85
Ngun: www.stockbiz.vn Biên tp: Monarch Securities Thut ngtài chính Mc lc 1 MC LC Các thut ngtài chính – Tóm tt------------------------------------------------------------------------ 5 Chng khoán --------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Kinh tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 Quđầu tư------------------------------------------------------------------------------------------------ 9 Tài chính doanh nghip --------------------------------------------------------------------------------- 9 Tài chính ngân hàng----------------------------------------------------------------------------------- 13 Các thut ngtài chính – Chi tiết ---------------------------------------------------------------------- 14 Chng khoán ------------------------------------------------------------------------------------------- 14 Bn cáo bch – Prospectus ------------------------------------------------------------------------ 14 Bán cphn khơi mào - Equity carve out ------------------------------------------------------- 14 Bán khng - Short Sales --------------------------------------------------------------------------- 15 Bán tháo - Bailing out ------------------------------------------------------------------------------ 15 Báo cáo tài chính - Financial statement ---------------------------------------------------------- 16 Bo lãnh – Underwrite ----------------------------------------------------------------------------- 16 By gim giá - Bear trap --------------------------------------------------------------------------- 17 By tăng giá - Bull trap ---------------------------------------------------------------------------- 17 Biên an toàn - Margin of safety ------------------------------------------------------------------- 17 Bù trchng khoán và tin - Clearing ----------------------------------------------------------- 18 Các khon đầu tư ngn hn - Short Term Investments ---------------------------------------- 19 Cm cchng khoán - Mortgage stock ---------------------------------------------------------- 19 Chênh giá mca thtrường - Opening gap ---------------------------------------------------- 20 Chênh lch giá đặt mua/bán - Bid/Ask spread -------------------------------------------------- 20 ChsA-D - Advance - Decline Index ---------------------------------------------------------- 21 Chng khoán – Security --------------------------------------------------------------------------- 21 Chng khoán phái sinh - Derivatives ------------------------------------------------------------ 22 Cphn - Share ------------------------------------------------------------------------------------- 24 Cphiếu lưu hành trên thtrường - Outstanding shares --------------------------------------- 24 Cphiếu phthông - Common stock ------------------------------------------------------------ 24 Cphiếu qu- Treasury stock -------------------------------------------------------------------- 25 Cphiếu sơ cp - Primary Stock ----------------------------------------------------------------- 26 Cphiếu thưởng - Bonus stock ------------------------------------------------------------------- 26 Cphiếu ưu đãi - Preferred stock----------------------------------------------------------------- 27

Thuat Ngu Tai Chinh

  • Upload
    hoxu

  • View
    6.200

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Mục lục

1

MỤC LỤC

Các thuật ngữ tài chính – Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------ 5

Chứng khoán --------------------------------------------------------------------------------------------- 5

Kinh tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 8

Quỹ đầu tư ------------------------------------------------------------------------------------------------ 9

Tài chính doanh nghiệp --------------------------------------------------------------------------------- 9

Tài chính ngân hàng ----------------------------------------------------------------------------------- 13

Các thuật ngữ tài chính – Chi tiết ---------------------------------------------------------------------- 14

Chứng khoán ------------------------------------------------------------------------------------------- 14

Bản cáo bạch – Prospectus ------------------------------------------------------------------------ 14

Bán cổ phần khơi mào - Equity carve out ------------------------------------------------------- 14

Bán khống - Short Sales --------------------------------------------------------------------------- 15

Bán tháo - Bailing out ------------------------------------------------------------------------------ 15

Báo cáo tài chính - Financial statement ---------------------------------------------------------- 16

Bảo lãnh – Underwrite ----------------------------------------------------------------------------- 16

Bẫy giảm giá - Bear trap --------------------------------------------------------------------------- 17

Bẫy tăng giá - Bull trap ---------------------------------------------------------------------------- 17

Biên an toàn - Margin of safety ------------------------------------------------------------------- 17

Bù trừ chứng khoán và tiền - Clearing ----------------------------------------------------------- 18

Các khoản đầu tư ngắn hạn - Short Term Investments ---------------------------------------- 19

Cầm cố chứng khoán - Mortgage stock ---------------------------------------------------------- 19

Chênh giá mở cửa thị trường - Opening gap ---------------------------------------------------- 20

Chênh lệch giá đặt mua/bán - Bid/Ask spread -------------------------------------------------- 20

Chỉ số A-D - Advance - Decline Index ---------------------------------------------------------- 21

Chứng khoán – Security --------------------------------------------------------------------------- 21

Chứng khoán phái sinh - Derivatives ------------------------------------------------------------ 22

Cổ phần - Share ------------------------------------------------------------------------------------- 24

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường - Outstanding shares --------------------------------------- 24

Cổ phiếu phổ thông - Common stock ------------------------------------------------------------ 24

Cổ phiếu quỹ - Treasury stock -------------------------------------------------------------------- 25

Cổ phiếu sơ cấp - Primary Stock ----------------------------------------------------------------- 26

Cổ phiếu thưởng - Bonus stock ------------------------------------------------------------------- 26

Cổ phiếu ưu đãi - Preferred stock ----------------------------------------------------------------- 27

Page 2: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Mục lục

2

Cổ tức - Dividend ----------------------------------------------------------------------------------- 27

Giá trị ghi sổ - Book Value ------------------------------------------------------------------------ 28

Giá trị vốn hoá thị trường - Market capitalization ---------------------------------------------- 29

Hệ số Alpha - Alpha indicator -------------------------------------------------------------------- 30

Hệ số Beta - Beta indicator ------------------------------------------------------------------------ 30

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ - Price to Book ratio -------------------------------------- 30

Hệ số thu nhập trên tài sản - Return on Assets -------------------------------------------------- 31

Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn - Capital Asset Pricing Model -------------------- 32

Thị trường theo chiều giá lên - Bull market ----------------------------------------------------- 33

Thị trường theo chiều giá xuống - Bear Market ------------------------------------------------ 34

Tính thanh khoản - Liquidity ---------------------------------------------------------------------- 34

Trái khoán - Debenture ---------------------------------------------------------------------------- 35

Trái phiếu - Bond ----------------------------------------------------------------------------------- 35

Trái phiếu chuyển đổi - Convertible Bond ------------------------------------------------------ 35

Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần - Dividend Yield --------------------------------------------- 37

Kinh tế -------------------------------------------------------------------------------------------------- 38

Cạnh tranh - Competition -------------------------------------------------------------------------- 38

Bán phá giá - Dumping ---------------------------------------------------------------------------- 39

Bong bóng kinh tế - Economic bubble ----------------------------------------------------------- 39

Cán cân thanh toán - Balance of payments ------------------------------------------------------ 40

Cán cân vãng lai - Drawing account ------------------------------------------------------------- 41

Cán cân vốn - Capital Balance Account --------------------------------------------------------- 43

Chi phí chìm - Sunk costs ------------------------------------------------------------------------- 44

Chi phí cơ hội - Opportunity cost ----------------------------------------------------------------- 44

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Province Competitive Index -------------------------- 45

Giảm phát - Deflation ------------------------------------------------------------------------------ 46

Kinh tế học vi mô - Microeconomics ------------------------------------------------------------ 47

Tín dụng thương mại - Trade credit -------------------------------------------------------------- 47

Tỷ lệ chiết khấu - Discount rate ------------------------------------------------------------------ 48

Quỹ đầu tư ---------------------------------------------------------------------------------------------- 48

Các chỉ số quỹ tương hỗ - Mutual fund indexes ------------------------------------------------ 48

Các khoản đầu tư mục tiêu - Targeted Investments -------------------------------------------- 49

Chứng chỉ quỹ - Fund Certificate ----------------------------------------------------------------- 49

Page 3: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Mục lục

3

Quỹ tương hỗ - Mutual Fund ---------------------------------------------------------------------- 50

Tài chính doanh nghiệp ------------------------------------------------------------------------------- 53

Bảng cân đối kế toán - Balance sheet ------------------------------------------------------------ 53

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Cash Flow Statement -------------------------------------------- 54

Báo cáo thường niên - Annual report ------------------------------------------------------------ 54

Các khoản đầu tư dài hạn - Long Term Investments ------------------------------------------- 55

Các khoản phải thu - Receivables ---------------------------------------------------------------- 55

Cấu trúc vốn - Capital Structure ------------------------------------------------------------------ 55

Chi phí hoạt động - Operating expenses --------------------------------------------------------- 56

Chi phí sử dụng nợ - Cost of Debt ---------------------------------------------------------------- 56

Chi phí sử dụng vốn bình quân - Weight Average Cost of Capital -------------------------- 57

Chi phí tài chính - Financial charges ------------------------------------------------------------- 57

Chỉ số giá trên doanh thu - Price to Sales Ratio ------------------------------------------------ 58

Chỉ số giá trị tài sản thuần - Net Asset Value --------------------------------------------------- 58

Chỉ số thanh toán tiền mặt - Cash Ratio --------------------------------------------------------- 59

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả - Account Payable Turnover Ratio ------------------- 59

Điểm hòa vốn - Break even point ---------------------------------------------------------------- 60

Doanh thu – Revenues ----------------------------------------------------------------------------- 61

Doanh thu cận biên - Marginal revenue --------------------------------------------------------- 62

Góp vốn tư nhân - Private Equity ----------------------------------------------------------------- 63

Hàng tồn kho – Inventory ------------------------------------------------------------------------- 63

Hệ số biên lợi nhuận gộp - Gross Profit Margin ------------------------------------------------ 64

Hệ số biên lợi nhuận ròng - Net Profit Margin ------------------------------------------------- 65

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế - Pre-Tax Profit Margin ------------------------------------- 65

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT Margin------------------------------------ 66

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - Price to Earning Ratio -------------------------------- 66

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay - Interest Coverage Ratio --------------------------------- 68

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Current Ratio ------------------------------------------ 69

Hệ số lợi nhuận hoạt động - Operating Profit Margin ----------------------------------------- 70

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần - Return on Equity------------------------------------------- 70

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư - Return on Invested Capital --------------------------------- 71

Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng - Return On Capital Employed ---------------------------- 71

Hệ số vòng quay các khoản phải thu - Account Receivable Turnover Ratio --------------- 72

Page 4: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Mục lục

4

Hệ số vòng quay hàng tồn kho - Inventory Turnover Ratio ----------------------------------- 73

Hệ số vòng quay tổng tài sản - Asset Turnover Ratio ----------------------------------------- 74

Khả năng thanh toán nhanh - Quick Ratio ------------------------------------------------------ 74

Khoản nợ - Debt ------------------------------------------------------------------------------------ 75

Khoản phải thu - Accounts Receivable ---------------------------------------------------------- 75

Khoản phải trả - Accounts Payable --------------------------------------------------------------- 75

Tài sản ngắn hạn - Current assets ----------------------------------------------------------------- 76

Thu nhập ròng - Net Income ---------------------------------------------------------------------- 76

Thu nhập ròng trên cổ phần - Earnings Per Share ---------------------------------------------- 76

Thu nhập trước lãi vay và thuế - Earnings Before Interest and Tax ------------------------- 78

Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao - Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization ----------------------------------------------------------------------------------------- 79

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu - Long-term Debt to Equity Ratio ------------------- 79

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu - Sale Growth Rate ----------------------------------------------- 80

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận - Income Growth Rate -------------------------------------------- 80

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản - Asset Growth Rate -------------------------------------------------- 81

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu - Earnings Per Share Growth Rate --------------- 81

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu - Total Debt to Equity Ratio ----------------------------- 82

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản - Total Debt To Total Assets Ratio -------------------------- 83

Vốn chủ sở hữu - Owners' Equity ---------------------------------------------------------------- 83

Tài chính ngân hàng ----------------------------------------------------------------------------------- 84

Các tỷ lệ cân đối kế toán - Balance sheet ratios ------------------------------------------------ 84

Chế độ bản vị vàng - Gold Standard System ---------------------------------------------------- 84

Chế độ hai bản vị - Double Standard System --------------------------------------------------- 85

Page 5: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 5

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Các thuật ngữ tài chính – Tóm tắt

Chứng khoán

Thuật ngữ Tiếng Anh Trích dẫn

Bản cáo bạch Prospectus Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi của người mua chứng khoán... để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ

cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bán cổ phần khơi mào

Equity carve out

Hoạt động bán cổ phần khơi mào, còn gọi là chia tách một phần, xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra công chúng lần đầu một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà nó nắm

hoàn toàn quyền sở hữu.

Bán khống Short Sales

Bán tháo Bailing out Bailing out- bán tháo- chỉ việc bán nhanh bán gấp một chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả, có thể bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với khi mua vào, như

một biện pháp cứu vãn thua lỗ hơn nữa khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị

trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá, thì chỉ cần một tín hiệu "không lành" đã có thể gây lên hiện tượng

bán tháo.

Báo cáo tài chính

Financial statement

Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Bảo lãnh Underwrite Bảo lãnh là thuật ngữ tài chính chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa giấy tờ nào đó

để đổi lấy cơ hội nhận được món lời khác.

Bẫy giảm giá Bear trap Bẫy giảm giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều,

bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp.

Bẫy tăng giá Bull trap Bẫy tăng giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều,

bắt đầu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.

Biên an toàn Margin of safety

Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng

chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.

Bù trừ chứng khoán và tiền

Clearing Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán.

Page 6: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 6

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Các khoản đầu tư ngắn

hạn

Short Term Investments

Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty.

Cầm cố chứng khoán

Mortgage stock Cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia,

trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.

Chênh giá mở cửa thị

trường

Opening gap Trong giao dịch cổ phiếu chênh giá mở cửa thị trường là hiện tượng giá mở cửa chênh lệch rất lớn so với giá đóng cửa

ngày hôm trước, thông thường là do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa.

Chênh lệch giá đặt

mua/bán

Bid/Ask spread Chênh lệch giá đặt mua/đặt bán là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một giao dịch (cổ phiếu, hợp đồng

tương lai, hợp đồng quyền chọn, tiền tệ).

Chỉ số A-D Advance - Decline Index

Chỉ số A-D là chỉ số xác định xu hướng thị trường.

Chứng khoán Security Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng

khoán là hàng hóa trên thị trường đó.

Chứng khoán phái sinh

Derivatives Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái

phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

Cổ phần Share Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của doanh nghiệp nào đó.

Cổ phiếu lưu hành trên thị

trường

Outstanding shares

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong

nội bộ công ty.

Cổ phiếu phổ thông

Common stock Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua

cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.

Cổ phiếu quỹ Treasury stock Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu sơ cấp

Primary Stock Cổ phiếu sơ cấp là loại cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Cổ phiếu thưởng

Bonus stock Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu: thưởng cho người có đóng góp lớn và thưởng cho tất cả các cổ đông.

Cổ phiếu ưu đãi

Preferred stock Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.

Cổ tức Dividend Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần

Page 7: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 7

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Giá trị ghi sổ Book Value Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh.

Giá trị vốn hoá thị trường

Market capitalization

Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này

trong điều kiện hiện tại.

Hệ số Alpha Alpha indicator Alpha là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh.

Hệ số Beta Beta indicator Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với

toàn bộ thị trường.

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ

Price to Book ratio

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ

của cổ phiếu đó.

Hệ số thu nhập trên tài

sản

Return on Assets

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu

quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Mô hình xác định giá trị của tài sản

vốn

Capital Asset Pricing Model

Ý tưởng chung đằng sau mô hình định giá tài sản vốn là các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn của mình vào bất cứ tài sản gì thì cũng được bù đắp lại theo hai cách: giá trị tiền tệ theo thời

gian và rủi ro.

Thị trường theo chiều

giá lên

Bull market Bull market là thị trường theo chiều giá lên, là dạng thị trường tài chính mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là cổ

phiếu) tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài (vài tháng) với lượng mua bán lớn .

Thị trường theo chiều giá xuống

Bear Market Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.

Tính thanh khoản

Liquidity Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu... có khả năng đổi thành tiền mặt dễ

dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.

Trái khoán Debenture Trái khoán là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào mà nó chỉ được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay là uy tín của chính

công ty phát hành trái khoán.

Trái phiếu Bond Trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do chính phủ hay một doanh nghiệp phát hành cam kết trả cho người sử hữu trái phiếu

một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định.

Trái phiếu chuyển đổi

Convertible Bond

Theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn

một chút.

Page 8: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 8

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Tỷ lệ cổ tức trên thị giá

cổ phần

Dividend Yield Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield) là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu

tư mua vào.

Kinh tế

Thuật ngữ Tiếng Anh Trích dẫn Cạnh tranh Competition Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các

ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng.

Bán phá giá Dumping Bán phá giá là hành động bán một hàng hoá nào đó với mức giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần.

Bong bóng kinh tế

Economic bubble Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.

Cán cân thanh toán

Balance of payments

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân vãng lai

Drawing account Có hai loại cán cân vãng lai (còn gọi là tài khoản vãng lai) là tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia và tài khoản vãng lai trong nghiệp vụ ngân hàng.

Cán cân vốn

Capital Balance Account

Cán cân vốn hay tài khoản vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản, gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ ... giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác.

Chi phí chìm

Sunk costs Chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được. Các chi phí chìm mặc dù có thật, nhưng chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai.

Chi phí cơ hội

Opportunity cost Trong kinh tế học chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh

Province Competitive

Index

PCI là chỉ số xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho việc phát triển Doanh nghiệp dân doanh.

Giảm phát Deflation Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục.

Kinh tế học vi mô

Microeconomics Kinh tế học vi mô là một nhánh (hay phần nội dung) đặc biệt quan trọng của kinh tế học, tập trung nghiên cứu hành vi và sự tác động qua lại của các thành phần bên trong nền kinh

Page 9: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 9

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

tế, bao gồm hai bộ phận trọng yếu là các hộ tiêu dùng (đại diện bởi các cá nhân) và các công ty.

Tín dụng thương mại

Trade credit Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền

Tỷ lệ chiết khấu

Discount rate Ở mỗi ngữ cảnh khác nhau tỉ lệ chiết khấu có một nghĩa khác nhau, người ta phân biệt giữa tỷ lệ khấu trong thương mại, với thẻ tín dụng, trong chính sách tiền tệ và trong đánh giá dự án, đánh giá quyết định đầu tư.

Quỹ đầu tư

Thuật ngữ Tiếng Anh Trích dẫn Các chỉ số quỹ tương

hỗ

Mutual fund indexes

Kết quả kinh doanh của 21 hạng mục quỹ tương hỗ, mỗi quỹ với một mục tiêu khác nhau sẽ được thông báo hàng ngày trong Bảng chỉ số Lipper.

Các khoản đầu tư mục

tiêu

Targeted Investments

Các quỹ tương hỗ luôn luôn hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó. Để đạt được những mục tiêu đó, các quỹ sẽ thực hiện một số loại hình đầu tư.

Chứng chỉ quỹ

Fund Certificate

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng.

Quỹ tương hỗ

Mutual Fund Quỹ tương hỗ là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn

Tài chính doanh nghiệp

Thuật ngữ Tiếng Anh Trích dẫn Bảng cân đối kế toán

Balance sheet Bản cân đối kế toán cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định

Báo cáo lưu chuyển tiền

tệ

Cash Flow Statement Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên

Annual report Báo cáo thường niên là một tài liệu xuất bản hàng năm mà một công ty đại chúng hoặc quỹ tương hỗ phải cung cấp cho các cổ đông nhằm mô tả hoạt động và tình hình tài chính của mình trong năm vừa qua.

Page 10: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 10

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Các khoản đầu tư dài

hạn

Long Term Investments

Các khoản đầu tư dài hạn là một tài khoản nằm bên phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của một công ty, nó thể các khoản đầu tư mà một công ty có ý định thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn 1 năm trở lên

Các khoản phải thu

Receivables Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty.

Cấu trúc vốn

Capital Structure Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Chi phí hoạt động

Operating expenses Chi phí hoạt động đối với các công ty buôn bán là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của công ty, không phải là chi phí của hàng bán.

Chi phí sử dụng nợ

Cost of Debt Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các khoản nợ hiện tại của mình.

Chi phí sử dụng vốn bình quân

Weight Average Cost of Capital

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Chi phí tài chính

Financial charges Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng.

Chỉ số giá trên doanh

thu

Price to Sales Ratio Chỉ số giá trên doanh thu là một trong các chỉ số dùng để đánh giá giá trị cổ phiếu hiện hành so với quá khứ, và so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Chỉ số giá trị tài sản

thuần

Net Asset Value Chỉ số "giá trị tài sản thuần" (chỉ số NAV) có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.

Chỉ số thanh toán tiền

mặt

Cash Ratio Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Chỉ số vòng quay các

khoản phải trả

Account Payable Turnover Ratio

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

Điểm hòa vốn

Break even point Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.

Doanh thu Revenues Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu cận biên

Marginal revenue Doanh thu cận biên được tính bằng thay đổi trong tổng doanh thu chia cho thay đổi trong lượng bán.

Góp vốn tư Private Equity Private Equity được xem như một loại tài sản bao gồm

Page 11: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 11

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

nhân các phần vốn góp vào các doanh nghiệp chưa niêm yết trong khoảng thời gian trung hạn hoặc dài hạn đề giúp doanh nghiệp đó phát triển và thành đạt.

Hàng tồn kho

Inventory Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hệ số biên lợi nhuận

gộp

Gross Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là tỷ lệ lãi gộp (tên tiếng Anh: gross margin, gross profit margin, gross profit rate) được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận

ròng

Net Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế

Pre-Tax Profit Margin

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế phản ánh khoản thu nhập trước thuế (lợi nhuận trước thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EBIT Margin Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (thường được biết đến nhiều hơn với cái tên hệ số biên lợi nhuận hoạt động - tiếng Anh: operating profit margin) phản ánh hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Hệ số giá trên thu

nhập một cổ phần

Price to Earning Ratio

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là hệ số dùng để đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi cổ phiếu, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho mỗi cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Interest Coverage Ratio

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn

hạn

Current Ratio Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số lợi nhuận hoạt

động

Operating Profit Margin

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số thu nhập trên

vốn cổ phần

Return on Equity Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình). Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Hệ số thu nhập trên

vốn đầu tư

Return on Invested Capital

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC) phản ánh khả năng sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Page 12: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 12

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

Hệ số thu nhập trên

vốn sử dụng

Return On Capital Employed

Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một doanh nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng.

Hệ số vòng quay các

khoản phải thu

Account Receivable Turnover Ratio

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.

Hệ số vòng quay hàng

tồn kho

Inventory Turnover Ratio

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Hệ số vòng quay tổng

tài sản

Asset Turnover Ratio

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Khả năng thanh toán

nhanh

Quick Ratio Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.

Khoản nợ Debt Khoản nợ là lượng tiền mà một cá nhân hoặc một công ty nợ một cá nhân hoặc một tổ chức khác.

Khoản phải thu

Accounts Receivable Khoản phải thu là khoản mà khách hàng (cá nhân hay công ty) phải trả cho một doanh nghiệp cho những sản phNm hay dịch vụ đã được chuyển đến hay đã được sử dụng mà chưa được trả tiền.

Khoản phải trả

Accounts Payable Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiêp phải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ.

Tài sản ngắn hạn

Current assets Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm.

Thu nhập ròng

Net Income Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp, hay còn gọi là lợi nhuận thuần. Thu nhập ròng được tính toán từ tổng thu nhập có điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động, khấu hao, lãi suất, thuế và các chi phí khác liên quan đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu này được thể hiện trên báo cáo thu nhập, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đó là số liệu tính toán nằm ở dòng cuối cùng nên còn được gọi bằng tên tiếng Anh là "the bottom line". Chỉ số này cũng được sử dụng để tính toán thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).

Thu nhập ròng trên cổ

phần

Earnings Per Share EPS (Thu nhập trên cổ phần) là một trong những chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn Cổ phiếu (CP) tốt và cũng là thông số tài chính phổ biến được các nhà đầu tư trên thị trường Chứng khoán (TTCK) thường hay sử dụng để quyết định đầu tư, mua bán chứng khoán.

Thu nhập trước lãi vay

và thuế

Earnings Before Interest and Tax

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, và được tính bằng bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập.

Thu nhập trước thuế,

Earnings Before Interest, Taxes,

EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi chỉ số này đã

Page 13: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities 13

Thuật ngữ tài chính Tóm tắt

trả lãi và khấu hao

Depreciation and Amortization

loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Long-term Debt to Equity Ratio

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ tăng trưởng

doanh thu

Sale Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ.

Tỷ lệ tăng trưởng lợi

nhuận

Income Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ.

Tỷ lệ tăng trưởng tài

sản

Asset Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ.

Tỷ lệ tăng trưởng thu

nhập trên cổ phiếu

Earnings Per Share Growth Rate

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu cho biết mức tăng trưởng tương đối thu nhập trên cổ phiếu (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu

Total Debt to Equity Ratio

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. N ó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình

Tỷ số tổng nợ trên tổng

tài sản

Total Debt To Total Assets Ratio

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.

Vốn chủ sở hữu

Owners' Equity Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Tài chính ngân hàng

Thuật ngữ Tiếng Anh Trích dẫn Các tỷ lệ

cân đối kế toán

Balance sheet ratios

Các tỷ lệ cân đối kế toán dùng để đánh giá khả năng tài chính (cho vay và trả nợ) và các thay đổi vị thế tài chính của của một ngân hàng thương mại dựa trên các dữ kiện báo cáo trong bảng cân đối kế toán.

Chế độ bản vị vàng

Gold Standard System

Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy, tiền điện tử, ...), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.

Chế độ hai bản vị

Double Standard System

Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của nhà nước quy định hai loại kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn.

Page 14: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

14

Các thuật ngữ tài chính – Chi tiết

Chứng khoán

Bản cáo bạch – Prospectus Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua

chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi của người mua chứng khoán... để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành, do đó thông tin đưa ra coi như là một điều kiện thực hiện lời chào bán đó. Thông thường một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Ủy ban chứng khoán N hà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Khi đã được chấp thuận bản sơ bộ sẽ được coi là Bản chính thức.

Đối với nhà đầu tư, bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng, là phương tiện giúp họ đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi ra quyết định có đầu tư hay không, vì một quyết định thiếu thông tin có thể khiến các nhà đầu tư phải trả giá đắt.

Bản cáo bạch thường có các nội dung chính như: tóm tắt bản cáo bạch, các nhân tố rủi ro, các khái niệm, các chứng khoán phát hành, các đối tác liên quan đến đợt phát hành, tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành và phụ lục. Trong đó thông tin quan trọng nhất của bản cáo bạch là thông tin tài chính: trong quá khứ và trong tương lai.

Thông tin tài chính trong quá khứ là các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán đồng thời có phần thuyết minh và phân tích hoạt động thường là trong 2 năm trước. Dựa vào thông tin này, thông tin tài chính trong tương lai là những kế hoạch dự tính về doanh thu, lợi nhuận, cổ tức...trong năm tới. Qua đó người đầu tư sẽ hình dung được mức lợi nhuận mình có.

Bán cổ phần khơi mào - Equity carve out

Hoạt động bán cổ phần khơi mào, còn gọi là chia tách một phần, xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra công chúng lần đầu một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà nó nắm hoàn toàn quyền sở hữu.

Thương vụ này không chỉ cho phép công ty mẹ huy động được lượng vốn cần thiết mà còn giúp họ giữ lại quyền kiểm soát với công ty con. Thông thường, sau khi bán bớt một phần nhỏ cổ phần của công ty con ra công chúng, công ty mẹ sẽ bán nốt số còn lại vào một thời điểm sau đó.

Việc bán khơi mào một lượng cổ phần nhỏ có thể coi là bước khởi đầu cho quá trình chia tách công ty. Các tập đoàn đa ngành khi phát triển đến một mức độ nhất định, hoặc trong những điều kiện kinh tế không thuận lợi có xu hướng sắp xếp lại (streamline) hoạt động của họ cho hợp lý hơn. Một trong các lựa chọn là bán bớt những công ty con phát triển không tốt lắm hoặc ít liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty, thông qua việc phát hành cổ phiếu công ty ra thị trường chứng khoán.

Thông thường, các công ty thường không bán hết ngay 100% số cổ phần của công ty con này ngay sau khi phát hành mà chỉ bán khơi mào một số lượng nhỏ vì một số lý do sau: trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, các công ty con này thường thuộc quyền sở hữu 100% của công ty mẹ, và ít được thị trường biết đến.

Page 15: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

15

Việc bán khơi mào một lượng nhỏ cổ phần ra thị trường chứng khoán giúp công ty con này được các nhà đầu tư quan tâm hơn và nó có thể giúp giá cổ phiếu tăng dần lên sau một thời gian. N hư cách một nhà phân tích nói là nó giúp " khai phá giá trị tiềm Nn của những công ty con", hay đó thực chất là quá trình công ty mẹ tiếp thị cho cổ phiếu trước khi bán nó.

Tuy nhiên, không phải mọi cổ phiếu sau khi bán khơi mào đều được bán hết sau đó. N ếu công ty mẹ công bố rõ ràng ý định bán hoàn toàn cổ phần của công ty con trong tương lai thì giá cổ phiếu mới tăng, trường hợp ngược lại cổ phiếu của công ty con này thường không hấp dẫn nhà đầu tư bằng.

Bán khống - Short Sales Trong tài chính, Short sales hay Short selling hoặc Shorting là một nghiệp vụ trên thị trường tài

chính được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận thông qua giá chứng khoán giảm.

Trên thực tế hầu hết các nhà đầu tư đều nhằm vào việc mua chứng khoán để chờ giá tăng lên trong tương lai, nhưng những người kinh doanh nhờ vào giá chứng khoán giảm (short-seller) lại kiếm lợi nhuận nhờ vào việc giá cổ phiếu trong tương lai giảm xuống.

Ví dụ: Giả sử công ty XYZ bán cổ phiếu với giá 100.000VN Đ/cổ phiếu. Một người kinh doanh bằng hình thức này sẽ đi vay 100 cổ phiếu của công ty XYZ và bán đi ngay lập tức để thu về 10.000.000VN Đ. N ếu giá cổ phiếu của công ty XYZ giảm xuống chỉ còn 80.000VN Đ/cổ phiếu thì anh ta chỉ phải bỏ ra 8.000.000VN Đ để mua lại 100 cổ phiếu và trả cho công ty XYZ như ban đầu. N hư vậy anh ta lãi 2.000.000VN Đ.

Mặc dù anh ta sẽ phải trả ra một khoản nào đó có thể là lãi do đã vay 100 cổ phiếu của công ty XYZ nhưng anh ta sẽ vẫn có lãi, mặc dù anh ta thậm chí không có cả tiền đầu tư ban đầu.

Cách làm này nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng vẫn có rủi ro. Khi giá tăng lên, ví dụ 125.000VN Đ/cổ phiếu thì anh ta phải bỏ ra 12.500.000VN Đ để mua lại được 100 cổ phiếu ban đầu để trả lại cho công ty XYZ như vậy anh ta sẽ lỗ 2.500.000VN Đ.

N ghiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh. N hững người thực hiện mua bán cổ phiếu kiếm lãi thông qua giá cổ phiếu xuống thấp thường bị nghi ngờ là làm giàu thông qua việc nghèo đi của người khác (vì số những người này rất ít, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán sẽ bị thua lỗ, thậm chí phá sản). Tuy nhiên các nghiên cứu đều kết luận rằng Short-selling đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo nên tính hiệu quả của thị trường tài chính.

N ghiệp vụ mua bán khống tại thị trường chứng khoán Việt N am được một số công ty chứng khoán cung cấp, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến.

Bạn cũng nên đề phòng nhân viên công ty chứng khoán "mượn" cổ phiếu của bạn để bán khống. N hiều nhà đầu tư đã bị thiệt hại do bị "mượn" mà không xin phép như vậy. Mặc dù đây là một hành vi bất hợp pháp, nhưng rất khó truy cứu trách nhiệm. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên kiểm tra tài khoản của mình.

Bán tháo - Bailing out Bailing out- bán tháo- chỉ việc bán nhanh bán gấp một chứng khoán hay một loại hàng hóa nào

đó bất chấp giá cả, có thể bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với khi mua vào, như một biện pháp cứu vãn thua lỗ hơn nữa khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá, thì chỉ cần một tín hiệu "không lành" đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo.

Ta có thể xem một ví dụ, bắt đầu từ thông tin đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng: Tổng Công ty Bảo Minh có khả năng bị phong toả tài khoản do chậm chi trả bảo hiểm đối với Công ty Hoàng Long trong vụ cháy nhà máy sản xuất mì ăn liền nhãn hiệu "Rồng Vàng". Mà trên thực tế việc chi trả tiền bảo hiểm cho Công ty Hoàng Long vẫn chưa được thực hiện là do yêu cầu của nhiều cơ quan chức năng liên quan chứ không phải Bảo Minh cố tình không thực hiện. Chịu

Page 16: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

16

ảnh hưởng của những thông tin bất lợi, cổ phiếu Bảo Minh trên sàn Hà N ội nhiều phiên liên tiếp bị bán tháo giá sàn với khối lượng lớn.

N goài ra thuật ngữ "Bailing out" còn mang nghĩa "cứu trợ", trợ giúp khNn cấp cho các định chế tài chính gặp khó khăn, đặc biệt sự trợ giúp của các cơ quan quyền lực đối với các ngân hàng thương mại. Khi một N gân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản do có hiện tượng cùng một lúc khách hàng đến đòi rút tiền, N gân hàng Trung Ương sẽ có hai cách để "bail out": một là dùng uy tín của mình để trấn an khách hàng và xin hoãn lại việc rút tiền; hai là cho ngân hàng thương mại vay tiền để giải quyết một số khoản nợ lớn, và từ đó gây lại lòng tin đối với khách hàng. Hiện nay các tổ chức quốc tế như IMF hay WB cũng cho các ngân hàng các nước thành viên vay như một hình thức "bailing out".

Báo cáo tài chính - Financial statement Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một

doanh nghiệp.

Các báo cáo tài chính cung cấp một cái nhìn tổng thể về điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Có 4 loại báo cáo tài chính cơ bản.

1. Bảng cân đối kế toán: Báo cáo về tài sản và nợ của công ty trong một thời điểm xác định.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: còn gọi là Báo cáo lợi nhuận và lỗ, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì.

3. Báo cáo lợi nhuận giữ lại: Giải thích các thay đổi trong lợi nhuận giữ lại trong một thời kì.

4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo về các hoạt động dòng tiền của một công ty, đặc biệt là các hoạt dộng đầu tư, cấp vốn...

Đối với các công ty lớn, những báo cáo này thường phức tạp và có thể gồm cả Thuyết minh báo cáo tài chính (N otes to the financial statements) và các thảo luận và phân tích của đội ngũ quản lí. Thuyết minh thường mô tả các khoản mục thên Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách chi tiết hơn. Thuyết minh báo cáo tài chính được coi là một phần không thể thiếu của các báo cáo tài chính.

Bảo lãnh – Underwrite Bảo lãnh là thuật ngữ tài chính chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một

loại hàng hóa giấy tờ nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được món lời khác. Trong mỗi lĩnh vực Bảo lãnh lại được gọi tên khác nhau.

Trong Bảo hiểm, bảo lãnh chính là việc bảo hiểm, mua rủi ro về phía mình đổi lại được phí bảo hiểm. Trong đầu tư, bảo lãnh là chấp nhận mọi rủi ro khi mua tất cả các chứng khoán mới phát hành của công ty hay đơn vị N hà nước và bán lại cho công chúng trực tiếp hoặc thông qua người môi giới. N gười bảo lãnh được hưởng chênh lệch giữa giá phải trả cho nhà phát hành và giá bán ra, gọi là chênh lệch bảo lãnh.

N ghiệp vụ bảo lãnh được hiểu là hoạt động kinh doanh của các tổ chức đầu tư, đặc biệt là ngân hàng đầu tư, tập hợp của nhiều nhà đầu tư (gọi là nhóm bảo lãnh) chịu chung rủi ro và đảm bảo phân phối thành công số chứng khoán đã được bảo lãnh phát hành. N hư vậy bảo lãnh chính là công việc đầu tiên của các tổ chức đầu tư trước khi tiến hành phân phối thứ cấp. N hóm bảo lãnh hoạt động theo thỏa thuận giữa những người bảo lãnh, gọi là hợp đồng bảo lãnh. Công ty bắt đầu làm việc với nhà phát hành để hoạch định chi tiết việc phát hành và chuNn bị tài liệu đăng ký để nộp cho N hà nước. Trong suốt thời gian cung ứng, bên nhận bảo lãnh phải chịu trách nhiệm ổn định giá thị trường cổ phần bằng cách phát giá trong thị trường mở rộng. Khi cầu giảm, nhóm sẽ chỉ định ra một nhóm bảo lãnh mua chứng khoán đó trên thị trường nhằm cân bằng và điều chỉnh giá cả.

Có hai phương pháp cơ bản để nhà phát hành lựa chọn đơn vị bảo lãnh phát hành và giá phí bảo lãnh. Thứ nhất là bảo lãnh theo thương lượng được dùng trong việc phát hành cổ phiếu hoặc

Page 17: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

17

trái phiếu nợ của công ty. Thứ hai, bảo lãnh theo đấu thầu sử dụng trong việc cạnh tranh mua trái phiếu chính quyền đô thị và các đơn vị công khác.

Bẫy giảm giá - Bear trap Bẫy giảm giá (bear trap) thường do các nhà đầu tư lớn (các quỹ đầu tư hay tổ chức) tạo ra trong

xu hướng thị trường đi lên (uptrend) để gom được nhiều cổ phiếu trước khi tiếp tục đây giá lên để bán kiếm lời hoặc để thực hiện việc mua khống.

Bẫy giảm giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp. N hưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế tăng sau tín hiệu đi xuống đó.

Bẫy giảm giá được tạo ra với mục đích đánh lừa nhà đầu tư bán ra vì họ nghĩ rằng chứng khoán đã quay đầu và bắt đầu một thời kỳ đi xuống (downtrend).

Bẫy tăng giá - Bull trap Bẫy tăng giá (bull trap) thường do các nhà đầu tư lớn (các quỹ đầu tư hay tổ chức) tạo ra trong

xu hướng thị trường đi xuống (downtrend) khi họ muốn tiếp tục bán tháo cổ phiếu hoặc khi họ thực hiện giao dịch bán khống.

Bẫy tăng giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp. N hưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế giảm sau tín hiệu đi lên đó.

Bẫy tăng giá được tạo ra với mục đích đánh lừa nhà đầu tư mua vào vì họ nghĩ rằng chứng khoán đã quay đầu và chuyển sang một thời kỳ đi lên (uptrend).

Loại bẫy này rất nguy hiểm đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, thích nhảy sóng.

Biên an toàn - Margin of safety Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn

nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. N ói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn. Sự chênh lệch này cho phép giảm thiểu khả năng gặp rủi ro của mỗi quyết định đầu tư.

Thuật ngữ này ban đầu được phổ biến bởi Benjamin Graham (người được biết tới như là cha đẻ của đầu tư) và các học trò của ông, trong đó nổi bật nhất là Warren Buffett. Biên an toàn không có khả năng đảm bảo rằng đầu tư của bạn chắc chắn sẽ thành công và vẫn có thể khiến cho những đánh giá phân tích của bạn bị sai lệch.

Việc đánh giá giá trị thực sự của một công ty (tức là giá trị nội tại của công ty đó) thường mang tính chủ quan của người phân tích. Mỗi nhà đầu tư có một cách khác nhau để tính toán giá trị nội tại của một công ty, cách tính đó có thể đúng nhưng cũng hoàn toàn có khả năng bị sai. Đó là chưa kể tới việc đánh giá được doanh thu, lợi nhuận của công ty là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên biên an toàn có thể giảm nhẹ các sai số trong việc tính toán.

Khái niệm biên an toàn được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ: giả sử rằng các kĩ sư xây dựng đang xây một chiếc cầu chịu được trọng tải 100 tấn. N hư vậy liệu có phải chiếc cầu này được xây dựng với khả năng chống đỡ chính xác là 100 tấn? Chắc chắn là không rồi vì con số 100 tấn có thể còn có những sai số, và lượng giao thông qua cầu sẽ có lúc nào đó vượt ngưỡng 100 tấn, vì thế sẽ là an toàn hơn nếu xây một chiếc cầu có thể chịu được trọng tải là 130 tấn, như vậy biên an toàn đối với cây cầu là 30 tấn và nó sẽ đảm bảo rằng cây cầu sẽ không sập khi bị quá tải trong phạm vi 30 tấn.

Việc đầu tư vào chứng khoán cũng tương tự như vậy. Bạn thấy rằng chứng khoán này đáng giá đến tận 10 đôla, việc mua nó ở mức giá 7.50 đôla sẽ cho bạn một biên an toàn trong trường hợp các

Page 18: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

18

phân tích của bạn không chính xác và cổ phiếu thực chất chỉ trị giá 9 đôla. Trong kế toán thì biên an toàn là khoảng chênh lệch giữa doanh số bán hàng kì vọng và điểm hoà vốn.

Không có một tiêu chuNn toàn cầu nào để xác định xem độ rộng của biên an toàn bao nhiêu thì hợp lý. Mỗi nhà đầu tư phải tự tìm ra phương cách xác định cho riêng mình.

Sử dụng biên an toàn, bạn có thể mua một chứng khoán khi trị giá thực của nó cao hơn giá thị trường. Đây là ý tưởng chính trong lý thuyết đầu tư giá trị của Benjamin Graham, trong đó việc bảo toàn vốn đầu tư là nguyên tắc số một. Benjamin Graham cho rằng chúng ta nên xem xét các công ty nhỏ, không mấy nổi tiếng, có tỉ lệ P/E thấp.

N hà đầu tư cũng có thể phân tích các báo cáo tài chính và các ghi chú để hiểu được liệu công ty có che giấu các tài sản có thể dễ dàng bị bỏ qua, không chú ý tới hay không, ví dụ như các khoản đầu tư vào công ty khác. Warren Buffett, có lẽ là nhà đầu tư nổi tiếng nhất hiện nay, là học trò của Benjamin Graham ở trường đại học Columbia, đã từng nói rằng "ba từ quan trọng nhất đối với đầu tư chính là: biên an toàn - margin of safety".

Bù trừ chứng khoán và tiền - Clearing N ếu đăng ký và lưu ký chứng khoán là khâu hỗ trợ trước giao dịch chứng khoán, thì bù trừ

chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán. Sau khi chứng khoán niêm yết đã được đưa vào đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, chúng sẽ được phép giao dịch trên Thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khi giao dịch được thực hiện (đã được xác nhận), thì các bên tham gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của mình: bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được chứng khoán. Bù trừ chứng khoán và tiền thực hiện việc xử lý thông tin về các giao dịch chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và chứng khoán ròng cuối cùng mà các đối tác tham gia giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao dịch được thực hiện.

Hoạt động bù trừ trên thị trường chứng khoán về cơ bản cũng tương tự như hoạt động bù trừ của các ngân hàng thương mại. Kết quả bù trừ tiền luôn thể hiện nghĩa vụ thanh toán một chiều đối với một thành viên lưu ký: hoặc được nhận tiền, nếu tổng số tiền phải trả nhỏ hơn tổng số tiền được nhận; hoặc phải trả tiền nếu tổng số tiền phải trả lớn hơn tổng số tiền được nhận.

Điểm khác nhau so với thanh toán bù trừ của các ngân hàng là bù trừ cho các giao dịch chứng khoán không chỉ liên quan đến mảng tiền mà còn liên quan đến mảng chứng khoán nữa. Việc bù trừ chứng khoán cũng mang đặc thù riêng là phải được thực hiện theo từng loại chứng khoán do không thể bù trừ các loại chứng khoán khác nhau với nhau.

Do đó, đối với cùng một loại chứng khoán nhất định, kết quả bù trừ chứng khoán cũng sẽ chỉ ra nghĩa vụ thanh toán một chiều của từng thành viên lưu ký: hoặc phải giao loại chứng khoán đó nếu số lượng chứng khoán khách hàng đặt mua ít hơn số lượng khách hàng đặt bán, hoặc được nhận về loại chứng khoán đó nếu số lượng chứng khoán khách hàng đặt mua nhiều hơn số lượng khách hàng đặt bán.

Trong hoạt động bù trừ, phương thức bù trừ cũng là một vấn đề cần quan tâm. Phương thức bù trừ cho các giao dịch chứng khoán được quyết định bởi phương thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán. N ếu phương thức giao dịch là đa phương (nhiều bên mua với nhiều bên bán), điển hình có thể thấy là đối với các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, thì phương thức bù trừ chứng khoán và tiền sẽ là bù trừ đa phương. N ếu phương thức giao dịch là song phương (một bên mua với một bên bán), điển hình có thể thấy là đối với các giao dịch thỏa thuận, thì phương thức bù trừ cũng sẽ là bù trừ song phương.

Tuy nhiên để có hệ thống bù trừ chứng khoán và tiền chính xác các Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tin học hóa hoàn toàn các giao dịch chứng khoán, đó là một trong các biện pháp hiệu quả, khắc phục sự chậm trễ trong quá trình xử lý các giao dịch bằng giấy còn phổ biến hiện nay. Ví dụ như việc sử dụng cơ chế SDC (Securities Depository Center - Trung tâm lưu ký chứng khoán) để vận hành hệ thống nhập sổ chứng khoán và tiền mặt. Biện pháp SDC được coi là công cụ lý tưởng

Page 19: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

19

để nhằm giảm thiểu quá trình vận chuyển các chứng khoán giấy là bởi việc nhập sổ đã đảm bảo được sự thu hồi và phi vật thể hoá của chứng khoán.

Các khoản đầu tư ngắn hạn - Short Term Investments Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối

kế toán của một công ty.

Tài khoản này bao gồm bất cứ khoản đầu tư nào mà một công ty thực hiện với thời gian dưới 1 năm. Các tài khoản như thế này thường gồm: cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản có tính thanh khoản tương đối nhanh.

Hầu hết các công ty có vị thế tiền mặt mạnh đều có tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán. Điều này có nghĩa là một công ty có thể đủ sức đầu tư thặng dư tiền mặt vào cổ phiếu và trái phiếu để tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc đem tiền mặt thặng dư đi gửi tiết kiệm.

BBC và SBT là một số ví dụ. Các công ty này luôn luôn ở trong một vị thế tiền mặt mạnh. Tuy nhiên có nhiều tiền mặt không hẳn đồng nghĩa với việc công ty làm ăn tốt. Vì nếu công ty sử dụng số tiền mặt đó không hiệu quả thì sẽ đem lại những thiệt hại không nhỏ. Hiện nay rất nhiều công ty có nhiều tiền mặt nhờ phát hành cổ phiếu trong giai đoạn thị trường chứng khoán bị đNy lên (cuối năm 2006, đầu năm 2007). Thay vì đầu tư sản xuất, các công ty này đã dùng tiền mặt thu được từ việc phát hành cổ phiếu để đầu tư vào những lĩnh vực không phải sở trường của học như mua cổ phiếu và bất động sản, và kết quả là bị lỗ nặng khi thị trường chứng khoán đi xuống và nền kinh tế gặp khó khăn. Có thể kể 1 số ví dụ các công ty chứng khoán BVS, FPTS....

Cầm cố chứng khoán - Mortgage stock Cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có ít nhất có hai chủ thể tham gia:

• Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người đi vay uỷ quyền giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố; • Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người cho vay uỷ quyền nhận cầm cố chứng khoán bên cầm cố.

Việc thực hiện cầm cố chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.

Trung tâm giao dịch chứng khoán sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển chứng khoán vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố.

Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký, bên cho vay (hoặc bên vay) phải uỷ quyền việc nhận cầm cố chứng khoán (hoặc việc giao chứng khoán cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác.

Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các chứng khoán khác của bên cầm cố. Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố chứng khoán, thì phải đình chỉ việc rút, chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các chứng khoán trên tài khoản cầm cố trong thời gian cầm cố. Trung tâm giao dịch chứng khoán gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố về việc đã thực hiện cầm cố chứng khoán.

Việc giải toả cầm cố chứng khoán được thực hiện theo các nguyên tắc:

• N gười giải toả cầm cố chứng khoán phải là bên nhận cầm cố chứng khoán; • Có thể giải toả toàn bộ hoặc một phần chứng khoán cầm cố bằng hình thức rút chứng chỉ hay chuyển khoản; • Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố chứng khoán của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng ký

Page 20: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

20

người sở hữu chứng khoán và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố chứng khoán và giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.

N ếu bên cầm cố chứng khoán thực hiện không đúng theo thoả thuận thì chứng khoán cầm cố đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Chênh giá mở cửa thị trường - Opening gap Trong giao dịch cổ phiếu chênh giá mở cửa thị trường là hiện tượng giá mở cửa chênh lệch rất

lớn so với giá đóng cửa ngày hôm trước, thông thường là do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa.

Hầu hết các nhà đầu tư cổ phiếu không để ý nhiều lắm đến giá mở cửa mà thường chỉ chú ý đến các mức cao nhất, thấp nhất và mức đóng cửa trong những ngày trước đó. Tuy nhiên, những người giao dịch hợp đồng tương lai, đặc biệt là những nhà đầu tư nội nhật hoặc đầu tư ngắn hạn lại sống bằng giá mở cửa. N guy cơ về chênh giá mở cửa thị trường chính là một trong những động lực đầu tiên khiến họ quyết định trở thành những nhà đầu tư nội nhật, vì họ lo ngại xảy ra một khoảng chênh giá bất ngờ mà họ không kịp phòng ngừa.

Ví dụ: một nhà đầu tư nắm 1,000,000 cổ phiếu X qua đêm có thể "mất trắng" 2 tỷ VN Đ qua một đêm mà không thể nào làm được gì, nếu giá mở cửa phiên sau thấp hơn giá đóng cửa phiên trước 2000VN Đ/cổ phiếu. N gược lại, nếu chỉ giao dịch nội nhật, nhà đầu tư có thể căn cứ vào xu hướng biến động thị trường để tránh được những khoản lỗ lớn.

Tại Việt N am, tính đến thời điểm cuối năm 2008, giao dịch nội nhật chưa được phép thực hiện, nhưng điều này có thể được thay đổi trong những năm tới, bên cạnh đó việc giới hạn biên độ cũng không cho phép hình thành các chênh lệch (gap) quá lớn.

Một giả định trong phân tích kỹ thuật cho rằng mọi yếu tố cơ bản đã biết đều được phản ánh đầy đủ trong giá cổ phiếu vào bất kỳ thời điểm nào. Giá cổ phiếu chỉ thay đổi khi có những thông tin mới về giá trị tương lai của cổ phiếu hay hàng hóa xuất hiện trên thị trường.

Hầu hết các thị trường chỉ mở cửa nhiều nhất là 7 giờ mỗi ngày. N gay cả các tài sản tài chính được giao dịch toàn cầu cũng phải có lúc ngừng giao dịch trong ngày. Trong suốt thời gian thị trường đóng cửa thì các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến giá trị tương lai của các loại hàng hóa, của các công ty thương mại và công nghiệp... N hững sự kiện này sẽ được phản ánh vào giá chứng khoán ngay khi thị trường mở cửa. Kết quả là, vào ngày hôm sau, giá mở cửa của hầu hết các loại tài sản tài chính đều khác với giá đóng cửa ngày hôm trước, do đó mới xuất hiện "mức chênh giá mở cửa thị trường". Giá mở cửa được coi là kết quả thực tế của "bản báo cáo toàn cầu" về những sự kiện xảy ra sau khi đóng cửa phiên trước.

Một số đặc trưng lý thú từ mức chênh giá mở cửa thị trường

• 60% trường hợp mà mức chênh giá thị trường dương (giá mở phiên sau cao hơn giá đóng phiên trước) dẫn đến giá đóng cửa cũng tăng lên.

• 70% trường hợp mà mức chênh giá thị trường âm (giá mở phiên sau thấp hơn giá đóng phiên trước) dẫn đến giá đóng cửa cũng giảm xuống.

Chênh lệch giá đặt mua/bán - Bid/Ask spread Chênh lệch giá đặt mua/đặt bán là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một giao

dịch (cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, tiền tệ).

Giá chào bán là giá thực hiện dành cho những người muốn mua ngay, giá chào mua là giá thực hiện dành cho người muốn bán ngay. Thông thường thì giá chào bán bao giờ cũng cao hơn giá chào mua. N ếu nhà đầu tư thực hiện một giao dịch ở giá thị trường rồi sau đó thực hiện giao dịch đối ứng(ngược lại) ngay thì thường anh ta sẽ chịu mất 1 khoản chênh lệch giữa giá mua/giá bán.

Page 21: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

21

N hìn chung chênh lệch giá đặt mua/bán hoàn toàn do thị trường quyết định. N ếu đặt giá bán quá cao thì không có người mua, ngược lại, giá đặt mua quá thấp thì sẽ không có người bán. Bao giờ trên bảng báo giá 1 chứng khoán nào đó cũng có nhiều mức giá đặt mua đặt bán được niêm yết, tương ứng với số lượng chứng khoán sẵn có tại mỗi mức giá. Chênh lệch giá đặt mua/đặt bán được tính giữa giá đặt mua cao nhất và giá đặt bán thấp nhất.

Mức chênh lệch giá đặt mua/đăt bán tối thiểu phụ thuộc vào bước giá. Tại sàn giao dịch chứng khoán Hà N ội, bước giá được quy định là 100 VN Đ với mọi giá đặt mua/đặt bán .Tại sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh có 3 bước giá tùy thuộc vào giá đặt mua/đặt bán khác nhau: 100 VN Đ với giá đặt mua/đặt bán dưới 50.000 VN Đ, 500 VN Đ với giá đặt mua/đặt bán từ 50.000 VN Đ đến dưới 100.000 VN Đ, và 1000 VN Đ với giá đặt mua/đặt bán trên 100.000 VN Đ.

Chỉ số A-D - Advance - Decline Index Chỉ số A-D là chỉ số xác định xu hướng thị trường. Chỉ số này được xác định theo công thức sau:

A-D index = (số chứng khoán tăng giá - số chứng khoán giảm gíá) + chỉ số A-D của ngày hôm trước

Ví dụ: chỉ số A-D ngày 18/12/2008 của VN IN DEX là 500, phiên ngày 19/12 /2008 có 88 cổ phiếu tăng giá và 48 cổ phiếu giảm giá so với ngày 18/12/2008. N hư vậy chỉ số A-D ngày 19/12/2008 của VN IN DEX là 88-48+500=540.

Do Chỉ số A-D dùng để xác định xu hướng của thị trường, nên giá trị của nó chỉ có ý nghĩa khi so sánh tương đối giữa các ngày với nhau. Giá trị tuyệt đối của chỉ số này không được sử dụng để phân tích, do đó ta có thể chọn bất cứ ngày nào là ngày đầu tiên và có thể gán cho ngày đầu tiên 1 giá trị A-D bất kỳ (thường là bằng 0).

N hìn chung việc chỉ số A-D tăng góp phần khẳng định thêm là xu hướng lên giá của thị trường sẽ tiếp tục. N ếu thị trường đang sốt giá, nhưng số cổ phiếu mất giá lại lớn hơn số cổ phiếu được giá, tức là chỉ số A-D giảm, thì đó rất có thể là một tín hiệu cho thấy thị trường sắp sửa xoay chiều.

Chỉ số A-D được tính toán dựa trên số liệu tổng hợp sau mỗi ngày giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán. Gắn liền với chỉ số A-D là đường A-D (A-D Line) được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các chỉ số A-D mỗi ngày. Độ dốc của đường A-D phản ánh mức độ biến động của thị trường.

Các nhà đầu tư thường so sánh đường A-D với các chỉ số chứng khoán quan trọng khác như VN IN DEX hoặc các chỉ số ngành. Do đường A-D phản ánh biến động chung của thị trường, nên bất cứ sự đổi hướng nào của nó cũng đều được các chuyên gia trên thị trường chứng khoán theo dõi rất sát sao. Chừng nào đường A-D còn đi theo hướng của chỉ số VN IN DEX thì xu hướng biến động tương ứng sẽ còn tiếp diễn.

Chứng khoán – Security Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường

chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó.

Dùng Security, nghĩa gốc là an toàn, để gọi tên chứng khoán xuất phát từ việc coi nắm giữ chứng khoán là việc sở hữu an toàn và thuận tiện một tài sản nào đó.

Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó hai dạng chính là cổ phiếu và trái phiếu.

Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Khi sở hữu cổ phiếu, người đó trở thành cổ đông của công ty, và có những quyền lợi sau:

• N hận cổ tức. Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanh của công ty mà mỗi một cổ đông được chia tùy theo tỷ lệ góp vốn. Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức phụ

Page 22: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

22

thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.

• Quyền mua thêm cổ phiếu mới. Trong quá trình hoạt động, công ty được phép phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện tại khi phát hành thêm cổ phiếu công ty thường dành quyền ưu tiên mua thêm cổ phiếu mới cho những cổ đông này tương ứng với tỷ lệ góp vốn của họ với giá ưu đãi hơn so với các cổ đông mới.

• Quyền bỏ phiếu. Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý công ty, bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.

• Quyền tiếp cận thông tin. Cổ đông có quyền được thông báo kịp thời mọi diễn biến trong công ty, đặc biệt những tình hình có khả năng tác động mạnh đến giá cổ phiếu, và các báo cáo tài chính định kỳ và các loại thông báo cũng là các thông tin mà cổ đông có quyền tiếp cận.

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ bao gồm cả gốc và lãi của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Tổ chức phát hành ở đây có thể là chính phủ (như Trái phiếu kho bạc, Tín phiếu kho bạc) hay chính quyền địa phương (như Trái phiếu đô thị) nhằm huy động vốn cho một chương trình quốc gia hay dự án nào đó, hoặc công ty nhằm huy động vốn mà không mở rộng đối tượng quản lý. Với tư cách là người sở hữu trái phiếu hay gọi là trái chủ sẽ được quyền ưu tiên thanh toán tài sản thanh lý khi công ty phá sản trước các cổ đông. Tuy nhiên trái chủ lại không được tham gia vào các quyết định cũng như tham gia quản lý trong các tổ chức phát hành.

Hiện nay buôn bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán được coi là ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu tư với thủ tục đơn giản) nhưng cũng phức tạp nhất (vì chứa đựng rất nhiều rủi ro).

Chứng khoán không chỉ dừng lại là một giấy chứng nhận quyền sở hữu mà nó đã trở thành một hàng hóa ưa thích cho những nhà đầu tư và đầu cơ. N hà đầu tư thường mua cổ phiếu của các công ty có triển vọng phát triển vào thời điểm có lợi, trên cơ sở phân tích kỹ thuật, rồi giữ chúng lại lâu dài để hưởng cổ tức. Còn nhà đầu cơ kinh doanh cổ phiếu bằng cách mua cổ phiếu vào khi dự đoán nó sẽ sớm lên giá sau đó "rình" cơ hội bán cổ phiếu vào lúc giá đỉnh điểm để kiếm lời.

Chứng khoán phái sinh - Derivatives N hắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ

đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số đó. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua.

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bNy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu.

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). N gày nay khi thị trường chứng khoán biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro.

Các phái sinh chứng khoán Futures và Options thường phức tạp và có tính chất dao động mạnh, nhưng đồng thời cũng là các phương án đầu tư có ích.

Futures là nghĩa vụ mua hoặc bán một hàng hoá cụ thể nào đó, ví dụ như: ngũ cốc, vàng hay trái phiếu Kho bạc trong một ngày nào đó theo một giá đã được xác lập trước.

Page 23: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

23

Options là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể nào đó như: cổ phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó.

Các khoản đầu tư phái sinh Một lí do khiến các chứng khoán phái sinh futures và options trở nên phức tạp là vì chúng là

các khoản đầu tư phái sinh. Thay vì đại diện cho cổ phần của người sở hữu như cổ phiếu, hay cam kết trả nợ như trái phiếu - mỗi hợp đồng futures hoặc option thường được cách ly khỏi một tài sản cơ bản (underlying asset) nào đó một vài cấp.

Ví dụ, một hợp đồng futures gia súc là sự đánh cược về hướng giá gia súc sẽ biến động như thế nào trong tương lai. N hững biến động về giá gia súc xảy ra tự thân nó đã có lợi cho những người chăn nuôi gia súc và người chế biến thịt, nhưng không hoàn toàn có lợi cho tất cả các nhà đầu tư đã mua (nắm giữ) hợp đồng futures. Mỗi lần giá biến động, việc chọn thực hiện hợp đồng futures gia súc sẽ chỉ có lợi cho nhà đầu tư nào muốn đánh cược trên giá gia súc, chứ không mang lại lợi ích trực tiếp tới những người mua hoặc bán gia súc.

Giảm thiểu rủi ro Đối với một số người, các chứng khoán phái sinh futures và options có thể là công cụ phân tán

bớt (giảm) rủi ro. N hững người nông dân cam kết bán lúa ở một mức giá tốt sẽ được bảo vệ nếu giá giảm. N hà đầu tư sở hữu options quyền bán (put option) trên những cổ phiếu họ sở hữu thì có thể bù đắp một phần thua lỗ của mình nếu thị trường bị suy giảm.

Phần lớn các nhà đầu tư đều giao dịch futures và options để giảm bớt rủi ro vì khả năng bị lỗ nhiều có thể sẽ được bù đắp bằng cơ hội đạt được khoản lợi lớn. N hưng các nhà đầu tư đơn lẻ thường là những người chơi nhỏ trong thị trường futures và options do rủi ro cao và lợi nhuận lại không đoán trước được.

Đòn bẩy làm tăng rủi ro Phương pháp đòn bNy (leverage), theo thuật ngữ tài chính, có nghĩa là việc sử dụng một số tiền

nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều. Bạn có thể mua một hợp đồng tương lai (futurescontract) trị giá hàng nghìn đô la với khoản đầu tư ban đầu chỉ bằng 10% tổng trị giá hợp đồng.

Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 35.000$ (khi 1 ounce vàng bằng 350$) bạn có thể chỉ cần bỏ ra 3.500$.

Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bNy hơn 100 ounce (oz.) vàng. Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao động giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu giá tăng 100$, tức là lên đến 450$ một ounce, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 10.000$ - gần như đạt mức lãi 300% so với đầu tư gốc 3.500$ của bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 10 cent thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 10$.

Tuy vậy, đương nhiên là điều ngược lại cũng có thể xảy ra. N ếu giá giảm và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 300%, việc này có thể lấy mất hơn 10.000$ của bạn -- đôi khi còn nhiều hơn -- để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ. Vì vậy, mặc dù đòn bNy khiến cho việc cam kết lúc ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình đầu tư phái sinh này có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn.

Hiệu lực trong thời hạn Mặc dù futures và options là các giao dịch cho tương lai, nhưng đó là một tương lai không hề

xa. Các hợp đồng futures lúa và các nguồn thực phNm khác nói chung hết hiệu lực trong vòng một năm nhưng chúng ta cũng có thể thấy các hợp đồng giao dịch futures tài chính nào đó - ví dụ giao dịch Eurodollars- có thời hạn tới tận 5 năm.

Page 24: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

24

Hợp đồng options thường có hiệu lực trong vòng một năm hoặc ít hơn. Tuy nhiên, các chứng khoán thuộc nhóm LEAPS (Long-term Equity Anticipation Securities), có liên hệ mật thiết với các cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu, có thể giao dịch lên đến 36 tháng.

Các hợp đồng futures và options hết hạn tại một thời điểm đã được định sẵn (các kỳ hạn của chúng xảy ra thường xuyên và nối tiếp nhau) và sẽ không còn hiệu lực giao dịch sau ngày đáo hạn. Trên thị trường tài chính Mỹ, bạn có thể bù đắp hợp đồng hoặc thực hiện options vào bất kỳ một ngày giao dịch nào trước ngày hợp đồng đó hết hạn.

Cổ phần - Share Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất

của doanh nghiệp nào đó. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường là:

• Hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua phần chia lãi sau thuế gọi là Cổ tức;

• Quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường, và sức mạnh quyền này tỉ lệ với số cổ phần nắm giữ;

• Quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát triển các dự án mới cần gọi vốn;

• Và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật.

Cổ phần có giá trị và có thể được trao đổi mua bán trên thị trường mở hoặc thị trường giao dịch tập trung, tùy loại hình doanh nghiệp và trạng thái cổ phần đã được niêm yết hay chưa. Giá của cổ phần trên thị trường nhìn chung là liên tục thay đổi tùy thuộc vào quan hệ cung-cầu, lòng tham-sợ hãi, và nhận thức chung liên tục thay đổi của cả thị trường về các điều kiện thương mại cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế, sự ổn định chính trị và nhiều yếu tố liên quan mật thiết khác nữa.

Các dao động liên tục của giá cổ phần có một phần nguyên nhân do các lực lượng thị trường liên tục tương tác để tìm kiếm (còn gọi là hình thành) một giá trị cân bằng, biểu hiện qua "giá cân bằng."

Trong các nền kinh tế phát triển nơi mà các thị trường tài chính và thị trường vốn vận hành hiệu quả, thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch các cổ phần được xem như một công cụ để đánh giá giá trị các doanh nghiệp, và từ đó có thể đánh giá giá trị của cả một nền kinh tế.

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường - Outstanding shares

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty. Các loại cổ phần đã được công ty mua lại không được gọi là cổ phiếu lưu hành trên thị trường (ví dụ cổ phiếu quỹ).

Số lượng cổ pphiếu lưu hành trên thị trường được sử dụng để tính toán mức vốn hoá thị trường (market capitalization) hay thu nhập trên một cổ phiếu (earnings per share).

N gười ta còn gọi cổ phiếu lưu hành trên thị trường là cổ phiếu đã phát hành (issued shares hay issued and outstanding).

Cổ phiếu phổ thông - Common stock

Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.

Page 25: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

25

Về mặt thanh khoản, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường sẽ có các quyền lợi đối với tài sản của công ty sau khi quyền lợi của người nắm giữ trái phiếu công ty, những người nắm giữ các tài khoản nợ khác và người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đã được hoàn thành.

Thông thường, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có 1 quyền bỏ phiếu/cổ phiếu để bầu ra ban Giám đốc (mặc dù số phiếu bầu luôn luôn không tương ứng về số lượng với số cổ phiếu được sở hữu).

Ban Giám đốc là một nhóm các thành viên đại diện cho những người sở hữu công ty và đưa ra các quyết định chính cho hoạt động của công ty. N hững cổ đông thường cũng có quyền bỏ phiếu liên quan đến các vấn đề khác của công ty như tách cổ phiếu và xây dựng mục tiêu cho công ty.

N goài quyền bỏ phiếu, các cổ đông thường còn có quyền "ưu tiên mua trước". Quyền ưu tiên mua trước cho phép các cổ đông thường duy trì tỷ lệ cổ phần của mình (bằng cách mua thêm cổ phiếu) trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu. Điều này có nghĩa rằng các cổ đông thường với quyền ưu tiên mua trước có quyền nhưng không bị bắt buộc phải mua số cổ phiếu mới được phát hành thêm để duy trì tỷ lệ cổ phần như cũ trong công ty.

Cổ phiếu quỹ - Treasury stock Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.

Việc công ty mua ngược lại cổ phiếu từ thị trường mở sẽ làm giảm số cổ phiếu lưu hành (outstanding share) của công ty này. Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase) cổ phiếu vì một số lý do.

Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy cổ phiếu của họ đang đuối giá trên thị trường chứng khoán công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phiếu, nhờ đó ngăn chặn giá chứng khoán giảm sút mạnh trên thị trường. Việc mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ cũng góp phần ngăn chặn khả năng thao túng công ty từ bên ngoài.

Thứ hai công ty mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu dự trữ, thưởng cho các nhân viên cấp cao dưới dạng quyền mua cổ phiếu, như một biện pháp khích lệ, hoặc công ty mua lại để điều chỉnh lại cơ cấu tài chính (nợ/vốn cổ phần).

N guồn vốn để tiến hành mua cổ phiếu quỹ lấy từ quỹ thặng dư vốn của công ty (Capital supplus).

Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu quĩ được ghi vào mục vốn chủ sở hữu (shareholder equity) nhưng mang giá trị âm.

Tuy nhiên, không giống cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu quĩ có những hạn chế riêng:

• Cổ phiếu quĩ không được trả cổ tức

• Cổ phiếu quĩ không có quyền biểu quyết

• Tổng số cổ phiếu quĩ không được phép vượt quá tỉ lệ vốn hoá mà luật pháp qui định

Sau khi mua lại, công ty có thể tiến hành rút số cổ phiếu này đi hoặc giữ chúng lại để bán lại ra thị trường khi cần vốn.

Việc mua lại cổ phiếu quỹ do tổ chức phát hành thực hiện phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý có liên quan tùy theo quy định của từng quốc gia .

Công ty niêm yết muốn mua lại cổ phiếu quỹ phải xin phép Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán và nêu rõ: nguồn vốn thực hiện mua lại, khối lượng mua lại, thời gian thực hiện mua lại, công ty chứng khoán được ủy thác thực hiện lệnh.

Thông thường, để hạn chế sự tác động tới giá cổ phiếu trên thị trường, Sở giao dịch chứng khoán quy định khối lượng cổ phiếu quỹ mà công ty niêm yết được mua lại qua các phiên giao dịch, và sau khi mua lại công ty niêm yết phải nắm giữ trong vòng 06 tháng không được phép bán ra.

Page 26: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

26

Cổ phiếu sơ cấp - Primary Stock Cổ phiếu sơ cấp là loại cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa

doanh nghiệp N hà nước.

Cổ phiếu sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cổ đông, do đó việc mua bán phải gắn liền với việc đăng ký lại tên cổ đông tại doanh nghiệp phát hành và tuân theo luật lệ mua bán, trao đổi và chuyển nhượng chứng khoán.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu sơ cấp được hưởng nhiều quyền do điều lệ doanh nghiệp quy định, trong đó có quyền cơ bản là tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua quyền bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông.

Cổ phiếu thưởng - Bonus stock Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu cần phải xem xét:

Trường hợp thứ nhất: thưởng cho người có đóng góp lớn Thông thường, khi nói đến khái niệm thưởng có nghĩa là việc ưu đãi thường là về vật chất cho

một số lượng ít người. Trong các công ty cổ phần, có thể hiểu thưởng cổ phiếu là việc công ty dùng một số cổ phiếu (trước đây là của chung mọi cổ đông) để thưởng cho những người quản lý, cán bộ công nhân viên hay những người có đóng góp lớn đối với hoạt động của Công ty. N guồn cổ phiếu dùng để thưởng thường là cổ phiếu quỹ.

Trong trường hợp này, tổng giá trị sổ sách của công ty không thay đổi, cái lợi của người được thưởng là rõ ràng: tỷ lệ sở hữu công ty của họ sẽ tăng lên. Còn đối với những cổ đông không được thưởng, tỉ lệ sở hữu công ty của họ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, đây là một cách để công ty khuyến khích tinh thần làm việc và sự đóng góp của những người được thưởng, đặc biệt đối với những người quản lý, do đó vẫn được Đại hội cổ đông thông qua.

Trường hợp thứ hai: thưởng cho tất cả các cổ đông Đây là trường hợp nhiều công ty cổ phần ở Việt nam trong thời gian gần đây hay áp dụng. Đó

là việc tất cả các cổ đông của công ty được nhận thêm cổ phiếu mới theo một tỷ lệ nhất định (ví dụ 5:1, cổ đông nắm giữ 5 cổ phiếu cũ được sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Khi đó, nhà đầu tư cần nắm được một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, công ty không nhận được nguồn vốn góp mới từ phía cổ đông hay từ bất kỳ nguồn nào, do đó vốn chủ sở hữu của các cổ đông không thay đổi. Thực chất, đây là việc làm tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại, hay nói cách khác, đây chỉ là việc chuyển đổi giữa các khoản mục trong nguồn vốn cổ đông: từ lợi nhuận để lại sang vốn điều lệ mà không làm thay đổi tổng nguồn vốn cổ đông.

Thứ hai, cổ phiếu được phát thêm cho cổ đông đã làm tăng số lượng cổ phiếu của công ty (1/5 hay 20%). Khi số lượng cổ phiếu tăng lên, nguồn vốn chủ sở hữu không đổi, giá trị sổ sách (=nguồn vốn chủ sở hữu / tổng số cổ phiếu) của cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ sở hữu công ty của mỗi cổ đông trước và sau khi phát hành thêm cổ phiếu là không đổi.

Thứ ba, đây thường là cách các công ty trên thế giới hiện nay trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu (stock dividend) thay vì trả bằng tiền (cash dividend) bởi công ty muốn giữ lại tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào dự án mới. Việc có lợi hay không của chính sách này đối với cổ đông được quyết định bởi sự thành công của kế hoạch đầu tư mới. N ếu kế hoạch này đem lại lợi nhuận cao, lượng tiền đầu tư của cổ đông sẽ được sử dụng hiệu quả, tổng giá trị của công ty sẽ tăng lên. Còn trong trường hợp ngược lại, điều này sẽ có ảnh hưởng không chỉ tới phần cổ phiếu mới được nhận thêm mà cả phần cổ phiếu các cổ đông đã nắm giữ trước đây.

Việc sử dụng thuật ngữ "cổ phiếu thưởng" theo nghĩa thứ 2 thực chất là dùng sai. Điều này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, nhất là gần đây, khi bộ tài chính quyết định đánh thuế chứng khoán,

Page 27: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

27

và "cổ phiếu thưởng" cũng là một trong các hạng mục bị đánh thuế. N ếu hiểu theo nghĩa thứ nhất thì việc đánh thuế là hợp lý, còn hiểu theo nghĩa thứ 2 là bất hợp lý.

Cổ phiếu ưu đãi - Preferred stock Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu

phổ thông.

Cũng giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi đại diện cho phần vốn sở hữu của 1 cá nhân trong công ty, mặc dù cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết giống như cổ đông thường.

Không giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả 1 lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ và không hề thay đổi ngay cả khi công ty không có đủ năng lực tài chính để trả trong trường hợp làm ăn thua lỗ.

Lợi ích lớn nhất khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi là nhà đầu tư có khả năng thu hồi phần tài sản của công ty lớn hơn cổ đông thường. Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu tiên, và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường.

N hìn chung, có 2 loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau, đó là cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi tham gia và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi.

N hìn chung cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có lợi là thu nhập cổ tức ổn định và trong bất cứ trường hợp nào cũng được trả cổ tức, nhưng cũng có nhược điểm ở chỗ khi công ty làm ăn phát đạt thì số cổ tức họ nhận được vẫn không hề tăng lên.

Một nhược điểm nữa của việc nắm giữ cổ phiếu ưu đãi là tính thanh khoản. Do cổ phiếu ưu đãi không nằm trong số cổ phiếu lưu hành, nên người sở hữu nó không thể bán cổ phiếu ưu đãi trên sàn giao dịch.

Cổ tức - Dividend Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ

tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.

Mục đích, ý nghĩa Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu

của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục đích chính của kinh doanh.

Một số công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, trong trường hợp này các cổ đông nhận được các cổ phiếu phát hành bổ sung thay vì nhận tiền mặt.

Giá trị danh định Giá trị của cổ tức được xác định theo từng năm tại đại hội cổ đông hàng năm của công ty, và nó

được thông báo cho các cổ đông hoặc là bằng lượng tiền mặt mà họ sẽ nhận được tính theo số cổ phiếu mà họ đang sở hữu hay số phần trăm trong lợi nhuận của công ty; xem thêm Quyết định chia cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty.

Khi cổ phiếu được bán ngay trước khi cổ tức được thanh toán một khoảng thời gian cụ thể nào đó thì người bán cổ phiếu sẽ là thể nhân hay pháp nhân được nhận cổ tức chứ không phải là người mua những cổ phiếu đó. Điều này có nguyên nhân là do trong danh sách cổ đông của công ty cổ phần chưa có sự thay đổi về các cổ đông do không thể cập nhật kịp thời các thay đổi đó. Tại thời

Page 28: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

28

điểm mà người mua chưa có quyền nhận cổ tức, cổ phiếu được gọi là rơi vào tình trạng cựu cổ tức. Điều này thông thường xảy ra một số ngày trước khi cổ tức được chi trả, tùy theo các quy tắc của thị trường chứng khoán mà công ty cổ phần đó tham gia. Khi cổ phiếu rơi vào tình trạng cựu cổ tức, giá của nó trên thị trường chứng khoán nói chung sẽ giảm theo tỷ lệ của cổ tức.

Cổ tức được tính toán chủ yếu trên cơ sở của lợi nhuận chưa sử dụng đến của công ty cũng như viễn cảnh kinh doanh trong những năm kế tiếp. Sau đó nó được đề xuất bởi Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Ủy ban, hay Hội đồng Kiểm soát) trước Đại hội cổ đông hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cổ phần cố gắng duy trì cổ tức không thay đổi. Điều này giúp cho công ty có được sự tái bảo đảm của các nhà đầu tư, đặc biệt khi thu nhập ở mức thấp do suy thoái kinh tế hay các nguyên nhân khác (phần bổ sung sẽ được lấy ra từ các quỹ dự phòng) cũng như để gửi thông điệp tới các cổ đông là công ty đang lạc quan về viễn cảnh của nó trong tương lai.

Một số công ty có các kế hoạch tái đầu tư cổ tức. Các kế hoạch này cho phép các cổ đông sử dụng cổ tức của họ để mua một cách có hệ thống một lượng nhỏ cổ phiếu của công ty, thông thường không có tiền hoa hồng.

Các lý do không chi trả Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý do sau:

• Hội đồng Quản trị công ty cũng như đại hội cổ đông tin rằng công ty sẽ có ưu thế trong việc nắm bắt cơ hội nhờ có nhiều vốn hơn và việc tái đầu tư cuối cùng sẽ đem lại lợi nhuận cho các cổ đông hơn là việc thanh toán cổ tức tại thời điểm hiện tại. Lý do này đôi khi là quyết định đúng đắn nhưng đôi khi cũng là sai lầm, và những người chống lại điều này (chẳng hạn như Benjamin Graham và David Dodd, những người phản đối thông lệ này trong tham chiếu tới Phân tích chứng khoán cổ điển năm 1934) thông thường lưu ý rằng trong nhiều trường hợp thì Hội đồng Quản trị hiện hành của công ty đã ép buộc các chủ sở hữu trong việc đầu tư tiền của họ (lợi nhuận từ kinh doanh).

• Khi cổ tức được chi trả, các cổ đông tại nhiều quốc gia (Việt N am bắt đầu từ 01/01/2009) phải thanh toán thuế kép từ các cổ tức này: công ty đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước khi công ty có lợi nhuận, và sau khi cổ tức được thanh toán thì các cổ đông lại phải chi trả thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước một lần nữa trên số tiền cổ tức mà họ nhận được. Điều này thường được tránh bằng cách điều chỉnh phần lợi nhuận giữ lại hay bằng việc mua lại cổ phiếu của công ty, bằng cách này các cổ đông không phải nộp thuế do N hà nước không đánh thuế những giao dịch như vậy.

Giá trị ghi sổ - Book Value

Chúng ta dùng thuật ngữ "giá trị ghi sổ" với hai ý nghĩa:

Thứ nhất, xét về mặt kế toán đó là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán, ví dụ như tài sản cố định sẽ ghi theo nguyên giá hay hàng tồn kho ghi theo giá gốc hay vốn góp liên doanh do Hội đồng định giá... Và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hầu như rất xa vời với giá thị trường. N ếu dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ có thể lập dự phòng giảm giá chứ không được thay đổi được giá trị ghi sổ. Dùng thuật ngữ này thực chất chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt của giá trị ghi sổ với giá trị thị trường. Tổng giá trị tài sản ghi sổ được chia làm nhiều phần gọi là cổ phần, mà dựa vào giá trị ghi sổ công ty sẽ xác định mệnh giá của một cổ phần, nhưng khi bán chứng khoán này trên thị trường giá mua bán của nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty.

Thứ hai, giá trị ghi sổ dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ thông (nắm giữ cổ phiếu phổ thông) của một công ty trên bảng cân đối kế toán. N ó được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi tài sản vô hình (giá trị các phát minh, sáng chế, giấy phép khai thác, nhãn hiệu, bí quyết...), trừ đi khoản nợ phải trả bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi... Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là

Page 29: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

29

bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Vì giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.

Đôi khi thuật ngữ giá trị ghi sổ cũng được hiểu là giá trị ghi sổ của một cổ phiếu, được tính bằng giá trị ghi sổ của công ty chia cho số cổ phiếu lưu hành.

Giá trị vốn hoá thị trường - Market capitalization Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường

của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Giá trị vốn hoá thị trường tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Khi tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ cổ phiếu phổ thông mới đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.

Không nên nhầm lẫn giữa giá trị vốn hoá thị trường với tổng giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp (equity value), vì trong tổng giá trị vốn cổ phần còn bao gồm cả các quyền mua cổ phiếu chưa thực hiện và trái phiếu, cổ phiếu chuyển đổi nữa.

Qui mô và tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một doanh nghiệp niêm yết công khai. Tuy vậy giá trị vốn hoá thị trường còn có thể tăng giảm do một số nguyên nhân ko liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán. Giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của doanh nghiệp đó.

Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của một doanh nghiệp thường nhỏ hơn tổng số cổ phiếu mà nó phát hành, bởi một phần không nhỏ số cổ phiếu này nằm trong tay các thành viên nội bộ của doanh nghiệp (insider), một phần khác thì được doanh nghiệp mua lại trở thành cổ phiếu quỹ (treasury stock). Thêm vào đó, một phần không nhỏ số lượng cổ phiếu lưu hành ít ỏi này lại do các tổ chức đầu tư nắm giữ lâu dài và ít khi đem ra giao dịch. Kết quả là chỉ có một tỉ lệ nhỏ cổ phiếu thực sự được đem ra mua bán trong ngày. Việc một lượng lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của một doanh nghiệp đột nhiên xuất hiện trên thị trường, khi doanh nghiệp và các thành viên nội bộ bán cổ phiếu của mình ra, có thể làm giá cổ phiếu đó tụt dốc ngay lập tức.

Chưa có một chuNn mực nào cho việc phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hoá thị trường nhưng ở mức độ tương đối có thể phân ra thành 6 nhóm sau:

• Mega Cap : trên 200 tỷ USD

• Big/Large Cap : 10 đến 200 tỷ USD

• Mid Cap : 2 đến 10 tỷ USD

• Small Cap : 300 triệu đến 2 tỷ USD

• Micro Cap : 50 triệu đến 300 triệu USD

• N ano Cap : dưới 50 triệu USD

Blue chip thường được hiểu tương đương với các doanh nghiệp có qui mô từ Big/Large Cap trở lên, trong khi đó các nhà đầu tư luôn coi cổ phiếu của các doanh nghiệp micro-cap và nano-cap là penny stock, bất kể giá cổ phiếu của chúng như thế nào.

Thuật ngữ giá trị vốn hoá thị trường đôi khi được thay thế bằng thuật ngữ "mức vốn hoá" (capitalization), tuy nhiên thường thì mức vốn hoá thể hiện tổng lượng vốn được sử dụng để duy trì cân đối tài chính của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy giá trị vốn hoá thị trường cộng với các khoản nợ (tính trên sổ sách hoặc theo giá thị trường) cộng với giá trị cổ phiếu chuyển đổi.

Page 30: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

30

Hệ số Alpha - Alpha indicator Alpha là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh. Alpha lấy sự biến

động trong tỷ suất sinh lợi của một quỹ hổ tương và so sánh tỷ suất sinh lợi đã điều chỉnh rủi ro của quỹ đó với chỉ số của một danh mục chuNn. Tỷ suất sinh lợi vượt trội của quỹ trong tương quan với tỷ suất sinh lợi của chỉ số danh mục chuNn được gọi là alpha của quỹ đó.

Alpha còn là tỷ suất sinh lợi bất thường của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư, vượt trội hơn mức tỷ suất sinh lợi cân bằng mà mô hình định giá tài sản vốn (Capital Aset Pricing Model - CAPM) đã chỉ ra

Alpha là một trong năm chỉ số định lượng đo lường rủi ro, các chỉ số còn lại là beta, độ lệch chuNn, R-bình phương và tỷ số Sharpe. Tất cả các chỉ số này đều là thước đo thống kê được sử dụng trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Mô tả một cách đơn giản thì alpha thường được xem như là đại diện cho giá trị mà các nhà quản trị danh mục đã thêm vào hoặc trừ ra khỏi tỷ suất sinh lợi của một quỹ hỗ tương.

Một alpha dương 1 có nghĩa là quỹ đó đã có sự thể hiện tốt hơn chỉ số danh mục chuNn của nó 1%. Tương tự như thế, một alpha âm 1 có nghĩa là quỹ đó đã thể hiện kém hơn chỉ số danh mục chuNn của nó 1%

N ếu một phân tích của CAPM dự đoán rằng một danh mục đầu tư có thể kiếm được 10% tỷ suất sinh lợi với rủi ro tương ứng của danh mục thì một danh mục đầu tư thật sự đã có thể kiếm được 15% tỷ suất sinh lợi thì alpha của danh mục đầu tư đó bằng 5%. 5% này chính là phần tỷ suất sinh lợi vượt trội hơn so với những gì đã được chỉ ra trong mô hình CAPM

Hệ số Beta - Beta indicator Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo

rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM).

Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.

Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.

Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1.2, điều đó có nghĩa là nó có biên độ dao động nhiều hơn thị trường 20%.

N hiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. N gược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm Nn rủi ro cao hơn.

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ - Price to Book ratio

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Công thức tính như sau:

Trong đó

Page 31: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

31

Ví dụ: giả sử rằng công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 tỷ VN Đ,

tổng nợ là 75 tỷ VN Đ, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 25 tỷ VN Đ. N ếu hiện tại công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho 25.000 VN Đ giá trị ghi sổ của công ty. N ếu mỗi cổ phiếu này có giá thị trường là 50.000 VN Đ, như vậy tỉ lệ P/B là 50.000/25000 = 2.

Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. N ếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

N ếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. N gược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuNn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.

Hệ số thu nhập trên tài sản - Return on Assets Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó.

ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Công thức tính như sau:

ROA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản Chú ý: một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong công thức tính

toán trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay.

ROA sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 tỷ VN Đ, tổng tài sản là 5 tỷ VN Đ, khi đó ROA là 20%, tuy nhiên nếu công ty B cũng thu được khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 tỷ VN Đ, ROA của B sẽ là 10%. N hư vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi

Page 32: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

32

nhuận. Và do đó, công việc khó khăn nhất của người quản lý là phân bổ vốn và các nguồn lực một cách khôn ngoan. Bất kì ai cũng có thể kiếm lời bằng cách quăng cả núi tiền ra để giải quyết rắc rối nào đó. Tuy nhiên chỉ có rất ít các nhà quản lý có khả năng kiếm những món lợi lớn mà chỉ cần đầu tư khoản tiền nhỏ.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỉ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. N ếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. N gược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn - Capital Asset Pricing Model CAPM được ba nhà nhà kinh tế học William Sharpe, John Lintner và Jack Treynor đưa ra vào

những năm giữa thập niên 60. CAPM là mô hình mô tả mối tương quan giữa rủi ro và thu nhập kì vọng, được sử dụng để định giá các chứng khoán có mức độ rủi ro cao. Công thức tính toán như sau:

ks = Rrisk free + Beta * (Rmarket - Rrisk-free) với ks là lãi suất kỳ vọng trên cổ phiếu.

Trong đó:

• Beta là chỉ số phản ánh rủi ro thị trường của một cổ phiếu. Beta có thể được dự đoán dựa trên các số liệu quá khứ

• Rrisk free là tỷ lệ phi rủi ro, và thường là lãi suất trái phiếu chính phủ vì loại lãi suất này được coi là không có rủi ro thanh toán (Rủi ro mặc định - default risk)

• Rmarket là thu nhập thị trường kỳ vọng qua thời gian (expected market return over a period of time), thường được tính toán hoặc cho sẵn.

Giả định khi sử dụng mô hình CAPM:

• Thị trường hiệu quả

• N hà đầu tư luôn sở hữu một danh mục đầu tư (portfolio) đa dạng hoá

Ý tưởng chung đằng sau mô hình định giá tài sản vốn là các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn của mình vào bất cứ tài sản gì thì cũng được bù đắp lại theo hai cách: giá trị tiền tệ theo thời gian và rủi ro.

Giá trị tiền tệ theo thời gian thể hiện thông qua tỷ lệ phi rủi ro (Rrisk free) trong công thức và khi dùng tiền để đầu tư vào bất cứ hoạt động nào thì nhà đầu tư sẽ được hưởng sự bù đắp này. Phần còn lại trong công thức thể hiện tỷ lệ rủi ro và tính toán các khoản khác mà nhà đầu tư được hưởng vì đã chấp nhận một tỉ lệ rủi ro cao hơn. Khoản bù đắp này được tính toán thông qua tỉ lệ rủi ro (beta) được sử dụng để so sánh thu nhập từ tài sản so với thu nhập thị trường kì vọng qua một khoảng thời gian (expected market return over a period of time) và với mức đền bù rủi ro thị trường (market premium - Hiệu Rmarket - Rrisk-free).

Mô hình định giá tài sản vốn phát biểu rằng: thu nhập kì vọng của một loại chứng khoán hay danh mục đầu tư sẽ ngang bằng với mức trên các chứng khoán phi rủi ro cộng thêm khoản lợi tức bù rủi ro nữa. N ếu thu nhập kì vọng không đạt mức thu nhập tối thiểu yêu cầu, khi đó nhà đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư. Các đường SML (Security Market Line - đường biểu diễn rủi ro của thị trường chứng khoán) sẽ thể hiện kết quả của CAPM đối với các mức rủi ro khác nhau (các betas khác nhau).

Sử dụng mô hình CAPM cùng các giả định, chúng ta có thể ước tính được thu nhập kì vọng trên một cổ phiếu.

Ví dụ: giả sử rằng tỉ lệ phi rủi ro là 3%, tỉ lệ rủi ro là 2%, thu nhập thị trường kì vọng qua thời gian là 10%, khi đó thu nhập kì vọng trên cổ phiếu là 3%+2*(10%-3%) = 17%.

Page 33: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

33

Mô hình CAPM không phải là mô hình duy nhất dự báo tỷ suất sinh lợi nhưng nó có nền tảng lý thuyết vững chắc. Mặc dù có nhiều tranh luận và nghiên cứu về tính ổn định của beta cũng như những kiểm định thực nghiệm về mô hình CAPM nhưng về cơ bản CAPM được xem là hiệu quả và đã tồn tại suốt 40 năm qua.

Trong những nghiên cứu gần đây, mô hình CAPM đã được bổ sung những nhân tố khác nhằm có thể dự báo tỷ suất sinh lợi một cách chính xác hơn. N hững bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoài beta còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B). Đặc biệt trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét. Cùng với mô hình CAPM, P/E và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường các nước mới nổi. Điều này hàm ý một mô hình CAPM đa biến với các biến là: beta, P/E và PBV.

Mô hình CAPM cải tiến là một nỗ lực để khám phá ra các công cụ như chỉ số P/E và P/B để dự báo tỷ suất sinh lợi thị trường trung bình trong thời kỳ dài. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào dự báo tỷ suất sinh lợi trên thị trường các nước mới nổi nói chung và vào thị trường chứng khoán Việt N am nói riêng sẽ có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hàng hóa của thị trường chứng khoán Việt N am quá nghèo nàn về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đặc biệt là thiếu các hàng hóa cao cấp để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư lâu dài. Mặc dù đã có những giải pháp và nỗ lực từ phía N hà nước nhằm tạo thêm sự phong phú về hàng hóa cho thị trường chứng khoán nhưng hiệu quả thực sự là chưa cao. Vì thế, thị trường chứng khoán Việt N am chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệc là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có nguồn lực tài chính lớn.

Thứ hai, sự thiếu vắng hệ số beta trong việc phân tích rủi ro của các chứng khoán. N ói cách khác, các nhà đầu tư chưa chú trọng đến hệ số beta trong việc đánh giá chứng khoán. Hiện nay, trên website các công ty chứng khoán có liệt kê những tỷ số cơ bản về tài chính và so sánh với tỷ số trung bình thị trường. Một số trang web cũng đề cập đến hệ số beta trong danh mục khái niệm các chỉ số tài chính cần phân tích (ví dụ công ty chứng khoán VN DIRECT), nhưng chưa thực sự có ý định sử dụng nó. Phần lớn chỉ là nêu những chỉ số tài chính chung có liên quan đến danh lợi như chỉ số lợi nhuận/vốn (ROE), lợi nhuận thuần/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, hoặc liên quan đến tình hình vay nợ như tổng vay nợ trên vốn hoặc liên quan đến giá chứng khoán và lợi nhuận như P/E, ngoài ra không thấy những chỉ số như tỷ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B), beta…

Do sự tác động của nhiều nhân tố phi thị trường nên vai trò của beta còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, khi danh mục thị trường ngày càng hoàn thiện, beta sẽ phát huy tác dụng và theo kịp với sự phát triển của thị trường. Thông qua hệ số beta và các tỷ số thị trường khác như (P/B)…, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận rõ hơn về rủi ro và năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có điều kiện để ứng dụng những kỹ thuật phân tích và dự báo một cách hiệu quả hơn, gần với kỳ vọng hơn. Khi tính toán và sử dụng hệ số beta, việc nghiên cứu và sử dụng những mô hình dự báo sẽ trở thành hiện thực hơn chứ không nằm trên lý thuyết nữa.

Thứ ba, các mô hình dự báo chỉ được vận hành tốt khi các nhà đầu tư có được thông tin ngang bằng nhau, thông tin không bị rò rỉ và vì thế minh bạch hóa thông tin là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường chứng khoán. Đây chính là nguyên tắc công khai, được coi là một nguyên tắc quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Có thể nói, nếu không có một hệ thống công bố thông tin hoạt động theo đúng yêu cầu thì thị trường chứng khoán không thể vận hành được.

Thị trường theo chiều giá lên - Bull market N gược lại với thị trường giá xuống (bear market) là thị trường giá lên: bull market, Bull market

là dạng thị trường tài chính mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài (vài tháng) với lượng mua bán lớn.

Page 34: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

34

Có giả thuyết cho rằng người ta ví thị trường giá lên với hình ảnh con bò (bull) là do cách thức tấn công của loài thú này, hất cặp sừng sắc nhọn từ dưới lên trên. Thuật ngữ này thông thường được dùng để mô tả tổng thể cả thị trường và các dự đoán về xu hướng thị trường (market trend), song đôi khi nó còn được sử dụng để nói về một loại chứng khoán riêng nào đó, một mặt hàng hay cũng có thể là một ngành.

Về mặt cung-cầu mà nói, khi thị trường được coi là theo chiều giá lên thì rất nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu vào trong khi rất ít người muốn bán ra, kết quả là giá cổ phiếu càng bị đNy lên cao. Ở Việt N am, giai đoạn thị trường giá lên cuối năm 2006 đầu năm 2007 là một ví dụ điển hình.

Thị trường theo chiều giá xuống - Bear Market N gược lại với thị trường giá lên (bull market) là thị trường theo chiều giá xuống: bear market,

trong đó giá các loại chứng khoán giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài. Một ví dụ điển hình của thị trường giá xuống tại Việt N am là giai đoạn cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 và từ cuối tháng 8/2008 đến nay. Giá cổ phiếu giảm liên tục trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên không phải sự giảm giá nào cũng làm cho thị trường trở thành bear market. Theo một định nghĩa được nhiều người thừa nhận, thị trường chỉ được coi là bear market khi có sự giảm giá ít nhất 20% của các chỉ số chứng khoán chính từ mốc giá cao nhất, trong thời gian ít nhất là 2 tháng.

Thị trường giá xuống nhìn chung không hấp dẫn các nhà đầu tư lắm song đây lại là một cơ hội tốt để các tay đầu cơ giá xuống (bearer) thu lợi lớn. Khi thị trường có dấu hiệu của một bear market, các tay đầu cơ nhạy bén lập tức vay một số lượng cổ phiếu lớn rồi bán ngay theo thị giá. Sau một thời gian, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, họ lại mua ngược trở lại và trả hết số cổ phiếu đã vay và bỏ túi phần chênh lệch.

Thị trường giá xuống được gắn với loài gấu (bear) vì người ta ví von sự sụt giá giống như cách mà loài gấu tấn công, luôn giáng những cú chết người từ trên xuống dưới.

Có một cách lý giải khác cho hai thuật ngữ bull market, bear market như sau: khi giá lên, cả thị trường đổ xô vào cổ phiếu, thị trường đã nóng sẽ trở nên ngày càng nóng hơn nữa, và càng làm cầu cổ phiếu đó tăng mạnh. Hiệu ứng đó khá giống với tâm lý bầy đàn, nên được gán cho loài bò, một loài thường sống thành bầy đông đúc. N gược lại, khi giá xuống, cả thị trường chỉ muốn bán ra mà không mấy ai muốn mua vào. Tuy nhiên nếu một nhà đầu cơ nào đó biết cách chớp đúng thời điểm khi giá xuống kịch sàn để mua vào - đi ngược với thị trường thì anh ta sẽ thắng lớn. Đây cũng chính là lối sống của loài gấu, luôn đi một mình, xuất hiện âm thầm, lặng lẽ, nhưng khi đã ra đòn thì con mồi khó mà thoát được.

Tính thanh khoản - Liquidity Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu... có khả

năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.

Ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm 4 loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. N hư vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.

Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy. Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư nhất thiết phải xem xét đến khả năng bán lại để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. N ếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

Page 35: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

35

N hờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư.

Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khoán giao dịch càng cao.

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính thanh khoản của chứng khoán chứng khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.

Trái khoán - Debenture Trái khoán là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào

mà nó chỉ được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay là uy tín của chính công ty phát hành trái khoán. Cả chính phủ và các doanh nghiệp đều thường xuyên phát hành loại trái khoán này để huy động vốn. Giống với các loại chứng khoán khác, trái khoán được phát hành dưới dạng các tờ trái khoán.

Trái khoán không có bất kì một khoản kí quỹ bảo đảm nào. N gười mua chứng khoán thường mua trái khoán dựa vào niềm tin của họ về việc người phát hành trái khoán sẽ không vi phạm nghĩa vụ trả nợ của họ.

Ví dụ: chính phủ thường phát hành hai loại trái khoán là trái phiếu kho bạc (treasury bond) và kỳ phiếu kho bạc (treasury bill). Các nhà đầu tư mua hai loai trái phiếu này vì chúng được coi là trái phiếu không chứa đựng rủi ro vì họ sẽ luôn được thanh toán. Cho dù trường hợp xấu nhất có xảy ra thì chính phủ cũng có thể in thêm tiền hoặc tăng thuế để trả nợ.

Trái phiếu - Bond Trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do chính phủ hay một doanh nghiệp phát hành cam kết

trả cho người sử hữu trái phiếu một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định. Trái phiếu là phương tiện huy động vốn phổ biến, và có bản chất là khoản vay.

N gười nắm giữ trái phiếu sẽ được nhận lại số tiền ban đầu cho vay cũng như tiền lãi trong khoản thời gian cho vay. Khi một công ty cần vay tiền họ sẽ phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư tại các thị trường.

Trái phiếu thường có một thời hạn nhất định, thường tính bằng năm. Đến ngày trái phiếu đáo hạn thì người nắm giữ trái phiếu sẽ đựơc hoàn trả đầy đủ số tiền. Lãi suất có thể được trả vào cuối kì hạn hoặc trả theo định kì cho tới khi trái phiếu đáo hạn. Trái phiếu thường được mua bán ở thị trường trái phiếu và được sử dụng rộng rãi như là một công cụ an toàn hơn so với cổ phiếu.

Các đặc tính kỹ thuật của trái phiếu cần lưu ý khi giao dịch là:

1. Thời hạn của trái phiếu (ngày phát hành, ngày đáo hạn)

2. Mức lãi được trả (coupon)

3. Kỳ trả lãi (nửa năm hay một năm, hay một lần duy nhất)

4. Địa điểm và loại mệnh giá phát hành

5. Có được niêm yết và chuyển nhượng dễ dàng hay không (tính thanh khoản)

Trái phiếu chuyển đổi - Convertible Bond N hững người mới gia nhập vào sân chơi của giới đầu tư thường thắc mắc không biết trái phiếu

chuyển đổi là gì, và nó là trái phiếu hay là một loại cổ phiếu. Đặc biệt là các loại trái phiếu công ty mà người nắm giữ các trái phiếu này có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty đó.

Page 36: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

36

Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một số kiến thức cơ bản về loại chứng khoán này cũng như các ưu điểm, nhược điểm của nó.

Trước hết, bạn cần hiểu trái phiếu chuyển đổi là gì Theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng

chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. N ếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro!

Tỷ lệ chuyển đổi Để có thể chuyển đổi được thì cần phải có tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết mỗi trái

phiếu có thể chuyển đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc là mức giá chuyển đổi, và nó được xác định trong các hợp đồng mua trái phiếu cùng với các điều kiện và điều khoản khác.

N hư vậy khi mua trái phiếu chuyển đổi các điều kiện, điều khoản và tỉ lệ chuyển đổi đã được xác định ngay từ đầu, giá chuyển đổi cũng là mức giá dựa trên giá cổ phiếu tại thời điểm mua trái phiếu chuyển đổi. N ếu vào ngày đến hạn chuyển đổi, giá cổ phiếu cao hơn giá chuyển đổi thì nhà đầu tư sẽ có lợi. Tuy nhiên các công ty sẽ luôn hạn chế sự chênh lệch này bằng cách "call back", tức là thu hồi lại các trái phiếu chuyển đổi này nếu giá cổ phiếu tăng quá cao.

Ví dụ : Tỷ lệ chuyển đổi 45:1 có nghĩa là mỗi trái phiếu sẽ đổi được 45 cổ phiếu. Hoặc nó cũng được ấn định ở mức 50% lãi có nghĩa là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. N ói chung cả hai cách này đều không khác nhau nhiều về bản chất. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy những biến động của trái phiếu chuyển đổi khi giá cổ phiếu tăng. Cần chú ý rằng giá của trái phiếu bắt đầu tăng khi giá cổ phiếu tiến tới mức giá chyển đổi. Lúc này thì trái phiếu chuyển đổi cũng tương tự như một quyền chọn cổ phiếu vậy. Khi giá cổ phiếu lên cao hoặc biến động mạnh thì trái phiếu của bạn cũng sẽ biến đổi theo chiều tương tự

Chuyển đổi bắt buộc

Một nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đó là công ty phát hành trái phiếu sẽ có quyền thu hồi lại trái phiếu. N ói cách khác họ có quyền yêu cầu chuyển đổi chúng. Việc chuyển đổi bắt buộc thường xảy ra khi giá cổ phiếu lên cao hơn giá trị mà nó có thể đạt được vào thời điểm trái phiếu được mua lại hoặc bị thu hồi. Đặc tính này làm hạn chế khả năng tăng giá của trái phiếu chuyển đổi.

N hư đã nói từ đầu trái phiếu chuyển đổi có thể trở thành một loại chứng khoán rất phức tạp do một số nguyên nhân. Trước tiên chúng mang những đặc điểm của cả trái phiếu và cổ phiếu, khiến

Page 37: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

37

cho các nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn. Với trái phiếu chuyển đổi bạn phải tập trung vào các nhân tố tác động đến cả hai loại chứng khoán trên. Đó là sự hoà trộn giữa những tác động của lãi suất (nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu) và những thay đổi diễn ra trên thị trường của cổ phiếu. Vì vậy nên có một thực tế là các công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi lại chúng tại một mức giá nhất định, từ đó tránh được sự tăng giá cổ phiếu đột ngột. Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng trong việc xác định mức giá chuyển đổi. Chúng ta có thể xét một ví dụ sau để hiểu rõ hơn về loại trái phiếu này:

Giả định rằng công ty TSJ Sports phát hành một lượng trái phiếu chuyển đổi có trị giá 10 triệu đôla, thời hạn 3 năm, lãi suất là 5% và tỷ lệ chuyển đổi là 25%lãi. Điều đó có nghĩa là TSJ sẽ phải trả lãi trái phiếu là 500,000 đôla một năm, hoặc trả tổng cộng là 1.5 triệu đôla khi trái phiếu đáo hạn. N ếu như cổ phiếu của TSJ được mua bán với mức giá là 40 đôla/cp vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi thì các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi lượng trái phiếu này sang cổ phiếu với mức giá $40x1.25 = $50/cp . Do đó nếu cổ phiếu được mua bán ở mức giá $55 vào ngày đáo hạn trái phiếu, thì nhà đNu tư sẽ nhận được 5 đôla tiền lãi trên mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên việc tăng giá cổ phiếu luôn bị giới hạn bởi điều khoản thu hồi lại trái phiếu của công ty phát hành như đã nói ở trên.

Ví dụ: nếu công ty TSJ không muốn cho cổ phiếu vuợt ngưỡng 100 đôla, họ sẽ tiến hành thu hồi lại trái phiếu khi nào giá cổ phiếu có xu hướng tăng vượt mức 100 đôla. Mặt khác nếu giá cổ phiếu giảm chỉ còn 25 đôla, người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi vẫn được trả lại số tiền đúng với mệnh giá của trái phiếu vào ngày đáo hạn. N hư vậy trái phiếu chuyển đổi có thể hạn chế rủi ro khi cổ phiếu bị sụt giá và ngăn ngừa không cho giá cổ phiếu tăng quá mức.

Xét những đặc điểm trên thì có vẻ như trái phiếu chuyển đổi rất phức tạp. N ói một cách chung nhất thì trái phiếu chuyển đổi là một dạng chứng khoán phát hành cho các nhà đầu tư mong muốn được hưởng lợi từ một công ty mà họ chưa hiểu rõ lắm. Bằng việc đầu tư vào các trái phiếu chuyển đổi, họ có thể hạn chế được rủi ro khi giá cổ phiếu giảm nhưng ngược lại, họ sẽ thiệt chút ít khi giá cổ phiếu tăng cao.

Trái phiếu chuyển đổi không phải lúc nào cũng hấp dẫn. N hà đầu tư bao giờ cũng kì vọng công ty làm ăn tốt, tuy nhiên, hiệu quả hoạt động trong tương lai của công ty bao giờ cũng là một Nn số, và kì vọng của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng thành sự thật. "Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. N ếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro!"

Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần - Dividend Yield Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield) là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu

tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào.

Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần được tính bằng cách lấy cổ tức trên một cổ phiếu của năm gần nhất chia cho thị giá của cổ phiếu. Một cơ hội đầu tư tốt có tỷ lệ cổ tức trên giá không thấp hơn 2/3 tỷ lệ lãi của trái phiếu dài hạn hạng AAA

Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: N ếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS, ...

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. N ếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.

Page 38: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

38

Trường hợp 2: N ếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.

Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không cần sử dụng lợi nhuận thặng dư. Điều này có thể có nhiều lý do: công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.

Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn, do đó trong Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều.

Kinh tế

Cạnh tranh - Competition Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm

được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống Doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phNm hay dịch vụ. Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống Doanh nghiệp tư do (free-enterprise) bởi niềm tin rằng càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phNm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. N ói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mà họ bỏ ra.

Để được thành công trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày nay, một điều cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải ý thức được đối thủ cạnh tranh đang làm gì và phải tìm ra được con đường để bắt kịp hoặc vượt qua sản phNm của đối thủ. Hình thức cạnh tranh rất đa dạng, một doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng cách đưa ra sản phNm hoặc dịch vụ mới, bằng cách nâng cải tiến chất lượng sản phNm hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ, ...

Để cạnh tranh thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản phNm đó là lí do ra đời phòng N ghiên cứu và phát triển (Research & Development - R&D). Qua việc nghiên cứu và phát triển sản phNm, doanh nghiệp hiểu được ước muốn, nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực của khách hàng để sản xuất ra những sản phNm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tốt nhất.

Việc phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threats - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. SWOT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được mình có lợi thế cạnh tranh tương đối ở khu vực thị trường nào và có tiềm năng đối với sản phNm nào để tập trung vào sản xuất và marketing cho sản phNm đó.

Để luôn dẫn đầu và tồn tại được trên thị trường doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, công dụng của sản phNm đồng thời phải sử dụng công nghệ hiện đại và các quy trình sản xuất, quản lí tiên tiến để cắt giảm chi phí. Vì vậy khách hàng sẽ luôn có sản phNm hoàn thiện nhất với giá cả phải chăng nhất. N gày nay việc xử lí chất thải sau sản xuất, và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường để không làm tổn hại đến phúc lợi xã hội cũng là một vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Page 39: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

39

Các dạng cạnh tranh:

• Cạnh tranh hoàn hảo: Giá cả của sản phNm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.

• Cạnh tranh độc quyền: Xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản xuất sản xuất ra những sản phNm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản phNm của các công ty. Ví dụ, trên thị trường có các sản phNm xà bông tương đối giống nhau. N hưng có hãng thì bảo rằng sẽ đem lại làn da mềm mại sau khi tắm, hãng thì bảo là đem lại hương thơm tươi mát, hãng thì bảo rằng sẽ làm trắng da.

• Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó. Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.

• Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt N am do nhà nước cung cấp.

Bán phá giá - Dumping Bán phá giá là hành động bán một hàng hoá nào đó với mức giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ

đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần.

Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là hàng hoá xuất khNu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn “giá trị bình thường” của nó và gây “tổn hại vật chất” đối với ngành sản xuất nội địa (theo điều VI của GATT). Có thể thấy rằng, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất phức tạp, vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ thiệt hại tiềm năng và thực tế.

Ở Mỹ bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khNu; việc bán các mặt hàng đó gây ra hoặc đe dọa thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của Mỹ.

Đối với Cộng đồng châu âu (EC) thì phá giá liên quan đến bất cứ hàng hoá nhập khNu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá giá của EC năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá trong các điều kiện:

1. Giá hàng hoá bán trên thị trường EC thấp hơn giá trên thị trường của nước sản xuất;

2. Hàng hoá nhập khNu gây ra hoặc đe dọa ngành sản xuất của EC như là việc mất thị phần, lợi nhuận, việc làm…

Biện pháp bán phá giá có thể được sử dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được đổ bán tháo ở nước ngoài; hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để tham nhập thị trường xuất khNu hoặc đNy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.

Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Cho dù được vận dụng với mục đích nào thì biện pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công bằng và bị các hiệp định thương mại điều chỉnh.

Bong bóng kinh tế - Economic bubble Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường",

"bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.

Page 40: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

40

Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đNy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.

Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là "lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). N hững anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.

Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.

Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. N hững người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. N hiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban N ha và nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. N gay cả ở Việt N am, cuối năm 2006,và đầu năm 2007, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại.

Đến một lúc nào đấy, sớm muộn rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của N gân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.

Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong bóng.

Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:

• Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637)

• Vụ công ty South Sea Company (1720)

• Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1933)

• Bong bóng kinh tế N hật (thập niên 1980)

• Bong bóng dotcom (1995 - 2000)

• Bong bóng Poseidon (1970)

Cán cân thanh toán - Balance of payments Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một

quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. N hững giao dịch này có thể được

Page 41: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

41

tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. N hững giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị. Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác, khiến đồng tiền của quốc gia này tăng trị so với các quốc gia khác. Cán cân thanh toán thâm hụt có ảnh hưởng ngược lại, nhập khNu vượt quá xuất khNu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, và một đồng tiền mất giá. Các quốc gia đang có thanh toán thâm hụt phải thay đổi tình thế bằng cách xuất khNu vàng hoặc dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản nợ quốc tế.

Các thành phần của cán cân thanh toán Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh

toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau.

• Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.

• Tài khoản vốn: Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính.

• Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước: Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.

• Mục sai số: Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.

Khủng hoảng cán cân thanh toán Khủng hoảng cán cân thanh toán xảy ra khi nhà đầu cơ mua hết tài sản của chính phủ trong dự

trữ ngoại hối.

Cán cân vãng lai - Drawing account Có hai loại cán cân vãng lai (còn gọi là tài khoản vãng lai) là tài khoản vãng lai trong cán

cân thanh toán quốc tế của một quốc gia và tài khoản vãng lai trong nghiệp vụ ngân hàng.

Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về

hàng hóa và dịch vụ giữ người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. N hững giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. N gược lại, nếu nên nợ lớn hơn bên có thì gọi là thâm hụt tài khoản vãng lai.

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:

• Cán cân thương mại hàng hóa

• Xuất khNu

Page 42: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

42

• N hập khNu

• Cán cân thương mại phi hàng hóa

• Cán cân dịch vụ

• Vận tải

• Du lịch

• Các dịch vụ khác

• Cán cân thu nhập

• Kiều hối

• Thu nhập từ đầu tư

• Các chuyển khoản

• Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này.

Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khNu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.

Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân thanh toán.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khNu nhiều hơn nhập khNu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. N gược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khNu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.

Tài khoản vãng lai trong nghiệp vụ ngân hàng Trong hoạt động ngân hàng, một tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng

hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh khác nhau.

Tài khoản vãng lai cho phép chủ tài khoản thực hiện hay nhận các khoản thanh toán bằng một trong các hình thức sau, tùy theo quốc gia:

• Tiền mặt

• Séc và Phiếu gửi tiền (giấy tờ cam kết thanh toán)

• Chuyển khoản (giro, ký quỹ trực tiếp)

• Ghi nợ trực tiếp/ghi có trực tiếp (tại Anh và các nước trong khối Thịnh vượng chung người ta sử dụng hệ thống BACS - Bankers Automated Clearing Services hay CHAPS - Clearing House Automated Payment System).

• Chỉ thị hiện hành (chỉ dẫn từ phía chủ tài khoản đối với ngân hàng để chuyển một khoản tiền nhất định sau một khoảng thời gian nhất định sang một/nhiều tài khoản khác)

• Thẻ ghi nợ hay thẻ ATM

• EFTPOS (Electronic Funds Transfer Point of Sale - thanh toán trực tiếp không sử dụng tiền mặt tại cửa hàng)

• Thông qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication - sử dụng tài khoản của ngân hàng ở ngân hàng nước ngoài để chuyển khoản).

Page 43: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

43

Tất cả các tài khoản vãng lai đều cung cấp các danh sách liệt kê các khoản giao dịch tài chính, hoặc là dưới dạng bản kê tài khoản hoặc là trong sổ tiền gửi.

Có một số phương thức để tiếp cận các khoản tiền gửi tại tài khoản vãng lai:

• Các chi nhánh của ngân hàng

• Máy rút tiền tự động (ATM)

• Thông qua điện thoại và ngân hàng trực tuyến

• Các cửa hàng và các nhà buôn cung cấp cách tiếp cận EFTPOS.

Không giống như các tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong đó lý do chủ yếu để gửi tiền là để sinh lãi, chức năng chính của tài khoản vãng lai là giao dịch, vì thế phần lớn các nhà cung cấp tài khoản vãng lai hoặc là không trả tiền lãi hoặc là trả lãi ở mức lãi suất thấp hơn trên số dư có.

Phí dịch vụ: Chính sách tính phí để thực hiện các giao dịch tài chính phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm các mức lãi suất tổng thể đối với việc cho vay và tiết kiệm của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào giá trị của giao dịch và số lượng các kênh tiếp cận nguồn tiền gửi mà tổ chức tài chính đó cung cấp. Điều đó giải thích tại sao các loại ngân hàng ảo, hoạt động với rất ít hoặc không có các chi nhánh lại có thể đưa ra các nghiệp vụ ngân hàng với mức phí thấp hoặc miễn phí cũng như giải thích tại sao ở một số quốc gia thì không có các khoản phí giao dịch nhưng mức lãi suất cho vay rất cao lại là một tiêu chuNn.

Các khoản phí giao dịch tài chính có thể được tính theo từng khoản mục giao dịch hoặc tính theo tỷ lệ cố định cho một số lượng giao dịch nhất định nào đó ( thông thường tính trên cơ sở hàng tháng). Thông thường, đối với một loạt các loại khách hàng nào đó, tổ chức tài chính có thể không thu phí đối với các giao dịch tài chính cơ bản, chẳng hạn như đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên, người già hay các khách hàng có số tiền gửi rất lớn chẳng hạn. Một số tổ chức tài chính còn đưa ra các giao dịch miễn phí nếu khách hàng duy trì số dư trung bình rất cao trong tài khoản của mình. Các khoản phí dịch vụ khác được áp dụng đối với sự bội chi, hay khi số dư tiền gửi không đủ để thanh toán séc, cũng như khi sử dụng mạng liên ngân hàng bên ngoài v.v...

Tại các quốc gia mà ở đó không có các khoản phí dịch vụ đối với các giao dịch thì người ta lại thu phí hàng năm đối với các dịch vụ tuần hoàn, chẳng hạn như thẻ ghi nợ.

Cán cân vốn - Capital Balance Account Cán cân vốn hay tài khoản vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. N ó

ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ...) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Căn cứ vào hình thức đầu tư, cán cân vốn bao gồm:

• Đầu tư trực tiếp (FDI)

• Đầu tư gián tiếp: Bao gồm các khoản đầu tư như mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài, các khoản vốn ngắn hạn như tín dụng thương mại, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, mua bán ngoại tệ...

N ếu bỏ qua sai sót, cán cân vãng lai cộng cán cân vốn tạo thành cán cân thanh toán tổng thể của quốc gia (Overall Balance):

Overall Balance = Current Balance Account + Capital Balance Account

Page 44: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

44

N ếu cán cân thanh toán tổng thể của quốc gia là dương, ta nói rằng cán cân thanh toán quốc tế là thặng dư. N gược lại, nếu cán cân thanh toán tổng thể của quốc gia là âm, thì cán cân thanh toán quốc tế là thâm hụt.

Chi phí chìm - Sunk costs Chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được. Các chi phí chìm mặc dù có thật,

nhưng chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai.

Trong kinh doanh, người lãnh đạo doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định đầu tư cần chú ý tới các chi phí chìm. Trên thực tế chi phí chìm có ảnh hưởng rkhông nhỏ đến quyết định đầu tư. Là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn phải hết sức tránh những tình huống mà chi phí sẽ không có khả năng thu hồi.

Ví dụ về chi phí chìm Một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa gặp phải sự cố bất khả kháng như mất điện, sản phNm bị

hư hại, không có cách nào thu hồi được.

Thị trường chứng khoán bị mất tính thanh khoản trong lúc lạm phát tăng hoặc đến ngày đáo hạn nợ, bạn sẽ có nguy cơ bị mất vốn hoặc các tài sản thế chấp khi vay nợ.

Tất cả các loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm. Một ví dụ là về chi phí rủi ro là chi phí để lobby. Trong trường hợp lobby thành công, chi phí để lobby có thể coi là một khoản đầu tư, nhưng nếu lobby không thành công thì chí phí để lobby sẽ biến thành chi phí chìm, vì khả năng thu hồi lại là hầu như không có.

Chi phí cơ hội - Opportunity cost Trong kinh tế học chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao

gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.

Ví dụ, nếu một thành phố quyết định xây một bệnh viện trên một khu đất trống của mình, thì chi phí cơ hội là một dự án nào khác có thể được thực hiện trên khu đất đó và kinh phí xây dựng bệnh viện. Khi xây bệnh viện, thành phố đã lỡ mất cơ hội xây một trung tâm thể thao, hay một bãi đỗ xe trên đó, hoặc khả năng bán khu đất ấy đi để thanh toán bớt các khoản nợ của chính quyền thành phố.

Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá. Ví dụ, một người cdùng toàn bộ tiền đầu tư của mình mua cổ phiếu FPT thì sẽ không còn tiền để mua các cổ phiếu khác.

Chi phí cơ hội là một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa khái niệm chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Đánh giá chi phí cơ hội là cơ sở để đánh giá chính xác chi phí thực tế của bất cứ hoạt động nào. Trong trường hợp không có một chi phí kế toán, hay chi phí bằng tiền rõ ràng nào gắn với hoạt động đó, thì việc bỏ qua chi phí cơ hội có thể tạo ra ảo tưởng rằng các lợi ích có thể đạt được mà không mất một chi phí nào. Chi phí cơ hội không nhìn thấy trở thành chi phí Nn của hoạt động đó.

Ví dụ: một người có ngôi nhà mặt phố mở một cửa hàng nhỏ kinh doanh trò chơi điện tử, mỗi tháng anh ta phải chi ra 10tr tiền giá vốn hàng bán, 20tr cho chi phí điện thoại, điện, nước, thuế môn bài ... liên quan đến hoạt động kinh doanh. Doanh thu của cửa hàng đạt 50tr/tháng. Chủ cửa hàng cho rằng mình có lợi nhuận 20 tr. Trên thực tế, chủ cửa hàng đã bỏ qua số tiền 20tr có thể thu được nếu đem cho người khác thuê cửa hàng thay vì tự kinh doanh, và 5tr thu nhập anh ta có thể thu được nếu đi làm ở chỗ khác thay vì ở nhà bán hàng. 25tr này chính là chi phí Nn trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử nói trên. Điều đáng nói là theo chuNn mực kế toán Việt N am, những chi phí Nn này không được hạch toán vào chi phí khi tính thuế.

Page 45: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

45

Cần lưu ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Trong ví dụ ban đầu, chi phí cơ hội của quyết định xây bệnh viện là việc mất một khu đất trống để xây trung tâm thể thao, xây bãi đậu xe, hoặc số tiền có thể thu được nếu bán khu đất đó, chứ không thể là tổng của 3 lựa chọn đó vì xét cho cùng khu đất đó không thể nào cùng lúc được sử dụng cho hơn một mục đích được.

Tuy nhiên, hầu hết các chi phí cơ hội rất khó so sánh. Chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác.

Chi phí cơ hội thường được thể hiện dưới dạng giá tương đối, tức là giá của một lựa chọn trong tương quan với lựa chọn khác. Ví dụ: giá một cổ phiếu FPT là 50.000 VN Đ và giá một cổ phiếu SSI là 25.000 VN Đ thì giá của một cổ phiếu FPT bằng 2 cổ phiếu SSI. Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong phân tích lợi thế so sánh của Ricardo.

Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lý thuyết, phân tích kinh tế như:

• Lựa chọn của khách hàng

• Khả năng sản xuất

• Giá vốn

• Quản lý thời gian

• Lựa chọn nghề nghiệp

• Phân tích lợi thế so sánh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Province Competitive Index PCI là chỉ số xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập

môi trường chính sách thuận lợi cho việc phát triển Doanh nghiệp dân doanh.

PCI là con số nói lên năng lực cạnh tranh giữa các địa phương trong vấn đề tạo điều kiện cho lực lượng DN phát triển.

PCI đảm bảo mang tính đại diện của cộng đồng DN vừa và nhỏ, đồng thời là kênh thông tin tốt đối với chính quyền địa phương cũng như các cấp lãnh đạo trung ương trong việc xác định môi trường kinh doanh của địa phương, giúp lãnh đạo địa phương định hướng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn lực đầu tư.

Thứ bậc xếp hạng trong bảng chỉ số PCI chỉ có ý nghĩa tương đối. Điều quan trọng sau chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chính quyền mỗi địa phương phải thấy luôn có cảm nhận của DN và nhân dân địa phương mình - như một công cụ giám sát về điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, từ đó nỗ lực cải cách.

Cạnh tranh trong PCI là sự cạnh tranh về sự hài lòng của DN với chất lượng dịch vụ công. Vấn đề không phải là thứ hạng cao thấp, mà vấn đề nằm ở mức độ thân thiện, làm hài lòng cộng đồng DN ở địa phương đó.

Ở nhiều quốc gia, thay vì xem GDP/đầu người là bao nhiêu để đánh giá sự thành công của điều hành, quản lý, chỉ số hạnh phúc và hài lòng của dân chúng được đặt là ưu tiên hàng đầu. PCI chính là dạng chỉ số như vậy, đo sự hài lòng của DN với quản trị địa phương.

Chỉ số PCI của Việt N am sử dụng thang điểm từ 10 (cao nhất) đến 1 (thấp nhất) cho 10 chỉ tiêu sau:

1. Gia nhập thị trường

2. Tiếp cận đất đai

3. Tính minh bạch

Page 46: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

46

4. Chi phí thời gian

5. Chi phí không chính thức

6. Ưu đãi với Doanh nghiệp nước ngoài

7. Tính năng động

8. Chính sách Phát triển kinh tế tư nhân

9. Đào tạo lao động

10. Thiết chế pháp lý

Tổng điểm từ 10 chỉ tiêu này tính trên thang điểm 100 sẽ là cơ sở để xếp hạng. Các địa phương sẽ được xếp hạng như sau:

• Rất tốt - PCI trên 70 điểm

• Tốt - PCI từ trên 60 đến 70 điểm

• Khá - PCI từ trên 55 đến 60 điểm

• Trung bình - PCI từ trên 50 đến 55 điểm

• Tương đối thấp - PCI từ trên 40 đến 50 điểm

• Thấp - PCI dưới 40 điểm

Giảm phát - Deflation Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó,

trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

N guyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS (sơ đồ tổng cung-cầu, tiếng Anh: Aggregate Demand -Aggregate Supply) để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.

Giảm phát được phòng chống bằng chính sách khuyếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp

như tăng lượng cung tiền, giảm thuế hay điều chỉnh giảm lãi suất.

Page 47: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

47

Kinh tế học vi mô - Microeconomics Kinh tế học vi mô là một nhánh (hay phần nội dung) đặc biệt quan trọng của kinh tế học, tập

trung nghiên cứu hành vi và sự tác động qua lại của các thành phần bên trong nền kinh tế, bao gồm hai bộ phận trọng yếu là các hộ tiêu dùng (đại diện bởi các cá nhân) và các công ty.

N hánh kinh tế học vi mô làm rõ phương thức và xu hướng các cá nhân và công ty ra quyết định tiêu dùng, cạnh tranh, ra quyết định sản xuất, liên kết-hợp tác, đổi mới công nghệ. Đồng thời nó cũng nghiên cứu sự tác động qua lại giữa nhóm các cá nhân và các công ty với nhau.

N hư vậy, kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu các trạng thái và hành vi của các bộ phận đặc trưng của một nền kinh tế, cũng như xu hướng các bộ phận này tác động lẫn nhau, hình thành kết cục là trạng thái của chỉnh thể kinh tế.

Tín dụng thương mại - Trade credit Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa

các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Có ba loại tín dụng thương mại:

1. Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu: Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khNu hay còn gọi là tín dụng xuất khNu là loại tín dụng do người xuất khNu cấp cho người nhập khNu để đNy mạnh xuất khNu hàng hóa. Tín dụng xuất khNu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản.

Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu: tức là thương nhân nhập khNu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khNu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khNu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro, luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật N hật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày.

Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản: tức là thương nhân xuất khNu và thương nhân nhập khNu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay.

2. Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khNu hay còn gọi là tín dụng nhập khNu, là loại tín dụng do người nhập khNu cấp cho người xuất khNu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. N ếu người xuất khNu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khNu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khNu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khNu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.

3. Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khNu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. N gười môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà xuất khNu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu... Mọi tín dụng của người môi giới đều là tín dụng ngắn hạn.

Page 48: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

48

Tỷ lệ chiết khấu - Discount rate Tỷ lệ chiết khấu là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trong kinh tế. Tuy nhiên điều thú vị là ở

mỗi ngữ cảnh khác nhau nó lại có một nghĩa khác nhau.

Trong thương mại: tỷ lệ chiết khấu được hiểu là tỷ lệ giảm giá mà người bán dành cho người mua để thúc đNy việc mua hàng với số lượng lớn, để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hoặc để khuyến khích việc thanh toán trước hạn, thanh toán bằng tiền mặt...

Với thẻ tín dụng: tỷ lệ chiết khấu là số phần trăm của giá trị giao dịch mà ngân hàng phát hành thu từ người sử dụng thẻ tín dụng trên mỗi giao dịch được thực hiện.

Trong chính sách tiền tệ: tỉ lệ chiết khấu chính là lãi suất mà các tổ chức tài chính phải chịu khi vay vốn ngắn hạn trực tiếp từ N gân hàng trung ương. Trong hoàn cảnh này, tỉ lệ chiết khấu còn được gọi là lãi suất chiết khấu, lãi suất tài chiết khấu, lãi suất cơ bản... Tỉ lệ chiết khấu là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong tay N gân hàng trung ương để kiểm soát cung tiền, thực thi các chính sách tiền tệ.

Trong đánh giá dự án, đánh giá quyết định đầu tư, tỉ lệ chiết khấu được dùng để tính tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (N PV). Lúc này tỉ lệ chiết khấu có vai trò giúp qui giá trị các luồng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau khi đã tính đến các nhân tố như lãi suất, lạm phát... Việc chọn được một tỉ lệ chiết khấu phù hợp là vô cùng quan trọng trong các phân tích tài chính.

Một cách chọn khá hay là lấy tỉ lệ chiết khấu đúng bằng tỉ suất lợi nhuận của dự án đầu tư thay thế khi muốn so sánh trực tiếp giữa 2 phương án đầu tư.

Ví dụ: bạn có một số vốn nhàn rỗi 100.000.000 VN Đ và đang cân nhắc giữa việc gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất 10%/năm hoặc mở một cửa hàng tạp hoá. Lúc này để so sánh giữa hai phương án, bạn có thể tính N PV của của phương án mở cửa hàng với tỉ lệ chiết khấu là 10% rồi so sánh với N PV của phương án gửi tiền vào ngân hàng.

 

Quỹ đầu tư

Các chỉ số quỹ tương hỗ - Mutual fund indexes Kết quả kinh doanh của 21 hạng mục quỹ tương hỗ, mỗi quỹ với một mục tiêu khác nhau sẽ

được thông báo hàng ngày trong Bảng chỉ số Lipper. Mười chỉ số theo dõi các quỹ đầu tư vào cổ phiếu và mười một chỉ số khác theo dõi các loại quỹ trái phiếu. Mỗi chỉ số thông báo kết quả lỗ hoặc lãi của một hạng mục quỹ, dựa trên kết quả kinh doanh của các quỹ lớn nhất trong hạng mục đó.

Các con số trong cột đầu tiên của bảng chỉ số nói trên chỉ ra N AV kết hợp của tất cả các quỹ xuất hiện trong bảng. Các con số này sẽ giúp bạn nhận thấy mục quỹ nào là lớn nhất, cụ thể là các quỹ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cổ phiếu, mục tiêu tăng trưởng và thu nhập.

Ba cột tiếp theo chỉ ra tỉ lệ phần trăm N AV hiện hành đã tăng lên hoặc giảm xuống so với ngày giao dịch trước đó, trong suốt tuần đó hoặc từ ngày 31 tháng 12 năm trước. N hững biến động về giá trị này được thể hiện theo tỉ lệ phần trăm, có nghĩa là bạn có thể so sánh khoản lỗ và lãi của các hạng mục quỹ khác nhau.

Ví dụ, kết quả kinh doanh tốt nhất ở đây là những quỹ thuộc hạng mục Các thị trường đang tăng trưởng, một trong những hạng mục có số lượng quỹ ít nhất và là một trong những hạng mục đã

Page 49: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

49

từng phải chịu lỗ lớn trong năm trước đó (mặc dù thường thì những thông tin như vậy không xuất hiện trong bảng này).

Các khoản đầu tư mục tiêu - Targeted Investments Các quỹ tương hỗ luôn luôn hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó. Để đạt được những mục

tiêu đó, các quỹ sẽ thực hiện một số loại hình đầu tư.

Mọi quỹ tương hỗ dù là quỹ cổ phiếu, trái phiếu hoặc thị trường tiền tệ - thường được thành lập với các mục tiêu đầu tư cụ thể tương ứng với một trong ba mục tiêu cơ bản sau:

• Thu nhập hiện tại

• Thu nhập ở một mức nào đó và sự tăng trưởng

• Tăng trưởng trong tương lai

Để thực hiện được mục tiêu của mình, một quỹ tương hỗ thường đầu tư vào các chứng khoán mà quỹ tin rằng các chứng khoán đó sẽ mang lại kết quả như quỹ mong muốn. Để xác định được các loại chứng khoán phù hợp với đầu tư, quỹ thường phải thực hiện một khối lượng lớn các nghiên cứu, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu sử dụng các phân tích chi tiết về các công ty riêng lẻ (bottom-up).

Khi mục tiêu của quỹ là sự tăng trưởng của các công ty nhỏ, hoặc quỹ chỉ đặt sự tập trung vào các thị trường đang tăng trưởng thì việc thực hiện nghiên cứu có thể khó khăn hơn vì ở những thị trường này, chỉ có được một khối lượng thông tin rất giới hạn.

N goài ra, mỗi người quản lý của quỹ tương hỗ có một phong cách mua hàng riêng, tìm kiếm một loại hình đầu tư riêng nào đó từ một nhóm các loại hình đầu tư có thể phù hợp với mục tiêu của quỹ đó.

Ví dụ, một số nhà quản lý quỹ cổ phiếu thường chú trọng đến phần giá trị, có nghĩa là mua các loại cổ phiếu có giá thấp hơn giá kỳ vọng. Các nhà quản lý khác có thể là những người theo xu hướng ngược lại, mua các khoản đầu tư mà những nhà đầu tư khác e ngại.

Chứng chỉ quỹ - Fund Certificate Thị trường chứng khoán mua bán một loại hàng hóa đặc biệt đó là chứng khoán, bao gồm 3

loại chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các chứng khoán phái sinh. Trong đó chứng chỉ quỹ là một mặt hàng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường này.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng.

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

Khi muốn thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó. Về bản chất chứng khoán quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp, và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên có ba điểm khác nhau giữa chúng: cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là "chơi chứng khoán". Thứ hai, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nhà đầu tư sở hữu chứng khoán quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.

Chứng chỉ quỹ ngày càng trở thành một mặt hàng được mua bán nhiều trên thị trường chứng khoán, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đánh giá nó hấp dẫn, ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có

Page 50: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

50

tính thanh khoản cao. Tại sao? Rõ ràng với ưu điểm của quỹ đầu tư chứng khoán, đa dạng hóa đầu tư- phân tán rủi ro và lại có một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra "chơi chứng khoán", thì ít nhất độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. Cứ tưởng tượng bạn chỉ cần nắm chứng chỉ quỹ trong tay, yên tâm làm các công việc khác, không cần phải suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ bạn lấy lợi nhuận và bạn có thể dễ dàng bán chứng chỉ quỹ này cho các nhà đầu tư khác trên thị trường để thu lại tiền mặt, vậy có phải đó là loại chứng khoán này hấp dẫn nhất không. Tuy nhiên khi là người sở hữu chứng chỉ quỹ đồng thời bạn cũng là người đầu tư thụ động, gián tiếp vì không có quyền quyết định đầu tư và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ.

Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ (N AV - N et asset value). N ó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. N AV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. N AV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia N AV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ đầu tư chứng khoán.

Một số điểm cần lưu ý khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán:

• Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. N ói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ.

• Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.

• Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập.

• Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của các nhà đầu tư.

Quỹ tương hỗ - Mutual Fund

Khái niệm quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công.

Tổng tài sản ròng của quỹ (net asset value) được tính toán theo từng ngày. Mỗi quỹ tương hỗ đều tiến hành đầu tư theo danh mục đã xác định rõ từ đầu trong các bản cáo bạch. Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy phần lớn các quỹ đầu tư đều không đạt được mục tiêu. Quỹ tương hỗ đã ngày càng trở nên phổ biến trong vòng 20 năm qua. Phương thức đầu tư vốn chẳng mấy được chú ý này bỗng trở nên vô cùng hấp dẫn. Khoảng hơn 80 triệu người Mỹ, và một nửa số hộ gia đình đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Điều đó có nghĩa là chỉ tính riêng nước Mỹ thôi cũng đã có tới hàng nghìn tỉ đô la được đầu tư vào các quỹ này.

Trên thực tế, đối với nhiều người đầu tư có nghĩa là mua cổ phiếu của các quỹ tương hỗ. Họ cho rằng đầu tư vào các quỹ tương hỗ thì tốt hơn là để tiền nằm im lìm trong các tài khoản tiết kiệm, và

Page 51: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

51

đối với phần lớn thì đó là tất cả những gì họ hiểu về quỹ tương hỗ. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Ban đầu, quỹ tương hỗ được thành lập như là một cách để người ta có thể kiếm lợi từ thị trường.

Thay vì tiêu tốn thời gian để ngồi đọc thời báo Wall Street, tất cả những việc mà bạn cần làm đó là mua cổ phiếu quỹ tương hỗ và thế là bạn đã tự giải phóng mình khỏi những áp lực về mặt tài chính như nên đầu tư vào đâu, làm gì để sinh lợi, ngày mai giá cả sẽ biến động ra sao...

N hưng trên thực tế thì mọi chuyện không dễ dàng như thế. Về mặt lý thuyết quỹ tương hỗ là một ý tưởng tuyệt vời nhưng không phải quỹ đầu tư nào cũng có đủ khả năng khiến cho tiền của bạn sinh sôi nảy nở. Bạn sẽ phải đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của mình trước khi quyết định xem quỹ nào tương xứng với khả năng. N goài ra, việc định thời điểm mua hay bán còn tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế, tình trạng thị trường chứng khoán trái phiếu, lãi suất và các nhân tố khác.

Thành lập quỹ tương hỗ Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ), các công ty

môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này cung cấp rất đa dạng, từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Mỗi quỹ mới đều có một nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ theo đuổi để có thể xây dựng danh mục đầu tư riêng của quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực tiếp, các thông cáo báo chí và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người sẽ thu được phí hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai.

Các bước cơ bản khi tạo dựng một quỹ:

• Quỹ quyết định các phương pháp luận đầu tư

• Phát hành bản cáo bạch

• Bán cổ phiếu quỹ (còn gọi là chứng chỉ).

Mô hình đóng và mở của quỹ tương hỗ Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư

muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ phát triển hơn. N ếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua lại cổ phiếu (chứng chỉ quỹ) của họ.

Đôi khi, một quỹ tương hỗ mô hình mở này sẽ "đóng cửa" đối với các nhà đầu tư mới, khi quỹ đó đã phát triển quá lớn để có thể quản lý một cách hiệu quả - trong khi đó lại không đóng cửa đối với các nhà đầu tư hiện tại - họ vẫn có thể tiếp tục đầu tư thêm tiền vào quỹ. Khi một quỹ đóng cửa theo kiểu này, công ty đầu tư thường tạo ra một quỹ tương tự để tận dụng nguồn vốn của các nhà đầu tư.

Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ phiếu của quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng khoán, nên họ chỉ có thể nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ chào bán một số lượng cố định nào đó các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ được giao dịch trên thị trường niêm yết hoặc trên thị trường phi tập trung (OTC). Giá thị trường của cổ phiếu một quỹ tương hỗ thường thay đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như theo giá trị mà quỹ hiện đang nắm giữ.

Hoàn trả lợi nhuận từ quỹ tương hỗ Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách:

• Một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ,

• Hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc.

Quỹ này sẽ phân phối hoặc trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi phí) cho các nhà đầu tư của mình.

Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập mà quỹ thu về trên các khoản đầu tư của quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị giá chứng khoán) thì lại được trích từ lợi nhuận

Page 52: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

52

bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau sẽ trả các mức lãi khác nhau và theo một lịch phân chia khác nhau - có thể là từ một ngày đến một năm. Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các nhà đầu tư của họ những cơ hội chọn lựa tái đầu tư vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách mua thêm cổ phiếu của quỹ.

Bạn trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho, bất kể khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền mặt cho bạn. N hưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được trong bất kỳ một năm nào, quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong tương lai. Khi nào phần lợi nhuận thu về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó các khoản chia lãi đó mới bị tính thuế, mặc dù giá cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả năng sinh lợi cải thiện.

Các loại quỹ tương hỗ Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản phNm phù hợp

với chiến lược đầu tư của họ.

Có ba loại quỹ tương hỗ:

• Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.

• Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ.

• Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn để ấn định giá trị mỗi cổ phiếu ở giá 1$.

Các quỹ cổ phiếu (stock fund)

Tên quỹ nói lên tất cả: các quỹ cổ phiếu đầu tư vào cổ phiếu. N hưng danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư cổ phiếu thường biến động, tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư của hãng. Ví dụ: một số quỹ cổ phiếu thường đầu tư vào các công ty được thành lập tốt có trả cổ tức đều đặn. Các quỹ khác lại đầu tư vào các công ty non trẻ hơn, có định hướng phát triển hơn - những công ty này đã hoạt động trong một vài năm, và theo đúng dự kiến của quỹ.

Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (blue chips) hoặc các công ty nhỏ. Bản cáo bạch của một quỹ sẽ xác định rõ các tài sản và các khoản đầu tư chính của mình - mặc dù các quỹ đôi khi thường mua các khoản đầu tư ở phạm vi rộng hơn nhằm tạo ra được khả năng thu lợi nhuận về lớn hơn.

Các quỹ trái phiếu (bond fund)

Tương tự như trái phiếu, các quỹ trái phiếu cũng tạo ra thu nhập. N hưng các quỹ này lại không giống trái phiếu ở chỗ chứng chỉ của quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức đảm bảo từ số tiền mà bạn đầu tư, một phần vì chứng chỉ của quỹ có những thời hạn khác nhau.

Mặc dù vậy, xét về mặt tích cực, bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua thêm chứng chỉ quỹ một cách tự động. Đồng thời bạn có thể mua số lượng chứng chỉ quỹ trong một quỹ trái phiếu ít hơn rất nhiều so với số lượng mà bạn cần để tự mình mua một trái phiếu nào đó - và có được ngay một danh mục đầu tư đa dạng để có thể bắt đầu.

Quỹ trái phiếu xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau. Có những quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng có cả những trái phiếu vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất cao.

Quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ (money market fund)

Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ , sao cho hình ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao bằng tiền mặt. Rõ ràng là bạn có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm được. Các quỹ này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ này hơn là các quỹ cổ phiếu hay quỹ trái phiếu.

Page 53: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

53

N hưng lãi mà quỹ này có thể trả sẽ thấp nếu lãi suất thị trường thấp. Tuy nhiên, như một điểm hấp dẫn bổ sung, phần lớn các quỹ thị trường tiền tệ chấp nhận các nhà đầu tư viết séc thẳng từ tài khoản của họ. Việc viết séc này thông thường sẽ không bị tính phí, mặc dù có thể vẫn có thể phải trả phí tối thiểu.

Tài chính doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán - Balance sheet Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn

vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.

Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tương đương với nợ và vốn cổ đông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. N ó là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.

Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

• Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình) .

• BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.

• BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Chúng ta có thể xem kết cấu khái quát của bảng cân đối kế toán theo mẫu dưới đây:

Phần tài sản N ội dung

Loại A Số dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3

Loại B Số dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm )

Page 54: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

54

Tổng cộng tài sản Cộng loại A và B

Phần nguồn vốn

Loại A Số dư có tài khoản loại 3 và loại 1

Loại B Số dư tài khoản loại 4 ( nếu dư nợ ghi âm )

Tổng cộng nguồn vốn Cộng loại A và B

Chỉ tiêu ngoài bảng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Cash Flow Statement Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin

về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Doanh nghiệp.

Lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn được xem là tương đương tiền.

Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kì + Tiền tồn cuối kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên để

đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của DN , chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của DN và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo.

Theo ChuNn mực kế toán Việt N am (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

VAS 24 định nghĩa:

• Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

• Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.

• Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên - Annual report Có hai loại báo cáo thường niên: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp và báo cáo thường

niên của quỹ tương hỗ.

Báo cáo thường niên của doanh nghiệp là một tài liệu xuất bản hàng năm mà một công ty đại chúng phải cung cấp cho các cổ đông nhằm mô tả hoạt động và tình hình tài chính của công ty.

Page 55: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

55

Phần đầu của báo cáo bao gồm các đồ thị, hình ảnh, mô tả... ghi lại các hoạt động của công ty trong một năm vừa qua. Phần sau bao gồm các thông tin chi tiết về tài chính và hoạt động của công ty.

Báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ là một tài liệu bắt buộc, sẵn có dành cho cổ đông trên cơ sở các năm tài chính. Báo cáo thông báo các khía cạnh nhất định trong hoạt động và tình trạng tài chính của quỹ. So với báo cáo thường niên của doanh nghiệp, báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ trình bày không phức tạp. Tất cả các thông tin trong báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ mang tính số lượng hơn chất lượng. Các thông tin này giải quyết các vấn đề về công bố thông tin kế toán được yêu cầu.

Các khoản đầu tư dài hạn - Long Term Investments Các khoản đầu tư dài hạn là một tài khoản nằm bên phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của một

công ty, nó thể các khoản đầu tư mà một công ty có ý định thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn 1 năm trở lên. Các khoản đầu tư dài hạn có thể bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và tiền mặt.

Điểm khác nhau cơ bản giữa tài khoản các khoản đầu tư dài hạn với tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn là các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng được bán đi trong khi các khoản đầu tư dài hạn thì không thể.

Dạng thường thấy nhất của việc đầu tư dài hạn đó là khi công ty A đầu tư một phần khá lớn vào công ty B và nắm giữ vị một vị thế ảnh hưởng quan trọng trong công ty B nhưng không sở hữu nhiều cổ phần có quyền biểu quyết. Trong trường hợp này, giá mua có thể được thể hiện như một khoản đầu tư dài hạn.

Các khoản phải thu - Receivables Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch

chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Các khoản phải thu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài) sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai của công ty.

Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào loại tài sản vãng lai. N ếu hơn 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sản vãng lai. Phải thu còn được phân chia cụ thể hơn trong bảng cân đối kế toán thành phải thu thương mại (trade) và phi thương mại (nontrade).

Phải thu thương mại xuất phát từ việc cung cấp hàng hoá-dịch vụ của công ty cho khách hàng trong kỳ kinh doanh bình thường. Phải thu thương mại có thể là tài khoản phải thu (accounts receivables) hoặc phải thu tiền mặt (notes receivables). Phải thu phi thương mại xuất phát từ các loại giao dịch khác các loại kể trên và cũng có thể là phiếu nhận nợ của bên mua. Ví dụ như các khoản tạm ứng cho nhân viên; các khoản hoàn lại như hoàn thuế, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền đặt cọc; và các khoản phải thu tài chính như tiền lãi, cổ tức, v.v...

Cấu trúc vốn - Capital Structure Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn

vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của

Page 56: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

56

doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.

Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).

Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi suất chiết khấu. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn sở hữu và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ cao hơn nhiều do giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của Ban giám đốc và tình trạng tài chính công ty.

Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động kinh doanh cũng là việc phức tạp, do tính chất ngành nghề và thời điểm, đối tượng nghiên cứu. Kết luận hiếm khi thỏa mãn hoàn toàn cộng đồng kinh doanh và học thuật. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc vốn là hai định đề của Modigliani và Miller về ảnh hưởng trong hai trường hợp là không có thuế thu nhập doanh nghiệp và trường hợp kia là có thuế tồn tại.

Chi phí hoạt động - Operating expenses Chi phí hoạt động đối với các công ty buôn bán là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt

động bình thường của công ty, không phải là chi phí của hàng bán. Thông thường, chi phí hoạt động thường là chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lí.

Ví dụ, một công ty có thể phải trả tiền thuê văn phòng, tiền thuế, và bảo hiểm cho cả mục đích bán hàng và quản lí. Các chi phí dành cho cả bán hàng và quản lí phải được phân tích và phân chia theo tỉ lệ giữa hai mục đích này trên báo cáo thu nhập.

Một trong những trách nhiệm chính mà đội ngũ quản lí phải giải quyết đó là xác định xem nên tiết kiệm chi phí hoạt động đến mức nào để không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ.

Ví dụ, chi phí tiền lương và các quỹ phân bổ cho nghiên cứu và phát triển là chi phí hoạt động. Với mục đích tăng giá hoặc tìm thị trường mới cho sản phNm nhằm tăng lợi nhuận, một vài doanh nghiệp còn sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí.

Sa thải nhân viên và sản xuất ra sản phNm chất lượng thấp ban đầu có thể làm tăng lợi nhuận và có thể là cần thiết trong trường hợp công ty đã bị mất năng lực cạnh tranh, nhưng cũng có rất nhiều loại chi phí thuộc chi phí hoạt động mà đội ngũ quản lý có thể cắt giảm trước khi chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bị xuống cấp.

Chi phí sử dụng nợ - Cost of Debt

Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các khoản nợ hiện tại của mình.

Page 57: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

57

Chi phí sử dụng nợ được đo lường hoặc là trước hoặc sau thuế, tuy nhiên, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế nên chi phí sử dụng nợ sau thuế thường được quan tâm hơn. Đây là một phần của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính còn bao gồm cả chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Một công ty sẽ sử dụng nhiều loại trái phiếu khác nhau, các khoản vay và các hình thức nợ khác, vì vậy, chi phí sử dụng nợ là một sự đo lường hữu ích cho biết chi phí trung bình mà công ty phải trả cho mỗi đồng tiền nợ tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là bao nhiêu. Chi phí sử dụng nợ cũng giúp nhà đầu tư có được một hình dung ban đầu về rủi ro tài chính của công ty so với các công ty khác, bởi vì một công ty có mức rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn.

Để tính được chi phí sử dụng nợ sau thuế, cách đơn giản nhất là bạn nhân chi phí sử dụng nợ trước thuế với hiệu 1- thuế suất biên.

Ví dụ: N ếu một công ty chỉ sử dụng nợ là trái phiếu trả lãi 5% thì chi phí sử dụng nợ trái phiếu trước thuế là 5%. Tuy nhiên nếu, thuế suất biên của công ty là 40%, thì chi phí sử dụng nợ sau thuế của công ty chỉ còn là 5%*(1-40%) = 3%.

Chi phí sử dụng vốn bình quân - Weight Average Cost of Capital Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ

trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác.

Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán như sau:

WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Trong đó:

Re = chi phí sử dụng vốn cổ phần

Rd = chi phí sử dụng nợ

E = giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần

D = giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp

V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp

Tc = thuế thu nhập doanh nghiệp.

N ói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại.

Chi phí tài chính - Financial charges Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay

một tổ chức tín dụng.

Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay.

Page 58: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

58

Chi phí tài chính được kê khai trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay là khoản chi phí tài chính quan trọng nhất. N ếu chỉ đọc báo cáo kết quả kinh doanh, thì rất khó biết chi phí tài chính bao gồm những khoản nào.

Các thông số chi tiết về chi phí tài chính được báo cáo đầy đủ trong bản thuyết minh báo cáo tài chính được cung cấp kèm với báo cáo tài chính.

Chỉ số giá trên doanh thu - Price to Sales Ratio Chỉ số giá trên doanh thu là một trong các chỉ số dùng để đánh giá giá trị cổ phiếu hiện hành so

với quá khứ, so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Chỉ số giá trên doanh thu được tính bằng cách chia giá trị vốn hóa của cổ phiếu cho tổng doanh thu trong kỳ gần nhất (thường là 12 tháng) hoặc thị giá mỗi cổ phiếu trên doanh thu trên một cổ phiếu.

Chỉ số giá trên doanh thu = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu trên một cổ phiếu Trong đó:

Doanh thu trên một cổ phiếu = Tổng doanh thu trong kỳ / Số cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ

Chỉ số giá trên doanh thu thấp (ví dụ như dưới 1) thường được xem là khoản đầu tư tốt khi mà nhà đầu tư trả ít hơn cho mỗi đơn vị doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu không thể hiện bức tranh thực của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp hoạt động không có lãi và lợi nhuận vẫn được xem là thước đo hiệu quả hoạt động tốt hơn. Do các giới hạn đó, chỉ số giá trên doanh thu chỉ được sử dụng khi các doanh nghiệp hoạt động lỗ và không tính được chỉ số P/E.

Một điểm cũng đáng lưu ý là doanh thu vẫn được xem là ít bị bóp méo bởi các thủ thuật ghi sổ cũng như các khoản bất thường hơn so với lợi nhuận.

Chỉ số giá trên doanh thu có thể khác biệt đáng kể giữa các ngành, do đó nó thường được sử dụng khi so sánh các doanh nghiệp hoạt động tương tự nhau.

Do chỉ số giá trên doanh thu không phản ánh ảnh hưởng của cơ cấu chi phí và cấu trúc nợ, nó được xem là khá giới hạn trong việc phản ánh bức tranh thực cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ số giá trị tài sản thuần - Net Asset Value Chỉ số "giá trị tài sản thuần" (chỉ số N AV) có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài

sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.

Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn này tạo cho công ty các tài sản như: máy móc thiết bị, nhà xưởng... và các tài sản lưu động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông (hay gọi là vốn điều lệ) thấp nhưng tài sản thể hiện bên ngoài lại rất lớn thì chưa chắc đó là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể nhiều phần từ vốn vay. N guồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá trị này chính là chỉ số N AV (N et Asset Value).

Giá trị tài sản thuần N AV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ), vốn hình thành từ lợi nhuận để lại, vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng. N gười ta thường sử dụng chỉ số N AV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở một số khía cạnh như sau:

Page 59: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

59

• Giả sử công ty có cổ phần đã phát hành mệnh giá là 100.000 đồng mà nay N AV là 120.000 chẳng hạn thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn lợi nhuận để lại hoặc do lãi từ phát hành chênh lệch... N hư vậy nhà đầu tư mua cổ phần với giá 120.000 đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó.

• N ếu N AV là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn N AV để mong lợi nhuận gia tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và N AV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới.

• N ếu N AV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm N AV thì bạn có quyết mua với 120.000 đồng hay cao hơn không. Đây là quyết định khó khăn và rủi ro nhất, nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích chính xác của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh trong tương lai để quyết định. Ở đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư phải luôn chấp nhận khi đầu tư đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".

N ói tóm lại N AV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty. Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là vấn đề "lợi nhuận" luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty.

Chỉ số thanh toán tiền mặt - Cash Ratio Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (ví dụ

chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. N ói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Công thức tính chỉ số thanh toán tiền mặt như sau:

Chỉ số thanh toán tiền mặt = (tiền mặt + các khoản tương đương tiền) / nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán tiền mặt có giá trị bằng bao nhiêu là tối ưu phụ thuộc vào ngành nghề, độ lớn

của doanh nghiệp cũng như thời gian đánh giá.

So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn).

Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. N gười ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản (fundamental analysis).

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả - Account Payable Turnover Ratio Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối

với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số vòng quay các khoản phải trả như sau:

trong đó

Page 60: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm

dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. N gược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước.

N ếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm Nn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phNm đối với khách hàng.

Điểm hòa vốn - Break even point Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại

điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.

Xác định điểm hòa vốn nhằm:

• Thiết lập một mức giá hợp lý

• Đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

• Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp.

• Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh.

Công thức tính:

Q = FC / (Po - Vc) Trong đó:

• Q: Là sản lượng hòa vốn

• FC: Chi phí cố định

• Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phNm.

• Po: Giá sản phNm.

60

Page 61: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

61

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bóng đèn, chi phí cố định là 20 triệu VN Đ. Chi phí biến đổi

trên mỗi sản phNm là 10.000 VN Đ. Giá bán mỗi sản phNm trên thị trường là 30.000 VN Đ. Vậy doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn tại mức sản lượng là:

Q = 20.000.000 / ( 30.000 - 10.000) = 1.000 ( bóng đèn)

Doanh thu – Revenues Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh

từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bộ phận: Là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp.

Doanh thu bộ phận không bao gồm:

1. Thu nhập khác;

2. Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các khoản ứng trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính; hoặc

3. Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xoá nợ trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.

Doanh thu của bộ phận bao gồm cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi các khoản doanh thu đó nằm trong doanh thu hợp nhất của tập đoàn.

Thông thường người ta phân chia bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý.

Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phNm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phNm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định sản phNm và dịch vụ có liên quan hay không, gồm:

1. Tính chất của hàng hóa và dịch vụ;

2. Tính chất của quy trình sản xuất;

Page 62: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

62

3. Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phNm hoặc dịch vụ;

4. Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phNm hoặc cung cấp dịch vụ;

5. Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ công cộng.

Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phNm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm:

1. Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị;

2. Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau;

3. Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh;

4. Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể;

5. Các quy định về kiểm soát ngoại hối; và

6. Các rủi ro về tiền tệ.

Doanh thu cận biên - Marginal revenue N ếu khách hàng mua 100 đơn vị sản phNm khi giá là 10.000 VN Đ, thì tổng doanh thu sẽ là 100

x 10.000 = 1.000.000 VN Đ. Dễ thấy diện tích hình chữ nhật nằm dưới đường cầu chính là tổng doanh thu, được tính bằng chiều dài nhân chiều rộng (chiều đứng biểu thị giá, chiều nằm ngang biểu thị lượng).

Từ đường cầu chúng ta có tổng doanh thu, và từ tổng doanh thu chúng ta có doanh thu cận biên.

Doanh thu cận biên = Thay đổi trong tổng doanh thu / thay đổi trong lượng bán Theo đồ thị, khách hàng sẽ không mua trên 100 đơn vị sản phNm nếu giá là 10.000 VN Đ. Để

bán được nhiều hàng hơn, giá phải giảm. Giả sử, để bán được 101 đơn vị sản phNm, giá phải giảm xuống còn 9.950 VN Đ. Vậy thì doanh thu cận biên của đơn vị thứ 101 là gì? Hay nói theo cách khác, tổng doanh thu sẽ tăng lên bao nhiêu khi sản phNm thứ 101 được bán?

N hiều người có xu hướng trả lời câu hỏi với đáp án là 9.950 VN Đ. N hưng câu trả lời này chưa đúng, tổng doanh thu khi 100 đơn vị được bán với giá 10.000 VN Đ là 1.000.000 VN Đ. Khi bán 101 sản phNm với giá 9950 VN Đ, tổng doanh thu sẽ là 101 x 9.950 = 1.004.950 VN Đ. N hư vậy doanh thu cận biên của sản phNm thứ 101 chỉ là 4.950 VN Đ.

Để hiểu tại sao doanh thu cận biên lại nhỏ hơn giá, chúng ta cần hiểu rằng đường cầu là một đường đi xuống. Để bán thêm được người bán phải giảm giá trên tất cả đơn vị sản phNm. Họ nhận thêm được 9.950 VN Đ khi bán sản phNm thứ 101, nhưng họ lại mất 50 VN Đ đối với 100 sản phNm nếu so với giá bán trước đó. Vì vậy số tiền thu được tăng thêm là (9.950 - 5.000) = 4950 VN Đ.

Page 63: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

63

Góp vốn tư nhân - Private Equity Private Equity (Góp vốn tư nhân) được định nghĩa theo nhiều cách và thay đổi theo từng quốc

gia. Tuy nhiên, theo cách định nghĩa phổ biến nhất Private Equity được xem như một loại tài sản bao gồm các phần vốn góp vào các doanh nghiệp chưa niêm yết trong khoảng thời gian trung hạn hoặc dài hạn đề giúp doanh nghiệp đó phát triển và thành đạt.

Một số nhà đầu tư lại cho rằng Private Equity chỉ đơn thuần là đầu tư bằng việc mua lại cổ phần công ty, một số khác thì cho rằng Private Equity bao gồm tất cả các loại như mua lại bằng vốn vay nợ (Leverage Buy-out), đầu tư vốn mạo hiểm (Venture Capital), hay vốn phát triển (Growth Capital).

Ở Anh, Private Equity ra đời vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 với sự có mặt ban đầu của một số nhà đầu tư tư nhân lành mạnh, họ góp vốn vào các dự án đầu tư giúp chúng trở nên thành công. Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, Private Equity trở thành một ngành công nghiệp với sự ra đời của hàng loạt các công ty Private Equity. Khoảng hơn 80% các công ty này đang nằm ở Anh, hàng năm cung cấp hàng tỉ Bảng Anh cho các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Để đơn giản hóa, có thể hiểu Private Equity là một công cụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, thuộc phần vốn chủ sở hữu, do một nhà đầu tư (phần lớn trong các trường hợp là một định chế tài chính) mua tạm thời một phần vốn của doanh nghiệp (đóng vai trò như một chủ sở hữu tạm thời). Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp chưa niêm yết, có tiềm năng lớn, năng động trong cách ngành có nhiều hứa hẹn với mục đích là kiếm lời bằng việc tham gia vào vốn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

Ưu điểm của loại hình huy động vốn này là thông thường các chủ doanh nghiệp không phải lo đến việc mất quyền làm chủ của mình (mặc dù tham gia vào vốn chủ sở hữu và đứng vai trò như một chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng chỉ trong một thời gian quy định bởi hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư này, các chủ doanh nghiệp có quyền đặt ra các giới hạn về quyền lực trong doanh nghiệp), chi phí ban đầu không quá cao, không yêu cầu trả theo kỳ hạn và quy mô thông thường là đủ mức độ lớn theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án đang chuNn bị bắt đầu thực hiện hoặc các dự án tương lai. N goài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng sự hỗ trợ về các mặt khác của bên góp vốn như quản lý, kế toán, công nghệ mới.

Đây có thể coi như là một công cụ tài chính huy động vốn phái sinh mà nhược điểm của nó là nhà đầu tư Private Equity không sẵn sàng tham gia vào tất cả các doanh nghiệp, đồng thời có thể đặt ra các điều kiện không có lợi cho DN hoặc nếu nhà đầu tư đã từng tham gia vào các doanh nghiệp khác không thành công trong quá khứ thì cũng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Hàng tồn kho – Inventory

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không còn hàng để bán.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu

Page 64: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

64

cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Ví dụ đơn giản như DN ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phNm. N goài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phNm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phNm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN .

Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

Trong kế toán để tính toán giá trị của hàng tồn kho người ta hay sử dụng hai phương pháp là LIFO (last in, first out - vào sau tính trước) và FIFO (first in, first out - vào trước tính trước).

Hệ số biên lợi nhuận gộp - Gross Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp (tên tiếng Anh:

gross margin, gross profit margin, gross profit rate) được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Công thức tính hệ số biên lợi nhuận gộp như sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ lệ lãi gộp được tính bằng công thức:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số

biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu hệ số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện.

Ví dụ nếu một doanh nghiệp có tốc độ tăng chi phí cao hơn so với doanh thu, hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đó sẽ giảm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt các chi phí của mình. Giả định rằng một doanh nghiệp có lợi nhuận gộp là 10 tỷ VN Đ, doanh thu là 100 tỷ VN Đ, hệ số biên lợi nhuận lộp sẽ là:

10 tỷ VNĐ / 100 tỷ VNĐ = 10%. N ếu trong năm tiếp theo lợi nhuận gộp tăng lên 15 tỷ VN Đ, doanh số tăng lên 200 tỷ VN Đ, hệ

số biên lợi nhuận gộp sẽ chỉ còn

15 tỷ VNĐ / 200 tỷ VNĐ = 7.5%.

N hư vậy khi một doanh nghiệp tăng lợi nhuận gộp thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng hệ số biên lợi nhuận gộp theo tỉ lệ tương ứng.

Mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp đó là tạo ra tiền và nắm giữ tiền. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh bởi các đặc tính này sẽ quyết

Page 65: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

65

định khả năng trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Chính vì thế nhà đầu tư cần phải phân tích khả năng sinh lợi (profitability) của một doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, bao gồm cả hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lượng thu nhập tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp. Tính toán hệ số biên lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp là một việc làm thiết thực để có được cái nhìn thấu đáo về doanh nghiệp.

Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp đó. Hệ số biên lợi nhuận gộp, mặt khác, lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Xem xét ví dụ về hai công ty FPT và ACL. N ăm 2007, công ty FPT có lợi nhuận gộp là 737,47 tỷ VN Đ, doanh thu là 13518,4 tỷ VN Đ. Trong khi các số liệu tương ứng của ACL là 56 tỷ VN Đ và 538,9 tỷ VN Đ. N ếu chỉ nhìn vào lợi nhuận của hai công ty thì rõ ràng FPT đã thu lợi nhiều hơn ACL. N hưng nếu nhìn vào hệ số biên lợi nhuận gộp thì rõ ràng mức của ACL là 10,39% cao gần gấp đôi của FPT (5,5%).

Hệ số biên lợi nhuận ròng - Net Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh

nghiệp so với doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu Ví dụ: N ếu lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp là 100 tỷ VN Đ và doanh thu là 1000 tỷ VN Đ thì:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = 100 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 10% Hệ số biên lợi nhuận ròng cũng như mức ổn định của nó giữa các ngành khác nhau là khác

nhau. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận ròng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.

Hệ số biên lợi nhuận ròng bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. N guyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi phí (bao gồm chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý). Tuy nhiên cũng còn các lý do khác liên quan đến thuế, ví dụ doanh nghiệp bắt đầu phải đóng thuế sau một số năm được miễn giảm thì hệ số biên lợi nhuận ròng có thể bị giảm mạnh.

Xét từ góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có hệ số biên lợi nhuận ròng cao hơn hệ số biên lợi nhuận ròng trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ số biên lợi nhuận ròng liên tục tăng. N goài ra, một doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì hệ số biên lợi nhuận ròng của nó càng cao.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế - Pre-Tax Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận trước thuế phản ánh khoản thu nhập trước thuế (lợi nhuận trước thuế) của

một doanh nghiệp so với doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu

Ví dụ: N ếu lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp là 200 tỷ VN Đ và doanh thu là 1000 tỷ VN Đ thì:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = 200 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 20% Hệ số biên lợi nhuận trước thuế cũng như mức ổn định của nó giữa các ngành khác nhau là

khác nhau. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận trước cũng phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận trước thuế tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế được nhiều nhà phân tích tài chính ưa chuộng hơn hệ số biên lợi nhuận sau thuế (hệ số biên lợi

Page 66: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

66

nhuận ròng) vì hệ số biên lợi nhuận trước thuế thể hiện khả năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận trước thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. N guyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi phí (bao gồm chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý). Để cải thiện tình hình này, doanh nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, và tìm cách tăng doanh thu.

Xét từ góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có hệ số biên lợi nhuận trước thuế cao hơn hệ số biên lợi nhuận trước thuế trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ số biên lợi nhuận trước thuế liên tục tăng. N goài ra, một doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì hệ số biên lợi nhuận trước thuế của nó càng cao.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT Margin Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (thường được biết đến nhiều hơn với cái tên hệ số

biên lợi nhuận hoạt động - tiếng Anh: operating profit margin) phản ánh hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Công thức tính hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay như sau:

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay = EBIT / Doanh thu Trong đó EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Đánh giá hiệu quả qua hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng chính xác hơn qua hệ số biên lợi nhuận ròng, do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hay các khoản thu nhập khác nằm ngoài lĩnh vực chính. Vì vậy, hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - Price to Earning Ratio P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty. Chính định

nghĩa này đã ngầm định một cách đơn giản để tính toán chỉ số này, chỉ cần lấy giá hiện tại của mỗi cổ phần chia cho lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần đó (EPS):

P/E = Giá trị thị trường /Lợi nhuận ròng trên một cổ phần (EPS) Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý

trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó và ước tính cho hai quý tiếp theo.

Trên thực tế thì không có sự khác biệt lớn lắm giữa các cách tính trên. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng trong cách tính đầu tiên, bạn sử dụng dữ liệu có thật từ hoạt động trong quá khứ của công ty. Hai cách tính khác dựa vào những tính toán ước lượng, do đó không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chính xác.

Khi các công ty làm ăn không có lãi, tất yếu là EPS của công ty đó sẽ âm, do vậy việc tính toán P/E của các công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm thế nào để giải quyết được vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng cứ để hệ số P/E âm, một số khác thì cho rằng nên gán cho P/E trong trường hợp này giá trị bằng 0, trong khi phần lớn ý kiến khác thì nghĩ đơn giản là trong trường hợp này, P/E không tồn tại.

Thông thường, tỷ lệ P/E trung bình trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15 – 25. Sự dao động này phần lớn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Hệ số P/E cũng rất khác nhau giữa các công ty và các ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Vậy hệ số P/E được sử dụng để làm gì?

Page 67: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

67

Theo lý thuyết, P/E của một cổ phiếu sẽ cho chúng ta biết là các nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi dollar tiền lãi là bao nhiêu. Với nội dung này, đôi khi P/E còn được gọi là số nhân (multiple ) của một cổ phiếu. N ói cách khác, một tỉ lệ P/E ở mức 20 sẽ cho biết rằng cá nhà đầu tư vào cổ phiếu này sẵn lòng chi 20 $ cho mỗi một đôla lợi nhuận mà công ty đó tạo ra. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận P/E quá đơn giản và không tính đến triển vọng tăng trưởng của công ty đó.

Mặc dù số liệu EPS trong công thức tính P/E thường dựa chủ yếu vào lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 quý trước đó nhưng P/E cũng không chỉ đơn thuần là thước đo về hiệu quả hoạt động của công ty trong quá khứ. Kỳ vọng của thị trường về sự phát triển của công ty cũng là một nhân tố được tính tới trong chỉ số này. N ên nhớ rằng, giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh nhận định của các nhà đầu tư về giá trị của công ty đó. Tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được tính tới khi định giá cổ phiếu. Do đó, một cách tốt hơn để lý giải tỉ lệ P/E đó là P/E là sự phản ánh mức độ lạc quan cũng như kì vọng của thị trường về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

N ếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.

Một ví dụ điển hình là tập đoàn FPT. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 80. N gày nay, FPTlà một trong những công ty lớn nhất tại Việt N am, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc độ tăng trưởng như trước đây. Tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 9,13 vào ngày 28/11/2008. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.

Đắt hay rẻ Kết hợp P/E để đánh giá giá trị cổ phiếu tốt hơn hẳn so với việc sử dụng đơn thuần giá trị thị

trường của cố phiếu đó.

VD: nếu các yếu tố khác là tương tự nhau, một cổ phiếu có giá 10000VN Đ và P/E là 75 sẽ đắt hơn một cổ phần trị giá 100.000VN Đ nhưng có tỷ lệ P/E chỉ là 20. Điều này có nghĩa sử dụng P/E để phân tích cũng sẽ có hạn chế nhất định, bạn không thể so sánh tỷ lệ P/E của 2 công ty quá khác biệt nhau để quyết định rằng công ty nào có giá trị tốt hơn.

Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:

Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty - Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. N ếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.

Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh - việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. N gược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.

P/E và những mặt hạn chế.

Page 68: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

68

Cho đến giờ thì chúng ta biết được rằng trong một số trường hợp nhất định, P/E có thể giúp xác định xem liệu một công ty có được đánh giá quá cao hoặc đang bị định giá thấp hay không. N hưng việc phân tích tỷ lệ P/E cũng chỉ có giá trị trong một số trường hợp nào nhất định và việc phân tích nà vẫn có những “cạm bẫy”. Một vài nhân tố có thể khiến cho việc phân tích P/E trở nên vô ích bao gồm:

• Hoạt động kế toán: Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ. Hơn nữa việc tính toán lợi nhuận doanh nghiệp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán. Mà các nguyên tắc kế toán (GAAP) có thể thay đổi theo thời gian, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Để khiến cho mọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo, hoặc Nn chứa dưới nhiều con số, phụ thuộc vào cách thức làm sổ sách kế toán của doanh nghiệp như thế nào. Và kết quả là chúng ta vẫn không thể biết được liệu có so sánh đúng những số liệu này không, hay lại đang so quả táo với quả lê?

Thông thường việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán (GAAP) mà những nguyên tắc này thay đổi theo thời gian và khác nhau trong từng nước. Làm phức tạp thêm các vấn đề, EPS có thể bị bóp méo, prodded và cho vào trong những con số khác nhau phụ thuộc vào bạn làm sổ sách kế toán như thế nào. Kết qủa là chúng ta vẫn không biết được dù chúng ta so sánh những con số như nhau hay apples to oranges (để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy xem các loại khác nhau của EPS)

• Lạm phát: Trong thời gian lạm phát cao, hàng tồn kho và chi phí khấu hao có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay thế hàng hoá và trang thiết bị tăng theo mức giá chung của thị trường. Do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trong suốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn với con số thực tế. Cũng như tất cả các chỉ số khác, việc xem xét P/E trong một thời gian để xác định xu hướng sẽ hữu ích hơn nhiều. Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi trở nên khó khăn vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn phù hợp nhiều với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng lớn hơn.

Có nhiều cách lý giải P/E Một tỷ lệ P/E thấp cũng không nhất thiết là công ty đó bị định giá thấp. Thay vào đó, điều này

có nghĩa là thị trường đang tin rằng công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần. Giá cổ phiếu giảm thường do tác động của một số nguyên nhân nào đó. Có thể là do công ty đã cảnh báo rằng lợi nhuận ròng thu được sẽ thấp hơn kỳ vọng. Điều này sẽ không được phản ánh trong hệ số P/E cho đến khi thông tin về lợi nhuận ròng thật sự được đưa ra, trong suốt thời gian đó thì công ty có thể bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay - Interest Coverage Ratio Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế

nào. N ếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay:

Trông đó Lãi trước thuế và lãi vay cũng như Lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4 quý

gần nhất.

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Ví dù: Doanh nghiệp có Lãi trước thuế và lãi vay là 80 tỷ VN Đ và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 30 tỷ VN Đ thì:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 80 tỷ VN Đ / 30 tỷ VN Đ = 2,67

N ói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi.

Page 69: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

69

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. N hững gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi định kỳ và còn có tên tiếng Anh là Times interest earned Ratio.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Current Ratio Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để

đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

N ăng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phNm, hàng gửi bán.

Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phNm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)..

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được tính theo công thức sau:

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. N ếu hệ số này nhỏ

hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phNm thành tiền mặt có tốt không. N ếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản.

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn:

Thứ nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.

Page 70: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

70

Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phNm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn.

Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời... Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán.

Thứ hai, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. N ếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay.

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại còn có tên tiếng Anh là liquidity ratio

Hệ số lợi nhuận hoạt động - Operating Profit Margin Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến mức nào

trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận hoạt động được tính bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho doanh thu:

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Doanh thu Hệ số biên lợi nhuận hoạt động được tính cho các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn cho 4 quý

gần nhất hoặc 3 năm gần nhất.

Ví dụ: N ếu EBIT lên tới 200 tỷ VN Đ trong khi doanh thu là 1000 tỷ VN Đ, thì Hệ số lợi nhuận hoạt động là:

200 tỷ VNĐ / 1000 tỷ VNĐ = 20%. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bNy hoạt động mà

một doanh nghiệp đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.

Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phNm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần - Return on Equity Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ

đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình).

ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức

cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán.

Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Page 71: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

71

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

• ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

• ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư - Return on Invested Capital Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC) phản ánh khả năng sử dụng

vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính hệ số thu nhập trên vốn đầu tư như sau:

ROIC = EBIT * (1- Thuế suất) / Vốn đầu tư Trong đó

Vốn đầu tư = Tổng tài sản - (tiền và các khoản tương đương tiền) - các khoản nợ không phải trả lãi

Tuy nhiên tính theo công thức này không đơn giản vì rất khó xác định đâu là các khoản nợ không phải trả lãi, do các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp Việt N am rất ít khi báo cáo đầy đủ, ngay cả khi họ cung cấp thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy công thức trên được thay bằng công thức gần đúng, trong đó vốn đầu tư được coi là bằng vốn sử dụng (Capital Employed):

Vốn đầu tư = Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng - Return On Capital Employed Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một doanh

nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng được tính theo công thức:

ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn sử dụng

Trong đó:

Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn

ROCE là một chỉ số tốt để so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó ROCE cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100 tỷ VN Đ trên doanh thu 1000 tỷ VN Đ, công ty B kiếm được 150 tỷ VN Đ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000 tỷ VN Đ. N ếu xét về mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500 tỷ VN Đ, B sử dụng là 1000 tỷ VN Đ. Khi đó tỉ lệ ROCE của A và B tương ứng là 20% và 10%. N hư vậy rõ ràng là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty B.

Các nhà đầu tư cũng nên so sánh ROCE của một công ty với chi phí vay vốn hiện tại. N ếu một nhà đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng 100 triệu VN Đ với mức lãi suất là 8% một năm, như vậy thu nhập trên vốn của anh ta là 8 triệu VN Đ. Khi đầu tư 100 triệu VN Đ này vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư bao giờ cũng kì vọng sẽ thu về một khoản tiền lời cao hơn nhiều so với mức 8 triệu VN Đ như trên. N hưng để tạo ra mức lãi cao, một công ty phải huy động vốn theo một cách ít tốn kém nhất, và ROCE đo lường khả năng này của công ty.

Page 72: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

72

Không có một điểm quy chuNn nào cho các doanh nghiệp, nhưng thông thường thì ROCE ít nhất phải cao gấp đôi tỉ lệ lãi suất. Công ty nào có ROCE thấp hơn thì có nghĩa là nó đang sử dụng vốn một cách không hiệu quả.

Tính nhất quán là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của một công ty. N ói cách khác, các nhà đầu tư nên tránh việc đầu tư dựa trên số liệu ROCE trong chỉ một năm, thay vào đó hãy xem xét chỉ số này qua các năm. N ếu một doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi đồng vốn sử dụng tăng qua các năm thì doanh nghiệp đó sẽ có giá hơn các doanh nghiệp khác. N hưng cũng hãy cNn thận với sự sụt giảm ROCE vì đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang mất đi lợi thế của mình.

Vì được dùng để đo lường mức sinh lợi của một công ty so với lượng vốn mà nó sử dụng nên ROCE là chỉ số rất quan trọng đối với các công ty có mức độ tập trung vốn cao như các công ty truyền thông, năng lượng, các công ty công nghiệp nặng, và đặc biệt quan trọng đối với các công ty xăng dầu.

Tuy nhiên, ROCE cũng có thể phản ánh không chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp có lượng tiền dự trữ lớn. Lượng tiền này được tính là một phần của số vốn mà doanh nghiệp sử dụng thậm chí ngay cả khi nó chưa được dùng tới, vì thế mà nó làm thổi phồng lượng vốn sử dụng của doanh nghiệp và làm giảm ROCE.

Ví dụ: một công ty có lợi nhuận là 15 tỷ VN Đ trên lượng vốn sử dụng là 100 tỷ VN Đ, tức là ROCE = 15%. Trong 100 tỷ VN Đ tiền vốn thì có 40 tỷ VN Đ vừa được huy động và hiện vẫn chưa đầu tư sản xuất. N ếu chỉ tính lượng vốn thực sử dụng thì con số ROCE còn ngoạn mục hơn, lên tới 25%.

N hững người theo trường phái bảo thủ còn cho rằng các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, R&D không được tính là bộ phận cấu thành vốn sử dụng (capital employed), vì thế phải trừ các khoản này đi.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu - Account Receivable Turnover Ratio Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ

số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / bình quân các khoản phải thu Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của

doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.

Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có của doanh nghiệp, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tính toán hệ số này chính xác hơn, người ta dùng doanh thu không thanh toán ngay trong kỳ thay cho doanh thu trong kỳ. Số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ được tính bằng cách lấy trung bình của số dư đầu kỳ các khoản phải thu của tháng đầu tiên, số dư cuối kỳ các khoản phải thu của tháng đầu tiên và số dư cuối kỳ các khoản phải thu của các tháng tiếp theo trong kỳ. N ếu không có số liệu về số dư các khoản phải thu hàng tháng, có thể thay số dư bình quân các khoản phải thu bằng số dư cuối kỳ các khoản phải thu.

Page 73: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

73

N ói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. N gược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. N gược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh.

Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho - Inventory Turnover Ratio Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn

kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.

Trong đó

Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:

Trong đó

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị

hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Page 74: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

74

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay tổng tài sản - Asset Turnover Ratio Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty.

Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:

Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các

hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.

Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.

Khả năng thanh toán nhanh - Quick Ratio Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể

chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu). N ợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho là hàng hóa, thành phNm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được.

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm:

Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán "không dùng tiền" của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu; cũng như chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phNm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.

Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. N ợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.

Page 75: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

75

N hìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.

Khoản nợ - Debt Khoản nợ là lượng tiền mà một cá nhân hoặc một công ty nợ một cá nhân hoặc một tổ chức khác.

Các khoản nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hóa dịch vụ hoặc các tài sản tài chính khác. Một khoản nợ được tạo ra khi một người cho vay đồng ý cho người đi vay vay một lượng tài sản nhất định.

Trong xã hội ngày nay người cho vay thường yêu cầu người đi vay trả lãi trong thời gian vay. Có rất nhiều loại nợ khác nhau trong đó bao gồm khoản nợ bằng tiền, bằng trái phiếu hoặc bằng kì phiếu.

N ợ, đặc biệt là các khoản nợ lớn có thể được thực hiện thông qua thế chấp hoặc bảo đảm bằng chính tài sản của người đi vay và do vậy mà chủ nợ sẽ có quyền đối với tài sản đó trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ.

N ợ tiền là hình thức nợ phổ biến nhất trong đó người cho vay cam kết sẽ cho vay một lượng tiền nhất định trong một khoảng thời gian cố đinh, và sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định.

Lãi đối với các khoản vay được tính bằng tỉ lệ phần trăm của khoản nợ ban đầu, thời gian tính là theo năm. Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ được phát hành bởi một số cơ quan nhất định như là các công ty hoặc chính phủ.

Khoản phải thu - Accounts Receivable Khoản phải thu là khoản mà khách hàng (cá nhân hay công ty) phải trả cho một doanh nghiệp

cho những sản phNm hay dịch vụ đã được chuyển đến hay đã được sử dụng mà chưa được trả tiền.

Các khoản phải thu thường dưới dạng tín dụng và thường trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến 1 năm. Trong các bản cân đối kế toán của công ty đại chúng, khoản phải thu thường được ghi như một tài sản bởi nó thể hiện sự ép buộc pháp luật lên khách hàng để hoàn trả khoản nợ ngắn hạn của mình.

N ếu một công ty có khoản phải thu, điều đó có nghĩa là nó đã bán hàng nhưng chưa thu được tiền. Hầu hết các công ty đều cho phép một phần lượng bán của mình dưới hình thức trả chậm. Hình thức bán hàng này thường được áp dụng cho một số khách hàng thường xuyên hay một số khách hàng đặc biệt được gửi hóa đơn định kỳ, và tránh được những rắc rối về thanh toán khi một giao dịch được thực hiện. N ói cách khác, đó là khi khách hàng ghi giấy nhận nợ với công ty cho những sản phNm hay dịch vụ đã nhận.

Khoản phải trả - Accounts Payable Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiêp phải trả toàn bộ

số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ.

Trong bảng cân đối kế toán, khoản phải trả được gọi là khoản nợ (liabilities) của doanh nghiệp. Cũng giống như tài sản, nợ của doanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. N ợ dài hạn là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian từ một năm trở lên kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán.

N ợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thời gian từ 1 năm trở xuống. N ợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả.

Thuật ngữ Accounts Payable đôi khi cũng được sử dụng làm tên gọi của phòng ban hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cho các nhà cung cấp hoặc các chủ nợ khác. Khoản phải trả là khoản nợ phải trả trong một thời hạn nhất định để tránh việc vỡ nợ. Trong tài chính doanh nghiệp, khoản phải trả đề cập đến các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp và ngân hàng.

Page 76: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

76

Thuật ngữ "Khoản phải trả" không chỉ sử dụng giới hạn cho tài chính doanh nghiệp. Ở mức độ hộ gia đình chúng ta cũng sẽ phải chi trả các hoá đơn hàng hoá dịch vụ tiêu dùng hàng tháng. Ví dụ như tiền điện thoại, tiền ga, tiền nước. Mỗi công ty cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ trước, hoá đơn thanh toán được gửi sau khi ta đã sử dụng. Mỗi khi có yêu cầu thanh toán các hoá đơn thì phải thanh toán ngay. N ếu cá nhân hoặc công ty mà không thanh toán hoá đơn của mình thì sẽ bị coi là vỡ nợ.

Tài sản ngắn hạn - Current assets Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán

bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác.

Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi đó là những tài sản được sử dụng trong cho hoạt động hàng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh.

N gười ta thường so sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để xác định khả năng thanh toán ngắn hạn và vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Thu nhập ròng - Net Income Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp, hay còn gọi là lợi nhuận thuần. Thu

nhập ròng được tính toán từ tổng thu nhập có điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động, khấu hao, lãi suất, thuế và các chi phí khác liên quan đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu này được thể hiện trên báo cáo thu nhập, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đó là số liệu tính toán nằm ở dòng cuối cùng nên còn được gọi bằng tên tiếng Anh là "the bottom line". Chỉ số này cũng được sử dụng để tính toán thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).

Theo các chuNn mực kế toán Việt N am, thu nhập ròng (lãi ròng) được tính theo công thức sau:

Thu nhập ròng = I1 + I2 + I3 - C1 - C2 - C3 - C4 - C5 Trong đó:

• I1 = Doanh thu thuần

• I2 = Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính

• I3 = Các khoản thu nhập bất thường

• C1 = Giá vốn hàng bán

• C2 = Chi phí bán hàng

• C3 = Chi phí quản lý doanh nghiệp

• C4 = Các khoản chi phí bất thường

• C5 = Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Cũng giống các tài khoản kế toán khác, thu nhập ròng cũng có thể được làm đẹp hơn thông qua các thủ thuật kế toán bằng cách làm tăng tổng doanh thu hoặc che giấu các khoản chi phí. Khi đưa ra quyết định dựa trên số liệu về thu nhập ròng, các nhà đầu tư cần phải xem xét lại chất lượng của các số liệu trong công thức tính toán ra kết quả này.

Xét về phương diện tài chính cá nhân, sau khi trừ các khoản thuế, trả nợ, các khoản khấu trừ... thì có thu nhập chịu thuế. Thu nhập này sau khi trừ đi khoản thuế phải nộp ta được thu nhập ròng. Ví dụ, giả định rằng bạn có tổng thu nhập là 500.000.000VN Đ, tổng các khoản giảm trừ và trả nợ là 200.000.000VN Đ. N hư vậy bạn sẽ có thu nhập trước thuế là 300.000.000VN Đ. Giả sử rằng bạn phải đóng 50.000.000VN Đ thuế thu nhập, số tiền 250.000.000VN Đ còn lại chính là thu nhập ròng của bạn.

Thu nhập ròng trên cổ phần - Earnings Per Share

Page 77: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

77

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì (khi đó EPS tính được gọi là EPS pha loãng - diluted EPS). Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cNu thành nên tỉ lệ P/E.

Ví dụ: giả định rằng một công ty có thu nhập ròng là 25 tỷ VN Đ. N ếu công ty trích 1 tỷ VN Đ để trả cổ tức ưu đãi và có khoảng 10 triệu cổ phần trong nửa năm đầu, có 15 triệu cổ phần trong nửa năm còn lại, khi đó EPS của công ty được tính như sau: EPS = 24 tỷ/12,5 triệu = 1920 VN Đ. Trong đó 24 tỷ VN Đ là số tiền còn lại sau khi chia cổ tức ưu đãi (25 tỷ -1 tỷ); 12,5 triệu là bình quân gia quyền của số cổ phiếu lưu hành trên thị trường trong kì tính toán = 0,5 x 10 triệu + 0,5 x 15 triệu = 12,5 triệu.

Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. N ếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

Nên điều chỉnh EPS khi nào? Thật đơn giản nếu EPS của các CP đều được tính theo công thức trên. N hưng trên thực tế có

những trường hợp tách, gộp CP, phát hành thêm CP, chia cổ tức bằng CP, thưởng CP, phát hành quyền mua CP mới… thì EPS cơ bản sẽ không phản ánh đựơc chính xác số lựợng CP đang lưu hành. Do có sự thay đổi về số lượng CP đang lưu hành nên ta cần điều chỉnh EPS cơ bản.

Sau đây là các trường hợp Điều chỉnh EPS:

• Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu: trong ngày giao dịch không hưởng quyền, EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp, trả cổ tức hay tỷ lệ thưởng cổ phiếu mới.

• Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Các trường hợp điều chỉnh EPS cơ bản vào kỳ báo cáo kế tiếp:

• Mua bán cổ phiếu quỹ.

• Phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên hay cho một số cổ đông riêng lẻ.

Hiện nay, EPS cơ bản đang được thực hiện theo phương pháp bình quân trọng số khối lượng đang lưu hành 4 quý gần nhất.

Công Thức Tính Hệ số điều chỉnh

Page 78: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

78

Hệ số điều chỉnh = giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền / giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền

Trong đó

Giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền = (Giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành cổ phiếu mới x KL phát hành thêm) / (KL cổ phiếu được nhận quyền mua + KL phát hành thêm)

Ví dụ 1:

EPS cơ bản tính Công ty cổ phần A đến hết quý 2-2006 là 6.360 đ/cp. N gày 02/08/2006, cổ phiếu của công ty giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ phiếu với giá 10.000 đ/cp, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 5:1. Giá đóng cửa gần nhất là 66.500 đ/cp. Giá tham chiếu cho ngày 02/08 là (65.000 x 5 + 10000 x 1) / (5+1) = 57.083 đ/cp.

Hệ số điều chỉnh = 66.500 / 57.083 = 1,1650.

Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,1650 = 5.459 đ/cp.

Trường hợp Công ty trả cổ tức trong cùng ngày giao dịch không hưởng quyền thì phải điều chỉnh giảm với mức cổ tức.

Ví dụ 2:

EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý 2-2006 là 6.360 đ/cp. N gày 31/07/2006, cổ phiếu của công ty giao dịch không hưởng cổ tức 800 đ/cp và quyền mua thêm cổ phiếu với giá 33.600 đ/cp, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 3:1. Giá đóng cửa gần nhất là 45.000 đ/cp. Giá tham chiếu cho ngày 31/07 là 41.550 đ/cp.

Hệ số điều chỉnh = (45.000 – 800) / 41.550 = 1,0638.

Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,0638 = 5.978 đ/cp.

Ví dụ 3:

EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý 2-2006 là 6.360đ/cp. N gày 05/07/2006, cổ phiếu A của công ty giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 10:3.

Hệ số điều chỉnh = 1,3.

Do đó trong ngày 05/07, EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360/ 1,3 = 4.892đ/cp.

Thu nhập trước lãi vay và thuế - Earnings Before Interest and Tax

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, và được tính bằng bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập.

Công thức để tính EBIT như sau:

EBIT = Doanh thu - Chi phí hoạt động

Tuy nhiên trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt N am, do khoản chi phí lãi vay nằm bên trong chi phí tài chính, nên sẽ rất khó tính chi phí hoạt động, vì vậy có thể dùng công thức sau để thay thế:

EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay N ói cách khác EBIT bao gồm toàn bộ các khoản lãi của doanh nghiệp trước khi tính toán các

khoản tiền lãi và thuế thu nhập phải trả.

Một nhân tố rất quan trọng khiến cho EBIT được sử dụng rộng rãi đó là chỉ số này đã loại bỏ sự khác biệt trong cấu trúc vốn và thuế suất giữa các công ty. Bằng cách loại bỏ đi hai yếu tố là thuế

Page 79: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

79

và chi phí lãi vay, EBIT trở thành một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty và do đó khiến cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty.

Tính toán EBIT là bước tiền đề để tính toán tiếp chỉ số EBITDA.

Lưu ý: Rất nhiều doanh nghiệp Việt N am chỉ nộp báo cáo tài chính tóm tắt, trong đó không ghi rõ khoản chi phí lãi vay, trong trường hợp này, nếu có thuyết minh báo cáo tài chính thì vẫn có thể ước tính được chi phí lãi vay. Tuy nhiên nếu cả thuyết minh báo cáo tài chính cũng không có nốt, thì chúng ta đành phải dùng công thức tính EBIT gần đúng như sau:

EBIT = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao - Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization

Thông thường thì các nhà đầu tư hay chú ý tới dòng tiền, thu nhập ròng và doanh số như là các thước đo cơ bản về giá trị và sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện một chỉ số mới trong các báo cáo quý và báo cáo kế toán, đó chính là EBITDA. Đây là một chỉ số thể hiện tình hình tài chính của một công ty, được tính bởi công thức:

EBITDA = Doanh thu - Các khoản chi phí (trừ tiền trả lãi, thuế, khấu hao) EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi

chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra. EBITDA ban đầu được sử dụng trong hoạt động sáp nhập, thôn tính vào những năm 80, khi đó chỉ số này chủ yếu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của một công ty. Sau đó, nó trở nên phổ biến hơn trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài. N gày nay thì EBITDA được sử dụng phổ biến trong rất nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một nhầm lẫn thường gặp với EBITDA đó là người ta nghĩ chỉ số này thể hiện khả năng thu tiền. EBITDA là một chỉ số tốt để đánh giá khả năng sinh lợi nhưng không phải là thước đo đánh giá nguồn tiền. EBITDA cũng không tính đến lượng tiền mặt cần thiết để chi trả các chi phí hoạt động cũng như thay thế các loại thiết bị cũ, mà khoản chi phí này là tương đối lớn. Do đó chỉ số này thường được các công ty sử dụng để đánh bóng hình ảnh của mình, tạo ra một con số kế toán tương đối đẹp về khả năng kiếm lời. Các nhà đầu tư cũng cần phải phân tích kĩ các chỉ số tài chính khác để chắc chắn rằng công ty không cố tình che giấu sự thật nào đó đằng sau EBITDA.

N hững người khởi xướng ra EBITDA thì cho rằng chỉ số này phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của công ty vì nó đã loại bỏ các khoản chi phí có thể sẽ che đi những tiến bộ thực sự. Lãi suất - một trong các nhân tố quan trọng trong các quyết định tài chính đã bị bỏ qua. Thuế cũng không được tính đến vì chúng có thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ trong các kì trước, sự biến động này có thể bóp méo thu nhập ròng thực tế. Cuối cùng, EBITDA loại bỏ đi yếu tố chủ quan, tuỳ ý trong việc tính khấu hao ví dụ như thời gian hữu ích, giá trị thặng dư, và các phương pháp tính khấu hao khác nhau.

Bằng việc loại trừ các yếu tố này EBITDA khiến cho việc so sánh năng lực tài chính giữa các công ty dễ dàng hơn. Chỉ số này cũng rất hữu dụng trong việc đánh giá các công ty có cơ cấu vốn, mức thuế và chính sách khấu hao khác nhau. Đồng thời các nhà đầu tư cũng có thể xác định được lượng tiền mà một công ty mới mở hoặc công ty vừa cơ cấu lại có thể tạo ra trước khi thanh toán cho chủ nợ và cơ quan thuế. Lý do chính EBITDA' được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng chú ý của các nhà đầu tư khỏi tỉ lệ nợ và chi phí hoạt động cao.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu - Long-term Debt to Equity Ratio Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn chủ sở hữu:

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

Page 80: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

80

Trong đó nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính kỳ gần nhất (quý gần nhất hoặc năm gần nhất).

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới.

Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu - Sale Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần

trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định. (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp). Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau:

Trong đó DT0 là doanh thu của kỳ hiện tại. DTi là doanh thu của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4

quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Cũng có thể thay doanh thu bằng doanh thu thuần nếu muốn tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần. Lưu ý là mặc dù doanh thu âm có thể xuất hiện trong báo cáo kinh doanh quý (trong trường hợp hàng bán của quý trước đó bị trả lại), nhưng không được phép xuất hiện trong các báo cáo kinh doanh năm.

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu còn có tên tiếng Anh là Sale Growth Ratio, Revenue Growth Rate, Revenue Growth Ratio.

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận - Income Growth Rate

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp lợi nhuận của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận như sau:

Trong đó LN 0 là lợi nhuận của kỳ hiện tại. LN i là lợi nhuận của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4

quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận trước hoặc sau thuế để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại lợi nhuận khác nhau.

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao thường đang kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng

Page 81: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

81

lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản hay trích quỹ dự phòng. Do đó khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp có bền vững hay không.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản - Asset Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua

các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng tài sản như sau:

Trong đó TS0 là tài sản của kỳ hiện tại. TSi là tài sản của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần

nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng tổng tài sản, tài sản lưu động, tài sản dài hạn, hoặc tài sản cố định để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại tài sản khác nhau.

Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt. Khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: Mục đích tăng trưởng tài sản, loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào, ...

N ếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia để tái đầu tư, thì việc tăng trưởng tài sản thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng tài sản thường là một dấu hiệu tốt.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn vay thì chúng ta lại cần thận trọng. Vì vốn vay sẽ phải trả cả lãi lẫn gốc, nên việc sử dụng vốn vay để đầu tư mang theo nhièu rủi ro, và quyết định đầu tư sai lầm có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề hoặc phá sản. Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh máy tính vay tiền ngân hàng để mua 1 lô hàng lớn với hi vọng bán kiếm lời, nhưng ngay sau khi hàng về, thì các nhà sản xuất máy tính lại cho ra xê ri mới có tính năng vượt trội và giá cả hợp lý. Lô hàng mà doanh nghiệp kinh doanh máy tính nói trên hiển nhiên sẽ rất khó tiêu thụ với giá cũ và doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nặng nề.

Mối quan tâm đối với tỷ lệ tăng trưởng tài sản giữa các ngành khác nhau rất khác nhau, chẳng hạn với ngành ngân hàng thì tăng trưởng tài sản là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu (bên cạnh tăng trưởng tín dụng), nhưng điều này lại không đúng với các ngành khác.

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu - Earnings Per Share Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu cho biết mức tăng trưởng tương đối thu nhập trên cổ

phiếu (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp thu nhập trên cổ phiếu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu như sau:

Page 82: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

82

Trong đó EPS0 là thu nhập trên cổ phiếu của kỳ hiện tại. EPSi là thu nhập trên cổ phiếu của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. EPS được sử dụng là EPS cơ bản (trong một số trường hợp nhất định nếu đủ dữ liệu có thể thay EPS cơ bản bởi EPS điều chỉnh, hoặc nếu thiếu dữ liệu có thể thay EPS cơ bản bằng EPS pha loãng).

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu - Total Debt to Equity Ratio Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. N ó cho ta

biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:

DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . Vốn chủ sở hữu hay vốn

cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt N am, bạn có thể thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi lên đến cả chục lần, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động sản. Trong thuyết minh báo cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao.

Page 83: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Thuật ngữ tài chính Chi tiết

83

Từ lưu ý trên bạn cần rất thận trọng trong việc nghiên cứu, theo dõi các chỉ số tài chính cũng như phương pháp hạch toán, kế toán và các thông tin liên quan để có thể kết luận chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản - Total Debt To Total Assets Ratio Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối

với các chủ nợ trong việc góp vốn. Công thức tính tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản như sau:

Trong đó tổng nợ và tổng tài sản được lấy từ quý hoặc năm gần nhất, tùy theo bạn định tính tỷ

số này cho quý hay năm.

Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.

Vốn chủ sở hữu - Owners' Equity Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong

công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... N goài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách N hà nước cấp phát không hoàn lại...)

Vốn chủ sở hữu có thể được hiểu theo các cách sau:

1. Là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

2. Trên bảng cân đối Kế toán, Vốn chủ sở hữu là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản bị mất).

3. Trong nghiệp vụ mua bán Chứng khoán, là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.

4. Trong Bất động sản, vốn chủ sở hữu là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy vốn chủ sở hữu sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.

Lưu ý: Cổ phần là vốn sở hữu bởi vì nó đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cá nhân trong công ty, nhưng Trái phiếu thì lại được coi là nợ bởi vì nó đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của công ty (vì công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng chính là nợ chủ sở hữu trái phiếu một khoản tiền hay tài sản nhất định).

Page 84: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

84

Tài chính ngân hàng

Các tỷ lệ cân đối kế toán - Balance sheet ratios Các tỷ lệ cân đối kế toán dùng để đánh giá khả năng tài chính (cho vay và trả nợ) và các thay

đổi vị thế tài chính của của một ngân hàng thương mại dựa trên các dữ kiện báo cáo trong bảng cân đối kế toán.

Quan trọng nhất là tỷ lệ vốn (đo lường tỷ lệ vốn cổ đông đối với tổng tài sản) và tỷ lệ thanh toán (đo lường khả năng ngân hàng để trang trải số tiền ký thác được rút ra và chi trả quỹ nhằm thoả mãn nhu cầu tín dụng của người vay).

Các tỷ lệ hữu ích khác là tỷ lệ tiền vay đối với số ký thác (tổng số tiền vay chia cho tổng số ký thác), tỷ lệ thanh lý (charge-off ratio), tỷ lệ xoá nợ vì khó đòi (số xoá sổ thuần được tính theo số phần trăm của tổng số tiền cho vay).

Tỷ lệ dự trữ tiền vay mất đứt (số dự trữ tiền vay mất đứt đối với trên vay có khả năng mất đứt tính theo số phần trăm tổng số trên cho vay) và tỷ lệ tiền cho vay chưa trả (N onperforming loans - tiền vay quá hạn chưa trả) đối với tổng số tiền cho vay.

Tỷ lệ kế toán do nhân viên tín dụng ngân hàng dùng để đánh giá sức tín dụng của người vay. Các tỷ lệ thường được sử dụng rộng rãi nhất là: tỷ lệ đo lường sức chứng khoán (Acid test ratio) hay tỷ lệ thử biết ngay (quick ratio) được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ hiện hành, tỷ lệ hiện hành (current ratio) được tính bằng tài sản hiện hành chia cho nợ hiện hành và tỷ lệ trang trải nợ được tính bằng vốn lưu động chia cho nợ dài hạn.

Tỷ lệ tài chính có thể được đo lường dựa trên các tỷ lệ trong các năm trước hay các chỉ số công nghiệp để tính cho nhanh và dễ so sánh.

Chế độ bản vị vàng - Gold Standard System Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong

quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.

Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy, tiền điện tử, ...), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.

Lịch sử phát triển Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó, phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông.

Mãi tới thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Anh là nước có nền kinh tế và thương mại phát triển nhất lúc bầy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độ bản vị vàng, spng cũng phải trải qua một hời kỳ chuyển tiếp lâu dài từ 1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công bố thực hiện chế độ bản vị vàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành.

Tương tự như chế độ Bản vị Vàng, còn có chế độ Bản vị Bạc, một đơn vị tiền tệ được đảm bảo bằng khả năng qui đổi tương đương với một hàm lượng bạc nhất định. Vào năm 1930, N gân hàng

Page 85: Thuat Ngu Tai Chinh

 

Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities

Chi tiết Thuật ngữ tài chính

85

Đông Dương phát hành đồng bạc giấy với tỉ lệ qui đổi: cứ 100 đồng bạc bằng bạc thật thì ngân hàng được phát hành 300 đồng bạc giấy.

Đến ngày 31/5/1930, một sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương qui định mỗi đồng bạc Đông Dương có mệnh giá tương đương 655 mg vàng. Lúc này, đồng bạc Đông Dương được chuyển sang chế độ bản vị Vàng. Vì khi đó, đồng Franc của Pháp cũng theo bản vị Vàng, 1 franc Pháp = 65,5mg Vàng nên tỷ giá đồng bạc Đông Dương/Franc Pháp là 1/10.

Chế độ hai bản vị - Double Standard System Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của nhà nước quy định hai loại kim loại vàng

và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn.

Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ hai bản vị làm hai loại cụ thể:

1. Chế độ bản vị song song: Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Do đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả: Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá cả này sẽ thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim lại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên thị trường, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị trường

2. Chế độ bản vị kép: Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Thông thường người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu là chỉ chế độ bản vị kép này.

Trong chế độ bản vị kép, N hà nước quy định tỷ giá cố định giữa tiền vàng và tiền bạc để khắc phục tình trạng không ổn định của lưu thông hàng hóa do chế độ bản vị song song gây ra, nhưng lại xuất hiện hiện tượng "tiền kém trục xuất tiền tốt" ra khỏi lưu thông làm cho chế độ tiền tệ bị hỗn loạn nghiêm trọng.

Khi hai loại tiền có giá trị thực tế không bằng nhau mà giá trị danh nghĩa của chúng được N hà nước quy định tách rời khỏi giá trị thực của nó và cùng lưu thông theo giá trị danh nghĩa đó thì tiền có giá trị thực tế cao hơn (gọi là tiền tốt) sẽ bị đem nấu chảy thành kim loại để bán, do đó loại tiền này dần dần rút khỏi lưu thông, còn loại tiền kém là loại tiền có giá trị thực tế thấp hơn thì được đúc ra để đua vào lưu thông, do đó tràn ngập thị trường.

Dưới tác động của quy luật này, thực tế trong chế độ hai bản vị kép chỉ còn một đồng tiền có giá trị thấp trong lưu thông. Đây là tiền đề cho sự ra đời của chế độ một bản vị sau này.