34
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ: /BC-SNN Đồng Tháp, ngày tháng 11 năm 2012 BÁO CÁO TỔNG KẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2012 Phần thứ nhất KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NĂM 2012 Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012 trong điều kiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi biến phức tạp; giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt nước lũ 2011 rút chậm nên vụ Đông Xuân 2011-2012 (ĐX) xuống giống trễ gần một tháng; giá nông thủy sản xuống thấp đặc biệt là giá cá tra gây bất lợi cho sản xuất; nhưng với sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong Tỉnh, sự hỗ trợ vốn của Trung ương khắc phục lũ lụt, hỗ trợ bơm nước ra, hỗ trợ lúa giống để sản xuất Vụ ĐX, cùng với sự đồng tình hưởng ứng của bà con nông dân nên sản xuất vẫn tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu thâm canh,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị tăng thêm. Ước giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm đạt 12.506 tỷ đồng (giá 94). Giá trị tăng thêm ước đạt trên 6.427 tỷ đồng, chiếm trên 35,81% cơ cấu GDP của Tỉnh (theo giá 94), theo giá hiện hành chiếm 49,29% trong cơ cấu GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng ước đạt 3,88%, cơ cấu

UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ: /BC-SNN Đồng Tháp, ngày tháng 11 năm 2012

BÁO CÁOTỔNG KẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2012

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NĂM 2012

Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012 trong điều kiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi biến phức tạp; giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt nước lũ 2011 rút chậm nên vụ Đông Xuân 2011-2012 (ĐX) xuống giống trễ gần một tháng; giá nông thủy sản xuống thấp đặc biệt là giá cá tra gây bất lợi cho sản xuất; nhưng với sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong Tỉnh, sự hỗ trợ vốn của Trung ương khắc phục lũ lụt, hỗ trợ bơm nước ra, hỗ trợ lúa giống để sản xuất Vụ ĐX, cùng với sự đồng tình hưởng ứng của bà con nông dân nên sản xuất vẫn tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu thâm canh,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị tăng thêm.

Ước giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm đạt 12.506 tỷ đồng (giá 94). Giá trị tăng thêm ước đạt trên 6.427 tỷ đồng, chiếm trên 35,81% cơ cấu GDP của Tỉnh (theo giá 94), theo giá hiện hành chiếm 49,29% trong cơ cấu GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng ước đạt 3,88%, cơ cấu nội bộ ngành theo tỷ trọng nông nghiệp chiếm 75%, thủy sản chiếm 22,7% và lâm nghiệp chiếm 2,3%.

A. Kết quả đạt được: I. Về sản xuất: 1. Trên lĩnh vực trồng trọt: Tỉnh đã tập trung các giải pháp khắc phục lũ

lụt, tu sửa đê bao, hỗ trợ bơm rút nước ra, hỗ trợ lúa giống cho nông dân tiếp tục sản xuất, hướng dẫn lịch xuống giống lúa cho từng vụ để né rầy, né lũ hiệu quả; đẩy mạnh công tác khuyến nông, BVTV, từ đó các loại cây trồng phát triển ổn định, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng tăng, sản xuất đi vào chiều sâu, góp phần tăng năng suất và chất lượng, xây dựng được nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện gắn sản xuất với việc tiêu thụ lúa thông qua hợp đồng.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 519.371 ha, giảm 13.114 ha so với năm 2011do giảm lúa Thu Đông. Trong đó:

Page 2: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

a. Cây lúa: Diện tích cả năm đạt 488.266 ha (vụ ĐX 208.322 ha, tăng 1.467 ha so 2011, vụ HT 198.955 ha tăng 3.231 ha so 2011 và vụ TĐ 80.989 ha,giảm 17.530 ha so 2011), tổng cộng giảm 12.832 ha so với năm 2011, trong đó lúa chất lượng cao chiếm trên 50 %; năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay, bình quân cả năm ước đạt 62,88 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha so với năm 2011; sản lượng ước đạt trên 3,07 triệu tấn, giảm gần 30 ngàn tấn so với năm 2011 (do giảm diện tích lúa Thu đông).

Giá thành lúa vụ ĐX bình quân 3.852 đồng/kg, giá bán 5.900 đồng/kg, lãi 14,8 triệu đồng/ha,vụ HT bình quân là 4.277 đồng/kg, giá bán 5.766 đồng/kg, lãi 8,3 triệu đồng/ha; vụ lúaTĐ bình quân là 4.330 đồng/kg, giá bán 6.000 đồng/kg, lãi 9 triệu đồng/ha. Sản xuất lúa năm 2012 toàn Tỉnh sau khi đã trừ chi phí, nông dân lãi trên 5.516 tỷ đồng.

Việc chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Thực hiện kế hoạch khuyến nông đã tổ chức 89 lớp tập huấn, 18 mô hình

sản xuất phân vi sinh, ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng 8 cánh đồng lúa chất lượng cao, 25 mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp ứng dụng công nghệ sinh thái,10 mô hình “Giúp nhà nông chăm sóc cây trồng”, hàng trăm cuộc hội thảo, tọa đàm tham quan… 70 cánh đồng liên kết diện tích 17.127 ha (ĐX 4.749 ha, HT 6.600 ha, TĐ 5.778 ha), tâo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm.

Diện tích sạ hàng đạt 20%, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận cả năm đạt 227.654 ha, chiếm hơn 46%, tăng trên 3% so với năm trước (Vụ Đông xuân là 46%, tăng 4% so năm trước,vụ Hè Thu là 50% tăng 3% so năm trước).

Hệ thống sản xuất cung ứng giống lúa toàn Tỉnh đủ khả năng cung ứng giống lúa chất lượng cao cho sản xuất gồm Trung tâm giống nông nghiệp và 101 hộ, 37 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa với sản lượng trung bình 19.868,7 tấn/năm. Riêng Trung tâm Giống nông nghiệp của Tỉnh năm 2012 đã sản xuất 468,5 tấn giống nguyên chủng, 3.158 tấn giống xác nhận, đảm bảo đủ giống cho sản xuất. Tuy nhiên diện tích nông dân sản xuất giống lúa IR 50404 vẫn cao hơn so với trung bình nhiều năm (Vụ Đông xuân chiếm tỷ lệ 49%, vụ Hè thu 35,7% và vụ Thu Đông chiếm 62,5%) nên có thời điểm tiêu thụ khó khăn.

- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa: tiếp tục phát triển mạnh, số lượng máy tăng hơn so với năm 2011, nhất là cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Toàn Tỉnh hiện có 3.796 máy xới tay 2 bánh, 2.050 máy cày, 12.196 công cụ sạ hàng, 41.194 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ, 2.026 máy suốt, 28 máy sạ hàng kết hợp phun xịt thuốc; 1.438 máy gặt đập liên hợp, 819 máy gặt xếp dãy, 13 máy gom suốt và 856 máy sấy.

Kết quả diện tích thu hoạch bằng máy cả năm đạt tỷ lệ 75%, tăng 15% so với năm 2011; nông dân đã giảm trên 816 tỷ đồng (thu hoạch bằng máy bình quân 2.000.000 đồng/ha, thu hoạch bằng tay 4.200.000 đồng/ha) góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân công lao động trong thu hoạch; Bên cạnh đó, giảm lượng lúa thất thoát khâu thu hoạch trên 77 ngàn tấn (bình quân giảm 2,5%) và góp phần tăng chất lượng lúa gạo.

2

Page 3: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

Qua thực hiện các giải pháp trên, đã tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động phòng trừ sâu bệnh, nhận diện được các loại sâu bệnh và xử lý thuốc BVTV hợp lý, quan tâm hơn đến quy trình sản xuất theo hướng VietGAP.

Tổng diện tích áp dụng các biện pháp giảm giá thành đại trà (sạ hàng, sạ thưa, bón phân cân đối, …) là 247.452 ha, đạt 50 % diện tích xuống giống, tăng 2% so với năm trước, đã tiết kiệm chi phí trên 250 tỷ đồng cho người sản xuất.

Việc gắn sản xuất với tiêu thụ lúa qua hợp đồng có bước phát triển giữa doanh nghiệp với 21 HTXNN ở 23 cánh đồng mẫu lớn ở 08 huyện thị.

