30
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG 1. Thông tin chung: Diện tích: 378.000 km 2 . Dân số: 127 triệu người (7/2010) Thủ đô: Tokyo Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe. Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Tôn giáo: Đạo Sinto lẫn đạo Phật ( gần 40%), đạo SôkaGáckai (7%), các giáo phái Thiên Chúa Giáo ( 4%). 2. Môi trường vĩ mô 2.1 Môi trường kinh tế, tài chính, cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn 2001 - 2011 là “Thập nhiên ảm đạm” của Nhật, tăng trưởng kinh tế hiếm khi vượt mức 2%/năm, 2010 tăng trưởng đạt 3,9% (trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn trì trệ, lãi suất đã xuống đến mức thấp hiếm có từ cuối năm 2008 đến nay, mà vẫn không đủ hấp dẫn để khuyến khích đầu tư và tiêu thụ), thập niên này lạm phát gần như không xảy ra mà chỉ có giảm phát (giảm phát 2010 là - 1,1%, nguy cơ về tình trạng giảm phát vẫn đe dọa Nhật Bản khi tỷ lệ lạm phát của nước này vẫn ở mức 0% trong tháng 1/2011), (do nước Nhật đang phải đối phó với hiện tượng giảm phát nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nhân chờ đợi để mua sắm và đầu tư vào các trang thiết bị. Hiện tượng giảm phát làm tăng lãi suất thực xóa đi phần nào lợi thế mà Ngân hàng Trung ương tạo ra để khuyến khích tư nhân vay mượn

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

1. Thông tin chung:

Diện tích: 378.000 km2.

Dân số: 127 triệu người (7/2010)

Thủ đô: Tokyo

Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe.

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật

Tôn giáo: Đạo Sinto lẫn đạo Phật ( gần 40%), đạo SôkaGáckai (7%), các giáo

phái Thiên Chúa Giáo ( 4%).

2. Môi trường vĩ mô

2.1 Môi trường kinh tế, tài chính, cơ sở hạ tầng:

Trong giai đoạn 2001 - 2011 là “Thập nhiên ảm đạm” của Nhật, tăng trưởng kinh

tế hiếm khi vượt mức 2%/năm, 2010 tăng trưởng đạt 3,9% (trong bối cảnh kinh tế Nhật

Bản hiện đang trong giai đoạn trì trệ, lãi suất đã xuống đến mức thấp hiếm có từ cuối năm

2008 đến nay, mà vẫn không đủ hấp dẫn để khuyến khích đầu tư và tiêu thụ), thập niên này

lạm phát gần như không xảy ra mà chỉ có giảm phát (giảm phát 2010 là -1,1%, nguy cơ

về tình trạng giảm phát vẫn đe dọa Nhật Bản khi tỷ lệ lạm phát của nước này vẫn ở mức 0% trong

tháng 1/2011), (do nước Nhật đang phải đối phó với hiện tượng giảm phát nghiêm trọng. Điều

đó có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nhân chờ đợi để mua sắm và đầu tư vào các trang

thiết bị. Hiện tượng giảm phát làm tăng lãi suất thực xóa đi phần nào lợi thế mà Ngân hàng

Trung ương tạo ra để khuyến khích tư nhân vay mượn tiền). Năm 2009, GDP/người của

Nhật đạt 39.573 USD. GDP năm 2010 đạt 5,47

Nhật bản và Việt Nam đều là thành viên của WTO, thực hiện nền kinh tế mở cửa

nên thuận lợi cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. (TL)

Trận động đất khủng khiếp ngày 11/03/2011 khiến Nhật Bản bị tàn phá nặng nề,

trong đó có hoạt động nuôi trồng tại Sanriku – khu vực cung cấp 20% nguồn cung

thủy sản Nhật Bản, các cơ sở chế biến thủy sản của Nhật chưa thể hoạt động trở lại sau

nhiều tuần do thiếu nhân lực, thiết bị chế biến, … . Cũng sau sự kiện này, người dân

Nhật có xu hướng giảm tiêu dùng sử dụng hàng hóa xa xỉ mà thay vào đó họ quan tâm

đến sức khỏe nhiều hơn, đây là điều kiện để mặt hàng thủy sản của Việt Nam đẩy

mạnh xuất khẩu sang Nhật, (TL) tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt

Page 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Nam phải đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh

khả năng bổ sung một số dưỡng chất có lợi cho cơ thể người trong môi trường phóng

xạ, như iot, lycopene, vitamin E, vitamin C. (KK)

Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, với thị

trường tài chính, hệ thống ngân hàng rộng khắp là nguồn cung vốn lớn cho các công ty

Nhật mở rộng hoạt động kinh doanh đặc biệt là đối với các công ty hoạt động trong

lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong vòng 2 tháng qua, đồng yên Nhật tăng 5% so với USD

(mức kỷ lục là 75,94 yên/USD giữa tháng 8, đầu tháng 9 là 77 yen/USD). Sự tăng giá

của đồng yên làm cho xuất khẩu của Nhật trở nên đất đỏ hơn, tuy nhiên nó lại thuận

lợi cho các công ty nhập khẩu, đây là cơ hội tốt để các công ty xuất khẩu của Việt

Nam tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu. (TL)

Đảo Honsu là đảo lớn nhất của Nhật, tập trung đông dân nhất, kinh tế xã hội phát

triển, là nơi tập trung các trung tâm thương mại hàng đầu: Tokyo, Kobe, Kyoto,

Osaka… kết hợp với hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại là điều

liện để các DN xây dựng kênh phân phối hiệu quả, đến đúng đối tượng khách hàng,

tạo sự thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng.

