng để người dân Việt gửi gắm niềm tin. Họ tinvào niềm tin linh thiêng nhân quả của nhà Phật, tinvào sự chứng giám anh minh, ở hiền gặp lành của mộtPhật Bà nghìn mắt, nghìn tay thấu hiểu mọi khổ ảicủa chúng sinh, tin vào sự trợ giúp của các vị Thầnnơi cửa Phật. Chính vì niềm tin ấy, ngày mùng một,ngày rằm hàng tháng rất đông người dân từ thành thịđến thôn quê đã đến chùa lễ Phật, cầu phúc, cầutài, cầu lộc, mong bình an hạnh phúc cho bản thânvà gia đình. Các ngày lễ lớn của Phật giáo, như rằmtháng tư, rằm tháng bẩy... hiện không còn là ngàylễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễchung của rất nhiều người dân Việt Nam. Không chỉđến chùa lễ Phật, vào ngày rằm, mùng một hàngtháng, đại đa số các gia đình Việt Nam hiện nay đềusắm lễ để thắp hương tổ tiên gia tộc trong gia đìnhmình. Vào ngày tết cổ truyền của dân tộc rất đôngngười dân từ thị thành đến thôn quê thường kéo nhauđến chùa lễ Phật và hái lộc đầu năm. Dân gian tinrằng, hái lộc và lễ chùa đầu xuân sẽ đem lại nhiềumay mắn và tốt lành cho bản thân họ và gia đìnhtrong một năm mới.

Bên cạnh đó, tục phóng sinh, ăn chay và bố thí vào cácdịp lễ của Phật giáo cũng đang dần trở thành nếpsống của một bộ phận nhân dân Việt Nam. Một số chùaở các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, thànhphố Hồ Chí Minh... thường xuyên tổ chức nấu cơmchay vào ngày rằm và mùng một hàng tháng để phục vụcác phật tử và khá đông khách thập phương đến lễchùa. Cùng với phóng sinh, ăn chay, tinh thần từbi, cứu khổ của nhà Phật hiện nay không chỉ chiphối hành động của các tín đồ Phật giáo, mà còn cósức lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội. Tinh thầnấy đã gặp gỡ với giá trị văn hoá đạo đức truyềnthống bao dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam nênnó ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảonhân dân.Trong khá nhiều ngôi chùa của người Việt hiện naycòn có ban thờ dành cho các gia đình đặt di ảnhngười quá cố. Thậm chí, ở một số chùa như chùaPhụng Thánh, chùa Phúc Khánh - Hà Nội, chùa VĩnhNghiêm - thành phố Hồ Chí Minh... còn dành hẳn mộtgian nhà riêng cho các gia đình có nhu cầu đặt diảnh và bát hương thờ người quá cố. Chính ở đây,Phật giáo cũng đã và đang góp phần nuôi dưỡng, duytrì đạo lý nhớ ơn tổ tiên của người dân Việt. Chúngtôi tin rằng, phong tục này sẽ vẫn còn được duy trìlâu dài như một nét văn hóa, một biểu hiện sinhđộng cho sự dung hòa Phật giáo với giá trị văn hóatruyền thống Việt Nam.Có thể nói, mặc dù trong thời hiện đại, môi trườngsống cũng như các mối quan hệ của con người đã cókhá nhiều biến đổi căn bản, nhưng những tư tưởngPhật giáo, những giá trị truyền thống của dân tộcđược Phật giáo dung nạp và bồi đắp hàng ngàn năm

qua vẫn hiện hữu trong lối sống người Việt Nam hiệnnaycâu 22 toàn cầu hóa tác động của nó tói văn hóa lối sống nông thôn việt nam

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa,khoa học,... Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưngbên cạnh đó cũng gây ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối vớicác nước đang phát triển.

Biểu hiện của toàn cầu hóa:- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu .- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…) nhằm giải quyết vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực .- Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.LỐI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAYtích cực và tiêu cực

 

Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô tỉ hình, cáchthức và phong thái sống của con người thể hiệntrong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động,từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hànhvi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với conngười, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiệnvới phương tiện và mục đích sống. Trong lối sốngtổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểmcuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giaicấp, dân tộc trong một xã hội nhất định.

 Lối sống của một dân tộc được hình thành từđặc điểm nhân chủng và các điều kiên sống của dântộc. Lối sống người Việt Nam được hình thành dođiều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết làtâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lốisống người Việt Nam chính là sư hoá thân của cácđặc điểm truyền thống dân tộc. mang những nét riêngbản sắc con người và văn hoá Việt Nam.

1.tích cựcLịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt

Nam cũng là lịch sử hình thành và phát triển lốisống người Việt Nam. Nó được vun đắp được làm phongphú và đậm đà thông qua hoạt đông lao động sảnxuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội trongnội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lưuvăn hoá với các dân tộc khác. Trải qua quá trìnhgiao lưu, tiếp biến văn hoá mà văn hoá Việt Nam nóichung, lối sống người Việt Nam nói riêng được pháttriển và ngày càng phong phú, đa dạng đậm đà. Vớibản sắc truyền thống của mình là nhẹ nhàng, tế nhị,kín đáo, giản đơn hoà với thiên nhiên, qua quátrình tiếp biến các lối sống văn hoá phương Đông,phương Tây và văn hoá xã hội chủ nghĩa. những nét

đặc sắc của lối sống dân tộc Việt Nam được nâng caotrên nền văn hoá tổng hợp có tính quốc tế và đầytrí tuệ của thời đại. Cũng như các lĩnh vực kháccủa đời sống tinh thần, lối sống người Viết Namcũng được làm giàu với tinh hoa văn hoá và lối sốngcủa nhiều dân tộc. Dù là một đất nước còn nghèo vềkinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểmphẩm chất cũng như phong thái văn hoá, văn minhtiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa cótính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.

Trong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa,hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua cácphương tiện thông tin hiện đại, các giá trị củatoàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống ViệtNam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lốisống. Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loạithâm nhập xã hội ta, chúng được chọn lọc, đón nhậnvà tiếp cận tối đa bởi những con người vốn thôngminh, rộng mở và cầu thị; chúng trang bị cho ngườiViệt Nam những nhận thức mới và tầm nhìn mới.

Lối sống thể hiện phổ quát nhất ớ phương thức hoạt độngkinh tế - xã hôi. Những phương thức sản xuất trên tiếnvà hiện đại của thế giới đã mớ mang và nâng cao tầmhiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, khắc phục tầm tư duy vàthao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công;nâng chúng lên tẩm tư duy và thao tác của nền sảnxuất công nghiệp. Đây chính là cơ sở vững chắc đưaphương thức sống, phương thức hoạt động của ngườiViệt Nam lên trình độ cao, phù hợp với một phươngthức sống hiện đại, hoá nhập với đời sống các quốcgia dân tộc khác. Thông qua hội nhập kinh tế, giaolưu văn hoá, khoa học, công nghệ, v.v. với các

phương tiện thông tin và giao thông hiện đại, cácmô hình kinh tế, các cách thức tổ chức, quản lý xãhội, các điển hình công nghiệp tiên tiến v.v. củacác nước phát triển đã đến với Việt Nam. Có thểnói, đây là điều kiện thuận lợi cho việc làm phongphú và hiện đại hoá lối tư duy, lối thao tác, lốisống cụ thể trong các hoạt động kinh tế, xã hội ,văn hoá của người Việt Nam.

Từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lối sống tronglĩnh vực chính trị người Việt Nam cũng được đổi mớivà nâng cao. Ý thức chính trị, tình cảm chính trịtừ trong lịch sử đã thấm sâu vào đời sống kinh tế,xã hội, văn hoá con người Việt Nam. Tính nhạy béntrong hoạt động kinh tế và xã hội được chuyển vàosự nhìn nhận và xử lý linh hoạt những tình huốngchính tri. Tri thức và kinh nghiệm chính trị đượcđúc kết trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ vàxây dựng Tổ quốc, trước sự đối mặt với đời sốngchính trị quốc tế đương đại, được nâng lên tầng vănhoá chính trị cao, chuyển vào ý thức, tình cảm thểhiện trong thái độ hành vi ở bất cứ lĩnh vực đờisống nào trong con người Việt Nam thời hiện đại.

Cuộc cách mạng tin học với hệ thống internethoạt động hiệu quả làm tăng rất nhanh hàm lượng trítuệ không chỉ trong ý thức, động cơ mà hành độngcủa mỗi con người mà trực tiếp hơn, nó làm tăng khảnăng và hiệu quả của việc tổ chức, quản lý, sảnxuất, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu xã hội một cáchsâu sắc. Thông tin ngày càng thu hẹp không gian vàtăng tốc thời gian, làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau,sự giao lưu hợp tác, sự liên kết mọi mạt hoạt động.làm biến đổi lối sống tù túng, chật hẹp trước đây,hình thành lối sống công nghiệp và kéo theo nó là

trình độ quản lý, tác phong làm việc hiện đại.Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm biếnđổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế - xã hội: Tỷ trọng côngnghiệp, dịch vụ tăng so với nông nghiệp và sản xuấtthủ công; dân số đô thị, nguồn lao đông công nghiệptăng so với nông thôn và nông nghiệp. Điều đó làmbiến đổi sâu sắc đời sống xã hội và cùng với nó làbiến đổi sâu sắc lối sống trong nhân dân. Nhất làkhi chúng ta hoà mạng internet, quá trình đa dạnghoá, đa phương hoá liên kết và hợp tác quốc tế đãtạo điều kiện cho các giá trị và các lối sống củanhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sốngtừng cá nhân, gia đình và xã hội, người Việt Namđược hướng theo lối sống công nghiệp, hình thànhphong cách quan hệ có tính sòng phẳng, thiết thực,thậm chí có khi đề cao tính thực dụng. Tâm lý tựchủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tếthị trường tạo ra lối sống tự do theo pháp luật tựlo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo, khám phá,sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lêntrong cuộc sống. Đó là lối sống năng động, lấy hiệuquả làm tiêu chí và chuẩn mực.

Mặt căn bản thứ hai của lối sống là hoạt động tiêu dùng.Khi lối sản xuất được hiện đại hoá với cách thứcnăng động và hiệu quả thì một thế giới sản phẩmphong phú với chất lượng cao được tạo ra. Điều đóđáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu thụ của xã hội.Toàn cầu hoá là điều kiện cho việc trao đổi xuấtnhập sản phẩm của các nền sản xuất xã hội trên thếgiới. Do đó, Việt Nam dù là nơi sản xuất còn yếu cảvề số lượng mặt hàng lớn chất lượng sản phẩm, nhưngnhờ quá trình trao đổi sản phẩm trong giao lưu kinhtế mà chúng ta có được một thị trường sản phẩm

phong phú, đa dạng, chất lượng cao. Điều đó, mộtmắt, do cơ hội cho sự phát triển đối sống vật chấtvà tinh thần; mặt khác, nâng cao khả năng lựa chọntiêu dùng theo khả năng kinh tế vì sớ thích cánhân.

Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xanhu cầu và sở thích trước đây; nó được nâng lên tầmcao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếucủa xả hội công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rấtngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnhtừ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèosang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp.Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinhhoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện đilại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vàithập niên cuối thế kỷ XX. sản phẩm của nền côngnghiệp cao hầu như đều có mặt trong từng gia đinhngười dân thành phố: từ ti vi, tủ lạnh cho đếnvideo, máy vi tính, dàn vi sóng. Có thể nói, lốisống tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phốlớn đang từng bước được nâng lên từ tiêu dùng củacác nước phát triển. Lối sản xuất - tiêu dùng đượcnâng lên cách thức và trình độ mới kéo theo lốisinh hoạt tương ứng. Lối sinh hoạt kiểu nông nhàngiờ đây được thay thế bởi lối sinh hoạt có nhịpđiêu gấp gáp. Nhịp sống sôi động không chỉ do hoạtđộng của cơ chế thị trường, mà còn do nhịp điệucông nghiệp và không khí sinh hoạt quốc tế cuốnhút. Không khí sinh hoạt và nhịp sống quốc tế khôngchỉ tác động tới sinh hoạt và nhịp sống của quốcgia mà cả đến mỗi cá nhân. Người lao động như cuốnvào mạch sống kinh tế thị trường, kinh tế trí thức,khoa học công nghệ; học sinh, sinh viên như xoáy

vào nhịp độ tăng lên theo cấp số nhân của tri thức.Tác phong lao động gấp gáp không cho phép người tachần chừ, ỷ lại. mà phải tự vân động, chớp thời cơ,giành giải trong môi trường sống chung của thờicuộc. Ngay trong lĩnh vực hoạt động vui chơi, giảitrí, người ta cũng được sống trong không khí nhộnnhịp đầy chất trí tuệ, chất thẩm mỹ do các phươngtiện hiện đai. các chủ đề sinh động, hấp dân nhưcác mô hình sống đặc sắc của nhiều nền văn hoá, nềnkhoa học kỹ thuật thế giới. Đây là điều kiện tốtcho việc phát huy cao độ nhận thức, đánh giá, ýthức, tình cảm con người theo tiêu chí xã hội hiệnđại; làm cho người Việt Nam có điều kiện phát triểntinh thần, thể chất, lý trí, tình cảm.

Mặt căn bản thứ tư của lối sống là giao tiếp.Lối giao tiếp truyền thống của người Việt Nam đượcchuyển hoá theo hướng quốc tế hoá một cách nhanhchóng. Trước đây, trong một thời gian dài, ngườiViệt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mìnhtrong quốc gia và các nước xã hội chủ nghĩa. Giờđây, trong xu hướng toàn cầu hoá, người Việt Namxem môi trường hoạt động sống của mình là cả địacầu với tất cả các hệ thống kinh tế, chính trị, xãhội, văn hoá, khoa học... khác nhau. Giao tiếpkhông chỉ giới hạn trong hoạt động đối nhân xử thế,mà là mọi lĩnh vực hoạt động phổ biến của conngười; nó thoả mãn các nhu cầu kinh tế, chính trị,xã hôi, văn hoá và đặc biệt là các quan hệ tìnhcảm, ý chí, nguyện vọng, sự hiểu biết, sự tương trợlẫn nhau củng tiến bộ. Từ đó, quan niệm của ngườiViệt Nam về giao tiếp càng được mở rộng; cả thếgiới là một môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác,lao động, học tập. Các phương tiện khoa học - kỹ

thuật, công nghệ làm cho toàn cầu hoá tăng lên, trởthành phương tiên hiệu quả cho giao lưu, tiếp biếncác giá trị giữa con người với con người không chỉở tầm quốc gia mà cả tầm quốc.

Lẽ sống là nhân lõi tinh thần của lối sống, nóquy định một ý thức, tình cảm, lý tưởng và mục tiêucủa lối sông. Với tinh thần yêu nước, thương người,bao dung, độ lượng, lẽ sống truyền thống của ngườiViệt Nam là phấn đấu cho lý tưởng độc lập, tự do,bảo vệ chính nghĩa xây dựng cuộc sống phồn vinh. Đóthực chất là lẽ sống nhân đạo của lý tưởng xã hộichủ nghĩa. Trong điều kiện giao lưu, hội nhập quốctế hiện nay, biết chọn lọc những giá trị tiến bộ,người Việt Nam phát huy mạnh mẽ lẽ sống truyềnthống phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá xâydựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, thực hiện công bằng dân chủ, văn minhtheo lý tưởng nhân văn. Lẽ sống đó là kim chỉ namcho mỗi thành viên xã hội tự điều chỉnh và phát huynội lực của chính mình, phấn đấu cho hạnh phúc cánhân, đồng thời cho sự phát triển và tiến bộ củatoàn xã hội. Toàn cầu hoá do mang nhiều loại giátrị khác nhau, một mặt, nó thách thức lẽ sống đó;mặt khác, nó là môi trường cho nhân dân ta nhậnchân được những mặt tích cực, mặt tiêu cực của toàncầu hoá, nhận lấy cái tốt, cái tích cực của nó đểphấn đấu cho lẽ sống thiêng liêng nhất của mình.

Có thế nói, toàn cầu hoá tác động rất lớn đến sự phát triểnlối sống của xã hội ta hiện nay, song nó cũng đặt ra những tháchthức vô cùng bức xúc và nan giải.

2.tiêu cực

Do chứa đựng nhiều loại giá trị rất phức tạp,toàn cầu hoá cũng chính là cái phá vỡ nhiều hìnhthức và nội dung trong lối sống truyền thống ViệtNam. Khi khuếch trương mặt tích cực của tiêu dùng,toàn cầu hoá đồng thời cũng phá vỡ, thậm chí huỷhoại nhiều yếu tố của lối sống bằng chính phươngthức tiêu dùng – chuyển quan niệm tiêu dùng thànhquan niệm tiêu thụ thuần túy. Sản xuất nhiều và tốtthì cần tiêu thụ nhiều. Tiêu dùng nhiều lại kíchthích sản xuất. Tuy nhiên, tiêu dùng hiện nay, theoquan niêm của không ít người, đã trở thành mục đíchsống: chất lượng của đời sống là tiêu thụ - hưởngthụ! Lối sống tiêu thụ phương Tây đã từng dẫn xãhội đó đến sự què quặt, nhiều yếu tố phi nhân vănvẫn đang ảnh hướng mạnh tới ý thức và hành vi nhiềungười Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế của ta cònnghèo, bình quân thu nhập kinh tế theo đầu người ởnước ta còn thấp. Năng suất lao đông của ta chưacao, sản phẩm lao động chưa thật dồi dào, thì sựtiêu thụ và hưởng thụ kinh tế cho phù hợp ớ điềukiện kinh tế hiện thực là yêu cầu tất yếu để tiếptục phát triển kinh tế - xã hội. Lôi sống tiêu thụthuần tuý sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng, nếu khôngnói là tư huỷ hoại nền kinh tế khi nó không có kểhoạch để thực hiện những mục tiêu đúng đắn, nhất làdẫn đến khủng hoảng lối sống.

Điều tai hại hơn, tâm lý tiêu thụ ở đây khôngchỉ nằm trong hoạt động bề ngoài, mà còn trở thànhý thức, tư tưởng, thấm sâu vào mọi lĩnh vực đờisống xã hội: từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tếđến văn hoá, thậm chí cả trí tuệ lẫn tình cảm. Tưtưởng tiêu dùng đã biến cả nghệ thuật - một loạigiá trị tinh thần không thể trao đổi theo quan hệ

kinh tế thành hàng hoá đơn thuần; giáo dục thànhquan hệ đổi chác, mua bán; đời sống tâm linh, sựthờ cúng vốn thiêng liêng nhiều khi cũng trở thànhnơi thu lợi nhuận. Lối sống duy kinh tế, duy phươngtiện, tuyệt đối hoá giá trị vật chất, qua toàn cầuhoá, đã góp phần khuếch trương mặt tiêu cực nêutrên trong xã hội ta hiện nay.

Chạy theo “mốt” cũng là sự lây nhiễm lối sốngtiêu dùng của xã hội phương Tây. Nguyên tắc kinh tếtư bn chủ nghĩa là lợi nhuận. Để có lợi nhuận caothì phải tạo vòng quay tư bản nhanh. Điều đó tấtphải khuyến khích tiêu thụ nhanh. Nghệ thuật kinhdoanh đó là làm cho cái vửa ra đời phải trở thànhcái không còn giá trị. Cái không còn giá trị chỉ làcái hết “mốt". Khi đã hết "mốt” thì sản phẩm khôngcòn ý nghĩa thực dụng, nó chỉ còn là những tín hiệugiao lưu và thường xuyên bị đào thải. Đây là mộtquá trình lãng phí vô nhân đạo. Ở một xã hội mà nềnkinh tế còn nghèo nàn, còn cần nhiều vốn để pháttriển sản xuất thì việc chạy theo "mốt" không chỉlà biểu hiện của sự lãng phí, phi kinh tế, mà cònbiểu hiện lối sống không lành mạnh, không phù hợpvới lối sống truyền thống của dân tộc ta.

Từ lối sống tiêu thụ dẫn đến phân biệt giàu -nghèo qua cách chơi trội trong ý thức đề cao tiệnnghi. Tiện nghi ở đây được quan niệm là sự biểuhiện giá trị con người. Một số người đua nhau xâynhà cao tầng không phải để đáp ứng nhu cầu sinhhoạt. mà để khoa trương sự giàu có. Có người sắm xehơi loại sang, dùng hàng ngoại cao cấp, đắt tiền...không cần tính tới kinh tế, mà chỉ nhằm mục đích làphân biệt địa vi kinh tế và từ đó, phân biệt địa vịxã hội khinh miệt người nghèo! Có người còn hợm đời

rằng, sự giàu có về kinh tế sẽ quyết định sự giàucó về trí tuệ!

