32
Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018 1 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH Các học phần chuyên ngành du lịch được bắt đầu sau khi sinh viên hoàn thành học phần thực hành tiếng 6B, tức là có trình độ tiếng Pháp bậc 4 (B2) trong khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là đào tạo các cử nhân tiếng Pháp có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 5 (C1) trong khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, đồng thời có các kiến thức chuyên ngành về du lịch và kỹ năng làm việc để có thể làm việc cho các công ty du lịch đón khách Pháp ngữ tại Việt Nam. Hai nghề chính mà chương trình hướng tới là nhân viên văn phòng du lịch (tư vấn bán tour, quan hệ khách hàng, điều hành…) và hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Pháp. Trên thực tế, các sinh viên có thể phải theo các khóa đào tạo bổ sung bằng tiếng Việt để thi lấy chứng chỉ hành nghề đối với một số nghề như điều hành du lịch hay hướng dẫn viên du lịch quốc tế nói tiếng Pháp. Sơ đồ bằng tiếng Pháp các học phần khối kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành du lịch của cử nhân Ngôn ngữ Pháp :

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

1

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

Các học phần chuyên ngành du lịch được bắt đầu sau khi sinh viên hoàn thành học phần thực

hành tiếng 6B, tức là có trình độ tiếng Pháp bậc 4 (B2) trong khung năng lực ngoại ngữ Việt

Nam.

Mục tiêu của chương trình là đào tạo các cử nhân tiếng Pháp có trình độ ngoại ngữ tương

đương bậc 5 (C1) trong khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, đồng thời có các kiến thức

chuyên ngành về du lịch và kỹ năng làm việc để có thể làm việc cho các công ty du lịch đón

khách Pháp ngữ tại Việt Nam. Hai nghề chính mà chương trình hướng tới là nhân viên văn

phòng du lịch (tư vấn bán tour, quan hệ khách hàng, điều hành…) và hướng dẫn viên du lịch

nói tiếng Pháp. Trên thực tế, các sinh viên có thể phải theo các khóa đào tạo bổ sung bằng

tiếng Việt để thi lấy chứng chỉ hành nghề đối với một số nghề như điều hành du lịch hay

hướng dẫn viên du lịch quốc tế nói tiếng Pháp.

Sơ đồ bằng tiếng Pháp các học phần khối kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành du lịch

của cử nhân Ngôn ngữ Pháp :

Page 2: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

2

Phân bố chương trình các môn chuyên ngành

Mã số Tên học phần Số tín

chỉ

Giờ lý

thuyết

Giờ

thực

hành

Giờ tự

học

Tiền đề Giảng viên

phụ trách

HỌC PHẦN BẮT BUỘC 24 195 330 420

FRA5500 Nhập môn du lịch 3 15 60 60 FRA510

7

Cô Thúy

FRA5501 Tiếng Pháp du lịch I 4 30 60 60 FRA510

7

Cô Giang

FRA5502 Tiếng Pháp du lịch II 4 30 60 60 FRA550

1

Cô Hương

FRA5503 Marketing du lịch 3 30 30 60 FRA550

0

Cô Hiền

FRA5504 Địa du lịch 3 30 30 60 FRA550

0

Thầy Hưng

FRA5505 Văn hóa và du lịch 4 30 60 60 FRA550

0

Cô Thúy

FRA5506 Du lịch bền vững 3 30 30 60 FRA550

0

Thầy Hưng

HỌC PHẦN TỰ CHỌN (2/4 học

phần)

6 60 60 120

FRA5507 Nghiệp vụ hướng dẫn 3 30 30 60 FRA550

0

Cô Ly

FRA5508 Điều hành du lịch 3 30 30 60 FRA550

0

Cô Ly

FRA5509 Giao tiếp du lịch, định

hướng nghề HDVDL

3 30 30 60 FRA550

7

Cô Hương

FRA5510 Giao tiếp du lịch, định

hướng nghề nhân viên

VPDL

3 30 30 60 FRA550

8

Cô Hiền

THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN

TỐT NGHIỆP

9 0 0 0

FRA5900 Kiến tập 3

FRA5901 Luận văn 6

FRA5902 Thực tập (cho các sinh

viên không làm luận

văn)

6

Page 3: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

3

2. NHẬP MÔN DU LỊCH FRA5500

2.1Khái quát về môn Nhập môn du lịch

- Môn Nhập môn du lịch cung cấp cho người học các khái niệm tổng quan về ngành du lịch,

cụ thể là : động cơ du lịch và các loại hình du lịch, các khái niệm khách du lịch và khách

hàng, các loại hình công ty lữ hành và hoạt động tổ chức của mỗi loại, khái niệm mùa du lịch

và ứng dụng trong các nhóm khách hàng và các hoạt động kinh tế du lịch, mối tương quan

giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác.

- Vai trò của môn Nhập môn du lịch đối với công việc sau này : 1- Cung cấp cái nhìn tổng

quan về ngành du lịch, các yếu tố cấu thành nên Cung và Cầu trong du lịch, sự vận hành giữa

các mắt xích trong ngành công nghiệp du lịch, tương quan giữa ngành với các lĩnh vực kinh tế

khác. 2- Giúp sinh viên có hình dung về nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực du lịch.

2. 2 Chuẩn đầu ra

2.2.1 Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm cơ bản về các loại hình du lịch, các dịch vụ du lịch, các loại

khách du lịch, các bước để xây dựng một sản phẩm du lịch (từ thiết kế đến bán và

phân phối), inbound, outbound.

- Hiểu được cơ cấu và cách thức tổ chức một doanh nghiệp du lịch, các ngành nghề

trong du lịch.

- Hiểu được khái niệm mùa du lịch và ứng dụng trong các nhóm khách hàng và các

hoạt động kinh tế du lịch, mối tương quan giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác.

2.2.2 Về kỹ năng

- Phân biệt các loại hình du lịch

- Phân biệt các nghề trong lĩnh vực du lịch

- Phân biệt các nhóm khách du lịch, tâm lý và nhu cầu của từng nhóm.

- Xác định được vị trí mỗi mắt xích trong ngành công nghiệp du lịch.

- Lựa chọn được mùa du lịch phù hợp với yêu cầu của khách

- Giải thích được cơ cấu và cách vận hành của một doanh nghiệp du lịch

- Giải thích được mối tương quan giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác

2.2.3 Về thái độ

- Có khả năng tự ôn tập, tự giác thực hành các kỹ năng ngoài giờ học và có mong

muốn học tiếp để nâng cao năng lực thích ứng với ngành nghề.

- Chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức.

- Chủ động tạo các tình huống để thực hành một số kĩ năng của các nghề hướng tới

Page 4: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

4

2.3 Chuẩn bị cho môn học

- Hoàn thành môn học tiên quyết : THT 5B (FRA5107)

- Đạt chuẩn đầu ra các môn học trước đó

2.4 Phương pháp giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá

2.4.1 Phương pháp giảng dạy

- Phương pháp thuyết trình : giảng viên giới thiệu nội dung học, trình bày bài giảng

bằng cách sử dụng powerpoint, giáo trình và các tài liệu do giảng viên biên soạn.

- Hệ thống kiến thức : hình thức này được áp dụng vào cuối mỗi chương học, nhằm

giúp sinh viên ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học.

- Tổ chức thảo luận : hình thức giảng dạy này được áp dụng vào mỗi buổi học nhằm

thúc đẩy sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình hoặc trong các giờ học

có bài tập tình huống.

- Hỏi – đáp : giảng viên sẽ liên tục đặt câu hỏi trong suốt buổi học để kiểm tra lại

mức độ hiểu bài của sinh viên, đồng thời lắng nghe ý kiến của sinh viên.

- Nhận xét, đánh giá, kết luận : hình thức này được áp dụng sau mỗi phiên thảo luận,

sau mỗi bài tập nhóm hoặc cá nhân.

- Giảng dạy qua các bài tập tình huống : giảng viên đưa ra các tình huống thường gặp

trong một chuyến tham quan du lịch và sinh viên sẽ thảo luận theo nhóm hoặc làm

việc cá nhân để tìm ra các cách giải quyết phù hợp nhất.

- Giảng dạy dựa trên tài liệu thực do doanh nghiệp cung cấp

- Môn học Nhập môn du lịch được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp.

2.4.2 Phương pháp học tập

- Có kỹ năng ghi chép, ghi nhớ, hệ thống lại theo ý hiểu của mình : trong giờ học,

sinh viên cần ghi chép lại nội dung buổi học để lưu giữ lại kiến thức. Sau mỗi buổi

học, sinh viên cần hệ thống lại theo ý hiểu của mình kiến thức đã học trong ngày

dưới nhiều hình thức (sổ tay, gõ lại trên máy tính, v.v.) làm sao tiện lợi nhất cho

việc ghi nhớ.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến : các buổi học thường có phiên thảo luận giữa giảng viên

và sinh viên hoặc giữa sinh viên với nhau, vì vậy sinh viên cần mạnh dạn bày tỏ

quan điểm, ý kiến, đóng góp của mình.

