214
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VNH PHC SỞ CÔNG THƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP H TR TỈNH VNH PHC ĐẾN NĂM 2020, ĐNH HƯNG ĐẾN NĂM 2030

PhÇn më ®Çu · Web view- Đề xuất các mục tiêu phát triển CNHT trong từng giai đoạn làm luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định kế hoạch

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VINH PHUC SỞ CÔNG THƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH

HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

NĂM 2013

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VINH PHUC SỞ CÔNG THƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH

HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN CƠ QUAN LẬP DỰ ÁNSỞ CÔNG THƯƠNG

VINH PHUCVIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯƠC,

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP BỘ CÔNG THƯƠNG

GIÁM ĐỐC VIỆN TRƯỞNG

Vĩnh Phúc năm 2013 Trang 2

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................7PHẦN I: NHỮNG LUẬN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030...........................................................10

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ.......101. Cơ sở lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ..............................................10

2. Tình hình phát triển CNHT khu vực và thế giới, bài học kinh nghiệm....13

2.1. Tình hình phát triển.............................................................................132.2. Một số bài học kinh nghiệm................................................................14

3. Khái quát hiện trạng phát triển CNHT của Việt Nam..............................16

3.1. Tình hình CNHT ở Việt Nam.............................................................163.2. Phương hướng phát triển.....................................................................18

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VINH PHUC...........................................................................................................191. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................19

1.1. Vị trí địa lý kinh tế..............................................................................191.2. Tài nguyên đất.....................................................................................191.3. Tài nguyên nước.................................................................................211.4. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................22

2. Tiềm năng và nguồn lực............................................................................25

2.1. Nguồn nhân lực...................................................................................252.2. Cơ sở hạ tầng:.....................................................................................27

3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ..............28

3.1- Những thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ............................283.2- Những hạn chế, thách thức.................................................................29

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VINH PHUC.......................................................................................................................301. Hiện trạng phát triển công nghiệp Vĩnh phúc...........................................30

1.1. Tình hình chung..................................................................................301.2. Số lượng cơ sở công nghiệp-TTCN....................................................301.3. Lực lượng lao động công nghiệp-TTCN............................................321.4. Kết quả hoạt động của công nghiệp....................................................33

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 3

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

1.5. Về tổ chức sản xuất công nghiệp........................................................361.6. Đánh giá cụ thể 05 ngành thực hiện quy hoạch công nghiệp hỗ trợ...361.7. Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp Vĩnh Phúc.......................41

2. Hiện trạng phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc........................43

2.1. Nhận dạng các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.................432.2. Tình hình phát triển các ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc......................52

3. Đánh giá chung.........................................................................................64

3.1. Kết quả đạt được:................................................................................643.2. Một số tồn tại, nguyên nhân................................................................65

PHẦN II: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030...............69

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC...................................................691. Môi trường quốc tế....................................................................................69

2. Môi trường trong nước..............................................................................72

3. Cơ sở xây dựng quy hoạch phát triển CNHT ở Vĩnh Phúc......................74

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030.........761. Quan điểm phát triển.................................................................................76

2. Mục tiêu phát triển....................................................................................77

2.1. Mục tiêu chung...................................................................................772.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................772.3. Luận chứng các phương án phát triển:................................................77

3. Quy hoạch phát triển các phân ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến 2030............................................................81

3.1. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy............813.2. Quy hoạch phát triển CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo.......................893.3. Quy hoạch phát triển CNHT điện tử tin học.......................................973.4. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất sản phẩm dệt-may, giầy-dép.1043.5. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất vật liệu xây dựng..................111

III. TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020................................115

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 4

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ...................................115A. NGUỒN VỐN TRONG NƯƠC:.........................................................115B. NGUỒN VỐN NƯƠC NGOÀI:..........................................................116V. ĐINH HƯƠNG PHÁT TRIỂN CNHT VINH PHUC ĐẾN NĂM 2030.....................................................................................................................116

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030.........................118

I. NHỮNG GIẢI PHÁP............................................................................1181. Các giải pháp về cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính......118

2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư............................118

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.......................................................119

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ......................................................120

5. Giải pháp về thị trường...........................................................................120

6. Giải pháp bảo vệ môi trường..................................................................121

7- Các giải pháp về đất đai:.........................................................................122

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................123III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI...........................................................124A/ KẾT LUẬN...........................................................................................124B/ KIẾN NGHI..........................................................................................125

PHỤ LỤC.........................................................................................................127

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 5

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

2. GDP Tổng sản phẩm trong nước

3. CNHT Công nghiệp hỗ trợ

4. CNLR Công nghiệp lắp ráp

5. VA/GO Tỷ lệ giá trị gia tăng (VA) trong GTSXCN

6. CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

7. R&D Nghiên cứu và phát triển

8. KCN Khu công nghiệp

9. FDI Đầu tư nước ngoài

10. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

11. ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

12. CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

13. VĐT Vốn đầu tư

14. VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

15. PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

16. TMV Công ty Toyota Việt Nam

17. VAMA Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam

18. HVN Công ty Hon đa Việt Nam

19. IMV Xe đa dụng hiện đại mang tính toàn toàn cầu

20. GTXK Giá trị xuất khẩu

21. CNPT Công nghiệp phát triển

22. WTO Tổ chức thương mại thế giới

23. UBND Uỷ ban nhân dân

24. CNTT Công nghệ Thông tin

25. VKTTĐ Vùng Kinh tế trọng điểm

26. KHCN Khoa học công nghệ

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 6

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết phải nghiên cứu:Những năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều dự án sản xuất công nghiệp lớn

đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Vĩnh Phúc được xem là một điểm sáng về phát triển công nghiệp ở các tỉnh khu vực phía Bắc. Như vậy, sau khoảng 5 đến 10 năm tới, công nghiệp Vĩnh Phúc sẽ có sự tăng trưởng đáng kể về giá trị sản xuất, có nhiều sản phẩm mới với khối lượng lớn. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu ngân sách cho Tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện phục vụ các ngành sản xuất, tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong cơ cấu xuất - nhập khẩu của tỉnh. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra mục tiêu Vĩnh phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 theo hướng hiện đại và trở thành thành phố Vĩnh phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các Khu công nghiệp: "Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng cao thúc đẩy sự phát triển các khu vực kinh tế khác". Dòng đầu tư FDI tăng cao làm nền tảng cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, vì vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh là tất yếu.

Từ những yêu cầu đó, việc lập quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ cấp thiết nhằm mục đích:

- Đánh giá hiện trạng, tình hình phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để đưa ra nhận định về những thành tựu, hạn chế, những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đề xuất các mục tiêu phát triển CNHT trong từng giai đoạn làm luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định kế hoạch phát triển ngành CNHT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đưa ra những giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch CNHT phù hợp với các quy định hiện hành.

2. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch- Phương pháp thu thập tài liệu, tra cứu thông tin.- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu, các kết quả

nghiên cứu.3. Cơ sở xây dựng quy hoạch1. Quyết định số: 3935/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh

Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

2. Quyết định số: 1257/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc sửa đổi, bổ sung Quyết định số: 3935/QĐ-UBND;

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 7

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3. Quyết định số: 1577/QĐ-UBND ngày 07/7/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Dự toán chi phí lập quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

4. Quyết định số 479/QĐ-CT ngày 23/2/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “V/v Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu: Dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

5. Quyết định số 2814/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh, bổ sung đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4. Những căn cứ pháp lý: Những căn cứ chính xây dựng quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh

Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV;3. Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 30/8/2010 của Hội đồng nhân

dân tỉnh Vĩnh Phúc “Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015”

4. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;

5. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi một số điều khoản của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

6. Quyết định số: 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020;

7. Quyết định phê duyệt số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt nam theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

8. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

9. Quyết định số: 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

10.Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025".

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 8

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

11. Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

12. Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

13.Quyết định số: 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

14. Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ

15.Quyết định số: 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

16.Quyết định số: 181/QĐ-UBND ngày 25 tháng 1 năm 2011 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

17. Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

18. Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề TTCN Vĩnh phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

19. Niên giám thống kê TW, niên giám thống kê của Tỉnh, các báo cáo, tài liệu của các ngành công nghiệp của Tỉnh.

Nội dung chính của bản quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm 03 phần chính như sau:

Phần I: Những luận cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc. Phần này đưa ra các cơ sở lý luận, thực tiễn về CNHT và hiện trạng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc.

Phần II: Quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nội dung phần này tập trung nghiên cứu về dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc (môi trường trong nước và quốc tế). Đưa ra quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển các phân ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Phần III: Những giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện quy hoạch CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020. Trong phần này nêu nên một số giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch CNHT, kết luận và kiến nghị.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 9

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN I: NHỮNG LUẬN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 10

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ

1. Cơ sở lý luận chung về công nghiệp hỗ trợCNHT được hiểu là khu vực công nghiệp trợ giúp cho việc hoàn thành

sản phẩm cuối cùng thông qua việc cung cấp các chi tiết, linh kiện và các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trung gian khác.

Xét về quy mô thì CNHT là một khu vực công nghiệp rộng lớn, bao gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp. CNHT được ví như chân núi cho một nền công nghiệp bền vững, còn công nghiệp hoàn thiện, CNLR được coi là phần ngọn. Tùy vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh phát triển mà khu vực CNHT được chú trọng ưu tiên phát triển, kéo theo khu vực CNLR phát triển tương ứng.

Từ những công đoạn của quá trình sản xuất: Chế tạo vật liệu; Sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện; Lắp ráp hoàn chỉnh, CNHT được hiểu như sau:

+ Theo định nghĩa của Cục phát triển CNHT Thái Lan: CNHT là ngành công nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói cho các ngành công nghiệp cơ bản và nhấn mạnh rằng các bộ phận kim loại và công nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng điện, điện tử là những ngành CNHT quan trọng. Cục phát triển CNHT Thái Lan chia các ngành sản xuất thành 3 cấp độ khác nhau: (1) cấp độ lắp ráp, (2) cấp độ sản xuất linh phụ kiện, (3) cấp độ các ngành hỗ trợ.

+ Khái niệm có tính chất chung nhất đó là CNHT không phải là một ngành cụ thể mà bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện, bộ phận) cung cấp cho ngành lắp ráp. Khái niệm này hoàn toàn khác với cách phân loại các ngành công nghiệp như hiện nay thành các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện-điện tử, công nghiệp dệt may-da giầy.v.v…. Dựa trên mức độ phức tạp của ba công đoạn sản xuất chính là: (1) chế tạo vật liệu, (2) sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện, (3) lắp ráp hoàn chỉnh. CNHT thuộc về công đoạn (2) là sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện.

+ Một số khái niệm khác cho rằng CNHT là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Ngành CNHT rất đa dạng bao gồm cả ngành đúc nhựa và chế tạo khuôn đúc, gia công cơ khí, đúc, rèn, hàn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt. Sản xuất những linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế công đoạn (1) và (2). Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 11

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay các ngành CNHT còn được hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu công đoạn (1) đến gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu bằng các công nghệ chuyên môn hóa sâu công đoạn (2), đáp ứng cho ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc công cụ, tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng công đoạn (3). Ngành CNHT có tính chất đan chéo nhau, nghĩa là có thể gia công, cung cấp sản phẩm đồng thời cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Thông thường ở các nước phát triển, CNHT phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính như: ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, da giầy, viễn thông phát triển. Trên thực tế cũng có quốc gia mà hai ngành CNHT và chính yếu phát triển song song: CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu phát triển đồng thời kích thích ngành CNHT phát triển theo. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Ở các nước đang phát triển quá trình phát triển CNHT thường trải qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Việc sản xuất được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các cụm linh kiện nhập khẩu. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước có rất ít.

Giai đoạn 2: Nội địa hóa thông qua sản xuất tại chỗ, các nhà lắp ráp chuyển sang sử dụng linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước. Thường những linh kiện, phụ kiện này là những loại thông dụng, dùng chung. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp trong nước có tăng lên nhưng thường ít tăng số lượng các nhà sản xuất hỗ trợ, tính cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm này không cao.

Giai đoạn 3: Xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm hỗ trợ chủ chốt như: sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ô tô-xe máy, chip IC điện tử, nguyên vật liệu cao cấp một cách độc lập không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp. Giai đoạn này gia công ở nước sở tại, các chi tiết phụ tùng có độ phức tạp cao phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm dần.

Giai đoạn 4: Giai đoạn tập trung các ngành CNHT phần lớn các chi tiết, phụ tùng, linh kiện đã được tiến hành sản xuất ở các nước sở tại, kể cả một phần các sản phẩm nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm linh kiện đó. Giai đoạn này, số lượng các nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ tăng lên cho mỗi chủng loại sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hỗ trợ trở nên gay gắt hơn. Xu thế chung của sự cạnh tranh lúc này là hạ giá thành sản xuất trong khi vẫn duy trì phát triển chất lượng sản phẩm.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 12

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 5: Giai đoạn nghiên cứu phát triển và xuất khẩu. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hóa. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển dịch các thành tựu nghiên cứu, phát triển tới nước sở tại. Năng lực nghiên cứu, phát triển nội địa cũng đã được củng cố và phát triển. Bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để.

Tóm lại, CNHT được hiểu là khu vực công nghiệp trợ giúp cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng thông qua việc cung cấp các chi tiết, linh kiện và các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trung gian khác.

Công nghiệp hỗ trợ có một số vai trò quan trọng sau: Thứ nhất, CNHT tạo cơ sở cho việc tái cơ cấu nền công nghiệp theo

hướng bền vững. Chúng ta đã vô hình chung buộc phải lựa chọn con đường phát triển CNLR trước để mở đường cho CNHT phát triển sau. Tuy nhiên đến nay sau khi cái ngưỡng của CNLR đã đến, chúng ta cần thúc đẩy CNHT phát triển nếu không muốn VA công nghiệp tiếp tục sụt giảm.

Mặt khác nếu không có một khu vực CNHT có tính liên kết cao thì các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn buộc phải tự phát triển hệ thống CNHT riêng cho mình và như vậy sẽ kéo theo một cuộc chạy đua đầu tư “khép kín” trong từng doanh nghiệp, lãng phí đầu tư, rủi ro rất cao, hiệu quả thấp. Chính hệ thống CNHT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là một quan hệ kinh doanh mới theo “nguyên tắc hợp đồng” sẽ dần hoàn thiện.

Thứ hai, Nếu xét theo các khâu của chuỗi sáng tạo giá trị thì CNLR có tỷ trọng VA công nghiệp tăng thấp nhất trong khi phần lớn VA lại thuộc vào 3 khâu chính là nghiên cứu và phát triển (R&D), CNHT, thương mại. Trong điều kiện của nước ta, khi các nghiên cứu sáng tạo chưa có điều kiện phát triển thuận lợi, hoạt động thương mại (nhất là thương mại quốc tế) còn nhiều rào cản thì vai trò của CNHT càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao tỷ trọng VA, tạo sự phát triển về chất của nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng.

Thứ ba, CNHT là công cụ quan trọng quyết định mặt chất của nỗ lực giảm nhập siêu. Nếu định hướng nền công nghiệp vào xuất khẩu mà CNHT chưa phát triển thì chúng ta phải nhập khẩu chi tiết linh kiện đầu vào, cùng đi với dòng hàng nhập khẩu đó là những chi phí cao của các nền kinh tế phát triển (thậm chí còn bị nâng cao một cách giả tạo) làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm lắp ráp kém hấp dẫn, nhất là quy mô lắp ráp lại nhỏ bé. Điều đó kéo theo việc phải tiếp tục xuất khẩu tài nguyên hoặc tiếp tục “nhập để xuất” và chúng ta sẽ dễ bị kéo vào vòng xoáy nhập khẩu luôn cả các “căn bệnh” của các nền kinh tế khác như lạm phát, tỷ giá, các ràng buộc phi kinh tế khiến cho cùng nỗ lực xuất khẩu thì nhập siêu cũng càng lớn. Như vậy, về lâu dài, chính CNHT mới là công cụ giải quyết cơ bản tình trạng nhập siêu vốn rất nặng nề hiện nay của nền kinh tế nước ta.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 13

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ tư, CNHT là khu vực chuyển giao, tiếp nhận nhanh công nghệ mới, đồng thời là khu vực mà lao động thực sự được khuyến khích sáng tạo. Khác với CNLR với những động tác giản đơn đã được lập trình đến từng thao tác, dễ gây nhàm chán và ít có cơ hội nghề nghiệp khác thì khu vực CNHT lại là nơi thúc đẩy người lao động phải thành thạo nghề nghiệp, phải sáng tạo không ngừng để cạnh tranh, chen chân được vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. CNHT còn được gọi là khu vực lao động sáng tạo.

Thứ năm, CNHT còn là một công cụ cho quá trình hội nhập về mặt chất của nền công nghiệp một quốc gia. Nếu phân chia một cách đơn giản quá trình hội nhập thành hai khu vực: Một là hội nhập trên thị trường hàng hoá, mà cơ bản là việc chúng ta mang hàng hoá cùng chen chân, cạnh tranh trên thị trường theo các định chế ràng buộc thì ở khu vực thứ hai, khu vực quan trọng hơn, quyết định hơn là hội nhập từ trong quá trình hợp tác sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp. Đây là sự hội nhập căn bản, nó quyết định đến sự hội nhập bền vững, vai trò quan trọng đó cũng chính là của CNHT.

Thứ sáu, CNHT là khu vực sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài nguyên và dễ sử dụng các giải pháp sản xuất thân thiện môi trường. Nếu có định hướng đúng, CNHT được phát triển trong các khu công nghiệp (KCN) chuyên môn hoá, được tổ chức liên kết trong các cụm liên kết công nghiệp (Industrial cluster) thì các nguy cơ ô nhiễm sẽ dần được khắc phục.

Do đó phát triển CNHT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam.

2. Tình hình phát triển CNHT khu vực và thế giới, bài học kinh nghiệm

2.1. Tình hình phát triểnHiện nay, CNHT phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á

như một hình thức tổ chức công nghiệp đặc thù trong bối cảnh hội nhập rộng rãi và các quốc gia NICs đang chuyển dịch mạnh mẽ các cơ sở sản xuất của mình đến thị trường tiêu thụ. Ở khu vực Đông Nam Á đã định hình một số trung tâm sản xuất lắp ráp công nghiệp lớn của khu vực trên cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Như Thái Lan là trung tâm sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, trang thiết bị, điện-điện tử-tin học-viễn thông; Philipine, Singapore là trung tâm phần mềm điện tử-tin học-viễn thông.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 14

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Thông thường các quốc gia này phát triển bắt đầu từ cách thức lắp ráp trên cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) từ các công ty, tập đoàn nước ngoài tăng cường tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm bằng việc khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ các nước sở tại và hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp đánh thuế cao hàng hóa, linh kiện phụ tùng nhập khẩu. Về sau những biện pháp này bộc lộ nhược điểm, làm giảm mức độ cạnh tranh và tự thân vận động của các doanh nghiệp trong nước, cản trở thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc tăng cường hội nhập quốc tế, các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, các quốc gia này chuyển sang tăng cường hỗ trợ gián tiếp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phối hợp với các công ty, tập đoàn đa quốc gia nước ngoài để phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ nội địa.

Một loạt các biện pháp được tiến hành như: Thành lập các tổ chức đầu ngành để làm cầu nối giữa tư nhân và khu vực nhà nước, kết hợp các lợi ích giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau, xây dựng chính sách phát triển ngành, xây dựng và quản lý việc thực hiện ngân sách và các dịch vụ dành cho khu vực kinh tế tư nhân (Thái Lan từ năm 1998 đã thành lập mới 07 Viện nghiên cứu phát triển đầu ngành như: Viện Điện-Điện tử, Viện Công nghiệp ô tô, Viện Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ…) tăng cường phát triển tiềm năng khoa học công nghệ quốc gia, phát triển hệ thống khoa học công nghệ; xúc tiến hợp tác giữa các cơ quan tư nhân và nhà nước về nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, đổi mới cơ chế tài chính, bảo lãnh cho vay để phát triển sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ các đối tác nước ngoài…

Trên cơ sở các biện pháp khuyến khích phát triển CNHT dựa trên sự ủng hộ các công ty, tập đoàn nước ngoài và chính phủ của họ. Ở Đông Nam Á đã hình thành một số trung tâm công nghiệp, bắt đầu quá trình tích tụ công nghiệp có sức thu hút đầu tư và cạnh tranh cao. Trung Quốc hiện là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực và có truyền thống CNHT phát triển mạnh. Sản phẩm CNHT đa dạng, nhiều chủng loại và cấp chất lượng, chi phí thấp và có sức cạnh tranh toàn cầu. Khu vực phía nam Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam với dân số gần 250 triệu người đã trở thành một trung tâm lớn của thế giới về sản xuất công nghiệp trong đó có sản xuất CNHT. Ảnh hưởng CNHT phía nam Trung Quốc rất lớn và có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển không chỉ của Việt Nam, ASEAN mà còn cả khu vực Đông Á. Dưới tác động này, thập chí các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng đã phải điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

2.2. Một số bài học kinh nghiệmThông qua việc đánh giá tình hình phát triển CNHT của các nước trong

khu vực và thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển CNHT ở Việt Nam như sau:

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 15

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Ở một số nước CNHT phát triển mạnh đã xây dựng được cho mình một chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển CNHT. Qua đó đã đề ra được những mục tiêu và chính sách phát triển dài hạn rõ ràng cũng như đã đề ra được những giải pháp phát triển cụ thể, có luận cứ khoa học và thực tiễn, lựa chọn những lĩnh vực công nghiệp trọng điểm trong bối cảnh hội nhập làm điểm tựa cho CNHT phát triển.

- Khi chính phủ có những cơ quan đầu ngành hoạt động chuyên nghiệp trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy phát triển CNHT một cách thuận lợi nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan đầu ngành này là: Xây dựng nhu cầu phát triển, hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường năng lực quản lý và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước với sự trợ giúp của các doanh nghiệp nước ngoài; Phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp; Xây dựng, cung cấp các tiêu chuẩn và dịch vụ kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm quốc gia.

- Sự thành công của việc phát triển CNHT cho một số ngành công nghiệp trọng điểm ở các nước Thái Lan, Malaixia, Singapore, Trung Quốc trong ngành công nghiệp ô tô-xe máy, thiết bị điện, điện tử-viễn thông, thiết bị điện dân dụng là kết quả điều tiết chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp của chính phủ bằng các biện pháp khuyến khích gián tiếp. Nhờ sự hoạt động tích cực phối hợp đồng bộ của bộ máy quản lý nhà nước, lấy doanh nghiệp (công ty, tập đoàn) làm trung tâm. Sự hỗ trợ của các chính phủ trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng, đổi mới và phát triển khoa học-công nghệ cho các doanh nghiệp và quan trọng nhất là các doanh nghiệp đã nhìn thấy lợi ích của công ty mình trong phát triển dài hạn.

- Tuy đã phát triển trong một thời gian dài nhưng tại Thái Lan và Malaixia vẫn thiếu một số công nghệ thiết yếu cơ bản như: Rèn, đúc, dập kim loại và chế tạo khuôn mẫu, cán và mạ… cùng với vấn đề sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu, Thái Lan, Malaixia, Philipine, Indonexia đang cố gắng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các linh kiện hỗ trợ và đã có chương trình liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI trong đó có Nhật Bản với các doanh nghiệp trong nước.

- Các nước này đã sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ với các nước tài trợ. Nếu các ngành CNHT không nhanh chóng được tăng cường phát triển ở các nước ASEAN thì sẽ bị đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc thôn tính. Quá trình CNH-HĐH đất nước sẽ bị chậm lại và kéo dài, thời cơ sẽ đi qua một lần nữa. Do đó, nhiệm vụ tăng cường năng lực của ngành CNHT không chỉ đặt ra với Việt Nam, Thái Lan, Malaixia là những nước đã có những tích tụ nhất định công suất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp mà còn đặt ra với cả Philipine, Indonexia nơi mà CNHT còn kém phát triển.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 16

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3. Khái quát hiện trạng phát triển CNHT của Việt Nam3.1. Tình hình CNHT ở Việt NamTheo các chuyên gia kinh tế ngành CNHT ở Việt Nam mới chỉ ở giai

đoạn sơ khai và còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp cho các doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp chuyên về CNHT còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn có thể nói là thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành CNHT đã và đang là một vấn đề rất đáng lo ngại cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.

CNHT ở nước ta bước đầu hình thành với các quá trình cung ứng nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu và thông qua công nghệ, thiết bị để thực hiện những công đoạn gia công (cán, ép, rèn, dập, hàn, nhiệt luyện) tạo phôi, sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp tổ hợp linh kiện, bán thành phẩm cung ứng cho nhà sản xuất. Với cấu trúc này, CNHT gắn liền với việc lắp ráp, chế tạo từng mặt hàng cụ thể; hỗ trợ cho phát triển sản phẩm chính bằng cung cấp đầu vào, thực hiện vai trò thầu phụ, làm vệ tinh trong sản xuất với yêu cầu hợp tác cao. Trong sản xuất, CNHT được thực hiện trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn với quá trình nội địa hóa sản phẩm.

Do hình thành với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, CNHT ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi và khả năng cạnh tranh đang còn rất thấp. Cho đến nay, hệ thống CNHT mới bao gồm các nhóm phục vụ sản xuất thiết bị điện tử tin học; dệt may, da giầy; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; gia công kim loại phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp...

Đối với thiết bị điện tử-tin học, CNHT mới tập trung ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 90% tổng số vốn đầu tư. Doanh nghiệp trong nước chiếm 2/3 số cơ sở sản xuất, sử dụng 60% lực lượng lao động song chỉ chiếm chưa đầy 10% số vốn đầu tư. Trong ngành điện tử-tin học, tỷ trọng sản phẩm điện tử dân dụng chiếm tới 90% giá trị, nhưng do nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhà cung cấp ngoài nước (nhập khẩu linh kiện hàng năm trên 0,7 tỷ USD), công nghệ nền lạc hậu, R&D chậm nên năng lực cạnh tranh thấp và giá trị gia tăng của sản phẩm chỉ chiếm khoảng 10%. Đáng lưu ý trong sản xuất công nghiệp là chưa có cơ sở nào trong nước tham gia sản xuất vật liệu điện tử. Đối với những linh kiện do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, do thị trường nhỏ bé, sản phẩm khó tiêu thụ nên một số cơ sở phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 17

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Lĩnh vực cơ khí, gia công kim loại, đến nay khoảng 50% cơ sở sản xuất là những đơn vị chế tạo, lắp ráp còn lại là cơ khí sửa chữa. Trong cơ cấu công nghệ, tạo phôi đúc là khâu đặc biệt quan trọng, nhưng đang còn rất yếu. Ngành cơ khí, gia công kim loại chưa đủ năng lực sản xuất thép chất lượng cao, phôi đúc làm ra có độ chính xác thấp, phế phẩm nhiều, lượng dư gia công lớn. Công nghệ biến dạng dẻo (cán, rèn, dập...) và luyện bột kim loại có chất lượng bán thành phẩm thấp. Công nghệ gia công cắt gọt lạc hậu, trình độ tự động hoá thấp; phần đông nhà máy cơ khí sản xuất theo lối khép kín, thiếu những công nghệ chủ lực có vai trò trung tâm để chuyên môn hoá-hợp tác hoá. Cùng với hạn chế này, nhiệt luyện và xử lý bề mặt còn nhiều tồn tại đã ảnh hưởng bất lợi đến giá trị sử dụng thành phẩm. Ngoài ra, sản phẩm quy chuẩn như bu-lông, ốc-vis... vừa thiếu về số lượng, chủng loại lại không đảm bảo chất lượng, phải nhập khẩu với tỷ lệ cao. Những yếu kém về công nghệ và chất lượng sản phẩm khiến CNHT nước ta chưa thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày một gia tăng của thị trường.

Trong ngành sản xuất và lắp ráp cơ khí, những năm trước 1990 CNHT mới chế tạo được một số phụ tùng nhỏ lẻ phục vụ sửa chữa. Từ năm 1990 đến nay, đã hình thành một số cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy bằng linh kiện nhập ngoại. Khả năng chế tạo linh kiện phụ tùng ô tô còn nhiều hạn chế. Theo hướng đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hóa, sản xuất xe máy đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, ngoài phần động cơ, CNHT trong nước đã đáp ứng được khoảng 80% phụ kiện cơ bản, bao gồm toàn bộ chi tiết nhựa, khung, chi tiết kim loại, săm, lốp, bình điện. Đối với công nghiệp ô tô, năng lực CNHT còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nội địa hoá đáp ứng dưới 10%. Trong chế tạo linh kiện, phụ tùng đa phần sản phẩm là những chi tiết có giá trị thấp với độ chính xác không cao. CNHT chỉ cung ứng được một số sản phẩm giản đơn như: dây điện, ghế ngồi và những chi tiết nhựa...

Trong ngành dệt may-da giầy, tuy là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, đạt kim ngạch tới hơn 15 tỷ USD nhưng không có CNHT thích đáng nên tỷ lệ nội địa hoá đang còn rất thấp. Trên 80% vải, da, vải giả da và các phụ liệu như chỉ khâu, nút áo, khoá kim loại, vật liệu dựng, lót... vẫn phải nhập khẩu. Những phụ liệu trong nước làm ra như một số loại vải, khoá kéo... do chất lượng hạn chế ít được sử dụng vào làm sản phẩm xuất khẩu.

CNHT đúc nhựa: Có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đúc nhựa nhưng chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thông thường. Trong ngành công nghiệp nhựa hiện nay có rất ít doanh nghiệp có khả năng sản xuất các linh kiện nhựa đúc dùng trong sản phẩm công nghiệp, chúng ta vẫn phải sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước ngoài để sản xuất thiết bị gia dụng và văn phòng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 18

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Nhìn chung, CNHT nước ta đã phục vụ tích cực cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa; chất lượng linh phụ kiện chế tạo được nâng cao dần theo hướng chuyên môn hoá, một số doanh nghiệp đã có định hướng tham gia vào dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu của tập đoàn nước ngoài. Gần đây, xu thế chuyển dịch sản xuất hướng vào xuất khẩu đã kích thích CNHT mở ra khả năng xuất khẩu sản phẩm thông qua sản phẩm lắp ráp sau cùng. Mặc dù có nhiều triển vọng, song do phát triển trên nền sản xuất khép kín, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước cao, công nghệ nền lạc hậu và đội ngũ doanh nhân chưa năng động; với dung lượng thị trường nhỏ, chưa đủ quy mô sản xuất kinh tế, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh thấp nên thương hiệu và thị phần của CNHT Việt Nam còn nhiều giới hạn.

3.2. Phương hướng phát triển Như vậy CNHT ở Việt Nam không chỉ yêu cầu phát triển về số lượng mà

còn phải đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư ngày càng hiện đại hoá thì càng khắt khe với chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn gốc nguyên vật liệu. Đây là thách thức rất lớn nhưng cũng là thời cơ rất lớn để CNHT có điều kiện phát triển mạnh, cung ứng nguyên, phụ liệu linh kiện cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp dịch vụ lớn.

Nhận rõ yêu cầu đó, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch này xác định quan điểm CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước từ nay đến năm 2020. Quy hoạch cũng khẳng định phát triển CNHT phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở chọn lọc tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền phân công lao động sản xuất quốc tế.

Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật và ngành nào cũng cần thiết phải có CNHT. Do đó, theo Bộ Công Thương phải chọn ngành trọng điểm để đầu tư và quy hoạch, xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển. Việc lựa chọn các ngành CNHT ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2020 dựa trên 3 tiêu chí: (1). là những ngành sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho các ngành CNLR có “hàm lượng CNHT cao” như cơ khí ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử; (2). là những ngành sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp có “tỷ trọng xuất khẩu lớn” như điện tử, dệt may, giày dép; (3). là những ngành có thể thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư FDI, tập đoàn lớn của nước ngoài và là ngành có “tỷ trọng giá trị công nghiệp lớn”.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 19

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Mục tiêu đến năm 2015 ngành CNHT dệt may đạt khoảng 39% và đến năm 2020 là khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi. Năm 2020, tự sản xuất trong nước từ 40-50% tuỳ loại phụ tùng cơ khí dệt may. Năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm thô, sợi tổng hợp. Đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020.

Ngành CNHT da giầy phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.

Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tập trung phát triển sản xuất theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số, các đăng, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Thu hút đầu tư liên doanh sản xuất động cơ diezen tại KCN ô tô Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), tiến tới hình thành khu CNHT cho việc sản xuất động cơ và ô tô tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh.

Ngành CNHT điện tử-tin học nhằm mục tiêu phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện dạng nguyên vật liệu và các loại linh, phụ kiện khác (đĩa CD, CD-Rom, DVD, pin mặt trời…). Xây dựng một số nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử y tế kỹ thuật cao, thiết bị cảnh báo điện tử.

Ngành CNHT cơ khí chế tạo, cần tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao, vào những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém. Xây dựng các khu, cụm CNHT cơ khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VINH PHUC

1. Điều kiện tự nhiên1.1. Vị trí địa lý kinh tế.Vĩnh Phúc có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm sát Thủ đô Hà Nội, trung tâm

văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, là cửa ngõ nối liền Thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc; hệ thống giao thông thuận lợi có cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, (gần sân bay quốc tế Nội Bài), nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ, nối Vĩnh Phúc với hai cảng biển lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng….

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 20

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

1.2. Tài nguyên đấtNgoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng

bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.231,76km2 bao gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng:

Vùng núi gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo với tổng diện tích là 559,29 km2. Vùng trung du: gồm các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên với tổng diện tích là 423.79 km2. Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, với tổng diện tích là 248.67 km2.

Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng 16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị. Ở vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh ở mỗi vùng, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng chủ trương mang tính chiến lược cho từng vùng.

Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt phát triển mạnh, công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nông nghiệp đa canh, phát triển trang trại, kinh tế hộ gia đình, gắn với chương trình trồng rừng; phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp.

Đối với vùng trung du nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng gồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, Trung tâm huyện Bình Xuyên. Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, gần thủ đô Hà Nội được coi là vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm. Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo... mặt khác, vùng này còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho đô thị.

Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tập trung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công và các cụm công nghiệp quy mô phù hợp.

Có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng. 

  Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lương thực phụ. 

 Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, được bồi tụ trong thời toàn tân, chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nước cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công nghiệp trồng lúa nước. Nhờ vậy, mà đất ở Vĩnh Phúc, kể cả vùng gò đồi lẫn đồng bằng châu thổ đã sớm được khai phá trồng trọt từ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. 

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 21

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN, UBDN tỉnh đã trình Chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020. Theo văn bản 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài 9 KCN đã có, dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến 2020 sẽ có thêm 7 KCN. Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 16 KCN với diện tích 5.039,8 ha. (Theo Báo cáo số 107/BC-UBND ngày 19/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

1.3. Tài nguyên nước Theo sở Tài nguyên môi trường, Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở đỉnh tam

giác vùng đồng bằng Bắc Bộ châu thổ sông Hồng, có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, nhưng có giới hạn. Tài nguyên nước của tỉnh gồm nước mặt, nước dưới đất và nước mưa.