Tổng diện tích thực hiện CĐML năm 2012 là 17.127 ha nhiều hơn so với năm 2011 là 14.737 ha và ký hợp đồng liên kết tiêu thụ 13.798 ha, bằng 2,83% tổng diện tích xuống giống. Kết quả tiêu thụ theo hợp đồng cả năm được 5.853 ha, bằng 1,2% tổng diện tích xuống giống với sản lượng 22.738,5 tấn /71.248 tấn lúa theo hợp đồng (đạt 31% so với 100% ký kết), nhưng tăng 21.403 tấn so với năm 2011. Trong đó:

Vụ lúa Đông xuân 2011-2012 đã thực hiện 17 CĐML liên kết với diện tích 4.749 ha/208.322ha tổng diện tích XG , bằng 2,3%. Có 14 HTXNN đã ký hợp đồng liên kết đầu tư và tiêu thụ cới các doanh nghiệp như Công ty Docifood, Vĩnh Long Food, BVTV An Giang ... với tổng diện tích 4.663 ha nhưng chỉ tiêu thụ được 1.443 ha, bằng 0,7 % diện tích XG, sản lượng tiêu thụ 7.663,5 tấn lúa.

Vụ lúa Hè thu, 21 HTXNN thực hiện 23 CĐML liên kết với diện tích trên 6.600 ha với 4.421 hộ nông dân tham gia, bằng 3,32 % diện tích XG, tăng 1.815 ha so với vụ Đông xuân. Kết quả đã liên kết đầu tư và tiêu thụ với 3 doanh nghiệp (Công ty NHHH Võ Thị Thu Hà (Sa đéc), Công ty Lương thực Đồng Tháp, Cty An Giang) diện tích 3.557ha, bằng 1,8% diện tích XG và tiêu thụ sản lượng 15.075 tấn lúa.

Vụ Thu đông mô hình CĐML thực hiện 30 cánh đồng mẫu liên kết ở 3 huyện Tháp Mười, Tam Nông và Lấp Vò với diện tích 5.778 ha, có 3.019 hộ tham gia, chiếm 7,2% diện tích vụ Thu đông. Đến cuối tháng 9/2012 đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ được 853 ha, bằng 1,05% diện tích XG (Công ty NHHH Võ Thị Thu Hà (Sa Đéc) ở 02 HTX Tân Tiến và Phú Bình, xã Phú Đức huyện Tam nông 700 ha và Cty An Giang thực hiện chương trình cùng nông dân ra đồng ở TX. Hồng Ngự, Thanh Bình và Tam Nông là 153 ha).

Tuy nhiên việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ lúa giữa doanh nghiệp với nông dân còn nhiều vướng mắc, nguyên nhân chủ yếu do không thỏa thuận được giá thu mua, thu mua chậm nên nông dân bán cho thương lái bên ngoài; giá bán một số loại vật tư cao hơn so với đại lý trong vùng, phương thức và địa điểm giao nhận vật tư đầu vào, đầu ra chưa thống nhất; Phần lớn nông dân muốn bán lúa tươi, doanh nghiệp chưa đủ hệ thống lò sấy để đáp ứng khi thu hoạch, vì vậy hợp đồng không đạt yêu cầu.

- Về Chương trình bảo hiểm cây lúa: Thực hiện thí điểm bảo hiểm trên cây lúa ở 3 huyện là Tháp Mười, Châu Thành và Tân Hồng làm tiền đề nhân rộng.

3

Page 4: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

Trong vụ ĐX 2011-2012 có 40 hợp đồng, với 2.128 hộ tham gia bảo hiểm, diện tích 552,95 ha, phí bảo hiểm là 706.762.443 đồng (Trong đó ngân sách hỗ trợ: 680.868.948 đồng, nông dân đóng phí: 25.893.495 đồng). Vụ Hè thu diện tích 1.508,3 ha/3.417 ha KH, tổng kinh phí là 1.491.674.905 đồng (Ngân sách hỗ trợ: 1.256.738.676 đồng, nông dân đóng phí: 234.936.229 đồng). Vụ lúa Thu đông 2012 chỉ còn 2 huyện Tháp Mười, Châu Thành tham gia với diện tích đạt: 985 ha, tổng phí bảo hiểm 1.023.837.000 đồng.

Về bồi thường bảo hiểm năm 2012: Một số quy định về mức thiệt hại được bồi thường tại Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT chưa phù hợp với tính chất của nghiệp vụ bảo hiểm, mang tính hỗ trợ an sinh xã hội, quy định về thời gian tính bảo hiểm cũng chưa thực sự phù hợp. Vụ Hè thu 2012, Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã bồi thường thiệt hại diện tích 02 ha do ngập úng đầu vụ tại xã Tân Công Chí huyện Tân Hồng, số tiền bảo hiểm được hưởng là 5% số tiền bảo hiểm của diện tích lúa phải sạ lại là: 1,882 triệu đồng.

b. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng cả năm là 31.105 ha (Vụ Đông Xuân 7.926,5 ha, vụ Hè

Thu 15.280 ha, còn lại là vụ Thu Đông ), đạt 88,2 % so với kế hoạch, giảm 282 ha so với năm 2011. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất màu tiếp tục được quan tâm, đã thực hiện 8 mô hình trình diễn, 3 thí nghiệm bệnh héo xanh, héo vàng trên mè; 3 mô hình sản xuất phân vi sinh cho rau và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án...Từ đó nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,3 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất rau an toàn diện tích 148,3/153,3 ha, đạt 96,7% KH; đã thực hiện 3 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất RAT qui mô diện tích 0,3 ha/mô hình ở huyện Hồng Ngự, Châu Thành, Thanh Bình; xây dựng 2 hệ thống tưới phun sản xuất rau theo hướng an toàn. Qua thực hiện mô hình nông dân đã nắm bắt được qui trình nhân nuôi chế phẩm vi sinh để trồng rau an toàn, có sử dụng phân hữu cơ sinh học, hạn chế sử dụng phân bón hoá học (giảm 30 - 70% lượng NPK) và đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV. Tuy nhiên sản xuất RAT chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ; sản xuất chỉ dừng ở mức theo hướng an tòan, chưa có diện tích sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP; các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất RAT đã thành lập nhưng gần như không họat động; cơ sở hạ tầng của những vùng quy họach sản xuất RAT chưa được đầu tư hòan chỉnh...

Các mô hình sản xuất mè trên đất lúa, mô hình sản xuất ớt cay theo hướng an toàn, mô hình nhân nuôi phân vi sinh trên rau...bước đầu đã giúp nông dân làm quen với các quy trình sản xuất mới, làm cơ sở mở rộng diện tích sản xuất trong năm 2013. Nhiều vùng chuyên canh màu như huyện Lấp Vò, Châu Thành, Sa Đéc, Thanh Bình, Hồng Ngự tiếp trục mở rộng diện tích và có tính thâm canh cao hơn, một số địa phương đã quy hoạch chuyển đổi lúa sang hoa màu do trồng màu lợi nhuận cao hơn. (Giá thành sản xuất đậu nành bình quân là 6.945 đồng/kg, giá bán 13.583 đồng/kg, lãi 14,7 triệu đồng/ha; Giá thành sản xuất rau muống lấy hạt bình quân là 13.966 đồng/kg, giá bán 25.000 đồng/kg, lãi 15,2 triệu đồng/ha; Giá thành sản xuất mè bình quân là 12.760 đồng/kg, giá bán 31.250 đồng/kg, lãi 25,8 triệu

4

Page 5: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

đồng/ha). Tuy nhiên việc mở rộng diện tích sản xuất hoa màu còn khó khăn do chưa có bao tiêu sản phẩm.

c. Hoa-kiểng: Diện tích hoa-kiểng các loại đạt 524 ha (TĐ: TX Sa Đéc 364 ha), tăng 54 ha

so với năm 2011 chủ yếu ở phường Tân Qui Đông và xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc trong vùng Dự án hoa kiểng của Tỉnh, qui mô hộ gia đình bình quân khoảng 0,1 ha/hộ. Do trồng hoa - kiểng mang lại lợi nhuận cao, bình quân là 300 triệu đồng/ha/năm, nên các hộ trồng hoa-kiểng phát triển theo hướng chuyên canh, đầu tư vốn cao, với nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc sản xuất giống hoa bằng công nghệ cấy mô tiếp tục được ngành nông nghiệp chuyển giao cho sản xuất từ Trại giống của Tỉnh.