- Luyện kỹ năng làm việc nhóm : biết cách phân chia nhiệm vụ phù hợp với khả

năng của mỗi người, biết cách bày tỏ quan điểm của mình, giải quyết những bất

đồng trong nhóm để đi đến kết quả chung, biết cách phản biện dựa trên tinh thần

xây dựng.

- Luyện kỹ năng phân tích để có thể xử lý được các bài tập hình huống.

Page 5: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

5

- Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp để có ý tưởng về nội dung sẽ học, làm bài tập

đầy đủ và theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Trau dồi vốn tiếng Pháp để có thể nghe hiểu được bài giảng trên lớp, đọc hiểu được

các tài liệu bằng tiếng Pháp và thực hành thuyết trình bằng tiếng Pháp.

2.5 Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

2 Điểm đánh giá bộ

phận

- Bài tập nhóm dạng

nói, viết hoặc bảng

thuật ngữ chuyên

ngành (glossaire)

3 Bài tập thuyết trình

Thuật ngữ và khái

niệm giải thích

đúng

Hiểu rõ vấn đề đang

trình bày

30%

3 Điểm thi kết thúc học

phần

Bài tập dạng tự luận và

trắc nghiệm, bài tập

dạng tình huống.

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

Số tín chỉ : 4

Điều kiện tiên quyết : Đã học

THT 5B (FRA5107)

Thời điểm thực hiện : Kì 5

3. TIẾNG PHÁP DU LỊCH I FRA5501

3.1 Mục tiêu môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức tiếng Pháp chuyên ngành du lịch cần thiết cho

việc hành nghề du lịch ở Việt Nam. Nội dung môn học được tổ chức theo các hoạt động của

các nghề mà chương trình hướng tới, đặt trong các tình huống giao tiếp với khách hàng, nhà

cung cấp dịch vụ và đối tác Pháp ngữ.

Page 6: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

6

3.2 Phương pháp học tập

Bốn kỹ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết trong lĩnh vực du lịch được tăng cường trong môn học

này. Vì vậy, phương pháp học tập sẽ giống với PPHT của từng kỹ năng.

Bố cục của bài : quan sát, phân tích, ứng dụng.

3.3 Nội dung học

Phần 1 : Tìm hiểu và xây dựng một sản phẩm du lịch đơn giản (sản phẩm du lịch = hành trình

tour đơn giản) (Có 5 dịch vụ cơ bản của một tour ; Tìm hiểu và phân tích những hành trình

tour đơn giản ; Tìm hiểu tuyến điểm )

Phần 2. Quảng bá sản phẩm du lịch = Marketing

- Làm powerpoint giới thiệu và nhận xét vể cách quảng bá Sản phẩm Du lịch và Công

ty trên trang website

Ví dụ : các em lên trang web và tìm các rubriques như Sites à découvrir/ Circuit /

Destinations

Phần 3. Kinh doanh sản phẩm du lịch

Phần 4. Đón tiếp khách hàng vào những ngày đầu chuyến đi

Phần 5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng trong quá trình đi tour và sau khi kết thúc tour

3.4 Kiểm tra đánh giá :

- 10% : chuyên cần - 30% : kiểm tra thường xuyên (contrôle continu) : tính điểm exposés, ưu tiên các bài

tập dự án. - 60% : Bài thi 4 kỹ năng Nghe, Đọc, Structures de la langue (cấu trúc câu) + Viết, Nói

VD về bài nói : tình huống khách phàn nàn nhiều vấn đề

VD về bài Viết : Sinh viên viết email cho khách giải thích các cách xin visa vào

Việt Nam

4. TIẾNG PHÁP DU LỊCH II FRA5502

4.1 Mục tiêu môn học

Học phần cung cấp các kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu chuyên sâu các tài liệu liên quan đến

du lịch thông qua cách tiếp cận theo loại hình văn bản và các kỹ năng xử lý thường thấy trong

hoạt động nghề nghiệp ngành du lịch, nói và viết trong những những tình huống thông thường

và đơn giản. Bên cạnh đó, học phần dạy cách làm bảng thuật ngữ chuyên ngành du lịch phục

vụ các nghề mà chương trình hướng tới.

Page 7: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

7

4.2 Phương pháp học tập

Bốn kỹ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết trong lĩnh vực du lịch được tăng cường trong môn học

này. Vì vậy, phương pháp học tập sẽ giống với PPHT của từng kỹ năng. Tuy nhiên, so với

học phần trước thì học phần này sẽ tăng cường hơn về Đọc và Viết.

4.3 Nội dung học

Học phần được chia làm 5 phần chính :

- Phần 1: Cập nhật thông tin chung về du lịch : tổng quan về du lịch Việt Nam, các tác

động của du lịch, thị phần du lịch Pháp ngữ tại Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành.

- Phần 2 : Tìm hiểu các đối tác cung cấp dịch vụ : lưu trú, ăn uống, vận tải, giải trí.

- Phần 3 : Giới thiệu sản phẩm du lịch : Các sản phẩm du lịch trọn gói được thiết kế sẵn

và thiết kế theo yêu cầu, tour dài ngày và tour ngắn ngày, tour du lịch theo chủ đề, du

lịch MICE

- Phần 4 : Khái quát nét chung của điểm đến : lịch sử, đặc điểm địa lý, kiến trúc, cảnh

quan, văn hóa, các hoạt động giải trí và thể thao tại điểm đến.

- Phần 5 : Giới thiệu các thông tin thực tế cho khách hàng : thông tin về phương thức

đặt chỗ, thanh toán, hủy chỗ và bồi thường, thông tin chuẩn bị chuyến đi: visa, hành

lý, vắc xin, thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế…, thông tin thực tế tại điểm đến:

phong tục tập quán, mua bán, đổi tiền, điều kiện vệ sinh, an toàn

4.4 Kiểm tra đánh giá :

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Thi viết tại lớp: người

học làm 01 bài viết tại

lớp trong thời gian 45-

50 phút, nội dung đề

bài thuộc một trong

những chủ điểm đã

học trong học phần.

Bài tập nhóm dạng

nói, viết hoặc bảng

Bài viết, nói,

glossaire đúng yêu

cầu đề bài (hình

thức và nội dung)

Bài viết, nói,

glossaire đạt các

yêu cầu về ngôn

ngữ (chính tả, ngữ

pháp) và về ý

30%

Page 8: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

8

thuật ngữ chuyên

ngành (glossaire)

tưởng, nội dung

(truyền đạt được

nội dung được yêu

cầu)

Với các bài tập

nhóm: sự hợp tác

của các thành viên

và kỹ năng quản trị

dự án nhỏ

3 Điểm thi kết thúc

học phần

- Thi 4 kỹ năng trong 2

bài: Nghe - Nói (30%),

Đọc – Viết (30%)

- Lưu ý: Bài thi đọc –

viết có tích hợp nội

dung từ vựng chuyên

ngành.

- Bắt buộc dự thi

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

Page 9: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

9

5. MARKETING DU LỊCH FRA5503

5.1 Nội dung học

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm marketing cơ bản ứng dụng trong ngành du

lịch tại Việt Nam: cung, cầu, nghiên cứu thị trường, các khái niệm về quảng bá hình ảnh và

truyền thông trong lĩnh vực du lịch. Thông qua các bài tập tình huống cụ thế, sinh viên cũng

được học cách phân khúc và định vị thị trường, phân tích và nghiên cứu hành vi, nhu cầu của

người tiêu dùng, lập ý tưởng về phát triển sản phẩm mới, các chiến lược giá, cách xác định

kênh phân phối, chiến lược bán hàng và giữ khách hàng.

5.2 Vai trò của môn học trong tương lai

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nhận thức được khái niệm cơ bản về

marketing, vai trò của marketing du lịch. Người học biết mô tả thị trường, phân chia nó thành

những khâu khác nhau, đánh giá nhu cầu, yêu cầu và sự yêu thích của khách hàng trong

khuôn khổ thị trường mục tiêu. Người học làm quen với việc thiết kế và thử nghiệm các sản

phẩm du lịch theo nhu cầu của khách hàng, thông qua giá cả truyền đạt cho khách hàng ý

tưởng về giá trị của các sản phẩm du lịch, lựa chọn được phương pháp phân phối hợp lý,

quảng cáo để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng để họ biết và muốn mua sản phẩm đó.

