96
 Trong snày 03  PHT PHÁP CĂN BN Ba hc (tt & hết) Thích Đức Thng 18  THÁNH TÍCH Quê hương đức Pht (tt) Thích Trí Lc 24  NGHIÊN CU: Pháp luân và Chuyn pháp luân (tt) Thích Đồng Thành 37  TƯ TƯỞNG: Sơ chuyn Pháp luân - Tđế, Thp nhnhân duyên (tt) Pháp Hin cư sĩ 44  PHÁP THOI: Nhng tác dng tương phn ca ht ging Tâm thc Thích Thái Hòa 48  HI C Bùi Giáng trong đời tôi Nguyên Cn TRAOĐỔIKINTHCCƠBNPHTHC PL.2551 - DL.2007 TP SAN PHÁP LUÂN 39 THÁNG05-ĐINHHI LIÊN CHÚNG PHÁP LUÂN Hoa KDharma Wheel Corporation 27119 Harmony Hills, San Antonio, TX 78258. USA T el: 001.713 320 9317 Email: [email protected] Gia-nã-đại Chùa Bát Nhã 1720-36 St. SE Calgary Alberta, T2A-1C8, Canada Tel: 001. 403 863 3666 Email: [email protected]  Úc-đại-li Quang Duc Monastery 105 Lynch Road Fawkner VIC. 3060, Australia Tel: 61.03.9357 3544 Email: [email protected] Âu châu Kaiser-Wilhelm-Ring 2 55118 Mainz Germany Tel: 0049.6131.6035699 Email: [email protected]

Tập San Pháp Luân 39

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tập San Pháp Luân 39

Citation preview

Page 1: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 1/96

Trong số này 

03PHẬT PHÁP CĂN BẢNBa học (tt & hết)■ Thích Đức Thắng

18THÁNH TÍCHQuê hương đức Phật (tt)■ Thích Trí Lộc

24NGHIÊN CỨU: Pháp luân vàChuyển pháp luân (tt)■ Thích Đồng Thành

37TƯ TƯỞNG: Sơ chuyển Phápluân - Tứ đế, Thập nhị nhânduyên (tt) ■ Pháp Hiền cư sĩ 

44PHÁP THOẠI: Những tác dụngtương phản của hạt giống Tâmthức ■ Thích Thái Hòa

48HỒI ỨCBùi Giáng trong đời tôi

■ Nguyên Cẩn

TRAOĐỔIKIẾNTHỨCCƠBẢNPHẬTHỌC

PL.2551 - DL.2007 

TẬP SAN PHÁP LUÂN

39THÁNG05-ĐINHHỢI

LIÊN CHÚNG PHÁP LUÂN

• Hoa Kỳ

Dharma Wheel Corporation27119 Harmony Hills,San Antonio, TX 78258. USATel: 001.713 320 9317Email: [email protected]

• Gia-nã-đạiChùa Bát Nhã1720-36 St. SECalgary Alberta, T2A-1C8, CanadaTel: 001. 403 863 3666Email: [email protected]

 Úc-đại-lợiQuang Duc Monastery105 Lynch RoadFawkner VIC. 3060, AustraliaTel: 61.03.9357 3544Email: [email protected]

• Âu châuKaiser-Wilhelm-Ring 255118 Mainz GermanyTel: 0049.6131.6035699Email: [email protected]

Page 2: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 2/96

57BÚT KÝPháp lực vô biên■ Thích nữ Minh Tâm

63GIỚI THIỆU KINHKinh mở dây trói■ Andrew Olendzki

67TRUYỀN THÔNG: Chươngtrình ghi hình, ghi âm vấn đápPhật học ■ Minh Thạnh

81TRUYỆN NGẮN

 Đôi bạn

■ Lam Khê

87ỨNG DỤNGChắp tay lạy Phật■ Diệu Trân

94TƯ VẤNÝ nghĩa cây Bồ-đề■ TG.

96TIN TỨC Nhật Bản hỗ trợ tài

chánh phục hoạt Đại học cổNalanda ■ Nguyên Lộc

THƠ16 ● Vĩnh Thi56 ● Phạm Thư Cưu80 ● Liên Thao

NHẠCNửa đời đã mấtThơ: Tuệ KiênNhạc: Hà Lan Phương

10Nếp sống Thiền môn

■ Hương Sơn

72Phật pháp với tuổi trẻ: Sống Thiền ■ Tâm Minh

90Mùa an cư và Đô la âm phủ■ Thích Hạnh ThiềnẢnhbìa:Xuấtgia,ChơnHữu

Page 3: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 3/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

BA HỌC

PHẬT PHÁP CĂN BẢN(tiếp theo & hết)

G I Ớ I - Đ Ị N H - T U Ệ

Trí tuệ tối cao vô phân biệt nàychỉ có đức Đạo sư cùng các vịBồ-tát mới đạt được, nó được

thể hiện trong việc cứu giúpchúng sanh trong ba đườngkhổ qua lòng từ bi. Tuy là vô

 phân biệt trí, nhưng lúc này trívô phân biệt bao gồm có cả trí

  phân biệt lấy chúng sanh làmđối tượng để giác sát cứu tế. Ởđây, nếu chúng ta bảo hai loại trí

hữu phân biệt và vô phân biệt làkhác cũng không được, bảo làhai cũng không được; chúng là

 bất nhị, bất nhất, cho nên có chỗgọi là hữu phân biệt hậu đắc trí.

Theo Lục Ba-la-mật mà nóithì năm Ba-la-mật đầu: Bố thí,trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục,

thiền định là tác dụng của hoạt

động hữu phân biệt hậu đắc trí,cũng gọi là phương tiện (upāya)

 phát xuất từ lòng từ bi; còn trí

tuệ (Bát-nhã,  prajñā) thuộc về phạm vi hoạt động của vô phân biệt trí. Hay phần trước lục Ba-la-mật được gọi là đại bi của hạhóa chúng sinh, còn phần sauđược gọi là đại trí của thượngcầu Phật đạo. Ở đây, hoạt độngtrí tuệ đại trí, đại bi chính là hoạt

động lý tưởng Bồ-tát hành củaPhật giáo.Theo   Phật pháp khái luận 

tiết ba, chương mười tám củangài Ấn Thuận thì thật chứngvô lậu tuệ có được phải nhờ vào

 ba hữu lậu tuệ của văn-tư-tu làm  phương tiện để dẫn khởi. Nếu

không văn-tư thời không thể

●ThíchĐứcThắng

Page 4: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 4/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

nào dẫn khởi để có tu tuệ được;tức là nếu không có chúng thì

không thể đạt được vô lậu tuệ.Theo Tạp A-hàm 30, kinh 843,đức Đạo sư đã từng dạy về bốnDự lưu phần (nhập lưu phần)gồm có: “Thân cận thiện namtử, nghe chánh pháp, bên trong tư duy chân chánh, hướng đến

  pháp và thứ pháp hướng”. Ở

đây, theo thầy học mà khởi lên ba tuệ văn-tư-tu thì mới có khảnăng chứng ngộ được quả dự lưuTu-đà-hoàn và trong tiến trình tutập phải theo thứ lớp tuần tự từthấp lên cao, không có thể vượtcấp. Tuy nhiên trong quá trìnhtu tập này cũng có thể phát sinh

ra những tệ nạn nếu không thựchành theo thứ lớp đúng pháp,cho nên đức Đạo sư mới dạy tứy (catvāri pratisaraṇāni): “Y 

 pháp bất y nhơn, y nghĩa bất yngữ, y liễu nghĩa bất y bất liễunghĩa, y trí bất y thức”, làm tiêuchuẩn trong việc tu học cho các

đệ tử của Ngài.(1) Mục đích của thân cậnthiện tri thức là để nghe Phật

  pháp. Nhưng thật ra tri thứckhông nhất định là thiện tri thứckhông thôi mà còn có ác trithức, nên khó bề mà chúng ta

 phán đoán phân biệt được thiện

và bất thiện. Vì pháp của Phật

lưu truyền trải qua thời gian quálâu dài theo chiều dài lịch sử

truyền bá, nên không thoát khỏinhững sai lầm trong nhận thứcvà những dị thuyết xâm nhậpvào, hoặc do việc truyền vănmất đi ý nghĩa sự thật và cũngkhông thể bảo chứng được sựtruyền thọ có thể khả tín. Thiệntri thức ở đây phải kinh qua sự

thân cận tiếp xúc lâu ngày đểchúng ta nhận ra được nhữngsự thật quanh cuộc sống của họđược thể hiện. Từ đó, chúng tađánh giá được những ưu khuyếtcủa những lời nói và thực hànhnếu không đủ những tiêu chuẩnchân, ngụy của Phật lý mang lại

qua sự thân cận này. Hành giảkhi tu tập nên y vào những giáo pháp nào vừa khế cơ vừa khế lý, phù hợp với những lời dạy củaPhật mà tu tập, còn đối với cánhân của những vị truyền đạtnếu phù hợp khế cơ, khế lý với

  pháp Phật thì dù người truyền

dạy là phàm phu tục tử, hayngoại đạo, thì chúng ta vẫn cóthể tín thọ phụng hành. Ngượclại, những ai cho dù mang trongngười những hình thức đầu tròn,áo vuông, nhân danh là đệ tử của

 bậc Thánh, hay tướng tốt đầy đủnhư thân Như Lai; nhưng trong

những lời thuyết giáo không khế

Page 5: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 5/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP CĂN BẢN ☸

hợp với chánh pháp của Phậtdạy thì chúng ta vẫn không theo,

không y chỉ vào họ, huống chilà những phàm phu tục tử! Chonên chúng ta phải y pháp bấty nhơn (dharmapratisaraṇnabhavitavyaṃ na pudgala-

 pratisraṇena). Theo kinh 05,  phẩm Thinh Văn, Tăng Nhất  A-hàm, Phật dạy các Tỳ-kheo

về bốn đại nghĩa của Khế kinh,Luật, A-tỳ-đàm, Giới “Tỳ-kheonên biết, nếu có Tỳ-kheo nàotụng kinh trì pháp, phụng hànhcấm giới. Vị ấy nói rằng: ‘Tôi cóthể tụng kinh trì pháp, vâng giữ cấm giới, học rộng nghe nhiều.’ thì hãy cùng Tỳ-kheo kia thảo

luận, chiếu theo pháp mà cùng thảo bàn về Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, Giới. Nếu những điềuđược hiển hiện ấy tương ưng với

  Khế kinh, tương ưng với Luật và Pháp, khi ấy bèn thọ trì. Nếukhông tương ưng với Khế kinh,

 Luật, A-tỳ-đàm, thì nên trả lời:

‘Này bạn, nên biết đây chẳng  phải là những lời dạy của Như   Lai. Những lời bạn nói chẳng  phải gốc của chánh kinh. Vì tôithấy nó không tương ưng với

  Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm’. Vìkhông tương ưng nên phải hỏivề sự hành trì giới. Nếu không 

tương ưng với giới hạnh, nên

nói với người kia: ‘Đây chẳng   phải là tạng của Như Lai!’ là

 phủ nhận lại những lời đức Đạo sư đã dạy”.(2) Mục đích của hành giả

theo thầy là để nghe nhiều chánh pháp, huân tập nghĩa lý sâu xaở đằng sau những lời dạy củađức Phật, tức là chúng ta phảigiữ lấy phần nghĩa lý mà không

giữ lấy phần hình thức văn tự,tùy theo nghĩa lý chứ khôngtùy theo văn tự. Có nghĩa là từtrong ngôn ngữ, văn tự, theo đómà thể hội thật nghĩa của lờivăn qua người truyền đạt. Nóimột cách chính xác là người tuđạo phải nương vào Trung đạo

Đệ nhất nghĩa chứ không nươngvào hình thức văn tự bên ngoàivà chấp vào chúng rồi cho là điđúng đường. Nếu chúng ta mộtmực chỉ coi trọng hình thức vănchương ngôn ngữ bóng bẩy củangữ âm mà xem nhẹ ý nghĩacủa nó, rồi chấp vào văn sẽ hại

nghĩa và trở nên sai lầm cho bước đường tu tập của mình thìkhông được, cho nên chúng tahọc Phật, muốn có kết quả thì

 phải y nghĩa bất y ngữ (artha-  pratisaraṇna bhavitavyaṃ navyañjana-pratisraṇena). Cũngtheo kinh 05, phẩm Thinh Văn,

Tăng Nhất A-hàm, Phật dạy

Page 6: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 6/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

các Tỳ-kheo về bốn đại nghĩacủa Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm,

Giới, “Tỳ-kheo nên biết, nếu cóTỳ-kheo nào tụng kinh trì pháp, phụng hành cấm giới. Vị ấy nóirằng: ‘Tôi có thể tụng Kinh, trì

  pháp, phụng hành giới cấm,học rộng, nghe nhiều’. Giả sử Tỳ-kheo ấy có nói những gì,cũng không nên thừa nhận khi

chưa đủ để dốc lòng tin tưởng. Nên cùng với Tỳ-kheo kia luậnnghĩa. Nếu tương ưng với nghĩathì nên bảo người kia rằng: ‘Đâylà nghĩa được nói, nhưng không 

 phải gốc chánh kinh’. Nên chọnlấy nghĩa đó chứ đừng nhận gốc

chánh kinh. Sở dĩ như vậy làvì nghĩa là căn nguyên để hiểukinh. Đây gọi là gốc của đạinghĩa được diễn thứ hai”.

(3) Nghĩa lý rốt ráo luôn tùythuộc vào pháp tướng chân lýmà nói, tùy thuộc vào căn tánhhữu tình mà nói, tức là chúng

ta đề cập đến liễu nghĩa kinhcùng bất liễu nghĩa kinh. Trong ba tạng giáo điển có liễu nghĩakinh và bất liễu nghĩa kinh, vì ở đây đức Đạo sư dựa vào căn cơ 

NALANDA-ảnhĐồngThành

Page 7: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 7/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP CĂN BẢN ☸

chúng sanh mà thuyết về nhânquả cùng duyên khởi. Do đó,

hành giả phải biết phân biệt và phân định đâu là thế gian pháp,đâu là xuất thế gian pháp? Đâu làkinh liễu nghĩa, đâu là kinh bấtliễu nghĩa? Và muốn giải thoátkhỏi khổ thì phải chọn và y cứvào con đường trung đạo mà đi,đó là liễu nghĩa thật tướng trung

đạo, con đường chúng ta nươngtựa vào để đi đến giải thoát chứkhông dựa vào bất liễu nghĩakinh. Đây chính là y liễu nghĩakinh bất y bất liễu nghĩa kinh(nitārtha-sūtra-pratisaraṇnabhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-

 pratisraṇena). Cũng theo kinh

05, phẩm Thinh Văn, Tăng Nhất  A-hàm, Phật dạy các Tỳ-kheovề bốn đại nghĩa của Khế kinh,Luật, A-tỳ-đàm, Giới, “Nếu cóTỳ-kheo nào nói rằng: ‘Tôi tụng 

 Kinh, trì pháp, phụng hành giớicấm, học rộng, nghe nhiều.’ Nênnói với Tỳ-kheo kia về Khế kinh,

  Luật, A-tỳ-đàm. Nhưng Tỳ-kheo kia chỉ hiểu vị, chứ không hiểu nghĩa, nên bảo Tỳ-kheokia rằng: ‘Chúng tôi không rõnhững lời này có phải là những lời được thuyết bởi Như Lai haykhông?’ Giả sử khi thuyết Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm chỉ hiểu

văn tự, chứ không hiểu nghĩa.

Tuy nghe những gì Tỳ-kheo kianói, nhưng cũng chưa đủ để 

khen tốt, cũng chưa đủ để nóilà dở. Lại phải đem giới hạnhđể hỏi. Nếu cùng tương ưng, thìnên chấp nhận. Sở dĩ như vậylà vì giới hạnh cùng tương ưng với vị, nhưng nghĩa thì không thể rõ”. Đây gọi là nghĩa diễngiải thứ ba.

(4) Hướng đến pháp, thứ pháp hướng là nương vào tướng phân biệt của vọng thức mà tutập, bất luận là như thế nào đinữa thì hành giả chúng ta cũngkhông thể nào giải thoát, khôngthể nào dẫn phát để cho chúngta đạt chánh trí vô lậu được.

Vì ở đây chúng ta nương vàotrí chứ không nương vào thứctrong việc tìm cầu chánh trí vôlậu giải thoát, nên phải y cứvào ly tướng, dùng trí tuệ vô

 phân biệt mà tu tập mới có thểcó sự hiểu biết chính xác. Đâychính là y trí bất y thức (jñāna-

  pratisaraṇena bhavitavyaṃ navijñāna-pratisaraṇena). Cũngtrong Tăng Nhất A-hàm, phẩmThinh Văn, kinh số 05, Phật dạycác Tỳ-kheo về bốn đại nghĩacủa Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm,Giới, “Nếu có Tỳ-kheo nào nóirằng: ‘Các Hiền giả có nghi

vấn, hãy đến hỏi nghĩa, tôi sẽ 

Page 8: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 8/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

nói cho’. Nếu Tỳ-kheo kia có nói  gì cũng chưa đủ để chấp nhận

ngay, chưa đủ để phúng tụng.  Nên hướng về Tỳ-kheo kia hỏivề Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm,Giới. Nếu cùng tương ưng, thìnên hỏi nghĩa. Nếu lại tương ưng cùng nghĩa, thì nên khenngợi Tỳ-kheo kia rằng: ‘Lànhthay, lành thay, Hiền giả, đây

chính là nghĩa Như Lai đã nói,không nhầm lẫn, tất cả đều cùng tương ưng với Khế kinh, Luật,

 A-tỳ-đàm, Giới’. Sở dĩ như vậylà vì ở đây phù hợp với nghĩa lýtrí vô lậu giải thoát, chứ không 

 phải nương vào hình tướng khácnhau của vọng thức phận biệt”. 

Đó là nghĩa diễn giải thứ tư.Qua tứ y mà đức Đạo sư đãdạy lấy làm tiêu chuẩn trongviệc tu học cho các đệ tử của

 Ngài, tất cả đều y cứ vào trí tuệvô lậu tối hậu, để thực hành mụctiêu giải thoát của mình.

 Như trên, chúng tôi đã trình

  bày về tuệ nhân tu tập văn-tư-tu để có được trí tuệ từ hữu lậuđến vô lậu giải thoát, đó là chỉcho nhân để sanh ra trí tuệ từ

 phương tiện theo thứ lớp để cóđược, cộng với trí tuệ di truyềntừ nhiều đời nhiều kiếp đã huântập, dù là trí tuệ gì đi nữa thì

chúng cũng thuộc về trí tuệ hữu

lậu sinh tử, nên sự có được củachúng phát sinh từ nhân quả của

mê lộ do tu tập mà hiện hànhtrong hiện tại hay quá khứ. Trítuệ này cũng chỉ là thứ trí tuệcủa thế trí biện thông; tuy nhiên,nếu nó được chuyển y từ Thế tríthành Thánh trí thì chính nó lànhân đưa đến ngộ tánh sinh ra đểtrở thành trí tuệ vô lậu giải thoát.

Về mặt tác dụng, thì chúng ta cóthể phân trí tuệ ra hai loại: Hữu phân biệt trí (svavikalpa-jñāna) và vô phân biệt trí ( savikalpa-

 jñāna. Hữu phân biệt trí là trítuệ có chủ ý nhận thức đến mộtđối tượng nào đó; còn Vô phân

 biệt trí là trí tuệ không có chủ ý

nhận thức đến đối tượng, mà nócùng với đối tượng hợp lại làmmột thể, là trí tuệ chứng ngộ tốicao.

Vì trí Tuệ có khả năng thứnhất là hiển lộ bổn tánh xưa naycủa chúng sanh, thứ hai có khảnăng lựa chọn đoạn trừ các loại

 phiền não vô minh và cuối cùngcó khả năng thấy rõ thật tướngcủa chư Phật như trên đã nói.Đó là trí tuệ Bát-nhã ba-la-mậtlà quả chứng thật tướng các

 pháp của chư Phật và Bồ-tát, làtrí tuệ vô lậu giải thoát của các

 bậc thượng nhơn đã chứng ngộ,

là trí vô phân biệt.

Page 9: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 9/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP CĂN BẢN ☸

Tóm lại, Ba học này chính là ba cương lĩnh thực tiễn căn cứ

vào luật tắc cơ bản nhân quả màđức Đạo sư thuyết minh về bahọc: Nhân Giới sinh Định, nhân

 Định phát Tuệ dành cho hành giảThinh văn thừa khi tu tập theo

 ba học này. Cũng trên cơ sở bahọc này, Ngài triển khai rộng ra

 ba vô học dành cho Bồ-tát thừa

như kinh Trì Địa Bồ-tát , quyển10 dùng Lục độ để phối hợp vớiBa học thì bốn độ trước (Bố thí,Trì giới, nhẫn nhục và Tinh tấnBa-la-mật) thuộc về phạm trùGiới học, còn Thiền Ba-la-mậtthuộc về phạm trù Định họcvà Bát-nhã Ba-la-mật thuộc về

 phạm trù Tuệ học. Ba học này là ba điều kiện rất quan trọng củađạo Phật, là chỗ quy về của tấtcả mọi pháp môn. Vì thế, hànhgiả nên nỗ lực học và thực hànhtinh cần ba học này, tùy theo căncơ của mỗi hành giả trong việcmong cầu giải thoát để tiến đến

an vui vĩnh viễn.  Nếu hành giả phối hợp bahọc này cùng với giải thoát vàgiải thoát tri kiến thì sẽ thành“ngũ phần pháp thân”. Theo ĐạiTrí Độ luận 18, Câu-xá luận 24thì Học được phân ra làm ba cấpđộ:

- Cấp thứ nhất dành cho

những hàng Hữu học (Śaikṣa),chỉ cho bốn hướng, ba quả. Ở

đây, có Trí hữu học và Pháp hữuhọc. Trí hữu học chỉ cho trí tuệtừ Khổ pháp nhẫn cho đến trítuệ kim cương tam-muội trungđạo vô ngại hướng A-la-hán thứchín. Pháp hữu học chỉ cho phápngũ uẩn hữu học của vô lậu hữuvi.

- Cấp thứ hai dành cho bậcVô học (Aśaikṣa), chỉ cho quảA-la-hán. Ở đây có Trí vô họcvà pháp vô học. Trí vô học chỉcho trí giải thoát của các bậc A-la-hán thứ chín. Pháp vô học chỉcho pháp ngũ uẩn vô học của vôlậu hữu vi.

- Cấp thứ ba dành cho hàngchẳng học chẳng không học (Phihọc phi vô học: naivaśaikṣa-nāśaikṣa). Cấp độ này chỉ chohàng dị sinh (phàm phu). Ở đâycó trí chẳng học chẳng không họcvà pháp chẳng học chẳng khônghọc. Trí chẳng học chẳng không

học chỉ cho trí bất tịnh của cànhuệ địa, An-na-ban-na, tứ niệmxứ, pháp noãn, pháp nhẫn, pháp,

 pháp thứ nhất của thế gian thuộcdục giới. Pháp chẳng học chẳngkhông học chỉ cho pháp vô vicùng ngũ uẩn của hữu lậu. ■

Page 10: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 10/96

●HươngSơn

10 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

     Q    u     é     t    r     á    c   -     ả    n     h     H

     ả     i     T    r    a    n    g

NẾP SỐNG

THIỀN MÔN

Page 11: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 11/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 11

CHUYÊN ĐỀ ☸

Hương trầm phảng phấtquyện theo tiếng chuông

ngân xa từ mái chùa rêu phủnằm ẩn mình dưới rặng câyxanh nơi thanh vắng khiến baotâm hồn khô héo về kiếp khổđau nhân thế trở nên tươi tỉnh,thư thái, hân hoan lần theo từng  bước đi trong nếp sống yêntịnh, đạm bạc.

Cuộc sống những nơi nhưvậy thoảng nhìn chỉ là sinhhoạt thường nhật: quét rác, laudọn, bửa củi, nấu cơm, đóngchuông, tụng kinh, ngồi thiền,niệm Phật và học thuộc lòngvài bài kinh, luật nhật dụng…nhưng lại là nơi xuất thân củanhiều Cao tăng, Thạc đức, thànhcông trong sự nghiệp đem đạovào đời, làm hưng thịnh Phậtgiáo ở Thế gian, mà Thiền mônvẫn nghiêm tịnh, thanh tu. Phảichăng môi trường và phương  pháp giáo dục nơi đây không

chỉ là nơi tu dưỡng, hun đúc lýtưởng xuất trần mà còn đào tạonhân tài?

Sinh hoạt hàng ngày trongThiền môn như ở nước ta trôngthật đơn giản: Mỗi sáng thứcdậy đóng chuông, tụng kinh,quét rác, v.v… làm đến chiều

tối, rồi ngồi thiền trước khi ngủ.

Giờ cầm sách học rất ít. Kinhnhật tụng và bộ luật trường

hàng (gồm bốn quyển: Tỳ-ni,Sa-di, oai nghi, cảnh sách) chữHán phải học thuộc lòng, có nơi bắt phải học thuộc đến khi đọcxuôi, đọc ngược được mới thôi.Sách đọc tham khảo không có.Kinh bộ chỉ dành cho quý Tỳ-kheo học ở những trường Hạ

vào mùa an cư hằng năm theo phương pháp gia giáo, chữ đâunghĩa đó. Người học nghe dịchvà giảng xong, trùng tuyên lại.Chương trình giáo dục truyềnthống cho cả đời tu học củangười xuất gia tính ra số kinh bộ đọc hiểu chỉ mất thời gianmột năm đối với sinh viên đạihọc, bài học thuộc lòng chỉ mấtmột tháng đối với học sinh phổthông, việc làm chỉ mất mộtngày đối với cư sĩ trung niên.Song, sinh hoạt Thiền mônkhông đơn giản như vậy.

Ở đời, công việc đơn giản làcông việc, những gì được thựchiện chỉ là hoàn tất công việc,với người học Phật thì côngviệc không đơn giản chỉ là côngviệc mà những gì được thựchiện là để hoàn thiện hành vi,điều phục tâm mình, hướng đến

mục đích giác ngộ giải thoát.

Page 12: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 12/96

12 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

 Ngay khi mới vào chùa, thựctập đời sống xuất gia còn gọi là

hành điệu, người học đạo bắtđầu bằng việc học quét chùavới bài kệ: Cần tảo già-lamđịa, thời thời phước huệ sanh.Tuy vô tân khách chí, diệc hữuThánh nhơn hành. Tạm dịch:Siêng năng quét dọn sân chùa,ngày ngày được phước lại vừa

thông minh. Hoặc không kháchđến nghe kinh, cũng thì HiềnThánh ẩn mình dạo chơi.

Bài kệ bốn câu âm Hán, mớinghe qua ai cũng thuộc liền vàđọc nhẩm mỗi khi cầm chổiquét. Nhờ vậy, sân chùa đượcquét sạch sẽ, không còn sótnhiều lá rụng, những vết chổingoằn nghèo trên đất dần dầnthẳng đều và đến lúc khôngcòn dấu chổi, đá gạch nằm lổmchổm trên lối đi được xếp ngayngắn nằm ở góc sân hay dướigốc cây.

Thời hành điệu như vậy chắcchắn được phước, nhiều hay íttùy theo việc đã làm. Song tríhuệ sanh hay không thì không phải ở số lượng công việc mà làở nhận thức, tu chứng. Lúc đầu,ai cũng phấn khởi vì học thuộc  bài kệ quét rác nhanh hơn so

với Bàn-đặc trong   Kinh A-di-

đà Sớ Sao của Tổ Chu Hoằngthuật, mất đến tám năm mà vẫn

học không thuộc. Sau cùng, thìniềm tự hào đó khó có ai giữđược, nó tan biến theo nămtháng quét rác. Bởi vì, Bàn-đặc trong kinh này đã ngộ đạonhờ học thuộc chỉ hai chữ TảoChửu (chổi quét) do đức Phậtdạy và đã chứng quả A-la-hán.

