32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 44 - 2014 Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EU Lễ mít-tinh hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dù ng Thế giới năm 2014 BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 44 - 2014

Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EU

Lễ mít-tinh hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Thế giới năm 2014

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, LÊ PhÚ CưỜng,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn, Võ VĂn ThÚY

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhTầng 6, số 8 nam Kỳ Khởi nghĩa - TP. hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

22 TIN TỨC - SỰ KIỆN

27 HỎI ĐÁP

28 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Page 4: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

phƯƠng phÁp TÍnh TOÁn BIÊn ĐỘ BÁn phÁ gIÁ

ThEO QUY ĐỊnh của phÁp LUẬT VIỆT naM

Theo quy định tại Điều 2.1 của Hiệp định chống bán phá giá (tức Hiệp định thực thi Điều 6 của Hiệp

định chung về thuế quan và thương mại (GATT), một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu thương mại của sản phẩm sang một nước khác thấp hơn giá trị thông thường, tức là giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất từ nước này sang nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự khi được tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường1.

1 http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/antidum2_e.htm: For the purpose of this Agreement, a product is to be considered as being dumped, i.e. introduced into the commerce of another country at less than its normal value, if the export price of the product exported from one country to another is less than the comparable price, in the ordinary course of trade, for the like product when destined for consumption in the exporting country.

Chuyên mụC

Page 5: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Theo quy định tại Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì khoản 1 Điều 3 quy định “Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường”. Theo quy định tại khoản 2, giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.

Khoản 3 Điều này cũng quy định “Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;

b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá bao gồm:

- Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

- Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành mọt số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Để xác định liệu hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay không, cơ quan điều tra sẽ tiến hành tính toán biên độ bán phá giá thông qua việc so sánh về giá giữa giá trị thông thường trên thị trường nước xuất khẩu và giá xuất khẩu. Trên thực tế, việc xác minh hành vi và mức độ bán phá giá phức tạp hơn rất nhiều so với với lý thuyết với các vấn

đề về pháp lý, tài chính kế toán và kỹ thuật tính toán. Chính vì vậy, trong số các vụ việc được đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), cùng với nội dung chống trợ cấp, đây là một trong hai nội dung gây ra nhiều tranh chấp nhất, cùng chiếm 102 vụ trên tổng số 474 vụ việc (21,5%)2.

Biên độ bán phá giá được tính toán riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan đến vụ việc điều tra chống bán phá giá. Trong trường hợp số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn, không thể tiến hành xác định biên độ bán phá giá riêng, cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra, tính toán biên độ bán phá giá riêng cho một số nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc (nhóm mẫu). Biên độ bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu không được lựa chọn để điều tra xác định biên độ bán phá giá riêng sẽ được xác định dựa trên kết quả biên độ bán phá giá của các bị đơn bắt buộc.

Công thức tính biên độ bán phá giá:

Trong đó:X: Biên độ bán phá giá đồng thời

là căn cứ để tính mức thuế chống bán phá giá, nếu được áp dụng.

Giá trị thông thường: Giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước xuất khẩu; hoặc Giá bán sản phẩm đó sang một nước thứ ba hoặc Giá trị thông thường tự xây dựng.

Giá xuất khẩu: Giá bán sản phẩm bị điều tra sang Việt Nam; hoặc Giá xuất khẩu tính toán (giá bán cho người mua độc lập đầu tiên tại VN).

Nếu X>0% (giá trị thông thường cao hơn giá xuất khẩu) thì có hiện tượng bán phá giá. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khi nào có hiện tượng bán phá giá (X>0) thì đều có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO mà VN phải tuân thủ thì:

- Nếu X>= 2% thì mức độ bán phá giá bị xem là đáng kể và có thể bị áp thuế

- Nếu X< 2% thì mức độ bán phá giá được xem là không đáng kể và không thể bị áp thuế.

Trên thực tế, những phức tạp, tranh cãi xung quanh việc tính toán biên độ bán

2 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_agreements_index_e.htm?id=A6

phá giá chủ yếu phát sinh trong quá trình thực hiện các bước xác định mỗi thành tố của công thức tính biên độ bán phá giá.

Các bước cần thiết để xác định liệu hàng hóa có bán phá giá hay không:

- Xác định phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng điều tra (product under investigation);

- Giai đoạn điều tra (period of investigation);

- Xác định giá xuất khẩu (export price);

- Xác định giá trị thông thường (normal value);

- So sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu;

- Tính toán biên độ bán phá giá.1. Phạm vi hàng hóa thuộc đối

tượng điều traViệc xác định phạm vi hàng hóa

thuộc đối tượng điều tra là bước quan trọng nhất trong quá trình điều tra cũng như tính toán biên độ bán phá giá. Để có cơ sở so sánh, tính toán một cách chính xác và hợp lý, cơ quan điều tra sẽ hướng dẫn xây dựng mã sản phẩm đối với hàng hóa bị điều tra (mã PCN) thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài cũng như nhà sản xuất trong nước mà mã PCN này cũng áp dụng thống nhất với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu.

2. Giai đoạn điều traBiên độ bán phá giá chỉ xác định cho

các lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn điều tra chứ không phải xem xét giá của toàn bộ các lô hàng liên quan đã từng xuất sang Việt Nam. Theo quy định của WTO, giai đoạn điều tra chống bán bán phá giá của mỗi vụ điều tra được ấn định trong thông báo khởi xướng điều tra và thường là khoảng 1 năm trước ngày đệ đơn kiện. Ví dụ nếu đơn kiện được nộp vào ngày 1 tháng 5 năm 2008 thì giai đoạn điều tra bán phá giá sẽ là ngày 1 tháng 5 năm 2007 - ngày 30 tháng 4 năm 2008. Biên độ bán phá giá sẽ được tính toán trên cơ sở giá trị thông thường và giá xuất khẩu của tất cả các giao dịch bán sản phẩm liên quan sang Việt Nam trong giai đoạn ngày 1 tháng 5 năm 2007 - ngày 30 tháng 4 năm 2008. Biên độ bán phá giá xác định cho doanh nghiệp đó sẽ là biên độ bán phá giá được tính tổng cộng cho tất cả các giao dịch bán hàng của doanh nghiệp trong giai đoạn điều tra chứ không phải chỉ của một giao dịch được lựa chọn nào.

3. Xác định giá xuất khẩu (export price)

Giá xuất khẩu là giá bán hàng hóa

Chuyên MụC

Page 6: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài bán cho các nhà nhập khẩu tại Việt Nam. Cũng giống như các nước khác và theo quy định của WTO, hai phương pháp tính giá XK bao gồm:

Cách 1: Giá xuất khẩu = Giá xuất khẩu thực tế vào Việt Nam. Đây là cách tính chuẩn, sử dụng trong trường hợp đáp ứng được điều kiện:

+ Có giá xuất khẩu; và+ Giá xuất khẩu là đáng tin cậy (giá

xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy nếu nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có mối quan hệ liên quan. Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về “mối liên quan”. Trên thực tế, nhà xuất khẩu nước ngoài và người mua nội địa Việt Nam được xem là có liên quan nếu giữa họ tồn tại một mối liên hệ về tài chính dưới bất kỳ hình thức nào. Khi tính giá xuất khẩu, các cơ quan điều tra sẽ có thể bỏ qua giá xuất khẩu thực tế trong trường hợp người bán và người mua có quan hệ liên quan.

Theo quy định của Việt Nam cũng như của WTO, giá xuất khẩu và giá trị thông thường phải là giá có thể so sánh được, tức là giá xuất khẩu và giá trị thông thường phải được điều chỉnh về cùng một cấp độ so sánh (thường là điều chỉnh về mức giá xuất xưởng). Để điều chỉnh giá xuất khẩu về giá xuất xưởng, những chi phí sau có thể được điều chỉnh, ví dụ:

- Chi phí vận chuyển tại nước xuất khẩu và tại Việt Nam

- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm đường biển

- Chi phí đóng gói, bốc dỡ hàng hóa.

- Chi phí hoa hồng, chi phí ngân hàng, tín dụng…

- Các chi phí khác phát sinh sau thời

điểm hàng đến Việt NamCách 2: Giá xuất khẩu = Giá xuất

khẩu tính toánĐây là cách tính giá xuất khẩu được

sử dụng trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện để tính giá xuất khẩu theo cách 1. Theo cách này, Giá XK có thể được tính theo:

- Giá mà hàng hoá nhập khẩu được bán cho người mua độc lập đầu tiên hoặc,

- Giá tính theo một cách thức hợp lý (nếu hàng hoá đó không được bán lại cho người mua độc lập hoặc được bán lại nhưng không đúng tình trạng khi nhập khẩu).

Nguyên tắc là giá xuất khẩu phải là giá đã được điều chỉnh về cùng một cấp độ có thể so sánh với giá trị thông thường. Vì vậy, cơ quan điều tra có thể tiến hành các điều chỉnh cần thiết khi tính giá xuất khẩu cho phù hợp với quy định này. Vì vậy, tất cả các chi phí như dưới đây phát sinh trong giai đoạn từ khi nhập khẩu hàng hoá đến khi chúng được bán lại sẽ được trừ khỏi giá bán khi xác định giá XK:

- Các khoản phí mà người mua có quan hệ liên quan đã trả trước khi bán hàng cho người mua độc lập đầu tiên (ví dụ chi phí vận chuyển thông thường, bảo hiểm, trông giữ, bốc dỡ và các chi phí liên quan khác)

- Các khoản thuế, lệ phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa (như thuế quan, thuế chống bán bán phá giá (nếu có) và các loại thuế khác phải nộp trên lãnh thổ Việt Nam) nếu chưa bao gồm trong giá bán cho người mua có quan hệ liên quan;

- Các khoản chi phí hành chính, chung, bán hàng (chi phí SG&A) và lợi nhuận hợp lý mà nhà nhập khẩu tính

thêm vào giá của hàng hoá khi bán lại....- Các chi phí hợp lý khác.4. Xác định giá trị thông thường

(normal value)Cách 1: Giá trị thông thường = Giá

bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu (nước xuất xứ)

Đây là cách tính toán chuẩn, được ưu tiên áp dụng để xác định giá trị thông thường trong các vụ điều tra chống bán bán phá giá. Để áp dụng cách tính này, các điều kiện sau phải được thỏa mãn đầy đủ:

(i) Có sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu

(ii) Lượng sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu phải đủ lớn (đủ tính đại diện): Lượng sản phẩm tương tự tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu được xem là “đủ lớn” để đảm bảo tính đại diện nếu không ít hơn 5% lượng sản phẩm bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam.

(iii) Sản phẩm tương tự được bán trong điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu (đảm bảo cho phép việc so sánh giá một cách hợp lý). Sản phẩm không được coi là được bán trong điều kiện thương mại thông thường nếu:

- Bán dưới giá thành: Có các quy tắc tính giá trị thông thường khác nhau cho trường hợp có lô hàng bán dưới giá thành phụ thuộc vào tỷ trọng của lô hàng đó trong tổng số lượng hàng bán được xem xét. Việc tính toán giá trị thông thường trong trường hợp có giao dịch dưới giá thành được thực hiện như sau:

+ Nếu số lượng sản phẩm bán có lãi là > 80%: Giá trị thông thường được tính dựa trên tất cả các giao dịch bán

Chuyên mụC

Page 7: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

hàng nội địa.+ Nếu số lượng sản phẩm bán có lài

là <=80% nhưng >= 20%: Giá trị thông thường chỉ được tính dựa trên các giao dịch bán hàng có lãi.

+ Nếu số lượng sản phẩm bán có lãi là <20%: Giá trị thông thường xác định theo cách “tính toán”

- Bán hàng cho các công ty liên quan: thông thường các giao dịch mà doanh nghiệp bán cho công ty có quan hệ liên quan sẽ không được tính đến khi tính giá trị thông thường nếu giá bán cho công ty có liên quan cao hơn đáng kể so với giá bán hàng hóa đó cho các công ty không có mối liên quan.

Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có được bán nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể hoặc hàng hóa không được bán trong điều kiện thương mại thông thường thì giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

Cách 2: Giá trị thông thường = Chi phí sản xuất + chi bán hàng, chi phí chung và chi phí hành chính hợp lý + lợi nhuận hợp lý

Đây là cách tính Giá trị thông thường “tự xây dựng”

(i) Chi phí sản xuất:Giá trị thông thường tính toán là

cách được sử dụng để thay thế giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu, vì vậy các thành tố của “giá trị thông thường tính toán” được xác định theo chi phí của sản phẩm tương tự được sản xuất để bán tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trường hợp chi phí sản xuất dành cho sản phẩm xuất khẩu khác quá xa so với chi phí sản xuất của sản phẩm bán nội địa hoặc không có sản phẩm tương tự được sản xuất để bán tại thị trường nội địa thì cơ quan điều tra có thể sử dụng chi phí sản xuất của sản phẩm xuất khẩu để thay thế.

(ii) Chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí hành chính hợp lý: chi phí hành chính, chi phí chung và chi phí bán hàng (còn gọi là SG&A) là các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm tại thị trường nội địa nước xuất khẩu (chứ không phải các chi phí gắn với việc sản xuất và bán hàng xuất khẩu). Chi phí SG&A có thể được tính toán theo các cách sau đây:

- Chi phí SG&A sẽ được tính bằng bình quân gia quyền chi phí SG&A để sản xuất toàn bộ hàng hóa để bán tại thị trường nội địa.