5.3 Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp

giảng dậy

Hoạt động giảng dậy của

người dậy

Hoạt động học tập của

người học

Phương pháp

thuyết trình

-Giới thiệu nội dung

-Trình bày

-Kết nối, hệ thống kiến thức

-Củng cố

-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

-Nghe giảng

-Ghi nhớ

-Luyện tập

Phương

pháp

Xêmina

Thảo

luận

-Nêu vấn đề

-Tổ chức thảo luận

-Nhận xét, đánh giá, kết luận

-Tiếp cận vấn đề

-Thảo luận

Tranh

luận

tự do

-Đưa ra vấn đề

-Đưa ra quan điểm, giới thiệu các

quan điểm liên quan

-Tổng kết, nhận xét

-Tiếp cận vấn đề

-Tranh luận, thảo luận

- Tổng hợp

Xêmina -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề tài -Chọn đề tài

Page 10: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

10

báo cáo -Phân công

-Hướng dẫn: gợi ý cấu trúc, độ dài,

hình thức trình bày

-Tổ chức cho sinh viên thảo luận

-Nhận xét, đánh giá, tổng kết, kết

luận

-Xung phong, được chỉ định

-Nghiên cứu tài liệu

-Viết bài thuyết trình

-Trình bày, bảo vệ bài

thuyết trình trước lớp

Phương pháp

thảo luận nhóm

-Chia nhóm

-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn

đề tài

-Giao nhiệm vụ.

-Giám sát hoạt động từng nhóm

-Phát vấn

-Đánh giá, tổng kết

Tổ chức phân công nhóm

-Chọn, tiếp cận đề tài

-Trao đổi ý kiến, đưa ra ý

kiến chung của cả nhóm

-Trình bày kết quả thảo luận

Phương pháp

nghiên cứu

trường hợp

điển hình

-Nêu trường hợp điển hình

-Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận

vấn đề

-Đánh giá, kết luận

-Tiếp cận vấn đề

-Phân tích

-Tranh luận, tìm hiểu, đưa

giải pháp

-Báo cáo kết quả

Phương pháp

dự án

- Nêu dự án

- Chia nhóm và giao dự án

- Quy định rõ thời gian chuẩn bị,

thời gian trình bày dự án của mỗi

nhóm.

- Tổng kết, đánh giá

- Nhận dự án

- Thu thập thông tin, xây

dựng dự án.

- Trình bày kết quả dự án

Phương pháp

giải quyết

tình huống

-Tạo ra tình huống, nêu vấn đề

-Tạo nhu cầu giải quyết tình huống

-Đánh giá, kết luận

-Tiếp cận tình huống

-Phân tích, xử lý

-Tranh luận, tìm hiểu, đưa

giải pháp

-Báo cáo kết quả

Page 11: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

11

5.4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Bài tiểu luận, dự án Bài viết đúng yêu

cầu đề bài (hình

thức và nội dung)

Bài viết đạt các yêu

cầu về ngôn ngữ

(chính tả, ngữ pháp)

và về ý tưởng, nội

dung (truyền đạt

được nội dung được

yêu cầu)

30%

3 Điểm thi kết thúc học

phần

- Thi Viết Trắc nghiệm

và tự luận

- Bắt buộc dự thi

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

5.5 Gợi ý cho sinh viên chuẩn bị môn học

Tìm đọc sách về marketing, marketing online, digital marketing, marketing 4.0

6. ĐỊA DU LỊCH FRA5504

6.1 Mô tả nội dung học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để có khả năng tư duy về những

mối quan hệ qua lại giữa du lịch, phát triển và xã hội, cụ thể là :

các công trình du lịch xét về góc độ không gian và thời gian, các cung đường, địa danh

quen thuộc với khách du lịch nói tiếng Pháp tại Việt Nam

nhận dạng các điểm nổi bật của du lịch Việt Nam, ảnh hưởng của những đặc điểm địa

lý Việt Nam tới xu hướng du lịch của khách nội địa và khách nước ngoài.

Môn học đề cập đến mối tương quan giữa các đặc điểm địa lý và đặc trưng văn hoá

của các vùng miền xét trên góc độ du lịch.

Page 12: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

12

Trong môn học này, sinh viên cũng được học kỹ năng đọc bản đồ và được đi khảo sát

một vài tuyến điểm ở miền Bắc và suốt tuyến.

6.2 Kiếm tra và đánh giá môn học

Bài tập lớn và mời chuyên gia tham gia đánh giá

- Bài tập lớn số 1 (Thi giữa kì) : Dựa trên tour đã có sẵn, Giáo viên tiến hành đảo vị trí các địa

điểm du lịch, khiến chương trình tour có nhiều điểm bất hợp lý, yêu cầu sinh viên phân tích

những điểm bất hợp lí đó và xây dựng lại tour cho hợp lý.

- Bài tập lớn số 2 (Thi cuối kỳ) : Tùy vào trình độ của sinh viên, có thể cho sinh viên xây

dựng chương trình tour tại Miền Bắc hoặc tour xuyên Việt (nếu trình độ sinh viên tốt) dưới

dạng bài tập nhóm làm thuyết trình trên lớn (có chuẩn bị ở nhà).

- Đánh giá kết quả các bài tập lớn : Chuyên gia gợi ý nên mời các Anh/Chị chuyên gia có

nhiều kinh nghiệm tham dự buổi thuyết trình và góp ý trực tiếp với sinh viên.

6.3 Tài liệu/giáo trình tham khảo/bổ sung

1) Hoerner, J. M., &Lotterie, C. (1993). Introduction au géotourisme. Presses univ. de

Perpignan.

2) Nguyễn Minh Tuệ (2003). Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt

Nam.

3) Lê Thanh Long (2009). Giáo trình địa lý du lịch, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

4) Trần Văn Thông (2004). Địa lý du lịch thế giới, Tổng cục du lịch Việt Nam.

7. VĂN HÓA VÀ DU LỊCH FRA5505

7.1 Khái quát về môn Văn hóa và Du lịch

7.1.1 Nội dung

- Vốn hiểu biết cơ bản nhất về văn hóa Việt Nam thông qua lịch sử, văn hóa, di sản, dân

tộc, truyền thống...

- Các khái niệm văn hóa, các thành tố của văn hóa, tiến trình lịch sử hình thành nên các

đặc điểm bản sắc dân tộc.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm văn hóa của đất nước.

- Tầm quan trọng của những yếu tố đó đối với ngành kinh doanh du lịch (từ khâu thiết

kế tới bán và giới thiệu sản phẩm du lịch).

7.1.2 Vai trò của môn Văn hóa và Du lịch đối với công việc sau này

- Hướng dẫn người học các bước tiếp cận để khám phá văn hóa của một vùng hay một

đất nước rộng ra là lối sống của dân cư ở vùng hay đất nước đó.

Page 13: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

13

- Gợi mở về những mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa, cụ thể là các kiến thức

về lịch sử, văn hóa, di tích, di sản có thể thu hút khách du lịch tại một điểm đến. Học

phần cũng giúp người học tìm hiểu giao thoa và tiếp biến văn hóa trong lĩnh vực du

lịch.

- Tạo hứng thú để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt Nam, phục vụ cho các

ngành nghề du lịch trong tương lai.

7.1.3 Chuẩn đầu ra

+ Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm cơ bản về văn hóa, thành tố cấu thành nên văn hóa, bản sắc dân

tộc, đặc điểm của văn hóa Việt Nam, hiểu được sự khác biệt trong văn hóa Đông Tây

cũng như ảnh hưởng của những khác biệt này trong lĩnh vực du lịch.

- Hiểu được khái niệm di sản, và các thách thức trong các vấn đề liên quan đến di sản.

- Có kiến thức cơ bản về những nét đặc trưng văn hóa các vùng miền và các sản phẩm

du lịch tương ứng với các đặc trưng văn hóa này.

+ Về kỹ năng

- Giải thích được các khái niệm văn hóa, di sản, du lịch văn hóa.

- Giải thích được vai trò của văn hóa trong du lịch và ảnh hưởng của du lịch đến văn

hóa.

- Giới thiệu được những thành tố của văn hóa Việt Nam và các yếu tố tạo nên đặc điểm

của văn hóa Việt Nam.

- Phân biệt được truyền thống văn hóa của từng vùng miền và giới thiệu được những nét

đặc trưng của văn hóa vùng miền có thể thu hút khách du lịch.

- Phân biệt các loại hình di sản và giá trị của chúng trong du lịch Việt Nam.

- Có khả năng giới thiệu một cách thu hút và nổi bật các kiến thức văn hóa để thu hút

khách du lịch.

- Hiểu được vai trò và ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa và du lịch cũng như nắm được

phương thức khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh du lịch.

+ Về thái độ

- Tích cực tự ôn tập, đọc tài liệu thêm, tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn sách khác

nhau.

- Chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức.

- Suy nghĩ và tạo thói quen khám phá về văn hóa Việt Nam

Page 14: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

14

7.2 Chuẩn bị cho môn học

- Hoàn thành môn học tiên quyết : Nhập môn du lịch (FRA5500)

- Đạt chuẩn đầu ra các môn học trước đó.

