740
Tập II

Tập II - vietnamvanhien.net · Xuân Hồng và Mặc Đỗ, dạy sử, văn chương và văn học sử tại các trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An ở Sài-gòn. Từ 1962

Embed Size (px)

Citation preview

  • Tập II

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    2

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    3

    *

    Mục Lục ………………………………………..……….. 3

    Lời tựa …………………………………………………... 5

    Chương thứ sáu: Nhà văn Việt Nam ở hải ngoại ….......... 7

    Tiết một: Những nhà văn di tản ra nước ngoài năm 1975. 8

    1. Vũ Khắc Khoan (1917-1986) ………………………… 9

    2. Võ Phiến (1925-20 ) ………………………...……… 43

    3. Linh Bảo (1927-20 ) ………………………………. 101

    4. Thanh Nam (1931-1985) …………………….…….. 119

    5. Nguyên Sa (1932-1998) ………………………..…. 139

    6. Minh Đức Hoài Trinh (1930-20 ) ………………… 153

    7. Xuân Vũ (1930-2004) ……………………………... 183

    8. Viên Linh (1938-20 ) ………………………….….. 205

    9. Túy Hồng (1938-20 ) …………….…….…………. 221

    10. Nguyên Vũ (1942-20 ) ……………..……………. 243

    11. Du Tử Lê (1942-20 ) …………………………….. 254

    12. Trùng Dương (1944-20 ) …………………..…….. 277

    13. Lê Tất Điều (1942-20 ) …………..…………...…. 305

    Tiết hai: Những nhà văn ra nước ngoài sau năm 1975. 328

    1. Hồ Trường An (1938-20 ) ……………..…………. 331

    2. Mai Thảo (1927-1998) …………………..……….... 351

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    4

    3. Trương Bảo Sơn (1916-2010) ……………………... 375

    4. Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992) …………..……….. 393

    5. Nhật Tiến (1936-20 ) ………………………...…… 405

    6. Trần Hoài Thư (1942-20 ) ………………………… 425

    7. Duyên Anh (1935-1997) ………………………...… 441

    8. Nguyễn Mộng Giác (1942-2012) ……………….…. 473

    9. Diễm Châu (1937-2006) ……………..……………. 489

    10. Nguyễn Thị Vinh (1924-20 ) ……………………. 507

    11. Nguyễn Xuân Hoàng (1940-20 ) …………..…….. 519

    12. Luân Hoán (1942-20 ) ………………..………..… 533

    13. Thế Uyên (1942-2013) ……………….…………... 545

    14. Trần Dạ Từ (1940-20 ) …………………….…….. 559

    15. Nhã Ca (1939-20 ) ………………………………. 573

    16. Duy Lam (1932-20 ) …………………………….. 605

    17. Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) ……….…………. 617

    18. Tô Thùy Yên (1938-20 ) ………………………… 641

    19. Phan Nhật Nam (1943-20 ) ……………………… 665

    20. Hoàng Hải Thủy (1933-20 ) ……………….…….. 679

    21. Doãn Quốc Sỹ (1923-20 ) ……………………….. 703

    22. Nguyễn Đình Toàn (1936-20 ) …………………... 713

    23. Trần Thị NgH. (1948-20 ) ……………………….. 725

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    5

    *

    Lời tựa

    Trong tập sách này, chúng tôi trình bày những nhà văn Việt

    Nam đã ở nước ngoài hoặc di tản ra nước ngoài do biến cố

    ngày 30 tháng 4 năm 1975, họ là những người khai sơn

    phá thạch trên vùng đất mới, để tiếp tục sự nghiệp văn

    chương, trang trải nổi lòng của những con người viễn xứ.

    Nhà văn, nhà thơ người ta ví như kiếp con tằm phải nhả tơ.

    Cho nên khi họ còn sinh lực, sáng tác là hơi thở, là sự sống

    của họ. Nhờ vậy, chúng ta có một dòng văn học Việt Nam ở

    hải ngoại, dòng văn học này được tự do sáng tác như họ đã

    từng sáng tác từ trước năm 1975 tại quê nhà. Dĩ nhiên có

    một số đã lớn tuổi, sự sáng tác cũng giảm đi, hơn nữa đời

    sống tại vùng đất mới tác động phần nào cho nền văn học

    này, từ giới sáng tác cho đến người thưởng ngoạn.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    6

    Hầu hết những nhà văn trong tập sách này, đều có trình

    bày trong Văn Học Miền Nam 1954-1975, trừ tiểu sử chỉ

    bổ sung chút ít chi tiết, còn lại nội dung đều được chọn lọc

    những tài liệu mới, hình ảnh mới đem vào.

    Trong tập này, một số nhà văn đáng lẽ được trích nhiều bài

    hay, nhưng do số lượng tập sách bị hạn chế 740 trang, nên

    có vài nhà văn bị hạn chế như nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà

    văn Phan Nhật Nam, Hoàng Hải Thủy, Nguyễn Đình

    Toàn…

    Dĩ nhiên không tránh khỏi sai sót, mong được độc giả rộng

    lòng chỉ dẫn để bổ sung cho được hoàn hảo.

    Xin quý vị tác giả, những người chủ trương các trang

    Mạng, trang Blog có bài được trích đăng trong tập sách

    này, nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi, do

    nhờ có những bài viết ấy, tập sách này mới được hình

    thành..

    Trân trọng,

    Soạn giả

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    7

    *

    Chương thứ sáu: Nhà văn Việt Nam ở hải ngoại

    Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số văn nghệ sĩ Việt

    Nam đã rời khỏi Việt Nam đi định cư ở một số các nước

    như Mỹ, Pháp …

    Về sau một số nhà văn, nhà thơ vượt biên được định cư ở

    nước ngoài, rồi tiếp theo một số khác được thân nhân bảo

    lãnh hay thành phần quân nhân, công tư chức bị học tập cải

    tạo được chánh phủ Mỹ cho tị nạn thuộc diện HO.

    Cũng có một số nhà văn chỉ mới thành danh từ sau khi định

    cư ở xứ người, họ sáng tác về tù đày, về cuộc vượt thoát

    khỏi Việt Nam, về vùng đất mới, về thân phận con người.

    Những nhà văn thuộc các thành phần kể trên, họ là những

    người đã tạo thành một dòng văn chương Việt Nam ở hải

    ngoại. Họ được tự do sáng tác, hoàn toàn khác biệt với

    dòng văn chương trong nước bị gò bó trong khuôn khổ.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    8

    Tiết một: Những nhà văn di tản ra nước ngoài năm 1975.

    Trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số nhà văn

    đã di tản ra nước ngoài.

    Có nhà văn đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài, nên sau

    ngày mất nước, họ định cư luôn nước ngoài như Toàn

    Phong Nguyễn Xuân Vinh, Linh Bảo Võ Thị Diệu Viên …

    Một số nhà văn trước kia từng du học ở Pháp hay có gia

    đình ở Pháp, nên họ di tản tới nước Pháp như Nguyên Sa,

    Minh Đức Hoài Trinh …

    Một số nhà văn được di tản sang Mỹ như Vũ Khắc Khoan,

    đôi vợ chồng nhà văn Thanh Nam - Túy Hồng, Trùng

    Dương, Xuân Vũ, Nguyên Vũ …

    Trong Tiết này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những nhà

    văn đặt nền móng cho dòng văn chương hải ngoại.

    Các nhà văn được xếp thứ tự theo tuổi tác.

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    9

    1. Vũ Khắc Khoan

    Vũ Khắc Khoan (1917-1989)

    Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27 tháng 2 năm 1917 tại Hà-nội,

    là học trò trường Bưởi. Lên đại học, theo ngành y khoa hai

    năm, trước khi vào trường Cao đẳng Canh nông.

    Sau khi tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi

    chuyển hẳn sang nghề dạy học, dạy lịch sử tại hai trường

    Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà-nội. Vừa dạy học, ông

    vừa hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan

    Điểm với Nghiêm Xuân Hồng.

    Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ

    Thông, hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa năm 1948,

    Giao thừa năm 1949 và bài tùy bút Mơ Hương Cảng năm

    1953. Giao thừa có thể coi là vở kịch phi lý đầu tiên của

    Việt Nam.

    Ngay từ thời còn là sinh viên y khoa, Vũ Khắc Khoan đã

    đạo diễn những vở Thế Chiến quốc và Nửa đêm truyền hịch

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    10

    của Trần Tử Anh, trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội; ông

    viết và dựng kịch bản đầu tay Trường ca Mông Cổ, tác

    phẩm làm nền cho vở Thành Cát Tư Hãn sau này.

    Năm 1952, vừa dựng, vừa diễn vở Thằng Cuội ngồi gốc

    cây đa tại Nhà Hát Lớn.

    Năm 1954 di cư vào Nam, Vũ Khắc Khoan cộng tác với

    Nhật báo Tự Do, dựng lại nhóm Quan Điểm với Nghiêm

    Xuân Hồng và Mặc Đỗ, dạy sử, văn chương và văn học sử

    tại các trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An ở Sài-gòn.

    Từ 1962 lên dạy đại học. Chủ trương và cùng với Mai Thảo

    ấn hành nguyệt san Vấn Đề, dạy và làm Giám đốc Kịch

    nghệ tại trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài-gòn.

    Năm 1975, di tản sang Hoa Kỳ, ông dạy Pháp văn tại đại

    học Minnesota trong hai năm, cộng tác với tờ Đất Mới của

    Thanh Nam và tờ Văn của Mai Thảo. Cuối đời ông sáng tác

    hai bài thơ văn xuôi: Berceuse en pluie mineure (Ru em

    theo gam mưa thứ) và Le petit oiseau, la petite branche et

    le printemps (Con chim nhỏ, cành cây nhỏ và mùa xuân) và

    viết hai tác phẩm chưa hoàn tất là truyện dài Bướm đêm và

    kịch Ngọa triều.

    Vũ Khắc Khoan là sáng lập viên Hội Phật Giáo Việt Nam

    tại Minnesota năm 1976 và làm Chủ tịch từ khi lập Hội cho

    đến năm 1979; sáng lập viên và chủ tịch Hội Văn Hoá VN

    tại Minnesota từ 1979-1983.

    Vũ Khắc Khoan mất tại Minnesota ngày 12 tháng 9 năm

    1986 vì bệnh ung thư, thọ 69 tuổi.

    Tác phẩm:

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    11

    - Thần tháp Rùa (1957)

    - Ngộ nhận

    - Nhập Thiên thai

    - Những người không chịu chết (kịch nói, 1972)

    - Người đẹp trong tranh

    - Trương Chi (truyện ngắn)

    - Ga xép (kịch nói)

    - Hậu trường (kịch nói)

    - Lộng ngôn (kịch nói)

    Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948)

    - Giao thừa (kịch nói, 1949)

    Thần Tháp Rùa (Nguyễn Đình Vượng, 1957)

    Thành Cát Tư Hãn (kịch nói, 1961),

    Những người không chịu chết (An Tiêm, 1969)

    Ngộ nhận (Quan Điểm, 1969)

    Mơ Hương Cảng (Kẻ Sĩ, 1971)

    Tìm hiểu sân khấu chèo

    Quan Âm Thị Kính (Lửa Thiêng, 1974)

    Đọc kinh (An Tiêm, Paris, 1990)

    Đoản văn xa nước (An Tiêm, Paris, 1995)

    Trích văn:

    Thần Tháp Rùa

    http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=K%E1%BB%8Bch_n%C3%B3i&action=edit&redlink=1http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_ng%E1%BA%AFn

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    12

    Năm loạn đầu hậu bán thế kỷ thứ hai mươi dương lịch, có

    người trẻ tuổi họ Đỗ bán ruộng bỏ vùng quê lên Kẻ Chợ trọ

    học.

