31
Nhu cu được trgiúp tâm lý ca hc sinh trong mt strường trung hc phthông huyện Đan Phượng Hà Ni Bùi ThThoa Trường Đại hc Giáo dc Luận văn ThS ngành: Tâm lý hc lâm sàng trem và vthành niên Người hướng dn: TS. Ngô Thu Dung, TS. Bùi ThThúy Hng Năm bảo v: 2012 Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý lun vnhu cầu được trgiúp tâm lý học đường ca hc sinh trung hc phthông. Nghiên cu thc trng nhu cu trgiúp tâm lý học đường ca hc sinh trung hc phthông. Đề xut mt skiến nghvvic trin khai các hoạt động trgiúp tâm lý học đường tại cơ sở. Keywords: Tâm lý hc; Tâm lý học đường; Phthông trung hc; Trgiúp tâm lý Content 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thi kcông nghip hóa hiện đại hóa đất nước. Tình trng nghèo nàn, lc hu dn dần được khc phục. Đời sng vt cht, tinh thn ca mọi người, mi nhà đang từng bước được ci thin. Song xã hi (XH) càng phát trin thì nhng vấn đề ca đời sng tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt động tham vn tâm lý (TVTL) xut hin và ngày càng phát trin nhằm đáp ứng nhu cu ca xã hi, nht là những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ng dng nhiu loi hình tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành mt nhu cu cp bách ca xã hi cần được đáp ứng kp thi. Hoạt động trgiúp tâm lý học đường không chđóng vai trò quan trọng đối vi hc sinh (HS), sinh viên mà nó còn rt cn thiết cho giáo viên, phhuynh HS những người có liên quan đến snghiệp “trồng người”. Sphát trin vi tốc độ nhanh và đầy biến động ca nn kinh tế - xã hi, các yêu cu ngày càng cao của nhà trường và cnhững điều bt cp trong thc tin giáo dc; thêm vào đó là sự kvng quá cao ca cha m, thy cô đang tạo ra nhng áp lc rt lớn và gây căng thng cho HS trong cuc sng, trong hc tp và trong quá trình phát trin. Mt khác, shiu

Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong

một số trường trung học phổ thông huyện Đan

Phượng – Hà Nội

Bùi Thị Thoa

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Người hướng dẫn: TS. Ngô Thu Dung, TS. Bùi Thị Thúy Hằng

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học

sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường

của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các

hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở.

Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học đường; Phổ thông trung học; Trợ giúp tâm lý

Content

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình trạng

nghèo nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi

nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội (XH) càng phát triển thì những vấn đề của

đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt

động tham vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của

xã hội, nhất là ở những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình

tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp

bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ

đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS), sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo

viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”.

Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu

ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào

đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng

thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu

Page 2: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước

những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có thể có những rối

loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính

toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như

vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo…). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp

không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng

như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy,

những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.

Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học

đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ

giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và

phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng

đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các

hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một

số trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)

có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở huyện Đan Phượng

– thành phố Hà Nội, hiện nay chưa có trường phổ thông nào trên địa bàn huyện thành lập

phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho HS; tổ chức hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS tại các

trường phổ thông còn rất ít. Các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt

động trợ giúp tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của của

HS là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau

để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu

cầu của các em.

Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của

học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội” để

nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT nhằm đề

xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường

học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT

Page 3: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

-Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT

-Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ

sở.

4. Khách thể nghiên cứu

Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 516 học sinh

Trong đó: 248 học sinh trường THPT Đan Phượng

268 học sinh trường THPT Hồng Thái

(Số khách thể này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên)

Tại các trường, chúng tôi lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối: khối 10, khối 11, khối

12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả nghiên cứu.

5. Đối tƣợng nghiên cứu

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh một số trường trung học phổ thông

huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội.

6. Giả thuyết nghiên cứu

- Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng

rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều về mức độ và sự biểu hiện

nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường giữa các nhóm khách thể.

- Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng hầu như chưa được tiếp cận với các hoạt

động trợ giúp tâm lý học đường vì nhiều lý do khác nhau.

- Phần lớn khách thể vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường.

7. Phạm vi nghiên cứu

-Về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Đan Phượng – thành phố Hà Nội

Trường THPT Hồng Thái – thành phố Hà Nội

-Về thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 04/2011 đến

05/2012

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu và thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn những phương pháp nghiên cứu

sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Page 4: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

- Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính

của luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu tâm lý học đƣờng

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài

Tâm lý học đường là một nhánh của nghành Tâm lý học được ra đời vào những năm

đầu thế kỷ XX tại Mỹ.

Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này

khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” và Frank

Parsons, được xem như là cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi là Khải đạo), khi ông giới

thiệu cuốn sách “Lựa chọn một nghề” (Choosing a Vocation) (1909), trong đó ông trình bày

những phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân với một nghề nghiệp.

Năm 1927, chuyên nghành Tâm lý học đường đầu tiên được đào tạo tại trường Đại

học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.

Sau những năm 30 của thế kỷ XX, Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ được thành

lập nhưng loại trừ các nhà tâm lý học đường vì không có bằng tiến sĩ – một yêu cầu đối với

những thành viên.

Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý

học đường xuất hiện. Kể từ đó, nghành Tâm lý học đường được xem như là đã ra đời.

Hiện nay, Hiệp hội các nhà Tâm lý học đường Hoa Kỳ được xem như là nguồn tham

khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các

nước trên thế giới. Ngày nay, các dịch vụ tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ

biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga,

Đức…. và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Page 5: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Ở Nga, hoạt động trợ giúp tâm lý xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm 80 của

thế kỷ XX cùng với những thực nghiệm tâm lý nhằm ứng dụng Tâm lý học vào các trường

học của thành phố Mátxcơva. Tại đây, chính sự xuất hiện nhiều chương trình, nhiều phương

pháp dạy học khác nhau, các cơ sở đào tạo mới ra đời và sự xuất hiện của các giá trị mới như

tự do tư duy, tính tích cực…. đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ vừa ra đời này.

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam

Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy

nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động

tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan

tâm đúng mức.

Trước đây, trong thời gian chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Mỹ đã cho triển khai các

hoạt động Khải đạo trong các trường học. Đến năm 1975, khi miền Nam được giải phóng,

cách thức tiếp cận với giáo dục đã thay đổi làm cho hoạt động này không còn tồn tại trong

các trường học với đúng nghĩa của nó nữa.

Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và tâm bệnh N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc

Viện thành lập đã trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh

vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy

tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên

cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp.

Ngoài ra phải kể đến các công trình nghiên cứu của Viện tâm lý học, khoa Tâm lý –

giáo dục của trường Đại học Sư Phạm, khoa Tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và

nhân văn, các tổ bộ môn tâm lý - giáo dục các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả

nước. Đó là những cơ sở không chỉ đào tạo nghảnh tâm lý, giáo dục mà còn là những cơ sở

nghiên cứu về tâm lý học đường ở nước ta.

Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh, sinh viên có điều kiện phát

triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do

sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã

tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp.

Những nghiên cứu đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh

hay gặp phải là rất đa dạng. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những

rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. Với

những hiệu quả mà dịch vụ mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó

Page 6: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

khăn tâm lý, hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có khả năng gặp phải, đảm bảo sự

phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Như vậy, tham vấn tâm lý học đường tại Việt Nam vẫn là một trong những vấn đề

mang tính thời sự cao, thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, các chuyên gia,

các tổ chức trong nước và quốc tế mà ngay cả các em học sinh – sinh viên, các bậc cha mẹ,

các thầy cô giáo. Tuy nhiên, để nó trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì đòi

hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các nhà tham vấn mà còn của toàn xã

hội

1.2.Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1. Một số lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu

Trong Tâm lý học, nhu cầu là một đối tượng được nhiều trường phái, nhiều tác giả

nghiên cứu, vì vậy mà có không ít quan điểm về nhu cầu.

Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái Phân tâm học – coi trọng nhu cầu

tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Nhu cầu của cơ thể đã

được S.Frued đề cập đến trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Việc thỏa mãn nhu cầu

tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn

trọng; nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người.

Tâm lý học hành vi không quan tâm đến việc mô tả hay giải thích các hiện tượng,

trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của con người. Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu

là một trong những hiện tượng tâm lý không phải là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học

hành vi. Đại diện cho trường phái này tiêu biểu là: J.Watson – người sáng lập chủ nghĩa

hành vi thì Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành

vi cơ thể, trong đó, hành vi được hiểu là tổng số các sử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể

nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó. Nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng:

S – R

(Trong đó: S là kích thích, R là đáp ứng).

Trái ngược với quan điểm của các nhà Phâm tâm học và Tâm lý học hành vi, trường

phái Tâm lý học nhăn văn đưa ra cách nhìn nhận mới, tiêu biểu là thuyết “Thứ bậc nhu cầu”

của A.Maslow. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một

hình kim tự tháp. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow đầu tiên chỉ có 4 cấp bậc, sau đó

vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối

cùng là 8 bậc. Các nhu cầu bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Page 7: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Các nhà tâm lý học Liên xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định: nhu cầu là yếu tố

bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người. Đó chính là điểm khác hẳn

với con vật. Mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ đẳng) đều có bản chất xã

hội.

1.2.2.Khái niệm nhu cầu

Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhu cầu, tiêu biểu là các quan niệm mà

chúng ta đã xem xét trong phần “Một số quan điểm về nhu cầu”. Vậy, nhu cầu là gì? Trên cơ

sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài

chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhu cầu của Nguyễn Quang Uẩn: “nhu cầu là trạng thái tâm

lý của con người, biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi

hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là một

nhân cách”.

1.2.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của nhu cầu

Tính đối tượng của nhu cầu:

Tính nội dung của nhu cầu:

Tính ổn định của nhu cầu:

Tính tích cực của nhu cầu:

Tính thỏa mãn của nhu cầu

Tính xã hội của nhu cầu

Tính chu kì của nhu cầu:

1.2.2.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức

Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Cái đó nó được cá nhân nhận thức

ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cá

nhân. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn nhu

cầu.

Nhận thức có một vị trí đặc biệt đối với nhu cầu:

Thứ nhất, nhận thức giúp nhu cầu chuyển thành động cơ thúc đẩy hành động.

Thứ hai, nhận thức giúp cá nhân tìm ra phương thức và cách thức thỏa mãn nhu cầu

phù hợp với nền văn hóa xã hôi đương đại.

Thứ ba, nhận thức giúp cá nhân xác định được các công cụ, điều kiện thỏa mãn nhu

cầu.

Page 8: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Thứ tư, nhận thức giúp cá nhân lực chọn nhu cầu cơ bản, thường trực trong thời điểm

hiện tại để thỏa mãn và kìm nén một số nhu cầu khác.

Ngược lại, nhu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức của cá nhân.

Nhu cầu thôi thúc con người nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, giúp hoạt động nhận

thức của cá nhân có tính mục đích, có tính lựa chọn cao. Và cũng chính trong quá trình nhận

thức mà nhu cầu được nảy sinh, hình thành, phát triển.

1.2.3. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường”

1.2.3.1. Khái niệm tâm lý học đường

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý học đường.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, khái niệm Tâm lý học đường theo Trần Thị Lệ Thu thì đầy

đủ hơn cả “Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là một chuyên nghành thực hiện công

việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức,

cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học

cho học sinh, cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia/cán bộ chuyên môn có liên

quan; tư vấn cho học sinh; tham gia phát triển và lượng giá chương trình; nghiên cứu; giảng

dạy; hỗ trợ và giám sát cho những người đang học nghề” [36 tr.313]

1.2.3.2. Nội dung tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong trường học

Theo Ngô Thu Dung, nội dung hoạt động tư vấn học đường trong trường học cho học

sinh, sinh viên như sau [35, tr 100 – 106]:

1.Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý, nhằm lắng nghe, khơi dậy nội lực, giúp học

sinh, sinh viên tự phát triển thể chất tinh thần, tránh những sự phát triển lệch lạc không đáng

có.

2.Cung cấp một số kiến thức cũng như tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho

học sinh, sinh viên.

3.Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vì cộng đồng, hoạt

động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

4. Cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng học tập và rèn luyện bản

lĩnh học tập.

5.Cần rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, biết trình bày… cho học sinh,

sinh viên.

6. Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề (ở các trường phổ thông) và

thích ứng nghề (ở các trường chuyên nghiệp).

Page 9: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

7. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể chất, sức khỏe sinh

sản… cho học sinh, sinh viên.

8.Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ có hoàn cảnh đặc

biệt.

9. Không chỉ tư vấn cho học sinh, sinh viên, các nhà tư vấn học đường cần tư vấn các

vấn đề phát triển của trẻ em với những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội có liên quan

trong vấn đề giáo dục, bảo vệ trẻ em.

1.2.4. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường”

Trợ giúp tâm lý học đường là ứng dụng thực tế của tâm lý học học đường trong

trường học. Nó có vai trò trung tâm là trò trung tâm là trợ giúp tâm lý cho học sinh, cho ban

giám hiệu, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm

“trợ giúp tâm lý học đường” của Nguyễn Thị Minh Hằng: “Trợ giúp tâm lý học đường là một

hệ thống ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi,

tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc

sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”.

1.2.4.1. Nội dung của “trợ giúp tâm lý học đường”

Có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống ứng dụng tri thức tâm lý vào hoạt động trợ

giúp tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đưa ra quan điểm của

Nguyễn Thị Minh Hằng về nội dung của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

Theo Nguyễn Thị Minh Hằng, nội dung các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường bao

gồm 5 hoạt động cụ thể sau:

●Hoạt động chẩn đoán tâm lý học sinh: hoạt động này mang tính định hướng cho các nhà

tâm lý học trong trường học. Hoạt động này nhằm:

- Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lý học đường của học sinh.

- Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó

khăn trong học tập, trong giao tiếp và những khó khăn khác có liên quan.

- Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá

trình học tập một cách phù hợp nhất.

●Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý: hoạt động này được tiến hành với tất cả học sinh

trong trường học nhằm tạo ra những điều kiện tâm lý – xã hội thuận lợi để học sinh có thể

phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình.

Hoạt động này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

Page 10: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

- Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.

- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh hoặc bồi dưỡng các nhân tài, thần đồng.

- Chẩn đoán sớm các rối nhiễu tâm lý có thể xuất hiện ở học sinh.

- Hạn chế đến mức tối đa các rối nhiễu tâm lý học đường ở học sinh.

● Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh: đặc thù của tham

vấn, tư vấn tâm lý học đường thể hiện ở đối tượng được tham vấn, tư vấn gồm có học sinh,

giáo viên và phụ huynh học sinh. Đồng thời thể hiện ở nội dung tham vấn là các vấn đề liên

quan đến học tập và các mối quan hệ trong trường học. Trong các đối tượng trên thì đối tượng

thường được tham vấn là các em học sinh. Nhưng, nhiều khi các em tìm đến với hoạt động trợ

giúp tâm lý để được tham vấn không phải xuất phát từ nhu cầu của các em mà do yêu cầu của

giáo viên hoặc phụ huynh.

● Hoạt động trị liệu tâm lý: với hoạt động này, nhà tâm lý học đường trở thành nhà trị liệu

cho học sinh, giúp học sinh vượt qua các rối nhiều tâm lý. Song, đây không phải là một

nhiệm vụ ưu tiên của nhà tâm lý học đường. Bởi vì, chỉ một mình nhà tâm lý học đường thôi

thì không đủ thẩm quyền, chuyên môn để tiến hành công việc này. Hơn nữa, số lượng học

sinh trong trường rất nhiều nên không thể tiến hành được hoạt động này. Ở một số quốc gia

khác, hoạt động này được xếp vào giới hạn chuyên môn của nhà tâm lý học đường.

● Hoạt động điều phối: với hoạt động này, học sinh, phụ huynh, giáo viên sẽ nhận được sự

giúp đỡ về xã hội – tâm lý của các cơ sở trợ giúp ngoài khuôn khổ trường học. Hoạt động

này chỉ diễn ra khi học sinh, giáo viên, phụ huynh cần sự trợ giúp đặc biệt vượt ra ngoài

chức năng, thẩm quyền của nhà tâm lý học đường; khi bản thân nhà tâm lý học đường không

đủ kiến thức, kinh nghiệm để trợ giúp học sinh; khi nhà tâm lý học đường gặp một vấn đề

nào đó mà sự giải quyết vấn đề ấy chỉ có thể thực hiện được khi ở ngoài không gian học

đường, ngoài các mối quan hệ học đường.

1.2.4.2. Những yêu cầu chuyên môn cần có của nhà tâm lý học đường

Tại Việt Nam, việc đào tạo chuyên môn thực hành để ra làm chuyên về Tâm lý học

đường còn rất hạn chế. Theo Đinh Phương Duy trong “Định hướng cho công tác tư vấn học

đường” [36, tr.390] thì chân dung nhà tâm lý học đường được xem xét với hai cấu trúc:

những đặc điểm về giá trị và những đặc điểm về năng lực hoạt động.

1.2.5. Khái niệm nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh

Dựa vào khái niệm “nhu cầu” và khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” chúng tôi cho

rằng: nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh là những mong muốn của các em

Page 11: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

học sinh được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để được nâng đỡ về mặt

tâm lý, giải tỏa cảm xúc, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học đường để đảm bảo cho

sự tồn tại, phát triển nhân cách toàn diện.

1.2.6.Một số đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản của học sinh trung học phổ thông

1.2.6.1.Đặc điểm phát triển về thể chất của học sinh trung học phổ thông

● Đặc điểm phát triển về thể chất

● Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển

1.2.6.2. Đặc điểm hoạt động của học sinh trung học phổ thông

1.2.6.3.Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh trung học phổ thông

- Sự phát triển tự ý thức

- Sự tự đánh giá những phẩm chất cá nhân

- Tính tự trọng

- Tính tích cực xã hội

- Sự hình thành thế giới quan

- Giao tiếp và đời sống tình cảm

- Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp

1.2.7.Những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông thường gặp

Có nhiều cách phân loại các khó khăn tâm lý của học sinh. Trong khuôn khổ của luận

văn này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại khó khăn tâm lý cũng như các tiêu chí để phân

loại khó khăn tâm lý của Nguyễn Thị Minh Hằng.

-Có hai tiêu chí để phân loại khó khăn tâm lý là: theo tính chất của khó khăn tâm lý và dựa

vào lứa tuổi/ bậc học.

-Dựa trên những tiêu chí phân loại khó khăn tâm lý, Nguyễn Thị Minh Hằng đưa ra 4 nhóm

khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông thường gặp là:

● Nhóm khó khăn từ chính bản thân: khó khăn trong giao tiếp, mặc cảm tự ti về bản thân,

đánh giá thấp bản thân, cảm thấy buồn rầu…

● Khó khăn tâm lý trong học tập: khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong

việc ghi nhớ, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học…

● Khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ giữa cá nhân với

bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…

● Khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

1.2.8. Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông

Page 12: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông là quá trình học

sinh mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho

các em khai thác những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó

khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định

phát triển nhận cách toàn diện của lứa tuổi này.

1.3.Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu đƣợc trợ giúp tâm lý học đƣờng của học sinh

Để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ

thông chúng tôi đưa ra ba tiêu chí:

-Nhóm học sinh có nhu cầu cao: đó là nhóm học sinh đã tìm đến với hoạt động trợ giúp tâm

lý học đường hoặc có xu hướng sẽ tìm đến với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường

trong tương lai.

-Nhóm học sinh có nhu cầu trung bình: đó là những học sinh còn lưỡng lự, băn khoăn khi

tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

- Nhóm học sinh có nhu cầu thấp: đó là nhóm học sinh cho rằng, hoạt động tâm lý học đường

là chưa thực sự cần thiết, các em sẽ chẳng gặp khó khăn gì trong việc tự giải quyết vấn đề

của mình.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu

Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá

về các vấn đề được nghiên cứu

2.1.2.Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học

phổ thông nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý

học đường tại trường học.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm các phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.2. Phương pháp quan sát

2.2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Page 13: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

2.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp thống kê toán học

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng những khó khăn tâm lý mà học sinh THPT gặp phải trong cuộc sống

3.1.1. Thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh THPT

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chung về đời sống tâm lý của học sinh ở hai trường

THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy,

các em học sinh gặp nhiều khó khăn khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tâm lý.

Bảng 3.1. Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh

Stt Thực trạng mức độ gặp khó khăn SLC Tỷ lệ (%)

1 Chưa bao giờ 107 20.7

2 Hiếm khi 101 19.6

3 Thỉnh thoảng 267 51.7

4 Thường xuyên 41 7.9

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy: 20,7% số học sinh được khảo sát cho rằng các em

chưa bao giờ hoặc hiếm khi gặp khó khăn về tâm lý (19,6%). Trong những khách thể khảo

sát, nổi bật lên ở nhóm thỉnh thoảng gặp khó khăn về tâm lý, chiếm 51,7% - chiếm hơn ½

tổng số học sinh được điều tra; 7,9% số học sinh được khảo sát cho rằng: mình thường xuyên

gặp khó khăn về tâm lý – mặc dù tỷ lệ này thấp nhất nhưng đây lại là nhóm cần được quan

tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời.

So sánh kết quả điều tra giữa học sing nam và học sinh nữ cho thấy: ở mức độ “chưa

bao giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý đã có sự khác biệt rõ rệt giữa học sinh nam và

học sinh nữ, tỷ lệ khác biệt gần 10%. Ở mức độ “thỉnh thoảng” gặp khó khăn tâm lý, dễ nhận

thấy có sự chênh lệch trong cân bằng tâm lý giữa học sinh nam và học sinh nữ, tuy nhiên, tỷ

lệ chênh lệch là không nhiều. Ở mức độ “thường xuyên” cho thấy các bạn nữ thường có

những khó khăn tâm lý nhiều hơn các bạn nam (chênh lệch 5,1%). Ở mức độ này, cả học

sinh nam và học sinh nữ đều lựa chọn với tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên, đây là nhóm khách

thể mà chúng ta cần quan tâm và chú ý đến, đặc biệt là các bạn nữ.

So sánh kết quả điều tra trong học sinh giữa các khối lớp cho thấy, phần lớn các em

học sinh lớp 10 đều khẳng định “chưa bao giơ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý trong

Page 14: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

cuộc sống. Ở mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên” gặp khó khăn tâm lý, kết quả khảo

sát cho thấy, các em học sinh lớp 12 thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Có nhiêu nguyên nhân dẫn

đến những lo lắng, bất an của học sinh lớp 12 trong đó có những trăn trở về việc chọn

trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT, về áp lực thi cử, áp lức học tập, sự kỳ vọng của

cha mẹ về kết quả học tập của các em, bên cạnh đó còn có các mối quan hệ xã hội (bạn bè,

tình yêu, tình bạn khác giới...) Do vậy, những băn khoăn ấy có ảnh hưởng đến đời sống tâm

lý của các em.

Nhìn chung, ở những mức độ khó khăn tâm lý khác nhau, ở các khối lớp đều có học

sinh gặp những khó khăn tâm lý, tuy nhiên mức độ khó khăn của các em cũng khác nhau.

Những khó khăn tâm lý đều có thể xảy ra trong cuộc sống của các em trong một thời điểm

nhất đinh nào đó và sẽ có thể ảnh hưởng đến đời sống của các em. Như vậy, cần quan tâm và

hỗ trợ các em để các em nhận ra khó khăn mà các em đang gặp, từ đó trợ giúp các em để các

em có thể tự giải quyết những khó khăn này.

Vậy mỗi khi gặp khó khăn cần nâng đỡ thì ai sẽ là người đầu tiên các em nghĩ đến và

giúp các em vượt qua khó khăn này. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số chủ thể

trợ giúp để các em lựa chọn và kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy: người mà các em nghĩ đến

đầu tiên khi cần sự nâng đỡ về tâm lý là “bạn thân” (chiếm 59,1% tổng số học sinh được khảo

sát); thứ hai là “một người đáng tin cậy nào đó” (57,9%); lựa chọn thứ ba là “mẹ”(49,6%); viết

thư cho các chuyên mục tư vấn tâm lý xếp thứ 4 với 49,6% lựa chọn và thứ năm là “để trong

lòng không thổ lộ với ai” (29,8%).

Qua nghiên cứu những đặc trưng về tâm – sinh lý học sinh được trình bày trong mục

1.2.6, chương 1, phần Nội dung, chúng tôi sắp xếp khó khăn tâm lý của các em theo 4 nội

dung chính.

- Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập

- Khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ

- Khó khăn tâm lý liên quan đến hướng nghiệp

- Khó khăn tâm lý liên quan (xuất phát) từ bản thân

Kết quả khảo sát thu được cho thấy: các em đều có những khó khăn tâm lý ở các

nhóm với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập được

các em lựa chọn nhiều hơn cả, xếp thứ hai là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề

hướng nghiệp, xếp thứ ba là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ và cuối

cùng là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân.

Page 15: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

3.1.1.1. Nhóm khó khăn tâm lý trong học tập

Bảng 3.4: Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập

Stt Các vấn đề Chƣa

bao

giờ

(%)

Hiếm

khi

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Thƣờng

xuyên

(%)

ĐTB Xếp

hạng

1 Khó tập trung chú ý trên lớp 21.7 24.6 47.9 18.0 2.74 1

2 Không hiểu bài giảng 11.6 27.5 45.5 15.3 2.64 4

3 Lượng kiến thức được học quá

nhiều so với khả năng của bản

thân

12.6 26.0 40.7 19.0 2.66 3

4 Khó vận dụng kiến thức đã học

để giải bài tập 10.7 27.7 45.7 17.6 2.70 2

5 Khó ghi nhớ các nội dung đã

học trên lớp 16.3 25.4 40.1 18.2 2.60 5

6 Phải chịu nhiều áp lực học tập

từ bạn bè, cha mẹ, thầy, cô giáo 9.5 27.3 34.3 16.7 2.45 6

Từ bảng kết quả cho thấy; ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là:

“khó tập trung chú ý trên lớp” (ĐTB 2.74) xếp thứ nhất trong tổng số lựa chọn của khách thể

khảo sát; “khó vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập” (ĐTB 2.70) xếp thứ hai trong tổng

số lựa chọn; “lượng kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân” (ĐTB

2.67) xếp thứ ba; “không hiểu bài giảng và khó ghi nhớ nội dung đã học trên lớp” (ĐTB

2.64) xếp thứ tư .

3.1.1.2. Nhóm khó khăn tâm lý trong vấn đề hướng nghiệp

Bảng 3.5: Khó khăn tâm lý trong vấn đề hướng nghiệp

Stt Các vấn đề

Chƣa

bao

giờ

(%)

Hiế

m

khi

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Thƣờn

g xuyên

(%)

ĐTB Xếp

hạng

1 Thiếu thông tin về nghành nghề 16.9 21.9 40.9 20.3 2.64 1

2 Dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của 21.1 28.7 32.8 17.4 2.46 2

Page 16: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

người khác

3 Mong muốn nghề nghiệp của

bạn trái ngược với mong muốn

của bố mẹ

39.1 24.8 20.4 15.7 2.11 4

4 Mong muốn nghề nghiệp của

bạn trái ngược với định hướng

của thầy/cô giáo

43.0 27.9 18.4 10.7 1.96 6

5 Mong muốn nghề nghiệp của

bạn trái ngược với ý kiến của

bạn bè

39.1 26.7 21.9 12.2 2.07 5

6 Mong muốn nghề nghiệp của

bạn mâu thuẫn với khả năng của

bạn

37.6 25.6 22.3 14.5 2.14 3

Ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là “thiếu thông tin về nghành

nghề” (ĐTB 2.64); “dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác” (ĐTB 2.46); “mong muốn

nghề nghiệp của bạn mâu thuẫn với khả năng của bạn” (ĐTB 2.14)

3.1.1.3. Nhóm khó khăn từ phía bản thân

Bảng 3.6: Những khó khăn tâm lý từ phía bản thân

Stt Các vấn đề Chƣa

bao

giờ

(%)

Hiếm

khi

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Thƣờng

xuyên

(%)

ĐTB Xếp

hạng

1 Thiếu định hướng sống lành

mạnh 48.1 24.2 17.2 10.5 1.90 8

2 Luôn quyết tâm nhưng không

thực hiện được quyết tâm ấy 10.5 20.5 46.9 22.1 2.80 1

3 Luôn cảm thấy mình kém cỏi 26.6 24.8 34.9 13.8 2.35 4

4 Bị nhiều thú vui lôi kéo và

không bỏ được (rượu,

game..)

52.3 21.5 15.5 10.7 1.84 10

5 Ngại giao tiếp 17.8 32.0 40.9 9.3 2.41 3

Page 17: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

6 Thiếu tự tin 17.2 29.9 39.5 15.3 2.52 2

7 Luôn cảm thấy buồn rầu,

không có khả năng làm việc 28.9 32.4 29.7 9.1 2.18 7

8 Có ý nghĩ chán sống 47.3 25.6 18.8 8.3 1.88 9

9 Muốn làm một cái gì đó để

thể hiện mình mà không

được

28.7 30.2 31.0 10.1 2.22 6

10 Hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ 23.1 30.6 35.7 10.7 23.1 5

Ở nhóm khó khăn này, vấn đề các em thường gặp là: “luôn quyết tâm nhưng không

thực hiện được quyết tâm ấy” (ĐTB 2.80); “thiếu tự tin” (ĐTB 2.52); “ngại giao tiếp” (ĐTB

2.41); “hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ” (ĐTB 2.31); “muốn làm một cái gì đó để thể hiện mình

mà không được” (ĐTB 2.22)

3.1.1.4. Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ

Bảng 3.7: Những khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ

Stt Các vấn đề

Chƣa

bao

giờ

(%)

Hiế

m

khi

(%)

Thỉnh

thoảng

(%)

Thƣờn

g xuyên

(%)

ĐTB

Xếp

hạn

g

1 Khó khăn khi thiết lập mối quan

hệ với thầy cô giáo 32.3 26.0 29.7 12.2 2.21 2

2 Có mâu thuẫn với thầy cô giáo 56.4 26.4 11.0 6.2 1.67 5

3 Khó khăn khi thiết lập và duy trì

mối quan hệ với bạn 45.9 30.4 17.1 6.6 1.84 4

4 Có mâu thuẫn với các thành viên

trong gia đình 38.0 31.2 24.8 6.0 1.98 3

5 Khó khăn trong việc hiểu và đáp

ứng mong muốn của người khác 18.2 37.8 34.5 9.5 2.35 1

Ở nhóm khó khăn này, các em có một số khó khăn: “khó khăn trong việc hiểu và đáp

ứng mong muốn của người khác” (ĐTB 2.35); “khó khăn khi thiết lập mối quan hệ với thầy

cô giáo” (ĐTB 2.21).

3.1.2. Các phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh

Page 18: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Qua bảng số liệu thu được chúng tôi nhận thấy có tới 61,6% học sinh lựa chọn

phương án “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” khi gặp khó khăn, chiếm

tỷ lệ cao nhất. Đứng ở vị trí thức hai là “chia sẻ với người khác (anh,chị lớn tuổi hơn, bạn

bè….) khi gặp khó khăn với 60,2% tổng số học sinh lựa chọn. Xếp thứ ba là “chia sẻ với

người thân trong gia đình” khi gặp khó khăn, với tỷ lệ 56,0% tổng số khách thể khảo sát.

Thấp nhất là phương án “tìm mọi cách để quên đi vấn đề (uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi

game…) chiếm 6,0%.

3.2. Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học đƣờng

Người thực hiện hoạt động trợ giúp tâm lý học đường ở đây là những nhà tâm lý được

đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực học đường, là những thầy cô giáo chuyên trách

được đào tạo thêm các kiến thức về tâm lý học nhân cách, tâm lý học phát triển, kỹ năng

tham vấn tâm lý….

Nhận thức của khách thể nghiên cứu về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chính là

nhận thức về hình ảnh của nhà tâm lý học đường, về công việc của họ và mức độ cần thiết

của dịch vụ với bản thân khách thể nghiên cứu. Đây cũng là những nội dung sẽ được đề cập

đến trong phần kết quả nghiên cứu này.

Tại cả hai địa bàn nghiên cứu, 100% khách thể đều trả lời rằng tại địa bàn nơi các em

sinh sống và học tập chưa có phòng tư vấn tâm lý học đường, các em chưa được tiếp xúc với

hoạt động trợ giúp tâm lý học đường và những hình thức trợ giúp tâm lý học đường này chưa

được triển khai tại trường của các em.

Biểu đồ 3.5: Số lượng phòng tư vấn tâm lý học đường tại huyện Đan Phượng

Vậy, tại những trường chưa có những hoạt động này thì nhận thức của học sinh sẽ

như thế nào? Cụ thể là tại hai trường tiến hành nghiên cứu thực tiễn thì nhận thức của các em

100

phòng tư vấn tâm lý học đường

đã có

chưa có

Page 19: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

hiện nay ra sao? Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có biết về các hoạt động trợ giúp tâm lý học

đường không?”, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 3.10: Mức độ nhận biết về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường

Stt Mức độ nhận biết Số lựa chọn Tỷ lệ (%) Xếp loại

1 Hoàn toàn không biết 289 65.0 1

2 Biết chút ít 160 31.0 2

3 Có biết 63 12.2 3

4 Biết rất rõ 4 0.7 4

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát chúng ta thấy: 65,0% học sinh được khảo sát cho rằng

các em “hoàn toàn không biết” gì về “sự có mặt” của các hoạt động trợ giúp tâm lý học

đường hoặc các mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường đang được triển khai tại một số

trường trung học phổ thông.

Xếp ở vị trí thứ hai chiếm tỷ lệ 31,0% số học sinh cho rằng các em “có biết chút ít”,

tiếp đến là 12,2% học sinh cho rằng các em “có biết” và cuối cùng là 0,7% học sinh cho rằng

các em “biết rất rõ” về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

Vậy, nếu các em “biết chút ít”, “có biết”, biết rất rõ” về các hoạt động trợ giúp tâm

lý học đường thì các em biết đến qua hình thức nào.? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi

đưa ra câu hỏi: “Bạn biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý nào trong các hình thức sau?”. Kết

quả điều tra cho thấy ở bảng sau:

Bảng 3.11: Các kênh thông tin giúp học sinh biết đến hoạt động trợ giúp TLHĐ

Stt Các phương án Tỷ lệ (%) Xếp loại

1 Qua bạn bè 25.0 3

2 Qua người thân trong gia đình, họ hàng 24.7 4

3 Qua thầy cô giáo 17.6 6

4 Qua internet 37.2 2

5 Các phương tiện truyền thông (đài, báo, TV…) 46.3 1

6 Trung tâm tư vấn tâm lý 23.3 5

7 Phòng tư vấn tâm lý trong trường học 0.6 7

Từ bảng số liệu chúng ta thấy, chiếm tỷ lệ lựa chọn nhiều nhất ở các em học sinh là

phương án “qua các phương tiện truyền thông đại chúng” (46,3%); xếp thứ hai là qua

Page 20: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

“internet” chiếm tỷ lệ 37,2%; xếp thứ ba là phương án “qua bạn bè” chiếm tỷ lệ 25,0%.

Phương án có sự lựa chọn thấp nhất là “qua phòng tư vấn tâm lý trong trường học” chiếm tỷ

lệ 0,6%.

Để đánh giá mức độ cần thiết của từng hoạt động, nhằm tìm hiểu xem hoạt động nào

được các em mong đợi, tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của các em về các hoạt động này chúng

tôi đưa ra năm hoạt động cụ thể của dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường để các em lựa chọn,

kết quả cho thấy:

Bảng 3.12: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của hoạt động trợ giúp TLHĐ (%)

Tt Các HĐTGTLHĐ Rất

mong

muốn

(%)

Mong

muốn

(%)

cũng

đƣợc

(%)

Không

mong

muốn

(%)

ĐTB Xếp

hạng

1 Tham gia sàng lọc, chẩn đoán tâm

lý để phân loại, tìm hiểu, đánh giá,

vấn đề khó khăn tâm lý học sinh và

lựa chọn phương pháp phù hợp để

trợ giúp cho học sinh

20.3 38.2 33.7 7.8 2.23 5

2 Hoạt động dự phòng và phát triển

tâm lý học đường nhằm hướng dẫn

cho học sinh các kỹ năng sống, phát

hiện, bồi dưỡng học sinh có năng

khiếu, chẩn đoán sớm và hạn chế tối

đa rối nhiễu tâm lý có thể có ở học

sinh

12.4 44.6 32.9 10.1 2.40 1

3 Hoạt động tham vấn, tư vấn các

vấn đề khó khăn tâm lý cho học

sinh

16.1 39.3 33.3 11.2 2.39 2

4 Hoạt động trị liệu tâm lý cho học

sinh giúp học sinh vượt qua các rối

nhiễu, khó khăn tâm lý

20.3 38.2 33.7 7.8 2.28 4

5 Hoạt động điều phối: liên kết với 16.1 44.2 33.1 6.6 2.30 3

Page 21: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

những người có chuyên môn, hiểu

biết về tâm lý học đường để giúp

đỡ học sinh vượt qua những khó

khăn tâm lý.

Các đánh giá thu được trên đây là về mức độ cần thiết của từng hoạt động cụ thể dựa

trên mục đích và tính thực tế mà nó mang lại cho học sinh. Hoạt động cần thiết nhất có thể

không phải là hoạt động mà học sinh thích nhất. Tìm hiểu xem hoạt động nào được mong

muốn nhất, kết quả cho thấy: hoạt động tham vấn, tư vấn các vấn đề khó khăn tâm lý được

yêu thích nhất (41%), tiếp sau đó là hoạt động “tham gia, sàng lọc, chẩn đoán tâm lý” (21%);

hoạt động dự phòng (21%), hoạt động trị liệu tâm lý (14,3%) và hoạt động điều phối (2,9%).

Ngoài ra còn có nhiều khách thể không trả lời thích hoạt động nào vì thích cùng một lúc

nhiều hoạt động, vì chưa thử xem thực tế những hoạt động đó ra sao nên không biết thích

hoạt động nào hơn.

3.3. Nhu cầu đƣợc trợ giúp tâm lý học đƣờng của học sinh THPT

3.3.1. Nhu cầu của khách thể đối với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường nói chung

Từ kết nghiên cứu cho thấy, tại địa bàn huyện Đan Phương chưa có bất kể một mô hình

hoạt động hay hình thức trợ giúp tâm lý học đường chuyên nghiệp nào. Trong khi đó, ở các em

học sinh, ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, các em có những khó khăn với những mức

độ khác nhau. Có những khó khăn các em có thể tự vượt qua được, có những khó khăn các em có

thể tìm đến sự trợ giúp của bạn bè, người thân… tuy nhiên, có những khó khăn các em cần tìm

đến chuyên gia tư vấn tâm lý để chia sẻ, giúp đỡ. Để tìm hiểu về thực trạng các em học sinh đã tìm

đến các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn đã bao giờ tìm đến

hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chưa?” nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng hoạt động này ở

các em.

Bảng 3.13: Nhu cầu của học sinh đối với các hoạt động trợ giúp TLHĐ

Stt Phƣơng án SLC Tỷ lệ (%)

1 Đã tìm đến hoạt động trợ giúp 11 2.1

2 Chưa tìm đến hoạt động trợ giúp 505 97.9

Từ bảng số liệu thu được chúng ta nhận thấy có 2,1% học sinh đã từng tìm đến với

hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Qua phỏng vấn, các em trả lời rằng, các em đã sử dụng

dịch vụ tham vấn trực tuyến qua mạng internet. Có tới 97,9% học sinh “chưa bao giờ” tìm

Page 22: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

đến sự trợ giúp về mặt tâm lý học đường. Lý do: ở huyện Đan Phượng hiện nay vấn đề phát

triển mô hình trợ giúp tâm lý học đường còn có nhiều khó khăn và hạn chế.

3.3.2. Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ

Bảng 3.14: Cảm nhận của học sinh khi được trợ giúp tâm lý

Stt Trợ giúp SLC Tỷ lệ (%)

1 Giúp bạn tự tìm ra cách giải quyết vấn đề 0 0

2 Đưa ra lời khuyên cho bạn 9 81.8

3 Giải quyết vấn đề giúp bạn 0 0

4 Không giúp đỡ được gì cho bạn 2 18.2

Qua bảng số liệu chúng ta thấy, trong tổng số 516 khách thể khảo sát có 9 khách thể

trả lời rằng, bản thân các em có vấn đề khó khăn tâm lý và đã từng tìm đến hoạt động trợ

giúp tâm lý. Và trong 9 học sinh này, khi được hỏi “trong quá trình trợ giúp tâm lý, các

chuyên gia đã giúp gì cho các em”, kết quả thu được cho thấy, có 81,8% trong tổng số 9 học

sinh cho rằng “các chuyên gia đưa ra cho em lời khuyên” và 18,2% học sinh cho rằng “các

chuyên gia không giúp được gì” cho các em khi các em gặp khó khăn tâm lý.

Vậy, sau khi tiếp xúc với hoạt động trợ giúp tâm lý, vấn đề của các em đã được giải

quyết như thế nào?

Bảng 3.15: Mức độ vấn đề đã được giải quyết từ sự trợ giúp của chuyên gia TVTL

Stt Mức độ vấn đề đƣợc giải quyết SLC Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn được giải quyết 2 18.2

2 Giải quyết một phần 9 81.8

3 Không giải quyết được gì 0 0

Có 81,8% số học sinh đã từng tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý cho rằng vấn đề khó

khăn tâm lý của các em mới chỉ được “giải quyết một phần” và 18,2% cho rằng khó khăn

tâm lý của các em “hoàn toàn được giải quyết”. Qua kết quả thu được này, chúng tôi thấy

rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý cho các em, dù ở hình thức nào, mức độ trợ giúp cho các vấn

đề của các em được đến đâu cũng đã thực sự cần thiết. Do vậy, rất cần thành lập phòng tâm

lý học đường trong trường học để trợ giúp cho học sinh, giúp các em có được đời sống tâm

trí ngày càng tốt hơn.

Với mong muốn có thể triển khai mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường vào trường

học, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn có muốn trường mình có phòng tư vấn tâm lý học đường

Page 23: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

không?” nhằm tìm hiểu nhu cầu thành lập phòng tư vấn học đường trong trường học ở các

em, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 3.16: Nhu cầu thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học

Stt Nhu cầu có phòng TVTLHĐ Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1 Rất mong muốn 54.5 1

2 Mong muốn 27.3 2

3 Có cũng được, không có cũng chẳng sao 18.2 3

4 Không mong muốn 0.0 4

Qua bảng số liệu ta thấy: có 54,5% học sinh cho rằng “rất mong muốn” có phòng tư

vấn tâm lý học đường trong trường học, xếp thứ nhất; 27,3% học sinh cho rằng “mong

muốn” thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường, xếp thứ hai; 18,2% học sinh cho rằng “có

cũng được, không có cũng chẳng sao” và không có học sinh nào trả lời “không mong muốn”

có phòng tư vấn tâm lý học đường. Như vậy, phần lớn các em học sinh đều nhận thức được

rằng hoạt động tham vấn đối với các em là “có cần thiết” và “rất mong muốn” có phòng tư

vấn tâm lý học đường trong trường học.

3.3.3. Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường

Trong phần tìm hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh và trong những số liệu đã thống

kê được từ kết quả khảo sát của đề tài cho chúng ta thấy những khó khăn tâm lý và nội dung học

sinh mong muốn được trợ giúp tương quan và logic với nhau.

Trong những khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề học tập, các em gặp nhiều khó

khăn liên quan đến việc tập trung chú ý trên lớp, khó ghi nhớ nội dung vừa học nên phải nỗ

lực học bài ở nhà rất nhiều để hiểu nội dung đã học trên lớp. Theo chúng tôi nhận định thì đó

là do phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, hơn nữa, chính bản thân

các em chưa có phương pháp học tập hợp lý nên hiệu quả học tập không như các em mong

muốn. Nhận định này cũng phù hợp với mong muốn lớn nhất của các em trong lĩnh vực học

tập là mong nhà tâm lý học đường giúp các em tìm được phương pháp học tập phù hợp và

giải tỏa tâm lý học tập cho các em.

Tương tự, với những khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ, các em mong

muốn nhà tâm tâm lý học đường giúp các em có thêm các kỹ năng giao tiếp, giúp các em giải

quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong các mối quan hệ. Như vậy, có thể thấy lại một lần nữa,

nhu cầu giao tiếp của các khách thể nghiên cứu là rất lớn. Các em mong muốn có thêm kỹ

Page 24: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

năng giao tiếp để tiến hành giao tiếp được tốt hơn. Song, cũng nhận thấy rằng, trong khi tiến

hành giao tiếp các em còn rất băn khoăn lo lắng về những điều có thể xảy ra trong quá trình

giao tiếp nên các em mong muốn nhà tâm lý học đường giúp các em “biết cách cải thiện mối

quan hệ có vấn đề” (ĐTB 2.31, xếp thứ nhất); “giúp các em duy trì, điều hòa mối quan hệ đã

có” (ĐTB 2.25, xếp thứ hai); “giúp các em biết cách thiết lập trong các mối quan hệ” (ĐTB

2.19) để từ đó các em tự tin hơn và giao tiếp tốt hơn.

Trong vấn đề hướng nghiệp, các em mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em

giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong khi hướng nghiệp” (ĐTB 2.24, xếp thứ nhất) sau đó

là “giúp các em lựa chọn cho mình một nghành nghề phù hợp với bản thân” (ĐTB 1.80, xếp

thứ hai); điều này cũng tương ứng với những khó khăn tâm lý trong khi hướng nghiệp đã

được phân tích ở phần đầu chương này, đó là các em thấy khó khăn trong lựa chọn nghành

nghề phù hợp và bị thiếu thông tin về nghành nghề. Qua kết quả này cho thấy, các em học

sinh rất kỳ vọng vào các nhà tâm lý học đường, mong muốn nhà tâm lý học đường sẽ giúp

cho mình có thể tự lựa chọn một nghành nghề phù hợp với bản thân.

Còn với chính bản thân học sinh, các em mong muốn nhà tâm lý học đường sẽ hỗ trợ

các em điều gì? Qua bảng số liệu điều tra chúng tôi thấy, điều mà các em mong muốn nhất là

“giúp các em nhận ra các nguy cơ rối nhiễu tâm lý và cách khắc phục chúng” (ĐTB 2.17,

xếp thứ nhất). Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em cải

thiện bản thân, khắc phục những nhược điểm tâm lý”. Mong muốn tiếp theo của các em là

“giúp các em hiểu được chính mình và có thêm kỹ năng sống”, điều này rất quan trọng, nó sẽ

giúp các em tự tin hơn vào bản thân, vào khả năng của mình sẽ giải quyết được những khó

khăn, những tình huống có vấn đề do đã được trang bị những kiến thức cần thiết.

Một thực tế cho thấy, tại huyện Đan Phượng chưa có trường trung học phổ thông nào có

phòng tâm lý học đường, do vậy, để có thể đáp ứng nguyện vọng của các em là điều còn hạn chế.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu nhu cầu trợ giúp của các em trong tương lai và những

nội dung các em hướng đến nếu như tổ chức các buổi nói chuyên chuyên đề, câu trả lời chúng tôi

nhận được ở bảng kết quả sau:

Bảng 3.18: Các chuyên đề mà học sinh sẽ tham gia

Stt Các chuyên đề

Phƣơng án

tham

Cần

suy

Không

tham ĐTB

Xếp

loại

Page 25: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

gia

(%)

nghĩ

(%)

gia (%)

1 Tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình 53.9 34.7 11.4 1.57 2

2 Sức khỏe sinh sản 70.9 20.9 8.1 1.37 4

3 Hướng nghiệp 28.5 41.1 30.4 2.01 1

4 Học tập 79.7 14.1 6.2 1.26 5

5 Khám phá bản thân 68.8 24.2 7.0 1.38 3

Từ bảng số liệu trên đây, căn cứ vào điểm trung bình cho thấy: nội dung các mong

muốn khi tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề được ưu tiên hàng đầu là chuyên đề về các

vấn đề hướng nghiệp, xếp thứ nhất; chuyên đề “tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình” xếp

thứ hai; chuyên đề “khám phá bản thân” xếp thứ ba; chuyên đề “sức khỏe sinh sản” xếp thứ

tư và cuối cùng là chuyên đề về các vấn đề “học tập”. Có thể nhận thấy, các chuyên đề các

em lực chọn tham gia phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em. Cũng từ đây, các

nhà tâm lý học đường xác định được nhu cầu của các em khi tiến hành các công việc cụ thể

tại cơ sở đào tạo; biết cách làm mới nội dung, hấp dẫn các em tham gia và xây dựng được

hình ảnh nhà tâm lý học đường tin cậy trong nhận thức của các em.

3.3.4. Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường

Qua những số liệu thu thập được cho thấy, các em có nhu cầu về trợ giúp tâm lý học

đường. Vậy, các em mong muốn công tác này sẽ được diễn ra với loại hình cụ thể nào.

Chúng tôi đã đưa ra một số loại hình dịch vụ để các em lựa chọn:

Ba loại hình đầu tiên trong bảng đưa ra nhằm tìm hiểu xem giữa hai hoạt động trợ

giúp: trợ giúp trực tiếp và trợ giúp gián tiếp, các em thích loại hình nào hơn. Kết quả cho

thấy, các em mong muốn được trợ giúp gián tiếp qua thư, điện thoại, hoặc online chat qua

internet hơn.

Bảy loại hình trợ giúp tiếp theo là những hình thức cụ thể của hoạt động trợ giúp.

Trong đó có ba loại hình được các em lựa chọn nhiều, có điểm trung bình không chênh nhau

nhiều lắm; “tổ chức tham vấn tâm lý cho từng cá nhân” xếp thứ nhất (ĐTB 2.76); hoạt động

tư vấn định kỳ vào những thời điểm nhất định nào đó trong năm, xếp thứ hai (ĐTB 2.73);

sinh hoạt dưới dạng các nhóm, câu lạc bộ tâm lý, xếp thứ ba (ĐTB 2.72).

Page 26: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

Ở câu tìm hiểu về thời gian tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý cho thấy rõ, các em

muốn được tổ chức hoạt động tư vấn định kỳ vào những thời điểm nhất định nào đó trong

năm (ĐTB 2.73)

3.3.5. Mong đợi của học sinh đối với các chuyên gia tâm lý

70.2% khách thể cho rằng, người thực hiện công tác trợ giúp tâm lý học đường là

những chuyên gia tâm lý học đường. Ngoài nhà tâm lý học đường, khách thể còn cho rằng,

một số người khác như: những người am hiểu tâm lý, bạn bè, các anh, chị khóa trên ….đều

có thể thực hiện công việc này.

Người làm công việc này chỉ có thể là những chuyên gia tâm lý học đường và những

thầy cô giáo được giao nhiệm vụ thực hiện công việc này. Song, với những đối tượng mà các

em lựa chọn có thể thấy rằng, người mà các em mong muốn sẽ giúp đỡ mình là một người có

hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết về tâm lý, có uy tín và là một người dễ gần, có thể dễ dàng

thiết lập mối quan hệ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

-Khó khăn tâm lý là những trở ngại tâm lý cản trở hoạt động của con người. Khi gặp khó

khăn tâm lý học sinh sẽ gặp trở ngại trong hoạt động, nếu những khó khăn tâm lý không được giải

quyết kịp thời sẽ có thể gây ra những hậu quả khó lường.

- Hầu hết học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng đều có những khó khăn tâm

lý ở mọi khía cạnh thuộc cả 4 nhóm khó khăn tâm lý: khó khăn trong học tập, khó khăn trong

việc hướng nghiệp, khó khăn trong các mối quan hệ và khó khăn tâm lý có xuất phát từ bản thân

cá nhân được khảo sát với nguyên nhân, tỷ lệ và mức độ khác nhau. Các khó khăn tâm lý này

ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và học tập của học sinh.

- Trong 516 khách thể khảo sát, có 9 khách thể trả lời rằng, các em đã từng tìm đến sự

trợ giúp tâm lý qua hình thức viết thư lên báo, tư vấn qua mạng internet… tuy nhiên, hiệu

quả của sự trợ giúp tâm lý này không cao, do vậy, các em mong muốn trường mình có phòng

tâm lý học đường để nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý được

đào tạo chuyên sâu.

- Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng đang gặp một số khó khăn tâm lý

ở cả bốn nhóm khó khăn được khảo sát (khó khăn trong hướng nghiệp, khó khăn trong học

Page 27: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

tập, khó khăn trong các mối quan hệ, khó khăn trong vấn đề cá nhân) ở một số lĩnh vực chủ

yếu là: Lựa chọn nghành, nghề phù hợp; khó tập trung chú ý trên lớp, áp lực trong học tập,

kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân ; khó khăn trong việc hiểu và đáp

ứng mong muốn của người khác (khó khăn trong các mối quan hệ); khó khăn trong giao tiếp,

thiếu tự tin… những khó khăn này có tỷ lệ lựa chọn thường xuyên khá cao.

- Có những khó khăn tâm lý học sinh có thể tự mình vượt qua. Với những khó khăn

ấy, các em thường cố gắng “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” . Ở

những vấn đề mà các em thấy bối rối, khó khăn hơn, khi đó các em tìm đến sự giúp đỡ của

người khác. Khi cần sự nâng đỡ về mặt tâm lý như vậy thì người đầu tiên các em tìm đến để

chia sẻ là” bạn thân” , tiếp đó là “một người đáng tin cậy nào đó” sau nữa là “mẹ”.

-Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý của học sinh bao gồm cả nguyên nhân chủ

quan (ví dụ như khí chất, kỹ năng sống…) và nguyên nhân khách quan ( ví dụ như sự phát

triển về mặt thể chất, các yếu tố tác động từ môi trường xã hội…) . Trong đó tác động nhiều

nhất là từ phía chủ quan, do tính cách của bản thân và do kinh nghiệm còn hạn chế.

- Vì vậy, phần lớn học sinh mong muốn nhận được trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp,

được thực hiện bởi những chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên sâu. Đa số học sinh có

mong muốn nhà trường có phòng tư vấn tâm lý học đường. Hình thức trợ giúp tâm lý mà học

sinh kỳ vọng nhiều nhất là qua thư điện tử, internet, điện thoại…

-Phần lớn học sinh có nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường phong phú, đa dạng ở nhiều

lĩnh vực khác nhau với những mức độ khác nhau: học tập, hướng nghiệp, trong các mối

quan hệ, trong chính bản thân các em…

- Thực tế điều tra cho thấy, đa số học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng

chưa được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Chiếm một tỷ lệ nhỏ học

sinh “đã từng nghe nói đến” hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là từ kênh thông tin

“truyền thông đại chúng (đài, báo, TV…), tiếp sau đó là qua mạng internet. Điều đó cho

thấy, cần tuyên truyền rộng rãi về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường để học sinh được

biết, được tham gia các hoạt động trợ giúp tâm lý.

- Cũng từ kết quả khảo sát cho thấy các em có nhu cầu cao về việc tổ chức các buổi

nói chuyện chuyên đề về các vấn đề tâm lý; lựa chọn nhiều nhất của các em ở các buổi nói

chuyện này là chủ đề hướng nghiệp; tình bạn – tình yêu, giới tình gia đình; khám phá bản

thân. Những mong muốn này phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em.

Page 28: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

2.Khuyến nghị

Từ cơ sở của kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm hỗ trợ học

sinh giải quyết những khó khăn tâm lý của mình:

-Đối với học sinh: những học sinh đang có khó khăn tâm lý, đặc biệt là những học

sinh “thường xuyên lo lắng và bất an” nên nỗ lực tìm cách vượt qua hoặc tìm kiếm dịch vụ

trợ giúp phù hợp để tránh những tác động tiêu cực do khó khăn tâm lý gây ra. Ý thức được

sự cần thiết của việc trau dồi các kiến thức tâm lý học và các kiến thức xã hội khác để hiểu

được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề/ khó khăn của mình. Học sinh nên chuẩn bị

tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học

tập và nỗ lực tìm cách khắc phục chúng. Khi cần trợ giúp nên tìm đến những dịch vụ hay

những loại hình trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp để tránh những rủi ro của dịch vụ tư vấn “lá

cải”.

- Về phía giáo viên: nên quan tâm, tìm cách trợ giúp cho nhóm học sinh đang “thường

xuyên lo lắng và bất an” , đồng thời cũng nên tìm giải pháp hỗ trợ cho những học sinh “thỉnh

thoảng”. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh mình đang giảng dạy, trên cơ sở đó lựa

chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Gần gũi học sinh hơn nữa, không chỉ thông

qua giao lưu trong tiết học mà nên chủ động trò chuyện, quan tâm tới học sinh để xóa đi

khoảng cách giữa người học và người dạy; để thấu hiểu học sinh; biết được nhu cầu và

nguyện vọng của học sinh; tránh gây áp lực không cần thiết lên học sinh. Tìm hiểu tâm tư

nguyện vọng của học sinh; để hỗ trợ học sinh phòng ngừa, phát hiện sớm những khó khăn

tâm lý và trợ giúp kịp thời.

- Về phía nhà trường: tạo điều kiện hỗ trợ các học sinh đang có khó khăn tâm lý hiện nay.

Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học. Quan tâm đầu tư cả nguồn nhân lực

(chất xám) và tài chính cho việc đào tạo chuyên sâu đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý học

đường. Khi có đội ngũ chuyên gia tâm lý học đường được đào tạo chuyên sâu thì họ không chỉ

giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý gặp phải mà họ còn giúp phòng ngừa những khó

khăn có thể xảy ra; đặc biệt là phát hiện và can thiệp sớm những khó khăn tâm lý mới xuất hiện.

Chuyên gia tâm lý học đường không chỉ trợ giúp cho các em học sinh mà còn hỗ trợ giáo viên,

nhà trường và cả phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc cho các em có đời sống tâm trí khỏe

mạnh.

Page 29: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

References

1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2000.

2. Đặng Bá Lãm – Weiss Bahr (Chủ biên), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em

Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2007.

3. PGS. TS. Vo Thị Minh Chí, Lịch sư tâm lý học, Nxb Giao duc, 2004.

4. Vũ Dũng, Bước đầu tìm hiểu thực trạng tâm lý học đường ở Việt Nam , Kỷ yếu hội thảo

khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”, do một

số đơn vị khoa học và đào tạo tổ chức, 2009

5. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội,

2006.

6. PGS. TS. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2009.

7. Trần Thị Minh Đức – Đỗ Hoàng, “Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới”, Tạp chí

Tâm lý học, số 11 (92), tháng 11 năm 2006.

8. Trần Thị Minh Đức, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, Tạp chí

Tâm lý học, số 2, tháng 2 năm 2003.

9. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Nxb Đại học quốc gia, 2008

10. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Trang, Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường

của học sinh cuối THCS và PTTH thành phố Nam Định, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nhu cầu

đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam , 2009

11. Nguyễn Thị Minh Hằng, Mô hình hoạt động của nhà tâm lý học đường, Tạp chí Tâm lý

học số 3/2009

12. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh PTTH bán công Thái Thụy –

Thái Bình, khóa luận tốt nghiệp, 2004

13. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội. Những vấn đề lý luận. Nxb Khoa học xã hội, 1997.

14. Mã Nghĩa Hiệp, Tâm lý học tiêu dùng. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.

15. Nguyễn Thị Thu Hòa, Nhu cầu tham vấn của học sinh PTTH thành phố Điện Biên, luận

văn thạc sĩ 2004.

Page 30: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

16. Ngô Thanh Hồi và cộng sự, Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố

Hà Nội, Dự án hợp tác nghiên cứu giữa bệnh viện tâm thần Mai Hương, sở Y tế Hà Nội và

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần quốc tế, Đại học Melbourne, 2007

17. Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội, 2001.

18. Kiến Văn – Lý Chủ Hƣng, Tư vấn tâm lý học đường. Nxb Phụ nữ, 2007.

19. Phan Thị Mai Hƣơng (Chủ biên), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh

khó khăn. Nxb Khoa học xã hội, 2007.

20. Dƣơng Thị Diệu Hoa – Vũ Khánh Linh – Trần Văn Thức, “Khó khăn tâm lý và nhu

cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (95), tháng 2 năm

2007.

21. Đỗ Ngọc Khanh, “Nhu cầu hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng”, Tạp chí Tâm

lý học, số 10 (115), tháng 10 năm 2008.

22. Bùi Thị Xuân Mai, “Tham vấn – một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam”,

Tạp chí Tâm lý học, số 2, tháng 2 năm 2005.

23. Bùi Thị Xuân Mai, Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh sinh viên Việt

Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế,”Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý

học đường tại Việt Nam”, 2009.

24. Nguyễn Thị Mùi, Nhu cầu tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn

thành phố Hà Nội, 2007

25. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lí người. Nxb Đại học Sư

phạm, 2003.

26. Vũ Thị Nho, Tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia HN, 2007.

27. Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo dục,

2007.

28. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường. Nhà xuất bản trẻ, 2006

29. Nguyễn Thị Hằng Phƣơng, Tham vấn học đường và nhu cầu tham vấn của học sinh

trung học phổ thông, kỷ yếu hội thảo “Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại

Việt Nam”, 2009

30. Nguyễn Thị Thu Trang, Tìm hiểu nhu cầu của học sinh thành phố Nam Định với dịch

vụ trợ giúp tâm lý học đường, khóa luận tốt nghiệp 2009

Page 31: Nhu c u được trợ giúp tâm lý của học sinh trong ộ ố trườ ọ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7977/1/00050001376.pdf · Vì vậy việc tìm hiểu

31. Hoàng Trọng, Xư lý dữ liệu nghiên cứu với spss for Windows. Nhà xuất bản thống kê,

2002

32. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển tâm lí học. Nxb Thế Giới, 2007.

33. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư

phạm, 2006.

34. Ngô Minh Uy, Tham vấn tâm lý học đường, lịch sư và phát triển. Kỷ yếu hội thảo khoa

học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh sinh viên”, 2007

35. Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế, Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường

tại Việt Nam do một số đơn vị khoa học và đào tạo đồng tổ chức, Hà Nội - 2009

37. Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường ở Việt Nam, thúc đẩy

nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, 2011.

Các trang web:

- www.tamlyhoc.net

- www.tamlytrilieu.com

- www.sharevn.org

- www.tuvantamly.com.vn

- thamvantamly.wordpress.com