19
Bàn thêm về Nguồn gốc người Việt- người Mường”củaTạ Đức Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn Nh à Dân tộc-Âm nhạc học Tóm tắt Sách Nguồn gốc người Việt-người Mường của Tạ Đức (N.x.b Trí thức-2014) cho rằng vùng đất này có tên Giao Chỉ là đất của người Dao- Tên đất là tên người. Còn Người Việt và người Mường xưa nay khác nhau , đều là sự tổng hòa của các nhóm di dân từ phương Bắc : Người Mường vốn là người Mon, Man đến trước, chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên, Người Việt vốn là người Lava, đến sau, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn. Đó là một nhận thức sai trái, lỗi thời phản lại Lịch sử của dân tộc. Bài viết này Tác giả phản bác lại luận điểm sai trái của Tạ Đức, bằng việc dùng những di vật và hoa văn xuất hiện từ thời đồ đá cũ do Tổ Tiên chúng ta sáng tạo để lại trong lòng đất, do giới khảo cổ của ta khai quật trong các di chỉ ở lưu vực sông Hồng đem lại là cùng dòng tư tưởng với phong tục tập quán của xã hội người Kinh đương đại. Di vật và hoa văn là lời nói trung thực, khách quan nhất không thể chối cãi được. Tạ Đức, nhà Dân tộc học nghiên cứu độc lập, năm 1999 đã có sách “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn” trên 400 trang khổ lớn (Hội Dân Tộc học Việt Nam); sách giải mã những hiện vật văn hóa biểu tượng: Đông- Tây, kim - cổ do vài nhà nghiên cứu trong nước, còn lại là các nhà nghiên cứu của thế gới thực hiện. Những giải mã ấy 1

Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Bàn thêm về

“Nguồn gốc người Việt- người Mường”củaTạ Đức

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn Nhà Dân tộc-Âm nhạc học

Tóm tắt

Sách Nguồn gốc người Việt-người Mường của Tạ Đức (N.x.b Trí thức-2014) cho rằng vùng đất này có tên Giao Chỉ là đất của người Dao- Tên đất là tên người. Còn Người Việt và người Mường xưa nay khác nhau, đều là sự tổng hòa của các nhóm di dân từ phương Bắc: Người Mường vốn là người Mon, Man đến trước, chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên, Người Việt vốn là người Lava, đến sau, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn. Đó là một nhận thức sai trái, lỗi thời phản lại Lịch sử của dân

tộc. Bài viết này Tác giả phản bác lại luận điểm sai trái của Tạ Đức, bằng việc dùng những di vật và hoa văn xuất hiện từ thời đồ đá cũ do Tổ Tiên chúng ta sáng tạo để lại trong lòng đất, do giới khảo cổ của ta khai quật trong các di chỉ ở lưu vực sông Hồng đem lại là cùng dòng tư tưởng với phong tục tập quán của xã hội người Kinh đương đại. Di vật và hoa văn là lời nói trung thực, khách quan nhất không thể chối cãi được.

Tạ Đức, nhà Dân tộc học nghiên cứu độc lập, năm 1999 đã có sách “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn” trên 400 trang khổ lớn (Hội Dân Tộc học Việt Nam); sách giải mã những hiện vật văn hóa biểu tượng: Đông- Tây, kim - cổ do vài nhà nghiên cứu trong nước, còn lại là các nhà nghiên cứu của thế gới thực hiện. Những giải mã ấy đúng sai không ai biết, vì không quan hệ gì đến Việt Nam. Theo mạch nguồn ấy, nay cũng từ những cứ liệu thông tin của một số tác giả khảo cổ học phương Tây trong việc kết luận sai trái, thiếu trách nhiệm về Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là không phải dân tộc Kinh của chúng ta. Tư tưởng ấy hòa nhập tư tưởng Đồng hóa của thế lực phương Bắc được đưa lên Intnet, Tạ Đức truy cập xào xáo lại (Nếu không xào xáo như thế thì Tạ Đức không có cuốn sách nào cả!), tạo nên “Nguồn gốc người Việt- người Mường” 800 trang (N.x.b Trí thức 2014), sách vừa công bố lập tức bị nhiều lời phản ứng gay gắt của giới học giả, trong đó có giới Dân tộc học. Những luận điểm sai trái ấy trước đây cũng đã bị các học giả cự phách của nước ta kịch liệt phê phán như G.S.Viện sĩ Phạm Huy Thông và G.S Hà Văn Tấn.

1

Page 2: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Bởi đây là vấn đề hệ trọng, không chỉ thuộc phạm trù nghiên cứu khoa học lịch sử mà đụng chạm đến những vấn đề vô cùng thiêng liêng thuộc về vận mệnh lịch sử nguồn gốc dân tộc và giống nòi của Tổ quốc, đất nước, lòng tự tôn về Tổ Tiên giống nòi là Rồng- Tiên, đã được bao thế hệ hun đúc tạo nên bề dày Lịch sử; Không chỉ bằng lời văn trong sử sách mà cả bằng cứ liệu khảo cổ do Tổ Tiên của chúng ta sáng tạo để lại trong lòng đất với lời Di huấn “Ăn quả phải nhớ người trồng cây”, hoặc “Ăn cây nào phải rào cây ấy” mà nhận thức đầy đủ về Lịch sử cội nguồn của dân tộc: qua hành văn trong sử sách và di vật khảo cổ, nâng lên thành giá trị tổng hợp mới, khẳng định nguồn cội của dân tộc Kinh chúng ta từ khởi thủy cho đến dương đại là một dòng trực hệ. Đó mới là trách nhiệm của cháu con hiếu để với Tổ Tiên, ông bà giống nòi.

Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX trở đi, giới khảo cổ học của ta đã khai quật đưa lên mặt bàn nền văn hóa sông Hồng, chỉ nói riêng vật hèm trống đồng đã làm cho một số nhà khoa học uyên thâm, chân chính của thế giới phải thay đổi nhận thức. Nhà bác học Pháp L.Bezacier có những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn minh Việt Nam, cuối đời, năm 1972 khi hệ thống lại các công trình của mình, trong đó có bộ sách Giáo khoa về khảo cổ học ở Viễn Đông, nhan đề: Việt Nam - Từ tiền sử đến cuối thời Trung Hoa chiếm đóng cũng đã phải thốt lên lời chua chát rằng: Phương Tây sau gần một thế kỷ (giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX) nghiên cứu, hoàn toàn không hiểu, không biết gì chắc chắn cả về nguồn gốc của trống đồng, cũng như về công dụng và ý nghĩa của nó (1). Đến Giáo sư H. H.E.Loofs-Wwiosowa người Australia, gốc Đức từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam (1983), với thuyết Biểu chương vương quyền (regalia) coi trống đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các Tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến bắc Việt Nam để xin ban các trống đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp (2). Còn trước đó, là Fr. Heger, học giả Đức gốc Áo, cố vấn của trường Viễn đông Bác Cổ (EEEO), và Hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông lần thứ nhất năm 1932 ở Hà Nội (ảnh 1a). Trong công trình Những trống kim khí ở Đông Nam Á (1902): khi đó, với 165 chiếc trống đồng ở các bảo Tàng của châu Á, châu Âu và ở các sưu tập của tư gia, Heger khảo tả chi tiết về các yếu tố kết cấu, hình dáng (cao, to, thắt eo) và vẽ lại hoa văn của từng chiếc.Trên cơ sở đó, ông phân trống đồng làm bốn loại, ký hiệu I, II, III, IV và coi trống đồng loại I ra đời đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam (3).

Bởi lẽ, vật hèm trống đồng là đỉnh điểm của nền văn hóa Văn Lang, trong đó khởi nguyên là vật hèm Ngọc Lũ: hoa văn tinh xảo kì bí, giàu sang quyền quý, kiệt tác có một không hai của nhân loại, cho nên khi nói vật hèm (trống đồng) là nói về dân tộc Kinh Việt Nam. Cho nên, các nhà khoa học tài năng, chân chính, đạt tầm kiến thức của các nước mới phát biểu như thế; vì rằng hoa văn khởi thủy (ảnh 2a 2b ) và liên tục đến (ảnh 3a, 3b), hoặc di vật biểu tượng sinh thực khí – Nõ nường (ảnh 4 a 4b) Truyền nối đến thời đương đại là cái cuốc chim và lưỡi cày bướm (ảnh 5a 5b) là một dòng tư tưởng.

Vậy một câu hỏi đặt ra. Tại sao Tạ Đức chấp nhận nền văn hóa sông Hồng là của dân tộc Mã Lai và của người Thái rồi biến thái thành người Mường là là Mon, Man và

2

Page 3: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

người Kinh là Lava còn vùng đất này là của người Dao? Đó là do tính dân tộc non kém, thiếu vững vàng về tri thức, khi bị sa vào một phương pháp luận sai lầm của những nhà nghiên cứu phương Tây thì Tạ Đức trượt dốc lao theo. Vì thế, để làm sáng rõ vấn đề này, theo ý chúng tôi, ta cần tìm hiểu các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam của một số nhà khảo cổ học phương Tây.

1. Những nhận định sai về nền văn hóa sông Hồng

Ngay từ khi những ý kiến sai trái của một số nhà khảo cổ học phương Tây đưa ra, Viện sĩ Phạm Huy Thông đã từng kịch liệt phê phán trong nhiều tư liệu và ở đây rằng: “Người phương Tây trong khi tiến hành công viêc khảo cổ ở Việt Nam, nhưng không hiểu gì về thực địa của vùng ấy; lại càng không biết gì chắc chắn cả về lịch sử xã hội và nguồn gốc của cư dân ở đó, cho nên những giả thuyết của họ đưa ra thường có vẻ có lý, nhưng cũng đều chỉ có cơ sở chủ quan mong manh như thế cả(4).

Tiêu biểu cho tính “chủ quan mong manh” này là nhà khảo cổ học người Thụy Điền OIov Janse trong cuốn “Việt Nam carrefour des peuples et de civilisations” é ,d. France đã kết luận : “Về Việt Nam thì nền văn minh Đông Sơn hình như phần lớn của dân nguyên thủy Mã Lai, và tầng văn minh về sau là của chủng tộc phần lớn nguồn gốcThái”. Trong một số giai đoạn lịch sử người Đông Sơn có quan hệ gắn bó với các nước ở Viễn Đông và các nước có nền văn hóa chính thống như Trung Quốc (Classic) (5). Lời nhận định sai lầm của OIov Janse là nằm trong một số nhận định sai lầm khác của các nhà khảo cổ của phương Tây nói về hoa văn vật hèm Thần Đồng (trống đồng) Đông Sơn, như Hainơ Ghendéc thì khẳng định rằng đó là họa tiết phổ biến của đồ đồng châu Âu như văn hoá Hanxtát ở bắc Âu và phong cách Hy Lạp "(6), còn Cacsgren thì cho từ nghệ thuật sông Hoài của Trung Quốc đưa sang(7)!

Sở dĩ có những sai lầm như thế là do, họ nghiên cứu văn hoá Đông Sơn mà theo phương pháp đồng đạị, bỏ qua lịch đại của nền văn hoá ấy, lại mang nặng tư tưởng xem thường cư dân thuộc địa, nên không thấy những di vật do Chủ nhân là Tổ Tiên chúng ta sáng tạo mà cho từ văn hoá Hanxtát ở bắc Âu và phong cách Hy Lạp, hoặc từ nghệ thuật sông Hoài của Trung Quốc đưa sang, và dân tộc nguyên thủy Mã Lai v.v.

