23
Thuyết bất khả tri Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh : agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống . Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni , như đã được ghi trong kinh Phật. Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn. Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825 -1895 ), một nhà tự nhiên học người Anh , người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume Emmanuel Kant . Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác. Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần thuyết hữu thần các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo thuyết ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri. Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các

Thuyết bất khả tri

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuyết bất khả tri

Thuyết bất khả tri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai

của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay

các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết

bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.

Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin

Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh Phật.

Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và

có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn.

Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-

1895), một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David

Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết

phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn

đề tôn giáo khác.

Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản

chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan

điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không

nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết

ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri.

Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt

đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá

nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức

của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Điều này khác với sự phi tín

ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này.

Thuyết bất khả tri khác với thuyết vô thần mạnh (còn gọi là "vô thần tích cực" - "positive

atheism" hay "vô thần giáo điều" - "dogmatic atheism"). Thuyết này phủ nhận sự tồn tại của bất

cứ thần thánh nào. Tuy nhiên, dạng vô thần phổ biến hơn - thuyết vô thần yếu - chỉ là sự không

có mặt của đức tin vào thánh thần, không tương đương nhưng có tương thích với thuyết bất khả

tri. Chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism) khẳng định rằng "Chúa Trời" hay "các vị thần"

là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng ta không có bằng chứng cho các khái niệm đó, do đó, trong

khi chờ đợi, ta phải chọn lập trường mặc định là không tin vào các khái niệm đó

Page 2: Thuyết bất khả tri

Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây làquan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

[sửa]Hình thành và phát triển

Thuyết nhị nguyên được hình thành từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây, đặc biệt là ở Ấn Độ cổ trung đại. Triết học cổ trung đại Ấn Độ quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội". Các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến nhị nguyên hay duy tâm.

Vào thời kì cận đại ở Tây Âu René Descartes, nhà triết học nổi tiếng người Pháp, đã đứng trên lập trường nhị nguyên luận khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ông thừa nhận có hai thực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau. Ông cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại song cuối cùng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm vì ông thừa nhận còn một thực thể thứ ba đó là Thượng đế quyết định đến vật chất và tinh thần[cần dẫn nguồn].

Thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19, Immanuel Kant, nhà triết học cổ điển người Đức, đã trình bày những quan điểm biện chứng của mình về tự nhiên. Một mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các "vật tự nó" ở bên ngoài con người. Thế giới có thể tác động tới các giác quan của chúng ta, ở quan điểm này Kant là nhà duy vật. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng thế giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại không liên quan gì đến các gọi là "thế giới vật tự nó". Có nghĩa là ông thừa nhận nhận thức của con người chỉ biết được hiện tượng bề ngoài mà không thâm nhập vào bản chất đích thực của sự vật, không phán xét được gì về sự vật như chúng tự tồn tại. Nhận thức của Kant có tính chất duy tâm, ông cũng nói, trong nhận thức cần hạn chế phạm vi của lí tính để dành cho đức tin. Cuối cùng triết học của Kant đã đi đến thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết)[cần dẫn nguồn].

[sửa]Những hạn chế

Hạn chế lớn nhất trong các học thuyết nhị nguyên của các nhà triết học là sự không thể khẳng định vật chất có trước hay ý thức có trước, là người đã đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Họ muốn dung hoà hai trường phái trên để dẫn đến một trường phái duy nhất đó là cùng tồn tại. Quan điểm của họ đa phần là hoài nghi vì thế mà khi giả quyết tiếp mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học họ đã rơi vào thuyết bất khả tri và dần dần triết học của họ chuyển sang duy tâm[cần dẫn nguồn].

[sửa]Sự hình thành của thuyết nhị nguyên hiện đại

Cùng với những sai lầm và hạn chế trên thuyết nhị nguyên dần bị các nhà nghiên cứu triết học lãng quên. Nhưng điểm quan trọng trong thuyết nhị nguyên đó là dung hòa được sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong suốt thời gian dài tìm lời giải đáp cho sứ mệnh của mình thuyết nhị nguyên đã có những thay đổi mang tính cách mạng sẽ được trình bày ngay sau đây. 1. Thay đổi vị thế - Những nhà triết học nghiên cứu thuyết nhị nguyên từ trước đến này luôn đặt mình vị thế của người đứng giữa 2 bên duy tâm và duy vật và đưa ra đánh giá, nhận xét rồi trình bày một cách khách quan. Điều này dẫn đến sai lầm vì duy tâm được hình thành trước duy vật một thời gian rất dài có nhiều điều mà chủ nghĩa duy vật chưa thể giải quyết được nên làm cho những nhà nghiên cứu thuyết nhị nguyện bị hơi hướng sang chủ nghĩa duy tâm. - Với

Page 3: Thuyết bất khả tri

cách nghiên cứu mới độc lập hơn những nhà nghiên cứu thuyết nhị nguyên đã có thể đưa ra những nhận định chính xác về vật chất, ý thức và thế giới quan. 2. Thành công - Sự tiến hóa của loài người cùng với sự hình thành của các tôn giáo , các học thuyết đã cho các nhà nghiên cứu nhìn thấy rõ hơn sự hình thành của vật chất và ý thức. Vật chất thay đổi, ý thức thay đổi hay ý thức thay đổi, vật chất thay đổi?

Page 4: Thuyết bất khả tri

Thuyết Đa nguyên

 (triết), 1. Học thuyết triết học, chỉ thừa nhận sự tồn tại của nhiều nguyên thể khác biệt, độc lập với nhau trong thế giới, thế giới được hợp thành bởi nhiều bản nguyên. ĐNL được lấy làm định đề nhiều nguyên tắc khác nhau để cắt nghĩa sự cấu tạo của thế giới hay là một trật tự của các hiện tượng. ĐNL đối lập với nhất nguyên luận. Học thuyết quy thế giới về bản nguyên đa vật chất là ĐNL vật chất. Trái lại, học thuyết quy thế giới thành nhiều loại bản nguyên tinh thần là ĐNL duy tâm. Về mặt lịch sử, nó xuất hiện với tư cách là sự biến thái của nhị nguyên luận, hoặc với tư cách là sự giải quyết chiết trung trong những mâu thuẫn của chủ nghĩa nhất nguyên duy tâm.

