26
Bài: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh- PHẦN I : TÁC GIẢ I.Vài nét về tiểu sử ( SGK) II.Sự nghiệp văn học: 1.Quan điểm sáng tác: - HCM coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM ,người cầm bút phải là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. - HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH. - Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi : “viết cho ai ?” (đối tượng), “viết để làm gì ?” (mục đích) ,sau đó mới quyết định “viết cái gì?”(nội dung) “viết như thế nào”(hình thức). 2. Di sản văn học: a.Văn chính luận: - Hoàn cảnh sáng tác:đầu TK XX và sau CM tháng Tám. - Nội dung : + Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc dịa. + Kêu gọi những người nô lệ đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột. - Nghệ thuật:không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tình cảm yêu nước nồng nàn,sâu sắc. - Tác phẩm tiêu biểu: + Người cùng khổ, Nhân đạo. + “Bản án chế độ thực dân Pháp.” + “Tuyên ngôn độc lập”. + “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,”… b.Truyện và kí: - Hoàn cảnh sáng tác:trong thời gian hoạt động CM ở Pháp và sau CM tháng Tám. - Nội dung : + Vạch trần bản chất đen tối của bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước. + Đề cao những tấm gương yêu nước và CM. - Nghệ thuật:ngắn gọn, sắc sảo, biến hóa linh hoạt và đầy tính chất châm biếm nhưng cũng rất thâm trầm sâu sắc. 1

Bồi giỏi k12

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bồi giỏi k12

Bài: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh-

PHẦN I : TÁC GIẢI.Vài nét về tiểu sử ( SGK)II.Sự nghiệp văn học: 1.Quan điểm sáng tác: - HCM coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM ,người cầm bút phải là

chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.- HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH. - Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình

thức của tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi : “viết cho ai ?” (đối tượng), “viết để làm gì ?” (mục đích) ,sau đó mới quyết định “viết cái gì?”(nội dung) và “viết như thế nào”(hình thức).

2. Di sản văn học: a.Văn chính luận:- Hoàn cảnh sáng tác:đầu TK XX và sau CM tháng Tám.- Nội dung :+ Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc dịa.+ Kêu gọi những người nô lệ đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.- Nghệ thuật:không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả

tình cảm yêu nước nồng nàn,sâu sắc. - Tác phẩm tiêu biểu: + Người cùng khổ, Nhân đạo. + “Bản án chế độ thực dân Pháp.” + “Tuyên ngôn độc lập”. + “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,”… b.Truyện và kí:- Hoàn cảnh sáng tác:trong thời gian hoạt động CM ở Pháp và sau CM tháng Tám.- Nội dung :+ Vạch trần bản chất đen tối của bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước.+ Đề cao những tấm gương yêu nước và CM.- Nghệ thuật:ngắn gọn, sắc sảo, biến hóa linh hoạt và đầy tính chất châm biếm nhưng cũng rất thâm trầm

sâu sắc. -Tác phẩm tiêu biểu: +Truyện:

“Vi hành”. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. “Lời than vãn cúa bà Trưng Trắc”,…

+ Kí: “Nhật kí chìm tàu” “Vừa đi đường, vừa kể chuyện”,…

c.Thơ ca: *Tập thơ “ Nhật kí trong tù”:- Hoàn cảnh sáng tác: từ mùa thu 1942-1943 trong thời gian Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới

Thạch (TQ) - Giá trị Nội dung: +Tố cáo hiện thực đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch và XHTQ

1

Page 2: Bồi giỏi k12

+Bức chân dung tinh thần tự họa của người tù HCM: Tình cảm yêu nước ,yêu dân tha thiết Nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Tâm hồn khao khát tự do Có nhiều kinh nghiệm sống, đấu tranh CM Tinh thần lạc quan, giữ vững ý chí với một nghị lực phi thường

- Giá trị nghệ thuật:đa dạng và linh hoạt về bút pháp.- Tác phẩm tiêu biểu: Đánh bạc;cháu bé trong nhà lao Tân Dương; không ngủ được; ngắm trăng; cảm

tưởng đọc Thiên gia thi”,…* Chùm thơ từ năm 1941 – 1945:- Hoàn cảnh sáng tác: ở Việt Bắc trong thời kì k/c chống Pháp.- Nội dung: tâm trạng yêu nước, nhớ nước với phong thái ung dung, tâm hồn hòa hợp thiên nhiên,tin

tưởng vào tương lai tất thắng của cuộc CM.- Nghệ thuật:cổ điển +hiện đại 3.Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng mà thống nhất:* Sự đa dạng: - Văn chính luận : ngắn gọn, súc tích,lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,đanh thép,bằng chứng đầy sức

thuyết phục, giàu tính luận chiến ,đa dạng về bút pháp, đa dạng về giọng điệu.- Truyện và kí : kết hợp linh hoạt cách viết hiện đại với cách kể truyền thống;lối trào phúng giàu chất trí

tuệ;giọng văn khi nghiêm trang khi hài hước. - Thơ ca :+ Thơ tuyên truyền:giản dị, mộc mạc.+ Thơ nghệ thuật: thâm trầm, sâu sắc, vừa cổ điển vừa hiện đại.* Sự thống nhất: về quan điểm sáng tác và tư tưởng tình cảm; nhất quán về nghệ thuật: cách viết thường

ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thường vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau.III.Kết luận: Ghi nhớ sgk /tr28

Phần II: Tác phẩm “ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”.I. TÌM HIỂU CHUNG:

1 . Hoàn cảnh sáng tác : - Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đã đầu hàng Đồng minh. - Trong nước: + Nhân dân ta giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Chủ tịch HCM từ

chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và soạn thảo “TNĐL” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản “TNĐL” khai sinh nước VNDCCH.

+ Khi đó, bọn thực dân đế quốc đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc Dân Đảng ( TQ) được sự ủng hộ của đế quốc Mỹ. Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh mà đằng sau là lính Pháp. Nhà cầm quyền Pháp tung ra thế giới một luận điệu xảo trá: Đông Dương (trong đó có VN) là

thuộc địa của Pháp nhưng bị quân Nhật chiếm; nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền bảo hộ của người Pháp.

Trước tình hình nền độc lập vừa mới giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, HCM đã tuyên bố độc lập.

2. Mục đích sáng tác: - Tuyên bố trước thế giới và đồng bào về nền độc lập và việc thành lập nước VNDCCH .

2

Page 3: Bồi giỏi k12

- Cương quyết bác bỏ luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” của Pháp, tố cáo tội ác của Pháp, vạch trần chân tướng của bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.

- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc và quan tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó. 3. Đối tượng sáng tác: - Đồng bào VN và nhân dân thế giới. - Đặc biệt là những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế ( Anh, Pháp, Mỹ) mang dã tâm một lần nữa

nô dịch nước ta. Vì vậy, tác phẩm là một cuộc tranh luận ngầm với chúng. 4. Giá trị của tphẩm:

- Giá trị lịch sử: “ TNĐL” là một văn kiện lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, PK ở nước ta; đánh dấu kỷ nguyên độc lập , tự do của nước VN mới.

- Giá trị tư tưởng: Tác phẩm vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của TD pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế; vừa bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.

- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực thể hiện ở lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, giàu sức thuyết phục.

II. Đọc – hiểu văn bản:1 .Nguyên lý chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân

tộc ( Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn - Phần mở đầu ).- “TNĐL” được mở đầu bằng lời văn trích dẫn ở hai bản tuyên ngôn : “TNĐL”( 1776) của nước Mỹ và

“Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền“ ( 1791) của CM Pháp chân lý: quyền tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc giữa người với người.

- Ý nghĩa mục đích của phần mở đầu:+ Đây là những bản tuyên ngôn tiến bộ được cả thế giới thừa nhận đề cao giá trị hiển nhiên của tư

tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại. + Tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. + Buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến

bộ trong “Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền” Đây là cách đấu tranh theo thế “gậy ông đập lưng ông” một cách khéo léo và kiên quyết.

+ Niềm tự hào dân tộc: đặt Tuyên Ngôn nước ta ngang hàng với Tuyên Ngôn của hai nước lớn, đặt ba cuộc CM ngang nhau trong đó CMVN cùng lúc thực hiện nhiệm vụ của 2 cuộc CM Mỹ và Pháp; đưa nước VN lên vị thế ngang bằng với các cường quốc năm châu.

tạo lập tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo. - Từ vấn đề nhân quyền, quyền tự do, bình đẳng của con người, tác giả “suy rộng ra” và khẳng định

quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc trên toàn thế giới cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ trong lập luận. Sự đóng góp vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỷ XX.

2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp – Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của Pháp (cơ sở thực tế về quyền độc lập, tự do của dân tộc):

a. Về luận điệu “ khai hóa”: “TNĐL” đã vạch trần những thủ đoạn” trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta.

Về chính trị: chúng thủ tiêu quyền tự do dân chủ của nhân dân, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết, thi hành những luật pháp dã man, tắm máu các phong trào yêu nước và CM,..

3

Page 4: Bồi giỏi k12

Về kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, cướp không ruộng đất hầm mỏ, giữ độc quyền các ngành quan trọng, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý,... hậu quả:dân ta nghèo nàn, nước ta xơ xác.

* Về văn hóa, giáo dục : chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân (rượu, thuốc phiện).

Đây là lời kết tội với lý lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm hùng hồn đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu “ khai hóa” của TD Pháp

b. Vê luận điệu “ bảo hộ”: ”TNĐL” đã đưa ra những lập luận chắc chắn và dẫn chứng cụ thể để khẳng định VN không còn là thuộc địa của Pháp bởi vì “trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật “

Từ mùa thu 1940, “ bọn TD Pháp quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật”. Ngày 9/3/1945, “ Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn TD Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu

hàng”. Với việc lặp lại cụm từ “ sự thật” và hình thức lặp kết cấu cú pháp, tác giả đã khẳng định từ mùa thu

1940 nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật. c. Về việc TD pháp nhân danh Đồng minh thắng phát xít để giành lại Đông Dương: “ TNĐL” đã

kể tội phản bội Đồng minh của Pháp. TNĐL khẳng định VN không là thuộc địa của Pháp từ 1940: - “Sự thật…nữa”(tr 40. - “Sự thật…Pháp”(tr 40)Điệp ngữ “sự thật” đã làm tăng âm hưởng hùng biện kết tội kẻ thù đồng thời khẳng định sự chính nghĩa

của TN.”TNĐL” nhấn mạnh những thông điệp quan trọng: - Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về VN,

xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp ở VN. - Kêu gọi toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của TD Pháp. - Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. 3. Ý nghĩa lời tuyên bố độc lập: - Tuyên bố độc lập, tự do của dân tộc VN và quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó. - Ý nghĩa: lời tuyên bố độc lập của HCM thực sự có sức thuyết phục cộng đồng quốc tế vì nó có cơ sở

chắc chắn về pháp lý và thực tiễn phù hợp với công ước quốc tế. + Về khách quan: dân tộc VN không lệ thuộc bất cứ thế lực chính trị nào và có quyền tự quyết trên

mọi phương diện. + Về chủ quan: cả dân tộc VN thực sự có chung khát vọng độc lập, tự do và ý chí bảo vệ quyền độc

lập, tự do đó. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Tác phẩm “TNĐL” thể hiện phong cách văn chính luận của HCM - Lập luận chặt chẽ, thống nhất trong toàn tác phẩm từ phần mở đầu cho đến kết thúc. Mỗi phần đều

có luận điểm chính và được lý giải bằng những luận cứ không ai phủ nhận được. - Lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn + Lời văn uyển chuyển: khi trang trọng, khi đanh thép, khi hùng hồn. + Trích dẫn 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng, lấy dẫn chứng về kinh tế, chính trị và các sự kiện lịch sử để

bác bỏ luận điệu xảo trá của Pháp. + Sử dụng điệp từ “chúng” nhiều lần để tố cáo tội ác của Pháp. + Sử dụng điệp từ “quyền”, điệp kiểu câu, láy lại 2 chữ “sự thật” nhằm khẳng định độc lập, tự do

dtộc.

4

Page 5: Bồi giỏi k12

2. Ý nghĩa văn bản: - “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực tổng kết một thời kỳ lịch sử của dân tộc,

chứa đựng nhiều chân lý lớn có sức thuyết phục cao. - “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới

về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do đó.

- Kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. “TNĐL” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn” của thời đại mới.

Bài: “NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC” – Phạm Văn Đồng.

I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Phạm Văn Đồng (1906_ 2000) quê ở Quảng Ngãi. Ông vừa là nhà hoạt động CM xuất sắc, vừa là

nhà văn hóa lớn của nước ta trong thế kỷ XX. - Tác phẩm của ông gồm có: “Hồ Chí Minh _ một con người, một dân tộc, một thời đại”, “Văn hóa

đổi mới”, “NĐC, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tôc”,... 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: -Tác phẩm được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888 _

3/7/1963 ). Lúc bấy giờ ngọn lửa CM ở miền Nam đã và đang bốc lên ngùn ngụt, quân và dân ta từ đấu tranh chính trị đã chuyển sang đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai diễn ra ngày một quyết liệt và dữ dội. Bài văn này đã đăng trên “Tạp chí văn học”, tháng 7/1963.

- Ý tưởng chủ đạo: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng”.

b. Mục đích sáng tác: - Đánh giá đúng về con người và thơ văn NĐC. - Thể hiện mối liên hệ khắng khít giữa thơ văn NĐC với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và với thời

đại hiện nay cổ vũ chiến đấu. - Khơi dậy lòng yêu nước thương nòi của dân tộc. c. Đặc trưng thể loại: văn nghị luận - Lập luận chặt chẽ, tư duy lôgic, lý lẽ và dẫn chứng sáng sủa, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn.II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Phần mở đầu (Đặt vấn đề) : Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp

luận đối với thơ văn NĐC - Luận điểm trung tâm của bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được

nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa “nhất là trong lúc này”. - Những lý do khiến nhà thơ NĐC chưa sáng tỏ hơn trên bầu trời văn nghệ dân tộc: + Đa số mọi người chỉ biết NĐC là tác giả của “ Lục vân Tiên” và hiểu tp này khá thiên lệch. + Mọi người còn biết rất ít về thơ văn yêu nước của NĐC.

5

Page 6: Bồi giỏi k12

- Ngay thời điểm hiện tại (1963), khi cuộc chiến đấu chống Mỹ trên quê hương NĐC diễn ra sôi nổi thì việc có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về thơ văn NĐC là thật sự cần thiết.

Cách vào đề khoa học , có định hướng, đúng mục đích. 2. Phần tiếp theo (Giải quyết vấn đề): Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, thơ văn yêu nước, tác

phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. - Luận điểm 1 : Con người và quan niệm văn chương của NĐC + Con người: NĐC là một “chí sĩ yêu nước”, trọn đời phấn đấu hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc. + Quan niệm văn chương: Coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa và những đạo đức đáng quý ở đời; chống lại

kẻ thù xâm lược và tay sai; vạch trần âm mưu, thủ đoạn:“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Lên án những kẻ lợi dụng vchương làm điều phi nghĩa (có thể dẫn chứng)

“Thấy nay cũng nhóm văn chươngVóc dê da cọp khôn lường thực hư”

- Luận điểm 2:Thơ văn yêu nước của NĐC: + Là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ,

“làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng vĩ đại, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người Ông xứng đáng là” ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”.

+ Thơ văn yêu nước của NĐC tập trung nhất ở thể văn tế với hai nội dung chính: Ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm. Lời than khóc cho những anh hùng thất thế đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vì dân, vì nước. + “VTNSCG” đã xây dựng được hình tượng trung tâm là người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân

“xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc thành người anh hùng cứu nước” văn chương đóng góp cho cuộc đời bằng những cái độc đáo chưa từng thấy ở các tác phẩm cùng thời. Đây là một “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”

- Luận điểm 3: Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” + Là tác phẩm lớn của NĐC chứa đựng những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng

nhân dân cả thời xưa lẫn thời nay, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời” cách hiểu đúng để thấy hết giá trị của tác phẩm.

+ Được phổ biến trong dân gian vì tác phẩm có lối kể chuyện ”nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”.

+ Cách bàn luận của tác gỉa về những hạn chế của tác phẩm: Không phủ nhận sự thật “những gía trị luân lý mà NĐC ca ngợi...đã lỗi thời”, “có những chỗ lời

văn không hay lắm” tác giả là người trung thực, công bằng trong nghị luận. Nhận ra đây là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là cơ bản nhất (tác giả bị mù,

thời đại). Tác giả PVĐ đã xem xét tác phẩm “LVT” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân. Vì vậy,

tác phẩm được đông đảo nhân dân chấp nhận và yêu mến. Đây là cơ sở quan trọng và đúng đắn để đánh giá tác phẩm “LVT”.

3. Phần kết (Kết thúc vấn đề): Khẳng định vị trí, vai trò của NĐC trong nền văn học dân tộc “vừa là một chí sĩ yêu nước, vừa là một nhà thơ lớn”.

III. TỔNG KẾT:1. Nghệ thuật: phong cách văn chính luận trong sáng (Cách thức trình bày)

6

Page 7: Bồi giỏi k12

- Cách nhìn nhận mới mẻ. - Bố cục chặt chẽ, lôgic, các luận điểm triển khai đều bám sát vào vấn đề trung tâm - Cách lập luận từ chung đến riêng, kết hợp cả diễn dịch và quy nạp, dùng hình thức “đòn bẩy”để

làm nổi bật vấn đề. - Lời văn vừa có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương, vừa khách quan, công tâm; ngôn ngữ

giàu hình ảnh. - Giọng điệu linh hoạt, biến hóa:khi thì hào sảng, lúc lại xót xa,...2. Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu:

cuộc đời của một người chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.

Bài: TIẾNG HÁT CON TÀU – Chế Lan Viên.

I.Tìm hiểu chung:1. Tác giả ( 1920 – 1989): - Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tbiểu của phong trào “ Thơ mới” trước CM8. Sau đó, ông

“ nhận đường” và trở thành nhà thơ CM trăn trở, tìm tòi để tự đổi mới. - Con đường thơ của ông trải qua nhiều biến động, trăn trở từ đau khổ, bế tắc ( trước CM8) đến cảm

hứng thơ hướng về cuộc sống của nh/d, đ/nước, CM ( sau CM8). Đó là con đường tìm tòi sáng tạo ng/thuật không ngừng

- Thơ CLV có phong cách độc đáo, rõ nét: chất suy tưởng, triết lý mang vẻ đẹp của trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.

2. Bài thơ “ Tiếng hát con tàu”: a. Xuất xứ: - Bài thơ sáng tác năm 1960 và được rút ra từ tập thơ “ Ánh sáng và phù sa”. - Tập thơ đánh dấu bước trưởng thành vững chắc của CLV trên con đường thơ CM và là một trong

những thành tựu xuất sắc của thơ VN từ sau 1945 ( chú ý nhận định ở SGK). b. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội là cuộc vận động nh/d miền xuôi ( chủ

yếu là th/niên) lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960. - Bài thơ còn là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nh/d, đ/n của 1 hồn thơ đã tìm thấy

ngọn nguồn nuôi dưỡng nghệ thuật ở đời sống của nh/d, đ/n. c. Ý nghĩa nhan đề: có ý nghĩa biểu tượng, nhân hóa. - Tiếng hát gợi lên niềm vui, niềm lạc quan của con người khi tìm được hướng đi và đang hành trình

hướng về nh/d, đ/nước. Cả bài thơ là tiếng hát hăm hở, say sưa, tràn đầy phấn khởi từ đầu đến cuối tác phẩm.

- Con tàu biểu tượng cho khát vọng ra đi đến với những miền xa xôi, đến với nh/d, đ/n và cũng là đến với những mơ ước, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

Tựa đề này cho thấy niềm vui, niềm lạc quan, sự khát khao đến với Tây Bắc để xây dựng đ/n và tìm nguồn cảm hứng sáng tác.

d. Ý nghĩa 4 câu thơ đề từ:- Vai trò của khổ đề từ: một chỉ dẫn, một gợi ý để khám phá tác phẩm, là khúc dạo đầu giúp người nghe

phán đoán được cái bổng trầm trong một bản nhạc.- Hình ảnh:

7

Page 8: Bồi giỏi k12

• Tây Bắc:Chỉ một địa danh cụ thểTượng trưng cho:Những miền đất xa xôi đang cần được đánh thức tiềm năng của Tổ quốc.Là “nguồn thơ”, hiện thực màu mỡ để văn học nghệ thuật kết trái.Nơi lưu giữ những kỉ niệm, ân tình kháng chiến (Liên hệ với “Tây Tiến”- Quang Dũng, “Việt Bắc”- Tố

Hữu)• Con tàu:Khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.Khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật- Đồng nhất: lòng ta – tâm hồn ta – Tây Bắc → khao khát hoà nhập với cuộc đời chung, sự nghiệp cách

mạng chung → nhan đề Tiếng hát con tàu: tiếng hát tâm hồn mang khát vọng.- Câu hỏi tu từ:• Lời tự vấn.• Tạo âm hưởng chủ đạo: hăm hở, rộn ràng, náo nức.Cảm hứng lên đường, cảm hứng hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân, từ đó khơi nguồn cảm

hứng sáng tạo cho thơ ca và nghệ thuật.II. Đọc – hiểu văn bản:1. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường (2 khổ thơ đầu). * Hai không gian đối lập được xây dựng từ các hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đối lập:- “Trời Hà Nội” >< “gió ngàn”: không gian đô thành, không gian sống của cái tôi cá nhân chật hẹp ><

không gian đại ngàn Tây Bắc xa xôi, hùng vĩ, rộng mở.- Động từ: “giữ” (trời Hà Nội) >< “rú gọi”: hai động thái đối lập, giữ khư khư cho mình một khoảng trời

riêng hay vượt thoát khỏi không gian cá nhân bó hẹp để đi theo tiếng gọi giục giãm cấp thiết của miền Tây?

- “Đất nước mênh mông” >< “đời anh nhỏ hẹp”: nhận thức sâu sắc sự vô nghĩa, quẩn quanh của cái tôi cá nhân →chỉ ra con đường để tìm thấy chỗ đứng, ý nghĩa của mình: từ bỏ cuộc đời của cái tôi cá nhân tâm thường, vị kỉ , đến với cuộc đời chung sôi nổi, rộng lớn.

* “Tàu đói những vành trăng”:- Vành trăng: có thể biểu trưng cho: thiên nhiên, cuộc sống lao động hoặc cái đẹp - đối tượng phản ánh

của nghệ thuật- Đói: tâm hồn nghệ sĩ đang cạn kiệt nguồn sống, nguồn cảm hứng → lên đường vừa là khao khát, vừa

là nhu cầu bức thiết có tính chất sống còn với cá nhân nhà thơ.* Câu hỏi tu từ: “Anh đi chăng?” “Anh có nghe?”, “Sao chửa ra đi?”• Tạo ra tương quan đối lập giữa: đi – hoà nhập, hướng về cuộc đời chung rộng mở, sôi nổi >< ở lại:

quay lưng, khép mình vào thế giới cái tôi nhỏ bé, đơn độc.• Sắc thái câu hỏi tu từ: vừa như khơi gợi, mời gọi, tự vấn (tách “anh” ra để hỏi chính bản thân mình)

vừa như thôi thúc, giục giã gấp gáp, vừa là sự băn khoăn, trăn trở → biện luận.* Khái quát qui luật của sáng tạo nghệ thuật:

8

Page 9: Bồi giỏi k12

“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khépTâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

- Phủ định một phản đề (chẳng có thơ khi lòng đóng khép) để khẳng định một chính đề (tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia) → khái quát mối quan hệ thơ ca - cuộc sống:

• Hiện thực cuộc sống chính là ngọn nguồn của thơ ca.• Yêu cầu tất yếu với nghệ sĩ: phải đứng trong cuộc đời, thoát khỏi không gian chật chội, tung phá biên

giới cái tôi nhỏ bé để vươn tới và khám phá cuộc đời chung mênh mông, sinh động → có nghệ thuật chân chính.

- Tách “anh” ra để biện luận (nói với người khác) nhưng thực chất là nói với chính mình, rút ra qui luật bằng sự trải nghiệm, trả giá, suy tư → thấm thía, sâu sắc.

3. Khổ 3 – 11: Những kỷ niệm nghĩa tình với nh/d, đ/nước trong k/chiến và niềm hạnh phúc khi được trở về với nh/d.

a. Khổ 3,4: Cảm nghĩ về vùng đất Tây Bắc * Sự hồi tưởng của nhà thơ về cội nguồn Tây Bắc, những kỷ niệm về mười năm chiến đấu anh hùng:- Tương phản: xứ thiêng liêng – máu rỏ (hoang dại – đau thương) >< anh hùng –  chín trái → nơi máu rỏ

là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say → sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam.

- Tây Bắc - kháng chiến là:• Ngọn lửa: soi đường mười năm quá khứ, toả sáng cho nghìn năm tương lai.• Mẹ yêu thương: đất và người Tây Bắc được xem là cái nôi cách mạng, nuôi lớn cách mạng, là người

mẹ hiền luôn chở che, bao dung. → Lòng biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ. b. Khổ 5: Niềm hạnh phúc khi được trở về với nh/d Tây Bắc – khát vọng được hòa nhập vào cuộc

sống của nh/d. - Tác giả sử dụng từ xưng hô “ con” k/hợp với cụm từ “ gặp lại” tình cảm gắn bó ruột thịt với

nh/d TB. - Tình cảm và niềm hạnh phúc đó được diễn đạt qua những hình ảnh so sánh trùng điệp, liên tiếp lấy

từ đsống tự nhiên và con người gần gũi, gợi cảm. + Về với nh/d TB: Là về với nguồn sống, với những gì đã từng gắn bó quen thuộc, gần gũi như “ nai về suối cũ”

niềm vui và hạnh phúc từng khao khát chờ mong ( dẫn thơ) Là về đúng môi trường thuận lợi để phát triển năng lực, về với nguồn cảm hứng sáng tác như cỏ

cây, chim én gặp mùa xuân. Là về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong sự nuôi dưỡng, chở che, cưu

mang mhư đứa trẻ gặp được sữa mẹ và cánh tay đưa của mẹ ( d/c). Khát vọng về với nh/d là về với niềm hạnh phúc lớn lao không thể thiếu được trong mỗi cuộc đời và

rất hợp quy luật. + Chủ thể trong các câu thơ được ví với những hình ảnh thật nhỏ bé, yếu mềm như “nai”, “ cỏ”, “

chim én”, “ trẻ thơ”,...gặp được biển lớn nh/d như suối nguồn dang tay vỗ về, bồi đắp – nh/d được ví như “ suối”, “ mùa xuân”, “ sữa”, “ cánh tay đưa”.

+ Bốn câu thơ giàu ý nghĩa: hành động trở về với nh/d vừa hết sức tự nhiên, vừa hợp quy luật, lại rất kịp thời vai trò, ý nghĩa của nh/d đ/với người nghệ sĩ: nh/d là nguồn nuôi dưỡng sự sống, nh/d có khả năng làm hồi sinh những hồn thơ bế tắc, cằn cỗi, khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tạo nghệ thuật.

9

Page 10: Bồi giỏi k12

+ Đoạn thơ có giọng điệu chân thành, thiết tha, hình ảnh thơ chọn lọc, gần gũi mà mới lạ, bất ngờ, giàu chất triết lý nhưng tràn đầy tình cảm.

c. Hình ảnh nh/d trong k/chiến với những nghĩa tình sâu nặng được tái hiện qua hồi ức ( khổ 6,7,8)

- Hình ảnh nh/d: + Người anh du kích: H/ảnh “ chiếc áo nâu” biểu tượng cho cuộc đời nghèo khổ, giản dị nhưng giàu lòng can đảm. Từ ngữ chỉ thời gian “ suốt một đời”, “ đêm cuối cùng” hành động cởi lại chiếc áo chính là

lời bàn giao trách nhiệm cho thế hệ sau ( khổ 6). + Người em liên lạc: Từ ngữ - hình ảnh: “ sáng bản Na”, “chiều bản Bắc”, “ rừng thưa – băng”, “ rừng rậm – chờ” Thời gian “ 10 năm tròn – chưa mất một phong thư” làm công tác đưa thư, thường xuyên đối diện với gian nan, nguy hiểm nhưng vẫn hoàn thành nh/vụ

với tinh thần trách nhiệm cao. + Người mẹ nuôi quân: từ ngữ “ tóc bạc”, “ thức một mùa dài” k/hợp giọng thơ ân tình mẹ chăm

sóc bộ đội bằng tất cả tình yêu thương bao la không quản tuổi già, sức yếu. Đó là những đứa con đã hy sinh thầm lặng, lớn lao trong sự yêu thương, đùm bọc, chở che trọn vẹn và rộng lớn.

- Tình cảm của tác giả: lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành và những xúc động thắm thía của 1 tấm lòng, 1 trái tim.

+ Cách xưng hô thân tình, ruột thịt của chủ thể trữ tình với nh/d: “ Con nhớ mế”, “ Con nhớ...” + Điệp từ “ nhớ” tiếp nối. + Câu thơ “ Con nhớ mế... ơn nuôi”. d. Khổ 10,11: Những kỷ niệm về tình yêu và hình ảnh người con gái Tây Bắc. - Những kỷ niệm tình yêu: + Tác giả sử dụng những so sánh độc đáo vừa quen thuộc vừa mới lạ, hình ảnh đẹp lung linh sắc

màu “ Anh nhớ em như đông về nhớ rét” Tình yêu “ như cánh kiến hoa vàng” “ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc” tính chất tất yếu như 1 quy luật của tự nhiên, của sự sống tronh tình yêu. + Triết lý về quy luật của tình yêu:

“ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” tình yêu ở đây là sự kết tinh sâu sắc và cao độ của những kỷ niệm và sự gắn bó máu thịt với Tây Bắc,

với k/chiến, với đ/nước. - Hình ảnh cô gái TB cũng hiện ra trong công việc và giữa khung cảnh k/chiến. e. Những triết lý về quy luật của tình cảm, của trái tim ( khổ 9) - Chính tình yêu chung k/hợp với tình yêu riêng, sự gắn bó của mỗi người với mảnh đất mà họ từng

sống đã khiến “ nơi đất ở” trở thành “ tâm hồn”, “ đất lạ” trở thành “ quê hương”. sự gắn bó với đ/n, nh/d. - Những câu thơ cô đúc như châm ngôn, có tính triết lý nhưng tràn đầy tình cảm về một quy luật của

trái tim và được cảm nhận bằng chính trái tim. Sự k/hợp giữa cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc lên thành triết lý là thành công của bài thơ thể

hiện p/cách nghệ thuật thơ CLV. 4. Bốn khổ cuối: khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê. - Âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn được tạo ra từ biện pháp trùng điệp và những h/ảnh biểu tượng ẩn dụ

phong phú, biến hóa, sáng tạo thể hiện khát vọng trong tâm hồn tác giả.

10

Page 11: Bồi giỏi k12

- Lời thôi thúc trong lòng kết tinh từ tiếng gọi của đ/n, nh/d: khát khao về với ngọn nguồn của hồn thơ, của nguồn cảm hứng sáng tác.

+ Khát vọng không thể chần chừ, bồn chồn không thể cưỡng lại.“ Đất nước gọi ta.... nhớ tiếng”.

+ Chứng kiến sự hồi sinh đ/n từ đau thương mời gọi những hồn thơ. 5. Nghệ thuật ( Phong cách nghệ thuật CLV) - Các chi tiết, hình ảnh thơ mới lạ được tạo bởi những liên tưởng so sánh bất ngờ bút pháp sáng tạo

hình ảnh phong phú, đa dạng. - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng. - Chất suy tưởng triết lý.III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật:Kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy tưởng; sáng tạo hình ảnh độc đáo mới lạ mang đạm sắc thái Tây

Bắc.2. Ý nghĩa văn bản:Tiếng hát tâm hồn say mê, sôi nổi của người nghệ sĩ trên hành trình trở về với đất nước, nhân dân, tìm

tới ngọn nguồn sáng tạo dồi dào bất tận của sáng tạo nghệ thuật thơ ca.

Bài: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – Nguyễn Khải.

I.TÌMHIỂUCHUNG  1.Tácgiả:     - Nguyễn Khải (1930 - 2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.     - Trước năm 1975, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung vào đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), Một Chặng đường (1962), tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972),… và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hòa Vang (1980), Chiến sĩ (1973),…     - Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập tới nhiều vấn đề chính trị – xã hội có tính thời sự và đặc biệt là ông quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con, và … (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982),…  2.Tácphẩm:a. Xuất xứ:  Một người Hà Nội được rút từ tập truyện cùng tên (1990).

b. Tóm tắt tác phẩm: SGKc.Nội dung: Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu

tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.II. Đọc – hiểu văn bản:1. Nhân vật bà Hiền:* Hoàn cảnh, lối sống: - Xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.- Một cách sống  rất tư sản nhưng không phải là người tư sản ; cửa hàng hoa giấy do chính tay bà tự làm

và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. * Phẩm chất, tính cách: - Sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ trước mọi hiện tượng xung

quanh ( những sự việc vào những năm đầu Hà Nội giải phóng).

11

Page 12: Bồi giỏi k12

+ Bà bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề. Theo bà  “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”.

+ Bà cũng nhận ra cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ “không thích cá nhân làm giàu” của nhà nước.

- Thực tế, tự tin, chủ động và có trách nhiệm trong mọi việc (việc hôn nhân, việc sinh con, quản lý gia đình,...

+ Việc hôn nhân: Thời son trẻ giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nhưng khi phải làm vợ, làm mẹ , bà chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Sự kiện ấy làm cả Hà Nội “kinh ngạc”.

+  Việc sinh con: Bà tính toán việc sinh con đẻ cái sao cho hợp lý, đảm bảo tương lai cho con cái( chấm dứt sinh đẻ ở tuổi 40): Bà sinh 5 đứa con , đến cô con gái út, bà nói với chồng “ từ nay chấm dứt chuyện sinh đẻ, 40 tuổi rồi, nếu tôi và ông sống đến 60 thì con út đã 20, có thể tự lập được, không phải sống bám vào các anh chị”.

+ Việc quản lí g/đ: * Bà Hiền luôn đề cao người phụ nữ “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả

ra sao”. * Bà cũng quyết định luôn cái kinh tế gia đình trong cái buổi giao thời đầy phức tạp. Ông chồng định

mở tiệm máy in trong khi nhà nước đang có ý “không thích cá nhân làm giàu”. Bà nhanh chóng cản ngăn “Ông muốn làm ông chủ ở cái chế độ này à?”. Đây chính là cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của con người biết nhìn xa trông rộng.

- Giữ gìn nề nếp truyền thống của gia đình văn hóa: dạy con cái cách sống làm người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.Bà uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng, ứng xử của người Hà Nội “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”.- Giàu lòng tự trọng, trung thực, yêu nước:

.+ Giữ gìn phẩm giá và nhân cách, trọng danh dự của con. Bà thương và lo lắng cho con nhưng chấp nhận cho con ra trận “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. dạy con sống tự trọng, trách nhiệm, vì cái chung.

+ Khi hòa bình lập lại 1955, gia đình cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội“Họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác”.

+ Sau kháng chiến chống Mỹ, cô băn khoăn hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?” chứa đựng tất cả những đau đáu, phấp phỏng và hi vọng về tương lai Hà Nội. - Có niềm tin vào quy luật bất diệt của cuộc sống.

+ Bà quan niệm rằng“…mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đấy chính là niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền.

+ Hình ảnh cây si cổ thụ ở phần cuối của truyện : bật gốc đổ lên mái đền Ngọc Sơn nhưng nhờ vào tình yêu và niềm tin của con người mà nó đã sống lại sự trường tồn của sức sống, vẻ đẹp, truyền thống văn hóa cổ kính của Hà Nội qua bao biến cố dữ dội của lịch sử - một Hà Nội với truyền thống văn hiến rạng rỡ ngàn năm phong cách: khắc họa hình ảnh để triết luận về hiện thực.

Bà Hiền là “ một hạt bụi vàng” lấp lánh đâu đó ở góc phố HN, một con người bình thường nhưng thấm

sâu những cái tinh hoa trong con người HN. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin đối với con người và mảnh đất HN.

12

Page 13: Bồi giỏi k12

2. Các nhân vật khác trong truyện: a. Nhân vật “tôi”- người kể chuyện: - Tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa của người HN,hiểu biết, có tầm nhìn xa rộng.- Có lối sống tinh tế, thanh lịch.- Hoài nghi, lo âu khi HN đang giàu lên.- Không tin lớp người đang hăm hở làm giàu kia, biết giữ HN hào hoa, thanh lịch của chốn kinh kì.- “Tức và đau” vì gặp những người HN thiếu lễ độ văn hóa một cách trắng trợn.- Có niềm tin vào giá trị văn hóa vững bền được lưu giữ. Lối kể chuyện linh hoạt, đa giọng điệu, giàu chất triết lý, triết luận - PCNT đặc sắc của NK.   b. Nhân vật Dũng – con trai đầu rất mực yêu quý của bà Hiền: - Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội.- Anh đã cùng với những thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất

nước. - Dũng, Tuất và rất nhiều chàng trai Hà Nội khác đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà

Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam. Quan trọng hơn, trong anh luôn giữ một cách nhìn nhân ái và đầy cảm thông về con người, trong niềm vui chiến thắng vẫn không nguôi nỗi đau mất mát của người mẹ bạn mình.   3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”:     - Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên quy luật bất diệt của sự sống.     - Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng của Hà Nội: Hà Nội có thể đổi thay nhưng vẫn luôn là một Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.   4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật:     - Giọng điệu trần thuật : giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào,…). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.     - Nghệ thuật xây dựng nhân vật:       Xây dựng nhân vật qua những chi tiết, bằng lối kỉ sự. Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào, ngôn ngữ của bà Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát,…).

III. Tổng kết:1. Nghệ thuật :- Giọng trần thuật là giọng chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái

quát, triết lí vừa đa thanh, đa giọng.- Nhân vật “tôi”- người trần thuật là một cá nhân tự ý thức, tự biểu hiện mình.- Cách kể đối sánh- đặt một sự việc, sự vật dưới nhiều cách nhìn- kể bằng đối thoại, phân tích, bình luận

tạo sự gần gũi với độc giả, khẳng định được kinh nghiệm cá nhân.- Chất triết lí về lẽ hưng-vong của cuộc đời; đậm chất chính luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế

và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.2. Ý nghĩa văn bản :Ngợi ca, tự hào vẻ đẹp, về văn hóa HN nằm trong chiều sâu văn hóa nhân cách con người. Đó là điều

trường tồn bất diệt.

13

Page 14: Bồi giỏi k12

LẬP DÀN Ý CHO CÁC ĐỀ SAU:1. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong “ Tuyên ngôn độc lập”.2. Có nhận định cho rằng: “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM là áng thiên cổ hùng văn của thời đại

mới. Suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên.3. Những tâm đắc qua bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dt”-

Phạm văn Đồng.4. Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên qua “Tiếng hát con tàu”.5. Thiên nhiên và con người Tây Bắc qua “ Tây Tiến” và “ Tiếng hát con tàu”.6. Về khổ thơ đầu và cuối trong “Tiếng hát con tàu”.7. Vẻ đẹp của người phụ nữ VN qua “Một người Hà Nội” và “ Chiếc thuyền ngoài xa”.8. Nhân vật bà Hiền trong “ Một người Hà Nội”- một “hạt bụi lấp lánh ánh vàng”.9. Chất chính luận và tính chiến đấu trong “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM và “ Nguyễn Đình

Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dt”.

1. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong “ Tuyên ngôn độc lập”.HƯỚNG DẪN

1. Nhận xét chung: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong “ Tuyên ngôn độc lập” chính là văn phong chính luận.

14

Page 15: Bồi giỏi k12

- Văn phong chính luận của HCM: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. Giọng văn linh hoạt kết hợp giữa tình và lý.

- Phong cách đó áng văn chính luận mẫu mực của HCM trong “TNĐL”: Luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác đáng, ngôn ngữ hùng hồn.

2. Phân tích, chứng minh: a. HCM nêu nguyên lí chung: quyền độc lập tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con

người và các dân tộc: - Người dẫn lại tuyên ngôn của Mỹ (1776), tuyên ngôn của Pháp (1791) → khẳng định

quyền độc lập tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.→ Khéo léo, kiên quyết và sáng tạo. - Lời suy rộng ra → đóng góp của vào trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế,

vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX. b.Tố cáo tội ác thực dân Pháp:

- Thực dân Pháp khoe công “khai hóa” – Tuyên ngôn đã nêu tội ác của chúng trong 80 năm thống trị nước ta. + Tội ác về chính trị. + Tội ác về kinh tế. + Về văn hóa,giáo dục.→ Bằng biện pháp liệt kê cách nêu tội ác xúc tích, đầy đủ, giọng văn đanh thép,căm thù “chúng”, từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng sâu sắc và gợi cảm. - Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” – tuyên ngôn đã nêu tội ác trong 5 năm: bán nước ta hai lần cho Nhật.→ Hình thức lặp cú pháp, TN chỉ ra những bằng chứng không thể chối cãi được, làm rõ thái độ đầu hàng nhục nhã của Pháp trước phát xít Nhật và chỉ rõ Pháp “ngôn hành bất nhất”. - Thực dân Pháp cho rằng Việt Nam là thuộc địa của Pháp và Pháp có quyền lấy lại.

→ TN đã vạch trần được luận điệu xảo trá của Pháp c. Tuyên bố độc lập: - Nội dung. - Ý nghĩa.

2. Có nhận định cho rằng: “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới. Suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên.

HƯỚNG DẪN1. Giải thích và nhận xét chung:

- “Áng thiên cổ hùng văn” là áng văn hùng tráng từ xưa của dân tộc- “TNĐL” là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới vì tp là áng văn chương hùng hồn về quyền độc lập của dân tộc VN trong thời hiện đại.- Hai tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn thời trung đại: “Nam quốc sơn hà” và “Hịch tướng sĩ”- So sánh:+ Giống+ Khác

2. Phân tích, chứng minh: vận dụng đề 1.

3.Những tâm đắc qua bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dt”- Phạm văn Đồng.

HƯỚNG DẪN1. TP là bài văn nghị luận mẫu mực:

15

Page 16: Bồi giỏi k12

a. Nội dung: đánh giá cao của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. b.Nghệ thuật :gồm 3 phần - Đặt vấn đề (Phần mở đầu) - Giải quyết vấn đề : gồm 3 luận điểm + Cuộc đời và quan niệm sáng tác văn chương của NĐC. + Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC. + Truyện “Lục Vân Tiên”. - Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc - Nguyễn Đình Chiểu vừa là một chí sĩ , vừa là một thi sĩ.Nội dung + nghệ thuật tạo nên sự thành công cho bài viết của PVĐ.2. Chứng minh,phân tích:a. Đặt vấn đề (triển khai trong tập)Khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận, gây sự chú ý.b. Giải quyết vấn đề: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời và văn nghiệp của NĐC (3 luận điểm) – (triển khai trong tập ) + Cuộc đời và quan niệm sáng tác văn chương của NĐC. + Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC. + Truyện “Lục Vân Tiên”. c. Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc - Nguyễn Đình Chiểu vừa là một chí sĩ , vừa là một thi sĩ (triển khai trong tập)3. Phong cách nghệ thuật của PVĐ qua bài viết.

4.Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên qua “Tiếng hát con tàu”.5.Thiên nhiên và con người Tây Bắc qua “ Tây Tiến” và “ Tiếng hát con tàu”.6.Về khổ thơ đầu và cuối trong “Tiếng hát con tàu”.7.Vẻ đẹp của người phụ nữ VN qua “Một người Hà Nội” và “ Chiếc thuyền ngoài xa”.