Còn chúng ta thì học càng ngàycàng nhiều, nhưng kết quả thìngược lại.

Mẩu chuyện Bàn-đặc chứngThánh quả là một trong những phương pháp giáo dục đặc biệtcủa Thiền môn. Trong giáo pháp đức Phật, dù căn trí chậmlụt như Bàn-đặc vẫn học và tuchứng Thánh.

Trong Tích truyện Pháp cú (Buddhist Legends của EugeneWatson Burlingame, TV. ViênChiếu dịch), Bàn-đặc được kể ở đây chỉ mất bốn tháng học một

 bài kệ không thuộc. Đức Phậtđổi phương pháp dạy, đưa choBàn-đặc một chiếc khăn sạch vàdạy vừa lau vừa nói: “Tẩy sạchdơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn”. Bàn-đặc nhận khăn và làm đúng nhưlời Phật dạy. Chiếc khăn sạch ban đầu dần dần bị nhớp nhúa,

Bàn-đặc đã ngộ ra các pháp vô

Page 13: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 13/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

CHUYÊN ĐỀ ☸

thường, tiếp tục chuyên chúvào sự biến dị này, trí tuệ khai

mở. Ngay lúc đó đức Phật dạy:“Đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vảiấy trở thành cáu bẩn mà ngaytrong tâm ông tham ái, bất tịnhvà những cấu uế khác cũng đầyrẫy. Ông hãy tẩy sạch chúng đi”. Trong một buổi sáng, Bàn-đặc đã tu chứng A-la-hán, thần

thông đầy đủ, thông suốt cả batạng kinh điển.

Mẩu điển hình khác làchuyện Ngũ tổ Hoằng Nhẫndạy cho Huệ Năng bửa củi, giãgạo ở nhà trù chùa Đông Thiền,Trung Quốc. Huệ Năng không biết chữ, người ốm yếu, giã gạo phải đeo đá để tăng trọng lượngđứng trên chày, làm ròng rãtám tháng trời. Một hôm NgũTổ đến bên hỏi: “Gạo trắng chưa?” Huệ Năng đáp: “Đã trắng nhưng chưa có sàng”.Tổ lấy gậy gõ xuống cối ba cái,

rồi bỏ đi. Hiểu được ý, nửa đêmHuệ Năng vào phòng Tổ, đượchọc kinh Kim Cang , ngộ đạo vàđược phú pháp, truyền y bát trở thành Lục Tổ.

Phương pháp giáo dục nhưđức Phật dạy cho Bàn-đặc, NgũTổ dạy cho Lục Tổ được áp

dụng trong Thiền môn từ xưa

đến ngày nay. Mọi sinh hoạtthường nhật đều có bài kệ kèm

theo để người học Phật tu tậpvà đã trở thành luật như Tỳ-ni  Nhật dụng Thiết yếu. Quyểnluật này do ngài Độc Thể (1601-1679) sống vào cuối nhà Minhđầu nhà Thanh bên Tàu biênsoạn, và HT. Trí Quang dịch là Những điều nhật dụng thiết yếu

của giới luật  gồm 51 bài xếptheo số thứ tự. Trong đó, 45 bàiđầu là kệ và chú tiêu biểu chonhững sinh hoạt thường nhậtcủa người xuất gia. Sáng sớmthức dậy đọc bài kệ số 1 - Tảo giác: Thụy miên thỉ ngộ, đương nguyện chúng sanh, nhất thế trí giác, châu cố thập phương .(Ngủ nghỉ mới thức, nênnguyện chúng sanh, tất cả trígiác, nhìn khắp mười phương).Và khi ngủ nghỉ thì đọc kệ số37 - Thụy miên: Dĩ thời tẩmtức, đương nguyện chúng sanh,

thân đắc an ẩn, tâm vô loạnđộng . (Ngủ nghỉ theo giờ, nênnguyện chúng sanh, thân đượcyên ổn, tâm không loạn động).Mỗi động niệm đều gắn liền với bài kệ để giữ tâm không buônglung, luôn ở trong chánh niệm, phát bồ-đề nguyện và hành bồ-

tát hạnh.

Page 14: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 14/96

1 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu làquyển đầu trong bộ luật trường

hàng dành cho những ngườixuất gia tập sự phải học thuộcvà thực hành trước khi thọ Cụtúc giới, trở thành người xuấtgia thực sự. Vì có tính thiết yếu và nhật dụng  nên Tỳ-ni đượcngười xuất gia học Phật ápdụng trọn đời.

Khoảng hai mươi năm trước,ai muốn học quyển sách này thì phải ghi lại từ bản chép tay củanhững vị học trước hoặc maymắn thì chép được từ bản gốcin trước năm 1975. Trong chùa,chỗ nào cần phải đọc kệ thìthường thấy có dán sẵn câu kệở đó, ngay cả nhà xí, nơi rửatay… để nhắc nhở mọi ngườigiữ chánh niệm, lìa tham sânsi. Nên khi nhìn thấy mẩu giấynhỏ dán trên tường được đóngkhung ngay ngắn thì ai cũngnhớ ngay bài kệ đó là gì và từng

dòng chữ tái hiện trong đầu.Trong   Nẻo vào Thiền học,Thiền sư Nhất Hạnh đã khẳngđịnh, quyển Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu này “chính là bảnthân của Thiền học và tinh hoacủa đạo Phật”, và chứng minhđiều này qua mẩu đối thoại

giữa đức Phật và một giáo chủ

ngoại đạo:- Nghe nói đạo Phật là đạo

 giác ngộ, vậy phương pháp củađạo Phật thế nào? Các ngàilàm gì mỗi ngày?

- Chúng tôi đi, đứng, nằm,ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ...

- Phương pháp đó nào cóchi đặc biệt đâu? Ai lại không đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt,

ăn, ngủ?- Ðặc biệt lắm chứ, thưa

ngài. Khi chúng tôi đi, đứng,nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủthì chúng tôi biết là chúng tôiđi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt,ăn, ngủ. Còn khi những ngườikhác đi, đứng, nằm, ngồi v.v...thì họ không ý thức được là họđang đi, đứng, nằm, ngồi...

Đạo giác ngộ bắt đầu từnhững sinh hoạt thường nhậtgiản dị, không hình thức cầukỳ như vậy, nhưng chứa đựng phương pháp tu học cốt tủy của

đạo Phật – đó là chánh niệm.Sinh hoạt như vậy có từ thời đứcPhật, đã phổ biến trở thành nếpsống trong Thiền môn. Trongnếp sống này, những công việcthường nhật, những lời dạy vắntắt và phong cách của ngườiThầy đã giúp cho người học

Phật dễ dàng bỏ những thói

Page 15: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 15/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

CHUYÊN ĐỀ ☸

quen sống ở đời, sớm hòa nhậpvào chốn đạo, ngõ hầu đạt đến

mục đích xuất gia.  Ngày nay, sinh hoạt Thiềnmôn không còn thuần nhất nhưxưa nữa, nếp sống truyền thốngđang bị ảnh hưởng bởi thờiđại văn minh vật chất. Tu họctruyền thống là gia giáo, thầytruyền trò, tâm truyền tâm, chú

trọng chiều sâu. Tu học hiện đạitheo trường lớp, vừa học Phậthọc vừa học thế học, một ngườithuyết giảng nhiều người nghe,chủ yếu kiến thức mở rộng.

Trong Thiền môn ngày càngnhiều việc, đòi hỏi chuyênmôn, phân công làm: trụ trì tiếptăng độ chúng, giảng sư hoằng  pháp, giáo thọ đứng lớp dạyhọc, v.v… Nếp sinh hoạt truyềnthống dần dần thu hẹp lại, chứcnăng gia giáo trong Thiền môngiảm dần, sinh hoạt hiện đạimở rộng ra. Nhiều chùa ngày

nay được xây dựng nhiều tầng,mái cao, có thể nhìn thấy từ xa,trước cổng có bảng hiệu, địachỉ và chức năng chuyên mônnhằm phục vụ cho sự nghiệphoằng pháp, độ sanh, độ tử mauchóng, dễ dàng. Cũng bắt nhịptừ thực tế đó, các trường Phật

học vừa dạy nội điển vừa dạy

ngoại điển hoặc đưa ra trườngngoài học thế học, hoặc xuất

dương du học để cung cấp nhânlực có trình độ chuyên môn caocho nhu cầu phong phú, đadạng trong thực tế.

Chủ trương đạo Phật “nhậpthế” được khai thác triệt để.Thiền môn mở cửa phục vụquần chúng tối đa, trở thành cơ 

sở sinh hoạt tín ngưỡng, vănhóa, xã hội và kinh tế nhộn nhịp.Thành tựu khoa học kỹ thuật,công nghệ thông tin được ứngdụng hầu hết trong mọi sinhhoạt. Thực tế như vậy chúng takhông thể chối bỏ, không thểchống lại mà phải đón nhận xuhướng phát triển và hội nhập đótrong thế chủ động, tùy duyên bất biến, không bị hòa tan. Cónhư vậy Thiền môn không bịhoen ố, ánh đạo mới được thếnhân tôn thờ và mang về thắpsáng nhân gian, mới mong thế

giới an lạc, Thiền môn vẫn giữnếp sống tự muôn đời.Hoàng hôn buông xuống,

tiếng chuông ngân lên, tất cảchìm vào bóng đêm, khônggian thu hẹp lại trong một đốmlửa hồng, rồi tan theo làn hươnghóa thân giữa trời sao mênh

mông... ■

Page 16: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 16/96

1 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THƠ 

con sóng về đến bờ 

nở thành muôn hoa trắng bờ bình yên trưa vắng hôn bàn chân ai mềm sóng theo gió muôn miền tung mình trong cuồng nộ gió tan rồi hiền hậu 

nở hoa trưa nắng vàng gió rồi cũng về non tìm ngàn cây tâm sự hôm qua đời tìm khách gửi tâm tình điêu linh người chạm vào ký ức 

kỷ niệm chợt vỡ tan chút chạnh lòng mơ mộng hiện tại dòng sông hiền trôi xuôi về tất cả nước xa cũng tìm bờ người xa rồi gặp gỡ cho chút tình nên thơ.

●VĩnhThi

1biển 

Page 17: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 17/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

THƠ ☸

con sóng đi tìm bến 

lao xao mãi tháng ngày bờ bình yên cây cỏ chờ đợi biết bao mùa bóng trăng soi đáy nước cá đớp động vỡ tan bóng ai tròn ảo ảnh 

trăng soi mặt ánh vàng năm tháng ươm mầm xanh rồi ru về tàn úa đất ôm tình vũ trụ vô ưu đã muôn đời người đi tìm tiếng cười 

trong nhịp xô rộn rã nỗi lòng chợt tan ra rồi một giây hóa đá gom về trong tất cả một ý niệm lặng yên nam mô tam thế phật hoa sen ngát hương lành.

Page 18: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 18/96

1 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THÁNH TÍCH

Với Chương trình Phát TriểnLumbini của các nước trên thế

giới và Quỹ phát triển Lumbinicủa chính phủ Nepal, chỉ vàithập niên sau, Thánh tích Lum- bini phát triển nhanh chóng rựcrỡ, thu hút hàng triệu ngườicon Phật và du khách khắp nơitrên thế giới trở về đây chiêm bái, viếng thăm hoa viên thiêngliêng cổ kính này.

Bên ngoài hoa viên Lumbiniđược bao bọc bởi một Đại hồ bán nguyệt dài đến 2km, rộng500m. Trong hồ trồng nhữngloại hoa sen, từ trên lề đườngxuôi xuống mặt hồ, người ta

trồng những thảm cỏ và câyxanh. Giữa hồ bán nguyệt làmột con đường trải đá dăm. Từhoa viên Lumbini thẳng trên conđường này khoảng chừng 1km,sẽ gặp một bệ đá hoa cương caogần 1m, trên bệ đá là một đài sencó ngọn lửa mang tên “EternalPeace Flame” (Ngọn lửa hòa  bình vĩnh cửu), ngọn lửa nàyđược thắp bằng ga, cháy suốtngày đêm như một biểu tượngnguyện cầu cho hòa bình thếgiới. Bên phải ngọn lửa này làĐại hồng chung Hòa bình, có

đường kính khoảng 1m. Phía

Q U Ê

H Ư Ơ N GĐ Ứ C

P H Ậ T●ThíchTríLộc

(tiếp theo)

Page 19: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 19/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

THÁNH TÍCH ☸

sau ngọn lửa Hòa bình là conkênh đào rộng 10m, kéo dài

thẳng tắp khoảng 2km, hướngvề Đại tháp Hòa bình. Đại thápnày là một công trình kiến trúctuyệt đẹp của người Nhật. Conkênh đào chia nơi này làm haikhu vực mang tên: “East ZoneMonastery” (Khu chùa Đông)và “West Zone Monastery”(Khu chùa Tây). Khu chùaĐông gồm có các chùa theotruyền thống Nam tông như:Thái Lan, Srilanka, Myanmar,Ấn Độ, Thiền viện Vipas-sana… Khu chùa Tây gồm cócác chùa theo truyền thống Bắc

tông như: Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Việt Nam, TâyTạng, Áo… Sự hiện diện củanhững ngôi chùa quốc tế trênvùng đất thiêng liêng quả làniềm tự hào cho những ngườicon Phật, đã làm cho Thánhtích Lumbini này ngày càngrực rỡ và quy mô hơn.

Mỗi một ngôi chùa là mộtcông trình kiến trúc văn hóađại diện cho quốc gia củamình. Chùa Nhật Bản và thápHòa bình là công trình đặc sắcvới bản chất thiền vị, hài hòa

với thiên nhiên nhưng nổi bật

tính hiện đại. Chùa Trung Quốcnhư một mô hình thu nhỏ của

Thiếu Lâm tự, được thiết kếmột cách vuông vắn, có đạihùng bảo điện uy nghi, có hoaviên cổ kính… Toàn bộ vật liệuxây dựng và nhân công, cùngvới pháp khí, Thánh tượng đứcPhật được chuyển từ TrungQuốc sang, thể hiện đặc sắcvăn hóa của người Hoa. ChùaHàn Quốc với chánh điện trangnghiêm rộng lớn, có sức dungchứa đến 3000 người, Tăng phòng và pháp xá đủ chỗ cho500 người cư trú… Chùa Việt Nam với những mái cong uốn

lượn mang hình tượng rồng,  phượng thể hiện bản sắc đặctrưng rất Việt. Chùa Tây Tạnglà một công trình tuyệt mỹ cósự kết hợp và thiết kế hài hòagiữa Âu-Á, trên khắp các trần,vách, lan can của chánh điệnđược trang trí bằng những hoavăn lộng lẫy mang đậm nét vănhóa của người Tây Tạng.

Chùa Thái Lan, như một hoasen trắng vươn cao, có những  pho tượng vàng khảm hồngngọc, được nhà vua và Hoànggia Thái hiến cúng. Chùa

Myanmar với bảo tháp vĩ đại

Page 20: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 20/96

20 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THÁNH TÍCH

vàng óng, có năm điện thờ. Đặc  biệt là ngôi chùa được chạm

trổ, điêu khắc mang đậm bảnsắc văn hóa của người Miến,v.v…

Chỉ trên một diện tíchkhoảng 50 ha đã có gần 20ngôi chùa tuyệt mỹ, mỗi mộtngôi chùa là một sự phác họavăn hóa truyền thống tu tậpcủa nước mình; tất cả đã góp phần làm cho Thánh tích Lum- bini này ngày càng linh diệu và bình an, mái chùa trang nghiêmyên tĩnh, lời kinh tiếng kệ hòachung với âm thanh chuông,mõ, trống, phách… ngân vang

làm lắng dịu tâm tư của mọingười con đang quy hướng về.

Kapilavasthu (Ca-tỳ-la-vệ)  Nếu hoa viên Lumbini là một

khu vườn thiêng đón chào đứcPhật giáng thế, thì Kapilavasthulà quê hương dấu yêu của Tháitử Tất-đạt-đa sinh trưởng với bao kỷ niệm gắn liền trong suốt29 năm.

Thành Kapilavasthu tọa lạckhoảng 20 km về phía Tây củavườn Lumbini. Truyền thuyếtthành Kapilavasthu được

mô tả trong sử ký của sử gia

Ashwagosh (khoảng 100-200A.D): Thuở xưa, trong một khu

rừng cạnh núi rừng Hymalayacó vị Thánh giả tên là KapilGautamar (Ca-ty Cồ-đàm) đangthực tập khổ hạnh tại tu việncủa mình. Vào thuở ấy, Thái tửIkshwaku, còn gọi là Shakya(Thích-ca) cùng thần dân đangsinh sống tại một vùng đất bịche khuất bởi những cây Sal(một loại cây chai). Thái tử vàthần dân rất kính trọng Thánhgiả Kapil và đệ tử của vị Thánhgiả này. Thánh giả biết khu vựcsinh sống của Thái tử khôngan toàn nên đã khuyên Thái tử

xây dựng nơi cư trú trong rừng.Thái tử Ikshawaku đã xây dựngvương quốc của mình ngay tạitu viện khổ hạnh của Thánh giảKapil Gautama. Vì lý do ấy,vương quốc này được gọi tên làKapilavasthu.

Đến thời vua Tịnh Phạn,vương quốc Kapilavasthu làmột quốc gia trù phú lộng lẫy.Vương thành Kapilavasthungày càng được xây dựng tranghoàng nguy nga. Chỉ riêng vườnthượng uyển đã có 3 cung điệnlộng lẫy xinh đẹp được thiết

kế phù hợp theo ba mùa: mùa

Page 21: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 21/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 21

THÁNH TÍCH ☸

Hạ, mùa mưa và mùa Đông đặc biệt dành riêng cho Thái tử Tất-

đạt-đa. Đường phố Kapilavast-hu ngày ấy luôn nhộn nhịp vớinhững lễ hội hoa đăng, nhữngcuộc thi tài của các vương tử vànhững cuộc tuyển chọn ngườixinh đẹp, v.v…

Thế nhưng, chỉ vài thập niênsau ngày thái tử Tất-đạt-đa xuấtgia, kinh thành hoa lệ ngày ấyđã bị tàn phá dưới vó ngựahung tàn của vua Tỳ-lưu-ly.Cuộc thảm sát tàn phá của vuaTỳ-lưu-ly đã làm cho dòng tộcShakya gần như tuyệt chủng. Vịđệ nhất thần thông như Tôn giả

Mục-kiền-liên cũng không cứuđược, đành ngấn lệ than rằng:“Thần thông không thắng đượcnghiệp lực”. Bi kịch của cuộctàn phá thảm sát ấy là bài họcvề sự phân biệt giai cấp, cũnglà kết quả của những nghiệp  bất thiện trong quá khứ củadòng tộc Shakya.

Khoảng 2 thế kỷ trôi qua saucuộc thảm sát ấy, Kapilavasthucũng như vườn Lumbini đã hồi phục lại phần nào. Do vậy, khivua Asoka (A-dục) đến chiêm bái, ông cho biết nơi đây là một

thôn làng trù phú, cảnh vật nên

thơ. Nhà vua đã cho xây dựngrất nhiều ngôi bảo tháp và cáctrụ đá quanh vùng để tưởngniệm.

Hơn 600 năm sau, năm 403A.D, ngài Pháp Hiển đến chiêm bái nơi này đã ghi lại trong kýsự của mình: “Toàn vùng nàylà một rừng hoang vu, cỏ dại,dân cư thưa thớt, với những ditích hoang tàn. Có một số tu sĩ khổ hạnh và khoảng 30 gia đình sinh sống… những đàn voi và sư tử hoang dã thường bắt gặp

trên các con đường cũ…”.

Chuông hòa bình, Sarnath

Page 22: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 22/96

22 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THÁNH TÍCH

  Ngài Huyền Trang viếngthăm Kapilavasthu vào thế kỉ

thứ VII, đã diễn tả trong cuốn  Đại Đường Tây Vực ký nhưsau: “Thành Kapilavasthu chuvi hơn 400 dặm, kiến trúc theolối cổ kính, xây dựng toàn bằng  gạch, đá quý… Cung thành đa số đều bị hoang phế, bức tường thành vẫn còn… Hiện tại chỉ còn 634 phố, nhà cửa lơ thơ vớirất ít dân chúng sinh sống ở đó.Chung quanh có độ một trămTinh xá bị hư hỏng… khoảng 30 tu sĩ tiểu thừa và hai ngôiđền Bà-la-môn giáo…”. Cũngtrong tác phẩm này, Ngài cho

 biết lúc ấy trụ đá vua Asoka vàhình tượng sư tử trên đầu trụvẫn còn, các bảo tháp của vuaAsoka vẫn nguyên vẹn…

Qua sự mô tả của hai Ngài,thì trong những thế kỉ ấy vànhiều thế kỉ về sau, vươngthành Kapilavasthu rất ít ngườitrên thế giới biết đến. Vào thếkỷ thứ XII trở đi những cuộcchiến tranh Tôn giáo đã xảyra, quân xâm lược đã tàn pháhầu hết những Thánh tích Phậtgiáo và vương thành Kapila-vasthu cũng chịu chung số

 phận trong các cuộc xâm lăng

tàn khốc này. Những bức tườngthành xưa đều bị đập phá, các

 bảo tháp và những trụ đá tưởngniệm của vua Asoka xây dựngtrong những vùng lân cận cũng bị phá hủy. Từ ấy về sau, biết bao thăng trầm đã diễn ra từ sựtàn phá khắc nghiệt của thiênnhiên như bão tuyết, mưa đá,sự lấn át của cây rừng, núiđồi Hymalaya, cho đến nhữngcuộc chiến tranh kinh hoàng…Kapilavasthu cũng ngày càng bị vùi lấp, lãng quên trong cát bụi của thời gian.

Đến với Kapilavasthu ngàynay, chúng ta có cảm giác

như một người con sau nhữngtháng năm xa quê ngàn phươngnơi viễn xứ, hôm nay được trở về thăm lại quê hương đất tổ.Mảnh đất thiêng liêng ngàyxưa vẫn còn đó, nhưng cảnhvật và con người đã hoàn toànđổi thay. Đất tổ quê hương đãgần một triệu ngày thiếu ngườiviếng thăm và chăm sóc, lại bị  phá hủy hoang tàn bởi nhữngkẻ thiếu hẳn lương tâm. Cảnhvật và con người điêu tàn theodòng thạnh suy của cuộc thếđổi thay. Lòng dâng lên những

cảm xúc bồi hồi, những câu hỏi

Page 23: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 23/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 2

THÁNH TÍCH ☸

như vấn nạn mọi người, mà lờigiải đáp chính xác vẫn còn là

những đáp án nan giải xa xăm:Đâu rồi vườn Thượng uyểnngày xưa với ba cung điện huyhoàng của Thái tử Tất-đạt-đa?Đâu là nơi Thái tử quán sát lễHạ điền hay trầm tư chứng đắcsơ thiền dưới cây Hồng táo? Những cổng thành nào Thái tửđã du ngoạn và mục kích bốncảnh khổ của kiếp sống nhânsinh, v.v…

Trong những thập niên gầnđây, vương thành Kapilavasthuđã được các nhà khảo cổ học tìmđến nghiên cứu và khai quật,

sự phát hiện những bình xá-lợi, những di vật giá trị (nhữngdi vật này hiện đang được bảoquản tại bảo tàng quốc giacủa Nepal), những nền móngcủa kinh thành Kapilavasthungày xưa, những trụ đá củavua Asoka trong vùng lân cận,v.v… đã giúp cho các nhà khảocổ và các học giả xác định lạinhững vị trí ngày xưa để đánhdấu những nơi Thái tử Tất-đạt-đa du ngoạn bốn cửa thành, nơiThái tử vượt hoàng thành xuấtgia, nơi Thái tử thi tài, nơi vua

Tỳ-lưu-ly sát hại hoàng tộc

Shakya, nơi đản sanh của cácđức Phật trong quá khứ...

Đặc biệt, ngày nay cùng vớinhững dự án phát triển Lumbinicủa các nước trên thế giới cũngnhư chính phủ Nepal, vươngthành Kapilavasthu cũng đangcó những dự án để phát triển.Vùng đất Kapilavasthu mếnyêu này cũng đang ẩn chứatrong mình những tiềm năng để  phát triển thành một khu vựcnổi tiếng.

Với một hoa viên Lumbinithiêng liêng tráng lệ, với nhữngngôi chùa quốc tế tuyệt mỹ,với vương thành Kapilavasthu

cổ kính, lưu dấu những di tíchvô cùng giá trị của một thờixa xưa... quê hương đức Phậtnhư người mẹ hiền bao dung,giữ trong lòng một gia tài tâmlinh vô giá, mang những nguồnnăng lượng an lạc đang đónchờ những người con Phật vàdu khách tha phương khắp mọinơi trên thế giới, trở về đónnhận gia tài tâm linh ấy, đónnhận nguồn năng lượng từ bigiải thoát của Thánh tích thiêngliêng linh diệu này. ■

Page 24: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 24/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

 Những trình bày trên cho thấyrằng thuật ngữ pháp luân được phát sanh từ thành ngữ chuyển pháp luân, nghĩa là chuyển vận

  bánh xe pháp. Do vậy hìnhtượng bánh xe trong thuật ngữ  pháp luân không phải ám chỉđến sự thể nhập hay chứngngộ chánh pháp (như các thuậtngữ pháp nhãn, pháp huệ) màlà nhắm đến ý nghĩa truyền bá chánh pháp. Ý nghĩa chínhcủa chữ pháp trong thuật ngữnày được trình bày trong kinhChuyển pháp luân đó là giáo lýTứ Đế - bốn chân lý cao thượng. Ngoài hình tượng chuyển phápluân, kinh điển nhà Phật còndùng các hình ảnh: đánh trống

  pháp (kích pháp cổ), thổi kèn

  pháp (suy pháp loa), dựng cờ  pháp (thụ pháp tràng), đốt đuốc  pháp (nhiên pháp cự), tuônmưa pháp (vũ pháp vũ)… để

diễn tả việc thuyết giáo, truyền bá chánh pháp của đức Phật1.Kinh Chuyển pháp luân ghi

lại rằng khi giảng dạy bài kinhnày cho năm anh em tôn giảKiều Trần Như, đức Phật đãchuyển vận bánh xe pháp màxưa nay chưa có một ai chuyểnđược, dầu đó là Thiên nhân,Ma vương hay Phạm thiên.Điều này hàm ý rằng đức Phậtlà người đầu tiên đã ban tặngcho nhân loại món quà chánh  pháp vô giá, để từ đó hìnhthành ba ngôi báu của thế gian.