Nhưng căn cứ vào các di vật do ngành khảo cổ của ta đã khai quật được ở nhiều di chỉ ở lưu vực sông Hồng được đánh giá có niên đạị rất sớm thì rõ ràng Tổ Tiên ta người Kinh - Mường đã hình thành từ thời sơ khai là rất lâu dài.Tuy nhiên, do những điều kiện đặc thù về lịch sử của nước ta - với những biến động quá lớn trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế xã hội, lại bị phương Bắc nô dịch hàng ngàn năm, mọi cứ liệu thư tịch, hiện vật đều bị tàn phá, đập nát và xuyên tạc. Phải đến khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ, những bậc Tiên triết của chúng ta nhặt nhạnh từng mảnh vụn chắp nối lại thành Nguồn gốc dân tộc của chúng ta từ Họ Hồng Bàng, sau đó dần dà chắp nối thêm. Cho nên, ngày nay để tìm hiểu đánh giá nguồn gốc hình thành dân tộc, ngoài các tài liệu của các bậc tiền bối sử gia để lại thì còn có yếu tố vô cùng quan trọng, đó là giải mã những hiện vật của các thời kì lịch sử đã khai quật được mà tư tưởng của nó là cùng nguồn với các tập quán, thói quen đã hình thành của các thế hệ người Kinh bằng zen di truyền tồn tại

3

Page 4: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

đến ngày nay. Đó chính là nguồn Lịch sử chính xác nhất: di vật, hoa văn và tập quán là lời nói trung thực, khách quan không thể chối cãi được.

Cũng phải thừa nhận rằng, có một số nhà khảo cổ học của phương Tây chân chính đã để lại những dấu ấn đáng kính nể về khảo cổ học ở Việt Nam. Đến năm 1932, Trường Viễn Đông Bác Cổ, trong đó có học giả Victor Goloubew và nữ học giả Madeleine Colani, đã phát hiện di vật của thời đại đồ đá cũ(8), ở núi Bắc Sơn Thái Nguyên xuất hiện 5 đến 4 vạn năm (9) và bà Madeleine Colani cho khai quật di chỉ Xóm Trại, Lạc Thủy, Hòa Bính, nền nông nghiệp ra đời 10.0000 năm Tr. C.N, cách nền nông nghiệp Lưỡng Hà khoảng 3.000 năm. Hội nghị quốc tế về Tiền sử Viễn Đông lần thứ I tại Hà Nội (1932) công nhận (cứ liệu do Viện Bảo tàng Quốc gia Hà Nội cung cấp, kèm - ảnh 1a). Nhưng OIov Janse không kết hợp, mà lấy hiện vật khảo cổ nằm trong ba, bốn thế kỉ trước và sau C.N - với hiện vật chủ yểu của thời đại đồ đồng, đồ sắt, để khẳng định Chủ nhân của nền văn minh Đông Sơn là dân tộc nguyên thủy Mã Lai và nền văn hóa tiếp theo là của người Thái. Lời nhận định sai của OIov Janse, nhưng lại có sức nặng bởi sự “bảo lãnh” của Viện Bảo tàng Quốc gia Pháp và Viện Bảo tàng Quốc gia Mỹ. Hai Viện Bảo tàng ấy đã ủy thác cho ông nhiệm vụ khảo cổ ở Đông Dương và Đông Nam Á, tiến hành từ tháng 10 năm 1934 – đến tháng 8 năm 1940. Sau đó OIov Janse sống ở Mỹ với tư cách là Giáo sư danh dự, cán bộ Bảo tàng và hợp tác với UNESCO (10).

Trước đó, những năm cuối thập kỉ 40 của thế kỉ 20, OIov Janse từng thuyết giảng truyền bá những nhận định ấy cho các Trường Đại học ở Sài Gòn, cho nên sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (Sài Gòn 1963) dẫn lại nguyên xi ý kiến ấy. Đến khi sang Mỹ, OIov Janse giảng ở các Trường Đại học của Mỹ, của Pháp. Mặc dù ý kiến ấy sai, nhưng có sự “bảo lãnh” thì tất cả các nhà khoa học của châu Âu đều nghe và dẫn lại, rồi xào xáo, gia cố và cụ thể hóa các chi tiết bằng việc thay đổi tên dân tộc Mã Lai, chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn, thành dân tộc Mon, Man, Lava rồi Hồ Động Đình nước Xích Qủy, Xuy Vưu, vua Kinh Dương Vương v.v, và đúc chiếc trống đồng hai mặt như trống da (ảnh 1b), là do sau khi Mã Viện gọi loại vật hèm ấy của dân tộc Kinh là trống đồng (đồng cổ) được ghi trong sách Hậu Hán thư. Đó là một từ mới. Cho nên đến nay các từ điển Trung Quốc cổ điển giải thích từ điều “Đồng Cổ” như Từ Nguyên đều dẫn đoạn văn Truyện Mã Viện (11). Vì thế, nó không thể có hàng mấy ngàn năm trước Công Nguyên được như Tạ Đức nói, hoặc con cóc, thế giới gọi là con ếch. Không xào xáo như thế thì họ không có sách. Đến nay phương tiện Internet trợ giúp thì những xào xáo dựa theo nhận xét của OIov Janse nó như vật phẩm phong phú đặc sắc trong “siêu thị” về văn hóa học, khảo cổ học, dân tộc học.Tạ Đức nhặt về “xào xáo” thành món hàng hiếm quý Nguồn gốc người Việt- người Mường, “món hàng” mà hiện nay mọi người ở nước ta đang háo hức muốn biết về Tổ Tiên của mình. Nhưng không may cho độc giả là Tạ Đức nhặt phải “hàng rởm”, như chính tác giả tự công nhận, là 50% nguồn tư liệu tham khảo, lại khai thác từ internet (trang 15) - không nhặt thế thì không có đầu sách này.

4

Page 5: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Ảnh 1a. Hội nghi Viễn Đông. Ảnh 1b. Trống đồng Xuy Vưu.

Về vật hèm (trống đồng) thì mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc, vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc gậy, cái nón của Chử Đồng Tử–Tiên Dung (Việt Nam). Về sau chiếc gậy, cái mũ ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Miện: Khi bị lột mũ Miện, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu trưng Vương quyền. Đến thời cổ đại, khi có tổ chức Nhà nước, thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua, như Đỉnh đồng thời nhà Thương Trung Quốc và Thần Đồng- Ngọc Lũ của vua Hùng Văn Lang. Đặc biệt hoa văn Thần Đồng-Ngọc Lũ từ thời chưa có chữ viết, bằng những kí hiệu “mật mã” tạo nên hàm nghĩa bản Sử thi của dân tộc Kinh-Văn Lang biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người; Đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng Tuyên bố thành lập nước Văn Lang- Tức là bản Tuyên ngôn trong ngày thành lập nước (xem chú thích 21).

