79
Ngô Kỷ dự đêm thắp nến Vinh Danh Hào Khí Tuổi Trẻ Việt Nam Đinh Nguyên Kha - Nguyễn Phương Uyên Và Cầu Nguyện Cho Các Tù Nhân Lương Tâm tại khu Bolsa, Little Saigon ngày 24 tháng 5 năm 2013 Little Saigon ngày 17 tháng 8 năm 2013, Tôi hân hạnh chuyển tiếp đến quý vị bản tin Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Vinh Danh Địa Danh Lịch Sử Little Saigon. Đây là một niềm hãnh diện chung cho tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại và là một cái tát nẩy lửa vào mặt Bắc Bộ Phủ. Bọn chóp bu Việt cộng như Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang huyên hoang tiếm danh lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng bọn chúng không đủ can đảm đích thân đến thăm viếng "khúc ruột ngàn dặm" của chúng, vì chúng biết rằng tập thể người Việt tỵ nạn sẽ phản đối mạnh mẽ và tống khứ chúng ra khỏi "lãnh địa" của những người Việt Quốc Gia chống cộng. Khi đề cập đến địa danh thủ đô tỵ nạn Little Saigon, không thể không nhắc đến mối thiện cảm và sự quan tâm của cựu Thống Đốc California George Deukmejian, vì vào ngày 17 tháng 6 năm 1988 ông cựu Thống Đốc George Deukmejian đã đích thân đến cắt băng khánh thành công nhận địa danh Little Saigon.

Vinh danh địa danh lịch sử Little Saigon từ TP Garden Grove

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Vinh danh địa danh lịch sử Little Saigon từ TP Garden Grove

Citation preview

           Ngô Kỷ dự đêm thắp nến Vinh Danh Hào Khí Tuổi Trẻ Việt Nam Đinh Nguyên Kha - Nguyễn Phương Uyên             Và Cầu Nguyện Cho Các Tù Nhân Lương Tâm tại khu Bolsa, Little Saigon ngày 24 tháng 5 năm 2013

Little Saigon ngày 17 tháng 8 năm 2013,

Tôi hân hạnh chuyển tiếp đến quý vị bản tin Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Vinh Danh Địa Danh Lịch Sử Little Saigon. Đây là một niềm hãnh diện chung cho tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại và là một cái tát nẩy lửa vào mặt Bắc Bộ Phủ. Bọn chóp bu Việt cộng như Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang huyên hoang tiếm danh lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng bọn chúng không đủ can đảm đích thân đến thăm viếng "khúc ruột ngàn dặm" của chúng, vì chúng biết rằng tập thể người Việt tỵ nạn sẽ phản đối mạnh mẽ và tống khứ chúng ra khỏi "lãnh địa" của những người Việt Quốc Gia chống cộng.

Khi đề cập đến địa danh thủ đô tỵ nạn Little Saigon, không thể không nhắc đến mối thiện cảm và sự quan tâm của cựu Thống Đốc California George Deukmejian, vì vào ngày 17 tháng 6 năm 1988 ông cựu Thống Đốc George Deukmejian đã đích thân đến cắt băng khánh thành công nhận địa danh Little Saigon.

Cũng chính vì có một số kỷ niệm trong sinh hoạt chính trị với cựu Thống Đốc George Deukmejian vào thời điểm 1988. nên để "ôn cố tri tân," tôi nhân dịp này xin chia sẻ đến quý vị một số hoạt động chính trị có liên hệ đến cựu Thống Đốc George Deukmejian, cựu Phó Tổng Thống George Bush và Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt được đạo đạt lên các vị lãnh đạo Hoa Kỳ vào năm 1988. Tài liệu này chỉ đề cập chỉ trong thời điểm năm 1988 mà thôi.

Với khả năng hạn hẹp và phương tiện giới hạn, tôi chỉ có thể đóng góp một bàn tay bé nhỏ vào công cuộc đấu tranh lớn lao của tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại. Mong rằng những tài liệu, hình ảnh được trình bày dưới đây như là sự chia sẻ thân tình đến các "chiến hữu" và thân hữu của tôi.

Trân trọng

Ngô Kỷ

[email protected] 

Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Vinh Danh Địa Danh Lịch Sử Little Saigon(08/15/2013) 

Garden Grove (Bình Sa)- -Tối Thứ Ba, ngày 13 Tháng 8 năm 2013, trong phiên họp

thường lệ của Hội Đồng Thành Phố, qua sự đề nghị và bảo trợ của Ls Dina Nguyễn, Phó

Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã thông qua

Nghị Quyết Vinh Danh Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove.

Hiện diện trong phiên họp ngoài qúy vị trong Hội Đồng Thành Phố gồm: Thị Trưởng Bruce

Broadwater, Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn, các Nghị Viên Steve Jones, Kris Beard và Ls

Chris Phan.

Về phía cộng đồng Việt Nam nhận thấy có sự hiện diện một số qúy vị đại diện "Founding

Fathers" nguyên là thành viên của Ủy Ban Thành Lập Little Saigon đã đến để thay mặt

cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Garden Grove nhận bằng tưởng lục.

Trong số có: Gs Nguyễn Tư Mô, Gs Trần Đức Thanh Phong, Đốc Sự Phùng Minh Tiến,

Bác sĩ Phạm Đình Tuân, cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam

California; ông Nguyễn Mạnh Chí, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt

Quốc Gia Nam California, ông Ngô Kỷ, nhà hoạt động chính trị, và ông Joe Đỗ Vinh,

nguyên Ủy Viên Kế Hoạch Thành Phố Garden Grove. 

Trong buổi vinh danh.

Ông Lê Khắc Lý, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã thay mặt phái đoàn

người Mỹ gốc Việt bày tỏ lòng tri ân đến Hội Đồng Thành Phố Garden Grove trong việc

công nhận những đóng góp lớn lao của người Mỹ gốc Việt trong Thành phố Garden

Grove. Tiếp theo trong phần phát biểu Ông Joe Đỗ Vinh nói: "Chúng tôi là những người

trẻ kế tiếp sự nghiệp do các vị tiền bối có mặt hôm nay đặt nền tảng xây dựng một Little

Saigon phong phú và ngày càng phát triển lớn mạnh. Chúng tôi hãnh diện rằng Little

Saigon Garden Grove là nơi cư ngụ của người Việt lớn hàng đầu ở Hoa Kỳ và hải ngoại."

Cùng lúc, Thành phố Garden Grove cũng đã vinh danh Korean Business District, Grove

District, và Garden Grove Main Street là các khu phố Honorary Landmark (Địa Danh Lịch

Sử) để ghi nhận những đóng góp tích cực của các cộng đồng đối với cư dân và thành

phố Garden Grove. Sau buổi lễ trao bằng tưởng lục, Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn đã tiếp

chuyện với các ký giả truyền thông báo chỉ, và đặc biệt cảm ơn hai ông Phùng Minh Tiến

và ông Ngô Kỷ đã đề nghị và giúp đỡ tổ chức Lễ Vinh Danh Little Saigon Garden Grove

để đánh dấu 25 năm thành lập và để nói lên lòng biết ơn đối với các bậc trưởng thượng

đã dầy công xây dựng khu phố Little Saigon.

Luật sư Dina Nguyễn nói: "Chúng tôi thành thật cảm ơn những sự vận động, những đóng

góp tích cực của quí Ông, Bà, Chú, Bác đã tạo lên Little Saigon để lại cho con cháu các

thế hệ kế thừa tiếp tục phát triển để cộng đồng chúng ta hãnh diện cùng các cộng đồng

sắc tộc bạn."

NGHỊ QUYẾTTHÀNH PHỐ GARDEN GROVE

Ấn Định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove

Xét Rằng: Little Saigon, bao gồm khu vực của các thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, và Santa Ana, là nơi tập trung đông cư dân (người Mỹ) gốc Việt nhất ở bên ngoài Việt Nam; và

Xét Rằng: Little Saigon đã bắt đầu hình thành vào năm 1975 với một số ít cửa tiệm tọa lạc giữa các bãi dâu vàvườn cam. Ngày nay, Little Saigon đã lan rộng trên 20 mẫu đất, hằng năm tiếp đón hàng trăm ngàn du kháchđến với hơn 4,000 cơ sở thương mại hoạt động trong khu vực; và

Xét Rằng: Vào Tháng 12 Năm 2002, Thành Phố đã quyết định xây dựng hai tấm bảng -- một ở hướng bắc từ xa lộ Garden Grove SR-22 trên đường Brookhurst Street, chạy dài nửa mile đến hướng nam tận Hazard Avenue với bản thứ hai để đánh dấu địa phận của Little Saigon bao gồm 1,000 kinh doanh trong khu vực “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”; và

Xét Rằng: Với dân số người Mỹ gốc Việt hơn 47,000, Garden Grove được vinh dự là Thành Phố có đông đão cư dân Mỹ gốc Việt nhất tại miền Nam California.