Lối chơi thời thượng, sống trên tiền, tuyệt đốihoá đồng tiền, sùng bái hàng ngoại trở thành mộtcách nghĩ, cách sống của một số nhà kinh doanh đanggặp thời, hãnh tiến, tạo lối sống xa lạ với truyềnthống dân tộc. Nhu cầu hưởng thụ theo kiểu trêntiền ở một số người có tác động lớn tới việc chạytheo dịch vụ dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả cácloại dịch vụ không lành mạnh, phi pháp. Đây chínhlà một trong những nguyên nhân dẫn tới những tệ nạnxã hội: buôn bán trái phép, ma tuý, mại dâm, ănchơi trác táng. Lối sống lạnh lùng kiểu tiền traocháo múc của xã hội tư sản tràn vào xả hội ta dẫnđến tư tưởng xem thường thuần phong mỹ tục, thậmchí xem rẻ nhân phẩm con người, xem phụ nữ là thứđồ chơi. Lối ăn chơi sa đoạ, lười lao đông, kiếmlời trên người khác gây nên những vết thương nhứcnhối ngày càng khó cắt bỏ trên cơ thể lành mạnh củalối sống xã hội chủ nghĩa mà hơn nửa thế kỷ nay,nhân dân ta đã xây dựng. Sự tác động của toàn cầuhoá dân tới sự biên đổi tận chiều sâu tâm thức conngười thực sự là vấn đề nhức nhối. Đó là sự biếnđổi và sự phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ xãhội, những sắc thái tâm linh truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, đặc biệt là lẽ sống, lý tướng sống mỗicá nhân.

Những giá trị của nền văn minh công nghiệp, vănminh trí tuệ đã hiện đại hoá lối tư duy, phong phúhoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điềukiện kinh tế, các phương tiện giao thông, làm chocuộc sống vật chất - tinh thần được nâng lên rõrệt. Lối sống người Việt Nam không còn bó hẹp trong

sinh hoạt và giao tiếp gia đình. làng xóm, côngxưởng, mà đã mở rộng theo nhu cầu văn hoá dưới cáchình thức mới, như hoạt động câu lạc bộ, rạp hát,thưởng thức nghệ thuật thế giới. Văn hoá thời trangvăn hoá ẩm thực, văn hoá du lịch cũng đồng thờiđược mở rộng. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnhmẽ của kinh tế tư bản, sự khó khăn trong xây dựngchủ nghĩa xã hội, một số ngươi mất niềm tin và chạytheo lối sống tư bản chủ nghĩa. Nhiều giá trịtruyền thống trong các nếp sống phong tục tập quán,lễ nghi của người Việt Nam bị mai một. Chúng tađang xây dựng nền vãn hoá tiên tiến. đậm đà bản sắcdân tộc, khôi phục những hình thức văn hoá truyềnthống đẹp. Tuy nhiên, lối sống tiêu thụ phương Tây,những biểu hiện lai căng trong hành vi và ngôn ngữgiao tiếp, kiểu mẫu thời trang và nếp sinh hoạtđang trở thành thời thượng. Lối sống ngoại lai cóchiều hướng lấn át lối sống truyền thống. Quan hệngười - người, tình làng nghĩa xóm, lòng bao dungđộ lượng dường như mờ nhạt đi rất nhiều trong giaotiếp hàng ngày. Hoạt động giao tiếp hiện nay chủyếu diễn ra ở cơ quan. đoàn thể, xí nghiệp, trườnghọc, nơi công việc kiếm sống, hối hả làm giàu. Sựđùm bọc cưu mang cần đến sự kêu gọi, ít diễn ra mộtcách tự nguyện tử đáy lòng! Quan hệ mật thiết củatruyền thống xã hội nông nghiệp xưa kia không cònđậm nét.

Có thế nói nếp sống công nghiệp và hiện đại đãlàm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnhsinh hoạt thanh bình của làng quê. tình cảm gắn conngười với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảmkhông những ít được quan tâm, mà ngày còn bị nghèođi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mát to

lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay.Tư tưởng tuyệt đối hoá điều kiện vật chất và kỹthuật, lấy phương tiện sống làm thước đo sự pháttriển con người và xã hội hết sức sai lầm của khôngít người do không phân biệt được đúng sau tốt xấucủa các giá trị đích thực, làm sai lạc đi nhiều giátrị của lối sống theo lý tưởng nhân văn cao đẹp màông cha ta đa hàng nghìn năm vun đắp. Đây cũngchính là nguồn gốc nảy sinh ra những suy nghĩ thiếulành mạnh trong lối sống dân tới những hành vi thamnhũng. tham ô, hối lô; bất chấp luật pháp và kỷcương để thực hiện mục đích làm giàu. Đây cũngchính là cơ sở của sự chạy theo những tham vọng bấtchính, những điều kiện và phương thức sống thiếulành mạnh, thoả mãn những nhu cầu tầm thường. làmsuy thoái phẩm chất, đạo đức cán bộ Đảng và Nhànước.

Lối sống tuyệt đối hoá vật chất – kỹ thuật đóảnh hưởng lớn tới việc xây dựng lối sống mới hiệnđại nói riêng vả phát triến đời sống tinh thầnphong phú của người Việt Nam nói chung.

Một vấn đề bức xúc trong xã hội ta hiện nay làlối sống gấp ở một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặcbiệt là ở cán bộ Đảng và Nhà nước. Mặt trái củakinh tế thị trường, đặc biệt là những phản giá trịcủa thế giới tư bản theo luồng gió mạnh của toàncầu hoá đang làm lung lay lý tưởng sống cao độ ởkhông ít người. Trước sự chuyển biến của thời cuộcvà những cám dỗ thời thượng, một số người, kể cảnhững người cộng sản từng kiên cường chiến đấu, hysinh một thời, đã nguội đi nhiệt huyết phấn đấu chomột xã hội tương lai tươi đẹp, cho cuộc sống hạnhphúc lâu bền. Trong đời sống đầy đủ hiện nay, họ

chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, thoả mãn nhữngdục vọng tầm thường. Đó là căn nguyên của bệnhbuông thả cá nhân: đề cao hưởng thụ, bỏ rơi nhữngphẩm chất quý báu của chính mình, thậm chí bán rẻphẩm giá cho những cuộc chơi thiếu văn hoá.

Nếu trước đây, những thanh niên đua đòi thiếukinh nghiêm là lớp người dễ sa vào lối sống gấp thìhiện nay, bệnh sống gấp hoành hành trong cả lớpngười đứng tuổi những quan chức, thương gia, giámđốc dày dặn kinh nghiệm. Nếu trước đây, hiện tượngsống gấp chỉ diễn ra ở thành phố thì nay, nó lenlỏi vào tận hang cùng ngó hẻm ở các vùng nông thônhẻo lánh. Bệnh sống gấp là một trong những nguyênnhân xây nên ung nhọt của đời sống xã hội làm nhứcnhối thêm những tệ nạn khác trong cơ thể lành mạnhcủa xã hội ta.

Nếu như mặt tích cực của toàn cầu hoá là điềukiện và cơ hội tốt cho sự phát triển lối sống thìđồng thời, mặt trái của nó lại là mối nguy hại vàthách thức lớn đối với quá trình đó. Sự nghiệp xâydựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcnói chung, xây dưng lối sống mới nói riêng chỉ cóthể thành công khi chúng ta mở cứa, hội nhập quốctế, hoà nhịp với xu thế toàn cầu hoá. Trong bốicảnh và tình huống tác động phức tạp đó, truyềnthống và bản lĩnh văn hoá dân tộc Việt Nam là nềntảng vững chắc cho văn hoá Việt Nam nói chung vàlối sống người Việt Nam nói riêng phát triển đúnghướng về phong phú. Bản lĩnh, tài năng và tráchnhiệm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch địnhđường lối, chính sách các nhà tư tưởng, nhà văn hoácũng có ý nghĩa quyết định tới việc ngăn chặn nhữngtác động tiêu cực, phát huy tối đa những tác động

tích cực của toàn cầu hoá vì một lối sống tiêntiến, hiện đại và đậm đà bản sắc Việt NaLối sống cộng đồng truyền thống bị tác động tiêu cực bởi lối sống thịdân “đèn nhà nào nhà ấy rạng”. Bên cạnh đó lối sốngcủa người dân địa phương vẫn chưa bắt kịp với lốisống văn minh đô thị lại không có định hướng kiếntrúc đúng đắn nên tại nhiều phường dấu ấn kiến trúctruyền thống gần như không còn. Các giá trị sốngCác giá trị luôn luôn sống, bất chấp mọi sự giáodục và mọi phương pháp nhằm tới. Chúng có thể mạnhlên hay yếu đi, có thể mai một và bị thay thế bởinhững giá trị khác. Một giá trị càng ăn sâu vào ýthức cá nhân thì sự thay đổi càng có ý nghĩa tolớn. Trong xã hội nông thôn cũng như ở nơi khác,một số lĩnh vực trong đó thường xảy ra một sự giảmdần một số giá trị theo kiểu xói mòn khó nhận thấy,đồng thời với giá trị hoá chậm chạp một số yêú tốmới. Người ta nhận thấy rằng dù tiến hoá tới đâu,thế giới nông thôn vẫn kế thừa quá khứ của nó; kiểuvăn hoá cổ truyền có thể được duy trì trong chiềusâu. Giải trí-các vấn đề tâm linh. Bây giờ conngười biết đến với nhiều phương tiện giải trí hơn,tiện lợi hơn. Đời sống nông dân cổ truyền dù khắckhổ vẫn có giá trị. Ăn mặc nhố nhăng khi đến chùaNhững hình thức tập thể như các trò chơi dân gian-những gì đã đi sâu vào tâm trí người việt hình nhưít được nhắc tới, ít được trông thấy trong thờibuổi hiện nay. Việc nhân dân cùng tụ họp hát sẩm,hát quan họ, ca trù,…,đang dần phai nhạt. Các lễ

hội thời nay thường không chú trọng đến giá trị tâmlinh như trước nữa. Khu chùa chiền, đình miếu rấttâm linh, dân bất chấp những giá trị vốn có đó vìlợi ích cá nhân,buôn bán kiếm lời. Cách đi trẩy hộilễ chùa dường như chỉ để mua vui, cầu khấn tiền tàisự nghiệp, công danh, ăn mặc nhố nhăng, thiếu vănhóa khi đi lễ chùaTôn giáo Đời sống tôn giáo củanhững người nông thôn có những đặc điểm của nó.Nghilễ tôn giáo thường kết hợp với những nghi lễ củanhững người tín ngưỡng cũ, lòng tin tôn giáo thườnggắn với mê tín dị đoan sinh hoạt tôn giáo thườngmang màu sắc địa phương. Nhưng sự mở rộng của thếgiới nông thôn ra thế giới bên ngoài đã làm thayđổi hành vi tôn giáo của người nông thôn, về mặtnày khiến cho họ không khác mấy với người thành thị Tư duy: Văn hóa, văn minh làm hình thành phongcách sống, phong cách tư duy. Đó là tính linh hoạt,mềm dẻo, nhiều khi đến mức tùy tiện, thiên về tìnhcảm. Đố kỵ cào bằng là tâm lý phổ biến của lối sảnxuất nhỏ, trong khi đó tinh thần cạnh tranh lànhmạnh thì yếu kém. Phong cách tư duy thiên về phântích, lối sống chặt chẽ, rành mạch... là cái rấtcần cho xã hội công nghiệp, đó lại là cái mà ngườiViệt Nam rất thiếu. Sự hội nhập hiện nay đòi hỏinhững phẩm chất của một nền văn hóa công nghiệp vớinhững tác phong công nghiệp, thích hợp với lối sốngđô thị. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta phải từbỏ, phải thoát ra khỏi nền tảng văn hóa làng.Trongbản sắc văn hóa làng, cũng là bản sắc của văn hóa

Việt Nam, những gì đến bây giờ vẫn còn giá trị thìvẫn cần phải giữ lại. Tất nhiên, điều quan trọng làphải hiểu cho đúng khái niệm 'bản sắc văn hóa dântộc' Có cần bỏ chăng là bỏ cái xấu. Hủ tục: Phía sau lũy tre ấy cũng chứa đựng nhữngtăm tối. Lệ làng cổ hủ, phong kiến hay tôn sùng vôthức. Lợi ích nhóm, làng anh, làng tôi, họ Nguyễn,họ Lê, để rồi tự dìm nhau. Tuyển con cháu vào cơquan gây ra xung đột lợi ích. Kiến trúc đô thị hayhành xử công cộng được mang từ quê ra thành phố vàtràn sang cả nước bạn. Những tăm tối là rào cảntrong phát triển, cần được chiếu sáng. www. Với cuộc sống đang hiện đại hóa, với xã hội đangcông nghiệp hóa và đô thị hóa, với thế giới đangtoàn cầu hóa và hội nhập, hàng loạt 'trai quê','gái quê' Việt Nam đã đi vào thành phố, đi ra nướcngoài. Quần jeans, áo pull, nước giải khát coca-cola, và cả nạn bạo lực cùng nhiều tệ nạn xã hộikhác đang thâm nhập vào từng thôn xóm, làng bản.Văn hóa làng trong đời sống nông thôn Việt Nam hômnay đang biến đổi rất nhanh chóng, mạnh mẽ và sâusắc. Cái tốt hiển hiện, cái xấu cũng bộc lộ rõ néthơn. Nguy cơ cao hơn cả là mỹ từ toàn cầu hóa cóthể cuốn đi cả một đất nước, một nền văn hóa. Ngườita chú trọng đến mở rộng thành phố, thêm nhà máy,khu công nghiệp, xây sân golf. Môi trường bị hủyhoại, rồi tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọtcâu 18 phân tích những rào cản văn hóa đối với quátrình hội nhập toàn cầu của Việt Nam?

Theo định nghĩa của UNESCO thì văn hóa được coi là“tổng thể những giá trị tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảmquyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xãhội, từ đó chi phối suy nghĩ và hành động của con người trong xã hộiđó”. Vì vậy, văn hóa mang nét đặc sắc của từng cộngđồng, từng dân tộc.

Các yếu tố của văn hóa bao gồm: Ngôn ngữ, tôn giáo,các giá trị và thái độ, phong tục tập quán và chuẩnmực đạo đức, đời sống vật chất, thẩm mĩ, giáo dục=> các yếu tố này của vh của mỗi dân tộc có thể trởthành ròa cản trong quá trình hội nhập toàn cauufViệc nước ta gia nhập WTO đã và đang đặt ra nhữngđòi hỏi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Một yêu cầu không thể thiếu là phải chuẩn bị nguồnnhân lực đủ số lượng và chất lượng, phát huy nhântố con người. Và, phát huy nhân tố con người đồngnghĩa với phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhữnghạn chế, nhất là những hạn chế đã ăn sâu vào nếpsống, lối sống. 1, nếp sống tiểu nông đến nay vẫn hiện hữu trongcung cách làm việc, sinh hoạt ở nhiều nơi. Nếu đểnó kéo dài sẽ trở thành một lực cản không nhỏ choquá trình hội nhập WTO. Lời cảnh báo của V.I.Lêninrằng những thói quen, nhất là thói quen lạc hậu cómột sức ỳ ghê gớm cần phải được chúng ta ghi nhớ vàgiải quyết thoả đáng.

Thực tiễn cho thấy, nước ta đi lên chủ nghĩa xãhội,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước từ xuất phát điểm khá thấp. Với cơ sở kinh tếlà nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc và cơ sởxã hội trước đó là hệ tư tưởng Nho giáo phong kiếnđã từng tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay nên mặcdù trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đạithì những tàn dư lối sống tiểu nông vẫn rơi rớt lạitrong mỗi người nông dân, công nhân, thậm chí trongcác nhà trí thức, những người lãnh đạo – quản lý xãhội là một thực tế. Là sản phẩm của điều kiện kinhtế xã hội, lịch sử nhất định, phản ánh điều kiệnsống, hoạt động và quan hệ xã hội của người sảnxuất nhỏ, lối sống tiểu nông biểu hiện thông quanhận thức, cảm xúc tình cảm, thói quen, cách ứngxử, làm việc của người Việt Nam, tập trung ở nhữngkhía cạnh chính sau: Về nhận thức và tư duy. Nhậnthức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan,kết quả của nó là sự hiểu biết của con người về tựnhiên, xã hội và tư duy. Nhận thức nói chung và tưduy nói riêng của người sản xuất nhỏ chủ yếu dựavào kinh nghiệm, rất đậm nét cảm tính, chủ quan. Đólà cách nhận thức và lối suy nghĩ thường giản đơn,đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếulôgic. Quá trình nhận thức hướng vào quá khứ làchính, do sự trải nghiệm trực tiếp, chủ quan nênthường lấy cái cổ xưa làm chỗ dựa, lấy ý thức củacha ông làm chân lý . Tư duy của họ thường dựa vàocái trực quan, cái trực tiếp là chủ yếu nên nhận

thức của họ kém khái quát, không nhìn ra bản chất,qui luật, nguyên nhân, nguồn gốc bên trong của sựvật, hiện tượng. Đó là lối tư duy kinh nghiệm, chỉthấy cái ngắn hạn trước mắt, không nhìn xa trôngrộng, dễ bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới ít sáng tạomà nặng về bắt chước, làm theo. Họ xem nhẹ sự họccăn bản, coi “trăm hay không bằng tay quen”, điềunày cần tránh trong thời đại kinh tế tri thức. Vềđời sống tinh thần, tình cảm và quan hệ xã hội.Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sống nặng vềtình mà nhẹ về lý, vì tình họ có thể “ chín bỏ làmmười”, “ dĩ hòa vi quý”, “trăm cái lý không bằngmột tý cái tình”. Cũng do nặng vì tình mà trongquan hệ và thái độ ứng xử, họ có xu hướng muốn antoàn, trung dung, bình quân chủ nghĩa. Họ thích sựyên ổn, bình yên, ngại va chạm, không muốn đổ vỡ,ngại thay đổi, thường nhường nhịn nhau. Họ thườngkhông dám mạo hiểm, nhưng do thiếu cơ sở khoa học,thiếu bản lĩnh, mù quáng mà đôi khi có hành vi ứngxử thái quá, cực đoan, độc đoán, gia trưởng. Nếugia nhập WTO, trong bối cảnh chuyển dịch lao động,chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với cường độ caothì đây quả là một điểm yếu cốt tử. Về nhu cầu vàthói quen. Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sựan phận thủ thường, sống theo kiểu tiết chế nhucầu, thường bằng lòng với mình ít có nhu cầu khámphá, sáng tạo cái mới. Họ thường có tâm lý tự ti,mặc cảm là mình “ thấp cổ bé họng” không thể làmđược việc lớn; trong làm ăn, tính toán thường theo

tâm lý cò con, tư lợi, vun vén cá nhân. Ngoài ra,phải kể đến thói quen, tâm lý bản vị cục bộ, địaphương, kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quanhệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng nhưsự phong phú về nhân cách. Lối sống tiểu nông trongtính cách người Việt là hiện tượng mang tính xã hộilịch sử, nó phản ánh điều kiện sản xuất nhỏ trongquá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với tựnhiên và xã hội để tồn tại. Do đó, khắc phục, xóabỏ nó có ý nghĩa to lớn trong phát huy nhân tố conngười, tạo ra sức mạnh nội sinh trongĐCSVN) - Việc nước ta gia nhập WTO đã và đang đặtra những đòi hỏi mới trên mọi lĩnh vực của đời sốngxã hội. Một yêu cầu không thể thiếu là phải chuẩnbị nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng, pháthuy nhân tố con người. Và, phát huy nhân tố conngười đồng nghĩa với phát huy những điểm mạnh, khắcphục những hạn chế, nhất là những hạn chế đã ăn sâuvào nếp sống, lối sống. Trong đó, nếp sống tiểunông đến nay vẫn hiện hữu trong cung cách làm việc,sinh hoạt ở nhiều nơi. Nếu để nó kéo dài sẽ trở thành một lực cản khôngnhỏ cho quá trình hội nhập WTO. Lời cảnh báo củaV.I.Lênin rằng những thói quen, nhất là thói quenlạc hậu có một sức ỳ ghê gớm cần phải được chúng taghi nhớ và giải quyết thoả đáng. Thực tiễn cho thấy, nước ta đi lên chủ nghĩa xãhội,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước từ xuất phát điểm khá thấp. Với cơ sở kinh tế

là nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc và cơ sởxã hội trước đó là hệ tư tưởng Nho giáo phong kiếnđã từng tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay nên mặcdù trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đạithì những tàn dư lối sống tiểu nông vẫn rơi rớt lạitrong mỗi người nông dân, công nhân, thậm chí trongcác nhà trí thức, những người lãnh đạo – quản lý xãhội là một thực tế. Là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội, lịch sửnhất định, phản ánh điều kiện sống, hoạt động vàquan hệ xã hội của người sản xuất nhỏ, lối sốngtiểu nông biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúctình cảm, thói quen, cách ứng xử, làm việc củangười Việt Nam, tập trung ở những khía cạnh chínhsau: Về nhận thức và tư duy. Nhận thức là quá trình phản ánhhiện thực khách quan, kết quả của nó là sự hiểubiết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy.Nhận thức nói chung và tư duy nói riêng của ngườisản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, rất đậmnét cảm tính, chủ quan. Đó là cách nhận thức và lốisuy nghĩ thường giản đơn, đại khái, phiến diện,thiếu tính hệ thống, thiếu lôgic. Quá trình nhậnthức hướng vào quá khứ là chính, do sự trải nghiệmtrực tiếp, chủ quan nên thường lấy cái cổ xưa làmchỗ dựa, lấy ý thức của cha ông làm chân lý ... Tưduy của họ thường dựa vào cái trực quan, cái trựctiếp là chủ yếu nên nhận thức của họ kém khái quát,không nhìn ra bản chất, qui luật, nguyên nhân,

nguồn gốc bên trong của sự vật, hiện tượng. Đó làlối tư duy kinh nghiệm, chỉ thấy cái ngắn hạn trướcmắt, không nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ, trì trệ,ngại đổi mới ít sáng tạo mà nặng về bắt chước, làmtheo. Họ xem nhẹ sự học căn bản, coi “trăm haykhông bằng tay quen”, điều này cần tránh trong thờiđại kinh tế tri thức. Về đời sống tinh thần, tình cảm và quan hệ xã hội. Biểu hiện củalối sống tiểu nông là sống nặng về tình mà nhẹ vềlý, vì tình họ có thể “ chín bỏ làm mười”, “ dĩ hòavi quý”, “trăm cái lý không bằng một tý cái tình”.Cũng do nặng vì tình mà trong quan hệ và thái độứng xử, họ có xu hướng muốn an toàn, trung dung,bình quân chủ nghĩa. Họ thích sự yên ổn, bình yên,ngại va chạm, không muốn đổ vỡ, ngại thay đổi,thường nhường nhịn nhau. Họ thường không dám mạohiểm, nhưng do thiếu cơ sở khoa học, thiếu bảnlĩnh, mù quáng mà đôi khi có hành vi ứng xử tháiquá, cực đoan, độc đoán, gia trưởng. Nếu gia nhậpWTO, trong bối cảnh chuyển dịch lao động, chuyểndịch cơ cấu kinh tế diễn ra với cường độ cao thìđây quả là một điểm yếu cốt tử. Về nhu cầu và thói quen. Biểu hiện của lối sống tiểu nônglà sự an phận thủ thường, sống theo kiểu tiết chếnhu cầu, thường bằng lòng với mình ít có nhu cầukhám phá, sáng tạo cái mới. Họ thường có tâm lý tựti, mặc cảm là mình “ thấp cổ bé họng” không thểlàm được việc lớn; trong làm ăn, tính toán thườngtheo tâm lý cò con, tư lợi, vun vén cá nhân. Ngoài

ra, phải kể đến thói quen, tâm lý bản vị cục bộ,địa phương, kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộngquan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũngnhư sự phong phú về nhân cách. Lối sống tiểu nông trong tính cách người Việt làhiện tượng mang tính xã hội lịch sử, nó phản ánhđiều kiện sản xuất nhỏ trong quá trình lao động,sản xuất, đấu tranh với tự nhiên và xã hội để tồntại. Do đó, khắc phục, xóa bỏ nó có ý nghĩa to lớntrong phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnhnội sinh trong quá trình hội nhập WTO. Gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh vàcạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đốithủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Việckhắc phục giúp xoá bỏ những “rào chắn tâm lý” làmcon người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, quyết tâmmạo hiểm và thành công trong sản xuất kinh doanh. Ởgóc độ quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khắc phụclối sống tiểu nông giúp loại bỏ kiểu quản lý “giađình chủ nghĩa”, “ địa phương chủ nghĩa” mà ở đó,quan hệ và công tác chỉ nặng về tình cảm, kinhnghiệm chủ quan, coi nhẹ đạo lý, pháp luật. Khắcphục tình trạng luật bất thành văn, “ phép vua thualệ làng”, dẫn đến mọi đường lối, chủ trương, chínhsách từ trên xuống có thể bị tiếp nhận sai lệch,quá nhấn mạnh “ vận dụng cho phù hợp với địaphương” đến mức “ địa phương hóa”, từ đó dẫn đếntình trạng chỉ sống theo lệ, ít theo luật nên khônghiểu luật, thậm chí coi thường pháp luật.

Khắc phục lối sống tiểu nông còn góp phần nâng caochất lượng cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức nhànước bị sự chi phối, tác động của lối sống tiểunông thuờng thu vén cá nhân, bớt xén, hà lạm côngquỹ, ăn cắp của công làm của riêng, tham ô, hối lộ,gây thất thoát tài sản của Nhà nước và tập thể;hoặc những thói xấu như cầu cạnh, dựa dẫm, bonchen, nịnh hót, nhờ cậy, xích mích, kèn cựa, khíchbác nhau, trả thù cá nhân theo kiểu “ném đá giấutay”, “ gắp lửa bỏ tay người”, hay “tranh công đổlỗi”.... gây mất đoàn kết trong tập thể và cộngđồng xã hội. Nó còn đẻ ra tác phong công tác quanliêu, gia trưởng, độc đoán, mất dân chủ hoặc “dĩhòa vi quý”, “ gió chiều nào che chiều ấy”, ngạiphê bình và đấu tranh, hạ thấp yêu cầu nhiệm vụ củatập thể, cấp trên giao cho, hoạt động tùy tiện, mòmẫm, lúng túng, mất phương hướng, không hiệu quả.Gia nhập WTO đặt ra yêu cầu rất cao về phẩm chất vànăng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, trong đó phảikể đến là trình độ và phương pháp quản lý khoa học,tư duy sắc bén và linh hoạt, phong cách lãnh đạoquản lý hiện đại và đặc biệt là phẩm chất đạo đứctrong sáng, vì lợi ích chung, vì sự phát triển củaxã hội, của đất nước. Tất cả những cái đó chỉ cóthể có được khi lối sống tiểu nông bị loại bỏ trongđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để khắc phục tác động, ảnh hưởng tiêu cực của lốisống tiểu nôn trong quá trình hội nhập WTO cần thấyrằng lối sống đó cũng là phản ánh hiện thực khách,

là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội nhất định.Đồng thời, nó cũng thay đổi theo hướng tích cựcthông qua giáo dục, hoạt động của chủ thể và tácđộng của môi trường. Do đó, những giải pháp khắcphục cần toàn diện, trước hết tập trung vào một sốnội dung sau: Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hướng giáo dục đào tạo vàobồi dưỡng, xây dựng những phẩm chất và năng lực của con ngườimới, con người của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm tới, cần tiếnhành cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp đào tạo; hiện đại hóacác điều kiện và phương tiện dạy học. Đây là khâuquyết định nhất thúc đẩy nước ta đi vào kinh tế trithức, đủ sức tham gia toàn cầu hóa, hội nhập kinhtế quốc tế. Trong công tác đào tạo, cần đặc biệtquan tâm đến đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ,các nhà doanh nghiệp có tài và lực lượng công nhâncó tay nghề cao, cũng như đội ngũ cán bộ công chứctận tụy và thạo việc. Đồng thời, cần tăng cường cáctiềm năng khoa học và công nghệ của đất nước, pháthuy sức sáng tạo trong khoa học, tạo điều kiện chocán bộ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vàothực tiễn. Cần mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục vàđào tạo, khoa học – công nghệ với nước ngoài, mạnhdạn đưa người đi đào tạo ở các nước tiên tiến vớinhững ngành khoa học – kỹ thuật mũi nhọn, có nhưvậy mới thu hút, khuyến khích nhân tài, khắc phụctình trạng “ chảy máu chất xám”.

Cần có chính sách đảm bảo và khuyến khích người lao động, nhất làlao động trẻ, như chính sách lương phù hợp, chính sách nhà ở, bảohiểm xã hội, chính sách khen thưởng những người có sáng kiến, cảitiến đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hội nhậpkinh tế quốc tế. Các chính sách kinh tế – xã hội phảihướng vào phát huy tiềm năng sáng tạo của conngười; điều chỉnh lợi ích theo hướng “ kết hợp hàihòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xãhội”, tạo sự công bằng trong xã hội. Tạo mọi điềukiện để mọi người dân, mọi thành phần kinh tế pháthuy hết khả năng đóng góp xây dựng đất nước, tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chínhđáng, từ đó thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn, kết hợp tốt phát triển kết cấu hạ tầng và đôthị hóa nông thôn. Bởi vì, nước ta là một nước nôngnghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh,nông dân và nông thôn còn nghèo; còn nhiều khó khănvề vốn, trang thiết bị máy móc và áp dụng khoa họccông nghệ vào nông thôn. Mặt khác, cơ cấu kinh tếnông thôn còn nặng về nông nghiệp; trong nôngnghiệp còn nặng về trồng trọt. Sản xuất nông nghiệpở nhiều nơi còn manh mún, phân tán quy mô nhỏ, mangnhiều yếu tố tự phát và dấu vết của kinh tế tựcung, tự cấp. Thực tiễn này đòi hỏi chúng ta phảiđổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nắmbắt cơ hội, vượt qua thử thách, khó khăn, khắc phụcsự lạc hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực

nông thôn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảngviên ở nông thôn, đồng thời phải có chính sáchkhuyến khích mạnh mẽ cán bộ khoa học – kỹ thuật,cán bộ ở thành phố, nhất là thanh niên về phục vụlâu dài ở nông thôn nhằm thực hiện chủ trương côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.Cần phải xã hội hóa khu vực nông thôn và nông dân,mở rộng quan hệ giao lưu của họ với các giai cấp,tầng lớp xã hội khác, nhất là với công nhân và tríthức, để vừa đảm bảo nền tảng liên minh công nôngvững chắc, vừa cải biến tư tưởng, tâm lý, tập quán,thói quen của người nông dân đã tồn tại từ bao đờido tính chất của sản xuất nhỏ, nhằm hình thành tưduy mới, phong cách công nghiệp trong lối nghĩ vàcách làm. Xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh nhằm khắc phụcvà loại bỏ những mặt tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ, những tậpquán lạc hậu, các tệ nạn xã hội và hủ tục mê tín dị đoan trong nhândân. Môi trường văn hóa là nơi thể hiện sự thốngnhất trong đa dạng, vừa có yếu tố của truyền thốngvừa có yếu tố của hiện đại, do đó vừa là điều kiệnđể giữ gìn, phát triển, nuôi dưỡng, vun trồng tínhngười, những giá trị chân, thiện, mỹ, vừa là điềukiện để khắc phục, loại bỏ những gì trái với bảnchất tốt đẹp của con người, những tính xấu, sự thấphèn... Con đường để xây dựng môi trường văn hóatiến bộ, lành mạnh là sự tổng hợp của các hìnhthức, phương pháp tác động của Nhà nước và từng địaphương thông qua các biện pháp giáo dục, tổ chức,

quản lý, hoạt động thực tiễn nhằm phát huy các giátrị chân, thiện, mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, phải đảm bảo tốt địnhhướng chính trị tư tưởng của các quan hệ văn hóa,thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa trong toànxã hội. Trong xây dựng môi trường văn hóa tiêntiến, lành mạnh cần đảm bảo nội dung phong phú, đadạng mà vẫn thống nhất của văn hóa: xây dựng vănhóa chính trị tư tưởng, văn hóa đạo đức, văn hóapháp luật, văn hóa khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệthuật – thể thao, văn hóa ứng xử giao tiếp, văn hóakinh doanh. Bao trùm nhất là xây dựng môi trườngvăn hóa với nội dung là kỷ cương – tình thương –trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xãhội. Xây dựng môi trường văn hóa phải đi từ cáigốc, từ cơ sở - đó là văn hóa làng xã, văn hóa giađình Việt Nam2.Rào cản do sự khác biệt trong giao tiếp(bất đồngề ngôn ngữ)

Trong giao tiếp thì ngôn ngữ là vấn đề đề cập đếnhàng đầu. Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnhthổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ được sửdụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngônngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khănkhi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nướcngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồhôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm chomình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn

tượng nhưng đôi khi chính những tên gọi, những khẩuhiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trườngcủa các doanh nghiệp bị phá sản.Thực trạng về việc dạy và học tiếng Anh trong cáctr ường học tại Việt Nam cũng như việc sử dụng tiếng Anh trong công việc và trong đời sống hằng ngày ởViệt Nam. 1.Chất lượng giáo viên không đồng đều:đã có quánhiều lời phàn nàn của dư luận về chất lượng giảngdạy anh văn từ giáo viên. Đội ngũ giáo viên anh vănđược đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, như từ chínhquy, hệ giáo dục từ xa, hệ tại chức tại nhữngtrường khác nhau dẫn tới không có một đồng nhất haymột chuẩn duy nhất. Vì thế,kéo theo hệ quả là họcsinh cũng không có một chuẩn mực để tiến tới, thayvào đó là việc “ nhiều kết quả cho một đáp án”. Họcsinh của mỗi thầy cô khác nhau, tại các trường khácnhau sẽ có cách phát âm tiếng Anh,thậm chí cáchdùng từ cũng khác nhau trong một chừng mực nào đó.2.Phương pháp và kiến thức truyền thống: đội ngũgiáo viên luôn duy trì áp dụng các phương pháp vàkiến thức mà mình đã được đào tạo vào việc dạy tạicác trường cho học sinh.Việc không chủ động trongvấn đề cập nhật những thông tin, giáo án, phươngpháp giảng dạy mới dẫn tới việc truyền đạt kiếnthức cho học sinh bị tụt hậu, không bắt kịp xu thếcủa thời đại. Giáo viên phần lớn dựa vào sách giáokhoa, tập trung vào ngữ pháp mà chưa chú trọng pháttriển năng lực của từng cá nhân học sinh.3. Học sinh không có môi trường để thực tập tiếngAnh. Các em gần như chỉ biết lắng nghe bài giảng

trên lớp một cách thụ động, cố gắng hết sức có thểđể nhớ cấu trúc ngữ pháp, nhờ từ mới mà thấy côgiáo giao cho.Chính vì sự thụ động đó nên  khả năngsử dụng ngôn ngữ của các em bị “đóng bang”,rất hạnchế hạn chế đặc biệt là những kỹ năng giao tiếp.Các em học sinh chỉ được học vài tiết ngoại ngữ mộttuần trong khi toàn bộ khoảng thời gian còn lại cácem tiếp xúc với môi trường học tiếng Việt, học toànbộ các môn học bằng tiếng Việt, giao tiếp hoàn toànbằng tiếng Việt…Hầu như không có bất cứ một trườnghọc nào có được những buổi học dành 100% thời giancho các em thực hành vốn kiến thức Anh văn đã đượcgiảng dạy4. Bên cạnh đó học sinh cũng còn thụ động, học sinhkhông có sân chơi tiếng anh, không có những buổingoại khóa thực hành bài tập …Ngoại trừ một sốtrường quốc tế, còn lại các trường phổ thông thôngthường hầu như không có một giáo viên người bản địanào tham gia giảng dạy Anh văn.Vì thế, vô hìnhchung chúng ta đã tạo ra cho các em học sinh sự lạlẫm và ngại ngùng trong việc nói chuyện và giaotiếp với người nước ngoài.Cho nên, chẳng có gì ngạcnhiên khi học sinh của ta khi gặp người nước ngoàichỉ biết nói “hello” và “ goodbye” rồi …cười.Hi vọng sau buổi hội thảo nhỏ này, mỗi chúng ta sẽcó một cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của tiếngAnh trong xã hội ngày nay, để từ đó chúng ta cónhững quan ngại cho chính chúng ta, cho con emchúng ta. Và quan trọng hơn hết, hiểu được sự cầnthiết của việc dùng tiếng Anh, sẽ khiến mỗi chúngta cần phải tìm ra cho mình hành động thiết thực đểcải thiện vấn đề này nhằm xóa nhòa ranh giới “rào

cản ngôn ngữ” trong quá trình hội nhập quốc tế củađất nước thân yêu3.PHONG TỤC TẬP QUÁN Phong tục tập quán GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đãđưa ra khái niệm về phong tục như sau: Phong tục lànhững thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từlâu đời, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo(phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quenlan rộng) [ 9,256]. Như vậy, phong tục tập quán lànhững hoạt động sống được hình thành từ lâu đời vàtrở thành nề nếp, thói quen được cộng đồng thừanhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Phong tục tập quán thể hiện ngay trong những thểthức giao tiếp đời thường như cách chào hỏi, cáchxưng hô v.v. đến cả những thể thức gói trọn cả vòngđời con người từ khi sinh ra, trưởng thành, cướixin, cho đến mừng thọ, lên lão v.v. hay những thểthức mang tính cộng đồng như lễ, tết, hội. Có sựkhác biệt lớn của những quy ước, những thể thứcgiữa các cộng đồng buộc những người tham gia giaotiếp phải đặc biệt chú trọng. Chỉ đơn giản, khi nóiđến nghi thức chào hỏi, mỗi dân tộc có một quy ướcriêng. Chẳng hạn, người Pháp và người Nga chấp nhậnhành động bắt tay bất cứ lúc nào trong quá trìnhgiao tiếp. Thế nhưng ở Anh và Mỹ, người ta chỉ bắttay ở lần đầu gặp gỡ mà thôi. Hay, người Ba Lan vàngười Ý coi việc hôn tay phụ nữ là một cử chỉ chàohỏi rất lịch sự. Trong khi đó, ở một số nước Châu Ánhư Nhật Bản và Hàn Quốc, hành động bắt tay hay hôn

tay đều không được sử dụng nhằm mục đích này. Thayvào đó, họ sẽ nghiêng mình cúi đầu chào nhau. Cònngười Ấn Độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vàonhau như cầu nguyện trong khi người Ả Rập và một sốnước Hồi giáo thì dùng lòng bàn tay phải đặt lêntim rồi đưa ra ngoài để thể hiện hành vi chào hỏi.Quan niệm “nhập gia tùy tục” của người Việt Nam đãphản ánh „hiệu lực‟ của những phong tục tập quántrong mỗi cộng đồng người bản ngữ. Nó như nhữngràng buộc vô hình buộc con người, dù là người bảnxứ hay người ngoại quốc, phải tôn trọng và hành xửtheo đúng những giá trị được truyền từ đời này sangđời khác ấy. Chính vì thế, để có cách cư xử đúngđắn, được lòng người thì nhất thiết phải có nhữnghiểu biết nhất định về phong tục tập quán của nơita đến đây cũng là một trong những rào cản trong qtr hội

nhập4,tôn giáo, tín ngưỡngcâu 23: TCH và tác động của nó tới lối sống đô thị việt nam( đọcthêm câu trl câu 22)

Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sốngcon người Việt Nam hiện nayToàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đếnmỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tác động của nócó tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầuhóa dẫn đến nhiều nguy cơ mà trong bài viết này, chúng tôi muốnlàm rõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức,lối sống của con người Việt Nam hiện nay.

Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mớimẻ, nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dùmuốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó.Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàncầu hóa tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi,có thể "đi tắt đón đầu” để phát triển, nhưng cũngđặt ra nhiều thách thức. Đó là thách thức trongviệc giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc... Những thách thức đó baogồm cả nguy cơ suy thóai, đặc biệt là nguy cơ suythóai về đạo đức, lối sống của con người Việt Namhiện nay.Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng, miền, cácquốc gia dân tộc, những họat động khác nhau của cáccộng đồng người từ chỗ tách rời nhau, độc lập vớinhau đến chỗ gắn bó, liên kết lại với nhau thànhmột chỉnh thể thống nhất, hữu cơ trên quy mô toànthế giới.Toàn cầu hóa đã bắt đầu từ khá sớm chứ không phảichỉ ở vài thập niên gần đây. Cách đây 158 năm,trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác vàPh.Ăngghen đã viết: "Đại công nghiệp đã tạo ra thịtrường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹđã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy chothương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giaothông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường...".Đó chính là quá trình quốc tế hóa - giai đoạn trướccủa toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là sự phát triển mớivề chất của quá trình quốc tế hóa. Toàn cầu hóa chỉxuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự rađời của các Công ty liên quốc gia, xuyên quốc giamang tính chất toàn cầu.

Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Cóquan điểm cho rằng, toàn cầu hóa là xu thế kháchquan mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Quan điểmkhác cho rằng, toàn cầu hóa là toàn cầu hóa tư bảnchủ nghĩa, do Mỹ lũng đoạn nhằm áp đặt sự thống trịcủa chủ nghĩa tư bản và kinh tế Mỹ. Có thể thấy cảhai quan điểm trên đều không đúng. Toàn cầu hóa làkết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có bayếu tố chính: sự tiến bộ của khoa học và công nghệ,sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,sự bành trướng của các Công ty xuyên quốc gia.Như vậy, trên thực tế, toàn cầu hóa là xu thế kháchquan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trênlĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rấtnhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa các lựclượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao.Toàn cầu hóa tạo sự truyền bá và chuyển giao trênquy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những độtphá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chứcvà quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiếnthức và kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc.Đồng thời, toàn cầu hóa tạo thêm khả năng "pháttriển rút ngắn" và mang lại những nguồn lực cầnthiết cho những nước đang phát triển.Một điều không thể phủ nhận là toàn cầu hóa thúcđẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kíchthích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho conngười trên trái đất hiểu nhau hơn, có thể nắm đượctình hình và cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện. Bằngcách đó toàn cầu hóa góp phần nâng cao dân trí vàsự tự khẳng định của các dân tộc, của các quốc giavà của con người.

Có thể khẳng định, chính nhờ quá trình toàn cầuhóa, con người có được những tiền đề về cả vật chấtlẫn tinh thần cho sự phát triển toàn diện của chínhmình. Việt Nam là nước đang phát triển, nhờ quá trìnhtoàn cầu hóa, chúng ta có lợi thế của nước đi sauđể "đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực kỹ thuật,công nghệ. Chúng ta có điều kiện thuận lợi để mởrộng thương mại quốc tế, thu hút đầu tư và nguồnlực bên ngoài nhằm phát triển các ngành sản xuất màta có lợi thế, qua đó, thúc đẩy sự tăng trưởng kinhtế. Ngoài những tác động về kinh tế, toàn cầu hóa còntác động tích cực đến sự phát triển văn hóa. Do tácđộng của toàn cầu hóa và chính sách mở cửa của Đảngvà Nhà nước ta, trình độ dân trí được nâng cao rõrệt. Nhờ tiếp thu những thành tựu công nghệ, thôngtin, chúng ta có thể tiếp cận với nbơuồn tri thứckhổng lồ, cập nhật được nhiều thông tin mới về tìnhhình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính trị về cácvấn đề trong nước và trên thế giới cũng được nângcao. Nhờ quá trình toàn cầu hóa dân tộc ta hiểubiết hơn các dân tộc trên thế giới, bổ sung và làmgiàu nền văn hóa của dân tộc mình. Cũng thông quamở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế, con ngườiViệt Nam trở nên năng động hơn. Trong bối cảnh mới,nhiều người Việt Nam đã thay đổi lối sống của mình,từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng động sangcuộc sống cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đạihơn.Những thay đổi trong đời sống kinh tế văn hóa, tinhthần theo hướng ngày càng tất đẹp hơn làm người dântin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội, thấy rõ đường lối, chính sáchđổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng đề ra làđúng đắn, theo kịp trào lưu của thời đại, phù hợpvới nguyện vọng của nhân dân tạo ra sự tăng trưởngkinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đưa nước talên một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóakinh tế, một mặt, tạo cơ hội cho những tổ chức, cánhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình,đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả xã hội. Nhưngmặt khác, toàn cầu hóa kinh tế cũng đem đến tácđộng tiêu cực trong phát triển kinh tế. Đó là việcđặt mục tiêu kinh tế lợi nhuận lên trên hết, do đómà một số tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính bằngbất cứ giá nào. Điều đó góp phần làm băng họai nềnđạo đức xã hội, làm cho quan hệ giữa người vớingười trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không tình, khôngnghĩa" và đây thực sự là một nguy cơ của sự suythóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiệnnay. Nhờ toàn cầu hóa, chúng ta tiếp cận được nhữngthành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học. Công nghệđiện tử và tin học làm cho tác phong của con ngườikhẩn trương hơn, linh hoạt hơn để theo kịp với tốcđộ của máy móc, nhịp độ gia tăng của thông tin, củatri thức. Tuy nhiên, công nghệ điện tử và tin họccũng dẫn đến nhiều nguy cơ cho con người, nếu khônggiải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với nhauvà với tự nhiên. Cùng với hàng hóa vật chất, nhữngsản phẩm văn hóa, khoa học, nhờ công nghệ thôngtin, truyền thông mà có thể dễ dàng, nhanh chóngthâm nhập vào các quốc gia, dân tộc. Tất cả chúng

đều có thể tác động đến mọi mặt của đời sống xãhội, kể cả nền tảng của cuộc sống cá nhân, giađình, cộng đồng, như một học giả nước ngoài đã nhậnxét: "Đến nay, toàn cầu hóa phản ánh một sự thậtkhách quan là văn hóa phương Tây dựa vào sức sảnxuất tiên tiến, kỹ thuật cao, lấy hưởng thụ vậtchất làm động lực, lấy tự do phóng túng, kích thíchgiác quan làm vỏ bọc đã làm nảy sinh sức cám dỗ tolớn đối với những khu vực phi phương Tây". Đâychính là một biểu hiện của ảnh hưởng tiêu cực củatoàn cầu hóa văn hóa đối với các nước phương Đôngđang phát triển như nước ta hiện nay. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nướcta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đếnviệc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụthuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam sang một lốisống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu tráchnhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũngchính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu địnhhướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đếnviệc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dântộc. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyềnbá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cánhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa,lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạolực... Lối sống đó đang phần nào tác động đến mộtbộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếuniên sống ở các khu đô thị lớn. Do bị kích động bởiviệc tiếp xúc với những thước phim hành động cótính bạo lực qua mạng Internet mà nhiều thanh,thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực,hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Cùng vớitâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương

Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống ngườiViệt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộphận trong tầng lớp trí thức. Một số nam nữ thanhniên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao,không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sốngđộc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoảimái trong quan hệ nam nữ. Từ đó dẫn đến những kiểusinh họat tình dục bừa bãi giữa nam và nữ, kể cảsinh họat tình đục tập thể, làm băng họai nhữngnguyên tắc luân lý sơ đẳng, tạo nên lối sống xa lạvới truyền thống phương Đông và dân tộc. Đó chínhlà biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của mộtbộ phận thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quanniệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm đạo đứctruyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. "Toàn cầuhóa các quan hệ kinh tế sẽ đưa lại sự hưởng thụ cácsản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại vớimột giá rẻ hơn, tiện nghi phong phú hơn. Song mặtkhác, chính sự giao thoa về văn hóa, sự tràn ngậpcủa hàng hóa đó đã tạo ra khả năng về sự tha hóanhân cách, đạo đức, làm rối loạn các giá trị truyềnthống của dân tộc". Như vậy, có thể nói, toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức củangười Việt Nam. Những sản phẩm văn hóa độc hại từnước ngoài đưa vào nước ta đã tác động tiêu cực tớiđời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhândân. ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuấthiện tâm lý “chạy theo đồng tiền", coi “tiền làtrên hết", không cần biết đến đạo lý phải trái,đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trườnghợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình đồngchí, đồng nghiệp, bạn bè, tình nghĩa gia đình, quan

hệ thầy trò. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạytội, chạy án đã trở nên khá phổ biến. Nghị quyếtĐại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ:"Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trịvăn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực đụng, cánhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tụccủa dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền vàdanh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệthầy trò, đồng chí, đồng nghiệp".Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàngquan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và vớinhững người xung quanh. Điều đó làm cho mối dâyliên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người vàngười trở nên "lỏng lẻo". Đây thực sự là nguy cơcủa việc đẩy xa nhau giữa con người với con người,đi ngược lại với truyền thống "tương thân, tươngái" của dân tộc. Do đời sống kinh tế còn khó khăn, cộng với sự tácđộng của kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực xã hộiđã xuất hiện khuynh hướng "thương mại hóa". Ví nhưgiáo đục, vốn trước đây thuộc lĩnh vực bao cấp củaNhà nước, đang có khuynh hướng " thương mại hóa"với những biểu hiện như dạy thêm, học thêm trànlan, mua bằng, bán điểm, "đổi tình lấy điểm", lạmthu, mở tràn lan các lớp đào tạo tại chức, liên kếtđào tạo với nước ngoài... nhằm mục đích thu lợi,không đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều này gópphần làm môi trường sư phạm xuống cấp, đạo lý thầytrò suy thóai, lối sống thiếu hoài bão, lý tưởngxuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên,giáo viên.Một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa"là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ

cá nhân, phẩm chất cá nhân". Nhưng cũng chính mặttích cực này khi bị con người đẩy lên quá mức sẽtrở thành tiêu cực. Ý thức đề cao cá nhân, một khibị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá nhân lấn átcái cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc đặt lợi ích cánhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợi ích cá nhânlà trên hết, lúc đó, lợi ích tập thể sẽ bị lấn át,thậm chí bị phế bỏ, từ đó mà tham nhũng, lãng phíngày càng có cơ hội gia tăng: "Tham nhũng, lãng phílàm tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộphận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làmnảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, làm cho nhândân lo lắng, bất bình và nguy hiểm hơn, đó là làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhànước và chế độ".Như vậy, có thể thấy, những hiện tượng tiêu cựcdiễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam như phântích ở trên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩnmực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còngiá trị trong xã hội hiện đại. Một khi những chuẩnmực đó không được giữ vững như là định hướng tronghọat động của con người thì sự suy thoái là điềukhông tránh khỏi. Vì vậy, việc giữ vững định hướngchính trị và định hướng giá trị tinh thần trongthực tiễn xây dựng đất nước, cũng như trong họatđộng thực tiễn đạo đức là yêu cầu cấp thiết để gópphần ngăn chặn sự suy thóai và nguy cơ suy thóaiđạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nayC â u 20: gi ải ph áp b ảo t ồn v à ph át huy ban s ắc v ă n ho á d â n t ộc tong qu á tr ình giao l ư u ti ếp bi ến v ă n ho á hi ện nay?

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhậpVăn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại củamột cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thùriêng. Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc. Vàyếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của mộtnền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn",là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗidân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác,từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sựhiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hộinhập. Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đãrèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp.Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập,tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sựhình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dântộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường,tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kếtcá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhânái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấynhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối vớicộng đồng nhà – làng – nước; trọng dân, đề cao dân,lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù, khiêmtốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhâncách của con người và được nhân dân làm thành nhâncách, cốt cách của dân tộc Việt NamBản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyệncùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữnước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó không phải làmột hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những

giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trìnhhội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa.Tùy theo cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu để cóthể rút ra những kinh nghiệm của việc giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc, đóng cửa hay mở cửa trong quátrình giao lưu, hội nhập.Trước hết, phải nhận thức văn hóa là đối thoại, là sựxâm nhập, đan xen, trao đổi, tác động qua lại và cóchút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoạisinh. Bản thân khái niệm văn hóa dù theo nghĩa nàyhay nghĩa khác, cũng đều thể hiện quan hệ với mình,với người, với sự việc, giữa dân tộc và nhân loại.Văn hóa là biết cách xử sự, xử thế. Các nền văn hóaluôn tiếp nhận lấy nhau, vay mượn của nhau. Mọi nềnvăn hóa đều thuộc về di sản chung của nhân loại.Văn hóa của giai đoạn sau thường là sự phát triểnhợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loàingười đã tích lũy ở các giai đoạn trước. Không cónền văn hóa nào trên thế giới lại tuyệt đối đơn lẻ,thuần khiết và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nềnvăn hóa nào khác. Điều này đúng với mọi thời đại.Đời sống của một con người, một cộng đồng, một dântộc hay xã hội, tự bản thân nó là không ngừng pháttriển, tự tái tạo và biến đổi không ngừng trongtiến hóa của lịch sử. Sự trao đổi và phát triển đóbị ngưng trệ – dù vô thức hay hữu thức – đều làmtổn thương và xói mòn các giá trị của đời sống, làđiều tồi tệ nhất. Những bài học và kinh nghiệmthành công và không thành công của Việt Nam và thếgiới thời cổ, trung, cận đại đều được đo bằng việccó giao lưu hội nhập với thế giới hay co vào cốthủ, đóng kín, khước từ giao lưu.

Việc mở mang đầu óc với thế giới bên ngoài là mộtđòi hỏi khách quan, một quy luật của sự hưng thịnhtiến bộ và phát triển. Ngăn trở hoặc làm trái quyluật sẽ dẫn tới thất bại.Không kể tới những sự cách biệt do các yếu tố địalý như bị ngăn cách bởi đại dương, sa mạc, bởi khíhậu khốc liệt làm cho một số nền văn minh cổ đại từchỗ phát triển cao đi tới chỗ trì trệ, suy tàn, cònlại đều chủ yếu do sự xung đột, cưỡng chế áp đảo.Triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc, triều Nguyễn ởViệt Nam là những ví dụ điển hình về chính sách "bếquan tỏa cảng" trước sức mạnh áp đảo của văn minhphương Tây. Kết quả là càng đóng kín bao nhiêu thìcàng trở nên trì trệ bấy nhiêu, cuối cùng cũngkhông thể đóng cửa. Ngược lại, bài học của Nhật Bảnchủ trương mở cửa, ứng xử phù hợp với các nền vănminh khác là những hình ảnh sống động, mẫu mực củaviệc giao lưu, hội nhập trên cơ sở giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc.Hai là, không mở mang đầu óc với thế giới bên ngoàithì sớm hay muộn cũng sẽ suy thoái. Nhưng cũng khôngphải cứ mở mang là phát triển và tiến bộ. Vấn đề còn ở chỗlà cách thức mở mang, giao lưu với thế giới như thếnào. Là vấn đề có tính quy luật cơ bản của đời sốngcon người, nhưng nếu tiếp cận tốt thì kết quả sẽ tốt,và ngược lại.Một câu hỏi lớn đặt ra cho việc tiếp cận khoa họclà tại sao trong lịch sử có những bài học thànhcông và không thành công? Vẫn cùng một nền văn hóavới những giá trị hàng đầu như tinh thần yêu nước,chủ nghĩa dân tộc độc lập, tâm lý và ý thức tônvinh cộng đồng, nhưng tại sao từ nửa cuối thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc

Việt Nam không giành được thắng lợi? Sau này tạisao ta lại thắng thực dân Pháp, thắng đế quốc Mỹ?Nếu trả lời vì đối phương vấp phải một nền văn hóamà họ không thể nào hiểu được, không thể nào thắngđược thì chưa hoàn toàn có sức thuyết phục, nóicách khác chỉ là mới đúng một phần. Nếu cho rằng,vì chính sách đóng cửa (đương nhiên vì sợ hãi sự ápđảo, cưỡng chế của thực dân phương Tây dưới danhnghĩa "khai hóa") thì cũng mới đúng một nửa, thậmchí chưa được một nửa. Thực tế lịch sử cho thấy,cũng có những bài học về chính sách đóng cửa dẫntới sự thành công(1) trong thời cận đại sự pháttriển của Nhật Bản tưởng như một nghịch lý, bởi vìbắt đầu từ "cú hích" đóng cửa dẫn đến sự thành côngcủa cải cách Minh Trị sau này. Điều đó cho thấy,không nên hiểu một cách đơn giản rằng, cứ có mộtnền văn hóa mang bản sắc riêng không trộn lẫn vớinền văn hóa các nước khác là tự khắc thành công.Hoặc cứ mở cửa là ắt phát triển. Bài học hôm naylà, phải "biết mình biết người", biết cách mở cửa,thậm chí như Nhật Bản là biết cả cách "đóng cửa mộtcách chủ động có chọn lựa nhằm khuyến khích sự pháttriển các ngành trong nước, phục hưng sản xuất vàđiều tiết ngoại thương".Ba là, "biết mình biết ta" để giữ gìn và chắt lọc,biết "mở cửa", "đóng cửa" thì ắt thành công.Trước hết, phải nhận thức đầy đủ về một bối cảnhquốc tế mới sẽ còn nhiều biến động. Đó là quá trìnhphát triển nhanh, mạnh và toàn cầu hóa trên nhiềulĩnh vực như thông tin, khoa học và công nghệ,thương mại,… Nó tạo ra khả năng trao đổi trí tuệ,thông tin cực nhanh về thời gian, cực rộng về địabàn và phong phú từ nhiều nguồn. Một chân trời văn

hóa và kiến thức tạo cho các cộng đồng xích lại gầnnhau đang mở ra trước các dân tộc. Mặt khác là nguycơ san bằng và đồng nhất hóa các hệ thống giá trịvà tiêu chuẩn, đe dọa làm suy kiệt khả năng sángtạo của các nền văn hóa. Kinh tế thị trường trongxu thế toàn cầu hóa có xu hướng biến di sản văn hóa(vật thể và phi vật thể) thành hàng hóa, kể cả bảnthân con người.Trong bối cảnh đó, cần phải tỉnh táo nhận thức vềmình. Không ai có thể phủ nhận được sức mạnh và giátrị trường tồn của bản sắc văn hóa Việt Nam(2).Nhưng có phải sức mạnh đó là vô biên hay vẫn cógiới hạn? Có những khuyết tật mà trước đây chưa bộclộ hay bộc lộ ít, nay thì lộ rõ hơn. Hiện tượngtrong lịch sử có lúc phương Đông bị phương Tây ápđảo, thậm chí bị ngược đãi và làm nhục. Song ở mộtchừng mực nào đó thì văn hóa Phương Đông đã làmsáng mắt cho họ một bài học về quy luật cái mạnhđối với cái yếu. Trong quy luật đó, không thể khôngbàn tới việc văn hóa phương Tây đi tiên phong vềnhững lý tưởng cách mạng: tiến bộ, tự do, dân chủ,đặt chữ trí lên trên hết, lấy lý tính và khoa học làmtiêu chuẩn chân lý. Phải thừa nhận rằng, trước kiacũng như hiện nay chúng ta đang thấp kém về mặt vậtchất và khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. Vềkhoa học xã hội và nhân văn cũng có những nét tươngtự. Chẳng hạn, phương Đông đề ra "đức trị" trongkhi còn những non kém về "pháp trị". Chúng ta phảidám nhìn thẳng vào sự thật, giác ngộ về những yếukém và lạc hậu của mình. Tuy nhiên sự mạnh, yếucũng là cái nhìn tương đối, trong những giai đoạnvà hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Bởi vì xétđến cùng thì những mặt tinh thần và giá trị đạo đức

là những cái quan trọng hơn những cái khác. Theotinh thần của UNESCO, "phân tích đến cùng sự pháttriển của xã hội chính là sự phát triển của vănhóa"; "sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhấtcủa sự phát triển".Bốn là, điều cần quan tâm hiện nay là, với tư duy vănhóa đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Bảo vệ bảnsắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốctế, tiếp thụ có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộtrong văn hóa các dân tộc khác"(3) thì chúng taphải nhận thức như thế nào và làm gì để giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trìnhgiao lưu hội nhập? Có thể nêu lên một số khía cạnhcho sự lựa chọn mô hình phát triển Việt Nam nhưsau:1 – Không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hóa, không"dị ứng" với mọi biểu hiện của văn hóa nhân loại.Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin,tự nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hóavới tư duy đa dạng văn hóa là một tất yếu của giaolưu, hợp tác. Muốn vậy phải trên cơ sở lấy văn hóadân tộc làm gốc. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn,đầy đủ việc giữ gìn, phát huy cốt cách văn hóa dântộc mới đi tới được văn hóa nhân loại.2 – Kinh tế và có kiến thiết kinh tế rồi thì vănhóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triểnđược. Ngược lại, văn hóa phải đứng trong kinh tế vàchính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị pháttriển. Như vậy, trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, cùng với phát triển kinh tế vẫn phảicó niềm tin và biện pháp tích cực để phát triển vănhóa tinh thần, không theo kiểu dàn hàng ngang đểtiến, mà bằng tư duy "lấy tinh thần chiến thắng vật