2.2 Môi trường chính trị, pháp luật

Giai đoạn 2001 – 2011 là giai đoạn bất ổn về chính trị của Nhật Bản (trong 5

năm, Nhật đã thay đổi 6 vị thủ tướng), điều này gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp

xuất khẩu của Việt Nam vì các chính sách pháp luật thường xuyên bị thay đổi. (KK)

Nhật Bản không dùng rào cản thuế quan. Thay vào đó là những yêu cầu nghiêm

ngặt về kĩ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cực kì khắt khe.(KK) Để vào

được thị trường Nhật Bản thủy sản Việt Nam phải đáp ứng được các tiểu chuẩn của

các hệ thống đo lường chất lượng mà tiêu biểu là tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS). (KK)

Từ ngày 10/6/2011, tôm xuất khẩu của Việt Nam khi vào thị trường Nhật Bản chính

thức bị kiểm soát 100% đối với các chất Trifluralin và Enrofloxacin do các chất này

vượt quá mức cho phép. Việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm xuất khẩu từ Việt Nam,

làm tăng chi phí do phải tốn nhiều chi phí để kiểm tra hàm lượng các chất này trong

tôm trước khi xuất khẩu, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa. Trong số 200 doanh

nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi

phạm qui định của Nhật.

Page 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật được hưởng mức thuế ưu đãi

là 0% cho đến hết năm 2012. (TL)

Hệ thống các qui định giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của Nhật Bản có hiệu lực

vào 05/2006 qui định giới hạn dư lượng tối đa đối với hóa chất nông nghiệp, thuốc thú

y và phụ gia thức ăn được sử dụng trong nước và quốc tế. Khi các doanh nghiệp xuất

khẩu vi phạm 1 qui định duy nhất của MRL thì sẽ bị dừng nhập khẩu và bị kiểm tra

50% các sản phẩm này và các sản phẩm liên quan nhập khẩu từ nước vi phạm.

Thị trường Nhật Bản không quá khắt khe trong các qui định về vấn đề thuế, luật

chống phá giá mà chú trọng vấn đề kĩ thuật, chất lượng của nguyên liệu. Đó là yếu tố

có lợi để công ty thực hiện các chính sách về giá.

2.3 Môi trường nhân khẩu và văn hóa xã hội

Nhật Bản là quốc gia có dân số đông, trên 128 triệu người (2010), dân số Nhật

Bản già, tuổi thọ trung bình cao 81,25 tuổi. Vì vậy nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cao,

đòi hỏi thực phẩm phải có giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. (KK)

Do dân số đông nên qui mô thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh, nhu cầu tăng cao

đây thực sự là thị trường hấp dẫn cho xuất khẩu tôm của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên,

theo dự đoán đến 2050 dân số Nhật giảm xuống còn 100 triệu người, năm 2100 còn 64

triệu người. Qui mô thị trường ngày càng nhỏ lại, khả năng tiêu thụ giảm, cần phải

thường xuyên đánh giá thị trường để điều chỉnh chiến lược phù hợp với từng thời kỳ.

(KK)

Qui mô gia đình Nhật thường nhỏ và ngôn ngữ của người Nhật Bản khá phức

tạp. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý trong việc thiết kế khối lượng đóng

gói bao bì cho phù hợp và sử dụng ngôn ngữ trên bao bì phải thật cẩn thận để tránh

gây nhầm lẫn và hiểu sai thông điệp.

Người dân Nhật rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe, chính vì thế họ chi tiêu rất

nhiều cho thực phẩm. Điểm nỗi bật trong tiêu dùng thực phẩm của họ là họ rất chuộng

các mặt hàng thủy hải sản: như tôm, cá tra, cá basa, mực….tuy nhiên sản lượng thủy

sản của Nhật chủ yếu là khai thác từ biển vì thế không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng trong nước và nhập khẩu là giải pháp để cân bằng cung cầu về thực phẩm, đây là

cơ hội cho các nước xuất khẩu thủy sản như Việt Nam đưa sản phẩm của mình thâm

nhập vào thị trường này. (TL)

Page 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Người Nhật thích nhất là các màu đỏ và trắng, họ cho rằng màu đỏ là màu thể

hiện tình yêu, sự kết hợp màu đỏ và màu trắng thể hiện cho hạnh phúc, tốt lành. Vì thế

u;jkhi quảng cáo ở Nhật Bản cần chú ý việc phối hợp các tông màu hợp lý, bắt mắt.

Đồng thời nên sử dụng tiếng Nhật trong quảng cáo vì người Nhật không thích tiếng

Anh vì 90% người Nhật sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp.

Khi làm việc với đối tác Nhật Bản cần rất chú trọng đến lễ nghi, ví dụ như:

Cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

Hẹn gặp đối tác qua điện thoại sẽ hiệu quả hơn qua thư.

Phải đúng giờ, vì chậm trễ được xem là vô lễ.

Tránh hẹn gặp đối tác vào các dịp năm mới (28/12 – 3/1), tuần lễ vàng (29/4 –

5/5) và lễ Obon – ngày lễ tạ ơn, kính nhớ tổ tiên (vào trung tuần tháng 8).

Tôn trọng địa vi, thứ bậc và chữ tín.

Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao.

3. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP

3.1.Đối thủ cạnh tranh

MPC gặp phải sự cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn với các đối thủ nước

ngoài khác. Các công ty trên địa bàn Cà Mau cạnh tranh trực tiếp với công ty Minh

Phú như Cavimex; Minh Hải Jostoco; Phú Cường; Cadovimex...Mặc dù vậy hầu hết

các công ty thủy sản trên địa bàn Cà Mau đã hình thành và hoạt động lâu năm nên đều

có một mạng lưới cung cấp nguyên liệu khá ổn định; do đó tính cạnh tranh mới chỉ

mang tính thời vụ. Sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ không phải là trở ngại lớn đối

với MPC khi công ty luôn nằm trong Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản có giá trị lớn

nhất Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MPC ở nước ngoài hiện nay là các nhà xuất khẩu

trong cùng khu vực ASEAN như Thái Lan; Indonexia và Trung Quốc. Đặc biệt là Thái

Lan do nhận thấy những ưu thế vượt trội hơn của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú nên họ đã

chuyển dịch cơ cấu trong vòng 3 năm nay nên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.

Tôm thẻ của Thái Lan đã nuôi đến đời thứ 7 cho nên sức chịu bệnh tốt và kích thước lớn

hơn của MPC.

