132
Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình” SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI ============================== DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠI THẮNG – XÃ AN BÌNH HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI

==============================

DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8)

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠI THẮNG

– XÃ AN BÌNH

HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Hà Nội, tháng 6/2015

Page 2: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

MỞ ĐẦU

Đánh giá xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không.

Đánh giá xã hội của Tiểu dự án “ Sửa chữa và nâng cao an toàn hồ chứa nước Đại Thắng” đã được Viện Năng lượng và thủy điện tái tạo thực hiện sau khi đi thực địa tại địa phương vào tháng 02/2015 với sự hỗ trợ của Sở NN & PTNT tỉnh Hòa Bình, Ban QLDA tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lạc Thủy và UBND xã An Bình

Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá xã hội (SA) cho Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn hồ chứa nước Đại Thắng, tỉnh Hòa Bình là 01 trong 12 TDA năm đầu thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP/ WB8). Đây được coi như là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hàng thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), và Khung phát triển dân tộc thiểu số và Kế hoạch quản lý môi trường xã hội của dự án.

Page 3: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

MỤC LỤCMỞ ĐẦU 2MỤC LỤC 3DANH MỤC VIẾT TẮT 6TÓM TẮT 7PHẦN I: Tổng quan về dự án 91.1 Bối cảnh chung của dự án 91.2 Mô tả dự án 91.3. Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng, Hòa Bình

11PHẦN II: Mục tiêu và phương pháp 152.1 Mục tiêu 152.2 Phương pháp thực hiện 152.3 Sàng lọc DTTS 16PHẦN III: NHỮNG PHÁT HIỆN 173.1. Kết quả khảo sát hộ gia đình 173.1.1 Nhân khẩu 173.1.2. Nghề nghiệp 173.1.3. Giáo dục 183.1.4. Sức khỏe 193.1.5. Cấp nước 213.1.6. Vệ sinh 213.1.7. Thu nhập và mức sống hộ gia đình 223.1.8. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội 233.1.9 Dân tộc thiểu số 283.1.10 Các vấn đề về giới 293.2 Những tác động tích cực của TDA 333.2.1. Tăng cường nâng cao an toàn đập 333.2.2. Tăng cường năng lực quản lý đập, vận hành hệ thống tưới 333.2.3. Phục hồi diện tích tưới chủ động, sản xuất nông nghiệp 333.2.5. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo, nhóm người DTTS 343.2.6. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 353.3. Tác động tiêu cực tiềm tàng từ TDA 363.3.1. Thu hồi đất và tái định cư 363.3.2. Tác động đến hoạt động cấp nước và sử dụng phía hạ nguồn 36

3

Page 4: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.3.3. Tác động đến mồ mả, di sản văn hóa và công trình công cộng 37Tuy nhiên trong quá trình thi công, số xe hoạt động vào thời gian cao điểm như vậy có thể gây xuống cấp cho tuyến đường liên thôn và tuyến đường đất trên mặt đập. 373.3.4. Tác động đến hoạt động sinh kế và kinh doanh bị ảnh hưởng do thi công xây dựng 373.3.5. Tăng cường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu 383.3.6. Rủi ro về sức khỏe, an toàn lao động, an toàn giao thông 383.3.7. Tác động đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương 383.3.8. Tác động đến bình đẳng giới và trẻ em 393.3.9. Những tác động xấu đến người DTTS 39PHẦN IV. Các biện pháp giảm thiểu và khuyến nghị 414.1. Tham vấn các bên liên quan 414.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi đất 424.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thiếu nước cấp trong thời gian thi công và những tác động tiêu cực do cấp nước trong thời gian vận hành 424.3. Nâng cao kỹ năng quản lý cây trồng tổng hợp cho người dân vùng hưởng lợi 434.4. Biện pháp giảm thiểu sự xuống cấp các tuyến đường vận chuyển444.5 . Biện pháp đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông 444.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới người DTTS. 454.7. Các biện pháp giảm thiểu khác 46PHẦN V: Vai trò các bên liên quan 485.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia 48Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan như sau 485.2. Vai trò của các bên liên quan 485.3. Cơ cấu của các cơ quan quản lý 505.4. Phối hợp giữa các bên liên quan 515.5. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan 51PHẦN VI: Kết luận và Kiến nghị 526.1. Kết luận 526.2. Khuyến nghị 52Phần VII: Các phụ lục 54Phụ lục B1: KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG54Phụ lục B2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 59Phụ lục B3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 62Phụ lục B4. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA 66Phụ lục B5- MÔ TẢ HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 2Phụ lục B6: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI 4

4

Page 5: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

5

Page 6: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂUBảng 3-1: Nghề nghiệp chính của người lao động (tính cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động)............................................................................................18

Bảng 3-2: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)......................19

Bảng 3-3: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe..................................................19

Bảng 3-5: Tự đánh giá mức sống hộ %.........................................................................22

Bảng 3-6: Đồ dùng gia đình (% hộ có).........................................................................23

Bảng 3-7: Hiện trạng vay nợ tại các thôn vùng TDA....................................................24

Biểu 3-3: Biểu đồ thể hiện mục đích vay nợ của người dân khu vực TDA..................24

Bảng 3.8: Dự định của gia đình trong thời gian tới.......................................................27

Bảng 3.9: Phân công các công việc trong các hộ gia đình vùng TDA..........................30

Bảng 4.1 Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư ước tính.....................................42

Bảng 4-2: Chi phí hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp do bị cắt nước trong quá trình thi công (Chi phí này là một phần trong chi phí RAP).......................................................43

Bảng 4-3. Ngân sách kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số............................................46

Bảng PL 2-1 : Nghiên cứu định tính.............................................................................60

Bảng PL 2-2: Mẫu điều tra được phân bổ theo khu vực như sau..................................61

Bảng PL 6-1: Phân công các công việc trong các hộ gia đình vùng TDA......................5

Bảng PL 6-2: Kế hoạch hành động giới của dự án........................................................10

Bảng PL 6-3: Chương trình hỗ trợ đào tạo các hoạt động lồng ghép giới trong quá trình thực hiện TDA Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng..................................13

Biểu 3-1: Chi phí cho sức khỏe ..................................................................................... 22

Biểu 3-2: Tỷ lệ các loại nhà vệ sinh trong khu vực TDA ............................................. 23

Biểu 3-4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ vật chất lúc khó khăn ............. 27

Biểu 3-5: Tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ tính thần lúc khó khăn ...................................... 28

Biểu 3-6: Dự định của các hộ gia đình .......................................................................... 29 6

Page 7: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

DANH MỤC VIẾT TẮT

BAH Người bị ảnh hưởng

CPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DMS Khảo sát kiểm kê chi tiết

DPC UBND huyện

DRC Ban tái định cư huyện

EMPF Khung chính sách dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội

GOV Chính phủ Việt Nam

HH Hộ gia đình

IOL Kiểm kê tổn thất

IMA Cơ quan giám sát độc lập

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MOF Bộ Tài chính

MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NGO Tổ chức phi chính phủ

OP Chính sách hoạt động

PAD Tài liệu thẩm định dự án

PPC UBND tỉnh

Ban QLDA Ban Quản lý dự án

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

RAP Kế hoạch tái định cư

RPF Khung chính sách tái định cư

TDA

USD

Tiểu Dự án

Đô la Mỹ

VNĐ Việt Nam Đồng

WB Ngân hàng Thế giới7

Page 8: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

TÓM TẮT

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP/WB8) được triển khai căn cứ vào đề xuất của Bộ NN&PTNT với Ngân hàng thế giới (WB) nhằm cải tạo và nâng cấp các hệ thống hồ, đập để đảm bảo phục vụ tưới tiêu tốt hơn và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho người dân trong khu vực dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Dự án được dự kiến thực hiện từ năm 2015 - 2020, bao gồm 04 hạng mục đầu tư trên địa bàn 28 tỉnh.

Báo cáo đánh giá xã hội này bên cạnh việc trình bày kết quả của cuộc điều tra kinh tế của các hộ được khảo sát đối với tiểu dự án Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng cũng vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế phát triển của khu vực TDA

Tóm tắt những phát hiện chính của cuộc khảo sát

Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, cuộc điều tra phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, và dễ bị tổn thương và người DTTS

Tổng quan kinh tế xã hội vùng dự án:

Xã An Bình thuộc vùng tiểu dự án nói chung và các thôn nằm trực tiếp trong vùng được hưởng lợi từ TDA là nơi có điều kiện sống khó khăn, dễ tổn thương bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có thu nhập thấp. Người dân sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước chính từ phía hồ đập. Tuy nhiên, cũng do một phần kinh tế khó khăn cũng như thời gian xây dựng hệ thống kênh mương, hồ đập trong vùng đã từ lâu mà hiện nay hệ thống này không còn đáp ưng đủ nhu cầu dùng nước của người dân khu vực hạ du. Hồ Đại Thắng được xây dựng từ những năm 1960 cũng là hồ bị xuống cấp trầm trọng không còn khả năng cấp nước như ban đầu. Một số hộ dân tại thôn Thắng Lợi, do xa nguồn nước nên phải chấp nhận bỏ hoàng một mùa.

Vì thế những hợp phần của dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết và góp phần tháo gỡ các rào cản phát triển của vùng dự án, cũng như của các khu vực khác nhau trong vùng

Tác động tiềm ẩn của dự án:

Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, hệ thống hồ, đập là rất cao đối với tất cả các tỉnh trong cả nước không chỉ của riêng Hòa Bình. Nếu dự án được thực hiện và phát huy hiệu quả trong những năm sắp tới như cung cấp đủ nước sản xuất, mặt kênh cải thiện thì trên

8

Page 9: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

một phần ba số người được khảo sát đã dự định kế hoạch sản xuất của họ. Điều này cho thấy tác động tiềm năng của dự án tới sản xuất của người dân vùng dự án. Sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng. Do vậy, nhu cầu tăng vụ lúa, màu của vùng dự án là lớn, nhưng có thể phải đối mặt với việc gia tăng sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sự gia tăng sản lựơng lúa sẽ làm tăng áp lực giải quyết các vấn đề sau thu hoạch, như chế biến, bảo quản, cũng như tổ chức tiêu thụ, nhằm làm cho nông dân được hưởng lợi nhiều hơn trong chuỗi giá trị của cây lúa.

Tác động xã hội của sự gia tăng và chuyển đổi các hoạt động kinh tế như trên trong điều kiện dự án cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất, có thể là tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với nhóm làm thuê, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, dự án cũng có những tác động tiêu cực như thu hồi đất,có thể xảy ra mẫu thuẫn về sử dụng nước; tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; nguy cơ về sức khỏe. Những tác động này cần được quan tâm và tìm giải pháp giảm thiểu trong các giai đoạn thực hiện dự án.

Tác động tiềm năng của dự án

Dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cụ thể là gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp, tăng vụ, phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ tăng cường diện tích được tưới, giảm thiểu rủi ro thiên tai; Gia tăng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhờ phát triển nông nghiệp, gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống; Tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với các nhóm làm thuê như nghề chính hay nghề phụ, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo. Những tác động tích cực này bao gồm cả bộ phận động đảo của các nhóm yếu thế được huởng lợi. Những người có đất sản xuất được huởng lợi trực tiếp nhiều nhất bởi tác động tưới tiêu. Việc cung cấp đầy đủ nước tưới sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế vùng dự án.

Tuy nhiên, dự án cũng có những tác động tiêu cực như thu hồi đất của 12 hộ, Diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng vĩnh viễn của 10 hộ là 14.935 m2, diện tích đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng của 2 hộ là 500 m2 và diện tích bị ảnh hưởng tạm thời của 2 hộ là 4.438 m2. Bên cạnh đó để phục vụ cho quá trình thi công cống, việc cắt nước sẽ xảy ra gây ra hiện tượng thiếu nước sản xuất nông nghiệp cho 3 thôn phía hạ du là Đại Đồng, Thắng Lợi, Đại Thắng. 3 thôn này với số người dân tộc Mường chiếm hơn 90% do đó buộc chủ đầu tư phải có những biện pháp hỗ trợ thỏa đáng đối với phần đất này cho người dân. Mặt khác, việc gia tăng sản xuất nông nghiệp như mở rộng diện tích trồng màu và nuôi trồng thủy sản sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước do tăng nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thức ăn công nghiệp.

9

Page 10: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN I: Tổng quan về dự án

1.1 Bối cảnh chung của dự án

Việt Nam có mạng lưới đập và cơ sở hạ tầng thủy lợi lớn nhất thế giới bên cạnh Trung quốc và Mỹ. Mạng lưới này gồm hơn 7.000 đập các loại và kích cỡ khác nhau. Hơn 750 đập có thể được phân loại là đập lớn (đập có chiều cao hơn 15m hoặc từ 5m đến 15m với dung tích hồ trên 3 triệu m3) và số lượng đập nhỏ (chiều cao đập <15m và dung tích hồ nhỏ hơn 3 triệu m3) ước tính hơn 6.000 đập chủ yếu là đập đất. Trong tổng số 4 triệu hecta đất nông nghiệp thì hơn 3 triệu hecta được tưới thông qua 6.648 đập.

Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng này đã tạo ra một số thách thức vốn có. Nhiều hồ chứa quy mô vừa và nhỏ được xây dựng từ những năm 1960s-1980s với khảo sát kỹ thuật hạn chế, thiết kế không đầy đủ, và thi công chất lượng kém và càng trầm trọng hơn do vận hành hạn chế và chậm bảo trì. Kết quả là, nhiều đập đã bị xuống cấp và mức độ an toàn của đập thấp hơn so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế, là rủi ro đáng kể cho sự an toàn của con người và an ninh kinh tế. Sự xuống cấp của các đập này, cộng với sự gia tăng rủi to và mất an toàn bởi biến đổi thủy văn do biến đổi khí hậu cũng như sự phát triển thượng nguồn nhanh chóng đã khiến nhiều hồ chứa trong tình trạng rủi ro. Các rủi ro đang lan rộng do thiếu mặt, ví dụ như quá hẹp để có thể ổn định, tình trạng lún kết cấu chính, thấm qua đập chính và/hoặc đập phụ và xung quanh công trình lấy nước, biến dạng của mái thượng/hạ lưu, đập tràn trục trặc, và việc sử dụng không đầy đủ và không hiệu quả các thiết bị giám sát an toàn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo nền móng cho duy trì và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một chương trình ngành về an toàn đập vào năm 2003. Dự án đề xuất Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập có thể do Ngân hàng tài trợ sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam về Chương trình an toàn đập quốc gia. Điều này sẽ đạt được bằng cách hỗ trợ cả về an toàn kết cấu của chính bản thân đập và hồ, cùng với an toàn vận hành cần thiết để bảo vệ người dân có nguy cơ rủi ro và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội dưới hạ lưu. Điều này rất phù hợp với định nghĩa của Chính phủ về an toàn đập nêu trong Nghị định 72. Dự án cũng sẽ hỗ trợ Chính phủ đảm bảo được quy hoạch phát triển tổng hợp lưu vực toàn diện hơn để tăng cường sự phối hợp thể chế, phát triển tương lai và an toàn vận hành.

1.2 Mô tả dự án

Mục tiêu chungMục tiêu phát triển của dự án là hỗ trợ việc thực hiện chương trình an toàn đập của Chính phủ bằng cách nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa được ưu tiên cũng như bảo vệ người dân và tài sản của các cộng đồng hạ du. Mục tiêu cụ thể

i) Cải thiện an toàn đập và các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa, 10

Page 11: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành và bảo trì;

ii) Tăng cường thể chế ở cấp Quốc gia và hệ thống về quản lý an toàn đập thông qua hoàn thiện khung thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, tăng cường năng lực và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan;

iii) Nâng cao năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và cơ chế phối hợp vận hành hồ chứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và đào tạo tăng cường năng lực.

Dự kiến dự án bao gồm 4 hợp phần chính .

Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (US$385triệu)Hợp phần này sẽ nâng cao an toàn đập thông qua cải tạo công trình của cơ sở hạ tầng hiện có. Hợp phần này sẽ bao gồm hai cách tiếp cận khác nhau cần có đối với việc cải tạo các đập lớn/vừa và nhỏ, các đập do cộng đồng quản lý. Sự khác nhau giữa hai cách tiếp cận không chỉ liên quan đến loại công trình và khung pháp lý, mà còn liên quan đến thể chế và cách tổ chức thực hiện cần thiết để thực hiện các công trình đó và đảm bảo vận hành và bảo dưỡng bền vững. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ cho (i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo công trình đối với các đập được ưu tiên và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao gồm cả công trình xây dựng, công trình thủy-cơ khí và lắp đặt thiết bị thủy văn và giám sát an toàn; (iii) lập Kế hoạch Vận hành và Bảo dưỡng và Kế hoạch Sẵn sàng ứng phó khẩn cấp; và (iv) thông qua danh sách kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa đối với các đập do cộng đồng quản lý.

Hợp phần 2: Quy hoạch và Quản lý an toàn đập (US$60 million)Hợp phần này sẽ cải thiện việc quy hoạch và khung vận hành về quản lý đập để bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội trong các cộng đồng hạ du. Hợp phần này sẽ cung cấp hỗ trợ về: (i) mạng lưới quan trắc và hệ thống thông tin; (ii) quy hoạch phát triển tổng hợp và cơ chế phối hợp vận hành giữa các hồ thủy điện và thủy lợi; (iii) hỗ trợ về mặt pháp lý và thể chế và tăng cường cơ chế phối hợp bao gồm chính sách quốc gia về đập về việc đăng ký, quy chế, kiểm định, tuân thủ an toàn và hình phạt; (iv) các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định về an toàn đến các mức được quốc tế chấp nhận; và (v) nâng cao năng lực, kế hoạch vận hành hồ đập tổng hợp toàn lưu vực, kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp kể cả phân tích vỡ đập, lập bản đồ lũ hạ lưu và thiết lập các điểm mốc, nâng cao nhận thức và huấn luyện sơ tán cho các cộng đồng địa phương sinh sống dưới hạ lưu.

Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (US$15 triệu) Hợp phần này sẽ cung cấp các môi trường cần thiết để cho phép hỗ trợ việc thực hiện dự án. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ cho các đơn vị sau: (i) Ban chỉ đạo dự án (PSC) gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường để điều phối tất cả các hoạt động can thiệp của dự án; (ii) Ban quản lý dự án (PMU) trực thuộc Bộ NN&PTNT để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để thực hiện dự án kịp thời và

11

Page 12: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

hiệu quả, bao gồm cả giám sát và đánh giá, đấu thầu, quản lý tài chính, giám sát chính sách an toàn, v.v...; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật cho các sở/vụ hưởng lợi thuộc Bộ Công thương và Bộ TN&MT để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để thực hiện dự án kịp thời và hiệu quả; (iv) thành lập và vận hành Nhóm đánh giá an toàn đập quốc gia; (v) Kiểm toán độc lập các đập ưu tiên trước và sau khi cải tạo; và (vi) chi phí vận hành gia tăng đối với các hoạt động liên quan đến dự án.

Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (US$ 0 triệu – không phân bổ cố định nhưng không quá 20% tổng chi phí dự án) Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, hợp phần dự phòng này sẽ cho phép sử dụng số tiền trong khoản vay nhanh chóng bằng cách giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về tín dụng và chính sách an toàn để hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện. Hợp phần này sẽ cho phép sử thực hiện chi tiêu theo quy trình ứng phó nhanh OP/BP 8.00 cho danh sách hàng hóa và dịch vụ sẽ được xác định trong quá trình xây dựng dự án. Hợp phần này không phải là phần thay thế cho bảo hành, và không loại bỏ nhu cầu xây dựng các đập đã đưa vào dự án. Một danh sách chung có thể được kết hợp với một danh sách các hàng hóa không đưa vào mà có thể kích hoạt các chính sách an toàn. Điều này nhằm giúp đảm bảo đủ thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp bằng cách tài trợ cho chính phủ trong toàn bộ việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp và đưa ra một số biện pháp bảo vệ tài khoản của Chính phủ.

1.3. Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng, Hòa Bình

Dự án “Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cấp an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng“ thuộc xã An Bình, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Tiểu Dự án được triển khai căn cứ vào đề xuất của Bộ NN&PTNT với tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) nhằm nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng để đảm bảo cung cấp nguồn nước, đáp ứng nhu cầu cho 100 ha lúa 2 vụ và 30 ha màu của 3 thôn gồm: thôn Đại Thắng, thôn Đại Đồng, và thôn Thắng Lợi thuộc xã An Bình, huyện Lạc Thủy.

1.3.1. Thông tin về TDATên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại ThắngĐịa điểm xây dựng: xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa BìnhChủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa BìnhThời gian dự kiến: tháng 10/2015 đến tháng 5/2016

12

Page 13: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Hình 1-1. Vị trí địa lí của hồ chứa nước Đại Thắng

Hình 1-2: Hạ lưu của hồ chứa nước Đại Thắng

13

Dai Thang Reservoir

Page 14: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

1.3.2. Mục tiêu của TDA

Mục tiêu chung của TDAĐảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, nâng cao năng suất cây trồng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng dự án, đưa nhân dân vung dự án thoát khỏi đói nghèo. Phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương phát triển kinh tế.Khi xây dựng công trình tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các lao động nông nhàn tăng thu nhập và các dịch vụ khác cũng phát triển theo thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển ổn định xã hội.Dự án khi đưa vào sử dụng sẽ đóng góp đáng kể trong việc đáp ứng các mục tiêu kinh tế cũng như về xã hội, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường quanh khu vực, thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng dự án và các khu vực lân cận, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Mục tiêu cụ thểCung cấp nước tưới cho 100 ha lúa 2 vụ và 30 ha màu của 3 thôn gồm: thôn Đại Thắng, thôn Đại Đồng, và thôn Thắng Lợi thuộc xã An Bình, huyện Lạc Thủy.Đảm bảo an toàn về người và của cho nhân dân vùng hạ du hồ chứa về mùa mưa lũ.Kết hợp nuôi trồng thủy sảnTiết kiệm nước, tăng hiệu suất công trình, tăng tuổi thọ công trình góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị cho địa phương.

