190
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ NGẠN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH PHÖ YÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT HÀ NỘI – 2022

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ NGẠN

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN TỈNH PHÖ YÊN PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

HÀ NỘI – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ NGẠN

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN TỈNH PHÖ YÊN PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Chuyên ngành : Địa lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Mã số : 9440220

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Uông Đình Khanh

2. TS. Nguyễn Hữu Xuân

HÀ NỘI – 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung

nghiên cứu và kết quả trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố

trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tài liệu và số liệu tham khảo trong luận án đã

đƣợc trích dẫn rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS. Nguyễn Thị Ngạn

LỜI CẢM ƠN

Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa Lý, Học viện Khoa học và Công nghệ,

dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình của PGS.TS. Uông Đình

Khanh và TS. Nguyễn Hữu Xuân. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Quý

thầy/cô, những ngƣời đã thƣờng xuyên dạy bảo, động viên, khuyến khích để tác giả nỗ

lực hoàn thành luận án.

Tác giả cảm ơn cán bộ và Ban lãnh đạo Viện Địa lý, cán bộ và Ban lãnh đạo Học

viện Khoa học và Công nghệ, trƣờng Đại học Phú Yên đã động viên, khuyến khích, tạo

điều kiện để tác giả hoàn thiện chƣơng trình học tập. Tác giả xin cảm ơn các Quý

thầy/cô trong và ngoài cơ sở đào tạo đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến trong quá trình thực

hiện luận án.

Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban địa phƣơng

đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa

phƣơng. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với

tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS. Nguyễn Thị Ngạn

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết ............................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 2

4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2

5. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................................. 3

6. Những điểm mới của đề tài ......................................................................................... 3

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3

8. Cơ sở tài liệu ................................................................................................................ 3

9. Cấu trúc luận án ........................................................................................................... 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI

NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................. 5

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 5

1.1.1. Một số vấn đề lý luận chung ............................................................................ 5

1.1.2. Cơ sở lý luận về định hướng không gian khai thác tài nguyên thiên nhiên cho

phát triển du lịch............................................................................................................ 10

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên phục vụ phát triển du lịch .................................................................................... 11

1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................. 11

1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 15

1.2.3. Ở Phú Yên ...................................................................................................... 18

1.2.4. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch .............................................................. 18

1.3. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 19

1.3.1. Quan điểm tiếp cận ........................................................................................ 19

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20

1.4. Qui trình nghiên cứu luận án .................................................................................. 38

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 39

Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÖ YÊN ........................ 40

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................................ 40

ii

2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế tỉnh Phú Yên ................................................................ 40

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên .................................................................................... 42

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 51

2.2. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên .................................. 53

2.2.1. Bãi biển .......................................................................................................... 53

2.2.2. Đầm phá, vũng vịnh ....................................................................................... 54

2.2.3. Đảo ven bờ và gành đá ven biển ................................................................... 55

2.2.4. Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên ........................................................ 57

2.2.5. Các dạng địa hình hồ, đập, thác, suối ........................................................... 58

2.2.6. Khu bảo tồn thiên nhiên ................................................................................ 61

2.2.7. Suối nước khoáng nóng ................................................................................. 62

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 65

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÖ YÊN ........................ 66

3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du

lịch ................................................................................................................................. 66

3.1.1. Cơ sở lựa chọn các điểm tài nguyên thiên nhiên cho đánh giá .................... 66

3.1.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch .................................................................................................................... 68

3.1.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho 17 điểm tài nguyên thiên nhiên ................... 93

3.2. Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển một số loại hình du lịch tiêu biểu ở Phú Yên97

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với bãi biển

....................................................................................................................................... 97

3.2.2. Đánh giá tài nguyên địa chất cho loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm

giá trị địa chất gắn với văn hóa đá ......................................................................... 98

3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên ..................................................................... 102

3.3.1. Phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Phú Yên cho phát triển du lịch .................. 102

3.3.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi tiểu vùng ................ 104

3.3.3. Đánh giá tổng hợp theo các tiểu vùng tự nhiên .......................................... 107

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 110

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở PHÖ

YÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................................................................... 111

iii

4.1. Cơ sở đề xuất định hƣớng ..................................................................................... 111

4.1.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du

lịch ............................................................................................................................... 111

4.1.2. Định hướng và quy hoạch phát triển du lịch Phú Yên ................................ 111

4.1.3. Thực trang phát triển du lịch gắn với tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên ... 112

4.2. Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho du lịch .................. 116

4.2.1. Định hướng ưu tiên khai thác ...................................................................... 117

4.2.2. Định hướng khai thác theo thời gian ........................................................... 124

4.2.3. Định hướng khai thác về quy mô ................................................................. 125

4.2.4. Định hướng về giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động khai thác

tài nguyên du lịch ........................................................................................................ 127

4.2.5. Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo các không gian phát triển

du lịch .......................................................................................................................... 127

4.3. Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho du lịch ......... 134

4.3.1. Giải pháp về đầu tư ..................................................................................... 134

4.3.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác

du lịch .......................................................................................................................... 134

4.3.3. Giải pháp về khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch .................................... 134

4.4. So sánh kết quả nghiên cứu với thực tiễn và quy hoạch phát triển du lịch của Phú

Yên ............................................................................................................................... 136

4.4.1. So sánh định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch

của luận án với thực tiễn và quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên ..................... 136

4.4.2. So sánh giải pháp khai thác TNTN cho PTDL của luận án với giải pháp trong

quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên ................................................................... 138

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .............................................................................................. 139

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 143

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 151

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐKTN Điều kiện tự nhiên RTL Rất thuận lợi

ĐLTN Địa lý tự nhiên RKTL Rất kém thuận lợi

HĐDL Hoạt động du lịch SPDL Sản phẩm du lịch

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên TLTB Thuận lợi trung bình

Kém TL Kém thuận lợi TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch

Khá TL Khá thuận lợi TNDL Tài nguyên du lịch

KT-XH Kinh tế - xã hội TNDLTN Tài nguyên du lịch tự nhiên

HST Hệ sinh thái TNTN Tài nguyên thiên nhiên

LHDL Loại hình du lịch TV Tiểu vùng

PTDL Phát triển du lịch TVTN Tiểu vùng tự nhiên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Thang đánh giá tổng hợp cho các điểm tài nguyên thiên nhiên .................. 33

Bảng 1. 2: Thang đánh giá ĐKTN cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển ................ 36

Bảng 2. 1: Đặc trƣng mực nƣớc triều trạm Phú Lâm .................................................... 48

Bảng 2. 2: Đặc trƣng độ mặn (%) tại trạm Phú Lâm ..................................................... 49

Bảng 2. 3: Đặc điểm các đầm - vũng - vịnh ở Phú Yên ................................................ 54

Bảng 2. 4: Đặc điểm của các đảo, gành đá ven biển Phú Yên ...................................... 55

Bảng 2. 5: Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên có giá trị cho du lịch ..................... 57

Bảng 2. 6: Các đập, suối, thác ở Phú Yên ..................................................................... 59

Bảng 3. 1: Các điểm tài nguyên thiên nhiên đƣợc lựa chọn đánh giá ........................... 67

Bảng 3. 2: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên ................... 68

Bảng 3. 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên . 73

Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá sức tải du lịch của điểm tài nguyên ................................. 78

Bảng 3. 5: Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Tuy Hòa ... 80

Bảng 3. 6: Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Sơn Hòa81

Bảng 3. 7: Tổng hợp kết quả đánh giá số ngày thuận lợi cho hoạt HĐDL theo năm ... 82

Bảng 3. 8: Tổng hợp kết quả đánh giá thời gian khai thác du lịch ................................ 84

v

Bảng 3. 9: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng tiếp cận................................. 85

Bảng 3. 10:Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ bền vững của tài nguyên ............... 87

Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng kết nối du lịch .................... 90

Bảng 3. 12: Kết quả đánh giá tổng hợp cho 17 điểm tài nguyên thiên nhiên ............... 93

Bảng 3. 13: Kết quả đánh giá ĐKTN cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển ........... 98

Bảng 3. 14: Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.. 102

Bảng 3. 15: Tổng hợp kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho

phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên ............................................................. 107

Bảng 4. 1: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách đến du lịch Phú Yên… 114

Bảng 4. 2: Kết quả điều tra về các giải pháp nâng cao chất lƣợng du lịch Phú Yên .. 114

Bảng 4. 3: Khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 – 2019................................... 115

Bảng 4. 4: Doanh thu du lịch của Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 ............................ 115

Bảng 4. 5: Kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân địa phƣơng về tác động của du lịch đến

đời sống ngƣời dân và môi trƣờng .............................................................................. 116

Bảng 4. 6: Định hƣớng về quy mô khai thác tại các điểm du lịch .............................. 126

Bảng 4. 7: Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các

tiểu vùng tự nhiên ........................................................................................................ 128

Bảng 4. 8: Các tuyến du lịch nội tiểu vùng ................................................................. 130

Bảng 4. 9: Các tuyến du lịch kết nối các tiểu vùng ..................................................... 131

Bảng 4. 10: So sánh định hƣớng khai thác TNTN cho PTDL của luận án với thực tiễn

và quy hoạch PTDL của Phú Yên .............................................................................. 136

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO ...................................................... 5

Hình 1. 2: Quy trình thực hiện đề tài luận án ................................................................ 38

Hình 2. 1:Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên ................................................................... 41

Hình 2. 2: Mô hình số độ cao (DEM) tỉnh Phú Yên ..................................................... 44

Hình 2. 3: Rừng trồng ở cao nguyên Vân Hòa .............................................................. 50

Hình 2. 4: San hô ở Hòn Yến ........................................................................................ 51

Hình 2. 5: Vịnh Xuân Đài .............................................................................................. 55

Hình 2. 6: Đầm Ô Loan ................................................................................................. 55

Hình 2. 7: Hòn Yến ....................................................................................................... 56

Hình 2. 8: Cù lao Mái Nhà ............................................................................................ 56

vi

Hình 2. 9: Gành Đá Đĩa ................................................................................................. 56

Hình 2. 10: Núi Đá Bia .................................................................................................. 56

Hình 2. 11: Hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa .................................................. 58

Hình 2. 12: Hồ thủy điện Sông Hinh ............................................................................. 59

Hình 2. 13: Hồ Xuân Hƣơng ........................................................................................ 59

Hình 2. 14: Đập Đồng Cam ........................................................................................... 61

Hình 2. 15: Thác H’Ly .................................................................................................. 61

Hình 2. 16: Bản đồ các điểm tài nguyên thiên nhiên cho du lịch tỉnh Phú Yên ........... 64

Hình 3. 1: Ranh giới giữa đá bazan với đá granit .......................................................... 68

Hình 3. 2: Cảnh quan khu vực gành Đèn - gành Đá Đĩa ............................................... 69

Hình 3. 3: Cảnh quan khu vực Hòn Yến khi thủy triều rút ........................................... 70

Hình 3. 4: Rừng dừa ven Vịnh Xuân Đài ……………………………………………74

Hình 3. 5: Vũng Lắm ..................................................................................................... 74

Hình 3. 6: Hai Tôm-bô-lô đối xứng ở bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa ......................... 75

Hình 3. 7: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa ................................................................ 83

Hình 3. 8: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa ................................................................. 83

Hình 3. 9: Ô nhiễm môi trƣờng tại bãi tắm Sông Cầu .................................................. 87

Hình 3. 10: Khoanh ruộng nuôi tôm ở đầm Ô Loan ..................................................... 88

Hình 3. 11: Bản đồ kết quả đánh giá các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du

lịch tỉnh Phú Yên ........................................................................................................... 96

Hình 3. 12: Các dạng thế nằm phản ánh nhiều giai đoạn phun trào của bazan gành Đá

Đĩa ................................................................................................................................. 99

Hình 3. 13: Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Phú Yên cho phát triển du lịch ... 103

Hình 3. 14: Bản đồ kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch theo các tiểu vùng .................................................................................... 109

Hình 4. 1: Bản đồ định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên ................................... 133

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Du lịch là một ngành kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên nên việc đánh giá,

phân hạng mức độ thuận lợi của tự nhiên cho phát triển du lịch (PTDL) của một địa

phƣơng là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả đánh giá tổng hợp tự nhiên sẽ phân

hạng đƣợc các mức độ thuận lợi của tự nhiên đối với PTDL, đây là cơ sở khoa học quan

trọng để đƣa ra định hƣớng khai thác các giá trị của tự nhiên trên lãnh thổ đạt hiệu quả

kinh tế cao nhất. Đồng thời, việc đánh giá chi tiết theo các tiêu chí sẽ thấy đƣợc những

lợi thế cũng nhƣ các hạn chế của từng điểm tài nguyên, từng tiểu vùng tự nhiên (TVTN)

đối với PTDL, từ đó sẽ phát triển các điểm mạnh và khắc phục các hạn chế trong đầu tƣ

khai thác cho phát triển du lịch của địa phƣơng.

Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có TNTN phong phú, nhiều

cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo ra nhiều giá trị đặc biệt và trở thành những tài nguyên du

lịch tự nhiên (TNDLTN) độc đáo cho PTDL của địa phƣơng. Ở khu vực ven biển phía

Đông, TNTN có thể kể đến nhƣ: các bãi đá, gành đá (Gành Đá Đĩa, bãi Xép), vũng vịnh

(Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô), đầm phá (đầm Ô Loan, đầm Cù Mông); bãi biển (Bãi Bàng,

Bãi Tràm, bãi biển Thành phố Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, Bãi Môn - Mũi Điện…);

các đảo ven bờ (Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nƣa, Cù Lao Mái Nhà…); đồi núi ven biển

(núi Đá Bia, đồi Thơm). Ở khu vực đồi núi phía Tây cũng có nhiều dạng TNTN có giá

trị cho PTDL: cao nguyên Vân Hòa, hồ thủy điện Sông Hinh, khu bảo tồn thiên nhiên

Krông Trai, thác H’Ly; suối nƣớc nóng, nƣớc khoáng Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức…

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhƣng du lịch Phú Yên phát triển còn chậm, doanh

thu du lịch còn thấp hơn so với các tỉnh thành lận cận (chỉ bằng 1/2 Bình Định và 1/10

Khánh Hòa). Việc khai thác TNTN của Phú Yên phục vụ cho hoạt động du lịch còn

nhiều hạn chế so với tiềm năng vốn có của nó, sản phẩm du lịch (SPDL) chƣa phong

phú, tiềm năng du lịch chƣa đƣợc biến thành nguồn lực du lịch.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Phú Yên, du lịch đã

đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2030 phát triển

thành công các ngành kinh tế biển theo thứ tự ƣu tiên: Du lịch và dịch vụ biển, nuôi

trồng và khai thác hải sản, kinh tế hàng hải, công nghiệp ven biển, năng lƣợng tái tạo và

cách ngành kinh tế biển mới, cũng nhƣ khai thác các loại tài nguyên, khoáng sản biển

khác. Nhƣ vậy, du lịch đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong phát triển KT - XH. Cho nên, việc

nghiên cứu để PTDL của Phú Yên trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.

2

Về nghiên cứu PTDL Phú Yên đã có Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du

lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, của Sở Văn hóa - Thể Thao và

Du lịch tỉnh Phú Yên [1] và một số nghiên cứu có đề cập đến đánh giá tài nguyên cho

PTDL. Tuy nhiên, các đề tài đó mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá chung, đánh giá sơ bộ

trên một không gian rộng, chƣa đƣa ra các tiêu chí để đánh giá chi tiết cho các điểm tài

nguyên, nên chƣa thấy cụ thể những thuận lợi và hạn chế của điểm tài nguyên cho

PTDL, đồng thời cũng chƣa thấy sự phân hạng mức độ thuận lợi TNDLTN theo điểm

tài nguyên và lãnh thổ một cách rõ nét.

Từ thực tiễn cho thấy, để khai thác hiệu quả TNTN, thúc đẩy du lịch Phú Yên

phát triển mạnh, cần có những nghiên cứu mới về cả lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá

đầy đủ, chi tiết về ĐKTN, TNTN, phân cấp đƣợc mức độ thuận lợi của các điểm

TNDLTN, các loại hình du lịch (LHDL), các tiểu vùng tự nhiên (TVTN) làm cơ sở

khoa học cho việc đề xuất định hƣớng khai thác TNDLTN và phát triển SPDL của Phú

Yên trong thời gian đến.

Với những lý do trên, NCS đã thực hiện đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch” làm luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Phú

Yên trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL, vận dụng

cho tỉnh Phú Yên.

- Phân tích, đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL theo các điểm tài nguyên.

- Phân tích, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển một số LHDL tiêu biểu.

- Xây dựng bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ

phát triển du lịch theo các đơn vị tiểu vùng.

- Định hƣớng phát triển các LHDL theo các điểm TNDLTN và theo các tiểu

vùng địa lý tự nhiên.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian: Toàn tỉnh Phú Yên với diện tích 5.045km2 và không gian

biển đảo ven bờ.

4.2. Phạm vi thời gian: Số liệu và dữ liệu đƣợc thu thập phân tích trong giai đoạn 2009

đến 2018 và định hƣớng đến năm 2030.

3

4.3. Phạm vi khoa học: Luận án tập trung đánh giá các ĐKTN, TNTN thông qua các

tiêu chí lựa chọn phục vụ cho định hƣớng PTDL tỉnh Phú Yên; luận án không đánh giá

TNDL nhân văn mà chỉ xem xét với vai trò là yếu tố bổ sung trong đánh giá.

5. Các luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Vị trí địa lý cùng với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên phong phú, phân hóa đa dạng theo không gian là thế mạnh cho phát triển du lịch

tỉnh Phú Yên.

Luận điểm 2: Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi ĐKTN, TNTN đối với PTDL ở

các điểm TNTN, cho một số LHDL tiêu biểu và theo các TVTN kết hợp với phân tích

thực trạng PTDL là cơ sở khoa học có tính tổng hợp cao cho việc đề xuất định hƣớng

ƣu tiên khai thác các điểm TNTN và không gian PTDL tỉnh Phú Yên.

6. Những điểm mới của đề tài

- Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá nhằm xác định mức độ thuận lợi của

ĐKTN, TNTN cho PTDL ở các điểm TNTN và các LHDL tiềm năng trên địa bàn tỉnh

Phú Yên.

- Nghiên cứu phân vùng ĐLTN làm cơ sở đánh giá mức độ thuận lợi cho PTDL

theo các TVTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận về đánh giá ĐKTN,

TNTN phục vụ PTDL ở phạm vi cấp tỉnh.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về tiềm năng thế mạnh cho

PTDL Phú Yên, giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định không gian, LHDL theo

hƣớng bền vững.

8. Cơ sở tài liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo sử dụng các loại tài liệu khoa học

cụ thể sau:

- Tài liệu khoa học: các tài liệu nghiên cứu về ĐKTN, TNTN, qui hoạch phát

triển KT-XH, qui hoạch PTDL tỉnh Phú Yên và các tài liệu liên quan khác.

- Tài liệu bản đồ: bản đồ hành chính, bản đồ nền địa hình tỉnh Phú Yên tỷ lệ

1/100.000 đƣợc cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Phú Yên.

- Số liệu khí tƣợng và thủy văn các trạm Sơn Hòa, Tuy Hòa; Số liệu thủy văn

của các trạm Sơn Hòa, Tuy Hòa, Hà Bằng, Sông Cầu, Phú Lạc, Sơn Thành từ năm 2009

-2018.

4

- Dữ liệu thực địa và điều tra xã hội học do chính tác giả luận án thực hiện: 120

mẫu phiếu điều tra khách du lịch và 120 phiếu phỏng vấn cộng đồng địa phƣơng tham

gia du lịch và hoạt động du lịch tại các điểm đến và cán bộ tại các Ban quản lý du lịch,

Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Số liệu

điều tra thực hiện trong năm 2018 và đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel.

9. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận án gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

phục vụ phát triển du lịch

Chƣơng 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch tỉnh Phú Yên

Chƣơng 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch tỉnh Phú Yên

Chƣơng 4. Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho phát

triển du lịch

5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số vấn đề lý luận chung

1.1.1.1 Một số khái niệm về du lịch

* Du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời

ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng

nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết

hợp với mục đích hợp pháp khác” [2].

* Điểm du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch đƣợc đầu tƣ, khai thác

phục vụ khách du lịch” [2].

* Tuyến du lịch: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch,

cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy,

đƣờng hàng không” [3].

* Loại hình du lịch: “Loại hình du lịch là các hình thức du lịch đƣợc tổ chức

nhằm thỏa mãn mục đích du lịch của khách du lịch” [4].

Có nhiều cách phân loại LHDL khác nhau, tuy nhiên, hiện nay hoàn chỉnh nhất

là phân loại LHDL của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Oganization -

UNWTO) (hình 1.1).

Hình 1. 1: Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO [trích theo 4]

6

Đây cũng là những LHDL phổ biến hiện nay, một số LHDL theo cách phân chia

này cũng đƣợc chọn để đề xuất định hƣớng PTDL của Phú Yên.

* Du lịch tham quan: Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới

thăm nơi có TNDL với mục đích tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị của TNDL [3].

Trong luận án đã đề cập đến LHDL tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn

hóa đá, ở đây đƣợc hiểu là các hoạt động du lịch của du khách để tham quan, khám phá,

trải nghiệm các di tích về đá gắn với quá trình thành tạo đá, quá trình khai thác sử dụng

đá bazan của cƣ dân bản địa.

* Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn

hoá địa phƣơng, có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi

trƣờng [2].

* Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch giúp cho con ngƣời phục hồi sức khoẻ

và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thƣờng xuyên

xảy ra trong cuộc sống [5]. Nhƣ vậy có thể hiểu, du lịch nghỉ dƣỡng biển là du lịch nghỉ

dƣỡng của du khách ở vùng biển, đây là LHDL đƣợc chọn để đánh giá trong luận án.

* Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác

giá trị của tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch [2].

Sản phẩm du lịch còn đƣợc phân biệt thành 02 loại:

- Sản phẩm du lịch chính: Là sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng, có khả năng

tạo dựng thƣơng hiệu du lịch cho địa phƣơng [6].

- Sản phẩm du lịch đặc thù: Là sản phẩm có các yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy

nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch

với những dịch vụ du lịch không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà

còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo [7].

* Sức chứa du lịch

“Sức chứa du lịch là số lƣợng ngƣời cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận,

không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng địa

phƣơng và du khách, không làm suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản

địa” [8].

1.1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch

“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở

để hình thành SPDL, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TNDL

bao gồm TNDLTN và TNDL văn hóa” [2].

7

TNDL chính là tiền đề để PTDL, TNDL càng đa dạng, phong phú, đặc sắc và có

mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và khả năng khai thác phục

vụ cho HĐDL càng cao.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

“TNDLTN bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí

hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể đƣợc sử dụng cho mục

đích du lịch” [2].

TNDLTN gồm tài nguyên đang đƣợc khai thác cho du lịch và tài nguyên chƣa

đƣợc khai thác cho du lịch. Nhƣ vậy, TNTN hay ĐKTN đƣợc con ngƣời khai thác và sử

dụng phục vụ cho mục đích du lịch hoặc đã đƣa vào quy hoạch sử dụng cho PTDL trở

thành TNDLTN.

Trong luận án, các điểm TNTN đƣợc chọn để đánh giá là các điểm đã đƣợc khai

thác cho du lịch hoặc đã đƣợc quy hoạch để thành điểm du lịch. Do đó, khái niệm

TNTN phục vụ PTDL đƣợc sử dụng trong luận án cũng chính là TNDLTN.

* Tài nguyên du lịch văn hóa

TNDL văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ,

kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa

khác; công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du

lịch [2].

1.1.1.3. Khái niệm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Điều kiện tự nhiên

“ĐKTN là khả năng của toàn bộ các thành phần trong môi trƣờng tự nhiên, có

ảnh hƣởng đến cuộc sống và các hoạt động sống của con ngƣời trên một lãnh thổ (ví dụ:

vị trí địa lý, địa hình, TNTN, khí hậu, các nguồn nƣớc, các nguồn động thực vật…).

ĐKTN là một nguồn lực quan trọng trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đối với

từng quốc gia nó có mặt thuận lợi và khó khăn không hoàn toàn giống nhau [9].

* Tài nguyên thiên nhiên

“TNTN là toàn bộ giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt

động kinh tế của xã hội loài ngƣời nhƣ: khoáng sản, đất đai, động thực vật… và các

ĐKTN nhƣ: khí hậu, không khí, ánh sáng, nguồn nƣớc. Danh mục các loại TNTN cũng

thƣờng xuyên đƣợc mở rộng, tùy vào những tiến bộ của xã hội, vào trình độ khoa học -

kỹ thuật của con ngƣời [9].

8

Khái niệm ĐKTN và TNTN tuy tƣơng đồng nhƣng có sự khác biệt. ĐKTN thì có

thể có lợi hay không có lợi cho phát triển kinh tế. ĐKTN trở thành TNTN khi đƣợc con

ngƣời khai thác và sử dụng cho mục các mục đích khác nhau.

1.1.1.4. Vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế phát triển dựa trên các dạng tài nguyên. ĐKTN và

TNTN có vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch, các thành phần của tự nhiên nhƣ địa

hình - địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái có những tác động cụ thể đến sự PTDL.

* Vai trò của địa hình - địa mạo

Vai trò của địa hình và các quá trình địa mạo đối với phát triển du lịch thể hiện ở

các khía cạnh:

- Địa hình là thành phần chính của tự nhiên tạo nên cảnh quan để du khách

thƣởng ngoạn. Đặc điểm và hình thái của địa hình cũng quyết định đến việc phát triển

các LHDL. Có những LHDL chỉ đƣợc phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù nhƣ

du lịch leo núi, chèo thuyền vƣợt thác, tham quan địa hình karst…Các quá trình địa

mạo cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nên các dạng địa hình để đƣợc khai

thác, sử dụng cho du lịch [10].

- Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các HĐDL của con ngƣời, đồng thời cũng là địa

bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ HĐDL. Đặc điểm hình thái và

trắc lƣợng hình thái địa hình có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc xây dựng

các công trình này [10].

Hiện tại, con ngƣời đã khai thác rất nhiều giá trị của địa hình cho HĐDL, đơn cử

theo hai hƣớng chính sau:

- Sử dụng trực tiếp: thƣởng ngoạn phong cảnh gắn liền với các HĐDL khác nhau

nhƣ khám phá thƣởng ngoạn các cảnh quan karst, các đảo đá vôi, các vách núi; chèo

thuyền vƣợt thác ghềnh trên sông; tắm biển, lặn biển ở các bãi biển, đáy biển...

- Sử dụng gián tiếp: con ngƣời đã gián tiếp sử dụng bề mặt địa hình để phục vụ

HĐDL bằng việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du

lịch nhƣ đƣờng xá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, sân golf, các resort…

* Vai trò của khí hậu

Khí hậu là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của

địa điểm và thời gian, chất lƣợng sản phẩm.

Ảnh hƣởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các LHDL nghỉ biển, nghỉ núi

và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với các du lịch nghỉ biển, các thành

phần nhƣ ánh nắng, độ ẩm, hƣớng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm nhƣ vị trí địa lý,

9

chiều dài - rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu cầu của khách. Ví dụ: Khách du

lịch Châu Âu thích tắm biển khi nhiệt độ nƣớc biển từ 200C - 25

0C, khách du lịch Bắc

Âu thì lại thích tắm biển khi nhiệt độ nƣớc biển khoảng 150C - 16

0C.

* Vai trò của thủy văn

Hiện nay, khi du lịch đang hƣớng dần về với thiên nhiên thì vai trò của yếu tố

thủy văn đối với PTDL càng đƣợc thể hiện rõ. Các mặt nƣớc sông, hồ, mặt biển, đầm,

vịnh…và các yếu tố động lực của môi trƣờng nƣớc nhƣ sóng, thác, ghềnh…có ý nghĩa

lớn cho PTDL, nhất là du lịch thể thao, nghỉ dƣỡng.

Một số quốc gia, ví dụ Việt Nam, những thắng cảnh gắn liền với yếu tố thủy văn

đã trở thành biểu tƣợng, điểm nhấn thu hút hàng triệu lƣợt khách du lịch nƣớc ngoài

mỗi năm nhƣ: sông Hƣơng (Huế), thác tình yêu (Sa Pa), hồ Xuân Hƣơng (Đà Lạt)...

* Vai trò của sinh vật

Tài nguyên sinh vật có vai trò tích cực đối với HĐDL, là cơ sở để phát triển

nhiều LHDL khác nhau. Chính tài nguyên sinh vật đã hình thành nên các khu bảo tồn

thiên nhiên, vƣờn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu

bảo vệ cảnh quan… đây là nguồn TNDL quan trọng đặc biệt đối với du lịch sinh thái và

nghiên cứu khoa học.

Tài nguyên sinh vật là cơ sở để tạo nên các địa điểm tham quan hấp dẫn du khách,

nhƣ các vƣờn bách thú, các bảo tàng sinh vật, các công viên, các vƣờn hoa, các HST rừng

ngập mặn, HST thực vật trồng, các HST rạn san hô…

Tài nguyên sinh vật còn cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn dƣợc liệu tự nhiên

quý hiếm, hấp dẫn đối với nhiều du khách có nhu cầu ẩm thực, chữa bệnh.

* Vai trò của tài nguyên khoáng sản

Nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng thiên nhiên là dạng tài nguyên khoáng sản có

giá trị rất lớn đối với du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh. Hiện nay, LHDL này đang ngày

càng phát triển, đƣợc mở rộng và đa dạng hơn.

Ở những khu vực có nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn

sẽ đƣợc kết hợp với các tài nguyên du lịch khác và cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật để

tạo nên các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách.

1.1.1.5. Khái niệm về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

* Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Đánh giá ĐKTN, TNTN là sự xác định các giá trị của tự nhiên đối với một yêu

cầu KTXH cụ thể. Đây là kiểu đánh giá để xác định mức độ thuận lợi của tự nhiên cho

một hoạt động kinh tế, dựa trên cơ sở đó để tiến hành đầu tƣ cho hoạt động kinh tế đạt

10

hiệu quả cao. Theo Phạm Hoàng Hải, “Bản chất của đánh giá ĐKTN và TNTN là so

sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của

chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt

động kinh tế - xã hội của con người”[11].

- Đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL là sự so sánh, đối chiếu các đặc điểm của

TNTN, tiểu vùng tự nhiên (TVTN) với những yêu cầu của HĐDL, LHDL để xác định

đƣợc mức độ phù hợp.

1.1.2. Cơ sở lý luận về định hướng không gian khai thác tài nguyên thiên nhiên cho

phát triển du lịch

Định hƣớng không gian khai thác TNTN cho PTDL trong luận án đƣợc xuất phát

từ quan niệm tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Theo Nguyễn Minh Tuệ “TCLTDL

là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có

liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân

văn) kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

cao nhất”[12].

Nhƣ vậy, TCLTDL là sự phân hoá không gian của du lịch. Sự phân hoá không

gian này dựa vào tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, lao động trong

ngành du lịch, mối liên hệ giữa ngành du lịch với ngành khác, với địa phƣơng khác.

TCLTDL phải hợp lý, khoa học để khai thác có hiệu quả TNDL, đồng thời phải bảo vệ

môi trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

TCLTDL là một dạng của tổ chức lãnh thổ KTXH, có 3 hình thức chủ yếu: hệ

thống lãnh thổ du lịch, cụm tƣơng hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch),

vùng du lịch.

- Hệ thống lãnh thổ du lịch:

“Hệ thống lãnh thổ du lịch thƣờng đƣợc coi là hệ thống xã hội đƣợc tạo thành

bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là: nhóm ngƣời đi du lịch, các

tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử, cơ sở vật chất - kĩ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân

viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trƣng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch

là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ” [12].

- Cụm tương hỗ phát triển du lịch:

Cụm tƣơng hỗ phát triển du lịch là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà

cung cấp và dịch vụ du lịch có mối liên kết với nhau [12].

- Vùng du lịch:

11

Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Vùng du lịch là một bộ phận lãnh thổ đất nƣớc, có

phạm vi và ranh giới xác định, có những nét đặc thù về TNDL (tự nhiên và nhân văn),

điều kiện vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc trƣng… cho phép hình

thành và phát triển hiệu quả các hệ thống lãnh thổ du lịch dựa trên cơ sở các mối liên hệ

nội vùng và liên vùng” [12].

Trong vùng du lịch đƣợc phân thành nhiều cấp, ở Việt Nam các cấp phân vị

trong vùng gồm 5 cấp (từ thấp đến cao): điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du

lịch - á vùng du lịch - vùng du lịch.

- Quan điểm về TCLTDL trong luận án:

+ Trong phạm vi nghiên cứu của luận án là đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL

thì TCLTDL chỉ giới hạn ở việc định hƣớng về không gian khai thác TNTN cho PTDL,

có nghĩa chỉ đƣa ra định hƣớng khai thác TNTN theo các không gian du lịch (tiểu vùng

tự nhiên cho PTDL) để khai thác tốt nhất tiềm năng của TNTN và đảm bảo hiệu về mặt

kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cấp tiểu vùng đƣợc giới hạn là các TVTN phục vụ định

hƣớng khai thác TNTN cho PTDL chứ không phải là phân chia thành các tiểu vùng du

lịch.

+ Về hình thức TCLTDL trong luận án đƣợc xác định là theo vùng tự nhiên cho

du lịch, toàn bộ tỉnh Phú Yên là một vùng, dƣới vùng là tiểu vùng. Các định hƣớng

PTDL cho Phú Yên gồm: điểm du lịch, cụm điểm du lịch và tuyến du lịch.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch

1.2.1. Trên thế giới

Bắt đầu từ thập kỉ 60, trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu đề cập đến

đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL, điển hình là ở Nga và các nƣớc Đông Âu. Các

công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

- Công trình của V.Xtaukat (1969) đã nghiên cứu và đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá

cảnh quan, đƣa ra quan niệm về du lịch nghỉ dƣỡng phục vụ cho mục đích du lịch [trích

theo 13].

- Tác giả L.I. Mukhina (1973) đã đánh giá tài nguyên bằng cách sử dụng đơn vị

cơ sở là “đất nghỉ ngơi” để phục vụ mục đích du lịch tại hồ Xelighe. Tác giả đã dùng

các yếu tố tự nhiên nhƣ độ cao, độ dốc, tần suất khúc ngoặt của địa hình; kiểu thực bì,

độ cao cây cỏ, độ chiếu tán, loài cây đang tái sinh của thực vật…để làm cơ sở phân hóa

không gian lãnh thổ của vùng hồ cho các dạng nghỉ ngơi [trích theo 14].

- E.E.Phêrôrốp đề xuất phƣơng pháp đánh giá khí hậu tổng hợp và đã đƣợc các

12

tác giả Subukốp, I.X. Kanđôrốp, D.N.Đêmina… hoàn thiện. Phƣơng pháp này dựa trên

cơ sở phân loại thời tiết trong sinh khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết

đặc trƣng trong ngày với các mức độ khác nhau đến sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ đến

các LHDL. Đây là công trình nghiên cứu về sinh khí hậu con ngƣời có giá trị sử dụng

của các nhà khí hậu thế giới [trích theo 14].

- A.G. Ixatsenko (1985), đã đánh giá ảnh hƣởng của ĐKTN và TNTN đến du

lịch. Tác giả đã xác định mức độ thích hợp cho mỗi LHDL dựa vào sự đa dạng của môi

trƣờng tự nhiên, các điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính khác của tự

nhiên [15].

- B.N. Likhainốp đã xác định tài nguyên phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí là một

dạng đặc biệt của TNDL, việc nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ đặc biệt của địa lý

giải trí [trích theo 14].

Nhiều tác giả phƣơng Tây cũng đã có những nghiên cứu về đánh giá TNTN cho

mục đích du lịch:

- Ở Hoa Kỳ, tác giả Mieczkowski (1995) đã tập trung phân tích những tác động

tích cực và tiêu cực của du lịch đối với TNTN và môi trƣờng, sức tải của các điểm du lịch

và đƣa ra một số biện pháp để phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng và đƣợc thể hiện

trong cuốn Environmental Issues of Tourism and Recreation [trích theo 13].

- Trong cuốn Quy hoạch du lịch của G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard (Pháp) do

Đào Đình Bắc dịch (2005) [16] đã đề cập tới vấn đề phân loại, thống kê, đánh giá tài

nguyên; chỉ ra các phƣơng pháp xây dựng định mức và tiêu chuẩn trong quy hoạch du

lịch để hƣớng đến sự phát triển bền vững.

- Trong tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch của lãnh thổ (Evaluating a territory’s

touristics potential) của Peter Zimmer cùng các cộng sự [17] đã nêu ra hai giai đoạn

chính trong việc đánh giá tiềm năng du lịch của một địa phƣơng:

Giai đoạn 1: Phân tích tình hình du lịch địa phƣơng bao gồm việc phân tích khả

năng cung cấp, nhu cầu, sự cạnh tranh và xu hƣớng của thị trƣờng. Bƣớc đầu tiên của

giai đoạn này là tạo ra một bảng tóm tắt về tình hình du lịch địa phƣơng, dựa trên các

nội dung: Tổ chức HĐDL; Tiếp thị du lịch; Vấn đề đào tạo trong ngành du lịch; Sự hợp

tác cùng phát triển; Các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đồng thời, việc xác định tình hình sản

xuất kinh doanh của ngành du lịch địa phƣơng nhƣ doanh thu của ngành, giá trị gia tăng

đƣợc tạo ra bởi hoạt động du lịch, số lƣợng việc làm… cũng rất quan trọng, hữu ích nhằm

cung cấp thông tin về lãnh thổ.

Giai đoạn 2: Quá trình đánh giá thông qua việc so sánh kết quả phân tích thực

13

trạng để xác định điểm mạnh và điểm yếu của một lãnh thổ, xác định cả tiềm năng, rủi

ro và quyết định phƣơng hƣớng PTDL trong khu vực.

- Với nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu

Sebunya trong đề tài Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn - Một quá trình đánh giá du

lịch (Linking Communities, Tourism and Conservation - A Tourism Assessment

Process) [18], đã chọn lọc một số nội dung có liên quan đến đánh giá TNDL, bƣớc đầu

hình thành quy trình và nội dung đánh giá tiềm năng du lịch. Nhóm tác giả này cho rằng

có ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ: Thứ nhất là giai

đoạn chuẩn bị để tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của ngành

du lịch ở địa phƣơng; Thứ hai là đánh giá bao gồm: sự tham gia của các bên liên quan,

thống kê các điểm tham quan (điểm tài nguyên), cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị

trƣờng, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con ngƣời và năng lực thể chế, nguồn tài

nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trƣờng, sự đa dạng sinh học và đánh giá

chi phí lợi ích; Thứ 3 là kết luận và kiến nghị. Công trình này cũng cho rằng, đánh giá

tiềm năng của các điểm tài nguyên dựa trên việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí và

đƣa ra các tiêu chí để đánh giá tài nguyên du lịch nhƣ sau:

+ Tính độc đáo: Các điểm tài nguyên có sức hấp dẫn hay không và hấp dẫn ở

mức độ nào sẽ tùy thuộc vào tính độc đáo, đặc sắc của nó. Từ tính độc đáo của tài

nguyên sẽ giúp xác định điểm tài nguyên này là chính hay phụ. Và trong quá trình khai

thác, luôn cần sự liên kết của các điểm tài nguyên chính (quan trọng) hay phụ (ít quan

trọng) nhằm tạo ra tiềm năng lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cho lãnh thổ nhờ tạo ra

sức thu hút cao hơn đối với khách du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú của du khách.

+ Tính thẩm mỹ hoặc giá trị cảnh quan: Đây là tiêu chí mang tính cảm tính, chủ

quan thông qua việc xem xét sự sạch sẽ, sống động của màu sắc, giá trị kiến trúc, nghệ

thuật, tính đồng nhất hoặc tƣơng phản trong thành tạo địa chất và môi trƣờng xung

quanh.

+ Đa dạng sinh học: Xem xét sự đa dạng các hệ động thực vật của địa phƣơng,

đặc biệt là các loài quý hiếm và độc đáo; đồng thời còn phải xem xét đến tính dễ quan

sát đƣợc của các loài. Xác định danh mục các loài động thực vật và kiểm tra các loài

quý hiếm, đang bị đe dọa thông qua các chuyên gia và Liên minh Bảo tồn Thế giới

(IUCN) để cân nhắc tác động có hại mà HĐDL gây ra cho việc bảo tồn các loài động

thực vật quý hiếm.

+ Giá trị văn hóa: Đƣợc đo bằng tầm quan trọng về văn hóa, xã hội của các điểm

tài nguyên đối với con ngƣời. Tiêu chí này đƣợc đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu

14

(phong tục tập quán cổ truyền; các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống; lễ kỉ niệm

truyền thống, điệu múa và âm nhạc…). Tính xác thực của điểm tài nguyên văn hóa

cũng cần đƣợc kiểm tra, đồng thời còn chú ý đến những nơi hoặc các hoạt động có tính

nhạy cảm có thể xảy ra, đối với địa phƣơng trong quá trình khai thác cho HĐDL.

+ Giá trị lịch sử: cần chú ý đến các nội dung tuổi; bảo tồn; tầm quan trọng của tài

nguyên (xếp hạng tài nguyên) ở cấp địa phƣơng, quốc gia hay quốc tế; giá trị kiến trúc,

nghệ thuật; giá trị văn hóa; quy mô. Để đánh giá chính xác giá trị lịch sử, cần nghiên

cứu kỹ các tài liệu lịch sử và tham khảo ý kiến với các thành viên cộng đồng có kiến

thức, các chuyên gia, các nhà sử học.

+ Khai thác và sử dụng: xác định loại hình, hoạt động du lịch cụ thể dựa trên đặc

điểm vốn có của tài nguyên

+ Sự tham gia của cộng đồng: yếu tố cần đƣợc xem xét là lợi ích cộng đồng,

cung cấp thêm nhiều việc làm từ việc khai thác các tài nguyên cho HĐDL. Đặc biệt, đối

với các điểm tài nguyên văn hóa bên cạnh việc khai thác vần hƣớng đến mục đích bảo

tồn và các mục tiêu xã hội khác.

+ Khả năng kiểm soát hoạt động du lịch tại điểm tham quan: nhằm tạo sự ổn

định, an toàn cho điểm đến.

+ Khả năng tiếp cận: đánh giá khả năng tiếp cận đến điểm tài nguyên là thuận lợi

hay khó khăn để đƣa vào khai thác cho hoạt động du lịch và tạo sự thu hút đối với

khách du lịch.

+ Phát triển sản phẩm: xem xét đến SPDL của địa phƣơng, của điểm tài nguyên

nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Ở Trung Quốc cũng đã có công trình Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch -

QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh (The QEPP Evaluation model of tourism

resources-A case study of tourism resources in Beijing), của Liu Xiao (2006) [19], đã

dựng mô hình QEPP để đánh giá TNDL. QEPP là viết tắt của bốn từ: Chất lƣợng, Môi

trƣờng, Vị trí và Giá trị cộng đồng (Q: Quality, E: Environment, P: Position và P: Pubic

Praise). Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đƣa vào đánh giá TNDL bao gồm: cấp tài

nguyên; mức độ phong phú của cảnh quan; diện tích khu vực; quy mô dân số đô thị

trung tâm; khoảng cách đến trung tâm thành phố; mức độ tập trung tài nguyên; vị trí;

giá trị cộng đồng. Trong mỗi chỉ tiêu, tác giả cũng tiến hành phân bậc để đánh giá,

tƣơng ứng mỗi bậc sẽ có một mức điểm. Giá trị của tài nguyên đƣợc tính bằng tổng số

điểm của tất cả các biến đƣa vào đánh giá.

Có thể nói, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến phƣơng pháp và các

15

bƣớc đánh giá tài nguyên cho mục đích du lịch. Tuy nhiên mỗi công trình đề cập đến

việc đánh tài nguyên cho du lịch ở một mức độ khác nhau. Trong đó, 2 công trình [18],

[19] là những tài liệu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đã đƣợc NCS vận dụng

trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cụ thể, ở công trình [18] đã nêu khi đánh giá du

lịch cho một lãnh thổ cần tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của

ngành du lịch ở địa phƣơng, cần thống kê các điểm tài nguyên. Khi đánh giá tiềm năng

của các điểm tài nguyên đã dựa trên việc xây dựng hệ thống các tiêu chí. Đối với công

trình [18], các tiêu chí là: tính độc đáo, tính thẩm mỹ, khả năng tiếp cận...; đối với công

trình [19] các tiêu chí là: diện tích khu vực, khoảng cách đến trung tâm thành phố, mức

độ tập trung tài nguyên, vị trí.., mỗi tiêu chí cũng đƣợc phân bậc và cho điểm tƣơng

ứng. Đây cũng chính là cách tiếp cận để đánh giá TNTN cho PTDL của luận án.

1.2.2. Ở Việt Nam

Đánh giá ĐKTN, TNTN cho du lịch là một hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về địa

lý học ứng dụng. Ở Việt Nam, hƣớng nghiên cứu này mới đƣợc các nhà địa lý học tiến

hành khoảng từ những năm 1990 trở lại đây. Cho đến nay, cùng với sự phát triển ngành

du lịch thì các nghiên cứu về TNTN phục vụ du lịch càng đƣợc đề cập nhiều.

Các công trình nghiên cứu cấp quốc gia và cấp vùng đƣợc Viện Nghiên cứu và

Phát triển Du lịch thực hiện, tiêu biểu nhƣ: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến 2030 [20]; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [21]; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng

ven biển đến năm 2020 [22]; Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [23],…Các công

trình này chủ yếu phục vụ quy hoạch PTDL nên chỉ tiến hành kiểm kê, nêu đặc điểm của

TNDL và đánh giá tiềm năng TNDL ở mức độ khái quát, định tính chứ chƣa xây dựng

những tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL và cho từng LHDL

khác nhau.

Trong công trình Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam [24], tác giả Vũ Tuấn Cảnh

và cộng sự đã xác định nội dung đánh giá TNDL là dựa vào tiêu chí: tính nguyên vẹn,

tính hấp dẫn, sức chứa và tính ổn định của môi trƣờng tự nhiên.

Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ [12], giáo trình Tài

nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long [13], đã đƣa ra các khái niệm về

du lịch, TNDL và bƣớc đầu có đề cập đến việc đánh giá TNDL ở mức độ khái quát.

Trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [25] đã trình bày

đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá TNDL. Công trình đã đề cập cụ thể đến

16

phƣơng pháp đánh giá tổng hợp TNDL, các bƣớc đánh giá, các tiêu chí đánh giá, cách

tính điểm và phân hạng mức đánh giá. Đây là công trình hết sức có giá trị và mang tính

chất định hƣớng cho phƣơng pháp đánh giá của luận án.

Giáo trình Sinh khí hậu của Nguyễn Khanh Vân [26], đã phân tích kiểu sinh khí

hậu ngƣời cho du lịch nghỉ dƣỡng, tác giả đã đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ thích

hợp của sinh khí hậu ngƣời cho HĐDL (nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối, vận tốc gió, sƣơng

mù).

Đề tài Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian

và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên (2015) do GS.TS Trƣơng Quang

Hải làm chủ nhiệm [27], đã đề cập đến cơ sở lý luận, các phƣơng pháp nghiên cứu,

đánh giá tổng hợp TNDLTN và nhân văn, tiềm năng du lịch nội lực và ngoại lực. Đề tài

đã áp dụng các hình thức đánh giá khác nhau, tùy thuộc từng nội dung có thể sử dụng

một hoặc nhiều loại hình đánh giá. Đánh giá thành phần đƣợc vận dụng đối với tài

nguyên địa chất - địa mạo (70 điểm di sản), tài nguyên khí hậu qua 13 trạm quan trắc,

tài nguyên thủy văn trên 3 lƣu vực sông chính, tài nguyên sinh vật tại 16 khu bảo tồn

thiên nhiên và 231 điểm tài nguyên nhân văn. Đánh giá tổng hợp đƣợc sử dụng để đánh

giá 144 điểm tài nguyên với 13 tiêu chí, xác định trọng số bằng phƣơng pháp phân tích

thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process). Kết quả đánh giá các điểm tài nguyên sẽ

đƣợc sử dụng thành kết quả đánh giá theo vùng bằng cách tính tổng điểm các điểm

TNDL, đơn vị hành chính đƣợc chọn là quận/huyện, thành phố.

Các công trình nghiên cứu, đánh giá TNTN cho phát triển du lịch theo hƣớng

đánh giá mức độ thuận lợi các ĐKTN và TNTN đã đƣợc thể hiện bằng phƣơng pháp

bán định lƣợng (xây dựng các tiêu chí đánh giá, so sánh với các chỉ tiêu của các LHDL,

cho điểm từng yếu tố đánh giá, xác định trọng số, tính trung bình cộng hoặc tổng điểm).

Đánh giá tổng hợp TNDL là một việc làm khá phức tạp, vì nó cần có một bộ tiêu

chí và các tiêu chí phải phù hợp với từng lãnh thổ nghiên cứu. Trong quá trình xây

dựng, các tiêu chí còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam

có nhiều tác giả đã nghiên cứu và xây dựng các bộ tiêu chí khác nhau cho việc đánh giá

tài nguyên du lịch, có thể kể đến các công trình sau:

- Năm 1992, Đặng Duy Lợi [28] đã áp dụng thang điểm tổng hợp để đánh giá

các ĐKTN và TNTN huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Để xây dựng

thang đánh giá tổng hợp, tác giả đã đƣa ra 6 tiêu chí: 1) Độ hấp dẫn; 2) Thời gian hoạt

động du lịch; 3) Sức chứa; 4) Độ bền vững; 5) Vị trí; 6) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

- kĩ thuật. Mỗi tiêu chí đƣợc đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3,

17

2, 1. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra hệ số các tiêu chí tùy theo vai trò của từng tiêu chí

trong hệ thống. Cụ thể, hệ số 3 áp dụng cho các tiêu chí: Độ hấp dẫn; Thời gian hoạt

động du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật; hệ số 2 áp dụng cho các tiêu

chí: Sức chứa; Vị trí; hệ số 1 áp dụng cho tiêu chí Độ bền vững. Điểm số đánh giá cho

từng yếu tố (tiêu chí) đƣợc tính bằng điểm đánh giá của yếu tố đó nhân với hệ số của

yếu tố đó. Còn điểm số đánh giá tổng hợp là tổng điểm đánh giá của từng yếu tố.

- Năm 2000, tác giả Phạm Trung Lƣơng và cộng sự [25], đã xây dựng thang

đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch gồm 7 tiêu chí: 1) Độ hấp dẫn; 2) Sức chứa du

lịch; 3) Thời gian hoạt động du lịch; 4) Độ bền vững ; 5) Vị trí và khả năng tiếp cận

điểm du lịch; 6) Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; 7) Hiệu quả khai thác. Mỗi tiêu chí

đƣợc đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3, 2, 1. Tác giả cũng đề

nghị dùng hệ số các tiêu chí tùy vào mức độ ảnh hƣởng của tiêu chí đối với chủ thể

đánh giá. Cách tính điểm số đánh giá giống tác giả Đặng Duy Lợi. Kết quả đánh giá các

mức rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và kém thuận lợi tƣơng ứng với các mức

điểm so với điểm tối đa là 81-100%, 61-80%, 41-60% và 25-40%.

Năm 2015, nhóm tác giả Trƣơng Quang Hải và đồng nghiệp, cũng đã sử dụng

phƣơng pháp đánh giá tổng hợp để đánh giá các điểm TNDL cho vùng Tây Nguyên, các

tiêu chí đƣợc chia thành hai nhóm: 1) Tiềm năng nội lực (gồm các tiêu chí: giá trị thẩm

mỹ, nghệ thuật; giá trị giải trí; giá trị văn hóa - lịch sử; giá trị khoa học; đa dạng sinh

học; quy mô của điểm du lịch; mùa vụ du lịch); 2) Tiềm năng ngoại lực (gồm các tiêu

chí: khả năng liên kết; khả năng tiếp cận; khoảng cách điểm du lịch đến trung tâm;

chất lương cơ sở lưu trú; chất lượng cơ sở ăn uống; chất lượng lao động du lịch).

Trong luận án tiến sĩ của nhiều tác giả cũng đã đánh giá tổng hợp TNDL bằng

cánh sử dụng các tiêu chí đánh giá và tính điểm tổng hợp. Các tác giả nhƣ: Nguyễn Hữu

Xuân [14], Lê Văn Tin [29] sử dụng các tiêu chí độ hấp dẫn khách du lịch, thời gian

hoạt động, sức chứa khách du lịch, vị trí điểm du lịch, độ bền vững; Nguyễn Đăng Tiến

[30] sử dụng các tiêu chí sức hấp dẫn điểm du lịch, vị trí điểm du lịch, cơ sở hạ tầng -

vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, độ bền vững điểm du lịch;

Trần Thị Hằng [31] sử dụng các tiêu chí độ hấp dẫn, độ bền vững, chỉ số khí hậu du

lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, sức chứa khách du lịch; Phạm Thị Cẩm Vân [32]

sử dụng tiêu chí độ hấp dẫn, tính liên kết, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, khả năng

tiếp cận, thời gian khai thác; Nguyễn Thu Nhung [33] đã sử dụng nhiều tiêu chí để

đánh giá cho hai loại hình du lịch nghỉ dƣỡng và tham quan, trong đó có tiêu chí thời

gian thích hợp du lịch (ngày), khả năng tiếp cận, khoảng cách từ điểm du lịch đến trung

18

tâm; Lê Thu Hƣơng [34] đã sử dụng các tiêu chí vị trí và khả năng tiếp cận, thời gian

hoạt động du lịch, khả năng kết hợp với điểm - tuyến du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ

thuật du lịch...

Nhƣ vậy, các tiêu chí mà các tác giả đã sử dụng để đánh giá TNTN cho du lịch

có nhiều tiêu chí phù hợp với địa bàn Phú Yên. Đây là một trong các cở sở tham khảo

để lựa chọn các tiêu chí đánh giá trong luận án.

1.2.3. Ở Phú Yên

Trong phạm vi tỉnh Phú Yên, các công trình nghiên cứu đề cập đến PTDL địa

phƣơng có thể kể đến các đề tài: Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm

2020, tầm nhìn đến 2025 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên [1]; Phạm Văn

Bảy (2016), Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh

Xuân Đài và vùng phụ cận [35]; Nguyễn Định (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị các

di tích lịch sử - văn hóa - thắng cảnh ở Phú Yên phục vụ hoạt động phát triển du lịch

[36]; Ngô Anh Tú (2016), Xây dựng Webgis phục vụ quảng bá du lịch Phú Yên [37].

Các công trình nghiên cứu này đề cập đến việc PTDL Phú Yên dƣới các góc độ

khác nhau nhƣ thống kê TNDL, phát triển SPDL biển, quảng bá hình ảnh du lịch, thực

trạng và phƣơng hƣớng PTDL Phú Yên. Việc đánh giá tài nguyên cho PTDL có đƣợc

đề cập trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm

nhìn đến 2025. Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá chung, đánh

giá sơ bộ trên một không gian rộng, chƣa đƣa ra các tiêu chí để đánh giá chi tiết cho các

điểm tài nguyên, nên chƣa thấy cụ thể những thuận lợi và hạn chế của điểm tài nguyên

cho PTDL, đồng thời cũng chƣa thấy sự phân hạng mức độ thuận lợi TNDLTN theo

điểm tài nguyên và lãnh thổ một cách rõ nét.

1.2.4. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hƣớng nghiên cứu

của luận án, có thể rút ra kết luận sau:

Trên thế giới, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho PTDL đã đƣợc thực hiện

từ rất lâu, cho thấy vai trò to lớn của việc đánh giá TNTN đối với sự phát triển của du

lịch. Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho PTDL đƣợc thực hiện ở nhiều góc độ khác

nhau: đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá tài nguyên cho PTDL đƣợc tiến hành từ

năm 1990. Cho đến nay, hƣớng nghiên cứu này ngày càng đƣợc quan tâm, đa số các

công trình đã đánh giá tổng hợp tự nhiên cho PTDL. Lãnh thổ nghiên cứu đƣợc thực

19

hiện ở nhiều quy mô khác nhau: khu vực, tỉnh, huyện. Phƣơng pháp và quy trình nghiên

cứu ngày càng hoàn thiện. Phƣơng pháp đánh giá bằng cách cho điểm từng tiêu chí và

tính tổng điểm để phân hạng vẫn là cách đánh giá đƣợc nhiều tác giả lựa chọn. Đây

cũng là phƣơng pháp phù hợp nhất hiện nay vì mang tính định lƣợng cao.

Ở Phú Yên, đã có một số công trình đề cập đến đánh giá tài nguyên cho du lịch,

nhƣng việc đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL dƣới góc độ địa lý chƣa đƣợc chú

trọng. Đặc biệt là đánh giá thông qua việc xác định các tiêu chí và phân vùng ĐLTN

chƣa đƣợc đề cập. Chính vì thế, việc đánh giá ĐKTN, TNTN của Phú Yên cho PTDL

bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân vùng ĐLTN cho PTDL và đánh giá

mức độ thuận lợi cho PTDL theo các TV là hƣớng nghiên cứu mới ở tỉnh Phú Yên. Đây

là hƣớng nghiên cứu phù hợp với xu hƣớng hiện nay trong nghiên cứu địa lý du lịch.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để đƣa ra định hƣớng PTDL của địa phƣơng.

1.3. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm tiếp cận

* Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các

thành phần của tự nhiên đều có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Sự thay đổi của một

thành phần tự nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác. Trong phát

triển KT-XH, các thành phần của tự nhiên đều có sự tác động đồng thời và ngƣợc lại, sự

phát triển KT-XH cũng tác động đến các thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, trong các quá

trình tác động này thì cần xem xét đến yếu tố trội, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh tế

mà xác định các yếu tố trội sẽ khác nhau. Trong luận án, quan điểm tổng hợp đƣợc vận

dụng để đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN lên các LHDL, việc xác định yếu tố trội

đƣợc thể hiện sự lựa chọn trọng số trong đánh giá, việc đề xuất PTDL cho lãnh thổ

nghiên cứu có xem xét đến khía cạnh KT-XH.

* Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các

thành phần của tự nhiên đều có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống tự

nhiên có tính chất thống nhất và hoàn chỉnh nhƣng không khép kín, nó luôn chịu sự tác

động của hệ thống KT-XH và ngƣợc lại. Bản thân hệ thống tự nhiên và KT-XH của một

lãnh thổ tạo thành một thể thống thống nhất và hoàn chỉnh của lãnh thổ đó, nhƣng nó lại

là bộ phận của lãnh thổ lớn hơn và dƣới nó lại là tổng hợp thể các lãnh thổ nhỏ hơn.

Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu, đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL tỉnh

Phú Yên đƣợc tác giả xem xét cả cấu trúc đứng (mối liên hệ giữa các thành phần tự

20

nhiên; mối liên hệ giữa hệ thống tự nhiên với hệ thống KT-XH) và cấu trúc ngang (mối

liên hệ giữa Phú Yên với các địa phƣơng khác trong khu vực và trong cả nƣớc) để việc

đánh giá đƣợc hoàn chỉnh và chính xác nhất.

* Quan điểm lãnh thổ

Mỗi lãnh thổ nghiên cứu sẽ có những đặc điểm riêng về ĐKTN và TNTN, dựa

trên đặc điểm riêng đó mà có thể xác định các lợi thể để phát triển KT-XH cũng nhƣ

tính đặc thù của lãnh thổ để xác định các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó sẽ đánh giá các

giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu cho các LHDL đã đƣợc lựa chọn. Quan điểm

lãnh thổ thể hiện trong luận án đó là đã dựa vào tính đặc thù của Phú Yên để xác định

các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó đánh giá các giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu

cho các LHDL đã đƣợc lựa chọn.

* Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững hiện nay đã trở thành xu hƣớng và mục tiêu phát triển kinh

KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển

bền vững không tách rời với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Trong du lịch, phát triển

bền vững bảo đảm việc khai thác, sử dụng TNDL một cách phù hợp, luôn chú ý đến khả

năng chịu tải của môi trƣờng, không phá vỡ các chức năng của môi trƣờng. Trong luận

án, quan điểm này đƣợc thể hiện cụ thể ở việc xác định sức chứa trong khai thác, sử

dụng các giá trị của tự nhiên cho du lịch cũng nhƣ xác định tính bền vững trong đánh

giá TNTN cho PTDL.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung

* Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu

Luận án đã tiến hành thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến các nội dung

nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau sau đó, sau đó tiến hành phân tích, đối chiếu để

thực hiện phần cơ sở lý luận của luận án và phần đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu. Việc

phân tích tài liệu cũng cho phép luận án kế thừa các phƣơng pháp nghiên cứu đã có và

vận dụng phù hợp cho việc thực hiện đề tài luận án.

Các tài liệu đƣợc sử dụng gồm: Các tài liệu về cơ sở lý luận; các luận án tiến sĩ

có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; các tài liệu về đặc điểm tự nhiên của Phú Yên;

các tài liệu về PTDL của Phú Yên; các tài liệu về bản đồ: bản đồ nền địa hình, bản đồ

phân vùng khí hậu, bản đồ các điểm du lịch; bản đồ hiện trạng sử dụng đất (thể hiện lớp

phủ thực vật), các bản đồ có tỷ lệ 1:100.000.

* Phương pháp khảo sát thực địa

21

Khảo sát thực địa là công việc cần thiết giúp cho tác giả có cái nhìn thực chất,

toàn diện về TNTN và các yếu tố KT-XH của lãnh thổ nghiên cứu, làm cơ sở cho việc

đánh giá sơ bộ hiện trạng TNTN để đƣa ra định hƣớng cho PTDL (phụ lục 12).

Các tuyến khảo sát thực địa nhƣ sau:

+ Tuyến ven biển phía Đông:

1. TP. Tuy Hòa -> Bãi Xép -> Hòn Yến -> Gành Đá Đĩa -> Gành Đèn -> Vịnh

Xuân Đài, bãi tắm Sông Cầu, đảo nhất Tự Sơn -> Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa ->

đầm Ô Loan.

2. TP. Tuy Hòa -> bãi biển TP. Tuy Hòa -> Bãi Môn - Mũi Điện -> Vũng Rô ->

núi Đá Bia.

+ Tuyến phía Tây: TP.Tuy Hòa -> Cao nguyên Vân Hòa (hồ Long Vân, hồ Vân

Hòa, hội trƣờng mùa Xuân, địa đạo gò Thì Thùng, nhà thờ Bác Hồ) -> suối nƣớc nóng

Triêm Đức -> Thác H’Ly -> hồ thủy điện Sông Hinh -> hồ trung tâm Thị trấn Hai

Riêng (hồ Xuân Hƣơng) -> Đập Đồng Cam.

* Phương pháp bản đồ và GIS (Geography Information System)

Bản đồ đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu (khi đi thực địa và nghiên

cứu trong phòng). Phân tích các bản đồ: địa hình, phân vùng khí hậu, thảm thực vật,

TNDL để thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL. Các kết quả nghiên cứu cũng

đƣợc thể hiện trên bản đồ. Bản đồ đƣợc biên tập bằng phần mềm Mapinfor.

* Phương pháp điều tra xã hội học

- Đối tƣợng điều tra xã hội học đƣợc thực hiện trong luận án gồm: khách du lịch,

ngƣời dân địa phƣơng và cán bộ quản lý.

- Hình thức điều tra: bằng phiếu điều tra đối với khách du lịch, ngƣời dân địa

phƣơng [phụ lục 4 và 7]; phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lý .

- Địa điểm và thời gian điều tra: Đối với khách du lịch điều tra tại các điểm du

lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên bằng cách hỗ trợ vé tham quan cho các du khách

đƣợc chọn trả lời phiếu và thu lại phiếu của du khách tại quầy bán vé, thời gian thực

hiện tháng 4-8/2018 vì đây là mùa cao điểm của du lịch Phú Yên; Đối với ngƣời dân địa

phƣơng, đối tƣợng điều tra là những ngƣời có trình độ học vấn nhƣ sinh viên, cán bộ

công chức làm việc ở các trƣờng học, các cơ quan hành chính huyện/thị xã,

xã/phƣờng/thị trấn (ở 09 huyện/thị) trên địa bàn Phú Yên và các hộ dân sống gần các

điểm du lịch; Đối với cán bộ quản lý tiến hành phỏng vấn sâu.

- Số mẫu: Xác định dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black

(1998), số lƣợng mẫu tối thiểu (n) là gấp 05 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu

22

phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger,

2006). n=5*m , lƣu ý m là số lƣợng câu hỏi trong phiếu khảo sát).

Nhƣ vậy đối với số mẫu của Phiếu khảo sát du khách, số mẫu tối thiểu là

5x13=65 phiếu (trong luận án đã sử dụng 120 phiếu); đối với số mẫu của Phiếu điều tra

người dân địa phương số mẫu tối thiểu là 5x12=60 mẫu (trong luận án đã sử dụng 120

phiếu).

- Xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm Excel.

Kết quả điều tra xã hội học là một trong những cơ sở quan trọng cho việc phân

tích các vấn đề cần thiết để đƣa ra định hƣớng khai thác TNTN cho PTDL Phú Yên.

* Phương pháp chuyên gia

Để kết quả của luận án đạt hiệu quả cao cần thiết phải có ý kiến của các chuyên

gia. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã lấy ý kiến của 10 chuyên gia [phụ lục 5;

6] đang làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến du lịch để có cơ sở trong việc lựa chọn

tiêu chí, chỉ tiêu, xác định trọng số đánh giá, cũng nhƣ trong việc đƣa ra các định hƣớng

PTDL địa phƣơng.

1.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành

a. Phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch

* Quan điểm về phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch

Đối với mục tiêu PTDL, việc phân vùng ĐLTN ở Phú Yên nhằm xác định tính

thuần nhất về đặc điểm tự nhiên và tính tƣơng đồng về TNDL theo từng TV cụ thể.

Phân vùng ĐLTN sẽ góp phần khai thác đƣợc hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài

nguyên của từng TV, xây dựng đƣợc các LHDL phù hợp với tính chất và không gian

theo từng lãnh thổ. Việc phân vùng sẽ là cơ sở khoa học cho những định hƣớng PTDL

của từng lãnh thổ theo hƣớng bền vững [38]. Phân vùng ĐLTN là cơ sở khoa học để

xác lập quy hoạch và những định hƣớng mang tính chiến lƣợc trong PTDL.

Nhiệm vụ của phân vùng ĐLTN là vạch ra đƣợc các thể tổng hợp ĐLTN ở các

cấp phân vị khác nhau dựa trên sự phân hóa lãnh thổ và dựa trên những nguyên tắc,

phƣơng pháp nhất định.

* Nguyên tắc phân vùng

Các nguyên tắc phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL gồm:

- Nguyên tắc tổng hợp: Khi phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL đã tính

toán đến các thành phần tự nhiên có ảnh hƣởng đến PTDL của địa phƣơng, chứ không

phải chỉ theo một nhân tố chủ đạo, để khi phân vùng dù theo nhân tố chủ đạo nào cũng

không biến thành phân vùng riêng cho nhân tố đó.

23

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tƣơng đối của các thành phần

tự nhiên trong một cấp phân vị thể hiện ở chỗ dù nó có đồng nhất để làm cơ sở cho

phân chia lãnh thổ thành một cấp phân vị lớn (đƣợc xác định bởi sự thống nhất của một

số thành phần tự nhiên - hay các tiêu chí), nhƣng trong bản thân mỗi cấp phân vị lớp đó

các thành phần tự nhiên cũng có sự phân hóa khác nhau, đây là cơ sở để phân chia

thành các cấp phân vị nhỏ hơn. Đối với lãnh thổ Phú Yên, trong phân vùng ĐLTN cho

PTDL cũng áp dụng nguyên tắc này.

- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Đây là nguyên tắc để đảm bảo các đơn vị

phân vùng trong một lãnh thổ phải có sự nối tiếp nhau nhƣng có những đặc điểm tự

nhiên khác nhau.

* Phương pháp phân vùng

Các phƣơng pháp sử dụng trong phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL:

- Phương pháp thực địa: Thực địa đƣợc tiến hành theo các tuyến và điểm để

phát hiện các nhân tố chủ đạo trong sự phân hóa các địa tổng thể, phát hiện các ranh

giới phân hóa của các thành phần tự nhiên (thể hiện ở các thành phần nhƣ địa hình, thực

vật, các dạng thắng cảnh). Đồng thời, thực địa cũng để kiểm chứng lại các ranh giới đã

vạch ra trên bản đồ để có những điều chỉnh thích hợp.

- Phương pháp nhân tố chủ đạo: Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở của tính không

đồng nhất về giá trị của các nhân tố tự nhiên. Nhân tố chủ đạo là nhân tố có tính quyết

định tới sự hình thành và có khả năng tác động mạnh đến các nhân tố khác của mỗi cấp

địa tổng thể. Nhân tố chủ đạo trong phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL là địa

hình, vì điạ hình sẽ chi phối đến các nhân tố tự nhiên khác.

- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên: Thiên nhiên là một

hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần tự nhiên có tác động qua lại với

nhau và tác động đến sự PTDL. Vì thế, khi tiến hành phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên

cho mục đích PTDL đã áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự

nhiên là địa hình, khí hậu, sinh vật.

- Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ phân tầng độ cao địa hình, bản đồ phân

vùng khí hậu, bản đồ lớp phủ thực vật (có tỷ lệ 1:100.000), đối chiếu, so sánh, xác định

ranh giới, điều chỉnh ranh giới các tiểu vùng. Thành lập bản đồ phân vùng bằng phần

mềm Mapinfor.

* Tiêu chí phân chia tiểu vùng

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu về ĐKTN và TNTN cho mục đích PTDL,

nên các tiêu chí lựa chọn để phân chia các tiểu vùng sẽ là các yếu tố gắn với sự PTDL,

24

gồm: địa hình và tài nguyên địa hình; khí hậu và tài nguyên khí hậu; sinh vật và tài

nguyên đa dạng sinh học; thắng cảnh tự nhiên; khả năng khai thác LHDL.

- Địa hình và tài nguyên địa hình: Địa hình ảnh hƣởng đến việc đi lại để tiếp cận

điểm du lịch và các dạng địa hình tạo nên cảnh quan cho khu vực. Nhìn chung địa hình

Phú Yên có độ cao không lớn, chủ yếu là đồng bằng và đỗi núi thấp. Tuy nhiên vẫn có

sự phân hóa: khu vực ven biển và đồng bằng phía Đông có địa hình thấp, tƣơng đối

bằng phẳng dễ tiếp cận điểm du lịch; khu vực đồi núi phía Bắc, phía Tây, phía Nam có

địa hình cao, bị chia cắt nên việc đi lại gặp khó khăn hơn. Về tài nguyên địa hình cho

PTDL ở Phú Yên nhƣ sau: ở khu vực núi có các thác nƣớc, khu vực đồi vào cao nguyên

kết hợp với thảm thực vật tạo nên hệ thống cảnh quan đẹp; khu vực ven biển là hệ

thống đầm phá, vũng vịnh, bãi biển, đảo ven bờ, gành đá, mũi đá.

- Khí hậu và tài nguyên khí hậu: Ảnh hƣởng đến thời gian HĐDL trong năm.

Trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Phú Yên cũng có sự phân hóa về

lƣợng mƣa, nhiệt độ và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (gió phơn Tây Nam mạnh,

giông lốc) theo từng khu vực địa hình nên ảnh hƣởng của khí hậu đến du lịch sẽ khác

nhau ở mỗi khu vực. Khu vực miền núi chịu ảnh hƣởng của dông, lốc nhiều hơn khu

vực đồng bằng ven biển. Khu vực cao nguyên và núi cao phía Tây có khí hậu mát mẻ

hơn khu vực ven biển phía Đông.

- Sinh vật và tài nguyên đa dạng sinh học: Sinh vật trên địa bàn Phú Yên điển

hình cho sinh vật nhiệt đới. Tuy nhiên sự phân bố các loài sinh vật phụ thuộc và độ cao

địa hình và đặc điểm môi trƣờng sống. Nhiều HST đã tạo nên các giá trị cảnh quan hết

sức hấp dẫn đối với du lịch: HST rừng tự nhiên phân bố ở khu vực núi thấp; HST nông

nghiệp phân bố ở dải đồi thấp và đồng bằng; xung quanh các đảo ven bờ là hệ sinh thái

san hô và cỏ biển.

- Thắng cảnh tự nhiên: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên thắng cảnh rất đa dạng, ở mỗi

khu vực địa hình sẽ có những dạng thắng cảnh đặc trƣng. Khu vực ven biển là các thắng

cảnh gắn với hệ thống đầm phá, vũng vịnh, gành đá, mũi đá, bãi biển…Ở khu vực đồi

núi là các thắng cảnh gắn với các hồ, thác nƣớc, khu bảo tồn thiên nhiên…

- Khả năng khai thác LHDL: Dựa trên các đặc trƣng riêng về TNDL của mỗi

khu vực sẽ là điều kiện để khai thác các LHDL khác nhau. Ở khu vực miền núi là nơi

tập trung các thác nƣớc và rừng tự nhiên nên thích hợp với LHDL tham quan và sinh

thái, khu vực cao nguyên có tiềm năng cho LHDL tham quan và nghỉ dƣỡng núi, khu

vực ven biển phân bố của các bãi biển, đầm, vịnh thích hợp phát triển các LHDL đặc

trƣng của biển (nghỉ dƣỡng biển, thể thao biển…).

25

* Hệ thống phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên cho du lịch ở Phú Yên

Diện tích tự nhiên tỉnh Phú Yên không lớn, các yếu tố tự nhiên có sự phân hóa

không qúa phức tạp, nên hệ thống phân vị trên địa bàn nghiên cứu đƣợc xác định gồm

2 cấp: Vùng -> Tiểu vùng.

- Vùng: Dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN, tài nguyên du lịch tự nhiên, theo

đó cấp phân vị vùng đƣợc xác định dựa vào tiêu chí nhân tố kiến tạo - địa mạo và sự

tƣơng đồng về nguồn gốc phát sinh.

- Tiểu vùng: Mục đích của phân vùng ĐLTN trên lãnh thổ nghiên cứu cho PTDL,

do đó để phân chia thành các tiểu vùng thì cần đảm bảo các yếu tố tự nhiên (các tiêu chí

phân chia tiểu vùng) phải ảnh hƣởng đến du lịch và có sự phân hóa trong không gian.

Các tiêu chí lựa chọn để phân chia các tiểu vùng tự nhiên ở Phú Yên đƣợc xác định, bao

gồm: địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thắng cảnh tự nhiên và khả năng khai thác

LHDL.

b. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển du lịch.

Phƣơng pháp đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL của luận án đƣợc đánh giá bằng

thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp sử dụng phƣơng pháp đánh giá định tính và

bán định lƣợng. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể đƣợc thể hiện bằng điểm số và

phân thành các cấp (mức) khác nhau.

b1. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các

điểm tài nguyên và cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển.

Các bƣớc đánh giá nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định tiêu chí đánh giá

Việc xác định các tiêu chí đối với mỗi chủ thể đánh giá trong luận án đƣợc tiến

hành nhƣ sau:

1) Xác định tiêu chí đối với đánh giá cho các điểm tài nguyên thiên nhiên:

Cở sở để xác định các tiêu chí đánh giá các điểm TNTN ở Phú Yên cho PTDL:

- Dựa trên sự kế thừa: Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả nhƣ Đặng

Duy Lợi (1992) [28]; Phạm Trung Lƣơng (2000) [25]; Nguyễn Thế Chinh (1995) [39];

Hồ Công Dũng (1996) [40]; Đào Ngọc Cảnh (2016) [41], cho thấy các tiêu chí đƣợc đa

số các tác giả sử dụng để đánh giá cho các điểm du lịch gồm: độ hấp dẫn du lịch, sức

chứa du lịch, thời gian khai thác du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết

du lịch, quy mô điểm du lịch, độ bền vững du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch, hiệu quả khai thác du lịch.

26

- Dựa trên nguyên tắc các tiêu chí phải ảnh hƣởng rõ rệt đến chủ thể đánh giá:

Đối với đánh giá theo điểm TNTN cho PTDL thì các yếu tố ảnh hƣởng đến HĐDL tại

điểm du lịch sẽ đƣợc chọn là tiêu chí đánh giá. Với đặc trƣng về tự nhiên của Phú Yên

cũng nhƣ sự phân bố và đặc điểm của các điểm TNTN, các yếu tố có ảnh hƣởng đến

HĐDL tại các điểm du lịch đƣợc lựa chọn là: 1) Độ hấp dẫn của tài nguyên; 2) Mức độ

độc đáo/duy nhất của tài nguyên; 3) Sức chứa du lịch của điểm tài nguyên; 4) Thời gian

khai thác du lịch; 5) Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên; 6) Độ bền vững của tài

nguyên; 7) Khả năng kết nối du lịch. Do đó, đây cũng là 07 tiêu chí để đánh giá cho các

điểm TNTN.

- Dựa trên kết quả xin ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và quản

lý du lịch: 10/10 ý kiến trong phiếu khảo sát đều đồng ý với việc sử dụng 07 tiêu chí

nhƣ trên để đánh giá TNTN cho PTDL ở Phú Yên.

Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau:

Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của tài nguyên (H)

Tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên là tiêu chí quan trọng nhất trong đánh giá

điểm tài nguyên vì nó là yếu tố nội lực đóng vai trò quyết định trong thu hút du khách.

Độ hấp dẫn có tính tổng hợp cao, thƣờng đƣợc xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh,

sự thích hợp của khí hậu, nét đặc sắc và độc đáo của tài nguyên tự nhiên và nhân văn

[4]. Độ hấp dẫn du lịch đƣợc thể hiện ở số lƣợng và chất lƣợng của tài nguyên, ở khả

năng đáp ứng đƣợc nhiều LHDL.

Tuy nhiên, nét đẹp của tự nhiên còn tùy vào cảm nhận và đánh giá của riêng

từng du khách. Do đó, xác định đƣợc độ hấp dẫn của tự nhiên là một việc làm rất khó

khăn, mang nhiều yếu tố cảm tính.

Dựa vào ý kiến của du khách và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, cũng nhƣ

dựa vào đặc điểm tự nhiên của Phú Yên, tiêu chí độ hấp dẫn trong luận án đƣợc xác

định gồm các chỉ tiêu: Cảnh quan tự nhiên, sự phân loại thắng cảnh, các giá trị bổ sung

(sự có mặt của TNDL văn hóa), khả năng khai thác các LHDL. Tuy nhiên, ở tiêu chí

này, các yếu tố về TNDL văn hóa chỉ đƣợc xem xét là yếu tố bổ trợ để tăng tính hấp

dẫn của điểm TNTN chứ không đƣợc đánh giá.

Tiêu chí 2: Mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên (D)

Tính độc đáo/duy nhất của TNTN là yếu tố xác định mức độ đặc thù của SPDL,

giúp phân biệt SPDL đặc thù với các SPDL khác. Tính độc đáo/duy nhất về TNTN tạo

nên sự khác biệt của tài nguyên, nó đƣợc đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh

27

thổ. Trong luận án, lãnh thổ so sánh của tiêu chí này đƣợc chia thành 04 cấp: 1) quốc tế;

2) quốc gia; 3) địa phƣơng; 4) các TNDL chƣa đƣợc xếp hạng.

Tiêu chí 3: Sức chứa du lịch của điểm tài nguyên (S)

“Sức chứa và độ bền vững của tài nguyên đối với HĐDL chính là một đặc điểm

hệ thống, phản ánh mối quan hệ giữa nhóm khách du lịch và TNDL. Nếu tập trung một

lƣợng khách quá lớn trong một lãnh thổ có hạn sẽ huỷ hoại tự nhiên. Vì vậy cần phải

xác định giới hạn chịu tải. Phải lựa chọn những HĐDL nào không gây ra tổn thất cho sự

cân bằng sinh thái và cho khả năng phục hồi của cảnh quan” [42].

Khi đánh giá sức chứa cho điểm du lịch cần xét đến các dạng sức chứa: sức chứa

khả năng/tự nhiên, sức chứa thực tế, sức chứa cho phép (hay sức chứa tối ƣu). Sức chứa

tự nhiên (Physical Carrying Capacity - PCC) là số khách tối đa mà điểm, tuyến tham

quan có thể chứa dựa trên tiêu chuẩn cá nhân (không gian trung bình cho mỗi ngƣời)

đƣợc tính bằng đơn vị diện tích/ngƣời. Sức chứa thực tế (Real Carrying Capacity -

RCC) là sức chứa tự nhiên trừ đi các biến số điều chỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế

của địa phƣơng về sinh học, khí hậu, môi trƣờng... Sức chứa cho phép (Effective

Carrying Capacity - ECC) là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch

[43; 44; 45]. Đánh giá sức chứa du lịch không thể theo xu thế càng nhiều du khách càng

tốt mà là càng phù hợp càng tốt [4].

Qua phân tích các tài liệu [44; 46; 47; 48; 49; 50; 51; 52], có thể kết luận giá trị

của sức chứa cho phép (ECC) có ý nghĩa quan trọng về mặt vật lý, sinh học, tâm lý xã

hội và quản lý. Nhƣ vậy, khi tính sức chứa cho du lịch thì sức chứa cho phép (ECC) là

phù hợp nhất, ECC cũng là sức chứa mà luận án đã sử dụng để đánh giá cho điểm

TNTN.

* Công thức tính sức chứa du lịch

Luận án đã sử dụng công thức tính sức chứa của Boullon (1985) và của Ceballos

- Lascurain (1996). Công thức này đã đƣợc nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu:

Nguyễn Thị Sơn [52]; Nguyễn An Thịnh [44]; Nguyễn Thanh Tƣởng [45]; Viện nghiên

cứu và phát triển du lịch Việt Nam [53].

+ Sức chứa tự nhiên (PCC - Physical carrying capacity): là số khách tối đa mà

khách tham quan có khả năng chứa đựng trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình.

PCC đƣợc tính nhƣ sau:

PCC = A x

x Rf

Trong đó:

28

A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use). Đơn vị: m2

V/a: Tiêu chuẩn cá nhân trung bình (Individual standard). Đơn vị: số

khách/m2

Rf: Hệ số quay vòng (Rotation factor). Rf đƣợc tính nhƣ sau:

Rf =

+ Sức chứa thực tế (RCC – Real carrying capacity): là sức chứa tự nhiên trừ đi

các hệ số giới hạn (các yếu tố bất lợi cho phát triển du lịch), căn cứ vào tình hình thực

tế của địa phƣơng nhƣ môi trƣờng, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các phong tục

tập quán... RCC đƣợc tính nhƣ sau:

RCC = PCC x

x

x … x

Trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh. Đơn vị: %. Cf đƣợc tính nhƣ sau:

Cf =

x 100

Trong đó:

M1: Mức độ hạn chế của biến số; Mt: Tổng số khả năng của biến số

Các hệ số giớ hạn ở Phú Yên bao gồm:

– Hệ số giới hạn về thời tiết.

+ Hệ số giới hạn về mƣa, bão và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt (gió phơn Tây

Nam mạnh, dông lốc, sƣơng mù) trong năm thƣờng xảy ra tại các khu vực làm cản trở

các hoạt động của khách du lịch.

+ Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách.

– Hệ số giới hạn về môi trƣờng: Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác

thải, nƣớc thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.

– Hệ số giới hạn về ảnh hƣởng đến hệ sinh thái: Đƣợc xác định bằng số lƣợng

thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.

+ Sức chứa cho phép (ECC - Effective carrying capacity): là sức chứa thực tế bị

hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch. ECC đƣợc tính nhƣ sau:

ECC = RCC x X%

Trong đó: X% là mức độ quản lý chỉ đáp ứng đƣợc một tỷ lệ phần trăm yêu cầu

nhất định của hoạt động du lịch.

Hệ số giới hạn về năng lực quản lý bao gồm công tác quản lý nhà nƣớc về du

lịch, quản lý tài nguyên, quản lý môi trƣờng.

29

Trong đánh giá sức chứa cho các điểm TNTN ở Phú Yên, luận án đã vận dụng

công thức chung nhƣ đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ở mỗi điểm tài nguyên cụ thể cần

xác định các LHDL phù hợp để đánh giá, mỗi LHDL sẽ có các hệ số hạn chế khác

nhau, nên việc xác định các hệ số hạn chế cho từng LHDL cũng đƣợc điều chỉnh cho

phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa điểm.

Tiêu chí 4: Thời gian khai thác du lịch (T)

Thời gian khai thác HĐDL quyết định đến tính chất thƣờng xuyên hay mùa vụ

của HĐDL, từ đó có liên quan trực tiếp đến phƣơng pháp khai thác, đầu tƣ kinh doanh

dịch vụ du lịch.

Thời gian khai thác HĐDL đƣợc xem xét dƣới góc độ tác động của các yếu tố

khí tƣợng đến HĐDL, có liên quan trực tiếp đến điều kiện khí hậu của điểm du lịch.

Các công trình nghiên cứu [14; 29; 30; 45], đã sử dụng các chỉ tiêu cho tiêu chí thời

gian khai thác HĐDL, gồm: số ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch

và số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.

Đây cũng là các chỉ tiêu mà luận án sử dụng để đánh giá cho tiêu chí thời gian khai thác

du lịch.

+ Để xác định số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức

khỏe con ngƣời, các tác giả Đặng Duy Lợi [28], Nguyễn Hữu Xuân [14], Nguyễn Đăng

Tiến [30] đã sử dụng giản đồ thực nghiệm về tƣơng quan giữa các yếu tố khí hậu là

nhiệt độ không khí (0C) và độ ẩm tuyệt đối trung bình (mb). Giản đồ này đã đƣợc Tổ

chức du lịch thế giới (UNWTO) công nhận và sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá các

điều kiện khí hậu cho mục đích du lịch. Luận án cũng đã sử dụng giản đồ này (giản đồ

nhiệt - ẩm) để xác định số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức

khỏe con ngƣời.

“Giản đồ nhiệt - ẩm có các đƣờng cong giới hạn phân chia mặt phẳng tọa độ ra

thành các khu vực có các kiểu thời tiết khác nhau, những kiểu thời tiết này chính là cơ

sở để đánh giá điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con ngƣời. Các kiểu thời

tiết bao gồm: lạnh (ít thích hợp); dễ chịu - gồm có ẩm và mát (rất thích hợp); hơi nóng

(thích hợp) và nóng nực (ít thích hợp). Thời gian có điều kiện khí hậu thuận lợi, thích

hợp nhất sẽ là lúc giá trị nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối của không khí nằm

trong vùng dễ chịu” [28].

Theo số liệu quan trắc trung bình 10 năm (2009- 2018), điều kiện khí hậu ở Phú

Yên không có tháng nào có nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối nằm trong vùng dễ

chịu, chỉ có những tháng điều kiện khí hậu dễ chịu nhất là nằm ở vùng hơi nóng trên

30

giản đồ (có nhiệt độ trung bình từ 23,5 - 25,7oC, độ ẩm tuyệt đối trung bình từ 24,6 -

26,9mb đối với trạm Tuy Hòa và nhiệt độ trung bình từ 22,5 - 25,1oC, độ ẩm tuyệt đối

trung bình từ 22,6 - 25,4mn đối với trạm Sơn Hòa). Xét trên nền khí hậu nhiệt đới gió

mùa điển hình thì các chỉ tiêu về nhiệt ẩm này đƣợc coi là thích hợp với sức khỏe con

ngƣời. Nên tiêu chí thời gian khai thác du lịch trong luận án đƣợc xác định là: số ngày

trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và số ngày trong năm có điều kiện khí

hậu thích hợp đối với sức khỏe con người.

Trong luận án, giản đồ nhiệt - ẩm của trạm khí tƣợng Tuy Hòa, Sơn Hòa đƣợc sử

dụng để phân tích kết quả. Các điểm đánh giá thuộc khu vực ven biển phía Đông sử dụng

kết quả quan trắc của trạm Tuy Hòa để tính toán, các điểm đánh giá thuộc khu vực miền

núi phía Tây thì sử dụng kết quả quan trắc của trạm Sơn Hòa.

+ Số ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch đƣợc xác định

tổng số ngày trong một năm trừ đi số ngày có thời tiết không thuận lợi.

Đối tƣợng đánh giá của đề tài là điểm TNTN, địa bàn du lịch chủ yếu diễn ra

ngoài trời, hoạt du lịch diễn ra thuận lợi khi thời tiết phù hợp. Những ngày có thời tiết

đẹp, quang mây, không mƣa bão, sấm chớp... sẽ là thời gian có thể triển khai các hoạt

động du lịch. Ngƣợc lại, những ngày thời tiết u ám, dông, mƣa, bão, gió mạnh... không

thuận lợi cho HĐDL.

Ở Phú Yên, khí hậu còn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của hiện tƣợng gió phơn Tây

Nam vào mùa hè, những ngày có gió phơn mạnh sẽ làm cho thời tiết cực khô nóng (nhiệt

độ cao trên 370C, độ ẩm tƣơng đối dƣới 45%), kiểu thời tiết này sẽ ảnh hƣởng đến sức

khỏe, nên đây cũng là thời gian không thuận lợi cho HĐDL. Ngoài ra, khoảng cuối tháng

5 và tháng 6, ở Phú Yên có mƣa và dông vào buổi chiều (mƣa tiểu mãn), thời gian mƣa

ngắn nhƣng cƣờng độ mƣa lớn và thƣờng có sấm, chớp. Vì vậy, khi đánh giá luận án

cũng lƣu ý vấn đề này để kết quả đánh giá đƣợc chính xác hơn.

Tiêu chí 5: Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên (K)

Khả năng tiếp cận điểm du lịch của du khách là một yếu tố ngoại lực quan trọng

quyết định đến sự phát triển của mỗi điểm du lịch. Mỗi điểm du lịch có tiềm năng nội

lựa cao đến đâu nhƣng nếu không thể tiếp cận đƣợc thì mãi mãi chỉ tồn tại ở dạng tiềm

năng mà thôi [27].

Có nhiều cách đánh giá khả năng tiếp cận, có tác giả đã sử dụng cách tính

khoảng cách từ trung tâm gửi khách chính đến địa phƣơng quản lý tài nguyên du lịch,

có tác giả sử dụng khoảng cách (km) từ trung tâm thành phố (của địa phƣơng quản lý

tài nguyên du lịch) đến các điểm du lịch để xác định khả năng tiếp cận. Các chỉ tiêu của

31

khả năng tiếp cận du lịch gồm: khoảng cách (km), thời gian di chuyển (giờ) và phƣơng

tiện sử dụng. Trên thực tế, khả năng tiếp cận du lịch gồm cả 03 yếu tố trên. Tuy nhiên,

tùy thuộc vào đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu mà mỗi ngƣời sẽ xây dựng tiêu chí khả

năng tiếp cận điểm tài nguyên với những chỉ tiêu khác nhau.

Phú Yên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1160 km

về phía Nam và cách TP. Hồ Chí Minh 560 km về phía Bắc theo QL1A. Từ các địa

phƣơng khác trong nƣớc, du khách có thể dễ dàng đến Phú Yên bằng các phƣơng tiện

giao thông nhƣ máy bay, tàu hỏa, ôtô hoặc xe máy. Các đầu mối giao thông quan trọng

đều tập trung tại khu vực trung tâm của Phú Yên là thành phố Tuy Hòa. Theo khảo sát

cho thấy, khi đến với Phú Yên, hầu nhƣ tất cả du khách đều dừng chân ở thành phố Tuy

Hòa sau đó mới đến các địa điểm du lịch khác trong tỉnh. Do đó, cách xác định khoảng

cách từ thành phố Tuy Hòa đến các điểm du lịch và khả năng di chuyển trong điểm du

lịch đã đƣợc chọn để đánh giá trong luận án. Tuy nhiên, sự thuận lợi hay không trong

việc di chuyển đến các điểm du lịch còn phụ thuộc vào chất lƣợng đƣờng giao thông, cơ

sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ việc di chuyển trong điểm du lịch.

Nhƣ vậy, để xác định các mức độ của tiêu chí khả năng tiếp cận, thời gian di chuyển

và phƣơng tiện di chuyển đã đƣợc sử dụng để tính toán.

Tiêu chí 6: Độ bền vững của tài nguyên (B)

Độ bền vững của TNTN phản ánh khả năng chịu đựng của môi trƣờng tự nhiên

trƣớc áp lực của các HĐDL. TNTN cho PTDL có tính bền vững cao thì thời gian khai

thác phục vụ du lịch càng dài và ngƣợc lại.

Dựa trên đặc điểm, tính chất của TNTN trên địa bàn Phú Yên cũng nhƣ hiện

trạng khai thác du lịch, tiêu chí độ bền vững du lịch đƣợc xác định gồm các chỉ tiêu:

tính nguyên trạng của thiên nhiên, sự cải tạo thiên nhiên phục vụ du lịch, ý thức của

ngƣời dân đối với việc gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

Tiêu chí 7: Khả năng kết nối du lịch (L)

Khả năng kết nối các điểm du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc

tổ chức các tour, tuyến du lịch, vì tâm lý của du khách luôn mong muốn đƣợc tham

quan các điểm du lịch gần nhau. Khả năng kết nối đƣợc tính bằng số lƣợng các điểm du

lịch gần nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề di chuyển đến các điểm du lịch cũng là

điều quan tâm của du khách. Vì vậy, khi đánh giá tiêu chí khả năng liên kết các điểm

du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, 02 chỉ tiêu là số lƣợng các điểm du lịch gần nhau và sự

thuận lợi di chuyển giữa các điểm du lịch đã đƣợc sử dụng. Dựa trên thực tế về sự phân

bố các điểm TNDL và đặc điểm giao thông ở Phú Yên, các điểm du lịch đƣợc coi là gần

32

nhau khi thời gian di chuyển giữa hai điểm du lịch dƣới 30 phút.

2) Xác định tiêu chí đối với đánh giá cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với

các bãi biển:

Việc đánh giá bãi biển cho du lịch cũng đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện, mỗi tác

giả đã đƣa ra hệ thống các tiêu chí khác nhau. Ví dụ, Viện Địa lý - Viện Hàn Lâm khoa

học Liên Xô đã đƣa ra 05 tiêu chí đánh giá bãi tắm gồm: chiều rộng bãi, vật liệu cấu tạo

nền đáy bãi, số ngày mùa hè có nhiệt độ nƣớc trung bình hàng ngày 18-200C, tốc độ

dòng chảy, số % của diện tích thực vật nƣớc ở trên bờ phạm vi 100m cách bờ.

Theo tác giả Horikawa K. 1978 [trích theo 10], điều kiện tốt nhất cho một bãi

tắm là bãi cát thoải, nhiệt độ không khí trung bình ngày là >240C, nhiệt độ nƣớc biển

23-250C, tốc độ gió <5m/s, số giờ nắng trong ngày >5giờ, độ cao sóng <0,5m và dòng

chảy rất yếu. Tác giả Lê Đức An, Uông Đình Khanh [10] khi đánh giá tiềm năng các

bãi biển khu vực Vân Phong - Đại Lãnh phục vụ du lịch tắm biển, về mặt địa mạo đã

lựa chọn các tiêu chí: vị trí bãi, hình thái bãi, động lực bãi, thành phần vật liệu cấu tạo

bãi, địa hình sau bãi và cảnh quan bãi. Tác giả Horikawa K.1978, đã sử dụng các tiêu

chí: địa hình - địa chất, khí hậu và hải văn để đánh giá ĐKTN cho LHDL tắm biển. Các

tác giả Nguyễn Đăng Tiến [30], Nguyễn Thanh Tƣởng [45] đã chọn các tiêu chí: bãi

tắm, khí hậu và hải văn để đánh giá ĐKTN cho LHDL tắm biển.

Trên nguyên tắc là các tiêu chí phải có ảnh hƣởng đến LHDL đƣợc chọn đánh

giá và phải có sự phân hóa trong không gian. Tuy nhiên, ở mỗi địa bàn nghiên cứu, sự

phân hóa của các yếu tố tự nhiên là khác nhau, nên các tiêu chí đƣợc chọn để đánh giá

cũng khác nhau. Các yếu tố tự nhiên không có sự phân hóa theo không gian sẽ không

đƣợc lựa chọn để làm tiêu chí đánh giá.

Đối với LHDL nghỉ dƣỡng biển, các tiêu chí về bãi biển, điều kiện hải văn có

ảnh hƣởng đến họat động tắm biển; tiêu chí về diện tích bãi có ảnh hƣởng đến việc tổ

chức các dịch vụ du lịch trên bãi biển. Do đó, các tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá

trong luận án bao gồm: chất lƣợng cát, độ dốc bãi, độ cao sóng trung bình, điều kiện

dòng chảy, độ ổn định bãi biển, diện tích bãi.

Các tiêu chí về độ mặn, nhiệt độ nƣớc biển, nhiệt độ không khí, số ngày nắng,

chất lƣợng nƣớc ở các bãi biển Phú Yên không có sự phân hóa rõ nét ở các bãi biển nên

không đƣợc lựa chọn cho đánh giá (các bãi biển Phú Yên đều có nhiệt độ không khí

trung bình từ 28-290C, nhiệt độ nƣớc biển trung bình 27-27,5

0C, số ngày nắng có thể

triển khai hoạt động tắm biển trên 230 ngày/năm), chất lƣợng nƣớc biển tốt (sạch,

trong, an toàn cho tắm biển) [1].

33

Bƣớc 2. Xác định điểm số cho các mức đánh giá

Đối với đánh giá theo các điểm TNTN và đánh giá cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn

với các bãi biển, mỗi tiêu chí đƣợc phân thành 5 mức: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận

lợi trung bình, kém thuận lợi, rất kém thuận lợi (tùy vào đặc điểm từng tiêu chí, mỗi

mức sẽ có một tên gọi khác nhau). Điểm đánh giá tƣơng ứng với các mức lần lƣợt là 5;

4; 3; 2; 1.

Bƣớc 3. Xác định trọng số cho các tiêu chí

Mỗi tiêu chí đƣợc lựa chọn sẽ có mức độ ảnh hƣởng khác nhau đến chủ thể đánh

giá, nên việc xác định trọng số trong đánh giá là hết sức cần thiết. Trọng số sẽ đƣa ra

một kết quả đánh giá khách quan và chính xác hơn. Tuy nhiên, việc xác định trọng số là

vô cùng khó khăn và phức tạp, trọng số là những con số mà ngƣời nghiên cứu đã lƣợng

hóa để đƣa ra các con số cụ thể. Nhƣng để đƣa ra đƣợc các trọng số thì ngƣời nghiên

cứu phải áp dụng cả phƣơng pháp phân tích định tính lẫn định lƣợng. Trọng số có thể

đƣợc xác định bằng nhiều cách khác nhau, nhƣ phƣơng pháp ma trận tam giác, phƣơng

pháp chuyên gia, phƣơng pháp phân tích thứ bậc AHP…

Trong luận án, trọng số đƣợc xác định bằng phƣơng pháp phân tích định tính có

tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua phiếu khảo sát [phụ lục 5], đã tiến hành xin ý

kiến của 10 chuyên gia [phụ lục 6]. Trọng số đánh giá đƣợc xác định là các số nguyên

(3;2;1) ứng với mức quan trọng của mỗi tiêu chí đánh giá đối với chủ thể đánh giá.

Với đánh giá theo điểm TNTN, kết quả xác định trọng số cho các tiêu chí nhƣ

sau: độ hấp dẫn của TNTN, mức độ độc đáo/duy nhất của TNTN (trọng số 3); sức chứa

du lịch của điểm tài nguyên, thời gian khai thác du lịch, độ bền vững của TNTN (trọng

số 2); khả năng tiếp cận điểm tài nguyên và khả năng kết nối du lịch (trọng số 1).

Với đánh giá cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với các bãi biển, kết quả xác định trọng

số cho các tiêu chí nhƣ sau: chất lƣợng cát (trọng số 3); diện tích bãi, điều kiện dòng

chảy và độ cao sóng (trọng số 2); độ ổn định bãi biển và độ dốc bãi (trọng số 1).

Bƣớc 4: Xây dựng thang đánh giá

1) Thang đánh giá tổng hợp cho các điểm TNTN: Thang điểm gồm 07 tiêu chí,

mỗi tiêu chí đƣợc chia thành 05 cấp, mỗi cấp ứng với một điểm số khác nhau. Các tiêu

chí, chỉ tiêu, trọng số, các mức đánh giá và điểm đánh giá thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thang đánh giá tổng hợp cho các điểm tài nguyên thiên nhiên

TT Tiêu chí Trọng

số

Cấp Chỉ tiêu Điểm

34

TT Tiêu chí Trọng

số

Cấp Chỉ tiêu Điểm

1

Độ hấp

dẫn của

tài

nguyên

(H)

3

Rất hấp dẫn

(H5)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, rất đa dạng. Là thắng

cảnh quốc gia. Có sự kết hợp của các di tích lịch

sử - văn hóa hoặc các công trình kiến trúc hay

cảnh quan nhân sinh đẹp. Có khả năng khai thác

3 LHDL.

5

Khá hấp dẫn

(H4)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, đa dạng. Là thắng cảnh

cấp tỉnh. Có sự kết hợp của các di tích lịch sử -

văn hóa hoặc các công trình kiến trúc hay cảnh

quan nhân sinh đẹp. Có khả năng khai thác 2-3

LHDL.

4

Trung bình

(H3)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, đa dạng. Có khả năng

khai thác1-2 LHDL.

3

Kém hấp

dẫn (H2)

Cảnh quan tự nhiên đẹp. Có khả năng khai

thác1-2 LHDL.

2

Rất kém hấp

dẫn (H1)

Cảnh quan tự nhiên đơn điệu. Có khả năng khai

thác 1 LHDL.

1

2

Mức độ

độc

đáo/duy

nhất của

tài

nguyên

(D)

3

Rất độc đáo

(D5)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh trong khu vực/quốc tế.

5

Khá độc đáo

(D4)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh toàn quốc/quốc gia.

4

Trung bình

(D3)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh địa phƣơng/tỉnh.

3

Kém độc

đáo (D2)

Tài nguyên du lịch không có nét độc đáo, riêng

biệt.

2

3

Sức chứa

du lịch

của điểm

tài

nguyên

(S)

2

Rất lớn (S5) Trên 1000 lƣợt khách/ngày 5

Khá lớn

(S4)

700 - dƣới1000 lƣợt khách/ngày 4

Trung bình

(S3)

400 - dƣới 700 lƣợt khách/ngày 3

Nhỏ (S2) 100- dƣới 400 lƣợt khách/ngày 2

Rất nhỏ (S1) Dƣới 100 lƣợt khách/ngày 1

4

Thời gian

khai thác

du lịch

(T)

2

Rất dài (T5) Có ≥250 ngày trong năm có thể triển khai tốt

hoạt động du lịch và ≥150 ngày trong năm có

điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con ngƣời.

5

Khá dài

(T4)

Có 220-249 ngày trong năm có thể triển khai tốt

hoạt động du lịch và 130-149 ngày trong năm có

điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con ngƣời.

4

Trung bình

(T3)

Có 190-219 ngày trong năm có thể triển khai tốt

hoạt động du lịch và 110-129 ngày trong năm có

điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con ngƣời.

3

Ngắn (T2) Có 160-189 ngày trong năm có thể triển khai tốt

hoạt động du lịch và dƣới 90-109 ngày trong

năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức

khỏe con ngƣời.

2

35

TT Tiêu chí Trọng

số

Cấp Chỉ tiêu Điểm

Rất ngắn

(T1)

Có dƣới 160 ngày trong năm có thể triển khai

tốt hoạt động du lịch và dƣới 90 ngày trong năm

có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con ngƣời.

1

5 Khả năng

tiếp cận

điểm tài

nguyên từ

các đô thị

trung tâm

(K) (Thời

gian,

phƣơng

tiện di

chuyển)

1

Rất thuận

lợi (K5)

<1giờ và có thể sử dụng hơn 2 phƣơng tiện di

chuyển

5

Khá thuận

lợi (K4)

Di chuyển từ 1 giờ -1giờ 30 phút, có thể sử

dụng 2 phƣơng tiện di chuyển

4

Trung bình

(K3)

Di chuyển từ 1giờ 30 phút-2 giờ, có thể sử dụng

2 phƣơng tiện di chuyển

3

Kém thuận

lợi (K2)

Di chuyển từ 2 giờ -2 giờ 30 phút, sử dụng 1

loại phƣơng tiện di chuyển

2

Rất kém

thuận lợi

(K1)

Di chuyển >2 giờ 30 phút, chỉ sử dụng 1 loại

phƣơng tiện di chuyển

1

6

Độ bền

vững của

tài

nguyên

(B)

2

Rất bền

vững (B5)

Thiên nhiên tại điểm tài nguyên đƣợc bảo tồn

nguyên trạng, sự cải tạo thiên nhiên phục vụ du

lịch rất tốt, ý thức của ngƣời dân đối với việc

gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên cao.

5

Khá bền

vững (B4)

Thiên nhiên tại điểm tài nguyên bị phá hủy

không đáng kể, sự cải tạo thiên nhiên phục vụ

du lịch tốt, ý thức của ngƣời dân đối với việc

gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên khá cao.

4

Trung bình

(B3)

Thiên nhiên tại điểm tài nguyên bị phá hủy đáng

kể, sự cải tạo thiên nhiên phục vụ du lịch không

tốt, ý thức của ngƣời dân đối với việc gìn giữ vẻ

đẹp của thiên nhiên không cao.

3

Kém bền

vững (B2)

Thiên nhiên tại điểm tài nguyên lịch bị phá hủy

nặng, thiên nhiên không đƣợc cải tạo phục vụ

du lịch, ngƣời dân chƣa có ý thức đối với việc

gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

2

Rất kém bền

vững (B1)

Thiên nhiên tại điểm tài nguyên bị phá hủy rất

nặng, khó khôi phục.

1

7

Khả năng

kết nối du

lịch (L)

1

Rất cao (L5) Có trên 3 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao

thông di chuyển giữa các điểm rất thuận lợi

(thời gian di chuyển giữa hai điểm ≤ 30 phút).

5

Khá cao

(L4)

Có 3 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông

di chuyển giữa các điểm thuận lợi (thời gian di

chuyển giữa hai điểm ≤ 45 phút).

4

Trung bình

(L3)

Có 2 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông

di chuyển giữa các điểm khá thuận lợi (thời gian

di chuyển giữa hai điểm ≤ 60 phút).

3

Thấp (L2) Có 2 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông

di chuyển giữa các điểm ít thuận lợi (thời gian

di chuyển giữa hai điểm ≥ 60 phút).

2

Rất thấp

(L1)

Chỉ có 1 điểm du lịch 1

36

2) Thang đánh giá điều kiện tự nhiên cho LHDL nghỉ dưỡng gắn với bãi biển:

Thang điểm đánh giá gồm 6 tiêu chí, mỗi tiêu chí đƣợc chia thành 05 mức, mỗi mức

tƣơng ứng với một điểm số (bảng 1.2). Phân mức đánh giá cho tiêu chí Độ cao sóng có

tham khảo ý kiến khách du lịch, các chuyên gia.

Bảng 1. 2: Thang đánh giá điều kiện tự nhiên cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển

Tiêu chí

Các chỉ tiêu

Trọng

số

Mức đánh

giá

Điểm đánh

giá

Chất lƣợng

cát (C)

Bãi cát mịn, sạch

3

RTL 5

Bãi cát thô, sạch Khá TL 4

Bãi cát lẫn sỏi, cuội, sạch TLTB 3

Bãi cát lẫn mùn bã hữu cơ Kém TL 2

Bãi cát lẫn bùn Rất kém TL 1

Diện tích

bãi (S)

> 8ha

2

Rất lớn 5

6-<8ha Lớn 4

4-<6ha Trung bình 3

2- <4ha Nhỏ 2

<2ha Rất nhỏ 1

Điều kiện

dòng chảy

biển (R)

Không có dòng nƣớc rút ven bờ (Rip

currents)

2

RTL 5

Có dòng Rip currents (nguy cơ thấp) Kém TL 3

Có dòng Rip currents (nguy cơ cao) Rất kém TL 1

Độ cao sóng

trung bình

(W)

Sóng biển cấp 2 (độ cao sóng 0,2-0,6m)

2

RTL 5

Sóng biển cấp 3 (độ cao sóng 0,6-<1m) Khá TL 4

Sóng biển cấp ≥1 (độ cao sóng <0,2m) TLTB 3

Sóng biển cấp 4 (độ cao sóng 1-<1,5m) Kém TL 2

Sóng biển cấp >4 (độ cao sóng ≥1,5m) Rất kém TL 1

Độ ổn định

bãi biển (O)

Bãi biển rất ổn định

1

RTL 5

Bãi biển ít biến đổi Khá TL 4

Bãi biển biến đổi khá mạnh theo mùa TLTB 3

Bãi biển biến đổi mạnh theo mùa Kém TL 2

Bãi biển biến đổi mạnh cả năm Rất kém TL 1

Độ dốc bãi

(D)

≤ 0,5%

1

Rất thoải 5

0,5 0,7% Thoải 4

≥0,7 – 1,0% Hơi dốc 3

≥1,0 – 1,5% Khá dốc 2

≥ 1,5% Dốc 1

(Ghi chú: Các thông số kỹ thuật để xây dựng các chỉ tiêu của bãi biển được kế thừa từ

[1; 57] kết hợp với khảo sát thực tế của tác giả)

Bƣớc 5: Tiến hành đánh giá

Phân tích đặc điểm của mỗi điểm tài nguyên, so sánh với các chỉ tiêu của từng

tiêu chí, cho điểm từng tiêu chí.

Bƣớc 6: Tính tổng điểm và phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp

- Tính điểm:

37

+ Điểm đánh giá một tiêu chí là tích của trọng số với điểm của mức đánh giá.

+ Điểm đánh giá tổng hợp cho từng điểm TNTN đƣợc tính bằng tổng số điểm

đánh giá từng tiêu chí.

- Phân hạng kết quả đánh giá:

+ Kết quả đánh giá tổng hợp cho các điểm TNTN, LHDL nghỉ dƣỡng gắn với

các bãi biển và tiểu vùng tự nhiên cho PTDL đƣợc phân thành 05 hạng cách đều nhau,

bao gồm: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, kém thuận lợi, rất kém thuận

lợi. (Sử dụng thang đo Likert 05 mức).

+ Giá trị khoảng cách giữa các hạng = (Maximum – Minimum)/n [CT2]

Trong đó: Maximum: là điểm đánh giá chung cao nhất

Minimum: là điểm đánh giá chung thấp nhất

n: là số mức đánh giá (n = 5)

b2. Phương pháp đánh giá cho loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất

gắn với văn hóa đá.

Tài nguyên địa chất tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên với phạm vi

nghiên cứu tỉnh Phú Yên và mục tiêu của luận án, việc đánh giá tài nguyên địa chất chỉ

đƣợc xem xét trong giới hạn là các diện lộ tự nhiên của đá và đánh giá các giá trị của nó

cho phát triển LHDL tham quan, trải nghiệm.

* Các tiêu chí đánh giá:

Đánh giá tài nguyên địa chất cho phát triển du lịch cần xem xét các giá trị của

nó. Theo Lê Đức An thì một tài nguyên địa chất thƣờng gắn với hệ các giá trị (gồm 04

tiêu chí):

1. Giá trị đa dạng địa chất: Đa dạng về địa hình - địa mạo, đa dạng về giai

đoạn và kiểu thành tạo của di tích địa chất - địa mạo;

2. Giá trị mỹ học: Giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị cho du lịch địa chất,

giải trí;

3. Giá trị độc đáo, đặc sắc: Bao gồm các vật thể và hiện tƣợng hiếm, độc đáo;

tiêu biểu; có quy mô không gian đồ sộ và có tầm cỡ đại diện cho địa phƣơng, quốc gia,

khu vực hoặc quốc tế;

4. Giá trị đi kèm: Gắn với các giá trị văn hóa bản địa, di tích lịch sử…có tác

động đến hoạt động du lịch.

* Cách thức đánh giá:

38

Sử dụng phƣơng pháp đánh giá định tính bằng cách so sánh, đối chiếu tài

nguyên địa chất gắn với đá của Phú Yên với từng tiêu chí nêu trên xem xét đạt đƣợc

tiêu chí nào, từ đó đƣa ra kết luận (kết quả đánh giá).

b3. Phương pháp đánh giá tổng hợp cho các tiểu vùng tự nhiên

Cách thức đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL theo các TVTN dựa vào kết

quả đánh giá tổng hợp theo các điểm TNTN ở mỗi tiểu vùng kết hợp với việc phân tích

các lợi thế về mặt ĐKTN của tiểu vùng cho PTDL để đƣa ra kết quả đánh giá.

1.4. Qui trình nghiên cứu luận án

Hình 1. 2: Quy trình thực hiện đề tài luận án

39

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đã làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá ĐKTN và TNTN phục vụ PTDL thông qua

phân tích làm rõ các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, ĐKTN và TNTN, tổ chức

lãnh thổ du lịch và định hƣớng không gian khai thác tài nguyên cho PTDL.

Đã tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên

quan đến nội dung luận án. Thông qua tổng quan đã xác định và lựa chọn đƣợc 07 tiêu

chí phù hợp phục vụ đánh giá các điểm TNTN cho PTDL và 06 tiêu chí đánh giá điều

kiện tự nhiên cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển ở tỉnh Phú Yên.

Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu đã

thực hiện bao gồm: phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, phƣơng pháp

khảo sát thực địa, phƣơng pháp bản đồ và GIS, phƣơng pháp điều tra xã hội học,

phƣơng pháp chuyên gia và các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành (phƣơng pháp

phân vùng địa lý tự nhiên; phƣơng pháp đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL).

Phƣơng pháp sử dụng để đánh ĐKTN, TNTN cho PTDL tỉnh Phú Yên là đánh

giá bán định lƣợng (đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số cho các tiêu chí lựa

chọn) kết hợp với đánh giá định tính. Phân hạng kết quả đánh giá thành 05 hạng cách

đều nhau.

Đã đƣa ra qui trình 04 bƣớc nghiên cứu làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện

các nội dung nghiên cứu của luận án.

40

Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, giới hạn lãnh thổ từ

12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông [54]. Phía

Bắc giáp với tỉnh Bình Định, ngăn cách bởi Đèo Cù Mông; phía Tây giáp với hai tỉnh

Gia Lai và Đắk Lắk; phía Nam giáp với tỉnh Khánh Hòa, ngăn cách bởi Đèo Cả và phía

Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 189 km, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là

5045 km².

Vị trí giáp biển đã tạo cho Phú Yên có nhiều dạng địa hình đặc trƣng (đầm phá,

vũng vịnh, gành đá, đảo ven bờ), trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho PTDL. Hệ

sinh vật biển phong phú, da dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô quanh các đảo là

điều kiện thuận lợi để PTDL sinh thái, tham quan, lặn biển. Bên cạnh đó, nguồn lợi sinh

vật biển còn tạo nét riêng, độc đáo trong ẩm thực, hấp dẫn du khách.

Phú Yên có quốc lộ 1A và trục đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng hàng không

Tuy Hòa, có quốc lộ 25 nối Phú Yên với Gia Lai, quốc lộ 29 nối Phú Yên với Đắk Lắk [54].

Nhờ vị thế cửa ngõ nối các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên cùng với mạng lƣới

giao thông thuận lợi, là điều kiện thuận lợi để khách du lịch đến với Phú Yên. Theo

Quy hoạch mạng lƣới đƣờng bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; hệ thống đƣờng

quốc lộ 19C đƣợc nâng cấp, các tuyến quốc lộ 25, 29, đƣờng Trƣờng Sơn Đông và

đƣờng mới kết nối Phú Yên với Gia Lai sẽ đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, xây dựng mới. Đặc

biệt, theo quy hoạch, sẽ có tuyến đƣờng sắt nối Tuy Hòa (Phú Yên) với Buôn Ma Thuột

(Đắk Lắk). Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng là lợi thế cho kết nối giữa Phú Yên - Tây

Nguyên trong PTDL quốc gia và địa phƣơng.

41

42

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất

Về mặt kiến tạo, tỉnh Phú Yên nằm ở rìa Đông Nam địa khối Kon Tum. Trong

Mezozoi muộn, phần rìa phía Đông của địa khối tham gia vào đai macma rìa lục địa

tích cực Đông Nam Á và trong Kainozoi muộn nhiều khu vực của địa khối là các

trƣờng phụ trào bazan nội mảng lục địa.

Các thành tạo địa chất tạo nên địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng về thành phần

thạch học và tuổi địa chất, có nhiều dạng địa hình có vai trò lớn trong việc hình thành

TNDL [55]. Sự đa dạng về thành tạo địa chất ở Phú Yên đƣợc thể hiện ở sự đa dạng của

các hệ địa tầng, các thành tạo trầm tích và các thành tạo macma xâm nhập. Cụ thể:

- Các hệ địa tầng: gồm có hệ tầng Pắc Tỏ (PR1 tp), hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kd)

hệ tầng Măng Yang (T2 mg), hệ tầng Dray Linh (J1dl), hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl), hệ

tầng Nha Trang (Knt), hệ tầng Đại Nga (βN2 đn), hệ tầng Xuân Lộc (βQ12 xl). Nhƣng

trong đó có ảnh hƣởng đến sự hình thành nguồn TNDL của Phú Yên có thể kể đến là hệ

tầng Đại Nga (βN2 đn), có vai trò trong việc hình thành các điểm bazan phân bố tập

trung ở cao nguyên Vân Hòa, khu vực sông Hinh và những khối nhỏ ven biển Tuy An,

bề dày hệ tầng từ 30-50m đến 200m. Các điểm bazan này đã tạo nên các thắng cảnh

đẹp, độc đáo, có giá trị lớn cho PTDL, nhƣ: Gành Đá Đĩa (là di tích cấp quốc gia đặc

biệt) và nhiều khối lộ bazan khác nhau ở Tuy An (Vực Song, Vực Hòm, Hòn Yến)...

- Các thành tạo trầm tích: gồm có các thành tạo trầm tích Pleistocen trung-

thượng (Q12-3

), các thành tạo trầm tích Pleistocen thượng phần trên (Q13.2

), trầm tích

Holocen trung (Q2), trầm tích Holocen thượng (Q23).Trong đó, vai trò của trầm tích

Holocen trung là đã tạo đồng bằng cửa sông Đà Rằng, Hòa Đa, thành phần trầm tích là

cát, sạn, sét, bột bở rời. Đây là khu vực đồng bằng có vai trò quan trọng trong việc tạo

nên các SPDL đặc trƣng của xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh. Vai trò của trầm tích

Holocen thƣợng là đã tạo nên các cồn cát, dải cát ven biển cao vài mét đến vài chục mét

chạy song song với đƣờng bờ, trầm tích cát cấu tạo nên nhiều bãi biển của Phú Yên,

đây là TNTN rất có giá trị cho PTDL.

- Các thành tạo macma xâm nhập trên lãnh thổ Phú Yên gồm phức hệ Bến Giằng

- Quế Sơn (PZ3 bg-qs), phức hệ Vân Canh (T2vc), phức hệ Định Quán (- - J3đq),

phức hệ Đèo Cả ( - - K đc), phức hệ Cà Ná ( K2cn), phức hệ Phan Rang ( P

pr), phức hệ Cù Mông (v P cm) [55]. Quan trọng nhất trong việc hình thành TNDL của

Phú Yên là các thành tạo macma xâm nhập phức hệ Đèo Cả, cấu tạo bởi các đá

43

granodiorit biotit-horblend, granosyenit biotit, granit biotit, điểm nhấn là thắng cảnh núi

Đá Bia hùng vĩ, là thắng cảnh cấp quốc gia và là biểu tƣợng của Phú Yên.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng bao gồm núi, cao nguyên, đồi và đồng bằng,

có độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Diện tích đồi, núi và cao nguyên chiếm khoảng

70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Mỗi kiểu địa hình sẽ có những giá trị khác nhau cho

PTDL.