Tỉnh đã thành lập Tổ nghiên cứu về hoa kiểng, hỗ trợ Thị xã Sa Đéc củng cố HTX, THT hoa kiểng, xây dựng kế hoạch phát triển làng hoa kiểng giai đoạn 2013-2015, đang quy hoạch để hỗ trợ xây dựng mô hình 03 ha sản xuất hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch; tổ chức hướng dẫn người sản xuất trưng bày sản phẩm, mua bán hoa kiểng, bố trí khu vực trưng bày; đầu tư chỉnh trang mở rộng đường Lê Lợi (từ cua Trọng Tuấn đến khu công nghiệp Sa Đéc); xây dựng Cổng làng hoa Sa Đéc; xây dựng bến lên hoa kiểng (từ cua Trọng Tuấn đến cầu Thông Lưu), góp phần từng bước chỉnh trang diện mạo đô thị thể hiện sự đặc trưng của làng hoa kiểng Sa Đéc.

d. Cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái toàn Tỉnh là 24.500 ha, tăng 925 ha so năm 2011. (xoài

9.200 ha, cây có múi 3.990 ha, nhãn 4.610,8 ha còn lại là ổi và cây khác); trong đó có 4.224,8 ha nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng. Ngành nông nghiệp đã cùng các địa phương đã triển khai kế hoạch dập dịch từ tháng 2/2012, đến nay đã cấp phát hỗ trợ nông dân giai đoạn 1 là 7,5 tỷ đồng, trên diện tích 3.829,1 ha, cấp 6.112,43 lít thuốc trừ nhện SuperRex 73 EC, cắt tỉa được 3.595,7 ha/4.224,8 ha nhãn bệnh, chiếm 84,6%, có 1.892,6 ha nhãn phục hồi phát triển; Phát cho nông dân 13.200 tờ bướm về Quy trình quản lý bệnh chổi rồng và 2.612 quyển “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng hại nhãn”; Tổ chức 98 lớp tập huấn cho nông dân, 10 lớp tập huấn cán bộ chủ chốt, hội thảo 2 mô hình quản lý bệnh chổi rồng đạt hiệu quả, với tổng số có 5.377 nông dân tham gia.

Công tác chuyển giao kỹ thuật đối với các cây trồng chủ lực tiếp tục được quan tâm. Từ nguồn kinh phí khuyến nông đã xây dựng mô hình Canh tác xoài đủ điều kiện sản xuất an toàn 10 ha/12 hộ tham gia; Vườn xoài sinh trưởng và phát triển tốt, nông dân đã bao trái khoảng 30 - 40%, dự kiến tháng 10/2012 bắt đầu thu hoạch, một số nông dân tiếp tục xử lý ra hoa. Mô hình canh tác nhãn Edor đủ điều kiện sản xuất an toàn với diện tích 10,5 ha/13 hộ tham gia, giống nhãn Edor, nhãn đang phát triển tốt. Chất lượng vườn cây ăn trái từng bước được nâng cao từ khâu cải tạo vườn, chọn giống, kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch theo hướng VietGAP. Giá thành sản xuất xoài bình quân là 4.774 đồng/kg, giá bán 20.500 đồng/kg, lãi 15.726 đồng/kg;lợi nhuận toàn Tỉnh 1.179 tỷ đồng.Giá thành sản xuất

5

Page 6: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

quýt bình quân là 5.095 đồng/kg, giá bán 13.500 đồng/kg, lãi 8.405 đồng/kg;lợi nhuận toàn Tỉnh 487 tỷ đồng.

2. Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tuy nhiên đàn heo gặp khó

khăn do gia thức ăn tăng cao, giá heo hơi thấp, người chăn nuôi thua lỗ nên khó tăng đàn. Ước cả năm, đàn gia cầm đạt 7,5 triệu con, đạt KH đề ra, tăng 1,8 triệu con so với năm 2011; đàn heo: 350.000 con, đạt 77% KH, tăng 76 ngàn con so với năm 2011; đàn trâu: 2.110 con, đạt 105 % KH; đàn bò: 40.000 con, tăng 21.844 con so với năm 2011. Đàn heo không đạt KH đề ra do giá con giống và thức ăn tăng cao nên hiệu quả chăn nuôi không cao.

Việc liên kết đầu tư chăn nuôi tập trung gặp khó khăn. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm, cùng với sự hỗ trợ tài trợ từ Dự án VAHIP, Dự án VIZIONS nên đã chủ động kiểm soát khống chế dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm chỉ xảy ra ở mức độ thấp mang tính chất dịch bệnh thông thường, do tổ chức tốt khâu phòng bệnh, tổ chức phun xít tiêu độc khử trùng ở các chợ, khu dân cư tập trung, vùng có nguy cơ cao và cấp phát thuốc cho hộ chăn nuôi 29.203 lít Benkocid đã góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan.cấp thuốc nên chưa có hiện tượng gây thành dịch trên diện rộng.

Công tác tiêm phòng, đã tiêm phòng bệnh cúm trên gà đạt 70 % tổng đàn, trên vịt đạt 90% tổng đàn; bệnh heo tai xanh tỷ lệ 4,2 %/tổng đàn, bệnh LMLM trên heo 6,4 %/tổng đàn, LMLM trên trâu bò tỷ lệ 28 %/tổng đàn đạt tỷ lệ thấp nguyên nhân do từ đầu năm đến nay không xảy ra dịch bệnh nên người chăn nuôi ỷ lại và trông chờ vào nguồn vắc xin miễn phí; Việc quản lý vịt chạy đồng thông qua việc đăng ký và cấp sổ ở địa phương vẫn được duy trì, đến ngày 06/9/2012 toàn tỉnh đã cấp 923 sổ vịt đẻ (674.536 con), 154 sổ vịt thịt (127.233 con). nhưng việc thu hồi sổ gặp nhiều khó khăn, vì người chăn nuôi không tự ý trả sổ, không thường xuyên khai báo đàn cho cán bộ quản lý tại địa phương.

- Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn và xây dựng mô hình như: mô hình chăn nuôi heo hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường qui mô 50 con, đến nay có 24 con đã sinh sản lứa thứ I, trọng lượng bình quân 1,2kg/con, phối giống lần 2 được 18 con; Mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học 16.100 con, trọng lượng xuất chuồng bình quân 3,2 kg/con. Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học qui mô 17.800 con, kết quả tỉ lệ hao hụt 3,5%,trọng lượng xuất chuồng bình quân 1,4 kg/con, lợi nhuận 5.796.300 đồng/6.890 con. Mô hình chăn nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học quy mô 90con, heo phát triển tốt trọng lượng bình quân 65 kg/con. Mô hình xây dựng hầm Biogas theo dự án Khí sinh học Hà Lan qui mô 100 hầm, thực hiện tại 30 xã NTM.

Về giống, toàn tỉnh có 37 cơ sở sản xuất tinh, kinh doanh tinh heo đực giống, 75 hộ chuyên nuôi heo nái giống sinh sản với qui mô nhỏ (trung bình 20 con/hộ); Giống heo chủ yếu là Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain chiếm trên 80%. Giống bò là các giống lai giữa bò vàng với bò Red Sindhi và Bradman với tỷ lệ chiếm 90%. Giống vịt Super meat, vịt nông nghiệp với mục đích sản xuất thịt, chiếm 85%. Hiện nay có 179 cơ sở ấp trứng gia cầm, nhưng các cơ sở này mang tính tự phát nên chất lượng con giống chưa đảm bảo.

6

Page 7: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

Về thức ăn cho chăn nuôi, toàn tỉnh có 382 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 5 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm (trong đó 02 nhà máy của 02 Công ty cổ phấn thương mại Á-Âu và Việt Thắng có công suất 70.000 tấn/năm) cơ bản đáp ứng yêu cầu thức ăn cho chăn nuôi.

Toàn tỉnh có 479 cửa hàng thuốc thú y, 17 cơ sở giết mổ tập trung (10 cơ sở giết mổ gia súc, 05 cơ sở giết mổ gia cầm,02 cơ sở giết mổ hỗn hợp) và 80 điểm giết mổ gia súc gia cầm phân tán; 04/12 huyện thị chưa có cơ sở giết mổ tập trung là Hồng Ngự, Thanh Bình, Thành phố Cao lãnh và huyện Châu Thành.

3. Về thủy sản : Việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, nên phần lớn diện tích nuôi cá tra trong

Tỉnh là các vùng nuôi thuộc doanh nghiệp chủ động nuôi (chiếm 64,5% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong 3 tháng đầu năm tương đối ổn định, sau đó giá cá tra nguyên liệu giảm dưới giá thành. Thời điểm tháng 5-6/2012 giá bán cá tra nguyên liệu ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, người nuôi bị lỗ từ 4.000-5.000 đồng/kg. Giá cá tra tháng 10/2012 ở mức 21.000- 22.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi bị lỗ từ 2.000 – 3.000 đồng/kg dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng gặp nhiều khó khăn.Về tôm càng xanh do nước lũ thấp nên năng suất tôm không cao, rất ít tôm loại I, nhưng người nuôi có lãi cao.

