28
Ông Đặng Đức Lượng, Chtch Công đoàn Ngành trao Danh hiu “Gii vic nước, đảm vic nhà” 2013 cho các nđoàn viên công đoàn S áng ngày 07/3/2014, ti Hi trường SNông nghip và PTNT, Công đoàn Ngành Nông nghip và PTNT đã tchc Hi nghncông chc, viên chc, lao động (CC, VC, NLĐ) knim ngày Quc tế phn8/3, trao giy chng nhn Danh hiu “Gii vic nước, đảm vic nhà” cp Ngành cho 13 nđoàn viên công đoàn. Các nđoàn viên công đoàn đạt Danh hiu này, ngoài phi đạt danh hiu gii vic nước, đảm vic nhà cp công đoàn cơ s, còn cn phi có sáng kiến được Hi đồng khoa hc Sxét duyt đạt và được khen thưởng thành tích xut sc trong năm đó. Trong năm 2013, 100 % nCC, VC, NLĐ đạt nếp sng văn minh cá nhân, thc hi n t t các phong trào, không có nvi phm pháp lut, sinh con th3; 90% nđạt danh hi u gi i vi c nước đảm vi c nhà cp công đoàn cơ s, 13 nđạt cp Ngành. Năm 2014, Ban ncông ti ếp t c xây dng, tri n khai kế hoch chương trình công tác ncông. Tri n khai, hướng dn đăng ký phong trào 13 NĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN NGÀNH ĐẠT DANH HIU “GII VIC NƯỚC, ĐẢM VIC NHÀ” CP NGÀNH “gi i vi c nước, đảm vi c nhà”; Hướng dn công tác tuyên truyn, giáo dc và vn động nCCVC-LĐ tích cc hưởng ng cuc vn động “Phntích cc hc t p, lao động sáng t o nuôi dy con t t, xây dng gia đình hnh phúc”; “Phnthc hành ti ết ki m, xây dng nếp sng văn minh, chng xa hoa, lãng phí, cn ki m xây dng đất nước giàu mnh” và thc hi n t t các phong trào do các cp phát động. Ông Đặng Đức Lượng - Phó Bí thư Đảng y, Cht ch Công đoàn ngành đã gi l i chúc mng nCB,CC, VC ca toàn ngành nhân ngày Quc t ế phn. Đồng chí mong rng các chem ngày càng t tin, duyên dáng, gi i vi c nước, đảm vi c nhà, phát huy tính sáng t o, sáng ki ến trong công vi c. Đối vi ngày Quc t ế phn8/3 thì Công đoàn ngành chtrì t chc, cn đánh giá được kết quhot động ncông 1 năm qua, đồng thi so sánh kết quhot động gi a các ban ncông cơ s. Đối vi ngày phnVi t Nam 20/10, các công đoàn cơ schtrì t chc hi ngh, t a đàm, hi tho...t o không khí t nhiên, vui t ươi, sôi ni, t p trung chđề xây dng gia đình hnh phúc, bình đẳng gi i, nuôi con khe, dy con ngoan, t chc hi thi nam nu ăn, hát, cm hoa tùy thuc vào đi u ki n khnăng ca đơn v, phnhưởng ng cvũ, làm Ban giám kho. NĂM 2013: Tuyết Nhung Thông tin Nông nghip Và PTNT Bình Phước S: 1/2014 1 BN TIN NÔNG NGHIP & PTNT

New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Ông Đặng Đức Lượng, Chủ tịch Công đoàn Ngành trao Danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 2013 cho các nữ đoàn viên công đoàn

Sáng ngày 07/3/2014, tại Hội trường Sở Nông

nghiệp và PTNT, Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị nữ công chức, viên chức, lao động (CC, VC, NLĐ) kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, trao giấy chứng nhận Danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp Ngành cho 13 nữ đoàn viên công đoàn.

Các nữ đoàn viên công đoàn đạt Danh hiệu này, ngoài phải đạt danh hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà cấp công đoàn cơ sở, còn cần phải có sáng kiến được Hội đồng khoa học Sở xét duyệt đạt và được khen thưởng thành tích xuất sắc trong năm đó.

Trong năm 2013, 100 % nữ CC, VC, NLĐ đạt nếp sống văn minh cá nhân, thực hiện tốt các phong trào, không có nữ vi phạm pháp luật, sinh con thứ 3; 90% nữ đạt danh hiệu giỏi việc nước đảm việc nhà cấp công đoàn cơ sở, 13 nữ đạt cấp Ngành. Năm 2014, Ban nữ công tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch chương trình công tác nữ công. Triển khai, hướng dẫn đăng ký phong trào

13 NỮ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN NGÀNH ĐẠT DANH HIỆU “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” CẤP NGÀNH

“giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Hướng dẫn công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nữ CCVC-LĐ tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ thực hành tiết kiệm, xây dựng nếp sống văn minh, chống xa hoa, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước giàu mạnh” và thực hiện tốt các phong trào do các cấp phát động.

Ông Đặng Đức Lượng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn ngành đã gửi lời chúc mừng nữ CB,CC, VC của toàn ngành nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Đồng chí mong rằng các chị em ngày càng tự tin, duyên

dáng, giỏi việc nước, đảm việc nhà, phát huy tính sáng tạo, sáng kiến trong công việc. Đối với ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 thì Công đoàn ngành chủ trì tổ chức, cần đánh giá được kết quả hoạt động nữ công 1 năm qua, đồng thời so sánh kết quả hoạt động giữa các ban nữ công cơ sở. Đối với ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, các công đoàn cơ sở chủ trì tổ chức hội nghị, tọa đàm, hội thảo...tạo không khí tự nhiên, vui tươi, sôi nổi, tập trung chủ đề xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng giởi, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tổ chức hội thi nam nấu ăn, hát, cắm hoa tùy thuộc vào điều kiện khả năng của đơn vị, phụ nữ hưởng ứng cổ vũ, làm Ban giám khảo.

NĂM 2013:

Tuyết Nhung

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

1BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 2: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Chi đoàn Văn phòng Sở trao tặng 06 phần quà (quần áo đồng phục học sinh) cho các em học sinh nghèo vượt khó

học kỳ I, năm học 2013-2014.

Học Bác cách Tiết kiệm để giúp đỡ người khác

Chi đoàn đã phát động thực hiện phong trào nuôi heo đất “vì đàn em thân yêu”. Mỗi đoàn viên, tự dành dụm từ tiền ăn sáng, tiêu vặt bỏ heo đất tùy khả năng của mỗi người. Đây là hoạt động đã được chi đoàn thực hiện liên tục từ năm 2012 đến nay. Trong năm 2012-2013, Ban chấp hành chi đoàn đã 02 lần tổ chức tặng quà cho các em học sinh nghèo, hiếu học tại trường Trường Trung học cơ sở Tân Bình, thị xã Đồng Xoài.

Nỗ lực học tập rèn luyện kỹ năng sống thông qua những câu chuyện kể về Bác

Chi đoàn hiện đang triển khai thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kể những câu chuyện

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Tuyết Nhung Đẩy mạnh việc học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012-2013, chi đoàn Văn Phòng Sở -Sở Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện nhiều việc làm thiết thực nêu gương Người.

về Bác, người thật việc thật làm theo lời Bác. Năm 2013, mỗi đoàn viên trong nhiệm kỳ đều tích cực, hưởng ứng tham gia kế hoạch này. Sau nhiệm kỳ đó, không những mỗi đoàn viên đã nắm bắt, hiểu hơn về cuộc đời Bác Hồ, mà còn cải thiện kỹ năng trình bày trước đám đông. Trong năm 2014, chi đoàn tiếp tục triển khai việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hình thức này. Hy vọng, các đoàn viên thanh niên chi đoàn ngày càng tự tin, bản lĩnh hơn, hoàn thiện bản thân, xứng đáng là đoàn viên, thanh

niên thế hệ Hồ Chí Minh. Công trình thanh niên,

tăng quỹ chi đoàn, góp phần tạo công sở sạch đẹp

Từ năm 2013 đến nay, Chi đoàn Văn Phòng Sở nhận phần việc cơ quan chăm sóc cây cảnh, trồng và chăm sóc thảm thực vật lạc dại xung quanh khuôn viên của trụ sở Sở Nông nghiệp & PTNT. Công việc cụ thể bao gồm: cắt tỉa, tạo dáng cây cảnh, làm cỏ, tưới nước, bón phân,… Thông qua hoạt động trên, có thêm nguồn thu vào quỹ của chi đoàn sinh hoạt, góp phần cắt giảm các khoản đóng góp.

CHI ĐOÀN VĂN PHÒNG SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT:

2

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 3: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Hoạt động này được các đoàn viên nhiệt tình, hăng say tham gia. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp các đoàn viên ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, quang cảnh chung của cơ quan, tăng cường sức khỏe, lao động hữu ích và tạo sự đoàn kết của chi đoàn.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bí thư Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp & PTNT, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được đẩy mạnh nhiều năm qua ở các cấp, các ngành, tập thể, mỗi cá nhân. Những việc làm trên của tập thể Chi đoàn

Chăm sóc cây cảnh cơ quan, một hoạt động tạo quỹ đoàn hiệu quả

Văn Phòng Sở về mặt xã hội có ý nghĩa sâu sắc. Đây là mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

thiết thực, cần nhân rộng ở những chi đoàn khác./.