HƯỚNG DẪNDÀN BÀI

I. MỞ BÀI:- Giới thiệu thật ngắn gọn về 2 tác giả và 2 tác phẩm.

+ Nhận định chung về vị trí (tương đồng) của 2 tác giả trong văn xuôi VN hiện đại.+ Tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.+ Tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

- Giới thiệu nội dung đề: vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. II. THÂN BÀI:

1. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài:+ Tự trọng và có nhân cách (dc+pt).+ Thấu hiểu lẽ đời, thương con sâu sắc, giàu đức hy sinh, chắt chiu hạnh phúc đời thường

(dc+pt).+ Bao dung, vị tha (dc+pt).-> Vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ lao động vùng biển miền Trung.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà Hiền:

16

Page 17: Bồi giỏi k12

- Sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ trước mọi hiện tượng xung quanh ( những sự việc vào những năm đầu Hà Nội giải phóng). - Thực tế, tự tin, chủ động và có trách nhiệm trong mọi việc (việc hôn nhân, việc sinh con, quản lý gia đình,...) - Giữ gìn nền nếp truyền thống của gia đình văn hóa: dạy con cái cách sống làm người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. - Giàu lòng tự trọng, trung thực, yêu nước: + Giữ gìn phẩm giá và nhân cách, trọng danh dự của con. + Thương và lo lắng cho con nhưng chấp nhận cho con ra trận dạy con sống tự trọng, trách nhiệm, vì cái chung. - Có niềm tin vào quy luật bất diệt của cuộc sống.

+ Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bật rễ rồi lại hồi sinh (Cây si đổ, người ta tìm mọi cách nâng dậy và làm cho cây si sống lại) sự trường tồn của sức sống, vẻ đẹp, truyền thống văn hóa cổ kính của Hà Nội qua bao biến cố dữ dội của lịch sử - một Hà Nội với truyền thống văn hiến rạng rỡ ngàn năm phong cách: khắc họa hình ảnh để triết luận về hiện thực. + Niềm tin Hà Nội thời nào cũng đẹp “một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”. - Là “ một hạt bụi vàng của Hà Nội”: rất quý báu vì cô là 1 người Hà Nội bình thường, vô danh trong muôn vàn người Hà Nội khác mang trong mình những tinh hoa văn hóa truyền thống trong bản chất của người Hà Nội “Ánh vàng” ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội, Hà Nội linh thiêng và hào hoa, nghìn năm văn hiến.-> Vẻ đẹp của người phụ nữ ý thức được vai trò của bản thân và tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội.

3. So sánh:- Nét tương đồng:

+ Vẻ đẹp phẩm chất của 2 nhân vật đều là vẻ đẹp tiêu biểu của những người phụ nữ trong xã hội.

+ Họ đều có những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng: tự trọng, nhân cách, giàu kinh nghiệm sống, vị tha, bao dung, đảm đang, là những người mẹ thương con và đầy trách nhiệm,…

+ Cả hai nhân vật đều phải đối mặt với những khó khăn trước sự biến động của hoàn cảnh xã hội, là những người mẹ nặng gánh mưu sinh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với những đứa con.

+ Cả hai nhân vật đều được khắc họa qua ngôn ngữ đối thoại và hành động là chủ yếu. + Hai tác phẩm cùng sáng tác về thời kỳ đổi mới, cùng có những kết thúc “mở” gợi lên sự

trăn trở, suy tư, tìm kiếm hướng giải quyết,…của người đọc.+ Họ đều là những người phụ nữ để lại sự khâm phục, trân trọng trong lòng người đọc.

- Nét khác biệt:+ Người đàn bà hàng chài:

* Vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ nặng về tình cảm, giải quyết mọi vấn đề nghiêng về tình cảm.

* Có vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh nên rất chắt chiu hạnh phúc đời thường

* Người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho phẩm chất của những người phụ nữ ở vùng biển miền Trung trong thời điểm cuộc đối mặt với những khó khăn trong thời kỳ đất nước chuyển mình đổi mới.

+ Nhân vật bà Hiền:* Vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ có sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm khi giải quyết mọi

vấn đề trong cuộc sống.

17

Page 18: Bồi giỏi k12

* Có vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ sống trong gia đình trí thức, đầy đủ điều kiện kinh tế: tự tin, bản lĩnh, quyết đoán, chủ động…, luôn giữ gìn vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội ở mọi thời điểm.

* Là hình ảnh tiêu biểu của người Hà Nội xưa, “ là hạt bụi vàng của Hà Nội”.=> Tuy có những điểm tương đồng và khác biệt trong việc khắc họa vẻ đẹp phẩm chất của 2

nhân vật nhưng cả hai tác giả đều đem đến sự thành công cho các tác phẩm ra đời trong thời kỳ đất nước đổi mới và đem đến sự đồng cảm, yêu thương và khâm phục cho người đọc đối với nhân vật.III. KẾT BÀI:

- Đánh giá chung về 2 nhân vật (gắn với 2 tác phẩm và 2 tác giả): xây dựng 2 nhân vật bằng những nghệ thuật phù hợp -> khắc họa được tính cách, phẩm chất của nhân vật hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh sống.

+ Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ra đời vào thời kỳ đất nước chuyển mình đổi mới với nhiều khó khăn trước mắt. Vì vậy, vẻ đẹp phẩm chất của người đàn bà hàng chài không chỉ là sự trân trọng mà còn là nỗi trăn trở của nhà văn về số phận của người phụ nữ trong tình trạng bạo lực gia đình, trong đói nghèo,…

+ Tác phẩm “Một người Hà Nội” ra đời trong thời kỳ hòa bình lập. Vì vậy, vẻ đẹp phẩm chất của bà Hiền không chỉ là sự khâm phục, trân trọng mà còn là niềm tin của nhà văn đối với con người và mảnh đất Hà Nội - Liên hệ, nâng cao (chung cả hai tác giả và hai tác phẩm, hai nhân vật): cả hai tác giả với cách xây dựng nhân vật của riêng mình đều đem đến những nét độc đáo, đều góp phần tạo nên thành công về cả tư tưởng và nghệ thuật cho văn xuôi VN hiện đại.

8.Nhân vật bà Hiền trong “ Một người Hà Nội”- một “hạt bụi lấp lánh ánh vàng”.9.Chất chính luận và tính chiến đấu trong “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM và “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dt”.

18