33
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ. MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................2 B. NỘI DUNG........................................................3 I. Sự hình thành và phát triển Phật Giáo :.......................3 II. Những tư tưởng cơ bản trong triết học nhân sinh Phật giáo nguyên thủy:..................................................... 3 1. Tư tưởng nghiệp báo, tái sinh:......................................4 2. Tư tưởng tái sinh –luân hồi........................................4 3. Tư tưởng nhân quả..............................................5 4. Tư tưởng thập nhị nhân duyên.....................................6 5. Tư tưởng tứ diệu đế:.............................................8 III. Ý nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy:..........15 C. KẾT LUẬN.......................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................20 SVTH: Nguyễn Anh Khoa MSHV: 13121388 1

Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

  • Upload
    ngunhat

  • View
    267

  • Download
    10

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tư tưởng triết lý nhân sinh

Citation preview

Page 1: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

MỤC LỤCA. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2

B. NỘI DUNG...........................................................................................................................3

I. Sự hình thành và phát triển Phật Giáo :..............................................................................3

II. Những tư tưởng cơ bản trong triết học nhân sinh Phật giáo nguyên thủy:..............................3

1. Tư tưởng nghiệp báo, tái sinh:.......................................................................................4

2. Tư tưởng tái sinh –luân hồi...........................................................................................4

3. Tư tưởng nhân quả.......................................................................................................5

4. Tư tưởng thập nhị nhân duyên.......................................................................................6

5. Tư tưởng tứ diệu đế:.....................................................................................................8

III. Ý nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy:......................................................15

C. KẾT LUẬN........................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................20

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

1

Page 2: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

A. LỜI MỞ ĐẦU

Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi hơn 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển không chỉ ở các nước châu Á mà ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và các nước Tây Âu.

Từ thuở nào đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nảy nở, đứng trước vũ trụ bao la, con người bắt đầu băn khoăn:

1. Vũ trụ là gì?

2. Con người từ đâu ra?

3. Con người xuất hiện để làm gì? Và chết rồi thì đi đâu?

Ðể giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những triết lý  về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan.  Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.

Nhân sinh quan ấy như thế nào? Ðó là một vấn đề mà mỗi con người chúng ta không thể không biết đến được. Sự hiểu biết này có thể giúp chúng ta nhận thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của con người và giúp chúng ta sắp đặt cuộc đời và sống một cuộc sống có ý nghĩa và lợi lạc cho mình và cho xã hội. 

   

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

2

Page 3: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

B. NỘI DUNG

I. Sự hình thành và phát triển Phật Giáo   :

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama, 563-483 TCN), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana), thuộc bộ tộc Thích ca (Shakya) của nước Ca Tỳ La Vệ, - một nước nhỏ ở miền Đông - Bắc Ấn Độ, nằm dưới chân dãy Himalaya, nay thuộc đất Nêpan. 

Năm 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Nhưng qua 7 năm, theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ mà Ngài vẫn chưa tìm ra chân lý. Cuối cùng, Ngài lang thang đến cánh rừng thiêng Ưu Lâu Tần Loa, bên sông Ni Liên (Uravela - Gaya, thuộc tỉnh Bihar, miền Bắc Ấn Độ) và ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau 3 ngày đêm suy ngẫm, Ngài phát hiện ra bản tính vô ngã, vô thường của thế giới. Ngài tiếp tục ngồi dưới gốc cây bồ đề thêm 49 ngày nữa để chiêm nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau. Ngài cho rằng mình đã tìm được con đường cứu vớt chúng sinh. Từ đó trở đi, người ta gọi Ngài là Phật (Buddha), nghĩa là người đã giác ngộ - thấu hiểu chân lý. Sau khi thành Phật, Ngài xây dựng Giáo đoàn Phật giáo để truyền giảng giáo lý của mình và được đệ tử tôn xưng là Thích Ca Mâuni, nghĩa là bậc hiền triết của dòng tộc Thích Ca. 

Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ. Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật và tổ chức, từ thế kỷ V-III TCN, đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa. Từ nửa sau thế kỷ III TCN, đạo Phật truyền sang Xri Lanca, rồi sau đó truyền đến Myanma, Thái Lan, Inđônêxia… Đầu thế kỷ I, đạo Phật triệu tập đại hội 4 ở nước Cusan để thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa, còn giáo lý của đạo Phật cũ gọi là Tiểu thừa. 

II. Những tư tưởng cơ bản trong triết học nhân sinh Phật giáo nguyên thủy:

Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy, nó mang tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội và thần bí về con người, được thể hiện cô đọng trong câu nói của Phật Thích Ca: Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều, đó là điều khổ và diệt khổ; Nếu nước biển có một vị là mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát. Nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy tiếp tục kế thừa những tư

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

3

Page 4: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

tưởng truyền thống được hình thành từ trong thời kì Veeda những tư tưởng nghiệp báo, tái sinh-luân hồi,… Tuy nhiên, tư tưởng nổi bật tạo nên cốt lõi của quan niệm nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy và Tứ diệu đế với bốn bộ phận là khổ đế, diệt đế và đạo đế.

1. Tư tưởng nghiệp báo, tái sinh:

Nghiệp chữ phạn và Karma là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động của thân thể ta. Được gọi là “ thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta, phát ngôn của ta thì được gọi là “ khẩu nghiệp”. Hay những cái do ý nghĩ của ta, do tâm ý của ta gây nên được gọi là ‘ý nghiệp”. Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do ta tham dục mà thành, do ta muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên. Sở dĩ ta tham dục vì ta chưa hiểu đươc chân bản vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi không có gì là thường định và vĩnh viễn cả.

Cuộc đời con người là sự ghánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau.Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt thiện hay ác.

Do Vạn vật bị chi phối bởi luật nhân quả nên mỗi chúng ta mất đi ở nơi này , thời gian này sẽ được sinh ra ở nơi khác, thời gian khác, nghiệp cũng bị chi phối bởi luật nhân quả, Chúng ta chịu sự chi phối của nghiệp kiếp này và nghiệp kiếp trước, nếu làm việc thiện, nói lời chân chính, suy nghĩ đứng đắn sẽ tạo ra điều tốt cho đời sau tái sinh, ngược lại sẽ có nghiệp xấu.

