24
1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ THPT Tác giả: Khổng Thị Thanh Hà GV Tổ Xã hội Trường THPT Yên Dũng số 3 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đổi mới trong giáo dục và đào tạo; Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 nhấn mạnh “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự họ c, khuyến khích học tập suốt đời.” . Hiện nay, quá trình dạy – học ở các nhà trường phổ thông có nhiều

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ CỦA

HỌC SINH TRONG GIỜ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ THPT

Tác giả: Khổng Thị Thanh Hà – GV Tổ Xã hội

Trường THPT Yên Dũng số 3

1. Đặt vấn đề

1.1. Lí do chọn đề tài

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đổi mới

trong giáo dục và đào tạo; Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi

mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời

thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động,

phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và

học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận

dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một

chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự

học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển

năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa

dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào

tạo, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 nhấn mạnh “Đối với giáo dục

phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng

lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho

học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,

truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực

hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,

khuyến khích học tập suốt đời.” .

Hiện nay, quá trình dạy – học ở các nhà trường phổ thông có nhiều

Page 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

2

chuyển biến theo hướng tích cực nhằm phát huy được năng lực của học sinh.

Đó là kết quả tác động của nhiều nhân tố trong đó có nguyên nhân sự vận dụng

hợp lí những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình lên

lớp. Tại trường THPT Yên Dũng số 3, việc đổi mới giáo dục luôn được Ban

giám hiệu quan tâm và đầu tư, tạo động lực qua từng hoạt động, từng giờ học.

Với nhiều thầy cô, giờ học vừa giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức

của nhiều chủ đề thậm chí nhiều chương lại vừa giúp học sinh phát hiện và

khắc phục những sai lầm không phải là chuyện đơn giản. Vậy làm thế nào để

có một giờ học vừa sôi nổi, học sinh làm việc tích cực mà vẫn đảm bảo hiệu

quả trong quá trình kiểm tra đánh giá luôn là câu hỏi cần tìm lời giải khi chuẩn

bị kế hoạch dạy học lên lớp của nhiều thầy cô trong đó có bản thân tôi.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy vai trò quan trọng của

kiểu tiết dạy ôn tập nên trong năm học 2019 – 2020 tôi đã thực hiện đề tài “

Một số giải pháp phát huy tính tích cực, hiệu quả của học sinh qua trong giờ

ôn tập môn Địa lí THPT” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả

đổi mới trong dạy học Địa lí theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của

học sinh.

1.2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Bài học nói chung và bài học Địa lí nói riêng là một đơn vị của nội dung

dạy học nhằm bảo đảm một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trong

chương trình. Nội dung của mỗi bài học có thể kéo dài trong một hoặc nhiều

tiết học. Mỗi tiết chỉ thực hiện được một phần của bài học. Theo cách phân loại

phổ biến nhất có thể phân các tiết học địa lí ra 5 kiểu như sau: Tiết học mở đầu;

tiết học nắm kiến thức và kĩ năng mới; tiết học vận dụng kiến thức và kĩ năng,

kĩ xảo địa lí; tiết học khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức địa lí; tiết học kiểm

tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng. Như vậy có thể hiểu, tiết học khái quát hoá

và hệ thống tri thức Địa lí là tiết dạy ôn tập cho học sinh.

Qua khảo sát tại trường THPT Yên Dũng số 3, hầu hết các tiết dạy ôn

tập đều được tiến hành theo quy trình như sau: Hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng

cần đạt được, làm bài tập củng cố kiến thức. Quy trình đó đúng với hướng dẫn

Page 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

3

cách tổ chức một giờ học ôn tập song không khí lớp học nhìn chung trầm lắng,

một số học sinh chưa thực sự hứng thú và chủ động trong việc ôn tập. Khối

lượng nội dung ôn tập về cả kiến thức và kĩ năng lớn. Phương pháp giảng dạy

chủ yếu là làm việc cá nhân và toàn lớp.

Bản thân tác giả nhận thấy, nếu học sinh được tương tác nhiều hơn, được

tự đánh giá nhiều hơn thông qua các hoạt động theo cặp, theo nhóm; được cải

thiện các năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình,... thì sẽ phát huy được cao

hơn tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế, trong quá trình tìm

hiểu và thực nghiệm đề tài, về cơ bản quy trình của một tiết học Ôn tập không

có nhiều thay đổi, song trong các hoạt động chuẩn hoá và củng cố kiến thức tác

giả vận dụng thêm các kĩ thuật dạy học tích cực, trò chơi học tập, chú ý cao độ

đến việc hướng dẫn học sinh tự học.

2. Nội dung sáng kiến

2.1. Thực trạng tình hình tổ chức hoạt động dạy học trong tiết ôn tập hiện nay

* Về phía giáo viên:

Trong xu thế Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông, về cơ bản

giáo viên trường THPT Yên Dũng số 3 nói chung và GVBM Địa lí nói riêng

đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm

trung tâm, phát huy năng lực phẩm chất của học sinh. Tuy nhiên để tiết học ôn

tập thực sự hiệu quả đối với học sinh thì đòi hỏi sự nỗ lực, đầu tư chuyên môn

cải thiện phương pháp và kĩ thuật dạy học của mỗi thầy cô giảng dạy. Trong

một số giờ dạy, giáo viên bộ môn còn loay hoay làm sao để giờ học thật sự hiệu

quả bởi việc hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng trong cả một chương hoặc nhiều

chương gói trong thời gian có hạn là 45 phút. Tác giả đã tiến hành một cuộc

khảo sát với giáo viên giảng dạy tại trường như sau:

Page 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

4

Bảng 1: KHẢO SÁT GIỜ ÔN TẬP CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN ĐỊA LÍ

TT Nội dung khảo sát Số GV

khảo sát Tỉ lệ %

1

Nhiệm vụ chủ yếu 3 100

- Nắm bắt kiến thức, kĩ năng của các chủ đề Địa lí 3 100

- Giúp HS sắp xếp lại kiến thức loại bớt kiến thức rườm

rà, giữ lại kiến thức mấu chốt.

3 0

- Nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng đã

được học. 2 66.7

Phát hiện và hướng dẫn cách khắc phục một số sai lầm

thường gặp của học sinh. 3 100

2

Cách tiến hành giờ học 3 100

- Nêu lên một hệ thống các câu hỏi để phát hiện trình độ

nắm kiến thức cũ và gợi ý cho học sinh nêu lên bản chất

của những kiến thức đó, móc nối chúng lại với nhau và tìm

ra logic giữa chúng.

3 0

- Trình bày toàn bộ những vấn đề cơ bản theo một sơ đồ

định trước. 1 33.3

- Luyện tập củng cố kiến thức, kĩ năng 3 100

3

Hình thức tổ chức dạy học thường sử dụng 3 100

- Hoạt động cá nhân 02 66.7

- Hoạt động nhóm 01 33.3

4

Phương pháp kĩ thuật dạy học thường sử dụng 3 100

- Phương pháp đàm thoại, giảng giải. 03 100

- Phương pháp khai thác kiến thức từ biểu đồ và bảng số liệu. 03 0

- Phương pháp làm việc theo nhóm, cặp đôi. 01 0

6

Mức độ thu hút HS 3 100

- Mức độ cao 01 33.3

- Mức độ TB 02 66.7

- Mức độ thấp 0 0

Page 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

5

7

Hiệu quả của giờ ôn tập 3 100

- Hiệu quả cao 01 33.3

- Hiệu quả trung bình 2 66.7

- Hiệu quả thấp 0 0

Lưu ý: Số giáo viên được khảo sát: 3 GVBM Địa lí ở trường THPT Yên Dũng số

3 (bao gồm tác giả đề tài).

Nhận xét: các GVBM Địa lí trong trường về cơ bản đã thực hiện đầy đủ,

quy trình của một giờ học ôn tập; hình thức ôn tập thường là giáo viên giao các

bài tập tự luận và trắc nghiệm trước, sau đó trên lớp tiến hành kiểm tra phát vấn

các câu hỏi, chữa nội dung câu hỏi trắc nghiệm, hướng dẫn làm việc với biểu đồ

và bảng số liệu. Như vậy, với cách tổ chức trên học sinh chủ yếu làm việc cá nhân

và toàn lớp, hình thức chưa thể hiện rõ sự đổi mới; thông qua đánh giá nhận xét

của các giáo viên bộ môn thì cách tổ chức như hiện nay, về cơ bản học sinh sẽ

được hệ thống hoá lượng kiến thức, phần nào kiểm tra được kĩ năng của bản thân.

Tuy nhiên, vai trò của học sinh chưa thực sự phát huy hết phẩm chất năng lực của

bản thân, một số học sinh ít có được cơ hội thể hiện, tham gia vào việc rèn luyện

kiến thức, kĩ năng cũng như được đánh giá quá trình học tập của mình. Do đó, với

cách ôn tập như trên đã đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái

độ song hiệu quả (thông qua khảo sát và của người dự giờ) cũng như khả năng thu

hút học sinh còn ở mức độ trung bình và khá.

* Về phía học sinh:

Một số học sinh có ý thức học tập và rèn luyện để phát triển năng lực toàn

diện, ý thức rất cao về vị trí và vai trò của tiết học Địa lí; nhiều học sinh tỏ ra hào

hứng tích cực khi được tham gia vào các trò chơi, hoạt động cặp nhóm,... Đó là

động lực không nhỏ thôi thúc giáo viên bộ môn không ngừng Đổi mới phương

pháp và kĩ thuật dạy học, tạo ra nhiều “món mới” cho học sinh.

Tuy nhiên, tâm lí của một bộ phận các em coi đây là môn phụ, ít dành sự quan

tâm đến việc học Địa lí cả trên lớp cũng như ở nhà. Vì thế, việc lĩnh hội môn học

còn hời hợt, qua loa.

Để có cái nhìn chân thực hơn, tác giả tiến hành dự giờ thăm lớp và khảo sát

Page 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

6

điều tra, kết quả thu được như sau:

+ Về số lượng học sinh tham gia khảo sát: 392 học sinh ở cả 3 khối 10, 11, 12

của trường THPT Yên Dũng số 3 năm học 2019 - 2020 (10 lớp/30 lớp)

+ Hình thức khảo sát: Dùng phiếu điều tra; dự giờ thăm một số lớp.

Bảng 2: KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ TIẾT HỌC ÔN TẬP ĐỊA LÍ

TẠI TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3

TT Nội dung khảo sát Số HS Tỉ lệ (%)

1

Với em, giờ ôn tập có vị trí như thế nào? 392 100

Rất quan trọng 152 38.8

Quan trọng 125 31.9

Bình thường 68 17.3

Không quan trọng 47 12.0

2

Em thường được tham gia các hoạt động nào

trong giờ ôn tập ? 392 100

Làm việc cá nhân 230 58.7

Làm việc nhóm/cặp 162 41.3

3

Em thấy giờ học ôn tập Địa lí hiện nay như thế

nào? 392 100.0

Hiệu quả 140 35.7

Bình thường 170 43.4

Không hiệu quả 60 15.3

4

Em mong muốn được tổ chức các hoạt động như

thế nào trong giờ ôn tập ? (Lựa chọn 2 hoạt động

mà em mong muốn nhất)

392 100.0

Làm việc theo cặp/nhóm nhiều hơn. 156 39.8

Học tập thông qua các trò chơi 257 65.6

Không cần thay đổi. 34 8.7

Page 7: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

7

Kết hợp với dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin

như bài giảng điện tử, tự luyện online trên một số

ứng dụng trực tuyến.

337 86.0

5

Những trò chơi học tập em muốn được tham gia

là gì ? (Lựa chọn 1 trò chơi mà em muốn nhất) 392 100.0

Cặp đôi như Hiểu nhau qua Địa lí, Cặp đôi hoàn hảo 89 22.7

Hình thức dạng như thi Rung chuông vàng 271 69.1

Tam sao thất bản (Chia làm các đội có từ 3-4 thành

viên, cùng truyền một nội dung học tập bằng việc ghé

sát tai nói nhỏ cho nhau. Truyền nhanh và đúng nhất

sẽ là đội chiến thắng)

32 8.2

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số học sinh (70.8%) nhận thức

được vị trí quan trọng của tiết học ôn tập, có mong muốn được tham gia vào hoạt

động cặp/nhóm, tham gia các trò chơi tương tác nhằm củng cố kiến thức và kĩ

năng. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ học sinh còn thờ ơ với giờ học ôn

tập, tập trung nhiều nhất là các khối lớp top cuối với những học sinh ý thức thái

độ không cao, sức ì lớn. Với thực trạng trên, nếu giáo viên bộ môn tích cực đổi

mới phương pháp, kĩ thuật dạy học sẽ nhận được sự quan tâm ủng hộ của nhiều

học sinh, từ đó sẽ lan toả và “lôi kéo” được những học sinh chưa xác định được

mục tiêu của giờ học, nhất là giờ học ôn tập.

2.2. Các giải pháp phát huy tính tích cực, hiệu quả của học sinh trong tiết học

ôn tập

Để giờ học Ôn tập phát huy được sự chủ động, tích cực và năng lực của

học sinh, qua thực tiễn giảng dạy, theo tôi cần tập trung vào một số giải pháp sau:

2.2.1. Khảo sát về giờ học ôn tập

Để có cái nhìn sâu hơn về thực trạng tại nhà trường từ phía giáo viên, học

sinh, bản thân tác giả đã trực tiếp trao đổi kế hoạch dạy học, dự giờ thăm lớp và

khảo sát thông qua bảng hỏi.

2.2.2. Tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Page 8: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

8

Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhấn mạnh

việc thay đổi cách đánh giá người thầy, đồng thời kịp thời quan tâm phát hiện và

trợ giúp những khó khăn của HS. Do đó, hình thức này càng duy trì thường xuyên

tăng thêm sự tương tác giữa người dạy với người dạy, giữa người dạy và học sinh

và GV được thực hành kĩ thuật dạy học tích cực nhiều hơn.

2.2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng Đổi mới, phát huy năng lực của

học sinh

Trên cơ sở nhận thức được thực trạng giảng dạy, tác giả tiến hành xây dựng

kế hoạch giảng dạy. Hoạt động này rất quan trọng nhằm định hướng chi tiết mục

tiêu về kiến thức, kĩ năng, năng lực; xác định và lựa chọn những phương tiện,

phương pháp dạy học phù hợp theo đối tượng học sinh, đồng thời dự kiến được

những tình huống có thể xảy ra trong giờ học.

Để kế hoạch được xây dựng hiệu quả giáo viên cần nghiên cứu kĩ các bước

tiến hành, trong mỗi hoạt động cần chỉ rõ: tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động,

cách tiến hành, thời lượng của hoạt động. Trong khuôn khổ tiết học Ôn tập, có

nhiều kiến thức, kĩ năng Địa lí cần củng cố nên giáo viên bộ môn nên xác định

những nội dung kiến thức liên quan, nhóm các dạng bài hình thành những kiến

thức cốt lõi giảm bớt sự rườm rà và tiết kiệm được thời gian ôn tập; đồng thời

chuẩn bị cho học sinh “Phiếu bài tập” tự học tự rèn; nên sử dụng một số trò chơi

để không khí lớp học thêm thoải mải.

Giáo viên cũng nên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học ôn

tập trước và trong quá trình lên lớp. Bởi nếu có sự hỗ trợ của các phương tiện như

máy chiếu (ti vi kết nối), máy tính, các phần mềm học trực tuyến sẽ tăng thêm

tính trực quan giúp quá trình đánh giá và tự đánh giá trở nên nhanh chóng tiện lợi

hơn rất nhiều.

2.2.4. Vận dụng linh hoạt phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới theo

đối tượng học sinh

Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng Đổi mới, tuy nhiên

giáo viên nên sử dụng hài hoà và ở mức độ hợp lí. Đối với lớp học sinh yếu kém

hơn chú ý vai trò của các phương pháp truyền thống như giảng giải để học sinh

Page 9: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

9

nắm chắc kiến thức cơ bản.

Trong quá trình sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng lấy

học sinh làm trung tâm, không gian lớp học sẽ có nhiều tiếng ồn hơn do sự trao

đổi bàn bạc, phản biện, những tiếng vỗ tay, cười nói động viên nhau của các nhóm,

đội chơi. Vấn đề này, giáo viên bộ môn cũng cần lưu ý và nên đề ra một quy định

chung để học sinh không ồn ào quá đà, làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh.

2.2.5. Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nghệ thông tin trong dạy học

Công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng kế hoạch

dạy học cho GV, tăng tính chất trực quan, khả năng tự ôn và tự kiểm tra của HS.

Trong giờ học Ôn tập, các phần mềm, các website hỗ trợ rất tốt trong quá

trình GV giao bài tập, chữa bài, thiết lập các đề kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi để

học sinh tự đánh giá.

2.2.6. Quy định và hướng dẫn HS về phương pháp học tập bộ môn

Để thực hiện được các giải pháp đổi mới trong các giờ học nói chung và giờ

Ôn tập nói riêng với mục tiêu tất cả học sinh đều được tham gia và thực hiện thì

GV cần có quy định chung với tất cả các tiết học; quy định này GV nên xây dựng

và đưa ra thống nhất với học sinh ngay từ đầu quá trình dạy học (đầu năm học) và

qui ước học sinh sẽ áp dụng quy tắc này cho tất cả các tiết học để hình thành được

kĩ năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực của học sinh:

- Mỗi học sinh cần chủ động trong học tập. Tất cả nhiệm vụ khi giáo viên

chuyển giao xuống cho HS thực hiện thì mỗi cá nhân phải chủ động và quyết tâm

để hoàn thành nội dung được giao.

- Đối với các hoạt động cá nhân: mỗi cá nhân cần thực hiện và thể hiện kết

quả ra phiếu học tập.

- Đối với các hoạt động nhóm: cần có tổ chức nhóm một cách cụ thể, bầu

nhóm trưởng, thư ký, được hướng dẫn về quy trình làm việc nhóm. Đó là cá nhân

mỗi HS được dành một phần thời gian hoạt động nhóm để tự thực hiện nhiệm vụ

học tập, sau đó tiến hành trao đổi và thảo luận, bàn bạc về kết quả công việc đã

làm; quá trình thảo luận nhóm trưởng cử một thành viên bất kỳ đọc nội dung làm

việc của mình, các thành viên khác trong nhóm so sánh nội dung, tiến hành trao

Page 10: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

10

đổi, bàn bạc và thống nhất nội dung chung của nhóm.

- Đối với các hoạt động cả lớp (khi GV nhận xét nội dung, chốt vấn đề và

liên hệ để dẫn dắt vào bài): thì mỗi cá nhân cần chủ động tiếp nhận thông tin để

chuẩn bị cho các hoạt động học tập tiếp theo.

- Hướng dẫn học sinh tự học: Đây vừa là phương pháp vừa là kĩ năng quan

trọng rèn luyện cho HS để HS có thể chủ động, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và

tự đánh giá được bản thân.

2.3. Ví dụ minh họa

(Cho giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn tập môn Địa Lí

qua việc xây dựng kế hoạch giảng dạy một giờ học cụ thể)

Tiết theo PPCT 8: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Ôn tập và củng cố chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực học tập của bài học/chủ đề sau:

1. Kiến thức

- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước.

- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

- Một số vấn đề mang tính toàn cầu.

- Một số vấn đề của châu lục và khu vực.

2. Kĩ năng

- Làm việc với bảng số liệu: Nhận xét, nhận dạng biểu đồ.

- Làm việc với biểu đồ: Vẽ biểu đồ địa lí

3. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, phân tích.

- Năng lực hợp tác thông qua việc làm việc cặp/nhóm

* Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng

bảng biểu,...

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương tiện dạy học

Page 11: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

11

- Đối với GV : Máy tính, máy chiếu (tivi có kết nối)

+ Phiếu học tập chuẩn bị trước ở nhà.

+ Thu thập một số bài làm điển hình của học sinh trong phiếu.

- Đối với học sinh :

+ Phiếu học tập đã chuẩn bị trước.

+ SGK, đồ dùng học tập.

2. Phương pháp dạy học chủ yếu

- PP hướng dẫn tự học.

- PP làm việc theo cặp/nhóm.

- PP làm việc với bảng số liệu và biểu đồ Địa lí.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

GVBM chia sẻ một số hình ảnh về không gian, các hoạt động của lớp học

trong các bài học trước và đạt câu hỏi với học sinh : Những hình ảnh đó gợi nhắc

các em về những bài học nào ?

Lưu ý : GVBM có thể gọi chính những HS xuất hiện trong những hoạt động

và sản phẩm đó.

Từ đó, GV chuyển ý vào bài học với một số từ ngữ gợi mở và câu dẫn sau:

Bài học hôm nay, sẽ giúp các em hệ thống hoá lại kiến thức, kĩ năng chuẩn bị một

hành trang tốt hơn để phát triển năng lực bản thân và chinh phục bài kiểm tra sắp tới.

2. Hoạt động hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng

2.1. Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập :

+ Quan sát sơ đồ, hãy nhắc lại những chủ đề đã được học tập ?

+ Kiểm tra việc chuẩn bị nhiệm vụ học tập : Các tổ trưởng của lớp kiểm tra

và báo cáo phần chuẩn bị nội dung ôn tập của các thành viên trong tổ.

+ GV củng cố kiến thức các chủ đề thông qua một số hình thức sau:

Page 12: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

12

• Bốc thăm câu hỏi và trả lời – hoạt động cá nhân

Thể lệ : Mỗi thành viên trong lớp đã

được giao bộ câu hỏi về các nội dung

ôn tập. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một

thành viên trong lớp lên bốc thăm và

trả lời câu hỏi liên quan đến các chủ

đề học tập.

• Hiểu nhau qua Địa lí – Làm việc theo cặp.

Thể lệ : Mỗi bạn tự chọn cho một người bạn mà mình hiểu rõ nhất để một bạn sẽ

gợi ý và 1 bạn sẽ trả lời 7 dữ kiện Địa lí trong thời gian 1 phút 30 giây. Người gợi

ý không được sử dụng từ tiếng nước ngoài thay thế, từ lóng, từ liên quan đến tên

họ phụ huynh, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng. GV cử một thư kí, tham gia trợ giúp

việc tổng hợp kết quả làm việc của các cặp. Lưu ý : Để HS hiểu và thực hiện tốt

nhiệm vụ của mình, GV nên tiến hành cho 1 cặp đôi làm mẫu 1 – 2 ví dụ, hướng

dẫn thư kí ghi chép và tổng hợp kết quả một cách nhanh chóng và chính xác).

Các gói câu hỏi

Gói Gói Gói

1. Hoa Kì 1. Nhật Bản 1. Xin ga po

2. EU 2. ASEAN 2. WTO

3. Bùng nổ dân số 3. Già hóa dân số 3. Biến đổi khí hậu

4. CO2 4. Giờ Trái Đất 4. Băng tan

5. Sa ha ra 5. A ma dôn 5. Vịnh Péc xích

6. Xuy ê 6. Pa na ma 6. Ca ri bê

7. Dầu mỏ 7. Kim cương 7. Xavan và xa van

rừng

• Sắp xếp lại cho đúng – Làm việc theo nhóm.

Thể lệ : HS tham gia làm việc nhóm, thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3 phút. Mỗi

Page 13: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

13

nhóm sẽ nhận được một chuỗi thông tin liên quan đến 3 khu vực và châu lục đã

được học, song chưa được sắp xếp vào đúng. Căn cứ vào vốn hiểu biết của bản

thân và kiến thức đã học, hãy thiết lập lại cho thật đúng.

Nhóm nào hoàn thành sớm và chính xác nhất sẽ chiến thắng.

(Chi tiết các câu hỏi tại phiếu học tập)

Lưu ý : để ghi nhận các nhóm có sự nỗ lực và được đánh giá lẫn nhau, GV nên

cho đánh giá chéo các nhóm.

- Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát và trợ giúp

khi học sinh gặp khó khăn.

- Bước 3 : HS báo cáo kết quả làm việc. Chú trọng đến việc tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau.

- Bước 4 : GV chuẩn hóa kiến thức và đánh giá, nhận xét (GV có thể cho

điểm cộng của cả nhóm).

2.2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng Địa lí cơ bản

-Bước 1: GV khái quát một số kĩ năng cơ bản cần rèn luyện và không thể

thiếu được của môn Địa lí, nhấn mạnh các em cần nắm chắc những định hướng

để, dấu hiệu nổi bật, dạng câu hỏi để làm bài. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài ôn

tập, GV tập trung vào dạng biểu đồ cột (cột đơn, nhóm cột). Sau đó, GV giao

nhiệm vụ học tập sau :

- Xác định dạng biểu đồ cho 2 bài tập được giao và giải thích tại sao lựa

chọn dạng đó.

- Nêu những yêu cầu khi vẽ biểu đồ cột ?

Khi trả lời hai câu hỏi trên, HS đã nắm khá chắc và có thể trả lời được câu

hỏi về chọn dạng biểu đồ, cách vẽ biểu đồ. Khi đó HS sẽ trả lời câu hỏi số 3

- Hãy xác định những sai sót trong một số bài làm sau. (GV trích bài làm

của HS song không để tên để đảm bảo nguyên tắc không công khai hoá lỗi lầm)

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát và có biện pháp hỗ

trợ kịp thời.

Bước 3 : HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. HS khác bổ sung.

Bước 4 : GV chuẩn hoá kiến thức, đồng thời nhấn mạnh những sai sót phổ

Page 14: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

14

biến của học sinh và hướng dẫn cách khắc phục.

2.3. Hoạt động 3 : Giải đáp những thắc mắc của HS

- Hoạt động : cả lớp. GV sẽ giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc, trăn trở

của HS trong quá trình học tập.

IV. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Dành cho HS khá giỏi

GV giới thiệu một số trang Website trực tuyến uy tín, HS tham gia làm đề

và trả lời câu hỏi ở cấp độ vận dụng

V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

VI. PHỤ LỤC BÀI HỌC

PHIẾU HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 11

TIẾT 8 – ÔN TẬP

Nhóm số ………

Các thành viên:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm

Trong thời gian 02 phút, sắp xếp các thông tin dưới đây để được thông tin

chính xác nhất tương ứng với các khu vực và châu lục được học

Lưu ý: bảng đáp án chỉ cần điền số tương ứng với các cột

Lưu ý : Những vị trí được tô đậm màu, HS hay sai sót.

Page 15: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

15

Đáp án (Các nhóm chỉ cần ghi số của thông tin vào bảng)

CHÂU PHI MĨ LA TINH TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 11 – NĂM HỌC 2019 - 2020

1. Các nhóm nước trên thế giới có sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế

xã hội được thể hiện trên những khía cạnh nào? Lấy ví dụ về một khía cạnh mà

em hiểu biết rõ nhất?

2. Nêu những hiểu biết của em về cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện

đại. (Thời gian xuất hiện, đặc trưng, thành tựu, tác động của nó).

3. Kể tên một số vấn đề mang tính toàn cầu? Trình bày về một vấn đề mà Việt

Nam đang tập trung giải quyết?

4. Nêu những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu toàn cầu?

5. Nêu những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đại dương?

Page 16: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

16

6. Nêu những hiểu biết của em về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới?

7. Nêu một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên của châu Phi. Châu Phi cần làm gì

để giải quyết khó khăn về mặt tự nhiên.

8. Châu Phi đang phải đối mặt với khó khăn nào về dân cư xã hội. Nếu là một

nhà lãnh đạo cao nhất ở khu vực này, em sẽ làm gì để cải thiện tình hình trên ?

9. Nêu một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên của Mĩ Latinh. Đặc điểm đó cho

phép Mĩ La tinh phát triển mạnh những ngành kinh tế nào?

10. Mĩ Latinh đang phải đối mặt với khó khăn nào về dân cư xã hội. Nếu là một

nhà lãnh đạo cao nhất ở khu vực này, em sẽ làm gì để cải thiện tình hình trên ?

11. Tây Nam Á và Trung Á có những đặc điểm chung nào về tự nhiên, dân cư

xã hội?

12. Những vấn đề nào khiến Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” trên thế giới?

BÀI TẬP KĨ NĂNG ĐỊA LÍ

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA (GDP) VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP

CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở MĨ LA TINH NĂM 2015

Nước GDP (tỉ USD)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Mê-hi-cô 1242 3.3

Pa-na-ma 41,9 5.7

Pa-ra-goay 27,3 3.1

Pê-ru 191,4 3.3

1.1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Mĩ

La tinh.

1.2. Nhận xét về GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Mĩ La tinh.

Câu 2: Cho bảng số liệu

GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Quốc gia, châu lục GDP (tỉ USD)

Hoa Kì 17 348

Page 17: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

17

Nhật Bản 4 596

CHLB Đức 3 868

Anh 2 990

Pháp 2 829

2.1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP của một số quốc gia trên thế giới năm 2014.

2.2. Nhận xét về GDP GDP của một số quốc gia trên thế giới năm 2014

Câu 3: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM NĂM 2009 VÀ 2016 (Đơn vị:%)

Năm Từ 0 – 14 tuổi Từ 15 – 59 tuổi Từ 60 tuổi trở lên

2009 69.1 24.5 6.4

2016 69.8 22.6 7.6

3.1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số của Việt Nam năm 2009 và 2016.

3.2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số Việt Nam năm 2016 so với năm 2009.

3. Hiệu quả mang lại

Để đánh giá hiệu quả mang lại của sáng kiến kinh nghiệm, tác giả đã tiến

khảo sát về phía GV dạy thử nghiệm, dự giờ và học sinh tham gia tiết học. Cụ thể

như sau:

- Khảo sát giáo viên đi dự giờ (Các tiết dự giờ là tiết dạy do tác giả đề tài

thực hiện): 8 GV trong và ngoài tổ đi dự giờ.

Bảng 3: KHẢO SÁT GV DỰ GIỜ TIẾT DẠY CỦA TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

TT Nội dung nhận xét Tóm tắt

1

Kế hoạch và tài liệu

dạy học

-Kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng

lực học sinh; tư liệu dạy học đa dạng và tin cậy;

bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin.

Tổ chức hoạt động dạy

học cho HS

-Phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với học

sinh; GV phát hiện và trợ giúp kịp thời khó khăn

của học sinh.

Page 18: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

18

Hoạt động của HS Lớp học sôi nổi, HS tích cực, chủ động, có hiệu

quả song 1-2 HS cần hoà nhập nhanh hơn vào

hoạt động của cả nhóm.

2 Đánh giá xếp loại

giờ dạy

Giỏi (100% số GV dự giờ đánh giá)

- Khảo sát GV dạy thử nghiệm: về cơ bản, kế hoạch giảng dạy đảm bảo

được chuẩn về kiến thức, kĩ năng và năng lực của HS. Với những lớp không có

sự hỗ trợ của máy chiếu hoặc TV kết nối, GV bộ môn có thể điều chỉnh một số

thao tác và vận dụng tốt vào trong giờ học.

- Khảo sát HS tham gia học tập: Không khí lớp học thoải mái, tươi vui, HS

tham gia sẵn sàng và đầy đủ các hoạt động chứng tỏ giờ học tạo hứng thú lớn với

các em HS. Sự hiệu quả của giờ dạy còn được thể hiện qua việc đánh giá bằng

điểm số của các em trong môn học.

Như vậy, qua thực tế vận dụng sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần mang

lại một số lợi ích sau:

+ Là tài liệu tham khảo và có thể định hướng cho GV giảng dạy biết cách xây

dựng kế hoạch theo hướng phát triển năng lực của HS nhất là với kiểu bài ôn tập.

+ HS hứng thú chủ động tích cực, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức,

qua đó rèn luyện và phát triển thêm các năng lực phẩm chất của bản thân.

+ Đề tài tạo điều kiện cho bản thân tác giả có cơ hội và thêm động lực để

tìm tòi về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần vào việc cách cách và đổi mới giáo

dục nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng.

+ GV tham gia áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã được rèn luyện thêm

về chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy; thấy và trợ giúp những khó khăn của HS

trong quá trình giảng dạy.

4. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến (đánh dầu vào dòng tương ứng):

Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng.

Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo

chứng cứ đính kèm.

Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố, hoặc đã

Page 19: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

19

được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh, huyện/thành

phố theo chứng cứ đính kèm.

Đã phục vụ rộng rãi người dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao,

nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm.

5. Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2001), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại

học sư phạm Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Module bồi dưỡng thường xuyên GV THPT về

phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn phương pháp, kĩ thuật dạy học theo

nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí, 2017.

[4]. Các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang như công văn số

944/SGD ĐT – GD TrH, vv hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trường học,

giáo dục dân tộc năm học 2019 – 2020, ngày 04/9/2019.

[5]. GS.TS Lê Thông – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2018), dạy học phát triển

năng lực môn Địa lí trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[6]. Các Website: giaoan.violet.vn hoặc tuyensinh247.com; các phần mềm hỗ

trợ học trực tuyến.

6. Phụ lục

Ví dụ minh hoạ 2: Tiết theo PPCT 41: ÔN TẬP ĐỊA LÍ 10

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần nắm được

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức về địa lí công nghiệp

- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp

chủ yếu trên thế giới

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu

công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.

Page 20: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

20

- Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp (biểu đồ cột,

biểu đồ miền).

3. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, phân tích.

- Năng lực hợp tác thông qua việc làm việc cặp/nhóm

*Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bảng biểu,...