2. (chính trị, kinh tế), theo nghĩa rộng là quan điểm cho rằng cần có nhiều lực lượng chính trị, nhiều đảng phái trong một quốc gia (chống lại vai trò độc quyền lãnh đạo của một đảng); nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và đua tranh với nhau không có thành phần kinh tế chủ đạo. Ở nhiều nước tư sản, khi giai cấp tư sản cầm quyền và đảng của nó chưa độc quyền lãnh đạo thì các phe phái chính trị có những cuộc đấu tranh để giành quyền lực. Tính chất đa nguyên chính trị ở những nước này thể hiện ở chỗ các đảng phái chính trị đều chấp nhận và tham gia vào cuộc đấu tranh bằng mọi cách nhằm thực hiện đường lối chính trị của mình.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, đảng của giai cấp công nhân không chia sẻ quyền lãnh đạo với các giai cấp khác để bảo đảm thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Mặt khác, Đảng vẫn mở rộng dân chủ trong nội bộ và trong nhân dân để lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối chung của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xt. Đa nguyên chính trị.

Page 5: Thuyết bất khả tri

Siêu hình họcBách khoa toàn thư mở Wikipedia

Plato và Aristotle (phải), minh họa bởiRaphael (Stanza della Segnatura, Roma). Aristotle được xem như là "cha đẻ" của siêu hình học.

Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: μετά (meta) = "sau",φυσικά (phisiká) = "lý

thuyết vật chất; hay Vật lý". Do đó, từ này có nghĩa là "Sau Vật lý"). Lưu ý, từ "Vật lý" ở đây ám chỉ những công

trình nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời cổ đại[1]) là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải

thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như:

Bản chất của sự thậtlà gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắc là chủ quan hay khách

quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi

chốn là gì?

Một nhánh trung tâm của siêu hình học là bản thể học, sự khảo sát về những phạm trù của vật chất ở trên thế

giới và những quan hệ của chúng với nhau. Những nhà nghiên cứu siêu hình học cũng cố gắng làm rõ những

ý niệm mà con người hiểu được thế giới, bao gồm sự tồn tại, thực thể, cấu hình, không gian, thời gian, thuyết

nhân quả, và xác suất.

Gần đây hơn, thuật ngữ "siêu hình học" đã được dùng để nói đến những "đề tài vượt quá thế giới vật chất". Ví

dụ, "Một cửa hàng bán sách siêu hình" không chỉ bán sách về bản thể học, mà còn về tâm linh, sự xoa

dịu niềm tin, sức mạnh tinh thể, thuyết huyền bí, và những thứ tương tự như vậy.

Trước khi có sự phát triển của khoa học hiện đại, những thắc mắc khoa học đã được giải quyết bằng Siêu

hình học trong nhánh triết học tự nhiên. Việc làm này đã tiếp diễn mãi cho đến thời Isaac Newton (bản thân

ông này cũng là một nhà triết học), thông suốt qua cả thế kỉ 18 (thuật ngữ "khoa học" chỉ có ý nghĩa là "kiến

thức" vào trước thế kỉ 19). Tuy nhiên, kể từ thế kỉ 19 trở về sau, triết học tự nhiên trở thành khoa học, từ đó

thay đổi định nghĩa của siêu hình học để chủ yếu có thể bao gồm những đề tài vượt quá thế giới vật chất. Triết

học tự nhiên và khoa học vẫn có thể còn được xem như là những chủ đề của siêu hình học, tùy vào việc có

hay không những giải thích qua trải nghiệm của những định nghĩa của thuật ngữ đó.

[sửa]Lịch sử của siêu hình học

Được đề cập đến như là chủ đề của "triết học đầu tiên", thuật ngữ "metaphysics" (siêu hình học trong tiếng

Anh) được tin là đã bắt nguồn từ những công trình của Aristotle. Người biên tập những tài liệu này, Andronicus

của Rhodes, đã đặt những cuốn sách về triết học đầu tiên ngay sau một tác phẩm khác có tên "Physics" và đã

gọi những quyển sách này là τὰ μετὰ τὰ φυσικά βιβλια (ta meta ta physika biblia) hay là "những quyển

Page 6: Thuyết bất khả tri

sách đặt sau sách "Physics". Tuy nhiên, những nhà bình giải Latin đã hiểu nhầm điều này thành "môn khoa

học siêu nhiên.". Trong Anh ngữ, từ "metaphysics" đến từ ngôn ngữ Latin Trung Cổ metaphysica hoặc dạng số

nhiều, giống trung trong tiếng Hy Lạp Trung Cổmetaphysika..[2] Trong khi cho nguồn gốc Latin và Hy Lạp của từ

này khá rõ ràng, nhiều tự điển cho rằng sự xuất hiện đầu tiên của nó trong tiếng Anh bắt nguồn vào giữa thế

kỷ XVI, đôi lúc còn sớm hơn (năm 1387).[2][3]

[sửa]Những nhà siêu hình nổi tiếng

Aristotle

David Malet

Armstrong

Thomas Aquinas

Thánh Augustine

Avicenna (Ibn Sina)

George Berkeley

Boethius

David Chalmers

Patricia Churchland

Paul Churchland

Donald Davidson

Gilles Deleuze

René Descartes

Errol Eustace Harris

Georg W. F. Hegel

Martin Heidegger

Ernest Holmes

Immanuel Kant

Mahmoud Khatami

Jaegwon Kim

Saul Kripke

Emmanuel Lévinas

Gottfried Leibniz

David Lewis

John Locke

Thomas Malthus

George Edward

Moore

Thomas Nagel

Sir Isaac Newton

Andrés Ortíz-Osés

Alvin Plantinga

Plato

Plotinus

Hilary Putnam

Willard V. O. Quine

Ayn Rand

Nicholas Rescher

Bertrand Russell

Jean-Paul Sartre

Arthur Schopenhauer

John Duns Scotus

Wilfrid Sellars

J. J. C. Smart

Baruch Spinoza

Paul Tillich

Alfred N. Whitehead

[sửa]Chú thích và tham khảo

1. ̂  Đó là, những bài viết về cái mà Aristotle gọi là "triết học cơ bản", và cái mà chúng ta gọi là siêu hình

học sau này, là những bài viết xuất hiện sau những nhận định của ông ta về bản chất, những thứ

được gọi là vật lý. Vì vậy, vì những công trình về "triết học cơ bản" xuất hiện sau những nghiên cứu

vật lý, và đề tài của chúng được gọi là "siêu hình học".