Pháp luân mà đức Phật đã từng

P h á p L u â n v à

C h u y ể n P h á p L u â n●ThíchĐồngThành(tiế p theo)

Page 25: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 25/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 2

NGHIÊN CỨU ☸

chuyển vận là vô giá bởi lẽ thểtánh của nó vốn xứng hợp với

chân như, với thật tánh của vạnhữu. Theo luận Đại Tỳ-bà-sa,luận Câu-xá, kinh Đại bát niết-bàn… trong hai mươi bộ pháithì mười bộ phái đầu như Hữu  bộ, Đa Văn bộ, Kinh Lượng  bộ… lấy Bát Chánh Đạo làmthể của pháp luân, mười bộ còn

lại như Đại Chúng bộ, PhápTạng bộ, Ẩm Quang bộ… thìcho rằng những lời Phật dạyđều là thể của pháp luân2. Trongkinh  Phương quảng đại trang nghiêm, đức Phật đã minh giảithể tánh này cho ngài Di-lặc

và các bậc Bồ-tát khác nhưsau: pháp luân vốn thâm sâu,vi diệu, khó thấy, khó biết, khóngộ, kiên cố, bao la, không thểdùng thức để suy nghiệm, chẳngthể dùng trí để hiểu, lìa mọi tháicực, mọi phan duyên, xa rời tácý hoặc không tác ý… chỉ có thểdùng trí Kim Cang để chứngđắc. Vì pháp luân hiển bày bảntánh bất sanh bất diệt của các pháp, khế hợp với chân như thậttế, nên những ai chuyển được pháp luân như thế thì được tônxưng là Phật, là Chánh Biến

tri, là Pháp vương, là Đại Đạo

sư3… Lời dạy này đã nêu bậtgiá trị vĩnh hằng và vô song

của bánh xe pháp mà đức Phậtđã chuyển vận. Giáo pháp màđức Phật đã chuyển vận tronglần đầu tiên tại Ba-la-nại, rồi kếđến tại Già-da, Vương-xá, Tỳ-xá-ly, Xá-vệ… tuy khác biệttrên phương diện ngôn ngữ hay  phương thức diễn đạt, nhưng

lại mang tính đồng nhất về tưtưởng và mục đích. Theo ngàiKhuy Cơ, năm đặc điểm chínhcủa pháp luân là tự tánh, quyếnthuộc, nhân, cảnh, và quả. Tựtánh pháp luân là trạch pháp,giác chi, chánh kiến, v.v…

 Nhân của pháp luân là hay sanhgiáo pháp thánh đạo như văn,tư, tu, v.v… Quyến thuộc của pháp luân là các pháp trợ thánhđạo. Cảnh của pháp luân là cácgiáo lý về chơn đế và tục đế…Quả của pháp luân là Bồ-đề, Niết-bàn4. Một số văn bản Đạithừa cho rằng lần chuyển Phápluân tại Lộc Uyển chỉ là lần đầutrong ba lần chuyển Pháp luâncủa đức Phật.

Theo kinh Giải thâm mật , tạiBa-la-nại đức Phật đã chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên thông

qua bài pháp Tứ Đế cho những

Page 26: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 26/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

hành giả có chủng tánh ThanhVăn. Dầu rằng đây là một giáo

lý thâm sâu mà trước đó chưa aicó thể tuyên thuyết được, songđây vẫn chưa là giáo lý toànhảo. Trong lần chuyển bánh xe pháp thứ hai, đức Phật vì nhữngchúng sanh phát tâm hướng vềĐại thừa mà giảng giải rằng các pháp vốn vô tự tánh, vô sanh,

vô diệt, bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết-bàn. Tuy giáo lý trong giaiđoạn này thậm thâm, hy hữu,nhưng lại là giáo lý ẩn mật,khó hiểu, còn hàm chứa nhiềutranh luận, và đây là lý do đểđức Phật chuyển bánh xe pháp

lần thứ ba. Trong lần giáo hóasau cùng này, đức Phật vì cáchành giả hướng tâm đến tất cảcác thừa giáo, giảng thuyết mộtcách minh bạch, tường tận về bản tánh vô sanh, vô diệt, vắnglặng, trong sạch cũng như tánhvô tự tánh của các pháp. Phápluân được chuyển vận trong lầnsau cùng này là hy hữu, khôngvướng đọng bất kỳ tranh luậnnào, toàn hảo, và tối thượng5.Bản kinh này được xem là cơ sở y cứ để các nhà Đại thừa saunày, nhất là các luận sư Phật

giáo Trung Hoa và Tây Tạng

đưa ra nhiều cách giải thíchkhác nhau về ba lần chuyển

 bánh xe pháp của đức Phật.  Nếu như sự khác biệt vềgiáo nghĩa của lần chuyển phápluân đầu tiên và hai lần sau làtư tưởng giáo lý Thanh Vănthừa và Đại thừa, thì sự khác biệt giữa lần chuyển pháp luânthứ hai và thứ ba là Bất liễu

nghĩa giáo (hay vị liễu nghĩa – neyārtha) và Liễu nghĩa giáo(nītārtha). Liễu nghĩa giáo lànhững giáo lý, kinh điển đượctrình bày một cách minh bạch,tường tận; còn Bất liễu nghĩagiáo là những kinh điển hay

giáo lý được trình bày thôngqua những phương tiện haygiáo tướng để tùy thuận giáohóa chúng sanh thuộc nhiềucăn cơ khác nhau. Theo luậnsư Long Thọ, Phật pháp thì vô biên, sâu rộng như đại dương,hàng phàm phu thấy giáo phápcó muôn vàn sai khác, nhưngcác bậc trí - những người đãthâm nhập giáo lý của kinhđiển, luận tạng và tánh không,thì mới biết được rằng giáo pháp của đức Phật đều là chánh pháp và không hề tương phản

nhau6. Cũng chính vì sự cách

Page 27: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 27/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 2

NGHIÊN CỨU ☸

  biệt giữa giáo pháp thâm áocủa đức Phật và tri thức thế tục

của hàng phàm phu nên đại sưTsong-kha-pa (Tông-khách-ba)đã khuyến hóa các hàng Phậttử nên tìm hiểu giáo lý củađức Phật dựa trên những luậngiải của các bậc tổ sư Đại thừanhư các ngài Long Thọ và VôTrước. Ngài Tsong-kha-pa giảithích rằng sở dĩ hàng Phật tử phải y cứ vào các bản luận giảicủa những bậc tổ sư trên vì cácngài đã dùng trí tuệ vô nhiễmđể giảng giải lời Phật dạy, vàchính đức Phật cũng đã từnghuyền ký rằng các bậc tổ sư

này chính là những người giảnggiải Phật pháp một cách chuẩnxác và đúng đắn7.

Theo ngài Tsong-kha-pa,cơ sở của sự phân định ba thờichuyển pháp luân không phải làcác khoảng thời gian hành đạotrong cuộc đời của đức Phật haylà căn cơ của thính chúng trongmỗi thời giáo, mà chính là cáchthức trình bày giáo lý vô ngãtrong mỗi thời như thế. Tronglần chuyển pháp luân đầu tiên,đức Phật đã trình bày tinh tế vềnguyên lý nhơn vô ngã, nhưng

khi tiếp nhận giáo lý trong giai

đoạn này thính chúng lại khởilên tư duy rằng các uẩn cùng

những pháp khác vốn là thật có.Trong lần chuyển pháp luân thứhai, đức Phật phủ nhận quanđiểm này và Ngài tuyên bố rằngcác pháp vốn không có tự tánhnên chúng không thật có. Tronglần chuyển pháp luân thứ ba,đức Phật đã lý giải sự khác biệtgiữa tam tánh và tam vô tánhcủa các pháp8. Tương tự nhưcách lý giải của luận sư Tsong-kha-pa, các học giả phái Dge-lugs-pa đều cho rằng sự phânchia của ba lần chuyển phápluân như trên được thực hiện

trên cơ sở đề tài thuyết giáo củađức Phật và rằng phương thứctrình bày giáo lý vô ngã chínhlà yếu tố quyết định đối với sự phân chia như thế9.

Tại Trung Hoa, Chân Đế(499-569) và Huyền Trang(600-664), hai nhà dịch kinhdanh tiếng, cũng đưa ra nhữngthuyết tam pháp luân khác nhau.Theo ngài Chân Đế, trong 45năm hoằng hóa của đức Phật,  Ngài đã tuyên thuyết ba phápluân, đó là chuyển, chiếu và trì.Ba lần chuyển này gồm có hiển

và mật. Mật là từ đêm thành

Page 28: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 28/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

đạo cho đến đêm nhập Niết - bàn, Ngài đều chuyển ba pháp

luân. Hiển là trong bảy năm đầutiên kể từ sau ngày thành đạo,đức Phật chỉ thuyết giảng giáolý tứ đế, gọi là chuyển chuyển  pháp luân. Trong 31 năm kếtiếp, Ngài tuyên thuyết kinh Bát-nhã, v.v… để hiển bày vềtính không, gọi là chuyển chiếu pháp luân, trong thời gian bảynăm còn lại, Ngài thuyết kinhGiải Thâm Mật , v.v… để hiển bày lý trung đạo, gọi là chuyểntrì pháp luân10. Trong tác phẩm  Hoa nghiêm nhất thừa giáo

nghĩa phân tề chương , ngàiPháp Tạng cho rằng nếu y cứ

vào quan điểm của pháp sưHuyền Trang và tư tưởng củanhững kinh điển khác như Giảithâm mật, Kim quang minh, và luận Du-già thì giáo lý của đứcPhật gồm thâu trong ba loại  pháp luân: thứ nhất, tại vườnnai đức Phật chuyển pháp luântứ đế, là pháp Tiểu thừa, gọi làchuyển pháp luân; thứ hai, Ngàinói về tánh không, tức mật ýcủa Đại thừa, gọi là chiếu phápluân; thứ ba, Ngài thuyết giảngvề tam tánh và lý chân như bấtkhông của Đại thừa hiển giáo,

gọi là trì pháp luân11

. Theo quanđiểm của ngài Khuy Cơ, tuyđược chia thành ba thời chuyển  pháp luân như thế, song giáo  pháp của đức Phật giống nhưmột cơn mưa lớn, thấm nhuầnkhắp mọi vật. Vì để tùy thuậncăn cơ mà đối trị, nên mới có  pháp ẩn-hiển, có-không. Xéttheo lý trung đạo, giáo phápấy vốn đồng nhất, vô sai biệt12.Thuyết tam pháp luân của ngàiCát Tạng thì khác hẳn vớinhững thuyết trên. Theo ngài, pháp luân bao gồm ba loại; căn

 bổn, chi mạt, và nhiếp mạt qui

Page 29: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 29/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 2

NGHIÊN CỨU ☸

 bổn. Căn bổn pháp luân chỉ chokinh  Hoa nghiêm mà đức Phật

tuyên thuyết đầu tiên ngay saukhi thành đạo. Chi mạt phápluân là giáo pháp tiểu thừađược thuyết cho hàng độn căn,không lãnh hội được giáo nghĩathâm sâu của   Hoa nghiêm.  Nhiếp mạt qui bổn là chỉ chothời thuyết giáo  Pháp hoa qui ba thừa thành nhất thừa13.

Căn cứ vào những luận cứtrên của kinh Giải thâm mật vàcủa các luận sư Đại thừa, mộtsố nhà Phật học kết luận rằngnội dung của ba lần chuyển  pháp luân như sau: lần thứ

nhất, thông qua kinh điển vàluận tạng của hai phái Nguyênthủy và Tiểu thừa, giáo lý TứĐế được giảng thuyết cho cáchành giả Thanh văn thừa; tronglần thứ hai, nguyên lý tánhkhông được tuyên thuyết chocác hành giả Bồ-tát thừa, kinhđiển y cứ tiêu biểu trong giaiđoạn này là các bộ kinh hệ Bát-nhã; và trong lần cuối, với hệthống kinh điển Đại thừa tốiquan trọng như Pháp hoa, Như  Lai tạng, Giải thâm mật … giáolý tam tự tánh, tam vô tánh,

Phật tánh, Như Lai tạng, pháp

thân… được tuyên thuyết làmhành trang cho các hành giả

Đại thừa14

.Sự kiện đức Phật chuyển pháp luân là một trong những đềtài chính của các nhà điêu khắcPhật giáo tại Ấn Độ. Pho tượngđức Phật ngồi kiết già, tay bắtấn chuyển pháp luân tuyệt đẹpđược tìm thấy tại Lộc Uyển là  pho tượng tiêu biểu nhất chođề tài này. Hầu như mẫu tượngnày đều xuất hiện trong hầu hếtcác công trình nghệ thuật Phậtgiáo lớn tại Ấn. Đối với cácnghệ nhân Ấn, hình ảnh đứcPhật ngồi trên một pháp tòa,

tay bắt ấn pháp luân với nhiềutư thế, dáng vẻ khác nhau, cókhi được kết hợp với hình ảnhcủa năm vị Tỳ-kheo hoặc hìnhảnh của những con nai, đã phầnnào vẻ lại khung cảnh ý nghĩatrong lần chuyển pháp luân đầutiên của đức Phật. Có thể rằngkhi thuyết giảng cho năm anhem tôn giả Kiều-trần-như, đứcPhật đã dùng các cử chỉ của tayđể minh họa cho những ý tưởngkhó có thể thể hiện qua ngônngữ thông thường. Tất nhiên,trong suốt buổi pháp thoại,

những cử chỉ, động tác của hai

Page 30: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 30/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

tay của Ngài được thể hiện quanhiều dáng vẻ khác nhau. Đây

là cơ sở để các nghệ nhân Ấndiễn tả tư thế hai tay của đứcPhật trong buổi giảng pháp đầutiên tại Lộc Uyển (ấn chuyển  pháp luân) và trong các buổigiảng khác của Ngài (ấn phápluân) tại những nơi khác nhau.Ấn chuyển pháp luân được thểhiện qua pho tượng chuyển phápluân tại Lộc Uyển như sau: bàntay phải nâng lên ngang ngực,lòng bàn tay hướng ra ngoài,đầu hai ngón cái và ngón trỏtiếp xúc nhau tạo nên một vòngtròn huyền nhiệm, trong khi

đó bàn tay trái được nâng nhẹlên, lòng bàn tay hướng vào bên trong, ngón giữa chạm nhẹvào điểm tiếp xúc trên. Trongmột bích họa tại Ajaṇṭā, hai taynâng lên ngang ngực, tay tráinắm chéo y, ngón trỏ và ngóncái của bàn tay phải chạm vàonhau và dường như ấn nhẹ trênngón tay của bàn tay trái. Cũngtrong thạch động này một bứchọa khác diễn tả hai tay nâng lêntrong tư thế chuyển pháp luân,nhưng không chạm nhau. Trongmột tác phẩm nghệ thuật khác

thuộc trường phái Gandhāra,

  bàn tay phải co đều lại, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón

cái và ngón trỏ của bàn tay tráiđặt phần dưới của lòng bàn tay phải, các ngón khác đều co lại.Các ấn chuyển pháp luân tạiTây Tạng và Trung Hoa đều cónét tương đồng nhau: tay phảiđặt ngang ngực, lòng bàn tayhướng ra ngoài, ngón trỏ vàngón cái chạm vào nhau, ngóntrỏ và ngón cái của bàn tay tráicũng chạm vào nhau, lòng bàntay hướng vào trong, đôi khi taytrái che phần dưới hoặc che hơnmột nửa lòng bàn tay phải15. 

Trong lĩnh vực nghệ thuật,

hình tượng pháp luân cũngtrở thành một biểu tượng phổ biến trong các công trình kiếntrúc Phật giáo. Thông thường  pháp luân được thể hiện quahình ảnh của một bánh xe cótám nan hoa. Trục của bánh xetượng trưng cho giới luật, vành bánh xe tượng trưng cho trạngthái chuyên nhất của thiềnđịnh, tám nan hoa tượng trưngcho Bát thánh đạo, và tâm điểmcủa bánh xe thường được khắcthành bốn dòng xoắn, mỗi dòngđược tô mỗi màu khác nhau để

chỉ cho bốn phương và cũng

Page 31: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 31/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

NGHIÊN CỨU ☸

để tượng trưng cho Tứ thánhđế hay bốn đại (đất, nước, gió,

lửa)16

. Một số biểu tượng bánhxe trong các bảo tháp, chùachiền của Phật giáo còn đượckhắc họa với 12, 16, 32, hayvô số nan hoa với ý nghĩa biểutrưng cho 12 chi phần duyênkhởi, 16 đặc tính của nguyênlý tánh không, 32 tướng hảocủa bậc giác ngộ, và vô số tiasáng của mặt trời, vô số đứcPhật trong vũ trụ, hay vô sốgiáo lý, pháp môn mà đức PhậtThích-ca đã giảng dạy. Các tác phẩm điêu khắc từ TK I Tr. TLtại tháp Sanchi còn lưu lại hình

tượng bánh xe tượng trưng cho  pháp luân. Bánh xe này đượckhắc họa một cách cân đối vàđặt trên một bệ đá hai tầng cùngvới hình ảnh của nhiều người lễ bái xung quanh. Theo nhà khảocổ Cunningham, bánh xe là biểutượng chính trên đỉnh của mỗicổng tại tháp Sanchi17. Cổng phía Nam của tháp Barhut (đầuTK I Tr. TL) cũng còn lưu lạihình ảnh bánh xe đặt trên mộtcái bệ bao quanh là dáng củamột ngôi điện thờ. Điều đángchú ý là trục và vành của bánh

xe được trang hoàng với nhiều

vòng hoa, xung quanh đó làcảnh những người hành hương

đi chân đất hay đi xe tứ mã đếncúng bái tại điện thờ trên. Điềunày cho thấy là bánh xe đã đượcdùng làm biểu tượng cho chínhđức Phật. Trong giai đoạn đầucủa nghệ thuật Phật giáo tại ẤnĐộ, khi mà hình ảnh của đứcPhật chưa được khắc họa, thìcác chủ đề nghệ thuật chính lànhững di vật gắn liền với cuộcđời của đức Phật như là: cây bồ-đề, tòa kim-cang, hoa sen, dấuchân, v.v… Nếu như những divật này nhắc đến những sự kiệntrong cuộc đời đức Phật thì

  bánh xe lại là hình ảnh tượngtrưng cho chính đức Phật, haynói một cách chính xác hơn, là  pháp thân của đức Phật. Điềumà chúng ta dễ nhận biết làtrong các văn bản Phật họcPāli, các thuật ngữ Báo thânvà Ứng hóa thân vẫn chưa xuấthiện. Riêng thuật ngữ Pháp thânđược ghi lại trong những đoạnkinh quan trọng như: “Như Laicó thể được gọi là Pháp thân(Dhammakāya) hay Phạmthân (Brahmakāya)” (TrườngBộ III), hay “Ai thấy pháp là

thấy Ta (Phật)” (Tương Ưng

Page 32: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 32/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

III). Do vậy, một khi pháp luânđược dùng để biểu trưng cho

đức Phật, thì nó cũng biểu trưngcho Pháp thân của Ngài18.Khi nói đến nhân cách và

con người của đức Phật, kinhđiển Pāli thường tôn xưng Ngàilà bậc Đại nhơn (Mahāpurisa),  Nhật chủng (Ādicca-bandhu),Chuyển luân Thánh vương(Rājā cakkavattī), Thiên TrungThiên (Devātideva)… để nóilên phẩm tính siêu việt của Ngài. Cách tôn xưng đức Phật là bậc Đại nhơn hay Chuyển LuânThánh Vương chỉ mang tínhtương đối bởi lẽ ngoài những

 phước báu về tướng hảo và vẻđẹp vốn có của một vị Đại nhânhay của một vị Chuyển luânThánh vương, đức Phật còn làmột bậc giác ngộ, và chính vìthế Ngài đã từng khẳng địnhrằng: “Ta không phải là thiênnhân, Càn-thát-bà, Dạ-xoa,hay phàm nhân.” (Tăng Chi II).Đôi khi đức Phật cũng được tônxưng là Chuyển Luân Vương,nhưng vương quốc của Ngàikhông phải bốn châu thiên hạmà chính là vương quốc chánh  pháp. Có một lần Bà-la-môn

Sela được chiêm ngưỡng ba

mươi hai tướng tốt của đứcPhật, ông liền tán thán đức

Phật như một vị luân vương,  bậc Điều Ngự, Đại Vương…đức Phật bèn đáp lại rằng Ngàicũng là vua, nhưng vương quốccủa Ngài là chánh pháp, Ngàicũng chuyển bánh xe báu (nhưChuyển Luân Vương chuyểnđiều khiển xe báu để cai trịthiên hạ), nhưng bánh xe phápcủa Ngài không thoái chuyển(Kinh Sela, Trung Bộ II). Nếunhư bánh xe trong nền văn hóacổ xưa của Ấn Độ tượng trưngcho mặt trời, cho uy quyền tốithượng, cho Chuyển luân Thánh

vương, thì hình tượng bánh xetrong Phật giáo lại tượng trưngcho giáo pháp của đức Phật vàcho chính đức Phật. ChuyểnLuân Thánh Vương dùng xe báu để hàng phục các oán địch,cai trị thiên hạ, giữ yên bờ cõi,còn đức Phật chuyển vận bánhxe pháp để nhiếp phục, đoạntrừ phiền não trong tâm thứccủa chúng sanh.

Có thể nói hình tượng phápluân quan trọng bậc nhất hiệncòn lưu lại là pháp luân đượcgắn trên phần đỉnh của trụ đá

được tôn trí tại Lộc Uyển để

Page 33: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 33/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

NGHIÊN CỨU ☸

đánh dấu nơi đức Phật chuyển pháp luân theo sắc chỉ của vua

A-dục. Vào năm 1905 F.O. Oer-tel đã phát hiện ra những phần  bị gãy của trụ đá này và trênthân trụ đá này có khắc chỉ dụcủa vua A-dục. Trên đỉnh củatrụ đá này là tượng của bốn consư tử xoay về bốn hướng trông

vô cùng oai hùng và mạnh mẽ.Bên trên bốn con sư tử này làhình tượng pháp luân. Bốn consư tử này đứng trên một cáitrống được khắc họa với bốncon thú khác nhau: sư tử, voi, bò, và ngựa. Giữa bốn con thúnày là hình bốn bánh xe. Đánhgiá về nét điêu khắc phần đỉnhcủa trụ đá này, nhà nghiên cứuV.A. Smith đã đưa ra lời bình  phẩm như sau: “Thật khó tìmthấy ở một đất nước nào một mẫu điêu khắc thú cổ xưa độcđáo hơn hoặc tương đương với

công trình nghệ thuật tuyệt đẹp

này, một tác phẩm đã kết hợpthành công giữa phẩm cách lý

tưởng và khuôn mẫu thực tế, vàđược hoàn thành với từng chitiết hết sức chuẩn xác.”19 Hìnhtượng pháp luân này tại LộcUyển về sau đã được mô phỏngvà khắc họa cùng với hìnhtượng của hai con nai nằm hai

 bên trong tư thế tự tại, chú tâm,và hỷ lạc. Nai bên phải có dángvẻ oai phong, mạnh mẽ tượngtrưng cho con đực và con bêntrái có nét nhu mì, mềm mạicủa con cái. Ngoài ý nghĩa biểutrưng cho sự kiện chuyển phápluân đầu tiên tại Lộc Uyển, hìnhtượng pháp luân và đôi nai nhưthế còn nói lên được cái đẹpcủa đời sống viễn ly, xuất trầntheo chánh pháp, cũng như tưtưởng từ bi, bất bạo động, cộngsinh, sự hài hòa giữa con ngườivà muôn vật, giữa hữu tình và

vô tình theo giáo lý duyên sanh

Page 34: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 34/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

và vô ngã của Đạo Phật. Như một hồi chuông thanh

thoát ngân xa mãi trong vũ trụvô biên, như ánh sáng của vầngthái dương lan tỏa khắp mọinơi, len sâu vào những nơi tốităm nhất của quả địa cầu, âmvang tình thương và ánh sángtuệ giác mà đức Phật đã khơinguồn từ xứ Ba-la-nại ngàyxưa đã lan tỏa khắp nơi trênhoàn vũ, thấm sâu vào huyếtmạch của hàng triệu con tim,từ những bậc đế vương cho đếnnhững kẻ khốn cùng bất hạnh.Bánh xe pháp của Ngài đãchuyên chở những đạo sĩ khổ

hạnh như Kiều Trần Như đếncảnh giới thánh thiện, đã biếnniềm đam mê dục lạc của kỹnữ Ambapālī thành niềm đammê chánh pháp, đã chuyển hóasự khát máu của Vô Não thànhniềm khát khao thánh quả, đãchuyển xoay tham vọng viễnchinh của vua A-dục thành mộtcuộc chinh phục tự thân. Tuy làmột Phật tử tại gia, vua A-dụcđã hoàn thành xuất sắc sứ mạngtiếp nối và chuyển vận bánh xe pháp của đức Phật trong khắpvương quốc mình, rồi sau đó

đến những quốc gia lân cận và

những miền đất xa xôi. Cũngchính nhà vua đã cử các sứ

đoàn Phật giáo đến nhiều quốcgia khác nhau để thực hiện sứmạng đó. Nhờ sự chuyển vận  bánh xe pháp đó của vua A-dục, khi Ấn Độ bị các thế lựcngoại bang xâm lược, Phật giáodù bị suy vi trên mảnh đất quêhương, nhưng lại cắm rễ, sinhsôi và lớn mạnh trên nhữngmiền đất khác. Bánh xe phápvô hình, vô tướng mà đức Phậtđã chuyển vận tại Lộc Uyển đãđược vua A-dục, vài trăm nămsau đó, cho khắc họa trên nhữngtrụ đá sư tử oai phong với ước

vọng là giáo pháp của đức Phậtnhư tiếng rống của loài thú uydũng này sẽ vang vọng mãi, sẽđược chuyển vận mãi cho đếntận ngàn sau.

Điều kỳ diệu là bánh xe  pháp mà vua A-dục đã chodựng trên trụ đá sư tử tại LộcUyển xưa kia đã trở thành biểutượng thiêng liêng trên quốckỳ Ấn và tung bay phấp phớitrên toàn cõi Ấn Độ. Hình sư tửtrên đầu trụ đá ấy cũng đã trở thành quốc huy của đất nướcnày. Sau khi Ấn Độ giành được

độc lập từ sự tranh đấu theo

Page 35: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 35/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

NGHIÊN CỨU ☸

đường hướng bất bạo động doMahatma Gandhi khởi xướng,

trong lúc hội đồng lập hiến củaẤn đang bận rộn với việc soạnthảo hiến pháp cho đất nước, thìvấn đề lựa chọn biểu tượng choquốc kỳ và quốc huy của Ấnđã được các nhà lãnh đạo quốcgia bàn bạc kỹ lưỡng. Sau mộtthời gian làm việc nghiêm túc,cuối cùng hình tượng sư tử trênđầu trụ đá vua A-dục và phápluân của đức Phật đã được cácnhà lãnh đạo Ấn chọn làm biểutượng của quốc gia. Vào lúc 10giờ sáng ngày 22-07-1947 trướcsự hiện diện của tổng thống

Rajendra Prasad và hội đồnglập hiến, Jawaharlal Nehru, vịThủ tướng đầu tiên của Ấn Độđộc lập đã dõng dạc tuyên bố:“Quyết nghị rằng quốc kỳ của Ấn Độ sẽ gồm ba dải màu vàng nghệ, trắng và xanh lá cây đậmnằm ngang cân đối nhau. Giữadải màu trắng sẽ là một bánh xe màu xanh nước biển tượng trưng cho Chakra. Mẫu bánh  xe này lấy theo mẫu bánh xenằm trên đỉnh của trụ đá đầuhình sư tử của vua A-dục tạiSarnath… Khi đề cập đến tên

tuổi của A-dục, tôi muốn các vị

biết rằng giai đoạn A-dục vốnlà một giai đoạn quốc tế của

lịch sử Ấn Độ. Đó không phảilà một giai đoạn quốc gia nhỏhẹp. Đó là một giai đoạn khimà các nhà đại sứ của Ấn Độđược gởi đi khắp nơi, đến tậnnhững đất nước xa xôi, không  phải theo lối của một đế quốcvà chủ nghĩa đế quốc, mà họ lànhững vị sứ giả của hòa bình,của thiện chí và văn hóa.”20 

Sau khi được hội đồng lập hiếnthông qua, ngày 15-08-1947  pháp luân của đức Phật đãchính thức trở thành biểu tượngcho sự tự do, thịnh vượng, và

hạnh phúc của nhân dân ẤnĐộ. Giải thích về việc chọn pháp luân làm biểu tượng quốcgia như trên, tiến sĩ Ambedkar,cha đẻ của bản hiến pháp ẤnĐộ đã nói: “Khi vấn đề quốc kỳvà quốc huy được hội đồng lậphiến xem xét, chúng tôi không thể tìm được một biểu tượng thích hợp nào từ văn hóa Bà-la-môn. Cuối cùng, văn hóa  Phật giáo đã cứu nguy chochúng tôi và chúng tôi đã nhất trí dùng pháp luân (Dharma-Chakra) làm biểu tượng của

quốc gia.”21  ■

Page 36: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 36/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

Ghi chú:

1. Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất SanhTam Pháp Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh, T8n228, tr. 608b. DiệuPháp Liên Hoa kinh, T9n262, tr. 3c,24b. 62a. Kim Quang Minh kinh,T16n664, tr. 340b, 384b.

2. Phật Quang Đại Từ Điển, tr. 3423.

3. T3n187, tr. 608b.4. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh HuyềnTán, T34n1723, tr. 673a, 731a-b.Quán Di Lặc Thượng Sanh Đẩu XuấtThiên Kinh Tán T38n1772, tr. 288b.Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh Tán,T38n1782, tr. 1011b

5. Kinh Giải Thâm Mật, T16n676,tr. 697a. T. Cleary, Buddhist Yoga,Boston: Shambhala, pp. 39-40. J.Powers, Hermeneutics and Tradi-tion in the Samdhinirmocana-sutra,Delhi: Motilal, 2004, pp. 103-105.

6. E. Lamotte, “Assessment of Tex-tual Interpretation in Buddhism”, D.Loper (ed.) Buddhist Hermeneutics,Delhi: Motilal, 1993, p. 16.

7. J. Powers, Sđd., tr. 116.8. Sđd. tr. 131

9. Sđd., 127.

10. Nhơn Vương Hộ Quốc Bát NhãKinh Sớ, T33n1705, tr. 263b. KimCang Ánh, quyển thượng, T85n2734,tr. 60b.

11. T45n1866, tr. 481a.

12. Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh Sớ,T38n1782, tr. 998c-999a.

13. Hoa Nghiêm Kinh Thám HuyềnKý, T35n1733, tr. 111b. Pháp HoaHuyền Tán, T34n1724, tr. 859b.

14. D.L. Snellgrove, Indo-TibetanBuddhism, London: Serindia, 1987,

 pp. 79-116. Tham khảo Stcherbatsky,Buddhist Logic, Delhi: Motilal,2000, Vol. I, pp. 3-14. T.R.V. Murti,The Central Philosophy of Bud-

dhism, New Delhi: Munshiram,2003, pp. 4-5.

15. E. D. Saunders, Mudra, London:Routledge, 1960, pp. 94-95.

16. R. Beer, The Encyclopedia of Ti- betan Symbols and Motifs, London:Serindia Publications, 1999, p. 186.

17. W. Simpson, Sđd., p. 50.

18. A.K. Coomaraswamy, Elementsof Buddhist Iconography, NewDelhi: Mushiram, 1998, pp. 32-33.

19. E. Hultzsch, Inscriptions of Asoka, New Delhi: ArchaeologicalSurvey of India, 1991, p. xxi.

20. J. Nehru, “The Asoka Chakra andthe National Flag of India”, Asoka

2300, H. B. Chowdhury (ed.), Cal-cutta: Bauddha Dharmankur Sabha,1997, pp. 165-168.

21. D.C. Ahir, “Contribution of Buddhist Culture to Modern India”,A Panorama of Indian Buddhism,D.C. Ahir (ed.), Delhi: Sri Sat GuruPublications, 1995, p. 607.

Page 37: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 37/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TƯ TƯỞNG ☸

Cụ thể, Bát thánh đạo là: chánhkiến, chánh tư duy, chánh ngữ,chánh nghiệp, chánh mệnh,chánh tinh tấn, chánh niệm vàchánh định.

Đây là tám con đường mà bất cứ bậc Thánh nào đều phảiđi qua. Hay nói khác hơn, đâylà những đạo trình đưa phàm

 phu vào nẻo Thánh. Bát thánhđạo là Trung đạo, chúng dànhcho những ai từ bỏ những lốimòn của thế gian, cho dù các lốiđi ấy được xưng là hợp lý haythiện hạnh. Thế thì, Tám đạotrình này riêng dành cho giaitầng xuất gia, bởi lẽ, đời sống

của hàng cư sỹ chưa đủ sức để

đảm đương giáo pháp tinh túyvà uyên bác ấy. Uyên bác vàtinh túy, bởi vì, chúng đòi hỏingười ta phải từ bỏ mọi hệ lụycủa thế gian, cả những gì đượccho là thường lý, là quy ướcchưa được gạn lọc [hữu lậu] màta nên tuân thủ. Chúng đòi hỏingười ta từ bỏ những lý thuyết

siêu hình, những thực hành rờirạc, đặt hẳn thân tâm của mìnhtrên nền tảng chân thật và nhấtthể của Phật giáo, tức là từ bỏcái thân thường chấp và cáitâm ngã kiến. Rõ ràng là, sốngđời sống Tám thánh đạo chínhlà sống đời sống xuất thế. Hơn

thế, Bát thánh đạo ví như mũi

SƠ CHUYỂN PHÁP LUÂNTứ đế, thập nhị nhân duyên

●PhápHiềncưsĩ(dịch)

(tiếp theo)

Page 38: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 38/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TƯ TƯỞNG

tên nhắm thẳng vào tâm điểmcủa giác ngộ và chúng liền đưa

tâm thức mình đến ngay trungtâm của tuệ giác Phật-đà. Vậythì, Tám thánh đạo có thể đượcxem như là tấm gương phảnchiếu toàn diện thánh hạnh củaPhật giáo mà mọi nền văn hóacủa nhân loại cần soi rọi và tựmình tu chỉnh theo sự phản rọi

ấy. Những ai muốn đi ra khỏingôi nhà lửa, tuyệt đối phải đitheo đạo trình này. Người talấy làm lạ là tại sao khi ta khaithác được đôi bộ phận của đạotrình này, thì người ta sẽ đượchạnh phúc hơn cả bấy nhiêuđiều được khai thác ấy. Thậmchí, những mái vòm tăm tối củangôi nhà vô minh khi xưa đượctháo dỡ, mà ngay cả đời sốnghiện tại cũng được an lành, đưađến những điều kiện tái sinhthuận lợi có môi trường tu họctuyệt hảo bằng chính những

mảng rời của chúng. Hơn thế,sự kiện này lại còn tác dụngđến pháp giới quanh ta nữa. Bátchánh đạo là:

Chánh kiếnChánh kiến có nghĩa là sự

kiến giải chân thật, chính xác, phù hợp với giáo chỉ Phật giáo.

Phật giáo cho rằng, chánh kiến

là một loại trí tuệ chân thật, táchly hoàn toàn những hệ thống lý

thuyết điên đảo và vọng tưởng. Những loại lý thuyết đặt nặngtrên ngã tưởng và đệ nhấtnguyên nhân hoặc là những lýthuyết định khuôn.

Theo Phật dạy, mọi tri thứccủa thế gian chỉ là một loại nhậnthức hữu hạn, nó chỉ chính xác

trong một phạm vi nhất địnhnào đó, và không phải chân lýthật sự; do vậy, tri thức của thếgian chưa phải là trí tuệ. Trítuệ chân thật là sự nhận thứcdựa trên nền tảng Phật giáo đểquan sát thế giới, và như vậymới có thể gọi là trí tuệ chânchánh, mới có thể được xưnglà chánh kiến. Nói như thế tứclà Phật giáo cho rằng, trên thếgiới chẳng có bất cứ sự kiệnvà vật thể nào thường trụ bất  biến, bất cứ sự vật nào cũngđều ở trong tình trạng đổi thay,

chuyển biến từng phút từnggiây, do đó mà nói “chư hànhvô thường”. Trên thế giới này,dứt khoát là bất cứ sự vật nàocũng đều thành hình do nhânduyên hòa hợp, bất cứ sự vậtnào cũng tồn tại qua tươngquan nhân quả, ngay đến bản

thân của nhân quả, cả hai đều

Page 39: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 39/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TƯ TƯỞNG ☸

hỗ tương tồn tại, cái này có thìcái kia có, cái này không thì cái

kia không; do vậy, dứt khoát là bất cứ sự vật nào cũng đều tồntại trên cơ sở của những điềukiện khác. Sự khẳng định nàykhông hề đưa đến một khẳngđịnh phủ định nào cả, nó dựatrên chân lý thường nghiệm màthế gian luôn thừa nhận. Nghĩa

là, bất cứ sự vật nào cũng đềusở y trên các điều kiện nhấtđịnh nào đó mà tồn tại, bảnthân của sự vật mà ta biết hoặcchưa biết, tất nhiên đều khôngcó bất cứ tính chất quy định nàocả, nói như vậy tức là muốn chỉcho sự vật chẳng có một chủthể nào chi phối hoặc một cáitự tính nào ở trong nó thườnghằng bất biến, tức là nói đếnsự tồn tại của một cái ngã ảotưởng của chúng sinh, áp dụngchung cho những ai theo chủnghĩa Thường  và  Đoạn. Do

vậy, nên nói là “chư pháp vôngã”. Tuy nhiên, Phật giáo chorằng, chúng sinh ở thế gian ít aihiểu rõ đạo lý này. Theo đó màchúng sinh quan niệm sự vật làthường trụ bất biến, hoặc quanniệm về nhân, ngã  tái sinh, tấtcả đều bị hiện tượng bên ngoài

của sự vật quyến rũ và làm

cho mê muội, nhắm mắt thừanhận sự vật có tính quy định,

có bản chất ở tự thân, có cái tôitồn tại bất biến. Phật giáo chorằng, xét về mặt cơ bản, do sựhiểu biết kém yếu này mà sảnsinh biết bao sai lầm thuộc vềmọi lãnh vực nhận thức của thếgian đối với sự vật và sự nhậnthức ấy, quyết chẳng phải là trí

tuệ. Cái gọi là chánh kiến được  Luận đại trí độ lý giải là mộtloại đạo lý chân thật được Phậtgiáo tuyên dạy, nghĩa là chúngta phải thông qua sự tu hành củaPhật giáo mới mong đạt tới cáichủng loại trí siêu việt ấy. Phậtgiáo cho rằng chỉ có loại trí tuệnhư thật ấy là cần phải đượcchứng nghiệm, hành giả và đốitượng tu hành của vị ấy phảikết hợp làm nhất thể thì mớicó thể được gọi là Chánh kiến. Nói như thế cũng có nghĩa là,cái được gọi là chánh kiến, trên

mặt thực tế bao hàm hai phươngdiện: tu và chứng, tức là sự kếthợp giữa tri và hành. Thế thì,Chánh kiến không phải là mộtcái gì đó thuộc về lãnh vực hợplý, mà nó là một loại trí như thựcđược Phật dạy và hành giả phảitrực tiếp chứng nghiệm, cho dù

con đường học lý về tuệ không

Page 40: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 40/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TƯ TƯỞNG

 phải là không cần thiết. Chánhkiến hay là minh triết vẫn luôn

là chủ luận của Phật giáo. Thếnên, Du già sư địa luận cho là,chỉ có con đường tu hành củaPhật giáo mới có thể thu hoạchđược trạng thái này mà thôi. Vànhư ta biết, mọi học thuyết củathế gian đều thiếu hẳn bản sắctu hành như Phật giáo. Người

ta nói rằng, Phật giáo là tôngiáo của thế giới, quan niệm ấykhông phải là một cái gì đượccho là cường điệu.

Chánh tư Chánh tư, đôi khi còn gọi là

Chánh tư duy (惟 / 維 - chánhvăn nêu ra hai từ loại này có ýchỉ cho trạng thái cột buộc tâmvào một đối tượng tu hành nàođó trong Phật giáo, như loàichim chỉ bay theo một hướng  N.D), hoặc gọi là Chánh chí ,Chánh dục. Pháp môn tu nàymuốn nhắm vào thái độ từ bỏ

vĩnh viễn tà kiến và có được sựtư duy chính xác về các vọngtưởng phân biệt của chúng ta.Tư duy vốn là hiệu năng và tácdụng của tâm thức, Phật giáo đặttrọng tâm một cách phi thườngvào sự nhận thức và hiệu năngtác dụng của nó, bởi vì tác dụng

nhận thức ấy có thể phán xét

và thấu triệt ở mọi cấp độ. Cụthể là, 1/ Quán sát và thẩm lự.

2/ Phân tách và phán đoán. 3/Quyết định và dứt khoát chọnlực tác dụng.

Quán sát và thẩm lự là bước ban đầu của tác dụng tâm thức.Trong phạm vi chúng sinh mànói, để tiếp xúc với thế giớingoại tại và nhận thức được thế

giới, tất nhiên là ta phải thôngqua năm cánh cổng quan năngcủa mình, tức là năm giác quan,rồi thông qua tác dụng của tâmthức để có nhận thức khái quátvề chúng. Đấy là khái niệmsơ bộ đối với sự vật, quá trìnhnhận thức khái quát ở bước banđầu này, chính là quán sát vàthẩm xét vậy.

Sau khi thông qua quá trìnhthẩm xét và quan sát để có đượcnhận thức sơ bộ đối với sự vậtrồi, sau đó chức năng nhận thứcmới tiến hành loại biệt và phán

đoán, do vậy, phân biệt và phánđoán là tác dụng và hiệu năngcủa tâm thức ở bước thứ nhì.  Nếu như nói, trạng thái tiếpxúc quan sát ở bước ban đầu làmột loại hoạt động có tính cáchtỷ giảo thuộc về khách quan,thế thì phân biện và phán đoán

lại có thêm đôi phần nhân tố

Page 41: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 41/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

TƯ TƯỞNG ☸

chủ quan nữa. Nói như vậy, tấtnhiên là chúng ta đối với hiện

tượng khách quan hoặc một sựtình nào đó, sau nhận thức kháiquát ở bước ban đầu rồi, chúngta liền khảo lự tư duy, chúng tađánh giá là sự kiện ấy, đúng haysai, sự kiện ấy đối với chúng talợi hay hại như thế nào... Đươngnhiên là loại phân biệt và phán

đoán này nó có tiêu chuẩn củanó, tùy theo khía cạnh thẩm xétđa diện như vậy của chính tâmthức mình, mà các tiêu chuẩnsai biệt được nắm bắt. Hoặc giả,sự phán đoán của ta phát triểntùy theo khuynh hướng giá trịcủa sự kiện ở chính tâm thứcta, hoặc là, tùy theo khía cạnhđạo đức mà ta tiến hành phântích, hoặc là theo tính chất quanhệ lợi hại để mà suy nghiệm.Tóm lại, đây là một quá trìnhtư duy phức tạp mà ta nắm lấymột chuẩn mực nào đó để phán

đoán, đây đã là vấn đề chủ quanrồi vậy.Kinh qua phân biệt và phán

đoán, cần phải nhắc lại là chúngta đã trải qua sự nhận thức có tỷlượng sâu sắc đối với sự kiệnrồi, ta tiến đến một bước nữa,chính là việc quyết định, nói

khác hơn là ta quyết định chọn

lựa, cần phải biết chính xác đâulà cái có lợi, hại, tốt đẹp... cái

gì là sai lầm, đưa đến tổn hoại, bất lợi là ta cương quyết từ bỏhoặc đối phó. Đây là điều màPhật giáo cho là tác ý sinh thân ở mức độ sơ cấp có gắn vào haicấp độ hữu lậu và vô lậu, sẽđược đề cập sau.

Tư duy là một tiến trình

tương tục gắn kết, muốn nắmđược sự tư duy chính xác, phảilà do kết quả tổng hợp của cácnhân tố. Phật giáo phân chánhtư duy làm hai cấp độ, tức làcấp độ hữu lậu và cấp độ vôlậu, hay nói khác hơn là hai loạitư duy thế tục và tư duy xuấtthế. “Chánh chí là gì? Chánhchí có hai loại, có chánh chí là thế gian, thô tục, còn dơ bẩn, có bám chấp, hướng vàotrong điều thiện. Có chánh chí là thánh, xuất thế gian, trong  sạch, không bám chấp, tận dứt 

khổ, chuyển hướng khổ. Thế nào là chánh chí mang tính chất thế gian, thô tục, chưa trong   sạch, còn bám chấp, hướng vào thiện? Đó là chánh chí mànó là sự hiểu biết cần thể hiện, sự hiểu biết về không si mê, sự hiểu biết về việc không gây tai

hại, đây là những gì được cho là

Page 42: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 42/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TƯ TƯỞNG

thế gian, phàm tục, chưa trong  sạch, còn bám chấp, hướng vào

đường thiện. Thế nào là chánhchí mà nó là thánh, xuất thế  gian, vô lậu, không bám chấp,hoàn toàn hết khổ, chuyểnhướng ra khỏi khổ giới? Đó là sự tư duy về khổ khổ của các vịthánh đệ tử, sự tư duy về tập,diệt, đạo đế, sự tư duy về vô

lậu gắn kết với tâm pháp, kiến giải, tự quyết, phân biệt, ý thứcthiết lập theo hệ thống toán số,những gì được mệnh danh như vậy là chính chí thánh, xuất thế  gian, vô lậu, không bám chấp,khổ hoàn toàn dứt tận, chuyểnhướng ra khỏi khổ cảnh”. (TạpA-hàm, q.28).

Cơ sở của vô lậu chính tư làđạo trình Phật giáo, chủ yếu đốivới giáo nghĩa là chỉ cho ý thúTứ đế có nhận thức và tư duychính xác, thế nhưng nói vềchúng sinh, mọi hoạt động nếu

có thể hướng vào thiện tính, quyhết vào Phật đạo, tự tại tư duytu hành theo thánh giáo, mọihoạt động như vậy đều có thểcho là Chánh tư duy cả, chẳngqua, tư duy của thế nhân chỉ lànhững nghĩ suy chưa được gạnlọc, không lấy nó làm cơ sở để

tìm cầu giải thoát. Thế nên, xét

cho cùng, cái gọi là tư duy củathế gian chỉ là phân biệt hư cấu

mà thôi. Đối với Phật giáo, cáigọi là tư duy chân chính phải làtư duy vô lậu, lấy việc truy cầutrí tuệ tối thắng làm mục đích,do vậy, chánh tư vô lậu phải cósự tư duy và nhận thức chínhxác đối với nghĩa thú của Tứ đế. Như trong luận Đại trí độ dạy:

“Cái gọi là chánh tư duy, cốt  yếu là khi quan sát giáo nghĩaTứ đế, phải phát động chođược sự tư duy tương ưng vớitâm vô lậu, như vậy mới cho làChánh tư”. Du-già sư địa luậnlại dạy: “Do nơi chánh kiến màđắc hiệu năng tăng trưởng tư duy chính xác, tức là năng lựcquán sát và nhận thức tất cảcác pháp, được phát triển dưới sự chi phối của Phật pháp, nhờ vậy mà có thể loại trừ các loạihư cấu phân biệt mê mờ”.

Chánh ngữ 

Chánh ngữ là nhiếp tu khẩunghiệp, tức là lấy trí tuệ của Phậtgiáo làm chỉ đạo, lấy Phật pháplàm tiêu chuẩn, không bao giờ nói nghịch lại với sự thật, vớigiáo chỉ Phật. Phật giáo chianghiệp lực của chúng sinh làm  ba loại: thân, khẩu, ý. Chẳng

hạn chánh kiến hay chánh tư

Page 43: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 43/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TƯ TƯỞNG ☸

duy đã nêu ở trên, trạng huốngấy thuộc về ý nghiệp, còn chánh

ngữ này quy cho khẩu nghiệp.  Nói chung, chánh ngữ tức là  bất vọng ngữ vậy. Chánh ngữcũng phân ra làm hữu lậu và vôlậu. Kinh Tạp A-hàm giải thíchnhư sau: “Chánh ngữ là gì? Cóchánh ngữ thuộc về thế gian,  phàm tục, chưa được trong 

  sạch, hướng vào thiện tánh;có chánh ngữ thuộc về thánh, xuất thế gian, vô lậu, hoàn toàndứt khổ, chuyển hướng ra khỏikhổ cảnh. Những gì là chánhngữ được cho là thuộc về thế   gian, phàm tục, hữu lậu, quycho thiện tánh? Đó là, lời rờivọng ngữ, rời lưỡng thiệt, áckhẩu, thêu dệt; các biểu hiệnbằng lời như vậy được gọi làchánh ngữ thuộc về thế gian,  phàm tục, quy cho thiện, hữulậu, bám chấp. Những gì làchánh ngữ được cho là thuộc

về thánh ngữ, xuất thế gian, vôlậu, không bám chấp, sạch tậnkhổ, chuyển hướng rời khỏi khổ cảnh? Đó là sự tư duy về khổ,tập, diệt và đạo đế của các vịThánh đệ tử, trừ tà mệnh, niệmbốn loại ác hạnh của miệng,niệm các tàn dư còn sót lại của

hạnh ác khẩu, rời hẳn các trạng 

huống đó, vô lậu, xả bỏ, không bám chấp, nắm lấy thật chặc,

nhiếp trì không cho vi phạm,bất luận khi nào không vượt qua giới hạn phòng ngự, đâylà những gì được mệnh danh làthuộc về thánh, xuất thế gian,vô lậu, không bám chấp, hoàntoàn sạch khổ, chuyển hướng hoàn toàn ra khỏi khổ cảnh.”

Không vọng ngữ, không nóihai lời, không nói lời ác, khôngnói thêu dệt, đây là bốn độngthái trong Thập thiện nghiệp.Không vọng ngữ là phải nói lờichân thật, không nói dối, nóiquàng xiên; không nói hai lờilà không nói lời thị phi xuyêntạc, lập mưu ly gián, trước mặtthì nói thế này, sau lưng lại nóithế khác; không nói lời ác [bấtác khẩu] là không nói lời thôlỗ, lời ác độc, khi nói ra cần ônhòa từ tốn; không nói lời thêudệt, tức là không hoa ngôn xảo

ngữ, tức là không tô vẻ sự kiệntheo tư ý của mình với ý đồmong cầu trục lợi. Ngược lạivới những gì vừa nêu, là sở ytrên sự chỉ đạo của giáo nghĩamà phân thành tiêu chuẩn có bộ phận để tu tập.

(còn nữa)

Page 44: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 44/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHÁP THOẠI

NHỮNG TÁC DỤNGTƯƠNG PHẢN

●ThíchTháiHòa

CỦA

HẠT GIỐNG TÂM THỨC

Page 45: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 45/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHÁP THOẠI ☸

Hạt giống ganh tỵ vốn có

ở trong tâm thức của mỗichúng ta, nó là thuộc tính củachấp ngã.

  Nên, ta đem tâm ganh tỵmà đối xử với người, thì nhâncách của ta bị phá sản; ta đemtâm ganh tỵ mà đối xử với giađình người, thì nhân cách củagia đình ta bị phá sản; ta đemtâm ganh tỵ mà đối xử với tổchức của người, thì cương kỷ tổchức của ta bị phá sản; ta đemtâm ganh tỵ mà đối xử với quốcgia của người, thì đạo đức vàvăn hóa của quốc gia ta bị phá

sản, và ta đem tâm ganh tỵ màđối xử với tôn giáo của người,thì niềm tin và đạo đức tôn giáocủa ta bị phá sản.

Ta cần phải chiêm nghiệmđiều nầy qua bản thân, giađình và xã hội cũng như lịchsử chính trị và tôn giáo ngay ở trong quốc gia của mình và cácquốc gia trên thế giới, để ta cóthể rút ra những phương phápthực tập, tránh được nhữnghiểm họa và đem lại nhữnglợi ích thiết thực cho ta và chotất cả mọi người trong mọi xu

hướng của cuộc sống.

Vì vậy, ta phải hết sức cẩnthận, không tạo điều kiện để

cho những hạt giống ganh tỵ  biểu hiện lên mặt ý thức củata và cũng không tạo điều kiệncho chúng có mặt nơi cách suynghĩ, cách nói, cách hành độngvà cách tiếp xúc của ta.

Vì tâm ganh tỵ nên mỗi khiđã biểu hiện lên tâm ý và đãcó mặt trong ngôn ngữ, tronghành động của ta, là ta chẳngkhác nào người đi ngược giómà dê bụi; chẳng khác nào tangửa mặt mà nhổ nước miếngvà chẳng khác nào miệng tangậm máu mà phun người…

Tất cả những hành động ấy củata đều là đưa ta đến tự hại.Ở trên đời, ta chưa thấy một

ai sống và hành động với tâmganh tỵ mà có thảnh thơi, hạnh phúc và an lạc bao giờ!

  Nhìn sâu vào trong tâmchúng ta, ta biết rõ, tâm chúngta không phải chỉ hàm chứanhững hạt giống xấu mà cònhàm chứa những hạt giống tốtnữa. Chúng không phải chỉ hàmchứa những hạt giống thuộcvề ngã tính mà còn hàm chứanhững hạt giống có tính chất vô

ngã và vị tha nữa.

Page 46: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 46/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHÁP THOẠI

Hỷ và xả là những hạt giốngcó thuộc tính vô ngã và vị tha,

chúng cũng vốn có mặt ở trongtâm thức ta. Nếu ta biết đem tâm hỷ và xả

mà đối xử với người, thì ngườiđược mà ta thành; ta biết đemtâm hỷ và xả mà đối xử với giađình người, thì gia đình ngườinên, mà gia đình ta thành tựu  phước đức; ta đem tâm hỷ vàxả mà đối xử với tổ chức củangười, thì tổ chức của ngườiyên mà tổ chức của ta lại thêmthân hữu; ta đem tâm hỷ và xảmà đối xử với quốc gia củangười, thì quốc gia của người

được khích lệ mà quốc gia củata được yên bình, để phát triển;ta đem tâm hỷ và xả mà đối xửvới tôn giáo của người, thì talại khẳng định được tính baodung, tâm độ lượng, sự hiểu biết rộng lớn và sâu xa ở trongtôn giáo ta. Ta cần phải chiêmnghiệm một cách sâu xa hai hạtgiống tốt đẹp của tâm thức nầy,từ cuộc sống bản thân gia đìnhvà xã hội, từ lịch sử phát triểncủa thế giới con người, để rút ranhững phương pháp thực tập,nhằm tránh được những hiểm

họa cho ta, cho gia đình và xã

hội của ta hiện nay cũng nhưtrong tương lai.

Ở trong đời, ta chưa thấy mộtai sống với tâm hỷ và xả mà bịnghèo nàn, cô độc và bị những bậc có trí ở trong đời khinh rẻvà chê cười bao giờ!

Bởi vậy, không một ai phásản nhân cách của ta bằng tâmganh tỵ của ta và cũng không cómột ai có khả năng bảo vệ nhâncách cho ta bằng tâm hỷ và xảcủa ta; không một ai phá nátgia đình của ta, bằng tâm ganhtỵ của những thành viên tronggia đình của ta đối với nhau, vàcũng không có ai có khả năng

  bảo vệ gia đình của ta cho ta bằng tâm hỷ và xả của nhữngthành viên trong gia đình của tađối xử với nhau.

Trong phạm vi quốc gia vàtôn giáo cũng vậy, không mộtai có khả năng phá hại quốcgia và tôn giáo của ta, bằngtâm ganh tỵ của các thành viênquốc gia đang đối xử với nhauhay tâm ganh tỵ của các thànhviên trong tôn giáo đang đối xửvới nhau. Và cũng không có aicó khả năng bảo vệ quốc gia vàtôn giáo của ta, bằng tâm hỷ và

xả của những thành viên trong

Page 47: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 47/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHÁP THOẠI ☸

quốc gia và tôn giáo của ta.Vì sao? Vì tâm ganh tỵ có

mặt ở đâu, thì ở đó, có sự nghingờ, phân hóa và chia rẽ. Tâmhỷ và xả có mặt ở đâu, thì ở đócó đoàn kết, có niềm tin, có sựan bình và cường thịnh.

Vì vậy, hung thần đến với ta,với gia đình ta, với quốc gia vàtôn giáo của ta không ai kháchơn là tâm ganh tỵ. Và vị thiệnthần đến với ta, với gia đình ta,với quốc gia và tôn giáo của ta,không ai khác hơn là tâm hỷ vàxả.

