27
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG (AIS) SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

  • Upload
    dinhdan

  • View
    244

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢOQUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG (AIS) SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

Page 2: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Hà Nội – 2011

Page 3: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Mục lục1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN..................................................................32. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HÓA..............3

2.1. Tình hình trong nước...........................................................................32.2. Tình hình ngoài nước...........................................................................6

3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ ................83.1. Tình hình sử dụng trong nước............................................................83.2. Tình hình sử dụng ngoài nước............................................................8

4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN.................................135. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN........................................................13

5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyến....135.2. Lựa chọn tài liệu.................................................................................14

5.2.1. Các khuyến nghị của IMO........................................................145.2.2. Tiêu chuẩn của ITU-R...............................................................145.2.3. Tiêu chuẩn của IEC...................................................................14

5.3. Phân tích tài liệu.................................................................................145.3.1. Các khuyến nghị của IMO........................................................145.3.2. Các tiêu chuẩn của ITU-R.........................................................145.3.3. Các tiêu chuẩn của IEC.............................................................15

5.4. Lựa chọn sở cứ chính.........................................................................156. HÌNH THỨC BIÊN SOẠN QUY CHUẨN.............................................167. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN...........................168. KẾT LUẬN................................................................................................17Tài liệu tham khảo.........................................................................................18

1

Page 4: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Lời nói đầu

QCVN XXX:YYYY/BTTTT được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn IEC: 61993-2 (2001-12) và tiêu chuẩn IEC 60945 (08/2002) của Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC).QCVN XXX:YYYY/BTTTT do Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông soát xét và hoàn chỉnh, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số ...../YYYY/TT-BTTTT ngày .... tháng ..... năm …… của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2

Page 5: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

THUYẾT MINH DỰ THẢOQUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG (AIS) SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨNQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động (AIS) sử dụng trên tàu biển2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HÓA2.1. Tình hình trong nước2.1.1. Quản lý thiết bị AIS của Bộ Giao thông vận tảia) Quy định về báo hiệu hàng hải: Ngày 27/10/2005, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 53/2005/QĐ-BGTVT về báo hiệu hàng hải. Tại điều 17 “Báo hiệu hàng hải AIS” của quyết định này nêu rõ:

1. Báo hiệu hàng hải AIS có các tác dụng sau đây:a) Nhận dạng báo hiệu hàng hải trên màn hình AIS, radar tầu hoặc trạm radar hàng hải khác khi được kết nối với AIS;b) Giám sát và điều khiển từ xa hoạt động của báo hiệu hàng hải;c) Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nước, phân luồng giao thông;d) Báo hiệu công trình trên biển; đ) Cung cấp dữ liệu về thời tiết, thủy triều và các đặc điểm khí tượng thủy văn khác.2. Phân loại báo hiệu hàng hải AIS:Báo hiệu hàng hải AIS gồm các loại sau đây:a) Báo hiệu hàng hải AIS "thực" được đặt trên báo hiệu hàng hải và truyền phát thông tin về báo hiệu hàng hải đó;b) Báo hiệu hàng hải AIS "giả" được đặt bên ngoài báo hiệu hàng hải và truyền phát thông tin về báo hiệu hàng hải đó;c) Báo hiệu hàng hải AIS "ảo" được dùng để truyền phát thông tin về báo hiệu hàng hải không có thực.3. Thông tin truyền phát của báo hiệu hàng hải AIS:

3

Page 6: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

a) Thông tin về báo hiệu hàng hải bao gồm loại báo hiệu hàng hải, tên của báo hiệu hàng hải, vị trí của báo hiệu hàng hải, độ chính xác vị trí của báo hiệu hàng hải, chỉ báo sai lệch vị trí của báo hiệu hàng hải nổi, kích thước của báo hiệu hàng hải, các thông số khác và tình trạng kỹ thuật của báo hiệu hàng hải; b) Thông tin liên quan đến an toàn hàng hải;c) Thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn và các đặc điểm khác của vùng lân cận báo hiệu hàng hải;d) Thông tin giám sát báo hiệu hàng hải.4. Thời gian hoạt động của báo hiệu hàng hải AIS là 24 giờ/ngày.

b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải:Ngày 05/07/2010, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải, mã số đăng ký QCVN 20:2010/BGTVT kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định tác dụng, phân loại vị trí lắp đặt, phương thức hoạt động, chế độ hoạt động, thời gian hoạt động và thông tin truyền phát.Nhận xét: Các quy định của Bộ Giao thông vận tải quy định rõ các loại báo hiệu AIS, các loại thông tin mà báo hiệu AIS phát đi, thời gian hoạt động của báo hiệu AIS và tác dụng của báo hiệu này.Tuy nhiên các quy định của Bộ Giao thông vận tải không quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC), yêu cầu về an toàn điện của hệ thống thiết bị nhận dạng tự động AIS.2.1.2. Quản lý thiết bị AIS của Cục Đăng kiểm Việt NamCục Đăng kiểm Việt Nam (VR) là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và chất lượng của các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt và công trình biển, các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho các ngành nói trên. Đồng thời, VR cũng là một tổ chức phân cấp tàu thủy.Với chức năng, nhiệm vụ trên, VR đã có các thông báo liên quan đến các quy định và hướng dẫn quan trọng được Ủy ban An toàn hàng hải phê chuẩn. Cụ thể:- Trong thông báo số 010KT/04TB ngày 28/06/2004 của Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định về trang bị AIS và danh mục trang thiết bị an toàn cấp cho tàu đang khai thác chạy tuyến quốc tế có quy định:

“Theo yêu cầu của Qui định V/2.4.2, Bổ sung sửa đổi 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74), các tàu biển hoạt động tuyến quốc tế phải được trang bị hệ thống nhận dạng tự động (AIS) theo các thời hạn sau đây:

4

Page 7: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

1/ Tàu chở dầu, chở hóa chất hoặc chở khí hóa lỏng có tổng dung tích từ 300 trở lên: trang bị tại đợt kiểm tra an toàn trang thiết bị đầu tiên sau ngày 01/07/2003. 2/ Các tàu hàng không phải là tàu chở dầu, chở hóa chất hoặc chở khí hóa lỏng có tổng dung tích từ 50.000 trở lên: trang bị không muộn quá ngày 01/07/2004. 3/ Các tàu hàng không phải là tàu chở dầu, chở hóa chất hoặc chở khí hóa lỏng có tổng dung tích từ 300 trở lên nhưng nhỏ hơn 50.000: trang bị tại đợt kiểm tra an toàn trang thiết bị đầu tiên sau ngày 01/07/2004 nhưng không muộn quá 31/12/2004. Đối với các tàu chắc chắn sẽ được giải bản trong vòng 02 năm tính từ khi bắt buộc phải trang bị theo thời hạn nêu trên, Chính quyền Hàng hải có thể xem xét miễn giảm việc trang bị AIS.”

- Trong thông báo số 020KT/08TB ngày 26/06/2008 của Cục Đăng kiểm Việt Nam về thiết bị xác định vị trí dùng cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn có quy định:

“Các tàu phải trang bị ở mỗi bên mạn tàu 01 thiết bị xác định vị trí dùng cho mục đích tìm kiếm và cứu nạ theo một trong hai loại sau (tàu có tổng dung tích từ 300 đến 499 GT chỉ cần trang bị 01 thiết bị):Thiết bị phát báo thỏa mãn yêu cầu GMDSS (GMDSS Search and Rescue Transponder – SART), hoặc;Thiết bị phát báo thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống nhận dạng tự động (AIS Search and Rescue Transponder – AIS SART)”.

Nhận xét: Các thông báo của VR quy định về lựa chọn các hệ thống nhận dạng tự động AIS lắp đặt trên các tàu. Tuy nhiên các quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ liên quan đến vấn đề lắp đặt và chức năng của các hệ thống AIS mà không quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC), yêu cầu về an toàn điện của hệ thống thiết bị nhận dạng tự động AIS.2.1.3. Quản lý thiết bị AIS của Bộ Thông tin và Truyền thôngBộ Thông tin và Truyền thông có chức năng quản lý các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện nói chung, trong đó có các thiết bị thu phát báo hiệu AIS, về tương thích điện từ trường nhằm tránh việc can nhiễu giữa các thiết bị này với nhau khi hoạt động.Với chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện, mã hiệu quy chuẩn QCVN 18:2010/BTTTT. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) đối với các

5

Page 8: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

thiết bị thông tin vô tuyến điện làm việc trong dải tần từ 9 kHz đến 3000 GHz. Quy chuẩn này không áp dụng cho các máy thu thông tin quảng bá, các thiết bị thông tin cảm ứng, các máy phát có công suất siêu lớn, các thiết bị AIS.Năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao cho Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống nhận dạng tự động AIS thông qua đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng hệ thống nhận dạng tàu biển (AIS) trong hệ thống báo hiệu hàng hải”, mã số 108-07-KHKT-TC. Đề tài này đã được Hội đồng nghiệm thu của Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá và thông qua về nội dung. Tuy nhiên về hình thức trình bầy chưa tuân theo các quy định về trình bày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì vậy dự thảo quy chuẩn cần phải được rà soát và hoàn chỉnh lại trước khi ban hành. 2.2. Tình hình ngoài nướcTrên thế giới đã có rất nhiều hãng chế tạo thiết bị phát đáp AIS. Tiêu chuẩn thiết bị của các hãng chủ yếu là các tiêu chuẩn về giao diện, truyền dẫn, mã hóa ... của các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội hàng hải quốc tế (IMO), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU-R) và Ủy ban kỹ thuật điện quốc thế (IEC).2.2.1. Các khuyến nghị của IMOHiện tại IMO đã đưa ra khuyến nghị riêng cho các thiết bị phát đáp AIS, gồm:

IMO Resolution MSC.74(69). Annex 3, Recommendation on Performance Standards for a Universal Shipborne Automatic Identification System (AIS)

Tháng 7, năm 1997 tại kỳ họp thứ 43, IMO đã thống nhất dự thảo về tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống tự động nhận dạng tàu biển (các trạm phát đáp). Các tiêu chuẩn hoạt động này mô tả yêu cầu vận hành cho các thiết bị nhưng không định nghĩa ra giao thức truyền thông. Tại phiên họp thứ 69, tháng 5 năm 1998, IMO chính thức chấp thuận hoàn toàn tiêu chuẩn này. Báo cáo của Tiểu ban về an toàn hàng hải tại phiên họp thứ 45 bao gồm các đề mục chính sau:Tất cả các tàu trên 300 tấn (đang vận hành trên hải trình quốc tế), tàu hàng trên 500 tấn (không vận hành trên hải trình quốc tế) và tàu khách không quan tâm đến kích thước, đều phải tương thích với AIS như sau:* Các tàu đóng sau mùng 1 tháng 7 năm 2002* Các tàu đã đăng ký lưu thông trên hải trình quốc tế đóng trước 1 tháng 7 năm 2002- với các tàu khách bất kể kích thước và tàu chở dầu mọi kích thước phải được trang bị trước 1 tháng 7 năm 2003- với các tàu chở dầu và chở khách trên 50.000 tấn phải được trang bị trước 1 tháng 7 năm 2004

6

Page 9: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

- với các tàu chở dầu và chở khách trên 10.000 tấn và dưới 50.000 tấn, phải được trang bị trước tháng 1 năm 2005.- với các tàu chở dầu và chở khách trên 3.000 tấn và dưới 10.000 tấn, phải được trang bị trước 1 tháng 7 năm 2006- với các tàu chở dầu và chở khách trên 300 tấn và dưới 3.000 tấn phải được trang bị trước 1 tháng 7 năm 2007* Tàu không lưu thông trên hải trình quốc tế đóng trước 1 tháng 7 năm 2002 phải được trang bị trước 1 tháng 7 năm 20082.2.2. Các khuyến nghị của ITU-RHiện nay, ITU-R đã đưa khuyến nghị cho hệ thống AIS sử dụng truy nhập đa phân chia theo khe thời gian trong băng tần di động hàng hải. Với tên đầy đủ:

ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in the Maritime Mobile Band

Tại cuộc họp của Phân ban vô tuyến của ITU (ITU-R) vào tháng 2 năm 1998 để định nghĩa về kỹ thuật và giao thức truyền thông cho thiết bị này, dự thảo khuyến nghị được hoàn thiện vào tháng 11 năm 1998. IALA đã xây dựng các trạm phát đáp AIS đồng thời nộp dự thảo cho ITU-R vào tháng 9 năm 2000. Hiện nay bản dự thảo đã chính thức trở thành khuyến nghị ITU-R M.1371–1.2.2.3. Các tiêu chuẩn của IEC