2. ^ a b Douglas Harper. “Tự điển từ nguyên trực tuyến (Anh ngữ)”. Truy cập August 29, 2006.

3. ̂  “Dictionary.com đầy đủ (phiên bản 1.0.1) - Dựa theo tự điển Random House (đầy đủ)”. Truy cập

August 29, 2006.

Page 7: Thuyết bất khả tri

Cái chung và cái riêngBách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung

của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Cái riêng tức phạm trù chỉ về

một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với Cái chung tức phạm trù chỉ những mặt, những

thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự

vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

M c l cụ ụ

  [ẩn] 

1   Mối quan hệ

2   Sự tồn tại của Cái chung và cái

riêng

3   Ý nghĩa phương pháp luận

4   Các quan điểm phi Mác-xít

o 4.1   Phái duy thực

o 4.2   Phái duy danh

5   Tham khảo

6   Xem thêm

[sửa]Mối quan hệ

Phép biện chứng duy vật của Triết học Marx-Lenin cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại

khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau; phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một

hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những

thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật,

hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng:[1]

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng

[nào cũng] là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất] của cái riêng. Bất cứ cái

chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẽ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái

chung

Cụ thể là:

Page 8: Thuyết bất khả tri

Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua

cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng, cái

chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập,

không có liên hệ với cái chung, sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái

riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.

Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất

nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định

phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.

Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Cái đơn

nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật

chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Trong hiện thực cái mới không bao giờ

xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn

thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến. Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái

phổ biến, nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.

Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế

cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi

thời bị phủ định.

Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không hề đơn giản, Lênin đã

cho rằng:

“Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung.

—Lênin

Page 9: Thuyết bất khả tri

[sửa]Sự tồn tại của Cái chung và cái riêng

Ăngghen người đã phát biểu quan điểm về sự tồn tại của cái chung và cái riêng

Triết học Mác-Lênin đặt ra và giải quyết câu hỏi: Cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có hạn, vậy thì

cái chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?

Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không

bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại.

Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái

chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.

“"Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác. ”

—F. Enghen

[sửa]Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết học Mác-Lênin nêu ra một số ý

nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ,

không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong

cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ .

Page 10: Thuyết bất khả tri

Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và

trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu

không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng

hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.

Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành

“cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể

và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái

chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

Trong Bút ký Triết học, Lênin viết[2]:

Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi

những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng

có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẵn tính nguyên tắc.

[sửa]Các quan điểm phi Mác-xít

Những nhà nghiên cứu triết học Mác-Lenin đề cập đến có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa

“cái riêng” và “cái chung”, đó là phái duy thực và phát duy danh. Triết học Mác-Lenin cho rằng, cả quan niệm

của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái

riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa

chúng.

[sửa]Phái duy thực

Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng", theo phái này

thì "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có "cái chung" mới tồn tại

vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng", mà còn sinh

ra "cái riêng". Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời,

cái riêng do cái chung sinh ra.

Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn

những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi

(chết đi)

[sửa]Phái duy danh

Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con

người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách

quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con

Page 11: Thuyết bất khả tri

người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy

vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa

các quan điểm triết học nữa.

Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được

nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể.

[sửa]Tham khảo

Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, năm 2006

Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia

các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, năm 2004

Nhập môn Marx , Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn,

Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006

Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003

Triết học  Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất

bản lần thứ ba)

Triết học  Mác – Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất

bản lần thứ ba)

Triết học  Mác – Lênin (tập II), Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996

Chính trị , Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

1. ̂  VI.Lê nin: Toàn tập: tập 23, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat1xcova, năm 1980, trang 381

2. ̂  VI.Lê nin: Toàn tập: tập 23, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat1xcova, năm 1980, trang 437

Page 12: Thuyết bất khả tri

DẪN NHẬP: I. BẢN CHẤT SIÊU HÌNH HỌC

            Con người luôn ngạc nhiên về nguồn gốc vũ trụ. Con người làm việc liên tục, đi tìm một sự giải thích về vũ trụ – một thứ giải thích gọi được là tối hậu và phổ quát, hoặc bao trùm tất cả. Qua dòng lịch sử, đã khai sinh nhiều trường phái. Một số trường phái coi nền tảng cơ bản của thực tại chính là một yếu tố đặc thù gắn liền với thực tại đó, ví dụ vật chất, tinh thần, tư tưởng hay chuyển động, và như vậy cũng có nghĩa rằng mọi sự trong vũ trụ đều nảy sinh từ yếu tố đó. Số khác lại thừa nhận sự hiện hữu của một Nguyên Lý siêu việt, vốn làm nên vũ trụ mà không phải là thành phần của vũ trụ. Một số nhà tư tưởng lại đề cập đến sự hiện diện của một nguồn gốc vũ trụ, đang khi những người khác lại cho rằng vũ trụ đến từ hai hoặc nhiều nguồn.

            Những vấn đề trên không thuần túy là suy lý; trái lại, chúng ảnh hưởng rất nhiều lên đời sống con người. Vì đương nhiên có sự khác biệt giữa một bên là người tin rằng mọi sự – kể cả chính anh ta – phát sinh từ vật chất ù lì và quay về với vật chất – và bên kia là người tin rằng mình được Thiên Chúa tạo dựng, Ngài đưa anh ta từ hư vô sang hiện hữu.

            Khởi đầu, việc nghiên cứu những vấn đề trên tạo nên một bộ tri thức gọi là triết lý, minh triết, hoặc khoa học. Sau này, để tránh lẫn lộn với nhiều khoa học đặc thù khác, khoa học nói trên được gọi là Siêu hình học.