Trong nhiều năm qua, Garden Grove đã cho phép tổ chức Hội Chợ Tết miền Nam California, được công nhận là Hội Chợ Tết lớn nhất bên ngoài Việt Nam; và

Xét Rằng: Garden Grove tiếp tục hãnh diện ghi nhận những đóng góp lớn lao của Little Saigon với tư cách một trung tâm thương mại tầm cở xứng đáng được vinh danh là Địa Danh Lịch Sử của Thành Phố Garden Grove.

Cho Nên, Bây Giờ:  Hội Đồng Thành Phố Garden Grove chính thức vinh danh và ấn định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử (Honorary Landmark).

Ngày 13 Tháng 8 Năm 2013 

Đồng Ký Tên:

Thị Trưởng Bruce A. BroadwaterPhó Thị Trưởng Dina Nguyễn

Nghị Viên Steve JonesNghị Viên Christopher V. Phan

Nghị Viên Kris Beard

  

CITY OF GARDEN GROVERESOLUTION

Designating Little Saigon as a Garden Grove Honorary Landmark

Whereas, Little Saigon, encompassing areas of Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, and Santa Ana, has the largest concentration of Vietnamese-Americans outside of Vietnam; and

Whereas, Little Saigon began its formation in 1975 with a small cluster of stores nestled among strawberry and orange fields.  Today, the 20-acre site welcomes hundreds of thousands of visitors per year patronizing more than 4,000 businesses in the area; and

Whereas, In December 2002, the City approved the installation of two monument signs designating a half-mile stretch along Brookhurst Street, from south of the Garden Grove SR-22 Freeway, to north of Hazard Avenue, containing approximately 1,000 businesses, as “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”; and

Whereas, With a Vietnamese-American population of over 47,000, Garden Grove holds the distinction of having the highest Vietnamese-American population in Southern California.  For several years, Garden Grove has hosted the Southern California Tet Festival, recognized as the largest Tet Festival outside of Vietnam; and

Whereas, Garden Grove continues to proudly acknowledge Little Saigon’s influence as a significant, recognized, and dynamic commercial center in Garden Grove, and worthy of being named a Garden Grove Honorary Landmark.

Now, therefore, be it resolved, that the Garden Grove City Council does hereby venerably designate Little Saigon as an official Garden Grove Honorary Landmark.

Date of Signing:  August 13, 2013

Mayor Bruce A. Broadwater       Mayor Pro Tem Dina NguyenCouncil Member Steve Jones    Council Member Christopher V. Phan

Council Member Kris Beard

Phó Thị Trưởng Thành phố Garden Grove Dina Nguyễn

Ngô Kỷ và Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn tại buổi họp thành phố và Diễn Hành Tết 2013

Thống Đốc California George Deukmejian và Ngô Kỷ, cả hai là Đại Biểu của Phó Tổng Thống George Bush tranh cử tổng thống năm 1988

Thống Đốc California George Deukmejian cám ơn Ngô Kỷ 

đã giúp Phó Tổng Thống George Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Thống Đốc California George Deukmejian 

đến cắt băng khánh thành Khu Vực Little Saigon ngày 17 tháng 6 năm 1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc California George Deukmejian suốt buổi lễ khánh thành 

Nhân dịp khánh thành Khu Vực Little Saigon, Thống Đốc George Deukmejian trao học bổng cho các học sinh xuất sắc của cộng đồng người Mỹ gốc

Việt Nam. Ngô Kỷ đứng góc trái.

Đại Biểu Ngô Kỷ lãnh đạo cuộc tranh cử của Phó Tổng Thống George Bush trong cộng đồng 

Bà Barbara Bush đích thân viếng thăm văn phòng vận động tranh cử ngay tại Little Saigon

 

Bà Barbara Bush viết thư tay cám ơn Ngô Kỷ và cộng đồng đã giúp cho chồng bà.

 

Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa Frank Visco, và bà Maureen Reagan, Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc (trưởng nữ của Tổng Thống Ronald Reagan,) thay mặt Tổng Thống Ronald Reagan và Trung Ương Đảng Cộng Hòa

đến thăm viếng cộng đồng và đón nhận Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt do Ngô Kỷ trao tại văn phòng Đảng Cộng Hòa Á Châu, Little Saigon, Nam

California

  Phó Tổng Thống George Bush và Phu Nhân Barbara Bush, cùng Thống Đốc

California George Deukmejian (mặc áo vest trắng đứng sau lưng Ngô Kỷ mặc áo dài) tiếp xúc với các lãnh tụ Á Châu tại phi trường Los Angeles, năm 1988

Ngô Kỷ cầm bảng poster yêu cầu Phó Tổng Thống George Bush giúp đở đón nhận các

Thuyền Nhân Tỵ Nạn đang bị hồi hương tại Đông Nam Á được định cư Hoa Kỳ, cho phép các Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được nhập cư qua

Mỹ, và quan tâm tìm kiếm các Lính Mỹ Mất Tích

Một sự kiện lịch sử, lần đầu tiên vị lãnh đạo Hoa Kỳ là Phó Tổng Thống Goerge Bush cầm giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong dịp tiếp xúc với Ngô Kỷ. Đây là cái tát nẩy lửa vào mặt bọn Việt cộng

phi nhân và là niềm hãnh diện cho tập thể người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại. 

Tôi sẽ làm Youtube cái Video lịch sử này để phổ biến đến đồng hương thưởng lãm sau.

Phó Tổng Thống George Bush và Ông Bà Thống Đốc California George Deukmejian tiếp xúc

với  Ngô Kỷ trong khung cảnh có nhiều cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng dựng song song trước mặt và trên cao. Hình ảnh này được hàng trăm ống kính truyền hình thâu chiếu trên toàn quốc Hoa Kỳ và thế giới năm 1988. Đây là một thắng lợi vẽ vang của cộng đồng

ty6 nạn.

 

Sự kiện hy hữu, Tổng Thống Ronald Reagan đích thân ký tặng hình cho Ngô Kỷ

Thư Tổng Thống Ronald Reagan nhờ Ngô Kỷ, Giám Đốc Trung Tâm Đảng Cộng Hòa Á Châu chuyển đến Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt. Trong thư có đoạn: "Từ năm 1975, hơn 800.000 người tị nạn chính trị Việt Nam đã định cư ở Hoa Kỳ .... Giống như

nhiều nhóm di dân trước đó đi tìm kiếm nền dân chủ, người Việt Nam đã "bỏ phiếu bằng đôi chân của mình" bằng cách chạy trốn cộng sản áp bức."

Tòa Bạch Ốc sắp xếp cho Ngô Kỳ vinh dự có cơ hội tiếp xúc và trao Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tận tay Tổng Thống Ronald Reagan ngay tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 với 2 ngàn đại biểu, 80 ngàn quan khách và hơn 15

ngàn ký giả, phóng viên truyền thông Hoa Kỳ và Quốc Tế tham dự. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, Ngô Kỷ là người Mỹ Gốc Việt Nam đầu tiên và duy

nhất làm Đại Biểu tại đại hội toàn quốc.

 

Ngô Kỷ "cô thân độc mã" giơ cao bảng "Thỉnh Nguyện" trước các ống kính đài truyền hình lớn của Hoa Kỳ và Quốc Tế để lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp các Thuyền Nhân Tỵ Nạn  bị kẹt tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á được nhập cư vào Mỹ, cho phép các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được qua Mỹ định cư, và quan tâm tìm kiếm các Lính Mỹ Mất Tích. Hình ảnh này được chiếu trước hàng trăm triệu khán thính giả theo dõi Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 tổ

chức tại Louisiana, New Orlean. Đây là cách xử dụng truyền thông "free" để vận động chính trị cho cộng đồng một cách rộng rãi, hiệu quả và không tốn kém tiền

bạc gì cả. Nguyện vọng của cộng đồng đã đến tai mắt chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Đây là một thành công lớn lao và giá trị trong việc vận động dư luận.

Ngô Kỳ và bà Maureen Reagan (trưởng nữ của Tổng Thống Ronald Reagan) tại đại hội.

Ngô Kỷ và Jeb Bush (con Phó Tổng Thống George Bush,) Dân Biểu Robert K. Dornan tại đại hội.

 

Ngô Kỷ và Neil Bush (con Phó Tổng Thống George Bush,) Dân Biểu Robert K. Dornan tại đại hội.