7.3 Phương pháp giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá

7.3.1 Phương pháp giảng dạy

- Phương pháp thuyết trình : giảng viên giới thiệu nội dung học, trình bày bài giảng

bằng cách sử dụng powerpoint, khai thác bài giảng bằng vidéo, giáo trình và các tài

liệu do giảng viên biên soạn. Ngoài ra, chính sinh viên cũng được giao những bài tập

lớn, theo nhóm hoặc cá nhân, tự lên ý tưởng và thuyết trình về các sản phẩm văn hóa

của mình dưới sự hỗ trợ của giáo viên hoặc chuyên gia.

- Hệ thống kiến thức : hình thức này được áp dụng vào cuối mỗi chương học, nhằm

giúp sinh viên ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học.

- Tổ chức thảo luận : hình thức giảng dạy này được áp dụng vào mỗi buổi học nhằm

thúc đẩy sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình hoặc trong các giờ học có

bài tập tình huống.

- Hỏi – đáp : giảng viên sẽ liên tục đặt câu hỏi trong suốt buổi học để kiểm tra lại mức

độ hiểu bài của sinh viên, đồng thời lắng nghe ý kiến của sinh viên.

- Nhận xét, đánh giá, kết luận : hình thức này được áp dụng sau mỗi phiên thảo luận,

sau mỗi bài tập nhóm hoặc cá nhân.

- Giảng dạy qua các bài tập tình huống : giảng viên đưa ra các tình huống thường gặp

trong một chuyến tham quan du lịch và sinh viên sẽ thảo luận theo nhóm hoặc làm

việc cá nhân để tìm ra các cách giải quyết phù hợp nhất.

- Giảng dạy qua các bài tập đóng vai : cuối mỗi một nội dung nghiệp vụ, sinh viên sẽ

thực hành đóng vai tại lớp để áp dụng ngay các kiến thức vừa học.

- Môn học Văn hóa và Du lịch được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp.

7.3.2 Phương pháp học tập

- Sinh viên luyện tập ghi chép, ghi nhớ, hệ thống lại kiến thức theo ý hiểu của mình

trong giờ học. Sau mỗi buổi học, sinh viên cần hệ thống lại theo ý hiểu của mình kiến

thức đã học trong ngày dưới nhiều hình thức (sổ tay, gõ lại trên máy tính, v.v.) làm sao

tiện lợi nhất cho việc ghi nhớ.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến : các buổi học thường có phiên thảo luận giữa giảng viên và

sinh viên hoặc giữa sinh viên với nhau, vì vậy sinh viên cần mạnh dạn bày tỏ quan

điểm, ý kiến, đóng góp của mình.

- Luyện kỹ năng đọc tài liệu và tổng hợp tài liệu để trình bày trên lớp thông qua dạng

bài tập thuyết trình. Biết bảo vệ hoặc biện luận cho ý tưởng sáng tạo của cá nhân hoặc

Page 15: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

15

của nhóm để thuyết phục Hội đồng thẩm định (gồm các chuyên gia trong lĩnh vực du

lịch, giáo viên) và các bạn cùng lớp.

- Luyện kỹ năng làm việc nhóm : học cách thảo luận lựa chọn đề tài thuyết trình phù

hợp với năng lực của các thành viên và biện luận để đề tài được thông qua. Học cách

phân chia nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mỗi người, biết cách bày tỏ quan điểm

của mình, giải quyết những bất đồng trong nhóm để đi đến kết quả chung, biết cách

phản biện dựa trên tinh thần xây dựng.

- Luyện giọng nói : sinh viên cần học cách nói to, rõ ràng, chậm rãi, phát âm chuẩn vì

điều tiết giọng nói là một yếu tố quan trọng trong thuyết trình.

- Luyện kỹ năng phân tích để có thể xử lý được các bài tập hình huống.

- Trau dồi vốn tiếng Pháp để có thể nghe hiểu được bài giảng trên lớp, đọc hiểu được

các tài liệu bằng tiếng Pháp và thực hành thuyết trình bằng tiếng Pháp.

7.3. 4 Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Bài tập nhóm dạng nói

Bài tập thuyết trình

Làm chủ vấn đề cần

trình bày

Trả lời mạch lạc

câu hỏi đặt ra

30%

3 Điểm thi kết thúc học

phần

Bài tập dạng trắc

nghiệm và tự luận.

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

8. DU LỊCH BỀN VỮNG FRA5506

8.1 Mô tả nội dung học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về khái niệm du lịch bền vững : tạo sự cân bằng

giữa văn hóa xã hội và hệ sinh thái kết hợp với việc phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên, văn hóa xã hội của điểm du lịch. Bằng cách so sánh du lịch đại trà và du lịch bền

vững, sinh viên sẽ thấy được lợi ích lâu dài của du lịch bền vững và có trách nhiệm, để từ đó

tập tìm kiếm và thực hiện các chính sách, dự án phát triển du lịch theo nguyên tắc phát triển

bền vững và có trách nhiệm.

Page 16: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

16

8.2 Kế hoạch giảng dạy:

Chương trình đào tạo trong đó gồm 3 phần chính :

+ Lý thuyết

+ Chuẩn bị và thuyết trình bài tập lớn

+ Thực tế

Ngoài ra, Hội thảo chuyên đề cùng các chuyên gia, đại diện các Công ty sẽ được tổ chức trong

chương trình với các nội dung như sau :

+ Phát triển du lịch bền vững tại một Công ty du lịch.

+ Phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng du lịch

8.3 Chuẩn bị và thuyết trình bài tập lớn

Nội dung bài tập lớn:

- Phân tích các yếu tố du lịch bền vững trong những tình huống cụ thể.

- Đánh giá, đưa ra đề xuất đối với doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý du lịch (Sở Văn hoá,

thể thao và du lịch của 1 tỉnh)

8.4 Thực tế

Tham quan thực tế : làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái…

8.5 Tài liệu/giáo trình tham khảo/bổ sung

1) Schéou, B. (2009). Du tourisme durable au tourisme équitable: Quelle éthique pour le

tourisme de demain?. De Boeck Supérieur.

2) Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001). Du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

3) Trần Đức Thanh (1999). Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại học quốc gia

9. NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH FRA5507

9.1 Khái quát về môn Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

9.1.1 Nội dung:

- Các kiến thức khái quát về hoạt động hướng dẫn du lịch

- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của hướng dẫn viên du lịch

- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

- Một số phương pháp hướng dẫn tham quan

Page 17: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

17

- Cách áp dụng các kiến thức về lịch sử Việt Nam, văn hoá, địa lý, v.v. phục vụ cho

công việc hướng dẫn và thuyết minh tại các điểm đến du lịch thường thấy trong

chương trình của các đoàn khách nói tiếng Pháp.

9.1.2 Vai trò của môn Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch đối với công việc sau này

- Học phần Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có mục tiêu định hướng sinh viên theo nghề

Hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Pháp, phục vụ du khách Pháp ngữ tới Việt Nam.

- Học phần Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch là học phần có tính ứng dụng, thực hành cao,

do vậy sinh viên sẽ được thực hành nghiệp vụ hướng dẫn với các bài tập hình huống

(giải quyết trên lớp, theo nhóm hoặc cá nhân) và các bài tập liên quan tới nghiệp vụ

trong các buổi đi thực tế.

9.1.3 Chuẩn đầu ra

+ Về kiến thức

- Hiểu được các thông tin liên quan đến du lịch của địa điểm tham quan, các quy

tắc về du lịch của địa điểm đó, các chuẩn mực về an toàn, v.v. để có thể thông báo

với khách du lịch.

- Hiểu được chức năng và trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch trong một tour du

lịch trọn gói.

- Hiểu được các loại hình hướng dẫn viên tuỳ theo tính chất công việc.

- Hiểu được đặc điểm của từng nhóm khách Pháp ngữ để dễ dàng tương tác với

khách và để tránh gây những hiểu lầm không đáng có.

- Hiểu được các phương pháp hướng dẫn tham quan : hướng dẫn tham quan trên

phương tiện di chuyển, hướng dẫn tham quan tại địa điểm tham quan, hướng dẫn tham

quan khi đi bộ, hướng dẫn tham quan theo chuyên đề.

+ Về kỹ năng

- Hỗ trợ dẫn đoàn du lịch : có thể hỗ trợ dẫn đường cho khách đoàn hoặc khách lẻ đến

và rời khỏi một địa điểm, giám sát các hoạt động và đảm bảo an toàn, cung cấp sự trợ

giúp cho khách đoàn hoặc khách lẻ.