1. KHÁI NIỆM SIÊU HÌNH HỌC

Ta có thể định nghĩa Siêu hình học là việc nghiên cứu căn nguyên tối hậu, những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại.

a. Căn nguyên tối hậu khác biệt với những căn nguyên gần. Ví dụ, việc tăng áp suất không khí là căn nguyên cho việc thay đổi khí hậu; quả tim là cơ quan khiến cho máu lưu thông. Việc nghiên cứu những căn nguyên nói trên thuộc về những khoa học đặc thù. Trái lại, những căn nguyên tối hậu có ảnh hưởng trên một khung cảnh, ví dụ như một nhà lãnh đạo chính trị ảnh hưởng lên toàn thể đất nước của ông, hay ước muốn của một con người đi tìm hạnh phúc đối với toàn thể hoạt động nhân linh của anh ta. Khoa Siêu hình học xét đến căn nguyên tối hậu tuyệt đối của vũ trụ. Nó cố gắng tìm ra căn nguyên đó, nghiên cứu về bản chất và hoạt động của căn nguyên nói trên, và vì Thiên Chúa là căn nguyên tối hậu của mọi sự, nên hiển nhiên Ngài cũng là chủ đề chính yếu của Siêu hình học.

b. Siêu hình học cũng nghiên cứu những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại. Bên cạnh những căn nguyên ảnh hưởng lên những hiệu quả của chúng ở bên ngoài, còn có những yếu tố nội tại nơi chính các hiệu quả, kiến tạo nên chúng và ảnh hưởng đến cách thức hiện hữu và hoạt động của chúng. Các yếu tố đó thường được gọi là các nguyên lý; chẳng hạn, những nguyên tử là các nguyên lý nhất định cho phân tử, xác định bản chất và những đặc điểm của các phân tử; nơi các sinh thể, các tế bào hoạt động như những nguyên lý cho cơ thể. Nhưng Siêu hình học đi tìm những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất, tức là những nguyên lý mà về cơ bản tạo nên mọi sự. Bất cứ ai xét một điều gì như nguyên lý nội tại đầu tiên của mọi sự, người đó đã đề cập đến lãnh vực siêu hình.

2. SIÊU HÌNH HỌC NHƯ KHOA HỌC VỀ HỮU THỂ XÉT NHƯ HỮU THỂ

            Mỗi khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng vốn là một khía cạnh của thực tại mà nó lưu ý đến. Chẳng hạn, sinh vật học nghiên cứu thế giới các sinh thể, toán học nghiên cứu những khía cạnh lượng tính của sự vật.

Page 13: Thuyết bất khả tri

            Ta cần phân biệt đối tượng chất liệu (material object) với đối tượng hình thế (formal object) của một khoa học; điều trước được coi là “chủ đề” của một khoa học vì nó là tổng số những gì được nghiên cứu, đang khi điều sau là khía cạnh của đối tượng chất liệu mà khoa học chú ý đến. Chẳng hạn đối tượng chất liệu của sinh học là tất cả mọi sinh thể, nhưng đối tượng hình thế của nó lại giới hạn đối tượng nghiên cứu, vì khoa học này chỉ diễn tiến việc nghiên cứu từ khởi điểm là sự sống. Tương tự thế, đối tượng chất liệu của y học là cơ thể con người, nhưng đối tượng hình thế của nó là cơ thể con người trong mức độ đó là chủ thể của sức khỏe hoặc bệnh tật.

Siêu hình học nghiên cứu hữu thể xét như hữu thể,

những đặc điểm và căn nguyên của hữu thể

            Các khoa học đặc thù có đối tượng nghiên cứu là một số khía cạnh chuyên biệt của thực tại. Tuy nhiên, cần có một khoa học nào khác nghiên cứu toàn bộ thực tại bằng cách chú trọng đến khía cạnh chung nhất của mọi sự: đó là, mọi sự đều “hiện hữu”, nó là “thực”. Khía cạnh chung đó được giả thiết bởi bất cứ loại tri giác đặc thù nào. Chẳng hạn khi một nhà thực vật học nghiên cứu và xếp loại các loài, ông ta biết rằng “có những cây”, biết rằng chúng là “những hữu thể”; khái niệm hữu thể hiện đến trước bất cứ khái niệm về một loài thực vật nào. Ta cần giải thích việc đó như sau:

i) Hữu thể: đây là một thuật ngữ siêu hình tương đương với điều được gọi là “sự vật” (thing) trong ngôn ngữ thông thường. Hữu thể ám chỉ “thứ gì có”, hay một điều gì đó có việc hiện hữu (hiện thế hiện hữu =  act of being). Một cây là một hữu thể, giống như một con chim, mộtngười, một viên kim cương đều là hữu thể; nhưng đang khi từ ngữ “con chim” nói đến một bản chất đặc thù hay một cách thức hiện hữu, thì hữu thể lại diễn tả sự kiện là có con chim (Ens, L.t – Being).

ii) Xét như hữu thể: trong cuốn giải thích sách Siêu hình học của Aristotle, Thánh Thomas Aquinas đã nói: “Những khoa học khác, vốn liên hệ đến những hữu thể đặc thù, cũng xét đến hữu thể (vì mọi đối tượng nghiên cứu của các khoa học cũng đều là hữu thể); tuy nhiên, chúng không nghiên cứu hữu thể xét như hữu thể, mà chỉ như một loại hữu thể đặc thù nào đó, ví dụ, con số hay hàng kẻ, ngọn lửa hay thứ gì tương tự1. Vì thế, có thể nói rằng đối tượng chất liệu (đối tượng chung) của Siêu hình học là thực tại trong toàn tính của nó, vì mọi sự vật, bất kể bản tính ra sao – đều là hữu thể. Mặt khác, đối tượng hình thế (đối tượng riêng) của nó là “hữu thể xét như hữu thể” (being as being) hoặc “hữu thể xét nguyên nó là thế” (being as such). Nói rằng đối tượng chất liệu của Siêu hình học bao gồm tất cả thực tại, không có nghĩa rằng Siêu hình học là tổng số các khoa học đặc thù khác biệt nhau. Đó cũng không phải là sự tổng hợp mọi khoa học đặc thù (như chủ trương của một số triết gia phái thực chứng luận) (positivist philosophers). Siêu hình học là một khoa học riêng biệt, vì nó nghiên cứu một khía cạnh đặc thù của thực tại phù hợp với Siêu hình học, đồng thời cũng được các khoa học khác giả thiết – đó là sự hiện hữu của các sự vật.

iii) Đặc điểm và căn nguyên của hữu thể: Khi chọn đối tượng nghiên cứu, mỗi khoa học phải nghiên cứu những đặc tính của đối tượng và tất cả những gì liên quan tới đối tượng bất cứ cách nào. Đang khi môn vật lý nghiên cứu kết quả của những đặc điểm vật lý nơi vật thể, chẳng hạn như khối lượng hoặc năng lượng của chúng, thì Siêu hình học nghiên cứu những đặc điểm của hữu thể theo mức độ chúng là những hữu thể. Vậy công việc của Siêu hình học cũng còn là khám phá những khía cạnh của hữu thể xét nguyên nó là thế (being as such) (ví dụ, “chân lý”), cũng như những khía cạnh không thuộc về hữu thể xét như hữu thể (chẳng hạn “vật chất” hay bảnchất vật thể).

            Hơn nữa, bất cứ khoa học nào cũng đều nghiên cứu một loại các sự vật riêng biệt và những căn nguyên riêng của chúng, vì tri thức không thể hoàn bị trừ phi nắm bắt được những căn nguyên. Do đó Siêu hình học phải nghiên cứu căn nguyên của mọi hữu thể trong mức độ chúng là hữu thể: điều này là một trong những phạm vi chính của Siêu hình học khi nghiên cứu đối tượng riêng của mình. Cũng như y khoa nghiên cứu những căn nguyên về sức khỏe thể lý (ví dụ việc dinh dưỡng, khí hậu, vệ sinh), thì Siêu hình học dẫn chúng ta đến căn nguyên việc hiện hữu nơi mọi sự vật – tức là Thượng Đế, xét như Đấng Tạo Hóa.

Page 14: Thuyết bất khả tri

Một khi đã tiến bộ trong việc hiểu biết những vấn đề siêu hình khác nhau, chúng ta sẽ càng thấy rõ là những đặc điểm cơ bản nhất của thế giới thực tế lệ thuộc vào chân lý nền tảng này là mọi vật đều hiện hữu: rằng chúng là những hữu thể. Việc hiện hữu là đặc điểm nền tảng nhất của mọi sự vật, vì mọi hoàn bị hay đặc tính của chúng, trước khi là một điều gì, thì trước hết phải hiện hữu đã. Đây là điều kiện sơ yếu mà mọi vật đều phải lệ thuộc vào. Vì Siêu hình học là khoa học đi tìm yếu tố căn bản nhất của thực tại, nên nhất thiết nó phải nhắm đến việc hiện hữu như đối tượng nghiên cứu nền tảng của mình.

Một vài trường phái tư tưởng triết học đã chọn những khía cạnh khác của thực tại như đối tượng của Siêu hình học. Chẳng hạn, “thuyết duy sinh” (vitalism) coi sự sống là đối tượng; “thuyết hiện sinh” (existentialism) lại coi đó là cuộc hiện sinh của con người; “thuyết duy tâm” (idealism) coi đó là tư tưởng con người; “thuyết duy sử” (historicism) lại coi đó là tiến bộ của lịch sử. Kant chủ trương các điều kiện của tri thức khoa học như đối tượng triết học của ông (“criticism”). Tuy nhiên, tất cả những triết gia này không bao giờ tránh khỏi được việc nghiên cứu về hữu thể; điều họ làm là giới hạn hữu thể vào một đối tượng đặc thù và hạn chế nào đó.

Nguồn gốc lịch sử của khoa học về hữu thể

            Kể từ thời các triết gia đầu tiên, khoa học về hữu thể được hiểu như một tri thức phổ quát có mục tiêu là khám phá những yếu tố sơ yếu (primary elements) của thực tại. Tuy nhiên, yếu tố này luôn được đồng hóa với một yếu tố vật chất nào đó (như lửa, khí hoặc nước…), cho đến khi Parmenides lần đầu tiên nói đến hữu thể như khía cạnh nền tảng của thực tại. Ông nói: “hữu thể thì hiện hữu và vô thể thì không hiện hữu, đó là cách thức thuyết phục (vì nó đi theo Chân Lý)” (Fr. II. V.3). Tuy không hoàn toàn coi thường học thuyết của Parmenides, các triết gia về sau lại chú ý đến những khía cạnh triết lý khác. Tuy nhiên, khi Aristotle vào cuộc, thì hữu thể đã ưu tiên trở thành đối tượng của khoa Siêu hình học.

Những danh hiệu gán cho khoa Siêu hình học

            Siêu hình học được gán nhiều danh xưng, tùy theo những khía cạnh mà người ta muốn nhấn mạnh. Aristotle gọi đó là Đệ nhất Triết học, vì nó nghiên cứu những căn nguyên và nguyên lý đầu tiên của thực tại. Danh xưng này diễn tả xác đáng địa vị trung tâm của Siêu hình học trong triết học, và nó cũng khiến cho Siêu hình học khác biệt với những ngành tri thức khác mà Aristotle gọi là Đệ nhị Triết học. Siêu hình học là “đệ nhất” không phải vì nó có sớm về mặt biên niên. Nó là đệ nhất bởi vì có tính ưu tiên đương nhiên trong triết học xét như toàn khối, và trong tương quan với những khoa học khác.

            Danh xưng bên ngôn ngữ Tây phương “Metaphysics” (mà cứ chữ có nghĩa là “vượt quá Vật lý (Physics)” đã được Andronicus người xứ Rhodes ghép vào để nói đến những tác phẩm của Aristotle về “Đệ nhất Triết học”, vì nó được xếp sau cuốn sách của Aristotle về vật lý. Danh xưng đó đã diễn tả đúng mức bản chất của khoa học này, vì nó vượt qua khung cảnh thực tại vật chất được nghiên cứu trong khoa vật lý.

            Sang thế kỷ XVII, Christian Wolff gọi môn học này là Ontology (Hữu thể luận), một thuật ngữ phát nguyên từ tiếng Hy lạp có nghĩa là “việc nghiên cứu về hữu thể”. Các triết gia duy lý ưa dùng thuật ngữ “Hữu thể luận” thay vì “Siêu hình học”. Dẫu sao, “Hữu thể luận” cũng diễn tả cùng một đối tượng của Siêu hình học.