chất", "đem văn minh (đồng nghĩa với văn hóa) thắngbạo tàn".3 – Phải xuất phát từ tư duy phương Đông được đánhdấu bởi hoài bão tìm kiếm tính thống nhất của vũtrụ, sự hài hòa giữa những mâu thuẫn. Để giao lưu,hội nhập phải có một thái độ "cầu đồng tồn dị", tìmmẫu số chung thay vì khoét sâu sự cách biệt. Nếugiữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tìm thấy điểm chungcủa Khổng Tử, Các Mác, Giê-su, Tôn Dật Tiên là mưucầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi choxã hội, thì đến cuối thế kỷ XX nhân loại lại tìmthấy một lý tưởng chung ở Hồ Chí Minh là hướng conngười Chân – Thiện – Mỹ, đem lại hạnh phúc, tự docho nhân loại. Trong mối quan hệ Đông – Tây, dântộc và nhân loại, cần phải xác định có cái chung vàcái riêng, vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoạisinh để tập trung giải quyết sự cân bằng, hài hòagiữa các yếu tố.4 – Có "vay" thì phải có "trả". "Vay" thì phải sángtạo và không được trở thành kẻ bắt chước. "Trả" thìphải xứng đáng là một dân tộc trong số ít của thếgiới có nền văn hóa tiêu biểu. Giới thiệu văn hóa,đất nước, con người Việt Nam với thế giới, làmphong phú thêm nền văn hóa nhân loại vừa là tráchnhiệm, vừa là vinh dự. Suy cho cùng, "giúp bạn cũngchính là giúp mình". Quá trình "vay" và "trả" qualại lẫn nhau giúp ta có điều kiện giao lưu hộinhập, tạo nên tiên tiến và hiện đại song vẫn rấttruyền thống (Việt Nam) nếu chúng ta luôn có ý thứcvà niềm tự hào về các dân tộc.5 – Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc là một ýthức chính trị, và ý thức chính trị của dân tộc,xây dựng tâm lý cộng đồng với nội dung cao cả là

tinh thần độc lập tự cường, tự chủ lại là biểu hiệncao nhất và trước hết của văn hóa. Trước đây bảnsắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu nước, chủnghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chínhtrị đã khẳng định sức mạnh của phong trào giảiphóng thì nay lại càng cần phải như vậy. "Một dântộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộckhác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập"(4).6 – Tiếp thu toàn diện, nhưng có chọn lọc qua "mànglọc" bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà văn hóa kiệtxuất Hồ Chí Minh chỉ rõ, cái gì bổ ích và cầnthiết, cái gì tốt và hay thì ta phải học lấy, tiếpnhận để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, một nền vănhóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng củanhân dân. Nói như vậy để thấy không phải mọi thứmới lạ đều bổ ích. Cái gì mới mà hay thì tiếp thu, còncái mới mà lai căng, xấu xa thì cương quyết loại bỏ.Phải thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa vớiý nghĩa là cội rễ của dân tộc, cái vốn của riêngmình. Điều cơ bản và trước hết là phải làm kỳ đượcviệc thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cat cáchvăn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Một khi saonhãng công việc đó thì tự mình sẽ đánh mất mình.Nhưng trong nội hàm giữ gìn bản sắc đã chứa đựng pháthuy, giao lưu, trao đổi, xâm nhập và hội nhập các giá trị văn hóarồi: Bởi vì văn hóa là đối thoại và đa dạng vì pháttriển. Nhà văn hóa lớn G. Nê-ru (Ấn Độ) hoàn toàncó lý khi cho rằng, "người ta không thể sống chomột mình với cội rễ". Thậm chí cội rễ đó cũng sẽkhô héo nếu nó không vươn ra dưới mặt trời và khôngkhí tự do; chỉ khi đó cội rễ mới mang dinh dưỡngđến cho anh. Chỉ khi đó cuộc sống mới đâm cành trổhoa"(5).

Kết hợp chặt chẽ việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại đấu tranh chung lại sự xâm nhập của văn hóa độchại. Đó là mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc vớitiếp thu tinh hoa, giữa truyền thống – tiếp biến và đổi mới,để bồi bổ cho một nền văn hóa dân tộc cường tráng,với các yếu tố nội sinh sung mãn.7 – Quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũnglà quá trình xâm nhập văn hóa, quá trình tự thânvận động, tự ý thức, tự khám phá, tự tái tạo từ tavà từ người. Cái khó ở đây là, làm thế nào để cóđược sự công bằng giữa gốc rễ và hoa lá trên cành;giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh khi các yếu tốđó luôn có mối quan hệ biện chứng. Câu trả lời phảiđược tiếp tục suy nghĩ từ quá khứ và thực tiễn hômnay. Nhưng trước mắt chúng tôi vẫn phải trở lại,vận dụng sáng tạo và phát triển những luận đề củaHồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng: "Chủ nghĩadân tộc là động lực lớn của đất nước… Người ta sẽkhông làm gì được cho người An Nam nếu không dựatrên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sốngxã hội của họ". "Phải trông ở thực lực. Thực lựcmạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cáichiêng và ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có totiếng mới lớn". "Đem sức ta mà giải phóng cho ta","Muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúplấy mình đã". Về văn hóa, cần hiểu đó là sự bảotồn, chấn hưng nền văn hóa dân tộc để làm cơ sởđịnh hướng cho việc mở rộng giao lưu văn hóa quốctế. Đồng thời phải kết hợp một cách chặt chẽ, khoahọc, tinh tế, có lý có tình giữa "pháp trị" – màđặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước đối với cáclĩnh vực kinh tế – xã hội – với "đức trị" mà chủyếu là giáo dụctính nhân văn, đạo đức. Ở một ý nghĩa

nào đó, là kết hợp giữa "xây" và"chống", trong đó "xây"là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Phải nhận thức conngười là điểm xuất phát cũng là mục tiêu của sựphát triển. Phải đào tạo con người cả về nhân cáchvà về trí tuệ. Trong nhân cách có trí tuệ. Trí tuệcàng cao, nhân cách càng phải lớn. Chỉ có nhận thứcnhư vậy mới tạo nên một Việt Nam ổn định, pháttriển bền vững trong quá trình giao lưu, hội nhập.Câu 25: giao l ưu tiếp biến và đời sống văn hoá báo chí của việt nam hiện nay?

Chúng ta đang ở vào thời điểm bước ngoặt của thờiđại với mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại,đan xen giữa hai quá trình của sự phát triển thếgiới: đó là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vàcuộc cách mạng xã hội. Mọi tín điều cũ đều khôngcòn hoàn toàn phù hợp, mọi cách tiếp cận xưa đềukhông đủ khả năng cung cấp cho ta chìa khóa vạnnăng để đi vào tương lai. Do vậy, nền học vấn hiệnđại đòi hỏi phải có kiến thức đồng bộ, tư duy tổng hợp vàphương pháp tiếp cận liên ngành trên cơ sở tích hợp các dữ liệu củanhiều khoa học. Văn hóa học đáp ứng được đòi hỏi đó.

Mặt khác, với những thành tựu khoa học và côngnghệ kỳ diệu, ngày nay con người đã và đang thựchiện những ước mơ của mình trong việc chinh phục vũtrụ, thám hiểm đại dương... Nhưng cũng kèm theo đólà biết bao hậu quả nghiêm trọng đe dọa cuộc sốngcon người như nạn ô nhiễm môi trường, thiên tai,bệnh tật... Để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên vàcon người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định vàphát triển hài hòa, nhân loại mong muốn xây dựngmột môi trường xã hội nhân bản, bền vững, an khang,

trong đó văn hóa đóng vai tro vừa là động lực, vừa là hệ điềuchỉnh cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổnghợp, văn hóa như chất keo kết dính các mối quan hệkinh tế, chính trị, xã hội... tạo nên hình hài vàbản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hóa có khảnăng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo tính bềnvững của xã hội, tính kế thừa của lịch sử và khôngbị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộngđồng lớn hơn. Trong quá trình hội nhập thế giới,trong khi khoa học kỹ thuật càng nhất thể hóa baonhiêu thì, ngược lại, văn hóa lại càng được khubiệt bấy nhiêu. Như những dòng sông, văn hóa củacác dân tộc bền bỉ tích luỹ, thâu nhận, gạn lọctinh hoa từ muôn dặm nẻo, không ngừng chuyển tải vàbiến đổi, không ngừng giao lưu và mở rộng để rồigóp phần của riêng mình vào đại dương văn hóa mênhmông của nhân loạiĐường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bảnsắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kìđổi mới       Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vìlẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằngngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toànbộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”.Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiếtnước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phảicoi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế,xã hội, văn hóa”.

       Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đãkhẳng định: nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghịquyết “Xây dựng và phát riển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hôi nghịtrung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn làNghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trìnhxây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta,cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳmới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếptục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kếtchặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xãhội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực củađời sống xã hội”.       Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độlên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011)được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định:“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhấttrong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhânvăn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặtchẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trởthành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nộisinh quan trọng của phát triển”.       Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của conngười, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đờisống vật chất và tinh thần của con người. Cùng vớithiên nhiên thứ nhất do tạo hóa tạo nên, văn hóatrở thành môi trường sống của con người, văn hóađược nhìn nhận là động lực của sự tiến bộ xã hội.Cần phải khắc phục nhận thức phiến diện về văn hóa,đồng nhất văn hóa với một vài hoạt động thuộc lĩnh

vực tinh thần như: âm nhạc, hội họa, sân khấu, điệnảnh…. và xem nhẹ vai trò, chức năng xã hội của nó.       Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thốngđại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tựcường, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là những giá trịtinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những giátrị này đã được giữ gìn, bảo lưu sáng tạo, và pháthuy qua các thế hệ trở thành truyền thống văn hóadân tộc, là cơ sở để liên kết xã hội và liên kếtcác thế hệ, tạo nên sức sống bất diệt của dân tộcViệt Nam.        Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyềnthống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc đóng vai trònền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Vì vậy, kế thừa và phát huy những giátrị văn hóa tiêu biểu, truyền thống lịch sử tốt đẹpcủa dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đápứng yêu cầu phát triển của đất nước vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh là yêu cầu hàng đầu đối với việc xây dựng nềnvăn hóa hiện nay.        Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiêntiến, đâm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cầnthiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướngphát triển này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắcvà bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại để phát triển không ngừng, đạttới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vựcvà thế giới.       2. Đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc

       Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm xây dựngnền văn hóa Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữucơ giữa tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc dântộc. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâuthuẫn với bản sắc văn hóa dân tộc, hai đặc tínhthống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại vàquy định lẫn nhau.       Nền văn hóa tiên tiến trước hết là nền vănhóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dựa trêncơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnhphúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diệncủa con người trong mối qhệ hài hoà giữa tự nhiênvới cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên với xã hội.       Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thúc đẩysự phát triển của đất nước dựa trên tư tưởng cáchmạng và khoa học dẫn đường. Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền văn hóa tiến bộcũng là nền văn hóa thể hiện tinh thần nhân văn vàdân chủ sâu sắc.       Tính nhân văn thể hiện ở ngay trong mụctiêu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa màĐảng ta đã đề ra. Đây là nền văn hóa hướng tới đấutranh, giải phóng cho con người, trước hết là nhândân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột về phương diệngiai cấp, dân tộc và xã hội; phấn đấu để khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia sángtạo, hưởng thụ nhiều hơn những thành tựu văn hóacủa dân tộc và nhân loại. Văn kiện Đại hội lần thứIX của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hóa

nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàndiện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thểchất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòngnhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sốngcó văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộngđồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩycon người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyềnthống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêunước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổquốc”       Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắnliền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “củadân, do dân và vì dân”. Nền văn hóa này khai thácđộng lực dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện đểphát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân và cộngđồng, đề cao trách nhiệm của công dân trước nhândân, dân tộc và thời đại. Tính chất dân chủ của nềnvăn hóa thống nhất với việc đề cao ý thức công dân,đề cao trật tự kỷ cương xã hội và thống nhất giữaquyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dântrước pháp luật. Đồng thời phát huy dân chủ phảigắn liền với việc nâng cao ý thức chính trị, đạođức xã hội và trình độ dân trí, tạo điều kiện đểnhân dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, chốnglãng phí, tham nhũng, quan liêu và các tiêu cựckhác trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Pháthuy dân chủ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng vàquản lý của nhà nước, chống tư tưởng tự do vô chínhphủ, tự do vô kỷ luật.       Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độphát triển cao mang tính hiện đại, cập nhật vớithành tựu văn hóa chung của khu vực và cộng đồng

quốc tế. Bên cạnh hệ tư tưởng tiên tiến là chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cácthành tố khác của nền văn hóa Việt Nam cũng phảiđược hiện đại hóa. Cần phải phát triển giáo dục –đào tạo, khoa học – công nghệ, nâng cao trình độdân trí, khả năng chiếm lĩnh và sử dụng nhữngthành tựu của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệhiện đại để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước. Nền văn hóa mới phải tậptrung xây dựng những phẩm chất mới, xây dựng đạođức, lối sống của con người Việt Nam hiện đạingang tầm với công cuộc đổi mới. Mặt khác, nền vănhóa Việt Nam phải tham gia cùng cộng đồng quốc tếgiải quyết những vấn đề đặt ra trong xu thế toàncầu hóa, khẳng định bản lĩnh và bản sắc dân tộctrong giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế.       Bản sắc văn hoá dân tộc là những yếu tố độcđáo, đặc sắc của một nền văn hóa, biểu hiện “đặctính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, tạo nên sức mạnhcố kết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc,là bộ “gen” bảo tồn của dân tộc, là các giá trị đặctrưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, truyền thống,bản lĩnh, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, cách cảm,chách nghĩ, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗiquốc gia, dân tộc;       Bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu cơ bảnđể phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dântộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Bản sắcvăn hóa dân tộc thể hiện tập trung trong truyềnthống văn hóa dân tộc. Truyền thống văn hóa là cácgiá trị do lịch sử truyền lại, được các thế hệ saukế thừa gìn giữ và phát huy trong thời đại của

mình, tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử vănhóa.        Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nhữnggiá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàngngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. “Đó làlòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cánhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân ái, khoandung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù,sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử,tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc văn hóa dântộc là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thếhệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Vì vậy,bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trởthành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của sựnghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namhiện nay.1. Các quan điểm chỉ đạoThứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêuvừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọngcủa văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiệnnay. Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vìsự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoàgiữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo chođất nước phát triển bền vững và lâu dài. Vì vậy,Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tới vai trò củaviệc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc. Nền văn hóa này vừa phải là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạtđộng kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâmcủa sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinhtế, vừa phải chú ý đến hiệu quả xã hội và văn hóa.Đồng thời, phải chú trọng khai thác văn hóa như mộtnguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội,nhất là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa,dịch vụ văn hóa và du lịch văn hóa… Như vậy, vănhóa không phải là kết quả thụ động của nền kinh tếmà là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội.Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưngcủa nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xâydựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trình độ tiêntiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắcvăn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế củavăn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế.Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thốngnhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam.Quan điểm này nhấn mạnh đến tư tưởng nhất quán củaĐảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống nhất vàtính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam thể hiệnở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinhthần đại đoàn kết của các dân tộc anh em trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thống nhất ởviệc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý củaNhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sựnghiệp văn hóa; thống nhất ở ý chí và nguyện vọng

chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệpđổi mới hiện nay. Tính thống nhất là điều kiện đểđảm bảo sự phát triển đa dạng của văn hóa các dântộc trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, trên đấtnước ta có 54 dân tộc với các đặc trưng văn hóakhác nhau. Các giá trị và các đặc trưng văn hóa đóbổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, làmphong phú cho nền văn hóa Việt Nam và củng cố sựthống nhất quốc gia.Thứ tư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệpcủa toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tríthức giữ vai trò quan trọng.Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng vàphát triển sự nghiệp văn hóa. Mọi người dân ViệtNam phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh đều có vinh dự,trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ tham gia xâydựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân,nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoànkết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xâydựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo củaĐảng và quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắnbó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.Thứ năm, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và pháttriển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài,đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì,thận trọng.Quan điểm này nhấn mạnh tới phương pháp xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chủtịch Hồ Chí Minh từng nói: Văn hóa là một mặt trận,đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động

văn hóa phải là chiến sĩ trên mặt trận đó. “Mặttrận” là nơi đoàn kết thống nhất ý chí và tình cảmcủa nhân dân, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vàcác nhà hoạt động văn hóa vào thực hiện mục tiêuchung của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra. “Mặttrận” là nơi đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác vàcái giả, khẳng định cái đúng, cái tốt và cái đẹpnhằm xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lànhmạnh. Đồng thời, đây cũng là nơi để chống lại mưutoan phá hoại của kẻ thù, đặc biệt là âm mưu "diễnbiến hoà bình" của các thế lực thù địch quốc tếtrên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong quá trìnhđó, “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy “xây” làmtrọng tâm. Quan điểm này cũng nhấn mạnh đến tínhđặc thù của việc xây dựng và phát triển văn hóa.Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới tíchcực và tiến bộ, loại bỏ những yếu tố bảo thủ và lạchậu trong nền văn hóa, làm cho các giá trị văn hóathấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành tâmlý, tập quán tiến bộ, văn minh, nhân bản là một quátrình đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, đòi hỏinhiều thời gian và cần phải có ý chí cách mạng vàsự kiên trì thận trọng, tránh nóng vội, chủ quanduy ý chí. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cầnphải nhận thức sâu sắc rằng, sản phẩm văn hóa làmột sản phẩm hàng hóa đặc biệt, hoàn toàn khác vớisản phẩm hàng hóa thông thường khác. Đây là phươngtiện để biểu đạt đời sống tinh thần của mỗi dântộc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần cógiải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nền vănhóa của dân tộc mình, chống nguy cơ bị đồng hóa vềvăn hóa

Giao lưu và tiếp biến văn hóa

Câu 3:

Trong giao lưu tiếp biến văn hóa, nước ta 1 mặttiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, 1 mặt bảo tồnnhững giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Trong đó quan trọng nhất là giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc việt nam.

1, Giao lưu và tiếp biến văn hóa nhằm đáp ứng nhucầu của các thành viên xã hội: Giao lưu văn hóa là hình thức trao đổi trên tấtcả các lĩnh vực của văn hóa, từ đó làm tăng sựhiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và là cơ sởđể thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển.

Giao lưu và tbien vh giữa các vùng, miền, dântộc trong 1 quốc gia.

Chẳng hạn, những lễ hội, những phiên chợ quê ở đồngbằng hay miền núi Việt Nam là những dạng giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dâncư, qua đó mỗi cộng đồng giới thiệu và trao đổi những sản phẩm văn hóa của mình với cáccộng đồng khác, giúp thỏa mãn nhu cầu hiểu biết củanhau và thúc đẩy lan tỏa văn minh từ vùng này sangvùng khác. + Nếu các phiên chợ quê chủ yếu là để trao đổi cácvật phẩm văn hóa, thì cũng có một số chợ thêm chứcnăng tinh thần như chợ tình (Lào Cai), chợ âm phủ(Quảng Ninh), chợ mua lộc (chợ Viềng Nam Định)...