    Đỗ vốn thuộc lớp trung nông, thường sống bằng lợi tức ít

    mẫu hương hỏa cha mẹ mất sớm để lại.

    Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên

    ít lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng

    trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kích

    sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ù ê lộ ra ở đôi mày

    hay nhíu, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tính vốn

    ít nói, trong chốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước

    nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không

    lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi

    cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một

    người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngửa mặt lên

    trời mà than thời thế hoặc tác sắc đập bàn luận đàm quốc sự

    đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn nhưng Đỗ vẫn sống một mình,

    không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu

    ghẹo ngỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi

    gợi việc trăm năm mối lái mà không tiếp chuyện.

    Lên đến Kẻ Chợ, Đỗ ngồi dạy học ở phường hang Bạc, tạm

    yên sinh kế để có thể tiếp tục học hành. Đất Kẻ Chợ, nhà

    cửa như bát úp, người đi lại ngoài đường đông hơn mắc

    cửi, mà Đỗ vẫn giữ nguyên tính cũ, ngày một buổi đến

    trường nghe giảng văn rồi về thẳng nhà, đóng cửa đọc sách

    lạ. Bạn cùng trường thấy lẻ loi, thỉnh thoảng rủ đi đánh cầu

    nhẩy múa, Đỗ đều một mực từ chối. Nhưng trong câu

    chuyện, nếu có ai đả động đến thời cuộc, so sánh lý thuyết

    nọ với lý thuyết kia, là lập tức sắm sắm bước vào vòng thảo

    luận, nói hằng giờ không biết mỏi. Hoặc nêu thuyết nhà

    Phật mà bác bỏ định đề Cơ Đốc. Hoặc đề cao tư tưởng của

    Văn sĩ Pascal mà đánh đổ lý luận vô thần. Hoặc chủ trương

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    13

    giai cấp đấu tranh những mưu mô tư bản, Hoặc lập luận tự

    do cá nhân để chống với độc tài đoàn thể. Có ai rụt rè nói

    đến giá trị nội tại của nghệ thuật ắt Đỗ phải lớn tiếng thích

    nghĩa nhân sinh. Nhưng nếu có người muốn hạ văn chương

    xuống ngang hàng một “đồ thực dụng” thời Đỗ lại chép

    miệng thở dài nhắc đến quan niệm nghệ thuật của Kant.

    Giọng Đỗ trầm bổng như tiếng trúc tiếng tơ, khi mau khi

    chậm, khi thoảng nhẹ tựa cơn gió mùa hạ, khi thiết tha như

    tiếng đục trạm của người rũa ngọc. Bạn bè ai nghe cũng

    thấy thích tai, cho là lạ, phục Đỗ học rộng, biết nhiều.

    Tựu trung cũng chẳng hiểu Đỗ ra sao.

    Một hôm, có người hiếu kỳ gần nửa đêm, đập cửa nhà Đỗ,

    đòi chất vấn.

    - Hiện nay thiên hạ chia đôi, không trắng thời đen, mà nghe

    ông nói thì thật không biết là đen hay trắng .

    Đỗ ngẫm nghĩ hồi lâu, thủng thằng trả lời :

    - Tại sao anh cứ bắt buộc là đen hay trắng ? Mặt trăng vòm

    trời khi khuyết, khi tròn. Áng sáng mùa thu trong như ngọc

    mà thật ra lại hợp bảy màu. Lá cây phong bên bãi lúc xanh,

    lúc đỏ. Chân lý ở đời không đơn giản như bụng dạ trẻ con.

    Tai sao lại cứ bắt buộc là đen hay trắng ?

    - Mùa xuân, mùa hạ thì lá xanh, mùa thu, mùa đông thì lá

    úa đỏ. Áng sáng tuy hợp bảy màu nhưng chính mắt chỉ nhìn

    thấy một. Trăng có tuần trăng khuyết, trăng tròn. Chân lý

    tuy phức tạp nhưng không hẳn là nhờ nhờ, không màu sắc.

    Nay đang đêm đến đập cửa nhà ông, là có ý thành. Xin cho

    nghe những lời tâm sự.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    14

    Đỗ lặng thinh không trả lời.

    Người kia bèn xích lại gần Đỗ :

    - Mã Khắc Tư cầm bút mà thiên hạ phân đôi. Một đàng tư

    bản đè xuống. Một đàng vô sản vùng lên. Tấn tuồng Hán

    Sở tranh hùng thuở xưa lại diễn. Chúng ta thật đã sa vào cái

    thế trên đe dưới búa, ý ông thế nào ?

    Đỗ bỗng hỏi :

    - Biết để làm gì?

    - Khôn cũng chết, dại cũng chết. Vậy biết để sống.

    - Cầu an ư?

    - Ai mà không thích sống? Quan Công chịu đau đưa tay

    cho Hoa-Đà cắt thịt cũng là thích sống. Tần Thủy Hoàng

    dựng Vạn lý Trường thành mà lúc gần chết cũng còn tìm

    thuốc trường sinh. Tìm mà bỏ chết, đó là thường tình của

    con người.

    - Vậy đầu hàng đi.

    - Hán hay Sở ?

    - Tư bản đè xuống mà hùa theo là tư cách tiểu nhân. Vô sản

    vùng lên, nếu nhập vào, ắt mất tự do.

    - Vậy cứ khoanh tay hay sao ?

    Đỗ chưa kịp trả lời, người kia đã nói tiếp :

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    15

    - Tôi thường nghe mỗi khi thời thế chuyển xoay là có thuết

    lạ ra đời. Xưa thì Tô Tần bàn kế Hợp tung, Mạnh Tử luận

    “Dân vi quý”. Gần đây có người Đăng Thục mưu việc duy

    nhất tư tưởng Đông Tây, Hồ Hữu Tường băn khoăn muốn

    vượt Mác xít. Ông vẫn được tiếng là người nói giỏi, tất phải

    có ý định. Xin cho nghe.

    Đỗ cúi đầu, người kia không chịu mà rằng :

    - Hay định học lối vô vi của Lão Tử, không làm để khỏi

    thất bại, không tụ, để khỏi phân ly?

    Đỗ bèn thở dài mà rằng:

    - Vô vi làm sao được? Ở cái bình diện nhân sinh tương đối

    này thì làm sao mà thể hiện được cái nghĩa tuyệt đối của

    một chữ Vô? Vô đấy mà cũng là Hữu đấy. Hữu đấy mà lại

    là Vô. Khó lắm thay!

    - Không vô vi tất phải làm, vậy làm gì?

    Đỗ bỗng đổi giọng :

    - Ông đã đọc sách Luận ngữ chưa?

    - Đọc rồi.

    - Tất biết chuyện Tăng- Điểm!

    - Xin nghe!

    - Nhân Tử Lộ, Tăng Điểm, Nhiễm Cầu, Công Tôn Hoa

    ngồi hầu, Phu Tử hỏi rằng Khi các ngươi bình cư thường

    nói : “Chẳng ai biết đến ta mà dùng ta”. Nếu như có người

    biết mà dùng thì các ngươi định làm sao? Tử Lộ ước có

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    16

    nghìn cỗ xe lớn, ở vào thế yếu mà chống thyết mạnh,

    Nhiễm Cầu bàn đấn một chương trình kinh tế ba năm cho

    dân no đủ. Công Tôn Hoa thì nghĩ đến việc “mặc áo huyền

    đoan, đội mũ chương phủ” vào nhà Tôn Miếu mà giúp việc

    Lễ.

    - Còn Điểm thì sao?

    - Tăng Điểm lúc ấy đang gảy cái đàn sắt, tiếng đàn thong

    thả và hòa nhã, bỏ đàn xuống, đứng dậy mà thưa rằng: Chí

    tôi khác hẳn ba anh kia. Đến cuối mùa xuân, áo mùa xuân

    đã may xong, năm sáu người trạc độ hai mươi tuổi, sáu bảy

    đứa trẻ con rủ nhau đi tắm sông Nghi, hóng gió nền Vũ vu,

    rồi hát mà về. Phu Tử thở dài mà than rằng :”Ta cũng thích

    như Điểm vậy !”

    Người kia tròn mắt nhìn Đỗ:

    - Tôi vẫn chưa hiểu.

    - Có gì mà không hiểu?

    - Vậy ý ông có thế thôi ư?

    - Hãy tạm hiểu là như vậy.

    Rồi Đỗ lẳng lặng sắp đồ pha trà, căn vặn thế nào cũng

    không nói. Một lúc sau nhớ tới lệnh giới nghiêm, người kia

    bỏ ra về. Hôm sau kể lại chuyện, cũng chẳng ai hiểu Đỗ

    dụng ý nói gì.

    Cuộc sống nơi Kẻ Chợ vốn đắt đỏ, số người tị - loạn càng

    ngày càng đông, việc mưu sinh trở nên chật vật. Thiên hạ

    mải kiếm gạo, dần dà không còn ai bàn tán tới Đỗ. Thản -

    hoặc, có nhắc đến, cũng cho là viển vông, vu khoát.

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    17

    Nhưng từ cái đêm nhắc tới lời Phu Tử, Đỗ lại thêm phần

    thắc mắc. Đỗ nghĩ rằng cả bốn môn đồ Phu Tử đều có lý.

    Vì sở thích Tăng Điểm chính là cái đích chung của thiên

    hạ. Nhưng muôn tới được đó, tất phải hoàn thành cái cách

    Nhiễm Cầu, mưu việc Tử Lộ và tề chỉnh cho thiên hạ một

    thứ lễ nghi như ý Công Tôn Hoa. Bốn ước vọng tựu trung

    là cả một quốc sách có trình tự rõ ràng. Đỗ thán phục cổ

    nhân nhưng cũng thầm trách cổ nhân chỉ bày cái đích mà

    chẳng vẽ ra phương tiện.

    Thật tình ai mà thích mặc áo mùa xuân và tắm mát sông

    Nghi ? Nhưng trong cơn đại loạn này, tìm đâu ra được một

    Tử Lộ, một Nhiễm Cầu và nhất là một Công Tôn Hoa?...

    Tiếng guốc ngoại ô lần tới họp chợ sáng Bắc Qua, đã nhiều

    lần làm Đỗ giật mình thấy mình bó gối thâu đêm bên ấm trà

    tàn bã.

    Càng suy nghĩ, càng thấy tối. Đỗ ngày một héo mòn.

    Người chủ trọ ái ngại, muốn lựa lời khuyên giải mà cũng

    chẳng biết nói gì.

    Ngày nguyên tiêu năm mão, có mở chợ hoa. Thiên hạ tạm

    quên lo nghĩ, mặc áo mới, đổ ra đường, nam, phụ, lão, ấu,

    lũ lượt kéo tới ven hồ Hoàn Kiếm.

    Muốn thêm vui, viên thị trưởng họ Thẩm ra lệnh kéo lưới

    bắt Rùa ở hồ lên để người Kẻ Chợ có dịp nhìn tận mặt con

    vật tương truyền giật kiếm cứu quốc của vua Lê. Người

    hiếu kỳ xem Rùa có tới hàng vạn. Không khí tưng bừng,

    đây đó đèn treo hoa kết.