- Chuẩn bị cá nhân cho công tác hướng dẫn du lịch : chuẩn bị cho chương trình du

lịch, hoàn thành kiểm tra trước khi bắt đâu chương trình du lịch, có mặt tại địa điểm

làm việc, đảm bảo diện mạo và vệ sinh cá nhân, áp dụng lối ứng xử chuyên nghiệp.

- Định hướng chương trình du lịch : sắp xếp nội dung và trình bày các thông tin sẽ

thuyết minh, giới thiệu nội dung chi tiết của chương trình/ tuyến du lịch, có thể trả lời

các câu hỏi thường gặp của khách và xử lý các vấn đề có thể phát sinh.

- Chuẩn bị hướng dẫn du lịch : hiểu các thông tin trong chương trình du lịch, sắp xếp

lịch trình tham quan, xác định và thu thập các nguồn thông tin đáng tin cậy gắn với

điểm tham quan để chuẩn bị thuyết minh, hướng dẫn cho du khách, sắp xếp kế hoạch

& nội dung thuyết minh cho từng điểm tham quan sẽ đến, xác định chủ đề và thông tin

du lịch tương ứng với nhu cầu của khách, cấu trúc và sắp xếp nội dung bài thuyết

minh một cách mạch lạc, hấp dẫn và cuốn hút, xác định lịch trình, kiểm tra việc đặt

dịch vụ cho chương trình du lịch.

Page 18: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

18

- Đồng hành và hướng dẫn du khách theo chương trình du lịch : hỗ trợ các thủ tục

đăng ký nhận và trả buồng, xử lý các tình huống khẩn cấp, thuyết minh trôi chảy bằng

tiếng Pháp, làm chủ quỹ thời gian cho phép để trình bày bài thuyết minh, duy trì sự

quan tâm của khách và tăng cường sự hứng thú của họ đối với chương trình du lịch.

- Hoàn thành một chương trình du lịch : lập báo cáo hoàn chỉnh và chính xác về

chương trình du lịch theo hướng dẫn của đơn vị, cung cấp cho đơn vị phản hồi chính

xác của khách hàng và các thông tin nhằm mục đích hoàn thiện dịch vụ.

+ Về thái độ

- Phẩm chất đạo đức cá nhân

Tự tin khi giao tiếp và thực hành nghề trong môi trường làm việc có yếu tố

nước ngoài.

Linh hoạt, khéo léo khi thực hành nghề và xử lí tình huống.

Chăm chỉ, cầu tiến, có tinh thần học hỏi và có mục tiêu phấn đấu cho bản

thân.

Điềm tĩnh, tự chủ khi đưa ra quyết định.

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Tâm huyết với công việc và nghề nghiệp, yêu quê hương, đất nước, muốn

truyền đạt tình yêu đó cho mọi du khách trong và ngoài nước

Giữ chữ tín

Chu đáo, lắng nghe và thấu hiểu khi phục vụ khách hàng

Có hành vi, tác phong và ứng xử chuyên nghiệp trong công tác hướng dẫn

du lịch.

Có thái độ tương tác chuẩn mực với khách du lịch và bày tỏ sự quan tâm

đến những gì khách nói tới.

- Phẩm chất đạo đức xã hội

Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng

đồng, xã hội và môi trường.

Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; chấp

hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

9.2 Chuẩn bị cho môn học

- Hoàn thành môn học tiên quyết : Nhập môn du lịch (FRA5500)

- Đạt chuẩn đầu ra các môn học trước đó.

Page 19: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

19

9.3 Phương pháp giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá

9.3.1 Phương pháp giảng dạy

- Phương pháp thuyết trình : giảng viên giới thiệu nội dung học, trình bày bài giảng

bằng cách sử dụng powerpoint, khai thác bài giảng bằng vidéo, giáo trình và các tài

liệu do giảng viên biên soạn.

- Hệ thống kiến thức : hình thức này được áp dụng vào cuối mỗi chương học, nhằm

giúp sinh viên ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học.

- Tổ chức thảo luận : hình thức giảng dạy này được áp dụng vào mỗi buổi học nhằm

thúc đẩy sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình hoặc trong các giờ học có

bài tập tình huống.

- Hỏi – đáp : giảng viên sẽ liên tục đặt câu hỏi trong suốt buổi học để kiểm tra lại mức

độ hiểu bài của sinh viên, đồng thời lắng nghe ý kiến của sinh viên.

- Nhận xét, đánh giá, kết luận : hình thức này được áp dụng sau mỗi phiên thảo luận,

sau mỗi bài tập nhóm hoặc cá nhân.

- Giảng dạy qua các bài tập tình huống : giảng viên đưa ra các tình huống thường gặp

trong một chuyến tham quan du lịch và sinh viên sẽ thảo luận theo nhóm hoặc làm

việc cá nhân để tìm ra các cách giải quyết phù hợp nhất.

- Giảng dạy qua các bài tập đóng vai : cuối mỗi một nội dung nghiệp vụ, sinh viên sẽ

thực hành đóng vai tại lớp để áp dụng ngay các kiến thức vừa học.

- Tổ chức các buổi học trên thực địa với hướng dẫn viên chuyên nghiệp : tổ chức các

buổi học tại địa điểm du lịch để sinh viên quan sát và thực hành nghiệp vụ hướng dẫn.

Các buổi học thực tế sẽ diễn ra vào phần cuối của môn Nghiệp vụ hướng dẫn.

- Môn học Nghiệp vụ hướng dẫn được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp.

9.3.2 Phương pháp học tập

- Có kỹ năng ghi chép, ghi nhớ, hệ thống lại theo ý hiểu của mình : trong giờ học, sinh

viên cần ghi chép lại nội dung buổi học để lưu giữ lại kiến thức. Sau mỗi buổi học,

sinh viên cần hệ thống lại theo ý hiểu của mình kiến thức đã học trong ngày dưới

nhiều hình thức (sổ tay, gõ lại trên máy tính, v.v.) làm sao tiện lợi nhất cho việc ghi

nhớ.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến : các buổi học thường có phiên thảo luận giữa giảng viên và

sinh viên hoặc giữa sinh viên với nhau, vì vậy sinh viên cần mạnh dạn bày tỏ quan

điểm, ý kiến, đóng góp của mình.

- Tập phản xạ trước các câu hỏi : mỗi khi có câu hỏi được đặt ra, sinh viên cần bình tĩnh

suy nghĩ về câu hỏi đó để đưa ra câu trả lời mà mình cảm thấy xác đáng nhất (câu trả

lời có thể đúng, có thể sai), tuyệt đối không được trả lời giáo viên bằng cách im lặng.

Kỹ năng này rất cần thiết đối với một hướng dẫn viên du lịch vì trong quá trình hướng

dẫn, HDV sẽ gặp phải rất nhiều câu hỏi của khách.

Page 20: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

20

- Luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông : thuyết trình là đặc thù của nghề HDV, do

vậy sinh viên cần luyện tập để quen nói trước đám đông.

- Luyện kỹ năng làm việc nhóm : biết cách phân chia nhiệm vụ phù hợp với khả năng

của mỗi người, biết cách bày tỏ quan điểm của mình, giải quyết những bất đồng trong

nhóm để đi đến kết quả chung, biết cách phản biện dựa trên tinh thần xây dựng. Kỹ

năng này rất cần thiết vì thông thường HDV sẽ không làm việc độc lập mà phải kết

hợp với một ê-kíp tổ chức tour (công ty du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu trú, các

dịch vụ du lịch tại điểm du lịch, v.v)

- Luyện giọng nói : sinh viên cần học cách nói to, rõ ràng, chậm rãi, phát âm chuẩn vì

điều tiết giọng nói là một yếu tố quan trọng trong thuyết trình

- Luyện kỹ năng phân tích để có thể xử lý được các bài tập hình huống.

- Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp để có ý tưởng về nội dung sẽ học

- Chủ động tìm tòi thêm các tài liệu về nghiệp vụ hướng dẫn, về các kiến thức lịch sử,

văn hoá, địa lý, kinh tế, xã hội, v.v để trau dồi kiến thức của mình.

- Trau dồi vốn tiếng Pháp để có thể nghe hiểu được bài giảng trên lớp, đọc hiểu được

các tài liệu bằng tiếng Pháp và thực hành thuyết trình bằng tiếng Pháp.

9.4 Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Bài tập thực hành

hướng dẫn du lịch :

- Đón sân bay +

nghiệp vụ hướng

dẫn trong nhà

- Tiễn sân bay +

nghiệp vụ hướng

dẫn ngoài trời

- Khả năng áp

dụng các kiến

thức đã học vào

thực tế.

- Thái độ (với tư

cách là HDV)

- Cách xử lý tình

huống

30% (15% do

giảng viên

đánh giá +

15% do HDV

chuyên

nghiệp đánh

giá)

4)

Page 21: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

21

10. ĐIỀU HÀNH DU LỊCH FRA5508

10.1 Khái quát về môn Điều hành du lịch

10.1.1 Nội dung :

- Sơ đồ tổ chức của nhiều doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam.

- Chức năng và nhiệm vụ của điều hành du lịch.

- Cách thức điều hành của một hành trình du lịch (tổ chức công tác hậu cần : đặt dịch

vụ, tính giá phát sinh, thương thuyết với các bên cung cấp dịch vụ, v.v).

- Cách điều chỉnh chương trình du lịch.

- Cách đưa ra các giải pháp quản lý để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cải

thiện chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp (giải quyết khiếu nại, xử lý tình huống phát

sinh, v.v).

- Tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng và của hướng dẫn viên về dịch vụ tour,

tuyến.

10.1.2 Vai trò của môn Điều hành du lịch đối với công việc sau này

- Học phần Điều hành du lịch có mục tiêu định hướng sinh viên làm việc tại các vị trí

điều hành, giám sát du lịch cho khách du lịch Pháp ngữ trong một công ty du lịch ở

Việt Nam.

- Học phần Điều hành du lịch cho phép sinh viên học dựa trên các tài liệu thực tế của

một tour du lịch (hồ sơ khách hàng, chương trình du lịch, mẫu đặt dịch vụ, email trao

đổi với khách hàng, khiếu nại của khách hàng, các tình huống phát sinh và cách xử lý,

v.v.) do doanh nghiệp cung cấp, từ đó sinh viên có thể hiểu rõ cách làm việc của một

điều hành du lịch để có thể thực hành nghề sau này.

10.1.3 Chuẩn đầu ra

+ Về kiến thức:

- Hiểu được các thông tin cần thiết trong hồ sơ khách hàng (hộ chiếu, profil của khách

[tuổi, thói quen ăn uống, v.v.])

- Hiểu được các hình thức thanh toán, giao dịch cơ bản.

- Hiểu được các thông tin liên quan tới việc đặt các dịch vụ (đặt vé phương tiện, đặt

phòng, đặt chỗ, v.v)

- Hiểu được thông tin về các sản phẩm du lịch được bán tại một công ty du lịch

(chương trình du lịch, đặc điểm, giá, các kiến thức về điểm du lịch, v.v)

- Hiểu được được các thông tin cần có trong một chương trình du lịch.

- Có kiến thức về các điểm du lịch (đặc điểm địa lý, vị trí, khí hậu, v.v), các lễ hội

chính ở Việt Nam, Châu Á, châu Âu và trên toàn thế giới.

- Hiểu được quy trình điều hành một chương trình du lịch, các biểu mẫu đặt phòng

và hồ sơ theo dõi của một chương trình du lịch thông thường.

+ Về kỹ năng:

Page 22: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

22

- Tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt dịch vụ từ bộ phận bán hàng : xác nhận yêu cầu du

lịch của bộ phận bán hàng, phân tích tính hợp lý của chương trình, từ đó tiến hành đặt

dịch vụ cho chuyến du lịch.

- Tư vấn cho các bộ phận khác về thông tin dịch vụ.

- Chuẩn bị hồ sơ chương trình du lịch : xem xét lại các tài liệu trước khi chương trình

du lịch bắt đầu, xử lý các tài liệu trong khi thực hiện chương trình du lịch.

- Tư vấn cho khách hàng trong suốt chuyến đi : nắm bắt thông tin khách hàng, xử lý

thông tin khách hàng, tư vấn cho khách hàng tại chỗ, thông báo cho khách hàng về

mọi thông tin liên quan đến chuyến đi, giải quyết thắc mắc của khách hàng về việc đặt,

giữ chỗ, xác định và tiến hành thay đổi yêu cầu đặt, giữ chỗ, tư vấn cho khách hàng

cách thức tiến hành khiếu nại và phàn nàn liên quan đến chuyến đi, phối hợp với các

bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề trong chuyến du lịch của khách.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ cho chương trình

du lịch và các đối tác tại điểm đến : xác định các nhà cung cấp dịch vụ cho chương

trình du lịch, thực hiện việc đánh giá hiện trạng dựa trên feedback của khách hàng và

hướng dẫn viên.

- Biết cách xử lý các chi phí phát sinh trong quá trình đi tour của khách : xác định tính

chất của phát sinh (do nhu cầu của khách hoặc do các yếu tố khách quan), tính chi phí

phát sinh, xác định đối tượng phải thanh toán phát sinh (khách hàng, hãng du lịch đối

tác ở nước ngoài hoặc công ty du lịch), thoả thuận giao dịch với đối tượng phải thanh

toán.

- Phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, yêu cầu

của khách do hướng dẫn viên báo về, nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của

khách về chương trình du lịch của đơn vị mình.

+ Về thái độ :

- Có hành vi ứng xử chuyên nghiệp trong giao tiếp với khách hàng và các đối tác du

lịch tại điểm đến

- Lắng nghe để thấu hiểu yêu cầu của khách, lắng nghe các phản hồi của khách để can

thiệp kịp thời.

- Có thái độ tương tác chuẩn mực với khách du lịch và với các đối tác (hướng dẫn,

khách sạn, nhà hàng, etc.) và bày tỏ sự quan tâm đến những gì khách và các đối tác

phản hồi.

- Có khả năng chịu được áp lực công việc.

10.2 Chuẩn bị cho môn học

- Hoàn thành môn học tiên quyết : Nhập môn du lịch (FRA5500)

- Đạt chuẩn đầu ra các môn học trước đó

10.3 Phương pháp giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá

10.3.1 Phương pháp giảng dạy

- Phương pháp thuyết trình : giảng viên giới thiệu nội dung học, trình bày bài giảng

bằng cách sử dụng powerpoint, giáo trình và các tài liệu do giảng viên biên soạn.

- Hệ thống kiến thức : hình thức này được áp dụng vào cuối mỗi chương học, nhằm

giúp sinh viên ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học.

Page 23: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

23

- Tổ chức thảo luận : hình thức giảng dạy này được áp dụng vào mỗi buổi học nhằm

thúc đẩy sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình hoặc trong các giờ học có

bài tập tình huống.

- Hỏi – đáp : giảng viên sẽ liên tục đặt câu hỏi trong suốt buổi học để kiểm tra lại mức

độ hiểu bài của sinh viên, đồng thời lắng nghe ý kiến của sinh viên.

- Nhận xét, đánh giá, kết luận : hình thức này được áp dụng sau mỗi phiên thảo luận,

sau mỗi bài tập nhóm hoặc cá nhân.

- Giảng dạy qua các bài tập tình huống : giảng viên đưa ra các tình huống thường gặp

trong một chuyến tham quan du lịch và sinh viên sẽ thảo luận theo nhóm hoặc làm

việc cá nhân để tìm ra các cách giải quyết phù hợp nhất.

- Giảng dạy dựa trên tài liệu thực do doanh nghiệp cung cấp (thư trao đổi với khách

hàng, chương trình du lịch, hồ sơ khách hàng, mẫu đặt dịch vụ, v.v.)

- Môn học Điều hành du lịch được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp.

10.3.2 Phương pháp học tập

- Có kỹ năng ghi chép, ghi nhớ, hệ thống lại theo ý hiểu của mình : trong giờ học, sinh

viên cần ghi chép lại nội dung buổi học để lưu giữ lại kiến thức. Sau mỗi buổi học,

sinh viên cần hệ thống lại theo ý hiểu của mình kiến thức đã học trong ngày dưới

nhiều hình thức (sổ tay, gõ lại trên máy tính, v.v.) làm sao tiện lợi nhất cho việc ghi

nhớ.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến : các buổi học thường có phiên thảo luận giữa giảng viên và

sinh viên hoặc giữa sinh viên với nhau, vì vậy sinh viên cần mạnh dạn bày tỏ quan

điểm, ý kiến, đóng góp của mình.

- Luyện kỹ năng làm việc nhóm : biết cách phân chia nhiệm vụ phù hợp với khả năng

của mỗi người, biết cách bày tỏ quan điểm của mình, giải quyết những bất đồng trong

nhóm để đi đến kết quả chung, biết cách phản biện dựa trên tinh thần xây dựng. Kỹ

năng này rất cần thiết vì điều hành du lịch sẽ không làm việc độc lập mà kết hợp với

một ê-kíp tổ chức tour (các bộ phận của công ty du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu

trú, các dịch vụ du lịch tại điểm du lịch, sale, hướng dẫn viên, v.v)

- Luyện kỹ năng phân tích để có thể xử lý được các bài tập hình huống.

- Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp để có ý tưởng về nội dung sẽ học

- Trau dồi vốn tiếng Pháp để có thể nghe hiểu được bài giảng trên lớp, đọc hiểu được

các tài liệu bằng tiếng Pháp và thực hành thuyết trình bằng tiếng Pháp.