II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương tiện dạy học

Phiếu bài tập, bảng biểu số liệu thống kê.

Máy tính, tivi kết nối.

2. Phương pháp dạy học chủ yếu

- PP làm việc cặp/nhóm

- PP làm việc với bảng số liệu thống kê.

- PP luyện tập.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương tiện dạy học

- Đối với GV : Máy tính, máy chiếu (tivi có kết nối)

+ Phiếu học tập chuẩn bị trước ở nhà.

+ Thu thập một số bài làm điển hình của học sinh trong phiếu.

- Đối với học sinh :

+ Phiếu học tập đã chuẩn bị trước.

+ SGK, đồ dùng học tập.

2. Phương pháp dạy học chủ yếu

- PP hướng dẫn tự học.

- PP làm việc theo cặp/nhóm.

- PP làm việc với bảng số liệu và biểu đồ Địa lí.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

- Bước 1: GV và HS cùng xem clip tuyên truyền về phòng chống dịch bênh Co-vid 10

“Ghen co vy”, hãy trả lời câu hỏi:

Hãy liệt kê những sản phẩm của những ngành công nghiệp đã được học xuất hiên trong clip tuyên

truyền trên? (Trong chương trình, có 4 ngành công nghiệp được tìm hiểu kĩ, đó là: công nghiệp năng

lượng; công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp chế biến

Page 21: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

21

lương thực, thực phẩm).

- Bước 2: HS xem clip và ghi các đáp án, thời gian hoàn thành 1 phút (tính sau khi xem xong

clip).

- Bước 3: Hết thời gian bài hát 03 HS nào nhanh nhất sẽ lên bảng để được báo cáo.

- Bước 4: GV chuẩn hoá, nhận xét và dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng

2.1. Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập :

+ Quan sát sơ đồ, hãy nhắc lại những chủ đề đã được học tập ?

+ Kiểm tra việc chuẩn bị nhiệm vụ học tập : Các tổ trưởng của lớp kiểm tra và báo cáo

phần chuẩn bị nội dung ôn tập của các thành viên trong tổ.

+ GV củng cố kiến thức các chủ đề thông qua một số hình thức sau:

• Trò chơi - hoạt động cá nhân

GV phổ biến tên và thể lệ của trò chơi. GV có thể chủ động mời dự giờ làm làm giám

sát, đồng thời HS thử nghiệm với 1 câu hỏi để làm quan và tạo tâm thế sẵn sàng.

Lưu ý: Các câu hỏi nên được biên tập với nhiều chủ đề, cấp độ nhận thức.

Page 22: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

22

Đặc biệt, trò chơi có sự di chuyển của HS và gây ra nhiều tiếng ồn nên GV cần thống

nhất thật rõ ràng thể lệ trước khi bắt đầu.

GV chuẩn hóa kiến thức và đánh giá, nhận xét cả về tinh thần thái độ qua mỗi câu hỏi.

2.2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng Địa lí cơ bản

-Bước 1: GV khái quát một số kĩ năng cơ bản cần rèn luyện và không thể thiếu được

của môn Địa lí, nhấn mạnh các em cần nắm chắc những định hướng để, dấu hiệu nổi bật, dạng

câu hỏi để làm bài. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài ôn tập, GV tập trung vào 2 dạng biểu đồ

cột (cột đơn, nhóm cột) và biểu đồ tròn. Sau đó, GV giao nhiệm vụ học tập sau :

- Xác định dạng biểu đồ cho bài tập được giao và giải thích tại sao em lại lựa chọn như vậy.

- Nêu những yêu cầu khi vẽ từng dạng biểu đồ cột, tròn.

Khi trả lời hai câu hỏi trên, HS đã nắm khá chắc và có thể trả lời được câu hỏi về chọn

dạng biểu đồ, cách vẽ biểu đồ. Khi đó HS sẽ trả lời câu hỏi số 3

- Hãy xác định những sai sót trong một số bài làm sau. (GV trích bài làm của HS song

không để tên để đảm bảo nguyên tắc không công khai hoá lỗi lầm)

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bước 3 : HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. HS khác bổ sung.

Bước 4 : GV chuẩn hoá kiến thức, đồng thời nhấn mạnh những sai sót phổ biến của học

sinh và hướng dẫn cách khắc phục.

Page 23: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

23

2.3. Hoạt động 3 : Giải đáp những thắc mắc của HS

- Hoạt động : cả lớp. GV sẽ giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc, trăn trở của HS

trong quá trình học tập.

IV. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Dành cho HS khá giỏi

GV giới thiệu một số trang Website trực tuyến uy tín, HS tham gia làm đề và trả lời câu

hỏi ở cấp độ vận dụng

V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

VI. PHỤ LỤC BÀI HỌC

1. Đáp án hoạt động khởi động

2. Một số câu hỏi phần chơi “Mini show rinh điểm 10”

Lưu ý : Những vị trí được tô đậm màu, HS hay sai sót.

Page 24: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ …

24