+ hay các lễ hội cổ truyền chủ yếu là để giao lưucác hoạt động văn hóa tinh thần (tình cảm, tâmlinh, nghệ thuật, du lịch, giải trí…), thường đượctiến hành ở những địa danh văn hóa - lịch sử, mỗinăm một lần, bắt đầu vào những ngày tháng nhất địnhtheo âm lịch và có thể kéo dài nhiều ngày hoặcnhiều tuần, thu hút từhàng ngàn đến hàng trăm ngànngười trẩy hội, như hội chiến thắng Đống Đa Hà Nội(ngày 5/1), hội chùa Hương Hà Tây (6/1) và hàngtrăm hội chùa ở khắp cả nước, hội thành Cổ Loa HàNội (6/1), hội voi Buôn Ma Thuột (10/1), hội Lim-Quan họ Bắc Ninh (13/1), hội đền Bà Chúa Kho BắcNinh (14/1), hội núi Bà Đen Tây Ninh (15/1), hộiHoa ởVị Khê Nam Định (20/1), hội Phủ Giầy Nam Định(1/3), hội Giỗ Tổ vua Hùng ở Phú Thọ (10/3)…

Giao lưu tbien vh giữa các quốc gia dân tộc:qua giao lưu tiếp xúc với những nền văn hóa

bên ngoài người bản địa không những quảng bá đượcnhững nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa hóa của mình, phát huy được những lợi thế sẵn cócủa mình trong hợp tác kinh tế quốc tế, mà còn làm quen với những yếu tố văn hóa ngoại lai vànhận biết những yếu tố nào trong số đó có ích lợicó thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủhoặc chưa có trong nền văn hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thìkhông. Cụ thể như Sự liên kết các nước vào nhữngliên minh như EU hay khối Asean chính là một dạng

cộng sinh mạnh giữa một số nền văn hóa, vì nó tạora những ưu đãi và những lợi thế đặc biệt tronggiao lưu văn hóa giữa các nước trong cùng khối,giúp cho toàn bộ văn hóa của mỗi nước phát triểnthuận lợi. Lợi ích to lớn trước mắt mà giao lưu văn hóa đemlại là mỗi nước thông qua xuất nhập khẩu vật chất, năng lượng và thông tin với bênngoài có thể đáp ứng rất nhanh nhiều nhu cầu bức thiết của mình, giải quyết thuận lợinhững khó khăn bức xúc mà nhiều nước đang gặp phải. Nền nông nghiệp Việt Nam từ khi mởcửa hội nhập đã phát triển nhảy vọt nhờ đẩy mạnh xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sảnnhư gạo, tôm, cá da trơn, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, hoa, trái cây, rau củtươi…, đồng thời nhập khẩu được nhiều vật tưnông nghiệp chưa tự sản xuất được đủ như giống,phân bón, thuốc bảo vệ động thực vật…, từ đó giúp giải quyết rất nhiều việc làm và tăngthu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần tạo sự ổn định và tiến bộ xã hội. Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đemlại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa.Trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 17và 18, sự mở cửa buôn bán của Đàng Trong với Nhật bản, Trung Hoa và ĐôngNam Á đã giúp họ Nguyễn sống còn

trong cuộc chiến với họ Trịnh ở Đàng Ngoài mạnh hơngấp bội về mọi mặt. Như vậy giao lưu văn hóa là mộtnhu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển củamỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc. Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bênngoài những con người của nền văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xửlý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩysinh những nhu cầu mới. Những nhu cầumới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nẩysinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãnnhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn hẳn. Chẳng hạn, kếtquả tiếp xúc với khoa học kỹ thuật phương Tây và những sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật nàytrong lĩnh vực nông nghiệp đã làm nẩy sinh ở các nước nông nghiệp phương Đông, trongđó có Việt Nam, nhu cầu sử dụng và sản xuất máy bơm nước, các máy nông nghiệp, phânhóa học, thuốc bảo vệ động-thực vật, nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học về chọn, lai,tạo và nhân giống tốt và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về trồng, nuôi và phòng chữa bệnhcho các cây, con, nhu cầu về công nghệbảo quản và chế biến nông sản v.v... để từ đó mộtnền công nghiệp nội địa sản xuất những

sản phẩm phục vụ nông nghiệp và chế biến nông sảnvà một ngành khoa học công nghệnông nghiệp bản địa ra đời và ngày càng lớn mạnhhoàn thiện, làm cho nền nông nghiệp tiến bộ vượt bậc. Sự ổn định và phát triển nhanhchóng của Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập là minh chứng rõ ràng cho những lợi ích màgiao lưu văn hóa mang lại. Bản thân giao lưu văn hóa không gây ra sự đồng hóavăn hóa, điều này lại càng chắc chắn trong trường hợp nền văn hóa bản địa giao lưuđồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài. Một nền văn hóa bị đồng hóa với nền văn hóakhác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ để thực hiện tiếp biến văn hóa(acculturation), mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trongquá trình giao lưu. Dân tộc Việt nhờ năng lực tiếp biếnlạ kỳ mà trong một ngàn năm Bắc thuộc không hề bị đồng hóa, mặc dù chính quyền cai trịphương Bắc buộc người dân theo luật Hán, áp đặt chữ Hán, đem người Hán đến ở lẫn với ngườiViệt, bắt người Việt theo phong tục tập quán của người Hán…Trong quá trình người Việt tiếnvào phía Nam dưới thời chúa Nguyễn, họ ở lẫn với các tộc dân địa phương đứng đầu làngười Chăm, tiếp nhận, vay mượn có chọn lọc và thích nghi một cách thoải mái với nhiều yếutố văn hóa Chăm, chẳng hạn như tiếp thu

kỹ thuật làm ghe và cả tên gọi ghe, bàu từ ngườiChăm, các tục lệ hoặc phương thức thờcúng, các thần linh của người Chăm, tục ăn gỏi,cách đội khăn, chôn cất người chết trong huyệt theo kiểu người Chăm… Những điều này giúp chongười Việt thích ứng tốt với điều kiện địa phương, nhưng không hề làm thay đổi bảnsắc văn hóa của mình.2. Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộcLịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóaViệt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị ápđặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thànhphương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền vănhóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủcủa đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng to lớn. Sức sống này do những điềukiện địa lý-lịch sử của Việt Nam quy định và nó làm cho văn hóa Việt Nam vừa có tính bảotồn mạnh vừa có tiềm năng phát triển cao. Về mặt địa lý Việt Nam nằm trên “ngã tư đườngcủa các nền văn minh”, vì vậy tuy mang trong mình cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nhưngtrong lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng của những làn gió văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa,Pháp, và sau này thêm cả văn hóa

Nga, Đông Âu, Nhật, Mỹ. Cùng tràn đến với một sốdòng văn hóa bên ngoài là những cuộc xâm lược bành trướng. Trong lịch sử hàng ngàn nămgiữa trăm ngàn nhu cầu để tồn tại của những con người sống trên mảnh đất Việt Nam có mộtnhu cầu chung, thường trực và bức thiết đòi hỏi tất cả cùng chung sức chung lòng đồngtâm nhất trí mới đáp ứng được là nhu cầu độc lập-tự do và bảo vệ độc lập-tự do cho dântộc và đất nước. Với một đất nước không rộng, một dân tộc không đông nhưng luôn phải đốiđầu với những thế lực ngoại xâm hoặc bành trướng to mạnh có trình độ phát triển văn hóahơn hẳn và luôn tìm cách đồng hóa thì con đường bảo tồn dân tộc duy nhất là bảo tồn bảnsắc và nâng cao sức mạnh của văn hóa dân tộc. Người Việt đã có ít nhất hai cách ứng xửmềm dẻo và khôn ngoan: Thứ nhất là duy trì tổ chức làng tự trị tương đối đóng khép có từxa xưa- một hình thức công xã nông thôn, trong đó quan hệ họ hàng và làng mạc gắn bó vớinhau tạo nên tính cố kết cộng đồng hết sức mạnh mẽ -, về đối nội thì duy trì được văn hóaViệt, về đối ngoại thì khi bị ngoại thuộc vẫn buộc được chính quyền cai trị chấp nhận vì mọichính sách thuế má cống nộp và huy động phu lính của chúng vẫn thực hiện được đến làngtrong khi chúng không thể có người

để đặt sự cai trị trực tiếp xuống tận đơn vị cơ sởnày. Nhờ thế mà tuy có lúc nước mất nhưng văn hóa Việt vẫn còn vì làng còn, và đây chính làcơ sở để người Việt luôn ý thức giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do cho dân tộc mình. Thứhai là tự nguyện tiếp nhận văn hoá ngoại lai, cố gắng học tập những thành tựu của nó, nhưngbiến đổi những yếu tố có ích của văn hóa này thành những yếu tố Việt ngoại sinh thíchhợp với nhu cầu sử dụng bản địa để làm giàu và mạnh thêm nền văn hóa Việt.Do lịch sử Việt Nam chủ yếu là lịch sử giải phóngdân tộc và bảo vệ độc lập tự do nên người Việt Nam phải luôn coi trọng cả bảo tồnlẫn phát triển văn hóa dân tộc, từ đó văn hóa Việt có truyền thống phát triển trong bảo tồnvà càng phát triển thì năng lực bảo tồn càng mạnh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa việc bảo tồnbản sắc văn hóa dân tộc hoàn toàn có thể dựa vào sức sống mãnh liệt, đặc biệt là nănglực truyền thống kỳ lạ về tiếp biến, của nền văn hóa Việt. Dựa vào đó hoàn toàn có cơ sở để tinrằng càng hòa nhập thì văn hóa Việt Nam càng phát triển với bản sắc riêng càng đậm đà. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng thế giới vănhóa chủ yếu là thế giới biểu tượng (univers de symboles), do đó sự khác biệt vềvăn hóa giữa các dân tộc có thể quy về

sự khác biệt giữa các thế giới biểu tượng (vật thểvà phi vật thể) của các dân tộc; trong mỗi thế giới biểu tượng đó phần cốt yếu là ngôn ngữ,gồm ngôn ngữ nói, viết do mỗi dân tộc sáng tạo tự do7. Tổ chức UNESCO cũng từng đưa ra định nghĩa: “Vănhóa là tập hợp các hệthống biểu tượng quy định hành vi và đảm bảo sựtrao đổi thông tin lẫn nhau của một quần thể người làm họ thành một tập thể đặc biệt và khácbiệt”8. Người ta cho rằng ngôn ngữ của mỗi dân tộc không chỉ là phương tiện giao tiếp giữacác cá nhân của dân tộc đó, mà quan trọng hơn, còn là công cụ để dân tộc đó tư duy vànhận thức thế giới, trên cơ sở đó mà hình thành nên thế giới quan và thế giới biểu tượngriêng của mình. Cụ thể, các hệ thống biểu tượng chủ yếu do các yếu tố ngữ văn và cấu trúcngôn ngữ quy định, ngược lại, việc tạo thành các khái niệm ở con người trong quá trìnhnhận thức lại phụ thuộc vào các hệ thống biểu tượng; các hành vi của con người, ngoại trừviệc đáp ứng các nhu cầu sinh học cơ bản như đói, khát, ngủ..., được điều khiển chủ yếu bởicác thực thể biểu tượng; thế giới văn hóa do một dân tộc sáng tạo ra phải phản ánh thế giớiquan của dân tộc đó (và dĩ nhiên cũng tác

động ngược lại lên nhận thức của chủ thể sáng tạo),và do đó mang bản sắc riêng do ngôn ngữ của dân tộc đó quy định. Như vậy, bảo tồn đượctiếng mẹ đẻ sẽ bảo vệ được bản sắc của nền văn hóa bản địa; phát triển được ngôn ngữmẹ đẻ sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa bản địa và ngược lại. Cả hai điều này ngườiViệt đã làm được, dù khi phải chịu cảnh thuộc địa hay khi độc lập tự chủ, nhờ nhữngcách ứng xử khôn ngoan nêu trên. Ngôn ngữ của một dân tộc gồm ngôn ngữ dân gian đóngvai trò như bộ xương và ngôn ngữ bác học - như da thịt, hai phần tươngthích khắng khít với nhau. Ở Việt Nam sựgiao lưu hòa quyện giữa 2 dòng ngôn ngữ thúc đẩy sựphát triển của ngôn ngữ Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trong sựnghiệp bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt dòng ngôn ngữ dân gian đóng vai trò chủ yếu, còntrong sự nghiệp phát triển tiếng Việt thì dòng ngôn ngữ bác học đóng vai trò chủ đạo dothường xuyên tiếp xúc và hấp thu tinh hoa văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc khác. Sự pháttriển của ngôn ngữ bác học được truyền tải vào ngôn ngữ dân gian, được dân gian chắt lọcvà biến đổi thích ứng với đời sống và cách sử dụng dân dã của mình, làm giàu cho dòngngôn ngữ này, thể hiện rõ, chẳng hạn, trong ca dao, hát đối nam nữ.

Các nhà trí thức trước khi học ngôn ngữ bác học đềuphải thấm nhuần ngôn ngữ dân gian, sau đó lại đem ngôn ngữ bác học kết hợp vớingôn ngữ dân gian thành ngôn ngữ sửdụng hàng ngày hoặc trong sáng tác của mình, thí dụhai câu thơ sau trong truyện Kiều của Nguyễn Du: Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau! hoặc của Hàn Mặc Tử: Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối, Gió thu lọt cửa cọ mài chăn. Ngày nay việc học ngoại ngữ được đề cao nhằm tăngkhả năng hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng quốc tế thì việc sử dụng, bảo vệvà truyền dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻtừ lúc lọt lòng cho đến đại học phải được hết sứcchú ý, trong đó những người hoạt động thuộc các lĩnh vực văn học nghệ thuật, truyền thôngđại chúng, viết sách và giảng dạy phải được đào tạo và rèn luyện chuẩn mực về nói và viếttiếng Việt.Câu 14:ảnh hưởng của văn hóa pháp vào vh vn:Những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vàothế kỷ 17 không thể tưởng tượng được rằng mối quanhệ giữa hai nước lại có nhiều bước thăng trầm suốtnhững thế kỷ sau đó.Cú va chạm mạnh và những thành tựu bất ngờ

Dường như lịch sử đã ngẫu nhiên chọn văn hóa làđiểm tiếp xúc đầu tiên và xuyên suốt của mối quanhệ Pháp - Việt: những người Pháp đặt chân đến ViệtNam đầu tiên là để truyền giáo - phổ biến một “sảnphẩm” văn hóa mới tại đất nước này. Những rào cảnngôn ngữ nhanh chóng được vượt qua và sự ra đời củacuốn từ điển Việt - Bồ - La năm 1651 do giáo sĩAlexandre de Rhodes biên soạn sau 12 năm hoạt độngở Việt Nam có thể được xem như một thành quả đángtrân trọng của cuộc tiếp xúc ban đầu này. Sự can thiệp của người Pháp ngày càng sâu hơn ởViệt Nam khi công cuộc chinh phục quyền thống trịtoàn Việt Nam của vua Gia Long có bàn tay giúp đỡcủa người Pháp. Sự bế quan tỏa cảng và cấm đạo củavua Minh Mạng đã phủ bóng đen lên quan hệ hai nướcđể rồi nửa sau thế kỷ 19, súng đạn đã lấn át nhữngsự giao lưu trong những lĩnh vực khác. Cuộc tiếpbiến văn hóa Pháp đã diễn ra ở miền Nam rồi miềnTrung trước khi trở nên hoàn toàn khi nước Phápchiếm được Hà Nội năm 1884.Sự va chạm rồi ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau từ đâybắt đầu. Nhu cầu xây dựng các công trình công cộngvà nhà ở cho người Pháp đã khai sinh ngành côngnghiệp xây dựng ở Việt Nam và để lại những côngtrình kiến trúc độc đáo, một di sản chung cho cảhai quốc gia. Sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp vàkiến trúc bản địa đã sinh ra dòng kiến trúcIndochina (Đông Dương) độc đáo và không giống bấtcứ đâu trên thế giới. Dường như người Pháp và ngườiViệt chia sẻ quá nhiều điểm tương đồng nên kiếntrúc mới sinh ra lập tức được đón nhận và trở thànhdi sản của ngày hôm nay với các khu phố Pháp, cáctòa nhà công chính như tòa thị chính, kho bạc, ngân

hàng, trường học, bảo tàng ở Sài Gòn - Gia Định, HàNội, Hải Phòng, Đà Lạt,… Từ đầu thế kỷ 20, khi công cuộc khai thác thuộc địađã đi vào ổn định, văn hóa Pháp cũng hòa quyện nhẹnhàng vào văn hóa Việt tạo nên những con người,hiện tượng bất ngờ. Không chủ trương đồng hóa, Phápkhông chủ động xóa văn hóa nên hệ thống các côngtrình kiến trúc như đình, chùa, miếu, lăng tẩmkhông bị phá hủy một cách có hệ thống. Nhiều lễ hộiđược tạo điều kiện tổ chức. Bản tính “mê” sưu tầmvà nghiên cứu văn hóa của người Pháp đã tạo nênnhiều bảo tàng tại Việt Nam, trong số đó, có nhiềubảo tàng còn lại đến bây giờ hay ít nhất là cái vỏvăn hóa vẫn còn lại để giờ đây lại tiếp tục được sửdụng như bảo tàng lịch sử, bảo tàng mỹ thuật, bảotàng cách mạng…Văn hóa Pháp cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới lớp thanhniên trí thức, thành thị của Việt Nam để tạo thànhnhững phong trào như Thơ mới, nhạc tiền chiến. Hầuhết nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ lớn của Việt Nam đầuthế kỷ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa vàngôn ngữ Pháp. Sự giao lưu văn hóa và học thuậtthời kỳ đầu thế kỷ 20 được những nhân vật nổi trộigây dựng và chăm sóc như Victor Tardieu, Nam SơnVạn Thọ, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, NguyễnVăn Huyên… Cũng dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp mà thể loạitiểu thuyết và kịch nói ra đời. Các thể chế nghệthuật khác như nhà hát Opera Hà Nội, Opera Saigon,Opera Hải Phòng, rạp chiếu phim Cinema Palace (naylà rạp Công Nhân),… và tiếp tục tồn tại tới ngàynay. Một trong những điểm son chói lọi của cuộc gặpgỡ văn hóa Pháp - Việt là sự ra đời của một loạttrường hội họa như Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, đại

học Mỹ thuật Đông Dương (với sự hợp tác của VictorTardieu và họa sư Nam Sơn). Các cuộc triển lãm đấuxảo tại Hà Nội và tại Pháp cũng là dịp để văn hóaĐông Tây được giao hòa với nhau.

Văn hóa ẩm thực Pháp còn thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam để những thói quen mới được hình thànhnhư uống cà phê, rượu vang, bánh mì, pa tê, các móntrứng và thói quen dùng dao, nĩa.Sự giao lưu không phải chỉ một chiều khi nhiều từ ngữ tiếng Việt đã đi vào từ vựng của Pháp như Cagna(cái nhà), Congay (con gái), nem, phở, bô bun (bún bò). Người Việt di cư qua Pháp (ít nhất là 4 lần: Thế chiến thế giới 1, 1945, 1954, 1975 và sau đó) cũng như các du học sinh Việt Nam tại Pháp (trở về Việt Nam hay ở lại Pháp học tập, nghiên cứu, sinh sống) cũng đóng góp đáng kể vào việc giao lưu văn hóa giữa hai nước.Từ những năm 1990, Pháp cũng chủ động đề nghị đàotạo nhiều nhân lực quan trọng như múa đương đại,điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, quản trị văn hóa,giao lưu văn học. Các hoạt động của Trung tâm Vănhóa Pháp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HồChí Minh, Đà Nẵng, Huế đã góp phần làm cuộc hòanhập của nghệ thuật Việt Nam với thế giới và khuvực trở nên sôi động. Liên tục các cuộc triển lãmmỹ thuật, hội thảo học thuật, trao đổi nghệ sĩ,workshop được tổ chức, có tác động không nhỏ tớiviệc nâng cao trình độ hoặc mở rộng hệ tham chiếucho các nghệ sĩ Việt Nam cũng như nghệ sĩ Pháp. Cóthể nhắc đến những cá nhân nổi bật như biên đạo múaEa Sola, Regine Chopinot, đạo diễn Trần Anh Hùng,giảng viên truyện tranh Gerald Gorridge, nghệ sĩ

gốm Francois Jarlov, nhà tạo mẫu Minh Hạnh, diễnviên Chiều Xuân, đạo diễn kịch SarkisTcheumleckdjan, đạo diễn festival Philippe Bouler,…Thử thách của thế kỷ 21Cuộc giao lưu văn hóa Pháp - Việt chưa bao giờngừng lại nhưng cũng đang đứng trước những thửthách chưa từng có. Tiếng Pháp - phương tiện traođổi văn hóa hàng đầu ngày càng trở nên hiếm hoi. Sốlượng người nói tiếng Pháp đang sụt giảm tuần tự,các hoạt động văn hóa tại Việt Nam ngày càng nhiềunên các chương trình văn hóa đã xuất hiện sự cạnhtranh, đòi hỏi những nỗ lực truyền thông mạnh mẽhơn.Sức ép tới sự trao đổi càng trở nên nặng nề khigiới trẻ - tương lai và chủ thể của giao lưu vănhóa - đang có những thay đổi mạnh mẽ về cách tiếpnhận thông tin. Smartphone đã trở thành kênh truyềnthông chính của giới trẻ thành phố tại Việt Nam.Quỹ thời gian hạn hẹp của họ được dành cho nhạc vàphim Hàn Quốc, Mỹ nên thông tin về trao đổi văn hóavới các nước khác càng có ít cơ hội đến với giớitrẻ.Rất cần những dự án văn hóa được xây dựng theohướng chủ động hợp tác cả hai bên, nội dung cóchiều sâu để có thể tận dụng tối đa nỗ lực truyềnthông và sự tham gia của công chúng hai nước. Nhữngdự án như xiếc mới Làng Tôi, các vở hip-hop như Xecộ, đại nhạc hội có sự tham gia của nghệ sĩ hainước (như Oh là là),… có thể tượng trưng cho môhình hợp tác kiểu mới cần phát triển. Những hoạtđộng như Năm văn hóa Pháp tại Việt Nam 2013, hơn100 chương trình nghệ thuật, văn hóa với sự thamgia của các nghệ sĩ Việt Nam và Pháp và Năm ViệtNam tại Pháp 2014 thực sự là những chương trình cần

thiết để tạo ra một hơi thở mới cho mối quan hệgiữa hai đất nước tuy cách xa về địa lý nhưng lạichia sẻ biết bao sự gần gũi này.Câu 19 giống câu 24:Nhờ chính sách mở cửa, ngày nay người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật mới. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã vạch rõ: Bảo vệ bản sắc dân tộc không có nghĩa là đóng cửa khép kín, tách biệt với bên ngoài. Mà “Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác” [1, tr. 168]. Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: phải “kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ độc hại.” Từ đó, mọi loại hình văn hoá của các dân tộc đều được chúng ta mở cửa đón nhận.Trước hết phải nói đến sự tác động lớn nhất đến quátrình phát triển văn học nghệ thuật của nước ta trong thời gian qua, chính là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi công chúng nghệ thuật, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; tác động đa chiều của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, dòng mạch chínhcủa đời sống văn học, nghệ thuật là chủ nghĩa yêu nước, sự gắn bó với dân tộc, nhân dân, phản ánh chân thật cuộc sống lao động, đấu tranh và xây dựng

của nhân dân ta trong những năm vừa qua vẫn là yếu tố chủ đạo. Nhiều tác phẩm thuộc tất cả các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, kiến trúc...) vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, đồng thời có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, mở rộngphạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện được những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau. Sự đa dạng về nội dung và phương thức thể hiện là một dấu hiệu mới của văn học, nghệ thuật những năm qua.Bên cạnh khuynh hướng tiếp tục phản ánh các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với cảm hứng sử thi và tầm khái quát mới, là sự phát triển mạnh khuynh hướng quan tâm đến cuộc sống bình dị, nhiều góc cạnh đời thường của con người, làm phong phú hơn và làm sâu thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật hôm nay.Văn học, nghệ thuật đã trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh hoàn thiện con người, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nhạy bén và mạnh dạn phơi trần, lên án, tố cáo cái xấu xa, độc ác, đen tối, các biểu hiện biến chất, thoái hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của con người. Tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật có tác dụng cảnh báo, phản biện có hiệu quả, góp phần ngăn chặn xu hướng tiêu cực đang nảy sinh trong đời sống xã hội.Đạo đức xã hội là một chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của các ngành nghệ thuật, thể hiện trách nhiệm xã hội và vai trò công dân của văn nghệ sĩ ý thức về truyền thống và bản sắc dân tộc trong nhiều tác phẩm được thể hiện sâu sắc hơn. Sưu tầm, nghiên cứu

