Click here to load reader
View
3
Download
1
Embed Size (px)
1
UBND QUẬN TÂY HỒ
TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN
HƢỚNG DẪN HỌC
TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020
BỘ MÔN : TOÁN - KHỐI 7
I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)
A. Đại số: Ôn đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.
B. Hình học:
1. Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP
A. Đại số:
Bài 1. Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 3; 5; 7. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu
tổng số tiền lãi là 450 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã đóng?
Bài 2. Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 7 thì y = 10.
a) Tìm hệ số tỉ lệ nghịch của y đối với x.
b) Hãy biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = 5; x = 14.
B. Hình học:
Bài 1. Cho ABC có . Đường thẳng AH vuông góc với BC tại H. Trên đường vuông góc với
BC tại B lấy điểm D không cùng nửa mặt phẳng bờ BC với điểm A sao cho AH = BD.
a) Chứng minh AHB = DBH.
b) Hai đường thẳng AC và DH có vuông góc với nhau không, tại sao?
c) Tính góc ACB biết
Bài 2. Cho ABC có , M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm K sao
cho MK = MA.
a) Tính số đo của góc ACK.
b) Vẽ về phía ngoài của ABC các đoạn thẳng AD, AE sao cho AD vuông góc với AB và AD =
AB, AE vuông góc với AC và AE = AC. Chứng minh rằng CAK = AED.
c) Chứng minh MA vuông góc với DE.
III. Kiểm tra, đánh giá của giáo viên.
Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.
---------------------------------------------------------------------------------
BỘ MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 7
I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)
HS ôn lại lý thuyết các bài sau:
- Sự nhiễm điện do cọ xát.
- Hai loại điện tích.
- Dòng điện – Nguồn điện.
- Chất dẫn điện – Chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
- Sơ đồ mạch điện
2
II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP
A- Trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng :
Câu 1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách.
A. Cọ xát vật. C. Nhúng vật vào nước nóng.
B. Cho chạm vào nam châm. D. Cả b và c.
Câu 2: Nếu vật A hút vật B; vật B hút vật C thì:
A. Vật A và C có điện tích cùng dấu. C. Vật A và C có điện tích trái dấu.
B. Vật A, B, C có điện tích cùng dấu. D. Vật B và C trung hòa về điện.
Câu 3. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích
dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electrôn. C. Mất bớt electrôn.
B. Mất bớt điện tích dương. D. Nhận thêm điện tích dương
Câu 4. Trong các chất sau chất nào dẫn điện?
A. Không khí (ở điều kiện thường) B. Thủy tinh. C. Thép. D. Cao su.
Câu 5. Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
B- Tự luận :
Bài 1: Hãy giải thích các hiện tượng sau :
a) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm
này có tác dụng gì?
b) Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày khô hanh, khi cởi áo khoác ngoài bằng len, dạ
hay sợi tông hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách cách nhỏ. Nếu ở trong buồng tối còn thấy các
chớp sáng li ti. Giải thích hiện tượng trên ?
Bài 2: Một mạch điện gồm : Hai pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn Đ1, Đ2 Đ3, ba khoá K1, K2 K3 và một số
dây dẫn.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên trong trường hợp cả ba đèn cùng SÁNG, biết:
- Nếu đóng K3 thì cả ba đèn cùng sáng
- Nếu đóng K3, K1 và mở K2 thì đèn Đ1 và Đ3 sáng; đồng thời Đ2 tắt.
b) Nếu đóng K3, K2 và mở K1 thì những đèn nào không sáng ?
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:
Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.
---------------------------------------------------------------------------------
BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 7
I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 02/3 ĐẾN 07/3/2020)
HS ôn lại kiến thức đã học
II. MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP
Câu 1: Môi trường sống của thỏ là
a. Dưới biển b. Bụi rậm, trong hang
c. Vùng lạnh giá d. Đồng cỏ khô nóng
Câu 2: Thức ăn của thỏ là
a. Ăn cỏ, lá b. Gà c. Giun đất d. Chuột
3
Câu 3: Nhau thai có vai trò
a. Là cơ quan giao phối của thỏ b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi
c. Là nơi chứa phôi thai d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh
Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong
a. 5 ngày b. 10 ngày c. 20 ngày d. 30 ngày
Câu 5: Cơ thể thỏ phủ …
a. Vảy sừng b. Lông ống c. Lông mao d. Lông tơ
Câu 6: Chi trước thỏ có vai trò
a. Đào hang b. Bật nhảy xa c. Giữ thăng bằng d. Đá kẻ thù
Câu 7: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để
a. Giữ nhiệt cho cơ thể b. Giảm trọng lượng
c. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù d. Bảo vệ mắt
Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ
a. Đào hang b. Hoạt động vào ban đêm
c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ d. Là động vật biến nhiệt
Câu 9: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy
a. Theo đường thẳng b. Theo đường zíc zắc
c. Theo đường tròn d. Theo đường elip
Câu 10: Thỏ thuộc
a. Động vật nguyên sinh b. Lưỡng cư c. Bò sát d. Động vật có vú
Câu 11: Cấu tạo trong của thỏ là
a. Da, hệ cơ quan dinh dưỡng
b. Bộ xương – hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng
c. Các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan
d. Da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan
Câu 12: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?
a. Có bộ xương cơ thể b. Có cơ hoành c. Hô hấp bằng phổi d. Thận sau
Câu 13: Hệ tuần hoàn của thỏ
a. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn b. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
c. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn d. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
Câu 14: Thỏ có bao nhiêu đốt sống cổ
a. 3 b. 5 c. 7 d. 10
Câu 15: Hệ hô hấp của thỏ gồm
a. Khí quản, phổi b. Da, phổi c. Phế quản, khí quản d. Khí quản, phế quản, phổi
Câu 16: Răng thỏ có đặc điểm thích nghi với “gặm nhấm” là
a. Có răng nanh nhọn, sắc b. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào
c. Răng hàm kiểu nghiền d. Cả b và c đúng
Câu 17: Thỏ tiêu hóa được thức ăn có xenlulôzơ là do có cơ quan nào
a. Dạ dày b. Ruột tịt c. Răng cửa d. Gan
Câu 18: Thức ăn của thỏ là
a. Cỏ, rau b. Thịt c. Gỗ d. Ruồi, muỗi
Câu 19: Đặc điểm của hệ bài tiết thỏ
a. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân b. Thận sau phát triển
c. Bài tiết qua da d. Thận giữa (trung thận)
Câu 20: Vị trí của tim và phổi
a. Nằm trong khoang ngực b. Nằm trong khoang bụng
c. Nằm trong hộp sọ d. Nằm trong cột xương sống
---------------------------------------------------------------------------------
BỘ MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 7
I.HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3/2020)
1. HS ôn tập kiến thức đã học.
2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
4
3. Đối với học sinh tham gia thi H