Tiêu chuẩn IEC 61993–2Tiêu chuẩn được IEC đưa ra năm 2001, nhằm thay thế cho IEC 61993-1, cụ thể cho các thiết bị AIS. Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu và quy trình đo các tham số truyền dẫn trong quá trình hoạt động cũng như nội dung các bản tin trao đổi trong hệ thống AIS, và cuộc gọi chọn số DSC cũng như các ứng dụng tầm xa LR.

Tiêu chuẩn IEC 60945Tiêu chuẩn được IEC soạn thảo năm 2002, đưa ra các yêu cầu chung cho các hệ thống và thiết bị vô tuyến dùng trên tàu biển, cũng như phương pháp đánh giá chất lượng giao diện điện, điện từ và hoạt động của hệ thống. 2.2.4. Quy định hợp quy “Marine Transportation Security Act” của MỹHiện tại, Mỹ đang chấp thuận theo các yêu cầu về tần số hoạt động của ITU-R trong bộ tiêu chuẩn “Marine Transportation Security Act” đối với các thiết bị AIS lắp trên các tàu hoạt động trên vùng lãnh hải Mỹ và giao thông trên các sông trong nội địa. Theo đó, các tần số 87B (161.975 MHz) và 88B (162.025 MHz) được chỉ định dùng cho các kênh AIS1 và AIS2.2.2.5. Quy định hợp quy “Russian Maritime register of Shipping” của Nga

7

Page 10: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

RMRS không đưa ra tiêu chuẩn riêng mà chứng nhận hợp quy cần thiết cho AIS dựa trên ITU R.1371-1.2.2.6. Nhận xét

Các tiêu chuẩn thiết bị của các hãng sản xuất thiết bị AIS dựa trên các tiêu chuẩn giao diện, nội dung bản tin gửi, tham số truyền dẫn... của IMO, ITU-R và IEC

Để có được một bản tiêu chuẩn đầy đủ cho thiết bị AIS, cần phối hợp nhiều tiêu chuẩn.

Trong các tiêu chuẩn quốc tế cho AIS, tiêu chuẩn IEC 61163-2 và IEC 60945 kết hợp lại, sẽ cho ta các thông số chi tiết về yêu cầu kỹ thuật, quy trình đo đầy đủ nhất cho AIS.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ3.1. Tình hình sử dụng trong nước:AIS có mặt tại Việt Nam vào năm 2003, nhưng chỉ dùng cho các tàu viễn dương và các tàu chở hàng lớn mà chưa đủ điều kiện để trang bị cho các tàu đánh cá. Giá của thiết bị này tại Việt Nam tương đối đắt. Có loại AIS do Hàn Quốc sản xuất, giá khoảng gần 50 triệu đồng. Còn loại Furuno Nhật Bản có giá khoảng hơn 60 triệu đồng. Do các thiết bị AIS đắt tiền nên ngư dân khó có thể trang bị cho tàu đánh cá của mình, thông thường chỉ dùng các thiết bị thông tin thông dụng và vừa túi tiền như bộ đàm Galaxy, Wenden 4.800. Các loại máy bộ đàm trên có thể thông tin được từ 170km – 180km, giá gần 3 triệu đồng/ bộ. Ngoài ra, khi các tàu đánh cá xa bờ thường dùng thiết bị ICOM 718 hoặc STEM S.600 loại 100W với chiều dài liên lạc 1.000 – 1.500km. Giá của hai loại này là gần 9 triệu đồng/bộ. Cho nên, hệ thống AIS ở Việt Nam mới chỉ phục vụ cho các tàu viễn dương và tàu chở hàng lớn trên vùng biển Việt Nam, chưa triển khai phục vụ trên các tuyến sông ngòi nội địa.3.2. Tình hình sử dụng ngoài nước:3.2.1. Radar hàng hải FAR-21x7 của hãng FURUNO – Nhật Bảna) Giới thiệu chung:Hoạt động của các tàu khác được quan sát bằng phần mềm và hiển thị cảnh báo va chạm. Dòng sản phẩm FAR-21x7 có thể hiển thị các tàu được trang bị thiết bị AIS, khi kết nối với trạm phát đáp AIS.Ăngten radar có các loại cánh bức xạ 4; 6,5 và 8 foot (1 foot = 0,3048m). Với băng tần X, tốc độ quay theo tiêu chuẩn là 24 vòng/phút và 42 vòng/phút với