- Theo số liệu SG&A của các nhà xuất khẩu khác cùng nước xuất khẩu và cùng sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm đó;

- Theo số liệu SG&A cho sản phẩm trong cùng một nhóm phân loại hàng của các nhà xuất khẩu liên quan, hoặc

- Dựa trên bất cứ cơ sở hợp lý nào khác

(iii) Lợi nhuận hợp lý- Lợi nhuận hợp lý sẽ được tính bằng

bình quân gia quyền lợi nhuận của các giao dịch bán hàng nội địa lãi.

- Theo số liệu lợi nhuận của các nhà xuất khẩu khác của nước xuất khẩu cùng sản xuất loại sản phẩm tương tự đó, hoặc

- Theo số liệu lợi nhuận của các nhà xuất khẩu liên quan cùng sản xuất sản phẩm trong cùng một nhóm phân loại hàng, hoặc

- Dựa trên bất cứ cơ sở hợp lý nào khác.

Cách 3: giá trị thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường.

Cách này thường ít khi sử dụng.5. So sánh giá trị thông thường và

giá xuất khẩuSau khi xác định được giá trị thông

thường và giá xuất khẩu, bước tính toán tiếp theo mà cơ quan điều tra sẽ thực hiện là so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Việc so sánh này phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Công bằng- Cùng cấp độ thương mại- Càng gần thời điểm càng tốt- Chú ý đến những khác biệt ảnh

hưởng đến giá và so sánh giáCác loại khác biệt có thể được điều

chỉnh trước khi so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu:

- Khác biệt về đặc tính vật lý (giữa hàng hóa bị điều tra và hàng hóa được lựa chọn tính giá trị thông thường)

- Khác biệt về thuế, phí nhập khẩu và các loại thuế gián thu khác

- Khác biệt về chi phí liên quan đến việc bán hàng (vận chuyển, bảo hiểm, bốc dỡ, đóng gói, hoa hồng)

- Các loại giảm giá, chiết khấu căn cứ vào số lượng khác biệt có thể được điều chỉnh

- Khác biệt về cấp độ thương mại; và- Khác biệt về chi phí tín dụng liên

quan đến các điều khoản thanh toán khác nhau r

- Khác biệt khác ảnh hưởng tới giá

và sự so sánh giá6. Tính toán biên độ bán phá giáBước cuối cùng trong việc xác định

biên độ bán phá giá là thực hiện tính toán biên độ bán phá giá. Về nguyên tắc, việc tính toán này được thực hiện cho từng doanh nghiệp, để xác định biên độ bán phá giá riêng cho từng doanh nghiệp.

Trên thực tế mỗi doanh nghiệp thường xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau cùng thuộc loại sản phẩm bị điều tra. Ngoài ra mỗi doanh nghiệp lại xuất khẩu hàng hóa theo nhiều lô khác nhau, với giá cả khác nhau (kể cả giữa các lô cùng chủng loại sản phẩm). Vì thế công thức tính toán biên độ bán phá giá là công thức áp dụng để tính ra được biên độ bán phá giá riêng của doanh nghiệp từ giá cả của các lô hàng khác nhau, chủng loại sản phẩm khác nhau. Hiệp định của WTO chỉ quy định nguyên tắc chung là việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu để tính biên độ bán phá giá phải được thực hiện giữa các lô hàng có thể so sánh được với nhau và rằng việc so sánh cần được thực hiện một cách công bằng (ví dụ không thể so sánh giá trị thông thường cao nhất với giá xuất khẩu thấp nhất).

Các phương pháp so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu:

(i) So sánh Giá trị thông thường bình quân gia quyền với Giá xuất khẩu bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch (gọi là so sánh Bình quân – Bình quân)

(ii) So sánh Giá trị thông thường bình quân gia quyền với Giá xuất khẩu của từng giao dịch (gọi là so sánh Bình quân – Giao dịch);

(iii) So sánh Giá trị thông thường của từng giao dịch với Giá xuất khẩu của từng giao dịch (gọi là so sánh Giao dịch – Giao dịch).

Việc lựa chọn phương pháp so sánh nào để tính trị giá phá giá chung có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả biên độ bán phá giá. Tuy nhiên, quyền lựa chọn phương pháp nào thuộc về cơ quan điều tra (các bên liên quan không được can thiệp vào việc này). Trên thực tế, phương pháp so sánh Giá trị thông thường bình quân gia quyền và Giá Xuất khẩu bình quân gia quyền của tất cả các lô hàng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Quỳnh Giao(Phòng Điều tra vụ kiện

phòng vệ thương mại của Doanh nghiệp trong nước

- Cục Quản lý cạnh tranh)

Chuyên MụC

Page 8: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

DOanh nghIỆp VIỆT naM VÀ cÔng cỤ

chống BÁn phÁ gIÁ

Thời gian gần đây, cùng với sự tự do hóa thương mại toàn cầu, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được các nước trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều

nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Khi lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng và chiếm thị phần lớn trong tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường nước khác cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại càng gia tăng. Tính đến hết năm 2013, con số các vụ kiện đã lên đến 74 vụ (trong đó bị điều tra chống bán phá giá 43 vụ)1. Các vụ kiện có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ tại những nước hay sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như Hoa Kỳ, EU mà những quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan cũng đang tích cực áp dụng biện pháp này trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, sản xuất trong nước khó khăn do lượng cung đang vượt quá nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các vụ kiện này có tác động rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của cả ngành sản xuất mặt hàng tương tự tại Việt Nam, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Đối lập với thực tế doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam liên tục đối mặt với các rào cản phòng vệ thương mại các nước nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất trong nước Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến công cụ này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu. Thực tế cho thấy rằng nhiều hàng hóa đang bán phá giá, được trợ cấp hoặc xuất khẩu ồ ạt vì nhiều mục đích như: giải quyết tồn kho trong nước, chiến lược cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lĩnh thị trường… có khả năng đe dọa tới các nhà sản xuất nội địa. Điển hình là nhiều loại hàng hóa nhập khẩu chủ lực vào Việt Nam (như kim loại cơ bản; hóa chất; nhựa, cao su; máy móc và thiết bị điện; dệt may...)2 đang là đối tượng của nhiều vụ kiện ở các thị trường khác trên thế giới.

Thống kê các sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá trên thế giới

(Nguồn: Cục QLCT tổng hợp)

1 Cục Quản lý cạnh tranh tổng hợp2 http://www.wto.org/english/tratop_e/scm_e/scm_e.htm, http://www.

wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_e.htm

Tính đến nay, pháp lệnh về phòng vệ thương mại của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ3 đã có hiệu lực gần 10 năm nhưng Việt Nam mới chỉ chính thức điều tra 3 vụ liên quan đến việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào tháng 7 năm 2009, mặt hàng dầu thực vật tinh luyện năm 2012 (áp thuế có hiệu lực năm 2013) và hiện nay đang trong quá trình điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Đây là con số khá khiêm tốn nếu so với các nước khác trong khu vực như Indonesia với 89 cuộc điều tra chống bán phá giá, Malaysia và Thái Lan lần lượt tiến hành tổng cộng 43 và 56 cuộc điều tra.4

Năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Vụ việc được tiến hành điều tra trong bối cảnh ngành thép của Việt Nam bao gồm cả sản xuất và tiêu thụ đều giảm so với năm 2012, khiến cho các doanh nghiệp phải tiếp tục thu hẹp quy mô, cắt giảm sản xuất. “Mặc dù toàn thị trường ghi nhận mức tăng chung với 7,4%, song chủ yếu là nhờ vào các sản phẩm thép mạ kim loại, tôn (tăng 36%), còn mức tiêu thụ của sản phẩm chính đều giảm. Cụ thể, tổng sản lượng thép cán đạt 1,5 triệu tấn (bằng khoảng 63,7% kế hoạch, tương đương 75% công suất thiết kế, tăng 6% so với cùng kỳ). Lượng thép tồn kho tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2013: thép cán dài 142.786 tấn, thép cán dẹt 7.363 tấn, sản phẩm sau cán là 20.598 tấn. Tuy khó khăn và lượng tồn kho tăng cao nhưng lượng thép nhập khẩu về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Số liệu thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 6,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 4,4 tỷ USD, tăng 26,22% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với 8 tháng năm 2012”.5

3 http://qlct.gov.vn/SearchExtend.aspx?CateID=286 4 http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_e.htm 5 www.baoxaydung.com.vn/news/vn

Chuyên mụC

Page 9: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệSố liệu nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ

các nước bị điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam và các bên liên quan

Mặc dù doanh thu có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên, lợi nhuận của ngành đã có sự suy giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do ngành sản xuất trong nước phải giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh do đó doanh thu không bù đắp được chi phí.6

Lượng tồn kho hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong

nước liên tục tăng. Năm 2010, lượng tồn kho tăng 59,75% so với 2009. Năm 2011, lượng tồn kho tăng 72,01% sơ với 2010. Đặc biệt trong giai đoạn điều tra, lượng tồn kho tăng 273,30% so với 2011.7

Vụ việc điều tra chống bán phá giá đầu tiên trên đã kết thúc giai đoạn điều tra sơ bộ với kết luận ban đầu là tồn tại hành vi bán phá giá từ hàng hóa nhập khẩu tương tự cũng như ngành sản xuất đang bị thiệt hại đáng kể từ hành vi bán phá giá nói trên thể hiện ở các chỉ số về giá, lợi nhuận, tồn kho, công suất sử dụng...

6 Xem thêm tại http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2637/ap-dung-bien-phap-chong-ban-pha-gia-tam-thoi-voi-thep-khong-gi-can-nguoi-nhap-khau.aspx

7 Xem thêm tại http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2637/ap-dung-bien-phap-chong-ban-pha-gia-tam-thoi-voi-thep-khong-gi-can-nguoi-nhap-khau.aspx

Căn cứ trên kết luận điều tra sơ bộ này, Việt Nam đã áp dụng mức thuế tạm thời đối với các bị đơn là các công ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm thép bị điều tra các mức từ 6.45% đến 30.73%.8

Theo thống kê của WTO đến hết tháng 3 năm 2013, tổng số vụ việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đến sản phẩm kim loại, hợp kim trên thế giới là 1233 vụ, chiếm khoảng 28 % các sản phẩm bị kiện; vụ kiện điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp là 123 vụ, chiếm khoảng 38% sản phẩm bị kiện và vụ kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là 42 vụ, chiếm khoảng16% các sản phẩm bị kiện 9. Trong đó, sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra 16 vụ phòng vệ thương mại, trong đó bị kiện chống bán phá giá là 8 vụ việc, 1 vụ lẩn tránh thuế, 2 vụ trợ cấp và 5 vụ tự vệ.10

Sản phẩm kim loại, trong đó có thép, ngày càng trở thành sản phẩm “ưa thích” của các quốc gia khi khởi xướng điều tra do thép được coi là nguyên vật liệu sản xuất cơ bản cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khủng hoảng, công suất hoạt động của doanh nghiệp bị suy giảm.

Việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại, đặc biệt là chống bán phá giá (chiếm tới 88,7%11 các vụ việc khởi xướng điều tra) là xu hướng tất yếu trong thương mại quốc tế hiện nay. Mặt khác, các công cụ này được xem là những biện pháp hiệu quả để hỗ trợ bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất nội địa, chống lại các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Tuy nhiên, để có thể yêu cầu khởi kiện điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá nói riêng và các vụ việc phòng vệ thương mại nói chung (bao gồm chống trợ cấp hay tự vệ), nguyên đơn phải cung cấp được các thông tin và bằng chứng về rất nhiều các yếu tố như thống kê về lượng nhập khẩu, về giá nhập khẩu, biến động của sản xuất trong nước, tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đối với sản xuất, việc làm, doanh thu, thị phần, giá… của cả ngành sản xuất trong nước. Thực tiễn cho thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, ngành sản xuất nội địa luôn luôn dựa vào những thông tin thống kê chi tiết mà các cơ quan Nhà nước công khai cho doanh nghiệp để sử dụng cho việc đi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ. Trong hoàn cảnh phần lớn những thông tin liên quan như trên ở Việt Nam khó có thể tiếp cận một cách công khai, dễ dàng thì đây rõ ràng là một thách thức đối với doanh nghiệp, hiệp hội khi xem xét sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, đặc biệt là chống bán phá giá.

Do đó, để có thể sử dụng thành công các công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước hàng hóa nước ngoài nhập khẩu, doanh nghiệp và hiệp hội Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan về vấn đề số liệu cũng như nâng cao năng lực, kiến thức pháp luật, mặt khác, cũng cần tạo ra những cơ chế để hỗ trợ thông tin từ phía Nhà nước đối với những nhóm thông tin mà doanh nghiệp không thể tự tập hợp hay thống kê được.

Kim Thành(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại

của Doanh nghiệp trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh)

8 http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2637/ap-dung-bien-phap-chong-ban-pha-gia-tam-thoi-voi-thep-khong-gi-can-nguoi-nhap-khau.aspx

9 Tổng hợp từ số liệu của WTO10 Cục QLCT tổng hợp11 www.wto.org/

Chuyên MụC

Page 10: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

i. một số vấn đề cơ bản về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

Biện pháp tự vệ trong thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, các khoản phụ thu hay các biện pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp có sự gia tăng đột biến nhập khẩu, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.

“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành sản xuất trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các tiêu chí như: lượng hàng hóa nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, sự gia tăng thị phần tại thị trường trong nước của hàng nhập khẩu, hay sự giảm sút về sản xuất, thị phần, doanh số, công suất sử dụng, năng suất, lợi nhuận,

lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất trong nước.

“Ngành sản xuất trong nước” nghĩa là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc những nhà sản xuất chiếm phần lớn tổng lượng sản xuất trong nước.