Rào cản gia nhập thị trường lớn.

Việt Nam là nước xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản do tận dụng

Page 5: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

được điều kiện tự nhiên thuận lợi; giá nhân công rẻ ...dẫn tới giá thành sản xuất thường

thấp hơn ở các nước nhập khẩu. Do đó các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủy

sản Việt Nam nói riêng gặp phải các hàng rào thương mại và phi thương mại ở các

nước nhập khẩu.

Tháng 3/2009 DOC đã có quyết định thuế suất bán phá giá cho sản phẩm của MPC

xấp xỉ bằng 0 (trước đây là 4.38%).

Bên cạnh thuận lợi từ nhu cầu tôm lớn của thế giới các doanh nghiệp xuất khẩu tôm

đang ngày càng gặp nhiều khó khăn từ các rào cản kỹ thuật (rào cản phi thuế quan) do

các nước nhập khẩu dựng lên như các chỉ tiêu kiểm tra dư lượng kháng sinh và hóa

chất: Cloramphenicol, thuốc trừ sâuCách thức đóng gói sản phẩm cũng là vấn đề khi khối

lượng tính của Việt Nam thường bao gồm cả khối lượng băng mạ; còn ở các nước này thì

không do đó dễ gây ra tranh chấp kiện tụng.

3.2. Khách hàng

Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng có nhiều yêu cầu khắt khe về tiêu

chuẩn chất lượng và giá bán. Sản phẩm chính của thị trường là tôm cỡ vừa; công ty

bán sản phẩm thông qua các nhà nhập khẩu lớn. Nhật Bản cũng là thị trường chiến

lược MPC đang hướng tới khi đây là nơi tiềm năng tiêu thụ lượng lớn các sản phẩm

giá trị gia tăng.

3.3. Nguồn cung cấp

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành bị phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự

nhiên như thiên tai; dịch bệnh có thể bất ngờ xảy ra khiến cho rủi ro kinh doanh là khá

lớn. Nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn

nước bị ô nhiễm; môi trường sinh thái bị biến động; con giống nhiễm bệnh...ảnh

hưởng tới nguồn thu mua của công ty. Mặt khác giá thức ăn chăn nuôi; thuốc kháng

sinh chữa bệnh đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây cũng khiến cho giá thu

mua tăng cao. Hoạt động đánh bắt xa bờ thì bị phụ thuộc vào giá dầu nguyên liệu.

Thực tế khi giá dầu tăng cao khiến cho ngư dân không tiếp tục đánh bắt xa bờ khiến

cho nguồn cung của công ty bị sụt giảm. Mặt khác do thiếu nguyên liệu khiến cho các

doanh nghiệp trong ngành phải cạnh tranh thu mua với nhau càng đầy giá tăng cao hơn.

Nguyên vật liệu chính của công ty là tôm nguyên liệu chiếm khoảng 93.2% trong

tổng giá thành sản phẩm ngoài ra còn có các nguyên vật liệu phụ như hóa chất; muối

ăn; dầu DO; bao bì đóng gói...chiếm 3.2% trong cơ cấu giá thành. Các doanh nghiệp

Page 6: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

chế biến hàng xuất khẩu như MPC thường có hai nguồn thu mua chính đó là từ các

ngư dân đánh bắt xa bờ, các hộ nuôi tôm ở địa phương và nguồn thứ hai là từ các dự

án nuôi trồng của chính các công ty. Tuy nhiên nguồn thứ hai thường chiếm tỷ trọng

tương đối thấp thông thường chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Như vậy là

nguồn cung nguyên liệu về phía bản thân các doanh nghiệp là không chủ động được. Để

hạn chế điều này MPC thường ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp ngay từ đầu vụ với

khối lượng nhiều nhằm giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó MPC cũng đang triển khai các

dự án nuôi tôm tại Công ty TNHH giống thủy sản Minh Phú và công ty Minh Phú -

Kiên Giang trên diện rộng nhờ đó kiểm soát được chất lượng tôm và dễ dàng cho việc

truy xuất nguồn gốc khi cần.

3.4. Sản phẩm thay thế

Cách đây khoảng 2 năm sản phẩm chủ lực của MPC là tôm sú tươi đông lạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên đây là giống tôm nội địa và đã nuôi lâu năm nên các loại dịch bệnh là khá

nhiều. Thời gian gần đây tại các địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm sú sang

nuôi tôm thẻ chân trắng; so với tôm sú nuôi tôm thẻ được nhiều lợi ích hơn khi mật độ

nuôi dầy; tôm lớn nhanh và sống khỏe. Các thị trường lớn như Mỹ; Nhật Bản thường

không phân biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ phân biệt ở kích cỡ tôm lớn hay

nhỏ chính vì vậy xu hướng thu mua sản phẩm của MPC cũng có sự thay đổi khi nguồn cung

thay đổi. Tôm thẻ chân trắng có lợi ích hơn đối với nông dân nhưng đối với hoạt động kinh

doanh của công ty không tốt hơn khi giá trị của chúng không tốt bằng tôm sú. Năm 2009

sản lượng xuất khẩu của MPC vượt kế hoạch nhưng lại không hoàn thành kế hoạch lợi

nhuận đề ra bởi công ty chủ yếu xuất khẩu tôm thẻ. Mặt khác nuôi tôm thẻ là một hình

thức nuôi trồng du nhập vào Việt Nam và ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trong

bốn năm trở lại đây nên sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh từ các nước khác đã nuôi

trước như Trung Quốc; Thái Lan; Indonexia...Những nước này đã nuôi được tôm thẻ

đời thứ 7 sạch bệnh và kích thước còn to hơn cả tôm sú. Đây chính là những sản phẩm

thay thế cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm xuất khẩu của MPC.

4. PHÂN TÍCH NỘI BỘ

Được thành lập từ năm 1992, Minh Phú được coi là doanh nghiệp hàng đầu của lĩnh

vực chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam.

