11
u 3 SỐ 6681 10.1.2018 24.11 Đinh Dậu ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0966.490.490 0256.3813573 baobinhdinh.vn baobinhdinh.com.vn Thứ Tư CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG Trong số này: u 5 GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG CN TỒN ĐỌNG: Quyết tâm mới u 7 Giảm thời gian, tiết kiệm chi phí TIẾP NHẬN, TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC QUA DỊCH VỤ BCCI: XÃ NHƠN PHÚC (TX AN NHƠN): Bờ sông sạt lở, uy hiếp nhà dân Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Giờ trao cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối tuyên giáo năm 2017. Ảnh: VĂN LƯU .................... u 4 THỰC HIỆN GIAO KHOÁN CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG Ở VÂN CANH: Hiệu quả thiết thực u 6 Một nhà thơ “lang thang, cơ nhỡ” ............... u 9 DongA Bank và Sacombank đã xử lý 31.000 tỉ đồng nợ xấu u 12 Khởi đầu tốt là thành công một nửa ĐÀM PHÁN LIÊN TRIỀU: Khoảng 5 năm trở lại đây, hơn 50 hộ dân có nhà nằm dọc bờ Nam sông Côn, thuộc địa phận xóm Phụ Nhơn, thôn Phụ Ngọc (xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn) luôn thấp thỏm lo lắng bởi tình trạng xâm thực, khiến bờ sông sạt lở ngày một nghiêm trọng, uy hiếp nhà dân. u 8 Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin

u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

u3

SỐ 668110.1.2018

24.11 Đinh DậuĐƯỜNG DÂY NÓNG:

0966.490.490 0256.3813573

baobinhdinh.vnbaobinhdinh.com.vnThứ TưCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

Trong số này:

u5

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG CON TỒN ĐỌNG:

Quyết tâm mớiu7

Giảm thời gian, tiết kiệm chi phí

TIẾP NHẬN, TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC QUA DỊCH VỤ BCCI:

XÃ NHƠN PHÚC (TX AN NHƠN):

Bờ sông sạt lở, uy hiếp nhà dân

Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Giờ trao cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối tuyên giáo năm 2017. Ảnh: VĂN LƯU

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . u4THỰC HIỆN GIAO KHOÁN CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG Ở VÂN CANH:

Hiệu quả thiết thựcu6Một nhà thơ “lang thang, cơ nhỡ”

. . . . . . . . . . . . . . .u9DongA Bank và Sacombank đã xử lý 31.000 tỉ đồng nợ xấu

u12Khởi đầu tốt là thành công một nửaĐÀM PHÁN LIÊN TRIỀU:

Khoảng 5 năm trở lại đây, hơn 50 hộ dân có nhà nằm dọc bờ Nam sông Côn, thuộc địa phận xóm Phụ Nhơn, thôn Phụ Ngọc (xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn) luôn thấp thỏm lo lắng bởi tình trạng xâm thực, khiến bờ sông sạt lở ngày một nghiêm trọng, uy hiếp nhà dân. u8

Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin

Page 2: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

2 THỜI SỰBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

3THỜI SỰ Bình ĐịnhTHỨ TƯ, [email protected]

Đánh giá về kết quả công tác tuyên giáo năm 2017, Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Giờ cho rằng: Công tác tuyên giáo đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận của nhân dân đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh; góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Nhiều kết quả tích cựcMinh họa cho những kết

quả đạt được của ngành Tuyên giáo, nhất là việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy An Nhơn Lê Thanh Tùng cho biết, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, giao trách nhiệm cho đồng chí bí thư trực tiếp báo cáo, truyền đạt những chuyên đề trọng tâm, có nghiên cứu sâu và liên hệ tình hình thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị. “Để chấn chỉnh tinh thần, thái độ học tập nghị quyết của cán bộ, đảng viên, Ban Thường vụ Thị ủy chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tại các lớp học. Sau mỗi đợt học tập, học viên đều phải viết thu hoạch cá nhân, các bản thu hoạch đều được viết tay. Cách làm này đã giúp cho cán bộ, đảng viên có ý thức theo dõi, ghi chép, nắm được nội dung cơ bản của các nghị quyết của Đảng”, đồng chí Lê

Định hướng dư luận đúng,minh bạch thông tin

Đó là yêu cầu đặt ra đối với ngành Tuyên giáo của tỉnh tại hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, tổ chức ngày 8.1. Muốn thực hiện tốt yêu cầu đó, ngành Tuyên giáo phải chủ động theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận và tâm trạng xã hội của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc trên địa bàn.

Thanh Tùng cho hay.Về công tác giáo dục chính

trị, tư tưởng, Phó Bí thư huyện ủy Phù Cát Nguyễn Trung Kiên cũng cho rằng, cần phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong học tập nghị quyết. “Huyện ủy đã yêu cầu các cơ sở đảng không mời cán bộ Ban Tuyên giáo về báo cáo nghị quyết mà đồng chí bí thư và cán bộ chủ chốt của cơ sở đảng phải trực tiếp báo cáo. Nhờ đó, đã chấn chỉnh một bước việc thiếu tập trung, thiếu nghiêm túc trong học tập nghị quyết; tình trạng triển khai nghị quyết bị kéo dài do số lượng cơ sở đảng nhiều mà cán bộ tuyên giáo huyện ít cũng đã được khắc phục”, đồng chí Kiên nói.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các chi, đảng bộ ở TP Quy Nhơn đã thực hiện được rất nhiều mô hình mới, sáng tạo, như: “Đảng viên hăng hái tham gia gánh vác nhiệm vụ địa phương” của đảng bộ phường Nguyễn Văn Cừ; “Người đảng viên sống đẹp”, “Chia sẻ nỗi đau” của đảng bộ phường Ngô Mây; “Mỗi hội viên một việc làm thiết thực”, “Chung tay vì phụ nữ nghèo” của Hội LHPN thành phố… Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Quy Nhơn Lê Văn Chánh cho rằng, các mô hình đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, đã xuất hiện thêm nhiều tấm gương tiêu biểu với những việc làm, nghĩa cử cao đẹp trong đời sống xã hội.

Đổi mới phương thứchoạt động

So với yêu cầu công tác tuyên giáo trong tình hình mới, công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh trong năm qua vẫn còn những hạn chế. Đó là: Công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa còn thiếu tính sắc bén; dự báo tình hình tư tưởng chính trị chưa sâu; chưa kịp thời thông tin một số tình huống nhạy cảm, vụ việc phức tạp, gây lúng túng cho cơ sở. Công tác đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin xấu trên internet, mạng xã hội chưa đạt kết quả mong muốn.

Để khắc phục những hạn chế, Huyện ủy Phù Cát sẽ quan tâm bồi dưỡng lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng. “Tăng cường tổ chức các hoạt động điều tra dư luận xã hội, phối hợp tổ chức đối thoại với nhân dân, nhất là những nơi có vấn đề bức xúc. Qua đó, kịp thời sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có đề xuất, giải quyết phù hợp”, đồng chí Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh.

Làm công tác tuyên truyền trong thời đại kỹ thuật số mà đôi khi nói không chính xác, không cụ thể, tính thuyết phục không cao thì càng tạo sự hoài nghi cho xã hội. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp phải đổi mới phương thức hoạt động, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, không né tránh những vấn đề mới, những vấn đề khó; tăng cường nắm bắt, nghiên cứu, lý giải những vấn đề thực tiễn đang nảy sinh.

“Muốn làm tốt, hiệu quả việc nắm bắt thông tin thì phải mở rộng, tổng hợp qua nhiều kênh: báo chí, dư luận, mạng xã hội. Thông tin phải kịp thời, chính xác, có tính thuyết phục mới đảm bảo được tính định hướng; khắc phục tình trạng “đi sau, nói lại”. Trong tuyên truyền, bên cạnh phương pháp truyền thống cần phải quan tâm đến tuyên truyền miệng, thông tin đại chúng, mạng xã hội…”, Phó Bí thư Thường trực lưu ý.

MINH QUANG

Công tác tuyên giáo trong thời gian tới phải chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả hoạt động. Chủ động nắm bắt tình hình, nâng cao chất lượng dự báo, tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề về tư tưởng, nhất là những bức xúc từ cơ sở, góp phần tạo ra sự thống nhất trong đảng, sự đồng thuận trong xã hội

Đồng chí NGUYỄN GIỜ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Giờ trao cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối tuyên giáo năm 2017. Ảnh: VĂN LƯU

”“

Bảo hiểm xã hội và Tỉnh đoàn ký kếtphối hợp tuyên truyền

(BĐ) - Chiều 9.1, BHXH tỉnh và Tỉnh đoàn tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp

tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH, BHYT giai đoạn 2018 - 2022.

Theo đó, hai bên phối hợp thực hiện chính sách BHYT, BHXH; trọng tâm là tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về chính sách này, vận động đoàn viên thanh niên tham gia BHYT, BHXH. Tỉnh đoàn và BHXH cũng phối hợp xây dựng và thực hiện mô hình thí điểm tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT; hỗ trợ BHYT cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Tại lễ ký kết, Tỉnh đoàn cam kết đưa nội dung tuyên truyền chính sách BHYT, BHXH vào kế hoạch công tác năm 2018, trước mắt tập trung vào các đối tượng dễ tiếp cận thông qua các hình thức tuyên truyền sinh động.

Tin, ảnh: NGUYỄN MUỘI

Giám đốc BHXH tỉnh Phạm Mai (hàng đầu, bên trái) và Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Xuân Vĩnh (hàng đầu, bên phải) ký kết chương trình phối hợp.

(BĐ) - Lúc 13 giờ 45 phút ngày 9.1, tàu SAR 412 cập cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải (Đà Nẵng) an toàn, đưa ngư dân Huỳnh Văn Cương (43 tuổi, ở Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) vào BVĐK Đà Nẵng điều trị.

Trước đó, chiều 8.1, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận thông tin: Tàu cá BĐ 95395-TS do ông Trương Sỹ Hoàng (50 tuổi, ở Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) làm chủ tàu, đánh cá trên vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 230 hải lý về hướng Đông Đông Nam, cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 60 hải lý về hướng Đông Đông Nam, có ngư dân Huỳnh Văn Cương, liên tục nôn ra máu bầm, sức khỏe ngày một suy yếu trầm trọng. Thuyền trưởng tàu cá yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Trung tâm phối hợp tìm kiếm

Kịp thời cứu ngư dân gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa

cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR 412 đi cứu nạn ngay trong đêm 8.1. Đến 2 giờ 45 phút ngày 9.1, tàu SAR 412 đã tiếp cận tàu BĐ 95395-TS, nhanh chóng cấp cứu ngư dân qua cơn nguy kịch, đồng thời khẩn trương đưa bệnh nhân về đất liền.l Lúc 16 giờ 50 phút ngày

8.1, Đồn Biên phòng cửa khẩu

cảng Quy Nhơn (BĐBP tỉnh) đã điều 1 ca nô cùng 8 cán bộ, chiến sĩ cứu và đưa vào bờ an toàn 2 thuyền viên trên tàu BĐ 95886- TS là anh Ngô Văn Xuân và Trần Anh Tiến (cùng ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn).

Trước đó, lúc 16 giờ 20 phút cùng ngày, tàu cá BĐ 95886-TS (công suất 400 CV) đang trên đường đi làm nước về đến phao số 16 (thuộc vùng biển trong cảng Quy Nhơn) thì va vào vật lạ dưới biển làm tàu chìm.

Hiện tại sức khỏe 2 ngư dân đã ổn định. Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 1,5 tỉ đồng. NGUYỄN PHÚC - CÔNG CƯỜNG

Tàu SAR 412 tiếp cận tàu cá trong đêm để đưa ngư dân Cương về đất liền cứu chữa.

Ngày 8.1, tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Cục Kiểm ngư Việt Nam phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh (Sở NN&PTNT) tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật cho ngư dân là chủ tàu và thuyền trưởng ở 3 xã Cát Khánh, Cát Minh và Cát Thành, huyện Phù Cát.

Tại buổi truyền thông, ngư dân được tiếp thu những nội dung cơ bản về chủ quyền biển, đảo, vùng đánh cá chung vịnh

Bắc bộ; Luật Biển Việt Nam; Hiệp định luật pháp quốc tế về biển; Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982; Luật Giao thông đường thủy, Luật Thủy sản, Pháp lệnh về BĐBP... Đồng thời, các ngư dân cũng được quán triệt Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình

mới và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển KT-XH gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo.

Buổi truyền thông nhằm giúp ngư dân nắm bắt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia khai thác thủy hải sản trên biển; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với ngư dân.

THẾ HÀ

Phổ biến pháp luật cho ngư dân Phù Cát

UBND tỉnh vừa có thông báo danh sách người phát ngôn và người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên của UBND tỉnh cho báo chí.

Theo đó, người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên của UBND tỉnh cho báo chí là Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng. Số điện thoại: 0256.3818567;

di động: 0913 472 815; email: [email protected].