1.3.3. Đặc điểm chung của vùng TDA

14

Page 15: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Trong trường hợp nếu có sự cố vỡ đập thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu hành chính xã An Bình, trường mầm non, trường cấp 1,2,3, trạm y tế, bưu điện, phòng khám đa khoa...; 6km đường nhựa và bê tông, hệ thống đường dây điện của xã; 5km hệ thống kênh mương của hồ Đại Thắng; 130ha đất canh tác và có khoảng hơn 300 hộ dân với 1420 dân sẽ bị ảnh hưởng.

Từ các nguyên nhân hư hỏng công trình cho thấy hồ chứa nước Đại Thắng hiện nay không đảm bảo an toàn, ổn định, nhất là về mùa mưa lũ khi nước trong hồ dâng cao có nguy cơ đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân vùng hạ lưu của hồ.

Do đó cần thiết phải sửa chữa nâng cấp để đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối để đáp ứng được yêu cầu an toàn cho hạ lưu đập và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của khu hưởng lợi, nâng cao hiệu qảu khai thác tài nguyên nước, tài nguyên đất, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng dự án, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phạm vi tác động dự kiến của TDA thuộc địa bàn 4 thôn : Đức Bình, Đại Thắng, Thắng Lợi, đây là 04/09 thôn của xã An Bình. Xã An Bình có địa hình trung du và núi thấp, ở đây có một số con sông như sông Đập và một số con sông nhỏ lân cận cũng khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Về đặc điểm dân cư, xã An Bình có mật độ dân số cao so với miền núi phía bắc 257người/ km2, trong khi mật độ cả nước là 265 người/km2. Vùng dự án cũng nằm trong vùng chiếm tỉ lệ đói nghèo cao, xã An Bình hiện nay có tỉ lệ đói nghèo hơn 20%, trong đó Thôn Đức Bình 22,8%, Đại Đồng 29%, Đại Thắng 33,3%, Thắng lợi 30,4%, đây là con số rất cao so với tỉ lệ đói nghèo của cả nước là 12,6% và miền núi phía bắc là 26,7%.

Các khu dân cư được hình thành lâu đời và mở rộng qua các năm. Dân cư sống tập trung tại 19 thôn trên địa bàn rải rác toàn xã và xen lẫn trong các khu sản xuất nông nghiệp làm cho đồng ruộng bị chia cắt và phân tán thành nhiều mảnh nhỏ, xen lẫn trong các khu dân cư.

Như vậy, các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng dự án cho thấy đây là nơi có điều kiện sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều người nghèo và dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 71%), với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, người dân có thu nhập tuy còn thấp nhưng cũng khá cao so với một số Tỉnh của Miền núi phía Bắc. Năm 2014 thu nhập bình quân trong xã là 24.000.000 đồng/ người. Việc dự án sửa chữa nâng cấp đập và hồ chứa nước sẽ là cơ hội phát triển nông nghiệp, phát triển và mở rộng cơ cấu nghề, đem lại nhiều lợi ích cho người dân nhưng cũng cần xem xét thận trọng các tác động tiêu cực đối với họ, đặc biệt là với các đối tượng dễ bị tổn thương, người DTTS.

15

Page 16: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN II: Mục tiêu và phương pháp

2.1 Mục tiêu

Mục đích của việc đánh giá xã hội (SA), được thực hiện đồng thời với đánh giá môi trường của TDA, với hai mục tiêu. Thứ nhất, xem xét các tác động tiềm năng của các tiểu dự án tích cức và tiêu cực trên cơ sở kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án. Thứ hai, tìm kiếm từ việc thiết kế các biện pháp giả quyết các tác động tiêu cực tiềm tàng và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục tiêu phát triển của dự án. Việc xác định các tác động bất cực là không thể tránh được, tham vấn với người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án, vv, sẽ được thực hiện để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ một cách thỏa đáng và kịp thời để ít nhất các hoạt động kinh tế-xã hội của họ phục hồi về mức trước khi có dự án, và về lâu dài đảm bảo cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, được coi như một kết quả của các tiểu dự án.

Một phân tích về giới cũng được thực hiện như một phần của SA để mô tả về các được điểm về Giới trong khu vực tiểu dự án (từ góc độ tác động của dự án) để cho phép lồng ghép vấn đề giới để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển của các tiểu dự án, và toàn bộ dự án. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động tiềm năng của dự án đã được nhận diện, và mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về giới và giám sát giám sát kế hoạch hành động giới đã được chuẩn bị .

2.2 Phương pháp thực hiện

Để đảm bảo tất cả các tác động tiềm năng có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị dự án, các SA đã được tiến hành thông qua hàng loạt các cuộc tham vấn với các bên khác nhau liên quan dự án. Một phần quan trọng được quan tâm là cấp hộ gia đình,

16

Page 17: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

những người BAH tiềm năng bởi dự án (cả tích cực và tiêu cực). Các kỹ thuật đánh giá được thực hiện để lập SA này bao gồm 1) xem xét các dữ liệu thứ cấp, 2) quan sát thực địa; 3) các cuộc thảo luận nhóm tập trung/họp cộng đồng, 4) phỏng vấn sâu, và 5) khảo sát các hộ gia đình Tổng cộng có 102 người đã tham gia trả lời để đánh giá xã hội cho tiểu dự án này, trong đó có 70 người tham gia cuộc khảo sát hộ gia đình (định lượng), và 32 người tham gia vào các nhóm thảo luận nhóm tập trung, các cuộc họp cộng đồng, phỏng vấn sâu (chất lượng). Các trường hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn là những người cung cấp thông tin chủ chốt ở các cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Mỗi thảo luận nhóm từ 6-8 người. (Cách chọn mẫu được chi tiết tại Phụ lục B1 tương ứng)

Trong mục 2, chúng tôi sẽ trình bày những phát hiện của SA (tác động tích cực và tiêu cực), bao gồm cả các kết quả của các phân tích giới. Trong mục 3, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt về những kết quả SA, cùng với các khuyến nghị trên cơ sở những kết quả SA. Xin lưu ý rằng một kế hoạch hành động về giới và kế hoạch giám sát kế hoạch hành động giới được trình bày tại Phụ lục B4 của SA này), và các kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng và Chiến lược tham vấn cồng đồng và truyền thông cũng đã được trình bày tại Phụ lục B2 và B3, tương ứng).2.3 Sàng lọc DTTS

Một phần của đánh giá xã hội, là các dân tộc thiểu số (DTTS) dân tộc đang sống trong khu vực tiểu dự án - được đánh giá và khẳng định sự có mặt của họ trong khu vực tiểu dự án thông qua sàng lọc về người dân tộc thiểu số (EM) (theo Ngân hàng OP 4.10), tham vấn với họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp, để xác định rằng nếu cần hỗ trợ cho cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tại địa phương khi thực hiện tiểu dự án. Sàng lọc EM đã được tư vấn tiến hành theo hướng dẫn OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới, và đã được thực hiện trong phạm vi và khu vực các đánh giá xã hội tương ứng với phạm vi đánh giá môi trường (theo OP 4.01) thuộc TDA như sau:

Khu vực hưởng lợi của TDA bao gồm: thôn Thắng Lợi, Đại Đồng, Đại Thắng, Đức Bình

Khu vực bị ảnh hưởng bởi TDA bao gồm:

+ Bị ảnh hưởng do việc bị thu hồi đất, quá trình thi công: Thôn Đức Bình

+ Bị ảnh hưởng do quá trình cắt nước để thi công sửa chữa đập: thôn Thắng Lợi, Đại Đồng, Đại Thắng

Khu vực bị ảnh hưởng do quá trình cắt nước để thi công sửa chữa đập có 90% là các hộ dân tộc Mường, tất cả có 244 hộ bị ảnh hưởng do quá trình cắt nước, thì có 223 hộ là người Mường tương đương với 821 người

Đơn vị tư vấn đã tiến hành tham vấn người DTTS trong khu vực dự án một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp (FPIC), từ đó xác định được khi thực hiện dự án, người DTTS tại 03 thôn bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ.

Căn cứ trên kết quả đánh giá xã hội và kết quả tham vấn => Cần thực hiện báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)

17

Page 18: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN III: NHỮNG PHÁT HIỆN

3.1. Kết quả khảo sát hộ gia đình

3.1.1 Nhân khẩu

Số nhân khẩu trung bình trong của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,0 người, cao hơn số bình quân nhân khẩu trong cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê, 2013). Số nhân khẩu bình quân của một số hộ có sự khác biệt giữa các thôn, nhóm thu nhập, nhóm chủ hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ.

Xét theo dân tộc, quy mô trung bình của một hộ Kinh là 3,9 và hộ người DTTS là 4,1. Theo giới tính chủ hộ, quy mô hộ phụ nữ làm chủ hộ có ít người hơn hộ do nam giới làm chủ hộ (tương ứng là 3,9 và 4,1)

Số nhân khẩu bình quân mỗi hộ có sự chênh lệch giữa 4 thôn, chỉ có 16,8% hộ gia đình có qui mô từ 1-2 người, 48,4 % hộ có quy mô từ 3-4 người, 34,8% hộ có quy mô từ 5-8 người và cơ cấu hộ từ 9 người không có trong mẫu khảo sát.

Trong những gia đình có nhân khẩu đông thì nam giới là chủ hộ chiếm tỷ lệ cao. Hộ gia đình với nam giới làm chủ hộ có số người từ 5-8 người chiếm 39,6%. Lý giải điều này, khảo sát định lượng cho thấy

“Do gia đình nhiều người nên phụ nữ chủ yếu ở nhà nuôi con, kiếm tiền nuôi gia đình là nam giới, phụ nữ thì phụ thuộc kinh tế” – Nữ thôn Đại Đồng

Phân tích cơ cấu theo quy mô nhân khẩu vùng tiểu dự án được khảo sát cho thấy đa số các hộ có 3-4 người và 5-8 người, rất ít hộ có 1-2 người và hoàn toàn không có hộ nào từ 9 người trở lên..

Như vậy số liệu khảo sát đã cho thấy so với tình hình chung của toàn tỉnh, tại khu vực TDA tỷ 18

Page 19: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

lệ gia đình hạt nhân đã có chiều hướng tăng lên tuy nhiên so với mặt bằng chung của các nghiên cứu trước đó vẫn còn ở mức thấp (dưới 70%). Mô hình gia đình đông nhân khẩu và đa thế hệ vẫn ở mức cao.

3.1.2. Nghề nghiệpTrong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, thì ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,1% sau đó đến học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 24,7%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm thuê, công nhân có tỷ lệ thấp dưới 10% đối với mỗi loại. Tuy nhóm tiểu thủ công nghiệp đã có trong cơ cấu nghề nghiệp của khu vực khảo sát đối với người Kinh, trong cơ cấu kinh tế người Mường, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chưa xuất hiện. Như vậy, nông lâm nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của vùng TDA, nơi tập trung lực lượng lao động.

Bảng 3-1: Nghề nghiệp chính của người lao động (tính cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động)

 

Mất sức lao động

Nông, lâm, ngư nghiệp

Buôn bán, dịch vụ

Cán bộ, viên chức

Học sinh, sinh viên

Tiểu thủ công

Làm thuê

Không có việc làm

Không Phù hợp

 

Các nghề khác

Tổng mẫu 4,3 53,1 2,6 3,2 24,7 0,6 4,9 0,8 3 2,8

Theo thôn

Duc Binh 4,3 50,8 3,3 3,2 26,3 2,6 3,8 0,2 2 3,5

Dai Dong 4,7 52,6 3,0 3,4 25,3 0 5,8 1,1 1,8 2,3

Dai Thang 3,8 53,7 2,0 3 24,8 0 6,3 0,8 2,4 3,2

Thang Loi 4,6 52,1 1,7 3,4 23,6 0 6,1 1,2 4,2 3.1

Theo DT+ Kinh 4,2 52 3 3,5 26,5 2,6 3,6 0,2 2,1 2,3

+ DTTS 4,8 53,9 1,2 2,4 23,6 0,0 6,1 1 6,1 1,5

So sánh với thực tế, con số phân tích hoàn toàn tương đồng với tình hình chung của toàn xã, là xã thuần nông do vị trí cách xa tỉnh lị và đường giao thông chính nên trong cơ cấu nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình có tham gia lao động và có thu nhập chiếm tỷ lệ cao.

Tỷ lệ hộ có nghề nông lâm thủy sản ở dân tộc Kinh thấp hơn so với người DTTS (52% với 19

Page 20: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

53,9%). Ngược lại tỷ lệ hộ hoạt động ở lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp ở dân tộc Kinh chiếm 2,6%, trong khi chỉ tiêu này hoàn toàn không xuất hiện đối với đối tượng người DTTS.

Nhìn chung, sinh kế chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp, lâm nghiệp; trong đó trồng lúa 2 vụ và hoa màu một vụ là phổ biến. Diện tích trồng cây lâm nghiệp chủ yếu là cây keo cũng đang được mở rộng. Vì vậy vấn đề tưới tiêu, an toàn hồ đập, ổn định nguồn nước là điều mà người dân rất mong muốn, đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở khu vực TDA trong khi ở khu vực phía hạ du, vấn đề nước tưới vẫn chưa chủ động được.

3.1.3. Giáo dục Khoảng 94,6% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng/đại học trở lên, trong đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm đến hơn 64,6%. Tỉ lệ học cao đẳng/đại học hay trung cấp trở lên chiếm tới 5,5%% - Con số này rất thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Hòa Bình. Tỷ lệ mù chữ là 0,2% và chưa đi học là 5,2%. Tỷ lệ chưa đi học của các thôn trong vùng TDA (5,2%) là thấp hơn so với niên giám thống kê 2013. Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn giữa các thôn.

Điều đáng ghi nhận ở đây là tỷ lệ mù chữ đối với người DTTS cũng rất thấp, chỉ 0,6% (con số này chỉ tập trung ở những người già trên 60 tuổi). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cũng chỉ chiếm 0,9%.

Bảng 3-2: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)

 

Trình độ học vấn cao nhất

Mù chữ

Tiểu học THCS THPT

Trung cấp/dạy nghề

Cao đẳng/đại

học

Chưa đi

học

Không biết

Tổng mẫu 0,2 24,5 39 25,6 4,8 0,7 5,2 0,0Thôn

Đức Bình 0 6,5 33,7 28,7 5,2 1,2 4,7 0,0

Đại Đồng 0,9 25,1 43,4 21,5 3,7 0 5,4

Đại Thắng 0 18,7 40,7 28,8 4,4 0,2 7,2 0,0

Thắng Lợi 0 26,8 38 24,8 5,5 0,5 4,4

Theo Dân tộc                DTTS 0,6 19,4 44,8 24,8 4,2 0,0 6,1 0Kinh 0 27 33,5 28,3 5,4 1,2 4,6 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

Bốn thôn trong mẫu khảo sát không có trường hợp bỏ học. Điều này rất đáng khích lệ với một xã miền núi với điều kiện tương đối khó khăn như xã An Bình. Trong dịp tiếp xúc với các hộ gia đình chúng tôi đều ghi nhận được tư tưởng khá tiến bộ từ nhận thức của người dân địa phương. Học sẽ là cơ hội quan trọng nhất để thoát li cuộc sống nông thôn và có thể kiếm được

20

Page 21: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

việc làm“ Để có kết quả như thế này cũng nhờ một phần nỗ lực của các ban ngành đoàn thể của xã”

3.1.4. Sức khỏeSố liệu thống kê cho thấy có tới 30,2% số hộ gia đình được khảo sát trong 12 tháng qua có đau ốm (xem Bảng 2-3). Đây là chỉ số không cao. Tỷ lệ bảo hiểm y tế trong vùng khá cao, chiếm 90.5%. Điều này cũng đúng với thực tế về chính sách cấp phát miễn phí thẻ BHYT cho các hộ nghèo và cận nghèo, những hộ thuộc đồng bào DTTS khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên những nghiên cứu định tính cho thấy mức độ sử dụng thẻ bảo hiểm không được tuyệt đối, nhiều người hầu như không sử dụng đến thẻ BHYT, đặc biệt nhóm độ tuổi lao động. Trong đó không có khác biệt lớn về tình trạng ốm đau giữa các thôn, giữa người dân tộc Kinh và DTTS được khảo sát.

Bảng 3-3: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe

  Có người bị ốm trong 1 tháng qua Có bảo hiểm y tế

Tổng mẫu 30,2 90,5

Theo thôn

Thôn Đức Bình 28,3 90,2

Thôn Thắng Lợi 33,2 91,1

Thôn Đại Thắng 30,1 87,2

Thôn Đại Đồng 31,4 92,1

Theo DTTS

Kinh 29,3 90

DTTS 31,2 91

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

Bên cạnh việc điều tra khảo sát, qua việc tham vấn sâu, thảo luận nhóm giữa chuyên gia xã hội và cộng đồng dân cư. Trong 05 năm trở lại đây mỗi năm toàn xã có khoảng 10 trường hợp bị ung thư, chủ yếu là ung thư dạ dày, gan. Lý giải về điều này người dân cho biết “đó là thói quen do uống rượu, thứ nữa nguồn nước ăn uống không được sạch, tất cả các hộ đều sử dụng nguồn nước giếng khoan làm nguồn nước ăn uống. Theo thực tế mỗi gia đình có người mắc bệnh ung thư phải chi trả đến tiền trăm triệu đồng, các gia đình này thường bị kiệt quệ về tài chính và trở thành hộ nghèo.

Theo người dân sống tại nơi đây, nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe chính là việc không có nguồn nước sinh hoạt, người dân đều phải sử dụng nước giếng khoan, nước giếng khơi, theo như đánh giá của người dân thì nguồn nước này không được đảm bảo. Tư vấn xã hội kết hợp với tư vấn môi trường đã lên phương án khảo sát các mẫu nước ngầm trong TDA.

21

Page 22: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Bên cạnh đó, ta xét tới chỉ số chi phí cho sức khỏe của người dân trong vùng. Chi phí cho sức khỏe là một chỉ báo khá quan trọng thể hiện việc người dân quan tâm đến sức khỏe như thế nào. Thống kê cho thấy có tới 51,3% người dân không dành bất cứ chi phí nào cho chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Số còn lại chia đều cho các mức từ dưới 1 triệu đồng, từ 1 – 3 triệu đồng, từ 3 -7 triệu đồng, từ 10 – 20 triệu và trên 20 triệu. Những gia đình chi phí ở mức trên 20 triệu đồng thường rơi vào những hộ gia đình có người mắc bệnh nặng (ung thư, tai nạn)

Biểu 3-1: Chi phí cho sức khỏe

3.1.5. Cấp nướcNguồn nước tắm giặt

97,5% số các hộ vùng dự án được khảo sát đều sử dụng nguồn nước tắm giặt sinh hoạt là giếng đào/giếng khoan, tỷ lệ sử dụng các nguồn nước khác là thấp, tuy nhiên thỉnh thoảng có xen kẽ sử dụng nước sông ngòi, kênh rạch và ở hồ thủy lợi, giặt chăn màn, và sử dụng nguồn nước mưa. Tuy hiện nay vẫn chưa có một hệ thống hay công trình nào của nhà nước đầu tư để cải thiện hệ thống nước sạch trong thôn, nhưng theo điều tra thì không thấy có tình trạng bị bệnh ngoài da.

Nguồn nước ăn uống

Cũng như với nước tắm giặt, nguồn nước ăn uống chưa có kiểm định chất lượng cụ thể nhưng người dân đa số vẫn dùng nước ăn uống từ giếng đào/giếng khoan, có xen kẽ một ít người dân sử dụng nước mưa. Nhưng giếng đào vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao. Người dân cũng rất mong muốn có một hệ thống nước sạch. Theo như phản ánh, chất lương nguồn nước ở đây vẫn chưa được đảm bảo.

Với 3 thôn: Đại Đồng, Thắng Lợi, Đại Thắng, 100 % số người được hỏi đều lấy nước từ hồ Đại Thắng.

Đối với thôn Đức Bình: các hộ lấy nước từ hồ thủy lợi Gốc Đa.

Như vậy, ở vùng dự án được khảo sát, nguồn nước giành cho ăn uống và sinh hoạt đều chưa đáp ứng được nhu cầu về cả chất lượng và số lượng. Do đó việc giữ được nước trong mùa thiếu nước là một việc hết sức có ý nghĩa với người nông dân trong vùng TDA.

22

Page 23: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.1.6. Vệ sinhTại khu vực TDA, khảo sát có 61,25% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh trong đó có 37,5% hộ gia đình dùng nhà vệ sinh hai ngăn, tỷ lệ dùng nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại chiếm tỷ lệ khá nhỏ 23,75% đây là con số thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Hòa Bình. Có 30% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản. Đặc biệt qua khảo sát có 3,75% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, họ phải đi nhờ hộ của bố mẹ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là không có hộ nào đi vệ sinh trên ao hồ, sông suối.

Từ số liệu cho thấy, các hộ gia đình dân tộc thiểu số có tỷ lệ hố xí không hợp vệ sinh chiếm 39,6% cao hơn so với các hộ người Kinh rất nhiều (9,4%)

Bảng 3-4: Loại nhà vệ sinh của các hộ được khảo sát (% hộ)

ThônSông

ngòi/kênh rạch

Hồ thủy lợi Nước giếngđào/khoan

Nước sạch nhà

nước

Hệ thống thủy lợi

Nước mưa

Tổng mẫu 1,25 1,25 97,5 0,0 0,0 0

Theo thôn

Thôn Đức Bình 0 0,0 100 0,0 0,0 0,0

Thôn Thắng Lợi 5 5 90 0

Thôn Đại Thắng 0 0,0 100 0,0 0,0 0,0

Thôn Đại Đồng 0 0,0 100 0,0 0,0 0,0

Theo dân tộc

Kinh 0 0 100 00 00 00

DTTS 2,1 2,1 95,8 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

Biểu 3-2: Tỷ lệ các loại nhà vệ sinh trong khu vực TDA

23

Page 24: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.1.7. Thu nhập và mức sống hộ gia đình

Nếu phân theo 04 nhóm xã hội: Khá giả, trung bình, có túng thiếu và nghèo đói. Thì tỉ lệ số hộ khá giả ở cả 4 thôn là rất thấp, đa phần các hộ tự nhận mức sống hộ gia đình ở mức trung bình, có túng thiếu chiếm 12%, nghèo đói cũng chiếm khoảng 10%.

