33

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn
Page 2: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Pháp sư Tịnh Không

VÌ SAO NIỆM PHẬT

KHÔNG THỂ

VÃNG SINH THÀNH PHẬT?

CỐNG CAO NGÃ MẠN

Cẩn dịch: Cư sĩ Vọng Tây

Địa chỉ email: [email protected]

http://tinhkhongphapngu.net

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Page 3: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn
Page 4: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

3

QUY TẮC TU HỌC

LỜI KHAI THỊ CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ

Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần

phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người

khác khó nhẫn được, làm những việc mà người

khác khó làm được, thay người làm những việc

cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp.

Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình.

Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của

người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ

sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu

không gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ, hoặc

niệm thầm.

Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một

niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức

thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm

sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu

của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu

căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà

mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ

nên nhìn đến những hình dáng tốt đẹp mà đừng

Page 5: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

4

để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi

mọi người là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

Nếu quả có thể tu hành được như những điều

kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương

Cực Lạc Thế Giới.

(Trích từ "ẤN QUANG ĐẠI SƯ Gia Ngôn Lục")

Page 6: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

5

Xin mời mở Kinh văn, khóa mục quyển hạ,

mạch thứ ba, mời xem Kinh văn:

“Nhĩ thời Phật cáo, Địa Tạng Bồ Tát, ngô

kim ư Đao Lợi Thiên cung, nhất thiết chúng hội,

thuyết Diêm Bồ Đề bố thí, giảo lượng công đức

khinh trọng, nhữ đương đế thính, ngô vi nhữ

thuyết”.

Bồ Tát Địa Tạng ở phía trước, hướng về đức

Thế Tôn thỉnh giáo: “Chúng sinh sáu cõi tu

phước, tu phước không giống nhau, nên quả báo

cũng không giống nhau. Xin Thế Tôn đem chân

tướng sự thật này vì chúng con mà nói ra”.

Đoạn Kinh văn này là Thế Tôn hứa khả nói.

Kinh văn hai chữ “Nhĩ thời” chính là lúc Bồ Tát

Địa Tạng thỉnh giáo sự việc này. Thế Tôn nói với

Bồ Tát Địa Tạng, “ngô” là Thế Tôn tự xưng.

Hôm nay ở cung trời Đao Lợi ở trong tất cả

chúng hội, tất cả chúng hội này bao gồm đại

chúng của mười pháp giới, cho nên pháp hội này

thù thắng hi hữu không gì bằng. Chúng ta đã xem

qua ở trong phẩm tựa, mười phương tất cả chư

Phật Như Lai, chư đại Bồ Tát đương nhiên là

Page 7: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

6

cũng bao gồm chúng sinh chín pháp giới trong đó.

Do đó hội này trên thực tế là không hề khác biệt

gì với Hải Hội của Kinh Hoa Nghiêm, chỉ chẳng

qua pháp hội này mượn cung trời Đao Lợi mà

khai hội, kỳ thực là đã đột phá được thời không.

Chúng ta xem thấy tận hư không khắp pháp giới,

chúng sinh sáu cõi tham dự pháp hội này, tình

huống cũng hoàn toàn giống như trên Kinh Hoa

Nghiêm vậy. Đều là chư Phật, Bồ Tát ứng hóa ở

sáu cõi, ứng hóa ở ác đạo, dùng thân phận của các

quỷ vương xuất hiện ngay trong Đại Hội. Cho

nên tất cả hội chúng này là hy hữu chưa từng có.

Nói về “Công đức bố thí nặng hay nhẹ”, đây

chính là hứa khả, thỉnh cầu của Bồ Tát Địa Tạng

nói Diêm Phù Đề chính là địa cầu này của chúng

ta. Những người trên địa cầu này tu phước được

quả báo nặng hay nhẹ. Hai câu sau cùng đặc biệt

dặn bảo Bồ Tát Địa Tạng, thực tế ra là dặn bảo

đại chúng chúng ta. “Nhữ đương đế thính”, “đế

thính” là lắng nghe tỉ mỉ. “Ngô vi nhữ thuyết”

phía sau, Thế Tôn vì chúng ta nói pháp. Mời

xem Kinh văn.

Page 8: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

7

Địa Tạng bạch Phật ngôn: “Ngã nghi thị sự,

nguyện lạc dục thai”. Thực ra mà nói Bồ Tát Địa

Tạng là hoàn toàn đại diện chúng ta. Ngài nói:

“Con rất nghi ngờ đối với việc này, rất hoan hỉ

mong cầu Thế Tôn vì chúng con nói ra chân

tướng của sự thật này”. Pháp sư Thanh Liêm ở

trong chú giải đã nói cho chúng ta nghe mấy câu.

Mấy câu nói này đều là tình huống trong đời sống

hiện thực. Chúng ta hãy đọc qua một lần chú giải

này: “Diêm Phù Đề nhân, năng hành bố thí giả,

tất báo sinh Thiên Thượng”. Trong tiểu chú nói

rằng chân thật tu bố thí, bố thí đúng lý, đúng pháp,

bố thí là phước, tu phước, phước báu lớn thì họ

sinh đến cõi trời để hưởng phước. Cho nên Thế

Tôn ở cung trời nói việc nặng nhẹ của công đức

bố thí. Vì sao không nói ở nhân gian mà nói ở

Thiên cung? Chính là đem cái ý này nhắc chúng

ta, nói những người ngay đó lắng nghe.

“Phù bố thí chi nghiệp nãi chúng hành chi

nguyên”. Hai câu nói này là cương lĩnh, tổng

thuyết. Tài vật vô thường, năm nhà tranh nhau,

phàm ngu tiếc rẻ, không chịu buông xả. Đây là

Page 9: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

8

nói tình huống của người thế gian, xã hội trước

mắt càng là như vậy, không từ bất cứ thủ đoạn gì

để tranh đoạt tài vật. Đây là tạo nghiệp.

“Toại sử thê nhi giác mục”, đây là gia đình

bất hòa, anh em trái nhau, quyến thuộc chia lìa,

thân bằng cách biệt. Như vậy đây đều là nói ra

tình hình xã hội trước mắt của chúng ta. Rốt

cuộc thì nguyên nhân gì tạo thành vậy? Hiện tại

tình trạng này đã quá bình thường, đã quá nhiều.

Ở Trung Quốc, ở ngoại quốc, gần như sáu căn

của chúng ta đều tiếp xúc những cảnh tượng này.

Chúng ta phải hiểu rõ nghiệp nhân, quả báo

này, vậy thì cần phải lắng nghe khai thị phía sau

của Thế Tôn. Mời xem Kinh văn. Phật nói Địa

Tạng Bồ Tát: Cõi Nam Diêm Phù Đề có các

Quốc Vương, Tể Bổ Đại Thần, Đại Trưởng Giả,

Đại Sát Lợi, Đại Bà La Môn v.v., những người

này đều có địa vị, có tiền của trong xã hội, là

người có khả năng bố thí, nếu gặp người nghèo

khổ bần cùng cho đến bệnh tật, câm điếc, ngờ

nghệch, đui mù, nhiều người không đầy đủ các

căn như thế, đây là đối tượng để bố thí. Trong

Page 10: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

9

Phật pháp gọi là phước điền. Phước điền có ba

loại, loại này gọi là “bi điền”. Người thế gian

đáng thương, những người này trong đời quá khứ

không tu phước, tuy được thân người, nhưng đời

sống rất nghèo khổ. Chúng ta là người có khả

năng, nhìn thấy những chúng sinh này, phải nên

dùng tâm đại từ bi, tận tâm, tận lực giúp đỡ họ.

“Nghiệp nhân quả báo”, Pháp sư Thanh

Lương ở trong chú giải cũng đã sơ lược nói qua.

Câu sau cùng Ngài nói: “Theo Kinh đã nói, muốn

biết nhân đời trước thì nhìn vào quả hiện tại.

Muốn biết quả của đời sau thì hãy xem cái nhân

hiện tại. Phước báu như bóng theo hình, không

thể không biết, trồng phước được phước, như

bóng theo hình, phải nên thông hiểu đạo lý này”.

Phía sau, Thế Tôn dạy cho chúng ta phải nên

dùng thái độ như thế nào để tu bố thí. “Thị đại

quốc vương đẳng”, chữ “đẳng” ở đây như phía

trước đã nói “Tể Bổ Đại Thần, Trưởng giả, Sát

Lợi, Bà La Môn đẳng”, chính là nói người ở xã

hội này, có địa vị, có tiền của, có năng lực thì

phải nên tu bố thí. Ở trong Kinh Phật thường nói:

Page 11: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

10

Có phước báu phải nên cùng chia sẻ với tất cả

chúng sinh thì phước báu này sẽ lớn hơn, loại

phước báu này hưởng thụ mãi mãi không cùng

tận. Nếu như tham lam, bỏn xẻn, chỉ để cho cá

nhân hưởng thụ thì cho dù phước báu của bạn có

lớn mấy, sau khi một đời này thọ dụng hết thì

đời sau không còn phước nữa. Không có phước

báu, vậy thì ta đi đến nơi nào vậy? Việc này

chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận: Nếu như

không phải đi vào đường ác, ở cõi nhân gian

cũng là nghèo khổ, các căn không đầy đủ, cũng

sẽ đọa lạc ở giai đoạn này.

Cho nên chúng ta hiểu rõ đạo lý này, biết

được chân tướng sự thật, phải nên tu phước.

Người phú quý có thể tu phước, người bần tiện

cũng có thể tu phước. Hơn nữa, tương lai có

được quả báo cũng là bình đẳng, chỉ cần tận tâm,

tận lực, việc tu phước này đều được viên mãn.

“Thị đại quốc vương đẳng, dục bố thí thời”,

khi làm việc bố thí, thực tế ra mà nói, bố thí là

mọi lúc mọi nơi, không nên gián đoạn. Quan

trọng là bạn dùng tâm như thế nào để giúp đỡ

Page 12: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

11

người khác. “Nhược năng cụ đại từ bi, hạ tâm

hàm tiếu, thân thủ biến bố thí”. Bố thí như vậy là

rất thù thắng, tâm từ bi chân chính, đại từ bi là

tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, không phân biệt,

không chấp trước. Đối với tất cả chúng sinh chỉ

đồng một tâm yêu thương. Đây gọi là “đại từ bi”.

“Hạ tâm” là khiêm nhường, tôn trọng với người,

không hề có chút tập khí ngạo mạn, càng không

thể có thái độ ngạo mạn, gọi là “hạ tâm hàm

tiếu”. Việc này phải chính mình đi làm. Nếu như

khi nhân duyên không đủ, chính mình không có

cách nào đến được nơi đó để làm việc bố thí, vậy

thì phải phái người đi, phái người đại diện. Phái

người đi cũng phải dạy cho họ thái độ khi bố thí:

“Hoặc sử nhân thí, nhuyễn ngôn úy dụ”, lời nói,

vẻ mặt ôn hòa, an ủi. Những người đến tiếp nhận

bố thí, họ đều có khó khăn trong cuộc sống, phải

có sự an ủi đối với họ.

“Thị quốc vương đẳng, sở hộ phước lợi, như

bố thí bách hằng sa Phật, công đức chi lợi”

Mọi người đều biết rằng bố thí cúng dường

Phật công đức to lớn. Người người đều thích

Page 13: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

12

cúng dường Phật, nhưng lại lơ là đối với những

người cùng khổ. Đoạn sau này chính là nói ngày

nay, nói những người tàn tật trong xã hội, khi bố

thí cho họ, phước báu mà bạn thu được cũng

không khác gì cúng dường chư Phật Như Lai.

Khi chúng ta cúng dường chư Phật Như Lai thì

vô cùng chân thành, cung kính, chúng ta phải

dùng tâm trạng như vậy để bố thí cho những

người bần tiện. Phước báu đó cũng là như nhau.

Vì sao vậy? Bởi vì bạn dùng tâm bình đẳng thì

phước mà bạn được là phước bình đẳng. Chân

thật là: “Cảnh tùy tâm chuyển”.

Cho nên các vị nếu muốn chân thật học Phật,

nếu muốn ngay một đời này chân thật làm Phật,

không phải không làm được. Ở trong Kinh, Phật

dạy cho chúng ta đều là lời thật không giả dối

rằng: Nhất định phải đem tất cả chúng sinh

xem là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai của

chính mình. Chúng sinh có được giàu sang,

chúng ta biết đời trước họ có tu phước, là cha mẹ

quá khứ của chúng ta. Ngay trong chúng sinh có

người bần tiện, chúng ta hiểu rõ trong đời quá

Page 14: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

13

khứ họ không tu phước, họ cũng là cha mẹ quá

khứ của chúng ta. Chúng ta cũng đem tâm chân

thành, thanh tịnh, bình đẳng để hiếu thuận, bố thí

cúng dường là hiếu dưỡng phụ mẫu, là phụng sự

chư Phật.

Cho nên Phật đã nói cho chúng ta nghe tất cả

chúng sinh có quan hệ gì với chúng ta. Cha mẹ

trong đời quá khứ là chư Phật Như Lai ở tương

lai. Nếu như chúng ta dùng tâm trạng như vậy để

đối đãi với mọi người, với tất cả chúng sinh, thì

thời gian thành Phật của bạn sẽ được rút ngắn,

rút ngắn nhanh nhất. Nếu như bạn niệm Phật cầu

sinh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì ngay trong

đời này nhất định vãng sinh. Hay đổi cách khác

mà nói: Bạn niệm Phật vì sao không thể vãng

sinh thành Phật? Là vì bạn đã xem thường

chúng sinh. Chính mình luôn có thái độ cống

cao, ngã mạn làm cho cả đời này của chính

mình cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật bị

lỡ dịp. Không phải chư Phật, Bồ Tát không

giúp đỡ bạn mà do bạn bỏ lỡ cơ hội ngay

trước mặt. Việc này đáng được chúng ta phản

Page 15: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

14

tỉnh, đáng được chúng ta kiểm điểm. Nếu như ở

trong những việc này chân thật giác ngộ rồi, thấu

hiểu rồi, đạo Bồ Tát của chúng ta thật là thuận

buồm xuôi gió. Làm gì có việc chướng ngại chứ!

Bất cứ một người nào, chỉ cần đầy đủ thái độ

như vậy, không phải nói đem tất cả chúng sinh

xem thành cha mẹ quá khứ, chư Phật ở vị lai, cái

xem thành đó, tâm địa của bạn vẫn chưa được

thanh tịnh. Hay nói cách khác, bạn tỉ mỉ mà quán

xét, bạn vẫn còn một phần tâm ngạo mạn vẫn

chưa đoạn dứt. Cần phải hiểu rõ đây là chân

tướng sự thật, họ đích thực là cha mẹ quá khứ

của ta, không phải là xem thành như vậy, xác

xác thực thực là “chư Phật vị lai”. Lời Phật nói

làm gì có sai lầm! Chúng ta không hề xem thấy,

Phật nhìn thấy chân tướng sự thật này. Trong đời

quá khứ của chúng ta, quá khứ còn có quá khứ,

quá khứ vô cùng, vô lượng vô biên kiếp đến nay,

cùng với chúng sinh có quan hệ quyến thuộc.

Quan hệ quyến thuộc làm sao có thể đối xử

không tốt! Phần nhiều là tiếc của, tạo tác rất

nhiều tội nghiệp, trong lòng nhìn thấy thì liền

Page 16: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

15

khởi tham, sân, si, mạn, tạo tác rất nhiều ác

nghiệp, vậy thì chịu những quả báo này.

Ngày nay chúng ta có may mắn gặp được

Phật pháp, gặp được Đại Thừa. Phật đem những

chân tướng sự thật này nói rõ ràng, nói tường tận

cho chúng ta nghe. Chúng ta giác ngộ rồi. Sau

khi giác ngộ, trong lòng chúng ta sinh ra thay đổi

rất lớn.

Do đó, ngày nay chúng ta đề xướng xây dựng

thôn Di Đà, hoan nghênh đồng tu đến nơi đây tu

học. Trong thôn Di Đà, từ trên đến dưới, bao

gồm nhân viên phục vụ, chúng ta đối đãi những

đồng tu này như là cha mẹ, chính là tôn trưởng,

chính là chư Phật Như Lai. Chúng ta dùng tâm

chân thành, hiếu thuận để cúng dường đại chúng.

Phước báu này, giống như trên Kinh Địa Tạng

đã nói: “Được công đức lợi ích như bố thí trăm

hằng sa chư Phật”. Cơ duyên khó có được, hi

hữu khó gặp. Ngay đời này của chúng ta, quả

nhiên ở ngay Singapore này gặp được, bạn nói

xem may mắn dường nào!

Page 17: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

16

Càng nghĩ, sự việc này càng khó được, càng

nghĩ càng không thể nghĩ bàn! Chân thật hiểu rồi,

chân chính giác ngộ, tự nhiên liền sẽ toàn tâm, toàn

lực phụng hiến đại nghiệp này. Đại nghiệp này

chính là cúng dường cha mẹ, cúng dường chư Phật.

Mời xem Kinh văn phía sau: “Hà dĩ cố”. Thế

Tôn đang giải thích cho chúng ta đạo lý này:

“Duyên thị quốc vương đẳng, ư thị tối bần tiện

bối, cập bất hoàn cụ giả phát đại từ tâm”. Đây

là một điều kiện rất quan trọng bởi vì người tu

bố thí, họ phát ra tâm đại từ bi, tâm đại từ bi

cùng tương đồng với tâm Phật. Nhà Phật gọi từ

bi lược nói bốn loại:

Người thế gian chỉ có “ái duyên từ bi”.

Họ thương bạn, đối với bạn là từ bi. Họ không

thương bạn, thì đối với bạn không có lòng từ bi.

Từ bi là quan tâm, thương yêu, toàn tâm, toàn

lực giúp đỡ bạn. Họ không thương bạn, vậy thì

không còn gì.

Thế gian, người có trí tuệ, họ có đại

phước báu, “chúng sinh duyên từ bi”. Họ hiểu

được thương chính mình cũng là thương người

Page 18: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

17

khác, thương người khác họ cũng thương quốc

gia, thương dân tộc, cho đến cũng thương yêu tất

cả chúng sinh trên thế giới, tâm lượng của người

này rất rộng lớn. Người có tâm lượng lớn này,

đại đa số ở trong xã hội đều thuộc về giai cấp

lãnh đạo. Họ có lòng thương rộng lớn, họ bố thí

cúng dường, phục vụ rộng khắp.

Đến Bồ Tát, Bồ Tát giác ngộ rồi, tâm từ

bi của Bồ Tát gọi là “pháp duyên từ bi”. Như

vừa rồi chúng ta nói, chúng ta đem tất cả chúng

sinh xem là cha mẹ quá khứ, chư Phật ở vị lai

của chính mình. Như vậy, tu hiếu kính, tu cúng

dường là thuộc về “pháp duyên từ bi”. Pháp

duyên này vẫn còn có điều kiện.

Lòng đại từ bi của Như Lai quả địa thì

không có điều kiện, nhất định không có phân

biệt, không có chấp trước, hoàn toàn là tự nhiên.

Trong Phật pháp nói “pháp nhĩ như thị” vậy mới

gọi là “đại từ bi”. Phước báu này là vô lượng, vô

biên. “Chúng sinh duyên” hay “pháp duyên”

tuyệt đối không thể so sánh. Cho nên người phát

tâm này là tâm đại từ bi, giống y như Phật.

Page 19: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

18

Ngày nay chúng ta muốn học Phật, muốn tu

đại phước báu, bạn muốn hiểu được đạo lý này,

bạn phải rõ ràng sự thật này. Chúng ta có thể làm

được. Người có tiền, có của bố thí thì họ bố thí

được nhiều. Chúng ta không có tiền tài, không

có năng lực, mỗi tháng ta chỉ kiếm được 2.000

đồng, ta có thể đem 2.000 đồng đó đi bố thí hết,

công đức của ta là viên mãn. Người ta mỗi tháng

kiếm được mấy chục vạn, kiếm được mấy trăm

vạn, họ bố thí mấy vạn, công đức của họ không

viên mãn.Vì sao vậy? Bởi vì họ chỉ dùng mấy

phần trong tiền tài, năng lực của họ thôi. Phước

báu này của ta nhỏ, ta lại thảy đều đem ra bố thí

hết. So sánh việc này, bố thí cúng dường của ta

là 100%, tâm cũng là 100%, sự cũng là 100%,

quả báo có được cũng là 100%. Phật pháp như

vậy mới gọi là bình đẳng pháp, tuyệt đối không

thể nói người có thế lực, có tiền tài mới có thể bố

thí, người nghèo khổ thì không thể bố thí. Nói

như vậy thì người bần cùng đời đời kiếp kiếp

đều phải bần cùng hay sao! Phú quý thì chẳng

Page 20: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

19

phải đời đời kiếp kiếp là phú quý hay sao! Làm

gì có loại đạo lý này chứ!

Do đó chúng ta chân thật thấu hiểu. Ở trong

Kinh Phật đã nói, thông thường người bần tiện

đời sau thì đại phú, đại quý, còn người ngay đời

này đại phú, đại quý, đến đời sau phú quý của họ

đã bị giáng xuống, xuống thật thấp. Vì sao vậy?

Vì khi hưởng thụ phú quý, rất khó làm đến được

bố thí viên mãn. Đạo lý ngay chỗ này. Đây mới

gọi là thiên đạo công bằng.

Người bần tiện có thể tu đại phước báu. Ở

trong Kinh, Phật cũng thường đưa ra nói cho

chúng ta nghe, dường như là ở ngay đoạn này,

đoạn này hình như là không nêu ra thí dụ. Ở trong

Kinh Tiểu Thừa có nói đến một người xin ăn, là

người bần tiện đến cùng cực. Người ta cho cô

một hào, rất là ít. Người xin ăn này cũng vừa gặp

được Phật đi khất thực. Nghĩ đến chính mình thân

thế rất là thê thảm, trong đời quá khứ không có tu

phước báu, nhìn thấy Phật đi khất thực liền đem

một hào đó cung cung kính kính mà cúng dường

Phật Đà. Người xin ăn này là một người nữ. Sau

Page 21: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

20

7 ngày, cô ấy chết. Bởi vì trồng được cái phước

này, cô sinh vào nhà trưởng giả giàu có để hưởng

phước. Sau khi lớn lên, cô lại làm đến Hoàng Hậu.

Cúng dường cho Phật một hào tiền được phước

báu lớn như vậy. Việc này người thông thường

nói rất là khó tin. Vì sao được phước báu lớn đến

như vậy? Cô ấy phát ra là tâm đại từ, tâm chân

thành, cung kính. Phước là từ nơi đó mà sinh ra,

không phải là ở một hào kia. Một hào thì có bao

nhiêu, không giá trị, chính ở tâm của cô ấy.

Các vị quốc Vương tiền của nhiều, bố thí cho

nhân dân, nuôi dưỡng nhân dân, giáo dục nhân

dân, nếu như không dùng tâm đại từ bi, khiêm

nhường, phong cách khiêm hạ, phước báu của họ

sẽ rất ít, không đáng kể. Đời này làm quốc vương,

đời sau chỉ được làm đại thần. Đến đời sau nữa,

quan vị càng lúc càng nhỏ, càng hướng xuống

thấp hơn. Tuy là bố thí tiền của ra rất nhiều, tâm

không thanh tịnh, tâm không đủ từ bi, cho nên từ

“đại từ bi” hạ xuống thành “pháp duyên từ bi”,

“chúng sinh duyên từ bi”, “ái duyên từ bi”, vậy

thì đời sau sẽ thấp hơn đời trước.

Page 22: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

21

Ở trong Kinh luận, Phật đem đạo lý này nói

cho chúng ta nghe rất nhiều, giảng nói rất tường

tận. Chúng ta phải tỉ mỉ mà thể hội, phải ghi nhớ.

Mọi lúc mọi nơi, đối nhân, xử thế, tiếp vật, phải

ghi nhớ lời Phật dạy chúng ta là chân thật, cho

nên phải khiêm nhường, cung kính đối với tất cả

mọi người, toàn tâm, toàn lực giúp đỡ tất cả mọi

người. Giúp đỡ tất cả mọi người là giúp đỡ

cha mẹ của chính mình, là giúp đỡ chư Phật

Như Lai. Bạn nói xem, tâm này của chúng ta

nhiều hoan hỉ, nhiều an lạc. Quả báo được phước

lợi lớn hay nhỏ đều ở dụng tâm của bạn, không

phải ở tiền của mà bạn bố thí ra nhiều hay ít, mà

ở ngay tâm của bạn.

Phía sau là nói đến quả báo “Thị cố phước

lợi”, cái phước mà họ có được, cái lợi ích mà họ

có được “hữu như thử báo”. Việc này phía trước

đã có ví dụ. Phước báu của họ cũng giống như bố

thí một trăm hằng hà sa số chư Phật Như Lai,

nhiều đến như vậy. Vậy thì do đây phải biết, nếu

chúng ta muốn bố thí một trăm hằng hà sa chư

Phật Như Lai, làm gì có được cơ hội này! Bạn

Page 23: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

22

làm sao tu được cái phước này? Thế nhưng có

chỗ tương đồng: Bạn có thể dùng tâm đại từ bi,

chính chư Phật đã nói rằng xác xác thực thực

chính là cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai. Bạn

thấy những người bần cùng hà tiện này, bạn dùng

tâm chân thành cung kính mà bố thí cúng dường

thì bạn liền được phước, bố thí giống nhau.

Cát sông Hằng rất mịn, như là bột vậy. Sông

Hằng còn dài hơn sông Trường Giang Trung

Quốc. Bạn thử nghĩ xem số cát ở đó là bao nhiêu.

Phật nói đến số lượng nhiều đều thường nói đến

số cát sông Hằng để thí dụ. Số cát ở sông Hằng

thì không thể tính đếm. Một trăm lần số cát sông

Hằng như vậy không cách gì tính đếm. Trong

câu chuyện phía trước, Phật đã nói cho chúng ta

nghe, một người nữ nghèo xin ăn, một hào tiền

chân thành cung kính cúng dường Phật, quả báo

đời sau được làm Hoàng Hậu. Bạn có thể cúng

dường bố thí một trăm hằng hà sa số chư Phật

Như Lai thì quả báo này của bạn, phước báu của

bạn bao lớn vậy? Không cách gì nói cho hết

được!

Page 24: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

23

Phật nói những lời nói này, thực tế mà nói,

tuyệt đối không phải là dùng phương tiện khéo léo

bảo chúng ta đi chăm sóc những người bần khổ,

chăm sóc người già khó khăn. Không phải là ý

này! Lời Phật nói là chân thật, lời thật, một chút

cũng không giả, sự thật đích thực là như vậy.

Phàm phu chúng ta mê mất đi tự tánh, không thấy

được chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Cho nên ở

xung quanh chúng ta, nơi đâu cũng đều là

phước điền nhưng chúng ta không biết cách

trồng phước, trái lại đi tạo tội nghiệp. Đây

chính là trong Kinh, Phật thường nói: “Kẻ thật

đáng thương!”. Phước điền ngay chính xung

quanh bạn mà không trồng phước, bạn còn đang

tạo nghiệp. Bạn nói xem, đáng thương dường nào!

Cái gì gọi là “Bồ Tát hạnh”? Người biết tu

phước đều là Bồ Tát, người hiểu được bố thí

cúng dường, con người này chính là Bồ Tát.

Đời sống của chúng ta là bố thí cúng dường,

việc làm của chúng ta cũng là bố thí cúng

dường, không luận là bạn từ nơi nghề nghiệp

nào. Nghề nghiệp này của tôi, công việc này

Page 25: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

24

của tôi đều vì xã hội đại chúng phục vụ, vì tất

cả chúng sinh phục vụ. Chỉ cần bạn có một cái

tâm như vậy là bố thí cúng dường.

Nghề nghiệp này của ta là vì để ta kiếm tiền,

là vì gia đình ta, vì con cái của ta mà lo nghĩ, bạn

để phước điền này vuột mất ngay trước mắt. Bạn

xem, cũng đồng là một việc như vậy, sai biệt

chính ngay một niệm. Một niệm “tự tư tự lợi”

chính là phàm phu, liền tạo nghiệp. Một niệm

“vì chúng sinh, vì xã hội”, đó chính là Bồ Tát,

đó chính là Phật. Chỉ ở một niệm, thay đổi ý

niệm này thì siêu phàm nhập Thánh, phước lợi

mà bạn có được vô lượng, vô biên, như đồng chư

Phật Như Lai quả địa vậy.

Chúng ta ở trong Kinh Hoa Nghiêm xem thấy

Phật Tỳ Lô Giá Na, ở trong Kinh Vô Lượng Thọ

xem thấy Phật A Di Đà, phước báu mà các Ngài

có được, chúng ta cũng có thể có được. Các Ngài

biết tu, nếu chúng ta biết được những chân tướng

sự thật này, chúng ta cũng biết tu phước. Phước

lợi này cũng đồng như chư Phật Như Lai. “Bách

thiên sinh trung, thường đắc thất bảo cụ túc, hà

Page 26: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

25

huống y thực thọ dụng”, phước báu này không

phải một đời, một kiếp mà đời đời kiếp kiếp

hưởng thọ không cùng tận. Tuy nhiên, vấn đề là

phải xem bạn có thể chuyển đổi được ý niệm hay

không. Người có phước báu thì trí tuệ cũng khai

mở, nên gọi là “phước chí tâm linh”, khi phước

báu hiện tiền, cái tâm tư này cũng linh mẫn, trí

tuệ liền hiện tiền. Phật dạy chúng ta “phước huệ

song tu”, thực tế, cái “huệ” đó chính là “giác

ngộ”, chính là thông suốt. Phước là hình thức,

khi vừa thông suốt rồi, hiểu rõ chân tướng sự

thật, huệ của bạn liền khai mở.

Khi biết được vì tất cả chúng sinh là đúng,

là việc phải nên làm, và vì chính mình là sai, là

việc không nên làm thì trí tuệ của bạn liền

được khai mở. Từ đây về sau khởi tâm động

niệm, mỗi niệm vì chúng sinh, vì xã hội, vì nhân

dân, sẽ không còn có chút tư tâm nào thì trí huệ

của bạn đã khai mở. Bạn ở ngay trong cuộc sống

thường ngày, từ sớm đến tối, từ đầu năm đến cuối

năm, tất cả đều là phụng hiến, tất cả đều là bố thí

cúng dường, phước báu này của bạn bao lớn!

Page 27: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

26

Chú giải này của pháp sư Thanh Liêm, các vị

tự mình đi xem. Chú giải của Ngài rất hay, dẫn

giải Kinh điển. Mời xem đoạn sau của Kinh văn:

“Phục thứ Địa Tạng, nhược vị lai thế, hữu chư

quốc vương, chí Bà La Môn đẳng”.

Đây cũng là lúc trước nói người có khả năng

bố thí. “Ngộ Phật tháp tự, hoặc Phật hình tượng,

ngãi chí Bồ Tát, Thanh Văn Bích Chi Phật tượng,

cung tự doanh biện, cúng dường bố thí”. Phía

trước là nói bố thí người bần khổ, đó là “bi

điền”. Đoạn thứ hai giảng, bố thí tháp tự Thánh

tượng, đây là “kính điền”. Vậy thì trước nói

người có khả năng bố thí đều là thí dụ này. Thực

tế mà nói, làm những việc này, tu những phước

báu này cũng là người đều có khả năng, chỉ cần

có tâm chân thành, cung kính để tu bố thí, quả

báo cũng như trong Kinh đã nói. Ngay chỗ này,

chúng ta nhất định phải hiểu rõ chân tướng sự

thật. Ngày nay, chúng ta xây tháp, chúng ta xây

chùa, chúng ta tu tạo hình tượng Phật, quả báo

tương lai có được, phước báu có giống như trên

Kinh đã nói hay không? Đương nhiên là như

Page 28: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

27

nhau. Thế nhưng duyên của bố thí phải thảy đều

đầy đủ thì mới giống. Nếu như không đầy đủ

duyên, phước báu mà trên Kinh đã nói, bạn

không thể có được.

Phía trước đã nói phước báu lớn đến như

vậy, phải dùng tâm từ bi của Phật để tu thì dễ

dàng có được. Ngày nay bố thí chùa tháp của

Phật, bố thí đạo tràng của Phật, vậy thì trước

tiên bạn phải quan sát nơi đó chân thật có đạo

hay không.

Xây dựng đạo tràng, tôi cũng đã từng nói qua

với các vị đồng tu. Từ xưa đến nay, không phải

nói xây dựng đạo tràng rồi đi khắp nơi tìm người

tu hành, không phải vậy. Đó là phan duyên,

không thể được phước. Phải nên tu như thế nào

vậy? Xem thấy có người chân thật tu hành, bạn

mới xây dựng đạo tràng cho họ, phước báu này sẽ

lớn theo năng lực của chính bạn. Đến giúp đỡ họ,

đến thành tựu cho họ, đó là phước báu chân thật.

Ngày nay, chúng ta đích thực xem thấy có một số

đạo tràng không còn đúng như pháp. Đạo tràng

không đúng pháp gần như nơi nào cũng có. Đạo

Page 29: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

28

tràng xây dựng nguy nga tráng lệ, bên trong

không phải làm đạo, chỉ có mấy người ở trong đó

hưởng phước, ở đó tạo nghiệp. Nếu là như vậy,

bố thí cúng dường là giúp cho họ tạo thêm nghiệp

thì bạn còn có được phước hay không? Họ tạo

nghiệp là do bạn giúp đỡ họ tạo nghiệp. Họ đọa

lạc, bạn cũng sẽ bị kéo theo, cũng bị liên lụy. Đến

lúc đó bạn lại hủy báng Tam Bảo. Trong Kinh

Địa Tạng rõ ràng đã nói: “Bố thí tu tạo chùa tháp

hình tượng được phước”. Ngày nay bạn được là

ác báo. Bạn sẽ nói rằng lời Phật không linh, thế là

bạn báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, tăng thêm

trọng tội, đọa A Tỳ địa ngục.

Phật không hề nói sai, tại bạn đã hiểu sai ý.

Việc này chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng.

Phía trước bố thí người bần cùng, không vấn đề

gì. Chỗ này bố thí chùa tháp thì có vấn đề,

phải có người tu hành chân chính. Làm thế

nào để tu bố thí, cúng dường vậy? Phải làm như

lý, như Pháp. Chỗ đó có hai ba người tu hành,

giúp cho họ dựng một am tranh là được rồi bởi

vì người ít thì không cần thiết phải xây đạo tràng

Page 30: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

29

to lớn. Hay nói cách khác, hình thức đạo tràng

lớn nhỏ phải thích hợp với hiện tại. Họ dùng đạo

tràng hành đạo thì gọi là như lý, như Pháp. Nếu

như nơi đó họ chỉ có mấy người tu hành mà lại

xây dựng một đạo tràng to lớn, vậy thì sẽ có tội.

Vì sao vậy? Đạo tràng to lớn đến như vậy, nếu

như bên trong chỉ có năm sáu người, thời gian

mỗi ngày quét dọn quang cảnh cũng không đủ.

Chẳng phải bạn làm cho người mệt chết, làm sao

họ còn có thời gian tu hành! Chúng ta đều thấy

qua các đạo tràng rất lớn, rất trang nghiêm. Khi

hỏi họ bên trong ở bao nhiêu người thì chỉ có

năm sáu người. Chỉnh lý hoàn cảnh dùng

phương pháp gì vậy? Rất nhiều điện đường phải

đóng kín lại, không có thời gian quét dọn. Một

năm chỉ có mấy lần pháp hội mới mở ra, tìm một

vài tín đồ đến phụ, bình thường thì không dùng

đến đạo tràng. Đây chính là không đúng pháp.

Cho nên ở trước mắt, vào thời đại này, vào

giai đoạn này, trong Phật môn tu phước, làm

việc gì là quan trọng nhất vậy? Bồi dưỡng nhân

tài hoằng pháp. Ngày trước, có thể bố thí chùa

Page 31: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

30

tháp, cúng dường Phật tượng có phước báu lớn

bởi vì xã hội đại chúng đã quen biết, đã biết đến

Phật pháp, đều có tâm cung kính, thì phước báu

mới lớn.

Nguyện cả thảy chúng sinh

Đều tín niệm Di Đà

Đồng cầu sinh về nước Cực Lạc

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm cõi nước Phật

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có người nghe thấy

Đều phát tâm Bồ Đề

Hết một báo thân này

Đồng sinh về nước Cực Lạc

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Trích từ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Nơi giảng: Tịnh Tông Học Hội Singapore

Thời gian: Tháng 05 năm 1998

Page 32: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn

Héi luËt gia ViÖt Nam

nhµ xuÊt b¶n hång ®øc

65 Trµng Thi - QuËn Hoµn KiÕm - Hµ Néi

Email: [email protected]

Tel: 04.39260024 – Fax: 04.39260031

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n

Gi¸m ®èc

Bïi ViÖt B¾c

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung

Tæng biªn tËp

Lý B¸ Toµn

Biªn tËp

NguyÔn ThÕ Vinh

In 1000 cuèn, khæ 14.5 x 20.5 cm. T¹i C«ng ty CP In vµ TM HTC. Sè §KKHXB: 143 - 2015/CXBIPH/36 - 03/H§. Sè Q§XB cña NXB: 124/Q§ - NXBH§. In xong vµ nép l­u chiÓu Quý I n¨m 2015. M· sè s¸ch tiªu chuÈn quèc tÕ (ISBN): 978-604-86-3960-0

Page 33: Vì sao niệm Phật không thể vãng sinh thành Phật? Cống cao ngã mạn