60
1 BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG S: /2012/TT-BTNMT (Dtho) CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2012 THÔNG TƯ Quy định kthut vtrình t, nội dung, phương pháp điều tra, đánh giá chất lượng đất BTRƯỞNG BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghđịnh s181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phvthi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghđịnh s25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 ca Chính phquy định chức năng, nhiệm v, quyn hạn và cơ cấu tchc ca BTài nguyên và Môi trường; Theo đề nghca Tng cục trưởng Tng cc Quản lý đất đai, Vụ trưởng VKế hoch và Vtrưởng VPháp chế, QUY ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Thông tư quy định kthut vtrình t, nội dung, phương pháp điều tra, đánh giá chất lượng đất. Điều 2. Thông tư này có hiệu lc thi hành kt ngày tháng năm 2012. Điều 3. Tng cục trưởng Tng cc Quản lý đất đai, Thủ trưởng các đơn vị trc thuc Bộ, Giám đốc STài nguyên và Môi trường các tnh, thành phtrc thuộc Trung ương, các tổ chc và cá nhân có liên quan chu trách nhim thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph; - Kiểm toán Nhà nước; - Btrưởng, các Thtrưởng BTN&MT; - Các đơn vị trc thuc BTN&MT, Website BTN&MT; - Cc Kiểm tra văn bản QPPL (BTư pháp); - STN&MT các tnh, thành phtrc thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tChính ph; - Lưu: VT, TCQLĐĐ, KH, PC. KT. BTRƯỞNG THTRƯỞNG Nguyn Mnh Hin

nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: /2012/TT-BTNMT

(Dự thảo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định kỹ thuật về trình tự, nội dung, phương pháp

điều tra, đánh giá chất lượng đất

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của

Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài

nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ

Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về trình tự, nội dung, phương

pháp điều tra, đánh giá chất lượng đất.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Thủ trưởng các đơn vị

trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành

Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Lưu: VT, TCQLĐĐ, KH, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Hiển

Page 2: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Dự thảo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2012/TT-BTNMT ngày tháng năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy định về trình tự, nội dung, phương pháp điều tra, đánh giá chất

lượng đất là căn cứ để thực hiện trong công tác điều tra, đánh giá chất lượng đất

phục vụ quy hoạch sử dụng đất.

Công việc điều tra, đánh giá chất lượng đất quy định đối với đất sản xuất

nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trông thủy sản của vùng; tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị

trấn và được áp dụng cho các công việc sau:

- Điều tra, đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp: Việc đánh giá

chất lượng đất sản xuất nông nghiệp được điều tra đối với các loại đất: đất đang

sản xuất nông nghiệp; đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp;

- Điều tra, đánh giá chất lượng đất lâm nghiệp: Việc đánh giá chất lượng

đất lâm nghiệp được điều tra đối với các loại đất: đất đang sản xuất lâm nghiệp;

đất có khả năng đưa vào sản xuất lâm nghiệp;

- Điều tra, đánh giá chất lượng đất nuôi trông thủy sản: Việc đánh giá chất

lượng đất nuôi trông thủy sản được điều tra đối với các loại đất: đất đang nuôi

trông thủy sản, ao, hô, đất mặt nước có khả năng đưa vào nuôi trông thủy sản.

2. Đánh giá chất lượng đất được xem xét theo khía cạnh đánh giá các thuộc

tính vốn có của đất (thổ nhưỡng, tính chất cơ, lý, hóa học, các vấn đề thoái hóa

đất và ô nhiễm đất) tại thời điểm hiện tại phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất.

3. Bản đô điều tra, đánh giá chất lượng đất được lập cho từng cấp hành

chính theo tỷ lệ như sau:

Cấp xã Cấp huyện Cấp tỉnh

Diện tích tự

nhiên (ha)

Tỷ lệ

bản đô

Diện tích tự nhiên

(ha)

Tỷ lệ

bản đô

Diện tích tự nhiên

(ha)

Tỷ lệ bản

đô

≤ 3.000 1/5.000 < 3.000 1/5.000 < 100.000 1/25.000

> 3.000 1/10.000 3.000 - ≤ 15.000 1/10.000 100.000 - ≤ 350.000 1/50.000

> 15.000 1/25.000 > 350.000 1/100.000

Page 3: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

3

Đối với cấp vùng, bản đô được thành lập ở tỷ lệ 1/250.000.

4. Trình tự tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng đất được quy định chung

đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trông thủy sản,

trong đó tùy theo từng loại đất mà có những yêu cầu riêng về nội dung cần điều

tra, đánh giá và được xác định cụ thể trong từng bước công việc. Trình tự các

bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Công tác chuẩn bị.

+ Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô.

+ Bước 3: Điều tra ngoại nghiệp, lấy mẫu phân tích.

+ Bước 4: Xử lý nội nghiệp, xây dựng tài liệu, số liệu, bản đô.

+ Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu

đánh giá chất lượng đất và trình duyệt.

Page 4: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

4

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1

Công tác

chuẩn bị

Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu,

bản đô cần thiết phục vụ lập dự án đầu tư

Xây dựng dự án đầu tư và trình duyệt

Điều tra thu thập và xử lý các tài liệu cơ bản

Xác định vị trí lấy mẫu trên bản đô và xây dựng kế

hoạch điều tra chi tiết ngoài thực địa

Điều tra, lấy mẫu phục vụ cho việc xây dựng

bản đô chất lượng đất

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kết

quả điều tra, đánh giá chất lượng đất

Hoàn chỉnh các bản đô sản phẩm

Điều tra thu thập thông tin theo mẫu

phiếu để bổ sung thông tin

Phân nhóm rà soát các chỉ tiêu phân

tích mẫu

Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của các cơ

quan, kinh nghiệm của các chuyên gia

Bước 5

Xây dựng

báo cáo

thuyết minh

tổng hợp,

hoàn chỉnh

tài liệu bản

đô và trình

duyệt Hoàn thiện sản phẩm dự án và trình duyệt

Xây dựng cơ sở dữ liệu, số liệu thuộc tính

Phân tích mẫu phục vụ đánh giá chất lượng

đất

Bước 2

Điều tra,

thu thập các

thông tin,

tài liệu, số

liệu, bản đô

Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu bản đô

Bước 4

Xử lý nội

nghiệp, xây

dựng cơ sở

dữ liệu tài

liệu số liệu

bản đô

Bước 3

Điều tra

ngoại

nghiệp, lấy

mẫu phân

tích

Chuẩn bị các tài liệu bản đô, mẫu phiếu, dụng cụ và vật

tư cần thiết phục vụ công tác điều tra

Cập nhật và chỉnh lý tài liệu điều tra

khảo sát

Hệ thống các bảng biểu số liệu

Các báo cáo chuyên đề

Phân tích mẫu theo yêu cầu

Các bản đô chuyên đề: độ dốc,

tưới tiêu, khí hậu,...

Điều tra khảo sát để xây dựng các BĐ chuyên đề

phục vụ việc xây dựng bản đô chất lượng đất

Xây dựng bản đô chất lượng đất

Đánh giá chất lượng đất

Page 5: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

5

Phần II

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

Bước 1

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để

triển khai công tác điều tra, đánh giá chất lượng đất.

II. SẢN PHẨM

- Các tài liệu, số liệu điều tra ban đầu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,

kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan đến công

tác điều tra, đánh giá chất lượng đất phục vụ xây dựng dự án.

- Dự án đầu tư được phê duyệt.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô cần thiết

phục vụ lập dự án đầu tư

1.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô cần thiết để

tiến hành lập dự án (điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng sử dụng

đất; các chương trình, đề tài, dự án đã nghiên cứu có liên quan đến điều tra, đánh

giá chất lượng đất; hệ thống chỉ tiêu phân loại đánh giá chất lượng đất).

1.2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô điều tra ban đầu

- Đánh giá chất lượng của các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô đã thu thập

để xác định khả năng sử dụng phục vụ cho dự án.

- Rà soát các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô có liên quan để tiến hành

điều tra, đánh giá chất lượng đất.

2. Xây dựng đề cương dự án

2.1. Xác định sự cần thiết, mục tiêu và nhiệm vụ của dự án

- Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án.

- Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của dự án.

- Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị

thực hiện, đơn vị phối hợp thực hiện.

2.2. Đánh giá khái quát về các điều kiện có liên quan đến dự án

- Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử

dụng đất tại khu vực điều tra phục vụ xây dựng đề cương dự án;

Page 6: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

6

- Đánh giá thực trạng các thông tin, tư liệu, những công việc đã làm có liên

quan đến điều tra, đánh giá chất lượng đất và mức độ sử dụng phục vụ cho dự án.

2.3. Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án

- Xác định trình tự, nội dung công việc thực hiện.

- Xác định phương pháp, những giải pháp kỹ thuật - công nghệ để thực hiện.

- Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành.

2.4. Lập dự toán kinh phí dự án

- Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí.

- Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án.

- Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.

2.5. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án

- Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án.

- Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc.

- Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án.

2.6. Tổng hợp, xây dựng dự án đầu tư

- Xây dựng dự án đầu tư và tổ chức hội thảo.

- Chỉnh sửa và hoàn thiện dự án đầu tư sau hội thảo.

2.7. Xét duyệt dự án đầu tư

- Tổ chức thẩm định dự án đầu tư.

- Chỉnh sửa, hoàn thiện dự án đầu tư sau thẩm định.

- Phê duyệt dự án đầu tư và dự toán kinh phí dự án.

3. Đánh giá, nghiệm thu kết quả Bước1.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Thu thập các thông tin, tài liệu,

số liệu, bản đô có liên quan được lưu trữ tại các cơ quan, ban ngành, trong đó:

- Các kết quả được nghiên cứu từ trước sẽ cho thấy tổng quan chung về chất

lượng đất của khu vực cần đánh giá, việc xác định kế hoạch, nội dung công việc

cần tiếp tục điều tra, khảo sát cũng như là cơ sở để phân tích, đánh giá sau này.

- Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình...), kinh tế -

xã hội (tình hình phát triển sản xuất, mức sống người dân...), các tài liệu, số liệu

về tài nguyên đất (hiện trạng, biến động sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất...) là

cơ sở để xác định các nguyên nhân, yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng đất.

- Các thông tin, tài liệu, số liệu đặc thù như tình hình sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật, phân hóa học, khối lượng chất thải, rác thải công nghiệp, đô thị, sinh

Page 7: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

7

hoạt… là những cơ sở quan trọng trong việc xác định nội dung công việc cần tiến

hành điều tra và phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng đất.

- Việc thu thập các thông tin, tài liệu được xây dựng tại các thời điểm khác

nhau sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá sự biến đổi chất lượng đất theo thời gian.

2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý thông tin, số

liệu trên phần mềm Word, Excel. Để thực hiện, chọn ra một chỉ tiêu liên quan đến

chất lượng đất, liệt kê và đưa ra các tiêu chuẩn giới hạn có liên quan đến chỉ tiêu

đó, không đi sâu vào phân tích, đánh giá gì thêm, mà dành cho người ra quyết

định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đã được đọc các số liệu liệt kê.

3. Phương pháp tiếp cận hệ thống: các thông tin, số liệu được phân tích, xử

lý theo một hệ thống nhất định về thời gian trên cơ sở mỗi nội dung nghiên cứu

được xác định như là một phần tử trong hệ thống và có tác động qua lại lẫn nhau.

4. Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng từ các thông tin, số liệu

được phân tích trên cơ sở nội suy, ngoại suy vấn đề, từ đó tổng hợp đưa ra các

nhận định.

5. Phương pháp chuyên gia được áp dụng để chuẩn xác hóa các nhận định,

đánh giá, kết quả nghiên cứu.

Bước 2

ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

Điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô liên quan

đến địa hình, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, hiện trạng, quản lý sử dụng đất, các

nguôn gây ô nhiễm, các loại hình thoái hóa đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội phục vụ đánh giá chất lượng đất.

II. SẢN PHẨM

- Các tài liệu bản đô, mẫu phiếu, dụng cụ và vật tư cần thiết phục vụ công

tác điều tra, đánh giá chất lượng đất.

- Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô có liên quan phục vụ điều tra, đánh

giá chất lượng đất đã được thu thập.

- Báo cáo đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô thu thập được.

- Bản đô nền phục vụ công tác điều tra thực địa, vị trí lấy mẫu và kế hoạch

điều tra chi tiết ngoài thực địa.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị các tài liệu bản đô, mẫu phiếu, dụng cụ và vật tư cần thiết phục

vụ công tác điều tra

Page 8: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

8

1.1. Xây dựng bản đô nền phục vụ công tác điều tra thực địa (phụ lục1).

1.2. Xây dựng hệ thống mẫu phiếu điều tra (phiếu điều tra lấy mẫu, thu thập

thông tin; phiếu phỏng vấn bổ sung thông tin) phục vụ công tác điều tra thực địa.

1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cần thiết phục vụ công tác điều tra (hộp hoặc

túi đựng mẫu, bút bi, bút dạ, bút chì, túi ni lông, cuốc, xẻng, máy ảnh, thước đo...).

2. Điều tra thu thập và xử lý các tài liệu cơ bản.

2.1. Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đô liên quan đến đánh giá chất lượng đất

* Điều tra thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,

cảnh quan môi trường và tình hình quản lý sử dụng đất

- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các nguôn tài nguyên và cảnh quan

môi trường.

- Tài liệu, số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng.

- Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất.

- Hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất.

- Các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển sản xuất (nông nghiệp,

lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản).

- Phân loại các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh

quan môi trường và tình hình quản lý sử dụng đất.

* Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, bản đô về tài nguyên đất, địa hình,

địa chất, thổ nhưỡng

- Thu thập các tài liệu có liên quan về nguôn tài nguyên đất và địa hình (đặc

điểm địa hình, đặc điểm địa chất, đặc điểm thổ nhưỡng).

- Thu thập thông tin bản đô; khoanh vẽ trên bản đô hiện trạng sử dụng đất

(hoặc bản đồ thỗ nhưỡng) thể hiện các yếu tố về địa hình (mô hình số độ cao, độ

dốc, địa hình tương đối, địa vật, ranh giới, thủy hệ, giao thông...; các dạng địa hình chính); các yếu tố về thổ nhưỡng (loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu).

* Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất,

biến động sử dụng đất

- Thu thập các thông tin số liệu, tài liệu về hiện trạng sử dụng đất (số liệu

thống kê, kiểm kê, biến động đất đai);

- Thu thập các thông tin tài liệu, số liệu về các loại hình sử dụng đất (LUT

chính), các kiểu sử dụng đất và phương thức canh tác (tưới, tiêu chủ động hay

không; làm đất, chăm sóc,...);

- Thu thập bản đô, thông tin bản đô: khoanh vẽ trên bản đô hiện trạng sử

dụng đất thể hiện các yếu tố về hiện trạng sử dụng đất (theo mã thống kê, kiểm kê

đất đai), loại hình sử dụng đất (LUTs) và các kiểu sử dụng đất;

Page 9: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

9

* Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô về thực trạng thoái

hóa đất (rửa trôi, xói mòn, bạc màu hoá, mặn hoá, phèn hoá, lầy hoá, ngập úng,

khô hạn,...)

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về các loại hình sử dụng đất theo

từng loại đất và loại hình sử dụng đất (diên tích, đặc điểm phân bố, các khu vực

thường xuyên xuất hiện, mức độ thiệt hại,…).

- Thu thập thông tin bản đô: khoanh vẽ trên bản đô hiện trạng hoặc bản đô

thổ nhưỡng theo từng khoanh đất:

+ Đối với vùng trung du, miền núi cần thể hiện các yếu tố xói mòn, khô

hạn, hoang hóa, rửa trôi, sạt lở, kết von đá ong hóa.

+ Đối với vùng đông bằng cần thể hiện các yếu tố khô hạn, hoang hóa, rửa

trôi, sạt lở, kết von.

+ Đối với vùng ven biển cần thể hiện các yếu tố khô hạn, hoang hóa, kết

von, mặn hóa, phèn hóa.

* Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu và bản đô về các nguôn

gây ô nhiễm và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất (ô nhiễm đất do phân hoá

học, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, đô thị, sinh hoạt...)

- Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường; các tài liệu có liên quan đến

các nguôn gây ô nhiễm chính và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm;

- Thu thập thông tin bản đô: khoanh vẽ trên bản đô hiện trạng sử dụng đất thể

hiện các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, các điểm ô nhiễm đã có kết quả kiểm tra.

2.2. Tổng hợp, phân loại, xử lý sơ bộ và đánh giá các thông tin, tài liệu, số

liệu, bản đô đã thu thập.