2. Bốn điểm sai của Tạ Đức

Những sai trái trong sách của Tạ Đức Trần Trọng Dương có bài viết trích dẫn từng mục (Trang điện tử Văn hóa Nghệ An), bài viết này chúng tôi chỉ nêu khái quát bốn điểm sai trái của Tạ Đức, rồi dẫn chứng bốn điểm về di vật và hoa văn khảo cổ của địa vực sồng Hồng để chứng minh luận điểm sai của Tạ Đức như sau:

Điểm thứ nhất. Tạ Đức cho rằng : Người Việt và người Mường từ xưa đến nay luôn là hai tộc người khác nhau và đều là sự tổng hòa các nhóm di dân từ phương Bắc. Người Mường vốn là người Mon, Man hay Mân Việt, là di dân đường biển, đến trước, chủ nhân của các văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun. Người Việt vốn là người Lava hay Lạc Việt, đến sau, là chủ nhân chính của văn hóa Đông Sơn (Tạ Đức, Book Hun ter).

Nguyên điểm này Tạ Đức gần như đã phủ định những tài liệu Lịch sử của dân tộc đã được hệ thống lại trong bốn tập sách Hùng Vương Dựng Nước- lại được chứng minh bằng hệ thống Di vật khảo cổ do Tổ Tiên chúng ta dân tộc Kinh sáng tạo: Di vật và hoa văn là “bộ sử” tuyệt đối chính xác; dấu ấn về bản sắc, tư tưởng và hành xử trong phong tục tập quán của một dân tộc được xác lập ngay từ khởi thủy, thể hiện trong từng di vật văn hóa hằng số chẵn (đôi và Tứ) hướng đầu sang bên phải. Đó là những “viên gạch” đặt nền móng cho tầng văn minh đồ đồng Đông Sơn. Thế mà Tạ Đức cho “người

5

Page 6: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Lava hay Lạc Việt đến sau tạo ra, nền văn hóa Đông Sơn. Vậy họ là vị “thần Đèn” chăng, chẳng cần thời gian chuẩn bị !

Điểm thứ hai. Tạ Đức cho Thánh Gióng chính là vị thần Trống Đồng-Thần Chiến tranh-Thần Bảo hộ, một biểu tượng của Xuy Vưu-Xích Quỉ-Viêm Đế, Ông Tổ huyền thoại của người Bách Việt; dẫn chứng một chiếc trống đồng đúc theo kiểu trống da (ảnh 1b), lối đúc này chỉ được ra đời sau khi Mã Viện gọi vật hèm Ấn tín và báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương là đồng cổ (trống đồng trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43 C.N).

Dân tộc ta chưa bao giờ coi Thánh Gióng là Thần trống đồng cả mà tôn vinh trống đồng là vị Thần Đồng, từ thời Văn Lang, vua Hùng đã cho lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định -Thanh Hóa, đến nhà Lý có đền thờ vọng Ngài ở sau chùa Thánh Thọ, nay là 353 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, vua Lý Thái Tông (1028-1054) phong cho Ngài là Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Đại Vượng, cho nên chỉ nước ta mới có đền thờ Ngài, còn bên Xuy Vưu, Xích Quỷ Viêm Đế làm gì có đền thờ Ngài. Về đề tài này, trước đây Tạ Đức có bài Trống đồng một nhạc khí bằng chứng rõ ràng. Sau khi dẫn cứ liệu đánh trống đồng của vùng Lưỡng Quãng (viết trống đồng Việt Nam mà lấy tư liệu bên xứ Quảng), sau lại dẫn tiếp ở sách Đại Nam nhất thống chí-mục Thanh hóa chí rằng: Ngày xưa vua Hùng đi đánh Chiêm Thành ban đêm đóng quân ở núi Khả Lao nằm mộng thấy một vị Thần xin đánh trống đồng giúp vương đánh thắng…(12) Điểm sai ở đoạn trích dẫn này là Hùng Vương đi đánh Chiêm Thành, nhưng nước Chiêm Thành mới có ở thế kỉ thứ VI. C.N(13). Chúng tôi phê phán điểm sai ấy, nên N.x.b Thuận Hóa 2006 in Đại Nam nhất thống chí đã bỏ đoạn đó. Dẫn lại điểm này để thấy Tạ Đức hễ thấy cứ liệu là dẫn lấy được, không cần biết đúng sai. Bản tính ấy của Tạ Đức vẫn thể hiện trong “Nguồn gốc người Việt- người Mường”.

Điểm thứ ba. Tạ Đức cho thuật ngữ Giao Chỉ là đất của người Dao-tên đất là tên người. Nghĩa Là vùng đất hiện nay chúng ta dang sinh sống theo Tạ Đức là đất của người Dao (facebook Tạ Đức).

Thuật ngữ Giao Chỉ do người Trung Quốc đặt ra để gọi người Lạc Việt. Chữ Giao (交 ) nghĩa là giao nhau, qua lại, kết hợp với nhau (lãnh địa gần kề với Trung Quốc). Ý kiến quan trọng khác, chữ Giao trong Giao chỉ liên quan đến Giao Long là một linh vật của vùng này mà sau này phổ biến rộng rãi hơn trong vùng được biết như là con Rồng. Riêng chữ Chỉ không được giải nghĩa từ đầu (nghĩa của từ Chỉ sau tự suy đoán rồi thống nhất.)

Vậy ở đây, phải chăng để hiểu thuật ngữ Giao Chỉ cần tìm về tư duy của người Kinh là đôi, thể hiện trong các đôi biểu tượng văn hóa và đôi trong ngôn ngữ là từ “láy”. Như: đi đứng, cây cối thì từ “đứng” và từ “cối” là không có nghĩa. Cho nên, khi người Trung Quốc gọi lãnh thổ của dân tộc ta là “Giao” thì họ giải thích từ Giao còn “chỉ” là từ láy thêm vào sau, hoặc sự kiện nhà Tây Hán (năm 110 Tr.C.N) đưa quân vượt núi Ngũ Lĩnh chiếm vùng Lĩnh Nam, cả vùng đất rộng lớn này trong đó có đất Giao Chỉ (14)

nhà Hán thiết lập thành một Châu, trụ sở của Châu đặt ở Luy Lâu (Dâu) đất của Giao Chỉ nên gọi là Giao Châu. Ở đây từ Giao là đủ nghĩa, không cần Giao Chỉ Châu.