Mục đích chính của biện pháp tự vệ là để giúp nền sản xuất trong nước có thời gian để điều chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài. Do vậy, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ ở mức độ cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa chứ không phải nhằm bất kỳ mục đích nào khác.

Áp dụng biện pháp tự vệ không phải

để hạn chế cạnh tranh, do vậy nó chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định. Theo WTO, thời hạn áp dụng tối đa là 4 năm. Trong trường hợp cần thiết, có thể được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 4 năm tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, có thể được ưu tiên gia hạn với thời gian không quá 6 năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngay cả trong thời hạn áp dụng, nếu những điều kiện cho sự tồn tại của nó không còn nữa thì nước áp dụng biện pháp tự vệ phải dỡ bỏ ngay hoặc đình chỉ biện pháp tự vệ đang được áp dụng với hàng hóa đó.

Trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát để đảm bảo quyền lợi cho nước bị áp dụng đồng thời cũng để cho việc luân chuyển hàng hóa diễn ra bình thường.

WTO thừa nhận cần phải có sự cần thiết phải dành cho những nước đang và

Thực Trạng VÀ xU hƯớng cÁc VỤ VIỆc Tự VỆ hIỆn naY TrÊn Thế gIớI VÀ VIỆT naM

Chuyên mụC

Page 11: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn trong thương mại quốc tế, dành cho các nước này những chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt trong thương mại quốc tế mà không yêu cầu có đi có lại trong các cam kết.

Điều 9, Hiệp định về Tự vệ của WTO quy định: Các biện pháp tự vệ không được áp dụng với hàng hóa có nguồn gốc từ một nước thành viên đang phát triển nếu như thị phần xuất khẩu hàng hóa của nước này tại nước nhập khẩu không vượt quá 3% và những nước thành viên đang phát triển có thị phần từng nước dưới 3% có tổng thị phần không lớn hơn 9 %.

ii. Thực trạng và xu hướng các vụ tự vệ hiện nay trên thế giới và Việt nam

1. Xu hướng phòng vệ thương mại tại nước thành viên WTO

Các thành viên WTO cung cấp cho Ban Thư ký WTO báo cáo thường niên về các vụ việc khởi kiện, thông số và các thông tin khác. Trong khi có thể có sự khác nhau trong từng trường hợp (biện pháp tự vệ thường áp dụng cho tất cả các nước, khác với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp là đối với các quốc gia cụ thể), theo lịch sử, và thời gian gần đây cho thấy, công cụ phòng vệ thương mại chủ yếu được sử dụng bởi các thành viên WTO là biện pháp chống bán phá giá. Từ năm 1995-2012, thành viên WTO báo cáo đã có 4,230 vụ điều tra chống bán bán phá giá được khởi xướng (ít là 157 vụ, nhiều là 372 vụ/năm). Cùng với thời điểm đó thì chỉ có khoảng 302 vụ chống trợ cấp được khởi xướng bởi các thành viên WTO (ít là 6 vụ, nhiều là 41 vụ trong 1 năm). Ngoài ra, có khoảng 255 vụ tự vệ toàn cầu được khởi xướng bởi các thành viên WTO (ít là 2 vụ, nhiều là 34 vụ trong 1 năm). Như vậy, khởi xướng kiện chống bán phá giá chiếm 88.3% tổng số các vụ kiện phòng vệ thương mại. Chống trợ cấp chiếm khoảng 6.3% và còn lại khởi xướng tự vệ toàn cầu chiếm 5.3%.

Ít nhất 46 thành viên của WTO (trong đó 28 thành viên của EU được coi là một thành viên) đã khởi xướng một hoặc nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá trong 18 năm đầu tiên của WTO. Trong khi Mỹ, EU, Canada và Úc vẫn là các thành viên chủ yếu sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, trong 18 năm đầu tiên họ chiếm 1.328 vụ khởi xướng (31,6% tổng số các vụ khởi xướng chống

Ấn Độ (2), Jordan (1), Ma Rốc (1), Nam Phi (1), Việt Nam (1), Malaysia (1) và Thổ Nhĩ Kỳ (2).

Theo thống kê của mình thì WTO cũng “điểm mặt” các mặt hàng bị kiện tự vệ nhiều nhất trong hơn 18 năm qua chủ yếu gồm:

- Các sản phẩm về kim loại, thép, sắt.- Các sản phẩm đá, thạch cao, xi

măng, mica hoặc thủy tinh, kính.- Các sản phẩm bông, sợi, dệt may.- Các sản phẩm ngành công nghiệp

hóa chất, nhựa, cao su.- Thực phẩm chế biến: rau quả, đồ

uống, rượu bia, thuốc lá và đồ ăn gia súc.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp

tự vệ ở Liên minh Châu Âu (EC) Quy chế số 3285/94/EC được thiết

lập dựa trên nguyên tắc của tự do nhập khẩu tuy nhiên nó cho phép EU trong những trường hợp cần thiết có thể áp dụng các biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi có sự gia tăng không lường trước được của hàng nhập khẩu vào EU gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất trong Cộng đồng trước tác động của chính sách tự do hoá thương mại trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Được sửa đổi và bổ sung nhiều lần (1996, 2000, 2004 và lần gần đây nhất là năm 2009 -quy chế số 260/2009). Quy chế này được áp dụng đối với mọi loại hàng hoá nhập khẩu (ngoại trừ các sản phẩm dệt may) có xuất xứ từ tất cả các nước thứ ba- là những nước không nằm trong EU, ngoại trừ một số nước đang phát triển như Albanie, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên và Việt Nam (việc nhập khẩu hàng hoá từ những nước này sẽ chịu sự điều chỉnh của một Quy chế khác- quy chế số 519/94/EC).

Về số lượng các vụ việc, là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, EU cũng là khu vực tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá khá nhiều đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, căn cứ theo bản báo cáo gần nhất của EC cho thấy EC không tiến hành điều tra khởi kiện tự vệ toàn cầu nào.

bán phá giá). Nếu bổ sung thêm các vụ khởi xướng của Nhật Bản, New Zealand, Israel và các thành viên của EU (trước khi gia nhập vào EU), tổng số các nước phát triển là 1.467 vụ hoặc 34,9% của tổng số các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Nếu bổ sung thêm Ukraina, con số sẽ là 1.507 vụ điều tra chống bán phá giá (35.8%). Như vậy, các nước đang phát triển trong WTO chiếm khoảng hai phần ba các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá trong 18 năm đầu tiên (2.702 vụ hoặc 64,2%).

10 thành viên áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trong vòng 18 năm qua (chiếm 75.2% tổng số) là: Ấn Độ (16%), Mỹ (11.1%), EU (10.7%), Argentina (7.4%), Brazil (6.6%), Úc (5.8%), Nam Phi (5.1%), Trung Quốc (4.8%), Canada (3.9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3.7%).

Các vụ khởi xướng này áp dụng đối với 101 quốc gia (bao gồm cả từng thành viên của EU). Trung Quốc là nước phải đối mặt với các vụ kiện nhiều hơn cả - 914 vụ trong 18 năm đầu (21,7% tổng số vụ kiện chống bán phá giá) phản ánh thực trạng là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và sự khác biệt đang diễn ra đáng kể giữa hệ thống kinh tế của họ và của nhiều các thành viên WTO.

Đối với các vụ khởi xướng điều tra chống trợ cấp, những thành viên có tiền sử sử dụng nhiều nhất vẫn tiếp tục vượt trội về mặt thống kê. Trong 301 vụ, Mỹ khởi xướng 119 vụ, EU khởi xướng 67 vụ, Canada 33 vụ và Úc 14 vụ - chiếm tổng số 233 vụ hoặc 77.4%. Trong số các nước hay phải đối mặt với biện pháp chống trợ cấp, Trung Quốc là đối tượng chủ yếu bị nhắm đến, đặc biệt kể từ năm 2004 có 62 trong 301 vụ (20.6%). Ấn Độ cũng là quốc gia bị điều tra nhiều, 55 vụ trong vòng 18 năm (18.3%).

Các vụ kiện tự vệ toàn cầu trong hơn 18 năm qua, phần lớn đã được các nước đang phát triển sử dụng. Do điều tra tự vệ không yêu cầu phải chứng minh về khía cạnh thương mại không lành mạnh (như phá giá hoặc trợ cấp), nên những vụ kiện tự vệ ít gây khó khăn hơn cho các nước sử dụng biện pháp này. Trong giai đoạn 2011-2013, hơn 36 vụ kiện tự vệ đã được khởi xướng: trong đó có Nga, Israel, Ukraina, còn lại là các nước đang phát triển khác – Indonesia (11), Ai Cập (2), Brazil (1), Chile (1), Costa Rica (1),

Chuyên MụC

Page 12: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ3. Thực trạng về biện pháp tự vệ đối với Việt NamBảng 1: Số liệu các vụ điều tra áp dụng biện pháp tự

vệ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt nam

năm Số lượng nước điều tra Sản phẩm bị kiện

2001 1 Philippines Gạch ốp lát2003 1 Philippines Kính nổi2004 1 Ấn Độ Tinh bột sắn2005 1 Canada Xe đạp

2006 2 Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ Giầy

2009 1 Ấn Độ Thép cuộn tấm cán nóng

2010 1 Indonesia Sợi bông2011 2 Thổ Nhĩ Kỳ Quần áo, Vải dệt

2012 2 Indonesia, Thái Lan

Thép không hợp kim, thép hợp kim

cán nóng

2013 2 Philippines, Colombia

Sắt, Ống thép

Quý 1/2014 2 Ấn Độ, Thái Lan Sợi đàn hồi thô,

thépTổng 16

(nguồn: www.vca.gov.vn)Biện pháp tự vệ toàn cầu áp dụng đối với tất cả các

nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Vì vậy, việc xảy ra hiện tượng Việt Nam nằm trong danh sách các nước bị điều tra, áp dụng là điều khó tránh. Kể từ khi mặt hàng đầu tiên bị kiện năm 2001 tính đến nay, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đã bị vướng vào 16 vụ điều tra tự vệ tại 07 thị trường xuất khẩu. Trong đó 08 vụ chấm dứt mà không có biện pháp nào được áp dụng do thị phần xuất khẩu <3% hoặc không gây thiệt hại

nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.Thống kê cho thấy Thái Lan, Indonesia, Philippines là các

nước trong khu vực Đông Nam Á áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tích cực để bảo vệ sản xuất trong nước.

iii. Kết luậnTổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã quy định về các

biện pháp tự vệ trong Điều XIX và hành động tự vệ khẩn cấp của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994, được cụ thể hóa trong Hiệp định các biện pháp tự vệ của Tổ chức thương mại thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã có luật quy định về cơ chế tự vệ của nước mình, hay chấp nhận và thực thi Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Có thể nói các biện pháp tự vệ giống như chiếc van an toàn, hợp pháp nhằm bảo vệ nền kinh tế ngay trong trường hợp thương mại diễn ra lành mạnh.

Thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy việc quy định về các biện pháp tự vệ đã có từ lâu nhưng tần số áp dụng lại không nhiều bằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp. Ngay như những cường quốc lớn như Nhật, Mỹ hay EU việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng phải được cân nhắc rất kỹ để tránh việc bi áp dụng biện pháp trả đũa nếu không thương lượng được với nhau về mức bồi thường.

Ngày 1 tháng 7 năm 2009, lần đầu tiên Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương khởi xướng điều tra tự vệ sản phẩm kính nổi nhập khẩu của Tổng công ty Viglacera, kết quả không áp dụng tự vệ có thể đã không đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp khởi kiện. Tuy nhiên, quyết định điều tra vào thời điểm đó cũng tác động phần nào đến thị trường, làm giảm hàng nhập khẩu và gián tiếp giúp doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng bán ra.

Đến năm 2013 Việt Nam cũng đã lần đầu tiên áp thuế tự vệ với dầu thực vật nhập khẩu. Đây là một bước tiến triển rõ rệt của Việt Nam trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại và biện pháp tự vệ được xem là bước khởi đầu cho việc đối phó với hàng nhập khẩu.

Lê hoànG anh(Phòng xử lý các vụ kiện

phòng vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh)

Chuyên mụC

Page 13: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Tình hình sử DỤng cÁc BIỆn phÁp

phòng VỆ ThƯƠng MạI TrÊn Thế gIớI

TrOng ThờI gIan QUa

Kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập và các hiệp định về phòng vệ thương mại (Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và

các biện pháp đối kháng, Hiệp định về tự vệ) được thông qua, đã cho phép các quốc gia thành viên sử dụng các công cụ này nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước hành vi cạnh tranh không công bằng của các nước xuất khẩu gây thiệt hại/đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu.

Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, các quốc gia thành viên WTO đã tiến hành khởi xướng điều tra 4.896 vụ việc phòng vệ thương mại1, gồm 4.333 vụ điều tra về chống bán phá giá, chiếm 89% tổng số vụ việc khởi xướng điều tra; 302 vụ điều tra về chống trợ cấp, chiếm 6% và 261 vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, chiếm 5%.