4.1. Nguồn nhân lực

Page 7: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

4.1.1.Tổ chức hoạt động

Minh Phú hiện đang hoạt động dưới mô hình công ty mẹ công ty con, trong đó

Minh Phú là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty chế biến thủy sản Minh

Phát, Minh Quí và Minh Phú (Hậu Giang). Còn 4 công ty con khác có vai trò hỗ trợ

cho hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu phân phối.

4.1.2.Hội đồng quản trị và ban điều hành

Các thành viên trong hội đồng quản trị của MPC có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Bà Chu Thị Bình là thành viên của HĐQT đồng thời cũng là vợ của Chủ tịch

HĐQT— Ông Lê Văn Quang. Ông Lê Văn Điệp là Giám đốc tài chính cũng là em

ruột của ông Lê Văn Quang. Các thành viên trong HĐQT sở hữu đến hơn 50% số

lượng cổ phiếu. Điều này chứng tỏ khối lượng cổ phiếu lưu hành ra bên ngoài của

công ty không phải là lớn và các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp không có quyền

nhiều trong việc quyết định hoạt động của MPC.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng giám đốc điều này

khiến cho mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và ban điều hành của công ty là không có. Tổng

giám đốc đồng thời cũng là chủ tịch HĐQT và TGĐ của các công ty con trong tập đoàn

cho nên chúng tôi nhận thấy có sự tập trung quyền lực khá lớn trong hoạt động của

MPC.

Các thành viên này đều có xuất thân từ các lĩnh vực như chế biến thủy sản, kinh

tế và tư vấn luật cao cấp. Đây là một sự trang bị cần thiết cho các công ty xuất khẩu

thủy sản như MPC khi tham gia vào một ngành nghề mang tính chất hội nhập kinh tế

quốc tế cao thì ban điều hành không những cần có chuyên môn tốt mà còn cần phải có

sự am hiểu về luật pháp và các thông lệ quốc tế. Đặc biệt khi xuất khẩu thủy sản đang

là thế mạnh của Việt Nam thì không tránh khỏi sự chú ý của các nước trên thế giới.

Thực tế đã chứng minh điều đó khi MPC là một trong bốn doanh nghiệp Việt Nam được

Bộ thương mại Mỹ áp dụng thuế suất chống bán phá giá xấp xỉ bằng 0% trong khi mức

thuế trung bình với các doanh nghiệp khác là 25.76%.

4.1.3.Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp:

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là những cổ đông lớn nhất của công ty. Sự

chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay không phải là lớn đối với công ty tại thời

điểm này. Một phần do kết quả kinh doanh không được khả quan với MPC trong năm

2008, một phần ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa có dấu hiệu khởi

Page 8: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

sắc trở lại. Cổ đông nước ngoài lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Viet Nam

Investment Fund II với tỷ lệ sở hữu là 5% và công ty không có cổ đông chiến lược nào.

Tuy nhiên thủy sản là cổ phiếu có tính chu kỳ khi kinh tế thế giới và kinh tế trong nước

phục hồi thì chắc chắc tình hình hoạt động kinh doanh sẽ khả quan trở lại. Với thế mạnh

là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam MPC sẽ sớm thu hút được sự chú ý

của các tổ chức trong và ngoài nước.

4.1.4.Chính sách cổ tức của doanh nghiệp

MPC hình thành với nền móng là một doanh nghiệp tư nhân chuyên cung ứng

hàng xuất khẩu với ngành nghề chính là chuyên thu mua thủy sản trong nước cung ứng

cho các đơn vị xuất khẩu. Vốn điều lệ ban đầu chỉ có 120 triệu đồng. 12/5/2006 MPC

chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần dưới hình thức tập

đoàn với công ty mẹ và 7 công ty con. Chính bởi vì mới hoạt động theo mô hình công

ty cổ phần được hơn 3 năm nên công ty chưa có được một chính sách cổ tức rõ ràng.

Theo NQHĐ QT đầu năm 2009 kế hoạch cổ tức năm nay là 15% tuy nhiên cho đến

thời gian vừa qua tỷ lệ cổ tức thực trả cho các cổ đông của công ty chỉ được 14%.

4.1.5.Số lượng lao động

Ông Phan Văn Tâm, Phó Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn thủy sản Minh Phú,

cho biết: “Công ty chúng tôi có khoảng 7.000 công nhân, trong đó có khoảng 80-85%

là nữ. Hiện nay, vấn đề quan tâm nhất là nhà ở cho công nhân. Chương trình xây dựng

nhà ở cho công nhân của tập đoàn đang triển khai và hơn 1 tháng nữa sẽ đưa vào hoạt

động. 300 căn phòng này sẽ giải quyết cho người lao động có chỗ ở miễn phí. Công

đoàn sẽ phát động các hoạt động thể thao, giải trí để anh chị em nâng cao đời sống tinh

thần”.

4.2.Trình độ kĩ thuật-sản xuất.

Công ty hiện có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500

tấn/năm.Qui trình sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó

tính. Quy trình sản xuất của Công ty đang dần được khép kín từ con giống, nuôi, chế

biến đến thành phẩm. Đến nay, vùng nuôi của Công ty đã chủ động được10% nhu cầu

nguyên liệu và Minh Phú cũng liên kết khá chặt với người nuôi thông qua việc hỗ trợ

giống, thức ăn Với hình thức này Công ty luôn có được nguồn nguyên liệu ổn định

tránh được những biến động giá lớn và có thể kiểm soát tốt chất lượng đầu vào.

Page 9: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Nhà máy chế biến tôm Minh Phú –Hậu Giang xây dựng trong Khu  công 

nghiệp  Hậu  Giang, với công suất chế biến 40.000 tấn tôm/năm,  tổng vốn đầu  tư

gần 1.000  tỷ  đồng,  đang  được  khẩn trương hoàn thành để cuối tháng 4 năm nay có

thể đi vào hoạt động.Nhà máy được  trang bị công nghệ hiện đại nhất với mục tiêu

tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng quy trình sản xuất hợp lý nhất và hạn chế những điểm

thắt cổ chai trên đường  đi  của  sản  phẩm.  “Đây là quy  trình đi  thẳng  từ nguyên

liệu đến thành phẩm, nên giảm chi  phí,  giảm  tiêu  hao  nguyên liệu. Nhờ đó dự kiến

giá thành ở nhà máy chế biến tôm Minh Phú-Hậu Giang sẽ giảm được khoảng

5.000đ/kg thành phẩm, một mức tiết  kiệm  rất  cao”, TGĐ Lê Văn Quang

4.3.Tài chính

Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như MPC tài sản dài hạn

không chiếm tỷ lệ lớn như tài sản ngắn hạn. Tốc độ tăng trường của các tài sản này

không phải là lớn điều này cho thấy trong vòng 3 năm 2007;2008 và 2009 công ty

không có sự đầu tư lớn đáng kể nào. Nhà mày chế biến thủy sản Minh Phú— Hậu

Giang chưa đi vào hoạt động nhà mày chế biến cá nên chưa ảnh hưởng đến tình hình

tài sản doanh nghiệp.

4.3.1.Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Nợ ngắn hạn của công ty liên tục biến động cùng với chu kỳ kinh doanh trong

năm trong khi vay nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Các khoản vay

ngắn hạn của MPC chủ yếu là vay luân chuyển thế chấp từ các bộ chứng từ xuất khẩu

từ các ngân hàng thương mại ở địa phương. Năm 2009 khi việc tiêu thụ gặp khó khăn

thì các khoản vay giảm xuống đáng kể Trong suốt năm 2009, MPC thuộc nhóm ngành

được hưởng sự hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động của chính phủ cho nên lãi suất MPC

phải chịu thường thấp hơn nhiều so với lãi suất trung bình của thị trường

Khả năng thanh toán ngắn hạn của MPC qua các quý giao động ở mức 1.03 đến

1.74. Đây là mức có thể chấp nhận được khi các tài sản ngắn hạn vẫn đủ đảm bảo khả

năng chi trả cho các khoản vay ngắn hạn. Do đặc điểm hàng tồn kho của công ty tương

đối lớn vào một số thời điểm trong năm như quý 3 cho nên ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giao động trong khoảng từ 0.4 đến

1.4 Lượng tiền mặt công ty nắm giữ tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn cho

Page 10: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

nên giữa khả năng thanh toán tức thời với các chỉ tiêu bên trên có sự chênh lệch khá

lớn. Trong tương lai MPC cần cải thiện các chỉ tiêu này tốt hơn.

4.3.2.Tỷ số cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn của công ty được giữ ở mức khá cân bằng qua ba năm 2007, 2008

và 2009. Chỉ tiêu nợ/tổng nguồn vốn chủ yếu xoay quanh mức 50%/năm. Tuy nhiên

các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn tương đối nhỏ. Chỉ tiêu

nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có sự biến động tương đối lớn từ 93% có lúc lên đến

172%. Nguyên nhân không phải do các khoản vay thay đổi mà do vốn chủ sở hữu của

công ty có sự biến động mạnh trong quá trình thống kê. Quý 2/2008 do công ty bị thua

lỗ nặng làm lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ bị âm khiến làm cho vốn chủ sở hữu sụt

giảm mạnh

4.4. Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Đây là hoạt động điều tra của một doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả

năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình

hiện tại. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một phương thức trong đó các doanh

nghiệp có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát

triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty.

4.1.Chiến lược phát triển trung dài hạn

Đầu tư thêm nhà máy sản xuất chế biến tôm xuất khẩu ở Hậu Giang.

Liên kết với các đơn vị sản xuất thức ăn cho tôm cho cá hàng đầu của Việt Nam,

để đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn cho tôm, cung cấp thức ăn cho các Công ty nuôi

tôm, của Minh Phú tạo thành một quy trình sản xuất khép kín từ thức ăn, con giống

sạch bệnh, nuôi tôm, thương phẩm sạch đến sản xuất chế biến xuất khẩu.

Liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì thùng Caston, bọc PA; PE hàng đầu của

Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì cung cấp cho Công ty Minh Phú.

4.2.Triển vọng và kế hoạch trong tương lai

Tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng.

Liên doanh với đối tác Singapore xây dựng cảng Container tại Hậu Giang.

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất tôm giống sạch bệnh ở Ninh Thuận để đáp ứng đủ

con giống cho nuôi trồng ở Kiên Giang và bán ra bên ngoài.

Page 11: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Đầu tư trung tâm nghiên cứu gia hóa và tuyển chọn tôm sú, thẻ chân trắng

( Vanamei ) bố mẹ sạch bệnh, có khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao làm giảm

giá thành tôm nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong cũng như ngoài

nước, tiến tới chủ động được hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao.

Tăng diện tích thả nuôi tôm mặt nước, tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng để

làm sao trong tương lai đáp ứng được phần lớn lượng tôm nguyên liệu cho các Công ty

chế biến xuất khẩu của tập đoàn.

Đẩy mạnh sản xuất chế phẩm sinh học để phục vụ cho các công ty thành viên

nuôi trồng thủy sản và bán cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng như : Tôm Ring,

tôm Nobashi, tôm Sushi, tôm tẩm bột, tôm Tempuralàm tăng khả năng cạnh tranh khi

xuất vào thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

ĐIỂM MẠNH

Mạng lưới phân phối rộng khắp trên thị trường Nhật, thương hiệu lớn trên thị trường là

những thế mạnh nổi bật của MPC.

MPC đã xây dựng cho mình thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu thủy sản

Việt Nam khi doanh nghiệp luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch mặt hàng

tôm đông lạnh. Với mức thuế chống bán phá giá xấp xỉ 0% vào thị trường Nhật,

MPC đang có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

MPC có mối quan hệ truyền thống tốt với khách hàng (là các đại lý phân phối

lớn trên các thị trường như Mỹ và Nhật Bản) và các nhà cung cấp (các cơ sở thu

mua tôm nguyên liệu, các hộ nông dân ở Việt Nam). Điều này giúp cho MPC

hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

MPC đang tiến tới hoạt động theo mô hình sản xuất khép kín từ thức ăn; con

giống; nuôi trồng; chế biến và xuất khẩu thủy sản. Việc xây dựng quy trình khép

kín này sẽ hạn chế hao hụt nguyên liệu qua khâu trung gian và kiểm soát chất

lượng đầu vào tốt hơn.

ĐIỂM YẾU

Tập trung lớn vào tôm đông lạnh và thị trường Nhật dễ khiến cho công ty gặp phải rủi ro

Page 12: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

do thiếu sự đa dạng hóa.

Doanh nghiệp vẫn bị phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu chính là Nhật khi hơn

50% sản lượng là xuất sang thị trường này. Trong tương lai doanh nghiệp cần giữ

vững thị phần ở thị trường này và giảm sự phụ thuộc bằng cách mở rộng sang thị

trường tiềm năng khác.

Mặt hàng chiến lược của công ty hiện nay là tôm đông lạnh xuất khẩu nhưng nếu

chỉ tập trung mặt hàng này là rủi ro lớn khi không đa dạng hóa sản phẩm trong khi

sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên.

MPC không tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi mà còn tham gia đầu tư

trên thị trường tài chính với danh mục đầu tư khá lớn so với quy mô của công

ty. Điều

này dễ bị ảnh hưởng khi thị trường tài chính biến động ảnh hưởng uy tín và lợi

nhuận chung.

CƠ HỘI

Hiệp định kinh tế Việt – Nhật là cơ hội lớn cho công ty mở rộng thị phần tại thị trường

này.

Cơ hội mở rộng thị trường cho MPC là khá lớn khi từ năm 2010 hiệp định đối tác

kinh tế Việt Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ sẽ có trên 800 dòng sản

nông sản và

thủy sản Việt Nam được vào Nhật với thuế suất 0%. Thị trường Nhật là một thị

trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam khi đây là nền kinh tế lớn thứ hai

trên thế giới và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng cùng cao hơn

các quốc gia khác. Hiện nay MPC không phải là doanh nghiệp dẫn đầu ở thị

trường này.

Nhờ hệ thống phân phối rộng ở nước ngoài cũng như hệ thống sản xuất khép

kín công ty hiện nay đang tiến tới mở rộng các mặt hàng như chế biến cá tra và

cá basa.

THÁCH THỨC

Các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở Thái Lan, Trung Quốc là những

thách thức lớn mà MPC đang phải đối đầu khi nuôi tôm thẻ chân trắng thành thế

Page 13: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

mạnh của họ. nếu như không có sự cải tiến về quy trình công nghệ và nâng cao

chất lượng sản phẩm thì sẽ lại bị theo sau như việc chuyển đổi xuất khẩu tôm sú

sang tôm thẻ.

Thị trường Nhật là một thị trường tiềm năng nhưng cũng là một thị trường khó

tính khi có nhiều đòi hỏi khắt khe về chất lượng vệ sinh; an toàn thực phẩm.

Nguồn nguyên liệu vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất của MPC khi không chủ

động được đầu vào. Giá dầu thô cùng với sự chuyển biến của kinh tế thế giới sẽ

tác động đến chi phí đầu vào của nguyên liệu.

5. THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

*Chiến lược thâm nhập.

Thâm nhập bằng cách xuất khẩu trực tiếp, bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu trực

tiếp của Nhật.

*Cơ sở lựa chọn chiến lược.

Qui mô công ty lớn.

Có kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật lâu năm-am hiểu thị trường, sản phẩm

đã được biết đến trên thị trường-có thương hiệu trên thị trường Nhật.

Có khách hàng truyền thống.

Đã áp dụng hình xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ => có kinh nghiệm xuất khẩu

trực tiếp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 0%.

*Thuận lợi.

Lợi nhuận cao.

Tiếp xúc trực tiếp khách hàng.

Thương hiệu được giữ vững

Tiết kiệm khoản chi phí trung gian.

*Khó khăn.

Rủi ro cao do có thể thiếu thông tin về thị trường, không nắm bắt kịp sự thay đổi của

thị trường và thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Page 14: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Công ty…. Sử dụng chiến lược định giá thấp để thâm nhập thi

trường bởi các lí do sau:

1. Nhà nhập khẩu

Tôm là những mặt hàng thông dụng, phục vụ cho đại đa số người tiêu dùng nên cầu

kém co dãn dẫn đến cầu ít chịu ảnh hưởng của yếu tố giá. Tuy nhiên, vì công ty xuất

khẩu chủ yếu thông qua các nhà nhập khẩu lớn (các trung gian mua đi bán lại) nên

công ty phải xuất với giá thấp để kích cầu. Vì vậy công ty đã áp dụng chiến lược giá

thâm nhập thị trường để mở rộng thị phần, công ty sẽ thu lợi nhuận thông qua việc

chiếm ưu thế trên thị trường.

2. Chi phí

Việt Nam là nước xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản do tận

dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi; giá nhân công rẻ ...dẫn tới giá thành sản xuất

thường thấp hơn ở các nước nhập khẩu.

Công ty có nguồn nhân lực dồi dào, luôn theo đuổi mạnh mẽ việc tận dụng yếu

tố kinh nghiệm, quản lý chặt chẽ về chi phí và chi phí chung, giảm thiểu chi phí ở

những lĩnh vực như nghiên cứu phát triển, dịch vụ, bán hàng, quảng cáo, vv… nhưng

không cắt giảm bớt lượng nhân công.

Công ty đã kí hợp đồng với các ngư dân nên có đặc quyền về nguồn nguyên

liệu, không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời vụ. Bên cạnh đó công ty cũng có thể tự

chủ khoảng 10% nguồn nguyên liệu tôm từ việc tự nuôi trồng tôm.

3. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng

đông lạnh.

Tuy nhiên đây là giống tôm nội địa và đã nuôi lâu năm nên các loại dịch bệnh là

khá nhiều. Thời gian gần đây tại các địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm sú

sang nuôi tôm thẻ chân trắng; so với tôm sú nuôi tôm thẻ được nhiều lợi ích hơn khi

mật độ nuôi dầy; tôm lớn nhanh và sống khỏe. Các thị trường lớn như Mỹ; Nhật Bản

thường không phân biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ phân biệt ở kích cỡ tôm lớn

hay nhỏ.Nuôi tôm thẻ là một hình thức nuôi trồng du nhập vào Việt Nam và ở đồng

bằng sông Cửu Long mới chỉ trong bốn năm trở lại đây nên sản phẩm gặp phải sự cạnh

tranh từ các nước khác đã nuôi trước như Trung Quốc; Thái Lan; Indonexia...Những

Page 15: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

nước này đã nuôi được tôm thẻ đời thứ 7 sạch bệnh và kích thước còn to hơn cả tôm

sú. Đây chính là những sản phẩm thay thế cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm

xuất khẩu của công ty.

Nguồn: Theo công ty Minh Phú (MPC)

4. Chất lượng

Nhật bản là thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất

lượng và giá bán. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu thông qua các nhà nhập khẩu lớn.

Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho đến

nay, Nhật Bản đã kiểm tra 100% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất

trifluralin và 30% đối với chất enrofloxacin. Nguyên do bởi đầu tháng 6.2011, hệ

thống cảnh báo nhập khẩu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo

phát hiện 2 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho

phép, trong đó 1 lô bị nhiễm enrofloxacin với nồng độ 0,03ppm.

Chất lượng tôm của việt Nam trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới

thương hiệu tôm của Việt Nam trên thị trường quốc tế và gián tiếp ảnh hưởng của

công ty. công ty đang cố gắng xây dựng lại hình ảnh tôm chất lượng cao và giá cả phải

chăng.

(Nguồn: Theo Ngô Sơn, báo Lao Động ngày 16/06/2011)

Tên hi u: Cherry-Blossom Nobashi Shrimpệ

Tôm hoa anh đào Nobashi

I. MÔ HÌNH 4 CẤP ĐỘ

Phần cốt lõi của sản phẩm: Tôm là loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, vitamin và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là canxi. Thịt tôm chắc, dai và ngọt, đặc biệt là phần gạch son ở nơi đầu tôm rất thơm, béo và giàu đạm.

Phần cụ thể của sản phẩm:

2.1 Nhãn hiệu: tên sản phẩm cherry – blossom nobashi shrimp nêu lên được đặc tính công dụng đặc trưng của sản phẩm. Cherry – blossom thể hiện hình dáng con tôm được cắt tỉa theo hình cánh hoa. Nobashi là tên gọi của sản phẩm tôm được chế biến theo yêu cầu riêng của thị trường Nhật. Nobashi trong tiếng Nhật có nghĩa là bóp. Nobashi là nguyên liệu chế biến các mặt hàng bao bột của người Nhật. Chính vì lí do này, tôm được cắt, bóp với với mục đích thuận lợi cho việc bao bột hay làm tăng tính

Page 16: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

thẩm mỹ của sản phẩm bao bột sau này (kéo dài thân tôm ra để sau khi tẩm bột, hình tôm vẫn cân đối, đẹp mắt, dễ trình bày trên bàn ăn).

2.2 Kiểu dáng:

Sản phẩm là những lát tôm sau khi được cắt, bóp thì sắp xếp khéo léo như hình dạng của những cánh hoa anh đào tinh khiết, ở giữa phần nhụy sẽ là gạch tôm đã qua chế biến thành nước sốt có màu cam vàng tượng trưng cho nhụy hoa. Tùy theo kích thước lớn nhỏ, mà tôm hoa anh đào có cánh dày cánh mỏng.

2.3 Bao bì: Cấu trúc thông dụng: PET / PE, PA / PE.

Bao bì đóng gói được xem là yếu tố quan trọng nhất trong ngành thức ăn thủy hải sản đông lạnh, vì đặc thù tôm ẩm ướt nên dễ dàng bị phân hủy nhanh chóng nếu như không được đóng gói liền sau khi chế biến.

Bao bì cũng góp phần giúp cho việc bảo quản mùi vị, sự tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cho đến khi sử dụng.

Quy cách đóng gói:

Sản phẩm Dài (cm/con) Nặng (gr/con) TL khay/conCBNOB SH1 14 – 15 17,5 380 grs/ 20 conCBNOB SH2 16 – 17 27,5 350 grs/ 12 con

Đặc điểm:

Sản phẩm mang nét đặc trưng của xứ sở Nhật Bản, hoa anh đào, điều này nhằm gây sự chú ý đến các khách hàng Nhật Bản, khiến họ tò mò hơn về sản phẩm Việt Nam mà lại mang nét riêng biệt của Nhật Bản. Sản phẩm này được thiết kế dành riêng cho thị trường Nhật Bản, nhằm đề cao quốc hoa của nước họ. Tôm không chỉ được sắp xếp dưới hình dáng của những đóa hoa anh đào đỏ mà còn mang hương thơm thoang thoảng của loài hoa này. Đây cũng là một thách thức đối với công ty khi chọn một hình ảnh được xem là biểu tượng thiêng liêng của Nhật Bản. Chắc chắn sản phẩm sẽ gặp không ít ý kiến trái ngược từ khách hàng. Có thể họ không hiểu hết thông điệp mà công ty muốn truyền tải nên dễ dẫn đến cái nhìn tiêu cực từ sản phẩm. Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ công ty vẫn muốn khách hàng sẽ cảm nhận được sự ưu ái đặc biệt mà công ty dành riêng cho thị trường Nhật Bản.

2.5 Chất lượng:

Chất lượng tôm của việt Nam trong thời gian qua do các chất độc hại đã vượt quá ngưỡng cho phép, chẳng hạn như chất trifluralin và 30% đối với chất enrofloxacin.

