Upload
vuongthu
View
238
Download
2
Embed Size (px)
Hội thảo hướng dẫn hoàn thiện
thuyết minh Tiểu dự án VIIP3 tháng 11 năm 2015
Nội dung hội thảo• Ý nghĩa của “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu
nhập thấp” (Inclusive innovation) là gì?• Điểm lại kết quả đợt đăng ký lần 1• Nhìn lại ý nghĩa các TDA từ nhóm C1 đến C4 • Kỳ vọng của quá trình xem xét đánh giá đợt 2 lần này.• Thế nào là một đề xuất TDA VIIP có chất lượng tốt• Một số ví dụ• Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án chính (KPI)• Thảo luận, Hỏi-Đáp
Ý nghĩa của “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” (Inclusive
innovation) là gì?• Inclusive nghĩa là hướng đến mang lại lợi ích cho
người thu nhập thấp• Innovation là đổi mới sáng tạo
– Nghiên cứu nói chung là sự đầu tư tiền bạc để tạo ra tri thức
– Đổi mới sáng tạo là sự chuyển đổi tri thức để thu được “tiền bạc” hoặc “giá trị xã hội”
• Nói chung có hai loại đổi mới sáng tạo– Cơ bản từ gốc, có tính đột phá, tạo thị trường mới– Tăng thêm giá trị (thường là trọng tâm của các
chương trình đổi mới sáng tạo)
Điểm lại kết quả đợt 1 • Đã nhận được hơn 70 hồ sơ đăng ký• 11 TDA đã được NHTG đồng ý tài trợ
– Nhóm C1 – 2 TDA– Nhóm C2 – 5 TDA– Nhóm C3 – 4 TDA
• Hiện nay đang tiến hành việc phê duyệt dự án và hy vọng sẽ ký hợp đồng (hay thỏa thuận) với chủ TDA trong một hoặc hai tuần tới
• Nhận xét đợt 1: quá dài từ lúc mời nộp hồ sơ (Tháng 2/2015) đến khi có quyết định tài trợ (Tháng 10/2015)
Nhìn lại Đợt 1 những điểm cần hoàn thiện khi
xây dựng thuyết minh dự án • Tập trung quá nhiều vào mô tả quá trình thực hiện (cần
tập trung làm rõ các kết quả -outcomes- cần đạt)• Cần hiểu rõ thị trường trong nước và xuất khẩu• Tìm các đối tác công nghệ mạnh (trong nước và quốc
tế)• Thống nhất chặt chẽ giữa kế hoạch và ngân sách dự án • Xác định rõ hơn các rủi ro dự án và các biện pháp phòng
tránh• Phân loại rõ hơn các nhóm tiểu dự án C1-C4
Nhóm C1 – Sản phẩm/Dịch vụ mới• Là loại TDA tạo ra một công nghệ/sản phẩm mới
có tính sáng tạo, đổi mới, có tiềm năng thương mại ở Việt Nam và thị trường xuất khẩu
• Có các tác động tích cực tiềm năng lớn đối với người thu nhập thấp ở Việt Nam
• Kết quả điển hình của TDA nhóm C1 là một công nghệ/sản phẩm đổi mới sáng tạo ở giai đoạn đầu trước khi được phát triển tiếp
• Có khả năng được bảo hộ sở hữu trí tuệ cao• Hợp tác liên kết trong thực hiện dự án là đặc biệt
quan trọng
Nhóm C2 – Thích nghi và Nâng cấp• Là loại TDA nhằm thích nghi và nâng cấp một công
nghệ/sản phẩm hiện có (ở Việt Nam hoặc chuyển giao từ các nguồn quốc tế) có tiềm năng thương mại lớn
• Phục vụ các nhu cầu của người thu nhập thấp• Kết quả điển hình của TDA nhóm C2 là một sản
phẩm mẫu (gần với thị trường hơn là TDA nhóm C1)
• Có tiềm năng/sự sẵn sàng để mở rộng quy mô sản xuất và thương mại hóa thành công sản phẩm
C3 – Đổi mới sáng tạo cấp cơ sở
• Tạo ra một sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất phát từ các cá nhân, những người không thuộc một doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hay một tổ chức nghiên cứu
• Kết quả Outcome có thể trải dài từ một sản phẩm đổi mới sáng tạo ở giai đoạn đầu tới sản phẩm mẫu ở giai đoạn sau
• Có tiềm năng lớn về mở rộng quy mô sản xuất và thương mại hóa thành công sản phẩm
• Có thể có ít tiềm năng về đăng ký sở hữu trí tuệ
Nhóm C4 – Mở rộng sản xuất và thương mại hóa sản phẩm
• Dự án loại này tập trung vào việc mở rộng sản xuất và thương mại hóa một công nghệ hay một sản phẩm đang hiện có
• Kết quả (outcome) điển hình của một TDA thuộc nhóm C4 có thể là một sản phẩm được doanh nghiệp tư nhân thương mại hóa thành công
Thế nào là một thuyết minh dự án nhóm C1, C2 có chất lượng
• Xác định rõ các Kết quả outcomes của đề xuất đổi mới sáng tạo (sản phẩm/dịch vụ mới) – Sự cần thiết của TDA này, TDA sẽ giải quyết các vấn đề gì?– Những điểm đổi mới sáng tạo của sản phẩm/dịch vụ do dự
án đề xuất là gì?– Đây có phải dự án đầu tiên ở Việt Nam, trên thê giới
không?– Các lợi ích mang lại cho người thu nhập thấp là gì? (Lượng
tính mức độ nếu có thể, ví dụ, tiềm năng tạo việc làm, tăng lương/thu nhập)
– Dự án có thể tạo ra quyền sở hữu trí tuệ mới, có thể đăng ký bảo hộ SHTT trong nước? Quốc tế?
Chất lượng (tiếp…)
• Chỉ rõ những điểm mạnh về tiềm năng thương mại của sản xuất/dịch vụ (đánh giá thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu)– Đánh giá các thị trường hiện tại có liên quan
(trong/ngoài nước)– Cách thức cạnh tranh của các sản phẩm/dịch vụ đề
xuất đối với các sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường?
– Dự tính độ lớn và mức tăng trưởng của thị trường đối với các sản phẩm/dịch vụ mới (định lượng cao nhất có thể)
Chất lượng (tiếp…)
• Xây dựng một kế hoạch nghiên cứu rõ ràng để đạt các kết quả (outcomes)– Xác định chương trình nghiên cứu đổi mới (các hoạt
động nghiên cứu mới – nội dung chính của TDA nhóm C1)
– Xác định các công nghệ hiện có sẽ đưa vào ứng dụng, thích nghi và/hoặc nâng cấp hoàn thiện (chủ yếu thuộc quan tâm của các TDA thuộc nhóm C2)
– Mô tả quy trình áp dụng, thích nghi hoặc nâng cấp các công nghệ hiện tại
– Xác định các dịch vụ cần được triển khai
Chất lượng (tiếp…)
• Ngân sách cần phù hợp với kế hoach hoạt động• Xác định các năng lực mạnh để hoàn thành kế
hoạch hoạt động– Mô tả các tổ chức và vai trò của họ trong TDA– Xác định các lãnh đạo nghiên cứu và doanh nghiệp
tham gia TDA– Mô tả các việc liên quan đã và đang làm ở Việt Nam
và những nơi khác– Xác định các đối tác hợp tác trong nước và quốc tế
Chất lượng (tiếp…)• Xác định các lợi thế về thương mại đối với Việt
Nam– Các sản phẩm/dịch vụ đã đề xuất được thiết kế như
thế nào để phục vụ nhu cầu của thị trường Việt Nam?• Xác định các rủi ro liên quan về mặt kỹ thuật, thị
trường, môi trường, xã hội– Xây dựng một chiến lược phòng ngừa đối với từng rủi
ro• Tránh trùng lặp: trước đây và hiên nay không có
công việc nào tương tự đã hoặc đang làm ở Việt Nam.