Kiểu địa hình núi: có độ cao không lớn, trung bình khoảng 300 - 600m. Có 06 đỉnh

núi cao trên 1.000 m và đỉnh cao nhất là Chƣ Ninh 1.636m. Núi đƣợc phân bố tập trung

ở phía bắc, phía Tây và phía Nam (dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở

phía Nam, phía Tây là sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn Nam). Khu vực địa hình núi là nơi

phân bố của các thác nƣớc, núi đá, rừng nguyên sinh, là những nguồn TNTN có thể khai

thác để trở thành nguồn TNDL có giá trị.

Kiểu địa hình cao nguyên: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có cao nguyên Vân Hòa,

cao nguyên Trà Khê (thuộc huyện Sơn Hòa) và cao nguyên An Xuân (thuộc huyện Tuy

An). Địa hình nơi đây cao trung bình 400m so với mực nƣớc biển, có diện tích tƣơng

đối rộng, có nhiều tài nguyên có giá trị cho phát triển du lịch: đồi thấp, hồ tự nhiên, thác

nƣớc, rừng nguyên sinh, khu di tích văn hóa, di tích lịch sử.

Kiểu địa hình đồng bằng: Phân bố ven biển, hạ lƣu của các con sông, có độ cao

thấp, không quá 15m so với mực nƣớc biển. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2,

trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa (gồm cả Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa) chiếm

500km2. Đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lƣu sông Ba chảy từ các vùng cao

nguyên, đồi bazan ở thƣợng lƣu đã mang về lƣợng phù sa màu mỡ. Đồng bằng là nơi

thuận lợi để phát triển các cây lƣơng thực và thực phẩm, là nguồn tài nguyên sinh vật

nhân sinh hết sức có giá trị cho du lịch tham quan, trải nghiệm.

Các kiểu địa hình đặc biệt phân bố ven biển: Là hệ thống các vũng vịnh, đầm

phá, mũi đá, gành đá, bãi biển, đảo ven bờ… Các kiểu địa hình này là nguồn TNTN đã

đƣợc khai thác và trở thành TNDL đặc biệt có giá trị của Phú Yên.

Nhƣ vậy, với sự đa dạng của các kiểu địa hình đã tạo nên nguồn TNTN phong phú

rất có giá trị cho PTDL. Nhiều dạng địa hình đã trở thành những điểm thắng cảnh nổi

tiếng, là điểm du lịch hấp dẫn của Phú Yên, nhƣ: vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Hòn Yến,

bãi biển Tuy Hòa, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia, cao nguyên Vân Hòa, thác H’Ly…

44

Hình 2. 2: Mô hình số độ cao (DEM) tỉnh Phú Yên

45

2.1.2.3. Khí hậu

Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Các đặc trƣng của khí hậu

Phú Yên đã có những ảnh hƣởng khác nhau đối với sự PTDL. Theo kết quả tính toán

trung bình 10 năm (2009 - 2018) các yếu tố khí hậu của Phú Yên nhƣ sau:

1) Nắng: Phú Yên là một tỉnh có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung

bình hàng năm từ 2225- 2471 giờ. Từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mỗi

tháng dao động từ 242 -250 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 6- 10 giờ. Tháng 4, tháng 5

là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có từ 253- 272 giờ. Các

tháng mùa mƣa, số giờ nắng trung bình hàng tháng 134- 161 giờ, trung bình mỗi ngày

5- 7 giờ.

Thời tiết nắng sẽ tốt cho du lịch, tuy nhiên thời điểm nắng gắt trong mùa hè (04-

05 giờ/ngày), sẽ hạn chế cho khai thác du lịch, đặc biệt là tham quan, nghỉ dƣỡng vì

nắng nóng nhiều sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe.

2) Gió: Chế độ gió ở Phú Yên thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành một

trong ba hƣớng gió chính là: Bắc, Đông Bắc và Đông. Mùa hạ là thời kỳ thịnh hành một

trong hai hƣớng gió chính là Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm khá nhỏ từ

1,7- 2,2m/s, hàng tháng trung bình dao động từ 0,9- 3,1m/s.

Hoàn lƣu gió: Phú Yên chịu tác động của 2 loại gió chính:

Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy

nhiên, mức độ ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc đến Phú Yên không lớn, thời tiết

không rét nên không ảnh hƣởng lớn đến HĐDL.

Gió mùa Tây Nam bắt đầu phát triển từ tháng 5 và kết thúc khoảng cuối tháng 8.

Khi chịu tác động của gió mùa Tây Nam, thời tiết trở nên khô và nóng và xảy ra hiện

tƣợng “phơn”. Gió phơn Tây Nam ảnh hƣởng mạnh đến Phú Yên trong khoảng tháng 7

và 8, thời kỳ này sẽ xuất hiện cả ngày khô nóng và ngày khô nóng mạnh. Các nhà khí

tƣợng nƣớc ta đƣa ra chỉ tiêu: ngày khô nóng là ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối

>35oC, kết hợp độ ẩm tối thấp trong ngày ≤55%; ngày khô nóng mạnh là nhiệt độ tối

cao tuyệt đối ≥37oC, kết hợp độ ẩm tối thấp trong ngày ≤45%. Ở Phú Yên tổng số ngày

khô nóng trung bình năm là 121 ngày (vùng ven biển 44 ngày, vùng núi 77 ngày), số

ngày khô nóng mạnh chiếm 10-20% tổng số ngày khô nóng. Ngày khô nóng mạnh sẽ

ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe con ngƣời, nên hạn chế HĐDL ngoài trời.

3) Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm ở Phú Yên là 26 - 270C, nhiệt độ tối cao trung bình

30,40C, nhiệt độ tối thấp trung bình 23,8

0C.

46

- Nhiệt độ trung bình ngày thay đổi theo mùa, trong những tháng gió mùa mùa

đông, nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 24,2- 25,50C; những tháng gió

mùa mùa hạ, nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 27- 290C.

Nhìn chung, nhiệt độ trung bình ngày nhƣ trên là thuận lợi cho các HĐDL. Tuy

nhiên, trong những tháng gió mùa mùa hạ có từ 15,1- 23,7 ngày nhiệt độ trung bình

ngày trên 300C lại xảy ra trong thời kỳ ít mƣa, đây là thời điểm ít thuận lợi cho du lịch.

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở Phú Yên dao động từ 30- 420C. Nhiệt độ tối cao

trên 35 0C ở Phú Yên xảy ra vào thời kỳ gió mùa mùa hạ (hàng năm có từ 54- 86 ngày).

Nhiệt độ tối cao thƣờng xảy ra cùng với các đợt nắng nóng, tốc độ gió khá mạnh và độ

ẩm thấp, có ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của con ngƣời, đây cũng là thời điểm không

thích hợp cho HĐDL.

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối dao động từ 11- 160C tùy khu vực. Nhiệt độ tối thấp

ở Phú Yên, nhìn chung không ảnh hƣởng đến HĐDL.

4) Mưa:

+ Lƣợng mƣa trung bình năm ở Phú Yên không đồng đều, dao động từ 2244

mm/năm đến 1750 mm/năm. Trong năm, lƣợng mƣa của mùa mƣa (tháng 9 đến tháng

12) đạt đƣợc từ 1152- 1738 mm (chiếm 68- 84 % lƣợng mƣa cả năm), còn mùa khô

260- 684 mm (chiếm từ 13- 32 %).

+ Số ngày mƣa trung bình nhiều năm ở những vùng ven biển thƣờng từ 64- 154 ngày,

còn ở vùng núi số ngày mƣa trung bình nhiều năm từ 102-155 ngày.

Trong mùa mƣa nhìn chung không thuận lợi cho khai thác du lịch. Tuy nhiên,

trong mùa mƣa vẫn có những ngày khô có thể triển khai các HĐDL, vì đặc trƣng mùa

mƣa ở Phú Yên không kéo dài, mỗi đợt chỉ mƣa khoảng 4-5 ngày. Thời gian khai thác

du lịch thuận lợi là mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8, trừ những ngày khô nóng mạnh).

Bên cạnh đó, lƣợng mƣa trung bình năm lớn trên nền khí hậu nhiệt đới đã tạo cho

Phú Yên phát triển thảm thực vật phong phú, đa dạng, cả thực vật tự nhiên và thực vật

trồng, sẽ là điều kiện tốt cho khai thác du lịch tham quan và sinh thái.

5) Độ ẩm:

Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm dao động từ 80 - 82%. Tháng có độ ẩm trung

bình lớn nhất là tháng 11 (89%), tháng nhỏ nhất là tháng 7 (72%).

Với độ ẩm nhƣ vậy, nhìn chung không ảnh hƣởng đến du lịch, ngoại trừ một số

thời điểm có độ ẩm tƣơng đối thấp hơn 50 % trong mùa hè (tháng7 và 8), thời tiết rất

nóng bức ảnh hƣởng đến sức khỏe, đặc biệt khi du lịch ngoài trời.

6) Các hiện tượng thời tiết khác:

47

- Sƣơng mù: Ở Phú Yên sƣơng mù xuất hiện không nhiều và thời gian tồn tại

cũng rất ngắn, nên hiện tƣợng sƣơng mù ít ảnh hƣởng đến HĐDL. Đối với vùng cao

nguyên Vân Hòa, với đặc điểm phong cảnh núi đồi, cây cỏ ẩn hiện trong sƣơng mù lại

có sức hấp dẫn du khách.

- Dông: Ở Phú Yên, trung bình hàng năm vùng ven biển trung bình có trên 40

ngày dông, ở vùng núi hay thung lũng số ngày dông khoảng 100 ngày. Mùa dông bắt

đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 11, tháng 5 và tháng 9 là thời kỳ nhiều dông

nhất. Trong cơn dông thƣờng có mƣa, sấm chớp, đặc biệt là sét, nên đây là thời điểm

bất lợi cho du lịch.

- Bão: Bão ở Phú Yên xuất hiện trong khoảng từ tháng 9-12, bão xuất hiện trùng

với mùa mƣa. Trung bình mỗi năm Phú Yên chỉ có 0,35 cơn bão, tuy nhiên khi bão

không đổ bộ trực tiếp vào Phú Yên mà ở các tỉnh lân cận thì Phú Yên vẫn bị ảnh hƣởng.

Khi bị ảnh hƣởng của bão thƣờng kèm theo hoàn lƣu mƣa trƣớc và sau bão, thời gian

ảnh hƣởng trung bình khoảng 05 ngày, đây là thời điểm không thích hợp cho du lịch.

2.1.2.4. Thủy văn - Hải văn

* Sông

Sông ở Phú Yên phân bố tƣơng đối đều trên toàn tỉnh và có đặc điểm chung là bắt

nguồn ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, chảy qua miền núi- trung du- đồng bằng và đổ ra

biển. Ngoại trừ sông Ba, sông Kỳ Lộ các sông còn lại đều có lƣu vực nằm trong địa bàn

tỉnh. Hƣớng chính của các sông là Tây Bắc- Đông Nam hoặc Tây- Đông, sông có đặc

điểm chung là ngắn và dốc.

- Chế độ lũ:

Mùa lũ chính của sông ngòi Phú Yên bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào tháng 12.

Ngoài ra, sông ở Phú Yên còn có lũ tiểu mãn thƣờng xuất hiện vào tháng 5 hoặc 6.

Lũ tiểu mãn không gây ảnh hƣởng cho HĐDL. Tuy nhiên, mùa lũ chính trên

sông Kỳ Lộ và hạ lƣu sông Ba (nhất là vào khoảng tháng 11), gây ngập úng nhiều diện

tích hoa màu, hƣ hại thảm thực vật nhân sinh - nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch.

Về mặt du lịch sông, hồ ở Phú Yên có thể khai thác cho du lịch tham quan và lễ

hội đua thuyền, tuy nhiên chỉ khai thác đƣợc vào thời điểm không phải mùa lũ.

Ngoài hệ thống sông; các hồ trên địa bàn Phú Yên (hồ thủy điện Sông Hinh, hồ

thủy điện sông Ba Hạ, hồ Xuân Hƣơng, hồ chứa nƣớc Mỹ Lâm, hồ chứa nƣớc Đồng

Tròn, hồ Hảo Sơn…) cũng là những điểm thắng cảnh hấp dẫn, có tiềm năng cho PTDL.

* Hải văn vùng ven biển tỉnh Phú Yên

- Chế độ thủy triều: Thuỷ triều vùng biển Phú Yên là thuỷ triều hỗn hợp. Trung

48

bình mỗi tháng có 17 đến 23 ngày ảnh hƣởng rõ rệt chế độ nhật triều, những ngày còn

lại ảnh hƣởng chế độ bán nhật triều không đều. Do ảnh hƣởng bởi chế độ triều hỗn hợp

nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức tạp. Những ngày nhật triều thời gian

triều lên trung bình từ 14- 15 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những ngày bán

nhật triều thời gian triều lên mỗi lần thƣờng 6- 7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất

trung bình 3- 4 giờ, lần thứ hai 6- 7 giờ, thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ,

dài nhất 9 giờ. Tính chung cho một chu kỳ triều, thời gian triều lên thƣờng lâu hơn thời

gian triều xuống từ 1- 2 giờ [56].

Trong năm, các cực đại mực nƣớc triều xuất hiện vào tháng 11, 12, 1, 2 và các cực

tiểu mực nƣớc tháng xuất hiện vào tháng 6, 7, 8. Thông thƣờng hàng năm, từ tháng 9

đến tháng 3 nƣớc cạn vào buổi sáng, tháng 4 đến tháng 9 nƣớc cạn vào buổi chiều,

tháng 9 đến tháng 10 nƣớc cạn vào buổi trƣa.

Bảng 2. 1: Đặc trƣng mực nƣớc triều trạm Phú Lâm

(Đơn vị: cm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8

Mực nƣớc triều TB

Đỉnh triều cao

Chân triều thấp

Đỉnh triều cao trung bình

Chân triều thấp trung bình

Biên độ triều trung bình

9

86

- 79

63

- 44

107

- 6

78

-74

43

- 55

98

4

80

-72

47

- 41

88

- 11

56

- 84

27

-57

84

-16

59

-99

30

-68

98

-13

67

-90

35

-57

92

-23

60

-100

28

-73

101

- 6

66

-65

36

-43

79

Nguồn [56]

Khu vực cửa sông, đầm vịnh, biên độ triều trung bình 1,0- 1,6 m, thời kỳ triều

cƣờng khoảng 1,5- 2,0 m, thời kỳ triều kém khoảng 0,4- 0,5 m. Tại đầm Ô Loan biên độ

triều trung bình dao động 0,6- 0,7 m, biên độ triều lớn nhất chỉ trên dƣới 1m. Tại trạm

Phú Lâm, biên độ triều trung bình dao động khoảng 0,5- 1,0 m, biên độ triều lớn nhất

1,3- 1,8 m.

Thủy triều ảnh hƣởng trực tiếp đến HĐDL tắm biển. Thời gian thích hợp cho hoạt

động du lịch tắm biển ở Phú Yên là vào mùa hè và đầu mùa thu (tháng 4-9), thời gian

này nƣớc biển không lớn và thƣờng cạn vào buổi chiều. Còn từ tháng 10 đến tháng 3

năm sau, đây thời điểm mùa thu (trùng với mùa mƣa) và mùa đông, nƣớc biển thƣờng

lớn, sóng mạnh không thích hợp với việc tắm biển.

- Độ mặn: Độ mặn nƣớc biển có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch tắm biển.

Độ mặn trung bình của nƣớc biển là 3,5%, mặc dù nhìn chung nƣớc biển có độ mặn nhƣ

vậy, song nƣớc biển ở những nơi khác nhau sẽ có độ măn khác nhau, độ mặn nƣớc biển

49

sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự nổi trên mặt nƣớc của ngƣời tắm biển [1].

Ở Phú Yên, mùa cạn có độ mặn lớn, mùa lũ độ mặn giảm. Độ mặn lớn nhất

thƣờng xảy ra vào tháng 5 đến tháng 7, độ mặn nhỏ nhất thƣờng xảy ra vào tháng 1 đến

tháng 4. Độ mặn nƣớc biển nằm ở mức không cao, nên nhìn chung là thích hợp cho du

lịch tắm biển (bảng 2.2).

Bảng 2. 2: Đặc trƣng độ mặn (%) tại trạm Phú Lâm (1977- 2012)

Đặc trƣng

Tháng Độ mặnmax Độ mặnmin

1 1,30 0,055

3 1,42 0,047

4 1,42 0,013

5 1,67 0,052

7 2,06 0,028

Nguồn [56]

- Dòng biển: Tại Phú Yên, nhiều bãi tắm ngang xuất hiện dòng rút ven bờ (Rip

currents) rất mạnh, nhất là vào lúc biển động hoặc chuyển mùa, điều đó gây nguy hiểm

cho du khách khi tắm biển. Theo nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Phú

Yên, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, bãi biển Tuy Hòa thƣờng có dòng Rip

xuất hiện. Khu vực xuất hiện mạnh và nguy hiểm nhất là từ khe nƣớc ngọt (khu vực bãi

biển Trung tâm An điều dƣỡng tàu ngầm Hải quân ở xã An Phú) đến Nhà hàng Bán

Đảo Ngọc (phƣờng 7), thuộc khu vực phía Bắc của bãi biển. Các bãi biển khác có dòng

Rip là bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa (đoạn phía Nam bãi tắm Vịnh Hòa), bãi Bàu, bãi

biển An Hải, bãi Môn. Chính vì thế, các khu vực này sẽ nguy hiểm khi tắm biển [57].

- Sóng: Sóng biển có vai trò to lớn đối với du lịch tắm biển, sóng biển quá lớn

hay không có sóng đều không thích hợp cho tắm biển. Không có sóng sẽ không tạo

đƣợc cảm giác hấp dẫn cho du khách khi tắm biển. Sóng lớn sẽ gây nguy hại cho du

khách. Khi sóng biển lớn hơn 1m sẽ gây nguy hại đối với tàu thuyền và các hoạt động

tắm biển.

Ở các bãi biển của Phú Yên, độ cao sóng biển dao động từ 0,4-1m [1]. Cụ thể độ

cao sóng ở các bãi biển nhƣ sau: bãi Bàng (0,42m); bãi Bàu (0,7-1,0m); bãi Rạng

(0,42m); bãi biển thôn 4 (0,7-1m); bãi Nồm (0,5m); bãi Tràm (0,5 m); bãi Long Hải

(0,7-1m); bãi Từ Nham - Vịnh Hòa (0,7-1m); bãi Ôm (0,5-0,6m); bãi Bình Sa (0,5-

0,9m); bãi An Hải (0,5- 1,0m); bãi Phú Thƣờng (0,5- 1,0m); bãi Xép (0,7- 1,0m); bãi

tắm trên hòn Lao Mái Nhà (0,9m); bãi Long Thủy (0,5- 0,6m); bãi biển Tuy Hòa (0,8-

1,0m); bãi Môn (0,7-0,9m). Nhƣ vậy, sóng ở các bãi biển Phú Yên đƣợc đánh giá chung

50

là thích hợp cho du lịch tắm biển.

- Nhiệt độ nước biển: Ở khu vực biển ven bờ Phú Yên, nhiệt độ nƣớc biển ít dao

động, trung bình 27-27,50C [1], thích hợp với tắm biển.

- Chất lượng nước biển: Theo đánh giá của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Phú Yên [1], nƣớc biển ở các bãi biển của Phú Yên rất sạch, trong do không bị ảnh

hƣởng bởi các hoạt động kinh tế và dân sinh, nên an toàn cho tắm biển.

Nhìn chung, điều kiện hải văn (thủy triều, độ mặn, sóng, nƣớc biển) trên đoạn bờ

biển Phú Yên rất lý tƣởng cho các hoạt động tắm biển, nghỉ dƣỡng.

2.1.2.5. Sinh vật

Phú Yên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa dãy Trƣờng Sơn xuống Biển Đông, có khí

hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lƣợng mƣa lớn, tạo điều kiện phát triển hệ sinh vật phong

phú, đa dạng. Hệ sinh vật đã trở thành nguồn TNTN quý giá, có vai trò lớn đối với việc

hình thành TNDL của Phú Yên.

- Thực vật tự nhiên: Có nhiều kiểu rừng khác nhau nhƣ kiểu rừng nhiệt đới núi

thấp, kiểu rừng mƣa ẩm nhiệt đới, rừng thƣa nhiệt đới núi thấp rụng lá và nửa rụng lá,

kiểu rừng truông gai, cây bụi [58]. Các khu vực cảnh quan có giá trị cao cho PTDL ở

nơi đây nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đèo Cả,

khu rừng nguyên sinh ở Hội trƣờng mùa xuân (cao nguyên Vân Hòa), nơi đây thích hợp

cho phát triển LHDL sinh thái.

- Rừng trồng: Hiện có 20.963 ha chủ

yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tƣợng,

xà cừ, phi lao, điều đƣợc trồng thuần loại

theo đám. Rừng trồng đƣợc khai thác luân

phiên, không có thời điểm đất trống. Hƣớng

canh tác này đã tạo nên cảnh quan thiên

nhiên đẹp mắt, có sức hấp dẫn lớn đối với

khách du lịch.

Hình 2. 3: Rừng trồng ở cao nguyên

Vân Hòa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

- Cây lương thực và hoa màu: Chủ yếu ở khu vực đồi thấp của các huyện Sông

Hinh, Đồng Xuân và khu vực các đồng bằng ven biển. Thảm thực vật ở khu vực đồi núi

thấp phía Tây Phú Yên (nhƣ sắn, bắp…), đồng lúa Tuy Hòa, đồng rau - hoa Ngọc Lãng

(TP. Tuy Hòa), Tuy An vào thời điểm mùa vụ tạo nên một bức tranh đồng quê rất đẹp, là

tài nguyên du lịch quý giá, tạo nên SPDL đặc trƣng, nổi tiếng của Phú Yên là “xứ sở hoa

vàng trên cỏ xanh”.

51

- Động vật: Hệ động vật rừng Phú Yên khá phong phú, có 43 họ chim với 114

loài, có 20 họ thú với 51 loài, có 3 họ bò sát với 22 loài, với nhiều loài quý hiếm (công, trĩ,

gà lôi trắng, gà lôi hồng tía, khỉ mặt đỏ, chà vá, vƣợn)... Các loài này có mặt trong các khu

BTTN và trở thành nguồn tài nguyên tự nhiên quý cho DLST.

- Sinh vật biển: Sinh vật biển Phú

Yên có giá trị cho PTDL ở chỗ đã tạo nên

các món ăn đặc trƣng, thu hút du khách, nổi

tiếng có thể kể đến nhƣ sò huyết Ô Loan,

cá ngừ đại dƣơng, tôm hùm Sông Cầu…

Ngoài ra, các hệ sinh thái san hô quanh các

đảo ven bờ cũng đã trở thành nguồn TNDL

độc đáo, hấp dẫn du khách lặn biển.

Hình 2. 4: San hô ở Hòn Yến

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Tất cả những giá trị này của sinh vật sẽ tạo nên sức hút lớn trong khai thác hoạt

động du lịch nhƣ tham quan, nghỉ dƣỡng, sinh thái của địa phƣơng.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Nhân tố con người và bản sắc văn hóa địa phương

Một trong những nguồn lực để phát triển du lịch Phú Yên là yếu tố con ngƣời. Dân số

Phú Yên 961.100 ngƣời (2018), trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm khoảng

58% tổng dân số, đa số là lao động trẻ, là nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế nói

chung và du lịch nói riêng. Tuy lực lƣợng lao động của Phú Yên chủ yếu là lao động nông

nghiệp, nhƣng nếu đƣợc đào tạo cho PTDL thì đây chính là thị trƣờng lao động tại chỗ đầy

tiềm năng. Năm 2018, tổng số lao động trong ngành du lịch là 3785 ngƣời (trong đó

trình độ trên đại học 0,35%, đại học và cao đẳng 27,5%, trung cấp chuyên nghiệp

18,2%, sơ cấp 25,4%, lao động học các lớp ngắn hạn và chƣa qua đào tạo chiếm

28,55%) [59].

Là tỉnh ven biển, bản sắc văn hóa địa phƣơng Phú Yên mang đậm tính biển và

luôn gắn với sông nƣớc. Ở những làng chài, có các lễ hội gắn với biển mang nét đặc

trƣng của ngƣời Phú Yên nhƣ lễ hội cúng cá Ông (cá Voi) hay còn gọi là lễ hội cầu ngƣ.

Ở đầm vịnh hay các cửa sông có lễ hội đua thuyền, đƣợc tổ chức hằng năm vào dịp Tết

Nguyên đán.

Khu vực đồi núi phía Tây của Phú Yên, nơi có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống,

có các lễ hội đặc trƣng nhƣ lễ hội bỏ mả, lễ hội cầu mùa.

52

Tất cả đã hội thành những nét văn hóa hết sức đặc trƣng của Phú Yên, là nguồn

TNDL văn hóa hấp dẫn, là tiềm năng để PTDL của tỉnh.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch

- Mạng lƣới và các phƣơng tiện giao thông vận tải của tỉnh phát triển rất mạnh:

đƣờng bộ, đã nhựa hóa và bê tông hóa các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và

liên xã; đƣờng thủy, cảng biển Vũng Rô đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp để đón các tàu trọng

tải lớn; đƣờng hàng không, sân bay Tuy Hòa đã đƣợc đầu tƣ xây mới, tần suất bay các

tuyến Tuy Hòa - Hà Nội -Tuy Hòa, Tuy Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh - Tuy Hòa đã

đƣợc nâng lên; đƣờng sắt, ga Tuy Hòa trở thành ga chính đón tất cả các chuyến tàu Bắc

- Nam và ngƣợc lại cũng là điều kiện rất thuận lợi việc đi lại của du khách; các tuyến

giao thông chính nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Đây là

những điều kiện tạo nên sự thông thƣơng liên vùng rất thuận lợi cho PTDL Phú Yên.

- Mạng lƣới thông tin liên lạc phát triển mạnh. Sóng phát thanh, truyền hình, wifi

phủ kín toàn tỉnh cũng là những điều kiện rất thuận lợi để PTDL.

- Các công trình cung cấp điện thắp sáng, nƣớc sạch đã đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, cơ

bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh du lịch.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

- Về cơ sở lƣu trú du lịch, đến cuối tháng 10/2019, toàn tỉnh có trên 200 cơ sở

kinh doanh lƣu trú du lịch, khoảng 4.130 buồng lƣu trú (trong đó trên 900 buồng đạt

tiêu chuẩn 3 - 5 sao) [60]. Sản phẩm du lịch lƣu trú cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhiều

đối tƣợng khách.

- Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar,… cũng

tăng cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh đã có 13 cơ

sở dịch vụ ăn uống đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

2.1.3.4. Môi trường xã hội

- An ninh chính trị, an toàn xã hội: Ở Phú Yên công tác bảo đảm an toàn xã hội,

tạo môi trƣờng lành mạnh cho du khách đã đƣợc bảo đảm tốt, đa số các du khách đã có

ấn tƣợng tốt về môi trƣờng xã hội và con ngƣời Phú Yên.

- Môi trƣờng văn hóa: tỉnh Phú Yên thực hiện nghiêm túc Nghị định

103/2009/NĐ-CP và Thông tƣ 04/2009/TT-BVHTTDL hƣớng dẫn Quy chế hoạt động

văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ,

gìn giữ môi trƣờng văn hóa trong sạch, đảm bảo sự PTDL bền vững.

53

2.2. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

2.2.1. Bãi biển

Phú Yên có bờ biển dài 189km, đây là bờ biển đẹp với nhiều đoạn khúc khuỷu,

dạng răng cƣa, có nhiều vũng, vịnh, bán đảo, bãi biển [10]. Bãi biển có diện tích lớn

nhỏ khác nhau, nhƣng nhìn chung hệ thống bãi biển ở Phú Yên sạch. Hầu hết các bãi

tắm ở Phú Yên vẫn còn giữ đƣợc vẻ đẹp hoang sơ, là điều kiện tốt để hình thành các khu

du lịch biển.

Trong số 21 bãi biển ở Phú Yên đã đƣợc khảo sát, có 17 bãi tập trung ở phía Bắc,

chiếm 81% (bao bồm 11 bãi ở TX. Sông Cầu và 06 bãi ở huyện Tuy An) và 04 bãi tập

trung ở phía Nam Phú Yên (chiếm 19%). Địa hình các bãi biển nhìn chung có độ dốc

không lớn (≤0,7%), chỉ có bãi biển bãi Rạng (Sông Cầu) là khá dốc (0,7-1,5%) và bãi tắm

trên Cù lao Mái Nhà (dốc 2%) [1]. Đặc điểm các bãi biển Phú Yên thể hiện ở phụ lục 9.

* Những lợi thế và hạn chế của hệ thống bãi biển Phú Yên cho PTDL:

+ Lợi thế:

- Có nhiều bãi dài, diện tích mặt bãi lớn nhƣ các bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi

Long Thủy, bãi TP.Tuy Hòa có lợi thế cho việc xây dựng các khu du lịch biển qui mô

lớn với nhiều dịch vụ cao cấp.

- Các bãi có cát trắng mịn hoặc vàng, bãi sạch, độ dốc các bãi nhỏ, mặt bãi từ

rộng đến trung bình (trừ một số bãi trên các đảo), giá trị khai thác cho du lịch rất lớn.

- Địa hình sau bãi tƣơng đối đa dạng, các thềm biển, đồng bằng tích tụ biển, cồn

cát do gió. Thuận lợi cho xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và bố trí nhiều LHDL kết

hợp với tắm biển, nghỉ dƣỡng.

- Điều kiện hải văn (sóng, thủy triều, nhiệt độ nƣớc biển, độ mặn…) của phần

lớn các bãi biển rất lý tƣởng cho các hoạt động tắm biển, nghỉ dƣỡng.

- Phần lớn các bãi biển ở Phú Yên còn hoang sơ chƣa chịu tác động của con

ngƣời nên có sức hấp dẫn rất cao đối với thu hút đầu tƣ, phát triển du lịch.

+ Hạn chế:

- Một số bãi rất nhỏ, ít có giá trị du lịch, thậm chí đã bị biến đổi do tác động của

con ngƣời nhƣ bãi tắm trên đảo Nhất Tự Sơn, Bãi Tiên, Vũng Me, Vũng Lắm.

- Một số bãi biển (bãi Bàu, bãi biển An Hải, bãi biển Tuy Hòa, bãi Môn, bãi biển

Từ Nham - Vịnh Hòa…) có dòng Rip khá mạnh, sự biến đổi nền đáy bãi biển rất phức

tạp, nhất là vào mùa đông, gây nguy hiểm khi tắm biển.

- Môi trƣờng nƣớc của một số bãi biển đang bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu

bởi việc nuôi thủy sản ven bờ (ở Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông).

54

2.2.2. Đầm phá, vũng vịnh

Ven biển Phú Yên có nhiều vũng, vịnh, đầm với các cảnh quan đẹp, nhƣ đầm Cù

Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vũng Chao, Vũng Rô... đây là những khu vực có

tiềm năng để phát triển du lịch biển.

Tiềm năng cho PTDL của hệ thống đầm, vịnh ở Phú Yên là sự tổng hòa của các

ĐKTN, đó là nƣớc biển sạch, không khí trong lành, cảnh quan đẹp, nhiều bãi biển đẹp,

bờ đá gốc, mũi đá gốc, hệ thống đảo trong vịnh, hệ sinh thái biển… đã tạo nên một tổng

thể tự nhiên, hấp dẫn nhiều LHDL nhƣ tắm biển, nghỉ dƣỡng, lặn biển, nghiên cứu khoa

học, lƣớt ván, du lịch sinh thái. Đặc điểm một số đầm, vũng, vịnh ở Phú Yên thể hiện

tại bảng 2.3.

Bảng 2. 3: Đặc điểm các đầm - vũng - vịnh ở Phú Yên

TT Tên

đầm,

vịnh

Địa điểm

Đặc trưng địa chất – địa mạo

Đánh giá chung Hình thái đầm, vịnh Hệ sinh thái

1

Đầm Cù

Mông

Xã Xuân

Cảnh, Xuân

Hoà, Xuân

Hải, Xuân

Lộc, Xuân

Bình, Xuân

Thịnh TX

Sông Cầu

Đầm sâu trung bình 1,6m,

hẹp và kéo dài gần 17,6km.

Đầm rộng 2,2km; diện tích

30,3 km2, có nhiều đảo

nhỏ, doi đất. Có một số bãi

tắm đẹp ven đầm

Hệ sinh vật đa

dạng, nhiều loài

hải sản quý,

thảm cỏ biển…

Cảnh quan đầm

phá rất đa dạng,

độc đáo, nguồn lợi

hải sản phong phú,

khí hậu trong lành,

mát mẻ quanh năm,

giá trị văn hóa bổ

sung đa dạng

2

Đầm Ô

Loan

An Cƣ, An

Hòa, An Hải,

An Hiệp và An

Ninh Đông, H.

Tuy An

Đầm nông, kín, chạy dài

ven biển, diện tích 18km2;

dài 9,3km; rộng 1,9km, sâu

trung bình 1,2m

Hệ sinh vật đa

dạng. Hải sản

phong phú: Sò

huyết, hàu, cua

lột…

Cảnh quan đẹp, thơ

mộng, khí hậu

trong lành, mát mẻ,

giá trị văn hóa bổ

sung đa dạng

3

Vịnh

Xuân

Đài

TX. Sông Cầu Vịnh biển lớn, rộng 7km;

dài 14,2km; sâu trung bình

11m; sâu nhất 18m; diện

tích mặt nƣớc 60,8km2. Có

nhiều đảo nhỏ, vũng nhỏ,

gành đá, mũi đất, bãi biển

đẹp, đặc sắc: gành Đèn,

hòn Yến…

Có hệ sinh thái

rừng ngập mặn,

rạn san hô, cỏ

biển, rừng trên

các đảo. Đặc

sản: tôm hùm,

bào ngƣ

Cảnh quan đa

dạng, độc đáo, khí

hậu mát mẻ, trong

lành, sóng, triều

nhỏ, có các di tích

lịch sử văn hóa có

giá trị…

4

Vũng

Xã Hòa Xuân

Nam, H.

Đông Hòa

Vịnh biển nhỏ, hẹp ăn sâu

vào đất liền. Độ sâu lớn

(tới 25m), rộng 1640ha,

diện tích mặt nƣớc 9km2;

có nhiều đảo, vách đá, bãi

biển đẹp.

Hệ sinh thái rạn

san hô, rừng bán

đảo, đảo. Đặc

sản: tôm hùm,

cá mú…

Cảnh quan đẹp,

hùng vĩ, gắn với

Đèo cả, núi Đá Bia.

Vịnh kín, sóng nhỏ,

khí hậu trong lành,

mát mẻ, có các di

tích lịch sử - văn

hóa có giá trị.

Nguồn [1], [10];[61];[62]

55

Hình 2. 5: Vịnh Xuân Đài (ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

Hình 2. 6: Đầm Ô Loan

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

2.2.3. Đảo ven bờ và gành đá ven biển

Ven biển Phú Yên có nhiều đảo nhỏ: Cù Lao Mái Nhà (1,5km2), Hòn Chùa

(0,22km2), Hòn Yến (0,0198 km

2), Hòn Dứa (0,02km

2), Hòn Than (0,01km

2), Hòn Cỏ

(0,15km2), Hòn Nƣa (0,60km

2)... Quanh các đảo là những bãi san hô đẹp, nơi sinh

trƣởng và phát triển của cá con, các loài hải sản khác… Các đảo đều có diện tích nhỏ, chủ

yếu là đảo đá granit, vách đá dốc đứng, đan xen bãi sỏi, bãi cát hẹp. Trên một số đảo và

mũi đá gốc có hang yến (gành Bà, mũi Ông Diên...) [63]. Bên cạnh đó, dọc bờ biển có

nhiều gành đá rất độc đáo nhƣ gành Đá Đĩa, gành Đèn (xã An Ninh Đông); gành Tƣớng,

gành Đỏ (vịnh Xuân Đài); núi Đá Bia…

Giá trị của hệ thống đảo và gành đá ven biển tỉnh Phú Yên cho PTDL trƣớc hết

là các giá trị phong cảnh và giá trị độc đáo, đặc sắc kỳ vĩ cho HĐDL tham quan, nghỉ

dƣỡng và thể thao biển.

Bảng 2. 4: Đặc điểm của các đảo, gành đá ven biển Phú Yên

TT

Tên

đảo,

gành

đá.

Địa

điểm

Đặc trưng địa chất – địa mạo

Đánh giá chung

Cấu tạo

Hình thái

Hệ sinh thái

1 Hòn

Chùa

Xã An

Phú, TP

Tuy

Hoà

Đảo cấu tạo

bởi đá

granit

phức

Thấp, thoải, dài 800m,

rộng nhất: 400m, diện

tích: 22ha, có bãi biển

hẹp phía tây nam đảo.

Nhiều rạn san

hô, động vật

đáy và cá cảnh.

Hoang sơ, đẹp,

sạch, gần bờ, dễ

tiếp cận

2 Quần

thể Hòn

Yến

Xã An

Hoà,

huyện

Tuy An

Đảo đá, cấu

tạo bởi đá

bazan, có

rạn san hô.

Thấp, dài 549m, rộng

370m, vách dốc dựng

đứng, nhiều hang yến

Có nhiều chim

yến, nhạn biển,

hải âu, rạn san

Hoang sơ, đẹp,

sạch, gần bờ, dễ

tiếp cận (có thể

lội bộ khi thủy

triều xuống)

3 Cù lao

Mái

Nhà

xã An

Hải,

huyện

Đảo đá

granit,

nhiều ám

Thấp (cao nhất 104m),

dài 1,7km, rộng nhất

1,3km, diện tích

Nhiều san hô

và rong tảo

biển, nhiều

Cách bờ (đầm Ô

Loan) 4km, dễ

tiếp cận. Đảo

56

(Hòn

lao

Mái

Nhà)

Tuy An tiêu san

1,5km2, có nhiều vách

đá, bãi đá, bãi cát ven

đảo

loài cá cảnh, cá

ngừ…

nguyên sơ, sạch

đẹp.

4 Hòn

Nƣa

Xã Hoà

Xuân,

huyện

Đông

Hoà

Đảo đá

granit,

nhiều khe

nứt

Thấp (cao nhất 105m),

dài 950m, rộng nhất:

500m, diện tích: 0,6km2,

có bãi biển hẹp, cát trắng

mịn, hình vòng cung, dài

khoảng 500m ven đảo.

Nhiều san hô

và rong tảo

biển, nhiều

loài cá cảnh,

Cách bờ 4km,

dễ tiếp cận. Đảo

nguyên sơ, sạch

đẹp.

5 Nhất Tự

Sơn

Xuân

Thọ 1,

TX

Sông

Cầu

Đảo đá

granit,

Thấp (cao nhất 40m),

dài > 800m, rộng 230m,

diện tích khoảng 11ha,

có vách đá dựng đứng,

bãi sỏi

Rừng cây bụi,

keo gai rậm

rạp, ven đảo có

rạn san hô

Rất gần bờ, có

thể lội bộ qua

khi thủy triều

xuống,

6

Gành

Đá

Đĩa

Thôn 6,

xã An

Ninh

Đông,

huyện

Tuy An

Gành đá

bazan

phun trào

dạng cột

đông

cứng

Rộng 50m; dài: 2km,

phần lộ trên mặt 200m;

Đá có màu đen huyền

hoặc nâu vàng, hình lục

giác, bát giác xếp chồng

lên nhau thành cột, nửa

chìm nửa nổi trên mặt

nƣớc biển.

Cây bụi xung

quanh gành,

các bãi đá, bãi

biển đẹp lân

cận.

Cảnh quan đẹp,

nƣớc biển trong

xanh. Có đƣờng

bậc thang đi

xuống gành, có

thể leo trèo trên

đá để tham

quan, khám phá

Nguồn [1];[62]

Hình 2. 7: Hòn Yến (ảnh: Trần Bảo Hòa) Hình 2. 8: Cù lao Mái Nhà (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 9: Gành Đá Đĩa

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 10: Núi Đá Bia

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

57

2.2.4. Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên

Phú Yên có nhiều dạng địa hình núi, núi sót và đồi thấp phân bố ở khu vực ven

biển và đồng bằng tạo nên những thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho du lịch. Ngoài ra,

còn có dạng dịa hình cao nguyên phân bố ở độ cao 400m so với mực nƣớc biển, có khí

hậu mát mẻ, thảm thực vật phong phú, là nơi có tiềm năng để PTDL tham quan, nghỉ

dƣỡng (bảng 2.5).

Bảng 2. 5: Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên có giá trị cho du lịch

TT Dạng

TNTN

Phân bố

Đặc điểm cơ bản

Đánh giá chung

1

Núi

Thơm

(đồi)

Xã An Phú,

Thành phố

Tuy Hòa

Diện tích 45,15ha. Là khu vực đồi núi nằm

sát Quốc lộ 1A, có nhiều dịch vụ du lịch

Có cảnh quan

đẹp và vị trí

thuận lợi

2

Núi

Nhạn

(đồi)

Phƣờng 1,

Thành phố

Tuy Hòa

Độ cao 60m, đƣờng chu vi quanh núi trên

1km. Có di sản văn hóa Quốc gia đặc biệt

(tháp Nhạn), có đài tƣởng niệm liệt sĩ. Từ

đỉnh núi có thể bao ngắm toàn TP. Tuy

Hòa, làng rau hoa Bình Ngọc, núi Đá Bia,

biển Đông, cầu đƣờng sắt, đƣờng bộ bắc

qua sông Đà Rằng

Có cảnh quan

đẹp, có giá trị

văn hóa - lịch

sƣ, vị trí thuận

lợi

3

Cao

nguyên

Vân

Hòa

Thuộc các xã

Sơn Long,

Sơn Định và

Sơn Xuân -

Huyện Sơn

Hòa

Độ cao 400m. Nhiệt độ trung bình mùa hè

27,40C; mùa đông 24,7

0C. Đây là vùng đất

đỏ bazan gồm 3 trảng gò rất rộng gọi là gò

lớn: Phú Tân, Quán Lê, Phƣớc Hòa; bao

bọc xung quanh bởi những cánh rừng

nguyên sinh bạt ngàn

Có cảnh quan

đẹp, hội tụ nhiều

thắng cảnh và di

tích lịch sử, khí

hậu mát mẻ, vị

trí TĐTL

4

Núi

Chóp

Chài

(núi)

Thuộc các xã

Hòa Kiến và

Bình Kiến –

Thành phố

Tuy Hòa

Diện tích 61ha, độ cao 391m. Là khu vực

đồi núi nằm sát QL1A, có cảnh quan đẹp.

Từ đỉnh núi có thể bao quát một vùng non

nƣớc Phú Yên. Trên sƣờn núi có 4 ngôi

chùa: Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo

Lâm

Có cảnh quan

đẹp và vị trí

TĐTL

5

Núi Đá

Bia

(núi)

Xã Hòa

Xuân Nam,

huyện Đông

Hòa

Độ cao: 706m. Diện tích: 1000 ha. Đỉnh

núi có khối đá nhô cao khoảng 76m

HST rừng lá

rộng phong phú,

đa dạng; Cảnh

quan đẹp, địa

hình hiểm trở

Nguồn: [1]

58

Hình 2. 1: Hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa (ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

2.2.5. Các dạng địa hình hồ, đập, thác, suối

Các dạng địa hình hồ, đập suối, thác phân bố ở khu vực phía Tây tỉnh Phú Yên,

có nhiều địa điểm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Các dạng tài nguyên này sẽ trở

thành nguồn lực tự nhiên quý giá để PTDL của địa phƣơng nếu đƣợc đầu tƣ khai thác

đúng mức và sẽ bổ sung cho hệ thống TNDL ven biển phía Đông để tạo nên thế phát

triển cân đối Đông - Tây. Đặc điểm các dạng địa hình này nhƣ sau:

2.2.6.1. Hồ

- Hồ thủy điện Sông Hinh: Hồ cách TP.Tuy Hòa khoảng 35 km về hƣớng Tây

Nam. Diện tích mặt nƣớc 4100ha. Trên hồ có một vài đảo nhỏ, xung quanh hồ đƣợc bao

bọc bởi thảm thực vật tự nhiên. Vào mùa khô nƣớc hồ trong xanh, ngƣời dân và du

khách thƣờng đến đây để câu cá. Khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành, thích hợp với

LHDL tham quan, giải trí, sinh thái.

- Hồ Xuân Hƣơng: Hồ ở trung tâm thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), diện

tích mặt nƣớc 17 ha. Mặt hồ nƣớc trong xanh, bao bọc bởi nhiều cây xanh, đặc biệt có

rừng thông gần hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Hồ có cầu bê tông bắc

ngang nối với làng “du lịch” ở buôn Lê Diêm. LHDL thích hợp ở đây là du lịch sinh

thái gắn với tìm hiểu văn hóa đặc trƣng của đồng bào các dân tộc.

- Hồ thủy điện sông Ba Hạ: Thuộc huyện Sông Hinh và Sơn Hòa, có diện tích mặt

nƣớc 3134 ha, đƣợc bao bọc xung quanh là núi rừng xanh thẳm, ở giữa là một hồ nƣớc

mênh mông có một vài đảo nhỏ, khí hậu mát mẻ, trong lành. Gần hồ là các bản làng ngƣời

dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc trƣng. Địa điểm này thích hợp cho du lịch

tham quan, chiêm ngƣỡng phong cảnh hùng vĩ của tự nhiên và công trình kiến trúc

“ngăn nƣớc làm điện” của con ngƣời. Nơi này thích hợp với những du khách yêu thích

khám phá thiên nhiên.

59

Hình 2. 22: Hồ thủy điện Sông Hinh

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 3: Hồ Xuân Hƣơng

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

- Hồ Hảo Sơn (Biển Hồ): Thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Hồ có

diện tích mặt nƣớc 66 ha. Vào mùa mƣa, hồ ngập sâu, lòng hồ mở rộng, mùa cạn lòng

hồ thu hẹp, sen mọc dày, cuối tháng 3 đến tháng 8 nở hoa tạo thành một hồ sen rất đẹp.

- Hồ chứa nƣớc Mỹ Lâm: Thuộc xã Hòa Thịnh và Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa.

Hồ có diện tích mặt nƣớc 10 ha, xung quanh hồ có thảm thực vật bao phủ, khí hậu trong

lành, mát mẻ quanh năm.

- Hồ chứa nƣớc Đồng Tròn: Thuộc xã An Nghiệp, huyện Tuy An. Hồ có diện

tích mặt nƣớc 165 ha, xung quanh hồ có thảm thực vật phong phú, có các bãi tắm ven

hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.

2.2.6.2. Đập, suối, thác

Phú Yên là tỉnh có nhiều suối, thác nƣớc có giá trị cho du lịch tham quan, dã

ngoại, các dạng địa hình này phân bố ở các huyện miền núi (bảng 2.6).

Bảng 2. 6: Các đập, suối, thác ở Phú Yên

TT Dạng

TNTN

Phân bố

Đặc điểm cơ bản

Đánh giá chung

1 Suối lạnh

Hòa Thịnh

Xã Hòa Thịnh,

Huyện Tây Hòa

Suối nƣớc trong vắt và mát lạnh,

chảy quanh năm.Không khí trong

lành, không gian yên tĩnh

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

2 Suối Mơ

Xã Đa Lộc,

Huyện Đồng

Xuân

Suối nƣớc trong, chảy quanh năm

Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

3 Suối Lớn

Xã Hòa Xuân

Nam, Huyện

Đông Hòa

Suối nƣớc trong, chảy quanh năm

Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

4 Suối Đập

Hàn

Xã Hòa Xuân

Nam, Huyện

Đông Hòa

Suối nƣớc trong, chảy quanh năm

Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp,

vị trí tƣơng đối

thuận lợi

5 Suối Đá

Bàn

Xã Hòa Kiến,

TP. Tuy Hòa

Suối nƣớc trong, chảy quanh năm

Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

60

TT Dạng

TNTN

Phân bố

Đặc điểm cơ bản

Đánh giá chung

đối thuận lợi

6 Thác vực

Hòm

Xã An Lĩnh,

huyện Tuy An

Thác nƣớc tuyệt đẹp nằm giữa những

cột đá bazan đƣợc thiên nhiên tạo

thành theo cách tƣơng tự nhƣ Gành

Đá Đĩa. Thác đổ vào một hồ nƣớc

cấu tạo bằng đá cuội, sạch, nƣớc

trong.

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí khó

tiếp cận

7 Thác Vực

Song

Xã An Lĩnh,

huyện Tuy An

Dòng thác đổ qua những trụ đá bazan

thẳng đứng nhƣ những chiếc đũa

song song, tạo nên phong cảnh ấn

tƣợng, hùng vĩ và bí ẩn.

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí khó

tiếp cận

8 Thác Đá

Nhà

Xã Sơn Long,

Huyện Sơn Hòa

Thác nằm ở độ cao khoảng 20m so

với xung quanh, dốc đứng, mặt thác

rộng gần 30m, thác đẹp hoang sơ,

hùng vĩ.

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ gắn với

rừng tự nhiên, vị trí

vị trí khó tiếp cận

9 Thác Hòa

Nguyên

Xã Sơn

Nguyên, Huyện

Sơn Hòa

Thác có Chiều cao 30m, độ dốc 350.

Thác phân thành nhiều tầng, nƣớc

chảy quanh năm, tốc độ dòng chảy

điều hòa, ảnh quan đẹp gắn với rừng

nguyên sinh

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

10 Thác H’Ly

Buôn Kít, xã

Sông Hinh,

huyện Sông

Hinh

Thác nằm ở độ cao khoảng 20m so

với xung quanh, dốc đứng, mặt thác

là một tảng đá granit thẳng tắp, rộng

gần 30m, thác H’Ly tuyệt đẹp hoang

sơ, hùng vĩ. Cảnh quan đẹp gắn với

rừng nguyên sinh .

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

11 Thác Drai

Tang

Xã Ea Trol -

Huyện Sông

Hinh

Thác nằm xen kẽ với rừng tự nhiên

mát mẻ, thác có độ cao không lớn, rất

rộng, gồm nhiều bậc thềm đá gra nít

nối thiếp nhau, nƣớc chảy nhẹ, trong

vắt.

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tƣơng

đối thuận lợi

12 Vực phun

Hòa Mỹ

Xã Hòa Mỹ

Tây, Huyện Tây

Hòa

Chiều cao thác 50m, độ dốc thác 750.

Thác phân thành nhiều tầng, tốc độ

dòng chảy mạnh, cảnh quan đẹp, đa

dạng, hùng vĩ

Có cảnh quan đẹp,

vị trí tƣơng đối

thuận lợi

13 Đập Đồng

Cam

Xã Hòa Hội,

Huyện Phú Hòa

Đập dài 688m với 2.500 hạng mục

lớn nhỏ, có 2 tuyến kênh chính Bắc

và Nam dài 70km và hệ thống mƣơng

dẫn cấp II phân bổ nƣớc về mạng

lƣới kênh mƣơng nội đồng ở huyện

Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa và TP.

Tuy Hòa

Có cảnh quan đẹp,

vị trí thuận lợi

Nguồn [1] và khảo sát thực tế

61

Hình 2. 14: Đập Đồng Cam

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 15: Thác H’Ly

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

2.2.6. Khu bảo tồn thiên nhiên

Trên lãnh thổ Phú Yên có hai KBTTN là Krông Trai và Bắc Đèo Cả. Ở đây sinh

vật phong phú, môi trƣờng trong lành, khí hậu mát mẻ, sẽ là điều kiện lý tƣởng để phát

triển LHDL sinh thái và tham quan. Đặc điểm các KBTTN nhƣ sau:

- KBTTN Krông Trai:

KBTTN Krông Trai thuộc địa phận hai xã Krông Trai và Krông Pa, huyện Sơn

Hòa. Phía Đông và Đông Bắc có dạng địa hình đồi núi thấp, phần còn lại địa hình tƣơng

đối bằng phẳng xen kẽ với một số đồi thấp có độ cao khoảng 150m.

Khu bảo tồn có diện tích 22.290 ha, trong đó 16.005 ha rừng tự nhiên (chiếm

72% tổng diện tích); Có 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng kín thƣờng xanh (1003 ha),

rừng nửa rụng lá (7111 ha) và rừng rụng lá (7891 ha) [64]. Ngoài ra, còn có các sinh

cảnh khác nhƣ trảng cỏ, cây bụi, đầm lầy.

Krông Trai có khoảng 236 loài thực vật, 262 loài động vật có xƣơng sống ở cạn,

trong đó có 50 loài thú, 182 loài chim, 22 loài bò sát và 8 loài lƣỡng cƣ. Thực vật quý

hiếm có 09 loài, trong đó có 03 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, động vật quý có 07

loài, trong đó có 02 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam [64].

- KBTTN Bắc Đèo Cả:

Khu bảo tồn thuộc xã Hòa Xuân Nam và Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú

Yên. Có tổng diện tích 8.740 ha, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 2076,5 ha, vùng đệm

1613,7 ha, vùng lõi 5.049,8 ha, diện tích rừng 3.109,6 ha. Khu bảo tồn có kiểu thảm

thực vật chính là rừng kín thƣờng xanh. Theo thống kê của ngành kiểm lâm, KBTTN

Bắc Đèo Cả đang bảo tồn hàng trăm loài động, thực vật. Có nhiều loài đặc hữu và quý

hiếm (thực vật quý hiếm có 06 loài, trong đó có 01 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt

Nam; động vật quý hiếm có 08 loài, trong đó có 01 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt

Nam) [1]. Rừng có nhiều cây gỗ quý và đặc trƣng nhƣ chò, trâm, dẻ, cà ná, cẩm, thị.

62

Động vật có các loài nhƣ trĩ sao, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, tê tê, báo hoa, nhím,

khỉ, sóc và nhiều loài chim [65].

2.2.7. Suối nước khoáng nóng

Phú Yên có nhiều nguồn nƣớc khoáng, một số nguồn nƣớc khoáng đã phát hiện

đƣợc: Trà Ô, Triêm Đức, Phú Sen, Lạc Sanh, các suối khoáng này còn rất hoang sơ.

Đối với du lịch, các điểm nƣớc khoáng nóng có tiềm năng cho du lịch nghỉ dƣỡng, chữa

bệnh, tham quan dã ngoại. Đặc điểm tự nhiên của các điểm suối khoáng nóng nhƣ sau:

- Suối khoáng Trà Ô: Thuộc xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân. Điểm lộ có tọa

độ: 13o30’29"VB; 109

o12’50"KĐ. Nguồn khoáng đƣợc C.Madrolle khảo sát.

Năm 1944 đƣợc E.Saurin đƣa lên bản đồ địa chất 1:500.000 (tờ Quy Nhơn). Theo phân

tích của Viện Nghiên cứu Dầu khí năm 1978, nƣớc khoáng Trà Ô thuộc nhóm nƣớc

khoáng silic - fluor, nóng vừa; tính chất vật lý: trong, không mùi; kiểu hóa học: nƣớc

bicarbonat natri và bicarbonat - clorur natri, khoáng hoá rất thấp; dạng xuất lộ: nƣớc chảy

ra từ những khe nứt của đá granit, nằm cao hơn mực nƣớc suối (Long Ba) khoảng 3m.

Lƣu lƣợng chung khoảng 1 lít /s [37]. Suối khoáng Trà Ô thuộc nguồn nƣớc nóng vừa,

nhiệt độ khoảng 550C, càng xa suối, nƣớc càng nguội dần [1].

- Suối khoáng Triêm Đức: Thuộc thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện

Đồng Xuân. Điểm lộ có tọa độ: 13o21’05"VB; 109

o03’45"KĐ. Suối khoáng Triêm Đức

đã đƣợc C.Madrolle, F.Blondel nghiên cứu trong những năm 1926-1931,

năm 1944 đƣợc E.Saurin đƣa lên bản đồ địa chất 1:500.000 (tờ Quy Nhơn). Nguồn nƣớc lộ

ra sát bờ sông cao hơn mặt sông khoảng 4 m, gồm nhiều điểm lộ. Nƣớc nóng phun lên từ

các khe nứt trong đá granit với tổng lƣu lƣợng từ 3-4 l/s [37]. Theo phân tích của viện

Paster Nha Trang, nƣớc khoáng Triêm Đức thuộc nhóm nƣớc khoáng silic - fluor, rất nóng,

tính chất vật lý: trong, không mùi, vị nhạt; tính chất hóa học: nƣớc bicarbonat natri, khoáng

hoá rất thấp. Bùn và nƣớc ở dòng suối có thể chữa đƣợc một số bệnh về tim mạch, khớp,

bệnh ngoài da...Với nhiệt độ nƣớc cao, trên 70oC (lúc trời dịu mát, hơi nƣớc bốc lên có

thể nhìn thấy đƣợc), nơi đây có thể luộc chín một số loại thịt và các loại trứng.

- Suối khoáng Phú Sen: Thuộc xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, có tọa độ:

13o00’23"VB; 109

o10’00"KĐ. Tại đây, nƣớc phun lên thành nhóm mạch giữa

cánh đồng lúa tạo thành một bãi sình lầy kích thƣớc cỡ 20 x 100 m. Tại mạch lộ lớn

nhất ngƣời ta đã xây 2 giếng, mực nƣớc dâng cao trên mặt đất 0,5 m và tự chảy ra từ 2

vòi với lƣu lƣợng 0,3 l/s. Ngoài ra còn có một số điểm lộ dạng thấm rỉ bên bờ vực suối

Du Tôm cách điểm lộ chính khoảng 100 m, lƣu lƣợng rất nhỏ.

Theo tài liệu của Lê Đức An [61] cũng nhƣ phân tích của viện Paster Nha Trang,

63

nguồn nƣớc khoáng Phú Sen dạng mạch lộ và trong lỗ khoan, thuộc kiểu nƣớc Clorur -

bicabonat natri, rất nóng (nhiệt độ từ 660C đến 71

0C); tính chất vật lý: trong, không

mùi, vị nhạt; kiểu hóa học: nƣớc bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp. Ở độ sâu 100m,

nƣớc nóng 710C, mực nƣớc dâng cao trên mặt đất 1,15 m, lƣu lƣợng 4 lít/s. Đây là loại

nƣớc khoáng có tác dụng tốt chữa nhiều loại bệnh mãn tính có hàm lƣợng các loại

khoáng chất rất bổ ích cho cơ thể, đƣợc đánh giá thuộc loại nƣớc khoáng chất lƣợng

cao.

- Suối khoáng Lạc Sanh: Thuộc thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây

Hòa. Điểm lộ có tọa độ: 12057

’40

’’VB; 109

015

’00

’’KĐ. Theo kết quả phân tích của Viên

Paster Nha Trang, ở suối khoáng Lạc Sanh nƣớc phun lên từ những khe nứt trong đá cát

kết, bột kết, lƣu lƣợng 1 lít/s. Nƣớc có mang theo bọt khí, nhiệt độ 480C, xếp loại nƣớc

khoáng silic - fluor, nóng vừa; kiểu hoá học: nƣớc bicarbonat - clorur natri, khoáng rất

thấp thích hợp cho giải khát, tắm, chữa bệnh [37].

Từ việc thống kê và phân tích đặc điểm nguồn TNTN của Phú Yên nhƣ trên đã

cho thấy một bức tranh tổng thể về sự hiện diện và phân bố của các dạng TNTN trên địa

bàn nghiên cứu. Từ đó có thể thấy rằng TNTN ở Phú Yên hết sức phong phú, đa dạng,

độc đáo. Đây là điều kiện cần để Phú Yên phát triển nhiều LHDL.

64

65

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

- Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, lƣu thông với các vùng miền của đất nƣớc

(Bắc, Nam, Tây Nguyên), đây là điều kiện thuận lợi để PTDL.