1 Nguồn: báo cáo của các thành viên WTO

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 14: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

hình 1: Khởi xướng điều tra vụ việc phòng vệ thương mại, giai đoạn 1995 - 6/2013

Công cụ được các quốc gia thành viên WTO sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực phòng vệ thương mại là điều tra chống bán phá giá, một công cụ hữu hiệu để đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế. Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi giá của hàng hoá được bán ở thị trường nước ngoài (“giá xuất khẩu”) thấp hơn giá có thể so sánh được của hàng hoá đó ở thị trường nội địa của nhà xuất khẩu (“giá trị thông thường”).

hình 2: Khởi xướng vụ việc chống bán phá giá, giai đoạn 1995 – 2013

hình 3: những quốc gia thành viên WTo khởi xướng vụ việc chống bán phá giá nhiều nhất

Công cụ chống bán phá giá được sử dụng chủ yếu ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

hình 4: Vụ việc chống bán phá giá theo sản phẩm, giai đoạn 1995 – 6/2013

Trong số các ngành công nghiệp trên thế giới, ngành công nghiệp có vốn lớn như sắt thép, công nghiệp hóa chất là những mục tiêu chính cho các cuộc điều tra chống bán phá giá.

hình 5: Quốc gia tiến hành khởi xướng điều tra chống bán phá giá, giai đoạn 2011 - 2013

Theo số liệu tại Hình 3, sử dụng công cụ chống bán phá giá nhiều nhất thường là các quốc gia phát triển, tuy nhiên trong những năm gần đây, giai đoạn 2011 – 2013 việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá đã chuyển từ các quốc gia phát triển sang các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Argentina, Trung Quốc,…

hình 6: Quốc gia bị khởi xướng điều tra về chống bán phá giá (2011-2013)

Mục tiêu chính trong các vụ việc gần đây là hàng hóa nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các quốc gia Châu Á khác.

nGuyệT nGa(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại

của Doanh nghiệp trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 15: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Cho đến nay, biện pháp chống trợ cấp đang trở thành một công cụ được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa của mình. Không phải

ngẫu nhiên mà các nền kinh tế phát triển, với thị trường hàng hoá lớn và ủng hộ tự do thương mại như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU)... lại là những nền kinh tế áp dụng biện pháp chống trợ cấp nhiều nhất để bảo vệ cho ngành công nghiệp sản xuất nội địa trước sức cạnh tranh ngày càng lớn và gay gắt của hàng hoá nhập khẩu trong bối cảnh tự do hoá thương mại. Thực tiễn cũng cho thấy, xu hướng sử dụng thuế chống trợ cấp thậm chí đang lan toả sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ai Cập, Brazil, Mexico.

Trong số các thành viên WTO áp dụng nhiều các biện pháp chống trợ cấp, không thể không kể đến EU - đứng thứ hai về sử dụng các biện pháp chống trợ cấp (sau Hoa Kỳ). Bên cạnh đó, ngày 19 tháng 12 năm 2013, Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp liên quan đến

sản phẩm sợi tổng hợp (polyester staple fibres - PSF) từ Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc nhập khẩu vào EU- đây là vụ điều tra chống trợ cấp đầu tiên của EU đối với Việt Nam. Trong bối cảnh hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với số lượng các vụ điều tra chống trợ cấp gia tăng cao (tính đến nay là 5 vụ), việc nghiên cứu về thực tiễn điều tra chống trợ cấp của EU là cần thiết nhằm có một cái nhìn tổng quát về quy định cũng như số lượng các vụ điều tra, ngành/lĩnh vực và quốc gia bị EU điều tra. Bên cạnh đó, việc đi sâu phân tích về một số vụ việc điều tra cụ thể của EU có liên quan tới các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam (ví dụ: Trung Quốc...) cũng góp phần định hướng và rút ra một số kinh nghiệm cho các vụ điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

1. Tổng quan về thực tiễn điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp của Eu

1.1. Số lượng và xu hướngTính từ năm 1995 đến tháng 6/2013, EU đã khởi xướng

Thực TIỄn ĐIỀU Tra cÁc VỤ VIỆc chống Trợ cấp của EU

Chuyên MụC

Page 16: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

điều tra 68 vụ chống trợ cấp (chỉ sau Hoa Kỳ với 126 vụ), trong đó có 31 vụ dẫn tới áp thuế chống trợ cấp1. Điều đặc biệt là trong những năm gần đây, số lượng các vụ điều tra chống trợ cấp đang chiếm tỷ trọng tăng hơn so với các vụ điều tra chống bán phá giá của EU. Nếu như trước đây các biện pháp chống trợ cấp chiếm khoảng 14% trong tổng số các biện pháp phòng vệ thương mại của EU thì hiện nay con số này đang có xu hướng gia tăng (Ví dụ: trong năm 2013, số vụ điều tra chống bán phá giá là 4 vụ trong khi số vụ điều tra chống trợ cấp là 5 vụ2).

1.2. Ngành/lĩnh vực điều traBảng 1 dưới đây cho thấy các ngành bị EU điều tra chống

trợ cấp nhiều nhất trong giai đoạn 2009 – 2013 là ngành sắt và thép, tiếp đó là hóa chất (và các sản phẩm cùng loại), dệt may (và các sản phẩm cùng loại). Đặc biệt, trong năm 2013 số vụ điều tra đối với sản phẩm dệt may gia tăng tới 3 vụ. Đây cũng là các ngành liên quan trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của Việt Nam như túi nhựa PE (2009), ống thép hàn các-bon (2011), mắc áo thép (2012) của Hoa Kỳ và sợi PSF (2013) của EU.

Bảng 1: Các vụ việc điều tra theo ngành sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2013

ngành sản xuất 2009 2010 2011 2012 2013hóa chất và các sản phẩm cùng loại 9 7 11 - 1

Dệt may và các sản phẩm cùng loại 3 - - - 3

Gỗ và giấy - 2 - - -

Điện 1 2 - 2 -Kỹ thuật cơ khí 1 1 1 1 -

Sắt và thép 4 3 6 11 1

Các kim loại khác 1 - 1 - -Các ngành khác 2 3 2 5 4Tổng 21 18 21 19 -Trong đó

Chống bán phá giá 15 15 17 13 4

Chống trợ cấp 6 3 4 6 5(Nguồn: Số liệu thống kê về các biện pháp phòng vệ thương

mại của Ủy ban Châu Âu (EC) năm 2013)1.3. Quốc gia/vùng lãnh thổ bị điều traNhư đã nêu trên, tính từ năm 1995 tới tháng 6 năm 2013,

EU khởi xướng tổng số 68 vụ điều tra chống trợ cấp, trong đó quốc gia bị điều tra nhiều nhất là Ấn Độ với 19 vụ, tiếp đó là Hàn Quốc với 7 vụ và Trung Quốc, Đài Loan với 6 vụ. Đối tượng của các vụ điều tra chống trợ cấp này chủ yếu là các nước đang phát triển, trong đó các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng bị điều tra tới 4 – 5 vụ3. Cho đến nay, Việt Nam đang bị EU điều tra 1 vụ liên quan tới sản phẩm sợi tổng hợp. Có thể thấy các chương trình, chính sách ưu đãi đóng góp một phần quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, điều này càng quan

1 Số liệu thống kê về các biện pháp chống trợ cấp của Tổ chức Thương mại Quốc tế: http//wto.org

2 Số liệu thống kê về các biện pháp phòng vệ thương mại của Ủy ban Châu Âu (EC) năm 2013

3 Số liệu thống kê về các biện pháp chống trợ cấp của Tổ chức Thương mại Quốc tế: http//wto.org

trọng đối với các nước đang phát triển. Vì lý do đó, các quốc gia này là đối tượng thường xuyên của các vụ điều tra chống trợ cấp từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các vụ điều tra chống trợ cấp đối với các nước đang phát triển cũng bắt nguồn từ xu hướng xu hướng kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước), kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện), kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp)…của các nước phát triển.

2. Các vụ việc điều tra của Eu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc

2.1. Tổng quanTheo số liệu thống kê của EC4, tính đến đầu năm 2014,

EU đã khởi xướng 8 vụ điều tra chống trợ cấp đối với Trung Quốc, trong đó có 3 vụ việc không dẫn tới kết luận áp thuế và 3 vụ việc đang điều tra. Các vụ điều tra này liên quan đến sản phẩm xe đạp (4/2012), giấy phủ (coated fine paper) (4/2010), các sản phẩm sợi thủy tinh (glass fibre) (12/2013), thép mạ hữu cơ (2/2012), sợi tổng hợp PSF (12/2013), kính năng lượng mặt trời (4/2013), tấm pin mặt trời (11/2012), modem không dây (9/2010).

Bảng 2: Các vụ việc điều tra chống trợ cấp của Eu đối với Trung Quốc

năm Sản phẩm Biện pháp Tình trạng

2010

Giấy phủ (coated fine paper) Áp thuế Đã chấm dứt

Modem không dây (Wireless wide area networking modems)

Không áp thuế

Đã chấm dứt

(Nguyên đơn rút lại đơn

kiện)

2012

Xe đạp Không áp thuế

Đã chấm dứt (Nguyên đơn

rút lại đơn kiện)

Thép mạ hữu cơ (Or-ganic coated steel) Áp thuế Đã chấm dứt

Tấm pin mặt trời (Crys-talline silicon photovol-taic modules and key components)

Áp thuế Đã chấm dứt

2013

Các sản phẩm sợi thủy tinh (Glass fibre products)

Đang tiếp diễn

Kính năng lượng mặt trời (Solar glass)

Đang tiếp diễn

Sợi tổng hợp (Polyester staple fibres - PSF)

Đang tiếp diễn

2.2. Các vụ việc cụ thể 2.2.1. Vụ việc Modem không dây (2010) Ngày 2 tháng 8 năm 2010, nhà sản xuất modem không

dây diện rộng (WWAN) duy nhất của EU (Option NV), đại diện 100% tổng sản xuất của EU đã nộp đơn kiện tới EC đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản

4 Tổng hợp các vụ điều tra phòng vệ thương mại của EC đối với các nước, http://trade.ec.europa.eu/tdi/completed.cfm

Chuyên mụC

Page 17: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

phẩm này của Trung Quốc5. Trong thông báo khởi xướng,

EC điều tra một loạt các chương trình, chính sách của Chính phủ Trung Quốc, bao gồm: (1) Các chương trình thuế thu nhập (miễn, giảm thuế thu nhập, giảm thuế thu nhập đối với các ngành công nghệ cao hoặc mới, các khoản tín dụng thuế thu nhập cho các công ty sở hữu trong nước mua các thiết bị sản xuất nội địa); (2) Các chương trình thuế gián thu và thuế nhập khẩu (ví dụ, VAT và miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị); (3) Các chương trình cho vay ưu đãi (ví dụ, các khoản vay chính sách bao gồm cấp vốn xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng chính sách); (4) Các chương trình thưởng (ví dụ, Quỹ Phát triển ngành Điện tử và Thông tin), quỹ dự án đổi mới công nghệ của nhà nước, giải thưởng cho các thương hiệu nổi tiếng); (5) Chính phủ cung cấp hàng hóa thấp hơn giá trị thông thường (ví dụ, cung cấp quyền sử dụng đất) và (6) các chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương, bao gồm lợi ích dành cho các khu công nghiệp, khu đặc biệt.

Tuy nhiên ngày 26 tháng 10 năm 2014, nguyên đơn của vụ việc (Option NV) đã rút đơn kiện, theo đó vụ việc điều tra được chấm dứt và không có kết luận áp thuế6. Tương tự với vụ việc này, vụ điều tra chống trợ cấp đối với xe đạp năm 2012 cũng được chấm dứt do nguyên đơn rút lại đơn kiện7.

2.2.2. Vụ việc thép mạ hữu cơ (2012)8

Ngày 22 tháng 2 năm 2012, EC đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ hữu cơ nhập khẩu từ Trung Quốc theo đơn kiện của EUROFER (nguyên đơn) đại diện cho hơn 70% tổng sản lượng sản xuất thép mạ hữu cơ của EU.

5 Notice of initiation of an anti-subsidy proceeding concerning imports of wireless wide area networking (WWAN) modems originating in the People’s Republic of China (2010/C 249/08)

6 Commission Regulation (EU) No 209/2011 of 2 March 2011 on terminating the anti-dumping and anti-subsidy proceedings concerning imports of wireless wide area networking (WWAN) modems originating in the People’s Republic of China and terminating the registration of such imports imposed by Regulations (EU) No 570/2010 and (EU) No 811/2010

7 Commission Decision of 22 May 2013 on terminating the anti-subsidy proceeding concerning imports of bicycles originating in the People’s Republic of China (2013/227/EU)

8 Council Implementing Regulation (EU) No 215/2013 of 11 March 2013 on imposing a countervailing duty on imports of certain organic coated steel products originating in the People’s Republic of China

Bị đơn bắt buộc của vụ kiện bao gồm 02 nhóm công ty: Công ty TNHH Zhangjiagang Panhua Steel Strip (và các công ty liên kết gồm 4 công ty) và Công ty TNHH Zhejiang Huadong Light Steel Building Material (và các công ty liên kết gồm 1 công ty). Ngoài ra, có 01 công ty được EC chấp nhận điều tra dựa trên dữ liệu của chính công ty này, đó là Union Steel.

Các chương trình điều tra bao gồm khoảng 37 chương trình thuộc 9 nhóm chương trình như sau:

(i) Các chương trình liên quan đến việc Chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ thấp hơn giá trị thông thường (LTAR):

- Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn giá trị thông thường;

- Cung cấp quyền sử dụng đất thấp hơn giá trị thông thường;

- Cung cấp nước và điện thấp hơn giá trị thông thường;

(ii) Các khoản vay và lãi suất ưu đãi cho ngành sản xuất thép mạ hữu cơ

(iii) Các chương trình liên quan đến vốn cổ phần

(iv) Các chương trình thuế thu nhập và thuế trực tiếp:

- Chính sách thuế liên quan đến việc khấu trừ chi phí nghiên cứu và phát triển;

- Giảm thuế cho các khu vực miền Trung và miền Tây;

- Tín dụng thuế thu nhập để mua các thiết bị sản xuất trong nước;

- Chính sách thuế ưu đãi cho các công ty được khuyến khích là doanh nghiệp công nghệ cao và mới;

- Giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp tham gia vào việc sử dụng nguyên liệu toàn diện (“nguyên liệu đặc biệt”);

- Tín dụng thuế liên quan đến việc mua các thiết bị đặc biệt;

- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cho các doanh nghiệp trong khu vực Đông Bắc;

- Miễn thuế thu nhập cho việc đầu tư đổi mới công nghệ trong nước;

- Giảm đối với các loại thuế địa phương;

- Miễn thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs);

- Chương trình miễn và giảm thuế thu nhập địa phương cho các doanh nghiệp FIEs;

- Tín dụng thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FIEs mua thiết bị sản xuất trong nước;

- Trợ cấp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FIEs dựa trên vị trí địa lý.