Bảng 3-5: Tự đánh giá mức sống hộ %Khá giả Trung bình Có túng thiếu Nghèo đói

Tổng mẫu 2,5 75,5 12 10

Theo DTTS+ DTTS 2,1 75 12,5 10,4+ Kinh 3,7 75,4 11,7 9,2

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

Xét theo dân tộc, tỷ lệ nghèo đói, túng thiếu chiếm khoảng 22,9% con số này cao hơn so với người Kinh là 20,9%. Tuy nhiên cũng không có sự chênh lệch đáng kể giữa người Kinh và người Mường

Như vậy, về mức thu nhập và mức sống hộ gia đình tại khu vực TDA, nhìn chung còn nhiều khó khăn, với tỷ lệ nghèo đói + túng thiếu tại các thôn cộng lại đều dao động từ 18-23%. Mức sống nghèo đói cao nhất, khó khăn nhất vẫn vẫn thuộc về các đối tượng như người DTTS và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Với hi vọng rằng TDA sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân, nâng cao năng suất lao động sẽ một phần nào đó thay đổi được đời sống của ngườid ân tốt hơn. Đặc biệt các đối tượng là phụ nữ và DTTS.

Nhìn vào thống kê trong bảng 2-7, ta có thể thấy đồ dùng phổ biến nhất trong các thôn được khảo sát là ti vi, xe đạp/xe máy, điện thoại di động. Có sự chênh lệch không đáng kể giữa người Kinh và người DTTS. Những vật dụng thể hiện sự thay đổi chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí như Máy tính, điều hòa, máy giặt hầu như không có trong các hộ gia đình được khảo sát.

Bảng 3-6: Đồ dùng gia đình (% hộ có)Đức Bình Thắng Lợi Đại Đồng Đại Thắng

Tivi 93,8 78,8 79,7 82,6

Internet 2,5 0 0 0Ghe/xuồng máy 0 0 0 0Xe máy/xe đạp điện 86,8 78,2 84,1 79,4Điện thoại cố định 8,8 3,0 3,6 2,8Điện thoại di động 97,5 93,9 84,1 90,2Xe ô tô (trừ công nông) 1,3 0,0 0,0 0,0

24

Page 25: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Tủ lạnh 67,5 42,4 47,7 41,8Điều hòa nhiệt độ 0,0 0,0 0,0 0,0Máy tính 2,5 0,0 0,0 0,0Máy giặt 0,0 0,0 0,0 0,0Bếp Gas 38,5 30,3 24,5 29,4Bình nóng lạnh 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

3.1.8. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội

a. Vay mượn

Vay mượn là thực trạng thường xuyên có tính phổ biến trong hoạt động sống của các cộng đồng dân cư trong nông thôn, miền núi Việt Nam. Khảo sát dân cư vùng dự án cho thấy một thực tế về tình hình vay mượn tại 04 thôn: có khoảng 41,5 % số hộ dân được hỏi đang trong tình trạng nợ tiền từ các Dự án (Dự án xóa đói giảm nghèo, Dự án hỗ trợ giáo dục, dự án phát triển cơ cấu cây trồng...) và vay nợ tại các ngân hành chính sách, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về qui mô vay nợ: Vay nợ dưới 30 triệu đồng là 65,9%, Vay nợ từ 30 triệu đến 60 triệu là 19,2%, từ 60 triêu đồng trở lên chỉ còn 14,9% . Giải thích cho mức vay tương đối thấp (≤ 30 triệu) này là do các hộ dân không dám đầu tư lớn khi điều kiện sản xuất, kiếm sống không đảm bảo để thu được lợi nhuận cao để trả vốn và lãi vay. Những hộ có số tiền vay lớn hơn 60 triệu đa phần là các hộ có nhu cầu để sản xuất buôn bán, kinh doanh, trồng rừng.. Bên cạnh đó là một số gia đình có người thân bị ốm đau, ung thư. Vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông nghiệp để phát triển sản xuất sẽ giúp người dân yên tâm vay vốn để làm ăn kinh tế

Bảng 3-7: Hiện trạng vay nợ tại các thôn vùng TDASố gia đình vay nợ (%)

Khoảng vay nợDưới 30 triệu Từ 30 đến 60

triệuTừ 60 triệu

trở lênTổng mẫu 41,5 65,9 19,2 14,9Đức Bình 22,7 55,6 27,8 16,6Đại Thắng 53,3 78,1 18,8 3,1Đại Đồng 39,7 69 17,2 13,8Thắng Lợi 56,5 56,4 18 25,6

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát

Về mục đích vay của các gia đình qua khảo sát bảng hỏi định lượng, có 13 mục đích đưa ra tuy nhiên kết quả cho thấy những mục đích vay chủ yếu là để chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, sau đó là mục đích cho con cái ăn học.

25

Page 26: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Biểu 3-3: Biểu đồ thể hiện mục đích vay nợ của người dân khu vực TDA

Biểu đồ trên cho ta thấy những mục đích vay tiền khác nhau của các gia đình. Người dân sử dụng tiền được vay để chi tiêu nhiều nhất cho mục đích học hành, chăn nuôi và sản xuất nông lâm nghiệp. Điều này cho thấy đó là những mục đích mà người dân tại 4 thôn quan tâm hàng đầu và có nhu cầu vay tiền. Các mục đích khác như thủy sản, thủ công nghiệp đều chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ vay tiền cho con cái học hành cũng chiếm cao.

Khi xem xét tỷ lệ mục đích vay tiền ở từng thôn số liệu đã thể hiện rõ ràng ở mục đích chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, trồng rừng chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này dễ dàng giải thích là do người dân vẫn tập trung vào phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Như vậy, việc thực hiện TDA sẽ mở ra những cơ hội mới để người dân nâng cao thu nhập, và yên tâm vay vốn để phục vụ cho các dự định của mình.

b. An sinh xã hội

Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta gồm: Bảo hiểm y tế tự nguyện, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Trợ giúp xã hội, Xóa đói giảm nghèo, Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản.

Trợ giúp xã hội cho nông dân là sự bảo đảm và giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng trong nước và quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau đối với các đối tượng lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói hoặc nhiều thiếu hụt trong cuộc sống, trong đó có nông dân, khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình. Người được hưởng không phải trực tiếp đóng góp mà nguồn chi chủ yếu do Nhà nước và một phần từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm…Trợ giúp xã hội có hai hình thức: trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất.

Trong cuộc sống của mọi con người có những lúc gặp rủi ro hoặc khó khăn, người dân cần tìm đến sự trợ giúp của cá nhân/đoàn thể để vượt qua. Khảo sát về những khó khăn/rủi ro cần sự hỗ trợ về vật chất. Biểu đồ cho thấy người dân chủ yếu dựa vào hỗ

26

Page 27: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

trợ từ bố mẹ hai bên, con cái, anh em ruột thịt và chính quyền/đoàn thể; sự hỗ trợ từ bạn bè và hàng xóm không đáng kể, không quá 2% . Điều này cho thấy ngoài việc dựa vào hỗ trợ vật chất từ bố mẹ, con cái thì các đoàn thể, chính quyền đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kịp thời đời sống của người dân, khắc phục và vượt qua khó khăn.

Biểu 3-4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ vật chất lúc khó khăn

Xét riêng đối với đối tượng là người Kinh thì tỷ lệ không có ai giúp đỡ nhiều hơn so với DTTS (13,2% và 9,3%). Tỷ lệ hỗ trợ vật chất cao nhất của người Kinh là anh chi em ruột (22.1%). Còn với người DTTS, khi gặp khó khăn về kinh tế họ nghĩ đến chính quyền nhiều hơn, điều này có thể lý giải được do điều kiện kinh tế khó khăn của người DTTS, nên anh chị em cũng không thể có điều kiện để hỗ trợ cho nhau về vật chất được.

Theo nhóm thu nhập thì người nghèo (nhóm 1) sự hỗ trợ vật chất từ Chính quyền/đoàn thể là rất đáng kể (chiếm 31,6%), tiếp theo mới là sự trợ giúp của bố mẹ hai bên, và hầu như sự tìm kiếm đối với các đối tượng còn lại để vay mượn là rất ít, dưới 15%. Trong khi đó, với nhóm người giàu, hỗ trợ vật chất đáng kể nhất là từ phái anh chị em ruột trong gia đình (chiếm 23,8%)

27

Page 28: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Biểu 3-5: Tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ tính thần lúc khó khăn

Biểu đồ trên cho kết quả về sự giúp đỡ tinh thần những lúc khó khăn/rủi ro của những người được khảo sát. Chỗ dựa yếu của tinh thần chủ yếu đến từ anh chị em ruột thịt, con cái, bố mẹ hai bên; còn lại là sự hỗ trợ từ họ hàng, hàng xóm, chính quyền/đoàn thể và bạn bè là không đáng kể, chiếm tỷ lệ thấp dưới 10%.

Theo dân tộc hay theo nhóm thu nhập tuy các chỉ số có sự chênh lệch khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ thể hiện vai trò quan trọng về hỗ trợ tinh thần khi gặp khó khăn/rủi ro của các nhân tố: anh chị em ruột, con cái, từ bố mẹ hai bên.

Như vậy, từ các số liệu đã nêu cho thấy vai trò quan trọng về hỗ trợ vật chất khi người dân gặp khó khăn/rủi ro của chính quyền/đoàn thể đối với nhóm người nghèo và các địa phương miền núi còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống). Với các nhóm xã hội khác, địa phương khác thì vai trò hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần khi người dân gặp khó khăn/rủi ro vẫn là các nhân tố: anh chị em ruột thịt, bố mẹ hai bên và con cái.

c. Dự định về đời sống và sinh kế

Đặt trong trường hợp có một số tiền từ việc thực hiện TDA, đa số người dân được phỏng vấn đều có ý định trước mắt đầu tư thêm cho sản xuất (25,5%), tiếp theo là tìm thêm nghề mới, và đầu tư cho con cái. Điểm cần chú ý là ngoài việc tất cả 04 thôn đều có ý định đầu tư thêm cho sản xuất, thì người dân nơi đây đều có mong muốn tìm thêm nghề mới. Rõ ràng là người dân trong vùng TDA đang có nhiều suy tính và ý tưởng về đời sống và sinh kế cho gia đình trong một tương lai gần. Việc đầu tư cho con cái học hành chiếm 17,2% với tỷ lệ cao này cũng đã thể hiện được ước mong đó của người dân. Là vùng nông thôn với nông nghiệp là chính, qua phỏng vấn một bộ phận người dân vẫn muốn đầu tư sao cho nông sản và năng xuất cây trồng được cải thiện, bộ phận dân cư khác còn có ý tưởng và nhu cầu tìm thêm nghề mới, học nghề mới, thậm chí có một số ít còn có ý tưởng thay đổi nghề. Điều này cho thấy được khát vọng thoát nghèo của một bộ phận dân cư, tuy nhiên cũng vì những khó khăn khách quan, điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ văn hóa nghề nghiệp thấp hơn những khu vực khác nên người dân vẫn đang loay hoay để tìm lối đi.

28

Page 29: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Hi vọng rằng việc thực hiện TDA Sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ chứa nước Đại Thắng sẽ mở ra những dự định và việc thoát nghèo của người dân sẽ khả quan hơn.

Biểu 3-6: Dự định của các hộ gia đình

Bảng 3.8: Dự định của gia đình trong thời gian tớiTổng mẫu

Mua đất sản xuất 2,7

Mua đất thổ cư 2,3

Xây mới nhà ở 3,7

Sửa chữa, nâng cấp nhà 7,7

Đầu tư cho buôn bán 5,4

Đầu tư cho sản xuất 25,5

Học thêm nghề 15,6

Gửi tiết kiệm 0,2

Trả nợ 9,1

Chi tiêu hàng ngày 0,7

Mua sắm đồ dùng 0,9

Chữa bệnh 3,4

Đầu tư cho con cái học hành 17,2

Chia cho con 5,6

Khác

29

Page 30: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.1.9 Dân tộc thiểu số

Người dân sinh sống trong vùng Dự án bao gồm 02 thành phần dân tộc chính là người Kinh và người Mường. Với tỷ lệ người được hưởng lợi chiếm 71% là người Mường, tỷ lệ nghèo chiếm hơn 20%; việc thực hiện TDA cũng được coi là một trong những Dự án nâng cao đời sống đến cộng đồng người này trong khu vực. Việc thiếu nước tưới phục vụ cho sản xuất hàng năm là một trong những nguyên nhân khiến cho người DTTS ở đây gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao đời sống cũng như gặp nhiều trở ngại trong quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Về quy mô hộ gia đình: số liệu khảo sát cho biết quy mô hộ gia đình của người Kinh là ít hơn so với gia đình DTTS: quy mô nhân khẩu trung bình gia đình người Kinh (3.9) so với DTTS (4.1). Nhìn chung, gia đình của người Mường có quy mô nhân khẩu lớn hơn dân tộc Kinh, khi dân tộc Kinh có quy mô nhân khẩu từ 5 người trở lên là 29,6% và chỉ số này ở người Mường là 39,6%.

Về nghề nghiệp: tỷ lệ hộ có nghề nông-lâm-thủy sản của dân tộc Kinh là thấp hơn so với người Mường (52% và 53,9%). Tuy nhiên, kết quả khảo sát người Dân tộc Mường tại khu vực TDA cho thấy chưa xuất hiện ngành tiểu thủ công nghiệp. Trong khi đó với dân tộc Kinh, tỷ lệ người tham gia lao động Tiểu thủ công nghiệp là 2,6%

Đối tượng là người mất sức lao động của nhóm DTTS chiếm (4,8%) cao hơn so với người Kinh (4,2%). Đây chính là gánh nặng và khó khăn cho cộng đồng dân cư phát triển kinh tế.

Về học vấn:Tỷ lệ mù chữ xuất hiện tại nhóm dân tộc Mường, đây là những người đã già và không còn khả năng tiếp nhận mặt chữ. Đối với các đối tượng còn lại, không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm người. Tuy nhiên tỷ lệ số người có trình độ cao nhất từ THCS lẫn THPT, cao đẳng/đại học thì người Kinh vẫn chiếm ưu thế hơn.

Sức khỏe : Tình trạng ốm đau trong vòng một tháng vừa qua không có sự chênh lệch nhiều giữa người Kinh và người DTTS, tỷ lệ người có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ cao hơn 90%. Tỷ lệ này được coi là tỷ lệ cao so với những vùng khác, nguyên nhân lý giải chính là nhờ các chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe của xã, tỉnh. Luôn quan tâm, đến sức khỏe và điều kiện sống của người DTTS

Vệ sinh: Cũng có sự chênh lệch giữa người Kinh và người Mường về tỷ lệ nhà vệ sinh (hố xí) hợp vệ sinh. Trong mẫu khảo sát có 6,3% số hộ thuộc người DTTS chưa có nhà vệ sinh. Tuy nhiên, số hộ này đều trả lời rằng không đi ra ngoài ao hồ sông suối, mà do điều kiện chưa xây riêng được nhà vệ sinh, vẫn phải đi nhờ vào nhà vệ sinh của bố mẹ và anh chị hai bên.

Mức sống: Cũng không có sự chênh lệch đáng kể về chỉ số tự đánh giá mức sống của các hộ người DTTS và người Kinh. Chỉ số đánh giá nghèo đói của người Kinh thấp hơn của người DTTS (10,4% và 9,2%). Mức đánh giá khá giả của người Kinh cao hơn người Mường (lần lượt tương ứng là 3,7% và 2,1%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kểm do đó trong vùng TDA ta không thấy rõ được sự khác biệt giữa cộng đồng người Kinh và người Mường.

Các hộ người DTTS trong xã An Bình nói riêng và khu vực TDA nói chung gặp rất 30

Page 31: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

nhiều khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất.

Trong quá trình thực hiện thảo luận nhóm, tham vấn sâu người DTTS cho biết họ thường bị thiếu nước khoảng tầm 2 tháng, cây trồng không đủ nước để phát triển, với nguồn nước sinh hoạt tuy không quá dồi dào nhưng cũng không đến mức khó khăn.

Kết quả khảo sát định tính và tham vấn cộng đồng cho thấy những như người Kinh, các đối tượng DTTS trong vùng TDA đều rất ủng hộ việc triển khai dự án, họ nhận thức được dự ánày về cơ bản mang về nhiều lợi ích, nhiều tác động tích cực nhẳm cải thiện cuộc sống tương lai của họ theo lối tốt hơn.

3.1.10 Các vấn đề về giới

Trong báo cáo này sẽ phân tích khái niệm về Sự phân công lao động theo giới: Khái niệm này xem xét các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau giữa nam và nữ, ai làm gì, khi nào, bằng cách nào và trong bao lâu v.v. và sự công nhận xã hội về lao động. Sự phân công các hoạt động trên cơ sở giới tính được mọi thành viên của từng cộng đồng/ xã hội biết và hiểu rõ

Ngoài ra báo cáo cũng cho thấy các trách nhiệm về công việc trong gia đình mà phụ nữ phải chịu trách nhiệm thường gọi là “Gánh nặng ba vai của phụ nữ”: Gánh nặng ba vai thể hiện vai trò của phụ nữ bao gồm công việc được trả lương do phụ nữ làm, công việc không được trả công như vai trò tái sản xuất với tư cách là người mẹ và vai trò gia đình thường là trách nhiệm của người phụ nữ. Công việc sản xuất (sản xuất hàng hóa, dịch vụ để tiêu dùng trong gia đình hoặc tạo thu nhập). Công việc tái sản xuất (sinh con, chăm sóc con cái, làm nội trợ và duy trì cuộc sống gia đình). Công việc cộng đồng (cung cấp và duy trì các nguồn lực được mọi người sử dụng như nước, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tham gia lãnh đạo. Nam giới có xu hướng tham gia vào các công việc cộng đồng và sản xuất.1

Vấn đề việc làm là thông tin đầu tiên minh chứng được vị thế và vai trò của người phụ nữ trong cả gia đình và xã hội. Trong 04 thôn bị ảnh hưởng không có phụ nữ làm trưởng thôn, chủ tịch, bí thư và các vị trí quan trọng trong cộng đồng 100% là Nam giới trừ chi hội phụ nữ. Số người lao động nữ tham gia chính các công việc đồng áng,nam thường làm những công việc có thu nhập cao hơn với phụ nữ , phụ nữ thường làm thuê mướn và làm ruộng, nam giới làm những công việc liên quan đến nông lâm thủy sản và công nghiệp xây dựng. 71,43% phụ nữ làm việc nhà so với nam giới chỉ có 6,52%. Qua đó cho chúng ta một bức tranh: phụ nữ thường có thu nhập thấp. Khi được phỏng vấn hầu như chị em đều cho rằng trong gia đình chồng họ quyết định đầu tư sản xuất và các công việc quan trọng, phụ nữ chủ yếu nuôi con và dọn dẹp nhà cửa.1Nguồn: Phân tích giới tại Việt Nam, UNDP, 2004

31

Page 32: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Bảng 3.9: Phân công các công việc trong các hộ gia đình vùng TDA

Hoạt động sản xuất Cả hai (%) Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Trồng trọt (trồng lúa, màu) 85,72 8,57 5,71Chăn nuôi 92,85 5,71 1,44Trồng rừng/chăm sóc/bảo vệ rừng 57,14 35,71 7,15Khai thác lâm sản 50 35,71 14,29Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 57,14 14,28 28,57Làm công nhân/làm thuê 42,86 50 7,14Kinh doanh/buôn bán 35,71 21,43 42,86Đi làm ăn xa (không thường xuyên ở nhà) 21,43 71,43 7,14Hoạt động trong gia đìnhChăm sóc trẻ/con cái 64,29 7,14 28,57Quét dọn nhà cửa 28,57 0 71,43Nấu nướng/nội trợ 22,86 0 77,14Tham gia công việc cộng đồng Cả hai (%) Nam giới

(%)Nữ giới (%)

Tham gia họp cộng đồng 85,71 10 4,29Tham gia tập huấn về sản xuất 71,42 14,29 14,29Sinh hoạt các tổ chức chính trị - xã hội 78,57 21,43 0Tham gia quyết địnhQuyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (mua sắm tài sản có giá trị, cưới hỏi) 92,86 7,14 0

Quyết định việc học tập, chọn nghề của con cái 57,14 35,71 7,15

Quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất 71,43 22,86 5,71 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Từ kết quả bảng 2 cho thấy:

- Đối với các hoạt động sản xuất: trồng trọt (trồng lúa, hoa màu); chăn nuôi; trồng rừng/ chăm sóc/ bảo vệ rừng; khai thác lâm sản; làm công nhân/làm thuê và nuôi trồng thủy sản cả hai giới nam và nữ chiếm thành phần phần trăm là chủ yếu. Hoạt động chiếm hơn 85% bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động đi làm ăn xa (không thường xuyên ở nhà) tập trung chủ yếu nam giới (chiếm 71,43%).

- Đối với hoạt động trong gia đình: chăm sóc trẻ/ con cái; quét dọn nhà cửa; nấu nướng/ nội trợ thì chủ yếu là công việc nữ giới. Công việc quét dọn nhà cửa, nấu nướng/ nội trợ chiếm trên 71,43%. 64,29% là sự đồng ý cả hai tham gia từ các hộ gia đình vùng hưởng lợi. Công việc này gây mất thời gian cho nữ giới.

- Hoạt động tham gia cộng đồng: chủ yếu là cả hai tham gia cụ thể: tham gia họp cộng

32

Page 33: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

đồng (85,71%); tham gia tập huấn về tình hình sản xuất (71,42%); sinh hoạt từ các tổ chức chính trị - xã hội (78,57%).

- Tham gia quyết định: đa số các hộ cho đồng ý hai người tham gia. Quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (mua sắm tài sản có giá trị, cưới hỏi) chiếm 92,86%; quyết định việc học tập, chọn nghề của con cái (57,14%) và quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất chiếm 71,43%.

Nhìn chung do đặc điểm văn hóa và mang tính truyền thống của người Việt Nam; ví dụ như là phụ nữ thường sản xuất kinh doanh nhỏ và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như chế biến, còn những ngành nghề khác như khai thác thì do nam giới đảm nhận; phần khác cũng là vì sự nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế. Ngoài việc tham gia tạo thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn phải lo chăm sóc gia đình, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng, cũng như các cơ hội tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển. Vì vậy, nếu không có những hỗ trợ hợp lý và kịp thời, cơ hội phát triển của phụ nữ sẽ thấp hơn nam.

Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, đòi hỏi cả phụ nữ và nam giới phải nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự quyết tâm; nếu một cá nhân hoặc một giới nào ở vị trí xuất phát thấp hơn, lại ít thời gian và cơ hội để đầu tư, học tập thì nguy cơ thất bại đối với người đó, giới đó sẽ cao hơn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sự đóng góp của phụ nữ cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động, chương trình cải tạo an toàn đập phải được đồng đều cho cả nam giới và nữ giới. Trong các hoạt động phát triển này cần được xây dựng, tổ chức sao cho thuận lợi để phụ nữ tham gia.

Về hiện trạng lao động: Với tỉ lệ lao động tham gia các hoạt động kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp lâm nghiệp, phụ nữ đóng vai trò lớn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hay nói cách khác với vai trò của người phụ nữ rất quan trọng trong quá trình sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy người phụ nữ đã đóng góp lớn cho gia đình về kinh tế mặc dù họ còn phải đảm nhận các công việc không trong gia đình mà nhiều người dân vẫn hay gọi là nội trợ. Đây là những công việc khiến cho khung thời gian lao động của người phụ nữ tăng lên đáng kể. Ngoài áp lực phải là việc tạo thu nhập, phụ nữ còn thêm các công việc chăm sóc cho gia đình, con cái như là một thước đo chuẩn mực làm vợ, làm dâu, làm mẹ mà bao nhiêu năm nay điều đó dường như chưa thay đổi.

Vấn đề sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất kết quả cho thấy phụ nữ có liên quan rất lớn đến nguồn nước tưới và nước sinh hoạt như tắm giặt cho con, rửa dọn chuồng trại chăn nuôi, tưới cho hoa màu và lúa.

Có thể nói rằng cả hai giới đều đánh giá về vai trò quan trọng của nước và mong muốn có đủ nước để giảm bớt thời gian lao động của họ. Số liệu trên cũng thể hiện được sự đóng góp của phụ nữ và nam giới trong sản xuất và lao động, điều đó cho thấy mức độ bình đẳng và trách nhiệm của mỗi giới trong vùng dự án.

33

Page 34: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.2 Những tác động tích cực của TDASửa chữa và nâng cao an toàn đập đặc biệt là hồ Đại Thắng sẽ phục vụ cho sản xuất Nông Lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng. Phát triển thuỷ lợi cho miền núi, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước cho Nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, và phát triển thủy lợi kết hợp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.Phần này trình bày những tác động tích cực tiềm năng của dự án, mang lại lợi ích cho những người dân sống trong vùng dự án nói chung và cấp hộ gia đình nói riêng. Những tác động được trình bày trong các tiểu mục sau theo các mục tiêu cụ thể của dự án khi dự án bắt đầu phát huy hết hiệu quả.

3.2.1. Tăng cường nâng cao an toàn đập

Cũng nằm trong thực trạng chung về tình hình an toàn hồ đập của Việt Nam, hồ Chứa nước Đại Thắng – Hòa Bình được xây dựng từ những năm 1960. Do đó, hồ chứa không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho người dân, và đang đứng trước những nguy cơ mất an toàn công trình rất cao. Việc thực hiện sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ chứa bên cạnh việc nâng cao năng lực tưới tiêu, mục tiêu quan trọng nữa là nâng cao an toàn hồ đập, đảm bảo đời sống cho các hộ dân phía hạ du công trình nói riêng và đảm bảo đời sống xã hội của toàn xã An Bình nói chung.

3.2.2. Tăng cường năng lực quản lý đập, vận hành hệ thống tưới

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn Đại Thắng được triển khai sẽ giúp người dân, các cơ quan quản lý của tỉnh Hòa Bình xây dựng những kịch bản, chiến lược phát triển nông thôn dài hạn, các kịch bản biến đổi khí hậu, hiện thực hóa các hoạt động nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu; Chiến lược phát triển Thủy lợi đến năm 2020 và tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Chương trình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển tam nông

3.2.3. Phục hồi diện tích tưới chủ động, sản xuất nông nghiệp

Trong phạm vi của dự án kết quả đầu tư sẽ giúp cho việc tu bổ, cải tạo cơ sở hạ tầng tưới tiêu tại xã An Bình nói riêng và 04 thôn trong vùng hưởng lợi nói riêng phục vụ đảm bảo cung cấp nguồn nước để thỏa mãn các nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp, tưới cho 130 ha lúa và hoa màu, tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi cho hơn 200 hộ vùng hạ du.

Dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập sẽ đáp ứng nhu cầu tăng cường chất lượng 34

Page 35: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

đất canh tác, chống xói mòn đất, sa mạc hóa, giảm ô nhiễm nguồn nước.. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ được đi kèm với các chương trình quản lý thủy lợi có sự tham gia (IPM). Chủ trương áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải pháp công nghệ tiến tiến trong thi công xây dựng các công trình đập, các giải pháp tưới tiêu hiệu quả nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nước, hạn chế cạn kiệt nguồn nước và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương

3.2.4. Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển thủy lợi phục vụ đa mục tiêu xây dựng nông thôn mớiKết quả điều tra khảo sát cho thấy, trong khu vực TDA người dân phần lớn, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó diện tích trồng lúa chiếm tỷ lệ cao. Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ hồ chứa nước Đại Thắng. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ nước tưới là một trong những vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế địa phương.

Sự đầu tư của dự án vào hạ tầng thủy lợi, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình, chủ động tưới tiêu, an toàn công trình trong thiên tai là nguồn động lực để địa phương tiếp tục đầu tư các hạng mục hạ tầng còn lại, nhằm sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội địa phương ổn định, bền vững.

3.2.5. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo, nhóm người DTTS

Nhận dạng đúng tới hộ có chủ nữ, hộ nghèo quan tâm tới những nhóm dễ bị tổn thương nhất của nhóm dân số để đảm bảo rằng phúc lợi của họ là điều quan tâm nhất trong Dự án. Tăng cường hoạt động xã hội sẽ tạo điều kiện cho những nhóm này tham gia vào công tác qui hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu dự án, đảm bảo những công trình sẽ mang lại lợi ích tối đa cho họ trong điều kiện hiện tại và giảm thiểu tác động bất lợi cho họ.

Trong vùng Tiểu dự án việc đầu tư dự án cấp nước tưới ổn định và tạo cơ hội mở rộng đường giao thông nội vùng sẽ giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ tiết kiệm được thời gian lấy nước, thời gian sản xuất nông nghiệp thông qua việc sắp xếp lịch thời vụ một cách chủ động, cũng như việc lấy nước phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn trang trại, góp phần tạo ra tính đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện thu nhập. Nước sinh hoạt được cung cấp kịp thời hơn là điều kiện cơ bản cải thiện sức khỏe người dân, được biệt là tránh được được các bệnh của phụ nữ. Thông qua thực hiện kế hoạch hành động giới của dự án, nhận thức về giới sẽ được nâng lên trong các cấp chính quyền và cộng đồng. Phụ nữ giảm được thời gian lao động sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tìm hiểu nâng cao trình độ hiểu biết, giáo dục con cái,…

Trong các cuộc tham vấn, người dân rất ủng hộ các tiểu dự án đầu tư trong địa bàn của họ vì họ nhận thức rất rõ là đây là cơ chế chính để cải thiện điều kiện kinh tế. Dự án sẽ cải thiện điều kiện giao thông, cấp nước, khuyến khích phát triển nông

35

Page 36: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

nghiệp, phục hồi một số cây hàng hóa đặc trưng của địa phương có lợi nhuận cao, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng lao động và việc làm bên ngoài, cải thiện các dịch vụ xã hội và điều kiện môi trường cho người dân. Dự án hỗ trợ việc xây dựng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cấp nước đa mục tiêu nhằm trữ nước vào cuối mùa mưa hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với nguồn nước phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của các hộ gia đình. Hướng đến các cộng đồng khan hiếm nước tưới thông qua việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện và phục hồi các công trình cấp nước đa mục tiêu cho các cụm dân cư, bao gồm cả các bể trữ nước đa năng, cụm cấp nước cộng đồng,tạo điều kiện cho người dân sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau như để tắm giặt, dùng cho chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại.

Dự án sẽ làm tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống, cải thiện điều kiện tưới tiêu, cải thiện điều kiện giao thông, cải thiện môi trường sống và tình trạng sức khoẻ của người dân trong vùng dự án, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong vùng dự án.

Với đặc thù của khu vực Tiểu dự án, 3 thôn Đại Đồng, Đại Thắng, Thắng Lợi với số người thuộc Dân tộc thiểu số Mường chiếm hơn 90%; việc sửa chữa và nâng cao an toàn đập sẽ tạo điều kiện để người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Đảm bảo an sinh xã hội.

3.2.6. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phươngTrong quá trình xây dựng, với việc tập trung một số lượng công nhân thi công tại công trường, nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của đội ngũ công nhân này tăng lên. Hơn nữa, quá trình thi công cũng cần phải cung cấp một lượng lớn các nguyên vật liệu: đất, đá, xi măng...để xây dựng các hạng mục của TDA. Do đó, việc thực hiện TDA sẽ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ, thương mại của địa phương, góp phần tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công TDA, ngoài việc sử dụng các kỹ sư đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, vẫn cần sử dụng công nhân lao động phổ thông làm các công việc đơn giản. Đây chính là cơ hội để người dân có thể tham gia vào các hoạt động của công trình, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập

36

Page 37: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.3. Tác động tiêu cực tiềm tàng từ TDA

Phần này trình bày và đề cập tới những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong Dự án và những biện pháp giảm thiểu phải chuẩn bị sẵn sàng để nếu không thể triệt tiêu ngay thì cũng giảm thiểu được các tác động xấu sau đây.

3.3.1. Thu hồi đất và tái định cưTổng cố có 12 hộ (với 45 người) bị ảnh hưởng về đất đai các loại bao gồm như sau:

Tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn là 15.935 m2.

Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng tạm thời là 4.438 m2.

- Có 7 hộ chỉ ảnh hưởng vĩnh viễn đất nông nghiệp với diện tích 12.413 m2.- Có 2 hộ ảnh hưởng vĩnh viễn đến đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp với diện

tích đất nông nghiệp là 1.718 m2 và đất lâm nghiệp là 500 m2.- Có 1 hộ ảnh hưởng vĩnh viễn đến diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp với

diện tích đất thổ cư ảnh hưởng vĩnh viễn là 500 m2 và đất nông nghiệp là 803,2 m2.

- Có 3 hộ bị ảnh hưởng tạm thời đến diện tích đất nông nghiệp trong đó có 1 hộ vừa bị ảnh hưởng vĩnh viễn đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và diện tích đất ảnh hưởng đất nông nghiệp tạm thời là 834 m2. Có 2 hộ chỉ bị ảnh hưởng tạm thời diện tích đất nông nghiệp với diện tích 3.604 m2.

- 1 hộ BAH về nhà ở cấp 4 với diện tích 60 m2. - Cây trồng hàng năm bị ảnh hưởng gồm: 12.578 m2 lúa; 3.840 m2 ngô; 920 m2

lạc và 822 m mía trồng theo rãnh. Cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng gồm 130 cây keo 3-5 năm tuổi.

- Số hộ bị ảnh hưởng khi cắt nước thi công công đập là 244 hộ với diện tích lúa nước BAH là 571.297 m2, diện tích lúa nước 2 vụ BAH trong 1 vụ sản xuất do không có nước với thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm.

3.3.2. Tác động đến hoạt động cấp nước và sử dụng phía hạ nguồn Điều này có thể xẩy ra, trong quá trình thi công lượng nước chắc chắn sẽ giảm, trong điều kiện như vậy sẽ có sự tranh chấp hoặc sự không hài lòng khi có hộ gia đình có nhiều thuận lợi về vị trí lấy nước nhưng cũng có hộ gia đình có nhiều bất lợi. Điều này nên có sự cam kết của các hộ thông quan họp thôn, ông trưởng thôn nên phổ biến trước những tình huống có thể xảy ra

Nguồn nước tưới cung cấp cho diện tích sản xuất đất nông nghiệp của thôn Đại Đồng, Thắng Lợi, Đại Thắng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian thi công. Do vậy với diện tích 571.297 m2 diện tích đất trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng của 244 hộ. Ngoài ra diện tích mặt nước của hồ chứa nước Đại Thắng cũng không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản (nuôi cá nước ngọt) trong thời gian thi công. Ngoại trừ thôn Đức Bình thì nguồn nước sản xuất của các hộ bị ảnh hưởng đều lấy nước từ hồ thủy lợi Đại Thắng, do đó khi tiến hàng nâng cấp đập không chỉ có 12 hộ thuộc thôn Đức Bình bị ảnh hưởng trực tiếp và có 244 hộ trong 3 thôn còn lại bị ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa.

37

Page 38: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt đều lấy nước ngầm từ giếng đào và giếng khoan nên việc cắt nước để thi công cải tạo đập không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân vùng dự án.

Mục tiêu dự án nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan liên quan ở địa phương về quản lý và triển khai nâng cấp Đập, khuyến khích có sự tham gia, tăng cường kiến thức và hiểu biết về quản lý sửa chữa và tạo điều kiện tăng cường hợp tác bình đẳng giữa những người sử dụng hưởng lợi với các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương. Điều này sẽ giúp cho người dân và cộng đồng địa phương phát triển cơ chế quản lý nguồn nước theo tập thể để tránh mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những bên liên quan và giảm thiểu những tác động tiềm tàng trước mắt và lâu dài. Cụ thể như có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa công ty thủy nông (hoặc cán bộ thủy nông địa phương) với người dân sử dụng sử dụng dịch vụ nước tưới tiêu khi có sự sai lệch về kế hoạch cung cấp nước. Hoặc giả là mâu thuẫn giữa những người dân sử dụng nước, nhất là các hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước khi phát xuất hiện tượng cấp nước không đều, không công bằng.

3.3.3. Tác động đến mồ mả, di sản văn hóa và công trình công cộngXung quanh khu vực xây dựng TDA không có bất kể mồ mả nào do mình xây dựng trên hiện trường sẵn có. Bên cạnh đó xung quanh TDA với bán kính 30 km, hoàn toàn không có một di sản văn hóa nào, do đó ảnh hưởng này được coi là không đáng kể.

Tuy nhiên trong quá trình thi công, số xe hoạt động vào thời gian cao điểm như vậy có thể gây xuống cấp cho tuyến đường liên thôn và tuyến đường đất trên mặt đập.

Việc vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công có thể gây sụt lún,nứt vỡ đường. Qúa trình thi công cần có những biện pháp để bảo vệ tuyến đường vận chuyển.

3.3.4. Tác động đến hoạt động sinh kế và kinh doanh bị ảnh hưởng do thi công xây dựngHoạt động thu hồi đất, thi công công trình, một số cụm cấp nước được xây tại khu dân cư chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sinh kế và kinh doanh trong khu vực thi công. Theo khảo sát, một số hộ sống trên con đường đến đập, có nhiều hộ buôn bán nhỏ lẻ nhưng đây không phải là nguồn thu nhập chính của họ. Tuy nhiên, để giảm thiểu, hạn chế các tác động Chủ đầu tư địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền đánh giá mức độ ảnh hưởng để có sự hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra trong quá trình thi công các nhà thầu lập kế hoạch và tổ chức thi công đảm bảo giảm thiểu được những tác động cho các hộ gia đình BAH này. Các địa phương thực hiện đền bù và hỗ trợ phù hợp với các chính sách đã nêu trong RPF, EMDF nhằm đảm bảo không làm xấu đi tình trạng sinh kế và kinh doanh của các hộ BAH.

Khi được hỏi 100% người dân nói rằng họ lo ngại ảnh hưởng đến môi trường do vận chuyển đất, nguyên vật liệu xây dựng nên có thể môi trường bụi bẩn. Người dân còn lo việc nhiều công nhân đến sinh sống làm phá vỡ môi trường yên tĩnh của vùng quê và có thể gây ra vấn đề an ninh như trộm cắp.

38

Page 39: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3.3.5. Tăng cường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâuNhững điều kiện sản xuất nông nghiệp được cải tiến, việc đầu tư cho sản xuất nhằm làm tăng lợi nhuận có thể sẽ làm tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu do đó tăng khả năng ô nhiễm môi trường. Hiện các địa phương đều đang áp dụng các giải pháp canh tác an toàn như IBM, ACM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, trồng hoa trên bờ ruộng,.. tất cả những hoạt động này đều nhằm hạn chế các tác động từ phân bón, thuốc trừ sâu tới sức khoẻ người dân. Tuy nhiên, vẫn cần phải quản lý tốt hoạt động sản xuất và vận hành hợp lý hệ thống tưới tiêu, bao gồm cả việc tiếp tục khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng các phương thức sản xuất mới, thân thiện với môi trường.

3.3.6. Rủi ro về sức khỏe, an toàn lao động, an toàn giao thôngViệc đầu tư dự án sẽ ảnh hưởng chủ yếu về môi trường khi thi công, do vận chuyển vật liệu và tiếng ổn của thiết bị máy móc,…ngoài ra khi tham gia thi công lực lượng công nhân chuyển từ nơi khác đến cũng có thể mang đến các nguồn bệnh và cách sinh hoạt phá vỡ nét truyền thống và các quy định của địa phương. Các cơ quan quản lý dự án cần xem xét tới những rủi ro về sức khoẻ như các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, có các hoạt động tuyên truyền, giám sát chặt chẽ công tác này.

Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng do những sai xót trong lao động: việc thiếu trang bị bảo hộ lao động, thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động; hoặc do sức khỏe yếu của người lao động tại công trường. Những tác động này sẽ gây những ảnh hưởng rất lớn về người và tài sản đối với người lao động.

Sự cố tai nạn giao thông: Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, lưu lượng và mật độ giao thông tăng nhanh do sự hoạt động của các xe vận chuyển nguyên vật liệu, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các vụ tai nạn giao thông.

3.3.7. Tác động đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phươngTrong quá trình thi công xây dựng TDA, xã An Bình sẽ tập trung một lượng công nhân từ các địa phương khác trong suốt thời gian thi công công trình. Việc xuất hiện của lượng công nhân này cùng các hoạt động sinh hoạt và làm việc của đội ngũ lao động này sẽ có tác động không nhỏ đến cuốc sống của người dân địa phương. Việc xuất hiện một lượng công nhân là nam giới sẽ xuất hiện những tệ nạn như sau tại địa phương: (i) An ninh trật tự tại thôn Đức Bình, xã An Bình có thể có những xáo trộn;(ii) xung đột văn hóa giữa công nhân và người dân địa phương (iii) những xung đột, va chạm giữa công nhân và người dân địa phương; (iv) xuất hiện các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, sử dụng các chết kích thích; (v) tiểm ẩn nguy cơ về quả tải các dịch vụ y tế, dịch vụ công cộng, thức ăn cho công nhân...

Việc quản lý công nhân không tốt sẽ dẫn đến xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực. Như đã từng có tiền lệ trước đây tại một số dự án. Công nhân và người dân có những xích

39

Page 40: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

mích nếu không được giải quyết còn gây lên những cuộc va chạm đánh nhau dẫn đến ảnh hưởng đến cơ thể, và tính mạng.

3.3.8. Tác động đến bình đẳng giới và trẻ emTrong thời gian thi công, việc sửa chữa cống có thể gây cắt nước cho một mùa có thể do sửa chữa đập làm khan hiếm nguồn nước, điều đó sẽ dẫn đến phụ nữ phải sử dụng thời gian nhiều hơn cho lấy nước (theo tập quán và sự phân công lao động theo giới)

Diện tích đất trồng cây nông nghiệp và hoa mầu giảm sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của phụ nữ, đây cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp đẩy họ phải tìm việc tha phương.

Thực tế cũng cho thấy trẻ em có thể găp rủi ro do nước đưa lại. Năm 2014 tại xã An Bình đã có 04 trường hợp cháu nhỏ tử vong do bị chết đuối. Vì vậy phải có chính sách an toàn cho trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, không cho phép trẻ em bán hàng hoặc làm dịch vụ xung quanh khu vực sử chữa và nâng cấp hồ.

Đường giao thông sẽ khó khăn và bụi bẩn hơn nếu vào mùa mưa, điều đó có thể tác động đến tâm lý của trẻ ngại đến trường và là nguyên nhân dẫn đến trẻ nghỉ học, do đó nhà thầu đã lựa chọn phương án thi công vào mùa khô là chủ yếu.

Tuy nhiên, những tác động này được coi là nhỏ do thời gian xây dựng công trình ngắn. Không được coi là những tác động tích lũy, gây hại lâu dài đến đời sống địa phương

3.3.9. Những tác động xấu đến người DTTSViệc thực hiện TDA trước mắt mang lại rất nhiều những tác động tích cực đến đời sống của người DTTS, cụ thể ở đây là người dân tộc Mường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện TDA, đặc biệt trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những tác động nhất định đến cộng đồng người này tại 03 thôn: Thắng Lợi, Đại Thắng, Đại Đồng với tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 90%. Trong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất. Tuy nhiên, khi xây dựng và sửa chữa lại cống lấy nước, việc cắt nước sản xuất là điều bắt buộc, do đó việc thiếu nước sản xuất trong một mùa ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây rất nhiều. Trong đó có 223 hộ là người DTTS. Với nguồn nước sản xuất duy nhất của phía hạ du lấy duy nhất từ nước hồ Đại Thắng mà chưa có phương án bổ sung tạm thời nguồn nước khác.

Bên cạnh việc tác động do cắt một mùa nước sản xuất, việc thực hiện TDA sẽ có những tác động như: cản trở giao thông đi lại, bụi và ồn trong giai đoạn thi công, tạm thời phá dỡ công trình, kênh mương dẫn nước và các tác động nguy hiểm gia tăng do phương tiện giao thông có thể tăng tốc độ sau khi hoàn thành dự án. Những tác động này hoàn toàn có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu. Chính vì thế Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số của dự án đã tập trung tham vấn nhằm đảm bảo rằng người bản địa có cơ hội nêu ra những quan tâm của họ và được tham gia và hưởng lợi của dự án. Qui trình sàng lọc, tham vấn với các dân tộc trong khu vực dự án đã triển khai, cộng đồng được tạo điều kiện ‘tham vấn tự do, tham vấn trước và tham vấn có thông tin’ dẫn tới ‘cộng đồng tiếp nhận và ủng hộ dự án rộng rãi’ vì các tác động tích cực mà dự án đem lại.

40

Page 41: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN IV. Các biện pháp giảm thiểu và khuyến nghị

41

Page 42: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng, như khảo sát đánh giá cho thấy sẽ mang lại những lợi ích to lớn, cả trước mắt và lâu dài cho người dân và cộng đồng thuộc vùng dự án nói riêng và huyện Lạc Thủy nói chung. Cụ thể dự án sẽ góp phần đảm bảo an toàn hồ chứa, ổn định sức tưới, là nhân tố quan trọng để phát triển thủy lợi cho miền núi, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước.

Tuy nhiên trong quá trình thi công và sau khi dự án hoàn thành có thể xuất hiện một số nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và cộng đồng vùng dự án. Các nhân tố tiêu cực cơ bản là từ các vấn đề như: thu hồi đất sản xuất nông nghiệp vĩnh viễn và sử dụng một phần đất tạm thời, sinh kế và kinh doanh bị ảnh hưởng do việc di dời, có thể xảy ra mẫu thuẫn về sử dụng nước, tăng sử dụng phân bón, nguy cơ về sức khỏe, trật tự xã hội khi phát sinh một lượng công nhân.

Tác động tích cực của dự án là nổi bật và chủ yếu, các tác động tiêu cực là thứ yếu và có thể khắc phục được.

4.1. Tham vấn các bên liên quan

Nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực có thể phát sinh và nhằm thiết lập kênh thông tin liên lạc, trong quá trình chuẩn bị dự án đã tham vấn nhiều lần với cộng đồng sở tại. Do dự án có tính chất vay vốn nước ngoài, mức đền bù trên một địa bàn cùng tồn tại nhiều loại vốn đầu tư với các chính sách đền bù hỗ trợ không nhất quán sẽ sinh khiếu kiện do đó tỉnh sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác kiểm kê, chi trả, mức giá thay thế của dự án dựa trên khung chính sách tái định cư của dự án. PMU phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về mục tiêu đầu tư dự án, các chính sách của dự án để cộng đồng hiểu rõ về những yêu cầu sử dụng nước làm tăng hiệu quả sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước.

Tham vấn đối với người dân tộc thiểu số:

Đối với tiểu dự án này, một Kế hoạch tái định cư tóm tắt đã được chuẩn bị nhằm đảm bảo các tác động mất đất/ mùa màng dự kiến sẽ được bồi thường một cách kịp thời và phù hợp. Một Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số đã được chuẩn bị đối với tiểu dự án này – dựa trên đánh giá xã hội và tham vấn người dân tộc thiểu số trong phạm vi tiểu dự án. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số nhằm mục đích cung cấp các cơ hội phát triển đối với người dân tộc thiểu số sống trong phạm vi tiểu dự án.

Dựa trên cơ sở đánh giá xã hội, Báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư RAP và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được chuẩn bị cho cộng đồng người DTTS bị ảnh hưởng; quá trình tham vấn trước, tự do và thông báo trước với người DTTS đã xác nhận rằng những người DTTS bị ảnh hưởng trong vùng đều ủng hộ việc thực hiện thực hiện TDA

42

Page 43: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi đất

Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP) cho TDA. Việc thi công TDA thể tránh khỏi yêu cầu thu hồi đất và các tài sản khác của người dân. Theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, dự án đã lập Kế hoạch hành động tái định cư cho các dự án vòng một và kế hoạch tái định cư cho các dự án vòng hai sẽ được lập tương tự. Kế hoạch này phản ánh cách thức dự án sẽ giảm thiểu tổn thất của những người BAH trong dự án, khôi phục sinh kế của họ bằng cách đền bù, hỗ trợ, và/hoặc trợ cấp cho họ. Mục tiêu chung của Kế hoạch hành động tái định cư nhằm đảm bảo rằng tất cả những người BAH đều được bồi thường theo giá thay thế những tổn thất của họ và đưa ra những biện pháp hỗ trợ khôi phục để họ có thể khôi phục sinh kế của họ - ít nhất là như mức trước khi có dự án.

Chi trả đền bù và hỗ trợ

Để giảm thiểu tác động do việc chiếm dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, PPMU Hòa Bình phối hợp với chính quyền xã Đại Thắng thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ người dân theo đúng chính sách của Việt Nam và đơn vị tài trợ là WB (Chi tiết tại báo cáo RAP độc lập được thực hiện cho TDA)

Tổng chi phí gồm các loại chi phí sau: (1) Chi phí đền bù; (2) Chi phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và (3) chi phí dự phòng giá phát sinh được tổng hợp chi tiết qua bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư ước tính

STT Chi phí các loại Số tiền (VNĐ)

1 Chi phí đền bù 1.273.114.2902 Các chi phí và hỗ trợ 3.306.019.1813 Chi phí dự phòng giá phát sinh 686.870.021  Tổng số 5.266.003.491

Tổng chi phí ước tính được làm tròn là 5.266.003.000 đồng(năm tỷ hai trăm sáu mươi sáu triệu không trăm lẻ ba ngàn đồng) tương đương với số tiền tính bằng US$ là 243.796 USD. Trong đó chi phí đền bù là 1.273.114.000 đồng tương đương với số tiền tính bằng US$ là 58.940 USD.

4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thiếu nước cấp trong thời gian thi công và những tác động tiêu cực do cấp nước trong thời gian vận hành

a, Mất nước trong quá trình thi công

Trong thời gian thi công, ngoài 12 hộ bị mất đất thì có 244 hộ trong 3 thôn: Đại Đồng, Đại Thắng, Thắng Lợi bị ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa. Do vậy với diện tích 571.297 m2 diện tích đất trồng lúa sẽ không sản xuất được trong thời gian 1 vụ của 244 hộ. Chủ đầu tư đã kết hợp với đơn vị tư vấn độc lập thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã lên phương án Chi phí hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp

43

Page 44: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

không có nước sản xuất khi thi công xây dựng đập. (Chi phí bồi thường đã được tính trong chi phí RAP)

Bên cạnh việc bồi thường bằng tiền, Chủ đầu tư cũng đã cam kết tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc thi công TDA trong khả năng cho phép.

Bảng 4-2: Chi phí hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp do bị cắt nước trong quá trình thi công (Chi phí này là một phần trong chi phí RAP)

STT Chi phí hỗ trợ và chi phí hành chính

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

IChi phí hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp bị cắt nước khi thi công xây dựng đập

ha 57,13 14.300.000 816.959.000

b, Giảm thiểu tác động tiêu cực cấp nước trong quá trình vận hành

Trong lịch sử vận hành hồ chứa nước Đại Thắng, đã có những mâu thuẫn xuất hiện trong việc sử dụng nguồn nước giữa các hộ dân ở các thôn.

Do đó đơn vị vận hành hồ chứa phải phương án phân phối nước hợp lý hạn chế mâu thuận giữa các ngành, các thôn dùng nước từ hồ Đại Thắng:

- Tùy từng thời điểm, tùy theo nhu cầu cấp nước tưới và mực nước trong hồ để điều chỉnh độ mở van thích hợp;

- Tuyên truyền giáo dục người dân sử dụng nước tiết kiệm, tăng cường và nâng cao trình độ quản lý và khai thác;

- Sử dụng đi đôi với bảo vệ chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, chú ý đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường tại khu vực hồ Đại Thắng;

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các đơn vị vận hành hồ chứa.

4.3. Nâng cao kỹ năng quản lý cây trồng tổng hợp cho người dân vùng hưởng lợiĐể có thể thực hiện phương châm sinh thái ổn định và bền vững theo hướng lâu dài thì biện pháp Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM - Integrated Crop Management), đây là sự tổng hợp của hai hình thức quản lý tổng hợp: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Integrated Pest Management) và quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM - Integrated Nutrient Management) là thích hợp.

Khi tiểu dự án đi vào hoạt động sẽ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ ICM ở cấp xã, thôn trong vùng tiểu dự án, với các nội dung như sau:

+      Phân biệt các loại sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu

+      Nhận biết các loài thiên địch của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng

+      Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại

+      Hiểu rõ tác động hai mặt của thuốc BVTV, cách sử dụng hợp lý thuốc BVTV

+      Các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo những nguyên tắc ICM

+      Kỹ thuật canh tác tiên tiến

44

Page 45: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

+      Yêu cầu về quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng

+ Yêu cầu về sử dụng phân bón, sao cho hợp lý

Chương trình tập huấn sẽ kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trên đồng ruộng. Các nội dung trên có thể được huấn luyện theo các nhóm chuyên đề: chuyên đề canh tác, chuyên đề nhận biết và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại và thiên địch của chúng, chuyên đề về các biện pháp kỹ thuật ICM trong sản xuất…

Đối tượng huấn luyện: Các cán bộ kỹ thuật thuộc hợp tác xã, các trưởng thôn và xã viên. Các học viên này sẽ là người đi huấn luyện lại cho nông dân tại các vùng thực hiện dự án, thực hiện các mô hình

Qui mô của mỗi lớp học từ 30-45 học viên, tổ chức lớp học theo xã. Thời gian học tập theo từng đợt theo các chuyên đề mỗi đợt học có thể 3-5 ngày vừa học lý thuyết, vừa thực hành

 Giảng viên: thuê các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông.

4.4. Biện pháp giảm thiểu sự xuống cấp các tuyến đường vận chuyển

Để giảm thiểu việc các tuyến đường bị xuống cấp do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đơn vị thi công phải cam kết đảm bảo các vấn đề sau:

- Yêu cầu các đơn vị nhà thầu cam kết chở xe đúng tải trọng quy định; các xe phải còn niên hạn và đảm bảo an toàn.

- Phủ bạt che kín nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển, tránh làm rơi vãi xuống đường;

- Yêu cầu các đơn vị nhà thầu thi công cam kết sửa chữa, hoàn trả lại tuyến đường như trước khi thực hiện TDA;

- Phân bố số lượng xe được phép vận chuyển trong ngày, tránh các giờ tan tầm hay thời điểm đi học của trẻ em.

4.5 . Biện pháp đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông

Như đã phân tích, quá trình thi công xây dựng TDA tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và tai nạn giao thông, do đó Nhà thầu, đơn vị thi công cần thực hiện ngiêm túc và đầy đủ các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tác động này:

- Thực hiện đúng các nội quy về an toàn công trường: cần cung cấp đầy đủ các biển báo giao thông, biển bảo an toàn lao đông;

- Phải có đầy đủ các thiết bị cứu thương cứu hộ trên công trường;

- Tổ chức đào tạo kỹ về lý thuyết và thực hành cho công nhân trực tiếp thi công và vận hành máy móc;

- Thiết lập các nội quy làm việc đảm bảo an toàn lao động;

- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị máy móc;

45

Page 46: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Trang bị các đèn chiếu, rào chắn phục vụ thi công vào thời gian ban đêm;

- Trang bị rào chắn, biển báo giao thông, biển báo nguy hiểm tại những nơi thi công;

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính....và phải có những hướng dẫn, quy định về việc sử dụng;

- Tuyên truyền và tập huấn thường xuyên cho cán bộ công nhân tham gia thi công trên công trường về các quy trình an toàn vệ sinh lao động’

- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao kiến thức cho công nhân về Luật an toàn giao thông;

- Cắm biến bảo chỉ dẫn nguy hiểm trong công trường tránh tai nank xảy ra giữa các xe chở nguyên vật liệu;

- Cần nâng cao năng lực quản lý môi trường, xã hội cho cán bộ giám sát nội bộ, để phối hợp chặt chẽ với ban PPMU Hòa Bình, xử lí nhanh trong những trường hợp xảy ra sự cố.

- Nâng cao năng lực giám sát nội bộ, đính kèm nhiệm vụ giám sát nội bộ cho đơn vị giám sát thi công về những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, môi trường.

4.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới người DTTS.

Những tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu cơ bản hoặc bị triệt tiêu khi thực hiện những biện pháp hoặc phương pháp hiệu quả như đã đưa vào Khung phát triển dân tộc thiểu số (EMDF) và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP). Điều quan trọng hơn cần phải có các biện pháp quản lý công trường để giảm thiểu hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng do thi công và tác động tới nhóm DTTS bằng cách đưa ra các biển báo an toàn, tôn trọng phong tục của người DTTS, các đơn vị tham gia dự án có phiên dịch tiếng dân tộc, nếu cần thiết. Qua kết quả sàng lọc xã hội và thâm vấn người DTTS, một báo cáo EMDP đã được thiết lập riêng cho TDA

Đơn vị tư vấn đã tiến hành tham vấn người DTTS trong khu vực dự án một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp (FPIC), từ đó xác định được khi thực hiện dự án, người DTTS tại 03 thôn bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ.Các giải pháp được đưa ra bao gồm:

Giải pháp 1: Hỗ trợ phục hồi sinh kế cộng đồng

Giải pháp 2: Chương trình truyền thông giành riêng cho người DTTS trong vùng TDA

Giải pháp 3: Hỗ trợ chương trình nước sạch cho các hộ dân

Chi phí cơ bản của EMDP được ư ớc tính được làm tròn là 2.553.540.500 đồng .Số này bao gồm các biện pháp cụ thể, kinh phí dự phòng. Chi phí giám sát và đánh giá của EMDP bao gồm trong chi phí giám sát và đánh giá EMDP.

46

Page 47: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Bảng 4-3. Ngân sách kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

STT Chương trình và các hoạt động Đơn vị Số

lượngĐơn giá (đồng)

Tổng (đồng)

1 Kinh phí EDMP       2.220.470.000

 

Hỗ trợ chuyển đồi cơ cấu cây trồng khi bị cắt nước thi công đập (hỗ trợ giống và phân bón cho trồng ngô và lạc)

ha 57,13 19.000.000 1.085.470.000

  Hỗ trợ truyền thông cuộc 4 5.000.000 20.000.000

 Hỗ trợ chương trình nước sạch (xây bể chứa nước mưa)

hộ 223 5.000.000 1.115.000.000

2 Kinh phí dự phòng % 15%   333.070.500

  Tổng cộng       2.553.540.500

Kinh phí để thực hiện EMDP được hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ dân thông qua tỉnh, huyện, xã và thôn và được thực hiện ngay khi tiến hành cắt nước để thi công nâng cấp hồ chứa Đại Thắng.

4.7. Các biện pháp giảm thiểu khác

Bên cạnh các biện pháp giải quyết các tác động tiềm tàng như trình bày chi tiết ở các mục trên. Việc thực hiện TDA vẫn còn những tác động tiềm ẩn hay tích lũy như: vấn đề liên quan đến an ninh địa phương, dịch bệnh, bình đẳng giới... Đối tượng chịu các tác động chính là cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án và công nhân trên công trường. Do vậy cần có các biện pháp kiểm soát đánh giá các tác động tích lũy, PPMU đã xây dựng chi tiết kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (phụ lục 1), kế hoạch truyền thông & tham vấn cộng đồng tham gia (phụ lục 2), kế hoạch bình đẳng giới nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng từ các hoạt động của TDA. Các kế hoạch này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Chuẩn bị và thực hiện tốt Kế hoạch phát triển sức khỏe cộng đồng: PPMU Hòa Bình phối hợp với trạm y tế, thường xuyên khám chữa bệnh định kỳ cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực TDA và công nhân thi công trên công trường (80 người) nhằm phát hiện sớm các bệnh liên quan đến các tác động của TDA, lựa chọn các giải pháp kịp thời kiểm soát tác động và biện pháp cứu chữa cho các đối tượng bị ảnh hưởng.

47

Page 48: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Những vấn đề trên được xây dựng cụ thể tại kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (phụ lục B3).

Chuẩn bị và thực hiện tốt Kế hoạch Tuyên truyền, tham vấn: giúp cho người dân hiểu, nhận thức được các ảnh hư ởng xấu từ các hoạt động của TDA, tự bản thân họ có các biện pháp phòng chống các ảnh hưởng bất lợi đến chính mình và gia đình. Ngoài ra, người dân là một giám sát viên thường trực giám ín Tây

át hoạt động, thực hiện các kế hoạch, giải pháp và đưa ra góp ý để hoàn thiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các hoạt động.

Chuẩn bị và thực hiện tốt Kế hoạch Bình đẳng giới: TDA sẽ gây xáo trộn cuộc sống các hộ gia đình trong khu vực khi người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn nước. Đặc biệt với đặc thù của 3 thôn: Đại Đồng, Thắng Lợi, Đại Thắng khi mà nguồn nước giành cho sản xuất lấy duy nhất từ hồ Đại Thắng. Việc thực hiện kế hoạch hành động giới giúp cho người dân cũng như nhà quản lý, chính quyền địa phương kiểm tra giám sát giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến giới.

48

Page 49: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN V: Vai trò các bên liên quan

5.1. Tổng quan về các cơ quan tham giaTrong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án, sự tham gia của các bên liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước tiên, các ý kiến của các bên liên quan đều sẽ góp phần quan trọng để điều chỉnh thiết kế kịp thời sao cho đáp ưng các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả đầu tư, giảm đến mức tối đa các tác động không mong muốn đối với đời sống của người dân trong khu vực, đẵ biệt là những tác động môi trường xã hội trong quá trình thi công, quá trình xây dựng củacông trình. Sự liên kết giữa các bên nếu không được tốt sẽ gây tiềm năng lãng phí nguồn lực, dẫn đến chậm tiến độ của tiểu dự án, tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội cũng như hiệu quả đầu tư vv. Trong quá trình thực hiện dự án, sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan sẽ đảm bảo tiến độ thực hiện Tiểu dự án.Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan như sau

5.2. Vai trò của các bên liên quan5.2.1.Vai trò của cơ quan quản lý

UBND tỉnh Hòa Bình: Là đơn vị rực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án; Có trách nhiệm thực hiện toàn bộ quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng trong tính như phê duyệt RAP, kế hoạch bồi thường, kế hoạch thu hồi đất và thực hiện tái định cư.

Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình: Là chủ đầu tư dự án, chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của dự án trước UBND tỉnh Hòa Bình; Chịu trách nhiệm về các hoạt động của Tiểu dự án tại địa phương, có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường xã hội của TDA, xây dựng và cập nhật RAP, quản lý việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư của TDA

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan giúp UBND tỉnh thực hiện kế hoạch vốn, chuẩn bị vốn hàng năm và hướng dẫn BQLDA thực hiện các thủ tục cấp vốn; hỗ trợ BQLDA về các thủ tục và quy trình thẩm định các báo cáo kỹ thuật, các hợp phần dự án và hồ sơ thầu, đánh giá thầu. Phối hợp với các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt dự án và giúp BQLDA giải quyết các vấn đề vướng mắc trong các thủ tục thực hiện dự án.

Sở Tài Chính: Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp nguồn vốn hàng năm cho dự án theo ngân sách của tỉnh. Hỗ trợ BQLDA lập kế hoạch tài chính và thẩm định các chi phí tài chính, hoạt động của BQLDA trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định giá đền bù, thực hiện chính sách tái định cư và hỗ trợ phục hồi thu nhập theo quy định hiện hành và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới. Hỗ trợ Ban QLDA giải quyết những vấn đề vướng mắc về tài chính trong quá trình thực hiện dự án

49

Page 50: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Sở Tài nguyên và môi trường: Hướng dẫn BQLDA các thủ tục pháp lý và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường; phối hợp với các sở liên quan thẩm định kế hoạch đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng và cấp đất cho dự án; hướng dẫn BQLDA và thực hiện quản lý, giám sát môi trường trong quá trình thi công thực hiện dự án.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Hỗ trợ BQLDA về pháp lý và các thủ tục trong quá trình giải ngân và cung cấp vốn đối ứng cho dự án.

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường và giải phòng mặt bằng cho dự án trên địa bàn huyện, bao gồm xây dựng kế hoạch bồi thường và trình cấp tỉnh phê duyệt. Thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Thủy/xã An Bình là đơn vị hành chính chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chương trình và các chương trình chính sách sách an toàn xã hội cấp xã. Trong đó, tập trung vào các hoạt động tuyên truyền vân động nhân dân thực hiện khung chính sách tái định cư và tuân thủ pháp luật; Quy hoạch và bảo vệ sử dụng đất và quy hoạch khu hành lang an toàn toàn đập, duy trì an ninh trật tự; cung cấp các loại bản đồ địa chính, xác định nguồn gốc sử dụng đất cho Ban bồi thường huyện và cử cán bộ tham gia nhóm kiểm đếm tài sản; Phới hợp với Ban bồi thường huyện tổ chức phổ biến thông tin tham vấn cộng đồng; giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm đếm tài sản của nhân dân.

5.2.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồngCác tổ chức chính trị - xã hội, như: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi… là những hội có lực lượng hội viên đông đảo và cơ cấu đến thôn xóm. Các tổ chức xã hội là người giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án, nhất là giai đoạn thu hồi đất, đền bù tái định cư nhằm đảm bảo phù hợp với chính sách an toàn của Ngân hàng và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức hội, đoàn thể ở cộng đồng là nơi nắm bắt các vấn đề và phản hồi của người dân liên quan đến các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, thi công công trình và đưa vào sử dụng. Việc giám sát của các tổ chức hội phối hợp với các tổ dân phố tại cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp BQLDA, nhà thầu kịp thời điều chỉnh thiết kế, hoạt động thi công nhằm giảm thiểu các tác động không mong muốn tới đời sống của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Các thôn, xóm: Là cấp làm việc trực tiếp với người dân, phản ánh những vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn bị, thi công và đưa vào sử dụng của các hạng mục của dự án. Thôn, xóm sẽ là nơi cuối cùng triển khai các hoạt động cung cấp thông tin của dự án tới người dân và là nơi đầu tiên tiếp nhận các thông tin phản hồi của người dân liên quan đến dự án. Vai trò của cán bộ thôn/ xóm rất quan trọng, mang tính khách quan và kịp thời khi phản ánh những nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của người dân đối với việc giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn của dự án tới đời sống của người dân. Ngoài ra, các ý kiến phản ánh từ

50

Page 51: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

cán bộ thôn, xóm còn giúp cho việc xây dựng các hạng mục của dự án phù hợp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hơn đối với cộng đồng dân cư trong khu vực hưởng lợi trực tiếp của dự án.

5.3. Cơ cấu của các cơ quan quản lý

Cơ chế làm việc, mối quan hệ giữa các cơ quan trong suốt quá trình thực hiện và quản lý dự án tuân thủ theo các quy định Luât của chính phủ Việt Nam và các yêu cầu của nhà tài trợ. Tương tự như các dự án sử dụng vốn vay WB mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, cơ chế và mối liên quan giữa các cơ quan được áp dụng cho Tiểu dự án được tổng quát như sau:

- Uỷ Ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý dự án. Chủ đầu tư là Sở nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Đơn vị vận hành là Công ty khai thác công trình thủy lợi chi nhánh Lạc thruy tỉnh Hòa Bình. Các sở và cơ quan liên quan phối hợp để thực hiện các nội dung của Tiểu dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư dự án, các Sở ban ngành liên quan cấp tỉnh trong việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường tái định cư, kế hoạch quản lý môi trường xã hội của tiểu dự án tuân thủ theo các quy định của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ. Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ đề xuất với Bộ Nông nghiệp, ban quản lý Dự án thủy lợi CPO để giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án.

- Các hạng mục quản lý thực hiện đầu tư dự án thông qua Ban quản lý dự án. Ban quản lý và đầu tư dự án sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các báo cáo, đề xuất và kiến nghị với các Tổng cục, các cục của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông và các Sở ban ngành liên quan của tỉnh theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT giao và ủy quyền. Chủ dự án và Ban quản lý dự án sẽ tuân theo chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của CPO về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện tiểu dự án theo hiệp định vay.

- Các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện tiểu dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh hòa Bình là đơn vị quản lý chính, công ty khai thác công trình thủy lợi đã được giao nhiệm vụ đầu tư, quản ký và điều hành thực hiện tiểu dự án trên địa bàn tỉnh. Chủ đầ u tư sẽ thanh lập một đơn vị quản lý dự án (BQLDA). BQLDA sẽ được ủy quyền, thay mặt các nhà đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý các nội dung công việc thuộc Tiểu dự án.

51

Page 52: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

5.4. Phối hợp giữa các bên liên quanTrong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án, sự tham gia của các bên liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, với sự tham gia góp ý kiến trong quá trình thiết kế các hạng mục công trình sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh thiết kế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả đầu tư, giảm đến mức tối thiểu các tác động không mong muốn do các công trình xây dựng gây ra đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, nhất là các tác động về xã hội và môi trường trong quá trình thi công và vận hành các công trình xây dựng. Sự phối hợp giữa các bên liên quan không tốt sẽ là tiềm tàng của sự lãng phí nguồn lực, gây chậm tiến độ thực hiện dự án, có tác động không tốt về mặt xã hội và môi trường cũng như hiệu quả đầu tư…Trong quá trình thực hiện dự án, sự phối hợp giữa các bên tốt sẽ đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ

5.5. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan

Ban quản lý tuy đã có kinh nghiệm trong quản lý thực hiện dự án ODA, tuy nhiên có gần 1/2 số cán bộ là cán bộ kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án. Do đó, nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực trong dự án được xác định tập trung cho nhóm chuyên trách, ngoài ra một số cán bộ thuộc các sở, ngành liên quan của t tỉnh.Nội dung nâng cao năng lực được xác định là: Đào tạo, tập huấn về chuyên môn, chuyên ngành cho các thành viên của BQLDA, các chuyên gia thuộc các sở ngành liên quan đến dự án về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát thi công, quản lý vận hành công trình.

52

Page 53: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHẦN VI: Kết luận và Kiến nghị

6.1. Kết luận

Các hoạt đông chính trong khu vực hoạt động tiểu dự án là sản xuất nông nghiệp với các cây trồng chính là lúa, hoa màu. Bên cạnh đóviệc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ cũng là nguồn thu nhập cho người dân.

Về cơ bản, trong vùng dự án đã thực hiện tốt chương trình gia cố nhà ở, tỷ lệ nhà tạm không cao, nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ dân số sử dụng nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn, không giữ gìn vệ sinh môi trường.

Việc thực hiện dự án sẽ mang lợi lợi ích to lớn cả trước mắt và lâu dài về vấn đề an toàn đập và cung cấp nước. Dự án là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thủy lợi miền núi, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các khu vực đặc biệt khó khăn của cả nước, kết hợp với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo, tái định cư, phát triển DTTS và kết hợp với phát triển nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Hiệu quả của dự án tập trung vào an ninh an toàn hồ chứa, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, cải thiện môi trường, tăng cường phòng ngừa sự cố, thiên tai cho cộng đồng. Tuy nhiên, dự án cũng cần lưu ý những tác động tiềm tàng có thể xảy ra như việc tái định cư, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước tưới trong và sau quá trình thi thi công xây dựng, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sửa khỏe cộng đồng. Do đó, các dự án phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực như đã đề xuất trong báo cáo này để đảm bảo đời sống và sản xuất của người dân trong quá trình xây dựng. Đặc biệt đối với cộng đồng DTTS sống tại 03 thôn: Đại Đồng, Đại Thắng, Thắng Lợi.

Người dân trong vùng TDA đều hỗ trợ việc thực hiện TDA.

6.2. Khuyến nghị

Kế hoạch phát triển cộng đồng với những nội dung liên quan đến dự án bao gồm: các thông tin của dự án; các tác động tiêu cực/tích cực phát sinh trong suốt quá trình thực hiện; Và các lựa chọn để giảm thiểu các tác động; phương pháp truyền thông cần phải giao tiếp trực tiếp qua các cơ quan chính phủ, các tổ chức địa phương, các nhóm, các cuộc thảo luận nhóm; Chú ý đến các phương tiện truyền thông thích hợp sử dụng ngôn ngữ cho người DTTS, đặc biệt nhóm phụ nữ và người cao tuổi.

Tập huấn, cung cấp thông tin và nhận thức của người dân trong vùng tiểu dự án về các cách thức để ngăn chặn các tác động tiêu cực tiềm tàng lên xã hội các vấn đề có thể phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án như các vấn đề về dịch bệnh, các vấn đề an ninh xã hội, an toàn giao thông, vvv

Việc thu hút sự tham gia bình đằng của các nhóm sinh hoạt trên địa bàn hoạt động của TDA là việc hết sức cần thiết. Đặc biệt cần lưu ý đến nhóm dễ bị tổn thương trong

53

Page 54: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

vùng như người DTTS, phụ nữ, trẻ em cấp và người già. Giám sát cộng đồng cấp địa phương đẵ biệt chú ý đến tỷ lệ tham gia của phụ nữ, người DTTS.

Trong quá trình vận hành tiểu dự án cần quan tâm đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt nhóm phụ nữ cũng cần được trả công như nam giới.

Cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp để giảm thiểu các rủi ro trong vùng tiểu dự án bao gồm: Tham vấn cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng như quá trình chuẩn bị để giảm thiểu các xung đột phát sinh; tuân thủ các nội dung trong báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư RAP, Báo cáo kế hoạch phát triển DTTS (EMDP), Kế hoạch quản lý môi trường xã hội, kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hành động giới, Kế hoạch truyền thông cũng như công bố thông tin, trách nhiệm giải thích cũng như giám sát các báo cáo để giảm thiểu các tác động bất lợi của dự án.

54

Page 55: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Phần IX: Các phụ lục

PHỤ LỤC B1: KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

1.1.Tóm tắt các hoạt động tham vấn cộng đồng xã hội đã triển khai trong quá trình chuẩn của ESA

Thực hiện song song với quá trình tham vấn môi trường là tham vấn xã hội. Các cuộ tham vấn rộng rãi và tham vấn có thông tin đầy đủ của TDA cũng được thực hiện vào tháng 2/2015. Liên quan đến vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến người DTTS, nhóm tư vấn xã hội đã thực hiện tham vấn lần 2 và chi tiết để phục vụ cho các báo cáo độc lập là Báo cáo kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và Báo cáo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP).

Các mục tiêu tham vấn

Các nội dung tham vấn: (i) Thông tin về dự án/TDA (thông tin chung về dự án, phạm vi dự án, các hợp phần dự án, các tác động tích cực và tiêu cực và các biện pháp giảm thiểu, kế hoạch thực hiện dự án); (ii) Các hoạt động sinh kế hiện tại của người dân; (iii) Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông và thủy lợi, giáo dục, y tế và cung cấp nước sạch, môi trường nông thôn), kết quả và rào cản; (iv) Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; (v) Nhận thức của người dân về dự án; (vi) Chính sách tái định cư, cơ chế khiếu nại của dự án và mong muốn của người BAH về bồi thường và TĐC, (vii) Chính sách liên quan đến người DTTS

Chương trình tham vấn:

- Bước 1: Chuyên gia xã hội thông báo về dự án và TDA cho người tham dự;

- Bước 2: Chuyên gia thực hiện thảo luận với những người tham dự theo các nội dung nêu trên.

Tóm tắt nội dung tham vấn được nêu trong bảng dưới đây.

Các vấn đề/ý kiến chính được nêu trong khi tham vấn bao gồm:

- Thông tin về dự án.

- Các vấn đề của địa phương hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: sức khỏe, hạ tầng nông thôn, dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học, điều kiện phát triển kinh tế, các vấn đề phát sinh,…;

- Nhu cầu hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới cải thiện hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, công trình thủy lợi, mở rộng diện tích tưới trồng lúa hai vụ, quản lý vận hành công trình thủy lợi, cải tạo môi trường nông thôn, mô hình sản xuất cây hiệu quả cao, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp,…

- Nhu cầu tiếp cận đến nước sạch vào mùa khô, mùa ngập lũ, cấp nước phục vụ sản xuất;

55

Page 56: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Nhu cầu giải quyết các vấn đề về thu hồi đất của các hộ/thôn BAH trong vùng dự án do xây dựng các công trình, thu hồi hành lang an toàn đập theo pháp lệnh đê điều; ví dụ, bồi thường thỏa mãn cho đất và nhà BAH (01 hộ) để có thể mua đất thay thế và ;

- Nhu cầu hỗ trợ xã hội, đào tạo nghề, cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt và thu nhập của người phụ nữ, DTTS, nhu cầu đào tạo và tạo việc làm;

- Hoạt động có sự tham gia của cộng đồng trong chuẩn bị và thực hiện dự án;

- Tính sẵn sàng của các địa phương tham gia dự án; và

- Sự ủng hộ dự án.

Ngoài việc điều tra các tài liệu liên quan đến xã hội, khảo sát về mặt định lượng. Đơn vị tư vấn cũng đã thực hiện các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đối với đại diện các hộ BAH và các cán bộ tham gia dự án ở cấp tỉnh, huyện và xã.

Ngoài tìm hiểu thông tin định tính, trong các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm còn chú ý đến kỹ thuật tham vấn cộng đồng, nhằm tìm hiểu sâu hơn về quan điểm cũng như thái độ của các đối tượng đối với việc triển khai TDA, đặc biệt đối với người DTTS và phụ nữ.

1.2. Tóm tắt kết quả tham vấn cộng đồng liên quan đến các vấn đề xã hội trong quá trình chuẩn bị ESA

1 Đại diện UBND/MTTQ xã An Bình

Số người tham gia

DTTS Ngày tham vấn

-Chủ tịch xã: Bùi Xuân Dũng

- Thay mặt UBMTTQ: Bùi Văn Lan

- Hội phụ nữ xã: Quach Thị Liên

- Cán bộ giao thông, thủy lợi: Vũ Văn Đoan

- Đại diện 4 thôn vùng TDA

-Hồ Đại Thắng được xây dựng từ những năm 1960, là công trình thủy lợi cung cấp nước tưới và tạo nguồn nước cho 3 thôn: Đại Đồng, Đại Thắng và Thắng Lợi

- Tuy nhiên do công trình đã xuống cấp nên khả năng cung cấp nước tưới đã bị giảm đi. Hàng năm người dân trong khu vực TDA thường bị thiếu nước.

- Việc thiếu nước sản xuất gây khó khăn rất nhiều đối với người dân gây nên tình trạng thiếu lương thực tại một số hộ

- Dự kiến sẽ có 1 hộ bị ảnh hưởng đến đất thổ cư do việc thu hồi đất theo pháp lệnh bảo vệ hành lang an toàn hồ đập và khoảng 12 hộ bị ảnh hưởng đến đất canh tác

-Trong quá trình thi công dự kiến cắt nước một mùa, toàn bộ diện tích lúa thuộc

56

Page 57: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

3 thôn Đại Đồng, Đại Thắng, Thắng lợi sẽ bị ảnh hưởng. Do đó đề nghị Chủ dự án có phương án hỗ trợ cho người dân trong một vụ đó.

- Người dân trong khu vực 3 thôn với tỷ lệ người DTTS là người Mường chiếm tỷ lệ cao. Cần có kế hoạch hỗ trợ hợp lí đặc biệt đối với phụ nữ.

- Người dân và chính quyền đã được biết đến các thông tin của TDA

+ Chủ tiểu dự án cam kết thực hiện tất cả các quy định chung, biện pháp bảo vệ môi trường xã hội có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án.

+ Chủ tiểu dự án nên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cũng như giai đoạn xây dựng công trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

+ Cần có hỗ trợ đối với người DTTS

2 Thôn Đức Bình 22 Kinh Lần 1: 07/02/2015

Lần 2: 27/03/2015

- Trưởng thôn: Nguyễn Thanh Hải

- Bí thư thôn:

- Cán bộ địa chính xã: Bùi Thanh Bình

- Đại diện cho các hộ có diện tích đất bị thu hồi thực hiện theo pháp lệnh bảo vệ đê điều

- Người dân đã biết được thông tin của TDA

- Tuy ở ngay sát đập Đại Thắng, tuy nhiên thôn Đức Bình không được hưởng lợi từ nguồn nước mà lấy nguồn nước từ địa điểm khác.

- Ngay sát khu vực cửa xả tràn là các hộ dân thuộc thôn Đức Bình, do đó người dân rất đồng tình với việc Sửa chữa và nâng cao an toàn hồ Đại Thắng để người dân khu vực xung quanh yên tâm sản xuất.

- Đối với các hộ bị thu hồi đất canh tác và 1 hộ bị thu hồi đất thổ cư do thực hiện TDA, kính đề nghị Chủ đầu tư phải có phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

3 Thôn Thắng Lợi 21 Mường Lần 1: 06/02/2015

Lần 2: 27/03/2015

- Trưởng thôn: Bùi Thanh Nhường

- Bí thư chi bộ: Quach Bà Phước

- Đại diện cho các hộ có diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do mất một mùa nước

- Tỷ lệ người dân tộc Mường tại thôn chiếm tỷ lệ cao: khoảng 85%

57

Page 58: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Toàn bộ khu canh tác của thôn lấy nước chủ yếu từ hồ Đại Thắng. Tuy nhiên không đủ nước nên vẫn còn có một số hộ chỉ trồng lúa được một mùa. Người dân khó khăn trong việc sử dụng nước.

- Tỷ lệ nghèo của thôn chiếm :

- Có tất cả 60 hộ bị ảnh hưởng do mất một mùa nước, trong đó có 59 hộ thuộc người DTTS

- Do đó, người dân ủng hộ việc thực hiện TDA, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ cho người dân trong một mùa đó.

- Tuy nhiên, cần có kế hoạch quản lý để không xảy ra các tệ nạn xã hội khi có công nhân xây dựng xuất hiện

4 Thôn Đại Thắng Lần 1: 25

Lần 2: 18

Mường

Kinh

Lần 1: 06/02/2015

Lần 2: 27/03/2015

- Trưởng thôn: Nguyễn Đức Biên

- Bí thư chi bộ: Nguyễn Văn Thuần

- Đại diện cho các hộ có diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do mất một mùa nước

- Cuộc sống của người dân trong thôn vẫn còn gặp khá nhiều những khó khăn.

- Phụ thuộc chính vào các ngành nghề nông nghiệp và lâm nghiệp

- Tỷ lệ hộ nghèo: 23%

- Người Mường chiếm tỷ lệ chủ yếu

- Có tất cả 60 hộ bị ảnh hưởng do mất đất, trong đó chủ yếu các hộ thuộc người DTTS

- Người dân đặc biệt là phụ nữ rất ủng hộ việc thực hiện TDA, ngoài nông nghiệp và lâm nghiệp ra người phụ nữ không có cơ hội tham gia vào các hoạt động tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp. Do đó khi mất nước ảnh hưởng rất nhiều tới các nguồn thu nhập của người dân.

- Rất mong chủ đầu tư, nhà nước hỗ trợ khi bị mất nước sản xuất trong một mùa.

Bên cạnh đó, người dân rất muốn được tham gia vào thi công công trình để tạo thêm thu nhập và tránh thời gian nhàn rảnh rỗi.

5 Thôn Đại Đồng Lần 1: 30

Lần 2: 25

Mường

Kinh

Lần 1: 06/02/2015

Lần 2: 27/03/2015

-Trưởng thôn: Nguyễn Hoàng Bảy

- Bí thư chi bộ: Bùi Minh Phương

58

Page 59: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Đại diện các hộ dân trong vùng được hưởng lợi

-Có 124 hộ bị ảnh hưởng do mất nước trong quá trình thi công, trong đó có 121 hộ thuộc dân tộc Mường

-Người dân trong thôn hoàn toàn đồng ý với việc thực hiện TDA

- Mong có hỗ trợ trong 1 mùa bị cắt nước cho người dân. Do đời sống của người dân vẫn còn thấp.

- Tỷ lệ người DTTS trong thôn khá cao, do đó cần có kế hoạch hỗ trợ đầy đủ

- Cần quản lý tốt xe cộ, máy móc thi công, người công nhân nơi khác đến tránh xáo trộn xã hội. Ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ.

- Mong muốn có cơ hội để tham gia vào thi công TDA

1.3. Cam kết của chủ đầu tư

Chủ TDA tiếp thu các ý kiến đóng góp từ chính quyền và người dân địa phương.

- Đối với các hộ: bị thu hồi đất canh tác, 01 hộ bị ảnh hưởng đến đất thổ cư và các hộ bị ảnh hưởng tạm thời do mất nước trong quá trình thi công. Chủ đầu tư cam kết sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Các biện pháp này sẽ chi tiết hơn trong báo cáo độc lập Kế hoạch hành động tái định cư (RAP).

- Do vùng TDA có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, bên cạnh đó số người DTTS bị ảnh hưởng so mất nước trong quá trình thi công sẽ gây nên khó khăn trong thu nhập đặc biệt đối với phụ nữ. Chủ đầu tư cam kết sẽ có biện pháp hỗ trợ để đảm bảo không ảnh hưởng đến cộng đồng người DTTS trong khu vực. Các biện pháp sẽ được chi tiết trong Báo cáo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP).

- Đối với lo ngại về việc phát sinh lượng người trong quá trình thi công, phát sinh các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến môi trường xã hội trong TDA. Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến xã hội như đã trình bày trong Kế hoạch quản lý môi trường xã hội trong báo cáo này.

59

Page 60: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Phụ lục B2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.1 Phương pháp luận đánh giá

Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, Tư vấn đã áp dụng các phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá.

(i) Phương pháp xem xét và phân tích tài liệu:

Trước khi tiến hành các hoạt động điều tra thực địa, tư vấn thu thập và nghiên cứu các tài liệu sẵn có nhằm hiểu rõ về các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như nhà tài trợ về các vấn đề liên quan đến tái định cư và DTTS, đồng thời cập nhật thông tin về địa phương nằm trong vùng TDA. Những tài liệu cần thiết bao gồm khung pháp lý và chính sách của Chính phủ Việt Nam và WB về tái định cư và DTTS, tổng hợp các kết quả từ các biên bản ghi nhớ của các đoàn chuẩn bị dự án, các báo cáo nghiên cứu khả thi, các đề xuất dự án của địa phương, các tài liệu về các dự án đã đầu tư có liên quan; số liệu thống kê về kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương; báo cáo phát triển kinh tế xã hội của các địa phương vùng dự án, các văn bản hiện hành có liên quan, các tài liệu sẵn có về phong tục tập quán, thói quen của người dân địa phương

Việc xem xét và phân tích tài liệu liên quan đến dự án sẽ cung cấp các thông tin cơ sở về dự án và giúp cho việc giải thích vì sao có những thay đổi đang diễn ra hoặc vì sao không có. Mặt khác, nó cũng giúp xác định những khoảng cách về số liệu cần phải được thu thập và đánh giá thêm nữa. Các nguồn cung cấp tài liệu gồm Ban QLDA tỉnh dự án Hòa Bình (PPMU), Sở NN&PTNT Hòa Bình, phòng Nông nghiệp huyện Lạc Thủy, Sở TNMT tỉnh Hòa Bình, phòng TNMT huyện Lạc Thủy, Phòng thống kê tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Thủy và UBND xã An Bình.

(ii) Phương pháp định lượng, điều tra mẫu ngẫu nhiênPhương pháp định lượng, điều tra mẫu ngẫu nhiên gồm Ban QLDA tỉnh dự án

ột phương pháp quan trung trong các nghiên cứu, đánh giá tác độág của dự án nhằm thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế xã hội ở cìp hộ gia đình. Các thông tin từ khảo sát định lượng phản ánh quy mô, tần suất, mức độ và xu hướng của các hiện tượng/hành vi của các đối tượng mà khảo sát hướng tới. Việc điều tra định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn các hộ dân với công cụ là bảng hỏi.

Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên: nhằm thu thập các thông tin từ một số lượng lớn những người BAH thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê. Kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập các dữ liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu (được trình bày dưới đây) để thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trước và sau dự án.

60

Page 61: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

(iii) Phương pháp định tính phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Sử dụng phương pháp định tính với các kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm

trong tham vấn cộng đồng nhằm tìm kiếm những thông tin mà trong bảng hỏi (định lượng) không thể bao quát được hết. Các thông tin có được từ nghiên cứu định tính nhằm trả lời các câu hỏi những căn nguyên và lý giải các hiện tượng và yếu tố ảnh hưởng trong địa bàn dự án. Bên cạnh đó, các thông tin định tính có thể khai thác sâu hơn các suy nghĩ, tâm tư, quan điểm, nguyện vọng của đối tượng cung cấp thông tin, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Nghiên cứu định tính sử dụng các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. Các hộ gia đình được chọn thực hiện phương pháp này cũng chọn với những đặc điểm tương đồng về học vấn, mức sống….. Các cuộc thảo luận nhóm, sẽ được tổ chức với ít nhất 5% số hộ trong mẫu, khoảng 6 - 8 người cho một cuộc thảo luận nhóm.

Phỏng vấn sâu sẽ được áp dụng đối với các đối tượng là đại diện hộ BAH và các cán bộ tham gia dự án cấp Thôn và Xã.Ngoài tìm hiểu thông tin định tính, trong các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm còn chú ý đến kỹ thuật tham vấn cộng đồng, nhằm tìm hiểu sâu hơn về quan điểm và thái độ của các đối tượng đối với việc triển khai dự án nhất là đối với phụ nữ. Cụ thể mẫu nghiên cứu định tính như sau:

Bảng PL 2-1 : Nghiên cứu định tínhSTT Phương pháp thu

thập thông tinSố người được phỏng vấn

Thông tin chung về đối tượng

1 Phỏng vấn sâu 1 Cán bộ lãnh đạo dự án cấp tỉnh2 PVS 3 Cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp

xã (Chủ tịch, cán bộ phụ trách văn xã, đoàn thể)

3 PVS 2 Cán bộ hội Nông dân và Hội phụ nữ

4 PVS 6 Đại diện 6 hộ gia đình trong vùng hưởng lợi của dự án

5 PVS 4 Đại diện hộ gia đình BAH có mức sống khác nhau

6 TNL (2 cuộc) 16 Các đối tượng là đại diện các hộ gia đình BAH

7 Tổng số 32 người Có tổng số 2 cuộc thảo luận nhóm và 16 phỏng vấn sâu

(iv) Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này giúp thu được các thông tin kịp thời và hữu ích bổ sung cho các dữ liệu đã thu thập được, giúp hiểu rõ hơn về bối cảnh mà các thông tin dữ liệu được thu thập và giúp giải thích các kết quả khảo sát.

2.3 Mẫu nghiên cứu

Dựa vào thiết kế cơ sở, Tư vấn cùng cán bộ các Ban QLDA tỉnh và cán bộ địa chính xã dự án lập danh sách các hộ bị ảnh hưởng bởi mỗi công trình trên địa bàn mỗi thôn.

61

Page 62: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Trên cơ sở danh sách các hộ BAH do địa phương cung cấp, tư vấn lựa chọn 100% số hộ BAH và 20% số hộ không BAH của vùng dự án (trong đó 100% số hộ dự kiến phải di dời) để phỏng vấn bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn đảm bảo tỷ lệ giới, đối tượng người nghèo, DTTS.

Bên cạnh việc khảo sát theo thôn, theo chủ hộ thì đơn vị tư vấn cũng chia Phân nhóm theo thu nhập, qua số liệu khảo sát nhóm nghiên cứu chia thành 5 mức dựa vào tổng thu nhập của gia đình đó trong vòng 12 tháng qua như sau: nhóm 1 (nghèo nhất) thu nhập: dưới 10 triệu/năm, nhóm 2: từ 10-20 triệu/năm, nhóm 3 từ 20-50 triệu/năm, nhóm 4 từ 50-100 triệu/năm, nhóm 5: trên 100 triệu/năm. Cách phân chia này dựa vào tình hình kinh tế nói riêng của địa phương và tình hình kinh tế của tỉnh Hòa Bình nói chung. Tuy nhiên, cách phân chia này chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào mẫu nghiên cứu và thu nhập thực tế tại 4 thôn của xã An Bình. Việc phân chia theo nhóm thu nhập nhằm đánh giá các mức thu nhập trước và sau dự án xem mức độ thay đổi như thế nào.

Qua khảo sát cho thấy ở những đối tượng nhóm càng nghèo thì nguồn thu phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu. Và nguồn thu từ nông nghiệp sẽ giảm đi đối với các nhóm giàu hơn.

Các trường hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn từ mẫu khảo sát và những người cung cấp thông tin chủ chốt ở các cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Mỗi thảo luận nhóm từ 6-8 người.

Do địa bàn dự án tập trung tại 04 thôn của 01 xã nên cũng khá thuận lợi cho việc khảo sát. Nhóm tư vấn đã thực hiện khảo sát như sau:

Bảng PL 2-2: Mẫu điều tra được phân bổ theo khu vực như sauSố hộ bị ảnh hưởng trực tiếp

(mất đất sản xuất)(thôn Đức Bình)

Các hộ bị ảnh hưởng gián tiếp(Bị mất nước trong một mùa thi công)

Số hộ Tỷ lệ Thắng Lợi Đại Thắng Đại Đồng12 100% 20 hộ 16 hộ 22 hộ

62

Page 63: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHỤ LỤC B3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồngCác hoạt động của TDA sẽ phát sinh các nguồn tác động đến chất lượng môi

trường xung quanh: môi trường không khí, nước, đất, ngoài ra có thể phát sinh các dịch bệnh, tất cả các yếu tố trên sẽ tác động trực tiếp đên 50 công nhân, toàn bộ dân cư xung quanh khu vực dự án và các hộ dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển Hệ quả của các tác động dẫn đên gia tăng tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường ruột, mắt và dịch bệnh.

50 công nhân sẽ trực tiếp, tiếp xúc các nguồn gây ô nhiễm, gây bệnh từ các hoạt động của dự án, mặc dù TDA có các biện pháp hạn chế các ô nhiễm như bụi, khí thải, nước thải, dịch bệnh nhưng có những tác động tiềm ẩn, tích lũy chúng ta không nhìn thấy ngay, cần có biện pháp phát hiện sớm các bệnh và nguồn gây ra. Kế hoạch chỉ ra các biện pháp giảm thiểu và ngăn chặn các tác động trên.

2. Mục tiêuKiểm soát ngăn ngừa các dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người dân và công

nhân để tự bản thân có kiến thức tự bảo vệ sức khỏe chính mình, giúp người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế sẵn có. Tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên nhằm phát hiện sớm các bệnh do tác động TDA, xây dựng phương án xử lý các sự cố liên quan đến dịch bệnh, tai nạn lao động và giao thông.

3. Biện pháp và nội dung quản lý sức khỏe cộng đồng- Tập huấn nâng cao hiểu biết, phòng chống các tác động đến sức khỏe:

- Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân và người dân khu vực TDA

- Phương án giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng

- Phương án phòng và xử lý dịch bệnh

4. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhânSở Nông nghiệp PTNN/ BQLDA:

- Chịu trách nhiệm cùng BQLDA phối hợp các ban ngành xây dựng các tài liệu tập huấn an toàn sức khỏe cộng đồng

- Phối hợp các cấp chính quyền đoàn thể xã An Bình: Chính quyền địa phương, Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, đại diện thôn xóm tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn sức khỏe.

Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy

63

Page 64: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Thực hiện đào tạo nâng cao kiến thức cho các cấp cơ sở, nhà thầu, người dân về biện phòng chống, biện pháp xử lý các tác động và dịch bệnh.

- Kiểm tra kiểm soát quá trình khám chữa bệnh

- Chỉ đạo kịp thời khi xuất hiện dịch, giải quyết các sự cố liên quan đên sức khỏe cộng đồng

Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức xã hội

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác an toàn sức khỏe phối hợp chặt chẽ với nhà thầu, sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng khi xuất hiện dịch

Trạm y tế: Xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh, hường dẫn xử lý ô nhiễm nguồn nước, phòng dịch và xử lý khi có dịch

5. Kế hoạch và tổ chức thực hiệnKế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng được tổ chức thực hiện cả 3 giai đoạn của

tiểu dự án và được kéo dài 6 tháng giai đoạn vận hành.

64

Page 65: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Bảng B2-1 Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng”

TT Giải pháp Nội dung thực hiện Trách nhiệm thực hiện Kinh phí thực hiện Thời gian

1

Tập huấn nâng cao hiểu biết, phòng chống các tác động đến sức khỏe

-Nhận diện các tác động từ môi trường không khí, nước, an toàn thực phẩm

-Biện pháp phòng tránh các tác động đến sức khỏe khi gặp phải (sử dụng khẩu trang khi đi vào khu vực bị ảnh hưởng, xử lý nguồn nước bằng phèn và cloramin B khử trùng…

-Vệ sinh khu vực hộ gia đình, chuồng trại chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy trạm y tế xã/phường, nhà thầu thi công

15.000.000 triệu 2 đợt vào đầu dự án và giữa giai đoạn thi công

2 - Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân và người dân khu vực TDA

-Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho công nhân 3 tháng/lần, người dân thuộc vùng bị ảnh hưởng 6 tháng/lần

-Các bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột, mắt, tham vấn những người bị ảnh hưởng môi trường trong quá trình khám

-Tư vấn hoặc xử lý khi phát hiện sự bất thường liên quan đến tác động của TDA (thông báo kịp thời cho chính quyền và đơn vị chức năng)

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy trạm y tế xã/phường, nhà thầu thi công

Ngân sách của Huyện Lạc Thủy

3 tháng 1 lần tính từ thời gian bắt đầu thi công đến sau khi đi vào vận hành 6 tháng

3 - Phương án giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng

-Cán bộ y tế xã/phường thường xuyên giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của đơn vị thi công

-Xử lý kịp thời các tai nạn lao

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy, trạm y tế xã/phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ

Ngân sách huyện Lạc Thủy, nhà thầu thi công

Liên tục đầy đủ trong thời gian xây dựng dự án

65

Page 66: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

TT Giải pháp Nội dung thực hiện Trách nhiệm thực hiện Kinh phí thực hiện Thời gian

động, giao thông-Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em,

bà mẹ mang thai đầy đủ

quốc, nhà thầu thi công

4

Phương án phòng và xử lý dịch bệnh

-Phun phòng chống ruồi, muỗi tại khu vực dự án và các hộ dân xung quanh 3tháng/lần

-Hướng dẫn vệ sinh các nguồn nước, hướng dẫn sử dụng cloramin B xử lý sơ bộ nguồn nước thải trên công trường và hộ gia đình hàng ngày

-Khi xuất hiện dịch, khoanh vùng dịch, cách ly các đối tượng nhiễm bệnh, và phun khủ trùng vùng bằng cloramin B

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở y tế BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy, trạm y tế xã/phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, nhà thầu thi công

Ngân sách của tỉnh Hòa Bình (sở Y tế), nhà thầu thi công

Thường trực xuốt quá trình dự án (8 tháng)

66

Page 67: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHỤ LỤC B4. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch truyền thôngTiểu dự án “Sửa chữa và nâng cấp hồ Đaị Thắng, Huyện Lạc Thủy” được triển sẽ có các tác động: (i) tác động tích cực, an toàn cho 354 hộ dân ku vực hạ lưu đập, đảm bảo ổn định nguồn nước tưới tiêu cho 100 ha lúa và 30 ha hoa màu; (ii) tác động tiêu cực, thu hồi đất, 12 hộ dân, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng trong quá trình xây dựng, tác động bình đẳng giới…

Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng được thực hiện xuyên suốt từ lúc lập dự án đầu tư đến khi Dự án đi vào vận hành, giúp cho cộng đồng địa phương và các cấp quản lý hiểu và hình dung được toàn bộ các tác động tích cực, tiêu cực nhằm đưa ra các giải pháp hỗ trợ và giảm thiểu các tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội. Đặc biệt các đối tượng dễ bị ảnh hưởng: trẻ em, người già, phụ nữ và các hệ sinh thái nhạy cảm…

Thông tin từ kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng giúp cho các nhà quản lý, chính quyền địa phương, đơn vị giám sát, chóng đưa ra các quyết định hay thay đổi kịp thời các quyết định hoặc kế hoạch cho phù hợp trong suốt quá trình thực hiện dự án.

2. Mục tiêuCông bố thông tin TDA, cung cấp tất cả tài liệu các kế hoạch hành động đến chính quyền các cấp, tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân thuộc khu vực TDA. Xin ý kiến cồng đồng địa phương, các tổ chức đoàn thể đối với các kế hoạch sẽ được thực hiện cho mỗi gia đoạn của Dự án. Các thông tin phản hồi giúp cho chủ đầu tư và các cấp quan lý hoàn thiện các kế hoạch đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trước khi đưa triển khai các kế hoạch hành động.

3. Nội dung thông tin truyền thông, tham vấn cộng đồng- Các thông tin về TDA và những chính sách về quyền lợi sẽ được Ban QLDA phổ

biến tới người dân

- Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội: (i) BQLDA cùng đơn vị tư vấn cung phổ biến thông tin tác động, các biện pháp, kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường - xã hội; (ii) tham vấn, xin ý kiến chính quyền tổ chức xã hội, đoàn thể, thôn, xóm người dân xung quanh khu vực dự án.

- Kế hoạch hành động tái định cư: Cung cấp thông tin thu hồi đất, tái định cư, khung áp giá đền bù, chính sách hỗ trợ của TDA và quy định của Tỉnh Hòa Bình đến chính quyền các cấp, người dân bị ảnh hưởng

67

Page 68: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Kế hoạch hành động giới: cung cấp thông tin bình đẳng giới đến chính quyền tổ chức xã hội, đoàn thể, thôn, xóm người dân xung quanh khu vực TDA.

- Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng: thông tin đối với các giải pháp, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khám chữa chữa bệnh định kỳ, biện pháp xử lý khi có dịch.

- An ninh trật tự, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội: thông tin quy định pháp luật, giáo dục pháp luật cho công nhân, người dân xung quanh khu vực TDA.

- An toàn đập: phổ biến các kế hoạch khi xảy ra sự cố an toàn đập trong quá trình thi công và mùa mưa lũ.

- Vận hành khai thác và xả lũ: cung cấp thông tin, kế hoạch xả lũ chi tiết cho các người dân xung quanh khu vực dự án và vùng hạ lưu đập, phương án bảo vệ an toàn cho nguòi dân, các công trình sau và hạ lưu đập.

4. Hình thức truyền thông, tham vấn cộng đồng

Để tổ chức hoạt động truyền thông có hiệu quả, cần phải hiêủ sự truyền trông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông và mối quan hệ công chúng của chúng.

Sơ đồ B3-1: Các phần tử của quá trình truyền thông

- Họp phổ biến thông tin chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể, người dân khu vực TDA (xã An Bình, huyện Lạc Thủy);

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, bảng tin xã và thôn xóm;

68

Page 69: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Phát hành tờ rơi, bảng hỏi tham vấn đến chính quyền, đoàn thể, người dân khu vực TDA;

- Thông qua sinh hoạt của các loại hình đoàn thể, câu lạc bộ;

-

- Các hình thức thông tin, truyền thông khác.

5. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhânTiểu dự án “Sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ chứa Đại Thắng, Huyện Lạc Thủy”

thuộc dự án “Sửa chữa nâng cao an toàn đập” Sở Nông nghiệp PTNN thay mặt UBND tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, và BQLDA Đầu tư Xây dựng Ngành Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình là đơn vị thực hiện dự án.

Sở Nông nghiệp PTNN/ BQLDA:

- Chịu trách nhiệm xây dựng các tài liệu nguồn cho kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng, tham gia

- Phối hợp các cấp chính quyền đoàn thể xã An Bình: Chính quyền địa phương, Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, đại diện thôn xóm tổ chức các hoạt động tuyên truyền các nội dung kế hoạch cần được thực hiện cho TDA.

Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức xã hội

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức các nội dung thông tin, truyền thông, tham vấn cộng đồng tham gia

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền các kế hoạch và các tác động của TDA

Ban giải phóng mặt bằng

- Cung cấp thông tin thu hồi đất, tái định cư, khung áp giá đền bù, chính sách hỗ trợ của TDA và quy định của Tỉnh Hòa Bình đến chính quyền các cấp, người dân bị ảnh hưởng

Trạm y tế: phổ biến thông tin đối với các giải pháp, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khám chữa chữa bệnh định kỳ, biện pháp khi có dịch.

69

Page 70: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

6. Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia được thực hiện theo các giai đoạn của TDA, đưa thông tin đầy đủ đến người dân và các cấp chính quyền.

Bảng B3-1 Kế hoạch thực hiện truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia

TT Giai đoạn Nội dung truyền thông, thâm vấn

Hình thức chuyền thông

Trách nhiệm thực hiện

Đối tượng tiếp nhận Ghi chú

1 Giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án

Phổ biến thông tin tham vấn các cấp chính quyền đối với tiểu Dự án: Quy mô, loại hình đầu tư, các công trình chính, phạm vi ảnh hưởng, lợi ích TDA

Họp chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA

UBND tỉnh Hòa Bình, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Lạc Thủy, Chính quyền xã An Bình

Phổ biến thông tin chính sách, khung áp giá của TDA, trình dự thảo bản kế hoạch hành động tái định cư

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn lập kế hoạch hành động tái định cư

UBND Huyện Lạc Thủy, xã An Bình, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 60 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện 2 lần: chuẩn bị và trình dự thảo kế hoạch hành động tái định cư

Phổ biến thông tin dự án, trình dự thảo bản Báo cáo ESIA, ESMP, kế hoạch giới, sức khỏe cộng đồng, truyền thông, …

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn lập ESIA

UBND Huyện Lạc Thủy, xã An BÌNH, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 60 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện 2 lần: chuẩn bị và trình dự thảo kế hoạch hành động tái định cư

Đền bù tái định cư Họp phổ biến thông tin đo đạc kiểm đếm, áp giá đền bù, niêm yết thông tin bảng tin của xã/phường và

BQLDA phối hợp Ban giải phóng mặt bằng

UBND xã An Bình, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường và 12 hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất

Thực hiện theo báo cáo Hành động Tái Đinh cư

70

Page 71: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

TT Giai đoạn Nội dung truyền thông, thâm vấn

Hình thức chuyền thông

Trách nhiệm thực hiện

Đối tượng tiếp nhận Ghi chú

thôn/tổ dân phố

2 Giai đoạn thi công xây dựng và vận hành

Kê hoạch hành động giới Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA, Tư vấn giám sát xã hội

UBND xã An Bình, mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 70 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện trong 3 giai đoạn TDA

Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng

Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

Kế hoạch quản lý xã hội Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

Kế hoạch quản lý môi trường

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA, Tư vấn giám sát môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường UBND xã An Bình, mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 70 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện trong 3 giai đoạn TDA

71

Page 72: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

TT Giai đoạn Nội dung truyền thông, thâm vấn

Hình thức chuyền thông

Trách nhiệm thực hiện

Đối tượng tiếp nhận Ghi chú

An ninh trật tự, tệ nạn xã hội Truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi, công nhân thi công

BQLDA, nhà thầu thi công

BQLDA, nhà thầu thi công

UBND xã An Bình, công an xã/phường mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường,

An toàn giao thông, PCCC UBND xã An Bình, công an xã/phường mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường,

Giai đoạn thi công

72

Page 73: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Đánh giá giám sát: BQLDA lập báo cáo giám sát kế hoạch truyền thông, tham vấn cồng đồng có sự tham gia nhằm kiểm soát các nội dung truyền thông, tổng hợp các thông tin phản hồi từ các đơn vị tư vấn giám sát, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân để bổ xung hay sửa đổi các chính sách, các biện pháp thực hiện của các kế hoạch quan lý cho phù hợp với mỗi giai đoạn của TDA.

7. Kinh phí thực hiệnKinh phí thực hiện của kế hoạch này được lồng ghép trong các kế hoạch khác (nội dung truyền thông và phương pháp truyền thông sẽ được các Kế hoạch khác tiếp thu và xây dựng. Kế hoạch quản lý xã hội đầu mối chủ trì các kế hoạch liên quan đến xã hội. Kinh phí giai đoạn này tập trung chủ yếu cho truyền thanh và tổ chức thưc hiện, kinh phí dự kiến thực hiện 50.000 triệu (năm mươi triệu đồng) trong 8 tháng.

1

Page 74: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Phụ lục B5- MÔ TẢ HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh của dự án sẽ được xử lý thông qua thương lượng nhằm đạt được sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trước khi đưa lên tòa án luật pháp như một phương án cuối cùng. CPO sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu nại.

1. Giai đoạn đầu, UBND xã

Một hộ bị ảnh hưởng không hài lòng sẽ nêu khiếu nại của họ tới bất kỳ một thành viên nào trong UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. Thành viên của UBND xã hay trưởng thôn nói trên sẽ phải thông báo với UBND xã về sự khiếu nại. UNBD xã sẽ làm việc cá nhân với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 30-45 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại. Ban thư ký của UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

2. Giai đoạn hai, UBND huyện

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 30-45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. CARB chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh.

3. Giai đoạn 3, UBND tỉnh

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30-45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên.

Khi UBND tỉnh ban hành Quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. UBND tỉnh khi đó phải nộp tiền thanh toán bồi thường vào một tài khoản lưu giữ.

4. Giai đoạn cuối cùng, tòa án dân sự

Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức đề bù lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận được đối với các PAP, đã có tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương có tính

2

Page 75: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

đến đặc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu và giải quyết khiếu nại và những vấn đề mâu thuẫn. Những đối tượng và nỗ lực của các dân tộc thiểu số cũng được xác định và quyết định những cách thức chấp nhận được về mặt văn hóa để tìm ra cách giải quyết chấp nhận được.

Quy trình giải quyết khiếu nại cho người bị ảnh hưởng đã được mô tả trong tài liệu Thông tin về tiểu dự án "Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng" và đã được phát cho người bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng người bị ảnh hưởng không biết gặp ai tại xã, huyện hoặc tỉnh để giải quyết khiếu nại của mình, tài liệu đã cung cấp tên, địa chỉ chính xác và số điện thoại của những người có nhiệm vụ trực giải quyết khiếu nại để người bị ảnh hưởng có thể khiếu nại hiệu quả.

Những người bị ảnh hưởng sẽ được miễn mọi khoản chi phí liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý. Những khiếu nại toà án cũng có quyền được miễn chi phí cho việc đệ trình đơn. Tất cả những hồ sơ khiếu nại và và các biện pháp xử lý sẽ được lưu trữ tại UBND các xã, Ban Tham vấn cộng đồng cấp xã và nhà đầu tư các công trình thuộc tiểu dự án "Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đại Thắng".

