10
Ðc San Trà-Vinh Ðinh Hi - 2007 41 Thân ái, David Ngo Thư ca HUNH KHC SSubject: CHUC MUNG Date: Sun, 05 Feb 2006 03:25:20 +0000 Anh Tuong men, Rat tiec khong tham du de chia vui voi cac ban vao dip Tet Binh Tuat ,nho anh chuyen den tat ca ba con dong huong loi chuc tot dep nhat cua toi.Hy vong se gap lai anh cung nhu cac ban khac trong mot mgay gan day. Huynh Khac Su. Thư ca "Van Be Lam" Subject: cam on ve dac san Date: Fri, 20 Jan 2006 20:32:05 -0500 Anh Tường thân, Tôi đã nhn được quyn Ðc San 2006. Dc San càng thêm di dào phong phú mi năm, vi nhiu bài viết nghiên cu giá trvà nhng hi ký cha chan bao tình cm gi nhli Trà Vinh trong tâm tưởng ca nhng người vĩnh vin xa lìa quê cũ ca chúng ta. Cám ơn Anh và các đồng hương đã gây dng và phát trin Hi để chúng ta có dp qun tnơi xngười. Thân chúc gia đình Anh mt năm mi an khang và thnh vượng. Lâm Văn Bé Câu Ði Tết : Tết đến quê người không tiếng pháo Xuân vđất khách chng cành mai. Thư ca "Hiep Pham" Date : Wed, 18 Jan 2006 10:54:05 -0500 Re : Cam On Kính thưa quí anh chi trong Hi AHTV, Tôi đã nhn được ÐS TraVinh hôm nay. Qua Ðc san ny, tôi mi thy được lòng nhit thành cũng như nhng đóng góp ln lao ca ban chtrương và tt cđồng hương Trà Vinh thân mến. Thành tht cám ơn squan tâm ca các Anh Chđã dành cho tôi, Dượng Năm, “chàng rTrà- Vinh” . Kính chúc qúi Anh Chmt năm mi an khang và thnh vượng . Phm Chinh Ðông Thư ca Lee Ng [[email protected] ] Subject: Ðia chliên lc vi gia đình nhc sTrúc Phương ? Bn: Qua website Nhc Vàng, ti tui đọc được bài viết ca Lâm Thanh vnhc sTrúc Phương. Cui bài viết ny có ghi li website ca hi Ái Hu Trà- Vinh nên tui tui viết vài dòng gi bn. Nhc sTrúc Phương là người chúng tôi hng mến mqua các ca khúc vi li ca bình dnhưng độc đáo nói lên tâm tư con người trong tình yêu và cuc sng. Nhân dp xuân vchúng tôi mun gi chút quà đến gia đình nhc sTrúc Phương. Ban có thnào tìm giúp chúng tôi địa chca gia đình nhc sTrúc Phương được không? Cám ơn nhiu. Thư ca Lawrence Tân : Date : Tue, 17 Jan 2006 20:16:01 -0500 Subjet : Story Hello Anh Tín, Tun trước tôi đã nhn được tp san ca Hi, rt đẹp và bài vrt phong phú, tôi xin cám ơn. Kèm theo đây tôi li có mt bài liên quan đến rp hát Phú Vinh. Xin anh đăng hcho bà con coi nếu anh thy thích hp. Tiếng Vit tôi viết không được si lm nhưng tôi hy vng rng nhng bài tôi viết bng tiếng Anh sdành cho nhng độc giã trsau ny không rành tiếng Vit mà mun ghé qua Website ca Hi. Cui tháng ny tôi squa Los Angeles vài ngày, nếu có thì gitôi mun ghé qua trsca Hi Ái Hu Trà Vinh, nếu tin Anh cho tôi đichhoc sphone ca trs. Xin cám ơn. Lawrence Tan Thư ca Mr “Trn Bá Kiết” Đức quc Geretsried, 20.10.06 Kính gi Ban Biên Tp Đặc San Xuân Ái Hu Trà Vinh Thưa Quí vtrong Ban Biên Tp, tôi là Trn bá Kiết, người làng Bến Giá, Long Toàn. Nhân vào năm 2004, qua Hòa Lan thăm gia đình Gs Lê văn Qui, dp này được gii thiu tp Đặc san Xuân, do Hi Ái Hu Trà Vinh chtrương, thích lm, nhưng mãi đến cui năm 2005, có người bn gi tng Đặc San Xuân 2006, tôi đọc ngu nghiến tng trang mt, lòng bi hi nhvquê hương da diết. Hôm nay không ngi vkhnăng, cgng trình bày mt vài suy nghĩ ca mình, gi là đóng góp vi Đồng hương. Nếu Quí vtrong Ban Biên Tp thy không quá t. Xin kính chúc Quí vtrong Ban Biên Tp và Ban Chp Hành Hi Ái Hu Trà Vinh luôn di dào sc khe hu phc vđắc lc cho quí Đồng Hương. Kính chào Trn Bá Kiết

Thân ái, - aihuutravinh.com · trần trụi nhong nhỏng ngoài đường đều gọi chị bằng con Tỵ! Thỉnh thoảng còn“nối dài“ thêm chữ khùng… Riêng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 41

Thân ái, David Ngo

Thư của HUỲNH KHẮC SỮ Subject: CHUC MUNG Date: Sun, 05 Feb 2006 03:25:20 +0000

Anh Tuong men, Rat tiec khong tham du de chia vui voi cac

ban vao dip Tet Binh Tuat ,nho anh chuyen den tat ca ba con dong huong loi chuc tot dep nhat cua toi.Hy vong se gap lai anh cung nhu cac ban khac trong mot mgay gan day. Huynh Khac Su.

Thư của "Van Be Lam" Subject: cam on ve dac san Date: Fri, 20 Jan 2006 20:32:05 -0500 Anh Tường thân,

Tôi đã nhận được quyển Ðặc San 2006. Dặc San càng thêm dồi dào phong phú mỗi năm, với nhiều bài viết nghiên cứu giá trị và những hồi ký chứa chan bao tình cảm gợi nhớ lại Trà Vinh trong tâm tưởng của những người vĩnh viễn xa lìa quê cũ của chúng ta. Cám ơn Anh và các đồng hương đã gây dựng và phát triển Hội để chúng ta có dịp quần tụ nơi xứ người.

Thân chúc gia đình Anh một năm mới an khang và thịnh vượng.

Lâm Văn Bé

Câu Ðối Tết : Tết đến quê người không tiếng pháo Xuân về đất khách chẳng cành mai.

Thư của "Hiep Pham" Date : Wed, 18 Jan 2006 10:54:05 -0500 Re : Cam On Kính thưa quí anh chi trong Hội AHTV, Tôi đã nhận được ÐS TraVinh hôm nay. Qua Ðặc san nầy, tôi mới thấy được lòng nhiệt thành cũng như những đóng góp lớn lao của ban chủ trương và tất cả đồng hương Trà Vinh thân mến.

Thành thật cám ơn sự quan tâm của các Anh Chị đã dành cho tôi, Dượng Năm, “chàng rể Trà-Vinh” . Kính chúc qúi Anh Chị một năm mới an khang và thịnh vượng .

Phạm Chinh Ðông

Thư của Lee Ng [[email protected]] Subject: Ðia chỉ liên lạc với gia đình nhạc sỷ Trúc Phương ? Bạn:

Qua website Nhạc Vàng, tụi tui đọc được bài viết của Lâm Thanh về nhạc sỉ Trúc Phương. Cuối bài viết nầy có ghi lại website của hội Ái Hữu Trà-Vinh nên tui tui viết vài dòng gởi bạn. Nhạc sỷ Trúc Phương là người chúng tôi hằng mến mộ qua các ca khúc với lời ca bình dị nhưng độc đáo nói lên tâm tư con người trong tình yêu và cuộc sống.

Nhân dịp xuân về chúng tôi muốn gởi chút quà đến gia đình nhạc sỷ Trúc Phương. Ban có thể nào tìm giúp chúng tôi địa chỉ của gia đình nhạc sỹ Trúc Phương được không?

Cám ơn nhiều.

Thư của Lawrence Tân : Date : Tue, 17 Jan 2006 20:16:01 -0500 Subjet : Story Hello Anh Tín,

Tuần trước tôi đã nhận được tập san của Hội, rất đẹp và bài vở rất phong phú, tôi xin cám ơn. Kèm theo đây tôi lại có một bài liên quan đến rạp hát Phú Vinh. Xin anh đăng hộ cho bà con coi nếu anh thấy thích hợp. Tiếng Việt tôi viết không được sỏi lắm nhưng tôi hy vọng rằng những bài tôi viết bằng tiếng Anh sẽ dành cho những độc giã trẻ sau nầy không rành tiếng Việt mà muốn ghé qua Website của Hội. Cuối tháng nầy tôi sẽ qua Los Angeles vài ngày, nếu có thì giờ tôi muốn ghé qua trụ sở của Hội Ái Hữu Trà Vinh, nếu tiện Anh cho tôi điạ chỉ hoặc số phone của trụ sở. Xin cám ơn.

Lawrence Tan

Thư của Mr “Trần Bá Kiết” Đức quốc Geretsried, 20.10.06

Kính gởi Ban Biên Tập Đặc San Xuân Ái Hữu Trà Vinh Thưa Quí vị trong Ban Biên Tập, tôi là Trần bá Kiết, người làng Bến Giá, Long Toàn. Nhân vào năm 2004, qua Hòa Lan thăm gia đình Gs Lê văn Quới, dịp này được giới thiệu tập Đặc san Xuân, do Hội Ái Hữu Trà Vinh chủ trương, thích lắm, nhưng mãi đến cuối năm 2005, có người bạn gởi tặng Đặc San Xuân 2006, tôi đọc ngấu nghiến từng trang một, lòng bồi hồi nhớ về quê hương da diết. Hôm nay không ngại về khả năng, cố gắng trình bày một vài suy nghĩ của mình, gọi là đóng góp với Đồng hương. Nếu Quí vị trong Ban Biên Tập thấy không quá tệ. Xin kính chúc Quí vị trong Ban Biên Tập và Ban Chấp Hành Họi Ái Hữu Trà Vinh luôn dồi dào sức khỏe hầu phục vụ đắc lực cho quí Đồng Hương. Kính chào Trần Bá Kiết

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 42

DƯỚI MÁI TRƯỜNG

TIEÁN ÑÖÙC Huệ Tường

Khi nghĩ về Trà Vinh, thâm tâm tôi luôn có hai hình ảnh, hai đối cực, nhưng cùng một tâm tình: thương và kính. Đó là hình ảnh chị Tỵ và các thầy cô dạy trường Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, sau đổi là Trung Học Đệ Nhứt CấpTiến Đức, lại đổi thành Trung Học Trần Trung Tiên chi nhánh. Chị Tỵ, từ ông chủ quán cafee cho tới chị bán hàng rong, từ anh công nhân cho tới bác phu xe, từ các cô các cậu học trò đồng phục, phù hiệu tươm tất chỉnh tề tới những thằng nhóc con trần trụi nhong nhỏng ngoài đường đều gọi chị bằng con Tỵ! Thỉnh thoảng còn“nối dài“ thêm chữ khùng… Riêng tôi, dĩ nhiên sau này thôi, do lòng trắc ẩn, tôi gọi là chị! Thật vậy, đời chị quả đáng thương. Người ta bảo chị khùng, bởi lẽ chị sống cô đơn, đói rách, vất vưởng đầu đường xó chợ, không ai biết đêm đêm chị ngủ ở đâu, khi thì chòm mả cạnh sân banh, có

lúc trong nhà lồng chợ, hoặc trước thềm rạp chiếu bóng Phú Vinh.... Tôi chưa thấy chị trò chuyện với ai, xin ai đồng bạc, chén cơm, người ta cho gì ăn nấy, nếu không chị bươi đống rác, nhặt đồ thừa, chị không bao giờ đứng chực hờ bên thực khách chờ xin miếng ăn. Áo quần chị vá chùm vá đụp, dĩ nhiên không sạch sẻ nhưng không quá bẩn thỉu khiến người

chung quanh nhờm tởm... Nơi xứ người đôi khi bất chợt, nhớ về Trà Vinh, với vô vàn kỷ niệm hỗn độn của tuổi học trò, nhớ tới hình ảnh chị Tỵ, tôi tự nghĩ, sao lúc đó thay vì tối tối bày đặt ra đầu chợ trái cây ăn khô mực uống bia theo kiểu người lớn, lẽ ra ở tuổi đó không nên tập, mình bỏ ra năm ba đồng mua cho chị một tô hủ tiếu hay biết mấy. Đó chỉ là những suy nghĩ cho có đó mà!!. Cuộc đời của chị Tỵ xem ra đã khổ lắm rồi, vẫn chưa đâu... Họa nào mà vô đơn chí, nghiệp dĩ nào mà đơn thuần... Nỗi trầm luân này chị phải gánh thêm, gánh thật oằn vai khổ ải... cho hết kiếp người.... . Không biết ông thần ma men nào, tôi tin chắc chỉ có những ông thần ma men mới đủ can đảm nhắm mắt làm liều, lợi dụng tâm tính mất thăng bằng, thỏa mãn dục tính qua thân xác của chị. Thật là tội nghiệp! Chị nào có ý niệm về luyến ái của xác thịt đâu, thế mà chị cũng phải có con, người ta không biết con chị là trai hay gái, chỉ thấy chị quấn con trong chiếc chăn, đi lang thang kiếm thức ăn thừa. Kiếm

miếng ăn cho chính chị đã thập phần khốn khó rồi, làm gì có tiền mua sữa, rồi khi đứa con sài đẹn, ốm đau thì sao ? Có mấy ai ở chợ Phú Vinh thấu hiểu cảnh tình này của chị !!!. Chuyện gì đến tất phải đến, đứa con sơ sinh của chị không thể sống thiếu sữa, thiếu thuốc men, thiếu chăm sóc. Người ta phát giác trong gói mền mà chị cuộn lại, ôm trong lòng bốc mùi hôi nồng nặc là xác con của chị, nó đã chết tự bao giờ. Người chung quanh yêu cầu chị đem xác đứa trẻ đi chôn, chị nhứt định không cho, đành dùng biện pháp mạnh, người ta đem lên nghĩa địa hoang phía trước căn cứ trung đoàn 14, đối diện sân bay, vùi nông nơi đó… Chị nào phân biệt được đứa con của chị đã chết, không thể giữ mãi bên mình, chị chỉ biết ôm ấp đứa con theo thiên lương, đúng hơn là theo bản năng vô tri giác. Chị cũng không phân biệt được tình hình chính trị, thời cuộc của xã hội mà chị đang sống…Đêm đêm chị cứ mò mẫm, tới lui đào bới tìm xác con chị. Có lẽ nghiệp trần của chị đã dứt, đêm đó gặp lính đi tuần, họ phát giác có bóng đen, sau nhiều lần quát hỏi, chị cứ làm thinh, bản tính của chị là vậy, không nói chuyện với ai bao giờ. Âm thanh lên đạn khô khan, một loạt đạn xé màng đêm rồi hoàn toàn chìm vào im lặng, người chỉ huy lần tới, vệt đèn pin quét qua, thân xác chị quằn quại nằm vắt ngang nấm đất còn chưa khô… Một lời cầu nguyện cho Hương hồn chị. Kính thưa quí Thầy Cô, trước khi ghi lại vài dòng hoài niệm về Thầy Cô dưới mái trường xưa, em xin bộc bạch đôi lời…. Sự thật em không chủ tâm đưa ra hai đẳng cấp khác biệt gồm chung một đề tài, có thể làm tổn thương đến Thầy Cô, chỉ muốn ghi lại những tâm tư tình cảm của tuổi học trò. Kính mong quí Thầy Cô đại xá cho. Cuối con đường Quang Trung, vào năm 1960 trường Trung học Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia được thành lập, do Nghị sĩ Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Phong trào Nguyễn văn Thọ chủ trương, do thầy Bùi thành Phụng điều hành, dù thầy đã lớn tuổi lắm rồi, bọn tôi thường gọi là ông nội ( ở Trà Vinh còn ông ngoại là thầy Lê văn Sắc) nhưng rất cỏi mở, vui tính. Thời gian này, vào mỗi sáng thứ hai, sau lễ chào cờ có nghi thức Tu dưỡng dưới cờ chừng 15-20 phút, thầy chỉ nói qua loa vài điều về công dân, đức dục xong kể chuyện tiếu lâm, học sinh, cả thầy cô đều cười sặc sụa…. trước khi tản hàng vào lớp. Không bao lâu thầy Lê như Tòng lên thay, làm Hiệu trưởng, độ hơn năm sau, được lịnh động viên. Thầy Dương tấn

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 43

Phát thế, chẳng bao lâu, lại có lịnh gọi đi Thủ Đức. Lúc bấy giờ thầy Hứa minh Phan lên làm Quyền Hiệu trưởng. Vì trường là cơ sở của nhà nước, nên sau đó đổi lại là trường Bán công Tiến Đức, Nhưng qui chế thật sự là một trường tư thục mà thôi. Năm đầu tiên có hai lớp Đệ thất, mỗi lớp độ 75 học sinh. Học phí 100 đồng/tháng, sau đó chỉ còn 90 đồng/tháng. Sau năm 63, chính thể Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia cũng đi theo, trường Tiến Đức không còn lý do tồn tại. Hiệu trưởng Hứa minh Phan lập hồ sơ gởi về Bộ, xin nhập vào trường Trần Trung Tiên. Từ đó đổi lại là Trần Trung Tiên chi nhánh. Bấy giờ ban Giáo sư, Giám thị, văn phòng được ổn định. Thầy Trần văn Tý, vị thầy lớn tuổi nhất làm Tổng giám thị. Thầy là nhà mô phạm đúng mực, với đức tính ôn tồn, cởi mở, dù thầy không dạy môn nào, nhưng tất cả học sinh đều kính trọng. Riêng tôi còn ngổ ngáo mất dạy … Thầy thường sớm sớm, trước khi học trò vào lớp, đi một vòng quanh trường, tôi lén viết lên bảng: “Tích cóc phòng Tý, tích y phòng gián”. Không may cho tôi, hôm nay thầy không đi vòng quanh mà đi thẳng vào lớp, khi quay mặt lại, thầy đứng đó bao giờ. Dù gan to cỡ nào đi nữa, mặt tôi cũng không còn chút máu!! Chờ đợi một tát tay, một lịnh cấm túc hay nhận giấy cảnh cáo cầm về trình cha mẹ…. Nhưng không, thầy dịu dàng khoác vai tôi từ tốn : Hành vi này không ích cho con đâu, đây chỉ là hành động tinh nghịch đối kháng vô ý thức của trẻ con, nhưng nó cũng có thể là mầm sân hận được trưởng dưỡng và tích động suốt trong cuộc sống của con. Riêng thầy không bị thiệt gì. Khuyên con từ nay không còn tư tưởng và hành động tương tự như vậy nữa…. Nếu thầy phẫn nộ việc làm của tôi, sẽ thấy hả hê thống khoái, đàng nầy thầy không giận, còn ôn tồn khuyên dạy, chẳng khác nào mình đánh vào khoảng không. Hổ thẹn và hối hận vô cùng…

Cô Tám Ý, Cô___, Cô Rạng, Cô Mùi, Cô Cẩm Tâm , Cô Tiếng

Cô Nhụy ( Nhị?) là thư ký văn phòng, còn rất trẻ, vui tính dễ thương, cô là người thường hay gọi tôi ra hành lang của lớp học để “tâm sự” về vấn đề “học phí của em tháng này trễ lắm rồi…”.

Thầy Lương Hiệu Xương chỉ dạy vài lớp, không có giờ của lớp tôi, nên không ấn tượng nhiều về thầy, nhưng tôi biết rất nhiều và rất thắm thiết tình thầy trò với người anh của thầy- Hiệu trưởng trường Tiểu học Hiệp Mỹ, Lương Hiệu Trân. Thầy Mai đăng Phổ, có thể liệt vào lớp “ thầy già” nhưng rất hề hà hịch hạc, học trò không ai sợ, thầy mang kính già, mỗi lần nhìn về cuối lớp phải trệ mắt kiếng xuống, hoặc cúi đầu trợn mắt lên mới thấy rõ mặt từng đứa học trò nửa người nửa ngợm như bọn tôi. Thầy dạy sử, giảng thao thao bất tuyệt, thầy nói, nói, nói.. Cốt sao nhồi nhét vào đầu chúng tôi những danh nhân nước nhà, những trang sử oai hùng, oanh liệt mà tiền nhân đã dùng xương và máu để viết. Thầy nói không dứt câu, chỉ dừng lại để hít không khí vào, đồng thời đưa hai ngón tay cái và trỏ khuỳnh khuỳnh ra lau nhanh nước bọt lại nói tiếp… Ba tiếng trống ra chơi đã đánh, học trò trai gái giợm đứng dậy nhưng thầy vẫn giảng… Rồi dường như thầy chợt nhớ lại “ Ủa, bộ không chép bài học sao cà?”. Cả lớp đồng thanh “Thưa thầy khỏi..”. May phước, tuần sau không phải trả bài!!. Một thầy nữa, cả nam lẫn nữ không ai cảm thấy lo âu, hồi hộp vì không thuộc bài hay chưa làm bài. Đó là thầy Phạm văn Dệt, dạy môn vẽ kèm thể thao, lúc bấy giờ chương trình có môn nhiệm ý, các chị có quyền chọn thể dục thể thao, nhạc hay thêu đan, nhưng hầu hết học thêu đan, nên giờ thể thao toàn đực đột chạy nhảy tung bay cát bụi mịt mờ….. Đối với thầy Phạm văn Dệt, hơn bốn mươi năm qua, trong thâm tâm tôi vẫn còn nỗi ray rứt… Có lần thầy cho đề tài đem về nhà vẽ, tuần sau chấm điểm, tôi quên vẽ vật gì, đề tài trùng hợp với lớp của thằng bạn bên trường Trung học Vĩnh Bình, hình vẽ rất đẹp, được thầy chấm 17/20. Tôi bèn lấy đem vào lớp, dĩ nhiên đã bôi cạo hẳn hoi, sau khi thầy chấm xong, lúc kêu điểm, tôi nói 17, thầy chưng hửng, cả lớp hôm nay thầy chấm tối đa chỉ 16, từ đâu lọt ra điểm 17, kêu đem hình vẽ thầy xét, quả đúng 17 điểm với nét bút của thầy, nên ghi vào sổ, nhưng liếc thấy ánh mắt của thầy tôi đoán được rằng :«Tạm tha cho mày lần này, còn tái phạm tới số với thầy.. » (trong giờ vẽ, thầy luôn luôn nghiêm nghị, khuôn mực, nhưng giờ thể thao, đôi khi thầy gọi chúng tôi là tụi bây, chúng mầy). Nếu ngày nào đó gặp lại thầy, tôi sẽ khoanh tay sám hối, xin thầy thứ lỗi cho. Nhưng tôi tin chắc rằng thầy sẽ nói: Thầy đâu có điên mà ôm cái lỗi của mày mấy chục năm nay cho mệt tấm thân, thầy đã quăng nó đi từ mấy chục năm nay rồi…(Vừa rồi tôi được tin thầy đã quá vãng, nhưng không biết hồi nào). Thầy dạy Anh văn, tướng mạo thật tao nhã, thanh lịch, không có vầng trán cao, không có cặp mắt kiếng cận, nhưng thần thái thầy toát ra cái gì rất ư là trí

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 44

thức!!. Thầy nói năng điềm đạm từ tốn, thầy có nét chữ dù viết trên giấy hay trên bảng đen đều đẹp, xinh xắn nếu không muốn nói uyển chuyển.. Thầy dạy rất hay, mọi học sinh đều rất thich thầy dạy. Đó là thầy Nguyễn văn Tiến. Cô Trương thị Huỳnh dạy nữ công, tuổi cô chừng 40, cô luôn nghiêm nghị, ít nói, ít cười, nghe đâu mấy chị ớn cô lắm. Tôi là học trò nam, không có hân hạnh học với cô nên không « vấn đề gì với cô ». Vào những năm trường mới thành lập, có cô Nhan thu Hảo, cô là con ông Đốc học (hay Thanh tra Tiểu học ?) Nhan đồng Chi, cô dạy chừng hai năm rồi thôi, tôi không có nhiều ấn tượng về cô, chỉ biết rằng cô rất trẻ, đẹp và cao sang !. Thầy dạy Việt văn Dương tấn Huấn, thầy là nhà giáo và là nhà thơ với bút hiệu Truy Phong, dạy chỉ vài giờ lớp đệ tứ, là lớp cao nhứt của trường. Thầy sống rất đạo đức, cao khiết thanh nhàn, có phong cách

rất đặc biệt, trang phục của thầy từ nón cho tới giày toàn màu trắng, thỉnh thoảng thầy cũng mặc quần khác màu nhưng tiệp với màu áo và nón. Thầy vốn từ trường

Chim Việt của Việt Minh, sau khi nhận thấy Việt Minh đã lộ chân tướng cộng sản và lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để mưu đồ đưa thuyết vô thần hầu xích hóa Việt Nam, nên Thầy từ bỏ hàng ngũ Việt Minh. Mặc toàn đồ trắng là để tang cho sự nghiệp, lý tưởng bị dang dở. Đó là sự khẳng định lập trường, đoạn tuyệt với Việt Minh rồi theo thời gian, thành thói quen, tang phục trở thành trang phục. Trước đây chừng 8 năm, tình cờ được địa chỉ của thầy ở quê nhà, tôi viết một bức thư thăm hỏi với « tấm chân tình suông », được thầy gởi tặng bài thơ, nếu ai từng là học trò với chút tâm hồn của ông Carnot thì không thể không xúc động qua những vần thơ như :

Con chim lìa tổ con chim bay Rời mái trường yêu gĩa biệt thầy Bốn trời cao rộng vút đường mây

……………….. Mai sau đầu bạc răng tôi rụng Em đã nên người bỗng gặp nhau Mừng vuốt râu tôi em khóc mướt Vui em thành đạt lệ tôi trào….

………………………. Tôi đã hẹn với lòng và hứa với thầy sẽ về lại Thanh Lương-Quới Thiện, để mừng vui vuốt râu thầy, dù thân tôi giờ này vẫn bệ rạt nói chi nên người… Nhưng niềm mơ ước ấy vĩnh viễn không thực hiện được rồi, vì một năm trước đây thầy đã phủi tay từ bỏ cõi đời,

để lại sự tiếc thương của mọi người. Nhân đây tôi xin thay mặt gia đình thầy; khấp báo cùng bằng hữu, đồng nghiệp và những ai từng học với thầy, đang lưu lạc nơi hải ngoại, đồng thời xin thành kính phân ưu cùng thân bằng quyến thuộc của thầy, cô và các em. Em xin thắp nén hương lòng, thành tâm khấn nguyện cùng Mười phương chư Phật từ bi tiếp độ Hương linh thầy về cõi tịnh. Thầy Giảng văn Sạch, ở đây thầy dạy rất ít giờ, tôi không biết nhiều về thầy nhưng tên không thể quên, vì họ Giảng của thầy rất đặt biệt… Tôi mới vừa được tin thầy vừa mãn phần, nhưng chưa kiểm chứng được thầy mất ở đâu, bao giờ. Thầy Trương hữu Hạnh, thực là vị thầy đạo đức. Tôi học với thầy từ đệ thất tới đệ tứ, thầy coi tôi như em của thầy, Tín và Thành, đối với thầy tôi chưa hề lầm lỗi hay xúc phạm, nhưng tự trong thâm tâm mấy chục năm qua, vẫn canh cánh bên lòng tâm trạng vừa hổ thẹn vừa ân hận. Tôi thường tới chơi với Thành và Tín dưới bóng cây nhãn trong sân nhà, thầy thường khuyên chúng tôi bớt giờ chơi, thêm thời gian học, tương lai do tự mình tạo dựng…. ………. Thời gian qua mau, hơn tám năm sau… Đã nhiều phen làm thí sinh Hội đồng thi Sàigòn nên quen mặt gần hết Giám thị, Giám khảo trường thi, năm đó tôi vác đơn nộp Hội đồng thi Biên Hòa, hy vọng xứ nhiều nai này hợp với tuổi chó của tôi, sẽ gặp nhiều may mắn. Đầu miên man nghĩ ngợi, lơn tơn vào văn phòng chợt thấy thầy đang ngồi nói chuyện với vài vị giáo sư khác, tự nhiên thấy ái ngại, bèn vội vã tháo lui, quay về Hội đồng thi Gàigòn…. Về sau tự nghĩ, sở dĩ không dám gặp thầy, do mình thiếu chăm chỉ, thi tú tài đôi ba phen không đỗ, đó chỉ là tự ti, sao không nghĩ tới công lao mấy năm trời thầy dạy dỗ, chỉ cúi đầu chào là đủ để tỏ lòng biết ơn …. Từ đó, mãi tới ngày hôm nay chưa hề nghe tin tức về thầy. Ở phương trời nào đó, nếu Thầy đọc được những dòng tâm sự này, em xin chào Thầy với lời thật kính cẩn và hỏi thăm thật ân cần của “lương tâm học trò”.. . Thành , Tín mình cũng gởi một tâm tình thật thắm thiết tới hai bạn… . Dù thầy Lê văn Quới không dạy trường Tiến Đức, nhưng lòng tôi luôn coi thầy như những vị khác dạy ở trường. Ngoài ra, tôi cũng có mối giao tình và liên lạc khá thường xuyên, qua trung gian bà nhà tôi, là học trò của thầy và cô Thái kim Nguyệt. Trước 75, mọi thí sinh tú tài đều biết thầy qua các khóa luyện thi môn toán, thầy dạy rất hay, hầu hết kết quả của các thí sinh sau kỳ thi đều toại nguyện… Thầy nổi tiếng là Giáo sư toán giỏi ở Trà Vinh. Vài câu chuyện bên lề: Thầy bị thương tật hai cánh tay, giải ngũ về dạy học, thầy cầm viết, phấn rất khó khăn, lúc giảng bài, giả dụ tấm bảng đen bằng bức

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 45

tường, thầy cũng viết cho tới không còn một chỗ trống…. -Mày có ghi tên luyện thi lớp thầy Quới không? -Thầy Quới Dương Tiển hả? (thầy bị thương có vết sẹo trên trán). Tao học không nỗi đâu, lớp của thầy chỉ dành cho những đứa thông minh thôi, tao lẹt đẹt như thế này học với thầy nhức đầu lắm!!. Qua Hòa Lan thầy có dạy riêng cho các sinh viên bản xứ, nhưng anh nào yếu quá, thầy không nhận thù lao. Hỏi tại sao? Nó học dở, lấy tiền không đáng, thà để tự động xin nghỉ tốt hơn…Đó cũng là phong cách đặt biệt của nhân tài đặt biệt…. Tôi xin trở lại với nhân tài đặt biệt. Định cư ở Hòa Lan, sau khi học xong khóa ngôn ngữ bản xứ, thầy quyết định học lại, nộp đơn dự thi vào Đại học ở Delft, chỉ học vài năm đầu, nhà trường thấy thầy quá xuất sắc, cho thầy lên giảng thử, mọi người đều công nhận biệt tài của thầy, thế là trong thời gian chưa trình luận án tốt nghiệp, nhà trường mời thầy làm Giảng nghiệm viên, về sau là Giáo sư thực thụ của trường Đại học ở Delft Hòa Lan. Thầy quả là nhân tài của Trà Vinh mình vậy!. Thầy Hiệu trưởng trường Trung học Đệ nhứt cấp Tiến Đức Hứa minh Phan. Thầy còn rất trẻ, thông minh, đa tài, hoạt bát, năng động, tánh tình vui vẻ, lúc nào cũng cười nhưng rất nghiêm túc, thấy có hơi nghịch lý, đã vui vẻ mà nghiêm túc? Tôi sẽ nói cảm nghĩ này của riêng tôi. Vào những năm 60 trở về trước, chương trình học còn dạy môn Hán văn, thầy đảm nhiệm môn nầy, luôn cả Việt văn, Anh văn. Thầy theo tôi luôn bốn năm ròng như “bóng với hình”, tôi rất “kỵ” với thầy, nhứt là môn Anh văn, giờ viết Dictation, tôi lận bùa mười lần, thầy bắt ấn giải hết chín… Do đó trước tôi, dẫu thầy cười tôi vẫn “ớn”… Sau này thỉnh thoảng tôi có hỏi thăm bạn bè về thầy, được biết thầy có nhiều lớp luyện thi cả Anh văn lẫn Pháp văn. Sự nghiệp thầy cơ bản vững vàng lắm. Về tài năng lãnh đạo, sự linh động trong việc điều hành thầy rất mẫn tiệp, quyết đoán mau lẹ dứt khoát. Biến cố chính trị năm 63, học sinh, sinh viên cả nước bị cuốn hút vào cơn lốc này. Học sinh Vĩnh Bình cũng không ngoại lệ, học sinh Trung học Vĩnh Bình, Trần Trung Tiên, Thánh Gioan, ngay cả một vài vị Giáo sư cũng hưởng ứng biểu tình, duy có trường Tiến Đức dẫu có chút vọng động. Nhưng với khả năng và ý thức chính trị, thầy đã linh động, dàn xếp, nên không có cuộc xuống đường hay bãi khóa. Sau này dưới chế độ mới, tình hình đất nước càng tồi tệ, nguy ngập hơn…Từ đó mọi người đều nhận rằng thầy Hứa minh Phan là người có khả năng và bản lãnh. Có lần thầy không là Hiệu trưởng mà đóng vai quan tòa, luật sư phá án, tôi là tình nghi can phạm trong vụ “Chiếc quần Kim Karomalique”.

Bốn thằng tôi, hôm đó vắng thằng bạn Phan văn Tỉnh, ngồi sau băng của các chị. Đang giờ học, bỗng nhiên cô Đặng thị kim L. la oai oái, cả lớp nhìn lại, cái quần của ai đó trùm qua đầu cô… Thầy giáo hỏi quần của ai? Kim Karomalique đứng dậy . - Thưa thầy quần của em. Thầy giáo hỏi tiếp. - Ai quăng quần lên đầu em L. ……..!! Thầy giáo trình lên văn phòng, ba đứa tôi được triệu. Trước mặt quan tòa kiêm luật sư thẩm vấn: Hứa minh Phan!!. - Em- tôi- Kim Karomalique, Phan văn Ba, ai là thủ phạm? Cả ba đều làm thinh!!. - Ai thấy người nào là thủ phạm? Cả ba đều không thấy!!.

Trước sân trường Trần Trung Tiên

Thầy nhìn một loạt qua chúng tôi, cuối cùng nhìn tôi thật lâu, với cái nhìn thấu suốt. Tôi thầm nghĩ, thầy nhìn mình với cái nhìn “loại suy” đây, thầy sẽ loại ngay Phan văn Ba, vì biết chắc dù nó lóc chóc nhưng không có bản lãnh của đứa du côn. Kim Karomalique, hắn là người Việt gốc….Khmer (này Karomalique, tôi định nói bạn là người Việt gốc… me, nhưng nghĩ ra tụi mình năm nay cũng đã ngũ thập niên tiền ngã thập niên dư…Nên tôi phải dè dặt lời ăn tiếng nói, kẻo các bạn trẻ cho rằng già mà thiếu tư cách lại có tư tưởng kỳ thị), thật thà chất phát, không thể có hành động nghịch ngợm như thế, dù nó là chủ nhân cái quần… Chắc chắn người còn lại chính là mình!. Nhưng hai thằng kia không khai tội gì mình chịu cha ăn cướp… Cuối cùng phiên tòa đình xử, nhưng thầy nhìn thẳng vào tôi: -Thầy hy vọng tụi em tự vấn lương tâm về việc làm của mình, thầy sẽ không truy cứu tiếp, dù vậy thầy xác định được ai đã có hành động nông nỗi này rồi. Thôi các em về lớp đi. Về đến lớp, giờ học tiếp tục như không có việc gì, nhưng mắt cô Đặng thị kim L. còn

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 46

đỏ hoe, cô thẹn đến uất nghẹn. Riêng tôi, ân hận việc làm vừa rồi của mình vô cùng, giờ ra chơi tôi đến trước cô với lời chân thành xin lỗi, cô nói: Không biết tại sao tôi khóc, thật tình không muốn thưa thầy về chuyện này đâu… Dù cô đã bỏ qua, nhưng trong lòng tôi vẫn còn áy náy mãi. Gần mười lăm năn sau, có dịp quen một số em học sinh ở Càng Long đang theo học trường Trung học Vũng Liêm, hỏi dò nơi cư ngụ của cô, tìm đến thăm, với thâm tâm một lần nữa xin tha lỗi, cô cười ngất, nói: - Chúng ta ai cũng lớn hết rồi, chuyện thời học trò chỉ là dĩ vãng, để ý làm chi… Nhưng tôi chưa có dịp hỏi anh, trong lớp học làm sao có cái quần đó…. Trong giờ học tôi lo ra, tay chân tháy máy, lôi chiếc cặp da của Kim Karomalique ra, lòi cái quần dài nằm trong hộc tủ, hắn ta giành lại nhét vô cặp, tôi giựt ra, hai đứa kéo qua kéo lại, tôi bèn quăng đại lên phía trước, và sự kiện tiếp diễn thì cô đã biết…. Đối với thầy Hứa minh Phan, tôi coi đó là “Vụ án chiếc quần Kim Karomalique” mà thầy là quan tòa không xét án, cũng không tuyên án, nhưng phạm nhân là tôi, hơn bốn mươi năm qua luôn mang tâm trạng

của đứa học trò “thọ án”. Riêng thầy còn cho tôi rất nhiều ân tình trong nghĩa thầy trò, tôi cũng còn nhiều cái “kỵ” với thầy lắm, nếu dàn trải trên giấy trắng mực đen, sẽ dài hơn đoạn đường từ Tiểu Cần- nơi chôn nhao cắt rốn- tới Bến Giá- nơi thầy tốt nghiệp từ trường “Đại Hộc Máu”. E rằng thầy Văn Tường cho là “văn chương rườm rà lại lạc đề”, không cho lên khuôn trên tờ

Đặc San Trà Vinh. Thôi tạm chấm dứt nơi đây. Sau cùng, tôi có đôi lời nhắn nhủ cùng các em học sinh còn đang mài đũng quần nơi ghế nhà trường: Dù là học sinh thông minh xuất chúng, nhưng trong lớp không kính thầy mến bạn, không nghe lời thầy cô thì không thể nào có được tương lai sán lạn. Không phải tôi chỉ rút kinh nghiệm chính bản thân mình còn cộng thêm sáu mươi tuổi đời..! Tôi dám khẳng định điều đó với các em.

Huệ Tường

Đoàn Duy Đạt trước cổng Trường Trần Trung Tiên năm 1961

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 47

Những Hình Bóng thân thương ngày trước

Hàng đầu : Cô Tám Ý, Cô___, Cô Rạng, Cô Mùi, Cô Cẩm Tâm , Cô Tiếng , Ông Ðốc Vương Hảo Thuận,ThầyPhụng, Thầy Hoàng Hoa Lê, Thầy Sương,Thầy Lộc (người đứng phía sau thắt cà vạt đen),Thầy Trần Quan Loan - ảnh năm 1959 Ðoàn Duy Ðạt

Lớp Ðệ Lục Trường Trung Học Trần Trung Tiên Vĩnh Bình năm 1959 (ảnh của Ðoàn Duy Ðạt)

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 48

Đài Chiến Sỉ Trận Vong TV năm 1953 Học sinh trường Nguyễn Quan Anh năm 1959

Cụ Nguyễn Minh Cần tại TV năm 1955 Đoàn hướng đạo sinh tại Ao Bà Om ngày 11/11/1953( Trưởng NM Cần bên phải) (“ ngũ thập niên tiền nhị thập tam”) ( bạn bè lớp trước nay còn mấy ? - ảnh Nguyễn Minh Cần )

Học trò TTT Du ngoạn Hà Tiên năm 1959 (ảnh Đoàn Duy Đạt )

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 49

Trường Công Dân niên khóa 1965-1966 - Các học sinh lớp 3, hàng sau là Thầy Sinh và Thầy Vương (Ảnh Trần Sinh)

Trường Vinh Quang -19 em hoc sinh Hoa Văn, vừa đổ bằng Tiểu học Việt Văn do Thầy Trần Sinh hướng dẩn năm 1964 – Hàng phía

cuối từ phải sang trái: Thầy Dịch’ mang kính’, Thầy Sinh, Thầy Thành, Thầy Tài, Cô Ðàm, Cô Ðặng ( Ảnh Trần Sinh )

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 50

Traø Vinh, Nieàm Thöông Vaø Noãi Nhôù Trần Xuân Nguyệt

Vaøo nhöõng dòp leã lôùn, ñeán chuøa, khi nghe tieáng chuoâng chuøa ngaân vang, laøm cho toâi caøng nhôù tôùi nhöõng ngaøy xöa thô aáu. Sau nhaø toâi laø ngoâi chuøa Long Khaùnh. Chuøa cuõng khaù lôùn, nguy nga vaø nhaát laø coù troàng caây aên traùi. Naøo laø xoaøi, mít, leâ ki ma vaø nhaõn vaân vaân. Thaân caây to, caùnh laù xum xueâ phuû maùt saân chuøa. Moài muøa nhaõn chín, luõ treû trong xoùm, trong ñoù coù caû toâi, thöôøng ruû nhau ñeán chuøa ñeå haùi troäm nhaõn. Neân thöôøng hay bò OÂng Saùu röôït ñuoåi laø raày. OÂng laø ngöôøi lôùn tuoåi coù leõ khoâng con chaùu neân vaøo chuøa ñeå laøm coâng quaû, chaêm lo caùc coâng vieäc queùt doïn vaø saên soùc nhaø chuøa. OÂng Saùu tuoåi ñaõ giaø, söùc laïi yeáu neân chæ röôït chuùng toâi qua loa laáy leä chôù khoâng bao giôø ñuoåi kòp. Thænh thoaûng chuùng toâi rình haùi nhöõng traùi xoaøi soáng ñeå aên vôùi nöôùc maám ñöôøng. Xoaøi chaám nöôùc maám ñöôøng phaûi laø ngon tuyeät!!!

Trong chuøa coù vaøi chuù tieåu ñoä chín möôøi tuoåi xuaát gia hoïc ñaïo. Vì coøn nhoû, caùc chuù chöa coù laäp tröôøng, taâm ñaïo chöa vöõng neân thöôøng hay bò luõ nhoû chuùng toâi ruû ra ñaàu chôï caù vaøo caùc buoåi chieàu ñeå aên hoät vòt loän vaø chaû gioø. Chaúng may thaày truï trì hay ñöôïc neân baét phaït caùc chuù quyø höông ñeå saùm hoái. Luõ treû chuùng toâi cuõng chaúng vöøa baèng caùch leùn beû bôùt caây nhang ñeå cho noù mau taøn haàu ruùt ngaén thôøi gian thoï phaït cho caùc chuù tieåu. Khi ñoù thaày khoâng hay bieát, boïn naøy chaïy ra ngoaøi vaø cöôøi khuùc khích. Nhöng caùi vui nhaát laø luùc gaàn Teát, ban ñeâm trôøi toái, luõ nhoû chuùng toâi thöôøng chaïy ra caùc vöïa döa haáu, thöøa luùc chuû vöïa baän roän vôùi khaùch haøng moät vaøi ñöùa lanh chaân leùn ñaù ra ngoaøi vaøi traùi roài chia

nhau aên ngon laønh. Noù thuù vò vaø ngon hôn nhöõng traùi döa ñöôïc mua moät caùch ñaøng hoaøng. Ñuùng laø “nhaát quyû, nhì ma vaø thöù ba laø hoïc troø.” Trong nhöõng naêm töø 1962 ñeán 1974, toâi hoïc ôû Traø Vinh. Luùc nhoû hoïc chöõ Hoa. Tröôøng Hoa Vaên cuõng coù daïy Vieät Ngöõ nhö laø moät moân hoïc baét buoäc cuûa Boä Giaùo Duïc. Thaày Phong phuï traùch lôùp hoïc tieáng vieät, thaày raát thöông hoïc troø. Nhöõng ngaøy caän Teát, thaày thöôøng hay cho chuùng toâi ca haùt thay vì phaûi hoïc baøi nhö thöôøng leä. Thaày chæ ñònh anh toâi ñöùng tröôùc lôùp laøm nhaïc tröôûng ñieàu khieån cho boïn chuùng toâi ca haùt. Tình côø thaày giaùm thò ñi ngang qua lôùp laàm töôûng anh toâi quaäy phaù neân ñaõ coá yù phaït anh toâi. Thaày Phong giaän thaày giaùm thi laém. Saùng hoâm sau, sau khi hoïc sinh chaøo côø vaø haùt quoác ca xong, theo thoâng leä thaày giaùm thò coù ñoâi lôøi nhaén nhuû vôùi hoïc sinh. Nhöng hoâm nay, khi thaày giaùm thò chöa môû lôøi thì ñaõ bò thaày Phong xaán tôùi vaø taùt vaøo maët moät baït tay tröôùc söï chöùng kieán cuûa caùc thaày coâ vaø hoïc sinh toaøn tröôøng. Haønh ñoäng naày cuûa thaày Phong khoâng hay laém, nhöng chuùng toâi bieát vì beânh vöïc hoïc troø neân thaày môùi laøm vaäy. Nhôù nhaát laø luùc toâi hoïc lôùp ba vaø lôùp boán, coâ Taêng Myõ Lang laøm chuû nhieäm lôùp toâi. Coâ raát hieàn vaø thöông yeâu hoïc troø raát möïc, gioáng nhö tình thöông cuûa moät ngöôøi meï daønh cho con caùi. Cuoái tuaàn toâi thænh thoaûng ñeán nhaø coâ chôi, toâi nuõng nòu ngoài treân ñuøi cuûa coâ vaø ñoøi aên baùnh taây hay vaøi thoûi keïo ngoït. Nhaø coâ luùc naøo cuõng coù caùc loaïi keïo baùnh maø chuùng toâi öa thích ñeå saün saøng thoûa maõn tính haùo aên cuûa chuùng toâi. Hoài ñoù ôû thò xaõ Traø Vinh coù hai tröôøng Hoa ngöõ, ñoù laø tröôøng Coâng Daân vaø tröôøng Quaûng Ñoâng. Ñeán naêm 1965 thì hai tröôøng naày saùp nhaäp laïi thaønh moät tröôøng duy nhaát vaø laáy danh hieäu laø tröôøng Minh Trí. Tröôøng Coâng Daân ñöôïc meänh danh laø tröôøng Minh Trí I chuyeân daïy caáp I, Tieåu hoïc; coøn tröôøng Quaûng Ñoâng thì goïi laø Minh trí II, phuï traùch daïy baäc Trung Hoïc. Nhôù luùc hoïc ôû Minh trí 2, thaày chuû nhieäm cuûa chuùng toâi laø thaày Trieäu Quang Chöông. Thaày coù nhaõ yù ñaët teân lôùp cuûa chuùng toâi laø “Ñoàng Chaâu Xaõ”, nguï yù noùi caùc hoïc sinh chuùng toâi trong lôùp gioáng nhö nhöõng keû ñi cuøng chung moät chieác thuyeàn, phaûi coá gaéng thöông yeâu, ñuøm boïc laãn nhau vaø dìu daét nhau,