(v) Các chương trình thuế gián thu và thuế nhập khẩu:

- Miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT cho các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa sử dụng thiết bị nhập khẩu trong các ngành công nghiệp được khuyến khích;

- Hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp FDI mua thiết bị sản xuất trong nước;

- Giảm thuế VAT đối với tài sản cố định trong khu vực miền Trung

(vi) Các chương trình thưởng:- Chương trình các thương hiệu hàng

đầu thế giới của Trung Quốc;- Chương trình các Thương hiệu

nổi tiếng;- Quỹ dự án công nghệ then chốt

của nhà nước;- Chương trình hoàn trả chi phí pháp

lý chống bán phá giá;(vii) Chương trình Chính phủ mua

hàng hóa cao hơn giá trị thông thường(viii) Các chương trình cấp địa

phương khác(ix) Các chương trình khác nêu trong

đơn kiệnChính phủ Trung Quốc và các nhà

xuất khẩu Trung Quốc đã trả lời bản câu hỏi cũng như đồng ý tham gia các buổi thẩm tra của EC. Tuy nhiên, trong các bản trả lời, Chính phủ Trung Quốc chỉ cung cấp nội dung trả lời liên quan đến các kế hoạch sử dụng bởi các nhà xuất khẩu được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc mà không trả lời liên quan đến các nhà sản xuất không được lựa chọn. Do đó, EC cho rằng Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp không được lựa chọn không cung cấp các thông tin cần thiết và kết luận rằng Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc không hợp tác theo Điều 28 của Quy chế Hội đồng về các biện pháp chống trợ cấp. Từ đó, EC sử dụng các dữ kiện sẵn có bất lợi để tính toán biên độ trợ cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng như sau: Công ty TNHH Zhangjiagang Panhua Steel Strip (và các công ty liên kết) nhận mức thuế 29.7% và Công ty TNHH Zhejiang Huadong Light Steel Building Material (và các công ty liên kết) nhận mức thuế 23.8%. Mức thuế dành cho Union Steel và các công ty hợp tác khác không được lựa chọn điều tra bằng mức thuế bình quân của hai bị đơn bắt buộc nêu trên là 26.8%. Mức thuế dành cho các công ty không hợp tác là 44.7%.

2.2.3. Vụ việc tấm pin mặt trời (2012)9

9 Council Implementing Regulation (EU) No 1239/2013 of 2 December 2013 imposing

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Ngày 8 tháng 11 năm 2012, EC đã khởi xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc vào EU theo đơn kiện của công ty EU ProSun (nguyên đơn) đại diện cho hơn 25% tổng sản lượng sản xuất pin mặt trời của EU.

Có 121 nhóm doanh nghiệp/doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc tham gia vào việc chọn mẫu của EC. Các công ty này chiếm hơn 80% tổng lượng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra của Trung Quốc. Căn cứ vào thông tin nhận được từ các doanh nghiệp này, EC đã lựa chọn 8 nhóm doanh nghiệp/doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc.

Các chương trình điều tra bao gồm khoảng 27 chương trình thuộc 5 nhóm chương trình như sau:

(i) Các khoản vay chính sách ưu đãi, tài trợ khác, bảo lãnh và bảo hiểm:

- Các khoản vay chính sách ưu đãi;- Cung cấp hạn mức tín dụng;- Chương trình tín dụng xuất khẩu;- Bảo lãnh xuất khẩu.(ii) Chương trình thưởng:- Quỹ phát triển nghiên cứu sản

phẩm xuất khẩu;- Trợ cấp cho việc phát triển “thương

hiệu nổi tiếng” và Chương trình Thương hiệu hàng đầu thế giới của Trung Quốc;

- Quỹ mở rộng các ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Ðông;

(iii) Các chương trình giảm và miễn thuế trực tiếp:

- Chương trình miễn thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs);

- Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp FIEs định hướng xuất khẩu;

- Hỗ trợ thuế thu nhập cho doanh nghiệp FIEs theo vị trí địa lý;

- Giảm thuế cho các doanh nghiệp FIEs mua sắm thiết bị sản xuất của Trung Quốc;

- Chiết giảm thuế cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp FIEs;

- Hoàn thuế để tái đầu tư lợi nhuận của các doanh nghiệp FIEs đối với các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu;

- Các chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FIEs được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao hoặc mới;

- Giảm thuế cho các doanh nghiệp công nghệ cao và mới tham gia vào các dự án được chỉ định;

a definitive countervailing duty on imports of crystalline silicon photovoltaic modules and key components (i.e. cells) originating in or consigned from the People’s Republic of China

- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cho các doanh nghiệp khu vực Đông Bắc;

- Chương trình thuế của tỉnh Quảng Đông.

(iv) Các chương trình thuế nhập khẩu và thuế gián thu

- Miễn thuế VAT và giảm thuế nhập khẩu cho việc sử dụng thiết bị nhập khẩu

- Giảm thuế VAT đối với các doanh nghiệp FIEs mua thiết bị sản xuất của Trung Quốc;

- Miễn thuế VAT đối với việc mua tài sản cố định theo chương trình quỹ phát triển ngoại thương;

(v) Chương trình chính phủ cung cấp hàng hóa thấp hơn giá trị thông thường:

- Chính phủ cung cấp silic đa tinh thể thấp hơn giá trị thông thường;

- Chính phủ cung cấp nhôm đúc thấp hơn giá trị thông thường;

- Chính phủ cung cấp kính thấp hơn giá trị thông thường;

- Chính phủ cung cấp năng lượng;- Chính phủ cung cấp đất và quyền sử

dụng đất thấp hơn giá trị thông thường.Vụ việc điều tra này liên quan đến

các cơ quan chính phủ của Trung Quốc đặc biệt là nhiều ngân hàng khác nhau, cụ thể: Ngân hàng Huaxia, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất khẩu nhập khẩu Trung Quốc, Công ty bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu (SINOSURE).

Chính phủ Trung Quốc và các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã trả lời bản câu hỏi cũng như đồng ý tham gia các buổi thẩm tra của EC. Tuy nhiên tương tự như trong vụ việc thép mạ hữu cơ nêu trên, trong quá trình trả lời các bản câu hỏi, Chính phủ Trung Quốc cho rằng EC đã tạo ra những gánh nặng không hợp lý đối với Chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng một số thông tin mà EC yêu cầu là rất khó, không cần thiết và Chính phủ Trung Quốc không có khả năng cung cấp được các thông tin này. Tuy nhiên, EC cho rằng tất cả các thông tin EC yêu cầu là cần thiết để cơ quan này xác định Chính phủ Trung Quốc có trợ cấp cho các doanh nghiệp hay không và các tài liệu cung cấp trong quá trình thẩm tra là cần thiết để cơ quan này xác minh tính chính xác của các thông tin trong bản trả lời của Chính phủ Trung Quốc. Trên cơ sở đó, EC cho rằng Chính phủ Trung Quốc không hợp tác trong quá trình điều tra và áp dụng quy định trong Điều 28 của Quy chế Hội đồng về các biện pháp chống trợ cấp. Từ đó, EC sử dụng các dữ kiện sẵn có bất lợi để tính toán biên độ trợ cấp trong một số chương trình bị điều tra.

Mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng như sau: Mức thuế từ 0% - 11.5% cho 8 nhóm công ty/công ty bị đơn bắt buộc. Các công ty không được lựa chọn điều tra nhưng hợp tác trong quá trình điều tra nhận mức thuế 6.4%. Mức thuế dành cho các công ty không hợp tác là 11.5%.

2.3. một số đánh giá và liên hệ với Việt nam

Các vụ điều tra chống trợ cấp của EC đối với Trung Quốc nêu trên cho thấy bắt đầu từ năm 2010, EC đã khởi xướng các vụ điều tra chống trợ cấp đối với Trung Quốc và với tần số lớn, trung bình 2-3 vụ/năm. Trong tổng số 5 vụ việc điều tra đã kết thúc, có 2 vụ việc được chấm dứt do nguyên đơn rút lại đơn kiện. Tuy nhiên, trong tổng số 3 vụ việc còn lại thì hầu hết mức thuế chống trợ cấp tương đối cao và EC đều kết luận rằng Chính phủ Trung Quốc không hợp tác trong quá trình điều tra, từ đó áp dụng các dữ kiện bất lợi để tính mức thuế chống trợ cấp. Kết quả này chỉ ra rằng khả năng EC kết luận một nước không hợp tác trong quá trình điều tra tương đối cao, đặc biệt trong bối cảnh quốc gia này lần đầu tiên bị EU điều tra chống trợ cấp và do đó chưa có kinh nghiệm để ứng phó với các vụ việc này. Trên cơ sở EU khởi xướng vụ điều tra đầu tiên đối với Việt Nam, các vụ việc nêu trên của Trung Quốc có thể là bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam. Theo đó, việc tích cực hợp tác của các cơ quan Chính phủ Việt Nam là cần thiết nhằm tránh việc EC sử dụng các dữ kiện bất lợi để tính mức thuế chống trợ cấp.

Đối với các chương trình bị điều tra, có thể thấy số lượng các chương trình điều tra của EC đối với Trung Quốc là tương đối lớn và có mức độ phức tạp cao, ví dụ như vụ việc Vụ việc thép mạ hữu cơ (2012) với 37 chương trình. Số lượng này lớn hơn nhiều so với các vụ điều tra của Hoa Kỳ và EU đối với Việt Nam (khoảng hơn 20 chương trình) tuy nhiên nhóm các chương trình điều tra thì hầu hết tương tự nhau.

nGuyễn hằnG nGa(Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài– Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Ngày 07 tháng 02 năm 2014, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã ký ban hành Luật Nông nghiệp 2014

(Agriculture Act 2014) thay thế cho Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) trước đây của Hoa Kỳ. Trước đó, Luật Nông trại 2008 đã hết hạn vào 30/9/2012, và được Quốc hội Hoa Kỳ gia hạn thêm 01 năm đến 01 tháng 10 năm 2013.

Về cơ bản, Luật Nông nghiệp 2014 so với Luật Nông trại 2008 đã đưa ra một số điều chỉnh trong chính sách nông nghiệp, trong đó có một số điều chỉnh được cho là có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam. Cụ thể là: (1) áp dụng định nghĩa rộng (broad definition) về cá da trơn có bao gồm cả cá tra và basa của Việt Nam1; (2) vẫn duy trì Chương trình giám sát cá da trơn và điều chuyển việc giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý2; (3) thay vì chỉ kiểm soát chất lượng, Hoa Kỳ sẽ kiểm soát cả vùng nuôi, quá trình chế biến và vận chuyển cá tra-basa của nước xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ3.

1 Agriculture Act 2014, Section 12106 (a)(1)

2 Agriculture Act 2014, Section 12106 (b)(1)

3 Agriculture Act 2014, Section 12106 (a)

gIớI ThIỆU LUẬT nÔng nghIỆp 2014 (agrIcULTUrE acT 2014) của hOa Kỳ VÀ những

QUY ĐỊnh MớI LIÊn QUan Đến ngÀnh xUấT KhẩU cÁ Tra-Basa của VIỆT naM

Tình hình xuất khẩu cá tra-basa của Việt nam vào hoa KỳViệt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra-basa sang Hoa Kỳ từ năm 1996. Nếu năm

1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn.

Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra của Việt nam sang hoa Kỳ từ 1996 - 2012

(Nguồn: Cơ quan Nghề cá Mỹ)

(2)

Chuyên MụC

Page 20: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Năm 2002, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và áp thuế tương đối cao đối với cá tra - basa nhập khẩu từ Việt Nam. Cho đến nay, vụ việc đã trải qua 9 đợt rà soát hành chính, và trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 gần đây nhất, Hoa Kỳ đã ra kết luận sơ bộ mức thuế áp dụng cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao từ 0,42 – 2,15 USD/kg.

Mặc dù vậy, sản lượng xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn rất lớn.Theo New York Times, trong năm 2012, cá tra-basa xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới hơn 60% thị phần cá tra-basa của Hoa Kỳ4.Số liệu từ Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy trong năm 2013, lượng cá tra-basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt 410.201 triệu USD, chiếm khoảng 22% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ 02 của Việt Nam, chỉ sau EU5.

Xuất khẩu cá tra của Việt nam năm 2013

Thị trường Tháng 12/2013

Thị phần (%)

Tăng (%)

Tháng 1 – Tháng 12/2013

Thị phần (%)

Tăng (%)

Eu 31.761 19.1 -7.0 385.418 21.9 -9.4hoa Kỳ 29.444 17.7 +28.1 380.757 21.6 +6.1aSEan 10.608 6.4 +15.0 124.813 7.1 +13.1Brazil 15.797 9.5 +41.9 121.839 6.9 +54.0mexico 11.387 6.8 +1.6 98.443 5.6 -3.0Trung Quốc &hong Kong 8.350 5.0 +18.2 91.114 5.2 +24.9

Hong Kong 3.211 1.9 -7.1 36.063 2.0 -14.6Colombia 6.406 3.8 +20.5 58.833 3.3 +12.5Saudi arabia 3.836 2.3 -17.9 48.805 2.8 -6.7Khác 49.046 29.4 +16.8 451.124 25.6 -8.2Total 166.636 100 +12.8 1,761.147 100 +1.0(Đơn vị: Triệu

USD)(Nguồn: VASEP)

Trong khi đó, những năm gần đây, người nuôi cá da trơn nội địa của Hoa Kỳ lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động gộp của việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi và cạnh tranh không chỉ từ Việt Nam, mà còn từ Trung Quốc. Cũng theo New York Times, ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ đã giảm 60% so với đỉnh cao của ngành vào hơn một thập kỷ trước, và trong vài năm trở lại đây, khoảng 20% doanh nghiệp nuôi cá da trơn tại Hoa Kỳ đã phải đóng cửa6.

Tác động của Luật nông nghiệp 2014 đến ngành xuất khẩu cá tra-basa của Việt nam

(1)Định nghĩa mới về cá da trơn có bao gồm cá tra-basa của Việt Nam:Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn thuộc bộ cá nheo (Siluriformes)

bao gồm nhiều họ khác nhau, trong đó có họ cá nheo Hoa Kỳ (Iclutaridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasidae). Họ Ictaluridae được nuôi trong các ao nước tĩnh ở các tiểu bang thuộc đồng bằng sông Mississipi, miền Nam nước Mỹ; trong khi họ Pangasidae được nuôi phổ biến dọc theo sông Cửu Long của Việt Nam.

Đến năm 2002, nhằm bảo vệ ngành nuôi cá da trơn nội địa và giúp người tiêu dùng Hoa Kỳ phân biệt loại cá da trơn nào được nuôi tại Hoa Kỳ, Luật Nông trại Hoa Kỳ 2002 đã quy định chỉ họ cá nheo Hoa Kỳ Iclutaridaemới được dán nhãn tên là ‘catfish’ – ‘cá da trơn’. Tất cả những họ khác của bộ Siluriformes, như Pangasiidae(cá

4 New Catfish Inspections are posing a problem for a Pacific Trade Act,http://www.nytimes.com/2013/11/14/us/politics/second-catfish-inspection-program-by-us-complicates-

pacific-trade-pact.html?_r=05 Vietnam pangasius exports in 2013,http://www.pangasius-vietnam.com/Daily-News/58_4919/Vietnam-pangasius-exports-in-2013.htm6 Ron Nixon 13 November 2013, New Catfish Inspections are posing a problem for a Pacific Trade

Act,http://www.nytimes.com/2013/11/14/us/politics/second-catfish-inspection-program-by-us-complicates-

pacific-trade-pact.html?_r=0

tra-basa của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm này) phải dùng tên gọi khác khi dán nhãn như là cá tra-basa.

Năm 2011, nhằm thực thi các điều khoản của Luật Nông trại 2008, USDA đã đưa ra dự thảo quy định liên quan tới chương trình giám sát cá da trơn và các sản phẩm từ cá da trơn của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Luật Nông trại 2008 quy định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phải đưa ra định nghĩa về các loại ‘cá da trơn’ nằm trong chương trình giám sát này. Dự thảo quy định đưa ra hai cách định nghĩa cá da trơn: (i) Một định nghĩa cũ theo Luật Nông nghiệp 2002, cá da trơn chỉ bao gồm nhóm Ictaluridae; (ii) Một định nghĩa khác về cá da trơn là gồm tất cả các loài trong họSiluriformes, bao gồm 3 nhóm loài chủ yếu trong các kênh thức ăn của con người hiện nay, là Ictaluridae, Pangasiidae, và Clariidae7.

Trong Luật Nông nghiệp 2014, ‘cá da trơn’ đã chính thức được định nghĩa theo cách thứ hai, như vậy, cá da trơn bao gồm cả cá tra-basa của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cá tra-basa của Việt Nam sẽ phải chịu chương trình giám sát nghiêm ngặt hơn của Hoa Kỳ.

(2) Giữ nguyên Chương trình giám sát cá da trơn và chuyển chức năng giám sát cá da trơn, trong đó có cá tra-basa của Việt Nam thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) sang USDA.

Chương trình Giám sát cá da trơn lần đầu được đưa vào Luật Nông trại 20088, nhưng như đã nói ở trên, vào thời điểm đó định nghĩa ‘cá da trơn’ của Hoa Kỳ chưa chính thức bao gồm cá tra-basa của Việt Nam. Cùng với định nghĩa mới về ‘cá da trơn’ trong Luật Nông nghiệp 2014, cá tra-basa của Việt Nam chính thức nằm trong các đối tượng bị điều chỉnh của Chương trình giám sát cá da trơn này.

Việc chuyển giao chức năng giám sát cá da trơn từ FDA sang USDA được cho là một biện pháp thắt chặt quản lý nhập khẩu đối với các dòng cá da trơn, vì ở thời điểm hiện tại, FDA đánh giá cá da trơn là loại thực phẩm nguy cơ thấp và chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát ở mức độ trung bình. Để tránh trùng lắp trong thực thi Luật Nông nghiệp mới với

7 USDA announces proposed rule for the Inspection of Catfish and Catfish products, http://www.globefish.org/usda-announces-proposed-rule-for-the-inspection-of-catfish-and-catfish-products.html;

8 Farm Bill 2008, Section 11016

Chuyên mụC

Page 21: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

việc điều chuyển Chương trình Giám sát cá da trơn từ FDA về cho USDA, hai cơ quan này sẽ phải làm việc cụ thể với nhau và phải ký một Biên bản Thỏa thuận (MOU) phân chia công việc cụ thể giữa hai cơ quan (cụ thể là giữa FDA và Cục An toàn giám định thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).9

Tuy nhiên, việc điều chuyển này vấp phải những luồng ý kiến trái chiều ngay trong chính nội bộ Hoa Kỳ.

Các tổ chức về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ như tổ chức phi chính phủ Giám sát Thực phẩm và Nước (Food and Water Watch) ủng hộ việc chuyển giao này vì cho rằng 2% tổng lượng thực phẩm nhập khẩu mà FDA đã tiến hành điều tra từ trước đến nay là một con số quá nhỏ. Nhà vận động hành lang, Tony Corbo của tổ chức này phát biểu: “Rất nhiều người nuôi cá da trơn nước ngoài trong quá trình chăn nuôi đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm bị cấm ở Hoa Kỳ”.10

Trong khi đó, Văn phòng Thanh tra Chính phủ Hoa Kỳ lại có ý kiến khác cho rằng cá da trơn nhập khẩu là nhóm thực phẩm có nguy cơ thấp và chương trình giám sát của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ “không thể nâng cao chất lượng an toàn của cá da trơn”.11 Ông Robert A. DeHaan, Phó chủ tịch Viện Thủy hải sản Hoa Kỳ phát biểu: “Chúng tôi rất thất vọng với những điều khoản mới ban hành trong Luật Nông nghiệp liên quan đến cá da trơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là công ty chúng tôi và các nhân viên của chúng tôi, những người phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu thủy hải sản từ nước ngoài sẽ ngừng đấu tranh để mang lại những sản phẩm hải sản có chất lượng tốt nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất”.12

Thượng nghị sỹ John McCain cùng 11 Thượng nghị sỹ khác cũng đã bảo trợ một đạo luật nhằm loại bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn khỏi Luật Nông nghiệp. Ông khẳng định: chỉ vì người

9 Agriculture Act 2014, Section 12106 (b)(4)

10 New Catfish Inspections are posing a problem for a Pacific Trade Act,

http://www.nytimes.com/2013/11/14/us/politics/second-catfish-inspection-program-by-us-complicates-pacific-trade-pact.html?_r=0

11 New Catfish Inspections are posing a problem for a Pacific Trade Act,

http://www.nytimes.com/2013/11/14/us/politics/second-catfish-inspection-program-by-us-complicates-pacific-trade-pact.html?_r=0

12 Cá da trơn Việt Nam bị Mỹ đưa vào chương trình thanh tra giám sát,

http://vtv.vn/Kinh-te/Ca-da-tron-Viet-Nam-bi-My-dua-vao-chuong-trinh-thanh-tra-giam-sat/102143.vtv

nuôi cá các bang phía Nam của Hoa Kỳ không muốn cạnh tranh với cá nhập khẩu mà thành lập Văn phòng giám sát cá da trơn tại USDA là một sự chồng chéo, lãng phí lớn vì từ trước tới nay FDA đã làmtốt việc này.13 Theo quy định mới, USDA sẽ phải chi 20 triệu USD cho văn phòng điều tra cá da trơn (chỉ có 4 nhân viên), cao hơn rất nhiều so với con số 700.000 USD mà FDA chi cho văn phòng của họ trong một năm.14

(3) Thay vì chỉ kiểm soát chất lượng, Hoa Kỳ sẽ kiểm soát cả vùng nuôi, quá trình chế biến và vận chuyển cá tra-basa của nước xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ

Luật Nông nghiệp 2014 quy định cá da trơn của các nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang hàng với mặt hàng này sản xuất tại Hoa Kỳ, từ quy trình sản xuất nuôi trồng, chất lượng sản phẩm đến việc đóng gói và xuất khẩu. Nói cách khác, quy định mới này làm cho người nuôi cá da trơn tại các nước khác vấp phải các kiểm soát ngặt nghèo và tốn kém khi phải xây dựng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn như tại Hoa Kỳ. Tại Hội nghị tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết Việt Nam sẽ phải mất từ 5 tới 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng cá tra Hoa Kỳ15.Cho dù hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của Hoa Kỳ hay các nước thuộc EU, nhưng nếu đặt lên bàn cân với ngành hàng cá da trơn của Hoa Kỳ thì vẫn có khoảng cách do hầu hết các khâu nuôi trồng, chế biến cá tra của Việt Nam vẫn chưa khép kín, nên các tiêu chuẩn về con giống và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hầu như bị bỏ ngỏ. Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, trước mắt đây là trở ngại lớn nhưng về lâu dài sẽ là động lực thúc đẩy cải cách, nâng cao chất lượng của cá tra

13 Cá da trơn Việt Nam bị Mỹ đưa vào chương trình thanh tra giám sát,

http://vtv.vn/Kinh-te/Ca-da-tron-Viet-Nam-bi-My-dua-vao-chuong-trinh-thanh-tra-giam-sat/102143.vtv.

14 New Catfish Inspections are posing a problem for a Pacific Trade Act, http://www.nytimes.com/2013/11/14/us/politics/second-catfish-inspection-program-by-us-complicates-pacific-trade-pact.html?_r=0

15 Tham tán bàn cách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_33767/Tham-tan-ban-cach-thuc-day-xuat-khau-thuy-san.htm

- basa Việt Nam.16

Kết luậnNói tóm lại, việc đưa ra định nghĩa

mới về cá da trơn và việc đặt Chương trình giám sát cá da trơn dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới ngành xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực thi Chương trình giám sát cá da trơnsẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Chính phủ Hoa Kỳ có cấp duyệt ngân sách cho chương trình này không.

Ngày 4 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Obama đã đệ trình dự thảo ngân sách năm tài khóa 2015 lên Quốc hội, theo đó sẽ không duyệt cấp ngân sách cho Chương trình giám sát cá da trơn. Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, dự thảo ngân sách này sẽ cần có được sự thống nhất của cả Thượng viện và Nghị viện Hoa Kỳ trước khi chính thức có hiệu lực áp dụng vào ngày 01 tháng 10 năm 2014 (đây là thời gian bắt đầu năm tài khóa 2015 của Hoa Kỳ). Nếu như lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ không thể đi đến thống nhất đối với dự thảo ngân sách nêu trên, thì việc thực thi ngân sách cho năm tài khóa 2015 sẽ dựa trên kế hoạch thực thi ngân sách của năm 2014 (trong kế hoạch thực thi ngân sách này không duyệt cấp ngân sách cho Chương trình giám sát cá da trơn). . .

Theo yêu cầu của Quốc hội Hoa Kỳ, trong vòng 60 ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành Luật Nông nghiệp 2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ phải công bố các quy định của Luật để thực thi. Như vậy, dự kiến đến ngày 9 tháng 4 năm 2014 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ phải hoàn tất việc công bố các quy định chi tiết của Luật Nông nghiệp mới.Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi và dựa trên tính chất khoa học, pháp lý của các điều kiện chi tiết được đưa ra sẽ có những đánh giá và phản ứng phù hợp.

Trần Thị Lan hươnG(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh)

16 Xuất khẩu cá tra vào Mỹ không đáng lo ngại,

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1372&Style=1&ChiTiet=76540

Chuyên MụC

Page 22: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Thực hiện lời kêu gọi, phát động của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương về tổ chức các hoạt

động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới: 15 tháng 3 năm 2014; trên cơ sở đồng thuận của UBND tỉnh Quảng Ninh; Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Quảng Ninh đã phối hợp cùng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội” tại Quảng Ninh vào ngày 19 tháng 3 năm 2014.

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh; lãnh đạo Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Quảng Ninh; lãnh đạo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cùng đông đảo đại diện các cơ quan, ban ngành của các huyện; đại diện doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan báo chí, truyền thông tại Quảng Ninh.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã nêu bật vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng; khẳng định giá trị của chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới năm 2014 tại Việt Nam. Ông Nguyễn Phương Nam cũng chia sẻ vắn tắt kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày 15 tháng 3 của nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời, thể hiện sự ấn tượng và đánh giá cao những hoạt động của Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Quảng Ninh trong thời gian vừa qua.