Công đoàn ngành NN & PTNT:

Nguyễn Nhung

Theo đó, các Công đoàn cơ sở trực thuộc (CĐCSTT) tập trung thực hiện các công việc đón Tết Giáp

Ngọ -2014 với tinh thần “Vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm”; chủ động phối hợp với lãnh đạo cơ quan và Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân; Treo cờ Tổ quốc, khẩu hiệu mừng Đảng, mừng Xuân

Ngày 09/01/2014, Công đoàn Ngành Nông nghiệp & PTNT đã họp Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 5 nhiệm kỳ 2013-2018. Nội dung cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý I-2014.

tại trụ sở cơ quan, đơn vị; Cắt băng rôn, treo khẩu hiệu tuyên truyền bảo đảm an toàn giao thông, phấn đấu không để xảy ra vi phạm và tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội, hình thức cờ bạc; Tham gia với lãnh đạo cơ quan thực hiện việc trích, chi tiền thưởng cho Công chức Viên chức Người lao động (CCVCNLĐ); thăm hỏi, tặng quà tết cho những gia đình CCVCNLĐ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách; phân công trực tết Nguyên đán, đảm bảo an toàn, không để xảy ra cháy, nổ, đề phòng mất tài sản, …

Ngoài ra, Công đoàn ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCSTT chuẩn bị nội dung, thời gian tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, Viên chức, Hội nghị Người lao động năm

HỌP BAN CHẤP HÀNH MỞ RỘNG LẦN THỨ 5, NHIỆM KỲ 2013-2018

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

3BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 4: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Ông Đặng Đức Lượng, Chủ tịch Công đoàn ngành, chủ trì hội nghị

Quang cảnh chung hội nghị

2014; Tổ chức phát động các phong trào thi đua trong năm, tập trung phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo gắn với phong trào thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện

đại hóa Nông nghiệp, nông thôn; cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới…/.

DIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNGDIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNG @@ NÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐIỀU BỀN VỮNG”“MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐIỀU BỀN VỮNG”

Tố Như

Theo Cục Trồng trọt, năm 2013, cả nước có khoảng 310.000 ha điều và diện tích trồng tập trung đạt khoảng 60%. Một số hộ nông dân đã canh tác đạt tới 25 tạ/ha tuy nhiên năng suất bình quân chỉ đạt 9,1tạ/ha, sản lượng đạt 285.000 tấn.

Tại Bình Phước, do diện tích điều chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, số hộ có diện tích nhỏ dưới 1 ha nhiều, nên họ phải đi làm thuê, chưa tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả nâng cao giá trị hạt điều, sản xuất điều thiếu tính bền vững, sản lượng điều giảm liên tục.

Từ năm 2005 đến cuối năm 2012, năng suất điều của tỉnh Bình Phước giảm từ 12,35 tạ/ha xuống 10,75 tạ/ha; sản lượng tăng từ 114.985 lên 149.424 tấn nhưng chủ yếu do tăng diện tích. Vấn đề thị trường cũng còn bất cập, việc thu mua và xuất khẩu còn qua nhiều trung gian. Việc thu mua điều phụ thuộc vào thương lái, chưa có sự liên kết giữa sản

Ngày 20/3/2014, Sở NN & PTNT Bình Phước phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức thành công diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Một số giải pháp phát triển điều bền vững”, tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. TS. Phan Huy Thông, Giám đốc TTKNQG và ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Phước đã chủ trì Diễn đàn.

BÌNH PHƯỚC:

4

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 5: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Quang cảnh diễn đàn

xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ hạt điều. Bên cạnh đó, sản xuất điều còn gặp nhiều bất thuận do biến đổi khí hậu, sâu hại, dịch bệnh làm cho năng suất điều thấp.

Hiện nay, có hàng trăm cơ sở chế biến điều trên cả nước nhưng hầu như không doanh nghiệp nào có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất. Chất lượng hạt điều cũng còn rất thấp, nguyên nhân chính là chất lượng giống, cách thu mua điều ở các cơ sở còn dễ dãi, mua xô đánh đồng giá, chưa quy định rõ ràng về chất lượng. Nên thương lái, người dân còn hiện tượng thu hái điều khi hạt còn non, trái điều chưa chín. Khác hẳn với việc thu mua cacao, nhà thu mua cacao đòi hỏi hạt cacao lên men, đạt tiêu chuẩn lên men, để ngành hàng phát triển theo hướng chất lượng.

Tỉnh Bình Phước, chủ yếu diện tích điều trồng thực sinh và giống kém chất lượng, Bộ NN-PTNT đã cho phép sản xuất thử một số giống mới, đó là 10 giống mới của Viện Khoa học KTNN miền Nam và 5 giống cây đầu dòng ưu tú của Viện KHKT NLN Tây Nguyên. Những diện tích giống mới được áp dụng các giải pháp kỹ thuật và canh tác mới, tuy nhiên còn một số ít diện tích đang sử dụng những giống cũ từ những năm 1980-1990 được trồng với mục đích phủ xanh theo chương trình 327, 661 đã già cỗi cho năng suất thấp cần phải cải tạo.

Trên địa bàn tỉnh, một số hộ nông dân như hộ ông Hoàng Trọng Thủy, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã áp dụng ghép cải tạo trên cây điều già cỗi cho hiệu quả năng suất đạt tới trên 25 tạ/ha. Tuy nhiên, họ chỉ mới chọn lọc giống ngay trong vườn mà chưa quan tâm tới công tác chọn giống có khoa học hơn để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần

đánh giá mô hình để đưa ra qui trình chuẩn hướng dẫn bà con nông dân làm theo.

Một số giải pháp do TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đúc rút, kết luận tại diễn đàn trong thời gian tới như sau:

- Quy hoạch vùng trồng điều; đẩy mạnh thâm canh đồng bộ trên toàn diện tích; tái canh diện tích điều già cỗi, nhiễm sâu bệnh, giống không đạt yêu cầu; trồng xen trong vườn điều; nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tái canh diện tích già cỗi, nhiễm sâu bệnh, giống chất lượng kém.

- Hình thành tổ chức sản xuất của người trồng điều; xây dựng vườn điều mẫu, vùng nguyên liệu mẫu.

- Quy hoạch, sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng giảm đầu mối, hình thành các cơ sở chế biến lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại; Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, xây dựng thương hiệu cho hạt điều.

- Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các chính sách củaTrung ương và địa phương đã ban hành, đề xuất ban hành một số cơ chế,

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

5BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 6: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Việc sản xuất tiêu chứng nhận RA phù hợp với

chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Từ tháng 3/2013 đến hết quý I/2014, dự án đã đạt được nhiều kết quả mong đợi.

Ban tổ chức của Dự án phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và Trạm Khuyến nông 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp đã tiến hành khảo

chính sách mới như hỗ trợ trồng tái canh, cải tạo, khôi phục và trồng mới, trồng xen ca cao thuộc vùng quy hoạch điều; ban hành giá sàn thu mua hạt điều hàng năm làm căn cứ cho các doanh nghiệp thu mua. Nên hình thành quỹ Bảo hiểm rủi ro ngành điều bằng cách huy động từ các nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và từ đóng góp của doanh nghiệp điều cùng các nguồn đóng góp khác,…

- Xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế./.

Anh Hoàng Trọng Thủy, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang giới thiệu

cây điều ghép cải tạo tại vườn nhà mình

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG TIÊU BỀN VỮNG

Thủy Nguyên Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước

Ký kết hợp tác nông dân Bình Phước và Nedspice

Đây là Dự án nhằm hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất tiêu bền vững ở Bình Phước thông qua việc hình thành các tổ nhóm nông hộ sản xuất tiêu bền vững, tập huấn về sản xuất tiêu bền vững cho các hộ nông dân tham gia dự án và kết nối với các kênh tiêu thụ tiêu chứng nhận (công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam) nhằm giúp nông dân thành lập các nhóm (liên kết) sản xuất; cung cấp tài liệu và tập huấn cho nông dân các kỹ năng, kiến thức về sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn R.A và phát triển sự hợp tác lâu dài giữa nông dân và nhà chế biến xuất khẩu Nedspice.

Bình Phước:

6

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 7: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

sát chọn lọc và thành lập được 10 câu lạc bộ nông dân trồng tiêu với tổng số 284 nông hộ trồng tiêu. Đến nay đã có 9 CLB (202 nông hộ) đủ điều kiện và cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn R.A. Trong đó Câu lạc bộ ở xã Hưng Phước-Bù Đốp có số lượng nông dân đạt cấp chứng nhận R.A cao nhất 32 người.

Bên cạnh việc tổ chức thành lập, ra mắt cho 10 nhóm CLB nông dân trồng tiêu bền vững,

Nông dân tham gia dự án phát biểu tại hội thảo công tư về phát triển sản xuất tiêu bền vững tại Bình Phước

họp đa phương nhằm khuyến thích cải thiện môi trường kinh doanh và các hành động cần thiết từ các đơn vị tham gia dự án nhằm hướng tới việc phát triển hồ tiêu bền vững.

Từ tháng 01/2014 công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam đã phối hợp với Công ty BIOCERT của Indonesia tiến hành lấy mẫu/chọn hộ triển khai đánh giá độc lập việc sản xuất Tiêu theo 10 tiêu chí của tiêu chuẩn R.A, Sau khi được cấp chứng nhận Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam tiến hành thu mua sản phẩm Tiêu đạt chứng chỉ R.A của các hộ với giá ưu đãi cộng thưởng cao hơn 1.000đ/kg so với giá thị trường, cùng với đó những sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì nông hộ cũng được công ty thu mua cộng thêm % giá chênh lệch về dung trọng và độ ẩm của sản phẩm theo yêu cầu của nhà thu mua công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam.

Tính đến tháng 3/2014 công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam thu mua khoảng 130 tấn tiêu đạt tiêu chuẩn R.A của các CLB tham gia dự án thông qua Chi nhánh Công ty TNHH MTV - DV - TM Nhiệt Sinh Thái./.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư cũng đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao kiến thức canh tác tiêu bền vững, các tiêu chí sản xuất Tiêu chứng nhận nhằm giúp các thành viên tham gia dự án thực hiện tốt các nội dung của dự án đề ra. Từ đầu năm đến nay dự án đã thiết lập và phát triển năng lực tổ chức của các nhóm nông hộ/CLB thông qua 06 khóa tập huấn tổ chức cho khoảng 300 nông dân ở 02 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh, hỗ trợ 284 tủ đựng thuốc BVTV và 284 kính phòng hộ lao động cho nông dân tham gia dự án, Hỗ trợ chi phí phân tích đất/nước và hỗ kinh phí đào hố rác cho các nông hộ với tổng kinh phí 230.400.000đ.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã hỗ trợ nông dân để tiếp cận các nguồn cung ứng vật tư đầu vào tốt hơn cho việc sản xuất bền vững đó là phối hợp với công ty Phân bón Bình Điền và Công ty Hoá nông Hợp Trí tập huấn và tư vấn canh tác tiêu cho nông dân tham gia dự án.

