Transcript
Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020

BỘ MÔN : TOÁN - KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

A. Đại số: Ôn đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.

B. Hình học:

1. Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP

A. Đại số:

Bài 1. Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 3; 5; 7. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu

tổng số tiền lãi là 450 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã đóng?

Bài 2. Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 7 thì y = 10.

a) Tìm hệ số tỉ lệ nghịch của y đối với x.

b) Hãy biểu diễn y theo x.

c) Tính giá trị của y khi x = 5; x = 14.

B. Hình học:

Bài 1. Cho ABC có . Đường thẳng AH vuông góc với BC tại H. Trên đường vuông góc với

BC tại B lấy điểm D không cùng nửa mặt phẳng bờ BC với điểm A sao cho AH = BD.

a) Chứng minh AHB = DBH.

b) Hai đường thẳng AC và DH có vuông góc với nhau không, tại sao?

c) Tính góc ACB biết

Bài 2. Cho ABC có , M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm K sao

cho MK = MA.

a) Tính số đo của góc ACK.

b) Vẽ về phía ngoài của ABC các đoạn thẳng AD, AE sao cho AD vuông góc với AB và AD =

AB, AE vuông góc với AC và AE = AC. Chứng minh rằng CAK = AED.

c) Chứng minh MA vuông góc với DE.

III. Kiểm tra, đánh giá của giáo viên.

Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

HS ôn lại lý thuyết các bài sau:

- Sự nhiễm điện do cọ xát.

- Hai loại điện tích.

- Dòng điện – Nguồn điện.

- Chất dẫn điện – Chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

- Sơ đồ mạch điện

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

2

II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP

A- Trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng :

Câu 1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách.

A. Cọ xát vật. C. Nhúng vật vào nước nóng.

B. Cho chạm vào nam châm. D. Cả b và c.

Câu 2: Nếu vật A hút vật B; vật B hút vật C thì:

A. Vật A và C có điện tích cùng dấu. C. Vật A và C có điện tích trái dấu.

B. Vật A, B, C có điện tích cùng dấu. D. Vật B và C trung hòa về điện.

Câu 3. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích

dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

A. Nhận thêm electrôn. C. Mất bớt electrôn.

B. Mất bớt điện tích dương. D. Nhận thêm điện tích dương

Câu 4. Trong các chất sau chất nào dẫn điện?

A. Không khí (ở điều kiện thường) B. Thủy tinh. C. Thép. D. Cao su.

Câu 5. Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

B- Tự luận :

Bài 1: Hãy giải thích các hiện tượng sau :

a) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm

này có tác dụng gì?

b) Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày khô hanh, khi cởi áo khoác ngoài bằng len, dạ

hay sợi tông hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách cách nhỏ. Nếu ở trong buồng tối còn thấy các

chớp sáng li ti. Giải thích hiện tượng trên ?

Bài 2: Một mạch điện gồm : Hai pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn Đ1, Đ2 Đ3, ba khoá K1, K2 K3 và một số

dây dẫn.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên trong trường hợp cả ba đèn cùng SÁNG, biết:

- Nếu đóng K3 thì cả ba đèn cùng sáng

- Nếu đóng K3, K1 và mở K2 thì đèn Đ1 và Đ3 sáng; đồng thời Đ2 tắt.

b) Nếu đóng K3, K2 và mở K1 thì những đèn nào không sáng ?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

HS ôn lại kiến thức đã học

II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP

Câu 1: Môi trường sống của thỏ là

a. Dưới biển b. Bụi rậm, trong hang

c. Vùng lạnh giá d. Đồng cỏ khô nóng

Câu 2: Thức ăn của thỏ là

a. Ăn cỏ, lá b. Gà c. Giun đất d. Chuột

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

3

Câu 3: Nhau thai có vai trò

a. Là cơ quan giao phối của thỏ b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

c. Là nơi chứa phôi thai d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong

a. 5 ngày b. 10 ngày c. 20 ngày d. 30 ngày

Câu 5: Cơ thể thỏ phủ …

a. Vảy sừng b. Lông ống c. Lông mao d. Lông tơ

Câu 6: Chi trước thỏ có vai trò

a. Đào hang b. Bật nhảy xa c. Giữ thăng bằng d. Đá kẻ thù

Câu 7: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để

a. Giữ nhiệt cho cơ thể b. Giảm trọng lượng

c. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù d. Bảo vệ mắt

Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ

a. Đào hang b. Hoạt động vào ban đêm

c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ d. Là động vật biến nhiệt

Câu 9: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy

a. Theo đường thẳng b. Theo đường zíc zắc

c. Theo đường tròn d. Theo đường elip

Câu 10: Thỏ thuộc

a. Động vật nguyên sinh b. Lưỡng cư c. Bò sát d. Động vật có vú

Câu 11: Cấu tạo trong của thỏ là

a. Da, hệ cơ quan dinh dưỡng

b. Bộ xương – hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng

c. Các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

d. Da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

Câu 12: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?

