141
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Trần Văn Bình NGHIÊN CỨU ĐỊA MO PHC VQUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BBIN TNH QUNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni 2014

nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Trần Văn Bình

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014

Page 2: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Trần Văn Bình

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Địa mạo và Cổ địa lý

Mã số: 60.44.0218

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. VŨ VĂN PHÁI

Hà Nội – 2014

Page 3: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

LỜI CẢM ƠN

Luận văn đƣợc hoàn thành tại bộ môn Địa mạo - Địa lý và môi trƣờng biển,

Khoa Địa lý, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS.

Vũ Văn Phái. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo trong

khoa Địa lý đã trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em trong suốt những năm vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và quan trọng của các thầy

giáo: PGS. TS. Đặng Văn Bào, PGS. TS. Nguyễn Hiệu, GS. TS. Đào Đình Bắc và

GS. TS. Nguyễn Cao Huần, đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình

học tập, cũng nhƣ nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn.

Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện, tập thể các cán bộ khoa

học phòng Địa chất - Địa mạo biển, phòng Vật lý biển, Viện Hải dƣơng học đã quan

tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn

thiện luận văn.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Đình Mầu, chủ nhiệm đề tài

“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ bờ biển, cửa sông phục vụ việc quản

lý, phát triển bền vững vùng ven biển tỉnh Quảng Nam”, đã cho phép sử dụng số

liệu của đề tài.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự góp ý, trao đổi của các nhà khoa học trong

và ngoài cơ quan, các bạn đồng nghiệp trong quá trình hoàn thiện luận văn.

Tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn thân, những

ngƣời đã đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thiện luận văn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014

HỌC VIÊN

Trần Văn Bình

Page 4: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

i

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu................................................................................................................... 2

3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 2

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

6. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................... 3

7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 5

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ........................................................... 5

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 8

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 8

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan về khu vực .................... 13

1.2.3. Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển ..................... 17

1.3. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................... 20

1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 22

1.4.1. Nhóm các phƣơng pháp địa chất, địa mạo .............................................. 22

1.4.2. Phƣơng pháp viễn thám và GIS .............................................................. 24

1.4.3. Phƣơng pháp khảo sát và đo đạc ............................................................. 25

1.4.4. Phƣơng pháp đƣờng cong đẳng sâu và phân tích cán cân trầm tích ....... 26

1.4.5. Phƣơng pháp bản đồ ................................................................................ 26

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................. 28

2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH ................................................. 28

2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa hình ............................................................... 28

2.1.2. Các nhân tố quy định đặc điểm hình thái và cấu trúc ............................. 29

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................... 38

2.2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo ..................................................... 38

2.2.2. Đặc điểm địa mạo ................................................................................... 39

A. ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA VEN BIỂN ............................................................... 41

B. ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN VEN BỜ ................................................................ 51

C. CÁC KIỂU BỜ BIỂN .................................................................................. 58

2.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH TRONG KỶ ĐỆ TỨ ... 59

Page 5: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

ii

2.3.1. Pha biển tiến sau Băng hà lần cuối ......................................................... 60

2.3.2. Pha biển lùi Holocen muộn ..................................................................... 62

2.3.3. Pha phát triển địa hình trong giai đoạn hiện nay .................................... 63

Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI BỜ BIỂN...... 64

3.1. CÁC QUÁ TRÌNH THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC ........................................ 64

3.1.1. Các đặc trƣng sóng, gió và dòng chảy ven bờ khu vực nghiên cứu ....... 64

3.1.2. Nguồn cung cấp trầm tích ....................................................................... 66

3.1.3. Quá trình vận chuyển trầm tích ............................................................... 67

3.2. HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỔI BỜ BIỂN VÀ CÁC CỬA SÔNG ...................... 69

3.2.1. Hiện trạng và xu thế biến đổi bờ bãi biển ............................................... 69

A. Khu vực bãi biển Cửa Đại (Hội An) ........................................................ 70

B. Khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành) ......................................... 76

3.2.2. Đặc điểm biến đổi địa hình đáy các khu vực cửa sông ........................... 84

3.2.3. Cán cân vật liệu trên mỗi đoạn bờ trong khu vực nghiên cứu ................ 88

3.3. ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN DO XÓI LỞ - BỒI TỤ ............................................ 90

3.3.1. Biến động đƣờng bờ do quá trình xói lở - bồi tụ từ năm 1965 đến nay.. 90

A. Khu vực Cửa Đại (Hội An) ...................................................................... 93

B. Khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành) ....................................... 101

3.3.2. Khai thác tài nguyên và tai biến địa mạo bờ biển ................................. 108

3.3.3. Những nguyên nhân gây ra xói lở và hậu quả ...................................... 111

3.4. ĐỊA MẠO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG BỜ ............................ 113

3.4.1. Ảnh hƣởng của tai biến đến cảnh quan môi trƣờng vùng bờ ................ 113

3.4.1. Đia mạo ứng dụng trong quản lý môi trƣờng bờ ................................. 115

3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ CÁC TAI BIẾN PHỤC VỤ QUẢN LÝ

MÔI TRƢỜNG BỜ...................................................................................... 117

3.5.1. Phân vùng cảnh báo tai biến địa mạo bờ biển ....................................... 117

3.5.2. Các giải pháp giảm nhẹ tai biến phục vụ quản lý môi trƣờng và phát . 121

triển bền vững vùng bờ tỉnh Quảng Nam ........................................................ 121

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 127

Page 6: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

iii

CÁC THUẬT NGỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DGPS Differential Global Positioning System (Hệ

định vị toàn cầu vi sai)(Promark2)

ĐB-TN Đông Bắc-Tây Nam

ĐB Đông bắc

GIS Geographic Informations System (Hệ thông

tin địa lý)

H Độ cao

IPCC Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KV Khu vực

MC Mặt cắt

m Mét

nnk Nhiều ngƣời khác

NOAA National Oceanic and Atmospheric

Administration (Cục quản lý Hải dương và

Khí Quyển Hoa Kỳ)

TB Trung bình

TB-ĐN Tây Bắc-Đông Nam

TN Tây nam

QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ

Page 7: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................. 4

Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn các thuật ngữ về bờ biển đƣợc sử dụng [29]. .................... 6

Hình 1.3: Sơ đồ khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố ở đới bờ biển [28] ............. 19

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu và các bƣớc thực hiện .............................................. 27

Hình 2.1: Sơ đồ phân bố các đới cấu trúc địa chất kiến tạo vùng nghiên cứu .......... 29

Hình 2.3: Hoa gió mùa đông (A) và mùa hè (B) tại trạm Đà Nẵng [2]. ................... 32

Hình 2.4: Hoa gió mùa chuyển tiếp đông sang hè (A) và mùa hè sang đông (B) .... 32

Hình 2.5: Bản đồ địa mạo dải ven biển tỉnh Quảng Nam ......................................... 40

Hình 2.12: Vách mài mòn bị ngập nƣớc thể hiện trên băng đo sâu hồi âm từ độ sâu

4-15m tại vùng biển xã Tam Quang (08/06/2014) .................................................... 56

Hình 2.13: Đƣờng bờ biển trên thềm lục địa Sunda vào 21.000 năm trƣớc (trái) và

vào 4.2000 năm trƣớc (phải) [62] ............................................................................. 60

Hình 3.1: Hoa gió thời kỳ gió mùa đông bắc tháng 11 (trái) và gió mùa tây nam

tháng 7 (phải) tại trạm Đà Nẵng (1977-1997) [27] ................................................... 64

Hình 3.2: Hoa sóng tính toán ngoài khơi khu vực Quảng Nam (trái), tháng 1 (giữa)

và tháng 8 (phải) (1987-2012) [27] ........................................................................... 65

Hình 3.3: Đặc trƣng dòng chảy thời kỳ gió mùa đông bắc, pha triều lên (trên trái) và

pha triều xuống (trên phải); thời kỳ gió mùa tây nam, pha triều lên (dƣới trái) và pha

triều xuống (dƣới phải) [27]. ..................................................................................... 66

Hình 3.4: Các nguồn trầm tích cần xét đến khi đánh giá cơ chế vận chuyển [71] ... 67

Hình 3.5: Bar cát ngầm trên ảnh landsat ở khu vực Cửa Đại 2009 (trên trái) và 2013

(trên phải); ảnh Google Earth khu vực Cửa Lở 2011 (dƣới trái) và 2014 (dƣới) ..... 68

Hình 3.6: Sơ đồ vị trí đo trắc diện địa hình bãi biển tỉnh Quảng Nam ..................... 69

Hình 3.9: Trắc diện địa hình bãi biển tại (MC.1-1), phía bắc phƣờng Cửa Đại ....... 73

Hình 3.11: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 2 (MC.2-2), phƣờng Cửa Đại .... 74

Hình 3.13: Trắc diện địa hình bờ biển tại mặt cắt 3 (MC.3-3), phƣờng Cửa Đại ..... 75

Hình 3.14: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 4 (MC.4-4), phƣờng Cửa Đại .... 75

Hình 3.15: Bờ biển phƣờng Cửa Đại 2004 (trái) và 2014 (phải) .............................. 76

Hình 3.18: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 5 (MC.5-5), bắc xã Tam Tiến.... 78

Hình 3.19: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt căt 6 (MC.6-6), nam xã Tam Tiến .. 79

Hình 3.20: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 7 (MC.7-7), nam xã Tam Hòa ... 79

Hình 3.22: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 8 (MC.8-8), bờ phía đông Cửa Lở

thuộc khu vực phía tây bắc xã Tam Hải, Núi Thành ................................................ 81

Hình 3.23: Trắc diện địa hình bãi tại mặt cắt 8a (MC.8a-8), khu vực bờ phía đông

nam Cửa Lở, xã Tam Hải .......................................................................................... 81

Hình 3.25: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 9 (MC.9-9), KV bãi Bà Tình ..... 82

Page 8: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

v

Hình 3.27: Mô phỏng tính toán biển đổi khối lƣợng trầm tích địa hình đáy ............ 84

Hình 3.28: Mô hình số độ sâu địa hình đáy khu vực Cửa Đại (6/2014) ................... 84

Hình 3.29: Sơ đồ vị trí mặt cắt và vùng tính biến đổi địa hình đáy KV Cửa Đại ..... 85

Hình 3.30: Biến động địa hình đáy khu vực Cửa Đại tại mặt cắt AB-BC-CD. ........ 85

Hình 3.31: Sơ đồ vị trí mặt cắt và vùng tính biến đổi địa hình đáy ở KV Cửa Lở ... 86

Hình 3.32: Biến động địa hình đáy khu vực Cửa Lở tại mặt cắt AB-BC ................. 86

Hình 3.34: Sơ đồ biến đổi đƣờng bờ biển tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1965 - 2013. (a-

khu vực Cửa Đại (Hội An); b - khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành)......... 92

Hình 3.35: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại giai đoạn 1965–1973 ..................... 94

Hình 3.36: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại giai đoạn 1973–1989 ..................... 95

Hình 3.37: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại giai đoạn 1989–2000 ..................... 96

Hình 3.38: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại giai đoạn 2000-2009 ...................... 97

Hình 3.40: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại giai đoạn 2009-2013 ...................... 99

Hình 3.41: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại KV Cửa Đại thời kỳ 1965-2013 ....................... 100

Hình 3.42: Biến động đƣờng bờ tại KV Cửa Đại (Hội An) vào các thời điểm khác

nhau từ năm 1965-2003 [24] ................................................................................... 100

Hình 3.43: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1965-1973 . 102

Hình 3.44: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1973–1989 . 103

Hình 3.45: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1989-2000 . 104

Hình 3.46: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 2000-2009 . 105

Hình 3.48: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 2009-2013 . 107

Hình 3.49: Sơ đồ xói lở-bồi tụ KV Cửa Lở và bãi Bà Tình thời kỳ 1965-2013 ..... 108

Hình 3.55: Mô phỏng quá trình xói lở bờ biển trong điều kiện thời tiết cực đoan . 113

Hình 3.59: Sơ đồ phân vùng cảnh báo tai biến địa mạo bờ biển tỉnh Quảng Nam . 118

Hình 3.61: Trƣờng độ cao sóng hữu hiệu tại vùng biển bãi Bà Tình (gió đông bắc, V

= 9m/s; kè nổi) [27] ................................................................................................. 124

Page 9: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số nguyên nhân gây xói lở bờ biển và hậu quả của chúng [17]. ....... 20

Bảng 1.2 : Tƣơng quan giữa kích thƣớc hạt và độ dốc bãi [43] ............................... 24

Bảng 2.1: Đặc trƣng sóng do các cơn bão ngoài khơi vùng bờ Hội An gây ra. ....... 34

Bảng 2.2: Tuổi và tốc độ tích tụ trầm tích tại một số điểm trên thềm lục địa Miền

Trung Việt Nam [63] ................................................................................................. 61

Bảng 2.3: Tƣớng trầm tích và độ sâu dự đoán vào lúc thành tạo chúng [64] ........... 61

Bảng 3.1: Vị trí đo các trắc diện địa hình bãi biển tại Quảng Nam .......................... 70

Bảng 3.2: Thành phần độ hạt mẫu trầm tích bãi biển tại các (MC) KV Cửa Đại ..... 71

Bảng 3.3: Thành phần độ hạt mẫu trầm tích bãi biển tại các (MC) KV Cửa Lở ...... 78

Bảng 3.4: Kết quả biến đổi lƣợng trầm tích đáy KV cửa sông (qua 03 đợt đo). ...... 86

Bảng 3.5: Lƣợng bồi tích thu hoặc chi tại các trắc diện bãi (qua 03 đợt đo) ............ 89

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển KV Cửa Đại cho từng giai đoạn ........ 93

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển KV Cửa Đại thời kỳ 1965–2013 ..... 101

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển KV Cửa Lở và bãi Bà Tình ............. 101

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển KV Cửa Lở thời kỳ từ 1965–2013 .. 108

Bảng 3.10: Đánh giá tổng hợp mức độ xảy ra nguy cơ tai biến xói lở-bồi tụ tại dải

ven biển tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 119

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.2: Đá bazan tại bờ biển mũi An Hòa (trái, ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2007) và tại

bờ biển xã Tam Quang (phải, ảnh Trần Văn Bình, 2013)......................................... 30

Hình 2.6: Bề mặt tích tụ hiện đại và thảm rừng ngập mặn tại vụng An Hòa (Núi

Thành) (ảnh Trần Văn Bình, 7/2013) ........................................................................ 50

Hình 2.7: Cồn cát cao 6-7m bị xói lở tạo vách dốc (trái, 7/2013), sau đó đang đƣợc

tái tạo lại do gió vun lấp dƣới chân cồn (phải, 6/2014) (ảnh Trần Văn Bình) .......... 51

Hình 2.8: Bãi biển tích tụ hiện đại ở bờ phía tây cửa Lở xã Tam Hải ...................... 52

Hình 2.9: Cấu tạo các bộ phận bãi biển (trái): bãi trên triều hơi nghiêng về phía

biển, bãi triều tƣơng đối dốc; Phân lớp tích tụ trầm tích bãi biển (phải) .................. 54

Hình 2.10: Bãi biển đang bị xói lở mạnh tại khu vực phƣờng Cửa Đại – Hội An

(trái), xã Tam Tiến (giữa) và khu vực Cửa Lở, Tam Hải, Núi Thành (phái) ............ 54

Hình 2.11: Bãi biển mài mòn-tích tụ phát triển trên đá bazan hệ tầng Đại Nga tại bờ

biển xã Tam Quang , Vách xói lở trên đá bazan bị phong hóa (trái) ........................ 55

Hình 2.14: Xói lở bờ biển ở phƣờng Cửa Đại (trái), khu vực Cửa Lở (giữa) và tại

bãi Bà Tình, Tam Quang (phải)(ảnh Trần Văn Bình, 2013 và 2014) ....................... 63

Hình 3.7: Bãi tắm phƣờng Cửa Đại 7/2013 (trái, ảnh Trần Văn Bình, 2013) và Vách

xói lở sau bão 10/2013 (phải, ảnh Nguyễn Chí Công, 2013) .................................... 72

Page 10: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

vii

Hình 3.8: Vƣờn Dừa bị sóng biển quật đổ và kè bảo vệ bờ bị phá hủy trong bão (cơn

bão số 11 tháng 10/2013) tại bãi biển phƣờng Cửa Đại ........................................... 72

Hình 3.10. Bãi biển phƣờng Cửa Đại tại mặt cắt 1, 7/2013(trái) và 12/2013(phải) . 73

Hình 3.12: Bãi biển phƣờng Cửa Đại tại mặt căt 2, 7/2013 (trái) và 12/2013 .......... 74

Hình 3.16: Bãi biển bị đẩy lùi vào đất liền tại mặt cắt 2, phƣờng Cửa Đại .............. 76

Hình 3.17: Vách xói lở trên cồn cát cổ tại xã Tam Hòa (trái, ảnh Trần Văn Bình,

2013) và xói lở ở bờ phía đông nam, tích tụ ở mũi bờ phía tây khu vực Cửa Lở

(phải, ảnh Lê Đình Mầu, 2013) ................................................................................. 77

Hình 3.21: Bãi biển phía bắc xã Tam Tiến tại mặt cắt 5 vào 7/2013 (trên trái) và

12/2013 (trên phải); bãi biển phía bắc xã Tam Hòa tại mặt căt 7 vào 12/2013 (dƣới

trái) và 6/2014 (dƣới phải)(ảnh Trần Văn Bình) ....................................................... 80

Hình 3.24: Vách xói lở bờ Nam Cửa Lở tại mặt cắt 8a vào 7/2013 (trái) và vào

6/2014 (phải) (ảnh Trần Văn Bình) ........................................................................... 82

Hình 3.26: Vách xói lở bờ biển Bà Tình tại mặt cắt 9 đợt 1 tháng 7/2013 (trái) và

đợt 3 tháng 6/2014 (trái) (ảnh Trần Văn Bình) ......................................................... 83

Hình 3.33: Vách xói lở chân cồn cát cổ ở độ cao 2–4m, (trái) và bờ kè bằng bao tải

chống xói lở trên bờ cao 2-4m (phải) tại xã Tam Tiến (ảnh Trần Văn Bình, ........... 91

Hình 3.39: Dấu vết của rễ cây phi lao (trái, ảnh Trần Văn Bình, 2009) và công trình

kè bảo vệ của cac resort ở bãi biển phƣờng Cửa Đại đã bị phá hủy (phải, ảnh Lê

Đình Mầu, 2009) do ảnh hƣởng cơn bao sô 9 vào 23/9/2009 ................................... 98

Hình 3.47: Xói lở bờ phía nam Cửa Lở xã Tam Hải 2009 (trái) và 10/2013 ........ 106

Hình 3.50: Bờ biển bị xói lở mạnh là hậu quả của việc khai thác vật liệu ............. 109

Hình 3.51: Thân sa khoáng trên bãi biển xã Duy Hải (trái, ảnh Trịnh Thế Hiếu) và

có lẫn trong cát khu vực bờ phía mam Cửa Lở (phải, ảnh Trần Văn Bình, 2013) . 110

Hình 3.52: Khai thác cát quặng Ti – Zr tại vùng bờ biển xã Duy Hải (trái), xã Tam

Hiệp (giữa) và xã Tam Nghĩa (trái) (ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2005, 2006, 2007) ....... 110

Hình 3.53: Xói lở làm sập kè bảo vệ, đe dọa công trình khách sạn bên trong tại

phƣờng Cửa Đại (ảnh trái); xói lở mạnh tại Cửa Lở (ảnh giữa) và bãi Bà Tình (ảnh

trái), do sóng hoạt động và phá hủy bờ khi gió bão (ảnh Trần Văn Bình,. ............. 112

Hình 3.54: Xói lở bờ biển phƣờng Cửa Đại do sóng biển hoạt động trong khi gió

bão đã tàn phá và đe dọa nhiều công trình nơi đây (ảnh Trần Văn Bình, ............... 112

Hình 3.56: Xói lở làm sập đổ công trình ở phƣờng Cửa Đại (trái), và phá hủy công

trình kè chống xói lở ở xã Tam Hải (phải) (ảnh Trần Văn Bình, 2013) ................. 116

Hình 3.57. Xói lở đe dọa làm sập đổ công trình ở phƣờng Cửa Đại (trái)(ảnh Vũ

Văn Phái, 2012), mất đất quân sự ở Tam Quang (phải)(ảnh Trần Văn Bình, ........ 116

Hình 3.58: Đang thi công công trình bảo vệ bờ ở phƣờng Cửa Đại 5/2012 (ảnh Vũ

Văn Phái, 2012) ....................................................................................................... 117

Hình 3.60: Công trình đang xây dựng phải bỏ lại do xói lở (trái, 2013), và xói lở nền

móng công trình ở phƣờng Cửa Đại (phải, 2009)(ảnh Trần Văn Bình) ................. 122

Page 11: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.260km và có nhiều

cửa sông lớn nhỏ là nơi phát triển các hệ sinh thái đặc trƣng và thƣờng đƣợc quy

hoạch tập trung phát triển các cảng, các hoạt động công nghiệp, hàng hải, dịch vụ và

du lịch đi kèm. Bờ biển và cửa sông là một dạng tài nguyên địa hình đã và đang

đƣợc khai thác triệt để cho việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc

phòng và chính trị. Những năm gần đây, do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, hiện

tƣợng xói lở bờ biển, bồi cạn và lấp dần cửa biển ở các tỉnh ven biển nƣớc ta xảy ra

rất mạnh ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có đƣờng bờ biển dài

hơn 125km với nhiều cửa sông. Thuộc dải ven biển có 02 thành phố quan trọng là

Hội An và Tam Kỳ, đồng thời có tiềm năng về du lịch với nhiều bãi tắm đẹp và nổi

tiếng nhƣ: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam

Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành), … hàng năm đón tiếp hàng chục vạn

khách du lịch. Đi cùng với đó là hàng loạt khách sạn và khu nghỉ dƣỡng trong tuyến

du lịch Đà Nẵng-Hội An, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã

hội của tỉnh. Ngoài ra, các cửa sông còn có vai trò tiêu thoát lũ cho vùng hạ lƣu và

nơi trú ẩn của tàu thuyền khi có bão. Vùng cửa sông không những là nơi để phát

triển kinh tế chung mà còn có vị thế quan trọng trong chiến lƣợc quân sự của vùng.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh địa lý tự nhiên trong khu vực diễn ra đa dạng, hết

sức phức tạp và khốc liệt, đặc biệt trong những năm gần đây do điều kiện thời tiết,

nắng hạn kéo dài vào mùa khô, mùa mƣa bị tác động của gió mùa đông bắc, áp thấp

nhiệt đới và thƣờng có gió bão, điều này đã dẫn đến lũ lụt, nƣớc biển dâng kết hợp

với bão lũ đã tác động mạnh đến vùng bờ biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói

chung và bờ biển tỉnh Quảng Nam nói riêng, làm thay đổi hình thái địa hình bãi, bờ

và địa hình đáy các vùng cửa sông rất nghiêm trọng nhƣ: đoạn bờ và bãi biển phía

bắc Cửa Đại (Hội An), bờ nam Cửa Lở thuộc xã Tam Hải và bờ biển bãi Bà Tình

thuộc xã Tam Quang (Núi Thành), những nơi này đã và đang bị xói lở mạnh mẽ.

Page 12: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

2

Mặt khác, địa hình đáy tại các khu vực Cửa Đại và Cửa Lở lại đang bị bồi cạn và lấp

dần. Những hiện tƣợng này đã xảy ra hàng năm và ngày càng mạnh hơn, gây ra

những thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân, cũng nhƣ của Nhà

nƣớc và chắc chắn sẽ còn gây ra thiệt hại lớn hơn nữa, nếu không có những giải

pháp xử lý kịp thời. Do đó, nghiên cứu điều kiện địa hình, các vấn đề về địa mạo

trong khu vực để đánh giá tai biến xói lở bờ biển, bồi cạn và lấp dần các cửa sông

trên toàn dải ven biển của tỉnh phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển là việc làm cấp

bách, nhằm giảm thiểu thiệt hại do tai biến địa mạo một cách hiệu quả và đề xuất

các giải pháp giảm nhẹ, chủ động ứng phó phù hợp là việc làm cần thiết.

Trên cơ sở các vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu địa mạo

phục vụ quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam”

2. Mục tiêu: Làm rõ hiện trạng và nguyên nhân biến đổi bờ biển tỉnh Quảng Nam

phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển.

3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nội dung: - Nghiên cứu đặc điểm địa mạo dải ven bờ biển tỉnh Quảng Nam,

các yếu tố động lực liên quan đến quá trình xói lở-bồi tụ vùng bờ biển, cửa sông.

- Xây dựng các sơ đồ biến động đƣờng bờ qua các giai đoạn từ năm 1965 đến

nay và các trắc diện địa hình bãi biển tại các khu vực Cửa Đại (Hội An), Cửa Lở

và bãi Bà Tình (Núi Thành).

- Phân tích, đánh giá các tai biến do xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông.

- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm giảm nhẹ tai biến, phục vụ cho công tác

quy hoạch và quản lý môi trƣờng dải ven bờ biển tỉnh Quảng Nam.

+ Nhiệm vụ: - Thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu liên quan đến vấn đề biến

đổi bờ biển khu vực nghiên cứu trong quản lý môi trƣờng bờ.

- Khảo sát và đo đạc địa hình bờ, bãi biển và các yếu tố động lực ven bờ tại các

mặt cắt địa hình trong khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng các bản vẽ, sơ đồ, bản đồ liên quan đến biến đổi bờ biển.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và hoàn

Page 13: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

3

thiện cơ sở khoa học bảo vệ bờ biển, trong mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình

với các quá trình xói lở bờ biên, bồi cạn và lấp dần cửa sông tỉnh Quảng Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần lý giải nguyên nhân gây ra xói lở

bờ biển, bồi cạn và lấp dần cửa sông. Đặc biệt góp phần đánh giá chi tiết tai biến

xói lở bờ biển, phục vụ công tác quy hoạch và quản lý môi trƣờng bờ biển.

5. Phạm vi nghiên cứu

Về khoa học: Tập trung phân tích sự biến đổi bờ biển trên cơ sở nghiên cứu địa

mạo.

Về không gian: Dải ven biển (chủ yếu là vùng đồng bằng) của các huyện, thành

phố và đáy biển gần bờ trong phạm vi độ sâu từ 0-20m (hình 1.1).

6. Cơ sở tài liệu

Luận văn đƣợc xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính bản thân tác giả thu

thập, thực hiện trong các đề tài nghiên cứu khoa học từ năm 2007 đến nay. Đề tài

“Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất

ngập nước ven biển Quảng Nam”, do Sở Thủy sản Quảng Nam chủ trì thực hiện

với sự phối hợp của Viện Hải dƣơng học và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh

Quảng Nam, đã kết thúc năm 2008, trong đó tác giả với vai trò là ngƣời tham gia;

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ bờ biển, cửa sông phục vụ việc

quản lý, phát triển bền vững vùng ven biển tỉnh Quảng Nam” chủ nhiệm: TS. Lê

Đình Mầu. Thời gian thực hiện 2013-2014, trong đó tác giả với vai trò là ngƣời

tham gia chính, đƣợc sử dụng số liệu từ các đợt khảo sát để thực hiện luận văn.

Các tài liệu khác

- Các loại bản đồ liên quan: Bản đồ địa hình khu vực tỷ lệ 1:50.000 (xuất bản

2004); Hải đồ Mỹ tỷ lệ 1:50.000 (xuất bản 1965); Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ

lệ 1:200.000 (xuất bản 1994); Sơ đồ phân bố các kiểu trầm tích tầng mặt vùng biển

Đà Nẵng-Dung Quất [10]; Các loại ảnh vệ tinh (Landsat MSS, TM, ETM+) vào các

năm 1973, 1989, 2000 và ảnh Alos 2009 tại dải ven biển tỉnh Quảng Nam.

- Các báo cáo tổng kết của các đề tài, dự án do Viện Hải dƣơng học thực hiện

ở khu vực nghiên cứu, các báo cáo chuyên đề đƣợc thu thập từ Trung tâm Địa chất

Page 14: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

4

và Khoáng sản biển và các tài liệu của các thầy ở Bộ môn Địa mạo cung cấp.

- Ngoài ra, tác giả còn tham khảo hàng loạt các công trình nghiên cứu đã

đƣợc công bố có liên quan tới đề tài (xem tài liệu tham khảo).

7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc

của luận văn gồm 3 chƣơng:

Chương 1. Tổng quan vấn đề và các phƣơng pháp nghiên cứu

Chương 2. Đặc điểm địa mạo khu vực nghiên cứu

Chương 3. Phân tích và đánh giá quá trình biến đổi bờ bờ biển phục vụ quản lý môi

trƣờng bờ.

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Page 15: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Địa mạo bờ biển là nghiên cứu về địa hình, nguồn gốc và sự biến đổi địa

hình bờ biển, lịch sử hình thành khu bờ, mà ở khu bờ biển lại là nơi chịu tác động

tƣơng hỗ của thủy quyển, thạch quyển, khí quyển, sinh quyển và cả hoạt động kinh

tế mạnh mẽ của loài ngƣời đã làm thay đổi nó phần lớn theo chiều hƣớng tiêu cực.

Chính vì vậy, từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay, đã có rất nhiều nhà

khoa học kể cả các nhà quản lý thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới quan tâm

nghiên cứu bờ biển, Từ đó, cũng có một số khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên

cứu bờ biển còn đƣợc hiểu rất khác nhau giữa các nhà khoa học cũng nhƣ các nhà

quản lý. Do vậy, một số khái niệm sử dụng trong luận văn này sẽ đƣợc trình bày

dƣới đây.

Bờ biển (Coast) là một dải đất có chiều rộng không xác định mở rộng từ

đƣờng bờ vào sâu trong đất liền tới sự thay đổi đầu tiên về địa hình. Các vách, các

cồn cát tiền tiêu, hoặc đƣờng thực vật có mặt thƣờng xuyên. Trên các bờ có các

đảo/cồn chắn (barrier), một tổ hợp đầm phá sau barrier, bãi lầy, lạch triều cũng

đƣợc xem là một phần của bờ. Trên các vùng đồng bằng châu thổ (delta), ranh giới

về phía đất liền khó xác định hơn. Còn ranh giới về phía biển vƣơn tới vị trí mức

sóng bão-đó chính là đường bờ trong (coastline). Trên các đoạn bờ dốc đứng, thì

đƣờng bờ trong và đƣờng bờ ngoài (shoreline) có thể trùng nhau. Theo Bách khoa

Toàn thƣ về Địa lý Xô-Viết (1988) [3], thì bờ biển là một dải hẹp gồm có cả bãi

biển chạy dọc theo đƣờng bờ có giới hạn về phía biển là đƣờng mực triều thấp nhất.

Bãi biển (Beach/shore) đƣợc mở rộng từ đƣờng nƣớc thấp về phía đất liền tới

vị trí tác động của sóng bão (đƣờng bờ trong). Bãi có thể đƣợc chia thành 2 đới: bãi

sau (backshore) và bãi trƣớc (foreshore). Bãi trƣớc thƣờng xuyên chịu tác động của

các nhân tố động lực biển tính từ đƣờng mực nƣớc thấp tới giới hạn sóng vƣơn tới

vào lúc thủy triều cao. Bãi sau gần nhƣ nằm ngang, trong khi đó bãi trƣớc lại

nghiêng về phía biển.

Page 16: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

6

Đường bờ biển. Theo quan niệm chung, đƣờng bờ biển là ranh giới tiếp xúc

giữa biển và đất liền. Đƣờng này luôn dịch chuyển theo sự dao động của mực nƣớc

biển theo chu kỳ ngắn (thủy triều), chu kỳ dài (chu kỳ thiên văn) hoặc không theo

chu kỳ. Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng lấy đƣờng bờ biển là mực nƣớc triều trung

bình nhiều năm.

Tuy nhiên, để nghiên cứu biến động đƣờng bờ biển cần phải xác định rõ 2

đƣờng bờ: đƣờng bờ trong và đƣờng bờ ngoài (hình 1.2). Đường bờ trong

(coastline) là ranh giới tác động cao nhất của sóng trong năm (thƣờng là sóng bão)

với đất liền, còn đường bờ ngoài (shoreline) là ranh giới tác động của sóng vào lúc

thủy triều cao trung bình.

Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn các thuật ngữ về bờ biển đƣợc sử dụng [29].

Khu bờ biển là đới tƣơng tác giữa 4 quyển trên bề mặt Trái đất là: thủy

quyển, thạch quyển, khí quyển và sinh quyển, trong đó sóng biển đƣợc xem là nhân

tố động lực chủ yếu trong sự hình thành và biến đổi địa hình của nó. Trong thời đại

ngày nay, các hoạt động kinh tế-xã hội của con ngƣời cũng có những tác động to

lớn đến khu bờ biển, thậm chí còn mạnh hơn cả các nhân tố tự nhiên. Giới hạn của

khu bờ biển đƣợc xác định nhƣ sau. Ranh giới phía lục địa đƣợc xác định là đƣờng

Page 17: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

7

sóng sóng leo cao nhất (thƣờng là sóng khi có bão) trong năm; còn ranh giới về phía

biển đƣợc xác định tại độ sâu sóng bắt đầu tác động đến đáy và ngƣợc lại đáy biển

cũng ảnh hƣởng đến sự truyền sóng. Thông thƣờng, độ sâu này đƣợc lấy bằng một

nửa chiều dài (bƣớc) sóng, hoặc đƣợc xác định bằng biểu thức h/H = 0,14, trong đó

h là độ cao của sóng, còn H là độ sâu đáy biển. Khái niệm trên đây đƣợc hiểu là khu

bờ biển hiện đại để phân biệt với khái niệm khu bờ cổ được nâng lên (hiện nay là

phần lục địa ven biển) và khu bờ cổ bị hạ xuống (phần đáy biển nằm phía ngoài khu

bờ biển hiện đại). Những điều trình bày trên đây cho thấy, khu bờ biển là một nơi

động nhất và việc phạm vi không gian của nó thƣờng xuyên thay đổi hàng ngày

(theo thủy triều), hàng năm (theo mùa) và nhiều năm. Do đó, việc đƣa ra ranh giới

nhƣ vậy cũng chỉ là tƣơng đối để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.

Đới bờ biển (Coastal zone) là đới chuyển tiếp từ đất liền ra biển chịu ảnh

hƣởng trực tiếp của các quá trình thủy động lực của biển. Đới bờ đƣợc mở rộng ra

ngoài khơi đến mép thềm lục địa và về phía đất liền tới sự thay đổi đầu tiên về địa

hình bên trên tầm với của sóng bão. Hầu hết các nƣớc Phƣơng Tây, khái niệm đới

bờ chỉ đƣợc sử dụng trong quản lý [6].

Cũng cần nhấn mạnh rằng, hiện nay, hai khái niệm khu bờ và đới bờ biển

đƣợc nhiều nƣớc đang phát triển sử dụng gần nhƣ giống nhau. Tuy nhiên, Kay và

Elder (2005) [56] đã phân tích sự khác nhau giữa 2 khái niệm này. Các tác giả này

đã sử dụng thuật ngữ: vùng bờ hay khu bờ (coastal area) theo quan niệm của

Ketchum B.H., cho rằng, đó là “một dải lục địa khô và khoảng không gian đại

dƣơng lân cận (cả nƣớc và vùng đất bị ngập), mà trong đó các quá trình trên lục địa

và sử dụng đất liền có ảnh hƣởng trực tiếp đến các quá trình và việc sử dụng đại

dƣơng, và ngƣợc lại” Ketchum B.H (1974) [57]. Mặc dù có đề cập đến không gian,

nhƣng khái niệm này thiên về sử dụng cả phần lục địa ven biển lẫn vùng biển ven

bờ. Muốn sử dụng không gian này có hiệu quả, thì cần phải có các giải pháp quản lý

đúng đắn. Nhƣ vậy, khái niệm của Ketchum cũng mang hàm ý quản lý rất rõ ràng.

Vì vậy, giới hạn của nó cũng không giống nhau đối với mỗi quốc gia khác nhau.

Thông thƣờng, trong nghiên cứu bờ biển, ngƣời ta còn sử dụng các thuật ngữ

Page 18: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

8

khác, nhƣ bãi trên triều, bãi triều, bãi dƣới triều. Bãi trên triều tƣơng ứng với bờ/bãi

sau (backshore), bãi triều ứng với mặt bãi (shoreface), còn bãi dƣới triều là phần

đáy biển ven bờ thƣờng xuyên ngập nƣớc (đƣợc xác định đến độ sâu khoảng 5 mét).

Xói lở bãi (beach erosion) là hiện tƣợng mất vật liệu trên bãi một cách

thƣờng xuyên dƣới tác động của các nhân tố cả tự nhiên lẫn con ngƣời dẫn đến thu

hẹp và hạ thấp bãi biển.

Xói lở đường bờ (shoreline erosion) là hiện tƣợng dịch chuyển đƣờng bờ

biển một cách liên tục về phía đất liền trong một khoảng thời gian nào đó.

Tiến hóa địa hình bờ và bãi là sự tiến hóa đƣờng bờ ở tất cả các quy mô

không gian và thời gian với sự biểu hiện một cách rõ ràng về một trong những lĩnh

vực phức tạp nhất trong nghiên cứu địa mạo bờ biển. Bởi vì, tác động của các quá

trình bờ với quy mô không gian và thời gian khác nhau đều có ảnh hƣởng lẫn nhau.

Việc hiểu biết tiến hóa đƣờng bờ với quy mô lớn đòi hỏi những nghiên cứu không

những từ các sự kiện ngắn mà còn cả các quá trình lâu dài.

Quản lý môi trường bờ biển là một lĩnh vực vừa mang tính khoa học, vừa

mang tính nghệ thuật. Quản lý là một quá trình liên tục tìm kiếm các giải pháp

(gồm cả tổ chức hành động và các công cụ đƣợc sử dụng) thích hợp để đạt đƣợc

mục tiêu của quy hoạch đã đề ra. Do đó, trong quản lý cần ƣu tiên đến tính đặc thù

của lãnh thổ, cũng nhƣ tính đặc thù của các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Bờ biển là nơi nhạy cảm của nhiều vấn đề, luôn chịu tác động giữa môi

trƣờng lục địa và biển, điều đó đã thu hút sự quan tâm rộng rãi trên thế giới. Những

năm gần đây do biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến mực nƣớc biển dâng lên đã làm

gia tăng cả về cƣờng độ lẫn quy mô về hiện tƣợng xói lở bờ biển. Do đó, trên thế

giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về xói lở bờ biển.

Del Rio, L. và nnk, 2002 [46], định lƣợng các quá trình xói lở ven biển ở bờ

biển phía Nam Đại Tây Dƣơng Tây Ban Nha, đã đƣa ra nguyên nhân quan trong

gây ra xói lở bờ biển trong thời gian ngắn hạn (vài tháng, vài năm) là cơ cấu kỹ

Page 19: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

9

thuật bờ biển tạo ra xói lở bờ biển khu vực nhƣ: xây dựng kè, cầu tàu, bến cảng, tạo

ra một số điểm bồi tụ nhanh chóng. Tuy nhiên, một tái cân bằng thƣờng đạt đến sau

một thời gian. Còn trong thời gian trung hạn (thập kỷ), đập và hồ chứa trên lƣu vực

sông làm gia tăng sự lƣu giữ trầm tích. Giảm trong việc cung cấp trầm tích sông

ngòi cũng góp phần làm xói lở bờ biển.

Keqi Zhang (2004) [58], toàn cầu nóng lên và xói lở bờ biển, đã xác định

rằng: nƣớc biển dâng hoạt động nhƣ một khả năng tạo xói lở, vì mực nƣớc cao hơn

thì sóng sẽ tác động tiếp tục lên phía trên mặt nghiêng bãi biển và mang trầm tích

hƣớng ra biển. Quy tắc Bruun mô tả các hình dạng bãi biển ứng phó với nƣớc biển

dâng, nếu các điều kiện khác (ví dụ, cung cấp phù sa) vẫn không thay đổi, thì quá

trình xói lở sẽ xảy ra khi có sự gia tăng mực nƣớc biển. Carter và Johnston (1982)

[42], sử dụng các bụi cây trong việc kiểm soát xói lở do gió trên bờ biển mềm mại ở

Ai-len, đã nhận định rằng, với bờ biển mềm mại chủ yếu là cát bị xói lở do gió ít

nhất 2 mét mỗi năm.

Jane F. Denny và nnk (2005) [55], nghiên cứu xói lở bờ biển phía nam

Carolina, đã đƣa ra mô hình các quá trình vật lý ảnh hƣởng đến lƣu thông và vận

chuyển bùn cát khu bờ biển. Từ đó, xác định đƣợc nguồn trầm tích, các đƣờng vận

chuyển và vai trò của quá trình vận chuyển trầm tích trong việc hình thành bờ biển

hiện đại. Gerd Masselink và Paul Russell (2013) [51], ảnh hƣởng của biến đổi khí

hậu về xói lở bờ biển, đã nhận định rằng, tỷ lệ lớn các bờ biển của Vƣơng quốc Anh

và Ireland hiện đang bị xói lở là sự tƣơng tác giữa các quá trình khí quyển, trên đất

liền và biển.