6

Page 7: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Vậy Giao Chỉ thì Giao là “gi” nghĩa là gần kề, giao nhau, còn người Dao thì Dao là (d trên) là như ca dao, vài câu thơ - nó không có nghĩa rộng, sâu sắc như Giao (g dưới) là giao thoa, giao nhau, giao hữu v.v.

Điểm thứ tư. Những hiện vật và hoa vănTạ Đức dẫn trong “Nguồn gốc người Việt- người Mường” là của các vùng người Việt hiện nay nằm ở phía Nam Trung Quốc: Di vật mặt người (ảnh 2 a) và đồ ngọc Chiết Giang (ảnh 2b), thần thái của nó khác hẳn hoàn toàn thần thái di vật và hoa văn ở vùng châu thổ sông Hồng, ngay chiếc rìu xéo của vùng sông Hồng (ảnh 2c). Chiếc rìu xéo (ảnh 2c) Tạ Đức cho là của người Việt vùng Chiết Giang, nhưng thần thái của nó khác xa hình mặt người (ảnh 2a) và đồ ngọc (ảnh 2b) thì nó là cùng dòng với (ảnh 2e) của vùng châu thổ sông Hồng và hướng sang bên phải. Loại rìu xéo ấy hiện tại cư dân ở vùng châu thổ sông Hông vẫn đang sử dụng với các tên gọi như: mai, mống, vòi (15) .

Ảnh 2a. Mặt người. Ảnh 2b. Đồ ngọc Chiết Giang . Ảnh 2c và 2e. Rìu sông Hồng

Thế mà Tạ Đức biện luận rằng: Con cháu của người Việt Hà Mẫu Độ là người Việt Lương Chử, chủ nhân của văn hóa Lương Chử (3400-2250 TCN) ở Giang Tô -Thượng Hải- Chiết Giang. Ba đồ ngọc tiêu biểu của văn hóa Lương Chử là rìu Việt, ống Tông và đĩa Bích. Ống Tông và đĩa Bích chính là nguyên mẫu của Bánh Chưng-Bánh Dày. Từ chỉ ống Tông và đĩa Bích trong tiếng Hoa có gốc từ hai từ chỉ Vuông-Dẹt trong tiếng Việt Nam. Người Lương Chử đã có tục thờ Rồng-Chim, cội nguồn của hai biểu tượng Lạc Long-Âu Cơ, của các khái niệm Con Lạc-cháu Hồng, con Rồng-cháu Tiên ẩn chứa niềm tự hào sâu sa của người Việt (Book Hunter Club). Sai trái qúa đỗi, khi Tạ Đức cho ống Tông đĩa Bích là nguyên mẫu của Bánh Chưng-Bánh Dày. Với lý luận kiểu ấy thì chuyện Tấm Cám Tạ Đức sẽ cho chúng ta lấy của thế giới.

3. Nguồn gốc của các loại rìu

Chiếc rìu xéo là của người Kinh, nhưng trong thời kì người Hán đang hình thành chữ viết, họ thấy chiếc rìu xéo (ảnh 3 a) mà tạo ra chữ việt (ảnh 3 b) rồi gọi tất cả các dân tộc ở phia Nam sông Dương Tử là người Việt –Bách Việt. Vậy tên Việt ấy không dính líu gì đến dân tộc Kinh chúng ta. Nhưng một số người phương Tây sau này nghiên cứu về văn hóa vùng Nam sông Dương Tử lại cho chiếc rìu xéo ấy là của người Việt ở vùng ấy, ngay các tác giả của ta cũng hùa theo dẫn lại nhận xét ấy, như Trần Quang Trân trong sách Nghiên cứu Việt Nam thời tiền sử , dẫn tư liệu củaTrần Ngọc Thêm (16) thì Tạ Đức

7

Page 8: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

cũng theo đó mà lấy văn hóa của dân tộc Kinh chúng ta trao cho các dân tộc Việt ở vùng Chiết Giang

Ảnh 3 a. . Ảnh 3b. .. Ảnh 3c

Sự ra đời chiếc rìu xéo là Tổ tiên ta còn cho biết nguồn gốc của nó. Đó là khi lội xuống bùn đặc, nhắc chân lên thấy dấu chân trong ấy, cho nên người xưa đã tạo ra chiếc rìu như dấu chân có hoa văn (ảnh 3 c) để làm kỉ niệm. Loại rìu xéo có hoa văn là không chặt bổ được vì có 25% nguyên liệu chì –chì mềm điền đầy hoa văn. Còn loại rìu xéo để chặt bổ là có 20 % kim loại thiếc - thiếc cứng và không có kim loại chì (xem chú 20).

Vậy, để đánh giá nguồn cứ liệu với những hiện vật biểu tượng mà Tạ Đức đã dẫn là sai, là áp đặt cho nền văn hóa của dân tộc Kinh của chúng ta thì phải có một nguồn cứ liệu đích thực, chắc chắn do Chủ nhân là Tổ Tiên của chúng ta - dân tộc Kinh (Việt) - sáng tạo từ cuối thời đồ đá cũ sang đồ đá mới, đến đồ đồng và truyền nối đến thời đương đại cả về hình dáng và tư tưởng của biểu tượng là một dòng. Đó mới là “Nguồn gốc của người Việt-người Mường”. Hiện vật và hoa văn là lời nói khách quan trung thực nhất, chí ít cũng từ cuối thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, nhằm chứng minh cho sự sai trái của Tạ Đức để độc giả lớp trẻ cảnh tỉnh về những nguồn thông tin “rởm” trong Nguồn gốc người Việt-người Mường.

4. Vật biểu tượng khởi thủy và đương đại ở châu thổ sông Hồng là một dòng tư tưởng

Cũng cần nói thêm về việc tôn vinh nơi SINH RA con người là của cả nhân loại, nhưng riêng người phương Đông còn lấy đó làm bùa chú trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa cho cộng đồng: Ấn Độ gọi là Linga Yony (17) hóa thân thành thần Siva, vị thần đánh đông, dẹp bắc diệt trừ cái ác, bảo vệ điều thiện cho con người (ảnh 4).

Ở Trung Quốc gọi là Sinh thực khí, trong Hán tự biểu tượng bằng chữ “tổ” ( ) trong chữ “tổ” có bộ thả ( ) nguyên ý là chỉ bộ phận sinh thực của nam giới (tượng hình) (18). Song ở các nước đó chỉ thờ cúng hiện vật nơi sinh ra con người thôi, còn dân tộc ta người Kinh gọi là Nõ nường, lấy đó làm cơ sở xây dưng nền tảng văn hóa tư tưởng của dân tộc và xuất hiện rất sớm.: Ảnh dưới đây là chỗ sinh đẻ của người mẹ, gọi là hình “Oa” (ảnh 5).

8

Page 9: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Ảnh 4. Thần Siva. Ảnh 5 : Hoa văn hình “Nường” (Oa)  Phùng Nguyên và hình hài nhi.

Hình “Oa” được biểu tượng thành giếng “Oa” làm vật linh thờ cúng, đặt dưới gầm bàn thờ trong hậu cung của các ngôi đền – đình: ở Hà Nội là đền Cây Si, chùa Xã Đàn (Đống Đa), đình Phú Gia (Từ Liêm), đình Tây Đằng (Ba Vì), đình Hồng Lô (Phú Thọ) (19) vv.. Giếng “Oa” là cơ sở tạo nên vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ hình người mẹ thắt dáy lưng ong(20).

Việc ra đời vật hèm Thần Đồng- Ngọc Lũ là một hiện tượng "đột biến" của nền văn hoá Sông Hồng đến giai đoạn văn minh Đông Sơn- Sự đột biến, nhưng là kết quả của cả quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá tư tưởng của dân tộc Kinh-Văn Lang cư ngụ ở châu thổ sông Hồng. Vậy để có vật hèm Ngọc Lũ, Tổ Tiên chúng ta - dân tộc Kinh - phải trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, từ khởi thủy là hoa văn Núi Đọ Thanh Hóa (ảnh 6 )- ở ảnh 6 này số lượng (cánh sao) chưa rõ.

Ảnh 6: nguồn Hoàng Xuân Chinh Tiếp theo là hoa văn của Thanh Hóa giai đoạn cao hơn cùng với hoa văn ở Phùng Nguyên Phú Thọ (ảnh 7 a, b, c ) hình a tìm thấy ở khu mộ Đông Sơn, các cánh chưa rõ, nhưng đến hoa văn Phùng Nguyên hình b gần rõ 12 cánh và hình c là 14 cánh. Hình 14 cánh văn hoá Phùng Nguyên nó là cơ sở của hình 14 cánh trên hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ (Hà Văn Tấn).

Ảnh 7 a,b,c. Ảnh 7 a Nguồn của V.Gôlubép (V.Goloubew chân dung ở trang sau), ảnh 7 b và 7 c Nguồn của Hà Văn Tấn, sách “Theo dấu các văn hoá cổ”, Nxb Khoa học xã hội, 1998- hình 3 a trang 602, hình 3b trang 612 và hình c hình 34 trang 659.

9

Page 10: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Tiếp sau là các vùng văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun mà đỉnh cao là nền văn hóa Đông Sơn thì mạch nguồn Đông Sơn sẽ tỏa sáng cho nền văn hóa tiếp theo (xem chú 21).

5.Thời điểm xuất hiện văn hoá biểu tượng Nõ nường

5.1. Chứng tích

Chứng tích là đôi thỏi đá hóa thạch phom hình người (ảnh 8,a ) do Trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện, trong đó có người Pháp gốc Nga Victor Goloubew (chân dung a) và đôi bàn nghiền bằng đá ở các hang động Hòa Bình (ảnh 8,b) do Bà Madeleine Colani ( chân dung b) và giới Khảo cổ Việt Nam phát hiện.

Victor Goloubew (internet) Madeleine Colani (internet)

Ảnh 8a . Đôi thỏi đá: Ảnh 8b . Đôi bàn nghiền bằng đá Bảo tàng.

Nguồn Trần Tiêu- Đăng Kỉnh. Ảnh của tác giả.

Tư tưởng văn hóa Nõ nường xuất hiện từ thời khởi thủy, truyền nối đến thờ đương đại là cái cuốc chim (ảnh 9 a) và lưỡi cày bướm (ảnh 9b)..

10

Page 11: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Ảnh 9a. Cái cuốc chim: Ảnh 9 b: Lưỡi cày bướm:

Ảnh của tác giả Nguồn của Hà Văn Tấn

5.2. Ngôn ngữ

Đại từ nhân xưng thân tộc cũng gọi theo tên Nõ nường. Đứa bé sanh ra đặt tên: Cò- Hĩm. Cha mẹ của đứa bé cũng gọi theo tên con là anh chị Cò, anh chi Hĩm, cụ già 80 tuổi có đứa cháu trai thì gọi là Cụ Chắt Cò. Thậm chí đến nơi cư trú, ngôi nhà cũng gọi là ở “hẽm” nọ “hẽm” kia ; “hẽm” chuyển thành “hèm” trong tục hèm của lễ hội; “hèm” là vật linh, bùa chú; hèm là từ khóa: kiêng dè, cấm kị húy. Cũng từ đó mà Hồ Xuân Hương chuyển thành, Hẽm trống, Khe trạo, lạch đào nguyên.

5. 3. Biểu tượng văn hóa thuộc hằng số chẵn: 2, 4. 8.

Dân tộc ta quan niệm hằng số lẻ là số chết, nhất là số 3. Thể hiện ở câu ca: Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3/ Đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn. Cho nên lập mâm ngũ quả và thắp hương 1 cây 3 cây là dùng cho người chết - Tổ tiên.

Còn lại mọi biểu tựng đều là 2, 4, 8 (đôi, tứ, tám): Đôi thỏi đá phom hình người (ảnh 8a), đôi bàn nghiền bằng đá hình ba góc (ảnh 8b), truyền nối đến đương đại là cái cuốc chim (ảnh 9a) lưỡi cày bướm (ảnh 9b), đôi chữ “S” (ảnh 10a) đôi rồng trên tang Thần Đồng Ngọc Lũ (ảnh 10b); Hằng số 4. bốn người trên hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ (ảnh 10c); Tứ linh, Tứ bình, Tứ quý, Tứ bất tử v.v. Hằng số 8, là 8 binh khí thờ ở đền quan Võ (ảnh 10e).

Ảnh 10 a. đôi chữ S. Ảnh 10b đôi rồng. Ảnh 10c. 4 người 4 vật. Ảnh 10e . 8 binh khí

11

Page 12: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Cỗ bàn trong đãi khách cũng tiến hành theo 2 món và 4 món. Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính ghi: Cỗ mặn 2 món thit lợn và thịt bò. Cổ chay 4 món: Đĩa mứt, đĩa mía, đĩa lạc luộc, đĩa trám (xem chú 20). 5. 4. Hướng vận hành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ

Người châu Âu và người phương Bắc đều vận hành vòng tròn theo chiều xuôi kim đồng hồ và khi gọt vỏ trái cây họ đặt lưỡi dao quay vào. Còn người phương Nam trung tâm là người Kinh vận hành vòng tròn theo chiều ngược kim đồng hồ, nên gọt vỏ trái cây đặt lưỡi dao quay ra. Tinh thần đó của người Kinh xuất hiện từ khởi thủy, như đôi thỏi đá hướng sang bên phải (ảnh 3) và đôi chữ “S” cũng thế. Đến thời đồ đồng được ghi lại trên hoa văn Thần Đồng tiêu biểu là Thần Đồng (trống đồng) Ngọc Lũ rồi truyền nối đến thời đương đại. Đó là vận hành trong lễ hội, hoặc xay lúa, dần sàng gạo, xoay bàn làm đồ gốm, đi thể dục quanh bờ hồ. v.v. Tâm thức vận hành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đã thấm vào máu thành zen di truyền. Khi đứng dậy đi, là chân phải bước trước. Điều ấy bắt đầu từ thuở bé mới tập đi, không ai dạy. Qua hiện tượng ấy, để thấy zen di truyền là đặc điểm về bản sắc của một dân tộc.

Một chuyện vui các cụ kể lại. Thời Pháp, lính Khố đỏ tập đi đều. Người Pháp bước chân trái trước, nhưng lính người Kinh nghe hô đi đều bước, thì đưa chân phải trước. Người Pháp phải cho buộc cái lá chuối bên chân trái. Hô đi đều –lá chuối, mãi mới tập được –bước chân trái trước. Nhưng con của người lính ấy mẹ nó sinh ra nó vẫn theo máu di truyền của dân tộc bước chân phải trước. Kể dài dòng để nói người Kinh từ khởi thủy đến đương đại là một dòng.

Biểu tượng Hình mặt người (ảnh 2a) và Đồ ngọc (ảnh 2b ) của người Ngô Việt vùng Lương Chử Chiết Giang thì thần thái và hoa văn không giống thần thái hoa văn đôi chim trên nóc nhà sàn châu thổ sông Hồng (ảnh 11a) và Đồ ngọc (ảnh 11b) Đồ gốm (ảnh 11c), Đôi rắn quấn nhau nuốt voi (ảnh 11 e) .

Ảnh 11a. Đôi chim. Đồ ngọc.Ảnh 11 b. Ảnh 11c. Đồ gốm. Ảnh 11e. Đôi rắn quấn nhau. Những hiện vật biểu tượng của nền văn hóa sông Hồng chúng tôi trích dẫn ở bài

viết này thì thần thái của những biểu tượng ấy khác hoàn toàn thần thái trong biểu tượng

12

Page 13: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

của Tạ Đức dẫn ở Nguồn gốc người Việt- người Mường.

6. Nhận xét các biểu tượng đã dẫn

Ý thức, tình cảm chỉ đạo hành vi. Đó là người Kinh lấy hiện vật nơi SINH RA con người đặt làm nền tảng cho việc xây dựng nền văn hóa tư tưởng của dân tộc (không có dân tộc nào làm như thế), cho nên hiện vật biểu tượng ở địa vực sông Hồng xuất hiện từ 5 đến 4 vạn năm đều biểu tượng Nõ nường: đôi thỏi đá phom hình người- đôi bàn nghiền bằng đá hình ba góc vẫn truyền nối đến thời đương đại ở trong đời sống của người Việt (Kinh) là cái cuốc chim và lưỡi cày bướm. Về hính dáng và thần thái của biểu tượng nó hoàn toàn khác hiện vật biểu tượng văn hóa của cư dân người Bách Việt ở phia Tây Nam của Trung Quốc.

Về nguồn Zen di truyền là tư tưởng vận hành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ khi dừng lại là hướng sang bên phải có từ đôi thỏi đá hóa thạch phom hình người (ảnh 8 a) và đôi chữ “S” (ảnh 10 a) Truyền nối trong đời sống: xay lúa, dần sàng gạo, bàn nghiền làm đồ gốm cổ và đi tập thể dục trên bờ hồ đều theo chiều ngược kim đồng hồ, điều đặc biệt là đứa trẻ mới tập đi thì chân phải bước trước- nguồn Zen di truyền thật là điều huyền bí.. Đã tạo bản sắc của dân tộc Kinh ở Việt Nam. Phong tục, tập quán diễn ra hàng ngày quá đơn giản, nhỏ nhặt nhưng khi tập hợp lại nâng lên thành giá trị tổng hợp mới. Đó là ý thức, tình cảm tạo nên hành vi.

Chúng ta, hậu duệ của dân tộc Kinh, phải bảo vệ Tổ Tiên nòi giống của mình. Không nên nghe số người nói sai để có sách, nếu họ không nói sai bằng việc xào xáo cái sai ban đầu của OIov Janse thì họ không có cuốn sách nào cả. Hai cuốn sách lớn của Tạ Đức chỉ có công tập hợp tư liệu của các tác giả nước ngoài qua Intnet: sách trước là giải mã hầu hết các biểu tượng của các nước, cho nên sai đúng mình không biết, nhưng sách sau là nguồn tư liệu sai khi nói về Nguồn gốc người Việt-người Mường.

Bởi lẽ ý nghĩa của các công cụ, đồ vật và hiện vật biểu tượng văn hóa ở địa vực sông Hồng do Tổ Tiên của chúng ta sáng tạo thì ý niệm được truyền nối trong tiềm thức, ăn sâu vào cõi vô thức của từng thế hệ. Như biểu tượng “Đôi rắn quấn nhau nuốt voi” (ảnh 11e) thì chúng ta mới hiểu ý nghĩa còn người ngoài làm sao giải mã được. Đôi rắn cuốn nhau là biểu tượng dây Tơ hồng- dây Tơ hồng là hình ảnh của đôi vợ Chồng: Thuận vợ thuận chồng tát bề đông cũng cạn, hồ nuốt con voi thì thấm vào đâu. Biểu tượng ra đời nhằm trấn an, ở thời Tổ Tiên chúng ta kiếm sống trong rừng, phải có tính cộng đồng thì sẽ giết được loài ác thú hại người.

Như vậy, việc nhận thức về nguồn gốc người Việt người Mường là cả một hệ thống cấu trúc gồm bốn yếu tố: Một là sử sách; Hai là ngôn ngữ; Ba là tập tục; Bốn là di vật. Trong đó di vật xuất hiện từ thời đồ đá cũ truyền nối đến đương đại là là một dòng tư tưởng- Tức là hiện vật Nõ nường và cái cuốc chim –lưỡi cày bướm (ảnh 8 a,b).

Kết luận: Văn hóa Ấn Độ là kiến trúc đền đài điện ngọc cao sang, văn hóa Trung Hoa là chữ nghĩa giả sử - sử sách tàng thư, văn hóa Việt Nam là biểu tượng sâu xa thâm thúy minh triết.

13

Page 14: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

Bài viết này đáng lẽ phải có từ năm 2014, nhưng chúng tôi bận hoàn thành sách Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường nên nay mới có.

Tư liêu tham khảo và trích dẫn

1. Dẫn theo Phạm Huy Thông Lời giới thiệu sách Dong Son Drums in Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 1998, tr274.2. H.H.E Looc—Wiosowa. The distribủrion of Dong Son drums :somes thoughts in Peter Snoy (cd) Ethnologie und Geshiete (Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ) Trong Perter ( chủ biên) “ Dân tộc học và lịch sử ” Wicsbaden 1983 tr 410-417. Dẫn theo Lịch sử tư tưởng Việt Nam ..3. P.Heger, Những trống kim khí ở Đông Nam Á (chữ Đức) Laixich, 1902, bản sao lưu tại Viện bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Ngô Thế Phong cung cấp.

4. Phạm Huy Thông, Lời giới thiệu sách Dong Son Drums in Việt Nam,N.x.b Khoa học xã hội Hà Nội 1998 tr 274.

5. R.Hainơ Ghenđéc (R Hecine Geldern): Vấn đề người Tokhara và cuộc thiên di từ biển Đen (chữ Dức)- .Thế kỷ, 1951, tập 2 tr 233- 244, dẫn theo Hà Văn Tấn Theo dấu các văn hoá cổ s.đ.d. tr 566..6. B. Cácgren ( B. Kagren ) Niên đại của văn hoá Đông Sơn sớm (chữ Anh )-Tạp chí Bảo tàng cổ vật Viễn Đông , số 14 Xốckhôn. 1942 tr 8, dẫn theo Hà Văn Tấn Theo dấu các văn hoá cổ s.đ.d.tr 641...

7..Lịch sử tư tưởng Việt Nam Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam Viện Triết học, N.x.b.K.H.X.H Hà Nội 1993 tr 38-40.

8. Bảo tàng lịch sử Quốc gia Hà Nội ghi tại nơi trưng bày hiện vật văn hóa thời đồ đá cũ Di chỉ núi Bắc Sơn Thái Nguyên.9.OIov Janse, Bí mật của cây đèn hình người, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 200tr 2.10. Phạm Việp, Hậu Hán thư, bản chữ Hán (ký hiệu H.T.V-51) mục truyện Mã Viện 8 (10) Thư viện Viện Sử học Việt Nam 38 Hàng Chuối Hà Nội.11.Nguyễn Duy Hinh, Trống đồng quốc bảo Việt Nam N.x.b Khoa học xã hội 2001tr 18.12 . Kỉ yếu Hội thảo khoa học Trống đồng với văn hóa Việt Nam Trung tâm Văn hóa người Cao tuổi Việt Nam Hà Nội tháng 12/ 2008, tr 72.13. Văn hóa Chăm,N.x.b Khoa học xã hội T.P.H.C.M. 1992, tr 14. 14. Đại Việt sử kí toàn thư N.x.b. Văn hóa T.T. 2003 Tập 1 tr 210.

15. Diệp Đình Hoa, Người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, N,x.b Khoa học xã hội Hà Nội 2000, tr 38 16. Trần Quang Trân , Nghiên cứu về Việt Nam trước Công Nguyên N.xb Thanh niên 2001, tr 25-3017.Kiều Ngọc dịch, Tập tục dâ gian và ý nghĩa tượng trưng của hoa sen,Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 1 /1994, tr 24-27.

14

Page 15: Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức

18.Trần Chí Lương (Trung Quốc), Đối thoại với Tiên triết về văn hoá phương Đông thế kỉ XXI, N.x.b Đại học quốc gia Hà Nội 1999 tr 49.19. Nguyễn Ngọc Chương, Trầu cau Việt điện thư, N.x.b T.P.H.C.M 1997, tr 170.

20. Dương Đình Minh Sơn Văn hóa Nõ Nường N.x.b. Kkoa học xã hội 2008.

15