3

Page 76: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

PHỤ LỤC B6: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch lồng ghép giới vào dự án hồ chứa nước (HCN) Đại Thắng xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) là một khái niệm tương đối mới ở nước ta. Cũng như lồng ghép giới vào chính sách, thực chất lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KTXH không có nghĩa là có các kế hoạch riêng biệt cho phụ nữ và nam giới, thậm chí cũng không phải là kế hoạch riêng cho phụ nữ. Thay vào đó, lồng ghép giới vào kế hoạch là xem xét sự ảnh hưởng, sự tác động của mỗi kế hoạch (quốc gia, ngành, địa phương, cơ sở…) đối với nhu cầu và sự phát triển của phụ nữ.

Luật Bình đẳng giới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của Chiến lược quốc gia “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam”. Tuy vậy, điều này cũng đòi hỏi việc lồng ghép giới vào công tác kế hoạch hoá phát triển KTXH của đất nước nói chung và vào kế hoạch sửa chữa, nâng cấp dự án HCN nói riêng là rất cần thiết, phải thực sự đạt được hiệu quả, thúc đẩy công việc đạt được công bằng trong sự phát triển xã hội, tức là tạo cơ hội như nhau cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ để họ có thể phát triển hài hoà, đúng hướng, đúng mục đích.

Lồng ghép giới ở đây nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu về lao động việc làm, cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách nhà nước của cả giới nam và nữ, trong đó là lựa chọn ưu tiên nhằm tạo điều kiện cho cả nam và nữ có cơ hội ngang về việc làm và thu nhập ổn định theo hướng tiến tới cơ cấu lao động của cả nam và nữ phù hợp, có lợi cho cả nam và nữ.

2. Cơ sở xây dựng kế hoạch lồng ghép giới

- Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Hòa Bình;

- Thực trạng vấn đề giới trong các hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án HCN Đại Thắng tỉnh Hòa Bình từ khảo sát, điều tra trực tiếp của nhóm kỹ thuật của dự án vào tháng 3 năm 2015.

3. Phương pháp xây dựng kế hoạch lồng ghép giới

- Các hoạt động lồng ghép giới được xây dựng dựa trên các hoạt động của dự án sửa chữa, nâng cấp HCN Đại Thắng xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) quản lý dự án. Đây là kế hoạch lồng ghép, không phải là kế hoạch riêng biệt.

- Xây dựng mục tiêu cho kế hoạch lồng ghép giới trong dự án HCN Đại Thắng của tỉnh.

4

Page 77: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

- Viết kế hoạch lồng ghép giới và thông qua ban quản lý dự án (BQLDA).

- Tham vấn với các đối tác liên quan: Khối nhà nước và tư nhân.

- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh kế hoạch.

4. Thực trạng vấn đề giới trong dự án HCN Đại Thắng xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Mặt hạn chế của phân tích hiện trạng dự án HCN:

- Thiếu thông tin cơ sở ban đầu.

- Thiếu số liệu thống kê và hệ thống dữ liệu theo giới tính

Phần này sẽ được bổ sung khi thực hiện phân tích giới trong dự án HCN Đại Thắng xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Dự án HCN Đại Thắng xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng cường khả năng phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Dự án có ảnh hưởng không nhỏ tới các nguồn lực xã hội như tăng năng suất nông nghiệp, tạo việc làm cũng như giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đó phụ nữ góp phần quan trọng cho sự phát triển này.

Với mục tiêu là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, Quốc Hội khóa XI, luật số 73/2006/QH11 đã ban hành luật Bình đẳng giới. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực:

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo- Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế- Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đìnhTiến hành điều tra các công việc được phân công trong gia đình tại các gia đình hưởng lợi. Kết quả thống kê cho bởi bảng 2:

Bảng PL 6-1: Phân công các công việc trong các hộ gia đình vùng TDA

Hoạt động sản xuất Cả hai (%) Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Trồng trọt (trồng lúa, màu) 85,72 8,57 5,71Chăn nuôi 92,85 5,71 1,44Trồng rừng/chăm sóc/bảo vệ rừng 57,14 35,71 7,15Khai thác lâm sản 50 35,71 14,29Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 57,14 14,28 28,57Làm công nhân/làm thuê 42,86 50 7,14Kinh doanh/buôn bán 35,71 21,43 42,86

5

Page 78: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Đi làm ăn xa (không thường xuyên ở nhà) 21,43 71,43 7,14Hoạt động trong gia đìnhChăm sóc trẻ/con cái 64,29 7,14 28,57Quét dọn nhà cửa 28,57 0 71,43Nấu nướng/nội trợ 22,86 0 77,14Tham gia công việc cộng đồng Cả hai (%) Nam giới

(%)Nữ giới (%)

Tham gia họp cộng đồng 85,71 10 4,29Tham gia tập huấn về sản xuất 71,42 14,29 14,29Sinh hoạt các tổ chức chính trị - xã hội 78,57 21,43 0Tham gia quyết địnhQuyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (mua sắm tài sản có giá trị, cưới hỏi)

92,86 7,14 0

Quyết định việc học tập, chọn nghề của con cái

57,14 35,71 7,15

Quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất 71,43 22,86 5,71 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Từ kết quả cho thấy:

- Đối với các hoạt động sản xuất: trồng trọt (trồng lúa, hoa màu); chăn nuôi; trồng rừng/ chăm sóc/ bảo vệ rừng; khai thác lâm sản; làm công nhân/làm thuê và nuôi trồng thủy sản cả hai giới nam và nữ chiếm thành phần phần trăm là chủ yếu. Hoạt động chiếm hơn 85% bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động đi làm ăn xa (không thường xuyên ở nhà) tập trung chủ yếu nam giới (chiếm 71,43%).

- Đối với hoạt động trong gia đình: chăm sóc trẻ/ con cái; quét dọn nhà cửa; nấu nướng/ nội trợ thì chủ yếu là công việc nữ giới. Công việc quét dọn nhà cửa, nấu nướng/ nội trợ chiếm trên 71,43%. 64,29% là sự đồng ý cả hai tham gia từ các hộ gia đình vùng hưởng lợi. Công việc này gây mất thời gian cho nữ giới.

- Hoạt động tham gia cộng đồng: chủ yếu là cả hai tham gia cụ thể: tham gia họp cộng đồng (85,71%); tham gia tập huấn về tình hình sản xuất (71,42%); sinh hoạt từ các tổ chức chính trị - xã hội (78,57%).

- Tham gia quyết định: đa số các hộ cho đồng ý hai người tham gia. Quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (mua sắm tài sản có giá trị, cưới hỏi) chiếm 92,86%; quyết định việc học tập, chọn nghề của con cái (57,14%) và quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất chiếm 71,43%.

Nhìn chung do đặc điểm văn hóa và mang tính truyền thống của người Việt Nam; ví dụ như là phụ nữ thường sản xuất kinh doanh nhỏ và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như chế biến, còn những ngành nghề khác như khai thác thì do

6

Page 79: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

nam giới đảm nhận; phần khác cũng là vì sự nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế. Ngoài việc tham gia tạo thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn phải lo chăm sóc gia đình, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng, cũng như các cơ hội tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển. Vì vậy, nếu không có những hỗ trợ hợp lý và kịp thời, cơ hội phát triển của phụ nữ sẽ thấp hơn nam.

Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, đòi hỏi cả phụ nữ và nam giới phải nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự quyết tâm; nếu một cá nhân hoặc một giới nào ở vị trí xuất phát thấp hơn, lại ít thời gian và cơ hội để đầu tư, học tập thì nguy cơ thất bại đối với người đó, giới đó sẽ cao hơn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sự đóng góp của phụ nữ cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động, chương trình cải tạo an toàn đập phải được đồng đều cho cả nam giới và nữ giới. Trong các hoạt động phát triển này cần được xây dựng, tổ chức sao cho thuận lợi để phụ nữ tham gia.

Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, đòi hỏi cả phụ nữ và nam giới phải nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự quyết tâm; nếu một cá nhân hoặc một giới nào ở vị trí xuất phát thấp hơn, lại ít thời gian và cơ hội để đầu tư, học tập thì nguy cơ thất bại đối với người đó, giới đó sẽ cao hơn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sự đóng góp của phụ nữ cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động, chương trình cải tạo an toàn đập phải được đồng đều cho cả nam giới và nữ giới. Trong các hoạt động phát triển này cần được xây dựng, tổ chức sao cho thuận lợi để phụ nữ tham gia.

Lồng ghép giới vào các dự án sửa chữa, nâng cấp đập HCN của tỉnh Hòa Bình là điều cần thiết để giúp nâng cao hiệu quả của nữ giới trong công cuộc xây dựng đất nước. Lồng ghép giới sẽ được quan tâm xuyên suốt trong tiến trình thực hiện dự án, để bảo đảm cơ hội phụ nữ tham gia và hưởng lợi bình đẳng với nam giới trong mọi hoạt động can thiệp khi thực hiện kế hoạch của dự án.

5. Mục tiêu - Đầu ra và chiến lược thực hiện kế hoạch lồng ghép giới

5.1 Mục tiêu

Bình đẳng giữa nam và nữ trong việc tiếp cận, tham gia và hưởng lợi các hoạt động hỗ trợ giữa nam giới và phụ nữ trong việc lập kế hoạch, thực hiện chương trình cải tạo, nâng cấp an toàn đập của tỉnh Hòa Bình.

5.2 Đầu ra

Năng lực cho nữ trong hoạt động dự án, hộ sản xuất, nhóm sở thích được nâng cao như nam giới trong việc tiếp cận và tham gia các hoạt động, chương trình và dịch vụ thúc đẩy lợi ích dự án.

Xây dựng các kết quả đầu ra đảm bảo có sự tham gia của cả hai giới.

Xác định rõ số lượng hoặc tỷ lệ người hưởng lợi là nam giới hay phụ nữ. Các kết quả đầu ra thể hiện những thay đổi tích cực của từng giới sau khi tham gia dự án.

7

Page 80: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Giảm tác động tiêu cực của dự án đối với phụ nữ.

Đưa ra các vấn đề tiềm năng và biện pháp can thiệp để giảm thiểu tác động bất lợi, thúc đẩy phụ nữ tham gia, tối đa hóa lợi ích của dự án đối với phụ nữ.

Kiến nghị cho việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ để tiếp cận và giải quyết vấn đề giới trong dự án.

Kiến nghị cách tiếp cận và can thiệp để thúc đẩy lợi ích của dự án đối với phụ nữ và sự tham gia của họ trong dự án.

Có đại diện phụ nữ và sự tham gia của nữ trong các tổ chức.

5.3 Các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu

5.3.1 Nâng cao năng lực cho phụ nữ

Xác định và nâng cao năng lực cho các ban ngành /đối tác liên quan đến vùng dự án và lao động nữ để các đối tượng này giúp hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ vùng dự án.

Đánh giá nhu cầu đào tạo phụ nữ

Tổ chức đào tạo dựa trên điều kiện của nữ để họ dễ tham dự. (yêu cầu tỷ lệ nữ tham dự trong từng chủ đề tập huấn)

5.3.2 Nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin cho phụ nữ

Đánh giá nhu cầu và kênh thông tin phù hợp của nữ giới vùng dự án và người làm thuê để xây dựng hệ thống thông tin cho đối tượng này

Hỗ trợ việc ứng dụng thông tin cho phụ nữ

5.3.3 Chính sách và hỗ trợ thuận lợi cho phụ nữ

Đối thoại với các chủ dự án về các chính sách phù hợp cho phụ nữ hoạt động trong vùng dự án (những ưu tiên cho phụ nữ về sử dụng đất, tiếp cận vốn, đào tạo…)

6. Tổ chức thực hiện

6.1 Các hoạt động ưu tiên đặc thù về giới:

Các hoạt động ưu tiên thực hiện gồm:

Tuyển cán bộ giới làm việc (tuyên truyền, vận động cụm dân cư trong việc di dời vùng dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công giảm tác động đến sức khỏe, sự an toàn người dân).

Tập huấn về giới trong vùng dự án cho BQLDA và nhóm cán bộ hành động (CBHĐ) để giúp họ có ý thức và năng lực về sự cần thiết lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch

Tập huấn về giới trong các vùng có dự án cho cán bộ huyện xã

8

Page 81: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Tập huấn về phân tích giới cho BQLDA, nhóm CBHĐ và nhóm phụ trách phân tích giới.

Thực hiện phân tích giới trong dự án an toàn đập, đây là hoạt động rất quan trọng, nhằm xác định những thuận lợi khó khăn của nữ giới để làm cơ sở xây dựng các hoạt động lồng ghép giới phù hợp.

6.2 Giám sát thực hiện kế hoạch

Các điều phối viên (ĐPV) của từng hợp phần , cán bộ giới và BQLDA quan tâm đến lồng ghép giới khi thực hiện (dựa trên các chỉ số và chỉ tiêu).

Cán bộ Giám sát đánh giá theo dõi thực hiện kế hoạch lồng ghép giới (phối hợp với cán bộ giới, các ĐPV), báo cáo, đánh giá giám sát có quan tâm đến các chỉ tiêu về giới.

Báo cáo định kỳ có nêu kết quả thực hiện lồng ghép giới.

Rà soát lại kế hoạch hành động hàng năm và hiệu chỉnh cho phù hợp.

Các hoạt động đặc thù về giới trong các năm kế tiếp sẽ được xác định và lập kế hoạch dựa vào kết quả phân tích giới và việc rà soát lại kế hoạch này hàng năm.

Từ những phân tích trên của giới, một kế hoạch hành động giới là cần thiết để tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa của phụ nữ trong giai đoạn xây dựng của dự án, cung cấp các cơ hội mới cho phụ nữ để tăng thu nhập, nhưng không làm tăng gánh nặng cuộc sống của họ, và góp phần tăng vai trò và địa vị người phụ nữ trong vùng dự án. Mục tiêu của kế hoạch này là:

(i) Các nhà thầu địa phương sẽ sử dụng ít nhất 30% lao động nữ trong việc duy trì, xây dựng và sửa chữa;

(ii) Đối với một loại tương tự của công việc, lao động nữ phải được thanh toán như lao động nam;

(iii) Các điều kiện an toàn phải bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ;(iv) Các nhà thầu địa phương sẽ không sử dụng lao động trẻ em;(v) Khuyến khích việc sử dụng lao động địa phương và tránh xây dựng các lán

trại lao động;(vi) Nhóm phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ sẽ được tư vấn trong việc thiết

kế của tiểu dự án;(vii) Đào tạo về lồng ghép giới cho các cơ quan quốc gia, tỉnh và địa

phương (tức là các PMU, và các bên liên quan khác).(viii) Đào tạo và xây dựng năng lực cho phụ nữ tham gia trong quyết định

của cộng đồng và các tiểu dự án thực hiện theo một cách có ý nghĩa nhất (tức là đào tạo về sự tham gia và các kỹ năng đàm phán, kỹ năng tiếp thị và đào tạo về toán học và biết chữ;

(ix) Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong các tour du lịch nghiên cứu dự án

9

Page 82: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

(x) Các dịch vụ khuyến nông nhằm vào phụ nữ được thiết kế và chuyển giao cho phụ nữ.

(xi) Chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV / AIDS sẽ được đưa ra trước khi bắt đầu công trình dân dụng. PMU chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo các chỉ số thực hiện kế hoạch hành động về giới, bao gồm cả sự tham gia của phụ nữ, công việc mục tiêu và đào tạo, và các chiến dịch để ngăn chặn đại dịch HIV.

(xii) Ít nhất một người phụ nữ sẽ là đại diện của xã trong Ban giám sát xã (chiếm khoảng 1/3 của các thành viên.

Bảng PL 6-2: Kế hoạch hành động giới của dự ánKết quả

của dự án Công việc và chỉ số Trách nhiệm Thời gian

Kết quả 1: Nâng cao an toàn đập, cải thiện điều kiện thủy lợi

Các nhà thầu sẽ phải ưu tiên sử dụng lao động phổ thông (Thông qua hợp đồng phụ); tối thiểu phải có 30% tổng số lao động là lao động phổ thông tại địa phương;

Trong số 30% lao động địa phương, ưu tiên cho các lao động nữ chưa có tay nghề; Lao động nam và nữ sẽ nhận được tiền công lao động như nhau cho cùng một loại công việc;

Các nhà thầu không được thuê lao động trẻ em;

Những người dân mong muốn làm việc cho dự án sẽ ghi tên của họ vào danh sách của thôn/bản. Trưởng thôn và cán bộ xã sẽ cung cấp danh sách này cho nhà thầu, nhà thầu sẽ lựa chọn trên cơ sở ưu tiên hộ nghèo, hộ dễ bị tổn thương

PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra.

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng phụ nữ của xã được thuê làm dự án.

Trong thời gian xây dựng

Kết quả 2: Tăng cường năng lực cho người dân để khai thác lợi thế

Tối thiểu 30% phụ nữ tham gia vào các buổi học khuyến nông

Cán bộ Ban quản lý dự án tỉnh,

Cán bộ huyện,

Cán bộ xã

Trong thời gian xây dựng

10

Page 83: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Kết quả của dự án Công việc và chỉ số Trách nhiệm Thời

gian

của tiểu dự án

Kết quả 3:

Nâng cao nhận thức về các tệ nạn xã hội tiềm năng cho các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và người DTTS

Chương trình phòng chống HIV/AIDS và buôn bán người.

Chương trình giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng

Thông tin về giảm thiêu rủi ro sẽ được chuyển tới các xã, thôn BAH bởi dự án sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia với trọng tâm là các hộ nghèo và các hộ dễ bị tổn thương (ví dụ nhóm người DTTS, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, hộ có người già, người tàn tật)

Các tài liệu, thông tin phải phù hợp về ngôn ngữ, văn hóa và giới, đặc biệt cần phải dịch ra nhiều thứ tiếng dân tộc tùy thuộc vào từng vùng;

Hội phụ nữ, đại diện trung tâm phòng chống HIV/AIDS và xã sẽ đào tạo các tuyên truyền viên cho mỗi xã/thôn trong vùng dự án.

Các chương trình sẽ được thực hiện ở xã và thôn bởi hai tuyên truyền viên (trưởng thôn và 1 thành viên của hội phụ nữ).

Chương trình sẽ được thực hiện tại các thôn và trong phiên chợ thông qua phân phát tài liệu dự án, tài liệu về chương trình và sử dụng loa phóng thanh

Hộị phụ nữ tỉnh và xã có trách nhiệm tổ chức và thực hiện chương trình (đào tạo và chuẩn bị tài liệu) phối hợp với trung tâm y tế xã huyện.

Hội phụ nữ thôn bản có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến thông tin.

Trung tâm y tế xã, huyện sẽ có hỗ trợ hội phụ nữ xã.

Tư vấn điều phối dự án sẽ cung cấp chuyên gia giới trong nước và quốc tế và chuyên gia về DTTS.

Chuyên gia giới và DTTS sẽ rà soát các tài liệu hiện có, bổ sung nếu cần thiết cho chương trình

Hàng tháng, trước và trong khi xây dựng dự án

Chương trình giảm thiểu nguy cơ trong quá trình xây dựng:

PMU và nhà thầu sẽ phối hợp

PMU

Nhà thầu

Trung tâm y tế địa

Trong thời gian xây dựng

11

Page 84: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Kết quả của dự án Công việc và chỉ số Trách nhiệm Thời

gian

chặt chẽ với các dịch vụ y tế ở xã, huyện để triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, phòng, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho người lao động.

Tất cả các chương trình và tài liệu được xây dựng có lồng ghép các vấn đề giới, bao gồm tính dễ bị tổn thương và nhu cầu của nam và nữ.

Nhà thầu sẽ:

Triển khai các chương trình tăng cường nhận thức cho người lao động và cộng đồng bao gồm thông tin, giáo dục, tuyên truyền đề cập đến vấn đề lây nhiễm HIV và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa.

Tư vấn miễn phí và khuyến khích người lao động xét nghiệm HIV để đảm bảo rằng tất cả họ biết về tình trạng sức khỏe của mình.

Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế và động viên những người nhiễm HIV thừa nhận họ đã nhiễm HIV;

Cung cấp các thiết bị y tế (phát bao cao su miễn phí) cho công nhân tại lán trại;

phương

Cán bộ xã

Hộị phụ nữ sẽ thực hiện điều phối chung để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn về công tác phòng chống HIV

Quản lý dự án

- Các chỉ dẫn về Giới và phát triển và đào tạo sẽ được cung cấp cho nhân viên Ban QLDA, các tổ chức địa phương và các nhà thầu.

Tất cả các hoạt động phát triển năng lực sẽ bao gồm các mục

- Tư vấn thực hiện dự án

- PPMU

Trong quá trỉnh thiết kế và thực hiện ban đầu

12

Page 85: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Kết quả của dự án Công việc và chỉ số Trách nhiệm Thời

gian

tiêu cho phụ nữ tham gia và EM.

Tư vấn thực hiện dự án

PPMU Trong thiết kế và thực hiện ban đầu

Bảng PL 6-3: Chương trình hỗ trợ đào tạo các hoạt động lồng ghép giới trong quá trình thực hiện TDA Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại ThắngTT Nội dung đào tạo Lớp Kinh phí tạm

tính

1 Đào tạo, nâng cao nhận thức, về giới vai trò của việc thực hiện lồng ghép kế hoạch hành động giới vào TDA

2 lớp 10 tr

2 Đào tạo về phòng chống HIV/AIDS 2 lớp 10 tr

3 Truyền thông về lồng ghép giới, phòng chống HIV / AIDS; vệ sinh và bảo vệ môi trường; an toàn giao thông cho nữ giới

2 lớp 10 tr

4 Pano, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền 10 tr

Tổng cộng 40 tr

Nguồn kinh phí: Kinh phí này sẽ được coi là 1 phần chi phí quản lý dự án

13

Page 86: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM VẤN

Tham vấn sâu với chủ tịch xã Làm việc với các ban ngành liên quan

Tham vấn tại thôn Đại Đồng Tham vấn tại thôn Thắng Lợi

14

Page 87: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Tham vấn tại thôn Đức Bình Gặp mặt người dân thôn Đức Bình

Hình ảnh vùng bị ảnh hưởng của Tiểu dự án

Ngôi nhà bị ảnh hưởng Cánh đồng lúa

15

Page 88: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

Cánh đồng lúa bị ảnh hưởng do cắt nước Mía bị ảnh hưởng

16

Page 89: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA BÌNH · Web viewTrong quá trình thi công không có một hộ dân tộc Mường nào bị thu hồi đất sản xuất

Báo cáo Đánh giá xã hội của Tiểu dự án“Sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đại Thắng , tỉnh Hòa Bình”

62