8

Page 11: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

HSC. Radar băng tần S có các loại cánh bức xạ 10 và 12 feet, radar băng S bảo đảm việc dò tìm mục tiêu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Hình 0-1: Thiết bị phát đáp AIS FAR-21x7b) Đặc tính kỹ thuật* Bức xạ rađa

- Kiểu rađa: Cánh dẫn sóng phân khe - Suy hao theo cạnh trục quay và độ rộng chùm tia

Băng X Băng S

Dạng bức xạXN-12AF XN-

20AFXN-24AF SN-30AF SN-36AF

Độ dài (foot) 4 6,5 8 10 12

Độ rộng chùm (chiều thẳng đứng) 1,90 1,230 0,950 2,30 1,80

Độ rộng chùm (chiều ngang) 200 200 200 250 250

Cạnh trục quay (trong khoảng ± 10%)

-24 -28 -28 -24 -24

Cạnh trục quay (ngoài khoảng ± 10%)

-30 -32 -32 -30 -30

9

Page 12: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Bức xạ 10 feet băng S có thể dùng cho HSC

* Bộ thu vô tuyến - Tần số: Băng X: 9410 MHz ± 30 MHz

Băng S: 3050 MHz ± 30 MHz- Băng thông: Xung ngắn : 40 MHz

Xung trung bình: 10 MHzXung dài: 3 MHz

* Tự động dựng hình- Khả năng thu 100 mục tiêu (bằng tay 50, tự động 50)- Tự động theo dõi mọi mục tiêu thu được trong dải từ 0,1 đến 32 nm trên màn hình- 2 vùng bảo vệ, trong đó một vùng có độ sâu 0,5 nm- Vectơ dự đoán chuyển động của vật thể trước khoảng 30 s, 1, 3, 6, 12, 15, 30 phút- Lưu khoảng 5 hoặc 10 vị trí cũ theo các khoảng thời gian 30 s,1, 2, 3, 6 phút- Cảnh báo va chạm: CPA limit: 0.2 - 10 nm, TCPA limit: 0 - 99 min.

* Tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau - IEC 61993-2 (Tiêu chuẩn cho thiết bị di động hàng hải lớp A)- IEC 61162-1/2 Phiên bản 2 (NMEA 0183, Version 3.0)- IEC 60945 (ed 4)- Hướng dẫn của IALA về AIS

3.2.2. Hệ thống phát đáp lớp A Sperry Marine R4 AIS của hãng Northrop Grumman a) Giới thiệuThiết bị Sperry Marine R4 AIS là sản phẩm AIS thế hệ thứ tư.

10

Page 13: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Hình 0-2: Thiết bị phát đáp AIS Sperry Marine R4b) Đặc tính kỹ thuật* Khối thu GPS (tích hợp AIS)

Bộ thu 12 ch (tương thích với DGPS trong tương lai)Tần số L1 (1575,42 MHz)Tốc độ cập nhật 1 HzĐộ chính xác vị trí (SA off)Vị trí <1 m DGPS (CEP)Vị trí <16 m GPS (CEP)

* Khối thu VHFTần số 156–163MHzNăng lượng đầu ra 2/12,5W (±1,5dB)Băng thông của kênh 25/12,5kHzBước kênh 12,5kHzTốc độ bit 9600bpsKhoảng cách giữa hai báo cáo vị trí 1–180sĐiều chế FM-GMSK/GFSKBộ thu DSPĐộ nhạy < -107dBm

* Tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau Tiêu chuẩn hoạt động của IMO cho AIS (MSC 74(69) Phụ lục 3)ITU-R M. 1371-1IEC 61993-2 (Tiêu chuẩn cho thiết bị di động hàng hải lớp A)IEC 61162-1/2 Phiên bản 2 (NMEA 0183, Version 3.0)INPUT: (ABM, ACA, ACK, AIQ, AIR, BBM, DTM, GBS, GGA, GLL, GNS, GSA, GSV, HDT, LRF, LRI, OSD, RMC, ROT, SSD, VBW, VSD, VTG, ZDA)OUTPUT: (ABK, ACA, ACS, ALR, LRF, LRI, LR1, LR2 ,LR3, SSD, VDM, VDO, VSD, TXT)IEC 60945 (ed 4)Các sửa đổi kỹ thuật của IALA đối với ITU- R M.1371-1Hướng dẫn của IALA về AIS

11

Page 14: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

3.2.3. Thiết bị Nauticast – hãng sản xuất ACR Electronic- Hoa Kỳa) Giới thiệuBiểu thị lược đồ xung quanh lưu lượng này được quan sát bằng nhiều mức zoom giúp ta có được sự quan sát đầy đủ về tàu bè qua lại. Bộ phát đáp Nuticast đáp ứng đầy đủ với csac tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ phát đáp AIS chung, đuợc ban hành bởi IMO. Bộ phát đáp Nauticast thiết kế riêng cho vận tải thương mại, tức là cho các tàu bè tuân thủ theo SOLAS, nhằm đảm bảo an toàn trên biển.

Hình 0-3: Thiết bị phát đáp AIS Nauticastb) Đặc tính kỹ thuật* Ăngten VHF

Cánh ăng ten VHF VH-3200 bằng thép không gỉ, gồm hộp và phích cắm male PL cho RG 214- 91.4 cm (36 in.): P/N 2628Ăng ten Comrod AV7 VHF làm bằng sợi thuỷ tinh, gồm mép nhôm (đảo ngang- thẳng đứng hoặc vách ngăn)Khi dùng với P/N 2612, sẽ cần cáp P/N 2632 PL Male Connector & P/N 2630.- 1.22 mét (4 ft): P/N 2621

* Cáp dữ liệu/ nguồn AISCáp giao tiếp (nguồn và dữ liệu) giữa bộ phát đáp, hộp đấu nối và hoa tiêu, không có khí halogen, IP6- 3 met: P/N 2610

12

Page 15: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

- 10 met: P/N 2611Cáp tiếp đất/ boong tàu (nguồn và ECDIS) RS 422; cảm biến 1,2 - 1,5 met: P/N 2617 (bắt buộc có)

* Cáp AIS GPS/VHF Cáp giao tiếp GPS/VHF, chứa một đầu nối PL male và TNC.- 10 mét (32.8 ft): P/N 2613Cáp giao tiếp GPS/VHF, chứa một đầu nối N female và TNC và một đầu nối N male và TNC cho cáp RG 214 (có độ dài riêng) . Không yêu cầu có ăngten tích hợp P/N 2624 VHF/GPS. - 1 mét (3.3 ft): P/N 2612

* Cáp AIS hỗn hợp & và các chức năng đặc biệt – Chức năng tuỳ chọn Bộ cáp nhanh (kèm tài liệu và phần mềm)- P/N 2616Mode yên lặng (cáp và chuyển mạch)/ chuyển mạch AIS tĩnh- P/N 2619Cáp RG-214 COAX - P/N 2630

* Mở rộng ăngten VHF/GPS tuỳ chọn và phích cắm N Male RG214 Crimp - P/N 2631PL Male RG214 Crimp - P/N 2632TNC Male RG214 Crimp - P/N 2633

* Hộp đấu nối cáp AIS tuỳ chọnHộp đấu nối - P/N 2640

* Các tiêu chuẩn áp dụngITU-R M. 1371-1IEC 61993-2 (Tiêu chuẩn cho thiết bị di động hàng hải lớp A)IEC 60945 (ed 4)Các sửa đổi kỹ thuật của IALA đối với ITU- R M.1371-1

4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨNĐưa ra các quy định kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm soát bức xạ, can nhiễu, tương thích điện từ trường và chứng nhận hợp quy thiết bị AIS dùng trên mạng viễn thông hàng hải.5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyếnĐể xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hệ thống AIS cần dựa trên các tiêu chuẩn sau:

13

Page 16: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

- Tiêu chuẩn về tương thích điện từ trường- Tiêu chuẩn về miễn nhiễm điện từ

5.2. Lựa chọn tài liệuNhóm biên soạn đã rà soát kỹ lưỡng và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị AIS dùng trong hàng hải trên thế giới và các nước trong khu vực như:5.2.1. Các khuyến nghị của IMO

