50
THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ 1 THANH TNH KINH Thái Thượng Đạo TChúng tôi nhận được bản soft copy “Thanh Tnh Kinh” là nhờ Ngô MHnh Biên Hòa đã bỏ công copy và gi cho chúng tôi. Nhn thy giá trquý báu ca quyn Kinh, chúng tôi phát nguyn đánh lại vào máy vi tính để có thđưa lên mạng phân phát cho mi người cùng đọc và tìm hiu. Vì đánh máy lại nên e rng không tránh khỏi được nhng li lm. Xin quí vđộc ginim tình tha thvà đồng thi xin chbo nhng chsai lầm để chúng tôi có thsa cha và btúc. Xin chân thành cm t, Viễn Lưu, Jul/14/2014. Email: [email protected] LI TA --oOo-- Xưa Hồng Mông phân phán Âm Dương mới phân, khí nhtrong ni lên làm TRI, khí nặng đục lng xuống làm ĐẤT, còn trong đục ln xn nhau, hip lại nhau mà thành NGƯỜI. Tượng con người bm Càn Khôn giao ly mà thành TÁNH, chu khí Âm-Dương giao cảm nhau mà nên hình, nhNgũ-Hành hóa nuôi, mà năm Tạng, năm Đức, năm Linh do đó mà trọn vy. Liệt nơi phẩm TAM-TÀI và linh hơn muôn vật, Thế-Gian mà khó đặng ấy, là thân Người, còn con người mà khó đặng y là cái ĐẠO vy. Vlại con người cùng TRI-ĐẤT cũng đồng tài. Mà chẳng đặng lâu dài như trời-đất là sao vy? Đều bi ti chng biết ltiêu trưởng vậy, còn NGƯỜI cùng TIÊN- PHT cũng đồng hình vóc mà chẳng đặng siêu chứng như TIÊN- PHT là ti sao vy? Đều bi chng biết cái ĐẠO TIÊN-THIÊN vy. Nếu chng biết cái ltiêu-trưởng và cái ĐẠO TIÊN-THIÊN, thì cõi Thiên-Đường bít ngõ, cửa Địa-Ngc mra vy. Đức thái-thượng đạo-tthành đạo trên TRI, chng ngôi thanh-tnh, ý mun mỗi người đều thành ĐẠO, đặng chung hưởng thanh-tnh, nên mi bày Kinh THANH-TNH, diễn phép trường sanh, lưu truyền trong Thiên-H, đặng hóa tỉnh nguyên nhơn, kinh này dạy vn rt ddàng, và huyn diu, thit là một cái bè báu, để độ người và là mt cái búa vớt, để chém nhng BÀNG-MÔN tđạo vậy. Như ai mà có thiện duyên gặp đặng kinh này, mi thit là tam sanh hu hnh khá tua ra tai cũng đọc chín chn mà soi xét, nếu lúc nào chng xem thì phải để trên THN-ĐƯỜNG thì có lục đinh, lục giáp, gitìn li hay trn trạch đuổi tà, còn sm ti trì tụng, thì cũng đặng tiêu tai gii ách, tu nhơn tích đức, cảm động lòng TRI, thì sgp Minh-Sư, phải h

THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

1

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

Chúng tôi nhận được bản soft copy “Thanh Tịnh Kinh” là nhờ cô

Ngô Mỹ Hạnh ở Biên Hòa đã bỏ công copy và gửi cho chúng tôi.

Nhận thấy giá trị quý báu của quyển Kinh, chúng tôi phát nguyện

đánh lại vào máy vi tính để có thể đưa lên mạng phân phát cho mọi

người cùng đọc và tìm hiểu.

Vì đánh máy lại nên e rằng không tránh khỏi được những lỗi lầm.

Xin quí vị độc giả niệm tình tha thứ và đồng thời xin chỉ bảo những

chỗ sai lầm để chúng tôi có thể sửa chữa và bổ túc.

Xin chân thành cảm tạ,

Viễn Lưu, Jul/14/2014.

Email: [email protected]

LỜI TỰA

--oOo--

Xưa Hồng Mông phân phán Âm Dương mới phân, khí nhẹ trong

nổi lên làm TRỜI, khí nặng đục lắng xuống làm ĐẤT, còn trong

đục lộn xộn nhau, hiệp lại nhau mà thành NGƯỜI.

Tượng con người bẩm Càn Khôn giao lấy mà thành TÁNH, chịu

khí Âm-Dương giao cảm nhau mà nên hình, nhờ Ngũ-Hành hóa

nuôi, mà năm Tạng, năm Đức, năm Linh do đó mà trọn vậy.

Liệt nơi phẩm TAM-TÀI và linh hơn muôn vật, ở Thế-Gian mà

khó đặng ấy, là thân Người, còn con người mà khó đặng ấy là cái

ĐẠO vậy.

Vả lại con người cùng TRỜI-ĐẤT cũng đồng tài. Mà chẳng đặng

lâu dài như trời-đất là sao vậy?

Đều bởi tại chẳng biết lẽ tiêu trưởng vậy, còn NGƯỜI cùng TIÊN-

PHẬT cũng đồng hình vóc mà chẳng đặng siêu chứng như TIÊN-

PHẬT là tại sao vậy?

Đều bởi chẳng biết cái ĐẠO TIÊN-THIÊN vậy. Nếu chẳng biết

cái lẽ tiêu-trưởng và cái ĐẠO TIÊN-THIÊN, thì cõi Thiên-Đường

bít ngõ, cửa Địa-Ngục mở ra vậy. Đức thái-thượng đạo-tổ thành

đạo trên TRỜI, chứng ngôi thanh-tịnh, ý muốn mỗi người đều

thành ĐẠO, đặng chung hưởng thanh-tịnh, nên mới bày Kinh

THANH-TỊNH, diễn phép trường sanh, lưu truyền trong Thiên-Hạ,

đặng hóa tỉnh nguyên nhơn, kinh này dạy vốn rất dễ dàng, và huyền

diệu, thiệt là một cái bè báu, để độ người và là một cái búa vớt, để

chém những BÀNG-MÔN tả đạo vậy. Như ai mà có thiện duyên

gặp đặng kinh này, mới thiệt là tam sanh hữu hạnh khá tua rửa tai

cũng đọc chín chắn mà soi xét, nếu lúc nào chẳng xem thì phải để

trên THẦN-ĐƯỜNG thì có lục đinh, lục giáp, giữ tìn lại hay trấn

trạch đuổi tà, còn sớm tối trì tụng, thì cũng đặng tiêu tai giải ách, tu

nhơn tích đức, cảm động lòng TRỜI, thì sẽ gặp Minh-Sư, phải hạ

Page 2: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

2

mình cầu chỉ cái máy mầu nhiệm TIÊN-THIÊN-ĐẠO cả, chiếu-y

theo kinh này mà tu luyện, hễ công quả mà đầy đủ thì sẽ có Đơn

Thơ hạ chiếu, chừng ấy mới cổi xác thăng thiên, ở Đạo NHO thì

thành THÁNH, ở Đạo THÍCH thì thành PHẬT, ở Đạo TIÊN thì

thành TIÊN, tiêu diêu thanh-tịnh muôn kiếp hằng còn, như vậy mới

chẳng uổng một lần đầu thai qua phương đông, cũng chẳng phụ

lòng lành của Đức THÁI-THƯỢNG LÃO-QUÂN độ người vậy.

--oOo--

Page 3: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

3

Page 4: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

4

Thái Thượng Thanh Tĩnh Kinh

Lão Quân viết: Đại Đạo vô hình sinh dục Thiên Địa

Đại-đạo vô tình vận hành Nhật Nguyệt

Đại-đạo vô danh trưởng dưỡng vạn vật.

Ngô bất tri kỳ danh, cường danh viết Đạo.

Phù Đạo giả, hữu thanh hữu trược.

Hữu động hữu tĩnh. Thiên thanh Địa trược.

Thiên động Địa tĩnh. Nam thanh Nữ trược.

Nam động Nữ tĩnh, giáng bản lưu mạt.

Nhi sinh vạn vật.

Thanh giả trược chi nguyên. Động giả tĩnh chi cơ.

Nhân năng thường thanh tĩnh.

Thiên Địa tất giai quy.

Phù nhân Thần háo thanh nhi tâm nhiễu chi

Nhân tâm háo tĩnh nhi dục khiên chi.

Thường năng khiển kỳ dục nhi tâm tự tĩnh.

Trừng kỳ tâm nhi Thần tự thanh.

Tự nhiên lục dục bất sinh, tam độc tiêu diệt.

Sở dĩ bất năng giả vi tâm vị trừng.

Dục vi khiển dả, năng khiển chi giã.

Nội quan kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm.

Ngoại quan kỳ hình, hình vô kỳ hình.

Viễn quan kỳ vật, vật vô kỳ vật

Tam giả kỳ ngộ, duy kiến ư không.

Quan không diệc không, không vô sở không

Sở không ký vô, vô vô diệc vô.

Vô vô ký vô.

Trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở tịch.

Dục khởi năng sinh, dục ký bất sinh.

Tức thị chân tĩnh, Chân thường ứng vật.

Chân thường đắc tính, thường ứng thường tĩnh.

Page 5: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

5

Thường thanh tĩnh hỹ.

Như thử thanh tĩnh, tiệm nhập chân đạo

Kỳ nhập Chân Đạo, Danh vi đắc Đạo

Tuy danh đắc Đạo, thật vô sở đắc.

Vi hóa chúng sanh, danh vi đắc Đạo.

Năng ngộ chi giả, khả truyền Thánh Đạo.

Lão Quân viết:

Thượng sĩ vô tranh, hạ sĩ háo tranh.

Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức.

Chấp trước chi giã, bất minh đạo đức.

Chúng sanh sở dĩ bất đắc.

Chân Đạo giã vi hữu vọng tâm.

Ký hữu vọng tâm tức kinh kỳ thần.

Ký kinh kỳ thần tức trước vạn vật.

Ký trước vạn vật tức sanh tham cầu.

Ký sinh tham cầu, tức thị phiền não.

Phiền não vọng tưởng ưu khổ thân tâm.

Tiện tao trược nhục, lưu lãng sanh tử.

Thường trầm khổ hải, vĩnh thất Chân Đạo

Chân Thường chi Đạo, ngộ giã tự đắc.

Đắc ngộ Đạo giã, thường thanh tĩnh hỷ.

THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN

Thuyết thường THANH-TỊNH Kinh

-Chung-

LỜI BÌNH CỦA CÁC VỊ CHƠN NHƠN --oOo--

ÔNG TIÊN NHƠN CÁC CÔNG nói rằng:

Ta mà đặng Chơn-Đạo là vì ta từng tụng kinh này muôn lần, kinh

này vốn là chỗ tập bực Tiên-Nhơn, chẳng truyền cho kẻ hạ sĩ, xưa

ta trao kinh này nơi ĐÔNG-BA ĐẾ-QUÂN, ĐÔNG-BA ĐẾ-

QUÂN trao đó nơi Kim-Khuyết Đế-Quân, Kim-Khuyết Đế-Quân

trao đó nơi Tây-Vương-Mẫu, từ Tây-Vương-Mẫu đến sau, đều lấy

miệng truyền nhau, chớ chẳng biên văn tự, ta nay biên ra đây mà

lưu truyền nơi Đời, nếu bực Thượng-Sĩ mà hiểu đặng thì thăng làm

bực Thiên Cung, bực trung-sĩ mà tu thăng Nam-Cung Liệt-Tiên,

bực hạ-sĩ mà đặng đó thì sống lâu trên đời, du hành trong Tam-Giáo

thăng vào bực Kim-Môn.

ÔNG TẢ HUYỀN CHƠN NHƠN nói rằng:

Những người học Đạo mà trì tụng kinh này thì có thập thiện

THIÊN-THẦN ủng hộ thân mình, sau rồi Ngọc Phù bảo hộ, Thần

Kim dịch luyện hình, hình THẦN tròn sáng cùng Đạo hiệp chơn.

ÔNG CHÁNH NHỨT CHƠN NHƠN nói rằng:

Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn,

các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI

chầu lạy bực CAO NHƠN, công đầy đức đủ cảm đến ĐẾ-QUÂN,

tụng trì chẳng thối chí, thì THẦN bay lên TỪ VÂN.

ĐỨC THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN Trước kinh

ÔNG THỦY TINH TỬ giải nghĩa

VÔ CỰC: Phẩm Thứ Nhứt (1):

THÁI-THƯỢNG LÃO-QUÂN viết:

Đại-đạo vô hình sanh dục THIÊN-ĐỊA

Đại-đạo vô tình vận hành NHỰT-NGUYỆT

Page 6: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

6

Đại-đạo vô danh trưởng dưỡng VẠN-VẬT

Nghĩa là: Ông LÃO QUÂN nói rằng: Đạo cả không hình sanh

dưỡng trời-đất, Đạo cả không tình xoay vần mặt NHỰT mặt

NGUYỆT, Đạo cả không tên hóa nuôi VẠN-VẬT.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng: chữ LÃO QUÂN viết là: LÃO là

cung CÀN khí dương vậy, chữ QUÂN là tánh dương vậy, chữ viết

là nói rằng: vả lại LÃO-QUÂN ra đời chẳng biết gốc ở đời nào. Từ

khi hỗn độn phân chia ra TRỜI-ĐẤT cho đến nay đời nào mà

NGÀI chẳng ra, trước đời TAM-HOÀNG gọi Ngài là VẠN PHÁP

THIỀN SƯ. Giữa đời TAM HOÀNG gọi Ngài là BÀN CỔ

THUẦN DƯƠNG, cuối đời TAM HOÀNG gọi Ngài ông UẤT

HUÊ TỬ, thuở vua HIÊN-VIÊN gọi Ngài là ông QUẢNG THÀNH

TỬ, thiên biến vạn hóa khó kể ra cho xiết, hoặc hóa ra Ông

THÁNH ĐẠO NHO, hoặc hóa ra Ông PHẬT ĐẠO THÍCH, hoặc

hóa ra ông TIÊN, ẩn hiện khó lường cho đặng, hoặc bày kinh CẢM

ỨNG, hoặc trước kinh ĐẠO ĐỨC hoặc bày kinh THANH TỊNH

công đức vô biên.

Câu: ĐẠI ĐẠO VÔ HÌNH ấy là:

Chữ ĐẠI là không ngoài, không vật chi mà lọt ra ngoài đặng vậy,

chữ ĐẠO là đàng chí thiện, chữ VÔ là KHÔNG, không cùng,

không tột, chữ HÌNH là dấu tích. Vả lại Đạo cả ấy là Ngươn khí lúc

Hồng Mông chưa phân nên, nào có hình chất mà thấy được vậy.

Câu: SANH-DỤC THIÊN-ĐỊA ấy là:

Chữ SANH ấy là sanh hóa, chữ DỤC là hàm dưỡng, chữ THIÊN

là Trời, TRỜI là khí Dương, chữ ĐỊA là Đất, ĐẤT là khí Âm, mà

TRỜI ĐẤT do bởi ĐẠO cả mà sanh ra đó vậy.

Mỗi lần gặp TUẤT HỢI, hai khí hội lại là khí hỗn độn, khí hỗn

độn tức là khí VÔ-CỰC vậy, mà VÔ-CỰC là nguồn cội thanh-tịnh

vậy, chờ qua nửa hội TÝ, tịnh cực rồi mới phát động mà sanh khí

dương, khí DƯƠNG nổi lên mà làm TRỜI, ở nơi người là khiếu

HUYỀN QUAN, chờ qua nửa hội SỬU động cực rồi mới tịnh mà

sanh khí ÂM, khí ÂM lóng xuống dưới mà làm ĐẤT, ở nơi người

là khiếu ĐƠN ĐIỀN nên gọi rằng: TRỜI mở hội TÝ, ĐẤT mở hội

SỬU vậy.

Câu: ĐẠI ĐẠO VÔ TÌNH ấy là:

Cái Đạo thuộc khí TIÊN THIÊN, trong không lời, không tiếng,

chữ “Tình” vốn thuộc khí HẬU THIÊN hữu tác, hữu vi, chữ “Vô

Tình” là cái Đạo vô vi vậy.

Câu: VẬN HÀNH NHẬT NGUYỆT ấy là:

Chữ “VẬN” là xoay vần, chữ “HÀNH” là châu lưu, “NHỰT” là

kim ô, chữ “NGUYỆT” là Ngọc thố, mặt NHỰT là Quái Ly, có khi

nóng, khi lạnh, qua lại thay đổi, mặt NGUYỆT thuộc Quái Khảm

nên có khi đầy, khi vơi, khi tròn, khi khuyết, ở nơi người là:

THÁNH NHỰT, THÁNH NGUYỆT hằng soi sáng chốn KIM

ĐÌNH.

Câu: ĐẠI ĐẠO VÔ DANH ấy là:

Chữ “DANH” ấy là danh mục Tiên Thiên Đạo cả, vốn không

hình, không tượng, không trước, không sau, không đầu, không đuôi

nên nào có tên chi.

Câu: TRƯỞNG DƯỠNG VẠN VẬT ấy là:

Chữ “TRƯỞNG” là sanh, chữ “DƯỠNG” là dưỡng dục, chữ VẠN

VẬT là thai, noãn, thấp, hóa, và những loài côn trùng, thảo mộc,

đều nhờ khí TIÊN THIÊN mà sanh ra đó vậy. Người đời mà không

khứng hồi đầu, tìm hỏi cầu bực chí Nhơn, chỉ thị TRỜI-ĐẤT trong

mình mình, NHỰT NGUYỆT trong mình mình, mà trau cái đạo

không hình, không tình, không tên, luyện thuốc tinh báu, khí báu,

thần báu đặng trở lại cung THÁI THANH, THƯỢNG THANH,

NGỌC THANH chứng quả bực THIÊN TIÊN, KIM TIÊN, THẦN

TIÊN, muôn kiếp hằng còn, chỗ tốt đến bực ấy, còn chi vui hơn mà

chẳng làm vậy.

Page 7: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

7

MỘC CÔNG TỔ SƯ đề thi:

Đạo Đức Tiên Thiên diễn diệu huyền,

Kinh cao một bộ để lưu truyền,

Cầu Thầy chỉ rõ đường sanh tử,

Đặng mối gắng tu HỐNG với DIÊN.

Thảy thảy đồng lên đường thanh tịnh,

Người người chung bước Thể Vân Liên,

Trong Cung Vô Cực TRỜI phong tước,

Khoái lạc tiêu diêu tự toại TIÊN.

HỰU

Nhờ đức thiên tôn giải phép mầu,

Bao gồm trời đất vật đâu đâu.

Cầu Thầy chỉ phác đường sanh tử,

Đắc lý cần tu long hổ đầu.

Phật, pháp, tăng, đồng thanh tịnh cảnh,

Khí thần tinh hiệp thể vân lầu.

Nương cung trung đợi trên ban chiếu,

Thế giới ba ngàn một mối thâu.

* * * * *

HOÀNG CỰC: Phẩm Thứ Hai (2):

Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết đạo, phù đạo giã, hữu

thanh, hữu trược, hữu động, hữu tịnh, thiên thanh, địa trược,

thiên động, địa tịnh.

Nghĩa là: ta chẳng biết cái tên gắng gượng để tên là “Đạo” vả lại

Đạo ấy có đục, có trong, có động, có tịnh, Trời trong, Đất đục, Trời

động, Đất tịnh.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Page 8: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

8

Ta chẳng biết cái tên ấy là: chữ “TA” là ông THÁI THƯỢNG tự

thán Đạo cả vốn không hình, không tượng, mà định, không tên,

không sắc, mà độ, do bởi gắng gượng để tên là “Đạo” vả lại “Đạo”

tuy nói rằng: gắng gượng mà để tên, nếu lấy nghĩa mà suy ra, thì

thiệt là chẳng phải là gắng gượng vậy. Tại sao vậy? vì Ông

THƯỢNG KIẾT PHU TỬ 1

gầy dựng mà viết ra chữ Đạo, thì trước

hết phải chấm hai chấm (“) chấm bên tả là Thái Dương, chấm bên

hữu là Thái Âm, dường như khí Thái Cực và khí Âm Dương ôm

nhau vậy. Ở nơi TRỜI là Nhựt Nguyệt. Ở dưới đất là Ô-Thố, người

là hai con mắt ở việc tu luyện là hồi quang phản chiếu, kế đó viết

một chữ nhứt (-) ấy là một vòng vô-cực, vòng ấy ở khí TIÊN

THIÊN thuộc cung CÀN (O), kinh Dịch có nói rằng: CÀN là tròn,

khí HỒNG MÔNG phá trời mở ra vậy, vòng gẫy làm thành chữ

nhứt, kinh Dịch nói rằng: cung CÀN là một, kinh THI nói rằng:

TRỜI đặng MỘT thời Thanh, ĐẤT đặng MỘT thời An, NGƯỜI

đặng MỘT thời nên THÁNH. NHO GIÁO nói: Duy tinh duy nhứt

là chỉnh chọn, chỉnh một. 1 Ông Thương Kiết Phu Tử là người làm quan sử đời vua Huỳnh Đế xem dấu

chim mà bày ra chữ nho.