Đạo phật cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người.Nghiệp và tái sinh không những chỉ là những khái niệm của Triết học Phật giáo mà có từ trong Upanishad.

2. Tư tưởng tái sinh –luân hồi

Luân là bánh xe, Hồi là trở lại. Vì bánh xe quay, nên các điểm trên bánh xe sẽ phải dời đi chỗ khác, nhưng rồi sẽ có lúc phải trở về vị trí cũ, cứ đi rồi lại trở về như vậy hoài. Như vậy, luân hồi cũng có nghĩa như chu kỳ. Hiện hữu của con người là một chuỗi vô tận những kiếp sống, mỗi kiếp đều khởi đầu bằng việc sinh ra và kết thúc bằng việc chết đi. Sinh tử, tử sinh liên tục nối tiếp nhau như cái bánh xe cứ quay hoài quay mãi không ngừng.

Thuyết luân hồi của nhà Phật cho thấy bất kỳ một sự cố nào cũng đều là hậu quả của một dãy nguyên nhân xảy ra trước nó và cũng là nguyên nhân cho một dãy hậu quả xảy ra sau nó.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

4

Page 5: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Nhân và quả liên kết với nhau chặt chẽ như một chuỗi dây xích vô tận: bất kỳ mắt xích nào cũng là nguyên nhân cho những mắt kế tiếp sau nó và là hậu quả cho những mắt liền trước nó. Việc luân hồi cũng có thể được minh họa như vậy: mỗi kiếp tương tự như một mắt xích trong một dây xích dài vô tận. Kiếp này sướng hay khổ, có những tài năng hay khuynh hướng bẩm sinh nào đều có nguyên nhân từ trong kiếp trước, và chính kiếp này lại là nguyên nhân quyết định những yếu tố cấu tạo nên kiếp sau.

Theo Phật Giáo, sự hiện hữu của mỗi người là một cuộc sống dài vô tận gồm nhiều kiếp liên tiếp nhau. Kiếp này kết thúc bằng cái chết để khởi đầu kiếp sau bằng việc sinh ra. nếu cuộc sống dài vô tận 

3. Tư tưởng nhân quả

Một phần quan trọng nữa trong tư tưởng Phật giáo là thuyết “Nhân Quả” và “Nghiệp”. Nhân là cái hột, hay cái gống. Quả là trái. Câu ta thường nghe là “gieo hột gì thì sẽ hái trái đó”. hoặc “gieo giống gì thì gặt được giống đó”. Ta gieo hột mận thì ta sẽ có cây mận và trái mận. Hột mận là nhân và trái mận là quả vậy. Nói một cách tổng quát thì luật nhân quả ấn định rằng khi ta gieo nhân gì ta sẽ gặt được quả đó. Gieo nhân tốt thì được quả tốt, gieo nhân xấu thì được quả xấu. Đó là điều chúng ta có thể nghiệm thấy trong đời sống thường nhật. Trong điều kiện mưa hòa gió thuận, nếu nhà nông chịu khó cày bừa, gieo hạt giống tốt thì nhà nông sẽ gặt được kết quả tốt nghĩa là sẽ trúng mùa sau đó. Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình có đủ điều kiện, và nếu bạn chịu khó học hành đến nơi đến chốn để có nghề nghiệp vững chắc thì khi lớn lên ra đời làm việc mưu sinh bạn sẽ có một cuộc sống vững chắc (trong điều kiện bình thường của một xã hội hòa bình, trật tự, công bằng). Ngược lại nếu người nông dân biếng nhác, làm việc tắc trách, hoặc gặp cảnh hạn hán bảo lụt thì kết quả sẽ là sự mất mùa, thua lổ. Nếu người đi học không chăm chỉ học hành, không chịu khó trao dồi luyện tập thì tất nhiên không thể có được tương lai tốt đẹp như mình mong muốn

Trong Phật giáo , luật nhân quả còn được áp dụng rộng rãi hơn nữa, ở bình diện cao siêu hơn, và có tính cách triền miên không dứt. Đối với phần đông người đời, hầu hết là chưa giác ngộ, thì nhân quả không có khởi điểm và cũng không có chổ chấm dứt. Nhân quả ở đây tạo thành những vòng tròn, hay vòng xoắn, trỡ đi trỡ lại mãi. Bất cứ một cái nhân nào cũng là cái quả của một cái nhân đã có từ trước, và bất cứ cái quả nào cũng sẽ là cái nhân của một cái quả khác trong tương lai. Quả cam bạn đang ăn là kết quả của một cái nhân từ trước là một hột cam đã trỡ thành cây cam và đã cho ra trái cam bạn đang ăn. Và hạt cam trong quả cam bạn đang ăn sẽ là cái nhân của một cây cam sẽ cho kết quả là trái cam khác trong tương lai. Nhân thành quả, quả thành nhân, cứ như thế mà tiếp diễn. Sự tiếp diễn, trỡ đi trỡ lại của nhân quả như vậy được gọi là luân hồi. Luân là cái bánh xe. Hồi là trỡ lại, là quay trỡ về. Luân hồi là sự luân chuyển của bánh xe, nhưng luân chuyển theo cách trỡ đi, trỡ lại mãi. Đời sống của con người bình thường, chưa giác ngộ, chưa được giải thoát, bị chi phối bởi vòng luân hồi đó.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

5

Page 6: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Kiếp sống hiện tại của mình là kết quả của một cái nhân đã được tạo thành hồi kiếp trước, đồng thời nó cũng là cái nhân đưa đến hậu quả là cuộc sống ở kiếp sau. Cứ thế mà tiếp diễn, hết kiếp này đến kiếp khác, với mỗi kiếp vừa là quả của kiếp trước, vừa là nhân của kiếp sau. Sách Truyền Đăng Lục ghi “ Dục tri tiền thế nhân kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị”. Muốn biết kiếp trước mình đã làm gì thì hãy xem hiện tại mình đang được hưởng những gì, muốn biết kiếp sau mình sẽ ra sao thì hãy nhìn xem hiện tại mình đang làm gì.