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng cũng đã ký quyết định về việc giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên của UBND tỉnh cho báo chí cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh. Số điện thoại: 0256.3827527; di động: 0983 477 027; email: [email protected]. X.N

Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

l Chiều 9.1, nhóm Gia đình ACB và những người bạn ở TP Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà Tết cho các gia đình chính sách và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Đoàn đã trao tặng 250 suất quà, trị giá trên 125 triệu đồng (mỗi suất trên 500 ngàn đồng, gồm gạo, mì tôm, đường, sữa, nước mắm, bột ngọt). l Cùng ngày, thông qua

chính quyền địa phương, Trường Trung cấp Phật học tỉnh đã đến tặng quà cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài và Mỹ

Cát (Phù Mỹ), mỗi địa phương 30 suất quà (trị giá 300 ngàn đồng/suất). l Công ty áo dài ABC (TP

Hồ Chí Minh) phối hợp cùng CLB thiện nguyện Quy Nhơn và UBND xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn) ngày 9.1 cũng trao tặng 200 suất quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương. Mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng (gồm tiền mặt, gạo, mì tôm, dầu ăn...). Tổng trị giá quà tặng 100 triệu đồng.

XUÂN DŨNG - HẰNG NGA - NGỌC NHUẬN

Tặng quà Tết cho gia đìnhchính sách và hộ nghèo

Sáng 9.1, tại đầm Trà Ổ (xã Mỹ Châu), UBND huyện Phù Mỹ phối hợp với Hội đồng điều hành liên xã tổ chức Lễ thả cá giống trên đầm Trà Ổ (ảnh).

Tại buổi lễ, hơn 29.000 con cá giống các loại như mè, trắm cỏ... đã được thả, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm, đảm bảo cuộc sống ổn định cho hơn 500 hộ ngư dân 4 xã quanh đầm là Mỹ Thắng, Mỹ Châu, Mỹ Lợi và Mỹ Đức. Số cá giống trên trị giá 15 triệu đồng, được trích từ Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, do các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài huyện ủng hộ.

Cũng tại buổi lễ, UBND huyện Phù Mỹ đã phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng

Tổ chức Lễ thả cá giống trên đầm Trà Ổ

các hành động cụ thể, thiết thực như: UBND các xã ven đầm, hội đồng điều hành liên xã, nhóm hạt nhân tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tự giác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xử lý kịp thời những hành vi sử dụng các nghề cấm khai thác thủy sản...

Dịp này, các tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ vào Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ; tích lũy đến nay gần 27 triệu đồng.

Tin, ảnh: THANH TRỌN

(BĐ) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định thành lập Quỹ phát triển đất tỉnh Bình Định. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn và ứng chi hỗ trợ trong

lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển KT-XH của địa phương…

Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, trong đó, Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Số vốn ban đầu của Quỹ là gần 154 tỉ đồng (do ngân sách nhà nước cấp).

VIẾT HIỀN

Thành lập Quỹ phát triển đất tỉnhl Tin từ UBND xã Phước Hiệp (Tuy Phước), Hội đồng hương người Tuy Phước tại TP Hồ Chí Minh vừa quyết định tài trợ 1,7 tỉ đồng cho xã để xây dựng cầu Đội 10 tại thôn Giang Bắc, xã Phước Hiệp. Công trình sẽ triển khai xây dựng vào ngày 20.1 tới để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. N.H.SƠN l Từ ngày 9 - 12.1, Ban

CHQS huyện Vân Canh tổ chức lớp tập huấn năm 2018 cho 61 học viên là chỉ huy trưởng ban CHQS các xã, thị trấn và các tiểu

đội trưởng tự vệ trên địa bàn huyện. Thông qua tập huấn giúp cho cán bộ, dân quân tự vệ nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. QUANG HƯNGl Thực hiện Chương trình

“Tình nguyện mùa đông”, cuối tuần qua, 45 cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự - Quân đoàn 3 đã phối hợp với ĐVTN huyện Hoài Ân tham gia tu sửa khu di tích lịch sử Núi Chéo tại huyện Hoài Ân. Các ĐVTN hai đơn vị

đã vận chuyển 20 khối đá trên quãng đường 780 m đến các vị trí xây dựng trên núi.

HOÀNG ĐỨC TRUNGl UBND huyện An Lão

vừa có quyết định hỗ trợ trên 1,96 tỉ đồng để sửa chữa, nâng cấp Trạm y tế xã An Toàn và xã An Nghĩa đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã, đảm bảo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Mỗi đơn vị được phân bổ trên 980 triệu đồng. ANH NGA

Tin vắn

Ngày 9.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra CA TX An Nhơn đã khởi tố vụ án, khởi tố và ra lệnh tạm giam đối với Trương Anh Huy (SN 1983, trú thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, TX An Nhơn) về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trước đó, lúc 5 giờ ngày 4.1, trinh sát Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy CA TX An Nhơn phối hợp với CA xã Nhơn

Phong bắt giữ Trương Anh Huy khi Huy đang nhận một thùng xốp từ xe khách tuyến TP Hồ Chí Minh về khu vực chợ Cảnh Hàng với nhiều biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra bên trong, lực lượng chức năng phát hiện 2 gói ma túy, 10 tẩu thủy tinh sử dụng ma túy. Khám xét tại nhà Huy, trinh sát còn phát hiện thêm 1 gói ma túy cùng 2 tẩu thủy tinh dùng để sử dụng

ma túy. Tổng cộng, cảnh sát thu giữ hơn 20 g ma túy tổng hợp.

Huy là đối tượng nghiện, từng bị xử lý hành chính về sử dụng trái phép chất ma túy. Để thỏa mãn cơn nghiện, Huy đã móc nối với các đối tượng ở TP Hồ Chí Minh mua ma túy chuyển về bằng xe khách để bán cho người nghiện trên địa bàn và lấy tiền sử dụng ma túy.

DANH NHÂN

CA huyện Phù Cát đã tạm giữ 4 xe công nông của các ông: Nguyễn Văn Đạo (SN 1975, trú thôn Phong An, xã Cát Trinh), Hà Văn Cường (SN 1990), Phạm Ngọc Nam (SN 1980) và Dương Quốc Cường (SN 1988) cùng trú xã Cát Tân, Phù Cát về hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Trước đó, lúc 9 giờ ngày 8.1, tại khu vực lòng sông La Vỹ,

đoạn qua thôn Tân Hòa, xã Cát Tân, trinh sát Đội cảnh sát kinh tế - môi trường, CA huyện đã bắt quả tang 4 đối tượng nói trên đang khai thác cát trái phép chở trên các phương tiện, buộc phải đổ cát lại tại vị trí đã khai thác.

Chính quyền địa phương đã nghiêm cấm khai thác cát tại đoạn sông này do có nguy cơ bị sạt lở. TẤN TÀI

Khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép ma túyTạm giữ 4 xe công nông khai thác cát trái phép

Page 3: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

4 NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔNBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

Ông Phạm Bính, Chu tich Hôi Nông dân xa My Châu, cho biết: Ở đia phương ngày càng có nhiều tấm gương nông dân nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng đất đai, lao đông, tiền vốn để phát triển kinh tế có hiệu quả, được bình chọn hô sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG).

Điển hình như hô ông Võ Tùng Chinh, ở thôn Trà Thung. Khởi đầu còn ít vốn, ông vay mượn thêm để mua bò lai nuôi thit và sinh sản đều thành công. Tích cóp vốn ông mua xe tải làm dich vụ vận chuyển vật liệu xây dựng, rồi sắm máy cày, vừa cày ruông nhà vừa cày thuê. Ông còn đầu tư trồng tiêu, mở cửa hàng

TỪ PHONG TRÀO SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI Ở MỸ CHÂU:

Góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh

doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ) tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương.

buôn bán vật liệu xây dựng, mỗi năm thu lai cả trăm triệu đồng, được bình chọn hô nông dân SXKDG cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thơ, từ hô nghèo, nhờ vay vốn nuôi bò lai sinh sản, đầu tư thâm canh các loại cây trồng cạn như đậu phụng, khổ qua, dưa leo, ớt; nuôi vit đẻ… mỗi tháng, từ bán trứng vit, ông Thơ đa thu về 3 - 4 triệu đồng. Không những thoát nghèo, ông Thơ còn xây được nhà, sắm được xe, mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt.

Nhiều hô nông dân khác ở My Châu đa vượt qua khó khăn, gắn bó với mảnh đất quê hương, thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

Như hô ông Thái Tấn Dùng, ở thôn Lôc Thái, từ ươm cây giống thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hô ông Hồ Đình Bảo, ở thôn Quang Nghiễm, đầu tư nuôi bò lai sinh sản, nuôi nai lấy nhung, trồng hồ tiêu và trồng cây ngắn

ngày, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hô ông Võ Tuấn Tú, ở thôn Châu Trúc, nuôi chình thương phẩm, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm…

Theo ông Phạm Bính, qua 5 năm (2013 - 2017), bình quân số

lượng hôi viên đăng ký và đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp mỗi năm tăng 15%... Đến nay, toàn xa có 815 hô đạt danh hiệu SXKDG các cấp; gồm 1 hô cấp Trung ương, 4 hô cấp tỉnh, cấp huyện 285 hô, cấp xa 525 hô. 5 năm qua, có trên 90 hô thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Tỉ lệ hô nghèo toàn xa hiện còn 13%.

Thời gian đến, Hôi Nông dân xa My Châu tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Nỗ lực chuyển dich mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá tri và khả năng cạnh tranh cao hơn; góp phần để đia phương cán đích nông thôn mới trong năm 2018.

TRỌN - LỘC

Chăn nuôi bò ở Mỹ Châu.

Sau khi hoàn thành thi công giai đoạn 1 đưa vào sử dụng với chiều dài gần 1.000 m, từ giữa tháng 12.2017 đến nay, huyện Tuy Phước tiếp tục triển khai thi công nâng cấp tuyến đê thượng và hạ lưu đập Thanh Quang, xã Phước Thắng giai đoạn 2. Theo thiết kế tuyến đê còn lại có chiều dài 677 m, mái đê phía sông gia cố bằng đá lát khan, chân đê gia cố bằng lăng trụ đá hộc đổ rối và cọc tre, mặt đê rộng 3 m… Kinh phí đầu tư xây dựng cả 2 giai đoạn trên 9 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước (ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, còn lại ngân sách huyện). Tuyến đê hoàn thành góp phần ngăn lũ, chống sạt lở bờ sông, sa bồi đồng ruộng, bảo vệ khu dân cư và tạo thuận lợi cho giao thông địa phương. XUÂN THỨC

Thực hiện cơ chế đặc thù của tỉnh, đến cuối năm 2017, xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) đã hoàn thành đổ bê tông 33 tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài trên 22 km, tổng chi phí gần 12,4 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 3,66 tỉ đồng, 947 ngày công, hiến 4.300 m2

đất… Chung sức cùng địa phương, Hội CCB xã đã vận động cán bộ, hội viên toàn xã đóng góp 590 m2 đất vườn, 3 triệu đồng, trên 200 ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn.

Ông Đặng Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cho biết: Năm 2017, kết quả xây dựng, bê tông đường giao thông nông thôn của xã rất ấn tượng, thể hiện rõ sự đồng nhất của ý Đảng lòng dân; trong phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tích cực, tiêu biểu. Năm 2018 xã có nghị quyết tiếp tục thực hiện đổ bê tông toàn bộ 42 tuyến đường còn lại với tổng chiều dài 14,2 km, góp phần cho xã về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018.

TẠ VĂN THẠNH

THỰC HIỆN GIAO KHOÁN CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG Ở VÂN CANH:

Hiệu quả thiết thựcThời gian qua, huyện Vân Canh đã thực hiện có hiệu quả chính sách giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng cho

người dân, làm thay đổi nhận thức của bà con về việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Lực lượng chức năng ở Vân Canh tuần tra, kiểm soát rừng. Ảnh: ĐÌNH DẶM

Ông Đoàn Văn Tây, Giám đốc Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hô Vân Canh, cho biết: Từ năm 2011 đến nay, BQL đa giao khoán cho trên 1.300 hô dân và môt đơn vi lực lượng vũ trang nhận quản lý, bảo vệ rừng (QL-BVR) với diện tích trên 16.687 ha. Từ năm 2011 đến nay, BQL đa thực hiện chi trả tiền nhận khoán chăm sóc, BVR gần 13,23 tỉ đồng.

Việc giao khoán rừng cho các hô đồng bào dân tôc thiểu số đa giúp bà con có sinh kế, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo đông lực cho đồng bào tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều làng còn xây dựng quy ước, hương ước BVR, phân công lich tuần tra kiểm tra theo từng khu vực rừng đa nhận khoán.

Ông Đinh K’Rép, Trưởng BQL làng Cát, xa Canh Liên, là tổ trưởng tổ BVR ở đây, cho hay: “Từ khi nhận khoán BVR, bà con có ý thức, trách nhiệm chăm sóc và BVR, tình trạng xâm lấn rừng giảm mạnh; đời sống bà con được cải thiện. Mỗi tuần, tổ, nhóm phân công từ 10-15 hô thay phiên nhau đi kiểm tra khu vực rừng nhận khoán, kip thời phát hiện các vụ vi phạm lâm luật, báo ngay cho chu rừng”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, dân làng Canh Giao, xa Canh Hiệp, bôc bạch: “Nhờ nhận khoán chăm sóc, BVR, bà con trong làng có thêm tiền mua sắm, tiêu dùng, sửa chữa lại nhà cửa và cho con cái ăn học. Bà con xem việc nhận khoán chăm

sóc, BVR là môt nhiệm vụ phải làm và ra sức giữ gìn, quản lý không cho đối tượng xấu xâm hại rừng”.