Trong đời sống của ta, tâmganh tỵ xuất hiện, thì vận mệnh

của ta đang may trở thành rủivà khi tâm hỷ và xả xuất hiện,thì vận mệnh của ta đang rủitrở thành may. Đối với vậnmệnh gia đình, xã hội và tôngiáo chúng ta cũng cần phảihiểu như vậy, để rút ra những phương pháp thực tập, nhằm trịliệu và chuyển hóa.

Rủi và may hay hên và xuitrong đời sống cá nhân, giađình và xã hội không phải bỗngdưng mà có, nó có từ nơi nhữngtác nhân và tác duyên của tâmthức cá nhân và tâm thức cộng

đồng. Mỗi khi tâm thức cá nhân

và tâm thức cộng đồng đã hộiđủ nhân duyên để hình thành

kết quả, thì mọi sự van xin,trách móc hay tránh né của tađều là những hành động vô ích.Hành động của ta chỉ có hữu íchvà hiệu quả, khi nào ta biết chếngự và chuyển hóa những tâmthức bất thiện của ta ngay nơinhững tác nhân và tác duyên,khiến cho chúng không thể biểu hiện và bị rơi vào khoảnglặng của tâm thức và tự nó hủydiệt.

Tĩnh tâm hay Pháp niệm phật tam-muội, sẽ giúp cho talắng yên những hạt giống muộn

  phiền, để trí tuệ và từ bi sinhkhởi trong đời sống của ta,chuyển hóa hạt giống ganh tỵở trong tâm thức ta đi về theohướng hỷ và xả, ấy là ta đã biếtnhìn tâm ta bằng con mắt tương phản và ta đã có chất liệu căn bản để dựng xây đời sống hạnh phúc, an lạc cho bản thân, giađình và xã hội. Và như vậy mớilà mục đích tu học của tất cảchúng ta. ■

Page 48: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 48/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ HỒI ỨC

Cuộc nói chuyện giữa tôi và ông chấm dứtkhi trời tối mịt. Tôi cũng ngà ngà và ôngcũng thế. Chúng tôi chia tay không bịn rịn vìnhững điều người cần nói đã có một ngườinghe và dù không là tri kỷ nhưng chắc chắnđã tri âm.

 Người về có nhớ hôm nay… Rượu say có nhắc một ngày tri âm?Và tôi bắt đầu những năm tháng nhọc

nhằn tuổi trẻ… suốt một thời bao cấp ruổirong gian nan như một chú ngựa gầy trên

đồng cỏ úa, nhưng trong từng trang nhật kýnhững dòng thơ bâng quơ trong những ngàyxa nhà vẫn mãi vương theo những lời Bùithi sĩ:

 Rồi từ đó về sau mang trái đắng  Bàng hoàng đi trong gió thổi thu bay,Tôi chờ em không biết tự bao ngày

 Để thấy mãi rằng thơ không thể gọi…!

t rong đời tôi

   B

    Ù   I    G

   I    Á

   N   G(tiếp theo)

Page 49: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 49/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

HỒI ỨC ☸

Vâng, thơ thì làm gì gọi được ai, cứu rỗi sao được đời, từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, lời hẹnthề là những cơn mê (TCS). Tôi đã va chạm nhiều trongcuộc đời chỉ để nhận ra một chân lý, tạm gọi là như thế,như Hemingway viết: “Trong thời buổi nhiễu loạn, những kẻ tiếp tục lãng mạn là những kẻ dễ bị tổn thương nhất” và tôi nghiệm ra điều ấy đúng khi những giá trị về sĩ khí,về lương tâm, về thủy chung đang nhạt nhòa sau nhữnggiá trị vật chất và mình cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm!

 Những suy nghĩ lung linh về một đời sống “người vớingười sống để yêu nhau”, vỡ tan trước những cơn cuồng

 phong vật chất:Cũng vô lý như lần kia dưới láCon chim đau bỏ lại nhánh xa cành Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh.Viễn tượng trở thành huyễn tưởng, vầng trăng mãi mãi

là mộng dù có thực nên con người vẫn khát khao: “Làm

 sao cho khỏi đói, gió trăng có sẵn; làm sao ăn…” (HMT),

Page 50: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 50/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ HỒI ỨC

và có kẻ ôm trăng mà chết. Thơ Bùi Giáng tự lúc nào đã đồnghành với tôi trong suốt những năm sau đó. Lúc buồn, ngâm nga

thơ ông, lúc vui kể lại những giai thoại về ông.Trên mỗi quyển sách tôi đều ghi lại một vài câu thơ ông đề, tựan ủi mình, như một kẻ đồng hành:

Giã từ cõi mộng điêu linh,Tôi về buôn bán với mình phôi pha…

Dấu chân ông đi qua cuộc đời này mang nặng tình quê hươngthật đằm thắm:

 Đây Mỹ Tho Cần Thơ Châu Đốc Long Xuyên ơi và Sa Đéc em ơiTrời kỷ niệm đi về trong đáy mắt Thổi dư vang từ dĩ vãng xa rồi.… Bây giờ cành gãy Xuồng Thu Bồn cá sóng Duy Xuyên Bữa nào tính mệnh

Con chim chuyền động đậy chưa quên.……Thanh bình chợt tỉnh giấc mơ  Hà Tiên Châu Đốc bây giờ lụt trôi… Bây giờ tôi đã quên xưaSài Gòn cám dỗ tôi chưa chịu về.

Cứ như thế tôi đã đi cùng người, thở cùng người những ngàythơ Bùi Giáng còn bị xem là món hàng cấm.

 Anh đi về ở giữa đời anhTrời đất du dương sẽ giữ dànhCơn mộng xuân hồn thu ý tỏaCho lòng ngưng tụ khối băng tâm.

Tôi không còn gặp ông nhiều vì xa nhà nhưng những khi vềSài Gòn vẫn nghe anh em kể chuyện ông. Cậu em tôi bây giờ 

đã mất có kể rằng đã gặp được ông tại quán café Khói ở đường

Page 51: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 51/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

HỒI ỨC ☸

 Nguyễn Đình Chiểu một ngày cận Tết và đã được ông ghi tặnghai câu thơ:

 Mùa xuân hiện giữa ngàn mai Nguyên hình nữ chúa trên ngày phù du.Câu chuyện đang diễn ra thân tình cởi mở thì trong lúc cao

hứng, ông lỡ tay quơ trúng cái tách trên bàn rơi xuống vỡ tan.Thấy bà chủ quán trợn mắt tức tối bước ra, ông vội vã đến trướcmặt và nói: “Trăm lạy mẫu thân, ngàn lạy mẫu thân, tuổi thơ đángtội muôn phần”, ông chưa kịp nói hết câu, bà ta đã hét lớn: “Thôiđi đi ông ơi, già không nên nết, dơ dáy…!”.

Đột nhiên mắt ông trợn tròn: “A con mụ này, mày có biết taolà ai không? Tao là Trung niên Thi sĩ đây, tao là Bùi Giáng đây!”.Ông gào to lên, mọi người xúm vào cản ngăn và trách móc bàchủ quán nọ đã quá tiếc một chiếc tách tầm thường. Thậm chí cóngười còn nói: “Tôi trả tiền cái tách đó cho”.

Thật tiếc cho lần gặp gỡ ấy. Giờ thì ông và cậu em tôi đều đã bỏ cuộc chơi về với sa mù. Một người ở tuổi 73 còn người kia

mới có 33. Đi như trong một giấc mơ. Hôm mất, trước bài vị, tôiđể tập thơ Bùi Giáng và khấn hãy ứng lấy một bài và bài thơ đólà bài GIÊNG với những dự cảm buồn lạ lùng!

 Láng giềng tư lự hoa môi, Như Lai sầu thảm vì tôi chậm về, Lục bình tiểu dẫn Tào KhêTiền căn chưởng thượng hội tề núi hoa…”

Có lần ông đã đến nhà tôi, hàn huyên cùng cha tôi và khen ôngcụ lúc ấy 72 mà răng còn tốt quá, chả bù với ông.

Vẫn còn quanh đây hằng hà sa số giai thoại về ông, một conngười đùa rỡn với đời, với người, với mình, với thi ca, với cả oankhiên:

 Anh xin em rỡn một ngày Rồi xin rỡn mãi mộng dài phù du.….

 Hôm nay anh rỡn một ngày,

Page 52: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 52/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ HỒI ỨC

 Rồi anh ngừng rỡn suốt ngày hôm sau.…

và ông rỡn bằng âm thanh, chơi âm thanh:O bồng mộng mị nấu nung  Bò ôi tô bún bò nùng đạm thơm.

Sầu chiêm ngưỡng  Hận hy hư  Hoàng sa hô hấp thủy như tha đà.

Kiểu thơ ông viết, cách dùng từ của ông đã có lúc trở thànhthời thượng, hay có khi sinh ra những trường phái văn học ‘khềumặt trời’, mù mù khó hiểu. Bây giờ kể lại chỉ còn là những kỷniệm thật vui khi nhắc đến ngày ấy mình làm thơ triết học.

Cuối đời, ông viết hết sức bình dị như lúc đầu cầm bút thậmchí còn dung dị hơn, hệt như người ta sau những thiên ma báchchiết, gian nan trùng điệp đấu đá với đời hay sau những dằn vặtưu tư thượng thừa trí tuệ lại trở về với cõi hồn nhiên, với một tâm

hồn… “Điên chơi cho bớt điên đầu. Điên đầu cho bớt điên rầurĩ chơi…”. Thế nhưng ông vẫn thiết tha như tự buổi đầu, “Tôiđã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn, Hết tâm hồn và hết cả da xương, Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại, Con vi trùng sâu bọcũng yêu luôn”. (Lưu ý Thơ ông không có chấm phết).

 Nên ông cà rỡn với cả những người trong bá tánh: “Có phảianh Sáu Giáng đó không?

Và cô, có phải cô Bông năm nào..? Anh điên mà dzui dzẻ thậpthành, Chúng em tỉnh táo mà đành buồn thiu…”

Viết về ông như một cây đại thụ trong làng thơ Việt Nam haynói như Phạm Công Thiện: “Thi ca Việt Nam sẽ lẽo đẽo đi sau Bùi Giáng đến 150 năm!” hay như một vóc dáng thi ca ở một tầngriêng biệt, khó cóp nhặt dẫu có hàng trăm hàng vạn chàng tuổi trẻngày xưa, trung niên bây giờ, hì hục sáng tác, say đắm trước lốidùng từ táo bạo, âm thanh kỳ vĩ, ảo ảo huyền huyền của ông mà

lăn vào làm thơ dùng bao nhiêu là ngôn ngữ Thiền vẫn nghe quẩn

Page 53: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 53/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

HỒI ỨC ☸

quanh thế nào ấy. Đến một thiêntài như Trịnh Công Sơn mà

cũng chỉ: “Trịnh trọng phiêubồng, thì thơ nhạc cũng đếnngần ấy thôi” (BG). Có khi cáitáo bạo ấy lại rất giản đơn: “Dạthưa xứ Huế bây chừ, vẫn cònnúi Ngự bên bờ Sông Hương”,nhẹ nhàng mà thanh thoát đếnlạ lùng, hai câu thơ bao hàm cảý niệm THỜI – KHÔNG, bâychừ, hôm qua hay ngày mai,núi và sông, Hương và Ngự,người và đất, tạo vật cùng thờigian… vẫn đang trôi chảy màdường như bất biến, như XuânDiệu từng viết: “Đời trôi chảy

lòng ta không vĩnh viễn...” Nói về Bùi Giáng rất dễ bịlạc đề vì cái hứng cái thần trongthơ ông quyện với cỏ cây hoa lámây trời trăng nước mà khôngđau khổ không dằn vặt, khôngoán hờn dù có: “Khổ đau về chẳng hẹn giờ, Hoang liêu phố rộng bước hờ hững đi”, khônghận mình trách đời, không caycú cùng tạo hóa, không ăn thuavới số phận, không nguyền rủatha nhân như bao người khác vìông chấp nhận: “Anh cam chịucuồng si để sáng suốt, Anh đui

mù cho thỏa dạ yêu em”. Ông

đã hiểu thấu suốt ý nghĩa củaKhổ Đế (Dukkha) “Đời là bể 

khổ”. Ấy là một sự kiện, mộtchân lý chứ không hề là một lờitán thán. Bổn phận chúng ta là phải SỐNG một cách trọn vẹnvà hồn nhiên hay an nhiên tựtại. Thế nên Bùi tiên sinh yêuđời vô lậu, yêu ba-la-mật, mộttình yêu không đắn đo, đòi hỏi,không dằn vặt: “Ta đã làm chiđời ta chưa?” (VHC), không tựhỏi: “Ta là ai mà yêu quá đờinày” (TCS), không cay đắng:“Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất, Anh cho em và anh đã mất rồi”. Bùi Giáng yêu mọi thứ cỏ

cây hoa lá con người vi trùngsâu bọ… Còn ở lại một ngàycòn yêu mãi, Còn một đêm tayvói kiễng chân cao…

Thơ ông mang dáng vẻ kẻ  phong trần mang trong mìnhdòng máu Thiền sư thõng tayvào chợ, hiểu tất cả, biết tất cả,nhìn thấy lý trong sự, sự bàytrong lý và tất cả là vô ngại,một tâm hồn thấm đượm triếtlý Hoa Nghiêm, con người đếnvới đời không là gì cả vì nó làtất cả như có ai đó ví như cánhnhạn bay qua giòng sông, bóng

in vào lòng nước, phút tao ngộ

Page 54: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 54/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ HỒI ỨC

tình cờ, “Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô ditích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm”.

“Ngồi đây một bận với ta thôiỦ lại xuân phơi giữa bốn trờiGió có dặt dìu lời thủ thỉ  Ngàn tùng soi bóng nước chơi vơi”.

 Những hạnh ngộ bất chợt rồi tan đi trong thiêm thiếp sa mù. Như có lần ông dịch Cõi người ta: “Đời vốn như thế. Ban đầu vàocuộc sống! Chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm,chúng ta trồng cây trỉa hột, nhưng ngày tháng trôi, năm sầu lại:thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái conngười trơ trụi sẽ còn nghe rọ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất” (Saint Exupéry). Đấy là thế giới trong nhữngtương giao vô tận, một động một tĩnh là “Dòng sông đi cho nướcnói ngàn ngày, Rằng biển rộng không bến bờ em ạ…” giống nhưcác hào trong Kinh Dịch; hai được phân phối trong ba thành tám,

tám lại phân phối trong hai để thành 64, thiên hình vạn trạng, nênmột thế giới trùng trùng vô tận mang màu sắc Hoa Nghiêm: haitrong mười và mười trong mười, dị thể và đồng thể trong thậphuyền. Con số đạt được là một trăm như trong nguyên tắc Dịchkinh: “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân. Trật tự thế giới được phối trí bằng số”.

 Nói như Tuệ Sỹ: “Thế là vì muốn thấy và hiểu nên cần có phântích và phối trí, nhưng cũng muốn sống bằng tất cả tâm tình ẩnkhuất của mình, nên ước ao nói bằng những lời không nói củavạn hữu”.

 Một trăm cây lá bên rừng Giữ trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây… Một bờ dương xếp bến sau Nước cằn cỗi đục nghe đau lá vườn…

Mang tâm vô quái ngại đi giữa cuộc chơi dù ở bên này bờ sông

hay qua bỉ ngạn, ông vẫn thấy vạn vật tương dung hòa hợp, ngồi

Page 55: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 55/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

HỒI ỨC ☸

giữa đời mà hát, một chút hình bóng Trang Tử vô vi ẩn hiện, mộtchút Tế Điên hòa thượng bỡn đùa, một chút Nguyễn Du tài hoa u

uẩn, một đôi nét Xuân Hương nghịch ngợm… nhưng bao trùm tấtcả là lý duyên sinh, là trùng trùng sinh diệt trong mỗi niệm đi vềtrong sáu nẻo vô minh.

 Đi về trong thế kỷ sau Nhìn trong mắt thấy đời đau trong mình.

Vâng, nếu còn sống đến hôm nay, nhìn những năm tháng đầutiên của thế kỷ đang trải qua những thời khắc kinh hoàng của chủnghĩa khủng bố diễn ra trên đất Mỹ ở sự cố ngày 11-09-2001 vàđang hay sắp diễn ra ở các nơi khác, chắc ông phải thấy đời quằnquại đau đến chừng nào, khi những tham vọng hận thù nhân danhtôn giáo, nhân danh thần thánh, nhân danh chủ nghĩa này chủnghĩa nọ chà đạp lên sinh mạng, tàn sát đồng loại như những bầythú dữ với những “Thây người nát ở phía sau, Nghìn thu khépmắt khổ đau khôn hàn”. Có lần Ông đã phải kêu lên: “Thơ ơi embỏ sa mù, Đi thiêm thiếp cõi quân thù gọi nhau”. Có ai còn nghĩ 

đến Thơ trong những lúc như thế?Hiện tại người ta chỉ cầu nguyện: “God Bless America” và chắcsẽ là “God Bless Africa or Iraq or Asia. But Who Bless Americansor Africans or Iraqis or Asians or they themselves have to do it”.

Vâng, “Còn không một bận quay về, Vườn xưa nhìn ánh trăng thề vàng gieo?”. Hãy cùng chắp tay hướng về phương Đông chờ một bình minh mới của nhân loại mà khấn thầm:

“Người về thảng hoặc mai sau…”Vậy mà khi:

“Quay về cứu vãn cuộc vui  Ngàn thu dứt hột, bùi ngùi giáng xưa”. ■

Page 56: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 56/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THƠ 

1. 

Một hôm trăng bước lên chùa Nghe chuông tỉnh mộng những mùa theo mâyTrăng tròn thả tóc từ đây

Cùng ta sông nước đêm ngày chảy trôi.

Traêng ●PhạmThưCưu

2. 

Ta về trăng cũng về theo Đòng nghiêng nước chảy bước chèo chống qua

 Hiên người sương đọng môi hoa Bàn chân khuya chạm bao la nụ cười.

Page 57: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 57/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

BÚT KÝ ☸

●ThíchNữMinhTâm

 T háng Năm vừa qua, tôi có phước duyên được một vị sư Trụ trìtại Cali mời sang chỉ dạy Oai Nghi Giới Luật cho một số tân ni

sinh (tuổi đã quá 50) mới xuất gia tu học với chí hướng xuất trần“Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.

Thú thực là từ xưa tới nay, cá nhân tôi rất ngán chỉ dạy, gópý, nhất là không dám “độ” các bậc “trưởng lão tân ni xuất gia”vì tự nhận thấy sở học sở tu của mình còn kém cỏi quá, còn quývị cao niên kia dù sao cũng mang trên lưng cả một quá khứ oai phong lẫm liệt, chẳng ông nọ thì cũng bà kia, cho nên nể tìnhđồng đạo thì bấm bụng nhận lời nhưng trong lòng thì ngán ngẩmngổn ngang trăm mối!!

 Ngày đầu bước vào lớp học, nhìn trên bàn thấy có một bìnhhoa tươi đẹp như hoan hỉ đón chào, nhìn ngang chạm mắt vào cácgương mặt nhăn nhó mệt mỏi, mắt lơ đãng thất thần, dáng ngồi

không ngay ngắn… có lẽ vì bắt buộc phải “đi học khi kinh sử đã

PHÁP LẠC VÔ BIÊN

Page 58: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 58/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ BÚT KÝ 

đầy một bụng”, tôi càng chuachát đến độ bật cười. Giời đất

thiên địa ơi! Phật Tổ ơi! Saongười tu ở cái xứ này hiếm hoiđến thế nhỉ? Bói cả chục nămcũng không tìm ra được mộtđồng chân hay niên thiếu xuấtgia nữa.

- “Kính mời quý vị đứng lêncùng niệm Phật!”

  Nhiếp tâm vào tiếng niệmPhật, lắng tai nghe dứt hồichuông, tôi dần lấy lại bình tâmvà phát khởi lòng từ nhìn nhữngvị “ni sinh cao niên” trước mặt.Bỗng dưng tôi chợt nhớ mộtcâu trong Qui Sơn Cảnh Sách:

“Bất giác lủng chủng lão hủ,  xúc sự diện tường. Hậu họctư tuân, vô ngôn tiếp dẫn...” (Thế rồi không hiểu biết chi lạilóng cóng già yếu, gặp việc thìnhư đối diện với tường vách,người học sau có thưa hỏi điềugì thì cũng không biết thế nàođể hướng dẫn...) và cảm thấytrong lòng dâng lên một niệm bi thương kỳ lạ. Dù sao đi nữa,ít nhất ra họ cũng đã biết quayđầu về với Phật, nương bóngtừ bi, mong tìm được một chúttư lương tâm linh cho quãng

đời còn lại; ít nhất ra họ cũng

 biết tự gieo trồng cho chính họmột hạt mầm giác ngộ. Biết nói

sao đây? Thôi có cũng còn hơnkhông!!Tất cả những vị tân ni sinh

kia đều cư trú tại nước ngoàiđã lâu năm, người ít nhất cũngđã hơn mười mấy năm trời xaquê mẹ, và hầu như tất cả cũngchưa hề về chùa lễ Phật một lầnnào ngay khi còn sống tại Việt  Nam. Họ nói, “Ngày xưa khicòn trẻ, chúng tôi chỉ lo quaycuồng kiếm sống, vui chơi…Tôn giáo, đối với chúng tôi,như là một thứ thuốc an thầncho người già, người bệnh”.

Và lẽ dĩ nhiên, qua thời giansống khá lâu tại xứ người, họcũng thích ứng và hội nhập vàonếp sống văn minh hiện đại củaÂu Mỹ nhiều hơn, vì thế họthích học giáo lý, giới luật, oainghi, v.v… theo phương cáchcủa thiền sư Nhất Hạnh và tỏ vẻkhó chịu, buồn ngủ khi tôi đềnghị học cuốn Giới Pháp Xuất Gia do Hòa thượng Trí Quangdịch lại từ bản Hán văn của TổVân Thê, Tổ Qui Sơn hay TổĐộc Thể.

Tôi cố thuyết phục họ học

  bản dịch này vì hai nguyên

Page 59: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 59/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

BÚT KÝ ☸

nhân chính:1) Tôi rất thích và xúc động

mỗi lần đọc lại những lời vănẩn mật thâm sâu của chư Tổngày xưa: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hìnhdị tục, thiệu long thánh chủng,chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu...” (Người xuất gia cất bước thìmuốn vượt tới phương trời caorộng, tâm tính và hình dungkhác hẳn thế tục, tiếp nối mộtcách rạng rỡ dòng giống củaPhật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, vớimục đích báo đáp bốn ân, cứu

vớt ba cõi).2) Tôi cảm thấy như trở lạithời gian 30 năm qua, ngàytôi mới xuống tóc, hí hửng vuicười trong chiếc áo năm thânngộ nghĩnh, và ngày ngày siêngnăng say mê học thuộc lòng cácthời khóa, các nghi thức cũngnhư vùi đầu dùi mài suy tầmáo nghĩa thâm huyền trên từngtrang Kinh ngọc.

 Nhớ lại...3 giờ rưỡi sáng. Hồi chuông

thức chúng thứ nhất vang lên  báo hiệu. Tất cả đại chúng

trong ni viện đều thức giấc.

Tôi dật dừ ngái ngủ lồm cồm bò dậy theo, quơ khăn mặt bàn

chải đánh răng, vội vàng làmcho thật nhanh thật gọn các thủtục vệ sinh cá nhân, và lật đậtmặc áo tràng theo chân các sưcô khác lên chánh điện tụngkinh.

Tôi xuất gia khi còn trẻ tuổinên sức ăn sức ngủ còn khỏemạnh, giờ nào cũng thấy rỗngruột, phút nào cũng có thể ngủđược, có khi đứng mà cũngngủ được đấy; vì thế thời khóaLăng Nghiêm buổi sáng sớm,đối với tôi, là cả một khổ nạn.  Ngày đó, ôi, sao tôi ghét cái

tiếng chuông thức chúng đếnthế!! Tuy nhiên nói đi nói lạicũng phải tự khen thưởng chotôi điểm mười, vì mặc dù bảntánh tôi rất lười biếng, tôi cũngđã học thuộc lòng rất mau haithời khóa công phu sáng chiềuvà các nghi thức chỉ trong vònghơn hai tuần lễ nhập chúng.Chưa hết đâu, chúng ngũ giớixuất gia như chúng tôi còn phảichấp tác mọi công việc nặngnhọc trong tự viện, và phải họccả Hán văn nữa vì ngày đó đa phần các bản kinh văn đều viết

  bằng Hán tự nên các tăng sĩ 

Page 60: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 60/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ BÚT KÝ 

 phải nắm vững ít nhất phần cơ bản Hán văn để có thể lãnh hộiý nghĩa câu kinh khi theo học các lớp do chư Tôn đức chỉ dạy.

Tuy nhiên chỉ là những khó khăn lúc đầu thôi. Sau một, hai nămthì chúng tôi cũng đã kha khá lắm rồi và càng học càng say mêý nghĩa của từng lời kinh câu kệ. Tâm hồn tôi cũng dần mở rộngthăng hoa, đón nhận luồng gió giáo lý thổi mát cõi lòng u ám trìđộn, làm yếu dần đi những đốm lửa tham, sân, si ngầm cháy từ bấy lâu nay; và từ đó tôi không còn cau có, rủa thầm tiếng chuôngcảnh tỉnh đêm khuya nữa mà đã biết lắng lòng rưng rưng khởi bitâm cầu nguyện cho loài ngạ quỉ hay súc sanh đang chịu đọa đàychốn A-tỳ địa ngục:

“Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,Thiết vi u ám tất giai văn,Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác.Văn chung thinh, phiền não khinh,Trí tuệ trưởng, bồ đề sanh,

 Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh. Án già ra đế da tá ha!” (3 lần)

(Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, cõi thiết vi u ámthảy đều nghe, căn cảnh thanh tịnh chứng hoàn toàn, hết thảychúng sanh thành chánh quả. Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ,trí tuệ lớn, bồ-đề sanh, lìa địa ngục, vượt hầm lửa, nguyện thànhPhật, độ chúng sanh. Án già ra đế da tá ha!)

Giọng hô đại hồng chung của vị Sư cô hương đăng ngày đósao tuyệt vời đến thế, như chuyên chở cả một trời tình thương đếnkhắp vạn loài, như nhắc nhủ chúng sinh sớm thức tỉnh giấc mộngdục lạc miên trường đầy đau khổ (nhưng mà phải hô chuông theoâm Hán Việt mới hay cơ!)...

- “Mô Phật, xin sám hối quý vị, tôi đã thất niệm hồi tưởng lạingày xưa khi mới xuất gia vào chùa như quý vị đây nên đã kể lể

dông dài huyên thiên làm mất thì giờ quý vị. Thôi để đền bù lại,

Page 61: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 61/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

BÚT KÝ ☸

chúng ta hãy cùng nhau học nghi thức hàng ngày theo thiền sư Nhất Hạnh cho phù hợp...”

- “Dạ, không sao. Sư Cô cứ chỉ dạy chúng con theo ý của Sưcô. Nghe Sư cô kể lại chuyện ngày mới xuất gia, chúng con thấyvui quá và cũng buồn tủi vì chúng con đã già nua rồi mới biếtĐạo”, một vị tân lão ni bùi ngùi tâm sự.

Một vị khác lên tiếng:- “Bây giờ thì quá trễ rồi, chúng con không thể nào học được

Hán văn đâu nhưng Sư cô hoan hỷ giải thích những lời dạy củachư Tổ để chúng con noi theo học hỏi được chút nào thì cũng quílắm rồi!”

Tôi cảm động rưng rưng nước mắt nhìn những gương mặt giànua ngây thơ kia. Hình như có vầng ánh sáng tỏa chiếu rạng rỡ trên gương mặt, trong ánh mắt, trong nụ cười hóm hém hiền hòacủa những người kém phước duyên hơn tôi – xuất gia qui y theoPhật khi tuổi đã về chiều.