Ngoài ra, còn có một số mô hình tính toán, dự báo các quá trình sóng, dòng

chảy, vận chuyển bồi tích và biến đổi địa hình đƣợc xây dựng ở các trƣờng đại học

và viện nghiên cứu khác nhau với những thế mạnh và những hạn chế khác nhau

nhƣ: WAMDI Group (1988) [67]; Guenther và đồng nghiệp (1992) [53], mô hình

tính sóng vùng khơi WAM; Tolman 1991 [66], STWAVE; Young (1988) [69], mô

hình tính sóng trong bão; Ebersole, Cialone, and Prater 1986 [47], mô hình tính

sóng vùng ven bờ: RCPWAVE, RDE, PBCG,…Nhìn chung, các mô hình đều đƣợc

Page 20: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

10

xây dựng với tổ hợp nhiều mô đun. Chúng cho phép tính toán các quá trình thuỷ

thạch động lực trong khoảng thời gian dài với các điều kiện biên ban đầu, từ kết quả

đo đạc thực địa, sau đó lý giải hiện tƣợng xói lở-bồi tụ trong khu vực. Tuy nhiên,

những phƣơng pháp nghiên cứu nay vẫn đƣợc áp dụng rộng rãi trong việc nghiên

cứu xói lở, bồi tụ. Edelvang và đồng nghiệp, (2002) [48], tính toan v ận chuyển vật

chất lơ lửng; Gavin (1982) [50], tính toan sự bồi lấp luồng lạch, cƣa sông. Do việc

đo đạc, tính toán các quá trình ven bờ rất phức tạp, nên các phƣơng pháp thực

nghiệm, thống kê vẫn đóng vai trò chủ đạo. Những năm gần đây công nghệ ảnh

viễn thám đã đƣợc áp dụng rộng rãi, nhằm đánh giá sự biến đổi đƣờng bờ với độ

phân giải lớn. Cùng với sự phát triển của phƣơng pháp mô hình hóa, thống kê trong

việc nghiên cứu các quá trình thuỷ thạch động lực vùng ven bờ là sự phát triển các

thiết bị khảo sát, dựa trên các thành tựu mới nhất về quang học và sóng âm đo đạc

các đặc trƣng thuỷ thạch động lực ven bờ nhƣ, máy đo sóng-dòng chảy, máy đo lƣu

lƣợng nƣớc sông. Đặc biệt là máy đo hàm lƣợng trầm tích lơ lửng, đo vận chuyển

trầm tích đáy (bed load transport). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ

độ nhạy cảm của sensor, độ bền,…nên các thiết bị hiện đại đo đạc suất vận chuyển

trầm tích lơ lửng đƣợc sử dụng rất hạn chế. Ngƣợc lại, các thiết bị đo đạc kinh điển

vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi (White, 1998) [68].

Với các công trình nghiên cứu địa mạo nói chung và địa mạo bờ biển trong

các mối quan hệ động lực hình thái nói riêng, những năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều

kết quả mới cả về lý thuyết cũng nhƣ ứng dụng trong thực tiễn nhờ những tiến bộ về

kỹ thuật quan trắc, thu thập số liệu và các mô hình số. Tuy nhiên, do khu bờ biển

nói chung, đặc biệt là bãi biển, chúng có tính linh động rất cao và rất nhạy cảm đối

với những yếu tố cực đoan, có chu kỳ ngắn và ngày càng gia tăng về tần suất, nên

các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn khá xa với những gì mong đợi.

Mặc dù, khoa học về bờ biển chỉ mới đƣợc hình thành từ khoảng giữa thế kỷ

20, với sự ra đời công trình “Cơ sở học thuyết về phát triển bờ biển”, của Zencovich

V.P. (1962) [70], nhƣng những nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình bờ biển và

các quá trình động lực đã đƣợc các nhà khoa học đề cập đến từ lâu. Vào nửa sau của

Page 21: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

11

thế kỷ 20, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về động lực và hình thái bờ

biển, trong đó đáng quan tâm hơn là “Động lực vùng bờ biển không có thủy triều”

của Longinov V.V. (1963) [21], “Địa mạo bờ biển” của Leontyev O.K., Nikiforov

L.G. và Safianov G.A. [20]. Ngoài ra, một số công trình của các tác giả Phƣơng Tây

về hƣớng nghiên cứu này [45, 52, 61].

Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, việc nghiên cứu động lực hình thái bờ biển đã có

những bƣớc phát triển cao hơn: Đó là xây dựng các mô hình vật lý, mô hình toán,

mô hình mô phỏng, v.v. Đi tiên phong trong nghiên cứu các quá trình động lực ở

đới bờ, có thể kể là những nhà nghiên cứu ở các nƣớc Nhật Bản, Hà Lan, Đan

Mạch, Mỹ,... Trong đó, nghiên cứu để áp dụng trực tiếp các kết quả có đƣợc vào

thực tế nhằm bảo vệ bờ, các công trình về biển đƣợc phát triển đặc biệt mạnh ở

Nhật Bản, Hà Lan,v.v..

Các nghiên cứu về quá trình biến đổi địa hình ở đới bờ là một trong những

hƣớng phát triển của địa mạo học. Trong giai đoạn đầu, việc nghiên cứu chủ yếu

dừng lại ở mức mô tả, tiếp đó là đo vẽ. Trong quá trình đó, các nhà địa mạo nhận

thấy rằng mỗi hình thái địa hình ở đới bờ thƣờng do một quá trình động lực chủ đạo

tạo ra “hình thái nào, động lực ấy” (quả nào thì nhân ấy). Tức là từ các thành tạo địa

hình có thể phỏng đoán đƣợc các quá trình động lực trong quá khứ đã tạo ra chúng.

Sau này, từ nhu cầu thực tiễn, phải dự báo đƣợc các quá trình phát triển của các

dạng địa hình, đặt ra vấn đề phải hiểu biết các quá trình động lực cũng nhƣ cơ chế

thành tạo địa hình (động lực nào thì hình thái đó). Đó là lý do để hƣớng nghiên cứu

động lực hình thái bờ biển đã ra đời và phát triển. Đây chính là một trong những

hƣớng nghiên cứu của địa mạo bờ biển đã đƣợc Zencovich V.P.- ngƣời đầu tiên đặt

nền móng khoa học về bờ biển, đƣa ra vào giữa thế kỷ 20. Theo hƣớng nghiên cứu

này, việc mô phỏng các quá trình thủy-thạch động lực bằng các mô hình toán là cần

thiết. Nó cho phép các nhà nghiên cứu có thể tính toán các trƣờng động lực bằng

các công thức toán học, giảm bớt khó khăn trong đo đạc thực tế, nhất là trong thời

gian xảy ra các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm.

Page 22: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

12

Để giải quyết các vấn đề trên, gần đây, những nghiên cứu địa mạo nói chung,

và đặc biệt là nghiên cứu địa mạo bờ biển, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số

quan niệm cơ bản, trong đó có các quan niệm mới nhƣ: các hệ địa mạo, độ mạnh và

tần suất, cân bằng và tiến hóa và quy mô trong địa mạo. Liên quan đến nghiên cứu

xói lở bờ biển, nghiên cứu động lực hình thái bãi biển có vai trò rất quan trọng.

Nghiên cứu động lực hình thái bãi biển (nghiên cứu sự điều chỉnh lẫn nhau

giữa hình thái bãi và các quá trình bờ bao gồm cả di chuyển trầm tích) có thể đƣợc

tiến hành bằng đo đạc ngoài thực tế và phân tích với sự trợ giúp bằng những mô

phỏng trên máy tính. Phân tích biến dạng sóng khi vào vùng nƣớc nông và tới bãi

đã chỉ ra rằng, năng lƣợng sóng bị phản xạ một phần trên các bãi dốc (> 3o) (đặc

biệt đối với các bãi cuội), trong khi các bãi nghiêng thoải (là bờ cát) lại làm phân

tán năng lƣợng sóng, do sóng vỡ tràn qua đới vỗ bờ rộng. Kết quả là trạng thái của

bãi phù hợp với các loại quy mô vỗ bờ trên cơ sở kích thƣớc của sóng vỡ. Dean

R.G. (1991) [45], đã đề nghị tham số tỷ lệ sóng vỗ bờ (surf scaling parameter): Ω

trên cơ sở độ cao sóng vỡ Hb theo công thức:

Ω = Hb /ws T

Trong đó ws tốc độ lắng chìm trung bình của trầm tích và T là chu kỳ sóng.

Điều này cho phép phân chia các bãi thành 3 trạng thái: trạng thái bãi phản xạ (Ω <

1), ở đó chúng nhận đƣợc sóng vỡ trào lên và có tỷ lệ cao về năng lƣợng sóng phản

xạ từ mặt bãi; trạng thái bãi tiêu tán (Ω > 5) ở đó, năng lƣợng sóng vỡ bị mất khi đi

qua các bãi rộng, thoải và trạng thái bãi trung gian (Ω = 1-5). Đối với các bãi phản

xạ, đới sóng vỗ bờ thƣờng có chiều rộng dƣới 10 mét, nhƣng có thể rộng ít nhất 100

mét đối với các bãi tiêu tán. Trắc diện bãi phản xạ có độ dốc ở phía trên giữa 6o và

12o, thƣờng với một bậc khác biệt và dốc hơn tại chân, sau đó độ dốc thoải dần cho

đến 0,5-1o và có nhiều ngấn cát đƣợc hình thành, thƣờng song song với đƣờng bờ,

do sự tác động của sóng phản xạ làm năng lƣợng sóng tới bị suy giảm. Các trắc diện

bãi tiêu tán rộng hơn và phẳng hơn.

Việc phân chia thành các trạng thái bãi phản xạ, tiêu tán và trung gian đƣợc

đƣa ra bắt nguồn trên các bờ thủy triều thấp. Vì khi độ lớn triều tăng lên, tác động

Page 23: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

13

sóng bị phân tán trên những đới nằm ngang và thẳng đứng rộng hơn, dòng triều

tƣơng tác với sóng tới làm giảm gradient nằm ngang, đồng thời làm phẳng địa hình

bar và biến đổi dòng rip. Trắc diện bãi lộ ra ở mực triều thấp cho thấy các bar và

rãnh trũng rộng hơn và thoải hơn, hoặc các thềm triều thấp.

Masselink và Short (1993) [60], đã khảo sát các đặc điểm hình thái bãi có

quan hệ với tƣơng tác giữa độ cao sóng và độ lớn triều và đƣa ra khái niệm về độ

lớn triều tƣơng đối (RTR-Relative Tide Range), mà tại đó độ lớn triều thực sự (TR-

Tide Range) đƣợc phân chia bởi độ cao sóng vỡ (Hb):

RTR = TR/Hb

Để phân biệt các loại hình thái bãi sóng chiếm ƣu thế vì độ lớn triều tƣơng

đối tăng lên. Trên các bãi biển có dòng sóng tiến vào bờ chiếm ƣu thế (swash-

dominated beach), phạm vi này từ trạng thái phản xạ (Ω < 2 và RTR < 3) đến các

thềm triều thấp có các rãnh rip (Ω < 2 và RTR = 3-7), sau đó là các thềm triều thấp

không có các rãnh rip (Ω < 2 và RTR > 7); từ trạng thái trung gian (Ω = 2-5 và RTR

< 7) đến bar triều thấp và các rãnh rip (Ω < 2 và RTR > 7) và từ trạng thái tiêu tán

có bar (Ω > 5 và RTR < 3) đến trạng thái tiêu tán không có bar (Ω > 5 và RTR > 7)

và tiêu tán cực đoan (Ω > 2 và RTR > 7) với nhiều đƣờng sóng vỡ chuyển động trên

trắc diện có gradient rất thấp.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan về khu vực

Ở Việt Nam, vùng ven biển và cửa sông thƣờng là nơi tập trung các khu dân

cƣ lớn, các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị rất quan trọng,... nhƣng lại thƣờng

xuyên chịu tác động xấu do các tai biến thiên nhiên gây ra nhƣ xói lở bờ biển, bồi

lấp luồng lạch cửa sông, biến đổi lòng dẫn,... dẫn đến suy thoái và thiệt hại nặng nề

đến tài nguyên môi trƣờng, tài sản của nhân dân và nhà nƣớc. Vì vậy, nhu cầu

nghiên cứu và đánh giá các tai biến xói lở bờ biển-bồi lấp cửa sông, quản lý tổng

hợp đới ven biển ngày càng cao, điều đó đã đƣợc nhiều nhà quản lý cũng nhƣ các

nhà khoa học quan tâm, trong đó có những công trình đáng chú ý nhƣ:

Nguyễn Văn Cƣ và nnk (1990) [7], đã nghiên cứu động lực vùng ven biển và

cửa sông Việt Nam. Ngô Ngọc Cát và nnk (2001) [5], đã đánh giá điều kiện Địa

Page 24: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

14

chất công trình phục vụ nghiên cứu sạt lở bờ biển miền Trung; Lê Xuân Hồng

(2001) [18], đã xác định hiện trạng sạt lở bờ biển cửa sông miền Trung; Phạm Huy

Tiến và nnk (2005) [35], đã nghiên cứu và đƣa ra dự báo phòng chống sạt lở bờ

biển miền Trung. Tiếp đến, Nguyễn Thọ Sáo (2003) [32], đã đƣa ra dự báo hiện

tƣợng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông Đà Rằng. Từ năm 1993 đến 1998, Nguyễn

Ngọc Thụy đã đƣa ra kết quả nghiên cứu về sự dâng lên của mực nƣớc biển dâng và

nƣớc dâng do gió mùa và bão ở Việt Nam. Trịnh Thế Hiếu và nnk (2005) [13], Hiện

trạng và dự báo sự biến động bờ biển-các cửa sông ven biển Việt Nam, đã nhận

định rằng, hầu hết các cửa sông lớn ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ đều có sự

biến đổi phức tạp theo thời gian, với xu thế biến đổi chính là xu thế dịch chuyển

cửa. Đây là hậu quả của của quá trình hoạt động tân kiến tạo và tác động của các

yếu tố động lực đới bờ, điều này đƣợc thể hiện qua diễn thế của quá trình bồi tụ-xói

lở. Sự dịch chuyển cửa diễn ra theo quy luật, hƣớng dịch chuyển cửa luôn hƣớng về

các vùng bờ bị hạ lún.

Theo hƣớng nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để chống bồi

lấp cửa sông ở khu vục Nam Trung Bộ, Trịnh Việt An (2012) [72], trong công trình

“Một vài nét về ảnh hƣởng bồi lấp cửa sông đến sự ra/vào của thuyền vào cảng cá

các khu neo đậu trú bão và hƣớng giải quyết” đã xác định đƣợc hiện tƣợng bồi lấp

và các vấn đề liên quan tại một số cửa sông nhƣ: Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa

Tam Quan (Bình Định), cửa Mỹ Á, cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cửa sông Đà

Rằng (Phú Yên), cửa Đông Hải (Ninh Thuận), cửa La Gi (Bình Thuận).

Theo hƣớng đánh giá hiện tƣợng bồi lấp cửa sông, Nguyễn Trọng Yêm

(2001) [41], trong công trình “Điều tra đánh giá các tai biến xói lở, bồi lấp vùng

ven biển tỉnh Quảng Ngãi và đề xuâtt các giải pháp xử lý, phòng tránh, giảm thiểu

thiệt hại, góp phần đẩy mạnh kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên cơ sở môi

trƣờng bền vững”, đã xác định đƣợc động lực gây ra tai biến xói lở-bồi lấp là kết

quả của mối tác động tƣơng hỗ, qua lại giữa các nhân tố tự nhiên và nhân tạo.

Chúng nằm trong ba nhóm chính là: 1) Nhóm các nhân tố nội sinh: điều kiện mặt

đệm địa chất- địa mạo, biểu hiện qua các dạng địa hình tự nhiên - nhân tạo và quá

Page 25: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

15

trình phát triển của chúng; 2) Nhóm các nhân tố ngoại sinh: điều kiện khí hậu-thuỷ-

hải văn, những biến động của chúng trong những năm gần đây mang tính chất qui

mô khu vực và địa phƣơng. 3) Nhóm các nhân tố nhân tạo: các dạng địa hình nhân

tạo, nạn phá rừng đầu nguồn sông ngòi, khai thác vật liệu ven sông- ven biển …

Trong đó, các nhân tố ngoại sinh thƣờng là động lực trực tiếp chủ yếu gây ra tai

biến. Các nhân tố nội sinh và hoạt động nhân tạo thƣờng ảnh hƣởng gián tiếp thông

qua các nhân tố ngoại sinh. Trong số các nhân tố ngoại sinh thì sóng biển và các

nhân tố sinh ra chúng (gió, nƣớc dâng, thuỷ triều) đƣợc đánh giá là những nhân tố

có ảnh hƣởng quyết định tới tai biến xói lở-bồi lấp ven biển.

Mới đây nhất, Vũ Văn Phái và nnk (2012) [31], đã đƣa ra kết quả biến động

bờ biên trong mối quan hệ với mực nƣớc biển dâng tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ -

Đông Nam Bộ, …

Nghiên cứu, dự báo các quá trình thuỷ thạch động lực và biến động đƣờng

bờ, cửa sông tại vùng biển Quảng Nam đã đƣợc tiến hành ở các qui mô khác nhau,

đáng kể nhất là đề tài cấp nhà nƣớc KHCN.06.08: “Nghiên cứu qui luật và dự đoán

xu thế bồi tụ-xói lở vùng ven biển và cửa sông Việt Nam” (1996-2000); dự án hợp

tác quốc tế Việt Nam-Ấn Độ (2002-2003): “Nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở-bồi

tụ tại dải ven biển Việt Nam” với khu vực nghiên cứu trọng điểm là vùng biển Hội

An do TSKH Lê Phƣớc Trình (chủ trì) (2000) [37], đã thành lập đƣợc tập bản đồ

biến động địa hình và đƣờng bờ cho khu vực cửa Đại - Hội An. Trong công trình

của Đào Đình Bắc (chủ trì) “Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở phƣơng

pháp địa mạo phục vụ phát triển đô thị dải đồng bằng ven biển Đà Nẵng-Quảng

Ngãi” (1999-2000) [4], đã cung cấp một số tƣ liệu về tai biến thiên nhiên nhất là

hiện trạng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông tại khu vực cửa Đại. Đề tài cấp tỉnh

(2007-2008) [15] “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các

hệ sinh thái đất ngập nƣớc ven biển Quảng Nam” (do Sở Thủy sản Quảng Nam chủ

trì thực hiện với sự phối hợp của Viện Hải dƣơng học và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi

thủy sản tỉnh Quảng Nam) đã đo đạc 20 mặt cắt địa hình trải dài từ Điện Dƣơng đến

Cửa Lở. Đây là những số liệu rất quý phục vụ cho việc đánh giá biến động địa hình

Page 26: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

16

bãi và bờ tại khu vực nghiên cứu. Trong công trình của Vũ Tuấn Anh (2010) [2].

Nghiên cứu động lực hình thái vùng biển cửa sông Thu Bồn, cũng đã nhận đinh

rằng quá trình biến đổi địa hình khu vực nghiên cứu là do tác động của sóng đóng

vai trò chủ đạo, bên ngoài khu vực và xung quanh cửa sông chịu tác động tƣơng tác

của cả sóng, dòng chảy sông, dòng tổng hợp, do đó sự biến đổi địa hình khu vực

phức tạp hơn.

Dự án “Áp dụng bƣớc 3,4,5 mô hình QLTHĐB cho tỉnh Quảng Nam” của

Nguyễn Tác An (2006) [1] đã xây dựng chiến lƣợc QLTHĐB tỉnh Quảng Nam bao

gồm các huyện thị ven biển Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành

và thành phố Tam Ký, nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, phục vụ phát

triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống của ngƣời dân. Đề tài cấp nhà nƣớc

mã số: KC.09.24/06-10 (2008-2010) [23] “Luận chứng khoa học kỹ thuật phục vụ

cho quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ biển NTB đáp ứng mục tiêu

chiến lƣợc phát triển kinh tế biển” do PGS.TS. Bùi Hồng Long (chủ trì) và đề tài

cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2008-2009) [25] “Đánh giá những tác

động của các công trình bảo vệ đến môi trƣờng vùng cửa sông ven biển NTB” do

TS. Lê Đình Mầu (chủ trì) đã cung cấp hiện trạng xói lở-bồi tụ và biến động địa

hình cũng nhƣ những tác động của các công trình bảo vệ tại Quảng Nam. Những

công trình có liên quan trực tiếp đến vùng biển cửa Đại (Quảng Nam) đã đƣợc công

bố nhƣ: Bùi Hồng Long, Lê Đình Mầu (2000) [22]; Lê Đình Mầu (2006, 2009,

2012) [ 24, 25, 26]. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác

cũng đề cập đến vấn đề này.

Tóm lại, vùng ven biển và cửa sông là nơi chịu tác động phức tạp của chế độ

động lực sông - biển đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên

cứu. Các kết quả đã đạt đƣợc là đáng trân trọng, góp phần lý giải và làm sáng tỏ

nhiều vấn đề về địa chất, địa mạo và tai biến thiên nhiên liên quan trong khu vực.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây trong khu vực, mới chủ yếu tập trung tại khu

vực Cửa Đại (Hội An) về động lực hình thái mà chƣa quan tâm nhiều đến vai trò và

nội dung nghiên cứu địa mạo trong khu vực để lý giải các quá trình xói lở - bồi tụ

Page 27: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

17

trên toàn dải bờ biển tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, cần thiết tiếp tục bổ sung và hoàn

thiện nghiên cứu chi tiết các nhân tố tác động đến xói lở - bồi tụ trên toàn toàn dải

ven biển tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất những giải pháp giảm nhẹ tai biến phục

vụ quản lý môi trƣờng bờ biển.

1.2.3. Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển

Quản lý môi trƣờng bờ biển là một hợp phần trong quản lý tổng hợp vùng bờ

biển. Đóng góp của địa mạo đối với quản lý tổng hợp vùng bờ biển đƣợc thể hiện

qua các nội dung nhƣ: tìm hiểu bản chất các điều kiện đới bờ; nhận xét về lịch sử

phát triển và dự báo sự phát triển của địa hình trong tƣơng lai; nghiên cứu tốc độ

bồi tụ - xói lở; nghiên cứu địa mạo phục vụ xây dựng các công trình bờ và nghiên

cứu sự tiến hoá của bờ. Qua các nội dung nêu trên, ở góc độ quản lý có thể thấy nội

dung nghiên cứu địa mạo đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên và

quản lý tai biến ở vùng bờ biển vốn là nơi tƣơng tác giữa môi trƣờng lục địa và môi

trƣờng biển. Nó đƣợc xem nhƣ là một hệ động lực mở mà ở đó các quá trình vật lý

và sinh thái học tƣơng tác và chịu sự chi phối bởi sự tác động và những sức ép từ

các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời. Cho đến nay, rất nhiều các quốc gia

đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của các hệ sinh thái, điều kiện môi trƣờng và các

nền văn hoá ở vùng bờ biển, từ đó đã có những hành động nhằm nỗ lực bảo vệ giữ

gìn chúng. Vùng bờ biển, một mặt rất giàu có, đa dạng nhƣng lại hết sức nhạy cảm,

dễ bị biến đổi, mặt khác lại là nơi tập trung rất đông dân cƣ sinh sống và hầu hết

sống chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên ở đây. Chính bởi vậy, vấn đề quản lý một

cách hiệu quả và bền vững tài nguyên vùng bờ biển là vô cùng quan trọng đối với

mỗi quốc gia có biển. Hiểu biết một cách sâu sắc về các quá trình tự nhiên, các

thành tạo địa hình, những quy luật thành tạo và biến đổi của chúng là một nhiệm vụ

không thể thiếu đƣợc đối với công tác điều tra và quy hoạch cho vùng bờ biển.

Theo Cooke R.U., và Doornkamp J.C (1990) [44], cho rằng: việc nghiên cứu

sự biến đổi đƣờng bờ nói riêng, nghiên cứu địa mạo đới bờ nói chung là rất phù hợp

với công tác quản lý đới bờ trong những hoàn cảnh cụ thể nhƣ đánh giá điều kiện về

nền móng cho các công trình; Bảo tồn các vùng đầm lầy, cửa sông và bãi biển; Điều

Page 28: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

18

kiện lũ lụt; mối quan hệ giữa xói lở bờ và bồi tích, đặc biệt là các điều kiện về cầu,

cảng, cửa sông cho tàu đi lại và bảo vệ các bãi biển ... Mặt khác, vùng bờ biển là

một hệ mở nên các yếu tố, các hợp phần của nó tƣơng tác và quan hệ chặt chẽ với

nhau, còn các quá trình bờ thƣờng diễn ra trên quy mô rộng lớn chứ không chỉ trong

phạm vi của mỗi địa phƣơng hay một vùng nào đó. Bởi vậy, chính sách liên quan

đến sử dụng đất của vùng này có thể sẽ ảnh hƣởng tới đới bờ ở vùng khác cạnh nó.

Cơ sở nghiên cứu địa mạo phục vụ cho quản lý vùng bờ biển bao gồm:

- Địa hình là sản phẩm có thể quan sát thấy của mối tác động tƣơng hỗ giữa

các nhân tố nội sinh và ngoại sinh mà trong đó có tác động của con ngƣời, giữa các

nhân tố tích cực và nhân tố thụ động,... Các nhân tố này luôn thay đổi, do đó địa

hình cũng luôn biến động theo cả không gian và thời gian. Những biến động này

diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và thể hiện rất rõ đối với địa hình bờ biển.

- Địa hình đƣợc xem là “nền rắn” của mọi hệ sinh thái. Chức năng của địa

hình trong bất kể hệ sinh thái nào cũng là kiểm soát sự phân bố năng lƣợng và vật

chất trong đó. Địa hình là một dạng của vật chất, nên địa hình cũng không ngừng

vận động, biến đổi và tuân theo các quy luật chung là biến đổi lƣợng thành chất. Sự

biến đổi này có thể diễn ra từ từ hoặc đột biến. Các nhân tố gây ra sự biến đổi có thể

là tự nhiên hoặc do tác động của con ngƣời. Khi địa hình bị biến đổi thì sự phân bố

năng lƣợng và vật chất trong hệ sinh thái cũng bị thay đổi theo. Cuối cùng hệ sinh

thái cũng bị thay đổi. Những thay đổi này diễn ra nhanh chóng khi có tác động của

con ngƣời [28].

Trên cơ sở đó tác giả Vũ Văn Phái và đồng nghiệp trong các công trình

nghiên cứu về đới bờ biển Việt Nam, đã đƣa ra sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các

yếu tố tự nhiên và con ngƣời ở đới bờ biển và vấn đề quản lý (hình 1.3). Trong đó,

tác giả đã khái quát toàn bộ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên gồm cấu trúc địa

chất, khí hậu, thuỷ văn và ảnh hƣởng của chúng đến nguồn bồi tích và năng lƣợng ở

đới bờ. Đặc biệt, trong sơ đồ tác giả đã nhấn mạnh vai trò của con ngƣời, đƣa lên

ngang với các yếu tố lớn là khí hậu, kiến tạo, trong vai trò ảnh hƣởng đến những

Page 29: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

19

biến đổi, mà cụ thể là các hoạt động bồi tụ xói lở ở đới bờ-một trong những vấn đề

đối với quản lý đới bờ, trong đó những nghiên cứu địa mạo đóng vai trò trung tâm.

Hình 1.3: Sơ đồ khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố ở đới bờ biển [28]

Nhƣ vậy, ở mọi quy mô, địa hình đƣợc xem là một loại tài nguyên thiên

nhiên có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trƣờng kể cả ở

vùng bờ biển. Mặt khác, quá trình tiến hoá của địa hình, dù do nguyên nhân nào, tự

nhiên hay nhân sinh, cũng dẫn đến sự đột biến chuyển từ trạng thái này sang trạng

thái khác sau một khoảng thời gian nào đó, nhiều khi gây ra tai biến với hậu quả

không lƣờng trƣớc đƣợc (nhƣ làm sập đƣờng xá, kho tàng, bến cảng, mất đất, bồi

lấp luồng tàu, v.v…). Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý vùng bờ biển,

nghiên cứu địa mạo cùng với các nghiên cứu khác ở vùng bờ biển phải xuất phát từ

những nguyên lý chung nhất thông qua các mô hình khái niệm để phân tích và đánh

giá nhƣ sau: Sức ép tác động đến hệ thống đới bờ phản ứng những vấn đề

Page 30: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

20

mới phát sinh. Theo tác giả Nguyễn Hiệu, các nguyên nhân gây xói lở bờ biển và

hậu quả của chúng đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Một số nguyên nhân gây xói lở bờ biển và hậu quả của chúng [17].

Xói lở bờ do tự nhiên Xói lở bờ do tác động nhân sinh

Nguyên

nhân

Hậu quả Nguyên nhân Hậu quả

1. Đặc điểm

hình thái và

hƣớng đƣờng

bờ

Làm thay đổi cơ chế di

chuyển bồi tích (dọc

hoặc ngang)

1. Khai thác

khoáng sản

(quặng, vật liệu

xây dựng,...)

Làm mất cát ở bãi biển

2. Đất đá cấu

tạo bờ

Khả năng kháng xói

của chúng (bờ cát là

yếu nhất)

2. Xây dựng

công trình (công

trình bảo vệ bờ,

cầu cảng,...)

Làm thay đổi sự phân bố

năng lƣợng sóng và dòng

chảy, phần lớn vật liệu bị

di chuyển ra xa bờ hơn

3. Bão tăng

kèm theo

sóng mạnh

Năng lƣợng sóng tăng

làm cho bồi tích bị di

chuyển mạnh hơn (chủ

yếu ra xa bờ)

3. Hỏa hoạn,

khai thác rừng

ngập mặn

Làm mất lớp thực vật –

“lớp áo” bảo vệ bờ

4. Tác động

của gió

Làm mất vật liệu bãi

biển (hoặc ra biển,

hoặc vào đất liền)

4. Chăn thả gia

súc (trâu, bò,..)

Làm mất lớp cỏ và phá

hủy lớp thực vật bảo vệ

5. Thay đổi

nguồn cung

cấp bồi tích

Làm giảm hay tăng vật

liệu cung cấp cho đới

bờ

5. Xây dựng các

tuyến đƣờng ven

biển, hoặc luồng

tàu

Tạo luồng cho gió (trên

cạn) và dòng chảy (dƣới

nƣớc) hoạt động mạnh

dẫn đến làm mất vật liệu

6. Mực nƣớc

biển tăng

Trực tiếp làm ngập

phần đất thấp, làm

tăng độ dốc của bãi

6. Khai hoang –

lấn biển

Làm thay đổi hình dạng

đƣờng bờ dẫn đến làm

thay đổi cơ chế di chuyển

bồi tích

1.3. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Cơ sở của việc nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ về cơ bản

là dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của địa mạo học, nghiên cứu mối tƣơng tác giữa

các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Riêng đối với địa mạo bờ biển, thì yếu tố sóng

biển và dòng chảy đƣợc sinh ra do nó là nhân tố quyết định tạo nên các thành tạo

Page 31: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

21

địa hình bờ biển trong mối quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện khí hậu và địa chất

kiến tạo khu vực. Với quan niệm sóng biển là nhân tố chủ đạo trong quá trình thành

tạo và tiến hoá địa hình bờ biển, do đó ở khu bờ biển hiện đại đã đƣợc chia ra 3 đới

động lực là: 1) đới sóng vỗ bờ; 2) đới sóng vỡ và biến dạng và 3) đới sóng lan

truyền. Việc phân chia nhƣ vậy là tuỳ thuộc vào khả năng tác động của sóng đến

đáy và ngƣợc lại, đáy biển ảnh hƣởng đến sự biến dạng của sóng. Các kết quả

nghiên cứu từ trƣớc đến nay đều xác nhận rằng, khi giá trị h/H = 0,14 là lúc giữa

sóng và đáy có tác động lẫn nhau và khi h/H = 0,78 là lúc sóng bị phá huỷ mạnh

nhất và tác động đến đáy lớn nhất để tạo ra địa hình đặc trƣng- đó là các bar cát

ngập nƣớc (ở đây h là độ cao của sóng, còn H là độ sâu đáy biển). Dựa trên cơ sở lý

thuyết nhƣ vậy, thì khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 2 đới động lực có tác động

mạnh nhất đến đới bờ là: đới sóng vỗ bờ, đới sóng vỡ và biến dạng. Các đới hình

thái tƣơng ứng với chúng là đới bãi, đới val ngầm-sƣờn bờ ngầm và đới thềm lục

địa phía trong [30].

Ngoài ra, trên quan điểm bất kỳ một hệ thống nào cũng gồm nhiều hợp phần

cấu thành, giữa các hợp phần lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, cách tiếp

cận hệ thống cũng là cơ sở phƣơng pháp luận của khoa học, sẽ đƣợc sử dụng xuyên

suốt quá trình làm việc. Khi sử dụng cách tiếp cận này, bờ biển được xem là một hệ

mở nằm trong hệ thống các khoa học Trái đất, trong đó có sự trao đổi vật chất và

năng lƣợng với các hệ khác (môi trƣờng bên ngoài) trên đất liền cũng nhƣ ngoài đại

dƣơng hoặc vùng biển bên cạnh. Trong hệ bờ lại đƣợc chia thành 2 phụ hệ: phụ hệ

tự nhiên (natural subsystem) và phụ hệ nhân văn (human subsystem).

Từ những điều trình bày trên, cho thấy để đạt đƣợc hiệu quả tốt trong nghiên

cứu các hợp phần của tự nhiên, trong đó có địa hình, cần phải đi theo hƣớng tiếp cận

hệ thống. Theo cách tiếp cận này, toàn bộ khu vực nghiên cứu đƣợc xem là một hệ

thống địa mạo mở. Sự phát triển và tiến hoá của nó phụ thuộc vào mối tác động

tƣơng hỗ giữa nhiều nhân tố cả bên trong của hệ (các nhân tố chủ quan) với các nhân

tố khác từ bên ngoài hệ (tức là các hệ khác, nhân tố khách quan) cả của biển lẫn của

lục địa. Trong hệ thống này, con ngƣời vừa là chủ thể vừa là khách thể. Trong thời kỳ

Page 32: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

22

hiện đại, ngoài những biến động khách quan từ tự nhiên, các hoạt động của con ngƣời

đều có ảnh hƣởng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp đến sự biến đổi địa hình mặt đất

nói chung và địa hình khu bờ biển nói riêng.

Để phục vụ các lợi ích xã hội, đặc điểm phát triển địa hình và các nhân tố tác

động tại đới bờ thƣờng đƣợc nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau từ khu vực rộng

lớn đến địa phƣơng, thì đây là cơ sở phƣơng pháp mang lại hiệu quả cao không chỉ

trong nghiên cứu địa mạo bờ mà còn cho cả các khu vực khác. Qua cơ sở phƣơng

pháp luận giúp chúng ta đánh giá sự tham gia của các nhân tố vào quá trình hình

thành và tiến hoá địa hình cũng nhƣ vai trò của chúng một cách đúng đắn hơn. Trên

cơ sở này có thể xác định một cách tƣơng đối nguồn năng lượng và vật chất thâm

nhập vào vùng biển nghiên cứu. Từ đó, cho phép phân tích một cách tƣơng đối về các

hoạt động gây ra biến đổi bờ biển trong khu vực.

1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Nhóm các phƣơng pháp địa chất, địa mạo

1.4.1.1. Phương pháp phân tích hình thái - động lực

Thực chất đây là phƣơng pháp hình thái- nguồn gốc. Giữa hình thái địa hình

bờ biển và các nhân tố động lực thành tạo chúng có mối liên quan rất mật thiết với

nhau theo quan hệ nhân - quả. Chẳng hạn, các doi cát kéo dài và mở rộng hình quạt

về một phía nào đó, chứng tỏ trong khu vực có sự di chuyển dọc bờ của bồi tích rất

đáng kể vào một vùng nƣớc tự do. Hay một đoạn bờ nào đó từ tích tụ chuyển sang

xói lở, chứng tỏ rằng dòng vật chất ở đó đã giảm đi so với khả năng vận chuyển của

dòng năng lƣợng hoặc dòng năng lƣợng đƣợc tăng lên, v.v. Trong trƣờng hợp nhƣ

vậy, ngƣời ta thƣờng nói la thiếu hụt trầm tích ở bờ biển.

Về quá trình địa mạo hiện đại thì xói lở, xâm thực hay tích tụ đều phản ánh

yếu tố động lực tham gia vào quá trình. Tiêu chí này chỉ có tính chất định tính tƣơng

đối dựa vào mối quan hệ giữa độ sâu của địa hình đáy và kích thƣớc hạt trầm tích

tầng mặt. Chẳng hạn, nếu địa hình đáy nổi cao và trầm tích là hạt lớn so với xung

quanh, thì ở đó đang bị xói lở; hoặc trong các rãnh trũng lạ có vật liệu hạt thô, thì ở

đó có thể đang bị xâm thực do tác động của dòng chảy gần đáy, v.v.

Page 33: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

23

1.4.1.2. Phương pháp phân tích trắc lượng-hình thái

Đây là một trong những phƣơng pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống và

mang lại hiệu quả cao. Tài liệu đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp này là các bản đồ

địa hình của vùng nghiên cứu. Dựa vào bản đồ địa hình và quan sát ngoài thực tế,

có thể cho ta thấy bờ biển dốc hay thoải. Trên cơ sở độ mau-thƣa và sự phân bố của

các đƣờng bình độ, có thể thấy đƣợc hình dạng của địa hình: kéo dài, đẳng thƣớc,

lồi hay lõm. Nếu trên một vùng bằng phẳng, độ mau của các đƣờng bình độ, có thể

cho thấy đó là đá gốc có độ bền vững cao.

- Về trắc lượng hình thái, khác với địa hình trên đất liền bị chia cắt mạnh

dƣới tác động của mƣa và dòng chảy mặt, nên có độ nghiêng khá lớn, thƣờng có thể

tính bằng độ, trong khi địa hình bờ và bãi biển bị chia cắt rất yếu, nên độ nghiêng

rất nhỏ, nên thƣờng đƣợc tính bằng %. Dựa vào độ nghiêng của bãi biển, có thể chia

ra các mức độ sau:

Nghiêng: khi tgα > 0,01;

Nghiêng thoải: khi tgα = 0,01-0,001;

Hơi nghiêng: khi tgα = 0,001-0,0001

Gần nằm ngang: khi tgα < 0,0001

- Về hình thái, dựa vào mức độ chia cắt của bề mặt đáy biển để chia ra: bằng

phẳng (khi đáy biển có sự chênh lệch độ sâu 1-3 mét), lƣợn/gợn sóng (khi có các gờ

cao và rãnh trũng nằm xen kẽ và song song với nhau với sự chênh lệch độ sâu 3-10

mét) và chia cắt mạnh (đáy biển gồ ghề và phân bố hỗn loạn).

1.4.1.3. Phương pháp phân tích hình thái - thạch học

Cơ sở của phƣơng pháp phân tích hình thái-thạch học là mối liên hệ chặt chẽ

giữa các đặc điểm hình thái địa hình với đặc điểm các loại đất đá tạo nên chúng bao

gồm cả các đá có độ bền vững cao cũng nhƣ các đá trầm tích bở rời. Đặc điểm hình

thái thƣờng đƣợc quy định bởi đặc điểm thạch học.

Đặc điểm của trầm tích bở rời (thành phần độ hạt, thành phần khoáng vật, sự

phân bố trong không gian, trong mặt cắt, ...) cũng có ý nghĩa rất quan trọng khi

nghiên cứu địa mạo bờ biển. Các đặc điểm trầm tích nêu trên là một trong những

Page 34: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

24

chỉ tiêu để phân tích lịch sử phát triển của địa hình đang đƣợc nghiên cứu. Chẳng

hạn, trên sự phân bố chung của các trầm tích hạt mịn, có các dải trầm tích hạt thô

nằm ở vị trí cao hơn thì đó là dấu vết của các bar cát cổ đã bị nƣớc biển tràn ngập,

hoặc nếu nó nằm ở vị trí thấp hơn, thì hiện nay chúng đang bị xâm thực mạnh do tác

động của dòng chảy gần đáy. Ngƣợc lại nếu trên phông chung là hạt thô xen các dải

trầm tích hạt mịn nằm ở vị trí thấp hơn thì có thể đó là dấu tích của các đầm phá cổ.

Mặt khác, chính kích thƣớc hạt trầm tích cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến độ dốc của

địa hình bãi biển theo mối quan hệ thuận với nhau. Kích thƣớc hạt càng lớn thì độ

dốc của bãi càng lớn (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Tương quan giữa kích thước hạt và độ dốc bãi [43]

Tên trầm tích Kích thƣớc (mm) Độ dốc bãi (độ)

Tảng

Cuội

Sỏi

Cát thô

Cát lớn

Cát trung bình

Cát nhỏ

Cát mịn

64 – 256

4 – 64

2 – 4

1 – 2

0,5 – 1

0,25 – 0,5

0,125 – 0,25

0,0625 – 0,125

24

17

11

9

7

5

3

1

1.4.2. Phương pháp viễn thám và GIS

Trong những năm gần đây, áp dụng công nghệ viễn thám và GIS đã giải

quyết đƣợc nhiều vấn đề về địa mạo. Đặc biệt là trong nghiên cứu và quan trắc đới

bờ. Phƣơng pháp này sử dụng các loại ảnh viễn thám (Alos, Landsat TM, ETM,...),

các loại bản đồ địa hình và các phần mềm GIS (Mapinfo, Erdas Imagine, Envi,

Ilwis, Arc GIS...) để nắn chỉnh hình học, xây dựng mô hình DEM, tính toán, phân

tích và quản lý số liệu,...

