209
TRƯỜNG ĐẠI HC Y KHOA THÁI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHT NHÀ XUT BN Y HC Hà Ni - 2007

Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

Embed Size (px)

DESCRIPTION

LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?e21ev6xiv885v49 LINK BOX: https://app.box.com/s/tepi72xwmut769af9fok61868ex4t4oc

Citation preview

Page 1: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Hà Nội - 2007

Page 2: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

2

LỜI GIỚI THIỆU

Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên học tập dựa vào cộng đồng, bộ môn Môi trường - Độc chất đã biên soạn tập tài liệu học tập cho đối tượng sinh viên chính quy năm thứ ba. Cuốn sách Môi trường và độc chất này nhằm các mục tiêu:

1. Nêu được những khái niệm cơ bản của khoa học môi trường, sức khỏe môi trường, sức khỏe lứa tuổi, độc chất học.

2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.

3. Đề xuất được một số/giải pháp can thiệp thích hợp để bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người.

4. Nhận thức được công tác bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ gắn liền với công tác chăm sóc sức khỏe.

5. Phát hiện được các dấu hiệu bệnh học đường liên quan tới môi trường để có các biện pháp phòng chống kịp thời.

6. Tiến hành được xét nghiệm một số chỉ số trong môi trường và đánh giá được các chỉ số đó.

Cuốn sách gồm ba phần bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành Phần 1: Khoa học môi trường Phần 2: Các thành phần môi trường liên quan đến sức khỏe Phần 3: Độc chất học môi trường Cuốn sách là những vấn đề cơ bản giúp cho sinh viên có được những kiến thức về sức khỏe

môi trường - độc chất, một vấn đề mang tính thời sự quốc tế. Cuốn sách được biên soạn dựa trên mục tiêu và nội dung khung chương trình dự án Hà Lan và CBE, được cập nhập những thông tin, kiến thức mới trên cơ sở phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng tích cực có thể giúp sinh viên tự học và lượng giá.

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của chương trình hợp tác Y tế Việt Nam Thụy Điển, Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế, Trường Đại học Y khoa, Thái Nguyên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này.

Tuy nhiên trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến đế những lần tái bản sau nội dung cuốn sách được phong phú và hoàn chỉnh hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Các tác giả

Page 3: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C Vật tiêu thụ (Consume) CBE Giáo dục dựa vào cộng đồng (Community Base Education) CS Cộng sự E Môi trường (Environment) GV Giáo viên IAQ Chất lượng không khí trong nhà (Indoor An Quality) KTV Kỹ thuật viên P Vật sản xuất (Produce) SBS Hội chứng nhà kín (Sick Building Syndrome) SV Sinh viên T Vật phân hủy TCCP Tiêu chuẩn cho phép WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Page 4: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

4

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................................................................2 MỤC LỤC ................................................................................................................................................4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU......................................................................................................5 MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG - ĐỘC CHẤT HỌC...................................................................................6 PHẦN 1: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ...............................................................................................8 MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC ..................................................8 MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE ...........................................................................................................21 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.....................................................................................................................29 PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE.......................37 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ...................................................................37 Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ..............................................................................58 Ô NHIỄM ĐẤT VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG..................................................................................73 XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI LỎNG.................................................................................82 MÔI TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ HỘI CHỨNG NHÀ KÍN (SBS)...............................................................92 VỆ SINH CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ .......................................................................................................101 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC ....................................................................................................................................113 XÉT NGHIỆM VI SINH VẬT TRONG MÔI THƯỜNG KHÔNG KHÍ............................................126 XÉT NGHIỆM NƯỚC .........................................................................................................................131 ĐO CÁC CHỈ SỐ VỆ SINH LỚP HỌC, KHÁM PHÁT HIỆN CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG ....................................................................................................................................142 PHẦN 3: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG ..................................................................................149 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC...................................................................................................149 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA CHẤT Ô NHIỄM ................................................................................155 ĐỘC ĐỘNG HỌC. ĐỘC LỰC HỌC ...................................................................................................162 BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC.......................................................................................................................171 MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE ...177 XÉT NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ..............................189 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC / HỌC PHẦN 196 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC / HỌC PHẦN ......................................................................197 ĐÁP ÁN................................................................................................................................................198 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................209

Page 5: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Cuốn sách này được biên soạn dùng cho sinh viên năm thứ ba của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa hệ 6 năm. Cuốn sách này giúp cho sinh viên có được những kiến thức về sinh thái học, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, các bệnh liên quan đến môi trường ô nhiễm như ô nhiễm đất, nước, không khí, các bệnh học đường và đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Cuốn tài liệu này được ban biên soạn giới thiệu chương trình chi tiết môn học, cách tiến hành từng bài học. Trong cuốn tài liệu này chúng tôi cũng hướng dẫn cho sinh viên học các bài học theo các mục tiêu cụ thể.

Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên xem phần chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời gian của từng bài học để có thể nhìn nhận sự logic của các bài học trong chương trình.

Đối với từng bài học sinh viên sẽ được biết đến mục tiêu của từng bài học Trong phần nội dung của bài học sinh viên có thể hiểu được bố cục, nội dung các phần cụ thể trong từng bài.

Phần tự lượng giá sinh viên sẽ tự trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài học để kiểm tra lại kiến thức của sinh viên sau khi học xong từng bài. Sau khi trả lời xong sinh viên có thể đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách này.

Phần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế sẽ giúp cho sinh viên biết cách vận dụng những nội dung dã được học trong chương trình có ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Phần tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm sẽ giúp cho sinh viên có thể tìm các tài liệu liên quan đến môn học: bổ sung thêm vào phần nội dung đã được học. Phần hướng dẫn đánh giá học phần sẽ giúp cho sinh viên biết được một cách tổng quát cách thức thi, kiểm tra khi kết thúc học phần.

Đáp án cho mỗi câu hỏi trong từng bài giúp cho sinh viên kiểm tra lại xem mức độ trả lời của mình về nội dung bài học như thế nào?

Phần mục lục sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tìm thấy nội đung bài học cần tìm.

Page 6: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

6

MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG - ĐỘC CHẤT HỌC

Đối tượng đào tạo: Y3 chính quy Số đơn vị học trình: Tổng số: 2.5 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0.5 Số tiết Tổng số: 45 Lý thuyết: 30 Thực hành: 15 Số điểm kiểm tra: 2 Số điểm thi: 1 Thời gian thực hiện: Học kỳ: 2 năm thứ 3

MỤC TIÊU

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được những khái niệm cơ bản của khoa học môi trường, sức khỏe môi trường, sức

khỏe lứa tuổi, độc chất học. 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức

khỏe con người. 3. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp thích hợp để bảo vệ môi trường và phòng

chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người. 4. Nhận thức được công tác bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ gắn

liền với công tác chăm sóc sức khỏe. 5. Phát hiện được các dấu hiệu bệnh học đường liên quan tới môi trường để có các biện

pháp phòng chống kịp thời. 6. Tiến hành được xét nghiệm một số chỉ số trong môi trường và đánh giá được các chỉ

số đó.

NỘI DUNG

Số tiết học TT Tên bài học

Tổng số Lý thuyết Thực hành

Phần 1 : Khoa học môi trường 1 Môi trường cơ bản và các nguyên lý sinh thái học 2 2 0 2 Môi trường và sức khỏe 2 2 0 3 Ô nhiễm môi trường 2 2 Phần 2: Các thành phần môi trường liên quan đến sức khỏe 4 Ô nhiễm không khi và sức khỏe cộng đồng 3 3 0 5 Ô nhiễm nước và sức khỏe cộng đồng 3 3 0 6 Ô nhiễm đất và sức khỏe cộng đồng 2 2 0 7 Xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng 1.5 1.5 0

Page 7: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

7

8 Môi trường nhà ở và hội chứng nhà kín (SBS ) 1.5 1.5 0 9 Vệ sinh các cơ sở điều trị 1.5 1.5 0 10 Vệ sinh trường học và các bệnh thường gặp ở tuổi

học sinh liên quan đến trường học 1.5 1.5 0

11 Xét nghiệm vi sinh vật trong môi trường không khí 4 0 4 12 Xét nghiệm nước 4 0 4 13 Đo các chỉ số vệ sinh lớp học, khám phát hiện cong

vẹo cột sống trong nhà trường 4 0 4

Phần 3: Độc chất học môi trường 14 Đại cương về độc chất học 2 2 0 15 Đánh giá nguy cơ của chất ô nhiễm 2 2 0 16 Độc động học, độc lực học 2 2 17 Biện pháp tiêu độc 2 2 18 Một số chất độc vô cơ trong môi trường và sự tác

động tới sức khỏe 2 2 0

19 Xét nghiệm một số chất độc trong môi trường không 3 0 3 Tổng số 45 30 15

Page 8: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

8

PHẦN 1: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm về môi trường, thành phần môi trường cơ bản, các chức

năng của môi trường. 2. Mô tả được cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái, vòng tuần hoàn vật chất, vòng tuần

hoàn năng lượng. 3. Trình bày được các nguyên lý của hệ sinh thái.

1. Khái niệm tổng quát về môi trường và chức năng của môi trường Trong các chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của

cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/06/1998 đã xác định: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân". Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu lên "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân" và quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Tư vấn, phản biện và giám định xã hội" đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó.

Đây là định nghĩa khái quát nhất về môi trường. Môi trường theo tiếng Anh là "Environment" có nghĩa là "cái bao quanh". Người Trung

Quốc gọi môi trường là "Hoàn cảnh", cũng có nghĩa vòng quanh, bao quanh. Đối với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa

học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.

Theo điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam định nghĩa như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với

nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

Page 9: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

9

Môi trường tự nhiên: (Natural environment) bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Đó là ánh sáng, núi, sông, không khí, động, thực vật, đất, nước.

Môi trường xã hội: (social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người.

Môi trường nhân tạo: (artificial environment) bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, đô thị.

1.2. Khoa học môi trường Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như sinh học, y

học, địa học, hóa học, tuy nhiên các ngành khoa học chỉ quan tâm đến một phần hoặc một thành phần của môi trường theo nghĩa hẹp mà không có một ngành nào hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường. Vì vậy khoa học môi trường có thể được xem là một ngành khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung cụ thể.

Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất.

Nhiệm vụ của khoa học môi trường: - Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường (tự nhiên và nhân tạo) có ảnh hưởng

hoặc chịu ảnh hưởng của con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn. Khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.

- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người.

- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường và phát triển bền vững trái đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp.

- Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hoá, phân tích hóa học, lý học, sinh vật học phục vụ công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

1.3. Mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường, Y học môi trường với các ngành khoa học khác Hầu hết bệnh tật đều nảy sinh khi cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân trong môi trường, có

mối quan hệ giữa y học môi trường, sức khỏe môi trường, sinh thái học, và khoa học môi trường. Các thành phần trong môi trường cụ thể như sau:

- Sinh thái học là ngành khoa học cơ bản về sinh học. - Sức khỏe môi trường là một lĩnh vực y tế công cộng.

Page 10: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

10

- Y học môi trường được dùng làm thành phần lâm sàng của các ngành trên, nhất là trong sức khỏe môi trường.

Trong lịch sử, sức khỏe môi trường nặng về nghiên cứu và kiểm soát các bệnh về nhiễm khuẩn, ngày nay các chuyên gia về Y học môi trường có khuynh hướng từ bỏ lĩnh vực bệnh nhiễm khuẩn cho các ngành khác và tập trung vào những tác hại của các chất độc hóa học, lý học trong môi trường đối với cơ thể. Như vậy luôn có những sự chồng chéo lẫn nhau, xen kẽ lẫn nhau trong công tác nghiên cứu môi trường và sức khỏe con người trong các ngành khoa học nói chung và các ngành khoa học về sức khỏe nói riêng, thí dụ như hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong môi trường đất thì nhà sinh thái nghiên cứu xem nó có thể làm thay đổi cấu trúc, chức năng hệ sinh thái đất và sự tác động đến các loài trong hệ sinh thái, nhà khoa học môi trường chú trọng việc di chuyển thuốc trong đất và sự thoái hóa thuốc, nhà sức khỏe môi trường lại nghiên cứu về số người tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ tổn hại về sức khỏe cộng đồng. Sau cùng thì thầy thuốc thực hành về y học môi trường tìm hiểu xem các cá nhân hoặc cộng đồng dã tiếp xúc ra sao, làm thế nào để nhận biết, diễn biến lâm sàng do ngộ độc thuốc trừ sâu. cách chữa trị, dự phòng...

1.4. Thành phần môi trường cơ bản 1.4.1. Các nhân tố vô sinh

a. Nhân tố nhiệt độ Nhìn chung các sinh vật chỉ có thể sống được trong giới hạn khá hẹp về nhiệt độ (0-500C).

Tác động của nhiệt độ tới cơ thể là sự ảnh hưởng tới các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, trao đổi chất, sinh sản... Loài người là sinh vật hằng nhiệt, vì vậy nếu bị tác động bởi nhiệt độ thấp đột ngột có thể gây tổn thương cơ thể như phản ứng thần kinh giao cảm, tăng quá trình oxy hóa, nếu kéo dài có thể gây suy kiệt năng lượng dự trữ. Nếu tiếp xúc với môi trường nóng thì ảnh hưởng tới chức năng sinh lý.

b. Nhân tố nước Nước là thành phần cơ bản của chất sống. Đối với con người thì nước đóng vai trò rất quan

trọng, vì trong cơ thể có tới 70% - 80% là nước. c. Ánh sáng Ánh sáng tác động lên sinh vật tuỳ theo cường độ, bước sóng, hướng chiếu và thời gian

chiếu, ánh sáng mang tính chu kỳ ngày đêm, ánh sáng tác động tới sự quang hợp của cây xanh, và cung cấp năng lượng cho sinh vật. Thời gian chiếu sáng cũng ánh hưởng tới sự sinh sản của động vật. Đặc biệt ánh sáng ảnh hưởng tới nhịp điệu sinh học của sinh vật nhất là động vật, ánh sáng được coi là tín hiệu của hoạt động sống của các sinh vật.

d. Tiếng ồn Sinh vật sống không thể thiếu tiếng động, tiếng nói là đặc trưng của loài người để giao tiếp

biểu lộ tình cảm... e. Các chất khí Không khí bình thường có thành phần tương đối hằng định. Nitơ chiếm 78%, O2 chiếm

Page 11: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

11

20,7 - 20, 9%, CO2 chiếm 0,03 - 0,04% và gần 1% là các loại khí hiếm như heli, argon. 1.4.2. Các nhân tố hữu sinh

a. Chuỗi dinh dưỡng Thức ăn để xây dựng cơ thể, để bù đắp những năng lượng bị mất đi trong quá trình trao đổi

chất, đặc biệt là để lao động và các hoạt động của bản thân. Chất và lượng thức ăn đã ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của đời sống động vật. Chuỗi thức ăn hình thành do sự thích nghi giữa các loài, loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật... Mối quan hệ này luôn giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là về số lượng cá thể của hai quần thể này luôn điều chỉnh sự cân bằng tương đối. Sự cạnh tranh giữa các sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt trong cùng loài hoặc khác loài nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình.

b. Các yếu tố sinh học Đó là các loại vật ký sinh và vật chủ của nó đều đã có những thích nghi cơ bản để cùng tồn

tại.

1.5. Các chức năng của môi trường Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồng nhiều con người và cả xã hội

loài người, môi trường sống có thể xem là có 3 chức năng chính: - Môi trường là không gian sống của con người. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản

xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt

động sản xuất của mình. Chất lượng của môi trường tốt hay xấu được đánh giá qua khả năng thực hiện các chức

năng này của môi trường. 1.5.1. Môi trường cung cấp không gian sống cho con người

Trong cuộc sống của mình con người cần có một không gian sống với một phạm vi (độ lớn) cũng như một chất lượng sống nhất định.

Trái đất, bộ phận môi trường gần gũi nhất của loài người, trong hàng trăm triệu năm qua không thay đổi về độ lớn. Trong lúc đó dân số loài người trên trái đất đã và đang tăng lên cấp số nhân. Diện tích đất bình quân đầu người vì thế mà thu hẹp lại, theo đó đã giảm sút nhanh chóng về không gian sống của con người.

Con người đòi hỏi ở không gian sống không chỉ về phạm vi rộng lớn mà còn cả chất lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết cụ thể là không khí, nước, đất tiếp xúc với con người và được con người sử dụng không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người. Không gian sống còn phải đẹp đẽ, hài hoà, cụ thể là thoả mãn được đòi hỏi về mỹ cảm, tâm lý của con người. 1.5.2. Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn lực về vật liệu, năng lượng cần thiết cho cuộc

Page 12: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

12

sống và hoạt động sản xuất của mình. Tất cả các nguồn sản xuất từ săn bắn, hái lượm qua nông nghiệp, đến công nghiệp và hậu công nghiệp đều phải sử dụng các nguyên liệu: đất, nước, không khí, khoáng sản lấy từ trái đất, và các dạng năng lượng củi, gỗ, than, dầu, khí, nắng, gió, nước... bắt nguồn từ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng nguyên tử khai thác từ năng lượng tiềm tàng trong vật chất cần thiết của trái đất. Môi trường cung cấp cho con người các nguyên liệu, năng lượng để duy trì cuộc sống và quá trình phát triển. 1.5.3. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải

Con người luôn luôn tạo ra các phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất. Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó. Trong các xã hội chưa công nghiệp hoá, mật độ dân số thấp, các phế thải thường được tái sử dụng. Thí dụ các chất bài tiết được dùng làm phân bón, các phế thải từ nông sản, lâm sản được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhiên liệu. Những cái không thể tái sử dụng, tái chế thường được phân huỷ tự nhiên bởi các sinh vật và vi sinh vật sau một thời gian tương đối ngắn để trở lại thành những hợp chất hoặc nguyên tố dùng làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất mới. Trong xã hội công nghiệp hoá, mật độ dân số cao, lượng phế thải thường rất lớn, không đủ nơi chứa đựng, quá trình phân huỷ tự nhiên không đủ sức xử lý, hoặc có độc tính cao chỉ với một lượng nhỏ. Nhiều nước công nghiệp phát triển tạo ra một lượng phế thải quá lớn hoặc quá độc hại phải chôn, dấu các chất này tại các vùng xa xôi, hẻo lánh trong lãnh thổ của mình, hoặc tìm cách "xuất khẩu" sang các vùng đất mà họ đã mua quyền sử dụng tại các nước nghèo.

1.6. Nguyên lý chăm sóc môi trường cơ bản 1.6.1. Khái niệm về chăm sóc môi trường cơ bản

Chăm sóc môi trường cơ bản là một quá trình mà trong đó cộng đồng với những kinh nghiệm thực tế có thể tự tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường đồng thời với các hoạt động khác nhằm làm thỏa mãn về nhu cầu kinh tế, xã hội của địa phương với sự hỗ trợ của Nhà nước và Quốc tế. 1.6.2. Những yêu cầu về chăm sóc môi trường cơ bản

Đảm bảo sự năng động và chủ động giải quyết vấn đề. - Làm chủ được việc sử dụng các nguồn lực địa phương. - Xây dựng được đội ngũ có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các tình huống cụ thể diễn

ra nhằm đảm bảo cuộc sống và bảo vệ môi trường. 1.6.3 Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công trong chăm sóc môi trưởng cơ bản

- Khả năng tổ chức tham gia của các thành viên cộng đồng. - Sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương. - Sở hữu nguồn lực địa phương. - Tiếp cận các phương tiện truyền thông và hoạt động có tính xã hội. - Sự hỗ trợ từ bên ngoài như các cơ quan của Chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ.

Page 13: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

13

2. Cấu trúc, chức năng và một số nguyên lý hệ sinh thái:

2.1. Một số khái niệm Sinh thái học (Ecology) là một ngành quan trọng trong sinh học, tức khoa học về các vật

sống. Sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các vật sống với môi trường sống của chính nó, bao gồm các điều kiện tự nhiên và có các vật sống khác.

Có thể nói rằng sinh thái học là ngành khoa học tiền bối của khoa học môi trường, và tương tự như sinh thái học, với một phạm vi hẹp hơn và ra đời nhiều thập kỷ sau sinh thái học, khoa học môi trường lấy mối quan hệ giữa con người và các hoạt động của nó với môi trường làm đối tượng nghiên cứu.

- Hệ sinh thái được định nghĩa gồm quần xã và môi trường bao quanh quần xã.

2.2. Cấu trúc của hệ sinh thái Các hệ sinh thái xét về cấu trúc đều gồm 4 thành phần cơ bản: Môi trường (E), vật sản xuất

(P), vật tiêu thụ (C) và vật phân huỷ (T) Môi trường (E) bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh vật bao quanh. Ví dụ: Hệ

sinh thái hồ từ môi trường gồm nước, nhiệt độ, ánh sáng, các khí hoà tan, O2, CO2, các muối hoà tan, các vật lơ lửng... môi trường cung cấp tất cả các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn tại.

Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh, tức là các sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình, các sinh vật này còn được gọi là các sinh vật tự dưỡng. Cây xanh nhờ có diệp lục nên chúng thực hiện được quang hợp để xây dựng cơ thể theo phản ứng sau đây:

6CO2 + 6H2O + Năng lượng mặt trời + enzym của diệp lục → C6H12O6 + 6O2. Một số vi khuẩn cũng được coi là vật sản xuất do chúng cũng có khả năng quang hợp hay

hóa hợp. Tất cả các hoạt động sống có được là dựa vào khả năng sản xuất của vật sản xuất. Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp

từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ và được gọi là các sinh vật dị dưỡng. Vật tiêu thụ cấp 1 hay vật ăn cỏ là các động vật chỉ ăn các thực vật. Vật tiêu thụ cấp 2 là các động vật ăn tạp hay ăn cả động vặt lẫn thực vật.

Vật phân hủy (T) là các vi khuẩn và nấm. Chúng phân hủy các chất hữu cơ, tính chất dinh dưỡng đó gọi là vi sinh vật hoại sinh, chúng sống nhờ vào các sinh vật chết, Chúng phá vỡ các hợp chất hữu cơ phức tạp trở thành đơn giản mà cây xanh có thể sử dụng được.

Chất hữu cơ → NH3 → NO2 → NO3 Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm đủ 4 thành phần cơ bản trên. Tuy vậy trong một số trường hợp hệ sinh thái không đủ 4 thành phần.

2.3. Vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng của hệ sinh thái Trong các hệ sinh thái thường xuyên có sự vận chuyển các chất hóa học từ môi trường vào

vật sản xuất, rồi từ vật sản xuất sang vật tiêu thụ, sau đó các chất hóa học này từ vật sản xuất

Page 14: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

14

và vật tiêu thụ sang vật phân hủy và cuối cùng chúng trở lại về môi trường. Sự vận chuyển vật chất này được gọi là vòng tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái. Nó còn

được gọi là chu trình sinh địa hóa. Ví dụ: Vòng tuần hoàn C. (sơ đồ 1). Vòng tuần hoàn N (sơ đồ 2). Trong một vòng tuần hoàn có hai giai đoạn: giai đoạn môi trường tại đó chất dinh dưỡng

tồn tại trong đất, nước hoặc không khí và giai đoạn cơ thể tại đó chất dinh dưỡng là thành phần màu mỡ của vật sản xuất hoặc vật tiêu thụ, nếu nhiễu loạn một giai đoạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn kia.

- Song song với vòng tuần hoàn vật chất, trong hệ sinh thái tồn tại dòng năng lượng. Năng lượng được cung cấp từ nguồn năng lượng mặt trời, chỉ có một phần nhỏ được chất diệp lục của cây xanh sử dụng, còn lại phần lớn chuyển thành nhiệt năng.

Page 15: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

15

Page 16: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

16

3. Nguyên lý sinh thái học

3.1. Tính ổn định của hệ sinh thái: (Ecosystem Stability) Hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi, các thành phần trong hệ cũng

luôn luôn biến động. Tính ổn định của hệ là ổn định động (Dynamic stabihty). Cân bằng sinh thái còn chịu tác động của tính đa dạng của các loài, còn gọi là tính đa dạng

sinh học (biodiversity) biểu thị bằng số lượng các loài trong một quần xã. Mỗi loài có nhiều cá thể, tổng số cá thể trong toàn bộ quần xã càng lớn thì tính đa dạng sinh học của nó càng cao. Tính đa dạng sinh học là nhân tố quan trọng của cân bằng sinh thái. Trong một hệ sinh thái, đa dạng các chuỗi thức ăn liên kết chằng chịt với nhau thành mạng thức ăn. Khi số lượng cá thể của một loài giảm xuống, thậm trí bị tiêu diệt hết thì các loài khác vẫn tồn tại và phát triển được dựa vào các chuỗi thức ăn có giá trị tương đương.

3.2. Sự mất cân bằng của hệ sinh thái Một hệ sinh thái đang cân bằng có thể mất cân bằng vì những tác động của thiên nhiên

hoặc nhân tạo. Nếu tác động không quan trọng, xảy ra trong một thời gian ngắn, thì quán tính và tính hoàn nguyên sẽ đưa hệ sinh thái về trạng thái ban đầu.

Nếu tác động lớn, kéo dài, môi trường bị thay đổi rộng lớn, sâu sắc thì quần xã mới thích nghi và trưởng thành trong bối cảnh mới được hình thành. Quần xã này còn được gọi là quần xã định cực (Climax community). Sự chuyển từ quần xã này sang một quần xã khác gọi là diễn thể (Succession).

3.3. Sự điều chỉnh của các hệ sinh thái Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng. Nói theo nghĩa rộng đó là

khả năng tự lập lại cân bằng, giữa các chủng quần trong hệ sinh thái (Vật ăn thịt, con mồi, vật ký sinh - vật chủ), cân bằng các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các thành phần của hệ sinh thái, sự cân bằng này cũng có nghĩa là sự cân bằng giữa các vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân hủy. Sự cân bằng này còn được gọi là sự cân bằng sinh thái. Nhờ có sự điều chỉnh này mà các hệ sinh thái tự nhiên giữ được tính ổn định mỗi khi chịu tác động của nhân tố ngoại cảnh.

Sự điều chỉnh của hệ sinh thái có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị phá hủy.

Sự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể, của từng chủng quần, của quần xã mỗi khi một nhân tố sinh thái thay đổi.

Mỗi cơ thể, mỗi chủng quần có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng nhân tố sinh thái, giới hạn này phụ thuộc vào vị trí tiêu hóa của cơ thể chủng quần và cũng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái khác.

Ô nhiễm là hiện tượng do hoạt động con người dẫn đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Con người đã gây nên rất nhiều loại ô nhiễm (hoá học, vật lý, sinh học) cho các loài sinh vật (vi sinh vật. động vật, thực vật và cả cho người). Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường cần phải biết được giới hạn

Page 17: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

17

sinh thái của cơ thể, của chủng quần. của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngoài giới hạn thích ứng.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1: Môi trường là tổng hợp các điều kiện...(A).... có ảnh hưởng đến vật thể và (B)... A…… B…… 2: Môi trường sống của con người được phân chia thành: A…… B…… C…… 3: 5 nhân tố vệ sinh trong thành phần của môi trường cơ bản A…… B…… C…… D...... E...... 4: 2 nhân tố hữu sinh trong thành phần của môi trường cơ bản A…… B…… 5: 3 chức năng chính của môi trường A…… B…… C…… 6: 3 yêu cầu về chăm sóc môi trường cơ bản: A…… B…… C…… 7: 5 điều kiện cần cho sự thành công trong chăm sóc môi trường cơ bản

Page 18: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

18

A…… B…… C…… D…… E…… 8: Sinh thái học là ngành khoa học...(A)..... của khoa học môi trường. Khoa học môi trường

lấy...( B)... giữa con người và các hoạt động của nó làm đối tượng nghiên cứu A…… B…… 9: 4 thành phần cơ bản của cấu trúc hệ sinh thái là: A…… B…… C…… D…… 10: 3 đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái A…… B…… C…… 11: Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được...(A)...và...(B)..của từng hệ sinh thái A…… B……

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 12 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

12: Hệ sinh thái bao gồm các yếu tố sau: A. Quẩn thể và môi trường bao quanh quần thể B. Quần thể và quần xã C. Quần xã và môi trường bao quanh quần xã D. Quần thể và môi trường bao quanh quần xã

13: Quần xã được hình thành nhờ các yếu tố sau, ngoại trừ: A. Những tác động lớn B. Môi trường bị thay đổi rộng lớn C. Quần xã mới thích nghi D. Tính đa dạng của loài.

Page 19: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

19

14: Vật sản xuất P bao gồm các yếu tố sau, ngoại trừ: A. Vi khuẩn B. Cây xanh C. Virus D. Sinh vật tự dưỡng

15: Vật phân hủy T gồm: A. Vi khuẩn hiếu khí B. Vi khuẩn và nấm C. Vi khuẩn kỵ khí D. Vi khuẩn và virus

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần cấu trúc của hệ

sinh thái: tham khảo thêm trong cuốn sách " Sinh thái học" tr 45 - 56. Trong khi đọc hãy dùng bút màu đánh dấu vào những dòng đề mục trong mỗi phần và ý nghĩa của từng phần đó, những phần nào chưa rõ, chưa hiểu, cần ghi ra giấy để thảo luận với các sinh viên khác và giáo viên trong quá trình học bài học này.

Để nắm bắt được mục tiêu bài học cần trả lời ba câu hỏi sau: 1. Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào, đặc điểm của từng thành phần đó. 2. Đặc điểm của hệ sinh thái là gì, khi mất cân bằng sinh thái thì có những biến đổi gì xảy ra? 3. Ứng dụng các đặc điểm sinh thái trong nông thôn miền núi ra sao? Sinh viên cần quan

sát các hiện tượng trong tự nhiên để hiểu sâu hơn về khái niệm cân bằng sinh thái. Ví dụ như con người săn bắn một số loài động, thực vật sẽ làm cho sâu bọ phát triển nhiều, phá hoại mùa màng, từ đó vận dụng vào để tuyên truyền cho cộng đồng biết cách bảo tồn các động vật quý hiếm tránh gây mất cân bằng sinh thái.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên cần vận dụng để giải quyết vấn đề môi trường nông thôn ở những vùng sinh thái

khác nhau, cần xem xét kỹ sơ đồ cấu trúc của hệ sinh thái và vòng tuần hoàn cỏbon, vòng tuần hoàn nào để vận dụng vào thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường nông thôn mà gia đình mình đang sinh sống.

3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Page 20: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

20

3. Lê Văn Khoa (2005), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 6. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.

Page 21: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

21

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các cấp độ môi trường, các khái niệm về sức khỏe. 2. Phân tích mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe. 3. Áp dụng được các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới

sức khỏe.

1. Các cấp độ tiếp xúc môi trường, khái niệm về sức khỏe

1.1. Khái niệm về môi trường tiếp xúc Con người phụ thuộc vào môi trường bao quanh và phát triển trong môi trường này, cho

nên việc bảo vệ môi trường sống chính là việc bảo vệ sự cân bằng động của nó. Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người, bảo đảm một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần. Khoa học môi trường cũng nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường. Ảnh hưởng của con người đến môi trường và ngược lại. Môi trường sống bị ô nhiễm là do con người tác động ngày càng mạnh vào trái đất, đó là sự gia tăng về công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng dân số vv... Ảnh hưởng tới điều kiện sống cần thiết của con người.

Các nghiên cứu dịch tễ học có thể liên quan tới các cá thể riêng lẻ, các nhóm người sống và làm việc cùng nhau hoặc với dân cư ở các vùng hay các nước nhất định nào đó. Cách đánh giá tiếp xúc phù hợp phải được thực hiện theo mục tiêu thực tiễn, các môi trường mà trong đó con người hoạt động có thể dược xem ở bốn cấp như sau:

- Có bốn cấp độ tiếp xúc môi trường: + Môi trường gia đình hay "Vi môi trường", liên quan tới đối tượng nhà ở. Việc tiếp xúc có

thể được xác định do tình trạng bụi, vi khí hậu nhà ở, các thói quen ăn uống của cá nhân hay gia đình, dụng cụ nấu nướng, các thú vui và các thói quen khác (chẳng hạn hút thuốc hay uống rượu), việc sử dụng các phép trị liệu, các loại thuốc, mỹ phẩm, thuốc sát trùng, hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Môi trường làm việc: đối tượng có thể sống phần lớn cuộc đời của họ trong các môi trường nghề nghiệp như mỏ than, xưởng thép v.v. Nơi có thể có các vấn đề riêng về môi trường. Các thời kỳ học tập ở trường hoặc ở cơ sở giáo dục khác nhau cũng được xem xét trong dạng môi trường này, ở khu vực này thường liên quan đến tính chất nghề nghiệp của cá thể.

+ Môi trường cộng đồng: trong khu vực có giới hạn như tiểu khu, thôn xóm, xã, quận, huyện mà đối tượng trực tiếp sinh sống tại đó. Họ có thể bị tác động bởi ô nhiễm không khí,

Page 22: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

22

tiếng ồn, nước thải, sinh hoạt tập quán xã hội của cộng đồng vv... + Môi trường khu vực: đối tượng sống trong một vùng khí hậu riêng nào đó, ở một kinh

độ, vĩ độ nào đó v.v. Ví dụ khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển hoặc khu vực nhiệt đới: ôn đới, hàn đới.

Trong việc đánh giá tiếp xúc của cá nhân và nhóm đối tượng với các tác nhân nào đó, phải tính đến mức độ tham dự của mỗi một trong bốn cấp độ môi trường này vào tổng mức tiếp xúc; cường độ và thời gian tiếp xúc, sự cùng tồn tại của các tác nhân có hại khác nhau.

1.2. Khái niệm về sức khỏe - Sức khỏe phải được nhìn toàn bộ: Khái niệm về sức khỏe được dựa vào định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới "Sức

khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật".

Về phương diện sức khỏe, con người phải được nhìn toàn bộ ở ba kích thước của sức khỏe: "Sức khỏe trên con người riêng lẻ, sức khỏe của cộng đồng xã hội mà con người là thành viên, sức khỏe của con người và cộng đồng trong môi trường".

- Sức khỏe phải được nhìn ở trạng thái biến động: Con người và cộng đồng người luôn dao động giữa hai lực đối kháng; lực gây tổn hại và

lực bảo vệ sức khỏe. Sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên. Đó là điều chúng ta cần phải biết, để có thể dự đoán và dự phòng bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Sức khỏe luôn ở tình trạng bị bao vây bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố sinh học ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường văn hóa vv...

- Định nghĩa về sức khỏe môi trường: Sức khỏe môi trường là trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của

các yếu tố môi trường xung quanh. Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường gây nên hoặc có liên quan đến môi

trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh là do nước hoặc liên quan đến nước.

2. Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe Các yếu tố môi trường bao vây và ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Page 23: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

23

Ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong từng cá thể cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý.

- Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường xã hội: môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

3. Áp dụng các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới sức khỏe

Khi xem xét mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, đặc biệt trong môi trường lao động

Page 24: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

24

tiếp xúc với các chất độc hại, ta cần nhấn mạnh tính nhân - quả của các mối quan hệ. Khi tính toán RR (nguy cơ tương đối bằng phương pháp thuần tập) hay OR (độ chênh lệch bằng phương pháp bệnh chứng) nếu giá trị cao và đảm bảo ý nghĩa thông kê thì có thể đó là mối quan hệ nhân quả. Nếu nghiên cứu dược lập lại bởi nhiều tác giả khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau và dưới nhiều điều kiện khác nhau, thời gian khác nhau cũng cho kết quả tương tự thì mối liên hệ căn nguyên cũng được xác định là đúng. Mặt khác, phải chú ý tới tính đặc hiệu được tiến hành theo dõi thật sớm các phơi nhiễm có thể coi là nguyên nhân, tính hợp lý sinh học, tính chặt chẽ qua nghiên cứu thực nghiệm: can thiệp, điều này sẽ là bằng chứng rất mạnh để xác định mối quan hệ nhân - quả.

Các yếu tố nguỵ cơ trong môi trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nguyên nhân của bệnh. Dịch tễ học môi trường góp phần vào việc ứng dụng dịch tễ để phòng chống bệnh tật. Số lượng các yếu tố tiếp xúc và liều lượng là những yếu tố cần thiết của nghiên cứu dịch tễ học. Việc giám sát sinh học càng ngày càng được sử dụng nhiều cho mục đích này.

Rất nhiều bệnh là do yếu tố môi trường gây nên hoặc bị chúng tác động đến. Dịch tễ học môi trường cung cấp các kiến thức cơ bản để nghiên cứu và giải thích mối liên quan giữa sức khỏe và môi trường trong cộng đồng.

Do vậy bất cứ một nghiên cứu y học môi trường nào cũng phải liên quan tới những yếu tố sau, nếu chúng được tiến hành một cách có hệ thống:

- Mô tả đặc điểm chung về môi trường. - Mô tả đặc điểm của các yếu tố phơi nhiễm. - Thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường khác nhau. - Tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường và những yếu tố nguy cơ trong môi

trường. - Những thay đổi liên quan tới sức khỏe của những người phơi nhiễm. Việc áp dụng phương pháp dịch tễ học trong nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường

sống với sức khỏe và bệnh tật trước hết phải nhằm mục tiêu đề xuất được các chiến lược và thiết kế nghiên cứu đúng trên lĩnh vực này.

Các chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố độc hại dược xác định như là tác nhân gây ra hiện tượng bệnh lý quan trọng như:

- Các chỉ số được sử dụng phối hợp với một số chỉ số bệnh, tử vong, để xác định mức độ tương quan giữa nguyên nhân và kết quả ví dụ:

- Chỉ số ô nhiễm môi trường của một vùng và tình hình sức khỏe.

Page 25: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

25

- Tỷ lệ người hút thuốc lá và các bệnh do thuốc lá. - Tỷ lệ người nghiện rượu và tác hại do rượu.

Kết luận Những thiệt hại do môi trường đối với con người, có thể phải chịu đựng ngay từ bây giờ

hoặc ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, năng suất lao động. Hạnh phúc của con người giảm xuống do ốm đau và chết yểu vì suy thoái môi trường như chất lượng không khí, nước, đất và vì những nguy hiểm khác của môi trường. Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường. Mối liên quan giữa các chất gây ô nhiễm và sức khỏe ban đầu được phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xảy ra. Hậu quả của ô nhiễm môi trường càng sâu rộng hơn ở những nước có thu nhập thấp, nơi dân chúng sống thiếu vệ sinh hơn và ăn uống kém hơn. Sức khỏe bị suy yếu có thể làm giảm năng suất lao động của con người, và sự suy thoái môi trường làm giảm hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1: Bốn cấp độ tiếp xúc môi trường là: A…… B…… C…… D…… 2: Ba kích thước của sức khỏe là: A…… B…… C…… 3: Nêu 5 yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe: A…… B…… C…… D…… E…… 4: Kể tên 6 tính chất cá thể có thể làm thay đổi các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức

Page 26: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

26

khỏe A…… B…… C…… D…… E…… F….. 5: Liệt kê 5 yếu tố liên quan đến nghiên cứu y học môi trường: A…… B…… C…… D…… E…… E....... 6: Chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố độc hại là: A…… B…… C…… 7: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về....(A)...và...(B).. chứ không phải chỉ là

một tình trạng không bệnh hay không tật A….…. B…….. 8: Sức khỏe môi trường là... (A).... sức khỏe của con người... (B)..... và chịu tác động của

các yếu tố môi trường xung quanh A…,…. B…….. 9: Việc bảo vệ...(A)....... sống, chính là việc bảo vệ... (B)..... của nó A….…. B……..

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 10 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.

Câu hỏi A B C D

10: Sức khỏe của con người bao gồm các yếu tố sau: A. Con người và môi trường B. Quần thể người với môi trường

Page 27: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

27

C. Môi trường với môi trường D. Con người, cộng đồng người và môi trường

11: Sức khỏe phải được nhìn nhận ở: A. Trạng thái cân bằng B. Trạng thái biến động C. Trạng thái bao vây D. Trạng thái cố định

12: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến từng cá thể phụ thuộc vào, ngoại trừ:

A. Đặc điểm về giới B. Đặc điểm về tuổi C. Đặc điểm về cá tính D. Đặc điểm về di truyền

13: Chỉ số nguy cơ cao của môi trường khi R bằng: A. R = 0.2 B. R= 0.4 C. R= 0.6 D. R= 0.8

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu các phần trong bài

hãy dùng bút màu đánh dấu vào những dòng đề mục trong mỗi phần và ý nghĩa của từng phần đó, những phần nào chưa rõ, chưa hiểu, sinh viên cần ghi ra giấy để thảo luận với các sinh viên khác và giáo viên trong quá trình học bài học này.

Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau: 1. Sự khác nhau giữa khái niệm về sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Thế nào được gọi là các cấp độ trong môi trường, bao gồm các cấp độ nào? Sinh viên cần quan sát những điều kiện sống của các hộ gia đình ở trong cộng đồng để tìm

hiểu xem các yếu tố nguy cơ về môi trường gia đình, môi trường làm việc...ví dụ như hút thuốc lá, bụi, các stress nơi làm việc...

2. Vận dụng thực tế Vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng về những

nguy cơ bất lợi trong môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe như các điều kiện môi trường bất lợi tại gia đình, nơi làm việc...

Page 28: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

28

Sử dụng các nguyên lí dịch tễ học vào trong nghiên cứu về môi trường và sức khỏe.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên. 9. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục.

Page 29: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

29

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm về ô nhiễm môi trường. 2. Mô tả được những biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam. 3. Vẽ được sơ đồ liên quan giữa ô nhiễm môi trường và ô nhiễm cơ thể.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết

với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong môi trường luôn có những vấn đề ô nhiễm, có ảnh hưởng đến sức khỏe, có một số khái niệm về ô nhiễm môi trường như sau:

1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng

lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan tới môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Do đó xuất hiện một số khái niệm sau:

- Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố có thể gây ra do:

+ Bão lụt hạn hán, động đất, sụt lở, mưa acid. + Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất. + Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản. + Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế

nhiên liệu hạt nhân, phóng xạ. - Suy thoái môi trường: là việc làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi

trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. - Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô

toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loại người trên trái đất. Biểu hiện của khủng hoảng môi trường là: không khí bị ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính, lỗ

thủng tầng ozon, sa mạc hoá, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, rừng bị tàn phá cả về số lượng và chất lượng, động thực vật bị tiêu diệt, rác thải gia tăng về số lượng và độc hại.

- Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm

Page 30: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

30

căn cứ để quản lý môi trường. Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, khí, lỏng.

2. Một số biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam Từ Hội nghị quốc tế đầu tiên "môi trường và con người" tổ chức tại Stôc - khôm (Thuỵ

Điển) năm 1972, đến nay con người đã nhận thức được rằng: Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tồn tại của nhân loại.

Một số biến đổi môi trường mang tính chất toàn cầu bao gồm:

2.1. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu (Hiệu ứng nhà kính) Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi mạnh mẽ chưa

từng thấy trong lịch sử loài người. Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect).

"Hiệu ứng nhà kính" sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho khí hậu của trái đất. Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng hơn.

Nhưng sự cân bằng động này trong tự nhiên bị đảo lộn do nhà máy, xe hơi hoạt động, dốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sản sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ. Hàng năm có tới 18 tỷ tấn CO2 bay vào khí quyển. Lượng CO2 lớn này do việc chặt phá rừng nhiều nên sự hấp thụ CO2 chuyển thành O2 cũng ít hơn, dẫn tới hàng năm lượng CO2 trong bầu khí quyển ngày một tăng lên tạo một lớp khí quyển có chứa nhiều khí CO2 nên giống thuỷ tinh của nhà kính. Tác hại của dioxydcarbon (CO2) gây nóng không khí toàn cầu được giải thích như sau: Khi ánh nắng xuyên qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên. Một phần nhiệt này bốc lên trở lại không gian bị CO2 giữ lại theo cơ chế tác dụng giống như nhà kính vì thế mà nhiệt bị giữ lại gây tăng nhiệt độ trái đất. Hậu quả sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển, làm các vùng thấp sẽ bị chìm ngập.

2.2. Suy giảm tầng ozon Tầng ozon có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống

con người và các loài sinh vật trên trái đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác. Khi tầng ozon bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ.

Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề trái đất và tập trung thành một lớp dầy ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ khác nhau.

Vấn đề lỗ thủng tầng ozon do ô nhiễm môi trường là mối lo ngại của nhân loại. Do môi trường bị ô nhiễm bởi các chất clorofluorocarbon (CFC), tetraclorocarbon (CCl4) cloroform (CHCl3) vv... Các chất này được sử dụng rộng rãi trong thiết bị lạnh, dưới tác dụng của các tia cực tím các chất này sẽ xúc tác cho quá trình phân huỷ ozon thành O2.

Page 31: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

31

Cứ 1 phân tử clo phân huỷ 100 ngàn phân tử ozon. CFC tồn lưu trong khí quyển hàng 75 - 100 năm, ngoài ra oxyd nitơ (NO) cũng phân huỷ ozon

Do đó lượng O3 bị giảm thấp từng vùng ở tầng khí quyển nên mất khả năng ngăn cản tia tử

ngoại của mặt trời chiếu xuống trái đất.

2.3. Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng Khắp nơi trên thế giới, các nước tiên tiến, phát triển cũng như ở các nước đang phát triển

đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt...

- Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ các ô tô, xe máy... Các khí này gồm CO2, CO, hợp chất của S, Cl, và N. Đặc biệt ở các đô thị: nơi có tập trung các nhà máy.

- Nhiễm bẩn nước còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở một số nước nằm ở các khu vực lượng mưa thấp. Hầu hết các con sông suối trên thế giới đều nằm trong tình trạng ô nhiễm nặng bởi các chất độc hại, số lượng nước ngọt sạch càng ngày càng giảm. Chất diệt côn trùng, chất diệt cỏ... ngày càng tăng nhiều ở trong đất, trong nước và ở trong các chuỗi thức ăn.

- Những năm gần đây, con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm tổn thất đa dạng sinh học. Đó là nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi đã làm cho nhiều giống loài diệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại cây trồng vật nuôi truyền thống đã bị hủy bỏ để thay thế những giống mới. Điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại và suy giảm nguồn tiền quý của thế giới phục vụ cho hoạt động của các ngành sinh học, giáo dục, văn hóa giải trí và các thẩm mỹ khác của toàn nhân loại. Tại Hội nghị thượng đỉnh, tổ chức vào tháng 6 năm 1992, cộng đồng quốc tế đã ký công ước về sự đa dạng sinh học, đòi hỏi các nước áp dụng các phương pháp và những phương tiện nhằm bảo vệ sự đa dạng của các loài sinh vật.

3. Mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người Con người luôn chịu tác động của ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm từ môi trường có

thể xâm nhiễm vào cơ thể đặc biệt là các chất lạ độc hại (Xenobiotic). Quá trình xâm nhiễm của các chất ô nhiễm được mô tả theo sơ đồ sau:

Page 32: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

32

Từ mô hình trên thuật ngữ Ô nhiễm cơ thể được xuất hiện vì hàng ngày hàng giờ các yếu

tố môi trường xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường khác nhau, tuy có thể chưa đến mức gây bệnh hoặc gây bệnh. Vì vậy chúng nhiễm độc cần phải được nghiên cứu đồng thời với việc giám sát sinh học và giám sát môi trường.

Page 33: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

33

Ảnh 1: Con người sử dụng các đồ dùng vật dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.

Ảnh 2: Con người xử lý rác không đúng nơi quy định.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

Page 34: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

34

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1: Hiện nay thế giới đang đứng trước 3 cuộc khủng khoảng lớn là: A……. B……. C…… 2: Nêu 3 biến đổi quan trọng về môi trường sống hiện nay trên thế giới: A……. B……. C…… 3: Kể tên 3 chất được sử dụng rộng rãi trong thiết bị lạnh gây nên lỗ thủng tầng ozon A……. B……. C…… 4: Ba chất chính gây ô nhiễm không khí khu dân cư là: A……. B……. C……

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 5 đến 6 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.

Câu hỏi A B C D

5: Các cấp độ môi trường bao gồm: A. 2 cấp độ B. 3 cấp độ C. 4 cấp độ D. 5 cấp độ

6: Mục đích của bảo vệ môi trường là: A. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần cho con người. B. Bảo vệ cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho con người. C. Bảo vệ sự cân bằng động của môi trường. D. Bảo vệ mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường.

Page 35: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

35

3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 7 đến 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

7: Sự cố môi trường là những biến đổi bình thường

8: Suy thoái môi trường của thiên nhiên là thay đổi môi trường theo chức năng có ảnh hưởng đến đời sống con người

9: Lỗ thủng tầng ozon do môi trường bị ô nhiễm bởi clorofluorocurbon

10: Chất tetraclorocarbon sẽ phân hủy O3 và O2

11: Ô nhiễm cơ thể sẽ thải các chất gây ô nhiễm môi trường

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần cấu trúc của hệ

sinh thái tham khảo thêm trong cuốn sách " Sinh thái học" tr 45 - 46. Tìm đọc trên thư viện của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường. Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm ô nhiễm môi trường và sự biến đổi môi trường toàn cầu.

Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau: 1. Những nguy cơ gây suy thoái môi trường là gì? 2. Thế nào được gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng này

là gì? Tự đọc tài liệu, dùng bút màu đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, tập hợp các vấn đề lại:

trao đổi với các bạn ở trong lớp và với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát các hiện tượng trong đời sống hàng ngày để phân biệt được các sự cố

môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi trường ví dụ như hỏa hoạn, cháy rừng, lụt lội, hiệu ứng nhà kính...

2. Vận dụng thực tế Cần tìm các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi

trường để từ đó có những giải pháp nào thực hiện nhằm hạn chế các loại ô nhiễm trên đồng thời tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng tránh bảo vệ môi trường.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội.

Page 36: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

36

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Page 37: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

37

PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Sau khi học song sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí. 2. Phân tích được các tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí. 3. Mô tả được tác động của ô nhiễm không khí tới khoẻ con người và đề ra một số biện pháp

phòng chống ô nhiễm không khí.

Trái đất và khí quyển tạo thành một hệ sinh thái kín, ngoại trừ năng lượng mặt trời và một

số năng lượng tương đương thoát ra ngoài. Từ lâu người ta đã nhận định rằng, những yếu tố của khí tượng đã là những tác nhân có ảnh

hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể con người về mặt sức khỏe, về sự xuất hiện bệnh tật, về sự phát sinh bệnh dịch và quá trình tiến triển của chúng. Hiện nay người ta thừa nhận rằng, có một sự cân bằng giữa cơ thể con người với những yếu tố vật lí của không khí như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời. Con người phải có một khái niệm rõ ràng về sự phụ thuộc vào những yếu tố khí tượng và chúng ta cần nghiên cứu vấn đề đó để áp dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe.

1. Khái niệm về khí quyển Cấu trúc khí quyển trái đất: có cấu trúc phân tầng từ dưới lên trên như sau: - Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, tầng này không khí luôn chuyển động đối

lưu từ mặt đất, thành phần không khí khá đồng nhất, tầng đối lưu dày khoảng 7 - 8 km ở hai cực còn vùng xích đạo dày từ 16 - 18 km. Tầng này tập trung nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão.

- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên ở độ cao 50 km. Không khí tầng này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao 25 km trong tầng bình lưu có một lớp không khí giàu khí ozon, gọi là tầng ozon.

- Trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km gọi là tầng trung gian, nhiệt độ tầng này giảm dần.

- Từ độ cao 80-500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường cao, nhưng ban đêm lại xuống thấp.

- Từ độ cao 500 km trở lên đến khoảng 2000 km gọi là tầng điện ly, do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy thành các ion nhẹ như He+, H+, O++.

Page 38: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

38

Thành phần của không khí: khí trời là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại khí: dưỡng khí, đạm khí, thán khí và một số khí hiếm như argon, neon, heli và ngoài ra còn có hơi nước, bụi, vi sinh vật.

Đạm khí (N) chiếm tỷ lệ 78,97 %. Dưỡng khí (O2) chiếm tỷ lệ 20,7 - 20,9 %. Thán khí (CO2) chiếm tỷ lệ 0,03 - 0,04%. Ngoài ra còn có một số khí trơ: như argon, heli, critoni, neon... chiếm tỷ lệ còn lại.

2. Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí

2.1. Các chỉ số về lí học 2.1.1. Nhiệt độ không khí Mặt trời là nguồn nhiệt chính trên trái đất, những tia mặt trời không làm nóng không khí

bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là do tiếp xúc với mặt đất, lớp không khí tiếp xúc với mặt đất nóng lên bị giảm trọng lượng sẽ bốc lên cao nhường chỗ cho lớp không khí xa mặt đất: cứ như vậy tạo ra dòng đối lưu không khí tiếp xúc với đất ở xích đạo ngày dài bằng đêm cho nên nhiệt độ không khí thay đổi rất đột ngột, ở hai cực trái đất thì nhiệt độ không khí biến đổi rất ít. Trong năm, nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vĩ độ của từng nơi, ở xích đạo bức xạ mặt trời và nhiệt độ gần như không thay đổi trong suốt năm.

- Ý nghĩa vệ sinh: + Sự chênh lệch càng nhỏ thì khí hậu càng ôn hòa, ở miền Nam khí hậu ôn hòa hơn miền

Bắc. + Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình điều nhiệt của cơ thể - chủ yếu là quá trình

tỏa nhiệt. Ở điều kiện bình thường nhiệt độ mất do dẫn truyền đối lưu chiếm 31%, do bức xạ chiếm 44 %, do bay hơi chiếm 21 % tổng số nhiệt lượng cơ thể bị mất. Khi nhiệt độ không khí tăng cao, mất nhiệt do dẫn truyền, bức xạ giảm xuống, mất nhiệt do bay hơi dần dần tăng lên. Sự biến động của nhiệt độ trong phạm vi nhất định, có tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng chức năng điều chỉnh của cơ thể có giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn đó, cơ thể có thể xuất hiện những biến đổi bệnh lý do sự thăng bằng nhiệt bị phá hủy.

+ Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình phát sinh và phát triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh. Mỗi loại côn trùng, vi trùng có thể phát triển được ở một khoảng nhiệt độ nhất định, từ đó nó quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng và có ảnh hưởng đến vần đề lưu hành một số bệnh truyền nhiễm.

+ Nhiệt độ không khí nó liên quan đến một số bệnh ở người như bệnh đường tiêu hóa do vi trùng, ký sinh trùng.

2.1.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy hòa tan trong không khí biểu thị

bằng sức trương hơi nước (mm Hg hoặc g/m3 không khí). Có ba khái niệm chỉ độ ẩm:

Page 39: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

39

- Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước thực tế được tính bằng gam trong 1m3 không khí hoặc tính bằng mm Hg ở nhiệt độ không khí thực tế nơi đó, được ký hiệu là Ha.

- Độ ẩm tối đa: là lượng hơi nước bão hoà trong không khí được tính bằng g mà 1 m3 không khí có thể giữ được ở một nhiệt độ nhất định hay là sức trương của hơi nước bão hòa tính bằng mmHg ở một nhiệt độ nhất định, nó tăng theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí. (được ký hiệu là Hm).

- Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa kí hiệu:

Sự chênh lệch giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa gọi là sự thiếu hụt bão hòa hơi nước.

Nó cho ta biết lượng hơi nước mà không khí ở đó còn có khả năng hấp thụ được ở nhiệt độ nhất định.

Ý nghĩa vệ sinh: Một số cặp nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe: Nhiệt độ cao + độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, nên cơ thể tích nhiệt

dẫn đến say nóng. Nhiệt độ cao + độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước nhiều, dẫn đến hiện tượng suy kiệt,

nhất là ở trẻ em người già (hội chứng Moriquan). Nhiệt độ thấp + độ ẩm cao (lạnh ẩm) gây mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh. Nhiệt độ thấp + độ ẩm thấp (lạnh khô) gây da khô, nứt nẻ, chảy máu. - Độ ẩm không khí cũng góp phần cùng với nhiệt độ không khí quyết định khả năng tồn tại

các loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm thường thích nghi ở nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam độ ẩm cao do vậy các bệnh nấm phát triển nhanh mạnh.

Bảng tiêu chuẩn nhiệt - ẩm được đề nghị

Nhiệt độ không khí Độ ẩm tương đối

22 - 230C 80 - 75 %

24 - 250C 70 - 65 %

26 - 270C 60 - 55 %

2.1.3. Sự chuyển động của không khí Không khí luôn chuyển động, vì mặt trời hun nóng địa cầu không đều, sự khác nhau giữa

nhiệt độ và áp lực các nơi trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống. Mỗi nơi tuỳ theo mùa, có những luồng gió thổi theo chiều nhất định.

Ở miền Bắc nước ta có hai mùa gió: - Gió mùa Đông Bắc: bắt dầu thổi từ tháng mười năm trước cho tới tháng tư năm sau,

chúng thổi thành từng đợt, khi có gió thổi thì nhiệt độ không khí ở đó hạ thấp xuống từ 100C - 120C so với những ngày trước đó, tại một số nơi nhiệt độ có thể xuống tới 00C. Tính chất của

Page 40: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

40

gió này là khô, hanh, và lạnh. - Gió mùa Đông Nam: thổi từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, loại gió này thổi từ biển vào

mang theo nhiều hơi nước, kèm theo mưa, không khí trở nên mát mẻ. Ngoài ra còn có gió Tây Nam (gió Lào): chúng có nguồn gốc từ gió tây nam nhưng khi

vượt qua dãy núi Trường Sơn, hơi nước bị giữ lại do đó mà tính chất của nó thay đổi trở nên khô hanh và nóng.

- Ý nghĩa vệ sinh: + Gió làm đảo lộn các lớp không khí, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh, nấm, xạ khuẩn từ

nơi có bệnh đến nơi không bệnh. + Gió làm tăng sự bốc hơi nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên. + Gió giúp cho cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là quá trình tỏa

nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì luồng không khí bên ngoài có thể đột phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ thể, làm cho lớp không khí lạnh hơn luồn vào da, làm tăng sự tỏa nhiệt.

+ Trong nhà ở nên tránh gió lùa, gió thổi thẳng vào góc da. + Tiêu chuẩn của chuyển động không khí trong nhà là 0,3 - 0,5 m/s với điều kiện nhiệt độ

và độ ẩm bình thường.

2.1.4. Bức xạ nhiệt Mặt trời là nguồn sáng và là nguồn nhiệt lớn nhất trên trái đất. Năng lượng bức xạ mặt trời

tới mặt đất bằng những tia khuyếch tán hay tia trực tiếp. Năng lượng mặt trời là những dao động điện từ có bước sóng khác nhau, phổ bức xạ điện

từ và ý nghĩa sinh học của từng thành phần của phổ đó cũng khác nhau. Trong những ngày nhiều mây thì phổ ánh sáng chính là khuyếch tán. Trong ánh sáng mặt trời có các phổ bức xạ sau: tia hồng ngoại, tử ngoại, tia thấy, tia cực tím. Trong đó bức xạ hồng ngoại 59% - 86%, ánh sáng nhìn thấy 15 - 40%, bức xạ tử ngoại 1%.

- Ý nghĩa vệ sinh: + Kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là chuyển hóa muối nước, tăng tính

miễn dịch và tăng sức đề kháng đối với một số bệnh như lao xương, còi xương. Một số bệnh có thể điều trị bằng các tia bức xạ mặt trời.

+ Bức xạ hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn do những cảm thụ nhiệt ở đa tiếp nhận, bức xạ hồng ngoại từ 0,76 - 1,5 micron có khả năng đâm xuyên lớn nhất, bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài hơn như bị hấp thụ ở lớp da ngoài.

+ Tia tử ngoại có tác dụng: Trên một số quá trình sinh vật học, loại tia dài từ 390 đến 320 milimicron là loại có khả

năng gây sạm da, khả năng gây các vết sạm da mà không làm nổi mẩn. Loại tia tử ngoại có bước sóng trung bình từ 320 - 290 milimicron dễ làm nổi mẩn da nếu chiếu loại này vào da 5 - 6 giờ. Loại tia tử ngoại có bước sóng ngắn 280 milimicron gọi là loại tia diệt trùng vì nó có

Page 41: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

41

khả năng diệt các vi sinh vật. Có thể tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể - khi chiếu tia tử ngoại vào

da thì 7 hydrocholesteron sẽ chuyển thành vitamin D3. Khi chiếu tia tử ngoại trên cơ thể trần nó có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa calci và

phospho trong máu. Có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính, sau khi chiếu từ 6 - 15 giờ bệnh nhân có

những rối loạn về thị giác, giảm thị lực và cảm thấy có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Khi bị tia bức xạ mặt trời chiếu lâu có thể gây hiện tượng say nắng. Các tia bức xạ đâm xuyên qua hộp sọ vào đến màng não, não gây sung huyết nhất là vùng hành tuỷ gây rối loạn trung tâm điều hoà hô hấp, tim mạch. Trong trường hợp này thân nhiệt không tăng, nhưng có rối loạn mạnh về hô hấp và tim mạch.

2.1.5. Ion hóa Ảnh hưởng của tia vũ trụ và bức xạ ion hoá, các phân tử hay nguyên tử có thể nhận được

năng lượng đủ để tách một hay nhiều điện tử ra khỏi cấu trúc của nó, phân tử hay nguyên tử còn lại sẽ là ion dương mang điện tích dương, tương đương với các điện tích âm tách ra, những điện tử tự do này lại gắn vào các phân tử hay nguyên tử trung hoà để tạo ra các ion âm, ở xung quanh các ion mới được tạo ra sẽ được gắn một cách nhanh chóng khoảng 10 - 15 phân tử khí, như vậy chúng sẽ có các cấu từ bền hơn, mang điện tích gọi là các ion nhẹ, các ion nhẹ gắn vào các hạt bụi và các hạt nước lơ lửng trong không khí và tạo ra các ion trung bình, các ion có điện tích trái dấu khi va trạm vào nhau sẽ trung hòa.

2.2. Các chỉ số về hóa học CO2: Tiêu chuẩn cho phép là: 0,03 - 0,04 % SO2: Tiêu chuẩn cho phép là < 0,002 mg/l

2.3. Các chỉ số về vi sinh vật học

Số lượng vi sinh vật trong một m3 không khí

Mùa hè Mùa đông

T/số VSV Cầu khuẩn T/số VSV Cầu khuẩn

Nấm mốc

Loại không khí

Sạch < 1500 < 16

< 4500

< 36 0,2

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường không khí và tới sức khỏe con người

3.1. Tác động của khí hậu - Khí hậu là chế độ thời tiết trong nhiều năm và nó phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, tính chất

của đất (cỏ cây rừng rậm) và chuyển động của không khí. Khí hậu ít khi thay đổi, có khi hàng thế kỷ.

Page 42: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

42

- Vì khí hậu là tình trạng lý học của không khí trong một giới hạn không gian và thời gian nào đó.

Cách phân hạng của Alissof 1950 đã chia mặt địa cầu ra làm 4 đới khí hậu chính: + Nhiệt đới: gồm tất cả các vùng có nhiệt độ trung bình nằm trên +200C. + Bán nhiệt đới: gồm các vùng có nhiệt độ tháng lạnh nhất là +20C. + Ôn đới: gồm các vùng có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 20C → 200C + Hàn đới: gồm các vùng có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất < + 20C - Đặc điểm của khí hậu Việt Nam: Việt Nam ở trong khu vực nhiệt đới gió mùa (vĩ độ và

địa hình đã đem lại những biến dạng sâu sắc cho địa hình từng vùng của Việt Nam). Ở miền Bắc nước ta gió mùa không thuộc về một cơ chế thuần nhất nó được tác dụng bởi

nhiều yếu tố khác nhau thường xuyên ảnh hưởng lẫn nhau, là một chế độ không ổn định. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm thay đổi đột ngột theo từng

vùng, từng đợt gió mùa. Tại Hội nghị quốc tế, Budapest 1960 đã thống nhất gọi vùng khí hậu nóng ẩm là loại khí

hậu địa phương (trong năm có từ trên 6 tháng có ngày nóng ẩm, ngày nóng ẩm là ngày (24 giờ) phải có (12 giờ) có nhiệt độ trên 200C trong bóng dâm và độ ẩm tương đối > 80%, Việt Nam có 233 ngày nóng ẩm, vì bức xạ Việt Nam 130 - 135 Kcal/năm.

Bề mặt cơ thể con người như một vật đen hấp thụ bức xạ nhiệt độ xung quanh tốt đồng thời cũng là một vật tỏa nhiệt tốt. Con người thường xuyên tiếp nhận thêm nhiệt hoặc mất nhiệt theo nguyên tắc đối lưu, bức xạ tùy theo môi trường xung quanh lạnh hoặc nóng hơn da. Sự trao đổi nhiệt của con người với môi trường theo công thức:

M ± R ± C - E = ± Q Trong đó: M là lượng nhiệt của cơ thể sinh ra (tiêu hao năng lượng) R là lượng nhiệt cơ thể trao đổi với môi trường bằng phương thức bức xạ C là lượng nhiệt cơ thể trao đổi với môi trường bằng phương thức đối lưu E là nhiệt lượng trong cơ thể giải phóng bằng bốc hơi Q là lượng nhiệt còn lại trong cơ thể (+), hoặc mất quá lượng nhiệt sinh ra (-). Các trị số M, R, C, E thay đổi tuỳ theo trạng thái cơ thể và môi trường xung quanh. Thân nhiệt được duy trì bởi 4 tuyến bảo vệ - Tuyến 1: Nhiệt độ trung tâm - Tuyến 2: Hệ điều chỉnh tự động của hệ thần kinh và nội tiết của cơ thể. - Tuyến 3: Thay đổi cử động và tư thế của cơ thể. - Tuyến 4: Quần áo và môi trường xung quanh cơ thể.

3.2. Tác động của thời tiết Thời tiết là tình trạng lý học của không khí, nó phụ thuộc vào một số nhân tố khí tượng

(nhiệt độ, độ ẩm, gió...) Ở một nơi trong một thời gian nhất định. Thời tiết thường không bền

Page 43: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

43

và nó có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.

3.3. Hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng ozon - Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, hơi nước, bụi. - Các khí gây lỗ thủng tầng ozon là: CO2: Có khả năng cho bức xạ mặt trời đi qua CFC (Clorofluorocarbon): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong

nhiều ngành công nghiệp, kể cả các bộ phận làm lạnh, từ đó xâm nhập vào khí quyển. CH4 (Mêtan): khả năng phát thải ra môi trường ngày càng nhiều do hoạt động mạnh mẽ

của các ngành công nghiệp. N2O (Nitơ oxyd): sinh ra do phát thải các nhiên liệu hóa thạch.

4. Tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí

4.1. Khái niệm ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan

trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu cho con người.

Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loại, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả hoạt động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ VIX, có tình trạng nhiễm bẩn không khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm nguồn năng lượng, khói của các nhà máy.

Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO2, bụi sinh ra từ các núi lửa, các khí oxyd carbon (CO, CO2), oxyd nitơ (NOx).

4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

4.2.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học - Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí,

bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt là bụi giao thông là bụi có chứa SiO2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ bụi trong không khí dược dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn bụi lắng là dưới 96 tấn/km2/năm.

Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ là những chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I131, F32, CO60,

Page 44: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

44

C14, S35, Ca45, Au198 ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất. Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc: + Khai thác quặng phóng xạ. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển. + Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa

học. + Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp. + Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhiệt hạch,

khoa học vũ trụ. + Máy gia tốc thực nghiệm. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường

khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gian bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên.

4.2.2. Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học

a. Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứa carbon - Co là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là một

chất khí, không màu, không mùi, không vị do đó con người ít phát hiện thầy., CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, CO có ái tính rất mạnh

với hemoglobin gấp từ 250 - 300 lần so với O2. Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO (carboxyl hemoglobin).

- CO2: (Dioxyd cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa carbon sẽ sinh ra khí CO2, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ.

- CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làm lạnh, bao gồm CFC 11 hoặc CFCCl3, CFCCl2, CHC1F2.

- CH4 (Mê tan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí mê tan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học.

b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S) Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượng

xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO2. Ở Mỹ (Newyork) do đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 năm do đó mà lượng SO2 thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO2 có trong lượng phân tử là 64 nặng gấp đôi S, SO2 bị oxy hóa tạo thành SO3.

- Khi hít thở phải SO2 mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khản cổ và ho.

Page 45: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

45

- SO2 khi bị oxy hóa tạo thành SO3, dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnh hơn cả SO2.

- Cả hai loại SO2 và SO3 khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H2SO3 và H2SO4 tạo thành mưa acid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO2 làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép là dưới 0,002mg/lít.

c. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N) - Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm,

quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO2 sẽ được giải phóng ra. - Bao gồm các oxyd nitơ như: NO, N2O5, NO2, các hợp chất có chứa nitơ thường không

bền vững, riêng NO2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu. - Khi hít thở không khí có chứa NO2 ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ thấp gây

Met Hb, ngăn cản quá trình vận chuyển O2 của hemoglobin dẫn tới thiếu O2 ở các tổ chức.

d. Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu - Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hóa chất trừ sâu nhóm clo và các loại thuốc trừ

sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng. - Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong

không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng. Không khí đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn. - Ngoài ra còn thấy nhóm phospho hữu cơ như DDVP, parathion, TEDD, malathion, chúng

từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ thể, chúng dược tích lũy trong các mô mở, tủy xương, gan.

4.2.3. Tác nhân sinh học - Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của nhiều yếu tố môi

trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng.

+ Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày. + Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày. + Trực khuẩn lao sống được 70 ngày trong không khí và 10 tháng trong những giọt nước

bọt đã khô. + Nha bào trực khuẩn than sống trong môi trường không khí từ 10 năm trở lên. + Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí. Trong 1 gam bụi người ta đã tìm thấy 200.000 liên cầu khuẩn tan máu còn sống, còn phế

cầu sống từ 55 - 140 ngày trong đờm khô, 19 - 55 ngày trong đờm khô dây trên quần áo, 12 giờ trên quần áo phơi nắng.

Page 46: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

46

Cho đến gần đây virus cúm vẫn được coi là ít có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài song qua thực nghiệm trong dịch mũi họng nổi lên mặt kính chúng sống được 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ không khí trong bóng râm.

- Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng 8 thì lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số lượng vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa.

4.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí

4.3.1. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp - Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công nghiệp mới. gây ô

nhiễm môi trường không khí. - Tro bụi, hơi nước và hóa chất độc hại có trong môi trường không khí là do: + Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao làm gia tăng sự lưu chuyển

không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm độc hại CO, CO2, SO2, bụi....

Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Cao Ngạn, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên đã dưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn bụi và các chất độc hại CO, CO2, SO2, bụi...

+ Các nguyên liệu hóa chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất, các đường ống dẫn tải như: clo, sulfua...

- Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những dưa vào không khí một số hóa chất độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể các sản phẩm sinh học như vi sinh vật gây bệnh.

Ví dụ: ở xung quanh các xí nghiệp rượu, bia, sản xuất bánh kẹo... hàm lượng các chất có nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí thường rất cao như indol mercapton... nấm, các vi sinh vật tan huyết.

- Các nhà máy hóa chất thường đưa vào không khí các chất độc hại mang tính đặc thù. Ví dụ: Nhà máy thuốc trừ sâu, hóa chất Việt Trì gây ô nhiễm môi trường không khí ở một

khu vực rộng lớn lượng 666. Nhà máy phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc cũng đưa vào môi trường không khí một lượng chất độc hại lớn: kiềm urê...

Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không khí.

4.3.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải. - Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do đốt cháy

nhiên liệu mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường không khí.

Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại nhiều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao.

- Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu... là những loại có khả

Page 47: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

47

năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô nhiễm không khí và gây tác hại đến sức khỏe con người.

- Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường không khí các sản phần độc hại tương ứng.

Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một hàm lượng lớn các chất như oxydcarbon (CO), Dioxydcarbon (CO2), carbuahydro, chì....

Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO2 đáng kể.

4.3.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người: - Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò sưởi bếp

than bếp củi, bếp ga, bếp dầu....Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra các chất độc hại như CO, CO2, SO2, Carbuahydro, bụi gây ô nhiễm không khí nội thất.

- Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa... trong khi hoạt động cũng sinh ra một lượng cloronuoro carbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon.

- Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải bỏ của người...) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí một cách đáng kể.

Ví dụ: Từ trong các chất thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bởi tác động của các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc hại như H2S, NO, NO2, CO2 và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi, muỗi.... từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.

4.3.4. Ô nhiễm do tự nhiên - Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu mê tan, sulfua,

chúng bay khá cao và khá xa. - Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải nhiều bụi khí độc. - Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng.

5. Tác động ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

5.1. Bệnh do thời tiết, khí hậu Thông thường thì khí hậu thay đổi đột ngột có ảnh hưởng rất.lớn tới sức khỏe con người. Thống kê của các bệnh viện cho thấy về mùa lạnh hay gặp các bệnh tai biến mạch máu

não, viêm phổi, viêm phế quản các bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét dạ dày tá tràng. Thời tiết lạnh còn tạo điều kiện cho bệnh viêm thận cấp phát triển, viêm thần kinh, các bệnh mũi họng.

- Về mùa hè thường thấy các bệnh đường tiêu hóa, theo thống kê cho thấy số người lao động nghỉ việc mùa hè tăng hơn, ảnh hưởng của nóng ẩm là một yếu tố chi phối tới nhiều vấn đề về ăn mặc.

- Về mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có phong trào chống bệnh đường hô hấp và các biện pháp phòng chống rét cho trẻ em và người già. Mùa rét có thể dễ thích ứng hơn và chồng rét dễ hơn do có quần áo rét, nhà ở ấm áp, chế độ ăn uống thích hợp.

Page 48: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

48

5.2. Bệnh do ô nhiễm môi trường không khí

5.2.1. Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp Một số loại tác nhân có nguồn gốc hữu cơ: bụi, phấn hoa, bông, đay, gai... có khả năng gây

co thắt phế quản, gây hen v.v... làm suy giảm chức năng hô hấp. - Các khí SO2, NO2, carbuahydro không những gây kích thích tế bào bề mặt đường hô hấp

làm tăng tiết, thủng phế nang... mà nó còn gây phản ứng co thắt các cơ trơn, gây Mệt Hb làm giảm khả năng vận chuyển các chất khí của hồng cầu, thậm chí nhiều trường hợp gây tử vong.

- CO là tác nhân gây suy hô hấp mạnh và nhanh nhất có thể gây tử vong vì CO kết hợp Hb tạo thành methemoglobin, vô hiệu hóa khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu.

- Viêm phế quản mạn tính: những người tiếp xúc với bụi, tỉ lệ bị viêm phế quản mạn nhiều khi lên tới 10 – 15%, còn đối với các hơi khí độc tỉ lệ bệnh này là 15 - 35%.

- Tỷ lệ bệnh ung thư vòm, ung thư phổi ở vùng ô nhiễm càng ngày càng tăng cao.

5.2.2. Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với các chất độc có khả năng hòa tan trong mỡ như:

carbuahydro, aldehyt, dầu mỏ... Nhiều khi những chất này gây rối loạn quá trình oxy hóa khử dẫn đến hiện tượng tổn thương các tế bào và gây nên các bệnh thần kinh.

Ví dụ: benzen, carbuahydro gây rối loạn quá trình oxy hóa khử ở tế bào thần kinh gây nhiễm độc thần kinh cấp tính.

Một số loại bụi phấn hoa có khả năng gây bệnh tâm thần theo mùa. Nhiễm độc chì hữu cơ - viêm não chì.

5.2.3. Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu - Có nhiều chất độc có tác dụng gây co mạch ngoại vi ở các vùng có nhiều tế bào non gây

rối loạn chuyển hóa tế bào. Ví dụ: chì, asen, gây nhiễm độc cấp và ảnh hưởng đến mạch máu vùng tiếp xúc (dãn mạch,

hoại tử mao mạch). - Một số chất độc: CO, NO2, S gây rối loạn chuyển hóa trao đổi chất của tế bào máu, làm

rối loạn quá trình trao đổi và vận chuyển chất khí, gián tiếp gây thiểu dưỡng các tế bào của các tổ chức, trong đó có tế bào của hệ tuần hoàn.

5.2.4. Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa Nhiều chất độc có trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng gây độc trên hệ

thống tiêu hóa. Ví dụ: Các bụi chì, thuốc trừ sâu, người và động vật ăn phải có thể gây rối loạn tiêu hóa

trầm trọng, tác động xấu, tác động trực tiếp trên gan, tụy, lách và cơ trơn.

5.2.5. Ảnh hưởng tới cơ quan tiết niệu Cơ quan tiết niệu là nơi đào thải các chất độc, những người hít phải các chất độc trong môi

trường không khí bị ô nhiễm như: benzen, arsen, chì... sẽ được chuyển hóa để đào thải qua

Page 49: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

49

thận, nếu hàm lượng các chất độc có trong môi trường không khí cao hơn ngưỡng cho phép thì sẽ gây viêm ông thận cấp.

5.2.6. Ảnh hưởng tới các giác quan - Đặc biệt là mũi, mắt dễ bị tác động của môi trường, nếu môi trường không khí bị ô nhiễm

thì sẽ dẫn đến tình trạng mắt, mũi bị viêm nhiễm cấp tính. Ví dụ: bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương giác mạc mắt. - Nguồn gây ung thư: amiang, arsen, các chất có nguồn gốc phóng xạ gây ung thư phổi,

ung thư thực quản, ung thư da. - Không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới toàn thân được biểu hiện qua Hội chứng SBS

(Sieb Building Syndrome: Hội chứng ô nhiễm không khí nội thất), bao gồm các triệu chứng về mắt, mũi, họng, da, toàn thân.

6. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí, điều luật liên quan đến môi trường không khí

6.1. Đối với cấp tính, trung ương - Quản lí và kiểm soát môi trường: Thực hiện luật bảo vệ môi trường: Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những người, đơn vị, nhà

máy cố tình gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi trường: đánh thuế

cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm thuế cho các cơ sở có kế hoạch tốt trong xử lí chất thải bỏ.

Quy định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường để kiểm soát chúng.

Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy.

- Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ: Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyển bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử dụng rộng rãi

điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong thành phố loại xăng cao cấp hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt.

+ Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông như tốc độ vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy nên xây dựng đường ngầm dành riêng cho khách đi bộ khi qua lại ở các ngã ba, ngã tư.

+ Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành phố. - Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp: + Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp: cần được đặt cuối hướng gió chủ đạo, cuối

nguồn nước so với khu dân cư.

Page 50: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

50

+ Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại, cần được xây dựng tập trung để dễ dàng xử lí.

+ Xây dựng vùng cách li vệ sinh công nghiệp: Để cách li giữa khu vực nhà máy với khu dân cư cần có những khoảng đệm trồng cây xanh. Diện tích vùng đệm phụ thuộc vào những nguy cơ mà nhà máy có thể gây ra.

+ Chiều rộng vùng cách li của khoảng cách bảo vệ vệ sinh như sau:

Mức độc hại I II III IV V

Chiều rộng vùng cách li (m) 1000 m 500 m 300 m 100 m 50 m

Khoảng cách vùng cách li được xác định từ khoảng cách nguồn thải chất ô nhiễm đến khu dân cư.

- Trồng cây xanh: + Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch

không khí, giảm, che chắn tiếng ồn, hấp thụ CO2. + Chỉ số an toàn: diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất ở của con

người. + Quy định nơi trồng cây trên đường phố, công viên, trồng rừng có quy hoạch. - Biện pháp công nghệ và làm sạch khí thải: Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi ngăn

chặn chất thải độc hại ra môi trường. + Áp dụng công nghệ "Không có chất thải": Kín - Tự động hoá. Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại. - Phương pháp làm sạch khí thải: cần có hệ thống thông gió, thải độc, hút bụi ở những cơ

sở sản xuất.

Page 51: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

51

Page 52: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

52

Page 53: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

53

6.2. Đối với cấp cơ sở Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường bằng cách giáo dục tuyên truyền để người dân thực

hiện. Luật bảo vệ môi trường là văn bản có tính pháp lệnh đã được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư từ ngày 6 đến 30 tháng 12 năm 1993 phê chuẩn, bộ luật gồm 55 điều.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lương giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống 1. Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy (...A....) trong không khí biểu

thị bằng (.... B....) hơi nước. A…… B…… C…… 2. Theo cách phân hạng của Allissorf chia mặt địa cầu ra làm các đổi khí hậu chính là: A…… B…… C…… D…… 3. Ba nhóm tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm: A…… B…… C…… 4. Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện....( A ).... Làm gia tăng sự lưu chuyển không

khí nên các nguyên liệu bị đất cháy...... ( B )..... tạo ra sản phẩm độc hại. A…… B……

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 5 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

5. Thành phần không khí bình thường bao gồm các chất chính: A. N2, O2, heli B. N2, O2, CO2, argon

Page 54: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

54

C. N2, O2, CO2

D. N2, O2, CO2, heli, argon, neon.

6. Tỉ lệ phần trăm các chất trong môi trường không khí bình thường là: A. N2: 78,97%; O2: 22%; Heli: 1%. B. N2: 78,97%; O2: 25%; CO2: 0,03 - 0,04 %. C. N2: 78,97%; O2: 20,7% - 20,9%; CO2: 0,05 %. D. N2: 78,97%; O2: 20,7 % - 20,9%; CO2: 0,03 - 0,04 %.

7. Các yếu tố vi khí hậu bao gồm: A. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, ánh sáng mặt trời, Ion trong không khí B. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ nhiệt, khi hậu thời tiết C. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ nhiệt, áp xuất D. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ nhiệt

8. Đánh giá sự tác động của các yếu tố trong vi khí hậu bằng các chỉ số: A. Yagluo, cảm giác nhiệt B. Yagluo, nhiệt độ hiệu dụng C. Yagluo, nhiệt độ hiệu dụng, cảm giác nhiệt D. Yaluo, vận tốc gió

9. Ô nhiễm không khí là trong không khí có: A. Chất lạ hoặc có sự thay đổi thành phần không khí. B. Chất lạ và sự thay đổi thành phần không khí. C. Chất lạ hoặc chất gây ô nhiễm D. Chất lạ và các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm.

10. Những chất phóng xạ là nhưng chất có khả đang phát ra: A. Các tia α, β năng lượng điện tử khác B. Các tia α, β, γ và năng lượng điện tử khác C Các tia α, β, γ các chất đồng vị phóng xạ D. Các tia α, β, γ tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

11. Tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh môi trường không khí có các chất chỉ điểm sau:

Page 55: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

55

A. Bụi, SO2, CO2, NO2 B. Bụi, SO2

C. Bụi, SO2, NH3

D. Bụi, SO2, thuốc trừ sâu.

12. Khí CO2 có trong môi trường không khí là do: A. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy. B. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon hoàn toàn. C. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon hoàn toàn, hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy. D. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, hoạt động của nhà máy sản xuất phân đạm.

13. Các chất gây hiệu ứng nhà kính gồm: A. CO2, NH3, CH4, SO3 B. CO2, CH4, CFC. C. CO2, CH4, SO2, NO2 D. CO2, CH4, CFC, NO3

3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 28 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

14. Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại

15. Diện tích đất để trồng cây xanh ở khu đô thị phải gấp 5 lần diện tích đất dùng trong xây dựng

16. Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp cần đặt ở đầu nguồn gió chủ đạo so với khu dân cư

17. CO (oxyd carbon) là một chất được tạo thành do đốt cháy hoàn toàn các hợp chất carbon.

18. Trong môi trường không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp là hay gặp nhất

19. Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt chất lạ hoặc có sự thay đổi thành phần trong môi trường không khí

20. Thân nhiệt được duy trì bởi 5 tuyến bảo vệ

21. Tia tử ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn nhất

22. Ở điều kiện không khí bình thường, mất nhiệt hay gặp nhất là do bay

Page 56: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

56

hơi mồ hôi

23. Các nhà máy sản xuất chế biến phân đạm sẽ sinh ra khí NO2

24. Chất ô nhiễm là chất có trong khí quyển với nồng độ cao hơn TCCP

25. CO có ái tính mạnh với Hb gấp 200 - 300 lần

26. Tiêu chuẩn của vận tốc gió ở trong nhà với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường là 0,3 - 0,5 m/s

27. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa

28. Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường khô hanh được 5 ngày

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học: Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần tác động của các yếu tố khí hậu tới sức khỏe con người cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường", tr 10 - 18, sinh thái môi trường.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội, các điều luật về môi trường để hiểu rõ thêm phần các giải pháp.

- Tự đọc tài liệu hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu bằng bút màu, tập hợp các vấn đề đó vào một quyển vở để thảo luận với các bạn trong lớp và trình bày với giáo viên để được giải đáp.

- Quan sát các hiện tượng gây ô nhiễm không khí từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông, các hoạt động sinh hoạt của con người như CO2, SO2, các loại hóa chất bảo vệ thực vật.... để từ đó có thể phân biệt được nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

2. Vận dụng thực tế Sau khi đọc bài ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng, cần hiểu rõ các tác nhân và

nguồn gây ô nhiễm không khí để từ đó có những nhận định về các chất từ các nguồn nào sinh ra để có những biện pháp phòng chống và tuyên truyền cho cộng đồng trong khu vực của mình sinh sống để biết cách bảo vệ môi trường không khí cho trong sạch, phòng tránh lây nhiễm các bệnh từ trong môi trường không khí.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.

Page 57: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

57

5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 58: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

58

Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được vai trò của nước và tính chất của các chất có trong nước. 2. Mô tả được nguồn nước, nguyên nhân và các tác nhân gây ô nhiễm nước. 3. Phân tích được các ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sức khỏe cộng đồng và đề ra một

số biện pháp cơ bản trong phòng chống ô nhiễm nước.

Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa học và công nghệ đem lại, tuy nhiên hiện nay nguồn nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng số nước bao phủ hành tinh, 70% nước ngọt nằm trong các tảng băng ở các cực. Nguồn sử dụng nước ngọt trong năm 2000 là 54% các nguồn nước sẵn có, năm 2025 có 70% các nguồn nước sẵn có. Đến năm 2025, với 8,3 tỉ dân thì 1/3 dân cư sẽ ở trong tình trạng khan hiếm nước.

Việt Nam có một mạng lưới sông tương đối dày bao gồm từ Bắc đến Nam như hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hệ thống sông Cả, sông Mã, hệ thống sông thạch Hãn, sông thu Bồn. Do ảnh hưởng của khí hậu, nước ta có một lượng mưa tương đối lớn 1500-2500mm/năm đã trở thành nguồn cung cấp nước ngầm, nước biển, nước trong đại dương đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số. thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt Nam đã thay đổi hết sức nhanh chóng và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động đến sức khỏe của người dân.

1. Vai trò của nước, tính chất của nước

1.1. Vai trò của nước - Nước là một loại thực phẩm: nó rất cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể vì

trong cơ thể nước chiếm 70 % - 80 % trọng lượng (ở một số tổ chức thì tỷ lệ nước chiếm cao hơn như thận chiếm 83,5 %, huyết tương 92 %...).

- Nước là yếu tố điều hoà thân nhiệt, điều hoà áp lực thẩm thấu trong và ngoài tế bào. - Sự cần nước biểu hiện bằng cảm giác khát nước, biểu hiện sự rối loạn giữa thành phần

máu. - Nước cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Iod, flour, Ca++, đồng,

sắt... - Nước là môi trường đưa các chất độc hại vào cơ thể như Pb, As, Mn, Hg, phenol.. - Nước là môi trường trung gian truyền dịch bệnh và chủ yếu là nhóm bệnh truyền nhiễm

theo đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn, (Vibrio Eltor, Vibrio comma, Shigella, Salmonella...).

Page 59: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

59

- Nước là yếu tố để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa. Do vậy mà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người,

vì vậy nước phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và phải đảm bảo về chất lượng. - Tiêu chuẩn về lượng. Để đảm cho cho cuộc sống của mỗi con người trong xã hội, nước phải thỏa mãn những nhu

cầu sau: + Đảm bảo cho nhu cầu ăn và uống. + Đảm bảo cho vệ sinh cá nhân, (tắm giặt). + Đảm bảo cho vệ sinh nhà cửa, vệ sinh công cộng. + Đảm bảo cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp... Lượng nước cho mỗi đầu người trong 24 giờ là 150 lít kể cả ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ

sinh nhà ở. Nếu ở thị trấn thì lượng nước có thể ít hơn chỉ vào khoảng 80 lít/24 giờ cho một người. Song cũng có nơi cần nhiều nước hơn như các bệnh viện: khách sạn, khu công nghiệp.

Ví dụ: Đối với bệnh viện lượng nước cần cung cấp cho mỗi giường bệnh là: 200 lít nước cho các bệnh viện lớn. 150 lít nước cho các bệnh viện vừa và nhỏ. - Tiêu chuẩn về chất: Nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người phải đảm bảo sạch (nước không có

các chất độc hại và không bị nhiễm khuẩn).

1.2. Tính chất của nước

1.2.1. Tính chất lý học - Độ trong phải đảm bảo từ 25 - 30 cm Sneller, nếu không trong là nước đã bị nhiễm bẩn

bởi cát và chất lơ lửng, độ trong của nước phụ thuộc vào các hạt đất, cát hạt bụi lơ lửng trong nước. Ngược lại với độ trong là độ đục đo được bằng số lượng các chất có trong 1 lít nước (mg/lít) và không có độ đục quá 1mg/lít.

- Màu của nước: do các chất bẩn trong nước tạo nên (đơn vị đo là flatin- coban). Nước tốt là loại nước không có màu, màu của nước phụ thuộc vào các chất hòa tan, nước có nhiều mùn thì nước có màu vàng nâu và phản ứng acid.

- Mùi vị: nước uống phải có vị mát dễ chịu và không được có mùi, nếu nước có con magiê, bari có vị chát, có ion hydro có vị chua, nước có muối khoáng có vị mặn. Mùi của nước có thể do nguồn gốc động vật hay thực vật.

- Nhiệt độ của nước: nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nguồn nước (nước ngầm, nước bề mặt). Nhiệt độ của nước bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Nước ngầm càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định, ít dao động và nó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá độ trong sạch của nguồn nước.

1.2.2. Tính chất hóa học

Page 60: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

60

Chất hữu cơ được sinh ra do quá trình phân hóa phức tạp, lâu dài của xác các loại động vật, thực vật và các chất thải bỏ. Đây là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh có thể sống nhờ vào đó. Phương pháp xác định chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp gián tiếp, tức là sử dụng chất hóa học có giải phóng ra nhiều O2 để oxy hóa các chất hữu cơ đó.

Tiêu chuẩn quy định: Chất hữu cơ thực vật là < 3mg O2/lít. Chất hữu cơ động vật < 2 mg O2/lít. Ý nghĩa vệ sinh: Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm

bẩn và mới bị nhiễm bẩn bởi các chất thải của người và động vật hoặc do sự thối rữa xác động vật, thực vật.

- NH3 là sản phẩm phân huỷ tiếp theo của các chất hữu cơ, có amoniac chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu phân hủy. Nếu xét nghiệm thấy NH3 mà không có chất hữu cơ thì phải xét nghiệm lại. Tiêu chuẩn cho phép NH3 trong nước là <2mg/lít.

Ý nghĩa vệ sinh: Nếu NH3 cao hơn TCCP thì chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và mới bị nhiễm bẩn.

- NO2 (Nitrit): là sản phẩm phân hủy tiếp theo của NH3, nhờ các vi khuẩn hiếu khí phân giải NH3 để tạo thành NO2, tiêu chuẩn là không có NO2 trong nước, nếu sau cơn mưa thì nồng độ cho phép là <0,01 mg/l.

- NO3 (Nitrat): NO3 là một chất thấy có mặt khá nhiều ở trong nước thiên nhiên. NO3 là sản phẩm phân hủy cuối cùng của các chất hữu cơ trong nước. Nếu hàm lượng NO3 quá nhiều, quá cao ở trong nước có thể nguy hiểm với sức khỏe đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì nó gây methemoglobin trong máu làm mất khả năng vận chuyển O2 của hemoglobin. Tiêu chuẩn cho phép NO3 trong nước là < 5 mg/lít.

Ý nghĩa vệ sinh: Khi thấy trong nước hàm lượng NO3 cao hơn tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và bị nhiễm bẩn lâu ngày, ít nguy hiểm hơn.

- Muối natriclorua (NaCl) tất cả các dịch thể của động vật đều có hàm lượng NaCl cao. Nếu khi thấy hàm lượng NaCl cao trong nước là nước đó đã bị nhiễm bẩn bởi các dịch thể động vật.

Các chất SO4, PO4 nguồn gốc của hai chất này trong nước là do nhiễm bẩn bởi phân, nước tiểu cũng có thể do địa chất mang lại cho nên khi thấy quá mức quy định, SO4 < 1,5g/lít, PO4 < 1,5 g/lít) thì phải xác định nguồn gốc của hai chất đó mới có thể đánh giá tính chất của nước.

- Sắt (Fe) sắt có trong nước thường ở hai dạng Fe(HCO3)2, FeSO4 về phương diện sinh lý thì Fe không có hại cho sức khỏe con người, song nếu nước có sắt thì có màu vàng đục không đảm bảo về màu, mặt khác nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm hoen ố quần áo, nấu cơm chế biến thực phẩm trong nước có sắt làm cho ăn không ngon miệng.

- Độ cứng của nước: Calci và magie là hai chất chính tạo nên độ cứng của nước. Là đại lượng biểu thị hàm lượng lớn Ca++, Mg++ có trong nước.

+ Khái niệm nước cứng: là loại nước có chứa nhiều ion Ca++ và Mg++. + Nước mềm là loại nước có chứa ít ion Ca++ ít Mg++

Page 61: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

61

Có ba khái niệm chỉ độ cứng: + Độ cứng toàn phần: bao gồm tổng hàm lượng các ion Ca và Mg trong nước. + Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối carbonat Ca và bicarbonat Ca và

magie có trong nước, độ cứng tạm thời sẽ mất đi khi đun sôi nước tạo thành CaCO3 đọng lại ở đáy nồi.

+ Độ cứng vĩnh cửu bao gồm tổng hàm lượng các muối còn lại của Ca và Mg, PO4--, SO4

NO3-- , NO3

- , Cl-. - Độ Cứng được đo bằng miligam đương lượng Ca hoặc Mg. Một miligam đương lượng độ

cứng có chứa 20,04 mg/lít Ca hoặc 12,16mg/ lít Mg. Ở Việt Nam thường đo độ cứng của nước bằng độ đức. < 40 đức là nước mềm. (<50mg CaCO3/lít) 4 → 80 đức là nước trung bình. (50-100mg CaCO3/lít) 8 →120 đức là nước cứng. (100-150mg CaCO3/lít) 12 → 180 đức là nước khá cứng. (150-300mg CaCO3/lít) > 180 đức là nước rất cứng. (> 300mg CaCO3/lít) Nước cứng không ảnh hưởng đến sức khỏe, người ta thấy lượng Ca thấp thì tỉ lệ trẻ em bị

sâu răng cao. Ảnh hưởng đến sinh hoạt làm két các dụng cụ đun nấu, tốn xà phòng khi giặt quần áo. Nấu

chế biến thực phẩm ăn không ngon miệng. Chú ý: ở các vùng có bướu cổ, nước ăn uống phải có độ cứng thấp vì lượng Ca cao có thể

ngăn cản tuyến giáp hấp thu Iod làm cho bệnh bướu cổ tăng lên. Độ pH: Nó đặc trưng cho nồng độ lớn H+ có trong nước, biểu thị tính acid, kiềm của nước.

1.2.3. Tính chất vi sinh vật học Mục đích kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức an toàn của nước đối với sức khỏe tìm ra

những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn gây bệnh qua nước có rất nhiều do đó các phương pháp xác định rất phức tạp đòi hỏi có nhiều người và phòng xét nghiệm lớn và trả lời kết quả sau 3 tuần. Vì sự khó khăn và phức tạp ấy người ta đã tìm biện pháp thay thế bằng cách chỉ xác định những vi sinh vật không gây bệnh cho người nhưng lại thường xuyên sống trong phân của người, đó là:

- Vi khuẩn Eschenchia coli. - Cầu khuẩn đường ruột Enterocoque. - Vi khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium perfnngens. Bình thường trong nước thải sinh hoạt có: 100.000 → 800.000 coli. 1.000 → 60.000 Enterocoque. 100 → 2000 Cl. perfnngens.

Page 62: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

62

Tổng số ion trong nước gọi là coliform trong đó số con phân được gọi là feacalcoliform, nó là vi khuẩn không có nha bào nên đời sống trong nước của nó ngắn vì tốc độ bị tiêu diệt của chúng phù hợp với tốc độ bị tiêu diệt của một số lớn vi khuẩn gây bệnh. Riêng Clostridium perfringens sống ở trong nước lâu hơn vi khuẩn gây bệnh vì nó là vi khuẩn có nha bào. Do đó dùng E.coli là chỉ tiêu vệ sinh chính và hai chỉ tiêu phụ là Cl. pefringens và thực khuẩn thể.

- Hiện nay người ta sử dụng chỉ số Coliform và chỉ số Feacal cohform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh vật. Bình thường:

+ Chỉ số Coliform: <3 con / 100 ml H2O. + Chỉ số Feacal coliform: 0 con/100ml H2O. Sự có mặt của Feacal coliform trong nước chứng tỏ nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân người

và động vật máu nóng. + Ý nghĩa vệ sinh của Clostridium perfringens: Khi xét nghiệm thấy nó chứng tỏ nước đã bị nhiễm bẩn bởi phân người và động vật, vì Cl.

perfringens sống ở trực tràng của người và động vật.

1.2.4. Ký sinh trùng trong nước Là những loại ký sinh trùng phải trải qua cơ thể túc chủ trung gian, từ 2 đến 3 tuần để phát

triển. Đối với một vài loại sán, trứng sán, ấu trùng sán sống nhờ vào các túc chủ trung gian (tôm, cá, ốc) sống ở dưới nước, từ đó có thể xâm nhập vào cơ thể người.

1.2.5. Các vi yếu tố trong nước Nước uống là nguồn cung cấp cho cơ thể các vi yếu tố quan trọng, sự thừa hay thiếu một

số yếu tố vi lượng đều ảnh hưởng đến sức khỏe. - Iod: Nhu cầu 300 mg/24 giờ để tuyến giáp làm việc bình thường. Nếu thiếu iod, tuyến

giáp sẽ to lên và sinh ra bệnh bướu cổ. Nước là nguồn cung cấp Iod cho cơ thể từ 1/40 → 1/30 nhu cầu hàng ngày. Nồng độ trung

bình là 5 → 6 (8/lít) nó chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ về nhu cầu Iod của cơ thể. Nồng độ Iod vẫn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng bướu cổ trong vùng dân cư. Vì nếu trong nước thiếu Iod thì trong đất, cây cỏ thực phẩm cũng sẽ thiếu Iod.

- Fluor: fluor là một yếu tố rất phổ biến trong thiên nhiên của lớp vỏ trái đất (có tới 0,08% là nước) trong nước ngầm có nhiều nước hơn nước bề mặt.

Nếu tỷ lệ của fluor ở trong nước nhỏ hơn 0,5mg/lít, cơ thể sẽ thiếu fluor dẫn tới các bệnh về răng. Nếu hàm lượng nước có trong nước cao hơn 1,5 mg/l thì làm cho cơ thể thừa nuôi, dẫn tới hoen ố men răng, có màu nâu thẫm, gây ra những vết mòn tồn tại rất lâu, đôi khi còn bị biến dạng.

Ngoài các tổn thương về răng, bệnh thừa fluor (Fluorose) làm ảnh hưởng tới chuyển hóa Ca, P, K, Na, và các tế bào thần kinh.

2. Các nguồn nước trong thiên nhiên, các biện pháp xử lý nước

2.1. Các nguồn cung cấp nước:

Page 63: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

63

Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau: - Nước mưa: do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước sông, hồ ao,... bốc hơi lên

không trung, gặp gió và khí lạnh đọng lại và thành mưa. - Nước mặt: mưa rơi xuống mặt đất và tùy địa hình của mặt đất mà hình thành sông, suối,

hồ ao. - Nước ngầm được hình thành bởi lượng nước thấm vào đất.

2.1.1. Nguồn nước mưa Về chất lượng hóa học và vi sinh vật học thì nước mưa sạch nhất. Tuy nhiên nó cũng bị

nhiễm bẩn do rơi qua không khí, mái nhà, đựng trong bể chứa, nên mang theo nhiều bụi và các chất bẩn trong không khí. Nước mưa có nhược điểm là số lượng không nhiều, chỉ đủ cung cấp nước ăn uống cho các gia đình trong mùa mưa (3 - 4 tháng), hàm lượng muối khoáng trong nước mưa thấp.

Trong không khí có nhiều N, cho nên trong nước mưa có nhiều NO2 và NO3. Hiện nay, nước mưa là nguồn cung cấp quan trọng cho các gia đình ở nông thôn Việt Nam,

nó không những là nguồn nước ăn tốt mà còn là nguồn cung cấp nitrat cần thiết trong gieo trồng.

2.1.2. Nguồn nước ngầm Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được lọc sạch

và giữ lại trong các lớp đất chứa nước giữa các lớp đất cản nước. Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn lộn các thứ trên. Lớp đất cản nước

thường là đất sét, đất thịt vv... Ngoài ra, nước ngầm có thể còn đo nước thấm từ đáy thành sông hoặc hồ tạo ra.

Đôi khi nước ngầm còn gọi là nước mạch từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy lộ thiên ra ngoài mặt đất, đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra.

Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn). Song nhược điểm của nó là nước có nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn các vùng ven biển, thăm dò lâu và xử lý khó khăn.

- Ở miền Bắc Việt Nam, vùng đồng bằng, phần lớn có nước mạch ngầm, dù sâu hay nông đều có sắt, cho nên nước lấy lên có màu vàng. Ở các vùng trung du và miền núi, sắt hầu như không có, có thể dùng ngay hoặc chỉ cần khử trùng. Các nguồn cung cấp nước cho thành phố lớn và thị xã chủ yếu được khai thác từ nước ngầm sâu với độ sâu từ 60m đến 100m.

- Riêng ở miền Nam, trong mấy năm gần đây đã thực hiện việc khai thác nước ngầm sâu để cung cấp nước cho các thành phố, khu dân cư lớn với độ khoan sâu từ 200m. Có nơi như ở Kiên Giang đã phải khoan sâu tới 450 m mới thu được nước.

2.1.3. Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, ngoài ra có thể do tuyết trên các triền núi cao ở

thượng nguồn chảy xuống.

Page 64: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

64

2.1.4. Nước sông Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư. Nước sông có lưu

lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước sông thường có sự thay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục, mức nước và nhiệt độ (trong mùa mưa lũ hàm lượng cặn lên tới 2500 - 3000 mg/lít).

2.1.5. Nước suối Ở mùa khô nước suối rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, có nhiều

cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định. Nước suối thường có độ cứng cao có khi hòa tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.

2.1.6. Nước hồ, đầm Tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước hồ, đầm thường có

độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ.

Ở một số thành phố các hồ được sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư. Ở nông thôn, các hồ, ao thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình, nuôi cá,

nuôi bèo...

2.2. Các phương pháp xử lý nước

2.2.1. Làm trong nước - Làm trong bằng phương pháp không phèn: dùng hệ thống bể lắng giữ được 80% các hạt

cặn lơ lửng. Có 3 loại bể lắng: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng li tâm và cuối cùng là bể lọc.

- Làm trong nước bằng phương pháp có phèn: + Mục đích: làm cho các hạt lơ lửng quy tụ lại thành những đám hoặc những mảng lớn có

trọng lượng tăng lên, chúng sẽ lắng xuống đáy làm cho nước trở nên trong. + Loại phèn thường dùng là: Phèn sắt: Dạng dung dịch có màu nâu sẫm, trong đó có chứa 42% FeCl3 hoặc FeSO4, H2O,

FeCl3.5H2O. Phèn nhôm: Al2(SO4)3. 18 H2O. Phèn chua Al2(SO4)3. K2SO4. Loại phèn này khi sử dụng người ta pha thành dung dịch 10% để làm trong nước, muốn

biết lượng phèn cần thiết để làm trong một thể tích nước nhất định, người ta phải tiến hành làm test alumin.

Cơ chế: lượng nước có các hạt lơ lửng mang điện tích cùng đấu như SIO2 chúng xô đẩy nhau không lắng xuống được. Khi cho phèn vào sẽ phân ly thành Al+++, những điện tích này sẽ thu hút các hạt cặn lơ lửng tạo thành khối có trọng lượng cao hơn và lắng xuống dưới theo phản ứng như sau:

Page 65: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

65

- Al2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 → Al(OH)3 + CaSO4 + CO2 + H2O Al(OH)3 → Al+++ + 3OH- - FeCl3 + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + CO2 + Fe(OH)3 + H2O Fe(OH)3 → Fe+++ + 3OH

2.2.2. Phương pháp khử sắt trong nước - Nếu nước có màu vàng đục tức là trong đó có sắt, sắt có trong nước ở dạng hòa tan

Fe(CO3H)2 hoặc là FeSO4, khi tiếp xúc với oxy ở mặt nước giếng nó sẽ tạo thành Fe(OH)3 và kết tủa dưới dạng Fe2O3 lơ lửng trong nước tạo thành màu vàng hoặc do gạch và có mùi tanh. Muốn xử lý ta phải tiến hành làm thoáng.

- Phương pháp khử sắt bằng cách làm thoáng: Tiến hành làm thoáng, lọc đơn giản bằng cách xây gần giếng một bể lọc đơn giản và 1 bể chứa nước. Đối với bể lọc ta trải xuống đáy bể 1 lớp sỏi nhỏ dày 20 - 25 cm và 1 lớp cát vàng phía trên dày 60 cm, sau đó chúng ta tiến hành cho nước chảy qua thì điện tiếp xúc với oxy của khí trời lớn, ta có:

Cơ chế:

Hyđroxyd sắt ba

Oxyd sắt 3 có màu gạch cua

Ngoài ra người ta có thể dùng Cao để khử sắt trong nước và như vậy làm cho nước có pH tăng cao.

2.2.3. Khử trùng nước Trong nguồn nước có thể có nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, do

đó phải khử trùng nước trước khi đưa nước vào phục vụ cho ăn uống và cho sinh hoạt. - Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học: Hóa chất: dùng cloramin B trong đó có 20 - 20% chỉ hoạt tính, (pha thành dịch 1%). Tiến hành định lượng chỉ cần thiết cho một nguồn nước các nguồn nước khác nhau có số

lượng vi khuẩn khác nhau và lượng cloramin cũng khác nhau. Do vậy trước khi khử khuẩn cho bất kỳ một nguồn nước nào người ta cũng phải làm test do để biết được hàm lượng hóa chất cần thiết đủ để tiệt khuẩn, biết rằng thời gian tối thiểu để hóa chất tiếp xúc với nước là 30 phút.

Cơ chế: Khi cho chỉ vào nước nó tăng thế năng oxy hóa tế bào vi khuẩn theo phản ứng sau:

Mặt khác Cl nó còn tác dụng trực tiếp lên thành phần nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn

làm đồng hóa protein của tế bào vi khuẩn.

Page 66: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

66

Để cho nước có hệ số an toàn người ta thường cho thêm một lượng chỉ dư thừa là 0,3 - 0,5 mg/lít.

- Khử khuẩn bằng phương pháp lí học: Thông thường người ta dùng các phương pháp sau: + Nhiệt độ: đun sôi nước tới 1000C trong 10 phút. + Sử dụng sóng siêu âm. + Dùng đèn cực tím: đó là những đèn có phát ra các tia tử ngoại có bước sóng λ < 280 nm. + Dùng ozon: Để oxy hóa tế bào vi khuẩn vì O3 có khả năng oxy hóa mạnh: O3 → O2 + O*. + Dùng màng lọc để lọc nước: một số vi sinh vật sẽ được giữ lại khi qua màng lọc. - Khử khuẩn bằng phương pháp sinh học: sử dụng một số thực khuẩn thể để tiêu diệt vi

sinh vật gây bệnh có trong nước.

3. Khái niệm ô nhiễm nước, dịch tễ học, nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm nước

3.1. Khái niệm ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là khi thành phần của nước bị thay đổi (về lý học, hóa học sinh vật học độc

chất học) khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật.

3.2. Dịch tễ học - Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước ngầm

khai thác trên thế giới năm 1990 cao gấp 30 lần năm 1960, dẫn đến nguy cơ giảm trữ lượng nước sạch, gây thay đổi lớn về cân bằng nước.

- Hầu hết các con sông lớn, nhỏ trên thế giới đều bị nhiễm bẩn do các hoạt động của con người. Tại Nhật Bản do hoạt động công nghiệp đã thải thủy ngân xuống sông biển gây ô nhiễm và tác hại cho sức khỏe dân chúng sông ven bờ sông Manimata mắc hội chứng nhiễm độc thủy ngân metyl và Chính phủ phải chấp nhận bồi thường.

- Do đào đãi vàng, sử dụng hóa chất nên các dòng sông có đào vàng đều bị ô nhiễm độc chất nặng nề nhất là vùng lưu vực sông Amazon.

- Tại Việt Nam các con sông lớn ở miền Bắc, miền Nam cũng đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm nước bề mặt chủ yếu là do thải xuống dòng sông, hầu hết các chất thải không được xử lý như ở sông Cầu, sông Mê Công, Sông Tô Lịch, Sông Đáy… Một số vùng biển khai thác dầu cũng có nguy cơ ô nhiễm dầu và các chất thải của giao thông đường thủy.

3.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Page 67: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

67

Mức độ gây ô nhiễm nước: - Ô nhiễm do phát triển nông nghiệp: 24 % - Ô nhiễm do phát triển công nghiệp: 50 % - Ô nhiễm do đô thị hóa (nước thải sinh hoạt): 30 % - Ô nhiễm do giao thông đường thủy: 1 % - Ô nhiễm do các nguyên nhân khác: 1 %

3.4. Các tác nhân gây ô nhiễm nước

3.4.1. Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học Sinh vật có trong nước ở nhiều dạng khác nhau, bên cạnh những sinh vật có ích thì có

nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người như: Các vi sinh vật gây bệnh: tả, lị, thương hàn, viêm gan A.

Trứng các loại ký sinh trùng như giun, sán. Ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học thường là do thải phân, rác, nước thải sinh hoạt, bệnh

viện, xác chết sinh vật. Số lượng nước thải không được xử lý sơ bộ mà đổ trực tiếp vào các hệ thống công rồi đổ ra các nguồn nước mặt như sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh. Hiện nay người ta thường dùng chỉ số Coliform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh vật.

- Những nguy cơ sinh học: những tác nhân sinh học chính truyền qua nước: vi khuẩn tả, lị, thương hàn, và virus, ký sinh trùng.

Các bệnh này thường có ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Hiện nay người ta vẫn

còn gặp các vụ dịch nhỏ phát tán lẻ tẻ, chúng có thể lan truyền trực tiếp hay gián tiếp qua nước hay thực phẩm.

- Do virus: Từ người bệnh, người lành mang trùng thải ra ngoài gây ô nhiễm nước và gây bệnh cho con người, như virus bại liệt, adenovirus ECHO, virus viêm gan.

Page 68: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

68

- Do ký sinh trùng: Entamoeba hystolytica là tác nhân gây lị amip, các loại sán lá phổi, sán lá gan, sán lá ruột do phân người bệnh thải ra, ấu trùng rơi vào trong nước, chúng ký sinh trong ốc, sò, hến, cua, cá... Từ đó chúng lại xâm nhập vào cơ thể người, trứng của loài giun có thể gây bệnh cho người khi nguồn nước bị ô nhiễm.

3.4.2. Ô nhiễm nước do tác nhân hóa học - Nước thải sinh hoạt có: Các chất làm thay đổi màu sắc của nước: xà phòng các hợp chất tổng sức các chất béo, các

loại muối Cl-, Na+, K+. Chất tẩy rửa tổng hợp ABS (Alkyl Benzyl Sulfonat) được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt

và trong công nghiệp, nó đã thay thế một lượng lớn xà phòng khoảng 3.000.000 tấn/năm. - Nước thải công nghiệp: Hiện nay có tới 55.000 hợp chất hóa học khác nhau được thải vào

môi trường. Hydrocarbua thơm đa vòng, các quan thơm, các hợp chất có chứa Nitơ đang là điều đáng

lo ngại cho loài người vì hầu hết các hóa chất này đều có khả năng gây ung thư. Phenol có trong nước thải của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện than cốc: Hàm

lượng phenol từ 28,4 - 45,1 mg/kg bùn làm cho nước có mùi đặc biệt, hàm lượng 25 - 30 mg/l nước có thể làm chết cá.

Nước thải còn chứa các kim loại nặng như: chì, cadimi, đồng, kẽm, thủy ngân, arsen trong ngành luyện kim màu.

Các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm từ 6 tháng đến hai năm, riêng nhóm do hữu cơ như DDT thì phân hủy ở môi trường chậm mà nó càng ngày càng tích lũy ở môi trường.

Các loại hóa chất diệt cỏ làm trụi lá mà Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam như 2, 4, D; 2, 4, 5, T đã làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm gây những tác hại không nhỏ cho thế hệ mai sau.

3.4.3. Ô nhiễm nước do tác nhân lý học Các mỏ khai thác quặng phóng xạ và sử dụng các nguyên tố phóng xạ với những mục đích

khác nhau như trung tâm nghiên cứu nguyên tử. Các bệnh viện có sử dụng các nguyên tố phóng xạ trong điều trị gây ô nhiễm nước, nước bị

nhiễm xạ qua nước ăn uống và xâm nhập vào cơ thể con người. - Do sử dụng phóng xạ trong nông nghiệp. Nhiễm xạ liều cao gây chết người, chết sinh vật nhưng ở liều thấp có thể làm chết tế bào,

thay đổi cấu trúc tế bào, gây nên các bệnh ung thư. - Vấn đề ô nhiễm nhiệt ngày càng được quan tâm bởi hàng ngày có một lượng nhiệt thải

xuống các dòng sông, làm cho nhiệt độ nước mặt càng ngày càng tăng.

Page 69: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

69

4. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến cộng đồng dân cư và một số biện pháp phòng chống ô nhiễm nước

4.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến cộng đồng dân cư - Bệnh mắt hột: do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, gặp hầu hết các vùng nông thôn miền

núi. - Bệnh viêm phần phụ: ao tắm rửa hàng ngày bằng các loại nước bị nhiễm bẩn. - Bệnh do các chất hóa học, các chất phóng xạ có trong nước xuất phát từ nước thải công

nghiệp, nước thải của các cơ sở hạt nhân gây ô nhiễm nguồn nước như nhiễm độc chì, arsen, thủy ngân vv...

- Bệnh do các yếu tố vi lượng: Thiếu iod trong nước gây bướu cổ địa phương. Fluor quá cao hay quá thấp cũng gây bệnh răng miệng.

4.2. Biện pháp phòng chống ô nhiễm nước Các nguồn nước sạch luôn luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do đó đề ra các biện pháp phòng

chống là khâu quan trọng và rất cần thiết nhằm bảo vệ các nguồn nước luôn trong sạch. Các biện pháp cơ bản nhất là phòng chống theo nguồn gốc ô nhiễm.

- Đối với nước thải bỏ trong sinh hoạt: quản lý và xử lý tất cả các loại nước thải trong sinh hoạt, từ các hộ gia đình, các khu phố và phải làm sạch là điều cần thiết trước khi thải ra môi trường bằng cách dựa vào quá trình tự làm sách của các ao hồ sinh học, hay đúng phương pháp khử khuẩn bằng các loại hóa chất cloramin B, clorua vôi.

- Đối với nước thải công nghiệp: thay đổi dây chuyền công nghệ, hạn chế sử dụng các chất gây độc hại, hoặc bằng các biện pháp lắng lọc thu hồi trung hòa, điện phân nhằm làm giảm tối đa các chất độc hại thải ra môi trường bên ngoài.

- Đối với nước thải bỏ trong nông nghiệp: hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân hóa học các loại. Nếu dùng thì phải sử dụng loại để bị phân hủy bởi ánh sáng và hơi nước, không tồn tại lâu trong môi trường. Quản lý và xử lý tất các chất thải bỏ của gia súc, gia cầm. Xây dựng các loại chuồng gia súc, gia cầm cách xa các nguồn nước ít nhất 10m.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng giá bằng trả

lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 7 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1: Nước cung cấp các yếu tố... (A)... và đưa các chất... (B)... vào cơ thể. A…… B……

Page 70: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

70

2: Nước là môi trường... (A).... truyền bệnh, chủ yếu là nhóm bệnh.... (B).... A…… B…… 3: Nước ngọt được sử dụng ở năm 2000 là.... (A).... Các nguồn nước sẵn có dự báo đến

năm 2025 là.... (B)... các nguồn nước sẵn có: A…… B…… 4: Nước sạch là loại nước có.... (A)... từ 25cm Sneller trở lên nếu.... (B)..... 25cm Sneller

thì nguồn nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và cho sinh hoạt của con người. A…… B…… 5: Tiêu chuẩn hàm lượng chất hữu cơ thực vật có trong nước ăn uống và sinh hoạt là.....

(A).... chất hữu cơ động vật .... (B).... A…… B…… 6: Đơn vị đo lường chất hữu cơ động vật trong nước là.....A...... và chất hữu cơ đã phân

hủy ở giai đoạn cuối cùng có trong nước là....B.... A…… B…… 7: Xác định các chất hữu cơ động vật trong nước được thực hiện trong môi trường..... A....

và chất hữu cơ thực vật trong môi trường..... B...... A…… B……

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 10 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

8: Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) hàm lượng NH3 trong nước sinh hoạt là: A. 0 đến < 2mg/lít B. 2 đến < 3mg/lít C. 3 đến 4mg/lít D. 4 đến 5mg/lít

9: TCCP hàm lượng NO2 trong nước sinh hoạt là: A. 0 đến < 0, 1 mg/lít B. 0,1 đến 0,5 mg/lít

Page 71: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

71

C. 00,5 đến 1 mg/lít D. 1 đến 2 mg/lít

10: TCCP hàm lượng NO2 trong nước sinh hoạt là: A. 0 đến < 5 mg/lít B. 5 đến 6 mg/lít C. 6 đến 7 mg/lít D. > 7 mg/lít

3. Phân biệt đúng sai các câu từ 11 đến 19 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

11 Ô nhiễm nước do tác nhân hóa học bắt nguồn từ phát triển công nghiệp

12 Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý bao gồm các chất phóng xạ và các đồng vị phóng xạ

13 Các con sông lớn nhỏ trên thế giới hiện nay đều bị nhiễm bẩn bởi các hoạt động của con người

14 Người ta thường dùng chỉ số vi khuẩn hiếu khí để đánh giá tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm

15 Tỷ lệ mắc bệnh mắt hột do dùng nguồn nước không sạch ở nông thôn cao hơn so với ở thành phố

16 Các bệnh do thừa fluor sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển hóa Ca, P, K, Na

17 Trong nông nghiệp hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng chống ô nhiễm nguồn nước

18 Nước máng lần là loại nước thường được nhân dân vùng Trung du sử dụng để lấy nước sinh hoạt cho gia đình

19 Nước khe là nước ngầm nông

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học: Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần các biện pháp xử lý nước cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường dịch tễ tập I" - Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 30 - 45.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu thêm các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để dược giải đáp.

Page 72: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

72

- Sinh viên quan sát các nguồn nước trong cộng đồng, tự đánh giá xem nguồn nước đó có đủ để cung cấp cho người dân sử dụng trong sinh hoạt hay không? Nguồn nước đó có bị ô nhiễm hay không?

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về các tiêu chuẩn của một mẫu nước sạch để đánh

giá một mẫu nước xét nghiệm xem có đạt tiêu chuẩn hay không? Cần đề xuất phải xét nghiệm chỉ số nào, từ đó đưa ra những lời khuyên cho cộng đồng dân cư biết cách bảo vệ nguồn nước và phòng tránh các bệnh dịch gây ra từ nguồn nước bị ô nhiễm.

3. Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

3. Trường đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khoẻ môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khoẻ môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Page 73: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

73

Ô NHIỄM ĐẤT VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm về ô nhiễm đất và tiêu chuẩn vệ sinh của đất. 2. Mô tả được nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm đất. 3. Trình bày được các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

1. Tiêu chuẩn vệ sinh của đất, hệ vi sinh vật đất, ô nhiễm đất

1.1. Tiêu chuẩn vệ sinh của đất Thành phần các chất có trong đất bao gồm:

O2 CO2

Ở không khí Đất bình thường Đất bẩn

20,9 % 20,0 %

12 -> 14 %

0,3 -> 0,04 % 0,2 -> 0,65 %

6 -> 8 %

- Cấu tạo của đất bao gồm các thể rắn và một lượng nước nhất định. Thành phần đá: Bao gồm cuội sỏi, chúng có kích thước > 3 mM. Thành phần cát: Bao gồm những hạt có kích thước từ 0,05 -> < 3 mM. Thành phần sét: Bao gồm hạt có kích thước từ 0,01 -> 0,05 mM. Thành phần phù sa chúng có kích thước < 0,001 mm. Thành phần keo chúng có kích thước < 0,0001 mm.

1.2. Hệ vi sinh vật đất

Điều kiện Vi sinh vật

Nhiệt độ tối thiểu

Nhiệt độ tối đa

Nhiệt độ thích hợp

Khả năng tồn tại

- Vi sinh vật ưa lạnh - Vi sinh vật ưa ấm - VSV gây bệnh - VSV ưa nhiệt

00C 100C 100C 350C

350C 450C 450C 750C

130C 220C 370C 500C

Trong đất VSV hoại sinh (làm thối giữa chất hữu cơ) Là các VSV gây bệnh cho con người Đất vùng suối nước nóng.

1.3. Tiêu chuẩn đánh giá đất bị nhiễm bẩn Cho tới hiện nay người ta chưa tìm được một hóa chất đặc biệt nào có thể xác định tình

trạng một mẫu đất bị ô nhiễm vì cấu tạo của các lớp đất khác nhau, để đánh giá đất bị nhiễm

Page 74: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

74

bẩn, người ta dựa vào các chỉ số: Nitơ albumin của đất

- Chỉ số vệ sinh = Nitơ của chất hữu cơ

Nitơ anbumin của đất là nitơ đã có trong mùn đất mà đất đó không bị nhiễm bẩn (toàn bộ nitơ)

Nitơ chất hữu cơ bao gồm (Nitơ là xác các loài động thực vật) Ưu điểm của phương pháp: Không cần có mẫu đất sạch để đối chứng.

Chỉ số vệ sinh Tình trạng đất

< 0 7 0,70 -> 0,85 0,86 -> 0,98

> 0,98

Ô nhiễm nặng Ô nhiễm vừa Ô nhiễm ít Có thể coi là sạch

- Dựa vào dự trữ muối: Đất chứa ít clo → là đất sạch. Đất chứa nhiều clo → là đất bẩn. Đất có khả năng tự làm sạch sau 1- 2 năm kể cả khi đã bị nhiễm bẩn nặng, có một số yếu tố

làm ảnh hưởng tới quá trình tự làm sạch của đất như: độ nhiễm bẩn, loại đất, điều kiện khí hậu đều có ảnh hưởng lớn tới quá trình tự làm sạch của đất.

- Dựa vào độ chuẩn Coli aerogennes và Bact - perfringens:

Đất Độ chuẩn coliaerogennes

Bact – Perfringens

Nhiễm bẩn nặng Nhiễm bẩn vừa Nhiễm bẩn ít Đất sạch

> 0,001 0,001 - 0,01 0,01 - 0,1

> 0 1

> 0,0001 0,0001-> 0,001 0,001 -> 0,01

> 0,01

- Dựa vào số trứng giun đũa có trong đất.

Tiêu chuẩn đất Số trứng giun /kg đất Đất sạch Đất nhiễm bẩn Đất nhiễm bẩn vừa Đất nhiễm bẩn nặng

Không có trứng giun 0- <10 10- 100

>100 2. Nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm đất

2.1. Ô nhiễm đất

Page 75: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

75

Ô nhiễm đất là do những tập quán mất vệ sinh do những hoạt động trong sản xuất công, nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau hoặc do các chất thải bỏ không hợp lý của các chất cặn bã đặc và lỏng, ngoài ra còn do các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống.

2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất - Do phát triển nông nghiệp + Do chăn nuôi gia súc: súc vật thả rông, phân không được ủ kín, để phóng uế bừa bãi ra

ngoài môi trường đất. + Người dân sử dụng phân tươi để bón rau, bón lúa. + Sử dụng HCBVTV - Do phát triển công nghiệp: + Chất thải bỏ của các nhà máy: rác thải, phế liệu thừa. + Ô nhiễm nhiệt từ các lò hơi, nước nóng. + Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sản xuất. Đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải bỏ trong sản

xuất công nghiệp, chủ yếu là các ngành cơ khí luyện kim, công nghiệp hóa chất dưới hình thức bụi, hơi khí độc, chất thải rắn, vv..

Các chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa, gần khác nhau đối với nơi sản xuất. Chất thải công nghiệp có trong đất có thể làm thay đổi thành phần hóa học, pa, độ thấm hút của đất, ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật và hiện tượng tự làm sạch của đất.

- Do chất thải bỏ trong sinh hoạt: chất thải sinh hoạt trong phạm vi gia đình trong khu dân cư đô thị, thường tồn tại dưới các dạng sau:

+ Chất thải lỏng bao gồm nước phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm rửa: giặt giũ, nước cống rãnh ở thành phố.

+ Chất thải đặc gồm phân người và gia súc, rác trong nhà, rác đường phố, cơ quan, chợ,... Các loại chất thải này với một khối lượng khá lớn gây ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt là các vùng tiếp giáp thành thị và nông thôn.

2.3. Tác nhân gây ô nhiễm đất

2.3.1. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh vào đất và gây

bệnh ở người được chia làm ba nhóm sau:

a. Nhóm truyền bệnh người – đất - người Nhóm vi sinh vật đường tiêu hóa từ người bệnh, người lành mang trùng, người khỏi mang

mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm: - Salmonella paratyphy A, B. - Shigell shiga, Flexneri... - Vibrio cholerac, Vibrio eltor... - Amip, trứng giun.

Page 76: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

76

- Trực khuẩn thương hàn (Salmonella paratyphy A, B). Đất là môi trường không thuận lợi cho các loại vi sinh vật này phát triển. Trực khuẩn lỵ (Shigella shiga, Shigella frexnery...) Người bị bệnh thường do ăn phải rau, quả có dính đất bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân

tươi. - Phẩy khuẩn tả: (Vibriocholerae... Vibrio eltor...) Phẩy khuẩn tả tồn tại trong môi trường đất không quá một tháng, khả năng tồn tại của nó

phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí, bức xạ, vận tốc gió... Nếu đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi, và các chất hữu cơ khác thì sẽ kéo dài thời gian tồn tại

từ 5 đến 7 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần cơ học của đất, các vi sinh vật đối kháng và một số nhân tố sinh học khác nữa.

- Bệnh lị amip Entamoeba dysenteriae. Chúng có thể tồn tại trong đất, nhất là vùng đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi của người.

Ký sinh trùng (giun đũa Ascaride, giun xoắn Trichinelli spiralis, giun móc Necator - Amencanus)

b. Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người - Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose). Leptospira có khắp mọi nơi trên thế giới chúng gây bệnh cho vật nuôi và một số loại gặm

nhấm trong rừng, các loại dê, cừu, ngựa cũng bị nhiễm khuẩn. Nó thường gây bệnh cho công nhân lao động lâm nghiệp, người làm nương rẫy, bộ đội

biên phòng, công nhân vệ sinh... - Bệnh trực khuẩn than: chúng gây bệnh cho vật nuôi khi ra môi trường bên ngoài, khả

năng chống chịu rất cao, chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất và các tổ chức của động vật như: da, lông ngựa, lông cừu.

- Bệnh sốt: bệnh được gây ra bởi Rickettsia coxiella Buraelti, chúng tồn tại trong đất và trong bụi một thời gian dài nhờ sức đề kháng với điều kiện khô hanh, chúng sống nhờ trên họ nhà ve cánh cứng Ixodidae. Ở Việt Nam gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du nước ta, chúng sống trên các loài thú trong rừng loài ve này nó cũng bám vào người và gây bệnh cho người, bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta.

- Bệnh viêm da do giun: thường gặp ở một số nơi có mèo, chó bị nhiễm giun Akylostoma brazihenne, do ấu trùng giun móc xâm nhập qua da và gây viêm da ở những mức độ khác nhau, do đi chân đất mà ấu trùng giun chui qua da vào máu và cư trú cuối cùng ở ruột.

- Một số bệnh khác như Toxocare, nhiễm trùng do Clostridium perfringens, viêm màng não.

c. Nhóm truyền bệnh đất - người - Các bệnh nấm: gây bệnh chủ yếu cho những người đi chân đất, không có phòng hộ lao

động như: giầy, dép, mũ, áo, quần, khẩu trang. Bệnh nấm còn gây bệnh cho công nhân lao

Page 77: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

77

động, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nhân hầm lò, bộ đội vv... - Bệnh uốn ván Clostridium tetani. Có thể nói rằng vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong

đất canh tác, một số trường hợp ở chỗ đất bỏ hoang. Càng lên vùng núi cao càng ít gặp bệnh này, chúng phân bố không đồng đều trong các loại đất khác nhau, chúng sống trong phân và tồn tại trong đất vài năm trong lớp đất mùn. Độc tố của nó bị phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí trong đất.

- Các siêu vi khuẩn truyền bệnh có trong đất: Trong những năm gần đầy người ta có thể phát hiện các siêu vi khuẩn có trong đất, người

ta tìm thấy virus bại liệt ECHO, virus gây viêm màng não và sốt phát ban. Tuỳ theo điều kiện ở môi trường trong đất, khả năng tồn tại của chúng trong đất từ 25 - 170 ngày, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 3- 100C .

2.3.2. Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học - Arsen: nồng độ arsen ở xung quanh nhà máy cao gấp 4 - 5 lần so với điểm cách xa nhà

máy 500 m, gấp 6 lần so với điểm cách xa 2500 m. - Fluor: hàm lượng fluor xung quanh các nhà máy sản xuất công nghiệp tăng cao. Khu vực

xung quanh cao gấp 10 lần so với nơi làm chứng, nếu khoảng cách xa 2 - 4 km tăng cao từ 2 - 4 lần.

- Chì: một số nhà máy có sử dụng đến chì, hàm lượng chì được phát tán ra môi trường đất ở xung quanh nhà máy.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2.2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân lý học Chất phóng xạ xuất phát từ những vụ nổ bom nguyên tử, hoặc những chất phế thải phóng

xạ ở thể lỏng hay thể đặc được thải ra từ các trung tâm công nghiệp hay nghiên cứu khoa học chúng có thể lắng xuống mặt đất và tích tụ ở đó, gây nguy hại cho động vật ăn thực vật.

3. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất - Làm sạch cơ bản, quản lý và xử lý tốt các mầm bệnh từ phân ngăn chặn phân người và

nước thải từ phân lan ra ngoài môi trường đất để con người không phải tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với phân bằng cách:

+ Phân người không lây lan ra đất + Tránh không để ruồi, nhặng, chó, gà, tha phân phát tán ra xung quanh. + Quy hoạch hệ thống thoát nước thải khu dân cư. + Chỉ sử dụng nguồn phân người khi đã được ủ kỹ. + Không sử dụng phân người tưới để bón cho cây trồng. + Các chất thải lỏng phải được khử trùng ở giai đoạn cuối. - Khử những chất thải rắn: Những chất thải rắn bao gồm rác và phế liệu trong công nghiệp nông nghiệp, thương

Page 78: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

78

nghiệp bao gồm: giấy, đồ nhựa, thủy tinh số lượng chất thải này càng tăng lên trên toàn thế giới.

- Quản lý và sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật. - Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Giám sát thường xuyên nhằm phát hiện những tác nhân gây ô nhiễm.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lương giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 5 bằng cách diễn từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1: Để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn của đất, phải dựa vào các chỉ số. A. Chỉ số vệ sinh B…………. C…………. D…………. 2: Ba nhóm tác nhân sinh học gây ô nhiễm đất là: A…………. B…………. C…………. 3: Hai nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất do phát triển công nghiệp là: A…………. B…………. 4: Bốn bệnh chính thường gặp ở nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người là: A…………. B…………. C…………. D…………. 5: Khả năng tồn tại của phẩy khuẩn tả trong môi trường đất phụ thuộc vào 4 yếu tố: A. Nhiệt độ không khí B…………. C…………. D………….

Page 79: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

79

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 6 đến 10 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

6: Thành phần khí O2 trong đất mục là: A. 10% B. 14% C. 18% D. 20%

7: Khi CO2 trong đất bình thường là: A. 0,05→ 0,15% B. 0,2 → 0,65% C. 0,65 → 0,85% D. 0,85 → 1 %

8: Khí O2 trong đất ô nhiễm là: A. 10% → 12% B. 12% → 14% C. 14% → 16% D. 16% → 18%

9: Nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong đất là: A. 200C B. 300C C. 370C D. 400C

10: Chỉ số vệ sinh để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn vừa của đất là: A. 0,5 - 0,65 B. 0,7 - 0,85 C. 0,9 - 0,95 D. > 1

3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 11 đến 16 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

11 Ưu điểm của việc dùng chỉ số vệ sinh để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn của đất là không cần màu chứng

Page 80: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

80

12 Đất ít do là đất bẩn

13 Đất nhiễm bẩn nặng là trong đất có > 100 trứng giun trong đất

14 Bệnh xoắn khuẩn vàng da gây bệnh cho một số loài dê, ngựa, cừu

15 Đất sạch là đất có trứng giun trong đất là 0 - 10 con

16 Trong đất bẩn hàm lượng CO2 tăng lên so với hàm lượng CO2 trong đất bình thường

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần tác nhân

gây ô nhiễm đất do sinh học cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường", tr 20 - 28. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường. Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu thêm về các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường đất.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

- Sinh viên quan sát các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất trong cộng đồng để từ đó tìm ra các tác nhân nào sinh ra từ các nguồn gây ô nhiễm, ví dụ như ô nhiễm đất do phát triển trong nông nghiệp sẽ sinh ra các tác nhân sinh học, hóa học và chủ yếu là tác nhân sinh học.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về các tiêu chuẩn đánh giá đất bị nhiễm bẩn để có

thể xác định dược nguồn đất bị nhiễm bẩn hay không nhiễm bẩn. Vận dụng kiến thức về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất để đưa ra những lời

khuyên cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng chống các tác nhân gây ra từ nguồn đất bị ô nhiễm đặc biệt là các tác nhân sinh học.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

Page 81: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

81

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2006), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2006), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 82: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

82

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI LỎNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của việc xử lý chất thải 2. Mô tả được các phương pháp xử lý phân 3. Trình bày được các phương pháp xử lý nước thải, rác thải.

1. Tầm quan trọng. mục đích, ý nghĩa của việc xử lý chất thải bỏ

1.1. Ý nghĩa - Làm cho nhân dân bỏ được thói quen làm mất vệ sinh môi trường. - Làm cho môi trường sống của người dân ngày càng sạch, đẹp, giảm mức độ ô nhiễm. - Giảm được nguy cơ mắc bệnh, tử vong trong nhân dân, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

1.2. Mục đích của việc xử lý chất thải bỏ - Thu gom và xử lý thích hợp các chất thải bỏ, chông ô nhiễm môi trường xung quanh (đất,

nước, không khí). - Diệt các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, các loài ký sinh trùng), đồng thời chống

các vertor truyền bệnh sinh sôi, phát triển, giảm mối nguy cơ cho sức khỏe con người. - Xử lý phân của con người, tạo phân bón và triệt tiêu nguồn truyền nhiễm. Qua đó bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khỏi bị ô nhiễm, không làm ảnh hưởng tới

sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa phát triển như (tả, lị, thương hàn, viêm gan, ký sinh trùng và nấm). Sau xử lý phân sẽ là nguồn phân bón cho cây trồng, các loại rác tạo ra phân và nguồn nhiệt năng lớn.

1.3. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải bả - Vì phân người chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. - Do mô hình xử lý phân ở Việt Nam hiện nay chưa hợp lý. - Do sử dụng phân tươi để canh tác và nuôi cá. - Do tập quán phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh. Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo điều kiện reo rắc mầm bệnh ra môi trường bên ngoài và

chúng có nguy cơ xâm nhập vào con người qua thức ăn, nước uống, thực phẩm. Nếu giải quyết tốt những yếu tố trên thế sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh (Theo WHO thì xử lý phân tốt sẽ làm giảm 22o/o bệnh tiêu chảy, nếu cung cấp đủ nước sạch sẽ làm giảm 37% tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy).

1.4. Yêu cầu đối với một hố xí hợp vệ sinh

Page 83: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

83

- Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh. - Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt. - Không có mùi hôi thối, không làm hấp dân côn trùng. - Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân. - Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín. - Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa. - Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ. - Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán và kinh tế của từng địa phương. - Được người dân chấp nhận và tham gia.

2. Các phương pháp thu gom và xử lý phân Nguyên tắc trong xử lý phân: Tập chung, cách ly và biến thành vô hại và không làm ô

nhiễm môi trường đất - nước - không khí.

2.1. Hố xí hai ngăn Là loại hố xí phổ biến ở các địa phương nước ta - chủ yếu là vùng trung du miền núi những

nơi hiếm nước.

2.1.1. Cấu tạo: Gồm có hai phần: - Phần nhà xí: Mặt hố, tường xung quanh, và mái che - Hố tập trung phân và ủ phân: Gồm bệ ngồi và đường dẫn nước tiểu chảy ra ngoài, không

được lẫn với phân, có hai ngăn riêng biệt mỗi ngăn có một bệ xí và một cửa lấy phân tiếng sau khi đã ủ.

- Nguyên tắc: phải sạch, kín, khô thuận tiện cho việc sử dụng.

2.1.2. Nguyên lý Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ, một ngăn ủ và một ngăn sử dụng thường

xuyên luân phiên nhau, khi phân đầy được ủ kín ngay tại chỗ, các loại mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt nhờ có nhiệt độ cao trong khi ủ, các chất hữu cơ được phân hủy nhờ các vi sinh vật hoại sinh. Phải có chất độn là tro hoặc vôi bột. Khi ủ nhiệt độ trong hố phân có thể lên cao tới 600 - 700C làm cho các vi sinh vật gâyt bệnh và trứng ký sinh trùng bị tiêu diệt.

Thời gian ủ phân tối thiểu là bơn tháng, nước tiểu hứng riêng không để phân bị ướt, giữ cho phân ủ dược khô.

2.1.3. Sử dụng và bảo quản Để đảm bảo cho hố xí hai ngăn sử dụng được tốt trên cơ sở xây dựng đúng kỹ thuật thì

phải tuân theo. Chỉ được sử dụng một ngăn còn một ngăn để ủ. Luôn giữ cho hố xí lúc nào cũng sạch, kín và khô. Thời gian ủ ít nhất là bốn tháng.

Page 84: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

84

Trước khi dùng phải trát kín cửa lấy phân không để súc vật và ruồi nhặng làm vương vãi phân tươi ra ngoài.

Nước tiểu phải hứng riêng ra ngoài. Trước khi dùng phải đổ một lớp tro để phân khỏi dính xuống nền. Phải có đủ chất độn là tro hoặc vôi bột. Khi ủ phải đổ thêm một lớp tro rồi mới trát kín vì tro có tác dụng hút hết mùi hôi thối, nền

hố xí lúc nào cũng khô ráo. Hố xí hai ngăn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh: Nồng độ mo phép đối với NH3 trong không khí là 0,02 mg/lít không khí, trong hố xí là

0,07 mg/lít. H2S trong không khí là 0,01 mg/lít, H2S trong hố xí là 0,06 mg/lít Khả năng tiêu diệt vi khuẩn: ủ phân sau hai tuần thấy phân bắt đầu mủn, sau tám tuần các

vi sinh vật đường ruột chết hầu hết. Khả năng tiêu diệt trứng giun: sau hai tháng ủ thì thấy 50% tổng số trứng giun không phát

triển được, số ấu trùng thoát vỏ cũng bị chết 35 % như vậy sau hai tháng ủ tiêu diệt được 85% tổng số trứng giun có trong phân.

Về giá trị kinh tế: sau hai tháng ủ thì các chất hữu cơ đã được vô cơ hóa hoàn toàn (98%) cây trồng sử dụng được nên sẽ là nguồn phân bón cho cây trồng rất tốt.

2.1.4. Ưu điểm Dễ sử dụng và dễ bảo quản. Tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun. Giá thành rẻ, dễ xây dựng. Phù hợp với vùng nông thôn, hiếm nước.

2.1.5 Nhược điểm Vẫn còn mùi hôi (đối với mùa hè), không đảm bảo vệ sinh triệt để và còn vấn đề về thẩm

mỹ. Không xây dựng được ở vùng đất trũng, vùng ngập nước. Không xây dựng được ở nơi công cộng: đông người sử dụng.

2.2. Hố xí đào Mô hình hố xí đào thường áp dụng cho vùng núi cao, đất rộng và những nơi điều kiện kinh

tế quá thấp kém, nhân dân không sử dụng nguồn phân để bón ruộng. - Cấu tạo gồm có hai phần: Phần nhà xí: xây dựng bằng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tranh, tre, nứa, lá, tường

bao quanh trát đất phần mặt bệ xí phải kín chỉ có một lỗ sử dụng và có nắp đậy. Hố chứa phân: được dào sâu xuống đất, không phải xây, tùy số lượng người sử dụng mà

dào theo kích thước khác nhau.

Page 85: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

85

- Sử dụng: + Phải có chất độn cũng là tro, đất bột khô. + Khi đầy lấn đất kín, dầy 30 cm và đào hố khác để sử dụng. - Ưu điểm và nhược điểm: + Dễ xây dựng, dễ bảo quản và dễ sử dụng. + Giá thành hạ, phù hợp với những nơi điều kiện kinh tế thấp kém. - Nhược điểm: + Dễ gây ô nhiễm các mạch nước ngầm ở xung quanh. + Vẫn có mùi hôi thối khi không đủ chất độn hoặc bảo quản, sử dụng không đúng kỹ thuật.

2.3. Hố xí tự hoại (Tank Septic) Là mô hình được sử dụng ở thành phố, các thị xã, thị trấn, các khu tập thể có đầy đủ nước

dội, là mô hình xử lý hợp vệ sinh nhất hiện nay. - Cấu tạo: Bao gồm: Nhà xí được xây bằng gạch, đổ mái bằng hay lợp ngói xung quanh phía trong lát bằng gạch

tráng men trắng. Bệ xí và ống xifon (xi phông): Bệ xí gồm có hai loại: Bệ bệt và bệ sớm. Ống xi phông có cấu tạo chứa một nút nước ngăn không cho hơi thối ngược trở lại nhà xí. Bể có hai hoặc ba bể: bể lắng, bể tự hoại. Hố ga. Chú ý: Khi lắp đặt và sử dụng: Khi lắp ông xi phông phải đảm bảo có chứa nút nước để không cho

hơi thối quay lại nhà xí. Tại bể chứa, bể kỵ khí sẽ có lỗ thông hơi để tránh hiện tượng nổ bể do khí sinh ra, do quá

trình phân hủy chất hữu cơ. Ống dẫn phân nước từ bể chứa chuyển sang bể lắng phải chìm trong nước, dưới màng sinh

học. Trước khi sử dụng phải đổ nước vào trong hố tự hoại, và bể lắng đến mức ngang cửa hố ga

mới được sử dụng: - Sử dụng và bảo quản: Sau khi sử dụng phải dội đủ nước để đẩy trôi phân xưởng bể kị khí. Tại bể này các mầm

bệnh bị tiêu mệt nhờ môi trường kỵ khí và sự cạnh tranh của các vi khuẩn kỵ khí và các bacterio-phase có trong bể, các chất hữu cơ cũng bị phân hủy nhờ các vi sinh vật hoại sinh ưa nhơ và carbon. Sau giai đoạn vô cơ hóa từ kỵ khí sẽ chuyển sang giai đoạn bể lắng, tất cả cặn được lắng xuống gáy bổ lắng và một số vi sinh vật gây bệnh đã bị chết, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy tiếp nhờ vi sinh vật hoại sinh ái khí.

Page 86: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

86

Chú ý khi sử dụng: - Không để nước xà phòng, nước sát khuẩn xuống bể chứa phân vì nó sẽ tiêu diệt các vi

khuẩn hoại sinh kỵ khí và ái khí. - Phải đảm bảo đủ nước dội sau mỗi lần đi ngoài từ 4 đến 6 lít nước. - Không dùng que cứng để thông ông xi phông vì dễ làm vỡ ông. - Thường xuyên lau rửa và vệ sinh sạch sẽ. - Ưu điểm: + Là công trình vệ sinh xử lý chất thải tốt nhất, an toàn nhất. + Tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh. + Không làm nhiễm bẩn môi trường bên ngoài. + Không có mùi hôi thối cho nên không hấp dẫn côn trùng. - Nhược điểm: + Giá thành xây dựng cao. + Khó xây dựng và bảo quản. + Tốn nước. Ngoài các loại hố xí đã trình bày ở trên, còn có các loại khác như: hố xí thấm dội nước, hố

xí bán tự hoại, bể khí bioga, vv...

3. Các phương pháp xử lý rác thải, nước thải

3.1. Xử lý rác thải - Khái niệm rác: rác là tất cả các vật dụng được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con

người: giấy bao bì, giấy gói, giấy bóng, lá bánh, sốp, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa... - Các phương pháp xử lý rác:

3.1.1. Đốt rác Bao gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy, rác phải khô, dễ cháy, bao gồm giấy, lá cây, chủ

yếu là rác ở các trường học, chợ, rác bến tàu, bến xe. - Ưu điểm: là phương pháp tiện lợi, dễ làm rẻ tiền, không phải vận chuyển, không tốn diện

tích. - Nhược điểm: gây ô nhiễm không khí.

3.1.2. Chôn vùi rác Bao gồm là rác thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, các khuôn mẫu đúc gang,

thép, vỏ kim loại, thủy tinh do đó mà phải có những vùng đất rộng, đào sâu xuống đất nhằm chôn vùi vĩnh viễn không đào bới lên.

- Ưu điểm: dễ làm, đỡ tốn kém kinh tế. - Nhược điểm: tốn diện tích đất. Dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và ô nhiễm đất.

Page 87: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

87

3.1.3. Ủ rác Bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển. - Địa điểm: là những nơi rộng, cao ráo, không bị ngập nước về mùa mưa, xa khu dân cư, xa

mạch nước ngầm ít nhất là 1000 m. - Tiến hành: đào những hố có diện tích đủ lớn tập trung rác, khi đổ đầy rác thì sau đó chát

kín bằng một lớp bùn dày 20 cm. Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ có các vi sinh vật hoại sinh kỵ khí phân hủy do đó rác phải có độ ẩm 70%, và rác là các chất hữu cơ dễ phân hủy:

- Ưu điểm: dễ thực hiện cho những khu vực nghèo, quy mô nhỏ. - Nhược điểm: + Mất công vận chuyển thu gom rác. + Dễ gây ô nhiễm các mạch nước ngầm. + Tốn diện tích đất để ủ, thời gian quá lâu.

3.1.4. Phòng nhiệt sinh học - Cấu tạo: là hình khối lập phương có thể tích tuỳ theo số lượng rác thực có để xây dựng

cho phù hợp đối với từng địa điểm. Tường và sàn của phòng được lát bằng gạch hoa hay bằng bê tông cốt thép, sàn không

được thấm nước, mặt nền của phòng hơi dốc 5 - 70. Mặt trên của phòng có lỗ thông hơi. Khi tiến hành ủ thì rác phải gồm các chất hữu cơ dễ

phân hủy khoảng 70 %, khoảng 30 % rác là các chất vô cơ ngay sau khi ủ quá trình oxy hóa bắt đầu các vi sinh vật hoại sinh ưa khí ưa nhiệt phát triển, lấn át các vi sinh vật gây bệnh, trong quá trình ủ tại phòng nhiệt, nhiệt độ lớn tới 600C. Các vi sinh vật gây bệnh và trứng các vi sinh vật bị tiêu diệt hầu hết, các chất hữu cơ phân hủy hoàn toàn, thời gian ủ rút ngắn 30 - 40 ngày.

- Ưu điểm: phương pháp tiện lợi, dễ làm, không phải vận chuyển xa, có thể tiến hành ủ tại trung tâm dân cư, không gây ô nhiễm các mạch nước ngầm, không làm ô nhiễm đất, tận dụng được nguồn phân bón ruộng, thời gian ủ ngắn không tốn diện tích đất.

- Nhược điểm: Xây dựng tốn kém giá thành cao.

3.2. Xử lý các chất thải bỏ lỏng - Các chất thải bỏ lỏng bao gồm: nước thải trong quá trình sinh hoạt của con người, nước

thải từ các chuồng gia súc, nước từ các hố xí tự hoại, bán tự hoại, và nước mưa. - Bao gồm:

+ Hệ thống cống. + Hệ thống cống chung. + Hệ thống cống riêng biệt. + Hệ thống cống hỗn hợp.

Page 88: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

88

Công trình làm sạch nước thải nhằm loại trừ mầm bệnh cặn vô cơ. - Các phương pháp làm sạch nước thải: Làm sạch tự nhiên: ao hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới. Làm sạch nhân tạo: xử lý sạch các nước thải độc hại, nguy hiểm trước khi đổ ra hệ thống

cống chung.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 5 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Ba ý nghĩa của việc xử lý chất thải bỏ là: A…… B…… C…… 2. Ba mục đích của việc xử lý chất thải bỏ là: A. Thu gom các chất thải bỏ. B…………… C…………… 3. Bốn nguyên tắc chính trong xử lý chất thải bỏ là: A…… B. Cách li C…… D…… 4. Bốn phương pháp xử lý rác thải là: A…… B..….. C…… D…… 5. Rác là tất cả các...A... được thải ra trong quá trình..B... của con người B.......... A…… B……

Page 89: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

89

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 6 đến 14 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B

6: Mục đích quan trọng nhất của việc xử lý chất thải: A. Làm trong sạch môi trường sống B. Làm phân bón cho cây trồng C. Phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa D. Cung cấp khí đốt bằng ga cho con người

7: Xử lý chất thải bỏ có ý nghĩa quan trọng nhất là: A. Làm cho dân bỏ được thói quen xấu B. Môi trường sống ngày càng được cải thiện C. Làm giảm được mức độ ô nhiễm D. Giảm được nguy cơ nhiễm bệnh trong nhóm bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa

8: Xử lý tốt các chất thải bỏ (theo WHO) sẽ làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa là: A. 18% B. 20% C. 22% D. 24%

9: Yêu cầu của một hố xí hợp vệ sinh gồm: A. 6 yêu cầu B. 7 yêu cầu C. 8 yêu cầu D. 9 yêu cầu

10: Hố xí hai ngăn thường áp dụng tốt nhất cho vùng nào: A. Vùng núi, vùng trung du B. Vùng trung du, vùng đồng bằng C. Vùng đồng bằng, vùng ven biển D. Vùng ven biển

11: Nguyên tắc sử dụng đúng nhất của hố xí hai ngăn là: A. Phải có hai ngăn B. Phải ủ phân tại chỗ C. Phải có chất độn D. Phải sạch, kín, khô thuận tiện khi sử dụng

Page 90: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

90

12: Khi ủ phân thì nhiệt độ trong đống ủ cần thiết để vi khuẩn bị phân huỷ là: A. 40 - 500C B. 50 – 500C C. 60 – 700C D. 70 – 800C

13: Thời gian ủ phân để có thể đem ra sử dụng được là: A. 2 tháng B. 3 tháng C. 4 tháng D. 5 tháng

14: Nồng độ H2S trong hố xí tối đa là: A. 0.05 mg/lít B. 0,06 mg/lít C. 0,07 mg/lít D. 0,08 mg/lít

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần biện

pháp thu gom và xử lý phân, cần tham khảo thêm trong cuốn sách “Vệ sinh môi trường dịch tễ tập I" - Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 30 - 45.

Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu thêm các biện pháp xử lý rác.

Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

Sinh viên quan sát trong cộng đồng cách sử dụng các phương pháp xử lý phân rác thải để từ đó nhận xét xem cách sử dụng đó đã đúng chưa.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên sau khi học xong bài xử lý chất thải rắn, lỏng có thể vận dụng được các kiến thức

để hướng dẫn người dân cách xây dựng, sử dụng hố xí hai ngăn, xử lý rác thải đúng cách và đúng nơi quy định phù hợp với thực tế ở địa phương.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.

Page 91: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

91

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 92: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

92

MÔI TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ HỘI CHỨNG NHÀ KÍN (SBS)

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở. 2. Phân tích được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị. 3. Mô tả được các nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng SBS. 4. Trình bày được các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ở, phòng ngừa hội

chứng SBS.

Nhà ở là nơi nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau lao động, thỏa mãn đầy đủ yêu cầu văn hóa đời sống. Vệ sinh nhà ở là một vấn đề môi trường cơ bản cần được giải quyết. Điều này ngày nay càng rõ khi người ta phải đối mặt với tình trạng mất vệ sinh ở những khu nhà ở lụp sụp, cũ nát...

Nhiệm vụ chính của vệ sinh nhà ở là: Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Nhà ở là nơi tập trung mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Nhà ở trật trội ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý. Nhà ở mất vệ sinh, ẩm thấp tạo điều

kiện lây truyền các bệnh nhiễm khuẩn. Nhà ở thiếu ánh sáng làm trẻ mắc bệnh còi xương, gây tác hại xấu về thị giác, do vậy yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là:

- Thông thoáng, có không khí trong sạch - Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ - Đảm bảo yên tĩnh - Thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt hàng ngày.

1. Đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở

1.1. Nhiệt độ không khí Tuỳ theo điều kiện thời tiết, mùa đông hay mùa hè mà có những quy định khác nhau. - Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa đông là: 17 – 200C đối với vùng khí hậu ôn hòa,

20 - 220C ở vùng khí hậu nóng. Sự khác biệt đó là do trong điều kiện mùa đông rét buốt. Ở vùng khí hậu lạnh, cơ thể người khi ở ngoài trời một thời gian ngắn, phải chịu đựng tác động của nhiệt độ thấp phải có một sự cân bằng nhiệt của cơ thể để thích ứng và phải có thời gian thích nghi.

- Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa hè là: 22 - 240C

1.2. Độ ẩm không khí

Page 93: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

93

- Độ ẩm không khí thích hợp trong nhà ở là 30 - 60%. Ở nước ta dưới 85% là tiêu chuẩn đề nghị.

- Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cùng với nhiệt độ không khí quá cao hay thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái nhiệt và tình trạng sức khoẻ của con người.

1.3. Chuyển động của không khí Sự chuyển động không khí là rất cần thiết đối với con người trong nhà ở. - Không khí thông khí có ảnh hưởng không tốt đến sự trao đổi chất và trạng thái nhiệt của

cơ thể, gây cảm giác không thoải mái. - Khi không khí chuyển động, làm bay hơi mồ hôi, thải nhiệt trong cơ thể. - Tình trạng sức khỏe con người bị ảnh hưởng không tốt khi ở lâu trong nhà không thoáng

khí. - Gió thích hợp trong nhà ở là: 0,3 m/s.

1.4. Bức xạ Trong nhà ở bức xạ chiếu sáng là chính, không nên có bức xạ nhiệt.

2. Các yếu tố nguy cơ của môi trường đô thị tới sức khỏe khu dân cư

2. 1. Khái niệm đô thị hóa Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận

động đi lên của xã hội với tính chất là tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ trọng dân thành thị, hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là các thành phố.lớn.

2.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống là điều kiện sống dược cung cấp đầy đủ: nhà ở, giáo dục, dịch vụ y

tế, lương thực, vui chơi, giải trí cho như cầu của con người. Điều này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần.

- Các chỉ số của chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, việc xác định các chỉ số hay chuẩn mực

sống của con người cũng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Dựa vào những chỉ tiêu cơ bản có thể chia nhóm các chỉ số thành hai loại:

- Tinh thần: số lượng và chất lượng của những nhu cầu cơ bản về tinh thần của con người như: giáo dục, sức khỏe và các phương tiện dịch vụ y tế, việc làm và điều kiện làm việc, an toàn xã hội, giao thông, vui chơi, giải trí.

- Vật chất: số lượng và chất lượng của những nhu cầu cơ bản về vật chất của con người như: thức ăn, nước uống, không khí trong lành, nhà ở.

Từ những nhu cầu cơ bản về tinh thần và vật chất của con người, cụ thể hóa chất lượng cuộc sống thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản:

+ Lương thực.

Page 94: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

94

+ Giáo dục. + Sức khỏe và phương tiện dịch vụ y tế. + Nhà ở, giao thông, an toàn xã hội, vui chơi giải trí và các dịch vụ xã hội khác. + Phát triển kinh tế. + Chất lượng cuộc sống trong phát triển đô thị Khả năng sản xuất của đô thị: làm tăng nền kinh tế một cách nhanh nhất, nơi tập trung các

điều kiện cho sản xuất và thành phố có xu hướng thu hút những người có học vấn của quốc gia.

Sự nghèo nàn ở đô thị: theo thống kê của Ngân hàng thế giới có khoảng 1/4 dân số thế giới, khoảng 1,1 tỷ người sống trong cảnh nghèo túng, đa số là ở các nước đang phát triển.

2.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trong môi trường đô thị - Các yếu tố về môi trường: môi trường sống bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, các vi sinh

vật do hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt của đô thị tác hại trực tiếp của dân đô thị qua thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, nhiễm bẩn hoặc bị hấp thu qua đường da, đường hô hấp qua tiếp xúc.

- Các yếu tố kinh tế: điều kiện kinh tế giảm sút gây hậu quả cho các vấn đề xã hội và sức khỏe như: chính sách phân phối tồi tệ, khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên và công nghiệp hóa không có quy hoạch, giá cả các dịch vụ đô thị không phù hợp, ô nhiễm môi trường, tăng dân số tự nhiên và do di dân ra thành phố.

- Các yếu tố văn hóa xã hội: dân nghèo thành thị thiếu việc làm, tệ nạn xã hội. - Các bệnh truyền nhiễm: tăng lên trong môi trường đô thị do nhiều nguyên nhân. - Các bệnh không truyền nhiễm và các chấn thương: Các bệnh mạn tính như tim mạch, đái

tháo đường, tăng huyết áp, béo phì. Các tác hại về mặt cấu trúc trong nhà ở do các thiết kế xây dựng không an toàn. Do sử dụng nhiều xe cơ giới gây tai nạn giao thông, làm thương tích và tử vong cho dân cư đô thị.

- Các vấn đề sức khỏe tâm thần: những căng thẳng về mặt tâm thần và xã hội trở nên nghiêm trọng trong cuộc sống ở đô thị.

- Các vấn đề sức khỏe đối với nhóm người đặc biệt: trẻ em đô thị, tuổi vị thành niên và trước vị thành niên, phụ nữ, người già, người tàn tật, người lao động tự do.

3. Hội chứng nhà kín (SBS)

3.1. Khái niệm về hội chứng nhà kín (SBS) Hội chứng nhà kín (SBS) “Sick Building Syndrome” là thuật ngữ thông dụng hiện nay

trong nghiên cứu về môi trường nhà ở, tại các nhà kín, cao tầng, có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa sổ và phải dùng điều hoà nhiệt độ. Không khí trong nhà hoặc phòng làm việc bị ô nhiễm do tích chứa nhiều các chất gây ô nhiễm như bụi, hơi khí, vi khuẩn, nấm mốc. Những người thường xuyên có mặt trong những căn phòng này thường than phiền, có cảm giác khó chịu như ngột ngạt khô. Có vấn đề về hội chứng nhà kín khi trên 20% số người sống trong nhà

Page 95: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

95

đó than phiền về chất lượng không khí gây hại cho sức khỏe, nhất là những người có cơ địa dị ứng, lao động quá sức, hoặc chịu nhiều stress.

3.2. Các triệu chứng của hội chứng SBS Năm 1983 (WHO) đã xác định những triệu chứng của hội chứng SBS, bao gồm: kích thích

mắt, mũi, họng, da khô, niêm mạc khô, ban đỏ, mệt mỏi tinh thần: nhức đầu, tăng các bệnh hô hấp. Hội chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi ở trong phòng và cũng chóng hết sau khi rời khỏi phòng. Các dấu hiệu cụ thể như sau:

Mắt: bị cay, bị ngứa. bị chảy nước, sưng nặng mi mắt Mũi: mũi bị cay (Kích thích), chảy nước mũi, tắc mũi, chảy máu cam Họng: bị ngứa, bị khô, đau. Da: bị khô, ngứa ở mặt, ở tay, ban đỏ Toàn thân: Nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt hoặc quá mệt mỏi, hồi hộp (bồn

chồn), khó tập trung (chú ý kém, khó nhớ), mất ngủ, khó cử động hay đau ở cổ, ở lưng, ngực, toàn thân.

3.3. Nguyên nhân Sự ô nhiễm không khí nhà ở khác với sự ô nhiễm công nghiệp, chủ yếu do sự hoạt động

của con người, do thiết kế phòng, vật liệu xây dựng, đồ đạc nội thất, không khí lưu thông. Ô nhiễm từ bên ngoài không phải là nguyên nhân chính nhưng không khí môi trường chung có chứa nhiều chất độc hại có từ khói bụi của khí thải xe máy, ô tô, công nghiệp cũng có thể lọt vào trong nhà ở. Một số nơi khu nhà kín mức độ ô nhiễm cao gấp hàng trăm lần ngoài trời.

Ô nhiễm từ bên trong là chính và bao gồm: - Các chất hóa học: đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu, xuất phát tử các trang thiết bị

trong nhà như keo sơn tường, thảm trải nhà, máy pholocopy, fax, gỗ chế biến, thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, hóa chất xịt phòng, khói thuốc lá, khí ga, lò sưởi, hơi khí thải của con người. Các chất hóa học thường có là khí CO2, CO, O2, formaldehid, benzen, etylen.

- Các yếu tố sinh học: thường là phấn hoa, ví khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng. Tất cả đều phát triển mạnh trong các vũng nước đọng, thảm trải trong nhà thiếu thông thoáng.

- Các yếu tố lý học: chủ yếu là các yếu tố vi khí hậu trong nhà không đảm bảo tiêu chuẩn gây cảm giác khó chịu cho con người, như: nhiệt độ cao, không khí không luân chuyển... ngoài ra còn tác động bởi tiếng ồn trong phòng làm việc hoặc phòng ở. Các yếu tố này cấu thành chỉ số IAQ (Indoor Air Quality), chất lượng IAQ không đạt tiêu chuẩn môi trường lành mạnh, nghĩa là chưa đủ > 14 cm3 không khí ngoài trời/ phút cho mỗi cư dân.

4. Giải pháp cải thiện vệ sinh nhà ở, phòng ngừa hội chứng SBS

4.1. Chống nóng - Hướng nhà: + Yêu cầu là tránh được sức nóng, hưởng được gió mát về mùa hè, tránh được gió lạnh về

mùa đông.

Page 96: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

96

+ Các cửa sổ phải được mở rộng để thông hơi, thoáng gió, hướng gió mát, che nắng, che ánh sáng mặt trời khỏi bị chói vào những giờ oi bức.

+ Hướng nhà tốt nhất là hướng Đông Nam, sau là hướng Nam, hướng Tây Nam nên tránh ở những vùng gió Lào, hướng Bắc là xấu nhưng vẫn có thể sử dụng được vì mùa hè hướng này nhận ít bức xạ, mùa đông có thể che kín được.

- Tường nhà nên sáng màu, hấp thụ nhiệt ít. - Mái nhà lợp bằng chất có dự trữ nhiệt cao. - Sàn nhà: nên nâng cao lên vì có tác dụng làm giảm tia mặt trời phản chiếu. - Tạo ra những bóng mát bàng cách trồng cây xanh gần nhà, hoặc treo mành. - Làm cửa sổ rộng, bờ trên cách trần nhà 0,8 m để không khí không tụ được trong nhà.

4.2. Chống ẩm Sự ẩm ướt trong nhà là do: ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng do vậy nên mở thoáng

cho khô ráo rồi mới đến ở. Nếu ẩm ướt do mao dẫn ta cần khắc phục bằng cách làm khô đất và dùng các vật liệu ít

thấm nước. Ẩm ướt do ngưng kết là kết quả của sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm với một thành nhà

lạnh tạo ra hiện tượng ngưng kết hơi nước, đây là độ ẩm nguy hiểm nhất của mọi độ ẩm mà người ta chống lại khó khăn nhất. Chính là độ ẩm bão hòa và làm ẩm ướt trần và tường nhà. Biện pháp là sưởi ấm, phơi nắng và trước tiên là làm thoáng khí.

Độ ẩm xâm nhiễm sinh ra do tình trạng hư hỏng của trần nhà. tường nhà kẽ nứt tường nhà. Biện pháp là tu sửa lại nhà.

Muốn chống ẩm cho nhà phải có biện pháp thông gió tích cực. làm mái che hợp lý, có hiên che, đặc biệt phải cách thủy tốt, thông gió ngay trong điều kiện độ ẩm của không khí cao.

4.3. Biện pháp làm thoáng khí Cần phải làm thoáng khí trong nhà ở vì không khí nhà ở bị ô nhiễm bởi: - Do chính người ở trong nhà: hít thở nhiều oxy và thải ra CO2, hơi nước. Người lớn tiêu

thụ 24 lít oxy và đào thải ra 22,6 lít CO2, có nghĩa là trong một giờ nâng lên 8 - 10 % lượng CO2 trong không khí của một phòng có V = 45 m3 và sự hơi nước thải vào không khí 20 - 22 g/giờ.

- Do da người đào thải lượng nước gấp 2 - 3 lần ở trên, sinh lý nhiều mồ hôi - Do hoạt động của đường tiêu hóa sinh ra H2S, indol, CO2. - Do bụi nhà cửa đặc biệt là bụi mang vi khuẩn do chuyển động không khí trong nhà. - Biện pháp: + Làm thoáng khí gián đoạn: mở cửa ra vào, cửa sổ, không khí bên ngoài và bên trong biểu

hiện suốt năm với một khoảng cách nhiệt độ dáng kể. Do tỷ trọng của chúng khác nhau nên có những luồng không khí được thiết lập duy trì sự cân bằng. Bằng cách thông gió này có lúc làm đổi mới không khí trong vài phút. Cách làm này rất cần ở khu nhà tập thể.

Page 97: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

97

+ Thông hơi liên tục: Nhờ vào những khe cửa ra vào và khe cửa sổ, nhờ vào ống dẫn hơi, khói, thông hơi nhân tạo: máy điều hòa, quạt gió.

+ Bố trí kiến trúc trong nhà cho hợp lý để cho không khí nóng tự động ra ngoài ở phía trên giáp trần nhà và không khí mới vào trong nhà ở phía dưới.

- Tốc độ không khí vượt qua lỗ hở vào trong nhà không vượt qua 0,5 m/s. Như vậy cần cải thiện chất lượng không khí trong nhà (IAQ) bằng việc tăng cường giáo

dục và thông tin.

4.4. Cung cấp đấy đủ ánh sáng trong nhả Nhà ở thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác, làm cho năng suất công việc giảm. Để khắc

phục tình trạng thiếu ánh sáng cho nhà ở cần phải biết sử dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên, đồng thời phải có ánh sáng nhân tạo bằng mọi cách thay thế hoặc bổ sung cho đủ.

4.5. Phòng chống tiếng ồn Tiếng ồn là tập hợp của nhiều âm thanh (tạp âm) có tần số, biên độ chu kỳ khác nhau. Biện

pháp làm giảm tiếng ồn: - Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch - Sàn ngăn cách tầng nên có một khoảng trống. - Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín. - Quy định thời gian yên lặng lúc nghỉ ngơi.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hói sầu:

1. Trả lời ngăn các câu từ 1 đến 5 bằng cách điền từ hoặc cụm tử thích hợp vào khoảng trống

l: Ba biện pháp chống ẩm trong nhà ở là A............... B............... C............... 2: Sáu biện pháp chống nóng trong nhà ở là: A............... B............... C. Mái nhà D............... E. Cửa sổ F...............

Page 98: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

98

3: Hội chứng SBS bao gồm các triệu chứng ở 5 cơ quan là: A............... B............... C............... D. Da E............... 4: Bốn biện pháp làm giảm tiếng ồn là: A............... B............... C............... D............... 5: Biện pháp làm thông khí gián đoạn là mở cửa...(A)..., cửa sổ. A...............

2. Phân biệt đúng sai các câu từ 6 đến 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

6 Nhà ở mất vệ sinh, ẩm thấp tạo điều kiện lây truyền các bệnh nhiễm khuẩn

7 Nhà ở là nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau những ngày lao động

8 Nhà ở thiếu ánh sáng dễ làm cho trẻ mắc bệnh còi xương

9 Chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống là dựa vào yếu tố tinh thần

10 Để chống nóng tường nhà nên quét ve tối màu

11 Ẩm ướt do ngưng kết là độ ẩm dễ chống đỡ nhất trong ba loại gây ẩm ướt trong nhà

12 Những người sống trong nhà hình ống dễ mắc các triệu chứng trong hội chứng SBS

3. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu tử 13 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

13: Nhiệm vụ chính của nhà ở là: A. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khi hậu, là nơi nghỉ ngơi. B. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi nghỉ ngơi, tập trung cuộc sống gia đình. C. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi

Page 99: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

99

nghỉ ngơi, thỏa mãn sinh hoạt hàng ngày. D. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi nghỉ ngơi, có không khí trong sạch.

14: Nhà ở ẩm thấp tạo điều kiện cho: A. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường hô hấp B. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tiêu hóa C. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tiết niệu D. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tim mạch.

15: Nhà ở thiếu ánh sáng sẽ làm cho trẻ mắc bệnh: A. Còi xương, suy dinh dường B. Còi xương, gây tác hại xấu về thị giác C. Còi xương, bệnh đường tiêu hóa D. Còi xương, nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần các triệu chứng

của hội chứng SBS cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường", tr 10 - 18. Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường: Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - thường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các giải pháp vệ sinh nhà ở.

Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giảng viên để dược giải đáp.

Sinh viên quan sát các hiện tượng ô nhiễm trong nhà ở như các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng. tiếng ồn... để so sánh giữa lý thu rết và thực tiễn xem có phù hợp hay không?

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về hội chứng SBS để có thể áp dụng đánh giá

nhanh tác động của môi trường không khí nhà ở bị ô nhiễm đặc biệt là cho những người sống trong các nhà ở hình ống.

Tuyên truyền cho người dân nên xây dựng nhà ở thoáng mát, có nhiều cửa sổ và cửa ra vào, trồng nhiều cây xanh.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa và Nội.

Page 100: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

100

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004) Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 101: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

101

VỆ SINH CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được ý nghĩa, vai trò vệ sinh ở các cơ sở điều trị. 2. Phân tích được nguyên nhân, tác nhân gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị và

phương pháp phòng lây chéo tại các khoa phòng. 3. Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị

1. Vai trò, ý nghĩa vệ sinh của các cơ sở điều trị Bệnh viện là nơi khám, chữa bệnh, điều trị và phòng bệnh cho mọi người, do vậy cần phải

có thái độ nghiêm túc để làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

2. Kiến trúc chung của các cơ sở điều trị

2.1. Kiến trúc của bệnh viện và vệ sinh các khoa phòng trong bệnh viện

2.1.1. Vị trí của bệnh viện Vị trí đặt ở ngoài thành phố, đảm bảo cho bệnh viện tận dụng được vườn hoa và khả năng

sắp xếp trên những vùng đất rộng rãi. Bệnh viện trung tâm đặt ở giữa thành phố, tạo điều kiện dễ dàng cho sự đi lại của thầy thuốc, bệnh nhân và người đến thăm hỏi. Chọn một khu vực trong một khu phố yên tĩnh, xa xưởng máy, trường học, doanh trại bộ đội. Đất xây dựng bệnh viện phải khô và sạch (phải làm thoát nước bẩn và cung cấp đủ nước sạch) và có lợi cho việc tận dụng vi khí hậu tốt đối với các buồng bệnh.

2.1.2. Loại kiến trúc - Theo hệ thống phân tán: bệnh viện chia thành nhiều nhà nhỏ, cách rời nhau, cách xây

dựng này có lợi là đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây lan nhưng về mặt kinh tế thì lãng phí đất đai, làm tăng sự chi tiêu tốn kém về điện, nước, làm trở ngại cho sự đi lại.

- Theo hệ thống tập trung: cả bệnh viện tập trung vào một hay vài nhà nhiều tầng, cách xây dựng này tạo điều kiện đi lại dễ đàng, vận chuyển bệnh nhân tốt, nhưng có bất lợi về mặt phòng bệnh vì rất dễ mất vệ sinh.

- Theo hệ thống từng khu: kết hợp hai lối kiến trúc trên, nhưng chỉ cao 3 - 4 tầng, vừa hợp vệ sinh, vừa tránh lãng phí tiền và thời gian.

2.1.3. Buồng bệnh nhân: Có thể bố trí theo ba cách: - Chiếu sáng cả hai bên. - Chiếu sáng một bên không trực tiếp các buồng bạnh với các buồng phục vụ kế cận. - Chiếu sáng một bên với hành lang bên cạnh (còn là nơi phân phát thức ăn hàng ngày). Bằng cách nào thì nhân viên y tế cũng không được đi xa quá 15m trong mỗi đơn nguyên

Page 102: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

102

điều trị. Hành lang, cầu thang phải rộng rãi để có thể chuyên chở giường bệnh nhân qua được.

Hành lang phải rộng 2,20m (nếu ở bên ngoài) và rộng từ 2,30 – 2,50m (nếu ở bên trong). Trong những buồng và những buồng riêng biệt mỗi giương phải đủ 10 - 11 m. - Buồng phải được lau chùi tốt và bảo đảm không có tiếng vang. Những góc chân tường,

chỗ tiếp giáp tường với trần và sàn nhà phải lồi, tránh trang trí những gờ nổi. Cửa mở không được gây ra tiếng động và không nên có bậc thềm vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo.

2.1.4. Chống tiếng ồn Đó là một điều rất quan trọng vì phần lớn bệnh nhân cần được yên tĩnh để điều trị.

2.1.5. Chống cháy Đây là một vấn đề cũng rất quan trọng, hạn chế sử dụng gỗ dễ cháy và những nguyên liệu

có thể cháy được dễ dàng.

2.1.6. Chiếu sáng và thông gió Chiếu sáng và thông gió có một ảnh hưởng tâm lý đáng kể đối với bệnh nhân, ánh sáng

cũng cần cụ thể như sau: - Buồng mổ: + Chiếu sáng chung: 150 lux + Bàn mổ: 1.500 lux - Buồng khám: 80 lux - Phòng thí nghiệm: 150 lux - Buồng bệnh: 30 lux - Buồng bệnh (chiếu sáng ban đêm): 10 lux Chiếu sáng tại chỗ để khám một bệnh nhân trong phòng: 60 lux - Chỗ vào buồng chờ đợi: 40 lux - Hành lang: 20 lux Nhìn chung nên sử dụng ánh sáng phân tán và không chói.

2.1.7. Sưởi ấm Nhiệt độ trong phòng cụ thể như sau: 180C - 200C cho buồng bệnh. 220C cho buồng trẻ sơ sinh. 220C - 250C cho phòng mổ. Phải có một hệ thống sưởi ấm riêng cho buồng mổ, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh. Người ta

thường dùng hơi nước trong hệ thống nồi hơi, sấy quần áo, sát khuẩn, bếp vào công việc này.

2.1.8. Điều hòa vi khí hậu

Page 103: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

103

Rất quan trọng ở những buồng sơ sinh, buồng mổ lớn, buồng phẫu thuật lồng ngực.

3. Nhiễm trùng các cơ sở điều trị

3.1. Loại hình nhiễm trùng - Nhiễm trùng ngoài bệnh viện là lý do làm bệnh nhân vào viện, loại nhiễm trùng này là do

các mầm bệnh từ ngoài bệnh viện. - Nhiễm trùng trong bệnh viện, mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý do nhập viện

không phải do nhiễm trùng ấy. Nhiễm trùng này xảy ra trong thời hạn 48 giờ sau khi nhập, trong thời hạn 30 ngày đối với nhiễm trùng vết mổ.

3.2. Nguyên nhân - Con người: + Bệnh nhân lây nhiễm cho bệnh nhân, di chuyển bệnh nhân nhiều. + Nhân viên lây nhiễm cho bệnh nhân và ngược lại. + Khách thăm lây nhiễm cho bệnh nhân và ngược lại. - Vật liệu, dụng cụ sử dụng trong thăm khám chữa trị, đồ dùng của bệnh nhân. - Môi trường: + Không khí trong bệnh phòng bị nhiễm bẩn. + Đất: bụi trong bệnh phòng bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật. + Nước sinh hoạt và nước thải.

3.3. Các hình thức lây truyền

3.3.1. Do căn nguyên nội sinh (hệ vi khuẩn của bản thân bệnh nhân) Bình thường có một lượng lớn vi khuẩn sống ở niêm mạc ống tiêu hóa gồm vi khuẩn ái

khí, kỵ khí. Do ảnh hưởng của stress, ngoại khoa, sốc vv.. làm rối loạn và phát sinh các điều kiện để vi khuẩn từ ruột vào máu trực tiếp qua thành ruột rồi đến cư trú ở một cơ quan thích hợp nào đó. Hoặc trong thao tác phẫu thuật người thầy thuốc đưa vi khuẩn từ ống tiêu hóa vào các tổ chức khác hay vào vết mổ gây nhiễm trùng

3.3.2. Do căn nguyên ngoại sinh (hệ vi khuẩn ngoại lai đối với bệnh nhân): Đó là do các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Các thức

lây truyền có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. - Lây trực tiếp: là cách lây đơn giản nhất. - Lây gián tiếp: thông qua các yếu tố trung gian và vấn đề chính trạng nhiễm trùng bệnh

viện. - Truyền qua đường bàn tay: được mọi người công nhận, chiếm 40% đến 70% các nhiễm

trùng trong bệnh viện.

Page 104: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

104

3.4. Những tác nhân gây nhiễm trùng các cơ sở điều trị

Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng chủ yếu là: - Tụ cầu vàng: nhọt, áp xe chúng có trong không khí, các chất lỏng, trên mặt đất. - Liên cầu khuẩn: + Liên cầu khuẩn Agalactae B: nhiễm trùng sau đẻ, đặc hiệu với phụ nữ, 15% đến 30%

mang vi khuẩn không có triệu chứng. Truyền bệnh do: bàn tay, đồ vật - dụng cụ. + Liên cầu khuẩn ở phân (S.faecahs): nhiễm trùng đường niệu, phẫu thuật bụng. Truyền

bệnh: tại chỗ, bàn tay, bề mặt, đất. + Liên phế cầu (S.Pneumoniae): viêm phổi 50% người mang vi khuẩn không có triệu

chứng. Truyền bệnh theo đường không khí. - Vi khuẩn đường ruột: dây là những mầm bệnh hiện nay thường hay gây ra nhất, nhiễm

trùng nặng trong viêm Klebsiella: nhiễm trùng đường tiết niệu và hô hấp, Escherichia coli: nhiễm trùng đường tiết niệu; Acinetobacter: nhiễm trùng đường hô hấp.

Seriatia: nhiễm trùng đường tiết niệu, các tạng; Proteus: nhiễm trùng đường tiết niệu (đặt sonde).

- Loại khuẩn Pseudomonacaes: vi khuẩn chính: khuẩn gây mủ - những vi khuẩn có bào tử: Tetani, Perfringen, vô trùng các đồ vật - dụng cụ bằng nồi hấp, hầu như đã xóa bỏ nguồn gốc bệnh nhiễm trùng trong bệnh viện này.

- Các virus: viêm gan, cúm, HIV, vv...

3.5. Các loại nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị - Nhiễm trùng sau mổ: Chiếm 17% các nhiễm trùng trong bệnh viện, vết mổ tạo ra một đường cho nhiễm trùng.

Các vết mổ được xếp loại theo nguy cơ lây nhiễm - phải đặt ra những nội quy về quản lý các băng gạc và đánh giá đều đặn.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chiếm 50% lây nhiễm trong bệnh viện, vi khuẩn kháng với nhiều kháng sinh và có thể là

Page 105: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

105

điểm xuất phát của nhiễm trùng máu. Đội ngũ điều trị phải luôn luôn quan tâm đến loại nhiễm trùng này.

- Nhiễm trùng phổi: hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới 18%. Nguồn này mới có gần đây. chủ yếu do kỹ thuật: hỗ trợ hô hấp và máy điều hòa vi khí hậu.

- Nhiễm trùng máu (15%): người ta phân làm hai loại nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu thứ phát, nhiễm trùng máu tiên phát.

4. Biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị

4.1. Các quy định chung - Nguyên tắc chung về vệ sinh bao gồm toàn bộ những kỹ thuật và hành vi mà mục đích

nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và lan truyền của các vi sinh vật gây bệnh trong một khoa, phòng hay một cơ sở bệnh viện.

- Bệnh viện phải có hàng rào che kín, có cổng ra vào, có bảo vệ thường trực, có cổng sau và đường đi riêng dành cho trường hợp tử vong.

- Trước cổng ra vào bệnh viện phải giữ sạch sẽ, trật tự, không để hàng quán gần cổng ít nhất 25 m.

- Phòng khám thuộc bệnh viện phải ngăn cách với các khoa. - Khoa truyền nhiễm phải xa khu điều trị bệnh nhân thường, nhà bếp, nhà xác. - Nước thải của bệnh viện phải có hệ thống cống rãnh ngầm dẫn đến nơi khử khuẩn trước

khi thải ra ngoài bệnh viện. - Bệnh viện phải có đủ hố xí tự hoại. - Bệnh viện có đủ nước sạch dùng cho chuyên môn và sinh hoạt của nhân viên và người

bệnh. - Bệnh viện phải có lò đốt bông bẩn và các bộ phận cắt bỏ. - Các khoa phòng phải có đủ hố xí, nhà tắm riêng cho nhân viên, chỗ thay quần áo và chỗ

để quần áo, đồ dùng cá nhân riêng cho nhân viên.

4.2. Các quy định cụ thể

4.2.1. Vệ sinh thân thể của nhân viên y tế - Tắm: Là một yếu tố quan trọng cho phép loại bỏ tạm thời hệ vi khuẩn tích tụ trong quá trình các

mặt hoạt động. - Móng tay (chân) và tóc: các móng tay phải cắt ngắn và không đánh móng tay. Phải gội

đầu thường xuyên và luôn chải tóc - nếu tóc dài cần phải cặp (buộc) lại. - Giầy, dép: phải thường xuyên bảo quản giầy dép (không dược để bẩn) không bao giờ

được cất giầy dép vào tủ quần áo. - Vệ sinh quần áo: quần áo đồng phục (bộ choàng trắng) cần phải thay đồng phục khi có

vết ố, đồng phục phải làm bằng loại vải dễ khử trùng, tốt nhất nên may cả bộ áo choàng và

Page 106: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

106

quần dài. Các túi áo (quần) không dược đựng các thứ linh tinh. Không được mặc đồng phục đi ăn cơm.

- Khẩu trang: khẩu trang phải làm bằng chất tổng hợp có hiệu lực ngăn cản các vi sinh vật trong nhiều giờ, khẩu trang phải che được toàn bộ mũi và miệng. Phải rửa tay sau khi đeo khẩu trang, sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang.

- Mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị tăng cường và khoa ghép. Mũ phải trùm lên toàn bộ tóc.

- Rửa tay: Rửa tay việc ưu tiên hàng đầu, là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa truyền bệnh

nhiễm trùng. Rửa tay khi: + Tay bẩn. + Trước và sau khi vào nhà vệ sinh. + Sau khi hỉ mũi. + Sau khi thao tác với đồ vật - dụng cụ bẩn. + Khi rời tiếp xúc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. + Khi vào và ra khỏi bệnh nhân cách ly. + Lúc bắt đầu và sau khi làm việc. + Trước khi ăn. + Sau khi đeo, bờ tay vào khẩu trang. Việc rửa tay cần phải phân biệt tuỳ theo tính chất công việc sẽ làm.

4.2.2. Đối với người bệnh - Có giường chiếu, chăn màn, chăn gối sạch cho người bệnh mới vào. - Tất cả người bệnh phải được mặc quần áo của người bệnh. - Khi vào viện người bệnh phải được tắm rửa, thay quần áo.

4.2.3. Các biện pháp vệ sinh - Mục đích: Giữ cho trang thiết bị, phương tiện, tường, nền nhà không bị bẩn. Cần thiết trước khi tiệt trùng dụng cụ. - Nguyên tắc Bắt đầu từ phòng sạch nhất đến phòng bẩn nhất, vệ sinh từ trong cùng ra cửa. Chia làm ba khu vực: + Khu sạch: không trực tiếp liên quan tới việc chăm sóc người bệnh (phòng hành chính.

văn phòng, nhà kho, phòng nhân viên). + Khu kém sạch: có liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh (phòng bệnh nhân,

Page 107: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

107

phòng khám, phòng chuẩn bị, phòng thay băng). + Khu nhiễm bẩn nặng: nhà vệ sinh, phòng để rác, phòng thụt rửa - Khi làm vệ sinh không được làm thủ thuật. - Các quy định làm vệ sinh. Vệ sinh khẩn cấp: các vệt máu, chất nôn, nước tiểu, dịch tiết phải làm vệ sinh ngữ. Vệ sinh hàng ngày: tiến hành ở mọi khoa phòng hàng ngày Tổng vệ sinh: toàn bộ trang thiết bị, vật dụng, tường nhà, sàn nhà, quạt đèn, giường tủ...

phải được làm vệ sinh. - Tẩy uế: được thực hiện trước khi khử khuẩn, dùng nước xà phòng cọ rửa dụng dụ sau

tráng sạch bằng nước lã.

a. Phương pháp khử khuẩn - Khử khuẩn bằng hóa chất + Cồn 70 - 900 dùng khử khuẩn bề mặt dụng cụ và da (Không dùng cho vết mổ Phạm vi diệt khuẩn: diệt khuẩn Gram (+) và (-), không có tác dụng với virus, nấm, nha

bào. Thời gian tác dụng 30 giây. + Cloramin 5%: dùng để tẩy uế bề mặt Tác dụng: diệt vi khuẩn Gram (-), (+), nha bào + Viên nén Presep: Pha nồng độ 0,014% ra dùng để ngâm dụng cụ bằng thép không gỉ, đồ cao su, sứ, thủy

tinh, nhựa... trong thời gian một giờ. Nồng độ 1% dùng để lau, khử khuẩn vết máu. Nồng độ 0,25% dùng để ngâm ống hút, bình, lọ xét nghiệm. + Iod: dùng nồng độ là khử khuẩn da trước khi phẫu thuật hoặc làm thủ thuật. Tác dụng: chống nấm, vi khuẩn, virus và một số ít nha bào.

b. Phương pháp tiệt khuẩn - Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ ướt: + Nhiệt độ 1210C: trong 15 phút kể từ khi nồi hấp đạt 1210C. + Nhiệt độ 1260C trong 10 phút. - Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ khô: 1600C trong 120 phút. - Bảo quản vật dụng đã tiệt khuẩn: + Không để chung vật dụng vô khuẩn với vật dụng không vô khuẩn. + Phải để vật dụng trong tủ riêng hoặc trong kho sạch, không có bụi, không ẩm ướt, nhiệt

độ ổn định. + Hàng tuần vệ sinh tủ, giá để dụng cụ vô khuẩn bằng nước và xà phòng hoặc lau bằng cồn

700

Page 108: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

108

+ Hàng ngày kiểm tra hạn dùng dụng cụ tiệt khuẩn. +Hộp dụng cụ vô khuẩn phải được khử khuẩn lại khi bị nhiễm bẩn hoặc bị mở ra chưa

dùng.

c. Đồ vật - dụng cụ Một quy tắc căn bản: chỉ có thể khử trùng những thứ sạch, bất cứ đồ vật, dụng cụ nào cũng

phải coi là nguồn có tiềm năng nhiễm trùng. Để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm do đồ vật, dụng cụ vừa được sử dụng, cần phải đưa những thứ đó qua nhiều giai đoạn:

- Ngâm: Phải đem ngâm càng sớm càng tốt, để tránh những mảnh chất hữu cơ còn sót lại không bị

khô đi, để thực hiện một bước lau rửa trước và khử nhiễm trùng. - Lau rửa: Mọi lau rửa đều kết hợp một tác nhân hóa học là chất tẩy rửa với một tác nhân vật lý là

"chất dầu hỗ trợ". - Làm khô: Giai đoạn làm khô là một yếu tố cốt yếu, nhất là đối với dụng cụ nội soi. - Đóng gói: Nhằm hai mục đích: bảo vệ đồ vật - dụng cụ tránh bị tái nhiễm, chuẩn bị đồ vật dụng cụ để

vô trùng. - Vô trùng: Vô trùng là sự phá huỷ mọi hình thái sinh sống và đặc biệt là mọi vi sinh vật ở dạng thực

vật hay bào tử, có thể hoặc gây bệnh. + Những đồ vật cần phải được vô trùng: + Mọi đồ vật xâm nhập vào cơ thể qua kẽ hở. + Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang (hốc) không vô trùng (như núm vú sữa những

bình sữa ở bệnh viện). + Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang vô trùng. - Các cách vô trùng: + Bằng phương pháp vật lý: vô trùng bằng tia X, nhựa khô, hơi nước dưới áp lực + Bằng phương pháp hóa học: lò hấp bằng oxyd etylen, lò hấp bằng formaldehyd, lò hấp

bằng pladma.

4.2.4. Chuẩn bị da cho bệnh nhân mổ.

a. Trong đơn vị điều trị Cạo lông, rửa ráy để mổ, sát khuẩn, mọi việc này là vào lúc gần mổ nhất. - Cạo lông: Các công trình nghiên cứu chứng minh rằng khuẩn lạc ở lông không nhiều hơn da. Nói

chung, không bao giờ được cạo lông khô, chú ý tránh xước da khi cạo lông.

Page 109: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

109

- Rửa ráy: từ hôm trước, cho tắm xà phòng. - Ngay hôm mổ: Khoảng 2 - 3 giờ trước khi mổ, tắm với xà phòng sát khuẩn thuần khiết. Bệnh nhân sau khi

cạo lông, mặc áo sơ mi mới và đặt vào một giương khăn trải và trải lót sạch. Bôi thuốc sát khuẩn vào lúc tiêm tê trên vùng mổ. Với một bệnh nhân chưa được khoẻ. rửa ráy phải được làm ở phòng với xà phòng sát trùng thuần khiết.

- Ở phòng mổ: bao giờ cũng thực hiện hai lần bôi thuốc sát khuẩn, giữa hai lần có thời gian để khô. Việc bôi thuốc này làm theo phương pháp "hình sên" thời gian cộng từ 7 - 8 phút.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Bộ câu hỏi lượng giá

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền tử hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Các quy định vệ sinh ở cơ sở điều trị cho người nhà và bệnh nhân gồm: A…… B…… C…… D…… 2. Căn nguyên gây nhiễm trùng bệnh viện gồm: A…… B…… 3. Căn nguyên ngoại sinh là do mầm bệnh...(A)... xâm nháp gây nhiễm trùng các cơ sở

điều trị. A…… 4. Bốn loại hình gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị là: A…… B…… C…… D…… 5.... (A)... là điều rất quan trọng vì phần lớn bệnh nhân cần được yên tĩnh để điều trị A…… 6. Ba loại kiến trúc trong xây dựng hệ thông bệnh viện là: A…… B…… C…… 7. Ba nguyên nhân lây nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị là:

Page 110: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

110

8. Ba nguyên nhân lây nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị do con người là: A…… B…… C…… 9. Ba nguyên nhân chính do môi trường gây ra gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị là: A…… B…… C……

2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 10 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

10 Liên cầu khuẩn Agalactae B gây nhiễm trùng sau đẻ

11 Liên cầu khuẩn S. faecalis gây nhiễm trùng phổi

12 Vi khuẩn đường ruột gây nhiễm trùng nhiều nhất tại các cơ sở điều trị

13 Cloramin 5% có tác dụng diệt khuẩn Gram (-)

14 Hàng quán phải cách cổng bệnh viện 20 m

15 Phòng khám trong bệnh viện phải ở cùng dãy với các khoa điều trị 3. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 16 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

16. Vị trí thuận tiện để xây dựng bệnh viện là: A. Ở ngoại ô thành phố B. Ở trung tâm thành phố, xa nhà máy, xa trường học. C. Ở trung tâm nhà máy D. Xa trường học, xa nhà máy

17. Hường tốt nhất để xây dựng các cơ sở điều trị là: A. Hướng Tây Nam B. Hướng Bắc C. Hướng Đông Nam D. Hướng Tây Bắc

18. Các tiêu chuẩn vệ sinh đối với khoa phòng trong bệnh viện là: A. Chống tiếng ồn B. Chống cháy nổ, đảm bảo chiếu sáng

Page 111: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

111

C. Chống tiếng ồn, cháy nổ, chiếu sáng đủ, thông gió. D. Thoát hơi nước.

19. Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện gồm; A. Tụ cầu vàng. liên cầu, phế cầu B. Tụ cầu vàng, phế cầu C. Tụ cầu vàng, liên cầu D. Liên cầu, phế cầu.

20. Nhiệt độ cần thiết trong phòng bệnh là: A. 15 - 200C B. 18 - 200C C. 22 - 250C D. > 250C

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần kiến

trúc các cơ sở điều trị cần tham khảo thêm tập tài liệu bài giảng “Tổ chức y tế” của bộ môn Y học xã hội.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường: bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội, các điều luật về môi trường để hiểu rõ thêm phần các giải pháp.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

- Sinh viên quan sát kiến trúc, các công việc làm hàng ngày của các nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị xem có phù hợp giữa lý thuyết và thực hành hay không?

Quan sát các nội quy, quy định trong nơi làm việc tại các cơ sở điều trị.

2. Vận dụng thực tế Từ những vấn đề sinh viên quan sát được trong thực tiễn, kết hợp với lý thuyết được học

tại giảng đường, sinh viên tuyên truyền cho người bệnh, nhân viên y tế, khách thăm, người nhà bệnh nhân biết cách phòng chống nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội.

Page 112: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

112

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện Y học lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 113: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

113

VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được các yêu cầu vệ sinh đối với trường học. 2. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh lớp học. 3. Phân tích được các nguyên nhân gây ra một số bệnh học đường thường gặp. 4. Mô tả được tác động của các yêu tố môi trường tới sự phát triển của trẻ.

Trong quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 12, trong 12 năm ngồi ghế nhà trường, các em

phải học trên 1 vạn giờ ở trong lớp học, phải tiếp cận với các yếu tố ở trong môi trường lớp học, với các loại phương tiện học tập, trong đó có những yếu tố bất lợi đối với sức khỏe và tình trạng bệnh tật.

Do đó mà các yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học, lớp học, các chế độ học tập rèn luyện của học sinh, công tác bảo vệ sức khỏe cho học sinh phải được quan tâm đặc biệt.

1. Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học

1.1. Địa điểm xây dựng Trường học phải ở khu trung tâm của khu dân cư để cho học sinh không mất nhiều thời

gian đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà, giảm được những yếu tố bất lợi (các bệnh do thời tiết, các tai nạn giao thông) xảy ra đối với học sinh. Khoảng cách trung bình được quy định cho các cấp học như sau:

Theo thời gian: khoảng cách được tính cho đi bộ từ nhà đến trường từ 20 - 30 phút. Quy ra khoảng cách được quy định như sau: Phổ thông cơ sở cấp I từ 800 - 1000 m. Phổ thông cơ sở cấp II từ 1000 - 1500 m. Phổ thông trung học từ 1500 - 3000 m. Khu trường học phải ở xa những trục đường giao thông lớn, các xa lộ, đường tàu, xa các

sán bay, bến tàu xe, xa các sông hồ lớn... Trường phải ở xa và cuối chiều gió so với các nhà máy thải ra các hơi khí độc, bụi: khói và

tiếng ồn, xa các vùng gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, các bệnh viện truyền nhiễm. Trường phải được xây dựng theo hướng Đông Nam.

Diện tích khu trường: Nông thôn miền núi: khoảng 10 m2/học sinh. Thành phố, thị xã: 6 m2/học sinh

Page 114: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

114

Trong đó: Diện tích xây dựng các công trình: 20 - 30% Diện tích trồng cây xanh: 20 - 40% Diện tích sân chơi, bãi tập: 40 - 50%

1.2. Cách bố trí các khu nhà ở trong trường học Các khu nhà ở trong trường học phải cách rời nhau, mỗi khu nhà phải có mối liên hệ mật

thiết với nhau. Trong trường học thường có các khu nhà sau đây:

1.2.1. Khu lớp học Là khu quan trọng nhất. Khoảng cách giữa các tòa nhà dùng để làm lớp học phải cách xa

nhau một khoảng bằng 2 - 3 lần chiều cao của nhà đối diện. Các khu nhà dùng làm lớp học thường có kiến trúc chỉ có một hàng hiên nhìn về phía sân

trường. Do đó phía có nhiều cửa sổ không có hiên thì được chọn là hướng chiếu sáng của lớp học. Tốt nhất là hướng Nam.

1.2.2. Khu vực làm việc hội họp của Ban giám hiệu và thầy có giáo

1.2.3. Khu vực các phòng thí nghiệm (đối với trường phổ thông trung học và trường nội trú)

1.3. Các công trình vệ sinh của trường học

1.3.1. Cung cấp nước sạch Nước sạch ở trong trường học dùng để trong (khi đun sôi) và để rửa ráy sau khi ra chơi

hoặc sau buổi lao động, tập thể dục. - Nhu cầu nước ương cho một học sinh về mùa nóng là 0,3 lít/ học sinh/ ca học và về mùa

lạnh là 0,1lít/ học sinh/ ca học. - Hình thức cung cấp nước sạch: tuỳ theo từng vùng mà có hình thức cụ thể: ở thành phố.

thị xã: dùng nước máy theo tiêu chuẩn 1 vòi nước máy cho 200 học sinh. Ở vùng đồng bằng: dùng giếng khoan kiểu Unicef hoặc dùng nước giếng xây. Nước tắm rửa: có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng Nước máy: 1 vòi/200 học sinh/ ca học Nước giếng: 4 - 6 lít/ học sinh/ ca học

1.3.2. Nước thải Trường học phải có hệ thống cống ngầm để dẫn nước thải từ trường theo hệ thống cổng ra

ao hồ, sông ngòi hoặc ra cánh đồng. Nếu chưa có hệ thống cống ngầm thì phải có hệ thống rãnh, hào để thoát nước thải, nước

mưa để tránh ngập lụt về mùa mưa.

1.3.3. Hố tiêu, hố tiểu, hố rác - Hố tiêu: tiêu chuẩn một hố tiêu cho từ 200 - 300 học sinh sử dụng. Hình thức: ở thành phố, thị xã, vùng đồng bằng thì sử dụng loại hố xí tự hoại. Ở các vùng

khó khăn, vùng sâu, vùng xa sử dụng hố xí hai ngăn ủ phân tại chỗ.

Page 115: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

115

- Hố tiểu: tiêu chuẩn 50 học sinh cho 1 mét chiều rộng, chỗ để di tiểu. - Hố rác: toàn trường phải có một hố rác ở về phía cuối chiều gió của trường để đổ rác và

đốt rác. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác. Hàng ngày thu gom rác từ các lớp học và khi làm vệ sinh. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt đựng rác.

1.3.4. Đối với các trường nội trú, bán trú - Nhà ăn, ở: phải có nội quy về trật tự vệ sinh, nhà ăn phải được thực hiện đúng theo thông

tư 04/1998/TT/BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 23/3/1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống.

- Cung cấp nước sạch: đảm bảo 100 - 150 lít/ học sinh/ 24 giờ. - Hố xí, hố tiểu: 25 học sinh/ 1 hố xí, 25 học sinh/ hố tiểu - Xử lý rác, nước thải: Phải có thùng đựng rác để thu gom rác Phải có hệ thống cống dẫn nước mưa, nước thải.

1.3.5. Phòng y tế - Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe học sinh. Diện tích từ 12 m2 trở lên. - Có đủ trang thiết bị, dụng cụ thuốc men - Nếu là trường nội trú, bán trú: phải có phòng cách li và nhân viên trực 24/ 24 giờ.

2. Yêu cầu vệ sinh của lớp học

2.1. Diện tích - Kích thước lớp học: 8,5 m x 6,5 m x 3,6 m - Diện tích trung bình: 1,1 – 1,25 m2/ học sinh.

2.2. Thông gió trong lớp học Lớp học nếu được luôn luôn thoáng khí thì tỷ lệ khí CO2 do học sinh thải ra trong suốt cả

ca học không làm ô nhiễm bầu không khí của lớp học. Tiêu chuẩn cho phép nồng độ khí CO2 ở trong lớp học là từ 0,7 đến 1ml khí CO2 trong 1m3 không khí (0,7 – 1%).

Có hai loại thông gió:

2.2.1. Thông gió tự nhiên: Có hai hình thức: Thông gió tự nhiên không có tổ chức tức là không khí được tự do lọt qua các khe hở của

lớp học để vào lớp. Thông gió tự nhiên có tổ chức: không khí ra vào lớp học phải đi qua một hệ thống cửa sổ,

cửa ra vào. Nếu lớp học chọn hướng tốt thì việc thông gió có tổ chức sẽ có nhiều tác dụng làm thông thoáng khí trong lớp học.

2.2.2. Thông gió nhân tạo

Page 116: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

116

Thường sử dụng các loại quạt (quạt trần, quạt cây...) hoặc máy hút để đưa không khí bẩn từ trong lớp học ra ngoài và đưa không khí sạch từ ngoài vào lớp học.

Thông có còn có tác dụng làm giảm độ ẩm, nhiệt độ và lượng bụi trong lớp học. Tiêu chuẩn số hạt bụi trong lớp học không được quá 1000 hạt/1m3 không khí.

2.3. Chiếu sáng trong lớp học Lớp học phải được chiếu sáng tốt. Nếu trong quá trình học tập, học sinh phải ngồi trong

điều kiện thiếu ánh sáng thì sẽ là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh cận thị trường học. Có hai loại chiếu sáng trong lớp học:

2.3.1. Chiếu sáng tự nhiên Muốn lớp học có chiếu sáng tự nhiên tốt thì phải đảm bảo các yêu cầu trong xây dựng như

sau: - Lớp học phải quay về hướng có nguồn ánh sáng tự nhiên tốt: hướng Nam, Đông Nam. Hệ số ánh sáng tự nhiên ở trong lớp học từ 1/4 - 1/5. - Muốn đảm bảo được hệ số ánh sáng tự nhiên thì hệ thống cửa sổ trong lớp học phải đảm

bảo một số quy định như sau: Khoảng cách giữa hai cửa sổ từ: 0,5 – 0,75 m. Bờ trên của cửa sổ cách trần 0,4m. Bờ dưới cửa sổ cách nền 0,8m. Hệ thống cửa sổ và cửa ra vào phải có hai lớp cửa. Cửa chớp để che nắng. Cửa kính để ngăn bụi và tiếng ồn, cửa phải có các song cửa sổ để đảm bảo an toàn cho học

sinh. - Để tăng độ sáng trong lớp học thì tường, trần và nền lớp học phải quét vôi và lát gạch

men màu sáng.

2.3.2. Chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng nhân tạo có tác dụng bổ sung nguồn sáng trong lớp học khi các buổi học bắt

đầu quá sớm hoặc tan quá muộn. Trong những lúc thiếu ánh sáng mặt trời (khi có giông, bão, về mùa đông - xuân...). Có các nguồn chiếu sáng nhân tạo sau đây:

- Loại chiếu sáng bằng ánh sáng thẳng. - Loại chiếu sáng bằng ánh sáng phản chiếu. - Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên, dùng các loại đèn sau: + Đèn tóc: 4 bóng công suất 150W - 200W + Đèn neon: 6 - 8 bóng, mỗi bóng dài 1,2 m Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8 m. Các nguồn sáng trên được phát ra từ các bóng đèn tóc (đèn tròn) hoặc loại đèn (đèn

Page 117: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

117

neon...). Trong hai nguồn sáng trên, thường dùng loại bóng đèn khí vì đèn khí có các ưu điểm hơn so với đèn tóc:

+ Tốn ít năng lượng điện. + Ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên. + Không làm tăng nhiệt độ không khí trong lớp học. - Tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo: Đơn vị để đo độ chiếu sáng nhân tạo là lux (luych). Tiêu chuẩn từ 400 lux. Tối đa không được quá 700 lux. Tối thiểu không được dưới 100

lux.

2.4. Yêu cầu vệ sinh của các phương tiện phục vụ học tập Các phương tiện phục vụ học tập bao gồm: bàn, ghế, bảng và các học cụ (cặp, sách vở,

giấy bút).

2.4.1. Bàn và ghế - Các yêu cầu chung: + Bàn và ghế phải rời nhau. + Kích thước bàn, ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. + Giúp cho học sinh ngồi ngay ngắn và đúng tư thế. + Thuận tiện khi học sinh đứng lên ngồi xuống, lúc vào học, ra chơi và khi tan trường. + Chiếm một diện tích tối thiểu ở trong lớp học. + Bàn ghế phải đẹp, mỹ thuật và chắc chắn. - Tiêu chuẩn cụ thể của bàn ghế: Kích thước: chiều cao, chiều sâu, bề rộng của bàn, ghế phải tương đương nhau và phải phù

hợp với tầm vóc của học sinh. Cụ thể: Cỡ bàn và ghế Các chỉ số

I II III IV V VIChiều cao bàn 46 50 55 61 69 74Chiều cao ghế 27 30 33 38 44 46Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế 19 20 22 23 25 28

2.4.2. Bảng - Kích thước: chiều dài: 1,8 m - 2,0 m. - Màu sắc: nguyên tắc sử dụng bảng và phấn tạo được sự tương phản cao giữa bảng và

phấn. Do đó có thể sử dụng các loại bảng màu trắng, màu xanh lá cây hoặc màu đen tuỳ từng địa phương.

- Cách treo bảng: Hàng bàn đầu tiên đặt cách bảng từ 2 m đến 2,5 m. Bờ dưới của bảng cách nền 0,8 m đến 1 m.

Page 118: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

118

- Chữ viết của thầy cô giáo ở trên bảng phải đủ lớn để cho học sinh ngồi ở dãy bàn cuối cùng nhìn rõ.

- Tiêu chuẩn chiều cao của chữ bằng 1/200 chiều dài lớp học.

2.4.3. Học cụ - Cặp đựng sách: phải có hai quai, học sinh phải đeo đi học (cho học sinh cấp 1 và 2). - Sách, vở... đảm bảo nguyên tắc: lớp càng bé thì bài học càng ngắn, chữ in càng to và hình

càng đẹp.

3. Các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh liên quan đến trường học Ngoài các bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh nhiễm ký sinh trùng,

bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh của hệ xương khớp... trong học sinh thường mắc phải hai bệnh có mối liên quan đến quá trình học tập của các em, đó là bệnh biến dạng cột sống và bệnh cận thị trường học.

3.1. Bệnh biến dạng cột sống

3.1.1. Nguyên nhân - Do bàn ghế không hợp tiêu chuẩn vệ sinh, như bàn cao mà ghế thấp hoặc bàn thấp mà

ghế lại cao. - Do chiếu sáng ở trong lớp không đầy đủ, học sinh phải xoay vở ra phía có nhiều ánh sáng

để viết. - Do tư thế xấu khi ngồi học như vẹo đầu, vặn người hay ngồi xổm để học... - Do phải lao động chân tay quá sớm hoặc phải ngồi làm việc thủ công ở một tư thế gò bó

trong thời gian dài khi tuổi đang còn nhỏ. - Do hậu quả của một số bệnh như bại liệt, lao cột sống...

3.1.2. Hình dáng vẹo Thường gặp 4 dạng vẹo sau đây: Hình chữ C thuận. Hình chữ C ngược. Hình chữ S thuận Hình chữ S ngược. Có 3 độ vẹo: Độ I (nhẹ) Độ II (vừa). Độ III (hàng).

3.1.3. Ảnh hưởng của biến dạng cột sống Tùy theo mức độ biến dạng của cột sống mà có ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Ở

mức độ I chưa có ảnh hưởng gì. Ở mức độ II đã có ảnh hưởng đến hình dáng tư thế của học

Page 119: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

119

sinh, đến chức năng hô hấp. Ở mức độ III thì ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, tư thế xấu. Nếu ở các em gái thì còn ảnh hưởng tới khung chậu.

3.1.4. Biện pháp đề phòng - Bàn ghế phải hợp tiêu chuẩn vệ sinh đã quy định. - Lớp học phải được chiếu sáng tự nhiên tốt, đúng tiêu chuẩn vệ sinh, phải có hệ thống

chiếu sáng nhân tạo. - Đeo cặp hai vai mà không được xách cặp ở một bên. - Ngồi học trong lớp cũng như ở góc học tập tại nhà phải đúng tư thế. - Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và nâng cao thể trạng. - Không lao động nặng quá sớm...

3.2. Bệnh cận thị

3.2.1. Nguyên nhân - Do lớp học không được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo) vì vậy mắt

của học sinh phải điều tiết nhiều trong quá trình dài dẫn tới trục trước bầu của mắt bị kéo dài mà làm cho hình ảnh của vật không hiện ở trên võng mạc mà lại hiện ở phía trước võng mạc.

- Do bàn ghế không hợp quy cách: Ví dụ: + Bàn cao ghế thấp làm cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải điều tiết

nhiều. + Bàn thấp, ghế cao, học sinh phải cúi xuống để viết làm cho máu dồn vào hố mắt nhiều

làm cho áp lực trong hố mắt tăng lên, đẩy thủy tinh thể phồng ra phía trước. - Do học tập không hợp vệ sinh như lúc sáng sớm, buổi chiều hôm, nằm để học... đều làm

cho mắt phải điều tiết nhiều.

3.2.2. Tác hại của bệnh cận thị trường học - Ảnh hưởng đến quá trình học tập vì không nhìn rõ chữ và hình vẽ ở trên bảng (do không

đeo kính). - Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, thường là chậm chạp và dễ gây ra các tai nạn. Một số

ngành nghề không sử dụng những người mắt kém. - Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị trường học là bong võng mạc gây ra mù.

3.2.3. Biện pháp đề phòng - Lớp học phải được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo). - Bàn ghế phải hợp quy cách và đúng tiêu chuẩn vệ sinh. - Trong chế độ ăn uống cần đủ chất, đặc biệt vitamin A.

4. Tác động của môi trường tới sự phát triển của trẻ Cơ thể sống và môi trường bên trong của nó, như là các dịch thể giữa các tế bào máu,

Page 120: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

120

huyết tương hay bạch huyết và môi trường bên trong hoặc ngoài cũng rất da dạng. Mỗi một sự thay đổi của môi trường bên trong hoặc bên ngoài đều có tác động nhất định đến sức khỏe.

Trẻ em cần phải được chăm sóc, vì tính dễ bị tổn hại và sự phụ thuộc của các em. "Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai". Nếu như lứa tuổi này bị huỷ hoại vì điều kiện sống

quá khắc nghiệt hoặc vì sự nuôi dạy không được đầy đủ thì tạo ra một con người cho tương lai cũng sẽ bị phó mặc cho may rủi. Xã hội nào mà bỏ mặc trẻ em của mình thì xã hội đó sẽ không có ngày mai.

Tình trạng sức khỏe của trẻ em trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới phải được quyết định bởi thế hệ cha mẹ các em ngày hôm nay. Họ cùng nhau chia xẻ trách nhiệm trong công tác phát triển kinh tế, xã hội và những biện pháp tác động tới trẻ em và gia đình của chúng.

Trước hết trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình và các em sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp nhất khi mà những nhu cầu sinh học và vật lý học dược cung cấp một cách đầy đủ ở trong môi trường gia đình. Thành phần gia đình và lối sống gia đình cũng khác nhau tuỳ theo từng nhóm xã hội. Khi xảy ra những khủng hoảng gia đình thì trẻ em sẽ là một đối tượng bị nguy cơ lớn nhất, do đó các em cần phải được chăm sóc để giảm nhẹ những tác động đó.

Phải có sự chăm sóc về y tế cho các em, tuy nhiên những can thiệp này sẽ trở nên vô ích nếu như không có đường lối chính trị và các cơ sở hạ tầng của xã hội và cộng đồng để đảm bảo rằng: nhóm người này sẽ được dành cho những ưu tiên thào tỷ lệ nhu cầu của họ trong một quần thể dân chúng.

- Môi trường xã hội rộng lớn thông qua các stress của mình mà có thể gây ra những lo âu, chán nản ở nhiều người làm cha mẹ và bằng cách đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.

- Các dịch vụ xã hội để bảo vệ trẻ em thoát khỏi các ảnh hưởng của những stress như ốm đau, thất nghiệp, sự tổn thất hoặc tan vỡ của gia đình.

Trẻ em và các nhu cầu cho quá trình phát triển Theo G. Morris (1970) thì một trong những quá trình sinh học kỳ lạ nhất của trẻ em là quá

trình sinh trưởng. Trẻ không thể sinh trưởng một cách hợp lý trong thời kỳ bị ốm đau là bị một tác động của một yếu tố môi trường nào đó; sáng khi bình phục trở lại thì trẻ có thể có sự sinh trưởng “bù”. Mạt khác, nếu những dịp "mất sinh trưởng" xảy ra một cách thường xuyên hoặc trong một thời gian dài, hoặc là những điều kiện môi trường không tốt, thì sự “lớn lên” sẽ không xảy ra và những gì mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Hiện tượng này xảy ra khác nhau tuỳ theo các tầng lớp nhân dân sống ở trong xã hội, nó được thể hiện ở một số biểu hiện như: nghề nghiệp của cha mẹ và sự thu nhập các dịch vụ sẵn có. Như vậy các tầng lớp xã hội mang nhiều đặc trưng chịu ảnh hưởng của xã hội và các hành vi sức khỏe cũng như những vấn đề khác tồn tại ở bậc thang cuối cùng của xã hội, đặc biệt là ở những vùng nghèo khổ nhất phải chịu dựng cuộc sống thiếu thốn trong một môi trường độc hại.

Do đó chất lượng cuộc sống ở trong mỗi gia đình rõ ràng là có sự liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của các em, nếu như những đặc trưng đó bị rối loạn ví dụ như sự rối loạn

Page 121: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

121

cảm xúc ở người mẹ hoặc người cha hoặc giả như cha mẹ các em mắc phải những bệnh về tâm thần hay thể chất cũng như sự thiếu hụt những chất trong cuộc sống cộng đồng, nếu có thêm sự phối hợp với những khó khăn trong đời sống như thất nghiệp: nhà ở thiếu thơn, chật chội, nghiện hút... thì nguy trên lại càng tăng. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu lao động nghèo ở thành phố hoặc ở những vùng nông thôn nghèo.

Nhịp độ phát triển ở giai đoạn đầu thường nhanh, sau đó là giai đoạn phát triển chậm và khi đứa trẻ lên 5 tuổi thì bắt đầu giảm xuống. Sau đó lại chuyển sang giai đoạn tăng hết mức ở thời kỳ tuổi thiếu niên.

- Yếu tố di truyền cũng có ý nghĩa trong sự quyết định xu hướng phát triển và xu hướng này cần phải được duy trì và thúc đẩy thông qua năng lượng lấy từ môi trường. Vì thế mà trong những giới hạn bình thường mỗi cá thể có một quỹ đạo phát triển riêng của mình. Nếu như có sự chệch hướng, chính là do sự tác động bất lợi của môi trường đã khởi động các cơ thể để "bắt kịp". Khả năng bắt kịp tiềm tàng cho phép mỗi cá thể đạt được một đường cong phát triển như ban đầu trong những trường hợp bình thường.

Môi trường văn hóa và xã hội với sự phát triển ở trẻ em - J.Colley và D.D. Reid, A.R.Desai, S.D. Phillai (1972) còn nêu lên vấn đề môi trường văn

hóa và xã hội cũng có những ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể lực và sự giáo dục. Có nhiều yếu tố đã được xác định như là một chỉ thị của môi trường kinh tế, xã hội trong

đó có những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển của trẻ em. - Nhà cửa, sự tăng nhanh dân số, tỷ lệ giữa người giàu, người nghèo, mức thu nhập hoặc số

ruộng đất để canh tác đều có một mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển thể lực của trẻ em. Người ta cũng nhận thấy rằng chất lượng của việc chăm sóc một đứa trẻ phải được đánh giá qua trình độ học vấn của cha mẹ, nhất là mẹ. Trong những gia đình có cả cha và mẹ hoặc gia đình có ít người, có khoảng cách giữa các lần sinh dẻ ít nhất là 24 tháng đều có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển đầy đủ của đứa trẻ. Nếu như một đứa trẻ có cân nặng thấp khi sinh, người mẹ đẻ nhiều con, nhà chật chội, cha mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng, đứa trẻ bị ỉa chảy nhiều lần, không được sự chăm sóc đầy đủ của y tế, và thức ăn lại thiếu chất, vv... đều là những yếu tố góp phần tác động lên sự phát triển của trẻ. Nếu như những yếu tố trên càng nhiều ở một đứa trẻ thì trẻ đó có xu hướng bé nhỏ đi.

- Ngoài ra nếu như tình trạng thiếu thốn về nhà cửa, đông người, tình trạng vệ sinh kém, thu nhập gia đình thấp, mối quan hệ trong gia đình bị đổ vỡ sẽ dẫn tới thiếu sự ủng hộ về đạo đức, xã hội, văn hóa. Kết hợp với hoàn cảnh của người mẹ phải lao động quá vất vả, không còn thời gian chăm sóc con cái cũng dẫn tới sự giảm sút về phát triển thể lực ở trẻ em.

- Mối liên quan về sự trưởng thành: về tri thức và tâm lý xã hội ở trẻ em: Trẻ em cùng ở với cha mẹ và gia đình sẽ được trưởng thành đần trong quá trình giáo dục của gia đình và xã hội về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, dù ở bất kỳ một chế độ xã hội nào. Sự hiểu biết này là kết quả của một quá trình trưởng thành phức tạp và lâu dài

TỰ LƯỢNG GIÁ

Page 122: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

122

Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm tử thích hợp vào khoảng trống:

1. Hai tác hại chính của bệnh cận thị học đường là: A……. B……. 2. Trường học phải có phòng...(A)..... để chăm sóc sức khỏe cho học sinh A……. 3. Mức độ cong vẹo cột sống gồm: A……. B……. C……. 4. Thông gió nhân tạo thường sử dụng..... (A)... hoặc... (B)... để đưa không khí bẩn từ trong

lớp học ra ngoài. A……. B……. 5. Khi phòng học thiếu ánh sáng, cần hỗ trợ hai loại đèn trong phòng là: A……. B……. 6. Trong lớp học phải có hai hệ thống cửa là: A……. B……. 7. Ba ưu điểm của đèn neon là: A……. B……. C…….. 8. Hai yêu cầu chính của bàn và ghế là: A……. B…….

Page 123: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

123

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 9 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

9. Địa điểm xây dựng trường học phải: A. Ở xa trung tâm B. Ở khu trung lâm C. Ở ngoại ô thành phố D. Ở khu không có nhà máy sản xuất công nghiệp

X

10. Hướng tốt nhất của lớp học để lấy được nhiều ánh sáng là: A. Hướng Nam, hướng Tây Nam B. Hướng Đông, hướng Bắc C. Hướng Nam, hướng Đông Nam D. Hướng Đông, hướng Đông Bắc

X

11. Diện tích xây dựng trường học ở nông thôn miền núi là: A. 6 m2/học sinh B. 8 m2/học sinh C. 10 m2/học sinh D. 12 m2/học sinh

12. Diện tích đất cần thiết để trồng cây xanh trong nhà trường là: A. 40% B. 50% C. 60% D. 70%

13. Nhu cầu được uống cho học sinh vào mùa bóng là: A. 0,3 lít /học sinh/ca học B. 0,5 lít /học sinh/ca học C. 0,7 lít /học sinh/ca học D. 0,9 lít /học sinh/ca học

3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

14 Đơn vị đo ánh sáng nhân tạo là lux

15 Tiêu chuẩn ánh sáng nhân tạo trong phòng học là: 400- 700 lux

Page 124: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

124

16 Cửa chớp để ngăn bụi và chống tiếng ồn

17 Bờ trên của cửa sổ phải cách tràn 0,5 m

18 Tường của lớp học phải được quét vôi màu tối để tăng độ chiếu sáng

19 Diện tích đất trồng cây xanh trong trường học phải bằng 40% diện tích đất cho xây dựng

20 Bờ dưới của bảng phải cách nền 1 m

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần yêu cầu vệ sinh

của lớp học cần tham khảo thêm cuốn sách "Sổ tay học đường", tr 10 - 18. Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

Sinh viên quan sát tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học như đại điểm xây dựng trường học, lớp học, cách bố trí các khu nhà trong trường học, điều kiện học tập bàn, ghế, phấn bảng.... xem có phù hợp với thực tiễn hay không?

Phỏng vấn các trường hợp cong vẹo cột sống, cận thị học đường để tìm ra các yếu tố nguy cơ.

2. Vận dụng thực tế Cần nắm vững các kiến thức về các nguyên nhân gây ra các bệnh học đường để tuyên

truyền cho học sinh trong độ tuổi đi học, các bậc phụ huynh biết cách phòng chống các bệnh học đường như trong trường học bàn ghế phải hợp quy cách, có góc học tập ở nhà, ánh sáng phải dạt tiêu chuẩn....

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

Page 125: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

125

học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 126: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

126

XÉT NGHIỆM VI SINH VẬT TRONG MÔI THƯỜNG KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật trong môi trường không khí và

một số các chỉ số lí hoá. 2. Tiến hành được các phương pháp xét nghiệm vi sinh vật trong môi trường không khí

và nhận định kết quả. 1. Mở đầu

- Trong không khí, ngoài bụi ra còn có các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc. Các thành phần có liên quan mật thiết với nhau, bụi càng nhiều thì số lượng vi sinh vật càng cao.

- Điều kiện hoàn cảnh và thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình và số lượng vi sinh vật. + Mùa khô trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn mùa ẩm. + Trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn ở ngoại ô nông thôn. - Trong không khí ngoài những tạp khuẩn còn có các loại cầu khuẩn gây bệnh, trực khuẩn

lao, trực khuẩn bạch hầu. Ở những nơi như bệnh viện trong không khí dễ có các vi khuẩn gây bệnh, không khí ở trong kho tàng có nhiều nấm mốc.

- Mỗi loại vi khuẩn tìm được trong không khí là một chỉ điểm cho ta biết nguồn gốc nhiễm khuẩn.

+ Nếu tìm thấy Clostridium, chứng tỏ không khí bị nhiễm khuẩn do bụi đất. + Nếu tìm thấy E. coli, Clostridium perfringens tức là trong không khí bị nhiễm phân bốc

lên thành bụi.

2. Cách lấy mẫu 2.1. Nguyên tắc: sử dụng kỹ thuật đổ đĩa, đếm khuẩn lạc trên các môi trường thạch khác nhau, ở nhiệt độ môi trường là 370C trong thời gian là 48 - 72 giờ có được số lượng vi khuẩn trong 1 m3 không khí.

2.2. Chuẩn bị môi trường Thạch: có các loại thạch lấy mẫu không khí vi sinh vật như sau: - Thạch thường: còn gọi là thạch dinh dưỡng để kiểm tra tổng số vi sinh vật ưa khí được

tính trong 1 lít thạch. Bao gồm: + Nước thịt: 600 ml + Pepton: 10 g + Thạch sợi (Thạch aga): 25 g + Muối tinh khiết: 5 g

Page 127: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

127

+ Nước cất: 400 ml. Môi trường đổ đĩa (18 - 20ml/ 1 đĩa) - Thạch máu: để kiểm tra các cầu khuẩn tan máu. Bao gồm: + 200 ml thạch thường + 10 ml máu cừu hoặc máu thỏ, dê. Môi trường đổ đĩa (18 - 20ml/ 1 đĩa) - Thạch Saburo glucose có pH = 4 -5 để kiểm tra nấm mốc. + Pepton: 10g + Glucose: 20g + Thạch: 20g + Nước cất: 1000ml - Môi trường đổ đĩa (18 - 20ml/ 1 đĩa)

2.3. Cách lấy mẫu

2.3.1. Nguyên tắc - Lấy nhiều địa điểm khác nhau. - Trong một phòng nên lấy 5 địa điểm: 4 điểm ở bốn góc và một điểm ở giữa, mỗi nơi 5 đĩa

thạch (2 đĩa thạch dinh dưỡng, 2 đĩa thạch Saburo và một đĩa thạch máu). - Kiểm tra đĩa thạch ở đường phố, ngoài sân nên tránh chỗ có ánh nắng, lấy mẫu ở nhiều độ

cao khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, lúc ít người và lúc đông người qua lại. - Đối với các kho tàng, ít ánh sáng, độ ẩm cao nên chú ý kiểm tra nấm mốc. - Đối với các bệnh viện, nhà mổ, phòng thí nghiệm cần chú ý kiểm tra các vi khuẩn tan

máu.

2.3.2. Cách lấy mẫu Trước khi lấy mẫu không khí phải để thạch vào tủ ấm để cho thạch ấm lại và mặt thạch

khô. - Đến địa điểm kiểm tra môi trường không khí, mở nắp hộp thạch ra (nắp hộp úp nghiêng

kê lên cạnh đáy hộp thạch ), hứng trong 5 - 10, 15 phút tuỳ tình hình dự kiến mức độ ô nhiễm của không khí nơi kiểm tra.

- Sau thời gian quy định đậy nắp hộp lồng lại, để vào tủ ấm 370C đối với hộp thạch máu, thạch thường còn đối với thạch Saburo để nhiệt độ phòng thí nghiệm 22 - 250C.

- Theo dõi 24 - 48 giờ đối với các loại vi khuẩn và 7 - 10 ngày đối với các loại nấm.

3. Đọc kết quả:

Page 128: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

128

Trong đó: X = Tổng số vi sinh vật trong 1 m3 không khí A = Tổng số vi sinh vật đếm được trong đĩa thạch S: Diện tích đĩa thạch (tính ra cm3) K = Thời gian mở đĩa thạch tính theo hệ số. 5 phút = 1 10 phút = 2 15 phút = 3 100: 100 cm3 môi trường có thể hứng được vi khuẩn có trong 10 lít không khí. 100: Hệ số nhân tính ra số lượng vi sinh vật trong 1 m3 không khí. Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí: - Không khí tốt: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có < 20 khuẩn lạc vi sinh vật. - Không khí vừa: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có 20 -25 khuẩn lạc vi sinh vật. - Không khí xấu: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có > 25 khuẩn lạc vi sinh vật.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Quy trình kỹ thuật Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

cách tự kiểm theo quy trình kỹ thuật sau: Bảng kiểm phát hiện vi sinh vật có trong môi trường không khí

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

Hộp lồng petri Xét nghiệm đạt kết quả

Lấy đủ số lượng

2 Tiến hành: - Đổ thạch vào hộp lồng: khoảng 18 - 20 ml thạch, trước khi đặt ra ngoài môi trường không khí phải để thạch vào tủ ấm để cho thạch ấm lại và mặt thạch khô. - Đến địa điểm kiểm tra môi trường không khí, mở nắp hộp thạch ra hứng trong 5 - 10, 15 phút tuỳ tình hình dự kiến mức độ ô nhiễm của không khí nơi kiểm tra. - Sau thời gian quy định đậy nắp hộp lồng lại, để vào tủ ấm 370C gối với hộp thạch máu, thạch thường còn đối với thạch Saburo để nhiệt độ phòng thí nghiệm 22 –250C. - Theo dõi 24 - 48 giờ đối với các loại vi khuẩn và 7 - 10 ngày đối với các loại nấm.

Tạo môi trường để nuôi cấy vi sinh vật Lấy mẫu VSV Nuôi cấy VSV Kích thước, hình thể khuẩn lạc của từng

Đủ số lượng thạch và để đủ thời gian. Đủ thời gian quy định Đủ thời gian và nhiệt độ Phát hiện đúng loại vi sinh vật

Page 129: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

129

loại VSV

3 Tính kết quả X = A. 100. 100/ SK

Trong môi trường không khí số vi sinh vật là bao nhiêu

- Xác định đúng thành phần trong công thức - Số lượng VSV trong môi trường không khí, so sánh với TCCP, nhận xét.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần cách lấy mẫu

vi sinh vật trong môi trường không khí tham khảo thêm trong cuốn sách "Thường quy kỹ thuật xét nghiệm" của Viện Y học lao động.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ cách xác định các yếu tố vi khí hậu và các nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường không khí.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày với giáo viên để được giải đáp.

Sinh viên quan sát các nơi bị ô nhiễm như bệnh viện, chợ, bến tàu, bến xe... so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.

2. Vận dụng thực tế Sau khi học xong bài này sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức và kỹ năng để lấy

mẫu xét nghiệm vi sinh vật tại các nơi khác nhau trong môi trường không khí và nhận định được kết quả, từ đó có những đề xuất và kiến nghị.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -

Page 130: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

130

Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 131: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

131

XÉT NGHIỆM NƯỚC

MỤC TIÊU

Sau khi học mong bài này sinh viên có khả năng: 1. Tiến hành được các kỹ thuật tuý mẫu nước xét nghiệm và đọc được kết quả của một

nhiêu xét nghiệm mẫu nước. 2. Tiến hành được các phương pháp xét nghiệm mẫu nước về hóa học: chất hữu cơ NH3,

NO2, NO3, độ cứng. 3. Tiến hành được các phương pháp xử lý nước trong phòng thí nghiệm.

1. Yêu cầu chuẩn bị - Mẫu nước: nước máy, nước giếng đào, giếng khoan, nước ao hồ. - Dụng cụ: chai lọ lấy mẫu nước loại khai nút mài hít, đã rửa sạch, hấp sấy khô. Bình nón

250ml, buret, pipet, giá treo buret, đèn cồn, kiềng, hộp lồng petri, ông hút 1 ml, nồi cách thủy, đèn cồn, ông hút 10 ml.

- Hóa chất: + KmnO4 N/50 + H2C2O4 N/50 + HSO4 đặc, bộ thang mẫu đã biết trước nồng độ NH3 + Dung dịch chuẩn Nessler + Dung dịch khử kiềm Seignete 5% + Trylon B N/10. + Chỉ thị màu đen Eryocrom T. + Dung dịch đệm NH3 + Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 10%. 1ml = 0,01 mg phèn. + Phèn kép K2SO4.Al2(SO4)3.6H2O + Phèn sắt Fe(Cl3)2 + Cloramin B 1% + Dung dịch KI 10% + Hồ tinh bột 1% + Thạch thường trong ống sẵn 15 ml + Nước cất vô trùng trong ống sân 9 ml

2. Lý thuyết cần đọc trước - Vệ sinh môi trường nước

Page 132: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

132

- Ô nhiễm nước

3. Hướng dẫn thực hành kỹ năng

3.1. Kĩ thuật lấý mẫu nước xét nghiệm

3.1.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh vật

a. Dụng cụ lấy mẫu - Chai thủy tinh nút mài thể tích 250 - 500ml (chai đã được rửa sạch và hấp sấy khô, phía

ngoài có dán nhãn). + Trước khi lấy mẫu chai phải rửa sạch, súc chai bằng dung dịch natricarbonat 1% và rửa

lại bằng dung dịch acid loãng 1% súc tráng rửa bằng nước sạch sau đó tráng lại bằng nước cất. + Hấp sấy khô ở nhiệt độ 1800C trong vòng 30 phút. + Dán nhãn lên chai (nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, loại nước, thời tiết lúc lấy mẫu họ

tên người lấy mẫu, yêu cầu xét nghiệm những chỉ số gì, ngày giờ, tháng, năm gửi mẫu nước đi xét nghiệm).

+ Đóng gói chai. - Cồn 900 để khử khuẩn, tăm bông. - Diêm, bút chì, sổ sách ghi chép. - Quang chai: bằng sắt, nhôm, đồng và có đế nặng. - Phích đá, hòm lạnh để bảo quản mẫu.

b. Kỹ thuật lấy mẫu + Nước máy: lấy ở đầu nguồn, giữa nguồn, cuối nguồn (ở nơi sử dụng). + Mở vòi cho nước chảy 2-3 phút, trước khi lấy phải tráng chai lấy mẫu 3 lần rồi mới lấy

chính thức. + Mở nút chai lấy mẫu bằng hai ngón nhẫn và út bàn tay phải, ngón cái và ngón trỏ cầm

tăm bông tẩm cồn đốt kỹ miệng chai để tiệt khuẩn, tay trái cầm chai, lấy 9/10 chai nước sau đó khử khuẩn lại miệng chai, đóng chặt nút chai, đóng gói và bảo quản trong hòm lạnh.

- Nước bề mặt: dùng quang chai vô khuẩn, cho chai vào quang thả xuống độ sâu 30 - 40cm, đợi nước vào đẩy chai, kéo lên đậy nút chai, đóng gói và bảo quản.

+ Nếu là nước sông suối mỗi điểm cần lấy 3 vị trí 2 bờ và ở giữa, lấy cách bờ 1 cm, khi nước cạn 1ấv cách đáy 30 - 50cm, miệng chai hướng về phía dòng chảy.

+ Nếu là nước hồ lấy ở 4 vị trí 4 điểm 4 góc và 1 điểm ở giữa. - Nước ngầm: + Nếu là nước giếng dùng quang chai vô khuẩn, lấy cách mặt nước 40 cm, nếu dùng gầu

thì phải tráng đi tráng lại vài lần. + Như là nước giếng khoan sâu: cách lấy mẫu như nước máy.

c. Bảo quản, vận chuyển: Mẫu nước sau khi lấy song cần chuyển gấp về phòng xét nghiệm

Page 133: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

133

càng sớm càng tốt, nếu chưa chuyển ngay thì phải bảo quản ở nhiệt độ 0 – 40C

3.1.2. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm lí hóa học

a. Dụng cụ - Chai thủy tinh nút mài loại 1 lít (quy trình rửa chai như lấy mẫu vi sinh vật) - Quang chai. - Thể tích lấy mẫu 5 - 7 lít.

b. Kỹ thuật lấy mẫu - Trước khi lấy mẫu cần tráng chai nhiều lần bằng chính nước đó. - Kỹ thuật như lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh vật (không có tăm bông). - Ghi nhãn và bảo quản.

3.1.3. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm chất khí hòa tan (COD) - Chỉ dùng chai nút nháp, dung tích 300ml. - Cho nước chảy từ từ vào miệng chai cầm chai hơi nghiêng không để không khí vào trong

chai. - Cố định oxy hòa tan bằng hai dung dịch: kiềm NaOH và KI 2ml, MnCl 2ml. - Đưa thuốc xuống tận dưới đáy chai, đậy nút, lắc đều cho tủa lắng xuống đáy khoảng 30

phút, sau đó gắn nút paraphin hoặc gắn xi.

3.2. Xét nghiệm nước về tình chất hóa học

3.2.1. Định lượng chất hữu cơ trong nước

a. Nguyên tắc Dùng pemanganatkali (KMnO4) để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước và từ đó đo

lượng O2 giải phóng ra để oxy hóa chất hữu cơ đó. Tức là ta cho các chất hữu cơ tác dụng với một lượng thừa KmnO4 N/50 ở nhiệt độ sôi trong 10 phút, sau đó chuẩn độ thuốc tím còn thừa bằng acid oxalic (H2C2O4) N/50. Từ lượng thuốc tím đã sử dụng ta tính được nồng độ các chất hữu cơ có trong nước. Phản ứng thực hiện trong môi trường kiềm hoặc môi trường acid.

b. Dụng cụ - hóa chất - Dụng cụ: chai lọ lấy mẫu nước loại chai nút mài hít, đã rửa sạch, hấp số khô. Bình nón

250ml, buret, pipet, giá treo buret, đèn cồn, kiềng... - Hóa chất: KMnO4 N/50

H2C2O4 N/50 H2SO4 đặc

c. Tiến hành Ta cho vào bình nón thứ tự sau: - Nước xét nghiệm 100ml

Page 134: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

134

- H2SO4 đặc 2ml - KMnO4, N/50 10ml Đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm 10 mL acid oxalic N/50 lúc này sẽ mất màu hoàn

toàn. Từ buret chuẩn độ bằng thuốc tím cho tới khi xuất hiện màu hồng thì dừng lại và ghi lại số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết (n ml)

Song song với mẫu xét nghiệm ta phải làm 1 mẫu đối chứng bằng nước cất các bước tiến hành tương tự ta sẽ có (n' ml thuốc tím) thường n’ = 0,5.

d. Kết quả X mg O2 /l = (n-n').0,16.1000/ 100 = (n-n').1,6. Trong đó: n là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước xét nghiệm. n’ là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước đối chứng. 0,16 là 1 ml thuốc tím giải phóng ra 0,16 mgO2 1000 tính ra thể tích 1 lít nước. 100 số lượng nước đem xét nghiệm.

e. Nhận định kết quả Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường kiềm thì đó là chất hữu động vật so với tiêu

chuẩn cho phép từ 0 đến < 2 mgO2/lít. - Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường acid thì đó là chất hữu thực vật so với tiêu

chuẩn cho phép từ 2 đến < 4 mgO2/lít. - Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

3.2.2. Định lượng Amoniac (NH3) trong nước (bằng phương pháp lên máu với thuốc thử Nessler)

a. Nguyên tắc Trong môi trường kiềm mạnh các muối có gốc NH3 sẽ tạo thành NH4(OH). Muối này sẽ

kết hợp với thuốc thử Nessler cho ta một phức chất màu vàng nâu.

Nessler Kalitetraiodua Mecurat Oxy Dimecurat Amoni Iodua (vàng nâu) Nhưng trong nước có rất nhiều ion Ca, Mg làm trở ngại cho phản ứng vì vậy trước khi xét

nghiệm ta phải khử độ cứng của nước bằng dung dịch khử kiềm Seigncte (Kali natritactrat).

b. Hóa chất - Dung dịch chuẩn Nessler - Dung dịch khử kiềm Seignete 5%

c. Dụng cụ

Page 135: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

135

- Ống hút 2ml, 5ml, 10ml - Ống nghiệm - Bộ thang mẫu đã biết trước nồng độ NH3 - Chai lọ dựng hóa chất - Máy điện quang kế (Specol 11)

d. Tiến hành - Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10ml. Dung dịch khử kiềm Seignete 5% 5 giọt. - Lắc đều để 3 - 5 phút sau cho thêm: Dung dịch chuẩn Nessler 5 giọt. Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thì lấy kết quả

của ống đó. + Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 420 nm kết quả sẽ hiện

trên màn hình. + Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

3.2.3. Định lượng NO2 trong nước (Bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griess)

a. Nguyên tắc Trong môi trường acid ion NO- sẽ kết hợp với ion H+ để tạo thành HNO2. Acid này sẽ kết

hợp với thuốc thử Griess cho ta một phức chất màu hồng.

HNO2 + A.sulfanilic................................ A. Diazosulfanihc. A. Diazosulfanilic+alpha naphtylamin... A. alpha naphtylamin azobensulfonic.

b. Hóa chất - Griess A (gồm acid acetic và acid sulfanilic) - Griess B (gồm acid acetic và alpha naphtylamin).

c. Dụng cụ - Ống hút 2ml, 5ml, 10ml - Ống nghiệm

Page 136: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

136

- Bộ thang mẫu đã biết trước nồng độ NO2 - Chai lọ đựng hóa chất - Máy điện quang kế (Specol 11)

d. Tiến hành - Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10ml. Griess A 1ml Griess B 1ml - Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thì lấy kết quả

của ống đó. + Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 520nm kết quả sẽ hiện

trên màn hình. + Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

3.2.4. Xác định độ cứng của nước

a. Nguyên tắc Trylon B có khả năng tạo thành những hỗn hợp vững chắc với những ion hóa trị 2 đặc biệt

là ion Ca và Mg. Nhưng trong môi trường kiềm chỉ thị màu đen Eryocrom T sẽ kết hợp ion Ca, Mg tạo thành một phức hợp màu hồng. Khi chúng ta cho Trylon B vào nó sẽ phá vỡ phức hợp đó để lấy đi ion Ca, Mg tạo thành một phức hợp bền vững hơn có màu xanh lơ.

b. Hóa chất. - Trylon B N/10. - Chỉ thị màu đen Eryocrom T. - Dung dịch đệm NH3

c. Dụng cụ - Chai lấy mẫu nước loại 1 lít, 2lít, 5lít. - Bình nón 250ml, buret và giá treo buret, pipet và giá để pipet. - Chai lọ dựng hóa chất.

d. Tiến hành - Ta cho vào bình nón thứ tự sau: Nước xét nghiệm 50ml Dung dịch đệm NH3 5ml Chỉ thị màu đen Eryocrom T 0,2ml Sau đó lắc đều. - Từ Buret chuẩn độ bằng Trylon B N/10 cho tới khi thấy chuyển từ màu hồng sang màu

xanh lơ thì dừng lại và ghi lại số ml Trylon B đã dùng.

Page 137: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

137

e. Kết quả

Trong đó: 1ml Trylon B = 0,28 n là số ml Trylon B đã dùng

f. Nhận định kết quả Dựa vào kết quả thu được để nhận định loại nước đó là nước mềm, nước cứng, khá cứng,

rất cứng theo tiêu chuẩn.

3.3. Các test xử lí nước

3.3.1. Test làm trong nước a. Nguyên tắc: Trong những khối lượng nước bằng nhau, ta cho những lượng phèn tăng dần sao cho đủ lượng phèn tối thiểu để làm trong một mẫu nước, rồi từ đó tính lượng phèn cần thiết đủ để làm trong một thể tích nước nhất định sau 4 giờ (l mm3, 10 mm3, 100 mm3).

b. Dụng cụ - Chai lấy mẫu nước loại 1lít, 21ít, 5lít. - Bình nón 250ml, pipet và giá để pipet. - Chai lọ đựng hóa chất, phễu, ống nghiệm, giấy lọc, thang mẫu.

c. Hóa chất - Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 10%. 1ml = 0,01 mg phèn. - Phèn kép K2SO4.Al2(SO4)3.6H2O - Phèn sắt Fe(Cl3)2

d. Tiến hành - Ta cho vào 3 bình nón thứ tự sau: 1 2 3 Nước xét nghiệm 200 ml 200 ml 200 ml Dung dịch phèn 10% 0,2 ml 0,4 ml 0,6 ml - Lắc kĩ để sau 4 giờ - Đem lọc sang 3 ống nghiệm, sau đó đem so màu với nước cất.

c. Kết quả: Ta chọn bình nào trong, nhưng lại có lượng phèn thấp nhất

Trong đó: n là lượng phèn ở chai ta chọn

Page 138: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

138

10 là phèn 10%, 1ml = 0,01 mg phèn 200 là khối lượng nước kiểm nghiệm

3.3.2. Test khử khuẩn nước (Test clo) Nguyên tắc: Trong những khối lượng nước bằng nhau, ta cho những lượng clo tăng dần

sao cho đủ lượng clo tối thiểu để khử khuẩn một mẫu nước rồi từ đó ta tính lượng clo cần thiết đủ để tiệt khuẩn một thể tích nước nhất định sau 30 phút (l mm3, 10 mm3, 100 mm3).

Dụng cụ: - