20
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ Quảng Ninh, ngày tháng năm 2015 ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ (Kèm theo Công văn số: /CĐCNCP-ĐT ngày tháng năm 2015) Cơ sở pháp lý xây dựng đề án: - Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; - Luật Giáo dục Đại học; - Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020; - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020"; - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; - Thông tư số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hợp nhất Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. - Công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh; - Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015. - Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015; - Quyết định số 8359/QĐ-BCT ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả; Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả xây dựng Đề án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy theo các nội dung sau: 1

De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ

Quảng Ninh, ngày tháng năm 2015

ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ(Kèm theo Công văn số: /CĐCNCP-ĐT ngày tháng năm 2015)

Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Thông tư số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hợp nhất Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

- Công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh;

- Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015.

- Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015;

- Quyết định số 8359/QĐ-BCT ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả;

Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả xây dựng Đề án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy theo các nội dung sau:

1

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh:

1. Mục đích:

- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học;

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương, nhu cầu nhân lực xã hội cần và đáp ứng mục tiêu của từng ngành đào tạo của Trường;

- Đánh giá một cách toàn diện và chính xác năng lực thực tiễn, động cơ học tập của thí sinh;

- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng.

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả chủ động hơn trong công tác tuyển sinh, người học có nhiều cơ hội để được học tập phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.

2. Nguyên tắc:

- Đề án của Trường hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục Đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, Điều 2 và các nội dung có liên quan trong Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học;

- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực tổ chức thực hiện tuyển sinh của Trường;

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo;

- Công khai, minh bạch; không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tổ chức xét tuyển, thi tuyển; không gây áp lực cho xã hội và tốn kém cho thí sinh.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển cao đẳng có thể dùng để xét tuyển trung cấp chuyên nghiệp nếu thí sinh có nguyện vọng.

2

II. Phương án tuyển sinh:

1. Ngành tuyển sinh trình độ cao đẳng và khối xét tuyển

TT Tên ngànhMã

ngànhKhối xét tuyển quy ước

1 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí C510201 1/ Khối xét tuyển truyền thống: A và A1

2/ Khối xét tuyển mới: B và D1

2 Ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô C 510205

3 Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử C 510301

4 Ngành kế toán C 3403011/ Khối xét tuyển truyền thống: A; A1 và D12/ Khối xét tuyển mới: B

* Môn học theo khối xét tuyển quy ước:

Khối A: Toán, Lý, Hoá.

Khối A1: Toán, Lý, Tiếng Anh.

Khối B: Toán, Hoá, Sinh.

Khối D1: Toán, Văn, Tiếng Anh.

2. Phương thức tuyển sinh:

Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả kết hợp 02 phương thức tuyển sinh để tuyển đủ chỉ tiêu được giao (năm 2015 dự kiến gồm 200 chỉ tiêu cao đẳng chính quy và 100 chỉ tiêu liên thông từ TCCN lên cao đẳng)

Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.

Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, dựa vào kết quả học tập lớp 12.

* Mỗi phương thức Nhà trường dự kiến dành 50% chỉ tiêu để xét tuyển. Trường hợp còn thiếu chỉ tiêu, nhưng vẫn còn thí sinh đủ tiêu chuẩn trúng tuyển của một trong hai phương thức xét tuyển, nhà trường sẽ điều chỉnh tỷ lệ trên cho phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, khi đăng ký xét tuyển vào Trường.

2.1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.

2.1.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh căn cứ các tiêu chí đáp ứng các yêu cầu của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điểm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

2.1.2. Nguyên tắc xét tuyển:

Lấy thí sinh có kết quả thi từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu và đúng tiêu chí đã xác định. Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước.

2.1.3. Nguồn tuyển: Tuyển thí sinh trong cả nước.

2.2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, dựa vào kết quả học tập lớp 12:

2.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh căn cứ các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

- Tiêu chí 2: Xếp loại hạnh kiểm cả năm lớp 12 đạt loại khá trở lên;

- Tiêu chí 3: Điểm trung bình của 03 môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển quy ước, đạt từ 5,5 điểm trở lên;

- Tiêu chí 4: Hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

2.2.2. Nguyên tắc xét tuyển:

- Lấy thí sinh có kết quả từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu và đúng tiêu chí đã xác định. Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước.

- Trường hợp các thí sinh có tổng điểm trung bình của 03 môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển quy ước có kết quả bằng nhau, Nhà trường chọn thí sinh có điểm trung bình chung cả năm lớp 12 của tất cả các môn từ cao xuống thấp.

Điểm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.3. Tính điểm xét tuyển (ĐXT):

Điểm xét tuyển được tính theo công thức

ĐXT = ĐTB + Điểm ƯT

Trong đó: ĐTB là điểm trung bình cộng của 03 môn học lớp 12, thuộc khối xét tuyển quy ước; Điểm ƯT là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.4. Nguồn tuyển: Tuyển thí sinh trong cả nước.

2.3. Lịch tuyển sinh của Trường:

2.3.1. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.

4

Thời gian và quy trình xét tuyển thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3.2. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 bậc trung học phổ thông hoặc tương đương:

- Nhà trường nhận hồ sơ dự xét tuyển từ ngày 15/3 đến hết 15/11 hàng năm.

- Thời gian xét tuyển đợt 1: Trước ngày 20/8 hàng năm.

- Xét tuyển bổ sung nếu còn chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển mỗi đợt 20 ngày, cho đến khi đủ chỉ tiêu hoặc hết thời gian xét tuyển theo quy định.

- Công bố kết quả trúng tuyển ngay sau mỗi đợt xét tuyển.

2.3.3. Địa điểm nhận hồ sơ:

Tại Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và tuyển sinh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả

Địa chỉ: Số 78, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

ĐT: 033 3969661 - 033 3862 091 - Fax: 0333 864 950

Website: www.cdcncp.edu.vn Email: [email protected]

2.4. Phương thức đăng ký của thí sinh:

2.4.1. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.2. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 bậc trung học phổ thông hoặc tương đương:

a) Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:

- Bằng tốt nghiệp (photo công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

- Học bạ THPT (photo công chứng);

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có);

- 2 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh hoặc người nhận.

b) Đến thời điểm xét tuyển do Trường quy định, thí sinh nộp bổ sung hồ sơ còn thiếu; Bản sao công chứng: học bạ, bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; kết quả tốt nghiệp (với trường hợp tốt nghiệp trong năm dự tuyển).

c) Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh nộp qua Sở Giáo dục và Đào tạo, qua đường bưu điện chuyển phát nhanh (theo dấu bưu điện) hoặc nộp trực tiếp tại Trường, trong thời gian quy định, có giá trị xét tuyển như nhau.

2.5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

5

Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.6. Lệ phí tuyển sinh:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh:

3.1. Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành:

Tỉnh Quảng Ninh với gần 1,2 triệu dân, bao gồm 04 thành phố trực thuộc, 01 thị xã, 9 huyện, 189 xã phường, thị trấn và hơn 100 cơ quan, đơn vị hành chính, hàng ngàn doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong ngành giáo dục hiện có 55 trường THPT và 13 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hàng năm có khoảng 15.000 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh luôn đứng trong tốp cao của cả nước. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học thuộc loại khá. Điều đó đã ảnh hưởng tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương và đất nước.

Có thể nói, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chưa tạo ra sự phân hóa rõ rệt về xu hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình học tập.Ngành đào tạo của nhà trường là các khối ngành kinh tế, kỹ thuật cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương và cho Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp khác trên địa bàn, vì vậy tuyển sinh đủ chỉ tiêu là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.

Việc sử dụng phương thức tuyển sinh này sẽ giúp nhà trường tìm ra được những thí sinh có hệ số phù hợp cao giữa sở trường, năng lực của bản thân với tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình công nhân viên chức sống trên địa bàn địa phương.

3.2. Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất:

- Tuyển sinh theo phương thức mới là dựa trên kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là kết quả học tập của lớp 12 ở THPT chứ không chỉ dựa vào kết quả một kì thi tuyển sinh, điều đó tạo cho học sinh phát huy được năng lực học tập của mình ở trường đại học, cao đẳng.

- Sự thuận lợi trong việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo ở trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả dựa trên kết quả học tập tốt các môn ở trường phổ thông sẽ giúp các em phấn khởi hơn trong quá trình học tập chuyên sâu.

- Phương thức tuyển sinh mới tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.

- Giảm tốn kém, áp lực và tâm lý trong việc thi cử.6

3.3. Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh:

- Nhà trường sẽ thu hút được đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển vì nó phủ hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học của thế giới lấy kết quả học tập ở trường phổ thông làm chuẩn đầu vào các trường đại học, cao đẳng.

- Hàng năm tỉnh Quảng Ninh có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp THPT, đấy là chưa kể đến các tỉnh ở lân cận, trong đó rất nhiều em có nguyên vọng, ước mơ được đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ học vấn của mình. Phương thức tuyển sinh của nhà trường sẽ được nhiều em hưởng ứng vì nó đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của đông đảo các em và gia đình.

- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiều kinh nghiệm, giàu tâm huyết và cơ sở vật chất khá đầy đủ để thực hiện phương thức tuyển sinh mới.

- Nhà trường sẽ phải làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tư vấn cho mọi người hiểu rõ lợi ích của phương thức tuyển sinh mới và sự phù hợp của nó trong xu thế phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam và thế giới.

3.4. Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực:

- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 năm học THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những học sinh kém.

- Vì xét tuyển, nên có thể tận dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ quản lí lãnh đạo tác động tới lãnh đạo nhà trường.

- Hiện tượng gây phiền hà, nhũng nhiễu thí sinh.

- Thiếu minh bạch trong quá trình xét tuyển riêng.

Để khắc phục những hiện tượng trên, Nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong địa bàn tuyển sinh.

- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.

- Công khai rộng rãi Quy chế tuyển sinh của Nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình tuyển sinh của Nhà trường.

- Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế tuyển sinh và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.

4. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh :

4.1. Điều kiện về con người:

Tổng số CBCNV:136 người; số lượng giảng viên 104 người.

+ 100% giảng viên có trình độ đại học, trong đó có 46% trình độ thạc sỹ.

+ Hàng trăm lượt giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia và cấp Tỉnh

7

+ 100% giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp II, tin học cơ sở.

+ 90% giáo viên có chứng chỉ B Anh văn trở lên.

+ 95% giáo viên được bồi dưỡng phương pháp giáo dục đại học

4.2. Về cơ sở vật chất:

Khuôn viên Trường diện tích trên 1,7 ha

- Tổng diện tích xây dựng trường trên 9.000 m2 gồm các hạng mục chính sau:

+ Khu giảng đường: 32 phòng học lí thuyết, diện tích 1.998 m2

+ Hai xưởng thực hành thí nghiệm Điện, Cơ khí, diện tích 3.358 m2

+ Nhà học thực hành Tin học, Ngoại ngữ diện tích 279 m2

+ Nhà làm việc diện tích 1976 m2

+ Phòng thí nghiệm hóa học, vật lí, diện tích 434 m2

+ Thư viện: diện tích 168 m2

+ Ký túc xá 3 tầng khép kín: diện tích 1.776 m2

+ Nhà ăn, nhà khách, phòng họp và các công trình khác: 1500 m2

- Các trang thiết bị: Hóa học, Cơ khí, Điện, Công nghệ thông tin ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại hơn.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Công tác chuẩn bị:

- Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trường hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban thư ký, Ban cơ sở vật chất, Ban thanh tra tuyển sinh, ...

- Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối xét tuyển, ngành xét tuyển, thời gian xét tuyển và các thông tin khác liên quan.

- Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản, biểu mẫu phục vụ công tác xét tuyển, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Website của Nhà trường.

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm,... cho việc tổ chức xét tuyển.

8

- Dưới sự chỉ đạo của HĐTS, các Ban giúp việc HĐTS thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình như Quy chế tuyển sinh của trường đã qui định.

- Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan Báo chí, Đài truyền hình tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, xét tuyển cho thí sinh.

- Tổ chức thu nhận hồ sơ, kiểm tra tính chính xác của hồ sơ theo quy định.

- Công tác tài chính: Lập dự toán chi tiết về công tác tuyển sinh và cấp kinh phí đảm bảo công tác tuyển sinh.

- Cơ sở vật chất: phối hợp với UBND Thành phố Cẩm Phả, UBND phường Cẩm Thủy, các Ban, Ngành trên địa bàn. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm... cho việc tổ chức tuyển sinh an toàn, đúng quy chế.

2. Tổ chức tuyển sinh

- Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tuyển sinh, các Ban sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình theo quy định.

- Sau khi Ban thư ký tập hợp, thống kê và nhập dữ liệu đầy đủ các hồ sơ của các thí sinh tham gia xét tuyển, sẽ báo cáo Hội đồng tuyển sinh để tổ chức xét tuyển. Việc xét tuyển được tiến hành theo lộ trình của Đề án.

- Thanh tra tuyển sinh thường xuyên giám sát quá trình thu nhận hồ sơ, thống kê, nhập dữ liệu hồ sơ, cũng như công tác xét tuyển để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực (nếu có).

- Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thu nhận hồ sơ, phòng họp Hội đồng và các phương tiện phục vụ cho quá trình nhập dữ liệu hồ sơ cũng như quá trình xét tuyển.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do đồng chí trong Ban giám hiệu và Trưởng Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐTS trường.

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

4. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:

- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của trường

9

+ Ban thanh tra tuyển sinh

+ Hòm thư góp ý của nhà trường.

- Trách nhiệm của người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.

- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp.

5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định:

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương và cơ quan cấp trên theo quy định.

6. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh:

- Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn; của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các khâu của công tác tuyển sinh

- Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là phòng giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và phòng phổ thông; Đài phát thanh và Truyền hình thành phố Cẩm Phả.

- Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, thành phố.

- Nhà trường có mối quan hệ gắn bó với các trường THPT và các Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh và một số trường THPT ở các huyện thuộc các tỉnh lân cận: Thái Bình; Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,…

- Nhà trường đã phối hợp với nhiều địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như Thái Bình; Thái Nguyên; Bắc Ninh; ….

IV. Lộ trình và cam kết của trường:

1. Lộ trình thực hiện:

1.1. Năm 2015

Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả thực hiện tuyển sinh theo 2 hình thức:

- Thực hiện tuyển sinh theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.

- Thực hiện xét tuyển riêng theo Đề án này.

1.2. Từ năm 2016

Ngoài việc tuyển sinh theo phương án chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả tiếp tục tổ chức xét tuyển riêng. Trên

10

cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2015, Trường sẽ nghiên cứu, hoàn thiện công tác tuyển sinh cho các năm sau.

2. Cam kết:

- Tổ chức tuyển sinh theo đúng Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh. Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường để xã hội, quý phụ huynh và thí sinh để theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời; kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học căn cứ vào lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh. Trong những năm qua trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị; đội ngũ giảng viên của nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng với trên 45% giảng viên có trình độ sau đại học. Chương trình đào tạo của nhà trường luôn được rà soát, bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp... Các yếu tố này là cơ sở để nhà trường tự chủ trong công tác tuyển sinh riêng của mình.

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học, thi cử,…Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới.

Nơi nhận:

- Cục khảo thí & KĐCLGD-Bộ GDĐT;

- Lưu VT, ĐT;

HIỆU TRƯỞNG

ThS. Phan Văn Thạch11

PHỤ LỤC

ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ

1. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn

- Việc tổ chức thi tuyển sinh theo kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Tổ chức xét tuyển và thi tuyển kết hợp với xét tuyển, sử dụng kết quả học tập ở THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT tuân thủ theo các quy định trong nội dung của Đề án.

- Trường sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn cán bộ, giảng viên và học sinh nắm vững khi tổ chức thực hiện.

2. Kết quả tuyển sinh của Trường trong 5 năm gần dây

Năm họcHệ cao đẳng Hệ TCCN

Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả

2009 - 2010 300 19 400 224

2010 - 2011 300 44 400 257

2011 - 2012 300 106 400 281

2012 - 2013 300 162 400 181

2013 - 2014 300 133 400 165

12

3. Các ngành đào tạo hệ chính quy của trường

TT Tên ngành, chuyên ngànhTrình độ đào tạo Khối xét

tuyển quy ước

Cao đẳng TCCN

1 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí x

Khối A; A1; B và khối D

2 Ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô; x

3 Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử x

4 Ngành kế toán x

5 Ngành Cơ khí chế tạo x

6 Ngành Bảo trì và sửa chữa Ôtô; x

7 Ngành Điện công nghiệp và dân dụng x

8 Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng x

9 Ngành kế toán doanh nghiệp x

10 Ngành Công nghệ hàn x

11 Ngành Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ khí x

12 Ngành Tin học ứng dụng x

13

4. Bảng thông tin tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy năm 2015 trong quyển Những điều cần biết về tuyển sihn đại học cao đẳng năm 2015.

Tên trường.Ngành học

Ký hiệu

trường

Mã ngành

Môn thi/Xét tuyểnTổngchỉ tiêu

Ghi chú

TRƯỜNG CAO ĐẲNGCÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ

CCC 300 - Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.- Phương thức tuyển sinh: Trường tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ tuyển sinh với 2 phương thức:

+ Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia. Kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

+ Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, điểm trung bình của 03 môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển quy ước đạt từ 5,5 điểm trở lên.- Thời gian và hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Ký túc xá có 500 chỗ ở.

- Số 78, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh- ĐT: 0333 711329; 0333 969661- Fax: 0333 864 950

Website: www.cdcncp.edu.vn

Các ngành đào tạo cao đẳng:

Công nghệ kỹ thuật cơ khí C510201Toán; Lý; Hoá.Hoặc: Toán; Lý; Tiếng AnhHoặc: Toán; Hoá; Sinh.Hoặc: Toán; Văn; Tiếng Anh.

70

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử C510301 70

Công nghệ kỹ thuật ô tô C510205 70

Kế toán C340301 90

1

5. Danh mục các nguồn lực

5.1. Đội ngũ giảng viên của trường

TT Họ và tênNăm sinh Trình

độChuyên ngành Ghi chú

Nam Nữ

1 Phan Văn Thạch 1957 Thạc sĩ Quản lý giáo dục Hiệu trưởng

2 Đỗ Quang Khải 1958 Thạc sĩ Quản lý KH và CN Phó Hiệu trưởng

3 Nguyễn Văn Toàn 1966 Thạc sĩ Tự động hóa Phó Hiệu trưởng

4 Đoàn Văn Khoan 1964 Kỹ sư Cơ khí chế tạo máy Trưởng phòng

5 Bùi Văn Quảng 1978 Thạc sĩ Tự động hóa Phó phòng

6 La Văn Dũng 1982 Thạc sĩ Toán học Phó phòng

7 Lương Thị Hải 1972 Kỹ sư TĐHCN ngành KT điện

8 Nguyễn Thị Liễu 1974 Kỹ sư Kinh tế kế toán

9 Đào Tùng Linh 1985 Kỹ sư Công nghệ thông tin

10 Tạ Thị Mùi 1979 Thạc sĩ Ngôn ngữ học

11 Hoàng Minh Hải 1973 Thạc sĩ Tự động hóa GĐ Trung tâm

12 Nguyễn Thị Bình 1969 Kỹ sư Chế tạo máy

13 Chu Trần Phương 1973 Thạc sĩ Quản lý KH và CN Phó phòng

14 Vũ Văn Bảo 1955 Kỹ sư Chế tạo máy Trưởng phòng

15 Tạ Ngọc Lộc 1963 Kỹ sư Cơ khí Trưởng phòng

16 Trần Thị Mai Anh 1986 Cử nhân Kế toán

17 Ngô Văn Anh 1978 Thạc sĩ Tự động hóa Phó phòng

18 Nguyễn Văn Ngọc 1983 Thạc sĩ Điện khí hóa mỏ Bí thư ĐTN

Khoa cơ khí

19 Đậu Sĩ Hùng 1962 Kỹ sư CN chế tạo máy Trưởng khoa

20 Cao Kim Đình 1955 CN CĐ Cắt gọt kim loại

21 Quách Văn Hoàn 1960 Kỹ sư Cơ khí

22 Vũ Thị Sử 1982 Thạc sĩ Công nghệ CTM

23 Đặng Công Tuynh 1979 Thạc sĩ Công nghệ CTM

24 Lê Quốc Bảo 1983 Thạc sĩ Công nghệ CTM

25 Nguyễn Thị Yến 1974 Kỹ sư CN Hàn Phó khoa

26 Hoàng Văn Chuông 1962 Kỹ sư Chế tạo máy

27 Đào Huy Tú 1974 Kỹ sư Chế tạo máy

28 Đặng Thị Thanh 1981 Kỹ sư SPKT công nghiệp

1

29 Lê Thành Công 1990 Kỹ sư Công nghệ KT CK

30 Phạm Thế Phong 1989 Kỹ sư Công nghệ CTM

Khoa Cơ khí động lực

31 Đoàn Hữu Lương 1973 Kỹ sư CN ô tô Trưởng khoa

32 Nguyễn Minh Sơn 1969 Kỹ sư Cơ khí động lực

33 Đỗ Văn Tảo 1966 Kỹ sư Động lực

34 Phạm Văn Dĩnh 1977 Cử nhân SPKT công nghiệp

35 Đặng Tiến Dũng 1973 Kỹ sư ôtô ngành CK chuyên dùng

36 Nguyễn Anh Tú 1984 Kỹ sư Cơ khí động lực

Khoa Điện

37 Nguyễn Đức Hùng 1967 Thạc sĩ Tự động hóa Trưởng klhoa

38 Phạm Văn Trịnh 1972 Kỹ sư TĐHCN ngành KT điện

39 Đinh Thị Hồng Lan 1982 Thạc sĩ Tự động hóa

40 Nguyễn Thị Liên 1980 Thạc sĩ Tự động hóa Phó khoa

41 Nguyễn Thị Thủy 1982 Thạc sĩ Tự động hóa

42 Nguyễn Văn Dược 1977 Thạc sĩ Tự động hóa

43 Nguyễn T Hương Sen 1984 Thạc sĩ Điện khí hóa mỏ

44 Nguyễn T Bích Hồng 1985 Thạc sĩ Tự động hóa

45 Phạm Văn Quang 1976 Thạc sĩ Tự động hóa

46 Bùi Thị Phương 1986 Kỹ sư CNKT Điện

47 Nguyễn Tuấn Việt 1986 Thạc sĩ Tự động hóa

Khoa Công nghệ thông tin

48 Vũ Đức Hùng 1977 Kỹ sư Tin học Trưởng khoa

49 Hoàng Thị Hiếu 1982 Thạc sĩ Khoa học máy tính

50 Phạm Ngọc Quang 1969 Kỹ sư TĐHCN ngành KT điện Phó khoa

51 Phạm Thị Nhung 1981 Kỹ sư KT Điện - Điện tử

52 Nguyễn Hải Đăng 1984 Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử

53 Nguyễn T Thùy Trang 1982 Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử

54 Lê Quang Minh 1984 Kỹ sư CN thông tin

55 Phạm Thị Thu Thủy 1983 Kỹ sư Tin học quản lý

56 Bùi Thị Nụ 1984 Kỹ sư Công nghệ thông tin

57 Phạm T Phương Hồng 1984 Cử nhân Công nghệ thông tin

58 Lâm Vũ 1989 Kỹ sư CNKT điện tử

Khoa Kỹ thuật cơ sở

59 Phạm Quốc Việt 1963 Kỹ sư Ô tô Trưởng khoa

60 Phạm Văn Thi 1981 Thạc sĩ Công nghệ CTM Phó khoa

2

61 Đỗ Thị Minh Lai 1960 Cử nhân Sư phạm kỹ thuật

62 Tạ Thanh Sơn 1979 Cử nhân SP TDTT

63 Phạm Hồng Quang 1959 Kỹ sư KTKT ngành QTKD

64 Đỗ Thanh Mai 1983 Thạc sĩ CN chế tạo máy

65 Tống Quang Trung 1989 Cử nhân SP TDTT

Khoa Lý luận chính trị

66 Nguyễn Quang Duy 1978 Cử nhân KH ngành GDCD

67 Phạm Thị Nương 1982 Thạc sĩ Triết học

68 Trần Thị Huyền 1983 Thạc sĩ Triết học

69 Đỗ Thị Ánh 1983 Thạc sĩ Chính trị

70 Phạm T Thu Phương 1979 Cử nhân KH ngành GD chính trị Trưởng khoa

71 Lương Thị Khanh 1983 Thạc sĩ Lịch sử

Khoa Khoa học cơ bản

72 Trần Thị Châu 1976 Thạc sĩ Hóa học Trưởng khoa

73 Vũ Tiến Dũng 1982 Cử nhân Hóa học

74 Trương Thị Hải Yến 1976 Thạc sĩ Toán học

75 Nguyễn Huyền Ngọc 1979 Cử nhân Toán - Tin học Phó kho

76 Trần Thị Thu Hương 1964 Thạc sĩ Vật lý Phó khoa

77 Hoàng Thị Bích Hồng 1983 Thạc sĩ Vật lý

78 Đỗ Thị Thu Thuỷ 1985 Thạc sĩ Vật lý

79 Nguyễn T Thanh Tâm 1980 Cử nhân Vật lý

80 Bùi Thị Minh Hiền 1978 Cử nhân Văn học

81 Bùi Thu Hương 1976 Thạc sĩ NN Tiếng Anh

82 Nguyễn Bích Hải 1978 Cử nhân NN Tiếng Anh

83 Trần Thị Nga 1981 Cử nhân NN Tiếng Anh

84 Dương Thị Hoài Thu 1979 Cử nhân NN Tiếng Anh

85 Nguyễn Thị Chi 1988 Cử nhân Toán học

Khoa Kinh tế

86 Phan T Thanh Hương 1981 Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý Trưởng khoa

87 Nguyễn T Lan Hương 1978 Thạc sĩ Kinh tế Phó khoa

88 Phạm Thị Hoài 1977 Kỹ sư KT ngành Kế toán

89 Đỗ Ánh Hồng 1984 Thạc sĩ Kế toán

90 Tạ Thị Kim Duyên 1984 Thạc sĩ Kinh tế

91 Phạm Thị Vân 1986 Thạc sĩ Kế toán

92 Nguyễn Thị Dung 1981 Thạc sĩ Kinh tế

93 Vũ Thị Mây 1986 Thạc sĩ Tài chính ngân hàng

3

94 Phạm Việt Hoa 1979 Thạc sĩ Kinh tế

95 Nguyễn Thị Liên 1982 Cử nhân Quản trị kinh doanh

96 Nguyễn Thị Phương 1982 Cử nhân Kế toán

97 Lê Thị Luận 1988 Cử nhân Quản trị kinh doanh

98 Nguyễn T Thanh Thảo 1987 Thạc sĩ Thương mại

99 Mai Thu Hương 1988 Cử nhân Kế toán

100 Nguyễn Thị Thu Hằng 1988 Cử nhân Kế toán DN

101 Trần Thị Hồng 1988 Thạc sĩ Kinh tế

102 Tràn Tuấn Minh 1986 Cử nhân Kế toán

103 Tô Kiên Cường 1978 Cử nhân Quản trị kinh doanh

104 Phạm Thị Yến 1987 Cử nhân Kế toán

4

5.2. Cơ sở vật chất của trường

TT Nội dung Đơn vị tính Tổng sốI Diện tích đất ha 1,7II Diện tích xây dựng m2 8.725III Giảng đường phòng học1 Số phòng học phòng 322 Diện tích phòng m2 1998

IV Diện tích hội trường m2 200V Phòng máy tính1 Số phòng Phòng 042 Diện tích m2 2303 Số máy tính Chiếc 1594 Số máy được nối mạng Chiếc 106

VI Phòng học ngoại ngữ1 Số phòng Phòng 012 Diện tích m2 493 Thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên

dùngThiết bị 75

VII Thư viện1. Diện tích m2 1682. Số đầu sách Quyển 251893 Số chỗ trong phòng đọc Chỗ 96

VIII Phòng thí nghiệm Phòng1 Số phòng Phòng 092 Diện tích m2 3433 Thiết bị thí nghiệm chuyên dùng Thiết bị 1135

IX Xưởng thực hành1 Diện tích m2 33582 Thiết bị thực hành chuyên dùng Thiết bị 952X Ký túc xá1. Diện tích m2 3502 Số phòng Phòng 44

XI Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 450XII Diện tích nhà làm việc m2 1976

HIỆU TRƯỞNG

ThS. Phan Văn Thạch

5

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CẨM PHẢ

* * *

Quảng Ninh, tháng năm 2015

6