Ông Phạm Văn Lôc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh, nhận xét: “Việc giao khoán chăm sóc, BVR cho người dân giúp ngăn chặn kip thời tình trạng đốt nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép... Bà con còn kiến nghi đề xuất với UBND xa, thi trấn chỉ đạo kiểm lâm đia bàn xây dựng các phương án BVR. Nhờ đó, số vụ vi phạm về rừng

và cháy rừng trên đia bàn giảm đáng kể, đời sống cua bà con dần ổn đinh.

Thực tế cho thấy, việc giao khoán rừng cho đồng bào dân tôc thiểu số trên đia bàn huyện không những giúp BQL Rừng phòng hô Vân Canh và các ban, ngành liên quan giải quyết được những khó khăn trong công tác QL-BVR do thiếu hụt nguồn nhân lực, mà còn góp phần giảm thiểu tình trạng mất rừng và nâng cao chất lượng rừng, tăng đô che phu rừng trên toàn huyện lên 69,9%.

TUY PHƯỚC:

Tiếp tục thi công đê thượng,hạ lưu đập Thanh Quanggiai đoạn 2

XÃ BÌNH THUẬN:

Đổ bê tông trên 22 km đường ngõ xóm

Để chính sách giao khoán chăm sóc, BVR ngày càng phát huy hiệu quả, huy đông được nguồn lực cua người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, các đơn vi chu rừng cần tăng cường phối hợp với các đia phương tăng diện tích giao khoán rừng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chi trả tiền BVR cho người dân; xây dựng các mô hình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng; đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng đến người dân. ĐÌNH DẶM

Page 4: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

5XÃ HỘI Bình ĐịnhTHỨ TƯ, [email protected]

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG CON TỒN ĐỌNG:

Quyết tâm mớiNhiệm vụ quan trọng của công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng năm 2018 là giải quyết dứt điểm

tồn đọng hồ sơ đề nghị công nhận người có công. Để đạt được mục tiêu này, các ngành liên quan và địa phương cần có trách nhiệm và vào cuộc một cách quyết liệt.

Xúc động Ngày 26.12.2017 vừa qua,

ông Trần Văn Tuấn (62 tuổi, hiện đang ở tỉnh Bình Thuận) cùng cán bộ Sở LĐ-TB&XH Bình Định ra thủ đô Hà Nội nhận Bằng Tổ quốc ghi công của cha mình là liệt sĩ Trần Cát (SN 1931, nguyên quán ở xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước; hy sinh năm 1966). Đối với ông Tuấn, chuyến đi này có ý nghĩa đặc biệt, thỏa được tâm nguyện của ông và người mẹ già đã 85 tuổi.

“Khi đem Bằng Tổ quốc ghi công về đến nhà, mẹ tôi vô cùng xúc động. Mong ước của bà bấy lâu nay đã thành hiện thực sau bao nhiêu năm đau đáu, trăn trở. Bằng Tổ quốc ghi công của cha mà tôi treo trịnh trọng trong nhà là bằng chứng cho những hy sinh của cha, là niềm tự hào của tôi, các anh chị và thế hệ con cháu. Tuổi cũng đã cao, sức khỏe lại không ổn định, tôi rất biết ơn khi các cán bộ, chuyên viên của Sở LĐ-TB&XH Bình Định hỗ trợ về mặt thủ tục tận tình. Lần hoàn thiện hồ sơ này, tôi chỉ phải đi một chuyến về Bình Định chứ không phải ngược xuôi nhiều lần”, ông Tuấn tâm sự.

Liệt sĩ Trần Cát là một trong 4 hồ sơ đề nghị xác nhận người có công tồn đọng lâu năm tại Sở LĐ-TB&XH. 3 hồ sơ còn lại gồm các trường hợp: ông Trần Xuân Hương (SN 1932, nguyên quán: thôn Quy Thuận, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn); ông Nguyễn Tĩnh (SN 1920, nguyên quán: xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn); ông Đặng Mạnh (SN 1940, nguyên quán: thôn Xuân Bình, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ).

Sau khi xác minh, hoàn thiện hồ sơ, gửi về Bộ LĐ-

TB&XH, 2 trong 4 trường hợp này đã được công nhận liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công vào ngày 26.12.2017. Đó là liệt sĩ Trần Cát và liệt sĩ Nguyễn Tĩnh. Đối với 2 hồ sơ còn lại (ông Trần Xuân Hương và ông Đặng Mạnh), Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục có những hướng dẫn cho Sở LĐ-TB&XH các bước cần thiết để đủ điều kiện xét công nhận trong thời gian tới.

Rà soát lại ở tất cả địa phương

Ngoài 4 hồ sơ tồn đọng nói trên, sau đợt Tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành ngày 27.10.2013, Bình Định có thêm hàng trăm trường hợp đề nghị xác nhận người có công.

“Nếu gọi đây là các trường hợp tồn đọng thật ra cũng chưa

chính xác. Bởi, các trường hợp này đều dựa vào lời khai của người được khảo sát chứ chưa có hẳn hồ sơ đề nghị. Song, để giải quyết các trường hợp này, Sở LĐ-TB&XH đã yêu cầu

các địa phương kiện toàn lại Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện, Hội đồng xác nhận người có công cấp xã. Sau đó, tập trung rà soát lại toàn bộ các đối tượng đề nghị công nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ đợt Tổng rà soát theo hướng dẫn của Sở”, ông Trương Hải Ân, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trao đổi.

Sau đó, thực hiện niêm yết công khai danh sách đối tượng tại trụ sở UBND xã, tại thôn, tổ dân phố, đồng thời thông báo trên phương tiện phát thanh tối thiểu 15 ngày. “Đây là bước rất quan trọng để có thể kiểm chứng, xác minh đối tượng. Bởi, chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm, khâu kiểm chứng nếu không làm thật kỹ lưỡng, có sự tham gia của người dân địa phương thì rất dễ dẫn đến sai sót”, ông Ân nhấn mạnh.

Sau khi tổng kết kết quả niêm yết công khai, Hội đồng xác nhận người có công cấp xã sẽ họp bàn. Trường hợp đối tượng không có giấy tờ, đồng thời cũng không nhận được sự biểu quyết đồng ý của Hội đồng thì UBND xã có trách nhiệm thông báo cho đối tượng biết và đưa đối tượng ra khỏi diện tồn đọng của địa phương. Các trường hợp còn lại, nếu không có ý kiến, khiếu nại hoặc tố cáo thì tổng hợp danh sách và gửi về Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện để rà soát, gửi về Sở LĐ-TB&XH để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Theo Sở LĐ-TB&XH, công tác rà soát đáng lẽ phải hoàn tất trước ngày 31.12.2017 nhưng do ảnh hưởng của thiên tai, các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả nên chưa hoàn tất các khâu, báo cáo về Sở LĐ-TB&XH. Sau Tết Nguyên đán, Sở sẽ có đợt kiểm tra tại một số địa phương về công tác này.

NGUYỄN MUỘI

Từ cuối năm 2017 đến nay, các địa phương đang khẩn trương rà soát đối tượng và phân loại làm 3 nhóm. Nhóm 1 gồm các trường hợp đã xác lập hồ sơ trước ngày 1.7.2013 theo đúng quy định tại từng thời điểm nhưng còn thiếu giấy tờ, thủ tục hoặc hồ sơ đã đầy đủ nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và đang lưu trữ tại cơ quan LĐ-TB&XH, CA, quân đội cấp huyện và UBND cấp xã. Nhóm 2 gồm các đối tượng có giấy tờ gốc và giấy tờ liên quan theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP. Nhóm 3 là các trường hợp không có các giấy tờ nói trên

Quy Nhơn chân tinh, đôn hâuTôi đang ơ Sài Gòn. Dao này thành phô

trơ lanh. Ơ phương Nam, hiêm khi co kiêu se se lanh, chơm chớm ret như mây ngày qua. Chi môt chut thôi nhưng đu loang dần ra thành dòng chảy thao thiêt, đánh thức những hoài niệm vê Quy Nhơn, vừa đượm nồng vừa da diêt… Tôi không phải là ngươi Quy Nhơn. Nhưng tôi đang nhớ Quy Nhơn nhiêu như nhớ vê nơi chôn nhau căt rôn!

Mùa đông Quy Nhơn trong tôi là bao hồi ức đên nôi đôi khi trong những giâc mơ, tôi thây mình như đang bước chầm chậm dọc đương Xuân Diệu, ánh măt xa xăm nhìn vê phía những con tàu chầm chậm re song vào luồng đên Cảng Quy Nhơn. Từng cơn gio biên thổi vào bơ hun hut, mang theo vị mặn đằm vừa đu ngâm nơi đầu lưỡi, mà tôi vẫn thương gọi đo là vị cua nôi nhớ.

Tôi học ơ Quy Nhơn và nhớ những chiêu Đông đứng ơ hành lang ký tuc xá, lòng ăp đầy bao nôi buồn không tên. Tôi nhớ làm

sao vị bánh xôi chiên giòn giòn nong hổi mà vào những buổi chiêu đông se lanh, tôi hay cùng ban bè ra trước cổng ký tuc xá đê ăn. Và nhớ hơn là chị bán bánh dễ mên, vui tính, niêm nơ và thân tình. Những hương vị cua Quy Nhơn khiên lòng cua những đứa học trò xa nhà như chung tôi chậm rai toa âm châu thân.

Ngươi ta hay nhăc vê danh lam thăng cảnh, vê di sản, vê biên Quy Nhơn. Nhưng tôi nghi, lòng ngươi bao dung, chân tình, đôn hậu mới là côt loi, là cái hồn cua môt vùng đât. Co môt ngươi khách cua Quy Nhơn đa viêt như thê này. “Ngươi Quy Nhơn tin rằng trong lơi song biên ru co nhăc đên tên cua những đứa con đi xa. Tôi tin là trong bài hát ru cua biên Quy Nhơn giơ đa co lơi hát đợi chơ tôi. Môt phần trái tim tôi, môt phần ánh măt tôi đa ơ lai với Quy Nhơn”. Tôi đọc đoan văn mà nghe như ngươi khách ây viêt hô lòng mình! TRẦN VĂN THIÊN

Hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phát động, 10 năm qua, các cấp Hội CTĐ ở huyện Hoài Nhơn phối hợp nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện đạt kết quả đáng khích lệ.

10 năm qua các cấp Hội đã chủ động kêu gọi, vận động và tiếp nhận nhiều nguồn hỗ trợ nhân đạo dành cho người nghèo, nạn nhân bị chất độc da cam, người khuyết tật khó khăn... với tổng số tiền hơn 15 tỉ đồng. Đặc biệt, riêng dịp Tết Đinh Dậu 2017, các cấp Hội đã vận động hỗ trợ 20.157 lượt hộ gia đình chính sách khó khăn, người nghèo, nạn nhân da cam… với tổng số tiền lên đến hơn 10 tỉ đồng. Chuẩn bị cho Tết Mậu Tuất 2018,

HOÀI NHƠN GIUP ĐỒNG BÀO KHÓ KHĂN ĐÓN TẾT:

10 năm vân đông đươc hơn 15 ti đông

từ nhiều tháng qua, các cấp Hội ở Hoài Nhơn đã tích cực tìm nguồn, vận động để giúp người nghèo, các gia đình khó khăn, nạn nhân chất độc da cam đón một cái Tết đầm ấm.

Tin, ảnh: MINH HOÀNG

Trao tiền quà cho các hô gia đình nghèo, nạn nhân chất đôc da cam ở huyện Hoài Nhơn.

Góp nhặt dọc đường

Giải quyết dứt điểm tôn đọng hô sơ người có công thể hiện trách nhiệm của Đảng, chính quyền trước sự hy sinh của người có công.- Trong ảnh: Phút mặc niệm của các đồng chí đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể trước Đài liệt sĩ Quy Nhơn.

Page 5: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

6 VĂN HÓA - THỂ THAOBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

ĐẠI HỘI TDTT HUYỆN HOÀI NHƠN:

Thanh công từ phát triển phong trao Chiều 3.1.2018, tại Quảng

trường huyện Hoài Nhơn, UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức Lễ Khai mạc Đại hội (ĐH) TDTT huyện lần thứ VII. Cho đên giờ, co thê noi, huyện Hoài Nhơn là đơn vi chuẩn bi, tổ chức ĐH TDTT chu đao, bài bản nhât của tinh.