Trong nội dung chia sẻ của mình, ông Nguyễn Phương Nam cũng nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Được biết, trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm nay, rất nhiều thương hiệu uy tín đã chủ động đồng hành cùng Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện các hoạt động vì người tiêu dùng. Cụ thể tại Hội thảo này, đại diện các Công ty P&G Việt Nam (Procter & Gamble), Hệ thống siêu thị điện máy HC đã tham gia tài trợ và cùng với một số doanh nghiệp địa phương đã có nhiều chia sẻ, cung cấp

hỘI ThảO BảO VỆ QUYỀn LợI ngƯờI TIÊU Dùng LÀ TrÁch nhIỆM của TOÀn xã hỘI

TạI Tỉnh QUảng nInh, ngÀY 19 ThÁng 3 năM 2014

thông tin về chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang áp dụng tại các doanh nghiệp này.

Đặc biệt, tại Hội thảo lần này, Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Quảng Ninh đã phát hành rất nhiều tờ rơi tuyên truyền các quyền cơ bản của người tiêu dùng, trong đó công bố rõ địa chỉ và số điện thoại nóng để người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp khi gặp các vấn đề tiêu dùng.

Kết thúc Hội thảo, có đại biểu đã ghi nhận tầm quan trọng của sự kiện trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp, và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đại diện các bên đều hy vọng trong thời gian tới, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Quảng Ninh sẽ mang tới những hoạt động thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

TùnG BáCh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Tiếp sau ngành xây dựng và ngành dược phẩm, vận tải biển đã được lựa chọn là ngành chiến lược để

tuyên truyền và phổ biến pháp luật cạnh tranh trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về luật và chính sách cạnh tranh tại Việt Nam” giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản trong giai đoạn 2013-2014. Ngành vận tải biển hiện nay đang đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, vận chuyển trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, GDP của ngành vận tải biển chiếm khoảng tới 11%.

Trước đó, Cục QLCT đã phối hợp với Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản (JFTC) tổ chức 2 hội thảo tuyên truyền về cạnh tranh trong ngành vận tải biển tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và nhận được phản hồi rất tích cực từ phía doanh nghiệp tham dự.

Vừa qua, ngày 18 tháng 03 năm 2014, Cục QLCT đã phối hợp với Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản tổ chức hội thảo “Cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển – Kinh nghiệm Nhật Bản” tại thành phố Hải Phòng, nơi tập trung một số lượng khá lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, hàng hải. Hội thảo được chủ trì bởi Ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục QLCT. Tham dự hội thảo còn có ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam và ông Hiroyuki Yamashita, Chuyên gia của JFTC cùng các đại biểu là đại diện doanh nghiệp, cảng vụ, các sở, ban ngành liên quan hoạt

động trong lĩnh vực vận tải biển tại thành phố Hải Phòng.

Trong bài trình bày của mình, đại diện của Cục QLCT cho rằng hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động cạnh tranh trong ngành vận tải biển đã được ban hành đầy đủ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường. Trong lĩnh vực khai thác tàu, mức độ tham gia thị trường cao do các rào cản gia nhập thị trường ở mức trung bình, dẫn đến mức độ tập trung trên thị trường thấp. Tuy nhiên thị phần vận tải biển hiện nay đang do các hãng tàu biển nước ngoài chiếm lĩnh với khoảng 80% - 85%, trong đó đảm nhận 100% hàng đi châu Mỹ, châu Âu. Các hãng tàu Việt Nam chỉ có thể đảm nhận khoảng 15% - 20% hàng công-ten-nơ xuất nhập khẩu đến các thị trường Asean và Trung Quốc. Đối với lĩnh vực khai thác cảng biển, mức độ tập trung lại tương đối cao, chỉ số tập trung trong các năm gần đây luôn đạt trên 65%, là mức độc quyền nhóm, tập trung ở một số đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh là các cảng lớn như Cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn.

Có thể nhận thấy rằng, ngành vận tải biển đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những hãng tàu trong nước và nước ngoài đồng thời tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Về phía Cục Hàng Hải Việt Nam, Ông Bùi Thiên Thu - Phó Cục trưởng Cục Hàng Hải cho biết, hiện nay lĩnh vực vận tải biển đang gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế. Xu thế mua bán, sáp nhập trong ngành được dự báo cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, theo Ông Trịnh Thế Cường – Trưởng phòng dịch

vụ và vận tải biển, lĩnh vực vận tải biển Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập như: cơ cấu đội tầu còn nhỏ, tuổi tàu cao dẫn đến việc các hãng tàu Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước, còn có những bất cập trong cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển ngành vận tải biển…

Cũng trong chương trình Hội thảo, Ông Hiroyuki Yamashita đã chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh trong ngành vận tải biển tại Nhật Bản. Chuyên gia cũng khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển.

Kết thúc hội thảo Phó Cục trưởng Cục QLCT – Ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh một mặt cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan hàng hải và cơ quan cạnh tranh nhằm giám sát hoạt động cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp vận tải biển trong nước, mặt khác các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt được những hành vi của các doanh nghiệp khác có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường để báo cáo với cơ quan quản lý cạnh tranh để can thiệp kịp thời.

Hội thảo kết thúc và nhận được những ý kiến đánh giá rất cao của các đại biểu tham dự.

(Phòng Hợp tác quốc tế – Cục Quản lý cạnh tranh)

hỘI ThảO “canh Tranh TrOng Lĩnh Vực

VẬn TảI BIển - KInh nghIỆM nhẬT Bản”

Tổ chức TạI ThÀnh phố hảI phòng

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

LỄ MÍT-TInh hƯởng ứng

ngÀY QUYỀn của ngƯờI TIÊU Dùng

Thế gIớI năM 2014

Ngày 17 tháng 3 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công

Thương Hải Phòng tổ chức buổi lễ mít-tinh hưởng ứng hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Thế giới (15 tháng 3) do Bộ Công thương phát động với chủ đề “Quyền được an toàn của người tiêu dùng” nhằm hướng tới bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Tham gia sự kiện năm nay có ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương; ông Lê Minh Sơn – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng; ông Nguyễn Bình Minh - Chủ tịch Hội đo lường và bảo vệ người tiêu dùng Hải Phòng; cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đại diện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đặc biệt, tại sự kiện lần này có sự tham gia của các doanh nghiệp tiêu biểu: Vinamilk, MobiFone, Unilever và Coopmart Hải Phòng là các đơn vị tài trợ cho sự kiện. Đại diện các doanh nghiệp này phát biểu về những chính sách về bảo vệ người tiêu

dùng và phát triển của doanh nghiệp gắn với công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Phát biểu tại lễ mít tinh, ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh biểu dương những kết quả mà các Sở, ban ngành và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hải phòng đã làm được trong thời gian qua. Đồng thời, ông Nguyễn Phương Nam cũng nhấn mạnh: nhằm tiếp tục duy trì môi trường tiêu dùng lành mạnh và an toàn, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng cần chú trọng một số vấn đề sau: Thứ nhất, phải có một chính sách chiến lược toàn diện về bảo vệ người tiêu dùng; Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD phải được trang bị đầy đủ các công cụ pháp lý cần thiết, phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương về công tác quản lý và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan; Thứ ba, công tác bảo vệ NTD phải được xã hội hóa sâu rộng, trong đó vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD phải là trọng tâm, phải được thiết kế như những cơ quan có tổ chức, có tôn chỉ, có mục đích hoạt động trên cơ sở chức năng XH của mình; Thứ tư, NTD phải được giáo dục, được trang bị đầy đủ các kiến thức có liên quan để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Đỗ hùnG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại. Các vụ kiện này đã

gây ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, thể hiện ở sự tốn kém tài chính khi tham gia vụ việc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước nguy cơ xâm lấn của hàng nhập khẩu.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng trên phạm vị toàn cầu. Cho đến nay, chúng ta đang phải đối phó với 73 vụ kiên về phòng vệ thương mại, trong đó có 43 vụ kiện chống bán phá giá, 15 vụ tự vệ, 10 vụ chống lẩn tránh thuế và 5 vụ chống trợ cấp.

Số liệu các vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt nam giai đoạn 2000 - 2014

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, mặc dù là một quốc gia chủ yếu dựa vào xuất khẩu, trong đó 70% lượng xuất khẩu của Hàn Quốc vào các quốc gia mà Hàn Quốc đã đang tiến hành đàm phán FTA. Mặc dù vậy, trong các vụ kiện phòng vệ thương mại mức thuế áp đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc là khá thấp. Điển hình trong vụ kiện chống bán phá ống dẫn dầu của Mỹ, mức thuế áp cho 02 doanh nghiệp của Hàn Quốc là 0 % trong khi đó mức thuế áp cho công ty SeaH Steel Vina của Việt Nam là 111,47% do đã không hợp tác với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Có thể thấy rằng, nếu có sự chuẩn bị và phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp, cũng như có chiến lược

hỘI ThảO “ứng phó VÀ sử DỤng hIỆU QUả cÁc BIỆn phÁp phòng VỆ ThƯƠng MạI”

thống nhất sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiến hành khởi xướng điều tra 3 vụ việc phòng vệ thương mại và có 2 vụ tiến hành áp thuế, cụ thế đối với vụ điều tra tự vệ về dầu ăn mức thuế là 5% và giảm dần trong 4 năm. Đối với vụ việc chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội, mức thuế tạm thời là: Trung Quốc: 6,45% - 6,99%; Malaysia:14,38%, Indonesia: 12,03%, Đài Loan: 13,23% - 30,73%.

Chính vì vậy, nhằm giúp các doanh nghiệp có thể ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp cùng Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU- MUTRAP) đã tổ chức buổi Hội thảo “Ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại” tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 tháng 3 năm 2014. Tại các quốc gia phát triển, công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng khá phổ biến để bảo vệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự quan tâm đến công cụ này để có thể đối phó với việc xâm lấn nhanh của hàng nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ các quy định về trình tự thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện, tính toán biên độ phá giá, biên độ thiệt hại. Việc thu thập các số liệu về nhập khẩu, số liệu về giá bán của các nhà xuất khẩu vào thị trường Việt Nam cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Dự báo trong thời gian tới đây, khi chúng ta tham gia ký kết một số các hiệp định FTA lớn như: TPP, Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, ... , số lượng các vụ kháng kiện và khởi kiện về phòng vệ thương mại sẽ ngày càng gia tăng. Nếu các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt và có các biện pháp ứng phó kịp thời,chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước.

(Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Ngày 07 tháng 3 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp cùng Sở Công Thương Hà Giang

và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức Hội thảo “Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tại tỉnh Hà Giang. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh, Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, chuyên gia trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Nhật Bản cùng đại diện các sở, ban ngành, doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Hà Giang.

Tại Hội thảo, các giảng viên đã trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mối liên hệ giữa các hành vi cạnh tranh với quyền lợi người tiêu dùng. Theo ý kiến của chuyên gia Nhật Bản, một thị trường cạnh tranh lành mạnh và tự do là mục đích của nền kinh tế phát triển bền vững. Tại thị trường này, không chỉ

lợi ích của các doanh nghiệp được đảm bảo mà quyền lợi của người tiêu dùng cũng cần được phát triển tương xứng. Cụ thể, khi cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế diễn ra chuẩn mực, người tiêu dùng sẽ được hưởng nhiều lợi ích, từ việc giá thành cạnh tranh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng cao cho tới sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng phong phú và đa dạng hơn. Đồng quan điểm với chuyên gia Nhật Bản, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cũng nhấn mạnh vai trò và vị trí của hoạt động cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, để góp phần hình thành một xã hội văn minh, các doanh nghiệp cần tôn trọng quyền lợi của khách hàng, của người tiêu dùng và bản thân người tiêu dùng phải có ý thức tìm hiểu và nắm bắt các quyền lợi chính đáng của mình. Thông qua thời lượng của Hội thảo, các chuyên gia cũng đã cung cấp cho người tham dự

hỘI ThảO “cạnh Tranh VÀ BảO VỆ QUYỀn LợI ngƯờI TIÊU Dùng” TạI hÀ gIang

các nội dung chính của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Kết thúc buổi Hội thảo, nhiều câu hỏi đã được người tham dự đặt ra cho các chuyên gia. Trong đó, các đại biểu đặc biệt lưu ý về hoạt động tuyên truyền quy định pháp luật tại các huyện, xã thuộc vùng sâu, vùng xa của Hà Giang nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung; các vấn đề tiêu dùng liên quan đến hợp đồng giao kết qua mạng Internet, vấn đề bán hàng đa cấp bất chính tại các vùng sâu, vùng xa. Giải đáp các câu hỏi này, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh vai trò của UBND cấp huyện, cấp xã, vai trò của các ban quản lý chợ trong công tác tuyên truyền pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

TùnG BáCh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 27: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Các bên liên quan đến vụ việc chống bán phá giá bao gồm những tổ chức, cá nhân nào?

Trả lời:Theo quy định tại Điều 11, Pháp lệnh

chống bán phá giá, các bên liên quan đến quá trình điều tra bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

4. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự;

5. Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa tương tự;

6. Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

7. Tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước;

8. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

10. Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

11. Tổ chức, cá nhân khác mà quyền lợi và lợi ích của họ có liên quan đến quá trình điều tra (ví dụ, các nhà nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện

pháp chống bán phá giá,

luật sư đại diện c h o ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước…).

Câu hỏi 2: Luật sư có được quyền tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá hay không?

Trả lời:Luật sư có đủ điều kiện tham gia tố

tụng tại Tòa án theo quy định của pháp luật được người yêu cầu, người bị yêu cầu ủy quyền có quyền tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện.

Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá, luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

• Tham gia các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

• Xác minh, thu thập và cung cấp tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

• Nghiên cứu những tài liệu trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá;

• Được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá, trừ những thông tin được bảo mật, để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

• Giúp bên mà mình đại diện về mặt pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

• Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

• Không được tiết lộ bị mật điều tra mà mình biết khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

• Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Câu hỏi 3: Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá có những quyền nào khi tham gia giải quyết vụ việc chống bán phá giá?

Trả lời:Khi tham gia quá trình giải quyết vụ

việc chống bán phá giá, người yêu cầu có các quyền sau đây:

1. Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP;

2. Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP;

3. Tham gia phiên tham vấn;4. Ủy quyền cho luật sư thay mặt

mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

5. Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn kín theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP.

6. Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh chống bán phá giá.

an Bình (TổnG hợP)

HỎI - ĐÁP

Page 28: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

Tổng QUan VỀ phÁp LUẬT chống Trợ cấp, Thực TIỄn ĐIỀU Tra của LIÊn MInh châU âU (EU)

VÀ hOa Kỳi. BỐi CẢnh, mỤC ĐÍCh Và

PhẠm Vi CỦa ViệC nGhiên CỨu1. Bối cảnh của việc nghiên cứuKhi tự do thương mại trở thành vấn

đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết thương mại công bằng cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định về phòng vệ thương mại đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, pháp luật về chống trợ cấp luôn có vị trí quan trọng và được các quốc gia áp dụng để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp.

Các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã sử dụng các biện pháp chống trợ cấp như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước của mình. Đặc biệt, tại các thị trường quan trọng của thế giới như EU và Hoa Kỳ, các biện pháp này được tận dụng triệt để để bảo vệ ngành sản xuất trong khối/nước trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng hóa nhập khẩu. Theo thống kê của WTO, tính đến hết tháng 6 năm 2013, số lượng các vụ việc chống trợ cấp do các quốc gia Thành viên khởi xướng điều tra là 302 vụ. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia tiến hành khởi xướng điều tra

nhiều nhất với 119 vụ việc, Trung Quốc là quốc gia bị điều tra nhiều nhất với 45 vụ việc. Những mặt hàng bị khởi xướng điều tra tập trung vào kim loại cơ bản (Base metal) với số lượng 85 vụ việc.

Nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đang phát triển xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này trở thành đối tượng điều tra của các vụ việc chống trợ cấp, đồng nghĩa với việc có thể bị điều tra áp thuế với biên độ lớn, gây ra nguy cơ mất thị trường xuất khẩu.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi năm 2009 lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam (túi PE) bị kiện chống trợ cấp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị kiện trợ cấp và Chính phủ Việt Nam là bên bị kiện. Vụ kiện trở thành tiền lệ cho các vụ kiện chống trợ cấp khác của Hoa Kỳ nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam, bao gồm: Ống thép cuộn cacbon (2011), Mắc áo bằng thép (2012), Tôm nước ấm đông lạnh (2013).

Quan trọng hơn, cho đến nay, không chỉ có Hoa Kỳ mà Liên minh Châu Âu hiện cũng đang tiến hành khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (sản phẩm sợi tổng hợp 2014).

2. mục đích của việc nghiên cứuMục đích của bài nghiên cứu này là

cung cấp một cách nhìn tổng quan về hệ thống về pháp luật trợ cấp và thực tiễn điều tra của Liên minh châu Âu (EU) và so sánh với pháp luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ liên quan tới bản chất pháp lý và kinh tế của trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

Theo đó, bài nghiên cứu sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, các nguyên tắc chung trong áp dụng và thực tiễn hệ thống các quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc và áp dụng các biện pháp chống trợ cấp của EU và Hoa Kỳ.

- Đưa ra khuyến nghị cho Chính phủ, các nhà sản xuất/xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng của Việt Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện chống trợ cấp.

ii. TổnG Quan VỀ PháP LuẬT ChỐnG Trợ CẤP CỦa Eu

1. Cơ sở pháp lý hiện hànhHiện nay, các quy định pháp lý về

trợ cấp và thuế chống trợ cấp của EU tập trung ở Quy định của Hội đồng (EC) số 597/2009 ngày 11 tháng 6 năm 2009 về việc bảo vệ chống lại hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp từ các nước không phải thành viên của Cộng đồng Châu Âu. Quy định này được hệ thống hoá dựa trên nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau của EU và các điều ước

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

quốc tế mà EU là thành viên, bao gồm : (1) Điều 133 Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu; (2) Các quy chế thành lập tổ chức chung về các thị trường nông nghiệp và Các quy chế được thông qua phù hợp với Điều 308 của Hiệp ước (1) áp dụng với hàng hoá được sản xuất từ các sản phẩm nông nghiệp, và cụ thể là các điều trong các Quy định trên cho phép miễn trừ nguyên tắc chung về các biện pháp bảo vệ tại biên giới có thể được đơn phương thay thế bởi các biện pháp được nêu trong các Quy định này; (3) Quy định của Hội đồng (EC) số 2026/97 ngày 6 tháng 10 năm 1997 về việc bảo vệ chống lại hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp từ các nước không phải thành viên của Cộng đồng châu Âu ; (4) Kết quả cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương, thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); (5) Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO (Hiệp định WTO), được Hội đồng thông qua bằng Quyết định Số 94/800/EC ngày 22 tháng 12 năm 1994 kết luận thay mặt cho Cộng đồng Châu Âu, trong đó, không kể các vấn đề khác, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994), Hiệp định về Nông nghiệp, Hiệp định về việc thực thi Điều VI của GATT 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá – ADA) và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định trợ cấp – SCM).

2. Các nguyên tắc chung- Căn cứ tinh thần chung của WTO

và Hiệp định SCM, EU quy định 03 điều kiện để có thể áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào Khối: Tồn tại trợ cấp có thể đối kháng, tồn tại thiệt hại đáng kể hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể và mối quan hệ nhân quả.

Ngoài 3 điều kiện theo quy định của WTO, EU còn có thêm điều kiện: Lợi ích của Khối trong việc áp dụng thuế chống trợ cấp (nghĩa là phải có đa số các quốc gia Thành viên tán thành).

- Định nghĩa về trợ cấp của EU tương tự như trong Hiệp định SCM. Tuy nhiên, EU còn cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp cả đối với người chế biến (tạo thành phẩm) chứ không chỉ nhà sản xuất – là người nhận được trợ cấp (tạo nguyên liệu).

3. Cơ quan điều tra và tổ chức thực hiện

- Uỷ ban châu Âu (EC): Có nhiệm vụ tiến hành điều tra các vụ việc về trợ cấp của quốc gia ngoài EU, soạn thảo các quyết định cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp và được quyền quyết định áp dụng

thuế chống trợ cấp tạm thời. - Hội đồng Bộ trưởng EU: Quyết

định áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức dựa trên đề xuất của EC sau khi tham vấn Uỷ ban Tư vấn.

- Uỷ ban Tư vấn của EU: Chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tham vấn nội bộ liên quan đến quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.

- Hải quan quốc gia Thành viên trong khối nhập khẩu hàng chịu thuế chống trợ cấp chịu trách nhiệm thu thuế.

- Thủ tục kháng kiện về quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp: Trước tiên yêu cầu phải được trình lên Toà Sơ thẩm và sau đó mới đến Toà Tư pháp là toà án tối cao trong hệ thống pháp luật của EU.

4. Trình tự và thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp

Toàn bộ quá trình điều tra để quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp phải kết thúc trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được kéo dài quá 13 tháng, kể từ ngày bắt đầu tiến hành khởi xướng điều tra.

- Tiền khởi xướng: Thông thường, điều tra được bắt đầu tiến hành căn cứ trên hồ sơ yêu cầu điều tra của một ngành sản xuất hoặc của đại diện ngành đó. Tuy nhiên, một vụ việc chống trợ cấp cũng có thể được chính EC khởi xướng. Việc phân tích hồ sơ yêu cầu và ra quyết định khởi xướng điều tra sẽ được EC tiến hành trong vòng 45 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp nếu có đủ bằng chứng.

- Khởi xướng điều tra: Sau khi chính thức thông báo tiến hành điều tra, bản câu hỏi điều tra được gửi cho tất cả các bên liên quan. Nhà xuất khẩu ngoài nghĩa vụ trả lời bản câu hỏi điều tra còn được yêu cầu cho biết ý kiến nhận xét về thiệt hại mà ngành sản xuất của EU phải gánh chịu. Việc thẩm tra tại chỗ (on-spot investigation) được thực hiện sau khi cơ quan điều tra xử lý các bản trả lời câu hỏi điều tra. EC cũng tiến hành quyết định nội bộ, tham vấn và dịch sang ngôn ngữ của các Thành viên của EU.

- Kết luận sơ bộ (biện pháp tạm thời): Biện pháp tạm thời (nếu có) phải được ban hành trong vòng 9 tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra. Khi kết luận sơ bộ đã được đưa ra, một văn bản tóm tắt các kết luận này sẽ được gửi tới các quốc gia Thành viên và được thảo luận tại cuộc họp của Uỷ ban Tư vấn. Nếu chứng minh được là hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp và hậu quả là thiệt hại với ngành sản xuất của Khối, thuế chống trợ cấp tạm thời sẽ được áp dụng. Các bên liên

quan sẽ nhận được bản kết luận sơ bộ công khai về vụ việc.

- Kết luận chính thức thuế chống trợ cấp được áp dụng theo quyết định của Hội đồng châu Âu dưới hình thức quy định đăng trên Công báo, thông thường sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm. Thay vì chịu thuế chống trợ cấp, quốc gia xuất khẩu có thể cam kết loại bỏ hoặc hạn chế trợ cấp, cam kết điều chỉnh tăng giá sản phẩm hoặc ngừng xuất khẩu sang thị trường thuộc đối tượng điều tra.

EU quy định có ba hình thức rà soát là rà soát giữa kỳ, cuối kỳ và rà soát nhanh (hay rà soát nhà xuất khẩu mới). Quy định trên của EU cụ thể hơn so với Hiệp định SCM.

* Một số vấn đề khác- Nguyên tắc “Áp dụng thuế thấp

hơn” hiện tại chưa được áp dụng thực tế trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của EC.

- EU cho phép “chọn mẫu” (sampling) trong trường hợp số lượng các bên liên quan hoặc các giao dịch quá lớn.

- Điều tra “chống lẩn tránh thuế”được tiến hành trong trường hợp các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận để không phải đóng mức thuế bị áp, như là: (i) tạo ra sự thay đổi nhỏ để sản phẩm xuất khẩu dưới mã HS khác và không phải chịu thuế bị áp; (ii) chuyển tải sang nước thứ 3 để tránh bị áp thuế; và (iii) gian lận để xuất khẩu hàng hóa thông qua một bị đơn khác được áp mức thuế thấp hơn..

- Ngoài ra, EU còn có một số quy định rộng và chi tiết hơn quy định SCM như: Điều tra bồi hoàn thuế chống trợ cấp được tiến hành giống như điều tra giữa kỳ; phương pháp tính giá trị trợ cấp để áp dụng thuế chống trợ cấp của EU là căn cứ vào lợi ích đem lại cho đối tượng được nhận trợ cấp trong thời kỳ điều tra về trợ cấp; các khoản phí, lệ phí mang tính bắt buộc mà đối tượng nhận trợ cấp phải chi trả trực tiếp cho chính phủ trong giai đoạn điều tra để đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp được trừ khỏi giá trị trợ cấp; sử dụng khái niệm rất rộng về “tính riêng biệt”; cách tính giá trị trợ cấp căn cứ vào giá trị lợi ích thực sự rất phức tạp và khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi biện pháp trợ cấp đang bị điều tra.

(Xem tiếp kỳ sau)PhùnG Gia ĐỨC

(Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài

- Cục Quản lý cạnh tranh)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

hoạt động: Ủy ban Châu Âu (EC) thẩm tra tại chỗ Chính phủ Việt Nam (cấp trung ương và địa phương) liên quan đến vụ việc điều tra chống trợ cấp sản phẩm sợi.

Thời gian: 19/5-23/5nội dung: EC thẩm tra tại chỗ các Bộ ngành

liên quan (Cục QLCT làm đầu mối phối hợp tổ chức)Thành phần/Dự án: EC, Bộ: Công Thương,

Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển. UBND và các Sở có liên quan của Thái Bình, Quảng Ninh, luật sư tư vấn

Địa điểm: Bộ Công Thương, UBND Thái Bình, Quảng Ninh

hoạt động: Đào tạo ngắn hạn tại Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản theo khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về luật và chính sách cạnh tranh tại Việt Nam”

Thời gian: 18-31/05/2014nội dung: Quy trình kỹ thuật điều tra các vụ

việc cạnh tranhThành phần/Dự án: Các cán bộ cục Quản lý

cạnh tranhĐịa điểm: Nhật Bản

hoạt động: Dự kiến Phiên họp của Nhóm Công tác giải trình Kinh tế thị trường Việt Nam- EU

Thời gian: nội dung: Phiên họp thường niên Nhóm Công

tác giải trình Kinh tế thị trường Việt Nam- EUThành phần/Dự án: EC, Thành viên Nhóm

Công tác gồm các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên môi trường, Ngân hàng Nhà nước,Bộ Khoa học công nghệ( Cục Sở hữu trí tuệ), Kiểm toán Nhà nước, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Tòa án nhân dân

Địa điểm: Bộ Công Thương

1

32

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 4 - 2 0 1 4

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 31: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: Thực tiễn điều tra các vụ việc chống Trợ cấp của EUvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_44_VN_preview.pdfđề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản