15
CHƯƠNG I : HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ Linh Ngày thực tập: 18/3/2014 Địa điểm khảo sát: Trung Tâm Học Liệu– Đại học Bách khoa Đà Nẵng Nội dung báo cáo thực tập. Sử dụng hệ máy làm lạnh nước công nghiệp Water chiller Các bộ phận chính: Cụm máy lạnh Water Chiller Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nước lạnh Hệ thống dàn lạnh AHU, FCU Hệ thống ống gió thổi qua phòng cần điều hòa, các van điều chỉnh ống gió, miệng gió VAV, Damper I. Sơ đồ cấu tạo water chiller

Nhập môn ngành

  • Upload
    cat-bui

  • View
    121

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Nhập môn ngành

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ LinhNgày thực tập: 18/3/2014Địa điểm khảo sát: Trung Tâm Học Liệu– Đại học Bách khoa Đà NẵngNội dung báo cáo thực tập.Sử dụng hệ máy làm lạnh nước công nghiệp Water chiller

Các bộ phận chính: Cụm máy lạnh Water Chiller Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nước lạnh Hệ thống dàn lạnh AHU, FCUHệ thống ống gió thổi qua phòng cần điều hòa, các van điều chỉnh ống

gió, miệng gió VAV, Damper

I. Sơ đồ cấu tạo water chiller

II. Nguyên lí

Page 2: Nhập môn ngành

Hơi môi chất đi qua dàn bay hơi được máy nén hút về nén đoạn nhiệt thành hơi áp cao, qua bình tách dầu để tách dầu ra khỏi luồng, đi qua dàn ngưng nhả nhiệt cho môi trường theo kiểu đối lưu tự nhiên ngưng tụ thành lỏng cao áp, sau đó qua phin lọc ẩm và bẩn rồi đến van tiết lưu hạ nhiệt độ và áp suất xuống thấp thành lỏng hạ áp và đến dàn bay hơi. Ở đây lỏng hạ áp sẽ nhận nhiệt từ nước làm mát và bay hơi thành hơi hạ áp rồi qua bình tách lỏng vào máy, chu trình cứ thế tiếp tục. Nước làm mát có nhiệt độ là 120C sau khi nhả nhiệt, nhiệt độ giảm xuống còn 5-70C. Nước sau khi được làm mát qua các AHU và FCU để trao đỗi nhiệt với không khí cần làm mát. Ở các AHU sẽ có các miệng gió hồi và miệng gió tươi. Hệ thống này nhận lại gió hồi nhằm hạ nhiệt độ của không khí cần làm lạnh xuống từ đó làm tăng được hiệu suất lạnh.

III. Cấu tạo chi tiết Môi chất gas lạnh R22, công thức là CHF2Cl Dàn bay hơi hay thường gọi là dàn lạnh, Dàn ngưng hay thường gọi dàn nóng là các ống đồng hoặc nhôm mà gas lạnh đi trong đó.

FCU và AHU là thiết bị trao đổi nhiệt trung gian giữa nước lạnh hoặc nước nóng với không khí cần được điều hòa

AHU là bộ xử lý nhiệt ẩm hệ thống ống gió trung tâm, có công suất lớn và chia ra làm nhiều

ống gió phụ đi vào không gian điều hòa, gồm dàn trao đổi nhiệt và quạt cao áp, hệ thống điều khiển gồm cảm biến nhiệt, buồng hòa trộn van ba ngã actuator.. thường được sử dụng ở những khu vực rộng lớn mang tính chất công cộng

Sơ đồ AHU

Page 3: Nhập môn ngành

FCU gồm có quạt và dàn ống, công suất nhỏ, dùng ở những nơi mang tính chất cục bộ.

Sơ đồ FCU

Chương II: XƯỞNG NHIỆTGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức MinhNgày thực tập: 25/03/2014

Địa điểm: Xưởng nhiệt - Khoa CN Nhiệt – Điện lạnh – ĐHBKNội dung báo cáoI/ Lò hơi dạng nhà vòm.1.Sơ đồ cấu tạo

Page 4: Nhập môn ngành

2.Nguyên lí hoạt động: Nước ban đầu được bơm vào thiết bị đối lưu theo đường ống dẫn chảy vào các ống thẳng đứng ở buồng đốt nhiên liệu. Mực nước ở trong các ống này không quá đầy đảm bảo không gian cho sự bay hơi. Nhiên liệu (than đá, củi, vỏ hạt điều) được nạp vào buồng đốt rồi tiến hành châm lửa, nước sẽ sôi và bốc hơi, hơi nước bốc lên đi vào ống góp, hơi nước đươc đưa ra ngoài sử dụng hoặc đưa vào thiết bị đối lưu tiếp tục nhận nhiệt từ khói sinh ra từ buồng đốt tùy mục đích sử dụng và một phần nước trong bình cũng đươc nhận nhiệt từ khói rồi bốc hơi và hơi này cũng được đưa vào sử dụng, khói từ buồng đốt sẽ đi qua hai chùm ống bên trên chùm ống dẫn khói ban đầu và thải ra ngoài bằng ống khói, và được xử lý, nước không được bay hơi sẽ còn lại phần đáy thân lò hơi và được bơm tuần hoàn vào tuần đốt để tiếp tục chu trình sinh hơi.

3.Cyclon khô.

Page 5: Nhập môn ngành

Khói từ lò hơi ra cửa ống khói và được dẫn vào cyclon

II/ Lò hơi đứng.1/ Sơ đồ cấu tạo

Page 6: Nhập môn ngành

2/ Nguyên lý hoạt động: Cấp nước vào phần rỗng của thành lò hơi, tiến hành đốt nhiên liệu, nước bắt đầu sôi và bốc hơi. Khói theo đường ống dẫn đi ra ngoài vào cyclon ướt và được xử lý, hơi nước sinh ra được dẫn ra ngoài đưa đến các thiết bị sử dụng . Trên thành lò hơi có 2 ống thủy, ống phía dưới để đo mực nước trong lò nhằm có sự điểu chỉnh cũng như cung cấp thêm nước cho lò hơi trong quá trình hoạt động, ống trên dùng để đo áp suất lò hơi, nếu áp suất hơi trong lò quá cao thì ta vặn van an toàn phía trên lò hơi để xả bớt hơi nhằm giảm áp suất trong lò tránh nguy cơ nổ lò hơi.

3. Cyclon ướt:

Page 7: Nhập môn ngành

bụi dưới đáy bể sẽ được xả xuống đáy cyclon qua các van xả bụi nằm dưới đáng bể lắng, và được đưa đi xử lý.

Chương 3: PTN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MINI ET830Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức MinhNgày thực tập: 1/04/2014

Page 8: Nhập môn ngành

Địa điểm: Phòng thí nghiệm nhà máy nhiệt điện - Khoa CN Nhiệt – Điện lạnhNội dung báo cáo

I/Sơ đồ nhà máy nhiệt điện MINI ET830.

II. Cấu tạo Nhà máy nhiệt điện MINI ET830 dùng dầu DO là mô hình nhà máy nhiệt điện thu nhỏ hoạt động theo chu trình Rankin. Bào gồm 5 thiết bị chính :+ Lò hơi (D) + Bộ tách nước (E) và bộ quá nhiệt (F)+ Tuabin (khí) (G)+ Bình ngưng (H)+ Bơm nước ngưng (I)Ngoài ra, còn một số thiết bị khác như Tank chứa nước cấp (A) và hệ thống xử lý nước ; Bơm nước cấp (B, C); Bơm Ejector (R), Van an toàn, Rơle tự động

III. Nguyên lý hoạt động

Nước thủy cục được bơm qua hệ thống xử lý nước và vào Tank chứa nước A, sau đó được bơm B, C bơm vào lò hơi D. Trong lò hơi, nước nhận nhiệt và sinh hơi chạy xoẵn theo đường ống dẫn nước trên thành lò hơi. Hơi sinh ra có nhiệt độ t2= 178OC, p2= 8 bar. Sau đó, một phần hơi đước trích vào tank A để gia nhiệt

Page 9: Nhập môn ngành

cho nước trong này lên 80 OC, phần còn lại đi qua bộ quá nhiệt điện trở F. Sau khi đi ra khỏi bộ quá nhiệt, hơi có nhiệt độ t3= 240OC, p3= p2= 8bar. Sau đó hơi được đưa vào tuabin. Do tổn thất trên đường đi nên nước trước khi vào tuabin có nhiệt độ giảm xuống còn t4= 200OC, p4= 7bar. Sau khi hơi giãn nở sinh công trong tuabin, hơi được đưa xuống bình ngưng. Tại đây, hơi nhả nhiệt cho nước làm mát và ngưng tụ thành nước, được bơm nước ngưng bơm vào Tank A. Chu trình cứ như vậy mà tiếp tục.

CHƯƠNG 4: Phòng thí nghiệm sấy - Khoa Nhiệt – Điện lạnh.Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ LinhNgày thực tập: 8/4/2014Địa điểm: Phòng thí nghiệm sấy - Khoa Nhiệt – Điện lạnh.Nội dung báo cáo thực tập.I/ Thiết bị sấy chân không

1/Sơ đồ thiết bị Sấy chân không

2/ Nguyên lý hoạt động. Nước được bơm vào bình đốt điện trở, được bình đốt gia nhiệt thành nước có nhiệt độ cao và được bơm đến bình sấy chân không để nhả nhiệt cho vật sấy nằm trên các sàn sấy.Sấy theo kiểu sấy bề mặt. Sau khi mất

Page 10: Nhập môn ngành

nhiệt, nước nguội lại và được bơm tuần hoàn tới bình đốt điện trở để gia nhiệt. Cứ như vậy tiếp tục chu trình của nước .

Hơi ẩm do vật sấy thoát ra trong bình sấy chân không được đưa ra ngoài bằng ống dẫn hơi. Hơi ẩm này tiếp tục đi qua bình lọc thô và qua bình lọc tinh. Sau đó, hơi ẩm được đưa vào bình tách ẩm để làm khô, 1 phần hơi này được xả thẳng ra môi trường, còn một phần được đưa về bơm chân không thải ra ngoài. Trường hợp khi bình tách ẩm chứa đầy hơi ẩm thì van dẫn hơi sẽ tự động khóa lại.

II/ Máy làm đá mini.1/ Sơ đồ máy làm đá MINI

2/ Nguyên lý hoạt động. Môi chất gas lạnh R22. Tác nhân làm lạnh : dung dịch NaClMôi chất ở trạng thái hơi hạ áp, sau khi đi vào máy nén trở thành hơi cao áp. Hơi cao áp sau khi đi qua dàn ngưng, nhả nhiệt cho nước làm mát, ngưng tụ lại thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp đi qua tiết lưu có dạng ống mao nhỏ xoắn tròn, lỏng cao áp giảm động năng thành lỏng hạ áp. Lỏng hạ áp sau khi nhả nhiệt cho nước muối làm lạnh thì bay hơi và được bơm tuần hoàn về máy nén. Trong bể làm lạnh chứa các khay đá nằm dọc theo bể, tiếp xúc với nước muối lạnh để làm lạnh nước trong khay thành đá. Trong bể nước muối, có

Page 11: Nhập môn ngành

bơm cơ để khuếch tán nước muối nhằm làm lạnh được toàn bộ các khay đá trong bể.

III/ Thiết bị xử lý nhiệt ẩm1/ Sơ đồ thiết bị xử lý nhiệt ẩm

Page 12: Nhập môn ngành

2/ Nguyên lý hoạt động : Mỗi chất được máy nén lạnh nén thành hơi cao áp, rồi đi qua dàn ngưng trở thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp đi qua bình lọc dầu rồi qua tiết lưu

Page 13: Nhập môn ngành

thành lỏng hạ áp rồi theo đường ống dẫn đi lên bể nước làm lạnh. Tại đây môi chất làm lạnh nước trong bể xuống còn 5 OC-30OC, rồi môi chất lại được đưa về máy nén lạnh theo đường ống để thực hiện tiếp một chu trình nữa. Nước được làm lạnh được bơm nước cao áp bơm vào 2 đường ống tròn có các vòi phun đính vào trong buồng phun. Không khí trong buồng phun được quạt gió hút từ phải sang trái, người chiều với chiều nước phun, không khí chưa hơi ẩm được đưa ra ngoài. Ở sau cửa hút không khí phía bên phải của thiết bị và trước cửa ra không khí ở bên trái thiết bị có tấm lưới lọc bụi. Bụi có trong không khí va vào đây, rơi xuống đáy buồng phun và được thải ra ngoài. Các thiết bị ẩm kế, nhiệt kế và rơle nhiệt mà ta có được các thông số vè nhiệt ẩm của không khí phun ra từ buồng phun