ĐH TDTT huyện Hoài Nhơn tổ chức thi đâu ở 13 môn, trong đo co 8 môn bắt buộc là: bong đa, bong chuyền, cầu lông, bong bàn, cờ vua, cờ tướng, điền kinh, việt dã; 5 môn thi đâu cộng điêm là billiard, vo cổ truyền, quyền anh, keo co, đẩy gây thu hút 20 đoàn với trên 2.000 VĐV và hàng ngàn can bộ, học sinh, nhân dân trong toàn huyện tham gia thi đâu, cổ vũ. Đây là những con số ân tượng bởi Hoài Nhơn là đia phương co số môn thi đâu trong ĐH TDTT cao nhât tinh (ngay cả TP Quy

Nhơn cũng chi tổ chức 12 môn).Được như vây là tư trước đo,

Phòng VH-TT-TT, Trung tâm VH-TT-TT tích cực tham mưu cho cac câp lãnh đạo huyện xây dựng kê hoạch đê ĐH TDTT diễn ra đúng thời hạn và hiệu quả.

Thời gian qua, đê rèn luyện cho người dân tinh thần yêu thích thê thao, Hoài Nhơn đã tâp trung mở cac lớp dạy thê thao mùa hè tại Trung tâm VH-TT-TT, cac nhà thi đâu, phối hợp với cac lớp giao dục cộng đồng, thê thao xã đê mở lớp.

Bên cạnh đo, ở mỗi xã, phường, thi trân của huyện đều thành lâp cac CLB thê thao như bong bàn, thê dục dưỡng sinh... Cụ thê trên toàn huyện co khoảng 200 CLB dưỡng sinh, nhiều CLB bong bàn, riêng xã Hoài Châu Bắc đã co trên 30 CLB bong bàn... Nhờ

đo, phong trào TDTT Hoài Nhơn ngày càng phat triên rộng khắp và bền vững.

“Gia đình tôi, tư ba mẹ đên anh chi em đều tham gia luyện

tâp thê thao, và giờ đây thê thao trở thành thoi quen không thê thiêu của gia đình” - chi Nguyễn Anh Trinh, VĐV cầu lông của huyện Hoài Nhơn cho biêt.

Đê thu hút toàn dân tham gia luyện tâp TDTT, ngoài sự quan tâm, chi đạo, đinh hướng của cac câp lãnh đạo, một yêu tố rât quan trọng là còn nhờ vào nhiệt tình của can bộ TDTT, đội ngũ cộng tac viên của Trung tâm VH-TT-TT huyện.

Không phải chi sôi nổi mây ngày ĐH rồi thôi mà còn co thê duy trì phong trào TDTT dài lâu trong đời sống, đo là net nổi trội của Hoài Nhơn! Ông Lê Thanh Tuân, can bộ TDTT, Trung tâm VH-TT-TT huyện cho biêt: “Hoài Nhơn chủ trương tổ chức sao đê tư ĐH, người dân co thêm cac môn chơi phù hợp với sở thích, lứa tuổi... đê rèn luyện, giữ gìn sức khỏe. Như vây vưa đúng với mục tiêu, y nghia của sự kiện; vưa phat huy tính thiêt thực của hoạt động!”. THẢO KHUY

Các đoàn VĐV diễu hành tại ĐH TDTT huyện Hoài Nhơn. Ảnh: ĐÌNH TRƯƠNG

Tin VH-TTl Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã đón

tiếp, phục vụ 17.431 lượt khach, trong đó 450 lượt khách quốc tế tham quan, nghiên cứu, học tập trong năm 2017. Năm qua, trong công tác sưu tầm hiện vật, Bảo tàng đã sưu tầm được 119 hiện vật văn hóa bài chòi, 3 hiện vật văn hóa Chăm, 3 tư liệu về võ cổ truyền cùng bộ thập bát binh khí, trang phục võ cổ truyền, 41 tư liệu, hiện vật lịch sử cách mạng và 15 tư liệu, 41 kỷ vật của các Mẹ Việt Nam anh hùng trong tỉnh.

KHẢI THƯ

l Man City đã đạt thỏa thuận cho thương vụ Alexis Sanchez. Cụ thể, Man City sẽ trả Arsenal 20 triệu bảng cùng 15 triệu bảng lót tay cho Sanchez, nếu thương vụ dứt điểm trong tháng 1. Nếu chờ đến mùa hè, The Citizens sẽ lót tay cho Sanchez 30 triệu bảng, trao mức lương 400 ngàn bảng/tuần- trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất tại Giải Ngoại hạng Anh, cao thứ 3 ở châu Âu, sau Neymar ở PSG, Lionel Messi ở Barcelona. (Theo bongdaso)

l Tây Ban Nha là đội bóng có gia trị thị trường cao nhất với 731 triệu euro trong số các đội bóng dự World Cup 2018, theo thông tin từ trang thống kê chuyển nhượng Transfermarkt. Tiếp theo trong danh sách trên là Đức (711 triệu euro), Brazil (705,5), Pháp (698,5), Argentina (592,5). (Theo HNM)

Sau khi đat giải C tai Cuộc thi tác phẩm múa chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số Việt Nam - lần thứ 2 năm 2017, khu vực phía Nam, tác phẩm múa “Tiếng vọng” (ảnh) của biên đao múa Đỗ Thị Kim Tiển (33 tuổi, hội viên Chi hội Nghệ sĩ múa Bình Định - Hội VH-NT tỉnh) tiếp tuc đươc trao giải C - Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam năm 2017. Đây là giải thưởng chuyên ngành hằng năm của Hội, nhằm ghi nhận những tác phẩm, công trình nghiên cứu giá trị trong năm của tác giả, nghệ sĩ múa trên cả nước.

Tin, ảnh: SAO LY

Một nhà thơ “lang thang, cơ nhỡ”Nhà thơ đó là Thanh Thảo. Ông đã từng lang thang trong những năm chiến tranh và cũng đã cơ nhỡ trong

những năm tháng sau ngày đất nước thống nhất. Tất cả những gì đời mình trải qua trong những năm tháng ấy, được Thanh Thảo “tóm” trong hai quyển sách có tựa đề “Lang thang trong chiến tranh” và “Cơ nhỡ trong hòa bình” được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2017.

Nêu như những trải nghiệm của Thanh Thảo trong chiên tranh cũng như lúc hòa bình, ông không noi, hoặc “noi không được” trong thơ thì ông đã, gần như “noi hêt”, trong hai tâp sach này. Nhưng Thanh Thảo chi noi bằng một giọng têu tao, cho vui là chính. Tuyệt nhiên, ông không bới moc những âm ức của đời mình đê mong tìm một sự chia sẻ, dù đời ông cũng lắm lúc âm ức “chêt đi được”. Như cai bân người ta “hành” ông chi vì một bài thơ “Lời một người lính nói về thế hệ mình”.

Cũng đề câp đên cai “an văn chương” ây, song Thanh Thảo chả co y trach cứ một ai. Ông chi he lộ vài chi tiêt về nguyên nhân dẫn đên cai “an văn chương trong rưng” năm nào, trong đo co một “chiên si giải phong”, sau này thành nhà thơ, đã viêt một bức thư dài “tố cao” bài thơ ây với ông Trần Bạch Đằng. Những ai đã tưng đọc và yêu mên thơ Thanh Thảo những năm chiên tranh, giờ đọc tâp sach này sẽ sang ro bao điều mà những “văn bản thơ” chưa kip noi.

“Chúng tôi không thể chết vì hư danhkhông thể chết vì tiền bạcchúng ta lạ xa với những tin tưởng điên cuồngnhững liều thân vô íchđất nước đẹp mênh mangđất nước thấm tự nhiên đến tận cùng

máu thịtchỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết”.Thanh Thảo là đứa con duy nhât trong

một gia đình mà cha ông là một lão thành cach mạng cùng thời với ông Phạm Văn Đồng, song ông vẫn vượt Trường Sơn đê co mặt ở những nơi ac liệt nhât của cuộc chiên tranh. Ông ra trân bằng một sự dân thân tự nguyện chứ hoàn toàn không phải vì sự xúi giục nào cả. Đọc những đoạn ông kê về sự khổ luyện, hàng ngày phải mang ba lô hàng chục ky đa leo núi tại vùng trung du Bắc bộ trước khi vượt Trường Sơn, ta mới thâm thía những câu thơ vưa dẫn trên đây.

“Khi con thưa với mẹ/ mưa bay mờ đồng ta/ ngày mai con đi/ khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ..”. Rồi: “Quê hương mười mét vuông/ cha mẹ ở đâu thì đó là nhà”. Tôi đã đọc những câu thơ rât dễ rơi nước

mắt ây nhưng vẫn không cắt nghia được ngọn nguồn của câu chuyện về gia đình ông, cho đên khi đọc tâp sach này, tôi vỡ ra bao điều. Cứ thê, tâp sach như một lời “chú giải” cho những phần chưa kip sang ro trong thơ ông vây.

“Có những lúc ra về lòng rỗng không/Vì phải gặp trong cơ quan một thằng cặn bã/Tôi chào đất nước tôi.Buồn quá/Đất nước cùng tôi lặng lẽ trên đường”. Đo là những câu thơ ông viêt về những năm thang rât kho khăn ở Quy Nhơn mà ông phải đối mặt hàng ngày. Mười năm sống ở cai thành phố biên ây, Thanh Thảo đã cho ra lò những tuyệt phẩm của đời ông. Đọc những “lat cắt” trong hai tâp sach viêt về những năm ông sống tại Quy Nhơn, người đọc sẽ kính ngưỡng về sự tân tụy với nghề, với công việc và với bạn bè của Thanh Thảo.

“Lang thang” và “cơ nhỡ” cũng chi là

một cach tự trào của Thanh Thảo mà thôi. Ông đã lang thang một cach đầy y thức đê nhìn cho tỏ tường cuộc chiên thảm khốc mà đât nước buộc phải trải qua đê rồi ông viêt được những câu thơ rớm mau. Ông cũng chẳng “cơ nhỡ” gì trong những năm hòa bình, dù co lần cũng phải tự đi xin việc vô tòa bao Phụ nữ dù ông đã là một nhà thơ nổi tiêng, một nhà bao co 5 năm “cày” ở chiên trường.

Qua hai tâp sach, Thanh Thảo đã he lộ những gì mà ông chưa kip ghi dâu trong thơ hoặc chi “xuât bản miệng” với bạn bè. Vì là “hồi ky” theo kiêu của nhà thơ nên co cảm giac như ông “nhớ đâu noi đo”. Bởi vây, cảm giac “tuôn trào” luôn được nối mạch qua tưng trang sach. Xin được tiêt lộ với độc giả rằng, cả hai quyên sach ây, Thanh Thảo chi viêt đúng 20 ngày!

TRẦN ĐĂNG

Page 6: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀN Bình ĐịnhTHỨ TƯ, [email protected]

Quản lý, bảo vệ ANTTtại cửa khẩu cảng

(BĐ)- UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 77/2017/NĐ-CP ngày 3.7.2017 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ ANTT tại cửa khẩu cảng.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực hiện phải được tiến hành thường xuyên, tập trung vào các đối tượng là cán bộ, thương nhân, DN thường ra vào địa bàn cửa khẩu cảng, có lồng ghép với các chương trình, đề án phổ biến giáo dục pháp luật.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, cán bộ pháp chế các cơ quan, đơn vị, DN, lãnh đạo UBND TP Quy Nhơn và các phường, xã khu vực biên giới biển trên địa bàn TP Quy Nhơn tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt và tổ chức tuyên truyền Nghị định 77 trong tháng 1.2018; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo rà soát điều chỉnh bổ sung quy chế phối hợp và ban hành các văn bản về xây dựng, quản lý, bảo vệ ANTT tại cửa khẩu cảng.

Kế hoạch cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, CA tỉnh, Cục Hải quan Bình Định, Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn, các DN cảng, UBND TP Quy Nhơn và các cơ quan báo chí trong tỉnh có kế hoạch phối hợp thực hiện tốt công tác này. N.Q

Lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở Phước Lộc Năm 2017, Đảng ủy, chính quyền xã

Phước Lộc (huyện Tuy Phước) đã phát huy tinh thần trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong công việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc vận động, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành động của nhân dân để giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong đó, các tiêu chí môi trường, tỉ lệ hộ nghèo, ANTT... được xem là khó, bởi ranh giới giữa đạt và không đạt còn mong manh, chưa bền vững.

Quá trình thực hiện, 20 chi bộ với 329 đảng viên đã nỗ lực, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Trong 10 thôn của xã, có 5 thôn nằm dọc tuyến QL 1A và 5 thôn dọc QL 19 nên có thuận lợi về phát triển kinh tế, nhưng lại khó khăn trong việc đảm bảo ANTT. Do đó, các cấp hội, đoàn thể đã cùng vào cuộc với nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, thiết thực, như: Hội LHPN xã thành lập mô hình “Xóm bình yên, gia đình hòa thuận” ở xóm Trung Nghĩa, thôn Trung Thành và nhận quản lý, giáo dục 2 phụ nữ lầm lỡ; Hội CCB xã duy trì và nâng cao 3 mô hình “Dân vận khéo”, “Giải quyết mâu thuẫn nảy sinh liên

Nhà ở của cư dân xã Phước Lộc sát 2 bên QL 19. Ảnh: XUÂN THỨC

TIẾP NHẬN, TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC QUA DỊCH VỤ BCCI:

Giảm thời gian, tiết kiệm chi phí Việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích tạo điều kiện

thuận lợi, cắt giảm chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để thực hiện tốt, ngành Bưu điện cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân.