Page 17: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu của công ty trên thị trường Quốc tế nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Chính vì lý do đó, công ty quyết tâm nâng cao niềm tin của khách hàng Nhật Bản hơn nữa thông qua việc đưa ra sản phẩm này. Sản phẩm tuyệt đối được kiểm tra nghiêm ngặt trong suốt quy trình sản xuất và được kiểm duyệt bởi Bộ Y Tế của Việt Nam nên cam đoan sẽ không để bất kì chất độc hại nào vượt ngưỡng cho phép.

Chính sách chất lượng của DN là “Chất lượng tốt và ổn định - Thân thiện môi trường - Trách nhiệm với cộng đồng” Để đảm bảo cho sản phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, công ty đã xây dựng vào đưa vào vận hành chương trình quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và đã được chứng nhận bởi SGS, hàng năm MPC đều được thẩm tra vệ sinh và an toàn thực phẩm bởi SGS.

Việc đưa vào ứng dụng chương trình quản lý chất lượng ISO là một cam kết cụ thể của công ty nhằm thoả mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng bằng cách liên tục cải tiến hệ thống chất lượng toàn diện của công ty. Ngoài ra DN cũng đăng kí tham gia Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance s Best Aquaculture Practices Standards, viết tắt: GAA s Best Aquaculture Practices Standards hoặc BAP) xác định những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) có trách nhiệm, cung cấp tài liệu hướng dẫn và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực hành nuôi.

Phần phụ thêm của sản phẩm:

3.1 Dịch vụ sau bán hàng: Vì mục tiêu làm hợp tác lâu dài, tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng, công ty sẽ có chính sách sau bán hàng thật hấp dẫn. Công ty sẽ sẵn sàng nhận lại hàng lỗi kém chất lượng và đền bù theo đúng mức quy định trong hợp đồng. Đồng thời, công ty sẽ thường xuyên mở những cuộc họp mặt giao lưu với đối tác để thiết lập mối tương tác giữa nhà cung ứng và khách hàng. Thường xuyên điện thoại cho khách hàng thăm hỏi để biết thêm những thông tin về nhu cầu phát sinh của khách hàng cũng như khách hàng cuối cùng nhằm ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm cũng như thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu khách hàng.

3.2 Giao hàng: Giao hàng đúng thời hạn, đúng địa điểm đã giao trong hợp đồng. Đồng thời, hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót xảy ra trong quá trình vận chuyển.

3.3 Sự tín nhiệm: Vì hợp tác dựa trên quan điểm uy tín hàng đầu, nên công ty sẽ thực hiện đúng những gì hợp đồng đã qui định, tạo niềm tin cho khách hàng

3.4 Bảo hành: Công ty sẽ chịu trách nhiệm về những hàng hóa hư hỏng trước thời hạn sử dụng in trên bao bì nếu trong quá trình vận chuyển hoàn toàn không có sai sót từ nhà trung gian.

Page 18: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Giá trị hàng hóa cao hơn sau khi đã qua chế biến

Phân khúc:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cam kết thực hiện chính sách chất lượng:

“Chất lượng tốt và ổn định - Thân thiện môi trường - Trách nhiệm với cộng đồng”

Chất lượng sản phẩm - Tập đoàn cam kết cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng luôn đảm bảo chất lượng tốt và an toàn.- Đảm bảo đúng qui cách của khách hàng và các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước. - Luôn luôn tìm các giải pháp cải tiến và duy trì chất lượng các sản phẩm nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.

Chính sách bảo vệ môi trường- Tập đoàn cam kết thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm thương phẩm, không sử dụng các hóa chất và kháng sinh có khả năng hủy hoại hệ sinh thái.- Xử lý nguồn nước thải của nhà máy chế biến đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường, đồng thời thu hồi và tái sử dụng các khí thải sau khi xử lý.

Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội- Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm trong chuỗi khép kín của Tập đoàn, thực hiện đầy đủ các chính sách và qui định của nhà nước và thị trường xuất khẩu.- Tạo sự đoàn kết và gắn bó lâu dài của tất cả các thành viên trong Tập đoàn - Hỗ trợ cộng đồng trong khu vực và địa phương có sự hoạt động của Tập đoàn   phát triển và tạo môi trường thân thiện giữa Tập đoàn và các hộ dân xung quanh.

2. Định nghĩa Tôm Nobashi

Nobashi trong tiếng Nhật có nghĩa là bóp. Nobashi là nguyên liệu chế biến các mặt hàng bao bột của người Nhật. Chính vì lí do này, tôm được cắt, bóp với với mục đích thuận lợi cho việc bao bột hay làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm bao bột sau này (kéo dài thân tôm ra để sau khi tẩm bột, hình tôm vẫn cân đối, đẹp mắt, dễ trình bày trên bàn ăn).

Quy trình chế biến Nobashi cơ bản giống nhau: tôm lột PTO được cắt, nắn đủ độ dài, ngâm hoá chất và xếp lên vĩ nhựa xốp, cho vào túi để đông semi IQF (thực sự cũng có mặt hàng nobashi đông block). Sau đó chúng được đóng vào thùng.

Page 19: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Tên gọi các cỡ, trọng lượng con, chiều dài, xử lý hoá chất của từng khách hàng là khác nhau, nhưng có điểm chung nhau: thường tôm nobashi được bán theo đơn vị là con (chứ không phải trọng lượng). Sau đây là vài qui trình Nobashi mà công ty đang cung cấp cho khách hàng:

.

Sản phẩm Cỡ Dài (cm, con)

Nặng (gm, con)

TL khay/ con

RNOB BT SMI

5L 16-17 27.5grs350gr/ 12 con

RNOB BT SMI

4L 15-16  23.5gr380gr/ 15 con

RNOB BT SMI

3L 14-15  17.5grs380gr/ 20 con

RNOB BT SMI

2L 13-14  14grs380gr/ 25 con

RNOB BT SMI

L 12-13  11.5grs380gr/30 con

Bao Bi San pham