    Người chủ trọ thấy Đỗ vẫn âm thầm một mình trên gác trọ,

    bèn thúc dục ra phố. Bắt đầu còn từ chối, sau nể lời, Đỗ

    miễn cưỡng vuốt tóc, khoác áo ra đường.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    18

    Khi tới nơi, ttrời đã ngả chiều, người chơi hội chỉ còn lác

    đác. Vì lâu không ra chỗ thoáng, Đỗ tinh thần sảng khoái,

    bèn bước vào một tửu quán, chọn chỗ khuất gọi rượu ngắm

    hồ.

    Lúc bấy giờ, gió đông thổi lộng, sóng hồ bệp bềnh, trăng

    rằm lên ngôi, sương mỏng buông xuống ướt cả cỏ non. Đối

    cảnh mà cảm khái, mềm môi, uống mãi, lúc đứng lên mới

    biết đã say. Đỗ chập chững ven hồ mà bước. Một lát sau

    thấy mình dừng lại trước Rùa, bèn dương mắt mà ngắm.

    Rùa to bằng cái nia, đầu cổ sần sùi, bốn chân bị trói.

    Đỗ đứng lặng nhìn Rùa. Rùa cũng vương cổ nhìn Đỗ. Dưới

    ánh trăng nguyên tiêu, Đỗ chợt thấy mắt Rùa như mờ lệ.

    Nhân còn say, Đỗ hỏi :

    - Cũng biết thùy lệ ư ?

    Rùa gật đầu, vươn cổ ra nhìn hồ. Nước hồ trong xanh dưới

    ánh trăng xanh. Đáy hồ rêu cũng xanh. Đỗ nhìn quanh

    không thấy có ai, bèn sắn tay áo cởi trói cho Rùa. Rùa dụi

    đầu vào tay Đỗ, Đỗ thấy mát dợi lòng tay. Bèn vỗ vào mai

    Rùa mà rằng :

    - Thôi đi đi, từ nay nên cẩn thận.

    Rùa choài mình xuống nước. Mai Rùa lấp loáng phút chốc

    biến mất.

    Đỗ nhìn theo hồi lâu rồi cũng trở về.

    Đêm hôm đó, Đỗ chằn chọc, không nhắm mắt. Định đọc

    sách, thì tâm thần phiêu diêu bất định, chữ múa trước mắt,

    nghĩa sách thoảng xuôi như cơn gió mùa xuân.

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    19

    Đỗ bèn vùng dậy, mở toang cửa sổ. Trăng tỏa đầy gác học.

    Trăng soi sáng bốn bề ngập sách. Sách ở bàn, ở tủ, từng

    chồng, từng tập, ở cả đầu giường. Quyển mở xem vội vài

    trang, quyển khép kín im lìm một xó tường. Mã Khắc Tư

    ôm ấp Lão Tử. Sartre nằm cạnh tập kinh Tân Ước. Bao

    nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu cố gắng, bấy nhiêu cây mốc cắm

    dọc con đường tư tưởng tự nẻo xa xôi, rắn vườn Eden chưa

    từng bò sát cho đến bây giờ... Tựu trung, Chân Lý vẫn chập

    chờn như đom đóm lập lòe giữ bãi tha ma. Sách lặng lẽ lên

    bụi. Bụi sách lung lay ánh trăng nguyên tiêu. Đỗ bỗng thấy

    ngộp thở mà quay đi. Và dụt dè hỏi rằng :

    - Thế ra mỗi người là một thế sống tùy thời mà biến hóa

    khôn lường.m Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu... Thế sống

    mạnh Tử và thế sống Khổng Khưu. Mà nào ai đã khuyên

    nhủ được ai ? Hỡi ơi ! Ta vỡ lòng trong mốc bụi dĩ vãng,

    nhớn lên cùng tập giấy mủn, nhìn thế cục xoay vần bằng

    con mắt cố nhân. Nay lại định giải quyết hiện tại bằng

    phương quá khứ ! Còn vỗ ngực trách ai nữa ?

    Đỗ thở dài nhìn xuống đường.

    “ Đường xanh bóng trăng. . . .”

    Đường rộng rãi, thênh thang mà vắng ngắt.

    Đỗ cảm thấy hoang mang như người lên đường mất bạn

    đồng hành. Tự cởi, tự do nhưng lại thầm nghĩ :

    - Thế ra ta chỉ một mình ?

    - Tại sao ta lại một mình, còn em ?

    Đỗ bàng hoàng quay lại, nheo mắt không tin. Vì đúng là có

    một người đứng trước mặt Đỗ: một người thiếu phụ, thướt

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    20

    tha, mặt trắng, mắt trong, da mịn, tóc mun chảy như suối

    xuống vai, áo màu rêu mát lạnh.

    - Nàng là ai ?

    Câu hỏi tắt ngấm trong hơi thở ấm dan. Hai vòng tay thơm

    ngát đã vòng quanh cổ Đỗ. Trăng sáng, môi ướt mọng chín

    mùi, gió xuân lọt căn gác. Đỗ dợn ngùi mà mê đi.

    Cuối canh tư, Đỗ bừng tỉnh. Hàng xóm gọi nhau ơi ới thổi

    cơm. Gà gáy cuối phố. Cửa sổ vẫn rộng mở. Trăng sế vàng

    khè. Nhìn quanh vắng ngắt, duy hương vương lại, giường

    chiếu xô lệch, sách vở đạp xuống đất, Đỗ mới tin là chuyện

    thực. Bèn đóng kín cửa để ủ hương thừa, ngẩn ngơ, ủ rũ

    suốt cả ngày, không biết làm gì.

    Đêm nàng lại đến. Hỏi tung tích, chỉ mỉm cười mà không

    nói. Gạn dò thì nhẹ đáp :

    - Đêm xuân ngắn ngủi, hỏi làm gì ? Đến với chàng thế này

    chưa đủ sao ?

    Đỗ không chịu, định căn vặn đến điều thì hai vòng tay mát

    dịu đã quàng nơi cổ. Đỗ không cưỡng được mà mê đi.

    Lại cũng như đêm trước, gà hàng xóm bắt đầu gáy, Đỗ lại

    sực tỉnh một mình.

    Từ đó, đêm nào cũng tới. Đỗ bỏ cả sách, ăn uống thất

    thường, suốt ngày phờ phạc, sắm nắm đợi náng từ lúc lên

    đèn. Có lúc nhớ tới cái không khí « giàn dưa lất phất » của

    Bồ Tùng Linh, Đỗ rùng mình nghi là ma quái, nhưng lần

    đầu gần đàn bà, gia dĩ môi nàng ấm quá, da nàng mịn

    màng, cho nên định hỏi lại thôi, có ngờ cũng không cự

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    21

    tuyệt. Trăm nghìn câu hỏi, áp má người ngọc, Đỗ lại mê đi

    mà quên bẵng.

    Người chủ trọ quen tính, cũng không lấy làm lạ, cho Đỗ bơ

    phờ bởi, quá chăm học, chỉ biết ái ngại lắc đầu.

    Cứ như thế, thoắt đã nở mùa hoa phượng. Cuộc tình duyên

    lặng lẻ giữa hai người kéo dài cả một vụ xuân. Một đêm,

    nàng đến mà ngồi yên, nét buồn in trên vẻ mặt. Đỗ có nắm

    tay, cũng gượng gạo mỉm cười nhưng không dấu nỗi ưu tư.

    Định hỏi, nàng đã thỏ thẻ bên tai :

    - Đã đến lúc xa nhau rồi đấy !

    Đỗ không tin mà cãi :

    - Xa làm sao được ? Mà ai bắt xa nhau ?

    Nàng ngồi yên một lát rồi mới nói, giọng như đượm lệ :

    - Chàng với em vốn có tiền duyên, chàng còn nhớ ngày hội

    nguyên tiêu ?

    Đỗ gật, Nàng nói tiếp :

    - Em vì mải vui hôm đó nên sa cơ mắc lưới. Chàng vì lòng

    hào hiệp mà cởi trói cho em. Thụ ơn nặng cùng chàng nên

    mới có ngày nay.

    Đỗ thốt nhiên nhớ lại, giật mình :

    - Vậy ra nàng là. . . .

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    22

    - Em vốn là loài Rùa, tu đã trọn kiếp, nhất là có công với

    Đất Nước này nên được Thiên đình giao cho cai quản ngôi

    tháp giữa hồ Hoàn Kiếm.

    - Nàng nói sao ? Nàng có công với Đất Nước này ?

    - Chàng đọc sách nhiều, quên việc xây thành Cổ Loa rồi

    sao ?

    - Trời ơi Thần Kim Quy !

    - Là em đó . . .

    - Còn chuyện thanh gươm Lê Lợi ?

    - Cũng là tại em !

    Đỗ cúi đầu suy nghĩ, giây lâu mới nói lên lời :

    - Nhưng tại sao lại phải xa nhau ?

    Nàng thổn thức trả lời :

    - Em đi lại với chàng, không dấu nổi tai mắt Thiên Đình

    mà mang tội phải đầy sang Động Đình Hồ. Em lén đi giây

    lát để chàng biết chuyện, mai sớm đã phải lên đường.

    Đỗ ôm lấy vai nàng :

    - Chậm lại ít bữa được chăng ?

    - Lệnh Thiên Đình không thể trì hoãn. Vả công sai áp giải

    đã chực sẵn từ sáng. . . . Mới lại đằng nào chẳng phải xa

    nhau ?

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    23

    Đỗ ngùi ngùi gặng hỏi :

    - Xa nhau mãi ư ?

    - Sớm lắm cũng khoảng hai năm. Còn chậm, thật chưa biết

    đến bao giờ.

    Nói rồi, hai người nhìn nhau thổn thức. Ve kêu ran ngoài

    đường khắp các cành cây. Sao từng ngôi lấp lánh vòm trời.

    Nàng chợt đứng dậy, nhưng Đỗ bàng hoàng nắm áo, nhất

    định không chịu chia tay. Nàng đành nuốt lệ nói sẵng :

    - Xa nhau ít lâu rồi lại gặp, Chàng sao nặng tình quá thế !

    Đỗ rằng :

    - Bây giờ mới biết thế sao ?

    Biết Đỗ giận, nàng vội nhích lại gần :

    - Nói đùa chàng đấy . . . Thật tình biết chàng từ lâu, ngay

    từ khi chưa gặp . . .

    - Thật hay đùa nữa ?

    - Thật đấy ! Ngày ngày ven hồ mà đi nghe giảng văn, ai mà

    không thấy ? Lại những trắng đêm đọc sách, vẻ ưu tư của

    chàng, gợn cả sóng hồ. Em vốn cũng nặng tình với số phận

    Đất Nước, làm gì mà không để ý ?

    Đỗ vội hỏi :

    - Ở đây rồi sẽ ra sao, có thể biết trước được không ?

    Nàng cười mà không trả lời.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    24

    Đỗ lại gặng hỏi, thì nàng đáp :

    - Biết làm sao được ?

    - Cạnh nàng chắc cũng có vbàn luận nhiều đến thời cuộc,

    nỡ nào lại còn giấu nhau ?

    - Thân còn không tiếc, giấu chàng làm gì việc ấy ?

    Đỗ tần ngần mà rằng :

    - Tôi tưởng đã có định trước . . .

    - Định hẳn làm sao được ?

    - Thế sao lại có việc Lê Lợi đào được kiếm thần ?

    - Đào được kiếm thần thì ai đào mà chả được ? Thiên Đình

    thật ra có biệt nhỡn riêng ai ? Chỉ sợ không sử dụng nổi

    kiếm thần mà thôi ! . . .

    Đỗ không tin :

    - Nếu có kiếm thần trong tay thì còn sợ gì nữa ?