4. Tư tưởng thập nhị nhân duyên

Thập Nhị Nhân Duyên, là giáo lý căn bản của đạo Phật bao gồm nhiều yếu tố sau đây:

 +Vô  minh:  tức  do  không  nhận  định  được  chân  lý  về  sự  khổ,  nguyên  nhân của  sự   khổ sự  diệt  khổ  và  con  đường  đưa  đến  sự  diệt  khổ.  Cái  không  thấy, không nhận định  được đó chính là nguyên nhân làm động lực thúc đẩy chuyển động bánh xe đời sống. Đức  Phật dạy: “Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc, trong ấy chúng sanh quay quần, quanh lộn.” (Nipata) 

Đến khi lớp vô minh bị phá vỡ thì vấn đề nhân quả cũng chấm dứt “người đã tiêu trừ ảo kiến và phá tan lớp tối tăm dày đặc sẽ không còn thênh thang đi mãi nữa. Đối với người ấy sẽ không còn vấn đề nhân quả nữa”. 

+Hành: là hành động, là tác nghiệp. Nó phát sinh tùy thuộc vào vô minh. Tất cả  những  tư  tưởng,  lời  nói,  việc  làm  thiện  và  bất  thiện  đều  nằm  trong  Hành.  Những hành động tốt hay xấu trực tiếp phát nguồn từ vô minh, hay nói cách khác thì vô minh gián tiếp làm động cơ thúc đẩy để tạo nghiệp.

 +Thức tái sanh nối liền quá khứ với hiện tại là tùy thuộc nơi hành. Thức tái sanh phối hợp  với tinh trùng của cha và  minh châu của  mẹ cấu  thành bào  thai chuẩn bị cho cuộc sống kế tiếp, trong cái thức ấy ngủ ngầm những cảm giác đã thọ, những đặc tính và những khuynh hướng riêng biệt trong dòng đời đã qua của một cá nhân.

+Danhsắc phát sanh cùng một lúc với thức tái sanh. Hành và thức thuộc về 2 kiếp quá khứ và hiện tại của một chúng sanh. Trái lại thức và danh sắc cùng phát sanh trong một kiếp sống. Danh thuộc phần tâm, sắc thuộc phần nhục thể, hữu hình của một chúng sanh.  +Lục  nhập  được  hình  thành  từ  nơi  danh  sắc,  đó  là  chi  thứ  5  trong  12  chi phần, nói  lục nhập là nói sự gặp gỡ giữa 6 căn và 6 trần, khi sự gặp nhau giữa căn và trần thì thức xuất hiện, như thế lục nhập tự nó bao hàm vô minh và khổ.đau. Đức Phật dạy: “Vì có mắt và sắc  nên nhãn thức phát sanh, xúc là giao điểm của  ba  yếu  tố ấy. Vì có  tai và  âm thanh nên nhĩ thức  phát sanh. Vì có  mũi và hương  nên  tỷ  thức  phát  sanh.  Vì  có  lưỡi  và  vị  nên  thiệt  

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

6

Page 7: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

thức  phát  sanh.  Vì  có thân và vật có thể sờ mó được nên thân thức phát sanh. Vì có tâm ý và đối tượng của tâm  pháp nên ý thức phát sanh.”+Thọ cảm giác thâu nhận lạc, bất lạc, bất khổ bất lạc. Chính thọ thâu nhận những quả lành dữ  của  những hành động trong hiện tại, ngoài tâm sở thọ không có một linh hồn hay một bản ngã nào hưởng quả lành hay quả dữ. 

+Ái tùy thuộc nơi cảm thọ mà phát sanh. Cũng như vô minh, ái hay ái dục rất quan trọng, luyến ái,  khao khát, bám víu. Trong kinh Chánh Tri Kiến, tôn giả Xá-lợi-phất bàn đến ba nhóm ái như sau: 

“Này chư Hiền! Thế nào là sự bịnh khởi của khổ đau? Chính ái hướng đến một đời sống khác, đi cùng với hỷ lạc và tham, tìm kiếm hỷ lạc tại chỗ này chỗ kia, đó là dục ái, hữu ái và vô  hữu ái. Này chư hiền! Đây gọi là nguồn gốc của khổ đau”. Khát ái các lạc thú có nghĩa là khát ái vị ngọt của sắc, thinh, hương, vị và xúc. Đây là dục lạc, trong đời sống hằng ngày, con người luôn sống với khát vọng hạnh phúc và lạc thú từ sáu trần. Chẳng may mọi vật, mọi lạc thú đều vô thường  qua  từng  sát  na  và  sự  kiện  này  khiến  con  người  sầu  khổ  và  khiến   dục vọng bốc cháy, dục vọng càng bốc cháy thì khổ đau càng nhiều. Điều này cho ta thấy, tham ái chính là căn gốc của khổ đau cho kiếp hiện tại và tương lai. 

+Thủ là tìm cầu nắm lấy cái hay, cái tốt, cái ưa thích do nơi ái mà phát sanh. Sự khổ đau của cuộc đời đã khiến con người nắm giữ lòng ham muốn và nắm giữ đối tượng ham muốn, xem đấy là con đường tìm kiếm hạnh phúc. Do vậy, con người xem dục vọng và tư duy như là tự ngã của mình, thực ngã của mình. Nguyên nhân của thủ là luyến ái lầm lạc, ái như kẻ trộm đi mò trong đêm tối để trộm vật, thủ như kẻ trộm đang ôm giữ vật được lấy cắp. 

+Hữu chi thứ 11 trong 12 nhân duyên, tùy thuộc nơi Thủ mà Hữu phát sanh, đó là sản phẩm từ sự tích  tụ của Thủ, có nghĩa là đang trở thành, hành động tạo nghiệp và những cảnh giới của chúng sanh.  Hữu gồm có: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. 

+ Dục hữu: thế giới mà chúng sanh tham đắm sắc, thinh, hương, vị và xúc. 

+ Sắc hữu: cảnh giới mà chúng sanh tham đắm các sắc tế nhị, tham đắm sự hiện hữu và tồn tại. 

+ Vô hữu sắc: cảnh giới mà chúng sanh nhàm chán hiện hữu, chúng sanh cõi này chỉ mong muốn không hiện hữu. 

+ Sanh tùy thuộc nơi hữu có mặt ngay nơi kiếp hiện tại. Một cách chính xác, sanh là sự phát sanh của những hiện tượng tâm-vật lý con người (một cuộc sống vừa chào đời). 

+ Lão tử là hậu quả hiển nhiên của sự sanh ra, là sự già yếu, bịnh hoạn, chết chóc của cuộc đời con người.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

7

Page 8: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

+Quả phát sanh vì có nhân. Vậy nếu không có nhân tức không có quả, nếu nhân bị diệt tức quả cũng sẽ diệt. Trong 12 nhân duyên vô minh thuộc về hoặc và hành thuộc về nghiệp, đó là nhân quá khứ, do nhân quá khứ ấy mà có năm quả khổ hiện  tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ. Do quả khổ hiện tại nói trên mà khởi ra hoặc là ái và thủ; ái, thủ lại tạo nghiệp là hữu, do đây làm nhân khổ cho đời sau là sanh và lão tử. Tiến trình Nhân và Qủa liên tục tiếp diễn theo vòng tròn Hoặc-Nghiệp-Khổ vô cùng tận, không thể nhận ra được khởi điểm của tiến trình ấy, vì ta không thể quan niệm  được điểm chấm dứt của dòng thời gian vô hạn, dòng sanh tử của ta luôn bị màn vô  minh bao phủ. Tuy nhiên, giờ phút nào trí tuệ thay thế vô minh và chứng nghiệm được bản  chất của Niếtbàn, khi ấy tiến trình sanh tử sẽ chấm dứt. Quá trình vận hành của 12 nhân  duyên giải đáp câu hỏi mà nhân loại luôn tìm kiếm, tranh luận, lập luận… về khởi nguyên  con  người do đâu mà có? Bây giờ chúng ta tìm hiểu về cấu tạo sắc thân của con người là gì?

5. Tư tưởng tứ diệu đế:

Trong kinh Tứ thập nhị chương, do hai ngài Ma Đằng Ca Diếp và Trúc Pháp Lan đời hậu Hán (Trung Quốc) dịch, phần Tổng khởi có ghi: “Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy, ly dục tịch tĩnh thị tối vi thắng, trụ đại thiền định, giáng chư ma đạo. Ư Lộc Uyển trung, chuyển Tứ đế pháp luân, độ Kiều Trần Như đẳng ngũ nhân nhi chứng Đạo quả...”. Đoạn này có thể hiểu cách đơn giản là: Sau khi thành đạo, Đức Thích Ca khởi niệm suy nghĩ, xa lìa ái dục được tĩnh tại đệ nhất và đạt quả vị Chính đẳng Chính giác. Rồi Ngài an trụ trong thiền định hàng phục và chế ngự mọi ma lực. Sau đó, tại vườn Lộc Uyển, Thế Tôn đã lấy giáo lý Tứ đế để truyền giảng và độ nhóm ông Kiều Trần Như cùng năm người khác chứng Đạo quả.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của Tứ Diệu đế trong kinh điển Phật giáo. Trong tư tưởng Phật giáo, Tứ đế hay Tứ Diệu đế là giáo lý cơ bản, lấy con người làm trung tâm và vì con người mà thực hiện. Đức Phật đã nhận thấy ở chúng sinh cái nhân thiện lành, đó là Phật tính, nếu biết tu tập đúng chính pháp đều có thể thành Phật (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Phật vì lòng đại từ bi muốn lợi lạc cho chúng sinh mà thuyết giảng giáo pháp của mình. Đây là giáo lý Đức Phật thuyết giảng trong thời kỳ đầu nên cũng gọi là giáo lý Nguyên thủy.

Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệulà tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được.

Khổ đế:

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

8

Page 9: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Là lý luận về những nổi khổ của thế gian.Theo Phật giáo có 8 nổi khổ ( bát khổ ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, oán tăng hội khổ, ngủ uẩn khổ.

a) Sanh khổ: Sự sanh sống của con người có hai phần khổ: Khổ trong lúc sanh, khổ trong đời sống.

  Khổ trong lúc sanh. Người sanh và em bé sanh ra đều khổ cả. Người mẹ mang thai khổ nhọc Khi người mẹ mới có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, dả dượi, bất thần...Thai mỗi ngày mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Ðến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ không sao nói xiết. Em bé thì trải qua chín tháng mười ngày, bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn cả lao tù ! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy. Em bé lúc mới sinh ra đã mang tiếng khóc chào đời

Khổ trong đời sống. Về phương diện vật chất, hay tinh thần, đời sống đều có nhiều điều khổ sở. 

Về vật chất, con người đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc men. Muốn có những nhu cầu ấy, con người phải cần lao kham khổ, đổ mồi hôi, sôi nước mắt, mới mua được chén gạo, bát cơm, manh quần, tấm áo. Về nhà ở, thì có khi suốt đời vất vả làm lụng, vẫn không đủ sức tạo được một ngôi nhà nho nhỏ. 

Về phương diện tinh thần, đời người cũng có nhiều đièu kổ nhục, có nhiều khi còn đau khổ hơn cả những thiếu thốn vật chất Tóm lại, về vật chất hay tinh thầnh, sự sống mang theo nhiều cái khổ. Sanh khổ là thế. 

b) Lão khổ.

Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém, nên khổ thể xác lẫn tinh thần. 

Khổ thể xác. Càng già, khí huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng, lục phủ càng ngày càng mỏi mệt, hoạt động một cách yếu ớt; bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại, như mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn, việc gì cũng nhờ vả kẻ khác. 

b) Bệnh khổ.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

9

Page 10: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổt sở không gì hơn là cái đau ! Ðã đau, bất luận là đau gì, từ cái đau lătk vặt như đau răng, nhức đầu, đến cái đau trầm trọng như phung, lao v.v...đều làm cho con người phải rên xiết, khổ sở, khó chịu. Nhất là những bệnh trầm kh (lâu ngày khó chữa), thì lại càng hành hạ xác thân, đắng cơm, nghẹ nước, cầu sống không được, cầu chết cũng không, oan oan ương ương, thật là khổ não. 

d) Tử khổ.