Giảm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại

Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, văn phòng HĐND và UBND huyện Hoài Nhơn đã ký thỏa thuận với Bưu điện huyện về việc phối hợp chuyển phát trả kết quả hồ sơ, giấy tờ hành chính công qua hệ thống bưu điện từ ngày 1.12.2016. Qua hơn một năm, thông qua bộ phận “một cửa”, huyện Hoài Nhơn đã thực hiện được 1.091 hồ sơ và là đơn vị cấp huyện thực hiện tốt nhất công tác này.

Đối với cơ quan BHXH tỉnh, đến nay cũng đã phối hợp với bưu điện thực hiện 3 loại hình dịch vụ, gồm: dịch vụ hành chính công, chuyển phát sổ BHXH và chuyển phát thẻ BHYT. Ông Nguyễn Văn Thông, Phó Trưởng phòng phụ trách, phòng Kế hoạch - Tài chính BHXH tỉnh, cho biết: “Ủy thác cho bưu điện thực hiện một số dịch vụ hành chính, cán bộ, nhân viên ngành BHXH có thêm thời gian tập trung vào chuyên môn, nghiệp vụ. Người dân sử dụng dịch vụ được giao nhận tận tay, đảm bảo giấy tờ không thất lạc và tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại”.

Theo số liệu của Bưu điện tỉnh, trong năm qua, đã có 15/19 sở, ban, ngành và 10/11 huyện, thị xã, thành phố ký kết phối hợp tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC thông qua dịch vụ BCCI. Trong đó, Bưu điện tỉnh đã thực hiện tiếp nhận,

chuyển trả kết quả trên 155 ngàn hồ sơ, bao gồm: chuyển phát hơn 82.300 bộ hồ sơ, sổ BHXH cho BHXH tỉnh; tiếp nhận và chuyển phát hơn 19.600 giấy phép lái xe cho Sở GTVT; gần 40.000 chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy đăng ký xe cho CA tỉnh; tiếp nhận và chuyển phát 1.246 lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp… Ông Lê Đức Liên, Phó trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Bưu điện tỉnh, cho biết: “Đến nay, nhân viên bưu điện chưa để xảy ra trường hợp mất mát hồ sơ giải quyết TTHC của công dân. Mọi giấy tờ đều được

chuyển đến tay người sử dụng dịch vụ nhanh chóng, đảm bảo bí mật”.

Đẩy mạnh công táctuyên truyền

Ngày 19.10.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg (QĐ 45) quy định việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện QĐ 45, tháng 9.2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã chỉ

đạo các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI.

Theo đó, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản phối hợp triển khai thực hiện QĐ số 45; yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bưu điện tỉnh thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI.

Ông Lê Đức Liên nhận xét: “So với nhu cầu của xã hội thì hiện nay, số lượng dịch vụ thực

hiện qua bưu điện chưa nhiều. Nguyên nhân là do công tác truyền thông về dịch vụ chưa sâu, rộng nên nhiều người dân, tổ chức chưa biết. Mặt khác, tâm lý của người dân vẫn còn e dè, muốn trực tiếp đi làm thủ tục và nhận kết quả tại cơ quan giải quyết TTHC”.

Để đẩy mạnh dịch vụ BCCI tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC, mục tiêu của Bưu điện tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 sở, ban, ngành và 1 UBND huyện còn lại, mở rộng thực hiện chuyển phát TTHC tại bộ phận “một cửa” của các sở, ngành, địa phương; tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp; chuyển phát hồ sơ đất đai từ các xã. Để làm tốt những việc đó, ngành Bưu điện cần tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ; đầu tư, sửa sang các điểm bưu điện văn hóa xã, đảm bảo an toàn, an ninh, rộng khắp và đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện dịch vụ. Đồng thời, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tại các điểm bưu điện, tuyên truyền sâu, rộng để nhân dân biết và sử dụng dịch vụ tiếp nhận, chuyển trả TTHC qua bưu điện tại địa phương. MINH QUANG

Bưu điện tỉnh đã phối hợp với Sở TT&TT kết nối trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định (dichvucong.binhdinh.gov.vn) để tiếp nhận các yêu cầu đăng ký và phát trả hồ sơ TTHC cho người dân; ký kết với Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến trên địa bàn.

Mục tiêu của ngành Bưu điện trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng các dịch vụ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC của người dân qua hệ thống bưu điện văn hóa xã.- Trong ảnh: Bưu điện phường Quang Trung, TP Quy Nhơn.

sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường; phát động các phong trào thi đua chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khuôn viên gia đình và xây dựng các công trình vệ sinh kiên cố.

Để đạt được tiêu chí về môi trường thì cần phải nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân. Do đó, Hội Nông dân đã vận động xây dựng hơn 30 bể chứa để thu gom bao bì thuốc

bảo vệ thực vật ở thôn Vĩnh Thạnh 2, Vĩnh Hy, Quang Hy; Hội LHPN, Đoàn thanh niên vận động hội viên quét dọn vệ sinh môi trường, dọn rác nơi công cộng... Bí thư chi bộ thôn Trung Thành Phạm Duy Khải cho biết: “Đảng, chính quyền còn đầu tư chỉnh trang nâng cấp vỉa hè, hệ thống giao thông, lắp đặt đèn chiếu sáng đồng bộ, tạo bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại; hướng đến đạt chuẩn đô thị loại V trong thời gian tới”.

HẢI YẾN

quan đến ANTT tại cộng đồng”, “Tham gia cứu hộ về TNGT”…

Đồng chí Mai Văn Công, Bí thư Đảng ủy xã Phước Lộc, cho biết: Để giữ vững danh hiệu NTM, Đảng ủy, UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, thực hiện quy ước bảo vệ môi trường nông thôn, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; khuyến khích phát triển

Page 7: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

8 BẠN ĐỌC & TÒA SOẠNBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

Bờ Nam sông Côn, đoạn qua địa phận xóm Phụ Nhơn dài gần 1km, bắt đầu sạt lở từ năm 2013; đến các đợt lũ liên tiếp vào năm 2016 - 2017, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Hàng ngàn mét vuông đất vườn, đất nông nghiệp nằm dọc mép sông của nhiều hộ dân bị “hà bá nuốt chửng”. Đặc biệt, tại nhiều đoạn, nạn xâm thực làm xói mòn đất, nước sông chỉ cách nhà cửa, các công trình phụ, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân khoảng 0,5 - 1m.

Ông Trương Công Định, Trưởng thôn Phụ Ngọc, nhẩm tính: “2 năm gần đây, hơn 5.000m2 đất vườn, đất màu và hàng chục bụi tre thuộc địa phận xóm Phụ Nhơn đã bị cuốn trôi. Tình trạng này đe dọa đời sống của hơn 50 hộ gia đình có nhà nằm dọc bờ sông; đặc biệt, nhà của các hộ Nguyễn Thị Ngãi, Phạm Văn Tý, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Văn Bốn, Hồ Quang Văn, Thái Giáo Hiếu có thể bị nước sông cuốn trôi bất cứ lúc nào”.

Trong 6 trường hợp kể trên, nhà của bà Ngãi và ông Tý bị đe dọa nghiêm trọng nhất; nước sông khoét sâu vào tận vách nhà bếp, nhà vệ sinh và chuồng heo. Nước cuốn trôi đất tạo thành những hàm ếch khổng lồ, hình thành nhiều bờ vực dựng đứng; thỉnh thoảng lại có những mảng đất lớn bị chìm xuống nước.

Bà Nguyễn Thị Hữu, 87 tuổi, ở xóm Phụ Nhơn, có nhà nằm sát mép sông, lo lắng: “Trước kia, đất vườn phía sau nhà tui cách mép sông gần 20m, được hàng rào tre bao bọc, che chắn. Nhưng 2 năm gần đây, toàn bộ tre đã bị nước sông cuốn trôi, rồi cuốn trôi luôn phần đất phía sau nhà, nay mép sông chỉ cách nhà vệ sinh chừng nửa mét. Cứ đà này, bờ sông tiếp tục sạt lở có thể sẽ lấn sâu vào và ngôi nhà xây

XÃ NHƠN PHÚC (TX AN NHƠN):

Khoảng 5 năm trở lại đây, hơn 50 hộ dân có nhà nằm dọc bờ Nam sông Côn, thuộc địa phận xóm Phụ Nhơn, thôn Phụ Ngọc (xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn) luôn thấp thỏm lo lắng bởi tình trạng xâm thực, khiến bờ sông sạt lở ngày một nghiêm trọng, uy hiếp nhà dân.

kiên cố của gia đình có nguy cơ bị sập đổ xuống sông”.

“Tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra nghiêm trọng trong 1 - 2 năm gần đây rất có thể do tình trạng khai thác cát quá mức ở gần khu vực cầu Phụ Ngọc. Người dân địa phương nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành có biện pháp chấm dứt tình trạng khai thác cát nơi đây; nhưng nguyện vọng của bà con chưa được đáp ứng. Đến mùa mưa lũ, nhiều hộ phải di tản đi nơi khác để đảm bảo an toàn, nhưng ai cũng lo lắng bởi nhà cửa, heo, bò, gà, vịt có thể bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ bất kể lúc nào”, ông Nguyễn Văn Bốn, ở xóm Phụ Nhơn, tâm tư.

Để đảm bảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, đầu tháng 11.2017, Chủ tịch UBND TX An Nhơn đã yêu cầu các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND xã Nhơn Phúc xây dựng kế hoạch di dời đối với 6 hộ dân bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở bờ sông; nhà có nguy cơ sập, cuốn trôi. Trong thời gian chờ quy hoạch bố trí đất, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác; nhanh chóng di dời, tránh trú

tại những vị trí an toàn mỗi khi có mưa lũ.Ông Võ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND

xã Nhơn Phúc, cho biết: “Tình trạng sạt lở bờ Nam sông Côn đoạn qua thôn Phụ Ngọc nói riêng, xã Nhơn Phúc nói chung là vấn đề nan giải của địa phương từ nhiều năm qua. Trước mỗi mùa mưa bão, xã đều thành lập đội thanh niên xung kích, nhằm giúp người dân di dời ra khỏi những vùng sạt lở. Địa phương cũng cố gắng gia cố tạm thời những đoạn bờ sông xung yếu bằng cách đóng cọc tre, nhưng do kinh phí có hạn nên chỉ dừng ở mức tạm bợ”.

“UBND xã đang phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng TN-MT thị xã quy hoạch, bố trí đất cho các hộ dân nằm trong diện phải di dời do tình trạng sạt lở bờ sông. Địa phương sẽ cố gắng thực hiện trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Về lâu dài, chúng tôi mong tỉnh và Trung ương xem xét, bố trí đầu tư kinh phí xây dựng kè kiên cố 2 bên bờ sông để ngăn chặn nạn xâm thực; giúp người dân có nhà nằm ven bờ sông ổn định đời sống”, ông Hoàng cho biết thêm. VĂN LỰC

Bờ Nam sông Côn, đoạn qua xóm Phụ Nhơn, sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà cửa, công trình phụ, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân chừng 0,5 - 1m.

Bờ sông sạt lở, uy hiếp nhà dân

Nhịp cầu nhân ái

CLB Thiện nguyện Ước mơ (TP Quy Nhơn)- cộng tác viên của “Nhịp cầu nhân ái” Báo Bình Định - vừa đến thăm, trao tiền, quà hỗ trợ các trường hợp khó khăn, bệnh tật trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trao 8 triệu đồng cho chị Đoàn Thị Lương (34 tuổi, ở phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn) bị tim nặng để sửa chữa lại ngôi nhà bị xuống cấp; trao tiền mặt, sữa, nước yến trị giá 8,7 triệu đồng cho bà Lê Thị Kiểng (61 tuổi, ở phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn) bị thận nặng, hiện đang nằm điều trị tại khoa Thận (BVĐK tỉnh); trao 2,2 triệu đồng cho chị Huỳnh Thị Lan (48 tuổi, ở xã Cát Tường, Phù Cát) bị ung thư hạch giai đoạn cuối, chồng bị tai nạn không lao động nặng được; trao thêm 6 triệu

Trao tiền, quà hỗ trợ các trường hợp khó khăn, bệnh tật

Thăm trao tiền cho bà Lê Thị Kiểng.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của anh Trương Văn Quy (44 tuổi, ở thôn Thế Thạnh 2, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân). Vợ anh, chị Huỳnh Thị Ái bị ung thư máu, sau gần 5 năm chạy chữa không qua khỏi, tháng 11.2015 chị đã ra đi bỏ lại anh cùng 2 đứa con chưa kịp khôn lớn. Số tiền vay mượn để chạy chữa cho vợ quá lớn chưa kịp trả thì con gái Trương Thị Thúy Thương (16 tuổi, học lớp 10A5, Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoài Ân) đang yên lành bỗng nhiên ngã bệnh. Không có tiền nên thay vì đưa con đến bệnh viện, anh Quy mua thuốc nam để chữa trị. Hậu quả là bệnh thận của cháu Thương ngày càng trầm trọng và thêm bệnh suy tim khá nặng. Đầu tháng 12.2017, anh Quy bán những gì có thể bán được và

đồng cho 5 cháu mồ côi đang ở với ông bà là ông Trần Ngọc Bảo (phường Nhơn Thành, TX An Nhơn).

Ngoài ra, CLB còn tặng cặp đi học, áo lạnh, nhu yếu phẩm do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh để hỗ trợ cho các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Phù Mỹ và TP Quy Nhơn.

HƯƠNG GIANG

“Gà trống” nuôi con trong hoàn cảnh khó khăn

vay mượn của bà con, họ hàng để đưa Thương vào Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh điều trị. Tiền thuốc men, viện phí tốn kém khá nhiều, thời gian

Anh Quy đang chăm sóc cho con gái tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh.

(BĐ) - UBND huyện Tuy Phước vừa có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT cấp một chiếc ca nô loại nhỏ cho UBND xã Phước Sơn để có phương tiện tuần tra, truy bắt các đối tượng vi phạm nhằm hạn chế việc sử dụng xung điện, xiết máy, giã cào để khai thác thủy sản trên đầm Thị Nại.

Theo UBND huyện Tuy Phước, từ tháng 8 đến tháng 10.2017, Chi cục Thủy sản Bình Định cho mượn 1 chiếc ca nô loại nhỏ về xã Phước Sơn để tuần tra, truy bắt, qua đó đã bắt được 4 chiếc ghe xiết máy, giã cào để xử lý theo quy định nên đã hạn chế đáng kể các đối tượng hành nghề cấm để khai thác thủy sản trên đầm Thị Nại. Tuy nhiên từ đầu tháng 11.2017 đến nay, khi đưa ca nô về cho Chi cục Thủy sản Bình Định, không còn phương tiện để tuần tra, truy bắt nên tình hình nghề cấm hoạt động trở lại trên đầm Thị Nại, gây bức xúc trong nhân dân.

PHẠM PHƯƠNG

AN LÃO:

Nâng cấp lưới điện để người dân sử dụng điện ổn định

Lưới điện kéo vào Xóm Gò đã được lắp đặt kiên cố, cung cấp điện ổn định, an toàn cho người dân.

Đầu năm mới 2018 các hộ dân ở Xóm Gò, thôn Thuận An, xã An Tân (huyện An Lão) đã được sử dụng hệ thống đường dây điện hạ thế mới được lắp đặt kiên cố, thay thế cho hệ thống dây điện kéo bằng cọc tre tạm bợ trong nhiều năm qua. Để thực hiện công trình này, UBND xã An Tân đã đầu tư gần 37 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương, người dân hưởng lợi đóng góp kinh phí để lắp đặt hệ thống trụ bê tông kéo điện lưới quốc gia từ Khu sinh hoạt văn hóa xã An Tân đến từng hộ dân ở Xóm Gò để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Trước đây, hệ thống lưới điện kéo đến Xóm Gò làm bằng cột tre nên thường xuyên bị chậm điện gây mất an toàn cho người dân, nhất là vào mùa mưa các cột tre bị ngã đổ, gây mất điện nhiều ngày. HOÀNG NAM QUỐC

TUY PHƯỚC:

Thiếu phương tiện để truy bắt các đối tượng hoạt động nghề cấm trên đầm Thị Nại

điều trị của cháu Thương còn kéo dài. Hiện cháu Trương Thị Thúy Thương đang điều trị tại Khu E, tầng 3, phòng số 4 - Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh. Anh Trương Văn Quy rất mong được sự giúp đỡ của mọi người để có kinh phí tiếp tục chữa trị cho con gái. Điện thoại của anh Trương Văn Quy: 0966.316.714.

MAI LINH GIANG* Mọi sự quan tâm, giúp đỡ

gia đình anh Trương Văn Quy xin gửi về địa chỉ: Tòa soạn Báo Bình Ðịnh, 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Ðịnh hoặc chuyển qua tài khoản Báo Bình Định: 4300201006894, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Định (vui lòng ghi tên người gửi và người được giúp đỡ). Báo Bình Định xin cảm ơn.

Page 8: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

9TRONG NƯỚC Bình ĐịnhTHỨ TƯ, [email protected]

Vị này cho hay, sau khi DongABank bị kiểm soát đặc biệt vào ngày 13.8.2015, Dong A Bank đã nhanh chóng quán triệt chủ trương tập trung, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến từng thành viên ban lãnh đạo, các khối phòng ban Hội sở có liên quan, giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, đưa ra các biện pháp, giải pháp quyết liệt nhằm thu hồi nợ. Cụ thể như rà soát từng hồ sơ tín dụng, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề, làm rõ trách nhiệm và phương án giải quyết từng khoản nợ cụ thể; phối hợp với DN có các khoản nợ có vấn đề để đàm phán, thống nhất phương án xử lý nợ có vấn đề... Với những biện pháp trên, tổng số nợ có vấn đề của DongA Bank đã được thu hồi đạt khoảng 12.100 tỉ đồng (trong đó thu gốc là 9.600 tỉ đồng, lãi là 2.500 tỉ đồng). Riêng trong năm 2017, DongA Bank đã thu được 7.500 tỉ đồng (trong đó thu gốc là 5.400 tỉ đồng, lãi là 2.100 tỉ đồng). Theo đó, kết thúc năm 2017, DongA Bank đã và đang tiếp tục giữ được ổn định thanh khoản và nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ ngắn hạn sang trung

Chiều 9.1, Thành ủy Hà Nội tổ chức thông tin báo chí về kế hoạch triển khai Dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Đáng chú ý, sẽ có trên 2.300 hộ dân thuộc các quận Đống Đa, Ba Đình nằm trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án.

Theo ông Vũ Hà - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy là đường trục chính đô thị thuộc khu trung tâm thành phố với định hướng cải tạo, mở rộng, kết hợp với xây dựng mới các trục chính đô thị.

Những năm qua, Hà Nội đã đầu tư mở rộng tuyến đường theo quy hoạch đoạn từ đê Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ

Theo thông tin từ Hệ thống Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam, khoảng 20 giờ tối 8.1, tàu cá TH 91552 TS cùng 8 ngư dân trên tàu bất ngờ bị chìm trên biển, hiện còn 5 người đang mất tích.

Theo đó, khoảng 20 giờ tối 8.1, tàu cá TH 91552 TS cùng 8 ngư dân trên tàu bị chìm trên biển. Đến 7 giờ 40 phút 9.1, tàu cá TH 91208 TS đã liên hệ với Đài TTDH Thanh Hóa trên tần số 7960kHz thông báo và yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp cho tàu cá TH 91552 TS do tàu bị chìm tại vị trí có tọa độ 19°33’00N 106°57’00E, cách Thanh Hóa khoảng 60 hải lý.

Sau khi tàu chìm, 8 ngư dân trên tàu rơi xuống biển. Tàu TH 91208 TS hoạt động gần đó đã cứu được 3 ngư dân, tuy nhiên tình trạng sức khỏe rất yếu. Ngoài hiện trường, 10 tàu cá đang tích

DongA Bank và Sacombankđã xử lý 31.000 tỉ đồng nợ xấu

Ngày 9.1, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cho biết, tính đến cuối năm 2017, ngân hàng này đã thu hồi nợ có vấn đề đạt hơn 12.000 tỉ đồng kể từ sau kiểm soát đặc biệt.

Trong năm 2017, Sacombank đã xử lý 19.000 tỉ đồng nợ xấu.

dài hạn. Cụ thể, tiền gửi ngắn hạn dù chịu ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực và biến động so với đầu năm thì tiền gửi trung dài hạn vẫn tăng tương đương 2%. Sự dịch chuyển nguồn tiền gửi này đã giúp DongA Bank có được nguồn vốn ổn định và bền vững để phát triển kinh doanh.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho biết, tính đến nay, Sacombank đã xử lý được hơn 19.000 tỉ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó 15.000 tỉ đồng thuộc đề án tái cơ cấu. Cụ thể, trong tổng số nợ đã xử lý gồm

thanh lý tài sản nhận cấn trừ nợ gần 2.800 tỉ đồng; bán nợ theo giá thị trường 2.600 tỉ đồng cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC); tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14.200 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu của Sacombank đầu năm 2017 là 6,68%, đến cuối năm 2017 giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, mục tiêu của ngân hàng năm nay là xử lý hơn 19.000 tỉ đồng nợ xấu, tương đương với 2017.

(Theo SGGPO)

Sau trận động đất với cường độ 3,9 độ richter, Điện Biên lại xảy ra động đất sáng 9.1 với cường độ 4,3 độ richter.

Khoảng 6 giờ 20 phút ngày 9.1, tỉnh Điện Biên tiếp tục xảy ra trận động đất mạnh với cường độ 4,3 độ richter. Đây là trận động đất thứ 2 liên tiếp xảy ra trong 2 ngày nay trên địa bàn.

Theo số liệu của Trạm Quan sát địa chấn TP Điện Biên Phủ cung cấp, trận động đất có cường độ mạnh với độ rung giật 4,3 độ richter, thời gian dư chấn khoảng 3 - 4 giây, độ sâu chấn tiêu 10km.

Cường độ rung động của trận

Lại động đất ở Điện Biên, cường độ 4,3 độ richterđộng đất nằm ở khoảng cấp 5, theo thang MSK 64, tiêu chuẩn châu Âu.

Vị trí tâm chấn nằm ở tọa độ 21,444 độ vĩ Bắc, 103,310 độ kinh Đông, tọa độ này xác định được tâm chấn nằm ở khu vực huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Trước đó, vào khoảng 3 giờ ngày 8.1, tại khu vực giáp ranh giữa huyện Điện Biên Đông và huyện Mường Ảng của tỉnh Điện Biên cũng xảy ra một trận động đất mạnh với cường độ 3,9 độ richter.

Đây là một trận động đất được đánh giá có nhiều dấu hiệu

lạ nên Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang cử cán bộ lên nghiên cứu xem đây có phải là trận động đất tiền chấn báo hiệu cho các trận động đất khác mạnh hơn sẽ xảy ra trên địa bàn hay không.

Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, Điện Biên là tỉnh nằm trong khu vực Tây Bắc, khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trong cả nước.

Trong 100 năm qua trên địa bàn đã xảy ra 3 trận động đất rất mạnh lên tới 6,9 độ richter gây thiệt hại nặng cho địa phương và các vùng lân cận. (VOV)

Tàu cá bị chìm, 8 ngư dânrơi xuống biển mất tích

Hà Nội: Giải tỏa trên 2.300 hộ dân làm đường vành đai 1

Ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin về dự án vành đai 1.

Việt-Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Việc đầu tư xây dựng tiếp đoạn đường vành đai 1 từ Hoàng Cầu - Voi Phục là cần thiết nhằm phát huy hiệu quả toàn tuyến, đáp ứng nhu cầu và giải tỏa ùn tắc giao thông của khu trung tâm thành phố.

Đây là dự án nằm trong danh mục các công trình trọng điểm của TP Hà Nội, có tổng mức đầu tư là trên 7.779 tỉ đồng, thuộc vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2017-2020

đã được HĐND TP Hà Nội thông qua.

Dự án được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020, đi qua địa bàn các phường Ô Chợ Dừa, Cát Linh, Láng Hạ, Láng Thượng thuộc quận Đống Đa và phường Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh thuộc Ba Đình.

Toàn bộ tuyến đường có chiều dài trên 2.270 m, mặt cắt ngang 50 m, diện tích khoảng 153.341 m2. Phạm vi lấn chiếm dự án khoảng 159.424 m2, trong đó phần đường, hè khoảng 153.341 m2, phần mở rộng về phía Bắc dự án là 6.083 m2.

Dự án còn được đầu tư xây dựng hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan đường hè. (LĐO)

Tàu cá TH 91552 TS bị chìm, 8 ngư dân rơi xuống biển. Ảnh minh họa

cực tìm kiếm 5 ngư dân bị mất tích.

Trước đó, chiều 8.1, tàu cá mang số hiệu TH 90605 TS và một bè gắn máy (không có tên) bị hỏng máy thả trôi trên biển. Cụ thể, tàu cá TH 90605 TS đang hoạt động đánh bắt thì bị hỏng máy tại vị trí có tọa độ 20°05’00N 107°41’00E, cách đảo Bạch Long Vỹ 4 hải lý

về phía Nam. Sau khi gặp sự cố máy, tàu đã yêu cầu được cứu hộ khẩn cấp.

Một vụ việc khác Đài TTDH Hải Phòng cũng tiếp nhận từ đơn vị tìm kiếm cứu nạn, đó là phối hợp hỗ trợ cho một bè lắp máy (không có tên) bị gãy chân vịt, thả trôi tại vị trí có tọa độ 19°45’00N 105°55’00E. Trên phương tiện có 1 người.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin yêu cầu trợ giúp của các tàu gặp nạn, Hệ thống TTDH Việt Nam đã chuyển tiếp đến các đơn vị ứng cứu trên bờ để phối hợp trợ giúp. Bên cạnh đó, Hệ thống TTDH Việt Nam cũng đã thông báo tới các tàu thuyền hoạt động lân cận tăng cường quan sát và trợ giúp tìm kiếm ngư dân mất tích.

(LĐO)

Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 9.1, hai tàu cá của ngư dân ở TP Đà Nẵng trôi dạt trên vùng biển thuộc TP Hội An (Quảng Nam) đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa Đại (BĐBP tỉnh Quảng Nam) đưa vào bờ an toàn.

Trước đó, lúc 7 giờ 30 phút ngày 9.1, tàu cá mang số hiệu QNa 03367 do ông Mai Văn Khanh (TP Đà Nẵng) làm chủ phương tiện và tàu cá ĐNa 06655 của ông Phan Sáu (TP Đà Nẵng) làm chủ phương tiện bị trôi dạt ở khu vực ngoài cửa biển Cửa Đại và bãi tắm An Bàng, TP Hội An.

Nhận được tin báo, Đồn

Đưa hai tàu cá trôi dạt trên vùng biển Hội An vào bờ an toàn

Ảnh minh họa

biên phòng Cửa Đại đã cử cán bộ, chiến sĩ, đồng thời huy động phương tiện tại chỗ, nhanh chóng tiếp cận 2 tàu cá và kéo vào bờ an toàn. Vào thời điểm trên, không có người ở trên 2 tàu cá này.

Theo thượng tá Trần Văn Ba, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Đại, trước đó 2 tàu cá QNa 03367 và ĐNa 06655 đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang (TP Đà Nẵng), do gặp gió to, sóng lớn nên đã đứt dây neo và trôi dạt vào vùng biển Hội An (Quảng Nam).

Đồn biên phòng Cửa Đại đã thông báo cho 2 chủ tàu cá cùng đại diện chính quyền địa phương đến đơn vị để làm thủ tục nhận lại phương tiện. Tuy nhiên, hiện nay thời tiết trên biển có sóng lớn nên 2 tàu cá này chưa thể về lại TP Đà Nẵng.

(TTXVN/VIETNAM+) 

Page 9: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

10 THÔNG TIN CÔNG CỘNGBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

DỰ BÁO THỜI TIẾT

6h: Thời sự BTV; 6h30: Ca nhạc; 7h: Phim truyện: Thiên đường tội lỗi (T.16); 7h45: Phim truyện VN: Sông dài (T.37); 8h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 8h45: Khám phá thế giới; 9h15: Phim hoạt hình; 9h45: Phim tài liệu; 10h: An ninh Bình Định: Công an phường Thị Nại thành phố Qui Nhơn nhanh chóng làm rõ vụ án mạng; 10h20: Hộp thư truyền hình; 11h: Phim truyện VN: Anh và em (T.39); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Trái tim bị đánh cắp (T.12); 13h: Phim hoạt hình; 13h30: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Thiên thần báo thù (T.15+16); 15h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 15h45: Ca nhạc; 16h: Phim truyện VN: Thề không gục ngã (T.32-hết); 16h45: Khám phá thế giới; 17h30: Tạp kỹ quốc tế; 17h40: Nhịp cầu âm nhạc; 18h: Phim truyện: Thiết Kiều Tam (T.11); 19h: Tiếp sóng bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h45: Thời sự BTV; 20h15: Tạp chí kinh tế tập thể: Kinh tế HTX ở Bình Đinh - 1 năm nhìn lại; 20h35: Phim truyện: Vua khách sạn (T.37); 21h20: Bản tin thị trường; 21h30: Phim truyện VN: Mặn hơn muối (T.21); 22h15: Thời sự BTV; 22h40: Nhịp cầu âm nhạc.

THỨ TƯ, NGÀY 10.1.2018

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn:Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Bộ

Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định; Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Phù Mỹ; Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội CCB xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định; Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội; Chi bộ khu phố, họ hàng nội ngoại, gia đình thông gia, bà con hàng xóm cùng bạn bè thân hữu gần xa… đã gửi vòng hoa chia buồn, đến viếng, dự lễ truy điệu và tiễn đưa cha, ông, cụ chúng tôi là: Đại tá VŨ TẤN HẠT, sinh năm 1927; quê quán: Xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tạm trú: Số 80/33/8 đường 41 Phú Định, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Mặt trận 579, Quân khu 5. Do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần hồi 4 giờ, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (nhằm ngày 8 tháng 11 năm Đinh Dậu), hưởng thọ 91 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà (thôn Hương Lạc, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất, gia đình mong được lượng thứ.

Thay mặt gia đình Trưởng nam VŨ HỒNG MINH

Cùng các con, cháu, chắt đồng cảm tạ

LỜI CẢM TẠ

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁOl Bán đất nền khu đô thị mới An Phú Thinh tại TP. Quy Nhơn: Giao thông

thuận lợi; hạ tầng đẳng cấp; môi trường trong lành, xanh mát. Giá chỉ từ 15 triệu đồng/m2.l Tư vấn đầu tư căn hộ Chung cư cao cấp An Phú Thịnh Gaden Tower

không gian thoáng mát; trang trí nội thất sang trọng; công viên và bãi đậu xe rộng. Có nhân viên tư vấn, hướng dẫn khách hàng tham quan căn hộ mẫu 2 phòng ngủ và 3 phòng ngủ.

Khách hàng có nhu cầu liên hệ tại: Sàn giao dich Bất động sản Bình Đinh. Đ/c: 70 - Lê Duẩn, TP. Quy NhơnĐT tư vấn: 0975 21 25 28 – 093 53 777 13 – 09 8225 6225 (kể cả thứ 7

và chủ nhật)

BAN NHABán nhà trong hem, sô 53/4 Nguyên Thái Hoc, TP Quy Nhơn, cách

mặt đương Nguyên Thái Hoc 25 met (ngoài hem 53, còn có thể vào nhà từ hem 33 Nguyễn Thái Học, thông hem). Sổ hồng chính chủ. Diện tích đất: hơn 62m2. 

Nhà giáp 2 mặt hem, 2 mê rươi, có 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ, 2 phòng khách, gian bếp và phòng ăn rộng rãi, 2 WC, giếng trời thông thoáng, lấy đủ ánh sáng và gió; sân thượng rộng rãi, đang làm sân vườn cây kiểng, đã lăp đặt săn hệ thống máy tời kiên cố để chuyển đồ đạc nặng lên sân thượng dễ dàng, có hệ thống cung cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Xây dựng chăc chăn để ở, nhà thoáng gió, sáng sủa. Xem nhà se thích.

Giá 1,95 tỉ đồng.  Liên hệ: Chị KIÊU, 0904 901474.

Công ty TNHH Dịch vụ Bán đấu giá tài sản Bình Định tổ chức đấu giá xe ô tô 12 chỗ ngồi hiệu TOYOTA HIACE, biển số 77B-1449 đã qua sử dụng, sản xuất năm 2002; niên hạn sử dụng: 2022; nước sản xuất: Việt Nam; số máy: 1RZ-2777181; số khung: RZH114-5001742.

- Giá khởi điểm: 150.000.000 đồng, khách hàng tham gia đấu giá nộp khoản tiền đặt trước là 15.000.000 đồng và tiền mua hồ sơ đấu giá là 200.000 đồng.

- Hình thức đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói- Phương thức trả giá: Trả giá lên- Người có tài sản đấu giá: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam – Chi nhánh Bình Định.- Thời gian xem tài sản và đăng ký tham gia đấu giá: Từ ngày

thông báo đến 10h, ngày 20.1.2018; Thời gian tổ chức đấu giá: 9h ngày 23.1.2018. Khách hàng có nhu cầu tham gia đấu giá liên hệ tại: Công ty TNHH Dich vụ Bán đấu giá tài sản Bình Đinh Địa chỉ: 70 Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình ĐịnhĐiện thoại: 0256.3521281 Fax: 0256.3521282

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ THANH LÝ TÀI SẢN

I- Khu vực tỉnh Bình Đinh:Nhiều mây, có mưa và mưa rào. Gió đông băc cấp 3-4, ven biển có

lúc cấp 5.Nhiệt độ cao nhất từ: 24 - 260C; nhiệt độ thấp nhất từ: 20 - 220C.II- Khu vực thành phô Quy Nhơn:Nhiều mây, có lúc có mưa rào. Gió đông băc cấp 4-5.Nhiệt độ cao nhất từ: 25 - 260C; nhiệt độ thấp nhất từ: 22 - 230C.III- Dự báo thơi tiết vùng biển Bình Đinh:Nhiều mây, có mưa rào và giông rải rác. Tầm nhìn xa trên 10km, giảm

xuống 4-10km trong mưa. Gió đông băc cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

NGÀY VÀ ĐÊM 10.1.2018

Page 10: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

11THÔNG TIN - QUẢNG CÁO Bình ĐịnhTHỨ TƯ, [email protected]

THÔNG BÁO TUYỂN SINH Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Định liên kết với các

trường Đại học công lập tuyển sinh năm 2018 các ngành học sau:

NGÀNH, HỆ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐÀO TẠO GHI CHÚ

1. ĐẠI HỌC HỆ VLVH

Công tác xã hội, Luật học,Quản lý giáo dục

Đại học Huế

Xét tuyển liên tục.Dự kiến khai giảng lớp mới trong tháng 4.2018

Sư phạm Thiết bị trường họcGiáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thôngKỹ thuật công trình xây dựngCông nghệ thông tin

Trường ĐH Giao thôngvận tải TP HCM

Luật học, Ngôn ngữ AnhQuản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hànhQuản trị khách sạn

Đại học Đà Nẵng

Lưu trữ - Quản trị văn phòng Trường ĐH KHXH&NVTP HCM

Quản lý Nhà nước, Quản lý đất đai Sư phạm Tin học, Giáo dục tiểu học,Giáo dục mầm non

Trường ĐH Quy Nhơn

2. ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA

Luật học, Luật kinh tế, Công tác xã hội, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng

Trường ĐH Mở TP HCM

Nhận hồ sơ liên tụcHọc vào thứ 7,CN

Ngôn ngữ AnhCông nghệ thông tin

Viện Đại học MởHà Nội

Nhận hồ sơ liên tụcHọc E-learning

3. HỆ BỒI DƯỠNG

Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản Trung tâm GDTXtỉnh Bình Định

Nhận đăng ký liên tụcThi đợt 1: tháng 3.2018Tiếng Anh trình độ B,C

Bồi dưỡng Kế toán trưởng Trường Đại họcTài chính - Kế toán

Nhận đăng ký liên tụcKhai giảng: tháng 3.2018

Liên hệ: Trung tâm GDTX tỉnh Bình Định, số 107A Thanh Niên, TP Quy Nhơn ĐT: (0256) 3892319 - 3891737; website: www.gdtxbinhdinh.edu.vn

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGNhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển, Sở KH&CN

Bình Định thông báo tuyển dụng nhân sự cho Trung tâm Khám phá khoa học ở các vị trí sau:

- 2 người phụ trách, 1 thực tập sinh Phát triển nội dung phổ biến khoa học đại chúng.

- 1 người phụ trách, 1 thực tập sinh Công nghệ thông tin.Thông tin chi tiết xin xem trên http://skhcn.binhdinh.gov.

vn/?page_id=9172 và http://explorascience.vn

Quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Hoài Ân.1. Xã Ân Hảo Đông: 16 lô. Diện tích: 70 m2/lô đến 132 m2/lô. Giá khởi

điểm: 700.000 đồng/m2 đến 1.600.000 đồng/m2. Tiếp nhận hồ sơ đấu giá: Từ 8h đến 16h ngày 22.1.2018; Đấu giá: Từ 8h ngày 25.1.2018 tại UBND xã Ân Hảo Đông.

2. Xã Ân Mỹ: 6 lô. Diện tích: 125 m2/lô đến 255 m2/lô. Giá khởi điểm: 1.500.000 đồng/m2 đến 4.000.000 đồng/m2. Tiếp nhận hồ sơ đấu giá: Từ 8h đến 16h ngày 22.1.2018; Đấu giá: Từ 13h30 ngày 25.1.2018 tại Trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã Ân Mỹ.

3. Xã Ân Hữu: 2 lô. Diện tích: 180 m2/lô. Giá khởi điểm: 420.000 đồng/m2. Tiếp nhận hồ sơ đấu giá: Từ 8h đến 16h ngày 23.1.2018; Đấu giá: Từ 8h ngày 26.1.2018 tại UBND xã Ân Hữu.

Thời gian, địa điểm bán hồ sơ: 1. Tại Công ty TNHH đấu giá tài sản Nam Việt và Trung tâm Phát triển quỹ

đất huyện Hoài Ân: Từ ngày có thông báo đến trước 16h ngày 23.1.2018; 2. Tại UBND xã Ân Hảo Đông; Trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã Ân Mỹ

và UBND xã Ân Hữu: Từ 8h đến 16h ngày 22.1.2018.Hình thức đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói theo từng lô đất.Phương thức đấu giá: Trả giá lên.Điều kiện tham gia đấu giá: Tô chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện

được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá có nhu cầu: Mua hồ sơ, nộp hồ sơ hợp lệ, nộp tiền đăt trước 10% giá khởi điểm của lô đất trong thời gian quy định theo thông báo này.

Các chi tiết khác vui lòng liên hệ: Công ty TNHH đấu giá tài sản Nam Việt; Số 157 Ngô Mây, TP Quy Nhơn, ĐT: 0256 3746757; 0905824457 hoăc tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Ân.

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ

NHÀ - ĐẤTl Chỉ có 850 triệu đồng, sở hữu đất nền trung tâm TP Quy Nhơn,

ngay quốc lộ 1D, giá chỉ 24,5 triệu đồng/m2. Diện tích: 5 x 21, 5 x 23, 7 x 19. Sô hồng có sẵn. Thanh toán linh hoạt. Liên hệ: Thái Hà: 0935 252 285 hoăc 0988 952 285.

CÔNG TY TNHH ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐÔNG DƯƠNGTHÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Tài sản thi hành án: Quyền sử dụng đất ở có diện tích 170m2, thuộc thửa đất số 343, tờ bản đồ số 13, tọa lạc tại thôn Phú Mỹ 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Giá khởi điểm của tài sản: 68.175.514 đồng (nộp khoản tiền đăt trước 13.000.000 đồng và tiền hồ sơ tham gia đấu giá 150.000 đồng).

Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết đến 16 giờ ngày 26.1.2018 tại số 658 đường Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian, địa điểm nộp khoản tiền đặt trước: Đến 16 giờ ngày 26.1.2018, tài khoản của Công ty TNHH đấu giá tài sản Đông Dương.

Thời gian xem tài sản đấu giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết cho đến ngày tô chức cuộc đấu giá. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá: Lúc 9 giờ ngày 29.1.2018 tại Trụ sở Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy Phước.

Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Tất cả các tô chức, cá nhân, trừ các trường hợp pháp luật quy định không được phép tham gia đấu giá, phải nộp hồ sơ tham gia đấu giá đầy đủ và khoản tiền đăt trước theo đúng quy định.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tại: CÔNG TY TNHH ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐÔNG DƯƠNGĐịa chỉ liên hệ: 658 Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn, Bình Định.ĐT: 0256.(2200569-3701703) – Fax: 0256.3547029 - DĐ: 091.4024837Website: www.daugiataisandongduong.comHoặc Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy PhướcĐịa chỉ: Số 103 đường Xuân Diệu, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy

Phước, tỉnh Bình Định.

Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Bình Định tô chức đấu giá 43 lô đất ở tại khu QHDC thôn Gia Lạc, thôn Gia Thạnh và thôn Xuân An, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, diện tích đất từ 149,8 m² đến 299,2 m² /lô; giá khởi điểm từ 122 triệu đồng đến 308 triệu đồng/lô.

- Thời gian, địa điểm xem thực trạng tài sản, hồ sơ, tài liệu về tài sản đấu giá: Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản đến 17 giờ ngày 29.1.2018 tại khu QHDC thôn Gia Lạc, thôn Gia Thạnh, thôn Xuân An, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phù Cát hoăc tại Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Bình Định.

- Thời gian đăng ký: Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 14 giờ đến 17 giờ ngày 29.1.2018.

- Địa điểm đăng ký, nộp khoản tiền đặt trước và tiền hồ sơ tham gia đấu giá: Tại Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Bình Định hoăc tại UBND xã Cát Minh.

- Thời gian, địa điểm đấu giá: Từ 8 giờ 30 phút, ngày 1.2.2018 đến khi kết thúc tại Hội trường UBND xã Cát Minh.

- Phương thức đấu giá: Bán từng lô bằng phương thức trả giá lên.- Hình thức đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá.- Người có tài sản đấu giá: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát.- Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giáCác cá nhân, tô chức có nhu cầu đăng ký đấu giá tài sản trên nộp khoản

tiền đăt trước bằng 10% giá khởi điểm của lô đất (làm tròn số) và tiền hồ sơ tham gia đấu giá. Mọi chi tiết liên hệ tại Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Bình Định - 37 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn. ĐT: 0256. 3812837; 3822216; 3814641.

Website: www.trungtamdaugiabinhdinh.gov.vn

THÔNG BÁO(V/v đấu giá QSD đất ở khu QHDC xã Cát Minh,

huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định)

CÔNG TY TNHH ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NAM VIỆT

Page 11: u Định hướng dư luận đúng, minh bạch thông tin · chất, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc của cơ quan làm công tác tư tưởng

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH n Thư ký Tòa soạn: NGUYÊN SƯƠNG - HOÀNG SÔ n Trình bày: MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Bình Định điện tử: www.baobinhdinh.com.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÌNH ĐỊNH ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

12 THẾ GIỚIBình ĐịnhTHỨ TƯ, 10.1.2018 [email protected]

ĐÀM PHÁN LIÊN TRIỀU:

Khởi đầu tốt là thành công một nửaTriều Tiên sẽ cử phái đoàn cấp cao tới PyeongChang, còn Hàn Quốc muốn các vận động viên 2 miền sẽ đứng chung một đoàn tại Thế vận hội lần này.

Hàn Quốc và Triều Tiên đã trao đổi đề xuất của mỗi bên trong phiên làm việc sáng 9.1 - cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên được nối lại sau hơn 2 năm, tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm nhằm thảo luận việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa Đông, cũng như cách thức cải thiện quan hệ liên Triều.

Đề xuất cởi mởThứ trưởng Bộ Thống nhất Chun Hae-

sung cho biết, phía Hàn Quốc đề xuất hai bên sẽ cùng đứng chung một đoàn trong lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội. Hàn Quốc cũng đề nghị tổ chức cuộc họp của tổ chức Chữ thập đỏ để thảo luận việc đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 nhân dịp Tết Nguyên đán vào tháng 2 tới. Ngoài ra, đàm phán quân sự cũng được nêu ra nhằm tránh những xung đột không đáng có dọc biên giới.

“Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề cần thiết phải chấm dứt các hành động làm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khôi phục đối thoại, mang lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, trong đó có việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. Ông Chun Hae-song phát biểu với báo giới.

Đổi lại, Triều Tiên cho biết sẽ cử một phái đoàn quan chức cấp cao và các phái đoàn khác bao gồm các vận động viên, hoạt náo viên, các nhóm biểu diễn nghệ thuật và ca hát, đội Taekwondo và các phóng viên tới Thế vận hội mùa Đông PyeongChang. Ông Chun cho biết, Triều Tiên cũng đề xuất giải quyết các vấn đề về quan hệ liên Triều thông qua đàm phán và đối thoại vì hòa bình và thống nhất trên bán đảo.

“Tôi tới đây với hy vọng hai miền Triều Tiên sẽ đối thoại một cách chân thành nhằm mang lại kết quả thực chất cho người dân Hàn - Triều, những người kỳ vọng nhiều ở cuộc đàm phán này như một món quà năm mới”- ông Ri Son-gwon, trưởng phái đoàn Triều Tiên phát biểu

trước khi bước vào cuộc đàm phán. Ông Ri Son-gwon là Chủ tịch Ủy ban Thống nhất hòa bình của Triều Tiên, cơ quan phụ trách các vấn đề với Hàn Quốc.

Nói về cuộc đàm phán lần này, Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon, trưởng phái đoàn Hàn Quốc cho biết: “Một sự khởi đầu tốt là thành công một nửa. Tôi hy vọng hai bên có thể đàm phán với sự quyết đoán và kiên trì”. Dù hai bên sẽ tập trung vào hợp tác trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông, hai bên cũng sẽ hy vọng đề cập việc cải thiện quan hệ liên Triều.

Khởi đầu tốt là thành công một nửaCác chương trình nghị sự liên quan đến

Thế vận hội mùa Đông bao gồm việc liệu phái đoàn Triều Tiên sẽ đi bằng đường bộ hay bằng phương tiện khác và liệu hai bên có đứng chung một đoàn tại lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội hay không. Nếu phái đoàn Triều Tiên đi bằng đường bộ qua khu biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt, sẽ phải có sự tham vấn giữa giới chức quân sự hai bên. Còn nếu Triều Tiên cử đoàn hoạt náo viên, đoàn biểu diễn nghệ thuật và ca hát tới PyeongChang, hai bên sẽ tham vấn chi tiết về lịch trình đi lại cụ thể, nơi ở và các vấn đề an ninh.

Ông Chun Hae-sung nói rằng, Triều Tiên đã lắng nghe “một cách cẩn trọng” lời kêu gọi của Hàn Quốc về việc khôi phục đàm phán về hòa bình và phi hạt nhân hóa. Ông cũng cho biết, Triều Tiên chưa đưa ra tuyên bố nào về các lệnh trừng phạt quốc tế cũng như khu công nghiệp chung Kaesong”.

Các cuộc đàm phán cấp cao có thể được gọi là một thành công nếu Triều Tiên đồng ý tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang và hai bên ấn định ngày cho cuộc họp tiếp theo, cũng như xác nhận lập trường của mỗi bên về các mối quan tâm chung. Giáo sư Yang Moo-jin, tại Đại học chuyên nghiên cứu vấn đề Triều Tiên nhận định. (Theo VOV.VN)

Hàn Quốc và Triều Tiên đàm phán cấp cao lần đầu tiên sau hơn 2 năm. Ảnh: Yonhap

Ngày 8.1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số động thái nối lại đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ các biện pháp liên quan tới tình hình bán đảo Triều Tiên nhằm thúc đẩy đối thoại, duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực; kêu gọi các bên tiếp tục có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới”. (Theo TTXVN)

Trả lời câu hỏi của báo giới rằng liệu các cuộc tấn công mới đây của

Lực lượng quân sự Nga còn lại ở Syria đủ sức chống khủng bố

Bộ Nội vụ Afghanistan ngày 9.1 cho biết Cảnh sát quốc gia Afghanistan (ANP) đã bắt giữ 3 thành viên cấp cao của Taliban tại tỉnh Paktika ở miền Đông. Ngày 8.1, ANP đã phục kích một nhóm tay súng Taliban tại huyện Ziruk tỉnh Paktika và bắt giữ 3 thành viên cấp cao của tổ chức này. Trong cuộc phục kích, 1 ôtô, 1 máy thu phát liên lạc và nhiều vũ khí đã bị thu giữ. Bộ Nội vụ cho biết Taliban là tổ chức lên kế hoạch và tổ chức nhiều vụ khủng bố và phá hoại tại tỉnh Paktika.

Cũng trong ngày 8.1, 13 tay súng đã bị tiêu diệt và 7 tay súng khác bị thương khi các máy bay của lực lượng chính phủ tấn công nơi ẩn náu của Taliban tại tỉnh Ghazni ở miền Đông Afghanistan. Trong cuộc không kích này, 1 ôtô, 4 xe máy và 1 kho đạn của Taliban đã bị phá hủy.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

An ninh Afghanistan tăng cường tấn công Taliban vào mùa Đông

Quân đội Syria tố Israel không kích vào lãnh thổ nước này

Giới chức Quốc phòng Syria phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia cho biết, sáng hôm qua (9.1) Israel đã 3 lần sử dụng tên lửa đất đối đất và máy bay chiến đấu oanh kích vào lãnh thổ của Syria.

Nguồn tin cho biết, vào khoảng 2 giờ 40 phút (theo giờ địa phương), không quân Israel đã tấn công vào khu vực Qutayfah, gần thủ đô Damascus, nơi có căn cứ không quân của Syria phá hủy một số máy bay. Ngoài ra, một vụ bắn tên lửa khác từ cao nguyên Golan, tuy nhiên, tên lửa này đã bị bắn hạ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel đã từ chối trả lời về cáo buộc của Syria nhưng thừa nhận hồi tháng 8 năm ngoái, Israel đã tiến hành nhiều vụ tấn công vào Syria để ngăn chặn việc Iran hậu thuẫn và cung cấp vũ khí cho nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon qua lãnh thổ Syria.

(Theo VOV.VN )

Máy bay chiến đấu của Israel. Ảnh minh họa

Binh sĩ Afghanistan trong chiến dịch chống phiến quân tại Kunduz. Nguồn: THX/TTXVN

lực lượng khủng bố có sử dụng máy bay không người lái vào căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria có cho thấy việc rút lực lượng quân sự Nga khỏi Syria là quá sớm không, Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov (ảnh) ngày 9.1 tuyên bố: “Lực lượng của Nga còn lại ở Syria, cơ sở hạ tầng quân sự còn lại ở căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hải quân Tartus có đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, các cuộc tấn công vừa qua cho thấy cần phải đẩy mạnh giải pháp chính trị (cho cuộc

khủng hoảng tại Syria)”. Ông Peskov nhấn mạnh Nga quyết

định rút bớt lực lượng quân sự khỏi Syria sau khi thấy không cần thiết phải thực hiện các chiến dịch quân sự lớn và cũng lường trước khả năng tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 6.1 đã diễn ra cuộc tấn công với 13 máy bay không người lái vào các căn cứ Hmeimim và Tartus, tuy nhiên 7 máy bay không người lái đã bị bắn rơi và 6 chiếc còn lại bị phía Nga giành quyền điều khiển và thu giữ. (Theo TTXVN/Vietnam+)