a. Có bộ xương cơ thể b. Có cơ hoành c. Hô hấp bằng phổi d. Thận sau

Câu 13: Hệ tuần hoàn của thỏ

a. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn b. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

c. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn d. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

Câu 14: Thỏ có bao nhiêu đốt sống cổ

a. 3 b. 5 c. 7 d. 10

Câu 15: Hệ hô hấp của thỏ gồm

a. Khí quản, phổi b. Da, phổi c. Phế quản, khí quản d. Khí quản, phế quản, phổi

Câu 16: Răng thỏ có đặc điểm thích nghi với “gặm nhấm” là

a. Có răng nanh nhọn, sắc b. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào

c. Răng hàm kiểu nghiền d. Cả b và c đúng

Câu 17: Thỏ tiêu hóa được thức ăn có xenlulôzơ là do có cơ quan nào

a. Dạ dày b. Ruột tịt c. Răng cửa d. Gan

Câu 18: Thức ăn của thỏ là

a. Cỏ, rau b. Thịt c. Gỗ d. Ruồi, muỗi

Câu 19: Đặc điểm của hệ bài tiết thỏ

a. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân b. Thận sau phát triển

c. Bài tiết qua da d. Thận giữa (trung thận)

Câu 20: Vị trí của tim và phổi

a. Nằm trong khoang ngực b. Nằm trong khoang bụng

c. Nằm trong hộp sọ d. Nằm trong cột xương sống

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 7

I.HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020)

1. HS ôn tập kiến thức đã học.

2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

4

3. Đối với học sinh tham gia thi HSG môn Văn: tiếp tục ôn tập theo hướng dẫn ở mục II – bài tập 3

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Bài 1, 2: dành cho tất cả học sinh

- Bài 3: dành cho HS ôn thi HSG

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,

mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,

to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả của văn bản là ai ?

b. Hãy cho biết, luận điểm chính của văn bản được thể hiện qua câu văn nào?

c. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu

nước ? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình ảnh ấy ?

Bài 2.Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của việc tự học đối

với mỗi học sinh

Bài 3. Dành cho HS ôn thi HSG

Paco, hãy trở về nhà!

Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã dữ dội với cậu con

trai Paco của mình. Ngày hôm sau, ông phát hiện trên giường của Paco trống không – cậu bé đã bỏ

nhà ra đi.

Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xảy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng,

với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả. Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi

tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy lớn có dòng chữ: “Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu

con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng ngày mai, con nhé!”

Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một mà đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ

nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy. Tất cả đều đáp trả lại tiếng gọi yêu thương, với hy vọng rằng đó là lời

nhắn nhủ mà cha mình gọi trở về nhà với vòng tay rộng mở.

(Theo: Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống của Jack Canfield và Mark Victor Hansen, NXB

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005)

Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em

về những điều câu chuyện trên gợi ra.

* Học sinh hoàn thành bài viết thƣ UPU

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

- Học sinh nộp bài viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 cho Lớp trưởng vào thứ Hai ngày 9/3/2020.

Nộp cùng phong bì thư có dán tem, có ghi đầy đủ thông tin theo hướng dẫn:

Địa chỉ người gửi: ghi Họ tên + đ/c lớp, trường hoặc đ/c nhà riêng

Địa chỉ nơi nhận: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội

Mã bưu chính 11611

Phong bì thư cần ghi rõ: Bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (năm 2020).

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3//2020)

Ôn tập: So sánh thời Lê sơ và thời Lý – Trần

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

5

1. Nhà nước

- Thời Lý-Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc.

- Thời Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

2. Luật pháp

- Thời Đinh - Tiền Lê, mặc dù nhà nước tồn tại hơn 30 năm, nhưng chưa có điều kiện xây dựng pháp

luật.

- Năm 1042, sau khi nhà Lý thành lập 32 năm, bộ luật thành văn ở nước ta ra đời (Luật Hình thư).

- Đến thời Lê sơ, luật pháp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (Luật Hồng Đức).

* So sánh luật pháp thời Lê sơ và Lý – Trần:

- Giống:

+ Bảo vệ quyến lợi của nhà vua và giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp (cấm giết trâu, bò)

- Khác: Luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ:

+ Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

3. Về kinh tế

Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần?

a. Về nông nghiệp:

* Giống nhau:

- Đều có chính sách quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt.

- Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều.

* Khác:

- Thời Lý, ruộng công chiếm ưu thế. Thời Lê sơ, ruộng tư ngày càng phát triển.

b. Về thủ công nghiệp:

- Hình thành và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Thời Lê sơ có các phường, xưởng

sản xuất (Cục bánh tác).

c. Về thương nghiệp:

- Chợ làng ngày càng được mở rộng. Thăng Long, trung tâm thương nghiệp hình thành từ thời Lý, đến

thời Lê sơ trở thành đô thị buôn bán sầm uất.

Giảng: Như vậy đến thời Lê sơ, tình hình kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn

4. Về xã hội:

- Giống: đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (ở các làng

xã), nông dân các làng xã, nô tì.

- Khác nhau:

+ Thời Lý-Trần: tầng lớp vương hầu quý tộc rất đống đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô

tì chiếm số đông trong xã hội.

+ Thời Lê sơ: tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.

5. Về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.

* Về giáo dục và khoa cử

- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục, tổ chức thi cử đều đặn, chặt chẽ, đạt thành tựu to lớn (nhiều

người đỗ Tiến sĩ: thời Lê Thánh Tông có tới 501 tiến sĩ).

- Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để khắc tên Tiến sĩ.

→ Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

* Về văn học

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

6

- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng : Quân trung từ

mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,..

- Văn học chữ Nôm phát triển.

→ Nội dung : thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất

khuất của dân tộc.

* Về khoa học

- Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, ..

- Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ,..

- Y học : Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học : Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1.Điền tiếp vào bảng dưới đây về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học - nghệ thuật thời Lê sơ.

Giáo dục Vãn học Khoa học - nghệ thuật

2.Chứng minh : Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ

máy nhà nước thời Lý - Trần.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS ra làm vở, giáo viên sẽ chấm và chữa khi đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020)

- Học sinh ôn lại lí thuyết đã được hướng dẫn học trong tuần từ 22/2 đến 29/2/2020

+ So sánh về thực vật giữa sườn đông và sườn tây dãy Andes.

+ Ôn tập kĩ năng đọc lát cắt tự nhiên và sơ đồ phân hóa thực vật theo đai cao.

+ Ôn tập các đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực: Khí hậu, thực vật, ….

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Diện tích của châu Nam Cực là

A. 10 triệu km2. B. 12 triệu km

2. C. 14,1 triệu km

2. D. 15 triệu km

2.

Câu 2: Điều nào không đúng về châu Nam Cực?

A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất. B. Là châu lục duy nhất chưa có dân cư sinh sống.

C. Nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. D. Lạnh giá nhất.

Câu 3: Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dƣơng nào?

A. Ấn Độ Dương B. Thái Bình Dương C. Đại Tây Dương D. Ấn Độ Dương

Câu 4: châu Nam Cực là châu lục đứng thứ 4 về diện tích sau các châu lục nào

A. Châu Á, châu Âu, châu Phi. B. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ

C. Châu Á, châu Mĩ, châu Đại dương. D. Châu Á, châu Âu, châu Mĩ

Câu 5: Trong các loài vật dƣới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?

A. Chim cánh cụt. B. Hải cẩu. C. Gấu trắng. D. Đà điểu.

Câu 6: Ngƣời dân vùng cực dùng chất gì để thắp sáng?

A. Dầu hoả. B. Xăng. C. Mỡ các loài động vật. D. Khí đốt.

Câu 7: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?

A. Hoa Kì. B. Liên bang Nga.

C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959. D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.

Câu 8: Châu Nam Cực bao gồm:

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

7

A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. B. Lục địa Nam Cực.

C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ. D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.

Câu 9: Châu Nam Cực còn đƣợc gọi là

A. cực nóng của thế giới. B. cực lạnh của thế giới.

C. lục địa già của thế giới. D. lục địa trẻ của thế giới.

Câu 10: Tài nguyên khoáng sản ở lục địa Nam Cực chủ yếu

A. Than B. sắt, đồng C. Mỏ dầu khí D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Loài vật biểu tƣợng cho châu Nam Cực là

A. cá Voi xanh. B. hải Cẩu. C. hải Báo. D. chim Cánh Cụt.

Câu 12: Châu Nam Cực giàu có những khoáng sản nào?

A. Vàng, kim cường, đồng, sắt. B. Vàng, đồng, sắt, dầu khí.

C. Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ. D. Than đá, vàng, đồng, manga.

Câu 13: Châu Nam Cực nằm trong khoảng vị trí nào?

A. Vòng cực nam - cực nam B. Chí tuyến nam – vòng cực nam.

C. Vòng cực bắc – cực bắc D. Xích đạo – cực nam.

Câu 14: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Câu 15: Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài

động vật sinh sống?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS ra làm vở, giáo viên sẽ chấm và chữa khi đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG ANH – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

1. Luyện tập kỹ năng Đọc hiểu

2. Ôn luyện kiến thức ngôn ngữ (Unit 7, Unit 8 – SGK Tiếng Anh 7)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

A. READING: Read the article about the TV programme The speaker and do the following

tasks.

The speaker

Are you good at speaking? Do people like listening to you? A new TV show is looking for Britain‟s

best young speaker. The contestants talk for one minute about things they like and don‟t like. Meet

some of the contestants.

Tommy White „I’m the youngest contestant but I’m the best!‟

Tommy is twelve and loves fashion. He‟s good

at telling jokes in class and enjoys entertaining

his friends. He likes talking about fashion and

why it is important to him. Tommy‟s dream is to

make clothes for kids that aren‟t expensive.

Melissa Cole „Camping is fun!‟

Fourteen-year-old Melissa always goes camping

in the summer holidays. She loves being in the

countryside. Her dream is to have her own

campsite one day and organise activities for

children from the city. Melissa loves walking and

photography and talks about her hobbies with

enthusiasm. The judges are pleased with her.

Lucy Manning „A passion for writing‟

At fifteen, Lucy is the oldest speaker and she

talks about her hobby. She loves writing stories

Adam Walker „More free time, please!‟

When Adam, who is also fourteen, walks on

stage, he‟s very nervous. He tells the judges he

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

8

and often wins prizes in writing competitions.

Lucy tells the audience she writes stories because

she hasn‟t got any brothers or sisters to talk to.

The judges are sad but Lucy isn‟t. Her dream is

to be a famous writer one day.

wants to talk about homework. He thinks he gets

too much and wants more free time. The

audience looks surprised but Adam speaks well.

The judges enjoy listening to Adam, but is Adam

right?

I. Match the people (A-D) with the topics (1-4).

A. Tommy

B. Melissa

C. Adam

D. Lucy

1. Too much homework.

2. Why I love fashion.

3. Why I like writing.

4. My favourite hobbies.

1. ____

2. ____

3. ____

4. ____

II. Choose the best answer, A, B or C.

5. Tommy likes talking about fashion with his friends.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

6. Tommy wants to make cheap clothes for kids one day.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

7. Two contestants are the same age.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

8. Melissa never goes camping in summer.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

9. Melissa takes photographs when she goes camping.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

10. Adam looks happy and relaxed when he goes on stage.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

11. In the end the judges think that Adam is right about homework.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

12. Lucy is happy because she has a dream.

A. Right B. Wrong C. Doesn‟t say

B. WRITING:

I. Choose the sentence A, B, C or D that is closest in meaning to the given sentence.

13. The director prepared everything carefully, but he still had a lot of difficulties in making the film.

A. The director still had a lot of difficulties in making the film although preparing everything carefully.

B. In spite of careful preparation, he still had a lot of difficulties in making the film.

C. Although the director prepared everything carefully but he still had a lot of difficulties in making

the film.

D. Despite careful preparation, the director still had a lot of difficulties in making the film.

14. Our children often watched cartoons when they were kids.

A. Our children have watched cartoons since they were kids.

B. When our children were kids, they used to watching cartoons.

C. Our children used to watch cartoons when they were kids.

D. When our children were kids, they used to watched cartoons.

15. The new coronavirus is dangerous but there haven‟t been any types of vaccines to prevent it.

A. Despite the new coronavirus is dangerous, there haven‟t been any types of vaccines to prevent it.

B. The new coronavirus is dangerous; nevertheless, there haven‟t been any types of vaccines to

prevent it.

C. There haven‟t been any types of vaccines to prevent although the new coronavirus is dangerous.

D. The new coronavirus is dangerous however there haven‟t been any types of vaccines to prevent it.

16. In my opinion, the ending of that horror film was really terrifying.

A. I was really terrified of the ending of that horror film.

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

9

B. I found the ending of that horror film was really terrifying.

C. I was really terrifying about the ending of that horror film.

D. I thought the ending of that horror film really terrified.

II. Choose a meaningful sentence from the words and phrases given.

17. Mai/ ride/ bike/ Hoan Kiem lake/ yesterday afternoon.

A. Mai rode her bike around Hoan Kiem lake on yesterday afternoon.

B. Mai ridden her bike around Hoan Kiem lake yesterday afternoon.

C. Mai rode her bike around Hoan Kiem lake yesterday afternoon.

D. Mai was riding her bike in Hoan Kiem lake yesterday afternoon.

18. Last night/ she/ bed/ early/ although/ have/ a lot/ homework/ do.

A. Last night she went to bed early although having a lot of homework to do.

B. Last night she went to bed early although she has a lot of homework to do.

C. Last night she was going to bed early although she had a lot of homework to do.

D. Last night she went to bed early although she had a lot of homework to do.

19. It/ not/ far/ house/ open-air market.

A. It is not far from my house to the open-air market.

B. It‟s not far if going from my house to the open-air market.

C. It not far from my house to the open-air market.

D. It is not far coming my house from the open-air market.

20. We/ find/ his new film/ quite/ shock.

A. We find his new film is quite shocking.

B. We find his new film quite shocking.

C. We find his new film is quite shocked.

D. We find his new film quite shocked.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Học sinh có thể làm bài tập theo 2 cách:

1. In ra và làm vào giấy/ vở.

2. Làm bài tập trực tiếp trên Thanhedu.com (theo Lớp học đã đăng ký) để biết kết quả học tập ngay sau

khi làm bài. Nếu cần giải đáp kỹ hơn về Bài tập, học sinh có thể đặt câu hỏi trong phần Thảo luận

(riêng tư hoặc công khai) để các cô giáo có thể hướng dẫn và trả lời.

Với những học sinh đạt điểm tốt, các cô giáo sẽ lấy điểm vào điểm hệ số 1.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020) :

- Revoir les leçons dans le manuel (page 78, 79, 84, 90, 96) pour bien comprendre les connaissances

de la langue importantes.

- Pratiquer la compréhension orale et la compréhension écrite en basant sur les exercices suivants.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

Exercice 1 : Dictée - https://www.youtube.com/watch?v=rUZyCc67MNs

1. Écoutez et rédigez la dictée qui est lue ainsi :

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne sans verbalisation de la ponctuation.

- Lecture de chaque phrase ou segment de phrase 2 fois à vitesse lente avec verbalisation de la

ponctuation.

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne avec verbalisation de la ponctuation.

2. Lisez votre texte une fois à haute voix et au moins une fois en silence avant de modifiez votre

texte si vous pensez que cela est nécessaire.

3. Corrigez votre texte à l‟aide de la transcription à la fin de la vidéo.

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

10

4. Écoutez à nouveau la dictée avec la transcription.

5. Lisez la transcription à haute voix.

Exercice 2 : Lisez le texte et répondez aux questions :

Le tigre

Le tigre est un mammifère carnivore de la famille des félidés (Felidae) du genre Panthera (félins).

Natif de l'Asie, c'est le plus grand des félins et un super prédateur. Le tigre est une espèce menacée, la

majorité des tigres vivent maintenant en captivité et en 2007, on estime leur population à 3500

individus

Le tigre est un félidé de nature crépusculaire et nocturne. Sa vue dans l'obscurité est excellente. Le

fait qu'il perçoive les couleurs le distingue de la plupart des autres félins.

Il est habitué à tirer les restes d'une proie dans les fourrés pour les cacher et les récupérer plus tard.

Solitaire, le tigre n'aime pas partager son domaine avec d'autres congénères, notamment les mâles.

Le tigre mâle possède un territoire qui couvre généralement une soixantaine de km2 et englobe deux à

trois domaines réservés aux femelles.

Tous les tigres, mâles ou femelles, marquent leur territoire avec leurs urines ou leurs excréments.

Afin d'éviter les intrus, ils peuvent également signaler leur présence en griffant l'écorce des arbres.

Le cri du tigre est le feulement.

(ref: wikipedia.org)

1. Le tigre vit-il en meute d'une dizaine de mâles et d'une vingtaine de femelles ? Justifiez votre

réponse.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

2. Le tigre est-il plus grand que le lion ? Justifiez votre réponse.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

3. Avec quoi les tigres marquent-ils leur territoire ?

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

4. Le tigre mâle possède un territoire de combien de km² ?

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

5. Le tigre est originaire de quel continent ?

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

GV kiểm tra, thu và chữa các bài làm của học sinh.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

* Ôn tập các câu chào hỏi, trợ từ,động từ

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

*Các câu chào hỏi sau sử dụng trong tình huống nào:

1. いただきます

2. ごちそうさまでした

3. いってきます

4. いってらっしゃい

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

11

5. おいしい

6. ありがとうございます

7. どういたしました

8. せんせい、おはようございます

9. せんせい、こんばんは

10. また あした

11 ただいま

12 おかえり

13.せんせい、しつれいします

14.おじゃまします

15.じゃあね

* Điền trợ từ phù hợp vào ngoặc đơn:

1. わたしは 7じ( ) 学校( )いきます

2. アンさんは て( )あし( )あらいます。

3. パン( )たべます。それから コーラ( )のみます。

4. スーパー( )サラダ( )かいます。

5. マンゴー( )一つ( )ケーキ( )二つ ください。

6. りんご( )一つ いくらです( )。

7. なんじ( )ねます( )。

8. うち( )学校( )なんぷんです( )

9. うち( )コンピュータ( )ありません。

10. 本( )ほんだな( )上( )あります。

11 わたし( )学校( )ごぜん7時はん( )11時はん( )です。

12 わたしは ごご2時( )3時( )としょかん( )本( )よみます。

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

- Ôn tập lại các thao tác: Lọc dữ liệu, sắp xếp dữ liệu trên trang tính bài 8/sgk.

- Ôn tập lại các thao tác: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ bài 9/sgk.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Thực hiện các bài tập tại Bài thực hành tổng hợp số 10/sgk: bài tập 2 phần (d,e) trang

104/sgk, bài tập 3 trang105, 106/sgk.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Ôn tập và kiểm tra trong thời gian đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC- KHỐI: 7

HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ( TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

NỘI DUNG: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU - CHẠY BỀN

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

12

1. KHỞI ĐỘNG

- Học sinh chạy nhẹ quanh sân hoặc đi bộ khoảng 5 phút sau đó khởi động kỹ các khớp cổ tay, vai,

hông, gối, cổ tay kết hợp cổ chân.

- Tập bài thể dục phát triển chung( tập 9 động tác).

- Tập tại chỗ 3 động tác bổ trợ mỗi động tác 3 lần

+ Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đá lăng gót sau

- Các động tác đá lăng

+ Đá lăng trước. + Đá lăng ngang. + Đá lăng sau.

II. CƠ BẢN BÀI TẬP

1.Ôn tập Bật Nhảy:

+ Đà 1 bước giậm nhảy tay với vào vật trên cao ( 10 lần).

+ Đà 3 bước giậm nhảy tay với vào vật trên cao( 10 lần)

+ Đà 5 bước giậm nhảy tay với vào vật trên cao(10 lần)

2. Đá Cầu:

- Ôn tập: Tâng cầu bằng Mu bàn chân( 10 phút)

Chú ý: Điểm tiếp xứ đế cầu và Mu bàn chân.

3.Chạy bền

- Học sinh phụ thuộc vào điều kiện sân tập của gia đình chạy 400m nếu ko có sân chạy các con đi bộ

hoặc leo cầu thang tại nhà.

III. KẾT THÚC

1. Học sinh thả lỏng rũ chân tay, gập thân thả lỏng

2. Dặn dò: Con nên chạy vào các buổi sáng và có chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng chất kích

thích.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020)

* Nội dung kiến thức: HS quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin SGK kết hợp lên internet tìm và

xem thông tin liên quan đến nội dung những bài học đã học từ đầu học kì II.

Phần I:

Trồng

Trọt

Chương 2:

Quy trình sản

xuất và bảo vệ

môi trường

trong trồng trọt

Bài 19: Các biện

pháp chăm sóc

cấy trồng

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ, vun xới

- Tưới, tiêu nước

- Bón phân thúc

Bài 20: Thu

hoạch, bảo quản

và chế biến

nông sản

- Thu hoạch: yêu cầu, phương pháp thu hoạch

- Bảo quản: Mục đích, điều kiện, phương pháp bảo

quản.

- Chế biến: Mục đích, phương pháp chế biến

Bài 21: Luân

canh, xen canh,

tăng vụ

- Khái niệm luân canh, xen canh, tăng vụ. Ví dụ.

- Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ

Phần

II:

Lâm

nghiệp

Chương I: Kĩ

thuật gieo

trồng và chăm

sóc cây rừng

Bài 22: Vai trò

của rừng và

nhiệm vụ của

trồng rừng

- Vai trò của rừng và trồng rừng

- Tình hình rừng ở nước ta hiện nay

- Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta

Bài 23: Làm đất

gieo ươm cây

rừng

- Lập vườn gieo ươm cây rừng: Điều kiện và cách

phân chia đất trong vườn gieo ươm.

- Làm đất gieo ươm cây rừng:

+ Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

13

+ Tạo nền đất gieo ươm cây rừng: tạo luống đất và tạo

bầu đất

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 19: Các biện pháp

chăm sóc cấy trồng

1. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?

2. Cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây?

Bài 20: Thu hoạch, bảo

quản và chế biến nông sản

1. Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?

2. Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?

3. Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ.

Bài 21: Luân canh, xen

canh, tăng vụ

1. Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ.

2. Nêu vai trò của xen canh, luân canh, tăng vụ.

Bài 22: Vai trò của rừng

và nhiệm vụ của trồng

rừng

1. Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?

2. Em hãy cho biết nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới?

Bài 23: Làm đất gieo ươm

cây rừng

1. Cho biết vườn gieo ươm cây rừng cần những yêu cầu gì?

2. Từ đất hoang, để có được đất gieo ươm, cần phải làm những công việc

gì?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Ôn tập nội dung kiến thức những bài nêu trên. Chuẩn bị làm bài hệ số 1 (15 phút), hình thức trắc

nghiệm 100%.

- Thực hành gieo hạt và cấy cây vào bầu đất: HS làm cá nhân, nghiên cứu thông tin bài 25 – SGK công

nghệ 7. HS tiến hành gieo hạt hoặc cấy cây vào bầu đất. Giáo viên có thể chấm lấy điểm thực hành

hệ số 2.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020)

Học sinh ôn lại kiến thức tiết chủ đề:

Học sinh với việc bảo vệ Di sản văn hóa, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Học sinh đọc kĩ bài trong SGK để nắm chắc kiến thức của bài học.

2. Làm các bài tập trong SGK của hai bài trên để củng cố kiến thức.(Không làm bài tập a bài Bảo vệ

Di sản văn hóa).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên sẽ kiểm tra phần ghi chép tìm hiểu của học sinh thông qua vở ghi và các bài tập đã làm.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : MỸ THUẬT – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

Học sinh vẽ tranh đề tài Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam

- Kích thước tranh khổ A3 hoặc khổ 50cm x 70cm , 30 cm x40cm, 60cmx 80 cm, trên mọi chất

liệu khác nhau.

- Thể lệ cuộc thi: Tranh vẽ không được sao chép các tác phẩm có sẵn hoặc lấy ý tưởng của người

khác (Nếu vi phạm tranh dự thi sẽ bị loại và không được trả lại)

- Tranh dự thi phải ghi đầy đủ thông tin: họ và tên bằng chữ in hoa, lớp rõ ràng (không được viết

tắt tên..)

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

14

- Ghi chú: (Thể lệ cuộc thi và cơ cấu giải Ban tổ chức sẽ thông báo sau, sau khi đƣợc BGH

duyệt)

II. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

- Thời gian nộp tranh ngày 14/3/2020.

- Học sinh nộp tranh trực tiếp cho giáo viên mỹ thuật giảng dạy tại lớp.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)

1. HS ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học (Từ HKII)

Ôn 2 bài TĐN số 5,6

3. Ôn bài hát: Hát kết hợp gõ phách và tập biểu diễn .

Ôn 2 bài hát: Đi cát lúa, Khúc ca bốn mùa.

II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.


Recommended