- Đặc điểm tự nhiên của Phú Yên có nhiều lợi thế để PTDL: Hoạt động kiến tạo

và cấu tạo địa chất (các thành tạo trầm tích gắn kết, macma phun trào, macma xâm

nhập, trầm tích bở rời...) đã hình thành đa dạng kiểu địa hình (núi, cao nguyên, đồi,

đồng bằng, đầm phá, vũng vịnh, đảo ven bờ) và nhiều thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho

du lịch. Khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa nắng kéo dài, không có mùa đông

lạnh. Hệ sinh vật phong phú, đa dạng đặc biệt là các rạn san hô và thảm thực vật tự

nhiên đã trở thành nguồn TNDL quý giá. Điều kiện hải văn nhìn chung thuận lợi cho

du lịch tắm biển. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Phú Yên cũng có những hạn chế

cho phát triển du lịch đó là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong mùa hè: dông lốc

(tháng 6), gió phơn Tây Nam mạnh (tháng 7) và các tháng 9 đến 12 có số ngày mƣa từ

15-18/tháng, ở một số bãi biển có dòng rip current làm hạn chế các HĐDL.

- Điều kiện KT-XH có nhiều thuận lợi để phát triển tốt ngành du lịch của địa

phƣơng, có hạ tầng giao thông đƣờng bộ chất chất lƣợng tốt, có sân bay Tuy Hòa và

tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, QL1A ngay sát trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi

lại; lực lƣợng lao động trẻ đông, bản sắc văn hóa địa phƣơng với đa dạng các lễ hội;

chính sách kinh tế - xã hội quan tâm đến PTDL; môi trƣờng xã hội an toàn. Đây là

những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch Phú Yên.

- TNTN cho PTDL hết sức đa dạng: 21 bãi biển lớn nhỏ, nhiều đầm phá, vũng

vịnh đẹp, nhiều đảo ven bờ và các gành đá, núi đá ven biển, cao nguyên Vân Hòa, các

KBTTN, nhiều hồ, đập, suối, thác nƣớc, suối khoáng nóng. Tất cả nguồn TNTN này là

điều kiện cần để Phú Yên đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.

66

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển

du lịch

3.1.1. Cơ sở lựa chọn các điểm tài nguyên thiên nhiên cho đánh giá

TNDL trên lãnh thổ Phú Yên khá phong phú, khi khai thác cho HĐDL cần lựa

chọn các điểm tiêu biểu, có sức hấp dẫn cao, có khả năng khai thác tốt, có thể phát triển

nhiều LHDL. Các điểm du lịch khi đƣợc đầu tƣ khai thác sẽ trở thành những “đầu mối”,

những điểm hút trong không gian PTDL của lãnh thổ. Phú Yên có khoảng 50 điểm

TNTN đã đƣợc khai thác cho du lịch (đã trở thành điểm du lịch), việc lựa chọn các

điểm TNTN tiêu biểu để đánh giá dựa vào các cơ sở sau:

- Tính đại diện theo lãnh thổ: TNTN trên lãnh thổ Phú Yên có sự phân hóa khá

rõ theo hai khu vực: ven biển phía Đông và khu vực đồi núi phía Tây, phù hợp với địa

hình của mỗi khu vực. Các điểm TNTN đƣợc tác giả lựa chọn đánh giá cũng đƣợc chú

ý đến sự phân bố theo lãnh thổ để đảm bảo hài hòa, cân đối cho sự PTDL của địa

phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở khu vực phía Đông phân bố nhiều điểm TNTN

hơn nên đã lựa chọn đƣợc 10 điểm, còn ở phía Tây là 07 điểm.

- Tính đặc trƣng của dạng tài nguyên: TNTN trên địa bàn Phú Yên rất đa dạng,

tuy nhiên khi đánh giá cần chọn lựa để mỗi dạng tài nguyên đều đƣợc đánh giá, đảm

bảo tính khách quan và thể hiện đƣợc các đặc trƣng của mỗi dạng tài nguyên. Ở khu

vực ven biển, các dạng TNTN đƣợc lựa chọn để đánh giá gồm: đầm phá, vũng, vịnh,

bãi biển, đảo ven bờ, gành đá, mũi đá, núi đá. Ở khu vực đồi núi thì các dạng TNTN

đƣợc lựa chọn gồm: hồ, thác, đập, cao nguyên, suối nƣớc khoáng.

- Hiện trạng và kết quả khai thác du lịch tại các điểm tài nguyên: Số lƣợng các điểm

TNTN trên địa bàn Phú Yên khá lớn, việc lựa chọn số lƣợng điểm TNTN cho đánh giá

cũng cần dựa vào hiện trạng và hiệu quả khai thác du lịch tại các điểm TNTN. Trên cơ sở

khảo sát đã chọn đƣợc 17 điểm TNTN cho đánh giá. Hiện tại đây là những điểm du lịch

hoặc đã đƣợc quy hoạch cho du lịch Phú Yên (bảng 3.1).

- Việc lựa chọn các điểm TNTN cho đánh giá cũng đã xem xét đến quy hoạch

PTDL của địa phƣơng. Trong quy hoạch đã chỉ rõ cần phát triển các SPDL chủ yếu là

du lịch nghỉ dưỡng biển (nghỉ dƣỡng, tham quan khám phá các vùng cảnh quan, danh lam

thắng cảnh độc đáo gắn với biển - đảo của tỉnh) và du lịch gắn với sinh thái (tham quan,

nghỉ dƣỡng khu vực miền núi, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch gắn với các hệ sinh

67

thái đầm vịnh, hồ, các KBTTN). Các điểm TNTN chọn để đánh giá đều là những địa

điểm có tiềm năng cho phát triển các SPDL nhƣ quy hoạch đã đề cập.

Bảng 3. 1: Các điểm tài nguyên thiên nhiên đƣợc lựa chọn đánh giá

TT Tên điểm TNDL Xếp hạng Địa phƣơng Ghi

chú

1 Vịnh Xuân Đài Cấp quốc gia TX. Sông Cầu và huyện Tuy An

Khu

vực

ven

biển

phía

Đông

2 Gành Đá Đĩa Cấp quốc gia

đặc biệt

Xã An Ninh Đông, H. Tuy An

3 Quần thể Hòn Yến Cấp quốc gia Xã An Hòa, huyện Tuy An

4 Đầm Ô Loan Cấp quốc gia H. Tuy An

5 Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh

(Mũi Điện)

Cấp quốc gia Xã Hòa Tâm, TX. Đông Hòa

6 Núi Đá Bia Cấp quốc gia Xã Hòa Xuân Nam,TX.Đông Hòa

7 Bãi biển Từ Nham -Vịnh

Hòa

Chƣa xếp hạng Xã Xuân Thịnh, TX. Sông Cầu

8 Bãi Xép Chƣa xếp hạng Xã An Chấn, H. Tuy An

9 Cù Lao Mái Nhà Chƣa xếp hạng Xã An Hải, H. Tuy An

10 Bãi biển TP. Tuy Hòa Chƣa xếp hạng TP. Tuy Hòa

10 Đập Đồng Cam Cấp tỉnh Xã Hòa Hội, H. Phú Hòa

Khu

vực

đồi

núi

phía

Tây

12 Suối khoáng Triêm Đức Chƣa xếp hạng Xã Xuân Quang 2, H. Đồng Xuân

13 Cao nguyên Vân Hòa Chƣa xếp hạng Xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn

Xuân, H. Sơn Hòa

14 Hồ thủy điện Sông Ba hạ Chƣa xếp hạng H. Sơn Hòa và H. Sông Hinh

15 Hồ thủy điện Sông Hinh Chƣa xếp hạng Xã Đức Bình Đông và Sông Hinh,

H. Sông Hinh

16 Hồ hồ Xuân Hƣơng. Chƣa xếp hạng TT. Hai Riêng, H. Sông Hinh

17 Thác H’Ly Chƣa xếp hạng Xã Sông Hinh, H. Sông Hinh

(Thống kê theo[1]; phụ lục 1 và khảo sát thực tế)

68

3.1.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch

3.1.2.1. Đánh giá tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên

Bảng 3. 2: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên

TT Tên điểm

TNTN Chỉ tiêu đạt đƣợc

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh

giá

1

Vịnh Xuân

Đài

- Là thắng cảnh cấp quốc gia

- Đƣợc hình thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa (hình cổ ngựa) có độ cao trung bình khoảng 350m [55], có tuổi khoảng

170 đến 140 triệu năm, chạy dài án ngữ phía ngoài.

- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: dãy núi, bán đảo, cồn cát, bãi biển, đảo ven bờ và vịnh biển.

- Thiên nhiên còn hoang sơ, phong cảnh thanh bình. Ven vịnh là rừng dừa xanh rợp bóng nằm xen lẫn với các làng

chài, tạo nên phong cảnh làng quê yên bình, quyến rũ.

- Thích hợp với nhiều loại hình du lịch: nghỉ dƣỡng (có thể xây dựng các khu nghỉ dƣỡng cao cấp), thể thao nƣớc

(đua thuyền, lƣớt sóng), du lịch sinh thái biển (lặn biển, khám phá đại dƣơng), du lịch tham quan dã ngoại.

5

Rất

hấp

dẫn

2

Gành Đá

Đĩa

- Là di tích quốc gia đặc biệt.

- Là một trong 2 điểm danh thắng địa chất (geosite) có giá trị kỳ quan và di sản thuộc hạng nhất vùng bờ biển Nam

Trung Bộ (cùng bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong - Bình Thuận) [62].

- Đây là một cảnh quan đẹp, đặc sắc về giá trị địa chất-

địa mạo và là di sản địa chất phun trào bazan dạng cột

độc nhất ở ven biển nƣớc ta, lớp đá dày 30-200m, có

tuổi khoảng 5 triệu năm [55]. Các cột đá bazan nhiều

kích cỡ, chiều dài và tiết diện khác nhau (thƣờng là

ngũ giác, có khi là tứ giác, lục giác) xếp sát nhau với

các thế nằm khác nhau: thẳng đứng, nghiêng, ngang,

hoặc uốn lƣợn [66].

- Là dấu ấn đặc biệt của quá trình thành tạo địa chất:

bazan Gành Đá Đĩa là bazan từ cao nguyên Vân Hòa

đổ xuống [67]. Những cột đá với các thế nằm rất độc

đáo: nằm ngang, nằm xiên và thẳng đứng. Tại bãi Hòn

Khô (dƣới chân gành Đá Đĩa) đã thấy rõ ranh giới địa

tầng giữa đá bazan và đá granit (hình 3.1) [68].

Hình 3. 1: Ranh giới giữa đá bazan với đá granit

(ảnh: Hà Quang Hải)

- Là nơi hội tụ của những giá trị cảnh quan kỳ thú: phía bắc là bờ biển Gành Đèn (có Hải đăng Gành Đèn) cấu tạo

5

Rất

hấp

dẫn

69

bởi đá granit, bị sóng phá hủy tạo nên bờ biển kiểu răng cƣa đẹp mắt; phía nam là Bãi Bàng, cát trắng mịn, sạch;

phía tây là vùng đồi bazan thoải, đỉnh tròn mềm mại có ruộng bậc thang.

- Nơi đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, nhƣ du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch kết

hợp với nghiên cứu khoa học.

Hình 3. 2: Cảnh quan khu vực gành Đèn - gành Đá Đĩa

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

3

Quần thể

Hòn Yến

- Là thắng cảnh cấp quốc gia.

- Đây là một đảo nhỏ nằm sát bờ, là di tích núi lửa, đá bazan dạng cột rất độc đáo, cao khoảng 70m. Thế đứng có

hình chóp nón, vách đá cheo leo, dựng đứng.

- Có rạn san hô vùng triều lộ thiên (rộng 30 ha) và hệ sinh thái cỏ biển tạo nên sự đa dạng sinh học, nét đặc trƣng

tiêu biểu của biển đảo Phú Yên.

- Cách Hòn Yến 50m về phía bờ là Hòn Sụn cao khoảng 20m, bờ biển cấu tạo bởi bãi đá (bãi Choi) đƣợc sóng

biển mài tròn, chạy dọc chân sóng.

- Trên bờ có nhiều cây bàng cổ thụ, rợp bóng mát che chắn cho làng chài tạo nên một quần thể thắng cảnh tuyệt

đẹp trên biển.

- Ở đây có thể khai thác các LHDL nhƣ du lịch tham quan, du lịch trải nghiệm lặn biển ngắm san hô, du lịch sinh

thái.

5

Rất

hấp

dẫn

70

Hình 3. 3: Cảnh quan khu vực Hòn Yến khi thủy triều rút

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

4

Đầm Ô

Loan

- Là thắng cảnh cấp Quốc gia. Cảnh quan đẹp, đẹp nhất khi bình minh. Xung quanh đầm đƣợc bọc kín bởi một dãy

đồi tạo thành hình vòng cung tựa nhƣ vòng tay của mẹ đang ôm giữ lấy đầm.

- Là một kỳ quan địa mạo ven biển Việt Nam, giá trị của kỳ quan ở đây là ở sự tồn tại đầm Ô Loan trong hệ thống

đầm phá thuộc nhóm các lagun ven biển ở vĩ độ thấp, nhiệt đới ẩm, tạo nên sự đa dạng của kiểu loại đầm phá ven

biển chỉ hình thành ở khu vực bờ biển miền Trung nƣớc ta [62].

- Vào mùng 7 tết mỗi năm đều diễn ra lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngƣ ở đây. Đầm có hệ sinh vật phong phú, đặc

biệt là các loài hải sản quý, nổi tiếng nhất là cua huỳnh đế, sò huyết và hàu. Những hải sản này có giá trị kinh tế và

giá trị ẩm thực cao.

- Các LHDL có thể khai thác đó là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao.

5

Rất

hấp

dẫn

5

Bãi Môn -

Mũi Đại

Lãnh

- Là thắng cảnh cấp quốc gia. Mũi Đại lãnh là một mũi đá gốc nhô ra sát biển, đƣợc mài mòn tạo nên nhiều hình

thù độc đáo.

- Bãi Môn là bãi biển nhỏ, cát trắng mịn, nƣớc trong xanh, nhìn từ trên mũi Đại Lãnh xuống bãi có hình trăng

khuyết. Sát bên Bãi Môn là núi đá chồng, những tảng đá to, xếp chồng chất lên nhau xen kẽ với thảm thực vật xanh

mát, tạo nên phong cảnh kỳ vĩ.

- Trên đỉnh mũi Đại Lãnh là ngọn hải đăng cao 26,5m (cao 110m so với mặt nƣớc biển), có thể phát tín hiệu ánh

sáng đi xa 27 hải lý, là 01 trong 05 hải đăng trên 100 tuổi kỳ vĩ nhất Việt Nam [69].

- Các LHDL thích hợp ở đây là tham quan, thể thao biển, du lịch sinh thái.

5

Rất

hấp

dẫn

- Là thắng cảnh quốc gia. Khối Đá Bia tạo nên nhiều hình thái khi nhìn từ các hƣớng khác nhau: nhìn từ biển vào

giống nhƣ hình ngón tay chỉ lên trời (ngƣời Pháp gọi là ngón tay Chúa), ở ngã ba Hảo Sơn - Đập Hàn nhìn lên tựa

71

6

Núi Đá

Bia

nhƣ Tháp Nhạn, từ Bãi Bàng nhìn lên giống nhƣ ngƣời ngồi. Ở đỉnh núi, có thể ngắm Vũng Rô - di tích tàu không

số, Đèo Cả, Bãi Môn, Hải đăng Mũi Điện, Đập Hàn, vịnh Vân Phong…

- Cao 706m so với mực nƣớc biển, bao bọc xung quanh núi là thảm rừng lá rộng thƣờng xanh, nổi bật trên đỉnh là

khối Đá Bia, cao 76m, đây là nét độc đáo của điểm thắng cảnh này.

- Đƣợc vua Minh Mạng cho khắc vào Tuyên Đỉnh (trong Cửu Đỉnh ở Thái Miếu) kinh thành Huế từ năm 1840.

Tƣơng truyền tại tháp đá này vua Lê Thánh Tông đã cho khắc bia để xác định biên giới của Đại Việt và Chiêm

Thành vào năm 1471 [70].

- Ở đây có thể khai thác các LHDL nhƣ du lịch tham quan, leo núi, thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái.

5

Rất

hấp

dẫn

7

Bãi biển

Từ Nham

-Vịnh Hòa

- Bãi biển rất đẹp, thoải cát trắng mịn, bãi dài, rộng, sạch, nƣớc biển trong, xanh.

- Bãi biển đƣợc bao bọc bởi núi Vịnh Hòa (phía Bắc) mũi Ông Diên (phía Nam) .

- Dọc theo bãi biển là dải rừng phi lao xanh thẳm, ẩn dƣới rặng phi lao là một làng chài nhỏ, tạo nên cảnh quan đẹp,

thanh bình.

- Nơi đây thích hợp phát triển du lịch tham quan, du lịch tắm biển, thể thao biển và nghỉ dƣỡng biển.

4

Khá

hấp

dẫn

8

Bãi Xép

- Là một bãi biển nhỏ, cảnh vật rất đẹp, bãi biển cát trắng, mịn, bãi biển thoải, nƣớc trong, sạch, sóng êm.

- Phía bắc bãi biển là Gành Ông đƣợc cấu tạo bởi đá bazan đen óng, dạng cột nằm nhấp nhô trong sóng biển, vách

dựng đứng, hùng vỹ, tạo một bức tƣờng thành để ngăn cách biển với đồi cỏ. Vách đá che bóng mát cho bãi biển

vào buổi chiều. Trên đỉnh Gành Ông vào mùa xuân cỏ xanh mƣợt. Tiếp giáp phía Nam Bãi Xép là Gành Bà, đây là

dạng địa hình đồi thấp, thoải, phủ cỏ xanh.

- Bãi Xép - Gành Ông là phim trƣờng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

- Ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch nhƣ tham quan, tắm biển, thể thao biển, du lịch sinh thái.

4

Khá

hấp

dẫn

9

Cù Lao

Mái Nhà

- Là một hòn đảo nhỏ, gần bờ, cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ và tuyệt đẹp.

- Trên đảo phần lớn là thảm cây xanh gồm phi lao và cây rừng. Phần phía Đông địa hình thấp, có nhiều tảng đá to,

nhẵn phẳng, nằm lúp xúp xen lẫn với các bãi cỏ xanh và hoa rừng. Bờ biển phía Đông và phía Nam là các khối đá

to nằm sát mép nƣớc, nhiều chỗ vách dựng đứng tựa nhƣ vách nhà, dƣới chân vách đá là vạt đá nhấp nhô, chìm nổi

trong làn nƣớc biển trong suốt.

- Đảo có hai bãi biển là bãi trƣớc (bãi nhỏ, phía Đông) và bãi sau (bãi dài, phía Tây) cát trắng mịn, nƣớc trong, biển

nông. Ven bờ rất nhiều san hô khô và vỏ ốc đủ hình dạng và màu sắc. Khi hoàng hôn, thủy triều rút san hô lộ ra

nửa chìm, nửa nổi.

- Ở đây có thể khai thác LHDL tham quan, sinh thái và thể thao biển.

4

Khá

hấp

dẫn

10

Bãi biển

- Chạy dọc phía Đông đƣờng Độc Lập, chiều dài khoảng 10km. Bãi biển thoải (độ dốc 0,5-0,7%), cát vàng hạt thô,

bãi sạch, môi trƣờng trong lành, liền kề bãi biển là dải công viên biển với hệ thống cây xanh và resort. Bãi không bị

các công trình kiến trúc che khuất không gian biển.

- Phía Tây đƣờng Độc Lập là các công trình, cơ quan công vụ, trụ sở hành chính, phố xá, nhà dân, hệ thống khách

4

Khá

hấp

dẫn

72

TP. Tuy

Hòa

sạn, khu nghỉ dƣỡng cao cấp và các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Nơi đây có điều kiện tốt để khai thác nhiều loại hình du lịch nhƣ nghỉ dƣỡng biển, tham quan, tắm biển, thể thao

bãi biển, lặn biển.

11

Đập Đồng

Cam

- Là di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh cấp tỉnh.

- Là một công trình thủy nông kỳ vĩ, một trong những công trình xây dựng lớn nhất thế kỷ XX của tỉnh Phú Yên.

Đập có chiều dài 688m, cao so với mặt nƣớc biển 22.5m. Thân đập đƣợc xây bằng đá granit, gắn kết với nhau bằng

các mạch xi măng rất đều và chắc, đảm bảo về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. Thân đập dài, thẳng tắp nhƣ chiếc thƣớc

kẻ khổng lồ chắn ngang dòng nƣớc, khi nƣớc tràn qua đổ xuống bậc thềm thấp hơn, tung bọt trắng xóa, tạo nên một

phong cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ. Đập giúp nối núi Trù Các và núi Qui Hậu, tạo nên thế sơn thủy hữu tình.

- Ở lƣng chừng núi Trù Các có dựng bia tƣởng niệm ghi lại công lao của những ngƣời đã ngã xuống khi xây đập.

Đƣờng lên bia tƣởng niệm có gần 100 bậc .

- Ở đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tham quan, sinh thái.

4

Khá

hấp

dẫn

12

Suối

khoáng

Triêm Đức

- Tự nhiên đẹp, có dòng nƣớc nóng hơn 70oC chảy ra từ khe đá rồi đổ vào hồ nƣớc (gọi là vực Lò). Bên cạnh vực

Lò là bãi cát rộng, phẳng. Trên bờ trái có cây Cầy trên trăm tuổi, tán rộng, tỏa bóng mát. Khu vực xung quanh là

núi đồi phủ cây rừng xanh mát, cảnh vật yên bình.

- Ở đây có thể khai thác LHDL sinh thái, chữa bệnh, vui chơi giải trí.

3

Trung

bình

13

Cao

nguyên

Vân Hòa

- Là khu vực có cảnh quan đẹp, địa hình bề mặt cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng, xung quanh có nhiều đồi và núi

thấp. Trên cao nguyên có nhiều thực vật trồng: keo lá tràm, hồ tiêu, sắn, mía...tạo nên một cao nguyên xanh, đặc

biệt là vào thời kỳ mùa vụ. Ở khu vực trung tâm cao nguyên, kề bên đƣờng giao thông (ĐT643) là hồ Vân Hòa và

hồ Long Vân, hai hồ cách nhau 4km. Hồ tƣơng đối rộng, mặt hồ tĩnh lặng, nƣớc trong xanh. Xung quang hồ là các

đồi cỏ xanh biếc, nghiêng theo sƣờn dốc.

- Ở khu vực hồ Long Vân có các dịch vụ du lịch nhƣ: khu vui chơi sinh thái, có cánh đồng hoa hƣớng dƣơng, dịch

vụ phục vụ ăn uống, homestay, quán cà phê.

- Trên cao nguyên Vân Hòa có các điểm di tích nhƣ nhà thờ Bác Hồ, địa đạo gò Thì Thùng, trƣờng đua ngựa, ngoài

ra còn có khu rừng nguyên sinh thuộc di tích Hội trƣờng Mùa Xuân.

- Có cây quả đỏ (dạng dâu da rừng) ở Sơn Long - Sơn Hòa; rất độc đáo và hấp dẫn du khách.

- Nơi đây thích hợp để khai thác các LHDL nhƣ nghỉ dƣỡng, sinh thái, tham quan.

4

Khá

hấp

dẫn

14

Hồ thủy

điện Sông

Ba Hạ

- Hồ thủy điện Sông Ba Hạ cắt ngang dòng chảy của sông Ba, diện tích mặt hồ lớn, hình thái hồ uốn lƣợn theo

dòng chảy của sông, bao quanh hồ là núi rừng xanh thẳm. Nƣớc hồ thay đổi theo mùa, mùa cạn ngƣời dân thƣờng

bơi thuyền đánh cá trên hồ, ven hồ có các lán trại nhỏ của ngƣ dân.

- Đập ngăn nƣớc của hồ rất hùng vĩ, cao 45,5 mét, dài 1357 mét gồm 12 cửa xả lũ. Khu vực đập chính là địa điểm

hấp dẫn để khách tham quan, chụp ảnh.

- Ở đây có thể phát triển du lịch tham quan, sinh thái.

3

Trung

bình

73

15

Hồ thủy

điện Sông

Hinh

- Cảnh quan đẹp. Mùa mƣa lòng hồ đầy nƣớc, rộng lớn tựa nhƣ một biển hồ, nổi lên giữa hồ là một vài đảo nhỏ phủ

cây rừng xanh mƣớt. Mùa khô, lòng hồ cạn nƣớc lộ ra nhiều bãi bồi, dòng nƣớc uốn lƣợn theo các bãi bồi và đảo

tạo nên nhiều hình thù kỳ thú, đẹp mắt. Cảnh vật ở đây đẹp nhất khoảng 5-6giờ chiều khi mặt trời đang chuẩn bị

khuất núi.

- Bao quanh hồ là núi rừng đại ngàn, hùng vĩ. Khi trời đẹp còn có thể nhìn thấy đỉnh núi Chƣ Mƣ (đỉnh cao khoảng

2051m) và núi Vọng Phu (mẹ bồng con) trên dãy Vọng Phu - Đèo cả. Hồ rất nhiều cá, câu cá ở hồ là thú vui của rất

nhiều du khách.

- Đập ngăn nƣớc của hồ là một công trình kiến trúc đặc sắc của Phú Yên. Hiện nay, khu vực đập tràn là một địa

điểm hấp dẫn để khách tham quan, chụp ảnh.

- Hồ thủy điện Sông Hinh thuận lợi để phát triển du lịch tham quan, sinh thái.

4

Khá

hấp

dẫn

16

Hồ Xuân

Hƣơng

- Nằm ngay trung tâm thị trấn Hai Riêng, đẹp, lãng mạn. Hồ rộng, có hình chữ Y nằm ngang có chân quay về

hƣớng Đông. Mặt nƣớc phẳng lặng, trong xanh, hình dáng uốn lƣợn. Quanh hồ là thảm cỏ và cây xanh, đặc biệt là

rừng thông sát hồ, tạo không gian mát mẻ cho hồ. Bên cạnh hồ là đƣờng giao thông (đƣờng Nguyễn Văn Trỗi, Hồ

Xuân Hƣơng và Hai Bà Trƣng). Bắc ngang hồ là cầu bê tông dẫn đến thôn văn hóa Lê Diêm (ở đây có nghề dệt thổ

cẩm, các nghề đan lát thủ công, nghề làm rƣợu cần truyền thống và các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số).

- Hồ cũng là nơi diễn ra lễ hội đua thuyền vào đầu năm (mùng 6 tết).

- Loại hình du lịch thích hợp với nơi đây là du lịch sinh thái tự nhiên, nghỉ dƣỡng và du lịch văn hóa với các đặc

trƣng của đồng bào dân tộc.

4

Khá

hấp

dẫn

17

Thác H’Ly

- Thác đẹp nhất là vào mùa mƣa (còn gọi là thác Tây Du Ký). Thác gồm một khối đá granít rộng, mặt phẳng, vách

dựng đứng cắt ngang dòng nƣớc, giống nhƣ một đập tràn. Mùa khô, nƣớc rất ít. Mùa mƣa, nƣớc từ trên mặt tràn đổ

xuống tung bọt trắng xóa, tạo nên cảnh hùng vĩ. Dƣới chân thác là những tảng đá gốc, to đồ sộ, san sát nhau. Thác

có độ cao khoảng 20m, chiều rộng khoảng 30m. Nƣớc từ thác chảy xuống theo dòng suối nhỏ rồi nhập vào hồ thủy

điện Sông Hinh. Xung quanh thác là thảm rừng già xanh tƣơi, cao vút, che bóng mát.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc xây dựng với kiến trúc đẹp, các nhà sàn bằng gỗ rất hoành tráng, khuôn viên rộng,

có bãi đậu xe, có dịch vụ ăn uống.

- Đây là địa điểm thích hợp để khai thác các LHDL nhƣ vui chơi giải trí, sinh thái, tham quan.

4

Khá

hấp

dẫn

3.1.2.2. Đánh giá tiêu chí mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên

Bảng 3. 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên

TT Tên điểm

TNTN Chỉ tiêu đạt đƣợc

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh

giá

74

1 Vịnh Xuân

Đài

- Là vịnh lớn, diện tích 13.500 ha, là một trong 45 khu du lịch cấp quốc gia (quy hoạch đến 2030).

- Cảnh quan vịnh Xuân Đài rất đa dạng, nhiều vũng nhỏ, bãi biển đẹp, gành đá, đảo đá… (mũi đá Ong, gành Đen,

gành Đỏ, gành Bà, vũng Lắm, vũng Dông, vũng Sứ, vũng Chào, vũng Me, vũng La, mũi Động Tranh, mũi Gành

Tƣớng, hòn Móm, Hò Yến, mũi Tai Mã,...).

- Là nơi nuôi tôm hùm tập trung lớn nhất Việt Nam.

Hình 3. 4: Rừng dừa ven Vịnh Xuân Đài Hình 3. 5: Vũng Lắm

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) (ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

4

Khá

độc

đáo

2 Gành Đá

Đĩa

- Gành Đá Đĩa đặc sắc về giá trị địa chất-địa mạo và là di sản địa chất bazan dạng cột độc đáo nhất ở ven biển

nƣớc ta.

- Là một kỳ quan địa chất độc đáo và hiếm có trên thế giới, mang ý nghĩa tầm cỡ, đại diện cho quốc gia: Trên thế

giới, các dạng gành đá bazan dạng cột tháp ven biển chỉ có ở 04 nơi khác (gành đá đĩa Giant’s Causeway Đông

Bắc Ireland; gành đá đĩa Fingal thuộc hòn đảo Staffa, Scotland; gành đá đĩa Los O’rganos nằm trong quần đảo

Canary, Tây Ban Nha và gành đá đĩa Jusangjeolli nằm ở đảo Jeju, Hàn Quốc.

5

Rất

độc

đáo

3

Quần thể

Hòn Yến

- Là điểm du lịch gắn với hệ sinh thái san hô cạn (lộ ra khi triều thấp nhất).

- Là đảo bazan dạng cột; Bên cạnh là Hòn Sụn - dạng đảo tuft núi lửa duy nhất ở nƣớc ta.

- Có đƣờng bộ nối đảo (đến tận chân Hòn Yến) khi nƣớc thủy triều rút.

4

Khá

độc

đáo

4

Đầm Ô

Loan

- Là thủy vực ven biển đƣợc tạo ra nhờ đê cát chắn ngoài

- Thuộc loại đầm phá ven biển chỉ hình thành ở khu vực bờ biển miền Trung nƣớc ta

- Là nơi có hệ sinh vật phong phú, đặc biệt là các loài hải sản quý, nổi tiếng cả nƣớc

4

Khá

độc

đáo

75

5

Bãi Môn -

Mũi Đại

Lãnh

- Là nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Là điểm cở sở A8 (điểm thứ 8 trong 11 điểm để xác định

đƣờng cơ sở của Việt Nam).

- Mũi Đại Lãnh thuộc di sản mũi biển mài mòn dải ven biển xếp hạng quốc gia [10].

4

Khá

độc

đáo

6 Núi Đá

Bia

Nét độc đáo của điểm thắng cảnh này chính là khối đá macma xâm nhập cao 76m, dƣới tác động của quá trình

phong hóa đã lộ rõ trên đỉnh núi Đá Bia (cao 706m); đây là phức hệ xâm nhập granit khối lƣợng lớn nhất trong

lãnh thổ Phú Yên và là dạng địa hình độc đáo của nƣớc ta.

- Thuộc di sản, kỳ quan địa chất địa - mạo khối núi tảng dải ven biển xếp hạng quốc gia [10].

4

Khá

độc

đáo

7 Bãi biển

Từ Nham

-Vịnh Hòa

Sự độc đáo ở đây là sự có mặt của hai Tôm-bô-lô

(doi cát nối liền đảo) đối xứng nhau tạo thành hình

chữ C cân đối - hết sức độc đáo và đẹp mắt. Theo

đánh giá của các nhà địa mạo hàng đầu Việt Nam

thì sự có mặt của dạng địa hình doi cát nối đảo đối

xứng nhau nhƣ ở khu vực vịnh Xuân Đài luôn đƣợc

coi là tuyệt tác của tạo hóa, thuộc dạng hiếm gặp

trên thế giới (hình 3.6).

Hình 3. 6: Hai Tôm-bô-lô đối xứng ở bãi biển

Từ Nham - Vịnh Hòa (ảnh: google Earth)

5

Rất

độc

đáo

8

Bãi Xép Là bãi biển nhỏ, dài 500m, cát vàng óng và rất đẹp. Bãi Xép nằm giữa Gành Ông - gành Bà - điểm nổi bật của Xứ

Hoa vàng - Cỏ xanh đất Phú Yên.

3

Trung

bình

9 Cù Lao

Mái Nhà Không có nét độc đáo, riêng biệt. 2

Kém

độc

đáo

10 Bãi biển

TP. Tuy

Hòa

Không có nét độc đáo, riêng biệt. 2

Kém

độc

đáo

11 Đập Đồng

Cam Đập xây dựng năm 1917, tận dụng lợi thế của tự nhiên (tính phân bậc địa hình) để xây dựng hệ thống thủy nông

với hai kênh dẫn nƣớc là kênh Chính Bắc và Nam tƣới tiêu cho cả vùng lúa Tuy Hòa rộng 22.000 ha.

3

Trung

bình

12

Suối

khoáng

Triêm Đức

Nét độc đáo ở đây chính là có nguồn nƣớc nóng chảy ra từ vách đá granít ở phía bờ trái của sông Kỳ Lộ, đổ xuống

vực nƣớc bên cạnh (vực Lò) sau đó hòa vào dòng sông Kỳ Lộ. Nƣớc khoáng nóng khoảng 70oC có thể luộc chín

một số loại trứng, nƣớc trong, có mùi của khoáng chất đặc trƣng. Theo phân tích của viện Paster Nha Trang, nƣớc

khoáng Triêm Đức thuộc nhóm nƣớc khoáng silic - fluor, rất nóng, tính chất vật lý: trong, không mùi, vị nhạt; kiểu

3

Trung

bình

76

hóa học: nƣớc bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp. Bùn và nƣớc ở dòng suối có thể chữa đƣợc một số bệnh về tim

mạch, khớp, bệnh ngoài da...[37]. Ở Phú Yên có 4 điểm nƣớc khoáng nóng, nhƣng chỉ có 2 điểm là mƣớc có nhiệt

độ trên 70oC, có thể luộc chín trứng là Triêm Đức và Phú Sen.

13 Cao

nguyên

Vân Hòa

Là sản phẩm của phun trào bazan hệ tầng Đại Nga, là cao nguyên bazan duy nhất cao 300- 400m thuộc vùng

Duyên hải miền Trung Việt Nam. Cảnh quan đa dạng, khí hậu khá ôn hòa, mát mẻ. 3

Trung

bình

14 Hồ thủy

điện Sông

Ba hạ

Không có nét độc đáo, riêng biệt. 2

Kém

độc

đáo

15

Hồ thủy

điện Sông

Hinh

Không có nét độc đáo, riêng biệt. 2

Kém

độc

đáo

16 Hồ Xuân

Hƣơng Không có nét độc đáo, riêng biệt. 2

Kém

độc

đáo

17 Thác H’Ly Không có nét độc đáo, riêng biệt.

2

Kém

độc

đáo

77

3.1.2.3. Đánh giá tiêu chí sức chứa du lịch của điểm tài nguyên

a. Một số tiêu chuẩn để đánh giá sức chứa du lịch (theo TCVN 7801: 2008;

[71]; [72]; [73]).

* Đối với du lịch tham quan: Diện tích cho du khách tham quan: 4m2/ngƣời;

Trung bình mỗi nhóm khách tham quan: 15 ngƣời; Thuyền buồm: 2-4 chiếc/ha; Vui

chơi giải trí ngoài trời:100m2/ngƣời; Picnic: 40-100 ngƣời/ha; Khoảng cách tối thiểu để

đảm bảo an toàn giữa hai thuyền: 200m

* Đối với du lịch thể thao leo núi: Khoảng cách giữa hai du khách khi leo núi:

1m; Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm leo núi: 50m.

* Đối với du lịch tắm biển, thể thao biển: Diện tích bãi cát cho du khách là

10m2/ngƣời; Sức chứa tối đa cho tắm biển 5m chiều dài bờ biển/ngƣời; Thời gian trung

bình mỗi lần lặn biển: 30 phút; Diện tích cho du khách lặn biển: 20m2/ngƣời; Diện tích

cho du khách lặn có khí tài: 50m2/ngƣời; Chiều dài bờ biển để du khách dạo chơi thƣ

giãn: 10 m/ngƣời.

* Đối với du lịch nghỉ dƣỡng: Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo

chất lƣợng môi trƣờng: 50 m2/ngƣời; Vui chơi giải trí ngoài trời:100m

2/ngƣời; Mật độ

resort: 60 - 100 giƣờng/ha

b. Đánh giá sức chứa du lịch cho các điểm tài nguyên

Sức chứa du lịch đƣợc đánh chi tiết cho các điểm du lịch có tính chất đại diện

cho một loại hình du lịch tiêu biểu nhất, các điểm khác có tính chất tƣơng tự sẽ đƣợc áp

dụng tƣơng tự, luận án chỉ đƣa ra kết quả đánh giá.

- Với LHDL tham quan, ngắm cảnh, trải nghiệm trên mặt nƣớc có thể khai thác

tốt ở các địa điểm: Vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Thủy điện

sông Ba Hạ, hồ Xuân Hƣơng. Vịnh Xuân Đài đƣợc chọn để đánh giá chi tiết.

- Với LHDL tham quan, dã ngoại, ngắm cảnh trên cạn có thể khai thác tốt ở các

địa điểm: Gành Đá Đĩa, đập Đồng Cam, thác H’Ly, suối khoáng Triêm Đức. Gành Đá

Đĩa đƣợc chọn để đánh giá chi tiết.

- Với LHDL tắm biển, vui chơi trên bãi biển có thể khai thác tốt ở các địa điểm:

Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Xép, bãi biển Tuy Hòa, bãi Môn, bãi tắm Sông Cầu

(ven vịnh Xuân Đài). Bãi biển Tuy Hòa đƣợc chọn để đánh giá chi tiết.

- Với LHDL thể thao leo núi, tham quan phong cảnh có thể khai thác tốt ở các

địa điểm: Núi Đá Bia, Mũi Đại Lãnh. Núi Đá Bia đƣợc chọn để đánh giá chi tiết.

- Với LHDL tham quan đảo có thể khai thác tốt ở các địa điểm: Hòn Yến, Cù lao

Mái Nhà. Hòn Yến đƣợc chọn để đánh giá chi tiết.

78

- Ở cao nguyên Vân Hòa, khu vực đƣợc chọn đánh giá cho DLND là quanh hồ

Long Vân, các điểm du lịch khác đƣợc đánh giá cho du lịch tham quan.

(Số liệu về khí hậu được lấy để tính toán sức chứa cho các điểm TNTN xem phụ

lục 2, đánh giá chi tiết sức chứa xem phụ lục 8).

Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá sức chứa du lịch của điểm tài nguyên

TT Điểm/khu DL PCC

(ngƣời/ngày)

RCC

(ngƣời/ngày)

ECC

(ngƣời/ngày)

Điểm

đánh giá

Mức

đánh giá

1 Vịnh Xuân Đài:

- Mặt nước

- Bãi tắm Sông

Cầu

9.440

7.190

2.250

5.800

4.103

1.697

1.437

250

1.187

5 Rất lớn

2 Gành Đá Đĩa 9.305 5.078 2.539 5 Rất lớn

3 Hòn Yến:

- Trên cạn

- Mặt nước

16.750

8.750

8.000

5.867

827

5.040

918

414

504

4

Khá lớn

4 Đầm Ô Loan 5.148 1.812 382 2 Nhỏ

5 Bãi Môn - Mũi

Đại Lãnh

- Bãi Môn

- Tuyến tham

quan Mũi Đại

Lãnh

9.866

8.666

1.200

3.472

3050

422

882

619

263

4 Khá lớn

6 Núi Đá Bia 948 584 584 3 TB

7 Bãi biển Từ

Nham -Vịnh

Hòa

12.000 8.449 3.450

5

Rất lớn

8 Bãi Xép

- Bãi biển

- Đồi cỏ

24.000

12.000

12.000

12.000

6.000

6.000

3.618

1.890

18.90

5 Rất lớn

9 Cù Lao Mái

Nhà

3.690 1.393 425 3 TB

10 Bãi biển TP.

Tuy Hòa

10.000 7.290 3.645 5 Rất lớn

11 Đập Đồng Cam 528 246 257 2 Nhỏ

12 Suối khoáng

Triêm Đức

375 170 90 1 Rất nhỏ

13 Cao nguyên

Vân Hòa:

- Hồ Long Vân

- A&P Farm

- Địa đạo gò

Thì Thùng

- Nhà thờ Bác

Hồ

4.095

1.600

850520

1.125

2.334

912

485

296

641

1.897

729

388

267

513

5

Rất lớn

14 Hồ thủy điện

Sông Ba hạ

2.397 1.392 709 4 Khá lớn

15 Hồ thủy điện 12.357 5.719 1715 5 Rất lớn

79

Sông Hinh

16 Hồ Xuân

Hƣơng

1.637 686 640 3 TB

17 Thác H’Ly 2.469 1.035 842 4 Khá lớn

Chú thích: PCC - sức chứa tự nhiên; RCC - sức chứa thực tế; ECC - sức chứa cho phép

3.1.2.4. Đánh giá tiêu chí thời gian khai thác du lịch

Thời gian khai thác du lịch đƣợc xác định bằng số ngày thuận lợi cho HĐDL

trong năm và số ngày có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con ngƣời.

(Số liệu về thời tiết được dùng để tính toán là số liệu trung bình 10 năm, 2009 - 2018 -

phụ lục 2).

a. Đánh giá số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch

* Số ngày thuận lợi cho du lịch là số ngày trong năm (365 ngày) trừ đi các ngày

có thời tiết bất lợi cho du lịch (bao gồm ngày mƣa nhiều, ngày dông lốc, ngày gió phơn

tây nam mạnh, ngày sƣơng mù, ngày bão). Xác định ngày có thời tiết bất lợi cho du lịch

đƣợc xác định nhƣ sau:

- Số ngày mƣa nhiều và mƣa bão: Đối với đặc điểm mƣa trên địa bàn tỉnh Phú

Yên là mƣa chủ yếu do hội tụ nhiệt đới và mƣa do ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp

nhiệt đới nên đặc điểm mƣa thƣờng diễn ra với cƣờng độ lớn, mức độ tập trung nƣớc

cao và mỗi đợt mƣa thƣờng kéo dài từ 03-05 ngày. Với kiểu mƣa có mức độ tập trung

nƣớc cao nên lƣợng mƣa trung bình 20mm/ngày sẽ ảnh hƣởng đến HĐDL. Vì vậy, số

ngày mƣa nhều đƣợc xác định là bất lợi cho du lịch trên lãnh thổ Phú Yên là ngày có

lƣợng trung bình trên 20mm.

- Số ngày dông lốc: Dông lốc ở Phú Yên thƣờng xảy ra vào mùa hè và thu đông.

Tuy nhiên, thu đông (từ tháng 9) là mùa mƣa của Phú Yên nên dông lốc thƣờng kèm theo

mƣa (thời điểm chuyển mùa), các ngày này đã đƣợc tính vào số ngày bất lợi do mƣa, nên

việc tính số ngày dông lốc bất lợi cho du lịch đƣợc tính là trƣớc tháng 8.

- Số ngày gió tây khô nóng mạnh: Chỉ tiêu khô nóng mạnh là nhiệt độ tối cao

tuyệt đối ngày ≥37oC, kết hợp độ ẩm tƣơng đối tối thấp trong ngày ≤45%.

* Số liệu dùng để tính toán là số liệu trung bình 10 năm (từ 2009 đến 2018) của các

trạm đo mƣa và trạm khí tƣợng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Các điểm TNTN ở gần trạm

quan trắc nào sẽ sử dụng kết quả của trạm quan trắc đó để tính toán. Số lƣợng các trạm do

mƣa trên địa bàn tỉnh Phú Yên phân bố tƣơng đối dày đặc nên các kết quả tính toán về số

ngày mƣa của các điểm TNTN có độ chính xác cao. Các trạm đo mƣa đƣợc dùng để tính

toán gồm Tuy Hoà, Phú Lạc, Sông Cầu, Sơn Thành, Hà Bằng, Sơn Hòa.

80

Tuy nhiên, đối với các số liệu về khí tƣợng (số ngày dông lốc, gió phơn mạnh,

sƣơng mù) thì các kết quả tính toán đƣợc lấy ở hai trạm khí tƣợng là trạm Sơn Hòa

(dùng cho các điểm TNTN phân bố ở phía Tây) và trạm Tuy Hòa (dùng cho các điểm

TNTN phân bố ở phía Đông), bởi lẽ địa bàn tỉnh Phú Yên chỉ có hai trạm khí tƣợng

này. Có thể sử dụng kết quả quan trắc của 02 trạm này để tính toán cho 17 điểm TNTN

trong luận án với các lý do nhƣ sau:

- Diện tích lãnh thổ Phú Yên không lớn, hình dạng lãnh thổ nhìn chung cân đối

(chiều dài 87km, nơi rộng nhất khoảng 72km), địa hình phân chia tƣơng đối rõ nét: phía

Đông là địa hình đồng bằng thấp xen kẽ đồi núi sót; phía Tây là đồi, núi thấp và cao

nguyên. Chính điều đó tạo nên đặc điểm khí hậu phân hóa chính theo hai vùng đồi núi

phía Tây và ven biển phía Đông, trong nội vùng khí hậu không có sự phân hóa rõ nét.

- Đối với các điểm TNTN ở khu vực ven biển phía Đông, điểm TNTN đƣợc

chọn để đánh giá có vị trí xa trạm khí tƣợng Tuy Hòa nhất là bãi biển Từ Nham - Vịnh

Hòa (khoảng cánh gần 43km). Còn đối với các điểm TNTN đƣợc chọn để đánh giá ở

phía Tây, điểm tài nguyên có vị trí xa trạm Sơn Hòa nhất là suối khoáng Triêm Đức

(cách trạm hơn 30 km). Nhƣ vậy, việc sử dụng số liệu của 2 trạm khí tƣợng để tính toán

cho các điểm TNTN là phù hợp (vì theo quy định, độ chính xác cho phép nằm trong

bán kính 50 km từ điểm quan trắc).

- Theo kết quả phỏng vấn đối với chuyên gia tại đài Khí tƣợng - Thủy văn Tuy

Hòa, các số liệu quan trắc về khí tƣợng của hai trạm Tuy Hòa và Sơn Hòa đƣợc dùng để

tính toán và dự báo cho các hiện tƣợng thời tiết của khu vực đồng bằng và khu vực

miền núi của Phú Yên đạt độ chính xác cao (trên 80%). Nên số liệu của hai trạm này

cũng đƣợc dùng để tính toán cho phát triển du lịch ở luận án.

Kết quả đánh giá giá số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch theo năm thể hiện

ở bảng 3.7

b. Đánh giá số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời

Số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời đƣợc tính dựa vào độ ẩm

tuyệt đối trung bình và nhiệt độ trung bình theo tháng (bảng 3.5 và bảng 3.6), đƣợc biểu

thị trên giản đồ nhiệt - ẩm (hình 3.7 và 3.8).

Bảng 3. 5: Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Tuy Hòa

Tháng

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ ẩm tuyệt đối TB (mb) 24,7 24,6 26,9 29,9 31,3 29,5 29,1 29,3 30,2 29,4 29,8 26,2 28,5

Nhiệt độ TB (oC) 23,5 24,2 25,7 27,8 29,3 29,9 29,3 29,5 28,5 26,8 26,0 24,5 24,9

81

[Số liệu do Đài KT-TV Tuy Hòa cung cấp]

Bảng 3. 6: Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Sơn Hòa

[Số liệu do Đài KT-TV Tuy Hòa cung cấp]

Tổng hợp kết quả đánh giá số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch theo năm

đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.

Nhiệt độ thấp nhất TB (oC) 21,1 21,4 22,6 24,2 25,4 26,1 25,8 25,6 24,8 24,1 23,3 22,0

23,9

Nhiệt độ cao nhất TB (oC) 26,5 27,8 29,8 32,0 33,9 34,3 34,3 33,9 32,5 29,7 27,9 26,5 30,8

Tháng

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ ẩm tuyệt đối TB (mb) 23,0 22,6 24,9 27,8 30,1 29,5 29,0 29,1 30,6 28,9 28,0 25,4 27,4

Nhiệt độ TB (oC) 22,5 23,1 25,3 27,6 28,9 28,9 28,6 28,5 27,5 25,8 25,2 23,4 24,1

Nhiệt độ thấp nhât TB (oC) 19,0 19,6 21,2 23,1 24,6 24,9 24,7 24,6 23,9 22,9 21,7 20,1 22,5

Nhiệt độ cao nhất TB (oC) 27,2 29,4 32,4 34,9 35,6 34,6 34,6 34,1 32,8 30,0 28,2 26,6 31,7

82

Bảng 3. 7: Tổng hợp kết quả đánh giá số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch theo năm (Đơn vị tính: Ngày)

Điểm TNTN

Yếu tố/

trạm

quan trắc

Vịnh

Xuân

Đài

Gành

Đá

Đĩa

Hòn

Yến

Đầm

Ô

Loan

Bãi

Môn -

Mũi

Đại

Lãnh

Núi

Đá

Bia

Bãi

biển

Từ

Nham

-Vịnh

Hòa

Bãi

Xép

Lao

Mái

Nhà

Bãi

biển

Tuy

Hòa

Đập

Đồng

Cam

Suối

khoáng

Triêm

Đức

Cao

nguyên

Vân

Hòa

Hồ

thủy

điện

Ba hạ

Hồ

thủy

điện

Sông

Hinh

Hồ

Xuân

Hƣơng

Thác

H’Ly

Số ngày mƣa

nhiều và mƣa

bão

60.0 72.0 72.0 72.0 41.0 41.0 60.0 72.0 72.0 72.0 54.0 64.0 71.0 71.0 71.0 71.0 71.0

Số ngày

dông, lốc 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 25.5 71.8 71.8 71.8 71.8 71.8 71.8 71.8

Số ngày gió

phơn mạnh 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0

Số ngày

sƣơng mù 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 2.9 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5

Số ngày bất

lợi cho

HĐDL

90 102 102 102 71 71 90 102 102 102 158 168 175 175 175 175 175

Số ngày

thuận lợi cho

HĐDL

275 263 263 263 294 294 275 263 263 263 207 197 190 190 190 190 190

(Ghi chú: 1/ Các số liệu về mƣa của các điểm TNTN đƣợc tính theo trạm quan trắc nhƣ sau: Vịnh Xuân Đài, bãi biển Từ Nham -Vịnh Hòa (trạm

đo mƣa Sông Cầu); Gành Đá Đĩa, Hòn Yến, đầm Ô Loan, Bãi Xép, cù Lao Mái Nhà, bãi biển Tuy Hòa (trạm đo mƣa Tuy Hoà); Bãi Môn – Mũi

Đại Lãnh, núi Đá Bia (trạm đo mƣa Phú Lạc); Đập Đồng Cam (trạm đo mƣa Sơn Thành); Suối khoáng Triêm Đức (trạm đo mƣa Hà Bằng); Cao

nguyên Vân Hòa, hồ thủy điện Ba hạ, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Xuân Hƣơng, thác H’Ly (trạm đo mƣa Sơn Hòa).

2/ Các số liệu về dông lốc, gió phơn, sƣơng mù của các điểm TNTN đƣợc tính theo trạm quan trắc nhƣ sau: Vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Hòn

Yến, đầm Ô Loan, Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh, núi Đá Bia, bãi biển Từ Nham -Vịnh Hòa, Bãi Xép, cù Lao Mái Nhà, bãi biển Tuy Hòa (trạm khí

tƣợng Tuy Hòa); Đập Đồng Cam, suối khoáng Triêm Đức, cao nguyên Vân Hòa, hồ thủy điện Ba hạ, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Xuân Hƣơng,

thác H’Ly (trạm khí tƣợng Sơn Hòa).

83

* Kết quả phân tích giản đồ tƣơng quan nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa (hình 3.7) cho

thấy:

- Các tháng 12; 1; 2; 3 trên giản đồ nằm ở vùng hơi nóng, có nhiệt độ tối thấp

trung bình 21,1oC (tháng 1), nhiệt độ tối cao trung bình là 29,8

oC (tháng 3), không có

ngày nào nhiệt độ trên 33oC. Trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ

cao (nhiệt độ trung bình năm 26oC), không có mùa đông lạnh nên điều kiện khí hậu nhƣ

trên đối với Phú Yên đƣợc coi là dễ chịu, thích hợp với sức khỏe con ngƣời. Nhƣ vậy,

số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời là 121 ngày. Đối chiếu với kết quả

nghiên cứu về chỉ số nhiệt thích hợp với sức khỏe con ngƣời của các tác giả: Phạm

Ngọc Toàn - Phan Tất Đắc, các nhà khoa học Ấn Độ là phù hợp [phụ lục 3].

- Số ngày có khí hậu không thích hợp với sức khỏe con ngƣời là 244 ngày (là các

tháng còn lại, nằm ở vùng nóng nực trên giản đồ).

Hình 3. 7: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa Hình 3. 8: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa

Chú thích: T1; T2; T3...: tháng 1; tháng 2; tháng 3...

* Kết quả phân tích giản đồ tƣơng quan nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa (hình 3.8) cho

thấy:

- Tƣơng tự với việc phân tích ở trạm Tuy Hòa, ta có số ngày có khí hậu thích

hợp với sức khỏe con ngƣời ở trạm Sơn Hòa là 150 ngày (tháng 11; 12; 1; 2; 3 trừ đi 1

ngày nhiệt độ trên 33oC), nhiệt độ tối thấp trung bình là 19,0

oC (tháng 1), nhiệt độ tối

84

cao trung bình là 32,4oC, có 1 ngày nhiệt độ trên 35

oC. Đối chiếu với kết quả nghiên

cứu về chỉ số nhiệt độ thích hợp với sức khỏe con ngƣời của các tác giả: Phạm Ngọc

Toàn - Phan Tất Đắc, các nhà khoa học Ấn Độ là phù hợp [phụ lục 3].

- Số ngày có khí hậu không thích hợp với sức khỏe con ngƣời là 215 ngày (là các

tháng còn lại, nằm ở vùng nóng nực trên giản đồ).

Tổng hợp kết quả đánh giá thời gian khai thác du lịch đƣợc thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3. 8: Tổng hợp kết quả đánh giá thời gian khai thác du lịch

TT

Tên điểm TNTN

Số ngày có

thể triển

khai tốt hoạt

động du lịch

Số ngày có điều

kiện khí hậu thích

hợp đối với sức

khỏe con ngƣời

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh

giá

1 Vịnh Xuân Đài 275 121 3 TB

2 Gành Đá Đĩa 263 121 3 TB

3 Quần thể Hòn Yến 263 121 3 TB

4 Đầm Ô Loan 263 121 3 TB

5 Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh 294 121 3 TB

6 Núi Đá Bia 294 121 3 TB

7 Bãi biển Từ Nham -Vịnh

Hòa

275 121 3 TB

8 Bãi Xép 263 121 3 TB

9 Cù Lao Mái Nhà 263 121 3 TB

10 Bãi biển TP. Tuy Hòa 263 121 3 TB

11 Đập Đồng Cam 207 150 4 Khá dài

12 Suối khoáng Triêm Đức 197 150 3 TB

13 Cao nguyên Vân Hòa 190 150 3 TB

14 Hồ thủy điện sông Ba hạ 190 150 3 TB

15 Hồ thủy điện Sông Hinh 190 150 3 TB

16 Hồ Xuân Hƣơng 190 150 3 TB

17 Thác H’Ly 190 150 3 TB

85

3.1.2.5. Đánh giá tiêu chí khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

Bảng 3. 9: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

TT

Tên điểm

TNTN

Chỉ tiêu đạt đƣợc

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh giá

1 Vịnh Xuân

Đài

Ở phía Bắc thành phố Tuy Hòa, cách TP. Tuy Hòa 70km, thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 40 phút theo quốc lộ 1A

(đƣờng nhựa, chất lƣợng đƣờng tốt). Phƣơng tiện di chuyển: ôtô, xe buýt, xe máy, taxi. Di chuyển trên vịnh bằng

thuyền của ngƣ dân hoặc ca nô.

3 Thuận lợi

trung

bình

2 Gành Đá

Đĩa

Cách TP.Tuy Hòa 36km về phía Bắc, đi theo QL1A hoặc đƣờng Lê Duấn nối dài. Cả hai tuyến đƣờng này có chất

lƣợng tốt, trải nhựa hoặc bê tông. Phƣơng tiện di chuyển: ô tô, xe máy, taxi hoặc xe đạp. Thời gian di chuyển khoảng

55 phút .Xuống tham quan gành bằng đƣờng bậc thang, có lan can bảo vệ. Di chuyển tham quan gành: đi bộ.

5 Rất thuận

lợi

3 Quần thể

Hòn Yến

Cách TP. Tuy Hòa 15km về phía Bắc, phƣơng tiện di chuyển: ô tô, xe máy, đi theo đƣờng bê tông qua làng biển Nhơn

Hội hoặc theo đƣờng bê tông ven biển đến thôn Yến. Đƣờng hẹp, đông dân cƣ, thời gian di chuyển khoảng 30 phút.

5 Rất thuận

lợi

4 Đầm Ô

Loan

Cách TP. Tuy Hòa 24km về phía Bắc. Đi theo quốc lộ 1A hoặc theo đƣờng Lê Duẩn, phƣơng tiện di chuyển là ô tô, xe

máy hoặc xe đạp. Đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng đƣờng tốt, thời gian di chuyển khoảng 35 phút.

5 Rất thuận

lợi

5

Bãi Môn -

Mũi Đại

Lãnh

Cách thành phố Tuy Hòa 33km về phíaNam. Đi theo đƣờng Phƣớc Tân - Bãi Ngà (ven biển). Đƣờng nhựa, rộng, mặt

đƣờng tốt. Phƣơng tiện di chuyển: ôtô, xe máy, xe đạp. Thời gian di chuyển đến cổng bán vé mất khoảng 45 phút. Để

lên đƣợc Mũi Điện và điểm cơ sở A8 thì chỉ đƣợc đi bộ theo đƣờng bê tông đƣợc thiết kế thành nhiều bậc thang, gần

đỉnh có đƣờng mòn nhỏ xuyên qua tán lá rừng, để đến điểm A8. Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ. Để đến Bãi Môn,

phải đi xuống theo đƣờng bậc thang, thời gian di chuyển khoảng 20 phút. Tổng thời gian di chuyển khoảng hơn 2 giờ.

2

Kém

thuận lợi

6

Núi Đá

Bia

Cách TP. Tuy Hòa 30m về phía Nam, kề bên quốc lộ 1A. Phƣơng tiện di chuyển: ô tô, xe máy, taxi hoặc xe đạp theo

tuyến quốc lộ 1A, đƣờng nhựa, không dốc, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng tốt, thời gian di chuyển mất khoảng 35 phút.

Để chinh phục đỉnh Đá Bia cao 706m so với mực nƣớc biển, cần vƣợt qua quãng đƣờng dài hơn 2,5km với 2000 bậc

thang, thời gian leo núi khoảng 2 giờ (trong điều kiện thời tiết tốt). Tổng thời gian di chuyển mất khoảng 2,5 đến 3

giờ.

1 Rất kém

thuận lợi

7 Bãi Từ

Nham -

Vịnh Hòa

Cách thành phố Tuy Hoà khoảng 63 km về phía bắc. Đi theo quốc lộ 1A và đƣờng liên thôn. Đƣờng rộng, chất lƣợng

tốt, không đèo dốc. Phƣơng tiện di chuyển là ô tô hoặc xe máy. Thời gian di chuyển mất khoảng 1 giờ 20 phút.

4 Khá

thuận lợi

8 Bãi Xép Cách thành phố Tuy Hòa 15km về phía Bắc. Đi theo quốc lộ 1A và đƣờng liên thôn hoặc qua Lê Duẩn. Đƣờng trải

nhựa, rộng, chất lƣợng tốt, có thể sử dụng ôtô, xe máy hoặc xe đạp. Thời gian di chuyển khoảng 20 phút.