Đặc điểm của ảnh viễn thám có thể thu nhận đồng thời nhiều đối tƣợng của bề

mặt Trái Đất trên một diện tích rộng lớn tại thời điểm bay chụp. Việc chiết xuất thông

tin liên quan đến địa hình nhƣ hình thái của đƣờng bờ từ nhiều tấm ảnh khác nhau tại

các thời điểm khác nhau trong vùng nghiên cứu, sẽ giúp chúng ta phân tích hiện trạng

Page 35: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

25

địa hình đới bờ thuận lợi và kinh tế. Do đó, trong đề tài đã sử dụng các ảnh vệ tinh

chụp khu vực nghiên cứu trong nhiều năm từ 1973 đến 2013 cùng với các bản đồ địa

hình năm 1965, 2004 cho phép xác định đƣợc hiện trạng của đƣờng bờ vào các thời

kỳ khác nhau. Từ các loại ảnh viễn thám sau khi đƣợc nắn chỉnh hình học, cùng bản

đồ địa hình với các phần mềm GIS giúp tính toán các dữ liệu không gian và liên kết

chúng, đồng thời đƣa về cùng một hệ toạ độ VN2000, từ đó có thể tính toán chính

xác đƣợc tốc độ xói lở của bờ biển theo thời gian, đồng thời có đƣợc bức tranh toàn

cảnh về diễn biến của đƣờng bờ trên toàn bộ không gian của vùng nghiên cứu.

Sử dụng phƣơng pháp viễn thám còn có hiệu quả trong việc xác định các hệ

thống val ngầm trong khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích địa mạo một

cách trực quan, nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, phân tích các thông tin trên ảnh

có thể biết đƣợc các yếu tố động lực nhƣ hƣớng dòng chảy sông, hƣớng dòng bồi tích

ven bờ, hƣớng sóng, ... và theo dõi đƣợc sự biến đổi của chúng theo từng thời kỳ khác

nhau, đồng thời có thể quan sát đƣợc động lực phát triển của địa hình bờ nhƣ xói lở

hay tích tụ.

Bên cạnh việc phân tích, tính toán và liên kết các dữ liệu viễn thám, GIS còn

có khả năng rất mạnh trong việc lƣu trữ, quản lý và tích hợp thông tin. Đây là một

tính năng quan trọng có thể giúp các nhà quản lý đƣa ra những quyết định cuối cùng

cho công tác quy hoạch và quản lý đới bờ nhờ khả năng phân tích và tích hợp thông

tin của hàng loạt các lớp thông tin khác nhau.

1.4.3. Phƣơng pháp khảo sát và đo đạc

Đây là phƣơng pháp truyền thống và cũng bắt buộc đối với các cuộc nghiên

cứu địa mạo nói chung, đặc biệt là địa mạo bờ biển nhằm phát hiện các đặc điểm

đặc trƣng địa mạo của vùng, kiểm tra và bổ sung thêm các tài liệu đã có hoặc đi sâu

nghiên cứu thêm một số vấn đề hay ý tƣởng mới. Trong thời gian thực hiện luận

văn này, tác giả đã tiến hành 4 đợt khảo sát thực địa, trong đó có 3 đợt khảo sát và

đo đạc chi tiết tại 10 mặt cắt bãi biển gồm: đo trắc diện bãi biển bằng máy DGPS

(Promark2 của Mỹ), thu mẫu bãi, thu mẫu bẫy trầm tích (Nagata) và các yếu tố

sóng, gió tại 3 khu vực trọng điểm trong phạm vi khu vực nghiên cứu nhƣ: khu vực

Page 36: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

26

Cửa Đại (Hội An), khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành), đặc biệt là trong

đó có 1 đợt khảo sát đƣợc tiến hành sau khi bão vừa đổ bộ vào khu vực nghiên cứu,

để thấy đƣợc hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra (trình bày ở các phần sau).

Kết quả của các đợt khảo sát thực địa là những tài liệu, số liệu để tính toán và

xây dựng các hình vẽ, ảnh chụp, mô tả, cấu tạo địa hình, đặc điểm thành phần vật

chất và động lực phát triển địa hình, cùng với số liệu đo trong các chuyến khảo sát

thực địa, đƣợc tổng hợp làm kết quả kiểm chứng hiện trạng xói lở bờ biển. Từ đó

tìm hiểu, đánh giá sự biến động đƣờng bờ của khu vực nghiên cứu theo thời gian.

1.4.4. Phƣơng pháp đƣờng cong đẳng sâu và phân tích cán cân trầm tích

Phƣơng pháp nghiên cứu cán cân bồi tích ở khu bờ phổ biến nhất hiện nay là

phƣơng pháp so sánh từ các trắc diện ngang của sƣờn ngầm và những phần khô cạn

của bãi biển trong khoảng thời gian đã biết. Tiến hành nội suy giữa những cặp trắc

diện ngang cạnh nhau. Đƣờng cong cán cân thu đƣợc bằng cách tƣơng ứng là hình

những biến đổi đã xảy ra trong địa hình sƣờn ngầm và bãi biển. Để thực hiện

phƣơng pháp này, vùng nghiên cứu đã đƣợc tiến hành đo lặp với 3 đợt đo khác nhau

trên cùng một vị trí nhất định. Đồng thời với phƣơng pháp này để xử lý số đo các

trắc diện ngang là thành lập những bình đồ các đƣờng đẳng trị biến dạng của địa

hình trong khoảng thời gian giữa các lần đo đạc và có ý nghĩa đặc biệt khi phải xác

định vị trí không gian của những biến đổi nào đó của cán cân bồi tích (Leontyev

O.K., Nikiforov L.G. và Safianov G.A.) [20]. Từ kết quả tính toán, cho ta phân tích

quá trình biến đổi bờ cũng nhƣ bãi diễn ra trên mỗi đoạn bờ theo thời gian giữa mùa

khô và mùa mƣa.

1.4.5. Phƣơng pháp bản đồ

Tác giả đã sử dụng các bản đồ có sẵn của khu vực nghiên cứu (bản đồ địa

chất, bản đồ địa hình,v.v..), nhƣ một dạng tài liệu hữu ích của luận văn. Đồng thời

phân tích, đánh giá, khảo sát đo đạc kết hợp với bản đồ nền địa hình, địa chất để

tiến hành thành tập bản đồ địa mạo theo quan điểm nguồn gốc-hình thái-động lực.

Phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp hữu hiệu thể hiện sự phân bố không gian của

Page 37: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

27

đối tƣợng, định hƣớng quy hoạch sử dụng lãnh thổ trong tƣơng lai, giúp cho các nhà

quản lý đƣa ra những quyết định có hiệu quả về tổ chức, sử dụng lãnh thổ hợp lý.

Với các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ trên và dựa vào cơ sở phƣơng pháp

luận, các bƣớc nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn đƣợc trình bày trên hình 1.4.

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu và các bƣớc thực hiện

Nắn chỉnh hình học

Giải đoán hiện trạng

đƣờng bờ

Tính toán biến động

đƣờng bờ

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BỜ BIỂN

Quản lý tài nguyên Quản lý tai biến

Phân vùng mức độ tai biến địa mạo

Thành lập bản đồ

địa mạo

Thành

phần vật

chất

Hình thái

nguồn gốc

động lực

Tai biến địa mạo bờ

biển (xói lở - bồi tụ)

Mô phỏng mô hình số

độ cao (DEM)

Xây dựng trắc diện

địa hình bờ, bãi biển

Các quá trình thủy

thạch động lực

Phân tích cán cân bồi

tích ở khu bờ

Ảnh vệ tinh

(Landsat, Alos)

Các bản đồ liên quan

(địa chất, địa hình)

Khảo sát, đo đạc

và các tài liệu khác

Page 38: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

28

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH

2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa hình

Phạm vi nghiên cứu là dải ven biển có đƣờng bờ dài hơn 125km, bao gồm

đồng bằng ven biển ở trên lục địa và đáy biển ven bờ ở độ sâu từ 0-20m nƣớc.

Nhìn chung, địa hình trên lục địa ven biển có tính phân dị rõ ràng theo chiều

từ bắc xuống nam, ở phía bắc là đồng bằng đƣợc mở rộng và giáp với đồng bằng

thành phố Đà Nẵng, đồng thời đƣợc kéo dài không liên tục xuống phía nam theo

hƣớng tây bắc-đông nam và bị thu hẹp dần ở phía nam huyện Núi Thành, giáp với

tỉnh Quảng Ngãi. Ở phía tây là đồng bằng giáp với địa hình đồi núi khối tảng kéo

dài, bị phân cắt mạnh bởi thung lũng sông Thu Bồn ở Đại Lộc và phía tây Duy

Xuyên, đồng thời có sự tham gia của các sông suối nhỏ tạo nên sƣờn dốc và có dạng

lƣợn sóng. Mặt khác, bề mặt địa hịnh còn bị phân cắt mạnh bởi các hệ thống sông

nhƣ: sông Thu Bồn, Hội An, Tam Kỳ, Trƣờng Giang, Bến Đình, Bến Ván, v.v… Ở

giữa đồng bằng còn có xen lẫn một số gò đồi núi sót cao từ 20-40m nhƣ tại Bình

Nguyên, Bình Nam (Thăng Bình), Tam Phú (Tam Kỳ), Tam Anh, Tam Xuân, Tam

Nghĩa (Núi Thành). Song song với bờ biển còn có các dải cồn cát cao từ 5 - 10m, có

nơi cao hơn 15m, kéo dài và bị phân cắt bởi các cửa sông Thu Bồn tại Cửa Đại, cửa

sông Trƣờng Giang tại Cửa Lở và hệ đầm phá vụng An Hòa.

Địa hình đáy biển ven bờ phần lớn là đồng bằng nghiêng thoải đang chịu tác

động mạnh bởi các yếu tố động lực hiện đại. Còn các dạng địa hình bờ đƣợc thể

hiện là vách mài mòn đang hoạt động trên đá bền vững, vách xói lở đang hoạt động

trên trầm tích bở rời và các val cát ngầm hiện đại thuộc kiểu bờ biển xói lở trên trầm

tích bở rời và cát. Nhìn chung, địa hình bờ biến vùng nghiên cứu chủ yếu có hƣớng

á kinh tuyến, nên thƣờng xuyên chịu tác động của sóng từ các hƣớng đông bắc,

đông và đông nam. Những nơi địa hình đồi núi cấu tạo bởi các đá bền vững lộ ra ở

bờ biển, địa hình đáy biển ở đây tƣơng đối dốc, năng lƣợng sóng tác động đến bờ

mạnh hơn. Nhƣng do đá bền vững, nên sự biến đối của địa hình bờ chậm và hầu

Page 39: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

29

nhƣ không đáng kể. Ngƣợc lại, trên những đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời,

đƣờng bờ tƣơng đối thẳng, đất đá cấu tạo bờ có mối liên kết bền vững không cao

nên dễ dàng bị sóng phá hủy và gây ra tình trạng xói lở bờ và bãi.

2.1.2. Các nhân tố quy định đặc điểm hình thái và cấu trúc

2.1.2.1. Các nhân tố nội sinh

a. Các đới cấu trúc địa chất - kiến tạo

Vùng nghiên cứu nằm trong các đới cấu trúc địa chất - kiến tạo là khối Sơn

Trà, trũng Thu Bồn và khối nâng Lý Sơn (hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ phân bố các đới cấu trúc địa chất kiến tạo vùng nghiên cứu [30]

Khối Sơn Trà: đƣợc giới hạn bởi đứt gãy Cửa Tƣ Hiền theo phƣơng á vĩ

tuyến ở phía bắc và đứt gãy Thu Bồn có phƣơng tây bắc - đông nam ở phía tây -

nam. Ở đáy biển ven bờ dƣới lớp trầm tích mỏng Cenozoi (<0,3km) là các đá phức

hệ Hải Vân (G/T3hv) và đá vôi hoa hoá (C-P). Trầm tích Đệ tứ có chiều dày 0-

100m, dày nhất ở vùng biển bắc Cù Lao Chàm.

Trũng Thu Bồn: đƣợc giới hạn bởi đứt gãy Thu Bồn ở phía đông-bắc và đứt

gãy Tam Kỳ-Hiệp Đức có phƣơng á vĩ tuyến ở phía nam là di chỉ đới khâu Tam Kỳ-

Hiệp Đức, tƣơng ứng với phụ đới Thu Bồn, có lớp phủ Cenozoi dày 0,3-1km gồm

trầm tích lục sinh Neogen (Miocen) bị biến dạng nhẹ, gắn kết yếu, có thế nằm tạo

Page 40: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

30

khớp vuông góc với các trầm tích trẻ hơn hƣớng cắm đông bắc 15 - 20o và có diện

tích khá lớn. Trầm tích Pliocen và Đệ tứ bao gồm trầm tích vụn cơ học và tro núi

lửa. Đây là thung lũng cổ sông Thu Bồn.

Khối Lý Sơn nằm giữa đứt gãy Tam Kỳ - Hiệp Đức và đứt gãy Ba Tơ - Kom

Tum tƣơng ứng với phụ đới Bồng Miêu có phần đáy là đá hệ tầng Khâm Đức

(PR2kd) lộ ra ở mép biển và các phức hệ đá magma Proterozoi - Paleozoi sớm.

Trầm tích Cenozoi chiều dày 0-104m. Đồng thời, vào giai đoạn Cenozoi, khối này

có hoạt động kiến tạo nâng lên khá mạnh, bị dập vỡ và xuất hiện các thành tạo phun

trào bazan đƣợc phân bố cả trong phần đất liền ở khu vực bờ biển mũi An Hòa và

xã Tam Quang (hình 2.2 ). Đồng thời, lúc bấy giờ, đây là vùng bào mòn trên lục địa

để cung cấp trầm tích cho các vùng trũng ở bên canh.

Hình 2.2: Đá bazan tại bờ biển mũi An Hòa (trái, ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2007) và tại

bờ biển xã Tam Quang (phải, ảnh Trần Văn Bình, 2013)

b. Đặc điểm thạch học

Các loại đất đá lộ ra cả trên bề mặt dải lục địa ven biển lẫn đáy biển ven bờ

bao gồm cả loại rắn chắc lẫn các trầm tích bở rời.

Các đá rắn chắc bao gồm đá granit biotit dạng porphyr thuộc phức hệ Hải

Vân (γa T3hv) phân bố rải rác và lộ ra trên bờ biển các đảo trong quần đảo Cù Lao

Chàm, thuộc phức hệ Đại Lộc (γaD1 đl) tại Đai Lộc, phức hệ A Vƣơng (Є2-O1 av)

tại Đại Lộc, Bình Quế, Bình Trị (Quế Sơn), Tam Thanh (Tam Kỳ) và Tam Hiệp

(Núi Thành). Các đá bột kết, cát kết chứa vôi xen sét vôi, đá vôi sét thuộc hệ tầng

Khe Rèn (J1 kr). Các đá cát kết, cuội kết xen bột kết, thấu kính sét than, thanh đá

thuộc phân hệ tầng trên, hệ tầng Nông Sơn (T3n-r ns2) và các đá bột kết xen cát kết,

Page 41: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

31

cuội kết đa khoáng màu đỏ thuộc phân hệ tầng dƣới, hệ tầng nông sơn (T3n-r ns1).

Các đá granit horblend-biotit, granodiorit, grabrodiorit thuộc phức hệ Bến Giàng –

Quế Sơn (γPZ3bg-qs). Các đá phiến thạch anh – mica, đá phiến thạch anh sericit, đá

phiến silic thuộc hệ tầng Núi Vú (PR3- Є1 nv). Các đá biến chất gồm đá phiến

sericit, đá phiến thạch anh-muscovit-sericit, đá phiến silic, quarzt, v.v. thuộc hệ

tầng A Vƣơng (Є2-O1 av) lộ ra trên bờ biển ở mũi Bàn Than, Tam Quang (Núi

Thành, Quảng Nam). Dƣới đáy biển ven bờ khu vực bãi Bà Tình còn lộ ra đá bazan

đặc xít, màu xám đen có tuổi Pliocen - Pleistoxen hạ (N2 Q1).

Các thành tạo bở rời lộ ra trên mặt có thành phần độ hạt rất đa dạng từ cuội

tảng (dƣới chân các vách biển ở khu vực mũi Bàn Than và bãi Bà Tình) đến cát-sạn

và bùn-sét gặp cả trên đất liền lẫn dƣới đáy biển. Các thành tạo này, do chƣa đƣợc

gắn kết, nên độ bền vững không cao, rất dễ bị biến đổi dƣới tác động của các nhân

tố động lực ngoại sinh, nhƣ sóng, gió, dòng chảy, v.v.

2.1.2.2. Các nhân tố ngoại sinh

a. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quá trình

hình thành và biến đổi địa hình cả trên đất liền, cũng nhƣ dƣới đáy biển. Bởi vì, các

đặc trƣng nhƣ gió, mƣa, nhiệt độ, sâu xa hơn đó là những đặc điểm của hoàn lƣu khí

quyển và sự tƣơng tác của chúng với địa hình khu vực không những gây ra những

hiện tƣợng lũ lụt, bóc mòn, trƣợt lở... trên lƣu vực tạo ra nguồn cung cấp vật liệu

trầm tích cho biển, mà còn trực tiếp tạo ra các quá trình thủy động lực ở vùng cửa

sông, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố động lực biển nhƣ sóng,

dòng chảy, nƣớc dâng, v.v. - là những tác nhân gây ra sự biến đổi địa hình tại đới

bờ. Sóng lại do gió sinh ra. Do đó, trong khu vực nghiên cứu, vai trò của khí hậu

đối với các quá trình bờ chủ yếu là các tác động gián tiếp thông qua gió.

Gió, bão: một trong những nguyên nhân tạo ra sóng, một nhân tố thủy động

lực chủ yếu, trực tiếp gây ra quá trình xói lờ - bồi tụ là gió. Hiểu rõ đặc điểm chế độ

gió của khu vực là hết sức cần thiết. Theo số liệu của trạm Khí tƣợng Thủy văn Đà

Nẵng (nằm ở phía bắc vùng nghiên cứu) để phân tích nhằm tìm ra đặc điểm chế độ

Page 42: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

32

gió chung cho toàn vùng. Có thể phân ra các mùa gió chính trong khu vực nhƣ sau:

mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau; mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8; hai mùa

chuyển tiếp vào các tháng 3, 4 và các tháng 9, 10.

Thang taàn suaát (%)

Thang toác ñoä (m/s)

0 1 2 3 4 5

0,3 1,6 3,4 5,5 8,1 10,1

42,651,6

(A) (B)

Hình 2.3: Hoa gió mùa đông (A) và mùa hè (B) tại trạm Đà Nẵng [2].

Mùa đông: tần suất lặng gió 42,6%; các hƣớng gió thịnh hành là: Bắc

(6,7%), Đông (4,8%), Đông-Nam (4,0%) và Tây-Nam (4,7%). Tốc độ gió cực đại

18 m/s; Mùa hè: tần suất lặng gió lớn, 51,6%; các hƣớng gió thịnh hành: Đông

(6,1%), S (3,3%), và Tây-Nam (2,8%). Tốc độ gió cực đại đạt 20 m/s (hình 2.3).

Thang taàn suaát (%)

Thang toác ñoä (m/s)

0 1 2 3 4 5

0,3 1,6 3,4 5,5 8,1 10,1

43,6 48,8

(A) (B)

Hình 2.4: Hoa gió mùa chuyển tiếp đông sang hè (A) và mùa hè sang đông (B) tại

trạm Đà Nẵng [2]

Mùa chuyển tiếp đông sang hè (tháng 3, 4): các hƣớng gió thịnh hành là:

Đông (8,6%), Bắc (5,7%), và tây-nam (3,4%). Tốc độ gió cực đại 21 m/s; Mùa

chuyển tiếp hè sang đông (tháng 9, 10), các hƣớng gió thịnh hành là: Nam (5,0%),

Đông (4,6%), và tây-nam (2,9%). Tốc độ gió cực đại 24 m/s (hình 2.4).

Một điều khá đặc biệt, trong các trƣờng gió cực đại chủ yếu là gió hƣớng

nam (42,1%), thứ 2 là gió nam-tây nam chiếm 31,5%. Nên chú ý rằng cung độ giữa

2 hƣớng gió cực đại nam và nam-tây nam chỉ bằng 22,5%, điều này chứng tỏ chúng

Page 43: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

33

có cùng nguồn gốc là gió mùa đông bắc hoặc là bão, áp thấp nhiệt đới. Tuyệt đại đa

số trƣờng hợp gió có tốc độ 24,0 m/s trở lên đều có hƣớng thuộc cung nam-nam-tây

nam.

Theo số liệu thống kê, từ 1955 tới 2007 có 71 cơn bão đã đổ bộ trực tiếp hay

có ảnh hƣởng đến khu vực nghiên cứu, trung bình có 1,2 cơn bão trong 1 năm. Theo

thang phân loại Saffir-Simson Scale, có 37 cơn bão (typhoon-TY) với sức gió mạnh

nhất ở gần tâm bão đạt từ cấp 12 trở lên (Vmax > 33m/s); 21 cơn bão nhiệt đới

(tropical storm-TS), với 17m/s < Vmax < 33m/s); và 13 cơn áp thấp nhiệt đới

(tropical depression), có Vmax < 17m/s). Tốc độ gió trong bão cực đại đã đo đƣợc là

38.6 m/s.

b. Đặc điểm thủy văn lục địa

Đặc điểm hệ thống dòng chảy sông. Trong vùng nghiên cứu có các hệ thống

sông chính nhƣ hạ lƣu sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trƣờng

Giang, sông Ly Ly, v.v... Sông Thu Bồn đổ ra biển qua Cửa Đại, sông Tam Kỳ đổ

vào vụng An Hòa rồi đổ ra biển qua cửa An Hòa. Trong đó, trên phạm vi đồng bằng

ven biển, các sông lớn đổ ra biển đều có hƣớng á vĩ tuyến - nghĩa là các cửa sông

gần nhƣ cắt vuông góc với đƣờng bờ biển. Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ khác

cũng đổ trực tiếp ra biển. Nét đặc biệt về mạng lƣới thủy văn trong vùng nghiên cứu

là sông Để Võng và sông Trƣờng Giang chạy song song với bờ biển hiện nay. Sông

Để Võng nối liền Cửa Đại với cửa Sông Hàn, còn sông Trƣờng Giang lại nối Cửa

Đại với Cửa Lở và cửa An Hòa. Mật độ mạng lƣới sông trong phạm vi nghiên cứu

tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, do diện tích các lƣu vực sông đều nhỏ và sông lại chảy

trên đoạn đồng bằng khá dài, nên vai trò của chúng đối với các quá trình địa mạo bờ

ở khu vực này không đáng kể và bị các quá trình biến, chủ yếu là quá trình sóng, lấn

át. Do đó, đƣờng bờ biển tại các cửa sông ở đây đều thẳng. Bờ biển thuộc loại bờ

năng lƣợng sóng chiếm ƣu thế.

c. Các nhân tố thủy động lực biển

Các tác nhân thủy động lực trực tiếp tạo ra sự biến đổi địa hình bờ biển các

bờ sông và đáy biển vùng nghiên cứu bao gồm sóng, dòng chảy và thủy triều.

Page 44: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

34

Sóng biển: Sóng là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên quá trình biến

đổi đáy và bờ biển khu vực nghiên cứu. Các số liệu đo đạc về sóng, nhất là trong

điều kiện thời tiết đặc biệt (gió mùa mạnh, bão…) ở ngoài khơi là hầu nhƣ không

có. Chính vì vậy xu hƣớng tính toán trƣờng sóng thông qua trƣờng gió là cách làm

ngày càng trở nên phổ biến với độ chính xác ngày càng cao. Có thể phân làm 2 loại:

sóng do bão gây ra và sóng chế độ (do gió mùa gây ra là chủ yếu).

+ Sóng do bão: sóng do bão gây ra, khi đi vào vùng nghiên cứu, có đặc điểm

chung là rất lớn, biến đổi nhanh theo thời gian và thƣờng không kéo dài.

Phần lớn các cơn bão đổ bộ vào dải ven bờ tỉnh Quảng Nam đều có sóng cực

đại và có hƣớng sóng chủ đạo là đông và đông bắc (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Đặc trưng sóng do các cơn bão ngoài khơi vùng bờ Hội An gây ra [59].

Stt Thời gian xuất hiện Vĩ độ (0N) Kinh độ (

0E) Vmax(m/s) Hs (m) Hsa (m)

1 04/11/1974 14,9 109,9 23,2 4,8 2,9

2 04/09/1977 17,4 108,4 18,0 3,0 2,3

3 12-21/9/1979 17,4 107,9 18,0 3,7 2,2

4 27/10/1980 16,0 109,0 14,0 2,2 2,2

5 06/09/1982 15,7 109,0 31,0 7,8 7,8

6 27/09/1984 15,5 108,6 12,8 2,4 2,4

7 21/10/1986 15,2 108,8 25,7 6,3 6,3

8 24/05/1989 15,8 108,6 36,0 9,4 9,4

9 16/11/1990 15,8 109,9 36,0 9,6 7,7

10 28/10/1992 14,3 109,4 30,9 7,7 4,2

11 01/11/1995 14,7 108,4 36,0 9,6 5,3

12 25/09/1997 15,5 108,8 38,6 10,3 10,3

13 19/10/1999 15,6 108,8 23,2 5,3 5,3

14 22/08/2000 15,6 109,2 23,2 5,4 5,4

15 17/11/2003 16,9 109,1 33,2 8,7 4,2

Ghi chú: Vmax: tốc độ gió cực đại; Hs: độ cao sóng hiệu dụng cực đại; Hsa: độ cao sóng hiệu dụng

ngoài khơi Hội An.

+ Sóng chế độ: tháng 6-8, mùa gió tây nam, ngoài khơi vùng nghiên cứu

sóng có hƣớng chủ yếu là tây nam, chiếm 62%; độ cao sóng hiệu dụng trung bình

Page 45: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

35

0,5-1,5m, chu kỳ trung bình 6s. Các trƣờng sóng này ít tác động tới khu vực nghiên

cứu, nếu có chỉ là sóng khúc xạ vào. Nhƣ vậy, tác động của chúng tới quá trình di

chuyển vật liệu sẽ giảm đi rất nhiều. Từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau (mùa gió

đông bắc), sóng hƣớng đông bắc chiếm 75%, độ cao sóng hiệu dụng trung bình 0,5-

2,5m, chu kỳ trung bình 7s. Các tháng chuyển tiếp, tháng 5, tháng 9 hƣớng sóng

thƣờng thay đổi còn độ cao sóng thƣờng < 0,5m. Trong khu vực sóng do gió hƣớng

đông có tần suất xuất hiện chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 30%).

Dòng chảy biển: dòng chảy biển đƣợc hiểu là tổng hợp của dòng mật độ,

dòng gió, dòng triều. Ở dải ven bờ, thành phần dòng mật độ giảm đi, dòng triều tăng

lên. Ngoài ra, vùng sát bờ còn chịu tác động của dòng chảy do sóng tạo ra và dòng

chảy sông. Còn ở vùng ven bờ từ 5-10m, dòng chảy có sự khác biệt theo mùa: mùa

hè, dòng chảy cả tầng mặt và tầng sâu 10m, 20m đều có hƣớng đông bắc-tây nam

và chuyển hƣớng bắc nam tại mũi Ban Than ra với tốc độ nhỏ hơn 10cm/s, còn vào

mùa đông, dòng chảy có chủ đạo là từ bắc xuống nam và tốc độ có giá trị lớn hơn

(khoảng 30cm/s trên mặt, giảm xuống khoảng 10m/s ở tầng sâu 20m) [23]. Với tốc

độ này, dòng chảy gần đáy có khả năng vận chuyển các trầm tích có kích thƣớc cát

mịn, đồng thời có sự biến đổi địa hình đáy biển vùng nghiên cứu.

Thủy triều: vùng ven biển khu vực nghiên cứu có chế độ thủy triều tƣơng đối

phức tạp. Đây là vùng giao lƣu giữa chế độ bán nhật triều không đều (ở phía Bắc)

và chế độ nhật triều không đều (ở phía Nam). Thuỷ triều có độ cao lớn nhất khoảng

2,2m, trung bình 0,81,2m, thấp nhất khoảng 0,1m. Do thủy triều có độ cao không

lớn và địa hình lại dốc, nên vai trò của thủy triều đối với các quá trình động lực bờ

không lớn. Tuy nhiên, trong các cửa sông, đầm phá, vai trò của thủy triều cũng thể

hiện khá rõ trong quá trình hình thành và biến đổi địa hình bờ và đáy biển gần bờ.

Vai trò của thủy triều đƣợc biểu hiện theo chu kỳ ngày-đêm (24 giờ).

d. Dao động mực nước biển

Thay đổi mực nƣớc biển, dâng lên hay hạ xuống, dù do bất cứ nguyên nhân

nào-sự nâng, hạ do kiến tạo hay chân tĩnh (tan băng và đóng băng) đều có ảnh

hƣởng lâu dài đến quá trình hình thành và tiến hóa địa hình bờ biển.Trong lịch sử

Page 46: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

36

phát triển vỏ Trái Đất nói chung và địa hình bề mặt của nó nói riêng đã xảy ra nhiều

lần biển tiến và biển lùi. Riêng trong kỷ Đệ Tứ, theo các kết quả nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học, cũng đã xảy ra tới 4 lần biển tiến và biển lùi. Lần biển lùi với

quy mô lớn nhất gần đây nhất là vào thời kỳ Cực đại Băng hà Lần cuối (Last

Glacial Maximmum-LGM) xảy ra cách ngày nay khoảng 20.000 ± 2.000 BP và

mực nƣớc lúc bấy giờ thấp hơn hiện nay khoảng 120m (theo kết quả của nghiên cứu

của Sathiamurthy và Vois [62] trên thềm lục địa Sunda, thì mực nƣớc thấp hơn hiện

nay là 116m và cách ngày nay 21.000 năm BP). Sau đó mực nƣớc bắt đầu dâng lên

và đạt giá trị cực đai ở mức cao hơn hiện nay khoảng 4,0-5,0m vào thời gian 6.000-

4.000 năm BP. Từ khoảng 4.000 năm BP, mực biển hạ thấp dần cho đến gần đây.

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu của IPCC cho thấy, trong thế

kỷ 20 tốc độ dâng lên trung bình của mực nƣớc biển là 1,7 ± 0,5 mm/năm; giai đoạn

1961-2003 tốc độ dâng lên trung bình của mực nƣớc biển là 1,8 ± 0,5 mm/năm; giai

đoạn 1993-2003 là 3,1 ± 0,7 mm/năm. Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thụy và đồng

nghiệp (1995) đã tính sự thay đổi mực nƣớc cho 4 điểm dọc bờ biển nƣớc ta là Đồ

Sơn: tốc độ dâng lên trung bình là 2,150 mm/năm, tƣơng tự ở Đà Nẵng là: 1,198

mm/năm, Quy Nhơn là 0,957 mm/năm và Vũng Tàu là 3,203 mm/năm. Kết quả

nghiên cứu của Viện Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng gần đây cho thấy, tốc độ

dâng mực nƣớc trung bình trên dọc bờ biển Việt Nam là 2,5 mm/năm [40]. Tuy

nhiên, giá trị này không đồng đều cho các tỉnh. Cụ thể là: Đà Nẵng: 3,04 mm/năm;

Quảng Nam: 2,74 mm/năm và Quảng Ngãi: 3,73 mm/năm [40]. Mực nƣớc biển

dâng lên dẫn đến sự sửa lại đƣờng bờ biển bằng cách tràn ngập các vùng đất thấp và

xói lở bờ biển trở thành hiện tƣợng phổ biến.

e. Các hoạt động của con người

Con ngƣời đã trở thành một tác nhân địa mạo ngay từ khi mới xuất hiện.

Nhƣng những biểu hiện rõ nhất về mặt này chỉ mới bắt đầu thời kỳ Cách mạng

Công nghiệp và đặc biệt trong thời đại nguyên tử. Những biểu hiện này xảy ra ở

nhiều quy mô khác nhau, từ một diện tích rất nhỏ đến quy mô toàn cầu. Trong thời

đại ngày nay, việc mở mang nhiều cơ sở hạ tầng và cơ sở phát triển kinh tế quan

Page 47: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

37

trọng, cũng nhƣ các quần cƣ trên bờ biển đã có tác động không nhỏ đến quá trình

động lực-hình thái bờ sông, bờ biển.

Trong phạm vi nghiên cứu, các hoạt động của con ngƣời có tác động cả trực

tiếp lẫn gián tiếp đến sự hình thành và biến đổi địa hình cả trên phần lục địa ven

biển, bờ biển và phần đáy biển ven bờ. Các hoạt động của con ngƣời đƣợc thực hiện

cả trên các lƣu vực sông, trên dải lục địa ven biển và ngay trên bờ biển ngày càng

biểu hiện rõ nhƣ tại bờ biển phƣờng Cửa Đại (Hội An).

Hoạt động trên lưu vực sông. Việc quy hoạch và bảo vệ các lƣu vực sông

trong vùng nghiên cứu còn nhiều vấn đề, trong đó đáng lƣu ý là xây hồ đập thủy

điện cũng nhƣ hồ chứa. Theo số liệu thống kê, hiên nay ở Quảng Nam có tới 74 hồ

chứa lớn nhỏ vừa là hồ giữ nƣớc vừa là hồ điều tiết dòng chảy cho các sông. Hầu

hết các hồ này đều nằm trên lƣu vực sông Thu Bồn, nhƣ: hồ A Vƣơng 2, Sông

Tranh 2, và các dự án đang hoặc sẽ xây dung, nhƣ: Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông

Côn 2, Sông Tranh 1, v.v. Việc xây dựng nhiều hồ đập trên lƣu vực đã giữ lại một

lƣợng trầm tích đáng kể vào mùa khô, không đƣợc mang ra biển. Do đó, gây tình

trạng thiếu hụt trầm tích phía bờ biển và dẫn đến xói lở ngày càng trở nên nghiêm

trọng. Đóng góp cho sự thiếu hụt trầm tích còn có cả khai thác cát, sạn, sỏi trên lòng

sông, suối làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra, vào mùa mƣa khi có lũ lớn (nhƣ đợt lũ

10/2013) thì lƣợng trầm tích lƣu giữ lại đƣợc mang ra và tích tụ tại cửa sông, dẫn

đến hiện tƣợng bồi cạn và lấp dần cửa biển tại vùng Cửa Đại.

Các hoạt động trên bờ bãi và đáy biển gần bờ. Do nhu cầu phát triển kinh tế,

con ngƣời đã tiến hành nhiều dự án sử dụng các nguồn tài nguyên trên bờ biển. Đó

là khai thác khoáng sản từ trƣớc năm 2008, nhƣ khai thác sa khoáng Imenit, Titan,

Zircon tại xã Duy Hải (Duy Xuyên), Tam Hiệp, Tam Nghĩa, Tam Quang (Núi

Thành), v.v..; các dự án phát triển du lịch ở Hội An, Núi Thành, khu công nghiệp,

nuôi trồng thủy sản trên cát, .v.v.. Các hoạt động này đều có ảnh hƣởng đến các quá

trình bờ: nhƣ bồi tụ hay xói lở.

Page 48: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

38

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo

Việc nghiên cứu địa mạo trong phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển là nghiên

cứu đặc điểm các dạng địa hình trong khu vực đƣợc thực hiện bằng việc thành lập

bản đồ địa mạo ở tỉ lệ và theo các nguyên tắc phù hợp.

2.2.1.1. Các nguyên tắc chung

Để thành lập bản đồ địa mạo đới bờ biển tỉnh Quảng Nam, tác giả đã sử dụng

kết hợp nguyên tắc hình thái - nguồn gốc - động lực. Điều này đƣợc lý giải nhƣ sau:

Nội dung của bản đồ địa mạo là biểu diễn các đơn vị địa mạo có đặc điểm nguồn

gốc, hình thái, và động lực khác nhau. Theo đó, đơn vị địa mạo là một thành tạo địa

hình riêng biệt, đồng nhất về nguồn gốc và hình thái, đồng nhất về hình thái và động

lực đƣợc tạo ra bởi một quá trình địa mạo tích tụ hay bóc mòn xác định dƣới tác

động của một hay vài nhân tố động lực nhất định (sông, sóng, thủy triều dòng chảy

biển, sinh vật, núi lửa, trọng lực, v.v.). Trong đó, đặc điểm hình thái và trắc lƣợng

hình thái đƣợc quan tâm đầu tiên, sau đó là nguồn gốc và động lực tác động đến quá

trình thành tạo và biến đổi địa hình. Ngoài ra, nguyên tắc hình thái - nguồn gốc đã

đƣợc nhiều nhà khoa học lựa chọn để thành lập bản đồ địa mạo ở tỷ lệ trung bình

hoặc tỷ lệ nhỏ và đƣợc phân chia cho các đơn vị địa mạo trên phần lục địa (ví dụ

nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, nguồn gốc sông-biển hỗn hợp, nguồn gốc biển,

nguồn gốc núi lửa, v.v.). Tuy nhiên, ở đây trong điều kiện vùng bờ biển (cả phần bờ

lẫn phần đáy biển ven bờ), theo Leontyev O.K. và những ngƣời khác [20], việc

phân loại địa hình trong môi trƣờng địa mạo biển để sau đó biểu diễn chúng lên bản

đồ cần phải chú ý tới các nhân tố động lực. Trên cơ sở đó, ở phần đáy biển ven bờ,

các đơn vị địa mạo đƣợc phân chia ở đây là bề mặt địa hình, sau đó đƣợc bổ sung

thêm yếu tố động lực tác động lên nó.

2.2.1.2. Nghiên cứu thành lập bản đồ địa mạo

Thành lập bản đồ địa mạo phục vụ cho công tác quy hoạch lãnh thổ nói

chung và quản lý môi trƣờng bờ biển nói riêng, nhằm góp phần tích cực trong việc

đánh giá những tai biến địa mạo xảy ra hay những vấn đề về môi trƣờng xung

Page 49: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

39

quanh vùng bờ lựa chọn và đánh giá mặt bằng xây dựng, xác định điều kiện đặt

móng cho các công trình, xác định quy luật phát triển theo thời gian và không gian

các quá trình động lực ngoại sinh quyết định tới sự ổn định của địa hình và các công

trình xây dựng trên nó.

Đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh và quốc

phòng xung quanh vùng bờ (chủ yếu là xây dựng các khu nghỉ dƣỡng phục vụ cho

du lịch, cảng biển và khai thác thủy sản) của khu vực bờ biển Quảng Nam. Nghiên

cứu và thành lập bản đồ địa mạo nhằm xác định và lựa chọn các bề mặt địa hình đã

và đang bị biến đổi mạnh mẽ nhƣ hiện tƣợng bồi tụ, xói lở bờ biển do tác động của

các yếu tố động lực ngoại sinh (sóng, gió, dòng chảy sông, dòng chảy biển, …), để

có định hƣớng cho công việc xây dựng đƣờng giao thông, trung tâm giáo dục môi

trƣờng các mô hình kinh tế lớn nhỏ và cách quản quản lý nó, cũng nhƣ đánh giá độ

ổn định của địa hình, nền địa chất và các quá trình động lực ngoại sinh,… Việc

thành lập bản đồ địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển còn nhằm chỉ ra, giải

thích và dự báo sự phát triển của các dạng địa hình (ổn định, không ổn định) trên

các dạng cảnh quan - địa hình khác nhau. Tìm và lựa chon các khu vực có địa hình

bờ biển không ổn định, luôn xảy ra các tai biến về địa mạo để đƣa ra các mô hình

quản lý và biện pháp bảo vệ bờ có hiệu quả cao nhất trong vùng. Đó là những lý do

thông thƣờng của việc thành lập bản đồ địa mạo phục vụ cho quản lý môi trƣờng bờ

và phát triển bền vững.

2.2.2. Đặc điểm địa mạo

Phạm vi nghiên cứu là vùng chuyển tiếp, đồng thời có sự giao thoa giữa lục

địa và biển, nên địa hình khá đa dạng về nguồn gốc cũng nhƣ hình thái. Tổng kết

quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 36 đơn vị địa mạo, trong đó phần địa hình lục địa

ven biển có 5 nhóm, 26 đơn vị và phần đáy biển ven bờ có 2 nhóm, 10 dơn vị, thuộc

các nguồn gốc-hình thái-động lực khác nhau đƣợc thể hiện rõ trên hình dƣới đây

(hình 2.5).

Page 50: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

40

(Tham khảo tài liệu của PGS. TS. Vũ Văn Phái, PGS. TS. Đặng Văn Bào)

Hình 2.5: Bản đồ địa mạo dải ven biển tỉnh Quảng Nam

Page 51: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

41

A. ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA VEN BIỂN

2.2.2.1. Địa hình nguồn gốc bóc mòn tổng hợp

Quá trình bóc mòn tổng hợp có quy luật chung là sự giật lùi và thoái hoá của

sƣờn, đồng thời tạo ra ở chân sƣờn một bề mặt nghiêng thoải tƣơng ứng với mỗi

gốc xâm thực cơ sở. Sản phẩm của quá trình này là các bề mặt san bằng và bề mặt

sƣờn với độ cao và độ dốc khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu chúng đƣợc phân

bố chủ yếu là khu vực đồi núi ở phía Tây, bao gồm các dạng địa hình bóc mòn sau:

a. Nhóm các bề mặt san bằng

Do địa hình bị phân cắt mạnh, trong phạm vi vùng núi giáp đồng bằng ven

biển Quảng Nam tại Núi Thành vẫn tồn tại di tích các bề mặt san bằng thuộc các

kiểu pediment có tuổi từ Pleistocen sớm đến giữa.

1). Bề mặt san bằng cao 80-200m tuổi Pleistocen sớm (trong thời kỳ Đệ Tứ,

ứng với mỗi gốc xâm thực cơ sở cũng xảy ra một thời kỳ san bằng địa hình mạnh

mẽ. Các bề mặt san bằng đƣợc thành tạo trong thời kỳ này tồn tại dạng bề mặt yên

ngựa và vai khối núi Hòn Ro và núi Sơn Trà thuộc huyện Núi Thành. Bề mặt

thƣờng nghiêng thoải về phía đồng bằng ven biển và bị các thành tạo trẻ hơn phân

cắt, tạo thành địa hình đồi thoải. Cấu tạo nên bề mặt là các đá có thành phần khác

nhau, bị phong hóa mạnh mẽ.