IMO Resolution MSC.74(69). Annex 3, Recommendation on Performance Standards for a Universal Shipborne Automatic Identification System (AIS)

5.2.2. Tiêu chuẩn của ITU-R ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a

Universal Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in the Maritime Mobile Band

5.2.3. Tiêu chuẩn của IEC IEC 61993–2, Maritime navigation and radiocommunication equipment

and systems –Automatic identification systems (AIS) –Part 2:Class A shipborne equipment of the universal automatic identification system (AIS) – Operational and performance requirements, methods of test and required test results.

IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems – General requirements –Methods of testing and required test results.

5.3. Phân tích tài liệu5.3.1. Các khuyến nghị của IMO

IMO Resolution MSC.74(69). Annex 3, Recommendation on Performance Standards for a Universal Shipborne Automatic Identification System (AIS)

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về hệ thống nhận dạng tự động nhằm tránh tai nạn va chạm, đồng thời thông báo thông tin về tàu (tên, loại tàu..), cũng như các bản tin quảng bá … giữa các tàu đang lưu thông. Trong đó, đặc biệt cụ thể yêu cầu về nội dung bản tin trao đổi giữa các tàu. Các thông số kỹ thuật tham chiếu sang tiêu chuẩn của ITU.5.3.2. Các tiêu chuẩn của ITU-R

ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in the Maritime Mobile Band.

14

Page 17: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Tiêu chuẩn công bố năm 2001 đưa ra yêu cầu đối với hệ thống AIS dùng phương thức truy nhập đa phân chia theo khe thời gian TDMA dùng trong băng tần di động hàng hải. Trong đó có tham chiếu các yêu cầu nội dung của IMO với các bản tin quảng bá AIS trong phạm vi rộng, cũng như công bố các quy định về đặc tính kỹ thuật chung, các cuộc gọi chọn số DSC dùng trong hàng hải, ứng dụng tầm xa LR và các bản tin đặc biệt.5.3.3. Các tiêu chuẩn của IEC

IEC 61993–2, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems –Automatic identification systems (AIS) –Part 2:Class A shipborne equipment of the universal automatic identification system (AIS) – Operational and performance requirements, methods of test and required test results.

Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu kỹ thuật, quy trình đo và các kết quả đo kiểm cần đạt được đối với lớp Vật lý, lớp Liên kết, lớp mạng, lớp Truyền dẫn, lớp Trình diễn cũng như các chức năng DSC và Long-range của thiết bị AIS. Tiêu chuẩn có tham chiếu đầy đủ sang các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế có liên quan như ITU và IMO.

IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems – General requirements –Methods of testing and required test results.

Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu kỹ thuật, quy trình đo và các kết quả đo kiểm cần đạt được đối với nguồn điện, môi trường đo kiểm và tính tương thích và miễn nhiễm đối điện từ trường trong quá trình vận hành hệ thống AIS. Tiêu chuẩn có tham chiếu đầy đủ sang các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế có liên quan như ITU và IMO.5.4. Lựa chọn sở cứ chínhDựa trên các sở cứ đã đưa ra và những phân tích từng sở cứ, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực hiện đề tài lựa chọn sở cứ chính là:[1] IEC 61993–2, Maritime navigation and radiocommunication equipment

and systems –Automatic identification systems (AIS) –Part 2:Class A shipborne equipment of the universal automatic identification system (AIS) – Operational and performance requirements, methods of test and required test results

[2] IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems – General requirements –Methods of testing and required test results

15

Page 18: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Ngoài ra, các nội dung của tài liệu này:- Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nội dung đã đăng ký trong bản đề

cương.- Gồm các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá được trình bày rất

khoa học, rõ ràng và ngắn gọn.6. HÌNH THỨC BIÊN SOẠN QUY CHUẨNNhư vậy, sau khi tổng hợp các tài liệu liên quan, nhóm thực hiện đề tài đề xuất sử dụng tiêu chuẩn của IEC 61993–2 và IEC 60945 làm tài liệu tham chiếu chính để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật .Do vậy quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn IEC 61993–2 và IEC 60945 để thực hiện đề tài 63-10-KHKT-TC “Thiết bị nhận dạng tự động (AIS)”.Bố cục và cách thể hiện của quy chuẩn này đã được hiệu chỉnh phù hợp với qui định về khuôn mẫu quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo kiểm và chứng nhận hợp quy thiết bị.7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨNa) Nội dung chính của dự thảo quy chuẩn bao gồm các phần sau:Phần 1: Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh1.2. Đối tượng áp dụng1.3. Tài liệu viện dẫn1.4. Giải thích từ ngữ1.5. Chữ viết tắt

Phần 2: Quy định kỹ thuậtPhần này đưa ra danh sách các chỉ tiêu thiết yếu cần hợp quy. Mỗi yêu cầu kỹ thuật đều được bố cục như nhau, bao gồm: định nghĩa, các yêu cầu tối thiểu, và tham chiếu tới thủ tục đo tương ứng Phần 3: Quy định về quản lýPhần 4: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhânPhần 5: Tổ chức thực hiệnCách xây dựng này phù hợp với bố cục của một Quy chuẩn kỹ thuật và thuận lợi trong việc sử dụng để phục vụ chứng nhận hợp quy như các Tiêu chuẩn đã ban hành. Các chỉ tiêu yêu cầu hợp quy trong quy chuẩn này bao gồm:b) Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn

Quy chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn viện dẫn Sửa đổi, bổ xung

16

Page 19: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

QCVN-XXX:YYYY

1. Phạm vi áp dụng IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001)

Sửa đổi: Loại bỏ các nội dung mang tính giới thiệu chung

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và chữ viết tắt

IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001)

Đã sửa đổi: loại bỏ các thuật ngữ và chữ viết tắt phổ biến.

4. Yêu cầu chung IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

5. Yêu cầu kỹ thuật IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

6. Yêu cầu về nguồn điện và đảm bảo an toàn IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

7. Các điều kiện thử nghiệm IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

8. Yêu cầu về tương thích điện từ trường - EMC

IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

9. Miễn nhiễm điện từ IEC 60945 (08/2002) Chấp thuận nguyên vẹn

10. Yêu cầu đối với lớp vật lý

IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001) Chấp thuận nguyên vẹn

11. Yêu cầu đối với lớp kết nối

IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001) Chấp thuận nguyên vẹn

12. Yêu cầu đối với lớp mạng

IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001) Chấp thuận nguyên vẹn

13. Yêu cầu đối với lớp truyền dẫn

IEC 61993-2 Ed.1 (12/2001) Chấp thuận nguyên vẹn

8. KẾT LUẬNDự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động (AIS) sử dụng trên tàu biển đã được rà soát và hoàn chỉnh theo yêu cầu.Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan về tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng hệ thống nhận dạng tàu biển (AIS) trong hàng hải, nhóm thực hiện đề tài cho rằng bộ quy chuẩn này là đầy đủ, đáng tin cậy, có thể dùng làm quy chuẩn quốc gia .

17

Page 20: THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Tài liệu tham khảo chính[] http://www.moj.gov.vn [] http://ICANmarine.com[] http://www.national-academies.org -Transportation Research Board Special Report[] Electronic Navigation Systems 3rd edition - Laurie Tetley and David Calcutt, 2001, Butterworth-Heinemann Publishing[] IMO Resolution MSC.74(69). Annex 3, Recommendation on Performance Standards for a Universal Shipborne Automatic Identification System (AIS), 05-1998[] ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in the Maritime Mobile Band., 12-2004 [] IEC 61993–2, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems –Automatic identification systems (AIS) –Part 2:Class A shipborne equipment of the universal automatic identification system (AIS) – Operational and performance requirements, methods of test and required test results, 12-2001 [] IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems – General requirements –Methods of testing and required test results, 08-2002 [9] www.navcen.uscg.gov/enav/ais.htm. [10] IEC 62320-1, Equipment and systems – Automatic identification system (AIS) – Part 1: AIS Base Stations – Minimum operational and performance requirements, methods of testing and required test results, 02-2007[11] IALA TECHNICAL CLARIFICATIONS ON RECOMMENDATION ITU-R M.1371-1 Edition 1.3, 12-2002

18