Thôi dù sao đi nữa, có cũng còn hơn không, biết lối quay đầu

trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng là quý lắm rồi – biết nói saođây, thôi thì vạn sự tùy duyên.Thế rồi, ngày qua ngày, các vị tân ni sinh kia rất siêng năng

hòa theo tôi ê a tụng lại những lời dạy của chư Tổ. Trông họ rấtdễ thương như trẻ thơ vậy. Có lẽ họ, cũng như tôi, đã và đang trở về thuở hồn nhiên chân thật trong sáng của mình!

Chúng tôi cùng học hỏi trao đổi với nhau thật vui, thật ấm áptình thầy trò huynh đệ, và cũng đã nghẹn ngào ray rứt như nhaukhi đọc bài Sám Qui Mạng:

“Qui mạng thập phương Điều Ngự Sư, Diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp,Tam thừa tứ quả giải thoát Tăng, Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.

 Đệ tử chúng đẳng tự vi chân tánh, uổng nhập mê lưu, tùy sinhtử dĩ phiêu trầm, trục sắc thanh nhi tham nhiễm, thập triền thập

 sử, tích thành hữu lậu chi nhân, lục căn lục trần, vọng tác vô biên

Page 62: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 62/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ BÚT KÝ 

chi tội... phi mao đới giác, phụtrái hàm oan...” 

(Quay về kính ngưỡng mười  phương các Đấng Điều Ngự,cả Pháp Phật nhiệm mầu thanhtịnh và các bậc Thánh Tăngchứng quả La Hán Vô Sanh,cúi nguyện xin từ bi gia hộ chochúng con. Lũ chúng con đây,trái ngược bản tâm, ngu xuẩnluân hồi trôi lăn theo dòng siám, rong ruỗi tham lam đắmnhiễm chạy theo âm thanh bóngsắc, nên mười sợi dây phiềnnão trói buộc, mười thứ lôi kéokhiến sai, cấu kết chất chồngthành mầm nhân đọa lạc, sáu

căn sáu trần, huyễn hoặc tạotác ra vô biên tội lỗi... nên phảimang lông mọc sừng, đền trảlại các tội nghiệp đã gây ra...)

Ôi, từng lời nhắc nhủ dạy răncủa chư Tổ nghe sao khẩn thiếtngậm ngùi, thấm thía tận cùngxương tủy. Từng chữ, từng câu,từng lời của chư Tổ truyền dạycho chúng ta là tất cả sự chứngnghiệm tâm linh, là tất cả quátrình gian nan hành trì tu học, làtất cả sự phấn đấu kiên cườngvượt qua mọi cám dỗ lợi danh,mọi thành lũy bản ngã cốt yếu

đạt cho bằng được giác ngộ tự

tâm. Đúng vậy, nếu không thìkhông những uổng kiếp sống

thừa mà còn phải mang lôngđội sừng đền trả lại cơm áo củađàn na tín thí.

Lớp học của chúng tôi đã kếtthúc sau ba tuần lễ trong niềm pháp lạc. Ai nấy đều hoan hỷ vàhứa hẹn sẽ cùng nhau cố gắngtu học theo lời Phật Tổ đồngthời rất mong sẽ có ngày gặp lạiđể trao đổi Phật pháp sách tấnnhau. Trải qua kinh nghiệm chỉdạy lần này, quan kiến cá nhântôi cũng đã thay đổi ít nhiều. Tôinhìn cuộc đời, nhìn mọi ngườivới sự cảm thông sâu sắc hơn,

với từ tâm hơn, hoan hỷ hơn.Tôi sẽ tùy duyên uyển chuyểnlinh động hơn, bớt cứng ngắccố chấp hơn trong từng trườnghợp để giúp người giúp mìnhthêm phần lợi lạc hữu ích.

Thêm một người tu, bớtđược một kẻ si mê tội lỗi.

Thêm một ngôi chùa, bớtđược một ngục tù tra khảo đọađày.

  Nguyện cầu thế giới thanh  bình, chúng sanh an lạc. ■

Page 63: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 63/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

GIỚI THIỆU KINH ☸

●AndrewOlendzki

Hãy tưởng tượng xem việc gì sẽ xảyra nếu bạn lấy sáu sợi dây thừng, cột

mỗi đầu sợi dây vào một trong sáu conthú: một con rắn, một con cá sấu, một conchim, một con chó, một con lang (jackal),và một con khỉ. Rồi bạn cột sáu đầu dâykia lại với nhau vào thành một gút lớnvà buông ra. Bạn nghĩ việc gì sẽ xảy ra?

kinh mở dây trói

Page 64: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 64/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ GIỚI THIỆU KINH

Mỗi con thú sẽ lôi kéo đi vềmột hướng khác nhau, cố gắng

chạy trở về nơi quen thuộc củachúng. Con rắn sẽ bò về hangcủa nó dưới một tảng đá haythân cây, con cá sấu sẽ cố lôi đivề hướng dòng sông, con chimsẽ bay lên không trung, conchó sẽ chạy về nhà, con lang sẽ phóng về hướng có xác chết, vàcon khỉ sẽ cố trèo lên cây cao.Bạn có thể tưởng tượng ra mộtcảnh như vậy chăng?

Đức Phật kể câu chuyệnnày trong Tương Ưng Bộ Kinh (35.247) để diễn tả một tâmthức không tu tập, sáu giác quan

(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) ở mỗi khía cạnh nào đó bị lôi kéotheo các phạm vi nắm bắt quenthuộc và thói quen của chúng,đi tìm kiếm một thú vui, mộtcảm giác dễ chịu. Đức Phật nóitình trạng đó cũng giống nhưchúng ta đang sống với một tâmthức bị giới hạn, mà ở trong đóngười ta hoàn toàn không cómột sự tự tại giải thoát nào cả.Và Ngài chỉ cho ta một phươngcách để giải quyết tình trạngấy, là hãy đóng một chiếc cọcxuyên qua cái gút chính giữa

ấy và giữ nó sâu xuống đất. Nó

sẽ giúp ta buộc giữ sáu con thúấy lại ở yên một chỗ. Chiếc cọc

ấy tượng trưng sự chánh niệmở nơi thân, và đó cũng chính làmột phương tiện giúp ta đạt đếngiải thoát.

Điều này có thể hiểu nhưthế nào? Chắc chắn là điều ấysẽ hướng khái niệm giải thoátthông thường của chúng ta vềđiểm mấu chốt của nó, và nónói lên một điều gì đó hoàn toàntrái ngược, nếu ta không muốnnói là rất mâu thuẫn! Thôngthường thì chúng ta tự nghĩ rằng, giải thoát chỉ khi chúng tacó thể làm bất cứ một việc gì

mà chúng ta muốn, và nếu nhưta bị trói vào một cột trụ, loại bó buộc tồi tệ nhất. Nhưng chúngta hãy nhìn hình ảnh ấy sâu sắchơn và thử tìm hiểu xem đứcPhật có ý gì ở đây!

Mỗi con thú ấy nghĩ rằng,giải thoát là khi nào nó có thểđi về nơi nó muốn, nhưng thậtra thì nó vẫn bị trói buộc quanhiều cách. Trước hết là nó bị  bản năng sai xử theo đuổi lạcthú và trốn tránh đau đớn. Kếđến là nó chỉ biết đi tìm sự thỏamãn ở những nơi quen thuộc,

theo tập quán cũ. Và sau hết,

Page 65: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 65/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

GIỚI THIỆU KINH ☸

nó chỉ có thể tiếp cận với đốitượng ham muốn của mình

nếu nó giành được lợi ích tạmthời trong cuộc quyết chiến vớinhững con thú khác. Trong sựtranh chấp đó thì mỗi con thúsẽ cạn kiệt sức lực và cuối cùnglà nó sẽ bị lôi kéo theo con thúnào mạnh nhất. Tôi thì sẽ đặttiền cược của mình vào con cásấu!

Sáu giác quan - thân và tâm- của chúng ta bị trói buộc bởimột sự trói buộc nội tại hấp dẫnhơn một sợi dây thừng hay mộtcây cột nào, đến mức là chúngsẽ luôn luôn bị lôi kéo về phía

những đối tượng dễ chịu vàtránh né những đối tượng khóchịu. Dưới cái nhìn của đứcPhật thì sự giải thoát hành xửtheo bản năng thúc đẩy củamình là một thứ giải thoát hãohuyền, được giả đặt bởi tâmthức thiển cận và hết sức mêhoặc. Việc ấy cũng giống nhưta bảo một người nghiện ma túyrằng, cô có thể dừng việc hútma túy nếu cô muốn, hay nóivới một người tù bị nhốt trênmột hải đảo rằng, anh ta nêncảm thấy không bị ràng buộc để

đi lại bất cứ nơi nào anh muốn

trên hải đảo này.Sự thực tập chánh niệm sẽ

giúp mang lại cho ta nhữngkiểm soát cần thiết để vượt quađược những lôi kéo của hammuốn trên các giác quan. Khichúng ta ghi nhận được tâmmình đang lan man cuốn trôitheo một chuỗi tư tưởng vuithích nào đó, hay là khi ta ghinhận được một sự thôi thúc nơithân mình muốn nhúc nhíchđể được thoải mái hơn, chúngta chỉ cần nhẹ nhàng buông bỏnhững thúc đẩy đó, và trở vềvới sự thực tập tỉnh giác củamình. Chúng ta cứ tiếp tục thực

tập như vậy hết lần này sanglần khác, cho đến khi tâm ta trở nên hoàn toàn bằng lòng vớigiây phút hiện tại, với những gìđang thật sự có mặt ngay bâygiờ và ở đây, với những kinhnghiệm của mình, còn hơn làchạy theo một đối tượng kíchthích nào đó. Và một khi tâmta an tịnh, nó sẽ có nhiều nănglượng, và vì vậy mà nó cũng cóthẩm quyền hơn.

Câu truyện đức Phật kể kếtthúc bằng một hình ảnh của sáucon thú cùng nằm xuống yên

ổn bên nhau một cách thú vị,

Page 66: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 66/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ GIỚI THIỆU KINH

chúng không còn lôi kéo nhau,không còn mong muốn một cái

gì xa xôi khác nữa. Cũng vậy,khi sự giằng co giữa nhữngham muốn giác quan và ghét bỏđược lắng yên, khi hăng hái và biếng nhác trong ta quân bình,và khi những nghi ngờ đượctạm thời để sang một bên, tâmta sẽ có khả năng tiếp nhận mộtcách cởi mở hơn, và với mộtsự giải thoát rộng lớn hơn. Vớicác giác quan không còn cốgắng để đạt đến các trạng tháian vui và không còn nhàm chánđối với các trạng thái buồn, thìlúc ấy tâm có thể nhìn thấy các

 pháp sanh diệt một cách rõ rànghơn.Và trong trạng thái ấy tâm

ta sẽ trở nên không bị giới hạn,nhờ vào tuệ giác, tâm có thểkinh nghiệm được một sự giảithoát hoàn toàn. Sự giải thoátcủa tâm không xuất phát từmột kế hoạch thăm dò đại thểvề địa hình nhỏ hẹp, được chỉđịnh theo những gì mình ưathích hoặc tránh né những gìmình ghét bỏ, mà đúng hơn lànó hoàn toàn xuất phát từ khảnăng giũ sạch sự câu thúc của

dục vọng, và có thể lao vào

khảo sát cách một sâu sắc lãnhvực kinh nghiệm đúng như sự

thật. Và ta sẽ khám phá ra rằng,những gì (what) chúng ta tiếpnhận, như là thấy, nghe, nếm,ngửi, xúc chạm, hoặc suy nghĩ,thật ra chúng không quan trọng bằng cách (how) chúng ta tiếpnhận chúng.

Chúng ta thường nghĩ giảithoát là tự do làm những gìmình muốn, nhưng đức Phậtxem nó như là ly dục. Chúng tacho rằng cây cột là một chướngngại và giải thoát là khả năngđể đạt được những đối tượngưa thích của giác quan. Còn đức

Phật nghĩ rằng sự rong ruổi theonhững thú vui giác quan ấy lạilà chướng ngại, trong khi câycột chánh niệm lại biểu thị cơ hội để giải thoát mọi trói buộccủa nó. Đây quả là một cáchnghĩ khác về các pháp mà Ngàimuốn chỉ dạy cho chúng ta thấyrõ mọi thứ khám phá có giá trị.Có lẽ giải thoát nội tại mới thậtsự có giá trị cao tột hơn là cáigiải thoát ở bên ngoài! ■

The Ties that Unbind  Nguyễn Duy Nhiên

 phỏng dịch

Page 67: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 67/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỀN THÔNG ☸

 Tác dụng của các chương trình ghi âm, ghi hình vấn đáp Phật học

Trong Phật giáo chúng ta, hình thức vấn đáp Phật họctrong các chương trình ghi âm, ghi hình chỉ mới xuất

hiện ở cấp độ sơ khai. Thông thường, sau buổithuyết pháp, cử tọa gởi giấy nêu câu hỏi lên

  bàn giảng sư, và được giảng sư trả lờinhanh nội dung được hỏi. Có rất ít

trường hợp cử tọa (hoặc đại diện)nêu các câu hỏi trực tiếp với

giảng sư để hình thànhmột cuộc hỏi đáp có

ghi âm, hoặc ghihình nhằm phổ

  biến rộng

rãi.

●MinhThạnh

     K     H     A     I     T     H       Á     C

     C       Ô     N     G

     N     G     H       Ệ

     T     R     U     Y       Ề     N

     H       Ì     N     H

     P     H     Ụ

     C

     V     Ụ

     H     O     Ạ     T

     Đ       Ộ     N     G

     H     O       Ằ     N     G

     P     H       Á     P

chương trình ghi hình, ghi âm

V Ấ N Đ Á P P H Ậ T H Ọ C

Page 68: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 68/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỀN THÔNG

Trong khi đó, phương thứchỏi đáp là một phương thức để

truyền đạt, phổ biến kiến thứcnói chung, kiến thức Phật họcnói riêng. Thuở đức Phật còntại thế, vấn đáp là một trongnhững phương thức chính màđức Phật sử dụng để cấu thànhkinh điển.

Trong lý luận xây dựngchương trình phát thanh truyềnhình, thể loại phỏng vấn (hỏiđáp) là một thể loại được chútrọng đặc biệt và thường xuyênđược sử dụng. Đó là một  phương thức xây dựng chương trình, đồng thời cũng là thể 

loại chương trình. Đây là mộtthể loại cũng như phương thứcrất hiệu quả, vì:

- Các chương trình vấn đápsinh động, dễ theo dõi, thu hútngười xem, người nghe hơn, vìthay vì có một người nói (haythuyết giảng trong Phật giáo)trước ống kính camera (haymicro đối với các chương trìnhghi âm), sẽ có hai người traođổi ý kiến hỏi đáp qua lại.

- Có thể đưa người nghe,người xem chương trình thamgia gián tiếp vào chương trình,

  bằng cách nêu thắc mắc của

họ, từ đó giải đáp thắc mắc củachính họ. Tất yếu, chương trình

sẽ lôi cuốn được người nghe,người xem, giúp cho họ dễ dàngtiếp nhận nội dung trả lời.

- Trong đạo Phật, với tiếntrình tu tập, Tăng Ni, Phật tửluôn gặp những vấn đề cần phảitham vấn ý kiến từ những bậccao tăng tôn túc. Nếu có thể tậphợp, hệ thống hoá các câu hỏithắc mắc mà Tăng, Ni, Phật tửgặp phải trong tiến trình tu tập,xây dựng thành các chươngtrình vấn đáp Phật học theotừng đề tài, từ rộng đến hẹp, từ bao quát đến chi tiết, chúng ta

sẽ có những chương trình vấnđáp Phật học (ghi âm hoặc ghihình) phục vụ hiệu quả chohoạt động hoằng pháp, tu học.  Người phỏng vấn sẽ là ngườiđại diện cho Tăng, Ni, Phật tửnêu câu hỏi theo từng chủ đềđối với các vị giảng sư, đạo sư.

 

Các hình thức chương trình vấn đápPhật học

Chương trình hỏi đáp Phật học(ghi âm hay ghi hình) có thểlà chương trình được chuẩn

  bị trước hoặc là chương trình

Page 69: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 69/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỀN THÔNG ☸

không được chuẩn bị. Chươngtrình chuẩn bị trước là chương

trình người đứng ra hỏi và ngườiđược hỏi làm việc với nhautrước về một nội dung câu hỏivà trả lời nhằm mục tiêu thựchiện cuộc vấn đáp Phật họchoàn hảo, nội dung trả lời đápứng được các câu hỏi, tập trungvào chủ đề, thỏa mãn tối ưunhu cầu được giải đáp, tìm hiểucủa người nghe, người xem.Có thể coi đây là một cuộc vấnđáp được “đóng kịch” lại, vớinội dung được chuẩn bị sẵn, tấtnhiên nội dung chương trình sẽcó chất lượng. Tuy nhiên, hạn

chế của cách làm này có thể làsự giả tạo. Việc phải như đóngmột “vở kịch” hỏi - trả lời cóthể không thích hợp với một sốvị tôn túc.

Một chương trình vấn đápPhật học ghi âm hay ghi hìnhkhông chuẩn bị trước có thể sẽtự nhiên hơn. Ở đây, sẽ là mộtcuộc vấn đáp bình thường như bao cuộc vấn đáp Phật học khác,có điều thay vì chỉ phục vụ chomột số ít Tăng Ni hay Phậttử có mặt tại phương trượng,chương trình được ghi âm, ghi

hình sẽ phục vụ số đông hơn.

 Nhược điểm của cách làm nàylà do không chuẩn bị trước, nội

dung trả lời sẽ không đạt chấtlượng cao nhất. Câu hỏi cũngcó thể lan man, không tập trungvào đề tài, gây tình trạng lạc đềcho cuộc vấn đáp ghi âm, ghihình.

Để có thể tránh được hạn chếcủa hai cách làm trên, có thểthực hiện   phương thức trung  gian. Người thực hiện cuộc  phỏng vấn tập hợp, hệ thống,chuẩn bị câu hỏi theo sát đề tàiđã được xác định. Các câu hỏiđược gởi trước đến các vị tôntúc để trả lời chuẩn bị nội dung

trước khi có cuộc gặp thu hình(hoặc ghi âm). Cuộc vấn đápkhông phải là “đóng kịch” lạimột cuộc gặp trước đó, nhưngcũng không phải là khôngchuẩn bị gì cả. Sau khi ghi hình(hay ghi âm), có thể dựng (edit)

Page 70: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 70/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỀN THÔNG

lại buổi vấn đáp, bỏ bớt nhữngnội dung có thể là thừa, không

thích hợp… làm cho nội dungtrả lời câu hỏi tập trung vào đềtài đã xác định, nêu bật đượcchủ đề. Theo chúng tôi, đây làcách làm thích hợp hơn cả đốivới các chương trình vấn đápPhật học.

Đối với chương trình ghihình, chỉ cần có một căn phòngyên tĩnh, không bị dội âm thanh(nhiều màn và vật trang trímềm), đủ ánh sáng (có thể sửdụng ánh sáng trời tự nhiên),là có thể thực hiện việc ghihình chỉ bằng một camera và

hai micro rời (một cho ngườihỏi, một cho người trả lời), nếumuốn tránh trường hợp phảiđưa micro qua lại, gây nhữngtiếng ồn vô ích.

Những điểm cần lưu ý

Để có một chương trình vấn đápPhật học tốt, đạt hiệu quả tối ưutrong việc truyền đạt kiến thứcPhật học đến người xem, đápứng nhu cầu học hỏi của Tăng Ni Phật tử, chương trình cần:

- Xác định rõ mục đích, yêu

cầu và giới hạn đề tài.

- Người nêu câu hỏi phảiđặt mình là đại diện cho một số

đông Tăng Ni Phật tử quan tâmđến đề tài được hỏi.- Người nêu câu hỏi cũng

 phải nghiên cứu, tìm hiểu trướcvấn đề để hỏi, từ đó xây dựngnhững câu hỏi thích hợp, xoáyđược vào trọng tâm đề tài.

- Câu hỏi phải được soạnthảo đi thẳng vào vấn đề, ngắngọn, đơn giản, dễ hiểu, có tácdụng kích thích người trả lời.

- Câu hỏi phải được xâydựng theo một trình tự hợp lý,từ nhập đề đến triển khai, từkhái quát vào chi tiết, từ đơn

giản đến phức tạp hơn, từ giớithiệu đến đào sâu.- Người đứng ra hỏi phải

tham gia tích cực vào cuộc hỏiđáp, điều tiết vận tốc trả lời,chăm chú với câu trả lời.

- Tránh đọc câu hỏi, câu trảlời mà phải đối đáp tự nhiên.

- Trong đạo Phật, người đượchỏi về kiến thức Phật học (đạosư, giảng sư) luôn có vị trí caohơn người nêu câu hỏi (đệ tử,đại diện Tăng Ni Phật tử) nên phải giữ lễ thầy trò, trên dưới,không ngắt lời, không bình

luận đánh giá câu trả lời, cần sử

Page 71: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 71/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

TRUYỀN THÔNG ☸

dụng những từ và cách đặt câuthể hiện sự tôn trọng.

- Không đặt hai câu hỏi mộtlúc, cũng như tránh không đặtnhiều ý trong câu hỏi.

- Không dùng những từ ngữhay cách diễn đạt khó hiểutrong câu hỏi.

- Tránh trình bày câu hỏi cótính chất liệt kê (“một là…”,“hai là…”), tránh những câuhỏi tương tự nhau, có độ dàiđồng đều nhau.

- Không hỏi quá rộng, khônghỏi trừu tượng, lan man.

Trong một số trường hợp, bài thuyết pháp ghi hình (hoặc

ghi âm) có thể được trình bàydưới hình thức vấn đáp để tạosự sinh động. Do đó, khôngnên xem nhẹ phương thức vấnđáp. Một bài thuyết pháp ghihình (ghi âm) có thể dễ nhớ, dễtiếp nhận hơn nếu cấu tạo thànhmột chương trình vấn đáp.Các đài truyền hình Phật giáonhư BLTV (Phật Quang Sơn),Life TV (Hải Độ Thiền sư)…vẫn thường sử dụng thể loạichương trình vấn đáp Phật họctrong hoạt động hoằng phápcủa mình.

Trong hoàn cảnh Phật giáo

Việt Nam hiện nay, các vị Tăng Ni trẻ, thị giả hay các đệ tử tại

gia của các bậc tôn túc, có thểchủ động xây dựng các chươngtrình vấn đáp Phật học, ghi âm,ghi hình, tạo điều kiện cho hìnhảnh, lời nói của các bậc tôn túcvới nội dung chỉ bảo, hướngdẫn, giải đáp thắc mắc tu học…có thể phổ biến rộng hơn đến sốđông Tăng, Ni, Phật tử.

Cuối cùng, phỏng vấn làmột thể loại khá đơn giản vềkỹ thuật thu hình. Người hỏi vàngười trả lời nhìn vào nhau màtrao đổi ý kiến, không nhìn vàocamera. Vì camera là điểm nhìn

của người xem chứng kiến buổivấn đáp. Tùy lúc, có thể lấytoàn cảnh cả hai người, trungcảnh hai người, hoặc cận cảnhmột người (người đang nói)…với một camera đặt trên chânlia qua lại dõi theo người nói.Chỉ cần sử dụng qua cameravài lần là có thể thu hình được,vì camera cơ bản cũng đặt cốđịnh như ghi hình buổi thuyết  pháp, chỉ cần đổi qua lại mộtsố cỡ hình nhất định để tạo sựsinh động, trong khi đối tượngghi hình cố định tại chỗ, trong

 phòng ánh sáng cố định. ■

Page 72: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 72/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

 Kính thưa quí vị và các bạn,

Cách đây 50 năm, tu Thiền đối với ngườiPhật tử nói chung và Huynh trưởng GiaĐình Phật Tử (GĐPT) nói riêng khôngquen thuộc như bây giờ. Quý Thầy, quýSư cô, nghĩa là các vị Cố vấn Giáo hạnhcủa GĐPT chưa đem Thiền phổ biến

rộng rãi cho hàng Phật tử trẻ tuổi, hẳnlà có lý do riêng, ở đây xin miễn bàn.Còn nhớ hồi đó, có vài người muốn giớithiệu Thiền với các Huynh trưởng bạnmình, đã nói rằng: chúng ta tu như vầy làtu theo Tịnh Độ, chỉ đi chùa, niệm Phật,tụng kinh, tụng chú, v.v... được coi như

“đi bộ” đến giải thoát sinh tử luân hồi,còn tu Thiền coi như được đi bằng máy bay phản lực, với tốc độ rất nhanh, nhưvậy mới có thể gọi là “tốc vãng TịnhĐộ” được chứ! Ngày ấy, những anh chịhuynh trưởng cao niên bây giờ mới chưađầy 20 tuổi còn với những huynh trưởngở độ tuổi 65 thì lúc đó mới ở lứa tuổingành Thiếu 15, 16 thôi! Thế cho nênđã có những “lời qua tiếng lại” rất ngâythơ như “Đi máy bay phản lực nếu bịtai nạn là chết tan xác, còn đi bộ có bịtai nạn cũng chỉ trợt tay trợt chân thôi!”☺ ☺!!

Về sau này, đặc biệt là sau 75, chư

Tăng Ni dạy Thiền cho đệ tử tại gia của

●TâmMinh

S ố n gThiền

Page 73: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 73/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

mình rất nhiều. Có lẽ vì saunhiều biến cố kiểu “một đêm

mất sạch” hay “đổi đời độtngột” nhiều người trở thànhđiên loạn, bệnh tâm thần giatăng thấy rõ nên quí vị mới lấy“bí kíp” ra truyền dạy để độ đờichăng? Cho nên nhiều chùa,thiền viện dạy Thiền rộng rãicho Phật tử; từ đó chương trình

Lễ Phật của GĐPT có thêm10 phút ngồi Thiền hoặc trướchoặc sau buổi lễ Phật; tiếp theolà trong những năm 80, những bài thi kệ của thầy Nhất Hạnhtừ làng Hồng ở Pháp được phổ biến về Việt Nam – những bài

thi kệ này lấy ý từ “Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu” là cuốn sách vỡ lòng của các vị Sa-di, Sa-di-ni(những chú Tiểu) khi mới bướcchân vào Chùa (cửa Thiền). Như vậy, nếp sống Thiền Mônhay Sống Thiền là nếp sốngcủa chư Tăng Ni, những tu sĩ Phật giáo, những người theochân đức Phật, sống theo hạnhnguyện của chư Phật vậy.

Có người cho rằng Thiền làđặc điểm của Phật giáo TrungHoa, có người lại cho rằngThiền là của Nhật Bản, v.v...

nhưng nếu chúng ta trưởng

thành trong giáo lý, trong Phật pháp, nghĩa là nếu chúng ta có

học Kinh thì chúng ta sẽ thấyrằng Thiền định hay Định làmột trong 3 môn học của Phậtgiáo: Giới, Định, Tuệ. Đã làPhật pháp thì Phật pháp TrungHoa, Nhật Bản hay Việt Namcũng là Phật pháp, chỉ thay đổido du nhập vào những xứ sở 

khác nhau mà thôi! Cũng giốngnhư cam trồng ở Việt Nam vàcam ở Mỹ, trong sách vở vẫngọi là “cam”, ăn vào ai cũng  biết đó là cam dù nó là camViệt Nam, cam Mỹ hay camPháp, cam Trung Hoa…

Có một cuốn sách nhỏ kểchuyện rằng dân Nhật bản  phần đông sống Thiền, nghĩalà Thiền đã xâm nhập vàocuộc sống của họ khiến cho họsống bình tĩnh, không sợ hãi,không hấp tấp… cho dù độngđất sắp xảy ra họ cũng khôngchen nhau chạy trốn, v.v... Cóngười lại bảo rằng người Nhậtrất nhạy cảm, tự tử một cáchdễ dàng, động một chút là mổ bụng… vậy thì làm sao nói họsống Thiền được! Thật đúnglà “chín người mười ý”. Nếu

chúng ta cứ chạy theo ý kiến

Page 74: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 74/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

của mọi người thì sẽ bị lạc lốingay! Xin mời quý vị và các

 bạn theo dõi cuộc hội thoại củanhững người huynh trưởng trẻquen thuộc A, B, C của GĐPT,trình bày ý kiến của họ vềThiền, cách áp dụng Thiền vàođời sống đoàn sinh và huynhtrưởng GĐPT và lợi ích thực sựcủa những phương pháp Thiềnmà họ đã thực hành.