2.3. Xác định các nội dung cần điều tra bổ sung.

3. Điều tra sơ bộ nhằm xác định rõ nội dung cần điều tra chi tiết

3.1. Khảo sát theo tuyến để tìm hiểu, phát hiện sơ bộ các loại đất, các loại

hình thoái hóa, ô nhiễm đất và nguyên nhân tác động.

3.2. Khảo sát theo khu vực, theo tiểu vùng để tìm hiểu điều kiện tưới,

tiêu, tình trạng khô hạn, ngập lụt,…

3.3. Đánh giá kết quả điều tra sơ bộ.

4. Xác định vị trí lấy mẫu trên bản đô và xây dựng kế hoạch điều tra chi tiết

ngoài thực địa

4.1. Xác định các loại hình điều tra, lấy mẫu trên cơ sở kết quả xử lý, đánh

giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô đã thu thập và kết quả điều tra sơ bộ

- Xác định lát cắt địa hình đặc trưng trên địa bàn (lát cắt địa hình Bắc -

Nam và lát cắt địa hình Đông - Tây).

Page 10: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

10

- Xác định các dạng địa hình chính trên các lát cắt địa hình (chia lát cắt địa

hình thành các khu vực theo các đặc trưng về địa hình, đánh số thứ tự các khu

vực, nhóm các khu vực trên lát cắt có cùng đặc điểm về địa hình).

- Xác định các loại đất cần điều tra, đào phẫu diện, lấy mẫu để phân tích

đánh giá chất lượng đất.

- Xác định khoanh đất đại diện để kiểm tra và các khoanh đất tương đông

(có cùng các yếu tố).

- Chọn những khu vực và các khoanh đất đại diện để kiểm tra theo từng

loại hình.

- Chọn những khu vực và các khoanh đất đại diện để kiểm tra theo từng

loại sử dụng đất, từng loại đất, địa hình.

- Chấm và khoanh vẽ các điểm, khu vực dự kiến điều tra, lấy mẫu lên bản

đô điều tra dã ngoại.

- Xác định tuyến điều tra thực địa.

4.2. Phân vùng điều tra và xác định vị trí lấy mẫu chi tiết trên bản đô

4.3. Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát, lấy mẫu chi tiết ngoài thực địa

4.4. Đánh giá kết quả xác định các loại hình cần điều tra, lấy mẫu và kế

hoạch điều tra khảo sát.

5. Hội thảo đánh giá kết quả điều tra thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô.

6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả điều tra thông tin, tài liệu, số liệu, bản đô

thu thập.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Thu thập các thông tin, tài liệu,

số liệu, bản đô có liên quan được lưu trữ tại các cơ quan, ban ngành, trong đó:

- Các kết quả được nghiên cứu từ trước sẽ cho thấy tổng quan chung về

chất lượng đất của khu vực cần đánh giá, rất có ích trong việc xác định kế hoạch,

nội dung công việc cần tiếp tục điều tra, khảo sát cũng như là cơ sở để phân tích,

đánh giá sau này.

- Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình...), kinh tế -

xã hội (tình hình phát triển sản xuất, mức sống người dân...), các tài liệu, số liệu

về tài nguyên đất (hiện trạng, biến động sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất...) là

cơ sở để xác định các nguyên nhân, yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng đất.

- Các thông tin, tài liệu, số liệu đặc thù như tình hình sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật, phân hóa học, khối lượng chất thải, rác thải công nghiệp, đô thị, sinh

hoạt… là những cơ sở trong việc xác định nội dung công việc cần tiến hành điều

tra và phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng đất.

Page 11: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

11

2. Xây dựng mẫu phiếu điều tra:

Trước khi tiến hành lập phiếu điều tra, cần xem xét tất cả các yếu tố ảnh

hưởng và các vấn đề có liên quan đến chất lượng đất trên cơ sở các thông tin, tài

liệu... đã thu thập được để từ đó xác định các câu hỏi điều tra nhằm đạt được các

mục đích đã đề ra. Hình thức, cách dùng từ, thứ tự sắp xếp các câu hỏi phải hợp lý

và khoa học, thuận lợi cho việc điều tra. Tùy theo từng mục đích mà có thể sử

dụng các hình thức câu hỏi trong phiếu điều tra như sau:

- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi mà câu trả lời được ghi lại theo nội dung trả

lời của người được hỏi. Ví dụ: “Nguyên nhân thay đổi độ phì của đất” ?

- Câu hỏi lựa chọn: Là loại câu hỏi mà kèm theo đó là tất cả các câu trả lời

có thể và chỉ cần đánh dấu vào câu trả lời thích hợp. Ví dụ: “Đánh giá chung về

chất lượng đất đang sử dụng: Tốt Khá Trung bình Xấu ”

- Câu hỏi định lượng: Là những câu hỏi mà những câu trả lời sẽ là những

con số theo đơn vị tính cụ thể.

3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng

chủ yếu trong quá trình xử lý thông tin, số liệu, trên cơ sở các chỉ tiêu liên quan

đến chất lượng đất được chọn và đưa ra các tiêu chuẩn giới hạn có liên quan đến

chỉ tiêu đó.

4. Phương pháp xây dựng bản đô nề phục vụ điều tra thực địa (phụ lục 1)

6. Phương pháp tiếp cận hệ thống.

7. Phương pháp phân tích, tổng hợp.

8. Phương pháp chuyên gia.

Bước 3

ĐIỀU TRA NGOẠI NGHIỆP, LẤY MẪU PHÂN TÍCH

I. MỤC TIÊU

Điều tra lấy mẫu phân tích, chỉnh lý các bản đô chuyên đề ngoài thực địa,

chuẩn hóa dữ liệu sau điều tra thực địa lên bản đô, rà soát, điều chỉnh theo thực địa,

điều tra theo mẫu phiếu phục vụ công tác đánh giá chất lượng đất.

II. SẢN PHẨM

- Hệ thống tiêu bản, hệ thống mẫu đất, mẫu nước phân tích phục vụ đánh giá

chất lượng đất.

- Bản đô vị trí các điểm lấy mẫu đã được chỉnh lý tại thực địa, bản đô

khoanh vẽ kết quả điều tra dã ngoại, hệ thống phiếu điều tra, bản tả phẫu diện.

- Các bản đô chuyên đề: bản đô tưới tiêu, bản đô khí hậu...

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra, lấy mẫu phục vụ cho việc xây dựng bản đô chất lượng đất

Page 12: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

12

1.1. Điều tra lấy mẫu đất

Điều tra, lấy mẫu tại thực địa theo tuyến đã được vạch trên bản đô điều tra dã

ngoại, chụp ảnh cảnh quan.

- Điều tra lấy mẫu đất để phân tích, đánh giá các vấn đề có liên quan đến

quá trình hình thành đất, điều kiện thổ nhưỡng, các đặc tính, tính chất đất và thoái

hóa đất (đào và mô tả phẫu diện, lấy tiêu bản đất và lấy mẫu đất, ghi thông tin về

mẫu điều tra theo mẫu phiếu đi kèm, thể hiện ranh giới các khoanh đất, khu vực

lấy mẫu và ký hiệu tên đất, ký hiệu mẫu lên bản đồ).

+ Mật độ đào phẫu diện:

Tỷ lệ bản đô Diện tích ở thực địa theo vùng miền (ha)

Đông bằng Trung du Miền núi

1/5.000 3 5 7

1/10.000 7 10 25

1/25.000 15 20 30

1/50.000 60 80 120

1/100.000 240 320 480

1/250.000 960 1280 1920

+ Tỷ lệ đào phẫu diện chính và phẫu diện phụ: 1/4

+ Số lượng mẫu lấy để phân tích: bằng 1/10 phẫu diện chính x 4 tầng.

- Điều tra lấy mẫu đất để phân tích, đánh giá các vấn đề ô nhiễm (đào

và lấy mẫu đất, ghi thông tin về mẫu điều tra theo mẫu phiếu đi kèm, thể hiện

ranh giới các khoanh đất, khu vực lấy mẫu và ký hiệu tên đất, ký hiệu mẫu lên

bản đồ).

+ Mật độ đào mẫu: Mật độ đào mẫu đất ô nhiễm, quy mô trung bình 5 ha

đào 1 mẫu đất (căn cứ vào diện tích có khả năng bị ô nhiễm và vị trí nguồn gây ô

nhiễm).

+ Số lượng mẫu lấy để phân tích: bằng 1/5 số lượng mẫu đào (đào 5 mẫu

trộn trung bình lấy 1 mẫu hỗn hợp để phân tích) x 2 tầng.

1.2. Điều tra lấy mẫu nước (lấy mẫu nước, ghi thông tin về mẫu điều tra

theo mẫu phiếu đi kèm, thể hiện ranh giới khu vực lấy mẫu và ký hiệu mẫu lên

bản đồ): số lượng mẫu lấy bằng 1/10 số mẫu đất ô nhiễm (chỉ áp dụng cho điều

tra, đánh giá chất lượng đất nuôi trồng thủy sản).

2. Điều tra khảo sát để xây dựng các bản đô chuyên đề phục vụ việc xây

dựng bản đô chất lượng đất.

2.1. Điều tra và mô tả chi tiết các yếu tố địa hình, địa chất

- Kiểm tra địa hình (cấp độ dốc, cấp địa hình tương đối).

Page 13: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

13

- Xác định ranh giới khoanh đất cần điều tra ngoài thực địa.

- Chấm điểm, định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.

- Chọn vị trí và chụp ảnh mẫu khu vực điều tra.

2.2. Điều tra về loại đất, chất lượng đất, các khu vực thoái hóa đất, các khu

vực ô nhiễm và có nguy cơ ô nghiễm và lấy mẫu ngoài thực địa:

- Tìm đặc điểm khoanh đất lấy mẫu.

- Xác định ranh giới khoanh đất cần lấy mẫu ngoài thực địa.

- Kiểm tra đối chứng thông tin về đặc trưng của khoanh đất theo cơ sở dữ

liệu ban đầu và đặc trưng của khoanh đất ngoài thực địa.

- Chấm điểm, định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.

- Thực hiện việc lấy mẫu.

- Bảo quản mẫu tại hiện trường.

- Xác định loại thực vật chỉ thị (không/ có), tên loại thực vật chỉ thị.

- Mô tả khu vực điều tra theo các nội dung: hiện trạng thảm thực vật (loại

cây trồng, thời vụ/thời kỳ sinh trưởng), hiện trạng sử dụng đất (sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, …), phương thức sử dụng đất, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ

đất, kết cấu đất, chỉ thị, khả năng tưới (chủ động, bán chủ động, nhờ nước trời),

tiêu (chủ động, bán chủ động), điểm xuất hiện nước ngầm (nông/ sâu); đặc điểm bề

mặt đất; đặc điểm ngập úng (mức độ ngập và thời gian ngập),… (ghi vào nhật ký

dã ngoại).

- Chọn vị trí và chụp ảnh khu vực lấy mẫu.

- Khoanh tách ranh giới các khu vực lấy mẫu, phương thức sử dụng đất, các

biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất, ranh giới khu vực bị thoái hóa (các khu vực khô

hạn, hoang hóa, các khu vực sạt lở, các khu vực xuất hiện xói mòn đất, rửa trôi;

các khu vực nhiễm mặn hóa, phèn hóa; các khu vực ngập úng;…) ranh giới khu

vực bị ô nhiễm đất và có nguy cơ ô nhiễm đất lên bản đô điều tra dã ngoại.

- Tổng hợp cơ sở dữ liệu tại các điểm lấy mẫu.

3. Điều tra thu thập thông tin theo mẫu phiếu để bổ sung thông tin phục vụ

đánh giá chất lượng đất

3.1. Điều tra khả năng ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất theo mẫu phiếu

điều tra.

3.2. Điều tra các điều kiện kinh tế, xã hội tác động đến sản xuất theo mẫu

phiếu điều tra.

4. Cập nhật và chỉnh lý tài liệu điều tra khảo sát

4.1. Sao chép bản đô, chuyển các thông tin từ bản đô dã ngoại lên bản đô

gốc phục vụ xây dựng bản đô chất lượng đất

Page 14: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

14

4.2. Thống kê diện tích các loại đất đã điều tra.

4.3. Thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng các mẫu phân tích lấy từ thực địa,

rà soát, bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu điều tra, thống nhất bộ số liệu gốc.

5. Hội thảo kết quả điều tra ngoại nghiệp.

6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả điều tra ngoại nghiệp.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Phương pháp điều tra lấy mẫu phân tích

Việc điều tra, lấy mẫu ngoài thực địa rất quan trọng, kết quả phân tích sẽ

quyết định đặc điểm chất lượng đất như thế nào, do đó trong quá trình lấy mẫu

cần lưu ý các điểm sau:

* Thời gian lấy mẫu: Tùy theo mục đích, yêu cầu mà thời gian lấy mẫu có

thể khác nhau. Nhìn chung, thời gian lấy mẫu tốt nhất trong năm là khi thời tiết ổn

định, không bị tác động, ảnh hưởng xáo trộn gì.

* Vị trí lấy mẫu phải đảm bảo yêu cầu: các mẫu được lấy là mẫu đại diện cho

từng loại thổ nhưỡng, đại diện cho các điểm đặc biệt về chất lượng đất (thoái hóa, ô

nhiễm) và phải đại diện cho từng khu vực trên cơ sở có sự đông nhất về địa hình.

* Tùy theo từng mục đích điều tra, đánh giá, phương pháp lấy mẫu được

quy định cụ thể như sau:

(1) Lấy mẫu đánh giá điều kiện thổ nhưỡng:

- Theo mạng lưới phẫu diện đã dự kiến, đào lấy mẫu và phát hiện các loại

đất, xác định ranh giới của chúng và khoanh vẽ lên bản đô.

- Chọn địa điểm đào phẫu diện: Địa điểm đào phẫu diện phải thật đại diện

cho khu vực điều tra.

- Xác định vị trí phẫu diện từ thực địa vào bản đô bằng các phương pháp sau:

+ Phương pháp giao hội (theo các mốc cố định dễ nhận biết).

+ Phương pháp đo khoảng cách, ước lượng cự ly.

- Mật độ lấy mẫu được áp dụng theo tiêu chuẩn ngành (10 TCN 68-84) của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra lập bản đô đất.

- Đào và mô tả phẫu diện.

+ Phẫu diện chính: Đào đến tầng cứng rắn, đá mẹ hoặc đến độ sâu tối thiểu

125 cm, nếu chưa gặp tầng cứng rắn, chiều rộng 70 – 80 cm, chiều dài 1,2 – 2,0m.

Khi đào cần lưu ý:

Mặt thành phẫu diện để mô tả phải đối diện với hướng mặt trời. Khi đào,

lớp đất mặt để riêng, lớp dưới để riêng.

Đất đào được không được đổ lên phía mặt phẫu diện mô tả. Không được

Page 15: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

15

dẫm đạp lên phía mặt phẫu diện mô tả vì làm mất trạng thái tự nhiên của đất.

Đối với đất trông trọt đào xong phải lấp lại ngay. Các lớp đất dưới lấp

trước, lớp đất trên mặt lấp sau cùng.

+ Mô tả bản tả chính, ghi vị trí, số phẫu diện trên bản đô.

+ Phẫu diện phụ: Khi gặp loại đất giống đất ở phẫu diện chính gần đó thì đào

phẫu diện phụ. Đào sâu đến 100cm. Tả vào bản tả phẫu diện phụ, ghi vị trí, số

phẫu diện lên bản đô.

- Thử pH, Carbonat và các chỉ tiêu mặn, phèn.

- Lấy tiêu bản đất và lấy mẫu đất.

+ Lấy đất ở tầng phát sinh cho vào các ngăn của hộp tiêu bản. Đất cho vào

hộp phải giữ được dạng tự nhiên và đặc trưng cho tất cả các tầng đất.

+ Cách ghi tiêu bản đất: bên cạnh mỗi ngăn tiêu bản ghi rõ độ dày tầng đất

phát sinh, đầu và nắp hộp tiêu bản phải ghi số phẫu diện, ký hiệu phẫu diện, ký

hiệu tên đất. Trên mặt nắp hộp tiêu bản ghi ký hiệu phẫu diện, số phẫu diện, ký

hiệu tên đất, địa điểm đào phẫu diện và thực vật phổ biến.

- Ghi thông tin về mẫu điều tra theo mẫu phiếu đi kèm.

- Thể hiện ranh giới các khoanh đất, khu vực lấy mẫu và ký hiệu tên đất, ký

hiệu mẫu lên bản đô.

+ Trên bản đô dã ngoại và bản đô gốc ranh giới khoanh đất vẽ bằng bút chì

đen, trên bản đô màu vẽ bằng mực đen nét liền.