Tài nguyên nước mặt: Vĩnh Phúc có mạng sông suối, hồ đầm, ao khá đa dạng và phong phú. Sông Hồng chảy qua điạ bàn tỉnh có chiều dài 45 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 5.090 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 200-300 m3/s; sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 32 km, lưu lượng dòng chảy bình quân lớn nhất 1.460 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 145 m3/s; sông Phó Đáy phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 970 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 2,9 m3/s; hệ thống sông Phan và sông Cà Lồ nằm trên địa bàn tỉnh với chiều dài là 82 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 220 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 0,64 m3/s. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 184 hồ chứa nước, tổng dung tích 79,12 triệu m3; các đầm pha hồ, ao tự nhiên, tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3; và trữ lượng nước các sông, suối, khe lạch nhỏ khoảng 5,5 triệu m3. Nhiều hồ lớn như hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liên Sơn (Lập Thạch), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước.

Tài nguyên nước dưới đất: Tài nguyên nước dưới đất ở Vĩnh Phúc tương đối dồi dào nhưng phân bố không đều và có giới hạn. Qua tổng hợp, tính toán từ các tài liệu điều tra tìm kiếm thăm dò, các nhà địa chất thuỷ văn đã đánh giá được trữ lượng tự nhiên (trữ lượng động và trữ lượng tĩnh) ở các huyện đồng bằng trên địa bàn tỉnh khoảng gần 85,8 triệu m3, trữ lượng động tự nhiên ở các huyện miền núi khoảng 238.282 m3/ngày đêm, và trữ lượng động tự nhiên ở các huyện đồng bằng khoảng 276.910 m3/ngày đêm. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của toàn tỉnh khoảng 2,12 triệu m3/ngày đêm và có sự phân bố nguồn nước

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 22

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

ngầm không đồng đều theo khu vực. Đây là nguồn tài nguyên quý cần phải được quản lý chặt chẽ, nhằm khai thác sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, chống suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa trung bình 1.600 mm/năm, hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 21.936 ngàn m3 nước mưa; mưa phân bố không đồng đều, ở các xã trung du miền núi phía bắc của tỉnh có lượng mưa nhiều hơn ở các xã đồng bằng. Đây cũng là một lượng nước lớn, là nguồn lực để phát triển nông, công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, do mưa phân bố không đồng đều theo khu vực và theo mùa nên thường gây ra úng lụt cục bộ và trên diện rộng, gây ra không ít tác hại đến năng suất cây trồng, vật nuôi và nhiều ngành kinh tế khác.

1.4. Tài nguyên khoáng sảnVới cấu tạo địa chất phức tạp, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên

nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa được điều tra một cách có hệ thống và chưa có một mỏ nào được thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu bước đầu của những nhà địa chất cho thấy khoáng sản Vĩnh Phúc bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. 

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm than antraxit, than nâu và than bùn.- Than antraxit: ở Đạo Trù (Tam Đảo), xác định chiều dài vỉa 20m, chiều

dầy vỉa 0,5- 0,8m, trữ lượng khoảng ngàn tấn, có nhiệt lượng 7000 - 8000Kcalo.- Than nâu: Địa tầng chứa than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh

(Sông Lô). Vỉa than Bạch Lưu dày 0,8m dài 10m chưa được thăm dò đánh giá. Vỉa than Đồng Thịnh dày 0,4 - 0,5m nằm thoải dưới chiều sâu 5 - 7m, phủ trên là sét kết và bột kết, có trữ lượng khoảng vài ngàn tấn. Than nâu có nhiệt lượng 6.000-8.000 Kcalo.

- Than bùn: Vĩnh Phúc có nhiều điểm than bùn trong đó đáng kể là 2 vùng: Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương). Than bùn Văn Quán có trữ lượng ước hàng trăm ngàn m3 có thể sử sụng làm chất đốt và phân bón. Than bùn Hoàng Lâu phổ biến trên hàng chục hecta ở vùng đầm lầy và đầm chiêm trũng. Chiều dày lớp than 1 - 2m, có chỗ 3m, dưới lớp phủ 0,5 - 1m, trữ lượng ước khoảng 500.000m3. Địa tầng chứa than là cát sét và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội, Than Humit chưa phân huỷ hết cây cối.

Nhóm khoáng sản kim loại:- Ba rít chủ yếu gặp dưới dạng tảng lăn, có nguồn gốc nhiệt dịch, đi với

chì, kẽm gồm 3 dải mạch ở Đạo Trù (Tam Đảo).+ Dải mạch Vĩnh Ninh: Dài 10m dầy 0,2 - 0,3m, chủ yếu là galen,

xphaler - it kèm barit và thạch anh.+ Dải mạch Suối Son: Dài 40m rộng 0,5 - 1m. Phát triển không liên tục.

Quặng là galen, đi kèm limolit và barit, đá vây quanh là serinit và acgilit.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 23

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

+ Dải mạch xóm Tân Lập: Có nhiều nhánh dài 30 - 50m, dày 0,5 - 1m.- Đồng: Mới phát hiện được các điểm khoáng nghèo quặng là chancopyrit

(CuFeS2) được đi kèm với Pirit, pirotin. Có thể kể các điểm khoáng hoá ở Suối Son, Đồng Giếng (Đạo Trù), Đồng Bùa (Tam Quan), Hợp Châu, Bàn Long, Minh Quang (Tam Đảo).

- Vàng: Dọc theo đứt gãy Tây Nam Tam Đảo có nhiều mạch thạch anh được xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng và những vành phân tán vàng sa khoáng ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc.

- Thiếc: Thiếc có trong sa khoáng ở xóm Giếng (Đạo Trù), suối Đền Cả (Đại Đình). Các nhà địa chất dự báo ở vùng núi Tam Đảo còn có một loại thiếc thớ gỗ, giàu nhưng chưa phát hiện được.

- Sắt: Có 2 dải đáng kể là: + Dải sắt Bàn Giản (Lập Thạch): Khoáng vật chứa sắt là mahetit Dải có

chiều dài 200m rộng 50m, phần trên là mũ sắt và đá ong, nhân dân khai thác làm gạch táng ong. Mahetit ở đây thuộc loại sắt từ dùng để sản xuất từ tính.

  + Dải sắt Khai Quang (Vĩnh Yên): Bắt đầu từ xã Đạo Tú, Thanh Vân (Tam Dương) qua Định Trung về Khai Quang (Vĩnh Yên), có chiều dài hàng chục km, rộng hàng chục mét, có chỗ hàng trăm mét. Sắt ở Khai Quang cũng mới điều tra, phát hiện, có quặng chủ yếu là hematit, manhetit, phần trên mặt đã biến đổi thành limonit và gotit, hàm lượng đạt 40 - 50%. Ngoài hai điểm trên, còn có một số điểm sắt như ở Đồng Bùa (Tam Đảo). Đây là khu vực cần được nghiên cứu chi tiết để có thể phát hiện các vùng có khoáng sản quan trọng nói trên.

Nhóm khoáng sản phi kim loại.Chủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc phong hoá từ các đá alumoxilicat như

granit, plagio granit có các mạch đá aplit, sionit phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch.

Mỏ cao lanh Định Trung (Vĩnh Yên), diện tích 5,5 km2. Có 2 loại cao lanh:

- Cao lanh do đá granit phong hoá, trữ lượng trên 6 triệu tấn. Cao lanh phong hoá còn có ở Thanh Vân, Hướng Đạo, Hoàng Hoa (Tam Dương), Yên Dương (Tam Đảo) nhưng chưa được đánh giá.

- Cao lanh do đá mạch kiềm Pecmalit, Sienit được phong hoá triệt để từ các đá thuần Fenspat, phân bố ở mỏ Định Trung, xóm Mới Thanh Vân và rải rác ở thôn Lai Sơn (phường Đồng Tâm – thành phố Vĩnh Yên), xã Kim Long (Tam Dương).

 Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 24

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Sét gạch ngói: Phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và vùng đồi. - Sét đồng bằng: Có nguồn gốc trầm tích sông biển, đầm hồ. Tầng sét dày từ 1-10m, trên diện tích hàng trăm km2 với trữ lượng hàng tỷ mét khối. Chỉ tính 3 mỏ được thăm dò là Đầm Vạc, Quất Lưu (Vĩnh Yên), Bá Hiến (Bình Xuyên) đã có trữ lượng hàng chục triệu mét khối.

- Sét vùng đồi: Có nguồn gốc phong hoá không triệt để từ các đá alumosili nên độ mịn không cao, độ xốp không lớn và kém dẻo. Loại sét này có độ dày từ 1 - 5m có màu nâu vàng, dùng sản xuất gạch nhưng gạch thường xốp và giòn, tốn nhiều nhiên liệu đốt. Gạch sản xuất từ sét vùng đồi chỉ chiếm 1-3%.

- Sét màu xám đen, xám nâu Xuân Hoà được phong hoá từ đá phiến sét có tuổi Devon. Khi nung đến 900-1000oC, nước thoát ra làm cho đất sét phồng lên, tạo ra những lỗ xốp được gọi là sét Kêranzit dùng sản xuất bê tông nhẹ để xây dựng các công trình trên nền đất yếu, để chống nóng, chống ồn do tính cách nhiệt, cách âm của nó. Mỏ sét Xuân Hoà có trữ lượng hàng triệu mét khối.

- Cát sỏi lòng sông và bậc thềm: Cát sỏi lòng sông Lô, sông Phó Đáy thuộc loại cát sỏi thạch anh, silic, có độ cứng cao, độ lựa chọn tốt, sắc cạnh, có độ bám dính và liên kết vôi vữa, xi măng.

+ Cát sỏi sông Lô có trữ lượng tới 30 triệu m3 hàng năm được bổ sung từ thượng nguồn về hàng triệu m3.

 + Cát sỏi bậc thềm, bậc 2- 3 ở vùng Cao Phong, Xuân Lôi, Văn Quán, Triệu Đề (Lập Thạch), các xã Hoàng Đan, Kim Xá thuộc sông Phó Đáy có trữ lượng hàng chục triệu m3.

- Đá xây dựng: Bao gồm đá khối, đá tảng, đá dăm với một khối lượng khổng lồ hàng tỷ m3 được phân bố ở dãy núi Tam Đảo.

- Đá núi Tam Đảo: là đá riolit, poofia và các loại đá tuf được khai thác làm đá hộc, đá khối, đá dăm để rải đường và làm bê tông. Hiện nay trong tỉnh có 4 mỏ đang khai thác là mỏ Tân Trung (Lập Thạch), mỏ Đá Cóc (Minh Quang), mỏ Trung Mầu (Bình Xuyên) và mỏ Xuân Hoà (Phúc Yên) hàng năm cung cấp hàng trăm ngàn m3 đá xây dựng các loại. Tiềm năng này ở vùng núi Tam Đảo còn rất lớn.

- Đá tạc, đá kè đê: Vùng Bạch Lưu, Hải Lựu (Sông Lô) có loại đá cát kết, hạt vừa và nhỏ, bột kết dạng macnơ, cấu tạo khối, xếp lớn dàn. ở Hải Lựu đã hình thành một làng nghề truyền thống đẽo đá, tạc đá thành những sản phẩm gia dụng như cối giã, máng lợn hoặc sản phẩm mỹ thuật như các loại tượng đá, bia đá dùng cho lăng mộ, với hàng triệu sản phẩm /năm. Loại đá hộc, đá khối nhỏ không dùng để tạc đều làm đá kè đê, kè đường mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn m3.

Một số mỏ và điểm quặng khoáng sản trên địa bàn tỉnh có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được liệt kê dưới đây:

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 25

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Sét gạch ngói có 10 mỏ, tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, có thể sản xuất 200 triệu viên gạch trong 150 năm. Đặc điểm của sét gạch ngói Vĩnh Phúc là thân quặng nằm nông ngay dưới lớp đất trồng, nên việc khai thác rất thuận lợi. Một số mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng cao như Xuân Hoà, Quất Lưu, Đầm Vạc…

- Cao lanh có 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó có mỏ Định Trung đang được khai thác. Đây là mỏ cao lanh có chất lượng tốt, điều kiện khai thác lộ thiên rất thuận lợi, dùng trong công nghiệp gốm sứ xây dựng.

- Pegmatit (Fenspat) có 5 mỏ nhỏ, chưa đánh giá được trữ lượng cụ thể.- Puzolan có 6 mỏ, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn, phân bố ở vùng gò đồi

thấp thuộc thị xã Vĩnh Yên, Hương Canh, Mậu Thông… Puzolan có thể sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi măng.

- Cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, được phân bố ở ven các suối, kéo dài vài trăm mét đến 3.000 m, chiều dầy từ 1m đến 2,5m. Cát vàng nằm xen kẽ các điểm cuội sỏi, có trữ lượng thấp. Các điểm cát cuội sỏi, cát vàng hiện đang được khai thác cho xây dựng và có chất lượng tốt.

- Đá xây dựng và đá ốp lát có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3. Đá xây dựng và đá ốp lát gồm 2 loại: granit và riolit. Đá granit có một điểm ở Núi Sáng, đã được tìm kiếm sơ bộ, chưa đánh giá trữ lượng và khả năng sử dụng. Đá riolit có 2 mỏ ở Tam Đảo (Xạ Hương) và núi Thằn Lằn. Điểm Tam Đảo thuộc dải núi Tam Đảo nằm trong vườn cấm quốc gia nên không thể khai thác được. Điểm núi Thằn Lằn có trữ lượng khoảng 300 triệu m3, điểm này đang được khai thác.

- Đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3. Mỏ Đồng Dao phân bố trên diện tích 1 triệu m2, chiều dầy 1,5m - 3,9m. Các điểm mỏ khác ở vùng Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và Mê Linh kém triển vọng.

2. Tiềm năng và nguồn lựcVĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.236,50 km2, gồm 9 đơn vị hành chính

là: Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô. Toàn tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn.

2.1. Nguồn nhân lực2.1.1- Dân số trung bìnhVĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Theo niên giám

thống kê 2011 của Cục Thống kê Vĩnh phúc, dân số tỉnh Vĩnh Phúc có 1.014.598 người, mật độ dân số 821 người/km2 .

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 26

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 1. Dân số và mật độ dân số phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh năm 2011 như sau:

Địa bàn Sốxã

Số phường, thị trấn

Diện tích(Km2)

Dân số trung bình

(Người)

Mật độ dân số

(Ng/km2)Tổng số - Total 112 25 1.236,50 1.014.598 821

1. Thành phố Vĩnh Yên 2 7 50,81 96.876 1.9072. Thị xã Phúc Yên 4 6 120,13 93.744 7803. Huyện Lập Thạch 18 2 173,10 119.978 6934. Huyện Tam Dương 12 1 108,22 95.839 8865. Huyện Tam Đảo 8 1 235,88 69.993 2976. Huyện Bình Xuyên 10 3 148,47 110.288 7437. Huyện Yên Lạc 16 1 107,67 146.953 1.3658. Huyện Vĩnh Tường 26 3 141,90 191.385 1.3499. Huyện Sông Lô 16 1 150,32 89.545 595

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

2.1.2- Tỷ lệ tăng dân số (%0)

Bảng 2. Tỷ lệ tăng dân số

Năm  Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên

2010 18,14 4,59 13,552011 18,12 4,58 13,54

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

2.1.3- Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn (%)Bảng 3. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn

Đơn vị tính : ngườiĐịa bàn  Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Tổng số - Total 1.014.598 501.082 513.516 233.516 781.0821. Thành phố Vĩnh Yên 96.876 48.022 48.856 83.332 13.5442. Thị xã Phúc Yên 93.744 45.667 48.077 56.421 37.3233. Huyện Lập Thạch 119.978 59.694 60.284 12.449 107.5294. Huyện Tam Dương 95.839 47.098 48.741 9.551 86.2885. Huyện Tam Đảo 69.993 34.739 35.254 669 69.3246. Huyện Bình Xuyên 110.288 54.895 55.393 34.597 75.6917. Huyện Yên Lạc 146.953 72.691 74.262 13.738 133.2158. Huyện Vĩnh Tường 191.385 94.127 97.258 19.525 171.8609. Huyện Sông Lô 89.545 44.151 45.391 3.234 86.308

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 20112.1.4- Dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nguồn nhân lực

Tiềm năng lợi thế về con người và lao động của Vĩnh Phúc được thể hiện trước hết là nguồn lao động dồi dào, hàng năm số người đến tuổi lao động được

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 27

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

bổ sung vào nguồn là hơn 21.000 người/năm. Như vậy, vấn đề chỉ còn là đào tạo và sử dụng nguồn lao động ấy như thế nào. Một lợi thế khác là lao động của Vĩnh Phúc chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động, hầu hết đều mong muốn được lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Song, thực tiễn phân bổ lao động ở Vĩnh Phúc cho thấy, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao: 334.370 người (chiếm 62,5% số lao động trong độ tuổi); số lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng là 148.830 người (chiếm 26% số lao động trong độ tuổi); dịch vụ là 135.550 người. Một số lao động nông nghiệp dôi ra do ruộng đất tập trung cho công nghiệp. Trong những năm qua để tận dụng và phát huy tiềm năng lao động của địa phương và giảm sức ép về việ làm, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và sử dụng lao động và cấp đất dịch vụ đã mang  lại hiệu quả tích cực.

Bảng 4. Cân đối lao động xã hộiCân đối lao động xã hội Nghìn người

A. Nguồn lao động 706.440

B. Phân phối nguồn lao động

1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 618.750

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 334.370

- Công nghiệp, xây dựng 148.830

- Dịch vụ 135.550

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

2.2. Cơ sở hạ tầng:+ Đường giao thông: Vĩnh Phúc có 105,3 km quốc lộ chạy qua gồm 39

Km QL 2 nối Hà Nội với Lào Cai; 45,75 Km QL 2C Vĩnh Thịnh đi Tuyên Quang; 25 Km QL 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo... Ngoài ra có 18 tuyến tỉnh lộ phân bố khắp các huyện trong tỉnh, tổng chiều dài là 298,5km, trong đó có 5 tuyến với chiều dài 93,5 Km nối thông ngoại tỉnh rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cầu Trung Sơn và chuẩn bị làm cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây...Hiện tại đang thi công đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40Km; giai đoạn I bề rộng đường 25,5m với 4 làn xe...

Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằm bao quanh tỉnh về phía Nam và phía Tây. Ngoài ra, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và hệ

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 28

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

thống sông, suối nhỏ đan xen trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, song về mùa mưa cũng có giá trị về giao thông giữa các vùng.

Về đường sắt: có 35 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 huyện, thành, thị trong tỉnh với 5 ga hành khách và hàng hoá.

Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài.+ Điện lực: Hiện nay, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới

quốc gia với tổng dung lượng diện toàn tỉnh lên 468KVA, đáp ứng yêu cầu về điện trong quá trình phát triển của tỉnh trong những năm tới.

+ Cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày-đêm; nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày-đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

+ Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện, với 28 bưu cục, 107 điểm bưu điện VHX, 43 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát; 430 trạm thu phát sóng thông tin di động, với tổng số 877.300 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại đạt bình quân 73 máy/100 dân.

Những tiềm năng về hạ tầng cơ sở trên đã tạo ra một lợi thế quan trọng cho sự phát triển và thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc.

3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ3.1- Những thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ- Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh

Phúc đã hết sức chăm lo phát triển công nghiệp và đây cũng là điều kiện tốt để công nghiệp hỗ trợ phát triển. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng hướng các khu vực kinh tế, phù hợp với các chương trình của Chính phủ, khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

- Với vị trí gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực đầu vào về vốn, về nhân lực, về kỹ thuật, công nghệ về vật tư nguyên phụ liệu... cho đầu tư phát triển và thông qua đầu mối của thị trường tiêu thụ là Hà Nội đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

- Con người Vĩnh Phúc cần cù, chịu khó; năng động trong tư duy sáng tạo; có kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất kinh doanh, cùng với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

- Tỉnh đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý của mình, có những chính sách ưu tiên, ưu đãi và cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương,

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 29

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.

- Lãnh đạo tỉnh quan tâm tới công tác vận động, thu hút đầu tư vào địa bàn, tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, các cấp, các ngành phối hợp tích cực trong công tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh, các lợi thế so sánh nên công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Vĩnh Phúc đã triển khai thành công nhiều sáng kiến nhằm cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thực hiện kịp thời và linh hoạt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.2- Những hạn chế, thách thức- Diện tích của tỉnh không lớn, địa hình phức tạp, dân cư đông, đất có khả

năng sử dụng để phát triển công nghiệp có hạn; tài nguyên khoáng sản ít, khó khai thác công nghiệp là những hạn chế khách quan thách thức khả năng phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối, vì vậy hạn chế đến sự phát triển của CNHT.

- Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của ngành.

- Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợ kịp thời cho phát triển của ngành công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng.

- Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm.

- Về quản lý dự án sau đầu tư, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng gặp khó khăn về tài chính, phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 30

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VINH PHUC

1. Hiện trạng phát triển công nghiệp Vĩnh phúc1.1. Tình hình chung Trong giai đoạn 2001-2011 ngành công nghiệp- xây dựng phát triển rất

mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Giá trị tăng thêm ngành CN-XD năm 2010 đạt 7.410,3 tỷ đồng, năm 2011 đạt 8.617,4 tỷ đồng tăng 16,29% so với năm 2010.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng (giá so sánh) tăng từ 5.552 tỷ đồng năm 2000 lên 43.857 tỷ đồng/năm 2010 và 51.157 tỷ đồng/năm 2011. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 22,9%/năm (vượt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010 đề ra là 18,5-20%/năm).

Năm 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh) đạt 49.218 tỷ đồng, tăng 14,08% so với năm 2010 (42.234 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 22,64%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, năm 2011 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: Xe máy các loại 2,4 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 58,8 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 50,5 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 1.020 triệu viên, tăng bình quân 9,5%/năm, riêng ô tô 29.429 chiếc, giảm 14,5%;. Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, giai đoạn 2006-2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (Thanh Lãng, TT Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và TT Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai. Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh. Nhiều làng nghề mới đang dần được hình thành như: mộc Lũng Hạ-Minh Tân, ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn…

1.2. Số lượng cơ sở công nghiệp-TTCN1.2.1. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tếTrong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh giảm

về số lượng do thực hiện đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Trong khi

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 31

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

đó, các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng tăng. Năm 2011, theo thành phần kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc có 5 cơ sở SXCN thành phần kinh tế Nhà nước (Trung ương quản lý 2 và Địa phương quản lý 3), 8 cơ sở thành phần kinh tế tập thể, 225 cơ sở kinh tế tư nhân, 15.339 cơ sở kinh tế cá thể và 71 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (Xem Bảng 5)

Bảng 5. Số cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc (

ĐVT: Cơ sở)Phân theo thành phần kinh tế   2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Khu vực kinh tế trong nước 11.459

12.452

12.964

14.451

14.705

14.621

15.570

15.793

- Nhà nước 23 11 9 9 5 5 5 5 + Trung ương quản lý 9 7 6 6 2 2 2 2 + Địa phương quản lý 14 4 3 3 3 3 3 3- Tập thể 1 5 5 5 7 8 4 4- Tư nhân 12 120 136 164 191 206 222 252

- Cá thể 11.414

12.316

12.814

14.273

14.497

14.396

15.339

15.532

2. Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài 9 25 29 38 41 49 59 69

Tổng số 11.468

12.476

12.993

14.489

14.741

14.669

15.629

15.862

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.2.2. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo các ngành công nghiệp

Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 15.862 cơ sở, trong đó có 15.555 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhóm ngành công nghiệp khai thác có 305 cơ sở và ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện nước có 2 cơ sở. (Xem Bảng 6)

Bảng 6. Số lượng cơ sở SXCN theo ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Cơ sở)

Ngành công nghiệp 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 20111. Công nghiệp KT 109 81 61 330 341 311 307 3052. Công nghiệp chế biến

11.357

12.393

12.930

14.157

14.398

14.356

15.320

15.555

3. SX và phân phối điện, nước 2 2 2 2 2 2 2 2

Tổng số 11.468

12.476

12.993

14.489

14.741

14.669

15.629

15.862

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 32

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.2.3. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo huyện/thị xã/thuộc tỉnh

Số cơ sở sản xuất công nghiệp có đến ngày 31/12/2011 phân theo huyện/thị xã xem Bảng 7

Bảng 7. Số cơ sở SXCN phân theo địa bàn huyện, thị (tính đến ngày 31/12/2011)

(ĐVT: Cơ sở)

  Tổng số

Nhà nước Ngoài Nhà nước Có vốn ĐTNNTrung

ươngĐịa

phươngTậpthể

Tưnhân

Cáthể

1. T.phố Vĩnh Yên 1.227 - 1 1 61 1.127 37

2. Thị xã Phúc Yên 818 1 2 - 41 770 4

3. Huyện Lập Thạch 2.837 - - - 17 2.820 -

4. Huyện Tam Dương 1.195 - - 1 18 1.174 2

5. Huyện Tam Đảo 667 - - 5 662 -

6. Huyện Bình Xuyên 1.461 1 - - 33 1.403 24

7. Huyện Yên Lạc 2.682 - - - 38 2.644 -

8. Huyện Vĩnh Tường 2.897 - - 1 30 2.864 2

9. Huyện Sông Lô 2.078 - - 1 9 2.068 -

Tổng số 15.862 2 3 4 252 15.532 69Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.3. Lực lượng lao động công nghiệp-TTCN

1.3.1. Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Từ khi tái lập tỉnh năm 1997, lực lượng lao động công nghiệp tăng nhanh chóng. Năm 2000 kể cả huyện Mê Linh mới có 31.839 người, đến 2005 có 63.882 người tăng hơn 2 lần. Sau khi tách huyện Mê Linh về Hà Nội năm 2008, tính đến ngày 31/12/2008, số lao động công nghiệp có trên địa bàn là 68.395 người. Đến 2011, số lao động công nghiệp trên địa bàn là 86.270 người. Theo thành phần kinh tế: Năm 2011 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 32.456 người, khu vực cá thể có 34.691 người, tư nhân chiếm 16.792 người, khu vực nhà nước 2.178.

Bảng 8. Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 33

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

(ĐVT: Người)

Phân theo thành phần kinh tế 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Khu vực KT trong nước

29.740

48.351

49.232

44.274

43.669

43.440

50.593

53.814

- Nhà nước 7.265 6.163 4.028 2.340 2.258 2.131 2.165 2.178

+ Trung ương quản lý 3.825 5.036 2.919 1.191 1.132 1.071 1.085 1.078

+ Địa phương quản lý 3.440 1.127 1.109 1.149 1.126 1.060 1.080 1.100

- Tập thể 40 119 717 153 185 251 255 153

- Tư nhân 154 10.344

16.162

12.853

13.436

13.304

13.570

16.792

- Cá thể 22.281

31.725

28.325

28.928

27.790

27.754

32.673

34.691

2. Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài

2.099 15.531

21.306

19.888

24.726

28.444

28.915

32.456

Tổng số 31.839

63.882

70.538

64.162

68.395

71.884

77.578

86.270

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.3.2. Lao động công nghiệp phân theo phân ngành công nghiệp

Khả năng thu hút lao động ngành công nghiệp ngày càng cao. Cơ cấu sử dụng lao động cũng đã có sự chuyển dịch nhất định, các ngành chế biến thu hút được nhiều lao động. (Xem Bảng 5)

Bảng 9. Lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp (Đ

VT: Người)Ngành công

nghiệp 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Công nghiệp khai thác 587 875 788 1.046 947 707 720 834

2. Công nghiệp chế biến 32.121 52.713 54.105 62.882 67.205 70.921 76.613 85.151

3. SX và phân phối điện, nước 115 163 217 234 243 236 245 285

Tổng số 32.823 53.751 55.110 64.162 68.395 71.864 77.578 86.270Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.4. Kết quả hoạt động của công nghiệp1.4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng (giá so sánh) Công nghiệp Vĩnh Phúc bao gồm các ngành sản xuất chính: công nghiệp

chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 34

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Trong thời gian qua công nghiệp là động lực chính trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao đạt bình quân 23,29%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt 22,64%/năm. Trong đó công nghiệp Cơ khí, chế tạo, sắt, thép tốc độ tăng trưởng từ 18,80%/năm giai đoạn 2001-2005 lên 25,73%/năm giai đoạn 2006-2010; công nghiệp Điện, điện tử tăng từ 0,63%/năm giai đoạn 2001-2005 lên 64,66%/năm giai đoạn 2006-2010; một số ngành công nghiệp khác như dệt may, da giày, hóa chất và vật liệu xây dựng lại giảm đi. Sự tăng trưởng này là một thành tích đáng kể của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc. (Xem Bảng 10)

Bảng 10. GTSXCN theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp (Đơn vị tính: Tỷ Đồng)

Ngành công

nghiệp2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%)2001

-2005

2006-

20101. Công nghiệp khai thác

10,2 32,6 47.5 26,6 66,9 47,0 26,16 15,46

2. Công nghiệp chế biến

5.323,2

15.464,1

32.454,9

34.259,7

42.108,4

49.148,00 23,77 22,18

2.1. Nông lâm sản, thực phẩm

130,3 1.070,7 968,5 1.317,4 1.500,1 1.909,00 52,39 6,98

2.2. Dệt may - Da giầy

65,9 755,6 1.055,6 1.257,1 1.417,7 2.397,00 62,89 13,41

2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép

4.787,8

11.329,3

27.525,2

28.584,6

35.594,8 40.935,00

18,80 25,73 2.4. SX VLXD, khoáng phi KL

189,8 1.571 2.381,9 2.505,5 2.535,2 2.962,00 52,61 10,04

2.5. Hoá chất

133,4 619,9 213,8 225,7 256,2 464,0035,97 16,20

2.6. Điện, 37,5 38,7 43,3 148,2 468,4 539,00

0,63 64,66

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 35

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

điện tử2.7.SX CN khác

16 78,8 266,5 221,2 327,2 0,9337,56 32,94

3. SX và phân phối điện, nước

4,3 7,3 11,9 12,2 13,5 22,5

11,17 13,08

Tổng số 5.337,7 15.204 32.514,

534.298,

542.188,

849.218,4

3 23,29 22,64Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.4.2. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh đã phát huy được tiềm năng vốn có của mọi thành phần kinh tế. Nhìn chung, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp Vĩnh phúc biến động không nhiều, ngoại trừ chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước làm giảm dần vai trò của kinh tế nhà nước nhưng cũng làm tăng tương ứng khu vực kinh tế ngoài nhà nước. (Xem Bảng 11)

Bảng 11. GTSXCN theo giá so sánh trên địa bàn tỉnh theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

THÀNH PHẦN KT

2000 2005 2008 2009 2010

Tăng trưởng (%)

2011 2001-2005

2006-2010

Tổng số 5.337,7 15.204 32.514,5 34.298,5 42.188,8 49.218 23,29 22,641. KT Nhà nước 289,7 618,2 461,2 491,2 550,5 506 16,37 -2,29

Trung ương 122 281,2 232,4 194.6 223,5 198 18,18 -4,49Địa phương 167,7 337,0 228,8 296,6 327 308 14,98 -0,60

2. KT ngoài Nhà nước 246,3 2505,2 4.395 4.281,8 4.896,4 5.467 59,03 14,34

Tập thể 0,5 6,6 17,8 12,9 21,9 25 67,54 27,11Tư nhân 7,3 2054,3 3.561,6 3.255,4 3.547,7 3.852 208,94 11,55Cá thể 238,3 444,3 815,6 1.013,5 1.326,8 1.591 13,27 24,46

3. KV có vốn đầu tư nước ngoài 4.801,7 12.380,6 27.658,3 29.525,5 36.741,9 43.245 20,86 24,30

1.4.3. Cơ cấu công nghiệp1.4.3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) công nghiệpTừ năm 2000 đến nay, công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu GO ngành công nghiệp. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm 99,7% GO công nghiệp và năm 2011 là 99,8%. Trong khi đó tỷ trọng ngành

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 36

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

công nghiệp khai khoáng giảm từ 0,2% năm 2000 xuống còn 0,16% năm 2011, tương tự công nghiệp cung cấp điện nước chiếm tỷ trọng năm 2011 là 0,05%.

Bảng 12. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo ngànhĐơn vị: %

Ngành công nghiệp Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp khai thác 0,2 0,2 0,1 0,16

Công nghiệp chế biến 99,7 99,7 99,8 99,79

SX, phân phối điện, nước 0,1 0,1 0,1 0,05

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.4.3.2. Cơ cấu GO theo thành phần kinh tếGiá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là công

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng công nghiệp FDI chiếm khoảng 83-84%, cao nhất là năm 2000 chiếm 92,7%. Công nghiệp nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, năm 2011 chỉ còn 1% trong GO công nghiệp toàn tỉnh. Từ năm 2001, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt tới 58,0% làm cho tỷ trọng của khu vực này trong GO toàn ngành công nghiệp tăng nhanh chóng từ 6,0% năm 2001 lên 14,6% năm 2011. Sự gia tăng của công nghiệp ngoài quốc doanh (trong nước) làm cho tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong nước tăng nhanh góp phần nâng cao tiềm lực công nghiệp trong nước, hướng tới một cơ cấu công nghiệp bền vững hơn.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 37

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

1.5. Về tổ chức sản xuất công nghiệpCó thể thấy, công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông

Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên. Thị xã Phúc Yên chiếm tới 77,7% GO công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là Thành phố Vĩnh Yên 9,6%, huyện Bình Xuyên 9,2%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí cũng như những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên có vị trí tiếp giáp với hai trung tâm đô thị trên và đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trường lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn.

Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên tạo thành vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh.

Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua đặc trưng bởi một số dự án công nghiệp độc lập quy mô lớn với mô hình tổ chức giống như những tổ hợp công nghiệp lớn, hiệu quả như: Toyota, Honda và gần đây là Compal.

Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô lớn. Gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp có quy mô lớn (quy mô từ 300-700ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn.

1.6. Đánh giá cụ thể 05 ngành thực hiện quy hoạch công nghiệp hỗ trợ1.6.1. Ngành ô tô, xe máyTăng trưởng công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn qua có đóng góp lớn của

hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam.

Đây là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, số lượng ôtô xe máy xuất xưởng đã tăng lên rất nhanh. Số lượng ôtô năm 1998 mới có gần 2.000 chiếc, năm 2000 đạt 13.168 chiếc, năm 2011 đã đạt 29.429 chiếc, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2000. Số lượng xe máy từ hơn 80.000 chiếc năm 1998, năm 2000 đạt 166.300 chiếc, đến năm 2011 đã đạt 2.425.504 chiếc, tăng gần 11,7 lần so với năm 2000. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ôtô, xe máy, góp phần đưa tỷ lệ nội địa hoá ôtô trên 9%, xe máy trên 70%. Ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ô tô xe máy như Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Daewoo Bus, Piaggio Việt Nam... một số doanh nghiệp tiêu biểu khác như Công ty chính xác Việt Nam 1 (sản xuất phụ tùng ôtô xe máy, máy móc nông nghiệp), Công ty

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 38

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

TNHH thiết bị nước Puricom Việt Nam-Đài Loan (sản xuất lắp đặt các thiết bị nước), Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy... Có thể nói các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là động lực phát triển ngành ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Việt Nam đang cố gắng tìm mọi biện pháp giảm nhập siêu, trong khi thị trường ô tô đang phát triển thì hầu hết các doanh nghiệp chỉ lắp ráp ôtô dưới dạng CKD (Completely Knock Down - xe được lắp ráp với 100% linh kiện nhập khẩu) với trình độ công nghệ gần như nhau, dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị gia tăng đạt được chủ yếu ở các khâu: sườn, hàn, lắp ráp còn lại gần 90% linh kiện, phụ tùng khác được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật... Đối với dòng xe bus và xe tải có tỷ lệ nội địa hoá cao hơn, cụ thể cụm chi tiết động cơ, hộp số và hệ thống truyền tải có tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 30%; cụm điện, điện tử tỷ lệ nội địa khoảng 70%. Đặc biệt, khung xe và thùng bệ xe tải đạt tỷ lệ 100% trong nước. Đối với dòng xe con, xe du lịch từ 4-9 chỗ, chủ yếu do khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chế tạo.