A: Chào các bạn! Đề tài hômnay là gì nhĩ?

B: Là về “Sống Thiền” đó!C: Thiền có phải là pháp tu

đặc biệt của Phật giáo không?Vì mình có nghe nói rất nhiều

 phương pháp Thiền lắm, khôngchỉ một cách mà anh chị emmình áp dụng thôi đâu!

A: Thiền không phải chỉPhật giáo mới có đâu, các tôngiáo khác cũng có. Ngoài ra,chúng ta cũng đã biết là trướcđức Phật đã có nhiều vị có khảnăng thiền định thâm sâu lắmmà; nhưng mục đích có thểkhông giống nhau…

B: Thật vậy, ngay chúng tađây, tùy theo trình độ các emchúng ta giới thiệu Thiền vớicác em cũng khác nữa mà! Cho

nên với Oanh Vũ khác, ngành

Thiếu khác, và Huynh trưởnglại khác nữa!

C: Tại sao vậy? Đã là Thiềnthì phải giống nhau chứ, tại saolại khác được?

A: Tại bạn B nói không rõ:Khác là khác ở cách truyền đạt,cách thực hành, thời gian thựctập, v.v... Ví dụ nói với các emOanh Vũ đâu có nói như vớiHuynh trưởng được.

B: Đúng vậy, đối với các emOanh Vũ thì dạy Thiền cho cácem với mục đích luyện cho cácem có thể tập trung chú ý, giữyên lặng, tập các em ngồi yên,đừng nói chuyện… có lợi ích

trước mắt là những giờ học saucác em bớt hiếu động, bớt ồnào, bớt “quậy” là quý rồi!

C: Cho nên chúng ta tậpcho các em ăn cơm trong yênlặng, ăn cơm trong chánh niệm,đi thiền hành, v.v... đó phảikhông?

A: Phải đó! Ban đầu là vậy,ngành Thiếu chúng ta có thể chỉcho các em phương pháp chú ýđếm hơi thở, hít vào biết mìnhđang hít vào, thở ra biết mìnhđang thở ra, và cứ mỗi lần thìđếm thầm là 1, 2, 3… cho đến

10 không xao lãng, không lộn

Page 75: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 75/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

xộn; nếu đếm nhầm thì phải bắtđầu đếm lại; mục đích cũng là

luyện sự định tâm.B: Còn đối với Huynh trưởngthì chúng ta được đòi hỏi caohơn nghĩa là sau khi điều hòađược thân và hơi thở rồi thì phảitiến đến việc “nhìn sâu” vàomột vấn đề gì làm mình trăntrở, tìm cách giải quyết, hoặc lànhìn sâu vào tâm mình… gọi là“quán”.

C: Chúng ta hãy kể chonhau nghe về kinh nghiệm nàyđi nha! Ví dụ chúng ta hãy kểlà chúng ta đã áp dụng như thếnào và đã được lợi ích gì, v.v...

có được không?A: Được chứ! Ví dụ nhưmình; các bạn biết không? Vấnđề mình “quán” là tại sao khihành Thiền mình phải ý thức rõđiều gì mình đang làm? Khôngđược nghĩ ngợi lung tung? Ýthức là gì? Vô thức là gì?…mình thấy được ý thức là chánhniệm còn thất niệm cũng tươngđương với vô thức.

B: Bạn hãy cho ví dụ rõ hơnđi, mình chưa nắm bắt được ýcủa bạn !

C: Mình cũng vậy, bạn định

nghĩa vô thức là gì? Ví dụ?

A: Mình không dám nóiđịnh nghĩa vì mình không có

khả năng đi sâu vào triết học,mình chỉ lấy một ví dụ nhỏ:Khi mình tỉnh táo, biết mìnhđang làm gì, nói gì, mình sángsuốt, v.v... đó là mình có ý thức,có phải không? Còn khi mình buồn ngủ, mình có thể nói mớ,mình không biết mình đang làmgì, đang nói cái gì, mình mất sựsáng suốt; khi ngủ cũng vậy,mặc dù ý thức vẫn hoạt độngnhưng mình nghĩ nó giảm đi rấtnhiều so với lúc mình tỉnh táo;vì vậy, Thiền là tỉnh táo, tậptrung sự chú ý vào việc làm gì

đó (đếm hơi thở, quán một vấnđề gì, ăn cơm, uống nước…)ngay lúc bây giờ và ở đây.

B: Hiểu rồi, mình đồng ý với bạn!

C: Mình cũng hiểu rồi, xinmời tiếp tục!

A: Mình đã thực tập như vậyđó, nghĩa là không suy nghĩ lung tung, có ý thức trong mọilúc, ở mọi nơi, chú tâm vào việcmình làm, lúc rảnh mà khôngcó việc gì làm (ví dụ đứng chờ ở bưu điện, ở nhà bank, ở quầytrả tiền…) mình niệm Phật và

chú tâm nghe được tiếng niệm

Page 76: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 76/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

Phật trong lòng mình. Nhưvậy, Thiền không chỉ lúc vào

thiền đường, hay lúc ngồi thiềntheo giờ giấc đã định… Mìnhđược nhiều lợi lạc không ngờ:đọc kinh sách mình hiểu nhiềuhơn, nói cho ai vấn đề gì ngườita hiểu mình dễ hơn trước, vàđiều lợi lạc nhất là mình cảmthấy an lạc hơn, kiên nhẫn hơn,vô tư, không dễ dàng bị vướngvào những thị phi quanh mìnhnhư trước.

B: Thật là hay quá, mình sẽhọc tập áp dụng phương phápcủa bạn. Về phần mình, mìnháp dụng phương pháp dùng

những bài kệ để luyện Tâm,như chúng mình đã dạy cho cácem.

C: Là những bài kệ lấy ý từTỳ-ni nhật dụng thiết yếu đó

hả?A: Nghĩa là bạn dùng  phương pháp đó để khi “căn”đối diện vói “cảnh” thì tâmkhông chướng ngại hay vướngmắc phải không?

B: Đúng vậy, hơn thế nữa,đây còn là một phuơng phápgiáo dục cái nhìn của mìnhcũng như điều chỉnh những phản ứng của mình trước nhữngcảnh “mắt thấy tai nghe thântiếp xúc”.

C: Tại sao phải điều chỉnhnhững phản ứng của mình trước

mỗi hoàn cảnh?A: Tại vì có những phản ứngtiêu cực làm cho tâm mình trì

Page 77: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 77/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

trệ thụ động phải không? Bạnhãy nói rõ hơn đi nha!

B: Các bạn thấy không?Thật ra, bản thân mỗi sự vật,hiện tượng… chỉ là một dữ kiện (data) bình thường nhưngvì mỗi người chúng ta đều cómuôn ngàn hồi ức (memories)và cảm xúc mạnh (strongaffected, very much impressed)về một vật gì đó, một cảnh nàođó cho nên mỗi vật, mỗi cảnhđều có thể gợi lên trong chúngta những tâm trạng rất khácnhau. Đôi khi đối với ngườinày thì vật ấy cảnh ấy không làgì cả nhưng với người kia lại

gây ra những cảm xúc đặc biệthay những “cú sốc” lớn khôngngờ được!

C: Mình hiểu rồi, ví dụ nhìnmột cuốn Kinh, có người nghĩ đến Phật, Chúa, chùa, nhà thờ…và cảm thấy an lạc, hạnh phúccòn có người lại nghĩ đến mêtín dị đoan, đạo đức giả, và cảmthấy buồn chán, mệt mỏi…

A: Đúng vậy, mắt nhìn thì tâmliền phản xạ (reect, react…)

B: Và sự phản xạ là do liênkết với những dữ kiện sẵn cótrong ký ức, có những phản xạ

tự nhiên như nhìn thấy con rắn

thì lùi lại, nhưng có những phảnxạ làm cho thần kinh mình căng

thẳng, đây chính là đầu mối củastress. Vì vậy, khi đọc câu “đốicảnh vô tâm tức thị Thiền”.Mình hiểu được Thiền giúpmình bình tĩnh, không bị căngthẳng nghĩa là có năng lực chữalành được căn bệnh thời đại là“stress”. Ví dụ như vừa mở mắtthức dậy, nghe tiếng chim hótmình cảm thấy tâm hồn nhẹnhàng, cảm thấy yêu đời, yêungười và tự hứa với mình “đemmắt thương nhìn cuộc đời”.

Thức dậy miệng mỉm cười Hăm bốn giờ tinh khôi

 Nguyện sống cho trọn vẹn Mắt thương nhìn cuộc đời. C: Mình nhớ rồi, đó là

 phương pháp xảo nguyện chúngta đã từng nhắc đến?

A: Đúng vậy, đó là cách tậpcho các chú Sa-di “sống thiền”nghĩa là khi gặp cảnh thì không phản ứng theo thói quen, nghĩalà không “móc nối” với ký ứcnữa mà móc nối với chân lýgiải thoát.

B: Phải rồi, ví dụ khi ngheca nhạc, có bài kệ:

Ca nhạc tụ họp

 Nguyện rằng chúng sanh

Page 78: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 78/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

Vui với chân lý Biết nhạc là giả. 

Khi đã ‘biết nhạc là giả”nghĩa là có tỉnh thức không thểsa đà say sưa đưa đến buôngthả quên hết mọi sự….

C: Hay khi vừa đặt chânxuống đất thì đọc:

 Bỏ chân xuống đất  Nguyện rằng chúng sanhTâm đắc giải thoát  An trụ bất động.A: Rồi khi bạn ngồi vào máy

vi tính, bạn đọc bài kệ :Thắp lên máy vi tínhÝ tiếp xúc với Tàng Tập khí nguyện chuyển hóa

 Nuôi lớn Hiểu và Thương. B: Đúng vậy, cho nên tùytheo công việc hằng ngày củamình, mình có thể nghĩ ranhững bài kệ tương tự để tậpcho tâm mình sống thiền, đó làcách mình chọn, còn bạn C thìsao?

C: Mình thì mình thấy sốngđời sống của một huynh trưởngGĐPT là ‘sống thiền” rồi! Các bạn thấy có đúng không? Nàynha! Mình đi sinh hoạt GĐPTkhông lãnh lương, không có lợivề tiền bạc mà có khi “hao tốn”

như đổ xăng chạy xe đi đưa rước

các em, mua hamburger chocác em ăn khi nó kêu đói bụng,

thì giờ thì khỏi nói rồi, ngàyChủ Nhật coi như “đi toong”,weekend hay ngày lễ, người tavui chơi với vợ con/ chồng con/cháu chắt, v.v... mình thì thườngđi trại, đi họp, đi đại hội, v.v...như vậy có phải là mình đã tuhạnh bố thí không? Mình cũngnhư đoàn sinh, luôn giữ luật củahuynh trưởng một cách nghiêmtúc, như vậy không chỉ là họcGiới, tu Giới mà còn trì Giớinữa, phải chưa?

A: Mình hiểu ý bạn rồi,người Huynh trưởng phải luôn

tinh tấn, để làm gương cho cácem. Trời nắng trời mưa, mùađông mùa hè... không cần biết;hễ sáng Chủ Nhật là phải đisinh hoạt, trước đó phải chuẩn  bị cho phần việc của mình…Đến Đoàn “chăn dắt” mộtđàn em lớn có nhỏ có ngoancó nghịch có, cá biệt cũng cónhưng không bao giờ được nổinóng với các em (người huynhtrưởng mình có tu mà !! ☺ ☺!!ai lại đi mắng mỏ các em, đánhđập các em hay nói cộc cằn vớicác em? Có phải không?) Với

các anh chị huynh trưởng cũng

Page 79: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 79/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

vậy, 9 người 10 ý nhưng mìnhcũng không to tiếng với nhau,

giận dữ, v.v... như ở ngoàiđời thường; ấy không phải làchúng ta đang tu hạnh Nhẫn Nhục sao? Đúng vậy, ngày xưangười ta nói: “Thứ nhất là tutại gia, thứ nhì tại chợ, thứ batại chùa”. Ở nhà khó tu nhất làvì toàn là người thân nên khôngsợ họ giận, có gì cứ “xổ” ra hết!Rất khó tu hạnh nhẫn nhục; bâygiờ ở GĐPT phải tôn trọng nămđiều luật nên rất khó!

B: Còn trí tuệ và Thiềnđịnh nữa: người Huynh trưởngGĐPT phải có trí tuệ mới tu 3

hạnh trên được, và mới hoànthành nhiệm vụ làm Huynhtrưởng của mình được: phảiđầu tư trí tuệ mới có thể nghĩ ramột trò chơi hấp dẫn, một bàigiảng lôi cuốn, một vở kịch,một điệu múa, v.v... cho mộtđêm văn nghệ, sân chơi, v.v…Sự đầu tư trí tuệ, hoặc trí tuệcá nhân hoặc trí tuệ tập thể đềucần sự tập trung, óc sáng kiến,trí thông minh, v.v... Đó chínhlà tu tập về Trí tuệ và Thiềnđịnh của người Huynh trưởngGĐPT, chưa kể những lúc cùng

các em thực tập ăn cơm chánh

niệm, thiền hành, thiền trà,thiền tọa, v.v... nữa.

C: Như vậy các bạn đồng ývới mình rồi chứ? Chúng ta đãtu nhưng không thấy mình có tu,đã làm nhưng không thấy mìnhcó làm, đã cho mà không thấycó người cho và người nhận vìGĐPT dạy chúng ta làm nhưvậy, dạy chúng ta ý nghĩa “cho”và “nhận”, v.v... rồi nên chúngta không chấp chặt, không dínhmắc.

A: Đồng ý, thật sự chúng tathực hiện đúng đắn những lời  phát nguyện của mình từ lúcquy y, đeo hoa Sen, phát nguyện

làm huynh trưởng, phát nguyệntrong các kỳ trại huấn luyện,trong các lễ thọ Cấp, v.v... vì“GĐPT cũng là một pháp môntu” mà! Anh Nguyễn Khắc Từđã nói như vậy đó!

B: Vậy là hôm nay chúngta đã trao đổi kinh nghiệmvề sống thiền của một huynhtrưởng GĐPT là như thế nàorồi đó nha! Xin tạm biệt và xinhẹn đến lần sau nha!

A và C: Tạm biệt! Tạm biệt! ■ 

Page 80: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 80/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THƠ 

Thơ đã vào đêm tự thuở xưaTừ ngày nôi trắng bọc tuổi thơ 

 Làn môi êm ái thơ rung nhẹ Đọng giữa lòng con ru giấc mơ 

Thơ quyện vào hơi ấm mẹ hiền Lời ru sâu lắng giữa trời đêm

 Non tơ má thắm đàn ngân đọng  Nhạc dế bên thềm dịu dịu êm.

Thơ vào đêm ngập tràn thôn xómGió lạnh lùng trôi đóm lập lòe

 Len lén bay quanh nhìn đêm xuống  Bếp nhỏ cời than đón mẹ về.

 Phố thị chiều nay không khói lênCho tình tôi ấm mãi ngàn đêmTao nôi lay lắt bàn tay mẹSay giấc thiên thần ấm áp tim.

Từ ấy trong tôi ươm sắc hương Sóng trăng dải lụa ngủ trong vườnTinh khôi giọt nắng in màu cỏ

 Xanh lá, xanh mùa xuân quê hương.

 Đêm sâu gió lặng tình lâng lâng Sóng thơ gõ nhịp nốt thăng trầm

 Nửa đêm theo gió trăng vào cửa Lay phím tơ rung một tiếng đàn.

T  i 

 ế  n g 

 l 

 ò  n g 

●LiênThao

Page 81: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 81/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

TRUYỆN NGẮN ☸

1. Kha Nguyệt, Tần Bà

là đôi bạn chí thân từ ngày cònthơ bé. Gia đình đôi bên cũnglà chỗ bằng hữu thân tình. Mộtnhà danh vọng, một nhà giàusang nổi tiếng trong vùng.

Hai đứa trẻ khôi ngô tuấntú ra đời mang lại niềm tự hàocho cha mẹ lẫn họ hàng thântộc. Mọi người xem chúng nhưviên ngọc quý được trời Phật ban đến cho mình. Giao tình hainhà càng thắm thiết khi bọn trẻlớn lên, chung một mái trường,sớm tối cùng chơi đùa học tậpvà gắn bó nhau như thể anh em

một nhà.

Đôi

Bạn●LamKhê

Page 82: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 82/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

Theo thời gian, hai cậu bécũng đã khôn lớn trưởng thành

trong cuộc sống ấm êm nhunglụa. Là bạn chí cốt, tâm đầuý hợp trong từng việc làm sở thích, họ có một điểm chungđược mọi người nể trọng, đólà đức tánh khiêm cung, luônsống hòa hiếu với hết thảy. Giathế và học hành đều hơn người,nhưng cả hai chưa bao giờ tỏra kiêu căng tự phụ ngay cả vớingười ăn kẻ ở trong nhà. Tuyvậy, mỗi người vẫn có cá tínhđộc lập cùng những suy nghĩ vàniềm khát vọng riêng tư.

Một buổi chiều, Kha Nguyệt

rủ Tần Bà cùng dạo chơi trêncon đường ngoại ô râm mát.Con đường mà nơi đó có nhiềungôi Tịnh xá thâm nghiêm cổkính hài hòa với cảnh sắc thiênnhiên khiến chàng luôn cảmthấy nhẹ lòng thư thả. Chàngyêu thích con đường vì sự yêntịnh nên thơ của nó. Và điềulàm Kha Nguyệt cảm xúc hơncả là được chiêm ngưỡng các vịSư ngồi thiền bên các khu rừngtrúc hay trong những hang độngnằm rải rác quanh sườn núi.

- Kha Nguyệt này! – Tần Bà

chợt lên tiếng hỏi khi họ vừa đi

qua một cánh đồng cỏ gần chânnúi - Hình như bạn không quan

tâm lắm về vấn đề thi cử. Bạncó đầy đủ mọi thứ mà bao ngườimơ ước. Đẹp trai, con nhà giàu,học giỏi... Vậy mà xem ra bạnchẳng mấy hứng thú với nhữngđiều ấy. Trong lòng bạn chắcđang ôm ấp điều gì khác. Bạnlại ưa thích tìm đến những nơithanh vắng...

Kha Nguyệt đang mải miếtngắm nhìn một bóng y vàng đitừ xa, nghe bạn hỏi, vội quaylại gật đầu:

- Quả như lời bạn nói. Tôichẳng để tâm đến những điều

đó. Tôi và bạn được thừahưởng đầy đủ mọi thứ trên đờilà do phước báo chúng ta tu tạođã nhiều đời. Nhưng đó chỉ là phước báo hữu lậu thế gian. Nólà hợp thể chứa đầy mọi sự trúctrắc sa đọa cùng tội lỗi và lạirất mong manh như sương sớmđầu cành. Ngay chính bản thânchúng ta cũng không tránh khỏicảnh vô thường sanh lão bịnhtử. Cuộc sống đời người diễntiến trong cảnh phù du ảo ảnhđược mất hơn thua. Vì thế màtôi luôn suy nghĩ về một con

đường chơn lạc vĩnh cửu...

Page 83: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 83/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỆN NGẮN ☸

- Bạn nói vậy nghĩa là sao?Lẽ nào bạn lại từ bỏ con đường

khoa cử, trong khi tài năng ý chí bạn có thừa? Gia đình và thântộc luôn kỳ vọng vào người conưu tú nhất của họ.

- Bạn biết đấy! Gia đình tôivốn không xuất thân từ conđường khoa cử. Tôi học chỉ vìthích tìm hiểu và cũng để làm

vui lòng cha mẹ.- Thế thì... bạn sẽ đi theo con

đường kinh doanh như cha bạnxưa nay chứ?

- Không - Kha Nguyệt lắcđầu - Chuyện buôn bán làm ănthì đã có người em trai kế của

tôi rồi. Kha Minh rất có năngkhiếu về kinh doanh. Chú ấy sẽnối nghiệp nhà.

Tần Bà ngơ ngác hỏi: - Vậy bạn đi theo con đường nào?

- Chúng ta sẽ tìm ra ngaythôi. À! Đến rồi.

Tần Bà theo Kha Nguyệtrẽ vào con đường nhỏ lên núi.Anh chàng vẫn thắc mắc hỏi bạn: - Chúng ta đi đâu vậy?

- Trên núi có một ngôiTịnh xá khá lớn - Kha Nguyệtngước nhìn lên ngọn núi, vẻmặt biểu lộ sự hân hoan cung

kính. Nhiều ngày trước có một

vị Tôn giả trưởng thượng từ  phương xa đến lưu trú. Sáng

nay ngài thuyết pháp và chúngta đến nghe.Tần Bà thở phào: - Ra vậy.

Bạn muốn đi nghe thuyết pháp.Ý bạn nói con đường sẽ chọnlà đây chứ gì? Một con đườngviễn ly trần tục, cắt ái từ thân,  buông bỏ tất cả bạc tiền danh

vọng...- Cũng có thể, nhưng hượm

đã. Thời pháp bắt đầu rồi.Chúng ta vào nghe đi.

***

2.  Người mẹ lặng thinh đãnhiều ngày. Là mẹ, bà có lý dođể im lặng và có quyền khôngchấp nhận lời yêu cầu của con.  Nhưng lòng bà lại đắm chìmtrong nỗi suy tư dằn vặt. Nhiềuđêm rồi, bà chập chờn với baoký ức xa xưa ập về. Một giấcmơ. Ôi! Cũng lại giấc mơ ấy.Giấc mơ từng làm xao động trái

tim một người mẹ.

Page 84: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 84/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

Khi mang thai đứa con đầulòng, người mẹ thấy tâm tư

mình phấn chấn vui vẻ hẳn lên.  Nhưng đồng thời, bà lại thíchtìm nơi vắng vẻ yên tịnh, thíchđược ngồi một mình để suynghiệm về một hài nhi đanghình thành trong cơ thể. Mộtđứa bé trai. Hẳn thế rồi. Nó sẽlà niềm tự hào, là một kỳ quanvô giá của cha mẹ. Nó sẽ là đứacon hiếu thuận, khôi ngô, họcgiỏi và có thể làm nên đượcđiều gì đó khi lớn khôn. Ngườimẹ suy nghĩ nhiều, nhiều lắm.Bởi bà không thể không nhớ đến giấc mơ trước đó. Lúc đang

dạo chơi trong vườn, mệt mỏi,  bà ngồi xuống chiếc ghế rồingủ thiếp đi. Chợt có vị Thánhnữ - bà nghĩ vậy, vì cốt cáchngười này rất đoan nghiêm màdung nghi lại thoát tục - đến bên đưa cho bà một viên ngọcrất đẹp rồi bảo: - “Đây là viênngọc Kha Nguyệt. Tướng lông trắng giữa chặn mày của Phật Thích-ca được ví như viên ngọcnày. Sáng đẹp lại uy nghiêm tỏrõ như trăng rằm. Bà cưu mang đứa con mang hạt giống Phật-đà. Vậy ta cho người viên ngọc

này. Hãy giữ lấy”.

Tỉnh giấc, bà vội đưa tay sờ   bụng và bồi hồi nghĩ về viên

ngọc Kha Nguyệt. Dù chẳnghiểu lắm về ý nghĩa lời nóitrong giấc mơ, nhưng bà cảmthấy có một điều gì khác lạtrong cơ thể mình. Bà giữ mãigiấc mơ ấy không kể lại với ai,ngay cả chồng. Sau khi đứa contrai anh tuấn ra đời có đôi mắttinh anh rực sáng, bà nhất quyếtđặt tên con là Kha Nguyệt.

…Người mẹ giật mình, mồhôi ướt đẫm cả vạt áo. Thẫn thờ nhìn căn phòng rộng lớn, nhìnlên di ảnh của chồng, bà lẩm  bẩm: - Đã hơn hai mươi năm

rồi. Giấc mơ xưa ngỡ đã đi vàoquên lãng. Không ngờ nó vẫncòn khuấy động tâm ta.

  Người chồng đã mất. Việcquản lý kinh doanh đều do contrai thứ là Kha Minh lo toannắm giữ. Lâu nay Kha Nguyệtchỉ chuyên chú vào việc học vàchàng học rất giỏi. Gia đình đặthết niềm tin và lòng kỳ vọngvào con đường khoa cử nơichàng. Con đường mà chưamột ai trong thân tộc có cơ may bước vào. Vậy mà...

- Thôi vậy... Người mẹ khẽ

lắc đầu chép miệng đứng lên:

Page 85: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 85/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỆN NGẮN ☸

- Nó là viên ngọc quý của cuộcđời, chẳng phải riêng gì của ta.

 Nó ở trong vòng tay ta suốt hơnhai mươi năm rồi còn gì. Giờ làlúc ta phải trả nó về cho cuộcđời riêng của nó, cho niềm tinvà hạnh nguyện của nó.

Bà quay ra ngoài lớn tiếnggọi người hầu: - Đi gọi cậu Haivào đây.

***

3. Một con đường vớinhững hàng cây xanh râm mát.Một con đường gợi lên nhiều ýnghĩa về lẽ sống tâm linh hơnlà sự hiện hữu đầy vẻ thơ mộngcủa nó. Những cơn mưa đầu hạnhư trút nước. Những chồi nonxanh mởn và hoa bên đường rộnở làm mát lòng người qua lạidạo chơi. Từng đàn chim baylượn hót vang. Muôn thú tựuvề chung sống. Cảnh sắc chẳngkhác nào nơi cõi trời tự tại yên

vui.

Hai người bạn trẻ im lặng đi bên nhau đã nhiều giờ. Họ đã đi

như vậy qua bao năm tháng vàqua hầu hết những con đườngtrong thị trấn. Nhưng hôm nay,hai người lại giữ một khoảngcách riêng như để dõi theo từng bước chân của mình. Mỗi thờikhắc trôi qua đều nói lên một ýnghĩa thiêng liêng hệ trọng. Nétmặt Tần Bà hằn sâu nỗi ưu tư,song chàng cố làm ra vẻ đangngắm nhìn mấy đám mây trắng phiêu du vừa bay qua đỉnh núi.Áng mây dường như cũng xúccảm trước vẻ tịch liêu đơn độccủa non ngàn; hay bởi cám

cảnh sơn thủy hữu tình mà vẩnvơ mãi chưa vội bay đi. Hìnhảnh đó gợi nên tâm trạng khắckhoải của chàng lúc này. Vừađến ngã rẽ lên núi, Tần Bà chợtkéo tay bạn lại nói:

- Kha Nguyệt. Bạn hãy hoãnviệc này lại đi. Chúng ta cùnglên kinh kỳ dự thi. Sau khitrở về, bạn sẽ thực hiện niềmmơ ước của mình cũng khôngmuộn mà.

Kha Nguyệt xiết nhẹ tay bạntrong tay mình: - Đừng quá xúcđộng như vậy, Tần Bà. Là bạn

thân và hiểu nhau bao nhiêu

Page 86: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 86/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

năm, bạn nên vui và ủng hộ cholý tưởng của mình mới phải.

Giọng Tần Bà nghẹn ngàokhẩn khoản: - Chúng ta đã từngvui buồn có nhau. Nay bạn nỡ nào để mình lên kinh một mình.Thôi thì như vầy… Mình sẽ vứt bỏ tất cả rồi đi theo bạn. Chúngta mãi mãi là bạn thân của nhau,  phải không? Mình thật khôngthể chịu nổi khi nhìn bạn lênnúi, sống đời khổ hạnh cô đơn.

Kha Nguyệt vẫn nhỏ nhẹkhuyên: - Mỗi người chúng tađều có con đường riêng củachính mình. Bạn phải đi vềkinh dự thi. Vì đó là con đường

của bạn. Đến một ngày nào đó,khi không còn cảm thấy hứngthú với dư vị cuộc đời, bạn cóthể quay lại tìm một con đườngkhác an vui và thanh thản hơn.Còn bây giờ thì bạn hãy mautrở lui cho kịp.

Tần Bà vẫn đứng yên. Đôimắt chàng hoe đỏ trong ánhnắng ban mai chói rực. Quaynhìn chỗ khác, chàng như nóivới chính mình:

- Như vậy là chúng ta khôngcòn dịp gặp lại nhau. Cùng đitrong một dòng đời, sao hai ta

lại rẽ sang hai nẻo đường trái

ngược.Kha Nguyệt cũng trầm

giọng: - Cuộc đời vốn dĩ vôthường thay đổi. Những nămtháng tuổi thơ qua rồi. Sự gắn bó nào rồi cũng phải cách xa.Yêu thương thắm thiết có lúccũng phải chia lìa. Nhưng màTần Bà ơi! Đâu phải sự ra đicủa tôi và bạn hôm nay là mãimãi ly biệt. Chúng ta đã códuyên với nhau thì lo gì khôngcó ngày gặp lại. Bạn chớ bithương quá. Nếu có niềm tin vàcùng chí hướng thì chúng ta sẽgặp nhau trên một lộ trình giảithoát an lạc. Bạn hãy trở về. Dù

đi trên con đường nào, bạn vẫncảm nhận ra chính mình ngaytrong cuộc sống đời người hạnhữu.

 Nắng đã lên cao. Kha Nguyệtchia tay bạn rồi bước nhanh lênnúi trong tiếng gió reo chim hótđón chào. Tần ngần giây lâu rồiTần Bà cũng quay gót trở về.Đoạn đường của kẻ lữ hànhđơn độc cơ hồ như dài thêmra, song chàng vẫn cảm thấyấm lòng khi kịp nhận ra chântướng bồ đề đang lan tỏa nơimiền tâm thức uyên nhiên. ■

Page 87: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 87/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

ỨNG DỤNG ☸

Chắp tay lạy Phật là cử chỉ quá thông thường của người Phậttử, có chi khó hiểu đâu mà cần băn khoăn suy nghĩ. Đa số

chúng tôi đều tưởng thế, cho đến một buổi nghe pháp, giảng sưhỏi đại chúng:

- Tại sao lạy Phật lại chắp tay?Chúng tôi đồng loạt trả lời:- Thưa Thầy, chắp tay để bày tỏ lòng cung kính Phật ạ. Nhưng khi Thầy hỏi: “Còn gì nữa?” thì cả đạo tràng im lặng,

ngơ ngác nhìn nhau, không ai tìm được thêm một lý do nào nữavì nghĩ lý do cung kính Phật là quá đủ rồi!

Khi ấy, Thầy giơ bàn tay trái trước đại chúng và hỏi:- Đây là tay gì?Dễ quá! Mọi người nhất loạt trả lời:- Dạ, tay trái ạ.Thầy giơ tay phải, hỏi:

- Còn đây là tay gì?

CHẮP TAY LẠY PHẬT●DiệuTrân

Page 88: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 88/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ ỨNG DỤNG

Lại dễ nữa, nên không aichậm trễ lên tiếng:

- Dạ, tay phải ạ.Bấy giờ, Thầy chậm rãi chắphai tay vào nhau, thành búp senvà nhẹ nhàng hỏi:

- Tay gì đây?Lúc này thì đại chúng nhường

nhau, người nọ chỉ mong ngườikia trả lời cho mình, nhưng câunào cũng chỉ ấp úng:

- Dạ… tay… A… tay...Vẫn giữ tay búp sen, Thầy

giải thích:- Khi chúng ta chắp hai tay

vào nhau thì không còn tay  phải, không còn tay trái nữa,

đúng không? Hai bàn tay, phảivà trái chỉ còn là một. Một búpsen thơm. Cũng thế, khi chúngta nhiếp tâm chánh niệm thìtâm phân biệt phải trái, hơnthua, xấu đẹp, giàu nghèo, v.v...không còn nữa mà chỉ còn tâman lạc.

Không một cử chỉ nào trongđạo mà không hàm chứa lời dạysâu xa. Vào chùa, chúng ta quỳxuống là đang thực hành hạnhkhiêm cung, vô ngã, không còncái Ta kiêu mạn nữa. Sau đó làchắp tay, xả tâm phân biệt, tự

động cảm thấy thân tâm thoải

mái. Ngay sau hai cử chỉ đơngiản đó, chúng ta lập tức đạt

được sự an lạc mà thường ít aiquán chiếu vì sao cứ đến chùalà tiêu tan phiền não.

Bài giảng hôm đó xoayquanh đề tài Pháp Hiện Thực.Pháp kề cận chúng ta hàng ngày,trong từng hành động chánhniệm. Cứu một con kiến, rảimột hạt cơm dư cho con chimcũng là phát khởi tâm TỪ BI.Thực hiện được tâm từ bi là vôtình tạo cho mình công đức chứkhông đợi xây chùa to tượnglớn mới có công đức. HỶ cũngthế, thành tâm chia vui với cái

vui của người chính là ta đangdiệt trừ tâm tỵ hiềm, ganh ghét.Rồi XẢ bỏ tâm sân hận chính làđang quét dọn bụi bặm ô nhiễmđể thấy được gương tâm sángtrong. Chúng ta có thể thựchành Tứ Vô Lượng Tâm ngaytrong sinh hoạt hàng ngày nếuta biết giữ chánh niệm.

Mọi sự thành công hay thất  bại dường như đều khựng lạiở chữ NẾU. Làm sao biến chữ“nếu” này hướng đến điều tamong cầu?

Không có gì dễ, không có gì

khó, nhưng giữa dễ và khó có

Page 89: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 89/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

ỨNG DỤNG ☸

một điểm chung là quyết tâmvà kiên trì.

 Nếu quyết tâm và kiên trì sẽđi đến thành công, lâu hay mautùy môi trường và hoàn cảnh.

  Nếu không quyết tâm vàkiên trì, chắc chắn sẽ đi đếnthất bại mau lắm!

Thầy dạy rằng, khi chúng tatụng kinh, niệm Phật chính làta đang trì giới. Phật tử tại giathường thọ tam quy ngũ giới.Tam quy là quay về với Phật,với Pháp, với Tăng. Ngũ giớilà không sát sanh, không trộmcắp, không tà dâm, không vọngngữ và không uống rượu. Vậy

thì, khi chúng ta ngồi trước bànthờ Phật, một tay chuông, mộttay mõ, mắt nhìn vào trang kinh,miệng xướng tụng lời kinh, tainghe âm thanh những lời chưPhật, chư Bồ-tát giảng dạy thìThân, Tâm còn chừa chỗ nàođể có thể phạm giới? Chỉ cònÝ, như con vượn chuyền cànhnhưng nó lại bị thân và tâmđang tụng kinh niệm Phật cộtgiữ lại.

Khi chưa đủ quyết tâm vàkiên trì thì Ý có thể dễ dàng dẫnta lang thang vào vọng tưởng,

nhưng khi quyết tâm dần tăng,

kiên trì dần vững là khi convượn ý bị khuất phục dần.

Thử áp dụng bài pháp vàothực tế đời thường, trước thị phi ác ý, hãy kiềm tâm sân hậnrồi an nhiên, lặng lẽ chắp tay.Quán chiếu hai lòng bàn tayđang úp vào nhau, ta thấy ngay búp sen thơm ngát. Hương senđó, chính là từ hồ tâm ta vừa hénở chứ chẳng phải từ cõi nướcxa xôi nào; bởi vì, chính ta vừangăn được tâm sân hận bằnghành động của tâm từ, là nở senthơm thay vì bùng lửa giận.

Sau đó sẽ còn lại gì?Đức Phật dạy rằng: “Thị phi

do kẻ khác ném tới, ta không nhận, tất sẽ quay về người gửi.”

 Nếu không có cơ may đượcnghe giảng sư khai triển và chỉdẫn thực hành những lời Phậtdạy thì hành giả dễ nản chí khitu hoài mà an lạc đâu khôngthấy, chỉ phiền não bủa vây mỗilúc mỗi chập chùng thêm.

Xin cùng nhau chia sẻ nhữngđốm lửa soi đường này để bướcchân tìm về Trung đạo thêm tựtin và vững chãi. ■

Page 90: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 90/96

0 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ

Có dạo tại một số chùa chiềnở Saigon, vấn đề Trai Tăng

đã trở thành một cao trào khá  phồn vinh phúc lạc. Truyền

thống kính Phật trọng Tăngđã nuôi dưỡng làm phát huycao độ tâm Bồ-đề của Phật tửcác giới, nên việc thiết lễ cúngdường Trai Tăng để hồi hướngcông đức cho cửu huyền thất tổđã được tổ chức trang nghiêmtrọng thể nhất là vào dịp batháng an cư kiết hạ.

Chùa chiền tổ chức TraiTăng thường xuyên suốt năm,nên một số Tăng nhân đã thôngthạo đường lối đến mức trở thành chuyên gia có tay nghề,  biết ứng phó trong mọi tình

huống – sắp xếp nội dung, hình

thức buổi lễ, thậm chí cả bài tác bạch, cả thiệp mời, thiệp thỉnhkhách tham dự. Nhiều nơi hiếuchủ là thành phần Đại gia “tầm

cỡ quốc tế” (international) thìlại càng rầm rộ đủ nghi thức để“vui lòng khách đến, vừa lòngkhách đi”.

Các tăng nhân thượng hạ,nam nữ tứ chúng xa gần, cácquan tăng, quan chức từ Ađến Z, bất kể có thiệp mời haykhông, đều quang lâm rất đúnggiờ hành chánh. Đặc biệt, códạng khách Tăng không mờimà đến, được các chuyên giamỉa mai gắn cho tôn hiệu làBồ-tát Bất Thỉnh, xếp vào loạivị tằng hữu hiếm khi xuất hiện.

Bậc thượng thừa vô sở trụ và

MÙA AN CƯ &

ĐÔ LA ÂM PHỦ ●ThíchHạnhThiền

Page 91: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 91/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ ☸

siêu việt tứ tướng đó ít ai nhậnra ngài.

Hòa thượng Vô sở trụ thườnglàm đại biểu của khách khôngmời mà đến, không đến màđến. Ngài đứng vững 70 tuổiđời 50 hạ lạp. Đặc biệt, ngàicó đến ba phép mầu an thân:hộ khẩu, sổ đỏ và tăng tịch chonên ngài đi đâu cũng an nhiêntự tại như tổ Đạt-ma quảy giéplướt nhẹ trên sông. Nhìn dungmạo tăng tướng của ngài aicũng bái phục, nhất là thànhtích ba lần xả thân cầu đạo – balần đốt hương trên đỉnh đầutrong lễ nhiên hương. Nhìn 9

cái chấm Tỳ-kheo Bồ-tát giớitrên đầu bóng láng của ngài, aicũng thầm thương trộm mến,kiêng nể bậc tôn túc thâm niêncao hạ. Nếu cứ tính ba chấm là ba mai đại úy (capitaine) theothời Pháp thuộc, thì ngài đangmang quân hàm đại tướng kỳlão (géneral), rõ ràng 3x3 là 9,con số may mắn của người Hoa. Ngài đã chọn lựa cho sự nghiệptu hành của mình thật cao minhdiệu pháp. Ngài có phong cáchmột sa-môn nhàn nhã, tính lạicần cù tỉ mỉ; bất cứ chùa nào,

tư gia nào có cúng lễ trai tăng,

 Ngài đều lưu vào hồ sơ với bộóc vi tính chính xác của mình.

  Nhờ vậy mà Hòa thượng Đạitướng lúc nào cũng có mặt trêncác hiện trường trăm hoa đuanở “Dù ai nói ngả nói nghiêng,Ta đây cứ vững lập trường TraiTăng”. Ngài phá chấp triệtđể, một dạng hóa thân kỳ cục“không cầu mà cảm, không mời mà đến”. Về phần hiếu chủthì còn gì phước báo cho bằng“nhất Tăng đáo nhất Phật lai”,ai nỡ nào không kiêng nể chiếcáo nhà sư!

Hình như ngài đã đạt đượcyếu chỉ trong kinh  Kim Cang ,

lời Phật dạy: “Dĩ vô ngã, vônhân, vô chúng sinh, vô thọ  giả, tu nhất thiết thiện pháp”(Dùng cái tâm không trụ vào  bốn tướng mà làm các việclành). Dù không ai mời, ngàivẫn đến, bản thân không hề daođộng giữa khen chê phê phán,tức là không có tướng ngã; mànếu có kẻ nào xầm xì bới móc,ngài chẳng cần quan tâm đếnđối tượng muốn lập công đó làai tức là không có tướng nhân; Ngài cũng không sợ thần thánh,ma yêu, mèo chó gì đe dọa

khủng bố tức là không có tướng

Page 92: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 92/96

2 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ

chúng sanh; không cần biết mộtnăm có bao nhiêu lần Trai Tăng

lâu, mau, xa gần... ngài vẫn âmthầm tiến nhanh, tiến mạnh trêncon đường phi thời khứ lai làkhông có tướng thọ giả. Mấy aiđã đạt được tinh thần vô sở trụnhư ngài nếu không đọc câu:“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (hãy không trụ, không dính vàođâu mà phát tâm Bồ-đề).

Thế rồi, đất bằng bỗng nổisóng! Đúng vào ngày tamnương sát chủ, ngài sực nhớ tớingày húy kỵ trọng thể của mộtđại thí chủ nước ngoài cúngTrai Tăng tại một ngôi chùa nọ.

Vì đã hơi trễ nên ngài vội “cânđẩu vân” để rút ngắn lộ trìnhcho kịp giờ. Đến nơi thì vừa lúcđang diễn ra phần tác bạch củahiếu chủ, âm thanh ấm áp củachiếc micro phát ra lời báo hiếuđầy bi thương cảm động. Cáctiểu tăng trong ban tổ chức vộixá chào mừng khách tăng vàcung thỉnh ngài ngồi vào chiếc bàn đặc biệt dành cho khách đitrễ.

Cũng theo thông lệ, trướckhi thọ trai, đại chúng nâng bát cúng quá đường thật trang

nghiêm kính cẩn. Lời xướng lễ

của vị sám chủ không câu nàolà không trót lọt vào tai Hòa

thượng Vô sở trụ: “… Phật dạy… Tỳ-kheo khi ăn nên duytrì chánh niệm, nếu tán tâm tạpthoại tín thí sẽ không tiêu. Đạichúng nghe tiếng chuông xinnhiếp tâm quán niệm”. Đồngthanh: “A-di-đà Phật”. Nhiếpảnh, quay phim, phóng viên liêntục di động khắp nơi. Và rồi…những bao thơ tịnh tài đượckính cẩn dâng cúng trước mặttừng vị Tôn đức. Hòa thượngĐại tướng bỗng ửng hồng đôimá lúm đồng tiền bầu bĩnhtrông rất dễ thương, hào quang

từ 9 chấm trên đảnh đầu phóngra chẳng khác gì thần tài đãquang lâm ứng báo điềm lành. Ngài vốn có bản chất ăn ngaynói thật, không chịu rụt rè úpmở điều gì cho nên khi cuộc tiệcsắp tan, lời cảm tạ cũng sắp tàn. Ngài tò mò đưa ngón tay vạchnhẹ một góc bao thư, thoángnhìn thấy một cạnh màu xanhlá tre non với con số 100, giậtmình: “Đúng 100 đô rồi, khỏequá!” Ngài tế nhị xếp lại bỏ từtừ vào đãi xách, lòng đầy hânhoan thầm tán thán: “Bọn này

chơi xộp thật! Trình độ quốc

Page 93: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 93/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ ☸

tế quá, hèn gì khách dự đôngđảo, bá quan văn võ, đủ thành

 phần đại gia, văn nhân, nghệ sĩ trong và ngoài nước, quan tăngchánh, phó cấp thành, cấp tỉnh,cấp quận đều có đủ”.

Sau bài tụng kiết trai hồihướng ngắn: “Nguyện đemcông đức này…” Hòa thượngĐại tướng tàng hình ngaytrong đám đông không màngnghe hồi chuông trống Bát-nhãđang hùng dũng ngân vang đưatiễn khách tăng. Ngài đi thẳngđến cửa hiệu kim hoàn để đổilấy tiền Việt cho dễ chi dùng.Cô chủ tiệm cầm tờ bạc 100

đô Mỹ xem qua và mỉm cười:“Thưa Thầy! Thầy nhận tiềnnày ở đâu vậy?” Ngài tròn conmắt chưa kịp trả lời thì cô chủtiệm tiếp lời bông đùa: “Xin lỗiThầy, tiền này là để cúng gửicho người dưới âm phủ xài,còn trên trần gian này mà dámcả gan chi dùng thì thân bạidanh liệt như chơi...!” Ấy vậymà ngài không một chút biếttàm quí liêm sỉ của bậc vô sở trụ. Ngài cầm lại tờ bạc đô laâm phủ vẫn nụ cười Di-lặc vôchấp: “A-di-đà Phật! Bọn này

quá thật, dám gạt cả lão tăng...

ha? À...! mà không sao. Rồimai kia ta đem xài nơi âm cảnh

cũng được”.Câu chuyện này có thật tạiSaigon nhưng chưa kết thúcmàn bi hài kịch. Và rồi chuyệngì lại xảy ra?

Hôm ấy có vị Thượng tọatrụ trì ở một ngôi chùa gần đó, Ngài cũng thuộc thành phần cóThiệp thỉnh chính quy, nhưngvì bận Phật sự nên đến trễ, đànhxề vào ngồi hàng ghế dự bị vớingài Hòa thượng kia. Thế làvị Thượng tọa cũng may mắnnhận bao thư tịnh tài 100 đôla âm phủ. Lúc về chùa, Ngài

mới hay cớ sự, đành ngậm đắngnuốt cay, bấm tay mới biết mìnhxuất hành gặp giờ hắc đạo, đạihung.

  Nhưng đâu ngờ sáng sớmhôm sau đám đệ tử của vịThượng tọa kéo qua chùa TraiTăng hôm trước để biểu tình,đòi khôi phục danh dự, đòiquyền làm người có nhân phẩm.Màn bi hài kịch tuy không umsùm mấy nhưng cũng đủ trở thành hý thoại trong chốn thiềnmôn mỗi độ Hạ về. ■

Page 94: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 94/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TƯ VẤN

 HỎI: Trong chuyến hành hương tại Bồ-đề đạo tràng, xứ Ấn Độ, chúng con được tận mắt thấy cây Bồ-đề nơi đức Thế Tônchứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không những tại đây mà hầu như khắp nơi trên đất Phật đều trồng cây Bồ-đề. Kính xin quý Thầy Cô giải thích về ý nghĩa cây Bồ-đề.

(Nhóm Phật tử Nguyên Hương - Đà Lạt)

ĐÁP: Cây Bồ-đề (Ficus

religiosa), gọi tắt là cây đề, mộtloài cây thuộc chi đa đề (Ficus)có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây NamTrung Quốc và Đông Dương về

 phía đông Việt Nam. Nó là mộtloài cây rụng lá về mùa Hè hoặcthường xanh bán mùa, cao 30 mvà đường kính thân dài 3 m. Lá

của nó có hình trái tim với phầnchóp kéo dài đặc biệt; các ládài 10-17 cm và rộng 8-12 cm,cuống lá dài 6-10 cm. Quả củacây Bồ-đề là loại quả nhỏ giốngquả và đường kính 1-1,5 cm cómàu xanh lục điểm tía.

Theo tín ngưỡng Phật giáo,

cây Bồ-đề trong một số ngônngữ khác được gọi là cây Bo,Pipul hay Aśvattha, Assattha(tiếng Pali). Từ Aśvattha làtiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là“ngày mai”, a chỉ sự phủ nhận,và tha có nghĩa là “người hayvật dừng lại hay tồn tại”. Nhà

triết học trứ danh thuộc hệ phái

Advaitavedānta (Bất nhị phệ-

đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọinày là “Người hay vật khôngthể tồn tại giống như thế vàongày mai”, cũng giống như toànthể vũ trụ. Loài cây này đượcnhững người theo Ấn Độ giáo,Kì-na giáo và Phật giáo xem là

  biểu tượng thiêng liêng nhất.

Thật sự, cây Bồ-đề liên quanmật thiết đến sự kiện lịch sử vềquá trình chứng đắc của thái tửTất-đạt-đa, Ngài ngồi thiền địnhdưới cội Bồ-đề và trở thành mộtvị Phật. Về sau, người ta lấy câynày biểu trưng cho cây của sựgiác ngộ, nên Bồ-đề có nghĩa là

Giác ngộ.Thật ra, cây Bồ-đề thời đứcPhật thành Đạo đã bị vua Ben-gal là Śaṣaṅka phá hủy vào thếkỉ thứ 7. Cây con được trồng kếnó cũng bị bão thổi trốc gốc vàonăm 1876. Cây con ngày nayđược chiết xuất từ một nhánh

của cây Bồ-đề gốc được vua

Page 95: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 95/96

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TƯ VẤN ☸

A-dục tặng vua Tích Lan vàokhoảng 288 TCN. Nó mang

tên Śrī Mahā (điềm lành và tolớn). Ngày nay, tại cố đô TíchLan Anurādhapura, cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thờiđiểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số cácthực vật có hoa và có thể kiểmchứng được tuổi. Cây Bồ-đề mà

người hành hương thường dừngchân chiêm ngưỡng lễ bái chínhlà con của cây Bồ-đề mà ngàyxưa đức Thế Tôn đã ngồi thiềnđịnh 49 ngày sau khi thành tựuVô thượng chánh đẳng chánhgiác. Nó được trồng ở chùa ĐạiBồ-đề (Mahābodhi), Bồ-đề đạo

tràng (Bodhgayā), khoảng 96km từ Patna thuộc bang Bihar của Ấn Độ.

 Ngoài yếu tố tôn giáo ra, vềmặt dược lý, cây Bồ-đề có tácdụng rất lớn. Trong vỏ Đề có vi-tamin k1, trong đó hai chất ber-gapten và bergaptal có tác dụng

kháng sinh sinh vật. Nhờ nhữngthớ sợi trong thân có tính chấttăng huyết hồng cầu lipid với0,7-1,5% tannic acid, lá đề làthức ăn được loài dê ưa chuộng,tuy acid này có ảnh hưởng một

 phần ở tim, gan, thận cũng nhưở da. Trong kỹ nghệ, cây Đề

được dùng làm mỹ phẩm bảo vệ

da hay thuốc khử mùi và thuốcchữa hen suyễn rất tốt.

Hậu duệ của cây Bồ-đề tạiBồ-đề đạo tràng (bodhgayā,  buddhagayā) được ứng dụngtheo phương pháp sanh sản vôtính hiện nay đang trồng tạivườn bách thảo Foster ở Hono-lulu, Hawaii.

Ý nghĩa về cây Bồ-đề có tầm

quan trọng rất lớn đối với ngườixuất gia cũng như tại gia. Khinói đến hai chữ “Bồ-đề”, chúngta hình dung được đây là mộtloài cây thiêng liêng và cao quýnhất, có thể cảm nhận niềm hỉlạc vô biên khi ngồi dưới bóngcây Bồ-đề. Hơn nữa, cây Bồ-

đề còn tượng trưng cho niềmtin vững chắc về sự sinh tồn củaPhật giáo cũng như tín tâm củangười Phật tử đối với ngôi Tam

  bảo. Cây Bồ-đề chính là tâmBồ-đề, là bóng râm che mát, làánh sáng trí tuệ luôn soi sáng vàtưới tẩm cho những ai đang khát

khao tìm về cội nguồn an lạc.Đó cũng là tuệ giác được nuôidưỡng bằng mầm non Bồ-đềtrong từng sát na của tâm thức,nhất là đối với Ấn Độ Giáo cũngnhư các Đạo giáo khác lúc bấygiờ. ■

TG.

Page 96: Tập San Pháp Luân 39

5/12/2018 T p San Ph p Lu n 39 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tap-san-phap-luan-39 96/96

 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TIN TỨC

Theo báo Headlinesindia, ngày 12 tháng

6 vừa qua, Tổng lãnh sự quán Nhật Bảntại Ấn, ông Noro Motoyasu, đã chính thứchội đàm với giới hữu trách tiểu bang Biharvề việc Nhật Bản sẽ tài trợ nguồn vốn đểthực hiện kế hoạch phục hoạt Đại học cổ

Nalanda.Theo dự kiến, Nhật Bản ban đầu sẽ tàitrợ 4.5 tỷ Rs (khoảng 11 triệu USD) và sẽgởi một nhóm chuyên gia đến để trợ giúp,trong đó có ông Amartya Sen, người đượctrao giải Nobel.

Trường sẽ bao gồm 7 khoa thuộc cáclãnh vực: khoa học, triết học và tôn giáo

học với 46 giáo sư, học giả nước ngoàivà 400 giáo sư, tiến sĩ trong nước. Việntrưởng sẽ mời một vị giáo sư quốc tế nổitiếng.

 Ý tưởng phục hoạt đại học Nalanda đãđược đem ra xem xét vào những năm cuốithập niên 90; đến đầu năm 2006, tổngthống Ấn, ông A.P.J. Abdul Kalam ủng hộ

mạnh mẽ ý tưởng này.Nalanda cách Bồ-đề đạo tràng khoảng60 km về hướng Đông Bắc. Từ ‘Nalanda’nghĩa là nơi truyền bá chánh pháp. Khicòn tại thế, đức Phật đã nhiều lần ghéthăm và thuyết pháp tại đây. Sau này, đểtưởng nhớ nơi Tôn giả Xá-lợi-phất nhậpdiệt, vua A-dục xây dựng một tháp thờ xá

lợi của Ngài tại nơi đây.

Tháp thờ xá-lợi của ngài Xá-lợi-phấtsau này trở thành biểu tượng trung tâmcủa Đại học. Đại học bắt đầu vào khoảngthế kỷ thứ II Tây lịch, nhưng nó được xâydựng quy mô hơn và trở thành trung tâmhọc thuật mang tầm quốc tế bắt đầu từ

triều đại Gupta, thế kỷ thứ IV.Trong giai đoạn ngài Huyền Trang lưuhọc, trường có khoảng 2 ngàn giáo sưvà 10 ngàn sinh viên. Sinh viên học vànghiên cứu các lãnh vực: Phật học, Veda,thiên văn, địa lý, kỹ thuật, v.v… Các luậnsư nổi tiếng của Phật giáo như ngài LongThọ, Thế Thân, Vô Trước, Trần Na, Huyền

Trang, v.v... là những giáo sư, nghiên cứusinh tại đây. Tư tưởng Trung quán và Duythức ảnh hưởng sâu rộng trong sinh viên.

Nhưng dần dần Đại học Nalanda cũngthăng trầm theo lịch sử đất nước và cuốicùng bị diệt vong vào thế kỷ thứ XII khi đạoquân Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ.

Cùng với việc tài trợ kinh phí để phục

hoạt Đại học này, Nhật Bản cũng sẽ hỗtrợ để xây dựng những con đường caotốc, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tếtrong phạm vi các thánh tích. Trong lời đềnghị với Tổng đốc bang Bihar, ông NoroMotoyasu nói rằng, nếu đầu tư đúng mức,những thánh tích này sẽ trở thành nhữngđiểm du lịch tâm linh mang tầm thế giới.

● Nguyên Lộc

NHẬT BẢN HỖ TRỢ TÀI CHÁNH PHỤC HOẠT ĐẠI HỌC CỔ NALANDA