Thêm vào đó, Ban tổ chức của Dự án đã hỗ trợ tổ chức đối thoại công - tư và các cuộc

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

7BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 8: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Tham dự cuộc họp có các đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo cùng lãnh đạo các sở,

ban, ngành, lãnh đạo 10 huyện, thị xã và Chủ tịch, Bí thư của 20 xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Đồng Phú.

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Trăm đã nghe lãnh đạo Văn phòng điều phối

Kế hoạch thực hiện của Dự án đến hết năm 20141. Tháng 4/2014, Dự án tổ chức lễ đón chứng nhận sản phẩm tiêu đạt tiêu chuẩn R.A

cho 9 CLB trồng tiêu bền vững ở 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp, với thành phần tham dự bao gồm đại diện một số Tổ chức Phi Chính phủ, Tổ chức SNV Việt Nam, Đại diện lãnh đạo và đối tác, bạn hàng của Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam, đại diện các Sở, ban ngành trong tỉnh.

2. Tiếp tục triển khai hỗ trợ cho 10 CLB sản xuất tiêu bền vững ở 2 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và mở rộng đến các huyện trồng tiêu trên toàn tỉnh hoàn thiện quy trình cấp chứng nhận tiêu chuẩn R.A

3. Dự kiến triển khai dự án thêm 02 huyện Hớn Quản và huyện Bù Gia Mập (thành lập thêm 16 CLB với khoảng 400 hộ nông dân).

4. Tập huấn cho các CLB mới các kỹ năng, kiến thức về sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn “Rừng mưa nhiệt đới” RA và hỗ trợ các hạng mục của dự án như: trang bị phòng hộ lao động, chi phí phân tích đất/nước, chi phí giám sát, quản lý, điều hành CLB.

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2014

Văn Phòng điều phối CTMTQGXDNTMChiều ngày 04/3/2014, tại phòng họp UBND tỉnh,

đồng chí Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTMTQGXDNTM) tỉnh Bình Phước đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014.

CTMTQGXDNTM báo cáo kết quả thực hiện chương trình năm 2013 và dự thảo kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện năm 2014, ý kiến và báo cáo của các sở, ban, ngành

về tình hình thực hiện các tiêu chí do mình phụ trách, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình và những kiến nghị, đề xuất cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo các huyện, thị xã, lãnh đạo các xã điểm báo cáo kết quả thực hiện chương trình năm 2013 tại địa phương mình, nhiều địa

8

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 9: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Đ/c Nguyễn Văn Trăm chủ trì Hội nghị

Quang cảnh chung cuộc họpphương đã nêu ra những sáng kiến, những cách làm hay tại địa phương mình nhằm trao đổi và tìm ra cách làm hiệu quả.

Trong 3 năm thực hiện chương trình, các xã chỉ đạo điểm giai đoạn 2010-2015 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã không ngừng được nâng cao, bên cạnh những kết quả đạt được, một số xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới như người dân còn trông chờ vào ngân sách trung ương, ngân sách hỗ trợ của tỉnh nên chưa chủ động phát huy nội lực của địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chương trình chưa sâu sát, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ cấp xã còn hạn chế, việc huy động

vốn trong nhân dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa đạt yêu cầu, nguồn vốn cho chương trình chưa đáp ứng nhu cầu và giải ngân rất chậm.

Trên cơ sở báo cáo của các thành viên tham dự cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Trăm đã kết luận và chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương tập trung thực hiện các tiêu chí theo phương châm các nội dung dễ làm trước, nội dung khó làm sau, nội dung nào ít kinh phí làm trước và kinh phí nhiều làm sau. Bên cạnh đó, ưu tiên thực hiện các nội dung người dân được hưởng lợi trực tiếp, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn.

Ban chỉ đạo các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm

tra đôn đốc các xã thực hiện nhằm đáp ứng tiến độ kế hoạch đã đề ra. Tổ chức tập huấn bổ sung cho cán bộ cấp xã của 20 xã chỉ đạo điểm và các xã dự kiến chỉ đạo điểm của giai đoạn 2015-2020.

Tổng kết cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Trăm nhấn mạnh, công cuộc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lấy dân làm gốc, các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình để xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện chương trình sao cho hiệu quả, phát huy tối đa nguồn nội lực của địa phương, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng, giám sát và quản lý, sử dụng, phát huy quyền làm chủ của mình.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

9BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 10: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT được giao chủ trì,

phối hợp với các cơ quan khác tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các nội dung Chỉ thị, cụ thể nội dung nêu rõ:

1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương tổ chức rà soát các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác trên địa bàn từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có hiệu lực từ ngày 25/3/2006; yêu cầu chủ đầu tư phải trồng lại rừng theo đúng quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác bằng các phương thức

a) Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền

TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO TRỒNG RỪNG THAY THẾ DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Ngô Thị Bích Thảo -VP Sở Nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa trong việc trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, ngày 24/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác.

phê duyệt và đã chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác phải thực hiện trồng rừng thay thế ngay trong năm 2014 và đảm bảo hoàn thành toàn bộ trong năm 2015.

b) Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng thay thế và hoàn thành việc trồng rừng thay thế ít nhất bằng diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng cho dự án trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đối với các dự án đầu tư mở mới, khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Mọi trường hợp không có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì kiên quyết không phê duyệt phương án đầu tư.

2. Việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang các mục đích khác từ năm 2014 trở đi chỉ thực hiện đối với các dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến hết năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đủ đất để các dự án trồng lại rừng trên địa bàn, trường hợp địa phương không có hoặc không còn đủ quỹ đất thì yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng để Bộ Nông nghiệp và PTNT bố trí trồng rừng ở địa phương khác.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành, UBND địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư không trồng lại rừng

10

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 11: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

theo quy định tại Điều 13 về hành vi “vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác” của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Chỉ thị cũng quy định vào tháng 1 hàng năm, các địa

phương sẽ tổ chức đánh giá việc trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác trên địa bàn, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ hướng dẫn cụ thể việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên

quan và các địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát việc trồng lại rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng rừng khác. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ NN&PTNT và UBND các địa phương đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc trồng lại rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác./.

Để hạn chế tình trạng dân di cư tự do, Bộ Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước cần chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường; Ban dân tộc và các ngành liên tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do”.

Qua đó, các ngành, chính quyền các cấp cần tập trung triển khai thực hiện một số biện pháp chính sau:

- Tổ chức kiểm tra, nắm chắc tình hình đời sống, sản xuất của đồng bào ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

-Tăng cường công tác quản lý dân cư; nắm chắc tình hình biến động dân cư trên địa bàn; kịp thời phát hiện sớm những hộ gia đình, cá nhân di cư tự do hoặc có thể di cư tự do để tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục làm cho mọi người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Kiểm tra nắm vững tình hình tôn giáo, tín ngưỡng và thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn. Tạo điều kiện cho đồng bào tự do tín ngưỡng lành mạnh, đúng pháp luật của Nhà nước quy định. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những phần tử lợi dụng tôn giáo để lôi kéo kích động người dân di cư tự do.

- Phân công cán bộ phối hợp với chính quyền cơ sở (xã, thôn, bản, ấp) nắm chắc số lượng dân di cư tự do đến địa bàn, kịp thời phát hiện số dân di cư tự do mới đến để thông báo cho địa phương có dân đi phối hợp giải quyết.

- Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, quản lý và bảo vệ rừng. Kiên quyết xử lý, giải quyết triệt để tình trạng phá rừng, xâm canh, mua bán sang nhượng đất đai trái pháp luật nhằm ngăn chặn cơ hội di cư tự do./.

TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ DÂN DI CƯ TỰ DONông Văn Hưng - TTĐTQHNN&PTNT

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

11BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 12: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Đó là các giải pháp được thông qua tại Hội nghị triển khai kế hoạch ngành năm 2014, ngày 23/1/2014, tại Hội trường Sở NN & PTNT.

Năm qua, Ngành Nông nghiệp tỉnh nhà luôn phải đối

mặt với những bất lợi của thời tiết, mùa khô nắng hạn kéo dài, mùa mưa số giờ nắng thấp. Dịch bệnh thường xuyên đe doạ do xảy ra ở các tỉnh lân cận và các tỉnh của Cam-pu-chia giáp biên giới. Giá cả một số cây trồng chủ lực của tỉnh luôn ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn.

Tuy nhiên, năm 2013, Giá trị Tổng sản phẩm ngành Nông nghiệp trong năm (theo giá cố định năm 1994) đạt mức tăng trưởng 5,63% đạt mục tiêu mà HĐND tỉnh giao. Giá trị sản xuất Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản (giá cố định năm 2010): Đạt 18.506 tỷ đồng, tăng 5,07% so với thực hiện năm 2012; GTSX nông nghiệp lớn nhất đạt 18.393 tỷ đồng, tăng 5,7%; GTSX lâm nghiệp ước 11 tỷ đồng giảm 85,03%; GTSX thủy sản đạt 102 tỷ đồng giảm 27,3% so với thực hiện năm 2012.

Cơ cấu Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi cụ thể: Trồng trọt 88,5%; chăn nuôi 11,2%; dịch vụ 0,3%. Trong năm 2012, tỷ

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT NĂM 2014

Tuyết Nhung (tổng hợp)

trọng Trồng trọt là 91,12%; chăn nuôi là 8,8%, dịch vụ 0,08%. Tỉ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 87%, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 62,02%, tăng 3,17% so với năm 2012.

Để hoàn thành mục tiêu của Ngành theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra, năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT quyết tâm thực hiện 12 giải pháp sau:

1. Ngành sẽ hoàn thành quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, rà soát quy hoạch thủy lợi, quy hoạch ngành hàng cao su, điều; quy hoạch chăn nuôi (trong đó chú trọng đến Quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn).

2. Tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học, công

nghệ và kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp.

3. Tiếp tục củng cố hoạt động khuyến nông, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường; chú trọng phát triển các cây chủ lực của tỉnh: cao su, điều, tiêu, cà phê, cacao và các chương trình khuyến nông cho người nghèo.

4. Kiện toàn và củng cố hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và quản lý kiểm tra giống cây trồng, giống vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật; làm tốt công tác thú y, bảo vệ thực vật, phát hiện kịp thời dịch bệnh, tổ chức dập dịch, khống chế dịch

Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch tỉnh trao Khen thưởng Bằng Khen năm 2013 cho các tập thể có thành tích xuất sắc

12

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 13: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

bệnh không để lây lan.5. Thu hút đầu tư vào lĩnh

vực công nghiệp chế biến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các trang trại phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao năng lực sản xuất và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp các nhà máy chế biến; gắn trồng trọt với chăn nuôi.

6. Phát triển thủy sản đa dạng, ao hồ, mặt nước lớn, áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo, khai thác có hiệu quả; đẩy mạnh khuyến ngư, thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi, bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng có hiệu quả nông thôn

mới theo tinh thần Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 6/12/2013. Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 đạt 20/20 xã điểm cơ bản đạt chuẩn Nông thôn mới.

8. Tăng cường công tác Thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn.

9. Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho thâm canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản; nhu cầu nước cho công nghiệp, phục vụ đời dống dân cư; triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng Nông

thôn mới. 10. Tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát đầu tư, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; kiên quyết thực hiện các biện pháp giảm đầu tư công theo Nghị quyết của Chính phủ.

11. Đẩy mạnh và thực hiện nghiêm công tác quản lý và bảo vệ rừng, kiên quyết thu hồi diện tích rừng bị lấn chiếm, tập trung quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có.

12. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện các Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kiện toàn bộ máy hoạt động của Sở, công khai và đơn giản hóa thủ tục hành chính, củng cố và nâng cấp hệ thống thông tin.

BÌNH PHƯỚC: TRAO 220 SUẤT HỌC BỔNG CHO CON EM CÁC HỘBỊ ẢNH HƯỞNG BỞI XÂY DỰNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA

Dương Thị Thúy - Phòng QLXDCTNhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho trẻ

em trong độ tuổi đi học của các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xây dựng dự án thủy lợi Phước Hòa, ngày 05/4/2014, Ban QLCDA ngành Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND xã Tân Thành- thị xã Đồng Xoài tổ chức lễ trao học bổng đợt 2 cho 220 học sinh.

Mỗi suất trị giá 1.350.000 đồng đã được trao cho con em các hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xây dựng dự án thủy lợi Phước Hòa trên địa bàn xã Tân Thành. Chương trình hỗ trợ học bổng là 1 trong 07 chương Các bé phấn khởi nhận học bổng trao

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

13BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 14: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong quý I/2014, ngành Nông nghiệp và PTNT đã triển khai kế hoạch gieo trồng vụ Đông xuân trên địa bàn toàn tỉnh. Diện tích gieo trồng ước đạt 6.389 ha, giảm 453 ha so với cùng kỳ năm 2013, đạt 15,51% kế hoạch năm. Cụ thể như sau:

Cây lương thực có hạt diện tích gieo trồng được 3.695 ha, giảm 316 ha so với cùng kỳ, đạt 19,89% kế hoạch năm. Trong đó: Lúa 3.226 ha, giảm 348 ha so với cùng kỳ; ngô 469 ha, tăng 32 ha so với cùng kỳ.

Cây có củ diện tích gieo trồng được 1.290 ha, giảm 129 ha so với cùng kỳ, đạt

trình hỗ trợ xã hội cho các hộ dân bị thiệt hại sau khi giải phóng mặt bằng để xây dựng dự án thủy lợi Phước Hòa. Chương trình được thực hiện trong 02 năm 2013 - 2014 đã hỗ trợ cho con em của 434 hộ bị thiệt hại trên địa bàn 05 xã Minh Thành, Nha Bích, Minh Thắng, Minh Lập huyện Chơn Thành và xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài với 644 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2.700.000 đồng, được chia làm 2 đợt cấp), với tổng kinh phí thực hiện chương trình

1.808.352.000 đồng.Chương trình này đã được hầu hết các hộ

dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy lợi Phước Hòa hồ hởi đón nhận, đây là sự hỗ trợ cần thiết để giúp cho việc cải thiện cuộc sống của gia đình và con em họ trong tương lai.

Đây là đợt trao học bổng đợt 2 cho con em các hộ dân bị thiệt hại trực tiếp do xây dựng dự án thủy lợi Phước Hòa. Đợt 1 các em đã được cấp trong năm 2013./.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUÝ I Nguyễn Nhật Tuyền

Phòng Kế hoạch - Tài Chính

7,56% kế hoạch năm. Trong đó: Khoai lang 116 ha, giảm 27 ha so với cùng kỳ; khoai mỳ 1.081 ha, giảm 28 ha so với cùng kỳ.

Cây thực phẩm diện tích gieo trồng được 1.139 ha, giảm 03 ha so với cùng kỳ, đạt 27,81% kế hoạch năm. Trong đó: Rau các loại 1.009 ha, tăng 35 ha so với cùng kỳ; đậu các loại 130 ha, giảm 38 ha so với cùng kỳ.

Cây công nghiệp hàng năm diện tích gieo trồng được 111 ha, giảm 31 ha so với cùng kỳ, đạt 16,57% kế hoạch năm. Trong đó: Lạc 22 ha, giảm 35 ha so với cùng kỳ; Mía 67 ha, giảm 08 ha so với cùng kỳ; đậu tương 22 ha, tăng 12 ha so với cùng kỳ.

Cây hàng năm khác diện tích gieo trồng được 154 ha, tăng 26 ha so với cùng kỳ, đạt 19,13% kế hoạch năm, nhóm cây này chủ yếu là cây thức ăn cho gia súc như cỏ voi, rau lang…

Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do đầu tư nhiều như: phân, giống, nước tưới tiêu, công chăm sóc.... nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế không cao bằng các loại cây công nghiệp dài ngày như: tiêu, cà phê, cao su, điều và một số cây lâu năm khác nên bà con gieo trồng mang tính tự cung tự cấp là chính. Đồng thời, trong quý I/2014, thời tiết nắng, nóng

Bình Phước:

14

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 15: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

chưa thuận lợi cho gieo trồng cây hàng năm.

Đối với cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, trong quý I, bà con nông dân chủ yếu thu hoạch hồ tiêu, điều, xoài…

Về chăn nuôi, tiếp tục thực hiện chỉ đạo sản xuất chăn nuôi theo quy hoạch và đề án phát triển chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong quý I/2014, tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn

nuôi khác trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, cụ thể:

Đàn heo 270.607 con, tăng 14.333 con so với cùng kỳ. Trong đó, số heo chăn nuôi trang trại là 209.946 con/147 trang trại.

Trâu, bò 43.388 con, giảm 2.527 con so với cùng kỳ. Trong đó, tổng số trang trại chăn nuôi trâu, bò là 9 trang trại tập trung ở 03 huyện Hớn Quản, Lộc Ninh

và Bù Gia Mập với tổng đàn là 1.279 con.

Gia cầm 3.459.000 con, tăng 79.000 con. Trong đó, số trang trại chăn nuôi 40 trang trại/1.166.158 con.

Về nuôi trồng thủy sản, đây là thời điểm của mùa khô nên diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đang cạn dần, các hộ nuôi trồng thuỷ sản đang tập trung thu hoạch lượng cá nuôi năm 2012./.

Trước tình hình đó, Chi cục TT-BVTV khuyến cáo các

Trạm Bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh cần hướng dẫn nông dân phát hiện chú ý bệnh rệp

SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CÓ XU HƯỚNG TĂNG MẠNH

KS. Trần Huy Bình

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV, hiện nay diện tích cà phê cả tỉnh trong giai đoạn ra hoa là khoảng trên 15.000 ha. Tính đến ngày 5/5/2014, sâu bệnh hại chủ yếu là: Rệp sáp, gỉ sắt, khô cành, mọt đục cành gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Diện tích rệp sáp gây hại 246 ha, trong đó nhẹ 142 ha, trung bình 104 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Dự báo, thời gian tới, các bệnh nấm hồng, gỉ sắt, rệp vảy có thể phát sinh gây hại mạnh, đặc biệt là rệp sáp.

sáp gây hại. Khi phát hiện vườn cà phê bị rệp sáp bà con nên dùng: Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi; Hoạt chất Bufroferin: Là thuốc sinh học,

tác dụng ức chế sự lột xác của nhóm rầy rệp, mất khả năng sinh sản và trứng không nở được. Có thể trộn chung 2 thứ thuốc này để trị rệp, nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc, bà con chú ý đến kỹ thuật phun thuốc cho tiếp xúc với rệp sẽ tăng hiệu quả. Nên phát hiện sớm để trừ rệp vì tác hại thứ cấp của rệp sáp, cũng như rệp vảy xanh, vảy nâu là chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, quả và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất.

Đầu mùa mưa:

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

15BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 16: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Hiện nay có 3 loại rệp phổ biến chích hút gây hại trên cây Cà phê là : - Rệp vảy xanh (Coccus viridis); Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) và Rệp sáp (Pseudococcus sp)

Rệp vảy xanh Rệp vảy nâu Rệp sáp

Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận của cây. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non và quả. Rệp vảy là một tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng. Rệp hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, giảm năng suất thu hoạch. Một lớp bồ hóng đen thường phát triển bao phủ trên lá. Nó thường phát triển trên các dịch tiết ngọt từ rệp vảy điều đó làm thu hút kiến.

Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp cũng hại rễ chích hút chất dinh dưỡng làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.

Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa (từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.

Rệp vảy có hình bầu dục dài từ 2-3 mm, thường chích hút nhựa cây trên những mạch dẫn nhựa ở mặt dưới của lá và ngọn của các chồi non. Chúng tiết ra các chất ngọt dẫn đến việc tạo thành 1 lớp muội đen bao phủ lá làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá.

Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp, trứng rầy hình bầu dục liên kết với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ.

Vòng đời của rệp sáp: trứng sau 3-5 ngày nở ra rệp non, rệp non sau 6-7 ngày thành rệp trưởng thành, tuổi đời rệp trưởng thành 20-30 ngày. Cà phê thường bị 2 loại rệp sáp gây hại: loại gây hại trên lá, quả và loại gây hại ở rễ. Loại hại rễ sống quanh rễ dưới đất chích hút nhựa cây làm cây kém phát triển./.

16

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 17: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

An toàn thực phẩm (ATTP) tại các quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ trên địa bàn tỉnh là mắt xích quan trọng trong chuỗi từ “Trang trại tới bàn ăn”. Vì thế, việc đưa ra giải pháp cụ thể trong quản lý kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ là việc làm cấp bách hiện nay.

Nhằm hạn chế và quản lý tốt nguy cơ gây mất vệ sinh, giảm tình trạng bị ô nhiễm chéo do bảo quản không tốt trong quá trình lưu thông phân phối, để thực phẩm tới tay người tiêu dùng đạt tiêu chuẩn về ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thời gian tới, một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để các quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật hoạt động là phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y là điều cần thiết.

Bình Phước: KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT PHẢI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Đỗ Thị Thu Chi cục Chăn nuôi - Thú y

Mặt bàn (quầy, sạp) cách mặt đất 0,8 m

Cụ thể, các quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật phải đạt các điều kiện tối thiểu như sau:

- Khi kinh doanh sản phẩm động vật phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y do Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Bình Phước cấp,

- Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng thịt, phủ tạng động vật phải cao tối thiểu 0,8m, làm bằng vật liệu không rỉ (Inox, nhôm…), không thôi nhiễm, không gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và phủ tạng bày bán, được vệ sinh, tiêu được khử trùng. Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi mua bán.

- Không được kinh doanh sản phẩm động vật biến chất, chứa hoá chất, phẩm màu không được phép sử dụng.

- Người kinh doanh sản phẩm động vật phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP do ngành thú y tổ chức và khám sức khoẻ định kỳ 06 tháng một lần theo quy định.

Mặt khác, phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật

phải có phương tiện chuyên dùng, nếu vận chuyển bằng phương tiện thô sơ tiêu thụ tại các chợ với khoảng cách gần phải có thùng Inox chứa đựng có nắp đậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi -Thú y tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho 70 quầy sạp kinh doanh thịt bò, heo, gia cầm tại các chợ thị xã Phước Long, Bình Long, chợ Đồng Xoài. Dự kiến trong năm 2014, Chi cục sẽ kiểm tra và cấp 600 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho các quầy sạp trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, Chi cục chỉ đạo Trạm Chăn nuôi - Thú y phối hợp với Ban quản lý chợ, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các quầy sạp, để việc kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ có kiểm soát của ngành thú y, hạn chế giết mổ lậu, đồng thời nếu quầy sạp nào không đạt điều kiện vệ sinh thú y, Chi cục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y và xử phạt các sai phạm về kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật./.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

17BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 18: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Những quả ngọt đầu tiênXuất phát từ Đêm nhạc

“Sông Bé nghĩa tình yêu thương”, đến nay diện tích mà các Công ty cao su như Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước, Công ty TNHH MTV Cao su Phước Long và Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé đã trồng để tạo Quỹ an sinh xã hội tỉnh Bình Phước là 1.641 ha. Bên cạnh đó, trong thời gian tới tỉnh Bình Phước tiếp tục thu thêm 10% diện tích cao su từ các dự án liên doanh, liên kết trồng cao su, ước tính khoảng 1.500 ha cao su và thu 275 ha cao su từ các dự án không đúng chủ trương, dự án chậm tiến độ.

Tính theo thu nhập bình quân hiện nay, mỗi ha cao su sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận khoảng trên 70 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, với hơn 3.416 ha

BÌNH PHƯỚC “QUẢ NGỌT TỪ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI”

Cao Xuân Hưng- CC Lâm nghiệp Sau gần 5 năm triển khai chính sách an sinh xã

hội dưới hình thức thực hiện trồng cao su tạo Quỹ an sinh xã hội, đến nay tỉnh Bình Phước đã trồng được hơn 1.600 ha cao su và sẽ tăng diện tích thêm khoảng gần 2.000 ha cao su trong năm 2015.

cao su đến năm 2015 bắt đầu khai thác mủ, tỉnh Bình Phước sẽ thu về hơn 200 tỷ đồng mỗi năm bổ sung cho quỹ an sinh xã hội của tỉnh. Đây chính là nguồn lực để tỉnh Bình Phước nâng cao đời sống cho người dân và tập trung vào việc phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, nếu xét ở khía cạnh xã hội, tính bình quân mỗi công nhân chăm sóc cho 02 ha cao su, diện tích này sẽ tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm và nâng

cao thu nhập cho người dân. Hiện mức lương bình quân của công nhân cao su ở Bình Phước từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập đáng kể của người lao động, đặc biệt là lao động tại chỗ có trình độ không cao. Thu nhập ổn định, đời sống người dân được nâng cao sẽ góp phần ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu phạm pháp và các tệ nạn xã hội. Đây chính là mục tiêu mà Đảng Bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước hướng đến.

Công nhân chăm sóc cao su trên diện tích tạo Quỹ an sinh xã hội

18

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 19: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Triển vọng từ nền kinh tếKinh tế thế giới mặc dù

phục hồi chậm nhưng dường như đã thoát khỏi đáy của khủng hoảng, cộng với tình hình bất ổn chính trị tại các nước Trung Đông và Châu Phi (những thị trường có nguồn cung dầu mỏ lớn) có thể khiến thị trường cao su ổn định trở lại. Kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu lốp ô tô tăng nhẹ là những dấu hiệu tích cực tác động lên giá cao su.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang đẩy mạnh việc xuất

khẩu sang các thị trường như Malaysia, Ấn độ, Singapore… để tránh phụ thuộc vào thị trường mậu biên Trung Quốc. Thêm một nguyên nhân nữa có thể khiến giá cao su ổn định trong thời gian tới chính là chính sách sản xuất nhiên liệu sinh học của các nước sản xuất cao su trong khối Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Philipin. Hiện nay các nước nói trên đang thực hiện việc phát triển trồng các loài cây cung cấp nhiên liệu sinh học như cọ dầu, Jatropha. Điều này sẽ góp phần hạn chế việc phát triển

diện tích cao su trên thế giới.Như vậy, với nguồn thu ổn

định từ diện tích cao su này, nếu được sử dụng đầu tư phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho các xã nghèo, các thôn, bản đặc biệt khó khăn với đối tượng hưởng lợi chủ yếu là những hộ nghèo vùng nông thôn thì bà con không những có cơ hội được sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao mà còn có cơ hội thay đổi kinh tế gia đình thông qua việc nhận làm công nhân trong các nông trường cao su./.

HỖ TRỢ NÔNG DÂN XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯƠNG CÁ BỘT TRONG AO ĐẤT

Phạm Hữu Tráng - TT Thủy sảnHiện nay, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước đã hoàn thiện nhiều quy trình sản xuất

giống nhân tạo và ương nuôi nhiều loài thủy sản đặc biệt là các loài cá nước ngọt. Nhằm từng bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống tiên tiến cho bà con nông dân trong tỉnh, năm 2014, Trung tâm Thủy sản hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình ương cá bột trong ao đất.

Với diện tích ao 4.000m2 , 1 triệu con cá bột giống; đối tượng là cá Trắm cỏ, cá chép; mật độ ương nuôi 250con cá bột/m2, tại 2 hộ dân thuộc xã Tân Hiệp huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước.

Tham gia mô hình mỗi hộ dân được hỗ trợ 100% con giống; 100kg thức ăn(cám nhiễm); thuốc và hóa chất phòng trị bệnh cho cá. Trước khi triển khai mô hình các hộ dân được cán bộ kỹ thuật Trung tâm tập huấn chuyển

giao kỹ thuật, trực tiếp hướng dẫn quy trình ương giống theo từng giai đoạn (giai đoạn 1 từ cá bột lên cá hương, giai đoạn 2 từ cá hương lên cá giống) với đầy đủ các khâu từ khâu cải tạo ao, thả giống, chăm sóc quản lý cho tới thu hoạch. Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ tài liệu tham khảo, tư vấn thức ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển của cá, đầu ra sản phẩm.

Mô hình dự kiến thực hiện trong thời gian 135 ngày

và cho sản phẩm đạt kích thước con giống 250con/kg; tỷ lệ sống đạt trên 50%.

Nếu kết quả mô hình khả quan, phù hợp với điều kiện Bình Phước, thời gian tới, Trung tâm sẽ triển khai nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật ương các loài cá nước ngọt ra nhiều nơi có điều kiện thích hợp trên địa bàn tỉnh, hứa hẹn một hướng đi mới trong sản xuất để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân./.

TRUNG TÂM THỦY SẢN:

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

19BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 20: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Qua phản ánh của của cơ quan nghiên cứu như: Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây nguyên, Trường Đại học

Nông lâm Thành phồ Hồ Chí Minh gốc ghép được sử dụng có những hạn chế như: chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4-thứ 5 xuất hiện hiện tượng chân voi và vết ghép từ thời điểm này dễ bị tróc làm chết cây. Bên cạnh đó, giống tiêu này không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận, và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Bình Phước.

Tính đến hết năm 2013, diện tích cây hồ tiêu của tỉnh Bình Phước đạt hơn 10 ngàn ha cho sản lượng trên 25 ngàn tấn. Niên vụ 2012, 2013 và 2014, giá Hồ tiêu ổn định trong khoảng từ 100 đến 130 ngàn/kg nhân khô, so với các mặt hàng nông sản khác, đây là thời điểm giá tiêu lên ngôi. Chính điều này, nhiều nông hộ ở Bình Phước đã đầu tư phục hồi, tái canh và phát triển diện tích Hồ tiêu hiện có của gia đình.

Với chi phí đầu tư trồng mới cho 1 ha tiêu là khá lớn so với trồng mới các loại cây công nghiệp khác, trong đó, chi phí về giống cao có thể chiếm

BÌNH PHƯỚC XUẤT HIỆN GIỐNG BÌNH PHƯỚC XUẤT HIỆN GIỐNG TIÊU GHÉP LẠTIÊU GHÉP LẠ

Thủy Nguyên, Nguồn tin: Chi cục TT-BVTV

Hình ảnh về giống tiêu ghép mới (tiêu trầu) - Ảnh: Văn Chiếnđến 70% chi phí đầu tư.

Do đó, việc người dân phát triển diện tích trồng tiêu là cơ hội làm giàu cho những người đầu cơ bán giống. Trong khi đó, thị trường giống tiêu đang rất phức tạp, khó kiểm soát. Trước những hạn chế của giống tiêu ghép mới (tiêu trầu), chưa rõ nguồn gốc, để tránh thiệt hại không cần thiết khi phát triển và phục hồi các vườn hồ tiêu trong tỉnh theo hướng bền vững, khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh biết, không nên sử dụng giống tiêu này để trồng mới./.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép mới có gốc ghép là giống tiêu rừng (tiêu trầu) hay còn gọi là tiêu Nam Mỹ.

20

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 21: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

BÌNH PHƯỚC XUẤT HIỆN GIỐNG TIÊU GHÉP LẠ

1. Giới thiệu phần mềm Quản lý lập địa Site management 1.0

- Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 được thiết kế xây dựng từ tháng 6/2012 đến tháng 01/2013 tại tỉnh Bình Phước, được tiếp tục chỉnh sửa thêm vào tháng 9/2013 để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Phước.

- Đơn vị áp dụng công trình: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng tài nguyên đất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm bài giảng cho các trường cao đẳng, đại học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

2. Tóm tắt nội dung phần mềm Quản lý lập địa Site management 1.0

Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0

PHẦN MỀM QUẢN LÝ LẬP ĐỊA SITE MANAGEMENT

TS. Trần Quốc Hoàn Phó Giám đốc-TTĐTQHNN

Giao diện chính phần mềm

Phần mềm Quản lý lập địa site Management đã đạt giải nhất Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2012 - 2013, Giải ba Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc (VIFOTEC) năm 2012 - 2013.

được thiết kế bằng ngôn ngữ phát triển phần mềm Microsoft Visual Foxpro 9.0 cùng với sự trợ giúp của các phần mềm phân tích không gian địa lý như Mapinfo Professional 10.5, ArcGIS 10 và phần mềm thống kê toán học Statgraphics 15.0. Phần mềm được đóng gói để cài đặt và chạy trên các máy tính thông dụng hiện nay, trong đó cơ sở dữ liệu là điều kiện lập địa (điều kiện đất đai) của tỉnh Bình Phước.

Từ kết quả xây dựng lưới cơ sở dữ liệu lập địa (điều kiện tự nhiên) trên địa bàn toàn tỉnh Bình phước, tiến hành phân tích đặc điểm lập địa, phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây trồng với điều kiện lập địa, lập trình xử lý dữ liệu, kết

nối dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian để làm cơ sở thiết kế Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 nhằm mục tiêu: (1) Cập nhật, tra cứu dữ liệu lập địa. (2) Thiết lập mô hình hồi quy diễn tả mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây trồng với điều kiện lập địa. (3) Phân loại và thống kê lập địa. (4) Đánh giá tiềm năng lập địa. (5) Đánh giá khả năng thích hợp của một số loài rừng trồng chủ yếu với lập địa. (6) Phân vùng lập địa theo hệ thống cấp phân vị lập địa, theo tiềm năng sản xuất lập địa, theo khả năng thích hợp với một số loại rừng trồng chủ yếu để phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước. (7) Tư vấn sử dụng đất.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

21BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 22: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

3. Giải pháp và tính mới của phần mềm Quản lý lập địa Site management 1.0

3.1 Giải pháp phát triển phần mềm

a) Tạo cơ sở dữ liệuLà lưới bản đồ cơ sở dữ liệu

lập địa tỉnh Bình Phước có cấu trúc dạng raster, là hệ thống lưới ô vuông liên nhau, có cạnh là 100 m, phủ đầy diện tích tỉnh Bình Phước, tại mỗi ô vuông này có giá trị thuộc tính là các đặc điểm lập địa và sinh trưởng của cây trồng như (lượng mưa bình quân năm, nhiệt độ bình quân năm, độ cao, độ dốc, loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von, thành phần cơ giới, chỉ số sinh trưởng của một số loài cây trồng, hiện trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, đơn vị chủ rừng, đơn vị hành chính…). Lưới cơ sở dữ liệu này có 687.466 ô.

Lưới cơ sở dữ liệu này được xây dựng như sau: (1) Tạo hệ thống lưới ô vông (dạng raster) có cạnh 100 m trong môi trường Mapinfor 10.5. (2) Điều tra ngoại nghiệp, chỉnh lý lại bản đồ đơn vị đất tỷ lệ 100.000. (3) Từ bảng đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 (bản đồ đường đồng mức) tạo nên bản đồ độ dốc và bản đồ độ cao trong môi trường ArcGIS 10. (4) Chỉnh lý bản đồ nhiệt độ, lượng mưa bình quân năm tỷ lệ 1/100.000. (5) Chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính về loại đất, độ cao, độ dốc, nhiệt độ, lượng

mưa bình quân năm lên lớp lưới ô vuông và truy vấn dữ liệu để tạo các giá trị thuộc tính về loại đất, độ cao, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ cho mỗi ô vuông. (6) Từ kết quả điều tra 500 ô tiêu chuẩn đã thiết lập được các mô hình hồi quy trong môi trường Statgraphics 15 để diễn tả mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa, và giữa sinh trưởng của cây trồng với lập địa. (7) Bảng giá trị thuộc tính của lưới ô vuông (lưới lập địa) được xuất sang Microsoft Visual Foxpro 9.0, cùng với những phương trình hồi quy nêu trên đã lập trình ứng dụng để gán thêm giá trị thuộc tính là đặc điểm các yếu tố lập địa cho mỗi ô vuông trên lưới lập địa. (8) Xuất ngược kết quả tính toán từ Microsoft Visual Foxpro 9.0 sang Mapinfo 10.5 thì được lưới cơ sở dữ liệu lập địa có đầy đủ giá trị thuộc tính như đã nêu ở trên.

b) Thiết kế phần mềm(1) Thiết kế khung chương

trình được lập trong công cụ phát triển phần mềm Microsoft Visual Foxpro 9.0 theo định hướng chức năng và nhóm chức năng của phần mềm.

(2) Thiết kế các form, report và những tài liệu khác: Tùy theo chức năng cụ thể được xác định cho mỗi module để thiết kế Form nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Form đó. Những việc thiết kế này cũng được thực hiện trong Microsoft

Visual Foxpro 9.0.(3) Tạo Project cho chương

trinh: Nhập chương trình khung, dữ liệu, form, report và những tài liệu khác vào project, tao file.exe cho Project để chạy độc lập.

(4) Đóng gói Project: Project sau khi đã chạy thử, cho kết quả ổn định thì đóng gói trong môi trường InstallShield và cho kết quả là phần mềm Site management1.0.

(5) Cài đặt và chạy thử: Phần mềm Site management1.0 được cài đặt cho một số máy tính của: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp và công nghệ thông tin chạy thử nhiệm để thẩm định về tính ứng dụng, kiểm tra lỗi.

(6) Điều chỉnh lỗi sau chạy thử nghiệm, đóng gọi lại và xuất bản phần mềm Site management1.0

c) Về cấu trúcGồm 67 modul được

xếp thành 7 nhóm chức năng, cụ thể

(1) Nhóm giới thiệu (menu: Introduce) có 6 modul, gồm: giới thiệu tổng quát về phần mềm, mục tiêu của phần mềm, mở file dữ liệu, nhạc yêu thích, cài đặt in, đóng và thoát chương trình

(2) Nhóm cập nhật dữ liệu có 11 modul, gồm: cập nhật dữ liệu theo đơn vị hành chính, cập nhật theo các yếu tố lập

22

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 23: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

địa, cập nhật theo đơn vị chủ rừng, cập nhật khuyến nghị sử dụng đất, chuẩn hóa các nhân tố và đơn vị lập địa, chuẩn hóa chỉ số đất và chỉ số sinh trưởng, chuẩn hóa chỉ số tiềm năng, chuẩn hóa chỉ số thích hợp, cập nhật dữ liệu cho mẫu, thiết lập hồi quy một nhân tố, thiết lập hồi quy nhiều nhân tố.

(3) Nhóm tra cứu dữ liệu, có 12 modul, gồm: tra cứu một nhân tố theo đặc điểm đất đai, tra cứu một nhân tố theo đặc điểm địa hình, tra cứu một nhân tố theo đặc điểm khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm đất đai, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm địa hình, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm đất đai và khí hậu, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm đất đai và địa hình, tra cứu nhiều nhân tố theo đặc điểm nhóm khí hậu và địa hình, tra cứu các dạng lập địa (Site type), tra cứu nhóm dạng lập địa và tiểu vùng lập địa, tra cứu theo tọa độ.

(4) Nhóm thống kê điều kiện lập địa có 12 modul, gồm: thống kê lập địa theo đơn vị hành chính, thống kê lập địa theo đơn vị chủ rừng, thống kê lập địa theo từng nhân tố, thống kê lập địa theo mục đích sử dụng đất, thống kê lập địa theo hiện trạng sử dụng đất, thống kê tiềm năng lập địa cấp 1, thống kê tiềm năng lập địa

cấp 2, thống kê tiềm năng lập địa cấp 3, thống kê tiềm năng lập địa cấp 4, thống kê theo tiểu vùng lập địa, thống kê theo nhóm dạng lập địa, thông kê dạng lập địa.

(5) Nhóm phân loại lập địa có 5 modul, gồm: phân loại tiểu vùng lập địa, phân loại nhóm dạng trên toàn tỉnh, phân loại nhóm dạng lập địa trong lâm nghiệp, phân loại dạng trên toàn tỉnh, phân loại dạng lập địa trong lâm nghiệp.

(6) Nhóm chương trình có 19 modul, gồm: đánh giá tiềm năng lập địa tỉnh Bình Phước, đánh giá tiềm năng theo từng nhân tố lập địa, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Đăng, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Đốp, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Bù Gia Mập, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Đồng Phú, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Hớn Quản, đánh giá tiềm năng lập địa thị xã Phước Long, đánh giá tiềm năng lập địa huyện Lộc Ninh, đánh giá khả năng thích hợp của một số loại cây trồng, phân vùng lập địa, phân vùng lập địa huyện Bù Đăng, phân vùng lập địa huyện Bù Đốp, phân vùng lập địa huyện Bù Gia Mập, phân vùng lập địa huyện Đồng Phú, phân vùng lập địa huyện Hớn Quản, phân vùng lập địa TX. Phước Long, phân vùng lập địa huyện Lộc Ninh.

(7) Nhóm hướng dẫn sử dụng phần mềm có 6 modul,

gồm: hướng dẫn sử dụng xem phần giới thiêu, hướng dẫn sử dụng cập nhật dữ liệu, hướng dẫn sử dụng tra cứu dữ liệu, hướng dẫn sử dụng thống kê lập địa, hướng dẫn sử dụng phân loại lập địa, hướng dẫn sử dụng đánh giá, phân vùng lập địa.

d) Về chức năngPhần mềm quản lý lập địa

Site management 1.0 có những chức năng sau: (1) Giới thiệu về chương trình, nghe nhạc, video giải trí. (2) Cập nhật dữ liệu về điều kiện lập địa đến từng điểm lập địa, mỗi điểm là một ô vuông tương đương với 1 ha ngoài thực địa. (3) Tra cứu, thống kê lập địa theo các yếu tố cấu thành điều kiện lập địa, theo đơn vị hành chính đến cấp xã, theo đơn vị chủ rừng, theo các đơn vị lập địa ở 3 cấp phân vị từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa. (4) Phân loại lập địa từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa. (5) Đánh giá tiềm năng, khả năng thích hợp của một số loại cây lâm nghiệp với lập địa đến từng điểm lập địa, đánh giá trên phạm vi toàn tỉnh và các các huyện có đất lâm nghiệp. (6) Phân vùng lập địa trên phạm vi toàn tỉnh và cho các huyện có đất lâm nghiệp đến từng điểm lập địa. (7) Là phần mềm môi trường, kết nối được với tất cả những chương trình máy tính khác có cài đặt trên máy như Word, Excel, Mapinfor, Statgraphics, Microsoft Visual Foxpro, Media…

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

23BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 24: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

3.2 Tính mới của phần mềmHiện nay ở Việt Nam, chưa

có phần mềm ứng dụng nào chuyên dùng trong lĩnh vực lập địa để có thể: (1) Phân loại được điều kiện lập địa từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa và đạt đến mức độ chi tiết là từng ha trên phạm vi một tỉnh. (2) Thống kê, tra cứu được lập địa đến mức độ chi tiết là từng ha trên phạm vi một tỉnh theo từng yếu tố lập địa, theo mục đích sử dụng đất, theo hiện trạng sử dụng đất, theo đơn vị hành chính, theo đơn vị chủ rừng, theo tọa độ….(3) Đánh giá được tiềm năng lập địa, khả năng thích hợp lập địa của một số loài cây lâm nghiệp, phân vùng lập địa theo tiềm năng và theo khả năng thích hợp của một số loại cây lâm nghiệp chủ yếu đến từng điểm lập địa cho các địa phương, cho đất trong và ngoài lâm phần trên phạm vi một tỉnh. (4) Khuyến nghị sử dụng đất đến từng điểm lập địa (1 ô vuông 1 ha) trên phạm vi toàn tỉnh. (5) Làm phầm mềm nền để có thể kết nối với những phầm mềm khác hiện có trên máy tính, đặc biệt là các phần mềm xây dựng bản đồ và phân tích thống kê.

Phần mềm Site management 1.0 là phần mềm giải quyết được những nội dung nêu trên, đây cũng chính là tính mới của phần mềm này.

4. Khả năng áp dụng của phần mềm Site management 1.0

Phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 với cơ sở dữ liệu là điều kiện lập địa tỉnh Bình Phước đạt đến độ chi tiết cho từng ha. Phần mềm được cài đặt độc lập chạy trên các máy tính cá nhân thông dụng, tốc độ xử lý nhanh; giao diện rõ ràng bằng hình ảnh, có hướng dẫn sử dụng cụ thể (Kèm theo hướng dẫn sử dụng); kết nối được với những phầm mềm khác hiện có trên máy tính như Word, Excel, Mapinfor, Media...; chức năng phần mềm logic theo đúng trình tự nghiên cứu và ứng dụng lập địa. Với những đặc điểm này cho thấy:

- Phần mềm có thể dùng làm bài giảng về lĩnh vực lập địa cho các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Mọi cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật nông lâm nghiệp, người làm công tác quản lý sử dụng đất từ cơ sở đến các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đều có thể sử dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả, như: các hộ gia đình sản có sản xuất lâm nghiệp, các đơn vị chủ rừng, các địa phương (xã, huyện), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường…

5. Hiệu quả của phần mềm 5.1 Hiệu quả kinh tếPhần mềm này được thiết

kế với các chức năng nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là góp phần khai thác, quản lý

sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước một cách có hiệu quả và bền vững. Mà cụ thể hơn là đánh giá được chính xác tiềm năng lập địa (đất đai) từ cấp tiểu vùng đến cấp dạng lập địa để làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tầm trung và tầm cơ sở; đánh giá, phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp của một loại cây trồng lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh như Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều để làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất chi tiết, trong sản xuất nông lâm nghiệp việc quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. Phần mềm dễ dàng khai thác, sử dụng đối với mọi cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, cho kết quả ngay khi sử dụng để phục vụ cho công tác, cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân. Với những đặc điểm này cho thấy sản phầm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, vì:

(1) Có khả năng nhân rộng, cho kết quả ngay, giảm thiểu được khối lượng điều tra ngoại nghiệp vì đã có hệ thống lưới cơ sở dữ liệu, công việc này thường mất rất nhiều thời gian và phải có chi phí đầu tư rất lớn.

(2) Giảm thiểu được rất nhiều chi phí đầu tư trong xử lý dữ liệu, thay vì phải cần nhiều cán bộ kỹ thuật, cần nhiều thời

24

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 25: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

gian thì các module đã thiết lập sẵn trong phần mềm, người sử dụng chỉ cần xem hướng dẫn sử dụng là có kết quả.

(3) Chỉ ra từng vùng đất, từng điểm lập địa thích hợp với một nhóm cây trồng hay mỗi loại cây trồng ở mức độ nào để từ đó khuyến nghị người sử dụng đất lựa chọn cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên diện tích đất mà mình đang sử dụng.

5.2 Hiệu quả trong công

tác quản lý, sử dụng đấtPhần mềm này, giúp các

nhà lãnh đạo, người quản lý, sử dụng đất gần như có bức tranh toàn cảnh về lập địa đến độ chi tiết từng ha. Từ bức tranh toàn cảnh này, người làm công tác quản lý sử dụng đất có thể:

- Chủ động được trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở tầm trung, tầm vi mô.

- Quy hoạch được chiến lược, kế hoạch phát triển một số loại cây lâm nghiệp chủ lực

của địa phương.5.3 Hiệu quả xã hội Phát triển phần mềm

này mang lại những hiệu quả xã hội sau:

- Làm bài giảng về lĩnh vực lập địa trong các trường đại học nông lâm nghiệp.

- Góp phần vào chủ trương phát triển ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên cứu và trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp./.

Thông qua Dự án “Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ bạc nano” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 của Bộ KH&CN, người dân Bình Phước và các địa phương lân cận không chỉ có thêm các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chất lượng tốt, giá thành hạ mà mối liên kết 4 nhà: nhà khoa học - nhà quản lý - doanh nghiệp - nhà nông ở địa phương ngày càng gắn kết.

Bình Phước là tỉnh có

BÌNH PHƯỚC: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC TRỪ BỆNH CHO CÂY TRỒNG TỪ BẠC NANO

Nguyễn Văn Châu - Lê Thị Hương BìnhSở KH&CN Bình Phước

kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó cây trồng chủ lực là cây công nghiệp như: cao su (170.000 ha), điều (167.590 ha), tiêu (11.000 ha), cà phê (8.000 ha), ca cao (1.600 ha). Do đó, thuốc BVTV đóng vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, phần lớn thuốc BVTV đang được sử dụng tại Bình Phước là sản phẩm nhập khẩu hoặc nhập hoạt chất về tự gia công sản xuất trong nước. Hầu hết các loại thuốc này có nguồn gốc hóa học, độc hại cho con người và môi trường.

Để góp phần giải quyết thực trạng này, Bộ KH&CN và

UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt cho thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ bạc nano”. Dự án được triển khai từ tháng 8.2009 đến 12.2013. Công ty TNHH MTV Bảo Hướng Dương là cơ quan chủ trì, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) là cơ quan chuyển giao công nghệ.

Sau 4 năm triển khai, Dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo và làm bền keo bạc nano - chitosan tan bằng phương pháp chiếu xạ gamma Co-60 để sản xuất thuốc phòng trị bệnh sinh học có tên gọi

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

25BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 26: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Mifum 0.6DD; thiết lập được quy trình sản xuất thuốc Mifum 0.6DD dạng dung dịch keo có chất lượng tốt, hiệu lực phòng trừ cao, giá thành hạ.

Các nghiên cứu gần đây đều chứng minh dung dịch bạc có tính chất kháng khuẩn cao, đặc biệt ở kích thước nano, khả năng này tăng lên khoảng 50.000 lần. Phương pháp chiếu xạ gamma Co-60 giúp sản phẩm tạo ra đồng nhất, ổn định và có độ tinh khiết cao, có thể điều chỉnh hiệu quả thông qua điều chỉnh liều xạ, hạt bạc nano tạo ra có kích thước nhỏ hơn so với phương pháp khử hóa học nên hiệu quả kháng khuẩn cao hơn. Bên cạnh việc tiếp thu, vận dụng thành công những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các cán bộ của Dự án còn chủ động sáng tạo trong việc sử dụng chitosan tan trong nước thay thế cho axit axetic,

đảm bảo yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm vì sử dụng dung môi là nước. Hơn nữa, chitosan tan trong nước còn giúp ổn định nano bạc, cho độ bền tốt hơn. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu đều đưa ra được quy trình sản xuất công nghiệp.

Kết quả ứng dụng trong thực tế cho thấy, Mifum 0.6DD có tác dụng tăng cường miễn dịch với các bệnh trên cây cao su như: nấm hồng, loét sọc mặt cạo, nứt vỏ, rụng lá, xì mủ…; trên cây lúa như: bệnh cháy lá lúa, khô cổ gié lúa, lép hạt; bệnh trên cây cà phê như: rỉ sắt, khô cành, khô quả, nấm rễ; bệnh trên cây tiêu như: chết nhanh, chết chậm; bệnh trên cây thanh long như: nấm trái, thối đầu cành, đốm nâu và nấm cành… Do cao su là loại cây công nghiệp chủ lực của Bình Phước nên hiệu quả ứng dụng loại thuốc này đối với cây

cao su được đặc biệt chú trọng. Kết quả các thử nghiệm, đánh giá hiệu quả trên cây cao su cho thấy, sử dụng thuốc Mifum 0.6DD nồng độ 0,32% giúp giảm tỷ lệ bệnh nấm hồng từ 7,03% xuống 0,71%; bệnh nứt vỏ từ 7,35% xuống 0,51%; bệnh loét mặt cạo từ 18,65% xuống 0,75%. Ngoài tính ưu việt trong phòng trị bệnh cho cây trồng, thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng thì giá của thuốc Mifum 0.6DD khá thấp (mỗi chai 500ml có giá là 65.000 đồng), trong khi các loại thuốc BVTV hóa chất có công dụng tương tự trên thị trường giá thường cao gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Sau khi sản xuất thuốc thành công, ban chủ nhiệm dự án đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân như: mở nhiều lớp tập huấn giới thiệu thuốc Mifum 0.6DD và

26

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 27: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

Hội cựu chiến binh xã Đức Hạnh:

Vũ Thuyên - Báo Bình PhướcChăm sóc hội viên,

đặc biệt là hội viên nghèo vươn lên trong cuộc sống luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hội cựu chiến binh (CCB) xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập). Vì thế, trong những năm qua, hội CCB xã đã vận động xây dựng quỹ xóa nghèo cho hội viên khó vay phát triển sản xuất. Bằng hình thức nuôi bò sinh sản, đến nay nhiều hội viên đã thoát nghèo bền vững từ cách làm này.

Từ Thái Nguyên vào

Bình Phước lập nghiệp năm

1996, sau khi làm đủ thứ nghề

dành dụm được ít vốn ông Vũ

Quốc Viện đã mua 1 ha đất tại

thôn 19-5, xã Đức Hạnh làm

nơi “cắm dùi”. Tuy nhiên, do

thiếu chút kinh nghiệm trong

chọn mua đất, nên đã mua

phải khu vực đất xấu vì phần

lớn diện tích là đá bàn, hạn

hán vào mùa khô và lụt lội vào

Đàn bò của ông Vũ Quốc Viện

NHIỀU HỘI VIÊN THOÁT NGHÈO NHỜ NUÔI BÒ SINH SẢN

hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc cho nhiều hộ nông dân trong tỉnh; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm, hệ thống đại lý vật tư nông nghiệp tại các tỉnh Đông Nam Bộ; đăng ký sản phẩm thuốc Mifum 0.6DD với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tạo thương hiệu trước khi mở rộng sản xuất.

Việc thực hiện thành công dự án là minh chứng rõ nét khẳng định sự quan tâm và đầu tư có trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực của Bộ KH&CN đối với tỉnh Bình Phước. Đây cũng là

sự cụ thể hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư KH&CN cho nông nghiệp, nông dân; đồng thời kích thích sự tham gia đầu tư ứng dụng tiến bộ KH&CN của một bộ phận doanh nghiệp có tâm huyết.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 1/2014

27BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Page 28: New B N TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT 1sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2014_06/nong-nghiep-8... ·

mùa mưa. Mặc dù vậy, với bản

chất người lính Cụ Hồ năm xưa:

siêng năng, cần cù, chịu khó,

ham học hỏi, không chịu khuất

phục trước mọi khó khăn, ông

đã cải tạo diện tích đất hoang

thành diện tích đất vườn màu

mỡ với mô hình VAC. Những

khu vực đá bàn cao không thể

canh tác, ông chọn làm nơi sinh

hoạt, dựng nhà trại chăn nuôi

heo, gà; khu vực đất trũng ông

đổ đất trồng mía, cây ăn trái

và những khu vực sâu thì ông

múc ao nuôi cá. Năm 1999,

ông Vũ Quốc Viện tham gia

vào hội CCB xã, sau đó được

hội cho vay 500 ngàn mua cá

giống về thả, nhưng thất bại vì

lũ lụt cuốn trôi. Nhận thấy là

hội viên nghèo khó lại siêng

năng, năm 2011 từ nguồn quỹ

xóa nghèo, hội CCB xã đã

ưu tiên cho ông Viện vay 16

triệu đồng mua 1 con bò sinh

sản lai sind về nuôi tăng đàn.

Đến nay, bò cái đã sinh trưởng

được con bê đực 8 tháng tuổi

khỏe mạnh, và hiện bò mẹ

đang mang bầu, dự kiến sang

tháng sẽ sinh thêm bê con.

Nhìn thoáng qua, thì gia đình

cựu chiến binh Vũ Quốc Viện

thuộc gia đình nghèo khó, bởi

địa thế không thuận lợi, bản

thân ông bị khiếm khuyết 1

cánh tay do tai nạn, lại phải

nuôi mẹ vợ 96 tuổi và cháu

ngoại đang ăn học. Tuy nhiên,

nhờ sự quan tâm tạo điều kiện

kịp thời của hội CCB xã cùng

với sự cố gắng vươn lên, nên

đến nay ông Viện đã trả hết

nợ và phấn đấu cuối năm nay

sẽ thoát nghèo. Hiện gia đình

ông có 2 sào mía, 1 sào ao

nuôi cá và 2 con bò lai sind

với thu nhập khoảng 50 triệu

đồng/năm.

Trước đó năm 2010,

hội CCB xã cũng đã tạo điều

kiện cho hội viên Lê Tuấn Kiệt,

thôn Phước Sơn vay 9 triệu

đồng mua 1 con bò cái sinh

sản về nuôi. Sau 1 năm, bò cái

đã sinh trưởng 1 con bê đực

và sau 14 tháng bán được 14

triệu đồng. Với số tiền có được,

ông Kiệt góp thêm 4 triệu đồng

mua thêm 1 con bò sinh sản.

Đến nay, gia đình ông đã có

4 con bò cả mẹ lẫn con. Ông

Kiệt cho rằng, bò là động vật

dễ nuôi, ít tốn chi phí và có thể

thoát nghèo bền vững, vì theo

tính toán của ông nếu 1 con bê

con (bê cỏ) nuôi 1 tháng lãi 1

triệu đồng, còn nếu bê con lai

sind có thể lãi gấp đôi. Ngoài

ra, từ các nguồn quỹ, năm

2013, hội CCB xã đã tạo điều

kiện cho hội viên Ngô Thanh

Tuấn, Ngô Văn Bảy, Phan Văn

Phong vay mua bò sinh sản

nhân đàn, nay các hộ trên bò

đã đẻ từ 1 đến 2 con.

Ông Lê Xuân Đồng,

Chủ tịch hội CCB xã Đức Hạnh

cho biết, mô hình giúp vốn nuôi

bò sinh sản nhân đàn là mô

hình mới, thí điểm trong toàn

huyện và hiện mô hình đã giúp

được nhiều hội viên vươn lên

thoát nghèo bền vững (trung

bình mỗi năm giúp 1 hội viên

thoát nghèo). Hiện hội CCB xã

có 77 hội viên đang sinh hoạt

tại 6 chi hội, trong đó chỉ còn

4 hội viên nghèo do quá tuổi

lao động. Để giúp nhau thoát

nghèo vươn lên ổn định cuộc

sống, trong những năm qua,

hội đã xây dựng được nhiều

loại quỹ như: Quỹ ban chấp

hành 32 triệu đồng, quỹ giúp

nhau vượt khó của các chi hội

gần 200 triệu đồng và quỹ xóa

nghèo 38,5 triệu đồng./.

28

Số: 1/2014Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT