28
Thư gửi bầu trời Có thứ gì quý như tình anh em?!... Flame www.dangkyebook.tk | www.nguyenquocchien.com

Thư gửi bầu trời

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thư gửi bầu trời

Thư gửi bầu trời

Có thứ gì quý như tình anh em?!...

Flame

www.dangkyebook.tk | www.nguyenquocchien.com

Page 2: Thư gửi bầu trời

1

Dành tặng người anh yêu dấu của tôi

Tuyển tập thơ và truyện ngắn của nhiều tác giả.

Biên soạn bởi Nguyễn Quốc Chiến, 2016.

Page 3: Thư gửi bầu trời

2

Lời giới thiệu

Hơn 10 năm trước, trong tâm trạng của một sinh viên mới ra trường đầy mơ mộng, anh chọn

cho mình nickname là “ ” – cái tên đầy cảm xúc của dân “Khối C”. Tôi soạn bautroixanh21

tập truyện và thơ này để dành tặng cho anh, mong anh bình an ở một phương trời mới, cuộc

sống mới.

Tập sách này là những câu chuyện giàu cảm xúc về tình cảm anh chị em. Có những đoạn sẽ khiến

bạn không cầm được dòng nước mắt và nhớ tới người thân của mình. Không chỉ tình mẹ con, mà

tình anh em, chị em cũng đặc biệt lắm lắm. Bố mẹ có công sinh ra con, nhưng người hiểu con, gần

gũi với con nhất nhiều khi lại chính là những người em hoặc anh chị con.

Có những điều chỉ đến khi mất rồi người ta mới thấy hối tiếc. Lại có những hạnh phúc đạt được khi

mọi người đã buông xuôi. Đó là phép màu vô cùng kỳ diệu. Cuộc sống là rất nhiều cảm xúc đan

xen. Hãy sống sao cho trọn vẹn với những người yêu thương mình. Hãy trao đi tất cả sự chân

thành, niềm quan tâm, san sẻ. Để đến những năm tháng cuối cùng, không thấy hối tiếc với những

gì mình đã trải qua.

- Nguyễn Quốc Chiến,

Thắp lên ngọn lửa từ mỗi trái tim.

Page 4: Thư gửi bầu trời

3

Mục lục

Lời giới thiệu ................................................................................................................................... 2

Mục lục ............................................................................................................................................ 3

Anh trai tôi ....................................................................................................................................... 4

Bức thư gửi người em thầm lặng ..................................................................................................... 7

Điều kỳ diệu của tình yêu ................................................................................................................ 9

Hai chàng trai ................................................................................................................................ 10

Huynh đệ ....................................................................................................................................... 12

Những bức thư toàn chữ “a” .......................................................................................................... 15

Thư gửi bầu trời ............................................................................................................................. 18

Những lời bạn tặng ........................................................................................................................ 23

Page 5: Thư gửi bầu trời

4

Anh trai tôi

Cuộc đời đó, có bao lâu? Thực sự có được bao lâu? Anh ra đi khi còn chưa đến một nửa đời

người, chưa có được một cái gì của riêng mình cả. Luôn là những trách nhiệm, lo toan và

những gánh nặng. Dường như chưa bao giờ Anh được thực sự sống theo cách mình muốn.

Lúc nào cũng “cố gắng” để làm vừa lòng người khác - bố mẹ, anh em, bạn bè... Giờ Anh đã

nằm xuống, gửi về cho đất, cho mây trời và “ánh trăng”. Cầu chúc Anh sang một thế giới

mới bình an hơn, được sống thật với chính mình hơn và những điều tốt đẹp sẽ đến với Anh

một cách xứng đáng.

Anh đã mất vào buổi tối tháng Tư,

Trong một tai nạn bất ngờ và đau đớn.

Anh ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ,

Để biết bao bạn bè sửng sốt khi nhận tin.

Buổi sáng sớm, Cháu còn chào Bác qua ban công,

Hai Bố Con còn gặp nhau nơi đầu ngõ.

Anh nhoẻn cười rất tươi cùng hàng xóm,

Và trò chuyện với đồng nghiệp chốn văn phòng.

6h tối, vẫn gọi điện về nhà -

Bảo: “Mẹ cứ ăn cơm, tối nay Con về muộn”.

8h rồi, Anh còn đùa vui cùng chúng bạn,

Rồi đi về, một mình, chẳng cùng ai.

Page 6: Thư gửi bầu trời

5

Sao không về luôn, mà đi thêm đoạn nữa?

Để gặp tai nạn quá đột ngột vậy Anh!

Lúc Anh mất chẳng ai ở kề bên,

Chỉ kẻ thủ ác và những người không quen biết.

Đêm hôm đó, mình Em bên linh cữu,

Những giọt nước mắt không kìm được cứ rơi.

Đau xé lòng Em lắm, Anh ơi,

Ông trời, sao bất công với Anh tôi vậy?!.

Cuộc đời Anh có biết bao phiền muộn,

Bao nhiêu lần gồng mình đối chọi với thế gian.

Bao nhiêu lần được thực sự sống cho bản thân,

Hay cứ phải trở thành một ai khác?

Anh chẳng bao giờ biết giận một ai,

Buồn bực lắm cũng chỉ nhíu mày một, hai cái.

Suy nghĩ nào cũng vì Mẹ, vì Cha,

Vì Em trai, rồi Em dâu và cả Cháu nữa.

Anh có một tình yêu từ 10 năm trước,

Thêm nữa vài mối tình nhỏ vắt vai.

Quá ngắn ngủi, để gia đình biết đó thật sự là ai?

Chỉ biết đến giờ, Anh vẫn đi về lẻ bóng.

Cứ sáng sáng, lên thắp hương cho ông bà, tổ tiên,

Đến tối về, lại ăn cơm và chơi đùa với Cháu.

Rồi đọc sách, cầm điện thoại đến khuya,

Có nhiều hôm, cứ thế chìm vào giấc ngủ.

Anh thích ghi nhật ký nhiều lắm,

Bao nhiêu sổ rồi, chẳng biết còn cất ở đâu.

Đôi khi đó là những trang giấy viết dài,

Hoặc lắm lúc chỉ vài dòng suy tư vụn vặt.

Trời sinh Anh, với rất nhiều cảm xúc,

Nhưng có lúc cũng thật bốc đồng.

Bao giờ cũng nhoẻn miệng cười vang,

Cả khi trong tâm tư còn bộn bề, ngổn ngang nhiều nỗi.

Anh hiền lành, nội tâm là như vậy,

Nhưng sẵn sàng “xù lông” để bảo vệ Em.

Sẵn sàng làm mọi thứ để cho Em,

Kể từ ngày ấu thơ, đến trưởng thành vẫn vậy.

Mẹ thương Anh vì bao điều khó nói,

Mà Em thì ích kỷ khi ghen tị với Anh.

Rồi vô tâm, chẳng thực sự ở bên Anh,

Những khi mà Anh cần Em nhất!

Page 7: Thư gửi bầu trời

6

Mỗi ngày qua, Em vẫn dằn vặt và hồi tiếc,

Từng góc nhà, ngõ phố hay con đường mình đã đi.

Bao kỷ niệm từ mấy chục năm qua,

Cứ trào dâng, sống động và hiện hữu...

Anh đi nhé, thôi đừng luyến lưu nữa,

Việc ở nhà, hãy cứ để Em lo.

Bố Mẹ già, có các Em và Cháu ở đây,

Dù biết rằng, chẳng bao giờ được như Anh vậy.

Cuộc đời đó, với bao điều vất vả,

Những nặng lòng, ưu tư theo Anh khắp thế gian.

Không còn nữa, một thế giới mới đã sang,

Đó là giải thoát, là siêu linh anh nhỉ?!...

Bình yên anh nhé,

R.I.P, my brother - Nguyễn Quốc Thắng, 12-04-2016

Anh vẫn còn sống trong lòng những người yêu quý anh.

Kết thúc của kiếp này, để mở ra một kiếp khác.

Mong anh được bình an, hạnh phúc và toại nguyện.

Em trai Nguyễn Quốc Chiến,

Cùng toàn thể gia đình, bạn bè, người thân - mến đưa anh.

Anh là người lãng mạn, thích ánh trăng, thích cỏ cây hoa lá và phiêu du cùng gió trời. Nếu không phải vì cuộc sống với những lo toan, trách nhiệm; nếu như được cổ vũ, khuyến khích thì anh đã đi theo con đường nghệ thuật. Được sống thật với bản thân và theo đuổi những gì mình yêu thích. Đó cũng là động lực để em càng tiếp tục con đường của mình, giúp đỡ thật nhiều người hơn, anh nhé.

Page 8: Thư gửi bầu trời

7

Bức thư gửi người em thầm lặng

Em trai yêu quý,

Khi mẹ nói là chị sắp có em bé, chị sung sướng vô cùng. Khi em được sinh ra, bàn tay, bàn chân

nhỏ bé của em xinh xắn đến làm chị ngạc nhiên. Chị tự hào gọi lũ bạn chị đến ngắm em. Chúng nó

chạm vào em, có đứa còn cấu em nữa, nhưng em không hề khóc. Và đến khi em được năm tháng

thì câu chuyện bắt đầu xảy ra…

Em có vẻ như tê liệt không cử động, tiếng khóc của em nghe như tiếng mèo kêu. Bác sĩ nói em bị

hội chứng “cry du chat” (có nghĩa là “tiếng kêu của con mèo”), em sẽ không thể đi lại và nói

chuyện được, thậm chí em còn chậm phát triển nữa.

Mẹ choáng váng còn chị thì bực tức. Thật là thiếu công bằng. Chị nhìn em và nhận ra rằng thế nào

chị cũng bị bạn bè chế nhạo. Để giữ niềm tự hào cũng như “danh tiếng” của mình, chị đã làm một

việc thiếu suy nghĩ: chị không thèm nhận em là em chị nữa. Chị lạnh lùng với em.

Page 9: Thư gửi bầu trời

8

Nhưng mẹ không bỏ cuộc. Mỗi khi mẹ đặt đồ chơi của em xuống, em thường lăn chứ không bò hay

trườn như trẻ con bình thường. Mẹ khóc khi mẹ phải xoa kem vào bụng để em không lăn được. Em

cố, em khóc như tiếng mèo kêu. Rồi một ngày, em đã chiến thắng những lớp kem trên bụng và em

bò được. Khi mẹ thấy em bò, mẹ bảo rồi em sẽ đi lại được, mẹ đặt em trên cỏ. Cỏ quệt vào da làm

em khó chịu, mẹ hi vọng em sẽ ghét cảm giác ấy và cố đứng thẳng lên. Em cứ bò ra khỏi bãi cỏ, rồi

mẹ lại đặt em vào, cho đến một hôm mẹ thấy em cố đứng dậy, chập chững đi khỏi bãi cỏ trên đôi

chân bé nhỏ. Mẹ vừa khóc vừa cười, gọi bố và chị ra xem. Bố ôm em thật chặt.

Qua một năm nữa, cũng bằng cách để em tự vượt qua cảm giác khó chịu, mẹ dạy được em nói, đọc

và viết. Từ đó, thỉnh thoảng chị thấy em ra sân, ngửi hoa, vẫy bọn chim hoặc cười lơ ngơ với

không khí. Chị bắt đầu thấy được sự đơn giản, vẻ đẹp của cuộc sống qua đôi mắt em. Đó là khi chị

nhận ra rằng em là em của chị, dù chị có cố đến đâu cũng không ghét em được. Chị và em lại “làm

quen” với nhau. Chị lại mua đồ chơi cho em. Em đền ơn chị bằng cách cười và ôm chị. Nhưng cuối

cùng, em cũng không được dành cho gia đình mình.

Vào lần sinh nhật thứ 10, em bị đau đầu trầm trọng. Bác sĩ nói em bị bệnh bạch cầu. Bố mẹ khóc.

Lúc đó, chị yêu em hơn bao giờ hết. Bác sĩ nói hi vọng duy nhất là thay tuỷ xương cho em. Em trở

thành đối tượng của cuộc quyên góp từ thiện trên khắp đất nước. Nhưng khi tìm được người có thể

thay tuỷ thì bệnh em đã quá nặng, không thể phẫu thuật được nữa. Em phải trị liệu hoá học. Đến

giờ phút cuối cùng em nói không muốn chết ở trong bệnh viện, em muốn về nhà.

Ở nhà, chị em mình ăn kem, chạy trên cỏ, chụp ảnh cùng nhau và thả bóng bay. Em nói sau này khi

chị cần giúp đỡ, hãy gửi cho em một bức thư tới Thiên đường bằng cách buộc nó vào quả bóng bay

và thả bóng đi.

Buổi tối cuối cùng khi em ốm nặng, em muốn được xoa vào lưng. Em muốn nói cái gì đó nhưng

không nói được. Chị biết em muốn nói gì. Chị bảo em đừng sợ…

Rồi chị nhìn cậu bé can đảm ngừng thở. Bố mẹ và chị khóc đến không còn nước mắt nữa. Cuối

cùng em đã ra đi. Từ đó, em là động lực của chị. Em làm chị biết yêu cuộc sống hơn và sống một

cách hoàn hảo nhất. Em làm chị nhận ra điều quan trọng nhất trong cuộc sống là “luôn yêu thương

mà không hỏi tại sao và đừng đưa ra giới hạn nào”.

Cảm ơn em trai của chị vì tất cả những điều đó.

Chị của em.

- ST,

Page 10: Thư gửi bầu trời

9

Điều kỳ diệu của tình yêu

Như mọi người mẹ chu đáo khác, khi Karen biết mình sắp sinh em bé, cô chuẩn bị tinh thần cho

cậu con trai 3 tuổi là Michael. Tối tối Michael áp tai vào bụng mẹ và hát cho em nghe. Rồi kỳ sinh

nở cũng đã đến. Sau cơn vật vã, Karen cho ra đời một em bé gái, nhưng đứa bé ở trong tình trạng

rất nguy kịch và được cấp tốc đưa vào khu chăm sóc trẻ sơ sinh của bệnh viện. Nhiều ngày trôi qua

mà tình hình em gái của Michael không hề có dấu hiệu khả quan. Bác sĩ khoa nhi đã nhiều lần nói

với bố mẹ cậu rằng hy vọng rất mỏng manh, rằng cả nhà hãy chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu

nhất.

Vợ chồng Karen đã liên hệ với nghĩa trang địa phương một chỗ mai táng. Trước đây họ háo hức

sắp xếp một căn phòng đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Nhưng bây giờ họ thấy mình đang phải chuẩn

bị cho một đám tang.

Michael năn nỉ bố mẹ cho cậu vào thăm em gái: “Con cần được trông thấy em mà bố mẹ”.

Đã qua tuần thứ hai và có lẽ đám ma sẽ diễn ra vào cuối tuần. Michael vẫn nằng nặc đòi bố mẹ vào

thăm em gái mặc dù trẻ em không được phép vào khu chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, Karen vẫn

quyết định cho cậu vào dù người ta có đồng ý hay không. Cô mặc cho con trai chiếc áo blouse rộng

quá khổ, giả vờ là người đẩy xe tã lót và dẫn cậu vào khu chăm sóc đặc biệt. Nhưng bà y tá trưởng

nhận ra ngay cậu bé, bà hét to lên: “Đưa thằng bé ra khỏi đây ngay, khu vực này cấm trẻ con!” Bản

năng người mẹ trỗi dậy trong Karen. Người phụ nữ vốn thường ngày rất dịu dàng này trừng mắt

nhìn thẳng vào mặt bà y tá trưởng gằn từng tiếng một: “Nó sẽ chỉ ra khỏi đây khi nào gặp được em

gái nó!”.

Karen dắt Michael đến giường em gái. Cậu nhìn chằm chằm vào đứa trẻ sơ sinh đang dần bất lực

trước cuộc đấu tranh giành sự sống. Sau một khoảnh khắc, cậu cất tiếng hát. Giọng hát trong trẻo

và tràn ngập yêu thương của cậu bé 3 tuổi cất lên: “Em là ánh mặt trời của anh, là ánh mặt trời duy

nhất sưởi ấm lòng anh khi bầu trời sám xịt”*. Ngay lập tức đứa bé có vẻ phản xạ lại. Mạch đập của

bé dịu xuống và ổn định dần. “Hãy hát tiếp đi Michael!” - Karen động viên con trai mà nước mắt

lưng tròng. Cậu bé tiếp tục hát: “Làm sao em hiểu được anh thương em đến nhường nào. Xin đừng

mang ánh mặt trời của anh đi mất!”.

Khi Michael hát cho em nghe, hơi thở ngắt quãng và khó nhọc của em bé trở nên nhẹ nhàng như

một chú mèo con. “Hát nữa đi con yêu.” - Karen thì thầm. – “Đêm hôm trước khi anh ngủ, anh

tưởng như đang được ôm em trong tay”. Em gái Michael bắt đầu thư giãn. Nước mắt giàn giụa trên

má y tá trưởng, bà động viên: “Hát tiếp đi Michael”. Karen đứng bên cạnh, vừa cười vừa khóc

trong kinh ngạc. “Em là ánh mặt trời của anh, xin đừng dập tắt tia nắng duy nhất sưởi ấm lòng

anh”… Kỳ diệu thay, ngày hôm sau, cô bé được trở về nhà.

Thế đấy, đừng bao giờ bỏ cuộc trước người mà bạn yêu quý. Tình yêu luôn có sức mạnh kỳ diệu

đến không ngờ.

- ST,

* Lời ca khúc “You’re my sunshine”.

Page 11: Thư gửi bầu trời

10

Hai chàng trai

Ngày nào cũng gặp gã. Đâm ra cái mắt ấy thành quen với tôi. Vẻ đẹp trai ngang tàng và nụ cười

nhếch miệng một cách khinh bạc, gã sẽ làm cho ối cô gái phải mê mẩn. Tiếc một nỗi: Gã điên.

Nhưng gã không điên theo kiểu của những thằng điên, tức là đi ăn cướp, trêu gái... Gã đi ăn xin hẳn

hoi. Gặp ai gã cũng cười, cũng chào như với người quen. Như một người bình thường.

Ngày nào gã cũng chào tôi: “Bé khoẻ chứ? Đi học vui không?”... Những câu hỏi ngu ngơ, không

cần trả lời của gã đôi khi làm tôi thấy vui vui. Lại cười. Lại đi. Thỉnh thoảng thấy gã ngồi ở ghế đá,

mặt đăm chiêu tư lự, phá lên cười một mình rồi lại thút thít khóc như một đứa trẻ vẫn đang ở tuổi

ăn dặm.

Anh tỏ vẻ khó chịu với gã: “Sao suốt ngày nó nhìn em thế?”. Tôi vặc lại: “Cái gì?”. Anh cáu kỉnh:

“Một thằng điên!”. “Thì đã sao. Cũng là người thôi”. Rồi đùa: “Biết đâu chả có lúc anh sẽ thế”.

Anh tức bỏ về. Tôi thấy mình hơi lỡ lời nhưng cũng chẳng lấy thế mà buồn phiền.

Khỉ thật. Thế mà cũng phải ghen. Có lẽ anh cũng điên điên như hắn. Tiếng gã hát nghêu ngao:

“Bằng lòng đi em về với quê anh...”.

Anh làm lành trước với tôi. Tôi biết anh sẽ làm thế. Và tôi muốn như vậy. Nhưng vẫn đủ tinh khôn

để ngụy trang cho mình một bộ mặt lạnh lùng. Gã gặp tôi, lại cười, lại chào: “Bé khoẻ không?”.

Rồi gã chìa cho tôi cành Phượng héo: “Cho bé này”. Anh khó chịu. Tôi bướng bỉnh: “Gã biết em

thích hoa phượng. Còn anh...”. Anh hét lên với tôi: “Còn anh thì biết em thích gã hơn...”. Tôi cố

thanh minh: “Em... em thích gã... như thích... con Mini nhà em!”. Mini là con mèo nhà tôi. Trông

gã ngồ ngộ. Anh nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngại: “Thật chứ?”. Tôi phì cười, cố nén sự khó chịu:

“Anh không tin thì thôi. Gã điên mà. Anh nghĩ em cũng điên hay sao?”. Anh cười. Cái cười ngô

nghê... giống như gã. Tệ thật. Anh không biết là anh rất giống gã.

Anh kể cho tôi nghe về một đứa em trai bị thất lạc. Nó giống anh lắm, có một cái bớt ở cổ tay. Gã

cũng có một cái bớt ở cổ tay. Gã cũng giống anh. Tôi nhận ra điều đó. Mọi người cũng nhận ra

điều đó. Chỉ duy có anh và gã là không nhận ra. Gã điên. Anh có thể là không nhận. Anh cố chấp.

Tôi nói với anh: “Gã giống anh lắm”, thì anh cáu, cho là tôi nói xỏ nói xiên, rằng tôi cho anh là bị

điên. Tôi thành thực: “Em nói thật. Anh không tin cứ hỏi má”. Anh giận lại bỏ về. Tôi cũng chẳng

buồn năn nỉ. Lại gặp gã. Gã cười, nói bất ngờ: “Giận người yêu hả?”. Mắt buồn buồn nhưng vẫn

cười. Tôi giật mình: “Sao gã biết?”.

Thực ra gã biết hết. Biết cả tên tôi, tên mẹ tôi. Biết tôi học ở đâu, học gì. Biết tôi có anh. Biết cả

anh, cả tên, cả tuổi. Gã không điên như tôi nghĩ! Chỉ có điều, gã không biết về mình. Dường như

trong ký ức những câu chuyện có sự hiện diện của gã không tồn tại. Gã kể cho tôi nghe về một căn

nhà nào đó, về một người đàn bà nào đó. Lờ mờ và như không có thực. “Hôm nào tôi dẫn bé đi

xem”. Gã tuyên bố. Gã tin vào điều đó. Tin vào một bà mẹ, một ông bố, một căn nhà. Cái đó thì ai

chả có. Tôi lại tin chắc là gã điên.

Anh lại đến. Lại xin lỗi. Tôi mắng anh: “Anh trẻ con lắm!”. Và tôi thấy lạ lùng cho chính mình,

không hiểu sao mình lại có thể chịu đựng được một con người lúc nào cũng nghĩ ra chuyện này

chuyện nọ, ghen vớ ghen vẩn rồi suốt ngày xin lỗi. Thực ra tôi chưa bao giờ phải ghen vì anh, vì

một người bạn gái xa xưa cổ đại của anh hoặc vì những cố bạn mới toanh của anh. Không phải vì

tôi không yêu anh. Đơn giản là vì anh đã giành hết lòng ghen về mình. Nếu tôi cũng ghen như anh

thì không biết chừng chúng tôi đã chia tay tự lúc nào.

Một hôm gã hỏi tôi bằng một vẻ mặt rất khác thường: “Tôi bị điên hả?”. Câu hỏi đó làm cho tôi nổi

Page 12: Thư gửi bầu trời

11

da gà. Nếu là người bình thường, không khi nào gã hỏi tôi như thế. Nếu bị điên gã lại cũng không

thể hiểu được điều này mà hỏi tôi. Tôi thấy e ngại và sợ hãi trước cái nhìn của gã. Nó như chất

chứa những đau đớn, những đòi hỏi, những hy vọng của một kiếp người khổ đau, khao khát làm

con người đích thực. Tôi trả lời mà không dám nhìn thẳng vào mắt gã: “Anh sẽ đúng là điên nếu

anh không hỏi tôi điều này”. Tôi đã trả lời đúng một nửa sự thực. Một nửa sự thực còn lại, tôi đã

làm tròn nó. Đôi khi người ta cũng phải nói dối trước những sự thật khắc nghiệt của cuộc đời. Hình

như gã hiểu điều đó. Ngẩn người trong giây lát rồi gã bỏ đi, đầu cúi xuống như một kẻ phạm tội.

Cái bóng lụi cụi của gã lầm lũi, kéo dài trên mặt đường thành một quầng tối. Tôi nghĩ đến anh và

chợt hốt hoảng.

Dưới ánh nắng gay gắt kia, gã và anh như hoà làm một!

Tôi ngồi thẫn thờ. Có thể gã chính là người em trai thất lạc của anh. Mà cũng có thể là chưa bao

giờ có điều đó.

Anh đến, lại giở trò ghen tuông. Tôi không để ý đến đôi mắt anh dần tối lại khi nhìn theo ánh mắt

của tôi về phía gã. Gã ngồi đó, cô đơn giữa những con người xa lạ, cô đơn cả bên người anh ruột

của mình. Thoáng chốc, tôi gặp ánh mắt của gã đang nhìn tôi rồi nhìn lướt sang anh: “Gã là em của

anh!”. Đột ngột tôi nói với anh: “Gã là em của anh!”. Không một chút cảm xúc. Vô cảm. Anh cười

nhưng giọng nói lộ vẻ hằn học, không muốn tin: “Có thể. Nhưng để làm gì?”. – “Em không biết”.

Tôi lơ đễnh trả lời anh, mắt vẫn không rời gã. Bất chợt anh đứng dậy rồi không nói gì, lao sang chỗ

gã ngồi. Tôi không kịp cản anh. Một chiếc ô tô lao tới. Tiếng phanh kêu rít lên, tiếng bánh xe sạt

trên mặt đường nhựa, bóng người xô đến.

Tôi lao ra, mặt tái mét... Nhưng người nằm đó, lại không phải là anh mà chính là gã. Gã đã lao ra

kịp thời, xô anh đi và thế mình vào đó. Vì cái gì? Vì dòng máu mà gã và anh chung hay vì một cái

gì khác còn thiêng liêng hơn. “Tôi bị điên hả?”. Gã đã hỏi tôi như vậy.

Tôi lảo đảo đứng bên xác gã. Mắt gã mở to, không còn hồn khí. Tôi nghe có tiếng ai gọi, rồi ai đó

nắm tay tôi nhưng tôi giật ra. Tôi muốn hét lên nhưng cổ họng khô khốc. Tôi nhìn đăm đăm vào cái

bớt đỏ trên tay gã.

Dưới nắng, nó đỏ rực lên như máu.

- Nguyễn Hương Thảo,

Page 13: Thư gửi bầu trời

12

Huynh đệ

1. Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ có hai nhà có em bé. Một nhà

nếu không trốn đi vùng khác thì bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm

con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh,

dân gian gọi là bệnh đần.

Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: “Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa!”. Vì sợ anh

làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong

căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh

sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống...

Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì

anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh

não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ

lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa roi.

Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay

sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó: “Không

được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?”.

Một lần, mẹ không có nhà. Từ xa, anh ngắm mợ bồng nó trên tay, vẫn là cười ngốc thôi. Mợ xót

lòng, vẫy tay gọi: “Đến đây cầm tay em một tí này”. Anh nó vội trốn đi, miệng lắp bắp nói liên tục

không rõ: “Không... không cầm... truyền bệnh, truyền bệnh”.

Hôm đó mợ khóc òa, anh nó đưa tay lên lau nước mắt cho mợ, vẫn là cười ngốc thôi.

2. Nó lớn dần, đang thời tập nói. Mấy lần nó huơ tay lên, bò tới phía anh. Anh nó mừng quá nhảy

cẫng lên. Mẹ nó tới kịp, vội vội vàng vàng bồng nó đi chỗ khác.

Page 14: Thư gửi bầu trời

13

Nhìn những đứa trẻ khác mút kem que, anh nó liếm môi, cảm thấy nóng và khát lắm. Bọn nhóc nói

nếu anh chịu làm chó tụi nó sẽ cho kem. Anh nó làm chó bò trên đất, nhưng bọn nhóc quỵt kem và

cười ầm lên. Bằng một động tác nhanh gọn, anh nó nhổm người lên, như điên dại cướp lấy que

kem. Bọn nhóc sợ quá khóc rống. Anh nó cầm chiến lợi phẩm chạy về nhà, không biết rằng trên

đường que kem tan dần, tan dần. Về đến nhà kem chỉ còn một miếng nhỏ tội nghiệp mà thôi. Nó

đang chơi ở vườn sau, nhân lúc mẹ không để ý, anh đem kem đến trước mặt nó và nói: “Ăn... ăn...

em ăn đi”.

Mẹ nó thấy anh cầm cái que như đang ra hiệu gì đấy, vội chạy đến xô anh ngã nhoài ra đất, que

kem lấm lem đầy đất, anh nó ngẩn người nhìn một lúc lâu rồi ngoác miệng khóc.

Nó biết nói nhưng chưa từng gọi một tiếng “anh”. Anh nó hi vọng mình có thể như bao người anh

khác được em trai là nó gọi một tiếng “anh”. Vì vậy lúc nó đang đùa nghịch ở sân sau, anh đứng

phía ngoài xa ba mét, lấy hết sức hét: “Anh, anh”. Anh muốn nó nghe thấy sẽ học được cách gọi

“anh”. Một lần anh đang cố gắng hét thật to, mẹ mắng nhiếc anh và đuổi đi chỗ khác chơi. Lúc đó

nó ngước mắt lên nhìn anh, đột nhiên gọi thật rõ một tiếng: “Anh”.

Anh nó chưa bao giờ vui như thế, hoa chân múa tay, bỗng nhiên chạy đến ôm nó thật chặt, nước

mắt nước mũi tèm lem đầy vai áo nó.

3. Từ nhỏ nó đã bị người ta gọi là “em thằng ngốc”. Lớn lên, nó ghét cách gọi này. Bởi vậy nó luôn

mặc cảm và hận ghét anh nó.

Một lần, cũng vì chính cách gọi này mà nó bị người ta đánh. Nó bị lũ bạn đè lên người. Bỗng nhiên

lũ bạn bị ai đó nhấc lên - là anh trai nó.

Nó chưa bao giờ thấy anh nó mạnh mẽ như thế, nhấc bổng cả lũ bạn nó lên, quật ngã chúng ra đất.

Lũ bạn vừa khóc vừa thét đau. Nó thấy sợ, rắc rối rồi, bố chắc chắn sẽ phạt nó. Phút ấy nó hận mẹ

tận xương tủy vì sao lại sinh cho nó một ông anh trai đần độn như thế. Nó dùng hết sức đẩy anh trai

ra, hét rằng: “Ai bảo anh quản chuyện người khác, anh là thằng ngốc!”. Anh nó ngã ra đất, thẫn thờ

nhìn theo bóng nó khuất xa dần.

Hôm đó, bố bắt hai anh em quỳ ra đất rồi dùng roi mây quất tới tấp. Anh bò lên người nó, run rẩy

nói: “Đánh... đánh con, đừng đánh em”.

Mấy hôm sau mẹ mang kẹo từ thành phố về, chia cho nó tám viên, anh nó ba viên. Không chỉ là

chia kẹo, những lần khác anh nó vẫn chịu vậy. Sáng sớm, anh đứng sau cửa gương đợi nó đi ra, xòe

bàn tay có hai viên kẹo. Nó lờ đi, coi như không thấy gì. Anh nó lại chạy đến trước mặt, xòe bàn

tay có ba viên kẹo và nói: “Ăn... ăn, em ăn đi”.

Không biết vì sao lần này nó đột nhiên không cần, anh nó chạy theo quấn quýt cả chân, không nói

lời nào, nhét cả ba viên kẹo vào mồm nó.

Lúc kẹo trôi qua khỏi họng, nó thấy rõ mắt anh trai đẫm nước mắt.

4. Cầm giấy trúng tuyển vào đại học, bố mẹ rất mừng, anh trai nó cũng vui lây. Thật ra anh nó

không hiểu đại học là gì, nhưng biết rằng em trai đỗ đại học mang vinh hạnh đến cho cả nhà và

cũng không ai gọi mình là thằng ngốc nữa.

Trước đêm nó lên thành phố nhập học, anh vẫn không vào phòng nó, chỉ đứng ngoài cửa sổ và đưa

cho nó một bọc vải, mở ra thấy vài bộ áo quần mới. Đều là của mợ cho hai anh em nó hoặc là bà cô

ở thành phố gửi tặng. Thì ra mấy năm qua anh nó chưa hề mặc áo quần mới. Bởi mẹ không để ý

Page 15: Thư gửi bầu trời

14

đến nên anh giấu đi. Lúc đó, nó phát hiện áo trên người anh đã cũ mèm, rách vài chỗ, chiếc quần

ngắn lên tận mắt cá chân, nom thật tội nghiệp. Mũi nó cay cay, bao nhiêu năm qua ngoài sự ghét

bỏ, hận thù nó có cho anh cái gì đâu.

Anh nó vẫn cười ngốc thôi, có điều trong mắt đầy hi vọng, nó không biết đó là hi vọng gì. Mặc dù

anh không biết nó đã cao lên rất nhiều, không biết áo quần ấy đã đến lúc lỗi thời không thể chưng

diện đi ra phố được nữa nhưng nó vẫn khoác mặc vào, xoay tới xoay lui giả bộ vui mừng ríu rít hỏi

anh: “Đẹp không? Có hợp không?”. Anh nó gật đầu, ngoác miệng cười.

Nó viết lên giấy hai chữ “huynh đệ” rồi chỉ cho anh chữ này là “huynh”, chữ này là “đệ”, “huynh”

là anh, “đệ” là em. Huynh đệ có nghĩa là có anh rồi mới có em, không có anh thì không có em.

Hôm đó, anh nó lại đọc ngược thành “đệ huynh”. Lúc lên đường nó khóc, anh nói rằng trong lòng

anh nó là số một, không có nó thì không có anh.

5. Nói đến đời sống đại học, nó thấy rất thú vị, nhiều điều mới mẻ, dường như nó quên mất người

anh trai nơi quê nhà.

Lần nọ mẹ đi gọi điện thoại cho nó, anh đi theo đến bưu điện. Mẹ nói rất nhiều, cả tiếng đồng hồ

rồi bảo với nó: “Nói chuyện với anh con mấy câu này”. Anh tiếp điện thoại, đợi thật lâu không

nghe tiếng gì cả, mẹ nói rằng: “Thôi cúp máy đi, anh con khóc rồi, anh con chỉ lên ngực ý nói rằng

nhớ con đó”.

Nó vốn muốn nói mẹ đưa điện thoại lại cho anh trai để nói với anh rằng: “Đợi em về sẽ dạy anh

học chữ, sẽ mua cho anh những kẹo bánh mà chỉ ở thành phố mới có, đem về cho anh thật nhiều

quà”. Nhưng nó không mở nổi miệng và cúp điện thoại. Chỉ vì nó không muốn bạn cùng phòng

biết nó có một anh trai bị bệnh não bẩm sinh, một anh trai đần độn.

Hè đến, nó về nhà, trên xe ăn một viên kẹo, bỗng nhiên nhớ lại anh từng nhét kẹo vào miệng nó,

kẹo ở trong miệng nhưng lòng nó đắng nghét.

Lần đầu tiên về đến nhà, nó hét thật to: “Anh, anh ơi. Em đã về, xem em mang gì về cho anh này”.

Thế nhưng không có tiếng cười ngốc của anh nó nữa, không có bóng ông anh gần 30 tuổi đời còn

mặc quần ngắn đến mắt cá chân nữa.

Bố mẹ nước mắt đầm đìa, nói với nó rằng: “Một tháng trước, anh con lao xuống sông cứu một đứa

bé, anh không biết bơi. Đứa bé đó được cứu sống nhưng anh con không lên nữa”. Bố mẹ nó úp mặt

khóc...

Một mình đứng bên dòng sông, ký ức về anh chợt ùa về tha thiết. Nó rút trong túi một tờ giấy có

viết hai chữ “huynh đệ”. Đó là chữ của nó, phía dưới là chữ méo xẹo của anh nó. Nó có thể nhận ra

anh nó viết “đệ huynh”.

- ST,

Page 16: Thư gửi bầu trời

15

Những bức thư toàn chữ “a”

1990

Chỉ có năm người nhưng ông vẫn quyết định lên thêm tầng ba: “Chuẩn bị cho hai thằng cu lấy vợ”.

Ở tầng dưới cô con dâu của ông đầy vẻ hài lòng với vai trò bà chủ của một cửa hàng bán quần áo,

giày dép. Thoáng nhìn biết ngay cô không phải con gái Hà Nội. Đứng trên đường ray tàu chưa kịp

bóc đi là một người đàn ông bị câm luôn mặc áo bộ đội cũ, bên thùng đồ chữa xe đạp. Vợ anh bảo

không cần chữa xe để kiếm tiền, nhưng anh không chịu. Vì anh còn phải có dịp chữa xe cho bộ đội

mà không lấy tiền và nhờ họ chuyển cho em mình những lá thư.

1969

Ông có ba cậu con trai.

Anh con Cả đang ở chiến trường B.

Bây giờ cậu Út lại có giấy gọi nhập ngũ.

Đêm ấy ông không sao chợp mắt được. Trong ba cậu con trai, cậu giữa của ông bị câm. Nói dại,

nếu bây giờ đi cả hai đứa lành lặn, nhỡ có chuyện gì cả hai thì lấy ai ra để mà giữ cái bàn thờ Tổ.

Nó câm, lại xấu xí thế. Giữa đất Hà Nội, đứa con gái nào chịu lấy.

Hay để thằng giữa đi thay thằng Út? Thằng Út ở nhà, lấy vợ sinh cho ông một thằng cu. Nó lấy đứa

nào chả được: Cao to, mặt mũi rất đàn ông, lại lắm tài lẻ.

Nhưng không, không ổn.

Làm thế, ông sẽ chẳng dám nhìn mặt ai, kể cả thằng Út.

1971

Con Cả ông hy sinh.

Từ hôm ấy, dẫu là đang chiến tranh, ông vẫn luôn chờ thằng Út về phép. Nó cho ông một thằng cu

rồi đi, cũng được.

Nhưng thằng Út vẫn biền biệt chẳng thấy về.

Rồi cả đến thư từ, tin tức của nó cũng không có.

Ở nhà chỉ có ông và thằng Giữa bị câm chữa xe đạp trước cửa nhà.

1973

Thế mà đã hơn một năm ông chẳng hề biết tin thằng Út.

Ông viết cho nó nhiều thư lắm mà không thấy nó trả lời.

Cậu Giữa thấy bố viết thư cho em thì cứ nhìn, thỉnh thoảng lại “ướ ... ướ” như ra hiệu cho nó gửi

lời thăm em với.

Page 17: Thư gửi bầu trời

16

Bỗng hàng xóm mách là họ nghe mục nhắn tin miền Bắc trên đài Sài Gòn, thằng Út gửi lời thăm bố

và anh, địa chỉ đúng là cho ông.

Ông mua ngay một cái đài và không bỏ sót lần nào buổi “nhịp cầu yêu thương”.

Ông không viết thư cho nó nữa.

Thấy bố không viết thư cho em, cậu giữa cứ có thời gian rỗi là hí hoáy tập viết. Nó tập viết chữ

“a”.

Hai bố con cùng vui. Ông vui vì nghe thằng Út còn sống, cậu Giữa vui vì sắp tới nó có thể tự viết

thư cho em nó được. Ngôi nhà ấm hẳn lên bằng những nụ cười, những tiếng “ướ ... ướ” vui vẻ hiếm

hoi của cậu Giữa vốn hay im lặng.

Nhưng...

Hai tháng sau Uỷ ban Nhân dân khu mang giấy báo tử đến cho ông.

Ông không tin là nó đã chết nhưng ông vẫn phải khóc. Ông không thể nói việc hàng xóm nghe đài

địch kể lại cho ông nghe.

Cậu Giữa đã viết đẹp chữ “a”.

Nó bắt đầu xin ông giấy và viết toàn chữ “a” lên đó.

Từ đấy, thỉnh thoảng nó lại chặn xe bộ đội và đưa gửi các anh những tờ giấy toàn chữ “a”.

1975

Giải phóng.

Ông khăn gói ra đi tìm thằng Út.

Và thật đau đớn khi sau ba tháng đến được chỗ cần tìm, người ta trả lời với ông rằng thằng Út đã

chết.

Ở nhà, thỉnh thoảng cậu giữa vẫn gửi thư cho em.

a a A

a a A a a a a

a a a A a a A

a a A a a A a

A a a

A a a

A

Page 18: Thư gửi bầu trời

17

Cậu chỉ biết mỗi chữ “a”. “A” (a lớn) là cậu, “a” (a nhỏ) là thằng Út và nhiều nghĩa khác nhau nữa.

Những chữ “A”, “a” ấy là:

“Em thương yêu của anh!

Ở nhà anh và bố vẫn khoẻ mạnh. Bao giờ thì em về với bố và anh? Về ngay với bố và anh nhé. Mọi

người về hết cả rồi.

Anh rất nhớ em.

Anh chờ em về.

Anh trai của em”.

1977

Ông quyết định lấy vợ cho thằng Giữa.

Lặn lội lên tận Tuyên Quang, ông thăm dò, rồi vào một gia đình nghèo, có cô con gái khoẻ mạnh,

hiền lành và đặt thẳng vấn đề hỏi vợ cho con trai. Ông không giấu giếm chuyện nó bị câm. Ông

hứa sẽ lo cho cuộc sống của hai vợ chồng chúng đầy đủ và đưa cho bố mẹ cô hai lạng vàng.

Sau đó, trong bức thư gửi em, cậu Giữa có kèm thêm dòng:

“A a a a a a”

... “Anh đã lấy vợ em ạ. Từ ngày có cô ấy, bố đỡ buồn hơn xưa...”.

1990

Thỉnh thoảng cậu Giữa vẫn gửi thư cho em. Nhữn bức thư ngày càng dài hơn vì trong nhà có nhiều

thay đổi.

Lần nào nằm ốm lâu, anh lại ra hiệu bảo con ra đường đón xe bộ đội để gửi thư cho chú nó.

Những bức thư toàn chữ “a”.

- Phạm Sông Hồng,

Page 19: Thư gửi bầu trời

18

Thư gửi bầu trời

Năm…

Em còn bé lắm, cứ ngoạc miệng ra khóc, anh dỗ mãi không được.

Vừa thấy mẹ về, anh nói ngay: “Mẹ ơi, con hát hết các bài rồi mà em

chẳng chịu nín”…

Năm…

Mẹ đi làm, hai anh em ở nhà trông nhau. Anh rủ mấy cậu bạn sang

nhà chơi đánh bài. Em đứng một bên xem. Đến khi mẹ về, em líu lô

mách: “Mẹ ơi, anh Thắng ở nhà hông chịu khọc bài. Cứ chơi tú lơ

hơ”…

Năm…

Hồi bé, em ở quê nhiều hơn, anh thì cứ lâu lâu mới được về thăm em một lần. Nhớ đợt ấy, hai anh

em ở nhà bác một tuần rồi, mà bác vẫn chưa có thời gian đưa cháu về thăm bà nội. Anh buồn lắm,

bảo em: “Ngày mai lên Hà Nội rồi, anh muốn về nhà bà quá!”. Em nói: “Em vẫn nhớ đường. Thỉnh

thoảng bác vẫn đèo em đi đi về về mà”. Thế là, hai thằng trẻ con dắt díu nhau đi bộ hơn bốn cây số

về nhà bà. Vừa đi vừa lang thang khắp nơi, vào trường học, nghịch đống rơm. Báo hại bác về

không thấy đâu, hoảng hốt đi tìm cháu khắp nơi. Mãi sau, hàng xóm mới gọi điện thoại báo: “Hai

thằng nó về nhà bà rồi nhé”…

Năm…

Thuở nhỏ, anh không thích chơi những trò của con trai như song phi hay đá ống bơ. Anh hay rủ

bọn em chơi nhẩy dây, nhẩy lò cò. Chúng nó trêu anh như con gái, thế là anh không rủ nữa, chỉ

loanh quoanh chơi trong nhà, hoặc đứng ngoài cổ vũ em đá bóng. Có lần em ham quá, kéo nhau

toạc cả quần đùi. Bố đã vứt đi rồi, anh nghĩ thế nào lại nhặt về, tỉ mẩn lấy kim chỉ ra khâu. Xong

rồi đem khoe. Em chưa kịp mừng thì bố nhìn thấy quát cho một trận. Anh buồn lắm, còn em chỉ

lặng thinh, chưa hiểu gì cả…

Năm…

Anh cứ hay bị lũ bạn học trêu chọc, chúng nó thách anh cởi trần chạy đá bóng ngoài đường, nhưng

anh không thích. Lắm lúc em bực mình cũng phản đối chúng nó mà không được. Thấy vừa giận, lại

vừa thương anh. Trong tâm hồn non nớt ấy, bắt đầu có suy nghĩ rằng mình phải bảo vệ anh thật

nhiều…

Năm…

Không đá bóng, đá cầu với lũ bạn thì anh chuyển sang đọc truyện hoặc chơi game. Thật kỳ lạ, dù

anh có “trốn” vào đâu em cũng tìm được. Gọi là tìm được, nhưng thể nào cũng bị anh dụ dỗ vào

chơi cùng đến tối mịt lúc nào không hay...

Năm…

Mình được mẹ đưa đi ăn cưới bác. Trong lúc người lớn còn mải mê ăn tiệc và chuyện trò, thì hai

anh em lang thang trong sân. Gặp lũ trẻ con khác, chẳng nhớ nói qua lại chuyện gì, chúng nó định

Page 20: Thư gửi bầu trời

19

bắt nạt em. Thế là anh lao ra tả xung hữu đột, vừa đánh vừa kêu ầm ĩ. Người ta nhìn thấy chạy ra

can. Có người mắng cả anh mà đâu biết, anh chỉ đang bảo vệ em mình…

Năm…

Hè năm lớp 8, bố bắt em ở nhà học bài cả ngày, chiều mới cho đi đá bóng. Tối về lại làm bài tập

tiếp. Anh thấy vậy, phản đối: “Nó học suốt cả ngày rồi, tối phải cho nó nghỉ chứ. Bố cứ bắt nó học

suốt làm sao được!”. Em cảm động, mà đâu có nghĩ, chính anh còn phải học nhiều hơn. Vì nhà

nghèo, nên bố mẹ muốn cả hai anh em phải nỗ lực học hành thật tốt. Sang năm sau, em tiến bộ

vượt bậc, môn nào cũng xuất sắc, thể thao thì luôn giữ vị trí chủ chốt trong cả đội bóng lẫn đá cầu.

Thi tốt nghiệp, điểm cao chót vót. Anh tự hào nhiều lắm…

Năm…

Anh thi đỗ vào trường cấp 3 Chu Văn An nổi tiếng, nằm ngay bên Hồ Tây thơ mộng. Anh học

“Ban C”, trong lớp bao nhiêu người thì từng ấy quyển sổ thơ. Thơ viết nhiều lắm, về bao nhiêu đề

tài. Rồi còn cả những chuyến đi tham quan, dã ngoại tìm hiểu lịch sử, đền chùa nữa. Em yêu thích

truyện sử cũng qua những tài liệu, tản văn anh mang về. Lớp chỉ có 4 chàng trai, còn lại là nữ hết,

thế mà để chuẩn bị cho giải bóng đá nữ của trường, anh dù không biết gì về bóng đá cũng ra sức hò

hét như huấn luyện viên kiêm cổ động viên thực sự. Chuyện này về sau, mẹ còn kể lại suốt…

Năm…

Tối mùa Hè nóng quá, lũ trẻ tụi mình hay thích đứng tán gẫu dưới gốc cây Si đầu ngõ. Thế rồi

hứng chí lên, 4, 5 thằng rủ nhau đạp xe vòng quanh Hồ Tây. Đường đi khi ấy chưa đẹp như bây giờ

đâu, nhiều lúc phải đi vòng tít ra đường lớn, rồi mới quành vào sát mép hồ được. Em nhớ, ngồi sau

xe anh chở, đến đoạn Lạc Long Quân, bị ve đái cho đầy mặt…

Năm…

Em đang học cấp 3, còn anh là sinh viên đại học. Hồi ấy, em ngẫu nhiên học cách làm thiệp thủ

công của bạn, rồi về dậy lại anh. Anh khéo tay lắm, làm vừa nhanh vừa đẹp hơn em. Sau này, lại

còn sáng tạo ra thêm nhiều mẫu mới nữa. Tết năm ấy, mấy anh em làm được rất nhiều thiếp để đi

bán giao thừa quanh khu vực Hồ Gươm. Một cái thiệp 2.000 đ, được tặng một cái thiệp con có chữ

“Chúc mừng năm mới” và 200 đ tiền lì xì. Hết giao thừa, tổng kết bán được hơn 1 triệu tiền hàng.

Cả lũ mừng khấp khởi…

Năm…

Em đi thi đại học, vào tận trường Công nghiệp thi, nên ở nhờ nhà bác. Ngày thứ nhất làm bài

không tốt, em buồn chán lắm. Gọi điện về nhà bảo: “Hay là mai em bỏ, không đi thi nữa?!”. Thế là

9h tối, anh thuê xe ôm từ nhà lên rủ em đi uống café khuyên nhủ. Được anh động viên, em không

bỏ cuộc, hôm sau làm bài tràn đầy tự tin. Kết quả cuối cùng, em đủ điểm đỗ vào trường Thương

Mại như mình mong muốn…

Năm…

Thuở sinh viên, anh rất ham hoạt động tình nguyện. Anh là thành viên tích cực của Hội chữ thập đỏ

quận Đống Đa, ngày ấy phối hợp với Hội chữ thập đỏ Úc triển khai dự án tuyên truyền về

HIV/AIDS. Bạn bè gọi anh là “Mr Bao cao su” vì lúc nào anh cũng có thể nói về chủ đề đó mà

không ngại ngần gì cả. Rồi anh lại còn làm Bí thư Đoàn thanh niên cụm mình. Đây có lẽ là giai

Page 21: Thư gửi bầu trời

20

đoạn hoạt động sôi nổi nhất của Đoàn phường Phúc Xá. Hơn chục năm trôi qua, mà còn rất nhiều

người ấn tượng về thời gian ấy…

Năm…

Lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Anh đang thích một chị, thế là bắt em 3 giờ sáng dậy, cùng anh lọ

mọ lên tận chợ hoa Quảng Bá mua 100 bông hồng đi tặng. Hôm đó, phòng chật ních người, mà tất

cả đều sửng sốt khi anh em mình luỵnh quỵnh bê hoa vào, chẳng biết chị ấy có được cộng điểm vì

bạn bè quá sức nhiệt tình không nữa.…

Năm…

Anh chuẩn bị đi làm, bố mua xe máy để anh đi. Nhưng hóa ra, em lại biết đi trước, rồi dậy anh tập

xe. Còn chưa thạo, thế mà anh đã “cả gan” lấy xe chở bạn đi chơi. Chị ấy được dịp “tim đập chân

run” đến tận tối…

Năm…

Đến lượt em chuẩn bị tốt nghiệp. Em chủ quan đi lang thang trên đường, nghĩ qua đợt thi đại học

rồi xem lịch bảo vệ luận văn cũng được. Đang đi đến Phạm Văn Đồng thì anh hớt hải gọi điện:

“Lên trường mau, bạn gọi bảo em đến lượt bảo vệ rồi mà gọi 2, 3 lượt sao không tới?”. Hai anh em

tá hỏa đi xin lỗi thầy cô, rồi vội vã đi in slide, tài liệu… Cuối chiều hôm ấy, hầu như chưa chuẩn bị

được mấy, em vẫn thuyết trình xong. Chắc thông cảm vì đây là người cuối cùng, nên thầy cô cũng

châm trước, không hỏi khó…

Năm…

Em đi làm, anh nhường xe cho em đi, vì anh chỉ làm việc ở văn phòng, còn em làm kinh doanh nên

phải đi lại nhiều. Hồi đấy, em vô tâm, chẳng bao giờ nghĩ, anh đi làm bằng phương tiện gì. Chỉ lo

cho mình thôi. Công việc của em có lắm thăng trầm, có lúc thành công tột đỉnh, có lúc thất bại ê

chề. Lúc nào, anh cũng lặng lẽ ở bên, khi thì khen ngợi, khi thì hỏi han không ngớt. Em va vấp và

dần trưởng thành hơn…

Năm…

Anh bắt đầu phải đi lại nhiều. Thế là cứ thỉnh thoảng, em lại làm xe ôm đón đưa anh từ nhà tới

công ty, ra bến xe, rồi lại đưa về. Anh em dù ít nói chuyện với nhau, nhưng quan tâm thì không bao

giờ thiếu…

Năm…

Em trải qua một đợt sóng gió trong công việc. Tâm trạng rơi vào cảm giác chán chường, cứ lang

thang hết ngày này sang ngày khác. Anh lại ở bên khuyên nhủ, và động viên bố mẹ kiên nhẫn với

em…

Năm…

Anh có những sự thay đổi cả về công việc và cuộc sống. Bố không hài lòng và hay xích mích với

anh. Em cũng không ủng hộ, nhưng lo lắng cho anh nhiều hơn. Nên luôn đứng ra hòa giải và thanh

minh cho anh bằng mọi cách…

Page 22: Thư gửi bầu trời

21

Năm…

Anh thích chơi đồ công nghệ. Điện thoại có cả rổ, cái nào chán không dùng lại cho em. Có cái

thích quá thì “gạ gẫm” em đi mua, tiếng là mua cho em, nhưng thực ra anh cũng khoái lắm đấy…

Năm…

Anh dẫn một cậu bạn thân về ở trọ nhà mình, cùng với cậu em họ đang học đại học ở Hà Nội nữa

thế là nhà tự dưng có 4 thằng con trai. Vừa đủ một bộ, nên tối nào mấy anh em cũng rủ nhau chơi

bài tính điểm. Chả mất tiền đâu, thằng nào thua thì đi dọn dẹp rồi mai phục thù. Chỉ vậy thôi mà

vui phải biết…

Năm…

Em mê nghề đào tạo, muốn khởi nghiệp riêng. Anh khẳng định rằng: “Em cứ làm đi, khó khăn đâu

để anh lo. Anh sẽ nuôi công ty cả 6 tháng đầu”...

Năm…

Nhưng sóng gió cũng bắt đầu từ đấy. Công việc của anh không còn thuận lợi, một loạt những yếu

tố nẩy sinh nặng nề ngoài dự tính. Cả mấy anh em cùng loay hoay đối chọi. Em mới lấy vợ, bạn

vừa nghỉ việc ở công ty. Từng đồng vốn phải chắt chiu, từng công việc nhỏ cũng phải nắm lấy. Đó

là năm khó khăn nhất của anh em mình!…

Năm…

Anh kiên cường chống chọi. Lần nào em hỏi cũng chỉ cười nhẹ: “Không sao. Mọi thứ vẫn trong

tầm kiểm soát”. Em chủ quan, hay vì niềm tin vào anh quá lớn nên tự nhủ: “Ừ, không sao đâu. Khi

nào cần, cứ bảo em nhé”…

Năm…

Em có con trai, cậu nhóc lớn dần lên đem lại nhiều tiếng cười trong nhà. Anh dù vẫn độc thân,

nhưng quý cháu lắm. Đi đâu làm gì, cứ về đến nhà, câu đầu tiên là gọi: “An ơi, An đâu rồi?”. Có

hôm về muộn, 10 giờ tối còn mò lên bế cháu xuống phòng chơi nửa tiếng rồi mới cho lên ngủ. Bù

lại, cháu cũng thích bác, có hôm hai bác cháu nằm đọc sách im thin thít. Cháu cầm ngược sách, có

sao đâu, đằng nào thì cũng không biết chữ, chỉ xem hình thôi mà…

Ngày…

Em đi dậy về muộn. Như thường lệ, ăn uống tắm rửa xong là lên phòng chơi với vợ con. Khi chuẩn

bị đi ngủ, mẹ hớt hải chạy lên: “Con ơi, anh bị tai nạn rồi. Mau mau đi sang bệnh viện xem anh thế

nào. Mẹ sợ quá”. Em động viên: “Mẹ cứ bình tĩnh, để con xem sao”. Đêm hôm đó, chỉ có mình em

ở bên anh, mọi thứ đã trở nên quá muộn…

Ngày…

Mỗi một góc đường, một con người, một cảnh vật sao mà thân quen thế. Dường như anh vẫn còn

hiện hữu ở đâu đây. Em quay cuồng chạy khắp nơi để lo việc cho anh, mỗi người một ý kiến, lắm

lúc thật là mệt mỏi và dễ cáu bẳn. Đêm nào cũng trằn trọc không ngủ được đến tận hai, ba giờ sáng.

Anh về nhiều lần trong giấc mơ em. Tươi tỉnh, cười rất nhiều, mà sao em lại khóc không ngừng

nhỉ? Ôm anh vào lòng như ôm một đứa nhỏ. Thấy thương anh nhiều lắm anh ơi…

Page 23: Thư gửi bầu trời

22

Ngày…

Rồi thì cảm xúc cũng dần lắng xuống. Em bình tâm hơn. Sáng nay pha ấm trà và hai anh em mình

ngồi nói chuyện. Không cần phải giảng Pháp đâu, vì anh tín tâm hơn em, trí tuệ sáng suốt hơn em

và cả tính cách cũng ôn hòa hơn em, nên không cần nói anh cũng hiểu hết. Em chỉ nhắc lại một vài

chuyện cũ để anh yên tâm. Hãy bao dung, tha thứ tất cả anh nhé. Ra đi thật nhẹ nhàng, đừng luyến

tiếc. Gia đình và công việc rồi sẽ ổn thỏa thôi. Mọi người sẽ mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn. Anh cũng

thế, sang thế giới mới, cuộc đời mới hãy thật bình an, sống theo cách mà mình thực sự muốn. Chắc

chắn những điều tốt đẹp sẽ đến với anh…

Gửi thư tới . Để anh mãi tươi trẻ như tuổi . Như bông dõi về bầu trời xanh 21 hoa hướng dương

nguồn sáng. Và bay lên hòa mình vào . ánh trăng

Mong anh an giấc, hồn nhiên…

Hà Nội, tháng 5 năm 2016.

Viết cho anh trai yêu dấu trọn đời.

- Nguyễn Quốc Chiến,

Page 24: Thư gửi bầu trời

23

Những lời bạn tặng

Một ngày mới nơi thiên đường hạnh phúc nhé, thằng bạn. Tao nhớ mày. – Minh Tuấn Nguyễn,

--

Cuộc sống mưu sinh vất vả là thế, anh cũng mệt mỏi và cô đơn lắm. Cũng cần một bờ vai để tựa

vào, cần một người để sẻ chia nhưng anh vẫn cứ một mình. Anh vẫn cứ hiền lành, cười cho qua

mọi chuyện và cũng chẳng ai biết anh đang chịu đựng những khó khăn gì. Em cũng chẳng biết tại

sao lại vô tình đọc những dòng tin anh viết trong cuốn sổ nhỏ trong ngăn bàn. Ngày em đọc chúng

cũng là ngày anh thực sự ra đi em lại càng thương anh hơn. Mặc dù anh cũng không ở nhà nhiều

nhưng với mọi người anh luôn tâm lý với mẹ, với bạn bè, đồng nghiệp. Luôn được sự yêu quý của

các Cô, Bác, hàng xóm...

Hôm qua cháu vẫn chào Bác, chúc Bác ngủ ngon. Cháu vẫn còn chào Bác trước khi đi làm... Bác

vẫn bảo chờ cháu lớn thêm rồi cho cháu đi biển, đi bơi... Bây giờ mỗi lần đi qua phòng Bác cháu

vẫn chào Bác nhưng là chào trước di ảnh Bác.

Đời là bể khổ, qua được bể khổ này rồi mong anh thanh thản yên nghỉ. Biết đâu ở thế giới bên kia

anh sẽ có thể tự do thoải mái làm những điều mình thích, tự do tự tại không âu lo phiền não tất bật

với cuộc sống này nữa.

Chúc anh an nghỉ. - Kem Kin,

--

Bạn tôi ra đi vào một ngày đầu Hạ, khi hoa Gạo đang thắp lửa và Huệ tây trắng muốt phố phường.

Ngày tiễn bạn, bầu trời chỉ một màu xám trắng, như tâm trạng tôi lúc đó. Đi cùng bạn đoạn đường

cuối, dù không hề ngắn nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ dài. Vì cuối đoạn đường này là tôi phải chia

tay bạn rồi, mãi mãi. Chặng đường tiếp theo này bạn phải đi một mình, có buồn không? Nhớ những

ngày xưa hai đứa lọ mọ vào tận Hà Đông hát, say ngất ngư rồi mà vẫn gào lên “ta đâu có say”. Nhớ

lúc tôi buồn, bạn bỏ cả buổi chiều cùng tôi lang thang khắp phố. Bạn thích trà sữa, nhưng tôi sợ

mất vệ sinh nên lần nào cũng cản. Kem thì thèm lắm nhưng viêm họng mãn, chả dám ăn. Hơn chục

năm, tôi và bạn cũng có nhiều thứ để nhắc. Chỉ riêng ảnh là không có, hóa ra tôi và bạn chưa bao

giờ chụp ảnh chung, buồn vậy. Bây giờ bạn đang tới một nơi mà phải một thời gian nữa tôi mới tới

được, tránh xa cuộc đời xô bồ này. Hãy chăm sóc cho chính bản thân mình, đừng chỉ lo nghĩ cho

người khác nữa nhé. Buông tất cả gánh nặng xuống, hãy sống và làm những gì bạn muốn, ăn thật

nhiều kem và uống trà sữa. Khi nào nhớ bạn tôi sẽ ra Nguyễn Du, gọi cho bạn nâu nhiều sữa và sữa

chua đá cho mình, chúng ta lại nhâm nhi nhé. Hãy an nghỉ nhé, Thang Nguyen! - Linh Mai,

Page 25: Thư gửi bầu trời

24

--

Sống thì mưu sinh là vậy. Một hơi thở đã hết cuộc đời. Chúc anh thật bình an và thanh thản! -

Anna Nguyễn,

--

Mới tháng trước vẫn gọi điện hỏi thăm nhau. giờ ông lại ra đi đột ngột như vậy. ra đi thanh thản

nhé ông bạn. Cầu mong bạn sớm được siêu thoát. A Di Đà Phật. - Khói thuốc,

--

Tạm biệt mày Thắng nhé! Tao không nhớ đã ăn cơm nhà mày bao nhiêu lần hồi học Chu Văn

An........! - Trịnh Xuân An,

--

Cầu chúc cho anh linh, hương hồn em siêu thoát, được an nghỉ nơi miền cực lạc cõi vĩnh hằng!

(Hôm nay, 14/4/2016, có nén nhang của một người thầy trường THPT CVA cùng tập thể lớp C2,

thắp lên vĩnh biệt em!) - Thầy Phong,

Page 26: Thư gửi bầu trời

25

--

Mới gặp lại anh trên Facebook sau hơn 10 năm sinh hoạt trong Đội sinh viên tình nguyện Học viện

Hành chính.... Chưa kịp chào nhau, mới chỉ kịp like nhau vài cái, thì được tin anh đã không còn....

Có duyên được gặp nhau, đã là có phước tu hành..... Chúc anh an nghỉ nơi bên kia thế giới, buông

xả những mưu toan cuộc sống.... Chúc anh siêu thoát, anh "Thắng bao cao su - Giáo sư tình dục"

của Đội sinh viên Học viện Hành chính Quốc Gia!!! - Phạm Văn Đức,

--

Mày yên nghỉ nhé.

Chẳng hiểu sao, người tốt lại cứ hay phải chịu thiệt thòi.

Mười mấy năm qua, mải mưu sinh và những điều phù phiếm làm tao và mày ít có thời gian gặp gỡ.

Có nhiều điều tao muốn tâm sự với mày, tao biết mày cũng vậy...

Khi nào xuống dưới ấy, tao và mày lại làm bạn nhé.

Yên nghỉ đi, bạn của tao. - Tuấn Đông,

--

Bạn thân mến! Ở nơi phương xa ấy luôn bình yên bạn nhé! - Dan Nguyen,

--

Yên nghỉ nhé cậu ơi. Giữa cuộc đời mỏi mệt này, tớ sẽ luôn nhớ đến nụ cười, sự nhiệt thành của

cậu. Ở một nơi nào đó, cậu hãy sống một cuộc đời mà cậu muốn nhé. - Ha Giang Ktdt,

Page 27: Thư gửi bầu trời

26

--

Cuộc sống là tập hợp của những bất ngờ không thể đoán định. Mới đầu tháng hai anh em còn nói

chuyện về công việc, tới hôm kia còn thấy anh post status, hôm nay bàng hoàng nghe tin anh không

còn trên đời nữa. Đột nhiên rơi nước mắt khi nhớ đến thời gian mấy anh em vui vẻ bên nhau.

Thật lòng không biết nói gì hơn, chỉ biết cầu mong anh sớm siêu thoát, yên nghỉ trong bình yên. –

Linh Dương,

--

Ra đi thanh thản nhé anh. Cầu chúc anh sớm được siêu thoát. - Nguyễn Văn Thịnh,

--

Yên nghỉ em nhé. - Nguyễn Tiến Thành,

--

Mình sẽ nhớ tới bạn với hồi ức của tuổi 20, tiếc là lâu quá không gặp nhau, nhưng yên tâm, mình

vẫn nhớ kỹ cậu bạn trắng trẻo, gầy gầy, hát đến khản cả giọng quanh đống lửa lớp mình đốt gần bãi

biển ở Nam Định năm đó... Sẽ luôn nhớ về bạn! - Huong Pham,

--

Thương bạn của tớ, mới hai hôm trước gọi điện còn nói chuyện tíu tít vậy mà đó là lần cuối! Bạn

bình yên nhé Thắng ơi.... - Pôn Bakery Mẹ Pôn,

--

Mong em nhẹ bước lãng du trong miền vĩnh hằng. - Nguyễn Anh Chung,

--

Có những sự đời cứ mặc nhiên như thế,

Bạn vẫn ung dung cười nói mặc đời,

Sinh nhật năm nay vẫn có hoa và nến,

Sẽ vẫn hàn huyên và yêu nhé những vui buồn. - Thương Trần,

Page 28: Thư gửi bầu trời

27

Mặt trăng anh trả cho trời

Vườn hoa anh trả cho người tới thăm

Hồ Tây chiều ấy mưa dầm

Anh xin trả lại cho năm tháng dài…

– Xuân Diệu.

www.nguyenquocchien.com

www.dangkyebook.tk