Một số ví dụ
Ví dụ về nhóm TDA C1 / C2 Kết quả: Tăng cường sản xuất trái cây
• Phát triển 2-3 giống trái cây trái vụ có thể tạo cơ hội tang sản lượng và thu nhập trong khu vực
• Xây dựng một mô hình mẫu để trình diễn và chuyển giao các giống cây và kỹ thuật mới cho nông dân địa phương
• Các tiến bộ kỹ thuật về thu hái và sau thu hoạch sẽ mang lại kết quả là giảm thất thu trọng lượng, cải thiện vấn đề bảo quản và các lợi ích khác cho nông dân
• Xây dựng một hợp tác xã khu vực để củng cố chuỗi giá trị (giảm “thương lái trung gian” và giảm lợi nhuận trong quá trình phân phối )
Ví dụ về nhóm TDA C1 / C2 Lợi ích cho người TNT: Sản xuất thực
phẩm• Tập trung vào phát triển dây chuyền sản xuất thực phẩm
liên tục tại làng nghề • Số người thụ hưởng kết quả dự án khoảng 2.000 hộ gia
đình, mỗi hộ sử dụng khoảng 10-15 lao động• Tăng chất lượng sản phẩm thực phẩm• Tăng năng suất gấp 5-8 lần• Tăng lương cho nhân công gấp khoảng 2-5 lần• Khuyến khích tăng trưởng ngành thông qua phục vụ tốt
hơn thị trường Việt Nam và mở ra thị trường xuất khẩu• Kỳ vọng sẽ tăng thêm đáng kể số lượng hộ gia đình tham
gia vào sản xuất, như vậy sẽ tăng thêm lợi ích cho người thu nhập thấp
Ví dụ về nhóm TDA C1 / C2Tối ưu hóa sản phẩm cho thị trường
Việt Nam• Thiết kế máy phát điện sức gió 200W giá rẻ• Sử dụng công nghệ hiện có nhưng được tối ưu hóa phù
hợp với điều kiện Việt Nam (về thiết kế, vật tư, quy trình sản xuất)
• Tiếp cận với năng lực của trường đai học Nhật bản và hai công ty sản xuất động cơ của Việt Nam
• Tập trung vào khu vực nông thôn ít hoặc chưa có điện lưới• Dễ lắp đặt và bảo dưỡng• Được tối ưu hóa với điều kiện gió ở các vùng núi, hải đảo
và ven biển • Có tiềm năng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á
Ví dụ về nhóm TDA C1 / C2Tối ưu hóa sản phẩm cho thị trường
Việt Nam• Phát triển Tôm giống bố mẹ cho ngành nuôi trồng thủy sản• Hiện tại phải nhập số lượng lớn tôm giống bố mẹ • Kế thừa các nghiên cứu của Việt Nam gần đây về phát triển tập
đoàn tôm giống• Đánh giá giống tôm bố mẹ mới trong điều kiện thực tế nuôi thủy
sản ở Việt Nam (5 vị trí khác nhau ở ven biển Việt Nam)• Chọn lọc các giống tôm mới dựa trên các thông số về sự tăng
trưởng và khả năng sinh sản trong điều kiện Việt Nam• Giá tôm giống sẽ bằng khoảng 40 – 50% so với nhập khẩu• Có tiềm năng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á• Cần đảm bảo không có trùng lặp về kinh phí đã được Bộ KHCN cấp
cho lĩnh vực này
CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN (KPI)
• Chỉ số KPI là thước đo kết quả thực hiện TDA. • Các chỉ số KPIs được thiết kế để đánh giá tiến
độ thực hiện TDA so với các mục tiêu đề ra và các kỳ vọng của cấp Quản lý dự án.
• Các chỉ số KPIs sẽ được Hội đồng Kỹ thuật xây dựng cho từng TDA và sẽ được hoàn chỉnh sau khi xem xét và thảo luận với chủ tiểu dự án và nhóm dự án.
Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện TDA (KPI)
• Về mặt kỹ thuật – Tiến độ thực hiện so với kế hoạch hoạt động– Tiến độ thực hiện so với kết quả (outcomes) dự kiến
• Về mặt quản lý– Sự hợp tác của nhóm dự án với các đối tác, kết quả và hiệu quả– Quản lý và báo cáo tài chính– Đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn xã hội– Ngân sách TDA– Hiệu quả quản lý ngân sách TDA – Hiệu quả các hoạt động TDA
• Vấn đề Sở hữu trí tuệ • Các kết quả (Outcomes) về mặt thương mại• Các tác động tích cực đối với người thu nhập thấp
HỎI - ĐÁP