    Nàng liền nói tiếp :

    - Trước kia em cũng lầm tưởng như chàng cho nên mới

    hủy công tu luyện mà ra công giúp đỡ Thục Vương. Ấy thế

    mà rồi cũng hỏng cả . . . Nỏ thần dù màu nhiệm, nếp xoáy

    Loa thành có hiểm trở nhưng người đứng đầu không vững

    tay sử dụng thì đại sự vẫn không thành . . . Nhân sự thật

    thật là phức tạp. Tính trước làm sao được mối oan tình

    Trọng Thủy, Mỵ Châu ? Cho nên Thiên Đình dù có biết

    trước thời cơ cũng không lý nổi nhân sự. Lê Lợi, Quang

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    25

    Trung chẳng qua chỉ là những người ý thành, tâm chính,

    hiểu thời, nổi dậy mà thiên hạ phải bình, có thế thôi !

    Nàng bặt lời, cúi đầu ngẫm nghĩ. Đỗ cũng cảm thấy xáo

    trộn trong tâm mà yên lặng không lời . . . Trên trời, sao

    từng ngôi tắt ngấm. Rì rào ngọn gió bắt đầu kể lể riêng tây

    đây đó, từng lá từng cành. . .

    Giọng người thần nữ Kim Quy lại thổn thức cất lên :

    - Trước kia vì đại sự mà giận Mỵ Châu, bây giờ thật mới

    hiểu nàng.

    - Sao ?

    - Lại còn phải hỏi ư ?

    - Có bằng Mỵ Châu, Trọng Thủy không ?

    - So sánh làm sao được ?

    - Nếu muốn thử thách, liệu có dám làm như Mỵ Châu

    không ?

    - Có lẽ cũng không giữ nổi lòng đâu !

    Đỗ dụt dè :

    - Ngộ . . . muốn xin chiếc kiếm Lam Sơn thì sao ?

    - Em được lệnh trên mà lấy lại kiếm thần nhưng lại không

    giữ . . .

    - Ai giữ ?

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    26

    - Chính Lê Lợi ! . . . Nhưng chàng muốn được kiếm để

    làm gì ?

    Đỗ chợt dằn giọng :

    - Nhận trách nhiệm. Mưu đại sự.

    Dứt lời, gió đột nhiên tự bốn phương ào ào đưa lại. Vòm

    trời đen kịt nhằng nhịt ánh chớp. Căn gác rung lên cùng

    tiếng sấm vang dậy.

    Thần Kim Quy tái mặt vùng dậy :

    - Trời ơi !

    Đỗ cũng hoảng hốt xô lại định giơ tay đỡ, nhưng nàng đã

    rú lên :

    - Đừng, đừng chạm vào em ! Em không còn là em nữa

    đâu !

    Trước mắt Đỗ, thần Kim Quy . . . lần lần lộ nguyên hình.

    Đỗ thổn thức cố nói :

    - Đừng quên nhau . . .

    Ánh chớp sáng loáng mai rùa, long lanh ngấn lệ. Thần Kim

    Quy gật đầu rồi từ từ bò khuất vào giữa cơn bão gió đen kịt

    đêm tàn xuân. Đỗ gục vào thành giường mà khóc cho đến

    sáng.

    Gần sáng, bão gió chưa tắt, mưa đã dội xuống. Rồi vừ mưa

    vừa gió suốt ba ngày ba đêm không lúc nào ngớt. Cây cổ

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    27

    thụ Kẻ Chợ bật gốc có đến mấy trăm thân, nhà Kẻ Chợ bay

    nóc có trên hàng nghìn chiếc.

    Trời hửng nắng, thì cá hồ Hoàn Kiếm chết nổi lềnh bềnh

    như bèo Nhật bản. Thiên hạ hiếu kỳ rủ nhau đi xem đông

    nghịt ven hồ, ai cũng lấy làm lạ. Duy có Đỗ từ buổi đó thì

    thôi hẳn ra đường, suốt ngày thơ thẩn trong phòng, lắm lúc

    vật mình mà khóc, có đêm ôm gối tương tư, như điên như

    dại. Lúc đầu còn có bạn đến thăm, nhưng vì lãnh đạm

    không tiếp, lâu dần chẳng còn ai lui tới.

    Năm Mão qua đi mà trọn bốn mùa, Đỗ không thôi thương

    nhớ. Một ngày trọng Đông năm Thìn, Đỗ không đâu mà

    cảm thấy bồn chồn, tâm linh xao động, dường như có gì

    thúc bách. Bèn tung chăn đứng dậy, bách bộ quanh phòng.

    Một lát, dừng bước trước đống sách. Quen lệ cũ, đã định

    giơ tay với một cuốn : gió bấc chợt lọt kẽ song, phả vào

    mặt Đỗ một mùi tử khí tự đống sách dâng lên. Nhìn kỹ,

    mốc xanh lốm đốm khâm liệm đống sách đã tự bao giờ.

    Nhằng nhịt, nhện đả giăng tơ, tơ nhện hứng bụi tường tỏa

    trắng một góc buồng. Tự đêm nguyên tiêu kỳ ngộ, có lần

    nào Đỗ nén lòng đọc được một trang ? Vả lại, cũng tự đêm

    ấy, Đỗ bắt đầu thấy ngấy chữ nghĩa cổ nhân . . .

    Đỗ nhìn xuống bàn tay. Bàn tay vốn xanh xao bỗng trở nên

    gân guốc. Như muốn đập phá. Như muốn cấu xé. Thế rồi,

    giữ lại cũng không kịp, hai bàn tay, mười ngón chồm lên.

    Khi định thần, đống sách đã nằm gọn trong lò sưởi góc

    phòng.

    Cuộc phần thư bắt đầu.

    Năm xưa, ngọc lửa phần thư nhóm lên do một bàn tay ưa

    chuyện “khanh nho”. Kẻ sĩ đời Tần nghẹn ngào, hằn học,

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    28

    lời nguyền rủa vượt khỏi Trường thành, sang sảng cập đến

    tai hậu thế.

    Giờ đây, lửa phần thư lại do chính một kẻ sĩ tự ý gây lên.

    Lửa không lan rộng mà âm ỷ xoáy hẳn vào bề sâu một cơn

    khủng hoảng.

    Đỗ nhập thiền, vừa chừng kiến, vừa chịu cực hình một lễ

    hỏa thiêu lạ lùng. Từng tờ một, quằn quại để rồi siêu thoát,

    từng nguồn tư tưởng, Christ từ từ ngược lại quãng đường

    dẫn tới đỉnh Golgotha. Thích Ca Mâu Ni lại gặp một gốc

    Bồ đề. Mã Khắc Tư thủ thế trước Freud. Sartre giật mình,

    ngơ ngẩn trong một thế ngõ cụt. Rồi lần lượt He’gel, Lão

    Tử, Khổng Khưu. . . Từng tờ một, thiêu dần từng nỗi băn

    khoăn. Đỗ qua từng cơn cảm giác tân kỳ. Có lúc xót xa như

    bị lột xác, có lúc rợn người như thoáng bóng ma, nhiềukhi

    ê chề như bị lăng trì. Dần dà thì tâm trí lâng lâng, ngũ giác

    gấp phần minh mẫn. TƯởng như mang nổi nghìn cân, mọc

    cánh mà bay ngang con hồng, con hộc, vươn mình đuổi kịp

    ngực Ký, ngực Kỳ.

    Ngọn lửa trong lò cũng qua cơn ngùn ngụt, tới độ điều hòa.

    Đỗ đắm mình trong hơi ấm của lửa. Giữa tiết trọng đông

    mà không khí gian phòng gợi đến nước sông Nghi và tấm

    áo mát của thầy Tăng Điểm. Không khí gợi đến hơi thở

    của…

    - Em đã về đây ...chàng !

    Lửa phần thư đã tắt. Trên đống tro tàn của đống sách hỏa

    thiêu, người thần nữ Kim Quy xuất hiện.

    Đỗ bàng hoàng giơ tay chới với. Nàng từ lò sưởi bước ra,

    hương thơm ngây ngất quanh phòng.

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    29

    - Trời ! Ta mê hay thật là nàng ?

    Đỗ nắm chặt tay người thần nữ. Yên lặng ngùi ngùi trong

    gian phòng ấm áp.

    Một lát sau, nàng nhẹ nhàng rút tay ra rồi mỉm cười :

    - Đã quyết định rồi sao ?

    - Sao lại hỏi thế ?

    - Thế sao lại đốt sách ?

    - Đốt sách là quyết định ư ?

    - Chàng chỉ còn một chút sản nghiệp tinh thần, Hỏa thiêu

    đi là đã có ý định rồi đó !

    - Không biết có ý định gì, nhưng vì đốt sách mà gặp lại

    nhau, không quý sao ?

    - Tại sao chàng biết đốt sách thì gặp lại em ?

    - Căn vặn nhau mãi !

    Nàng ngồi yên không nói. Đỗ gạn hỏi thì nhìn Đỗ mà tủm

    tỉm cười. Bèn nắm lấy tay, đùa mà dọa :

    - Không nói thì lại bắt chước họ Thẩm, còn nhớ không ?

    Nàng nghiêm nét mặt :

    - Cái dây của một viên thị trưởng bằng sao được một mối

    tình ? Không cần trói cũng khó mà rời nhau . . .

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    30

    Thấy Đỗ ngậm ngùi, nàng lại nói tiếp :

    - Lần trước gặp chàng vì tiền duyên. Cũng vì tiền duyên mà

    mang lụy tại Động Đình Hồ. Nhưng vì mối tình của chàng

    có nặng, sóng tình cập tới Thiên đình, nên em sớm được trở

    lại với chàng . . .

    Đỗ lộ vẻ mừng:

    - Có thể ở luôn với nhau được không ?

    Nàng rằng :

    - Sao lại không ? Nhưng còn phải đợi . . . Số là, lại với

    chàng, em còn một nhiệm vụ.

    - Sao ?

    - Chàng cứ yên, em xin nói. Trước khi gặp em, chàng

    thường băn khoăn về thế cuộc. Điều đó chân thành xuất tự

    tâm can, hiện lên vẻ mặt, tất không giấu nổi Thiên đình.

    Nhưng muốn mưu đại sự, một nỗi băn khoăn tất nhiên chưa

    đủ. Cần phải có thời . . . Mà xét kỹ thì thời đến rồi đó . . .

    - Xin nói rõ cho nghe . . .

    - Chàng còn nhớ khi chia tay bận trước, chàng có gợi đến

    việc kiếm thần . . .

    - Quên làm sao được ?

    - Chuyện có thể thành đấy. . . Nhưng . . .chàng có hiểu tại

    sao em lại về đây, giữa khi chàng đốt sách ?

    - Hiểu làm sao được . . .

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    31

    - Thật tình nếu không có việc đốt sách thì chẳng bao giờ

    lại được gặp nhau.

    - Ồ ! . .

    - Vì . . . Thiên đình tuy để ý tới chàng nhưng còn đợi

    chàng tự ý quyết định.

    - Vậy ra đốt sách là quyết định hay sao ?

    - Chưa hẳn là thế, nhưng ít ra cũng lộ một phần ý chí . . .

    Đỗ vùng dậy, đi lại quanh phòng. Người thần nữ yên lặng

    nhìn theo, đầu mày cuối mắt lộ tình quyến luyến. Đêm lặng

    lẽ xuống dần. Lòng người trẻ tuổi tơ vò trăm mối.

    Có cơn gió bấc lọt kẽ song. Đỗ rùng mình tiến lại phía

    người thần nữ, người nàng ấm như áo khinh cừu. Hai bàn

    tay run rẽ như hai con sẻ, Đỗ hơi nhích ra xa, giọng cất lên

    biểu lộ nỗi đắn đo đến cực độ.

    - Giờ đây xin ngồi yên để nghe lời vàng ngọc. Nàng hãy

    giảng giải rõ ràng. Sau cùng sẽ xin quyết định.

    - Xin hỏi lại chàng, tại sao lại đốt sách ?

    - Cũng không hiểu tại sao. Lúc biết thì lửa đã bén vào

    sách.

    - Thật ra thì cái việc phần thư của chàng âm ỷ đã từ lâu. Từ

    lâu, từ đêm đầu tiên gặp gỡ,chàng đã thấy bực dọc với chữ

    nghĩa của người xưa . . .

    - Xin nghe . . .

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    32

    - Chàng khổ tâm vì trong cái thế tranh hùng Hán Sở, không

    biết đâu là nơi dụng võ. Một đằng là mặt đe nẩy lửa. Một

    đằng là kẻ có tiền, một đằng hoàn toàn tay trắng. Nhập vào

    đâu cũng chỉ là kế nhất thời. Đứng ở đâu cũng là mượn tạm

    đất đứng . . .

    Người thần nữ im lặng giây lâu, rồi lại tiếp :

    - Lý ưng ra, chàng phải nhập vào bọn người áo vải vì thật

    tình sản nghiệp của chàng không một tấc đất cắm dùi.

    Nhưng cái khổ của chàng lại là những uẩn khúc tâm tư,

    nhằng nhịt, dọc ngang như thế bàn cờ . . .

    - Vậy đốt sách đi . . .

    - Đốt được nhà . . . nhưng đốt sao được sách ? Chàng còn

    nhớ cuộc phần thư thuở ban đầu xây dãy Trường thành ?

    Càng đốt sách, nghĩa của chữ lại càng trong trẻo, dễ vút lên

    cao, dễ lan ra rộng . . . Họ Tần đốt sách Khổng Khưu vậy

    mà cái lý Tam cương của người nước Lỗ có bị hỏa thiêu

    cùng sách ?

    - Thế là đốt sách . . .

    - Là một chuyện cần. Vì đối với chàng, đó là một hành vi

    quyết định. Hành vi đó lại là một lời cầu nguyện động đến

    Thiên đình. Và em đã được phép trở lại với chàng, khi lửa

    phần thư đã bắt đầu dịu ngọn. Chàng muốn thiêu hủy đến

    không còn một tấc đất tư duy. Nhưng kết cục, chàng lại

    thấy em, giữa đống tro tàn. Em là của chàng. Cũng như đã

    từ lâu chàng là của riêng em.

    - Nói vậy, hóa ra lại là Vương Khải, Thạch Sùng ? Cái lẽ

    quyết định là ở chỗ đó sao ?

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    33

    - Sao lại mơ hồ đến thế, hở chàng ? Mặt trời sắp mọc và

    mặt trời đang lặn, ánh sáng tuy bàng bạc như nhau, nhưng

    sao lại vì cái thế bình minh khởi sắc với ánh tà thoi thóp

    của lửa hoàng hôn ?

    Đỗ cúi đầu suy nghĩ. Trong tịch mịch của đêm đông, người

    con trai bắt đầu giác ngộ. Giữa bãi chiến trường nhọn hoắt

    đao gươm, Đỗ dần dần nhận ra chỗ đứng của mình. Người

    thần nữ đọc được ý nghĩ của chàng. Nàng bèn lên tiếng :

    - Trong binh pháp, thường nhắc đến thế bối thủy. Chàng

    nhận thấy chưa ? Không tiến cũng chết. Mà đứng yên lại

    càng chóng chết.

    Đỗ ngước mắt nhìn nàng :

    - Không biết một mình có làm nổi . . .

    - Sao lại một mình ? Thời đã đến, ắt là cái thế chung cho

    phần đông thiên hạ. Vả lại kiếm thần sẽ giao phó tận tay,

    chàng ngần ngại ư ?

    Đỗ đứng phắt dậy :

    - Thật ư ? Kiếm thần . . .

    - Nhận kiếm thần chính là nhận nhiệm vu.

    Đỗ bồn chồn :

    - Vậy bao giờ ?

    - Hẹn chàng giữa đêm trừ tịch, năm nay.

    - Ngay bây giờ không được sao ?

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    34

    - Ngay bây giờ ư ? Bây giờ. . . chàng ơi ! . . .

    Giọng người thần nữ thiết tha. Mắt nàng ngời sáng. Đỗ

    lạcvào một rừng hoa lạ. Trong yên lặng của trời đất, niềm

    giao hòa vượt khỏi nhung của da và hoa hồng tím thẫm của

    môi, chơi vơi tới mãi nơi thượng từng tĩnh khí.

    Gà gáy sáng tự bao giờ.

    Năm thìn, giữa đêm trừ tịch, cầu Thê Húc tự nhiên xụp đổ.

    Người Kẻ Chợ đi xin lộc đền Ngọc Sơn ngã xuống hồ

    không biết bao nhiêu mà kể. Thiên hạ xôn xao. Có người

    cho là Thần Rùa báo oán việc xưa. Có kẻ nghi là điềm gở,

    tính việc bán nhà mà bỏ vào Nam.

    Lúc sửa lại cầu, viên đốc công thấy chân cầu tuy gẫy mà

    gỗ vẫn tốt nguyên. Duy chỗ gẫy như có vật sắc phạt ngang,

    ngày đêm rỉ nhực đỏ lòm như máu. Nói lại, ai cũng cho là

    lạ. Kẻ bàn, người tán, không biết ra sao.

    Có người biết Đỗ, tìm đến nơi định hỏi. Nhưng cũng giữa

    đêm trừ tịch, Đỗ đã bỏ kinh thành, biệt vô âm tín ./.

    (1954)

    Trích thơ:

    Vọng cố nhân

    Lác đác sao buổi sớm

    Xạc xào lá mùa thu

    Cố nhân hề tan tác

    Mộng cũ dưới cành du

    Chử qua tử

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    35

    Một ông sao sáng

    Hai ông sáng sao

    Dăm cụ bạn vàng lác đác

    Lá mùa thu rụng đêm nao

    Học thói Nhan Hồi rằng quên đừng nhớ

    Nhưng hoa bèo dạt bờ ao

    Tím ngát. Tím hoài lãng đãng

    Lòng quê lại thấy dạt dào

    Khui chai rượu nhỏ

    Hồ trường biết rót phương naỏ

    Chợ Cũ hay là Chợ Lớn

    Phố Hàng Khay hay phố Hàng Đàỏ

    Quán cóc mái xiêu chợ Đũỉ

    Sông Hương chiều lộng gió Làỏ

    Thôn Vĩ hàng cau bụi trúc?

    Nguyễn Tri Phương hay góc Đa Kao

    Sương khuya nhuốm bạc mái đầu

    Bạn vàng kẻ trước người sau

    Giới nghiêm cũng mặc hẻm nào cũng vô

    ờ lại có những chiều nổi gió

    Rượu ngà ngà cổ áo nâng cao

    Khói huyền dâng lên mờ sao

    Đêm Ba Tư quánh màu ma túy

    Gác xép suông tình hẻm nhỏ

    Vò đầu hát láo nghêu ngao

    Rằng ta tự thủa nào tuổi trẻ

    Nguyện không hùa theo kẻ làm cao

    Rẳng ta trượng phu hề lòng như trăng sao

    Chí như Hi Mã

    Đỉnh nhọn hề vươn cao

    Thời nhiễu nhương hề ta phù suy vùng vẫy

    Việc thành rồi ngày trời tháng bạt tiêu dao

    Ngày đó tóc sao xanh mướt

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    36

    Mặt chữ điền, mày xếch chữ đao

    Ngày đó vai như vai gấu núi

    Vang sông hồ hề con sư tử hống

    Giờ đây tóc xói lên cao

    Giớ đây tâm sự thều thào

    Giờ đây hết. Hết rồi. Thế đó.

    Còn chăng mộng cũ tầm phàọ

    Nắng phai bãi trước chiều đơn chiếc

    Cành gầy thấp thoáng cánh sao

    Lặng đếm vài ngôi sao sáng

    Vài ông sao sáng sáng sao

    Vài cụ bạn già lẩm cẩm

    Mỗi năm tuổi hạc một cao

    Vạn lý bi thu tác khách

    Giờ này lận đận phương nao

    Ngựa hoang nào biết hổi tàu

    Đoạn trường ai có qua cầu mới hay

    Nói dại, dám có ngài rửng mỡ

    Vác hạc vàng tếch đại lên cao

    Theo thói người xưa bất phục phản

    Mặc cho mây bay trên lầu cao

    Đá tảng u mê mơ tiền sử

    Chồn già ngơ ngẩn nghếch trăng lu

    Cành phong chợt tỉnh cơn thiền định

    Nghiêng cả thân gầy xuống gốc du

    Nghe lạnh tiếng con chim lạ

    Vương cổ tìm đôi, cánh trao thương

    Trời phương tây đỏ rực

    Lửa đỏ rực tà dương

    Nhưng đá chưa xiết

    Ấm sao nổi tình thường

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    37

    Đẩy cửa lạnh òa vào mặt

    Ném lại bên lò chuyện ngày xưa

    Tuyết ngập chân cao chân thấp

    Run run gậy nhỏ chỉ đường xa

    Bay về phương nam có đàn ngỗng trắng

    Tạ từ nghe lạnh dợn hồ hoang

    Có con sóc nhỏ đi rón rén

    Gót nhẹ in trên tuyết mênh mang

    Đứng đây giữa ngã tư đường

    Trời im không nói, đất mù sương

    Chợt thoảng lời kinh Bát Nhã

    Rùng mình khởi niệm vô thường

    Viễn ly điên đảo mộng tưởng

    Lâng lâng

    Không cả vô thường

    Bài Kệ Rong Chơi

    Ta thuờng ở đó

    Ngã ba cuộc đời

    Tầm xuân xanh biếc

    Mây trắng lên khơi

    Ta thường đến đó

    Ngã ba cuộc đời

    Đăm đăm theo hút

    Chân ai chân ai

    Tà huy lay lắt

    Lay lắt hoa rơi

    Bước về đơn chiếc

    Những bước mồ côi

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    38

    Bước lên hốt hoảng

    Những bước vào đời

    Ta thường lại đó

    Ngã ba cuộc đời

    Mây bay không mỏi

    Xanh thẳm nền trời

    Ta kêu vượt lên

    Ta gào yết đế

    Dốc nghe khúc khuỷu

    Mất hút nẻo trời

    Đèo sâu vòi vọi

    Mù tắp vời vời

    Vượt lên vượt nữa

    Vượt mãi không thôi

    Ta thường về đó

    Ngã ba cuộc đời

    Ta thương theo ai

    Bước đi chập chững

    Vừa bước khỏi nôi

    U minh thảng thốt

    Nghiệp chướng bời bời

    Rồi từ thủa đó

    Chập chờn ma trơi

    Khắp nẻo cuộc đời

    Ai trụ ở đó

    Ta hay là Ngươi ?

    Ai trụ ở đó

    Ngã ba cuộc đời

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    39

    Tầm xuân vẫn biếc

    Mây vẫn rong chơi

    Ta vẫn rong chơi

    Ngã ba cuộc đời.

    Ngỡ Xuân

    I

    Nửa khuya nghe chim lạ

    Hót lẻ trong cành du

    Thoáng lời kinh vô ký

    Chập chờn ánh lửa giang đầu

    Hót khẽ trong cành du

    Chợt nhìn qua khung cửa

    Bạt ngàn ngợp trắng trăng lu

    II

    Xuân đã về miền Hương Tích ?

    Sao có hoa mơ nở trắng rừng mơ ?

    Hỡi ơi không trắng hoa rừng mơ

    Mà trắng miền đất lạnh

    Hoa tuyết bay trăng rực Ngũ Đại Hồ

    Hoa tuyết rơi liệm trắng màu hoa miền Nhiệt đới

    Nơi tuyết rơi chỉ ở trong thơ

    Hoa tuyết rơi lất phất

    Nghe như rờn rợn lời tâm sự

    Mưa nhỏ thở dài trong giàn dưa

    Liễu trai chí dị

    Nửa khuya đất Hồ

    Có con chồn già thùy lệ

    III

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    40

    Lại nghe con chim lạ

    Hót lạnh trong cành du

    Lạnh ấm trà hoa cúc

    Lạnh lén vào trong tôi

    IV

    Tôi từ thưở xa miền Nhiệt Đới

    Đến đây kết nghĩa với cây du

    Lòng vẫn nhủ lòng rằng thôi đừng nhớ

    Ngày ngày ngồi gốc cây du

    Mơ cưỡi một con trâu

    Đi về miền nắng quái

    Lá du như sao buổi sớm

    Nhưng biết đùa với nắng mùa thu

    Cũng vàng cũng nhuộm màu quan tái

    Và rụng khì cành gầy ôm tuyết trắng

    Đi vào thiền khoảng cuối mùa thu

    V

    Nhưng bỗng nhiên im lặng

    Im lặng trong cành du

    Lắng tai tìm chim lạ

    Nghe nhẹ bổng cành du

    VI

    Cúi đầu tưởng đến duyên kì ngộ

    Mong manh chim lạ cành du

    Rồi những khuôn mặt cũ

    "Cùng lận đận bên trời một lứa"

    Giờ đây thưa thớt

    Như lá mùa thu

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    41

    "Ước cũ duyên thừa"

    Có còn tiếp nối ?

    Hay chông chênh sát - na một thoáng

    Chim lạ bỏ cành du

    Cánh nhỏ vụt nhòe trong cánh tuyết ?

    VII

    Ngùi ngùi mái tóc mờ sương mù

    Tuổi già lệ như "lác đác

    Rừng phông hạt móc sa"

    Đâu còn thuỳ lệ

    Chỉ rưng rưng sầu

    Nhà văn Vũ Khắc Khoan qua nét hí họa của Chóe

    http://leminhquoc.vn/lmq/hoi-hoa/bai-viet/1326-le-minh-quoc-nho-choe.html

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    42

    Sáng Sàigòn Tặng Vũ Khắc Khoan

    Bùi Giáng

    Đi về chép nốt tờ điên

    Một qua mai một một tiền diện đi

    Đường vui gió dục hai bề

    Mộng buồn rớt hột hai buồn cả hai

    Làng xa tỉnh lỵ nhớ ngày

    Nhìn sương nguyệt rộng thu dài dã man

    Ngã ba ngẫu nhĩ khôn hàn

    Dừng chân chợt ngó phố quàng vai xuân.

    Nhà phê bình Thụy Khê trong bài: Vũ Khắc Khoan (1917-

    1986) tác phẩm là một thác ngôn viết về Vũ Khắc Khoan

    như sau:

    “Vũ Khắc Khoan là ngòi bút đặc biệt giao hòa triết lý

    Đông Tây, cổ điển và hiện đại trong tác phẩm văn học một

    cách tài tình. Sáng tác ít, nhưng mỗi tác phẩm đều đạt tới

    mức cổ điển. Cổ điển trong cái nghĩa đẹp nhất: không theo

    thời thượng mà tìm đến những giá trị phi thời gian. Có thể

    nói ông là một trường hợp "văn dĩ tải đạo" độc đáo trong

    văn học Việt Nam. Cái đạo ở đây là tư tưởng, là những vấn

    đề đặt ra cho người trí thức tiểu tư sản ở thời kỳ chia đôi

    đất nước nói riêng, và con người của mọi thời, nói chung,

    trực diện với nghệ thuật và cuộc sống.”

    Tài liệu tham khảo:

    - Vũ Khắc Khoan Web: vi.wikipedia.org

    - Thần tháp rùa Web: gio-o.com

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    43

    2. Võ Phiến

    Võ Phiến - Đoàn Thế Nhơn (1925-20 )

    Nhà văn Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn sinh ngày 20

    tháng 10 năm 1925 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định,

    Trung Phần Việt Nam. Ông còn có bút danh là Tràng

    Thiên.

    Võ Phiến là con của ông giáo Đoàn Thế Cần và bà Ngô Thị

    Cương. Ông có người em ruột là Đoàn Thế Hối (1933-

    1967) cũng là nhà văn với bút hiệu Lê Vĩnh Hoà.

    Khoảng năm 1933, bố mẹ cùng em ông vào Rạch Giá sinh

    sống, còn ông vẫn ở lại Bình Định với bà nội. Ông theo học

    trường làng và trung học ở Quy Nhơn.

    Năm 1942, ông ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu

    viết văn. Bài tùy bút đầu tiên Những đêm đông được ông

    viết năm 1943 và gửi đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật ở

    Hà Nội.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/20_th%C3%A1ng_10http://vi.wikipedia.org/wiki/20_th%C3%A1ng_10http://vi.wikipedia.org/wiki/1925http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9_M%E1%BB%B9http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%8Bnhhttp://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%A1ch_Gi%C3%A1http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_Nh%C6%A1nhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BA%BFhttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trung_B%E1%BA%AFc_Ch%E1%BB%A7_Nh%E1%BA%ADt&action=edit&redlink=1

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    44

    Năm 1945, Võ Phiến đi bộ đội cho đến năm 1946, ông ra

    Hà Nội học trường Văn Lang. Năm 1948, ông kết hôn với

    bà Võ Thị Viễn Phố và dạy học ở trường trung học bình

    dân Liên Khu V. Ông dùng bút danh Võ Phiến do tên bà

    Viễn Phố lái lại.

    Cuối năm 1954, Võ Phiến ra Huế làm việc tại Nha Thông

    Tin một thời gian rồi chuyển vào lại Quy Nhơn, tại đây ông

    tự xuất bản hai tác phẩm đầu là Chữ tình (1956) và Người

    tù (1957), gửi bài đăng trên hai tạp chí Sáng Tạo và Bách

    Khoa.

    Sau tác phẩm Mưa đêm cuối năm (1958, Sài Gòn), Võ

    Phiến bắt đầu được biết đến. Ông vào làm việc tại Sài Gòn

    và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi

    Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa, là một trong những cây

    bút chủ lực của tạp chí này là Nguyễn Hiến Lê và Vũ Hạnh.

    Năm 1962, Võ Phiến lập nhà xuất bản Thời Mới.

    Võ Phiến rời Việt Nam một tuần lễ trước biến cố 30 tháng

    4 năm 1975, ông định cư tại Los Angeles, Hoa Kỳ, làm

    việc cho Sở Thuế vụ.

    Võ Phiến tiếp tục xây dựng nền văn học Việt Nam tại hải

    ngoại, xuất bản tập san Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến

    1979, và từ 1985 đến 1986.

    Về sau ông dời về sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

    Tác phẩm:

    - Chữ Tình (Quy Nhơn, 1956)

    - Người Tù (Quy Nhơn, 1957)

    - Mưa Đêm Cuối Năm (Sài Gòn, 1958)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_%C4%91%E1%BB%99ihttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%C3%A1ng_T%E1%BA%A1o_%28t%E1%BA%A1p_ch%C3%AD%29&action=edit&redlink=1http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A1ch_Khoa_%28t%E1%BA%A1p_ch%C3%AD%29&action=edit&redlink=1http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A1ch_Khoa_%28t%E1%BA%A1p_ch%C3%AD%29&action=edit&redlink=1http://vi.wikipedia.org/wiki/Los_Angeleshttp://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_K%E1%BB%B3

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    45

    - Đêm Xuân Trăng Sáng (Sài Gòn, 1961)

    - Về Một Xóm Quê (Sài Gòn, 1961)

    - Giả Từ (Sài Gòn, 1962)

    - Thương Hoài Ngàn Năm (Sài Gòn, 1962)

    - Thư Nhà (Sài Gòn, 1963)

    - Tiểu Thuyết Hiện Đại (1963)

    - Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (dịch

    Stefan Zweig)

    - Các Trào Lưu Lớn Của Tư Tưởng Hiện Đại (dịch

    Andre Mourois)

    - Truyện Hay Các Nước 1 (dịch vơi Nguyễn Minh

    Hoàng)

    - Truyện Hay Các Nước 2 (dịch với Nguyễn Minh

    Hoàng)

    - Một Mình (Sài Gòn, 1965)

    - Tạp Bút 1 (Sài Gòn, 1965)

    - Tạp Bút 2 (Sài Gòn, 1965)

    - Tạp Bút 3 (Sài Gòn, 1966)

    - Đàn Ông (Sài Gòn, 1966)

    - Ảo Ảnh (Sài Gòn, 1967)

    - Phù Thế (Sài Gòn, 1969)

    - Tạp Luận (Sài Gòn, 1973)

    - Chúng Ta Qua Cách Viết (Sài Gòn, 1973)

    - Đất Nước Quê Hương (Sài Gòn, 1973)

    - Ông Chồng Muôn Thuở (dịch Dostoievski)

    - Thư Gửi Bạn (Hoa Kỳ, 1976)

    - Ly Hương (viết với Lê Tất Điều) (Hoa Kỳ, 1977)

    - Nguyên Vẹn (Hoa Kỳ, 1978)

    - Lại Thư Gửi Bạn (Hoa Kỳ, 1979)

    - Văn Học Miền Nam, Tổng Quan (Hoa Kỳ, 1987)

    - Truyện Thật Ngắn (Hoa Kỳ, 1991)

    - Quê (Hoa Kỳ, 1992)

    - Đối Thoại (Hoa Kỳ, 1993)

    - Viêt (Hoa Kỳ, 1993)

    - Sống và Viết (Hoa Kỳ, 1996)

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    46

    - Thơ Thẩn (Hoa Kỳ, 1997)

    - Văn Học Miền Nam, truyện 1 (Hoa Kỳ, 1999)

    - Văn Học Miền Nam, truyện 2 (Hoa Kỳ, 1999)

    - Văn Học Miền Nam, truyện 3 (Hoa Kỳ, 1999)

    - Văn Học Miền Nam, ký (Hoa Kỳ, 1999)

    - Văn Học Miền Nam, tùy bút và kịch (Hoa Kỳ, 1999)

    - Văn Học Miền Nam, thơ (Hoa Kỳ, 1999)

    - Cảm Nhận (Hoa Kỳ, 1999

    - Quê Hương Tôi (Nhã Nam-Thời Đại, VN, 2012)

    Trích văn:

    Thác đổ sau nhà

    Đáng lẽ hôm đó tôi không đi với nhà tôi. Một phần vì tôi

    chưa quen tiệc tùng đông đảo mà đám cưới hôm đó thì nhà

    trai mời rất đông. Vả lại hồi ấy tôi có mang trên ba tháng,

    thân hình đã có những nét thay đổi; một người đàn bà dù

    không hay làm đỏm cũng không thấy có hứng thú chen đến

    chỗ đông người với một thân hình như thế.

    Tuy vậy khi nhà tôi sắp đi thì vợ chồng anh Thuỷ ghé vào.

    Chị Thuỷ kéo tôi vào nhà trong, nhất định nằn nì đòi tôi

    cùng đi cho có bạn. Chị bảo nếu không có tôi thì chị cũng

    không đi dự tiệc, nên muốn cho chắc chắn chị không cho

    anh Thuỷ đi thẳng mà bắt ghé vào nhà tôi để rủ. Chị xốc

    hai tay vào nách, lôi tôi đứng dậy, vuốt vuốt trên bụng tôi,

    rồi nghẻo đầu ngắm nghía, cười ngắc nghẻo, thì thào:

    - Trông được gái lắm. Có ai thấy bụng dạ gì đâu nào? Đi

    với người ta cho rồi.

    Tôi bật cười. Vẫn với vẻ đùa đùa, nhanh nhẹn láu táu, chị

    mở tủ lấy áo ra, lấy lược chải tóc cho tôi, lấy kem lấy phấn

    dàn ra.

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    47

    Vì cái tính láu táu đó mà chị Thuỷ cứ dồn dập, bắt ép khẩn

    khoản xua chị em tới, đòi làm cho kỳ được những điều chị

    muốn. Kỳ thực chị không biết là mình muốn, mình cần

    điều đó tới đâu. Cho nên nhiều lần, sau khi xảy ra chuyện

    đáng tiếc, chị ân hận vì điều mà chị muốn chị em làm xét

    lại không có gì cần thiết. Tôi vừa trang điểm vừa nghĩ đến

    chỗ đó. Nghĩ thế mà vẫn cứ phải làm theo sự thúc giục vui

    vẻ của chị.

    Từ đầu cho tới giữa bữa tiệc tôi ngồi khá dễ chịu. Bên phải

    tôi là chị Thuỷ, bên trái là một bà đã có tuổi, nhã nhặn, nói

    chuyện có chừng mức và nhỏ nhẹ. Giọng nói bà ta thân

    mật tự nhiên, vì thế chẳng bao lâu chúng tôi trò chuyện với

    nhau như trong phòng khách của nhà mình, quên để ý đến

    cảnh đông đảo xung quanh. Vẻ nhỏ nhẹ kín đáo của chúng

    tôi khiến cho không ai chú ý đến phía chúng tôi ngồi, và

    như thế càng làm cho tôi tránh khỏi cái khó chịu mà tôi

    tưởng tượng lúc ở nhà.

    Chợt trong phòng tiệc tự nhiên im lặng, chỉ có tiếng một

    người nói. Bà khách ngồi bên tôi ngẩng lên nhìn. Tôi cũng

    ngó theo. Người khách đang nói, chẳng biết tự lúc nào đã

    rời bỏ ghế của mình, bưng ly rượu đi đi lại lại. Cũng chẳng

    biết bắt đầu làm sao mà ông ta được mọi người chú ý. Hiện

    thời thì trừ một số khách đàn bà, còn bao nhiêu đều ngưng

    chuyện riêng, chăm chú theo dõi ông ta. Thỉnh thoảng mới

    có người nêu lên một câu hỏi ngắn, cũng là thuộc về câu

    chuyện ông ta đang nói. Ông ta nói chuyện về săn bắn.

    Đó là một người thấp, vào khoảng năm mươi tuổi, có vẻ

    dày dạn. Nước da đen, đường nét trên khuôn mặt hơi thô.

    Nhưng cặp mắt thực lanh. Đầu tóc ông ta không chải, khô

    và quăn, nhưng không bù xù. Ông ta mặc bộ đồ nỉ màu tím

    sẫm đắt tiền, mà không có chút gì chải chuốt. Cử chỉ nhanh

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    48

    nhẹn, dễ dãi, tự nhiên. Trông qua, người ta có cảm tưởng

    ngay là một người từng trải, không kiểu cách, quen với

    cảnh hội hè đám tiệc. Lại là một người thực tế, giản dị,

    tránh những ước vọng cao xa, với một khinh bỉ khôn

    ngoan.

    Thoạt tiên tôi nhìn thấy ông ta rồi liền cúi xuống tiếp tục

    gắp món ăn. Nhưng giọng nói của ông ta vẫn vang bên tai.

    Tôi lắng nghe câu chuyện. Bỗng nhiên tôi hoảng hốt. Một

    lo sợ chơi vơi không rõ vì sao làm tôi nôn nao. Người đàn

    ông đó nhắc lại một cái gì hẳn có liên quan đến tôi. Tôi

    ngẩng đầu lên nhìn lại. Ông ta đã trở về đứng ngay sau

    chiếc ghế của mình, một tay đặt lên lưng ghế, lắng tai chờ

    nghe câu hỏi của người khách ở một bàn xa. Vụt một cái

    ông ta sụn xuống, rùn cổ thụt đầu vào, nhô hai vai lên, và

    giơ cao hai bàn tay, há miệng trợn mắt, “À!” một tiếng.

    Mọi người cười. Rồi ông ta chụp mạnh một tay, nắm lấy

    lưng ghế, tay kia trả chiếc ly xuống bàn, lắc đầu nói:

    - Không! Không! Ban đêm không bao giờ trông thấy được

    voi ở xa đến thế. Bọn thợ săn chúng tôi chừa con voi ra,

    còn lại tất cả đều dưới quyền chúng tôi. Chúng tôi đội

    ngọn đèn trên đầu tiến vào trong rừng là có thể trông thấy

    tất cả muôn thú, trừ con voi. Và con người, vâng, và con

    người nữa. Là vì mắt voi và mắt người không phản chiếu

    ánh đèn. Thế cho nên nhiều khi mình đã đến gần bên một

    con voi mà vẫn tưởng là tảng đá. Ngoại trừ con voi, bọn

    thợ săn chúng tôi làm chủ núi rừng. Quét một ngọn đèn

    bắn trong đêm thì trong vòng đường kính năm mươi thước

    chúng tôi có thể thấy từ cặp mắt con cọp, con heo rừng,

    cho đến những chấm sáng li ti của mắt con nhện, mắt

    những con nhái, con cào cào, châu chấu, đến những cặp

    cánh lóng la lóng lánh của sâu bọ lăn tăn. Sáng nhất là mắt

    cọp và mắt nai. Mắt cọp sáng ngời, có tia sao. Còn những

    mắt heo rừng, thỏ, chồn... thì đỏ lờ lờ như màu mã não. Có

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    49

    lần chúng tôi...

    Tôi cúi xuống bàn, tâm trí hoàn toàn rối loạn. Nhất định là

    người đàn ông đang nói đó và giọng nói của ông ta có một

    liên quan gì với tôi hết sức hệ trọng. Khổ nhất là người ta

    không có phương pháp gì có thể tự ý gợi lại một ký ức khi

    nó chưa chịu hiện đến. Tôi biết chắc lúc đó thần sắc tôi

    biến đổi khác thường. Bà khách bên cạnh nhìn tôi, giấu vẻ

    lo ngại, nghiêng người tới với một vẻ săn sóc, tìm một câu

    nói:

    - Ông ấy thạo quá.

    Tôi cười và đáp như máy: “Vâng, thạo quá.”

    Chị Thuỷ quay sang phía chúng tôi, nói thêm:

    - Ông quận Toàn đấy mà. Chị không biết sao? Quận Toàn

    mà nói chuyện săn bắn không thạo thì ai thạo? Hồi thầy tôi

    còn làm phán sự tòa sứ ở tỉnh, cách đây hai mươi năm,

    chúa nhật nào ông ta cũng có thú rừng bắn được đem

    biếu...

    Tôi cười vu vơ, không đáp, lắng tai nghe tiếng ông quận

    Toàn tiếp tục nói. Ông ta mỗi lúc mỗi xưng “bọn thợ săn

    chúng tôi” mặc dù trong tiệc chỉ có mình ông là thợ săn.

    Xưng đến “bọn thợ săn chúng tôi” ông ta ưỡn người ra,

    hãnh diện. Ngoài khi nói về chuyện săn bắn, thì ông ta bặt

    thiệp, nhũn nhặn, thân mật. Ông ta thân với chủ nhà và tự

    coi như người nhà. Thỉnh thoảng ông ta ngừng nói chuyện,

    rót thêm rượu vào ly một người khách, mời một món ăn.

    Khi đó ông ta hạ giọng xuống, có khi ông ghé vào tai pha

    trò một câu nhỏ, một tay thân mật đặt lên vai người khách,

    săn đón, vồn vã. Rồi lại ngẩng lên, lớn tiếng tiếp tục

    chuyện săn thú, như chiếc phi cơ lại cất cánh hiên ngang

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    50

    lên trời, bỏ lại những nhà cửa xe cộ dưới đất.

    Ông ta giơ một bàn tay với những ngón to và ngắn ngủn

    lên ngang đầu, ra dấu cho mọi người im lặng chú ý, rồi lên

    tiếng:

    - Này nhé, làm thế nào phân biệt được mắt con thú với sao

    trên trời? À, cái đó mới ngộ! Nếu không phân biệt được thì

    có người đang đi trong rừng trông thấy hai vì sao lọt qua

    kẽ lá sáng bên nhau như hai con mắt thú, thế là cứ nhắm

    mà bắn bừa thôi. Ha! Muốn phân biệt thì thế này: bọn thợ

    săn chúng tôi bao giờ sau khi chiếu đèn về một phía nào

    mà gặp những chấm sáng cũng cẩn thận quất đèn về hướng

    khác, rồi liếc mắt ngó xiên lại chỗ cũ. Nếu những chấm

    sáng vừa rồi tắt đi thì đích là mắt thú, còn nếu vẫn cứ sáng

    thì đó là sao rồi. Sao trời hoặc là lửa, vâng, lửa...

    Ông quận Toàn giơ bàn tay lên, vung vung, ra dấu cảnh

    cáo:

    - Cái này mới nguy hiểm đây. Ở trên núi vẫn có những

    đóm lửa bất ngờ như thế. Chúng tôi thường gặp. Hoặc là

    thợ rừng ngủ lại, hoặc là người đi lỡ đường, hoặc là những

    người cầm bò trên núi, họ đốt lửa lên cho ấm rồi nằm ngủ

    xung quanh. Về khuya, lửa tắt, còn lại những đốm lẻ tẻ

    giữa đống tro. Khi ấy mà lầm là mắt thú rừng, cứ bấm cò

    súng một cái là thế nào, hà, hà! thế nào cũng một vài nhân

    mạng nhé.

    Trong phòng nổi lên những tiếng ồn ào. Ông quận Toàn

    ngừng nói. Tôi không dám nhìn lên mặt ông ta nữa. Tôi đã

    gần nhớ ra câu chuyện, gần hiểu sự liên hệ giữa ông ta với

    tôi là như thế nào rồi. Vô tình tôi tìm khuôn mặt nhà tôi ở

    góc phòng đối diện. Rồi tôi cúi đầu. Khó chịu nhất là lúc

    này bà khách bên cạnh tôi lại bắt đầu nói chuyện. Thực là

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    51

    khổ, trong lúc tôi cần yên tĩnh một chút, mà phải vờ lắng

    tai nghe, dạ dạ vâng vâng. Tôi không biết bà khách bên

    cạnh nói những gì, và có để ý đến thái độ của tôi không.

    Đột nhiên tôi giật mình vì bà ta cười lên một tiếng ngắn.