10.3.3 Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

- Số buổi đi học, 10%

Page 24: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

24

các giáo viên dạy học

phần

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

2 Điểm đánh giá bộ

phận

11 Phân tích hồ sơ

khách hàng

12 Điều chỉnh chương

trình du lịch

13 Khả năng áp

dụng các kiến thức

đã học.

14 Cách phân

tích xác đáng

15 Điều chỉnh

chương trình phù

hợp với đặc điểm

của khách

30% (15% do

giảng viên

đánh giá +

15% do điều

hành chuyên

nghiệp đánh

giá)

3 Điểm thi kết thúc học

phần

16 Thi viết : Bài

tập trắc nghiệm + tự

luận về các kiến thức

của môn Điều hành

du lịch, bài tập tình

huống cần xử lý khi

có phát sinh hoặc

khiếu nại của khách

du lịch

17 Thi nói (bốc

thăm) : thương

lượng với khách khi

có các khiếu nại và

thắc mắc của khách

Kỹ năng xử lý tình

huống đối với điều

hành du lịch

Nói rõ ràng, lưu

loát, thành thạo

tiếng Pháp và đưa

ra cách xử lý xác

đáng

60% (40% viết

+ 20% nói)

11. GIAO TIẾP DU LỊCH, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ HDV DU LỊCH FRA5509

11.1 Nội dung học

Học phần cung cấp cho người học các kỹ năng giao tiếp với khách hàng và các nhà cung cấp

dịch vụ để thực hiện hành trình du lịch và chương trình tham quan sao cho phù hợp với từng

đối tượng khách hàng và hoàn cảnh. Môn học cũng dạy cách thuyết minh tại điểm du lịch và

trên đường đi.

Học phần được chia thành 3 phần chính :

- Phần 1 : Trao đổi hội thoại

Trao đổi với khách hàng (đón tiếp, nói chuyện phiếm, giúp khách hàng giao tiếp với

người dân bản địa và các nhà cung cấp dịch vụ, giải quyết khiếu nại…)

Page 25: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

25

Trao đổi với các cộng sự (điều hành và nhân viên bán tour…) và đối tác (vận chuyển,

cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống…)

- Phần 2 : Thuyết minh tại điểm và trên đường đi

HDV là ai và nói như thế nào ?

Mục đích của các bài thuyết trình của HDV

Tác động của ngoại cảnh đến các bài thuyết minh của HDV

Chủ đề của các bài thuyết minh của HDV

Quy trình chuẩn bị, trình bày và sửa một bài thuyết minh

Dàn ý của các bài thuyết minh tiêu biểu

- Phần 3 : Giao tiếp viết

Báo cáo kết thúc đoàn

Bản miễn trừ khiếu nại

11.2 Vai trò của môn học trong tương lai

Tiếp theo học phần “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”, học phần trang bị cho người học các kỹ

năng giao tiếp trong các tình huống thường gặp khi hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Sau

khi kết thúc học phần, người học có thể làm chủ được những tình huống giao tiếp cơ bản –

chủ yếu là giao tiếp nói - trong quá trình đón tiếp, dẫn và tiễn đoàn.

11.3 Phương pháp học tập

- Với nội dung hội thoại, hoạt động chủ yếu là nghe hiểu và đóng vai

- Với nội dung thuyết mình : chủ yếu tiếp cận theo phương pháp tình huống – vấn đề, đồng thời nghe và phân tích các thuyết minh mẫu.

- Với nội dung giao tiếp viết : đọc hiểu và viết các văn bản theo tình huống đưa ra.

11.4 Phương pháp đánh giá

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

bài tập được giao.

10%

Page 26: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

26

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Bài tập nhóm dạng

nói, viết hoặc thuật

ngữ có chú giải

(glossaire)

Bài tập dạng tình

huống – vấn đề trong

ngày đi thực tế, thực

hiện cá nhân hoặc theo

nhóm

Bài viết, nói,

glossaire đúng yêu

cầu đề bài (hình

thức và nội dung)

Bài viết, nói,

glossaire đạt các

yêu cầu về ngôn

ngữ (chính tả, ngữ

pháp) và về ý

tưởng, nội dung

(truyền đạt được

nội dung được yêu

cầu)

Với các bài tập

nhóm: sự hợp tác

của các thành viên

và kỹ năng quản trị

dự án nhỏ

30%

3 Điểm thi kết thúc

học phần

Trình bày một bài

thuyết minh tại điểm

hoặc trên xe, với sự hỗ

trợ của một số tài liệu

dạng nói hoặc viết

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

11.5 Gợi ý cho sinh viên chuẩn bị môn học

- Môn tiền đề : Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

- Đọc các tài liệu và xem các chương trình radio, TV, Youtube giới thiệu điểm đến bằng tiếng Pháp avf tiếng Việt

- Đọc các sách cẩm nang hướng dẫn du lịch tại Việt Nam bằng tiếng Pháp

- Đọc sách bằng tiếng Pháp và tiếng Việt về văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam.

- Cập nhật thông tin thời sự tại Việt Nam và một số nước Pháp ngữ có nhiều khách du lịch đến Việt Nam : Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada.

- Đi kiến tập các hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp chuyên nghiệp.

- Học chứng chỉ HDVDL bằng tiếng Việt để sớm đủ điều kiện làm hồ sơ xin thẻ hành nghề HDVDl quốc tế bằng tiếng Pháp.

12. GIAO TIẾP DU LỊCH, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DU LỊCH FRA5510

12.1 Nội dung học

- Học phần này cung cấp các kỹ năng để giao tiếp hiệu quả trong 03 nghề chính trong văn

phòng du lịch: nhân viên tư vấn và bán tour, nhân viên điều hành du lịch và nhân viên

Page 27: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

27

chăm sóc khách hàng. Với nghề tư vấn và bán tour, học phần này cung cấp các kỹ năng

giao tiếp cần thiết trong các quy trình bán tour trực tiếp với khách hàng (B2C) và bán tour

thông qua một hay nhiều trung gian (B2B).

- Đối với nghề điều hành tour, học phần cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp để

đưa chương trình và các tài liệu cần thiết cho hướng dẫn viên hoặc trực tiếp cho khách, xử

lý các vấn đề phát sinh khi khách đi du lịch, thay đổi dịch vụ nếu có sự cố xảy ra.

- Đối với nghề chăm sóc khách hàng, học phần trang bị các kiến thức để người học thu

nhận phản hồi của khách, kiểm tra lại phản hồi, đưa ra các đề xuất đền bù, xử lý các tình

huống xảy ra với khách trong quá trình thực hiện dịch vụ.

12.2 Vai trò của môn học trong tương lai

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng :

- Làm chủ các tình huống ngôn ngữ để hiểu và đáp ứng những yêu cầu của khách, thiết kế

tour theo yêu cầu, cung cấp thông tin đầy đủ cho khách về các chuyến đi, thuyết phục và

bán các sản phẩm du lịch, đưa ra các lời khuyên hữu ích cho khách hàng.

- Giao tiếp với khách hàng, trao đổi, đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong quá

trình khách đi du lịch.

- Thu thập phản hồi của khách, kiểm tra lại phản hồi, đưa ra các đề xuất, giải pháp chăm

sóc khách hàng, mục đích là làm thế nào cho khách hài lòng nhất có thể.

12.3 Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp

giảng dậy

Hoạt động giảng dậy của

người dậy

Hoạt động học tập của

người học

Phương pháp

thuyết trình

-Giới thiệu nội dung

-Trình bày

-Kết nối, hệ thống kiến thức

-Củng cố

-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

-Nghe giảng

-Ghi nhớ

-Luyện tập

Phương pháp

thảo luận nhóm

-Chia nhóm

-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn

đề tài

-Giao nhiệm vụ.

-Giám sát hoạt động từng nhóm

Tổ chức phân công nhóm

-Chọn, tiếp cận đề tài

-Trao đổi ý kiến, đưa ra ý

kiến chung của cả nhóm

-Trình bày kết quả thảo luận

Page 28: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

28

-Phát vấn

-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp

nghiên cứu

trường hợp

điển hình

-Nêu trường hợp điển hình

-Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận

vấn đề

-Đánh giá, kết luận

-Tiếp cận vấn đề

-Phân tích

-Tranh luận, tìm hiểu, đưa

giải pháp

-Báo cáo kết quả

Phương pháp đóng

vai

- Nêu chủ đề

- Chia nhóm và giao tình huống,

yêu cầu đóng vai cho từng nhóm.

- Quy định rõ thời gian chuẩn bị,

thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Tổng kết, đánh giá

- Nhận nhóm, nhận vai

- Chuẩn bị nội dung

- Trình bày nội dung phù

hợp với vai diễn

Phương pháp

dự án

- Nêu dự án

- Chia nhóm và giao dự án

- Quy định rõ thời gian chuẩn bị,

thời gian trình bày dự án của mỗi

nhóm.

- Tổng kết, đánh giá

- Nhận dự án

- Thu thập thông tin, xây

dựng dự án.

- Trình bày kết quả dự án

Phương pháp

giải quyết

tình huống

-Tạo ra tình huống, nêu vấn đề

-Tạo nhu cầu giải quyết tình huống

-Đánh giá, kết luận

-Tiếp cận tình huống

-Phân tích, xử lý

-Tranh luận, tìm hiểu, đưa

giải pháp

-Báo cáo kết quả

12.4 Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Quy định/

hình thức

Tiêu chí

đánh giá

Trọng số

1 Điểm chuyên cần = Điểm chuyên cần

trung bình của tất cả

các giáo viên dạy học

phần

- Số buổi đi học,

- Tinh thần học tập

trên lớp,

- Hoàn thành các

10%

Page 29: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

29

bài tập được giao.

2 Điểm đánh giá bộ

phận

Thi viết tại lớp: người

học làm 01 bài viết tại

lớp trong thời gian 45-

50 phút, nội dung đề

bài thuộc một trong

những chủ điểm đã học

trong học phần.

Bài viết đúng yêu

cầu đề bài (hình

thức và nội dung)

Bài viết đạt các yêu

cầu về ngôn ngữ

(chính tả, ngữ pháp)

và về ý tưởng, nội

dung (truyền đạt

được nội dung được

yêu cầu)

*15%+15%

của học phần

A0.2 đối với

lớp đầu vào

tiếng Anh

* 30% đối với

lớp đầu vào

tiếng Pháp

3 Điểm thi kết thúc học

phần

Thi trắc nghiệm và tự

luận.

Bài làm được chấm

theo thang điểm

quy định theo từng

đề thi.

60%

12.5 Gợi ý cho sinh viên chuẩn bị môn học

- Môn tiền đề: học xong môn Điều hành du lịch.

- Hoạt động ngoại khoá, thực tập: Tham gia các đợt tập huấn hoặc thực tập ngắn hạn tại các

công ty du lịch tổ chức về nghề bán hàng, chăm sóc khách hàng, điều hành…

13. THỰC TẬP FRA5900 –FRA5902

13.1 Mô tả nội dung các học phần

Học phần này tạo điều kiện để người học áp dụng vào thực hành các kiến thức, kỹ năng, quy

tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã được học vào môi trường công việc chuyên

nghiệp.

Qua thời gian thực tập, người học sẽ tự đánh giá được khả năng của bản thân trên các phương

diện sau:

1. Điều kiện làm việc và ưu điểm, hạn chế của bản thân về mặt chuyên môn và hành vi ứng

xử:

Khả năng thích nghi nhanh vào môi trường làm việc, khả năng làm việc và hòa nhập

vào nhóm;

Ưu điểm cá nhân về mặt chuyên môn: chính xác, chủ động, độc lập, khả năng tự ra

quyết định liên quan đến công việc chuyên môn, khả năng tự rút kinh nghiệm và cải

thiện chất lượng công việc, tinh thần ham học hỏi...

Hạn chế của bản thân về mặt chuyên môn: tốc độ xử lý công việc chậm, không rút

kinh nghiệm sau khi có nhận xét của người hướng dẫn, quá nhút nhát, khó khăn trong

giao tiếp...

2. Các công việc đã được yêu cầu thực hiện tại cơ quan/nơi thực tập

Các công việc liên quan đến các dịch vụ du lịch (lưu trú, nhà hàng, đặt chỗ....);

Page 30: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

30

Các công việc liên quan đến nghề hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp;

Các công việc liên quan đến các vị trí trong một văn phòng du lịch có sử dụng tiếng

Pháp;

Các công việc khác không liên quan đến chuyên môn nhưng cần thiết cho công việc

chuyên môn (đánh máy biên bản cuộc họp, viết báo cáo nội dung cuộc họp, sử dụng

các thiết bị công nghệ và giao tiếp ...).

3. Các kiến thức, kỹ năng về du lịch đã được học và mức độ ứng dụng vào công việc chuyên

môn: nhận xét những việc đã làm và những việc chưa làm được.

4. Những khó khăn vướng mắc gặp phải và lý do giải thích cho các khó khăn đó, khả năng tự

giải quyết khó khăn gặp phải.

13.2 Mục tiêu của môn học

Học phần thực tập du lịch nhằm mục đích:

- giúp người học thực hành các kiến thức, kỹ năng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và hành vi

ứng xử đã được học trong môi trường làm việc thực tế;

- giúp người học làm quen với thực tế và các yêu cầu của công việc, tích lũy được kinh

nghiệm thực hành nghề nghiệp;

- giúp người học tích lũy được các kỹ năng và kỹ thuật bổ trợ từ môi trường công việc thực

tế để bổ sung cho những gì đã được học qua chương trình đào tạo;

- giúp người học có cơ hội được hướng dẫn, góp ý, tư vấn và đánh giá từ ý kiến của người

làm công tác chuyên môn thực tế.

Cụ thể, người học sẽ áp dụng và tích lũy qua thực hành:

+ Về kiến thức:

- Các kiến thức nền về các lĩnh vực khác nhau đã được học;

- Các kiến thức cần thiết phục vụ cho các nghề mà chương trình hướng tới

- Các kiến thức chuyên biệt liên quan đến vị trí thực tập, cơ quan thực tập.

Page 31: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

31

+ Về kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý công việc theo yêu cầu;

- Kỹ năng xử lý tình huống;

- Kỹ năng làm việc nhóm

+ Về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp:

- Thực hành các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đã được học.

- Thích ứng với môi trường dịch vụ, phục vụ khách quốc tế, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ

quan thực tập liên quan đến công việc thực tập.

12.3 Hình thức tổ chức dạy học:

- Người học thực hành tại cơ quan/nơi thực tập dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn

thực tập do cơ quan/nơi thực tập chỉ định.

- Tổng số giờ với kiến tập là 135-270 giờ và thực tập là 270-540 giờ. Giờ thực tập và thời

gian thực tập cụ thể do thực tập sinh và đơn vị thực tập thỏa thuận. Đối với kiến tập và

thực tập nghề hướng dẫn viên thì không cần thiết phải liền mạch. Tổng số giờ kiến tập và

thực tập được các HDV chuyên nghiệp phụ trách thực tập sinh chứng nhận.

- Trong thời gian thực tập, người học có thể liên hệ với giáo viên phụ trách để giải quyết

các vấn đề vướng mắc gặp phải về mặt chuyên môn và thủ tục.

- Giáo viên phụ trách có thể liên hệ với người hướng dẫn thực tập trực tiếp để trao đổi về

các vấn đề có liên quan và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập của người học.

- Các bước tiến hành thực tập :

Phần 1: Chuẩn bị lên kế hoạch thực tập.

Phần 2: Thực tập tại cơ quan/nơi thực tập: liên hệ với cơ quan/nơi thực tập, liên hệ với

người hướng dẫn thực tập, thảo luận về các việc được yêu cầu thực hiện, tìm hiểu về các

quy định của cơ quan/nơi thực tập, tìm hiểu về điều kiện thực tập, thực hiện các công việc

theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn thực tập.

Phần 3: Làm báo cáo thực tập, lấy ý kiến đánh giá của người hướng dẫn thực tập trực tiếp

và của cơ quan/nơi thực tập.

Phần 4: Nộp báo cáo thực tập cho Khoa quản lý chấm điểm chuyên môn.

12.4 Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần:

12.4.1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

- Ý kiến đánh giá nhận xét của người hướng dẫn thực tập trực tiếp.

- Báo cáo thực tập: hết đợt thực tập, người học phải nộp nhận xét của người hướng dẫn/phụ

trách thực tập tại cơ quan/công ty nơi thực tập (bằng tiếng Việt – có mẫu kèm theo) và báo

Page 32: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH DU …web.hanu.vn/fr/file.php/1/moddata/forum/1/13871/PPHT_cac_mon_c… · Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch,

Đỗ Quỳnh Hương, Bộ môn Du lịch, khoa tiếng Pháp, trường Đại học Hà Nội, tháng 11/2018

32

cáo thực tập dài 5 – 10 trang (bằng tiếng Pháp) kèm theo các minh chứng cần thiết khác

(đánh giá của khách, các sản phẩm đã thiết kế....)

12.4.2 Chuyên cần:

- Phiếu nhận xét thực tập của cơ quan/nơi thực tập;

- Phiếu nhận xét thực tập của người hướng dẫn thực tập trực tiếp.

12.4.3 Kết quả thi hết học phần:

- Báo cáo thực tập, đánh giá trên nội dung báo cáo và ý kiến nhận xét của người hướng dẫn

thực tập trực tiếp.

- Điểm: từ 0 đến 10; tỷ trọng: 100%.