Thực tế đã hình thành một số cơ sở chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện, vật tư cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô như gương, kính, ghế, radio, dây điện, săm, lốp, ắcquy, xốp chống nóng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, công nghệ gia công tại một số doanh nghiệp cơ khí còn nhiều hạn chế với công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định nhất là các khâu tạo phôi, sản xuất khuôn mẫu... Bên cạnh đó, các mối liên kết giữa các nhà sản xuất chủ yếu theo ngành dọc hoặc theo chủ quản lý và do mối quen biết cùng bỏ vốn đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Điều này đã hạn chế trong việc khai thác thế mạnh của mỗi doanh nghiệp cũng như hạn chế trong việc đầu tư phát triển chuyên sâu giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Bảng 13. Sản phẩm chủ yếu của ngành ôtô, xe máySP KVKT có

vốn ĐTNNĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Xe ô tô các loại Cái 4.688 13.168 15.576 23.465 32.095 32.059 34.462 35.726

2. Xe máy các loại "

166.300

698.364

946.215

1.241.600

1.388.953

1.484.612

1.937.608

2.425.504

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.6.2. Ngành Cơ khí chế tạo

Có thể khái quát cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc với GTSXCN năm 2011 đạt 40.935 tỷ đồng (chiếm 83,81% GTSXCN toàn ngành).

Bảng 14. GTSXCN ngành cơ khí (Giá so sánh-Tỷ đồng)

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 39

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%)

2001-2005

2006-2010

GTSXCN toàn ngành 5.337,7 15.204 32.514,5 34.298,5 42.188,8 49.218,43 23,29 22,64

Ngành CK 4.750,6 11.199,8 26.776,4 28.352,2 35.594,8 40.935 18,80 25,73Tỷtrọng (%) 89,00 72,24 82,35 82,66 83,81 83,81

Công nghiệp cơ khí chế tạo Vĩnh Phúc trong những năm qua có bước phát triển rất nhanh. Tăng trưởng của ngành cơ khí giai đoạn 2001-2005 là 18,80%, giai đoạn 2006-2010 là 25,73% có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ô tô, xe máy. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất các loại sản phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và sản xuất các sản phẩm công cụ cầm tay.

Một số doanh nghiệp cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh như: Công ty cơ khí chính xác Việt Nam I (sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị máy móc nông nghiệp); Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh kiện phụ tùng cho ôtô, xe máy); Công ty TNHH Meisei Việt Nam (sản xuất khuôn đúc nhựa và sản phẩm nhựa); Công ty thép Việt Đức (sản xuất ống thép); Công ty Xuân Hoà (sản xuất cơ khí tiêu dùng).....

1.6.3. Ngành công nghiệp điện tử, tin họcVới vị trí nằm kề cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, gần các trục và

đầu mối giao thông chính của miền Bắc, thuận tiện trong giao thông và lưu thông hàng hoá, công nghiệp phát triển nhanh mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện tử, tin học. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử sau: Công ty cổ phần Nagakawa Việt nam (lắp ráp sản phẩm điện tử); Tập đoàn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động, Tập đoàn Compal sản xuất máy tính...

Ngành điện, điện tử là nhóm ngành còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn qua nhưng với các dự án đầu tư của tập đoàn Compal, Hồng Hải (Foxcom) đang tạo tiền đề cho phát triển và đóng góp giá trị sản xuất đáng kể trong giai đoạn tới. Cùng với bước phát triển mạnh của công nghệ thông tin, tốc độ đô thị hoá cao và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây sẽ là nhóm ngành tăng trưởng nhanh và có tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2015-2030.

Bảng 15. Giá trị sản xuất công nghiệp

(Giá so sánh-tỷ đồng)2000 2005 2008 2009 2010 2011 Tăng

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 40

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

trưởng (%)2001

-2005

2006-

2010GTSXCN toàn tỉnh

5.337,7

15.204

32.514,5

34.298,5

42.188,8

49.218,43 23,29 22,64

Ngành điện tử-tin học 37,5 38,7 43,3 148,2 468,4 539,00 0,63 64,66Tỷ trọng (%) 0,71 0,28 0,13 0,43 1,11 1,25

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2001, 2011.

1.6.4. Ngành dệt-may, giầy-dép

Giai đoạn 2000-2011, công nghiệp dệt-may, giầy-dép ở Vĩnh Phúc còn nhỏ bé, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 chỉ chiếm chưa đến 3,60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Mặc dù các doanh nghiệp dệt - may, giầy-dép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang phải đối diện với nhiều khó khăn do kinh tế suy giảm và thị trường bị thu hẹp nhưng năm 2011 tỷ trọng ngành vẫn chiếm tới 4,87% so với GTSXCN toàn ngành CN của tỉnh.

Bảng 16 . Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt-may, giầy-dép

(Giá so sánh-tỷ đồng)

2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%)

2001-2005

2006-2010

GTSXCN toàn tỉnh 5.337,7 15.204 32.514,5 34.298,5 42.188,8 49.218,43 23,29 22,64

Ngành dệt-may, giầy-dép

65,9 755,6 1.055,6 1.257,1 1.417,7 2.397,00 62,89 13,41

Tỷ trọng (%) 1,23 4,97 3,25 3,66 3,60 4,87Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2001, 2011.

Một số cơ sở dệt - may, giầy-dép trên địa bàn như: Công ty TNHH Tú Mai; Công ty TNHH một thành viên Minh Phương; Công ty TNHH VINA KOREA; Công ty TNHH SHINWON Ebenezer Việt Nam; Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel Việt Nam; Công ty TNHH Dệt len Hiểu Huy; Công ty CP Giầy Vĩnh Yên. Công ty CP Giầy Phúc Yên... Trong đó, Công ty có quy mô lớn chủ yếu là doanh nghiệp FDI như Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel Việt Nam với 1.472 người và năng lực sản xuất 3,5 triệu sản phẩm/năm; Công ty TNHH SHINWON Ebenezer Việt Nam với 4.086 người và năng lực sản xuất 5 triệu SP/năm; Công ty TNHH VINA KOREA với 3.399 lao động và năng lực sản xuất 11,9 triệu SP/năm...

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 41

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Đến năm 2005 sản phẩm quần áo các loại chủ yếu của các doanh nghiệp trong nước sản xuất, nhưng từ năm 2008 đến 2011 sản lượng quần áo các loại là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với sản phẩm giầy thể thao chưa có doanh nghiệp FDI.

Bảng 17 . Sản phẩm chủ yếu của ngành dệt - may, giầy-dépSP ĐVT 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Giầy thể thao 1.000 đôi 1.627 2.774 3.600 2.855 3.458 3.315

Quần áo các loại 1.000 cái 852 1.708 38.480 46.937 52.112 50.500

Năm 2011 trị giá xuất khẩu hàng dệt-may, giầy dép của tỉnh đạt 217.151 ngàn USD, chiếm 36,62% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh.

Bảng 18 . Trị giá sản phẩm xuất của ngành dệt - may, giầy-dépSP ĐVT 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Hàng dệt-may 1.000 USD 1.253 66.102 175.070 217.082 218.768 195.091

Giầy-dép các loại 1.000 USD 10.013 17.632 2.547 1.866 25.896 22.060

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001 và 2011

1.6.5 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Có thể khái quát sản xuất VLXD là ngành công nghiệp quan trọng của Vĩnh Phúc, GTSXCN năm 2000 đạt gần 190 tỷ đồng (chiếm 3,55 GTSXCN toàn ngành CN), nhưng năm 2005 đạt 1.571 tỷ đồng (chiếm hơn 10% GTSXCN toàn ngành CN), năm 2011 đạt 2.962 tỷ đồng (chiếm gần 6% GTSXCN toàn ngành CN).

Bảng 19. GTSXCN ngành VLXD (Giá so sánh-Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%)2001

-2005

2006-

2010GTSXCN toàn ngành CN

5.337,7 15.204 32.514,5

34.298,5

42.188,8

49.218,4

23,29

22,64

GTSXCN ngành sản xuất VLXD,

189,8 1.571 2.381,9 2.505,5 2.535,2 2.962,00

52,61

10,04

Tỷ trọng, % 3,55 10,33 7,33 7,30 6,0 5,9Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2001, 2011

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 42

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tỉnhVĩnh Phúc trong những năm qua có bước phát triển rất nhanh. Tăng trưởng của ngành cơ khí giai đoạn 2001-2005 là 52,61%, giai đoạn 2006-2010 là hơn 10%; Điều đáng chú ý là giá trị này chủ yếu đều do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước tạo ra.

Tính đến hết năm 2012, cả tỉnh có 72 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn như: Công ty cổ phần Hợp Thịnh Viglacera. Công ty cổ phần gốm xây dựng Xuân Hoà, thị trấn Xuân Hoà, Phúc Yên. Công ty gạch men Thăng Long, xã Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên. Công ty cổ phần gốm xây dựng Đoàn Kết, xã Đồng Văn, Yên Lạc. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bồ Sao, xã Bồ Sao, Vĩnh Tường. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tam Đảo, xã Quất Lưu, Bình Xuyên. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Vĩnh Phúc, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo. Công ty cổ phần chế biến khoáng sản và vật liệu chịu lửa Vĩnh Phúc (xã Định Trung, thị xã Vĩnh Yên).... Công ty cổ phần PRIME Group với các Nhà máy sản xuất gạch các loại; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và PTNT; Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại 3D, Nhà máy sản xuất cấu kiện và bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Bảo Quân Vĩnh Phúc; Công ty Cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú.

1.7. Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp Vĩnh PhúcĐầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công

nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ tính từ năm 2006 đến tháng 12/2011, Vĩnh Phúc đã thu hút được 70 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,56 tỷ USD của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những Tập đoàn lớn trên thế giới như: Toyota, Honda, Daewoo, Piaggio, Compal, Hồng Hải... Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện hình thành nên các trung tâm công nghiệp lớn về sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng và đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao. Từ kết quả về thu hút đầu tư trên, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

- Ngành công nghiệp (giá so sánh) đạt tốc độ tăng bình quân 22,64/năm giai đoạn 2006-2010, trong đó: công nghiệp nhà nước giảm -2,29%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 14,34%/năm, công nghiệp có vốn FDI tăng 24,30%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do trong giai đoạn này thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng cao, xuất hiện một số sản phẩm mới có giá trị cao như ô tô buýt, xe máy Piagio, sản phẩm công nghệ cao như: cảm biến hình ảnh cho điện thoại di động và màn hình tinh thể lỏng (Cty TNHH Micro Shine Vina)…

- Số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên đia bàn tỉnh là 164 doanh nghiệp. Trong đó: 87 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 77 doanh nghiệp trong nước. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 43

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cơ khí, xe máy và linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, đệm ghế ô tô, dệt may, linh kiện điện tử, chè. Thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Iatlia mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dây chuyền, máy móc, công nghệ tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp FDI. Phần nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, địa phương chỉ chiếm 8-10% tổng kim ngạch nhập khẩu.

- Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.

- Giải quyết việc làm cho gần 2,6 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy. Trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%, riêng 3 năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 01 vạn lao động, chưa kể các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động gián tiếp khác.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam công bố, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc; Vĩnh Phúc dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 20: Chỉ số PCI 2007-2012 tỉnh Vĩnh PhúcNăm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 66.06 7 Tốt2008 69.37 3 Rất tốt2009 66.65 6 Rất tốt2010 61.73 15 Tốt

2011 62.57 17 Tốt

2012 55,15 43 Khá

2. Hiện trạng phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc2.1. Nhận dạng các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh PhúcQuyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 về chính sách phát triển ngành

công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 44

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là sản phẩm của các ngành quy định tại khoản 1. Điều 1. Gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại Việt Nam (kể cả đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác về phát triển CNHT và dựa vào khái niệm trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, trong bản quy hoạch này, các ngành CNHT được xem xét là hệ thống các doanh nghiệp chế tạo, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp các sản phẩm như ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị chính xác, máy công nghiệp, máy nông nghiệp (thường được gọi là các ngành công nghiệp chế tạo hạ nguồn).

Lý do lựa chọn 05 ngành CNHT ở Vĩnh Phúc: (1) CN sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy: Ở Vĩnh Phúc đã có các nhà lắp ráp

lớp 1 quy mô lớn là điều kiện thuận lợi cho CNHT phát triển; (2) CN điện tử-tin học: Đây là lĩnh vực ưu tiên vì là ngành công nghệ cao

phục vụ cho các DN trong và ngoài tỉnh;(3) CN cơ khí chế tạo: Ngành cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng phục

vụ cho sản xuất hầu hết các linh kiện, phụ kiện của các ngành. Ngành cơ khí không những phục vụ lắp ráp ô tô mà còn phục vụ tiêu dùng hay các ngành hàng khác;

(4) CN dệt may, da giày: Cần có CNHT để phát triển vì hiện nay tại Vĩnh Phúc đã có các DN lớn. Ngành dệt may, da giày phải nhập khẩu phần lớn các nguyên liệu, phụ kiện nên cần có CNHT để giảm nhập siêu;

(5) CN sản xuất vật liệu xây dựng: Cần có CNHT để nâng cao mức độ tự động hóa trong quy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước đã tự sản xuất được.

2.1.1. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí sản xuất, lăp ráp ô tô, xe máy Công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy bao gồm: (1) Công nghệ nguyên

vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp ráp cụm; (4) Công nghệ hoàn thành sản phẩm. Trong đó, các bước công nghệ (1),(2),(3) là lĩnh vực công nghệ sản xuất của công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy. Bước công nghệ (4) là phần lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

Nếu theo các bước công nghệ ở trên, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy của Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào bước công nghệ (2) Công nghệ chế tạo và (3) Lắp ráp tổng thành. Do đó, công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 45

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

ráp ô tô, xe máy mới dừng lại ở sản xuất một số linh kiện, phụ tùng mà nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu.

Sơ đồ 1. Công nghệ sản xuất, lăp ráp ô tô xe máy như sau:

Trong công nghệ chế tạo ở bước (2) lại được phân chia thành 3 vùng công nghệ, gồm: (1) Công nghệ hỗ trợ bên ngoài; (2) Công nghệ hỗ trợ truyền lực; (3) Công nghệ hỗ trợ linh kiện, phụ kiện.

Vĩnh Phúc năm 2013

CNHT

Công nghệ vật liệu Công nghệ chế tạo Lắp cụm tổng thành

- Thép và gang- Nhựa hoá học- Kính, đệm cao su- Sợi, gỗ, chất kết dính- Kim loại màu- Vải, cao su- Vật liệu khác

- Đúc kim loại, nhựa, cao su,- Gia công áp lực, gia công chính xác, thuỷ lực- Chế tạo cắt gọt,- Kỹ thuật điện, điện tử,...

- Khung, vỏ, - Động cơ, ly hợp, hộp số - Trục truyền- Bánh xe- Điện, ghế đệm- Lái, phanh, treo, gương kính- Nhựa

Lăp ráp tổng thành Ô tô

Trang 46

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Sơ đồ 2. Phân vùng công nghệ chế tạo CNHT như sau

Đối với Vĩnh Phúc, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đã hình thành và phát triển. Tuy nhiên, theo phân vùng công nghệ chế tạo thì hiện tại công nghiệp hỗ trợ của Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung tại Vùng I và III là chính. Đối với Vùng II, sản xuất sản phẩm hệ truyền lực (động cơ) mới chỉ dừng lại một số chi tiết, linh kiện đơn giản mà thôi.

2.1.2. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo

Công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện tập trung vào phát triển các nhóm ngành cơ khí chính như sau: (1) Công nghiệp cơ khí tiêu dùng; (2) Công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.

a) Nhóm ngành công nghiệp cơ khí tiêu dùng

Các sản phẩm cơ khí tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng, từ các sản phẩm cao cấp như máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, nồi cơm điện đến các sản phẩm thông thường như nồi xoong chảo, dụng cụ nhà bếp, thùng thiếc, khung bàn ghế. Tuỳ theo từng loại sản phẩm đơn giản hay phức tạp, quy trình sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng bao gồm các bước công nghệ sau: (1) Công nghệ nguyên vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp ráp cụm (đơn giản và tổ hợp); (4) Công nghệ hoàn thành sản phẩm (lắp ráp tổng thành và hoàn thiện).

Mặc dù các sản phẩm cơ khí tiêu dùng cũng đã phát triển mạnh ở Vĩnh Phúc như: máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, quạt điện, dụng cụ gia đình. Tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ lại rất hạn chế, các linh kiện chủ yếu nhập khẩu (hoặc

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 47

CNHT

Công nghệ hỗ trợ bên ngoài

(Vùng I)

Công nghệ hỗ trợ truyền lực(Vùng II)

Công nghệ hỗ trợphụ kiện

(Vùng III)

- Khung- Vỏ + Ca bin + Vỏ- Treo- Bánh xe

- Cụm truyền lực + Động cơ + Ly hợp, hộp số + Trục truyền, đăng + Cầu- Cơ cấu phanh

- Thùng hàng- Điện, ghế đệm- Lái- Gương kính- Sản phẩm nhựa

Lăp ráp tổng thành Ô tô

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

mua ở trong nước) hoặc tự tổ chức sản xuất là chính. Các sản phẩm đơn giản như dụng cụ nhà bếp chủ yếu sản xuất theo hình thức tích hợp là chính (sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm).

b) Nhóm ngành công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và phục vụ các ngành khác

Sản phẩm cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp như: máy nổ, máy xay xát, máy bơm nước, máy cày, máy gặt và các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp khác như: Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, chế biến gỗ, mía đường, công nghiệp chế biến. Nếu không kể tới vai trò cung cấp nguyên vật liệu cơ bản của công nghiệp luyện kim, hoá chất thì nhìn chung có thể tạm sắp xếp cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất sản phẩm cơ khí như mô hình sau:

(6) Hoàn thiện bao gói, gắn với thương hiệu Thành phẩm

(5) Lắp ráp tổng thành Bán thành phẩm

(4) Lắp ráp tổ hợp Các cụm chi tiết

(3) Lắp ráp đơn giản Các phân cụm chi tiết

(2) Gia công, nhiệt luyện tạo bề mặt Chi tiết linh kiện, phụ kiện

(1) Rèn, hàn.... tạo phôi (tuỳ loại) Phôi kim loại, phụ kiện thô khác

Đối với các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp của Vĩnh Phúc hiện nay chủ yếu hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm này còn rất ít, chủ yếu doanh nghiệp sản xuất theo hình thức tích hợp (từ khâu đầu đến khâu cuối). Công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm này mới chỉ dừng lại một số chi tiết như đúc gang (dạng phôi), nhựa, cao su...

2.1.3. CNHT công nghiệp điện tử-tin học

Điện tử-tin học-viễn thông là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu, đánh giá như một ngành công nghiệp chung là công nghiệp điện tử. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử thường được hiểu bao gồm các lĩnh vực:

- Sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông);

- Công nghiệp phần cứng;

- Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử;

- Công nghiệp phần mềm;

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 48

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Dịch vụ.

CNHT cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có thể được hiểu là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và các vật tư khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, các linh kiện có thể được lắp ráp thành cụm linh kiện. Do vậy có thể coi sản xuất cụm linh kiện là những công đoạn hỗ trợ thứ cấp (ở các mức khác nhau) so với công đoạn sản xuất linh kiện ban đầu-công đoạn sơ cấp. Đứng trên quan điểm dài hạn, Việt Nam cần phải thúc đẩy ngành CNHT cho công nghiệp điện tử. Thuật ngữ được sử dụng ở đây chỉ các nhóm ngành cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất các linh kiện phụ (linh kiện điện tử thụ động, cụm linh kiện, tấm đế bảng mạch, linh phụ kiện cơ, nhựa, cao su, chất dẻo, vỏ, giá đỡ, giắc nối, phích cắm, dây dẫn) liên quan đến công nghệ chế biến, hóa chất, gia công máy chính xác, đúc nhựa, đóng dấu, đổ khuôn, mạ và phủ, in ấn.

Ngành công nghiệp điện tử-tin học của tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành một số nhóm ngành sản xuất chính như sau: (1) Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; (2) Sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện; (3) Sản xuất thiết bị điện tử gia dụng; (4) Sản xuất linh kiện.

Với vị trí nằm kề cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần các trục và đầu mối giao thông chính của miền Bắc, thuận tiện trong giao thông và lưu thông hàng hoá, công nghiệp phát triển nhanh mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện tử, tin học. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử sau: Công ty liên doanh Nagakawa Nhật Bản (lắp ráp sản phẩm điện tử); Tập đoàn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động, Tập đoàn Compal sản xuất máy tính và một số doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện cho máy tính (Công ty TNHH Fuyong), sản xuất gia công quạt gió và tổ hợp khuôn tỏa nhiệt dùng cho máy vi tính, máy tính xách tay (Công ty TNHH KHHT Lực Trí), sản xuất gia công ổ trục cho máy vi tính, máy tính xách tay và điện thoại di động (Công ty TNHH Tân Nhật Hưng).

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 49

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm điện tư, tin học cung gồm có 3 bước cơ bản như sau

Tóm lại, hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử-tin học của Vĩnh Phúc đã có ở cả 3 bước công nghệ, trong đó: (1) Công nghệ vật liệu chủ yếu là các vật liệu cho sản xuất các thiết bị điện. (2) Công nghệ chế tạo cũng đã có sự phát triển nhất là sản xuất linh kiện điện tử, chi tiết nhựa. (3) Công nghệ lắp ráp cụm chủ yếu là các khung vỏ sản phẩm, bo mạch.

2.1.4. CNHT công nghiệp dệt - may, giầy - dép2.1.4.1. Ngành dệt - mayNgành dệt-may là ngành đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao

gồm các loại quần áo, mền mùng, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại... Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may ngày càng được ứng dụng trong ngành kinh tế khác như vải kỹ thuật dùng để lót đường, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ôtô, làm vật liệu lọc, vật liệu chống thấm...

Ngành dệt may của Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào công đoạn sản xuất như: Cắt may, gia công và tiêu thụ, sản xuất dựa trên lợi thế nguồn nhân công dồi dào với chi phí thấp, quy mô sản xuất vừa phải, không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Mặc dù ngành đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tuy nhiên ngành có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.

Quy trình sản xuất của ngành dệt- may có thể khái quát hóa thành từng bước như sau:

Vĩnh Phúc năm 2013

CNHT

Công nghệ vật liệu Công nghệ chế tạo Lắp cụm chi tiết

- Kim loại- Nhựa, chất dẻo,- Kính,- Sợi, chất kết dính- Vải, cao su,- Vật liệu khác...

- Đúc kim loại, nhựa, cao su- Gia công áp lực, gia công chính xác- Chế tạo cắt gọt- Gia công kỹ thuật điện, điện tử,- Sơn, mạ...

- Khung, vỏ, - Cụm chi tiết,- Cụm linh kiện tổ hợp...

Lăp ráp hoàn chỉnh

Trang 50

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Trong quá trình sản xuất ra thành phẩm đối với ngành dệt - may, có thể chia thành 03 công đoạn và thiết bị, nguyên liệu hỗ trợ như sau:

a) Công đoạn kéo sợi và dệt vải: Có 03 nhóm thiết bị hỗ trợ chính sau:- Nhóm các thiết bị cơ khí: Gồm các thiết bị như bánh răng, trục truyền

động, suốt sắt kéo dài, các chi tiết dẫn sợi, nồi, cọc, khuyên, khung go, xe vận chuyển... nhu cầu thay thế thường xuyên và khá lớn.

- Nhóm thiết bị không gia công cơ khí: Gồm vòng kéo dãn, vỏ suốt cao su, các sản phẩm ống giấy, ống nhựa (các bô bin sợi cho máy kéo sợi con, máy se đánh ống)...

- Nhóm các sản phẩm hóa chất: Gồm các chất kết dính, chất chống tĩnh điện, chất giữ ẩm, chất ngấm, chất phân giải, sáp, các loại hóa chất dùng để hồ vải...

b) Công đoạn nhuộm in hoa và hoàn tất: Các loại sản phẩm phụ trợ chủ yếu như sau: Các loại thuốc nhuộm; các loại chất trợ; các hóa chất cơ bản; các chế phẩm sinh học.

c) Công đoạn may mặc và thời trang: Gồm 3 nhóm sản phẩm hỗ trợ: - Nhóm phụ liệu may: Như chỉ may, chỉ thêu, các loại dây luồn; bông tấm

theo các tiêu chuẩn dày mỏng khác nhau, bông tấm đã chần cùng vải lót với nhiều kiểu chần khác nhau...; các loại nút được đính vào sản phẩm may mặc để cài có thể làm bằng nhựa, kim loại hoặc bằng các loại gỗ, vỏ sò, sừng (các loại nút dập, oze, đinh rive các loại một hoặc nhiều chi tiết được làm bằng kim loại hoặc nhựa...); nhãn mác (các loại nhãn mác, logo dệt, in...); mesh, xốp (các loại mesh dệt, không dệt và các loại xốp dựng có hoặc không keo dán...); khoá kéo các loại, các loại băng (Băng thun, băng dính gai, các loại dây đai dệt...).

- Nhóm phụ kiện bao gói: Là các vật liệu, bao bì sử dụng cho quá trình đóng gói, hoàn tất sản phẩm bao gồm các nhóm: các loại túi PE (polyethylene), PP (polyprotylene) và các loại móc áo; các loại bìa lót áo, giấy chống ẩm, khoanh cổ, nơ cổ và thùng caton sóng nhiều lớp, các loại cài, kẹp nhựa...

- Nhóm các loại gá lắp, phụ tùng: Bổ sung cho thiết bị may và bảo dưỡng phục vụ cho công nghệ may.

Nhận dạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may ở Vĩnh Phúc có thể được xác định ở một số lĩnh vực sản xuất như sau:

- Ngành công nghiệp cơ khí: Gồm các chi tiết thiết bị, phụ tùng cơ khí thay thế trong quá trình vận hành bảo dưỡng, sản phẩm cơ khí sử dụng hỗ trợ cho công nghiệp dệt- may, như: bánh răng, trục truyền động, các chi tiết dẫn sợi, suốt sắt kéo dài, các loại gá lắp, suốt chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ... Tuy nhiên,

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 51

Sản xuất xơ, sợi

Sản xuất xơ, sợi

Kéo sợi

Dệt vảimộc

Nhuộm, in hoa

Hoàn tất

Cắt may

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

hiện nay nhu cầu cho thay thế các sản phẩm này rất lớn nhưng chủ yếu vẫn nhập khẩu là chính. Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp trong nước sản xuất (hoặc tự doanh nghiệp thực hiện) những chi tiết đơn giản như khung, gá lắp, kéo cắt chỉ, lược dệt...

- Ngành công nghiệp nhựa: Các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt - may bao gồm: Ông nhựa cho ngành dệt, sợi tổng hợp, móc áo cho ngành may, các loại ghim cài, kẹp nhựa...

- Ngành công nghiệp hóa chất: Các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu cho ngành dệt, gồm: Các loại thuốc nhuộm; chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học... chủ yếu nhập khẩu là chính.

- Ngành công nghiệp phụ liệu: Các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu cho ngành may: Chỉ các loại (may, thêu,...); nhãn mác, logo; khóa kéo các loại; nút áo các loại...

2.1.4.2. Ngành công nghiệp giầy - dépNgành giầy - dép là ngành sản xuất ra nguyên phụ liệu và sản phẩm phục

vụ nhu cầu tiêu dùng bao gồm các loại giầy (giầy thể thao, giầy vải, giầy da...), các loại cặp và túi xách bằng vải và da, các sản phẩm thời trang như thắt lưng và các loại da thuộc thành phẩm... Quy trình sản xuất của ngành giầy - dép có thể khái quát như sau:

Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nguyên vật liệu hỗ trợ bao gồm:

- Nguyên liệu chính: Da thuộc, vải (sợi bông, sợi tổng hợp... theo cách dệt thoi, dệt kim, không dệt...); giả da (nền là vải tráng phủ PU); cao su (cao su lưu hóa, TPR...); chất dẻo (PU, PE, PVC ); nhóm các vật liệu nhân tạo dạng tấm (có nguồn gốc từ xenlulô, vụn da ép...).

- Nguyên liệu phụ: Bao gồm keo dán (liên kết tạm thời, liên kết bền vững); Chỉ may (sợi bông, sợi tổng hợp với mục đích trang trí và lắp ráp mũ giày, đế giày); Phụ liệu trang trí gia cố làm từ vải dệt, kim loại hoặc các vật liệu khác như gỗ, đá, chất dẻo,... Ví dụ: nhãn mác, băng viền, oze, khóa cài, nơ trang trí... Nhóm các sản phẩm trang trí làm đẹp bằng giày như: sơn, xi, sáp, kem, dầu bóng… dùng trong khâu hoàn thiện như bán thành phẩm và thành phẩm. Mực in... (in số trên các chi tiết mũ giày, đế giày trong quá trình sản xuất, in trang trí…).

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 52

Thuộc da, giả

dac a

Pha cắt

Tiền chế đế

Lắp ráp

Hoàn thiện

Đóng gói, bao bi

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Công cụ, dụng cụ: Gồm phom (công cụ cơ bản để thiết kế và sản xuất giày được làm từ gỗ nhựa, hợp kim nhôm...); dao chặt hay còn gọi là khuôn cắt định hình dùng để cắt các chi tiết cấu tạo nên đế giầy, mũ giày; khuôn đúc đế, gót... phục vụ đúc sẵn các loại đế, gót giày từ chất dẻo hay cao su lưu hóa... Kim may, cữ may, ống viền; đục trang trí; khuôn in gia nhiệt, khuôn in cao tần; các thiết bị để và vận chuyển nguyên phụ liệu, bán thành phẩm... như kệ, giá đỡ, xe vận chuyển; bàn ghế chuyên dùng phục vụ cho ngành sản xuất giầy-dép và các sản phẩm bằng da khác.

2.1.5. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể tập trung vào phát triển các nhóm ngành chính như sau: (1) Công nghiệp khai thác, chọn lọc, sàng nghiền và làm sạch khoáng sản phi kim loại (đá, cát, sỏi, sét, cao lanh ...) làm nguyên liệu sản xuất VLXD; (2) Công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn, đồ gá, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ sản xuất VLXD; (3) Một bộ phận công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm: Sơn, men, phụ gia, thép xây dựng, tái chế sản phẩm nhựa ... dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Tuỳ theo từng loại vật liệu xây dựng đơn giản - thấp cấp hay cao cấp và phức tạp, quy trình sản xuất các sản phẩm này bao gồm các bước công nghệ sau: (1) Công nghệ nguyên, vật liệu, khuôn mẫu, đồ gá; (2) Công nghệ gia công tạo hình VLXD (đùn, ép, cắt ...); (3) Công nghệ gia cường độ bền chịu lực, chịu va đập, chịu hóa chất nhờ phủ men, nung, ép sản phẩm (đơn giản và tổ hợp); (4) Công nghệ hoàn thiện sản phẩm.

Nếu không kể tới vai trò cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng cơ bản trong sản xuất VLXD và đảm bảo thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất (xem 1.2 ở trên) thì nhìn chung có thể tạm sắp xếp cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD như mô hình sau:

(5) Hoàn thiện bao gói, gắn thương hiệu, vận chuyển

Thành phẩm

(4) Lắp ghép tổng thành, ví dụ bồn, bệ xí Bán thành phẩm

(3) Phân cấp, loại phế phẩm. Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện

(2) Gia cường tạo độ bền, độ bóng (nung, ép, phủ men ...)

Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện

(1) Đùn, ép tạo hình (tuỳ loại) Phôi VLXD, phụ kiện thô khác

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 53

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên nhìn chung công nghiệp hỗ trợ sản xuất VLXD trên địa bàn còn rất ít, chủ yếu doanh nghiệp sản xuất theo hình thức tích hợp trong nội bộ công ty (từ khâu đầu đến khâu cuối) sử dụng các thiết bị chính nhập khẩu. Không kể cung cấp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm này mới chỉ dừng lại một số chi tiết khuôn, đồ gá bê tông đúc sẵn; Các chi tiết nhựa, cao su, phụ tùng thay thế khác ... đều nhập khẩu qua các doanh nghiệp thương mại.

2.2. Tình hình phát triển các ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lăp ráp ô tô-xe máy

2.2.1.1. Số cơ sở

Tính đến cuối năm 2010, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, xe máy có 20 cơ sở, chiếm 1,3% tổng số cơ sở ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh, tăng 15 cơ sở so với năm 2000. Trong số 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy có 19 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Bảng 21. Số cơ sở CNHT ô tô, xe máy phân theo thành phần kinh tếĐVT: cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

- CNHT Ô tô, xe máy, linh phụ kiện

5 14 19 21 20 21

- Ngoài quốc doanh 1 4 2 2 1 2- Đầu tư nước ngoài 4 10 17 19 19 19

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

Nhìn vào bảng dưới số cơ sở chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân thì năm 2011, số cơ sở ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, mô tô, xe máy là chủ yếu (16 cơ sở trên tổng số 21 cơ sở).

Bảng 22. Số cơ sở CNHT ô tô, xe máy chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

- CNHT Ô tô, xe máy, linh phụ kiện 5 14 19 21 20 21SX xe có động cơ 1 1 2 2 2 2SX phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

1 1 1 1 1 1

SX mô tô, xe máy 2 7 13 16 16 16SX phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu

1 5 3 2 1 2

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 54

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.1.2. Số lao động

Tính đến năm 2011, số lao động CNHT ô tô, xe máy là 14.886 người, chiếm gần 85% số lao động ngành cơ khí của tỉnh, tăng 12.479 người so với năm 2000. Trong đó, số lao động CNHT mô tô, xe máy vẫn là chủ lực (13.135 người).

