27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGHIÊM THỊ THU NGA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 HÀ NỘI - 2018

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGHIÊM THỊ THU NGA

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 62 31 06 40

HÀ NỘI - 2018

Page 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Vinh

Phản biện 1: ..........................................................

..........................................................

Phản biện 2: ..........................................................

..........................................................

Phản biện 3: ..........................................................

..........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

- Xuất phát từ vai trò của văn hóa chính trị (VHCT) và sự cần thiết

của việc nghiên cứu VHCT

Văn hóa chính trị là một bộ phận quan trọng của văn hóa xã hội (bên

cạnh văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa truyền thông…). Trong

suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, VHCT

đã được tạo dựng, dần hoàn thiện và góp phần làm phong phú thêm cho nền

văn hóa dân tộc. Những giá trị VHCT tiêu biểu đã thấm sâu vào đường lối

trị nước và nhân cách của nhiều người lãnh đạo đất nước, góp phần phát

huy sức mạnh của cả dân tộc, vượt thoát ra khỏi những thử thách khắc

nghiệt của lịch sử, đưa đất nước đi lên cường thịnh và trường tồn.

Nghiên cứu VHCT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhưng cho

đến nay, riêng ở chuyên ngành văn hóa học, vấn đề VHCT vẫn còn những

ý kiến chưa thống nhất, nhất là nội hàm khái niệm, cấu trúc của VHCT vẫn

chưa thực sự được xác lập. Nhiều điểm còn bỏ ngỏ của vấn đề này đòi hỏi

cần được nghiên cứu thấu đáo hơn.

- Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần

Khác với những giai đoạn lịch sử sau đó, thời thịnh Trần chưa bị chi

phối bởi tư tưởng Nho giáo, nên càng có điều kiện thuận lợi để những

người nắm quyền có thể phát triển năng lực cá nhân, trở thành những nhân

cách rực rỡ, sáng chói, góp phần gây dựng một nền VHCT sáng tạo với

những giá trị độc đáo, ghi dấu ấn đặc biệt trong lịch sử các triều đại quân

chủ Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng cho văn hóa dân tộc. Hiểu

VHCT thời thịnh Trần chính là hiểu sức mạnh nội tại, tiềm ẩn của dân tộc

trước những thử thách cam go, là góp phần lý giải nguyên nhân thịnh - suy

trong lịch sử. Nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần, ta tiệm cận đến giá trị

của các bài học giữ nước và phát triển đất nước, bài học về xây dựng một

nền chính trị văn minh, một nền văn hóa vì con người, hợp lòng người.

Từ cách tiếp cận văn hóa học, cho đến nay,chưa hề có một công trình

nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu, hệ thống về vấn đề VHCT thời thịnh

Trần. Định vị được một khái niệm công cụ quan trọng trong văn hóa học,

Page 4: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

2

thấu hiểu được một bộ phận thiết yếu trong đời sống văn hóa xã hội của

dân tộc ở buổi đầu dựng nền độc lập tự chủ rạng rỡ, oai hùng và còn nhiều

ẩn số, thiết nghĩ là việc làm cần thiết và ý nghĩa.

- Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước thời kỳ mới

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền

văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XII là phải chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa

trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể. Văn kiện cũng

khẳng định đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong

sạch, vững mạnh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, nội dung VHCT đã và đang

được triển khai nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều góc độ, nhiều chuyên

ngành. Từ góc độ văn hóa học, VHCT mới chỉ dừng lại ở những nghiên

cứu bước đầu với những kết quả còn khiêm tốn, VHCT truyền thống Việt

Nam cũng chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng. Do đó, việc nghiên cứu

đề tài VHCT thời thịnh Trần sẽ góp phần đi sâu vào địa hạt VHCT truyền

thống theo cách tiếp cận của văn hóa học, đồng thời giúp ích cho việc

nghiên cứu, giảng dạy các nội dung quan trọng liên quan như: Lịch sử văn

hoá, VHCT, Văn hóa công vụ,...

Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài

“Văn hóa chính trị thời thịnh Trần” cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành

Văn hóa học với mong muốn nhận chân một cách hệ thống diện mạo và

giá trị của nền VHCT thời thịnh Trần, từ đó góp phần luận bàn về những

bài học kinh nghiệm của thời Trần đối với việc xây dựng và phát triển nền

VHCT Việt Nam hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần, qua đó liên hệ,

bàn luận về vấn đề xây dựng nền VHCT Việt Nam hiện nay.

Page 5: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về VHCT (khái niệm, cấu trúc);

+ Miêu tả diện mạo VHCT thời thịnh Trần qua các thành tố cơ bản;

+ Nhận định về giá trị của VHCT thời thịnh Trần, từ đó liên hệ và

bàn luận về một số bài học đối với công cuộc xây dựng nền VHCT nước ta

hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần (mà trọng tâm là diện

mạo, giá trị và bài học lịch sử đối với giai đoạn hiện nay).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Giai đoạn thịnh trị của triều Trần (1225-1329), tức từ

lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi đến khi vua Trần Minh Tông nhường ngôi

cho thái tử Vượng. Giai đoạn sau của triều Trần không thuộc phạm vi nghiên

cứu mà chỉ được đề cập đến ở mức độ liên quan cần thiết của luận án.

- Về không gian: Nước Đại Việt thời thịnh Trần trong mối quan hệ

với các nước láng giềng, đặc biệt là nước Trung Hoa (ở phương Bắc) và

nước Chiêm Thành (ở phương Nam).

- Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu VHCT của của các vương triều thời

thịnh Trần (tức của chủ thể cầm quyền cơ bản: vua, quan lại và tướng lĩnh).

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác

xít để phân tích tiền đề, bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành VHCT thời

thịnh Trần, phân tích vấn đề vai trò cá nhân (người anh hùng) và quần

chúng (thần dân) trong lịch sử, nhận định giá trị và bài học của VHCT thời

thịnh Trần đối với giai đoạn hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sau

được sử dụng phù hợp với từng nội dung cụ thể của luận án: Phương pháp

Page 6: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

4

tổng hợp tư liệu và sử liệu; Phương pháp liên ngành; Phương pháp logic -

lịch sử; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích và tổng hợp.

Nhằm thực hiện tốt các phương pháp trên, luận án tiến hành các thao

tác nghiên cứu cụ thể: phỏng vấn sâu, thống kê, so sánh,...

5. Đóng góp mới của luận án

5.1. Về lý luận

- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề liên quan đến lý

luận về VHCT; góp phần xác lập khái niệm và cấu trúc của VHCT dưới

góc nhìn văn hóa học;

- Qua việc nghiên cứu về VHCT thời thịnh Trần, luận án góp phần

bổ sung về phương pháp luận cho việc nghiên cứu một bộ phận của văn

hóa xã hội trong một thời đại lịch sử cụ thể.

5.2. Về thực tiễn

- Đề tài phân tích diện mạo, giá trị của VHCT thời thịnh Trần, thông

qua đó để hiểu rõ hơn về lịch sử văn hoá Việt Nam;

- Từ việc hiểu về VHCT của một giai đoạn trong lịch sử với những

ưu điểm và hạn chế, luận án rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây

dựng, phát triển VHCT Việt Nam hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm

nguồn tư liệu về văn hóa, văn hóa Việt Nam, VHCT Việt Nam và là nguồn

tư liệu tham khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy các học

phần VHCT, Văn hóacông vụ, Lịch sử văn hóa Việt Nam...

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

luận án kết cấu thành 04 chương, 11 tiết.

Page 7: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Văn hóa chính trị ra đời từ rất sớm cả ở phương Đông và phương

Tây. Có thể nói, từ khi có chính trị thì vấn đề VHCT cũng được đặt ra. Ở

phương Đông, các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã mở đầu cho truyền

thống tiếp cận VHCT trong lịch sử tư tưởng nhân loại với các hệ tư tưởng

về “đức trị”, “pháp trị” và “vô vi nhi trị”. Ở phương Tây, từ thời cổ đại cho

đến thời đại Khai sáng, vấn đề VHCT được nghiên cứu như đối tượng của

triết học. Thuật ngữ “VHCT” chính thức được nêu ra có thể tính từ năm

1784 (trong cuốn sách Các phương pháp triết học lịch sử nhân loại) bởi

nhà triết học cổ điển người Đức I.Herder (1744 - 1803) khi ông nghiên cứu

mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và chính trị.

Mặc dù vấn đề VHCT xuất hiện sớm như vậy, nhưng môn Nghiên

cứu VHCT lại thực sự ra đời cùng với ngành khoa học chính trị hiện đại ở

phương Tây. Trong đó, nổi lên hai xu hướng nghiên cứu chính: Thứ nhất,

coi VHCT chỉ là chiều cạnh chủ quan của hệ thống chính trị và quá trình

chính trị. Thứ hai, coi VHCT là một bộ phận trong chỉnh thể văn hóa

chung của xã hội. Với những nghiên cứu công phu, phong phú từ nhiều

góc nhìn, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã góp phần xây dựng nên

những hệ hình khái niệm, từ đó NCS có được những nhận thức khái quát

về hệ thống lý thuyết cũng như phương pháp tiếp cận VHCT. Việc kế thừa

các thành tựu nghiên cứu đó có ý nghĩa quan trọng và là việc làm thực sự

cần thiết đối với việc thực hiện luận án.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1. Nghiên cứu phương diện thực tiễn của văn hóa chính trị

truyền thống

Những công trình nghiên cứu về VHCT Việt Nam truyền thống thường

đề cập đến các yếu tố cụ thể của VHCT như giá trị VHCT, tư tưởng VHCT,

nhân cách nhà chính trị tiêu biểu, bài học kinh nghiệm với việc xây dựng và

phát triển VHCT Việt Nam hiện nay,... Với các kết quả nghiên cứu đó, diện

Page 8: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

6

mạo chung của VHCT Việt Nam truyền thống bước đầu được phác họa khá rõ

nét. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích cho NCS khi nghiên cứu VHCT

một thời kỳ của VHCT Việt Nam trong truyền thống.

1.1.2.2. Nghiên cứu phương diện lý luận/lý thuyết của khoa học

hiện đại

Điểm chung của các công trình nghiên cứu theo hướng này là các tác

giả đều đề cập tới những vấn đề cơ bản của môn Nghiên cứu VHCT, tập

trung làm rõ một số nội dung lý luận như: khái niệm, nội dung, cấu trúc,

chức năng, vai trò của VHCT. Tuy nhiên, mỗi góc độ tiếp cận lại có một

quan niệm riêng về VHCT, có thể khái quát thành ba xu hướng chính: 1/ Coi

VHCT là một tổ hợp từ chỉ tài năng, sự khôn khéo trong hoạt động chính trị,

VHCT có thể thay bằng “nghệ thuật làm chính trị”; 2/ VHCT được hiểu

là văn hóa trong chính trị, chỉ sự vận dụng các yếu tố văn hóa trong lĩnh

vực này, nhằm tạo ra môi trường đạo đức cho hoạt động chính trị, làm

sao cho hoạt động ấy vừa lành mạnh, vừa đạt được hiệu quả là duy trì

quyền lực; 3/Quan niệm VHCT là một thành tố của văn hóa.

1.1.2.3. Nghiên cứu mang tính ứng dụng/vận dụng trong thực tiễn

văn hóa chính trị hiện nay

Trên cơ sở những vấn đề lý luận về VHCT, nhiều công trình nghiên

cứu đã hướng đến việc vận dụng/ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực

tiễn VHCT Việt Nam hiện nay. Từ góc nhìn hiện thực, các tài liệu nghiên

cứu theo xu hướng này đã có những đánh giá khá khách quan, chân thực

thực trạng của VHCT nước ta hiện nay, từ đó đưa ra được những kiến nghị

nhằm xây dựng, đổi mới và phát triển nền VHCT, trong đó trọng tâm là

nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Đây là những gợi ý quan trọng cho luận

án trong nội dung liên hệ bàn luận đến vấn đề xây dựng VHCT nước ta giai

đoạn hiện nay..

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI

THỊNH TRẦN

1.2.1. Nghiên cứu chung về thời Trần, thời thịnh Trần

Thời Trần nói chung, thời thịnh Trần nói riêng vẫn luôn là đề tài hấp

dẫn cho các học giả từ các chuyên ngành khác nhau như sử học, triết học,

Page 9: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

7

văn học. Các tài liệu đó đã cung cấp cho NCS nhiều thông tin quý giá,

nhiều dữ kiện lịch sử trung thực, khách quan. Qua đó, bối cảnh kinh tế,

chính trị, xã hội thời Trần được tái hiện, giúp cho NCS có được những cơ

sở khoa học cần thiết để nhận diện, lý giải VHCT thời thịnh Trần. Điều

này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi NCS thực hiện một đề tài mà nguồn

tài liệu chủ yếu là tài liệu thứ cấp. Các mảng tài liệu nghiên cứu chung về

thời Trần và thời thịnh Trần cũng đã góp phần tạo nên một cái nhìn toàn

cảnh để từ đó, NCS có thể phóng chiếu, hình dung và xác định được vị thế,

đặc điểm của VHCT thời thịnh Trần trong bức tranh chung.

1.2.2. Nghiên cứu các phương diện cụ thể của văn hóa chính trị thời

thịnh Trần

Hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về

VHCT thời thịnh Trần. Vấn đề này chủ yếu được lồng trong các công trình

nghiên cứu về thời trung đại, về thời đại Lý - Trần hoặc về thời Trần và

mới chỉ được tiếp cận từ các phương diện riêng lẻ:

1.2.2.1. Nghiên cứu về định hướng giá trị trong chính trị

Tư tưởng chính trị, thể chế chính trị thời Trần là nội dung được nhiều

tài liệu tập trung nghiên cứu nhất. Nhìn chung, khi bàn về tư tưởng chính

trị thời Trần, các tác giả đều khẳng định các giá trị: tinh thần yêu nước,

đoàn kết, tinh thần thân dân, tinh thần tam giáo đồng nguyên... Những giá

trị ấy được hội tụ và tỏa sáng rực rỡ nhất trong giai đoạn thịnh trị của nhà

Trần. Các nội dung của thể chế chính trị thời thịnh Trần (như đường lối trị

nước, chính sách, chủ trương phát triển đất nước) cũng được nhiều nhà

nghiên cứu bàn đến, trong đó, đặc biệt là vấn đề đường lối ngoại giao,

chính sách đào tạo, tuyển dụng quan lại. Các nội dung quan trọng của

phương diện định hướng giá trị trong chính trị như triết lý quyền lực, lý

tưởng chính trị chưa được nghiên cứu sâu.

1.2.2.2. Nghiên cứu về sự vận hành chính trị

Vấn đề thiết chế chính trị với các nội dung như: tổ chức bộ máy nhà

nước, hệ thống quan chế, mô hình kinh tế - chính trị kiểu thái ấp - điền

trang... đã được bàn đến trong khá nhiều tài liệu. Các tác giả đã có những

mô tả khá cụ thể về diện mạo của bộ máy nhà nước với những phân tích,

so sánh để tìm ra đặc trưng của thời Trần so với các thời kỳ khác trong lịch

Page 10: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

8

sử Việt Nam. Thời Trần gắn liền với ba lần kháng chiến chống Mông -

Nguyên vĩ đại, nên vấn đề giữ nước mà tiêu điểm là nghệ thuật quân sự

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, một số kỹ năng,

nghệ thuật làm chính trị khác cũng được nghiên cứu công phu: kế sách

phát triển kinh tế đa sở hữu; kế sách trị thủy và làm nông nghiệp; kế sách

dùng người... Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào miêu tả được phương diện

vận hành chính trị một cách toàn diện.

1.2.2.3. Nghiên cứu về nhân cách chính trị

Nhân cách chính trị thời Trần có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà

nghiên cứu từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Trong đó, vấn đề hình

thành nhân cách, vai trò của các nhân vật chính trị, các phẩm chất đáng

quý và cần thiết của các nhân vật chính trị (đạo đức, tài năng...) được đi

sâu làm rõ. Một số bức chân dung về các nhân vật chính trị thời Trần đã

được phác họa với cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên, nhìn chung, vấn đề nhân

cách chính trị mới được bàn đến với tư cách “con người chính trị” chung

chung, hoặc những đóng góp của các nhân vật lịch sử riêng lẻ, chưa được

hệ thống hóa thành những phẩm chất nhân cách mang tính đại diện và

mang màu sắc riêng cho con người thời Trần. Hơn nữa, chưa có tài liệu

nào khai thác các mẫu hình nhân cách văn hóa, hay coi con người chính trị

là chủ thể sáng tạo và chịu tác động của nền VHCT.

1.2.2.4. Nghiên cứu về ngoại hiện chính trị

Đây là nội dung chưa được quan tâm nghiên cứu thấu đáo. Nhìn chung,

yếu tố ngoại hiện chính trị chỉ thấp thoáng bóng dáng trong những phác thảo

của một số công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tôn giáo thời Trần,

chẳng hạn công trình kiến trúc cung đình, trang phục cung đình, lễ hội và

nghi thức cung đình, kiến trúc tôn giáo (đền, chùa, tháp...),... Các yếu tố

mang giá trị biểu tượng chính trị chưa được bàn đến, nghĩa là chưa được

nghiên cứu với tư cách là thành tố của VHCT.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu,, có thể rút ra một số nhận định:

- Dù thuật ngữ VHCT đã được nhắc đến từ khá sớm nhưng cho đến

nay, do sự phong phú về hướng tiếp cận nghiên cứu từ các ngành khoa học

Page 11: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

9

khác nhau, khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt, khái

niệm, cấu trúc của VHCT chưa thực sự được quan tâm và có những kiến

giải thấu đáo từ góc nhìn văn hóa học.

- Liên quan đến vấn đề VHCT thời thịnh Trần, đã có nhiều tài liệu đề

cập ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu

quý báu, bổ ích để NCS có thể kế thừa, chắt lọc và phát triển trong luận án.

Nhưng nhìn chung, do mục tiêu nghiên cứu, những tài liệu đó chưa quan

tâm đến việc nhận diện VHCT thời thịnh Trần một cách cụ thể và hệ thống

dựa trên một cấu trúc cơ bản của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học. Vì vậy,

mỗi tài liệu hầu như mới chỉ là một mảnh ghép riêng lẻ và chủ yếu được lồng

ghép vào trong các nghiên cứu về thời Trần. Một số yếu tố rất quan trọng của

VHCT như nhân cách chính trị, yếu tố ngoại hiện thì chưa được nghiên cứu

chưa thấu đáo hoặc chưa được định danh, nghiên cứu đúng với tư cách là

thành tố của VHCT.

Như vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu

về VHCT thời thịnh Trần như một chỉnh thể, đặc biệt đi sâu phân tích diện

mạo và đánh giá giá trị của VHCT thời thịnh Trần - dưới ánh sáng lý luận

của văn hóa học - thì chưa từng xuất hiện.

Từ thực tế đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Văn hóa chính trị thời

thịnh Trần” với mong muốn: 1/Góp phần hệ thống hóa và xác lập khái

niệm, cấu trúc của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học; 2/Phân tích diện

mạo của VHCT thời thịnh Trần - theo các thành tố cơ bản của cấu trúc

VHCT đã xác lập; 3/Nhận định về giá trị của VHCT thời thịnh Trần và bàn

luận về việc vận dụng bài học của thời Trần trong xây dựng VHCT Việt

Nam hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tài liệu cho thấy VHCT đã hình thành cùng với sự ra đời

của hoạt động chính trị của con người. Tuy nhiên, VHCT với tư cách là

một đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học thì mới xuất hiện, bắt đầu

từ phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Việt Nam, nghiên cứu

về VHCT đã diễn ra theo nhiều xu hướng song nhìn chung, còn đang ở

những bước đi đầu tiên trên nền tảng lý thuyết và phương pháp còn chưa

hoàn bị.

Page 12: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

10

Văn hóa chính trị thời thịnh Trần là vấn đề quan trọng, đã được các

nhà nghiên cứu tiếp cận trong cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên, cho đến nay,

chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về VHCT thời

thịnh Trần dựa trên lý thuyết VHCT từ góc nhìn văn hóa học. Đó cũng là

vấn đề đặt ra đòi hỏi luận án cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.

Chương 2

QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ GIỚI THUYẾT

VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

2.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

2.1.1. Khái niệm văn hóa chính trị

2.1.1.1. Văn hóa

Thuật ngữ văn hóa được các nhà nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến

ngày nay nghiên cứu, tìm tòi, phân tích để làm rõ nội hàm ý nghĩa của nó.

Tuy nhiên, đến ngày nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa dựa

trên các cách tiếp cận khác nhau.

Có thể nói cách quan niệm về văn hóa theo hai trường hợp (văn hóa nói

chung - văn hóa toàn thể) và văn hóa nói riêng (các nền văn hóa) rất cần thiết

để chúng ta nghiên cứu VHCT một cách tổng quát. VHCT vừa mang tính

chất, đặc trưng của văn hóa nói chung (văn hóa toàn thể), vừa mang tính

chất, đặc trưng của văn hóa nói riêng (các nền văn hóa), song chủ yếu người

ta nhấn mạnh đến “những yếu tố xác định đặc tính riêng” của mỗi cộng đồng,

của mỗi nền văn hóa trong VHCT.

2.1.1.2. Chính trị

Chính trị là việc tổ chức đời sống xã hội của một cộng đồng (dân tộc,

quốc gia) bằng quyền lực chung. Về bản chất, chính trị phản ánh một trình độ

văn hóa của nhân loại nói chung và của từng cộng đồng người nói riêng về

phương diện tổ chức, điều hành xã hội. Chính trị luôn gắn liền với con người

kể từ khi nhà nước ra đời và đó là một lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất

của đời sống xã hội. Mọi thành quả lý luận và thực tiễn do con người sáng

tạo ra liên quan đến việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đều thuộc

Page 13: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

11

về VHCT. Với cách nhìn nhận như vậy, cùng với quá trình ra đời và phát

triển của nhà nước, khái niệm VHCT đã hình thành và từng bước hoàn thiện.

2.1.1.3. Văn hóa chính trị

Từ góc nhìn văn hóa học, luận án quan niệm VHCT là một thành tố,

một lĩnh vực của văn hóa nói chung, có nghĩa là VHCT là một bộ phận

trong văn hóa toàn thể. Thiết nghĩ, khi xem VHCT là một phương diện của

văn hóa, ta cần đặt nó trong hệ thống cấu trúc chung của một nền văn hóa

để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nó và văn hóa nói chung. Theo

đó, văn hóa bao gồm ba tiểu hệ thống: văn hóa xã hội, văn hóa vật chất,

văn hóa tinh thần. VHCT thuộc tiểu hệ thống văn hóa xã hội, bên cạnh các

thành tố: văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa truyền thông: VHCT

là một thành tố của văn hóa xã hội, bị quy định bởi trình độ, tính chất văn

hóa của một cộng đồng người trong việc tổ chức đời sống cộng đồng, trong

việc nắm giữ và thực thi quyền lực của cộng đồng, thể hiện ra như một

“kiểu”, “dạng”, “nền” chính trị nhất định trong lịch sử.

Thừa nhận VHCT là một bộ phận của văn hóa cũng có nghĩa là xét

VHCT với tư cách một “nền văn hóa chính trị” với hệ thống cấu trúc gồm

nhiều yếu tố, chứ không chỉ có yếu tố chủ quan của cá nhân chủ thể chính

trị. Và như vậy, trong luận án, khi triển khai nghiên cứu, nhận diện VHCT

thời thịnh Trần, là NCS nghiên cứu nền VHCT - với tư cách là bộ phận

của nền văn hóa Đại Việt, chứ không phải nghiên cứu các yếu tố văn hóa

trong chính trị, tính văn hóa trong hoạt động chính trị của thời thịnh Trần.

2.1.2. Cấu trúc của văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị là một chỉnh thể thống nhất bởi 4 thành tố chính:

1/ Định hướng giá trị trong chính trị (thể hiện qua lý tưởng chính trị, triết

lý chính trị và đường lối chính trị); 2/ Sự vận hành chính trị (gồm công

cụ vận hành và phương thức vận hành); 3/ Nhân cách chính trị; 4/ Ngoại hiện

chính trị. Khi xây dựng VHCT phải chú trọng đồng thời cả 4 phương diện đó.

Trong đó, phải đặc biệt chú trọng nhân cách của chủ thể chính trị, bởi đây là

nhân tố có vai trò trung tâm, chi phối sự vận hành các yếu tố còn lại.

Page 14: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

12

2.2. GIỚI THUYẾT VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

2.2.1. Khái lược về triều Trần

Vương nghiệp nhà Trần bắt đầu từ ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu

(1225), khi Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý, nhường ngôi

cho Trần Cảnh, cho đến năm 1400, nếu không tính thời hậu Trần (Giản

Định Đế: 1407-1409; Trùng Quang Đế: 1409-1413), thì tồn tại 175 năm

với 12 đời vua.

Triều Trần là một trong những triều đại phát triển đỉnh cao của lịch

sử các triều đại quân chủ Việt Nam, có những đặc điểm khác biệt so với

các triều đại trước đó và đặc biệt khác so với các triều Lê, Nguyễn sau này.

2.2.2. Quan niệm về thời thịnh Trần

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và của NCS, căn

cứ vào thực tế lịch sử thời Trần, luận án quan niệm thời thịnh Trần là

khoảng thời gian từ 1225 đến 1329, tức từ thời điểm vua Trần Thái Tông

lên ngôi đến khi vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Vượng. Kể

từ sau 1329 có thể tính vào thời mạt Trần và không thuộc đối tượng nghiên

cứu chính của luận án.

2.2.3. Tiền đề hình thành văn hóa chính trị thời thịnh Trần

Văn hóa chính trị thời thịnh Trần là sản phẩm của sự tác động tổng hòa

bởi nhiều nhân tố: nền kinh tế phát triển đa dạng gắn liền với chế độ đa sở

hữu về ruộng đất; sự khủng hoảng triều chính do hậu quả cuối triều Lý để lại

và cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ; một nền văn hóa dựa trên nền tảng

của truyền thống yêu nước, nhân văn, khoan dung, cộng với sự tịnh tồn tam

giáo, đặc biệt là sự xuất hiện của Phật giáo Thiền tông; một cơ cấu xã hội

nhiều tầng lớp cùng với xuất thân dân chài của quý tộc nhà Trần…

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học của những nhà nghiên cứu đi

trước, NCS đã nêu ra một quan niệm về VHCT xuất phát từ góc nhìn văn

hoá học. Cách nhìn mới này cần thiết cho việc nghiên cứu một nền VHCT

với một cấu trúc rõ ràng (cụ thể là việc nhận diện VHCT ở thời thịnh Trần

mà NCS thực hiện trong Luận án).

Page 15: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

13

Thời thịnh Trần (1225-1329) là giai đoạn đáng tự hào bậc nhất của

vương triều Trần, trong đó VHCT đã hình thành và phát triển cùng với dòng

chảy văn hóa dân tộc. Các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của

thế kỷ XIII đã được luận án phân tích, lý giải với tư cách là những tiền đề

khai sinh ra VHCT thời thịnh Trần với những giá trị độc đáo. Những giới

thuyết ban đầu này chính là nền tảng để từ đó luận án đi sâu miêu tả, nhận

diện diện mạo và giá trị của VHCT thời thịnh Trần ở các chương tiếp theo.

Chương 3

DIỆN MẠO CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG CHÍNH TRỊ

3.1.1. Lý tưởng chính trị

Vương triều Trần, do bối cảnh lịch sử chống ngoại xâm và củng cố

phát triển bộ máy chính quyền quân chủ, lý tưởng độc lập - tự cường trở

thành lý tưởng chính trị cao nhất. Từ quyết tâm củng cố triều chính, phục

hưng đất nước đến ý chí giữ gìn độc lập, chủ quyền, khẳng định bản lĩnh

rồi ước vọng về nền thái bình vĩnh cửu, đó là sợi dây nối kết quá khứ, hiện

tại và tương lai, trở thành lý tưởng chính trị mang tính định hướng xuyên

suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược xa rộng, tầm cao VHCT thời thịnh Trần.

Cũng nhờ sự định hướng này, nền VHCT thời thịnh Trần đã có cuộc hành

trình tự tin, kiêu hãnh và để lại những vết son lộng lẫy trên con đường lịch

sử của dân tộc.

3.1.2. Triết lý về quyền lực

Triết lý về quyền lực của nhà cầm quyền thời thịnh Trần được hình

thành dựa trên cơ sở nhận thức về vai trò của dân. Dân có vai trò quan

trọng đối với sự thành bại của cá nhân anh hùng, sự tồn vong của vương

triều cũng như vận mệnh đất nước. Đối với nhà cầm quyền, người dân trở

thành một thực thể chính trị, là lực lượng xã hội chủ yếu, có vai trò quan

trọng trong sự nghiệp chiến tranh vệ quốc cũng như trong duy trì trật tự xã

hội, phát triển đất nước. Nhận thức được vai trò của dân, nên người cầm

quyền thời thịnh Trần cũng ý thức được giới hạn của quyền lực mà mình

Page 16: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

14

nắm giữ. Vì vậy, trong quá trình trị nước, họ đã có thái độ khai phóng đối

với quyền lực và biết sử dụng quyền lực một cách chính đáng.

3.1.3. Đường lối trị nước

Nếu như thời Lý, đường lối trị nước chủ yếu ảnh hưởng bởi tư

tưởng Phật giáo, còn từ thời Lê sơ, Mạc đến Nguyễn, đường lối chính trị

chịu ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo, kết hợp giữa đức trị, văn trị với pháp

trị..., thì đường lối chính trị thời thịnh Trần có sự dung hợp giữa tư tưởng

Phật giáo, Nho giáo và tinh thần dân tộc. Vì thế, đường lối chính trị thời

kỳ này mang tínhđức trị, mềm dẻo, hài hòa trên tinh thần thân dân, khoan

dung khai phóng.

3.2. SỰ VẬN HÀNH CHÍNH TRỊ

3.2.1. Công cụ vận hành

3.2.1.1. Chế độ quân chủ tông tộc

Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà

Trần đãthiết lập chế độ quân chủ tông tộc. Triều đình Thăng Long trong

thế kỷ XIII trước hết là tổ chức chính quyền của họ Trần. Sự liên kết

dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà các vua Trần cố gắng

thực hiện. So với triều Lý, tầng lớp quý tộc đồng tộc nhà Trần được

củng cố vững chắc hơn, là một đẳng cấp riêng biệt mà nhiều vua Trần có

ý thức bảo vệ. Để xây dựng, duy trì nền chính trị quân chủ tông tộc, nhà

Trần thực hiện chế độ thượng hoàng, chế độ thái ấp - điền trang và chế

độ hôn nhân nội tộc.

3.2.1.2. Luật pháp

Mặc dù chưa đạt đến mức hoàn bị hay trở thành mô hình pháp

quyền quân chủ cao nhất (mà lịch sử Việt Nam biết đến) như ở triều Lê,

nhưng pháp luật trong giai đoạn thịnh trị của triều Trần cũng đã thể hiện

những điểm tiến bộ, vừa phản ánh được thiện chí và năng lực quản lý xã

hội của người cầm quyền vừa đáp ứng được những nguyện vọng chính

đáng của thần dân. Vì thế, từ vua quan đến thứ dân đều đề cao pháp luật,

luôn tuân thủ nghiêm túc luật lệ, nguyên tắc, điển chế. Rõ ràng, pháp luật

thời kỳ này đã thể hiện được một thể chế chính trị thượng tôn pháp luật

và hợp lòng người.

Page 17: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

15

3.2.1.3. Bộ máy quyền lực

Để điều hành xã hội, thực thi pháp luật, bộ máy quyền lực nhà

nước thời Trần đã được xây dựng, củng cố. Đó là một bộ máy chính

quyền và quan chế khá chặt chẽ, quy củ và tinh gọn. Có thể nói, so với

các triều đại trước đó, thời thịnh Trần có bước phát triển với trình độ cao

hơn, cả về bộ máy chính quyền cũng như quan chế. Với mô hình nhà

nước theo chế độ quân chủ tông tộc, bộ máy nhà nước và quan chế thời

thịnh Trần đãđể lại những dấu ấn riêng so với các triều đại quân chủ

khác trong lịch sử dân tộc.

3.2.2. Phương thức vận hành

3.2.2.1. Trong hoạt động đối nội

Hoạt động đối nội được thể hiện chủ yếu qua phương thức quản lý xã hội

và phương thức đào tạo, tuyển dụng người cầm quyền cho bộ máy nhà nước.

Phương thức quản lý xã hội của nhà nước thời thịnh Trần được thể

hiện thông qua việc xây dựng, ban hành các chính sách và thực thi các

chính sách của triều đình. Những chính sách này luôn được triều đình công

bố rộng rãi, công khai cho bề tôi và thần dân được biết và thực hiện. Để

chuẩn bị cho việc xây dựng chính sách, triều đình căn cứ vào những tấu

trình của các quan trong triều, các tấu chương của các địa phương, các

quan lại được cử đikhảo sát thực tế. Bên cạnh đó, nhà Trần còn qua kênh

thông tin thứ hai là nghe ý kiến trực tiếp của người dân hoặc nhà vua thực

hiện những cuộc vi hành, từ đây, có thể làm cơ sở để đưa ra những chính

sách kịp thời, đúng đắn, hợp lòng dân.

Phương thức đào tạo, tuyển dụng người cầm quyền thời thịnh Trần

mang màu sắc riêng. Do yêu cầu về củng cố, phát triển bộ máy nhà nước,

cần đến đội ngũ quan lại kinh qua Nho học, nên việc học tập và phát triển

đạo Nho của nhà Trần rất được chú trọng. Công cuộc đào tạo nhân tài của

nhà Trần được đẩy mạnh hơn, quy củ hơn so với nhà Lý. Để huy động tối

đa nhân tài vào bộ máy nhà nước, triều đình đã tiến hành tuyển chọn người

theo nhiều con đường khác nhau (khoa cử, tiến cử - bảo cử, ứng cử, nhiệm

tử - tập ấm). Phương sách sử dụng người tài của nhà Trần có ba điểm đáng

lưu ý: chọn người thực tài; chọn đúng người, giao đúng việc; tổ chức

Page 18: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

16

khảo hạch chặt chẽ. Phương thức đào tạo tuyển dụng người cầm quyền là

sự kế thừa truyền thống trọng tài hiếu học của văn hóa Việt Nam, song đã

được nhà Trần phát huy tận độ và thu được hiệu quả lớn.

3.2.2.2. Trong hoạt động đối ngoại

Trong hoạt động đối ngoại, vấn đề chống ngoại xâm và bang giao với

phương Bắc, phương Nam là hai mối quan tâm lớn nhất của thời thịnh

Trần. Với tổ chức quân đội khá đa dạng, khá thiện chiến và vũ khí khá lợi

hại, được tập dượt chu đáo, với chiến lược, chiến thuật tác chiến linh hoạt

cộng với tinh thần quyết tâm cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết

trên dưới một lòng, quân dân thời Trần đã lập nên những chiến công hiển

hách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thái độ hòa hảo nhưng

cương quyết với Chiêm Thành, nhún nhường nhưng bản lĩnh trước nhà

Nguyên đã được triều đình ứng xử quyền biến. Nhà Trần đã cố gắng thực

hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo và tranh thủ tối đa những thời điểm

hòa bình quý giá để vừa hàn gắn vết thương chiến tranh đã qua, chuẩn bị

lực lượng cho những cuộc chiến tranh sắp tới. Những chiến lược ngoại

giao khôn khéo đó kết hợp với các chiến thuật quân sự tài tình đã đưa Đại

Việt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

3.3. NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ

3.3.1. Phẩm chất tiêu biểu của con người thời thịnh Trần

Trong diện mạo nền VHCT thời thịnh Trần, nhân cách chính trị đóng

vai trò hết sức đặc biệt là nơi quy tụ những tinh hoa của nền chính trị.

Không thể có một nền VHCT thời thịnh Trần với những đặc trưng độc đáo

nếu như không có vai trò của những nhân cách chính trị.

Nhân cách chính trị thời thịnh Trần là điểm thú vị có thể khai thác từ

nhiều khía cạnh khác nhau. Từ góc nhìn văn hóa học, luận án chủ yếu

nhấn mạnh vào những giá trị của nhân cách thông qua một số phẩm chất

tiêu biểu: anh hùng - nghệ sĩ, ý thức tự trọng, tinh thần vô ngã.

3.3.2. “Minh quân - trung thần” - biểu mẫu lý tưởng của con

người thời thịnh Trần

Có thể nói, trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam, chưa bao

giờ xuất hiện nhiều minh quân, trung thần, lương tướng như ở thời thịnh trị

Page 19: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

17

của nhà Trần. Chính mẫu nhân cách này đã mang lại một màu sắc riêng

cho VHCT, chứa đựng tinh hoa phẩm giá của cả thời đại và làm tỏa sáng

những giá trị của VHCT thời thịnh Trần. Trong số đó, có những nhân cách

phát triển đến đỉnh cao, trở thành những nhân cách văn hóa với phẩm chất

đạo đức cao đẹp, trí tuệ vượt trội và có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tầm ảnh

hưởng sâu rộng, tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại vương

Trần Quốc Tuấn. Sự xuất hiện của mẫu “minh quân - trung thần” cũng góp

phần lý giải quy luật tồn vong của các vương triều quân chủ trong lịch sử.

3.4. NGOẠI HIỆN CHÍNH TRỊ

Trong các yếu tố ngoại hiện chính trị, yếu tố biểu thị quyền lực, trật

tự xã hội có thể coi là những yếu tố tiêu biểu. Ngoài ra, do thời thịnh Trần

là giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt, đó là thời đại của “hào khí Đông A”,

vì vậy, khi nghiên cứu yếu tố ngoại hiện chính trị, luận án chú ý đến các

yếu tố biểu thị tinh thần thời đại.

3.4.1. Yếu tố biểu thị quyền lực và sự tôn nghiêm

Văn hóa chính trị gắn liền với quyền lực, quyền lực đi liền với sự tôn

nghiêm mà một chế độ chính trị cần tuân thủ. Cũng như các triều đại quân

chủ khác, quyền lực và sự tôn nghiêm của triều Trần được thể hiện qua các

yếu tố tiêu biểu: lăng miếu - xã tắc, cung điện, thành quách, thái ấp, ngai

vàng, thềm cấm, chữ húy, linh vật, lễ nghi và hệ thống huyền sử, huyền

tích... Trong đó, linh vật rồng và một số lễ nghi như quốc tang, minh thệ,

tế thần, lên ngôi và tấn phong là những yếu tố mang đậm màu sắc của

VHCT thời thịnh Trần hơn cả.

3.4.2. Yếu tố biểu thị trật tự xã hội

Trật tự xã hội biểu hiện qua các yếu tố từ những trang phục, nghi

trượng, ngựa xe, danh xưng, tước hiệu... Tùy trên dưới cao thấp trong xã

hội, các phương diện biểu hiện này sẽ được quy định cho tương xứng và

đúng trật tự. Trong hệ thống các yếu tố ngoại hiện biểu thị trật tự xã hội

thời thịnh Trần, đáng lưu ý nhất là danh xưng của người cầm quyền như:

thượng hoàng, quan gia. Đây là hai danh xưng dùng để chỉ hai vị trí quyền

lực tối cao trong vương triều Trần. Đồng thời chúng mang hàm nghĩa về

thái độ của người cầm quyền với vấn đề quyền lực và là sự định danh riêng

cho chế độ quân chủ tông tộc của triều Trần.

Page 20: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

18

3.4.3. Yếu tố biểu thị tinh thần thời đại

Tinh thần thời đại được biểu hiện rõ nét ở hào khí Đông A với lòng yêu

nước, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc. Hào khí đó được đã được hóa thân

thành biểu tượng cánh tay “sát Thát” của ba quân tướng sĩ thời Trần, thành lá

cờ trượng nghĩa của các đoàn quân xông trận, các hội nghị toàn quân, toàn

dân như Diên Hồng, Bình Than hay kho tàng thơ văn ca ngợi cuộc kháng

chiến thần thánh và những hình tượng người anh hùng mang tầm vóc thời

đại. Khoan dung, khai phóng cũng có thể được coi là tinh thần thời đại

Đông A. Tinh thần cởi mở, bao dung, chấp nhận những khác biệt được

biểu thị qua nhiều yếu tố ngoại hiện độc đáo, từ văn học, nghệ thuật, công

trình kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng,...

Qua một số yếu tố ngoại hiện tiêu biểu, ta thấy được khát vọng quyền

uy (hay tính chất tôn nghiêm thể hiện quyền uy) của vương triều quân chủ

tập quyền, hào khí của thời đại oai hùng, bản chất thân dân, khai phóng của

nền chính trị. Nó là hình bóng của một nền VHCT khi mà sự phân chia đẳng

cấp chưa rõ nét, khoảng cách giữa người cầm quyền và dân chúng chưa quá

xa, các giới luật cũng chưa hà khắc, lễ nghi cũng chưa thật sự câu nệ.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tiến hành miêu tả diện mạo của VHCT thời thịnh Trần qua

hệ thống 4 thành tố có mối quan hệ hữu cơ: định hướng giá trị trong chính

trị, sự vậnhành chính trị, nhân cách chính trị và ngoại hiện chính trị. Định

hướng giá trị chính trị là quá trình nhận thức, lựa chọn giá trị, hình thành

lý tưởng mang tính định hướng cho cá nhân và cộng đồng. Định hướng đó

đã được hiện thực hóa bằng công cụ vận hành chính trị và phương thức

vận hành chính trị. Nền chính trị được vận hành bởi con người chính trị mà

cốt lõi là nhân cách của họ với các phẩm chất tiêu đã làm nên vẻ đẹp, giá

trị riêng của VHCT thời kỳ thịnh trị của nhà Trần. Và cuối cùng, diện mạo,

giá trị của VHCT thời kỳ này cũng được hiện hình qua yếu tố ngoại hiện

chính trị hết sức độc đáo. Đó là một bức tranh tuy có thể chưa toàn diện,

nhưng lại bao gồm các thành tố căn cốt cấu thành chỉnh thể sống động và

gắn kết. Diện mạo này sẽ là cơ sở để NCS đánh giá những giá trị của

VHCT thời thịnh Trần ở chương tiếp theo.

Page 21: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

19

Chương 4

GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI

THỊNHTRẦN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

4.1.1. Tinh thần yêu nước - đoàn kết

Yêu nước được coi là giá trị hàng đầu trong bảng giá trị văn hóa Việt

Nam. Nhưng ở thời thịnh Trần, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần đoàn

kết, thống nhất cao độ. Mặc dù theo mô hình nhà nước quân chủ tông tộc,

được kiến tạo, quản lý và điều hành chủ yếu bởi quý tộc nhà Trần, nhưng

lúc này giữa quý tộc nhà Trần và thần dân có sự gắn bó, quyền lợi gia tộc và

quyền lợi quốc gia có sự hài hòa, thống nhất cao..

Yêu nước gắn liền với đại đoàn kết tạo thành giá trị độc đáo trong

VHCT thời thịnh Trần, là ngọn cờ tập hợp sức mạnh để quân dân nhà Trần

giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

4.1.2. Tinh thần thân dân

Tư tưởng thân dân không phải là hiện tượng đột khởi của thời thịnh

Trần. Nhưng có thể nói, ở giai đoạn này, nó được đặc biệt đề cao, trở thành

một tư tưởng chính trị mang tính chính thống, chi phối không nhỏ đến

VHCT thời đại, với những biểu hiện rõ nét, độc đáo hơn hẳn so với các

triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam. Tinh thần thân dân trong

VHCT thời thịnh Trần có thể khái quát ở ba phương diện: tình cảm gần

dân, thương dân; thái độ trọng dân và chính sách an dân.

4.1.3. Tinh thần khoan dung, khai phóng

Khác với một số triều đại trước và sau đó, triều Trần ở giai đoạn

thịnh trị, được điều hành bởi tầng lớp quý tộc xuất thân bình dân quen

nghề sông nước và giàu tinh thần thượng võ, lại được nâng cánh bởiluồng

tư tưởng Phật giáo Nam Tông, vì thế VHCT thời kỳ này đã thấm nhuần

tinh thần khoan dung, khai phóng. Tinh thần ấy không chỉ biểu hiện ở

những chủ trương, đường lối trị nước của người cầm quyền mà còn thấm

sâu trong đời sống tinh thần của thần dân trăm họ và lan tỏa trong đời sống

Page 22: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

20

chính trị, xã hội. Ta có thể thấy biểu hiện đặc trưng này thông qua những

ứng xử của con người thời thịnh Trần đối với các phương diện sau, cũng

chính là những phương diện thử thách tinh thần khoan dungnhất: ứng xử

với chiến tranh, với “nhân quyền” và với sự khác biệt.

* Hạn chế trong văn hóa chính trị thời thịnh Trần

Thời thịnh Trần là giai đoạn thịnh trị vào hàng bậc nhất trong lịch sử

các triều đại quân chủ Việt Nam. Đó là giai đoạn của minh quân - trung

thần, xã hội thịnh trị, mọi mặt đời sống được ổn định và phát triển. Điều đó

chứng tỏ sự ưu việt của nền VHCT giai đoạn này. Tuy nhiên, xét một cách

khách quan, ngay bản thân nền VHCT ấy đã manh nha những mầm mống

của tiêu cực, hạn chế. Có thể nêu ra một số hạn chế nổi bật: hạn chế trong

quan niệm về dân, trong chế độ quân chủ tông tộc, trong bộ máy nhà nước,

trong nhân cách chính trị. Vào giai đoạn sau, khi không còn vua sáng tôi

hiền, người cầm quyền không đảm đương được chính sự, cộng với sự suy

thoái về kinh tế, những mầm mống này có cơ hội nảy nở và làm bùng phát

những mâu thuẫn nội tại dẫn đến suy thoái và diệt vong của triều Trần.

4.2. BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH

TRỊ NƯỚC TA HIỆN NAY TỪ KINH NGHIỆM CỦA THỜI TRẦN

4.2.1. Sự tương đồng về nhiệm vụ chính trị giữa Đại Việt thời

thịnh Trần và Việt Nam hiện nay

Triều Trần đã cách xa chúng ta gần 8 thế kỷ, nhưng có những điểm

tương đồng hoặc rất gần nhau về nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là yêu cầu

của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự chủ cũng như xây dựng, phát triển

đất nước phát triển nền văn hóa dân tộc, đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình,

hợp tác...

Thời Trần, đặc biệt là giai đoạn thịnh trị, với sự nghiệp giữ nước và

phát triển đất nước vĩ đại, nhà Trần đã để lại một kho tàng tri thức và kinh

nghiệm vô cùng phong phú và quí báu trong công tác quản lý xã hội, trong

việc xây dựng một nền VHCT tiến bộ. Dân tộc Việt Nam hôm nay, nối tiếp

truyền thống, gìn giữ và xây dựng đất nước, bước vào thời kỳ hội nhập,

hội tụ đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài để có thể chung tay đoàn

kết, xây dựng và phát triển đất nước, đóng góp vào sự phát triển hòa bình,

Page 23: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

21

thịnh vượng của toàn thể nhân loại. Như vậy, vấn đề kế thừa và phát huy

những giá trị của VHCT thời thịnh Trần vừa là niềm tự hào, vừa là nhiệm

vụ, vừa là mục tiêu để ngày nay chúng ta kiến tạo một hình ảnh Việt Nam

văn minh, tiến bộ và cường thịnh.

4.2.2. Bài học về xây dựng nền văn hóa chính trị yêu nước, đoàn kết

Một nét son rực rỡ của VHCT thời thịnh Trần là thể hiện cao độ tinh

thần yêu nước và đoàn kết. Hơn rất nhiều triều đại quân chủ khác trong

lịch sử nước ta, triều Trần đã xây dựng được một xã hội hài hòa, một nền

chính trị đoàn kết, thống nhất cao độ.

Tư tưởng yêu nước ngày nay gắn liền với ý thức thực hiện hai nhiệm

vụ chính trị trọng yếu: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc, sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính

trị, sức mạnh của nền kinh tế và tiềm lực quốc gia, sức mạnh đại đoàn kết

toàn dân tộc là nhân tố quyết định.

4.2.3. Bài học về xây dựng nền văn hóa chính trị dân chủ

Ở thời kỳ thịnh trị của mình, nhà Trần đã thực thi đường lối trị nước

thân dân, dựa vào dân. Dân chính là cơ sở và là mục tiêu của mọi đường

lối chính trị của nhà Trần.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng

xã hội chủ nghĩa, là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nghĩa là đang

hướng đến một nền chính trị tiến bộ, dân chủ, trong đó, người dân thực sự

được đảm bảo quyền làm chủ một cách toàn diện. Vấn đề dân chủ, thân

dân đang được xem là một trong những vấn đề hệ trọng của quốc gia.

4.2.4. Bài học về xây dựng nền văn hóa chính trị tôn trọng hiền

tài, trí thức

Vượt qua tư duy thiển cận và ích kỷ của sự đố kỵ tài năng, nhà

Trần đã có cái nhìn khoan dung, khai phóng đối với hiền tài. Chính sách

trọng dụng nhân tài đã giúp nhà Trần ổn định chính trị, phát triển văn

hóa, xây dựng vương triều và quốc gia cường thịnh trong hơn trăm năm.

Tất nhiên, có một số điểm trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân

tài của thế kỷ XIII, đến hôm nay không còn phù hợp nữa. Nhưng thái độ

và ứng xử trân quý người tài, tư duy khai phóng và những chính sách

Page 24: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

22

thiết thực, tiến bộ của nhà Trần, thì không hề xưa cũ.Từ việc chăm lo

giáo dục, khoa cử, đến đường lối cầu hiền rộng mở để huy động tối đa

nhân tài trong xã hội, rồi cách thức dùng người đúng khả năng, chọn

người thực tài, nhất là thái độ chí công vô tư trong tuyển dụng, không để

cho kẻ bất tài, gian nịnh có cơ hội lộng hành còn người thực tài bất đắc

chí… đều là những nguyên tắc quý báu cho chúng ta khi muốn xây dựng

một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng đất nước cường thịnh

cũng như tự tin trong công cuộc mở cửa, hội nhập với bạn bè quốc tế.

4.2.5. Bài học về xây dựng nền văn hóa chính trị khoan dung,

hướng tới hòa bình, hợp tác vì phát triển

Khoan dung - vấn đề mang tầm thời đại và tính phổ quát của nhân

loại, đã được đặc biệt đề cao, coi trọng và thực thi rất hiệu quả với những

cách thức độc đáo ở đất nước ta, ngay từ thời Trần - khi mà các chủ thể

chính trị chưa biết và chưa đề cập đến những khái niệm lý luận, những

nguyên lý của khoan dung.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế nhiều biến động hiện

nay, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của chúng ta không thể tách

rời triết lí khoan dung. Tinh thần khoan dung hôm nay không chỉ đơn thuần

là lòng bác ái, ôn hòa trong đường lối chính trị. Nó còn là sự mở cửa khai

phóng tài năng, sáng tạo của con người, là sự chấp nhận đa dạng văn hóa, là

thái độ đối thoại hòa hợp để cùng tồn tại, phát triển..., nghĩa là phải xây dựng

một nền “văn hóa mở”. Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện

nay đang diễn biến ngày càng phức tạp, đang tiềm ẩn những nguy cơ đối với

sự tồn vong của chế độ, thì tinh thần khoan dung, yêu chuộng hòa bình, hợp

tác và phát triển cần dựa trên trí tuệ thực tế, sắc bén.

4.2.6. Bài học về xây dựng nhân cách chính trị cho nhà cầm quyền

Nhân cách chính trị là thành tố quan trọng tạo nên đặc trưng VHCT

thời thịnh Trần. Giai đoạn thịnh trị của triều Trần đã sinh ra rất nhiều

nhân cách đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền chính trị.

Trong xây dựng VHCT hiện nay, rất cần xây dựng nhân cách cho nhà

cầm quyền mà tâm điểm là vấn đề nhận thức, thái độ và cách sử dụng

quyền lực dựa trên tinh thần trách nhiệm, dấn thân, ý thức tự trọng và

Page 25: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

23

liêm sỉ. Quyền lực gắn liền với quyền lợi và quyền hành, quyền lực càng

cao thì quyền lợi và quyền hành càng lớn. Làm sao để người giữ quyền

lựcsử dụng quyền hành phù hợp và không vì quyền lợi cá nhân mà dẫm

đạp lên lợi ích cộng đồng. Đây cũng chính là lời giải cho công cuộc xây

dựng nền VHCT Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước trước hoàn cảnh mới.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở sự phân tích diện mạo của VHCT ở chương 3, chương 4

khái quát giá trị và những hạn chế của VHCT thời thịnh Trần. Đó là nền

VHCT thể hiện tinh thần yêu nước - đoàn kết, thân dân, khoan dung khai

phóng. Bên cạnh những giá trị to lớn, VHCT thời thịnh Trần cũng còn một

số hạn chế trong quan niệm về dân, trong chế độ hôn nhân nội tộc, trong tổ

chức bộ máy nhà nước và trong nhân cách của người cầm quyền.

Do tương đồng về nhiệm vụ chính trị, những bài học từ VHCT thời

thịnh Trần để lại như: Xây dựng một nền VHCT yêu nước, đoàn kết; thân

dân; trọng dụng nhân tài; khoan dung khai phóng hướng tới hòa bình, hợp

tác vì phát triển... vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng và phát

triển nền VHCT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Văn hóa chính trị là một lĩnh vực quan trọng của văn hóa xã hội, có

vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa dân tộc và trong đời sống chính trị -

xã hội của một quốc gia. Chính vì thế, vấn đề VHCT đã được nhân loại

quan tâm tìm hiểu và tiếp cận nghiên cứu. Sự nghiên cứu về VHCT ở nước

ta cũng đã diễn ra với nhiều xu hướng tiếp cận từ nhiều chuyên ngành khác

nhau. Sự phong phú và phức tạp đó mở ra cho NCS lăng kính đa chiều đồng

thời cũng đem lại những thách thức không nhỏ, đòi hỏi có sự lựa chọn và định

vị được về mặt khái niệm từ góc nhìn văn hóa học để làm công cụ lý luận cho

quá trình thực hiện luận án.

Page 26: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

24

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học của thế giới và trong

nước, từ góc độ văn hóa học, luận án quan niệm VHCT là một thành tố của

văn hóa nói chung, thuộc tiểu hệ thống văn hóa xã hội. Thuật ngữ VHCT ở

đây được hiểu là một nền VHCT với hệ thống cấu trúc gồm 4 thành tố: định

hướng giá trị trong chính trị, sự vận hành chính trị, nhân cách chính trị và

ngoại hiện chính trị. Có thể coi đây là bốn thành tố căn cốt, có mối quan hệ

hữu cơ, tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà các nền VHCT thường có, tạo

nên trường hoạt động chính trị của một cộng đồng.

2. Thời thịnh Trần (1225-1329) là giai đoạn bình trị, thịnh vượng của

vương triều Trần và quốc gia Đại Việt. Ở thời thịnh Trần, đất nước có sự phát

triển đồng bộ về mọi mặt và có những phương diện đạt đến đỉnh cao rực rỡ,

tạo ra một nền VHCT độc đáo hầu như không lặp lại trong lịch sử các vương

triều quân chủ Việt Nam.

Vấn đề VHCT thời thịnh Trần đã được nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu. Song sự tổng quan tài liệu cho thấy còn một số khoảng trống khoa

học, đòi hỏi có một công trình nghiên cứu sâu, toàn diện hơn về vấn đề này từ

cách tiếp cận của văn hóa học. Dựa trên cấu trúc VHCT chung, diện mạo

VHCT thời thịnh Trần đã được luận án tiến hành miêu tả, lý giải.

Do những tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, VHCT thời thịnh

Trần đã hội đủ và thăng hoa những giá trị như yêu nước - đoàn kết, thân dân,

khoan dung - khai phóng... Trên cái nhìn biện chứng khách quan, luận án cũng

đã đánh giá những hạn chế của VHCT thời thịnh Trần từ đường lối chính trị

đến chế độ chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước cũng như nhân cách chính trị.

3. Công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều

vấn đề mới cho khoa học chính trị, cho VHCT Việt Nam. Nền VHCT hiện

nay phải vừa phù hợp với yêu cầu thời đại vừa kế thừa được những tinh

hoa tốt đẹp của truyền thống. Các bài học về xây dựng nền VHCT yêu

nước, đoàn kết; xây dựng nền VHCT dân chủ, tôn trọng hiền tài; xây dựng

nền VHCT khoan dung hướng tới hòa bình, hợp tác vì phát triển; xây dựng

nhân cách nhà chính trị dấn thân, tự trọng, liêm chính công minh... do thời

Trần để lại là những bài học sâu sắc và quý giá mà chúng ta cần phải kế

thừa và phát huy một cách nghiêm túc nhằm hướng đến một nền VHCT

văn minh, vì con người, hợp lòng người.

Page 27: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nghiêm Thị Thu Nga (2014), “Đóng góp của nhà Nho với nền giáo dục

Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí Giáo dục, (327), tr.12-15.

2. Nghiêm Thị Thu Nga (2017), “Giá trị văn hóa trong chính sách trọng

dụng nhân tài của nhà Trần”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, (20),

tr.63-68.

3. Nghiêm Thị Thu Nga (2017), “Đóng góp tiêu biểu của Trần Nhân Tông

với văn hóa Việt Nam”, Thông tin Văn hóa và Phát triển, (53),

tr.26-33.

4. Nghiêm Thị Thu Nga (2017), “Văn hóa chính trị thời Trần qua triết lý

về quyền lực của người cầm quyền”, Thông tin Văn hóa và Phát

triển, (54), tr.18-23.

5. Nghiêm Thị Thu Nga (2017), “Một số điểm độc đáo về tư tưởng thân

dân thời Trần”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (398), tr.6-9.

6. Nghiêm Thị Thu Nga (2018), “Giá trị của văn hóa chính trị thời thịnh

Trần - nhìn từ nhân cách chính trị”, Thông tin Văn hóa và Phát

triển, (56), tr.41-48.

7. Nghiêm Thị Thu Nga (2018), “Một số giá trị tiêu biểu của văn hóa chính trị

thời thịnh Trần”, Tạp chí Thế giới di sản, (143), tr.45-50.

8. Nghiêm Thị Thu Nga (2018), “Sức sống của văn hóa khoan dung thời

thịnh Trần”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (407), tr.19-22.