5 Rất thuận

lợi

9 Cù Lao Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 24 km về phía Bắc. Đi theo QL1A hoặc đƣờng Lê Duẩn nối dài (đến bến An Hải). 4 Khá

86

Mái Nhà Đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng tốt, có thể sử dụng ôtô, xe buýt hoặc xe máy. Thời gian di chuyển khoảng

35 phút để đến bến An Hải. Từ bến An Hải di chuyển đến đảo bằng canô (10 phút).

thuận lợi

10 Bãi biển

TP. Tuy

Hòa

Thuộc thành phố Tuy Hòa, ngay trung tâm thành phố nên khả năng tiếp cận hết sức thuận lợi. Khoảng cách từ sân

bay, ga tàu, bến xe đến bãi biển chỉ khoảng 4km, các cơ sở lƣu trú và dịch vụ du lịch nơi đây rất nhiều.

5 Rất thuận

lợi

11 Đập Đồng

Cam

Phía Tây TP. Tuy Hòa. Đi theo quốc lộ 25 (34km) hoặc đi đến ngã ba Phú Lâm rồi theo tuyến ĐT645 (37 km). Đƣờng

nhựa, mặt đƣờng rộng, không đèo dốc, chất lƣợng tốt. Phƣơng tiện di chuyển ôtô, taxi, xe máy. Thời gian di chuyển

khoảng 50 phút đến 1 giờ. Di chuyển trong điểm tham quan: đi bộ; di chuyển trên sông: thuyền nhỏ.

5 Rất thuận

lợi

12 Suối

khoáng

Triêm Đức

Cách thành phố Tuy Hòa 49km về phía Tây Bắc. Đi theo QL1A qua ĐT 543 đến thị trấn La Hai, đi theo đƣờng Lê Lợi

và Trần Phú. Đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng tốt, có thể sử dụng ôtô, hoặc xe máy. Thời gian di chuyển

khoảng 1giờ 10phút.

4 Khá

thuận lợi

13

Cao

nguyên

Vân Hòa

Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 34 km về phía Bắc. Đi theo QL1A và ĐT643. Đƣờng đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng,

chất lƣợng tốt, có thể sử dụng ôtô, xe buýt hoặc xe máy. Thời gian di chuyển khoảng 40 phút. Ở đây, các điểm tham

quan và lƣu trú nằm tƣơng đối tập trung và dễ di chuyển. Tuyến tham quan di chuyển nhƣ sau: TP. Tuy Hòa -> hồ

Văn Hòa -> làng du lịch cao nguyên Vân Hòa (7km, qua ĐT643 và 650) –> BB farm (2km, theo 650) -> địa đạo gò

Thì Thùng (5km, theo 650) -> trƣờng đua ngựa (500m, theo 650) -> hồ Long Vân (có Zen homstay và Long Vân

Garden 8km, qua 650 và ĐT643) -> A&P Farm (700m, qua ĐT643) -> nhà thờ Bác Hồ (6km, qua ĐT643) -> vƣờn

cây đỏ (10km, theo ĐT643 và ĐT 648). Các tuyến giao thông nối giữa các điểm tham quan rất thuận lợi, đƣờng nhựa

hoặc bê tông, mặt đƣờng rộng, phẳng, chất lƣợng đƣờng tốt, có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy. Tính tổng thời gian tiếp

cận và di chuyển đến các điểm du lịch ở đây mất khoảng từ 1 đến 2 giờ.

4

Khá

thuận lợi

14 Hồ thủy

điện sông

Ba hạ

Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 60 km về phía Tây. Đi theo QL25 hoặc QL29. Đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng, chất

lƣợng tốt, đoạn gần đến hồ có nhiều dốc. Có thể sử dụng ôtô hoặc xe máy. Thời gian di chuyển khoảng 1giờ 30 phút.

3 Thuận

lợi trung

bình

15 Hồ thủy

điện Sông

Hinh

Cách thành phố Tuy Hòa 70 km về hƣớng Tây Nam. Đi theo quốc lộ 25 hoặc quốc lộ 29. Đƣờng nhựa, mặt đƣờng

rộng, chất tốt, đoạn phía tây đƣờng hơi dốc. Phƣơng tiện di chuyển bằng xe máy hoặc ôtô. Thời gian di chuyển hơn 1

giờ 40 phút.

3 Thuận lợi

trung

bình

16 Hồ Xuân

Hƣơng

Cách thành phố Tuy Hòa 58km về phía Tây. Đi theo QL29, đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng tốt, từ km 30 trở

đi có nhiều dốc. Phƣơng tiện di chuyển: ôtô hoặc xe máy. Thời gian di chuyển khoảng 1giờ 30 phút.

4 Khá

thuận lợi

17 Thác H’Ly Cách thành phố Tuy Hòa 78 km về phía Tây Nam, đi theo QL29 và QL19C. Thác nằm sát bên QL19C. Đƣờng đƣờng

nhựa, mặt đƣờng rộng, chất lƣợng tốt, khoảng 20 km giữa (từ Sơn Thành đến Sông Hinh) có nhiều dốc. Có thể sử

dụng ôtô hoặc xe máy. Thời gian di chuyển khoảng 1giờ 50 phút.

3 Thuận lợi

trung

bình

87

3.1.2.6. Đánh giá tiêu chí độ bền vững của các điểm tài nguyên

Bảng 3. 10: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ bền vững của các điểm tài nguyên

TT Tên điểm

TNTN

Đánh giá các chỉ tiêu

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh

giá

1 Vịnh Xuân

Đài

Thiên nhiên tại điểm du lịch đã bị phá hủy đáng kể. Môi

trƣờng tự nhiên hiện tại có nhiều khu vực đã bị ô nhiễm

(bãi tắm Sông Cầu đã bị ô nhiễm nặng, rác thải và bốc

mùi khó chịu - kết quả NCS khảo sát thực tế). Cơ quan

chức năng đã chỉ ra nguyên nhân là do hàng chục ngàn

lồng bè tôm, cá của ngƣ dân thả nuôi hàng chục năm

qua theo kiểu tự phát, tranh chen với mật độ dày đặc,

tồn dƣ chất thải từ thức ăn cho tôm hùm, cá bớp kết hợp

vỏ ốc, sò, hến tích tụ tầng đáy nhiều năm khiến môi

trƣờng nƣớc ô nhiễm, ảnh hƣởng đến môi trƣờng du

lịch, làm suy thoái hệ sinh thái, chết các loại hải sản tự

nhiên, san hô, rong tảo.

Chính quyền đã có biện pháp để khắc phục việc ô

nhiễm vịnh nhƣng chƣa đạt hiệu quả cao, ngƣời dân vẫn

tiếp tục thả lồng bè nuôi tôm mật độ cao.

Hình 3. 9: Ô nhiễm môi trƣờng tại bãi tắm Sông Cầu

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn 6/2019)

3

Bền

vững

trung

bình

2 Gành Đá

Đĩa

- Còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, vị trí kề biển, môi trƣờng trong sạch, không khí trong lành.

- Tuy nhiên, không gian quanh khu vực đã bị ảnh hƣởng bởi các dịch vụ du lịch nhƣ nhà hàng, quầy hàng lƣu niệm,

bãi đậu xe. Tình trạng xây dựng, lấn chiếm cảnh quan khiến không gian quanh gành Đá Đĩa đang bị ảnh hƣởng mạnh.

- Việc cho khách du lịch trực tiếp xuống gành tham quan đã làm một số nơi mặt “đá đĩa” bị mòn nhẵn bóng, mất cấu

tạo dạng bọt tự nhiên của mặt đá.

4 Khá bền

vững

Quần thể

Hòn Yến

Cảnh quan thiên nhiên ở khu vực Hòn Yến còn hoang sơ. Chƣa nhiều dịch vụ du lịch (chỉ có quán nhỏ bán nƣớc giải

khát, có dịch vụ ca nô đƣa khách tham quan ngoài biển). Phía biển, môi trƣờng trong lành, nƣớc biển trong xanh. Khu

vực trên bờ chƣa đƣợc quy hoạch, cảnh quan chƣa chƣa đẹp mắt, chƣa có đƣờng đi từ trên bờ đến Hòn Yến, còn

nhiều rác thải ven bờ.

4 Khá bền

vững

Đầm Ô Theo [74] và kết quả khảo sát thực tiễn tháng 6/2019, hiện

1 Rất kém

88

Loan trạng vấn đề môi trƣờng tự nhiên ở đầm Ô Loan đã bị biến

đổi theo chiề hƣớng xấu, việc nuôi tôm trên đầm hiện đã

vƣợt quá quy hoạch nhiều lần, ¼ diện tích đầm hiện nay đã

đƣợc sử dụng để nuôi tôm. Nhìn từ trên cao, những dải đất

ven đầm Ô Loan thuộc 5 xã An Cƣ, An Hiệp, An Hòa, An

Hải và An Ninh Đông gần nhƣ không còn chỗ trống. Thay

vào đó là chi chít hồ nuôi tôm (hồ nổi) xây dựng rất kiên cố.

Những khu rừng tiếp giáp với đầm thì nham nhở do bị ngƣời

dân lấn chiếm, san ủi để xây dựng hồ nuôi tôm, lán trại [hình

3.10]. Toàn bộ nƣớc thải nuôi tôm ở đây không đƣợc xử lý

mà xả thẳng ra đầm, môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm nặng,

nguồn lợi hải sản tự nhiêu suy giảm đáng kể, chƣa hạn chế

đƣợc việc nuôi tôm quá mức của ngƣời dân.

Hình 3. 10: Khoanh ruộng nuôi tôm ở đầm Ô Loan

(báo Phú Yên 25/6/2019)

bền

vững

5 Bãi Môn -

Mũi Đại

Lãnh

Thiên nhiên còn nguyên vẹn. Bãi Môn vẫn nguyên vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết, bãi biển sạch. Đƣờng di chuyển từ

chân núi lên Mũi Điện và từ Mũi Điện xuống Bãi Môn rất sạch, hai bên đƣờng có bố trí các điểm bỏ rác, ý thức bảo vệ

môi trƣờng của du khách cao. Dịch vụ du lịch bao gồm: quán nƣớc giải khát, quầy hàng lƣu niệm, cho thuê lều trại,

bãi đậu xe, các gác vọng cảnh, các điểm nghỉ chân.

5 Rất bền

vững

6 Núi Đá

Bia

Có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, không khí trong lành. Hệ sinh thái rừng ở đây đƣợc bảo tồn khá phong phú với

những loài thực vật và động vật đặc trƣng của rừng nhiệt đới.

Vị trí cao, gần biển, xa khu dân cƣ, không bị ảnh hƣởng bởi rác thải sinh hoạt hay chất thải công nghiệp, khu vực chân

núi đã có một số dịch vụ du lịch (bãi đậu xe, quầy nƣớc giải khát).

5 Rất bền

vững

7 Bãi biển

Từ Nham

-Vịnh Hòa

Thiên nhiên còn nguyên vẹn, bãi biển Từ Nam rất dài, rộng và ít bị biến đổi theo mùa, bãi sạch, không có rác thải, cát

trắng mịn, nƣớc biển trong xanh, không khí rất mát mẻ, không gian thoáng đãng. Trên bãi biển có các dịch vụ du lịch

(ở bãi tắm Vịnh Hòa) gồm có: dịch vụ lƣu trú, ăn uống, bãi đậu xe, thuê đồ tắm biển, dịch vụ tắm nƣớc ngọt, các trại

vui chơi,..

5 Rất bền

vững

8 Bãi Xép Thiên nhiên còn hoang sơ, ít bị tác động, các dịch vụ du lịch gồm có dù che nắng, cho khách thuê dùng tắm biển, dịch

vụ tắm nƣớc ngọt, bãi đậu xe. Việc quản lý vệ sinh môi trƣờng tốt, ý thức ngƣời dân và du khách trong bảo vệ môi

trƣờng biển cao. Không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi các hoạt động kinh tế ở khu vực xung quanh, bãi biển

sạch, thoáng mát, nƣớc biển rất trong xanh.

5 Rất bền

vững

9 Cù Lao

Mái Nhà

Đảo hoang sơ, trên đảo nhiều cây xanh không bị chặt phá, quanh đảo có nhiều san hô, nƣớc biển trong xanh, bãi biển

sạch, mát mẻ. Chƣa có các dịch vụ du lịch, chỉ có dịch vụ ăn uống đơn giản của ngƣời dân trên đảo.

5 Rất bền

vững

89

10 Bãi biển

TP. Tuy

Hòa

Bãi biển sạch, rộng, rất thoáng mát, nƣớc biển trong, không có rác thải. Việc quản lý vệ sinh môi trƣờng tốt, ý thức

ngƣời dân và du khách trong bảo vệ môi trƣờng biển cao. Trên bãi biển, có quy hoạch xây dựng khuôn viên công viên

biển với nhiều cây xanh, không có những công trình kiến trúc đồ sộ phá vỡ cảnh quan tự nhiên ven biển.

5 Rất bền

vững

11 Đập Đồng

Cam

Đập đƣợc xây dựng trên móng đá granit vững chắc, đảm bảo độ bền vững và sự tồn tại lâu dài của công trình. Trải

quan gần 100 năm (từ 1930 đến nay) nhƣng công trình vẫn nguyên vẹn. Thiên nhiên tƣơi mát, không khí trong làng,

thoáng đãng, không bị ảnh hƣởng của rác thải công nghiệp cũng nhƣ rác thải sinh hoạt, các dịch vụ du lịch chƣa có.

5 Rất bền

vững

12 Suối

khoáng

Triêm Đức

Nơi đây còn rất hoang sơ, có nhiều thực vật tự nhiên, thoáng mát, không khí trong lành, xa khu dân cƣ, không gần các

trung tâm công nghiệp. Chƣa có các dịch vụ du lịch, chỉ có một hộ dân sinh sống và có dựng một lều trại để khách

nghỉ chân và phục vụ các món ăn địa phƣơng. Chƣa có các điểm để thu gom rác thải sinh hoạt, do lƣợng khách du lịch

không nhiều nên vệ sinh môi trƣờng tƣơng đối sạch.

4 Khá bền

vững

13 Cao

nguyên

Vân Hòa

Có diện tích rộng, thiên nhiên nổi bật là màu xanh của thực vật, rất mát mẻ, khu vực trung tâm có 02 hồ nƣớc tƣơng

đối rộng, thoáng mát, không khí trong lành, dân cƣ còn thƣa thớt, không gần các trung tâm công nghiệp. Các dịch vụ

du lịch bao gồm: homestay, khu vui chơi sinh thái, dịch vụ ăn uống, đặc sản địa phƣơng. Vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ.

Ngƣời dân ở đây đã có ý thức làm du lịch nên rất chú ý đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

5 Rất bền

vững

14 Hồ thủy

điện sông

Ba hạ

Nằm cách xa khu dân cƣ, bao bọc xung quanh là núi rừng, môi trƣờng ở đây trong lành. Vào mùa khô, lòng hồ ít nƣớc

nhƣng nƣớc trong, còn vào mùa mƣa hồ đầy nƣớc, nƣớc đục do phù sa ở thƣợng nguồn mang về, thực vật ven hồ luôn

xanh tốt. Thiên nhiên nơi đây còn hoang sơ nguyên bản, chƣa có sự cải tạo để phục vụ du lịch.

5 Rất bền

vững

15 Hồ thủy

điện Sông

Hinh

Nằm cách xa khu dân cƣ, bao bọc xung quanh là núi rừng, hoạt động kinh tế trên hồ chỉ có một số ghe nhỏ thả lƣới

đánh bắt cá và thú vui câu cá của một số nhóm ngƣời nên môi trƣờng ở đây còn trong lành. Vào mùa khô, lòng hồ ít

nƣớc nhƣng nƣớc trong, vào mùa mƣa hồ đầy nƣớc, nƣớc đục do phù sa ở thƣợng nguồn mang xuống, thực vật ở các

đảo trên hồ và ven hồ luôn xanh tốt. Thiên nhiên nơi đây còn nguyên bản, chƣa có sự cải tạo để phục vụ du lịch.

5 Rất bền

vững

16 Hồ Xuân

Hƣơng

Thiên nhiên ở hồ và khu vực ven hồ đƣợc bảo vệ và quy hoạch cho du lịch nên rất đẹp, hệ thống cây xanh đƣợc bảo

vệ, chăm sóc chu đáo. Không khí trong lành, môi trƣờng xanh sạch, mặt nƣớc trong xanh, không có hoạt động kinh tế

trên mặt hồ. Không có rác thải trên hồ và ven hồ.

5 Rất bền

vững

17 Thác H’Ly Nằm xa khu dân cƣ, cách xa các trung tâm công nghiệp, bao bọc xung quanh là thảm rừng già xanh mát. Không gian

mát mẻ, không khí trong lành, yên tĩnh. Còn nguyên vẻ đẹp của tự nhiên, không bị tàn phá. Các dịch vụ du lịch gồm 3

dãy nhà sàn rộng để phục vụ nghỉ mát và ăn uống, chƣa có dịch vụ lƣu trú. Môi trƣờng trong lành, không có rác thải.

5 Rất bền

vững

90

3.1.2.7. Đánh giá tiêu chí khả năng kết nối du lịch của các điểm tài nguyên

Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng kết nối du lịch của các điểm tài nguyên

TT Tên điểm

TNTN

Chỉ tiêu đạt đƣợc

Điểm

đánh

giá

Mức

đánh

giá

1 Vịnh Xuân

Đài

Bãi tắm Sông Cầu (điểm du lịch có vị trí trung tâm của Vịnh Xuân Đài) có thể kết nối với các điểm khác nhƣ: thác

Cây Đu (7km, 9 phút, qua ĐT644), bãi tắm Vịnh Hòa (15km, 25 phút, qua QL1A và đƣờng ven biển), Đầm Cù Mông

(17km, 20 phút, qua QL1A), bãi Tràm (17km, 25 phút, qua QL1A và đƣờng ven biển). Các tuyến đƣờng này là đƣờng

nhựa hoặc bê tông, đƣờng rộng, chất lƣợng tốt.

5 Rất

cao

2 Gành Đá

Đĩa

Gành Đá Đĩa có thể kết nối với các điểm du lịch khác nhƣ: nhà thờ Mằng Lăng (10km, 20 phút, qua đƣờng liên thôn),

thành An Thổ (17km, 35 phút, qua đƣờng liên thôn), chùa Đá Trắng (18km, 31 phút, qua đƣờng liên thôn và QL1A),

Cù lao mái Nhà (14km đƣờng bộ, 25 phút, qua Ghềnh Đá hang Cọp và 10 phút đi canô). Các tuyến đƣờng này có chất

lƣợng tốt.

5 Rất

cao

Quần thể

Hòn Yến

Hòn Yến có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ Bãi Xép (7km, 17 phút, qua đƣờng bên tông liên thôn), khu du lịch

sinh thái Sao Việt (9,5km, 20 phút, qua đƣờng bê tông liên thôn), đầm Ô Loan (15km, 30 phút, qua quốc lộ 1A), Hòn

Yến (8,5km, 20 phút, qua đƣờng bê tông liên thôn), gành Đá Đĩa (20km, 40 phút, qua đƣờng bê tông liên xã), TP. Tuy

Hòa (17km, 30 phút, qua đƣờng Lê Duẩn nối dài). Các tuyến đƣờng này có chất lƣợng tốt, thời gian di chuyển đến

mỗi địa điểm từ 10 đến 30 phút.

5 Rất

cao

Đầm Ô

Loan

Đầm Ô Loan có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ đền thờ Lê Thành Phƣơng (7km, 14 phút, qua quốc lộ 1A), Bãi

Xép (16km, 27 phút, qua quốc lộ 1A), khu du lịch sinh thái Sao Việt (16,5km, 24 phút, qua quốc lộ 1A), gành Đá Đĩa

(14,5km, 33 phút, qua đƣờng bê tông liên xã), TP. Tuy Hòa (24km, 33 phút, qua quốc lộ 1A). Các tuyến đƣờng này

có chất lƣợng tốt.

5 Rất

cao

5 Bãi Môn -

Mũi Đại

Lãnh

Với vị trí bên cạnh đƣờng giao thông, Bãi Môn - Mũi Điện dễ dàng kết nối với các điểm du lịch lân cận nhƣ Vũng Rô

- di tích tàu không số (6,5km, 10 phút, qua QL29), Đèo Cả (12km, 24 phút, qua QL29), chân núi Đá Bia (12km, 21

phút, qua QL29), hồ Hảo Sơn (14,5km, 24 phút, qua QL1A và QL29), suối Tôm (1,6km, 5 phút ô tô, đi bộ 25 phút,

qua QL29 và đƣờng lên Hải Đăng) chất lƣợng đƣờng tốt.

5 Rất

cao

6 Núi Đá Núi Đá Bia (tính từ trung tâm du lịch sinh thái núi Đá Bia - ở chân núi), dễ dàng kết nối với các điểm du lịch lân cận 2 Thấp

91

Bia nhƣ Vũng Rô - di tích tàu không số (6,5km, 10 phút, qua QL29), Đèo Cả (vòng quanh núi), Bãi Môn - Mũi Điện

(12km, 21 phút, qua QL29), hồ Hảo Sơn (3km, qua QL1A), chất lƣợng đƣờng tốt, thời gian di chuyển đến mỗi địa

điểm từ 10 đến 30 phút. Tình từ đỉnh Đá Bia thì tổng thời gian di chuyển phải cộng thêm 2 giờ nữa.

7 Bãi biển

Từ Nham -

Vịnh Hòa

Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác cả trong và ngoài tỉnh nhƣ: Bãi Tràm

Hideaway Resort (21 km, 41 phút, qua QL1A hoặc 19km, 35 phút qua Phú Dƣơng); Đầm Cù Mông (20km, 33 phút,

qua QL1A và Phú Dƣơng); TX. Sông Cầu (12km, 20 phút, qua QL1A và Phú Dƣơng); đặc biệt Từ Nham đến Quy

Nhơn chỉ 49km, thời gian đi mất 1giờ 10 phút). Đƣờng nhựa, rộng, chất lƣợng tốt, không có đèo, dốc.

4 Khá

cao

8 Bãi Xép Bãi Xép dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác, nhƣ khu du lịch sinh thái Sao Việt (4,5km, 13 phút, qua cầu Đông

Nai); TP. Tuy Hòa (12km, 21 phút, qua đƣờng Lê Duẫn); Bãi biển Long Thủy (3,5km, 11 phút, qua cầu Đồng Nai);

Hòn Yến (7km, 18 phút, qua đƣờng thôn); Gành Đá Đĩa (25km, 40 phút, đƣờng nhựa ven biển); nhà thờ Mằng Lăng

(23km, 33 phút, qua QL1A). Đƣờng nhựa hoặc bê tông, đƣờng rộng, mặt đƣờng tốt, có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy.

5 Rất

cao

9 Cù Lao

Mái Nhà

Cù lao Mái Nhà có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ Hòn Yến (8,5km, 20 phút, qua đƣờng bê tông liên thôn), bãi

Xép (14,km, 23 phút, qua đƣờng ven biển), đầm Ô Loan (15km, 33 phút, qua đƣờng liên thôn), gành Đá Đĩa (14km,

24 phút, qua đƣờng ven biển), nhà thờ Mằng Lăng (15,5km, 26 phút, qua đƣờng liên thôn). Đƣờng nhựa hoặc bê tông,

chất lƣợng đƣờng tốt. Để đến đƣợc đảo cần thêm 10 phút đi ca nô.

4 Khá

cao

10 Bãi biển

TP. Tuy

Hòa

Bãi biển Tuy Hòa ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác nhƣ: Núi Nhạn - Sông

Đà (4km), làng rau - hoa Ngọc Lãng (4,5km), khu sinh thái Sao Việt (9km, qua Lê Duẩn), bãi biển Long Thủy (9km,

qua lê Duẩn), bãi Xép (13km, qua Lê Duẩn), gành đá Hòa Thắng (11km, qua QL25). Giao thông rất thuận lợi, có thể

sử dụng nhiều phƣơng tiện khác nhau nhƣ ôtô, xe máy, xe đạp.

5 Rất

cao

11 Đập Đồng

Cam

Các điểm du lịch có thể kết nối thuận lợi với đập Đồng Cam gồm: suối khoáng Phú Sen (11km, 20 phút, qua QL25);

di tích Thành Hồ (19km, 27 phút, qua QL25); gành đá Hòa Thắng (25 km, 35 phút, qua Ql25); đền thờ Lƣơng Văn

Chánh (31 km, 46 phút, qua QL25). Đƣờng nhựa, chất lƣợng tốt, có thể sử dụng phƣơng tiện ôtô, taxi, xe máy, xe

đạp.

3 TB

12 Suối

khoáng

Triêm Đức

Suối khoáng nóng Triêm Đức có thể liên kết với các điểm du lịch ở khu vực dƣới biển nhƣ nhà thờ Mằng Lăng

(27km, 45 phút, qua ĐT543), gành Đá Đĩa (37km, 1 giờ, qua ĐT543), chùa Đá Trắng (30km, 46 phút, qua ĐT543),

đầm Ô Loan (30km, 50 phút, qua ĐT543).

3 TB

13 Cao

nguyên

Trên cao nguyên Vân Hòa các địa điểm du lịch phân bố tƣơng đối gần nhau, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với

nhau.

5 Rất

cao

92

Vân Hòa

14 Hồ thủy

điện sông

Ba hạ

Hồ thủy điện sông Ba hạ có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ hồ Xuân Hƣơng (4km, 8 phút, qua QL29), buôn văn

hóa Lê Diêm (5km, 10 phút, qua QL29 và cầu bắc qua hồ Xuân Hƣơng), khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (22km,

36 phút, qua QL25), thác H’Ly (25km, 33 phút, qua ĐT649 và QL19C). Đƣờng nhựa, chất lƣợng đƣờng tốt.

3 TB

15 Hồ thủy

điện Sông

Hinh

Hồ Thủy điện Sông Hinh có thể dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác, đó là: Thác H’Ly (17km, 26 phút, qua

QL19C và ĐT649); với hồ trung tâm và thị trấn Hai Riêng (12,5km, 22 phút, QL19C và ĐT649); với buôn văn hóa

Lê Diêm (14km, 25 phút, QL19C, ĐT649 và qua cầu bắc ngang hồ Xuân Hƣơng); hồ thủy điện sông Ba Hạ (17,5km,

30 phút, QL19C và ĐT649).

4 Khá

cao

16 Hồ Xuân

Hƣơng

Hồ Xuân Hƣơng có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ hồ thủy điện sông Ba hạ (4km, 8 phút, qua QL29), buôn văn

hóa Lê Diêm (1km, qua cầu bắc ngang hồ), khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (26km, 43 phút, qua QL25), thác

H’Ly (21km, 30 phút, qua ĐT649 và QL19C), hồ thủy điện Sông Hinh (13,5km, 25 phút, qua QL19C và ĐT649).

Các tuyến đƣờng này có chất lƣợng đƣờng tốt.

5 Rất

cao

17 Thác H’Ly Thác H’Ly có thể kết nối với các điểm du lịch nhƣ hồ thủy điện Sông Hinh (17km, 26 phút, qua QL19C và ĐT649),

hồ trung tâm thị trấn Hai Riêng (21km, 30 phút, qua ĐT649 và QL19C), buôn văn hóa Lê Diêm (22km, 30 phút,

QL19C, ĐT649 và cầu bắc qua hồ), hồ thủy điện sông Ba hạ (25km, 33 phút, qua ĐT649 và QL19C). Các tuyến

đƣờng này có chất lƣợng đƣờng tốt.

4 Khá

cao

93

3.1.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho 17 điểm tài nguyên thiên nhiên

Kết quả tính toán cho thấy điểm đánh giá chung cao nhất là 70 điểm, điểm đánh

giá chung thấp nhất là 14 điểm. Sử dụng CT2 (xem chƣơng 1), tính đƣợc khoảng cách

hạng là (70 - 14) /5 = 11,2.

Phân chia các hạng nhƣ sau: RKTL (14-25,2 điểm); Kém TL (25,3 - 36,4 điểm);

TLTB (36,5 - 47,6 điểm); Khá TL (47,7 - 58,8 điểm); RTL (58,9 - 70 điểm).

Bảng 3. 12: Kết quả đánh giá tổng hợp cho 17 điểm tài nguyên thiên nhiên

TT Điểm

TNTN

Tiêu

chí

Mức

đánh

giá

Điểm

đánh

giá

Trọng

số

Tổng

điểm

thành

phần

Tổng

điểm/

điểm tối

đa

Phận

hạng

1

Vịnh

Xuân Đài

H H5 5 3 15

57/70

Khá TL

D D4 4 3 12

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K3 3 1 3

B B3 3 2 6

L L5 5 1 5

2

Gành Đá

Đĩa

H H5 5 3 15

64/70

RTL

D D5 5 3 15

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K5 5 1 5

B B4 4 2 8

L L5 5 1 4

3

Quần thể

Hòn Yến

H H5 5 3 15

59/70

RTL

D D4 4 3 12

S S4 4 2 8

T T3 3 2 6

K K5 5 1 5

B B4 4 2 8

L L5 5 1 5

4

Đầm Ô

Loan

H H5 5 3 15

49

Khá TL

D D4 4 3 12

S S2 2 2 4

T T3 3 2 6

K K5 5 1 5

B B1 1 2 2

L L5 5 1 5

5

Bãi Môn

- Mũi Đại

Lãnh

H H5 5 3 15

58

Khá TL

D D4 4 3 12

S S4 4 2 8

T T3 3 2 6

K K2 2 1 2

B B5 5 2 10

94

TT Điểm

TNTN

Tiêu

chí

Mức

đánh

giá

Điểm

đánh

giá

Trọng

số

Tổng

điểm

thành

phần

Tổng

điểm/

điểm tối

đa

Phận

hạng

L L5 5 1 5

6

Núi Đá

Bia

H H5 5 3 15

52

Khá TL

D D4 4 3 12

S S3 3 2 6

T T3 3 2 6

K K1 1 1 1

B B5 5 2 10

L L2 2 1 2

7

Bãi biển

Từ Nham

- Vịnh

Hòa

H H4 4 3 12

61/70

RTL

D D5 5 3 15

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K4 4 1 4

B B5 5 2 10

L L4 4 1 4

8

Bãi Xép

H H4 4 3 12

57/70

Khá TL

D D3 3 3 9

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K5 5 1 5

B B5 5 2 10

L L5 5 1 5

9

Cù lao

Mái Nhà

H H4 4 3 12

48/70

Khá TL

D D2 2 3 6

S S3 3 2 6

T T3 3 2 6

K K4 4 1 4

B B5 5 2 10

L L4 4 1 4

10

Bãi biển

TP. Tuy

Hòa

H H4 4 3 12

54/70

Khá TL

D D2 2 3 6

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K5 5 1 5

B B5 5 2 10

L L5 5 1 5

11

Đập

Đồng

Cam

H H4 4 3 12

51/70

Khá TL

D D3 3 3 9

S S2 2 2 4

T T4 4 2 8

K K5 5 1 5

B B5 5 2 10

L L3 3 1 3

H H3 3 3 9

D D3 3 3 3

95

TT Điểm

TNTN

Tiêu

chí

Mức

đánh

giá

Điểm

đánh

giá

Trọng

số

Tổng

điểm

thành

phần

Tổng

điểm/

điểm tối

đa

Phận

hạng

12 Suối

khoáng

Triêm

Đức

S S1 1 2 2

35/70

Kém TL T T3 3 2 6

K K4 4 1 4

B B4 4 2 8

L L3 3 1 3

13

Cao

nguyên

Vân Hòa

H H4 4 3 12

56/70

Khá TL

D D3 3 3 9

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K4 4 1 4

B B5 5 2 10

L L5 5 1 5

14

Hồ thủy

điện

Sông Ba

hạ

H H3 3 3 9

45/70

TLTB

D D2 2 3 6

S S4 4 2 8

T T3 3 2 6

K K3 3 1 3

B B5 5 2 10

L L3 3 1 3

15

Hồ thủy

điện

Sông

Hinh

H H4 4 3 12

51/70

Khá TL

D D2 2 3 6

S S5 5 2 10

T T3 3 2 6

K K3 3 1 3

B B5 5 2 10

L L4 4 1 4

16

Hồ

Xuân

Hƣơng

H H4 4 3 12

49/70

Khá TL

D D2 2 3 6

S S3 3 2 6

T T3 3 2 6

K K4 4 1 4

B B5 5 2 10

L L5 5 1 5

17

Thác

H’Ly

H H4 4 3 12

49/70

Khá TL

D D2 2 3 6

S S4 4 2 8

T T3 3 2 6

K K3 3 1 3

B B5 5 2 10

L L4 4 1 4 Ghi chú: Độ hấp dẫn của tài nguyên (H); Mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên (D); Sức chứa du

lịch của điểm tài nguyên (S); Thời gian khai thác du lịch (T); Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên (K);

Độ bền vững của tài nguyên (B); Khả năng kết nối du lịch (L).

Kết quả đánh giá là một trong những cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các định

hƣớng cho PTDL tỉnh Phú Yên.

96

97

3.2. Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển một số loại hình du lịch tiêu biểu ở Phú

Yên

Theo xu hƣớng phát triển của du lịch hiện nay là tạo nên các SPDL độc đáo, đặc

sắc, tiêu biểu của từng địa phƣơng, tạo nên sức cạnh tranh với các địa phƣơng khác thì

việc tạo ra những SPDL độc đáo, tiêu biểu của Phú Yên trong giai đoạn hiện là rất cấp

thiết. Tuy nhiên, để tạo nên đƣợc các SPDL đặc trƣng của Phú Yên, trƣớc hết phải có

TNDL đặc biệt. Xét về TNTN để PTDL của Phú Yên cho thấy, hai dạng TNTN có tính

độc đáo và đặc biệt là: hệ thống các bãi biển còn rất hoang sơ (là nét đặc thù riêng của

Phú Yên) và hệ thống các điểm TNTN gắn với đá mà điểm nhấn là gành Đá Đĩa - di

tích cấp quốc gia đặc biệt của Phú Yên, đây là điểm khác với các địa phƣơng khác trong

khu vực. Đặc điểm hai dạng TNTN này nhƣ sau:

- Hệ thống bãi biển: Phú Yên có hơn 20 bãi biển đẹp, nhìn chung còn rất hoang

sơ. Đây là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch chính của địa phƣơng đó là du lịch

nghỉ dƣỡng gắn với khám phá các giá trị nguyên sơ của các bãi biển. Điều này cũng đã

đƣợc khẳng định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam

Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: “Mỗi địa phƣơng trong vùng đều

có thể PTDL nghỉ dƣỡng biển, đảo với các nét đặc thù riêng và nằm trong hai nhóm

phân khúc sản phẩm thị trƣờng. Phú Yên phát triển SPDL nghỉ dƣỡng biển, đảo gắn với

khám phá các giá trị còn nguyên sơ” [23].

- Hệ thống các điểm TNTN gắn với đá: TNTN gắn với đá ở Phú Yên rất độc đáo

và đa dạng, đó là các điểm lộ bazan dạng cột (gành Đá Đĩa, gành Ông, vực Hòm, vực

Song, Hòn Yến), các khối macma xâm nhập (núi Đá Bia) tạo nên các điểm thắng cảnh

đẹp, độc đáo. Gành Đá Đĩa là điểm bazan phun trào dạng cột ven biển thuộc dạng hiếm

gặp trên thế giới. Bên cạnh đó, còn có các giá trị văn hóa gắn với đá (đàn đá, kèn đá,

tƣờng đá, giếng đá, chùa đá…) sẽ là những TNDL bổ sung quan trọng trong phát triển

du lịch để tạo nên SPDL đặc thù của Phú Yên.

Do đó, hai LHDL đƣợc chọn để đánh giá là: Du lịch nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển

và du lịch tham quan, trải nghiệm các giá trị địa chất gắn với văn hóa đá.

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với bãi biển

3.2.1.1. Lựa chọn các bãi biển cho đánh giá

Với tổng số hơn 20 bãi biển trên địa bàn nghiên cứu, có 09 bãi biển đƣợc lựa

chọn để đánh giá, gồm: bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Tràm, bãi biển Từ

Nham - Vịnh Hòa (TX. Sông Cầu); bãi Xép (huyện Tuy An); bãi biển TP.Tuy Hòa, bãi

biển Long Thủy (TP.Tuy Hòa).

98

Các bãi biển đƣợc chọn để đánh giá có tính đại diện, gồm các bãi biển có quy mô

lớn (03 bãi), các bãi biển có quy mô nhỏ (06 bãi); có vị trí tƣơng đối thuận lợi, dễ tiếp

cận và đã đƣợc khai thác phục vụ cho HĐDL.

3.2.1.2. Kết quả đánh giá

Tổng điểm đánh giá là điểm của các tiêu chí nhân với trọng số. Kết quả tính toán

cho thấy điểm đánh giá chung cao nhất là 55 điểm, thấp nhất là 11 điểm. Áp dụng công

thức 2, tính đƣợc khoảng cách hạng là (55 - 11) /5 = 8,8.

Điểm của mỗi hạng nhƣ sau: RKTL (11-19,8 điểm); Kém TL (19,9 - 28,6 điểm);

TLTB (28,7 - 37,4 điểm); Khá TL (37,5 - 46,2 điểm); RTL (46,3 - 55 điểm). Kết quả

đánh giá thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3. 13: Kết quả đánh giá ĐKTN cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển

Bãi biển Điểm đánh giá tiêu chí Tổng

điểm Mức

đánh giá C S R W O D

Bãi Bàng 3x3 2x2 5x2 5x2 2x1 5x1 40/55 Khá TL

Bãi Bàu 5x3 2x2 1x2 4x2 2x1 5x1 36/55 TLTB

Bãi Rạng 3x3 1x2 5x2 5x2 2x1 2x1 35/55 TLTB

Bãi Nồm 5x3 5x2 5x2 5x2 4x1 5x1 54/55 RTL

Bãi Tràm 5x3 5x2 5x2 5x2 4x1 5x1 54/55 RTL

Bãi Từ Nham -

Vịnh Hòa

5x3 5x2 3x2 4x2 4x1 4x1 49/55 RTL

Bãi Xép 5x3 4x2 5x2 4x2 3x1 5x1 49/55 RTL

Bãi Long Thủy 4x3 5x2 5x2 5x2 4x1 5x1 51/55 RTL

Bãi biển TP.Tuy

Hòa

4x3 5x2 3x2 4x2 4x1 4x1 46/55 Khá TL

Ghi chú: Chất lượng cát (C); Diện tích bãi (S); Điều kiện dòng chảy (R); Độ cao sóng trung

bình (W); Độ ổn định bãi biển (O); Độ dốc bãi (D)

Nhƣ vậy, có 05/09 bãi đạt mức RTL (bãi Tràm, bãi Nồm, bãi Từ Nham - Vịnh

Hòa, bãi Xép, bãi Long Thủy); 02/09 bãi đạt mức khá TL (bãi Bàng, bãi Tuy Hòa);

02/09 bãi đạt mức TLTB (bãi Bàu, bãi Rạng). Kết quả đánh giá cho thấy các bãi biển ở

Phú Yên hoàn toàn có thể khai thác cho LHDL nghỉ dƣỡng.

3.2.2. Đánh giá tài nguyên địa chất cho loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm giá

trị địa chất gắn với văn hóa đá

Từ các tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc xác định, nội dung và kết quả

đánh giá cho LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá nhƣ sau:

a. Đánh giá tiêu chí 1: Giá trị đa dạng địa chất

* Tài nguyên địa chất ở Phú Yên có sự đa dạng về địa hình - địa mạo:

99

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có hơn 20 điểm thắng cảnh là các diện lộ tự nhiên

của đá, tạo nên sự đa dạng của các dạng địa hình. Các dang địa hình nhƣ: núi đá, mũi

đá ven biển (núi Đá Bia, mũi Điện hay mũi Đại Lãnh); gành đá ven biển (gành Đá Đĩa,

gành Đèn, gành Ông, gành đá Hòa Thắng); đảo đá ven bờ (Hòn Yến, Hòn Nƣa); vực

đá (vực Hòm, vực Song)…đã trở thành những điểm đến hấp dẫn du khách.

* Tài nguyên địa chất ở Phú Yên đa dạng về giai đoạn thành tạo:

- Các thành tạo bazan ở cao nguyên Vân Hòa và phần rìa (bao gồm vực Hòm,

vực Song, gành Đá Đĩa, Hòn Yến, gành Ông) thuộc hệ tầng Đại Nga (βN2 đn) đƣợc

hình thành do hoạt động phun trào núi lửa cách nay khoảng 5-6 triệu năm, thuộc thế

Pliocen và có thể kéo dài đến Pleistocen sớm (cách đây khoảng 2,5 triệu năm) [55; 67].

Hình dạng của các khối đá trên gành đã thể hiện rõ các giai đoạn phun trào khác nhau.

Hình 3. 11: Các dạng thế nằm phản ánh nhiều giai đoạn phun trào của bazan

gành Đá Đĩa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Những khối đá trên cùng đƣợc hình thành sớm nhất, do tác động của dòng

macma bên dƣới phun trào giai đoạn sau đã tạo ra một lực đẩy lớn làm cho khối đá dịch

chuyển từ phƣơng thẳng đứng sang xiên chéo hoặc nằm ngang.

- Các thành tạo granit của dải núi Vọng Phu - Đá Bia (gồm núi Đá Bia, Mũi Đại

lãnh) còn có lịch sử phát triển lâu dài nhất so với toàn bộ các hệ núi đới bờ, đƣợc chứng

minh bằng bề mặt san bằng cổ nhất (bề mặt Đông Dƣơng tuổi Eocen, khoảng 40 triệu

năm trƣớc), tƣơng đƣơng với khối Ngọc Linh [61].

* Tài nguyên địa chất ở Phú Yên đa dạng về kiểu thành tạo:

Tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên có 2 kiểu thành tạo chính: thành tạo

bazan bao gồm (gành Đá Đĩa, gành Ông, vực Hòm, vực Song, hòn Yến) và thành tạo

granit (núi Đá Bia, mũi Đại Lãnh, Hòn Nƣa, gành Đèn, Cù Lao Mái Nhà).

100

Nhƣ vậy, tài nguyên địa chất ở Phú Yên đạt đƣợc tiêu chí 1 là có giá trị đa dạng

địa chất.

b. Đánh giá tiêu chí 2: Giá trị mỹ học

Nhiều điểm tài nguyên có giá trị cảnh quan và giá trị cho du lịch nghiên cứu địa

chất và giải trí:

- Gành Đá Đĩa:

+ Có giá trị du lịch giải trí: Gành cấu tạo gồm các cột đá bazan nhiều màu sắc,

chiều dài khác nhau và tiết diện khác nhau (hình ngũ giác, tứ giác, lục giác) xếp sát nhau

với các thế nằm khác nhau: thẳng đứng, nghiêng, ngang, hoặc uốn lƣợn trông rất đẹp mắt.

Các cột đá bị tách ngang thành từng lớp liên tục trông giống những chồng đĩa đƣợc xếp

khít bên nhau, hiếm có, có sức thu hút đối với du khách.

+ Có giá trị du lịch nghiên cứu địa chất: Tiêu biểu là nghiên cứu chi tiết về quá

trình hình thành và đặc điểm bazan ở gành Đá Đĩa của Trịnh Dánh và của nhóm tác giả

Hà Quang Hải [67]. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm học tập, nghiên cứu khoa học của

nhiều sinh viên, thực tập sinh của nhiều trƣờng đại học trong cả nƣớc.

+ Có giá trị cảnh quan cho du lịch: Giá trị cảnh quan cho du lịch của gành Đá

Đĩa không chỉ ở bản thân nó, mà còn là nơi hội tụ của hệ thống cảnh quan thiên nhiên

kỳ thú. Phía Bắc gành Đá Đĩa là bờ biển Gành Đèn có chiều dài khoảng 1,5km đƣợc

cấu tạo bởi đá granit, gồm các tháp đá, khối đá có kích thƣớc khác nhau và nhiều màu

sắc nhƣ trắng, hồng, nâu. Trên nền các khối đá granit là hải đăng Gành Đèn, vị trí lý

tƣởng cho du khách quan sát toàn bộ vịnh Xuân Đài cũng nhƣ khu vực bờ biển nơi đây.

Phía Nam gành Đá Đĩa là Bãi Bàng cát trắng mịn, sạch, dài khoảng 1200m, nơi rộng

nhất gần 100m, rất đẹp và hoang sơ, là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dƣỡng

biển. Phía Tây gành Đá Đĩa là vùng đồi bazan thoải, đỉnh tròn mềm mại với những

ruộng bậc thang. Tất cả hội tụ lại tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên khu vực ven

biển gành Đá Đĩa.

- Núi Đá Bia:

+ Giá trị cảnh quan của núi Đá Bia cho du lịch tham quan thể hiện ở vẻ đẹp của

khối Đá Bia cao 76m nổi bật trên đỉnh núi, thế nằm hơi nghiêng và tạo nên nhiều hình

thù kỳ thú khi quan sát ở các hƣớng khác nhau. Hơn nữa, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn

bao quát cả Vũng Rô, vịnh Vân Phong và đồng bằng Tuy Hòa.

+ Núi Đá Bia là một di sản địa chất - địa mạo quan trọng của Việt Nam, có giá

trị cho nghiên cứu khoa học về tìm hiểu nguồn gốc và quá trình hình thành địa hình.

Núi Đá Bia nằm trong dãy núi Vọng Phu - Đá Bia, dải núi địa lũy - khối tảng đồ sộ (dài

101

70km x rộng 20km), đƣợc vận động Tân kiến tạo nâng mạnh nhất ở đới bờ, với đỉnh

Vọng Phu (cao 2051m). Cấu tạo nên dải núi này là các đá granit của tổ hợp phức hệ

xâm nhập Định Quán và Đèo Cả đã tạo nên di sản địa mạo quan trọng, trong đó có dải

núi Vọng Phu - Đá Bia. Tại đây thể hiện rõ ràng nhất là quá trình địa mạo ngoại sinh

vùng nhiệt đới (phong hóa, rửa trôi, trọng lực) tác động lên các khối đá granit tạo nên

nhiều dạng địa hình độc đáo trong đó có núi Đá Bia. Đây là khối đá sót lớn dạng tháp

vuông nguyên khối nằm trên phần đỉnh núi ở độ cao 706m.

- Các điểm tài nguyên địa chất khác (mũi Điện, gành Ông, Gành Đèn, gành đá

Hòa Thắng, hòn Yến, hòn Nƣa, vực Song, vực Hòm) đều là những thắng cảnh đẹp, rất

có giá trị cho PTDL. Thực tế, các điểm thắng cảnh này đã trở thành các điểm du lịch

hấp dẫn của Phú Yên.

Nhƣ vậy, tài nguyên địa chất ở Phú Yên đạt đƣợc tiêu chí 2, có giá trị mỹ học.

c. Đánh giá tiêu chí 3: Giá trị độc đáo, đặc sắc

Theo kết quả đánh giá cho các điểm TNTN, các điểm tài nguyên địa chất đã đạt

mức rất độc đáo là gành Đá Đĩa; đạt mức độc đáo gồm quần thể Hòn Yến, bãi Môn -

mũi Đại Lãnh, núi Đá Bia. Do đó, có thể kết luận rằng tài nguyên địa chất ở Phú Yên

đạt đƣợc tiêu chí 3 (giá trị độc đáo, đặc sắc).

d. Đánh giá tiêu chí 4: Giá trị đi kèm

Tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên không chỉ có giá trị từ chính bản thân

tài nguyên mà còn đƣợc bổ sung bởi giá trị văn hóa đá và đã trở thành “di sản văn hóa

đá”. Điều này đã tác động rất tích cực đến hoạt động du lịch. Khi khai thác LHDL tham

quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, cần khai thác các sản phẩm du lịch

bổ sung nhƣ: đàn đá, kèn đá, giếng đá, tƣờng đá, đƣờng đá,... của địa phƣơng (huyện

Tuy An) để tăng thêm sự trải nghiệm với đá của du khách, cụ thể:

- Đàn đá: Bộ đàn đá Tuy An (Phú Yên) gồm 08 thanh, theo [70]: “Bộ đàn đá

Tuy An có tính vượt trội so với các bộ đàn đá khác phát hiện tại Việt Nam; bởi bộ đàn

đá này có đầy đủ, nguyên vẹn và có thang âm hoàn chỉnh nhất khi công bố đến thời

điểm hiện nay....Đây là loại hình di sản văn hóa đá độc đáo phát hiện trên địa bàn tỉnh

Phú Yên - là báu vật không chỉ của Phú Yên, mà của Việt Nam và còn của cả thế giới”.

- Kèn đá (Tù và đá): Đƣợc chế tác từ đá bazan, mỗi Kèn đá đều thổi đƣợc 09

âm. Cặp Kèn đá Tuy An là “độc nhất vô nhị”, chƣa có nơi nào phát hiện đƣợc cặp Kèn

đá nhƣ ở Phú Yên [70].

- Kiến trúc đá: Chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng) tọa lạc trên ngọn núi có nhiều

đá trắng (Bạch Thạch Sơn). Xung quanh chùa có bờ thành xếp bằng những khối đá, tạo

102

một khuôn viên khép kín. Đƣờng đá dài gần 500m từ quốc lộ 1A dẫn lên chùa là con

đƣờng đá cổ còn nguyên vẹn nhất ở Phú Yên hiện nay. Đƣờng đá cổ này vừa có giá trị

thẩm mỹ, vừa là di sản văn hóa của địa phƣơng.

- Đá còn hiện diện trong cuộc sống của rất nhiều vùng quê Tuy An. Hiện nay, ở

nhiều xã nhƣ An Thọ, An Lĩnh, An Ninh Đông, An Hiệp... vẫn còn nhiều con đƣờng

đá, giếng đá, hàng rào đá, mộ đá xếp thành chồng mà không dùng chất liệu kết dính.

Có thể kết luận, các giá trị văn hóa đá ở Phú Yên rất đặc sắc, là một giá trị bổ

sung có ý nghĩa lớn cho LHDL tham quan trải nghiệm các giá trị địa chất gắn với đá..

Đánh giá chung: Tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên đạt đƣợc cả 4 tiêu

chí về giá trị đa dạng địa chất; giá trị mỹ học; giá trị độc đáo, đặc sắc và giá trị đi

kèm, nên rất thuận lợi cho phát triển LHDL tham quan, trải nghiệm các giá trị địa chất

gắn với văn hóa đá. Đây sẽ là cơ sở để phát triển SPDL đặc thù của địa phƣơng, tạo nét

riêng biệt của Phú Yên so với các địa phƣơng khác.

3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho

phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên

3.3.1. Phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Phú Yên cho phát triển du lịch

Từ các tiêu chí và chỉ tiêu đã đƣợc xác định (xem chƣơng 1), lãnh thổ Phú Yên

đƣợc xác định là 01 vùng và đƣợc phân chia thành 05 TV (hình 3.13 và bảng 3.14).

Bảng 3. 14: Phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Vùng Tiểu vùng Ký hiệu

Đồi núi

thấp xen

đồng bằng

ven biển

Phú Yên

1. Tiểu vùng đồi núi thấp xen vũng vịnh ven biển và các

đảo ven bờ Sông Cầu - Tuy An

TV1

2. Tiểu vùng thung lũng sông Ba TV2

3. Tiểu vùng cao nguyên Vân Hòa TV3

4. Tiểu vùng núi thấp Đồng Xuân - Sơn Hòa TV4

5. Tiểu vùng núi thấp Sông Hinh - Tây Hòa TV5

103

104

3.3.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi tiểu vùng

3.3.2.1. Tiểu vùng đồi núi thấp xen vũng vịnh ven biển và các đảo ven bờ Sông Cầu -

Tuy An (TV1)

- Địa hình: Đây là TV có địa hình đa dạng, nhiều đồi núi thấp xen vũng vịnh ven

biển và các đảo ven bờ. Độ cao trung bình từ 200-300m (ở phía Nam) và 700-800m (ở

phía Bắc). Các dạng địa hình chính ven bờ của TV1 là hệ thống đầm phá, vũng vịnh,

bãi biển, gành đá, mũi đá, đảo ven bờ.

- Khí hậu: TV1 có lƣợng mƣa trung bình năm 1800-2000mm, số ngày mƣa trung

bình 98 ngày/năm; Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 25.1- 26.30C. Thời kỳ mùa hè

nhiệt độ trung bình từ 27.2- 29.10C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39- 40

0C; Các yếu tố

khác nhƣ gió Tây khô nóng xuất hiện vào khoảng cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối

tháng 8. Trung bình hàng năm xuất hiện 50- 60 ngày khô nóng, gió tây khô nóng mạnh

chiếm 7- 10% (trong tổng số ngày ngày có gió Tây khô nóng).

- Sinh vật: Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi phân bố ở các đồi cát, đồi

thấp ven biển, rừng dừa ven các vịnh biển và rừng phi lao chắn cát. Ở trên các đảo,

phần lớn là các loại cây bụi có độ cao không lớn xen kẽ với phi lao. Quanh các đảo và

trong các đầm, vịnh là rạn san hô.

- Thắng cảnh tự nhiên: Ở ven biển có bãi Bàng, bãi Tràm, bãi Rạng, bãi Nồm,

bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Xép, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Hòn

Nần, cù Lao Ông Xá, đảo Nhất Tự Sơn, Cù lao Mái Nhà, quần thể Hòn Yến, gành Đá

Đĩa, Gành Đèn. Khu vực phía Tây của TV có các suối khoáng nóng: Trà Ô, Triêm Đức,

thác Cây Đu.

Có 4 thắng cảnh đƣợc công nhận là danh thắng cấp quốc gia (vịnh Xuân Đài,

gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, quần thể Hòn Yến).

3.3.2.2. Tiểu vùng thung lũng sông Ba (TV 2)

Tiểu vùng bao gồm thung lũng sông Ba, khu vực đồi thấp Tây Hòa, đồng bằng

Tuy Hòa và dải ven biển Đông Hòa.

- Địa hình: Địa hình tƣơng đối thấp, bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 100-

200m, riêng khu vực mũi Điện có độ cao 200m, núi Đá Bia cao 706m. TV 2 có địa hình

tƣơng đối đa dạng, các dạng địa hình chính ở đây gồm bãi biển, vũng vịnh, đảo ven bờ,

núi, đồng bằng và thung lũng sông.

- Khí hậu: TV2 có lƣợng mƣa trung bình năm khoảng từ 1900- 2100 mm, số

ngày mƣa trung bình 116 ngày/năm; Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26.60C, nhiệt độ

105

trung bình từ 27,2- 29,20C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 38- 40

0C; Các yếu tố khác nhƣ

gió tây khô nóng (45- 60 ngày), gió tây khô nóng mạnh chiếm khoảng 2-5%.

- Thảm thực vật: Gồm thảm thực vật nhân sinh nhƣ lúa, bắp, dƣa, đậu, rau,

hoa… phân bố ở các khu vực đồng bằng, hạ lƣu các con sông. Ở các khu vực đồi núi

thấp là hệ thực vật rừng thƣa, cây bụi. Ở TV này, hệ thực vật nhân sinh tạo nên một

dạng TNDL độc đáo, làm nên nét đặc trƣng và đƣợc mệnh danh là “xứ sở hoa vàng trên

cỏ xanh”. Vào các mùa vụ, những cánh đồng rau xanh, hoa vàng nở rộ, tạo nên một bức

tranh đồng quê đẹp mắt. Đây cũng là một nguồn TNDL đặc sắc của TV.

Ở ven biển, thảm thực vật là các loại cây bụi phân bố ở các đồi cát, đồi thấp ven

biển và rừng phi lao chắn cát. Khu vực núi Đá Bia có thảm thực vật rừng nhiệt đới

thƣờng xanh rậm rạp với hệ sinh vật phong phú. Quanh các đảo là hệ sinh thái rạn san

hô, đây là nguồn TNDL hết sức có giá trị và là một trong những điểm nhấn quan trọng

để hút khách.

- Thắng cảnh tự nhiên: Tập trung ở khu vực ven biển, có thể kể đến nhƣ: bãi biển

Tuy Hòa, bãi Gốc, vũng Rô, đảo Hòn Nƣa, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia, núi Chóp

Chài, KBTTN Bắc Đèo Cả, hồ Hảo Sơn, suối Tôm, đập Hàn…Ở phía Tây có suối

khoáng nóng Lạc Sanh, vực phun Hòa Mỹ, đập Đồng Cam, suối khoáng Phú Sen, gành

đá Hòa Thắng. Trong TV có 2 thắng cảnh cấp quốc gia là Bãi Môn - Mũi Điện và núi

Đá Bia.

3.3.2.3. Tiểu vùng cao nguyên Vân Hòa (TV 3)

- Địa hình: Cao nguyên Vân Hòa có độ cao trung bình khoảng 400m, bề mặt địa

hình lƣợn sóng, có nhiều đồi nhấp nhô, sƣờn thoải, ở khu vực trũng thấp là các thung

lũng sông, suối, hồ.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa trung bình năm thấp, khoảng 1700- 1800 mm, trung bình

có 148 ngày mƣa/năm; Nhiệt độ trung bình năm 24,10C, tháng nóng nhất trung bình từ

26,0- 27,0oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 38- 39

0C; Số ngày khô nóng ở khu vực

này tƣơng đối thấp khoảng 20- 30 ngày; Điểm đặc biệt của khí hậu nơi đây là vào buổi

sáng, nhất là vào mùa đông và xuân, sƣơng mù dày đặc.

- Thảm thực vật: Thực vật luôn xanh tốt, rừng trồng gồm keo lá tràm, bạch đàn

đƣợc trồng trên khắp cao nguyên, phủ xanh các đồi thấp. Bên cạnh đó còn có cây hồ

tiêu, cao su, sắn và đồng cỏ tự nhiên. Một số khu vực vẫn còn rừng nguyên sinh (ở khu

vực Hội trƣờng Mùa Xuân). Thực vật trên cao nguyên Vân Hòa mang sắc thái riêng, tạo

nên một cao nguyên quanh năm xanh mát thuận lợi cho PTDL. Ngoài ra, trên nền đất

đỏ bazan, kết hợp với khí hậu á nhiệt đới nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc

106

biệt có thể trồng đƣợc nhiều loại hoa nhƣ: hƣớng dƣơng, cẩm tú cầu, các loại cúc, cánh

bƣớm, mõm sói (mõm chó)…

- Thắng cảnh tự nhiên: Hồ Long Vân, hồ Văn Hòa, suối Nấm, vực Song, vực Hòm.

3.3.2.4. Tiểu vùng núi thấp Đồng Xuân - Sơn Hòa (TV4)

- Địa hình: Đây là tiểu vùng có địa hình cao nhất so với các khu vực khác trong

tỉnh. Địa hình núi thấp là chủ yếu độ cao trung bình 500-600m, có một số đỉnh cao

1200m. Địa hình chạy theo hƣớng TB-ĐN, bị phân cắt mạnh gây khó khăn cho việc đi

lại. Đây là các khu vực ít có giá trị về du lịch.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa năm ở khu vực này thấp khoảng 1700- 1800 mm, trung

bình 148 ngày mƣa; Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này tƣơng đối thấp 24.10C,

tháng nóng nhất trung bình từ 26.0- 27.0oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 38- 39

0C;

Số ngày khô nóng ở khu vực này tƣơng đối thấp khoảng 20- 30 ngày.

- Thực vật: Hệ thực vật của TV4 chủ yếu là rừng tự nhiên phân bố ở các khu vực

núi thấp , một diện tích nhỏ ở phía Nam của TV nơi có địa hình đồi thấp là thảm thực

vật nhân sinh với các loại cây nhƣ sắn, mía.

- Thắng cảnh tự nhiên: Đến thời điểm hiện tại chƣa phát hiện thắng cảnh có giá

trị cho PTDL.

3.3.2.5. Tiểu vùng núi thấp Sông Hinh - Tây Hòa (TV5)

- Địa hình: Địa hình núi thấp là chủ yếu, có một số đỉnh cao 1200m, hƣớng địa hình

chạy theo hƣớng Tây - Đông. Ngoài núi thấp, còn có đồi thấp và các hồ nƣớc, thác nƣớc.