3. SIÊU HÌNH HỌC VÀ TRI THỨC NHÂN LOẠI

Siêu hình học và tri thức tự phát

            Mọi người đều có một tri thức tổng quát về thực tại, thủ đắc nhờ ánh sáng lý trí tự nhiên. Họ biết mình muốn nói gì khi đề cập đến “hữu thể”, “chân lý”, hay “thiện hảo”. Họ có một tri thức nào đó về bản chất con người, và về khác biệt giữa những thực tại “bản thể” và “phụ thể”. Hơn thế nữa, mọi người còn

Page 15: Thuyết bất khả tri

có thể nhận biết Thượng Đế là Đệ nhất Căn nguyên của vũ trụ, Đấng gìn giữ và hướng dẫn vạn sự đi đến cùng đích. Chúng ta gọi loại tri thức này là tri thức tự phát, cũng liên quan tới những đề tài được nghiên cứu bởi Siêu hình học. Điều này không có gì phải ngạc nhiên, vì con người tự nhiên có khuynh hướng tìm hiểu về vũ trụ, về vai trò của mình trong vũ trụ, nguồn gốc vũ trụ vv… Do đó, ta cũng dễ hiểu tại sao loại tri thức này được gọi là Siêu hình học tự phát hoặc Siêu hình học tự nhiên của trí tuệ con người2. Tuy nhiên, điều này không xóa bỏ nhu cầu về một khoa Siêu hình học được khai triển thành một khoa học, bởi nhiều lý do: vì tri thức tự phát thì thường không hoàn bị và thiếu chính xác; vì có lẽ nó không đủ chắc chắn và sáng tỏ trong một số khía cạnh; sau cùng, vì nó chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ ưu thắng trong một số khung cảnh văn hóa, hoặc được nhiều người chấp nhận.

            Ngoài ra, cần ghi nhận rằng những xác tín luân lý của mỗi con người đều có ảnh hưởng quyết định đến tri thức của người đó về các vấn đề Siêu hình học. Kinh nghiệm cho thấy rằng, một khi những cá nhân mất đi sự chín chắn về mặt luân lý, thì họ cũng mất luôn những xác tín trí thức nền tảng, do đó rơi vào thái độ hoài nghi trước chân lý. Chẳng hạn, họ bị dẫn đến thuyết vô tri liên quan đến tri thức mà người ta có về Thượng Đế, và bị dẫn đến thuyết tương đối liên quan đến những đòi hỏi của luật luân lý. Rốt cuộc, con người tự tôn mình như trung tâm của toàn thể vũ trụ. Đây chính là lý do tiềm ẩn đằng sau một số hệ thống triết học đối nghịch triệt để với chân lý, chẳng hạn thuyết Mác xít, thuyết vô tri, và thuyết duy tâm: những thuyết trên đều là những cơ cấu lý thuyết xây dựng trên một số thái độ cơ bản sai lạc đối với cuộc sống con người. Vì là một khoa học, Siêu hình học phần nào chịu ảnh hưởng bởi đời sống luân lý của các triết gia trong cuộc. Ảnh hưởng này càng rõ ràng trong những điểm chính mà các vấn đề kỹ thuật chuyên môn hơn tùy thuộc vào.

Vai trò dẫn dắt của Siêu hình học đối với các khoa học khác

            Vì Siêu hình học bàn đến những vấn đề hết sức nền tảng của tri thức nhân loại, và vì đối tượng nghiên cứu của nó bao trùm lên toàn thể thực tại, nên đương nhiên các khoa học đặc thù, một cách nào đó, đều tùy thuộc vào Siêu hình học. Đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học đặc thù là một loại hữu thể đặc thù. Chính vì thế mà những nguyên lý siêu hình, những đặc điểm của hữu thể, và một số khái niệm nền tảng khác về thực tại cũng được phản ảnh cách nào đó trong khu vực nghiên cứu chuyên biệt của một khoa học đặc thù. Những nguyên lý đó được các khoa học đặc thù tiếp nhận và, dù không hiển nhiên được chúng khám phá, vẫn được các khoa học đó sử dụng khi cần thiết. Ví dụ, khi các nhà vật lý tiến hành thí nghiệm về năng lực của vật thể trong hoạt động lý hóa của chúng, họ đã sử dụng đến nguyên lý nhân quả, với tất cả những hàm ý của nguyên lý đó.

            Trong nỗ lực tìm hiểu thấu đáo đối tượng nghiên cứu của mình, các nhà khoa học thực nghiệm thường quay về với các vấn đề triết học. Do đó ta không ngạc nhiên khi thấy một số nhà vật lý đương đại, như Heisenberg, Einstein, Planck, De Broglie, Bohr, và Schrodinger, cũng đã viết những thiên khảo luận về các đề tài Siêu hình học. Toan tính của những khoa học đặc thù muốn đạt sự độc lập tuyệt đối khỏi bất cứ tri thức siêu hình nào (đây là hậu quả của thuyết thực chứng) sẽ không bao giờ đạt được hoàn toàn.

            Như vậy có thể thấy rằng Siêu hình học giữ một vai trò dẫn dắt so với các khoa học đặc thù khác, vì nó là đỉnh điểm của tri thức nhân loại trong lãnh vực tự nhiên. Vai trò này được gọi đúng đắn là minh triết (sapiential), vì khôn ngoan (wisdom) có vai trò riêng là điều khiển tri thức và hoạt động của con người nhờ vào những nguyên lý đầu tiên và mục đích tối hậu của con người.

 

4. SIÊU HÌNH HỌC LIÊN QUAN THẾ NÀO ĐẾN ĐỨC TIN VÀ THẦN HỌC

            Vượt ra ngoài và bên trên tri thức tự phát cũng như tri thức khoa học, còn có một thứ tri thức thuộc lãnh vực siêu nhiên. Tri thức này phát sinh từ Mặc Khải của Thiên Chúa. Đây là loại tri thức cao siêu, vì nó hoàn bị hóa mọi tri thức của nhân loại, hướng dẫn tri thức nhân loại đến mục tiêu siêu nhiên của con người.