Bảng 23. Số lao động CNHT ô tô, xe máy chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: người

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

- CNHT Ô tô, xe máy, linh phụ kiện 2.299 5.282 11.195 13.623 14.778 14.886SX xe có động cơ 380 673 1.173 1.441 1.235 1.235SX phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe 107 245 325 368 393 393

SX mô tô, xe máy 980 4.339 9.672 11.789 13.135 13.135SX phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu 832 25 25 25 15 15

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.1.3. GTSXCN và tăng trưởng

Giai đoạn 2001-2005, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,50%. Giai đoạn 2006-2010, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,79%. Điều này cho thấy CNHT ngành ô tô, xe máy thời gian qua tăng trưởng nhanh và đây cũng là một trong những thành tựu đạt được của ngành ô tô, xe máy Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010. Trong cơ cấu CNHT ngành ô tô, xe máy thì chủ yếu là CNHT sản xuất mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ cao từ 62,73-73,09%. Tình hình tăng trưởng CNHT ô tô, xe máy giai đoạn 2001-2010 như sau:

Bảng 24. GTSXCN và tăng trưởng CNHT ô tô, xe máy chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011Tăng trưởng

(%)

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 55

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

2001-2005

2006-2010

- CNHT Ô tô, xe máy, linh phụ kiện 4.726 11.042 26.189 28.975 34.782 35.246

18,50 25,79SX xe có động cơ 1.364 4.018 7.767 10.241 9.310 9.815 24,12 18,30SX phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

42 36 89 68 46 61 -3,04 5,02

SX mô tô, xe máy 3.223 6.926 18.324 18.663 25.423 26.523 16,53 29,70SX phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu

97 62 8,8 3 2,7 3,2 -8,56 -46,57

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100SX xe có động cơ 28,86 36,38 29,66 35,34 26,77 26,83SX phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

0,89 0,33 0,34 0,23 0,13 0,14

SX mô tô, xe máy 68,20 62,73 69,97 64,42 73,09 73,35SX phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu

2,05 0,56 0,03 0,01 0,01 0,01

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc2.2.1.4. Thị trườngCông ty Toyota Việt Nam (TMV) hiện nay là doanh nghiệp sản xuất lắp

ráp xe ô tô lớn nhất Việt Nam tính theo công suất và số lượng xe cũng như doanh số bán xe của công ty hàng năm. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) năm 2009 lượng xe bán ra của Toyota Việt Nam chiếm 25,2% thị phần các công ty thuộc VAMA, tức là khoảng 21,8% thị trường ô tô Việt Nam hàng năm. Sản phẩm nội địa hóa gồm của TMV: Bộ dây điện; ống sả; tấm lót sàn; Đệm cao su dán kính; Bộ dụng cụ; Khung xe; Ông dẫn dầu phanh; Thanh gia cường bảng táp-lô; Các chi tiết dập; Ăng ten; Ắc quy; Chắn bùn; Bộ ghế; Bàn đạp; Tấm che nắng; Van chân không.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, TMV đã mời gọi thành công các công ty cung cấp phụ tùng thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hải Phòng để sản xuất phụ tùng, đồng thời xuất khẩu các phụ tùng ô tô ra toàn cầu. Trải qua 14 năm hoạt động, TMV đã thiết lập được một mạng lưới vững chắc 11 nhà cung cấp tại cả hai miền Nam-Bắc. Số đầu chi tiết mà các nhà cung cấp đã cung ứng cho TMV đã lên tới hơn 300 chủng loại đa dạng, bao gồm cả chi tiết thường và chi tiết chức năng đòi hỏi về mặt kỹ thuật và chất lượng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 56

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty Hon đa Việt Nam (HVN) đang là nhà chế tạo và lắp ráp xe máy có sản lượng lớn nhất trong số các liên doanh xe khác đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2010, HVN đã bán ra khoảng 1,5 triệu xe các loại và trong năm 2011 là 1,9 triệu xe. Trong khi đó, tổng công suất lắp ráp tại hai nhà máy đang hoạt động hiện là 2 triệu xe/năm.

Trong đó, riêng liên doanh Honda với thị phần chiếm khoảng 60% thị trường xe máy Việt Nam đang đầu tư thêm 70 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất. Với việc đầu tư này, liên doanh Honda đã nâng tổng công suất của hai nhà máy tại Vĩnh Phúc từ 1,5 triệu chiếc lên 2 triệu chiếc/năm. Chưa dừng lại ở đây, mới đây liên doanh này tiếp tục công bố xây dựng nhà máy thứ 3 tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 (Hà Nam) với số vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, đưa tổng công suất của cả 3 nhà máy lên mức 2,5 triệu chiếc/năm.

Tiếp đến, hồi đầu tháng 4-2011, hãng sản xuất xe tay ga đến từ Italia là Piaggio Việt Nam cũng động thổ, mở rộng nhà máy tại Vĩnh Phúc để nâng công suất lên mức 300.000 xe/năm.

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có hơn 60 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp xe máy, trong đó có 50 doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất, còn lại là lắp ráp. Điểm đáng mừng là tỷ lệ nội địa hóa của các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước đang tăng nhanh và ở mức cao, trên 50%. Một số dòng xe của Honda Việt Nam như Vision, Wave hay Super Dream, thậm chí đã vượt mức 80%.

Giá trị xuất khẩuGiá trị của CNHT ô tô, xe máy năm 2000 đạt 237 tỷ đồng, năm 2005 đạt

748 tỷ đồng, đến năm 2010 đã là 2.960 tỷ đồng (chiếm 8,5% GTSX CNHT tỉnh Vĩnh Phúc). Trong đó chủ yếu là GTXK CNHT sản xuất mô tô, xe máy (năm 2010 là 1.037 tỷ đồng). (Xem Bảng 20)

Bảng 25. Giá trị xuất khẩu CNHT ô tô, xe máy chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%)

2001-2005

2006-2010

-GTXK 237 748 1456 1293 2960 3163 25,84 31,67SX xe có động cơ 38 241 436 591 975 1065 44,69 32,25SX phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

52 46 354 313 948 1026 -2,42 83,15

SX mô tô, xe máy 147 461 666 389 1.037 1.152 25,68 17,60

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 57

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Không chỉ tập trung vào sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, từ tháng 7 năm 2004, với việc khai trương Trung tâm xuất khẩu của Công ty Toyota (TMV), TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga. Các sản phẩm này được xuất khẩu sang những nước nằm trong dự án IMV (Xe đa dụng hiện đại mang tính toàn toàn cầu) toàn cầu của Toyota. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm IMV trên toàn cầu, những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. Hiện nay, các sản phẩm của Trung tâm được xuất khẩu sang 13 vùng trong tổng số 10 nước bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maylaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Có thể nói, trung tâm XK của TMV là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hóa và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống các nhà phân phối phụ tùng toàn cầu của Toyota.

2.2.2. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo

2.2.2.1. Số cơ sở sản xuất

+ Số cơ sở CNHT cơ khí chế tạo phân theo thành phần kinh tế

Tính đến năm 2011, CNHT ngành cơ khí có 75 cơ sở, chiếm tỷ lệ 4,67% số cơ sở ngành cơ khí của tỉnh, tăng 69 cơ sở so với năm 2000. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất CNHT cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài là 15 cơ sở, còn số cơ sở CNHT ngoài quốc doanh là 60 cơ sở. Tình hình tăng giảm số cơ sở sản xuất CNPT cơ khí giai đoạn 2000-2011. (Xem Bảng 21)

Bảng 26. Số cơ sở CNHT cơ khí chế tạo phân theo thành phần kinh tếĐVT: Cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011- CNHT cơ khí, 6 17 38 40 72 75- QD Trung ương 3 1- QD Địa phương 1- Ngoài quốc doanh 1 10 29 30 57 60- Đầu tư nước ngoài 1 6 9 10 15 15

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 58

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 27. Số cơ sở CNHT cơ khí chế tạochia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

Đơn vị tính: cơ sởDanh mục 2000 2005 2008 2009 201

0 2011

CNHT cơ khí chế tạo 6 17 38 40 72 75Sản xuất kim loại - 1 3 4 17 17Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

3 12 28 27 49 50

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

3 4 7 9 6 8

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc2.2.2.2. Số lao độngNăm 2011, số lao động CNHT ngành cơ khí là 3.809 người, chiếm

18,84% số lao động ngành cơ khí của tỉnh, tăng 3.411 người so với năm 2000.Bảng 28. Số lao động CNHT cơ khí chế tạo

ĐVT: người

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

-CNHT cơ khí chế tạo 96 474 770 1.204 3.507 3.809SX kim loại - 192 281 374 1.080 1.182SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

96 282 486 631 2.204 2.314

SX máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

- - 3 199 223 323

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.2.3. GTSXCN và tăng trưởng

Giai đoạn 2001-2005, CNHT ngành cơ khí có tốc độ tăng trưởng bình quân 66,86%. Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 49,39%.

Bảng 29. GTSXCN và tăng trưởng CNHT cơ khí chế tạochia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng

2001-

2005

2006-

2010

CNHT cơ khí 10., 141 1.13 698, 1.04 1.56 66,86 49,39

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 59

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

9 1 4 9 2

Sản xuất kim loại - 107 1.001

229,6

466 528 - 34,21

SXSP từ kim loại đúc sẵn 10,9 34 131 273 494 674 25,55 70,78

SX máy móc, thiết bị

chưa được phân vào đâu

- - - 195,8

89 92 - -

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100

Sản xuất kim loại - 75,89

88,50

32,88

44,43

44,62

SXSP từ kim loại đúc sẵn 100 24,11

11,50

39,09

47,09

47,18

SX máy móc, thiết bị

chưa được phân vào đâu

- - - 28,03

8,48 8,20

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.2.4. Giá trị xuất khẩu

Bảng 30. Giá trị xuất khẩu CNHT cơ khí chế tạochia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Triệu đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng

2001-

2005

2006-

2010

CNHT cơ khí 54.04

077.45

8330.31

6155.95

889.52

092.63

57,47 2,94

Sản xuất kim loại - 3.066 314.520

139.723

67.620

71.689

- 85,65

SXSP khác bằng kim loạichưa được phân vào đâu

54.040

74.392

15.796 16.235 21.900

20.946

6,60 -21,7

0

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc2.2.3. CNHT ngành công nghiệp điện tử-tin học2.2.3.1. Số cơ sở sản xuất+ Số cơ sở CNHT điện tủ-tin học phân theo thành phần kinh tế có 4

doanh nghiệp đều là doanh nghiệp FDI.Bảng 31. Số cơ sở CNHT điện tư-tin học phân theo thành phần kinh tế

ĐVT: cơ sở

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 60

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Danh mục 2000

2005

2008

2009

2010

2011

-Trong đó, CNHT Điện tư Tin học (linh phụ kiện)

- 2 2 3 4 4

- Đầu tư nước ngoài - 2 2 3 4 4Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

+ Số cơ sở CNHT điện tử-tin học chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

Bảng 32. Số cơ sở CNHT điện, điện tư chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008* 2009* 2010* 2011*

CNHT ngành Điện tư Tin học 1 5 6 11 13 15Sản xuất linh kiện điện tử - 2 2 3 4 4Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng - 1 1 2 3 4Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển;

- 1 1 1 1 1

Sản xuất thiết bị điện 1 1 2 5 5 6

2.2.3.2. Số lao động

Năm 2011, số lao động CNHT ngành điện tử-tin học là 1.925 người, tăng 1.830 người so với năm 2000. Trong đó, số lao động SX linh kiện điện tử là nhiều nhất 1.356 người (chiếm số LĐ CNHT ngành điện tử-tin học).

Bảng 33. Số lao động CNHT điện tư-tin họcchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

CNHT Điện tư Tin học 53 498 530 1.350 1.883 1.925SX linh kiện điện tử - 209 216 570 1.065 1.356SXSP điện tử dân dụng - 80 123 300 347 362SX tbị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; SX đồng hồ

- 26 19 20 22 20

Sản xuất thiết bị điện 53 183 172 460 449 453Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.3.3. GTSXCN và tăng trưởng Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất CNHT ngành điện tử-tin học tăng

trưởng bình quân 71,17%/năm, tăng cao hơn bình quân chung ngành điện tử -tin học (ngành điện tử -tin học 64,66%). Điều này cho thấy những năm qua ngành

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 61

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

công nghiệp điện tử-tin học nói chung cũng như ngành CNHT ngành điện tử-tin học nói riêng phát triển nhanh. Trong cơ cấu CNHT điện tử-tin học thì sản xuất thiết bị điện ngày càng giảm đi nhường chỗ cho sản xuất linh kiện điện tử ngày càng tăng.

Bảng 34. GTSXCN và tăng trưởng CNHT điện tư-tin họcchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011Tăng trưởng

2001-2005

2006-2010

CNHT Điện tư -Tin học 37,5 49 61 189 720 754 5,50 71,17

SX linh kiện điện tử - 4 4,5 110 274 293 132,88

SXSP điện tử dân dụng - 9,2 13 15,3 207 207 86,40SX tbị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; SX đồng hồ

- 1,1 4,4 3 6 7 40,40

Sản xuất thiết bị điện 37,5 34,7 39,1 60,7 233 246 1,54 46,35Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100

SX linh kiện điện tử - 8,16 7,38 58,20

38,06 38,14

SXSP điện tử dân dụng - 18,78 21,31

8,09 28,75 28,52

SX tbị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; SX đồng hồ

- 2,24 7,21 1,59 0,83 0,87

Sản xuất thiết bị điện 100 70,82 64,10

32,12

32,36 32,47

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.4. CNHT ngành công nghiệp dệt-may, giầy-dép

2.2.4.1. Số cơ sở sản xuất

+ Số cơ sở dệt-may, giầy-dép phân theo thành phần kinh tế: Số cơ sở dệt - may chủ yếu là các cơ sở ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Còn các cơ sở giầy-dép đều là các cơ sở ngoài quốc doanh

Bảng 35. Số cơ sở dệt-may, giầy-dép phân theo thành phần kinh tếĐVT: cơ sở

Danh mục 2000

2005

2008

2009

2010

2011

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 62

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Dệt-may 4 13 25 27 33 49- QD Địa phương 2 1 - - - -- Ngoài quốc doanh 1 4 17 19 23 38- Đầu tư nước ngoài 1 8 8 8 10 11Giầy-dép 2 2 4 3 5 5- QD Trung ương 1 - - - - -- QD Địa phương 1- Ngoài quốc doanh - 2 3 3 5 5- Đầu tư nước ngoài - - 1 - - -Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc; Số liệu này không tính các hộ cá thể.

+ Số cơ sở dệt-may, giầy-dép chia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân: Trong giai đoạn 2006-2011, số cơ sở CNHT ngành dệt-may, giầy-dép chủ yếu tăng thêm ở các doanh nghiệp dệt và may.

Bảng 36. Số cơ sở dệt-may, giầy-dépchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Ngành dệt-may, giày-dép 6 15 29 29 38 54- Dệt 3 8 14 18 21 27- Sản xuất trang phục 1 5 11 9 12 22- Sản xuất da và các sản phẩm khác 2 2 4 3 5 5

2.2.4.2. Số lao động

Năm 2011, số lao động ngành dệt-may, giầy-dép là 18.694 người, tăng 16.169 người so với năm 2000. Trong đó, lao động ngành may đã là 13.305 người, chiếm 71,17% tổng số lao động ngành dệt-may, giầy-dép.

Bảng 37. Số lao động dệt-may, giầy-dépchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Người

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Ngành dệt-may, giầy-dép 2.525 8.874 16.141 16.045 16.116 18.694- Dệt 174 1.503 1.106 1.389 2.403 2.195- Sản xuất trang phục 350 6.872 11.633 11.812 10.924 13.305- SX da và các sản phẩm có liên quan 2.001 499 3.402 2.844 2.789 3.194

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 63

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.4.3. GTSXCN và tăng trưởng

Sản xuất dệt- may, giầy-dép xuất khẩu đóng góp lớn vào sự phát triển của công nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm. Năm 2011, GTSXCN ngành dệt- may, giầy-dép đạt 1.289,14 tỷ đồng, chiếm 4,87% GTSXCN toàn Tỉnh. Trong đó, GTSXCN ngành may đạt cao nhất, năm 2010 chiếm 80,74% cơ cấu của ngành, năm 2011 chiếm 82,72% cơ cấu ngành.

Bảng 38. GTSXCN và tăng trưởng dệt-may, giầy-dépchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân

ĐVT: Tỷ đồng, giá so sánh

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011Tăng trưởng

2001-2005

2006-2010

Ngành dệt-may, giầy-dép 58,35 672,67 1.024,60 1.189,54 1.285,74 1.289,14 63,06 13,83

- Dệt 29,85 123,94 64,98 121,45 175,26 139,94 32,94 59,74- SX trang phục 6,82 510,88 900,14 1.029,55 1.038,09 1.066,45 137,07 15,23

- SX da và các sản phẩm có liên quan

21,67 37,84 59,47 38,53 72,38 82,74 11,79 13,85

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100- Dệt 51,15 18,43 6,34 10,21 13,63 10,86- SX trang phục

11,69 75,94 87,85 86,55 80,74 82,72

- SX da và các sản phẩm có liên quan

37,13 5,62 5,80 3,24 5,63 6,62

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh PhúcCNHT ngành dệt- may gồm các lĩnh vực sản xuất bông, xơ, sợi, dệt vải

(dệt và hoàn tất), sản xuất các loại phụ liệu ngành may và cơ khí dệt may. Hiện nay, lĩnh vực này của Tỉnh vẫn còn kém phát triển, dệt vải chủ yếu là sản xuất thủ công dưới hình thức làng nghề truyền thống, hệ thống doanh nghiệp tham gia sản xuất rất ít, các khâu sản xuất khác hầu như không phát triển. Các nguyên liệu xơ, sợi tổng hợp, vải của các doanh nghiệp dệt may tại Vĩnh Phúc phần lớn đều phải nhập khẩu. Ngoài ra, một số sản phẩm phụ trợ ngành may như: kim, chỉ khâu, dây kéo, móc áo, bao bì, nhãn mác... cũng đều phải nhập khẩu hoặc mua ở các tỉnh, thành phố khác trong nước.

CNHT cho ngành công nghiệp giầy - dép Vĩnh Phúc: Sản phẩm giầy-dép của tỉnh cũng chủ yếu là sản phẩm gia công với các loại nguyên vật liệu được mua ngoài. Ngành giày- dép Vĩnh Phúc phát triển gần như đơn độc khi thiếu hẳn

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 64

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, và công nghiệp hỗ trợ như hóa chất. Vì vậy, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất giầy đã trở nên phổ biến và diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài trong các doanh nghiệp sản xuất giầy.

2.2.5. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng2.2.5.1. Số cơ sở sản xuất+ Số cơ sở CNHT sản xuất vật liệu phân theo thành phần kinh tếTính đến năm 2011, CNHT ngành sản xuất VLXD có 72 cơ sở. Trong đó,

doanh nghiệp sản xuất CNHT cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài là 2 cơ sở, còn số cơ sở CNHT ngoài quốc doanh là 68 cơ sở.

Bảng 39. Số cơ sở CNHT VLXD phân theo thành phần kinh tếĐVT: Cơ sở

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Toàn ngành CN vật liệu xây dựng (cơ sở), trong đó:

12 39 50 51 51 72

- CNHT VLXD, linh phụ kiện, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng- QD Trung ương 3 3 2 2 2 2- QD Địa phương 5 - - - - -- Ngoài quốc doanh 4 34 48 49 48 68- Đầu tư nước ngoài - 2 - - 1 2

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.5.2. Số lao động

Năm 2011, số lao động CNHT ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là 7.825 người (xem bảng dưới).

Bảng 40. Số lao động CNHT VLXDĐVT: người

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Toàn ngành CN vật liệu xây dựng (người), trong đó: 3.490 6.685 7.414 6.969 7.861 7.825

- CNHT VLXD, linh phụ kiện, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng

- QD Trung ương 1.788 2.105 1.091 1.068 1.016 958

- QD Địa phương 1.093 - - - - -

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 65

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Ngoài quốc doanh 609 4.489 6.323 5.901 6.824 6.823

- Đầu tư nước ngoài - 91 - - 21 44

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 206 604 473 252 299 405

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc

2.2.5.3. GTSXCN và tăng trưởng

Giai đoạn 2001-2005, CNHT ngành VLXD có tốc độ tăng trưởng bình quân 63,51%. Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 8%.

Bảng 41. GTSXCN và tăng trưởng CNHT VLXDchia theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, cấp 5

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng

2001-

2005

2006-

2010Sản xuất vật liệu

xây dựng 189,8 1.571 2.381,9 2.505,5 2.535,2 2.962,00

52,61

10,04

Sản xuất sản phẩm phụ trợ, khoáng phi kim loại khác

116,85

1365,59

2004,02

2239,10

2014,82 1728,42 63,5

1 8,09

Khai thác đá, cát sỏi, sét 9.08 27.95 35.48 17.03 22.53 39.21 25,2

1 -4.22

Nguồn: Tổng hợp tư số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc3. Đánh giá chung 3.1. Kết quả đạt được:Qua nhận dạng và phân tích đánh giá hiện trạng phát triển các ngành

CNHT của 5 ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, có thể đánh giá kết quả đạt được như sau:

- Ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được hình thành và từng bước có những bước phát triển mạnh, trong đó tập trung vào CNHT của 5 ngành công nghiệp lớn đó là ngành công nghiệp cơ khí; công nghiệp điện tử-tin học; công nghiệp ô tô, xe máy; công nghiệp dệt-may, giầy-dép; công nghiệp vật liệu xây dựng (năm 2011 tỷ trọng GTSXCN 5 ngành chiếm 23,05% GTSXCN toàn ngành công nghiệp). Tốc độ tăng trưởng 5 ngành giai đoạn 2006 – 2010 bình quân đạt 23,92%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp (toàn ngành tăng 22,64%/năm). Điều này cho thấy CNHT Vĩnh Phúc đã

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 66

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

có những bước phát triển đáng kể và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững.

- Đã hình thành khá rõ nét một số lĩnh vực CNHT như CNHT phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; CNPT ngành điện tử-tin học, CNHT ngành công nghiệp cơ khí; CNHT ngành dệt-may, giầy-dép; CNHT ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số ngành CNHT giai đoạn 2006-2010 có tỷ trọng lớn và tăng trưởng với tốc độ cao như CNHT ngành cơ khí tăng 49,39%/năm; CNHT ngành ô tô, xe máy tăng 25,79%/năm, CNHT ngành điện tử-tin học tăng 71,17%/năm; CNHT ngành dệt-may, giầy-dép tăng 13,83%/năm, CNHT ngành vật liệu xây dựng tăng 8,09%.

Sự phát triển nhanh của các lĩnh vực CNHT này đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực phát triển nhanh (như ngành cơ khí, ngành ô tô, xe máy) và đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của các ngành công nghiệp chủ lực (như ngành điện tử-tin học, ngành ô tô, xe máy, dệt-may, giầy-dép).

- Ngành CNHT phát triển đã cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm CNHT phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, nhất là CNHT ngành cơ khí và CNHT ô tô, xe máy góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá một số sản phẩm như sản xuất lắp ráp xe máy.

- Công nghiệp hỗ trợ phát triển đã góp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực CNHT và các lĩnh vực sản xuất thành phẩm khác như sản xuất ô tô, xe máy, vật liệu điện. Bên cạnh đó, sự phát triển của CNHT thời gian quan đã hình thành mối liên kết sản xuất giữa các thành phần kinh tế giữa cơ sở sản xuất trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất CNHT vệ tinh cho các doanh nghiệp lắp ráp. Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục tăng cường mối liên kết trong sản xuất giữa các thành phần kinh tế trong thời gian tới.

3.2. Một số tồn tại, nguyên nhâna) Tồn tại, hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua việc phát triển

CNHT cũng còn nhiều khó khăn tồn tại, cụ thể:- Một số công ty nước ngoài khi đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng cho ô

tô ở Việt Nam còn hạn chế do bị điều tiết bởi chiến lược phát triển của công ty mẹ trong việc phân bố thị trường sản xuất linh kiện phụ tùng có lợi nhuận cao nhất. Do vậy việc đầu tư sản xuất phụ tùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn và có thể nói là không đáng kể so với nhu cầu thực tế. Đến nay, đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô nhìn chung chưa nhiều, còn mang tính nhỏ lẻ; sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô còn yếu, nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước. Vì thế, ngành sản xuất ô tô Việt Nam hàng

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 67

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn linh kiện, phụ tùng với giá trị nhập khẩu gần 2 tỷ USD.

- Tuy CNHT đã hình thành và phát triển ở tỉnh Vĩnh Phúc nhưng nhìn chung sản phẩm CNHT của các ngành công nghiệp chủ lực còn khá khiêm tốn. Ngoài một số lĩnh vực CNHT ngành công nghiệp mô tô, xe máy khá phong phú về chủng loại, còn lại các lĩnh vực khác mới dừng lại ở một vài sản phẩm linh kiện (như lĩnh vực cơ khí chế tạo, CNHT ô tô, CNHT điện tử- tin học), mặc dù những lĩnh vực này rất có nhiều tiềm năng cho phát triển đa dạng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Sự kém phong phú về chủng loại các sản phẩm CNHT đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu với chi phí cao hơn.

- Sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ chế tạo còn thấp, chủ yếu là gia công và lắp ráp cụm linh kiện, sản xuất sản phẩm đơn giản là chính. Bên cạnh đó, CNHT sản xuất nguyên, vật liệu (công nghệ vật liệu) như sắt, thép, kim loại màu, cao su kỹ thuật, nhựa kỹ thuật, da, bông chưa phát triển, chủ yếu phải nhập khẩu, do đó sản phẩm CNHT có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động. Công nghệ sản xuất các sản phẩm CNHT còn ở trình độ thấp, chưa thu hút được công nghệ cao, công nghệ nguồn trong sản xuất các linh kiện, phụ tùng đòi hỏi kỹ thuật cao như vi mạch, linh kiện bán dẫn, chíp, chế tạo chi tiết phức tạp như động cơ xe máy, ô tô. Sản xuất chủ yếu từ việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ giản đơn là chính.

- Trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành CNHT theo kết quả đánh giá phân tích trong phần hiện trạng nhìn chung còn thấp, nhiều lĩnh vực mang tính công nghệ cao, hiện đại như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí nhưng trình độ nguồn nhân lực còn thấp. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất sản phẩm CNHT và qua đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm CNHT trên thị trường trong nước và thế giới, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành CNHT còn chưa cao.

- Các doanh nghiệp sản xuất CNHT trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng và quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước sản xuất CNHT chỉ có khả năng sản xuất một số sản phẩm đơn giản. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài mới hình thành ở mức sơ khai, phạm vi hẹp. Các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào trong hệ thống sản xuất sản phẩm CNHT của các tập đoàn lớn, do thiếu thông tin cũng như năng lực sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các nhà lắp ráp.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 68

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Việc thực hiện quy định nội địa hoá sản phẩm còn quá thấp. Nhiều doanh nghiệp cam kết đạt tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm từ 30-40% sau 10 năm kể từ khi được cấp phép, nhưng cho đến nay hầu hết chỉ đạt từ 2-10%, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô mức nội địa hoá thường không quá 6%.

- Giá thuê đất của Vĩnh phúc quá cao so với các địa phương khác nên giảm khả năng cạnh tranh

- Vĩnh Phúc không có cảng biển để phục vụ Xuất khẩub) Nguyên nhân tồn tạiNguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển các ngành

CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đánh giá như sau:- Thời gian qua, Việt Nam đã có bước tăng trưởng kinh tế khá, tuy nhiên

so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippines quy mô thị trường trong nước vẫn còn tương đối nhỏ với dân số hơn 85 triệu dân, cũng hạn chế đến quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, do thị trường của các loại hàng hóa còn phân tán, đồng thời chịu sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hóa nhập lậu. Đối với thị trường ô tô, sức tiêu thụ xe hơi tại Việt Nam quá nhỏ, chỉ bằng 1/20 so với Thái Lan, trong khi chủng loại ôtô nhiều, số lượng mỗi chủng loại lại quá ít.

- Môi trường đầu tư, như: Hạ tầng kỹ thuật (điện, thông tin), nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự đảm bảo các điều kiện để hấp dẫn, thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, CNHT vào tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung (ngay thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành các khu công nghệ cao, tuy nhiên thu hút các nhà đầu tư cũng còn rất hạn chế). Đây là một trở ngại rất lớn trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch về phía các ngành CNHT, nhất là CNHT ngành điện-điện tử, cơ khí mang tính kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, hiện nay mặc dù môi trường chính sách ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động nhưng chính sách pháp luật thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bổ sung, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thu hút phát triển ngành CNHT.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển CNHT nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển các sản phẩm CNHT có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với các ngành CNHT đòi hỏi công nghệ chế tạo tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao thì nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm này đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, do đó rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực CNHT, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại.

- Thông tin về phát triển các lĩnh vực, sản phẩm CNHT còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu cao về hợp tác

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 69

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

phát triển, chia sẻ thông tin là hết sức cần thiết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp có nhu cầu hoặc có năng lực sản xuất nhiều sản phẩm CNHT, tuy nhiên do thiếu thông tin nên không thể sản xuất, tiêu thụ hoặc tìm nhà cung cấp những sản phẩm linh phụ kiện đáp ứng nhu cầu. Điều này dẫn đến giữa doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp không gặp nhau, nên không thể hợp tác sản xuất để cùng phát triển.

- Thiếu sự liên kết chặt chẽ và rộng rãi giữa các doanh nghiệp CNHT với nhau, giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc thiếu liên kết chặt chẽ xuất phát từ một số lý do như: (1) Các danh nghiệp trong nước với xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân, kỹ sư chưa cao nên chưa thể đi sâu nghiên cứu, sản xuất các chi tiết sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất lượng và thời gian giao hàng. (2) Các doanh nghiệp thiếu thông tin lẫn nhau, do đó không biết ai cần gì, ai làm ra cái gì. Chất lượng một số sản phẩm CNHT của doanh nghiệp trong nước còn thấp, chưa đồng đều và giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (3) Các doanh nghiệp FDI, thông thường đã có riêng hệ thống vệ tinh quen thuộc từ lâu trên thế giới, hơn nữa cùng với quá trình hội nhập, các quy định thuế quan ngày càng được nới lỏng, các doanh nghiệp FDI có xu thế sử dụng dịch vụ của hệ thống này hơn là phối hợp cùng phát triển với các doanh nghiệp nội địa. (4) Vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc tạo điều kiện phối hợp, liên kết doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hiệp hội chưa trở thành đầu mối quan trọng trong hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài phối hợp, liên kết sản xuất để cùng phát triển.

- Chính sách khuyến khích phát triển CNHT mới được hình thành (Quyết định số: 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/2/2011), các sản phẩm CNHT thực hiện theo chính sách chung, do đó chưa có những ưu tiên, khuyến khích phát triển đối với từng ngành CNHT. Thực tế cho thấy chính sách công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Nhà nước có ảnh hưởng chung trên toàn quốc, kể cả Vĩnh Phúc. Do đó cần phải hoàn thiện một chính sách công nghiệp, trong đó có ưu tiên CNHT và cần phải tập trung vào xây dựng những chính sách về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ kỹ thuật cao để thu hút phát triển các ngành CNHT.

- Trong tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu, thị trường ngày càng mở rộng nhưng do tính đặc thù về công nghệ, quá trình chuyên môn hóa trong các ngành CNHT ngành cơ khí, điện-điện tử đang diễn ra rất quyết liệt, các tập đoàn xuyên quốc gia luôn nắm vai trò quyết định trong chiến lược phát triển và chi phối hoạt động của ngành hàng. Từng hãng, từng quốc gia đều có chiến lược riêng về tổ chức sản xuất vệ tinh và phân chia thị trường. Vì vậy doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tham gia hệ thống sản xuất CNHT của tập đoàn, công ty đa quốc gia đó và Nhà nước cũng rất khó khăn trong việc hoạch định chính sách,

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 70

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

định hướng chiến lược cho phát triển những ngành CNHT phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 71

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN II: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC

1. Môi trường quốc tế

Trên thế giới hiện nay, CNHT là lĩnh vực khá phát triển và các cơ sở sản

xuất thường được liên kết với nhau thành các “liên kết công nghiệp” (Industrial

cluster) là những công ty nối liền nhau theo địa lý, những nhà thầu phụ, nhà

cung ứng dịch vụ và các thể chế hỗ trợ của chính quyền địa phương, viện,

trường, hiệp hội. Liên kết công nghiệp gồm các hoạt động chuẩn bị cho quá

trình sản xuất (gồm cung ứng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất sản

phẩm v.v... và các hoạt động thương mại). Các yếu tố ảnh hưởng đến CNHT là

phạm vi cạnh tranh, lợi thế so sánh, cấu trúc công ty, chiến thuật và sự cạnh

tranh.

Nhật Bản đã phát triển thành công các ngành CNHT tại địa phương. Các

ngành công nghiệp chủ lực được lựa chọn là công nghệ sinh học, ICT, điện tử,

năng lượng mới, sinh học và tái chế dựa vào lợi thế so sánh vùng; hoạt động

nghiên cứu, phát triển khoa học, năng lực quản trị hay tích lũy công nghiệp.

Do đó, để phát triển CNHT bền vững, chúng ta phải xem xét lợi thế so

sánh của địa phương về địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực v.v...

Đầu những năm 1990, Liên minh Châu Âu và các nước thành viên thừa

nhận sự cạnh tranh yếu kém của ngành công nghiệp và dự định triển khai những

biện pháp hỗ trợ hữu hiệu để tăng tính cạnh tranh của ngành công nghiệp Châu

Âu. Năm 1994, những chiến lược đổi mới vùng (Regional Innovation Strategies

RIS), được đưa ra và phát triển vào cuối những năm 1990 về đào tạo nghề,

những chính sách của địa phương hỗ trợ doanh nghiệp. Vào những năm 2000,

nhà nước quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp về chuyển giao công nghệ, sự liên

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 72

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

kết giữa các doanh nghiệp, liên kết với các viện trường và những trung tâm

nghiên cứu.

Western Scotland thành công nhất về CNHT, trước đây Western Scotland

ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nhưng xu hướng này đã giảm qua nhiều thập

kỷ. Scotland thu hút những dự án FDI vào những năm 1980 và trở thành “thung

lũng Silicon”. Sau đó, để không phụ thuộc vào những doanh nghiệp FDI và

khuyến khích sự phát triển các thành phần kinh tế, phát triển CNHT được

khuyến khích nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo nhiều việc làm,

tăng phúc lợi xã hội, phát triển lực lượng lao động và tăng khả năng cạnh tranh

của các ngành công nghiệp. Những doanh nghiệp này thành công về kinh tế lẫn

xã hội nhờ vào quỹ tái cấu trúc của Châu Âu, Anh và Scotland.

Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ & vừa và triển vọng của nó góp phần

quan trọng vào sự thành công của phát triển CNHT của các quốc gia trên thế

giới. Có một số doanh nghiệp nhỏ & vừa khá thành công nhờ vào chính sách

CNHT ở địa phương, sự liên kết với những doanh nghiệp khác hay viện trường

để triển khai những kỹ thuật mới và nguồn tài nguyên chưa khai thác của địa

phương. Hokkaido Bio-industry Ltd là công ty liên doanh CNHT về lĩnh vực

R&D bằng nguồn tài nguyên địa phương. Đây là ngành công nghiệp thuộc lĩnh

vực công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Chính quyền trợ cấp cho

Hokkaido Bio-industry Ltd nghiên cứu đa dạng và thương mại hóa và được các

viện trường hỗ trợ.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 73

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Dự án CNHT về sinh thái học và năng lượng ở Kinki, thu hút liên kết doanh nghiệp nhỏ & vừa, các viện trường. Adhoc Kobe, WATT Kobe và EE Net là những nhóm dự án điển hình hay liên doanh và được hỗ trợ bởi công chúng, viện trường, những kỹ sư tư vấn. Họ thường xuyên đối mặt với những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ & vừa khẳng định sự phát triển của họ nhờ vào chính sách phát triển kinh tế địa phương và tận dụng lợi thế so sánh của nguồn tài nguyên địa phương.

Sự gắn bó về yếu tố địa lý, văn hóa và hỗ trợ của chính quyền địa phương, cũng như sự tích lũy của doanh nghiệp và sự tập trung vùng là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công của CNHT. Hiện nay, sự phát triển của CNHT là nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển bền vững các ngành công nghiệp.

Sau thảm họa kép tại Nhật Bản, có thể sẽ hình thành một luồng đầu tư mới của các doanh nghiệp sản xuất CNHT và các ngành công nghiệp chế tạo ra nước ngoài, do các doanh nghiệp trong quá trình tái thiết cần tìm địa điểm sản xuất ổn định và bền vững. Mặc dù Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác ở ASEAN đang được đánh giá cao ở châu Á, Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh, chế độ chính trị xã hội ổn định nhất trong khu vực. Đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam có thể tăng thu hút đầu tư từ Nhật Bản một cách mạnh mẽ, nếu có được các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả và năng lực trong nước đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản.

Tính đến năm 2012, lĩnh vực CNHT đã có 1.631 DN FDI đầu tư với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện - điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên 5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất thu hút được trên 1,9 tỷ USD và CNHT ngành da giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD.

Cho đến nay CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là “thành công nhất” với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đạt khoảng 85-90%. Bước đầu đã có sự chuyển giao công nghệ từ các công ty lắp ráp nước ngoài đến các DN Việt Nam cung ứng linh kiện, tuy nhiên nhiều linh kiện, chi tiết quan trọng với “giá trị cao” vẫn do các nhà cung ứng FDI thực hiện.

Để phát triển ngành CNHT, các quốc gia đi trước tập trung vào thu hút FDI và bằng quy định tỷ lệ nội địa hóa đối với các DN FDI. Từ hai chính sách này, các ngành công nghiệp trong nước đã được nhận chuyển giao công nghệ từ các DN nước ngoài. Rất tiếc là ngành công nghiệp Việt Nam đã bỏ qua giai đoạn đó!

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 74

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách liên quan đến yêu cầu nội địa hóa là hết sức nhạy cảm vì có thể “vi phạm” các quy định tự do hóa thương mại quốc tế. Vì thế, để phát triển ngành CNHT chúng ta cần có một số công cụ “sắc nét” hơn để thu hút và sớm nhận chuyển giao từ các DN FDI sang DN nội địa trước khi quá muộn.

Ngoài nguồn vốn FDI như đã nói ở trên, nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ là rất quan trọng, nguồn vốn này có thể định hướng vào các ngành then chốt của nền kinh tế như mạng lưới điện, nước, hạ tầng viễn thông. Đó là những lĩnh vực Nhà nước có thể độc quyền do liên quan đến an ninh quốc gia.

Song song với định hướng đầu tư phát triển CNHT thì chất lượng nguồn lao động có kỹ năng để đáp ứng cho công nghiệp hỗ trợ là rất quan trọng, cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn lao động cho CNHT trong những năm trước mắt và lâu dài.

Ở Vĩnh Phúc, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất CNHT hiện tại là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, có trình độ quản lý, công nghệ, vốn... cao hơn các doanh nghiệp trong nước, do đó hội nhập sẽ có nhiều tác động tích cực cho các doanh nghiệp phát triển. Hội nhập cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT trong nước, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là các DNV&N, ngoài sự cạnh tranh với các doanh nghiệp ĐTNN ở trong nước, các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với hàng hoá thị trường toàn cầu. Đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp CNHT trong nước trong tiến trình hội nhập. Việc thay đổi về công nghệ, bộ máy điều hành, chính sách và sách lược kinh doanh, năng động... và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất CNHT phát triển.

2. Môi trường trong nướcMôi trường trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển

CNHT, thể hiện qua các yếu tố sau:2.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan

đến phát triển ngành CNHT. Đây là những nhân tố hết sức quan trọng đến phát triển ngành CNHT cả nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng. Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam không ngừng được cải thiện cho phù hợp với các điều kiện quốc tế và thực hiện lộ trình thuế ưu đãi theo cam kết thương mại sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có CNHT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thị trường CNHT trong nước phát triển phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của các chính sách, trong thời gian quan, một số chính sách về thuế, phí ô tô chưa rõ ràng, có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 75

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

2.2. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có liên quan đến phát triển doanh nghiệp như Luật đầu tư (1/7/2006), xác định các lĩnh vực sản xuất theo mức độ ưu tiên, ưu đãi đầu tư, trong đó có CNHT. Đối với các doanh nghiệp nhỏ & vừa, liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất CNHT có một số chính sách như: Năm 2006, Chính phủ có Nghị quyết số: 01/2006/NQ-CP ngày 16/01/2006 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, trong đó xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đối với phát triển ngành công nghiệp là “Tiếp tục rà soát lại các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phân ngành công nghiệp đã có để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhất là quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ”. Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010). Mới đây là Quyết định số: 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển CNHT và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

2.3. Vĩnh Phúc, với lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (chiếm khoảng 4,64% diện tích và trên 16% dân số cả nước, tạo ra đến trên 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nơi tập trung tới trên 25-30% sản lượng công nghiệp của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung tới 18% số khu công nghiệp cả nước), là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội (trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước), gần trung tâm phát triển công nghiệp cơ khí của Việt Nam là tỉnh Thái Nguyên, lại là một thành phố du lịch, hiện đang rất thuận lợi trong thu hút sản xuất CNHT một cách có chọn lọc, so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay về điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh Vĩnh phúc trong phát triển các ngành CNHT là nguồn nhân lực và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chưa đủ mạnh. Trong khi nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành kỹ thuật, là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất CNHT.

Đối với Vĩnh Phúc, là một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển, xác định phát triển mạnh CNHT thời gian tới là hết sức cần thiết, UBND tỉnh đã Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc  đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, “lấy Công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc trong quá trình CNH-HĐH” (tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 15/1/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc), là một trong những tác động tốt đến phát triển CNHT do đại đa số các sản phẩm CNHT thuộc nhóm các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh. Hội đồng nhân Tỉnh đã có Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về cơ chế hỗ trợ các dự án CNHT đầu tư vào các Khu, CCN trên địa bàn tỉnh. Với việc thực hiện có hiệu quả những chính sách phát triển công nghiệp hiện tại và nghiên cứu hình thành những chính sách mới ưu tiên phát triển CNHT sẽ tạo

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 76

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

điều kiện thuận lợi cho các ngành CNHT Vĩnh Phúc phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh bền vững.

2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật (điện, thông tin, nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sản xuất CNHT với quy mô lớn, công nghệ hiện đại rất cần những điều kiện về kỹ thuật hạ tầng tốt mới đáp ứng yêu cầu phát triển và thu hút các nhà đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại. Tuy nhiên, điều kiện hạ tầng phải đồng bộ cả về cơ sở vật chất và hạ tầng xã hội, nếu không có sự đồng bộ thì cũng không phát huy hết tiềm năng về phát triển CNHT trên địa bàn.

Bên cạnh đó, gần thành phố Hà Nội, là trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều điều kiện trong việc thu hút đầu tư những dự án CNHT có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, công nghệ cao do có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (có các khu công nghệ cao), thuận lợi về nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính tốt hơn so với Vĩnh Phúc. Do đó, đây cũng là một trong những khó khăn cho Vĩnh Phúc trong việc hoạch định chính sách phát triển CNHT, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thông qua chính sách thu hút đầu tư những ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, hiện đại.

2.5. Ngoài những nhân tố trên, phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn phụ thuộc vào rất nhiều những nhân tố khác, như: Tăng trưởng các ngành kinh tế sẽ tăng quy mô sản xuất các sản phẩm công nghiệp và qua đó CNHT có điều kiện phát triển; khả năng cạnh tranh sản phẩm CNHT của các doanh nghiệp trong nước; các điều kiện về nguồn nguyên liệu. Hiện nay hầu hết các nguyên liệu thô (phục vụ công nghệ vật liệu) cho sản xuất CNHT trên địa bàn đều phải nhập khẩu. Bên cạnh các nhân tố vĩ mô, các nhân tố vi mô liên quan đến ngành CNHT, doanh nghiệp như năng lực tổ chức quản lý sản xuất, khả năng tài chính của các doanh nghiệp, công nghệ máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển CNHT của Vĩnh Phúc.

3. Cơ sở xây dựng quy hoạch phát triển CNHT ở Vĩnh PhúcCác nhân tố tác động đến phát triển CNHT ở Vĩnh Phúc:

a) Vị trí địa lý của Vĩnh phúc:

Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ nối liền Thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc; hệ thống giao thông thuận lợi có cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, (gần sân bay quốc tế Nội Bài), nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ, nối Vĩnh Phúc với hai cảng biển lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng….là điều kiện rất tốt cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm của ngành CNHT và xuất khẩu các chi tiết, linh kiện đến các thị trường có nhu cầu trên thế giới.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 77

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

b) Dung lượng thị trường: Dung lượng thị trường của khu vực hạ nguồn cho các ngành CNHT ở Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thấp. Trừ ngành công nghiệp xe máy, điện tử gia dụng, các ngành chế tạo khác như ô tô, máy công nghiệp có sản lượng tiêu thụ hàng năm thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nhu cầu về các ngành CNHT ở Việt Nam hiện nay rất lớn. Theo nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu Nomura công bố tháng 5 năm 2011, các ngành CNHT còn ít được cung cấp tại Việt Nam tập trung vào việc sản xuất theo các công nghệ: Đột-dập-hàn, đúc, xử lý nhiệt, mạ. Nếu xếp theo loại công nghệ cung ứng, mà không xếp loại theo sản phẩm cung ứng, các ngành CNHT ở Việt Nam ở những công đoạn này hiện có nhu cầu ở hầu khắp các ngành công nghiệp chế tạo, do đó thị trường cho các doanh nghiệp dạng này là rất lớn ở Việt Nam. (Xem bảng 30)

Bảng 42. Nhu cầu về CNHT tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ Các ngành công nghiệp có nhu cầu

Hạng mục

Sản phẩm, dịch vụ

No.

Dệt may

Xe hai

bánh

Điện gia

dụng (Hàng trắng)

Điện gia

dụng (AV)

Gia công KL,

khuôn, khuôn

đúc, lắp ráp

Thiết bị văn phòng

Xe 4 bánh (Bus-

Xe tải)

Xe 4 bánh(Xe chở

khách)

Sản xuất linh kiện

(theo công nghệ)

Đột- dập- hàn 1 * * *Đúc nhựa 2 * *Cao su 3 * * *Đúc, đúc áp lực 4 * *Kính 5 * * *Linh kiện điện 6 * *** *Linh kiện điện tử 7 * *

Thiết bị Khuôn 8 *

Nguyên vật liệu

Sơn 9 * * * * *Hạt nhựa 10 ** *

Công nghệ xử

Xử lý nhiệt 11 * * *Mạ (Xử lý

12 ** * *

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 78

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

bề mặt)

Nguồn: JICA Việt Nam, 2011

(*) Đã yêu cầu từ các doanh nghiệp cung ứng ở nước ngoài (hiện chưa có ở Việt Nam)(**) Hy vọng được cung cấp ở Việt Nam sau 3-5 năm(***) Hy vọng được cung cấp ở Việt Nam sau 5 nămc) Sự phát triển của công nghiệp hoàn thiện, công nghiệp lăp ráp của

Vĩnh Phúc và các tỉnh xung quanh như Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Hải Dương.....là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển CNHT dựa trên việc sản xuất các linh kiện, phụ kiện đáp ứng nhu cầu cao của các ngành sản xuất ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử

d) Lợi thế phát triển của tỉnh : Một trong những khó khăn của CNHT là sự thiếu hụt nguyên vật liệu, đặc biệt các loại thép chế tạo ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được một số nhà máy luyện kim, sản xuất thép chất lượng cao, sử dụng trong chế tạo sản phẩm cơ khí.

e) Chính sách thu hút đầu tư: Việc quan tâm thu hút đầu tư vào phát triển CNHT của Tỉnh thời gian qua sẽ góp phần quan trọng trong việc doanh nghiệp sản xuất CNHT, cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa, quyết định đầu tư vào sản xuất CNHT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm phát triển- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng vững chắc cho phát

triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh một cách bền vững gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

- Phát triển CNHT phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, trước mắt gắn với mục tiêu nội địa hoá các sản phẩm công nghiệp chủ lực; lâu dài cần phấn đấu CNHT của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

- Phát triển CNHT trên cơ sở phát huy và tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn đa quốc gia nhằm tranh thủ khả năng về vốn và trình độ công nghệ tiên tiến, tiến tới tiếp nhận chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn cho năng lực nội sinh của tỉnh.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 79

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ một số lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt là CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô và CNHT điện tử-tin học.

- Phát triển CNHT cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, có thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNHT

giai đoạn đến năm 2015 đạt 23,23%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 18,71%/năm và giai đoạn 2021-2030 là 17,63%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành CNHT đạt 13.855 tỷ đồng năm 2015, 32.661 tỷ đồng năm 2020 và 165.725 tỷ đồng năm 2030 theo giá so sánh.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNHT trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2015 đạt 19,56%, năm 2020 là 36,71% và đến năm 2030 đạt 36,91%.

2.3. Luận chứng các phương án phát triển:a) Phương án 1: Phương án tăng trưởng chậmPhương án tăng trưởng chậm được giả định trong trường hợp nền kinh tế

thế giới hồi phục chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thấp, ảnh hưởng cả về nguồn vốn đầu tư FDI, DDI và thị trường xuất nhập khẩu tác động đến triển khai thực hiện dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo phương án này, dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2015 đạt 11,76%; giai đoạn 2016-2020 là 14,13% và giai đoạn 2021-2030 đạt 17,13%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ tăng từ 4.876,33 tỷ đồng năm 2010 lên 8.501 tỷ đồng năm 2015, 16.461 tỷ đồng năm 2020 và đạt 80.000 tỷ đồng năm 2030.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ năm 2010 chiếm tỷ trọng 10,06% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; năm 2015 chiếm 12,00%, năm 2020 là 18,50% và năm 2030 chiếm 20,15%.

b) Phương án 2 : Phương án trung bình

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 80

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Theo phương án này, công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc phát triển ở mức độ tích cực, khả năng huy động vốn từ các nguồn đầu tư trong nước (DDI) và nước ngoài (FDI) khả thi, triển khai đúng tiến độ. Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ theo phương án trung bình như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2015 đạt 23,23%; giai đoạn 2016-2020 là 18,71% và giai đoạn 2021-2030 là 17,63%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ tăng từ 4.876,33 tỷ đồng năm 2010 lên 13.855 tỷ đồng năm 2015, 32.661 tỷ đồng năm 2020 và 165.725 tỷ đồng năm 2030.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,56% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp, năm 2015 tăng lên là 19,56%, năm 2020 là 36,71% và năm 2030 đạt 36,91%.

c) Phương án 3 : Phương án tăng trưởng nhanhPhương án tăng trưởng nhanh được giả định trong trường hợp tốc độ tăng

trưởng kinh tế của tỉnh nhanh, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn đầu tư nước ngoài. Theo phương án này, dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2015 đạt 30,52%; giai đoạn 2016-2020 là 21,59% và giai đoạn 2021-2030 là 19,25%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ tăng từ 4876,33 tỷ đồng năm 2010 lên 18.469 tỷ đồng năm 2015, 49.083 tỷ đồng năm 2020 và đạt 285.440 tỷ đồng năm 2030.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,56% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; năm 2015 tăng lên là 20,0%, năm 2020 là 36,80% và năm 2030 đạt 37%.

d). Luận chứng phương án chọn:Một phương án phát triển phù hợp phải là phương án có tính hiện thực và tích

cực, căn cứ vào nguồn lực phát triển, dựa trên dự báo phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và căn cứ vào nhu cầu thị trường chung cũng như yêu cầu phát triển bền vững, phương án 2 được coi là phương án hiện thực và có tính khả thi cao.

Như vậy phương án 2 là phương án lựa chọn để xây dựng mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020. Trong trường hợp thuận lợi (về thu hút các nguồn vốn đầu tư, tình hình kinh tế thế giới và trong nước khả quan, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đi vào hiện thực có tác dụng theo hướng đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ....) có thể chuyển sang phương án 3 để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 81

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

e). Các tiêu chí lựa chọn ngành CNHT theo thứ tự ưu tiên - Nhu cầu thị trường trong nước và khả năng đáp ứng của ngành lớn (có

tính đến xuất khẩu). - Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch.- Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác phát triển, nâng cao tỷ lệ giá trị tăng

thêm trong sản phẩm.f). Danh mục thứ tự ưu tiên các ngành CNHT như sau:Trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của các ngành công nghiệp trên địa bàn

tỉnh, nghiên cứu xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp từ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Bộ, nghiên cứu xu thế phát triển các ngành dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể đưa ra thứ tự ưu tiên các ngành CNHT như sau:

(1) Công nghiệp hỗ trợ sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; (2) Công nghiệp hỗ trợ điện tử-tin học;(3) Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo; (4) Công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng; (5) Công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 82

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 43. Cơ cấu, mục tiêu phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020(Theo phương án chọn)

(Giá so sánh 1994)

Các phân ngành CNHT

2010 2015 2020 2030 Nhịp độ tăng trưởng GTSXCN bình quân năm (%)

GTSXCN Tỷ trọng GTSXCN Tỷ

trọng GTSXCN Tỷ trọng GTSXCN Tỷ

trọng 2011-2015

2016-2020

2021-2030(Tỷ

đồng) (%) (Tỷđồng) (%) (Tỷ

đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

CNHT sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy 2.676 54,88 4.200 30,31 6.500 19,90 15.000 9,05 9,43 9,13 8,72

CNHT sản phẩm điện tử tin học 533.83 10,95 5.550 40,06 18.133 55,52 124.000 74,82 59,73 26,72 21,20

CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo 530 10,87 1.627 11,74 3.504 10,73 14.504 8,75 25,15 16,58 15,26

CHHT sản phẩm dệt may, da giày 128,5 2,64 450 3,25 950 2,91 2.951 1,78 28,49 16,12 12

CNHT VLXD 1.008 20,67 2.028 14,64 3.574 10,94 9.270 5,59 15,00 12,00 10,00

Tổng CNHT 5 ngành 4.876.33 100 13.855 100 32.661 100 165.725 100 23,22 18,71 17,63

Tổng toàn ngành CN 42.188,8 - 70.844 - 88.977 - 448.977 - 13,76 4,66 17,57

Tỷ trọng CNHT/Toàn ngành CN (%) 11,56 - 19,56 - 36,71 - 36,91 - - - -

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 83

3. Quy hoạch phát triển các phân ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến 2030

3.1. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất và lăp ráp ôtô, xe máy3.1.1. Quan điểm phát triển ngànhNgành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy trong quy hoạch này

được xác định theo Quyết định số: 10/2007/QĐ-TTg 23/1/2007 về hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ nhóm ngành cấp II mã ngành 29.

Ngoài quan điểm chung về phát triển ngành CNHT của Tỉnh, phát triển CNHT ngành sản xuất lắp ráp ô tô xe máy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn có các quan điểm đặc thù sau:

- Tập trung phát triển CNHT một số lĩnh vực trọng tâm như CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp ô tô, xe máy. Bên cạnh đó tận dụng năng lực chế tạo để sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị phục vụ các ngành, lĩnh vực công nghiệp khác.

- Thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia các ngành nghề sản xuất chủ chốt, đầu tư theo hướng tập chung sản xuất, trở thành các mắt xích trong dây chuyền sản xuất, cung ứng linh phụ kiện toàn cầu cho các công ty, tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy đa quốc gia. Hỗ trợ, thúc đẩy tạo môi trường chuyển giao công nghệ giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp sản xuất trong nước, tận dụng lợi thế của người đi sau trong việc ứng dụng công nghệ cao trong ngành.

- Với xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế, xác định thị trường sản xuất CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy không chỉ dừng lại sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất trong tỉnh, trong nước, mà là hướng tới thị trường toàn cầu. CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy tỉnh Vĩnh Phúc phải từng bước là một bộ phận của CNHT của ngành này trên toàn quốc.

- Khuyến khích tạo điều kiện để công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng từng bước đáp ứng nhu cầu của các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia, nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng; Đảm bảo đủ năng lực cung ứng nhu cầu linh phụ kiện cho thị trường trong nước, hướng đến thị trường quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành3.1.2.1. Mục tiêu chungPhát triển mạnh CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy nhằm thúc đẩy

ngành công nghiệp ô tô, xe máy phát triển thành ngành công nghiệp then chốt của địa phương, trên cơ sở phát huy năng lực sản xuất các sản phẩm hiện có, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT ngành ô tô, xe máy có công nghệ cao,

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

hiện đại tạo điều kiện thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm ô tô nguyên chiếc, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thểTheo Quyết định số: 1483 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày

26/8/2011, ngành lắp ráp sản xuất ô tô có 15 sản phẩm được hỗ trợ ưu tiên phát triển. Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ nêu 6 ngành hàng được hỗ trợ ưu tiên phát triển, gồm: dệt-may, da-giày, điện tử-tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm trên sẽ được xem xét áp dụng cơ chế hỗ trợ thích hợp theo quy định tại Điều 4 của Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Căn cứ vào mục tiêu chung tại điểm mốc năm 2015 và năm 2020 của ngành công nghiệp cơ khí ghi trong quyết định số 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với việc phân tích đánh giá hiện trạng phát triển CNHT phục vụ sản xuất và lắp ráp ô tô-xe máy trong thời gian qua trên địa bàn, xác định mục tiêu phát triển cụ thể CNHT phục vụ sản xuất và lắp ráp ô tô-xe máy như sau:

Bảng 44. Mục tiêu sản phẩm

TT Danh mục sản phẩm

GTSX CNHT (Tỷ đồng)

Tăng trương bình quân (%)

2010 2015 2020 2011-2015

2016-2020

GTSX toàn ngành CNHT 2.676,79 4.200 6.500 9,43 9,13

1 Nhóm động cơ và chi tiết động cơ ô tô xe máy 127,02 228 436 12,41 13,84

2 Khung, thân vỏ, của xe 494,64 768 1274 9,20 10,653 Hệ thống truyền lực 42,17 84 155 14,78 13,034 Hệ thống lái 100 160 9,865 Hệ thông cung cấp nhiên liệu 110 232 16,106 Hệ thống treo 12,41 25 46 15,04 12,977 Bánh xe 12,78 32 71 20,15 17,288 Hệ thống phanh 1577,6 1970 2526 4,54 5,109 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 98 149 8,74

10 Linh kiện điện – điện tử cho ô tô xe máy 48,4 92 186 13,71 15,12

11 Linh kiện nhựa, cho ô tô xe máy 361,77 610 1120 11,01 12,92

12 Hệ thống xử lý khí thải 83 145 11,80

Giai đoạn đến 2015 ngành CNHT sản xuất ô tô xe máy tập trung nắm vững công nghệ mới, tăng năng lực sản xuất tại các cơ sở hiện có. Trong giai

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 85

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

đoạn này tỷ lệ tăng trưởng bình quân khá. Giai đoạn 2016 đến 2030 tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, cung cấp chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp cao hơn đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Với tỉ lệ nội địa hóa sản xuất lắp ráp xe máy lên đến 80-90% và sản xuất lắp ráp ô tô vào khoảng 7-10% trong tổng giá trị sản phẩm. Năm 2010 GTSX CNHT sản xuất lắp ráp ô tô xe máy vào khoảng 2.676,79 tỷ đồng (chi tiết bảng). Số liệu trên chưa tính số sản phẩm linh kiện đưa vào lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. GTSX CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy chiếm khoảng 7,72% trong tổng GTSX ô tô xe máy. Tỷ lệ này là khá thấp cho thấy trong thời gian qua sản phẩm linh kiện phụ tùng sản xuất ra hầu hết đều cung cấp cho CN lắp ráp trong tỉnh. Số lượng phụ tùng linh kiện cung cấp thị trường bán lẻ mang lại giá trị khá khiêm tốn 46,26 tỷ đồng.

Bảng 45. Cơ cấu ngành tính theo giá trị sản xuất công nghiệp trong theo giá cố định

TT Danh mục sản phẩmCơ cấu ngành

2010 2015 2020

GTSX toàn ngành CNHT sản xuất và lăp ráp ô tô, xe máy 100% 100% 100%

1 Nhóm động cơ và chi tiết động cơ ô tô xe máy 4,75 5,43 6,712 Khung, thân vỏ, của xe 18,48 18,29 19,603 Hệ thống truyền lực 1,58 2,00 2,384 Hệ thống lái   2,38 2,465 Hệ thống cung cấp nhiên liệu   2,62 3,576 Hệ thống treo 0,46 0,60 0,717 Bánh xe 0,48 0,76 1,098 Hệ thống phanh 58,94 46,90 38,869 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu   2,33 2,2910 Linh kiện điện – điện tử cho ô tô xe máy 1,81 2,19 2,8611 Linh kiện nhựa, cho ô tô xe máy 13,52 14,52 17,2312 Hệ thống xử lý khí thải   1,98 2,23

3.1.3. Định hướng phát triển 3.1.3.1. Định hướng thị trườngThị trường CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy thời gian qua vẫn chủ

yếu tiêu thụ trong nước là chính (năm 2010 tiêu thụ trong nước chiếm 78%, xuất khẩu 22%). Tuy nhiên, theo dự báo về sản phẩm cơ khí và nhu cầu CNHT ngành cơ khí đã phân tích ở phần trên cho thấy, mặc dù thị trường sản phẩm cơ khí

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 86

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

những năm tới là rất lớn, tuy nhiên hiện tại dung lượng vẫn còn rất nhỏ. Do đó để có thể phát triển mạnh CNHT ngoài thị trường trong nước cần phải có định hướng chiến lược đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, hội nhập vào thị trường toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển và quan điểm phát triển các lĩnh vực CNHT.

Đối với thị trường trong nước, CNHT sản xuất lắp ráp ô tô xe máy tiếp tục sản xuất và cung cấp các sản phẩm CNHT ô tô, xe máy, trong đó giai đoạn 2011-2015 chủ yếu vẫn là cung cấp linh kiện phụ tùng xe máy là chính, các sản phẩm CNHT ô tô từng bước gia tăng thị phần và định hướng phát triển mạnh sau 2015. Tập trung sản xuất các sản phẩm, cụm sản phẩm hoàn phục vụ công nghiệp sản xuât ô tô xe máy hoàn chỉnh. CNHT sản xuất ô tô xe máy tập trung sản phẩm động cơ, khung gầm, phụ tùng, linh kiện phục vụ ngành công nghiệp ô tô xe máy và các ngành công nghiệp khác như cơ khí chế tạo, cơ điện tủ; sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo.

Đối với thị trường xuất khẩu, CNHT sản xuất ô tô xe máy những năm tới sẽ nâng dần tỷ trọng trong doanh số tiêu thụ của ngành lên 30-40% vào năm 2015 và sau 2015 tỷ trọng này là trên 50%.

3.1.3.2. Định hướng ngànhTạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất phụ

tùng ô tô, xe máy trên địa bàn phục vụ nhu cầu trong tỉnh, các địa phương lân cận và cung cấp sản phẩm cho các cơ sở sản xuất ô tô, xe máy trên cả nước.

Đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao trình độ nhằm tăng năng suất. Thực hiện sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết và lắp ráp thành sản phẩm, tiến tới sản xuất ô tô xe máy hoàn chỉnh.

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô (các loại ôtô du lịch, xe buýt, xe tải nhẹ), xe máy và phụ tùng, linh kiện gồm các sản phẩm:

- Ôtô và phụ tùng thay thế (ôtô 4 chỗ, mini buýt, ôtô tải nhẹ, ôtô buýt 30-60 chỗ).

- Xe máy và phụ tùng, linh kiện.3.1.3.3. Định hướng sản phẩmĐịnh hướng quy hoạch một số sản phẩm CNHT chính cho ngành sản xuất

và lắp ráp ô tô, xe máy từng giai đoạn như sau:- Sản lượng sản xuất khung, truyền lực, cabin, hộp số, động cơ diesel năm

2015 đạt từ 10.000-20.000 bộ, đến năm 2020 đạt từ 30.000-40.000 bộ và đến năm 2030 đạt từ 45.000-50.000 bộ.

- Sản lượng sản xuất các linh kiện phụ tùng ô tô xe máy xuất khẩu (ngoài những sản phẩm trên) đến 2010 đạt 948,4 tỷ đồng (khoảng 45 triệu USD), bao gồm các sản phẩm và cụm sản phẩm như chi tiết đúc chính xác, cần thắng, bánh

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 87

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

răng; đến năm 2015 đạt trên 70 triệu USD và năm 2020 đạt trên 100 triệu USD (năm 2020 bao gồm cả xuất khẩu động cơ, trục truyền, khung gầm).

- Sản lượng linh kiện phụ tùng xe máy đáp ứng 90% tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm năm 2015 và sản xuất các bộ chi tiết (cả động cơ) đáp ứng 20-30% nhu cầu sản xuất và lắp ráp cả nước. Sau năm 2020 đáp ứng trên 50% nhu cầu linh kiện, phụ tùng lắp ráp cả nước.

Bảng 46. Kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô xe máy tỉnh Vĩnh Phúc

Danh mụcKim ngạch XK (Tr.USD) Tăng trưởng bình quân (%)

2010 2015 2020 2011-2015

2016-2020

2021-2030

CNHT ô tô xe máy 45 70 100 9,24 7,39 7,18

3.1.4. Cơ sở phát triển Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số cơ sở chuyên sản

xuất phụ tùng, linh kiện, vật tư cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô như gương, kính, ghế, radio, dây điện, săm, lốp, ắcquy, xốp chống nóng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, công nghệ gia công tại một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế với công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định nhất là các khâu tạo phôi, sản xuất theo mẫu. Bên cạnh đó, các mối liên kết giữa các nhà sản xuất chủ yếu theo ngành dọc hoặc theo chủ quản lý và do mối quen biết cùng bỏ vốn đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Điều này đã hạn chế trong việc khai thác thế mạnh của mỗi doanh nghiệp cũng như hạn chế trong việc đầu tư phát triển chuyên sâu giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

3.1.4.1. Dự báo thị trường Qua điều tra khảo sát, việc phát triển sản xuất hỗ trợ cho sản xuất lắp ráp ô

tô và xe máy đã từng bước được phát triển ở nhiều địa phương nơi công nghiệp cơ khí đã có bề dày phát triển. Hiện nay, các cơ sở sản xuất phụ tùng linh kiện cho công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô xe máy còn ít, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy đã có những đầu tư lớn trên địa bàn, song danh mục các sản phẩm sản xuất còn chưa nhiều, số lượng tuy lớn nhưng GTSX vẫn chưa được cao.

Do vậy, việc quy hoạch CNHT cho ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy từ nay cho đến năm 2020 định hướng 2030 là việc làm cần được lên chương trình xúc tiến đầu tư kỹ lưỡng mới có thể hiệu quả. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy tại Vĩnh Phúc cần được tổ chức bằng các chính sách thu hút đầu tư hợp lý, đúng luật, tạo sự an tâm về mọi mặt cho nhà đầu tư và khả năng kinh doanh tốt về tương lai mới có thể hấp

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 88

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

dẫn các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này tiến hành đầu tư xây dựng và mở rộng nhà máy trên địa bàn.

Dự báo thị trường ô tôThị trường ôtô Việt Nam hiện còn nhỏ bé, tuy nhiên, với sự phát triển của

kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng, mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GDP) sẽ ngày càng tăng cao. Theo kết quả dự đoán, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng xe ô tô ở Việt Nam hàng năm là 12% (kể cả nhu cầu bổ sung cho số lượng xe phải thanh lý là 5%) thì nhu cầu ôtô ước khoảng 120.000-130.000 xe/năm. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004, dự báo nhu cầu xe ô tô đến 2020 là 398.000 xe.

Dự báo thị trường xe máyMặc dù thời gian qua công nghiệp xe máy phát triển nhanh, CNHT ngành

xe máy cũng phát triển mạnh và là một trong những lĩnh vực CNHT đạt tỷ lệ về nội địa hoá cao nhất trong các lĩnh vực CNHT ngành cơ khí. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, mặc dù CNHT ngành xe máy phát triển nhưng mới chỉ dừng lại ở mặt lượng. Hầu hết các sản phẩm CNHT xe máy mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ chế tạo đơn giản. Các chi tiết quan trọng như hộp số, chi tiết động cơ chủ yếu vẫn nhập khẩu. Do đó, với sự tăng trưởng của quy mô thị trường và sự đòi hỏi về chất lượng thì CNHT ngành xe máy vẫn còn nhiều cơ hội phát triển ở thị trường trong nước. Mặt khác, đối với thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường các nước kém phát triển. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp sản xuất CNHT xe máy hướng tới trong quá trình hội nhập.

Bộ Công Thương cũng đề ra kế hoạch phát triển ngành công nghiệp xe gắn máy đến 2020. Theo đó, ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu trong nước khoảng 1,3 triệu chiếc/năm, xuất khẩu 300.000 chiếc/năm, tỷ lệ nội địa hoá toàn xe đạt trên 90%, tỷ lệ nội địa hóa động cơ trên 80%. Với những dự báo trên, CNHT ngành xe máy thời gian tới vẫn là một trong những ngành thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất.

3.1.4.2. Dự báo nhu cầu phát triểnCăn cứ vào những dự báo về thị trường phát triển các sản phẩm ngành

công nghiệp cơ khí. Dự báo nhu cầu phát triển CNHT ngành sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy đến 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

CNHT sản xuất và lắp ráp ô tôTheo quy hoạch ngành ô tô năm 2010 tầm nhìn 2020, ngoài việc sản xuất

các loại xe ô tô các loại, dự báo nhu cầu một số sản phẩm CNHT quan trọng phục vụ ngành ô tô như sau:

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 89

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Nhóm sản phẩm hỗ trợ bên ngoài: Sản xuất các nhóm sản phẩm khung, cabin, bánh xe, rờ moóc các loại là ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lắp ráp xe ôtô. Theo quy hoạch phát triển ngành ô tô thì nhu cầu sản xuất trong nước các sản phẩm này đến 2020 là rất lớn, ước xe khách 36.000 xe; xe tải 127.000 xe; xe con từ 4-9 chỗ ngồi 10.000 xe; xe chuyên dùng 6.000 xe; xe cao cấp 60.000 xe. Một số doanh nghiệp đang đầu tư dây chuyền hiện đại để thực hiện sản xuất những sản phẩm CNHT này.

- Nhóm sản phẩm hỗ trợ truyền lực: Sản xuất các sản phẩm động cơ ôtô, cần thắng xe, khớp trục lái các loại đây là nhóm sản phẩm hỗ trợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo nên thương hiệu cho ôtô Việt Nam. Theo quy hoạch, dự báo nhu cầu các nhóm sản phẩm này (1) Động cơ ô tô (chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ 80-400 mã lực): Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ khoảng 100.000 động cơ/năm vào năm 2015, khoảng 200.000 động cơ/năm vào năm 2020. Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất các loại động cơ cho các loại xe con. (2) Hộp số: Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào 2015, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2020. (3) Cụm truyền động: Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào năm 2015, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020. Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2020.

- Nhóm sản phẩm hỗ trợ sản xuất các linh kiện cho xe ô tô: Sản xuất các chi tiết và linh kiện cho xe ô tô, như thùng, điện, ghế đệm, hệ thống lái, gương kính là những sản phẩm hiện nay đang có nhu cầu phục vụ cho các nhà lắp ráp trong nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá rằng, với quy mô thị trường trong nước hiện tại và cũng như những năm tới, thì việc phát triển mạnh CNHT phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô trong nước là hết sức khó khăn, nhất là việc đầu tư những dự án có quy mô lớn, sản xuất hàng loạt. Đối với Vĩnh Phúc hiện nay thì việc một số doanh nghiệp sản xuất CNHT ô tô ở Vĩnh Phúc lại chủ yếu sản xuất phục vụ xuất khẩu là chính, tiêu thụ trong nước quá nhỏ và với những chi tiết đơn giản. Do đó, đây cũng là bước khởi đầu dự báo cho nhu sản xuất CNHT ô tô muốn phát triển mạnh phải hướng tới thị trường toàn cầu.

CNHT sản xuất và lắp ráp xe máyVới mục tiêu đến năm 2015 ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam

phải đáp ứng 90% nhu cầu trong nước khoảng 1,3 triệu chiếc/năm, xuất khẩu 300.000 chiếc/năm, tỷ lệ nội địa hoá toàn xe đạt trên 90%, tỷ lệ nội địa hóa động cơ trên 80%.

Đến 2020: Sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước, trên 95% linh kiện, phụ tùng. Kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoản 500 triệu USD. Do đó nhu cầu trong những năm tới là rất lớn, nhất là sản xuất các linh kiện, phụ tùng, động cơ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 90

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

xuất khẩu, trong đó thị trường xuất khẩu là một trong những thị trường quan trọng mà CNHT xe máy phải hướng tới.

3.1.5. Nội dung quy hoạch ngànhCăn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp và tình hình thực tế, do hiện

Vĩnh Phúc không có nhiều ưu thế so với các tỉnh khác về thị trường tại chỗ và nguồn nhân lực, nên việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất hỗ trợ cho sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng tương lai khi tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp nặng lớn với số lượng công nhân đông đảo, cũng như phụ thuộc vào việc tổ chức tốt công tác xúc tiến đầu tư và bố trí tốt địa điểm đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. Có thể kêu gọi đầu tư vào việc sản xuất các linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết khác nhau của ô tô, xe máy.

* Giai đoạn đến năm 2015:Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu

trên cơ sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau: động cơ và chi tiết động cơ, khung- thân-vỏ xe, sản xuất chi tiết nhựa, thiết bị tự động. Đồng thời xúc tiến, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp: động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống cung cấp nhiên liệu, sản xuất phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, phương tiện xanh. Công nghiệp hỗ trợ phải phục vụ cho sản xuất các nhóm sản phẩm trên nên cần tập trung vào các nội dung sản xuất với quy mô lớn sau:

- Sản xuất đảm bảo cung ứng đủ các linh kiện phụ tùng ô tô xe máy từ đơn giản, thông dụng.

- Sản xuất một số dạng nguyên vật liệu.- Tự cung ứng một số loại khuôn mẫu cho các chi tiết nhựa, nhôm, linh kiện

thụ động.- Tham gia nghiên cứu phương pháp chế tạo chi tiết, cụm chi tiết phức tạp,

vật liệu sản xuất mới, công nghệ xe lai, xe xanh trong tương lai.+ Giai đoạn 2016-2020Nắm vững công nghệ, phát triển mở rộng các cơ sở đã đầu tư trong giai

đoạn trước. Tăng công xuất sản lượng tại các nhà máy hiện có cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.1.6. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:+ Giai đoạn đến năm 2015- Tăng năng suất nhà máy sản xuất cần phanh, tay phanh xe máy: 200.000

sản phẩm/năm.- Nhà máy sản xuất động cơ ô tô và chi tiết động cơ. Công suất 20.000 sản

phẩm/năm. - Nhà máy sản xuất khung, cửa và cabin cho các loại ô tô tải nhẹ, xe chở

khách và xe buýt. Công suất 20.000 sản phẩm/năm.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 91

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Nhà máy sản xuất bình xăng, hệ thống cung cấp nhiên liệu. Công suất 100.000 sản phẩm các loại/năm.

- Nhà máy sản xuất nhông, xích. Công suất 20.000 bộ sản phẩm/năm.- Nhà máy sản xuất bình đựng nước rửa kính, ống dẫn dung dịch các loại

trên xe ô tô. Công suất 200.000 sản phẩm/năm.- Tăng công xuất nhà máy sản xuất ghế ngồi ô tô. Công suất 50.000 sản

phẩm/năm.- Nhà máy sản xuất linh kiện và bộ phận tự động cho ô tô xe máy. Công

suất 20.000 bộ/năm.- Nhà máy sản xuất lọc gió động cơ ô tô. Công suất 20.000 bộ/năm.- Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa sản xuất vỏ và chi tiết nhựa cho

ô tô xe máy. Công suất 200.000 sản phẩm/năm.- Tăng năng suất một số nhà máy sản xuất phụ tùng, linh kiện khác trong

các KCN trên địa bàn tỉnh.+ Giai đoạn 2016-2020Tiếp tục xúc tiến kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án đã nêu ở giai đoạn

trên, phát huy hết công suất thiết kế nếu như các dự án đã được thực hiện ở giai đoạn trước.

3.1.7. Địa điểm bố trí các dự án đầu tưCăn cứ vào tình hình thực tế và khả năng kêu gọi đầu tư các dự án của

ngành này tiếp tục được đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để phát triển CNHT tại KCN: Bình Xuyên, Khai Quang, Bá Thiện và các KCN khác trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện thuận lợi sẽ bố trí các dự án đầu tư tại KCN Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Sông Lô.

(Chi tiết dự án xem phụ lục 1)3.2. Quy hoạch phát triển CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo

Khái niệm công nghiệp cơ khí chế tạo và sản phẩm cơ khí chế tạo trong Quy hoạch này được xác định theo Quyết định số: 10/2007/QĐ-TTg 23/1/2007 về hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ nhóm ngành và sản phẩm cấp II mã 25, 27, 28, 29, 30, 32, 33; Tuy nhiên CNHT sản phẩm ô tô, xe máy (mã số 292-Thân xe, 293- Sản xuất phụ tùng và bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe) đã có quy hoạch riêng nên không xem xét ở phần này.

Có thể thấy sản xuất hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo là một lĩnh vực rất rộng và đan xen. Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thường tập trung vào một số sản phẩm chính và có thể sử dụng các linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết của các nhà sản xuất khác trong sản phẩm cuối cùng doanh nghiệp. Ngay hiện tại, các trung tâm cơ khí lớn của nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 92

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng Nai, CNHT mặc dù còn có năng lực hạn chế, nhưng bước đầu được quan tâm phát triển. Có nhiều lĩnh vực sản xuất cơ khí hiện nay đã có sự tham gia mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp tư nhân như: đúc chính xác, đúc hợp kim, thiết kế chế tạo khuôn mẫu, chế tạo đồ gá, thiết kế CAD/CAM chế tạo một số linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết cho tàu thủy, ô tô, xe máy, thiết bị toàn bộ, thiết bị nông nghiệp, thiết bị điện các loại, máy may công nghiệp.

3.2.1. Quan điểm phát triển ngànhNgoài quan điểm chung về phát triển ngành CNHT của Tỉnh, phát triển

CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn có các quan điểm đặc thù sau:

- Phát triển CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo phù hợp với phần Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo của Tỉnh theo Quyết định số: 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. CNHT sản phẩm cơ khí phát triển nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo phát triển bền vững theo hướng hiện đại.

- Tập trung phát triển CNHT một số lĩnh vực trọng tâm như CNHT cơ khí chế tạo; cơ khí xây dựng, tiêu dùng. Tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp và sản xuất, chế tạo sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Bên cạnh đó tận dụng năng lực chế tạo để sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị lẻ phục vụ các ngành, lĩnh vực công nghiệp khác.

- Trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, gắn kết với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh trong gia công chế tạo linh kiện, phụ tùng để tận dụng năng lực hiện có, phục vụ cho công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh trên địa bàn, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từng bước chủ động về nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước.

- Với xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế, xác định thị trường sản xuất CNHT ngành cơ khí không chỉ dừng lại sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất trong tỉnh, trong nước, mà là hướng tới thị trường toàn cầu. CNHT ngành cơ khí Vĩnh Phúc phải từng bước là một bộ phận của CNHT của ngành cơ khí toàn cầu.

- Phát triển CNHT ngành cơ khí phải có sự chọn lọc về công nghệ, sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển ngành cơ khí Việt Nam một cách bền vững, trong đó theo hướng ưu tiên khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm bằng công nghệ chế tạo hiện đại, công nghệ cao, phát triển CNHT vật liệu phục vụ cho các lĩnh vực chế tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 93

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2. Mục tiêu phát triển ngànhPhát triển CNHT sản phẩm cơ khí nhằm thúc đẩy và duy trì công nghiệp

cơ khí phát triển bền vững, tiếp tục giữ vị trí then chốt của tỉnh, trên cơ sở phát huy năng lực sản xuất các sản phẩm hiện có, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; Tạo điều kiện thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.

3.2.3. Định hướng phát triển ngànhTrên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển và nhu cầu thị trường, định

hướng phát triển CNHT sản phẩm cơ khí, chế tạo (trừ ô tô xe máy có định hướng riêng) như sau:

- Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trong đó tập trung cho các lĩnh vực trọng tâm để sản xuất lắp ráp: Máy và các thiết bị phục vụ nông, lâm nghiệp; cơ khí xây dựng; cơ khí tiêu dùng; và các ngành khác, nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất lắp ráp trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tiếp tục khuyến khích phát triển các lĩnh vực CNHT ngành cơ khí, chế tạo từ nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ đến sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật liệu, vật tư hỗ trợ nhằm đa dạng hoá sản phẩm CNHT, đáp các yêu cầu và thúc đẩy phát triển ngành cơ khí, chế tạo phát triển mạnh.

- Khai thác triệt để năng lực hiện có của ngành cơ khí, chế tạo trên địa bàn trong sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ các ngành công nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong gia công chế tạo linh kiện, phụ tùng, thiết bị để tận dụng năng lực hiện có, phục vụ cho công nghiệp sản xuất, lắp ráp trên địa bàn, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; Từng bước chủ động về linh kiện, phụ tùng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lắp ráp một số lĩnh vực như máy và thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng.

- CNHT các sản phẩm cơ khí, chế tạo có nhiều tiềm năng về thị trường trong nước, rất đa dạng và phong phú, CNHT ngành cơ khí phục vụ cho rất nhiều các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Do đó xác định thị trường trong nước là một trong những thị trường mang tính quyết định để CNHT ngành cơ khí phát triển đa dạng. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực CNHT có quy mô lớn, mang tính toàn cầu như cơ khí tiêu dùng, có nhiều chi tiết lắp lẫn thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng trong việc phát triển nhanh ngành CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh CNHT ngành cơ khí theo danh mục xác định trong từng giai đoạn nhất định, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp,

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 94

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

trong đó quan tâm đến CNHT khâu công nghệ nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo công nghệ cao. Phát triển mạnh CNHT ngành cơ khí, tạo điều kiện tăng cường thu hút vốn nước ngoài vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, nhất là các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia, nỗ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng của họ.

3.2.4. Cơ sở phát triểnCơ sở trọng yếu để phát triển CNHT các sản phẩm cơ khí, chế tạo trên địa

bàn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hỗ trợ để ngành sản xuất cơ khí, chế tạo phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Theo Quyết định số: 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu tăng trưởng, đưa GTSXCN (tính theo giá 1994) của phân ngành cơ khí, chế tạo đạt 49.809 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt hơn 62 ngàn tỷ đồng vào năm 2020, giữ tỷ trọng công nghiệp cơ khí, chế tạo trong GTSXCN toàn tỉnh ở mức trên 62% năm 2015 và hơn 61% vào năm 2020. Để duy trì mức như trên với yêu cầu giá trị gia tăng cao, CNHT cho ngành này cần có những bước đi vững chắc, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng để sản xuất các sản phẩm cơ khí, chế tạo hoàn chỉnh trong hệ thống cung cấp của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên cần có có sự quyết tâm rất cao của địa phương và các nhà đầu tư lớn.

Bản thân sản phẩm cơ khí, chế tạo (trừ một số sản phẩm dân dụng, tiêu dùng) có nhu cầu ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, an ninh, quốc phòng; Đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp cơ khí, chế tạo Đảng, Nhà nước, đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển, như: Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg, ngày 26/12/2002); Gần 10 quy hoạch cơ khí ngành đã được phê duyệt; Bao gồm từ ôtô, xe máy đến thiết bị toàn bộ; Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm. Đây cũng là những cơ sở rất căn bản để phát triển CNHT sản phẩm cơ khí, chế tạo.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Việt Nam là rất lớn. Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam: Nhu cầu nhập khẩu thiết bị để phát triển công nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh về các sản phẩm tương ứng ước đạt bình quân hàng 12-15 tỷ USD/năm với mức tăng bình quân GDP trung bình đạt khoảng 5-8%. Có thể nêu một số thiết bị cơ khí, thiết bị công nghệ phục vụ cho xây dựng các dự án công nghiệp lớn trong các lĩnh vực như: năng lượng, xi măng; chế tạo nhôm, lọc hóa dầu, phân bón, hóa chất; Cấp, thoát nước các đô thị, hệ thống thủy lợi; Xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 95

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Theo đánh giá và tổng hợp các nhu cầu đầu tư của các ngành kinh tế kỹ thuật, trong giai đoạn đến 2025, riêng tổng vốn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, thuỷ điện, xi măng lò quay, sản xuất allumin đã cần tới 107 tỉ USD để mua, lắp đặt máy móc, thiết bị. Nếu như các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong nước thực hiện được 50% trong tổng nguồn vốn đó, thì đã làm giảm đi hơn 53,5 tỉ USD giá trị hàng nhập khẩu.

Thị trường sản phẩm cơ khí còn bao gồm một số lượng rất lớn: Thiết bị, phương tiện vận tải (đường không, thủy, bộ); Thiết bị, máy móc phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; Thiết bị canh tác nông lâm nghiệp, nuôi và đánh bắt hải sản; Thiết bị khai thác than, dầu thô, khí đốt, khoáng sản kim loại và phi kim; Thiết bị xây dựng công trình; Thiết bị và đồ dùng gia dụng, chuyên dụng (bao gồm cho y tế, giáo dục). Nói chung, lĩnh vực nào cũng cần nhiều tỷ USD trang thiết bị hàng năm.

Theo Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2011-2015, trang 5 phần h. Cơ khí (Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011, Kế hoạch năm 2012 và một số định hướng chủ yếu KH 5 năm 2011-2015) đã ghi “phấn đấu đến 2015 ngành cơ khí đáp ứng 55-60% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng”, riêng thiết bị đồng bộ tự đáp ứng 40%, xuất khẩu 2,5 tỷ USD; “Đến năm 2015 đáp ứng 75% nhu cầu về phôi đúc, rèn và chi tiết qui chuẩn với chất lượng tương đương khu vực”; Năm 2015, đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ. Đây thực sự là thị trường lớn của sản xuất cơ khí, chế tạo cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

Từ dự báo thị trường sản phẩm cơ khí, chế tạo cho thấy nhu cầu về CNHT cho các sản phẩm này trong thời gian tới là rất lớn. Qui mô CNHT sản phẩm cơ khí, chế tạo trên địa bàn phụ thuộc vào việc đầu tư sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh tại chỗ trong tỉnh và mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản xuất tương ứng của nhà sản xuất trong Vùng, trong nước và quốc tế.

Căn cứ vào quy hoạch kinh tế, xã hội của Tỉnh và Vùng KTTĐ Bắc Bộ, cũng như dự báo mức tăng trưởng thu nhập của các hộ trên địa bàn, các địa phương lân cận và quy hoạch các ngành kinh tế kỹ thuật khác ở Vùng Bắc Bộ, Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 (riêng vốn đầu tư vào công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2015, ước tính hơn 20.000 tỷ đồng, nếu 75% là trang thiết bị thì số này là 15.000 tỷ đồng), có thể ước tính lượng nhu cầu đối với một số sản phẩm cơ khí và linh kiện phụ tùng cơ khí, chế tạo như sau:

- Đối với lĩnh vực máy nông nghiệp, dự báo giai đoạn 2011-2020 nhu cầu máy kéo 4 bánh từ 18-35 mã lực khoảng 5.000-8.000 chiếc/năm, các loại máy nông cụ đi theo (cày, bừa, làm cỏ) khoảng 50.000 tấn/năm; Máy chế biến nông sản cỡ nhỏ khoảng 25.000-30.000 cái/năm.

- Cơ khí phục vụ công nghiệp nhẹ trung bình hàng năm khoảng 8.000-9.000 tấn phụ tùng và 400-600 tấn thiết bị.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 96

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Sản phẩm, chi tiết hỗ trợ cho các máy móc, thiết bị phục vụ công tác xây dựng như trạm trộn bê tông thương phẩm, các loại đầm bê tông, bơm bê tông tươi. Các loại cốp pha bê tông: Cốp pha thông dụng, cốp pha trượt, cốp pha leo, cốp pha bản rộng, dàn giáo xây dựng. Các loại kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn: Khung nhà công nghiệp, các khung cột dầm, giá đỡ, sàn thao tác... các thiết bị phi tiêu chuẩn của nhà máy xi măng lò quay công suất nhỏ đến trung bình và cho các nhà máy công nghiệp khác. Sản xuất các loại đường ống và trang thiết bị hỗ trợ cho nhà máy sản xuất công nghiệp. Các loại vật liệu (công nghệ vật liệu) phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất thanh nhôm định hình dùng trong xây dựng dân dụng, các loại VLXD như sắt, thép kết cấu (thép định hình), tôn cuộn. Tổng khối lượng hàng trăm ngàn tấn/năm.

- Nhu cầu sản xuất khung máy các loại, hệ thống truyền lực, cabin, hộp số, động cơ diesel đến năm 2020 đạt từ 18.000-20.000 bộ/năm (không kể ôtô, xe máy).

- Nhu cầu cấu kiện kim loại đến năm 2015 đạt 50.000 tấn và đến 2020 là 80.000 tấn.

- Các vật liệu phục vụ chế tạo như phôi thép, thép đúc định hình, ống thép, ống gang, thanh nhôm tăng bình quân từ 10-15%/năm.

- Nguyên liệu cho sản xuất các chi tiết, cấu kiện kim loại như thép hình, thép tấm, thép chế tạo tăng bình quân 10% năm.

- Các sản phẩm linh kiện, phụ tùng, khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng và các ngành công nghiệp khác tăng từ 10-15%/năm.

- Nhu cầu hàng tiêu dùng ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó các loại máy, thiết bị, dụng cụ và các phương tiện cơ khí tiêu dùng như: máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, bếp gas, bếp từ, lò nướng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, đến năm 2020 cần đạt 1,5 chiếc mỗi loại/1 hộ.

3.2.5. Nội dung quy hoạch ngànhCăn cứ vào mục tiêu, định hướng, nhu cầu thị trường, vào các lợi thế nhân

lực, chính sách ưu tiên của Nhà nước, quyết tâm của Tỉnh, trên cơ sở trình độ công nghệ và tay nghề từng bước được nâng cao, dự kiến lựa chọn các nhóm sản phẩm hỗ trợ chính, và ưu tiên theo từng giai đoạn.

+ Giai đoạn đến năm 2015 Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ

yếu trên cơ sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau (trừ ôtô, xe máy có ở phần riêng):

- Các loại vật liệu kim loại, vật liệu thay thế kim loại (nhựa kết cấu, gỗ và các vật liệu giả kim, vật liệu phụ khác).

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 97

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Gia công các chi tiết kim loại (đúc, ép, cắt gọt, xử lý bề mặt, tăng cứng), cụm chi tiết máy, phụ tùng, bán thành phẩm tiêu chuẩn cho sản xuất thiết bị đồng bộ, máy công cụ (máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy công cụ chuyên dùng), dụng cụ cơ điện.

- Gia công các chi tiết, phụ tùng cấu thành các máy và thiết bị thông dụng, đồ dùng gia dụng và linh kiện, phụ tùng (như quạt điện, xe đạp, bếp ga, tủ lạnh, máy điều hoà không khí, máy giặt, nồi cơm điện, bình nước nóng, máy hút bụi, đồ dùng nhà bếp).

- Gia công, chế tạo khuôn, mẫu, các chi tiết, bộ phận kết cấu các máy và thiết bị chuyên dụng cho sản xuất: ưu tiên các máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp bao gồm các loại động cơ diesel, các bộ gá vào máy kéo nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu, các thiết bị phục vụ sau thu hoạch (như máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, bóc vỏ lạc, thái khoai, thái sắn, máy sấy khô), công cụ cầm tay; ưu tiên các máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, chế biến gỗ; các sản phẩm cơ khí chính xác đồng hồ điện/nước, đồng hồ, thiết bị dụng cụ y tế; các máy, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; các kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn gồm giàn không gian, cấu kiện thép cho xây dựng, tấm lợp kim loại, bồn chứa, giàn giáo, cốp pha bằng kim loại; các thiết bị đặc thù cho các làng nghề thủ công, thiết bị sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu.

- Xúc tiến nghiên cứu thiết kế sản xuất lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh cơ khí thương hiệu Việt tương tương ứng với các linh kiện, chi tiết trên nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành; Trong đó có phụ tùng, chi tiết thiết bị hàng không.

+ Giai đoạn 2016-2020Dự kiến trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững đầy đủ các công nghệ mới

trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm, giám định chất lượng chi tiết và tổng thành); ưu tiên các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

- Phát huy khả năng CNHT có đến thời điểm cuối năm 2015, đầu tư sản xuất các linh kiện, chi tiết độ chính xác cao để lắp ráp trong: Các thiết bị y tế; thiết bị đo, thiết bị cơ điện tử; Cơ cấu điều khiển, cơ cấu chuyển mạch, chuyển cấp đòi hỏi độ bền cao, chịu tải trong thời gian dài.

- Tự thiết kế và lắp ráp các sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh thương hiệu Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao.

- Ưu tiên sản xuất một số chi tiết, cụm chi tiết hàng không thay thế nhập khẩu.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 98

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.6. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:+ Giai đoạn đến năm 2015Bên cạnh việc duy trì các cơ sở sản xuất, chế tạo thép hình đang hoạt

động, quy hoạch xây dựng một số dự án sản xuất phôi đúc, cán thép hình cho chi tiết kết cấu máy và thiết bị như sau:

- Mở rộng, nâng công suất gia công thép thanh, cán kéo lạnh thành hình chính xác cao, tại KCN Khai Quang, công suất 15.000 tấn/năm.

- Nhà máy đúc, dập phôi lớn, tại KCN Chấn Hưng, công suất 20.000 tấn/năm.

- Nhà máy gia công cơ khí chính xác, tại Tam Dương I, công suất 10.000 tấn/năm.

Thực hiện một số dự án nhóm máy động lực, tại KCN Tam Dương I.Thực hiện một số dự án nhóm thiết bị chế biến nông, lâm nghiệp, tại KCN

Tam Dương I.Thực hiện một số dự án nhóm thiết bị đường thủy, tại KCN Tam Dương.Nhóm dự án phụ tùng, chi tiết tiêu chuẩn tại KCN Tam DươngTrung tâm nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm sản phẩm cơ khí, tại Vĩnh

Yên.Trung tâm đào tạo nhân lực ngành cơ khí chế tạo Vĩnh Yên.Ngân hàng dữ liệu kỹ thuật, công nghệ cơ khí Vĩnh Yên.Nhóm dự án lắp ráp sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh tại Phúc Yên, Bình

Xuyên và TP Vĩnh Yên.Tính chung, trong giai đoạn đến năm 2015, quy hoạch 12 dự án và nhóm

dự án CNHT cơ khí (chưa kể các dự án đã đăng ký đầu tư). + Giai đoạn 2016-2020Trên cơ sở triển khai thực hiện các dự án quy hoạch và nhu cầu thị trường

CNPT sản phẩm cơ khí ở thời điểm cuối năm 2015, dự kiến mở rộng một số dự án có hiệu quả kinh tế cao theo nội dung trên và quy hoạch một số dự án, nhóm dự án mới như sau:

- Nghiên cứu, sản xuất vật liệu hợp kim mới chất lượng, tiêu chuẩn cao dùng cho các sản phẩm cơ khí, chế tạo, chẳng hạn vật liệu siêu nhẹ, siêu bền không có bức xạ nhiệt, từ, vật liệu tàng hình, tại KCN Phúc Yên.

- Sản xuất chi tiết, phụ tùng hàng không thay thế nhập khẩu tại KCN Phúc Yên.

- Trung tâm nghiên cứu thiết bị kỹ thuật hàng không dân dụng, tại Phúc Yên.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 99

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Nhóm dự án sản xuất chi tiết, linh kiện chính xác chất lượng cao, định hướng hỗ trợ cho sản xuất thiết bị y tế, đo lường, điều khiển tự động hóa từ xa, tại KCN Khai Quang.

- Nhóm dự án sản xuất chi tiết, phụ tùng máy công cụ CNC cỡ nhỏ, tại KCN Bình Xuyên (hoặc Sơn Lôi).

Tính chung, trong giai đoạn 2016-2020 quy hoạch mới 5 dự án và mở rộng, nâng công suất 6 dự án.

(Chi tiết xem phụ lục 2)3.2.7. Địa điểm bố trí các dự án đầu tưCăn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp và quy hoạch hạ tầng, khả

năng kêu gọi đầu tư, dự kiến bố trí các dự án CNHT sản phẩm cơ khí tại các KCN: KCN Khai Quang, KCN Chấn Hưng, KCN Tam Dương I, KCN Tam Dương, KCN Vĩnh Thịnh, KCN thị xã Vĩnh Yên, KCN Phúc Yên, Bình Xuyên, Sơn Lôi.

3.3. Quy hoạch phát triển CNHT điện tử tin học 3.3.1. Quan điểm phát triển ngànhKhái niệm công nghiệp điện tử, tin học trong Quy hoạch này được xác

định theo QĐ số: 10/2007/QĐ-TTg 23/1/2007 về hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ nhóm ngành cấp II mã ngành 26 cùng nhóm ngành cấp III: mã ngành 620 -Lập trình máy vi tính và dịch vụ, tư vấn.

Ngoài quan điểm chung về phát triển ngành CNHT của Tỉnh, phát triển CNHT ngành điện tử tin học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn có các quan điểm đặc thù sau:

- Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất sản phẩm điện tử tin học được phát triển dựa trên những đặc thù riêng của ngành, trở thành tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tin học. Đồng thời, từng bước đóng vai trò hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển.

- Lấy việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao làm trọng tâm trong phát triển công nghiệp hỗ trợ; Đồng thời ưu tiên đầu tư đào tạo lớp công nhân kỹ thuật lành nghề, các chuyên gia đầu ngành; Hình thành các cơ sở sản xuất và chuyển giao công nghệ mang tính đột phá.

- Thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia các ngành nghề sản xuất chủ chốt, đầu tư theo hướng tích tụ sản xuất, trở thành các mắt xích trong dây chuyền sản xuất, cung ứng linh phụ kiện điện tử toàn cầu cho các công ty, tập đoàn sản xuất đa quốc gia. Hỗ trợ, thúc đẩy tạo môi trường chuyển giao công nghệ giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp sản xuất trong nước, tận dụng lợi thế của người đi sau trong việc ứng dụng công nghệ cao.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 100

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Khuyến khích tạo điều kiện để công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng từng bước đáp ứng nhu cầu của các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia, nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng; Đảm bảo đủ năng lực cung ứng nhu cầu linh phụ kiện điện, điện tử cho thị trường trong nước, hướng đến thị trường khu vực và quốc tế.

3.3.2. Mục tiêu phát triển ngànhPhát triển mạnh CNHT sản phẩm điện tử tin học nhằm thúc đẩy ngành

công nghiệp điện tử tin học phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trên cơ sở phát huy năng lực sản xuất các sản phẩm hiện có, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT ngành điện tử tin học có trình độ công nghệ cao, hiện đại góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.3.3. Định hướng phát triển ngànhNgành công nghiệp điện tử tin học là ngành có xu hướng phát triển mạnh;

Để đón đầu và hội nhập với xu hướng phát triển chung của công nghiệp điện tử tin học trong nước và khu vực, ngành CNHT điện tử tin học Vĩnh Phúc được định hướng như sau:

- Phát triển CNHT ngành điện tử tin học trên cơ sở phát triển một số nhóm ngành đã có thế mạnh sản xuất trên địa bàn Tỉnh; nhằm thúc đẩy và nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng), các sản phẩm điện tử văn phòng (máy photocopy, máy fax) điện, điện tử phục vụ công nghiệp; Đồng thời, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển một số nhóm ngành hỗ trợ đang có nhu cầu phát triển để phục vụ cho công nghiệp sản xuất sản phẩm điện-điện tử.

- Phát triển CNPT ngành điện tử tin học, chủ yếu tập trung vào: Sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học (như máy vi tính, máy in, linh kiện máy tính); Phát triển phần mềm; Các ứng dụng của công nghệ tin học, điện tử trong sản xuất và trong hoạt động xã hội và đời sống.

- Nuôi dưỡng và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới; Xây dựng đội ngũ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới vững mạnh để tăng sức cạnh tranh. Sự phát triển CNHT điện tử sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực CNHT và công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

- Cấu trúc lại ngành công nghiệp điện, điện tử của tỉnh theo hướng chuyển dần từ lắp ráp đơn giản, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp sang sản xuất, thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đảm bảo phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường lắp ráp trong nước và xuất khẩu.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 101

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử, tin học, đặc biệt là các nhóm ngành sản phẩm kỹ thuật cao, hàm lượng công nghệ và vốn lớn nhằm phát triển ngành điện tử tin học theo hướng hiện đại. Từng bước chuyên môn hóa trong sản xuất, xây dựng cho ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử có một vị thế nhất định trong sản xuất sản phẩm, để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh phụ kiện cho thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

- Tạo môi trường chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác sản xuất giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý từ các tập đoàn sản xuất đa quốc gia cho doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện tử, tin học; Hình thành Khu công nghệ cao tập trung, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao (điện tử, tin học, phần mềm) của Vùng.

- Mở rộng và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm CNHT ngành điện tử tin học. Xác định thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, tin học của Vĩnh Phúc trong những năm tới.

3.3.4. Cơ sở phát triển ngànhCơ sở chủ yếu để phát triển CNHT ngành điện tử tin học trên địa bàn là thị

trường tiêu thụ các sản phẩm hỗ trợ để ngành sản xuất điện tử, tin học phát triển với giá trị gia tăng cao theo hướng hiện đại và bền vững. Theo quyết định số: 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu tăng trưởng GTSXCN (tính theo giá 1994) ngành điện, điện tử từ 91-96%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 42-43,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020, nâng tỷ trọng công nghiệp điện, điện tử trong GTSXCN toàn tỉnh từ 1,1% năm 2010 lên 26% năm 2015 và 28% vào năm 2020. Để đạt mục tiêu trên, CNHT cho ngành điện tử tin học cần có những bước đột phá, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sản xuất hàng điện tử theo đặc thù của ngành và trong hệ thống cung cấp của các tập đoàn đa quốc gia. Công nghiệp điện tử, tin học là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Theo phân tích thống kê toàn cầu, ngành này chỉ đứng thứ 2 về doanh số trên vốn (sau luyện kim), đứng thứ 3 về doanh số tuyệt đối (sau lọc dầu, ôtô), đứng thứ nhất về thu hút lao động trình độ cao, đứng thứ 3 về tích luỹ vốn và đứng thứ 2 về lợi nhuận (sau lọc dầu). Tuy nhiên, đây là ngành có sự đổi mới công nghệ nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn, đòi hỏi đầu tư lớn và đầu tư tập trung cao.

Sản phẩm điện tử, tin học có nhu cầu ứng dụng rộng rãi để cả nước đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tự động hoá sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ theo 2 hướng: đưa vào quy trình sản xuất, hoạt động quản lý và tích hợp vào chính các sản phẩm công nghiệp lâu bền (máy, thiết bị, đồ gia

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 102

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

dụng thông minh). Các chủ trương hiện đại hóa ngành bưu chính, viễn thông và internet của Nhà nước sẽ là động lực phát triển CNTT toàn quốc.

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp điện tử, tin học, Đảng, Nhà nước, đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển, như: Chỉ thị số: 58/CT-TW; Quyết định số: 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định số: 2457/QĐ-TTg, 31/12/2020 phê duyệt chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số: 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010.

Nhu cầu nội địa với số lượng lớn là thiết bị điện tử dân dụng (radio, TV, đầu đọc điã CD, VCD, DVD) phụ thuộc vào số hộ và GDP bình quân đầu người, đặc biệt là các hộ ở khu đô thị mới hình thành. Riêng nhu cầu thiết bị văn phòng (máy tính, điện thoại và các thiết bị viễn thông tích hợp, lưu trữ công nghệ cao, thiết bị hỗ trợ khác) còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư của Nhà nước cho các cơ quan hành chính, các trường học và các đơn vị sự nghiệp khác. Nhu cầu tiềm năng đối với sản phẩm điện tử, CNTT làm tư liệu sản xuất còn nằm ở các hộ sản xuất, kinh doanh thương mại, nhà hàng và dịch vụ tổng hợp đang có chiều hướng gia tăng đáng kể.

Căn cứ vào số khách hàng tiêu thụ tiềm năng và mức thu nhập bình quân đầu người, dự kiến đến năm 2020 và năm 2030: 100% số hộ và cá nhân đều có các thiết bị trên. Trên cơ sở đó, ước tính tổng dung lượng thị trường nội địa sản phẩm điện tử thuần (không kể giá trị thiết bị điện tử nằm trong các thiết bị, dây chuyền đồng bộ khác) của cả nước có thể đạt 12-14 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 18-20 tỷ USD vào năm 2020. Như vậy, với nhu cầu đa chủng loại như trên, chưa kể sản xuất để xuất khẩu một phần lớn, ngành điện tử trong nước, trong đó có Vĩnh Phúc đã có thể gia tăng sản xuất nhiều loại thiết bị điện tử. Đồng thời tổ chức phát triển phần mềm với quy mô lớn để tự trang bị và dành cho xuất khẩu.

Từ dự báo thị trường sản phẩm điện tử, tin học cho thấy nhu cầu về CNHT cho ngành điện tử tin học trong thời gian tới là rất lớn. Đối với Vĩnh Phúc, dự báo nhu cầu CNHT ngành này có thể chia thành 3 nhóm chính sau:

- Nhu cầu CNHT ngành sản xuất thiết bị văn phong, máy tính, thiết bị truyền thông.

Nhu cầu CNHT cho lắp ráp các sản phẩm này hiện nay rất phát triển, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia lắp ráp các sản phẩm này. Tuy nhiên CNHT cho các sản phẩm này trong nước sản xuất mới dừng lại ở một số chi tiết đơn giản như khung, vỏ máy, bao bì (chủ yếu mang tính cơ khí). Các linh phụ kiện điện tử chính chủ yếu nhập khẩu, do đó thị trường trong nước cũng là thị trường tiềm năng.

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm CNHT linh phụ kiện cho sản xuất ngành này thì thị trường trong nước dù tiềm năng nhưng vẫn rất nhỏ bé so với

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 103

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

việc đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng. Do đó, nhu cầu CNHT đối với sản phẩm này phải hướng tới một thị trường toàn cầu, mà trước mắt doanh nghiệp phải hướng tới thị trường xuất khẩu mới có thể phát triển quy mô lớn. Trên địa bàn Tỉnh hiện tại sản xuất trong lĩnh vực này mới có một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là CNHT ở khâu lắp ráp cụm chi tiết và thị trường tiêu thụ gần như 100% là các DN FDI.

Dự báo nhu cầu sản phẩm này trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, Việt Nam đã gia nhập WTO, các giao dịch thương mại quốc tế hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Các nhóm sản phẩm hỗ trợ thiết bị điện tử văn phòng, máy tính sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu.

- Nhu cầu CNHT ngành sản xuất thiết bị cơ điện tử, vật liệu điện.Đây là lĩnh vực phát triển với thị trường trong nước là chủ yếu, nhất là

Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng có nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực này. Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực này đang có điều kiện để phát triển mạnh. Hiện nay, theo dự báo các sản phẩm thiết bị kỹ thuật điện, cơ điện tử trong nước mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Do đó thời gian tới, CNHT lĩnh vực này có nhiều nhu cầu để tiếp tục phát triển, nhất là các sản phẩm CNHT về vật liệu phục vụ sản xuất (nguyên vật liệu) trong nước còn chưa phát triển, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu là chính.

- Nhu cầu linh kiện cơ điện tử, điện tử.Linh kiện điện tử mới được sản xuất ở Việt Nam và Vĩnh Phúc những

năm gần đây, chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện. Linh kiện điện tử là nhóm hàng có những đóng góp quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng thời gian qua. Một số linh kiện này được cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm điện tử tại Việt Nam và một phần để xuất khẩu. CNHT linh kiện điện tử đang là lĩnh vực có triển vọng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Linh kiện điện tử sẽ là thành phần quan trọng trong cơ cấu ngành điện, điện tử của Vĩnh Phúc.

CNHT cho ngành điện tử tin học trên địa bàn thiếu cơ sở nguyên liệu nhưng bù lại Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường không, thuận tiện cho xuất, nhập khẩu; Hơn nữa lại gần Thủ đô, ở trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, có thể huy động nhiều nhân lực trình độ cao và công nhân lành nghề để phát triển.

3.3.5. Nội dung quy hoạch ngành Căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu thị trường, vào các lợi thế nhân lực, chính

sách ưu tiên của Nhà nước, quyết tâm của Tỉnh, có tính toán đến vòng đời sản phẩm điện tử ngắn và đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, sản xuất quy mô lớn trên nền

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 104

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

tảng trình độ công nghệ và tay nghề cao. Dự kiến lựa chọn các nhóm sản phẩm hỗ trợ chính, và ưu tiên theo từng giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn đến năm 2015 Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ

yếu trên cơ sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau: Thiết bị ngoại vi/ mạng và máy tính cá nhân; Các thiết bị thông tin di động chủ yếu; Thiết bị điện tử gia dụng thông dụng. Đồng thời xúc tiến, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp: Thiết bị điện tử chuyên dụng; Sản xuất robot công nghiệp. Như vậy CNHT phải phục vụ cho sản xuất các nhóm sản phẩm trên nên cần tập trung vào các nội dung sản xuất với quy mô loạt lớn sau:

- Sản xuất đảm bảo cung ứng đủ các linh kiện điện tử, cơ điện tử đơn giản, thông dụng.

- Sản xuất một số dạng nguyên vật liệu.- Tự cung ứng một số loại khuôn mẫu cho các chi tiết nhựa, nhôm, linh kiện

thụ động.- Tham gia nghiên cứu Việt hóa phần mềm hệ thống và các nội dung số

thuần Việt phục vụ cho nhu cầu trong Tỉnh và trong Vùng.Danh mục các dự án CNHT điện, điện tử, tin học dự kiến như sau:- Các dự án sản xuất linh kiện phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp thiết bị văn

phòng, máy tính (máy vi tính, máy in, máy photocopy): Bảng mạch điện tử, chíp, điện trở, bán dẫn, vỏ máy, khung máy.

- Các dự án CNHT cho sản xuất máy móc thiết bị điện kích thước nhỏ: Linh kiện sản xuất máy biến áp, thiết bị điện quay, điều khiển, đóng ngắt.

- Các dự án sản xuất vật liệu điện, khí cụ điện (kích thước nhỏ, công suất nhỏ), như: Dây cáp điện, dây điện, dây điện từ, công tắc, cầu dao, công tơ điện, máy biến áp, bóng đèn, rơle tự động, ắc quy, pin.

- Các dự án sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử gia dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, sản xuất công nghiệp (ti vi, radio, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà), như: Vỏ máy, khung máy, động cơ, bảng mạch, linh kiện bán dẫn, đèn hình, cuộn lái tia, tụ điện.

- Các dự án sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử gia dụng phục vụ giao tiếp truyền thông đa phương tiện, sản phẩm nghe nhìn giải trí cao cấp, như: Điện thoại di động, đầu thu phát kỹ thuật số, thiết bị trong lĩnh vực viễn thông.

- Các dự án sản xuất vật liệu thuộc công nghệ vật liệu điện, điện tử, như: sản xuất dây đồng, dây điện từ, cáp quang, kim loại màu khác, gốm sứ điện tử cao cấp, nhựa cao cấp.

- Các dự án sản xuất các linh kiện điện tử, phụ kiện lắp ráp sản phẩm công nghiệp khác.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 105

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Các dự án sản xuất, gia công phần mềm.+ Giai đoạn 2016-2020

Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu tự chủ nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm), theo tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

- Máy tính chủ và thiết bị ngoại vi phù hợp với internet thế hệ mới.- Phần lớn các loại thiết bị CNTT không dây.- Thiết bị điện tử gia dụng tiêu chuẩn chất lượng cao.- Một số thiết bị cơ điện tử, tự động hóa điều khiển.Căn cứ vào điều kiện đầu tư và yêu cầu phát triển sản xuất điện tử tại thời

điểm 2015 và triển vọng các năm sau đó (khi mới xuất hiện), quy hoạch CNHT mở rộng một số dự án đã có ở giai đoạn trước, đặc biệt là các dự án công nghệ mới, đảm bảo cung cấp cho lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh từ các loại linh kiện tương ứng (chủ động sản xuất tại chỗ) hoặc sử dụng linh phụ kiện nội địa, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, ưu tiên với các nhóm sản phẩm CNHT sau:

- Linh kiện lắp ráp đồng bộ, trong đó có flash, PRAM (bộ nhớ nhanh, bộ nhớ đảo pha).

- Linh kiện cơ bản thô dạng nguyên vật liệu.- Trên cơ sở áp dụng công nghệ hỗ trợ: sản xuất mạch in nhiều lớp, dùng

khuôn mẫu chính xác cao. 3.3.6. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:+ Giai đoạn đến năm 2015 + Khai thác hết công suất của 4 dự án CNHT ngành điện tử đã đi vào sản

xuất (phụ lục 1) và đầu tư mở rộng dự án sản xuất linh kiện điện tử CNC, cảm biến hình ảnh, di ốt phát quang, màn hình tinh thể lỏng, đèn nền.

+ Tạo điều kiện tối đa để đưa 4 dự án CNHT đang xây dựng (phụ lục 1) đi vào hoạt động.

+ Tạo điều kiện thúc đẩy 5 dự án CNHT đã có chủ đầu tư sớm được triển khai.

+ Ngoài 3 nhóm dự án đầu tư nêu trên, tiếp tục kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án CNHT sau:

- Trong giai đoạn 2011-2015, quy hoạch 16 dự án CNHT điện tử, tin học (chưa kể các dự án đã đăng ký đầu tư).

+ Giai đoạn 2016-2020Quy hoạch mở rộng 14 dự án CNPT điện tử, tin học.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 106

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

(Chi tiết dự án xem phụ lục 2)3.3.7. Địa điểm bố trí các dự án đầu tưCăn cứ vào tình hình thực tế và khả năng kêu gọi đầu tư các dự án của

ngành này tiếp tục được đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để phát triển CNHT tại KCN: Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Khai Quang và các KCN do Foxconn và Compal làm chủ đầu tư. Trong điều kiện thuận lợi sẽ bố trí các dự án đầu tư tại KCN Bá Thiện II.

3.4. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất sản phẩm dệt-may, giầy-dép3.4.1. Quan điểm phát triển ngành- Phát triển CNHT ngành dệt-may, giầy-dép gắn với Quy hoạch phát triển

công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của cả nước cũng như của VKTTĐ Bắc Bộ để đảm bảo tính khả thi cao, tập trung thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư các nhà đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực đầu tư nước ngoài.

- Tập trung phát triển CNHT ngành dệt- may, giầy-dép đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tỉnh, trên cơ sở gắn kết với các tỉnh trong vùng và cả nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng.

- Phát triển CNHT ngành dệt-may, giầy-dép trên cơ sở chuyên môn hóa - hợp tác hóa, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chiến lược phối hợp liên ngành CNHT dệt- may không thể phát triển khi chỉ có ngành dệt - may đảm nhiệm. Ngành dệt- may chỉ là đơn vị đặt hàng và đề xuất các yêu cầu, đồng thời chỉ tham gia sản xuất một số sản phẩm nào đó khi công nghệ gần với dệt may hơn. Các sản phẩm chế tạo cơ khí, điện tử, hoá chất... phải do các ngành khác đảm nhiệm. Muốn vậy, vai trò quản lý nhà nước của các bộ, ngành phải được nâng cao trong sự phối hợp liên ngành.

- Phát triển CNHT ngành dệt- may, giầy-dép cần có sự phân loại, chọn lọc dự án, có quy hoạch về bố trí không gian lãnh thổ... để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả và bền vững.

3.4.2. Mục tiêu phát triển ngành- Trong giai đoạn này chỉ nên tập trung phát triển CNHT dệt- may với

mục tiêu thay thế một phần nhập khẩu.- Khả năng xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ dệt- may chỉ có thể xuất hiện sau

năm 2015, khi ngành công nghiệp hoá dầu đã được đầu tư và Chương trình quốc gia về công nghiệp cơ khí chế tạo đã phát huy tác dụng, các nhà máy nguyên phụ liệu dệt may FDI được xây dựng đi vào sản xuất. Tỉnh nên kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất phụ liệu may như: chỉ may, bông tấm, mex, cúc nhựa…

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 107

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Ưu tiên các dự án đầu tư cho nguyên phụ liệu làm mũ giày (giả da PU, giả da PVC…).

- Tỉnh nên kêu gọi đầu tư vào các dự án lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị (có thể máy móc thiết bị đơn giản), phụ tùng, khuôn mẫu thay thế thông thường cho ngành giầy-dép.

Phấn đấu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng CNHT ngành dệt- may, giày-dép đạt khoảng 28,49%/năm, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng đạt 16,12%/năm.

Mục tiêu về phát triển CNHT dệt-may, giầy-dépĐơn vị : tỷ đồng (giá cố định 1994)

  2010 2015 2020

Tốc độ tăng trưởng

(%/năm)

GTSXCN % GTSXCN % GTSXCN %2011-2015

2016-2020

CNHT dệt- may, giày-dép 128,5 2,64 450 3,25 950 2,91 28,49 16,12

3.4.3. Định hướng phát triểnPhát triển CNHT ngành dệt- may, giầy-dép trên cơ sở hỗ trợ, khuyến

khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, hướng tới nội địa hóa một số sản phẩm CNHT ngành dệt-may, giầy-dép để thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu để phát triển nhanh sản xuất.

Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp hiện có, để đáp ứng phát triển CNHT ngành dệt- may, giầy-dép. Khuyến khích các dự án CNHT ngành dệt- may, giầy-dép theo quy hoạch ngành.

Đầu tư tập trung và đồng bộ, phát triển đa dạng sản phẩm, đi thẳng vào công nghệ, thiết bị tiên tiến nhất, chú trọng sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường.

3.4.4. Cơ sở phát triển ngànhĐối với ngành dệt-may: Dệt -may Việt Nam hiện đang giữ vị trí quan

trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp 8% GDP. Dệt-may hiện đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), kim ngạch xuất khẩu vươn lên vị trí thứ nhất và đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo báo cáo “ Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam” qua nghiên cứu 40 ngành hàng của Trung tâm Thương mại thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương)

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 108

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

cho thấy: Dệt-may vẫn là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao và sẽ giữ vai trò này trong 10 năm tới. Thông qua xuất khẩu, Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực, đồng thời tăng cường tích lũy tư bản và ngoại tệ cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế đất nước.

Ngành dệt-may Việt Nam có tiềm năng lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh một cách toàn diện. Tăng cường khả năng cung ứng nguyên liệu trong nước sẽ giúp cho các nhà sản xuất sản phẩm dệt- may của Việt Nam giảm bớt chi phí sản xuất cũng như rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất.

Mặc dù không dễ dàng có thể mở rộng thêm trang thiết bị cho sản xuất hàng dệt-may ở khu vực thành thị do thiếu lao động, chi phí mặt bằng cao, … cũng có những cơ hội cho các doanh nghiệp dệt-may đầu tư và xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong các khu công nghiệp để tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ là một bước chuyển đối hợp lý và cần thiết cho ngành dệt may của Việt Nam. Việc chuyển đổi này không những làm tăng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích sản xuất nguyên liệu trong nước mà còn làm cho nhu cầu của khách hàng tăng lên. Trừ một vài ngoại lệ, có thể nói năng lực thiết kế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam yếu.

Thị trường nội địa luôn là nền tảng cho ngành thời trang phát triển. Nhu cầu thời trang tại thị trường nội địa càng cao thì ngành thời trang càng phát triển. Một mặt, thị trường may mặc nội địa của Việt Nam không khó tính. Mặt khác, doanh nghiệp may mặc đã quá tập trung vào xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước quá lâu.

Đối với sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt-may: Đây là khâu yếu của Ngành Dệt-may Việt Nam và cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Do khả năng cạnh tranh cao, nên khu vực sản xuất hàng may mặc được đầu tư mạnh, trong khi CNHT chưa phát triển, nên ngành phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm nguyên phụ liệu; Các máy móc thiết bị, phụ tùng, các loại hóa chất, thuốc nhuộm để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Đối với ngành giầy-dép, túi xách Việt Nam: Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp giầy đã có những bước phát triển khá ấn tượng và là ngành đạt vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt, chiếm trên 90% sản lượng sản xuất. Hiện nay, ngành tạo việc làm cho khoảng 600.000-650.000 lao động, không kể các cơ sở sản xuất nhỏ và các hộ gia đình.

Ngành xuất khẩu da giầy Việt Nam có tầm nhìn như sau: Ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giầy dép giá trị cao, phù hợp xu hướng của các thị trường với giá cả cạnh tranh thông qua việc xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, nâng cao trình độ quản trị và kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành, củng cố liên kết ngành chặt chẽ và xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ hiệu quả.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 109

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Tầm nhìn này phù hợp với mục tiêu tổng quát “.....nâng cao chất lượng sản phẩm…nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất” đã được đề cập đến trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Lựa chọn thoát ra khỏi cái bóng gia công đơn thuần, xây dựng hình ảnh giá trị cao và tích cực về ngành giầy dép Việt Nam. Lựa chọn này phù hợp với tầm nhìn của ngành theo hướng phát triển ngành da giày thành ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tự đứng vững trên thị trường thế giới mà không phụ thuộc vào gia công. Vì vậy cần phải được xây dựng và củng cố năng lực nội tại của ngành, đặc biệt là năng lực sản xuất toàn bộ.

Đối với nguyên phụ liệu và CNHT của ngành giầy-dép: Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong sản phẩm giầy-dép (chiếm tới 60-75% tổng chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm), vì thế có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng khoảng 40%. Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng tạo mẫu và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột”. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có. Vấn đề đặt ra đối với ngành giầy-dép Việt Nam là làm thế nào để chủ động trong sản xuất để từ đó dành thế chủ động trong sản xuất kinh doanh.

3.4.5. Dự báo thị trường sản phẩm ngành dệt- may, giầy-dépThị trường sản phẩm ngành công nghiệp dệt- may, giầy- dép của Vĩnh

Phúc hiện nay chủ yếu vẫn xuất khẩu là chính. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt-may đạt 195.091 nghìn USD, chiếm 32,90% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh; Kim ngach xuất khẩu giầy-dép đạt 22.060 nghìn USD, chiếm 3,72% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.

a) Thị trường sản phẩm ngành dệt- may:Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may của Việt Nam đến năm 2015

khoảng trên 18 tỷ USD, năm 2020 khoảng 25 tỷ USD. Thị trường dự báo tập trung vào các thị trường chính sau: Thị trường Mỹ, EU và vào thị trường Nhật.

Nhu cầu về vải, sợi : - Nhu cầu nội địa: Nhu cầu nội địa trong những năm gầy đây có nhiều

thay đổi, từ chỗ thiếu vải sử dụng đến nay số lượng hàng cung cấp đã có xu hướng thừa về số lượng. Yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 110

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

về chất lượng, chủng loại, màu sắc. Hơn nữa, từ chỗ mọi người đều mua vải để may đo tới nay xu hướng sử dụng quần áo may sẵn ngày càng chiếm ưu thế.

- Nhu cầu xuất khẩu: Dự báo mặt hàng may mặc từ vải dệt kim tròn sẽ sử dụng số lượng lớn và chủ yếu từ sợi cốt tông chải kỹ cho dệt kim thị trường EU, Nhật Bản; sợi bông OE cho dệt kim thị trường Mỹ. Dự báo tỷ lệ hàng dệt kim sẽ tăng lên 20-22%.

Nhu cầu về quần áo:- Nhu cầu nội địa: Nhu cầu nội địa là một thị trường đầy tiềm năng cho

các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Với 93 triệu dân vào năm 2015, cộng với tốc độ phát triển kinh tế đáng khả quan cùng với mức sống ngày càng cao làm cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may trong nước rất lớn. Nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân đã bám thị trường nội địa và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường trung, cao cấp ở trong nước.

+ Thị trường nông thôn: Bao gồm vùng nông thôn, trung du, miền núi với số dân chiếm 80%, nhưng GDP bình quân đạt khoảng 200 USD/người/năm. Đây là thị trường yêu cầu sản phẩm bền, chắc, giá rẻ phục vụ tại chỗ.

+ Thị trường vùng thành thị: gồm các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp... trong cả nước. Sản phẩm dệt may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp thị hiếu từng địa phương, từng mùa. Đặc biệt quan tâm tới số lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành...

- Nhu cầu xuất khẩu: Việt Nam có quan hệ buôn bán với hàng trăm công ty thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ vào năm 2000 thị trường Mỹ được nổi lên hàng đầu; rồi đến các thị trường EU, Nhật Bản; tiếp theo là các nước khác như SNG và một số nước Đông Âu, Canađa, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo...

Đối với Vĩnh Phúc, dự báo thị trường ngành dệt- may tiếp tục phát triển mạnh ở thị trường xuất khẩu, tập trung sản phẩm may mặc và sản phẩm dệt (sợi, quần áo). Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương có ngành dệt chưa phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm may xuất khẩu là chính.

b) Thị trường sản phẩm ngành giầy - dép:Năm 2011, tổng dung lượng thị trường nội địa ước chừng 130 – 140 triệu

đôi/năm, có tổng trị giá tương đương 1,5 tỷ USD. Dự kiến sản lượng giầy dép do DN trong nước sản xuất và tiêu thụ nội địa đạt ở mức gần 70 triệu đôi, chiếm tỷ trọng gần 50%.

Các loại cặp, túi xách, ba lô tiêu thụ nội địa ước khoảng 25 triệu chiếc trong năm 2011, trong đó có khoảng 15 triệu chiếc được sản xuất từ các doanh nghiệp Việt nam, chiếm tỷ trọng trên 60%.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 111

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Trong sản phẩm tiêu thụ nội địa, lượng da thuộc trong nước được đánh giá là chiếm đến 70%.

Đối với thị trường nước ngoài, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 85% số lượng giầy dép nhập khẩu và chiếm 35% về giá trị trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép lớn thứ 3 vào EU, sau Trung Quốc và Inđônêxia. Cũng là thị trường hết sức tiềm năng với sức mua lớn đó là thị trường Mỹ và Bắc Mỹ, hàng năm nhập khẩu khoảng 1,3 tỷ đôi giày các loại. Sản phẩm của Việt Nam tại thị trường này chủ yếu là giày thể thao và giày vải. Bên cạnh đó là thị trường Nhật Bản với dung lượng khoảng 250 – 300 triệu đôi/năm với chất lượng cao. Ngoài ra còn có các thị trường các nước SNG, các nước Đông Âu, các nước NICs Châu Á.

Lĩnh vực ba lô - túi sách, vùng thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật và Đông Á. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu vào các cùng thị trường này như sau: Mỹ 461 triệu USD; EU 422 triệu USD; Nhật 140 triệu USD; Đông Á 66 triệu USD, các thị trường còn lại 190 triệu USD.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam đạt 9,1 tỷ USD vào năm 2015 và 14,5 tỷ USD vào năm 2020. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của sản phẩm giầy- dép vào năm 2015 khoảng 1.172 triệu đôi, cặp túi các loại khoảng 186 triệu sản phẩm; năm 2020 khoảng 1.698 triêu đôi, cặp túi các loại khoảng 311 triệu sản phẩm; đây cũng là hướng phấn đấu cho các doanh nghiệp ngành giầy dép có nhiều cơ hội để phát triển.

3.4.6. Dự báo nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợDự báo nhu cầu phát triển CNHT các ngành dệt-may, giầy-dép giai đoạn

đến 2015, tầm nhìn 2020 như sau:a) Nhu cầu CNHT ngành dệt- may:Hiện nay, CNHT cho ngành dệt- may chủ yếu phải nhập khẩu là chính, do

đó với dự báo thị trường trong nước và thế giới của ngành dệt may những năm tới cho thấy nhu cầu về CNHT ngành dệt may là hết sức lớn.

Đối với Vĩnh Phúc, nhu cầu CNHT cho ngành dệt- may phần lớn bông xơ cho sản xuất sợi phải nhập khẩu, CNHT cơ khí phục vụ ngành dệt may chưa phát triển, nguyên phụ liệu cho may mặc chưa có doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên sản phẩm cũng xuất khẩu là chính.

b) Nhu cầu CNHT ngành giầy- dép:Cũng như ngành dệt- may, CNHT ngành giầy dép chủ yếu nhập khẩu là

chính, những năm gần đây một số sản phẩm đã được sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất như đế giày. Tuy nhiên, nguyên liệu chính là da vẫn chủ yếu nhập khẩu. Các phụ kiện khác như hoá chất, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí cho ngành giầy vẫn còn nhiều hạn chế. Khách đặt hàng đồng thời là người cung ứng nguyên vật liệu. Do đó làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 112

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá phẩm cấp mặt hàng…

Ngành Da-Giầy Việt nam hiện chưa tập trung phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, nên trước mắt các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài vì hầu hết giá cả nguyên liệu nhập khẩu vẫn thấp hơn so với việc trong nước tự sản xuất. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để có sức mạnh đàm phán mua nguyên liệu, đặt văn phòng ở những nước có nguồn nguyên liệu tốt, như vậy sẽ chủ động nguồn nguyên liệu hơn.

3.4.7. Nội dung quy hoạch ngành+ Giai đoạn đến năm 2015- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất chỉ may, công suất 350 tấn/năm, vốn

đầu tư 1.500.000 USD- Kêu gọi đầu tư nhà máy thêu công nghiệp. Vốn đầu tư: 2.000.000USD.- Cung cấp dịch vụ giặt mài công nghiệp+ Giai đoạn 2016-2020- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất kim, chỉ, nút. Công suất 100 tấn sản

phẩm/năm. Vốn đầu tư 27.500.000 USD.Ngành Giầy-dép:. + Giai đoạn đến năm 2015- Kêu gọi đầu tư dự án về giả da PVC, giả da PU VĐT: 8 triệu USD- Sản xuất các loại vải bạt Tarpaulin và các SP dệt nhựa. VĐT: 4.500.000

USD - Dự án sản xuất khuôn mẫu; dao chặt, phom.. VĐT: 450 tỷ đồng.+ Giai đoạn 2016-2020- Thu hút đầu tư các dự án sản xuất máy móc thiết bị giầy, chủ động được

về khuôn mẫu và phụ tùng thay thế thông thường. VĐT: 5 triệu USD.3.4.8. Địa điểm bố trí các dự án đầu tư Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Chấn Hưng, Khu công

nghiệp Tam Dương, Khu công nghiệp Lập Thạch II.Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư:Giai đoạn từ nay đến năm 2015: 16 triệu USD và 473,2 tỷ đồngGiai đoạn 2016 - 2020: 32,5 triệu USDTổng vốn đầu tư từ nay đến 2020: 48,5 triệu USD và 473,2 tỷ đồng(Chi tiết về các dự án và các giai đoạn phát triển xem phụ lục 4).

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 113

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.5. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất vật liệu xây dựngKhái niệm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong Quy hoạch này

được xác định theo Quyết định số: 10/2007/QĐ-TTg 23/1/2007 về hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ nhóm ngành và sản phẩm cấp II của nhóm; Tuy nhiên CNHT sản phẩm VLXD, phần thiết bị máy móc đã được thực hiện phần lớn ở CNHT cơ khí chế tạo, nên ở đây chỉ xem xét các máy và thiết bị chuyên dụng và các sản phẩm CNHT khác; Vì sản xuất hỗ trợ cho ngành VLXD là một lĩnh vực rất rộng và đan xen với các ngành khác.

3.5.1. Quan điểm phát triển ngành- Phát triển CNHT sản phẩm VLXD phù hợp với phần Quy hoạch phát

triển ngành công nghiệp VLXD của Tỉnh theo Quyết định số: 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Phát triển CNHT sản phẩm VLXD nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp VLXD phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về môi sinh, môi trường.

- Tập trung phát triển CNHT sản xuất VLXD cao cấp, tiêu tốn ít năng lượng, đáp ứng các yêu cầu thi công nhanh và an toàn.

- Phát triển CNHT sản xuất VLXD trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, gắn kết với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh trong gia công chế tạo thiết bị, khuôn, linh kiện, phụ tùng, đồ gá chuyên dụng phục vụ cho công nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn, và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từng bước chủ động về nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất VLXD trong nước.

- Với xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế, xác định thị trường sản xuất CNHT ngành VLXD không chỉ dừng lại sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất trong tỉnh, trong nước, mà là hướng tới thị trường toàn cầu; CNHT ngành VLXD Vĩnh Phúc phải từng bước là một bộ phận của CNHT của cả nước, hướng tới hội nhập toàn cầu.

- Phát triển CNHT ngành VLXD phải có sự chọn lọc về công nghệ, sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển ngành ở Việt Nam, trong đó ưu tiên khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm bằng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới.

3.5.2. Mục tiêu phát triển ngànhPhát triển CNHT nhằm thúc đẩy và duy trì công nghiệp VLXD phát triển

bền vững, tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong công nghiệp của Tỉnh, trên cơ sở phát huy năng lực sản xuất các sản phẩm hiện có, đáp ứng thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; Tạo điều kiện thu hút đầu tư sản xuất

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 114

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

mạnh sản phẩm VLXD cao cấp, sản phẩm không nung, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm VLXD theo hướng hiện đại và thân thiện môi trường.

3.5.3. Định hướng phát triển ngànhTrên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển và nhu cầu thị trường, định

hướng phát triển CNHT sản phẩm VLXD (trừ phần thiết bị dùng chung đã có định hướng ở trên) như sau:

- Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành VLXD trong đó tập trung cho một số dự án để sản xuất lắp ráp và sửa chữa: Máy và các thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất VLXD; Đặc biệt là các thiết bị nhào trộn, nâng cao chất lượng phôi và tạo hình vật liệu.

- Khai thác triệt để năng lực hiện có của ngành cơ khí, chế tạo trên địa bàn trong sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ công nghiệp VLXD; Đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong gia công chế tạo linh kiện, phụ tùng, thiết bị để phục vụ cho công nghiệp sản xuất VLXD; Từng bước chủ động về linh kiện, phụ tùng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất VLXD.

- Khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các VLXD mới, vật liệu nhẹ, không nung; Ưu tiên tiếp thu các công nghệ, thiết bị xử lý có hiệu quả và tiết kiệm các vật tư dùng trong sản xuất VLXD.

3.5.4. Cơ sở phát triểnCơ sở trọng yếu để phát triển CNHT công nghiệp VLXD trên địa bàn là

thị trường tiêu thụ các sản phẩm hỗ trợ để ngành VLXD phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Theo Quyết định số: 181/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu tăng trưởng, đưa GTSXCN (tính theo giá 1994) của phân ngành này đạt 10.288 tỷ đồng (giá hiện hành) vào năm 2015 và đạt hơn 15.222 ngàn tỷ đồng vào năm 2020, tăng 8%/năm đến năm 2015 và tăng 3% trong giai đoạn 2016-2020; Giữ tỷ trọng công nghiệp VLXD trong GTSXCN toàn tỉnh ở mức trên 5,3% năm 2015 và 5,32% vào năm 2020.

Để duy trì mức như trên với yêu cầu giá trị gia tăng cao, CNHT cho ngành này cần có những bước đi vững chắc. Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên cần có có sự quyết tâm rất cao của địa phương và các nhà đầu tư lớn. Bản thân sản phẩm CNHT ngành này (trừ một số sản phẩm chuyên dụng) phần lớn thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo chung có nhu cầu ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất khác, nên có thị trường lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từ dự báo thị trường sản phẩm CNHT cho thấy nhu cầu về CNHT cho các sản phẩm này trong thời gian tới là rất lớn. Qui mô CNHT sản phẩm VLXD trên địa bàn phụ thuộc vào việc đầu tư sản xuất của ngành trong tỉnh và mức độ tham

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 115

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

gia vào chuỗi cung ứng cho sản xuất tương ứng của nhà sản xuất trong Vùng, trong nước và quốc tế.

Sản phẩm, chi tiết hỗ trợ cho các máy móc, thiết bị phục vụ công tác xây dựng, sản xuất VLXD như trạm trộn bê tông thương phẩm, các loại đầm bê tông, bơm bê tông tươi. Các loại cốp pha bê tông: Cốp pha thông dụng, cốp pha trượt, cốp pha leo, cốp pha bản rộng, dàn giáo xây dựng. Các loại kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn: Khung nhà công nghiệp, các khung cột dầm, giá đỡ, sàn thao tác... các thiết bị phi tiêu chuẩn của nhà máy nhỏ đến trung bình và cho các nhà máy công nghiệp khác. Sản xuất các loại đường ống và trang thiết bị hỗ trợ cho nhà máy sản xuất công nghiệp. Các loại vật liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất thanh nhôm định hình dùng trong xây dựng dân dụng, các loại VLXD như sắt, thép kết cấu (thép định hình), tôn cuộn. Tổng khối lượng hàng trăm ngàn tấn/năm.

3.5.5. Nội dung quy hoạch ngànhCăn cứ vào mục tiêu, định hướng, nhu cầu thị trường, vào lợi thế nhân

lực, chính sách ưu tiên của Nhà nước, quyết tâm của Tỉnh, trên cơ sở trình độ công nghệ và tay nghề từng bước được nâng cao, dự kiến lựa chọn các nhóm sản phẩm hỗ trợ chính, và ưu tiên theo từng giai đoạn.

+ Giai đoạn đến năm 2015 Trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu trên cơ

sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau:- Các loại khuôn, mẫu, máy và thiết bị tạo hình (đúc, ép, cắt gọt, ...)

VLXD từ vật liệu phi kim và nhựa (nhựa kết cấu, gỗ và các vật liệu giả kim, vật liệu phụ khác).

- Gia công lắp ráp một số máy và thiết bị, một số phụ tùng, linh kiện thuộc hệ thống các dây chuyền sản xuất gạch lát, gạch men, gạch tuy-nen ... .

- Gia công, lắp ráp một số loại băng chuyền, phương tiện vận tải chuyên dụng để vận chuyển bê tông tươi và các bán thành phẩm VLXD (gạch mộc, phôi VLXD...).

- Nghiên cứu, thiết kế và lắp ráp các máy và thiết bị khai thác, tuyển tinh và phân loại các khoáng sản phi kim.

- Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì đóng gói sản phẩm VLXD.+ Giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm VLXD công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm, giám định chất lượng chi tiết và tổng thành); Ưu tiên các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 116

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tiến tới sản xuất công nghiệp một số VLXD mới (tấm nhựa cửa, vách ngăn, bê tông xốp, bê tông nhẹ, bê tông có thể lắp ghép thành các tấm lớn, các kết cấu kim loại và phi kim, VLXD phi tiêu chuẩn, tấm lợp thu nhiệt, cho ánh sáng, bình bồn chứa; Giàn giáo, cốp pha bằng kim loại và phi kim).

- Tự chủ về công nghệ sửa chữa và bảo hành hầu hết các máy và thiết bị VLXD hiện có trên địa bàn Tỉnh.

- Ưu tiên sản xuất một số chi tiết, cụm chi tiết máy, thiết bị thay thế nhập khẩu, mà ngành này trước đây phải nhập.

3.5.6. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:+ Giai đoạn đến năm 2015

‐ Mở rộng công suất sản xuất sơn, mạ dành cho VLXD và công trình xây dựng;

‐ Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm, chi tiết cao su, nhựa (lô, trục) dành cho dây chuyền, băng chuyền sản xuất.

‐ Mở rộng công suất gia công, lắp ráp các thiết bị, máy móc cho ngành gốm, sứ, lò sấy, lò nung, trạm khí hoàn tất, lò than, bi- quả nghiền.

‐ Kêu gọi đầu tư dự án sản xuất bao gói sản phẩm VLXD‐ Trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện ngành VLXD.

+ Giai đoạn 2016-2020Trên cơ sở triển khai thực hiện các dự án quy hoạch và nhu cầu thị trường

CNHT sản phẩm VLXD ở thời điểm cuối năm 2015, dự kiến mở rộng một số dự án có hiệu quả kinh tế cao theo nội dung trên và quy hoạch một số dự án, nhóm dự án mới như sau:

- Nghiên cứu, sản xuất lắp ráp các máy và thiết bị sản xuất VLXD không nung;

- Sản xuất một số chi tiết, phụ tùng tương ứng để lắp ráp các máy và thiết bị trên; Trước hết là các phần đơn giản như khung, gầm, bệ, ống dẫn, đồ gá ... .

- Nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất công nghiệp một số VLXD mới.- Hiện đại hóa và giảm công suất sản xuất VLXD dùng công nghệ nung,

đốt than. Tính chung, trong giai đoạn 2016-2020 quy hoạch mới 4 dự án và mở

rộng, nâng công suất 4 dự án. (Chi tiết xem phụ lục 5)

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 117

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.5.7. Địa điểm bố trí các dự án đầu tưCăn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp và quy hoạch hạ tầng, khả

năng kêu gọi đầu tư, dự kiến bố trí các dự án CNHT sản phẩm VLXD tại các KCN: KCN Khai Quang, KCN , KCN Phúc Yên, Bình Xuyên, Sơn Lôi.

III. TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Bảng 47. Nhu cầu vốn đầu tư của các ngành CNHT

Đơn vị: Tỷ đồngHạng mục Đến năm

20201 Sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy 10.8002 Sản phẩm điện tử tin học 7.9383 Sản phẩm cơ khí chế tạo 5.8004 Sản phẩm dệt may, da giày 1.6235 Sản phẩm vật liệu xây dựng 2.330+ Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ 28.491+ Tổng vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp 110.380- Tỷ trọng vốn CNHT/Toàn ngành CN (%) 25,81

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến năm 2020 là 28.491 tỷ đồng theo giá hiện hành.

IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ

A. NGUỒN VỐN TRONG NƯƠC:

a.1. Nguồn vốn huy động từ Ngân sáchPhấn đấu bằng mọi cách để có tích luỹ đầu tư cao, dự kiến trong số 28.491

tỷ đồng cần đầu tư thời kỳ đến năm 2020 có thể huy động từ ngân sách khoảng 285 tỷ đồng (1-2%). Nguồn vốn huy động từ Ngân sách tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng hạ tầng (chủ yếu là các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước), một phần vốn dành cho việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.

a.2. Nguồn vay trong nước: Nguồn vốn vay trong nước rất quan trọng để phát triển công nghiệp hỗ

trợ, dự kiến cần vay khoảng 4.559 tỷ đồng (15-16%) cả thời kỳ đến năm 2020.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 118

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

a.3. Vốn tự có: Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và huy động từ dân dự kiến thu hút được khoảng 11.681 tỷ đồng (40-41%).

B. NGUỒN VỐN NƯƠC NGOÀI:

b.1. Vốn vay ưu đãi: Dự kiến khoảng 2.279 tỷ đồng (7-8%)b.2. Vốn FDI: Dự báo khả năng thu hút FDI khoảng 9.687 tỷ đồng (33-

34%). Vốn kêu gọi đầu tư nước ngoài tập trung cho các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, có công nghệ cao nhằm tranh thủ nguồn vốn và trình độ công nghệ tiên tiến chuyển giao cho tỉnh.

Bảng 48: Các nguồn huy động vốn đầu tư Đơn vị: tỷ đồng

STT Các nguồn huy động Đến năm2020 Tỷ lệ (%)

  Nhu cầu vốn đầu tư 28.491 100

I Nguồn vốn trong nước 17.095 581.1 Từ Ngân sách 285 1-21.2 Vốn vay trong nước 4.559 15-16

1.3 Tự có của doanh nghiệp và huy động từ các nhà đầu tư 11.681 40-41

II Nguồn vốn nước ngoài 11.396 42

2.1 Vốn vay ưu đãi của Chính phủ 2.279 7-8

2.2 Vốn FDI (đầu tư trực tiếp và tái đầu tư) 9.687 33-34

V. ĐINH HƯƠNG PHÁT TRIỂN CNHT VINH PHUC ĐẾN NĂM 2030

Đến năm 2030, Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh phúc tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phục vụ các ngành công nghiệp có công nghệ cao và sản xuất được các linh kiện, thiết bị hiện đại. Các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có chất lượng, giá trị và có khả năng cạnh tranh cao có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu. Một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của tỉnh có thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường trong nước, trong khu vực và toàn cầu.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 119

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÔ TRƠ TỈNH VINH PHUC ĐẾN NĂM 2020, ĐINH HƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

I. NHỮNG GIẢI PHÁP

Để đạt được những mục tiêu và định hướng phát triển CNHT Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch. Các giải pháp này cần được xây dựng đồng bộ, trên cơ sở những chính sách và quy định chung của Nhà nước, các quy hoạch có liên quan. Vì vậy, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính- Đề xuất Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo hướng thuận

lợi hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời phải đảm bảo được tính ổn định lâu dài.- Áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư sản xuất sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ được quy định tại quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/07/2012 của HĐND tỉnh, tỉnh tiếp tục bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có thế mạnh.

- Thực hiện có hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình một cửa liên thông qua Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Vĩnh Phúc. Thực hiện tốt các giải pháp trong đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

2. Huy động và sư dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CNHT có quy mô lớn, công nghệ hiện

đại, ít gây ô nhiễm môi trường; các dự án là đầu tàu về sản xuất thành phẩm, sẽ đóng vai trò cầu nối thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Chủ đầu tư các khu công nghiệp quán triệt chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp của tỉnh, ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Chú trọng vào việc thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời có chiến lược thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy liên kết cho các doanh nghiệp nội địa.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 120

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực- Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo

giai đoạn 2012-2015 theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh;

- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào các ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo, điện tử... là tiền đề cho phát triển CNHT trong giai đoạn tới. Đẩy mạnh việc phối hợp, liên kết với các Trường Đại học, các Trung tâm dạy nghề có uy tín; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo nhân lực ở các cơ sở dạy nghề; gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của tỉnh và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của Tỉnh.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp CNHT cần phải quan tâm đầy đủ tới cơ cấu chuyên môn: nhân lực quản lý, điều hành; nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao; công nhân kỹ thuật.

- Người lao động cần có tác phong công nghiệp, cần hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với xã hội.

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ- Tập trung nâng cao công nghệ, thiết bị phát triển tiên tiến để đáp ứng với

yêu cầu của các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ để tăng cường các sản phẩm xuất khẩu từ công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư.

- Ưu đãi cao theo quy định cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển CNHT. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.

- Từng bước phát triển các cơ sở công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng, phụ kiện chi tiết máy, vật tư kỹ thuật mà các ngành công nghiệp có nhu cầu; có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế....để khai thác có hiệu quả công nghệ đã đăng ký ở nước ngoài.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 121

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

5. Giải pháp về thị trường- Mở rộng thị trường tiêu thụ kể cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh hệ

thống tiếp thị, xúc tiến thương mại. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong hoạt động phát triển phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường, nâng cao sức mua của thị trường để phát triển sản xuất.

- Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

- Thông qua các doanh nghiệp để tổ chức hội thảo, xúc tiến đầu tư để phục vụ cho chính doanh nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường, thương mại điện tử. Hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động một số trang Web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

6. Giải pháp bảo vệ môi trường- Các doanh nghiệp CNHT trước khi đầu tư tập trung trong các khu, hoặc

cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh gía tác động hoặc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước khi đi vào hoạt động sản xuất.

- Phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong thời gian doanh nghiệp hoạt động.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Không cho phép đầu tư các doanh nghiệp CNHT có nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường với mật độ cao, tập trung khối lượng chất thải lớn và phức tạp về thành phần chất gây ô nhiễm.

7- Các giải pháp về đất đai:- Trình Chính phủ cho phép thành lập Khu CNHT, với các đặc thù riêng,

nơi các doanh nghiệp sản xuất CNHT có thể được hưởng các ưu đãi và được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Định hướng lựa chọn một khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng hạ tầng, ưu tiên cho công nghiệp hỗ trợ, nhất là các dự án FDI.

- Khuyến khích xây dựng hệ thống nhà xưởng ( mỗi nhà xưởng có thể có diện tích từ 100-1000m2 hoặc có thể chia lô nhỏ khi cần) đã được hoàn thiện để cho các doanh nghiệp thuê.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 122

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng các dự án.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt quy hoạch, UBND tỉnh cần giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành các cấp triển khai đồng bộ cụ thể là:

1. Sở Công Thương:- Là đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, có

nhiệm vụ trực tiếp tổ chức công bố, tuyên truyền, triển khai, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển CNHT; định kỳ hàng năm báo cáo việc tổ chức thực hiện quy hoạch với UBND tỉnh;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện quy hoạch; xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng ngành trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

- Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư theo đúng định hướng Quy hoạch đã được phê duyệt. Định kỳ theo dõi và lập báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm về tình hình triển khai, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tính toán cân đối, huy động

các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện quy hoạch;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thời hạn giải quyết các thủ tục đầu tư cho các dự án CNHT theo đúng quy định.

3. Sở Tài Chính: Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, Ngành liên quan cân

đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch được duyệt.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, đánh giá thực trạng tình

trạng thiết bị, công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đưa ra những kiến nghị về đổi mới các trang thiết bị trên địa bàn. Giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin về các công nghệ mới hiện nay trên thế giới, thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn Tỉnh.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 123

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

5. Sở Giao thông Vận Tải: Lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông tới các khu, cụm

công nghiệp phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thường xuyên rà soát, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho công

nghiệp hỗ trợ; giải quyết nhanh các thủ tục giao, cho thuê đất cho các chủ dự án theo đúng quy định.

7. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường,

UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, giải quyết nhanh các thủ tục theo quy định cho các dự án CNHT.

8. Ban quản lý các Khu công nghiệp: Theo quy hoạch các khu công nghiệp đã được phê duyệt, tiến hành bố trí

các dự án đầu tư theo dự kiến, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, tổ chức việc quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trên địa bàn theo quy định hiện hành.

9. Sở lao động - Thương binh và xã hộiChủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện các giải pháp

về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ10. Các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chủ động phối hợp với Sở Công Thương trong việc triển khai thực hiện các

nội dung quy hoạch, xây dựng, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành, cấp mình.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

A/ KẾT LUẬN

Quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được soạn thảo trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; các quy hoạch phát triển của các chuyên ngành và đặc biệt xuất phát từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nhằm từng bước xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển và theo kịp với sự phát triển chung của cả nước, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Tiềm năng, lợi thế và nguồn lực phát triển của tỉnh cho thấy: Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện cần thiết và thuận lợi để xây dựng và phát triển CNHT cho các

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 124

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; ngành điện tử, tin học; ngành cơ khí chế tạo; ngành dệt may- da giầy; ngành sản xuất VLXD.

Hiện nay, CNHT trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc. Để phát triển CNHT cần phát huy triệt để nội lực của tỉnh, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài, với các thành phần kinh tế trong nước, kể cả kinh tế quốc doanh trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào CNHT tỉnh Vĩnh Phúc.

B/ KIẾN NGHI

1. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, khó có thể đồng thời thực hiện được nhiều giải pháp để CNHT phát triển nhanh, bền vững. Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho Vĩnh Phúc vốn đầu tư hạ tầng công nghiệp để nhanh chóng thu hút đầu tư phát triển sản xuất CNHT.

2. Đề nghị các Bộ, ngành, các doanh nghiệp trung ương quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương đưa Vĩnh phúc là một trong các tỉnh trọng điểm của cả nước về phát triển CNHT và có chính sách đặc thù để thúc đẩy CNHT trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh trong những năm tới

4. Đề nghị Chính phủ cho phép Vĩnh phúc có cơ chế đặc biệt trong việc đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch.

5. Đề nghị Nhà nước tham gia vào quản lý giá đất, nhất là đối với việc định giá cho thuê đất của các Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng. Nhà nước cần Quy định bảng giá trần thuê đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh./.

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 125

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Danh sách những người tham gia thực hiện Dự ánQuy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030

Chỉ đạo thực hiện:

TS. Phạm Ngọc Hải Phó Viện trưởng Viện NCCLCSCN

Ông Nguyễn Thành Dũng Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc

Những người thực hiện:

1. Ông Đỗ Mai

2. Ông Nguyễn Bình Khiêm

3. Ông Nguyễn Thành Đô

4. Ông Nguyễn Xuân Phương

5. ThS. Đinh Thanh Bình

6. KS. Đào Xuân Minh

7. CVC. Hoàng Việt Trung

8. KS. Lê Anh Tú

9. Bà Nguyễn Thị Thu Trang

Phó Giám đốc Sở Công Thương

Trưởng phòng KHĐT-SCT Vĩnh Phúc

Trưởng phòng QLCN- SCT Vĩnh Phúc

Phó trưởng phòng KHĐT-SCT Vĩnh Phúc

Phó Giám đốc Trung tâm

NCV Viện nghiên cứu CLCSCN

NCV Viện nghiên cứu CLCSCN

NCV Viện nghiên cứu CLCSCN

NCV Viện nghiên cứu CLCSCN

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 126

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHỤ LỤC

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 127

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CNHT CHO SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ XE MÁY GIAI ĐOẠN 2011-2020

Bảng 1.1. Danh sách các Doanh nghiệp có đăng ký sản xuất lắp ráp linh kiện ô tô xe máy

TT Doanh Nghiệp Tổng vốn ĐT (USD)

GTSX 2010

Lĩnh vực kinh doanh

Công suất/năm Địa điểm

Sản xuất linh kiện và lăp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh

1 Cty HonDa Việt Nam 374.305.999 Sản xuất, lắp ráp

xe máy 2.000.000 KCN Kim Hoa

2 Cty Piaggio VN 45.000.000

SX,Lắp ráp xe tay ga, xe mô tô, bộ phận chi tiết linh kiện

100.000 KCN

3 Cty Toyota Việt Nam 89.609.490 Sản xuất và lắp ráp

xe hơi 40.000

Phúc Thắng – TX Phúc Yên

4Cty TNHH Xe buýt Daewoo Việt Nam

30.000.000SX và lắp ráp xe buýt và phụ tùng xe buýt

40.000KCN Khai Quang

Sản xuất linh kiện và phụ tùng sản xuất lăp ráp ô tô xe máy

1Cty TNHH CN Chính xác VN1

40.000.000 431,50 SX phụ tùng ô tô, xe máy các loại

KCN Khai Quang

2 Cty TNHH CN DEZEN 2.500.000 20,28

SX lắp ráp linh kiện phụ tùng cho ô tô xe máy

KCN Khai Quang

3Cty TNHH CN Toàn Hưng

2.000.000 45,95 SX phụ tùng ô tô, xe máy các loại

KCN Khai Quang

4 Cty HH CN Chính Long 2.000.000 57,72

SX và gia công linh kiện xe máy, xe hơi

KCN Khai Quang

5Cty TNHH Exedy Việt Nam

8.000.000 115,02

SX và KD các loại sản phẩm: Chi tiết động cơ, li hợp, côn, hộp số của ô tô xe máy xe

KCN Khai Quang

6

Cty TNHH CN Strong Way Vĩnh Phúc

4.000.000 44,1 SX phụ tùng ô tô, xe máy

KCN Khai Quang

7 Cty HH CN Geo – Gear 4.000.000 42,17 Rèn dập linh kiện

xe máy, xe hơi

KCN Khai Quang

8 Cty TNHH Rèn dập

2.500.000 20,27 SX linh kiện ô tô, xe máy

KCN Khai

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 128

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Vietsheng Quang

9Cty TNHH CN Hsien Yuan

2.500.000 12,27 SX linh kiện ô tô, xe máy

KCN Khai Quang

10 Cty HH CN GHS 2.500.000 0,41 SX linh kiện phụ

tùng ô tô, xe máy

KCN Khai Quang

11Cty TNHH Đường Hải VN

1.000.000 2,59SX và kinh doanh linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy

KCN Khai Quang

12 Cty TNHH Minda 6.000.000 12,26 SX linh kiện và bộ

phận tự động

KCN Bình Xuyên

13

Cty TNHH dụng cụ giao thông Giai Việt

4.000.000 0,31 SX linh kiện ô tô,xe máy, sp đúc

KCN Bình xuyên

14Cty Toyota Boshoku Hà Nội

5.965.970 293,83 SX ghế và cửa ô tôPhúc Thăng – Phúc Yên

15 Cty SX Phanh Nissin VN 1.577,61 SX phanh ô tô, xe

máy

Quất Lưu – Bình Xuyên

Bảng 1.2. Danh mục các dự án đăng ký đầu tư sản xuất thuộc lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy.

TT Lĩnh vực Tổng vốn đầu tư Địa điểm

Công suất/năm

(Xe)

1 SX lắp ráp xe máy - công ty Honda Việt nam 374.306 KCN Kim

Hoa 2.000.000

2 SX lắp ráp xe máy tay ga, xe mô tô - công ty Piaggio Việt Nam 45.000 KCN Bình

Xuyên 100.000

3 SX lắp ráp ô tô - Công ty Toyota Việt Nam 89.609 KCN Phúc Thắng 30.000

4 SX lăp ráp xe buyt - Công ty TNHH xe buýt Daewoo Việt Nam 30.000 KCN Khai

Quang 3.000

Tổng SX & Lăp ráp ô tô xe máy hòan chỉnh 538.915 Vinh Phúc 2.133.000Bảng 1.3. Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 129

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 1.3.1- Dự án đã hoạt động

TT Lĩnh vực

Tổng vốn

(Triệu USD)

Doanh thu

(triệu USD)

GTSX CN (Tỷ đồng)

GTXK (triệu USD)

Địa điểm

Số DN hoạt động

Công suất/năm

1

Sản xuất linh kiện phụ tùng cho ôtô xe máy

11 2,54 14,85 1,8KCN Bình

Xuyên3 16,6 triệu

SP các loại

2

Sản xuất linh kiện phụ tùng lắp ráp cho ôtô xe máy

98,6 137,02 790,51 0,67KCN Khai

Quang12 84,2 triệu

SP các loại

3Sản xuất ghế cửa và phanh ôtô 54,9 165,13 1871,44 65,79 Ngoài

KCN 2 12,6 triệu SP các loại

Tổng 164,6 304,69 2676,8 68,26 Vĩnh Phúc 17 113,4 triệu

SP

Bảng 1.3.2- Dự án đang xây dụng

Lĩnh vực hoạt động Tổng vốn đầu tư USD Địa điểm Công suất/năm

Sản xuất phụ tùng còi, gương chiếu hậu 5 triệu KCN Khai Quang ĐXD

Sản xuất khuân mẫu chi tiết phụ tùng ôtô xe máy 5 triệu KCN Khai

Quang ĐXD

Sản xuất các loại ốc vít phuc vụ CN ô tô xe máy 5 triệu KCN Khai

Quang ĐXD

Sản xuất bộ phận hỗ trợ cho xe có động cơ 5 triệu KCN Bình Xuyên ĐXD

Bảng 1.3.3 -Dự án chưa triển khai

TT Lĩnh vực Tổng vốn đầu tư USD Địa điểm Công

suất/năm

1 Sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô xe máy 5 triệu KCN Khai Quang ĐXD

Bảng 1.3.4- Dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI)TT Lĩnh vực Tổng vốn đầu Địa điểm Công suất/năm

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 130

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

tư(tỷ đồng)

Tổng 319,18

1Nhà máy sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô xe máy

224,18 Phúc Thắng Phúc Yên 75.500 sp/năm

2 Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy 35 KCN

Khai Quang

ADC12: 250 tấn;ADC 3: 350 tấn;KS 1: 280 tấn,

3NM gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và SX SP nhựa CN

60 Kim Hoa SP cơ khí: 1,000 tấn; SP nhựa: 900 tấn/năm,

Bảng 1.4. Danh mục các dự án CNHT mới cho sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy giai đoạn 2011-2020

TT Dự án đầu tư Địa điểm Công suất/Năm Nguồn vốn

Thời gian2011-2015 2016-2020

1. SX động cơ và chi tiết động cơ

KCN Khai

Quang20.000 40.000 FDI 2012

- 2020

2. SX khung thân và vỏ xe

KCN Bình

Xuyên100.000 200.000 FDI 2012

- 2020

3. SX hộp số và cụm truyền động

KCN Khai

Quang10.000 20.000 FDI 2012

- 2020

4. SX hệ thống lái cho ô tô xe máy

KCN Bình

Xuyên20.000 40.000 FDI 2012

- 2020

5.SX bình đựng nước rửa kính và ống dẫn dung dịch

KCN Bình

Xuyên200.000 400.000 FDI 2012

- 2020

6. SX các chi tiết nhựaKCN Bình

Xuyên200.000 400.000 DN+FDI 2012

- 2020

7. SX cụm đèn, gương còi xe

KCN Bình

Xuyên100.000 200.000 DN+FDI 2012

- 2020

8.SX bình xăng và hệ thống cung cấp nhiên liệu

KCN Kim Hoa 100.000 200.000 FDI 2011

-2020

9. SX nhông xích xe máy KCN Kim Hoa 100.000 200.000 DN 2016

-2020

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 131

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

10. SX linh kiện điện tử tự động

KCN Bá Thiện 100.000 200.000 FDI 2012

-2020

11. SX hệ thống lọc gió cho động cơ ô tô

KCN Khai

Quang10.000 20.000 FDI 2011-

2020

12. SX hệ thống treo, giảm xóc cho ô tô xe máy

KCN Khai

Quang100.000 200.000 DN+FDI 2011

-2014

13. SX vành, la răng cho ô tô xe máy

Vĩnh Yên 20.000 40.000 DN+FDI 2012

- 2014

14. SX xăm lốp các loại Vĩnh Yên 200.000 400.000 NN+DN 2012

- 2020

15.Xây dựng hạ tầng hệ thống kiểm định, giám sát chất lượng và an toàn ...

Vĩnh Phúc - - Nhà

nước2013

-2016

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CNHT CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ, CHẾ TẠO GIAI ĐOẠN 2011-2020

Bảng 2.1. Danh mục các dự án đăng ký đầu tư đang triển khaiTT Tên dự án

Vốn đầu tư(USD) Địa điểm Công suất/năm

Dự án FDI

1 SX và gia công thép ống các loại. gia công thép cuộn 16.000.000 KCN Bình

Xuyên; 24.000MT/năm

2 SX các loại ốc vít phục vụ cho ngành ô tô. xe máy, XD, đồ gỗ….

5.000.000 KCN Khai Quang

3SX gia công thép ống, thép thanh, kéo lạnh thành hình chính xác cao

11.000.000 KCN Khai Quang

Ông thép kéo lạnh: 6000

t/năm; Thanh thép: 500t/năm

4

SX phục chế các loại khuôn thép, cải tạo lò nung, chế tạo, lắp ráp trạm khí hoá than, tư vấn và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, thiết kế, xây dựng công trình

3.000.000

35.000.000Dự án đầu tư trong nước

1NM gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và SX SP nhựa CN 60 tỷ đồng

Kim HoaSP cơ khí: 1,000

tấn; SP nhựa: 900 tấn/năm,

Bảng 2.2. Danh mục các dự án CNHT mới

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 132

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

cho sản phẩm cơ khí, chế tạo giai đoạn 2011-2020

TT Tên chương trình, dự án Địa điểm, khu vực

Công suất/năm Nguồn vốn

Thời gian2011-

20152016-2020

16.Nâng cao công suất gia công thép thanh, cán kéo lạnh thành hình chính xác cao

KCN Khai Quang 15.000 FDI 2012

- 2015

17. Nhà máy đúc, dập phôi lớn KCN Chấn Hưng 20.000 15.000 FDI 2012

- 2020

18. Nhà máy gia công cơ khí chính xác

KCN Tam Dương I 10.000 5.000 FDI

19. Nhóm dự án chi tiết máy động lực

KCN Tam Dương FDI, DDI 2012

- 2020

20. Nhóm dự án chi tiết thiết bị chế biến nông, lâm nghiệp

Tam Dương I FDI, DDI 2012

- 2020

21. Nhóm dự án thiết bị đường thủy

KCN Tam Dương FDI 2012

- 2015

22. Nhóm dự án phụ tùng, chi tiết tiêu chuẩn KCN FDI, DDI 2012

- 2020

23. Trung tâm nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm cơ khí

tại Vĩnh Yên Nhà nước 2012

- 2015

24. Hỗ trợ Trung tâm nhân lực Cơ khí Vĩnh Phúc NN 2012

- 2015

25. Ngân hàng dữ liệu kỹ thuật, công nghệ cơ khí Vĩnh Yên DN+NN 2013

-2015

26. Nhóm dự án lắp ráp sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh Vĩnh Phúc NN 2012-

2015

27.Nghiên cứu, sản xuất vật liệu hợp kim mới chất lượng, tiêu chuẩn cao

KCN Phúc Yên DN+NN 2016

-2019

28. Sản xuất chi tiết, phụ tùng hàng không

KCN Phúc Yên DN+NN 2016

-2019

29. Trung tâm nghiên cứu thiết bị kỹ thuật hàng không dân dụng

KCN Phúc Yên DN+NN 2016

-2019

30.Nhóm dự án sản xuất chi tiết, linh kiện chính xác chất lượng cao

KCN Khai Quang DDI+FDI 2016

-2019

31.Nhóm dự án sản xuất chi tiết, phụ tùng máy công cụ CNC cỡ nhỏ

Bình Xuyên, Sơn

LôiDDI+FDI 2016

-2019

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 133

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CNHT CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, TIN HỌC GIAI ĐOẠN 2011-2020

Bảng 3.1. Danh mục các dự án đăng ký đầu tư sản xuất thuộc lĩnh vực điện tư, tin học

TT Lĩnh vựcTổng vốn đầu

tư(USD)

Địa điểm Công suất/năm

Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh

1 SX điện thoại di động của Foxconn –chưa TK 200.000.000 KCN Bình

Xuyên 2,3 triệu sp/năm

2

SX và lắp ráp các sp điện tử dân dụng và các mặt hàng điện tử khác –Chamtron VN-Brunei -CTK

6.000.000 KCN Bình Xuyên 150 ngàn sp

206.000.000Sản xuất hỗ trợ

Dự án đã hoạt động sản xuất

1Sản xuất chất bán dẫn; các linh kiện điện tử và các thiết bị công nghệ TT

15.000.000KCN Khai Quang; của

JAHWA300 ngàn chiếc

2

SX kinh doanh linh kiện điện tử CNC: cảm biến hình ảnh, di ốt phát quang, màn hình tinh thể lỏng

18.500.000 KCN Khai Quang 196,6 triệu sp

3 SX CNC, chíp điện tử, thiết bị dò điện tử XK 3.736.166 KCN Bình

Xuyên ĐSX

4 Linh kiện điện điện tử, cao su, nhựa 6.000.000 nt ĐSX

43.402.000 Dự án đang xây dựng

1 SX linh kiện điện tử 4.000.000 nt Đang xây dựng

2 SX khuôn mẫu linh kiện điện tử 5.000.000 KCN Khai

Quang Đang xây dựng

3 SX và kinh doanh LKĐT, tấm mạch in 5.500.000 Nt DXD

4 SX camera cho điện thoại 10.000.000 nt DXD24.500.000

Chưa triển khai

1 SX vỏ đồ điện tử -của Sing Hom –HK –chưa TK 6.000.000 KCN Bá Thiện 48 triệu bộ

2SX máy tính. linh kiện máy tính – CT Fuyong chưa TK

18.000.000 KCN Bình Xuyên II

ĐT: 98,4 triệu sp; LK điện

thoại 19,1 triệu sp; lk điện tử: 19.1 triệu sp

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 134

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3

SX gia công ổ trục cho máy vi tính, máy tính xách tay và điện thoại di động –CT Tân Nhật Hưng –chưa TK

24.000.000 KCN Bá Thiện; 30,8 triệu tấn

4 SX và lắp ráp các lk. thiết bị trong lĩnh vực điện, cơ khí, điện tử -CTK

8.000.000KCN Khai Quang A.

CT Syuuhou VN4000 sp

5

Dự án sản xuất: đĩa CD. DVD; các sản phẩm in phục vụ cho ngành Công nghiệp, thương mại; linh kiện điện tử.- chưa TK

21.000.000 CT ĐT MINH Đức

100 ngàn đĩa CD; 360 ngàn đĩa DVD; 50 ngàn bộ lk đtử; 1,25 triệu sp in

77.000.000Các dự án đầu tư trong nước

TT Lĩnh vựcTổng vốn đầu

tư(tỷ đồng)

Địa điểm Công suất/năm

1 NM SX dây và cáp điện 25,94 700 tấn/năm

2 NM lắp ráp máy vi tính và linh kiện điện tử 27,55 Kim Hoa

3NM SX điều hoà không khí trung tâm và các SP điện gia dụng

409 Phúc Thắng - Phúc Yên

Nhiều chi tiết điện tử

Tổng cộng 462.49

Bảng 3.2. Danh mục các dự án CNHT mớicho sản phẩm điện tư, tin học giai đoạn 2011-2020

TT Tên chương trình, dự án Địa điểm, khu vực

Công suất/nămNguồn

vốnThời gian2011-2015 2016-

2020

32.SX các linh kiện cho máy tính. màn hình tinh thể lỏng …

KCN Bình

Xuyên

- LKĐT 20.000 sp; 30.000 sp

FDI 2012- 2020

33.SX linh kiện điện tử, sp điện tử các loại

KCN Bình

Xuyên;FDI 2012

- 2020

34.

SX máy tính xách tay, màn hình tinh thể lỏng, ti vi tinh thể lỏng và thiết bị ngoại vi liên quan

KCN Bá Thiện FDI 2012

- 2020

35.SX pin cho CNC dùng trong các thiết bị điện tử CNC

KCN Bá Thiện; 7 triệu bộ FDI 2012

- 2020

36. SX lk điện tử loại hình mới. KCN BḠThiện;

144 triệu sp FDI 2012

- 2020

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 135

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

37. SX linh kiện kết nối điện tử; SX module Camera

KCN Bá Thiện; FDI 2012

- 2020

38.SX đĩa mềm, tem bản quyền và bao bì ...

KCN BḠThiện; FDI 2012

- 2020

39.Sản xuất linh kiện điện tử tích cực thế hệ mới

Bình Xuyên II DN FDI 2011

-2020

40. Sản xuất vật liệu điện tử mới Bình Xuyên II DN

2016-2020

41.Phát triển phần mềm các loại thương mại Vĩnh Yên DN

2012-2020

42. Đào tạo nhân lực ngành Vĩnh Yên 10000 20000 Nhà nước

2011-2020

43.Xây dựng các KCN điện tử, tin học

Vĩnh Phúc

DN+NN 2011-2014

44.Hỗ trợ Xây dựng Trung tâm phần mềm Vĩnh Yên NN

2012- 2014

45.Nâng cấp dữ liệu hạ tầng CNTT Tỉnh

Vĩnh Phúc NN

2012 - 2020

46.Hạ tầng hệ thống kiểm định, giám sát chất lượng và an toàn điện tử ...

Vĩnh Phúc DN+NN

2013

-2016

47. Hỗ trợ các cơ sở R&D ngành Vĩnh Phúc NN 2012-

2015

Phụ lục 4: Danh mục các dự án CNHT mớicho sản phẩm dệt –may, giầy-dép giai đoạn đến năm 2020

TT

Tên chương trình, dự án

Công suất/nă

m

Địa điểm, khu vực

Vốn đầu tư (triệu USD) Nguồn

vốnThời gian2011-

20152016-2020

1N/m SX kim, cúc dập

100 tấn SP

KCN Bình Xuyên 27,5 FDI

2016-

2020

2N/m thêu công nghiệp

11 triệu sp

KCN Khai Quang 2.0

FDI2013

- 2015

3 N/m chỉ may350 tấn KCN Bình

Xuyên 1,5FDI

2013-

2020

4NM Giặt mài công nghiệp

2,9 triệu SP Kim Hoa 23,2 tỷ

đồngKêu

gọi ĐT

2013-

2015

5N/m giả da PVC, giả da PU

7 triệu m2 KCN 8 Kêu

gọi ĐT

2013-

2020

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 136

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

6

N/m SX máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn mẫu cho giầy -dép

KCN 5 FDI2013

- 2020

7

Sản xuất các loại vải bạt Tarpaulin và các SP dệt nhựa

7.9 triệu m2

KCN Khai Quang 4,5 FDI

2013-

2015

8

Dự án đầu tư sản xuất khuôn mẫu, dao chặt, phom

Khu công nghiệp Chấn

Hưng

450 tỷ đồng

Kêu gọi ĐT

2013-

2015

Tổng cộng

16 triệu USD và 473,2 tỷ

đồng

32,5 triệu USD

Phụ lục 5: Danh mục các dự án CNHT mớicho sản phẩm VLXD giai đoạn đến năm 2020

TT

Tên chương trình, dự án

Công suất/năm

Địa điểm,

khu vực

Vốn đầu tư (tỷ đ)Nguồn

vốnThời gian2011-

20152016-2020

1Mở rộng công suất sản xuất sơn, mạ

KCN Bình

Xuyên50 80 FDI

2013-

2020

2Sản xuất sản phẩm, chi tiết cao su, nhựa

KCN Bình

Xuyên150 200 FDI

2013-

2015

3

Mở rộng công suất gia công, lắp ráp các thiết bị, máy móc cho ngành gốm, sứ, ...

KCN Bình

Xuyên100 150 FDI

2013-

2020

4Nhà máy sản xuất bao gói sản phẩm VLXD

KCN Bình

Xuyên50 80 Kêu

gọi ĐT

2013-

2020

5

Trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện ngành VLXD.

KCN Phúc Yên 50 150 Kêu

gọi ĐT

2014-

2020

6

Sản xuất lắp ráp các máy và thiết bị sản xuất VLXD không nung

KCN Khai

Quang50 250 Kêu

gọi ĐT

2014-

2020

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 137

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

7

Sản xuất một số chi tiết, phụ tùng tương ứng để lắp ráp các máy và thiết bị

KCN Khai

Quang50 250 FDI

2014-

2020

8

Nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất công nghiệp một số VLXD mới

KCN Phúc Yên 100 300 FDI

2014-

2015

9

Thay thế nhiên liệu và giảm sản xuất VLXD dùng công nghệ nung, đốt than.

150 250 Kêu gọi ĐT

2014-

2020

Tổng cộng 700 1630

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 138

Phụ lục 6: DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẾN 2020(Theo BC số 107/BC-UBND ngày 19/07/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Ghi chú

A CÁC KCN ĐÃ THÀNH LẬP, CẤP GIẤY CNĐT

1 Kim Hoa 50.0

100.0 Đã thành lập: QĐ 679/QĐ-TTg ngày 01/08/1998

2 Khai Quang 197.0

91.3

Văn bản số: 1315/TTg-CN ngày 28/08/2006 và 949/TTg-KTN ngày 15/06/2011 Vv điều chỉnh quy mô diện tích KCN Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại VB này điều chỉnh diện tích KCN Khai Quang xuống còn 197 ha

3 Bình Xuyên 277.0

72.9

Đã thành lập: VB số 1072/TTg-KTN, ngày 11/07/2006

4 Bá Thiện 327.0

60.6

Đã thành lập: 1007/QĐ-TTg, ngày 21/08/2006

5 Bình Xuyên II 485.1

8.5

Đã thành lập (Văn bản số 1821/TTg-CN ngày 26/11/2007 Vv bổ sung QH các KCN tại Vĩnh Phúc)

6 Bá Thiện II 308.0

2.8

Đã thành lập (Văn bản số 1821/TTg-CN ngày 26/11/2007 Vv bổ sung QH các KCN tại Vĩnh Phúc)

7 Phúc Yên 134.7  

Thuộc phường Phúc Thắng, xã Nam Viêm-thị xã Phúc Yên; 1581/TTg-KTN ngày 03/09/2009

  Cộng 1,778.8    

BCÁC KCN ĐƯỢC QUY HOẠCH

8 Chấn Hưng 131.0  

1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 và VB:2149/TTg-KTN ngày 08/12/2008

9 Sơn Lôi 300.0   1051/TTg-KTN ngày 04/07/2008

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

10 Tam Dương I 700.0  

Thuộc địa bàn các xã: Thanh Vân, Đạo Tú, Hướng Đạo,huyện Tam Dương; 1581/TTg-KTN ngày 03/09/2009

11 Tam Dương II 750.0  

Thuộc xã Kim Long, Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo huyện Tam Dương,và xã Tam Quan huyện Tam Đảo; 1581/TTg-KTN

12 Lập Thạch I 150.0  

Thuộc xã Văn Quán,Đình,Chu, Xuân Lôi-huyện Lập Thạch; 1581/TTg-KTN

13 Lập Thạch II 250.0  

Thuộc địa bàn các xã Xuân Lôi, Tiên lữ, Tử Du, Bàn Giản-huyện Lập Thạch; 1581/TTg-KTN

14 Sông Lô I 200.0  

Thuộc địa bàn các xã: Đức Bác, Đồng Thịnh, Tứ Yên-huyện Sông Lô; 1581/TTg-KTN

15 Sông Lô II 180.0  

Thuộc xã Cao Phong, Đồng Thịnh, Văn Quán huyện Sông Lô; 1581/TTg-KTN

16 Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa 600.0  

Thuộc xã: Thái Hòa,Liễn Sơn, Liên Hòa huyện Lập Thạch; 1581/TTg-KTN

  Cộng 3,261.0    

  Tổng cộng quy mô đến 2020 5,039.8    

Phụ lục 7: CÁC KCN ĐỀ NGHỊ ĐƯA RA NGOÀI QH DANH MỤC KCN

(BC số 107/BC-UBND ngày 19/07/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

1 Hội Hợp 150    

2 Nam Bình Xuyên 304    

3 Vĩnh Tường 250    

4 Vĩnh Thịnh 270    

  Cộng 974.0    

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 140

Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc năm 2013Trang 141