Đặc điểm địa hình đồi núi cũng tạo ra những hạn chế trong việc đi lại.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa năm rất lớn từ 2100- 2300 mm, tiểu vùng này đƣợc xem

là vùng khí hậu nhiệt đới mƣa nhiều, số ngày mƣa trung bình 120 ngày/năm; Nhiệt độ

trung bình năm khoảng 260C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối thƣờng từ 38- 40

0C; Số ngày

xuất hiện gió tây khô nóng tƣơng đối ít, khoảng 15- 30 ngày (số ngày khô nóng mạnh

chiếm khoảng 10%).

- Thực vật: Hệ thực vật gồm 2 nhóm chính, bao gồm rừng tự nhiên phân bố ở các

khu vực núi thấp ở phía Nam; thảm thực vật nhân sinh phân bố các khu vực đồi núi

thấp phía Bắc. Vào thời điểm mùa vụ, thảm thực vật nhân sinh trên các dạng địa hình

đồi lƣợn sóng, bao phủ một diện tích rộng lớn tạo nên một tấm thảm xanh mênh mông

cũng là một nét độc đáo của TV5.

- Thắng cảnh tự nhiên: Hồ thủy điện sông Ba Hạ, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ

Xuân Hƣơng, thác H’Ly, thác Drai Tăng.

107

3.3.3. Đánh giá tổng hợp theo các tiểu vùng tự nhiên

Kết quả đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL theo các TVTN dựa trên kết quả đánh giá theo điểm TNTN trong mỗi tiểu vùng và

phân tích các ĐKTN của mỗi tiểu vùng cho PTDL. Kết quả đánh giá thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3. 15: Tổng hợp kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên

TT

Các điểm TNTN đạt mức RTL và

khá TL cho PTDL

Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Mức

đánh

giá

TV1

- Có 08/17 điểm TNTN đƣợc chọn đánh

giá, kết quả có 03 điểm đạt mức RTL

(Gành Đá Đĩa; Quần thể Hòn Yến; Bãi

biển Từ Nham - Vịnh Hòa) và 04 điểm

đạt mức khá TL (Bãi Xép; Vịnh Xuân

Đài; đầm Ô Loan; Cù lao Mái Nhà).

- Có 08/09 bãi biển đƣợc chọn đánh giá,

kết quả có 05 bãi đạt mức RTL (bãi

Nồm, bãi Tràm, bãi Từ Nham - Vịnh

Hòa, bãi Xép, bãi Long Thủy) và 01 bãi

đạt mức khá TL (bãi Bàng,).

- TV1 có nhiều điểm TNTN có giá trị cho PTDL, chủ yếu là các dạng tài nguyên: đầm phá,

vũng vịnh, gành đá ven biển, bãi biển, đảo ven bờ và các rạn san hô quanh các đảo. Có nhiều

điểm TNTN nên có ƣu thế trong kết nối du lịch.

- Có vị trí gần biển, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, dễ tiếp cận các điểm du lịch.

- Có 03 điểm đạt mức RTL (các TV khác không có điểm TNTN nào đạt mức này); có 03 thắng

cảnh đƣợc công nhận là danh thắng cấp quốc gia (vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, quần thể Hòn

Yến) và 01 thắng cảnh là di tích cấp quốc gia đặc biệt (gành Đá Đĩa).

-> TV1 có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các LHDL

RTL

TV2

- Có 04/17 điểm TNTN đƣợc chọn đánh

giá, cả 04 điểm đều đạt mức khá TL,

gồm: Bãi biển Tuy Hòa; Bãi Môn - Mũi

Đại Lãnh; Núi Đá Bia; Đập Đồng Cam.

- Có 01/09 bãi biển đƣợc chọn đánh giá,

kết quả đạt mức khá TL (Bãi biển

- TV 2 có địa hình tƣơng đối đa dạng tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp có giá trị cho du lịch (bãi

biển, mũi đá gốc, núi đá ven biển…); có KBTTN Bắc Đèo Cả; có cánh đồng lúa lớn nhất miền

Trung, vào các thời điểm mùa vụ tạo nên một bức tranh đồng quê tuyệt đẹp, các loại hoa màu

nhƣ bắp, dƣa, đậu, rau, hoa,…phân bố ở các khu vực đồng bằng, hạ lƣu các con sông vào mùa

vụ hoa nở rộ, đã làm nên nét đặc trƣng và đƣợc mệnh danh là “xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh”.

- Có vị trí ven biển, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi trong di chuyển.

RTL

108

TP.Tuy Hòa). - Có 2 thắng cảnh cấp quốc gia là Bãi Môn - Mũi Điện và núi Đá Bia.

-> TV1 có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các LHDL.

TV3 Cao nguyên Vân Hòa đạt mức đánh giá

khá TL

- TV có vị trí TL.

- Có nhiều điểm du lịch, cảnh quan đẹp (các dạng địa hình có giá trị cho du lịch gồm: đồi/núi

thấp, hồ nƣớc, suối, thác/vực).

- Thực vật phong phú (rừng trồng bạt ngàn, có rừng nguyên sinh, đồng cỏ tự nhiên xanh mƣợt,

nhiều loại hoa đặc sắc).

- Khí hậu mát mẻ.

-> Có khả năng phát triển các LHDL: tham quan, nghỉ dƣỡng núi, sinh thái.

Khá

TL

TV4 Không có điểm TNTN đƣợc chọn đánh

giá.

- Địa hình cao nhất so với các khu vực khác trong tỉnh, chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc đi

lại. Là khu vực có thƣợng nguồn của sông Kỳ Lộ. Có thể là khu vực phân bố của những thác

nƣớc đẹp. Hệ thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên. Cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mát mẻ.

-TV này có tiềm năng cho du lịch khám phá mạo hiểm

Kém

TL

TV5 Có 04/17 điểm TNTN đƣợc chọn đánh

giá, kết quả có 03 điểm đạt khá TL (hồ

thủy điện Sông Hinh, hồ Xuân Hƣơng,

thác H’Ly).

- TV thuộc khu vực miền núi, có vị trí TĐTL.

- Có các thắng cảnh đẹp (chủ yếu là hồ và thác nƣớc), phân bố tƣơng đối tập trung.

- Thảm thực vật phong phú, có KBTTN, có thảm thực vật nhân sinh với các loại cây nhƣ sắn mì,

mía, cao su, hồ tiêu phân bố trên một diện tích rộng ở các khu vực đồi núi thấp phía Bắc. Vào

thời điểm mùa vụ, thảm thực vật nhân sinh phân bố trên các dạng địa hình đồi lƣợn sóng, bao

phủ một diện tích rộng lớn tạo nên một tấm thảm xanh mênh mông là một nét độc đáo, riêng

biệt cho PTDL.

- Khí hậu mát mẻ.

-> Có khả năng phát triển các LHDL: tham quan, sinh thái.

Khá

TL

109

110

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và TNTN của Phú Yên cho PTDL là cơ sở

khoa học quan trọng cho việc đƣa ra các định hƣớng cho PTDL ở Phú Yên. Các kết quả

thể hiện nhƣ sau:

- Đối với đánh giá cho 17 điểm TNTN, kết quả đạt đƣợc: Mức RTL: 03/17 điểm

(chiếm 17,7%); Mức khá TL: 12/17 điểm (chiếm 70,5%); Mức TLTB: 01/17 điểm

(chiếm 5,9%); Mức kém TL: 01/17 điểm (chiếm 5,9%); Mức RKTL: không có. Kết quả

này chính là cơ sở để luận án đƣa ra các định hƣớng về ƣu tiên khai thác, quy mô khai

thác, về thời gian khai thác và định hƣớng về giảm thiểu tác động đến môi trƣờng trong

khai thác TNTN.

- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với

bãi biển đã cho kết quả: 05/09 bãi đạt mức RTL (chiếm 55,6%); 02/09 bãi đạt mức khá

TL (chiếm 22,2%); 02/09 bãi đạt mức TLTB (chiếm 22,2%); không có mức kém TL và

RKTL. Kết quả đánh giá cho thấy, Phú Yên hoàn toàn có thể đầu tƣ để phát triển mạnh

LHDL này, tuy nhiên trong thời gian gần thì tập trung đầu từ cho các bãi biển có mức

đánh giá cao (RTL và khá TL).

- Đối với đánh giá nguyên địa chất cho LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa

chất gắn với văn hóa đá cho thấy tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên đạt đƣợc cả

4 tiêu chí về giá trị đa dạng địa chất, giá trị mỹ học gồm, giá trị độc đáo, đặc sắc và giá

trị đi kèm. Các điểm tài nguyên đƣợc đánh giá có giá trị cao bao gồm: gành Ông, Hòn

Yến, gành Đá Đĩa, gành Đèn (ở TV1); gành đá Hòa Thắng, mũi Đại Lãnh, núi Đá Bia

(ở TV2); vực Song, vực Hòm (ở TV3). Đây chính là những điểm dừng chân khám phá

trong hành trình trải nghiệm LHDL này của du khách.

- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNTN cho PTDL theo các

TVTN cho kết quả là: 02/05 TV đạt mức RTL (chiếm 40%); 02/05 TV đạt mức khá TL

(chiếm 40%); 01/05 TV đạt mức kém TL (chiếm 20%); không có mức TLTB và RKTL.

Kết quả đánh giá này sẽ là cơ sở khoa học để luận án đƣa ra định hƣớng PTDL theo các

TVTN, ƣu tiên phát triển các LHDL phù hợp với lợi thế về TNTN của mỗi TV.

111

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Ở PHÚ YÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

4.1. Cơ sở đề xuất định hƣớng

4.1.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du

lịch

- Kết quả đánh giá riêng theo từng tiêu chí và kết quả đánh giá tổng hợp cho 17

điểm TNTN sẽ là cơ sở để đƣa ra các định hƣớng khai thác TNTN ở Phú Yên cho

PTDL, đó là: định hƣớng về quy mô khai thác; định hƣớng về giảm thiểu tác động đến

môi trƣờng trong hoạt động khai thác TNDL; định hƣớng về mùa vụ khai thác; định

hƣớng ƣu tiên khai thác và định hƣớng khai thác các tuyến du lịch.

- Kết quả đánh giá cho hai LHDL tiêu biểu (du lịch nghỉ dƣỡng gắn với các bãi

biển và du lịch tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá) là cơ sở khoa

học vững chắc để đƣa ra định hƣớng ƣu tiên phát triển hai LHDL này ở Phú Yên.

- Kết quả đánh giá theo các TVTN là cơ sở quan trọng để đề xuất phát triển các

SPDL đặc thù, ƣu thế cho từng TVTN.

4.1.2. Định hướng và quy hoạch phát triển du lịch Phú Yên

* Định hƣớng phát triển du lịch

Phát triển du lịch của địa phƣơng cần dựa vào các chỉ đạo về PTDL của quốc

gia. Các văn bản pháp quy làm cơ sở cho đề xuất PTDL của Phú Yên bao gồm:

- Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL, ngày 13/7/2016, về việc phê duyệt Chiến

lược phát triển thương hiệu du lịch việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

đã chỉ rõ: “Thương hiệu sản phẩm du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản

phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng biển, đảo” [75].

- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL, ngày 18/8/2016, về việc phê duyệt đề án

Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm

2030. Đề án đƣa ra các định hƣớng phát triển chủ yếu:…tập trung ƣu tiên phát triển 4

dòng SPDL (du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch đô thị) [76].

- Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn của Việt Nam [77].

- Quyết định 147/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2020, về việc phê duyệt Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Đề án đã nêu: “Ƣu tiên phát triển

SPDL nghỉ dƣỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hƣớng Chiến

lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam…” [78].

112

Thực hiện các chỉ đạo về PTDL của quốc gia, tỉnh ủy Tỉnh ủy Phú Yên (khóa XVI)

từ đầu nhiệm kỳ đã ban hành Chương trình hành động về phát triển du lịch Phú Yên trở

thành ngành kinh tế quan trọng và đã thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Phú

Yên về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn

2016-2020 và hướng đến là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Các định hƣớng về PTDL của quốc gia và địa phƣơng sẽ là cơ sở pháp lý để đƣa ra

các định hƣớng PTDL trong luận án.

* Quy hoạch phát triển du lịch

- Quy hoạch du lịch trong quy hoạch chung về phát triển KT-XH:

Phát triển ngành du lịch đã đƣợc đề cập cụ thể trong Quyết định 665/QĐ-TTG

năm 2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội tỉnh Phú Yên

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngày 31

tháng 5 năm 2018 [79]. Trong đó, ngành du lịch Phú Yên đã đƣợc nhấn mạnh là ngành

trọng điểm để phát triển.

- Quy hoạch du lịch Phú Yên:

Trong quyết định số 218/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 1 năm 2012 của UBND tỉnh

Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2025 [1], đã chỉ ra các nội dung trong PTDL Phú Yên nhƣ sau: Phát

triển các SPDL chủ yếu, mức độ ƣu tiên phát triển SPDL trong từng giai đoạn, các

không gian phát triển du lịch. Đây chính là cơ sở để đƣa ra các định hƣớng về phân kỳ

khai thác, về các không gian PTDL trong luận án.

4.1.3. Thực trang phát triển du lịch gắn với tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên

* Tình hình khai thác du lịch tại các điểm TNTN ở Phú Yên

Trong gần 50 điểm TNTN đã đƣợc quy hoạch cho PTDL của Phú Yên thì hiện

nay chỉ có một số ít các điểm đã đƣợc đầu tƣ khai thác, còn lại đa số các điểm còn

hoang sơ. Tuy nhiên, ở các điểm tài nguyên đã đƣợc đầu tƣ khai thác thì các dịch vụ du

lịch nhìn chung còn hết sức đơn điệu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, nên vẫn chƣa

mang lại hiệu quả kinh tế nhƣ mong đợi.

Các điểm du lịch nhƣ di tích cấp quốc gia đặc biệt gành Đá Đĩa, các danh thắng

quốc gia: vịnh Xuân Đài, quần thể Hòn Yến, đầm Ô Loan, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá

Bia cũng nhƣ nhiều điểm du lịch tự nhiên khác mới chỉ có một số dịch vụ đáp ứng du

lịch tham quan, dã ngoại chứ chƣa có các dịch vụ lƣu trú hay các dịch vụ du lịch cao

cấp khác.

113

Các bãi biển phần lớn còn hoang sơ, ngoại trừ Bãi Tràm, (đã đƣợc đầu tƣ nhiều

dịch vụ du lịch, là khu nghỉ dƣỡng 5 sao cao cấp với nhiều dịch vụ tiện nghi) và bãi

biển Tuy Hòa (bƣớc đầu đƣợc khai thác cho du lịch nghỉ dƣỡng biển với các khu nghỉ

dƣỡng cao cấp ven biển). Tuy nhiên, ở bãi biển Tuy Hòa với nhiều điều kiện thuận lợi

thì sự đầu tƣ ở hiện tại mới chỉ là bƣớc đầu, ở đây còn có thể phát triển mạnh các dịch

vụ du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp và các HĐDL gắn với thể thao biển.

Các điểm du lịch và các điểm TNDL tự nhiên ở phía Tây bao gồm các hồ, thác,

KBTTN đa số vẫn chƣa có các dịch vụ du lịch. Chỉ có khu du lịch sinh thái Long Vân

Garden (gần hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa) đã đƣợc đầu tƣ các dịch vụ du lịch

tham quan và có dịch vụ lƣu trú. Nhƣng ven các hồ Long Vân, Vân Hòa (trên cao

nguyên Vân Hòa), nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng các khu nghỉ dƣỡng

cao cấp thì hiện nay vẫn chƣa có dịch vụ du lịch nào.

Nhƣ vậy, từ hiện trạng khai thác du lịch hiện nay tại các điểm du lịch tự nhiên

của Phú Yên cho thấy tiềm năng du lịch tự nhiên của địa phƣơng là rất lớn, nhƣng khai

thác cho du lịch còn nhiều hạn chế. Do đó, việc đầu tƣ để phát triển mạnh cho các điểm

du lịch này là hết sức cần thiết, đặc biệt khi Phú Yên đã xác định du lịch là ngành kinh

tế mũi nhọn trong giai đoạn 2026-2030.

* Các LHDL đã đƣợc khai thác

Các LHDL gắn với TNTN hiện nay ở Phú Yên đang phát triển bao gồm du lịch

tham quan, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dƣỡng biển.

- Du lịch tham quan ngắm cảnh đƣợc phát triển ở các điểm du lịch: Vịnh xuân

Đài, Nhất Tự Sơn, Gành Đá Đĩa, Hòn Yến, Bãi Xép, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia,

thác H’Ly, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Xuân Hƣơng.

- Du lịch sinh thái hiện đang bắt đầu phát triển ở các điểm du lịch: Long Vân

Garden, khu sinh thái Suối Nấm (trên cao nguyên Vân Hòa), thác Drai Tăng (huyện

Sông Hinh).

- Du lịch nghỉ dƣỡng biển đang đƣợc phát triển ở các khu vực ven biển thành

phố Tuy Hòa (Rosa Alba Resort, Sala Tuy Hòa Beach Hotel, Gozo Resort & Coffee,

Sao Việt Resort) và khu vực ven biển Sông Cầu (khu du lịch biển Vịnh Hòa, Resort 5*

Zannier Bãi San Hô ở Bãi Tràm).

* Khả năng hút khách du lịch

Khả năng hút khách từ các thị trƣờng thể hiện qua mức độ hài lòng của du

khách. Các nội dung này đƣợc phân tích thông qua kết quả phiếu khảo sát khách du

114

lịch. Phân tích kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho việc đƣa ra các hƣớng đầu tƣ cho các

điểm TNDL để mang lại hiệu kinh tế quả cao.

Về mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến Phú Yên đƣợc lấy kết quả từ

phiếu điều tra du khách (phụ lục 4) với tổng số phiếu điều tra 120 phiếu (khách trong

nƣớc: 110 phiếu, khách quốc tế 10 phiếu). Kết quả thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4. 1: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách đến du lịch tỉnh Phú Yên

Các mức độ hài lòng Số phiếu Tỷ lệ %

Rất hài lòng 46/120 38,3

Hài lòng 42/120 35,0

Tƣơng đối hài lòng 32/120 26,7

Chƣa hài lòng 0/120 0

Phân tích kết quả trên, cho thấy số lƣợng du khách rất hài lòng (mức độ 1) với du

lịch Phú Yên chiếm tỷ lệ chƣa cao (chỉ 38,3%), số lƣợng du khách hài lòng (mức độ 2)

cũng chƣa cao (35,0%), mức độ tƣơng đối hài lòng (mức độ 3) chiếm tới 26,7%.

Mức độ hài lòng của du khách trên cơ sở khảo sát, điều tra theo câu hỏi (Theo

ông (bà), đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, tỉnh Phú Yên cần?

Các ý kiến trả lời và kết quả điều tra tổng hợp lại nhƣ sau (bảng 4.2):

Bảng 4. 2: Kết quả điều tra về các giải pháp nâng cao chất lƣợng du lịch của Phú Yên

Các ý kiến trả lời Số phiếu Tỷ lệ %

Mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới nhằm tăng cƣờng

sức chứa của vùng du lịch

21/120 17,5

Khuyến cáo du khách về điều kiện thời tiết và khả năng đáp

ứng của điểm du lịch

90/120 75,0

Đa dạng hóa loại hình du lịch, sản phẩm du lịch 95/120 79,1

Đầu tƣ mạnh các dịch vụ và nâng cao chất lƣợng phục vụ tại

các điểm du lịch

120/120 100,0

Sử dụng công cụ kinh tế (tăng lệ phí tham quan, dịch vụ…) 0/120 0

Tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, bảo vệ sinh

thái cảnh quan khu du lịch

79/120 65,8

Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch 72/120 60,0

Từ việc phân tích kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân chính của mức độ hài

lòng chƣa cao là chƣa có sự đầu tƣ mạnh các dịch vụ và chất lƣợng phục vụ tại các

điểm du lịch còn chƣa đáp ứng yêu cầu. Để du lịch Phú Yên có bƣớc phát triển thì

trong tƣơng lai, Phú Yên cần: đa dạng hóa loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, đẩy

115

mạnh công tác quảng bá du lịch, khuyến cáo du khách về điều kiện thời tiết và khả năng

đáp ứng của điểm du lịch và cần tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, bảo vệ

sinh thái cảnh quan khu du lịch để đảm bảo phát triển bền vững.

* Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong khai thác tiềm năng

TNTN cho PTDL ở Phú Yên

- Về hiệu quả kinh tế:

Theo nguồn số liệu thu thập trong 10 năm (2010-2019) (bảng 4.3) cho thấy du

lịch Phú Yên có sự khởi sắc từ năm 2015 đến nay. Doanh thu du lịch tăng tỷ lệ thuận

với việc tăng khách du lịch (bảng 4.4). Các địa điểm du lịch trọng điểm, thu hút khách

đều tập trung vào các điểm du lịch tự nhiên, gồm: gành Đá Đĩa, Bãi Xép, Bãi Môn -

Mũi Điện, khu du lịch Long Vân Garden, thác H’Ly, bãi tắm Vịnh Hòa. Vào những

ngày cuối tuần lƣợng khách đông, hơn 1000 lƣợt khách/ngày/địa điểm. Còn vào các dịp

lễ, tết, số lƣợng khách tăng lên đến 2.500 - 3.000 lƣợt khách/ngày/điểm du lịch (kết quả

khảo sát thực tế tại các quầy bán vé, 2018).

Bảng 4. 3: Khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 (ĐVT: Nghìn lƣợt)

Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng lƣợt

khách

361 530 550 600 755 900 1175 1404 1609 1830

Khách nội

địa

340,5 490 497 540 703 855 1134,5 1368,5 1568 1380

Khách quốc

tế

20,5 40 53 60 52 45 40,5 35,5 41 45

(Nguồn: Sở VHTT&DL Phú Yên, 2019)

Bảng 4. 4: Doanh thu du lịch của Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 (ĐVT: Tỉ đồng)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Doanh thu 249,5 450 500 540 675 850 997,5 1.245 1.556 1.940

(Nguồn: Sở VHTT&DL Phú Yên, 2019)

Kết quả phân tích bảng 4.3 và 4.4 cho thấy: Khách du lịch đến Phú Yên tăng

nhanh hằng năm; giai đoạn 2010-2019, lƣợt khách du lịch đến Phú Yên tăng bình quân

20 - 25%/năm; doanh thu du lịch tăng 30%. Năm 2019, có khoảng 1,83 triệu lƣợt

khách, đạt 110,9% kế hoạch năm, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng doanh

thu du lịch là 1.940 tỉ đồng, đạt 102,1% kế hoạch năm.

- Về mặt xã hội:

Phân tích phiếu khảo sát (phụ lục 7) và điều tra thực tế, cho thấy từ khi du lịch

Phú Yên phát triển, du khách đến Phú Yên nhiều hơn, đã tạo nên niềm vui và hứng khởi

116

cho cộng đồng dân cƣ. Từ đó, ý thức của ngƣời dân Phú Yên đối với việc PTDL đã có

bƣớc nâng cao, tạo nên môi trƣờng du lịch thân thiện. Ngƣời dân đã tích cực tham gia

vào các hoạt động du lịch để nâng cao thu nhập: tham gia đầu tƣ các dịch vụ du lịch

nhƣ nhà hàng, khách sạn, homestay, dịch vụ ăn uống, các dịch vụ đƣa đón khách tham

quan (taxi, ca nô, thuyền máy), buôn bán các sản vật địa phƣơng.

- Về mặt môi trƣờng:

Từ khi tỉnh đầu tƣ mạnh cho du lịch, môi trƣờng đô thị ở Phú Yên trở nên khang

trang. Các trung tâm hội nghị, nhà hàng, khách sạn cao cấp, khu giải trí về đêm, các

resort ven biển, hệ thống công viên... có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống đƣờng giao

thông đến các địa điểm du lịch đƣợc nâng cấp, tạo nên mạng lƣới giao thông nội tỉnh rất

thuận tiện.

Tại các điểm du lịch, môi trƣờng tự nhiên luôn sạch sẽ, rác thải đƣợc thu gom

gọn gàng. Chiến dịch làm sạch môi trƣờng để nâng cao ý thức của ngƣời dân và du

khách luôn đƣợc các tổ chức đoàn thể quan tâm, tuyên truyền cũng nhƣ thực hiện bằng

những việc làm cụ thể (bảng 4.5).

Bảng 4. 5: Kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân địa phƣơng về tác động của du lịch đến

đời sống ngƣời dân và môi trƣờng

Nội dung trả lời Số phiếu Tỷ lệ %

Tích

cực

Thu nhập ngƣời dân tăng 102/120 85,0

Tạo nên niềm vui, hứng khởi cho cộng đồng dân

120/120 100,0

Môi trƣờng, cảnh quan đƣợc đẹp hơn 120/120 100,0

Tạo nên cơ hội để giao tiếp và giao lƣu văn hóa 95/120 79,1

Tiêu

cực

Đông khách du lịch nhƣng thu nhập ngƣời dân

không tăng

0 0

Tăng tệ nạn xã hội 5/120 4,2

Cảnh quan tự nhiên bị tàn phá, môi trƣờng ô

nhiễm

5/120 4,2

Khó quản lý về mặt con ngƣời 35/120 29,2

Nhƣ vậy, trên cơ sở khai thác TNTN cho du lịch đã giúp ngành du lịch Phú Yên

bƣớc đầu phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh, cho cộng đồng dân cƣ địa

phƣơng và cũng mang lại những tín hiệu rất tích cực về mặt môi trƣờng. Điều đó cho

thấy, việc đầu tƣ cho du lịch Phú Yên là hoàn toàn đúng đắn.

4.2. Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho du lịch

Từ việc phân tích các cơ sở trên, các định hƣớng để khai thác TNTN ở Phú Yên

cho PTDL nhƣ sau:

117

4.2.1. Định hướng ưu tiên khai thác

Phú Yên là địa phƣơng có nhiều tiềm năng tự nhiên để PTDL, song nguồn lực vật

chất cho PTDL còn hạn chế. Định hƣớng ƣu tiên khai thác rất có ý nghĩa đối với PTDL

của tỉnh, sẽ giúp cho việc đầu tƣ PTDL ở Phú Yên có trọng tâm, trọng điểm, mang lại

hiệu kinh tế quả cao.

4.2.1.1. Đối với khai thác các điểm tài nguyên thiên nhiên

- Theo kết quả đánh giá, sẽ ƣu tiên khai thác 10 điểm TNTN trong đó có 03 điểm

TNTN đạt mức RTL (gành Đá Đĩa, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, quần thể Hòn Yến)

và 07 điểm TNTN đạt mức khá TL (vịnh Xuân Đài; bãi biển TP. Tuy Hòa, Bãi Môn -

Mũi Điện, núi Đá Bia, cao nguyên Vân Hòa, hồ Xuân Hƣơng, thác H’Ly). Trong 10

điểm này có 04 điểm thuộc TV1 (gành Đá Đĩa, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, quần thể

Hòn Yến, vịnh Xuân Đài); 03 điểm thuộc TV2 (bãi biển TP. Tuy Hòa, Bãi Môn - Mũi

Điện, núi Đá Bia); 01 điểm thuộc TV3 (cao nguyên Vân Hòa); 02 điểm thuộc TV5 (hồ

Xuân Hƣơng, thác H’Ly).

- Còn lại 05 điểm TNTN đạt mức khá TL (hồ thủy điện Sông Hinh, đập Đồng

Cam, cù lao Mái Nhà, bãi Xép, đầm Ô Loan) và 02 điểm TNTN đạt các mức thấp hơn

(suối khoáng Triêm Đức, hồ thủy điện sông Ba Hạ) để đầu tƣ khai thác sau. Lý do chỉ

chọn 10/17 điểm TNTN để ƣu tiên khai thác là cần có sự chọn lọc khai thác để đảm bảo

phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng, phát huy lợi thế của điểm đến, tạo đƣợc SPDL

mang tính cạnh tranh và phù hợp với tình hình thực tế về phát triển KT-XH của địa

phƣơng.

Định hƣớng cụ thể khai thác các điểm TNTN nhƣ sau:

1) Gành Đá Đĩa

Đây là điểm có tài nguyên du lịch độc đáo và đặc sắc, là di tích cấp quốc gia đặc biệt,

cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển hàng đầu để tạo sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao năng lực

cạnh tranh điểm đến của Phú Yên. Cụ thể nhƣ sau:

- Xác định nơi đây là địa điểm thuận lợi để đa dạng hóa các LHDL và có sự đầu

tƣ thích đáng. Ngoài LHDL tham quan nhƣ hiện nay, khu vực gành Đá Đĩa còn rất thích

hợp cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao biển, sinh thái biển và nghiên

cứu khoa học.

Phía Bắc gành Đá Đĩa là Gành Đèn với vách biển xâm thực dài 1,5km, đây là

khu vực có thể kết hợp với gành Đá Đĩa để phát triển du lịch tham quan và nghiên cứu

khoa học, là điểm check-in rất độc đáo; phía Tây là dải đồi bazan, bề mặt rộng, phân

bậc với thảm thực vật nhân sinh rất thích hợp cho việc xây dựng các dịch vụ du lịch

118

(homestay, farmstay, điểm nghỉ dƣỡng, bãi cắm trại...); phía Nam là bãi Bàng cát trắng

mịn thích hợp xây dựng khu nghỉ dƣỡng cao cấp với các dịch vụ tắm biển, lặn biển,

hàng lƣu niệm và ẩm thực biển; vịnh biển gành Đá Đĩa nƣớc trong xanh thuận lợi để

phát triển du thuyền trên vịnh hay du lịch thể thao biển... Nhƣ vậy, khi đầu tƣ đồng bộ

các dịch vụ du lịch nhƣ trên, sẽ tạo đƣợc không gian du lịch, giữ chân du khách.

- Gắn điểm tham quan Gành Đá đĩa với không gian văn hóa đá quanh vùng: các

thôn Phú Hội, Phú Hạnh... thuộc xã An Ninh Đông; gắn với các bảo tàng tƣ nhân nhƣ

Quảng Đức xƣa, Hồn xƣa... cho khai thác các giá trị của đá, văn hóa đá Phú Yên.

- Phát triển cụm du lịch mà tâm điểm là gành Đá Đĩa: kết nối gành Đá Đĩa với

các điểm du lịch lân cận, du khách có thể ở tại khu vực gành Đá Đĩa để đi đến các nơi

khác và về lại trong ngày. Cụ thể, từ gành Đá Đĩa có thể kết nối với các điểm du lịch

khác nhƣ nhà thờ Mằng Lăng (cách 10km), thành An Thổ (16km), chùa Đá Trắng

(18km), Nhất Tự Sơn (35km)...

- Đối với du lịch kết hợp với việc học tập và nghiên cứu khoa học, cần giới

thiệu không gian để du khách có điều kiện thuận lợi tiến hành các nội dung nghiên cứu.

Ví dụ nhƣ nghiên cứu về sự mài mòn của sóng biển tạo nên bãi đá cuội tròn (đƣợc ví

nhƣ “bãi trứng khủng long”), sự phong hóa, cắt xẻ đá granít nhƣ răng cƣa ở khu vực

Gành Đèn, nghiên cứu về sự phân chia ranh giới giữa đá granit và đá bazan ở tại bãi

Hòn Khô (dƣới chân gành Đá Đĩa), nghiên cứu về sự bồi tích vật liệu tại khu vực bãi

Bàng, nghiên cứu về đặc điểm địa hình đồi bazan ở khu vực phía Tây của gành,…

- Cần khai thác các sản phẩm du lịch bổ sung gắn liền với đá của ngƣời dân địa

phƣơng, nhƣ: đàn đá, kèn đá, giếng đá, tƣờng đá, đƣờng đá, tƣợng đá...

- Cần có sự đầu tƣ nghiên cứu xác định giá trị di sản địa chất của gành Đá Đĩa

và các khu vực có cấu tạo địa chất giống gành Đá Đĩa ở xã An Lĩnh (vực Song, vực

Hòm, mũi Nƣớc Giao, mũi Làng) của huyện Tuy An và mỏ đá An Phú của TP. Tuy

Hòa để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu, tạo

điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị của di sản và thu hút khách du lịch.

2) Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa

Đây là điểm đƣợc đánh giá rất thuận lợi cho PTDL, cần đầu tƣ hình thành một

khu nghỉ dƣỡng biển cao cấp. Lợi thế của bãi biển này là bãi biển rộng, thoải, cát mịn,

không khí mát mẻ, môi trƣờng trong lành, không gian yên tĩnh, có nguồn hải sản phong

phú, tƣơi ngon. Hiện tại, nơi đây đã có một số dịch vụ du lịch nhƣng còn hết sức đơn

giản.

119

Tuy nhiên, trong khai thác bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa cần lƣu ý dòng rút ven

bờ (Rip current) mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Do đó cần có các hình thức để

cảnh báo du khách khi tắm biển. Khu vực nguy hiểm là phía Nam bãi tắm Vịnh Hòa và

bãi Từ Nham.

3) Quần thể Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến có lợi thế về vị trí dễ tiếp cận, hệ sinh thái san hô rất đẹp và

điển hình, khả năng kết nối du lịch cao, điểm độc đáo là có đƣờng bộ nối đảo Hòn Yến

khi thủy triều rút (ngày 06-09 và 21-24 âm lịch, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch). Nơi

đây rất thích hợp cho du lịch tham quan, trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo và du lịch sinh

thái lặn biển ngắm san hô. Những điểm mạnh này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh của Hòn

Yến. Tuy nhiên, vấn đề môi trƣờng hiện tại ở nơi đây chƣa sạch và không gian du lịch

chƣa thoáng đãng.

Cần phát triển hình thức du lịch cộng đồng, để ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tham

gia vào hoạt động du lịch cùng với du khách. Bởi vì, ngƣời dân sống nơi đây chính là

ngƣời hiểu rõ nhất về đặc điểm tự nhiên của nơi này, họ sẽ tạo cho du khách những

trải nghiệm tốt nhất trong việc lặn ngắm san hô, trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo để bắt

hải sản hay các trải nghiệm về thƣởng thức hải sản biển.

4) Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài là một vịnh đẹp, sức chứa lớn, khả năng liên kết du lịch cao và

đã đƣợc quy hoạch thành khu du lịch quốc gia. Trong vịnh có nhiều thắng cảnh nhƣ:

đảo nhỏ, vũng, bãi biển và nhiều hải sản đặc trƣng (tôm hùm, cá ngựa). Nên đây là địa

điểm rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch cao cấp với đa dạng các LHDL.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch ở đây, cần hết sức quan tâm đến vấn đề

bảo vệ môi trƣờng (từ kết quả đánh giá cho thấy, độ bền vững về mặt môi trƣờng ở vịnh

Xuân Đài chỉ đạt mức 3/5, mức trung bình); đặc biệt ở khu vực bãi tắm Sông Cầu, môi

trƣờng nƣớc đã bị ô nhiễm nặng. Để đảm bảo về mặt môi trƣờng, cần qui hoạch lại

vùng nuôi tôm trong vịnh và cần có đánh giá tác động môi trƣờng trong qui hoạch nuôi

tôm để không ảnh hƣởng đến phát triển du lịch.

Trong PTDL, cần thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả Kế hoạch triển khai

thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm

2030 của UBND tỉnh Phú Yên [80]. Cụ thể:

Đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng biển của

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc

gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng nhƣ Đà Nẵng, Qui

120

Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, vịnh Xuân Đài cơ bản đáp

ứng các tiêu chí và trở thành khu du lịch quốc gia.

* Phát triển sản phẩm du lịch

- Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dƣỡng trên vịnh nhƣ du thuyền,

nhà nổi (bungalow nổi); các khu nghỉ dƣỡng đặc thù gắn với đá; các khu nghỉ dƣỡng

cao cấp, biệt lập trên bờ...; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu

nuôi trồng thủy sản; ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh...; du lịch thể thao, vui chơi giải trí

trên vịnh, trên bờ; vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề nhƣ: công viên

hải dƣơng, công viên kỳ quan đá..., vui chơi giải trí, tổng hợp công nghệ cao...; du lịch

sinh thái lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển...

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các sự kiện, lễ

hội văn hóa truyền thống; du lịch thƣơng mại, công vụ, mua sắm đặc sản…

* Tổ chức không gian phát triển du lịch

Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg, về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du

lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài [81], trong đó tập trung phát triển không gian du lịch trên

mặt vịnh và 9 phân khu du lịch, gồm: Phân khu du lịch Bắc Từ Nham; phân khu du lịch

cao cấp Nam Từ Nham; khu rừng DLST bán đảo Xuân Thịnh; phân khu nghỉ dƣỡng

Bãi Ôm; phân khu du lịch Bắc Sông Cầu (phƣờng Xuân Yên, phƣờng Xuân Phú); phân

khu du lịch Nam Sông cầu (phƣờng Xuân Thành); phân khu núi Dòng Bồ (phƣờng

Xuân Đài); phân khu du lịch tổng hợp Gành Đỏ - Bình Sa; phân khu du lịch gành Đá

Đĩa.

5) Bãi biển thành phố Tuy Hòa

Bãi biển TP Tuy Hòa rất có lợi thế về vị trí, nằm ngay trung tâm TP. Tuy Hòa,

đầu mối tập trung du khách khi đến Phú Yên, nên cần đầu tƣ để trở thành một trong

những điểm du lịch chính của Phú Yên. Nơi đây đã đƣợc quy hoạch thành trung tâm

dịch vụ du lịch của tỉnh. Ngoài ra, bãi biển TP Tuy Hòa còn lợi thế về sức chứa du lịch,

về khả năng kết nối và về điều kiện môi trƣờng tốt. Đây là điều kiện lý tƣởng cho việc

phát triển LHDL nghỉ dƣỡng biển qui mô lớn gắn với hoạt động tắm biển và phát triển

các LHDL thể thao biển (lặn biển, ca nô cao tốc, chèo thuyền kayak, dù lƣợn trên biển,

đua thuyền buồm…). Trên bãi biển cần xây dựng điểm xuất phát dù lƣợn, bến thuyền,

dịch vụ lặn biển, dù che nắng, cà phê trên bãi biển...

Hiện nay, khu vực bãi biển Tuy Hòa đã có một số resort và khu nghỉ dƣỡng cao

cấp với đa dạng các dịch vụ. Song không gian phát triển của bãi biển còn rộng, nên việc

mở rộng đầu tƣ thêm các khu nghỉ dƣỡng cao cấp và các dịch vụ du lịch ở phía Bắc và

121

phía Nam của bãi biển là cần thiết để tạo nên không gian du lịch tầm cỡ, điển hình của

Phú Yên. Tuy nhiên, cần quy hoạch chỉ cho phép xây dựng dịch vụ du lịch phía Tây

đƣờng Độc Lập để không gian biển không bị che khuất.

Một điểm cần chú ý trong khai thác bãi biển Tuy Hòa là lƣu ý dòng rip current

ven bờ mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Đoạn có dòng rip current là từ nhà hàng

Bán Đảo Ngọc đến khu vực bãi biển Trung tâm An điều dƣỡng tàu ngầm Hải quân ở xã

An Phú. Do đó cần có các hình thức để cảnh báo du khách khi tắm biển.

6) Liên kết điểm du lịch Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh và núi Đá Bia

Theo kết quả đánh giá, hai điểm du lịch Đá Bia và Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh có

rất nhiều tiêu chí đạt mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch: độ hấp dẫn, sức chứa, độ

bền vững,…Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của hai điểm thắng cảnh cấp quốc gia này

là khả năng tiếp cận. Với thực trạng hiện nay, hai địa điểm này chỉ thích hợp cho những

khách du lịch có sức khỏe tốt, vì để tiếp cận đƣợc điểm du lịch du khách cần leo núi với

quãng đƣờng tƣơng đối dài, nhƣ vậy sẽ hạn chế rất nhiều đến lƣợng du khách của điểm

du lịch. Để khắc phục vấn đề trên thì cần khai thác giá trị của điểm tài nguyên này theo

hƣớng tạo ra sản phẩm du lịch đặc trƣng, khác biệt so với các địa điểm du lịch khác trên

địa bàn Phú Yên và phù hợp với nhiều đối tƣợng du khách. Hƣớng khai thác đề xuất

nhƣ sau:

- Song song với đƣờng bộ lên núi, cần xây dựng cáp treo để đƣa khách lên đỉnh

núi Đá Bia: Vị trí cáp treo từ Bãi Môn đến đỉnh Đá Bia (chiều dài khoảng 5,7km);

Điểm đón khách là Bãi Môn.

- Ở khu vực Bãi Môn, đầu tƣ thêm nhiều dịch vụ du lịch để phục vụ đƣa, đón khách,

dịch vụ lƣu trú, ẩm thực để du khách trải nghiệm đón bình minh trên điểm Mũi Điện.

- Trên đỉnh núi Đá Bia (diện tích có thể xây dựng các dịch vụ du lịch khoảng

19.000m2, tính cả diện tích khối Đá Bia), ở đây cần đầu tƣ xây dựng hệ thống biệt thự,

villa, nhà hàng, điểm ngắm cảnh, khu vui chơi,…

7) Cao nguyên Vân Hòa

Cao nguyên Vân Hòa đƣợc ƣu tiên khai thác vì điểm đặc biệt ở đây là khí hậu

mát mẻ, sƣơng mù vào buổi sáng sớm và chiều tà tạo nên phong cảnh đẹp, độc đáo nhất

Phú Yên. Thảm thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài hoa của vùng cận nhiệt. Cao

nguyên Vân Hòa có địa hình thoải, bề mặt địa hình uốn lƣợn mềm mại thích hợp cho xây

dựng các công trình nghỉ dƣỡng, ngắm cảnh, sân golf; có hồ nƣớc lớn, mặt nƣớc rộng,

thoáng để tổ chức các hoạt động nghỉ dƣỡng tích cực nhƣ câu cá, bơi thuyền,... Đây là

những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển LHDL nghỉ dƣỡng, tham quan cao nguyên

122

và du lịch sinh thái.

Hiện tại, trên cao nguyên Vân Hòa đã có một số điểm phục vụ du lịch tham quan

ở khu vực gần hồ Long Vân, tuy nhiên các dịch vụ còn rất nhỏ lẻ. Cần xây dựng để nơi

đây trở thành một thiên đƣờng nghỉ dƣỡng của Phú Yên giống nhƣ khu nghỉ dƣỡng Đà

Lạt Wonder Resort.

Đề xuất hƣớng khai thác nhƣ sau: Phát triển dịch vụ du lịch quanh hồ Long Vân,

hồ Văn Hòa; Ƣu tiên trƣớc hết cho khu vực hồ Long Vân, phát triển thành khu nghỉ

dƣỡng cao cấp, mở rộng ra phía Đông và phía Bắc của hồ; Quanh hồ xây dựng hệ thống

khách sạn cao cấp, resort, biệt thự, hồ bơi, bungalow; Mặt phía Đông là khu vƣờn hoa,

khu vui chơi trẻ em; Đồi thoải phía Bắc là sân golf; Trong khu nghỉ dƣỡng có các dịch

vụ: tổ chức hội họp/tiệc, dịch vụ đƣa đón hành khách đến sân bay, đến các điểm tham

quan trên cao nguyên, nhà hàng, cà phê, khu vực picnic dành cho gia đình, hồ bơi,

phòng xông hơi massage, spa…

8) Liên kết điểm du lịch hồ Xuân Hƣơng - thác H’Ly

Đối với khu vực phía Tây Nam của Phú Yên, hồ Xuân Hƣơng có lợi thế về mặt

vị trí để PTDL vì nằm ngay trung tâm TT.Hai Riêng. Thác H’Ly (còn có tên thác Tây

Du Ký) là địa điểm du lịch đã đƣợc đầu tƣ khai thác và gắn liền với bộ phim truyền

hình dài tập nổi tiếng “Tình yêu và tham vọng” nên là địa điểm mà du khách đang

hƣớng đến. Cần khai thác hai điểm TNDL này để thúc đẩy PTDL của khu vực. Cần đầu

tƣ xây dựng khu vực hồ Xuân Hƣơng thành địa điểm du lịch trung tâm, kết nối với các

điểm du lịch khác nhƣ thác H’Ly, hồ thủy điện Sông Hinh, buôn văn hóa Lê Diêm. Ở

đây, phát triển theo loại hình du lịch tham quan - sinh thái - trải nghiệm gắn với văn hóa

địa phƣơng.

Hiện nay, ở khu vực hồ Xuân Hƣơng và thác H’Ly đã có các dịch vụ du lịch ăn

uống, nghỉ ngơi, tuy nhiên còn chƣa tƣơng xứng với giá trị của tài nguyên. Hƣớng khai

thác đề xuất nhƣ sau:

- Ở hồ Xuân Hƣơng: Xây dựng các dịch vụ du lịch dọc theo đƣờng Nguyễn Văn

Trỗi (mặt phía Đông Nam của đƣờng, dài 700m), các dịch vụ gồm: nhà nghỉ, biệt thự,

nhà hàng, khu vui chơi… mặt tiếp giáp với hồ làm vƣờn hoa cảnh. Đây là khu vực lƣu

trú của du khách khi đến với Sông Hinh; Quanh hồ xây dựng các điểm câu cá, các điểm

ngắm cảnh, các điểm check-in; Làm bến thuyền; Thành lập khu trƣng bày đồ mỹ nghệ

địa phƣơng; Thiết kế khu sinh hoạt cộng đồng ngoài trời, ven hồ; Đầu tƣ phƣơng tiện

vận chuyển đƣa khách đi tham quan hồ thủy điện sông Hinh, thác H’Ly, buôn văn hóa

Lê Diêm.

123

- Ở thác H’Ly: Cần xây dựng tuyến đƣờng dẫn xuống thác đảm bảo an toàn cho

du khách, nên xây đƣờng bậc thang; Tạo các địa điểm check-in; Cần chú ý khuyến cáo

du khách thời điểm tham quan tốt nhất để khách đƣợc tận hƣởng thời điểm thác đẹp

nhất trong năm (thác đẹp và hùng vĩ nhất là vào thời điểm mùa mƣa và đầu mùa xuân,

khoảng tháng 10 đến tháng 2 đây là thời điểm thác nhiều nƣớc).

Lƣu ý: Ở các điểm TNDL khu vực phía Tây có hạn chế là bị ảnh hƣởng nhiều vì

các hiện tƣợng dông lốc mạnh trong mùa hè, nên khi đầu tƣ PTDL ở đây cần chú ý để

có các thiết kế phù hợp, cũng nhƣ có các khuyến cáo cho du khách.

4.2.1.2. Đối với khai thác các loại hình du lịch

* Đối với LHDL nghỉ dƣỡng gắn với các bãi biển:

Kết quả đánh giá có 07/09 bãi đạt mức cao (RTL và khá TL), gồm: Bãi Tràm,

Bãi Nồm, Bãi Xép, bãi Long Thủy, Bãi Bàng, bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Tuy Hòa.

Các bãi biển này cần đƣợc ƣu tiên khai thác. (Hình ảnh các bãi biển xem phục lục 11).

Các bãi biển của Phú Yên nhìn chung còn rất hoang sơ, đây là điểm khác biệt

của hệ thống bãi biển tỉnh Phú Yên so với các địa phƣơng khác và cũng là điểm hút

khách du lịch trong giai đoạn hiện nay khi mà tâm lý du khách ngày càng hƣớng đến sự

yên bình và hoang dã. SPDL nghỉ dƣỡng gắn với các giá trị nguyên sơ của các bãi biển

chính là SPDL đặc trƣng và cũng là SPDL chính của Phú Yên. Do đó LHDL nghỉ

dƣỡng gắn với các bãi biển cần đƣợc ƣu tiên khai thác. Cần hình thành những khu nghỉ

dƣỡng cao cấp ở các bãi biển, định hƣớng nhƣ sau:

1) Đối với các bãi biển nhỏ, tƣơng đối biệt lập nhƣ Bãi Bàng, Bãi Nồm, Bãi Xép

(trừ Bãi Tràm, vì hiện nơi đây đã là khu nghỉ dƣỡng cao cấp 5 sao Zannier Bãi San Hô

với nhiều dịch vụ du lịch), cần đầu tƣ các dịch vụ nhƣ sau: Xây dựng các căn biệt thự

riêng biệt với các phòng ngủ, bể bơi, khu vƣờn riêng và có tầm nhìn thông thoáng về

phía biển; Có khu nghỉ dƣỡng ngoài trời (biệt lập với các căn biệt thự); Có đầy đủ các

dịch vụ spa, massage, yoga, tắm hơi, dƣỡng sinh, phòng tập thể thao, bể bơi…; Có quầy

bar, nhà hàng với nhiều món đặc sản địa phƣơng thuần túy hoặc các món ăn Âu, Á; Có

dịch vụ phục vụ tắm nắng trên bãi biển tận hƣởng không khí trong lành, yên tĩnh; Có

bến du thuyền và các dịch vụ du thuyền để tham quan vịnh, đảo (đối với các bãi biển

trong vịnh hoặc bãi biển gần đảo).

2) Đối với các bãi biển có quy mô lớn nhƣ bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Long

Thủy, bãi Tuy Hòa; ngoài việc đầu tƣ nhƣ trên cần có thêm các dịch vụ thể thao biển

nhƣ: dù lƣợn, lƣớt sóng, cano kéo dù bay, chèo thuyền kayak, mô tô nƣớc, cano kéo

124

phao chuối…(hiện bãi Tuy Hòa đã bƣớc đầu có các dịch vụ du lịch nhƣ các khu nghỉ

dƣỡng, tắm biển, vui chơi giải trí ven biển).

* Đối với LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá

Theo kết quả đánh giá tài nguyên địa chất cho PTDL thì tài nguyên địa chất gắn

với đá ở Phú Yên đạt đƣợc cả 4 tiêu chí về giá trị đa dạng địa chất; giá trị mỹ học; giá

trị độc đáo, đặc sắc và giá trị đi kèm. Đây chính là cơ sở lý luận vững chắc để Phú Yên

có thể phát triển LHDL này.

Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay khi mà các địa phƣơng đều quan tâm đến

PTDL thì sự trùng lặp về SPDL sẽ rất khó tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh, đặc biệt đối với

địa phƣơng đi sau trong PTDL nhƣ Phú Yên. Vì vậy, việc tìm ra một SPDL độc đáo,

đặc thù, có thƣơng hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh về SPDL trên thị trƣờng.

Với lợi thế về TNTN độc đáo là gành Đá Đĩa, một di sản địa chất của Việt Nam,

một di tích cấp quốc gia đặc biệt và là một thắng cảnh rất hiếm có trên thế giới, nên nơi

đây luôn là sự quan tâm hàng đầu của du khách khi đến Phú Yên. Tuy nhiên, nếu chỉ có

gành Đá Đĩa thì chƣa đủ để có thể phát huy đƣợc toàn bộ những giá trị tài nguyên gắn

với đá của Phú Yên. Do đó, phát triển LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn

với văn hóa đá cần kết nối với những điểm TNTN gắn với đá và các giá trị văn hóa đá ở

Phú Yên (mà gành Đá Đĩa là con át chủ bài) để du khách có đƣợc hành trình trải

nghiệm các giá trị địa chất gắn với văn hóa đá của Phú Yên một cách đầy đủ và ấn

tƣợng nhất (hình ảnh xem phụ lục 10). Do đó LHDL này đƣợc ƣu tiên định hƣớng khai

thác nhƣ sau:

- Khu vực phía Bắc: Các điểm để khám phá giá trị địa chất là Gành Ông, Hòn

Yến, Gành Đá Đĩa, Gành Đèn, Vực Hòm, Vực Song. Khám phá các giá trị văn hóa đá ở

huyện Tuy An (bộ đàn đàn đá Tuy An, chùa Đá Trắng, kèn đá, hàng rào đá, tƣờng đá,

đƣờng đá, giếng đá).

- Khu vực phía Nam: Các điểm để khám phá giá trị địa chất là Mũi Điện, núi Đá

Bia, Hòn Nƣa, gành đá Hòa Thắng.

4.2.2. Định hướng khai thác theo thời gian

- Về thời điểm khai thác: Khả năng tiếp cận điểm du lịch sẽ là tiêu chí để xác

định thời điểm khai thác du lịch tại các điểm TNTN. Nếu nơi có TNTN đẹp, nhƣng

không thể tiếp cận đƣợc thì không có ý nghĩa cho du lịch. Nhƣ vậy, các điểm TNTN dễ

tiếp cận sẽ đƣợc khai thác trƣớc, các điểm TNTN khó tiếp cận sẽ đƣợc khai thác khi

hoàn thiện tuyến giao thông. Xét về tiêu chí này thì các điểm TNTN đƣợc chọn để ƣu

tiên khai thác theo điểm tài nguyên hay theo LHDL nhìn chung đều có giao thông thuận

125

lợi, dễ tiếp cận nên có thể khai thác ngay. Chỉ có hai địa điểm là Vực Song và Vực Hòm

hiện tại chƣa có đƣờng giao thông để tiếp cận (đƣờng đi khó, gần vực phải đi bộ hơn

1km). Do đó, LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá trong

thời điểm hiện tại chƣa thể khai thác đƣợc ở hai địa điểm này.

- Về mùa vụ khai thác:

Thời gian HDDL phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu. Đối với Phú Yên, mùa

mƣa là từ tháng 9 -12, nên đây là thời gian nhìn chung không thích hợp với các HĐDL.

Tuy nhiên, cũng có những điểm riêng để khai thác du lịch cho từng dạng TNTN,

cần có sự khai thác phù hợp mới mang lại hiệu quả cao nhất. Các định hƣớng cho việc

khai thác theo tính mùa vụ nhƣ sau:

+ Điểm du lịch Bãi Xép, có thể khai thác du lịch quanh năm (trừ những ngày

mƣa), nhƣng thời điểm phong cảnh đẹp nhất trong năm là vào khoảng tháng 1 đến

tháng 3, thời điểm vừa hết mùa mƣa sang mùa xuân, thảm cỏ tự nhiên trên các đồi ven

biển phát triển xanh tốt tạo khung cảnh thơ mộng nhất.

+ Điểm du lịch Hòn Yến, đẹp nhất là vào thời điểm nƣớc cạn, khi triều rút, đây

là thời điểm các rạn san hô nửa chìm nổi trên mặt nƣớc, du khách có thể lội bộ từ bờ

đến chân Hòn Yến, có thể bắt ốc, sò biển… Trong một tháng có khoảng 08 ngày triều

cạn có thể lội bộ đến chân Hòn Yến: từ ngày 06 đến ngày 09 và từ ngày 21 đến ngày

24 (tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).

+ Thác H’Ly đẹp nhất vào thời điểm từ khoảng tháng 10 đến tháng 01năm sau,

vì đây là thời điểm nƣớc tập trung nhiều nên phong cảnh thác hùng vĩ nhất.

+ Trải nghiệm sản phẩm du lịch “Xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh” đẹp nhất vào

mùa xuân (tháng 01 đến tháng 3), thời điểm này lúa bắt đầu chín, vàng ƣơm cả một

vùng đồng bằng, những cánh đồng rau xanh hoa vàng bạt ngàn trải rộng, các mùa khác

trong năm không có đƣợc.

+ Tham quan thảm thực vật nhân sinh (sắn, mía) trên các triền đồi phía Tây

(huyện Sông Hinh), thời điểm đẹp nhất là tháng 8 đến tháng 10. Thời điểm này, những

đồi sắn, đồi mía đang lớn, tạo nên một lớp phủ thực vật xanh bất tận, uốn lƣợn trên các

sƣờn đồi giống nhƣ đất trời châu Âu, không thời điểm nào trong năm có đƣợc.

4.2.3. Định hướng khai thác về quy mô

Về quy mô khai thác tại các điểm TNTN phụ thuộc và sức chứa. Cơ sở để đƣa ra

định hƣớng quy mô khai thác cho từng điểm TNTN đã đƣợc định hƣớng ƣu tiên khai

thác là dựa vào sức chứa thực tế (RCC) của điểm TNTN (vì sức chứa thực tế là sức

chứa đã đƣợc xác định sau khi loại bỏ các yếu tố bất lợi của tự nhiên đối với du lịch).

126

Kết quả đƣa ra định hƣớng về quy mô khai thác cũng chính là kết quả xác định sức

chứa cho phép (ECC) của điểm tài nguyên, vì ECC đƣợc xác định là dựa vào khả năng

đáp ứng các dịch vụ du lịch của điểm du lịch đối với nhu cầu của du khách (mức độ đầu

tƣ về các dịch vụ du lịch có tính đến cả khả năng đáp ứng nhu cầu về công nghệ thông

tin của điểm du lịch). Kết quả đánh giá sức chứa ECC của các điểm TNTN chỉ là ở thời

điểm hiện tại dựa trên các dịch vụ du lịch mà điểm du lịch hiện có. Còn khi các dịch vụ

du lịch ở các điểm du lịch đƣợc đầu tƣ tốt nhất thì sức chứa thực tế sẽ tăng lên. Tuy

nhiên, cả khi các dịch vụ du lịch ở điểm du lịch đƣợc đầu tƣ tốt nhất thì cũng chỉ nên

khai thác khoảng 80% khả năng của điểm du lịch, bởi lẽ TNTN cần phải có thời gian để

“nghỉ ngơi và phục hồi”.

Kết quả tính toán để đƣa ra định hƣớng về quy mô khai thác ở các điểm TNTN ở

thời điểm hiện tại (ECChiệntại) và quy mô khai thác khi đã đƣợc đầu tƣ đầy đủ các dịch

vụ du lịch (ECCtốiđa) đƣợc thể hiện tại bảng 4.6. Định hƣớng về quy mô khai thác nhƣ

sau (chỉ đƣa ra định hướng về quy mô khai thác đối với 10 điểm TNTN đƣợc xác định

ƣu tiên khai thác):

Bảng 4. 6: Định hƣớng về quy mô khai thác tại các điểm du lịch

TT Điểm/khu DL RCC

(ngƣời/ngày)

ECChiệntại

(ngƣời/ngày)

ECCtốiđa(80% của RCC)

(ngƣời/ngày)

1 Vịnh Xuân Đài:

- Mặt nước

- Bãi tắm Sông Cầu

5.800

4.103

1.697

1.437

250

1.187

4.640

3.282

1.358

2 Gành Đá Đĩa 5.078 2.539 2.031

3 Hòn Yến:

- Trên cạn

- Mặt nước

5.867

827

5.040

918

414

504

4.694

662

4.032

4 Bãi Môn - Mũi Điện

- Bãi Môn

- Tuyến tham quan Mũi Điện

3.472

3050

422

882

619

263

2.778

2.440

338

5 Núi Đá Bia 584 584 584

6 Bãi biển Từ Nham -Vịnh Hòa 8.449 3.450 6.759

7 Bãi biển TP. Tuy Hòa 7.290 3.645 5.832

8 Cao nguyên Vân Hòa:

- Hồ Long Vân

- A&P Farm

- Địa đạo gò Thì Thùng

- Nhà thờ Bác Hồ

2.334

912

485

296

641

1.897

729

388

267

513

1.867

729

388

267

513

9 Hồ Xuân Hƣơng 686 549 549

10 Thác H’Ly 1.035 828 828

Chú thích: RCC: sức chứa thực tế, ECChiện tại : sức chứa cho phép hiện tại;

ECCtối đa: sức chứa cho phép tối đa

127

4.2.4. Định hướng về giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động khai thác

tài nguyên du lịch

PTDL bền vững là vấn đề cần quan tâm hiện nay, không nên phát triển nóng,

phát triển nhanh mà bất chấp với các hậu quả cho tƣơng lai. Phú Yên là địa phƣơng có

nhiều tiểm năng về du lịch tự nhiên, hiện nay khai thác du lịch tại các điểm TNDL vẫn

chỉ đang ở điểm khởi đầu, nhìn chung vẫn chƣa có nững tác động xấu đến môi trƣờng,

đây là một thuận lợi để Phú Yên phát triển một ngành du lịch bền vững. Các hƣớng

khai thác TNTN để đảm bảo phát triển bền vững cho du lịch Phú Yên nhƣ sau:

- Nhất thiết phải tuân thủ đến sức chứa du lịch của điểm tài nguyên để không gây

quá tải cho điểm đến.

- Cần có đánh giá tác động môi trƣờng trong xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

- Không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên để xây dựng các dịch vụ du lịch (Ví dụ:

các khách sạn, nhà hàng…không xây dựng trên các bãi biển hoặc che khuất không gian

biển; không phá huỷ rừng phi lao ven biển để xây dựng).

- Các nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch phải có hệ thống xử lý chất thải sinh

hoạt và các chất thải từ dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn.

- Cần xây dựng một không gian du lịch xanh tại mỗi điểm du lịch.

4.2.5. Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo các không gian phát triển

du lịch

4.2.5.1. Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các

tiểu vùng tự nhiên

Đối chiếu kết quả đánh giá về ĐKTN, TNTN cho PTDL theo các TVTN và theo

điểm TNTN (có trong các TV) sẽ cho thấy ƣu thế của từng TV cho PTDL trong mối

quan hệ so sánh giữa các TV. Đây là cơ sở để đƣa ra định hƣớng PTDL cho mỗi TV

trên cơ sở phát huy đƣợc lợi thế của từng TV, cũng nhƣ tìm đƣợc các SPDL đặc thù, ƣu

thế của TV và phát huy đƣợc tối đa tiềm lực của TV, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong

khai thác TNTN cho PTDL của toàn bộ lãnh thổ.

Các định hƣớng PTDL theo các TVTN thể hiện ở bảng 4.7.

128

Bảng 4. 7: Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên

TVTN

Kết quả

đánh giá

Định hƣớng khai thác TNTN để phát triển SPDL đặc thù, ƣu thế

TV1

RTL

* TV1 phát triển các SPDL gắn với biển - đảo và SPDL gắn với di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, cụ thể:

+ Hình thành nên SPDL đặc biệt của địa phƣơng: du lịch nghỉ dƣỡng biển cao cấp, chuyên biệt ở vịnh Xuân Đài và các bãi biển

hoang sơ: bãi Bàng, bãi Tràm, bãi Nồm, bãi Xép (nhƣ đã nêu ở phần định hƣớng phát triển LHDL nghỉ dƣỡng gắn với các bãi

biển hoang sơ);

+ Phát triển SPDL đặc thù: du lịch trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá mà điểm nhấn là gành Đá Đĩa với các điểm

dừng chân là gành Ông - Hòn Yến - gành Đá Đĩa - gành Đèn - vực Hòm - vực Song; các giá trị văn hóa đá (ở huyện Tuy An): gõ

đàn đá; thổi kèn đá; tham quan chùa Đá Trắng, hàng rào đá, tƣờng đá, đƣờng đá, giếng đá;

+ Du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô và trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo ở khu vực Hòn Yến (nhƣ đã nêu ở phần định hƣớng

ƣu tiên phát triển tại điểm du lịch Hòn Yến);

+ Du lịch tham quan vịnh - đảo ở vịnh Xuân Đài, vịnh biển gành Đá Đĩa, cù lao Mái Nhà (cần có thuyền du lịch đảm bảo các

điều kiện để đƣa khách tham quan vịnh - biển, dừng chân trên các đảo hay các bãi tắm trong vịnh hoặc trên đảo để nghỉ ngơi, ăn

uống).

+ Du lịch tham quan gắn với nghiên cứu khoa học ở gành Đá Đĩa, gành Đèn, vịnh Hòa (nhƣ cấu trúc, đặc điểm địa chất - kiến

tạo ở gành Đá Đĩa, sự hình thành “bãi trứng khủng long” ở gành Đèn, cơ chế hình thành các tôm - bô - lô đối xứng ở vịnh Hòa.

TV2

RTL

* TV2 phát triển các SPDL gắn với biển - đảo và SPDL đặc biệt là đón bình minh ở Mũi Điện, cụ thể như sau:

+ Du lịch nghỉ dƣỡng biển và thể thao biển cao cấp ở bãi biển TP.Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy; (nhƣ đã nêu ở phần định hƣớng

ƣu tiên phát triển tại bãi biển Tuy Hòa);

+ Phát triển SPDL đặc thù leo núi chinh phục đỉnh Đá Bia và đón bình minh ở Mũi Điện kết hợp với tham quan, dã ngoại ở Bãi

Môn;

+ Hình thành SPDL đặc biệt là tham quan, ngắm cảnh, nghỉ mát trên đỉnh núi Đá Bia bằng cáp treo (nhƣ đã nêu ở phần định

hƣớng ƣu tiên phát triển tại Bãi Môn - Mũi Điện);

129

+ Du lịch tham quan, dã ngoại ở đập Đồng Cam kết hợp với tham quan thảm thực vật rau, hoa ở khu vực hạ lƣu sông Ba và đồng

lúa Tuy Hòa khi mùa vụ.

TV3

Khá TL

* TV3 phát triển các SPDL gắn với cảnh quan cao nguyên với lợi thế là khí hậu mát mẻ và thực vật xanh tốt, cụ thể như sau:

+ Du lịch nghỉ dƣỡng núi, hình thành SPDL là du lịch nghỉ dƣỡng núi cao cấp, chuyên biệt gắn với hồ Long Vân, hồ Văn Hòa

(nhƣ đã nêu ở phần định hƣớng ƣu tiên phát triển tại cao nguyên Vân Hòa);

+ LHDL tham quan - sinh thái (gắn với di tích văn hóa - lịch sử Nhà thờ Bác Hồ, địa đạo gò Thì Thùng, các thảm rừng trồng

trải rộng trên cao nguyên, vƣờn cây đỏ, vƣờn rau hoa thủy canh ở nông trại A&P Farm).

+ Du lịch khám phá ở các điểm lộ đá bazan dạng cột ở vực Song, vực Hòm.

TV4 Kém TL Có tiềm năng cho PTDL khám phá, mạo hiểm, du lịch sinh thái.

TV5

Khá TL

* TV5 phát triển các SPDL gắn với các hồ, thác nước, cụ thể như sau:

+ Du lịch tham quan hồ (hồ Xuân Hƣơng, hồ thủy điện Sông Hinh, thác H’Ly) với các hoạt động du lịch là du thuyền, câu cá,

cắm trại, thƣởng thức món cá tự câu tại chỗ và tham quan thảm thực vật nhân sinh trên các đồi thấp của huyện Sông Hinh; du

lịch tham quan thác nƣớc H’Ly.

+ Du lịch tham quan hồ Xuân Hƣơng, khu rừng thông ven hồ, thác DraiTang và kết hợp với các sinh hoạt văn hóa của đồng bào

(đốt lửa trại, nghi thức khai rƣợu cần, các điệu nhảy múa…)

130

4.2.5.2. Định hướng khai thác các tuyến du lịch

* Các tuyến du lịch nội tỉnh: (xác định điểm đón khách là TP. Tuy Hòa)

- Tuyến du lịch nội tiểu vùng:

Bảng 4. 8: Các tuyến du lịch nội tiểu vùng

TV TT Các điểm đến Thời

gian

Phƣơng tiện

di chuyển

Các LHDL

TV1

1

TP. Tuy Hòa - Bãi Xép - Hòn Yến -

Gành Đá Đĩa - Vịnh Xuân Đài - Bãi

biển Từ Nham,Vịnh Hòa

2 ngày Ô tô, xe máy

(nên đi vào

chiều mát)

Nghỉ dƣỡng biển,

tham quan, lặn

biển, trải nghiệm

đƣờng bộ nối đảo,

2 TP. Tuy Hòa - đầm Ô Loan - Suối

khoáng Triêm Đức

1 ngày Ô tô, xe máy Nghỉ dƣỡng biển,

tham quan

3 TP. Tuy Hòa - Hòn Yến - Cù lao

Mái Nhà - vịnh gành Đá Đĩa - vịnh

Xuân Đài

1 ngày Thuyền máy,

cano

Tham quan

4

TP.Tuy Hòa - gành Ông - Hòn Yến

- gành Đá Đĩa - gành Đèn - các giá

trị văn hóa đá (ở huyện Tuy An:

đàn đàn đá; kèn đá; tham quan chùa

Đá Trắng, hàng rào đá, tƣờng đá,

đƣờng đá, giếng đá) - vực Hòm,

vực Song

2 -3 ngày Ô tô, xe máy

(nên đi vào

chiều mát)

Tham quan, trải

nghiệm giá trị địa

chất và văn hóa đá

TV2

5 TP. Tuy Hòa - đập Đồng Cam 1 ngày Ô tô, xe máy Nghỉ dƣỡng biển,

tham quan

6

TP. Tuy Hòa - Bãi Môn, Mũi Điện

- núi Đá Bia

2 ngày Ô tô, xe máy,

leo núi hoặc

cáp treo (nên

đi vào sáng

sớm)

Leo núi, đón bình

minh, tham quan,

nghỉ dƣỡng biển

7

TP. Tuy Hòa - núi Đá Bia - Hòn

Nƣa (Vũng Rô) - gành đá Hòa

Thắng

2 ngày Ô tô, xe máy,

cano, leo núi

hoặc cáp treo

(nên đi vào

sáng sớm)

Trải nghiệm giá trị

địa chất

TV3

8

TP.Tuy Hòa - cao nguyên Vân Hòa

(các điểm du lịch: hồ Long Vân,

khu du lịch sinh thái Long vân

Garden, nhà thờ Bác Hồ, địa đạo gò

Thì Thùng, nông trại A&P Farm,

vƣờn cây đỏ).

2 ngày Ô tô, xe máy

(nên đi vào

buổi sáng)

Tham quan, nghỉ

dƣỡng núi

TV5

9

TP. Tuy Hòa - Hồ Xuân Hƣơng -

Thác H’Ly - Hồ thủy điện Sông

Hinh

2 ngày Ô tô, xe máy Tham quan, dã

ngoại (câu cá, du

thuyền)

131

- Tuyến du lịch kết nối các tiểu vùng:

Bảng 4. 9: Các tuyến du lịch kết nối các tiểu vùng

TV TT Các điểm đến Thời gian Phƣơng tiện di

chuyển

Các LHDL

TV2

-

TV3

-

TV5

I

TP.Tuy Hòa - Cao nguyên Vân

Hòa - Hồ Xuân Hƣơng - Hồ

thủy điện Sông Hinh - Thác

H’ly - Đập Đồng Cam

2-3 ngày Ô tô, xe máy

(nên đi vào buổi

sáng)

Tắm biển, tham

quan, dã ngoại

(câu cá, bơi

thuyền trên hồ)

TV2

-

TV1

-

TV3

II

TP.Tuy Hòa - Bãi Xép - Hòn

Yến - gành Đá Đĩa - cao

nguyên Vân Hòa

2 -3 ngày Ô tô, xe máy

(nên đi vào

chiều mát)

Tắm biển, lặn

biển ngắm san hô,

trải nghiệm

đƣờng bộ nối đảo,

tham quan

* Các tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Tuy Hòa - Quy Nhơn - Đà Nẵng (theo QL1A): Tuyến du lịch này nối Phú Yên

với hai trọng điểm du lịch phía Bắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phát triển các

SPDL gắn với biển (nghỉ dƣỡng biển, thể thao biển).

+ Tuy Hòa - Nha Trang - Ninh Chữ (theo QL1A): Tuyến du lịch này nối Phú Yên

với hai trọng điểm du lịch phía Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phát triển SPDL

chính là nghỉ dƣỡng biển.

+ Tuy Hòa - Đắk Lắk (theo QL29) và Tuy Hòa - Gia Lai (theo QL25): Tuyến du

lịch gắn kết thế mạnh giữa du lịch biển của Tuy Hòa và du lịch sinh thái, du lịch văn hóa

của Tây Nguyên.

4.2.5.3. Định hướng các không gian phát triển du lịch

Theo kết quả đánh giá cho thấy sự tập trung và mức độ thuận lợi của TNTN cho

PTDL trên địa bàn tỉnh Phú Yên là ở 05 khu vực; đây chính là các không gian lan tỏa trong

phát triển du lịch của Phú Yên và cũng là các không gian mà luận án đề xuất PTDL trong

gian đoạn 2021-2025 và định hƣớng đến năm 2030. Phát triển 05 không gian du lịch này sẽ

tạo đƣợc thế cân bằng cũng nhƣ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong PTDL của tỉnh. Định

hƣớng các không gian du lịch nhƣ sau:

- Không gian du lịch ven biển phía Bắc (thuộc TV1), gồm các điểm du lịch chính

(vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, cù lao Mái Nhà, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, đầm Ô

Loan). LHDL chính là nghỉ dƣỡng biển, tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn

hóa đá.

132

- Không gian du lịch trung tâm (thuộc TV2 và TV1), gồm các điểm du lịch chính:

bãi biển Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, bãi Xép, Hòn Yến. LHDL chính là nghỉ dƣỡng

biển, lặn biển ngắm san hô, tham quan, trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo.

- Không gian du lịch ven biển phía Nam (thuộc TV2), gồm các điểm du lịch chính:

Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia, vũng Rô, KBTTN Bắc Đèo Cả. LHDL chính là tham

quan, nghỉ mát trên núi, leo núi đón bình minh, du lịch sinh thái.

- Không gian du lịch cao nguyên Vân Hòa (thuộc TV3), gồm các điểm du lịch trên

cao nguyên Vân Hòa (hồ Long Vân, khu du lịch sinh thái Long vân Garden, nhà thờ Bác

Hồ, địa đạo gò Thì Thùng, nông trại A&P Farm, vƣờn cây đỏ). LHDL chính là tham quan,

nghỉ dƣỡng núi.

- Không gian du lịch phía Tây (thuộc TV5), gồm các điểm du lịch chính: hồ thủy

điện sông Ba Hạ, hồ Xuân Hƣơng, hồ thủy điện Sông Hinh, thác H’Ly, KBTTN Krông

Trai). LHDL chính là tham quan, dã ngoại, du lịch sinh thái.

133

134

4.3. Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho du lịch

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của luận án, các giải pháp để khai thác hiệu quả

TNTN cho PTDL đƣợc đề xuất nhƣ sau:

4.3.1. Giải pháp về đầu tư

- Đầu tƣ hạ tầng giao thông cho các điểm TNTN để nâng cao khả năng tiếp cận

điểm tài nguyên (ở Vực Song, vực Hòm).

- Tập trung đầu tƣ để đảm bảo cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ du lịch ở các điểm

TNTN đƣợc xác định là ƣu tiên khai thác.

4.3.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác du

lịch

- Xác định sức chứa du lịch và tuân thủ sức chứa du lịch của các điểm TNTN để

xác định số lƣợng du khánh trong ngày.

- Cần bảo tồn tính nguyên trạng của tài nguyên trong khai thác du lịch. Tại điểm

du lịch gành Đá Đĩa, Hòn Yến cần nhanh chóng có những phƣơng pháp tiếp cận tài nguyên

phù hợp để bảo vệ tính nguyên vẹn của tài nguyên. Ở gành Đá Đĩa, cần dừng việc cho

khách trực tiếp xuống gành, tiến hành xây dựng lối dẫn bộ vòng quanh gành, chiều rộng

khoảng 0,5m, có lan can bảo vệ, khi xuống gành du khách đi theo hàng để quan sát. Cần

tạo dựng các điểm ngắm cảnh, điểm check-in, các điểm ngắm gành Đá Đĩa từ xa. Không

phá hủy dải rừng phi lao ven biển ở bãi biển Tuy Hòa để xây dựng các dịch vụ du lịch. Xây

dựng một không gian du lịch xanh ở mỗi điểm du lịch.

- Xác định diện tích và vị trí nuôi trồng hải sản phù hợp để môi trƣờng nƣớc tự

nhiên có thể tự cân bằng, không gây ô nhiễm, hủy hoại hệ sinh thái ở các đầm, vịnh (ở bãi

tắm Sông Cầu, Hòn Yến, đầm Ô Loan).

4.3.3. Giải pháp về khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch

- Đƣa ra các chỉ dẫn du lịch đối với những dạng TNDL có tính chất mùa vụ hoặc

tính riêng biệt trong khai thác du lịch: thời điểm tham quan thác nƣớc, thời điểm trải

nghiệm đƣờng bộ nối đảo - ngắm san hô, thời điểm trải nghiệm SPDL “Xứ sở hoa vàng

trên cỏ xanh”. Các chỉ dẫn này cần đƣợc đƣa vào trong các tour của các doanh nghiệp du

lịch và cần đƣợc quảng bá trên các trang mạng về du lịch của Phú Yên để quảng bá cũng

nhƣ định hƣớng SPDL cho du khách.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá để phát triển SPDL trải nghiệm giá trị địa chất gắn

135

với văn hóa đá ở Phú Yên, vì đây là một SPDL đặc biệt của địa phƣơng. Nhƣng hiện nay,

SPDL này chƣa đƣợc phát triển và chƣa kết nối các điểm đến trong chuỗi các điểm đến của

bộ sản phẩm.

- Đầu tƣ mạnh cho một hoặc một số điểm du lịch trọng điểm ở mỗi TV, tạo sức bật

cho TV, liên kết với các điểm du lịch trọng điểm của các TV khác.

136

4.4. So sánh kết quả nghiên cứu với thực tiễn và quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên

4.4.1. So sánh định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch của luận án với thực tiễn và quy hoạch phát triển du

lịch của Phú Yên

Bảng 4. 10: So sánh định hƣớng khai thác TNTN cho PTDL của luận án với thực tiễn và quy hoạch PTDL của Phú Yên

TT Kết quả nghiên cứu Thực tiễn PTDL Quy hoạch PTDL giai

đoạn 2020-2025

Điểm mới/khác biệt của luận án

1. Định hướng ưu

tiên khai thác

- Đối với các điểm

TNTN: đƣa ra 10 điểm

TNTN ƣu tiên khai thác

- Đây đã là những điểm du

lịch của Phú Yên.

- Có 3 điểm du lịch hiện

phát triển mạnh nhất: gành

Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi

Điện và bãi biển Tuy Hòa.

- Đây là những điểm đã

đƣợc quy hoạch cho PTDL

Phú Yên.

- Đầu tƣ mạnh cho các

điểm: Vịnh Xuân Đài, Bãi

Từ Nham, Gành Đá Đĩa -

Gành Đèn thành khu du lịch

quốc gia.

- Kết quả đề xuất của luận án nhìn

chung phù hợp với quy hoạch PTDL.

- Điểm khác biệt trong đề xuất của

luận án: cần chú trong đến PTDL ở bãi

biển Tuy Hòa trong giai đoạn gần và

đầu tƣ mạnh đối với liên kết điểm DL

Bãi Môn - Mũi Điện - Núi Đá Bia

trong tƣơng lai.

- Đối với LHDL nghỉ

dƣỡng gắn với bãi biển:

ƣu tiên 07/09 bãi

Hiện tại Bãi Tràm hiện đã là

resort 5 sao (Bai Tram

Hideaway Resort); bãi biển

Tuy Hòa (bƣớc đầu đƣợc

khai thác cho du lịch nghỉ

dƣỡng biển); đang xây dựng

Bãi Nồm thành khu nghỉ

dƣỡng cao cấp (khởi công

ngày 31/3/2021).

Quy hoạch đã nêu:

- Các bãi biển nhỏ, riêng

biệt dọc bờ biển và trên các

đảo hình thành các khu nghỉ

dƣỡng cao cấp, chuyên biệt

- Bãi Từ Nham: xây dựng

thành khu nghỉ dƣỡng cao

cấp và tổ hợp du lịch hiện

đại với trung tâm du thuyền

tầm cỡ khu vực.

Đề xuất của luận án phù hợp với quy

hoạch, tuy nhiên điểm khác biệt là:

- Đối với các bãi biển nhỏ luận án đã

chỉ rõ các bãi biển nào cần đƣợc ƣu

tiên đầu tƣ trƣớc.

- Đối với các bãi biển quy mô lớn, luận

án đề xuất cần đầu tƣ sớm cho bãi biển

Tuy Hòa thành khu nghỉ dƣỡng kết

hợp thể thao biển cao cấp

- Đối với LHDL tham

quan trải nghiệm giá trị

địa chất gắn với văn hóa

đá.

Hiện tại chƣa phát triển cho

LHDL này theo tuyến

chuyên đề

Chƣa có quy hoạch để khai

thác LHDL này

Đây là điểm mới của luận án

2. Định hướng

khai thác theo

thời gian

Đƣa ra định hƣớng về

thời điểm và mùa vụ khai

thác

Chƣa có các chỉ dẫn Chƣa có định hƣớng khai

thác TNTN cho DL theo

thời điểm tối ƣu trong

Đây là điểm mới của luận án

137

TT Kết quả nghiên cứu Thực tiễn PTDL Quy hoạch PTDL giai

đoạn 2020-2025

Điểm mới/khác biệt của luận án

năm/tháng.

3. Định hướng

khai thác về quy

Cần dựa trên sức chứa để

khia thác TNTN cho DL

Chƣa quan tâm Chƣa có định hƣớng khai

thác theo sức chứa du lịch

của TNTN

Đây là iểm mới của luận án

4. Định hướng về

bảo vệ môi

trường trong khai

thác TNDL

Tuân thủ sức chứa của

các điểm DL; Cải tạo

môi trƣờng tự nhiên ở

các điều DL

Đã có các giải pháp về cảo

vệ MT trong khai thác du

lịch

Đƣa ra các định hƣớng về

bảo vệ môi trƣờng trong

PTDL nói chung: cơ chế

chính sách, quản lý, giáo

dục, quảng bá…

Nhấn mạnh đến vấn đề tuân thủ sức

chứa trong khai thác TNTN cho DL

5. Định hướng

khai thác tài

nguyên thiên

nhiên cho phát

triển du lịch theo

các tiểu vùng tự

nhiên

Định hƣớng khai thác

TNTN để phát triển

SPDL đặc thù, ƣu thế của

mỗi TV

Chƣa phân vùng tự nhiên

cho PTDL, chƣa có định

hƣớng khai thác theo các

TVTN

Đây là điểm mới của luận án

2. Định hướng

khai thác các

tuyến du lịch

Đƣa ra các tuyến du lịch

theo các LHDL

Đã khai thác các tuyến du

lịch tổng hợp

Đƣa ra các tuyến du lịch

tổng hợp theo hình thức di

chuyển (đƣờng bộ, đƣờng

thủy)

Có nhiều tuyến du lịch theo chuyên đề

hoặc theo LHDL

Định hướng các

không gian phát

triển du lịch

Đề xuất ra 05 không gian

PTDL

Đã có sự định hình trong

khai thác DL theo 05 không

gian PTDL tƣơng tự nhƣ

trong đề xuất của luận án

Đƣa ra 04 không gian DL Kết quả nghiên cứu của luận án và quy

hoạch du lịch có sự phù hợp. Tuy

nhiên luận án đã tách biệt không gian

du lịch ven biển phía Nam thành một

không gian độc lập với không gian

Trung tâm nhƣ ở quy hoạch.

138

4.4.2. So sánh giải pháp khai thác TNTN cho PTDL của luận án với giải pháp trong quy

hoạch phát triển du lịch của Phú Yên

Các giải pháp để phát triển du lịch Phú Yên đã đƣợc trình bày chi tiết trong quy

hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Trong quy

hoạch đã đƣa ra các giải pháp để phát triển ngành du lịch Phú Yên. Các giải pháp gồm:

Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý; Nhóm giải pháp về đầu tƣ PTDL; Nhóm giải pháp về

bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch; Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá; nhóm giải

pháp về phát triển nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế, liên kết vùng miền;

Nhóm giải pháp về đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là những giải pháp chung, manh tính

vĩ mô, cần thực hiện đồng bộ để thúc đầy du lịch Phú Yên phát triển mạnh.

Việc đề xuất các giải pháp của luận án là dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những

giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đƣa

ra để phát huy những thế mạnh của TNTN, của LHDL cũng nhƣ khắc phục những hạn chế

của TNTN trong PTDL. Các giải pháp mà luận án đề xuất có những điểm riêng nhƣng

không đi ngƣợc lại với giải pháp mà quy hoạch đã đƣa ra.

139

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Từ kết quả đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL kết hợp với việc phân tích định

hƣớng và thực trạng PTDL Phú Yên, luận án đã đƣa ra đƣợc các định hƣớng và giải pháp

khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL. Đây chính là cơ sở khoa học để Phú Yên xác định

hƣớng PTDL trong tƣơng lai. Các định hƣớng và giải pháp cần thực hiện nhƣ sau:

- Về định hƣớng khai thác TNTN ở Phú Yên cho du lịch: Cần ƣu tiên khai thác

10/17 điểm TNTN và 02 LDHL tiêu biểu; Tập trung khai thác các điểm TNDL tự nhiên dễ

tiếp cận; Xác lập thời điểm khai thác TNTN phù hợp nhằm phát huy đƣợc giá trị cao nhất

của TNDL; Hết sức quan tâm đến quy mô khai thác đối với các điểm TNTN để đảm bảo

tính bền vững trong PTDL; Đối với khai thác du lịch ở các TVTN cần đẩy mạnh phát triển

đa dạng các LHDL ở TV1 và TV2 với SPDL nổi bật là nghỉ dƣỡng biển và trải nghiệm giá

trị địa chất gắn với văn hóa đá, TV3 tập trung PTDL nghỉ dƣỡng núi gắn với hồ Long Vân,

TV5 cần phát triển LHDL tham quan hồ, thác; Cần phát triển 09 tuyến du lịch nội tiểu

vùng, 02 tuyến kết nối các TV và các tuyến du lịch liên tỉnh; Để PTDL có sự cân đối giữa

các khu vực trong tỉnh cần tập trung cho 05 không gian lan tỏa để PTDL (không gian du

lịch ven biển phía Bắc; không gian du lịch trung tâm; không gian du lịch ven biển phía

Nam; không gian du lịch cao nguyên Vân Hòa; không gian du lịch phía Tây).

- Về giải pháp khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL: Luận án đã đề xuất các giải

pháp dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai

thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đƣa ra để phát huy những thế mạnh của

TNTN, của LHDL cũng nhƣ khắc phục những hạn chế của TNTN trong PTDL.

- Luận án cũng đã so sánh kết quả nghiên cứu đối với thực tiễn và quy hoạch PTDL

của Phú Yên, việc so sánh đã cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều điểm phù

hợp với thực tiễn cũng nhƣ quy hoạch PTDL, bên cạnh đó có nhiều điểm mới mà quy

hoạch PTDL chƣa đề cập đến. Các điểm mới này có đƣợc dựa trên các kết quả nghiên cứu

có cơ sở khoa học, nên đây chính là những kiến nghị của luận án đối với chính quyền địa

phƣơng để góp phần phát triển tốt hơn ngành du lịch của tỉnh nhà.

140

KẾT LUẬN

Từ các kết qủa nghiên cứu của luận án, các kết luận đƣợc rút ra nhƣ sau:

1. Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL là một hƣớng nghiên cứu

ứng dụng của địa lý, có vai trò thiết thực trong định hƣớng PTDL của một lãnh thổ. Đây

cũng là hƣớng nghiên cứu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thực hiện, tuy

nhiên tại tỉnh Phú Yên thì chƣa có những nghiên cứu cụ thể.

2. Về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên TNDL của Phú Yên:

- Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, lƣu thông với các vùng miền của đất nƣớc (Bắc,

Nam, Tây Nguyên), đây là điều kiện thuận lợi để PTDL.

- Đặc điểm tự nhiên của Phú Yên có nhiều lợi thế để PTDL: họat động kiến tạo và

cấu tạo địa chất (các thành tạo trầm tích gắn kết, macma phun trào, macma xâm nhập, trầm

tích bở rời...) đã hình thành đa dạng kiểu địa hình (núi, cao nguyên, đồng bằng, đầm phá,

vũng vịnh, đảo ven bờ) và nhiều thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho du lịch. Khí hậu có tính

chất nhiệt đới gió mùa, mùa nắng kéo dài, không có mùa đông lạnh. Hệ sinh vật phong

phú, đa dạng đặc biệt là các rạn san hô và thảm thực vật tự nhiên và nhân sinh đã trở thành

nguồn TNDL quý giá. Điều kiện hải văn nhìn chung thuận lợi cho du lịch tắm biển. Tuy

nhiên, điều kiện tự nhiên của Phú Yên cũng có những hạn chế cho phát triển du lịch đó là

các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong mùa hè: dông lốc (tháng 6), gió phơn Tây Nam

mạnh (tháng 7) và các tháng 9 đến 12 có số ngày mƣa từ 15-18 ngày/tháng, ở một số bãi

biển có dòng Rip current làm hạn chế các hoạt động du lịch.

- TNTN cho PTDL hết sức đa dạng: 21 bãi biển lớn nhỏ, nhiều đầm phá, vũng vịnh

đẹp, nhiều đảo ven bờ và các gành đá, núi đá ven biển, có cao nguyên Vân Hòa, các

KBTTN, nhiều hồ, đập, suối, thác, suối khoáng nóng.

3. Về phân vùng ĐLTN cho PTDL: Từ các tiêu chí và chỉ tiêu đã đƣợc xác định,

lãnh thổ tỉnh Phú Yên đƣợc chia thành 01 vùng và 05 TV. Đây là cơ sở cho việc đánh giá

và định hƣớng khai thác TNTN cho PTDL ở mỗi tiểu vùng.

4. Về đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL, kết quả đạt đƣợc:

- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm TNTN cho PTDL: Đánh giá cho

17 điểm TNTN (đánh giá theo 07 tiêu chí), kết quả: mức RTL có 03/17 điểm (chiếm

17,7%); mức khá TL có 12/17 điểm (chiếm 70,5%); mức TLTB có 01/17 điểm (chiếm

5,9%); mức kém TL có 01/17 điểm (chiếm 5,9%); không có mức RKTL.

141

- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi cho một số LHDL tiêu biểu: Đã chọn đƣợc 02

LDHL tiêu biểu để đánh giá là du lịch nghỉ dƣỡng gắn với các bãi biển hoang sơ và du lịch

tham quan, trải nghiệm các giá trị địa chất gắn với văn hóa đá; kết quả đánh giá TNDL bãi

biển cho LHDL nghỉ dƣỡng: 05/09 bãi biển đạt mức RTL (chiếm 55,4%); 02/09 bãi biển

đạt mức khá TL (chiếm 22,3%); 02/09 bãi biển đạt mức TLTB (chiếm 22,3%); không có

mức kém TL và RKTL; kết quả đánh giá tài nguyên địa chất cho LHDL tham quan, trải

nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá: tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên đạt

đƣợc cả 4 tiêu chí về giá trị đa dạng địa chất, giá trị mỹ học, giá trị độc đáo, đặc sắc và giá

trị đi kèm.

- Đối với đánh giá cho các TVTN: Kết quả đánh giá có 02/05 TV đạt mức RTL

(chiếm 40%); 02/05 T Vđạt mức khá TL (chiếm 40%); 01/05 TV đạt mức kém TL (chiếm

20%); không có mức TLTB và RKTL.

Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở khoa học để luận án đƣa ra các định hƣớng cho PTDL

của Phú Yên.

5. Về định hướng khai thác TNTN ở Phú Yên cho du lịch: Cần ƣu tiên khai thác

10/17 điểm TNTN và 02 LDHL tiêu biểu; Tập trung khai thác các điểm tài nguyên du lịch

tự nhiên dễ tiếp cận; Xác lập thời điểm khai thác TNTN phù hợp nhằm phát huy đƣợc giá

trị cao nhất của tài nguyên du lịch; Hết sức quan tâm đến quy mô khai thác đối với các

điểm TNTN để đảm bảo tính bền vững trong PTDL; Đối với khai thác du lịch ở các TVTN

cần đẩy mạnh phát triển đa dạng các LHDL ở TV1 và TV2 với SPDL nổi bật là nghỉ

dƣỡng biển và trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, TV3 tập trung PTDL nghỉ

dƣỡng núi gắn với hồ Long Vân, TV5 cần phát triển LHDL tham quan hồ, thác; Cần phát

triển 09 tuyến du lịch nội tiểu vùng, 02 tuyến kết nối các TV và các tuyến du lịch liên tỉnh;

Để phát triển du lịch có sự cân đối giữa các khu vực trong tỉnh cần tập trung cho 05 không

gian lan tỏa để PTDL (không gian du lịch ven biển phía Bắc; không gian du lịch trung tâm;

không gian du lịch ven biển phía Nam; không gian du lịch cao nguyên Vân Hòa; không

gian du lịch phía Tây).

6. Về giải pháp khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL: Luận án đã đề xuất các giải

pháp dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai

142

thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đƣa ra để phát huy những thế mạnh của

TNTN, của LHDL cũng nhƣ khắc phục những hạn chế của TNTN trong PTDL.

7. Luận án cũng đã so sánh kết quả nghiên cứu đối với thực tiễn và quy hoạch

PTDL của Phú Yên, việc so sánh đã cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều điểm

phù hợp với thực tiễn và quy hoạch PTDL, bên cạnh đó có nhiều điểm mới mà quy hoạch

PTDL chƣa đề cập đến. Các điểm mới này có đƣợc dựa trên các kết quả nghiên cứu có cơ

sở khoa học, nên đây chính là những kiến nghị của luận án đối với chính quyền địa phƣơng

để góp phần phát triển tốt hơn ngành du lịch của tỉnh nhà.

8. Một số điểm hạn chế chưa được giải quyết trong luận án:

Luận án đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL

Phú Yên cũng nhƣ trong việc đƣa ra định hƣớng và giải pháp để phát triển du lịch địa

phƣơng. Tuy nhiên, với mong muốn hoàn thiện hơn một số nội dung mà luận án hiện chƣa

giải quyết đƣợc một cách trọn vẹn, đây cũng là những hạn chế của luận án, việc nhìn nhận

các điểm yếu này cũng là những hƣớng mở cho các nhiên cứu tiếp theo. Cụ thể các hạn chế

nhƣ sau:

- Về cơ sở lý luận và thực tiễn về phân vùng ĐLTN cho PTDL của luận án mới chỉ

đƣợc đề cập ở bƣớc đầu. Cần đƣa ra cơ sở lý luận chặt chẽ hơn trong việc phân vùng

ĐLTN cho PTDL cũng nhƣ trong việc xác định các tiêu chí phân chia tiểu vùng.

- Cần bổ sung các nghiên cứu sâu hơn về điều kiện môi trƣờng đặc biệt là môi

trƣờng nƣớc của dải ven biển để có các kết quả nghiên cứu mang tính định lƣợng cao trong

việc xác định độ bền vững của điểm du lịch.

- Trong việc đánh giá cho LHDL tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn

hóa đá, luận án mới chỉ đánh giá mang tính định tính, việc đánh giá sẽ sâu sắc hơn nếu có

thể thực hiện bằng đánh giá định lƣợng.

143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Ngạn (2016), Phát triển du lịch biển - đảo khu vực duyên hải Nam Trung

bộ: vấn đề đa dạng sản phẩm du lịch biển, Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần IX,

tập 3, NXB KHTN&CN, tr.187-192.

2. Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn Thị Ngạn, Vũ Thị Hạnh (2016), Đánh giá tài nguyên địa

chất - địa mạo dải ven biển Phú Yên phục vụ phát triển du lịch, Kỷ yếu Hội nghị Địa lý

toàn quốc lần IX, tập 2, NXB KHTN&CN, ISBN 978- 604-913-514-9, tr.605-614.

3. Nguyễn Thị Ngạn (2017), Đánh giá tiềm năng và định hướng khai thác các giá trị

cảnh quan vùng đồi núi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Yên, Tạp chí Khoa học

- Trƣờng ĐH Phú Yên, số 14/2017, ISSN 0866-7780, tr.65-70.

4. Nguyễn Thị Ngạn, Uông Đình Khanh, Nguyễn Hữu Xuân (2018), Nghiên cứu, đánh

giá một số giá trị nổi bật của các dạng địa hình ven biển Phú Yên cho phát triển du

lịch, Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần X, tập 1, NXB KHTN&CN, ISBN 978-604-

913-693-1, tr.546-557.

5. Nguyễn Thị Ngạn (2018), Thắng cảnh tự nhiên cấp Quốc gia ven biển Phú Yên-Đặc

điểm và những giá trị nổi bật cho phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học - Trƣờng ĐH

Phú Yên, số 19/2018, ISSN 0866-7780, tr. 61-71.

6. Nguyễn Thị Ngạn (2018), Đặc điểm hệ thống đầm phá, vũng vịnh ven biển Phú Yên và

các giá trị cho phát triển du lịch, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (số đặc biệt, kỳ 2/2018),

ISSN 1859-3917, tr.303-308.

7. Nguyễn Thị Ngạn (2018), Đánh giá khả năng khai thác các bãi biển Phú Yên cho hoạt

động du lịch tắm biển, Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần XI, tập 3, NXB

KHTN&CN, ISBN 978-604-9822-64-3, tr.149-158.

8. Nguyễn Thị Ngạn, Đào Nhật Kim (2019), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên gắn

với đá để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Phú Yên, Kỷ yếu hội thảo quốc tế

Sustainable development of tourism products and human resources, Infomation and

communications publishing house, ISBN 978-604-80-4091-8, NXB thông tin và

Truyền thông, tr.432-438. (Hội thảo đƣợc tổ chức tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do

Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch,

144

Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam, Tạp chí Tri thức Xanh, Viện Nghiên cứu

Đời sống Xã hội và Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức).

9. Nguyễn Thị Ngạn, Nguyễn Hữu Xuân (2019), Kỳ quan địa chất Gành Đá Đĩa ở Phú

Yên: giá trị, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững, Kỷ yếu hội thảo quốc

tế Sustainable development of tourism products and human resources, Infomation and

communications publishing house, ISBN 978-604-80-4091-8, NXB thông tin và

Truyền thông, tr.565-571. (Hội thảo đƣợc tổ chức tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do

Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch,

Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam, Tạp chí Tri thức Xanh, Viện Nghiên cứu

Đời sống Xã hội và Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức).

10. Nguyễn Thị Ngạn (2020), Đánh giá thời gian khai thác du lịch cho các điểm du lịch tự

nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học - Trƣờng ĐH Phú Yên, số 24/2020,

ISSN 0866-7780, tr.55-63.

11. Nguyễn Thị Ngạn (2021), Đánh giá tài nguyên địa chất cho loại hình du lịch tham

quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với di sản văn hóa đá ở Phú Yên, Tạp chí Khoa

học - Trƣờng ĐH Phú Yên, số 27/2021, ISSN 0866-7780, tr.38-46.

12. Nguyễn Thị Ngạn, Trần Quốc Nhuận (2021), Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài

nguyên thiên nhiên ở cao nguyên Vân Hòa (Phú Yên) cho phát triển du lịch, Kỷ yếu

Hội nghị Địa lý toàn quốc lần XII, tập 2, NXB Thanh niên, tr.88-96.

13. Nguyễn Thị Ngạn (2021), Đào tạo nguồn nhân lực hướng đến khai thác hiệu quả tài

nguyên du lịch và phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia (do Học

viện Phụ nữ Việt Nam và Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái nguyên tổ chức),

ISBN 978-604-343-264-0, NXB Lao động, tr.189-197.

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên (2012), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh

Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

2. Luật Du lịch 2017, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Luật Du lịch 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Phạm Trung Lƣơng (2004), Cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh pháp lý nhằm phát

triển một số loại hình du lịch đặc thù ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục

du lịch Việt Nam.

5. http://blog.vietfuntravel.com.vn/hanh-trinh-du-lich/du-lich-nghi-duong-la-gi.html

6. Tổng cục du lịch (2014), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

7. Phạm Trung Lƣơng (2007), Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nâng cao sức cạnh

tranh của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 8/2007.

8. Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Dƣợc - Trung Hải (2001), Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục.

10. Lê Đức An, Uông Đình Khanh (2012), Địa mạo Việt Nam Cấu trúc - Tài nguyên - Môi

trường, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

11. Phạm Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam - Phương pháp luận

và những vấn đề thực tiễn nghiên cứu, Tuyển tập các báo cáo Hội nghị khoa học Địa lý

toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý Du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Hữu Xuân (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành

phố Đà Lạt và vùng phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch, Luận án tiến sĩ

Địa lý, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.

15. A.G. Ixatsenko (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

16. G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard (Đào Đình Bắc dịch) (2005), Quy hoạch du lịch,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Peter Zimmer et al, Evaluating a Territory’s touristics potential,

http://ec.europa.eu/agriculture/rur/leader2/rural-en/biblio/touris/metho.pdf, [accessed 1

August 2013].

146

18. Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya, Linking

Communities, Tourism and Conservation - A Tourism

AssessmentProcess.www.gwutourism.org/images.../TAPmanual_2meg.pdf.

19. Liu Xiao, The QEPP Evaluation model of tourism resources -A case study of tourism

resources in Beijing, http://www.seiofbluemountain.com /upload/ product/

201004/2010lyhy03a1.pdf.

20. Quyết định số 2473/QĐ-TTg (2011), Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

21. Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030.

22. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (2013), Đề án Phát triển du lịch biển, đảo và

vùng ven biển đến năm 2020.

23. Tổng cục cu lịch (2014), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

24. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), Tổ chức lãnh thổ

du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà Nội.

25. Phạm Trung Lƣơng và cộng sự (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình Sinh khí hậu, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

27. Trƣơng Quang Hải (2015), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch

định không gian và đề xuất các giả pháp phát triển du lịch Tây Nguyên, Mã số KHCN-

TN3/11-15 (Chƣơng trình Tây Nguyên 3), Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hà Nội.

28. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó tiến sĩ khoa học

Địa lý - Địa chất, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

29. Lê Văn Tin (2000), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du

lịch, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trƣờng ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Tiến (2016), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh

khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Luận án

tiến sĩ Địa lý, Học viện KH&CN, Hà Nội.

31. Trần Thị Hằng (2016), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

147

phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch Điện Biên, Luận án tiến sĩ Địa lý, Học

viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.

32. Phạm Thị Cẩm Vân (2018), Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào

cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ địa lý, Trƣờng Đại

học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Nguyễn Thu Nhung (2017), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên đến

năm 2020 trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ Địa lý, Học viện Khoa

học và Công nghệ, Hà Nội.

34. Lê Thu Hƣơng (2016), Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái dựa và cộng đồng

vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà

Nội.

35. Phạm Văn Bảy (2016), Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển

khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Phú

Yên.

36. Nguyễn Định (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa - thắng

cảnh ở Phú Yên phục vụ hoạt động phát triển du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

tỉnh, Phú Yên.

37. Ngô Anh Tú, (2016), Xây dựng Webgis phục vụ quảng bá du lịch Phú Yên, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Yên, Phú Yên.

38. Lƣơng Chi Lan (2016), Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh

thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trƣờng Đại học KHTN, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

39. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến, điểm du lịch

Nghệ An, Luận án PTS khoa học Địa lý - Địa chất, ĐH sƣ phạm Hà Nội.

40. Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến, điểm du lịch vùng

Bắc Trung bộ, Luận án PTS khoa học Địa lý - Địa chất, ĐH sƣ phạm Hà Nội.

41. Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Kim Hồng (2016), Sử dụng phương pháp thang điểm tổng

hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên

Giang, Tạp chí Khoa học, trƣờng ĐHSP TP HCM, số 2 (80).

42. Trần Đức Thanh (chủ biên) (2017), Giáo trình Địa lý du lịch, NXB Đại học quốc gia

Hà Nội.

148

43. Nguyễn Thị Sơn (2000), Phương pháp tính sức chứa du lịch cho các tuyến, điểm tham

quan ở các vườn quốc gia, Thông báo khoa học số 2, Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm Hà Nội.

44. Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Hải, Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát

triển du lịch bền vững huyện miến núi cao Sa Pa (https://tailieu.vn/doc/xac-dinh-suc-

chua-du-lich-phuc-vu-quy-hoach-phat-trien-du-lich-ben-vung-huyen-mien-nui-cao-sa-

pa-1803738.html).

45. Nguyễn Thanh Tƣởng (2018), Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh

Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ khoa học môi trƣờng, Viện Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

46. Barbara Rugendyke, Nguyen Thi Son (2008), Conservation cost: Nature-based tourism

as development at Cuc Phuong National Park, Vietnam, Asia Pacific Viewpoint,

Vol.46, No.2, pg. 185-200.

47. Li Ching Lim (1998), Carrying capacity assessment of Pulau Payar marine park,

Malaysia- Bay of Bengal Programme, India.

48. Luc Hens (1998), Tourism and Environment, Free University of Brussels, Belgium.

49. Mathieson, A. and Wall, G., Tourism: Physical Environmental, Economic and Social

Impacts, Longman, London, 1982.

50. Tran Nghi et al (2007), Tourism carrying capacity assessment for Phong Nha - Ke

Bang and Dong Hoi, Quang Binh Province, VNU Journal of Science, Earth Sciences

23 (2007), Viet Nam.

51. Valentina Castellani and Serenella Sala (2012), Carrying Capacity of Tourism System:

Assessment of Environmental and Management, Constraints Towards Sustainability,

University of Milano - Bicocca, Department of Environmental Science, Italy.

52. Nguyễn Thị Sơn (2001), Cở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở

VQG Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội.

53. http://itdr.org.vn/nghien_cuu/van-dung-cong-thuc-cua-a-m-cifuentes-va-h-ceballos-

lascurain-de-ap-dung-tinh-toan-suc-chua-cho-cac-khu-du-lich-sinh-thai-o-viet-nam/.

54. https://vi.wikipedia.org/wiki/ -Địa_lý_Phú_Yên

55. Trần Tính (chủ biên) (1997), Bản đồ Địa chất tờ Tuy Hòa tỷ lệ 1/200.000, Cục Địa chất

và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

149

56. Trần Công Danh, (2013), Nghiên cứu, bổ sung đặc điểm khí hậu, thủy văn tỉnh phú Yên

và xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ (đoạn từ Phú Mỡ đến hạ lưu

huyện Tuy An), Đề tài khoa học cấp tỉnh.

57. http://www.baophuyen.com.vn/141/158039/dong-rip-va-nhung-hiem-nguy-khi-tam-

bien.html

58. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Địa chí Phú Yên (2004), NXB Chính trị Quốc gia.

59. Phạm Văn Bảy (2019), Phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Kỷ yếu Hội thảo Phú Yên 30 năm đổi mới và phát

triển (01/7/1989 - 01/7/2019).

60. Đào Tấn Lộc (2019), Những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh (1989 - 2019) và một số

vấn đề nhìn lại về 30 năm tới của tỉnh Phú Yên, Kỷ yếu Hội thảo Phú Yên 30 năm đổi

mới và phát triển (01/7/1989 - 01/7/2019).

61. Lê Đức An (2015), Đới bờ biển Việt Nam-Cấu trúc và Tài nguyên thiên nhiên, NXB

Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ.

62. Trần Đức Thạnh (chủ biên) (2012), Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ

quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, NXB KHTN&CN, Hà Nội.

63. Đặng Văn Bào, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Hữu Xuân, Huỳnh Cao Vân (2013), Chim

Yến ở Nam Trung Bộ, đặc điểm phân bố và hướng bảo tồn phát triển, Kỷ yếu Hội nghị

Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, NXB Đại học Khoa học Thái Nguyên.

64. http://thiennhienviet.org.vn/sourcebook/source_book_vn/index_VN.html (Sách Thông

tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, tái bản lần 2, năm 2004,

BirdLife Việt Nam".

65. Phạm Duy Thanh Long (2012), Lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, tiềm năng kinh

tế 63 tỉnh thành Việt Nam (tập 2), NXB Thời Đại.

66. Trịnh Dánh (chủ biên) và nnk (2004), Báo cáo nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở

Việt Nam, Tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Thông tin tƣ liệu, Tổng cục Địa chất.

67. Hà Quang Hải và cộng sự (2015), Địa di sản bờ biển gành Đá Dĩa, Tuy An, Phú Yên,

Trang thông tin Cổng thông tin Địa Môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng, Trƣờng ĐHKHTN,

TP. HCM.

68. Huỳnh Trung, Lê Văn Khải (1995), Phức hệ Đèo Cả trong Điạ chất Việt Nam, tập II,

Các thành tạo magma, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

150

69. https://vi.wikipedia.org/wiki/Mũi_Đại_Lãnh

70. Nguyễn Hoài Sơn (2011), Di sản văn hóa đá ở Phú Yên, NXB Khoa học xã hội.

71. Vũ Thị Hạnh (2012), Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững

khu vực ven biển và các đảo Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trƣờng ĐHSPHà Nội.

72. Trƣơng Phƣớc Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quãng Nam - Đà Nẵng, Luận án

tiến sĩ Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

73. Đỗ Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ

Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

74. https://laodong.vn/moi-truong/dam-o-loan-phu-yen-bi-xam-hai-xu-ly-nghiem-cac-vi-

pham-663103.ldo (ngày 26/7/2019).

75. Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL (2016), Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển

thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.

76. Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL (2016), Về việc phê duyệt đề án Chiến lược phát

triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

77. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch

thành ngành kinh tế mũi nhọn.

78. Quyết định 147/QĐ-TTg (2020), về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2030.

79. Quyết định 665/QĐ-TTg (2018), Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

80. Kế hoạch số 143/KH-UBND tỉnh Phú Yên (2018), Kế hoạch triển khai thực hiện Quy

hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài đến năm 2030.

81. Quyết định số 2127/QĐ-TTg (2017), Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du

lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài.

82. Trƣơng Quang Hải và cộng sự (2006), Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và đánh giá

tiềm năng lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Trƣờng ĐHKH

tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

151

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Di tích lịch sử, thắng cảnh đƣợc xếp hạng cấp quốc gia

Phụ lục 2. Số liệu khí hậu Phú Yên giai đoạn 2009-2018

Phụ lục 3. Một số chỉ tiêu sinh khí hậu ngƣời

Phụ lục 4. Bảng hỏi khách du lịch

Phụ lục 5. Bảng hỏi ý kiến chuyên gia

Phụ lục 6. Danh sách các chuyên gia xin tham vấn

Phụ lục 7. Bảng hỏi ngƣời dân địa phƣơng

Phụ lục 8. Đánh giá sức chứa du lịch của điểm tài nguyên

Phụ lục 9. Đặc điểm các bãi biển tỉnh Phú Yên

Phụ lục 10. Hình ảnh các điểm đến cho LHDL trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa

đá

Phụ lục 11. Hình ảnh các bãi biển cho LHDL nghỉ dƣỡng

Phụ lục 12. Hình ảnh trong quá trình khảo sát thực tế

Phụ lục 1. DI TÍCH LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH ĐƢỢC XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA

(Cập nhật tháng 5/2021)

STT TÊN DI TÍCH, THẮNG CẢNH ĐỊA CHỈ QUYẾT ĐỊNH

XẾP HẠNG

I THÀNH PHỐ TUY HÕA (02 di tích)

1 Di tích kiến trúc - nghệ thuật

THÁP NHẠN

Di tích quốc gia (1)

Di tích quốc gia đặc biệt (2)

Phƣờng I, thành phố

Tuy Hòa

(1)QĐ số 1288-VH/QĐ

ngày 16/11/1988

(2)QĐ số 1820/QĐ-

TTg năm 2018

2 Di tích kiến trúc nghệ thuật

LẪM PHÖ LÂM

Phƣờng Phú Lâm,

thành phố Tuy Hòa

QĐ số 2274/QĐ-

BVHTTDL, ngày

28/6/2016

3 Di tích lịch sử

ĐỊA ĐIỂM DIỄN RA CUỘC

TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY

XUÂN MẬU THÂN 1968 TẠI PHÖ

YÊN (Nơi diễn ra trận đánh Sân bay

khu chiến và 02 ngôi mộ liệt sĩ tập thể)

Phƣờng 8, Phƣờng 9,

thành phố Tuy Hòa

QĐ số 3376/QĐ-

BVHTTDL, ngày

06/9/2017

II HUYỆN TUY AN (07 di tích)

4 Di tích lịch sử

MỘ VÀ ĐỀN THỜ

LÊ THÀNH PHƢƠNG

Thôn Mỹ Phú, xã An

Hiệp, huyện Tuy An

QĐ số 2410-QĐ/VH

ngày 27/9/1996

5 Di tích thắng cảnh Huyện Tuy An QĐ số 2410-QĐ/VH

152

ĐẦM Ô LOAN ngày 27/9/1996

6 Di tích lịch sử - nghệ thuật

CHÙA TỪ QUANG

(chùa Đá Trắng)

Thôn Cần Lƣơng, xã

An Dân, huyện Tuy

An

QĐ số 141-QĐ/VH

ngày 23/01/1997

7 Di tích thắng cảnh

GÀNH ĐÁ ĐĨA

Di tích Quốc gia (1)

Di tích Quốc gia đặc biệt (2)

Thôn 6, xã An Ninh

Đông, huyện Tuy An

(1) QĐ số 141-QĐ/VH

ngày 23/01/1997

(2) QĐ số 2280/QĐ-

TTg ngày 31/12/2020.

8 Di tích lịch sử

NƠI XẢY RA VỤ THẢM SÁT

NGÂN SƠN - CHÍ THẠNH

Thị trấn Chí Thạnh,

huyện Tuy An

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997

9 Di tích khảo cổ

THÀNH AN THỔ

Thôn An Thổ, xã An

Dân, huyện Tuy An

QĐ số 37/2005/QĐ-

BVHTT ngày

22/8/2005

10 Di tích lịch sử

ĐỊA ĐẠO GÕ THÌ THÙNG

Xã An Xuân, huyện

Tuy An

QĐ số

65/2008/BVHTTDL

ngày 22/8/2008

11 Danh lam thắng cảnh

QUẦN THỂ HÕN YẾN

Xã An Hòa, huyện

Tuy An

QĐ số 5387/QĐ-

BVHTTDL, ngày

29/12/2017

III HUYỆN PHÖ HÕA (02 di tích)

12 Di tích khảo cổ

THÀNH HỒ

Thị trấn Phú Hòa,

huyện Phú Hòa

QĐ số 36/2005/QĐ-

BVHTT ngày

22/8/2005

13 Di tích lịch sử

MỘ VÀ ĐỀN THỜ

LƢƠNG VĂN CHÁNH

Thôn Long Phụng, xã

Hòa Trị, huyện Phú

Hòa

QĐ số 2410-QĐ/VH

ngày 27/9/1996

IV HUYỆN TÂY HÕA (02 di tích)

14 Di tích lịch sử

ĐỊA ĐIỂM DIỄN RA CUỘC

ĐỒNG KHỞI HÕA THỊNH

Xã Hòa Thịnh, huyện

Tây Hòa

QĐ số 69/2005/QĐ-

BVHTT ngày

16/11/2005

15 Di tích lịch sử

ĐƢỜNG SỐ 5

Huyện Tây Hòa và

Đông Hòa

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997

V HUYỆN SƠN HÕA (01 di tích)

16 Di tích lịch sử

CĂN CỨ CỦA TỈNH PHÖ YÊN

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

MỸ

Xã Sơn Long, Sơn

Định, Sơn Xuân,

huyện Sơn Hòa

QĐ số 66/2008/QĐ-

BVHTTDL ngày

22/8/2008

VI HUYỆN ĐÔNG HÕA (03 di tích)

17 Di tích lịch sử

VŨNG RÔ

Xã Hòa Xuân Nam,

huyện Đông Hòa

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997

153

18 Danh lam thắng cảnh

MŨI ĐẠI LÃNH - BÃI MÔN

Xã Hòa Tâm, huyện

Đông Hòa

QĐ số 67/2008/QĐ-

BVHTTDL ngày

22/8/2008

19 Danh lam thắng cảnh

NÖI ĐÁ BIA

Xã Hòa Xuân Nam,

huyện Đông Hòa

QĐ số 68/2008/QĐ-

BVHTTDL ngày

22/8/2008

VIII HUYỆN ĐỒNG XUÂN (01 di tích)

20 Di tích lịch sử

NƠI THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG

CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở PHÖ

YÊN

Thị trấn La Hai, huyện

Đồng Xuân

QĐ số 1543-QĐ/VH

Ngày 18/6/1997

IX THỊ XÃ SÔNG CẦU (02 di tích)

21 Danh lam thắng cảnh

VỊNH XUÂN ĐÀI

Thị xã Sông Cầu và

huyện Tuy An

QĐ số 177/QĐ-

BVHTTDL ngày

20/01/2011

22 Di tích lịch sử quốc gia

MỘ VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐỀN THỜ

ĐÀO TRÍ

Phƣờng Xuân Đài, thị

xã Sông Cầu

QĐ số 2247/QĐ-

BVHTTDL, ngày

29/6/2015

Phụ lục 2. SỐ LIỆU KHÍ HẬU PHÖ YÊN GIAI ĐOẠN 2009-2018

2.1. Nắng

Số giờ nắng trung bình tháng và năm (Đơn vị: giờ)

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuy Hòa 172 201 249 272 270 241 241 229 198 194 127 123 2471

Sơn Hòa 143 176 240 253 256 225 239 237 181 143 114 96 2225

3.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm các ở các trạm khí tượng (Đơn vị: oC)

Năm

Trạm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 TB

Tuy Hòa 24,7 25,0 24,3 25,1 24,9 24,8 25,1 25,2 25,0 24,9 24,9

Sơn Hòa 23,8 24,0 23,6 24,4 24,1 24,0 24,4 24,7 24,6 24,7 24,1

Số ngày có nhiệt độ trung bình theo các cấp ở trạm Tuy Hòa (oC)

Tháng (20.0) 20.1- 22.0 22.1- 24.0 24.1- 26.0 26.1- 28.0 28.1- 30.0 >30.0

I 0.4 5.4 15.4 9.3 0.6 0.0 0.0

II 0.1 2.4 12.8 11.4 1.6 0.1 0.0

III 0.1 0.8 4.1 15.1 10.3 0.6 0.0

154

Tháng (20.0) 20.1- 22.0 22.1- 24.0 24.1- 26.0 26.1- 28.0 28.1- 30.0 >30.0

IV 0.0 0.0 0.2 4.4 16.4 8.5 0.5

V 0.0 0.1 0.0 0.6 7.3 17.9 4.8

VI 0.0 0.0 0.0 0.4 4.4 16.1 8.3

VII 0.0 0.0 0.0 0.1 5.8 18.9 5.9

VIII 0.1 0.0 0.0 0.6 7.9 18.2 3.5

IX 0.0 0.0 0.1 1.8 16.1 10.9 0.7

X 0.0 0.0 0.8 9.3 19.6 1.2 0.0

XI 0.0 0.3 3.9 17.4 8.4 0.1 0.0

XII 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Năm 0.7 8.9 37.3 70.5 98.3 92.4 23.7

Số ngày có nhiệt độ trung bình theo các cấp ở trạm Sơn Hòa (oC)

Tháng (20.0) 20.1- 22.0 22.1- 24.0 24.1- 26.0 26.1- 28.0 28.1- 30.0 >30.0

I 2.9 11.8 12.3 2.8 0.3 0.0 0.0

II 0.7 6.4 11.5 7.9 1.5 0.2 0.0

III 0.3 1.5 4.3 12.8 9.6 2.1 0.3

IV 0.0 0.0 0.3 3.4 13.9 10.4 1.1

V 0.0 0.0 0.1 1.1 8.3 16.8 4.5

VI 0.0 0.0 0.0 1.0 8.4 15.5 4.4

VII 0.0 0.1 0.0 0.9 11.0 16.1 2.6

VIII 0.0 0.0 0.1 1.6 12.9 13.9 2.1

IX 0.0 0.0 0.3 5.4 19.1 5.0 0.0

X 0.0 0.1 3.1 15.6 11.5 0.4 0.1

XI 0.1 1.9 10.9 15.5 1.5 0.0 0.0

XII 0.1 0.3 0.4 0.0 0.0 0.0 0.0

Năm 4.3 22.1 43.4 68.1 98.2 80.4 15.1

Số ngày có nhiệt độ tối cao theo các cấp ở trạm Tuy Hòa (Đơn vị: 0C)

Tháng 20.0 20.1- 25.0 25.1- 30.0 30.1- 35.0 35.1- 37.0 37.1- 39.0 >39.0

I 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

II 0.0 6.2 24.2 0.6 0.0 0.0 0.0

III 0.0 2.9 22.2 3.1 0.0 0.0 0.0

IV 0.0 0.8 16.5 13.3 0.3 0.1 0.0

V 0.0 0.1 4.9 22.2 2.3 0.5 0.1

VI 0.0 0.0 1.4 18.9 8.1 2.5 0.5

VII 0.1 0.0 1.4 15.7 9.9 3.0 0.1

VIII 0.0 0.0 1.0 18.0 10.3 1.5 0.1

IX 0.0 0.1 2.0 18.3 9.4 1.0 0.1

X 0.0 0.1 3.9 22.0 3.6 0.3 0.0

XI 0.0 0.2 16.0 14.3 0.3 0.0 0.1

XII 0.0 1.5 26.2 2.2 0.0 0.0 0.0

Năm 0.1 12.0 119.6 148.6 44.3 8.9 1.0

Số ngày có nhiệt độ tối cao theo các cấp ở trạm Sơn Hòa (Đơn vị: 0C)

Tháng 20.0 20.1- 25.0 25.1- 30.0 30.1- 35.0 35.1- 37.0 37.1- 39.0 39.0

I 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

155

Tháng 20.0 20.1- 25.0 25.1- 30.0 30.1- 35.0 35.1- 37.0 37.1- 39.0 39.0

II 0.2 5.9 21.8 2.2 0.1 0.0 0.0

III 0.1 2.3 14.4 10.4 0.7 0.3 0.0

IV 0.0 0.6 5.7 18.1 4.0 2.3 0.1

V 0.0 0.0 1.4 12.9 8.4 4.9 1.6

VI 0.0 0.0 1.2 10.2 11.3 6.7 1.7

VII 0.0 0.0 1.2 14.3 10.4 3.8 0.3

VIII 0.0 0.1 1.4 15.8 11.5 2.2 0.1

IX 0.0 0.1 1.9 18.1 8.6 2.2 0.0

X 0.0 0.1 3.6 21.8 4.1 0.4 0.1

XI 0.0 1.2 12.8 16.9 0.1 0.0 0.0

XII 0.0 2.8 21.5 5.7 0.0 0.0 0.0

Năm 0.3 13.1 86.9 146.4 59.1 22.8 4.1

Số ngày có nhiệt độ tối thấp theo cấp ở trạm Tuy Hòa (Đơn vị: ngày)

Tháng 15.0 15.1- 18.0 18.1- 20.0 20.1- 25.0 25.0

I 0.0 1.4 7.3 23.0 0.0

II 0.0 0.6 5.5 22.4 0.3

III 0.0 0.3 2.4 27.1 1.4

IV 0.0 0.0 0.3 21.8 8.1

V 0.0 0.0 0.1 10.1 20.9

VI 0.0 0.0 0.0 4.9 25.1

VII 0.0 0.0 0.0 6.9 24.1

VIII 0.0 0.0 0.1 8.3 22.7

IX 0.0 0.0 0.1 16.3 13.7

X 0.0 0.0 0.6 24.5 6.4

XI 0.0 0.1 1.2 26.6 2.9

XII 0.0 0.6 3.7 25.9 1.7

Năm 0.1 2.9 21.4 217.7 127.3

Số ngày có nhiệt độ tối thấp theo cấp ở trạm Sơn Hòa (Đơn vị: ngày)

Tháng 15.0 15.1- 18.0 18.1- 20.0 20.1- 25.0 25.0

I 1.5 7.9 8.9 11.1 0.6

II 0.6 5.9 9.4 12.3 0.1

III 0.2 1.8 5.1 23.7 0.2

IV 0.0 0.1 0.4 26.6 2.0

V 0.0 0.0 0.0 21.4 9.6

VI 0.0 0.0 0.0 15.8 14.2

VII 0.0 0.0 0.0 18.4 12.5

VIII 0.0 0.0 0.0 19.8 11.2

IX 0.0 0.0 0.0 26.7 3.3

X 0.0 0.1 0.8 28.9 1.1

XI 0.1 0.9 3.1 25.8 0.2

XII 0.5 4.8 7.6 17.7 0.3

Năm 2.9 21.6 35.4 248 55.4

156

2.3. Mƣa

Số ngày mưa trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: ngày)

Trạm

Tháng Tuy Hòa Sơn Hòa Hà Bằng Sông Cầu

Phú Lạc

Sơn

Thành

I 17,2 11,5 12,2 11,7 2,7 6,0

II 7,7 5,7 4,2 4,7 3,0 3,2

III 7,5 7,2 4,2 3,7 3,0 3,5

IV 6,7 8,7 5,0 4,7 2,7 4,0

V 11,7 13,5 11,5 11,2 6,0 8,2

VI 7,5 11,5 6,2 5,5 1,0 7,2

VII 9,2 13,0 6,5 5,7 2,0 5,5

VIII 10,5 10,7 9,5 8,2 3,0 6,2

IX 13,5 16,0 14,2 12,0 6,0 12,2

X 20,0 20,0 18,2 16,7 14,2 16,0

XI 20,2 18,7 18,5 19,0 12,2 17,5

XII 19,0 17,7 14,7 13,7 9,5 14,0

Năm 154,2 155,0 127,5 117,2 63,5 101,7

2.4. Độ ẩm

Độ ẩm tuyệt đối trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: mb)

279,875 254,25

2.5. Dông

Số ngày dông trung bình tháng và năm (Đơn vị: ngày)

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuy Hòa 0.0 0.0 0.3 2.7 7.6 5.2 5.0 4.7 8.7 5.5 1.4 0.0 41.2

Sơn Hòa 0.0 0.3 3.0 9.0 19.5 14.1 13.8 12.1 18.7 10.8 3.1 0.4 105

2.6. Sƣơng mù

Số ngày có sương mù trung bình tháng và năm (Đơn vị: ngày)

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuy Hòa 0.3 0.8 0.4 0.2 0.0 0.0 0.0 0.0 1.0 0.1 0.0 0.2 2.9

Sơn Hòa 5.3 3.9 2.1 0.5 0.2 0.2 0.0 0.0 0.1 1.2 1.5 2.6 17.5

Người cung cấp số liệu: Hoàng Thị Lan (Đài KTTV Phú Yên)

Người xử lý số liệu: NCS. Nguyễn Thị Ngạn

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuy Hòa 24,7 24,6 26,9 29,9 31,3 29,5 29,1 29,3 30,2 29,4 29,8 26,2 28,5

Sơn Hòa 23,0 22,6 24,9 27,8 30,1 29,5 29,0 29,1 30,6 28,9 28,0 25,4 27,4

157

Phụ lục 3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH KHÍ HẬU NGƢỜI

Bảng 1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học con người của các nhà khoa học Ấn Độ

Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt độ TB

năm (0C)

Nhiệt độ TB

tháng nóng

nhất (0C)

Biên độ nhiệt

năm (0C)

Lƣợng

mƣa cả

năm (mm)

1 Thích nghi 18-24 24-27 < 6 1250-1900

2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550

3 Nóng 27-29 29-32 8-14 >2550

4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250

5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650

[Trích theo 12; 26]

Phạm Ngọc Toàn (1980), dựa trên tiêu chuẩn sinh học phổ biến của ngƣời Việt Nam,

có thể phân loại khí hậu xấu, tốt theo các chỉ tiêu cụ thể.

Bảng 2: Phân loại khí hậu tốt, xấu đối với sức khỏe (Phạm Ngọc Toàn)

Yếu tố

Mức độ

thích hợp

Số tháng

có T0 >

270C

Số tháng

có độ ẩm

90%

Số giờ

nắng

trong

năm

Số ngày

trời đầy

mây

Hàm lƣợng

bụi và

ion/lít

không khí

Tốc độ gió

trung bình

(m/s)

Rất xấu 5 4 1000 100 300 1

Xấu 4-5 3 1200 80 150 1-1,5

Trung bình 2-3 2 1200 80 150 1,5

Tốt 0 0 1500 50 100 2-3

[Trích theo 26; 82]

- Ngƣỡng cảm ứng nhiệt của cơ thể ngƣời Việt Nam đƣợc phản ánh qua nhiệt độ hữu

hiệu (Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc) [Trích theo 26]:

Giới hạn cảm giác lạnh: 170C

Vùng nhiệt độ dễ chịu: 20-250C

Giới hạn cảm giác nóng: 300C

Cảm giác ngột ngạt: 330C

Phụ lục 4. BẢNG HỎI KHÁCH DU LỊCH

Với mong muốn đánh giá được tiềm năng du lịch tự nhiên của Phú Yên để có những giải

pháp phát triển du lịch Phú Yên tốt hơn, tôi thực hiện việc thăm dò ý kiến du khách, thực hiện việc

Phú Yên

158

nghiên cứu luận án Tiến sĩ. Rất mong Ông/Bà vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách

đánh dấu X hoặc điền thông tin vào ô cần thiết. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên :………………………………………Số Đ T:…………………………………

Địa chỉ (tỉnh, quốc gia):…………………………………………………………………

II. NỘI DUNG

1. Ông/Bà đi du lịch đến Phú Yên với mục đích gì? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Tham quan các danh lam, thắng cảnh

Nghiên cứu địa chất, địa mạo

Nghỉ dƣỡng

Tham gia các hoạt động dã ngoại, thể thao

Tìm hiểu các di tích lịch sử và văn hóa địa phƣơng

Công tác, hội nghị, thƣơng mại

Thăm bạn bè, ngƣời thân

Lý do khác:………………………………………………………………………..

2. Phú Yên có tổ chức các loại hình du lịch sau, Ông/Bà sẽ tham gia vào loại hình nào? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Nghỉ mát, nghỉ dƣỡng

Tham quan thắng cảnh tự nhiên

Du lịch sinh thái

Thể thao, mạo hiểm (leo núi, cáp treo,…)

Hội nghị, hội thảo (MICE)

Loại hình khác:…………………………………………………………………………

3. Thời gian chuyến đi du lịch của Ông/Bà là ………………..ngày.

4. Những yếu tố nào Ông/Bà quan tâm khi đi tham quan phong cảnh tự nhiên tại Phú Yên? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Thắng cảnh tự nhiên đẹp, độc đáo và đa dạng

Phƣơng tiện và quãng đƣờng đi thuận lợi

Dễ dàng thăm quan đƣợc nhiều thắng cảnh

Địa điểm du lịch rộng rãi, không gian thoáng đãng

Thời tiết xấu ảnh hƣởng đến chuyến đi

Lí do khác:

…………………………………………………...............................................................

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

5. Ông/Bà tìm thông tin du lịch qua phương tiện nào? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Các công ty du lịch Bạn bè, ngƣời thân

Tờ rơi, tập gấp quảng cáo Các hội chợ du lịch

Internet/mạng xã hội Truyền hình, báo, đài

Phƣơng tiện khác ………………………………………………………………………

159

6. Tại Phú Yên, Ông/Bà mong muốn được tham quan những thắng cảnh tự nhiên nào? (Có thể

chọn nhiều câu trả lời)

Các bãi biển, gành đá, đảo ven bờ ( bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, Bãi Xép, bãi biển thành

phố Tuy Hòa, Bãi Môn - Mũi Điện, gành Đá Đĩa, núi Đá Bia, Hòn lao Mái Nhà, Hòn Yến).

Các đầm phá, vũng vịnh (vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, đầm Ô Loan).

Các cảnh quan/thắng cảnh tự nhiên khu vực đồi núi (phía Tây): Cao nguyên Vân Hòa, thác

H’Ly, Vực Phun, các suối nƣớc nóng (Lạc sanh, Trà Ô, Triêm Đức), các hồ thủy điện (hồ thủy

điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba hạ) …

Các cảnh quan/thắng cảnh tự nhiên ở khu vực đồng bằng ven biển (Đập Đồng Cam, hạ lƣu

Sông Ba, suối khoáng Phú Sen, hồ Hảo Sơn (biển hồ).

Địa điểm khác……………………………

7. Điều gì khiến Ông/Bà quan tâm nhất khi nghỉ dưỡng ở Phú Yên? (Có thể chọn nhiều câu

trả lời)

Sự đa dạng của sinh vật và hệ sinh thái

Nhiều dạng địa hình, cảnh quan đẹp, độc đáo

Đƣợc tham gia các hoạt động du lịch biển: tắm biển, lặn biển, tham quan đảo

Lí do khác:………………………………………………………………………………..

8. Theo Ông/Bà, loại hình du lịch nào dưới đây Phú Yên cần đầu tư để thu hút đông đảo du

khách? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Nghỉ dƣỡng

Tham quan danh thắng tự nhiên

Du lịch sinh thái

Tham quan di tích lịch sử, văn hóa

Du lịch biển

Nghiên cứu địa chất – địa mạo

Loại hình khác:………………………………………………………………………...

9. Theo ông (bà), sự hấp dẫn của điểm du lịch là nhờ các yếu tố: (Có thể chọn nhiều câu trả

lời)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, đa dạng, độc đáo

Mức độ tập trung thắng cảnh cao

Có thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng

Có khả năng khai thác nhiều LHDL

Có sự kết hợp của các di tích lịch sử - văn hóa hoặc các công trình kiến trúc hay cảnh quan

nhân sinh đẹp

Yếu tố khác:…………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

10. Theo ông (bà), đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, tỉnh Phú Yên cần:

Mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới nhằm tăng cƣờng sức chứa của vùng du lịch

Khuyến cáo du khách về điều kiện thời tiết và khả năng đáp ứng của điểm du lịch

Đa dạng hóa loại hình du lịch, sản phẩm du lịch

Đầu tƣ mạnh các dịch vụ và nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các điểm du lịch

Sử dụng công cụ kinh tế (tăng lệ phí tham quan, dịch vụ…)

Tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, bảo vệ sinh thái cảnh quan khu du lịch

Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch

160

Ý kiến khác………………………………………………………………………………

11. Trong chuyến du lịch của Ông/Bà, phong cảnh tự nhiên nào ở Phú Yên Ông/Bà ấn tượng

nhiều nhất (ghi cụ thể theo mức giảm dần)?

........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

12. Mức độ hài lòng của Ông/Bà về chuyến đi này?

Rất hài lòng Tƣơng đối hài lòng

Hài lòng Chƣa hài lòng

13. Trong chuyến du lịch của mình, Ông/Bà chỉ đến Phú Yên hay còn kết hợp đến một số tỉnh

khác? Chỉ đến Phú Yên

Kết hợp: (xin chỉ rõ các tỉnh khác):……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………...

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC VÀ GIÖP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ!

Phụ lục 5. BẢNG HỎI Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Với mong muốn có những đánh giá hợp lý về tài nguyên thiên nhiên của Phú Yên cho phát

triển du lịch và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch Phú Yên tốt hơn, chúng tôi rất mong

nhận được các ý kiến đóng góp của Ông/Bà để thực hiện việc nghiên cứu luận án Tiến sĩ. Rất

mong Ông/Bà vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X hoặc điền thông tin

vào ô cần thiết. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!

III. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Ông (bà) vui lòng cho biết các thông tin cá nhân :

1. Giới tính

Nam Nữ

2. Chuyên môn

Quản lí du lịch Nghiên cứu du lịch

Điều hành du lịch Chuyên môn khác

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………………………………………………………….

Email:…………………………………………………………………………………………….

IV. NỘI DUNG

14. Theo ông (bà), để đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên tự nhiên ở Phú Yên

cho phát triển du lịch, cần thiết phải sử dụng những tiêu chí nào? Chọn các tiêu chí và sắp

xếp theo thứ tự quan trọng tăng dần (các tiêu chí ít quan trọng nhất ghi số 1; các tiêu chí

quan trọng nhì ghi số 2; các tiêu chí quan trọng nhất ghi số 3 (ghi vào ô trống).

Độ hấp dẫn của TNDL Khả năng tiếp cận điểm TNDL

Mức độ độc đáo/duy nhất của TNDL Độ bền vững của TNDL

Phú Yên

161

Thời gian khai thác du lịch Khả năng kết nối du lịch

Sức tải du lịch của điểm tài nguyên

Tiêu chí khác:……………………………………………………………………………

15. Đối với Phú Yên, số ngày thuận lợi nhất để triển khai hoạt động du lịch tại các điểm du lịch

và số ngày có khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người, được xác định gồm 5 mức: Rất

dài (≥250 và ≥150); Dài (220->249 và 130->149); Trung bình (190-219 và 110-129; Ngắn

(160-189 và 90-109), Rất ngắn (≤160 và ≤90).

Theo ông (bà) có phù hợp không?

Có Không

Điều chỉnh: Rất dài (……………………….); Dài (…………………………..)

TB (………………………..); Ngắn (………………………...)

16. Theo ông (bà), tính bền vững của tài nguyên du lịch tự nhiên được xác định bởi các yếu tố nào ?

(chọn nhiều phương án)

Tính nguyên trạng của thiên nhiên tại điểm du lịch

Sự cải tạo thiên nhiên phục vụ du lịch

Ý thức của ngƣời dân đối với việc gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên

Yếu tố khác:……………………………………………………………………………..

17. Khả năng kết nối giữa các điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch.

Với đặc điểm tự nhiên của Phú Yên, theo ông (bà), các mứa độ đánh giá sau có phù hợp

không: Rất cao (Có trên 3 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông di chuyển giữa các điểm

rất thuận lợi (≤ 30 phút); Cao (Có 3 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông di chuyển giữa

các điểm thuận lợi (≤ 45 phút ); Trung bình (Có 2 điểm du lịch gần nhau, đƣờng giao thông di

chuyển giữa các điểm khá thuận lợi (≤ 60 phút); Thấp (Có 2 điểm du lịch gần nhau, đƣờng

giao thông di chuyển giữa các điểm ít thuận lợi ( ≥ 60 phút); Rất thấp (Chỉ có 1 điểm du lịch)?

Có Không

Điều chỉnh: Rất cao:……………………………………………………..;

Cao: ………………………………………………………..;

TB:………………………………………………………….;

Thấp:………………………..................................................;

Rất thấp:…………………………………………………….

18. Đối với thời gian và phương tiện di chuyển từ trung tâm thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đến

các điểm du lịch, được tính toán như sau: Rất thuận lợi (<1giờ và có thể sử dụng hơn 2

phƣơng tiện di chuyển); Thuận lợi (Di chuyển từ 1 giờ -1giờ 30 phút, có thể sử dụng 2

phƣơng tiện di chuyển); Trung bình (Di chuyển từ 1giờ 30 phút-2 giờ, có thể sử dụng 2

phƣơng tiện di chuyển); Ít thuận lợi (Di chuyển từ 2 giờ -2 giờ 30 phút, sử dụng 1 loại phƣơng

tiện di chuyển); Kém thuận lợi (Di chuyển >2 giờ 30 phút, chỉ sử dụng 1 loại phƣơng tiện di

chuyển ).

Theo ông (bà) có phù hợp không?

Có Không

Điều chỉnh: Rất thuận lợi:……………………………………………………..;

Thuận lợi: ………………………………………………………..;

Trung bình……….….…………………………………………….;

Ít thuận lợi:………………………..................................................;

Kém thuận lợi: …………………………………………………….

19. Sức chứa của điểm du lịch trên địa bàn Phú Yên được xác định: Rất lớn (trên 1000 lượt

khách/ngày); Lớn (700-≤1000 lượt khách/ngày); Trung bình (400-≤700 lượt khách/ngày); Nhỏ

(100 - ≤400); Rất nhỏ (dưới 100 lượt khách/ngày) như vậy có phù hợp không?

162

Có Không

Điều chỉnh: Rất lớn (……………………….); Lớn (…………………………..)

TB (………………………..); Nhỏ (………………………...)

Rất nhỏ (……………………….).

20. Theo ông (bà), để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách hiện này và tương lai, Phú Yên,

cần:

Xây dựng các trung tâm du lịch

Kết nối các trung tâm/ điểm du lịch theo các tuyến

Tạo sản phẩm đặc thù

Đầu tƣ theo hƣớng xây dựng các điểm du lịch chất lƣợng cao (đảm bảo về môi trƣờng trong

lành, dịch vụ du lịch tốt… và giới hạn số lƣợng du khách)

Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Ý kiến khác……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ GIÖP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ!

Phụ lục 6. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA XIN THAM VẤN

TT Họ và tên Chức vụ/Nơi công tác

1 Phạm Trung Lƣơng Viện Môi trƣờng và Phát triển bền vững

2 Nguyễn Ngọc Khánh Hội Địa Lý Việt Nam

3 Phạm Văn Bảy Giám Đốc Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch Phú Yên

4 Nguyễn Hoài Sơn P.Giám Đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên

5 Trần Thị Thúy Hằng Trƣởng Khoa Kinh tế-Du lịch, trƣờng CĐ nghề Phú Yên

6 Lê Minh Toàn Giảng dạy du lịch, trƣờng ĐH Thái Bình Dƣơng

7 Lê Văn Đáng Giảng dạy du lịch, trƣờng ĐH Phú Yên

8 Nguyễn Thị Thu Giảng dạy du lịch, trƣờng ĐHKH Huế

9 Lê Viết Tuệ Công ty du lịch Long Phú

10 Nguyễn Thị Lan Anh Công ty du lịch Hatutour Phú Yên

163

Phụ lục 7. BẢNG HỎI NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG

Với mong muốn nắm được tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tự nhiên của Phú Yên

để có những giải pháp phát triển du lịch Phú Yên tốt hơn, tôi thực hiện việc thăm dò ý kiến người

dân địa phương để thực hiện tốt nghiên cứu của mình. Rất mong Ông/Bà vui lòng trả lời một số

câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X hoặc điền thông tin vào ô cần thiết. Xin cảm ơn sự giúp

đỡ của Ông/Bà!

V. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên :……………………………………………Số ĐT:…………………………………

Địa chỉ (huyện, tỉnh) :…………………………………………………………………………

VI. NỘI DUNG

21. Ông/Bà cho biết ở địa phương (huyện) Ông/Bà hiện nay có điểm du lịch tự nhiên nào đã

phát triển (đã được đầu tư khai thác) và còn điểm nào có tiềm năng cần đầu tư khai thác?

a) Điểm đã đƣợc đầu tƣ khai thác:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

b) Điểm cần đƣợc đầu tƣ khai thác:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

22. Khách du lịch ở địa phương (huyện) của Ông/Bà chủ yếu tập trung vào các tháng (Đánh

dấu X vào các tháng tập trung khách du lịch và gạch những tháng có nhiều khách nhất):

Tháng 3-5 Tháng 6-8

Tháng 9-11 Tháng 12-2

23. Khách du lịch đến địa phương (huyện) của Ông/Bà gồm có khách:

Trong tỉnh Từ các tỉnh khác trong nƣớc

Khách nƣớc ngoài

Trong đó, nhiều nhất là khách………………………………………………….

24. Địa phương (huyện) của Ông/Bà đã khai thác các loại hình du lịch nào?

(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

Nghỉ mát, nghỉ dƣỡng

Tham quan thắng cảnh tự nhiên

Du lịch sinh thái

Thể thao, mạo hiểm (leo núi, cáp treo,…)

Hội nghị, hội thảo (MICE)

Loại hình khác:…………………………………………………………………………

Phú Yên

164

25. Ở các điểm du lịch tự nhiên của địa phương (huyện) của Ông/Bà, đã đầu tư những gì để

đáp ứng nhu cầu của du khách?

a) Cơ sở hạ tầng của điểm du lịch: Tốt ; Trung bình ; Kém

b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Tốt ; Trung bình ; Kém

c) Các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi: Tốt ; Trung bình ; Kém

d) Các mặt hàng lƣu niệm: Tốt ; Trung bình ; Kém

e) Các dịch vụ khác (xin ghi cụ thể):………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

26. Những mặt tích cực và tiêu cực do du lịch mang lại cho địa phương (huyện) của Ông/Bà là:

a) Tích cực:

Thu nhập ngƣời dân tăng

Tạo nên niềm vui, hứng khởi cho cộng đồng dân cƣ

Môi trƣờng, cảnh quan đƣợc đẹp hơn

Tạo nên cơ hội để giao tiếp và giao lƣu văn hóa

b) Tiêu cực:

Đông khách du lịch nhƣng thu nhập ngƣời dân không tăng

Tăng tệ nạn xã hội

Cảnh quan tự nhiên bị tàn phá, môi trƣờng ô nhiễm

Khó quản lý về mặt con ngƣời

27. Theo Ông/Bà, địa phương (huyện) của Ông/Bà có cần đầu tư cho phát triển du lịch tự

nhiên không?

Có Không

Nếu cần đầu tư, thì đầu tư/đầu tư mạnh vào những điểm du lịch tự nhiên nào:

a) Điểm cần đầu tƣ mạnh:…………………………………………………………… ..

b) Điểm cần đầu tƣ:……………………………………………………………………

28. Loại hình du lịch nào dưới đây cần được phát triển ở địa phương (huyện) của Ông/Bà? (Có

thể chọn nhiều câu trả lời)

Nghỉ dƣỡng

Tham quan danh thắng tự nhiên

Du lịch sinh thái

Tham quan di tích lịch sử, văn hóa

Du lịch biển

Nghiên cứu địa chất – địa mạo

Loại hình khác:………………………………………………………………………...

29. Cần phải đầu tư những gì cho các điểm du lịch tự nhiên ở địa phương (huyện) của

Ông/Bà?

Cơ sở hạ tầng của điểm du lịch

Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi

Các mặt hàng lƣu niệm

165

Các dịch vụ khác (xin ghi cụ thể):………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

30. Theo ông (bà), đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, địa phương (huyện)

cần:

Mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới nhằm tăng cƣờng sức chứa của vùng du lịch

Khuyến cáo du khách về điều kiện thời tiết và khả năng đáp ứng của điểm du lịch

Đa dạng hóa loại hình du lịch

Đầu tƣ mạnh các dịch vụ và nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các điểm du lịch

Sử dụng công cụ kinh tế (tăng lệ phí tham quan, dịch vụ…)

Tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, bảo vệ sinh thái cảnh quan khu du lịch

Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch

Ý kiến khác:………………………………………………………………………………

31. Để du lịch phát triển, sự liên kết các điểm du lịch là hết sức cần thiết. Theo Ông/Bà, địa

phương (huyện) cần liên kết các điểm du lịch nào với nhau (cả trong và ngoài huyện)?

........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

32. Ông/Bà sẽ làm gì để du lịch của địa phương (huyện) của Ông/Bà phát triển?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC VÀ GIÖP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ!

166

Phụ lục 8. ĐÁNH GIÁ SỨC CHỨA DU LỊCH CỦA ĐIỂM TÀI NGUYÊN

Bảng 8.3. Đánh giá tiêu chí sức chứa du lịch của điểm tài nguyên T

T

Điểm TNDL

Tính sức chứa tự nhiên PCC

Tính sức chứa thực tế RCC

Tính sức chứa cho

phép ECC

Trạm

dùng số

liệu để

tính RCC

1

Vịnh

Xuân

Đài

(LHDL

tham

quan

vịnh và

LHDL

tắm

biển ở

bãi tắm

Sông

Cầu

được

chọn để

đánh

Đánh

giá

sức

chứa

cho

du

lịch

tham

quan

trên

vịnh

Vịnh có diện tích mặt nƣớc 60,8km2,

tham quan theo tuyến, phƣơng tiện tham quan

vịnh là thuyền máy hoặc ca nô. Chiều dài tuyến

khoảng 30km. Điểm xuất phát là trạm dừng

chân Astop (bãi tắm Sông Cầu) hoặc cảng cá

Dân Phƣớc. Thời gian trải nghiệm 1 tour là 4

giờ đồng hồ, thời gian cho phép tham quan là

10 giờ (7giờ sáng đến 5 giờ chiều). Thuyền

tham quan là thuyền nhỏ (dài 10m, rộng 3 m), 1

thuyền chứa tối đa 20 khách (có trang bị

phƣơng tiện cứu sinh).

Chiều dài tuyến tham quan là 30.000m,

mỗi thuyền cần 10m, cách nhau 200m (khoảng

cách an toàn) (V/a = 1/200). Gọi X là số thuyền

cùng tham qua một lúc, ta có:

X x 10 + (X-1) x 200 = 30.000 -> X =

143,8

Tổng số khách là: 143,8 x 20 = 2.876

khách

Hệ số quay vòng Rf = 10/4 = 2,5

lần/ngày

Vậy: PCCmặt nƣớc = 2.876 x 2,5 = 7.190

khách/ngày

+ Tính hệ số hạn chế Cf

(Cfthời tiết (mƣa bão+gió tây khô nóng

mạnh+dông+sƣơng mù):

Tổng số ngày không tốt cho

du lịch: 90 ngày.

-> Cfthời tiết = 90/365 = 24,6%

+ Tính Cfnắng:

Trong năm có 5 tháng (tháng

4-8) có thời tiết nóng bức, thời gian 4

tiếng buổi trƣa từ 11 đến 15 giờ rất

nóng. Thời gian nắng gắt đƣợc tính:

4 giờ/ngày x 150 ngày (5 tháng) =

600 giờ. Tổng số giờ nắng trong

năm khu vực ven biển là là 2.471

giờ.

-> Cfnắng = 600/2.471 =

24,3%

-> Vậy: RCCmặt nƣớc = 7.190

x (100% - 24,6%) x (100% - 24.3%)

= 4.103 khách/ngày

Ở Vịnh Xuân

Đài chƣa có bến bãi đƣa

đón khách tham quan,

chủ yếu là thuê thuyền

và ca nô của ngƣời dân.

Theo khảo sát thực tế,

việc đáp ứng cùng một

lúc cho du khách chỉ là

5 thuyền, mỗi thuyền

tối đa 20 khách, một

vòng tham quan là 4

tiếng, tổng thời gian có

thể tham quan là 10

tiếng/ngày.

-> Khả năng đáp

ứng là (ECCmặt nƣớc) = 5

x 20 x 10/4 = 250

khách/ngày

Trạm khí

tƣợng Tuy

Hòa và

trạm đo

mƣa Sông

Cầu

Đánh Bãi biển dài khoảng 800m, rộng trung Hệ số hạn chế của du lịch tắm Khu vực bãi

167

giá chi

tiết)

giá

sức

chứa

cho

du

lịch

tắm

biển ở

bãi

tắm

Sông

Cầu

bình 15m, diện tích 12.000m2, diện tích dành

cho du lịch khoảng 300m, diện 4.500m2. Diện

tích bãi cát trung bình cho du khách

10m2/ngƣời. Tổng thời gian tắm biển, vui chơi,

thƣ giãn trên bãi biển khoảng 10 tiếng (7giờ

sáng đến 5giờ chiều). Thời gian trung bình cho

1 đợt là 2 giờ.

PCCbãi biển = 4.500 x 1/10 x 10/2 =

2.250 khách/ngày

biển và vui chơi trên bãi biển đƣợc

xác định là Cfthời tiết = 90/365 =

24,6% (tính nhƣ b1).

-> RCCbãi biển = 2.250 x

(100% - 24,6%) = 1.697 khách/ngày

biển Sông Cầu chỉ có

các dịch vụ ăn uống và

vệ sinh, tuy nhiên các

dịch vụ này chƣa nhiều,

việc tập trung khách

quá đông sẽ không đảm

bảo đủ các dịch vụ thiết

yếu. Số khách tối đa chỉ

nên đạt 70%

- > ECCbãi biển =

1.697 x 70% = 1.187

khách/ngày

2

Gành Đá Đĩa

(đánh giá cho

LHDL tham

quan)

a) Tính PCC của tuyến đường (PCCđường đi):

Đây là tuyến tham quan đi bộ, chỉ hơi

dốc, dễ đi. Chiều dài tuyến tham quan 430m.

Mỗi ngƣời cần 1m chiều dai để di chuyển, mỗi

nhóm tham quan trung bình 15 ngƣời, khoảng

cách giữa mỗi nhóm là 50m, thời gian tham

quan là 2 giờ đồng hồ cho một đợt, thời gian

cho phép tham quan là 10 giờ/ngày (7giờ sáng

đến 5 giờ chiều). Nhƣ vậy:

Mỗi nhóm cần 15m, khoảng cách giữa

hai nhóm là 50m, chiều dài tuyến tham quan là

430m. Gọi X là số nhóm cùng tham qua một

lúc, ta có:

X x 15 + (X-1) x 50 = 430 -> X = 7,4

Số khách là: 7,4 x 15 = 111khách/ngày

Hệ số quay vòng Rf = 10/2 = 5 lần/ngày

-> Vậy: PCCđƣờngđi = 111 x 5 = 555

khách/ngày

b) Tính PCC của gành đá (PCCgành đá):

Diện tích cho du khách có thể tham

b) Tính sức chứa thực tế

RCC:

+ Tính hệ số hạn chế Cf

(Cfthời tiết (mƣa bão+gió tây khô nóng

mạnh+dông+sƣơng mù)):

-> Cfthời tiết = 102/365 =

27,9%

+ Tính Cfnắng: (Số giờ nắng

lấy ở trạm Tuy Hòa).

-> Cfnắng = 600/2.471 =

24,3%

-> Vậy: RCC = 9.305 x

72,1% x 75,7% = 5.078 khách/ngày

Điểm tham quan

gành Đá Đĩa có các

dịch vụ ăn uống và vệ

sinh, hàng lƣu niệm, bãi

giữ xe, chƣa có dịch vụ

lƣu trúi. Tuy nhiên, số

lƣợng các dịch vụ này

chƣa nhiều, việc tập

trung khách quá đông

sẽ không đảm bảo đủ

các dịch vụ thiết yếu.

Hơn nữa, điểm tài

nguyên này có giá trị

đặc biệt về mặt địa chất,

số lƣợng khách quá

nhiều và trực tiếp tiếp

xúc với mặt đá sẽ làm

bào nhẵn mặt đá, mất

tính nguyên vẹn của di

sản. Số khách tối đa chỉ

Trạm

KTTV

Tuy Hòa

168

quan trên gành đá là 7.000m2, diện trung bình

cho khách tham quan là 4m2/ngƣời, thời gian

mỗi lần tham quan: 2 giờ, tổng thời gian tham

quan trong ngày: 10 giờ.

-> Vậy PCCgành đá: 7.000 x 1/4 x 10/2 =

8.750 khách/ngày

Tổng sức chứa tự nhiên điểm gành Đá

Đĩa: 555 + 8.750 = 9.305 khách/ngày

nên đạt khoảng 50%.

- > ECC = 5.078

x 50% = 2.539

khách/ngày

3

Bãi

biển

Tuy

Hòa

(đánh

giá cho

LHDL

tắm

biển,

thể thao

biển)

Bãi biển dài hơn 5km, rộng 200m, diện tích

1km2, bãi thoải (độ dốc 0,5-0,7%). Diện tích

cho du lịch khoảng 20.000m2 (dài 1000m, rộng

20m). Diện tích bãi cát trung bình cho du khách

10m2/ngƣời. Tổng thời gian tắm biển, vui chơi,

thƣ giãn trên bãi biển khoảng 10 tiếng (7giờ

sáng đến 5giờ chiều). Thời gian trung bình cho

1 đợt là 2 giờ.

PCC = 20.000 x 1/10 x 10/2 = 10.000

khách/ngày

Tính hệ số hạn chế Cf (Cfthời

tiết (mƣa bão+gió tây khô nóng mạnh+dông):

Với du lịch tắm biển, thể thao

biển thì các yếu tố thời tiết bất lợi

cho du lịch gồm có các ngày mƣa

(mƣa có bão) liên tục (lƣợng mƣa

>5ml/ngày) trong mùa mƣa bão

(tháng 9 đến tháng 12), những ngày

có mƣa không đáng kể không ảnh

hƣởng đến du lịch, các ngày có dông

lốc và các ngày có gió Phơn tây nam

mạnh. Tổng số ngày không tốt cho

du lịch: 132 ngày.

-> Cfthời tiết = 99/365 = 27,1%

Vậy RCC = 10.000 x (100% -

27,1%) = 7.290 khách/ngày

Bãi biển có

công viên, dịch vụ tắm

nƣớc ngọt, dù che nắng,

dịch vụ vệ sinh môi

trƣờng và đội cứu hộ.

Tuy nhiên, các dịch vụ

này chỉ tập trung ở bãi

tắm chính, nên khách

quá đông sẽ không đảm

bảo về mặt quản lý. Số

khách tối đa hiện nay

chỉ nên đạt 50%.

- > ECC = 6.260

x 50% = 3.645

khách/ngày

Trạm

KTTV

Tuy Hòa

Có tuyến đƣờng bậc thang bê tông đến

đỉnh Đá Bia, chiều dài tuyến đƣờng 2500m

(tính từ bãi giữ xe), rộng 1,8m. Đây là tuyến

tham quan đi bộ, tƣơng đối dốc. Mỗi ngƣời cần

1m chiều dài để di chuyển, mỗi nhóm tham

quan trung bình 15 ngƣời (mỗi nhóm cần 15m),

khoảng cách giữa mỗi nhóm là 50m, thời gian

lên xuống và tham quan là 6 giờ đồng hồ cho

Cách tính tƣơng tự nhƣ ở

trên, tuy nhiên số liệu về mƣa đƣợc

lấy ở trạm Phú Lạc (thuộc xã Hòa

Hiệp, Đông Hòa) để tính toán [phụ

lục 6].

-> Cfthời tiết = 71/365 = 19,4%

+ Tính Cfnắng: (Số giờ nắng

lấy ở trạm Tuy Hòa).

Ở núi Đá Bia,

chỉ có bãi đậu xe ở chân

núi, chƣa có dịch vụ du

lịch nào. Môi trƣờng

trong lành, không gian

thoáng mát. Đƣờng lên

núi có lan can bảo vệ an

toàn. Số lƣợng khách có

Trạm

KTTV và

169

4

Núi Đá

Bia

(đánh

giá cho

LHDL

tham

quan

leo núi)

một đợt, thời gian cho phép tham quan là 10

giờ/ngày (7giờ sáng đến 5 giờ chiều). Nhƣ vậy:

Gọi X là số nhóm cùng tham qua một

lúc, ta có:

X x 15 + (X-1) x 50 = 2500 -> X = 39,2

Số khách là: 39,2 x 15 = 588

khách/ngày

Hệ số quay vòng Rf = 10/6 = 1,7

lần/ngày

-> Vậy: PCC = 588 x 1,7 = 948

khách/ngày

-> Cfnắng = 600/2.471 =

24,3%

-> Vậy: RCC = 948 x 80,6%

x 75,7% = 584 khách/ngày

thể đạt 100%.

- > ECC = 717 x

100% = 584

khách/ngày

trạm đo

mƣa Phú

Lạc

5

Hòn

Yến

Tính

sức

chứa

cho

du

lịch

tham

quan

ở ven

bờ

Đây là khu vực tham quan đi bộ ở trên

cạn hoặc lội bộ khu vực nƣớc cạn. Diện tích

dành cho du lịch khoảng 7.000m2

(bao gồm khu

vực đất nổi khi triều rút). Diện trung bình cho

khách tham quan là 4m2/ngƣời. Thời gian mỗi

lần tham quan, trải nghiệm: 2 giờ; tổng thời

gian tham quan trong ngày: 10 giờ.

-> PCC: 7.000m2 x 1/4 x 10/2 = 8.750

khách/ngày

Tính hệ số hạn chế Cf: Hoạt

động du lịch của du khách ở khu vực

Hòn Yến liên quan trực tiếp với nƣớc

biển, các thời điểm có thời tiết xấu

và mùa lạnh sẽ là hệ số hạn chế cho

hoạt động du lịch tại đây. Phú Yên,

thời kỳ mƣa bão và mùa kéo dài từ

giữa tháng 9 đến tháng 1 năm sau,

thời gian này không nên du lịch tại

điểm này. Số ngày có thời tiết không

tốt là: 4,5 tháng x 30 ngày = 135

ngày.

-> Cfthời tiết = 135/365 = 37%

Riêng đối với khu vực ven bờ

cho đi bộ tham quan, trong một

tháng có khoảng 8 ngày triều cạn là

có thể lội bộ đến chân Hòn Yên (từ

ngày 6 đến ngày 9 và từ ngày 21 đến

ngày 24 và chỉ trong khoảng thời

gian từ tháng 3 đến tháng 9 – tính

theo âm lịch). Tính đƣợc số ngày

Ở đây chỉ có các dịch

vụ đơn giản nhƣ chỗ

gữi xe, quán giải khát,

tuy nhiên không gian

hẹp, chỉ có 1 quán nhỏ,

môi trƣờng không sạch

sẽ. Số khách tối đa chỉ

nên đạt khoảng 50%.

ECCcho khu vực tham

quan = 827 x 50% = 414

khách/ngày

Trạm

170

thuận lợi là 8ngày/tháng x 7 tháng =

56 ngày. Số ngày hạn chế là 365 – 56

= 309 ngày.

-> Cfthủy triều = 309/365 = 85%

Tính đƣợc: RCCcho khu vực tham

quan = 8.750 x 63% x 15% = 827

khách/ngày

KTTV

Tuy Hòa

Tính

sức

chứa

cho

du lặn

biển

ngắm

san

hô ở

khu

vực

mặt

nước

Diện tích rạn san hô khoảng 30ha (khu

vực lặn biển để ngắm san hô là 20.000m2).

Diện tích cho du khách lặn có khí tải:

50m2/ngƣời. Thời gian trung bình mỗi lần lặn

biển: 30 phút. Tổng thời gian tham quan trong

ngày: 10 giờ.

-> PCC: 20.000m2 x 1/50 x 10/0,5 =

8.000 khách/ngày

Số ngày có thời tiết không tốt

là: 4,5 tháng x 30 ngày = 135 ngày.

-> Cfthời tiết = 135/365 = 37%

RCCcho khu vực lặn biển =

8.000 x 63% = 5.040

khách/ngày

Du khách cần

trang bị các phƣơng

tiện an toàn, nhƣng

không gian bờ để xuống

khu vực lặn hẹp hơn

nữa cần đảm bảo cho độ

bền vững của hệ sinh

thái san hô, nên hiện tại

số khách chỉ nên đạt

mức 10%.

ECCcho khu vực lặn

biển = 5.040 x 10% =

505khách/ngày

6

Cao

nguyên

Đánh

giá

sức

chứa

cho

du

lịch

nghỉ

dưỡn

g

dưỡn

g ở

Diện tích 286,89km2, diện tích cho du

lịch 80.000m2, tiêu chuẩn xây dựng mặt bằng

để xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo chất

lƣợng môi trƣờng: 50 m2/ngƣời. Với LHDL

nghỉ dƣỡng, thời gian mỗi đợt du lịch thƣờng

kéo dài, nên không tính hệ số quay vòng .

-> PCC: 80.000m2 x 1/50 = 1.600

khách/ngày

Tính hệ số hạn chế Cf: Với

du lịch nghỉ dƣỡng, các ngày không

thuận lợi là thời gian mƣa liên tục

trong mùa mƣa bão, dông lốc, những

ngày có gió phơn tây nam mạnh.

Tổng số ngày có thời tiết không tốt

cho du lịch là 204 ngày.

-> Cfthời tiết = 158/365 = 43%

RCC = 1.600 x 57% = 912

khách/ngày

Có một số dịch

vụ du lịch phục vụ du

khách: khu du lịch sinh

thái Long Vân Garden

(diện tích 23.000m2).

Khu du lịch có cảnh

quan thiên nhiên đẹp,

không khí trong lành,

mát mẻ, môi trƣờng

sạch sẽ; có một dịch vụ

lƣu trú là ZEN homstay

(quy mô nhỏ, sức chứa

171

Vân

Hòa

khu

vực

hồ

Long

Vân

20 ngƣời); có hai quán

ăn là Phong Thủy và

Long Gia. Số lƣợng

nhân viên phục vụ tại

các địa điểm không

nhiều, nên số khách tối

đa trong ngày chỉ đáp

ứng khoảng 80%

(không tính đến khả

năng đáp ứng lƣu trú

qua đêm).

ECC = 912 x

80% = 729 khách/ngày

Tram

KTTV

Sơn Hòa

Đánh

giá

sức

chứa

cho

du

lịch

tham

quan

KDL

sinh

thái

A&P

Farm

Diện tích dành cho du lịch là 1.700m2,

diện trung bình cho khách tham quan:

4m2/ngƣời, thời gian mỗi lần tham quan, nghỉ

ngơi ăn trƣa: 5 giờ, tổng thời gian mở cửa tham

quan: 10 giờ.

-> PCC: 1.700m2 x ¼ x 10/5 = 850

khách/ngày

Tính hệ số hạn chế Cf: (tƣơng

tự nhƣ điểm du lịch Hồ Long Vân)

-> Cfthời tiết = 158/365 = 43%

RCC = 850 x 57% = 485

khách/ngày

có phục vụ ăn

uống với nhiều đặc sản

địa phƣơng, không khí

trong lành, mát mẻ, môi

trƣờng sạch sẽ; chƣa có

dịch vụ lƣu trú. Số

lƣợng nhân viên phục

nhu cầu ăn uống của du

khách tại các địa điểm

không nhiều, nên số

khách tối đa trong ngày

chỉ đáp ứng khoảng

80%.

ECC = 485 x

80% = 388 khách/ngày.

Đ

Đánh

giá

sức

chứa

Tuyến địa đạo có chiều dài

1.948m xuyên qua gò Thì Thùng, 300m đƣờng

đi xung quanh. Chiều dài tuyến tham quan

khoảng 400m.

Đây là tuyến tham quan đi bộ, đƣờng đi

Tính hệ số hạn chế Cf: (tƣơng

tự nhƣ điểm du lịch Hồ Long Vân)

-> Cfthời tiết = 158/365 = 43%

RCC = 520 x 57% = 296

khách/ngày

Ở điểm di tích

lịch sử địa đạo gò Thì

Thùng có 1 nhân viên

quản lý di tích và

hƣớng dẫn du khách

172

cho

du

lịch

tham

quan

ở địa

đạo

Thì

Thùn

g

hẹp. Mỗi ngƣời cần 1m chiều dài để di chuyển,

mỗi nhóm tham quan trung bình 15 ngƣời,

khoảng cách giữa mỗi nhóm là 50m, thời gian

tham quan là 2 giờ đồng hồ cho một đợt, thời

gian cho phép tham quan là 10 giờ/ngày (7giờ

sáng đến 5 giờ chiều). Nhƣ vậy:

Mỗi nhóm cần 15m, khoảng cách giữa

hai nhóm là 50m, chiều dài tuyến tham quan là

400m. Gọi X là số nhóm cùng tham qua một

lúc, ta có:

X x 15 + (X-1) x 50 = 400 -> X = 6,9

Số khách là: 6,9 x 15 = 104 khách/ngày

Hệ số quay vòng Rf = 10/2 = 5 lần/ngày

-> Vậy: PCC = 104 x 5 = 520

khách/ngày

tìm hiểu về các hiện vật

lịch sử. Mỗi nhóm tham

quan là 15 du khách,

thời gian cho mỗi nhóm

15 phút, khả năng đáp

ứng của điểm du lịch là

90%.

ECC = 296 x

90% = 267 khách/ngày.

Đánh

giá

sức

chứa

cho

du

lịch

tham

quan

ở Nhà

thờ

Bác

Hồ

Khuôn viên di tích dành cho tham quan

khoảng 900m2. Diện tích dành cho du lịch là

900m2, diện trung bình cho khách tham quan:

4m2/ngƣời, thời gian mỗi lần tham quan: 2 giờ,

tổng thời gian mở cửa tham quan: 10 giờ.

-> PCC: 900m2 x ¼ x 10/2 = 1.125

khách/ngày

Tính hệ số hạn chế Cf: (tƣơng

tự nhƣ điểm du lịch Hồ Long Vân)

-> Cfthời tiết = 158/365 = 43%

RCC = 1.125 x 57% = 641

khách/ngày

Ở điểm di tích

lịch sử - văn hóa Nhà

thờ Bác Hồ có 1 nhân

viên quản lý di tích.

Mỗi nhóm khách là 15

ngƣời, thời gian cho

mỗi nhóm là 15 phút.

Đây là điểm tham quan,

dâng hƣơng thành kính,

nếu đông du khách sẽ

khó đảm bảo về mạt

môi trƣờng và gây ồn

ào, nên số khách tối đa

chỉ nên đạt 80%.

ECC = 641 x

80% = 513 khách/ngày.

173

Phụ lục 9. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CÁC BÃI BIỂN TỈNH PHÖ YÊN

T

TT

Tên bãi

biển

Địa điểm

Đặc trưng địa chất - địa mạo

Đặc trưng khí hậu,

hải văn

Đánh

giá

chung

Cấu tạo

bãi

Đặc điểm hình

thái bãi biển

Độ ổn

định bãi

biển

1 Bãi

Bàng

Thôn 2,

xã Xuân

Hải, TX

Sông

Cầu

Cát

trắng,

mịn,

bãi

sạch,

nhiều

cuội,

đá

Dài >350m,

rộng 190m, diện

tích: 3ha; thoải,

(dốc 0,3-0,5%);

Mùa

gió ĐB,

bãi biển

rất dốc

Nƣớc sạch, trong, hơi

lạnh vào mùa đông,

sóng cao 0,42m, nhiệt

độ nƣớc TB 27,3oC,

nhiệt độ không khí TB

28,9oC

Bãi nhỏ,

sạch,

nhiều

cuội, đá

2 Bãi

Bàu

Xã Xuân

Hải, TX

Sông

Cầu

Cát

trắng,

mịn,

sạch

Dài >180m, rộng:

80m, diện tích

nhỏ: 2ha; bãi

thoải, (dốc 0,3-

0,5%);

Mùa gió

ĐB, bãi

biển

biến

đổi

mạnh

Nƣớc sạch, trong, triều

thấp, hơi lạnh vào mùa

đông, sóng cao 0,7-

1,0m (nhiệt độ nƣớc

TB 27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Có dòng rip current.

Bãi biển

nhỏ,

đẹp,

sạch

3 Bãi

Rạng

Thôn 2,

xã Xuân

Hải, TX

Sông

Cầu

Cuội,

sỏi, cát

thô, sạch

Dài >340m, bãi

rất hẹp, rộng 30-

50m, diện tích:

1,5ha; bãi khá

dốc (0,7-1,5%);

Mùa

gió ĐB,

bãi biển

rất dốc

Độ cao sóng 0,42m,

nƣớc sạch, trong, hơi

lạnh vào mùa đông

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi nhỏ,

sạch,

nhiều

cuội, đá

4 Bãi

biển

thôn 4

Thôn 4,

xã Xuân

Hải, TX

Sông Cầu

Cát vàng,

hơi mịn

Dài >2,5km,

rộng 50 - 200m,

diện tích: 50ha;

thoải, (dốc 0,4-

0,6%)

Bãi

biển ít

thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,7-1m,

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi rộng,

dài, sạch

5 Bãi

biển

thôn

2

Thôn 2,

xã Xuân

Hòa, TX

Sông

Cầu

Cát

vàng,

hơi mịn

Dài >1km, rộng

220m, diện tích:

25ha; thoải, (dốc

0,4-0,6%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,7-1m

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi

rộng,

dài,

sạch

6 Bãi

Nồm

Thôn Hòa

An, xã

Xuân

Hòa, TX

Sông

Cầu

Cát

trắng,

mịn

Dài >750m, rộng

100-140m, diện

tích: 10ha; bãi

biển rất thoải,

(dốc 0,3-0,5%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Sóng nhỏ 0,5m, nƣớc

sạch, trong, hơi lạnh

vào mùa đông, (nhiệt

độ nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC.

Bãi nhỏ,

sạch,

đẹp

4 Bãi

Tràm

Thôn Hòa

Thạnh,

xã Xuân

Cát

trắng,

mịn,

Dài 650m, rộng

120-150m, diện

tích: 10ha; rất

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong, sóng

nhỏ 0,5 m, nhiệt độ

nƣớc TB 27,3oC, nhiệt

Bãi nhỏ,

rất

sạch,

174

Cảnh,

TX Sông

Cầu

bãi rất

sạch

thoải, (dốc 0,3-

0,5%)

độ không khí TB

28,9oC

đẹp

8 Bãi

Long

Hải

Thôn

Long

Hải, Thị

xã Sông

Cầu,

Cát

vàng,

hơi mịn

Dài 1,8km, rộng

120m, diện tích:

20ha; thoải, (dốc

0,5-0,7%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong, sóng

cao 0,7-1m, (nhiệt độ

nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC.

Bãi dài,

hẹp,

sạch,

đẹp

5 Bãi

Từ

Nha

m-

Vịnh

Hòa

Xã Xuân

Thịnh.

TX Sông

Cầu

Cát

trắng,

mịn, bãi

rất sạch

Dài >25km,

rộng từ 50 -

220m, diện tích

khoảng 200ha;

thoải, (dốc 0,5-

0,7%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,7-1m, có

dòng rút ven bờ mạnh

nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC, nhiệt độ

không khí TB 28,9oC,

Có dòng rip current

(đoạn từ phía Nam bãi

tắm Vịnh Hòa).

Bãi

biển rất

dài,

sạch,

đẹp.

10 Bãi

Ôm

Xã Xuân

Phƣơng

TX Sông

Cầu

Cát

vàng,

mịn

Dài 2,5km, rộng

50 - 150m, diện

tích: 25ha; thoải,

(dốc 0,3-0,5%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5-0,6m,

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi

hẹp,

dài,

sạch,

đẹp

11 Bãi

Bình

Sa

Xã Xuân

Thọ, TX

Sông

Cầu

Cát

trắng,

mịn

Dài 5km, rộng:

120m, diện tích

30ha; thoải, (dốc

0,7%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong, sóng

cao 0,5- 0,9m, (nhiệt

độ nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC.

Bãi dài,

khá

sạch,

đẹp

12 Bãi

Bàng

Thôn

g

Xã An

Ninh

Đông,

huyện

Tuy An

Cát

trắng,

mịn

Dài 1,25km,

rộng nhất:

100m, diện tích:

10ha; thoải, (dốc

0,3-0,5%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5- 1,0m

Bãi

trung

bình,

sạch,

đẹp

13 Bãi

An

Hải

Xã An

Hải,

huyện

Tuy An

Cát

trắng,

mịn

Dài 7,5km, rộng

nhất: 50 - 350m,

diện tích: 167ha;

thoải, (dốc 0,3-

0,5%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5- 1,0m.

Có dòng rip current.

Bãi rất

dài,

rộng,

sạch,

đẹp

14 Bãi

Phú

Thƣờ

ng

Thôn Phú

Thƣờng,

Xã An

Hòa,

huyện Tuy

An

Cát

trắng,

mịn

Dài 2,5km, rộng

từ 50 - 220m,

diện tích: 35ha;

thoải, (dốc 0,3-

0,4%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5- 1,0m,

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi

trung

bình,

sạch,

đẹp

15 Bãi

Súng

Thôn Giai

Sơn, xã An

Mỹ, huyện

Tuy An

Cát

trắng,

mịn

Dài 2,8km, rộng:

100 - 250m, diện

tích >50ha; bãi rất

thoải, (dốc 0,3-

0,4%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5- 0,7m,

(nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC), nhiệt độ

không khí TB 28,9oC.

Bãi

trung

bình,

sạch,

đẹp

16 Bãi

Xép

Thôn Mỹ

Quang

Bắc, xã An

Cát

trắng,

mịn, bãi

Dài 500m, rộng:

150m, diện tích:

6ha; bãi rất

Mùa

đông,

bãi khá

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,7- 1,0m,

nhiệt độ nƣớc TB

Bãi nhỏ,

rất sạch,

đẹp

175

Chấn,

huyện Tuy

An

rất sạch thoải, (dốc 0,3-

0,4%)

dốc 27,3oC, nhiệt độ

không khí TB 28,9oC

17 Bãi

tắm

trên

hòn

Lao

Mái

Nhà

Xã An

Hải,

huyện Tuy

An

Cát

vàng, hơi

thô

Dài 120m, rộng:

60m, diện tích

nhỏ; khá dốc,

(dốc 2%)

Thay

đổi độ

dốc vào

mùa

đông

Nƣớc sạch, trong, sóng

cao 0,9m, (nhiệt độ

nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC.

Bãi nhỏ,

sạch,

đẹp

18 Bãi

Long

Thủy

Xã An

Phú, TP.

Tuy Hòa

Cát

trắng,

mịn, khá

sạch

Dài >4km, rộng:

200m, diện tích

40ha; rất thoải,

(dốc 0,35%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc sạch, trong,

sóng cao 0,5- 0,6m,

nhiệt độ nƣớc TB

27,3oC, nhiệt độ

không khí TB 28,9oC

Bãi

rộng,

khá

sạch,

đẹp

19 Bãi

biển

TP.Tu

y Hòa

Tp Tuy

Hòa

Cát

vàng, hơi

thô, khá

sạch

Dài >5km, rộng:

200m, diện tích

100ha; thoải,

(dốc 0,5-0,7%)

Thay

đổi độ

dốc vào

mùa

đông

Nƣớc sạch, sóng cao

0,8- 1,0m, nhiệt độ

nƣớc TB 27,3oC, nhiệt

độ không khí TB

28,9oC; Có dòng rip

current (đoạn phía

Bắc nhà hàng Bán

Đảo Ngọc).

Bãi lớn,

khá

sạch,

rộng,

thoáng

20 Bãi

Bàng

Xã Hòa

Tâm,

huyện

Đông Hòa

Cát

vàng, hơi

thô

Dài 3km, rộng:

100-250m, diện

tích 50ha; thoải,

(dốc 0,5-0,6%)

Thay

đổi độ

dốc vào

mùa

đông

Nƣớc sạch, sóng cao

0,7- 1,0m. (nhiệt độ

nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC.

Bãi dài,

hẹp, khá

sạch,

rộng,

thoáng

21 Bãi

Môn

Xã Hòa

Tâm,

huyện

Đông Hòa

Cát

trắng,

mịn

Dài 400m, rộng:

380m, diện tích

12ha; thoải, (dốc

0,3-0,4%)

Bãi biển

ít thay

đổi

Nƣớc rất sạch, sóng

cao 0,7-0,9m. (nhiệt

độ nƣớc TB 27,3oC),

nhiệt độ không khí TB

28,9oC. Có dòng rip

current.

Bãi nhỏ,

rất sạch,

đẹp

[Nguồn:[2],[ 40], [64] và khảo sát thực tế]

176

Phụ lục 10. HÌNH ẢNH CÁC ĐIỂM ĐẾN CHO LHDL TRẢI NGHIỆM

GIÁ TRỊ ĐỊA CHẤT GẮN VỚI VĂN HÓA ĐÁ

Bazan ở bãi Xép - gành Ông Granit ở khu vực gành Đèn

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Bazan dạng cột ở vực Hòm

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Đàn đá Tuy An

(ảnh:baophuyen.com.vn/13/09/2020)

Bazan dạng cột ở vực Song

(ảnh: Sƣu tầm)

Homestay Đá Đĩa, Tuy An

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

177

Hàng rào đá thôn Phú Hạnh, Tuy An Bộ sƣu tầm cối đá Phú Yên, trƣng bày tại

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) Hồn Xƣa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Cặp Kèn đá Tuy An Tƣờng đá thôn Phú Hạnh, Tuy An

(Báo Cảnh sát toàn cầu, ngày 20/03/2016) (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Sa thạch màu ám khói ở gành đá Hòa Thắng

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Granit ở Hòn Nƣa

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

178

Phụ lục 11. HÌNH ẢNH CÁC BÃI BIỂN CHO LHDL NGHỈ DƢỠNG

Bãi Bàng (ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

Bãi Bàu (ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

Bãi Rạng (ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

Bãi Từ Nham - Vịnh Hòa

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Bãi Tràm (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Bãi Xép

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Bãi Long Thủy

(ảnh: Dƣơng Thanh Xuân)

Bãi biển TP.Tuy Hòa

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

179

Phụ lục 12. HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TẾ

(Thời gian khảo sát: tháng 06/2019;

Nhóm khảo sát: Uông Đình Khanh; Nguyễn Hữu Xuân; Nguyễn Thị Ngạn)

Khu vực đồi thấp huyện Tuy An Phỏng vấn khách du lịch ở Mũi Đại Lãnh

Đƣờng vào khu vực rừng nguyên sinh ở Đƣờng qua khu bảo tồn thiên nhiên

di tích Hội trƣờng Mùa Xuân (CN Vân Hòa) Krông Trai

Nhà thờ Bác Hồ (CN Vân Hòa) Di tích địa đạo gò Thì Thùng (CN Vân Hòa)

180

Khu vực đồi núi phía Tây huyện Sông Hinh Suối khoáng nóng Triêm Đức

Hồ Xuân Hƣơng (Sông Hinh) Khu vực nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ

Bãi đá bị mài mòn dƣới chân Gành Đèn Bãi tắm Sông Cầu

Phỏng vấn ngƣời dân ở huyện Sông Hinh Phỏng vấn ngƣời dân ở khu vực Bãi Xép