THÍCH GIÁO nói: Vạn pháp duy nhứt, là muôn pháp gồm một.

ĐẠO GIÁO nói: bảo ngươn thủ nhứt là gìn ngươn giữ một. Kế đó

viết một chữ tự ( ) ở dưới, nên chữ ấy là nói: xoay vần tròn khắp

vầng NHỰT NGUYỆT tức thiệt nơi trên thân mình. Đạo Nho nói

rằng: Đạo giã dã bất khả tu du lỵ dã khả ly phi đạo dã, nghĩa là:

đạo chẳng khá lìa mình giây phút, nếu lìa mình là không phải đạo

vậy, trên dưới hiệp lại làm chữ thủ ( ) nơi chữ thủ nghĩa là: buổi

đầu ban sơ, ý nói người hành đạo đứng đầu một việc tốt, kế đó viết

một chữ TẨU. Chữ TẨU nghĩa là: chạy chung quanh mà trong

châu thân, pháp luân tự chuyển, ấy là: cái mầu nhiệm của chữ

ĐẠO, vả lại TÁNH cùng THIÊN-ĐẠO, chẳng khá mà nghe đặng

vậy. Có khi TRỜI trong, có khi ĐẤT đục, có khi DƯƠNG động, có

khi ÂM tịnh.

TRỜI trong là khí thuần DƯƠNG, ĐẤT đục là khí thuần ÂM,

TRỜI động là cung CÀN tròn, ĐẤT tịnh là cung KHÔN vuông.

Trong, đục, động, tịnh ở nơi TRỜI thì hiển tượng nơi mặt NHỰT,

mặt NGUYỆT, ở dưới ĐẤT thì hiển tượng ra mỗi mùa. Xuân, Thu

ở nơi NGƯỜI thì hiển tượng ra nơi bậc THÁNH kẻ phàm.

Mặt NHỰT là khí DƯƠNG, nên hằng tròn, hằng đầy, mặt

NGUYỆT là khí âm, nên có kém có vơi, mùa xuân là khí DƯƠNG,

nên muôn vật phát sanh, mùa thu là khí ÂM, nên muôn vật suy

kém, bực THÁNH là khí DƯƠNG nên cổi xác mà bay lên, người là

khí ÂM, nơi hết số thì thành quỷ. Ấy là lẽ trong, đục, động, tĩnh,

lấy đại khái mà nói đó, chẳng hay trong thế gian, THIỆN NAM TÍN

NỮ biết trong mình trong, đục, động, tịnh chăng? Nếu chẳng biết

thì kíp sớm tu chơn tích đức cho cảm động lòng TRỜI sẽ gặp

MINH SƯ chỉ thị THIÊN ĐẠO trong mình cho THÁNH NHỰT,

THÁNH NGUYỆT soi thấu đến, hầu đem khí trược ÂM mà cho hạ

xuống, còn khí thanh DƯƠNG đem lên trên. Lặng yên chẳng động,

gọi là tịnh, cảm mà bền thông gọi là động thường lấy có lòng dục

mà xem những khiếu là động, thường lấy không lòng dục mà xem

mầu nhiệm trong khiếu là tịnh, hái thuốc là động, đặng thuốc là

tịnh, cửu tiết huyền công, mỗi mỗi đều có trong, đục, động, tịnh.

Phải đợi CHƠN SƯ khẩu truyền tâm thọ, mới khá gắng ghi trong

lòng, thành TIÊN nào có khó thay.

LỮ TỔ thi rằng:

Thanh tịnh kinh mầu thể hằng không,

Thủy Tinh giải nghĩa Lý mới thông.

Phẩm phân hai bốn siêu Tam Giới,

Thế gian quí trọng tợ vàng ròng.

HỰU

Thánh Kinh huyền bí vẫn không lường,

Nhờ Thủy Tinh bày rõ diệu phương.

Hăm bốn phẩm gồm toàn thế giới,

Đạo mầu rực rỡ ánh Kim Cương.

QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN thi rằng:

Page 9: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

9

Một cuốn vô vi Thanh Tịnh Kinh,

Bàng Môn ngoại Đạo thảy mất hình.

Cải tà qui chánh noi Thiên Lý,

Trường sanh bất tử bởi nơi mình.

HỰU

Vô Vi Thanh Tịnh ướm ra đời,

Tả Đạo trăm ngàn thấy bặt hơi.

Cải dữ về lành là lẽ chánh,

Cho hay còn mất tại tâm người.

THÁI CỰC: Phẩm Thứ Ba (3):

Nam thanh, Nữ trược, Nam động, Nữ tịnh, giáng bổn lưu mạt,

nhi sanh vạn vật: nghĩa là: Trai trong, Gái đục, Trai động, Gái

tịnh, đặt để gốc cội, trải khắp ngọn ngành mà sanh muôn vật.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu Nam thanh, Nữ trược nghĩa là, Trai bẩm CÀN ĐẠO mà thành

vóc nên gọi rằng trong. Gái bẩm KHÔN ĐẠO mà thành hình nên

gọi là đục.

Trai thuộc THÁI DƯƠNG mà trong khí DƯƠNG lại có khí ÂM là

cung LY ( ) chính giữa trống vậy.

Gái thuộc THÁI ÂM mà trong khí ÂM lại có khí DƯƠNG là cung

KHẢM ( ) chính giữa đầy vậy, nên gọi rằng con trai mười sáu (16)

tuổi thanh dương đủ, con gái mười bốn (14) tuổi trược âm xuống,

thanh Dương là nhâm thủy, trược âm là quí thủy, can nhâm là

BẠCH HỔ, can quí là THANH LONG, nên TIÊN GIA người có

cái thủ đoạn, giáng Long, phục Hổ, là cái Thiên Cơ phản bổn hườn

nguyên cho nên sống lâu mà chẳng thác.

Câu: TRAI ĐỘNG GÁI TỊNH ấy là:

TRAI bẩm khí TRỜI mà sanh, GÁI bẩm khí ĐẤT mà thành. Nên

gọi rằng: TRỜI động, ĐẤT tịnh vậy: ấy là luận Trai, Gái, mà chẳng

thuộc thiệt về trai gái đâu, luận khí ÂM, khí DƯƠNG mà thôi vậy.

Câu: GIÁNG BỔN LƯU MẠT NHI SANH VẠN VẬT ấy là:

Giáng là sanh, lưu là thành, bổn là gốc, gốc là trước, mạt là ngọn,

ngọn là sau. Bởi vậy cho nên muôn vật là ngọn của NGƯỜI, còn

NGƯỜI là gốc của muôn Vật, lại NGƯỜI là ngọn của TRỜI ĐẤT,

TRỜI ĐẤT là gốc của muôn NGƯỜI.

Vả lại con người chẳng khá không gốc, mà cũng chẳng khá không

ngọn, gốc ấy là THỂ vậy, ngọn ấy là Dụng vậy. Như vậy thì hai

điều ấy chẳng khá lìa nhau. TRỜI ĐẤT lấy khí thái không làm gốc

mà sanh NGƯỜI, nuôi muôn vật. Người lấy Đạo chí thiện làm gốc

mà sanh châu thân trăm vóc. Bởi Trời chẳng mất gốc cội nên trời đã

Page 10: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

10

lâu lại dày, nếu người chẳng mất gốc cội, thì người làm PHẬT,

TIÊN và cũng sống lâu dày tày TRỜI ĐẤT vậy.

Vả lại con Người từ xưa đến nay đều có thác, bởi sao chẳng đến

nơi thoát vậy, há chẳng nghe họ Lữ đời Xuân Thu nói rằng: Người

mà đặng một cái khiếu thông thì chẳng thác, cái sống lâu là tại nơi

THẦN.

Kinh Thánh có nói rằng: Vật có gốc ngọn, việc có trước sau, biết

chỗ trước sau thì gần ĐẠO vậy. Trong ĐẠO kinh có nói rằng:

Cái cửa sanh mình nẻo giết mình,

Mấy ai hiểu thấu, mấy ai tin.

Đêm trọn lo lường dường sắt đá,.

Trường sanh bất tử bởi nơi mình.

HỰU

Cái chỗ sanh ta ấy giết ta,

Mấy ai thức tỉnh xét tầm ra.

Đêm thanh canh vắng nên nghiên cứu,

Sống chết đều nơi ý chí mà.

HỠI ƠI! Có một cái khiếu huyền quan mà tên khác nhau rất

nhiều:

ĐẠO NHO: kêu là Linh-Đài, Chí Thiện, Thái Cực nơi Trời không

chỗ đo lường, nơi Đất không chỗ mình biết.

ĐẠO THÍCH: kêu là Linh Sơn, Hư Không, Hoàng Cực, nơi Trời

thì Nam Mô Niết Bàn, Đất thì A Di Đà Phật.

ĐẠO TIÊN: kêu là Linh Quang, Kim Đình, Vô Cực, nơi Trời thì

Tam Thanh, Tử Phủ, nơi Đất thì muôn pháp gồm về một mối. Tam

Giáo tuy kêu tên khác nhau, chỗ có một mà thôi, ở Đạo Nho thông

đặng khiếu ấy thì thành THÁNH, ở Đạo Thích thông đặng khiếu ấy

thì thành PHẬT, Đạo Tiên thông đặng khiếu ấy thì thành TIÊN.

Chính bởi khiếu ấy trên Cao Xanh rất giấu kín nên Tam Giáo

Thánh Nhơn chẳng dám tiết lậu mà viết ra nơi sách, sợ kẻ chẳng

hiền biết thì phải bị TRỜI phạt. Duy có tìm hởi bực Chí Nhơn hạ

mình mà chịu dạy, chỉ bày khiếu ấy.

Thứ lớp công phu, phải Đạo thì tới, chẳng phải Đạo thì lui, nhược

bằng lấy huyệt NÊ HƯỜN, huyệt SONG MÂU, huyệt ẤN

ĐƯỜNG, huyệt NGOAN TÂM, huyệt CHẨN ĐỀ, huyệt Tề Hạ,

huyệt Tề Thượng, huyệt Hạ Đơn Điền, huyệt ở giữa hai trái cật,

huyệt Vĩ Lư, huyệt Giáp Tích, huyệt Ngọc Chẩm dùng mấy cái

huyệt đó mà làm khiếu huyền quan đều thật không nhằm chỗ hành

trì của Đại Đạo vậy.

THƯỢNG ĐẠO CỔ PHẬT thi rằng:

Gái Trai phân biệt đục cùng trong,

Chơn tình gốc ngọn phải rõ thông.

Hữu Vi là động, Vô Vi tịnh,

Đặng gốc thành Tiên mắt khó trông.

Kíp sớm hồi đầu tu CHÍ THIỆN,

Đương cơn còn sống luyện cọp rồng.

Dẫu vàng gia sản ngàn muôn lượng,

Một giấc vô thường cũng tay không.

HỰU

Hình trai vóc gái trược cùng thanh,

Căn cội gầy nên ngọn với ngành.

Sắc phải nương làm, không phải tịnh,

Hư là trái quấy, thật là thành.

Kíp mau trở lại thời sơ phát,

Sớm khá quay về buổi hạ sanh.

Vàng, bạc, tước, quyền đầy đủ mấy,

Vô thường một giấc thấy tan tành

* * * * * * *

Page 11: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

11

TAM TÀI: Phẩm Thứ Tư (4):

Thanh giả trược chi nguyên, động giả tịnh chi cơ.

Nghĩa là: trong ấy cái nguồn của đục, động ấy là nền của tịnh.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ thanh là nhẹ trong, chữ trược ấy là nặng đục.

Chữ nguyên ấy là nguồn cội ban đầu, chữ tịnh là VÔ VI lặng lẽ,

chữ động là hữu vi thái máy, chữ cơ là nền cội.

Sao gọi trong ấy là nguồn của đục, vì TRỜI là khí trong nổi lên

trên, mà khí trong ấy tại bởi dưới ĐẤT, mà phát sanh, ĐẤT vốn là

khí trược âm, bởi khí âm cực mà sanh khí DƯƠNG, đục, tịnh mà

sanh trong vậy. Trai vốn là gốc thanh tịnh, gái thiệt là thân ô trược,

tuy là gốc thanh tịnh, mà gốc ở thân ô trược mà ra. ĐẠO THƠ nói

lấy Thân làm gốc thanh Dương, mà đầu nguồn của THẦN bởi trược

tinh giao cảm hóa nên Dương tinh, bởi Dương tinh mà sanh khí, bởi

khí mà sanh THẦN, nên gọi rằng: luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa

thần, há chẳng phải trong ấy là cái nguồn cội của đục sao.

Sao gọi động ấy là nền của tịnh? Vì Đất vốn tịnh mà gốc ở nơi chỗ

kết của khí TRỜI. Gái vốn tịnh là gốc ở nơi chỗ sanh. ĐẠO hườn

đơn lấy Đạo Vô Vi làm tịnh, hữu vi làm động là nguyên gốc ở nơi

Đạo hữu vi lập nên, nên gọi rằng động ấy là nền của tịnh vậy.

Khuyên người đời khá hồi tâm tìm Đạo hầu đem trược ÂM trong

mình dẫn xuống dưới lọc lấy khí thanh DƯƠNG nưng lên trên,

đọng kết thành Đơn thì trường sanh chẳng chết, chứa công đức cho

đầy đủ, mà chờ Ơn Trên. Đơn Thơ lai triệu cởi xác về cảnh cũ tiêu

diêu thong thả ngoài muôn loài vạn vật, cùng đem Cha Mẹ sanh

mình đồng lên cõi Thiên Đường chung cõi cực lạc há chẳng vui vẻ

sao? Than ôi! trong đời lại có hạng người, tham, si, mê muội đã

không rõ thấu Tánh Mạng Đạo Lý là gì, mà lại dám cường ngôn

rằng: TIÊN PHẬT đều có phần định, bực phàm phu không thể làm

đặng, chỉ chăm nom một lẽ an phận thủ thường thật là trái lẽ vậy.

Chính lời Thánh Nhơn có nói: Đạo chẳng xa người, người xa Đạo

vậy, ấy cũng bởi người quen tánh tự cao tự khi, mà phải cam chịu

chìm đắm trong biển khổ sông mê đời đời chẳng dứt, đâu có hề suy

Page 12: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

12

nghĩ đến sự nên đặng hình người, bởi nhờ nơi khí ÂM DƯƠNG,

Ngũ Hành mà sanh làm đầu trong muôn vật. Nếu dụng khí Âm

Dương làm trọn công TRỜI ĐẤT, thì khá dùng đặng chỗ Đạo lớn

trong TRỜI ĐẤT. Vả lại cái Đạo của Trời Đất hiển tượng ra nơi

tiêu trưởng (thêm bớt) nếu tiêu khí Dương mà đầy thêm khí Âm là

cái Đạo của kẻ phàm phu, đến hết khí DƯƠNG còn lại khí thuần

ÂM, nên chết thì thành Quỷ, bằng làm sao đặng tiêu khí ÂM mà

đầy thêm khí DƯƠNG là cái Đạo của bậc Vĩ Nhơn, chờ đến tiêu

hết khí ÂM, còn lại khí thuần DƯƠNG nên cởi xác mà thành TIÊN,

huống gì con người là nửa khí Âm, nửa khí Dương, nửa TIÊN, nửa

QUỶ, bằng đem nửa khí ÂM mà luyện cho tiêu hết thì thành khí

thuần DƯƠNG, khí thuần DƯƠNG ấy là TIÊN vậy nào có khó

thay.

Thầy MẠNH TỬ nói rằng: NGHIÊU THUẤN dữ nhơn đồng

nhỉ, nghĩa là vua NGHIÊU, vua THUẤN cũng đồng như người

vậy. Thầy NHAN TỬ nói rằng: Thuấn hà nhơn dả, dư hà nhơn

dã. Nghĩa là: Vua Thuấn là người thế nào vậy, ta là người thế nào

vậy. Nếu làm được như thế ấy cũng được dường ấy.

Mấy lời ấy nói người người cũng đều làm được bực THÁNH

HIỀN, người người khá làm đặng bực TIÊN PHẬT, chỉ phân biệt

nơi có chí, cùng không có chí vậy thôi, như người có chí chẳng luận

tại gia hay là xuất gia đều tu thân đặng, như ở nhà thì vợ làm bằng

hữu, con thì làm bạn bè, thân tuy ở chốn hồng trần lòng thiệt ra

khỏi hồng trần, ấy là việc tiện nghi biết mấy. Tuy là lời nói dễ dàng

như vậy, nhưng phải xét câu phu phụ hữu biệt, chỉ yếu thành tâm

hóa dục, chớ nên mơ hồ mà phải chịu sai lầm vậy.

LỮ THUẦN DƯƠNG thi rằng:

Xem phá phù sanh sớm tịnh không,

Thái Dương ẩn tại giữa trăng trong.

Người đời tỉnh đặng ÂM DƯƠNG lý,

Mới đoạt Thiên Cơ tạo hóa công.

HỰU

Bỏ thân này giả, ráng tầm chơn,

Ẩn dấu tâm trung vóc chẳng sờn.

Thấu lẽ ÂM DƯƠNG TRỜI ĐẤT đặng,

Huyền cơ diệu hóa thảy tuần hườn.

HÀNG TỔ thi rằng:

Gìn lòng sửa ý hiệp viên phương,

Bóng Nguyệt rõ ràng thấy Thái Dương.

Gạn đục lóng trong đường lên xuống,

Tự nhiên thuốc chín khắp mình hương.

HỰU

Trong bụng đầy lòng chứa Điển Quang,

Âm suy Dương thới lẽ khiêm toàn.

Đâu thanh đâu trược đâu lên xuống,

Hóa đặng Đơn thành mới kịp toan.

Page 13: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

13

ĐẠO TÂM: Phẩm Thứ Năm (5):

Nhơn năng thường thanh tịnh Thiên Địa tất giai quy.

Nghĩa là: Người hay thường thanh tịnh TRỜI ĐẤT thảy đều quy.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Người ấy là thiện nam, tín nữ, hay ấy là rất gắng gượng không

thôi, thường ấy là: trong một ngày 12 giờ, thanh ấy là muôn mối

êm ái, tịnh ấy là một tưởng chẳng sanh. Người hành Đạo cùng hai

chữ thanh tịnh làm gốc, nếu việc chi chẳng phải lễ chớ ngó, thì con

mắt đặng thanh tịnh. Tiếng chi phi lễ chẳng nghe, thì lỗ tai đặng

thanh tịnh, lời chi phi lễ chớ nói, thì miệng được thanh tịnh, điều

phi lễ chớ động thì tâm đặng thanh tịnh.

Câu: THIÊN ĐỊA tất giai quy ấy là:

Gặp đặng Minh Sư chỉ TRỜI ĐẤT trong mình mình, là khí TRỜI

quy về ĐẤT, là Hống gieo Diên, khí ĐẤT quy về TRỜI là Diên

gieo Hống. Thần ở Bắc Hải, nếu dụng công thanh tịnh thì khí TRỜI

trong mình mình về đó, mà khí TRỜI ở ngoài mình cũng theo nữa,

Thần ở Nam San nếu dụng công thanh tịnh, thì khí ĐẤT ở bên

trong mình thảy đều quy về, mà khí ĐẤT ở ngoài mình cũng theo

nữa.

Chỗ nơi TRỜI ở trong mình mình là Đạo Tâm mà thôi, ĐẤT ở

trong mình mình là Bắc Hải mà thôi, vì Đạo Tâm ở khí Tiên Thiên

thuộc cung CÀN, cung CÀN là TRỜI nên dùng Đạo Tâm làm

TRỜI, BẮC HẢI ở khí Tiên Thiên thuộc cung KHÔN, cung KHÔN

là ĐẤT, nên dùng Bắc Hải làm ĐẤT, dùng TRỜI ĐẤT trong mình

mình, mà cảm TRỜI ĐẤT ở ngoài mình, dùng TRỜI ĐẤT ở ngoài

mình mà ứng TRỜI ĐẤT ở trong mình mình, nếu TRỜI ĐẤT ở

trong mình mình có chủ tể thì TRỜI ĐẤT ở ngoài mình mình thảy

đều qui vào trong, nhược bằng không chủ tể thì khí TRỜI ĐẤT ở

trong mình mình thảy đều qui ngoài hết chẳng những là không

thành Đạo mà lại còn thất tổn ĐẠI ĐẠO nữa. Trong KINH THI nói

rằng: Nhơn Tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh, duy nhứt,

đoản chấp khuyết trung nghĩa là: Nhơn tâm chỉnh nguy, đạo tâm

mầu nhiệm chính tinh, chính một chính cầm cái giữa, ấy thiệt là dạy

người, trừ nhơn tâm mà gìn đạo tâm, không nại gì người đời, chẳng

đặng MINH SƯ chỉ điểm cứ nơi sách vở, kinh kệ mà kiếm tìm Đạo

cả, há chẳng suy nghĩ đạo cả này rất cao, rất quí, không chi mà sánh

kịp vậy. Nên Thầy TỬ CỐNG nói rằng: Phu Tử chi văn chương,

khả đắc nhi văn dã, phu tử chi ngôn, tánh giữ thiện đạo bất khả

đắc nhi văn dả. Nghĩa là: Văn chương của Đức Phu Tử chẳng khá

mà nghe đặng vậy. Lại nói rằng Quân Tử ưu Đạo bất ưu bần,

nghĩa là: Người Quân tử lo Đạo chớ chẳng lo nghèo.