Trong bốn hiện tượng của vô thường; sanh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho chúng sanh kinh hãi nhất. Con người sợ chết đến đổi ở trong hoàn cảnh sống thừa, đáng lẽ không nên sống làm gì nữa, thế mà nghe nói đến cái chết, cũng sợ không dám nghĩ đến. Những người xấu số bị bịnh nan y như ung thư, bịnh hũi, sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống mà thôi. 

e) Ái biệt ly khổ.

Trong cái tình yêu thương giữa vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly có hai loại: sanh ly và tử biệt. 

f) Sanh ly khổ.

Một gia đình đang sống trong cảnh đàm ấm vui vầy, bỗng bì hoàn cảnh bắt buộc, hay vì một tai họa thình lình xảy đến, như giặc giã, bão lụt...làm cho mỗi người bơ vơ thất lạc mỗi nơi: kẻ đầu này trông đợi, người gốc kia nhớ chờ. thật đau lòng xót dạ ! Người đời thường nói: "Thà lìa tử, chứ ai nỡ lìa sanh?". Ðó là cái khổ của "Sanh ly". 

g) Tử biệt khổ.

Nhưng mặc dù xã cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ; chứ chết rồi bao thuở được vum vầy? Vì vậy, đứng trớc cảnh chết, là một sự biệt ly vĩnh viễn, con người không ai là chằng khổ đau. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người đau đớn, tuyệt vọng đến nỗi toan chết theo người quá cố. Ðó là cái khổ của "tử biệt". 

h) Cầu bất đắc khổ (thất vọng).

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

10

Page 11: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Người ta ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Bất luận trong một vấn đề gì, số người được toại nguyện thìd quá hiếm hoi, mà kẻ thất bại bất như ý, thì không sao kể xiết. Muốn được kết quả tốt đẹp, người ta phải vận dụng không biết bao nhiêu năng lực, lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành công. Thế rồi, chẳng may những điều thành công. thế rôùi, chẳng may những điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến.

i) Oán tắng hội khổ.

Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly; cũng như ở trong cảnh hờn ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng oái oăm thay ! Ở đời khi mong muốn được hội ngộ, lại phải chia ly; cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải sống chung đụng nhau hằng ngày ! Cái khổ phải biệt ly đối với hai người thương yêu nhau như thế nào, thì cái khổi phải hội ngộ đối với hai người ghét nhau cũng như thế ấy. 

k) Ngũ ấm xí thạnh khổ. Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm món che đậy): sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Với cái thân ngũ ấm ấy, con người phải chịu không biết bao nhiêu là điều khổ. Giữa ngũ ấm ấy luôn luôn có sự xung đột, mâu thuẫn, chi phối lẫn nhau. Vì sự xung đọt, mâu thuẫn ấy, nên cái thân con người mới chịu những cái khổi sau đây: 

Bị luật vô thường chi phối không ngừng, từ trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết, luôn luôn làm cho con người phải lo sợ, buồn phiền. 

Bị thất tình, lục dục lôi cuốn, làm cho con người phải đắm nhiểm sáu trần, phải khổ lụy thân tâm. 

Bị vọng thức điên đảo chấp trước, nên con người nhận thất một cách sai lầm: có ta, có người, còn mất, khôn dại, có không, và sanh ra rầu lo, khổ não. 

Nhân đế:

Là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nổi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm trong bể khổ khi không thoát khỏi dòng song luân hồi.Mà luân hồi do nghiệp tạo ra.Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam ( ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc:

Tham: nghĩa là tham lam. Tánh tham có động lực bắt ta phỉ dòm ngó, theo dõi những cái gì nó ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v...rồi nó xúi ta lập mưu nầy, chước nọ để tầm kiếm cho được những thứ ấy. Ðiều tai hại nhất là lòng tham

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

11

Page 12: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

không có đáy, thâu góp bao nhiêu cũng không vừa; được một muốn có mười, được mười muốn có trăm. Tham cho mình chưa đủ, còm tham cho bà con quyến thuộc và xứ sở của mình. Cũng vì tham mà cha mẹ vợ con xung đột; cũng vì tham mà bè bạn chìa lìa; cũng vì tham mà đồng bào trở lại xung đột, xâu xé nhau; cũng vì tham mà chiến tranh tiếp diễn, giết hại không biết bo sanh linh. Tóm lại, cũng vì tham mà nhân loại, chúng sanh chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ

Sân: nghĩa là nóng giận. Khi gặp những cảnh trái ý nghịch lòng, như lòng tham không được toại nguyện, thì sân nổi lên, như một ngọn lửa dữ đốt cháy lòng ta. Thế là mặt mày đỏ tía hay tái xanh, bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ, có khi dùng đén võ lực hay khí giới để hạ kẻ đã làm trái ý, phật lòng ta

Si: nghĩa là si mê, mờ ám. Si như là một tấm màn dày đặc, đen tối trùm lên trí huệ của ta, làm cho ta không thể nhìn thấy được sự thật, phán đoán được cái hay, cái dỡ, cái tốt, cái xấu. Do đó, ta gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, làm hại mình, hại người mà không hay. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách logic và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử.Trong 12 nguyên nhân ấy thì vô minh nguyên nhân thâu tóm tất cả.Vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự khổ của nhân sinh.

Diệt đế:

Là lý luận về khả năng tiêu diệt được nổi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện…Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải thiện, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống sáng lạng, tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “ tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân-thiện-mỹ.

Những khổ đau này không phải do vô cớ, và cũng đã không được tạo ra bởi một đấng Thượng Đế toàn năng nào cả. Chúng là sản phẩm của những phiền não và hành nghiệp của chính chúng ta do trạng thái tâm linh chưa được điều phục thúc đẩy mà tạo thành. Nguyên nhân cội rễ của mọi khổ đau là vô minh, và do vô minh nên đã có một kiến giải sai lầm về bản chất của vạn pháp, và đã xem bản thân tự ngã như là một thực thể tồn tại độc lập. Sự vô minh này khiến chúng ta phóng đại tình trạng của vạn pháp, và đã gây tạo nên sự phân biệt giữa ta và tha nhân. Những điều ấy sẽ mang đến các kinh nghiệm của sự ham muốn, của sự sân hận…và kết quả đưa đến là đủ loại hành vi tiêu cực. Chúng cũng sản sinh ra tất cả những khổ đau ngoài ý muốn cho chúng ta. Nếu không

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

12

Page 13: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

muốn khổ thì ta thử nhận định xem, sự diệt khổ có khả thi chăng? Nếu vô minh đã khiến ta vọng chấp bản ngã là một ý thức sai lầm thì vẫn có thể tránh được bằng cách sửa đổi sự sai lầm ấy. Có thể đạt được điều này bằng cách khởi phát ngay chính trong nội tâm chúng ta một loại trí huệ có thể thấu triệt được sức đối lập trực tiêp của tâm thức, đó là một loại tuệ giác có thể thấu triệt được rằng không hề có một bản ngã nội tại thật sự hiện hữu; và hai là một trạng thái tâm thức trực nhận được sự vắng mặt của một loại bản ngã như vậy-thì sự chấp chặt vào bản ngã theo như sự lý giải lúc đầu rất chắc chắn và vững mạnh. Tuy nhiên, vì đó là một cách thuận lý. Còn có một hình thái nội tâm khác nữa, đó là sự thấu triệt vô ngã, dường như rất yếu ớt vào gia kỳ đầu tiên nhưng nó lại rất thuận lý. Sớm muộn gì thì tuệ giác có khả năng lý giải được vô ngã cũng chiếm thế thượng phong. Ở vào giai kỳ tiên khởi, chân lý có thể không được rõ ràng cho lắm nhưng khi ta tiến gần đến chân lý hơn, thì chân lý càng dần dà trở thành tự chứng. Những gì sai quấy ở giai đoạn tiên khởi tựa hồ rất linh hoạt và vững chắc; nhưng kết cuộc khi ta thẩm xét càng kỹ lưỡng bao nhiêu thì nó trở nên mỏng manh cạn cợt hơn để cuối cùng đưa dẫn đến tan rã.

Phiền não khác với tâm thức, nó không phải là một phần của bản tánh chủ yếu của nội tâm. Ví dụ như: có người tánh nết rất nóng nảy nhưng cũng có lúc tâm bình khí hòa. Một người có tánh tình rất nóng nảy chưa hẳn là ý sẽ trường kỳ sân giận. Vì thế, khi những trạng thái tâm thức phiền não như sân hận và dục vọng trỗi dậy trong ta, chúng rất dữ dội và mạnh mẽ. Nhưng, nếu ta ý thức được thì không bao giờ có trường hợp là các trạng thái tâm thức này tiếp tục hiện diện. Một sự thật khác nữa là, ta không thể có hai trạng thái tâm lý đối lập đồng lúc đối với một vật thể; giống như đối với người nào đó ta không thể vừa có lòng hận thù sâu xa, vừa có lòng bi mẫn nồng nàn được.

Có rất nhiều trạng huống khác nhau ngay chính trong tâm tư chúng ta; có những trạng huống vô cùng vi tế nhỏ nhiệm, có một số tiêu cựu và một số tích cực. Chính ngay trong chánh trái lưỡng cực đó mà ta phát hiện rất rõ ràng là càng nâng cao và gia tăng sự quen thuộc đối với bên này thì sự chấp chặt vào mặt bên kia càng trở nên yếu ớt đi. Do vậy, những ô nhiễm và phiền não ngay chính trong tâm chúng ta đều có thể trừ khử được. Kinh nghiệm của chúng ta chứng minh rằng có một số người thật sự rất nóng tánh và dễ bị khích động lúc trẻ tuổi, nhưng đã trở nên rất ôn hòa về sau. Điều này chứng tỏ khi tâm tánh chúng ta quen thuộc với tình thương và lòng bi mẫn rộng lớn bất tận, thì sức mạnh của sự phẫn nộ sẽ dần dần giảm thiểu.

Đạo đế:

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

13

Page 14: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Là lý luận nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Nội dung chính được thể hiện trong thuyết Bát chính đạo ( tám con đường đúng đắn ) đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là:

chính kiến ( hiểu biết đúng ): Nhận thức đúng đắn, nhìn nhận rõ phải trái, không để những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình. Chính kiến còn là thấy rõ, hiểu đúng lý tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo) và đưa đến sự hiểu biết đúng các phương pháp không chỉ trong thế giới tương đối, thế giới hiện tượng ( hữu vi ) mà cả thế giới tuyệt đối ( vô vi), xa lìa khỏi mọi phiền não “ vô lậu” đây cũng là một trong những khâu cuối cùng để bước vào giải thoát nhập Niết Bàn.

Chính tư duy (suy nghĩ đúng ): suy nghĩ đúng để đạt được tới chân lý và giác ngộ.Thấy rõ lý tứ đế rồi vẫn còn tư duy để khiến chân lý tăng trưởng dựa trên cơ sở tâm sở vô lậu ( tức những tác dụng cảu tâm xa lìa mọi phiền não ).

chính ngữ ( lời nói chân thật ): chỉ nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt hay nói cách khác là giữ lời nói được chân chính. Cụ thể: không nói dối, không nói những điều tạo ra sự bất hòa, không nói những lời ác dữ, không nói những lời thừa vo ích, những lời hoa mỹ, phải nói đúng lúc, hợp thời, hữu ích. Tất cả những cái đó dựa trên cơ sở vô lậu ( phòng ngừa, ngăn cấm sự sai trái của tâm, xa lìa mọi cái phiền não).

chính nghiệp ( hành động đúng đắn ): hành động, làm việc đúng đắn, không làm những điều tàn bạo gian ác, giả dối. Luôn giữ vững than nghiệp thanh tịnh dựa trên nền tảng của giới vô lậu. Chính nghiệp gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

chính mệnh ( sống một cách chân chính ): sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩa, không tham lam, gian tà vụ lợi. Hay nói cách khác, tam nghiệp ( than, khẩu, ý) thanh tịnh thuận theo chính pháp là nuôi sống mệnh, xa lìa năm loại tà mệnh ( nhất là đối với người xuất gia): kiếm sống bằng trá hiện tướng kì dị đặc biệt, kiếm sống bằng tự khoe khoan công đức, tài cán của mình, kiếm sống bằng tài xem bói, xem tướng, kiếm sống bằng hênh hoang, cố tỏ uy thế, kiếm sống bằng ở kia được lợi thì đến khoe ở đây, ở đây được lợi thì đến khoe ở kia.

chính tinh tấn ( thẳng tiến mục đích đã chọn ): nổ lực, sáng suốt vươn lên một cách đúng đắn. Dùng chân lý mà gắn tu đạo Niết Bàn. Cụ thể là cố gắng làm thiện trừ ác trong ý nghĩ hành động.

chính niệm ( ghi nhớ những điều hay lẽ phải ): phải luôn tâm niệm và suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều tốt, không được nghĩ đến điều xấu xa, bạo ngược và tà đạo.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

14

Page 15: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

chính định ( tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng ): kiên định, tập trung tư tưởng tâm trí vào con đường đạo lý chân chính không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí đạt tới giác ngộ.

Chung quy bát đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…; nhưng về thực chất, thực hành bát đạo là khắc phục tam độc bằng cách thực hiện tam học ( giới, định, tuệ ). Trong đó, tham được khắc phục bằng giới ( chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh ); sân được khắc phục bằng ( chính tinh tấn, chính niệm, chính định ), si được khắc phục bằng tuệ ( chính kiến, chính tư duy ).

Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây: 

+Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm me mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sái quấy, đời sống vô luân. Khi những điều trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ. 

+Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày say gặt háu quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Đạo đế có Ba mươi bẩy Phẩm trợ đạo và Bát Chính đạo nương trợ, tương hỗ với nhau chắc chắn có thể đưa chúng sinh vượt qua khổ ải, chứng nhập cảnh giới Niết bàn không hư dối, nên gọi là Đạo đế. 5

III. Ý nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy:

Phật giáo ra đời trước cả Kitô giáo và Islam giáo, qua 25 thế kỉ tồn tại đã khẳng định được vị thế của một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn lao và tích cực đối với đời sống tinh thần của nhân loại. Phật giáo thể hiện rõ tinh thần nhập thế tích cực, hộ quốc an dân, tạo nên một truyền thống tốt đẹp về mối quan hệ hữu cơ giữa đạo và đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mọi dân tộc.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

15

Page 16: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Tư tưởng vô ngã vị tha, từ bi hỉ xả, bình đẳng, bác ái thấm nhuần trong giáo lí, trong hệ thống kinh điển và quá trình hoằng dương chính pháp cho thấy rõ Phật giáo ngay từ trong bản chất đã thể hiện tinh thần dân chủ, yêu chuộng hoà bình, có khả năng hoà giải, hoà hợp, tác động tích cực và ảnh hưởng sâu rộng trong mọi thành phần và giai tầng xã hội.

Trong quan niệm Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, là vị Thượng đế duy nhất toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình; ngoài mình ra, không bất cứ ai hoặc thần linh nào khác có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay vất mình xuống địa ngục.  Tính nhân bản của đạo Phật là làm cho con người trở nên Người hơn, phát huy tất cả mọi tính người cao đẹp và thải trừ mọi bản năng thấp kém và hèn hạ (tham, sân, si, sát, đạo, dâm, vọng...). Con đường thành Phật không gì khác hơn là con đường làm viên mãn những đức tính vốn đã tiềm ẩn yếu ớt nơi con người bình thường: trí sáng suốt, lòng nhân ái, sự ghét ác thích thiện, sự tự chế, sự kiên định, lòng hy sinh... và xóa bỏ hẳn tất cả những gì làm cho con người bị ràng buộc, bị tha hóa, bị hạ thấp, bị trĩu nặng, bị mất phẩm cách của bản năng thú vật (tính ích kỷ, lòng ghen tỵ, sự giận dữ, sự si mê, sự tham lam chiếm đoạt mất hết lương tri...). Cuộc đời này trở nên hỗn loạn khổ đau cũng vì những tính tiêu cực đó. -Tính nhân bản của đạo Phật là chống lại những gì làm hạ thấp con người và un đúc cho con người mọi đức tính cao đẹp để thực hiện trọn vẹn định mệnh và ý nghĩa làm người của nó: thoát khỏi mọi ràng buộc thấp kém để trở thành một mẫu mực chân-thiện-mỹ của vũ trụ, một mẫu mực của Trời và Người. Bởi thế đạo Phật cho là thiện, là tốt những gì làm cho con người tiến hóa, hướng thượng, làm cho con người thực hiện được tính Người, tức là tính Phật; và xem là ác, là xấu tất cả những gì làm sa đọa, tha hóa con người, dù chúng đến từ đâu.

-Phật giáo luôn luôn đề cao nỗ lực và ý chí của con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ đề, bến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của biếng lười và bạc nhược. Với những tâm hồn khát khao tự do tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh cùng với sự hiểu biết chánh pháp một cách chân chính, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trên bước đường tu tập. Bằng ngược lại, cho dù ngàn vị Phật dang tay tế độ cũng không làm sao đưa ta thoát khỏi biển trần lao đầy thống khổ này.Ðiều đáng nói nhất về khả năng của con người mà Phật giáo luôn nhấn mạnh chính là trí tuệ. Ðó là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn đều có thể tận diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc. Ðức Phật đã tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật". 

-Chúng ta biết rằng Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước mà trong đó, đời sống con người phải chịu nhiều bất công trong chế độ phân chia giai cấp lâu đời của xã hội Ấn thời bấy giờ. Giai cấp Bà La Môn tập trung số người tu của 62 đạo phái khác nhau, chủ trương công việc lễ nghi, tế tự; giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Kế đến là giai cấp Sát Ðế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

16

Page 17: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Giai cấp thứ ba là Tỳ Xá, bao gồm những người bình dân. Ða phần còn lại thuộc giai cấp Thủ Ðà La, họ làm những nghề hạ tiện, cũng gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bà La Môn và Sát Ðế Lợi thuộc giai cấp thống trị, Thủ Ðà La và Tỳ Xá thuộc giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ đời đời làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công

Ngay trong buổi hoàng hôn tăm tối của một thực trạng như vậy, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý của phân chia giai cấp bằng một châm ngôn vĩ đại: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn". Lời tuyên bố hùng hồn ấy của Ðức Phật là nền tảng để hình thành một hệ thống giáo lý, mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn.

Từ bi là chất liệu không thể không có trong Phật giáo. Từ thường cho vui, Bi thường cứu khổ. Ðó là trọng trách thiêng liêng mà Phật giáo đã mang trên mình đi suốt 25 thế kỷ qua, bằng mọi cách để thực hiện ở bất cứ nơi nào. Và chính vì sứ mệnh cao cả này mà đạo Phật đã tồn tại trên một lịch sử lâu dài của loài người, và phát triển cũng chỉ bằng chất liệu yêu thương mà hoàn toàn không sử dụng một bạo lực bạo quyền, không dính dáng đến lưỡi gươm mũi súng. Chất liệu yêu thương của Phật giáo như dòng suối mát lịm ngọt ngào đã làm cho vạn vật xanh tươi, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc. Cũng vậy, Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời, là thần dược xoa dịu những niềm đau nhân thế, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán hờn thù hận; và hơn thế nữa, giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa ta đến an vui trọn vẹn.

Theo nghĩa căn bản, Từ thường mang niềm vui cho tất cả chúng sanh, lòng Bi diệt mọi khổ đau cho tất cả chúng sanh. Ở lãnh vực tình cảm, lòng thương yêu của Phật giáo có thể sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng Từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên trên tất cả muôn loài. Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc; tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ hạn cuộc trong một quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài phạm trù ấy, lắm khi chúng ta lại đối xử xa lạ, hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.

Trong khi đó, Từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất kỳ ý niệm kỳ thị nào, dù cho đó là một tín đồ Phật giáo hay không phải. Ðối với Phật giáo, tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương xứ sở của mình. Lòng thương vô cùng ấy bao trùm muôn loài vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

17

Page 18: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

Từ ý nghĩa này, Phật giáo đã có một tinh thần khoan dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại mà quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh. Thảm trạng này đang là cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Chính ngay lúc này, Từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời; và chỉ có vận dụng lòng thương yêu ấy của Phật giáo, chúng ta mới thật sự có đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù đang ngút ngàn giữa thế kỷ 21 này.

Phật giáo chủ trương thuyết nghiệp báo và tái sinh, Do Vạn vật bị chi phối bởi luật nhân quả nên mỗi chúng ta mất đi ở nơi này , thời gian này sẽ được sinh ra ở nơi khác thời gian khác, nghiệp cũng bị chi phối bởi luật nhân quả, Chúng ta chịu sự chi phối của nghiệp kiếp này và nghiệp kiếp trước, nếu làm việc thiện, nói lời chân chính, suy nghĩ đứng đắn sẽ tạo ra điều tốt cho đời sau tái sinh, ngược lại sẽ có nghiệp xấu. Bản thân mỗi người phải chịu hoàn toàn những suy nghĩ, hành động và lời nói của mình ( Nghiệp), Từ đó khuyến khích con người sống lương thiện hơn, Ngũ giới của Phật Giáo giúp mọi người biết thương yêu, không sát sanh ( Nhân), Không trộm cắp ( Nghĩa ), Không tà dâm ( Lễ ), Không uống rượu ( Trí ), Không Nói dối ( Tín ), là những nguyên tắc đạo đức để những tín đồ Phật giáo rèn luyện tu dưỡng, điều chỉnh hành vi đạo đức của mình, hình thành những đức tính tốt đẹp cho người tín đồ Phật giáo trong đời sống hiện tại như sống đức độ, trung thực, hướng thiện...   Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chánh đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. Mục đích cuối cùng của Phật Giáo là giúp con người thoát khổ và đạt được hạnh phúc, Phật Giáo đã chỉ ra những nguyên nhân của cái khổ, diệt trừ và phương pháp diệt trừ khổ để có được hạnh phúc thực tại, tất là giải thoát con người khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc.

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

18

Page 19: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

C. KẾT LUẬN

Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, và ngày nay vẫn còn là một tác nhân mạnh mẽ tác động đến xã hội. Phật giáo mang đến trong tâm hồn người Việt một đời sống tâm linh sâu đậm từ khi du nhập cho đến nay.

Bên cạnh Phật giáo, Việt Nam vẫn tồn tại song song những tôn giáo khác, những hệ tư tưởng khác nhưng Phật giáo vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống suy nghĩ, lý luận, cách hành xử của người dân Việt Nam. Đạo Phật không phải chỉ là một triết học, hay là một tôn giáo, một khoa học..

Đạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật, và ngoài phương diện ấy, đạo Phật còn có nhiều phương diện khác nữa. Đạo Phật có phải là một triết học không? Phải. Có phải là một huyền học không? Phải. Có phải là một luân lý học không? Phải. Đạo Phật là tất cả; cái gì cũng có trong đạo Phật…

Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống người Việt Nam. Việc khai thác những khía cạnh tích cực, mang tính nhân văn, hướng thiện và làm chủ bản thể nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội- gia đình- nhà trường, một sự két hợp tự giác, tích cực. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ phát huy những giá trị nhân bản của Phật giáo, góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

19

Page 20: Những Tư Tưởng Cơ Bản Trong Triết Lý Nhân Sinh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyên thủy phật giáo- Tư Tưởng. Tác Giả: Kimura Taiken. Hán Dịch: Âu Dương Hãn Tồn

[2] Tinh hoa Phật giáo, Nguyễn Duy Cần (1997), NXB TP.HCM

[3] Đức phật đã dạy những gì- Con đường thoát khổ, Thích nữ Trí Hải dịch (2000), NXB Tôn Giáo, Tp.Hồ Chí Minh.

[4] Lịch sử triết học, Phương Kỳ Sơn (1999), NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội

[5] Đại cương lịch sử triết học, Bùi Văn Mưa, Nguyễn Ngọc Thu (2003), NXB Tổng hợp TP.HCM

[6] Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nguyễn Tài Thư (1993), NXB Quốc gia, Hà Nội

SVTH: Nguyễn Anh Khoa

MSHV: 13121388

20