được nhiều tác phẩm sử thi - di sản văn nghệ dân gian, có giá trị.Một dấu hiệu mới của đời sống văn học, nghệ thuật những năm qua là khuynh hướng hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tích cực tìm tòi, thể nghiệmhình thức diễn đạt mới. Gắn liền với khuynh hướng đó là sự phát triển khá mạnh, có phần xô bồ của cácthể loại, các sản phẩm nghệ thuật mang tính thể nghiệm được biểu hiện rõ nhất trong văn học, âm nhạc trẻ, trong hội họa, nghệ thuật trình diễn, sắpđặt, trong múa hiện đại và sân khấu thể nghiệm...Sự xuất hiện và phát triển của lực lượng sáng tác trẻ với những dấu hiệu, đặc điểm mới trên hầu hết các loại hình nghệ thuật đem đến một sinh khí mới, triển vọng phát triển mới trong văn học, nghệ thuậtthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.Việc chấp nhận và thể hiện chức năng giải trí như là một nhu cầu của công chúng nghệ thuật bên cạnh các chức năng cơ bản khác, là một dấu hiệu mới góp phần mở rộng ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật và đáp ứng một nhu cầu chính đáng của công chúng. Tự do, dân chủ trong sáng tác ngày càng được tôn trọngvà mở rộng, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo ngày càng đậm nét trong các sản phẩm văn nghệ.Dấu hiệu và đặc điểm nổi bật trong những năm qua làsự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt của các phương thức sử dụng và truyền bá các sản phẩm văn học, nghệ thuật làm cho lượng tác phẩm đến với công chúng, đi vào đời sống xã hội tăng lên đáng kể, vào từng ngõ ngách của đời sống, của cộng đồng và vào từng gia đình. Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình là phương thức chuyển tải nhanh nhậy, cập nhật và hiệu

quả các sản phẩm văn học, nghệ thuật trong nước và nước ngoài.Việc tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, cácgallery nghệ thuật của tập thể và cá nhân mở ra ở khắp nơi làm cho thị trường mỹ thuật phát triển mạnh và có biểu hiện tự phát, khó kiểm tra, đánh giá. Hàng năm, số lượng triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh lên tới hơn 300 cuộc…Hoạt động biểu diễn nghệ thuật (ca múa nhạc, sân khấu...) phát triển đa dạng, ồ ạt với nhiều phương thức mới. Ngoài hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật của Nhà nước, địa phương, của các tổ chức chính trị, xã hội, bộ, ngành còn có các hoạt động biểu diễn của các công ty dịch vụ văn hóa tư nhân, sự liên kết, phối hợp của các đơn vị khác nhau tổ chức các chương trình biểu diễn tổng hợp, ca múa nhạc trẻ, kết hợp với thời trang, thi người mẫu, người đẹp... Công chúng trẻ là đối tượng trungtâm của các hoạt động nghệ thuật này.Hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm, vănhóa phẩm cũng phát triển mạnh, trong đó sách vănhọc, nghệ thuật (cả sáng tác, lý luận và phê bình)chiếm gần 20% tổng số bản sách xuất bản hàng năm.Sôi động và có nhiều phương thức hoạt động mới làkhâu phát hành với sự liên kết giữa các nhà xuấtbản và một số công ty phát hành sách nhà nước và tưnhân đang chi phối mạnh hoạt động phát hành trongcả nước; Đã và đang phát triển một thị trường cácsản phẩm văn hóa, nghệ thuật ở nước ta, một đặcđiểm mới chưa từng có trong những năm trước đây -thời kỳ bao cấp sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Tácphẩm văn học, nghệ thuật cùng với giá trị tinh thầncủa nó đã trở thành hàng hóa, tuân theo quy luậtcủa thị trường, có tác động tích cực đối với người

sáng tạo và công chúng đồng thời xuất hiện nhữngtác động tiêu cực đối với đời sống văn nghệ. Đó làđặc điểm mà những năm qua, chúng ta chưa lường hếtvà chưa dự báo đúng, có lúc, có nơi rơi vào thế bịđộng, chưa có những chính sách, giải pháp thích hợpvới thực tiễn đời sống văn nghệ./.Trước hết nói về lĩnh vực điện ảnh. Phim ảnh nước ngoài, đặc biệt là phim phương Tây, bắt đầu được giới thiệu rộng rãi ở nước ta, kể cả phim có giá trị nghệ thuật đặc thù lẫn phim giải trí có giá trịthương mại. Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự biến đổi trong đời sống văn hoá củangười dân Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập. Hiện tại người dân không còn chỉ được thưởng thức các bộ phim của các nước XHCN như trước đây. Trước thời kỳ đổi mới, do hoàn cảnh lịch sử của hai cuộc chiến tranh giải phóng đân tộc quy định, chúng ta đã không có trao đổi về văn hoá, hoặc trao đổi rất hạn chế, với các nước phương Tây. Cho nên phim ảnh các nước phương Tây vắng bóng hoàn toàn trong đời sống văn hoá Việt Nam. Đây là thể hiện một quan điểm giáo điều trong quản lý văn hoá. Nhưng tất nhiên điều này có lý do lịch sử chính đáng của nó.Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông hiện đại, phim ảnh nước ngoài đang tràn ngập đời sống văn hoá của người dân Việt Nam. Truyền hình vàmạng internet là những công cụ đắc lực phổ biến phim nước ngoài, đặc biệt là phim phương Tây. Ngànhđiện ảnh Việt Nam được thành lập ngày 15 - 3 - 1953, theo sắc lệnh do chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Hơn 55 năm qua, từ một doanh nghiệp, ngành điện ảnh nước ta đã có một quá

trình phát triển quan trọng. Nhưng, với tiềm năng kinh tế yếu kém, và với nhiệm vụ được giao cho điệnảnh là chủ yếu phục vụ chính trị chứ không phải nhằm thu lợi kinh tế, chúng ta chưa có được một ngành công nghiệp điện ảnh thực thụ. Khía cạnh văn hoá nghệ thuật của loại hình văn hoá này cũng khôngphát huy được khả năng của mình. Ngoài ra, với đội ngũ diễn viên, đạo diễn thiếu kinh nghiệm và tay nghề, cộng với tình trạng thiếu kịch bản hay, ngànhđiện ảnh Việt Nam đã không có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hoá của người dân và không thể cạnh tranh được với điện ảnh nước ngoài.Hiện tại các nhà hoạt động trong ngành điện ảnh đang kêu gọi phải chuyên nghiệp hoá ngành điện ảnh Việt Nam, tức là phải biến nó thành một ngành công nghiệp thực sự: ngành công nghiệp điện ảnh. Chúng ta đang xoá bỏ chế độ bao cấp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có điện ảnh. Nhưng cơchế thị trường điện ảnh lại chưa thực sự được hình thành. Từ đó dẫn đến tình trạng sa sút của điện ảnhViệt Nam và hiện nay tình hình này đã đến mức báo động: Từ 300 rạp chiếu bóng xuống còn dưới 100; từ mức sản suất 20 phim truyện nhựa hàng năm xuống còndăm bảy phim. Đội ngũ làm phim, từ biên kịch đến đạo diễn, diễn viên, quay phim, đều chưa có tính chuyên nghiệp thực sự. Đặc biệt là chúng ta chưa cótrường quay, một điều kiện cốt lõi của công cuộc chuyên nghiệp hoá điện ảnh và của ngành công nghiệpđiện ảnh [xem 5 và 6].Có thể nói, sự biến đổi trong đời sống điện ảnh Việt Nam hiện nay mới chỉ diễn ra chủ yếu trên lĩnhvực thị trường. Có thể đã có những đổi mới trong quan niệm và nhận thức về ngành công nghiệp điện

ảnh, nhưng từ quan niệm đến thực hành vẫn còn một khoảng cách khá xa, mà ở giữa hai cực đó là một loạt các điều kiện vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực mà chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. Trên thị trường điện ảnh, sự biến đổi rõ rệt nhất là chúng ta chấp nhận hội nhập quốc tế, cho phép phim ngoại thâm nhập vào thị trường điện ảnh trong nước. Điều này có thể có cả ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực. Việc điện ảnh nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam đã làm cho thị phần phim Việt Nam ở trong nước bị thu hẹp đến mức tối thiểu. Có lẽ điện ảnh là lĩnh vực mà ở đó khái niệm “hàng nội” đã bị mất đi ý nghĩa nhiều nhất. Khán giả, dù có lòng yêu nước đến đâu thì khi xem phim Việt cũng không khỏi ngậm ngùi chotrình độ kỹ thuật và thẩm mỹ của bộ phim. Nhưng, sựthâm nhập của điện ảnh nước ngoài cũng có tác động đổi mới đến tư duy làm phim của Việt Nam và kích thích ngành điện ảnh Việt Nam phát triển. Dứt khoát, nếu muốn tồn tại, ngành điện ảnh nước nhà sẽphải đổi mới căn bản trong tất cả các khâu, tiến tới trở thành một trong những ngành công nghiệp vănhoá có khả năng sinh lợi cao, phục vụ cho công cuộcphát triển.Theo tinh thần đó, mặc dù chủ trương mở cửa tiếp nhận điện ảnh nước ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn kiên quyết phát triển ngành công nghiệp văn hoácó khả năng sinh lợi quan trọng này. Theo quy hoạchphát triển ngành điện ảnh của Bộ Văn hoá - Thông tin từ năm 2001, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thì đến năm 2010, trong số phim truyện nhựa chiếu ngoài rạp, sẽ phải có ít nhất 1/3 là phim Việt Nam [xem 7]. Đây là một nỗ lực đáng khuyến khích. Tuy nhiên, để có được những bộ phim có chất

lượng nghệ thuật cao, chúng ta sẽ còn phải làm rất nhiều việc. Và việc hội nhập văn hoá sẽ là một trong những đòn bẩy để ngành điện ảnh Việt Nam pháttriển.Trong lĩnh vực nhiếp ảnh cũng có sự đổi mới đáng kể. Trong suốt thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, ngành nhiếp ảnh Việt Nam đã hoàn toàn dành sự nghiệp phục vụ cho các nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Mọi quan niệm và chức năng nghệ thuật của nhiếp ảnh đều được dùng để phụcvụ nhiệm vụ chính trị. Cho đến thời kỳ đổi mới, nhiếp ảnh mới bắt đầu được thể hiện đầy đủ các chứcnăng của nó. Chức năng thẩm mỹ và giải trí được quan tâm. Ở đây nữa, tự do văn hoá được thể hiện rõràng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, ảnh khoả thân được xuất bản thành sách: Tập sách ảnh khoả thân Xuân thì của Thái Phiên đã được xuất bản năm 2007 tại Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Quả thực, đây là một trong những đổi mới gây ấn tượng nhất trong văn hoá Việt Nam hiện đại.Âm nhạc hiện đại thế giới cũng thâm nhập vào Việt Nam một cách ồ ạt chẳng kém gì phim ảnh. Bắt đầu từcuối thế kỷ XX, nhạc rock, pop, hip - hop (trong nhạc hip - hop thì thịnh hành nhất là nhạc rap) củanước ngoài được giới trẻ tự do tiếp nhận, được giớithiệu hàng ngày trên sóng phát thanh và truyền hình, được biểu diễn tại các kỳ liên hoan âm nhạc, các cuộc thi, các sàn diễn, phòng trà... Nhạc rock thâm nhập vào Việt Nam với sự ồn ào náo nhiệt vào đầu những năm 1990, với hai trung tâm lớnlà Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cuộc thi nhạc rock 2008 tại Thành phố HCM đã thu hút 30.000 người

hâm mộ. Hiện tại, cứ hai năm một lần, Việt Nam lại tổ chức cuộc thi “Sao Mai điểm hẹn” để chọn các ngôi sao nhạc rock của Việt Nam.Các hoạt động thể thao cũng nhanh chóng hội nhập với thế giới. Chúng ta bắt đầu tham gia các kỳ đại hội thể thao khu vựcvà thế giới. Các cúp quốc tế bóng đá, bóng chuyền, taykwondo, v.v... liên tục được tổ chức tại Việt Nam. Đặc biệt là chúng ta đã tổ chức thành công rựcrỡ một kỳ Thể thao Đông Nam Á: Sea Games 22 năm 2003, với việc lần đầu tiên Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn. Đây là những thành tựu rất mới mà chỉ cóđổi mới và hội nhập mới tạo ra được. Tuy nhiên cái mới trong thể thao không chỉ dừng lạiở những con số thành tích, mà quan trọng là chúng ta đã có những đổi mới tư duy trong quan niệm về thể thao: Từ việc chỉ coi trọng thể thao phong tràosang việc quan tâm đến thể thao chuyên nghiệp. Vào những ngày cuối cùng của thiên niên kỷ thứ 2, 30 - 11 - 2000, Việt Nam đã chính thức thành lập bóng đáchuyên nghiệp, cho phép các đội bóng được ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp, được phép thuê cầu thủ và huấn luỵên viên nước ngoài. Có thể nói, đây là những ví dụ sinh động cho thấy Việt Namđang hội nhập thực sự với thế giới.Các môn thể thaotrước đây được coi là “xa xỉ” thì nay cũng được du nhập và đang dần trở thành một bộ phận của thể thaoViệt Nam, như tenis, golf... Sân golf thi nhau mọc lên bên cạnh những khu nghỉ dưỡng kèm theo du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng đang làm nảy sinh những vấn đề về văn hoá môi trường, về chiến lược an ninh lương thực và an sinh xã hội mà tôi sẽ bàn đến ở phần sau.

Đặc biệt là hình thức thi hoa hậu, một hình thức trước đây bị coi là xa lạ và thậm chí cấm kỵ, đã được công khai thừa nhận và được tổ chức liên tục ởrất nhiều cấp độ: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu miền, Hoa hậu của các tỉnh - thành, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Hoa Hậu biển, Hao hậu áo dài Việt Nam, Hoa hậu tuổi học trò, Hoa hậu ảnh, Hoa hậu thể thao, Hoa hậu báo Tiền Phong, v.v... Riêng cuộc thiHoa hậu Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1988, ngay sau thời điểm bắt đầu “đổi mới” đượchai năm, và từ đó nó được tổ chức hai năm một lần. Còn nếu kể cả các cuộc thi hoa hậu khác thì gần nhưhằng năm đều có các cuộc thi. Gần đây, Việt Nam đã tạo được uy tín cho việc tổ chức các cuộc thi hoa hậu thế giới. Cụ thể là năm 2008, lần đầu tiên ViệtNam đăng cai tổ chức thi Hoa hậu Hoàn vũ. Việt Nam cũng đã giành quyền đăng cai tổ chức thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2009 tại Bà Rịa - Vũng Tàu; và quantrọng là Việt Nam đã giành quyền tổ chức thi Hoa hậu Thế giới lần 60 vào năm 2010 tại thành phố Nha Trang. Đây là một trong những ví dụ sinh động nhất của chính sách mở cửa và hội nhập văn hoá của Việt Nam.Cùng với loại hình văn hoá thi hoa hậu là loại hìnhbiểu diễn người mẫu thời trang. Đây cũng là một loại hình văn hoá hoàn toàn mới, chỉ có được từ ngày Việt Nam đổi mới và hội nhập với thế giới. Khác với loại hình thi hoa hậu, biểu diễn người mẫuđang có xu hướng phát triển từ một loại hình hoạt động văn hoá thành một nghề văn hoá có thu nhập kinh tế. Để tiến tới điều đó, ngày 27 - 10 - 2006, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra quyết định thành lập Hội Người mẫu Việt Nam, Hội sẽ hoạt động như một

hội nghề nghiệp. Như vậy, sau đúng 20 năm đổi mới, các loại hình văn hoá mang tính đại chúng nhất của phương Tây đã hoàn toàn thâm nhập vào Việt Nam.Các hiện tượng khác của văn hoá nước ngoài cũng rấtdễ dàng được Việt Nam đón nhận trong thời kỳ mở cửanày, ví dụ những lễ hội nước ngoài như lễ Valentin,lễ Noel, lễ Phục sinh,... Đây là những lễ hội đang được công chúng hân hoan tiếp nhận. Ở đây có vai trò của quá trình toàn cầu hoá kinh tế như là vật truyền dẫn để phổ biến những hiện tượng văn hoá phương Tây. Vì thế chúng ta hiểu tại sao trong thờiđại hội nhập này, những hiện tượng văn hoá phương Tây lại có sức lan toả mạnh hơn so với các hiện tượng văn hoá phương Đông.Hai lĩnh vực quan trọng của đời sống văn hoá là vănhọc - nghệ thuật và ngôn ngữcũng thể hiện sự giao lưu và tiếp nhận các giá trị bên ngoài rất sôi động. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hai lĩnh vực này, tôi sẽ bàn sâu đến chúng trong những dịp khác. Ở đây tôi chỉ nói vắn tắt rằng hai lĩnh vực này đã chịu những ảnh hưởng rất sâu sắc của giao lưu văn hoá. Văn học - nghệ thuật Việt Nam, cả sángtác lẫn lý luận - phê bình, đã thoát ra khỏi những quy định giáo điều để hội nhập với thế giới. Các phương pháp sáng tác và phương pháp nghiên cứu mới đã được tiếp thu. Bộ mặt văn học - nghệ thuật Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, chúng ta chưa chuẩn bị được đầy đủ cơ sở thực tiễn và lý luận để tiếp thu cái mới, cho nên sự tiếp thu tỏ ra có phần xô bồ, chưa có hệ thống, đôi khi phạm phải căn bệnh rập khuôn, bắt chước, thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, không xem xét đầy đủ đến tính khả dụng và tính

tương thích của các phương pháp mới trong môi trường văn hoá Việt Nam. Trong ngôn ngữ cũng vậy, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực góp phần làm giàucho tiếng Việt, thì sự tiếp thu tiếng nước ngoài theo kiểu bắt chước một cách máy móc, không tính đến quy tắc lôgic và cơ sở văn hoá - ngôn ngữ đặc thù của người Việt Nam, cũng như không có các chuẩnngôn ngữ để tuân theo, đã làm cho tiếng Việt trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết trên tất cả các lĩnh vực như từ vựng, ngữ âm, chính tả và cú pháp...Và tất cả những hiện tượng trao đổi văn hoá nói trên là biểu hiện sinh động nhất của sự biến đổi trong đời sống văn hoá theo hướng tiếp thu các giá trị văn hoá thế giới. Chúng cũng là những hiện tượng đang làm thay đổi căn bản bộ mặt của đời sốngvăn hoá Việt Nam. Có thể nói, các loại hình văn hoá - nghệ thuậtmới của phương Tây đã được tiếp thu rộng rãi để làmthành một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam. Song, đời sống văn hoá không chỉ có những hiện tượng trao đổi văn hoá, mà nó còn bao gồm cả những hiện tượng thể hiện quan niệm sống và lối sống của con người. Chúng ta hãy xem quan niệm sống và lối sống của người Việt Nam đã có những biến đổi như thế nào.Câu 29:

Văn hóa báo chí truyền thôngCâu 4:*- Nghiên cứu báo chí, truyền thông với tư cách hiện tượng văn hóa.

1- Các hình thức báo chí, truyền thông hiện đại từ góc độ hiện tượng văn hóa.2- Sự phát triển các loại hình truyền hình thực tế từ góc độ hiện tượng văn hóa.3- Sự phát triển các loại hình báo chí đa phương tiện và mối quan hệ của nó với bối cảnh kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ góc độ hiện tượng văn hóa.4- Biến đổi của ngôn ngữ báo chí, truyền thông hiệnđại từ góc độ hiện tượng văn hóa.5- Dự báo xu hướng phát triển báo in trong điều kiện hiện nay từ góc độ hiện tượng văn hóa.*- Nghiên cứu báo chí, truyền thông với tư cách phương tiện, công cụ văn hóa.1- Vai trò của phương tiện truyền thông mới với sự phát triển tâm lý văn hóa trong công chúng truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập2- Tâm lý tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin vàtruyền thông của giới trẻ thành thị và những quan niệm đạo đức mới.3- Báo chí, truyền thông góp phần hình thành các giá trị tinh thần mới trong thời kỳ hội nhập ở ViệtNam.4- Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc điều chỉnh tâm lý và thị hiếu của giới trẻ trong sinh hoạt văn hóa.5- Vai trò của phương tiện truyền thông mới trong việc phổ biến giáo dục và giao lưu văn hóa toàn cầuhiện nay.Cụ thể:

Trong nhiều công trình nghiên cứu hoặc bài viết củacác tác giả trong và ngoài nước lâu nay đã đề cập đến những vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp liên quanđến văn hóa báo chí, văn hóa truyền thông hay văn hóa truyền thông đại chúng. Tuy nhiên do những tiếpcận khác nhau và không được xác định rõ ràng nên việc lý giải, sử dụng những khái niệm công cụ liên quan tới đối tượng nghiên cứu rất khác nhau. Việc dùng thuật ngữ như vậy tạo ra hàng loạt mâu thuẫn và không it ngộ nhận. Nhiều trường hợp các thuật ngữ được sử dụng rất dễ dãi khiến cho nội dung đượcđề cập thường bị nhập nhòa, không rõ nghĩa và lẫn lộn.Cần phải nói ngay rằng các khái niệm báo chí, thôngtin, truyền thông, truyền thông đại chúng, thông tin đại chúng trên thực tế là không hoàn toàn trùngkhớp, nếu không nói là có những khác biệt. Song đó lại là một nội dung khác mà ở đây chúng tôi không có ý định đề cập.Hiện nay trên các phương tiện thông tin, trong một số bài viết có tính trao đổi, suy nghĩ xung quanh những vấn đề về văn hóa báo chí, văn hóa truyền thông hay văn hóa truyền thông đại chúng, có những cách hiểu rất khác nhau về vấn đề này. Có khi sự quan tâm hướng tới phẩm chất văn hóa, trình độ văn hóa của những chủ thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và được nêu thành vấn đề văn hóa truyền thông; Có khi đó là việc bàn về tính văn hóa, nhân văn của của hoạt động báo chí, truyền thông nói chung; Có khi người viết vừa muốn nói đếntố chất văn hóa của những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, vừa nói đến hàm

lượng văn hóa của sản phẩm báo chí, truyền thông lại vừa nói đến hiệuquả xã hội của hoạt động báo chí, truyền thông với dụng ý rõ rệt muốn nhấn mạnh đến tính định hướng vềvăn hóa, tư tưởng và gọi là văn hóa truyền thông; Có khi việc người viết muốn quan tâm tới những chủ đề về văn hóa khác nhau trên các phương tiện truyềnthông cũng nêu vấn đề văn hóa truyền thông; Có khi văn hóa truyền thông được hiểu đơn giản là “truyền thông có văn hóa”…1Tại sao chúng ta quan tâm đến văn hóa báo chí, văn hóa truyền thông, văn hóa truyền thông đại chúng hay nói chung là văn hóa truyền thông? Chúng tôi cho rằng: Khi nói về văn hóa truyền thông, cái chúng ta cần quan tâm chính là phẩm tính văn hóa của hoạt động truyền thông vừa với tư cách hiện tượng văn hóa vừa với tư cách là một công cụ văn hóa.Dù sao các hoạt động báo chí, truyền thông nói chung, hoạt động truyền thông đại chúng nói riêng cũng có những điểm tương đồng nhất định nên có khi việc giải quyết những vấn đề của lĩnh vực báo chí, truyền thông nói chung cũng có thể được vận dụng đểgiải quyết những vấn đề của truyền thông đại chúng.Để có thể bàn về những vấn đề cụ thể của văn hóa truyền thông đại chúng, trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn xoay quanh những nhận thức về văn hóa truyền thông nói chung như một tiền đề mang ý nghĩa tham khảo.Trong một bài viết cách đây ít lâu chúng tôi đã nêulên cách hiểu của mình về văn hóa truyền thông như sau: Toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của

hiện tượng truyền thông trong đời sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội khác được gọi là Văn hóa truyền thông.2 Để tiếp tục nhận thức vấn đề này, chúng tôi muốn nêu thêm một số ý kiến để góp phần làm rõ hơn nội dung đã từng được đề cập.Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông thì nghiên cứu văn hóa truyền thông được quan tâm bởi nhu cầu cần làm sáng tỏ những quan hệ văn hóa trong hoạt động truyền thông, qua đó xác lập những giá trị vănhóa cốt lõi của các hoạt động này trên những phươngdiện khác nhau với tương quan cụ thể trong lịch sử và trong hiện tại. Vì vậy, chúng tôi coi việc đồng thời đề cập đến hai khía cạnh quan hệ văn hóa tronghoạt động truyền thông là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.2.Khi bàn về truyền thông với tư cách một hiện tượng văn hóa (hiện tượng văn hóa đặc thù) cũng tức là chúng ta đang bàn đến một hoạt động sáng tạo mang ýnghĩa văn hóa, bàn đến phẩm tính văn hóa của truyềnthông. Đồng thời ở một phía khác, chúng ta sẽ cần phải quan tâm đến phẩm tính truyền thông của văn hóa.Phẩm tính văn hóa của truyền thông có nghĩa là gì? Đó là việc coi truyền thông như một hoạt động văn hóa cụ thể của con người (hoạt động này làm cho conngười tự do, tự chủ, sáng tạo ra thế giới và sáng tạo ra chính mình…)“Quan niệm truyền thông là một hiện tượng văn hóa (một hiện tượng văn hóa đặc thù) chứ không chỉ như là một mặt, một khía cạnh của văn hóa là có ý nghĩa

rất quan trọng về mặt phương pháp luận. Dĩ nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể coi hoạt động truyền thông là một bộ phận cấu thành đối với tổng thể nềnvăn hóa, nhưng để nhấn mạnh đến những yếu tố đặc thù của một hiện tượng văn hóa thì phải xem xét nó như một chỉnh thể mà thông qua đó những quy luật chung của văn hóa được vận hành.”3Vì truyền thông là một hiện tượng văn hóa cho nên chúng ta sẽ nhận thấy quy luật phát triển văn hóa chi phối quy luật phát triển của truyền thông theo một cách thức nhất định. Trên phương diện này chúngta sẽ theo dõi và xác định phẩmtính văn hóa của chủ thể truyền thông, phẩm tính văn hóa của phương tiện, phẩm tính văn hóa của nội dung và phẩm tính văn hóa của đối tượng tiếp nhận truyền thông. Và như vậy, chúng ta sẽ cần phải trả lời các câu hỏi như: Trong một thời gian và không gian văn hóa cụ thể con người đã tiến hành giao tiếp truyền thông như thế nào? Con người sản xuất và trao đổi các ý nghĩa như thế nào để tạo nên môi trường văn hóa của nó? Cách mã hóa và giải mã thôngđiệp truyền thông của con người trong một không gian và thời gian cụ thể đã góp phần xác định cơ sởvăn hóa của nó như thế nào? Những dấu hiệu văn hóa nào cho ta nhận diện khả năng làm sai lạc các ý nghĩa trong truyền thông? Những hệ thống giá trị nào của văn hóa được coi là chủ đạo hay thứ yếu đốivới hoạt động truyền thông? Cái gì là khách quan văn hóa, cái gì là chủ quan văn hóa của hoạt động truyền thông? Chân dung văn hóa của các chủ thể truyền thông và công chúng truyền thông đã biến đổitrong không gian và thời gian như thế nào?...

Chúng ta nhận thấy rằng hoạt động truyền thông biểuhiện sự sáng tạo văn hóa của con người trên tất cả mọi phương diện, đồng thời nó cũng là một hiện tượng văn hóa có tính lịch sử và gắn với sự phát triển xã hội con người.Edgar Morin - một trong những nhà tư tưởng hàng đầucủa nước Pháp đương đại, khi bàn về nền văn hóa đạichúng được ra đời trong thời đại bùng nổ truyền thông đại chúng đã nêu nhận xét: “Nền văn hóa này tạo nên một hệ thống đặc biệt ở chỗ nó được sản sinh ra theo những chuẩn mực của quá trình sản xuấtcông nghiệp và nó được các me-di-a phổ biến đến những đám dân cư khổng lồ. Nó bổ sung thêm cho những nền văn hóa đã có từ trước như nền văn hóa nhân văn, nền văn hóa tôn giáo hoặc nền văn hóa dântộc” 4. Đây có thể được coi là một nhận xét tiêu biểu cho xu hướng xem văn hóa (cụ thể ở đây là văn hóa đại chúng) như một phạm trù xã hội học, trong đó nổi bật hàm ý coi hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng như một hiện tượng văn hóa đặc thù.Chỉ xét riêng về mặt kỹ thuật chúng ta nhận thấy tác động văn hóa lâu dài của những đổi mới kỹ thuậttrong lĩnh vực truyền thông. Đồng thời cũng phải thấy rằng không thể cắt nghĩa được những biến đổi kỹ thuật và văn hóa nếu không tính đến mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với hoàn cảnh xã hội học bao quanh.Con người với tư cách công chúng truyền thông có nhu cầu, quyền lợi và những đòi hỏi khách quan đối với thông tin. Đó là những nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội hết sức khác nhau do thói quen, sở thích, quan niệm, hiểu biết… giữa các cá nhân và giữa các nhóm xã hội khác nhau nhằm đảm bảo cho nó

tư cách sinh vật văn hóa. Và như vậy việc cung cấp thông tin cũng mang một ý nghĩa tương tự.Nếu xem bản chất của một hiện tượng văn hóa là hoạtđộng do con người tiến hành trong ý nghĩa là các hoạt động “nhân tạo” và “phi tự nhiên” thì trong một số trường hợp chúng ta phải xem lại cách mà chúng ta hiểu về “phản văn hóa”. Ví dụ, khi một tácgiả lên tiếng: “Văn hóa (VH) và phản văn hóa (PVH) mãi mãi tồn tại trong lịch sử nhân loại, cái cốt yếu nhất là làm sao VH khống chế được PVH, đẩy lùi hay đè bẹp được PVH (chứ đừng hòng mà thanh toán được ý chí của con người), nếu trong mọi hoạt động VH người ta luôn luôn cảnh giác với PVH, đừng có bao giờ dương cao một cách lãng mạn tính ưu việt của VH, chính hành vi không cảnh giác với VH đích thực cũng làm nẩy mầm họa PVH trong đó một cách có ý thức”5.Hay khi một chuyên gia văn hóa nhận xét về những hiện tượng được gọi là phản văn hóa: “Tại vì nhiều người làm văn hóa mà không hiểu biết văn hóa. Tại vì nhiều người quản lý văn hóa cứ hay nhân danh vănhóa. Tại vì nhiều người thường hay lợi dụng văn hóa, lạm phát văn hóa cho những sự vụ ngoài văn hóa. Tại vì văn hóa hay bị làm vật hy sinh cho kinhtế, chính trị. Tôi thích câu này của K. Marx: "Người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Ápdụng nó cho lĩnh vực nào cũng đúng, riêng đối với lĩnh vực văn hóa nó có nghĩa là người làm văn hóa phảicó văn hóa”6.Không ít ý kiến phê phán các hoạt động truyền thôngở nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác là phản cảm,

phản văn hóa với hàm nghĩa tương tự. Như vậy ở đây chúng ta đã tiến tới ranh giới của một hiện tượng văn hóa mang ý nghĩa như là công cụ văn hóa.3.Khi bàn về truyền thông với tư cách một công cụ vănhóa là chúng ta nói hoạt động truyền thông gắn với nhu cầu văn hóa, truyền thông thực hiện những mục tiêu văn hóa của con người.Truyền thông biểu hiện nhu cầu văn hóa trong giao lưu, trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin, tri thức, kinh nghiệm,… Nhu cầu văn hóa này vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Hoạt động truyền thông tham gia trực tiếp và gián tiếp vào việc giải quyết những nhiệm vụ mục tiêu của văn hóanhư: hình thành hệ giá trị, chuẩn mực, niềm tin, đạo đức, sự đồng thuận xã hội, khát vọng tinh thần…có khi thiên về khách quan, có khi thiên về chủ quan.Khi nói phương tiện văn hóa là muốn nhấn mạnh nhữngmục tiêu văn hóa, chuẩn mực văn hóa của các bên tham gia vào môi trường truyền thông. Đó là mục tiêu và chuẩn mực thuộc chủ thể truyền thông, là những yếu tố văn hóa của chủ thể, của công cụ, của phương tiện cũng như chủ đích và động cơ thúc đẩy chủ thể vận hành hệ thống phương tiện của nó. Đó làxu hướng tác động, ảnh hưởng của phương tiện báo chí, truyền thông đến môi trường văn hóa của cộng đồng. Đồng thời phía khác đó là thái độ văn hóa, phản ứng văn hóa trên cơ sở những mục tiêu và chuẩnmực của một cộng đồng văn hóa cụ thể. (Thái độ văn hóa, phản ứng văn hóa này có thể là chủ động và

tích cực, có thể là thụ động và tiêu cực tùy thuộc vào cách nhìn nhận, xem xét và đánh giá hiện tượng)Khi nói văn hóa phương tiện là nhấn mạnh tính biểu đạt văn hóa của toàn bộ hoạt động truyền thông. Ở đây nói đến môi trường văn hóa hình thành các ngôn ngữ, ý nghĩa các biểu tượng, quy định cách thức hình thành và chuyển tải thông điệp, làm nên sự vậnđộng vai trò và chức năng của kênh thông tin… Ở đâycũng nói đến tâm lý, thị hiếu, thói quen, nhu cầu tiếp nhận của các nhóm đối tượng. Đồng thời nói đếntác động, ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến sự ra đời và vận hành các phương tiện báo chí, truyền thông.Cũng ở đây, trong các yếu tố của truyền thông sẽ cóthể xuất hiện hàng loạt câu hỏi cần phải được giải đáp từ một phía khác: Con người cần phải làm gì và làm như thế nào trong hoạt động truyền thông để hướng đến một không gian văn hóa như nó mong muốn? Các mục tiêu văn hóa nào sẽ chi phối việc con ngườisản xuất và trao đổi các ý nghĩa? Quá trình xây dựng cách mã hóa và giải mã thông điệp truyền thôngcó ý nghĩa văn hóa như thế nào trong lịch sử phát triển của một cộng đồng? Những ý chí văn hóa áp đặtđã được thực hiện bởi truyền thông như thế nào? Conngười đã làm gì để cưỡng lại truyền thông áp đặt? Các quá trình tương tác truyền thông có ý nghĩa nhưthế nào đối với sự phát triển mang tính dân chủ củanền văn hóa chúng ta? ...Và như vậy, ở khía cạnh này chúng ta thấy cái gọi là chức năng văn hóa của truyền thông được nhấn mạnh chủ yếu bởi hệ thống giá trị mà con người xác lập theo những tiêu chuẩn mà nó thừa nhận. Truyền thông trước hết là công cụ giao tiếp, thực hiện sứ

mệnh giúp con người có thể liên hệ, trao đổi thông tin; Truyền thông với tư cách công cụ văn hóa còn góp phần vào quá trình tổ chức xã hội của con người; Truyền thông cũng góp phần vào quá trình điều chỉnh xã hội, bao gồm việc định hướng các chuẩn mực, tạo động lực phát triển xã hội; Truyền thông cũng thực hiện chức năng công cụ giáo dục nhằm đảm bảo tính kế tục của lịch sử…4.Tóm lại chúng tôi cho rằng khi nghiên cứu về văn hóa truyền thông rất nênquan tâm xem xét trên cả hai khía cạnh: Một khía cạnh xem truyền thông như là hiện tượng văn hóa đặcthù; một khía cạnh khác là xem truyền thông như mộtcông cụ văn hóa trong bối cảnh thời gian, không gian, con người và các nhân tố xã hội cụ thể.Khi nói con người là “sinh vật văn hóa” cũng có nghĩa chúng ta chú ý đến phẩm tính của các quan hệ của con người trong tự nhiên và xã hội. Phẩm tính đó làm xuất hiện khát vọng làm chủ tự nhiên, xã hội, làm chủ bản thân và cho phép con người có khả năng làm chủ tự nhiên, xã hội, làm chủ bản thân. Nói cách khác con người nổi bật ở khát vọng hiểu biết, khát vọng tri thức, và đặc biệt là khát vọng làm chủ nhận thức và hành vi.Nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin, làm chủ nhậnthức, khát vọng phát triển, hành vi và ý chí sáng tạo… của con người trước hết được coi là Hiện tượngVăn hóa. (Hiện tượng văn hóa như là một khách thể nhận thức).Mọi hoạt động sáng tạo của con người trong thế giới(trong đó có sự sáng tạo ra chính bản thân con

người) nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu làm chủ nhận thức, nhu cầu phát triển… của con người là Hành vi Văn hóa.Mục tiêu phát triển, quan hệ hòa hợp với tự nhiên –xã hội, sự xác lập hệ thống giá trị chân - thiện - mỹ… ở con người là có Tính chất Văn hóa.Văn hóa được coi như căn tính của con người!Nói đến văn hóa truyền thông cũng là nói đến những giá trị văn hóa cốt lõi được xác lập bởi các hoạt động truyền thông phù hợp với mục tiêu văn hóa của con người và xã hội loài người trong bối cảnh thời gian, không gian và xã hội cụ thể./.Câu 20:Quản lý nhà nước đối với báo chí là 1 chức năng thật sự cần thiết. Nó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Bởi lẽ vấn đềtự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí là 1 nhu cầu có thực của xã hội, nó đánh giá tiêu chuẩn phát triển về các quyền tự nhiên mang tính nhân bảntrong xã hội. Nhu cầu về tự do báo chí, ngôn luận sẽ còn tiếp tục tiếp diễn và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trính trị, trật tự xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, trên bình diện quốc tế, các thông tin mà báo chí cung cấp cũng như các hoạt động liên quan đến báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề an ninh của toàn cầu.Với thực trạng như thế, quản lý nhà nước đối với báo chí có vai trò và ý nghĩa to lớn khi vừa đảm bảo đc trật tự an ninh, an toàn xã hội, vừa đảm bảotôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trênbáo chí của công dân. Ngoài ra trc tình hình xuyên

tạc của các thế lực thù địch, quản lý nhà nước đối với báo chísẽ làm cho báo chí hoạt động và phát triển theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, đấu tranh tích cực, làm thất bại các âm mưu sử dụng diễn đàn của nhân dân cho chiến lượcdiễn biến hòa bình trên phương tiện thông tin đại chúng và văn hóa xã hội.