Page 16: Thuyết bất khả tri

Đức tin hỗ trợ Triết học

            Một số chân lý siêu hình, cho dù có thể được con người nhận biết cách tự nhiên, vẫn được Thiên Chúa mặc khải. Bên cạnh việc bày tỏ những mầu nhiệm siêu nhiên cho con người, mặc khải của Thiên Chúa cũng còn cho con người nhận biết được những chân lý chủ lực tối hậu về vũ trụ, về con người, và về chính Thiên Chúa – những chân lý kiến tạo nên đối tượng nghiên cứu của Siêu hình học. Vì mắc tội nguyên tổ, con người thật khó mà biết được những chân lý trên là hết sức cần thiết cho đời sống luân lý – với một sự chắc chắn tuyệt đối, không chút sai lầm. Vì thế, Thiên Chúa đã mặc khải cho con người những chân lý như : tạo dựng mọi sự từ hư vô (ex nihilo), Thiên Chúa quan phòng, tính thiêng liêng và bất tử của linh hồn con người, sự hiện hữu và bản chất của một Thiên Chúa chân thật, luật luân lý và mục đích vĩnh cửu của con người, và thậm chí cả danh xưng riêng biệt của Thiên Chúa như Đấng Hằng Hữu (God as the Subsisting Act of Being: “I am who am”).

Với sự trợ giúp của Mặc Khải, Siêu hình học có được cú nhảy vọt ngoại thường, độc nhất vô nhị trong lịch sử tư tưởng loài người. Các Kitô hữu thời đầu thường ngạc nhiên trước sự kiện này là ngay một đứa trẻ học hỏi về những chân lý đức tin cách sơ sài cũng có được những câu trả lời sâu sắc và xác đáng trước những vấn đề lớn thách đố tâm trí con người, còn hơn cả những triết gia Hy lạp. Những tìm tòi của trí tuệ liên quan đến cái xấu, đau khổ của con người, sự chết, tự do, ý nghĩa cuộc sống, và sự thiện hảo của thế giới, đã có được những câu trả lời đầy đủ và triệt để nhờ đức tin Kitô giáo.

Nhờ những công trình của các Giáo phụ và Tiến sĩ Giáo hội, đã có tiến bộ không chỉ trong Thần học Kitô giáo, nhưng còn trong lối hiểu triết học về những chân lý tự nhiên đã được mặc khải. Sự khai triển này về sau được gọi là Triết học Kitô giáo: gọi là “Kitô giáo” không phải nhờ vào nội dung nội tại của nó cũng như cách thức chứng minh hợp lý vốn nằm ẩn trong phạm vi tự nhiên, nhưng đúng hơn là vì nó đã được khai triển dưới sự khởi hứng và dẫn dắt của đức tin Kitô giáo3.

            Sự kiện các chân lý tự nhiên mà Siêu hình học nghiên cứu, đã được mặc khải, không hề khiến cho Siêu hình học là dư thừa trong tư cách một khoa học. Trái lại, điều đó càng thôi thúc Siêu hình học nhận biết sâu sắc hơn các chân lý đó, vì Thiên Chúa mặc khải các chân lý đó cốt để cho con người khám phá chúng sâu xa hơn nữa nhờ trí tuệ con người, và nhận được sự bồi dưỡng trí thức nhờ các chân lý đó.

Triết học phục vụ Đức tin

            Như Lý trí phục vụ Đức tin, thì Siêu hình học cũng được dùng như một công cụ khoa học của Thần học. Một khi Siêu hình học đã được hoàn bị hóa nhờ sự hướng dẫn bởi Đức tin, thì nó lại trở thành một công cụ có giá trị để có thể hiểu tốt hơn nữa những mầu nhiệm siêu nhiên kiến tạo nên nội dung của khoa Thần học.

a) Tri thức thuộc lãnh vực siêu nhiên giả thiết tri thức thuộc lãnh vực tự nhiên. Lý do là vì ân sủng không thay thế tự nhiên, nhưng nâng cao tự nhiên. Chẳng hạn chính việc nghiên cứu ân sủng và những nhân đức phú bẩm, đòi ta phải biết rằng linh hồn con người là thiêng liêng, tự yếu tính là tự do và hướng về Thiên Chúa, Đấng là cùng đích của con người. Trong Kitô học, khi nói rằng Đức Giêsu Kitô là “người thật”, thì cũng đòi ta phải hiểu cho đúng thế nào là bản chất con người. Nếu hiểu tội lỗi về mặt thần học, ta cần phải biết đến những năng lực của con người, đặc biệt là ý chí và những đam mê, và phải có một tri thức đúng mức về bản chất điều thiện hảo và cái xấu. Sau cùng, đối với việc nghiên cứu Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập Thể, tri thức của ta về khái niệm bản tính và ngôi vị là điều kiện cần thiết. (Nơi Thiên Chúa, có ba ngôi vị Thiên Chúa với một bản tính Thiên Chúa; Đức Giêsu Kitô là một Ngôi Vị – Ngôi Vị Thiên Chúa trong hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại). Hơn nữa, thật khó mà có được một tri thức đúng mức về những chân lý được Thiên Chúa mặc khải, nếu như trước đó không có một tri thức tự nhiên sâu sắc.

b) Một khi coi nhẹ tri thức siêu hình, Thần học sẽ không đạt đến tầm mức một khoa học, và rơi vào sai lầm cũng như hàm hồ. Một tri thức chỉ được coi là có tính khoa học khi nội dung của nó được

Page 17: Thuyết bất khả tri

diễn tả một cách có trật tự, căn cơ và chính xác, điều đó tạo nên một toàn khối gắn bó. Vì phải sử dụng đến tri thức tự nhiên về thực tại, nên Thần học trở nên một khoa học một khi tri thức đó tiên vàn được phong phú hóa bởi một khoa học dụng cụ, mà trong trường hợp này, chính là Siêu hình học. Siêu hình học đem lại một sự chính xác cần thiết để hiểu được ý nghĩa những thuật ngữ đến từ tri thức tự phát. Hơn nữa, những lối giải thích sai lầm về tín điều trong dòng lịch sử đã buộc Thần học phải đi tìm sự chính xác về thuật ngữ và khái niệm từ quan điểm Siêu hình học. Do đó, không thể nào bỏ qua những gì có được nhờ nỗ lực trên, mà lại không gặp nguy cơ rơi vào cũng những sai lầm trước đó. Ví dụ, những thuật ngữ như “biến đổi bản thể” (transubstantiation), “ngôi hiệp” (hypostatic union), và “chất liệu và hình thế của bí tích” (matter and form of the sacraments), thì không thể được thay thế dễ dàng, vì chúng diễn tả rõ ràng ý nghĩa xác thực của Đức tin, nhờ đó mà có thể tránh được những sai lầm về mặt Đức tin.

Ngoài ra, Siêu hình học là cần thiết để hiểu được những lối diễn tả tín điều được huấn quyền Giáo hội đề nghị. Thánh Giáo hoàng Piô X, trong thông điệp Doctoris Angelici (ngày 29 tháng 6 năm 1914) đã nói: “Nếu những nguyên lý đó (khoa Siêu hình học của thánh Thomas Aquinas) mà bị loại bỏ hay bị méo mó, thì nhất thiết dẫn đến hậu quả là những ai nghiên cứu các thánh khoa sẽ khó nắm bắt được ý nghĩa những ngôn từ đã được huấn quyền Giáo hội sử dụng để diễn tả những tín điều đã được Thiên Chúa mặc khải. Do đó, chúng tôi ước mong rằng mọi giáo sư triết học và thần học nên cảnh giác rằng nếu không đi theo bước đường của thánh Thomas, nhất là trong những vấn đề siêu hình, ắt sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề”.

Sau cùng, chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng những kinh Tin Kính sử dụng rất nhiều thuật ngữ chính xác, những thuật ngữ đó chỉ có thể hiểu được tốt hơn nhờ sự trợ giúp của tri thức Siêu hình học xét như dụng cu4ï.

Page 18: Thuyết bất khả tri

Thuyết nhật tâmCần lưu ý quan niệm thông thường ở phương Tây cho rằng trước Copernicus khái niệm hệ nhật tâm chưa bao giờ xuất

hiện, hay không được biết tới ở Châu Âu là sai lầm. Không chỉ vì những văn bảntiếng Ả Rập ngày càng được dịch nhiều

sang tiếng Latin sau thế kỷ 11 (nhờ ngày càng có nhiều sự tiếp xúc với thế giới Ả Rập/Hồi giáo do những chiến binhthập tự

chinh mang lại), mà còn bởi những nhà thám hiểm, các thương gia xuất hiện nhiều hơn ở Châu Âu (có điều kiện thuận lợi

hơn nhờ Pax Mongolica) khiến phương Tây biết được về truyền thống ủng hộ thuyết nhật tâm ở Ấn Độ với chi tiết như

được trình bày ở trên. Và tất nhiên các học giả biết rõ về những cuộc tranh luận của Aristarchus và Philolaus, cũng như việc

nhiều nhà tư tưởng cổ đại khác đã đề xuất (hay được cho là đã đề xuất) mô hình nhật tâm hay các quan điểm gần thuyết

nhật tâm, như Hicetas vàHeraclides Ponticus (Copernicus tất nhiên cũng biết điều này). Hơn nữa, một số nhà tư tưởng

Châu Âu cũng đã tranh luận về thuyết nhật tâm từ thời Trung Cổ: ví dụ Nicolas Oresme và Nicholas of Cusa. Tuy nhiên, đối

với đa số các học giả ở giai đoạn này, thuyết nhật tâm có một vấn đề lớn và dễ nhận thấy: theo trực giác thông thường, nếu

Trái Đất quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời, con người và đồ vật ở trên đó sẽ có xu hướng rơi hay bay vào vũ

trụ; một vật thể rơi xuống từ trên tháp sẽ chạm đất ở đằng tây xa phía sau tháp bởi vì tháp đã quay đi cùng Trái Đất; và các

ví dụ tương tự. Một câu trả lời cho những vấn đề đó đòi hỏi con người phải có hiểu biết sâu hơn về vật lý.

Dù có những vấn đề như vậy, ở thế kỷ 16, lý thuyết nhật tâm được Nicolaus Copernicus làm sống lại, ở hình thức thích hợp

với những quan sát thực tế thời đó. Lý thuyết này đã giải quyết các vấn đề về chuyển động lùi của hành tinh bằng cách lập

luận rằng chuyển động đó chỉ là cái quan sát thấy bên ngoài và là chuyển động biểu kiến, chứ không phải chuyển

động thực tế: đó là một hiệu ứng thị sai, giống như khi ta vượt qua một chiếc xe thì ta có cảm giác chiếc xe đó đang chuyển

động lùi về phía chân trời. Vấn đề này cũng đã được giải quyết trong hệ thống địa tâm củaTycho; tuy nhiên, trong khi tìm

cách bỏ đi các ngoại luân ông vẫn giữ lại và coi chuyển động tiến lùi của các hành tinh là chuyển động thực tế, chuyển động

này được Kepler cho rằng có đặc điểm giống một "hình xoắn". Trong khi phát triển các lý thuyết của mình về chuyển động

hành tinh, có lẽ Copernicus đã lấy ý tưởng từ trong các công trình của nhà thiên văn học người Ấn Độ là Aryabhata cho về

thuyết nhật tâm của mình, và các nhà khoa học/thiên văn học Hồi giáo Nasir al-Din Tusi, Mu'ayyad al-Din al-'Urdi và ibn al-

Shatir để giải quyết các vấn đề quan trọng trong hệ thống Ptolemy.

Nicolaus Copernicus đã xuất bản cuốn De Revolutionibus mang ý nghĩa quyết định về hệ thống của ông năm 1543. Copernicus đã bắt đầu viết nó năm 1506 và hoàn thành năm 1530, nhưng không cho xuất bản tới tận khi ông sắp qua đời. Dù ông có danh tiếng tốt với nhà thờ và đã đề tặng cuốn sách cho Giáo hoàng Paul III, cuốn sách được in ra vẫn có phần lời nói đầu không ký tên của Osiander cho rằng hệ thống này chỉ đơn giản là một cách thức toán học và không có ý định phủ định cho thực tế. Có lẽ vì phần lời nói đầu này, tác phẩm của Copernicus gây ra ít cuộc tranh luận về việc nó có phải là một cuốn sách dị giáo hay không trong 60 năm sau đó.