2
Đến Cảnh Người Xưa Lan thiên một cõi xa chơi, Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng. Hiu hiu gió thi lnh lùng, Phất phơ liễu yếu lnh lùng tòng mai. …………………………………….. Tvi mây phnhiễu đoanh, Bng lai mt cõi, hu danh chđề ... Sáng ngày mùng chín tháng giêng năm Canh Thìn, Thầy trò vẫn còn đi theo hai con đường nầy, đến “Ruộng Năm Giây” là mười giờ trưa, có con đường mòn đi tắt qua Bà Ngự nơi ông Cử được điểm đạo. Đến đây không còn đường mòn nữa. Đá đen như sắt, tòng bá lộn xen, cực kỳ xinh đẹp, quanh tới lộn lui kiếm không ra ngõ. Mười phút sau, hai người bạn đồng hành lạc đâu mất. Đức Thầy bảo tôi xuống suối nằm trên tảng đá nghỉ. Tôi quá thương hại hai anh bạn vô phúc kia, nên thỏ thẻ cùng Đức thầy: “Bạch Thầy, tội nghiệp cho hai anh ấy, xả thân tầm đạo mà nay bị lạc nơi này, ắt phải chết hết!”. Đức Thầy nói: - Không sao đâu, chư vị Thánh Thần luôn luôn ủng hộ những bực nhiệt thành, kiên tâm lập chí trên đường giải thoát. Đức Thầy dắt tôi đi xuống suối. Ngồi dưới bóng tùng mát mẻ, Thầy trò ăn bánh uống nước. Đức Thầy nói với tôi: - Ngày sau Thầy phải xa bổn đạo một thời gian, trong thời gian ấy tín đồ phải chịu đau khổ và không một ai biết Thầy ở nơi nào. (Đức Thầy còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không dám thuật lại hết vì sợ trái ý Ngài, vì Ngài có cấm, xin anh chị miễn lỗi cho.) Đức Thầy nói tiếp: - Bây giờ Thầy đi đàng rừng mầy có sợ không? - Bạch Thầy, bây giờ Thầy đi ngả nào con đi ngả đó! Tôi đáp lại. Khi băng qua suối, Thầy trò trổ ra đường mòn. Đức Thầy nói: - Thử lòng mầy, chớ đường ở trong bàn tay Thầy. Thầy trò nói nói cười cười, chẳng bao lâu đi đến một nơi gọi là “Châu Thiên”. Đây là một cảnh thiên nhiên cực kỳ xinh lịch, dành cho khách mộ đạo ham tu khi quá bước vào cảnh nầy thì có thể phủi sạch tâm phàm, vui say mùi đạo. Thật là một cảnh “Tiểu Bồng Lai Tiên Cảnh” vậy. Leo lên vồ đá dòm lại chơn trời chỉ thấy đá đen như sắt, guộn nổi những dòng tòng bá lộn xen, không cao không thấp, gốc đơm bông nước, bông dài như bông cà, có nắp dở ra, nước dùng ngon ngọt. Từ trên vồ đá, dòm lại chân trời, chỉ thấy mỗi cõi xa xăm vô cùng vô tận! Những hòn đá lớn nhỏ ngổn ngang giống như bàn ghế người trần chưng dọn. Đây là hòn thấp, đó lại hòn cao, tròn vuông đủ cỡ. Trên mỗi hòn mặt bằng, có năm bảy hòn đá nhỏ như ghế ngồi. Tôi nói chỗ nầy có lẽ dành cho chư Tiên hội họp “ăn yến”. Đức Thầy tức cười. Tôi rắn mắc leo lên vồ cao, bị Đức Thầy rầy không cho. Xem phong cảnh nầy độ nửa giờ, Thầy trò ra đi. Đến Tứ Giao Điện, mặt trời vừa chen lặn. Khi còn cách điện này lối trăm thước, Đức Thầy dừng chơn bảo tôi đừng nói chuyện. Tôi không hiểu vì sao. Nhẹ chơn vào điện, không thấy bóng người, chỉ thấy nào chén bát, tương chao nằm lểnh nghểnh trên bàn. Đói quá, tôi bạch với Đức Thầy nấu cơm ăn. Sẵn có nồi nước, tôi hốt cơm khô để vào nồi, đun lửa nấu cơm. Cơm chín, tôi ngắt đọt lang luộc một dĩa lớn. Thú thật tôi dùng cơm tại đây, ngon vô cùng, vì đã hai ngày rồi không có một hột cơm nào trong bao tử. Bữa cơm ấy tuy đơn sơ, nhưng thú vị trăm lần bữa tiệc dưới trần. Điện nầy có bốn tảng đá, mỗi tảng dài không dưới 15 thước giao khích lại thành hình chữ thập, nên gọi là Tứ Giao Điện. Trong điện rộng rãi, hang hóc quanh co, có rất nhiều bàn án để thờ phượng. Tôi tò mò quyết kiếm cho được người tu chỗ nầy, nên rọi đèn sáp đi vào kẹt hóc, nhưng chẳng gặp một ai. Đêm ấy Đức Thầy dẫn tôi lên nóc điện, bảo lên hương đèn cầu nguyện. Sydney, 30-1-2018, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/ Đức Thầy cũng cúng lạy, xong Ngài nói với tôi: - Thầy đây chỉ lạy Phật Tổ thôi, kỳ dư các bậc khác Thầy được miễn. Khi xuống điện, Thầy trò nằm trên tấm sạp bằng cau rừng, Thầy nói: - Trên Trước dạy Thầy đem mầy lên non một tháng. Từ đây lên Lan Thiên, Trường Sanh, qua Nhị Hoàng, lên núi Tổ mới trở về. Tôi thuở ấy quá khờ khạo và thiếu kém về mặc đạo đức, tánh còn nhiễm trược rất nhiều, ham sống sợ chết, không kiên tâm trì chí trước những khổ hạnh gian lao, lại còn bị lợi danh xô đẩy trong cảnh đời vật chất, ít thấy hẹp nghe, nên thốt ra những lời than này với Đức Thầy mà sau tôi cho là mình vô ý thức: “Bạch Thầy, đàng xa diệu vợi, còn phải giam mình trong chốn ma thiêng nước độc cực khổ vô ngần, thực phẩm kém khuyết, ăn không thể đủ mà đi đúng một tháng thì chắc đói chết, xin Thầy đi gần”. Tôi để ý xem cảnh nầy là một cảnh thanh tịnh im lìm, không có một tiếng chim kêu vượn hú, thật là một cảnh hạp cho người muốn tham thiền nhập định để luyện khí dưỡng thần ... (Dõi Gót Theo Thy, hi ký Ngô Thành Bá viết năm 1946)

n C...Đến Cảnh Người Xưa Lan thiên một cõi xa chơi, Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng. Hiu hiu gió thổi lạnh lùng, Phất phơ liễu yếu lạnh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: n C...Đến Cảnh Người Xưa Lan thiên một cõi xa chơi, Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng. Hiu hiu gió thổi lạnh lùng, Phất phơ liễu yếu lạnh

Đến Cảnh Người Xưa

Lan thiên một cõi xa chơi,

Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng.

Hiu hiu gió thổi lạnh lùng,

Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai. ……………………………………..

Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh,

Bồng lai một cõi, hữu danh chữ đề ...

Sáng ngày mùng chín tháng giêng năm Canh Thìn, Thầy trò vẫn còn đi theo hai con đường nầy, đến “Ruộng Năm Giây” là mười giờ trưa, có con đường mòn đi tắt qua Bà Ngự nơi ông Cử được điểm đạo. Đến đây không còn đường mòn nữa. Đá đen như sắt, tòng bá lộn xen, cực kỳ xinh đẹp, quanh tới lộn lui kiếm không ra ngõ. Mười phút sau, hai người bạn đồng hành lạc đâu mất. Đức Thầy bảo tôi xuống suối nằm trên tảng đá nghỉ. Tôi quá thương hại hai anh bạn vô phúc kia, nên thỏ thẻ cùng Đức thầy: “Bạch Thầy, tội nghiệp cho hai anh ấy, xả thân tầm đạo mà nay bị lạc nơi này, ắt phải chết hết!”. Đức Thầy nói: - Không sao đâu, chư vị Thánh Thần luôn luôn ủng hộ những bực nhiệt thành, kiên tâm lập chí trên đường giải thoát. Đức Thầy dắt tôi đi xuống suối. Ngồi dưới bóng tùng mát mẻ, Thầy trò ăn bánh uống nước. Đức Thầy nói với tôi: - Ngày sau Thầy phải xa bổn đạo một thời gian, trong thời gian ấy tín đồ phải chịu đau khổ và không một ai biết Thầy ở nơi nào. (Đức Thầy còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không dám thuật lại hết vì sợ trái ý Ngài, vì Ngài có cấm, xin anh chị miễn lỗi cho.) Đức Thầy nói tiếp: - Bây giờ Thầy đi đàng rừng mầy có sợ không? - Bạch Thầy, bây giờ Thầy đi ngả nào con đi ngả đó! Tôi đáp lại. Khi băng qua suối, Thầy trò trổ ra đường mòn. Đức Thầy nói: - Thử lòng mầy, chớ đường ở trong bàn tay Thầy. Thầy trò nói nói cười cười, chẳng bao lâu đi đến một nơi gọi là “Châu Thiên”. Đây là một cảnh thiên nhiên cực kỳ xinh lịch, dành cho khách mộ đạo ham tu khi quá bước vào cảnh nầy thì có thể phủi sạch tâm phàm, vui say mùi đạo. Thật là một cảnh “Tiểu Bồng Lai Tiên Cảnh” vậy. Leo lên vồ đá dòm lại chơn trời chỉ thấy đá đen như sắt, guộn nổi những dòng tòng bá lộn xen, không cao không thấp, gốc đơm bông nước, bông dài như bông cà, có nắp dở ra, nước dùng ngon ngọt. Từ trên vồ đá, dòm lại chân trời, chỉ thấy mỗi cõi xa xăm vô cùng vô tận! Những hòn đá lớn nhỏ ngổn ngang giống như bàn ghế người trần chưng dọn. Đây là hòn thấp, đó lại hòn cao, tròn vuông đủ cỡ. Trên mỗi hòn mặt bằng, có năm bảy hòn đá nhỏ như ghế ngồi. Tôi nói chỗ nầy có lẽ dành cho chư Tiên hội họp “ăn yến”. Đức Thầy tức cười. Tôi rắn mắc leo lên vồ cao, bị Đức Thầy rầy không cho. Xem phong cảnh nầy độ nửa giờ, Thầy trò ra đi. Đến Tứ Giao Điện, mặt trời vừa chen lặn. Khi còn cách điện này lối trăm thước, Đức Thầy dừng chơn bảo tôi đừng nói chuyện. Tôi không hiểu vì sao. Nhẹ chơn vào điện, không thấy bóng người, chỉ thấy nào chén bát, tương chao nằm lểnh nghểnh trên bàn. Đói quá, tôi bạch với Đức Thầy nấu cơm ăn. Sẵn có nồi nước, tôi hốt cơm khô để vào nồi, đun lửa nấu cơm. Cơm chín, tôi ngắt đọt lang luộc một dĩa lớn. Thú thật tôi dùng cơm tại đây, ngon vô cùng, vì đã hai ngày rồi không có một hột cơm nào trong bao tử. Bữa cơm ấy tuy đơn sơ, nhưng thú vị trăm lần bữa tiệc dưới trần. Điện nầy có bốn tảng đá, mỗi tảng dài không dưới 15 thước giao khích lại thành hình chữ thập, nên gọi là Tứ Giao Điện. Trong điện rộng rãi, hang hóc quanh co, có rất nhiều bàn án để thờ phượng. Tôi tò mò quyết kiếm cho được người tu chỗ nầy, nên rọi đèn sáp đi vào kẹt hóc, nhưng chẳng gặp một ai. Đêm ấy Đức Thầy dẫn tôi lên nóc điện, bảo lên hương đèn cầu nguyện.

Sydney, 30-1-2018, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Đức Thầy cũng cúng lạy, xong Ngài nói với tôi: - Thầy đây chỉ lạy Phật Tổ thôi, kỳ dư các bậc khác Thầy được miễn. Khi xuống điện, Thầy trò nằm trên tấm sạp bằng cau rừng, Thầy nói: - Trên Trước dạy Thầy đem mầy lên non một tháng. Từ đây lên Lan Thiên, Trường Sanh, qua Nhị Hoàng, lên núi Tổ mới trở về. Tôi thuở ấy quá khờ khạo và thiếu kém về mặc đạo đức, tánh còn nhiễm trược rất nhiều, ham sống sợ chết, không kiên tâm trì chí trước những khổ hạnh gian lao, lại còn bị lợi danh xô đẩy trong cảnh đời vật chất, ít thấy hẹp nghe, nên thốt ra những lời than này với Đức Thầy mà sau tôi cho là mình vô ý thức: “Bạch Thầy, đàng xa diệu vợi, còn phải giam mình trong chốn ma thiêng nước độc cực khổ vô ngần, thực phẩm kém khuyết, ăn không thể đủ mà đi đúng một tháng thì chắc đói chết, xin Thầy đi gần”. Tôi để ý xem cảnh nầy là một cảnh thanh tịnh im lìm, không có một tiếng chim kêu vượn hú, thật là một cảnh hạp cho người muốn tham thiền nhập định để luyện khí dưỡng thần ...

(Dõi Gót Theo Thầy, hồi ký Ngô Thành Bá viết năm 1946)

Page 2: n C...Đến Cảnh Người Xưa Lan thiên một cõi xa chơi, Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng. Hiu hiu gió thổi lạnh lùng, Phất phơ liễu yếu lạnh

Sydney, 12-1-2018, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Giặc Pháp dùng chính sách ngu dân đầu độc dân Việt. Đức Huỳnh Giáo Chủ chống chính sách ngu dân của giặc pháp bằng những quyển sấm giảng thức tỉnh lòng dân thi hành tứ trọng ân, quan trọng nhứt là ân đất nước đồng bào, kêu gọi toàn dân chống giặc Tây Mỹ: “Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!” Ngày 16-4-1947, Đức Thầy vào Đốc Vàng viết thơ {thông điệp} ký thác cho Việt Minh đánh 3 cuộc chiến chống Tây Mỹ Tàu.

Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!*

Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm.

Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.

Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng xà rít to.

Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì.

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!*

Dân nay như thể không cha, Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương!

(Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết ở Hòa Hảo năm Kỷ Mão 1939)

* Cụm từ “khóa không chìa”, ám chỉ vào tù {trại cải tạo}, không biết ngày nào ra tù. * Câu sấm: “Hết Tây rồi đến Huê Kỳ” ám chỉ khi Tây thua trận Điện Biên Phủ, thì Mỹ âm mưu đổ quân vào Việt Nam, bùng nổ cuộc chiến tranh tàn khốc hơn. * Cụm từ “Sưu cao thuế nặng”, là ban ngày VNCH thâu thuế, ban đêm chiến binh du kích VC lại thu thuế, dân chịu 2 lần thuế: gọi là “thuế nặng”, một cổ chịu 2 tròng.

* Qua đoạn sấm ngắn gọn, Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri quân Mỹ thua trận chiến VN, và rút chạy; những ai theo Mỹ sẽ phải vào tù {trại cải tạo}. Ngài khuyên con dân nước Việt phải giữ ân đất nước. “Đừng ham

làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!”

Trước khi vào Đốc Vàng ký thác

cho Việt Minh đánh thắng 3 cuộc

chiến chống giặc Tây Mỹ Tàu, Đức

Thầy đã kêu gọi tất cả tín đồ của

Ngài và toàn dân Việt từ Nam chí

Bắc bằng những lời thống thiết :

Và xa xưa hơn nữa vào năm 1849, Đức Phật Thầy Tây An {tiền kiếp Đức Huỳnh Giáo Chủ} cũng đã kêu gọi tín đồ của Ngài và toàn dân Việt hãy đoàn kết chống giặc Tây U như sau:

Nói cho lớn nhỏ ghi lòng,

Ngày sau mới biết rõ trong sự tình.

Giữ lời Thầy dạy đinh ninh,

Hết Tây rồi lại thiệt tình tới U. *

Lành thời niệm Phật công phu,

Dữ thời chịu chữ lao tù hổ ngươi. (Đức Phật Thầy Tây An tr. 165, Vương Kim & Đào Hưng biên

khảo, nhà xuất bản Long Hoa ấn tống năm Quý tị 1953)

Đức Phật Thầy cho biết hết thời Tây (Pháp) cai trị, sẽ tới Mỹ {U=USA} ồ ạt đưa hơn 500 ngàn quân qua Việt Nam nổ ra cuộc chiến tranh chết chóc vô cùng khốc liệt. Ngài khuyên người đạo hãy giữ bổn phận tứ ân, trung quân ái quốc, yêu nước thương nòi chống xâm lăng, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ.

Nổi tiếng Từ Bi

Mị Châu ơi hỡi Mị Châu,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha!

(Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Nhân lúc ngồi trên chuyến xe khuyến nông cùng với Đức Thầy vào tháng 6 năm Ất Dậu 1945, ông thi sĩ Việt Châu {Nguyễn Xuân Thiếp} có trao tặng cho Thầy quyển thơ Lông Ngỗng Gieo Tình do ông viết nổi tiếng thời bấy giờ, nội dung kể lại câu chuyện tình duyên Trọng Thủy Mị Châu, Đức Thầy ứng khẩu hai câu thơ trên đây coi như là trực tiếp phê bình tập thơ. Nhưng theo lý

thiên cơ, Ngài mượn việc phê bình tập thơ của ông thi sĩ Việt Châu, để gởi đi một Thông Điệp rất quan trọng cho các chính khách

thế hệ tương lai của Việt Nam đừng vội vã tin vào lời đường mật của Trung Quốc{16 chữ vàng} mà gây cảnh nước mất nhà tan.

"HỐ HÒ KHOAN"

Huỳnh long lộ vĩ; Bạch-sĩ tiên sanh, (1)

Nam-quốc công khanh; Ra đời cứu tế;

Hò xang xự xế; Mắc kế Trương-Lương,

Tự giác thôn-hương; Qua dương cơ-khí.

Lập chí hiền nhơn; Nên mới có cơn

Thất-Sơn tiếng nổ; Qui cổ diệt kim.

Cửu cửu y nhiên; Tình riêng tham báu,

Đổ máu tuôn rơi; Khùng mới nói chơi,

Chư bang hàng phục.

Anh hố hò khoan; Tình lang xự xế,

Bỏ phế hương thôn; Ác đức vô môn.

Rồng-Mây hội yến; Ra đời bất chiến,

Nổi tiếng từ-bi; Lời lẽ ráng ghi.* Phật từ bi

Thành công êm thấm; Có lắm người yêu. Đức Thầy viết ở Hòa-Hảo tháng 8 năm Kỷ-Mão 1939

(1) Bạch Sĩ Tiên Sanh tức Trạng Trình cũng là tiền

kiếp của Đức Huỳnh Giáo Chủ & Đức Phật Thầy.

Lạn Tương Như: Đời chiến quốc làm Thượng Khanh nước Triệu. Vua Tần Chiêu Vương hứa đem 15 thành để đổi ngọc bích họ Hòa của nước Triệu. Tương Như lãnh sứ mạng đem ngọc bích đi đổi. Nhưng sau khi Tương Như dâng ngọc bích, vua Tần nhận ngọc nhưng không có ý định giao thành. Tương Như dùng mưu trí đánh lừa vua Tần lấy lại được ngọc bích giao trả cho Triệu. Liêm Pha tự cậy công cao, ghét Tương Như định tìm cách làm nhục. Nhưng Tương Như cố ý lánh mặt Liêm Pha. Có người cười chê thì Tương Như bảo: “Sở dĩ Tần không đem binh đánh Triệu chỉ vì có hai chúng tôi. Nếu nay chúng tôi lại xung đột nhau, thì hỏi còn gì nữa? Tôi quyết chí để quyền lợi quốc gia lên trên tư thù”. Liêm Pha nghe nói thế, thân đến tạ tội và từ đó hai người trở nên đôi bạn thân thiết.* *Nhắc chuyện Tương Như để liên hệ sự vắng bóng của Đức Thầy HGC, có ý nghĩa đoàn kết cứu nguy dân tộc.