+ Vị trí phẫu diện và số phẫu diện trên bản đô dã ngoại ghi bằng bút chì,

trên bản đò gốc và bản đô màu ghi bằng mực đen.

+ Ký hiệu tên đất trên bản đô dã ngoại và bản đô gốc ghi bằng bút chì đen,

trên bản đô màu ghi bằng bút mực. Các ký hiệu này ghi thành hàng ngang.

(2) Lấy mẫu đất để đánh giá thoái hóa và ô nhiễm đất:

- Một số nguyên tắc lấy mẫu đất:

+ Đối với vùng ô nhiễm, thoái hoá: Để đánh giá chung về chất lượng đất

cho một khu vực, phải lựa chọn được các vị trí lấy mẫu đại diện, phản ánh đặc

trưng về hiện trạng môi trường đất của toàn khu vực. Có thể đào thăm dò để xác

định ranh giới khu vực ô nhiễm, thoái hoá và vị trí đại diện nhất của khu vực.

+ Đối với những điểm ô nhiễm trong một khu vực: Các vị trí lấy mẫu phải

đại diện, đặc trưng cho những điểm ô nhiễm.

+ Số lượng mẫu được lấy phụ thuộc vào tính đa dạng của khu vực. Đối với

bất kỳ một loại đất bị ô nhiễm, thoái hoá nào, tối thiểu phải lấy được 3 mẫu đại

diện. Tuỳ thuộc và tính chất, nguyên nhân và mức độ ô nhiễm, thoái hoá đất khác

nhau mà lấy mẫu phải được lấy ở các tầng phẫu diện khác nhau.

Page 16: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

16

+ Khu đất lấy mẫu chọn sao cho loại trừ được sự sai lệch của kết quả phân

tích dưới ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

+ Khi cần có kết quả so sánh (mẫu đối chứng) mẫu đất bị ô nhiễm, thoái

hoá, lấy mẫu ở những khu đất có cùng điều kiện tự nhiên.

+ Độ sâu lấy mẫu: lấy theo các tầng 0 - 30 cm, 30 - 60 cm, (riêng đối với

mẫu đất điều tra về nhiễm phèn nên lấy theo độ sâu tầng thổ nhưỡng).

+ Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản theo đúng nguyên tắc.

+ Mẫu đất phải có phiếu ghi rõ: tên mẫu, địa điểm lấy mẫu, ngày giờ lấy,

điều kiện thời tiết khi lấy mẫu, mô tả mẫu...

- Mật độ lấy mẫu và trọng lượng mẫu đất:

+ Mật độ lấy mẫu thoái hóa được vận dụng theo tiêu chuẩn 10 TCN 68-84;

mật độ lấy mẫu ô nhiễm được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5275-

1995 (như đã trình bày tại điểm 1 bước 3 mục 1.1).

+ Trọng lượng mẫu đất tối thiểu phải đạt 1 kg.

- Phương pháp lấy mẫu đất: được áp dụng theo quy định chung của phương

pháp lấy mẫu phân tích tính chất hoá học và hoá lý đất:

+ Mẫu cá biệt: mẫu được lấy tại một vị trí xác định. Những mẫu này là mẫu

độc nhất ban đầu đông thời là mẫu chung được xử lý để phân tích.

+ Mẫu hỗn hợp: mẫu được hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành

mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.

Tuỳ theo hình dáng và địa hình mảnh đất lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều

trên toàn diện tích theo quy tắc lấy theo đường chéo, đường vuông góc hay đường

dích dắc. Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị

trí gần bờ và các vị trí quá trũng hay quá cao.

Các mẫu ban đầu được thu gom lại thành một hỗn hợp chung có khối lượng

ít nhất 2 kg. Từ mẫu hỗn hợp chung, chọn thành mẫu hỗn hợp trung bình bằng

cách băm nhỏ đất chộn đều và loại bỏ bớt mẫu theo nguyên tắc đường chéo góc.

Những mẫu xác định dung trọng, tỷ trọng và độ xốp được lấy nguyên trạng bằng

ống đóng và các công cụ riêng.

1

4

3

2

Page 17: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

17

Lấy mẫu gần và xa nguôn thải ở trên những loại hình sử dụng đất khác

nhau, lấy theo độ sâu phẫu diện đất, lấy mẫu đất đối chứng.

- Phương pháp bảo quản mẫu đất:

+ Các mẫu đất được cho vào túi vải hoặc nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu

ghi mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu...

+ Những mẫu phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như NH4+, NO3-, Fe3+,

Fe2+... Cần phân tích mẫu “đất tươi”, phải có cách bảo quản mẫu riêng (hạn chế

tiếp xúc không khí, túi kín được loại trừ không khí, bảo quản lạnh...) và nhanh

chóng phân tích ngay.

(3) Lấy mẫu nước để đánh giá bổ sung các vấn đề ô nhiễm đất:

- Một số nguyên tắc lấy mẫu nước:

+ Các mẫu nước được lấy chủ yếu là nhằm hỗ trợ thêm cho việc phân tích

đánh giá mức độ ô nhiễm đất, do vậy vị trí lấy mẫu phải thật sự đại diện, có liên

quan đến những nguôn gây ô nhiễm.

+ Lấy mẫu theo yếu tố ô nhiễm, ảnh hưởng (nhà máy, khu sản xuất, bãi

thải, dòng chảy, độ dốc, hướng gió, kho tàng,...).

+ Lấy mẫu điểm đặc biệt, ví dụ có sự cố môi trường (như vỡ đê, lụt, kho

thuốc hoá học, trung tâm chứa chất thải rắn, lỏng,...).

+ Thể tích mẫu phải đạt khoảng 1,5 - 2 lít.

+ Mẫu nước phải có phiếu ghi rõ: tên mẫu, địa điểm lấy mẫu, ngày giờ lấy,

điều kiện thời tiết khi lấy mẫu, mô tả mẫu...

- Phương pháp lấy mẫu nước: được áp dụng theo quy định chung của

phương pháp lấy mẫu phân tích nước nông nghiệp:

+ Lấy mẫu ở các sông, suối và kênh dẫn nước: Với những dòng có độ sâu

trên 3 m, lấy nhiều vị trí ở 3 độ sâu: mặt nước, độ sâu trung bình và đáy. Với

những dòng có độ sâu dưới 3 m, lấy nhiều vị trí ở độ sâu trung bình. Các mẫu

riêng biệt được trộn đều để lấy mẫu trung bình.

+ Lấy mẫu ở các hô, ao: Lấy ít nhất 6 mẫu hỗn hợp (lấy từ các mẫu riêng biệt).

+ Lấy mẫu nước trên ruộng: Lấy ít nhất 6 mẫu riêng biệt trên một thửa

ruộng để gom thành một mẫu hỗn hợp. Từng mẫu riêng biệt phải lấy ở trung điểm

độ sâu của ruộng.

- Phương pháp bảo quản mẫu nước

+ Mẫu nước được đựng trong bình thuỷ tinh hoặc nhựa sạch. Trước khi

đựng, tráng kỹ 2 - 3 lần bằng nước sắp đựng. Nước đựng đầy bình, nút chặt.

+ Đối với các mẫu nước dễ bị biến đổi (đặc biệt với độ hoà tan các loại khí,

pH...), các mẫu để phân tích các hợp chất chứa Nitơ (NO3-, NO2

-, NH4+), thuốc

Page 18: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

18

bảo vệ thực vật và một số nguyên tố kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg... cần

đựng đầy, nút chặt, kín và bảo quản lạnh ở các điều kiện sau:

TT Thông số phân tích Chai đựng Điều kiện bảo quản

1 Nitrat (NO3-) PE Bảo quản lạnh

2 Nitrit (NO2-) PE Bảo quản lạnh

3 Ammôni (NH4+) PE Bảo quản lạnh

4 Chất rắn tổng số PE Bảo quản lạnh

5 Chì (Pb) PE 2ml HNO3 đậm đặc/ mẫu

6 Asenic (As) PE 2ml HNO3 đậm đặc/ mẫu

7 Cadimium (Cd) PE 2ml HNO3 đậm đặc/mẫu

8 Thuỷ Ngân (Hg) Thuỷ tinh 1ml H2SO4 đậm đặc + 1 ml K2Cr2O7 / 100 ml mẫu

9 Thuốc BVTV Thuỷ tinh Bảo quản lạnh

2. Điều tra thu thập thông tin theo mẫu phiếu để bổ sung thông tin phục

vụ đánh giá chất lượng đất: thông qua hình thức phỏng vấn theo mẫu phiếu đã

được chuẩn bị sẵn (phương pháp điều tra nông thôn nhanh - RRA).

(1) Điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bao gôm:

- Phỏng vấn cá nhân: Đối tượng được phỏng vấn có thể là chủ sử dụng đất

nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Trước tiên, nên

phỏng vấn những người có kinh nghiệm để có thể thu thập được những tin tức

quan trọng và có độ tin cậy về các vấn đề có liên quan đến tình hình chung của

địa bàn điều tra (tình hình phát triển; khó khăn, hạn chế của địa bàn đối với công

việc điều tra,...). Họ có thể đưa ra những gợi ý có ích về sự lựa chọn các đối

tượng thích hợp để phỏng vấn. Xác định nguôn thông tin chính để phỏng vấn

thông qua trao đổi với các quan chức địa phương, với các cán bộ liên quan mà đã

quen thuộc với khu vực.

- Phỏng vấn theo nhóm: Tiến hành với các hình thức khác nhau tuỳ thuộc

vào mục đích và nhóm người được phỏng vấn. Có thể làm theo cách ngẫu

nhiên - không chính thức - bằng cách trò truyện với những nhóm người tình cờ

gặp trên thực địa, hoặc có thể phỏng vấn chính thức có chuẩn bị trước. Các

nhóm chính thức được lựa chọn theo các đối tượng sử dụng đất khác nhau

(nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,...), hoặc được lựa chọn hỗn hợp

của các đối tượng này. Mục đích phỏng vấn là để có thể khai thác và phân tích

nội dung điều tra, tập trung vào những vấn đề, khả năng, trình độ hiểu biết của

từng nhóm.

(2) Phương pháp điều tra thực địa bằng trực diện:

- Tìm hiểu bằng cách khảo sát trực tiếp: Bao gôm các sự quan sát trực tiếp

ngoài thực địa, các sự kiện, quá trình, mối liên hệ được các cán bộ điều tra ghi lại

dưới dạng ghi chép, khoanh vẽ trên bản đô.

Page 19: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

19

Trước khi đi điều tra, khảo sát trực tiếp, cần phải thu thập các thông tin, tài

liệu (dữ liệu, bản đồ) có liên quan. Nhờ đó, trong quá trình điều tra, khảo sát các

điều tra viên đã có được những hiểu biết chung về địa bàn điều tra, điều tra bổ

sung hoặc làm rõ các vấn đề về chất lượng đất của địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp quan sát có thể được thực hiện trực tiếp theo các chỉ số đã

được lựa chọn. Chỉ số này có thể là các sự kiện, quá trình của những mối liên hệ

dễ quan sát dùng để biểu thị những sự kiện khác khó hơn không thể quan sát trực

tiếp. Ví dụ: quan sát thực tế sự phát triển thực vật, địa hình, độ dốc, bề mặt đất, vị

trí đổ bỏ chất thải,...

- Đo đạc trực tiếp: Kết quả từ việc đo đạc trực tiếp từ các phương tiện, dụng

cụ đo là những cơ sở quan trọng cho công tác đánh giá chất lượng đất. Các kết

quản này rất cần thiết để bổ sung cho các kết quả từ những nghiên cứu trước và

các dữ liệu thứ cấp.

3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu để tổng hợp diện tích các loại đất

đã điều tra

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý thông tin, số

liệu (xử lý số liệu thống kê các loại đất đã điều tra,…).

Bước 4

XỬ LÝ NỘI NGHIỆP, XÂY DỰNG TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra, phân tích mẫu và xây dựng tài liệu, số

liệu, bản đô phục vụ đánh giá chất lượng đất.

II. SẢN PHẨM

- Bộ số liệu kết quả phân tích mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất.

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Báo cáo chuyên đề về sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

+ Báo cáo chuyên đề về thực trạng chất lượng đất.

- Các bản đô chuyên đề (địa hình, khí hậu, độ dốc, tưới tiêu,...).

- Bản đô chất lượng đất.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phân tích mẫu phục vụ đánh giá chất lượng đất.

1.1. Phân nhóm, rà soát các chỉ tiêu phân tích của các mẫu theo yêu cầu.

Xác định các chỉ tiêu phân tích việc phân loại đất, điều kiện thổ nhưỡng,

thoái hóa, ô nhiễm phục vụ đánh giá các đặc tính, tính chất đất.

Page 20: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

20

1.2. Tiến hành phân tích mẫu.

- Phân tích mẫu đất phục vụ cho việc đánh giá các đặc tính, tính chất đất

(phân loại đất, điều kiện thổ nhưỡng, thoái hóa đất).

+ Các chỉ tiêu lý học: Thành phần cơ giới, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, độ ẩm.

+ Chỉ tiêu hoá học: pHH20, pHKCl; Hữu cơ tổng số; N, P, K tổng số; P, K dễ

tiêu; H+, Fe3+, Al3+; Ca2+, Mg2+, K+, Na+; CEC; BS; EC (đối với vùng đất mặn,

phèn phân tích thêm các chỉ tiêu: tổng số muối tan, Cl-, SO42-, NH4

+).

- Phân tích mẫu đất phục vụ cho việc đánh giá ô nhiễm đất: các kim loại

nặng (Cu, Zn, Fe, As, Cd, Pd), dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm

Pyrethroid).

- Phân tích mẫu nước (chỉ áp dụng cho điều tra, đánh giá chất lượng đất

nuôi trồng thủy sản) theo các chỉ tiêu: pH, oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn hòa

tan (TDS), chất rắn lơ lửng (SS), oxy sinh hóa (BOD5), oxy hóa học (COD), các

kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As, Fe, Cu, Zn, Mn), dầu mỡ, Coliform, dư lượng hóa

chất bảo vệ thực vật (nhóm Pyrethroid).

- Hoàn chỉnh bộ số liệu phân tích.

- Xây dựng bản đô vị trí các điểm lấy mẫu.

2. Xây dựng tài liệu, số liệu và bản đô đánh giá chất lượng đất.

2.1. Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến việc sử

dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá yếu tố vị trí địa lý đến chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của địa hình (đặc điểm kiến tạo địa

hình, phân cấp độ cao, độ dốc) đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá sự tác động của khí hậu (đặc điểm chế độ nhiệt, nắng,

lượng mưa, độ ẩm không khí, gió, bão, sương muối, lũ lụt) đến sản xuất và khả

năng suy thoái đất đai.

- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố thuỷ văn, nguôn nước (đặc

điểm hệ thống các lưu vực, mạng lưới sông suối, chế độ thuỷ văn, thuỷ triều) đối

với sản xuất và chất lượng đất.

- Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc sử dụng đất

và chất lượng đất.

- Xây dựng báo cáo chuyên đề về sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến

việc sử dụng đất và chất lượng đất.

2.2. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu về điều kiện khí hậu, diện tích

đất đai phân theo cấp độ dốc, tưới tiêu.

2.3. Lập các bảng biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và biến động các

loại đất.

Page 21: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

21

2.4. Phân tích, đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ

tầng tác động đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh tế, xã hội

tác động đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến

việc sử dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá đặc điểm dân số, việc làm tác động đến việc sử dụng

đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá đặc điểm tập quán sản xuất của người dân tác động

đến sử dụng đất và chất lượng đất.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy

lợi phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tác động đến chất lượng đất.

- Đánh giá chung về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng

tác động đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

- Xây dựng báo các cáo chuyên đề về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

và kết cấu hạ tầng tác động đến việc sử dụng đất và chất lượng đất.

2.5. Xây dựng các bản đô chuyên đề phục vụ đánh giá chất lượng đất (Phụ

lục 2).

2.6. Xây dựng bản đô chất lượng đất (Phụ lục 3).

- Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng đất.

+ Địa hình: gôm độ dốc và địa hình tương đối.

+ Khí hậu: gôm tổng tích ôn, nhiệt độ không khí trung bình năm, nhiệt độ thấp

tuyệt đối trung bình, số giờ nắng trung bình năm, tổng lượng mưa trung bình năm,

tổng bốc thoát hơn tiềm năng trung bình năm, chỉ số khô hạn, số tháng khô hạn.

+ Thủy văn: gôm chế độ và biên độ triều, ngập lũ và ngập triều, độ sâu

ngập và thời gian ngập, xâm nhập mặn.

+ Thổ nhưỡng: gôm loại đất, các yếu tố đi kèm với loại đất (như độ dày tầng

đất, tỷ lệ kết von, đá lẫn, …), các đặc tính lý hóa học của đất (như thành phần cơ

giới, độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, dung tích hấp thu).

+ Những nguy cơ, thách thức phải đối mặt: gôm sạt lở - lũ quét, xói mòn,

rửa trôi, hoang hóa - sa mạc hóa, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa, ngập lụt,… các yếu

tố gây ô nhiễm (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, …).

- Phân mức đánh giá từng chỉ tiêu đã được xác định (chi tiết tại phần phụ lục 3).

- Xây dựng bản đô chất lượng đất.

Page 22: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

22

2.7. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất.

- Phân loại đất, phạm vi phân bố, quá trình hình thành, đặc trưng của các

nhóm đất.

- Phân tích, đánh giá chất lượng đất theo các thuộc tính vốn có của đất: thổ

nhưỡng, tính chất cơ, lý, hóa học, các vấn đề thoái hóa đất và ô nhiễm đất (phân

tích theo các chỉ tiêu ở mục 1.2 của Bước này và đối chiếu so sánh với các tiêu

chuẩn được trình bày tại phần phụ lục 4).

- Lập các bảng biểu số liệu về chất lượng đất.

- Xây dựng báo cáo chuyên đề về thực trạng chất lượng đất.

3.3. Hội thảo kết quả xây dựng các báo cáo, số liệu và bản đô.

3.4. Đánh giá, nghiệm thu kết quả xử lý nội nghiệp.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Phương pháp phân tích mẫu

Tùy theo điều kiện cụ thể của các phòng thí nghiệm, đơn vị phân tích mà sử

dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Tổng hợp các phương pháp phân tích

mẫu đất và mẫu nước được sử dụng trong phân tích đánh giá chất lượng đất được

thể hiện ở phần phụ lục 5.

2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình xử lý thông tin, số liệu (xử

lý số liệu kết quả điều tra, kết quả phân tích, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá,…)

trên cơ sở dựa trên các chỉ tiêu đã được chọn để đánh giá chất lượng đất và các

tiêu chuẩn giới hạn tiến hành đánh giá, phân tích kết quả.

3. Phương pháp bản đô

Ứng dụng các phần mềm đô họa để số hóa, chông xếp, chông ghép các bản

đô đơn tính, xây dựng hệ thống bản đô đánh giá chất lượng đất.

Bản đô nền sử dụng để xây dựng các bản đô chuyên đề và bản đô đánh giá

chất lượng đất là bản đô nền địa hình được xây dựng theo quy định của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

Từ kết quả đánh giá theo từng chỉ tiêu phân cấp chuyển kết quả lên bản đô

chuyên đề tương ứng (các lớp thông tin về đất, khí hậu, địa hình, loại thổ

nhưỡng, nguồn nước, chế độ tưới tiêu, mức độ thoái hóa, ô nhiễm,...). Tổng hợp

đánh giá bằng phương pháp chông xếp và chông ghép các bản đô trên, tất cả các

cơ sở dữ liệu của các bản đô chuyên đề được xây dựng, quản lý trên nền công

nghệ GIS. Quản lý và lưu trữ các lớp thông tin bản đô gắn với các lớp thông tin

thuộc tính được thống nhất trên cùng một hệ toạ độ quốc gia.

Chỉ tiêu phân cấp của mỗi yếu tố dùng trong đánh giá chất lượng đất được

xác định theo 3 mức tương ứng với các khoảng đánh giá chất lượng cao, trung

Page 23: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

23

bình và thấp trong giới hạn phân cấp của từng yếu tố tương ứng ở các bản đô

chuyên đề, sau đó xác định trọng số cho từng yếu tố dựa vào mức độ ảnh hưởng

của chúng với từng loại hình sử dụng đất.

Phương pháp đánh giá chất lượng đất được sử dụng là kết hợp giữa

“phương pháp yếu tố hạn chế” và phương pháp cho điểm theo trọng số được tính

theo các yếu tố đánh giá. Chất lượng của mỗi khoanh đất được xác định theo tổng

điểm cộng từ các yếu tố được lựa chọn trong mỗi khoanh đất đánh giá.

Ứng dụng phần mềm phân tích không gian 3 chiều (3D.ANALYST) trong

AcView; phần mềm ArcInfo với sự hỗ trợ của kỹ thuật GIS được sử dụng trong

thành lập bản đô, số hoá, nhập dữ liệu, truy nhập thông tin, đo, tổng hợp diện tích,

biên tập bản đô kết quả cũng như các thông tin đầu ra khác.

Sử dụng các phần mềm Micro Station và Mapinfo khoanh định ranh giới và

đo diện tích các loại đất.

4. Phương pháp đánh giá chất lượng đất đai theo quan điểm phát triển bền

vững: Vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, kết hợp giữa phương pháp

“Yếu tố hạn chế” trong sử dụng đất và phương pháp xác định “trọng số”, đông

thời lượng hóa các yếu tố định tính để đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các

loại hình sử dụng đất. Áp dụng đánh giá chất lượng đất đai theo quan điểm phát

triển bền vững.

Bước 5

XÂY DỰNG BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP, HOÀN CHỈNH

TÀI LIỆU, BẢN ĐỒ VÀ TRÌNH DUYỆT

I. MỤC TIÊU

Tổng hợp, xây dựng báo cáo thuyết minh, hoàn chỉnh các bản đô sản phẩm

và trình phê duyệt các sản phẩm của dự án.

II. SẢN PHẨM

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất.

- Bản đô chất lượng đất và các bản đô chuyên đề có liên quan.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất

lượng đất.

1.1. Viết báo cáo thuyết minh tổng hợp.

1.2. Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu số liệu kèm theo báo cáo.

1.3. Xây dựng, biên tập và hoàn chỉnh các bản đô thu nhỏ kèm theo báo cáo.

2. Hoàn chỉnh bản đô chất lượng đất và các bản đô chuyên đề có liên quan.

3. Nhân sao tài liệu và tổ chức hội thảo kết quả đánh giá chất lượng đất.

Page 24: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

24

3.1. Nhân sao tài liệu và tổ chức hội thảo.

3.2. Chỉnh sửa, hoàn thiện các tài liệu sau hội thảo.

4. Trình duyệt, nghiệm thu kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất.

4.1. Tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất .

4.2. Chỉnh sửa, hoàn thiện các sản phẩm sau thẩm định.

5. Đánh giá, nghiệm thu và bàn giao kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình tổng hợp, xử lý

thông tin, số liệu.

3. Phương pháp bản đô

Ứng dụng các phần mềm đô họa để số hóa, biên tập xây dựng hệ thống bản

đô đánh giá chất lượng đất.

4. Các phương pháp khác

- Phương pháp kế thừa: các tài liệu, số liệu đã thu thập từ các nghiên cứu

khác có liên quan đến nội dung đánh giá tiềm năng đất đai cũng được kế thừa sử

dụng trong quá trình phân tích, đánh giá.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: các thông tin, số liệu được phân tích, xử

lý theo một hệ thống nhất định về thời gian trên cơ sở mỗi nội dung nghiên cứu

được xác định như là một phần tử trong hệ thống và có tác động qua lại lẫn nhau.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: các thông tin, số liệu được phân tích

trên cơ sở nội suy, ngoại suy vấn đề, từ đó tổng hợp đưa ra các nhận định.

- Phương pháp chuyên gia: trực tiếp trao đổi, tổ chức hội thảo lấy ý kiến

của các chuyên gia có kinh nghiệm để chuẩn xác hóa các nhận định, đánh giá, kết

quả nghiên cứu.

Page 25: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

25

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xây dựng bản đô nền phục vụ điều tra thực địa

Phụ lục 2: Xây dựng bản đô chuyên đề phục vụ xây dựng bản đô

chất lượng đất

Phụ lục 3: Xây dựng bản đô chất lượng đất

Phụ lục 4: Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đất

Phụ lục 5: Phương pháp phân tích mẫu

Page 26: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

26

Phụ lục 1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NỀN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

1. Sản phẩm

Bản đô nền phục vụ điều tra dã ngoại.

2. Phương pháp thực hiện

- Số hóa bản đô bằng phần mềm Microstation

- Nhập các thông tin thuộc tính bằng Mapinfo

3. Trình tự và nội dung công việc

Xây dựng nền chung cho các loại bản đồ (bản đô địa hình, bản đô thổ

nhưỡng, bản đô hiện trạng sử dụng đất)

- Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ nền:

+ Thống nhất hệ tọa độ chung cho các bản đô là hệ tọa độ VN2000 theo

quy phạm của Bộ tài nguyên và Môi trường;

+ Thống nhất khung bản đô, các yếu tố ngoài khung, ghi chú hệ tọa độ và

độ cao, tỷ lệ bản đô.

- Nắn (hiệu chỉnh) hệ thống bản đô đã thu thập về cùng hệ tọa độ và múi

chiếu.

- Chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng khác nhau về một định dạng thống

nhất (sử dụng định dạng file *.tab của Mapinfo).

- Xác định và chỉnh ly các yếu tố nội dung chính của bản đồ nền

+ Xác định và chỉnh lý các đối tượng giao thông, sông suối, bình độ, chữ

chú dẫn trên bản đô.

+ Chỉnh sửa các lỗi trùng lặp, chông đè, khuyết thiếu thông tin giữa các thửa

đất với nhau, giữa các thửa đất và lớp giao thông, sông suối đã được chỉnh lý.

+Xác định phần diện tích điều tra và không điều tra trên các loại bản đô.

+ Cắt và cố định phần diện tích đất điều tra và phần diện tích không điều tra

trên tất cả các loại bản đô đã thu thập được.

- Hoàn thiện nền chuẩn cho bản đồ

- In bản đồ nền phục vụ điều tra

Page 27: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

27

Phụ lục 2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

CHẤT LƯỢNG ĐẤT

1. Sản phẩm

Các bản đô chuyên đề về cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ công tác nội

nghiệp.

2. Phương pháp thực hiện

- Số hóa bản đô bằng phần mềm Microstation

- Nhập các thông tin thuộc tính bằng Mapinfo

- Xử lý dữ liệu bằng Excel, Mapinfo, ArcGis

- Chông xếp các lớp thông tin bằng ArcGis

- Thống kê tổng hợp thông tin trong Excel và ArcGIS.

a. Thiết kế các trường thông tin để chứa cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ

nhiều nguồn khác nhau trên nền bản đồ gốc

- Thiết kế lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất (loại sử dụng, kiểu sử dụng,

phương thức sử dụng đất, chế độ canh tác, chế độ tưới tiêu, năng suất cây trông);

- Thiết kế lớp thông tin địa hình, địa chất, thổ nhưỡng.

- Thiết kế lớp thông tin khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khô hạn,…).

- Thiết kế lớp thông tin về thủy văn.

- Thiết kế lớp thông tin về ô nhiễm và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm.

- Thiết kế lớp thông tin về thoái hóa đất (xói mòn, khô hạn, mặn hóa, phèn

hóa, ngập úng,..).

b. Nhập thông tin thuộc tính cho các khoanh đất theo kết quả điều tra

thu thập ban đầu

- Chuẩn hóa và nhập các thông tin về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng:

Chuẩn hóa và nhập các thông tin về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, loại đất,

đá mẹ, mẫu chất, kết von, đá lẫn và độ cao theo kết quả điều tra thu thập (bản đô

địa hình, bản đô thổ nhưỡng).

- Chuẩn hóa và nhập thông tin về hiện trạng sử dụng đất: Chuẩn hóa và

nhập các thông tin về các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất, phương

thức sử dụng đất, chế độ tưới tiêu đến từng khoanh đất theo kết quả điều tra thu

thập.

- Chuẩn hóa và nhập thông tin về các yếu tố khí hậu phục vụ xây dựng bản

đồ khí hậu (chỉ áp dụng cho tỷ lệ bản đồ 1/100.000 và 1/250.000)

+ Sao chuyển các đường đẳng trị khí hậu từ bản đô khí hậu.

Page 28: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

28

+ Xác định các trạm khí tượng đã có và các giá trị đo của từng trạm trên địa

bàn vùng điều tra. Nội suy bằng phương pháp Thiessen Polygon trong ArcGIS để

xác định các tiểu vùng khí hậu, ranh giới các tiểu vùng khí hậu.

+ Nhập thông tin về các yếu tố khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, lượng

bốc hơi) theo từng tiểu vùng khí hậu đã xác định đến từng khoanh đất.

- Chuẩn hóa và nhập thông tin về điều kiện thủy văn (chế độ tưới, tiêu, tình

trạng khô hạn, ngập lụt, khả năng cung cấp và tiêu thoát nước…).

- Nhập các thông tin về các khoanh đất có nguy cơ bị thoái hóa: Chuẩn hóa

và nhập các thông tin về các khoanh đất có nguy cơ bị thoái hóa hiện có trên địa

bàn như xói mòn, rửa trôi, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa,… theo kết quả điều tra

đến từng khoanh đất.

- Nhập các thông tin về các khoanh đất có nguy cơ bị ô nhiễm: Chuẩn hóa

và nhập các thông tin về các khoanh đất có nguy cơ bị ô nhiễm theo kết quả điều

tra đến từng khoanh đất.

c. Chồng xếp các loại bản đồ để xây dựng bản đồ nền gốc

- Đối với vùng trung du, miền núi: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về

loại hình sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; độ dốc; tầng

dày; xói mòn; khô hạn, hoang hóa; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất.

- Đối với vùng đồng bằng: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về loại

hình sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; khô hạn, hoang

hóa; sạt lở; kết von và ô nhiễm đất.

- Đối với vùng ven biển: Mỗi khoanh đất cần thể hiện các yếu tố về loại hình

sử dụng đất; kiểu sử dụng đất; loại đất; thành phần cơ giới; khô hạn, hoang hóa;

mặn hóa; phèn hóa; kết von và ô nhiễm đất.

Page 29: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

29

Phụ lục 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

- Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng đất (các thuộc tính vốn có của

các khoanh đất tại thời điểm hiện tại).

+ Địa hình: gôm độ dốc và địa hình tương đối.

+ Khí hậu: gôm tổng tích ôn, nhiệt độ không khí trung bình năm, nhiệt độ

thấp tuyệt đối trung bình, số giờ nắng trung bình năm, tổng lượng mưa trung bình

năm, tổng bốc thoát hơn tiềm năng trung bình năm, chỉ số khô hạn, số tháng khô

hạn.

+ Thủy văn: gôm chế độ tưới, tiêu (chủ động, bán chủ động), tình trạng

khô hạn, ngập lụt, khả năng cung cấp và tiêu thoát nước, xâm nhập mặn,…

+ Thổ nhưỡng: gôm loại đất, các yếu tố đi kèm với loại đất (như độ dày

tầng đất, tỷ lệ kết von, đá lẫn, đá lộ đầu), các đặc tính lý hóa học của đất (như

thành phần cơ giới, độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, dung tích

hấp thu).

+ Thoái hóa đất: các khu vực bị thoái hóa, có nguy cơ thoái hóa hiện có

trên địa bàn (như xói mòn, rửa trôi, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa,…).

+ Ô nhiễm đất: các khu vực bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm (như ô nhiễm

do thuốc bảo về thực vật, ô nhiễm do phân hóa học, ô nhiễm do khai thác khoáng

sản,…).

- Phân mức đánh giá từng chỉ tiêu đã được xác định nêu trên.

I. CHỈ TIÊU PHÂN CẤP

1. Địa hình

TT Phân cấp Ký hiệu Ghi chú

II.1. Độ dốc

1 0 - 8o SL1

2 8 - 15o SL2

3 15 - 25o SL3

4 >25o SL4

2.2. Địa hình tương đối

1 Cao DH1

2 Vàn cao DH2

3 Vàn (trung bình) DH3

4 Vàn thấp (thấp) DH4

5 Trũng DH5

Page 30: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

30

2. Khí hậu

2.1.Tổng tích ôn (tổng nhiệt độ hoạt động >10oC) trung bình năm (∑T),

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >9000 ∑T1

2 8000-9000 ∑T2

3 7000-8000 ∑T3

4 <7000 ∑T4

2.2. Nhiệt độ không khí trung bình năm (Tb)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >26oC Tb1

2 24-26 oC Tb2

3 22-24 oC Tb3

4 20-22 o C Tb4

5 18-20 oC Tb5

6 <18 oC Tb6

2.3. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trung bình (Tbmin)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >16oC Tbmin1

2 >12-16 oC Tbmin2

3 >8-12 oC Tbmin3

4 >4-8 oC Tbmin4

5 >2-4 oC Tbmin5

6 0-2 oC Tbmin6

2.4. Số giờ nắng trung bình năm (∑S)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >2500 giờ/năm ∑S1

2 2.000 - 2500 giờ/năm ∑S2

3 1.500 - 2000 giờ/năm ∑S3

4 < 1.500 giờ/năm ∑S4

2.5. Tổng lượng mưa trung bình năm (∑P)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >2.500mm ∑P1

2 2.200-2.500mm ∑P2

3 2.000-2.200 mm ∑P3

4 1.800-2.000mm ∑P4

5 1.600-1.800mm ∑P5

6 1.400-1.600 mm ∑P6

7 1.200- 1.400mm ∑P7

8 <1.200mm ∑P8

Page 31: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

31

2.6. Tổng bốc thoái hơi tiềm năng trung bình năm (∑W)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >3.500mm ∑ W 1

2 3.000-3.500mm ∑ W 2

3 2.500-3.000 mm ∑ W 3

4 2.000-2.500mm ∑ W 4

5 1.500-2000mm ∑ W 5

6 1000-1500 mm ∑ W 6

7 500- 1000mm ∑ W 7

8 <500mm ∑ W 8

2.7. Chỉ số khô hạn

Mức độ khô hạn Chỉ số hạn Ký hiệu

Không hạn < 1,0 cKH1

Hạn nhẹ 1,0 - 2,0 cKH2

Hạn trung bình 2,0 - 4,0 cKH3

Hạn nặng > 4,0 cKH4

2.8. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá khô hạn (theo số tháng khô hạn)

TT Mức độ khô hạn Số tháng khô hạn Ký hiệu

1 Không hạn < 2 kH1

2 Hạn nhẹ 2 - 3 kH2

3 Hạn trung bình 3 - 5 kH3

4 Hạn nặng > 5 kH4

2.9. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hoang mạc hoá, sa mạc hoá

Stt Mức độ mức đánh giá Chỉ số ẩm Ký hiệu

1 Có 0,05 - 0,65 sH1

2 Không > 0,65 sH2

3. Chế độ thủy văn

3.1. Ngập úng

- Thời gian ngập (tính bằng ngày)

TT Phân cấp thời gian

ngập Thời gian ngập (ngày) Ký hiệu

1 Cấp 1 Không ngập tgL1

2 Cấp 2 ≤ 1 tgL2

3 Cấp 3 >1 - 5 tgL3

4 Cấp 4 >5 - 15 tgL4

5 Cấp 5 >15 - 30 tgL5

6 Cấp 6 >30 - 60 tgL6

7 Cấp 7 >60 - 90 tgL7

8 Cấp 8 >90 ngày tgL8

- Độ sâu ngập/dạng ngập (tính bằng cm)

TT Độ sâu ngập/dạng ngập Độ sâu ngập (cm) Ký hiệu

1 Cấp 1 <30 đsL1

2 Cấp 2 30 - <60 đsL2

3 Cấp 3 60 - <100 đsL3

Page 32: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

32

4 Cấp 4 ≥100 đsL4

5 Cấp 5 Ngập triều. đsL5

3.2 Chỉ tiêu phân cấp ngập úng

TT Mức độ ngập lụt Phân cấp Ký hiệu

Độ sâu ngập Thời gian ngập

1 Không ngập lụt Không ngập Không bị ngập lụt nL1

2 Ngập lụt nhẹ Ngập sâu 10 - 30 cn Ngập lụt <1 tháng nL2

3 Ngập lụt trung bình Ngập sâu 30 - 60 cn Ngập lụt 1 - 3 tháng nL3

4 Ngập lụt nặng Ngập sâu > 60cm,

ngập triều Ngập lụt thường xuyên nL4

3.3. Xâm nhập mặn

Căn cứ vào bản đô nhiễm mặn theo hệ thống thuỷ văn bằng cách đo lường độ mặn

của nguôn nước mặt và thời gian xâm nhập mặn tiến hành khoanh vẽ theo mức độ

xâm nhập mặn:

* Độ mặn nguồn nước mặt

TT Phân mức Chỉ tiêu độ mặn

1 Không mặn < 1 g/l

2 Mặn nhẹ 1 - 2 g/l

3 Mặn trung bình 2 - 4 g/l

4 Mặn nhiều > 4 g/l

* Xâm nhập mặn (Ký hiệu xm)

TT Xâm nhập mặn Ký hiệu

1 Không bị xâm nhập mặn xm1

2 Xâm nhập mặn <3 tháng (III/IV-V)/năm xm2

3 Xâm nhập mặn 3 - 5 tháng (II/IV-V)/năm xm3

4 Xâm nhập mặn thường xuyên xm3

* Chỉ tiêu phân cấp mặn hoá

TT Mức độ mặn hoá Xâm nhập mặn Ký hiệu

1 Không mặn hoá Không bị xâm nhập mặn mH1

2 Mặn hoá nhẹ Xâm nhập mặn <3 tháng (III/IV-V)/năm mH2

3 Mặn hoá trung bình Xâm nhập mặn 3 - 5 tháng (II/IV-V)/năm mH3

4 Mặn hoá nặng Xâm nhập mặn thường xuyên mH4

3.4. Điều kiện tưới

TT Chế độ tưới Ký hiệu

1 Chủ động Cđtư

2 Bán chủ động Bcđtư

3 Nhờ nước trời Ntr

3.5. Khả năng tiêu úng

TT Chế độ tiêu Ký hiệu

1 Chủ động Cđti

2 Không chủ động Kcđti

Page 33: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

33

4. Thổ nhưỡng

4.1. Loại đất

TT Phân cấp Ký hiệu Ghi chú

I Bãi cát cồn cát và đất cát (C)

1 Bãi cát bằng ven biển ven sông (Cb) G1

2 Côn cát trắng, vàng (Cc) G2

4 Côn cát đỏ (Cd) G4

5 Đất cát biển (C) G5

6 Đất cát giông (Cz) G6

7 Đất cát Gley (Cg) G7

II. Đất mặn (M)

8 Đất mặn, sú vẹt, đước (Mm) G8

9 Đất mặn nhiều (Mn) G9

10 Đất mặn trung bình và ít (M) G10

11 Đất mặn kiềm (Mk) G11

III. Đất phèn (S)

III.1 Đất phèn tiềm tàng (Sp)

12 Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Sp1Mm) G12

13 Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều (Sp1Mn) G13

14 Đất phèn tiềm tàng nông, mặn TB và ít (Sp1M) G14

15 Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1) G15

16 Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn (Sp2Mm) G16

17 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nhiều (Sp2Mn) G17

18 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn TB và ít (Sp2M) G18

19 Đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2) G19

III.2 Đất phèn hoạt động (Sj)

20 Đất phèn hoạt động nông, mặn nhiều (Sj1Mn) G20

21 Đất phèn hoạt động nông, mặn TB và ít (Sj1M) G21

22 Đất phèn hoạt động nông (Sj1) G22

23 Đất phèn hoạt động sâu, mặn nhiều (Sj2Mn) G23

24 Đất phèn hoạt động sâu, mặn TB (Sj2M) G24

25 Đất phèn hoạt động sâu (Sj2) G25

III.3. Đất phèn thuỷ phân (Stp)

26 Đất phèn thủy phân (Stp) G26

IV. Đất phù sa (P)

27 Đất phù sa được bôi trung tính ít chua (Pbe) G27

28 Đất phù sa được bôi chua (Pbc) G28

29 Đất phù sa không được bôi trung tính ít chua (Pe) G29

30 Đất phù sa không được bôi chua (Pc) G30

31 Đất phù sa Gley (Pg) G31

32 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) G32

33 Đất phù sa úng nước (Pj) G33

34 Đất phù sa ngòi suối (Py) G34

35 Đất phù sa phủ trên nền đất cát biển (P/C) G35

36 Đất phù sa phủ trên nền đất đỏ vàng (P/F) G36

V. Đất lầy và than bùn (T)

37 Đất lầy (J) G37

38 Đất than bùn (T) G38

39 Đất than bùn phèn (TS) G39

Page 34: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

34

VI. Đất xám và bạc màu (X;B)

40 Đất xám trên phù sa cổ (X) G40

41 Đất xám trên đá Macma axít và đá cát (Xa) G41

42 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) G42

43 Đất xám bạc màu trên đá mác ma axit và đá cát (Ba) G43

44 Đất xám Gley (Xg) G44

45 Đất xám bạc màu Gley (Bg) G45

VII Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn (DK&XK)

46 Đất đỏ vàng bán khô hạn (DK) G46

47 Đất xám nâu vùng bán khô hạn (XK) G47

VIII Đất đen (R)

48 Đất đen trên secpentin (Rr) G48

49 Đất đen trên sản phẩm bôi tụ của Bazan (Rk) G49

50 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan (Ru) G50

51 Đất đen cacbonat (Rv) G51

52 Đất đen trên sản phẩm bôi tụ của cacbonat (RDv) G52

IX Đất đỏ vàng (F)

53 Đất nâu tím trên đá Bazan (Ft) G53

54 Đất nâu tím trên đá sét màu tím (Fe) G54

55 Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính (Fk) G55

56 Đất nâu vàng trên đá mác ma bazơ và trung tính (Fu) G56

57 Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) G57

58 Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn) G58

59 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) G59

60 Đất vàng đỏ trên đá macma axít (Fa) G60

61 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) G61

62 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) G62

63 Đất đỏ vàng biến đổi do trông lúa nước (Fl) G63

X Đất mùn vàng đỏ trên núi (H)

64 Đất mùn đỏ vàng trên đá mácma trung tính (Hk) G64

65 Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv) G65

66 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs) G66

67 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha) G67

68 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq) G68

XI Đất mùn trên núi cao (A)

69 Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A) G69

70 Đất mùn vàng nhạt có nơi Pôtzôn hoá (Ao) G70

71 Đất mùn thô than bùn núi cao (At) G71

XII Đất thung lũng (D)

72 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) G72

73 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ trên bazan (Dk) G73

74 Đất cacbonat (K) G74

XIII Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

75 Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) G75

XIV Đất lập liếp (N)

76 Đất lập liếp (N) G76

4.2. Các yếu tố đi kèm với đất

* Độ dầy tầng đất mịn

Stt Phân cấp Ký hiệu Ghi chú

Page 35: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

35

1 > 100 cm D1

2 50 - 100 cm D2

3 < 50 cm D3

* Thành phần cơ giới lớp đất mặt.

Stt Phân cấp Ký hiệu

1 Nhẹ C1

2 Trung bình C2

3 Nặng C3

* Tỷ lệ kết von

Stt Mức độ Giá trị Ký hiệu

1 Nhẹ Số lượng kết von < 30% kích thước mịn, kết von dưới 6

mm và xuất hiện ở tầng đất dưới 50 cm trở xuống kV1

2 Trung bình Số lượng kết von 30 - 50% kích thước trung bình, xuất

hiện ở tầng đất dưới 30 - 70 cm trở xuống kV2

3 Nặng

Số lượng kết von > 50%, kích thước kết von thô, vết đốm

gỉ > 20 mm và xuất hiện ở tầng đất 0 - 30 cm hay toàn bộ

phẫu diện

kV3

* Đá lẫn trong đất

Stt Phân mức đá lẫn Tỷ lệ trong đất Ký hiệu

1 Đá lẫn ít >10 - 30 ĐL1

2 Đá lẫn trung bình >30 - 50 ĐL2

3 Đá lẫn nhiều >50 ĐL3

4 Đá xếp ở đáy ĐL4

* Đá lộ đầu

Stt Phân mức đá lộ đầu Ký hiêu

1 Rải rác ĐLĐ1

2 Tập trung ĐLĐ2

3 Cụm ĐLĐ3

4.3. Các đặc tính lý hóa học đất

* Độ chua của đất (pHKCl )

TT Phản ứng của đất pHKCl

1 Rất chua <4,0

2 Chua 4,0 - 5,0

3 Ít chua >5,0 - 6,0

4 Trung tính >6,0 - 7,0

5 Kiềm yếu và kiềm > 7,0

Nguồn: Cẩm nang sử dụng đất - Bộ NN-PTNT - NXBKH&KT 2009

* Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM% )

TT Mức độ OM tổng số (%)

Vùng đồng bằng Vùng đồi núi

1 Đất giàu hữu cơ > 2 > 4,0

2 Đất có hữu cơ trung bình 1 - 2 2,0 - 4,0

3 Đất nghèo hữu cơ < 1 < 2,0

Nguồn: Cẩm nang sử dụng đất - Bộ NN-PTNT - NXBKH&KT 2009

Page 36: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

36

* Dung tích hấp thu của đất (CEC )

TT Mức độ CEC (lđl/100g đất)

1 Cao >25

2 Trung bình 10 - 25

3 Thấp <10

Nguồn: Cẩm nang sử dụng đất - Bộ NN-PTNT - NXBKH&KT 2009

II. Những nguy cơ, thách thức phải đối mặt

Thách thức phải đối mặt Ký

hiệu

Phân mức đánh giá

Nhiều Trung bình Ít

1. Sạt lở, lũ quét sL Mạnh TB Nhẹ

2. Xói mòn xM Mạnh Trung bình Yếu

3. Khô hạn kH Nặng Trung bình Nhẹ

4. Hoang hoá, sa mạc hoá smH Có

5. Kết von, đá ong hoá kV Nặng Trung bình Nhẹ

6. Mặn hoá mH Nặng Trung bình Nhẹ

7. Phèn hoá nP Có

8. Ngập lụt nL Nặng Trung bình Nhẹ

9. Yếu tố gây ô nhiễm

- Kim loại nặng ON2 Có

- Dư lượng hóa chất BVTV ON3 Có

- Ô nhiễm do khai thác khoáng sản ON4 Có

1. Đất bị sạt lở, lũ quét

Chỉ tiêu phân cấp đánh giá sạt lở, lũ quét

TT Mức độ sạt lở, lũ quét Ký hiệu

1 Không sạt lở, lũ quét sL1

2 Sạt lở, lũ quét nhẹ sL2

3 Sạt lở, lũ quét trung bình sL3

4 Sạt lở, lũ quét mạnh sL4

2. Đất bị xói mòn

* Hệ số xói mòn do mưa

TT Phân cấp Ký hiệu

1 < 1.000 R1

2 1.000- 1.4000 R2

3 1.400- 1.6000 R3

4 1.600- 2.000 R4

5 2.000- 2.4000 R5

6 > 2.400 R6

* Hệ số xói mòn của đất

TT Phân cấp Ký hiệu

1 < 0,2 K1

2 0,2 - 0,3 K2

3 > 0,3 K3

* Hệ số độ dốc và chiều dài sườn dốc

Page 37: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

37

TT Phân cấp Ký hiệu

1 0 – 10 SL1

2 10 – 100 SL2

3 100 – 500 SL3

4 500 -1.000 SL4

5 > 1.000 SL5

* Hệ số lớp phủ thực vật và quản lý đất

TT Hệ số C Ký hiệu

1 0,001 C1

2 0,003 C2

3 0,01 C3

4 0,015 C4

5 0,027 C5

6 0,05 C6

7 0,056 C7

8 0,06 C8

9 0,09 C9

10 0,17 C10

11 0,3 C11

12 0,5 C12

13 0,65 C13

14 0,7 C14

15 0,83 C15

16 1 C16

* Hệ số do áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất

Stt Hệ số P Ký hiệu

1 0,12 P1

2 0,16 P2

3 0,3 P3

4 0,35 P4

5 0,43 P5

6 0,6 P6

7 0,7 P7

8 0,8 P8

9 0,9 P9

10 1 P10

* Tổng hợp xói mòn

Cấp xói mòn Lượng xói mòn tấn/ha/năm Ký hiệu

Yếu < 10 xM1

Trung bình 10 - 50 xM2

Mạnh > 50 xM3

Nguồn: TCVN 5299 - 2009

3. Đất bị khô hạn

3.1.Tổng tích ôn (tổng nhiệt độ hoạt động >10oC) trung bình năm (∑T),

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >9000 ∑T1

Page 38: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

38

2 8000-9000 ∑T2

3 7000-8000 ∑T3

4 <7000 ∑T4

3.2. Nhiệt độ không khí trung bình năm (Tb)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >26oC Tb1

2 24-26 oC Tb2

3 22-24 oC Tb3

4 20-22 o C Tb4

5 18-20 oC Tb5

6 <18 oC Tb6

3.3. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trung bình (Tbmin)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >16oC Tbmin1

2 >12-16 oC Tbmin2

3 >8-12 oC Tbmin3

4 >4-8 oC Tbmin4

5 >2-4 oC Tbmin5

6 0-2 oC Tbmin6

3.4. Số giờ nắng trung bình năm (∑S)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >2500 giờ/năm ∑S1

2 2.000 - 2500 giờ/năm ∑S2

3 1.500 - 2000 giờ/năm ∑S3

4 < 1.500 giờ/năm ∑S4

3.5. Tổng lượng mưa trung bình năm (∑P)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >2.500mm ∑P1

2 2.200-2.500mm ∑P2

3 2.000-2.200 mm ∑P3

4 1.800-2.000mm ∑P4

5 1.600-1.800mm ∑P5

6 1.400-1.600 mm ∑P6

7 1.200- 1.400mm ∑P7

8 <1.200mm ∑P8

3.6. Chỉ số khô hạn

Mức độ khô hạn Chỉ số hạn Ký hiệu

Không hạn < 1,0 cKH1

Hạn nhẹ 1,0 - 2,0 cKH2

Hạn trung bình 2,0 - 4,0 cKH3

Hạn nặng > 4,0 cKH4

3.7. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá khô hạn (theo số tháng khô hạn)

TT Mức độ khô hạn Số tháng khô hạn Ký hiệu

1 Không hạn < 2 kH1

2 Hạn nhẹ 2 - 3 kH2

Page 39: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

39

3 Hạn trung bình 3 - 5 kH3

4 Hạn nặng > 5 kH4

4. Đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa

4.1.Tổng tích ôn (tổng nhiệt độ hoạt động >10oC) trung bình năm (∑T),

Stt Phân cấp Ký hiệu

1 > 9.000 ∑T1

2 8.000-9.000 ∑T2

3 7.000-8.000 ∑T3

4 < 7.000 ∑T4

4.2. Nhiệt độ không khí trung bình năm (Tb)

Stt Phân cấp Ký hiệu

1 >26oC Tb1

2 24-26 oC Tb2

3 22-24 oC Tb3

4 20-22 o C Tb4

5 18-20 oC Tb5

6 <18 oC Tb6

4.3. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trung bình (Tbmin)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >16oC Tbmin1

2 >12-16 oC Tbmin2

3 >8-12 oC Tbmin3

4 >4-8 oC Tbmin4

5 >2-4 oC Tbmin5

6 0-2 oC Tbmin6

4.4. Số giờ nắng trung bình năm (∑S)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 > 2.500 giờ/năm ∑S1

2 2.000 - 2.500 giờ/năm ∑S2

3 1.500 - 2.000 giờ/năm ∑S3

4 < 1.500 giờ/năm ∑S4

4.5. Tổng lượng mưa trung bình năm (∑P)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >2.500mm ∑P1

2 2.200-2.500mm ∑P2

3 2.000-2.200 mm ∑P3

4 1.800-2.000mm ∑P4

5 1.600-1.800mm ∑P5

6 1.400-1.600 mm ∑P6

7 1.200- 1.400mm ∑P7

8 <1.200mm ∑P8

4.6. Tổng bốc thoái hơi tiềm năng trung bình năm (∑W)

TT Phân cấp Ký hiệu

1 >3.500mm ∑ W 1

Page 40: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

40

2 3.000-3.500mm ∑ W 2

3 2.500-3.000 mm ∑ W 3

4 2.000-2.500mm ∑ W 4

5 1.500-2000mm ∑ W 5

6 1000-1500 mm ∑ W 6

7 500- 1000mm ∑ W 7

8 <500mm ∑ W 8

4.7. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hoang mạc hoá, sa mạc hoá

Stt Mức độ mức đánh giá Chỉ số ẩm Ký hiệu

1 Có 0,05 - 0,65 sH1

2 Không > 0,65 sH2

5. Đất bị kết von

5.1. Phân mức đánh giá kết von theo tỷ lệ và độ sâu xuất hiện

Kết von trong đất 10-30% ở độ sâu Kết von trong đất 30-50% ở

độ sâu

Kết von trong đất 50-

70% ở độ sâu

0 - 30 cm 0 - 30 cm 0 - 30 cm

30 - 50 cm 30 - 50 cm 30 - 50 cm

50 - 70 cm 50 - 70 cm 50 - 70 cm

Toàn phẫu diện Toàn phẫu diện Toàn phẫu diện

Nguồn: Cẩm nang sử dụng đất - Bộ NN-PTNT - NXBKH&KT 2009

5.2. Tổng hợp đánh giá mức độ kết von

TT Mức độ Giá trị Ký hiệu

1 Nhẹ Số lượng kết von < 30% kích thước mịn, kết von dưới 6

mm và xuất hiện ở tầng đất dưới 50 cm trở xuống kV1

2 Trung bình Số lượng kết von 30 - 50% kích thước trung bình, xuất

hiện ở tầng đất dưới 30 - 70 cm trở xuống kV2

3 Nặng

Số lượng kết von > 50%, kích thước kết von thô, vết đốm

gỉ > 20 mm và xuất hiện ở tầng đất 0 - 30 cm hay toàn bộ

phẫu diện

kV3

Nguồn: Sổ tay điều tra, đánh giá phân loại đất - Hội KHĐVN - 1999

6. Đất bị mặn hóa

6.1. Độ mặn nguồn nước mặt

TT Phân mức Chỉ tiêu độ mặn

1 Không mặn < 1 g/l

2 Mặn nhẹ 1 - 2 g/l

3 Mặn trung bình 2 - 4 g/l

4 Mặn nhiều > 4 g/l

6.2. Xâm nhập mặn (Ký hiệu xm)

TT Xâm nhập mặn Ký hiệu

1 Không bị xâm nhập mặn xm1

2 Xâm nhập mặn <3 tháng (III/IV-V)/năm xm2

3 Xâm nhập mặn 3 - 5 tháng (II/IV-V)/năm xm3

4 Xâm nhập mặn thường xuyên xm3

6.3. Chỉ tiêu phân cấp mặn hoá

Page 41: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

41

TT Mức độ mặn hoá Xâm nhập mặn Ký hiệu

1 Không mặn hoá Không bị xâm nhập mặn mH1

2 Mặn hoá nhẹ Xâm nhập mặn <3 tháng (III/IV-V)/năm mH2

3 Mặn hoá trung bình Xâm nhập mặn 3 - 5 tháng (II/IV-V)/năm mH3

4 Mặn hoá nặng Xâm nhập mặn thường xuyên mH4

7. Đất bị nhiễm phèn và phèn hóa

Đất phèn được xác định bởi sự có mặt trong phẫu diện 2 loại tầng chẩn đoán:

- Tầng sinh phèn (Sunfidic horizon)

- Tầng phèn (Sunfuric horizon)

Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất chỉ có tầng phèn hoặc cả 2

tầng gọi là đất phèn hoạt động.

Tầng sinh phèn (Sunfidic horizon) là tầng tích luỹ vật liệu chứa phèn

(Sunfidicmaterials) là tầng sét hoặc hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm

khí. Tầng chứa nhiều SO3(trên 1,7%) tương đương với 0,75% S. Lưu huỳnh tổng

số ở tầng sinh phèn là chỉ tiêu phân biệt đất phèn và không phèn, đất phèn có S

tổng số ở tầng sinh phèn > 0,7- 0,75%.

Tầng phèn (Sunfuric horizon) là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình

hìnhthành và phát triển của đất phèn từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu

khoáng Jarosit dưới dạng những đốm, những vệt vàng rơm (2,5 Y) có pH thường

dưới 3,5. Tầng phèn thường vẫn gọi là tầng Jarosit, là tầng chỉ thị cho đất phèn

hoạt động.

Chỉ tiêu phân cấp phèn hoá

TT Mức độ phèn hoá Ký hiệu

1 Không phèn hoá pH1

2 Phèn hoá pH2

8. Đất bị ngập lụt

8.1. Chế độ thủy triều và biên độ triều

- Chế độ triều

TT Chế độ triều Ký hiệu

1 Nhật triều Ntr

2 Bán nhật triều Btr

- Biên độ triều

TT Biên độ triều Độ sâu ngập triều Ký hiệu

1 Cấp 1 >3,0m Đtr1

2 Cấp 2 >2,0-3,0m Đtr2

3 Cấp 3 >1,0-2,0m Đtr3

4 Cấp 4 0,5-1,0m Đtr4

5 Cấp 5 ≤0,5m Đtr5

8.2. Ngập lũ, ngập triều,

- Thời gian ngập (tính bằng ngày)

TT Phân cấp thời gian Thời gian ngập (ngày) Ký hiệu

Page 42: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

42

ngập

1 Cấp 1 Không ngập tgL1

2 Cấp 2 ≤ 1 tgL2

3 Cấp 3 >1 - 5 tgL3

4 Cấp 4 >5 - 15 tgL4

5 Cấp 5 >15 - 30 tgL5

6 Cấp 6 >30 - 60 tgL6

7 Cấp 7 >60 - 90 tgL7

8 Cấp 8 >90 ngày tgL8

- Độ sâu ngập/dạng ngập (tính bằng cm)

TT Độ sâu ngập/dạng ngập Độ sâu ngập (cm) Ký hiệu

1 Cấp 1 <30 đsL1

2 Cấp 2 30 - <60 đsL2

3 Cấp 3 60 - <100 đsL3

4 Cấp 4 ≥100 đsL4

5 Cấp 5 Ngập triều. đsL5

8.3. Chỉ tiêu phân cấp ngập lụt

TT Mức độ ngập lụt Phân cấp Ký hiệu

Độ sâu ngập Thời gian ngập

1 Không ngập lụt Không ngập Không bị ngập lụt nL1

2 Ngập lụt nhẹ Ngập sâu 10 - 30 cn Ngập lụt <1 tháng nL2

3 Ngập lụt trung bình Ngập sâu 30 - 60 cn Ngập lụt 1 - 3 tháng nL3

4 Ngập lụt nặng Ngập sâu > 60cm,

ngập triều Ngập lụt thường xuyên nL4

9. Đất bị ô nhiễm

9.1. Mức độ giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Đánh giá giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất, dự án tiến hành đánh giá 4

nguyên tố bao gôm: Cadimi, đông, chì và kẽm.

Đơn vị tính: mg/kg đất khô

Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Cadimi (Cd) 2 2

Đông (Cu) 50 70

Chì (Pb) 70 100

Kẽm (Zn) 200 200

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 03 - 2008/BTNMT).

9.2. Mức độ giới hạn ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

TT Hóa chất Công thức hóa học Tác dụng Mức cho phép

(mg/kg đất)

1 2,4 - D C8H6Cl2O3 Trừ cỏ 0,2

2 Sofit C17H26CINO2 Trừ cỏ 0,5

3 Cypermethrin C22H19Cl2NO3 Trừ cỏ 0,5

4 Dual (Metolachlor) C15H22CINO2 Trừ cỏ 0,1

5 Fuji - One C15H18O4S2 Diệt nấm 0,1

6 Fenvalerat C25H22CINO3 Trừ sâu 0,1

7 Monitor (Methamidophos) C2H8NO2PS Trừ sâu 0,1

Page 43: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

43

TT Hóa chất Công thức hóa học Tác dụng Mức cho phép

(mg/kg đất)

8 Dimethoate C5H12NO3PS2 Trừ sâu 0,1

9 Methyl Parathion C8H10NO5P Trừ sâu 0,1

10 Padan C7H16N3O2S2 Trừ sâu 0,1

11 Diazinon C12H21N2O3PS Trừ sâu 0,1

12 Fenobucarb (Bassa) C12H17NO2 Trừ sâu 0,1

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 15 - 2008).

9.3. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá ô nhiễm

TT Mức độ ô nhiễm Ký hiệu

1 Không ô nhiễm ON1

2 Ô nhiễm do kim loại nặng ON2

3 Ô nhiễm do thuốc BVTV ON3

4 Ô nhiễm do khai thác khoáng sản ON4

- Thiết kế các trường thông tin để nhập thông tin về các chỉ tiêu trên và các thông

tin đã được mã hóa thể hiện các mức độ chất lượng đất.

- Nhập thông tin và mã hóa thông tin ở các phân cấp.

- Tổng hợp các tiêu chí để xác định mỗi khoanh đất trên bản đô có chất lượng

thuộc cấp nào.

III. TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

a. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí

- Các yếu tố được lựa chọn để đánh giá chất lượng đất phải phù hợp với các yếu

tố tham gia tạo lập hoặc phải là các thông tin có thể điều tra bổ sung.

- Chỉ tiêu phân cấp của mỗi yếu tố dùng trong đánh giá chất lượng đất phải nhỏ hơn

hoặc trùng khớp với 1 hay 2-3...khoảng trong giới hạn phân cấp của yếu tố tương ứng.

b. Phương pháp

- Phương pháp đánh giá chất lượng đất được sử dụng là kết hợp giữa “phương yếu

tố hạn chế” và “phương pháp tham số”.

- Điểm của các yếu tố tạo nên chất lượng sẽ mang dấu dương, của các yếu tố hạn

chế với từng loại sử dụng sẽ mang dấu âm. Thang điểm được tính là 100.

- Điểm của mỗi khoanh đất (theo loại sử dụng hiện tại) sẽ là trung bình cộng của

các yếu tố thuận đưa vào đánh giá trừ đi điểm số trung bình cộng của các vấn đề

bức xúc về môi trường đất (các thách thức phải đối mặt) xuất hiện ở khoanh đó

c. Tiêu chí đánh giá chất lượng các loại hình sử dụng đất

Tiêu chí đánh giá chất lượng các loại hình sử dụng đất gôm: các yếu tố trong các

yếu tố tham gia tạo lập và tập hợp của các “thách thức phải đối mặt”

* Đất lúa nước

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- To kh khí tr.b năm (oC) >24-26 >22-24 <22

Page 44: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

44

>26

- Tổng tích ôn tr.b năm (oC) >9000 8000-9000 <8000

- To tối thấp t.đối tr.b (oC) >12 >8-12 ≤ 8

- Số giờ nắng tr.b năm >2000 1500-2000 <1500

2. Đất

- Loại đất Pg, M, Pe, Pc, Pf,

Sp, Ru

Spm, Sjm, Xg, X,

D,Fl, Rk, Pj

Py, Xa,Mn, C, T

Pbe, Pbc, Sj,J

- Cơ giới lớp đất mặt Nặng Tr. bình Nhẹ

- Độ dày tầng đất mịn (cm) >100 50-100 <50

- Địa hình tương đối Trung bình Thấp Cao

3.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

(*): Nếu có 1, 2 hoặc một số trong 12 vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất phải đối mặt trong

quá trình sử dụng (bảng 1) thì điểm số tương ứng của chúng sẽ mang giá trị âm

(**):Điểm chất lượng = [Điểm trung bình cộng của các yếu tố thuận]-[Điểm trung bình cộng

của các thách thức phải đối mặt]

Cách tính này được áp dụng cho đánh giá chất lượng đất với tất cả các loại sử dụng đất khác.

* Đất trông cây hàng năm khác

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- To kh khí tr.b năm (oC) >24-26 >22-24

>26

<22

- To tối thấp t.đối tr.b (oC) >12 >8-12 ≤ 8

- Số giờ nắng tr.b năm >2000 1500-2000 <1500

- Lượng mưa tr.b năm (mm) >2000-2200

>2200-2500

>1500-200

>2500

<1500

- Hệ số ẩm trong mùa khô >0,7 0,5-0,7 <0,5

2. Đất

- Loại đất Rk, Ru, Fk, Fe, Fv,

Pbe, Pbc, Pe, Pc,

M

Fs, Fp, X, Pf, N,

Fl

Xa, Fa, DK. XK,

Cz, C, D, Mn,

Sj, SjM

- Cơ giới lớp đất mặt Nhẹ Trung bình Nặng

- Độ dày tầng đất mịn (cm) >100 50-100 <50

- Địa hình tương đối Cao Trung bình Thấp

- Độ dốc địa hình (o) <8 8-15 >15

3.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

* Đất trông cây lâu năm

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- Tổng tích ôn tr.b năm (oC) >9000 7000-9000 <7000

- To tối thấp t.đối tr.b (oC) >12 >8-4 ≤ 4

- Số giờ nắng tr.b năm >2000 1500-2000 <1500

- Lượng mưa trung bình năm

(mm) >2000-2200

>2200-2500

>1500-200

>2500

<1500

- Hệ số ẩm trong mùa khô >0,5 0,3-0,5 <0,3

Page 45: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

45

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

2. Đất

- Loại đất Fk, Fe, Fv,

Pbe, Pbc, Pe, Pc, M

Fs, Fp, Fa, Fq X,

Pf, N, Hs, Ha, Hq

Xa, DK. XK, C

Mn, Sj, SjM Cz

- Cơ giới lớp đất mặt Trung bình Nhẹ Nặng và Thô

- Độ dày tầng đất mịn (cm) >100 >100 >50-100

- Địa hình tương đối Cao Cao Tr.bình, Thấp

- Độ dốc địa hình (o) <3 3-15 >15

- Kết von-Đá lẫn Không Trung bình Nhiều

- Đá lộ đầu Không Không Rải rác

3.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

* Đất rừng ngập mặn

Để xác định chất lượng đất rừng ngập mặn, có 4 yếu tố được lựa chọn, chỉ tiêu

phân cấp tương ứng với điểm số như sau:

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

-Nđộ kh.khí tr.bình năm(oC) >24-26 >26 và >22-24 ≤22

Tổng l.mưa năm (mm) 2200-2500 2000-2200

1800-2000

<1800

>2500

2. Thủy văn

- Chế độ thủy triều Bán nhật triều Bán nhật triều Nhật triều

- Biên độ triều (m) 2,0-3,0 >3,0 và 1,0-2,0 >0,5-1,0 và ≤0,5

3. % sét 20-30 10-20 >30 và <10

4.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

* Rừng phi lao chắn cát (trên các loại côn cát, bãi cát và đất cát biển)

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- Lượng mưa năm (mm) 2000-2200 1800-2000

2200-2500

<1800

>2500

2. Độ sâu nước ngầm (m) 2-3 1-2 và 0,5-1 <0,5 và >3

3. Tỷ lệ sét (%) >10 5-10 <5

4. pHKCl >6,0-7,0 >5,0-6,0

>7,0-8,0

<5,0

>8,0

5. Nhiệt độ kk tr.bình(oC) 22-24 24-26

20-22

>26

<20

6.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

* Rừng phòng hộ đầu nguôn. Có 2 nhóm yếu tố được lựa chọn, là:

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- Lượng mưa năm (mm) >2500 1600-2500 <1600

- Tổng tích ôn tb năm (oC) >8000 7000-8000 <7000

Page 46: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

46

- Số giời nắng tb năm (giờ) >2000 1500-2000 <1500

- Hệ số ẩm trong mùa khô >0,7 0,3-0,7 <0,3

2. Đất

- Loại đất Fe, Fk, Fv, Fs Hs,

Ha, Hq

Fa, Fq, Fp, X, Py,

Xa, Rk, Ru

DK, XK và đất

khác

- Độ dốc (o) <15 15-25 >25

- Độ dày tầng đất mịn (cm) >100 50-100 <50

3.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

* Đất có mặt nước nuôi trông thủy sản (nước mặn/lợ)

Yếu tố Chất lượng

Cao (điểm 100) TB (điểm 75) Thấp (điểm 50)

1. Khí hậu

- Tổng tích ôn trb năm (oC) >9000 7000-9000 <7000

- to tối thấp tđối trbình (oC) >8 4-8 <4

2. Đất

- Tỷ lệ sét (%) >30-40 >20-30

>40-50

≤20

>50

- Chất hữu cơ (OM%) 3-5 2-3

5-6

<2

>6

3.Thách thức phải đối mặt(*) < -60 -60 -30 > -30

Điểm Chất lượng (**)

Xây dựng bản đồ chất lượng đất

Xác định phạm vi có cùng các đặc điểm chất lượng đất (điểm số trung bình)

cho 8 loại hiện trạng sử dụng. Xây dựng và biên tập bản đô chất lượng đất theo nội

dung sau:

- Các khoanh đất thể hiện được điểm trung bình các tiêu chí đưa vào đánh

giá của 4 bản đô chuyên đề còn lại (gôm: địa hình, thủy văn, khí hậu, đất) và kết

quả các chỉ tiêu phân tích mẫu đất/nước.

- Màu của khoanh đất thể hiện loại thổ nhưỡng

- Ký hiệu ghi trong từng khoanh đất thể hiện dưới dạng phân số như sau:

Số TT khoanh đất Tử số: loại SD đất (mã), chất lượng (A,B,C)

Mẫu số: Tên đất, độ dốc, tầng dầy, TP cơ giới

Page 47: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

47

Phụ lục 4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

I. Đất sản xuất nông nghiệp

Loại hình

Chỉ tiêu đánh giá Thang đánh giá

Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Mức độ đánh

giá Giá trị

1. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá đặc tính,

tính chất

đất, thoái

hóa đất Đạm

Đạm tổng số (%N)

Đạm thủy

phân

(mg/100g

đất)

Đất đông

bằng Đất đôi núi

Giàu > 0,15 > 0,20 > 8

Trung bình 0,08 - 0,15 0,10 - 0,20 4 - 8

Nghèo < 0,08 < 0,10 < 4

Lân

P2O5% P2O5 mg/100g

đất)

Giàu > 0,10 > 15

Trung bình 0,06 - 0,10 10 - 15

Nghèo < 0,06 < 10

Kali

K2O % K2O mg/100g

đất

Giàu > 2,0 > 20,0

Trung bình 1,0 - 2,0 10,0 - 20,0

Nghèo < 1,0 < 10,0

Thành phần cơ

giới: được xác định

bởi hàm lượng tương

đối của 3 cấp hạt chính

trong đất bao gôm: Cát

(2 - 0,02 mm), limon

(0,02 - 0,002 mm) và

sét (< 0,002 mm)

Nhẹ

Ðất thịt pha limon, đất limon, đất cát

pha và đất cát

Trung bình Ðất thịt pha sét, đất thịt pha sét và

cát, đất thịt pha cát, đất thịt

Nặng Ðất sét, đất sét pha cát, đất sét pha

limon, đất thịt pha sét và limon.

Dung tích hấp thu

của đất (CEC-

lđl/100g đất)

Cao >25

Trung bình 10 - 25

Thấp <10

Hàm lượng hữu cơ

(OM%)

OM tổng số (%)

Vùng đông bằng Vùng đôi núi

Đất giàu hữu

cơ > 2 > 4

Đất có hữu cơ TB 1 - 2 2 - 4

Đất nghèo hữu cơ < 1 < 2

pH KCl

Rất chua < 4,0

Chua 4,0 - 5,0

Ít chua > 5,0 - 6,0

Trung tính > 6,0 - 7,0

Kiềm yếu và kiềm > 7,0

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

Chỉ tiêu cation

trao đổi:(lđl/100g

đất)

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Page 48: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

48

Mg2+

Cao > 3

Trung bình 1 - 3

Thấp < 1

Na+

Cao ≥ 0,7

Trung bình 0,3-0,7

Thấp <0,3

K+

Cao ≥0,6

Trung bình 0,3-0,6

Thấp < 0,3

Dung trọng (D

- g/cm3)

Đất giàu chất hữu

cơ < 1

Đất trông trọt điển

hình 1 - 1,1

Đất hơi bị nén

chặt 1,2

Đất bị nén chặt

mạnh 1,3 - 1,4

Đất điển hình

đối với những

tầng dưới tầng

canh tác

1,5 - 1,6

Đất có tầng

tích tụ bị nén

chặt mạnh

1,7 - 1,8

Tỷ trọng (d) biến thiên khoảng từ 2,3 - 2,8

đất chứa nhiều

sắt d > 2,7

đất chứa nhiều

mùn d < 2,5

Độ xốp (P - %)

P = (d - D)

100/d

Đất quá tơi xốp

(đất lún) > 65

Đất canh tác, rất

tốt (rất xốp) 56 - 65

Đất đáp ứng yêu

cầu tầng canh

tác

50 - 55

Đất không đáp

ứng yêu cầu đối

với tầng canh

tác

< 50

Độ ẩm (Wt - %) Sức hút ẩm tối

đa, độ ẩm cây

héo (%)

Thấp nhất 1,2 - 2,0

Cao nhất 5,5 - 6,5

Tổng số muối

tan (TSMT -

%) (đối với

vùng đất mặn,

đất phèn)

Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,5

Mặn TB 0,6 - 1,0

Mặn nhiều > 1,0

Cl- (%); Không mặn < 0,05

Mặn ít 0,05 - 0,1

Mặn TB 0,1 - 0,2

Mặn nhiều > 0,2

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Độ bão hòa

bazơ (BS%)

Rất cao > 80

Cao 51 - 80

Trung bình 31 - 50

Thấp 10 - 30

Page 49: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

49

Rất thấp < 10

Đất đói kiềm < 50

Đất trung bình 50 – 70

Đất gần no hay

no kiềm > 70

Cường độ của

phản ứng ô xi

hoá khử (Eh -

mV)

Eh giảm - NH4 tăng, NO3- giảm,

Fe2+ tăng, P2O5 diện tích tăng, pH

đất chua tăng, pH đất kiềm giảm;

Eh tăng - ngược lại.

Tính khử rất

mạnh < 200 mV

Tính khử vừa 200 - 700 mV

Tác dụng oxi

hoá rất mạnh > 700 mV

Độ dẫn điện

(EC - mS/cm)

EC (bão hoà) % muối

Không mặn 0 - 4 < 0,15

Mặn nhẹ 5 - 8 0,15 - 0,35

Mặn vừa 9 - 15 0,36 - 0,65

Mặn nặng > 15 > 0,65

2. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá ô nhiễm

đất

- Ô nhiễm do

phân hóa

học

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Các kim loại nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô)

+ Arsen (As) 12

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 50

+ Chì (Pb) 70

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân (Hg) 0,8

- Ô nhiễm do

thuốc bảo vệ

thực vật

Dư lượng hóa chất

bảo vệ thực vật

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô)

Atrazine(C8H14ClN5) 0,10

Benthiocarb

(C16H16CINOS)

0,10

Cartap

(C7H15N3O2S2)

0,05

Dalapon

(C3H4Cl2O2)

0,10

Diazinon

(C12H21N2O3PS)

0,05

Dimethoate

(C5H12NO3SP2)

0,05

Fenobucarb

(C12H17NO2)

0,05

Page 50: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

50

Fenoxaprop – ethyl

(C16H12ClNO5)

0,10

Fenvalerate

(C25H22ClNO3)

0,05

Isoprothiolane

(C12H18O4S2)

0,05

Metolachlor

(C15H22ClNO2)

0,10

MPCA (C9H9ClO3) 0,10

Pretilachlor

(C17H26CINO2)

0,10

Simazine

(C7H12ClN5)

0,10

Trichlorfon

(C4H8Cl3O4P)

0,05

2,4-D (C8H6Cl2O3) 0,10

Các kim loại

nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô tầng đất mặt)

+ Arsen (As) 12

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 50

+ Chì (Pb) 70

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân

(Hg) 0,8

II. Đất lâm nghiệp

Loại hình

Chỉ tiêu đánh giá Thang đánh giá

Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Mức độ đánh

giá Giá trị

1. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá đặc tính,

tính chất đất,

thoái hóa đất

Hàm lượng hữu

cơ (OM%)

OM tổng số (%)

Vùng đông bằng Vùng đôi núi

Đất giàu hữu cơ > 2 > 4

Đất có hữu cơ TB 1 - 2 2 - 4

Đất nghèo hữu cơ < 1 < 2

Dung tích hấp thu

của đất (CEC-

lđl/100g đất)

Cao >25

Trung bình 10 - 25

Thấp <10

Đạm

Đạm tổng số (%N)

Đạm thủy

phân (mg/100g

đất)

Đất đông

bằng Đất đôi núi

Giàu > 0,15 > 0,20 > 8

Trung bình 0,08 - 0,15 0,10 - 0,20 4 - 8

Nghèo < 0,08 < 0,10 < 4

Lân

P2O5% P2O5 mg/100g

đất)

Giàu > 0,10 > 15

Trung bình 0,06 - 0,10 10 - 15

Nghèo < 0,06 < 10

Kali

K2O % K2O mg/100g

đất

Giàu > 2,0 > 20,0

Trung bình 1,0 - 2,0 10,0 - 20,0

Nghèo < 1,0 < 10,0

pH KCl

Rất chua < 4,0

Chua 4,0 - 5,0

Page 51: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

51

Ít chua > 5,0 - 6,0

Trung tính > 6,0 - 7,0

Kiềm yếu và kiềm > 7,0

Thành phần cơ

giới: Cát (2 - 0,02

mm), limon (0,02 -

0,002 mm) và sét (<

0,002 mm)

Nhẹ

Ðất thịt pha limon, đất limon, đất cát

pha và đất cát

Trung bình Ðất thịt pha sét, đất thịt pha sét và

cát, đất thịt pha cát, đất thịt

Nặng Ðất sét, đất sét pha cát, đất sét pha

limon, đất thịt pha sét và limon.

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

Dung trọng (D

- g/cm3)

Đất giàu chất

hữu cơ < 1

Đất trông trọt

điển hình 1 - 1,1

Đất hơi bị nén

chặt 1,2

Đất bị nén chặt

mạnh 1,3 - 1,4

Đất điển hình

đối với những

tầng dưới tầng

canh tác

1,5 - 1,6

Đất có tầng tích

tụ bị nén chặt

mạnh

1,7 - 1,8

Tỷ trọng (d) biến thiên khoảng từ 2,3 - 2,8

đất chứa nhiều

sắt d > 2,7

đất chứa nhiều

mùn d < 2,5

Độ xốp (P - %)

P = (d - D)

100/d

Đất quá tơi xốp

(đất lún) > 65

Đất canh tác, rất

tốt (rất xốp) 56 - 65

Đất đáp ứng yêu

cầu tầng canh tác 50 - 55

Đất không đáp

ứng yêu cầu đối

với tầng canh tác

< 50

Chỉ tiêu cation

trao đổi (lđl/100g

đất)

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Mg2+

Cao > 3

Trung bình 1 - 3

Thấp < 1

Na+

Cao ≥ 0,7

Trung bình 0,3-0,7

Thấp <0,3

K+

Cao ≥0,6

Trung bình 0,3-0,6

Thấp < 0,3

Page 52: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

52

Độ ẩm (Wt - %) Sức hút ẩm tối

đa, độ ẩm cây

héo (%)

thấp nhất 1,2 - 2,0

cao nhất 5,5 - 6,5

Tổng số muối

tan (TSMT -

%) (đối với

vùng đất mặn,

đất phèn)

Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,5

Mặn TB 0,6 - 1,0

Mặn nhiều > 1,0

Cl- (%); Không mặn < 0,05

Mặn ít 0,05 - 0,1

Mặn TB 0,1 - 0,2

Mặn nhiều > 0,2

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Độ bão hòa

bazơ (BS%)

Rất cao > 80

Cao 51 - 80

Trung bình 31 - 50

Thấp 10 - 30

Rất thấp < 10

Đất đói kiềm < 50

Đất trung bình 50 – 70

Đất gần no hay

no kiềm > 70

Cường độ của

phản ứng ô xi

hoá khử (Eh -

mV)

Eh giảm - NH4 tăng, NO3- giảm, Fe2+ tăng, P2O5 diện

tích tăng, pH đất chua tăng, pH đất kiềm giảm;

Eh tăng - ngược lại.

Tính khử rất

mạnh < 200 mV

Tính khử vừa 200 - 700 mV

Tác dụng oxi hoá

rất mạnh > 700 mV

Độ dẫn điện

(EC - mS/cm)

EC (bão hoà) % muối

Không mặn 0 - 4 < 0,15

Mặn nhẹ 5 - 8 0,15 - 0,35

Mặn vừa 9 - 15 0,36 - 0,65

Mặn nặng > 15 > 0,65

2. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá ô nhiễm

đất

- Ô nhiễm do

phân hóa học

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Các kim loại nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô tầng đất mặt)

+ Arsen (As) 12

Page 53: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

53

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 70

+ Chì (Pb) 100

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân (Hg) 0,8

- Ô nhiễm do

thuốc bảo vệ

thực vật

Dư lượng hóa chất

bảo vệ thực vật

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô)

Atrazine

(C8H14ClN5)

0,10

Benthiocarb

(C16H16CINOS)

0,10

Cartap

(C7H15N3O2S2)

0,05

Dalapon

(C3H4Cl2O2)

0,10

Diazinon

(C12H21N2O3PS)

0,05

Dimethoate

(C5H12NO3SP2)

0,05

Fenobucarb

(C12H17NO2)

0,05

Fenoxaprop – ethyl

(C16H12ClNO5)

0,10

Fenvalerate

(C25H22ClNO3)

0,05

Isoprothiolane

(C12H18O4S2)

0,05

Metolachlor

(C15H22ClNO2)

0,10

MPCA

(C9H9ClO3)

0,10

Pretilachlor

(C17H26CINO2)

0,10

Simazine

(C7H12ClN5)

0,10

Trichlorfon

(C4H8Cl3O4P)

0,05

2,4-D

(C8H6Cl2O3)

0,10

Các kim loại

nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô tầng đất mặt)

+ Arsen (As) 12

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 50

+ Chì (Pb) 70

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân

(Hg) 0,8

III. Đất nuôi trồng thủy sản

Loại hình

Chỉ tiêu đánh giá Thang đánh giá

Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Mức độ đánh

giá Giá trị

1. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá đặc tính,

tính chất đất,

thoái hóa đất

Page 54: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

54

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

Thành phần cơ

giới: được xác định

bởi hàm lượng tương

đối của 3 cấp hạt

chính trong đất bao

gôm: Cát (2 - 0,02

mm), limon (0,02 -

0,002 mm) và sét (<

0,002 mm)

Nhẹ

Ðất thịt pha limon, đất limon, đất cát

pha và đất cát

Trung bình Ðất thịt pha sét, đất thịt pha sét và cát,

đất thịt pha cát, đất thịt

Nặng Ðất sét, đất sét pha cát, đất sét pha

limon, đất thịt pha sét và limon.

Tổng số muối tan

(TSMT - %) (đối

với vùng đất mặn,

đất phèn)

Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,5

Mặn TB 0,6 - 1,0

Mặn nhiều > 1,0

pH KCl

Rất chua < 4,0

Chua 4,0 - 5,0

Ít chua > 5,0 - 6,0

Trung tính > 6,0 - 7,0

Kiềm yếu và kiềm > 7,0

Đạm

Đạm tổng số (%N)

Đạm thủy

phân

(mg/100g

đất)

Đất đông

bằng Đất đôi núi

Giàu > 0,15 > 0,20 > 8

Trung bình 0,08 - 0,15 0,10 - 0,20 4 - 8

Nghèo < 0,08 < 0,10 < 4

Lân

P2O5% P2O5 mg/100g

đất)

Giàu > 0,10 > 15

Trung bình 0,06 - 0,10 10 - 15

Nghèo < 0,06 < 10

Kali

K2O % K2O mg/100g đất

Giàu > 2,0 > 20,0

Trung bình 1,0 - 2,0 10,0 - 20,0

Nghèo < 1,0 < 10,0

Dung tích hấp

thu của đất

(CEC-lđl/100g

đất)

Cao >25

Trung bình 10 - 25

Thấp <10

Hàm lượng

hữu cơ

(OM%)

OM tổng số (%)

Vùng đông bằng Vùng đôi núi

Đất giàu hữu

cơ > 2 > 4

Đất có hữu cơ TB 1 - 2 2 - 4

Đất nghèo hữu cơ < 1 < 2

Chỉ tiêu cation

trao đổi:

lđl/100g đất)

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Mg2+

Cao > 3

Trung bình 1 - 3

Thấp < 1

Page 55: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

55

Na+

Cao ≥ 0,7

Trung bình 0,3-0,7

Thấp <0,3

K+

Cao ≥0,6

Trung bình 0,3-0,6

Thấp < 0,3

Dung trọng (D

- g/cm3)

Đất giàu chất

hữu cơ < 1

Đất trông trọt

điển hình 1 - 1,1

Đất hơi bị nén

chặt 1,2

Đất bị nén chặt

mạnh 1,3 - 1,4

Đất điển hình

đối với những

tầng dưới tầng

canh tác

1,5 - 1,6

Đất có tầng tích

tụ bị nén chặt

mạnh

1,7 - 1,8

Tỷ trọng (d) biến thiên khoảng từ 2,3 - 2,8

đất chứa nhiều

sắt d > 2,7

đất chứa nhiều

mùn d < 2,5

Độ xốp (P - %)

P = (d - D)

100/d

Đất quá tơi xốp

(đất lún) > 65

Đất canh tác, rất

tốt (rất xốp) 56 - 65

Đất đáp ứng yêu

cầu tầng canh tác 50 - 55

Đất không đáp

ứng yêu cầu đối

với tầng canh tác

< 50

Cl- (%); Không mặn < 0,05

Mặn ít 0,05 - 0,1

Mặn TB 0,1 - 0,2

Mặn nhiều > 0,2

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Độ bão hòa

bazơ (BS%)

Rất cao > 80

Cao 51 - 80

Trung bình 31 - 50

Thấp 10 - 30

Rất thấp < 10

Đất đói kiềm < 50

Đất trung bình 50 – 70

Đất gần no,o

kiềm > 70

Cường độ của

phản ứng ô xi

hoá khử (Eh -

mV)

Eh giảm - NH4 tăng, NO3- giảm,

Fe2+ tăng, P2O5 diện tích tăng, pH

đất chua tăng, pH đất kiềm giảm;

Eh tăng - ngược lại.

Tính khử rất

mạnh < 200 mV

Tính khử vừa 200 - 700 mV

Tác dụng oxi hoá

rất mạnh > 700 mV

Page 56: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

56

Độ dẫn điện

(EC - mS/cm)

EC (bão hoà) % muối

Không mặn 0 - 4 < 0,15

Mặn nhẹ 5 - 8 0,15 - 0,35

Mặn vừa 9 - 15 0,36 - 0,65

Mặn nặng > 15 > 0,65

2. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá ô nhiễm

đất

- Ô nhiễm do

phân hóa học

pH H2O

chua nhiều 3 - 4,5

chua vừa 4,6 - 5,5

chua ít 5,6 - 6,5

trung tính 6,6 - 7,5

kiềm yếu 7,6 - 8,0

kiềm vừa 8,1 - 8,5

kiềm mạnh 8,6 - 10

SO42- (%) Không mặn < 0,2

Mặn ít 0,2 - 0,3

Mặn TB 0,3 - 0,8

Mặn nhiều > 0,8

Ca2+

Cao > 8

Trung bình 4 - 8

Thấp < 4

Các kim loại nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô tầng đất mặt)

+ Arsen (As) 12

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 50

+ Chì (Pb) 70

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân (Hg) 0,8

- Ô nhiễm do

thuốc bảo vệ

thực vật

Dư lượng hóa

chất BVTV

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô)

Atrazine

(C8H14ClN5)

0,10

Benthiocarb

(C16H16CINOS)

0,10

Cartap

(C7H15N3O2S2)

0,05

Dalapon

(C3H4Cl2O2)

0,10

Diazinon

(C12H21N2O3PS)

0,05

Dimethoate

(C5H12NO3SP2)

0,05

Fenobucarb

(C12H17NO2)

0,05

Fenoxaprop – ethyl

(C16H12ClNO5)

0,10

Fenvalerate

(C25H22ClNO3)

0,05

Isoprothiolane

(C12H18O4S2)

0,05

Metolachlor

(C15H22ClNO2)

0,10

MPCA

(C9H9ClO3)

0,10

Pretilachlor

(C17H26CINO2)

0,10

Simazine 0,10

Page 57: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

57

(C7H12ClN5)

Trichlorfon

(C4H8Cl3O4P)

0,05

2,4-

D(C8H6Cl2O3)

0,10

Các kim loại

nặng

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất

khô tầng đất mặt)

+ Arsen (As) 12

+ Cadimi (Cd) 2

+ Đông (Cu) 50

+ Chì (Pb) 70

+ Kẽm (Zn) 200

+ Thuỷ ngân

(Hg) 0,8

3. Hệ thống

chỉ tiêu đánh

giá ô nhiễm

nước

Thông số và nồng độ

các chất ô nhiễm

trong nước mặt

Giá trị giới hạn cho phép (mg/l)

pH 5,5 9

Oxy hoà tan (DO) 2

Oxy sinh hóa

BOD5

< 25

Oxy hóa học (COD) > 35

Chất rắn lơ lửng (SS) 80

Chì 0,1

Cadimi 0,02

Thuỷ ngân 0,002

Asen 0,1

Sắt 2

Đông 1

Kẽm 2

Mangan 0,8

Dầu, mỡ 0,3

Coliform 10000

Tổng hoá chất

BVTV (trừ DDT)

0,15

Thông số và nồng

độ các chất ô

nhiễm trong nước

biển ven bờ

NTTS

Giá trị giới hạn cho phép (mg/l)

pH 6,5-8,5

Oxy hoà tan (DO) 5

Oxy sinh hóa BOD5 < 10

Chất rắn lơ lửng (SS) 50

Chì 0,05

Cadimi 0,005

Thuỷ ngân 0,005

Asen 0,01

Sắt 0,1

Đông 0,01

Kẽm 0,01

Mangan 0,1

Clo 0,01

Váng dầu mỡ không

Nhũ dầu mỡ 1

Tổng hoá chất BVTV 0,01

Coliform 1000

Page 58: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

58

Phụ luc 5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU

1. Các phương pháp phân tích mẫu đất

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Mô tả phương pháp phân tích Tài liệu

1 pHKCl KCl, tỷ lệ đất/ KCl (g/ml) = 1/2.5 đo bằng

pH met điện cực thuỷ tinh trong huyền phù.

TCVN 5979-1995

ISO 10390

2 pHH2O Thay KCl 1N bằng H2O

3 Cacbon

hữu cơ %C Walkley – Black 10TC 378-99

4 Tổng số

Nitơ %N Kjeldahl ISO11261-1994

5 Tổng số P %P2O5 Công phá bằng H2SO4+ HClO4 xác

định bằng so màu xanh Molyden TCVN 4619-88

6 Tổng số K %K2O Công phá bằng H2SO4+ HClO4 xác

định bằng quang kế ngọn lửa TCVN 4053-88

7 Lân dễ tiêu mg P/kg BrayII 10TCN 374-99

8 Kali dễ

tiêu mg K/kg

Dung dịch trao đổi NH4CH3COO 1M

(pH=7.0), xác định bằng quang kế ngọn lửa 10TCN 372-99

9

Ca2+,

Mg2+, K+,

Na+ trao

đổi

cmolc/kg

đất

Dịch trao đổi: NH4CH3COO 1N

(pH=7.0), xác định bằng quang phổ hấp

phụ nguyên tử

10TCN 370-99

10 Độ chua

trao đổi

cmolc/kg

đất Dịch trao đổi KCl 1N xác định bằng

phương pháp chuẩn độ

10TCN 379-99

11 Al3+, H+ cmolc/kg

đất

10TCN 379-99

TCVN 4619-88

12 Fe3+,

Fe2+

cmolc/kg

đất

Dịch trao đổi KCl 1N xác định bằng

phương pháp hấp phụ nguyên tử (Fe2+

xác định bằng so màu O.phenal trolin)

STPT

13 BS %

Tỷ lệ:

(Ca2+ + Mg2+ + K+ + Na+) x 100

CEC

14 CEC cmolc/kg

đất Phương pháp amon axetat

15 Cl- % Tỷ lệ đất/nước = 1/5 xác định bằng

phương pháp điện cực chọn lọc STPT

16 SO42- % Tỷ lệ đất/nước = 1/5 xác định bằng

phương pháp so độ đục ISO11048-1995E

17 EC mS/cm Tỷ lệ đất/nước = 1/5 đo bằng máy đo độ

dẫn điện ISO11265-1994

18 Cu tổng số mg/kg

Công phá bằng HClO4 + HF, xác định

bằng phương pháp quang phổ hấp phụ

nguyên tử

STPT

19

Pb, Cu,

Zn,

Chuyên

dùng, Mn

mg/kg

Công phá bằng HClO4 + HF, xác định

bằng phương pháp quang phổ hấp phụ

nguyên tử

TCVN 6496:99

20 Hg, As mg/kg

Công phá bằng HClO4 + HF, xác định

bằng phương pháp quang phổ hấp phụ

nguyên tử

STPT

Page 59: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

59

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Mô tả phương pháp phân tích Tài liệu

21

Thành

phần cơ

giới 4 cấp

(hệ thống

quốc tế)

% Khuyếch tán bằng pyro phốt phát, xác

định theo phương pháp pyper 10TCN 368-99

22 Độ ẩm % Phương pháp xác định độ ẩm và tính hệ

số khô kiệt của mẫu (bằng tủ sấy) 10TCN 380-99

23 Dung

trọng: D g/cm3 Dùng ống đông STPT

24 Tỷ trọng: d g/cm3 Pircomet STPT

25 Độ xốp %

Tính toán:

PTS =

d - D x 100

d

26

Đoàn lạp

bền trong

nước

% theo 4 cấp Xavinốp STPT

27 Hàm

lượng dầu Phương pháp trắc quang TCVN 5070-1995

28 Phenol Phương pháp trắc quang ISO 6439

29

Dư lượng

hoá hất

bảo vệ

thực vật

Xác định trên máy sắc ký

Theo phương

pháp và hướng

dẫn sử dụng của

máy.

2. Phương pháp phân tích mẫu nước

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Tài liệu

1 Nhiệt độ Đo bằng máy đo nhiệt độ chuyên dụng có

độ chính xác tối thiểu là 0,10C

2 Độ pH Đo bằng máy đo pH điện cực thuỷ tinh

hoặc so màu với thang chuẩn Palisce

3 Chất rắn lơ lửng

Xác định bằng phương pháp khối lượng

sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C đến

khối lượng không đổi

4 Độ đục Đo bằng máy đo độ đục với các thang đo

theo NTU hoặc FTU

5 Độ dẫn điện Đo bằng máy đo độ dẫn điện

6 oxy hoà tan (DO)

Theo phương pháp Uyncle (Winkler) -

hoặc đo bằng máy đo chuyên dụng (theo

hướng dẫn sử dụng)

TCVN 5499-1995

7 Nhu cầu oxy sinh hoá

(BOD5)

Phương pháp cấy và pha loãng hoặc

phương pháp dùng máy đo chuyên dụng

(theo hướng dẫn sử dụng máy)

TCVN 6001-1995

8 Nhu cầu oxy hoá học

(COD)

Phương pháp oxy hoá bằng KMnO4 trong

môi trường kiềm hoặc phương pháp oxy hoá

bằng K2Cr2O7 hoặc phương pháp dùng máy

đo COD chuyên dụng (theo hướng dẫn sử

dụng)

Theo ISO 6060 :

1989

9 Nitơ Amôn NH4+ Phương pháp chưng cất và chuẩn độ hoặc

phương pháp trắc quang theo Nessler

TCVN 5988-1995

ISO 7150-1 :1984

Page 60: nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NGgdla.gov.vn/uploads/laws/201204100837580.3thong-tu-trinh...nh k thu t v trình t , n t B TRƯỞNG BỘ NG

60

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Tài liệu

10 Nitrit (NO2-) Phương pháp trắc quang theo Gries-

llosvay

11 Nitơrat (NO3-)

Phương pháp trắc quang theo Gries-

llosvay sau khi khử đến NO2- bằng

Chuyên dùng

12 Phôt phat (PO42-)

Phương pháp trắc quang axit

Vanadomolipdophosphoric hoặc phương

pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử

13 Sunphat (SO42-)

Phương pháp trọng lượng với BaCl2 hoặc

phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên

tử

14 Clorua (Cl-)

Phương pháp dùng AgNO3 kết tủa, với chỉ

thị Cromat hoặc phương pháp Quang phổ

hấp thụ nguyên tử

15 Các kim loại nặng

Các kim loại Fe, Mn, Pb, Zn, Cd, Cr phân

tích theo một trong các phương pháp sau:

Trắc quang, Cực phổ, Quang phổ hấp thụ

nguyên tử. Các kim loại Hg, as bằng

phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên

tử và các phương pháp phân tích trong các

hướng dẫn kèm theo máy

TCVN 5989-1995,

TCVN 5990-1995,

TCVN 5991-1995

16 Tổng số coliform Xác định theo phương pháp nuôi cấy

Vicent ở 430C

17 Dầu trong nước

Phương pháp khối lượng xác định dầu và

sản phẩm dầu mỏ. Phương pháp trắc

quang sau khi chiết với dung môi 1,1,1

Tricloetan

TCVN 5070-1995

18 Phenol Phương pháp trắc quang dùng 4-

aminoantipirin sau khi chưng cất ISO 6439

19 Dư lượng hoá chất bảo

vệ thực vật

Xác định trên máy Sắc ký (theo phương

pháp và hướng dẫn sử dụng máy)

20 Ca2+ Chuẩn độ EDTA với chất chỉ thị Murexit

ở pH = 12 - 13

21 Mg2+

Xác định bằng phương pháp gián tiếp

thông qua chuẩn độ EDA Ca-Mg với chỉ

thị ETÔ ở pH = 10 - 11 và chuẩn độ Ca

như trên.

22 Fe tổng số: So màu với thuốc thử phenalthrroline ở

bước sóng 510nm.

23 Clo hữu cơ- Chuẩn độ AgNO3 với chỉ thị K2CrO4.

24 K+, Na+ Xác định bằng phương pháp quang kế

ngọn lửa.