Download doc - 84081989-Chương-2 okkk

Transcript
Page 1: 84081989-Chương-2 okkk

Chương 2. QUY TRÌNH ĐO KIỂM HÒA MẠNG THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI QUANG NG-SDH

2.1. Đo kiểm tra lớp vật lý

2.1.1. Phép đo thứ 1: Đo kiểm tra công suất phát quang

2.1.1.1. Thiết bị đo

- Máy đo công suất quang.

- Các dây nối quang tương ứng.

- Trước khi đo cần làm sạch các đấu nối quang, tuyệt đối không được để làm chầy xước và khuyết tật trên mặt sợi.

2.1.1.2. Cấu hình đo

Hình 2.1. Cấu hình đo kiểm tra công suất phát quang.

2.1.1.3.Các bước thực hiện

1. Đấu nối thiết bị SDH/NG-SDH cần đo (DUT) và máy đo như trong hình 2.1.

2. Điều chỉnh máy đo công suất quang làm việc ở bước song của đầu phát của thiết bị cần đo kiểm tra.

3. Làm mất khả năng hoạt động của bộ phận chuyển mạch bảo vệ laser bằng cách đặt chuyển mạch bảo vệ ở trạng thái ngắt.

4. Đo công suất quang: Giá trị công suất quang đo được hiện trên máy đo chính là công suất quang phát ra có tính tới suy hao bộ nối quang.

5. Đặt chuyển mạch bảo vệ trở về trạng thái ban đầu ( chức năng hoạt động bình thường).

6. Đồng thời dùng phần mềm để kiểm tra công suất phát quang. Kết quả kiểm tra công suất phát quang được hiện trên màn hình máy tính điều khiển ngoài. So sánh hai kết quả trên.

7. Sau khi đo xong card chính, lặp lại quá trình đo đối với card dự phòng.

8. Thực hiện kiểm tra chế độ ngắt laser (shutdown) để xem xét việc hoạt động của hệ thống có bình thường hay không.

Lưu ý: - Trong quá trình đo không được để nguồn phát laser chiếu vào mắt.

Page 2: 84081989-Chương-2 okkk

- Giá trị công suất đo được phải thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong khuyến nghị ITU-T G.957, G.691, hoặc tiêu chuẩn nghành TCN 68-173. Các chỉ tiêu này được tóm tắt trong phụ lục A.2.1.2. Phép đo thứ 2: Đo dải động của bộ thu quang và độ nhạy thu quang2.1.2.1. Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có chức năng phát tín hiệu xung chuẩn và đo lỗi bit.- Bộ suy hao quang có điều chỉnh.- Thiết bị đo công suất quang.- Các dây nối quang tương ứng.2.1.2.2. Cấu hình đoHình 2.2. Cấu hình đo dải động và độ nhạy của bộ thu quang.2.1.2.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị theo Hình 2.2.a.2. Thiết lập máy phát tín hiệu mẫu chuẩn không có Jitter phù hợp với giao diện của card nhánh được cấp tín hiệu (như trên Bảng 2-1).3. Đặt giá trị của bộ suy hoa quang biến đổi ở mức 10dB (hoặc mức lớn nhất có thể).4. Thay đổi giá trị suy hao để có được các giá trị suy hoa min và max tương ứng với mức tín hiệu quang quang đến đầu thu lớn nhất và nhỏ nhất và vẫn duy trì BER = 10 -12

hoặc 10-10 ( tùy thuộc vào loại giao diện quang).5. Ghi lại các giá trị suy hoa min và max tương ứng.6. Thực hiện đấu nối thiết bị theo hình 2.2-b: Tháo đầu dây nối quang ở đầu thu của thiết bị được đo kiểm tra. Nối đầu dây này vào máy đo công suất quang.7. Đo các giá trị công suất quang tương ứng với các giá trị suy hao ở trên.8. – Đặt các giá trị suy hao ở giá trị max (để đạt BER = 10-12 hoặc 10-10 tùy theo loại giao diện quang). Đo công suất quang ở giá trị này và được giá trị công suất quang Pmin.- Đặt giá trị suy hao ở giá trị min (để đạt BER = 10-12 hoặc 10-10), đo công suất quang ở giá trị này và được giá trị công suất quang Pmax.9. Độ nhạy thu chính là giá trị Pmin đo được ở trên.10. Dải động của bộ thu quang là dải công suất quang giữa 2 giá trị Pmin và Pmax đo được ở trên.11. Để đo công suất thu quang, chỉ cần tháo đầu sợi tại bộ nối quang connector ở phía đầu thu quang và đo giá trị công suất quang phát ra từ đầu xa.12. Lặp lại quá trình đo đối với card dự phòng.Bảng 2.1. Tín hiệu giả ngẫu nhiên (ITU-T O.151).

Tốc độ bit (Mbit/s) Mẫu xung chuẩn2,048 215 – 134,358 223 – 1139,266 223 – 1155,520 223 – 1

Page 3: 84081989-Chương-2 okkk

Yêu cầu: Giá trị công suất đo được phải thỏa mãn các chỉ tiêu qui định trong khuyến nghị ITU-T G.957, G.691, hoặc tiêu chuẩn nghành TCN 68-173. Các chỉ tiêu này được tóm tắt trong phụ lục B.2.1.3. Phép đo thứ 3: Đo các tham số bước sóngMục đích: Xác đinh các tham số bước sóng DUT sử dụng trong các hệ thống WDM kiểu tích hợp.2.1.3.1. Thiết bị đo- Thiết bị phát xung chuẩn- Thiết bị đo bước sóng với độ chính xác bước sóng ± 0.001 nm.- Thiết bị phân tích phổ với độ chính xác bước sóng ± 0.001 nm.2.1.3.2. Cấu hình đoHình 2.3. Cấu hình đo các tham số của bước sóng.2.1.3.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2.3.- Thiết bị phát chuỗi tín hiệu chuẩn PRBS được nối với card nhánh của thiết bị cần đo.- Đầu ra của DUT được nối với máy phân tích phổ hoặc máy đo bước sóng.2. Thiết lập máy phát tín hiệu mẫu chuẩn không có jitter phù hợp với giao diện của card nhánh được cấp tín hiệu (như trên Bảng 2-1).3. Đo và ghi lại các giá trị sau:- Tần số trung tâm.- Độ lệch tần số trung tâm.- Độ rộng phổ.Yêu cầu: Các tham số bước sóng đo được phải phù hợp với các giá trị qui định trong ITU-T G.692.2.1.4. Phép đo thứ 4: Đo kiểm tra dạng xung tín hiệuMục đích: Kiểm tr xem dạng xung của tín hiệu có tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T hay không.2.1.4.1. Thiết bị đo- Máy phân tích PDH/SDH- Osciloscope2.1.4.2. Cấu hình đoHình 2.4. Cấu hình đo mặt nạ xung của tín hiệu tại các giao diện ra2.1.4.3.Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như Hình 2-42. Thiết lập máy phân tích PDH/SDH phát tín hiệu phù hợp với luồng cần đo3. Quan sát trên máy hiện sóng. So sánh dạng xung tín hiệu đo được với các giới hạn xung chuẩn quy định của ITU-T4. Thực hiện bước 2, 3 đối với tất cả các luồng tại giao diện ra của thiết bị SDH

Page 4: 84081989-Chương-2 okkk

Yêu cầu: Dạng xung thu được phải tuân theo ITU-TG.703 hoặc tiêu chuẩn ngành TCN 68-175 đối với các tín hiệu ra điện (2, 34, 155 Mbit/s và STM-1e) và tuân theo ITU-T G.957, G691 hoặc tiêu chuẩn ngành TCN 68-173 với các tín hiệu ra quang2.1.5.Phép đo thứ 5: Kiểm tra các hoạt động cảnh báo của thiết bịMục đích:Kiểm tra khả năng giám sát cảnh báo của thiết bị bằng cách gửi tín hiệu mô phỏng cảnh báo từ thiết bị phân tích PDH/SDH đến thiết bị2.1.5.1.Thiết bị đo- Thiết bị phân tích PDH/SDH có khả năng mô phỏng các tín hiệu cảnh báo- Các bộ suy hao quang được sử dụng để nối giữa giao diện quang của máy đo và DUT2.1.5.2.Cấu hình đoHình 2-5: Cấu hình đo kiểm tra các hoạt động cảnh báo của thiết bị2.1.5.3.Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như Hình 2-5. Thiết bị đo có thể là SDH hay PDH phụ thuộc vào giao diện của DUT. Các thiết bị này có khả năng mô phỏng chính xác các cảnh báo và thời gian cảnh báo…2. Sử dụng các thiết bị đo, chủ động tạo ra các điều kiện gây cảnh báo (ví dụ như LOF, LOS,…) bằng cách vào phần POH và SOH thay các mã mặc định bằng các mã cảnh báo3. Quan sát trên PC và thiết bị đo xem có xuất hiện các cảnh báo đó không. Phân tích các hoạt động cảnh báo sau:- Tín hiệu trả ngược trở lại( upstream)- Các tín hiệu đi tiếp (downstream)- Các hiện thị cảnh báo nội bộ (nếu có) của thiết bị- Các bản tin phát tới hệ thống quản lý ở phần nhật ký cảnh báo từ đó hệ thống quản lý sẽ xử lý.Yêu cầu: Hoạt động cảnh báo của thiết bị phải tuân theo sơ đồ như trong Hình 2-6 dưới đâyHình 2-6: Các tín hiệu và hoạt động cảnh báo2.1.6. Phép đo thứ 6: Kiểm tra quá trình sắp xếp (mapping) của thiết bịMục đích: Phép đo này xác định chế độ làm việc và chất lượng ghép các luồng nhánh PDH vào trong khung SDH của DUT.2.1.6.1.Thiết bị đo- Máy phát tín hiệu- Máy phân tích - Bộ suy hao quang2.1.6.2.Cấu hình đoHình 2-7: Cấu hình đo quá trình sắp xếp tín hiệu2.1.6.3.Các bước thực hiện

Page 5: 84081989-Chương-2 okkk

1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-7. Tùy theo card nhánh của thiết bị SDH là 2,34 hay 140 Mbit/s mà thiết lập tốc độ của luồng tín hiệu thử cho phù hợp2. Thay đổi dung sai tốc độ của luồng tín hiệu thử tại đầu vào thiết bị SDH để đạt tới giá trị dung sai cực đại trong Bảng 2-23. Sử dụng thiết bị phân tích SDH để kiểm tra xem tín hiệu PDH có được sắp xếp đúng trong các container của khung SDH hay không4. Thực hiện đo BER (đo trong khoảng thời gian ngắn ) trên từng luồng tín hiệuBảng 2-2: Dung sai tốc độ cho phép đối với các luồng tín hiệu tại đầu vào nhánh

STT Tốc độ Dung sai max (ppm)

1 2Mbit/s ±50

2 34Mbit/s ±20

3 140Mbit/s ±15

Yêu cầu: -Tín hiệu PDH phải được sắp xếp đúng trong khung SDH- Kết quả đo BER là không có lỗi2.1.7.Phép đo thứ 7: Kiểm tra quá trình giải sắp xếp của thiết bị (Demapping)Mục đích: Kiểm tra chức năng giải sắp xếp của thiết bị SDH2.1.7.1.Thiết bị đo- Thiết bi đo SDH có khả năng phát cấu trúc tín hiệu thử phù hợp- Bộ suy hao quang- Thiết bị đo BER2.1.7.2.Cấu hình đoHình 2-8: Cấu hình đo chức năng giải sắp xếp của thiết bị SDH2.1.7.3.Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như Hình 2-82. Thiết lập thiết bị đo SDH để phát ra chuỗi tín hiệu thử phù hợp với luồng cần kiểm tra:- Đối với luồng 2 Mbit/s, sử dụng cấu trúc TSS8- Đối với luồng 34Mbit/s, sử dụng cấu trúc TSS6 hoặc TSS7 tùy theo thiết bị SDH sử dụng cấu trúc AU-3 hay AU-4- Đối với luồng 140Mbits/s, sử dụng cấu trúc TSS53. Tạo dung sai tốc độ trên luồng tín hiệu thử cần đo để đạt tới giá trị max như quy định trên bảng 2-24. Thực hiện đo BER trên luồng tín hiệu đã được giải sắp xếp ( đo trong khoảng thời gian ngắn)5. Thực hiện giám sát các sự kiện trong quá trình đo như mô tả trong Bảng 2-36. Thực hiện các bước 2, 3,4, 5đối với tất cả các luồng mà DUT cung cấp

Page 6: 84081989-Chương-2 okkk

Bảng 2-3: Các sự kiện cần giám sát trong quá trình đo chức năng sắp xếp

STT Phép đo

Cấu trúc tín

hiệu thử

Các sự kiện cần giám sát

1Sắp xếp luồng nhánh vào C-4 bậc cao

TSS5

OOF, lỗi B3, HP-REI, TSE, LOS, LOF, MS-AIS, MS-RDI, AU-LOP, AU-AIS, HP-RDI, HP-TIM, HP-LOM, HPTC-TIM, HPTC RDI, HPTC-TC-RDI, HPTC-LTC, LSS

2Sắp xếp luồng nhánh vào C-3 bậc cao

TSS6

OOF, lỗi B3, HP-REI, TSE, LOS, LOF, MS-AIS, MS-RDI, AU-LOP, AU-AIS, HP-RDI, HP-TIM, HP-LOM, HPTC-TIM, HPTC RDI, HPTC-RDI, HPTC-LTC, LSS

3Sắp xếp luồng nhánh vào C-3 bậc thấp

TSS7

OOF, lỗi B3, HP-REI, TSE, LOS, LOF, MS-AIS, MS-RDI, AU-LOP, AU-AIS, HP-RDI, HP-TIM, HP-LOM, HPTC-TIM, HPTC RDI, HPTC-LTC, LP-RDI, TU-LOP, TU-AIS, LP-TIM, LPTC-TIM, LPTC RDI, LPTC-LTC, LSS

4

Sắp xếp luồng vào nhánh các container bậc thấp(C-11/C-12/C-2)

TSS8

OOF, lỗi BIP-2, LP-REI, TSE, LOS, LOF, MS-AIS, MS-RDI, AU-LOP, AU-AIS, HP-RDI, HP-TIM, HP-LOM, HPTC-TIM, HPTC-RDI, HPTC-LTC, LP-RDI, TU-LOP, TU-AIS, TU-LOM, LP-TIM, LPTC-TIM, LPTC-RDI, LPTC-LTC, LSS

Yêu cầu:-Không có lỗi bit trên luồng tín hiệu được đo.- Không có bất cứ cảnh báo nào của sự kiện được giám sát.Ghi chú: Có thể thực hiện phép đo này đồng thời với phép đo jitter giải sắp xếp.2.1.8. Phép đo thứ 8: Kiểm tra khả năng giám sát đặc tính lỗi của thiết bịMục đích: Kiểm tra khả năng giám sát lỗi thong bằng cách sử dụng thiết bị đo SDH chèn các loại lỗi khác nhau lên tín hiệu SDH.2.1.8.1. Thiết bị đo

Page 7: 84081989-Chương-2 okkk

- Thiết bị đo PDH/SDH có khả năng tạo và đo lỗi bit.- Bộ suy hao quang ( sử dụng trong trường hợp kết nối giữa thiết bị đo và DUT qua giao diện quang).2.1.8.2. Cấu hình đoHình 2.9. Cấu hình đo kiểm tra khả năng giám sát lỗi.2.1.8.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2.9- Thiết bị đo SDH tạo ra tín hiệu STM-N có chứa các tín hiệu PDH 2/34/140 Mbit/s được sắp xếp trong các VC của khung SDH tương ứng với các đầu ra PDH cần đo của DUT. Thiết bị đo SDH này phải có khả năng chèn các loại lỗi khác nhau lên tín hiệu SDH để kiểm tra khả năng phát hiện lỗi và xử lý các lỗi nhận được của thiết bị.- Đối với luồng nhánh, sử dụng thiết bị đo PDH thực hiện đo BER trên mẫu tín hiệu thử đã được giải sắp xếp.2. Thực hiện chèn các lỗi vào trong luồng tín hiệu thử sau:- Đối với các lớp đoạn, các lỗi được chèn lên tất cả các byte của tín hiệu được truyền hoặc trực tiếp lên các byte BIP (B1, B2) mà có các lien quan tới đoạn đó.- Đối với việc kiểm tra lớp luồng thì các lỗi được chèn vào các byte của VC cần kiểm tra hoặc là các BIP tương ứng (BIP-8 cho luồng bậc cao, BIP-2 cho luồng bậc thấp).3. Đo và ghi lại giá trị lỗi bit. So sánh với kết quả giám sát lỗi bit của thiết bị4. Gửi nhóm các lỗi xác định để kiểm tra ngưỡng đặt SES của thiết bị.5. Thực hiện các bước trên cho hướng truyền lưu lượng theo chiều ngược lại của thiết bị.Yêu cầu:

- Kết quả giám sát lỗi của thiết bị phải phù hợp với kết quả đo lỗi bit của thiết bị đo.

- Tại bước 4 có xuất hiện cảnh báo REI tại thiết bị đo SDH.- Không có sự thay đổi bất kỳ về bit nào trong quá trình tín hiệu thử được truyền

qua thiết bị.2.1.9. Phép đo thứ 9: Đo kiểm tra hoạt động đồng bộMục đích: Kiểm tra khả năng chuyển đổi nguồn đồng bộ của DUT trong trường hợp bị mất hoặc suy giảm chất lượng nguồn đồng bộ.2.1.9.1. Cấu hình đoHình 2.10. Cấu hình đo kiểm tra đồng bộ.Chú ý:

- Nguồn Clock sơ cấp là nguồn Clock ngoài 2 MHz (nguồn này cũng được sử dụng để đồng bộ thiết bị đo).

- - Nguồn Clock thứ cấp 1 nhận được từ tín hiệu đường truyền được tạo ra bởi thiết bị đo (tín hiệu PDH hoặc SDH ) tùy theo khả năng tiếp nhận tín hiệu đồng bộ của thiết bị.

- Nguồn clock thứ cấp 2 là nguồn dao động nội của thiết bị.

Page 8: 84081989-Chương-2 okkk

2.1.9.2. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2.10.2. Thiết lập phân cấp đồng bộ cho DTUT cần đo.3. Thiết lập cấu hình của thiết bị đo SDH:- Thiết lập chuỗi tín hiệu thử phù hợp.- Sử dụng nguồn đồng bộ ngoài 2 MHz.- Làm lệch tần số của tín hiệu (PDH hoặc SDH) do thiết bị đo gửi đến (ví dụ 2 ppm).4. Thực hiện đo BER (đo trong thời gian dài, thường là 1h). Yêu cầu không có tín hiệu cảnh báo hoặc lỗi xuất hiện trên thiết bị đo.5. Sử dụng thiết bị đo SDH đo tần số trên luồng tín hiệu đường truyền thu được.6. Ngắt DUT ra khỏi nguồn đồng bộ (trong khi thiết bị đo vẫn nối với nguồn đồng bộ).7. Sử dụng thiết bị đo SDH để kiểm tra độ lệch tần số tín hiệu giữa tín hiệu (PDHSDH) được phát ra từ thiết bị đo SDH và tín hiệu (PDH/SDH) thu được từ DUT.8. Ngắt DUT ra khỏi nguồn đồng bộ từ tín hiệu do thiết bị đo gửi đến (tín hiệu PDHSDH).9. Đo độ lệch tần số trên tín hiệu mà thiết bị đo thu được (để 1 thời gian để gái trị đo được ổn định). Kết quả này là giá trị về độ chính xác của nguồn đồng hồ nội của DUT.Yêu cầu:

- Tại bước 3, không có lỗi hoặc cảnh báo xuất hiện trên thiết bị đo.- Tại bước 4, có sự lệch tần số giữa luồng tín hiệu mà thiết bị đo phát ra và luồng

tín hiệu mà thiết bị SDH thu được. Giá trị độ lệch này bằng 2ppm.- Tại bước 5: DUT phải tự động chuyển sang sử dụng nguồn đồng bộ thứ 2.

Không có cảnh báo và lỗi xuất hiện tại thiết bị đo và báo cáo về sự cố của nguồn đồng bộ sơ cấp đã được gửi đến máy tính điều khiển phần tử mạng.

- Tại bước 6, độ lệch đo được phải trôi từ từ về giá trị 0. Điều này chứng tỏ rằng DUT đã được đồng bộ với tín hiệu đo do thiết bị đo SDH phát đi.

- Tại bước 7, DUT phải tự động chuyển sang sử dụng nguồn đồng bọ thứ 3 ( nguồn đồng bộ nội 2 MHz) và có thông báo về sự cố nguồn đồng bộ được gửi đến máy tính quản lý.

2.1.10. Phép đo thứ 10 : Đo dung sai Jitter đầu vàoMục đích: Kiểm tra khả năng chấp nhận Jitter đầu vào của DUT2.1.10.1. Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có khả năng đo BER và Jitter.- Bộ suy hoa quang hoặc điện ( tùy theo gaio diện cần đo là giao diện quang hay điện).2.1.10.2. Cấu hình đoHình 2.11. Cấu hình đo sung sai Jitter đầu vào.2.1.10.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2.11. Lựa chọn luồng có bang tần lớn nhất mà thiết bị SDH cung cấp làm luồng cần đo. Điều này sẽ cho phép tiết kiệm thời gian đo.

Page 9: 84081989-Chương-2 okkk

2. Cài đặt cấu hình thiết bị đo SDH, lựa chọn cấu trúc tín hiệu thử phù hợp với luồng cần đo. Đảm bảo không có jitter được tạo ra trong luồng tín hiệu PRBS được phát đi.3. Sử dụng bộ suy hao, giảm công suất đến đầu thu của thiết bị SDH cần đo sao cho giá trị BER thu được đối với luồng tín hiệu thử là 10-10.4. Sử dụng bộ suy hao, tăng công suất tại đầu thu của thiết bị SDH cần đo lên 1dB. Điều này sẽ làm giảm giá trị BER đến giá trị < 10-10.5. Tạo jitter trên luồng tín hiệu thử:- Thiết lập tần số jitter nằm trong dải qui định trong ITU-T G.958 hoặc G.825.- Thiết lập biên độ jitter về giá trị 0 UIpp.- Từ từ tăng biên độ jitter đến khi giá trị BER của luồng tín hiệu thử PRBS đạt giá trị 10-10. Ghi lại giá trị biên độ jitter được phát đi.6. Lặp lại bước 5 tại các tần số khác nhau ( giá trị của các tần số này được qui định trong G.958 / G.825). Ghi lại tần số và biên độ jitter. Vẽ đường cong dung sai jitter.Ghi chú:1.Trong thực tế, sử dụng giá trị BER =10-10 làm mức BER chuẩn sẽ đòi hỏi thời gian đo rất lớn. Để giảm thời gian đo, có thể sử dụng các mức BER khác như 10 -7, 10-8, 10-9

mà không gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả đoYêu cầu: Giá trị dung sai Jitter tại đầu vào phải phù hợp với các chỉ tiêu quy định trong khuyến nghị ITU-T G.823, G.825 hoặc tiêu chuẩn ngành TCN 68-177 (tham khảo phụ lục C)2.1.11.Phép đo thứ 11: Đo jitter đầu ra quangMục đích: Xác định giá trị jitter tại đầu ra quang của DUT có phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật qui định trong khuyến nghị ITU-T G.823, G.825 hay không.2.1.11.1. Thiết bị đo- Thiết bị đo jitter- Bộ suy hao quang sử dụng để nối trong trường hợp kết nối giữa thiết bị đo và DUT là thong qua giao diện quang.2.1.11.2. Sơ đồ đoHình 2.12. Cấu hình đo jitter đầu ra.2.1.11.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện kết nối thiết bị như hình 2.12.2. Thiết lập cấu hình DUT cần đo:- Loại bỏ chức năng tự động ngắt nguồn laser của thiết bị (ALS), hoặc đầu vòng thiết bị.- Lựa chọn luồng có băng tần lớn nhất mà DUT cung cấp làm luồng cần đo. Điều này sẽ cho phép tiết kiệm thời gian đo.3. Thiết lập cấu hình thiết bị đo SDH, lựa chọn cấu trúc tín hiệu thử phù hợp với luồng tín hiệu cần đo.4. Tạo jitter trên luồng PRBS theo giá trị giới hạn dung sai jitter cho phép đối với giao diện đó ( giá trị này được qui định trong G.823, G.825).

Page 10: 84081989-Chương-2 okkk

5. Thiết lập bộ thu của máy đo về giá trị jitter UIpp. Đo và ghi lại kết quả đo. So sánh kết quả này với các chỉ tiêu qui định trong G.825.Yêu cầu: Giá trị jitter đo được phải phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật qui định trong khuyến nghị G.823, G.825 hoặc tiêu chuẩn nghành TCN 68-177.2.1.12. Phép đo thứ 12: Đo jitter con trỏ (jitter kết hợp).Mục đích: Xác định các giá trị jitter của các luồng nhánh tại đầu ra của DUT khi có sự dịch chuyển con trỏ của luồng tín hiệu cần đo. Vì không thể tách rời việc đo jitter con trỏ ra khỏi jitter sắp xếp, nên bài đo này còn được gọi là đo jitter kết hợp.2.1.12.1. Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có khả năng tạo ra chuỗi thử con trỏ theo G.783.- Thiết bị đo jitter PDH.2.1.12.2. Cấu hình đoHình 2.13. Cấu hình đo jitter con trỏ.2.1.12.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2.13. Đồng bộ cho thiết bị đo SDH và DUTTrong đó:- Thiết bị đo SDH tạo ra tín hiệu STM-N có chứa các tín hiệu PDH 2/34/140 Mbit/s được sắp xếp trong các VC của khung SDH tương ứng với các đầu ra PDH cần đo của DUT. Phần tín hiệu tải là chuỗi tín hiệu thử PRBS. Khi đo jitter con trỏ, thiết lập chuỗi con trỏ theo qui định trong ITU- G.783. (hình 2.19 và bảng 2.7 của G.783.) và truyền trên con trỏ AU/TU lien quan đến Vc-n chứa mẫu tín hiệu đo PDH được sắp xếp vào.- DUT nhận tín hiệu đo thử STM-N, giải sắp xếp phần tải tin PDH và đưa ra theo giao diện PDH được qui định trong ITU-T G.703.- Thiết bị đo PDH nhận tín hiệu PDH đã được giải sắp xếp và thực hiện đo BER và jitter trên mẫu tín hiệu thử.2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo SDH, lựa chọn cấu trúc tín hiệu thử phù hợp với cấu hình được thiết lập của thiết bị cần đo.- Thiết lập độ lệch tần số của tải PDH với bất kỳ giá trị nào trong dải qui định ( xem bảng 2.5).- Thiết lập và chạy chuỗi con trỏ loại A AU/TU G.783 ( xem hình 2.14 và bảng 2.5.).3. Thiết lập thiết bị đo PDH:- Thiết lập tốc độ PDH cho bộ thu ( 2/34/140 Mbit/s)- Thiết lập mẫu tín hiệu đo PRBS của bộ thu giống như phần tải tin được sắp xếp và phát đi từ thiết bị đo SDH.- Thiết lập thời gian đo , 20s.- Thiết lập bộ thu để đo UIpp.- Thiết lập bộ lọc đo jitter về “ LP + HP1”.4. Khẳng định rằng không có cảnh báo và lỗi được phát hiện bởi bộ thu của thiết bị đo PDH.

Page 11: 84081989-Chương-2 okkk

5. Đo và ghi giá trị jitter đỉnh-đỉnh trong chu kỳ đo 10s lien tiếp. SO sánh kết quả với các giá trị qui định trong G.783.6. Thay đổi bộ lọc, thiết lập về “ LP + HO2”. Lặp lại bước 5.7. Lặp lại qui trình trên cho các chuỗi thử con trỏ B, C và D theo yêu cầu: - Đối với chuỗi B và C, thiết lập chu kỳ đo là 30s, thực hiện đo và sử dụng cả chuỗi tăng và chuỗi giảm con trỏ.Hình 2.14. Chuỗi thử con trỏ theo G.783.Bảng 2.4. Thiết lập thiết bị đo trong phép đo jitter con trỏ.

Thiết bị đo SDH (phát) Thiết bị đo PDH (thu)Jitter cực

đại (UIpp)

Chuỗi con trỏ

Đọ bù cho tín hiệu

PDH

Bộ lọc đo Chu kỳ đo (s)

2 Mbit/s

AB CA

B C

± 50 ppm

Bất kỳ giá trị nào trong

dải

LP + HP1LP + HP1LP + HP2LP + HP2

20302030

0,40,40,750,75

34 Mbit/s

A DB CA DB C

± 20 ppm

Bất kỳ giá trị nào trong

dải

LP + HP1LP + HP1LP + HP2LP + HP2

20302030

0,4 (A)0,75 (D)

0,40,75

140Mbit/s

A DB CA DB C

± 15 ppm

Bất kỳ giá trị nào trong

dải

LP + HP1LP + HP1LP + HP2LP + HP2

20302030

0,4 (A)0,75 (D)

0,40,75

Yêu cầu: Giá trị jitter đo được phải thỏa mãn các chỉ tiêu qui định trong bảng 2.5. dưới đây.

Bảng 2-5: Khuyến nghị ITU-T G.783 về jitter con trỏ (jitter kết hợp)

Page 12: 84081989-Chương-2 okkk

STT Tải tin Con trỏ Chuỗi thử Bang tần đoJitter cực đại(Uipp)

1 2 Mbit/sTU-12 A, B, C

A, B, C0,02- 100kHz *18-100kHz **

0.40,075

2 34 Mbit/s TU-3A, B, C

DA, B, C, D

0,1-800kHz *0,1-800kHz *10-800kHz **

0,40,750,075

3140

Mbit/sAU-4

A, B, CD

A, B, C, D

0,02-3500kHz *0,02-3500kHz *10-3500kHz **

0,40,750,075

2.1.13. Phép đo thứ 13: Đo jitter sắp xếpMục đích: Xác định jitter gây ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu PDH vào các VC-n trong khung SDH2.1.13.1.Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có khả năng thay đổi độ lệch tần số của mẫu tín hiệu thử PDH sắp xếp trong kênh VC-n một cách chính xác ( Tần số của tải tin được thay đổi, còn tần số của kênh VC-n có liên quan thì không thay đổi)- Thiết bị đo PDH có khả năng đo jitter2.1.13.2. Cấu hình đoHình 2-15: Cấu hình đo jitter giải sắp xếp2.1.13.3 Các bước thức hiện1. Thực hiện đấu nối như Hình 2-7 ( Chú ý: Thiết bị đo SDH, DUT phải được đồng bộ từ cùng một nguồn đồng bộ để đảm bảo không có bất kỳ sự dịch chuyển con trỏ nào xảy ra trong quá trình đo, tức là kết quả phép đo chỉ có jitter giải sắp xếp). Trong đó:- Thiết bị đo SDH tạo ra tín hiệu STM-N chứa tải tin 2/34/ 140Mbit/s có điều khiển tần số được sắp xếp trong kênh VC-n tương ứng với cổng PDH ở đầu ra của thiết bị cần đo. Tín hiệu tải phải có dạng PRPS- DUT nhận luồng tín hiệu đo STM-N, thực hiện giải sắp xếp để lấy ra tải tin PDH và đưa qua giao diện PDH G 703- Thiết bị đo PDH nhận tín hiệu PDH đã được giải sắp xếp và được thực hiện đo BER và đo Jitter trên tín hiệu này2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo SDH- Thiết lập tốc độ đường truyền STM-N, kiểu sắp xếp, kênh tín hiệu thử VC-n, và mẫu tín hiệu thử PRBS cho tải tin phù hợp với cấu hình của DUT.- Thiết lập độ lệch tần số của tải tin PDH về 0 ppm- Loại bỏ chức năng sự dịch chuyển con trỏ3. Cấu hình thiết bị đo PDH

Page 13: 84081989-Chương-2 okkk

- Thiết lập tốc đọ PDH cho bộ thu ( 2/34/140 Mbit/s)- Thiết lập mẫu tín hiệu thử PRBS tại bộ thu giống như phần tải tin được tạo ra tại thiết bị đo SDH- Thiết lập điều khiển thời gian đo về 5s- Thiết lập bộ thu để đo UIpp- Thiết lập bộ lọc đo jitter về “ LP+HP2” (phải đảm bảo rang không có cảnh báo hoặc lỗi xuất hiện tại bộ thu của thiết bị đo PDH)4. Đo và ghi lại giá trị jitter đỉnh – đỉnh tương ứng giá trị độ lệch tần số đã được thiết lập. Tăng độ lệch tần số của tín hiệu PDH lên 1 ppm5. Lặp lại bước 4 va5 với các giá trị độ lệch tần số nằm trong dải như trong quy định của Bảng 2-6 ( cả giá trị âm và giá trị dương)Yêu cầu: Giá trị jitter giải sắp xếp đo được phải thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong Bảng 2-6 dưới đây:Bảng 2-6: Jitter giải sắp xếp (khuyến nghị G.783)

Tải tin Dải độ lệch tần số Băng tần sốGiá trị jitter cực đại

( UIpp)

2 Mbit/s34 Mbit/s140 Mbit/s

±50±20±15

18- 100 kHz10- 800 kHz10- 3500 kHz

0,0750,0750,075

Ghi chú: -Bước tăng độ lệch tần số lý tưởng là 0,1 ppm (hoặc nhỏ hơn) đối với phép đo jitter giải sắp xếp- Giá trị jitter giải sắp xếp đối với tốc độ 140Mbit/s đang còn được nghiên cứu, giá trị 0,075 chỉ là giá trị ma một số nhà cung cấp thiết bị đo đề xuất- Các chỉ tiêu liên quan đến jitter giải sắp xếp sử dụng loại bộ lọc LP+ HP1 còn đang được nghiên cứu.2.1.14. Phép đo thứ 14: Đo wander đầu raMục đích: Xác định lượng wander xuất hiện tại giao diện của mạng và thiết bị. Giá trị này thường được thể hiện thông qua MTIE và TDEV.2.1.14.1.Thiết bị đo- Nguồn tín hiệu chuẩn.- Thiết bị đo wander- Bộ suy hao quang (sử dụng trong trường hợp kết nối giữa thiết bị đo và thiết bị SDH là thong qua giao diện quang)2.1.14.2. Cấu hình đoHình 2-16: Cấu hình đo wander đầu ra2.1.14.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như trong hình 2-16

Page 14: 84081989-Chương-2 okkk

- Nếu đo phần tử mạng (DUT), thì clock chuẩn sẽ cung cấp định thời cho cả thiết bị cần đo và thiết bị phân tích wander để duy trì đồng bộ- Nếu đo giao diện của mạng, thì thông thường chỉ có thiết bị phân tích wander được nối tới một nguồn clock chuẩn không có wander2. Thiết lập máy đo wander để phát ra tín hiệu mẫu thử tương ứng với giao diện của DUT3. Tạo wander trên luồng tín hiệu thử với giá trị bằng giá trị dung sai wander cho phép đối với giao diện của DUT4. Đo và ghi lại giá trị wander trên giao diện đầu ra của DUTYêu cầu: Kết quả đo được phải thỏa mãn chỉ tiêu kĩ thuật tương ứng trong các khuyến nghị G.823, G.825, G.812, G.813 của ITU-T (xem phụ lục E)Chú ý:-Để nhận được kết quả đo tốt, trước khi bắt đầu đo, toàn bọ hệ thống này nên được ổn định trong một thời gian. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào bang tần clock của thiết bị. Ví dụ một SSU (G.812) có bang tần 3mHz, nên để cho ổn định trong khoảng thời gian 2/0,003 = 600s.- Đối với các phép đo nghiệm thu thiết bị, thông thường thời gian đo là 12000s tức là khoảng 3,3 giờ để nhận đủ thông tin cho kết quả chính xác phép đo TDEV(1000s).2.1.15.Phép đo thứ 15: Đo dung sai wander đầu vào Mục đích: Kiểm tra xem giá trị dung sai wander đầu vào có đảm bảo các yêu cầu trong các khuyến nghị ITU-T G.823 (đối với giao diện PDH). G.825 (đối với giao diện SDH), G.812 (đối với SSU) và G.813 (đối với SEC)2.1.15.1. Thiết bị đo- Nguồn tín hiệu chuẩn (đồng hồ chuẩn)- Thiết bị đo wander.2.1.15.2. Cấu hình đoHình 2-17: Sơ đồ đo dung sai wander đầu vào.2.1.15.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-17. Lưu ý, đồng hồ chuẩn sử dụng trong phép đo phải có cấp chính xác cao hơn cả DUT.2. Thiết lập máy đo wander để phát ra tín hiệu mẫu thử tương ứng với giao diện của DUT3. Tạo wander trên luồng tín hiệu thử. Từ từ tăng biên độ wander đến giá trị dung sai wander quy định trong các khuyến nghị G.823, G.825 hoặc G.812, G.813 ( xem phụ lục C)4. Thực hiện giám sát các hoạt động của thiết bị trong quá trình đoYều cầu: -Giá trị clock vẫn nằm trong giải đặc biệt chính xác cho phép - Không có bất kì sai hỏng nào

Page 15: 84081989-Chương-2 okkk

- Không xảy ra sự thay đổi nguồn đồng bộ, hoặc nếu có thì không chuyển sang chế dộ lưu trữ - Ghi chú: Để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo cần thực hiện phép đo trong thời gian tối thiểu là 1000s2.1.16. Đo truyền đạt nhiễu wanderMục đích: Kiểm tra xem hàm truyền đạt nhiễu wander của nguồn đồng bộ trong DUT có thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong G.812( đối với SSU) và G.813 (đối với SEC) không)2.1.16.1. Thiết bị đo- Nguồn tín hiệu chuẩn (đồng hồ chuẩn)- Thiết bị đo wander2.1.16.2. Cấu hình đoHình 2-18: Cấu hình đo hàm truyền đạt wander2.1.16.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-18.2. Thiết lập phép đo hiệu chỉnh bằng cách bỏ đi phần tử mạng cần đo và đấu vòng thiết bị đo wander3. Phát tín hiệu sin bị trôi pha theo giới hạn wander đầu vào tại một tần số và ghi wander đầu ra. Thực hiện phép đo chuẩn lại ở tất cả các tần số cần đo để nhận đủ các giá trị hiệu chuẩn4. Tiến hành các phép đo tương tự nhưng có DUT5. Hàm truyền đạt wander của DUT được tính từ kết quả quá trình đo và được hiệu chỉnh lại.Yêu cầu: Kết quả đo phải đảm bảo trong giới hạn quy định trong khuyến nghị G.812, G.813.2.1.17. Phép đo thứ 17: Đáp ứng khi nhảy pha ngắnMục đích: SSU hoặc SEC có thể nhận tín hiệu đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau. Khi tín hiệu đồng bộ bị mất, thiết bị sẽ tự động chuyển sang nguồn đồng bộ thứ cấp và thiết lập lại trạng thái hoạt động bình thường. Phép đo này xác định lỗi pha xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa các nguồn đồng bộ.2.1.17.1. Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có khả năng đo wander2.1.17.2. Cấu hình đoHình 2-19: Cấu hình đo đáp ứng khi nhảy pha ngắn 2.1.17.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-19. Nguồn đồng hồ chuẩn được nối đến cả thiết bị đo wander và DUT2. Làm gián đoạn nguồn đồng hồ chuẩn: tín hiệu đồng hồ chuẩn được ngắt ra sau đó lại được nối lại vào DUT3. Đo giá trị wander đầu ra

Page 16: 84081989-Chương-2 okkk

Lưu ý: Khoảng thời gian quan sát khi đo phụ thuộc vào chất lượng của clock cần đo ( với SEC thì không được vượt quá 15s tính từ thời điểm nguồn đồng hồ chuẩn được nối lại). Đặc tính ở các khoảng thời gian dài hơn được chỉ ra ở chế độ lưu giữ.Yêu cầu: Kết quả đo được phải thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong khuyến nghị ITU-T G.812 đối với SSU và G.813 đối với SEC (xem phụ lục F).2.1.18. Phép đo thứ 18: Đo kiểm tra đặc tính chế độ lưu giữ (holdover)Mục đích: Kiểm tra đặc tính chế độ lưu giữ của đồng hồ trong thiết bị SDH để xem đồng hồ này có thể duy trì tần số của tín hiệu đồng bộ đầu ra tốt như thế nào khi tất cả các nguồn đồng bộ ngoài bị mất.2.1.18.1. Cấu hình đoHình 2-20: Cấu hình đo lỗi pha ở chế độ lưu giữ.2.1.18.2. Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-202. Thiết lập máy đo wander để phát ra tín hiệu mẫu thử tương ứng với giao diện của DUT3. Tạo wander trên luồng tín hiệu thử. Để thực hiện phép đo lỗi pha ở chế độ lưu giữ trong trường hợp xấu nhất thì đặt tín hiệu chuẩn có nhiễu wander bằng giới hạn dung sai wander đầu vào4. Sau thời gian đủ dài để cho clock quen với tín hiệu đầu vào này thì thực hiện ngắt tín hiệu đồng bộ đầu vào và đo thay đổi pha tại đầu ra clock.5. Kết quả đo được so sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng về độ lệch tần số và độ dịch tần số quy định trong khuyến nghị G.813.Yêu cầu: Độ lệch pha ∆t phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong G.812 đối với SSU và trong G.813 đối với SEC (xem phụ lục F).2.1.19. Phép đo thứ 19: Đo kênh thoại nghiệp vụ2.1.19.1 Thiết bị đo- Máy phân tích PCM2.1.19.2 Các bước thực hiện1. Đo đặc tính méo suy hao theo tần số: Thiết lập máy phân tích PCM ở chế độ đo méo suy hao theo tần số, tiến hành đo và kết quả đo phải thỏa mãn giới hạn theo hình 2-21.Hình 2-21: Giới hạn đường đặc tính méo suy hao theo tần số.2. Đo suy hao phản xạ:Thiết lập máy phân tích PCM ở chế độ đo suy hao phản xạ, tiến hành đo và kết quả phải thỏa mãn theo G.712 như bảng 2-7.Bảng 2-7: Suy hao phản xạ của kênh nghiệp vụ.

Cổng tương tựGiải tần số (Hz)

300 đến 600 600 đến 3400

Page 17: 84081989-Chương-2 okkk

2 dây > 12dB >15 dB

3. Đo suy hao cân bằng:Thiết lập máy phân tích PCM ở chế độ suy hao cân bằng , tiến hành đo và kết quả đo phải thỏa mãn giới hạn theo hình 2-22 sau.Hình 2-22: Giới hạn đường đặc tuyến suy hao cân bằng (G.712).4. Đo tạp âm kênh rỗi:Thiết lập máy đo phân tích PCM ở chế độ đo tạp âm kênh rỗi, tiến hành đo và kết quả đo phải thỏa mãn các giới hạn sau:

- Tạp âm có tải: phải < -65dBm0- Tạp âm đơn tần: phải < -50 dBm0

5. Tín hiệu ngoài bang: phải < -25dBm06. Méo tổng:Thiết lập máy phân tích PCM ở chế độ đo tạp méo tổng, tiến hành đo và kết quả đo phải thỏa mãn các giới hạn sau:Hình 2-23: Giới hạn méo tổng (theo G.712)2.1.20 Phép đo thứ 20: Kiểm tra chức năng chuyển mạch bảo vệ2.1.20.1 Cấu hình đoHình 2-24: Cấu hình kiểm tra chức năng tự động chuyển mạch bảo vệ.2.1.20.2 Các bước thực hiện1. Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-24. Đồng bộ cho thiết bị đo và DUT 2. Lựa chọn tốc độ cho giao diện nhánh PDH hoặc SDH của thiết bị phát và lựa chọn mẫu tín hiệu thử3. Kích hoạt chuyển mạch bảo vệ sử dụng hệ thống quản lý mạng hoặc bằng cách ngắt sợi quang điện trên đoạn làm việc, Hoặc có thể nối thiết bị đo vào đoạn làm việc và kích hoạt chuyển mạch bảo vệ một cách trực tiếp mà không cần phải sử dụng hệ thống hoặc di chuyển sợi quang - Để thực hiện được điều này phải sử dụng thiết bị đo có khả năng tạo ra các bản tin MSP. Có thể áp dụng cho cả mạng chuỗi (ITU G.783) và mạng ring (G.841)- Tạo SF hoặc SD bằng cách chèn thêm các lỗi B2 vào tín hiệu4. Đo và ghi lại thời gian dịch vụ bị gián đoạnYêu cầu: -Thời gian thực hiện chuyển mạch phải ≤ 50ms- Đối với thiết bị có dùng hitless-SW thì yêu cầu không xuất hiện bất cứ lỗi hoặc bất cứ cảnh báo nào trong quá trình chuyển mạch bảo vệ2.1.21 Phép đo thứ 21: Đo kiểm toàn bộ các hoạt động cảnh báo của toàn hệ thốngViệc kiểm tra hoạt động cảnh báo bảo dưỡng của toàn hệ thống được thực hiện theo từng lớp :-Hoặc bằng cách gửi tín hiệu mô phỏng cảnh báo từ thiết bị phân tích PDH/ SDH đến thiết bị- Hoặc sử dụng các chức năng của hệ thống quản lý MNS để kiểm tra

Page 18: 84081989-Chương-2 okkk

Phân các tích hoạt động cảnh báo sau:-Tín hiệu trả ngược trở lại(upstream)- Các tín hiệu đi tiếp (downstream)- Các hiển thị cảnh báo nội bộ( nếu có) của thiết bị- Các bản tin phát tới hệ thống quản lý ở phần nhật ký cảnh báo từ đó hệ thống quản lý sẽ xử lý2.1.22 Phép đo thứ 22: Đo lỗi bitMục đích: Xác định chất lượng (lỗi bit) các luồng tín hiệu được cung cấp sau khi thiết bị được kết nối vào mạng. Việc đo lỗi bit toàn tuyến khi hòa mạng DUT phải được thực hiện theo khuyến nghị M.2101 kết hợp với việc đo và đánh giá lỗi bit theo G.826 hoặc G.8282.1.22.1 Thiết bị đo- Thiết bị đo SDH có khả năng đo lỗi bit- Bộ suy hao quang dung trong trường hợp kết nối giữa thiết bị đo và DUT được thực qua giao diện quang2.1.22.2 Cấu hình đoHình 2-25: Cấu hình đo lỗi bit khi hệ thống ngừng khai thác

a. Truy nhập trên đường dự phòng của hệ thống 1+ 1c. Truy nhập qua điểm giám sát của thiết bị

Hình 2-26: Cấu hình đo lỗi bit khi hệ thống đang khai thác dịch vụ2.1.22.3 Các bước thực hiệnBước 1: đo trong khoảng thời gian 15 phút

- Thực hiện đấu nối thiết bị như hình 2-25- Thiết lập thiết bị đo SDH để phát hiện ra tín hiệu đo phù hợp với luồng tín hiệu

cần đo( theo O.181)- Đo các thông số chất lượng theo M.2101- Nếu giá trị đo được của phép đo này thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong

M.2101, chuyển sang bước 2- Nếu không đạt, phải thực hiện lại phép đo này khi đã tìm và khắc phục sự cố

Bước 2: đo trong khoảng thời gian 24h- Tiếp tục thực hiện phép đo với cấu hình phép đo như Hình 2-25 trong thời gian

24 giờ- Nếu giá trị của phép đo này thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong M.2101,

chuyển sang bước 3- Nếu không đạt phải thực hiện lại phép đo này sau khi đã tìm và khắc phục sự

cốBước 3:

- Thực hiện tiếp đo ISM trong thời gian 7 ngày. Việc đo ISM có thể thực hiện với 1 trong 3 cấu hình đo như trong Hình 2-26.

Page 19: 84081989-Chương-2 okkk

- Nếu kết quả của phép đo thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong M.2101, chuyển sang bước 4.

- Nếu không đạt, phải thực hiện lại phép đo này sau khi đã tìm và khắc phục sự cố

Bước 4: - Tiếp tục đo ISM để đánh giá kết quả theo G.826 hoặc G.828 (đối với các thiết

bị sản xuất sau tháng 3/2000 phải đo và đánh giá theo G.828). Thời gian đo tại 4 bước là 30 ngày

Chú ý: Cần thực hiện giám sát các cảnh báo trong suốt quá trình đo2.2 Đo kiểm GFP/ MAC2.2.1 Phép đo thứ 1: Kiểm tra các cảnh báo /lỗi2.2.1.1 Thiết bị đo- Thiết bị đo NGS tích hợp modul và giao diện Ethernet hoặc- Thiết bị đo Ethrnet và thiết bị đo NGS (các khung tín hiệu kiểm tra MAC Ethernet giống nhau)- Cáp nối (Ethernet và quang), suy hao quang2.2.1.2 Cấu hình đoHình 2-27: Cấu hình đo GFP2.2.1.3 Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị đo và DUT như hình 2-272. Thiết lập cấu hình thiết bị đo:- Cài đặt cấu hình giao diện quang phù hợp với giao diện DUT (công suất, bước song)- Cài đặt cấu hình VC phù hợp với giao diện quang tương ứng (ví dụ VC-4/STS-3c tương ứng với giao diện STM-16/ OC48) không trễ và LCAS- Kiểm tra trạng thái tín hiệu trên các modul máy - Cài đặt cấu hình GFP/ MAC: - Không chọn tải với FCS - Đặt địa chỉ đích và nguồn của Tx và Rx phù hợp- Đặt cấu hình lưu lượng phát phù hợp 3. Thiết lập cấu hình DUT:- Sử dụng phần mềm quản lý thiết lập đường truyền tín hiệu giữa máy đo và DUT như hình vẽ.- Kiểm tra trạng thái tín hiệu và các cảnh báo.4. Đo kiểm tra lỗi và cảnh báo:- Chèn cảnh báo CSF, DUT hiển thị CSF.- Đặt lưu lượng Ethernet cực đại nhằm ngăn ngừa việc chèn lỗi trong các khung GFP rỗi. Đặt cấu hình GFP/MAC là chọn tải với FCS.- Chèn lỗi Ethernet FCS bằng máy đo, DUT chỉ thị các lỗi: FCS Error, Errored Frame, Lost Frame.

Page 20: 84081989-Chương-2 okkk

- Chèn lỗi cHEC đơn (đảo bít có nghĩa nhỏ nhất của các core header, lỗi có thể sửa được). DUt chỉ thị xuất hiện lỗi cHEC đơn, lưu lượng không bị ảnh hưởng.- Chèn nhiều lỗi cHEC (đảo 2 bit có nghĩa nhỏ nhất của core header, lỗi không sửa được), DUT chỉ thị xuất hiện cảnh báo LFD (GFP out of synch), khối Ethernet/MAC của máy đo hiển thị Lost Frames.- Đối với giao diện GigE, tạo các lỗi cực tính (disparity) và các nhóm mã không hợp lệ, DUT hiển thị mất gói (hoặc có thể cảnh báo CFS của GFP).2.2.1.4. Phân tích, đánh giá kết quả1. Các hiển thị lỗi và cảnh báo cuat DUT phải phù hợp với lỗi và cảnh báo mà máy đo tạo ra.2. So sánh tỉ lệ lỗi khung, số các lỗi GFP/MAC máy đo hiển thị và DUT hiển thị.2.2.2. Phép đo thứ 2: Kiểm tra quá trình tạo FCS trong tải GFP.2.2.2.1. Thiết bị đoTương tự như mục 2.2.1.1.2.2.2.2. Cấu hình đoTương tự như mục 2.2.1.2.2.2.2.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện các bước 1 đến bước 3 tương tự như mục 2.2.1.3.2. Chọn tải có FCS ( đặt trường chỉ thị FCS tải là PFI = 1) trong phần Tx của máy đo, kiểm tra hiển thị trường PFI phía Rx của máy đo ( PFI = 1).3. Chèn lỗi FCS, DUT phát hiện lỗi FCS.2.2.3. Phép đo thứ 3: Tác động của FCS đối với các khung Ethernet kích thước khác nhau2.2.3.1. Thiết bị đoTương tự như mục 2.2.1.1.2.2.3.2. Cấu hình đoTương tự như mục 2.2.1.2.2.2.3.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện các bước 1 đến 3 tương tự mục 2.2.1.3.2. CHọn tải GFP có FCS.3. Đặt băng thông MAC là 10 Mbps, kích thước khung là 64, ghi lại kết quả băng thông GFP có FCS.4. Lặp lại các phép đo với kích thước khung MAC là 256 và 1518.5. Chọn tải GFP không có FCS.6. Đặt băng thông MAC là 10 Mbps, kích thước khung là 64, ghi lại kết quả băng thông GFP không có FCS.7. Lặp lại các phép đo với kích thước khung MAC là 256 và 1518.8. So sánh các kết quả đo được với giá trị cho trong bảng 2.8.

Kích thước khung Băng thông MAC Băng thông GFP với FCS tải tin

Băng thông GFP không có FCS tải

Page 21: 84081989-Chương-2 okkk

tin

64 byte 10 Mbps 11.874 Mbps 11.249 Mbps

256 byte 10 Mbps 10.469 Mbps 10.313 Mbps

1518 byte 10 Mbps 10.080 Mbps 10.052 Mbps

Bảng 2.8. Các kết quả đo tham chiếu2.2.3.4. Phân tích đánh giá kết quả1. So sánh, các kết quả đo thực hiện với bảng 2.8.2. Để đánh giá chi tiết, thực hiện các phép đo với băng thông MAC là 100 Mbps, 1 Gbps, 10 Gbps có hay không có VLAN Tagged theo phụ lục V của khuyến nghị ITU-T G.7041 [5].2.2.4. Phép đo thứ 4: Kiểm tra khả năng xử lý các khung quá cỡ2.2.4.1. Thiết bị đoTương tự như mục 2.2.1.1.2.2.4.2. Cấu hình đoTương tự như mục 2.2.1.2.2.2.4.3. Các bước thực hiện1. Kết nối thiết bị như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo:- Giao diện Tx và Rx phía SDH của thiết bị đo phải là STM-16.- Đặt bước sóng và công suất quang phù hợp.- Đặt cấu trúc sắp xếp VC phù hợp, ứng với STm-16 là VC-4-7v.- Bật nguồn laser.3. Đặt cấu hình GFP/MAC phía Tx máy đo:- Chọn cấu hình “VLAN Tagged Ethernet II” trong chế độ khung Ethernet.- Chọn chế độ cho phép các khung quá cỡ.- Đặt kích thước khung là 9216 byte.4. Kiểm tra trạng thái máy thu: Do chưa đặt chế độ máy thu Rx ở trạng tahis xử lý các khung quá cỡ, sẽ xuất hiện các cảnh báo: Oversized, Errored, LPAC (nhanh nhất là sau 10s).5. Đặt cấu hình GFP/MAC phía Rx máy đo:- Chọn chế độ cho phép xử lý các khung quá cỡ.6. Kiểm tra trạng thái máy thu: Do đặt chế độ máy thu Rx ở trạng thái xử lý các khung quá cỡ, sẽ không còn xuất hiện các cảnh báo: Oversized, Errored, LPAC.2.3. Đo kiểm VCAT2.3.1.1. Phép đo thứ 1: Kiểm tra khả năng thay đổi các thành viên của VCG2.3.1.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.3.1.2. Cấu hình đo

Page 22: 84081989-Chương-2 okkk

Tương tự mục 2.2.1.2.2.3.1.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình máy đo:- Đặt giao diện Tx và Rx phía SDH của thiết bị đo là STM-16.- Đặt bước sóng và công suất quang phù hợp.- Đặt chế độ LCAS :off.- Đặt cấu trúc sắp xếp VC là VC-4-Nv, đặt N=4, số kênh bắt đầu từ 1 đến 4, số chuỗi từ 0 đến 3.- Bật nguồn laser.3. Kiểm tra khả năng thay đổi các thành viên của VGC:- Chọn thành viên thứ 2, thay đổi thành 5.- Chọn thành viên thứ 3 thay đổi thành 10.- Chọn thành viên thứ 4 thay đổi thành 6.- Phía Rx của máy đo sẽ hiển thị cảnh báo GP-LOM (Group Lost Of Multiframe).- Đặt lại các thành viên phía Rx tương tự như phía Tx, phía Rx sẽ hết cảnh báo GP-LOM.- Chọn chuỗi của thành viên 3 thay đổi thành 0, tạo ra trạng thái không phù hợp chuỗi nhóm. Xuất hiện cảnh báo GP-SQM (Group Sequence Mismatch).2.3.2. Phép đo thứ 2: Đo kiểm quá trình truyền dẫn SDH sử dụng VC2.3.2.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.3.2.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.3.2.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình máy đo:- Đặt giao diện Tx và Rx phía SDH của thiết bị đo là STM-16.- Đặt giao diện Ethernet của thiết bị đo là 1 GigE.- Đặt bước sóng và công suất quang phù hợp.- Đặt chế độ LCAS: off, kích hoạt chế độ VCAT, GFP.- Đặt cấu trúc sắp xếp VC là VC-4-Nv, đặt N = 7, số kênh bắt đầu từ 1 đến 7, số chuỗi bắt đầu từ 0 đến 6.- Đặt các tham số Ethernet phần SDH/MAC phù hợp với các tham số phần Eth/MAC (cùng độ dài khung 64, 512, 1518 byte).- Sắp xếp các kênh VCAT của máy đo phù hợp với các kênh VCAT của MSP.3. Tham chiếu bảng 2.9 để xác định từng cấu hình đo riêng:- Thay đổi tốc độ số liệu Ethernet.- Thay đổi độ dài khung Ethernet.- Thay đổi tốc độ khung Ethernet.

Page 23: 84081989-Chương-2 okkk

- Thay đổi băng thông truyền dẫn qua kích thước kênh VC.4. Đối với mỗi cấu hình, ghi lại.:- Các cảnh báo: Ethernet FSC Error, GFP FCS Error..- Các tham số: Tốc độ số liệu Ethernet (Tx và Rx), tổng số khung Ethernet, hiệu quả băng thông GFP, các khung GFP hợp lệ, các khung GFP không hợp lệ.Bảng 2.9. Các cấu hình đo truyền dẫn SDH sử dụng VC.2.4. Đo kiểm LCAS2.4.1. Phép đo thứ 1: Kiểm tra quá trình tăng giảm băng thông2.4.1.1. Thiết bị đoTương tự như mục 2.2.1.1.2.4.1.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.4.1.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình máy đo:- Đặt giao diện Tx và Rx phía SDH của thiết bị đo là STM-16.- Đặt giao diện Ethernet của thiết bị đo là 1 GigE, kích thước khung Ethernet là 64 byte.- Đặt bước sóng và công suất quang hù hợp.- Đặt cấu trúc sắp xếp VC là VC-4-Nv, đặt N = 7.3. Kích hoạt chức năng LCAS, DUT là Sink, máy đo là Source.4. Kiểm tra các cảnh báo.5. Kiểm tra băng thông.6. Thêm một thành viên tại từng thời điểm cho tới giá trị cực đại (trong trường hợp này là 7v).7. Ghi lại giá trị thông lượng đo được.8. Lặp lại phép đo với số các kênh tăng tại một thời điểm khác 1 và ghi lại các kết quả.9. Lặp lại phép đo với DUT là Source và máy đo là Sink.10. Lặp lại cả hai phép đo (DUT là Source và DUT là Sink) với quá trình xóa kênh (từ 7v tới 0).11. Lặp lại phép đo với kích thước khung Ethernet khác nhau.12. Lặp lại phép đo với giao diện Ethernet khác 10 M, 100 M.2.4.2. Phép đo thứ 2: Đo kiểm LCAS CRC-82.4.2.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.4.2.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.4.2.3. Các bước thực hiện1. Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trong mục 2.4.1.3.

Page 24: 84081989-Chương-2 okkk

2. Trong phần thiết lập LCAS của phần Tx máy đo, chèn lỗi CRC-8 (chèn các lỗi CRC-8 trong gói CTRL).- DUT (Sink) chỉ thị lỗi CRC-8.- Ghi lại số lượng, tỉ lệ và số các giây lỗi CRC-8 trên phần Rx của máy đo.2.5. Đo kiểm tra khả năng đáp ứng của thiết bị với trễ2.5.1. Phép đo thứ 1: Đo giá trị ngưỡng trễ cực đại2.5.1.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.5.1.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.5.1.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị đo và DUT như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo:- Cài đặt cấu hình giao diện quang phù hợp với giao diện DUT (công suất, bước sóng).- Cài đặt cấu hình VC phù hợp với giao diện quang tương ứng.- Kích hoạt GFP, VCAT, có hoặc không có LCAS.3. Sử dụng chức năng tạo trễ VCAT phần Tx máy đo để tạo trễ một thành viên gần tới giá trị tới hạn theo tính toán của DUT.4. Điều chỉnh giá trị con trỏ trễ theo hướng tăng dần cho đến khi mất lưu lượng hay DUT cảnh báo lost frame hoặc tỉ lệ lỗi bit tăng..5. Do lượng trễ cực đại có thể được đền bù nên sau đó điều chỉnh giá trị con trỏ trễ theo hướng giảm dần đến khi DUT không còn cảnh báo và lưu lượng truyền dẫn không bị lỗi. Giá trị trễ lúc này là giá trị trễ cực đại đối với một thành viên.2.5.2. Phép đo thứ 2: Kiểm tra thay đổi bước trễ (tác động của APS).2.5.2.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.5.2.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.5.2.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị đo và DUT như hình vẽ 2.27.2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo:- Cài đặt cấu hình giao diện quang phù hợp với giao diện DUT (công suất, bước sóng).- Cài đặt cấu hình VC phù hợp với giao diện quang tương ứng.- Kích hoạt GFP, VCAT có hoặc không có LCAS.3. Sử dụng chức năng tạo trễ VCAT phần Tx máy đo để đặt trễ cho một thành viên giá trị trễ vi sai cực đại (xác định được qua phép đo trên), để đảm bảo rằng trễ vi sai trong phạm vi khoảng bù của DUT.4. Kích hoạt chức năng tạo trễ, ban đầu DUT sẽ phát hiện ra lỗi do gián đoạn lưu lượng, sau đó sẽ nhanh chóng bù cho lượng trễ mới này và lưu lượng truyền dẫn không còn lỗi nữa.

Page 25: 84081989-Chương-2 okkk

2.5.3. Phép đo thứ 3: Kiểm tra khả năng đáp ứng của thiết bị với delay wander2.5.3.1. Thiết bị đoTương tự mục 2.2.1.1.2.5.3.2. Cấu hình đoTương tự mục 2.2.1.2.2.5.3.3. Các bước thực hiện1. Đấu nối thiết bị đo và DUT như hình 2.27.2. Thiết lập cấu hình thiết bị đo:- Cài đặt cấu hình giao diện quang phù hợp với giao diện DUT (công suất, bước sóng).- Cài đặt cấu hình VC phù hợp với giao diện quang tương ứng.- Kích hoạt GFP, VCAT, có hoặc không có LCAS.3. Sử dụng chức năng tạo trễ VCAT phần Tx máy đo để đặt giá trị trễ của mỗi thành viên có thể biến đổi, giới hạn giá trị biến đổi cự đại bằng giá trị trễ vi sai cực đại ( giá trị trễ cực đại mà thiết bị có thể bù được).4. Kích hoạt chức năng tạo trễ, tiến hành phép đo trong khoảng thời gian 2 tiếng.5. Khi đạt tới giá trị ngưỡng bù trễ, xuất hiện mất gói và lỗi bit tăng. Đo các giá trị này cho đến khi dịch vụ hoàn toàn bị hỏng.