bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép

Preview:

Citation preview

BỆNH HỌC THỦY SẢN

GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Giang SVTH: Nhóm 9

5.Đặc điểm bệnh lý và phương pháp chuẩn đoán

6.Biện pháp phòng và trị bệnh

2.Tác nhân gây bệnh

3.Yếu tố ảnh hưởng

4.Đối tượng cảm nhiễm

1.Tổng quan

NỘI DUNG

1.Tổng quan về bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép

Bệnh xuất huyết do virus, chủ yếu ảnh hưởng trên các loài thuộc họ cá chép (Cyprinidae) và thường xảy ra vào mùa xuân nên được gọi là bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép, có thể gọi tắt là SCV (Spring Viremia of Carp) .

•Được phân lập đầu tiên ở Nam Tư (Montenegro và Serbia ngày nay)1971•Phát hiện tại các trại nuôi trồng ở Anh quốc1977•Được tìm thấy trong cá vàng nhập khẩu ở Brazil.

cuối những năm 1990

•Xuất hiện trong các trại nuôi ở My 2002- 2004•Phát hiện trong cá chép hoang dã ở vùng biển Minnesota2011

Lịch sử phát hiện và sự phân bố

• Rhabdovirus carpio• Đặc điểm:

– hình que một đầu tròn như viên đạn,

– chiều dài 90-180nm, rộng 60-90nm.– vật chất di truyền: (-)RNA – bên ngoài được bao bởi các gai

Glicoprotein

2.Tác nhân gây bệnh

• Các chủng SVC khác nhau có khả năng gây bệnh ở các vùng khác nhau.

• Có 4 nhóm genome virus:– Genogroup Ia, có nguồn gốc từ Châu Á.– Genogroup Ib phân lập ở Nga, Moldova và

Ukraine.– Genogroup Ic cũng được phân lập ở Nga, Moldova

và Ukraine.– Genogroup Id được phân lập ở Anh.

Cá chép (Cyprinus carpio)

Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix)

Cá mè hoa (Aristichthys nobilis)

Cá diếc (Carassius carassius)

Cá vàng(Carassius auratus)

3. Đối tượng cảm nhiễm

• Do sự biến động của nhiệt độ đặc biệt là vào lúc giao mùa, thường xảy ra ở cuối mùa đông đầu mùa xuân khi nhiệt độ nước thấp khoảng dưới 180C.

4.Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh

Nuôi ở mật độ caoChất lượng nước kém

Suy dinh dưỡng Điều kiện thời tiết, khí hậu

Độ mẫn cảm của bệnh cũng phụ thuộc vào tình trạng của các cá thể trong loài: tình trạng sinh lý, tuổi, sức khỏe của cá… liên quan đến đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.

Cá con (dưới 1 năm tuổi) dễ bị nhiễm trùng hơn với virus SVC; tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70%.

Thời kỳ ủ bệnh giao động từ 7 đến 15 ngày.

Virus gây bệnh từ cá con cho đến giai đoạn cá thịt.

A.Thời gian ủ bệnh

5.ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ

Bên ngoài:

Dấu hiệu đầu tiên: cá trong ao có hiện tượng ngạt thở, tách đàn, bơi ở tầng mặt, hoặc cá chết chìm ở tầng đáy, cá không bơi định hướng, mất cân bằng.

B.Dấu hiệu bệnh

Bên trong:

Khi giải phẫu bên trong xoang bụng cho thấy có hiện tượng xuất huyết trên bề mặt các nội tạng trong ổ bụng.

Ruột chướng hơi, đôi khi có dịch gan, mật, lá lách sưng lên, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn và có hiện tượng xuất huyết ở bóng hơi (xuất huyết trong).

Bóng hơi bị teo một ngăn

C. Con đường lây lanTheo trục ngang

- Phân, chất thải của cá bệnh.- Dịch nhớt trên cơ thể cá bệnh.- Các loại kí sinh trùng hút máu như đĩa, rận

cá, cũng là vật trung gian giúp phát tán, lan truyền mầm bệnh.

- Sử dụng nguồn thức ăn từ thịt cá nhiễm bệnh.

- Môi trường nước bị ô nhiễm.- Nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện cho virus

phát triển.- Lây lan qua các vật trung gian (chim, cò…)

Theo trục dọc

Lan truyền từ mẹ sang con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.

• Dịch SVC thường bị ở cá chép nuôi nhưng cũng có thể xảy ra trong cá tự nhiên.

• Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ nước, tình trạng của cá, mật độ cá trong ao...

• Tỷ lệ tử vong cao nhất ở cá con lên đến 70%.• Cá lớn thiệt hại hàng năm thường dưới 30%.

D.Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

E.Phương pháp chuẩn đoán

• Phương pháp mô học: Quan sát hình thái tế bào bằng kính hiển vi điện tử

• Phương pháp RT-PCR

• Phương pháp xét nghiệm miễn dịch học (phương pháp Elisa)

Một số biện pháp phòng ngừa chung. Ngăn chặn, tiêu diệt sự xâm nhập và lây lan của

tác nhân gây bệnh. Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và quản lý

môi trường ổn định, thích hợp.

A.Phòng bệnh

6.Phòng ngừa và điều trị bệnh

Một số biện pháp phòng ngừa chung

Tránh chuyển các cá thể vật nuôi qua lại giữa các ao nuôi.

Không được vứt các phế phẩm của vật nuôi sau quá trình chế biến (ruột, mang, da, xương.. cá) xuống nguồn nước nuôi và các dụng cụ thiết bị nuôi.

Ngăn chặn, tiêu diệt sự xâm nhập và lây

lan của tác nhân gây bệnh

Kiểm soát tốt nhiệt độ trong quá trình nuôi, bằng cách nuôi cá ở nhiệt độ cao hơn 200C và ổn định.

Chọn giống: Những cá có sức đề kháng với bệnh xuất huyết do virus.

Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và quản lý môi trường ổn định, thích hợp.

Xử lý đáy ao bằng vôi bột 7-10kg/100 mét vuông, trong quá trình nuôi 2-3kg/100mét khối.

Vào những ngày thời tiết mưa phùn mùa xuân cần phải tạt vôi với liều lượng 1 –2kg vôi bột cho 100m3 nước ao nuôi.

Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học như: • Biobacter, Biopower tạt 1kg cho 8.000 –10.000m3 nước ao

nuôi. • Hoặc EMC, Bio-DW tạt xuống ao 1-2lít/1.000m³

Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và quản lý môi trường ổn định, thích hợp.

Thả giống đúng thời vụ, nuôi ghép với mật độ thưa, tắm cá giống qua nước muối 2-4g/lít nước trước khi thả.

Bổ sung vitamin C. Vaccine.

Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và quản lý môi trường ổn định, thích hợp.

Đối với nuôi lồng, bè:Sát trùng lồng trước và vệ sinh lồng trong khi nuôi.Lựa chọn vị trí đặt lồng có dòng chảy thích hợp.Treo túi vôi nung (CaO)

Xử lý môi trường nước ao bằng: BioIodine với liều lượng 1 lít cho 5.000m3 nước ao nuôi Hoặc Vicato 1kg cho 3000m3 nước ao.

Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như:Enrofloxacine, Amoxicillin liều lượng 2g/kg thức ăn cho cá ăn

liên tục 3-5 ngày Hoặc Sunfamid, Biogan 100g cho 1 – 2 tấn cá và cho ăn 5 – 7

ngày liên tiếp. Lưu ý ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày

thứ nhất. Việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không để tiêu diệt virus mà nhằm tiêu diệt các tác nhân cơ hội như các loài vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng có thể gây bệnh.

B.Trị bệnh.

Vì lợi ích chung phát triển thủy sản bền vững và vì môi trường sinh thái của cộng đồng, nên thông báo đến cơ quan chức năng càng sớm càng tốt khi phát hiện dấu hiệu bệnh của cá. Không tháo nước nuôi cá đang bị bệnh hay loại bỏ cá bệnh vào sông, rạch, kênh sẽ gây bùng phát dịch bệnh cho cá ngoài tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt:1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. “Bệnh

học thủy sản”, nhà xuất bản Nông Nghiệp.https://www.google.com.vn/2. http://www.wikipedia.org3. http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-38-2012-TT-BNNPTNT-danh-m

uc-benh-thuy-san-phai-cong-bo-dich-vb145126.aspx4. http://www.thuysanvietnam.com.vn/diendan/forum.php?mod=viewthread&t

id=98&page=1&authorid=1535. http://tepbac.com/disease/full/10/Benh-xuat-huyet-do-virus-o-ca-chep.htm6. http://khuyennonghanoi.gov.vn/ChiTietTinBai.aspx?ID=733Tiếng Anh:7. Barbara D. Petty, Ruth Francis-Floyd, and Roy P.E. Yanong. “Spring

Viremia of Carp”. http://edis.ifas.ufl.edu/vm1068. Adel Haghighi Khiabanian Asl, Mojgan Bandehpour, Zarrin Sharifnia and

Bahram Kazemi, 2008. “The First Report of Spring Viraemia of Carp in Some Rainbow Trout Propagation and Breeding by Pathology and Molecular Techniques in Iran”. Asian Journal of Animal and Veterinary Advances, 3: 263-268. http://scialert.net/fulltext/?doi=ajava.2008.263.268

Thank You!

Recommended