Page 14: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

14

Đức Phu Tử nói rằng: “Triêu Văn Đạo tịch tử khả hỷ”. Nghĩa là:

Sớm nghe Đạo tối thác khá vui vậy. Theo như mấy lời nói trên đây,

thì Đại Đạo đáng quý, đáng trọng là dường nào, há đem Đại Đạo,

mà tiết lậu ra giấy mực sao? lại há đem Đại Đạo mà chẳng phân

cao, thập, quân tử cùng kẻ tiểu nhơn đều đặng hết sao, định chắc

không thể dễ đặng vậy. Trong kinh sách của Tam Giáo chỗ nói việc

tề gia trị quốc là chỉ Đạo người thường, đều phân biệt thứ lớp rõ

ràng đâu ra đấy. Còn chỗ nói việc tu thân theo thứ lớp công phu thì

tất cả đều giấu kín, không dám hở lậu chưng bày ra đó nhưng chẳng

qua là lấy cái nhục đoan ngoan tâm quyền tạm, làm chỗ hư linh

chẳng tới, hoặc là lấy dưới cái tâm ba tấc sáu phân mà làm chỗ

HUỲNH ĐÌNH, hoặc lấy khiếu giữa hai trái cật làm tổ khiếu, tổ

khiếu là khiếu Huyền Quan, là chỗ trước khi cha mẹ chưa sanh,

hoặc mở cái tâm ngồi không mà làm Đạo Tâm, hoặc nín hơi gọi đó

phản bổn hườn nguyên, cả thảy đều là hư giả, mà người đời tin

tưởng là thiệt rất khá thương thay.

CHÁNH DƯƠNG ĐẾ QUÂN thi rằng:

Khá tiếc người đời khá nhận lầm,

Cứ tưởng HUỲNH ĐÌNH ở nơi tâm.

Tam đồ sa xuống không Xuân Hạ,

Cửu giới thăng tiêu biệt tín ÂM.

Trổi bước vinh châu bôi sổ tội,

Noi theo nẻo Đạo thoát hàng ÂM.

Dữ lành hai ngã không sai chạy,

Người thiện lên cao kẻ ác trầm.

HỰU

Đáng tiếc cho ai quá đỗi lầm,

Dùng tâm huyết nhục gọi huyền thâm.

Sông mê chìm đắm hoài căn kiếp,

Biển khổ sa lầy bặt tánh tâm.

Nương cảnh Tuyền Đài gìn tội nghiệp,

Noi đường Đạo Đức thoát hàng ÂM.

Dữ lành hai lẽ không sai chạy,

Lành ắt cao thăng dữ đọa trầm.

TRÙNG DƯƠNG ĐẾ QUÂN thi rằng:

Đạo tâm rất mầu nhơn tâm nguy,

Mấy ai hiểu thấu mấy ai tri.

Chí thiện giữa căn là Động Phủ,

Huyền Quang trong ấy thiệt DIÊU TRÌ.

HỰU

Tả Đạo nên ngăn chánh Đạo hành,

Trước toan phân biệt trược cùng thanh.

Chữ nhơn tàng ẩn chờ khai phá,

Thông khiếu huyền quang thấy cội ngành.

Page 15: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

15

NHƠN TÂM: Phẩm Thứ Sáu (6):

Phù nhơn thần háo thanh, nhi tâm nhiểu chi:

Nghĩa là: Dã thần người ưa thanh mà tâm rối loạn đó

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ phù nhơn thần háo thanh, nghĩa là: Một khí ÂM một khí

DƯƠNG mà làm chữ nhơn, chữ nhơn đặng một làm chữ ĐẠI, chữ

ĐẠI đặng một làm chữ THIÊN, tột khỏi ngoài TRỜI mới là chữ

PHU ( ), chữ phu vòng húy thành chữ PHÙ ( ).

Người ấy là nhờ khí TRỜI giáng xuống, khí ĐẤT thăng lên, ÂM

DƯƠNG ngừng kết giao nhau mà làm người, Thần ấy là chịu cái

bẩm tánh cha mẹ mà làm người. THẦN chịu cái Tánh Mạng của

TRỜI mà làm Thức Thần. Mà Ngươn Thần nhờ lẽ không sanh,

không diệt, không tấn, không thối, thường sáng suốt rực rỡ nên

năng làm chủ quyền của Tạo Hóa vậy. Còn Thức Thần thì nhờ sự

hiển linh, hoặc ứng biến không định trụ, nên hay tranh đoạt lấn

quyền làm chủ tể thân phàm tục vậy.

Cái nguồn cội của Ngươn Thần tùng nơi khí vô cực mà sanh,

ĐẠO TIÊN kêu là THIẾT HỒN, Đạo Thích kêu là Kim Cang, Đạo

Nho kêu là Hồn Linh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thêm, chẳng

bớt, còn nơi thân mình gọi là Hồn, ra khỏi thân mình gọi là quỷ, tu

hành thì làm TIÊN làm PHẬT, làm dữ thì biến CẦM, biến THÚ.

Vả lại Ngươn Thần nương tựa để tùy suy, thạnh, tùng khí thọ thai

mà đặng cái sanh ngưng động nơi Trung Ương của khí Vô Cực,

làm Chủ Tể Tạo Hóa, sự sanh của Người đến mười tháng thai đủ,

như dưa chín rụng cuống, TRỜI nghiêng ĐẤT sụp, phá ra một mối

cân đẩu sa xuống đất, khóc lên một tiếng thì ngươn thần cùng khí

vô cực mà chạy xuống nhục đoàn ngoan tâm, Thức Thần thừa cơ

nương hơi thở vô mà đầu thai cùng ngươn thần hiệp là một đồng ở

nơi tâm, vì đó gọi TÂM là chủ.

Mà Ngươn Thần thất ngôi thì Thức Thần đương quyền, thì thất

tình Lục Dục ngày đêm trau chuốt, làm cho Ngươn Thần ngày đêm

phải chịu hao tán, lần hồi thêm Địa Thủy Hỏa Phong, Tứ Đại thừa

cơ hội che lấp khắp Ngươn Thần.

HỠI ÔI! Thương thay sau rồi Thức Thần nó thừa thế bỏ mình mà

ra, dầu sống đến trăm tuổi chẳng khác nào như một giấc chiêm bao,

thì số vô thường không đàng tránh thoát, chừng đó đem những việc

lành dữ hồi bình sanh chiếu theo sổ mà thưởng phạt, nếu như làm

lành hoặc đầu thai kiếp khác mà hưởng PHƯỚC hoặc làm QUỶ,

Page 16: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

16

THẦN mà hưởng hương khói, còn làm dữ hoặc đầu thai kiếp khác

mà chịu việc dữ, hoặc mất thân người, đổi ra loài TỨ SANH Lục

Đạo muôn kiếp chẳng đặng trở lại thân người vậy. Chữ HÁO ấy là

yêu muốn, chữ THANH ấy là Thanh Tịnh vậy, ấy là nói: Ngươn

Thần vốn ưa thanh tịnh.

Ngặt vì Thức Thần ưa dấy động cho nên nhiều khi khuấy rối mà

Ngươn Thần chẳng đặng thanh tịnh, bởi nhân chẳng đặng thanh

tịnh, nên sớm hao tối kém, càng ngày càng khuyết, mà hễ Ngươn

Thần suy kém rồi trăm bịnh đều sanh, số vô thường tới vậy.

KÍNH KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI: phải biết thân người khó đặng,

chốn Trung Hoa khó sanh, Phật Pháp khó gặp, Đại Đạo khó tìm,

ngày nay đã đặng thân người may lại sanh chốn Trung-Hoa, thì chớ

hồ đồ mà bỏ qua một Đời Sống vậy. Phải nắm chặt hai chữ TÁNH

MẠNG mà làm trọng, Thức Thần, Ngươn Thần phải phân biệt,

Thân Thiệt, Thân Giả phải hiểu rõ, Nhơn Tâm, Đạo Tâm phải minh

bạch, chẳng khá lấy tâm người mà so sánh với tâm đạo, cũng chẳng

nên lấy thân giả mà so sánh với thân thiệt.

KINH PHẬT có bài kệ chữ TÂM rằng:

Ba chấm giống sao giăng,

Vòng câu dường trăng khuyết.

Mang lông vì đó khởi,

Làm PHẬT tại đó ra.

LỮ TỔ thi rằng:

Thân người khó đặng Đạo khó minh,

Nương lấy thân này giữ Đạo Tinh.

Có thân chẳng kíp buổi này độ,

Lần lựa rồi đây mất dạng hình.

HUỲNH LÃO thi rằng:

Suốt cả Đạo Tâm họ không thơ,

Từ đây thanh tịnh mở Linh Đồ.

Chơn Kinh Chơn Pháp đều nói Đạo,

Thiên lý thiên niên ở Đạo Nho.

Hớn Võ uổng tầm ngàn tuổi thuốc,

Tần Vương khôn tưởng vạn niên mơ.

Kinh này tay nắm Xuân Thu vững,

Riêng có Càn Khôn chứa Ngọc Hồ.

HỰU

Nguồn Đạo muốn thành khảo Thánh Thơ,

Dụng phương thanh tịnh dựng cơ đồ.

Chơn kinh pháp diệu tuy nhờ Đạo,

Ngàn lẽ muôn đời gốc tại Nho.

Võ Đế uổng công tầm diệu dược,

Thủy Hoàng luống sức thiệt mưu mô.

Xuân Thu muốn sánh cùng TRỜI ĐẤT,

Định vị CÀN KHÔN thủ NGỌC HỒ.

Page 17: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

17

LỤC TẶC: Phẩm Thứ Bảy (7):

Nhơn tâm háo tịnh, nhi dục khiển chi:

Nghĩa là: Lòng người ưa tịnh, mà lòng dục khiển dẫn đó.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Lòng người ấy là lòng của kẻ thường nhơn, chữ Tịnh ấy là: chẳng

ham vọng động, chữ Dục là thất tình Lục Dục, chữ khiển chi, là dẫn

dắt ra ngoài vòng.

Vả lại lòng người vốn chẳng ưa tịnh, nhân vì có Ngươn Thần ở

trong, có khi ngươn thần chủ sự nên lòng có khi ưa tịnh, lòng người

vốn chẳng ưa động, nhân vì có Thức Thần ở trong, có khi lại Thức

Thần chủ sự nên lòng có khi ưa động vậy. Trong thân người nhân vì

có Lục Căn, thì có Lục Thức, bởi có Lục Thức thì có Lục Trần, bởi

có Lục Trần thì có Lục Tặc, bởi có Lục Tặc thì hao Lục Thần, bởi

hao Lục Thần thì sa vào Lục Đạo.

LỤC TẶC ấy là: NHÃN, NHỈ, TỶ, THIỆT, THÂN, TÂM.

NHÃN: là con mắt, mắt ham xem sắc đẹp, lấm nhiễm lâu ngày cái

điểm Linh Tánh sa vào Noãn Sanh Địa Ngục, biến làm loài Phi

cầm, chim chóc, mình mang đầy những lông ngũ sắc xem coi tốt

đến bực nào. NHĨ là lỗ tai, tai nghe tiếng tà chẳng dứt, mãi đến sau

cái điểm Linh Tánh sa vào Thai Sanh Địa Ngục, biến làm loài tẩu

thú, lừa với ngựa cổ đeo đầy những lục lạc nghe ra đến bực nào. TỶ

là lỗ mũi, mũi ưa hửi mùi thơm chẳng nhàm, mãi đến sau cái điểm

Linh Tánh lại sa vào chốn Thấp Sanh Địa Ngục biến làm loài Thủy

Tộc là cá, trạch, tôm, cua thường ở nơi bùn lắm tanh hôi, hửi ra coi

mùi đến bực nào, THIỆT: là lưỡi, lưỡi ưa nếm mùi Ngũ Uẩn, mỗi

ngày chẳng nhàm, mãi đến sau cái điểm Linh Tánh lại sa vào loài

Hóa Sanh Địa Ngục, biến vào loại muỗi mòng, rận rệp, ruồi lằn, lấy

miệng ra mà cắn người, cắn vật, mà hút máu nếm coi mùi đến bực

nào. THÂN là: mình, thân mình ham dâm dục, chẳng nhàm, mãi

đến sau cái điểm Linh Tánh lại sa vào chốn yêu huê, địa ngục, là

loài gà vịt, mỗi ngày giao cảm vô độ, như vậy đẹp ý đến bực nào.

TÂM là: lòng, lòng tham của chẳng nhàm, mãi đến sau cái điểm

Linh Tánh đọa và cửa Thai Sanh Địa Ngục nơi loài, đa khước, để

chở đồ nặng nề cho người trọn đời, của cải vàng bạc thường chẳng

lìa thân như vậy giàu có đến bực nào. Ấy là nói: Lục Dục: Nhãn,

Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, nó dẫn dắt TÂM người phải chịu quả báo

như vậy.

Còn cái hại của Thất Tình chẳng khá chẳng biết.

THẤT TÌNH là: HỶ, NỘ, AI, CỤ, ÁI, Ố, DỤC là phải vậy:

HỶ: là mừng, mừng nhiều thì hại TÂM.

NỘ: là giận, giận nhiều thì hại GAN.

AI: là thương, thương nhiều thì hại PHỔI.

CỤ: là sợ, sợ nhiều thì hại MẬT.

ÁI: là yêu, yêu nhiều thì hại THẬN.

Ố: là ghét, ghét nhiều thì hại TINH.

DỤC: là dâm dục, dâm dục nhiều thì hại TỲ. Ấy là cái hại của

THẤT TÌNH, nó khiến dẫn lòng người đó vậy. Lại còn 10 điều tổn

ở ngoài nữa cũng chẳng khá chẳng biết.

1) Đi lâu : tổn GÂN.

2) Đứng lâu : tổn XƯƠNG.

3) Ngồi lâu : tổn HUYẾT.

4) Ngủ lâu : tổn MẠCH.

5) Nghe lâu : tổn TINH.

6) Xem lâu : tổn THẦN.

7) Nói nhiều : tổn KHÍ.

8) Ăn no : tổn TỲ.

9) Lo nhiều : tổn TÂM.

10) Dâm nhiều : tổn MẠNG.

Tất cả người đời chẳng ai tránh khỏi, sự thiệt hại về Lục Tặc, Thất

Tình, với Thập Tổn vậy.

Nếu như ai sớm tỉnh trừ diệt chúng nó lần lần cho dứt Lục Tặc,

Thất Tình, Thập Tổn chớ khá lên trên mấy chiếc thuyền giặc e sa

vào chốn TRẦM LUÂN dầu có ăn năn cũng muộn vậy.

Ông VÔ TÂM ĐẠO NHƠN thi rằng:

Mắt đừng xem sắc, mũi tránh hương,

Gìn lòng sửa ý giữ tánh Dương.

Page 18: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

18

Ba vật trống trơn không một vật,

Chẳng sanh chẳng bớt mới diên trường.

HỰU

Mắt không xem sắc mũi không hương,

Tâm chánh ý thành bảo tánh Dương.

Ba cõi thảy đều không một động,

Làm sao chẳng đặng sống miên trường.

DOÃN CHƠN NHƠN thi rằng:

Linh Quang đêm trọn chói hà sa,

Phàm Thánh ở mình chẳng đâu xa.

Một mảy chẳng sanh tròn vóc cả,

Sáu căn xảy động khắp mây già.

HỰU

Sớm tối Linh Quang chiếu Bắc Hà,

Thánh Phàm nguồn cội một nhà ra.

Chẳng sanh chẳng động Chơn Linh hiện,

Lục Tặc Tam Bành, thảy hóa ma.

Page 19: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

19

TAM THI: Phẩm Thứ Tám (8):

Thường năng khiển kỳ Dục, nhi Tâm tự tịnh, trừng kỳ TÂM

nhi THẦN tự thanh, tự nhiên Lục Dục bất sanh, Tam Độc tiêu

diệt.

Nghĩa là: Thường hay trừ cái lòng dục, mà tâm tự tịnh, lóng cái

lòng mà Thần tự thanh, tự nhiên Lục Dục chẳng sanh, tam độc tiêu

diệt.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ THƯỜNG: ấy là bình thường, chữ NĂNG là chỉ siêng năng,

chữ KHIỂN là: xô đuổi, chữ DỤC là lòng tự dục. Ấy là nói trong

một ngày mười hai giờ phải dọn quét sạch trên chốn Linh Đài đừng

cho chỗ muôn vật diêu động, tướng ngoài chẳng cho vào, tướng

trong chẳng cho ra, tồn Đạo Tâm giữ thanh tịnh dưỡng linh tánh.

Câu: Trừng Kỳ nhi Tâm ấy là: đem nước đục mà lóng cho trong

nếu để tâm nó tạp niệm, thì như nước có cặn cáo vậy. Biết chỗ ngăn

nơi chí thiện. Sau rồi chí mới định, chí định đặng rồi ý mới thành, ý

đặng thành rồi thì TÂM mới đặng thanh tịnh.

Ông THẦN TÚ nói rằng:

Thân thiệt Bồ Đề cội,

Lòng như Minh Cảnh Đài.

Ngày ngày siêng quét dọn,

Chớ cho lấm Trần Ai.

Ông LỤC TỔ nói rằng:

Bồ Đề đâu có cội,

Minh Cảnh vốn không Đài.

Vốn là không một vật

Nào có vướng Trần Ai.

Chính thật là lời nói đích đáng như thế.

Câu Thần Tự thanh: nghĩa là: lòng không tạp niệm rối rắm, thì

Ngươn Thần tự nhiên đặng thông sáng, mà nếu Ngươn Thần được

thông sáng, thì con Mắt, lỗ Tai, lỗ Mũi, cái Lưỡi, cái Tâm, cái Thân

Mình là Lục Thần không xao xuyến thì Lục Dục không sinh ra,

không dấy động đặng, chữ TAM ĐỘC ấy là: Thần Tam Thi, thường

gọi là Tam Thi ở trong mình mình. Có ba vị thần đó, một là thần

Thượng Thi, tên là Bành Cư cai quản việc lành dữ của người nơi

Thượng Tiêu, hai là thần Trung Thi tên là Bành Chất cai quản việc

lành dữ của người nơi Trung Tiêu, ba là thần Hạ Thi, tên là Bành

Kiều cai quản việc lành dữ của người ở Hạ Tiêu.

a) Là Thần Thượng Thi ở Ngọc Chẩm Quan

b) Là Thần Trung Thi ở Hiệp Tích Quan

c) Là Thần Hạ Thi ở Vĩ Lư Quan.

Mỗi lần gặp ngày SANH THẦN, GIÁP TÝ, thì dưng tấu việc lành

dữ của người, mình lại có chín thứ trùng đều làm hại chẳng vừa, nó

ngăn trở Tam Quan, và CỬU KHIẾU làm cho CHƠN DƯƠNG

chẳng đặng thăng lên, mà chín thứ trùng đều có tên vậy.

1) Là: Phục trùng ở Khiếu Ngọc Chẩm.

2) Là: Long trùng ở Khiếu Thiên Trụ.

3) Là: Bạch trùng ở Khiếu Đào Đạo.

4) Là: Nhục trùng ở Khiếu Thần Đạo.

5) Là: Xích trùng ở Khiếu Hiệp Tích

6) Là: Cách trùng ở Khiếu Huyền Xu

7) Là: Phế trùng ở Khiếu Mạng Môn

8) Là: Vị trùng ở Khiếu Long Hổ.

9) Là: Cương trùng ở Khiếu Vĩ Lư.

Thần Tam Thi thì ở Tam Quan. Cửu Trùng thì ngăn Cửu Khiếu

biến hóa đa đoan, ẩn hiện khôn lường, hoặc hóa Gái tốt, mộng di

Dương tinh, hoặc hóa ra huyễn cảnh, khiến cho ngủ mà sanh phiền

não, khiến cho Đạo cả chẳng thành vậy.

ĐƠN KINH thi rằng:

Chín Trùng Ba Độc ẩn trong mình,

Ngăn lắp Huỳnh Hà trược khí sinh.

Hành Giả đánh tan Ba Động Phủ,

Page 20: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

20

Cửu Trùng tiêu diệt mới trường sinh.

Chính là lời nói thật như vậy, chẳng biết những người trau Đạo có

biết phép chém Tam Thi giết Cửu Trùng hay không. Bằng không

biết phải tìm Minh Sư chỉ lời: thỉnh Tôn Ngộ Không ở Động Hải

Long, cùng cầu đặng cây thiết bảng, đánh cho mở Ba Ải, mượn cây

Đinh Ba của Trư Bát Giới cào cho trống chín khiếu, như vậy thì

Tam Thi mất hình, Cửu Trùng dứt dấu Ba Ải, chín khiếu đều thông,

thì pháp luân thường chuyển, Tánh Căn hằng còn, nền Đạo bền

vững, thất tình ân ái, Lục Dục chẳng sanh, Tam Độc tiêu diệt vậy.

VÔ CẤU TỬ thi rằng:

Thất tình Lục Dục ấy Phong Trần,

Mưa lớn một đêm rửa sạch chân.

Chờ đến Địa Lôi vừa phát động,

Ba thây Quỉ trốn mới an thân.

HỰU

Tai hại chi hơn lũ thất tình,

Trước không trừ khử lũ Yêu Tinh.

Đợi khi sấm sét cùng Mưa Gió,

Quỉ khóc Thần kinh khó vẹn gìn.

ĐẠT MA SƯ TỔ thi rằng:

Nhứt Dương dấy động dụng Tâm Tư,

Chín Quỷ Ba Yêu mới khử trừ.

Đến trận giữ gìn cho chín chắn,

Đề phòng quan hệ chớ sật sừ.

HỰU

Chơn Dương dấy động phải tương công,

Chớ để Tam Thi với chín trùng.

Độn nhập Trận Đồ gây rối rắm,

Phá tan thiệt hại lớn không cùng.

KHÍ CHẤT: Phẩm Thứ Chín (9):

Sở dĩ bất năng giã, vi tâm, vị trừng dục vị khiển dả.

Nghĩa là: Chỗ lấy chẳng đặng ấy vì lòng chưa lóng, lòng dục chưa

trừ đặng vậy.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “Sở dĩ bất năng giã” ấy là: Chẳng quét tam tâm, trừ tứ

tướng, tam tâm là: quá khứ tâm, vị lai tâm, hiện tại tâm, tứ tướng là:

nhơn tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, câu “Vị

trừng” là: lòng chưa lóng, nhơn tâm chưa thoát, Đạo Tâm khó sanh

vậy. Câu “Dục vị khiển” ấy là: thất tình lục dục chưa trừ dứt vậy.

Con người sanh trong Trời Đất mà chẳng đặng thành Tiên, thành

Phật, thành Thánh, thành Hiền, ấy là tại sao vậy? Đều bởi: chẳng

Page 21: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

21

hay trừ hỷ, trừ nộ, trừ ai, trừ lạc, trừ dục mà ra, rõ ràng vậy. Nếu trừ

dứt cái lẽ “hỷ tình” là mừng quá, đổi làm cái Ngươn Tánh, trừ dứt

cái “nộ tình” là giận quá, đổi làm cái Ngươn Tình, trừ dứt cái “ai

tình” là thương quá, đổi làm cái Ngươn Tinh, trừ dứt cái “lạc tình”

là vui quá, đổi làm cái Ngươn Thần, trừ dứt cái “dục tình”, là tình

dục, đổi làm cái Ngươn Khí. Như vậy thì Ngũ Dục hóa làm Ngũ

Ngươn, thì nào Tiên mà chẳng đặng thành, Phật mà chẳng đặng

chứng vậy.

Nho giáo nói rằng: “Giới Thận Hồ Kỳ Sở Bất Đổ, Khủng Cụ

Hồ Kỳ Sở Bất Văn”. Nghĩa là: nên dè răn cái chỗ chẳng thấy, nên

sợ cái chỗ chẳng nghe.

Thích giáo nói rằng: Vô Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Vô Sắc,

Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Nghĩa là: Không mắt, tai, mũi,

lưỡi, thân, ý, không sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Đạo Giáo nói rằng: Hoản Hoản, Hốt Hốt, Yểu Yểu, Minh

Minh. Nghĩa là: Chán Chán, Nhán Nhán, Lu Lu, Mờ Mờ, như

chiếu theo Tam Giáo, Thánh Kinh mà giữ gìn, thì có lòng riêng

nào mà chẳng bỏ đặng, lòng dục nào mà chẳng trừ đặng vậy.

Vả lại Tam Giáo, Thánh Nhơn đều dạy người trừ lòng tư dục là

tại sao vậy? Vì lòng tư dục thuộc khí Âm, còn Tam Giáo, Thánh

Nhơn dạy người gìn cái Thiên Lý là tại sao vậy? Bởi Thiên Lý

thuộc khí Dương, nếu thuận theo khí Âm thì thành Quỉ, còn trọn

khí Dương thì thành Tiên.

Trong Đơn Kinh nói rằng: sớm tấn Dương Hỏa, chiều thối Âm

Phù. Chẳng hay trong đời Thiện Nam, Tín Nữ có biết đặng cái

công tấn Dương, thối Âm chăng? Bằng chẳng biết thì mau mau

đem việc giả trong đời mà bỏ dứt, rồi tu Chơn, tích Đức cho cảm

lòng Trời, thì sẽ gặp Minh Sư chỉ bày cái Tánh cùng Thiên Đạo, và

cái lẽ tấn Dương, thối Âm, thì chẳng nhọc công mà thành Đạo vậy.

Ôi! Cái Tánh cùng Thiên Đạo há dễ mà nghe đặng sao? Nay ta đem

Thiên Đạo lược chỉ đại khái mà nói ra đây, mỗi lần gặp ngày Sóc

(Mùng 1) trên Trời mặt Nhựt, mặt Nguyệt đều đi đến ngày mùng 3

giờ Tý tấn một khí Dương kêu là Quái Địa Lôi Phục, đến ngày

mùng 5 giờ Hợi tấn hai khí Dương kêu là Quái Địa Trạch Lâm, đến

ngày mùng 8 giờ Tỵ tấn ba khí Dương, tên là Quái Địa Thiên Thái,

là luyện “Diên” tám lượng, đến ngày mùng 10 giờ Hợi tấn bốn hào

Dương tên là Quái Lôi Thiên Đại Tráng, đến ngày 13 giờ Tý tấn

năm hào Dương tên là Quái Trạch Thiên Khuyết, đến ngày 15

(rằm) giờ Hợi tấn sáu hào Dương tên là Quái Càn Vi Thiên (Trời).

Kinh Dịch nói rằng: Người quân tử trọn ngày Càn, Càn là tượng

thuần Dương vậy, nhược bằng chẳng dùng lửa nấu luyện cho thành

kim đơn, để đến qua khỏi đây ắt sanh khí Âm vậy, đến ngày 18 giờ

Tỵ tấn một khí Âm tên là Quái Thiên Phong Cấu, đến ngày 20 giờ

Hợi tấn hai khí Âm tên là Quái Thiên Sơn Độn, đến ngày 23 giờ Tỵ

tấn ba khí Âm tên là Quái Thiên Địa Bỉ, là luyện “Hống” nửa cân,

đến ngày 25 giờ Hợi tấn bốn khí Âm tên là Quái Phong Địa Quang,

đến ngày 28 giờ Tỵ tấn năm khí Âm tên là Quái Sơn Địa Bát, đến

ngày 30 giờ Hợi tấn sáu khí Âm tên là Quái Khôn Vi Địa (Đất) ấy

là sáu hào Thuần Âm vậy, thì trên Trời không có mặt Nguyệt trọn

đêm ấy, thì cả thảy muôn vật đều chịu tối tăm mà loài người phải

chịu không có Mạng vậy.

HỚN CHUNG LY đề thi rằng:

Luyện tánh trước tua luyện Lão Bành,

Một vầng Nga Nguyệt, hướng khôn sanh.

Âm Phù lui tới, Đơn càn chí,

Dương Hỏa đầy vơi, Nguyệt lần sanh.

Đem Khảm lấp Ly, về cội cũ,

Cầm Ô bắt Thố, phục sơ thành.

Từ đây tránh khỏi đường “Diêm Chúa”,

Thành bực Thần Tiên đến Ngọc Kinh.

HỰU:

Sửa tánh nên lo sửa Lão Bành,

Ơ hờ một mãi họa liền sanh.

Âm Phù chẳng thối, đơn sai lạc,

Dương Hỏa không dày, dược tiệm minh.

Đổi Tượng rút Hào, “Ly Khảm” định,

Cầm Long tróc Hổ, “Địa Thiên” thành.

Page 22: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

22

Trước không gìn giữ cho chu đáo,

Đọa lạc “Âm Ty” vướng ngục hình.

HƯ VÔ: Phẩm Thứ Mười (10):

Năng khiển chi giã, nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm, ngoại

quán kỳ hình, hình vô kỳ hình, viễn quán kỳ vật, vật vô kỳ vật,

tam giả kỳ ngộ, duy kiến hư không.

Nghĩa là: Trừ đặng cái đó là: trong xem lòng, lòng không lòng,

ngoài xem hình, hình không hình, xa xem vật, vật không vật, ba

điều ấy đã ngộ, duy thấy nơi hư không.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “Năng khiển chi giã” ấy là: đem hết tất cả tạp niệm, vọng

tưởng xô đuổi ra chỗ khác, câu “Nội quan kỳ tâm” ấy là: nheo con

mắt mà ngó vô trong, tỷ như mặt Nhựt, mặt Nguyệt, cùng Tinh tú,

nếu chiếu diệu ra ngoài thì cả thảy Thế Giới nầy phải chịu tối tăm,

lạnh lẽo; và vạn vật mất sự ấm áp, lấy đâu mà sanh hóa đặng nên

người hành đạo phải “hồi quang phản chiếu”. Thấy ngó vào trong là

lý đó vậy. Câu “Tâm vô kỳ tâm” ấy là: tạp niệm đều do nơi lòng

mà sanh ra, đến lúc này luôn cả lòng đều dường như mất hết, coi

tạp niệm nó còn do nơi đâu mà sanh ra nữa vậy. Câu “Ngoại quán

kỳ hình” ấy là: Nheo con mắt mà xem bề ngoài, là nguồn cội do sự

“tận tịnh” Thiên Lý lưu hành đó. Câu “Hình vô kỳ hình” ấy là tâm

do nơi hình mà sanh ra, nay luôn cả hình dường như mất hết, coi

lòng nó còn do nơi đâu mà sanh ra nữa vậy? Câu “Viễn quán kỳ

vật” ấy là: Lấy con mắt xem Trời, Đất, Nhựt, Nguyệt, Tinh tú, núi

non, rừng rú, nhà cửa đều dường như mất hết, coi cái tâm ở chỗ nào

mà sanh ra nữa vậy? Câu “Tam giả kỳ ngộ duy kiến hư không”

ấy là: Trời, Đất, Người, tam tài muôn vật như chưa có vật chi, chỉ

“Hỗn Hỗn Độn Độn”, chỉ nơi trống không mà thôi, hẳn chưa rồi

vậy, nên gọi rằng: duy kiến hư không, lấy bề ngoài mà nói, thì gọi

là Hư không, còn dùng bề trong mà nói thì gọi là Chơn không.

Chơn không ấy là khiếu Huyền Quan, tự trong mình xuất hiện ra

mà phá tan cả thảy sự u ám đó vậy. Trong kinh có nói rằng: Khắp

ba cõi: từ trong tới ngoài chỉ có một cái Đạo là Đáng tôn trọng hơn

hết.

Đức Lão Tổ nói rằng: Ta có một việc lo lớn, là lo vì có cái thân,

nếu như ta không có cái thân, thì Ta nào phải lo. Lại nói rằng: bỏ

cái thân giả ra sau, đem cái thân thiệt ra trước, bỏ cái thân giả ra

ngoài đặng, thì mới còn cái chơn thân ở trong.

Kinh Kim Cang nói rằng: Nếu dùng tướng thời khó thấy Phật

Như Lai.

Ông Lâm Tế Thiền Sư nói rằng: Phật thiệt không hình, Tánh

thiệt không vóc, Pháp thiệt không tướng. Lời Cổ Tiên nói rằng:

chớ chấp thân này là thật Đạo, ngoài cái thân mới thiệt là Chơn

Thân.

Từ xưa đến nay người làm đặng nên Tiên, nên Phật, đều dùng lẽ

quên mình gìn cái Đạo thật mầu nhiệm vậy. Khá than cho đời có

một hạng người u mê, chẳng những là quên hẳn cái mình, lại còn

đem thân giả nầy mà nhận là thân thiệt, say mê rượu thịt, nuôi mập

thân này, mặc quần áo tốt đặng thêu vẽ thân này, yêu đắm sắc tốt,

đặng làm bạn thân nầy, thậm chí đến người tu niệm, lại còn dùng

gấm bác đoạn, gấm lục tự khí, gấm tiểu châu thiên, tất cả đều sửa

soạn trang sức cho thân mình đặng lộng lẫy, hoặc uống rượu thuốc

Tam hoàn dược thảo, ngũ kim bát thạch mà làm thuốc ngoại

đơn, hoặc làm cái công tam phong thế chiến, đem con gái nhỏ mà

làm lò đảnh, đem tinh khí của con gái nhỏ, đoạt lại mà gọi là lấy

Âm bổ Dương hoặc uống tinh khí mà làm bổ não, hoặc uống

“hồng diên” 2 mà gọi là Tiên Thiên Mãi Tử, hoặc uống Bạch

Nhũ3 mà làm rượu “Bồ đề”, hoặc ngồi “khô” nín hơi, gọi là tham

thiền, hoặc giữ cái Tâm gọi là luyện Tánh, mỗi mỗi là pháp thuộc

về Bàng Môn, ba ngàn sáu trăm (3,600) khó kể ra cho xiết, đều lấy

sắc thân mình làm cho chốn u minh luống chịu đông đúc khổ não,

chẳng lúc nào trống trải sung sướng vậy. Những hạng người ấy

trong buổi sanh tiền đã chẳng thành Đạo, một mai Dương Khí tiêu

hết, Tứ Đại: Thủy, Hỏa, Địa, Phong phân trì, thì điểm Linh Tánh

sa vào chốn trầm luân, còn xác thịt đâu khỏi chịu sự nát tan và cái

nhục thân nào có còn chi vậy.

Page 23: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

23

2Hồng diên: Là đường kinh nguyệt của đàn bà con gái.

3Bạch nhũ: là sữa non của đàn bà con gái.

Tử Thanh Chơn Nhơn đề thi rằng:

Phép ấy nhiệm mầu chỉnh thiệt chân,

Không trước không sau cũng không thân:

Chán chán lu mờ mà thấy đặng,

Mới thiệt siêu phàm thoát hồng trần.

HỰU

Phép lạ nào qua phép lạ nầy,

Không dài không vắn lại không dây:

Nếu hay hoảng hốt minh minh yểu,

Thoát xác siêu phàm chẳng trở tay.

Túy Hư Tử đề thi rằng:

Không lòng không vật cũng không thân,

Đặng hội sanh tiền cựu Chủ nhân:

Chỉnh thiệt ở trong gìn một vật,

Linh đài nhóm lại chút xa trần.

HỰU

Không Tâm không Huyết lại không Hình,

Rõ thấu nguyên hình buổi hạ sinh:

Vẹn giữ “cung trung” toàn một vật,

Linh Đài rực rỡ ánh Minh tinh.

* * * * * * *

HƯ KHÔNG: Phẩm Thứ Mười Một (11):

Quán không diệt không, không vô sở không, sở không ký vô,

vô vô diệt vô, vô vô ký vô, trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở

tịch, dục khởi năng sinh, dục ký bất sinh, tức thị chơn tịnh.

Nghĩa là: Xem không cũng không, không không chỗ không, chỗ

không đã không, không không cũng không, không không đã không,

an vậy, lặng không chỗ lặng, lòng dục há sanh đặng, lòng dục đã

chẳng sanh, là thiệt Chơn Tịnh.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “Quán không diệt không, không vô sở không:” ấy là đây

nương theo bài trước mà nói, phải quét sạch Tam Tâm, phi trừ Tứ

Tướng, ngoài chẳng biết có cái vật, trong chẳng hay có cái lòng,

Page 24: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

24

chỉ còn lại Chơn Không mà thôi, đến như lúc này luôn cả Chơn

Không đều dường như mất hết. Câu “Vô vô diệt vô, vô vô ký vô”:

là nói không có chơn không, không có Thái không, không có dục

giới, không có sắc giới, không có tưởng giới, tan nát cả hư không.

Câu “Trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở tịch”: là nói thành đạt

đại tịnh rồi, thì không người, không ta, hỗn hỗn, độn độn, còn một

giống Tiên Thiên vậy thôi. Câu “Dục khởi năng sanh, dục ký bất

sanh, tức thị chơn tịnh”: là nói lòng dục niệm chẳng sanh đặng thì

mới vào cảnh chơn tịnh vậy. Chừng ấy Tam Huê mới tự nhiên tụ

đảnh, Ngũ Khí mới triều ngươn.

Tam Huê là: Thần đầy đủ nơi “hạ tiêu” thì Tinh hiện ra Diên

Huê (bông chì).

Thần đầy đủ nơi “trung tiêu” thì trung khiếu hiện ra Ngân Huê

(bông bạc).

Thần đầy đủ nơi “thượng tiêu” thì Thần hiện ra Kim Huê (bông

vàng) nên mới gọi rằng Tam Huê tụ nơi Đảnh vậy.

1) Không lưu luyến nơi “sự mừng” thì hồn định, thì phương Đông

của khí Thanh Đế triều ngươn (Thanh Long Can).

2) Không lưu luyến nơi “sự giận” thì phách định, thì phương Tây

của khí Bạch Đế triều ngươn (Bạch Hổ Phế)

3) Không lưu luyến nơi “sự vui” thì Thần định, thì phương Nam

của khí Xích Đế triều ngươn (Châu Tước Tâm).

4) Không lưu luyến nơi “sự thương” thì Tinh định, thì phương Bắc

của khí Hắc Đế triều ngươn (Huyền Vũ Thận).

5) Không lưu luyến nơi “sự muốn” (dâm dục) thì Ý định, thì Trung

Ương của khí Huỳnh Đế triều ngươn (Tỳ) cho nên gọi rằng ngũ

khí triều ngươn vậy.

Nho giáo nói rằng: Hễ lòng nhơn dục sạch hết thì Thiên Lý lưu

hành.

Thích giáo nói rằng: Rực rỡ ánh sáng không chỗ nào ngăn lấp,

không không chỗ hết.

Đạo giáo nói rằng: Trống cái lòng, đầy cái bụng, đó thật là cội của

Đạo vậy. Xem cái không nhưng chẳng phải hoang đàng hay ngồi

không như hình cây khô đâu! Chẳng qua là trừ dứt cái lòng tạp

niệm mà thôi. Nếu như gặp Minh Sư chỉ truyền: Chỗ nào là An

Lư? Chỗ nào là Lập Đảnh? Sao gọi là Luyện Kỷ? Sao gọi là Trúc

Cơ? Sao kêu là Hái Thuốc? Sao kêu là Già Non? Sao gọi là Hà

Xa? Sao gọi là Hỏa Hầu? Sao gọi là Càn Khôn giao cảm? Sao gọi

là Khảm Ly thêm bớt? Sao gọi là Kim Mộc tịnh giao? Sao gọi là

diên hống giao nhau? Sao gọi là Dương hỏa Âm phù? Sao gọi là

thanh tịnh mộc dục? Sao gọi là quán mãn Càn Khôn? Sao gọi là

thoát thai Thần hóa?

Cứ theo thứ lớp công phu, nếu tự ý riêng mình ngồi tịnh xem

không rồi Tam Huê tụ nơi Đảnh nào? Ngũ Khí triều nơi Ngươn

nào? Chỉ kết cuộc lại hình tợ cây khô, lòng như tro lạnh, một mai

hết số rồi, thì thành ra quỉ Thánh Linh hiện hóa, hiện hình đi qua

lại trước mặt thấy đặng rõ ràng hình đó gọi là Quỉ Tiên, hoặc làm

đầu chúng thần mà thọ hưởng hương khói, hoặc đầu thai kiếp khác

mà làm tước giàu sang sung sướng xác thân vật chất.

Nếu như còn mê tánh thì cũng phải sa vào chốn trầm luân như

xưa, bao nhiêu công cán coi như mất hết, rất đáng thương thay!

Những người học Đạo phải hết lòng cẩn thận ấy vậy.

Quan Khổng Tử thi rằng:

Phú quí dường như bọt nước trôi,

Cuộc trần sớm dứt chớ lôi thôi;

Rõ nhìn báu vật lò un đúc,

Rèn đặng Kim Cang khỏi kiếp nhồi.

HỰU

Giàu sang tan hiệp tợ mây bay,

Thức phá trần lao thoát đọa đày;

Gặp đặng Minh Sư truyền khẩu quyết,

Thừa Long kỵ Phụng ắt nghe rày.

Cừu Lưu Tôn thi rằng:

Page 25: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

25

Không hình, không tượng, không tiên phương,

Không lặng, không tâm, không tánh vương:

Trong không, không chẳng, không sắc tướng,

Chơn không mầu nhiệm mới văn chương.

HỰU

Không hình, không tượng, không tiên phương,

Không tích, không tâm, không tánh vương;

Không lý bất không, không sắc tướng,

Chơn không quang diệu đại văn chương.

* * * * * *

--oOo--

CHƠN THƯỜNG: Phẩm Thứ Mười Hai (12):

Chơn thường ứng vật, chơn thường đắc tính, thường ứng,

thường tịnh, thường thanh tịnh hỷ.

Nghĩa là: Thiệt hằng ứng vật, thiệt hằng đặng Tánh, hằng ứng,

hằng tịnh, hằng thanh tịnh vậy.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Page 26: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

26

Câu: “chơn thường ứng vật” ấy là: không tạp niệm rối loạn gọi là

chơn, năm Đức, năm Ngươn, gọi là thường, cảm mà đặng thông

gọi là ứng, bông thuốc phát sanh gọi là vật vậy.

Câu: “chơn thường đắc Tánh” ấy là đây cảm, kia ứng gọi là

đặng, là đắc chánh linh chẳng tan gọi là Tánh vậy.

Câu: “Thường ứng, thường tịnh”, ấy là: chữ thường này là bình

thường, là nói có việc đến thì ứng biến, việc qua rồi thì Thanh tịnh

vậy.

Câu: “Thường thanh tịnh hỷ” ấy là: lặng yên chẳng xao động

vậy. Kẻ sĩ trau Đạo mỗi ngày thường phải quét dọn Tam Tâm trừ

phi Tứ Tướng, bỏ vọng tưởng, vẹn giữ lòng thành khí Dương cực

sanh khí Âm lặng lẽ chẳng xao động, muôn duyên đốn dứt, khí Âm

cực sanh khí Dương, cảm mà tự thông, muôn mối triều Tông (gốc),

mà khí Tiên Thiên năm đức phát hiện, đó mới thật là Chơn thường

vậy. Chơn thường ấy là Tánh lương tri vậy. Tiên Thiên, Ngũ

Ngươn phát hiện tên là ứng vật ấy là lương năng vậy. Lương tri,

Lương năng đó mới thật là chơn Tánh, tâm người chết hết, Tâm

Đạo trọn sống, đó mới thật là chơn thường đắc Tánh, một khí Tiên

Thiên, gọi là vật, hiểu biết thâu góp, gọi là ứng, Tâm người hằng

thác, Tâm Đạo hằng sống, Tâm Đạo hằng sống thì vọng niệm chẳng

sanh, vọng niệm chẳng sanh thì hằng phục khí Tiên Thiên lại, khí

Tiên Thiên hằng phục lại thì bông thuốc hằng sanh, bông thuốc

hằng sanh thì Chơn Tánh hằng sáng, Chơn Tánh hằng sáng thì chơn

thường thường ứng, Chơn Thường thường ứng thì hà xa thường

chuyển, Hà xa thường chuyển thì nước biển thường tràn, nước biển

thường tràn thì hỏa hầu hằng luyện, hỏa hầu hằng luyện thì Kim

Đơn hằng kết, Kim Đơn hằng kết thì mộc dục thanh tịnh, mộc dục

thanh tịnh thì Pháp Thân đã thành, Pháp Thân đã thành mới thật là

Công Viên Quả Mãn vậy. Cho nên gọi là: thường ứng, thường tịnh,

thường thanh tịnh hỷ vậy.

Khả thương: cho người Đời ở Đạo Nho thì học Thánh Hiền, thấy

trong Ngũ Kinh Tứ Thơ thường nói: Trước là trừ lòng dục, thì

tưởng trừ được lòng dục rồi thì xong việc cả, lại chẳng suy xét câu

Tồn Tâm Dưỡng Tánh, tâm ấy phải giữ chỗ nào, lại còn tánh ấy

lại phải thế nào mà dưỡng nó.

Còn ở Đạo Thích, thì tham thiền, học Phật, thấy trong Kinh Pháp

Hoa, kinh Kim Cang hằng nói: Trừ vọng niệm là trước, thì tưởng là

trừ được vọng niệm rồi, thì đã yên việc cả, lại chẳng xét cho tột câu

Minh Tâm Kiến Tánh, tâm phải làm sao cho nó sáng, còn Tánh

phải làm sao cho đặng thấy nó.

Còn ở Đạo Tiên thì tu chơn, học tiên, thấy kinh Thanh Tịnh, kinh

Đạo Đức, kinh Cảm Ứng hằng nói: Trước là xem chỗ không, thì

tưởng là xem được rồi, là xong việc cả, lại chẳng suy câu Tu Tâm

Luyện Tánh, tâm làm sao mà tu, Tánh làm sao mà luyện, hà lấy

một việc ngoan không, khổ tọa, ngồi như cây khô mà thành Đạo

được sao?

Há chẳng biết Đại Đạo là Thiên Đạo, Thiên Đạo mà sanh trưởng

muôn vật, là trọn nhờ Nhựt Nguyệt, Tinh, Thần, Gió, Mây, Mưa,

Sấm, Sét mà kết thành vậy.

Kinh Dịch có nói rằng: Nổi lên sấm chớp, nhuần xuống mưa gió,

Nhựt Nguyệt thay đổi, một nóng một lạnh là phải vậy. Há dùng một

việc không không, không làm chi mà muôn vật trở nên sanh thành

đặng sao?

Văn Xương Đế Quân thi rằng:

Trời, Đất, Âm Dương thảy không tình,

Mống đỏ rõ ràng chốn chốn linh;

Duy có Huyền căn đồng Thái Cực,

Tự nhiên tỏ rõ hiệp Thiên Kinh.

Roi truyền muôn thuở gồm ngàn thuở,

Chon lựa Thanh Minh với Thái Minh;

Lặng lẽ động Dương bày đức nhiệm,

Chơn cơ vận động chẳng lưu đình.

HỰU

Càn Khôn, Nhựt Nguyệt thật không hình,

Chốn chốn đều nhờ ánh hiển linh;

Chỉnh có Huyền Quang soi Thái Cực,

Page 27: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

27

Tự nhiên quán xét sanh thiên kinh.

Lưu hành vạn cổ khiêm thiên cổ,

Hiệp tuyển Thanh minh vĩnh Thái bình;

Tịch diệt chơn thường kim diệu Đức,

Máy linh chuyển hóa chẳng ngưng đình.

* * * * * * *

CHƠN ĐẠO: Phẩm Thứ Mười Ba (13):

Như thử thanh tịnh, tiệm nhập chơn Đạo, ký nhập chơn Đạo

danh vi đắc đạo.

Nghĩa là: Như thế này thanh tịnh lần vào chơn Đạo, đã vào Chơn

Đạo gọi là đắc Đạo.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu: Như thử thanh tịnh tiệm nhập chơn Đạo, ấy là: đây nương

theo bài trước mà nói, trọn đặng thanh tịnh vô vi như thế nầy, thì

khí Tiên Thiên mới đem lại đặng, nếu hườn khí Tiên Thiên lại đặng

rồi, thì mới lần theo thứ lớp mà vào Chơn Đạo.

Chơn Đạo ấy là chẳng phải “ba ngàn sáu trăm” Đạo Bàng Môn

với “chín mươi sáu” giống ngoại Đạo, mà dám sánh, Đạo đó là

Tiên Thiên Đại Đạo là Đạo sanh Trời, sanh Đất, sanh Người và

sanh muôn Vật vậy.

Đạo lớn như vậy quả là vật Chi đó vậy. Nghĩa là Khí Vô Cực

Chơn Đạo là từ xưa đến nay lấy miệng truyền nhau mà thôi, chẳng

dám viết ra sách vở, kinh kệ sợ kẻ chẳng hiền biết đặng ắt bị Trời

phạt. Tuy vậy mà trong kinh sách có toàn ẩn mối Đạo đều là lời nói

thí dụ, dấu mẹ mà nói con, dấu gốc mà nói ngọn, còn đại khái thì

mượn vật mà bày Đạo. Cũng như mão họ Trương mà đội cho họ Lý

vậy. Như đây chẳng dám bày tỏ hết ra, vì nể lòng từ bi, bác ái của

Tam Giáo, Đạo Tổ, mà phải lộ bày chút ít việc đại khái dùng để làm

bằng chứng cho những người tìm Đạo, đặng khỏi sự sai lầm vào

Bàng Môn Tả Đạo vậy thôi.

Chơn Đạo ấy là: Cái buổi ban đầu tạo sanh ra mình là phải vậy,

nhờ Tinh Cha, Huyết Mẹ hai vật ấy giao hiệp lại Tinh là Diên,

Huyết là Hống. Hễ Diên giao với Hống tên là Càn Đạo mà thành

Trai, Hống giao với Diên tên là Khôn Đạo mà thành Gái. Nửa tháng

sanh khí Dương, nửa tháng sanh khí Âm, do đó mà sanh ngũ tạng,

do đó mà sanh ra lục phủ, do đó mà sanh ra khắp châu thân ba trăm

sáu mươi lăm (365) lóng xương, do đó mà sanh ra tám mươi bốn

ngàn (84000) sợi lông và lỗ chơn lông.

Tiên Thiên Quái Khí đã đủ rồi, như trái chín thì rụng cuống, lọt

cái cân đẩu sa xuống đất sổ ra, khóc lên một tiếng thì khiếu Tiên

Page 28: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

28

Thiên Vô Cực hóa làm Ngươn Thần, Ngươn Khí, Ngươn Tinh theo

Khí Vô Cực mà ra, chia làm ba nhà: Cung Càn mất trung Dương

mà sa xuống Cung Khôn, Cung Khôn biến làm Cung Khảm. Cung

Khôn mất hào trung Âm mà qua Cung Càn, Cung Càn biến làm

Cung Ly, Tiên Thiên: Cung Càn, Cung Khôn mất ngôi nhà mà biến

làm Hậu Thiên: Cung Khảm, Cung Ly ấy là: Thủy Hỏa vị tế vậy.

Từ đây Khí Hậu Thiên dụng sự ấy là: cái đường của kẻ Phàm Phu,

nhưng người có căn Tiên duyên Phật, thì hỏi tìm cái chơn Đạo phép

phản Bổn Hườn Nguyên. Chơn Đạo ấy là: trước hết điểm cái khiếu

Vô Cực. Khiếu ấy Tam Giáo gọi nhiều danh từ khác nhau:

Đạo Nho kêu là Chí Thiện, Đạo Thích kêu là Nam Mô, Đạo Tiên

kêu là Huyền Quang … bài trước đã nói rõ ràng rồi, phải dụng cái

công Lục Thần hội hiệp giữ chặt khiếu ấy, giữ lâu thì khiếu mở, thì

Ngươn Thần Qui vị, lại dụng cửu tiết huyền công tên là Kim Đơn

Cửu Chuyển bớt “Hào đổiTượng”, đem Khảm lấp Ly đoạt cái

chánh khí Tiên Thiên, hớp cái tinh huê của Nhựt Nguyệt dụng văn

võ của Hỏa Hầu, tu tám báu Kim Đơn, tháng ngày gắng sức, hòa

quang hỗn tục, chứa Đức lập công ba ngàn công đủ, tám trăm quả

đầy thì sẽ có đơn thơ hạ chiếu. Chừng ấy mới cổi xác mà bay về

Trời, tiêu diêu nơi ngoài muôn vật.

Trời Đất có hư, chớ nó không hư, nên gọi là vóc Kim Cang (vàng

cứng) như vậy mới chẳng uổng cho mình sinh ra một kiếp người,

nay gặp đặng dịp may như thế; như muốn, phải tìm Minh Sư để

được “Khẩu truyền tâm thọ”, phải lập tâm cương quyết, dầu sống

thác chẳng thối chí ngã lòng thì ắt trọn vẹn vậy.

Ngươn Thỉ Thiên Tôn thi rằng:

Thanh Tịnh Kinh mầu vốn tự nhiên,

Đặng thông Chơn Đạo, tĩnh Tiên Thiên;

Kim Đơn uống đặng, thân thông Thánh,

Thành đặng tiêu diêu lãng quyền Tiên.

HỰU

Thanh tịnh Kinh mầu, gốc tự nhiên,

Ai người đoạt thấu khí Tiên Thiên.

Thuốc linh uống được thân thông sáng,

Về cõi tiêu diêu chứng quả Tiên.

Linh Bửu Thiên Tôn thi rằng:

Thanh Tịnh Chơn Ngôn, vốn chẳng nhiều.

Trong kinh huyền diệu, ít với nhiều;

Thân này có chén trường sanh rượu,

Xin hỏi “phàm phu” uống bao nhiêu.

HỰU

Lời lẽ tuy nhiều, Đạo ít oi,

Phàm phu trí hẹp, lại thêm hòi:

“Nội Trung” chứa sẵn trường sanh tửu,

Muốn uống cần nên ráng sức moi.

Page 29: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

29

DIỆU HỮU: Phẩm Thứ Mười Bốn (14):

Tuy danh đắc ĐẠO thiệt vô sở đắc,

Nghĩa là: Tuy tên đặng Đạo thiệt không chỗ đặng.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “Tuy” là tuy nhiên, chữ “danh” là: danh mục, chữ “đắc” là

đặng truyền, chữ “ĐẠO” là Đại Đạo, chữ “thiệt” là chơn thiệt, chữ

“vô” là khí hư vô.

Câu “tuy danh đắc ĐẠO” ấy là: nương theo bài trước mà nói lần

vào Chơn Đạo vậy, đặng chịu lãnh Minh Sư chơn truyền chánh thọ,

mới chỉ: chỗ nào là khiếu Huyền Quang? Làm sao kêu là Lục Thần

hội hiệp? làm sao gọi là Trúc Cơ luyện kỷ? làm sao gọi là Hái

Thuốc Luyện Đơn? Làm sao kêu là Bông Thuốc già non? Làm

sao kêu là Khử Trược, Lưu Thanh? Làm sao kêu là Hống giao

với Diên? Làm sao kêu là Anh Nhi Xá Nữ? Làm sao kêu là Kim

Công, Huỳnh Bà? Làm sao kêu là Kim Mộc tinh giao? Làm sao

kêu là thủy hỏa ký tế? Làm sao kêu là Pháp Luân Thường

Chuyển? Làm sao kêu là Dương Hỏa, Âm Phù? Làm sao kêu là

Văn Phanh Võ Luyện? Làm sao kêu là Thanh Tịnh, Mộc Dục?

Làm sao kêu là Quản Mãn, Càn Khôn? Làm sao kêu là Ôn

Dưỡng, Thoát Thai? Làm sao kêu là Thất Hườn, Cửu Chuyển?

Làm sao kêu là Di Lư, Hoán Đảnh? Làm sao kêu là Rồng kêu,

Cọp Rống? Làm sao kêu là Diên Bích, Điều Thần? Mỗi mỗi chịu

lãnh mới gọi là Đặng Đạo vậy. Tuy gọi Đặng Đạo thiệt không chỗ

đặng, bởi sao vậy?

Vả lại Đạo, chỗ nói quan khiếu nhược vật cả thảy mỗi món, đều

không cùng tột, tên tốt báu lạ đời ở trong mình có sẵn, chớ phải ở

ngoài thân mình mà đến đặng, cho nên gọi rằng: Thiệt không chỗ

đặng là vậy. Quả chơn thiệt mà lấy làm đặng ấy, là lúc chịu lãnh thọ

đến sau, khổ tu, khổ luyện, lập định, là chí lâu dài, lòng sắt, dạ đá,

ngàn nạn, chẳng đổi, muôn nạn, chẳng lui, giàu sang, chẳng hay,

nghèo hèn chẳng dời đặng, oai quyền chẳng ép đặng cái chí, há

chẳng nên nửa đường mà bỏ, mà định phải đem những cái giả danh,

lợi, ân, ái, tửu, sắc, tài, khí, một dao chém dứt, kíp mau tu chỗ thiệt

danh, lợi, tửu, khí, ân, ái, tài, sắc, ở trong thân mình thì mới là Đặng

Đạo, mà chẳng những cái Giả ở ngoài mình thì người người đều

biết còn những cái Thiệt ở trong thân mình, ít ai hiểu.

Hãy nghe Ta đem những cái Chơn Thiệt mà nói ra đây: Mình

chầu Kim Khuyết hưởng Thọ Tước Trời mới là danh Thiệt, Kim

Đơn thành tựu vô giá, quí báu, mới là Lợi Thiệt, siêu độ cha mẹ giờ

hằng tôn kính mới là Ân Thiệt.

Khảm Ly giao nhau, Kim Mộc đều nhau, mới là Ái Thiệt.

Page 30: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

30

Ngọc Dịch, Huỳnh Tương, Bồ Đề, Hương Giao mới là Rượu

Thiệt, bảy báu Diêu Trì tám báu Kim Đơn mới là Của Thiệt. Hơi

ấm rất hòa, hạo nhiên hồi phong mới là Khí Thiệt. Ấy mới là tám

món báu ở trong mình mình, bỏ đặng ở ngoài mà nên đặng chỗ

trong, bỏ đặng cái giả mà nên đặng cái thiệt, ngoài thì bồi công

trong thì tu quả, khi động thì độ người khi tịch thì độ mình, ngày

qua tháng lại, công ngoài rộng lớn, quả trong viên minh, bỏ xác

thăng lên, muôn kiếp hằng còn, mới gọi là: Hiểu Đạo, Thành Đạo,

Đắc Đạo, là cái tài năng của bực Đại Trượng Phu đầy đủ rồi vậy.

Đạo Tâm Tử thi rằng:

Khuyên nhủ người đời học Thánh hiền,

Vinh hoa phú quý cũng đồ nhiên:

Thân này sẵn có trường sanh rượu,

Vóc đây đâu thiếu dưỡng mạng tiền.

Sắc ấy là không, không ấy sắc,

Tiên là chỗ tánh, tánh là tiên;

Thế gian nghe đặng thơ Ta khuyến,

Kíp sớm hồi đầu lên pháp thuyền.

HỰU

Khuyên cả Nguyên Nhơn chí Thánh Hiền,

Giàu sang danh lợi dễ gì yên;

Người người sẵn có trường sanh tửu,

Thế thế nào không dưỡng mạng tiền.

Sắc ấy vốn không, không vốn sắc,

Tiên nguồn Tổ Tánh, Tánh nguồn Tiên;

Bằng ai nghe rõ lời khuyên nhủ,

Sớm kíp quày chơn thượng Pháp thuyền.

* * * * * * *

THÁNH ĐẠO: Phẩm Thứ Mười Lăm (15):

Vi hóa chúng sanh, danh vi đắc Đạo, năng ngộ chi giã, khả

truyền Thánh Đạo.

Page 31: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

31

Nghĩa là: Chuyển hóa chúng, gọi là đặng Đạo hay tỉnh đó vậy, khá

truyền Thánh Đạo.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “vi hóa chúng sanh ấy”, chữ “vi” là chuyển ý, chữ “hóa” là

phổ độ, chữ “chúng” là cả thảy, chữ “sanh” là: trai lành, gái tín,

khuyên hóa chín mươi sáu (96) ức kẻ chúng sanh về Tây mới kêu là

đắc Đạo.

Câu “danh vi đắc Đạo” ấy là:

Chữ “danh” là Dương danh, chữ “vi” là giúp nên, chữ “đắc” là thọ

trì, chữ “Đạo” là công phu khuyên hóa kẻ chúng sanh trau Đạo.

Công Đức rộng lớn, tự bề ngoài mà đặng hiệp vào trong, cho nên

gọi là đặng Đạo vậy.

Câu “năng ngộ chi giã” ấy là: chữ năng là: hay làm, chữ ngộ là

xét tột lẽ, hết Tánh dùng đến Mạng, phải siêng năng Tham Thiền

chịu khó nhọc, năng hái thuốc, phải từ trong đến ngoài gia công

mới đặng.

Câu “khả truyền Thánh Đạo” ấy là: chữ “khả” là khá dùng, chữ

“truyền” là độ người, chữ “Thánh” là bực Cao Nhơn, chữ “Đạo” là

Thiên cơ vậy. Công đầy, quả đủ, lãnh thọ, Mạng Trời thì mới nên

truyền Đạo vậy.

Nếu người chưa đặng quả ấy mà cao vọng làm Thầy làm Tổ thì

phải đọa chẳng chơi. Ông Lữ Tổ nói rằng người phải người, độ siêu

phàm thế, rồng phải rồng giao khỏi ô nê.

Chưa lãnh Mạng Trời chẳng khá truyền Đạo.

Đạo Nho nói rằng: húy thiên mạng, húy đại nhơn, húy thánh

ngôn chi ngôn. Tiểu Nhơn bất tri Thiên Mạng, nhi bất húy dã. Nghĩa là: sợ Mạng Trời, sợ người Đức lớn, sợ lời nói của Đức

Thánh Nhơn, kẻ Tiểu Nhơn chẳng biết mạng Trời nên chẳng sợ

vậy.

Người đời có biết cái gốc sanh mình chăng? Từ khi cha mẹ giao

cảm Diên Hống tương đầu thọ Khí Huyết mà kết thành “thai”. Đến

sau hoài thai đặng một tháng là ba trăm sáu chục (360) giờ thì khí

vô cực mới thành, từ đó về sau nửa tháng sanh khí dương, nửa

tháng sanh khí âm, từ một tháng kể tới, thì nửa tháng khí Vô Cực

một lần động mà sanh Khí Dương Hoàng Cực, lại nửa tháng Khí

Vô Cực một lần tịnh mà sanh Khí Âm Hoàng Cực ấy là hoài thai đã

đặng hai tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Hoàng Cực một lần động mà sanh Khí Dương

Thái Cực, lại nửa tháng khí Hoàng Cực một lần tịnh mà sanh Khí

Âm Thái Cực ấy là hoài thai đã đặng ba tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Thái Cực một lần động mà sanh Khí Lão

Dương, lại nửa tháng khí thái cực một lần tịnh mà sanh Khí Lão

Âm ấy là hoài thai đã đặng bốn tháng vậy.

Rồi lại nửa tháng Khí Lão Dương một lần động mà sanh Khí Thái

Dương, lại nửa tháng khí Lão Âm một lần tịnh mà sanh Khí Thái

Âm, ấy là hoài thai đã đặng năm tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Lão Dương một lần tịnh mà sanh Khí Thiếu

Âm. Lại nửa tháng Khí Lão Âm một lần động mà sanh Khí Thiếu

Dương, ấy là hoài thai đã đặng sáu tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Thái Dương một lần động mà sanh Cung Càn,

lại nửa tháng Khí Thái Âm một lần tịnh mà sanh Cung Khôn, ấy là

hoài thai đã đặng bảy tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Thái Dương một lần tịnh mà sanh Cung Đoài,

lại nửa tháng Khí Thái Âm một lần động mà sanh Cung Cấn, ấy là

hoài thai đã đặng tám tháng vậy.

Page 32: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

32

Lại nửa tháng Khí Thiếu Âm một lần động mà sanh Cung Ly, lại

nửa tháng Khí Thiếu Dương một lần tịnh mà sanh Cung Khảm, ấy

là hoài thai đã đặng chín tháng vậy.

Lại nửa tháng Khí Thiếu Âm một lần tịnh mà sanh Cung Chấn, lại

nửa tháng Khí Thiếu Dương một lần động mà sanh Cung Tốn, ấy là

hoài thai đã đặng mười tháng vậy.

Bởi Khí Vô Cực mà sanh Khí Hoàng Cực, bởi Khí Hoàng Cực mà

sanh Khí Thái Cực do Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, do Lưỡng Nghi

sanh Tứ Tượng, do Tứ Tượng sanh Bát Quái muôn vật châu thân ba

trăm sáu mươi lăm (365) lóng xương tám mươi bốn ngàn (84000)

sợi lông và lỗ chân lông, đều do Vô Cực Thánh Đạo mà sanh ra đó

vậy.

Bà Đẩu Mẫu Ngươn Quân thi rằng:

Biết đặng sanh mình Tánh bèn qui,

Không chẳng làm là Đạo Vô Vi.

Muôn nhành một cội lui nơi kín,

Sanh Thánh sanh Phàm lấy đó suy.

HỰU

Rõ chỗ sanh tánh ắt khỏi hồi,

Không làm chẳng phải chẳng làm mồi.

Gom về một mối tàng nơi kín,

Nên Thánh nên Hiền cũng thế thôi.

Quan Âm Cổ Phật thi rằng:

Khá truyền Thánh Đạo lãnh từ Hàng,

Phổ độ quần mê luyện tánh quan.

Hiểu thấu tiên thiên thanh tịnh đạo,

Kim Tiên bất lão sống diên tràng.

HỰU

Ai người lãnh thọ đặng kỳ truyền,

Giác ngạn mau chơn xuống pháp thuyền.

Thẳng đến Tây Thiên miền Cực Lạc,

Không già không chết hưởng diên niên.

TIÊU TRƯỞNG: Phẩm Thứ Mười Sáu (16):

Thái Thượng Lão Quân viết:

Thượng Sĩ vô tranh, hạ sĩ háo tranh.

Page 33: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

33

Nghĩa là: Ông THÁI-THƯỢNG LÃO-QUÂN nói rằng: Bực

thượng sĩ không tranh, bực hạ sĩ ham tranh.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “thái” là lớn cả, chữ “thượng” là lớn cao, chữ “Lão” là xưa

trước, chữ viết nói rằng, bực “thượng sĩ” là căn cơ rộng lớn, tinh

hoa sáng suốt, bực “hạ sĩ” là người học ít, nền cội cạn hẹp mà hay

cố chấp vậy.

Chữ “Vô Tranh” là tánh trầm tịnh, bao dung, thâm hậu.

Chữ “Háo Tranh” ấy là ham cao háo thắng vậy.

Đức Lão Quân nói: Tâm của bực Thượng Sĩ tức là tâm của

Thánh Nhơn, bao gồm Trời Đất, trọn vẹn lẽ Trời, cả tâm chí người

hiền, kẻ ngu đều bao gồm hết, hòa quan hỗn tục, tự khiêm, tự ty,

giấu mạnh, cất bạo, chẳng lộ khoe giác, ngoài tròn trong vuông, làm

việc thì nói theo Thiên Lý mở lời thì thuận với lòng người, như vậy

thì nào có tranh.

Câu “Hạ sĩ háo tranh” ấy là: Bực Hạ Sĩ cũng là người ham học,

ngặt vì nền cội cạn hẹp, học chẳng đến địa vị Thánh Hiền, nên phần

nhiều có ham cao cố chấp riêng tây, háo thắng, khoe mình là giỏi,

luận bàn phải quấy, cho nên gọi là ham tranh vậy. Bực Thượng Sĩ

như tấn khí Dương, là cái đạo của người Quân Tử, bực Hạ Sĩ như

tấn khí Âm, là cái bớt của kẻ tiểu nhơn vậy, cái lẽ thêm bớt Khí

Âm Dương, và cái đạo còn mất, tới lui chẳng khá mà chẳng biết

vậy, con người thuở mới sanh ra mình dịu như lụa, ấy là cái Tượng

quái khôn mềm như vậy, đến 960 ngày ấy là 32 tháng thì mới đổi

một hào khí mới sanh ra thuộc Quái Khôn, đến 2 tuổi lẻ 8 tháng

tấn một khí dương, biến Quái Khôn làm Quái Phục, đến 5 tuổi lẻ 4

tháng tấn 2 khí dương, biến Quái Phục làm Quái Lâm, đến 8 tuổi

tấn 3 khí dương, biến Quái Lâm làm Quái Thới, đến 10 tuổi lẻ 8

tháng tấn 4 khí dương, biến Quái Thới làm Quái Tráng, đến 13

tuổi lẻ 4 tháng tấn 5 khí dương biến Quái Tráng làm Quái Khuyết,

đến 16 tuổi tấn 6 khí dương biến Quái Khuyết làm Quái Càn, ấy là

6 HÀO THUẦN DƯƠNG đó là ngôi của bực Thượng Sĩ vậy, như

lúc này mà tu luyện thì mau lên cõi Thánh, từ đây đến sau hễ 96

tháng là 8 năm, thì biến một hào, trong buổi này mà chẳng tu thì lần

lần thành ra bực Hạ Sĩ, đến 24 tuổi tấn 1 khí âm, biến Quái Càn

làm Quái Cấu, trong buổi này mà lo tu, chẳng lâu sẽ phục lại vậy,

bằng chẳng lo tu đến 32 tuổi tấn 2 khí âm, đổi Quái Cấu làm Quái

Độn, buổi này bằng lo tu luyện cũng còn dễ thành công, nhược

bằng chẳng tu để đến 40 tuổi tấn 3 khí âm, biến Quái Độn làm Quái

Bỉ, trong buổi này mà lo tu lyện cũng khá tấn công đặng, nhược

bằng chẳng lo tu để đến 48 tuổi, tấn 4 khí ấm, biến Quái bỉ làm

Quái Quan, tới buổi này mà lo tu luyện lâu ngày mới đặng thành

công, nhược bằng chẳng lo tu để đến 56 tuổi tấn 5 khí âm, biến

Quái Quan làm Quái Bác, đến lúc này lo tu luyện phải học hành

cực khổ lắm mới nên đặng, nhược bằng không tu để đến 64 tuổi tấn

6 khí âm, đổi Quái Bác làm Quái Khôn, ấy là khí Âm trọn, đã hết

khí Dương, Quái Khí đã đủ rồi đến lúc này còn lại khí dương dư

chút đỉnh, nếu gắng chí tu luyện thì khá tùng trong khí âm mà câu

kết mối chơn dương, trong chỗ chết lần ra chỗ sống, nhược bằng

chẳng chịu tu, đợi đến khí dương dư đã hết thì tránh đâu cho khỏi

số vô thường kêu cửa, một hơi thở hết rồi; Ôi thôi! Đến lúc ấy nghĩ

lại sống suốt một đời, nào có khác gì một giấc chiêm bao, tỉnh mê

trong giây lát vậy, kính khuyên người đời chớ luận tuổi già, tuổi trẻ,

kíp sớm hồi đầu làm nên lẽ phải, chớ khá chờ đến buổi gần chết

mới chịu ăn năn, dầu có muốn tu, tu làm sao cho kịp nào.

Nhẫn Nhục Tiên Nhơn thi rằng:

Thượng Sĩ không tranh, thiệt Thánh Công.

Rõ ràng tam giáo vốn một giòng.

Thái hòa không ngại, thái hòa nhiệm,

Sắc tướng chớ lầm, sắc tướng không.

Nguyện rạng khắp soi ngoài bốn biển,

Ngàn sông làu chói tam tài trong.

Dương đầy tiên tử, âm đầy quỉ,

Người đời đâu biết ấy tròn trong.

HỰU

Thượng Sĩ còn tranh luận với ai,

Page 34: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

34

Suốt thông tam giáo thật chơn tài.

Thái hòa chẳng ngại, thái hòa diệu

Sắc tướng không hoài, sắc tướng khai.

Nhựt nguyệt rõ ràng tròn bốn biển,

Giang sang ánh rạng khắp ba tài.

Dương là tiên tử, âm là quỉ,

Chớ vội vàng toan liệu siển sai.

ĐẠO ĐỨC: Phẩm Thứ Mười Bảy (17):

Thượng Đức bất đức, hạ đức chấp đức, chấp trước chi giã, bất

minh đạo đức.

Nghĩa là: Bực thượng đức chẳng đức, bực hạ đức cầm đức, chấp

mất chẳng rõ đạo đức.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “Thượng-Đức Bất-Đức” ấy là: Chẳng phải là người bực

thượng đức, lại chẳng tôn trọng cái đức. Vì bực thượng đức là thuộc

Tiên Thiên, năm đức đều trọn, ở Đạo Nho thì dùng “Tam-Can

Lãnh” là: Tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ Ư chí-thiện.

“Năm Giềng” là: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà làm đức, dùng

trung thứ mà lập hạnh, Ở Đạo Thích thì dùng “Tam-Qui” là: Qui

Y Phật, Qui Y Pháp, Qui Y Tăng và “Ngũ Giới” là sát sanh, trộm

cắp, tà-dâm, nói láo, uống rượu, si mê mà làm đức, dùng “Từ-Bi”

lập hanh. Ở Đạo Tiên thì “Tu Luyện” Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

mà làm đức, dùng “Cảm Ứng” mà lập hạnh, năm đức trọn vẹn

chưa nhiễm khí hậu thiên nên gọi là “Thượng-Đức” vậy, dầu có

nhiễm khí hậu thiên, mà đem lại khí Tiên Thiên đặng, thì cũng cho

là bực Thượng Đức, đức ấy vốn thiệt trong mình sẵn có, chẳng phải

đợi tìm ở ngoài, cho nên gọi rằng: “Thượng Đức Bất Đức” vậy.

Câu “Hạ Đức” mà lại tôn trọng cái đức, vì người bực hạ đức đã

nhiễm khí Hậu Thiên, năm đức, năm ngươn lần lần mất hết, nếu

chẳng dùng đạo mà nói cái đức, thì cũng khó đem lại khí Tiên

Thiên, làm sao kêu là chấp đức, là biết chỗ lỗi mau cải hóa, biết tội

phải sám hối:

Răn việc sát sanh mới nên nhơn.

Răn việc trộm cắp mới nên nghĩa.

Răn việc tà dâm mới nên lễ.

Răn việc ăn thịt, uống rượu mới nên trí.

Răn việc nói láo mới nên tín.

Mà Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín năm đức do gắng gượng mà đến

cho nên gọi rằng bực hạ chấp đức là vậy.

Page 35: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

35

Câu “Chấp trứ chi giã Bất Minh Đạo Đức” ấy là: Chữ “Chấp” là

chấp mê, chữ “Trứ” là mắc tướng, chẳng tin việc âm công chẳng rõ

đạo đức.

1. Thấy người răn việc sát sanh, đặng phóng sanh linh mà dùng

nhơn thì lại nói rằng: khinh thân người mà trọng súc vật.

2. Thấy người răn việc trộm cắp, dùng của tiền bố thí cho người

nghèo khổ, mà dùng nghĩa, thì lại nói rằng: bổn phận đã không

lo mà còn ngăn đón mối nợ người.

3. Thấy người răn tà dâm, đặng giữ thân thể mà dùng nên lễ, thì

lại nói rằng: dứt người dâm dục bạc tình, làm cho mất thế giới.

4. Thấy người răn việc ăn thịt, uống rượu mà dùng trí, thì lại nói

rằng: loài lục súc vốn để cho người ăn có quan hệ chi.

5. Thấy người răn việc nói láo, đặng giữ tánh thiệt mà nên chữ

tín, thì lại nói rằng: hễ bụng tốt thì thôi không cần chi lời nói.

Mỗi mỗi đều cố chấp chẳng thông, khó kể cho hết nên gọi rằng:

“Bất minh đạo đức”. Há chẳng biết Khổng-Thánh-Nhơn chỗ

nói: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đức Thái-Thượng trị hạ Kim,

Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Phật Thích-Ca thị rằng: Sát sanh, trộm

cắp, tà dâm, nói láo, uống rượu, ấy là nói sao vậy.

1. Nếu chẳng giới Sát Sanh thì không Nhơn, khuyết Mộc, ở trên

Trời thì sao Tuế Tinh chẳng yên, ở dưới đất thì phương Đông

có tai nạn, ở nơi người thì tạng Can Đởm bị hại vậy.

2. Nếu chẳng răn Trộm Cắp thì không Nghĩa, mà khuyết Kim ở

trên Trời thì sao Thái Bạch chẳng an, ở dưới đất thì phương

Tây có tai nạn, ở nơi người thì tạng Phế và Đại Trường bị hại

vậy.

3. Nếu chẳng giới Tà Dâm thì không Lễ mà khuyết Hỏa, ở trên

Trời thì sao Huỳnh Bạch chẳng an, ở dưới đất thì phương Nam

có tai nạn, ở nơi người thì Tạng Tâm và Tiểu Trường bị hại

vậy.

4. Nếu chẳng giới ăn thịt, uống rượu là không Trí, mà khuyết

Thủy, ở trên Trời thì sao Thần Tinh chẳng an, ở dưới Đất thì

phương Bắc có tai nạn, ở nơi người thì Tạng Thận và Bàng

Quang bị hại vậy.

5. Nếu chẳng răn nói láo, thì không Tín, mà khuyết Thổ, ở trên

Trời thì sao Trấn Tinh chẳng an, ở dưới Đất thì Trung Ương

có tai nạn, ở nơi người thì Tạng Tỳ bị hại vậy. Hỡi ôi! Thương

thay.

THIÊN HUÊ CHƠN NHƠN thi rằng:

Tiên-Thiên, Thượng Đức tánh thuần dương,

Rằng khứng tu hành quả thiệt cường.

Ngũ-Đức Ngũ Ngươn ba báu đủ,

Cần chi chấp Đức phải lao trường.

HỰU

Tiên Thiên, Thượng Đức bởi thuần dương,

Gắng chí tu nên thật tráng cường.

Năm Đức Năm Ngươn ba báu đủ,

Cần chi chấp đức phải phô trương.

THỂ-HÀ-TIÊN thi rằng:

Tam-Giáo nguyên lai một lý đồng,

Nào hay phân biệt ở Tây Đông.

Tam-Huê, Tam-Bửu, tam Quy rõ,

Ngũ-Đức, Ngũ-Hành, Ngũ giới đồng.

HỰU

Tam-Giáo nguyên lai một thể đồng,

Mựa đừng phân rẽ kẻ Tây Đông.

Ba-Huê, Ba Báu, Ba ngươn ý,

Năm-Đức, Năm-Hành một cội trong.

Page 36: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

36

VỌNG TÂM: Phẩm Thứ Mười Tám (18):

Chúng sanh bất đắc Chơn Đạo giã vi hữu vọng tâm.

Nghĩa là: Chúng sanh chỗ lấy chẳng đặng Chơn Đạo ấy là vì có

vọng tâm.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu “Chúng sanh sở dĩ bất đắc Chơn Đạo giã” ấy là: Trong

Thiên hạ, Thiện nam, Tín nữ chung cả chúng sanh, chơn đạo ấy là:

Tiên Thiên Đại Đạo, chẳng phải ba ngàn sau trăm (3600) Bàng

Môn đó vậy, câu “Vi hữu vọng tâm” ấy là: chữ Vong và chữ Nữ là

chữ Vọng, vả lại Tâm người thuộc Quái Ly, Quái Ly là chữ Nữ là

hình gái lại là Mặt Nguyệt, Mặt Nhật là Chủ Tể các vì Tinh Tú

mà chữ Nữ là thuộc Âm là tượng trưng hậu phi chánh trực vô tư,

soi sáng trong thiên hạ, sanh hóa muôn vật, nuôi dưỡng chúng sanh,

mà nếu có vọng tâm mà mất chữ Nữ là mất chơn linh. Trên Trời

chơn linh là mặt Nhật, nơi người là ngươn Thần, mà ngươn Thần

tức là tâm vậy, nếu vọng khước cái tâm thì còn do đâu mà dấy sự

sanh hóa vậy, điều vọng khước cái tâm là do nơi tửu, sắc, tài, khí,

danh, lợi, ân, ái, dẫn dắt vậy, vọng tưởng uống rượu đặng dưỡng

thân há chẳng rõ cái hại trong rượu, làm mê tâm loạn tánh, thân

người khí mạch cũng đồng với Trời, Đất, cái hơi lên xuống doanh

khắp xây vần, hễ uống rượu vào thì khí mạch chẳng thuận, khí

mạch chẳng thuận thì kinh mạch đều sai, nếu kinh mạch đều sai thì

thọ ngươn phải vắn vậy.

1. Vọng tưởng sắc đẹp đặng gần mình, há chẳng biết trong sắc

đẹp nó có hại là: nó cạo xương, gọt cốt, chặt hồn phách con

người, thân người nhờ có Tinh mà sanh Khí, nhờ Khí mà

sanh Thần, trong có đủ ba món Báu ấy người mới sống lâu,

mà hễ Tinh huyết hao thì sanh Khí chẳng đặng. Khí suy thì

sanh Thần chẳng đặng, mà hễ ba món Báu ấy mà hao tán thì

Thọ Ngươn phải vắn vậy.

2. Vọng tưởng Tiền của đặng no ấm trong nhà há chẳng biết

cái hại. Trọng tiền của là: ngày, đêm lo lắng, trăm điều khó

nhọc, cái “Điểm Tinh Khí Thần” làm cho hao tán, dầu có

giàu đặng ngàn vàng đi nữa cũng khó mua đặng Quỉ Vô

Thường không bắt, nếu ba tấc hơi mà dứt rồi thì cũng tay

không, không đem theo một phân hào, duy có tội dữ nó theo

mình, phải đọa lạc vào Tứ sanh Lục đạo, chuyển kiếp

không thôi. Khá thương thay! Ham tranh đấu khi đặng làm

oai anh hùng, há chẳng biết hại trong khi giận: là việc nhỏ

chịu không đặng, thì thành ra việc lớn, đến đỗi phải mất

nhơn mạng, hay là việc nầy, việc nọ phải đến quan làng, tù

Page 37: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

37

tội, trăn trối, làm cho hư nhà, hại cửa, vợ hờn, con giận,

chừng ấy có ăn năn cũng muộn vậy.

3. Vọng tưởng danh vị đặng dùng để vinh thân, há chẳng biết

trong cái hại của chữ “danh” là tập nghề văn thì lao tâm,

còn tập nghề võ thì lao hình, cả một đời sống dầu có làm

quan đến cực phẩm đi nữa cũng khó mua đặng số trường

sanh: nếu làm Trung Thần, hay Lương Tướng, đến sau

thác thì đặng làm thần, còn làm gian đảng, làm nghịch tặc

thì đến sau thác phải sa vào chốn trầm luân vậy.

4. Vọng tưởng ân ái đặng ôm ấp bên mình, há chẳng biết cái

hại trong tình ân ái là: Nếu như mình có tiền, có bạc, thì vợ

nó kính, con nó thảo, nếu như mình nghéo khó, thiếu thốn,

thì vợ ắt chẳng hiền, con ắt chẳng thảo, mà dầu có vợ hiền

con thảo đi nữa, thì ắt thương vợ mến con, bị ràng buộc,

một mai mà ba tấc hơi dứt rồi, thì ai là vợ, còn ai là con,

việc mình làm thì mình chịu lấy, dầu vợ con nó có thương

mến cách nào cũng chẳng thay thế cho mình đặng vậy.

Nên kính khuyên người đời, nếu đem việc giả ấy mà trừ cho hết

chẳng nên quan tâm tới nó, nhược bằng chẳng vậy, thì dầu có tận

tâm, tận chí, tận tính, tận thành, trường trai, giới sát cho mãn kiếp,

trọng kính, bái lạy, Phật, Thánh, Tiên mà chẳng tìm ra Đạo cả,

chẳng bỏ vọng niệm, chẳng diệt lòng phàm, dầu có trường trai khổ

hạnh, lạy Phật tụng kinh thế mấy đi nữa cũng không thể nào mà giải

thoát khỏi cõi trần này đặng.

Tẩy Trần-Tử thi rằng:

Rửa sạch hồng trần học Phật Tiên,

Không lo không tưởng rất ổn yên.

Chẳng tham Tửu, Sắc, Tài cùng Khí,

Học pháp trường sanh sống vạn niên.

HỰU.

Phủi sạch tâm phàm học Thánh Tiên,

Không lo không liệu học Chơn Nguyên.

Chẳng ham Tửu, Sắc, Tài cùng Khí,

Thoát khỏi hồng trần sống vạn niên.

NHƠN THẦN: Phẩm Thứ Mười Chín (19):

Ký hữu vọng tâm tức kinh kỳ thần.

Nghĩa là: Đã có vọng tâm thì kinh những Thần.

Ông Thủy-Tinh-Tử giải rằng:

Page 38: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

38

Chữ “Ký” là đã nên vậy, chữ “Hữu” là có thiệt vậy, chữ “Vọng”

là vọng động vậy, chữ “Tâm” là Thần vậy, chữ “Tức” là định chắc

vậy, chữ “Thần” là Chủ vậy.

Đây là nương theo bài trước mà nói vậy, tất cả kẻ Sĩ luyện Đạo

chẳng nên khởi Vọng niệm, nếu vọng tâm mà khởi thì kinh động

Ngươn Thần, ngươn thần tàng ẩn nơi Tâm, còn tâm của Thần thì

ẩn nơi con mắt. Trong Khuê Chỉ Tánh Mạng nói rằng: Thần của

Trời là tựu nơi mặt Nhựt, Thần của người là tựu nơi con Mắt, cái

Tâm là chủ soái các vị Thần, con Mắt là tiên phuông chỗ tựu các

Thần. Vả lại trong thân con người cộng hết thảy là Sáu Mươi Bốn

(64) Vị-Thần, đặng ứng theo số sáu mươi bốn quái vậy. Con người

ban đầu thọ thai, trước hết khí Vô-Cực, theo khí Vô-Cực mà sanh

khí Thái Cực, theo khí Thái Cực mà sanh khí Lưỡng Nghi, theo

khí Lưỡng Nghi mà sanh khí Tứ-Tượng, theo Tứ-Tượng mà sanh

Bát-Quái. Châu thân trăm vóc, do một gốc mà tán ra muôn nhánh,

gom về 64 quái đều gom về 4 quan, đều gồm về Bát Quái, do Bát

Quái gồm về Tứ Tượng, do Tứ Tượng gồm về Lưỡng Nghi, do

Lưỡng Nghi gồm về Thái Cực, do Thái Cực gồm về Vô-Cực đó là

muôn nhánh gồm về một gốc đó vậy, là cái Đạo sanh bực Thánh

đó vậy, chẳng biết người trau Đạo có biết cái lẽ một gốc đó chăng?

Thoảng như chẳng rõ mau mau Tích Đức cho cảm động Lòng Trời

thì sẽ gặp Minh Sư chỉ bày một gốc đạo cả, mỗi ngày giữ chặt một

Gốc chẳng cho Ngươn-Thần dời đổi ra muôn nhánh, thì nào có

vọng tâm mà kinh động Ngươn Thần vậy. Thần là chủ mà chẳng

kinh động thì 64 vị Thần chung quanh đều hỗn-hiệp với Ngươn-

Thần, hễ ngươn thần mà đặng chúng thần hỗn hợp thì sáng suốt ắt

rộng lớn, mà hễ Thần đặng thạnh vượng thì sanh Tánh-Linh, mà

hễ có Tánh-Linh thì đạo Thần Tiên xong vậy. Còn phải học thêm

cho thông hiểu phép chuyển Huyền-Công luyện thành Ngươn-

Thần thì chừng ấy mới chứng đặng Ngôi Đại La Kim Tiên. Cùng

lập thêm công ngoài đặng bồi bổ, thì thăng lên chứng Quả Đại-La

Thiên-Tiên vậy. Vả chỗ Gốc là phép cửu chuyển đây phải nhờ

Minh Sư truyền dạy mới rõ đặng. Còn trong mình có 4 bộ chức sắc

là: Xuân Quan – Hạ Quan –Thu Quan – Đông Quan, mỗi bộ có

16 quan chức, cộng chung 4 cái 16 là 64 ứng với 64 Quái. Ta lược

16 quan chức nội Bộ Xuân Quan để cho dễ hiểu vậy.

1. Tâm là chức Quân Chủ Thần tỏ sáng suốt do nơi đó mà ra vậy.

2. Con Mắt là chức Giám Sát Quan các sắc chi đều do nơi đó mà

thấy vậy.

3. Cái Miệng làm chức Xuất Nạp Quan lời nói do nơi đó mà ra vậy.

4. Lỗ Tai làm chức Thể Thính Quan các tiếng chi do nơi đó mà

nghe vậy.

5. Lỗ Mũi làm chức Thần Biện Quan mùi thơm, hôi đều do nơi đó

mà biết vậy.

6. Can làm chức Tướng Quân Quan mưu sự do nơi đó mà ra vậy.

7. Phế làm chức Tướng Truyền Quan trị tiết do nơi đó mà ra vậy.

8. Bao Tử làm chức Gián Nghị Quan châu tri do nơi đó mà ra vậy.

9. Thận (cật) làm chức Tác Cường Quan, hay khéo đều do nơi đó

mà ra vậy.

10. Đởm (mật) làm chức Trung Chánh Quan quyết đoán đều do nơi

đó mà ra.

11. Vị làm chức Vương Lâm Quan phân biệt do nơi đó mà ra vậy.

12. Tỳ làm chức Thần Sứ Quan, vui mừng do nơi đó mà ra vậy.

13. Tiểu-Trường làm chức Thọ Thanh Quan hóa vật do nơi đó mà

ra vậy.

14. Đại-Trường làm chức Truyền Đạo Quan biến hóa vật dụng nơi

đó mà ra.

15. Bàng-Quang làm chức Châu Đạo Quan nước tiểu do nơi đó mà

ra vậy.

16. Tam-Tiêu làm chức Khuyết Độc Quan thủy đạo do nơi đó mà ra

vậy.

Ấy là 16 quan chức trong bộ Xuân Quan mà cả thảy 64 ở trong

bốn bộ, đều phải tùng quyền điều động của Thần Tâm mà phải tôn

vị Thần Tâm làm vua.

Các lẽ ấy đều do nơi mình hành đạo, sao cho đúng lẽ phải, thì

Tạng Tâm mới được trọn quyền làm Chủ Tể trong thân mình,

chừng ấy liền phong tước cho Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, làm tứ tướng:

Page 39: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

39

là bốn tướng chánh, còn kỳ dư kế đó tất cả ngàn muôn Thần đều

phải theo mạng lịnh Vua là Tạng Tâm thì Ngôi Tiên, Phật làm sao

mà không nên được vậy.

Văn-Xương Đế Quân thi rằng:

Vọng niệm kinh Thần tán vạn phương,

Hồn về Địa phủ mất Chơn Dương.

Giá lạnh sóng dữ từng từng dợn,

Núi giáo rừng gươm chốn chốn chường.

Một tưởng hồi dương gìn giữ đạo,

Tam điền khí thấu đặng Kim Đơn.

Khuyên người kíp sớm qui Thanh Tịnh,

Chẳng uổng nhơn gian khổ trăm đường.

HỰU

Tán loạn Tâm Thần tưởng vạn phương,

Làm cho Linh Tánh thất Chơn Dương.

Qui đầu Địa Phủ hàn băng hãm,

Đọa lạc Âm hà kiến kích dương.

Một niệm hào Dương hành đạo luật,

Tam điền khí hậu đắc Đơn Dương.

Nếu không sớm gấp quay đầu lại,

Chẳng khác canh thâu giấc mộng trường.

Page 40: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

40

VẠN-VẬT: Phẩm Thứ Hai Mươi (20):

Ký Kinh kỳ Thần tức trước vạn vật.

Nghĩa là: Đã kinh những Thần thì mắc muôn vật.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “Ký” ấy là việc đã qua vậy, chữ “kinh” ấy là chẳng an vậy,

chữ “Thần” ấy là Ngươn Thần vậy. Chữ “Tức” ấy là đến chừng đó

vậy. Chữ “Trước” ấy là cố chấp vậy, chữ “Vạn” ấy là bao trùm cả

thảy vậy, chữ “vật” ấy là các vật có hình thể vậy, vả như người có

vọng tâm thì Ngươn Thần tùy theo Thức Thần dẫn dắt, chẳng tư

tưởng muôn vật trên Trời, thì cũng tư tưởng muôn vật dưới Đất,

chẳng tư tưởng muôn vật ngoài thế sự, thì cũng tư tưởng muôn vật

trong thân mình, mà muôn vật trong Trời chẳng qua là: Nhựt,

Nguyệt, Tinh, Thần, Mây, Mưa, Sấm, Gió. Tám chữ đó cũng bao

gồm cả trên Trời, muôn vật dưới Đất chẳng qua là: Sơn-Xuyên,

Thảo-Mộc, Ngũ-Hành, Tứ-Sanh. Tám chữ đó cũng bao gồm tất

cả dưới Đất, còn muôn vật ngoài thế sự chẳng qua là: Danh, Lợi,

Ân, Ái, Tửu, Sắc, Tài, Khí, tám chữ đó dầu việc chi cũng bao gồm

trong thế sự, còn muôn vật trong Thân Người chẳng qua là: Hào,

Mao, Khổng, Khiếu, Tinh, Huyết, Cốt, Nhục, tám chữ đó dầu

bao nhiêu cũng gồm trong Thân Mình cả. Mà muôn vật trên trời,

muôn vật dưới Đất, muôn vật ngoài thế sự và muôn vật trong Thân

Mình Người cũng gom về Tiên Thiên, Bát Quái sanh hóa ra vậy.

Nguyên lai Tiên-Thiên Bát-Quái đối lại là:

Quái Càn phương Nam

Quái Khôn phương Bắc

Quái Ly phương Đông

Quái Khảm phương Tây

Ấy là bốn ngôi chánh vậy.

Quái Chấn ở Đông-Bắc

Quái Tốn ở Tây-Nam

Quái Cấn ở Tây-Bắc

Quái Đoài ở Đông-Nam

Ấy là bốn ngôi gốc vậy.

ẤY gọi là BÁT QUÁI đối với nhau vậy:

Quái Càn ba hào Dương đối với Quái Khôn ba hào Âm nên gọi

là: TRỜI, ĐẤT ăn ngôi vậy. Quái Chấn dưới một hào Dương

giữa, trên hai hào Âm đối với Quái Tốn, dưới một hào Âm giữa

trên hai hào Dương nên gọi là Sấm Gió bắt nhau vậy, Quái Khảm

giữa một hào Dương ngoài hai hào Âm đối với Quái Ly giữa một

hào Âm ngoài hai hào Dương gọi là Thủy Hỏa bất tương xạ, Quái

Cấn trên một hào Dương, giữa và dưới hai hào Âm đối với Quái

Đoài trên một hào Âm, giữa và dưới hai hào Dương, nên gọi là Núi

Đầm Không Khí vậy.

Ấy gọi rằng hào tương chiếu đối cùng nhau vậy:

Quái Hào đối nhau thì gọi là Khí Tiên Thiên, mà Trời chẳng dời

đổi là cái Đạo Thành Thánh vậy. Nhưng sau khi ấy tùng Khí

Hồng Mông phân tán nên hào Dương giữa Quái Càn gởi đi giao

hào Âm giữa Quái Khôn biến Quái Khôn làm Quái Khảm, hào

Âm giữa Quái Khôn đi giao hào Dương giữa Quái Càn biến Quái

Càn làm Quái Ly, hào Âm trên Quái Khảm đi giao hào Dương

trên Quái Ly biến Quái Ly làm Quái Chấn, hào Dương dưới Quái

Ly đi giao hào Âm dưới Quái Khảm biến Quái Khảm làm Quái

Đoài, trên và giữa hai hào Âm Quái Chấn đi giao trên và giữa hai

hào Dương Quái Tốn biến Quái Tốn làm Quái Khôn, hào Dương

trên và hào Âm Quái Tốn đi giao hào Âm trên và hào Dương dưới

Quái Chấn biến Quái Chấn làm Quái Cấn, hào Dương trên và hào

Âm dưới Quái Cấn đi giao hào Âm trên và hào Dương dưới Quái

Đoài biến Quái Đoài làm Quái Tốn, giữa và dưới hai hào Dương

Quái Đoài đi giao giữa và dưới hai hào Âm Quái Cấn biến Quái

Cấn làm Quái Càn cho nên:

Quái Ly phương Nam

Quái Khảm phương Bắc

Quái Chấn phương Đông

Quái Đoài phương Tây

Quái Càn ở Tây-Bắc

Quái Tốn ở Đông-Nam

Page 41: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

41

Quái Cấn ở Đông-Bắc

Quái Khôn ở Tây-Nam

Khí Tiên Thiên biến thành Khí Hậu Thiên. Khí Hậu thiên là

Khí Lưu Hành, cho nên Khí Hậu Thiên phải tuân theo mạng linh

Thiên Trời là cái phép Viên Mãn vậy, chỗ dùng thiệt chẳng dè,

chớ Khí Tiên Thiên là nguồn cội của Đạo Vô Vi, còn Khí Hậu

Thiên là Kết Thuật của Hữu Vi.

Cho nên chẳng đặng thành Phật thành Tiên ấy vì cớ như vậy:

Khương Tiết Phu Tử thi rằng:

Muôn vật Nguyên lai ở tại Thân,

Thiên Văn Địa Lý cũng đồng gần.

Phàm phu chẳng Xét nguyên đồng lý,

Hồn xuống U-Minh Đất lấp thân.

HỰU

Vạn vật nguyên lai một tấm thân,

Dầu cho Trời Đất cũng đồng cân.

Phàm phu nếu chẳng tường nguyên lý,

Ắt khó lìa nơi đại ngục trần.

Tử Tư Phu Tử thi rằng:

Chẳng sanh vọng niệm chẳng kinh Thần,

Đâu hay bày vật tối thiên chân.

Khuyên người kíp kiếm linh minh khiếu,

Dưỡng tánh gìn lòng học Thánh Tiên.

HỰU

Không riêng một niệm khỏi kinh thần,

Trước tướng vật thì muội tánh chân.

Nếu chẳng tồn tâm cùng dưỡng tánh,

Làm sao đặng rõ ý trung nhân.

Page 42: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

42

THAM CẦU: Phẩm Thứ Hai Mươi Mốt (21):

Ký trước vạn vật tức sanh tham cầu.

Nghĩa là: đã đắc muôn vật thì sanh tham cầu.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “Ký” là đã qua rồi, chữ “Trước” là mắc tướng, chữ “vạn” là

muôn việc, chữ “Vật” là sự vật, chữ “tức” là bèn muốn, chữ

“tham” là ham quấy, chữ “cầu” là vọng cầu, đây là nương theo bài

trước mà nói: Vả lòng người một khi mà bị muôn vật dẫn dắt rồi,

thì tùy theo muôn vật mà dấy lòng tham, nếu lòng tham mà dấy

động, thì ắt lo tưởng sanh tâm tìm tòi đó thiệt là Nhơn Dục, thì

thuộc khí Hậu Thiên Bát Quái cai quản.

Hễ lòng người nhiễm tham muốn rồi, thì sự trái quấy khó thoát

khỏi, chỉ có hạng người có căn Tiên duyên Phật Tánh Linh chẳng

tối, coi giàu sang như mây nổi, xem tửu sắc như dao bén, đem Khí

Hậu Thiên mà trở lại khí Tiên Thiên, ấy là bực Thượng trong

muôn ngàn người chọn tuyển đặng một vậy, còn những hạng người

bực Trung, bực Hạ thì phải lụy về Hậu Thiên Bát Quái chỗ câu

thúc, chẳng đem đặng trong Khí Hậu Thiên mà trở lại Khí Tiên

Thiên, Lạc Thơ mà trở lại Hà Đồ vậy.

Vả lại lòng tham là ngôi Sao thứ nhứt trong Sao Bắc Đẩu tên gọi

là Tham Lang Tinh, dữ hơn hùm sói. Việc tu Tiên Đạo mà chẳng

bỏ dứt được ngôi Sao ấy thì Đại Đạo khó thành vậy.

Làm sao kêu là Hậu Thiên Lạc Thơ, ngôi Sao số 2, số 4, số 6, số

8, số 10 thuộc Âm, vì đã thuộc Âm nên thường sanh tham cầu.

Số Địa Lục thuộc Quí Thủy là giao cảm của Tinh, cái tánh nó ưa

tham cầu Sắc Tốt. Số Địa Nhị thuộc Đinh Hỏa là tư lự của Thần,

cái tánh nó ưa tham cầu Vinh hoa phú Quý. Số Địa Bát thuộc Ất

Mộc là khí Chất của Tánh, cái tánh nó ưa tham cầu Giàu sang, số

Địa Tứ thuộc Tân Kim là vọng của tình, cái tánh nó ưa tham cầu

rượu thịt, số Địa Thập thuộc Kỷ Thổ là tư ý của Thần, cái tánh nó

ưa tham cầu Cao Lớn. Ấy là năm con Ma trong Khí Hậu Thiên

Lạc Thơ, nó làm cho tiêu hết Ngũ Hành trong mình vậy.

- Thứ nhất là: Tham Dâm làm hại Tinh thì Thủy suy kém

vậy.

- Thứ hai là: Tham của là hại Tánh Mạng thì Mộc suy kém

vậy.

- Thứ ba là: Tham sang làm hại Thần thì Hỏa suy kém vậy.

- Thứ tư là: Tham sát sanh làm hại Tình thì Kim suy kém

vậy.

- Thứ năm là: Tham hơn thua làm hại Khí thì Thổ suy kém

vậy.

Nếu Ngũ-Hành mà khuyết kém thì Thân Người đâu đặng sống lâu

vậy. Khuyên trong Thiện Nam, Tín Nữ chẳng nên để chân vào trận

Ngũ Ma đó vậy, phải lấy khí Hậu Thiên mà đem trở lại khí Tiên

Thiên:

- Đem hào Dương giữa Quái Khảm trở về hào âm giữa Quái

Ly, biến Quái Ly làm Quái Càn.

- Đem hào Dương giữa Quái Ly trở về hào giữa Quái Khảm,

biến Quái Khảm làm Quái Khôn.

- Đem hào Dương giữa Quái Chấn trở về hào dưới Quái Đoài,

biến Quái Đoài làm Quái Khảm.

- Đem hào Dương dưới Quái Đoài, trở về hào Dương trên

Quái Chấn, biến Quái Chấn làm Quái Ly.

- Đem trên và giữa hai hào Dương Quái Càn trở về trên và

giữa hai hào Âm Quái Khôn, biến Quái Khôn làm Quái Tốn.

- Đem giữa và dưới hai hào Âm Quái Khôn trở về giữa và

dưới hai hào Dương Quái Càn, biến Quái Càn làm Quái

Cấn.

- Đem hào dương trên hào Âm dưới Quái Cấn trở về hào

Dương ở dưới hào Âm ở trên Quái Tốn, biến Quái Tốn làm

Quái Đoài.

- Đem hào Dương trên hào Âm dưới Quái Tốn trở về hào

Dương dưới hào Âm ở trên Quái Cấn, biến Quái Cấn làm

Quái Chấn.

Page 43: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

43

Đó là rút Hào đổi Tượng, khí Hậu Thiên trở lại khí Tiên Thiên,

Ngũ Ma hóa làm Ngũ Ngươn, Lạc Thơ trở làm Hà Đồ, Ngũ

Hành tương sanh, thì được làm bực kỳ Nhơn trong Thiên hạ vậy.

TỬ-VI ĐẠI-ĐẾ thi rằng:

Thái Thượng lão quân đạo diệu huyền,

Kinh cao một bộ để lưu truyền.

Tam huê tam bửu vốn ngươn khí,

Ngũ tặc ngũ ma thuộc hậu thiên.

Đổi tượng bớt hào dằn tánh lửa,

An lư lập đảnh luyện kim liên.

Chẳng ham chẳng tưởng tùy thời hóa,

Một thuở thanh nhàn một thuở tiên.

HỰU

Thái Thượng ban ân thuyết diệu huyền,

Kinh thiên một bộ mật chơn truyền.

Ba ngươn, ba báu: nguồn tinh khí,

Năm tặc, năm ma: gốc hậu thiên.

Đổi tượng, rút hào thông hỏa tánh,

Dời lò thay đảnh nấu kim đơn.

Chẳng ham chẳng vọng tùy thời hóa,

Buổi đặng thanh nhàn buổi ấy Tiên.

PHIỀN NÃO: Phẩm Thứ Hai Mươi Hai (22)

Ký sanh tham cầu tức thị phiền não, phiền não vọng tưởng ưu

khổ Thân Tâm.

Nghĩa là: đã sanh tham cầu thì phải phiền não, phiền não vọng

tưởng lo khổ thân tâm.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Câu Ký Sanh Tham Cầu: Chữ “Ký” là đã làm thành sự nghiệp,

chữ “sanh” là động tâm, chữ “tham” là háo thắng, chữ “cầu” là khổ

tâm.

Page 44: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

44

Câu Tức Thị Phiền Não: Chữ “Tức” là như vậy, chữ “thị” là

dường ấy, chữ “phiền” là trong lòng nóng nảy, chữ “Não” là hờn

giận.

Câu Phiền Não Vọng Tưởng: chữ “phiền” là nhiều việc, chữ

“Não” là bực tức, chữ “vọng” là lòng vọng quấy, chữ “tưởng” là lo

lắng vậy.

Câu Ưu Khổ Thân Tâm: Chữ “ưu” là rầu, chữ “khổ” là cực khổ,

chữ “thân” là hình thể, chữ “Tâm” là quân chủ trong cả châu thân.

Bởi vì người đời chẳng hay bỏ đặng danh lợi, ân ái, tửu sắc, tài khí

nên bị Lục Trần, Lục Tặc nhiễm vào vậy. Tham cầu vinh quí nếu

chẳng đặng vinh quí thì sanh ra phiền não vậy, nếu ta đặng vinh quí

rồi, thì sanh ra biết bao phiền não nữa, chi cho bằng phá bỏ cái

danh, thành tâm trau Đạo đến ngày thành Đạo rồi thì danh vang

trong Thiên hạ, nêu danh muôn đời như vậy, như vậy quí biết

chừng nào. Trong Kinh Đạo Đức nói rằng:

Tuy hữu cũng bích dĩ tiên tứ, mà bất như tọa trấn thử Đạo:

Nghĩa là: Dầu cổ đeo ấn tướng, lưng mang Đai Ngọc, ngồi xe bốn

ngựa, cũng chẳng bằng sự thành nhơn rồi, ngồi thung dung mà hành

Đại-Đạo vậy.

Khổng Phu Tử nói rằng: Giàu sang là mọi người đều muốn, song

chẳng phải Đạo mà đặng thì ta cũng chẳng màng vậy. Tham cầu tài

lợi, nếu chẳng đặng tài lợi thì sanh ra phiền não, nếu đặng rồi thì

trong tài lợi đặng sanh ra biết bao nhiêu là phiền não nữa, chi bằng

phá bỏ chữ Lợi, thành tâm trau Đạo thì trong mình Tinh, Khí,

Thần ba món báu ấy là Pháp Tài (của thiệt) mua đặng tánh mạng

mình và thêm tuổi sống lâu như vậy có phiền não chi mà sanh ra

được nữa.

Lời Thánh nói rằng: chẳng phải nghĩa mà đặng giàu sang ta coi

như mây nổi, vì tan hiệp trong nháy mắt.

Trung-Dung có câu: Gặp cảnh nghèo hèn, làm theo phận nghèo

hèn.

Thầy Mạnh Tử nói rằng: Dầu nghèo chẳng hay dời đổi, lại nói

rằng:

Người Quân Tử Lo Đạo Chớ Chẳng Lo Nghèo

Tham cầu Sắc-Đẹp, nếu chẳng đặng sắc đẹp thì sanh ra phiền não,

còn đặng sắc đẹp rồi ắt sanh ra ân ái, lại theo sự ân ái lại sanh ra

biết bao nhiêu phiền não nữa, chi bằng phá bỏ chữ sắc, thành tâm

trau Đạo thì trong thân mình có sẵn Anh-Nhi, Xá-Nữ, mỗi ngày

hằng thân cận, khảm ly giao cấu nhau Kim, Mộc sánh nhau ít nhiều

tư vị khó dùng lời nói cho hết, một ngày thành Đạo rồi Gái Trai

đồng bạn, tôn trọng biết là bực nào.

Thánh Nhơn nói: Huyết khí chưa định răn dè nơi sắc dục.

Lữ Tổ thi rằng:

Hai tám giai nhân vóc tợ tô,

Trong lưng rút kiết chém ngu đồ.

Tuy nhiên chẳng thấy đầu rơi rụng,

Thầm khiến cho chàng khí huyết khô.

HỰU

Dịu dàng hai tám gái đương tơ,

Dắt kiếm bên lưng chực kẻ khờ.

Chẳng phải đợi cơn đầu cổ rụng,

Hao mòn Tinh Huyết cốt gân khô.

Còn đến việc khí là giận mà tranh đấu hơn thua, nếu nhịn chẳng

đặng thì trong thị phi sanh ra biết bao là phiền não, chi cho bằng

phá bỏ chữ Khí, thành tâm trau luyện mà dưỡng trong mình cho đầy

Tam-Huê, Ngũ-Khí, thái-hòa Ngươn-Khí kết lại thành thuốc Kim-

Đơn, dầu có phiền não cũng hóa ra không.

Thánh Nhơn nói: Huyết Khí mới cứng, răn dè nơi việc tranh đấu,

phải trì cái chí, chớ nóng cái khí, dầu cho tất cả những việc nào

không nghiệp ý thì cũng sanh phiền não: Ta đặng chỉ dùng một chữ

không, trống rỗng cái lòng, thì đâu có bị tai hại lớn, hệ trọng lớn

gây ra phiền não vậy.

Khưu Tổ thi Rằng:

Chẳng tham danh lợi chẳng tham hoa,

Sớm tối nằm trên ngút Thể-Hà.

Bụng đói Viên-Hầu dưng Đào chín,

Page 45: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

45

Miệng khô Long-Nữ lại đem trà.

Còn hơi hớn khẩu ba ngàn cửa,

Lại hóa Kinh Đô bá vạn nhà.

Khuyên nhủ người đời mau tỉnh ngộ,

Quét bay phiền não luyện Huỳnh Nha.

HỰU

Chẳng tham danh lợi chẳng tham hoa,

Bữa bữa dung triêu ngọc Thể Hà.

Có vẫn Viên Hầu dưng ngọc quả,

Khảm, Càn Long-Nữ khiến mong trà.

Giàu như Hớn khẩu tam thiên lộ,

Vinh quá Kinh Đô bá vạn gia

Khuyên nhủ người đời mau tỉnh ngộ,

Sớm khai phiền não luyện Huỳnh Nha.

SANH TỬ: Phẩm Thứ Hai Mươi Ba (23):

Tiện tao trược nhục, lưu lãng sanh tử, thường trầm khổ hải

vĩnh thất chơn Đạo.

Page 46: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

46

Nghĩa là: Dễ gặp trược nhục, trôi nổi sống chết, hằng chìm biển

khổ biệt mất chơn Đạo.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “Tiện” là định ý muốn, chữ “Tao” là gặp đến, chữ “Trược”

là hạ tiện, chữ “Nhục” là bị người khinh dễ, câu “Tiện tao trược

nhục” ấy là: Nói người sanh ở đời lòng tham chẳng nhàm, vì ưa

muốn sự danh lợi, ân ái mà gây ra phiền não lo rầu, mỗi mỗi dường

như sóng dợn, chịu chỗ sai lầm, nếu mà xảy chân đi rồi thì phải bị

cái nhục ngũ trược vậy.

Chữ “Lưu” là chìm xuống, chữ “lãng” là việc chồng chất, chữ

“sanh” là Hà Đồ, chữ “tử” là Lạc Thơ, câu “Lưu Lãng sanh tử” là

nói người đời mảng mê đắm nơi Tửu sắc tài khí chẳng biết sống do

nơi đâu mà đến, còn thác rồi lại ở đâu, vả lại cái Đạo sanh Tiên

Phật và phàm phu đều do theo Hà Đồ mà thôi.

Người Sanh lúc ban đầu chịu Ngươn Khí của cha mẹ kết thành

một trái minh, Minh Châu tên là Vô Cực, nhờ tinh cha, huyết mẹ

kêu là Thái Cực.

- Thiên Nhứt sanh Nhâm Thủy, ở trên thì sanh con ngươi

bên tả, ở dưới sanh hai bàng quang (bong bóng).

- Địa Nhị sanh Đinh Hỏa, ở trên thì sanh khóe con mắt bên

hữu, ở dưới thì sang tạng Tâm.

- Thiên Tam sanh Giáp Mộc, ở trên thì sanh tròng đen con

mắt bên tả, ở dưới thì sanh Đởm (mật).

- Địa Tứ sanh Tân Kim ở trên thì sanh tròng trắng con mắt

bên hữu, ở dưới thì sanh tạng Phế (phổi).

- Thiên Ngũ sanh Mậu Thổ, ở trên thì sanh da mí mắt bên tả,

ở dưới thì sanh vị (bao tử).

- Địa Lục thành Quý Thủy, ở trên thì sanh con ngươi mắt

bên hữu, ở dưới thì sanh Thận (hai trái cật).

- Thiên Thất thành Bính Hỏa, ở trên thì sanh khóe con mắt

bên tả, ở đưới thì sanh tiểu trường (ruột non).

- Địa Bát thành Ất Mộc, ở trên thì sanh tròng đen con mắt

bên hữu, ở dưới thì sanh tạng Can (gan).

- Thiên Cửu thành Canh Kim, ở trên thì sanh tròng trắng

con mắt bên tả, ở dưới thì sanh đại trường (ruột già).

- Địa Thập thành Kỷ Thổ, ở trên thì sanh mí con mắt bên

hữu, ở dưới thì sanh tỳ (lá lách).

Do đây mà sanh ngũ tạng và sanh lục phủ cho đến châu thân 365

lóng xương, 84000 lỗ chân lông và sợi lông. Mỗi vật chi cũng do

Hà Đồ mà sanh đó vậy.

Sanh người phàm như thế này, sanh bực thánh cũng như thế vậy.

Vả lại con người mà phải thác đó là do nơi Lạc Thơ vậy. Theo

Tiên Thiên Hà Đồ mà biến thành Hậu Thiên Lạc Thơ, lại theo

Lạc Thơ Hậu Thiên: Trung Ương Thổ đi khắc với Bắc Phương

Thủy thì Thận hao vậy, Bắc Phương Thủy đi khắc với Nam Phương

Hỏa thì Tạng Tâm hao vậy, Nam Phương Hỏa đi khắc với Tây

Phương Kim thì Phế hao vậy, Tây Phương Kim đi khắc với Đông

Phương Mộc thì Can hao vậy, Đông Phương Mộc đi khắc với

Trung Ương Thổ thì Tỳ hao vậy.

Vì tùng Lạc Thơ nên Ngũ Tạng chịu tương khắc. Hậu Thiên là

khí lưu hành nên phải tuân mệnh lệnh Thiên Thời. Kết thuật của

Hữu Vi Quản Thúc nên Ngũ Tạng ngày một hao mòn, lần đến Lục

Phủ trăm vóc cũng đều chịu suy kém hết.

Vả như thế mà chẳng chịu chết, còn đợi chừng nào chết đây, sanh

kia chẳng khác như sóng lượn dập dồn cho nên gọi rằng: Lưu Lãng

Sanh Tử vậy. Còn câu thường trầm khổ hải là nơi Tửu Sắc Tài

Khí là bốn cái Biển Khổ rất lớn, bằng ai chẳng dẹp trừ nó đặng thì

đâu khỏi chìm đắm nơi biển khổ vậy.

Câu Vĩnh Thất Chơn Đạo là nói vì mê đắm nơi bốn chữ đó, nên

phải chìm xuống nơi Biển Khổ cơ thể con người còn giữ chẳng

đặng thay, đâu đặng nói đến cái Đạo, há chẳng phải là vĩnh thất

chơn đạo sao. Rất khá thương tiếc thay!!!

Tiếp Dẫn Đạo Nhơn thi rằng:

Khổ khuyến người tu chẳng gắng ghi,

Tham sa biển khổ tại cớ gì.

Trăm năm phú quí dường chớp nháng,

Page 47: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

47

Đến giấc vô thường có chút chi.

HỰU

Cạn tiếng khuyên đời chẳng chịu tu,

Thường chìm khổ hải đọa ngàn thu.

Giàu sang danh lợi dường mây nổi,

Hơi thở không hườn vạn sự hưu.

Túy Hư Chơn Nhơn thi rằng:

Lão Quân độ thế giảng tâm kinh,

Chỉ rõ trong mình Nhựt Nguyệt Tinh.

Sống thác đôi đàng mình tự chủ,

Phật Tiên hai bực ở Tâm Linh.

HỰU

Thương đời Thái Thượng diễn Minh Kinh,

Dốc độ người qua biển ái tình.

Chết sống nếu không quyền tự chủ

Thành Tiên nên Phật tự TÂM mình.

SIÊU THOÁT: Phẩm Thứ Hai Mươi Bốn (24):

Chơn thường chi đạo, ngộ dã chi đắc, đắc ngộ đạo giả thường

thanh tịnh hỷ.

Page 48: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

48

Nghĩa là: Cái Đạo Chơn thường biết ấy tự đặng, đặng biết đạo ấy

thường thanh tịnh vậy.

Ông THỦY TINH TỬ giải rằng:

Chữ “chơn” là thiệt vậy, chữ “Thường” là Đạo Trung Dung vậy,

chữ “Chi” là hành trì vậy, chữ “Đạo” là Vô Cực.

- Câu Chơn Thường chi Đạo là nói Tiên Thiên Đại Đạo là

Chơn Đạo, còn 3600 Bàng Môn đều là Tả Đạo.

- Chữ “Chơn Đạo” là Chánh lòng sửa mình – Giả Đạo là

kiếm chỗ vắng làm việc quấy vậy. Chữ “Ngộ” là xét tột, chữ

“Tự” là định chắc vậy, chữ “Đắc” là lãnh thọ vậy.

- Câu “Ngộ giả tự đắc” là người hay xét tánh đến mạng hỏi

cầu bực Chí Nhơn chỉ dạy các bí quyết Phản Bổn Hườn

Nguyên mới thiệt là NGỘ GIẢ TỰ ĐẮC vậy. Há phải dạy

người cứ theo trên giấy mực kinh kệ mà chép tìm, khá hay

rõ thấu đặng sao?

Lời Cổ Ngữ rằng:

Sơ Tổ tây lai một chữ Không,

Trọn nhờ Tâm Ý gắng kỳ công.

Bằng dò kinh sách tìm phương pháp,

Ngòi viết chấm khô cạn biển Đông.

HỰU

Đạt Mạ tây qua một chữ Không,

Trọn nương Tâm Ý dụng kỳ công.

Hằng dò kinh sách tìm phương pháp,

Giấy mực nghiên hồ cũng khó thông.

ĐỘNG ĐÌNH HỒ:

Trong Ngộ Chơn Thiên nói rằng:

Dẫu người thông sáng bằng Nhan Mẫn,

Chưa gặp chơn thuyền cũng khó thông.

Câu “Đắc ngộ đạo giả” là thiệt người lành chứa đầy công quả,

nhiều Đức Hạnh cảm động lòng Trời gặp vị Minh Sư hạ mình lãnh

Đại Đạo. Xét thông cái Lý, ngày đêm khổ tu cái Đạo, chẳng nên

nửa đường mà bỏ.

Chính nhờ công quả đầy đủ, Đơn Thơ xuống chiếu Cổi Xác thăng

thiên, chừng ấy mới thiệt là rồi việc lớn. Như vậy mới phải là tìm

Đạo, cầu Đạo, đặng Đạo, thông Đạo, trau Đạo, giữ Đạo, thành

Đạo, liễu Đạo có đủ tám chữ đó, ấy là Bực Đại Trượng Phu, Việc

Lớn Đã Rồi Vậy.

Câu “Thường thanh tịnh hỷ” ấy là chữ “Thường” là lâu dài, chữ

“Thanh” là tròn sáng, chữ “Tịnh” là an ninh, ấy là nơi Đạo Thành,

Đức đủ, Công quả viên mãn Dương Thần xung cửa tam quan, bấy

giờ chư Phật hay Thượng Đế hội các vị tổ, chầu đức Kim Mẫu,

chiếu theo công lớn nhỏ mà định phẩm cấp, cấp y theo công quả

đầy khuyết mà phong tước trời, áo tiên, ngọc đài mặc vào đặng ấm

cái thân, trái ngọc, rượu huỳnh tương, đặng dùng mát cái dạ, tam

thừa cửu phẩm, chiếu y theo cửu phẩm mà định: ngũ tiên bát bộ

xem quả mà tặng, hoặc ở chốn trung thiên, hoặc ở chốn tây thiên,

đều là cảnh cực lạc, hoặc ở vòng tam thập lục thiên, hoặc ở thất

thập nhị địa, đều là phước đức, hoặc ở chốn tam thanh tứ phủ, hoặc

ở chốn thập nhị địa, đều là chốn thanh tịnh, cao cao, thấp thấp, lớn

lớn, nhỏ nhỏ, y công định chức, một mãi không riêng, theo duyên,

theo phận mà hưởng phước thanh tịnh, há chẳng tốt sao, như vậy

mới chẳng uổng bổn phận làm người, sanh ra một trường đời mà

đạt địa vị ấy, mới là Đại Trượng Phu ở bực trên người vậy. Đến

chừng ấy mới gọi là: Thường Thanh Tịnh vậy.

Ngươn Thỉ Thiên Tôn thi rằng:

Thanh Tịnh Kinh mầu hẳn bực trên,

Tu hành trai gái khá làm nên.

Kim khoa Ngọc luật là ngôi thứ,

Cửu luật quần sanh tiến hóa lên.

HỰU

Thanh Tịnh Kinh mầu thiệt diệu huyền,

Âm Dương hiệp nhứt khá cần chuyên.

Kim Khoa Ngọc Luật chung cùng mối,

Page 49: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

49

Chín sáu Càn Khôn nhặc nhiệm truyền.

Linh Bửu Thiên Tôn tán:

Kiếm tìm thanh tịnh tĩnh chơn không,

Thâu Tánh về Tây chớ ở Đông.

Hái thuốc luyện đơn công quả đủ,

Siêu phàm nhập Thánh bái Tiên ông.

HỰU

Gắng công thanh tịnh đoạt Chơn Không,

Thâu Tánh hồi Tây chớ vọng Đông.

Hái thuốc nấu Đơn công quả trọn,

Thay hồn đổi xác yết Thiên Công.

Cái Thiên Cổ Phật tán viết:

Thanh tịnh báu kinh rất diệu huyền,

Nhờ Ông Thiên Nhứt giải chơn truyền.

Ai mà hiểu lý kinh này trọn,

Tam Giáo ngàn thu tọa Bửu Liên.

HỰU

Thanh Tịnh Kinh linh rất nhiệm mầu,

Giải bày nguồn cội rất cao sâu.

Nếu ai thấu đặng điều thâm thúy,

Thoát kiếp Phàm Phu thượng ngọc lầu.

--oOo--

CHUNG

Page 50: THANH TỊNH KINH · Như ai mà coi kinh này mà hiểu thấu lý, thì tai chướng chẳng còn, các THÁNH-THẦN hộ cử, THẦN trông, đặng lên THƯỢNG-GIỚI chầu

THANH TỊNH KINH Thái Thượng Đạo Tổ

50

MỤC LỤC

Lời tựa trang xx

Thanh Tịnh Kinh (Chánh văn) “ “

Lời bình của các vị Chơn Nhơn “ “

Vô Cực – Phẩm Thứ Nhứt (1) “ “

Vô Cực đồ hình “ “

Hoàng Cực – Phẩm Thứ 2 “ “

Hoàng Cực đồ hình “ “

Thái Cực – Phẩm Thứ 3 “ “

Thái Cực đồ hình “ “

Tam Tài – Phẩm Thứ 4 “ “

Tam Tài đồ hình “ “

Đạo Tâm – Phẩm Thứ 5 “ “

Đạo Tâm đồ hình “ “

Nhơn Tâm – Phẩm Thứ 6 “ “

Nhơn Tâm đồ hình “ “

Lục Tặc – Phẩm Thứ 7 “ “

Lục Tặc đồ hình “ “

Tam Thi – Phẩm Thứ 8 “ “

Tam Thi đồ hình “ “

Khí Chất – Phẩm Thứ 9 “ “

Khí Chất đồ hình “ “

Hư Vô – Phẩm Thứ 10 “ “

Hư Vô đồ hình “ “

Hư Không – Phẩm Thứ 11 “ “

Hư Không đồ hình “ “

Chơn Thường – Phẩm Thứ 12 “ “

Chơn Thường đồ hình “ “

Chơn Đạo – Phẩm Thứ 13 “ “

Chơn Đạo đồ hình “ “

Diệu Hữu – Phẩm Thứ 14 “ “

Thánh Đạo – Phẩm Thứ 15 “ “

Thánh Đạo đồ hình “ “

Tiêu Trưởng – Phẩm Thứ 16 “ “

Tiêu Trưởng đồ hình “ “

Đạo Đức – Phẩm Thứ 17 “ “

Đạo Đức đồ hình “ “

Vọng Tâm – Phẩm Thứ 18 “ “

Vọng Tâm đồ hình “ “

Nhơn Thần – Phẩm Thứ 19 “ “

Nhơn Thần đồ hình “ “

Vạn Vật – Phẩm Thứ 20 “ “

Vạn Vật đồ hình “ “

Tham Cầu – Phẩm Thứ 21 “ “

Tham Cầu đồ hình “ “

Phiền Não – Phẩm Thứ 22 “ “

Phiền Não đồ hình “ “

Sanh Tử - Phẩm Thứ 23 “ “

Sanh Tử đồ hình “ “

Siêu Thoát – Phẩm Thứ 24 “ “

Siêu Thoát đồ hình “ “

Mục Lục “ “

--oOo--