16

File thu nghiem van hoa kinh doanh

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ffhjgjg

Citation preview

Page 1: File thu nghiem van hoa kinh doanh
Page 2: File thu nghiem van hoa kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU• Thực tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay,

không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh nghiệp này đã và đang coi trọng xây dựng văn hoá kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, hiện còn không ít cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của văn hoá kinh doanh trong hội nhập nên trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Page 3: File thu nghiem van hoa kinh doanh

1. Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện2. Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn3. Thiếu tính liên kết, cộng đồng4. Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt ”, dựa dẫm5. Nhẹ chữ Tín6. Không đúng giờ 7. Sự không tính toán kỹ8. Thời gian9. Quan hệ đồng nghiệp

NHỮNG THÓI QUEN CÒN TỒN TẠI Ở DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM

Page 4: File thu nghiem van hoa kinh doanh

1. Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện

Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung. Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận lợi trong những bước đầu, sau đó, các doanh nghiệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty mình mà không nghĩ đến cục diện chung. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất và kinh doanh ở qui mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Cách làm “hỏng chỗ nào thì "vá" chỗ ấy, cháy chỗ nào thì giập chỗ đó”, cẩu thả trong ký kết và thực hiện hợp đồng đang tồn tại và tỏ ra không phù hợp với môi trường kinh doanh văn minh, hiện đại. Là thành viên của WTO, chúng ta phải đổi mới tư duy trong làm ăn kinh tế.

Page 5: File thu nghiem van hoa kinh doanh

2. Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn

• Một hạn chế lớn khác đã bộc lộ rõ nét trong văn hóa kinh doanh của các doanhnghiệp khi hội nhập là sự hạn chế về tầm nhìn cũng như khát vọng của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam

• Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài. Muốn có và đạt được những mục tiêu dài hạn, đòi hỏi doanh nhân phải có tầm nhìn dài hạn. Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp.

• Đa số các doanh nhân khi lập doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu dùng cho toàn thế giới

Page 6: File thu nghiem van hoa kinh doanh

3. Thiếu tính liên kết, cộng đồng• Trong khi doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh và tiềm

lực rất lớn, lại hơn chúng ta cả trăm năm kinh nghiệm, trong khi vốn liếng chưa nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cao thì điều mà chúng ta rất cần là sự liên kết, đoàn kết.

• Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp lại không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu,cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những không nâng cao sức cạnh tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua, tranh bán, thậm chí hạ uy tín của nhau. Trên thực tế, vấn đề liên kết doanh nghiệp đã được đặt ra rất nhiều lần ở tất cả các hiệp hội, ngành nghề tuy nhiên nhiều quan chức có thẩm quyền cũng “bó tay” trước thói quen cố hữu của rất nhiều doanh nghiệp là “mạnh ai nấy làm”

• Tiềm lực tài chính nhỏ, năng lực sản xuất thấp nhưng doanh nghiệp của ta vẫn “hiên ngang ra trận” một mình không chịu liên kết với nhau thì tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp 100% đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các tập đoàn lớn trên thế giới vận dụng tối đa việc liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đã kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để tận dụng hình ảnh thương hiệu của họ trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.

• Tại sân nhà, rất nhiều sản phẩm của ta đang bị áp đảo và cạnh tranh gay gắt trước sức mạnh liên kết của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và có khả năng cạnh tranh.

Page 7: File thu nghiem van hoa kinh doanh

4. Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt ”, dựa dẫm

• Ở nước ta đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa các mối quan hệ kinh doanh, ỷ lại vào bảo hộ của nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, cho các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán Một số lại câu kết với những người xấu trong bộ máy Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào năng lực. Xu hướng dựa vào quan hệ rộng như là một chủ bài - mạnh hơn cả năng lực, và xu hướng nhờ vả, chạy chọt hiện đang tồn tại ở mức đáng kể.

• Chúng ta cho rằng nếu “thân quen” được với sếp của đối tác thì về cơ bản là đã thành công, lúc này thì mọi trở ngại về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thậm chí cả giá cả cũng chỉ là chuyện “nhỏ”. Cám dỗ về đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm đang là lực cản rất lớn

• Cám dỗ về đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm đang là lực cản rất lớn. Trong này có phần trách nhiệm của Nhà nước và cũng có phần của các doanh nghiệp. Cuộc đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền sẽ là một trong những yếu tố có tính quyết định trong việc xóa bỏ tình trạng “chạy cửa sau” và phục hồi luật chơi sạch sẽ trên thương trường. Đây chính là một khía cạnh của văn hóa kinh doanh ở cấp độ xã hội.

Page 8: File thu nghiem van hoa kinh doanh

5. Nhẹ chữ Tín• Buôn bán phải giữ chữ tín, đó chính là văn hoá trong kinh

doanh được bắt nguồn từm khi hình thành thị trường. Trong tập quán du di, "chín bỏ làm mười" của nền kinh tế tiểu nông, chữ tín không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thực sự thì khác. Trong sán xuất, kinh doanh, các yếu tố về sán phẩm như số lượng, chất lượng, chúng loại, thời gian hoàn thành và chuyển giao là những chỉ số quan trọng. Chính chữ tín đã làm nên những thương hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa. Giữ chữ tín là điềukiện của thành công, sự thất bại đối với doanh nghiệp, doanh nhân không giữ chữ tín là sự thất bại báo trước, thời gian chỉ có thể là sớm hay muộn mà thôi.

• Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ cá nhân đến cơ chế, phải đau lòng nhận ra là người Việt chưa tin người Việt.

• Một bài học đau đớn về văn hóa kinh doanh vẫn còn đó từ sự kiện các doanh nghiệp chế biến điều, năm 2006. Khi giá nhân điều chế biến của thế giới lên quá cao, một số doanh nghiệp điều của Việt Nam đã đơn phương hủy hợp đồng khiến cho các đối tác nước ngoài bị thiệt hại rất nhiều. Việc một số doanh nghiệp không giữ chữ tín không chỉ ảnh hưởng đến riêng doanh nghiệp đó mà còn khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị "mang tiếng".

Page 9: File thu nghiem van hoa kinh doanh

6. Không đúng giờ • Chuyện này không còn lạ tai với tất cả chúng ta, thế nhưng một thực tế vẫn

là người Việt Nam nhìn chung không đúng giờ. Ngay cả trong cuộc sống đời thường sự không đúng giờ thể hiện ở nhiều lúc, nhiều nơi, ví dụ điển hình là các buổi họp mặt bạn bè hay đám cưới đám hỏi rồi tới chuyện làm ăn kinh doanh tuy sự đúng giờ này được nâng niu chăm chút hơn nhưng đối với nhiều người sự xê dịch mười lăm hai mươi phút vẫn có thể chấp nhận được. “Đường đông quá bị kẹt xe” hay “Đang bệnh quá cũng phải cố” v.v. và v.v. đây là những lý do khách quan và chủ quan mà tôi thường hay nghe thấy nhất. 

• Ai cũng biết là nên tiết kiệm thời gian, nhưng hình như chúng ta vẫn quen với việc sử dụng thoải mái, “vô tư” nguồn tài nguyên này. Trung bình một ngày, chúng ta ném bao nhiêu thời gian của mình vào những việc vô ích? Ngồi xuống mà tính, có lẽ phải giật mình. Những cuộc họp lê thê không có kết luận. Những lúc ngồi giết thời gian bằng việc chơi game, tán gẫu... 

• Đã có ai thử làm một phép toán. Cứ tính mỗi doanh nhân làm ra ít nhất 400.000 đồng một giờ làm việc, mỗi cuộc hội nghị 100 người, mỗi người đánh cắp của xã hội nửa giờ, nhân với khoảng 200 (giả định) cuộc họp như thế trên cả nước mỗi ngày thì một số tiền không nhỏ của xã hội đã bị phung phí chỉ vì một thói quen xấu. Như thế, cứ mỗi ngày, cả nước mất trắng 4 tỉ đồng. Mà hình như không ai buồn băn khoăn. Chúng ta mặc nhiên xem đó là thông lệ mà không nghĩ là mỗi người đang “góp phần” đánh cắp một lượng tiền của xã hội trong hoàn cảnh đất nước còn rất nghèo

• Sẽ không bao giờ là muộn nếu ta thôi hành xử theo kiểu đánh cắp tài nguyên - thời gian của người khác bằng việc tuân thủ nguyên tắc: đúng giờ! Hội nhập quốc tế có lẽ cần bắt đầu từ những việc tưởng chừng là nhỏ nhặt ấy.

Page 10: File thu nghiem van hoa kinh doanh

7. Sự không tính toán kỹ• Sự không tính toán kỹ này về bản chất cũng

giống sự thất hứa ở trên. Người Việt ta thể hiện sự không tính toán kỹ từ những việc rất đơn giản thông qua việc không độc lập trong suy nghĩ và không giữ vững lập trường. Nó còn thể hiện sự thiếu linh động và sáng kiến của người Việt.

• Sự kém linh hoạt, không tính toán nhanh nhạy và không suy nghĩ kỹ của người Việt Nam chúng ta nhiều khi mang lại sự bất lợi và bất tiện cho chính chúng ta và các đối tác làm việc chung, Đó là chưa nói đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam nói chung.  Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hiệu quả và có uy tín không chỉ trong thị trường nội địa mà còn rất được yêu chuộng và thành công trên thị trường quốc tế nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều doanh nghiệp với những thói quen đời thường lẫn thói quen kinh doanh xấu tạo nên những cái nhìn không tốt, không thiện cảm về con người, đất nước và doanh nhân Việt Nam.

Page 11: File thu nghiem van hoa kinh doanh

8. Thời gian  • Tại các doanh nghiệp châu Âu, kế hoạch một khi đã thống

nhất sẽ được tuân thủ chặt chẽ. Từng công việc phải được thực hiện và hoàn thành vào các mốc thời gian định trước. Trong từng khoảng thời gian cụ thể, mỗi người cố gắng tập trung giải quyết một công việc xác định. Các kế hoạch thường đươc điều chỉnh tại các doanh nghiệp Việt Nam bởi cùng một lý do: nhiều mục tiêu được đặt ra cùng lúc. Do vậy, theo kế hoạch, một cán bộ có thể phải triển khai cùng lúc nhiều việc và các “linh hoạt” trong kế hoạch trở nên tất yếu. Khi một nhân viên thực hiện nhiều công việc trong một khoảng thời gian, chỉ riêng việc ngắt quãng thời gian làm việc bởi các trao đổi với đồng nghiệp từ các phần việc khác nhau cũng đủ triệt tiêu tập trung và giảm đáng kể hiệu suất làm việc.

• Nhiều đối tác nước ngoài chia sẻ nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều qui tắc và rất nhiều ngoại lệ. Còn hình ảnh thường được sử dụng để so sánh với khả năng thực hiện nhiều công việc cùng lúc của các cán bộ Việt Nam là vừa đi xe máy trên đoạn đường đông người qua lại vừa trao đổi công việc qua điện thoại di động với đồng nghiệp tại văn phòng. Như vậy, quả thật không an toàn!

Page 12: File thu nghiem van hoa kinh doanh

9. Quan hệ đồng nghiệp

• Quan hệ đồng nghiệp tại châu Âu và Mỹ được xây dựng trên công việc chuyên môn. Đồng nghiệp là những người cùng làm việc trong một công ty, hay cùng một bộ phận. Quan hệ đồng nghiệp gắn bó khi các phần việc chuyên môn có liên quan nhiều tới nhau và đòi hỏi giao tiếp và truyền thông thường xuyên. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, quan hệ đồng nghiêp tốt đẹp đòi hỏi không chỉ gần gũi trong chuyên môn mà còn cả trong các hoạt động xã hội bên ngoài công việc.

• “Chúng ta có quyền chọn người yêu, nhưng không có quyền chọn đồng nghiệp” là câu nói vui với giữa các nhân viên trong một công ty châu Âu. Với một doanh nghiệp Việt Nam, các bạn đồng nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ thời gian mua sắm đồ tại siêu thị, các buổi liên hoan sau giờ làm việc hoặc ngày nghỉ, hay cùng tham dự một trò thể thao ưu thích.

• Quan hệ cá nhân và trật tự trên dưới (đôi khi là tuổi tác) có vai trò tác động rất lớn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Một đề xuất không thuyết phục có thể vẫn được thông qua khi người đề xuất được đa số người tham dự kính trọng và quí mến. Cách làm việc này được đối tác nước ngoài xem là rất thiếu chuyên nghiệp, khi các quyết định được đưa ra dựa trên cảm tính nhiều hơn mức độ khả thi và hiệu quả công việc.

Page 13: File thu nghiem van hoa kinh doanh
Page 14: File thu nghiem van hoa kinh doanh
Page 15: File thu nghiem van hoa kinh doanh
Page 16: File thu nghiem van hoa kinh doanh