 

Ngô Kỷ và Dân Biểu Jack Kemp tại đại hội

 

"Ôn Cố Tri Tân" Ngô Kỷ đạo đạt tiếng nói chính trị năm 1988

 Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả đất nước đắm chìm trong tang tóc, đổ nát bởi sự xâm lăng của bọn cộng sản vô thần đến từ phương Bắc. Cá nhân tôi và hàng triệu người dân Việt phải ngậm ngùi bỏ xứ ra đi tìm tự do, để rồi mang kiếp tha phương nơi đất khách quê người, tôi luôn cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho quê hương Việt

Nam được thoát khỏi ách cai trị tàn bạo của bọn quỷ đỏ cộng sản, để đồng bào quốc nội sớm hưởng được một đời sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tự do và nhân bản. Thông cảm nỗi xót xa và mất mát của tập thể người Việt tỵ nạn đang định cư tại Hoa Kỳ, trong lá thư đề ngày 14 tháng 9 năm 1988 gởi cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cố Tổng Thống Ronald Reagan viết một đoạn như sau: "...Từ năm 1975, hơn 800.000 người tị nạn chính trị Việt Nam đã định cư ở Hoa Kỳ .... Giống như nhiều nhóm di dân trước đó đi tìm kiếm nền dân chủ, người Việt Nam đã "bỏ phiếu bằng đôi chân của mình" bằng cách chạy trốn cộng sản áp bức." Vì muốn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ thấu hiểu tâm trạng đau buồn, lo lắng của những người Mỹ gốc Việt, cũng như muốn cảnh giác chính phủ và nhân dân Mỹ thấy rõ bộ mặt tàn ác dã man của cộng sản sau khi khi tiến chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, nên tôi luôn tìm mọi cách, kiếm mọi cơ hội nhằm truyền đạt những nguyện vọng, quan điểm của cộng đồng đến họ. Để có môi trường vận động, tranh đấu cho quyền lợi đất nước và cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, tôi đã dấn thân vào hệ thống sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ khá sớm vào những năm đầu thập niên 80.

Mang ơn các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng và hy sinh lớn lao trong cuộc chiến để bảo vệ cho những người hậu phương như tôi được sống bình yên cho đến ngày hôm nay, do đó tôi luôn ghi tạc ơn nghĩa cao cả đó và mong có ngày đền đáp. Chính vì vậy dù hoàn cảnh khá khó khăn và phương tiện eo hẹp, tôi lúc nào cũng cố gắng đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh, đặc biệt tôi luôn quan tâm đến đời sống và sự an nguy của những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà họ từng là ân nhân của tôi. 

Chủ trương hoạt động độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái, phe nhóm nào, và không hề quyên góp tiền bạc của cộng đồng, tuy nhiên tôi sẵn sàng tiếp tay chuyển đạt các nguyện vọng chính đáng của đồng hương đến chính phủ Hoa Kỳ. Vào năm 1988, tôi đã đệ đạt Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt đến Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, và Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988, mà Bản Kiến Nghị có một số điểm chính yếu như sau: -Lên án sự dã man, tàn ác và vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt cộng.  -Chống đối chính sách bang giao với Việt cộng có thể xảy ra. Bất chấp là cùng là đảng Cộng Hòa, nhưng Ngô Kỷ đã mạnh mẽ ên tiếng chỉ trình và đả kích khuyng hướng kết thân với Việt cộng để tiến tới bang giao của hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler.  -Yêu cầu chính phủ Mỹ quan tâm và đỏi hỏi Việt cộng thả tự do cho các cựu Quân Cán Chính VNCH, và thiết lập chính sách đón nhận những vị cựu Tù Nhân Chính Trị H.O này được qua định cư tại Hoa Kỳ.

 -Yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở rộng bàn tay tiếp nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn đang tạm cư tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á vì họ đang bị đối diện với chính sách cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam. Nhờ Hồn Thiêng Sông Núi và Vong Linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ, do đó rất may mắn là các điều đề nghị trong Bản Kiến Nghị này đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (Flatform). Sau khi đắc cử, vào đầu năm 1989, tân Tổng Thống George Bush đã thi hành các điều khoản được ghi trong Sách Lược Đảng Cộng Hòa như là chính sách quốc gia, bằng cách Tổng Thống George Bush chỉ thị Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú thực hiện chương trình đón nhận quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị qua Mỹ dưới chương trình H.O., cũng như đón nhận thêm rất nhiều thuyền nhân tỵ nạn vào Hoa Kỳ thay vì họ bị các nước Đông Nam Á cưỡng bách hồi hương. Đặc biệt Bản Dự Thảo Nghị Quyết 109 của hai Thượng Nghị Sĩ  Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler chủ trương kết thân nhằm tiến tới bang giao với Việt cộng đã bị đại hội phản đối và hủy bỏ. Do đó trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của chính phủ Tổng Thống George Bush không hề có việc bang giao với Việt cộng, cho mãi tới năm 1995 thì Tổng Thống Bill Clinton mới tuyên bố bang giao với Việt cộng.  Mời quý đồng hương thưởng lãm toàn bộ nội dung Bản Kiến Nghị được dịch ra Việt ngữ sau đây để "ôn cố tri tân," và kèm theo dưới là nguyên bản Anh ngữ để đối chiếu và chia sẻ cho con cháu hay hậu duệ hiểu được sự chiến đấu anh dũng của cha anh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa , và sự tàn ác dã man của cộng sản đã và đang đày đọa, xích xiềng dân tộc.

Mọi chỉ giáo hay góp ý xây dựng, xin vui lòng liên lạc về n [email protected]  hay PO.Box 836, Garden Grove, Ca 92842. Điện thoại (714) 404-7022

Trân trọng,

Ngô Kỷ

BẢN KIẾN NGHỊ DO NGÔ KỶ, ĐẠI BIỂU CỦA PHÓ TỔNG THỐNG GEORGE BUSH TRÌNH BÀY TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG HÒA TOÀN QUỐC NĂM 1988

Thay mặt  tám trăm ngàn người Việt Nam tại quốc gia này, tôi lấy làm hãnh diện và vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc để đề cử Phó Tổng Thống George Bush làm Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ có một người Việt Nam đại diện tại Đại Hội này đã nói lên sự trưởng thành và sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, cũng như sự lưu tâm và sáng suốt của Đảng Cộng Hòa khi để người Mỹ gốc Việt

Nam có cơ hội tham dự vào hệ thống chính trị tự do cho tất cả mọi người. Quả thật Đảng Cộng Hòa đã làm một việc có tính cách lịch sử. Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt Nam chọn đứng cùng hàng ngũ với Đảng Cộng Hòa vì chúng tôi có đồng quan điểm với Đảng Cộng Hòa về sự tin tưởng vào các giá trị của tự do, tự do kinh doanh và tôn trọng dân quyền. Chính vì những lý tưởng cao cả này mà chúng tôi đã trả giá thật đắt bằng mạng sống của hơn một triệu người nam nữ trong cuộc chiến đấu, và sau đó miền Nam Việt Nam đã bị rơi vào tay cộng sản năm1975. Chúng tôi chân thành biết ơn nhân dân Hoa Kỳ đã đón nhận chúng tôi vào mãnh đất tự do và có nhiều cơ hội này, chính nơi đây chúng tôi có thể xây dựng lại đời sống và đóng góp vào nền văn hóa phong phú của quốc gia vĩ đại này. Triết lý Đảng Cộng Hòa là làm việc cần cù và tự lập được người Mỹ gốc Việt Nam thông hiểu tường tận. Trong mười ba năm ngắn ngũi, chúng tôi đã chọn Hoa Kỳ trở thành quê hương mới của chúng tôi, chúng tôi đạt được nhiều thành quả. Sự hội nhập đang diễn tiến tốt đẹp, bằng chứng là đa số người Mỹ gốc Việt Nam đều có việc làm và có đời sống tự lập, dù chỉ mới đến đây trong một thời gian ngắn. Con cháu chúng tôi thành công vẻ vang tại học đường trong hầu hết mọi lãnh vực. Nói chung, trong tám năm dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush, những người Mỹ gốc Việt Nam được phát đạt về mọi mặt. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc bầu cử này, những người Mỹ gốc Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Phó Tổng Thống George Bush như họ đã từng liên tiếp ủng hộ mạnh mẽ liên danh Reagan-Bush trong hai kỳ bầu cử 1980 và 1984. Trong những năm qua có nhiều vấn đề và chính sách quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam và các thân nhân họ tại Việt Nam. Được nhìn nhận là những người tỵ nạn chính trị, người Việt Nam đang sống tại quốc gia này rất quan tâm về viễn tượng bang giao giữa Hoa Kỳ với cộng sản Việt Nam. Bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ đối với cộng sản Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp đến người Mỹ gốc Việt Nam tại quốc gia này. Thêm nữa, chính vấn đề này, vấn đề mà toàn thể người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sẽ quyết định mức độ ủng hộ tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của ứng cử viên. Tóm lại, trong cuộc bầu cử gay go này, các cuộc tranh cử tại địa phương hay tầm vóc quốc gia, Đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người Việt Nam nếu đảng này cổ xúy những vấn đề mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sâu xa.

Thay mặt Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa, và với tư cách Đại Biểu Toàn Quốc gốc Việt Nam, tôi muốn làm sáng tỏ với tất cả quý vị Đại Biểu và Đảng Cộng Hòa về những mối quan tâm của cộng đồng Việt Nam, và tôi đệ đạt lên

Phó Tổng Thống George Bush cùng Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc một số điểm sau đây:

 VẤN ĐỀ BANG GIAO VĂN HÓA VÀ NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAM

Trong những tháng qua, dự kiến bang giao với cộng sản Việt Nam đã làm xao động, lo lắng, e sợ cho khắp cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Sự đề xuất bang giao với Hà Nội có lẽ là đề tài nóng bỏng và tranh cải sôi nổi nhất trong cộng đồng Việt Nam. Đại đa số người Mỹ gốc Việt Nam chống đối bất kỳ loại trao đổi nào với cộng sản Việt Nam dù là ngoại giao hay văn hóa với chế độ Hà Nội. Mới đây, Thượng Nghị Sĩ John McCain và Thượng Nghị Sĩ Larry Pressler có đệ trình Nghị Quyết 109, kêu gọi Chính Phủ mở văn phòng trao đổi văn hóa song phương tại Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Nghị Quyết 109 biểu lộ cái quan điểm thiển cận và ngây thơ với mục đích khuyến khích Hà Nội cộng tác hơn nữa trong việc tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích. Ý định của hai Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa này cùng với một số vị Dân Biểu tại Hạ Nghị Viện đã tạo nên làn sóng bất mãn và hoài nghi trong tập thể cộng đồng Việt Nam. Nghị Quyết 109 bị diễn giãi như là một bước tệ hại đầu tiên trong việc chính phủ Hoa Kỳ tiến tới việc thiết lập bang giao với Việt Nam trong khi có hàng trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn trốn chạy khỏi nước.

Đề ra Nghị Quyết 109 là một sỉ nhục đối với tất cả những người đã hy sinh lớn lao trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Hơn thế nữa, hành động của các vị dân cử Quốc Hội này đã chứng tỏ sự nhẫn tâm miệt thị lịch sử, và phủ nhận sự hy sinh của những người tỵ nạn Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, cũng như của tất cả cựu chiến binh, mà những người này đã từng chịu đau khổ đọa đày dưới bàn tay cộng sản. Không thể có việc thương thảo bang giao với cộng sản Việt Nam trong lúc này. Thừa nhận cộng sản Việt Nam dù với bất cứ cấp độ nào cũng không thể xãy ra khi mà: Hà Nội vẫn tiếp tục dùng vấn đề tù binh Mỹ mất tích như là một phương sách bắt chẹt Mỹ; vẫn từ chối triệt thoái hàng trăm ngàn quân xâm lăng tại Cam Bốt; vẫn giam cầm hàng trăm ngàn tù nhân chính trị trong các trại tập trung; vẫn đàn áp tôn giáo có hệ thống; vẫn vi phạm các quyền căn bản của nhân dân; vẫn bác bỏ tất cả nổ lực cải cách hệ thống chính trị trong nước; là nguyên nhân gây ra vô số cái chết của người Việt Nam trong biển Nam Hải trên đường trốn thoát Việt Nam đi tìm tự do. Không thể bào chữa được cho Hoa Kỳ, một lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, khi đi thừa nhận một nhà cầm quyền, mà nhà cầm quyền này khinh thường những nguyên tắc mà Hoa Kỳ luôn cỗ võ, và nhà cầm quyền đó bất chấp tất cả lý tưởng mà nhân dân Hoa Kỳ hằng tin tưởng. 

Nghị Quyết 109 tác hại đến lá phiếu và sự ủng hộ. Đảng Dân Chủ đã lợi dụng vấn đề nhạy cảm này của cộng đồng để dành ảnh hưởng chính trị. Điều lo lắng nhất cho Đảng Cộng Hòa là sẽ bị gán cho cái tội yếu đuối đối với cộng sản, cũng như đồng lõa với chế độ tàn ác độc tài.

Thượng Nghị Sĩ McCain và Thượng Nghị Sĩ Pressler là lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa trên toàn quốc hãy hủy bỏ và thu hồi lại Nghị Quyết 109, và minh xác rõ ràng lập trường đối với cộng sản Việt Nam. Cho đến khi nào thực hiện những bước kể trên thì mới có thể giải tỏa được sự hiểu lầm về Đảng Cộng Hòa. Sự kiện làm cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam có cảm tưởng rằng họ bị phản bội cần phải chặn đứng ngay lập tức trước khi nó ảnh hưởng bất lợi trầm trọng đến Phó Tổng Thống George Bush. Các thái độ dứt khoát và minh bạch của những vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cần phải thực thi cấp thời nhằm tái xác nhận với cử tri người Mỹ gốc Việt Nam rằng Đảng Cộng Hòa phản đối việc thừa nhận chế độ Hà Nội, đồng thời xác định chính sách chống cộng mạnh mẽ cố hữu của Đảng Cộng Hòa.

 VẤN ĐỀ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

 Từ khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái chiến thắng của cộng sản đã mang lại sự áp bức và tù đày vô số người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do. Cho đến hôm nay, cộng sản vẫn tiếp tục áp bức những người bất đồng chính kiến bằng hệ thống đàn áp khắc nghiệt. Trên mười ba năm qua, cộng sản Việt Nam đã trắng trợn vi phạm trầm trọng nhân quyền, và tỏ ra khinh miệt tất cả giá trị tự do, dân chủ mà chúng ta trân quý.

Mới đây, Hà Nội lại giam cầm hàng trăm ngàn người Việt Nam và tù binh. Theo ước tính của một số cơ quan, có khoảng năm mươi ngàn đến bảy mươi ngàn người nam nữ đang bị giam cầm trong các trại tù khắp nẻo Việt Nam. Con số tù nhân chính xác sẽ không bao giờ được biết đến kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội liên tục từ chối thảo luận đề tài này vì lý do an ninh quốc gia. Nhiều người Mỹ gốc Việt Nam có bạn bè và thân nhân bị giam cầm trong các trại tù khổ sai này. Những bản án nặng nề, cùng với các hành động trả thù dã man của cộng sản dành cho những người tù nhân đã được thân nhân thăm viếng tiết lộ. Trên thực tế, ngay cả các tổ chức nhân quyền khuynh tả, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lên án nặng nề ban quản giáo các trại tù này là vô nhân đạo nhất. Vô số tù nhân sau khi bị tống giam, họ không bao giờ có dịp gặp lại gia đình nữa. Rất nhiều người bị chết vì đói khát, đánh đập, tra tấn, và thiếu thốn thuốc men. Hơn thế nữa, ý đồ thâm độc của cộng sản là làm cho các tù nhân này chết dần mòn một cách đau đớn.

Những tù nhân chính trị Việt Nam là chiến hữu đích thực và là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ đang hứng chịu sự hành hạ tàn nhẫn về thể xác và khủng bố về tinh thần

chỉ vì họ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ. Những chiến sĩ nam nữ dũng cảm này không phải chỉ chiến đấu chống lai bọn cộng sản nhằm bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam thôi, mà hơn thế nữa, họ đã chiến đấu để nêu cao những lý tưởng của người tự do, những người đã cương quyết từ chối sống chung với bọn cộng sản, cũng như từ chối những giáo điều nham hiểm và nô dịch hóa của chúng.

Trong nhiều năm qua, chính phủ Reagan đã bền bĩ đòi hỏi và áp lực vấn đề này. Nhằm xoa dịu áp lực của Hoa Kỳ và dư luận thế giới, cộng sản Việt Nam đã phóng thích có định kỳ một số tù nhân. Tuy nhiên rất nhiều ngàn tù nhân vẫn còn bị giam cầm trong các trại tù. Thời gian không còn nhiều đối với họ nữa. Mười ba năm mòn mõi đã đi qua, những tù nhân này đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và nhục nhã trong bàn tay cộng sản. Các tên lãnh đạo tại Hà Nội biết là mãi cho đến bây giờ, chúng cũng không bao giờ có thể cải tạođược những chiến sĩ anh hùng này. Không có lý do nào để Hà Nội tiếp tục giam cầm họ dưới tình trạng quá vô nhân đạo như vậy được.

Đây là vấn đề nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ, qua Đảng Cộng Hòa và các giới chức trong chính quyền, hãy đòi hỏi cộng sản Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị còn lại. Để khởi xướng cho vấn đề này, các vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải thực hiện ngay lập tức việc áp lực nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích những tù nhân này một cách mau chóng và vô điều kiện. Một lần nữa, các lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải hành động bằng cách áp lực giới chức cộng sản thực thi lời cam kết của Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch vào tháng 6 năm 1982 rằng Hà Nội có thiện chí thả hết các tù nhân trong trại cải tạo. Đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt Nam đang sống tại quốc gia này, vấn đề tù nhân chính trị gây nên sự xúc động mãnh liệt, và mong có giải pháp giúp đở các tù nhân này được đoàn tụ với thân nhân họ. Để đạt cho được kết quả trong vấn đề nhân đạo và lương tâm này, các vị dân cử cùng quý viên chức trong Quốc Hội và Chính Phủ phải quyết liệt đòi hỏi tự do cho tất cả tù nhân chính trị Việt Nam . 

CHÍNH SÁCH DI TRÚ HOA KỲ VÀ THẢM CẢNH TỴ NẠN Gần hai triệu người tỵ nạn đã trốn thoát Việt Nam kể từ năm 1975. Nhằm tìm kiếm tự do, khoảng ba trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển vì đói khát, đắm chìm, và khủng khiếp hơn hết là họ bị tấn công bởi bọn hải tặc của các nước láng giềng. Bất chấp hiểm nguy trước mắt và các rủi ro lớn lao, số người trốn chạy cộng sản Việt Nam tăng cao. Những người Việt Nam, những nạn nhân tuyệt vọng của chế độ độc tài này được người Tây Phương gọi là thuyền nhân. Buồn thay, thảm kịch xảy ra cho các thuyền nhân này không phải chỉ đương đầu với bảo táp và hải tặc trên biển Nam Hải thôi, mà sự bất hạnh đó lại còn bị xảy ra ngay trên phần đất của nước tạm dung thứ hai. Tại đây, những người từng được

gọi là thuyền nhân tỵ nạn đã sống sót trong cuộc hải trình đầy gian nguy, bây giờ lại bị đối xử như khách không được mời, và bị liệt vào loại di dân bất hợp pháp. Nhiều người này đã chờ đợi rất lâu để mong đoàn tụ với thân nhân họ tại đệ tam quốc gia. Một số người có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại thân nhân bởi vì các nước Tây Phương gia tăng sự hạn chế nhận người tỵ nạn một cách khắtkhe.

Vừa đây, Hoa Kỳ cho phép hai mươi tám ngàn người Việt Nam được nhập cảnh hằng năm. Mỗi người tỵ nạn, trước khi được phép định cư tại quốc gia này, họ phải hội đủ nhiều điều kiện gắt gao bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Số người Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ sa sút một cách thảm hại, từ 170,000 người trong năm 1979 dự định giảm xuống còn 23,000 người vào năm 1989. Theo một số người Mỹ gốc Việt Nam, sự giảm thiểu đón nhận người tỵ nạn này biểu lộ bước thối lui dần dần của Hoa Kỳ trong việc giúp đở người Việt Nam trốn chạy cộng sản.

Lại thêm tin buồn đến với người tỵ nạn Việt Nam và thân nhân họ tại Hoa Kỳ. Băn khoăn mưu tìm giải pháp mau chóng nhằm giải quyết vấn đề thuyền nhân một lần cho xong, các chính quyền như Thái Lan và Hồng Kông đang chủ tâm hồi hương những người tỵ nạn trở lại Việt Nam. Kể từ đầu năm nay, khi bất ngờ số người tỵ nạn cập bến tăng cao gấp ba lần, Thái Lan và Hồng Kông vừa công bố biện pháp cứng rắn xua đuổi các thuyền nhân Việt Nam, bỏ mặc họ sống chết hiểm nguy ngoài biển khơi. Hàng trăm người tỵ nạn bị chết vì chính sách tàn nhẩn và vô nhân đạo này. Hành động dã man của Thái Lan mới chỉ là bước đầu để tiến tới biện pháp đối đầu với cơn khủng hoảng tỵ nạn. Các quốc gia tạm dung thứ hai bây giờ gán ép những thuyền nhân tỵ nạn này là tỵ nạn kinh tế thay vì tỵ nạn chính trị. Sự đe dọa hồi hương đã trở thành những đám mây mù bao phủ các thuyền nhân, và khiến cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam vô cùng quan tâm.

Hồi hương --  dù cưỡng bách hay tình nguyện --  đều đe dọa đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, vì rất nhiều người có thân nhân đang kẹt ở trại tỵ nạn và mong mõi được đoàn tụ với họ. Đối diện với việc hồi hương là mối lo sợ trực tiếp của chính người tỵ nạn, những người này sẽ bị bỏ tù và bị trừng phạt bởi nhà cầm quyền Hà Nội khi họ bị trả về. Khi mà những người tỵ nạn này bị rơi vào tay bọn cộng sản, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị và bị cáo buộc là tội phạm và tội phản nghịch. Theo quan niệm của những người Mỹ gốc Việt Nam, việc trả các người tỵ nạn về lại Việt Nam là giải pháp tồi tệ nhất trong kế hoạch giải quyết tình trạng khủng hoảng tỵ nạn. Nguyên nhân của vấn đề mà những người Việt Nam tại Mỹ cùng đồng ý là do từ phía Hà Nội.

Trái với sự chỉ trích, trên thực tế những người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi là vì lý do chính trị. Thực chất họ là người tỵ nạn chính trị, họ rời bỏ quê hương bởi vì họ không thể chịu đựng nỗi chế độ cộng sản. Cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện tại nói lên chính sách xã hội - kinh tế và tình hình chính trị tồi tệ tại Việt Nam. Chế độ cộng

sản bị cô lập về phương diện chính trị, và nền kinh tế đình trệ liên tiếp. Những giải pháp cải cách trong nước và tôn trọng nhân quyền đều bị nhà cầm quyền Hà Nội từ khước. Sự kiện người Việt Nam bỏ nước ra đi bởi vì họ chối từ một chế độ, mà chế độ đó phỉ nhổ các giá trị của quyền tự do và sự tự do. Người Việt Nam trốn chạy không phải vì họ nghèo đói, nhưng điều chính đáng nhất là vì họ không chấp nhận sự áp bức đè nặng họ mỗi ngày. Mạo hiểm trên những chiếc thuyền mong manh đã nói lên quan điểm chính trị mạnh mẽ nhất trong việc chối bỏ sự áp bức để tìm lấy tự do. Những người Mỹ gốc Việt Nam đã cố gắng đề nghị một số giải pháp hợp lý và nhân bản hơn nhằm giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn để chính phủ Hoa Kỳ thực hiện. Là người hằng quan tâm đến vấn đề tỵ nạn, tôi mạnh mẽ ủng hộ những giải pháp được nêu ra sau đây: -Chính phủ Hoa Kỳ nên tái xác nhận chủ trương tiếp nhận những người tỵ nạn ra đi từ Việt Nam vì lý do chính trị. Sự khởi xướng của Hoa Kỳ trong việc tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ tới chính phủ các quốc gia khác biết rằng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm, và cam kết giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn tại Đông Nam Á. -Chính phủ Hoa Kỳ nên can ngăn và từ chối tất cả đề nghị của các quốc gia khác trong việc hồi hương người tỵ nạn về lại Việt Nam. -Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ hãy yêu cầu Quốc Hội gia tăng chỉ số nhận người tỵ nạn từ 28,000 người lên 64,000 người để có thể giải quyết làn sóng tỵ nạn đến trong năm này. -Chính phủ Hoa Kỳ qua Sở Di Trú nên dễ dãi và thay đổi cách thức thẩm vấn một cách thực tế hơn trong việc cứu xét từng trường hợp một của người tỵ nạn. Cần linh động giải quyết theo từng hồ sơ. -Chính phủ Hoa Kỳ nên đứng ra triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Nên tổ chức các phiên họp thường xuyên với sự tham dự của nhiều quốc gia để cập nhập hóa tình hình và đưa ra các chính sách tỵ nạn thích ứng. Người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khẩn thiết yêu cầu các quốc gia Tây Phương nhận thêm người tỵ nạn. Vấn đề nhân đạo phải vượt qua những tư lợi chính trị khi giải quyết vấn đề tỵ nạn. Điều lo ngại nhất của những người Mỹ gốc Việt Nam là e rằng Hoa Kỳ sẽ rút bỏ trách nhiệm lương tâm của mình mà không còn giúp đở những người đã từng chia xẻ các lý tưởng dân chủ cao cả. Thật là một

sự bất công và mĩa mai cho những người tỵ nạn đã liều chết trốn chạy cộng sản mà lại bị Hoa Kỳ từ chối lắng nghe tiếng kêu gào tự do của họ. Với truyền thống cao quý trong việc tôn trọng tự do và dân chủ, Đảng Cộng Hòa nên tích cực giúp đở vấn đề tỵ nạn này. Thực thi các đề nghị nêu trên sẽ giải quyết được cơn khủng hoảng tỵ nạn, cũng như quý vị sẽ nhận được sự ủng hộ và biết ơn của tất cả người Mỹ gốc Việt Nam . Trân trọng cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của quý vị.

THE RECOMMENDATION TO 1988 REPUBLICAN NATIONAL CONVENTION PLATFORM COMMITTEE

by KY NGO, Delegate

On behalf of 800,000 Vietnamese in this country, I am honored and privileged to be selected as a National Delegate to the Republican Convention to nominate Vice President George Bush for President of the United States . For the first time in American political history, Vietnamese representation in this year’s convention is reflective of the growing political influence and power of Vietnamese Americans, and the Republican Party’s wisdom in giving Vietnamese Americans the opportunity to participate in our “free-for-all” political system. Indeed, the Republican Party has made history. We, Americans of Vietnamese origin, have chosen to align ourselves with the Republican Party because we share with the Party’s many convictions and beliefs

concerning with the values of freedom, free enterprise, and individual security. These convictions we have paid with the lives of over 1 million men and women who fought in the war and the subsequent lost of South Vietnam to the communists in 1975. We are grateful to the American people for welcoming us to this land of freedom and opportunities where we were able to rebuild our lives and contribute to the rich culture of this great nation. The Republican philosophy of hard work and self initiative is well understood by Vietnamese Americans. In the 13 short years that we have made America our new home, we were able to achieve many things. The process of assimilation is continuing, evident in the fact that most Vietnamese Americans have jobs and are self sufficient within a short period of coming over here. Our children, for the most part, are performing very well in school. All in all, during  the last eight years, under the leadership and guidance of President Reagan and Vice President George Bush, Vietnamese Americans in this country have prospered in all areas. Without doubt, Vietnamese Americans in this election will vote for George Bush as they have consistently supported the winning Reagan/Bush ticket in 1980 and 1984. In recent years there are many issues and national policies that affect Vietnamese Americans and their family members living in Vietnam. Considered political refugees, Vietnamese in this country hold dear to several policies that will plot the future course of relations between this country and communist Vietnam. The ramifications of any U.S. policies towards the Vietnamese communists will have a direct effect and bearing on Vietnamese in this country. Indeed, in this regard, the issues Vietnamese Americans unanimously care about will determine the level of support for the candidate that reflect and understand their views. In summary, in this crucial election, at the local and national races, The Republican Party will continue to win Vietnamese support if it promotes the issues that Vietnamese Americans hold dear. On behalf of the Headquarters and as a National Delegate of Vietnamese background, I would like to enlighten the delegates and the Party on Vietnamese concerns, and offer some recommendations for the Vice President and the Platform Committee.

 Cultural /Diplomatic Relations with Vietnam

 In recent months, the issue of impending relations with the communist Vietnam has caused a great amount of furor, apprehension, and fear, from among Vietnamese in the U.S.  Proposed relations with Hanoi is perhaps the hottest and most controversial issue in the Vietnamese community. An overwhelming majority of Vietnamese Americans are against any type of exchanges, diplomatic or cultural, with the communist regime in Hanoi . Recently Senators John McCain and Larry Pressler introduced Resolution 109, calling for the Administration to bilaterally open a cultural office in Hanoi and Washington ,

D.C. Resolution 109 is a short-sighted and ill-advised attempt to gain Hanoi 's greater cooperation in the search for the missing American servicemen. The two Republican senators’ intentions along with a number of congressmen in the House, have sent a shock wave of disgust and disbelief throughout the Vietnamese community. Resolution 109 was interprete as an ominous first step taken by the U.S. government to establish closer tie with Vietnam, at the expense of hundreds of thousands of Vietnamese refugees in the exile. The introduction of Resolution 109 is an affront to all those who have sacrificed so much in their fight against communism. But moreover, the actions of these members of Congress showed their callous disregard for history, and denied the sacrifices of the Vietnamese refugees living in the U.S. and all the veterans who have suffered at the hands of these communists. There should be no talks of establishing relations with Vietnam at this time.Recognition of communist Vietnam, at any level, cannot occur when: Hanoi continues to use the MIA/ POW issue as a blackmail device; refuses to withdraw hundreds of thousands of its invading troops from Cambodia; continues to hold thousands of South Vietnamese political prisoners in concentration camps; systematically suppresses all religious; violates the basic rights of its citizens; and rejects all efforts to reform its own political system, resulting in the deaths of countless of Vietnamese freedom seekers in their attempt to escape from Vietnam on the South China Sea. There is no justification for the U.S. as the leader of the Free World, to recognize a government that holds in contempt the principles she champions, and disregard all the ideals that her citizens believe in. Damage by Resolution 109, in terms of votes and support, has been done. The Democrats have use this emotional issue in the community to their political advantage. The worst fear for the Republicans is to be portrayed as weak on communism through a self-serving desire to cozy up with an oppressive and dictatorial regime. Senators Mc Cain and Pressler, as Republican national leaders, should  publicly disavow and withdraw Resolution 109, and pronounce their clear position regarding communist Vietnam . Only when these steps are taken will there be no more misunderstanding and misperceptions of the Republican Party. The ripple effects of a feeling of betrayal from Vietnamese Americans on this issue must be halted before it can be seriously hurt Vice President George Bush. Decisive and clear actions from Republican leaders must be taken now to reconfirm with Vietnamese American voters of the Republican Party’s opposition to recognizing Hanoi , and the Party's strong and consistent record of opposing communism.

 Vietnamese Political Prisoners

 

Since the Fall of Saigon on April 30, 1975, the communist victory has brought about widespread persecution and jailing of freedom loving South Vietnamese. To this day, communist persecution of those who disagree with its oppressive system continues. Over the past 13 years, they have blatantly violated every type of human rights on the book. The communists have clearly shown their utter disdain and contempt to all the values that we, as believers in freedom and democracy, cherished. Currently, Hanoi is holding hundreds of thousands of Vietnamese and military prisoners. According to some official estimates, there are somewhere between 50,000 to 70,000 men and women incarcerated in camps littered throughout Vietnam . The exact number of prisoners will never be known since the Hanoi government repeatedly refuses to discuss this subject under the pretext of internal security. Many Vietnamese Americans have friends and relatives in these gulags. Charges of cruelty and revenge by the communists have been alleged from the visiting family members. In fact, even the left leaning human rights group, Amnesty International, had charged that the administration of these camps is most inhumane. An untold number of prisoners, once entering the camps, have never seen their families again. Many have died from starvation, beatings, torture, and the lack of medical care. Indeed, the ulterior motive of the communists, it seems, is to orchestrate a slow and painful death for these people. The Vietnamese political prisoners are America 's true friends and allies. They are presently suffering from innumerable physical and mental torture for their devotion to the defense of democracy. These gallant men and women have not only fought communism to defend freedom in South Vietnam, but moreover, they fought to uphold the principles of all free men who resolutely refused to live with the communists and their rule of terror and subjugation. Over the last several years, requests and pressures from the Reagan Administration have been persistent on this issue. To placate U.S. pressure and world public opinion, Vietnam periodically released some prisoners. There are, however, thousands of prisoners still being held in these camps. Time is running out for them. 13 years have passed. The prisoners have endured much hardship and humiliation at the hands of their communist captors. The leaders in Hanoi should know by now that they can never "re-educate" these brave people. There is no point for Hanoi to continue incarcerating them under such inhumane conditions. As a humanitarian issue, the U.S. government through the Republican Party and its members inside the government, should call on the Vietnamese communists to release all remaining political prisoners. Initiative on this issue by Republican leaders must start now in pressuring the Vietnamese communists to unconditionally release these people with deliberate speed. Again, Party leaders should take actions to pressure communist officials to heed to the statement of their foreign minister, Nguyen Co Thach, in June

1982, that Hanoi was willing to “release individuals” detained in the re-education camps." For many Vietnamese Americans living in this country, the political prisoner issue raises strong emotions, and creates a lasting resolve to have the prisoners reunited with their loved ones. To achieve the moral high ground on this humanitarian issue, elected legislators and ranking officials in Congress and the Administration should seize the initiative by demanding the freedom of all Vietnamese political prisoners.

 U.S. Immigration Policy and the Refugee Crisis

 Nearly two million refugees have fled Vietnam since 1975. In their attempt to seek freedom, an estimated 300,000 Vietnamese have perished at sea due to starvation, drowning, and most cruel of all, attacks by sea pirates from neighboring countries. Despite the inherent dangers and the high risk, an increasing number of Vietnamese continues to flee Vietnam . These Vietnamese, hopeless victims of a totalitarian government is known to the West as the "boat people." Sadly, the boat people tragedy is not only limited to the perils and pirates of the South China Sea, but further extends into the refugee camps in countries of second asylum. Here, former boat refugees who have survived the treacherous journey, are treated as uninvited guests and classified as illegal aliens. Many are waiting for years to be reunited with their loved ones in a third country. Some will probably never get the opportunity to join their families because of the increasingly tight restrictions on refugee intake from Western nations. Currently, the U.S. allows a ceiling of 28,000 Vietnamese refugees to enter per year. Each refugee, before being granted permission to resettle in this country, must satisfy a set of strict criteria set by the Immigration and Naturalization Service. The number of Vietnamese refugees entering the U.S. has dramatically decreased from a high 170,000 in 1979 to a predicted low of 23,000 for fiscal year 1989. According to some Vietnamese Americans, this downward trend of refugee intake is indicative of this country's gradual withdrawal from its commitments to help Vietnamese fleeing from communism. More bad news await Vietnamese refugees and their family members in the U.S.   Anxious to find a quick solution for the refugee crisis once and for all, governments such as Thailand and Hong Kong are seriously contemplating on repatriating refugees back to Vietnam . Since the beginning of this year, while receiving a sudden three-fold increase in refugee arrivals, Thailand and Hong Kong , are currently giving "maximum emphasis" to turning away incoming Vietnamese boat people, leaving them to their own survival instinct  on the dangerous seas. Hundreds of refugees have died from this cruel and inhumane policy. This barbaric action taken by Thailand is only a new beginning to a new and adverse direction in dealing  with the refugee crisis. Countries

of second asylum now consider the bulk of refugee influx as "economic migrants" rather than "political asylums." The ominous threats of repatriation cast a dark cloud of uncertainty over the refugees and caused much concerns from Vietnamese Americans. Repatriation -- either forced or voluntary -- is taken as a serious threat by the Vietnamese community, of which many of its members still have relatives in the camps and wish to be reunited among the refugees themselves, who will certainly face imprisonment and retribution from the communist government once they are sent back. Once these refugees are in hands of communists, they certainly will be punished and labeled as criminals and traitors. In the opinions of Vietnamese Americans, sending Vietnamese refugees back to Vietnam is the worst possible solution to the current crisis. The source of the problem, Vietnamese in this country agree, is in Hanoi. The Vietnamese refugees, contrary to allegations made by critics, fled from Vietnam for political reasons,. They are legitimate political refugees who left their homeland because they cannot co-exist under a communist government. The current refugee crisis stems from the deteriorating socio-economic and political situation in Vietnam . The communist regime is isolated politically and caught in a perpetual economic stagnation. Domestic solutions within the country through reforms and respect for human rights were disregarded by the Hanoi government. The fact remains that Vietnamese flee their own native land because they reject a regime that debases the values of liberty and freedom. Vietnamese escape not because they were living in poverty, but more precisely because of the oppressive atmosphere of the country that has taken a strangle over the daily activities of the people. Simply put, in fleeing, these people demonstrated their strong opposition to the communism and its way of life. By risking their life on these river boats, they have made the strongest political statement by choosing freedom over tyranny. Vietnamese Americans devoted to finding a better, more humane and reasonable solution to the refugee crisis, have raised several recommendations that this government could take. As a refugee advocate, I wholeheartedly support the proposed implementation of these specific steps. They are stated as follows:           - The U.S. government reconfirms its commitment to receiving refugees fleeing for political reasons from Vietnam. U.S. initiative on behalf of Vietnamese refugees will send a strong signal to other governments that our country is still serious and committed to resolving the refugee crisis in Southeast Asia.         - The U.S. government discourages and rejects all proposals from other governments to repatriate Vietnamese refugees back to Vietnam.

 

- The State Department and the INS request Congress to raise the level of  Vietnamese refugee ceiling for next year from 28,000 to 64,000 in anticipation of the surge of refugee arrivals this year.

 - The U.S. government through the INS, should relax and amend its refugee

screening process to realistically deal with each refugee's circumstances. The often restrictive and unbending set of criteria of processing, whether to accept or reject a refugee applicant, needs to be flexible enough to deal with refugees on a case by case basis.

  - U.S. Government should take the lead in calling an international nonferrous to

deal with the current refugee crisis. Regular meetings of all the nations involved are necessary to establish an up-to-date and consistent refugee policy.

Vietnamese in this country and around the world are continuing to urge Western nations to receive more refugees. Humanitarian concerns must override the self interests of politics when dealing with the refugee issue. The worst fear for Vietnamese Americans is that the U.S. will relinquish its moral responsibility to help those who share the same fundamental convictions of democratic values. It would be a grave injustice for the refugees who risk their lives to get away from communism if the U.S. fails to hear their cries for freedom. Famous for its championing of the values of freedom and democracy, the Republican Party can take an active lead in the refugee issue. The steps suggested above will ease the refugee crisis as well as winning the support and gratitude of all Vietnamese Americans. Thank you for your concern and support.

From Vietnam to GOP ConventionAugust 04, 1988|LAURA KURTZMAN | Times Staff Writer

o

oEmailShare

o

o

o

o

Every day, no matter where he goes, Ky Ngo carries two things in his briefcase: an autographed photograph of Ronald Reagan and George Bush and a manila folder stuffed with documents about his ailing 23-year-old brother who has been refused permission to leave Vietnam.

The two things symbolize a political passion that has impelled Ngo, who came to the United States two days before Saigon fell to the Communists in 1975, to become Orange County's first Vietnamese-American delegate to a Republican National Convention.

This month, Ngo will be one of three delegates to the convention from the 38th Congressional District. The others are Rep. Robert K. Dornan, the congressman for the district and a member of the Republican Party's delegate selection committee, and Brian Bennett, Dornan's executive assistant.

For Ngo, attending the convention is the culmination of nearly six years of political activism in the Vietnamese-American community, during which he has lobbied tirelessly on behalf of the Republican Party.

Volunteer Worker

In 1982, Ngo helped organize a Republican voter registration drive in the Vietnamese community. In 1984 and again in 1986, he volunteered for both of Dornan's congressional campaigns. And now Ngo is executive director of the Asian American Republican Headquarters, where he said he works eight hours a day, seven days a week--all without pay.

His family and friends provide financial support so that Ngo can afford to do his political work on a volunteer basis.

"He is a tireless worker," Bennett said, explaining why Dornan chose Ngo as a delegate. "It was just important to us that we have an activist--hard working, in the trenches--a Vietnamese-American in the delegation. And he fit that mold to a T. He really deserves it."

Dornan has been courting the Vietnamese vote since his first run for Congress in 1984. According to Bennett, about 9% of the voters in Dornan's district, which encompasses Little Saigon, are of Vietnamese descent. And 95% of them are registered Republicans.

Like the great majority of Vietnamese immigrants in Orange County, Ngo says he is a Republican first and foremost because he is an anti-Communist. And he is anti-Communist, he said, because of what happened to his country. "I came here because I lost freedom," he said. "I volunteered because I want to come back to my country some day. I want to speak

about what I think about Communists, and I think the Republicans can help me on these things."

Ngo and his sister, who worked for a U.S.-run orphanage in Saigon, fled their country in a United States military aircraft, leaving both their parents and several brothers and sisters.

Google lược dịch:

Từ Việt Nam tới Đại Hội Đảng Cộng Hòa04 tháng 8 năm 1988 | LAURA Kurtzman | Times Staff Writer

Mỗi ngày, bất kể đi đâu, ông Ngô Kỳ mang hai điều trong chiếc cặp của mình: một bức ảnh có chữ ký của Tổng Thống Ronald Reagan và George Bush và một cái kẹp hổ sơ về em trai 23 tuổi, ốm yếu của mình, đã bị từ chối không cho rời Việt Nam.

Hai điều tượng trưng cho niềm đam mê chính trị đã thúc đẩy ông Ngô Kỷ, người đã đến Mỹ hai ngày trước khi Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản năm 1975, để trở thành đại biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên của Quận Cam tại Đại Hội Đảng cộng Hòa Toàn Quốc.

Tháng này, ông Ngô Kỷ sẽ là một trong ba đại biểu từ địa hạt 38 của Quốc Hội đi tham dự đại hội toàn quốc. Những người khác là Dân Biểu Robert K. Dornan, các dân biểu quốc hội của các địa hạt và một thành viên của hội đồng tuyển chọn đại biểu của Đảng Cộng Hòa, và ông Brian Bennett, Chánh văn phòng của Dân Biểu Dornan.

Đối với ông Ngô Kỷ, tham dự đại hội là sự kiện đến từ gần sáu năm hoạt động chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trong đó ông đã vận động không mệt mỏi thay mặt cho Đảng Cộng Hòa.

Tình nguyện hoạt động

Năm 1982, ông Ngô Kỷ đã giúp tổ chức kế hoạch đăng ký cử tri đảng Cộng Hòa trong cộng đồng người Việt. Vào năm 1984 và một lần nữa vào năm 1986, ông tình nguyện cho cả hai chiến dịch tranh cừ vào quốc hội của ông Dornan. Và bây giờ ông Ngô Kỷ là giám đốc điều hành của trụ sở đảng Cộng Hòa Mỹ gốc Á Châu,

trong đó ông nói rằng ông làm việc tám tiếng một ngày, bảy ngày một tuần - tất cả không có trả tiền.

Gia đình và bạn bè đã cung cấp hỗ trợ tài chính để ông Ngô Kỷ có thể có đủ khả năng làm công việc chính trị của mình trên cơ sở tình nguyện.

"Anh ấy là một nhân viên không biết mệt mỏi", ông Bennett nói, giải thích lý do tại sao Dân Biểu Dornan đã chọn ông Ngô Kỷ làm đại biểu. "Đó rất là quan trọng đối với chúng ta, chúng ta có một nhà hoạt động - làm việc chăm chỉ, trong các "trận tuyến" - Một người Mỹ gốc Việt trong phái đoàn đại biểu. Và anh ta phù hợp với mô thứcT. Anh ấy thực sự xứng đáng với chức vị đó."

Dân Biểu Dornan đã nhận được các lá phiếu Việt Nam từ hoạt động đầu tiên của mình cho Quốc Hội trong năm 1984. Theo ông Bennett, khoảng 9% cử tri trong địa hạt Dân Biểu Dornan, trong đó bao gồm Little Saigon, là người gốc Việt Nam. Và 95% trong số đó là Đảng Cộng Hòa đã đăng ký.

Giống như phần lớn người nhập cư Việt Nam tại Orange County, ông Ngô Kỷ nói rằng ông là một đảng viên Cộng Hòa đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì ông ta là một chống cộng sản triệt để. Và ông là người chống cộng, ông nói, vì những gì đã xảy ra với đất nước của mình. Ông nói "Tôi đến đây bởi vì tôi bị mất tự do," "Tôi tình nguyện vì tôi muốn quay trở lại đất nước của tôi một ngày nào đó. Tôi muốn nói về những gì tôi nghĩ về Cộng Sản, và tôi nghĩ rằng đảng Cộng Hòa có thể giúp tôi về những điều này."

Ông Ngô Kỷ và em gái của mình, người đã làm việc cho một trại trẻ mồ côi Mỹ ở Sài Gòn, trốn khỏi đất nước của họ trong một máy bay quân sự Hoa Kỳ, để lại cả hai cha mẹ của họ và một số anh chị em.

 

1988 REPUBLICAN NATIONAL CONVENTION : Californians Hoping Party Can Catch Fire : Delegates Contend Convention Must Kindle New SpiritAugust 16, 1988|FRANK CLIFFORD and CLAUDIA LUTHER | Times Staff Writers

o

oEmailShare

o

o

o

o

NEW ORLEANS — Ethnically diverse, moderate on social issues, unified behind the candidate, the delegation from Ronald Reagan's home state, as much as any in the nation, bears the stamp of Vice President George Bush.

Yet, like their more conservative, more fractious counterparts from other states, the Californians are wrestling with the problem of how to mobilize their party behind a GOP presidential candidate whom California, for only the second time in two decades, cannot call its own.

"We have been so spoiled by the Reagan presidency, particularly in the West. He's our home-grown boy," said delegate Eileen Padberg, who works for Bush and who put together California's plan for selecting 350 delegates and alternates, plus more than 100 non-voting honorary delegates.

See New Beginning

The delegates now are looking to the Republican National Convention as a new beginning to what so far has been a lackluster campaign in their state. Many of them complain that it has been marked by apathy and by the worry that the conservatives who powered Reagan's campaigns in California have been slow to get behind Bush.

"What we need is a shot in the arm, a lot of hoopla, a love-in," state Sen. Robert G. Beverly of Manhattan Beach said.

More than anything, the Californians say that, after eight years of political successes, they must kindle a fighting spirit. As a catalyst, they point less to Bush than to their concern that the "Reagan revolution" would be undone by a Democratic victory.

It is a matter of saying, "put the Democrats in and you kill the goose that laid the golden egg," said Kenneth L. Khachigian, a GOP political consultant and one of Reagan's most trusted speech writers.

Angela (Bay) Buchanan of Irvine, a leading voice for conservatives on the delegation, said she believes the convention will rouse people if it can unmask Democratic nominee Michael S. Dukakis for the liberal she is convinced he is.

'Much More Excited'

"I came here worried about the polls, worried about Dukakis," Buchanan said. But since arriving at the convention, she said she has become "much more excited about seeing a Bush victory."

Buchanan and Eileen Padberg, both influential Orange County political consultants, reflect diverging views within a delegation that must put aside its philosophical differences if it is to win in November.

Like 69% of California's delegates and 50% of the delegates nationwide, Padberg is opposed to a constitutional amendment that would ban abortions. Buchanan, besides being strongly anti-abortion, believes the United States ought to spend a lot more on the Strategic Defense Initiative, the missile defense system in space undertaken by Reagan. But her view is shared by only 26% of the California delegates.

"I think the delegation is a good healthy mix of conservatives and moderates, and I think a little bit of both is George Bush," Padberg said

That same blend is evident in delegates like Gaddi H. Vasquez, an Orange County supervisor who opposes abortion and favors capital punishment while believing that Republicans must avoid the image of a "party of the rich" by "extending a helping hand" through job training and child-care programs.

Poll Shows Stand on Issues

According to a Los Angeles Times Poll, a majority of the California delegation is supportive of federal spending for health care, education, low-income housing and AIDS research while strongly opposing more spending for welfare and foreign aid.

Like the state, its delegation is an eclectic, occasionally exotic mixture. Among the members is Ravinder Shergill of Fremont, a Sikh who came to America from India and finds the Republican Party appealing, he said, because he believes it stands for the freedom and self-defense so valued by his own sect. Under Bush, Shergill said, he hoped the party would work more vigorously than it has for human rights.

Another immigrant is Ky Ngo of Garden Grove, who fled Vietnam as Saigon fell to the Communists in 1975 and who, like many of his compatriots in America, joined the Republicans because he feels they are more strongly anti-Communist than the Democratic Party.

In the delegation, Latinos, blacks, Asians and women are a distinct minority. Still, Latinos make up 12% of the California delegation, compared to 4% for all GOP delegates. Blacks constitute 6% of the state delegation, compared to 4% nationally, and 45% of the state's contingent are women, compared to a convention average of 33%. Four percent of the California delegation is Asian.

Padberg said the mix reflects Bush's desire for a delegation reflecting the diversity of the state's voting population. (Unlike most states, delegates from California were selected well after it was clear that Bush would be the party's nominee, so he had a much stronger hand in shaping its delegation.)

But Chip Neilsen, counsel to the Bush campaign in California, said the delegate selection plan also reflected a desire to look good in the news media.

They Sought Balance

"There was an awareness that the percentages of women, blacks and Asians would end up in a newspaper story. So, we strived for that kind of balance," Neilsen said.

The Californians are an upbeat group, their optimism about the nation's economy and their lack of grave concern about the deficit reflecting their state's current prosperity.

But when it comes to Bush's prospects, despite their loyalty to him, they are more than a little nervous.

"The morale is not red hot in California," said state Sen. Ken Maddy of Fresno. "We've got to come out of this week flying."

Neilsen, while predicting Bush would prevail, warned: "If the campaign is a repeat of what it has been, Bush will lose."

DELEGATES ON VEEP: LEAVE IT TO BUSH

GARY LANGER, Associated Press

Aug. 15, 1988 3:02 PM ET

NEW ORLEANS (AP) _ While conservative leaders agitate for a running mate of their persuasion, delegates to the Republican National Convention are content to leave the choice to George Bush - be it man, woman, or ''800-pound gorilla.''

''Do you think George Bush is out there looking for an abortionist liberal who wants to raise taxes?'' asked former Nebraska state Sen. John DeCamp. He called the thought of limiting Bush's choices ''the profoundly dumbest'' he'd heard.

It was Sen. Gordon Humphrey, R-N.H., who ignited the issue by suggesting an ideological test for the vice presidential nominee. Without it, he warned, political conservatives could withhold their support from the GOP ticket.

But dozens of delegates interviewed by The Associated Press on Sunday and Monday broadly rejected that suggestion. While many expressed their personal favorites, nearly all said they would support Bush's choice regardless.

''If the nominee wants an 800-pound gorilla, I'm for an 800-pound gorilla,'' said Bill Macon, chairman of the Missouri delegation.

''A lot of our delegates have favorites. We've got Dole people here. We've got Kemp people here. We've got Pat Robertson people here,'' Macon said. ''But I'd bet the family farm that 98 percent of them will support Bush's choice.''

Humphrey had questioned whether Sen. Bob Dole of Kansas was sufficiently conservative, while saying Rep. Jack Kemp of New York would pass ideological muster. In dismissing that approach, some delegates spoke sharply.

''I think some of the extreme rightists had better realize that they can't elect a president alone,'' said Illinois state Sen. Adeline Geo-Karis. Maine Gov. John McKernan said proposing ideological tests was ''one of the problems with people in our party who don't put the party first.''

''The label you apply to a running mate is irrelevant,'' said Illinois Gov. James R. Thompson, who last week withdrew himself from consideration as a vice presidential candidate. South Carolina Gov. Carroll Campbell, another of those considered by Bush, said no one on the list of potential running mates was ''abhorrent.''

''Our duty,'' he said, ''is to stand up with the team.''

Bush himself brushed aside Humphrey's warning and predicted Monday that the party would support his decision. While many delegates affirmed his expectation, they expressed delight at the rampant speculation attending the choice.

''Keeping the vice presidential name secret is good theater, and conventions consist of a considerable amount of theater,'' said Ray Shamie, state party chairman in Massachusetts. ''It adds a little Cajun spice to the convention,'' said another state chairman, Rhode Island's J. Michael Levesque. ''Otherwise ... it would be dull.''

Delegates offered a diversity of reasons for their favorites for a Bush running mate, ranging from personal preference for a conservative or a woman to strategic considerations such as Dole's presumed help in farm states.

But others, such as Republican National Committeeman Donald Cox of Indiana, said Dole's criticism of Bush during the primary campaign should disqualify him. And many delegates stressed that compatibility should be Bush's prime consideration.

''You would be better served to pick somebody you really want to serve with for eight years than to pick somebody that you think's going to pick up one or two votes,'' said Sen. Phil Gramm, of Texas.

Another prominent Texan, Gov. Bill Clements, favored former U.N. Ambassador Jeane Kirkpatrick for vice president, and other delegates said a woman for the second spot could boost Bush's lagging support among women.

''The ticket needs something to give it pep, something that would help the weak spots,'' said state Sen. Judy Baar Topkina of Illinois. ''It's time a woman was picked,'' said Ky Ngo, a delegate from California.

Others differed, saying the choice of a woman could be seen as tokenism and would be unlikely in any case to either help or hurt the ticket. Indeed, speculation aside, many delegates held the view that Bush's selection of a running mate would have little effect on the outcome of the race.

''Who you choose as vice president is big news for about two weeks,'' said Gramm. ''After that, you're back down to a race between Michael Dukakis and George Bush.''

© 2013    The Associated Press . All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed. Learn more about our Privacy