    Tôi sợ hãi ngước nhìn, nhưng thấy nét mặt bà vui vẻ thực

    tình. Và bà đã bỏ câu chuyện của mình để theo dõi câu

    chuyện ông quận Toàn. Ông quận nói:

    - Có một lần thế này, thật là chết người! Chuyện xảy ra

    cách không bao lâu, vâng cũng chẳng lâu gì. Nguyên là

    trước chiến tranh tôi đã làm việc ở đây gần mười năm cho

    nên tôi thông thạo hết núi rừng. Bởi vậy lần này, hồi mới

    được đổi trở về đây tôi có thể đi bắn một mình trên đèo

    Vạn. Độ mười một giờ đêm, tôi vừa leo lên một cái động

    tranh thì ngọn đèn của tôi chiếu vào một đám mắt sáng lố

    nhố. Thật nhiều mắt. Tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng. Tôi

    chưa từng gặp một đàn nai nào đông đến thế. Tôi quất đèn

    sang một bên, liếc lại nhìn: quả là mắt, không phải lửa. Tôi

    đặt súng lên vai, định bụng lẩy luôn hai phát đạn một lượt.

    Hai phát đạn vào cái đám mắt đó thế nào cũng được hai

    con nai. Tôi bóp cò. Đạn thúi! Úi chao! Tôi đi săn hăm bốn

    năm rồi, trường hợp đó chưa khi nào xảy ra: cả hai viên

    đạn đều hỏng cả hai...

    Ông quận Toàn bấu chặt lấy lưng ghế, chồm người tới, trố

    mắt tròn xoe nhìn mọi người, kinh ngạc. Rồi ông ta lắc lắc

    cái đầu, lặp lại:

    - Hỏng cả hai viện đạn, thật là kỳ cục. Tôi vừa tức giận

    vừa lo sợ, hạ súng xuống thay đạn. Không biết lật bật thế

    nào tôi đánh rơi một viên đạn xuống tảng đá dưới chân, nó

    lăn nhảy lóc cóc mãi một lúc lâu xuống tận dưới khe xa

    mới dừng lại. Tôi bực mình, sợ đàn nai hoảng hốt chạy

    mất. Nhưng quái lạ, chúng vẫn cứ đứng yên, giương mắt lố

    nhố. Tôi lại chợt nghe phất thoang thoảng một mùi khai

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    52

    khai, hôi hôi quen thuộc. Tôi sinh nghi. Đã đặt súng lên

    vai, tự nhiên tôi hạ xuống và rón rén bước lần tới. Nếu là

    đèn pin đội trên đầu thì cách xa hai chục thước đã có thể

    trông thấy hình thù con vật, nhưng hôm đó tôi dùng đèn đá

    cho nên phải tiến gần độ mười hai thước tây. Ngọn đèn của

    tôi chiếu thấy một đàn bò trên năm chục con, đứng có nằm

    có, giữa một cái rông cất sơ sài bằng cây tươi vừa đốn

    trong núi. Sát bên cạnh rông nhốt bò là cái chòi của người

    giữ bò! Ui chao, trời đất ơi! Tôi bủn rủn tay chân...

    Ông quận Toàn xuỗi cả hai tay, nghẻo đầu thất vọng một

    lúc. Rồi ông ta vùng tỉnh táo, chồm tới:

    - Trong đời bọn thợ săn chúng tôi đôi khi vẫn có gặp một

    a-văng-tuya như thế. Thật là chết người. Hú vía! Nếu hai

    viên đạn không hỏng, hay nếu tự nhiên tôi không nghi

    ngại, bước tới, thì đêm đó có thể đã xảy ra một vụ án mạng

    rồi. Nhân mạng thực sự chứ không phải là đền bò thôi đâu

    nhé. Nếu tôi nổ, viên đạn lọt vào trong chòi người giữ bò...

    Trời ơi! Khi tôi chạy xồ tới, giật cái cửa chòi ra, thấy hắn

    ta vẫn còn nằm ngủ, không hay biết gì cả, tôi hét lên như

    điên...

    Ông quận Toàn đang nói hăng. Rất có thể ông ta sẽ nói

    tiếp. Tôi thấy bừng bừng trong người, và chóng mặt, như

    ngồi trên một chiếc xe đang phóng nhanh xuống dốc.

    Nhưng tự nhiên quận Toàn ngừng lại. Những lúc ta cố tìm

    hiểu ý nghĩa biểu thị trên một nét mặt, thì lại chính là

    những lúc ta không đoán được gì cả: các chi tiết đơn giản

    nhất cũng hóa ra khó hiểu, thật là đáng giận. Lúc đó vẻ mặt

    ông quận Toàn tự dưng tắt mất cái hăng hái, ông cúi xuống

    đĩa đồ ăn. Việc ông khép thình lình câu chuyện có vẻ như

    là kín đáo dành riêng đoạn sau giữ lại cho mình. Trên môi

    ông phảng phất bóng dáng một nụ cười ranh mãnh. Nhưng

    tôi cũng không tin hẳn như thế. Là vì cái vẻ chăm chú thận

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    53

    trọng khi ông bôi cho đều “xốt” vào con tôm và sự khoan

    khoái biểu lộ rõ rệt trên nét mặt lúc ông ta vừa nhai nhồm

    nhoàm vừa quay sang bình phẩm món ăn với người bên

    cạnh khiến tôi lại nghĩ rằng ông ta là một người thô sơ,

    không bận tâm đến đoạn sau của câu chuyện. Và cái

    thoáng cười vừa rồi lại không chừng có ý nghĩa giễu cợt.

    Ông quận Toàn bỗng ngẩng cao đầu, ngả lưng ra, ưỡn

    người khoan khoái. nhìn một loạt khắp phòng tiệc. Như

    tuồng kể xong câu chuyện săn bắn là rồi một nhiệm vụ,

    bây giờ ông ta có quyền thảnh thơi và bày tỏ sự thảnh thơi

    với mọi người. Nhưng cử chỉ tầm thường đó làm tôi khiếp

    vía. “Nếu ông ta trông thấy tôi?”... Tưởng như ông ta đang

    quất ngọn đèn săn trong rừng và “bọn thợ săn của ông ta”

    đang làm chủ núi rừng, còn tôi thì chỉ là một con nai nhỏ,

    trốn sao cho khỏi cái thứ ánh sáng có thể soi thấu từng con

    mắt chuột, mắt nhái li ti đó. Thực vậy, tôi có cảm tưởng

    cái hột xoàn tí hon gắn trên đôi hoa tai của tôi, cái mặt

    nhẫn đeo nơi tay tôi cũng quá sáng, có thể khiến ông ta chú

    ý đến tôi... Cặp mắt ông ta lướt qua như một chiếc oanh tạc

    cơ lướt ngang đầu. Tôi gầm đầu xuống, lặng người đi một

    lát...

    Bên tai tôi chị Thuỷ lại nhanh nhẩu:

    - Ông quận Toàn này bắn thì thôi khỏi nói. Hồi tôi còn nhỏ

    có một hôm ông ấy đi với thầy tôi về quê. Từ lúc chiều đến

    chạng vạng tối, ông ấy cho gánh về nhà tôi bảy con công.

    Bảy con công bự, khiếp chưa? Chị biết, công nó khôn lắm

    nhé, ta khó lần mò đến gần mà khỏi bị nó thấy. Ông ta

    không thèm rình mò gì cả, chỉ hỏi thăm thợ rừng xem

    chúng nó thường ngủ chỗ nào. Thường thường chúng nó

    lựa một cây trụi lá vì chúng sợ chồn. Cây trụi lá càng dễ

    nhắm dễ bắn. Ông ta cứ việc đến sớm, tìm chỗ nấp cẩn

    thận bên gốc cây. Chiều, công nó về từng con từng con.

  • HUỲNH ÁI TÔNG

    54

    Con nào về đậu vừa yên ông ta liền nổ súng ngay, nó rớt

    đánh đùng một cái như quả dừa rụng. Mặc kệ, ông ta cứ

    ngồi yên trong bụi, không ra. Ra ngay lúc đó là hỏng nhé.

    Cứ ngồi yên một tí là có con công khác về ngay. Nghe

    tiếng nổ chúng nó về xem thử, cứ thế ông lần lượt giết hết

    đàn công. Nghĩa là đừng bắn trượt con nào. Trượt một con

    là hỏng, vì những con sau biết ngay có tai nạn.

    Chị Thuỷ đã nói tới cái câu có vẻ kết thúc:

    - Quận Toàn, thôi khỏi nói, ông ta săn bắn kinh nghiệm và

    khôn ghê lắm...

    Nhưng bất ngờ chị chuyển qua ý khác:

    - Trời! Ông ta mê bắn cách lạ. Cái đêm Nhật đảo chánh

    năm 45, suốt đêm ông ta bắn trên núi không hay một chút

    xíu xiu. Hồi đó ông ta làm việc ở tòa sứ ngoài Nghệ An.

    Gà gáy, ông ta xách súng về nhà, đi ngay vô phòng ngủ,

    cũng vẫn chưa hay biết gì. Tới giờ làm việc, ông ta sắp sửa

    mặc đồ đạc vào thì tòa sứ cho người tới mời, ông ta cằn

    nhằn tưởng có chuyện gì gấp. Chừng đến tòa sứ nghe nói

    mới ngã ngửa ra tưng hửng. Thôi thì lúc đó sứ tây nó lo

    phần nó, công chức người mình nó cho nghỉ việc, chờ

    Nhật tới định đoạt. Thế là trong mấy ngày chờ đợi ông

    quận Toàn lại xách súng đi bắn, thản nhiên như không!

    Khi Nhật tới, gọi công chức lại tiếp tục công việc thì ông

    ta đã bắn thêm được ba con nai chà. Ông thân tôi mỗi lần

    nói đến tật mê bắn của quận Toàn đều nhớ chuyện đó.

    Quận Toàn lúc ấy đang ngồi lơ đãng xỉa răng. Đối với mọi

    người ông ta đã lặn mất vào đám đông thực khách, không

    còn là một nhân vật đáng chú ý nữa. Có lẽ chính ngay ông

    ta cũng không còn nghĩ đến câu chuyện vừa qua. Trông cái

    môi ông nhếch lên, lưỡi ông quơ soát lại hàm răng, và ông

  • VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI II

    55

    chíp chíp nho nhỏ trong miệng, tôi đoán có lẽ cái vị của

    món bồ câu ăn với xà-lách còn một chút lưu luyến nơi ông.

    Nhưng chắc ông đã bắt đầu nghĩ đến ly cà-phê sắp thưởng

    thức rồi.

    Càng theo dõi quan sát ông quận Toàn tôi càng tin rằng

    con người đó nhất định không thể bận rộn vì những ý

    tưởng phức tạp hơn. Tôi càng nhìn càng thấy các ngón tay

    ngắn ngủn với làn da thô dày và đùn lại sù sì ở các đốt

    cũng như vẻ mặt của ông ta đáng lẽ là của một người nông

    dân tâm lý thô sơ, chất phác, siêng làm và thực tế. Chừng

    ấy nét tính tình ở một người có học thức có tiền của lại làm

    ra một mẫu người cầu an ích kỷ, không thèm bận tâm đến

    một lý tưởng xa vời nào, một người siêng tìm và biết

    thưởng thức những giải trí dễ dãi, những thú vui vật chất.

    Bà khách ngồi bên tả chia cho tôi một que tăm. Tôi ngả

    người dựa lưng ghế, xỉa răng, và tự nhiên có cảm tưởng

    thư thái dễ chịu, dần dần thoát khỏi sự hồi hộp lo sợ thắc

    mắc. Chị Thuỷ đang mở chiếc ví đặt trên đùi ra, soi gương

    chặm những chấm mồ hôi trên mặt. Phòng tiệc lộn xộn ồn

    ào, đàn ông vừa hút thuốc vừa nói chuyện từng nhóm riêng

    với nhau. Rồi người ta bắt đầu xô ghế đứng dậy.