2). Bề mặt san bằng cao 40-80m tuổi Pleistocen giữa. Quá trình san bằng và

xâm thực tạo ra các bề mặt san bằng tuổi Pleistocen giữa đƣợc kế thừa từ Pleistocen

sớm và các bề mặt san bằng đƣợc thành tạo thƣờng phân bố gần gũi với các bề mặt

cao hơn. Tại đây, bề mặt đƣợc bảo tồn dƣới dạng gò đồi thoải tại khu vực huyện

Núi Thành, chúng đƣợc cấu tạo bởi các đá phiến thạch anh-mica, đá phiến thạch

anh -sericit và đá phiến silic thuộc hệ tầng Núi Vú trong các bề mặt sƣờn bóc mòn.

b. Nhóm các bề mặt sườn

3). Sườn bóc mòn tổng hợp

Sƣờn bóc mòn tổng hợp đƣợc thành tạo do sự giật lùi bề mặt địa hình trong

quá trình pediment hoá hoặc do tổng hợp các quá trình làm giảm độ dốc trên sƣờn

để đạt tới trạng thái cân bằng trọng lực. Quá trình ban đầu phần lớn đã diễn ra trong

Page 52: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

42

giai đoạn đầu Đệ tứ, quá trình sau đang xảy ra và khá phổ biến trong vùng khí hậu

nhiệt đới ẩm. Về mặt hình thái, các sƣờn bóc mòn tổng hợp đƣợc chia thành dạng:

độ dốc < 200 và 20-30

0 và > 30

0. Các dạng hình thái này có mối quan hệ chặt chẽ

với thành phần đất đá và tuổi thành tạo của địa hình.

Sƣờn bóc mòn có độ dốc < 200 phân bố tại phần thấp nhất của sƣờn núi phía

đông khối núi Sơn Trà huyện Núi Thành. Sƣờn đƣợc thành tạo do sự hạ thấp sƣờn

dốc trong quá trình tạo bề mặt san bằng cao 40-80m phân bố ở phần chân sƣờn này.

Chúng tạo nên dạng trắc diện gãy khúc của sƣờn khối núi. Sƣờn bóc mòn dốc trên

20-30o phân bố ở độ cao lớn hơn. Bên cạnh các khu vực có tích tụ đá lở, trên sƣờn

này còn nhiều chỗ lộ trơ đá gốc.

4). Sườn xâm thực

Sƣờn có độ dốc dao động từ 20-450 và quá trình địa mạo xảy ra là quá trình

xâm thực dọc các thung lũng sông và theo đáy các khe suối nhỏ là đặc trung cơ bản

của quá trình ngoại sinh trong vùng nhiệt đới ẩm. Hoạt động xâm thực thƣờng đƣợc

tăng cƣờng dọc các đới đập vỡ kiến tạo để tạo nên những sƣờn có trắc diện thẳng,

dốc trên 300 và kéo dài trên khoảng cách lớn. Hiện nay, sƣờn xâm thực phát triển

trên hầu hết các dạng địa hình miền núi phía Tây của khu vực nghiên cứu thuộc

huyện Núi Thành. Trên các sƣờn này, quá trình vận chuyển vật liệu xảy ra mạnh

làm lộ trơ đá gốc hoặc tầng đã bị phong hóa. Hoạt động đổ lở thƣờng xảy ra mạnh

trên các sƣờn cắt vào các đá dạng granit hoặc dạng gneis.

2.2.2.2. Địa hình nguồn gốc dòng chảy và tích tụ tổng hợp

5). Bãi bồi thấp, cao 3-4m, tuổi Holocen giữa-muộn

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố phân bố chù yếu ở phần hạ lƣu các thung

lũng sông suối. Diện tích lớn nhất của chúng đƣợc gặp tại đồng bằng hạ lƣu sông

Thu Bồn (khu vực Gò Nổi). Dọc các thung lũng này, bãi bồi có chiều rộng từ 800 -

1000m, kéo dài liên tục ờ cả hai bờ sông.

Các bãi bồi thấp có hình thái bề mặt dạng gò với độ chênh cao 1-2m, các gò

này đƣợc thành tạo do sự bồi hoặc xói bề mặt bởi dòng nƣớc vào mùa lũ. Trên bề

mặt bãi bồi còn phát triển nhiều dải trũng thoải phân bố cắt chéo hoặc song song với

Page 53: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

43

chiều dài bãi. Đó là dấu vết các lòng sông cổ chƣa đƣợc lấp đầy. Địa hình gờ cao

ven lòng trên các bãi bồi thấp khá đặc trƣng, bề rộng đạt trên 200m dọc bờ sông

Thu Bồn, sông Hội An và phía bắc sông Trƣờng Giang. Cƣ dân hiện tập trung khá

đông trên dải gờ cao này, mặc dù hàng năm đều phải chịu lũ lụt ngập sâu trên 2m.

Cấu tạo nên bãi bồi thấp là các trầm tích gồm tƣớng lòng chiếm ƣu thế, aluvi

tƣớng bãi bồi chỉ dày 2-3m với thành phần là cát bột sét màu xám vàng. Các trầm

tích này phủ trên các thành tạo sông biển tuổi đầu Holocen hoặc trên các thành tạo

Pleistocen. Bãi bồi thấp cắt và tạo vách trên bãi bồi cao hoặc trên các bề mặt tích tụ

vũng vịnh tuổi Holocen trung, phản ánh một thời kỳ phân cắt sâu mạnh mẽ sau biển

tiến Holocen trung. Lòng sông hiện đại đang xâm thực, tạo vách xói lở cao 3-4m

vào bề mặt bãi bồi này.

6). Bãi cát ven lòng cao 2-3m, tuổi Holocen muộn, phần sớm

Đơn vi đia mạo này đƣợc phân bố chủ yếu tại phần hạ lƣu các thung lũng

sông Thu Bổn, sông tự do uốn khúc trên các thành tạo gắn kết yếu và bờ rời, thƣờng

xuyên thay đổi dòng chảy tại các đồng bằng thuộc các huyên Điện Bàn, Duy Xuyên

và TP. Hội An. Các lòng sông bị bỏ rơi đã đƣợc tích tụ mạnh trầm tích tƣớng bãi

bồi vào các mùa lũ, tạo nên địa hình nổi cao dạng đảo hoặc bãi tích tụ ven lòng

sông. Về mặt địa tầng, cả trầm tích lòng sông và bãi bồi ven lòng đều là những

thành tạo hiện đại, chúng chỉ khác nhau về tƣớng. Các bãi bồi vẫn chƣa ổn định, dễ

dàng bị cuốn trôi và biến thành lòng sông vào các kỳ mƣa lũ; trái lại, một số đoạn

lòng sông sau vài mùa mƣa lũ lại có thể trở thành bãi bồi ven lòng. Việc phân chia

này có ý nghĩa quan trọng, vì hiện tại nhiều xóm làng đã đƣợc định vị trên những

bãi bồi này và không có gì đảm bảo cho sự ổn định và an toàn của họ. Thêm vào đó,

các bãi bồi ven lòng vốn là lòng sông đƣợc bồi lấp cách đây không lâu, các trầm

tích hạt thô tƣớng lòng chỉ bị phủ bởi tập hạt nhỏ không dày, nên cũng là đối tƣợng

cần đƣợc đánh giá cho nguồn vật liệu xây dựng cát-cuội-sỏi.

7). Lòng sông và bãi cát thấp ven lòng hiện đại

Lòng sông và bãi cát thấp ven lòng hiện đại là những thành tạo thƣờng xuyên

bị ngập nƣớc của thung lũng sông và đƣợc phân bố hầu hết trên dải ven biển trong

Page 54: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

44

phạm vi nghiên cứu. Trong vùng núi, dọc đáy các thung lũng chủ yếu chi phát triển

dạng dịa hình lòng sông hiện đại, đƣợc cấu tạo bởi các trầm tích tƣớng lòng hoặc,

trong nhiều trƣờng hợp lộ trơ đá gốc. Trên dải đổng bằng hạ lƣu sông Thu Bồn,

ngoài lòng các dòng chảy mùa kiệt, tại bờ lồi còn phân bố các bãi cát nguyên là

lòng sông trong mùa mƣa lũ. Các bãi cát ven lòng có độ cao giảm dần từ 1,5 - 2m ở

phần ven bờ sông và khu vực hạ lƣu sông đến 0,5m hoặc ngang đáy ở phần giáp

đƣờng trục của thung lũng. Đây là đơn vị địa mạo phân bố cát cuội sỏi xây dựng có

chất lƣợng tốt và quy mô lớn của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, ở nhiều nơi ngƣời ta

đang khai thác chúng nhƣ đáy sông Thu Bồn. Nhìn chung, việc khai thác không gây

nguy cơ tai biến, nếu tránh đƣợc những vị trí có thể gây ra xói lờ bờ sông. Do lƣợng

bồi tích ở đây lớn, đáy sông lại có độ dốc quá thoải, nên việc khai thác cát sỏi đúng

phƣơng pháp còn có tác dụng khơi thông luồng lạch dòng chảy.

8). Bề mặt tích tụ sườn tích-lũ tích, tuổi Đệ tứ không phân chia

Các bề mặt tích tụ sƣờn tích-lũ tích phân bố dƣới chân các sƣờn dốc và thung

lũng các sông suối nhỏ giáp đồng bằng, chúng tạo nên dải vạt gấu sƣờn tích rộng từ

vài chục đến vài trăm mét, nghiêng thoải từ chân sƣờn về phía đồng bằng. Tùy

thuộc vào thành phần đá gốc trên sƣờn, trầm tích và địa hình tích tụ có sự khác biệt.

Các bề mặt tích tụ dƣới chân những sƣờn đá granit, cát kết và đá phiến (chân núi

Tác Hƣơng, Hòn Ro,...) cấu tạo bởi vật liệu hạt thô với ƣu thế cùa các tảng lăn.

Chân sƣờn của các khối núi đá phiến thƣờng có dạng những bề mặt nghiêng thoải,

cấu tạo bởi vật liệu hạt nhỏ lẫn nhiều bột sét.

9). Các bề mặt tích tụ sông-sườn tích-lũ tích tuổi Đệ tứ không phân chia

Các dạng địa hình trũng do quá trình xâm thực, bóc mòn và tích tụ khá phổ

biến trong phạm vi vùng núi và đồi Quảng Nam. Các bề mặt thƣờng nghiêng thoải

từ chân sƣờn đồi núi về trung tâm trũng, nghiêng theo chiều dòng chảy và đƣợc

thành tạo đồng thời với các thềm sông suối. Vật liệu tích tụ đƣợc đƣa đến từ các

sƣờn kế cận thƣờng có độ mài tròn và độ chọn lọc kém. Các đáy trũng trong vùng

đồi thƣờng có địa hình phẳng hơn và đƣợc cấu tạo bời hai tập trầm tích tƣơng ứng

tƣớng lòng và tƣớng bãi bồi sông, song độ mài tròn chọn lọc ở cả hai tập này đều

Page 55: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

45

kém. Vật liệu cùa các thành tạo tích tụ hỗn hợp này gần gũi với đá gốc kế cận, lại

đƣợc chọn lọc nên trong nhiều trƣờng hợp chứa sa khoáng với hàm lƣợng cao.

2.2.2.3. Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển

10). Bề mặt tích tụ sông-biển cao 4-6m, tuổi Holocen sớm-giữa

Phần lớn diện tích của đơn vị địa mạo này bị chôn vùi ờ độ sâu từ 3-10m

dƣới các thành tạo trẻ hơn, chúng chỉ lộ ra và tạo bề mặt cao 4-6 m ở phần đinh tam

giác châu sông Thu Bồn. Đó là bề mặt tƣơng đối phẳng, chúng bị các thành tạo của

bãi bồi ven lòng phủ lên. Cấu tạo nên bề mặt là trầm tích gồm 3 tập: tập dƣới là

thành tạo hạt thô tƣớng lòng, đƣợc tích tụ trong thời kỳ trƣớc biển tiến; tập giữa

gồm các lớp cát bột xen bột sét xám đen; tập trên gổm sét bột xám đen, xám xanh,

đƣợc thành tạo đồng thời với tập sét tƣớng vũng vịnh ở trung tâm đồng bằng. Bề

mặt địa hình này bị cắt bởi bãi bồi thấp của sông. Chúng chuyển tiếp sang bề mặt

bãi bồi cao ở phía tây và bề mặt tích tụ vũng vịnh Holocen giữa ở phía đông.

11). Bề mặt tích tụ sông-biển cao 3-4m, tuổi Holocen giữa-muộn

Đơn vị địa mạo này chỉ đƣợc bảo tồn trên những diện tích hẹp ờ phần hạ lƣu

sông Thu Bồn. Bề mặt tƣơng đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình khoảng 1-2m,

hơi nghiêng thoải về phía xa dần thung lũng sông hiện tại. Cấu tạo nên chúng là

tầng trầm tích gồm cát sạn sỏi ờ dƣới, chuyển lên là tập cát lẫn bột sét xám xanh,

xám vàng. Các bề mặt sông biển tuổi Holocen giữa-muộn cắt vào bề mặt tích tụ

vũng vịnh tuổi Holocen trung và bị bãi bồi thấp ven lòng sông cắt lại.

12). Bề mặt tích tụ sông-biển cao 1-3m, tuổi Holocen muộn, phần sớm

Đây là bề mặt phân bố khá rộng ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn. Địa hình khá

bằng phẳng, hơi trũng, cao 0,5-1m so với các sông cắt vào chúng. Cấu tạo nên bề

mặt là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột màu xám đen, xám vàng, chọn lọc kém. Về

phía tây, tại vị trí tƣơng ứng bề mặt này là thành tạo bãi bồi ven lòng sông, xa dần

các thung lũng sông, chúng chuyển tiếp sang các thành tạo tích tụ biển - đầm lầy.

2.2.2.4. Địa hình nguồn gốc biển và đầm lầy ven biển

Các hệ thống sông suối trong phạm vi đổng bằng Quảng Nam có lƣu vực

hẹp, lƣợng phù sa không lớn nên quá trình biển đóng vai trò quan trọng trong việc

Page 56: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

46

thành tạo đổng bằng ở đây. Phù hợp với tính chất trên, các dạng địa hình do biển

chiếm điện tích chủ yếu trên phạm vi nghiên cứu với các nhóm chính gổm thềm

biển, bãi biển và hê đê cát - đầm phá thuộc các thế hệ khác nhau.

13). Thềm mài mòn cao 40-60m, tuổi Pleistocen giữa

Thềm mài mòn có độ cao dao động từ 40-60m, đƣợc phân bố tại Tam Mỹ

Đông huyện Núi Thành với diện tích nhỏ hẹp trên phạm vi nghiên cứu.

14). Thêm mài mòn-tích tụ cao 20-30m, tuổi đầu Pleistocen muộn

Thềm mài mòn ở độ cao 20-30m đƣợc phân bố tại Bình Nguyên (Thăng

Bình), Tam Phú (Tam Kỳ), Tam Anh, Tam Hiệp, Tam Mỹ Đông, Tam Quang (Núi

Thành) trong phạm vi nghiên cứu và còn đƣợc bảo tồn khá tốt trên hầu hết dải phía

tây đồng bằng ven biển Quảng Nam. Bề mặt thềm nghiêng thoải từ chân núi về phía

biển, bị phân cắt yếu bời các máng xói, tạo địa hình vòm thoải hoặc lƣợn sóng. Tại

đồng bằng ở Núi Thành thềm có dạng tuyến kéo dài và ôm sát chân núi. Trên mặt

thềm chỉ gặp lớp mỏng cát bột xám vàng hoặc tập cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt

phủ trên đá gốc phong hoá manh. Ở xã Tam Quang (Núi Thành) thềm 20-30m là đá

gốc bazan bị phong hoá laterit manh. Tại đây thềm này bị thềm 10-15m cắt vào và

đƣợc liên hệ với các trầm tích vũng vịnh hệ tầng Đại Nga.

15). Thềm mài mòn-tích tụ cao 10-15 m, tuổi cuối Pleistocen muộn

Thềm mài mòn - tích tụ có độ cao từ 10-15m là bậc địa hình chuyển tiếp giữa

các thềm 20-30m với các bề mặt tích tụ vũng vịnh hoặc thềm tuổi Holocen giữa, có

diện phân bố hẹp ở Núi Thành và Tam Phú (Tam Kỳ). Do nằm gần gốc xâm thực cơ

sở, các thềm này thấp nhƣng lại bị phân cắt khá mạnh, tạo địa hình gò hoặc vòm

thoải. Ngoài ra, chúng còn tồn tại ở dạng đồi núi sót nhƣ tại Bình An (Thăng Bình).

Cấu tạo nên thềm là các đá gốc đa dạng về thành phần nhƣ đá phiến phía tây Núi

Thành, đá bazan (Tam Quang, Núi Thành). Trên hầu hết các diện tích này đều gặp

tập cát lẫn bột sét mỏng phủ lên vỏ phong hoá laterit vài lớp đá ong dày.

16). Thềm tích tụ cát biển cao 8-15m, tuổi Pleistocen muộn, phần muộn

Thềm cao 8-15m có diện tích phân bố rộng, bề mặt kéo dài từ Duy Xuyên

đến hết Núi Thành, và gần nhƣ song song với bờ biển, nơi rộng nhất hơn 4km (tại

Page 57: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

47

Thăng Bình). Ngoài ra, còn đƣợc phân bố tại Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Hòa (Núi

Thành) và còn đƣợc bảo tồn khá tốt. Tạo nên thềm này là cát hạt trung khá tinh

khiết, lớp trên cùng của trầm tích cũng đƣợc rửa sạch tự nhiên cho màu trắng tinh

khiết. Về mặt quan hệ, ở phía tây, thềm này bị thềm 4-6m phân cắt và tạo vách.

Hiện nay, thềm này vẫn chịu tác động của gió và có các dòng chảy tạm thời khi mùa

mƣa đến. Độ cao trung bình của thềm khá ổn định từ 10-12m. Đây là dạng địa hình

cổ không bao giờ bị ngập lũ, ngay cả lũ thế kỷ.

17). Thềm tích tụ cát biển cao 4-6m, tuổi Holocen giữa

Thềm biển cao 4-6m đƣợc thành tạo trong thời kỳ cực đại của biển tiến

Flandrian, hiện tồn tại trên độ cao từ 4-6 m và cắt vào các thềm cát biển cao 8 -

15m. Sự phân bố kề nhau của hai thành tạo 4-6m và 8-15m đƣợc quan sát tại khu

vực Hội An-Vĩnh Điện, phía đông Thăng Bình, Tam Kỳ, tại Tam Ngĩa và Tam Hải

(Núi Thành). Thềm này đƣợc bảo tồn trên một diện tích rộng tạo nên dải đất cao

Hội An-Đà Nẵng, Duy Nghĩa-đông Tam Kỳ. Bề mặt đƣợc thể hiện rõ và điển hình

của thời kỳ này đƣợc phân bố tại khu vực Hội An-Đà Nẵng và Tam Nghĩa (Núi

Thành). Phần giáp biển, mặt thềm bị gió tác động và cải biến thành những cồn

cát cao 10-20m, nằm kéo dài dọc theo bờ biển nhƣ những đê cát. Hiện nay, trên

bề mặt địa hình này, tại sát bờ biển Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành đang

đƣợc khai thác và sử dụng để nuôi trồng thủy sản trên cát.

18.) Thềm tích tụ cát biển cao 2-3m, tuổi Holocen muộn

Dọc dải bờ biển Quảng Nam bề mặt này đƣợc phát triển trên bãi biển cổ

đƣợc nâng và tạo thềm 2-3m. Thềm 2-3m này đƣợc phân bố ở phía đông cồn cát

thiên nhiên từ Điện Ngọc đến Cửa Đại và ở Tam Phú, Tam Tiến, Tam Hòa, Tam

Hải (Núi Thành). Đó là các bề mặt có chiều rộng 200-700m, địa hình bằng phẳng,

nghiêng thoải về phía biển, cấu tạo bởi cát hạt trung đến thô-màu xám vàng, chọn

lọc và mài tròn tốt. Chúng cắt vào các thềm cổ hơn, về phía đông đƣợc phân biệt

với bãi biển hiện đại bởi các gò cồn cát cao 3-5m đang dịch chuyển về phía lục địa.

19). Thềm tích tụ biển-vũng vịnh cao 8-12m, tuổi Pleistocen muộn, phần sớm

Các bề mặt tích tụ vũng vịnh này tƣơng ứng với thềm tích tụ cát cao 8-15m

Page 58: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

48

đƣợc phân bố tại Bình Phục (Thăng Bình), Tam Anh Bắc, Tam Hiệp và phía tây

bắc Tam Mỹ Đông (Núi Thành). Các trầm tích vũng vịnh tạo nên bề mặt tƣơng đối

phẳng, nghiêng thoải từ tây sang đông. Tập sét bột kaolin cấu tạo nên bề mặt bị

phong hoá mạnh mẽ cho màu trắng loang lổ đỏ với nhiều kết vón, kết cục laterit.

Bề mặt bị phân cắt nhẹ bời các máng xói tạo địa hình lƣợn sóng thoải. Phần

đỉnh các gò sót thƣờng bảo tồn đƣợc lớp trầm tích trên cùng gồm cát bột màu trắng

xám ứng với tƣớng biển lùi của mặt cắt trầm tích vũng vịnh.

20). Bề mặt tích tụ biển-vũng vịnh cao 4-6m, tuổi Holocen giữa

Đơn vị địa địa mạo này tạo nên bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng ở độ cao 4

-6m, chúng đƣợc phân bố tại Điện Thắng bắc (Điện Bàn), Bình Tú, Bình Trung

(Thăng Bình). Bề mặt nghiêng thoải về phía bờ biển. Cấu tạo nên bề mặt là thành

tạo khá đặc trƣng cho tƣớng vũng vịnh: phần ven bờ và đáy vũng vịnh là các vật

liệu thô nhƣ cát, cát bột, cát sỏi, ở giữa là lớp sét bột màu xám xanh, xám đen giàu

thực vật hoá than với tập hợp bào tử phấn hoa của đới rừng ngập mặn ven biển.

21). Bề mặt tích tụ biển-vũng vịnh cao 1-3m, tuổi Holocen muộn, phần sớm

Đơn vị địa mạo này cấu tạo nên các dải rộng từ 800-3000m và đƣợc phân bố

ở phía tây bắc Vĩnh Điện, phía bắc Tam Kỳ và Tam Giang (Núi Thành). Bề mặt có

hình thái tƣơng đối phẳng, hơi trũng, chỉ cao hơn mặt các sông suối cắt qua khoảng

0,5-1m, nghiêng thoải về phía đáy trũng và về phía các cừa sông. Cấu tạo nên chúng

là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột sét, bột sét màu xám đen giàu di tích sinh vật.

Tại đây, các thành tạo đầm phá có quan hệ chuyển tiếp với các bãi bồi ven lòng,

chúng cắt và tạo vách vào bề mặt thềm biển 4-6m và hiện đang bị lấp dần bởi cát

bay, cát chảy từ các cồn cát phía đông tới.

22). Bề mặt tích tụ biển-đầm lầy ven biển cao 3-5m, tuổi Holocen giữa

Đơn vị địa mạo này có diện tích rất nhỏ trong khu vực nghiên cứu, chúng

đƣợc phân bố ở phía nam Tam Hiệp (Núi Thành), phía tây Bình Dƣơng và tây bắc

Bình Đào (Thăng Bình).

23). Bề mặt tích tụ biển- đầm lầy ven biển cao 1,5-3m, tuổi Holocen giữa-muộn

Trong khu vực nghiên cứu, đơn vị địa mạo này có diện phân bố rất nhỏ, chủ

Page 59: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

49

yếu tại vùng hạ lƣu sông Thu Bồn (Hội An), Duy Ngĩa, Duy Hải (Duy Xuyên).

24). Bề mặt tích tụ đầm lầy ven biển tuổi Holocen giữa-muộn

Đơn vị địa mạo này là bề mặt tích tụ vũng vịnh sau biển tiến Holocen trung

cũng có bất thƣờng, đó là sự thu hẹp của các vũng vịnh và phổ biến các đầm lầy và

đầm phá có hoạt động dòng chảy mạnh. Các đầm phá, đầm lầy thƣờng đƣợc phân

bố kế cận phía trong các đê cát, kéo dài song song với bờ và nối liền giữa các cừa

sông. Đầm phá điển hình là dải trũng kéo dài từ Cửa Đại đến Ngũ Hành Sơn, đã

trong quá trình thoái hoá, đây đã từng là sông Để Võng-tuyến đƣờng giao thông

quan trọng nối liển Đà Nẵng-Hội An thời kỳ thịnh vƣợng cùa đô thị cổ này. Ngoài

ra, chúng còn phân bố dọc các sông Trƣờng Giang, Tam Kỳ và sông Bến Ván. Cấu

tạo nên bề mặt này không phải là các trầm tích hạt mịn với các tập sét dày nhƣ các

thời kỳ truớc đây mà là các lớp cát lẫn bột sét giàu vật chất hữu cơ, lớp mỏng sét

xám đen và thấu kính than bùn. Phần trên mặt thƣờng là lớp cát lẫn bột xám vàng

đƣợc thành tạo do hoạt động bồi tụ của sông vào mùa mƣa lũ, kết thúc chế độ đầm

phá của chúng. Một số đầm lầy ờ vùng cửa sông còn chịu ảnh hƣởng của thủy triều,

các bãi cây mặn lợ tại đây đã tạo nên sự đa dạng sinh thái, cần có kế hoạch bảo tồn .

25). Bề mặt tích tụ đáy đầm phá hiện đại

Trong phạm vi nghiên cứu, đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố ở vụng An Hòa

(Núi Thành). Độ sâu ở phía tây và nam vụng đạt từ 0,5-2,0m, tại các cửa sông Chợ,

Bến Ván, An Tân (Núi Thành), do các quá trình sông suối phía tây và biển ở phía

đông, bề mặt phía tây vụng tại xã Tam Hiệp (Núi Thành) đã đƣợc tích tụ và tôn cao

nhƣ bãi bồi. Bề mặt này khá bằng phẳng và gần nhƣ nằm ngang, đồng thời nghiêng

về cửa Kỳ Hà và tồn tại một lạch nƣớc sâu từ 7-10m. Trầm tich cấu tạo nên bề mặt

phía đỉnh vụng là cát bùn, bùn cát có màu xám vàng đến xám đen, phía nam vụng ra

đến cửa Kỳ Hà chủ yếu là bùn-sét có màu xám xanh do lẫn vật chất hữu cơ đƣợc

tích tụ tại đây. Lớp trầm tích trong vụng có chiều dày khá lớn, từ 5-15m. Hiện nay,

ở phía đông vụng tại cửa Kỳ Hà đƣợc quy hoach là cảng cá, cảng công nghiệp và

quân cảng cảnh sát biển trong khu vực, phía tây bắc đƣợc khai thác nuôi trồng thủy

sản, phía nam ụng đƣợc trồng rừng ngập nặm chủ yếu là cây Đƣớc, Mắm (hình 2.6).

Page 60: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

50

Hình 2.6: Bề mặt tích tụ hiện đại và thảm rừng ngập mặn tại vụng An Hòa (Núi

Thành) (ảnh Trần Văn Bình, 7/2013)

2.2.2.5. Địa hình nguồn gốc biển-gió

26). Cồn cát tích tụ biển-gió tuổi Holocen muộn. Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố

rộng rãi trên dải ven biển trong phạm vi vùng nghiên cứu. Đó là các dải cồn cát có

độ cao từ 7-8m đến trên 10m, chúng tạo thành một dải kéo dài và song song với

đƣờng bờ biển hiện đại, có chiều rộng thay đổi từ 200 - 1500m, xuống phía nam thì

bị thu hẹp lại và thấp dần (do cấu tạo của địa hình ban đầu), và đƣợc kéo dài từ 5-

10km, có nơi dài hơn 20km. Chúng đƣợc thể hiện rõ rệt nhất tại các khu vực Điện

Bàn, Thăng Bình, Núi Thành. Các thành tạo cồn cát sau biển tiến Holocen trung

thƣờng chịu tác động mạnh của gió để tạo nên các đê thiên nhiên cao từ 5-10m tại

Cửa Đại (Hội An), Tam Hòa, Tam Tiến (Núi Thành), có nơi từ 18-20m nhƣ tại các

xã Bình Minh, Bình Đào, Bình Hải, Bình Nam (Thăng Bình). Nhìn chung, về hình

thái chúng là sƣờn đón gió (sƣờn đông) nghiêng thoải 8-15° với nhiều cồn thấp dần

về phía biển, sƣờn khuất gió (sƣờn tây) thƣờng dốc trên 30°, hiên tƣợng cát bay, cát

chảy đang phát triển mạnh và đê cát đang đƣợc dịch chuvển về phía lục địa, lấp dần

các đầm phá ở phía trong. Thành phần trầm tích của nó đều là cát có màu xám sáng

đến xám vàng. Thực chất, đây là bề mặt tích tụ do sóng tuổi Holocen giữa và có thể

Page 61: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

51

cả trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn?, nhƣng sau khi thoát khỏi mực nƣớc biển,

gió bắt đầu tác động và vun cát lên thành các cồn cát cao. Hiện nay, các cồn cát này

ở độ cao 6-7m tại xã Tam Tiến, Tam Hải (Núi Thành) đã và đang bị ảnh hƣởng bởi

quá trình xói lở, trong điều kiện thời tiết cực đoan nhƣ gió bão (hình 2.7, ảnh trái),

nhƣng sau đó lại đƣợc tái tạo lại phía dƣới chân cồn do gió (hình 2.7, ảnh phải).

Hình 2.7: Cồn cát cao 6-7m bị xói lở tạo vách dốc (trái, 7/2013), sau đó đang

đƣợc tái tạo lại do gió vun lấp dƣới chân cồn (phải, 6/2014) (ảnh Trần Văn Bình)

B. ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN VEN BỜ

2.2.2.6. Địa hình trong đới sóng vỗ bờ (đến độ sâu 5m)

27). Bãi biển tích tụ hiện đại do tác động của sóng

Hiện nay, trên toàn dải bờ biển Việt Nam có bãi biển tích tụ do tác động cúa

sóng phát triển rất hạn chế, nó chỉ tồn tại trên từng đoạn bờ không dài, thƣờng ở

những khúc cong lõm của đƣờng bờ có bán kính không lớn, phía sau các vật cản,

hoặc ở những khu vực có phong phú vật liệu trầm tích (nguồn vật liệu để cung cấp

có thể là sản phẩm xói lở của các đoạn bờ lân cận). Trong phạm vi nghiên cứu, đơn

vị địa mạo này đƣợc phân bố tại bờ phía tây cửa Lở xã Tam Hải (Núi Thành). Bãi

biển tích tụ có kiểu trắc diện đầy đủ, cong lồi và nghiêng thoải về phía biển, thành

phần vật liệu cấu tạo bãi chủ yếu là cát hạt mịn. Điều đó cho thấy tác động của sóng

ở các khu vực này không mạnh. Một dấu hiệu khác cho thấy bãi biển đang đƣợc mở

rộng là có sự hình thành các cồn cát phôi thai ngay phía sau bãi (hình 2.8).

Page 62: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

52

Hình 2.8: Bãi biển tích tụ hiện đại ở bờ phía tây cửa Lở xã Tam Hải (Núi Thành)

(ảnh Trần Văn Bình, 6/2014)

28). Bãi biển tích tụ hiện đại do tác động của sông-biển

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố tại khu vực Cửa Đại (Hội An) và Cửa Lở

(Núi Thành), bãi biển kiểu này đƣợc phát triển gần cửa các con sông mang ra biển

lƣợng phù sa đáng kể nhƣ sông Thu Bồn. Nét nổi bật của nó là có các bar cát tích tụ

trƣớc cửa sông. Ở đây vai trò của sóng chiếm ƣu thế nên bề mặt tạo ra các bar cát có

hƣớng thẳng góc với hƣớng chảy của sông và còn đƣợc gọi là bãi biển tích tụ do tác

động của sông-sóng tồn tại ở trƣớc khu vực cửa Đại của sông Thu Bồn, còn tại khu

vực cửa Lở nguồn vật liệu không phải từ trong sông mang ra mà do quá trình xói lở

bờ ở khu vực lân cận, tại đây chịu tác động tổng hợp các yếu tố động lực gồm:

sóng, dòng chảy sóng và dòng chảy trong sông để tồn tại bãi biển này trƣớc cửa Lở.

Bề mặt của nó gần nằm ngang và không bằng phẳng, vì trên đó còn có nhiều dạng

địa hình nổi cao (các bar) và rãnh trũng (có thể là rãnh xâm thực của dòng chảy ở

cửa sông). Bề mặt này không ổn định về diện tích vì luôn bị tác động của sóng và

dòng chảy từ trong sông ra, có khi trong một năm đã có sự thay đổi khác biệt về

mùa mƣa và mùa khô. Do đặc điểm hình thái và động lực thành tạo vừa nêu trên,

nên thành phần độ hạt trầm tích của bãi biển loại này cũng không đồng nhất mà bao

gồm cả cát và bùn (trong các bar) lẫn bùn (trong các bộ phận nằm xen giữa các bar).

Page 63: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

53

Hiện nay, quá trình tích tụ vẫn đang diễn ra ở đây khá mạnh mẽ, làm cho khu vực

cửa sông ngày càng cạn dần và dẫn đến bị bồi lấp, ngoài ra bãi biển cũng đƣợc mở

rộng về phía biển. Do đó, đƣờng bờ ở những khu vực này thuộc loại không ổn định.

29). Bề mặt xói lở-tích tụ do tác động của sóng chiếm ưu thế

Bãi biển tích tụ-xói lở do tác động của sóng chiếm ƣu thế là một đơn vị địa

mạo đƣợc sử dụng để chỉ sự phá huỷ các đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời, chủ

yếu là cát, hay còn dƣợc gọi là xói lở bờ cát. Hiện nay, hiện tƣợng này rất phổ biến

dọc bờ biển nƣớc ta. Trong phạm vi nghiên cứu, thành tạo địa mạo này chiếm một

diện tích không nhỏ, chúng đƣợc phân bố dọc theo đƣờng bờ biển cấu tạo bằng cát

với chiều dài xấp xỉ 85km, từ xã Điện Ngọc (Điện Bàn) đến xã Tam Nghĩa (Núi

Thành) và nằm trong phạm vi độ sâu từ 0 đến 5 mét nƣớc. Bãi biển bao gồm cả

phần bãi trên triều, bãi triều và bãi dƣới triều. Về mặt hình thái, bề mặt này tƣơng

đối bằng phẳng và nghiêng thoải về phía biển với ba bậc có chiều rộng khác nhau

trên mỗi bãi biển: bãi trên triều gồm các gò cồn cát nhỏ không đƣợc nối liền nhau,

đang di động mạnh; bãi triều cao là bề mặt nghiêng thoải từ chân gò cồn cát về mép

nƣớc, chỉ chịu tác động của sóng vào mùa mƣa bão và bãi dƣới triều có bề mặt gần

nhƣ nằm ngang là nơi thƣờng xuyên chịu tác động của sóng vỗ bờ. Ranh giới giữa

hai bãi triều thƣờng là vách cao 1-l,5m hoặc là mặt nghiêng dốc từ 8-10o, có khi đến

15-20o hoặc dốc hơn. Phía ngoài bãi biển, hầu hết đều có hệ thống các bar cát ngầm

đƣợc biểu hiện bằng đới sóng vỡ, đƣợc quan sát thấy trên nhiều đoạn bờ đồng thời

cũng thấy rõ trên ảnh vệ tinh. Thành phần vật liệu cấu tạo nên bãi biển ở đây chủ

yếu là cát lẫn ít vụn sinh vật (cát: 89-99%), có kích thƣớc độ hạt từ trung đến nhỏ

mịn (bảng ), độ mài tròn và chọn lọc tốt. Cát có màu xám sáng đến xám vàng, nhiều

chỗ có màu xám đen do có lẫn quạng Imenit (hình 2.10, ảnh phải). Hiện nay, hầu

hết các bãi biển ở đây đều đang bị xói lở với tốc độ khác nhau ở từng đoạn bờ dƣới

tác động trực tiếp của sóng biển. Thông thƣờng, bãi biển ở đây vào mùa đông (mùa

gió đông bắc) bị xói lở mạnh, còn mùa hè (mùa gió đông nam) vẫn đƣợc bồi tụ. Tuy

nhiên lƣợng bồi trong mùa hè không đủ bù lại lƣợng xói lở trong mùa đông. Kết quả

cuối cùng bãi biển càng lấn sâu vào lục địa hoặc bị thu hẹp. Các đoạn bờ bị xói lở

Page 64: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

54

không ổn định. Tại những đoạn bờ bị xói lở mạnh, bãi trên triều đã bị biến mất và

chuyển lên bề mặt tích tụ tuổi Holocen giữa bằng một vách dốc đứng. Điều này

quan sát đƣợc rất rõ ở bờ biển phía bắc Cửa Đại, xã Tam Hòa, Tam Tiến, phía nam

Cửa Lở xã Tam Hải (Núi Thành) (hình 2.9 và 2.10).

Hình 2.9: Cấu tạo các bộ phận bãi biển (trái): bãi trên triều hơi nghiêng về phía biển, bãi

triều tƣơng đối dốc; Phân lớp tích tụ trầm tích bãi biển (phải) ở phía bắc cửa Đại (ảnh

Trần Văn Bình, 2014)

Hình 2.10: Bãi biển đang bị xói lở mạnh tại khu vực phƣờng Cửa Đại – Hội An (trái),

xã Tam Tiến (giữa) và khu vực Cửa Lở, Tam Hải, Núi Thành (phái) (ảnh Trần Văn

Bình, 2013 và 2014)

Do quá trình xói lở đang hoạt động, nhiều công trình nhƣ nhà cửa, đƣờng

giao thông, nhiều vùng đất đã bị phá huỷ do xói lở là vấn đề rất cấp bách và đƣợc sự

quan tâm của các cấp nhà nƣớc và nhân dân. Ngoài ra, đơn vị địa mạo này còn có

vai trò quan trọng trong việc quy hoạch và quản lý môi trƣờng bờ biển. Vì vậy,

chúng đƣợc tác giả nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết hơn tai chƣơng 3.

Page 65: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

55

30). Bề mặt xói lở do tác động của sóng.

Bề mặt này quan sát đƣợc tại Cửa Lở (Tam Hải) và bãi Bà Tình (Tam

Quang). Hiện nay, hoạt động xói lở đang diễn ra mạnh vào mùa gió đông bắc,

không thấy dấu hiệu bồi tụ.

31). Bề mặt mài mòn-tích tụ do tác động của sóng

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố ở các đoạn bờ cấu tạo bằng đá có độ bền

vững cao, nhƣ mũi An Hòa xã Tam Hải và Tam Quang (Núi Thành). Đây là bề mặt

đƣợc phát triển dƣới chân khối đá bazan hệ tầng Đại Nga. Về hình thái nhƣ một

thềm bazan cấu tạo nên bãi biển, đồng thời thể hiện khá rõ ràng các vách (cliff) và

nền mài mòn, bãi biển này thƣờng đƣợc gọi là nền mài mòn (platform) hay bench.

Hình 2.11: Bãi biển mài mòn-tích tụ phát triển trên đá bazan hệ tầng Đại Nga tại bờ

biển xã Tam Quang , Vách xói lở trên đá bazan bị phong hóa (trái) và nền mài mòn

(phải) (ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Tại khu vực này, nền mài mòn trên đá bazan khá bằng phẳng, hơi nghiêng về

phía biển có chiều rộng từ vài chục mét đên 50-70m, còn độ cao của vách phụ thuộc

vào độ cao của khối bazan lộ ra trên bờ biển (hình 2.11). Quá trình mài mòn hiện

nay vẫn đang tiếp tục xảy ra dƣới tác động của sóng biển, nhƣng không đáng kể.

Tích tụ chỉ xảy ra ở phần thấp của bãi, và xen giữa các khối mài mòn, hoặc thậm chí

không có tích tụ. Do đó, tại các đoạn bờ biển đƣợc thềm bazan bảo vệ khá ổn định.

2.2.2.7. Địa hình trong đới sóng phá hủy và biến dạng (5-20m nước)

32). Bề mặt mài mòn-tích tụ nghiêng dốc do tác động của sóng

Đơn vị địa mạo này cũng đƣợc phân bố ở đoạn bờ có đá gốc, dƣới chân một

số khối đá bazan ở khu vực mũi An Hòa - Tam Hải,Tam Quang (Núi Thành). Bề

Page 66: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

56

mặt này có độ nghiêng khá lớn, độ dốc thay đổi từ 5-7o có chỗ lớn hơn 15

o và nằm

trong khoảng độ sâu từ 4m đến 10-20m, thậm chí còn sâu hơn nữa, đồng thời có sự

xen kẽ là những khối đá gốc, tại đây còn thấy đƣợc vách mài mòn bị ngập nƣớc thể

hiện rõ trên băng đo sâu hồi âm (hình 2.12).

Hình 2.12: Vách mài mòn bị ngập nƣớc thể hiện trên băng đo sâu hồi âm từ độ sâu

4-15m tại vùng biển xã Tam Quang (08/06/2014)

Vật liệu tích tụ thƣờng có kích thƣớc giảm dần từ trong ra phía ngoài khơi.

Phần trên của bề mặt này có quá trình mài mòn chiếm ƣu thế, đặc biệt khi thời tiết

xấu (bão hoặc gió mùa đông-bắc). Hoạt động tích tụ xảy ra giữa các khối mài mòn,

hoặc thậm chí không có tích tụ do nguồn cung cấp vật liệu ít (chủ yếu do mài mòn).

Hiện nay, quá trình này vẫn đang tiếp tục diễn ra dƣới tác động của sóng biển,

nhƣng tốc độ không đáng kể.

33). Bề mặt xói lở-tích tụ nghiêng thoải do tác động của sóng

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố thành một dải liên tục phía ngoài bãi biển

của các đoạn bờ cát, trên dải đáy biển gần bờ trong vùng nghiên cứu. Bề mặt này

đƣợc phân bố ở độ sâu từ 5-15m, tƣơng đối bằng phẳng và có độ nghiêng thoải dần

về phía biển khơi. Chiều rộng của bề mặt đạt 1-1,5km, một vài nơi có thể rộng tới

trên 3,0km, nhƣ ở khu vực phía bắc cửa Đại, và vùng biển ven bờ xã Tam Nghĩa

(Núi Thành). Thành phần trầm tích cấu tạo nên đơn vị địa mạo này chủ yếu là cát

nhỏ. Hiện nay, quá trình tích tụ xảy ra chiếm ƣu thế hơn so với quá trình xói lở.

Nguồn cung cấp vật liệu trầm tích chủ yếu đƣa từ bờ ra do xói lở bờ và bãi ở

phía trên hoặc đƣa từ đáy vào bờ theo cơ chế di chuyển ngang của trầm tích.

Page 67: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

57

34). Bề mặt tích tụ-xói lở gần nằm ngang do tác động của sóng chiếm ưu thế

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố ở vùng biển ngoài khơi huyện Điện Bàn

đến phía bắc Cửa Đại (Hội An), trong phạm vi độ sâu 20-25m, bị thu hẹp ở phía

ngoài khơi vùng Cửa Đại để chuyển sang bề mặt tích tụ - xói lở hơi nghiêng. Nhìn

chung, địa hình đáy biển không đƣợc bằng phẳng lắm, chênh lệch về độ sâu chỉ 1-

3m. Trên phông chung, đáy biển gần nhƣ nằm ngang. Trầm tích phủ trên bề mặt này

đêu là cát-bùn và bùn-cát. Nguồn vật liệu này có thể chủ yếu do sự cải tạo lại địa

hình cũng nhƣ trầm tích dƣới tác động của sóng. Tại đây, có sự tác động của sóng,

đáy biển bị xói lở và phân bố lại vật liệu nhằm san phẳng địa hình đáy. Vì vậy, có

thể xếp đáy biển ở đây là bề mặt tích tụ-xói lở do tác động của sóng chiếm ƣu thế.

Bề mặt này cũng có thể xem là đới đƣờng bờ cổ vào đầu Holocen (?) và cũng có

khả năng tập trung sa khoáng, nhƣng không nhiều.

35). Bề mặt tích tụ-xói lở hơi nghiêng do tác động của sóng và dòng chảy gần đáy

Đây là đơn vị địa mạo có diện phân bố rộng trong phạm vi vùng biển nghiên

cứu và kéo dài một cách khá liên tục từ phía nam cửa Đại (ở phía ngoài), đến phía

ngoài mũi An Hoa (Núi Thành) và nằm trong phạm vi độ sâu từ 15-20m, có chỗ

đƣợc mở rộng ở độ sâu lớn hơn 25m. Bề mặt này có địa hình đáy khá bằng phẳng

và hơi nghiềng ra phía biển khơi, là bề mặt kế tiếp của bề mặt xói lở - tích tụ do tác

động của sóng. Đây là bề mặt có diện tích rộng nhất trong khu vực nghiên cứu, có

chiều rộng thay đổi từ 1-2km, có nơi hơn 7km (vùng biển ngoài khơi huyện Thăng

Bình). Thành phần vật chất cấu tạo nên bề mặt này chủ yếu là cát-bùn, bùn-cát và

cát. Hiện nay, quá trình địa mạo vẫn đang diễn ra ở đây gồm cả tích tụ và xói lở,

dƣới tác động của sóng chiếm ƣu thế kết hợp với dòng chảy gần đáy. Nguồn vật liệu

tích tụ (vào lúc thời tiết yên tĩnh) chủ yếu đƣa từ bờ ra do xói lở bờ và bãi ở phía

trên hoặc đƣa từ đáy vào bờ theo cơ chế di chuyển ngang của trầm tích và xói lở

(khi có thời tiết xấu)

36). Bề mặt tích tụ hiện đại trên đáy đầm phá cổ

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố ở phía ngoài trƣớc Cửa Đại, trong phạm vi

độ sâu 20-21m, bề mặt này có dạng là một vùng đáy trũng hơn so với xung quanh.

Page 68: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

58

Đồng bằng này có dạng là một vùng đáy trũng hơn so với xung quanh. Phía biển

của nó đƣợc bao quanh bởi một hệ thống “bar ngầm” khá lớn nhô cao khỏi bề mặt

đáy. Vùng trũng này đƣợc thông với phần sâu hơn ở phía ngoài bằng một cửa hẹp.

Trầm tích cấu tạo nên bề mặt này chủ yếu là bùn-sét. Nguồn cung cấp vật liệu trầm

tích cho nó có thể do xói lở phần địa hình cao hơn ở phía ngoài và do di chuyển

trầm tích dọc bờ. Tuy nhiên, lƣợng trầm tích không nhiều, nên quá trình tích tụ diễn

ra liên tục và rất chậm chạp dẫn đến bề mặt đƣợc lấp đầy bởi bùn-sét.

C. CÁC DẠNG BỜ BIỂN

Hiện nay, đã có một số bảng phân loại bờ biển Việt Nam theo các nguyên tắc

truyền thống mang ý nghĩa khoa học nhiều hơn đã đƣợc đƣa ra bởi các nhà khoa

học trên thế giới. Theo đó, dựa vào đặc điểm của quá trình động lực (chủ yếu là

sóng), đặc điểm thành phần thạch học của các đá tạo bờ và quan trọng hơn, là ý

nghĩa sử dụng của các dạng bờ trong các lĩnh vực thực tiễn, bờ biển trong khu vực

nghiên cứu gồm có những dạng sau:

1) Bờ biển xói lở trên lớp phủ bazan đã bị phong hóa do sóng

Kiểu bờ này quan sát đƣợc ở các khối đá gốc tại mũi An Hòa, xã Tam Quang

(Núi Thành), bờ có lớp phủ bazan lộ ra ngay sát biển và chịu tác động của sóng. Bờ

biển ở đây cũng có cliff dốc đứng tạo dạng địa hình hàm ếch và bench khá rộng.

Dƣới chân cliff có một lớp tích tụ cát mỏng và các khối tảng. Ngoài mài mòn do tác

động của sóng, sự giật lùi bờ ở đây còn có sự tham gia của trƣợt lở và đổ lở do sụp

mái. Quá trình này vẫn đang tiếp diễn, nhƣng tốc độ giật lùi bờ không lớn. Kiểu bờ

này tƣơng đối ổn định. Riêng đoạn bờ khu vực bãi biển Bà Tình (Tam Quang, Núi

Thành) có chiều dài đƣờng bờ gần 800m, đƣợc cấu tạo bởi khối đá bazan đã bị

phong hóa. Phần trên đã bị biến thành đất sét alit-feralit màu vàng loang lỗ. Bề dày

của lớp đất phong hóa này có nơi tới gần 40m. Dƣới lớp đá phong hóa là đá laterit

với sỏi sạn màu nâu sẫm gắn kết khá. Lớp laterit này lộ ra ở nhiều nơi do hoạt động

của sóng, Tại đây, quá trình mài mòn - xâm thực của sóng đã làm cho đoạn bờ này

bị đổ lở nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Page 69: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

59

2) Bờ biển xói lở-tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng

Đây là kiểu bờ khá phổ biến trên các bờ cấu tạo bởi vật liệu bở rời (cát, bùn-

sét) trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực nghiên cứu. Tại

đây, có hơn 80km bờ đƣợc cấu tạo bở vật liệu bở rời, chủ yếu là bờ cát. Dấu hiệu rõ

rệt nhất của hiện tƣợng xói lở là vách xói có độ cao thay đổi từ vài chục cm đến 1,5-

2m có nơi 3-4m, tuỳ thuộc vào độ cao của bờ và tác động của sóng. Tốc độ xói lở ở

một số đoạn bở đạt rất cao. Chẳng hạn, ở bờ biển phía bắc Cửa Đại (Hội An), bờ

biển phía đông Cửa Lở (Tam Hải, Núi Thành). Hoạt động xói lở bờ đã làm cho

đƣờng bờ bị thay đổi nhiều, phá huỷ các công trình kè, nhà cửa, đƣờng giao thông

gây ảnh hƣởng không tốt đến kinh tế-xã hội và tâm lý của ngƣời dân, nhất là trong

thời gian gần đây hiện tƣợng này càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Đây

là kiểu bờ biển rất không ổn định, cần phải theo dõi diễn biến, đồng thời nghiên cứu

và tìm hiểu nguyên nhân của nó để đƣa ra biện pháp bảo vệ bờ hiệu quả.

3) Bờ biển bồi tụ

Trong phạm vi nghiên cứu, kiểu bờ này đƣợc quan sát thấy tại bờ phía tây

Cửa Lở (Tam Hải). Hiện nay, kiểu bờ này vẫn đang đƣợc phát triển do quá trình bồi

tụ dƣới tác động của sóng. Do tích tụ nhƣ vậy nên bờ ở đây cũng không ổn định.

2.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH TRONG KỶ ĐỆ TỨ

Lịch sử hình thành và phát triển địa hình trong giai đoạn Đệ tứ đƣợc đặc

trƣng bằng sự tổ hợp của hai quá trình khác nhau là chuyển động nâng hạ khối tảng

và dao động mực nƣớc đại dƣơng trong các chu kỳ băng hà - gian băng. Do vậy, mà

bề mặt địa hình ngày nay trên toàn dải đồng bằng trong khu vực nghiên cứu đƣơc

hình thành và tiến hóa trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các lực nội sinh (chuyển

động nâng - hạ kiến tạo) và ngoại sinh (bóc mòn và tích tụ gây ra do tác động cửa

nƣớc chảy trên mặt, nƣớc ngầm, sóng, gió, v.v.). Các hoạt động của 2 nhóm lực này

lại có mối quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi mực nƣớc biển, mà kết quả tổng hòa của

chúng là thay đổi mực nƣớc biển tƣơng đối. Trong giai đoạn Đệ Tứ muộn đã xảy ra

các lần thay đổi mực nƣớc tƣơng đối nhƣ vậy. Dựa vào các kết quả nghiên cứu có

thể chia lịch sử phát triển địa hình trong giai đoạn Đệ tứ muộn của vùng nghiên cứu

Page 70: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

60

thành 3 pha sau: Pha biển tiến Holocen giữa, pha biển lùi Holocen muộn và pha

biển lấn hiện nay.

2.3.1. Pha biển tiến sau Băng hà lần cuối

Sau khi mực nƣớc biển hạ xuống tới mức thấp nhất (khoảng -120m so với

hiện nay) vào thời kỳ cực đại băng hà lần cuối, cách đây khoảng 20.000 năm, thì

mực nƣớc biển bắt đầu đƣợc dâng lên. Lúc đó, không chỉ đáy biển vùng nghiên cứu,

mà còn mở rộng hơn nữa đều là lục địa. Do đó, các quá trình xâm thực đào khoét và

san phẳng địa hình do dòng chảy trên mặt chiếm ƣu thế.

Khi nghiên cứu ở vùng biển Đông Nam Á, Sathiamurthy và Voris [62] cho

rằng, vào thời kỳ cực đại băng hà lần cuối cách đây khoảng 21.000 năm, thì mực

nƣớc biển hạ xuống thấp hơn hiện nay khoảng 116m. Sau đó mực nƣớc biển dâng

lên và đạt các mốc giá trị nhƣ sau: 114m vào 19.000 năm trƣớc (tƣơng đƣơng tốc độ

1 mm/năm), 96m vào 14.600 năm trƣớc (tƣơng đƣơng 4,1 mm/năm), 80m vào

14.300 năm trƣớc (tƣơng đƣơng 53,3 mm/năm), 64m vào 13.400 năm trƣớc (tƣơng

đƣơng 17,7 mm/năm), 51m vào 10.000 năm trƣớc (tƣơng đƣơng 3,82 mm/năm), 0m

vào 6.000 năm trƣớc (tƣơng đƣơng 8,5 mm/năm) và +5m vào 4.200 năm trƣớc

(tƣơng đƣơng 2,3 mm/năm) (hình 2.13). Sau khi đạt mức cực đại, mực nƣớc biển lại

hạ xuống từ từ. Một số tác giả khác lại cho rằng, mực nƣớc biển đạt mức cực đại

+4,5 đến +5,0m vào khoảng 6.000 năm trƣớc và tƣơng đối ổn định trong khoảng

thời gian gần 2.000 năm, rồi mới bắt đầu hạ xuống.

Hình 2.13: Đƣờng bờ biển trên thềm lục địa Sunda vào 21.000 năm trƣớc (trái) và

vào 4.2000 năm trƣớc (phải) [62]

Page 71: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

61

Khi mực nƣớc biển dâng lên, dải đồng bằng rộng lớn này cũng dần dần bị

tràn ngập và trở thành đáy biển. Do đó, các trầm tích biển cũng đƣợc hình thành,

phủ lên các trầm tích lục địa trƣớc đó. Tốc độ tích tụ trầm tích cũng rất khác nhau

theo từng vùng tùy thuộc vào mối tƣơng tác giữa nguồn cung cấp vật liệu và các

nhân tố thủy động lực, cũng nhƣ địa hình ở đó. Kết quả nghiên cứu của Schimanski

và Stattegger (2005) [63, 64], cho thấy rõ điều đó (bảng 2.2 và 2.3).

Bảng 2.2: Tuổi và tốc độ tích tụ trầm tích tại một số điểm trên thềm lục địa Miền

Trung Việt Nam [63]

Điểm

khảo

sát

Vĩ độ kinh độ Độ sâu

của nƣớc (m)

Độ sâu

của mẫu (cm)

Tuổi Tốc độ

trầm tích (cm/1000năm)

N22 15o44,92' 108

o 53,46' 84 51 5020 10,1

N23 16o16,62' 108

o 39,59' 97 2 2445 0,82

N23 16o16,62' 108

o 39,59' 90 46,5 13030 4,2 (gián đoạn)

N25 16o34,53' 108

o 28,31' 95 29 12575 2,3 (xói lở)

N26 16o44,42' 108

o 27,80' 92 55 30130 1,8 (xáo trộn)

N26 16o 44,42' 108

o 27,80' 92 133 43210 5,9 (xáo trôn)

C96 15o 25,51' 108

o 53,27' 61 250 >49220 5,0 (xáo trộn)

Các kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, các trầm tích nằm sâu dƣới đáy có tuổi cổ

hơn so với các trầm tích nằm gần bề mặt hơn (tại điểm N22 và N23, trầm tích ở độ

sâu 51 cm có tuổi già hơn so với trầm tích cách mặt đáy 2cm, hoặc tại điểm N26)

Ngoài kết quả nêu trên, các tác giả này còn đƣa ra dự đoán môi trƣờng và độ sâu

của nƣớc vào thời điểm tích tụ trầm tích (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tướng trầm tích và độ sâu dự đoán vào lúc thành tạo chúng [64]

Điểm

khảo sát

Độ sâu

nƣớc (m)

Độ sâu

mẫu (cm)

Tƣớng trầm

tích

Phạm vi độ

sâu cổ (m)

Mực biển cổ

có thể (m)

N23 97 46,5 Tiền châu

thổ/cửa sông

5-20 -84,97

N25 95 29,0 Tiền châu

thổ/cửa sông

5-20 -82,79

N26 92 133,0 Tiền châu

thổ/cửa sông

5-20 -80,83

Page 72: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

62

Qua số liệu ở bảng 2.3 có thể thấy rằng, các tập trầm tích ở các độ sâu dƣới

đáy biển tại các điểm khảo sát này đều đƣợc hình thành trong phạm vi khu bờ biển

của các vùng châu thổ, nhƣng chỉ nằm trong đới sóng biến dạng (độ sâu 5-20m),

còn ở độ sâu 0-5m thuộc đới sóng vỗ bờ và lớn hơn 20m thuộc đới sóng lan truyền.

Ngoài ra, theo Hanebuth và đồng nghiệp [54], trong khoảng thời gian từ

14.600 đến 10.000 năm trƣớc mực nƣớc biển dâng lên rất nhanh, đều trên

10mm/năm (thậm chí đến 53mm/năm trong khoảng thời gian từ 14.600-14.300 năm

trƣớc). Do đó, có khả năng tồn tại một đới đƣờng bờ cổ trong khoảng thời gian này.

Mực biển tiếp tục dâng lên và đạt cực đại khoảng 5m vào khoảng 6000 năm

trƣớc. Nhƣ vậy, khoảng 6000-4000 năm trƣớc, đƣờng bờ biển của vùng nghiên cứu

bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh nhỏ xen các mũi nhô, hoặc là đảo cấu tạo bởi các

thành tạo cổ hơn. Lúc đó, có thể núi Bàn Than là đảo ven bờ và vùng đồng bằng

nằm trong phạm vi nghiên cứu ngày nay là vụng biển. Sau đó, mực biển bắt đầu bị

hạ thấp, địa hình dải ven biển ở đây lại đƣợc phát triển trong điều kiện biển lùi.

2.3.2. Pha biển lùi Holocen muộn

Vào đầu Holocen muộn, mực nƣớc biển bắt đầu hạ xuống. Mực nƣớc biển

rút đến đâu, thì phần đất liền tiến ra đến đó.Tùy thuộc vào đặc điểm lồi lõm và

hƣớng đƣờng bờ, mà sự tiến hóa của dải đất lấn ra biển cũng khác nhau. Chẳng hạn,

các đoạn bờ bắc Cửa Đại cho đến hết địa phận Núi Thành đều có hƣớng chung là

TB-ĐN gần vuông góc với hƣớng sóng Đ-B, là hƣớng sóng tác động chiếm ƣu thế

trong năm. Do đó, đã hình thành các dạng tích tụ kiểu bar nhờ cơ chế di chuyển

ngang của bồi tích. Dấu tích còn lại hiện nay là hệ thống bar đầm phá đã cạn và biến

thành sông, nhƣ: bar-đầm phá sông Để Võng và bar-đầm phá sông Trƣờng Giang.

Kết quả cuối cùng của pha tiến hóa này là hoàn thiện, và tạo nên toàn bộ bề

mặt địa hình dải ven bờ biển hiện nay. Đồng thời làm cho đƣờng bờ biển bị san

phẳng, làm bớt đi sự uốn lƣợn quanh co của đƣờng bờ biển so với khi mực nƣớc

biển đạt cực đại vào cuối Holocen giữa. Mặt khác, kết thúc pha phát triển này, hệ

thống bar-đầm phá hầu nhƣ không còn nữa. Các đầm phá cũ chỉ còn lại là những

lạch nƣớc hoạt động nhƣ những dòng sông-đó là hiện tƣợng uốn khúc của sông Để

Page 73: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

63

Võng và sông Trƣờng Giang ở 2 phía của vùng cửa sông Thu Bồn để tạo nên bề

mặt tích tụ sông biển tuổi Holocen muộn. Tuy nhiên, nguồn nƣớc để các sông này

hoạt động chịu ảnh hƣởng của thủy triều rất đáng kể. Hiện nay, khả năng giao thông

đƣờng thủy của 2 dòng sông này cũng không còn nữa.

2.3.3. Pha phát triển địa hình trong giai đoạn hiện nay

Điều kiện động lực hiện nay. Nhƣ đã trình bày ở phần đầu chƣơng, các điều

kiện động lực bờ đã có những thay đổi trong thời gian gần đây liên quan tới cả sự

thay đổi do tự nhiên lẫn các hoạt động của con ngƣời. Các thay đổi tự nhiên đều liên

qua tới biến đổi khí hậu toàn cầu-đó là sự ấm lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã dẫn

đến sự gia tăng cả tần suất và cƣờng độ của bão, làm mực nƣớc biển dâng lên trên

quy mô toàn cầu và ở Việt Nam, cũng nhƣ vùng nghiên cứu. Cả 2 nhân tố bão gia

tăng, mực nƣớc biển dâng đều làm tăng năng lƣợng của sóng tác động đến khu bờ.

Trong khi đó, các hoạt động của con ngƣời lại làm giảm nguồn trầm tích cung cấp

cho bờ biển, cũng góp phần làm cho năng lƣợng sóng tác động đến bờ tăng thêm.

Kết quả cuối cùng là bờ biển bị phá hủy ở nhiều nơi. Các đoạn bờ cấu tạo

bằng đá gắn kết có độ bền vững cao, vốn trƣớc đã và đang bị mài mòn, thì nay vẫn

tiếp tục nhƣng với cƣờng độ mạnh hơn. Còn trên các đoạn bờ cấu tạo bởi vật liệu bở

rời, vốn trƣớc đây đƣợc tích tụ, thì này đang bị xói lở. Hiện tƣợng xói lở làm giật lùi

đƣờng bờ về phía đất liền, trong vùng nghiên cứu có thể đã bắt đầu từ hàng chục

năm trƣớc, và đến nay càng manh mẽ hơn. Qua khảo sát thực tế đã cho thấy rất rõ

điều đó. Hiện nay, các đoạn bờ bị xói lở mạnh trong vùng nghiên cứu đó là đoạn bờ:

bắc Cửa Đại, bờ tây bắc Tam Hải và bờ biển Tam Quang (Núi Thành)(hình 2.14).

Hình 2.14: Xói lở bờ biển ở phƣờng Cửa Đại (trái), khu vực Cửa Lở (giữa) và tại

bãi Bà Tình, Tam Quang (phải)(ảnh Trần Văn Bình, 2013 và 2014)

Page 74: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

64

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI BỜ BIỂN

PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BỜ

3.1. CÁC QUÁ TRÌNH THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC

3.1.1. Các đặc trƣng sóng, gió và dòng chảy ven bờ khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc trưng gió và gió bão

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hƣởng mạnh bởi cấu trúc địa hình trong khu vực,

đồng thời nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của gió mùa, gió mùa ĐB từ tháng 10

đến tháng 5 năm sau, gió mùa TN từ tháng 7 đến tháng 8. Nhìn chung, gió mùa ĐB

chiếm ƣu thế hơn so với gió mùa TN cả về hƣớng lẫn cƣờng độ gió, gió cũng có sự

biến động về hƣớng và cƣờng độ theo thời gian. Mùa gió ĐB có tốc độ gió lớn hơn

đáng kể so với mùa gió TN và thời gian thịnh hành cũng dài hơn nhiều so với gió

mùa TN. Tốc độ gió trung bình trong mùa đông đạt từ 6-7m/s, còn mùa hè 4-5m/s.

Vào mùa hè, gió TN khi vào khu vực này, thƣờng bị suy yếu và biến tính, tốc độ gió

yếu, nhƣng lại thƣờng có bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Hàng năm trung bình

tại vùng biển nghiên cứu chịu ảnh hƣởng từ 2-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Theo

số liệu thống kê gió tại trạm Khí tƣợng-Thủy văn Đà Nẵng từ (1977-1997) cho thấy,

đặc trƣng chế độ gió tại khu vực ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng đƣợc thể hiện trên

(hình 3.1). Ngoài ra, còn ghi nhận đƣợc với tốc độ gió bão 40m/s [39].

Hình 3.1: Hoa gió thời kỳ gió mùa đông bắc tháng 11 (trái) và gió mùa tây

nam tháng 7 (phải) tại trạm Đà Nẵng (1977-1997) [27]

3.1.1.2. Đặc trưng sóng ven bờ

Trong phạm vi nghiên cứu là vùng biển hở, chịu tác động trực tiếp của sóng

Page 75: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

65

từ ngoài khơi Biển Đông, nên có hai hƣớng chính là hƣớng B-ĐB và hƣớng T-TN

(hình 3.2, trái). Hƣớng sóng chủ đạo là hƣớng B-ĐB, chiếm 22,5%; còn lại có tần

suất xuất hiện 13,6%. Độ cao sóng trong khoảng 0,5 – 1,0 m chiếm tần suất lớn nhất

33,5%, độ cao sóng trong khoảng 1,0-1,5m chiếm tần suất 24,2%, độ cao sóng

>1,5m có tần suất là 24,9%. Thời gian chịu tác động của sóng hƣớng ĐB là 5 tháng

(tháng 11, 12, 1, 2 và 3); tháng 4 và 5 là tháng chuyển tiếp từ sóng hƣớng ĐB sang

T-TN; tháng 6, 7, 8 và 9 chịu tác động của sóng hƣớng T-TN; tháng 10 là tháng

chuyển tiếp giữa hai chế độ gió.

- Thời kỳ gió mùa đông bắc với đại diện là tháng 1. Phân bố sóng tập trung

chủ yếu vào 3 hƣớng chính là hƣớng bắc, bắc đông bắc và hƣớng đông bắc; tần suất

của 3 hƣớng này chiếm đến 97.6% (hình 3.2-giữa). Độ cao sóng trong khoảng 1.0 ÷

1.5 m chiếm tần suất lớn nhất, chiếm 34.2%; độ cao sóng trong khoảng 1.5 ÷ 2.0 m

chiếm 25.3%; độ cao sóng lớn hơn 2.0 m chiếm 21.8%.

- Thời kỳ gió mùa TN với đại diện là tháng 8. Phân bố tần suất sóng theo

hƣớng chính TN chiếm đến 79,8% (hình 3.2-phải). Phân bố độ cao sóng lớn nhất

trong khoảng 0,5 ÷ 1,0 m, chiếm 35,8%; độ cao sóng trong khoảng 1,0 ÷ 1,5 m

chiếm 20,5%; độ cao sóng lớn hơn 1,5 m chiếm 24,5%.

Hình 3.2: Hoa sóng tính toán ngoài khơi khu vực Quảng Nam (trái), tháng 1 (giữa) và

tháng 8 (phải) (1987-2012) [27]

3.1.1.3. Đặc trưng về chế độ dòng chảy ven bờ

Vùng biển ven bờ khu vực nghiên cứu có ảnh hƣởng bởi các đặc trƣng hoàn

lƣu dòng chảy với qui mô lớn thuộc hoàn lƣu ven bờ phía tây Biển Đông, đại diện

cho dải ven bờ Nam Trung Bộ. Dòng chảy bị chi phối bởi gió mùa và cấu trúc địa

Page 76: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

66

hình trong khu vực. Trong năm, thƣờng từ tháng 1-4 và từ tháng 10-12, dòng chảy

có hƣớng tây nam và có tốc độ dòng chảy mặt từ 10-25cm/s, còn từ tháng 5-9, dòng

chảy có hƣớng đông bắc với tốc độ đạt từ 25-75cm/s.

Ngoài ra, dòng chảy ven bờ ở đây còn bị chi phối bởi chế độ thủy văn trong

lục địa qua các hệ thống sông và dòng thủy triều (hình 3.3).

Hình 3.3: Đặc trƣng dòng chảy thời kỳ gió mùa đông bắc, pha triều lên (trên

trái) và pha triều xuống (trên phải); thời kỳ gió mùa tây nam, pha triều lên (dƣới

trái) và pha triều xuống (dƣới phải) [27].

3.1.2. Nguồn cung cấp trầm tích

Các nguồn bồi tích ở đây đƣợc xét đến bao gồm: dòng bồi tích từ trong sông

mang ra, nguồn bồi tích nhân tạo, xói lở do gió và nƣớc dâng trong bão, từ nơi khác

Page 77: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

67

vận chuyển dọc bờ vào khu vực, đồng thời cũng có sự vận chuyển dọc bờ ra khỏi

khu vực, xói lở từ cồn cát cổ đƣa xuống hay từ dƣới đáy đƣợc vận chuyển vào bờ

sau cơn bão, vật liệu do các quá trình sƣờn đƣa đến hoặc do quá trình đƣa tới từ các

đoạn bờ xói lở bên cạnh,.v.v...(hình 3.4). Do vậy, việc đánh giá chính xác cho từng

hợp phần của nguồn cung cấp trầm tích là tƣơng đối phức tạp.

Hình 3.4: Các nguồn trầm tích cần xét đến khi đánh giá cơ chế vận chuyển [71]

3.1.3. Quá trình vận chuyển trầm tích

Đo dòng vật liệu ven bờ với mục đích nghiên cứu xói lở - bồi tụ là công việc

hết sức khó khăn, vì cần phải đo lúc có sóng tƣơng đối lớn. Điều này, thực tế cho

thấy là việc làm nguy hiểm. Bởi vậy kết quả nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế,

các số liệu có đƣợc chỉ đại diện cho điều kiện thời tiết bình thƣờng, độ cao sóng ven

bờ chỉ đạt từ 0,3-0,5m. Trong điều kiện nhƣ vậy thì tốc độ truyền sóng vào bờ chậm

lại, hƣớng tia sóng thƣờng dịch gần về vị trí pháp tuyến của đƣờng mép bờ hoặc

trong đới sóng đổ, dòng chảy sóng cũng nhƣ dòng vật liệu tăng cƣờng ở hƣớng trực

giao và giảm dần ở hƣớng song song với đƣờng bờ. Chính vì vậy, trong các công

trình nghiên cứu của Trịnh Thế Hiếu [9, 10], cũng đã nhận định rằng, trong vùng

nghiên cứu tại khu vực Cửa Đại, dòng vận chuyển trầm tích có ƣu thế vận chuyển

Page 78: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

68

ngang mạnh hơn dòng vận chuyển dọc bờ đối với các quá trình làm biến đổi địa

hình đáy biển gần bờ và khu vực cửa sông. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là

vào những lúc biển động sóng lớn (gió và sóng đều có hƣớng đông bắc) thì dòng

chảy và dòng vật liệu trôi dạt dọc theo hƣớng đƣờng bờ trong đới sóng đổ khá lớn,

chúng đã góp phần chủ yếu vào quá trình bồi tụ và tạo nên bãi bồi trƣớc Cửa Đại

(hình 3.5, trên) và Cửa Lở (hình 3.5, dƣới).

Hình 3.5: Bar cát ngầm trên ảnh landsat ở khu vực Cửa Đại 2009 (trên trái) và 2013

(trên phải); ảnh Google Earth khu vực Cửa Lở 2011 (dƣới trái) và 2014 (dƣới phải)

Trong lục địa, dòng bùn cát sau khi ra khỏi cửa sông do đƣờng dòng mở rộng

và phân tán bởi tác động của sóng, tốc độ giảm xuống nên trầm tích có kích thƣớc

lớn thƣờng đƣợc lắng đọng tại cửa sông. Do vậy, ở đây thƣờng hình thành các cồn

cát ngầm. Cồn cát trƣớc cửa sông thƣờng đƣợc hình thành theo cơ chế nhƣ vậy

trong quá trình di chuyển cửa các cồn này cũng di chuyển theo, đôi khi quá trình

này còn nối vào mũi bờ phía nam làm cho quá trình bờ ở đây đƣợc bồi tụ.

Page 79: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

69

3.2. HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỔI BỜ BIỂN VÀ CÁC CỬA SÔNG

3.2.1. Hiện trạng và xu thế biến đổi bờ bãi biển

Bãi biển tỉnh Quang Nam kéo dài từ xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn ở phía

Bắc (giáp Đà Nẵng) đến xã Tam Ngĩa, huyện Núi Thành ở phía Nam (giáp Quảng

Ngãi) với hơn 80km, và có hƣớng chủ yếu là tây bắc-đông nam. Bãi cát biển không

liên tục mà bị chia cắt bởi sông Cửa Đại tại Cửa Đại, sông Trƣờng Giang tại Cửa

Lở và các mũi nhô ra biển đƣợc cấu tạo bởi đá gốc tại xã Tam Hải và xã Tam

Quang (Núi Thành). Bề rộng của bãi ở phía Bắc hẹp hơn ở phía Nam, đồng thời có

sự thay đổi theo mùa, mùa sóng gió đông bắc thƣờng bãi biển bị thu hẹp lại khoảng

từ 20 - 35m so với mùa sóng gió đông nam.

Hình 3.6: Sơ đồ vị trí đo trắc diện địa hình bãi biển tỉnh Quảng Nam

Page 80: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

70

Bảng 3.1: Vị trí đo các trắc diện địa hình bãi biển tại Quảng Nam

Stt Kí hiệu Mặt cắt Kinh độ Vĩ độ

1 MC.1-1 1 108°22'7.05" 15°53'47.93"

2 MC.2-2 2 108°22'37.56" 15°53'28.67"

3 MC.3-3 3 108°23'01.34" 15°53'11.13"

4 MC.4-4 4 108°23'24.65" 15°52'40.18"

5 MC.5-5 5 108°33'54.79" 15°34'29.82"

6 MC.6-6 6 108°35'12.20" 15°32'57.55"

7 MC.7-7 7 108°37'43.86" 15°30'24.56"

8 MC.8-8 8 108°39'32.38" 15°29'42.32"

9 MC.8a-8 8a 108°39'48.88" 15°29'55.46"

10 MC.9-9 9 108°41'24.34" 15°28'34.06"

Bãi biển đƣơc cấu tạo bởi trầm tích bở rời mà chủ yếu là cát có màu trắng

xám đến vàng, hạt trung đến nhỏ mịn. Các đặc điểm của trầm tích bở rời (thành

phần độ hạt, thành phần khoáng vật, đặc điểm tƣớng, sự phân bố trong không gian

và trong mặt cắt, ...), cũng có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu trắc lƣợng hình

thái. Các đặc điểm nêu trên là một trong những chỉ tiêu để phân tích lịch sử phát

triển của địa hình trong khu vực nghiên cứu.

Trong 2 năm 2013-2014, chúng tôi đã tiến hành quan trắc, đo đạc chi tiết trắc

diện địa hình bãi biển bằng máy DGPS (Promark2) với 3 đợt đo: đợt 1 vào tháng

7/2013; đợt 2 vào tháng 12/2013 và đợt 3 vào tháng 6/2014 tại các vị trí trọng điểm

nhƣ khu vực bãi biển phƣờng Cửa Đại (Hội An), khu vực bãi biển Cửa Lở và bãi Bà

Tình (Núi Thành) (hình 3.6). Kết quả cho thấy, hình thái địa hình bãi biến đổi rõ rệt

từ mùa gió đông nam đến mùa gió đông bắc và từ mùa gió đông bắc đến mùa gió

đông nam năm sau.

A. Khu vực bãi biển Cửa Đại (Hội An)

Thành phần vật liệu cấu tạo bãi chủ yếu là cát hạt trung đến hạt nhỏ (bảng

3.2). Địa hình bãi biển thuộc dạng bãi xói lở-tích tụ do tác động của sóng chiếm ƣu

thế) [8]. Từ xã Điện Ngọc đến phƣờng Cửa Đại bãi biển có chiều rộng thay đổi từ

40 đến 50m và có sự phân bậc rõ ràng: bậc 1, là bãi triều ngập nƣớc có địa hình

nghiêng thoải chiều rộng của bãi thay đổi từ 10-15m, càng xuống phía Nam thì địa

Page 81: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

71

hình bãi triều càng thu hẹp và bãi biển dốc hơn; bậc 2- bãi biển khá bằng phẳng,

nhiều chổ còn để lại dấu vết của vách xói lở trên bờ cát, chiều rộng của bãi thay đổi

từ 25-35m. Bãi biển phƣờng Cửa Đại trƣớc năm 2004 có chiều dài gần 4,5km

nhƣng đến 06/2014 chỉ còn gần 2km, nhiều nơi do xói lở đến bờ kè của các Resort

dẫn đến không còn bãi biển. Nhìn chung, bãi ở phía Bắc bề mặt bãi thoải hơn ở phía

Nam, độ dốc trung bình của bãi vào mùa mƣa từ 7-80, mùa khô từ từ 3-5

0 (hình 3.7,

3.10 ảnh trái). Hình thái bãi biển biến đổi theo mùa rất rõ, mùa mƣa bãi bị xói lở

mạnh-hạ thấp bãi và thu hẹp bãi, còn vào mùa khô thì ngƣợc lại bãi đƣợc bồi tụ nhẹ

nâng cao thêm và mỡ rộng, nhƣng xu thế bãi biển vẫn bị xói lở và phát triển bãi

biển theo chiều hƣớng giật lùi về phía đất liền, với mức độ xói lở-bồi tụ tại bờ phía

bắc Cửa Đại thuộc phƣờng Cửa Đại trong mùa mƣa lớn hơn mùa khô ≈ 1,5 lần [24].

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đo đạc và tính toán biến đổi trắc diện địa hình bãi

biển thì tại đây do bị ảnh hƣởng mạnh của gió bão, cơn bão số 11 (10/2013) đã làm

bãi biển càng biến đổi mạnh mẽ hơn (hình 3.7, 3.8 và 3.10).

Bảng 3.2: Thành phần độ hạt mẫu trầm tích bãi biển tại các (MC) khu vực Cửa Đại

Stt

hiệu

mẫu

Hàm lƣợng cấp hạt (% trọng lƣợng) Tên gọi

trầm tích > 4

(mm)

1-0.5 0.5-

0.25

0.25-

0.125

0.125-

0.063

1 MC1-1 0.68 36.57 60.53 2.22 Cát nhỏ

2 MC1-2 12.54 71.86 15.48 0.12 Cát trung

3 MC1-3 0.14 7.08 59.83 32.66 0.29 Cát trung lẫn sạn

4 MC2-1 0.95 52.12 44.89 2.04 Cát trung

5 MC2-2 1.73 68.82 28.82 0.63 Cát trung

6 MC2-3 0.44 61.25 37.89 0.42 Cát trung

7 MC4-1 9.33 53.48 35.01 2.18 Cát trung

8 MC4-2 5.68 76.46 17.8 0.06 Cát trung

9 MC4-3 5.46 58.78 35.63 0.13 Cát trung

Do ảnh hƣởng của gió bão, tại đoạn bờ biển phía bắc Cửa Đại, nhiều công

trình kè bê tông kiên cố đã bị sóng đánh vào làm hƣ hỏng nặng và bãi biển cũng bị

Page 82: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

72

biến mất. Ngoài ra, những đoạn bờ cát xen kẽ trong công trình kè của các Resort

chạy dọc theo đƣờng Âu Cơ từ mũi Cửa Đại hƣớng lên Đà Nẵng khoảng gần 2km,

bờ bi xói lở mạnh và bờ lấn sâu vào đất liền, có nơi tới hàng 100m và tạo nên hình

thái bãi mới, nhiều nơi quan sát thấy vách xói lở cao gần 2m tại các cồn cát (hình

3.7, ảnh phải), đồng thời sóng biển cũng tàn phá cảnh quan sinh thái vƣờn dừa tại

bãi biển du lịch Hội An, nhiều cây gãy đổ nằm trơ gốc rễ. Theo phỏng vấn ngƣời

dân địa phƣơng thì những cây dừa bị gãy đổ không phải do gió bão mà bị sóng biển

trong khi bão đánh vào làm cho dừa bị bật gốc (hình 3.8).

Hình 3.7: Bãi tắm phƣờng Cửa Đại 7/2013 (trái, ảnh Trần Văn Bình, 2013) và Vách

xói lở sau bão 10/2013 (phải, ảnh Nguyễn Chí Công, 2013)

Hình 3.8: Vƣờn Dừa bị sóng biển quật đổ và kè bảo vệ bờ bị phá hủy trong bão (cơn

bão số 11 tháng 10/2013) tại bãi biển phƣờng Cửa Đại (ảnh Trần Văn Bình, 2013)

- Sự biến đổi địa hình bãi theo thời gian 07/2013- 06/2014, tại khu vực

phƣờng cửa Đai đƣợc thể hiện trên hình 3.9; 3.11; 3.13 và 3.14.

Page 83: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

73

Hình 3.9: Trắc diện địa hình bãi biển tại (MC.1-1), phía bắc phƣờng Cửa Đại

Tại đây, theo số liệu đo đạc của 3 đợt khảo sát thì trắc diện bãi biển đã biến

đổi và cho thấy rằng: bãi biển ở thời điểm ban đầu có độ dốc từ 3-50, sau đó biến

động mạnh mẽ và làm thay đổi trắc diện bãi vào mùa mƣa, độ dốc của bãi cũng tăng

từ 5-7 0. Từ đợt 1 (07/2013) đến đợt 2 (12/2013) bãi biển đã bị hạ thấp trung bình từ

0,4-0,5m, và thu hẹp bãi, bờ biển dịch vào 16,92m; đến đợt 3 (6/2014) bãi biển vẫn

tiếp tục bị xói lở và thu hẹp thêm 7,43m. Theo số liệu khảo sát từ 9/2007 thuộc Đề

tài “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái

đất ngập nước ven biển Quảng Nam” [15], đến 6/2014 bãi biển đã giật lùi vào đất

liền là 54,4m. (hình 3.9 và 3.10)

Hình 3.10. Bãi biển phƣờng Cửa Đại tại mặt 1 vào 7/2013 (trái) và 12/2013 (phải)

(ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Page 84: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

74

Hình 3.11: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 2 (MC.2-2), phƣờng Cửa Đại

Tại mặt cắt 2, bãi biển đƣợc kẹp giữa 2 công trình kè của khu resort cũng đã

và đang bị biến đổi mạnh về trắc diện bãi, đƣợc thể hiện rõ rệt (hình 3.11). Từ đợt 1

(7/2013) đến đợt 2 (12/2013) ở phần đỉnh bãi bị xói lở mạnh, vách xói lở ban đầu

cao gần 2m (hình 3.12, ảnh trái), sau 5 tháng bãi hạ thấp còn 1,0-1,4m và nhiều cây

phi lao cũng biến mất, bãi biển đƣợc mở rộng thêm (hình 3.12, ảnh phải). Bãi biển

lùi sâu vào đất liền, đồng thời làm cho bờ biển dịch vào 7,1m nhƣng đến 6/2014 bãi

biển lại đƣợc bồi 3,4m. Tính từ 9/2007 đến 6/2014, bãi biển ở đây phát triển theo

hƣớng giật lùi vào đất liền, kéo theo bờ biển cũng dịch chuyển vào là 43,6m.

Hình 3.12: Bãi biển phƣờng Cửa Đại tại mặt căt 2 vào 7/2013 (trái) và 12/2013

(phải) (ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Tại mặt cắt 3, trong thời gian từ 7/2013-6/2014 trắc diện bờ biển không thay

đổi, vì tại đây là bờ kè lát mái đƣợc kè bê tông kiên cố từ năm 2012, để bảo vệ bờ

Page 85: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

75

biển trên đƣờng Âu Cơ, nhƣng tính từ 9/2007-7/2013 thì bờ biển đã dich vào so với

hiện tại là 55,8m. Nhƣ vậy, đến 2012 thì trung bình bãi biển bị mất hơn 11m/năm.

Hình 3.13: Trắc diện địa hình bờ biển tại mặt cắt 3 (MC.3-3), phƣờng Cửa Đại

Hình 3.14: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 4 (MC.4-4), phƣờng Cửa Đại

Tại mặt căt 4, đây là khu vực bãi biển hiện đại, luôn biến đổi liên tục giữa

mùa mƣa và mùa khô trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, theo số liệu đo đạc trong

3 đợt khảo sát cho thấy rằng bãi biển biến đổi nhƣ sau: từ đợt 1 (7/2013) đến đợt 2

(12/2013), bờ dịch chuyển là 70,4m. Bãi bị xói lở, thu hẹp và hạ thấp bãi biển. Vào

mùa mƣa, khi triều cao thì hầu nhƣ không còn bãi biển, nhƣng đến mùa khô đợt 3

(06/2014) thì bãi biển lại đƣợc mở rộng hơn ra phía biển so với đợt 2 là 49.7m (hình

3.14). Theo Lê Phƣớc Trình và nnk (2000). Từ năm 1999 - 2001 đƣờng bờ lùi vào

trong đến 140m làm mất phần bãi và một phần rừng phi lao [37]. Nhƣ vậy, tại đây

bãi biển cũng có xu thế mất dần theo thời gian (hình 3.15).

Page 86: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

76

Hình 3.15: Bờ biển phƣờng Cửa Đại 2004 (trái) và 2014 (phải)(ảnh Google Earth)

Tóm lại: Đoạn bờ biển phƣờng Cửa Đại dài hơn 4km, bãi biển luôn bị biến

đổi không ngừng, đó là hiện tƣợng xói lở - bồi tụ xen kẽ giữa mùa mƣa và mùa khô,

bãi biển bị xói lở mạnh vào mùa mƣa và hạ thấp bãi dẫn đến có sự phân bậc và dốc

hơn, ngƣợc lại bồi tụ nhẹ vào mùa khô, với xu thế bãi biển bị đẩy lùi vào đất liền.

Tuy nhiên, ở đoạn bờ này hiện nay đã có nhiều công trình kè của các Resort đã làm

mất đi không gian bãi biển nhƣng lại có tác dụng nhƣ tƣờng chắn sóng, chống xói lở

và bảo vệ bờ biển (hình 3.16).

Hình 3.16: Bãi biển bị đẩy lùi vào đất liền tại mặt cắt 2, phƣờng Cửa Đại (ảnh Trần

Văn Bình, 2013)

B. Khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành)

Từ xã Tam Tiến trở về phía Nam đến xã Tam Quang (Núi Thành), chiều

rộng của bãi biển thay đổi từ 40m đến 100m, địa hình bãi biển khá bằng phẳng và

nghiêng thoải, độ dốc thay đổi từ 7-80 vào mùa mƣa, còn mùa khô từ 3-5

0 . Vào

Page 87: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

77

mùa khô, bãi biển có sự phân bậc rõ ràng: bậc 1, là bãi triều ngập nƣớc có địa hình

bãi biển bằng phẳng, chiều rộng của bãi thay đổi từ 30m đến 40m, càng xuống phía

Nam thì địa hình bãi triều càng thu hẹp và bãi biển dốc hơn; bậc 2- bãi biển khá

bằng phẳng và nghiêng thoải, nhiều chổ còn để lại dấu vết của vách xói lở trên bờ

cát (hình 3.17 ảnh trái), chiều rộng của bãi thay đổi từ 40m đến 60m. Vào mùa mƣa,

bãi biển hầu nhƣ nghiêng thoải . Thành phần vật liệu cấu tạo bãi chủ yếu là cát: 98 -

99%, có độ mài tròn tốt, độ hạt nhỏ đến hạt nhỏ mịn (bảng 3.3). Phía trên bãi biển là

cồn cát cổ đƣợc sử dụng nuôi trồng thủy sản trên cát và trồng rừng phòng hộ. Địa

hình bãi biển từ phía nam Cửa Đại đến phía Bắc Cửa Lở thuộc dạng bãi tích tụ - xói

lở do tác động của sóng chiếm ƣu thế. Bãi tại khu vực cửa sông Trƣờng Giang, phía

nam Cửa Lở và khu vực bãi Bà Tình, xã Tam Quang thuộc dạng bãi xói lở - tích tụ

do tác động cửa sóng chiếm ƣu thế. Hình thái bãi biến đổi theo mùa rất rõ, mùa mƣa

bãi bị xói lở - hạ thấp bãi và thu hẹp bãi, còn vào mùa khô thì ngƣợc lại bãi đƣợc

bồi nâng cao thêm và mỡ rộng.

Hình 3.17: Vách xói lở trên cồn cát cổ tại xã Tam Hòa (trái, ảnh Trần Văn Bình,

2013) và xói lở ở bờ phía đông nam, tích tụ ở mũi bờ phía tây khu vực Cửa Lở

(phải, ảnh Lê Đình Mầu, 2013)

Trong những năm gần đây, đoạn bãi kéo dài từ xã Tam Tiến đến phía Nam

Cửa Lở có xu thế mở rộng bãi biển. Nguyên nhân: 1 - do xói lở phía trên đỉnh bãi,

tại các cồn cát cổ (hình 3.17 ảnh trái), dẫn đến bãi đƣợc phát triển về phía trong; 2 -

sự tiến hóa đƣờng bờ biển (đƣờng mép nƣớc), qua quá trình tích tụ tại mũi phía tây

Page 88: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

78

của Cửa Lở (hình 3.17 ảnh phải), đồng thời dịch chuyển Cửa Lở theo hƣớng từ Tây

sang Đông tạo thành bãi có hình cánh cung.

Bảng 3.3: Thành phần độ hạt mẫu trầm tích bãi biển tại các (MC) khu vực Cửa Lở

Stt

Ký hiệu

mẫu

Hàm lƣợng cấp hạt (% trọng lƣợng) Tên gọi

trầm tích 4-2

(mm)

2-1 1-0.5 0.5-

0.25

0.25-

0.125

0.125-

0.063

1 MC5-1 4.22 40.07 54.5 1.21 Cát nhỏ

2 MC5-2 4.09 52.05 43.15 0.71 Cát trung

3 MC5-3 0.09 0.27 9.48 43.65 44.88 1.63 Cát trung-nhỏ

4 MC6-1 0.21 22.4 75.66 1.73 Cát nhỏ

5 MC6-2 0.51 46.01 52.23 1.25 Cát nhỏ-trung

6 MC6-3 0.25 2.38 16.86 70.86 9.65 Cát nhỏ

7 MC7-1 0.14 80.35 19.51 Cát nhỏ-mịn

8 MC7-2 0.04 5.16 83.32 11.48 Cát nhỏ

9 MC7-3 0.09 0.85 13.49 75.38 10.19 Cát nhỏ

10 MC8-1 0.77 83.57 15.66 Cát nhỏ

11 MC8-2 0.77 79.03 20.2 Cát nhỏ-mịn

12 MC8-3 0.19 0.99 4.54 79.54 14.74 Cát nhỏ

- Sự biến đổi địa hình bãi theo thời gian 07/2013-06/2014, tại các mặt cắt

trọng điểm từ xã Tam Tiến đến xã Tam Quang (Núi Thành), đƣợc thể hiện trên các

hình 3.18; 3.19; 3.20; 3.22; 3.23 và 3.25.

Hình 3.18: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 5 (MC.5-5), bắc của xã Tam Tiến

Page 89: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

79

Tại mặt cắt 5 (hình 3.18 và hình 3.21, ảnh trái và phải trên): tính từ đợt 1

(7/2013) đến đợt 2 (12/2013) bãi biển bị xói lở và bờ dịch vào 22,6m; đến đợt 3

(6/2014) bãi biển lại đƣợc bồi lại là 8,7m.

Hình 3.19: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt căt 6 (MC.6-6), nam của xã Tam Tiến

Tại mặt cắt 6, tính từ đợt 1 (7/2013) đến đợt 2 (12/2013) bãi biển bị xói lở và

bờ dịch vào 33,5m; đến đợt 3 (6/2014), bãi biển lại đƣợc bồi là 15,8m. Tại đây, tính

từ 09/2007 đến 06/2014 bãi biển đƣợc bồi thêm 17,9m.

Hình 3.20: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 7 (MC.7-7), nam xã Tam Hòa

Tại mặt cắt 7 (hình 3.20, hình 3.21 ảnh trái, phải dƣới): tính từ đợt 1 (7/2013)

đến đợt 2 (12/2013), bãi biển bị xói lở là 39,7m; đến đợt 3 (6/2014), bãi biển lại

đƣợc bồi là 16,8m. Tại đây, tính từ 9/2007 đến 6/2014 bãi biển đƣợc bồi thêm 5,8m.

Page 90: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

80

Hình 3.21: Bãi biển phía bắc xã Tam Tiến tại mặt cắt 5 vào 7/2013 (trên trái) và

12/2013 (trên phải); bãi biển phía bắc xã Tam Hòa tại mặt căt 7 vào 12/2013 (dƣới

trái) và 6/2014 (dƣới phải)(ảnh Trần Văn Bình)

Từ mặt cắt 5 đến mặt cắt 7 thuộc 2 xã Tam Tiến, Tam Hòa (Núi Thành) có

chiều dài gần 13km. Địa hình bãi biển thuộc dạng bãi tích tụ - xói lở do tác động

của sóng chiếm ƣu thế. Sự biến đổi hình thái địa hình bãi theo mùa khá rõ, bãi đƣợc

bồi tụ vào mùa khô và nâng cao phần bãi phía trên bãi biển ngập triều, đồng thời mở

rộng bãi cả về phía trong và phía ngoài, còn vào mùa mƣa bãi bị xói lở - thu hẹp và

hạ thấp từ 0,3-0,5m phía trên đỉnh bãi (hình 3.18; 3.19; 3.20 và 3.22). Phần phía bắc

thuộc bờ biển xã Tam Tiến bãi biển ít bị biến đổi hơn so với ở phía Nam, xuống đến

phía Nam xã Tam Hòa thì bãi biển lại biến đổi mạnh.

Tại mặt cắt 8, hƣớng về mũi Bàn Than là đoạn bãi biển có chiều dài 1,8km,

và có hƣớng đông bắc-tây nam, thuộc bờ biển phía tây bắc xã Tam Hải, xét về

nguồn gốc hình thành địa hình thì đây là phần bãi biển đƣợc phát triển từ doi cát nối

đảo (tombolo). Địa hình bãi biển thuộc dạng tích tụ-xói lở do tác động của sóng

Page 91: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

81

chiếm ƣu thế. Bãi biển có sự biến đổi theo mùa nhƣng xu thế vẫn đƣợc bồi nhiều

hơn. Tại mặt cắt 8: tính từ đợt 1 (7/2013) đến đợt 2 (12/2013) bãi biển bị xói lở là

37,3m; đến đợt 3 (6/2014) bãi biển lại đƣợc bồi là 16,1m.

Hình 3.22: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 8 (MC.8-8), bờ phía đông Cửa Lở

thuộc khu vực phía tây bắc xã Tam Hải, Núi Thành

Hình 3.23: Trắc diện địa hình bãi tại mặt cắt 8a (MC.8a-8), khu vực bờ phía đông

nam Cửa Lở, xã Tam Hải

Đây là đoạn bờ phía đông nam cửa sông Trƣờng Giang-phía trong Cửa Lở

(hình 3.24), có chiều dài 1,8km. Đoạn bờ này đã và đang bị xói lở mạnh nhất tại

khu vực Cửa Lở. Địa hình bãi có chiều rộng thay đổi từ 10m đến 20m, bề mặt bãi

luôn biến đổi theo hƣớng phát triển của đƣờng bờ, với xu thế xâm thực vào các cồn

cát cao từ 5-11m. Vào mùa mƣa thì quá trình xâm thực bờ diễn ra mạnh mẽ hơn

mùa khô. Tính từ đợt 1 (07/2013) đến đợt 2 (12/2013) bờ và bãi đã dịch chuyển vào

Page 92: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

82

phía trong các cồn cát, theo hƣớng tây bắc-đông nam là 6,4m; đến đợt 3 (6/2014) thì

bờ lại bị sạt lở thêm 4,7m. Cũng trong đoạn bờ này, trƣớc đây đa đƣơc xây hê thông

“Kè mềm” để bảo vệ chống xói lở gôm 9 hê thông Geotube : môi cai dai g ần 25m,

cách nhau kho ảng 50 m, trên chiêu dai g ần 600m đƣơng bơ . Nhƣng đến nay, hệ

thống kè này đã không còn tồn tại, đƣơng bơ vân bi xoi lơ va se tiêp tuc bi xoi lơ.

Hình 3.24: Vách xói lở bờ Nam Cửa Lở tại mặt cắt 8a vào 7/2013 (trái) và vào

6/2014 (phải) (ảnh Trần Văn Bình)

Hình 3.25: Trắc diện địa hình bãi biển tại mặt cắt 9 (MC.9-9), khu vực bãi Bà Tình

Đây là đoạn bờ đƣợc cấu tạo bởi đá bazan đã bị phong hóa. Phần trên đã bị

biến thành đất sét alit-feralit màu vàng loang lỗ. Bề dày của lớp đất phong hóa này

có nơi tới gần 40m. (Theo bản đồ Địa chất Việt Nam, Phần lục địa, tỉ lệ 1:500.000

do Trần Đức Lƣơng, Nguyễn Xuân Bao chủ biên, 1986). Tuy nhiên, lớp đất phong

hóa tại vị trí đo trắc diện có bề dày từ 4-6m. Phần dƣới lớp đất phong hóa là đá

laterit với sỏi sạn màu nâu sẫm gắn kết chắc.

Page 93: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

83

Hình 3.26: Vách xói lở bờ biển Bà Tình tại mặt cắt 9 đợt 1 tháng 7/2013 (trái) và

đợt 3 tháng 6/2014 (trái) (ảnh Trần Văn Bình)

Địa hình bãi biển đƣợc hình thành và phát triển là hậu quả của quá trình xói

lở - tích tụ do tác động của sóng biển chiếm ƣu thế. Theo số liệu đo đạc của 3 đợt

khảo sát cho thấy: Bờ biển ở bị xói lở mạnh mẽ vào mùa gió Đông Bắc, tính từ đợt

1 (7/2013) đến đợt 2 (12/2013) bờ biển đã dịch chuyển vào phía trong là 5,4m; đến

đợt 3 (6/2014) thì bờ biển lại bị sạt lở thêm 2,7m đồng thời không gian bãi biển

cũng đƣợc tịnh tiến theo đƣờng bờ. Tại đây, bãi biển không mở rộng về không gian

mà phát triển theo xu thế giật lùi bờ biển do tác động của sóng biển (hình 3.26).

Tóm lại: hình thái địa hình bãi biển tỉnh Quảng Nam biến đổi mạnh mẽ, theo

mùa và đặc biệt là khi có gió bão đổ bộ trực tiếp vào địa phận của tỉnh, nhiều đoạn

bãi biển có hiện tƣợng bồi-xói đan xen vào nhau . Tuy nhiên, tại bãi biển phía Bắc

của Cửa Đại và một số đoạn bãi phía Nam huyện Núi Thành, luôn bị xói lở mạnh

mẽ và diễn ra liên tục nhƣ tại bờ sông Trƣờng Giang-phía tây nam Cửa Lở xã Tam

Hải và khu vực bãi biển bà Tình xã Tam Quang (Núi Thành).

Trong thời gian từ tháng 7/2013 đến 6/2014, sự biến đổi hình thái địa hình

bãi biển mạnh mẽ giữa mùa khô năm 2013 với mùa mƣa năm 2013 là do ảnh hƣởng

của cơn bão (nhƣ đã đề cập ở trên). Nƣớc biển dâng do bão kết hợp với triều cao đã

làm cho sóng biển vƣơn tới phần đỉnh bãi gây ra xói lở chân các cồn cát cổ, đồng

thời phá vở cân bằng tự nhiên của bãi biển. Để hình thái bãi biển trở lại trạng thái

ban đầu, vào mùa khô khi bắt đầu mùa gió đông nam bãi đƣợc bồi lại.

Page 94: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

84

3.2.2. Đặc điểm biến đổi địa hình đáy các khu vực cửa sông

3.2.2.1. Mô hình tính toán biến đổi địa hình đáy các khu vực cửa sông

Sự biến đổi địa hình đáy tại khu vực Cửa Đại và khu vực Cửa Lở đƣợc tính

theo công thức [49] và dƣới sự mô phỏng tại hình dƣới đây (hình 3.27).

Hình 3.27: Mô phỏng tính toán biển đổi khối lƣợng trầm tích địa hình đáy

Thể tích (V) đƣợc giới hạn bởi bề mặt đáy biển và mặt phẳng nằm ngang (x,

y, z) với giá trị z = 0 (giới hạn mặt trên) (hình 3.28), theo nguyên tắc mở rộng của

Simpson với mô hình hệ số là 1,4,2,4,2,4,2,…,4,2,1 có công thức tính nhƣ sau:

Ai =

3

x[Gi,1 + 4Gi,2 + 2Gi,3 + 4Gi,4 + … + 2Gi,nCol-1 + Gi,nCol]

Thể tích (V) ≈ 3

y[A1 + 4A2 + 2A3 + 4A3 + … + 2AnCol-1 + AnCol] [49].

Trong đó: x : là khoảng cách giữa các cột ô lƣới

y : là khoảng cách giữa các hàng ô lƣới

Gi,j : là giá trị giao nhau giữa các ô lƣới hàng i và cột j

Hình 3.28: Mô hình số độ sâu địa hình đáy khu vực Cửa Đại (6/2014)

Page 95: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

85

Để tính thể tích (V) cho từng khu vực, thì nền đáy địa hình khu vực đƣợc

tính toán đã đƣợc tác giả thiết lập mô hình số độ cao là giá trị số liệu độ sâu thực đo

(hình 3.28). Giữa các ô lƣới tính toán đƣợc thiết lập với khoảng cách 2x2m (giá trị

hàng và cột). Tuy nhiên, giữa các ô lƣới đƣợc thiết lập với các giá trị càng nhỏ thì

khối lƣợng càng chính xác hơn.

3.2.2.2. Đặc điểm biến động địa hình đáy khu vực Cửa Đại và Cửa Lở

Ở đây, chỉ tập trung phân tích và đánh giá đặc điểm biến đổi địa hình đáy

khu vực Cửa Đại (từ họng sông trở ra và khu vực lân cận), với diện tích là 1479ha

(hình 3.29). Cũng nhƣ tại khu vực Cửa Lở với diện tích là 711,6ha (hình 3.31).

Hình 3.29: Sơ đồ vị trí mặt cắt và vùng tính biến đổi địa hình đáy khu vực Cửa Đại

Hình 3.30: Biến động địa hình đáy khu vực Cửa Đại tại mặt cắt AB-BC-CD.

Page 96: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

86

Theo thời gian từ 07/2014 – 06/2014, bề mặt địa hình đáy tại các khu vực

cửa sông đã bị biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt tại họng và những cồn ngầm cửa sông.

Hình 3.31: Sơ đồ vị trí mặt cắt và vùng tính biến đổi địa hình đáy ở khu vực Cửa Lở

Hình 3.32: Biến động địa hình đáy khu vực Cửa Lở tại mặt cắt AB-BC

Bảng 3.4: Kết quả biến đổi lượng trầm tích đáy khu vực cửa sông (qua 03 đợt đo).

Stt Vị trí Diện tích (ha) Thời gian Khối lƣợng (m3)

1 Khu vực

Cửa Đại

1479 07/2013 - 12/2013 + 441.133,36

12/2013 - 06/2014 - 1.891.664,42

2 Khu vực

Cửa Lở

711,6 07/2013 - 12/2013 - 193.788,25

12/2013 - 06/2014 + 65.845,39

Dấu (+) là khối lƣợng thu vào hoặc bồi tụ, dấu (-) là khối lƣợng chi hoặc bị xói lở

Page 97: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

87

Sự biến động địa hình đáy tại các khu vực cửa sông chủ yếu nằm trong giới

hạn đƣợc tính toán (hình 3.29 và 3.31). Kết quả tính toán trong luận văn so với công

trình tính toán cán cân vận chuyển bùn -cát dọc bờ tại khu vực Cửa Đại, bằng mô

hình sóng của Lê Đình Mầu (2012) [26] cho thấy rằng: quá trình vận chuyển bồi

tích luôn có xu thế tích tụ tại vùng trƣớc cửa biển, sau đó nguồn vật liệu dƣ thừa lại

di chuyển về phía mũi An Lƣơng (Duy Hải).

Hình thái địa hình là những val ngầm nằm ngang hoặc song song với đƣờng

bờ trƣớc cửa sông và bị tác động mạnh bởi quá trình sóng và dòng chảy sông, dòng

chảy thủy triều không đáng kể.

Địa hình đáy tại khu vực Cửa Đại luôn hình thành những cồn cát, val cát

ngầm có diện tích đáng kể, đặc biệt là mùa mƣa lũ, các cồn và val này luôn xáo trộn

và biến đổi mạnh mẽ (hình 3.30), có thể bồi lấp hoàn toàn luồng lạch, nhƣ sau đợt

lũ đã xảy ra vào tháng 11/2013. val ngầm thẳng mũi An Lƣơng ra có chiều dài hơn

800m, rộng sấp xỉ 470m, tồn tại ở độ sâu 1,5-2m, val hình vòng cung song song với

đƣờng bờ phía nam Cửa Đại đoạn Bến đò Duy Hải đến mũi An Lƣơng (Duy Hải) và

ôm lấy Cửa Đại có chiều dài đáng kể gần 1200m, chiều rộng thay đổi từ 270-370m,

tồn tại ở độ sâu 1-2,5m. Ngoài ra, còn thấy những rãnh trũng ở độ sâu từ 2-3m.

Đến mùa mƣa, vào đợt khảo sát và đo đạc tháng 12/2013 thì những val này

bị biến đổi đáng kể do quá trình vật liệu từ trong sông mang ra, đồng thời nguồn vật

liệu có thể đƣợc mang đến từ các bãi biển vùng lân cận bị xói lở, dẫn đến hình thái

những val này phát triển thành cồn cát cao hơn và rộng hơn. Theo kết quả tính toán

thì khối lƣợng vật liệu đã đƣợc mang đến tích tụ lại, đã tăng lên so với ban đầu (đợt

1) là 441.133,36m3. Tuy nhiên, khối lƣợng này bị giảm đi đáng kể, do trƣớc đó vào

cuối tháng 11/2013 tại khu vực Cửa Đại cũng đã đƣợc thực hiện nạo vét luồng lạch

để khai thông luồng cho tàu thuyền ra vào cửa, đã lấy đi hàng nghìn mét khối cát ở

đây. Những điều trình bày ở trên lại trái ngƣợc với vùng Cửa Lở (Núi Thành) quá

trình tích tụ trầm tích ở đây chỉ diễn ra tại mũi bờ tây Cửa Lở, phần địa hình đáy lại

bị xói lở hay bào mòn và mang đi một khối lƣợng đáng kể vật liệu trầm tích so với

ban đầu (đợt 1) là 193.788,25m3. Đến mùa khô, vào tháng 6/2014 thì địa hình đáy

Page 98: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

88

vùng này lại bồi tụ với khối lƣợng là 65.845,39m3, vật liệu chủ yếu là cát nhỏ mịn,

hình thành từ val ngầm và phát triển lên cồn cát (hình 3.32) chắn trƣớc cửa dẫn đến

hiện tƣợng bồi cạn dần Cửa Lở. Điều này cũng lại trái ngƣợc với địa hình đáy vùng

Cửa Đại, vật liệu tích tụ vào mùa mƣa lũ, đã đƣợc mang đi một lƣợng đáng kể với

khối lƣợng xấp xỉ là 1.891.664,42m3. Điều này có thể lý giải rằng, tại đây do tác

động của sóng và dòng chảy ven bờ, nguồn vật liệu đã đƣợc mang đi bồi tụ tại các

đoạn bờ thiếu hụt bồi tích, theo cơ chế bồi tụ-xói lở xen kẽ theo mùa.

Nhìn chung, vùng biển ven bờ tỉnh Quang Nam luôn xuất hiện những chu kỳ

sóng ngắn [2], trong điều kiện thời tiết xấu nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, với xu thế

tạo ra các dạng địa hình gồm những rãnh trũng và val ngầm song song với bờ rất rõ

rệt. Những bar ngầm, hố trũng trƣớc cửa sông cũng đƣợc hình thành, phát triển

mạnh tại các khu vực Cửa Đại (Hội An) và Cửa Lở (Núi Thành). Sau đó, các quá

trình thủy động lực có cƣờng nhỏ hơn nhƣng có độ ổn định và tần xuất cao hình

thành trong điều kiện thời tiết ổn định hơn có xu thế phá hủy những dạng địa hình

có tính phân dị cao đã hình thành trong điều kiện thời tiết cực đoan để đƣa khu vực

trở về dạng địa hình có thế cân bằng bền hơn. Đó là những rãnh trũng, val ngầm có

kích thƣớc nhỏ hơn, phân bố không liên tục ở độ sâu từ 1,5-3m (tại đơn vị địa mạo

số 29 trên bản đồ địa mạo). Các val bờ hay bãi có dạng răng cƣa biến đổi theo các

trƣờng sóng khác nhau tại mỗi đoạn bờ, theo đó làm cho bãi biển diễn ra các quá

trình xói lở - bồi tụ xen kẽ, nhƣng tỷ lệ xói lở vẫn chiếm ƣu thế hơn, đồng thời tạo

ra sự biến đổi đƣờng bờ với xu thế giật lùi đƣờng bờ về phía lục địa nhƣ bờ biển

phƣờng Cửa Đại (Hội An), Tam Hải (Núi Thành). Còn tại các khu vực cửa sông,

các bar ngầm, hố trũng hình thành trong điều kiện bão hoặc áp thấp cũng đƣợc “cải

biến” dần dần trong điều kiện thời tiết bình thƣờng để trở về trạng thái cân bằng.

3.2.3. Cán cân vật liệu trên mỗi đoạn bờ trong khu vực nghiên cứu

Tƣơng quan giữa lƣợng bồi tích đƣa đến một đoạn ở khu bờ và lƣợng bồi

tích mang đi gọi cán cân bồi tích [20]. Việc tính toán cán cân bồi tích là việc làm

khó khăn khi phải xét đến từng hợp của nó trên mỗi đoạn miền bờ. Do vậy, trên cơ

sở xây dựng các trắc diện địa hình bãi biển tại các khu vực nghiên cứu trọng điểm,

Page 99: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

89

với 3 đợt khảo sát và đo đạc chi tiết. Từ đó, tác giả đã tính toán lƣợng bồi tích bị

đƣa ra khỏi miền bờ hoặc thu về bằng cách lấy hai trắc diện chồng lên nhau mặt và

sƣờn bãi để tính hiệu diện tích (tức là sự biến đổi của địa hình). Với kết quả tính

toán nhƣ vậy tại mỗi mặt cắt trên một mét độ dài đƣờng bờ (đại diện cho một đoạn

bờ), ta có thể tích tính bằng mét khối hoặc khối lƣợng trầm tích bị biến động để

phân tích cán cân bồi tích trên mỗi đoạn bờ (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Lượng bồi tích thu hoặc chi tại các trắc diện bãi (qua 03 đợt đo)

Vị trí Diện tích (m2) Thời gian Cán cân trầm tích (m

3)

MC.1-1

53.47 09/2007 đến 07/2013 - 53.47

30.14 07/2013 đến 12/2013 - 30.14

7.97 12/2013 đến 06/2014 - 7.97

MC.2-2

86.3 09/2007 đến 07/2013 - 86.3

25.27 07/2013 đến 12/2013 - 25.27

5.8 12/2013 đến 06/2014 + 5.80

MC.3-3 99.11 09/2007 đến 07/2013 - 99.11

MC.4-4 121.47 07/2013 đến 12/2013 - 121.47

60.74 12/2013 đến 06/2014 + 60.74

MC.5-5 9.17 07/2013 đến 12/2013 - 9.17

9.33 12/2013 đến 06/2014 - 9.33

MC.6-6

37.19 09/2007 đến 07/2013 + 37.19

42.59 07/2013 đến 12/2013 - 42.59

19.16 12/2013 đến 06/2014 + 19.16

MC.7-7

15.98 09/2007 đến 07/2013 + 15.98

46.92 07/2013 đến 12/2013 - 46.92

18.66 12/2013 đến 06/2014 + 18.66

MC.8-8 180.71 07/2013 đến 12/2013 - 180.71

69.6 12/2013 đến 06/2014 + 69.6

MC.8a-

8

27.42 07/2013 đến 12/2013 - 27.42

13.86 12/2013 đến 06/2014 - 13.86

Dấu (+) thu hoặc đƣợc bồi tụ, dấu (-) chi hoặc bị xói lở

Page 100: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

90

Theo đó, tại mỗi mặt cắt trên chiều dài đoạn bờ có độ dài là một mét cho ta

thấy rằng, trên cả đoạn bờ phƣờng Cửa Đại từ mặt cắt 1 (MC.1-1) đến mặt cắt 4

(MC.4-4) có chiều dài hơn 3km, trong khoảng thời gian từ 7/2013-6/2014 luôn diễn

ra tình trạng thiếu hụt bồi tích rất lớn ở khu bờ, dẫn đến bờ bãi bị biến đổi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, vào mùa khô (mùa gió TN) lƣợng bồi tích có bù lại trên mỗi đoạn bãi

nhƣng chƣa bằng với khối lƣợng vật liệu đã mang đi khỏi khu bờ vào mùa mƣa

(mùa gió ĐB). Lƣợng bồi tích thiếu hụt này cũng khác nhau trên mỗi đoạn bờ, điều

này chứng tỏ rằng cơ chế di chuyển bồi tích dọc bờ trên mỗi đoạn rất khác nhau,

năng lƣợng sóng và dòng chảy ven bờ phụ thuộc vào cấu trúc nền đáy địa hình.

Đoạn bờ từ mặt cắt 5 (MC.5-5) phía bắc xã Tam Hòa đến mặt cắt 7 (MC.7-7)

phía nam xã Tam Tiến có phần ổn định hơn, cán cân bồi tích có xu thế về trạng thái

cân bằng. Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát và đo đạc (từ 7/2013 đến 12/2013), thì

đoạn bờ này cũng chịu anh hƣởng mạnh bởi thời tiết cực đoạn, đó là cơn bão số 11

(10/2013) gây ra sóng lớn đã làm nhiều đoạn bờ trong đó bị xói lở mạnh, do vậy,

quá trình vật liệu bù lại cũng cần có thời gian dài hơn. Riêng đoạn bờ bên trong Cửa

Lở (Tam Hải) không thấy xuất hiện vật liệu bù lại cả trong mùa mƣa lẫn mùa khô.

3.3. ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN DO XÓI LỞ - BỒI TỤ

3.3.1. Biến động đƣờng bờ do quá trình xói lở - bồi tụ từ năm 1965 đến nay

Bờ biển tỉnh Quảng Nam có chiều dài hơn 125km. Trong đó bao gồm: bờ tại

các đảo lớn nhỏ ven bờ có tổng chiều dài là 42.4km và trong lục địa có 7.6km bờ

đƣợc cấu tạo bởi đá gốc, còn lại là bờ cát và vật liệu bở rời. Bờ biển và các khu vực

cửa sông trong vùng nghiên cứu thuộc các kiểu bờ sau: bờ biển xói lở - tích tụ do

tác động của sóng chiếm ƣu thế; bờ biển tích tụ-xói lở do tác động của sóng và dòng

chảy ven bờ; bờ biển mài mòn - tích tụ phát triển trên đá bền vững, chủ yếu là đá

bazan tại mũi An Hòa và phía đông xã Tam Quang. Địa hình bờ biển là một dạng

tài nguyên đã và đang đƣợc khai thác triệt để trong công cuộc phát triển kinh tế xã

hội và quốc phòng. Trong những năm gần đây, bờ biển đã và đang bị xói lở mạnh

mẽ, trong khi đó tại các khu vực cửa sông lại đƣợc bồi cạn và lấp dần, những hiện

tƣợng này đã và đang xảy ra tại các khu vực Cửa Đại, Cửa Lở và bãi Bà Tình,

Page 101: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

91

đƣờng bờ biển và các vùng cửa sông bị thay đổi nghiêm trọng dẫn đến mức độ thiệt

hại về tài sản của nhà nƣớc cũng nhƣ của nhân dân ngày càng gia tăng.

Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích tài liệu trƣớc đây thuộc đề tài

KHCN 06.08 (2000) [37], và các công trình nghiên cứu khác [10, 25, 41] có thể

thấy rằng, quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển diễn ra rất mạnh trên các thành tạo vật

chất bở rời, tại các đoạn bờ đƣợc cấu tạo chủ yếu thành phần vật liệu là cát.

Theo kết quả phân tích bản đồ địa hình, ảnh viễn thám theo thời gian và số

liệu đo đạc thực tế của những năm gần đây, từ năm 1965 đến 6/2014 chúng tôi thấy

rằng: Ngoài các khu vực Cửa Đại, Cửa Lở và bãi Bà Tình. Nhìn chung, tại các đoạn

bờ biển nhƣ: huyện Điện Bàn, từ Thăng Bình đến hết thành phố Tam Kỳ và xã Tam

Nghĩa, vơi tổng chiều dài đƣờng bờ hơn 45km, bờ biển ít bị biến động theo thời

gian dài mà chỉ bị biến đổi theo mùa: xói lở tại vùng bãi cát hiện đại vào mùa mƣa

(mùa gió đông bắc), và bồi tụ lại vào mùa khô (mùa gió đông nam), bờ biển luôn ở

trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, khi có hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ: gió

bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ thuộc địa phận của tỉnh, do nƣớc

biển dâng trong bão kết hợp với triều cƣờng, sóng biển đã vƣơn lên khu vực bờ cao,

thƣờng ở độ cao 2-4m và tại các đoạn bờ này vẫn xảy ra hiện tƣợng xói lở nhƣ đã

quan sát đƣợc, tại bờ biên xã Tam Hòa, Tam Tiến (hình 3.33). Sau đó bờ lại hƣớng

tới trạng thái cân bằng và quá trình tích tụ lại diễn ra, với xu thế trên các đoạn bờ

thấp tƣơng đối ổn định và luôn ở trạng thái cân bằng động.

Hình 3.33: Vách xói lở chân cồn cát cổ ở độ cao 2–4m, (trái) và bờ kè bằng bao tải

chống xói lở trên bờ cao 2-4m (phải) tại xã Tam Tiến (ảnh Trần Văn Bình, 7/2013)

Page 102: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

92

Hình 3.34: Sơ đồ biến đổi đƣờng bờ biển tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1965 - 2013. (a- khu vực Cửa Đại (Hội An); b - khu vực Cửa

Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành)

Page 103: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

93

Các đoạn bờ biển luôn diễn ra quá trình xói lở mạnh mẽ, đồng thời các cửa

sông bị bồi cạn và lấp dần với quy mô và cƣờng độ bồi-xói ở mỗi khu vực, cho từng

đoạn bờ và cửa biển phụ thuộc vào các quá trình thủy thạch động lực nhƣ: dòng

chảy, hƣớng sóng và các thiên tai bất thƣờng xảy ra ở khu vực nghiên cứu (hình

3.34). Trên cơ sở kết quả phân tích ở các giai đoạn về xu thế xói lở, bồi tụ và mức

độ xói sạt cho từng đoạn bờ cụ thể, cƣờng độ và quy mô xói lở đƣợc tính cho từng

khu vực nhƣ sau:

A. Khu vực Cửa Đại (Hội An)

Biến đổi đƣờng bờ tại khu vực Cửa Đại qua hai quá trình xói lở và bồi tụ tại

khu bờ (bảng 3.6).

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển khu vực Cửa Đại cho từng giai đoạn

Giai

đoạn

Đoạn bờ

Bồi tụ Xói lở Cán

cân

diện

tích

(ha)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

1965-

1973

Bắc-Cửa Đại 1.621 25,1 63,75 4.790 38,2 18,02 -13,1

Nam-Cửa Đại 2.88 15,8 10,04 2.98 35,7 16,65 -19,9

1973-

1989

Bắc-Cửa Đại 1.081 33,4 7,5 5.530 65,1 9,29 -31,7

Nam-Cửa Đại 880 12.1 8,75 4.461 60,0 8,33 -47,9

1989-

2000

Bắc-Cửa Đại 3.307 59.31 18,18 4.015 40,09 10,91 +19,2

Nam-Cửa Đại 1.436 12,39 20,91 4.366 50,57 15,45 -38,18

2000-

2009

Bắc-Cửa Đại 1.623 12,42 8.29 4.161 43,76 20,72 -31,34

Nam-Cửa Đại 1.485 27,18 21,11 3.599 16,98 8,75 +10,2

2009-

2013

Bắc-Cửa Đại 918 2,18 5,96 4.823 21,42 14,61 -19,24

Nam-Cửa Đại 1.384 4,46 4,91 1.726 22,24 60,45 -17,78

+ Giai đoạn 1965 – 1973

Trong giai đoạn này, bờ biển và vùng cửa sông hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu

thế (hình 3.35), với tổng chiều dài đoạn bờ bị xói là 7.770 m và diện tích là 73,9 ha.

Đoạn bờ xói lở mạnh nhất tại bờ biển phía Bắc Cửa Đại thuộc phƣờng Cửa Đại, và

Page 104: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

94

khu vực bờ trong sông tại bờ phía Nam cửa Đại thuộc xã Duy Hải. Tổng chiều dài

đoạn bờ bồi tụ là 4.501m với diện tích là 40,9 ha. Đoạn bờ bồi tụ mạnh nhất tại mũi

phía Bắc - Cửa Đại, đồng thời thu hẹp cửa biển và đẩy cửa dịch xuống phía Nam.

Đoạn bờ phía đông xã Duy Hải có chiều dài 2.075m đƣợc bồi tụ. Theo số liệu thống

kê của Trung tâm tƣ liệu khí tƣợng Thủy văn Việt Nam [73], và Trung tâm dự báo

khí hậu của NOAA [74]. Vùng bờ tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 11

cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt tại khu vực Cửa Đại bị ảnh hƣởng mạnh bởi

cơn bão số 6 (25/10/1970), có tên Quốc tế là Louise, với sức gió mạnh nhất là

130m/s, bão đi theo hƣớng từ đông-tây. Chính vì vậy, bờ biển và vùng cửa sông đã

bị biến đổi mạnh mẽ. Nhìn chung, ở giai đoạn này hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu thế

về chiều dài đoạn bờ lẫn quy mô về diện tích.

Hình 3.35: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại giai đoạn 1965–1973

+ Giai đoạn 1973 – 1989

Ở giai đoạn này, các đoạn bờ biển bị biến động với cƣờng độ khác nhau và

diễn biến rất phức tạp. Quá trình xói lở-bồi tụ đan xen nhau giữa các đoạn bờ,

nhƣng hiện tƣợng xói lở vẫn chiếm ƣu thế (hình 3.36, bảng 3.6).

Các đoạn bờ có xu thế bị xói lở. Đoạn bờ biển phía bắc-Cửa Đại tại phƣờng

Cẩm An và Cửa Đại có chiều dài hơn 5km bị xói lở mạnh, đồng thời mở thêm cửa

Page 105: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

95

biển mới tại bãi biển Cửa Đại-sông Đế Võng (vị trí số 1), đƣờng bờ có xu hƣớng di

chuyển về phía đất liền với tốc độ giật lùi đƣờng đƣờng tính trung bình cho cả giai

đoạn là 9,29m/năm. Ngoài ra, khu vực cửa sông tại mũi Cửa Đại có chiều dài

1.274m cũng bị xói lở. Bờ sông phía nam-Cửa Đại kéo dài từ xã Duy Nghĩa đến

mũi An Lƣơng kéo dài hơn 4km bị xói lở mạnh nhất với tổng diện tích bị xói là

54,4ha. Xu thế bờ dịch chuyển xuống phía Nam, tại chỗ rộng nhất là 350m. Đoạn

bờ biển phía đông xã Duy Hải có chiều dài hơn 1.760m cũng bị xói lở với tốc độ

trung bình xấp xỉ 5,7m/năm.

Các đoạn bờ có xu thế bồi tụ. Các đoạn bờ đƣợc bồi tụ trong giai đoạn này

bao gồm đoạn bờ phía Nam phƣờng Cửa Đại (tại vị trí số 2) có chiều dài 239m,

đồng thời ở phía bắc-Cửa Đại hình thành doi cát có chiều dài hơn 2.200m, chỗ rộng

nhất là 185m chắn trƣớc cửa, ôm gần hết phần ngoài Cửa Đại (hình 3.37).

Hình 3.36: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại giai đoạn 1973–1989

Theo tài liệu của Phạm Quang Sơn (Trung tâm Viễn thám và Geomatic, Viện

địa chất, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) [33].

Vào năm 1965, doi cát ngầm (ở độ sâu 2m) nằm phía Bắc kéo dài xuống phía

Nam, đến năm 1981, doi cát ngầm này phát triển thành đê cát lớn chắn cửa sông,

chƣa nổi lên mặt nƣớc đến năm 1988, doi cát ngầm nổi cao khỏi mặt nƣớc và dịch

Page 106: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

96

chuyển dần về phía bắc cửa sông. Đoạn bờ phía Nam mũi An Lƣơng có chiều dài

880m đƣợc bồi tụ và mở rộng phần bãi về phía biển.

+ Giai đoạn 1989 – 2000

Ở giai đoạn này, bờ phía bắc-Cửa Đại hiện tƣợng bồi tụ chiếm ƣu thế, còn bờ

phía nam-Cửa Đại, hiện tƣợng xói lở bờ sông chiếm ƣu thế (hình 3.37). Đoạn bờ

biển thuộc phƣờng Cửa Đại bồi tụ mạnh, với tổng chiều dài đoạn bờ bồi tụ là

4.877m và diện tích là 59,3ha. Chỗ đƣợc bồi tụ mạnh nhất tính trung bình cho cả

giai đoạn xấp xỉ 31,2m/năm và tại vị trí mở cửa mới cũng đƣợc bồi lấp hoàn toàn.

Đoạn bờ xã Duy Hải tại mũi An Lƣơng hƣớng về phía Nam có chiều dài 1.410m,

đƣợc bồi tụ đồng thời mũi An Lƣơng cũng đƣợc kéo dịch xuống phía Nam. Bờ biển

thuộc phƣờng Cẩm An có chiều dài đoạn bờ bị xói là 830m, với diện tích là 2,9ha.

Hình 3.37: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại giai đoạn 1989–2000

Trong giai đoạn này, đã xảy ra trận lũ lịch sử ở cuối giai đoạn (11/2009) tại

Quảng Nam, nên bar cát chắn phía bắc-Cửa Đại cũng bị xói hoàn toàn. Đoạn bờ cửa

sông từ xã Duy Nghĩa đến mũi An Lƣơng kéo dài 3.615m bị xói lở mạnh với diện

tích xấp xỉ 50ha. Chỗ bị xói lở mạnh nhất tại vị trí mũi An Lƣơng với cƣờng độ

trung bình là 45,4m/năm.

Page 107: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

97

+ Giai đoạn 2000 – 2009

Ở giai đoạn này, đoạn bờ phía bắc-Cửa Đại hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu thế,

còn đoạn bờ phía Nam-Cửa Đại, hiện tƣợng bồi tụ bờ biển chiếm ƣu thế (hình 3.38).

Hình 3.38: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại giai đoạn 2000-2009

Bờ biển giữa phƣờng Cẩm An và phƣờng Cửa Đại đƣợc bồi tụ nhẹ, có tổng

chiều dài đoạn bờ bồi tụ là 1.362m, với diện tích là 1,8ha. Đoạn bờ phía Nam

phƣờng Cửa Đại, có tổng chiều dài 388m đƣợc bồi tụ với diện tích là 10,6ha, chỗ

đƣợc bồi mạnh nhất tại mũi Cửa Đại với trung bình xấp xỉ 27,8m/năm. Đoạn bờ

biển xã Duy Hải có chiều dài 1.485m đƣợc bồi tụ mạnh, với diện tích xấp xỉ 27,2ha

đồng thời đẩy mũi An Lƣơng dịch xuống phía Nam và mở rộng ra phía biển. Đoạn

bờ biển thuộc phƣờng Cửa Đại có tổng chiều dài bị xói lở là 3.713m, với diện tích

là 36,2ha, chỗ bị xói lở mạnh nhất tính trung bình cho cả giai đoạn xấp xỉ là

24,4m/năm. Đoạn bờ trong sông thuộc phƣờng Cửa Đại có chiều dài hơn 2km bị

xói lở nhẹ với diện tích xấp xỉ 7ha. Đoạn bờ phía Bắc phƣờng Cẩm An cũng bị xói

lở nhẹ. Tại đoạn bờ thuộc xã Duy Nghĩa và Duy Hải ít bị xói lở hơn so với các giai

đoạn trƣớc đó, nhƣng vẫn bị xói lở trên hầu hết chiều dài đƣờng bờ, với diện tích

xấp xỉ 17ha, vị trí xói lở mạnh chỉ diễn ra tại khu vực gần mũi An Lƣơng. Trong

Page 108: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

98

khoảng thời gian này, đoạn bờ sông tại xã Duy Hải đã đƣợc kè bê tông kiên cố vào

2 thời điểm, năm 2006 thực hiện giai đoạn 1 với chiều dài bờ kè khoảng 400m, đến

năm 2007 thực hiện xong giai đoạn 2, với tổng chiều dài bờ kè khoảng 1km. Vai trò

của bờ kè này đã tác động tích cực đến quá trình xói lở bờ trong khu vực, do đó

đoạn bờ này quá trình xói lở đã giảm đáng kể so với các giai đoạn trƣớc đó.

+ Giai đoạn 2009 – 2013

Ở giai đoạn này, hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu thế ở hai bên bờ phía bắc và

phía nam của Cửa Đại (hình 3.40, bảng 3.6). Tổng chiều dài đoạn bờ bị xói lở là

6.549m, với diện tích là 43,66ha. Đoạn bờ xói lở mạnh nhất thuộc phƣờng Cửa Đại

và mũi An Lƣơng xã Duy Hải, chỗ bị xói mạnh nhất tại đây xấp xỉ 35,4m/năm và

tại xã Duy Hải xấp xỉ 72,5m/năm. Tổng chiều dài đoạn bờ bồi tụ là 2.302m, với

diện tích là 6,64ha. Trong giai đoạn này, bồi tụ chỉ diễn ra tại các đoạn bờ phía bắc

phƣờng Cẩm An, khu vực mũi Cửa Đại và bờ biển xã Duy Hải. Ở giai đoạn này, tại

đoạn bờ biển phƣờng Cửa Đại kéo dài hơn 3km đã hình thành nhiều công trình kè

kiên cố của các Resort để chống xói lở, nhƣng vào đầu giai đoạn này, cơn bão số 9

mạnh nhất trong 40 năm có tên quốc tế là (bão Ketsana) đã đổ bộ trực tiếp vào địa

phận tỉnh Quảng Nam vào ngày 23/09/2009, đã gây ra xói lở mạnh tại đoạn bờ này,

nhiều công trình cũng đã bị sóng phá hủy và hƣ hỏng nặng (hình 3.39).

Hình 3.39: Dấu vết của rễ cây phi lao (trái, ảnh Trần Văn Bình, 2009) và công

trình kè bảo vệ của các resort ở bãi biển phƣờng Cửa Đại đã bị phá hủy (phải, ảnh

Lê Đình Mầu, 2009) do ảnh hƣởng cơn bao sô 9 vào 23/9/2009

Page 109: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

99

Hình 3.40: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại giai đoạn 2009-2013

+ Thời kỳ 1965 – 2013

Với khoảng thời gian dài trong suốt 48 năm, bờ biển và vùng cửa sông tại

khu vực Cửa Đại đã xảy ra liên tiếp các hiện tƣợng xói lở-bồi tụ, làm nhiều đoạn bờ

bị biến đổi mạnh mẽ, đoạn bờ biển phía bắc-Cửa Đai thuộc phƣờng Cửa Đại, đoạn

bờ trong sông phía Nam - Cửa Đại thuộc xã Duy Nghĩa và Duy Hải hiện tƣợng xói

lở diễn ra liên tục và chiếm ƣu thế (hình 3.41 và 3.42, bảng 3.7).

Các đoạn bờ có xu thế bồi tụ: đoạn bờ tại mũi Cửa Đại thuộc phƣờng Cửa

Đại (Hội An) và đoạn bờ tại mũi An Lƣơng thuộc xã Duy Hải (Duy Xuyên). Tại

mũi cửa Đại và mũi An Lƣơng có xu thế dịch chuyển theo hƣớng tây bắc-đông

nam, từ năm 1965-2003 với tốc độ di chuyển xấp xỉ 23m/năm (Lê Đình Mầu, 2006)

[24]. Tính từ đông sang tây thì mũi Cửa Đại nằm sâu vào bên trong so với mũi An

Lƣơng gần 1.300m, với xu thế dịch chuyển cửa biển liên tiếp nhƣ trên, nhƣng tại

đoạn bờ phía nam-Cửa Đại đã đƣợc bảo vệ bởi công trình kè kiên cố nhƣ hiện này,

làm cho cửa biển bị thu hẹp dần, điều đó dẫn đến hiện tƣợng bồi cạn và lấp dần cửa

Đại đã và đang xảy ra trong những năm gần đây.

Các đoạn bờ có xu thế xói lở: phía bắc cửa Đại, đoạn bờ biển thuộc phƣờng

Page 110: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

100

Cẩm An và Cửa Đại (Hội An), hiện tƣợng xói lở diễn ra mạnh mẽ nhất, cả về cƣờng

độ lẫn quy mô tại đoạn bờ phía nam phƣờng Cửa Đại, đƣờng bờ có xu thế giật lùi

vào đất liền theo hƣớng đông bắc tây nam, bởi các quá trình động lực từ phía biển.

Phía nam-Cửa Đại tại đoạn bờ sông thuộc xã Duy Nghĩa và Duy Hải (Duy Xuyên)

diễn ra hiện tƣợng xói lở mạnh từ năm 1965-2009, sau năm 2009 chỉ còn đoạn bờ

tại thôn An Lƣơng xã Duy Hải vẫn bị xói mạnh.

Hình 3.41: Sơ đồ xói lở-bồi tụ tại khu vực Cửa Đại thời kỳ 1965-2013

: 1965

: 09/1997

: 08/1998

: 08/1999

: 07/2000

: 01/2000

0 500 1000 m

108.4143 Eo

108.3783 Eo

o1

5.8

97

7

N

S«ng Cöa §

¹i

x. Duy H¶i

P. Cöa §¹i

Mòi An L­¬ng Mòi Cöa §¹i

P . CÈm An

: 09/2001

: 08/2003

Bê B¾c

Nam

Bê s«ng

Cöa §¹i

Chî Duy H¶i

Hình 3.42: Biến động đƣờng bờ tại khu vực Cửa Đại (Hội An) vào các thời điểm

khác nhau từ năm 1965-2003 [24]

Page 111: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

101

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển khu vực Cửa Đại thời kỳ 1965–2013

Đoạn bờ

Bồi tụ Xói lở Cán

cân

diện

tích

(ha)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Bắc-Cửa Đại 499,6 26,11 18,75 6.559 107,6 6,25 -81,49

Nam-Cửa Đại 1.613 30,53 9,25 6.561 154,4 22,92 -125,85

B. Khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành)

Đây là khu vực phía Nam tỉnh Quảng Nam, bờ biển và cửa sông có nhiều

đoạn diễn ra các hiện tƣợng bồi-xói đan xen nhau, giữa các pha bồi tụ-xói lở ở

tƣờng đoạn bờ và từng giai đoạn khác nhau (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình

Giai

đoạn

Đoạn bờ

Bồi tụ Xói lở Cán

cân

diện

tích

(ha)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB (m/năm)

1965-

1973

Tây Bắc-Cửa Lở 3.71 44,6 15,72 0 0 0 +44,6

Tây Bắc-Tam Hải 3.70 46,49 15,36 816,0 8,80 16,45 +37,7

Đông-Tam Hải 3.25 24,89 14,05 302,0 0,49 3,27 +24,4

Bãi Bà Tình 0 0 0 350,7 0,16 1,44 -0,16

1973-

1989

Tây Bắc-Cửa Lở 1.48 31,75 26,25 2.986 10,9 3,75 +20,87

Tây Bắc-Tam Hải 0 0 0 3.765 63,9 33,27 -63,96

Đông-Tam Hải 2.68 6,19 2,43 1.269 8,97 7.78 -2,78

Bãi Bà Tình 0 0 0 696,5 3,15 3,20 -3,15

1989-

2000

Tây Bắc-Cửa Lở 864,6 15,57 29,51 5.503 27,7 8,56 -12,11

Tây Bắc-Tam Hải 108,5 0,03 0,46 4.142 41,4 33,45 -41,4

Đông-Tam Hải 290 0,28 1,74 3.577 6,65 2,33 -6,37

Bãi Bà Tình 0 0 0 680,5 0,89 1,87 -0,89

Tây Bắc-Cửa Lở 2.825 20,38 58,72 2.257 2,02 1,68 +18,36

Page 112: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

102

Giai

đoạn

Đoạn bờ

Bồi tụ Xói lở Cán

cân

diện

tích

(ha)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB (m/năm)

2000-

2009

Tây Bắc-Tam Hải 1.946 12,83 10,61 1.748 20,7 35,87 -7,92

Đông-Tam Hải 2.602 4,19 2,69 969,8 1,19 2,62 +3,0

Bãi Bà Tình 104.4 0,05 0,69 615,8 0,37 0,91 -0,32

2009-

2013

Tây Bắc-Cửa Lở 5.531 18,81 48,47 0 0 0 +18,81

Tây Bắc-Tam Hải 1.873 10,32 16,42 1.693 6,30 29,32 +4,02

Đông-Tam Hải 2.478 9,49 15,07 838,7 1,76 9.55 +7,73

Bãi Bà Tình 0 0 0 742,6 0,50 2,67 -0,5

+ Giai đoạn 1965 – 1973

Ở giai đoạn này, hiện tƣợng bồi tụ bờ biển diễn ra trên hầu hết các cung bờ

trong khu vực, và chiếm ƣu thế về chiều dài đoạn bờ. Tổng chiều dài đoạn bờ bồi tụ

là 10.668m, với diện tích xấp xỉ 115,9ha (hình 3.43, bảng 3.8).

Hình 3.43: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1965-1973

Page 113: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

103

Tốc độ bồi tụ tại mỗi đoạn bờ khác nhau do ảnh hƣởng của quá trình thủy

động lực khác nhau. Đoạn mũi phía tây bắc-Cửa Lở đƣợc bồi tụ mạnh, tính trung

bình cho cả giai đoàn xấp xỉ 48,6m/năm. Riêng đoạn bờ biển bãi Bà Tình xã Tam

Quang bị xói lở nhẹ, đoạn bờ trong cửa sông Trƣờng Giang, phía đông nam-Cửa Lở

bị xói lở. Tổng chiều dài đoạn bờ bị xói lở là 1.468m, diện tích là 9,45ha. Đoạn bờ

xói lở mạnh nhất tại phía đông nam cửa sông Trƣờng Giang thuộc xã Tam Hải, chỗ

bị xói mạnh nhất xấp xỉ 18,7m/năm. Nhƣ vậy, hiện tƣợng bồi tụ chiếm ƣu thế.

+ Giai đoạn 1973 – 1989

Ở giai đoạn này, bờ biển biến động mạnh và phức tạp hơn, hiện tƣợng xói lở-

bồi tụ diễn ra giữa các pha đan xen nhau, nhƣng xói lở chiếm ƣu thế hơn và xảy ra

hầu hết trên các đoạn bờ nhƣ: tại bờ biển phía tây bắc-Cửa Lở, bờ phía đông xã

Tam Hải. Nhƣ vậy, hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu thế về chiều dài đoạn bờ, tại phía

tây bắc-Cửa Lở xã Tam Hòa với chiều dài đoạn bờ bị xói lở là 2.986m, diện tích là

10,88ha; cung bờ phía tây bắc và phía đông Tam Hải bị xói với chiều dài là 5.034m,

diện tích là 72,93ha; cung bờ bãi Bà Tình xã Tam Quang cũng bị xói lở mạnh với

chiều dài đoạn bờ bị xói là 696,5m và diện tích là 3,15ha (hình 3.44 và bảng 3.8).

Hình 3.44: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1973–1989

Page 114: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

104

Tổng chiều dài các đoạn bờ bị xói lở là 8.716m, với diện tích 86,96ha. Tại

cung bờ phía tây bắc xã Tam Hải bị xói lở mạnh mẽ trên toàn cung bờ, chỗ bị xói lở

mạnh nhất là phía tây cung bờ với xấp xỉ 33,8m/năm. Trong giai đoạn này bồi tụ chỉ

chiếm 1/2 về quy mô đoạn bờ bị xói lở. Tổng chiều dài đoạn bờ bồi tụ là 4.153m,

với diện tích xấp xỉ 37,9ha. Đoạn bờ bồi tụ mạnh nhất nối thêm vào mũi phía tây

bắc-Cửa Lở thuộc xã An Hải xấp xỉ 41,2m/năm.

+ Giai đoạn 1989 – 2000

Ở giai đoạn này, hiện tƣợng xói lở bờ biển và khu vực phía đông nam cửa

sông Trƣờng Giang chiếm ƣu thế về chiều dài đoạn bờ lẫn quy mô diện tích (hình

3.45, bảng 3.8). Các đoạn bờ bị xói lở gồm: bờ biển xã Tam Hòa, cung bờ phía tây

bắc và phía đông (Tam Hải), cung bờ bãi biển Bà Tình (Tam Quang), với tổng

chiều dài đoạn bờ bị xói là 13.903m và diện tích là 76,65ha. Tổng chiều dài đoạn

bờ bồi tụ là 1.263m và diện tích là 15,9ha, chỗ bồi tụ mạnh nhất xấp xỉ 30,9m/năm.

Hình 3.45: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 1989-2000

+ Giai đoạn 2000 – 2009

Ở giai đoạn này, hiện tƣợng bồi tụ-xói lở bờ biển và khu vực cửa sông có sự

đan xen giữa các pha bồi -xói tại các đoạn bờ. Tuy nhiên, số đoạn bờ đƣợc bồi vẫn

Page 115: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

105

chiếm ƣu thế về chiều dài đoạn bờ lẫn quy mô về diện tích (hình 3.46, bảng 3.8).

Tại các đoạn bờ đƣợc bồi nhƣ: bờ biển xã Tam Hòa, phía tây bắc-Cửa Lở, cung bờ

phía Tây Bắc và phía đông (Tam Hải), với tổng chiều dài đƣờng bờ đƣợc bồi là

7.477m và diện tích là 37,45h, đoạn bờ đƣợc bồi tụ mạnh nhất tại mũi phía tây-Cửa

Lở, vơi chiều dài đoạn bờ đƣợc bồi là 2.825m và diện tích là 20,38ha, tốc độ bồi tụ

tại vị trí rộng nhất là xấp xỉ 59m/năm. Hiện tƣợng xói lở xảy ra trên các đoạn bờ

nhƣ: bờ biển xã Tam Hòa bị xói lở với chiều dài 2.403m và diện tích là 1,58ha;

đoạn bờ phía đông nam-Cửa Lở (Tam Hải) bị xói lở mạnh nhất với 1.748m chiều

dài đƣờng bờ và diện tích là 20,75ha, chỗ bị xói lở mạnh nhất xấp xỉ 35,87m/năm;

cung bờ phía đông-Tam Hải với chiều dài đoạn bờ bị xói là 969,8m và diện tích là

1,19ha; cung bờ bãi biển Bà Tình (Tam Quang), với chiều dài đoạn bờ bị xói là

615,8m và diện tích là 0,37ha. Trong khoảng thời gian này, vào thời điểm cuối của

giai đoạn, tại khu vực nghiên cứu cũng bị ảnh hƣởng của trận lũ lịch sử vào

11/1999. Cửa Lở hầu nhƣ chỉ dịch chuyển theo chiều ngang từ tây sang đông, kéo

dài luồng lạch cửa sông Trƣờng Giang (xói bờ phía đông Nam và bồi tại các đoạn

bờ xung quanh khu vực), đồng thời chiều rộng cửa biển cũng bị thu hẹp.

Hình 3.46: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 2000-2009

Page 116: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

106

+ Giai đoạn 2009 – 2013

Trong giai đoạn này, hiện tƣợng bồi tụ vẫn tiếp tục diễn ra và chiếm ƣu thế

về chiều dài đoạn bờ lẫn quy mô về diện tích (hình 3.48, bảng 3.8). Các đoạn bờ

biển đƣợc bồi tụ bao gồm: dọc bờ biển từ xã Tam Hòa đến mũi Cửa Lở, cung bờ

phía tây bắc và phía đông (Tam Hải), với tổng chiều dài đoạn bờ đƣợc bồi là

9.872m và diện tích là 38,62ha. Các đoạn bờ bị xói lở gồm: cung bờ bãi biển Bà

Tình, với chiều dài đoạn bờ bị xói là 742,6m và diện tích là 0,5ha; đoạn bờ phía

đông xã Tam Hải bị xói lở với chiều dài đoạn bờ là 838,7m và diện tích là 1,76ha.

Điều đặc biệt ở đây thấy rất rõ rằng đoạn bờ nằm giữa cung bờ phía đông xã Tam

Hải vẫn liên tục bị xói lở trong 3 giai đoạn liên tiếp, kể từ 1989 đến 2013 với chiều

dài đoạn bờ bị xói lở ngắn dần theo từng giai đoạn. Vào đầu giai đoạn này, đoạn bờ

phía nam cửa sông Trƣờng Giang tại Cửa Lở đã đƣợc xây dựng hệ thống kè mềm

và hoàn thành 8/2009, với 8 kè Geotube đƣợc sản xuất từ vật liệu vải địa kỹ thuật,

trên đoạn bờ dài khoảng 600m để chống xói lở, nhƣng sau trận bão (11/2009) đoạn

bờ ở đây bị xói lở mạnh và hệ thống kè này cũng bị hƣ hỏng nặng (hình 3.48, ảnh

trái), đến 10/2013 thì hiện tƣợng xói lở bờ và ăn sâu vào cồn cát cổ, đồng thời hệ

thống kè mềm này cũng gần nhƣ hƣ hỏng hoàn toàn (hình 3.47, ảnh phải).

Hình 3.47: Xói lở bờ phia nam Cƣa Lơ xã Tam Hải 2009 (trái) và 10/2013 (phải)

(ảnh Trần Văn Bình)

Page 117: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

107

Hình 3.48: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình giai đoạn 2009-2013

+ Thời kỳ 1965 – 2013

Bờ biển và vùng cửa sông tại khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành),

đã và đang xảy ra liên tiếp các hiện tƣợng xói lở - bồi tụ, làm nhiều đoạn bờ bị biến

đổi mạnh mẽ, đặc biệt là tại Cửa Lở và bãi biển Bà Tình (hình 3.49, bảng 3.9). Tuy

nhiên, giữa các pha bồi-xói có sự đan xen nhau tại mỗi đoạn bờ khác nhau, nhƣng

hiện tƣợng bồi tụ vẫn chiếm ƣu thế về chiều dài đƣờng bờ lẫn quy mô diện tích.

Các đoạn bờ có xu thế bồi tụ: đoạn bờ phía tây bắc-Cửa Lở thuộc xã Tam

Hòa và Tam Hải, cung bờ biển phía tây bắc và phía đông xã Tam Hải

Các đoạn bờ có xu thế xói lở: đoạn bờ biển xã Tam Hòa, đoạn bờ phía đông

nam-Cửa Lở, đoạn bờ giữa cung bờ phía đông xã Tam Hải và đoạn bờ thuộc bãi

biển Bà Tình. Tại khu vực bờ biển bãi Bà Tình, hiện tƣợng xói lở bờ biển diễn ra

liên tục và ngày càng gia tăng, trong những năm gần đây cƣờng độ xói sạt càng thể

hiện rõ rệt hơn. Điều đặc biệt là tại đoạn bờ này không thấy hiện tƣợng bồi tụ trong

suốt thời gian dài.

Xu thế dịch chuyển Cửa Lở: từ năm 1965 đến năm 2000, Cửa Lở dịch

chuyển theo hƣớng tây bắc-đông nam. Từ sau năm 2000 đến nay, Cửa Lở dịch

Page 118: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

108

chuyển theo chiều ngang, hƣớng từ tây sang đông. Nhƣ vậy, từ năm 1965 đến nay

Cửa Lở đã dịch chuyển 1.658m, với tốc độ trung bình xấp xỉ 34,5m/năm.

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá biến đổi bờ biển khu vực Cửa Lở thời kỳ từ 1965–2013

Đoạn bờ

Bồi tụ Xói lở Cán

cân

diện

tích

(ha)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Độ

dài

(m)

Diện

tích

(ha)

Tốc độ

TB

(m/năm)

Tây bắc-Cửa Lở 1.852 112,4 35,96 2.799 8,83 1,04 +103,6

Tây bắc-Tam Hải 2.079 26,46 3,48 2.811 100,83 34,17 -74,37

Đông-Tam Hải 3.320 22,05 2,51 415,3 0,45 0,41 +21,6

Bãi Bà Tình 0 0 0 754,8 5,52 1,98 -5,52

Hình 3.49: Sơ đồ xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình thời kỳ 1965-2013

3.3.2. Khai thác tài nguyên và tai biến địa mạo bờ biển

Trong những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên thì đáng nói nhất ở

đây là việc khai thác khoáng sản. Trực trạng của hoạt động này đã làm cho môi

trƣờng bờ biển ngày càng xấu đi và hậu quả vẫn đang diễn ra nhƣ tại bờ biển bãi Bà

Tình (Tam Quang), hiện tƣợng xói lở vẫn xảy ra hàng năm (hình 3.50).

Page 119: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

109

Hình 3.50: Bờ biển bị xói lở mạnh là hậu quả của việc khai thác vật liệu (ảnh Trần

Văn Bình 10/2013)

Hiện nay, dọc theo bờ biển Quảng Nam nói riêng và cả dải ven biển miền

Trung nói chung, là nơi phân bố của những cồn cát với độ cao khác nhau từ 4-5m

đến trên 10m, nguồn gốc biển-gió tuổi Holocen sớm hoặc hoặc Holocen giữa-muộn

cũng đã đƣợc khai thác ở nhiều nơi. Trong thành phần của cát cồn, ngoài khoáng

vật thạch anh, còn chứa một hàm lƣợng đáng kể các khoáng vật quặng nhƣ titan,

zircon, monazit, rutil, casiterit,... Chính vì vậy, vùng bờ ven biển miền Trung đƣợc

coi là vùng có triển vọng nhất tập trung và hình thành các mỏ sa khoáng, đặc biệt là

sa khoáng titan (Ti)-zircon (Zr).

Trong phạm vi vùng bờ Quảng Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Tấn Thi (1971-1974) [65], Lê Phƣớc Trình và cs (2000) [37], Đỗ Minh Tiệp và cs,

1999 [36], Trịnh Thế Hiếu (2003, 2006) [12, 14], thì hàm lƣợng các khoáng vật

nặng trong trầm tích cát cồn, cát bãi thƣờng đạt từ 2.0 - 2.64%, nhiều nơi nhƣ cửa

Đại (Hội An), Tam Tiến, Tam Hải (Núi Thành) hình thành các thân sa khoáng có bề

dày vài cm tới hàng chục cm (Hình 3.51). Vào thời kỳ gió mùa đông bắc, tại các

khu vực này thƣờng hình thành các bãi sa khoáng với hàm lƣợng các khoáng vật

quặng (chủ yếu là Ti - Zr) đạt trên 60 %.

Về mặt lý thuyết thì đây là dạng tài nguyên giàu tiềm năng, có thể khai thác.

Nhƣng khoáng sản rắn là tài nguyên không phục hồi hoặc rất chậm hồi phục, do vậy

Page 120: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

110

cần đƣợc tổ chức khai thác hợp lý, hiệu quả không làm thất thoát tài nguyên và ảnh

hƣởng xấu đến các hoạt động phát triển khác, đảm bảo an toàn môi trƣờng sống.

Hình 3.51: Thân sa khoáng trên bãi biển xã Duy Hải (trái, ảnh Trịnh Thế Hiếu) và

có lẫn trong cát khu vực bờ phía mam Cửa Lở (phải, ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khoáng sản phải

đƣợc triển khai trên cả 2 góc độ là biện pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật. Tuy

nhiên, những năm vừa qua, đặc biệt là trƣớc năm 2008, nhiều Công ty ở Quảng

Nam đã đƣợc cấp phép khai thác cát quặng Ti tại dọc ven biển từ Duy Nghĩa, Tam

Hòa, Tam Hiệp, Tam Nghĩa đến Tam Quang (hình 3.52). Mặc dù, khai thác cát

quặng Ti ở các khu vực này chỉ mang tính chất tận thu, nhƣng nhiều nơi rừng phòng

hộ đã bị chặt phá, hậu quả thì một phần nào chúng ta đã phải gánh chịu trong các

cơn bão những năm gần đây. Mặt khác, vùng bờ là nơi nhạy cảm trƣớc những tác

động của thiên nhiên và con ngƣời, khi mất rừng phòng hộ, hiện tƣợng cát bay xảy

ra với cƣờng độ mạnh hơn, những vùng đất liền kề có khả năng trở thành hoang

mạc hóa. Điều này dẫn đến khả năng tai biến địa mạo nhiều hơn trong vùng.

Hình 3.52: Khai thác cát quặng Ti – Zr tại vùng bờ biển xã Duy Hải (trái), xã

Tam Hiệp (giữa) và xã Tam Nghĩa (trái) (ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2005, 2006, 2007)

Page 121: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

111

3.3.3. Những nguyên nhân gây ra xói lở và hậu quả

Từ những kết quả nghiên phân tích địa mạo trong khu vực nghiên cứu, đã

đƣợc nêu trong các phần trƣớc, trên tại những đoạn bờ đƣợc cấu tạo bởi trầm tích

bở rời, bờ cát hay bờ biển đƣợc phủ bởi lớp vỏ bazan bị phong hóa, cùng với các kết

quả tính toán và những quan sát thực tế ngoài thực địa từ năm 2007 đến nay, trong

đó đã có hai lần đƣợc ghi nhận trong hai chuyến khảo sát sau bão vào năm 2009 và

2013 thuộc các đề tài KC09.24/06-10 do Bùi Hồng Long (chủ nhiệm) 2010 [23] và

đề tài đang thực trong năm 2013-2014 do Lê Đình Mầu làm chủ nghiệm, cùng với

những công trình của các tác giả nhƣ Lê Phƣớc Trình (2000) [37], Trịnh Thế Hiếu

(2001 và 2005) [11, 13], Lê Đình Mầu [22, 24, 25 và 59], Vũ Tuấn Anh [2]..., thì

nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi đƣờng bờ biển

mạnh mẽ trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt là hiện tƣợng xói lở bờ biển tại khu

vực Cửa Đại, khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình do quá trình tác động của năng lƣợng

sóng biển cao vào mùa gió đông bắc, điều này cũng đúng với kết quả tính toán cán

cân trầm tích trong 3 đợt khảo sát và đo đạc của năm 2013 và 2014. Tại đây, vào

thời kỳ gió mùa đông bắc sóng có độ cao từ 1-1,5m và kéo dài trong 5 tháng, Ngoài

ra, vào những thời điểm thời tiết xấu nhƣ áp thấp nhiệt đới, gió bão, tốc độ gió bão

mạnh nhất trong khu vực là 46m/s [27], tốc độ gió trung bình là 15-20m/s thì độ cao

sóng hiệu dụng trung bình từ 3-4m, cũng đã làm gia tăng xói lở bờ biển trong phạm

vi nghiên cứu nói riêng và trong khu vực Nam Trung Bộ nói chung.

Tại đây, cũng đã đƣợc tác giả ghi nhận sau 2 lần thực hiện khảo sát hiện

trạng bờ biển sau bão, tại khu vực nghiên cứu bị ảnh hƣởng trực tiếp của bão đó là:

lần thứ nhất vào tháng 11/2009, và lần thứ 2 vào tháng 10/2013. Bờ biển ở đây bị

xói lở nghiêm trọng, có khi kết thúc 1 trận bão bờ biển có nơi dịch sâu vào đất liền

hàng chục mét, đồng thời năng lƣợng sóng mạnh đã phá hủy nhiều công trình kè

của dân tại các công trình khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, cũng nhƣ các công trình kè

bảo vệ bờ biển của nhà nƣớc nhƣ tại Cửa Lở (Tam Hải), bờ kè trong sông thuộc xã

Duy Hải, phía nam Cửa Đại (Hội An) (hình 3.53 và 3.54).

Page 122: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

112

Hình 3.53: Xói lở làm sập kè bảo vệ, đe dọa công trình khách sạn bên trong tại

phƣờng Cửa Đại (ảnh trái); xói lở mạnh tại Cửa Lở (ảnh giữa) và bãi Bà Tình (ảnh

trái), do sóng hoạt động và phá hủy bờ khi gió bão (ảnh Trần Văn Bình, 10/2013).

Hình 3.54: Xói lở bờ biển phƣờng Cửa Đại do sóng biển hoạt động trong khi gió

bão đã tàn phá và đe dọa nhiều công trình nơi đây (ảnh Trần Văn Bình, 11/2009)

Ngoài nguyên nhân trực tiếp đã nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác

hay gọi là những nguyên nhân gián tiếp đã gây ra hiện tƣợng xói lở bờ biển trong

khu vực nghiên cứu và đáng kể nhất có một số nguyên nhân sau: Sự gia tăng các

trận bão và áp thấp nhiệt đới trong năm, dẫn đến các hiện tƣợng nƣớc dâng do bão

kết hợp với triều cƣờng, làm kéo dài thời gian hoạt động của sóng biển trên khu bờ

cao, do đó đã làm tăng cƣờng độ xói lở bờ biển và trên cả quy mô chiều dài đoạn

bờ. Mặt khác, còn có các hoạt động của con ngƣời, xét về nguyên nhân sâu sắc thì

con ngƣời làm cho toàn cầu ấm lên, dẫn đến gia tăng các điều kiện thời tiết cực

đoan và nƣớc biển dâng, tốc độ dâng mực nƣớc trung bình trên dọc bờ biển Việt

Nam là 2,5 mm/năm, tại Quảng Nam là 2,74 mm/năm [40], đã làm tăng hiện tƣợng

xói lở bờ biển, cũng nhƣ toàn cầu ấm lên và xói lở bờ biển [58]. Các hoạt động của

con ngƣời trên các lƣu vực sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ, nhƣ việc xây dựng

nhiều hồ đập trên lƣu vực đã giữ lại một lƣợng trầm tích đáng kể vào mùa khô,

Page 123: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

113

không đƣợc mang ra biển. Do đó, gây tình trạng thiếu hụt trầm tích phía bờ biển

cũng dẫn đến xói lở ngày càng tăng. Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp đáng nói nhất

trong khu vực nghiên cứu cũng dẫn đến hiện tƣợng xói lở bờ biển là vấn đề khai

thác tài nguyên khoáng sản tại dải ven bờ biển trong phạm vi nghiên cứu từ những

năm trƣớc đây, nhƣ tại khu vực bờ biển bãi Bà Tình đã khai thác sa khoáng vào

trƣớc năm 2008, hậu quả là bờ biển vẫn bị xói lở hàng năm và ngày càng mạnh mẽ

hơn, đã làm mất một diện tích lớn đất và đƣờng bờ biển gần tiến sát vào đến đƣờng

giao thông, mà đây là đoạn đƣờng quan trọng, đƣờng lƣu thông của quân cảng-Cảnh

sát biển trong khu vực. Nhƣ vậy, nhiều đoạn bờ biển ở đây đã và đang bị giật lùi

đƣờng bờ sâu vào đất liền, do quá trình xói lở bờ diễn ra rất nghiêm trọng, đặc biệt

là xói lở bờ do sóng biển hoạt động và phá hủy trong khi gió bão nhƣ hình 3.55.

Hình 3.55: Mô phỏng quá trình xói lở bờ biển trong điều kiện thời tiết cực đoan

3.4. ĐỊA MẠO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG BỜ

3.4.1. Ảnh hƣởng của tai biến đến cảnh quan môi trƣờng vùng bờ

Xói lở bờ biển ở đây gây ra các vấn đề sau:

1) Xói lở các hệ thống cồn cát, tàn phá khu du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng

do tác động của sóng bão làm tràn ngập vùng đất nội địa phía trong.

2) Sập đổ các công trình đặt trên đỉnh các vách biển hoặc trên các cồn cát,

các công trình kè bảo vệ bờ ở một số đoạn bờ sông, bờ biển xã Duy Hải, Tam Hải.

3) Xói lở chân các công trình bảo vệ bờ biển do sự hạ thấp bờ trƣớc.

4) Làm mất các vùng đất có giá trị kinh tế, nhƣ các bãi biển, các vùng đất

nông nghiệp, các vùng đất nuôi trồng hải sản; v.v.

Page 124: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

114

Ngày nay, nghiên cứu địa mạo bờ biển đang đƣợc quan tâm sâu sắc, đặc biệt

là nghiên cứu biến động địa hình bờ biển và còn đƣợc xem là một trong những cơ

sở khoa học quan trọng đóng góp có hiệu quả cho quy hoạch phát triển bền vững

(gồm cả quy hoạch chiến lƣợc và quy hoạch hành động), cũng nhƣ cho quá trình

quản lý môi trƣờng bờ biển nói chung.

Bồi tụ và xói lở là hai mặt đối lập xảy ra một cách tất yếu trong quá trình

phát triển địa hình tuân theo quy luật tiến hóa của sự vật. Song vì nhiều nguyên

nhân, hoạt động bồi tụ-xói lở gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống

của con ngƣời. Lúc đó nó trở thành tai biến. Trong đa số trƣờng hợp, xói lở bờ biển

gây ra tai biến nhiều hơn so với bồi tụ.

Đối với vùng bờ Quảng Nam, tai biến bồi tụ chỉ xảy ra ở vùng trƣớc Cửa Đại

(Hội An) và cùng Cửa Lở (Núi Thành) đã và đang ở mức độ báo động. Do tác động

hỗn hợp sông-biển, vùng trƣớc Cửa Đại và Cửa Lở, luôn hình thành và tồn tại các

bar cát chắn cửa. Các bar này có hình thái khác nhau và luôn biến động theo thời

gian. Sự tồn tại và biến động của chúng đã làm cho luồng lạch ra vào vùng cửa thay

đổi liên tục, gây khó khăn cho tàu thuyền, đặc biệt là những tàu thuyền của các địa

phƣơng khác muốn ra vào bến cảng khu vực cửa Đại. Còn tai biến xói lở diễn ra với

quy mô rộng hơn và cũng khốc liệt hơn tại các khu vực bờ phƣờng Cửa Đại, xã Duy

Hải, Tam Hải và Tam Quang. Xói lở bờ sông, bờ biển đã và đang tác động nghiêm

trọng, không chỉ đối với cuộc sống của cộng đồng dân cƣ khu vực bị xói lở, mà còn

tác động nhiều mặt đến cảnh quan môi trƣờng bờ.

Tại bờ biển Tam Thanh, hiện tƣợng xói lở bờ biển cũng diễn ra khá mạnh,

tạo nên những bờ vách dốc đứng cao 5-7m. Hậu quả của hiện tƣợng này là, bờ biển

lấn sâu vào phía đất liền, không những làm thay đổi diện mạo bờ biển mà còn ảnh

hƣởng tới đời sống cộng đồng dân cƣ. Một tác động khác tại khu vực này là, tạo cho

phần ngầm bãi có độ dốc lớn, bên ngoài hình thành các đê cát ngầm song song với

đƣờng bờ và luôn di động theo thời gian. Chính với dạng địa hình này là điều kiện

thuận lợi để hình thành các dòng xoáy (rift current) tại khu vực bãi này, gây nguy

hiểm cho ngƣời dân cũng nhƣ khách du lịch khi tham gia tắm biển.

Page 125: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

115

Để chống lại hiện tƣợng xói lở, tại các khu vực nhƣ: bờ sông xã Duy Hải, bãi

biển Tam Thanh, bờ phía nam Cửa Lở và bờ biển xã Tam Hải, tỉnh Quảng Nam đã

đầu tƣ kinh phí lớn xây dựng đê, kè dọc theo các đoạn bờ này và hậu quả là công

trình kè tại Cửa Lở đã bị phá hủy hoàn toàn, bờ kè Duy Hải, Tam Hải cũng đã bị

sóng biển làm hƣ hỏng.

3.4.1. Đia mạo ứng dụng trong quản lý môi trƣờng bờ

Quản lý môi trƣờng nói chung và quản lý môi trƣờng bờ biến nói riêng, theo

Cục Môi trƣờng Anh Quốc [43], thực chất bao gồm quản lý tài nguyên và quản lý

tai biến. Quản lý tài nguyên tức là xem xét và cân nhắc sử dụng các loại tài nguyên

bờ biển một cách hợp lý nhất phù hợp với các quy luật đã hình thành ra nó. Còn

quản lý tai biến là xem xét và dự đoán sự biến đổi các nguồn tài nguyên này diễn ra

theo hƣớng nào-tốt hay xấu, khi đƣợc đƣa vào sử dụng. Tuy nhiên, do tính phức tạp

của quản lý tài nguyên, trong báo cáo này chỉ đề cập tới quản lý tai biến, cụ thể

trong vùng là tai biến xói lở bờ biển.

Trên quan điểm coi tài nguyên là bất cứ thứ gì phục vụ cho các nhu cấu phát

triển của con ngƣời cả về vật chất lẫn tinh thần, thì địa hình và các quá trình địa

mạo là một nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc con ngƣời sử dụng từ rất sớm.

Lúc đầu chỉ là nơi cƣ trú, sau trở thành nơi sản xuất và xây dựng theo nhu cầu của

mình. Chính vì thế, địa hình mặt đất đã trở thành “sân khấu” con ngƣời “trình diễn”

những sáng tạo của họ.

Tuy nhiên, do nhận thức không đầy đủ về bản chất của địa hình-một hợp

phần của tự nhiên không phải là bất biến, mà thƣờng xuyên vận động và thay đổi,

mặc dù chậm chạp, dƣới tác động của các nhân tố khác, nên con ngƣời đã sử dụng

nó một cách không cân nhắc và đã dẫn đến nhiều hậu quả không có lợi cho chính

bản thân con ngƣời: đó là các tai biến thiên nhiên, nhƣ trƣợt đất, xói lở bờ sông, bờ

biển, xói mòn thổ nhƣỡng, bồi lấp cửa sông, v.v. Thực chất, các hiện tƣợng đó

chính là các quá trình địa mạo-hay đƣợc gọi chung là các quá trình trên mặt.

Địa hình bờ biển của vùng nghiên cứu hiện nay cũng đang trong tình trạng

biến đổi theo chiều hƣớng không có lợi cho cuộc sống của ngƣời dân. Đó là hiện

Page 126: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

116

tƣợng xói lở bờ biển tràn lan gây thiệt hại lớn về tài sản, hay bồi tụ cản trở sản xuất

của nhân dân các địa phƣơng. Xói lở làm mất đất đai để cƣ trú và sản xuất, phá hủy

hoặc đe dọa phá hủy các công trình xây dựng trên bờ biển, v.v. (hình 3.56 và 3.57.).

Hình 3.56: Xói lở làm sập đổ công trình ở phƣờng Cửa Đại (trái), và phá hủy công

trình kè chống xói lở ở xã Tam Hải (phải) (ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Hình 3.57. Xói lở đe dọa làm sập đổ công trình ở phƣờng Cửa Đại (trái)(ảnh Vũ

Văn Phái, 2012), mất đất quân sự ở Tam Quang (phải)(ảnh Trần Văn Bình, 2013)

Trƣớc tình hình xói lở bờ biển gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ vậy, nhƣng

đến nay, trong vùng cũng chƣa có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ. Lý do có lẽ

do kinh phí có hạn, đồng thời cũng chƣa có nghiên cứu cụ thể từng trƣờng hợp xói

lở để đƣa ra nguyên nhân chính gây ra xói lở là gì, hoặc do ở đó không có các công

trình dân sinh, công trình lịch sử văn hóa quan trọng? Gần đây, xói lở nghiêm trọng

tại phƣờng Cửa Đại (Hội An) từ năm 2009-2011, thì đến năm 2012, chính quyền đã

cấp kinh phí để xây dựng công trình bảo vệ kiên cố (hình 3.58). Nhƣng liệu kết quả

Page 127: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

117

của các công trình này có đƣợc nhƣ mong muốn? Bởi vì, điều kiện cần để cho công

trình tồn tại lâu dài và mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trƣờng, cần có

những nghiên cứu đo đạc cụ thể và dự đoán khả năng giật lùi của đƣờng bờ nhƣ thế

nào dƣới tác động của biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

Hình 3.58: Đang thi công công trình bảo vệ bờ ở phƣờng Cửa Đại 5/2012 (ảnh Vũ

Văn Phái, 2012)

3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ CÁC TAI BIẾN PHỤC VỤ QUẢN LÝ

MÔI TRƢỜNG BỜ BIỂN

3.5.1. Phân vùng cảnh báo tai biến địa mạo bờ biển

Với xu thế ngày càng tăng các hiện tƣợng tai biến xói lở-bồi tụ ở khu vực

nghiên cứu đƣợc nhận định và đánh giá trên cơ sở nghiên cứu địa mạo, các quá

trình thủy thạch động lực, hiện trạng và các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ nguyên

nhân gây ra, đã tác động lên môi trƣờng bờ biển nhƣ đã đề cập đến trong chƣơng 2

và phần đầu chƣơng 3. Các quá trình xói lở, bồi tụ đã và đang xảy ra, đặc biệt là xu

hƣớng xói lở mạnh vẫn tiếp tục diễn ra trên các đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở

rời, độ gắn kết yếu. Căn cứ vào hiện trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động

xói lở-bồi tụ, trên toàn bộ dải ven bờ biển khu vực nghiên cứu đƣợc phân chia thành

các đoạn bờ có nguy cơ tai biến xói lở khác nhau nhƣ sau (bảng 3.10, hình 3.59).

3.5.1.1. Đoạn bờ thường xảy ra tai biến xói lở cao

Đây là những đoạn thuộc kiểu bờ xói lở trên trầm tích bở rời và cát, bao gồm

các đoạn bờ biển nhƣ: phƣờng Cửa Đại, xã Duy Hải, đông nam Cửa Lở và bờ bãi

Bà Tình xã Tam Quang. Các đoạn bờ này có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế

Page 128: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

118

- xã hội, tập chung dân cƣ. Mặt khác, còn là chiến lƣợc an ninh quốc phòng. Nhƣ đã

trình bày ở các phần trƣớc, trên các đoạn bờ này, vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là vật

liệu bở rời, đồng thời bị tác động mạnh do các quá trình động lực, nên hoạt động xói

lở đã làm đƣờng bờ bị thay đổi mạnh, đồng thời đã phá huỷ các công trình kè, nhà

cửa, đƣờng giao thông gây ảnh hƣởng lớn đến kinh tế-xã hội và tâm lý của ngƣời

dân, nhất là trong thời gian gần đây hiện tƣợng này càng trở nên phổ biến và đã xảy

ra nghiêm trọng, do đó đƣợc xét vào đoạn bờ thƣờng xảy ra tai biến xói lở cao.

Hình 3.59: Sơ đồ phân vùng cảnh báo tai biến địa mạo bờ biển tỉnh Quảng Nam

Page 129: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

119

Bảng 3.10: Đánh giá tổng hợp mức độ xảy ra nguy cơ tai biến xói lở-bồi tụ tại dải ven biển tỉnh Quảng Nam

Stt

Vị trí

đoạn bờ

Độ dài

đoạn bờ

(km)

Hƣớng

đƣờng

bờ

Vật liệu

cấu tạo

bờ

Độ rộng

TB bãi

(m)

Độ dốc

trung

bình

Cán cân

vật liệu

Tốc độ xói

lở TB

(m/năm)

Năng

lƣợng

sóng

Hƣớng

sóng

ƣu thế

Độ ổn

định bờ

Mức

độ tai

biến

1 Phƣờng

Cửa Đại

4,32 TB-ĐN Cát 40-50 3-50 Thiếu 6,25 Cao ĐB Rất thấp Cao

2 Đông nam

Cửa Lở

1,56 ĐB-TN Cát 30-35 Vách

dốc

Thiếu 34,17 Cao ĐB Rất thấp Cao

3 Bãi Bà

Tình

0,8 TB-ĐN Bazan bị

phong hóa

10-15 Vách

đứng

Thiếu 1,98 Cao ĐB Rất thấp Cao

4 Duy Hải -

Tam Tiến

42,44 TB-ĐN Cát 50-90 1-30

Thiếu hụt Đan xen Cao ĐB Thấp Trung

bình

5 Phía đông

Tam Hải

3,96 Đ Cát 25-70 1-30

Thiếu hụt Đan xen Cao Đ

Thấp Trung

bình

6 Điện Ngọc-

Cẩm An

11,34 TB-ĐN Cát 40-60 1-30 Cân bằng Đan xen Cao ĐB Trung bình Thấp

7 Duy Hải 3,12 Đ, ĐB-

TN

Cát 50-80 1-20 Cân bằng Đan xen Cao ĐB Trung bình Thấp

8 Tam Hòa 5,5 TB-ĐN Cát 60-70 1-20 Cân bằng Đan xen Cao ĐB Trung bình Thấp

9 Phía bắc

Tam Hải

1,86 ĐB-TN Cát 80-120 0.5-10 Cân bằng Đan xen Trung

bình

B Trung bình Thấp

10 Tam Nghĩa 6,18 TB-ĐN Cát 45-50 1-30 Cân bằng Đan xen Cao ĐB Trung bình Thấp

11 Tam Hải 2,8 TB-ĐN Đá gốc Không Vách đá Không Không Cao ĐB Cao Không

12 Tam Quang 7,1 Đ Đá gốc Không Vách đá Không Không Cao ĐB Cao Không

Page 130: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

120

3.5.1.2. Đoạn bờ có nguy cơ xảy ra tai biến xói lở trung bình

Các đoạn bờ này cũng thuộc kiểu bờ xói lở trên trầm tích bở rời, bao gồm

các đoạn bờ nhƣ: đoạn bờ biển kéo dài từ phía nam xã Duy Hải (Duy Nghĩa) đến

hết xã Tam Tiến (Núi Thành), và đoạn bờ phía đông xã Tam Hải (Núi Thành), cũng

nhƣ đã đề cập ở phần trên thành phần vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là cát, đây là

những đoạn bờ đƣợc phát triển trên các thành tạo địa mạo số 23, 24, 25 và 33, sự

tiến hóa bờ biển luôn có hiện tƣợng xói lở, bồi tụ diễn ra đan xen trong các đoạn bờ,

đồng thời có sự xói lở bồi tụ xen kẻ theo mùa, tạo nên thế bờ biển cân bằng động.

Qua phân tích ảnh vệ tinh thì bờ biển luôn ổn định. Qua khảo sát thực tế thì thấy

rằng, mặc dù vẫn chịu tác động mạnh của sóng nhƣng ít xảy ra tai biến xói lở, chỉ

xảy ra ở một số đoạn rất nhỏ, chƣa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên các đoạn

bờ này một số đoạn đã có công trình bảo vệ bờ nhƣng vẫn bị sóng phá hoại trong

khi có gió bão nên đƣợc đƣợc xếp vào loại bờ có nguy cơ xảy ra tai biến trung bình.

3.5.1.3. Đoạn bờ có nguy cơ xảy ra tai biến thấp

Đó là các đoạn bờ nhƣ: bờ từ xã Điện Ngọc đến phƣờng Cẩm An, đoạn bờ xã

Duy Hải, đoạn bờ các xã Tam Hòa,Tam Hải, Tam Nghía. Đây là các đoạn bờ có cấu

trúc bờ lõm về phía lục địa, làm năng lƣợng sóng khi vào bờ bị giảm đáng kể. Mặt

khác, do ảnh hƣởng của cấu trúc địa hình trong khu vực, dòng chảy dọc bờ thƣờng

mang trầm tích đến và lắng đọng lại. Qua kết quả phân tích từ bản đồ địa hình, trên

ảnh vệ tinh và số liệu đo đạc thực tế cho thấy rằng, nhiều đoạn bờ có sự xói lở-bồi

tụ đan xen trong những đoạn bờ hoặc theo mùa, có đoạn còn đƣợc bồi tụ nhẹ trong

thời gian dài nhƣ tại các đoạn bờ biển Duy Hải, Tam Hòa và phía bắc xã Tam Hải.

3.5.1.4. Đoạn bờ không có nguy cơ xảy ra tai biến

Đây là những đoạn bờ trong đơn bị địa mạo số 38, thuộc kiểu bờ mài mòn trên đá

bền vững và đƣợc phát triển trên đá gốc nên tƣơng đối ổn định. Trong khu vực

nghiên cứu, đoạn bờ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ đó là đoạn mũi An Hòa (Tam Hải) và

đoạn bờ xã Tam Quang (trừ khu vực bờ biển bãi Bà Tình).

Page 131: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

121

3.5.2. Các giải pháp giảm nhẹ tai biến phục vụ quản lý môi trƣờng và phát

triển bền vững vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam

3.5.2.1. Đề xuất quy hoạch và sử dụng bờ biển trên cơ sở địa mạo

Về lâu dài và có thể tránh đƣợc những tác động không mong muốn do cả

thiên nhiên và con ngƣời gây ra, trƣớc hết cần có quy hoạch sử dụng các nguồn tài

nguyên trên dải bờ biển, trong đó có địa hình, một cách đúng đắn và khôn ngoan.

Nghiên cứu địa mạo có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch bờ biển xuất

phát từ mối quan hệ phản ứng-quá trình, hay nói cách khác từ hệ địa mạo phản ứng-

quá trình đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong địa mạo học từ vài chục năm gần

đây (chẳng hạn, phản ứng lại với mực nƣớc biển dâng là quá trình xói lở làm đƣờng

bờ giật lùi về phía đất liền, còn quá trình tích tụ, mở rộng diện tích lục địa phản ứng

lại mực nƣớc biển hạ thấp). Từ những mối quan hệ nhƣ vậy, địa hình bờ biển luôn

là đối tƣợng nhạy cảm nhất với những thay đổi kể cả các hợp phần trong hệ địa mạo

bờ, cũng nhƣ các điều kiện từ bên ngoài, nhƣ biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển

dâng. Điều này dẫn đến địa hình bờ biển dễ bị tổn thƣơng do mực nƣớc biển dâng.

Tài nguyên địa hình trên dải ven biển và đáy biển ven bờ tỉnh Quảng Nam rất

đa dạng và phong phú cả về nguồn gốc lẫn hình thái của chúng. Các thành tạo địa

hình do biển, kể cả các bề mặt tích tụ lẫn các thành tạo mài mòn đều có giá trị sử

dụng trong thực tiễn (là mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông-lâm-

thủy sản, v.v.) lẫn trong nghiên cứu khoa học (quá trình tiến hóa địa mạo của đồng

bằng ven biển, theo dõi quá trình tiến hóa các thành tạo địa chất lộ ra trên địa hình

mài mòn ở khu vực An Hòa, v.v.). Tuy nhiên, hiện nay, toàn bộ rìa phía biển của

các bề mặt tích tụ này đều đang bị xói lở khá mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Cửa Đại,

Cử Lở và bãi Bà Tình. Xói lở không những làm mất đất, mà còn phá hủy nghiêm

trọng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở đây.

Trƣớc tình trạng nhƣ vậy, ở đây, chỉ nêu một vài nhân xét về đinh hƣớng quy

hoạch phát triển du lịch. Có thể nói rằng, nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du

lịch trong phạm vi của tỉnh rất phong phú, đặc biệt là đoạn bờ biển từ phƣờng Cửa

Đại hƣớng lên tới Đà Nẵng. Trên đoạn này có thể bố trí nhiều tuyến và điểm du lịch

với khả năng đi lại thuận lợi theo đƣờng ven biển Hội An-Đà Nẵng. Các hình thức

Page 132: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

122

du lịch gồm tắm biển bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), bãi biển phƣờng (Cửa Đại),

ngắm cảnh (đƣờng đèo Hải Vân, Cù Lao Chàm), văn hóa (Đô thị cổ Hội An, thánh

địa Mỹ Sơn), v.v.

Một điều đáng quan tâm khi xây dựng hạ tầng cơ sở cho du lịch, nhƣ khách

sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, v.v. cần thiết phải cân nhắc chiều rộng của dải bờ biển dễ

bị tổn thƣơng do mực nƣớc biển dâng trong khoảng thời gian đƣợc dự đoán cho 10

năm, 20 năm hoặc 50 năm hoặc tai biến xói lở đã và đang diễn ra, để tránh xảy ra

những thiệt hại không mong muốn nhƣ công trình resort đang xây dựng tại phƣờng

Cửa Đại (Hội An) phải bỏ lại do xói lở (hình 3.60).

Hình 3.60: Công trình đang xây dựng phải bỏ lại do xói lở (trái, 2013), và xói lở

nền móng công trình ở phƣờng Cửa Đại (phải, 2009)(ảnh Trần Văn Bình)

3.5.2.2. Một số giải pháp khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do tai biến xói lở - bồi tụ

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến

vến đề và thực tế cho thấy rằng, để giảm nhẹ thiệt hại do quá trình xói lở - bồi tụ bờ

biển, các khu vực cửa sông là rất khó khăn và phức tạp, việc này đòi hỏi phải đƣợc

tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến vi mô, cả trực

tiếp và gián tiếp, cả giải pháp công trình và phi công trình, đều phải đƣợc nghiên

cứu sâu sắc để đƣa ra các phƣơng án phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể. Các giải

pháp ở tầm vĩ mô phải nằm trong nội dung quản lý ở khu vực, vùng lãnh thổ và qui

hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp phi công trình cần phải

huy động đƣợc sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ, sự phối hợp liên ngành

từ các cấp lãnh đạo thuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Các giải pháp công

trình cần phải phù hợp với qui luật tự nhiên trên cơ sở xác định đƣợc các tác nhân

Page 133: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

123

gây xói lở, nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, đồng thời công trình phải có đƣợc

hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng

và nhà nƣớc, không gây tác động tiêu cực đến môi trƣờng và xói lở các khu vực lân

cận. Xuất phát từ đó, trong khu vực nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp sau.

a. Giải pháp phi công trình

Giải pháp phi công trình ở đây, trƣớc hết là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức cho ngƣời dân về các tai biến do thiên tai và các nguyên nhân cơ bản

(trong đó có cả tác động của con ngƣời) gây xói lở-bồi tụ, để họ có ý thức thực hiện

nghiêm chỉnh các luật nhƣ: Luật bảo vệ Môi trƣờng, Luật bảo vệ và phát triển rừng,

Luật khai thác tài nguyên, .v.v... Ngoài ra, để tránh thiệt hại không mong muốn cần

phải có giải pháp quy hoạch chiến lƣợc phát triển vùng bờ biển, đồng thời chỉ ra

mức độ xói lở tại các đoạn bờ đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, nhằm giảm thiểu thiệt

hại dẫn đến tai biến và các rủi ro đi kèm.

b. Các giải pháp công trình

Cần nghiên cứu và đánh giá sâu sắc về các điều kiện địa chất, địa mạo và các

quá trình thủy thạch động lực tại khu bờ để đƣa ra những biện pháp công trình cụ

thể phù hợp với từng đoạn bờ, tránh xảy ra biến cố nhƣ công trình kè mềm tại Cửa

Lở tiêu tốn rất nhiều tiền nhƣng không có hiệu quả.

Khu vực cửa Đại: Hiện nay, bãi biển phƣờng Cửa Đại chƣa có công trình

nào làm giảm năng lƣợng sóng, mà chỉ có một số đoạn bờ với chiều dài từ 200-

500m, đƣợc xây dựng kè lát mái hoặc tƣờng bảo tại các khu vực khách sạn, nhƣng

chƣa mang lại hiệu quả cao. Trên những đoạn công trình kè này, hiện tại đang bị tác

động trực tiếp của sóng, nên một số đoạn cũng đã bị sóng biển đánh sập và đang đe

dọa đến các công trình bên trong đó, điều này sẽ rất nguy hiểm khi phải đối mặt với

tình hình thiên tai nhƣ hiện nay. Do vậy, để giảm thiểu thiệt hại do sóng biển trực

tiếp gây ra, tại đây cần có giải pháp bảo vệ bờ hợp lý nhƣ xây dựng kè chắn sóng xa

bờ, có tác động làm giảm năng lƣợng sóng, đồng thời chú ý đến quá trình vận

chuyển trầm tích ven bờ, tránh hiện tƣợng bồi lấp Cửu Đại. Ngoài ra, cũng cần kết

hợp với giải pháp quy hoạch lâu dài cho khu vực nhƣ nuôi bãi hay cảnh báo xói lở ở

Page 134: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

124

mức độ cao, để tránh đƣợc những thiệt hại không mong muốn xảy ra, đồng thời tạo

nên cảnh quan vùng bờ là bãi tắm, khu du lịch sinh thái.

Khu vực Cửa Lở: Cửa Lở có vai trò điều tiết sự trao đổi nƣớc giữa hạ lƣu

sông Tam Kỳ, Trƣờng Giang với biển, đặc biệt là tiêu thoát lũ lụt tại khu vực. Do

vậy, cũng đã đƣợc tỉnh Quảng Nam đầu tƣ xây dựng hệ thống kè mềm nhƣ đã nói

đến ở trên và không có tác dụng. Nên giải pháp chống xói lở ở đây cần xây dựng hệ

thống kè phá sóng xa bờ, nằm song song với đƣờng bờ phía nam Cửa Lở. Với giải

pháp này, thì đƣờng bờ sẽ đƣợc ổn định hơn.

Khu vực bờ biển tại bãi Bà Tình: Với dạng địa hình bờ biển bãi Bà Tình là

vùng lỏm, nằm trong nhƣ một vịnh biển nửa kín, mũi phía bắc và phía nam đƣợc

cấu tạo đá gốc là đá bazan có vai trò nhƣ kè chắn sóng tự nhiên. Với những nhận

định về đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chất và động lực tác động dẫn đến xói lở bờ

biển ở đây mà nguyên chân chính là do sóng. Sự phân bố các trƣờng sóng điển hình

tại khu vực này là sóng hƣớng đông bắc có tác động mạnh nhất. Do đó, cần thiết kế

kè chắn sóng đến từ hƣớng đông bắc là chủ yếu. Công trình kè sẽ đƣợc thiết kế

dạng nổi hay chìm, sẽ làm giảm tối đa sự tác động của sóng, (với tốc độ gió 9m/s,

năng lƣợng sóng chỉ ≤0,5m [27]), đồng thời đảm bảo bờ biển ổn định và cảnh quan

môi trƣờng vùng bờ (hình 3.61). Tuy nhiên, với kè nổi sẽ tạo cảnh quan đẹp hơn.

108.689 108.69 108.691 108.692 108.693 108.694 108.695 108.696 108.697 108.698 108.699 108.7

15.473

15.474

15.475

15.476

15.477

15.478

15.479

15.48

0 100 200m

Haûi ñaêng

Baõi B

aø T

ình

Ñöôøn

g g

iao th

oân

g

0.5

0.7

1

1.2

1.5

(m)

: Höôùng soùng

: Ñöôøng ñaúng ñoä

cao soùng Hs(m)

: Ranh giôùi ñaù goác

: Theàm ñaù goác

: Keø phaù soùng

Kh

u v

öïc q

uaân

ï

Hình 3.61: Trƣờng độ cao sóng hữu hiệu tại vùng biển bãi Bà Tình (gió đông bắc, V =

9m/s; kè nổi) [27]

Page 135: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

125

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu địa mạo vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam có thể

đƣa ra một số kết luận sau:

1. Đặc trƣng về địa hình khu vực nghiên cứu là có tính phân dị từ tây sang

đông. Trên lục địa là đồng bằng ven biển bị phân cắt mạnh bởi các hệ thống sông

Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trƣờng Giang, ngoài ra còn có dải cồn cát song

song với bờ biển. Đƣờng bờ biển kéo dài theo hƣớng theo hƣớng tây bắc-đông nam,

đồng thời bị phân cắt bởi các cửa sông và mũi nhô đá gốc. Địa hình đáy biển ven bờ

phần lớn là đồng bằng nghiêng thoải đang chịu tác động mạnh bởi các yếu tố động

lực hiện đại, còn địa hình đáy tại khu vực các cửa sông đang biến đổi phức tạp bởi

các cồn cát ngầm di động, các gờ cao và rãnh trũng.

2. Trên cơ sở các nguyên tắc nguồn gốc-hình thái-động lực, địa hình khu vực

nghiên cứu đƣợc phân chia thành 36 đơn vị địa mạo. Trong đó, phần địa hình lục

địa ven biển có 5 nhóm gồm 26 đơn vị và phần địa hình đáy biển ven bờ có 2 nhóm

gồm 10 đơn vị, thuộc các nguồn gốc, hình thái và động lực khác nhau.

3. Nghiên cứu địa mạo dải bờ biển tỉnh Quảng Nam đã tìm ra đƣợc nguyên

nhân gây ra xói lở bờ biển trong suốt thời gian dài từ năm 1965 đến nay, cũng nhƣ

trong thời gian ngắn từ năm 2013-2014, nguyên nhân chính gây ra xói lở khốc liệt

tại khu vực phƣờng Cửa Đại (Hội An), khu vƣc Cửa Lở-Tam Hải và bờ biển bãi Bà

Tình-Tam Quang (Núi Thành) đó là năng lƣợng sóng biển cao vào mùa gió đông

bắc, mà đặc biệt hơn nữa là sóng biển trong khi có gió bão. Sau một trận bão bờ

biển bị giật lùi vào đất liền hàng chục mét, đồng thời lấy đi lƣợng lớn cát từ bãi

biển, góp phần bồi tụ tại các cửa sông. Còn nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển tại

bãi Bà Tình, ngoài những yếu tố tác động của sóng, một phần do hậu quả của con

ngƣời trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản.

4. Kết quả nghiên cứu địa mạo cho thấy hiện tƣợng xói lở bờ biển không chỉ

xảy ra trên những đoạn bờ cát mà còn đã và đang xảy ra mạnh mẽ trên đoạn bờ đá

bazan đã bị phong hóa.

5. Việc nghiên cứu địa mạo dải ven bờ biển tỉnh Quảng Nam, qua việc đo

đạc, thành lập các trắc diện địa hình trên mỗi đoạn bờ, bãi và tính toán cán cân trầm

Page 136: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

126

tích trên đó, cho thấy xu thế phát triển của bãi biển cũng nhƣ đƣờng bờ, đồng thời

tìm ra đƣợc đoạn bờ bị xói lở liên tục có tính dài hạn (trong nhiều năm) cũng nhƣ

ngắn hạn (trong 1 năm). Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc cảnh báo tai biến

xói lở-bồi tụ. Từ đó, có những giải pháp phù hợp làm giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ bờ

biển, phục vụ quản lý môi trƣờng bờ và có chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội bền

vững.

Page 137: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Nguyễn Tác An (chủ nhiệm) (2007), Áp dụng bước 3,4,5 mô hình quản lý tổng hợp

đơi bờ cho tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án, Lƣu trữ thƣ

viện Viện Hải dƣơng học, Nha Trang, 404 tr.

2. Vũ Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu động lực hình thái vùng biển cửa sông Thu Bồn,

Luận án Tiến sĩ địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên-Hà Nội.

3. Bách khoa toàn thư Địa lý-Xô viết (1988), Nxb Bách khoa Toàn thƣ Xô-viết,

Maxcơva.

4. Đào Đình Bắc (chủ trì), Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Cát Nguyên Hùng, Nguyễn

Hiệu (2002), Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở phương pháp địa mạo phục

vụ phát triển đô thị dải đồng bằng ven biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Báo cáo đề tài

đặc biệt cấp ĐH Quốc gia, Hà Nội, 166 tr.

5. Ngô Ngọc Cát và nnk (2001), Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ

nghiên cứu sạt lở bờ biển miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài nhánh thuộc đề tài

KHCN -5, Lƣu trữ Viện Địa Lý.

6. Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Nxb TP HCM, 1996, 272 tr.

7. Nguyễn Văn Cƣ và nnk (1990), Nghiên cứu các quá trình thủy thạch động lực vùng

bờ biển mở, Báo cáo tổng kết đề tài 48B-02-01, Tập 1, Viện khoa học Việt Nam, Hà

Nội. 170tr.

8. Trần Văn Bình, Trịnh Thế Hiếu (2010) “Sự biến đổi hình thái địa hình bãi và đƣờng

bờ tại một số khu vực bờ biển Nam Trung Bộ theo thời gian (2007 – 2008”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ biển T10(2), tr. 15-29.

9. Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu (2012), “Quá trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng -

mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan (Phú Yên)”. Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công

nghệ biển, T.12(3), tr. 24-33.

10. Trịnh Thế Hiếu (chủ nhiệm) (2000), Báo cáo tổng kết đề tài, Điều tra khảo sát đặc

điểm sinh thái và môi trường làm cơ sở định hướng phát triển bền vững một số loài

hải đặc sản vùng ven bờ tỉnh Quảng Nam, Lƣu trữ thƣ viện Viện Hải dƣơng học,

Nha Trang.

11. Trịnh Thế Hiếu và nnk (2001), “Sự biến đổi và xu thế phát triển khu vực bờ cửa

Đại, Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Biển Đông –

2000, tr.75-90.

12. Trịnh Thế Hiếu (2003), “Về tiềm năng khoáng sản rắn vùng biển Việt Nam”, Tuyển

tập nghiên cứu biển, T.XIII, tr. 63-72.

13. Trịnh Thế Hiếu, Lê Phƣớc Trình, Tô Quang Thịnh (2005), “Hiện trạng và dự báo sự

biến động bờ biển và các cửa sông ven biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị

60 năm Địa chất Việt Nam, Hà Nội, tr. 359-366.

14. Trịnh Thế Hiếu (2006), “Tài nguyên khoảng sản rắn vùng bờ tỉnh Quảng Nam-hiện

trạng khai thác và vấn đề môi trƣờng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. T.6(4)

2006. tr. 37-47.

15. Trịnh Thế Hiếu (chủ trì), Nguyễn Đình Đàn, Phạm Bá Trung, Trần Văn Bình

(2008), Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh

Page 138: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

128

thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp tỉnh,

64 tr.

16. Trịnh Thế Hiếu, Trần Văn Bình (2011), “Hiện trạng khai thác và xu thế biến đổi tài

nguyên thiên nhiên tại dải ven biển Nam Trung Bộ”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị

KHCN biển toàn quốc lần thứ V, Hà Nội.

17. Nguyễn Hiệu (2003), Nghiên cứu biến động địa hình khu vực cửa sông Ba Lạt và

lân cận phục vụ quản lý đới bờ. Luận văn thạc sỹ địa lý, lƣu trữ tại thƣ viện Khoa

Địa lý.

18. Lê Xuân Hồng (2001), “Hiện trạng xói lở và dịch chuyển cửa sông Lý Hòa”, Tạp

chí các Khoa học về Trài đất, T20(3), Hà Nội, tr. 82-88.

19. Nguyễn Chu Hồi (2006), “Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam: Các vấn đề và cách

tiếp cận”, Kỷ yếu Hội thảo, Tổng kết đề án VS/RDE/02: Giải pháp quản lý môi

trƣờng ven biển nhằm phát triển bền vững, Nha Trang, tr. 313-326.

20. Leontyev O.K., Nikiforv L.G., Xafianov G.A. (2000), Địa mạo bờ biển. Biên dịch:

Bộ môn Địa mạo và Địa lý biển, Khoa địa lý, Trƣờng ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội,

240tr.

21. Longginov V.V (1963), Động lực vùng bờ biển không có thủy triều. NXB Khoa học

Matxcơva, 379 tr. (tiếng Nga).

22. Bùi Hồng Long, Lê Đình Mầu (2000), “Các đặc điểm của trƣờng sóng, ảnh hƣởng

của chúng tới các quá trình xói lở – bồi tụ tại Cửa Đại (Hội an), cửa sông Cái (Nha

trang), vịnh Phan thiết trong các điều kiện gió địa phƣơng điển hình” Tuyển tập

Nghiên cứu biển, tập X, Nxb Nông nghiệp, tr. 21-33.

23. Bùi Hồng Long (chủ nhiêm) (2010), Luận chứng khoa học kỹ thuật phục vụ cho

quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ biển Nam Trung Bộ đáp ứng

mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển, Báo cáo tổng kết đề tài Cấp Nhà nƣớc

KC09.24/06-10.

24. Lê Đình Mầu (2006), “Đặc điểm biến đổi đƣờng bờ tại khu vực Cửa Đại (Hội An)

từ năm 1965 đến 2003”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập XV, tr 38-48.

25. Lê Đình Mầu (2009), Đánh giá những tác động của các công trình bảo vệ đến môi

trường vùng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài Cấp Viện

KH-CN Việt Nam.

26. Lê Đình Mầu (2012), “Tính toán cán cân vận chuyển bùn-cát dọc bờ tại khu vực

Cửa Đại (Hội An)”, Tạp chí KH&CN biển, T12(1), tr. 27-42.

27. Lê Đình Mầu (chủ biên), Phạm Viết Tích, Nguyễn Chí Công, Phạm Bá Trung, Trần

Văn Bình, Nguyễn Văn Tuân,Vũ Tuấn Anh, Phạm Sỹ Hoàn, Nguyễn Trƣơng Thanh

Hội, Nguyễn Đức Thịnh (2014), Đặc điểm xói lở, bồi tụ tại dải ven biển Quảng

Nam. Sách chuyên khảo, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam (đang in).

28. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Hiệu (2003), “Nghiên cứu mối tƣơng tác đất-

biển phục vụ quản lý thống nhất đới bờ biển vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học, Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ. Tập XIX, số 4, ĐHQGHN, HN, tr.36-43.

29. Vũ Văn Phái và nnk (2009), Nghiên cứu địa mạo đới bờ biển tỉnh Bình Thuận phục

vụ quy hoạch và quản lý lãnh thổ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp ĐHQGHN, Hà Nội.

Page 139: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

129

30. Vũ Văn Phái (chủ biên) và nnk (2013), Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường

bờ vùng biển cửa Tư Hiền (Thừa Thiên Huế) - Bình Sơn (Quảng Ngãi) (0-60 mét

nước), tỷ lệ 1: 100.000. Lƣu trữ Trung tâm Địa chất Khoáng sản biên.

31. Vũ Văn Phái (chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hiệu, Dƣơng Tuấn Ngọc, Chu Văn

Ngợi, Vũ Văn Vĩnh (2012), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu biến động bờ biên

trong mối quan hệ với mực nước biển dâng phục vụ quy hoạch và quản lý môi

trường đới bờ biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ, Đề tài nhóm A,

ĐHQGHN, Mã số QGTD.10-08, lƣu trữ ĐHQGHN, Hà Nội, 185 tr.

32. Nguyễn Thọ Sáo, 2003. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông Đà

Rằng. Báo cáo đề mục thuộc đề tài KC-09-05. Hà Nội.

33. Phạm Quang Sơn (2002), “Đặc điểm biến động địa hình các cửa sông miền Trung

Việt Nam và vấn đề tiêu thoát nƣớc lũ”, Tạp chí khoa học về Trái Đất số1, tr.24-33.

34. Tô Quang Thịnh và nnk (2000), Bản đồ biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam tỷ

lệ 1:100.000, lƣu trữ thƣ viện Viện Hải dƣơng học.

35. Phạm Huy Tiến (2005), Dự báo hiện tượng xói lở-bồi tụ bờ biển, cửa sông và các

giải pháp phòng tránh, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nƣớc, Hà Nội,

497tr.

36. Đỗ Minh Tiệp và nnk (1999), Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần khoáng

vật nặng vùng ven bờ biển cửa Đại - cửa Lở, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng kết đề

tài, Lƣu trữ Viện Hải dƣơng học.

37. Lê Phƣớc Trình, Bùi Hồng Long, Trịnh Thế Hiếu (2000), Nghiên cứu quy luật và

dự đoán xu thế bồi tụ - xói lở vùng ven biển và cửa sông Việt Nam, Báo cáo tổng kết

đề tài KHCN – 06.08. Lƣu trữ Viện Hải Dƣơng học.

38. Lê Phƣớc Trình, Bùi Hồng Long, Lê Đình Mầu, Phạm Bá Trung, 2011. “Về những

cấu trúc thủy động lực đặc thù gây xói lở - bồi tụ tại dải ven bờ Nam Trung Bộ”,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T11(3), tr. 15-30.

39. Trung tâm Khí tƣợng thủy văn biển (1994), Báo cáo tổng kết đề tài, Điều tra nghiên

cứu quy hoạch bảo vệ thổ cư, môi trường và khai thác tiềm năng nông ngư nghiệp

khu vực Cửa Đại (Hội An), Đài K.T.T.V Quảng Nam – Đà Nẵng.

40. Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng (2010), Báo cáo Xu thế mực

nước biển và các kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hà Nội, 80 tr.

41. Nguyễn Trọng Yêm (2001), Điều tra đánh giá các tai biến xói lở, bồi lấp vùng ven

biển tỉnh Quảng Ngãi và đề xuâtt các giải pháp xử lý, phòng tránh, giảm thiểu thiệt

hại, góp phần đẩy mạnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở môi trường

bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài, TT tin học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện

Địa chất.

Tiếng anh

42. Carter, R.W.G. and Johnston, T.W. (1982), “Ireland – the shrinking island”,

Technology Ireland 14(3), pp. 22-28.

43. Clark A.R., Doornkamp J.C., et al. (1993), Coastal Planning and Management, A

Review, HMSO’s, London, pp. 178.

44. Cooke R.U., Doornkamp J.C. (1990), Geomorphology in environmental

management. (Second Edition) Claredon Press, Oxford. 410 p.

Page 140: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

130

45. Dean R.G. (1991), “Equibrium beach profiles: characteristics and applications”,

Journal of Coastal Research, No7, pp. 53-84.

46. Del Rio, L. và nnk, 2002. The quantification of coastal erosion processes in the

South Atlantic Spanish coast. Littoral 2002, 22-26 September. Porto, Portugal.

47. Ebersole, B. A., Cialone, M. A., and Prater, M. D. (1986), Regional coastal

processes numerical modeling system. RCPWAVE – a linear wave propagation

model for engineering use. Technical Report CERC-86-4. Department of the Army,

US Army Corps of Engineers, Washington, DC 20314-1000.

48. Edelvang, K., Lund-Hansen, L. C., Christiansen, C., Petersen, O. S., Uhrenholdt, T.,

Laima, M., and Berastegui, D. A. (2002), “Modeling of suspended matter transport

from the Oder River”, Journal of Coastal Research, 18(1), pp. 62-74.

49. Flannery B.P, Teukolsky S.A, and Vetterling W.T. (1988), Numerical Recipes in C,

The Ast of Scientific Computing, Cambridge University Press.

50. Gavin, C. (1982), “Shoaling with bypassing for channels at tidal inlets”, Coastal

Engineering-1982, pp. 1496-1513.

51. Gerd Masselink, Paul Russell, (2013), Impacts of climate change on coastal

erosion. Published online 28 November 2013.

52. Greenwood B. (2005), Bars. Encyclopedia of Coastal Science, Ed. By Schwartz,

Springer, the Netherlands, pp. 120-129.

53. Guenther, H., Hasselmann, S., Janssen, P.A.E.M. (1992), “The WAM Model Cycle

4.0. User Manual”, Technical Report No.4, Deutsches Klimarechenzentrum,

Hamburg, Germany, 102 pp.

54. Hanebuth, T., Stattegger, K. & Grootes, P. M. (2000), “Rapid flooding of the Sunda

Shelf: a late-glacial sea-level record”, Science, Vol. 288, pp. 1033–1035.

55. Jane F. Denny, Wayne E. Baldwin, William C. Schwab, John C. Warner, M.

Richard DEVOE (2005), South Carolina Coastal Erosion Study. U.S. Geological

Survey Fact Sheet 2005-3041 (Published 2005).

56. Kay, R., and J. Adler (2005), Coastal Planning and Management. 2nd edition.

Routeledge. 380 pp.

57. Ketchum B.H (1974), Population, resources, and pollution, and their impact on the

Hudson estuary. Ann N Y Acad Sci, pp. 56-144.

58. Keqi Zhang, Bruce C. Douglas and Stephen P. Leatherman, (2004), “Climatic

Change”, Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands. 64: pp. 41-58.

59. Le Dinh Mau (2006), Shoreline changes in and around the Thubon river mounth,

central Vietnam, Ph.D Thesis, lƣu trữ thƣ viện Viện Hải dƣơng học, 177 pp.

60. Masselink, G., Short, A.D. (1993), “The effect of the tide range on beach

morphodynamics: a conceptual model”, Journal of Coastal Research No.9, pp.785-

800.

61. Pethick J. (1997), An introduction to coastal geomorphology. Arnold, London, UK,

(Twelth impression). 260 pp.

62. Sathiamurthy E. and Vois H.K. (2006), “Maps of Holocene sea-level trangsgression

and submerged lakes on the Sunda shelf”, The Natural History Journal of

Chulalongkorn University, Supplement 2, Chulalongkorn Univ., Bangkok,

Thailand, pp. 1-44.

Page 141: nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trƣờng bờ biển tỉnh quảng

131

63. Schimanski A, Stattegger K (2005), “Sedimentology of the Vietnam shelf”. Marine

Geology, 214(4), doi:10.1594/PANGAEA, pp. 736-780.

64. Schimanski A, Stattegger K, (2005), “Deglacial and Holocene evolution of the

Vietnam shelf: stratigraphy, sediments and sea-level change”, Marine Geology,

214(4), doi:10.1016/j.margeo, pp. 365-387.

65. Nguyen Tan Thi (1971-1974), “Mineaux lourds dans les sabes des plaes du

Vietnam” Archeves Geologique du Vietnam, No 14,15,17, Saigon.

66. Tolman, H. L. (1991), “A third-generation model for wind waves on slowly

varying, unsteady and inhomogeneous depths and currents”, Journal of Physical

Oceanography, 21, 782-797.

67. WAMDI Group (1988), “The WAM model – A third generation ocean wave

prediction model”, J. Phys. Oceanogr, 18, pp. 1775-1810.

68. White, T. E. (1998), “Status of measurement techniques for coastal sediment

transport”, Coastal Engineering, 35, pp. 17-45.

69. Young, I.R. (1988), “Parametric hurricane wave prediction model”, Journal of

Waterways Port Coastal and Ocean Engineering 114(5), pp. 637-652.

70. Zencovich V.P (1962), Cơ sở học thuyết về phát triển bờ biển. Nxb khoa học

Matxcơva, (tiếng Nga), 710 pp.

Các trang website

71. http://nandi.staf.upi.edu/2013/02/12/coastal-geomorphology/

72. http://www.ihrce.org.vn/web/tin.aspx?sdm_id=10935&id=1215

73. http://www.thoitietnguyhiem.net/BaoCao/BaoCaoBao.aspx.

74. http://weather.unisys.com/hurricane/w_pacific/1968/14/track.dat.