Về sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, toàn Tỉnh có 164 cơ sở sản xuất - kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thủy sản (cá tra là 1.174 cơ sở, tôm càng xanh là 25 cơ sở), năng lực sản xuất 28,406 tỷ bột và trên 2,0 tỷ giống. Ngoài việc cung ứng đủ giống trong Tỉnh còn cung ứng từ 60-70 % cá tra giống cho các tỉnh ĐBSCL; Sản lượng 6 tháng đầu năm: 19 tỷ cá tra bột, 850 triệu con cá tra giống và hơn 40 triệu tôm càng xanh Post, tuy nhiên do ảnh hưởng theo giá cá tra thương phẩm nên sản xuất và tiêu thụ giống cũng gặp khó khăn.

Công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản được tăng cường, trong năm đã kiểm tra chất lượng đàn cá,tôm bố mẹ 96/117 cơ sở sản xuất với 481.902 con tôm, cá bố mẹ, kết quả đều đạt tiêu chuẩn Ngành. Ngoài ra Trung tâm giống Thuỷ sản đã tiếp nhận từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đàn giống cá tra hậu bị được cải thiện di truyền với số lượng 60.500 con cung ứng cho các cơ sở sản xuất giống cá tra, hiện tại đàn cá tra bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống và Trung tâm giống phát triển tốt, trọng lượng bình quân 1,9 kg/con.

Về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật: Tổ chức 32 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, ếch và cá sặc rằn, phòng trị bệnh trên cá, có 711 người tham dự. Phối hợp với đài truyền thanh huyện, thị, đưa 87 bản tin với các nội dung về biện pháp bảo vệ môi trường đối với nuôi trồng thuỷ sản; công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thông báo kết quả quan trắc môi trường và dự báo tình hình dịch bệnh thuỷ sản.

Về chế biến xuất khẩu, hiện nay toàn Tỉnh có 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế 429.200 tấn cá thành phẩm/năm nhưng mới sử dụng

7

Page 8: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

khoảng trên 41% công suất thiết kế. Trong 8 tháng đầu năm, sản lượng chế biến, xuất khẩu đạt 114.070 tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Ước cả năm 2012 tổng diện tích nuôi thủy sản là 7.503 ha,trong đó diện tích nuôi cá tra 1.943 ha, tôm càng xanh 1.285 ha và 4.275 ha nuôi các loại thủy sản khác. Sản lượng nuôi 452.446 tấn đạt 103 % kế hoạch năm, trong đó cá tra 386.610 tấn (tăng 57.326 tấn so năm 2011), tôm 1.666 tấn. Sản lượng khai thác ước đạt 15.746 tấn.

d. Về lâm nghiệp:Diện tích rừng tập trung toàn Tỉnh là 7.069,076 ha/13.284,371 ha đất lâm

nghiệp, giảm 491,214 ha so năm 2011 do một phần chuyển mục đích, một phần đã khai thác ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Tân Hồng nhưng chưa trồng lại.

Công tác bảo vệ rừng được quan tâm, tổ chức trực PCCCR 24/24, thường xuyên cập nhật thông tin từ Cục kiểm lâm, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn và khảo sát thực địa hiện trạng rừng để xây dựng cấp dự báo cháy rừng, thông báo cấp dự báo cháy rừng cho các chủ rừng vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng trong những tháng cao điểm của mùa khô. Ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương liên quan tiến hành 573 lượt tuần tra, với 1.433 lượt người tham gia, phát hiện và xử lý 94 trường hợp xâm nhập rừng trái phép; tổ chức 48 lớp tuyên truyền cho 4.161 lượt người tham dự; kiểm tra 2 đợt đối với 11 chủ rừng về công tác phòng cháy chữa cháy rừng; phân công trực PCCC rừng 24/24. Do làm tốt công tác tuyên truyền và tăng cường nhiều biện pháp PCCC rừng nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn Tỉnh không xảy ra cháy rừng chỉ xảy ra một vài vụ cháy nhỏ và đã được phát hiện sớm, chữa cháy kịp thời.

Về kế hoạch trồng rừng, bảo vệ phát triển rừng: đã chủ động gieo ươm và cung cấp 6.200 cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng cây 19/5/2012; cấp 355.163 cây lâm nghiệp các loại khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2011. Trung ương giao chỉ tiêu trồng và bảo vệ phát triển rừng cho Tỉnh nhưng KH năm 2012 không có kinh phí hỗ trợ đầu tư, Ngân sách Tỉnh chỉ cấp kinh phí 786 triệu đồnfg thanh toán đã trồng năm 2011 nên không thực hiện được chỉ tiêu KH đề ra.

2.Về phát triển nông thôn:a. Về hỗ trợ sắp xếp bố trí dân cư:

Kế hoạch năm 2012 được Trung ương phân bổ 9 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp chuyển dân, hoàn trả kinh phí tạm ứng ngân sách Tỉnh 7 tỷ đồng thực hiện năm 2011, còn lại 2 tỷ đồng trợ cấp di dân sạt lở với tổng số hộ đã giải ngân là 200 hộ, kinh phí 2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn Trung ương giao.

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng ở các địa phương, trong khi chờ Trung ương hỗ trợ, Sở nông nghiệp &PTNT đã chủ động lập kế hoạch tạm ứng từ nguồn ngân sách Tỉnh đợt 1 là 16 tỷ đồng kịp thời hỗ trợ cho các hộ di dân vùng sạt lở, biên giới và kết quả đến tháng 9/2012 đã cấp 1.782 hộ, giải ngân hết 18,0 tỷ đồng.

Tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, Tỉnh đã tiếp tục cho tạm ứng ngân sách Tỉnh đợt 2 là 13 tỷ đồng tiếp tục hỗ trợ 1.263 hộ sạt lở, ngập lũ đến nơi an toàn,

8

Page 9: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

dự kiến đến cuối năm giải ngân xong. Tổng kinh phí giải ngân cả năm là 38 tỷ đồng/9 tỷ đồng KH Trung ương bố trí, đạt 422,22% KH.

b. Về Chương trình nước sạch và VSMTNT: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, vốn hỗ trợ, vốn ngân sách, vốn huy động các

thành phần kinh tế, vốn đóng góp của nhân dân, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 368 công trình cấp nước sạch, 11.682 giếng khoan, cấp phát trên 20.000 bộ bình lọc, xô lọc nước, và nhiều loại thuốc, chế phẩm xử lý khác. Ước đến cuối năm 2012 hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87% (kể cả lắng lọc) tăng 1% so 2011,trong đó sử dụng nước sạch đạt 45%, tăng so với năm 2011 là 3,66%.

Về vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08 của Bộ Y tế của khu vực nông thôn cả năm ước đạt 43%, tăng hơn so với năm 2011 là 4,87%. Và 58% số nhà trẻ mẫu giáo, 96% số trường học cấp 1,2,3 được cung cấp nước và nhà tiêu đạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 74%, số làng nghề được xử lý chất thải rắn đạt 83%.

c. Về củng cố phát triển quan hệ sản xuất ở nông thôn:- Đến nay, toàn Tỉnh có 165 hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản, tăng 3

HTXNN so năm 2011 với vốn hoạt động trên 135 tỷ đồng. Kết quả phân loại 139/165 HTXNN: loại tốt có 8 HTXNN chiếm tỉ lệ 5,76%, loại khá 54 HTXNN chiếm 38,84%, loại trung bình 69 HTXNN chiếm 49,64%, loại yếu 8 HTXNN chiếm 5,76%. Trong năm đã có 21 hợp tác xã đã làm tốt vai trò cầu nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp trong khâu sản xuất tiêu thụ lúa ở các mô hình sản xuất lúa theo hướng hiện đại, cánh đồng mẫu lớn, bước đầu giúp nông dân có thói quen sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng.

- Về tổ hợp tác, đến nay toàn Tỉnh có 994 tổ hợp tác, giảm so năm 2011 là 434 tổ, hoạt động với 27 loại hình, với 11.064 tổ viên, vốn hoạt động gần 17 tỷ; trong đó có 826 tổ được UBND xã chứng thực (chiếm 83,09%); chưa chứng thực 168 tổ (chiếm 16,91%).Có 119 tổ hoạt động có lãi với số tiền là 9.443 triệu đồng, nhiều tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả làm tiền đề phát triển lên HTXNN.

- Về kinh tế trang trại, đến nay toàn Tỉnh có 219 trang trại thực hiện theo Thông tư số: 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN& PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tổng diện tích đất sử dụng của trang trại là 2.796 ha (trong đó cây hàng năm 2.531 ha, cây lâu năm 15 ha, lâm nghiệp 33 ha (trong trang trại tổng hợp), thủy sản 218 ha; lao động thường xuyên là 1.262 lao động, bình quân 6 lao động/trang trại.

d. Về xây dựng nông thôn mới: Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới, UBND Tỉnh giao năm

2012 với 03 mục tiêu là: (1) Phấn đấu năm 2012, đối với xã đã đạt trên 10 tiêu chí nông thôn mới,

hoàn thành thêm ít nhất 02 tiêu chí. Kết quả có 12 xã đăng ký, kết quả đến nay chỉ có 03 xã đạt (xã Phú Điền - Tháp Mười; xã Tân Khánh Trung và Vĩnh Thạnh - Lấp Vò), các xã còn lại đạt thêm 01 tiêu chí. Đối xã đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới, hoàn thành thêm ít nhất 03 tiêu chí, có 107 xã đăng ký; kết quả đến nay có 30 xã

9

Page 10: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

đạt theo kế hoạch (đạt thêm từ 3 - 4 tiêu chí), còn lại 28 xã đạt thêm 01 tiêu chí và 30 xã đạt thêm 02 tiêu chí.

Nhìn chung tiến độ thực hiện tương đối chậm, nhưng do một số địa phương đã rà soát, đánh giá lại tiêu chí đăng ký, nhưng do một số tiêu chí đăng ký phấn đấu cần có sự đánh giá của các chuyên ngành khi tổng kết cuối năm (tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế…), đồng thời một số tiêu chí cần vốn huy động đầu tư cao và thời gian dài để thực hiện như: giao thông, trường học, nhà ở, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường.

Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí NTM đến nay toàn Tỉnh có 02 xã đạt từ 13 - 16 tiêu chí (xã Tân Khánh Trung, xã Vĩnh Thạnh), chiếm tỷ lệ 1,7%, tăng 01 xã so với đầu năm; 30 xã đạt từ 10 - 12 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 25%, tăng 19 xã so với đầu năm; 78 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 66%, giảm 21 xã so với đầu năm và 09 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 7,6%.

2) Về chỉ tiêu phấn đầu mỗi huyện, thị, thành phố phải có ít nhất 01 mô hình sản xuất quy mô lớn. Kết quả thực hiện, có 8 huyện thị xây dựng từ 1-5 mô hình sản xuất lớn, còn 04 huyện, thị, thành phố chưa có mô hình sản xuất quy mô lớn. Hầu hết các mô hình sản xuất lớn tập trung vào sản xuất lúa, trong đó có 21 HTXN thực hiện.

(3) Về xây dựng mô hình thiết chế văn hóa cơ sở và triển khai thí điểm ở 06 xã nông thôn mới. Kết quả đã chọn được 06 xã thực hiện, gồm: xã Bình Thạnh và Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, xã Thanh Mỹ;xã Đốc Binh Kiều huyện Tháp Mười, xã An Phú Thuận huyện Châu Thành và xã Định Yên huyện Lấp Vò, tuy nhiên có chậm do các xã đề xuất ban đầu không đảm bảo điều kiện xây dựng nên phải chọn các xã khác, đồng thời lồng ghép đầu tư thực hiện Đề án mô hình thiết chế kết hợp thành lập Trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng cấp xã; Dự kiến đến cuối năm có 02 xã: Đốc Binh Kiều và Thanh Mỹ - huyện Tháp Mười cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm.

Tóm lại việc thực hiện Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới còn chậm, chưa đạt kế hoạch, nhưng tổng thể Chương trình mục tiêu xây dựng NTM được sự đồng tình và hưởng ứng cao của người dân, một số doanh nghiệp, mạnh thường quân đã góp sức, góp công xây dựng giao thông nông thôn, phát triển kinh tế, sửa chữa trường học.Một số địa phương đã có những sáng tạo, chủ động trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình như các huyện: Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Châu Thành, Lấp Vò.

(Chi tiết có báo cáo riêng kèm theo)g.Về công tác thủy lợi phục vụ sản xuất. Theo phân cấp công trình thủy lợi, từ đầu năm các địa phương tích cực làm

thủy lợi phục vụ sản xuất. Từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khắc phục lũ lụt năm 2011, kết hợp với nguồn vốn bù thủy lợi phí, vốn vay KCHKM, vốn dân đóng góp các địa phương đã tập trung tu sửa bờ bao, đường nước chủ động sản xuất.

Để chủ động phòng chống hạn đảm bảo sản xuất, UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch phòng chống hạn năm 2012, Ngành nông nghiệp đã cùng các địa phương rà soát các công trình cạn kiệt để tổ chức nạo vét theo phân cấp; xây dựng được 23

10

Page 11: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

trạm bơm điện, diện tích phục vụ 2.896 ha, nâng tổng số tram bơm điện toàn tỉnh là 774 trạm, đến nay diện tích bơm điện toàn Tỉnh đạt 63%, tăng 2,5 % so năm 2011.

Thực hiện chương trình trọng điểm của Tỉnh về việc Quy hoạch, đầu tư hệ thống đê bao sản xuất an toàn lúa Thu đông ở 5 huyện phía Bắc, đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái huyện Cao Lãnh và các huyện phía Nam được Tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nỗ lực huy động thêm vốn của các thành phần kinh tế để thực hiện.

Diện tích sản xuất lúa Thu Đông năm 2012 bố trí ở 686 ô bao, trong đó số ô bao tăng thêm là 67 ô bao, số lượng công trình là 481 công trình và tổng chiều dài nâng cấp là 682 km, nhu cầu kinh phí trên 362 tỷ đồng.

Trong đó 05 huyện Phía Bắc nâng cấp là 54 ô bao sản xuất Thu Đông 2012: Tân Hồng:0 ô bao, H.Hồng ngự: 05 ô bao (DTSX: 3.964 ha, chiều dài:81 km), TXHồng ngự: 09 ô bao (DTSX: 2.208 ha, chiều dài: 63 km);Tam Nông:16 ô bao (DTSX: 8.986 ha, chiều dài:232 km); Thanh Bình: 28 ô bao (DTSX: 6.665 ha, chiều dài: 236 km), kinh phí 236 tỷ đồng. Kết quả tiến độ thi công đạt mốc tiến độ đề ra, kịp thời phục vụ sản xuất vụ lúa Thu Đông 2012; đặc biệt là các huyện trọng điểm Tam Nông, Thanh Bình mở thêm 8.006 ha lúa Thu đông 2012.

Còn lại các huyện thị khác sản xuất lúa Thu đông trên nền cũ đã sản xuất vụ lúa Thu Đông 2012, công trình nâng cấp bờ bao chủ yếu là dặm vá gia cố thêm nên sẽ đáp ứng yêu cầu chủ động sản xuất vụ lúa Thu đông 2012 đã đề ra.

Đối với đê bao vườn cây ăn trái các huyện thị phía Nam: các huyện thị lập kế hoạch nâng cấp 27 ô bao bảo vệ 3.940 ha vườn tập trung (huyện Cao Lãnh 1.308 ha, thành phố Cao Lãnh 787 ha, Sa Đéc 150 ha, Lấp Vò 315 ha, Lai Vung: 931 ha, Châu Thành 449 ha) với kinh phí 36,1 tỷ đồng.Kết quả đã nâng cấp 29 ô bao lúa-vườn bảo vệ vùng CAT tập trung. Ngoài ra đối với vườn CAT nhỏ lẻ liên kết hộ gia đình, các hộ cùng nhau tự tu sửa nâng cấp để chủ động chống lũ.

Tuy nhiên việc thực hiện chương trình còn gặp khó khăn do vốn TW, Tỉnh hỗ trợ còn hạn chế, các địa phương phải nợ nhà thầu thanh toán năm 2013.

3. Về đầu tư xây dựng:a.Vốn do Sở NN&PTNT quản lý:Công tác chuẩn bị đầu tư được Tỉnh quan tâm nên hồ sơ thủ tục chủ động để

triển khai khi bố trí vốn. Ngành đã tham mưu tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn Tỉnh kịp thời phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch còn khó khăn về đền bù GPMB có công trình kéo dài nhưng nhờ có sự vận dụng linh hoạt vận động thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, được người dân đồng tình ủng hộ nên đã đảm bảo tiến độ thi công.

Kế hoạch năm 2012, Sở NN &PTNT phân cho các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư là 194,66 tỷ đồng (Trong đó, vốn TW là 150,93 tỷ đồng và vốn ngân sách Tỉnh 43,735 tỷ đồng).Kết quả 10 tháng đầu năm giải ngân trên 87%KH,ước cuối năm đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch.

11

Page 12: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

b. Nguồn vốn phân bổ cho các huyên thị, thành phố quản lý:- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khắc phục lũ lụt, bơm nước ra 60 tỷ đồng,

các địa tập trung nâng cấp bờ bao bảo vệ lúa Thu Đông và vườn cây ăn trái các đại phương cơ bản giải ngân xong;

Nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí 142,26 tỷ đồng, đầu tư 881 công trình, chiều dài 1.083.860 m, khối lượng đào đắp 10.780.947 m3, kinh phí gần 360 tỷ đồng đã thi công hoàn thành 698 công trình, khối lượng 7.343.888 m3, kinh phí thực hiện 234,168 tỷ đồng/142,26 tỷ đồng, bằng đạt 165%, nhiều địa phương đã thi công xong cả công trình dự kiến kế hoạch 2013 nên còn nợ nhà thầu thi công.

- Nguồn vốn vay ưu đãi (KCHKM, bơm điện, lộ giao thông nông thôn) 75 tỷ đồng, các địa phương vay đầu tư xây dựng bơm điện, bờ bao, cầu đường giao thông nông thôn. Đối với đầu tư bơm điện,các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò và TX Hồng Ngự đã vay xây dựng được 23 trạm bơm điện, diện tích phục vụ 2.896 ha, kinh phí thực hiện 5,456 tỷ đồng trong đó vốn vay 4,29 tỷ đồng, ngân sách huyện 516 triệu đồng, chủ đầu tư 650 triệu đồng.Đối với công trình bờ bao, cầu đường giao thông nông thôn,do nguồn vốn Trung ương phân bổ kế hoạch vay trễ nên các địa phương thực hiện chậm, đến nay ước giải ngân đạt 30% so với KH, dự kiến đến cuối năm giải ngân đạt 75-80% kế hoạch.

- Về vốn nước sạch sinh hoạt nông thôn: Kế hoạch năm 2012 các huyện thị, thành làm chủ đầu tư 4,16 tỷ đồng, cơ bản đã thi công hoàn thành, đang thực hiện giải ngân.

4. Về cải cách thủ tục hành chính, QLCL nông lâm sản và thủy sản, thanh tra, kiểm tra.

Thực hiện cơ chế một cửa, tổ chức một đầu mối nhận hồ sơ tại Văn phòng Sở, đến tháng 9/2012 đã nhận 791 hồ sơ gồm: 208 hồ sơ về lĩnh vực thú y, 51 hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, 19 hồ sơ về thủy sản, 513 hồ sơ về bảo vệ thực vật. Kết quả đã giải quyết kịp thời, trả kết quả đúng hẹn, không còn hồ sơ tồn đọng.

Thanh tra chuyên ngành Sở đã tổ chức 13 đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình chất lượng vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thú y thủy sản, quản lý chất lượng NLS&TS. Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 90 quyết định, tổng số tiền xử phạt là 440.500.000 đồng. Trong đó lấy phát hiện 02 mẫu cá tra thương phẩm bị nhiễm dư lượng kháng sinh cấm và kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng trong mức giới hạn cho phép; Phát hiện 26/478 mẫu rau quả dư lượng thuốc BVTV vượt mức an toàn cho phép, 1/28 mẫu cá điêu hồng thương phẩm ở huyện Cao Lãnh nhiễm Trifluralin. Kiểm tra 30 mẫu thức ăn, 36 mẫu nước tiểu và 51 mẫu thịt về hàm lượng Clenbuterol và Salbutamol, kết quả trong mức giới hạn cho phép.

Đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, kết quả có 76 học viên được cấp giấy chứng nhận; Giải quyết kịp thời đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại và tố cáo của công dân, không có đơn tồn đọng. Thực hiện công tác phòng, chống

12

Page 13: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

tham nhũng đúng theo quy định, xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng tại đơn vị năm 2012 và tổng hợp báo cáo về minh bạch tài sản thu nhập theo Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 30/9/2011 của Chính phủ.

II. Đánh giá chung :Thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2012 trong điều kiện khó khăn chung

nhưng với sự chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong Tỉnh, sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp cùng bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu thâm canh, năng suất ngày càng cao và cơ bản đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sản xuất lúa nông dân trúng mùa năng suất cao nhất từ trước đến nay;đã xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn gắn kết sản xuất với tiêu thụ đem lại hiệu quả cao, tạo tiền đề nhân rộng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt là cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Chương trình trọng điểm đê bao bảo vệ sản xuất và nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng,hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn ngày càng được cải thiện, hệ thống đê bao được khắc phục tu sửa, gia cố kịp thời để chủ động sản xuất. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi với các giải pháp về lịch thời vụ, về xuống giống tập trung; chủ động công tác dự tính dự báo nên đã khống chế dịch bệnh; công tác VSATTP trong sản xuất nông thủy sản đạt chỉ tiêu đề ra.Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp năm 2012 còn một số tồn tại, hạn chế:

- Do ảnh hưởng của lũ năm 2011 rút chậm nên vụ Đông xuân xuống giống trễ gần 01 tháng so các năm nên kéo theo ảnh hưởng đến các vụ sau; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận trên 46%, tăng 3% so năm trước nhưng vẫn còn thấp, nông dân sử dụng giống lúa IR50404 còn cao (vụ ĐX 49%, Hè thu 35,7%, Thu đông chiếm 62,5%) nên có thời điểm tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp; việc hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa còn nhiều bất cập. Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch cao trên 75%, xong do mưa lớm đầu vụ Đông xuân nên một số diện tích lúa bị đổ ngã làm giảm công suất máy gặt, cộng với xuống giống tập trung né rầy nên nhiều nơi xẩy ra tình trạng thiếu máy gặt, công cắt lên cao làm tăng chi phí sản xuất.

- Việc thực hiện nhiều các cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng hiện đại đem lại hiệu quả cao nhưng thực hiện liên tiêu thụ lúa cho nông dân thông qua hợp đồng còn nhiều bất cập.

- Đối với sản xuất thủy sản, giá trị sản xuất và xuất khẩu cao nhưng sản phẩm chủ lực cá tra giá bán dưới giá thành sản xuất, người nuôi lỗ nặng, doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền mua sản phẩm đối với các cơ sở nuôi, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ.

- Tình trạng các cơ sở giết mổ xuống cấp, giết mổ trên nền sàn, giết mổ ngoài lò tập trung vẫn còn tồn tại; một số huyện chưa quy hoạch xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung dẫn đến việc quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn gặp khó khăn;

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra, giám sát chất lượng và các quy định chế tài của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện.

13

Page 14: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

- Phần lớn các HTX, tổ hợp tác chậm được đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động chỉ tập trung vào một số dịch vụ như tưới tiêu, làm đất, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ nên hiệu quả chưa cao, ngoài ra có 102/164 HTXNN chưa có trụ sở làm việc riêng (chiếm 62,19 %) phải mượn trụ sở hoạt động.

- Về tiến độ lập quy hoạch, đề án nông thôn mới của các xã còn chậm so với kế hoạch đề ra; công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng NTM chưa đạt yêu cầu.

Phần thứ haiKẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP & PTNT NĂM 2013

Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn kế hoạch 2013 của Tỉnh trong điều kiện hiện nay giá cả nông sản bất lợi cho người sản xuất, nhất là giá cá tra xuống thấp; giá cả vật tư sản xuất tăng cao; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thời tiết, mưa lũ, hạn hán diễn biến phức tạp.Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa Hè Thu, tăng diện tích sản xuất hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày còn khó khăn do tiêu thụ và giá cả không ổn định.

Tuy nhiên, từ việc đẩy mạnh chuyển giao áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các năm qua, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi của nông dân ngày càng được nâng cao.Trên cơ sở xây dựng và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ, cùng với cơ chế quản lý điều hành cấp vĩ mô như giảm lãi suất cho vay, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu mua lúa tạm trữ, chính sách về tín dụng trong chăn nuôi, thủy sản ... sẽ từng bước tháo gỡ dần những khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2013 với mục tiêu, giải pháp như sau:

I- Mục tiêu. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để

tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu ngành theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái;

Mở rộng hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và ngửơi sản xuất; tái cấu trúc ngành sản xuất tiêu thụ cá tra; xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Phấn đấu giá trị tăng thêm sản phẩm nông lâm thủy sản ước đạt trên 6.738,5 tỷ đồng (giá CĐ 94). Tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm-thủy sản đạt 4,5 %. Cơ cấu nội bộ ngành là nông nghiệp chiếm 76,65 %, lâm nghiệp chiếm 2,1% và thủy sản chiếm 21,24 %.

II- Chỉ tiêu và giải pháp thực hiện: 1- Về sản xuất:

14

Page 15: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

a. Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 568.200 ha, trong đó cây hàng năm 542.360 ha (tăng so năm trước 23.013 ha chủ yếu mở rộng lúa Thu Đông), cây lâu năm 25.850 ha. Diện tích lúa 506.500 ha, năng suất bình quân 63,03 tạ/ha, tăng 0,23 tạ/ha, sản lượng 3.192.450 tấn, tăng trên 122.231 tấn so năm 2012. Hoa màu-cây công nghiệp ngắn ngày 35.884 ha, tăng gần 4.480 ha so năm 2012; hoa kiểng 524 ha, diện tích cây ăn trái 25.500 ha.

Các huyện thị, thành phố đều có tứ 1-5 cánh đồng liên kết quy mô sản xuất lớn gắn với tiêu thụ; Phấn đấu dụng giống lúa xác nhận đạt 60%, áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, năm giảm” đạt 50% diện tích, biện pháp giảm giá thành đại trà đạt 80% diện tích, thực hiện thu hoạch lúa bằng máy chiếm 80 % diện tích.

Giải pháp:- Khuyến khích nông dân giảm diện tích lúa vụ HT, tăng diện tích hoa màu,

cây công nghiệp ngắn ngày; tăng diện tích vụ TĐ; xây dựng và bố trí lịch thời vụ theo hướng xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy.

- Nhu cầu sử dụng giống lúa xác nhận năm 2013 khoảng 30.300 tấn, khả năng cung cấp trong tỉnh khoảng 19.000 tấn; lượng giống còn lại nông dân tự mua bán, trao đổi ngoài Tỉnh. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ, hạn chế sử dụng giống IR50404. Ngoài việc cân đối giống từ Trung tâm giống nông nghiệp, trại giống huyện, các HTX, các câu lạc bộ giống và nông dân tự trao đổi; Địa phương nào không đủ lúa giống cho sản xuất cần liên hệ để ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng giống, để có đủ giống cho sản xuất.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ; Tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty liên kết với nông dân thông qua các HTXNN để cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ lúa.

- Tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với những cây chủ lực như: lúa, xoài, quýt hồng, nhãn, rau an toàn; xây dựng 2 mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái.

- Xây dựng 01 mô hình trồng cây màu trên đất lúa, tổng diện tích khoảng 10 ha; 3 mô hình trình diễn rau an toàn, 3000 m2/mô hình; 3 mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón vi sinh sản xuất rau an toàn; 01 mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên ớt; xây dựng 1 thử nghiệm quản lý biện pháp quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn; 3 mô hình quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn.

- Xây dựng các mô hình sản xuất gắn cơ giới hoá vào khâu làm đất, thu hoạch trên cây hoa màu như bắp, mè, đậu nành...

- Củng cố các HTXNN hiện có, hỗ trợ tạo điều kiện thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại các vùng dự án sản xuất RAT.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất như bờ bao chống lũ, gắn với giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu. Đầu tư hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu gắn với chương trình NTM chủ động tưới tiêu cho lúa, màu, cây ăn trái.

15

Page 16: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

- Theo dõi sát tình hình thời tiết, thủy văn, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh để phục vụ cho việc chỉ đạo xuống giống và triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ sản xuất.

- Triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra các cơ sở cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giám sát các cuộc hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV trên địa bàn Tỉnh theo quy định hạn chế tình trạng lưu thông, mua bán vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

b. Chăn nuôi: Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo

hướng công nghiệp và bán công nghiệp; phấn đấu đàn bò 40.000 con, có 50 % tổng đàn được phối giống theo phương pháp gieo tinh nhân tạo; đàn trâu 2.000 con; đàn heo 450.000 con, đàn gia cầm 8 triệu con.

Một số giải pháp trong chăn nuôi cần tập trung là:- Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển chăn nuôi theo

hướng bán công nghiệp, trang trại, giảm tỷ lệ đầu con chăn nuôi theo hướng truyền thống nhỏ lẻ, phân tán. Hướng dẫn các trang trại, nông hộ chăn nuôi chấp hành và thực hiện tốt các quy định về các điều kiện hình thành các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

- Về phòng, chống dịch bệnh: Triển khai kế hoạch tiêm phòng ngay từ đầu năm. Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện quy trình nuôi an toàn sinh học; thực hiện triệt để công tác tiêm vắc xin phòng bệnh; vệ sinh tiêu độc, khử trùng; kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc gia cầm, đặc biệt là kiểm dịch vùng biên giới, vùng giáp ranh liên tỉnh. Xắp xếp cải tạo hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y an tiòan thực phẩm.

- Về giống: Nâng cao chất lượng giống, chủ yếu giống cao sản, nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Sind hoá và nạc hoá đàn heo trên cơ sở phát triển và củng cố mạng lưới thụ tinh nhân tạo, củng cố mạng lưới thú y để đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi, kỹ thuật lai tạo giống, xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn sinh học. Mở rộng hệ thống mạng lưới gieo tinh nhân tạo heo và bò, tạo điều kiện cho dẫn tinh viên học tập, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề.

- Về thức ăn: Khuyến khích người chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và thức ăn qua chế biến, sử dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương; tăng cường giám sát, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi.

- Về chuồng trại: Phổ biến việc ứng dụng các tiến bộ về công nghệ chuồng trại, nuôi heo trang trại, áp dụng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến; chuyển giao quy trình kỹ thuật về xây dựng các kiểu chuồng trại.

- Về thông tin, thị trường: Cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi của các Tỉnh, trong nước và thế giới. Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến quy trình chăn nuôi, chế biến, bảo quản và gắn kết với tiêu thụ) bao gồm các nội dung

16

Page 17: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

như: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học…

- Củng cố hệ thống thú y cơ sở nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Tạo mọi điều kiện về phụ cấp cho cán bộ, kinh phí phòng, chống dịch bệnh hàng năm; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao trong phát triển chăn nuôi.

c. Thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 7.800 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra

2.000 ha, cá khác và sản xuất giống 4.570 ha, nuôi tôm 1.300 ha. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 467.100 tấn, trong đó sản lượng nuôi 452.100 tấn, trong đó cá tra 400.000 tấn.

Giải pháp:- Phối hợp với các địa phương tăng cường quản lý qui hoạch vùng sản xuất

cá tra, tôm càng xanh đảm bảo hiệu quả và đảm bảo môi trường; rà soát vùng nuôi ngoài quy hoạch các địa phương đề nghị để kịp thời sử lý, điều chỉnh vùng nuôi nếu cần thiết. Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích việc đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản theo hướng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Triển khai kế hoạch sản xuất cá tra, tôm càng xanh, cá đồng năm 2013 theo hướng gắn kết với tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản, chi hội thủy sản, hợp tác xã thuỷ sản làm cầu nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp và nhà khoa học; tổ chức tốt việc chuyển giao công nghệ, cập nhật thông tin khoa học và tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các loài cá bản địa (cá hô, cá lóc, cá sặc vằn, cá chạch lấu) để phát triển thành những ngành hàng chiến lược trong thời gian tới.

- Phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2 tiếp nhận và phân bổ cho các cơ sở sản xuất giống cá tra có đủ điều kiện từ Dự án của Tổng cục Thủy sản. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra điều kiện sản xuất các cơ sở giống; hướng dẫn các cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn ngành trong sản xuất giống, công bố chất lượng giống. Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất gian lận, không kê khai nguồn gốc xuất xứ giống để trục lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi thương phẩm.

- Tổ chức 2 đợt điều tra thống kê tình hình sản xuất cá tra thương phẩm. Kiểm tra cấp giấy chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản bền vững theo qui định. Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và góp phần bảo vệ môi trường.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản có tiềm năng như tôm càng xanh, cá lóc, cá rô đầu vuông và các loài cá khác.

- Lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, bù thủy lợi phí để đầu tư hạ tầng thuỷ sản như: nạo vét kênh kết hợp làm đường giao thông, cầu, điện 3 pha, chợ đầu mối giống thuỷ sản…

- Tuyên truyền phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Vận động người nuôi phải có ao xử lý nước thải, ao chứa bùn đáy ao, khu

17

Page 18: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

xử lý tiêu độc và phải cam kết thực hiện các qui định về bảo vệ môi trường; đối với các hộ nuôi lồng bè trên sông phải tuân thủ các qui định về vị trí, khoảng cách neo đậu, mật độ thả nuôi và vệ sinh thú y thuỷ sản.

d. Lâm nghiệp: Ổn định diện tích rừng tập trung hiện có, phấn đấu trồng mới trên diện tích

khai thác 350 ha, trồng mới cây phân tán 2,5 triệu cây.Triển khai các giải pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tăng cường công

tác tuần tra, kiểm soát công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật lâm nghiệp cho các địa phương và đơn vị có rừng. Tiếp tục phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật trồng, quản lý, chăm sóc cây trồng, rừng trồng; tăng cường quản lý lâm sản và động vật hoang dã.

c- Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông: Tăng cường ứng dụng và chuyển giao nhanh khoa học, công nghệ vào sản

xuất, mỗi huyện thị từ 1-5 mô hình sản xuất lớn gắn liên kết với tiêu thụ sản phẩm.Thực hiện các mô hình như: 01 ha sản xuất lúa hữu cơ 40 ha sản xuất mè

luân canh 2 vụ lúa, 05 ha sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm, 01 mô hình 10 ha trồng ớt cay theo hướng an toàn, 01 mô hình 10 ha trồng cây màu trên đất lúa; 3 mô hình trình diễn rau an toàn, 3000 m2/mô hình; 3 mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón vi sinh sản xuất rau an toàn; sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên ớt; xây dựng 01ha thử nghiệm quản lý biện pháp quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn; 3 mô hình quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn;

Thực hiện kế hoạch phát triển làng hoa kiểng giai đoạn 2013-2015; xây dựng mô hình 03 ha sản xuất hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch tại vùng đê bao số 8 khóm Sa Nhiên, Phường Tân Quy Đông với 15 hộ tham gia.Thực hiện mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học 10.000 con gà, vịt.

Thực hiện tiêu chuẩn VietGap 15 hộ sản xuất cá tra; xây dựng 3 ao đánh giá tỷ lệ sống, sức đề kháng của cá tra giống; xây dựng 01 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng giống tôm càng xanh, tổ chức 99 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…

2. Về xây dựng hạ tầng, phát triển nông thôn: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch 100 % số

xã của Tỉnh. Mỗi xã phấn đấu đạt thêm từ 2-3 tiêu chí NTM để năm 2013 có 90 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, tăng 58 xã so năm 2012. Trong đó, phấn đấu sớm đạt các tiêu chí về điện, bưu điện, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, trật tự và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Triển khai thực hiện mô hình thiết chế văn hóa xã tại 4 xã điểm.

Giải pháp: Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành các cấp. Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng NTM. Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ

18

Page 19: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

làm công tác xây dựng NTM. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn cấp xã, đầu tư lồng ghép vốn thực hiện, huy động các nguồn lực đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM.

- Chương trình nước sạch & VSMTNT: Phấn đấu năm 2013 có 88% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng 1% so năm 2012; trong đó 45% hộ dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02-BYT; 51% hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 80% người dân nông thôn tiếp cận các thông tin thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình; 90% hộ nghèo ở nông thôn tiếp cận thông tin về các cơ chế thúc đẩy vệ sinh an toàn; 100% học sinh các trường mẫu giáo và phổ thông tham gia các hoạt động tại trường học thúc đẩy vệ sinh an toàn; 80% người dân nông thôn biết và 65% thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch tại 4 thời điểm quan trọng là: Trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Về hỗ trợ sắp xếp dân cư nông thôn: Dự kiến năm 2013 di dời 4.800 hộ dân, nhu cầu kinh phí 56 tỷ đồng trong đó: di dân sạt lở: 1.000 hộ, kinh phí 10 tỷ đồng, di dân vào cụm, tuyến dân cư: 3.000 hộ, kinh phí 30 tỷ đồng, di dân biên giới: 800 hộ, kinh phí 16 tỷ đồng.

- Phát triển quan hệ sản xuất: Củng cố 165 HTXNN hiện có, phấn đấu hỗ trợ thành lập thêm 03 HTXNN, tập trung hỗ trợ và đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý HTX. các HTX chuyên ngành như: HTX thuỷ sản, HTX trái cây, HTX hoa kiểng; HTX sản xuất lúa theo hướng hiện đại.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi: Từ các nguồn vốn TW, địa phương, vốn vay và vốn huy động, tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu và từng bước kiên cố hóa phục vụ cho lúa, màu, cây ăn trái, phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; Tiếp tục phát triển bơm điện, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, góp phần chủ động sản xuất, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,đồng thời chủ động phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu.

3- Tăng cường công tác quản lý ngành :- Thực hiện các giải pháp quản lý sản xuất, giống, vật tư nông nghiệp, thủy

sản; chủ động triển khai công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, chống hạn, chống lũ để bảo vệ và phát triển sản xuất có hiệu quả. Theo dõi, kiểm tra, dự báo, phát hiện kịp thời các dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi để có các biện pháp phòng chống không để lây lan.

- Tiếp tục làm cầu nối tạo điều kiện gắn sản xuất với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng liên kết, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Tiếp tục phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để có giải pháp phòng ngừa. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATVSTP nông -thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của chủ cơ sở và người tiêu dùng.

- Tổ chức 02 Đoàn Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc ngành quản lý, không để kéo dài tồn đọng đơn thư góp

19

Page 20: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. Nâng cao trách nhiệm cán bộ tiếp công dân, tổ chức đối thoại; thực hiện Lãnh đạo Sở tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng .

- Thực hiện thu và test nhanh 320 mẫu rau, quả; Kiểm soát dư lượng 60 mẫu cá điêu hồng, lóc, rô ở các vùng nuôi tập trung. Tiến hành thanh tra, kiểm tra 04 đợt (mỗi quý 01 đợt) về dư lượng hoá chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh có trong thịt, rau quả. Dự kiến lấy 19 mẫu (10 mẫu khô, 09 mẫu chả cá) kiểm tra, giám sát các loại hoá chất, phụ gia dùng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm sản và muối.

- Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thực hiện giải quyết công việc theo cơ chế một cửa thuộc ngành nông nghiệp; Tiếp tục đào tạo bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi.

4. Về vốn đầu tư XDCB: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng nông nghiệp năm 2013 là

2.492tỷ đồng.Trong đó: Vốn ODA, ADB là 157 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 1.216 tỷ đồng, ngân sách Tỉnh 438 tỷ đồng, ngân sách huyện, thị, thành phố 22 tỷ đồng, vốn dân và các thành phần kinh tế khác 441 tỷ đồng, vốn vay 218 tỷ đồng .

Giải pháp là huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn ngân sách; thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ nguồn vốn Trung ương, vốn hỗ trợ, vốn huy động các thành phần kinh tế, vốn dân để phát triển sản xuất.

IV. Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung, giải

pháp đã đề ra đến các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành. Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện một số cây con chính như Kế hoạch sản xuất cây lúa, kế hoạch phát triển chăn nuôi và kế hoạch phát triển thủy sản để tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng, năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành; kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Đề nghị các Sở, Ban, Ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố các tổ chức đoàn thể, chính trị- xã hội, các hội nghề nghiệp cùng phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch đề ra.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, chọn mũi nhọn để đột phá tăng trưởng; tập trung giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thuộc lĩnh vực nông nghiệp kế hoạch năm 2013 đã đề ra.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Bộ NN&PTNT (2 nơi);- Vụ Kế hoạch Bộ NN&PTNT;- UBND Tỉnh;

20

Page 21: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

- Sở Kế hoạch&ĐT;- Cục thống kê Tỉnh;- UBND, Phòng NN, KT huyện thị,TP;- GĐ, các PGĐ Sở;- Lưu: VT, KH-TC.

21

Page 22: UBND TỈNH ĐỒNG THÁPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2143kh n… · Web viewVề vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và có nhà

22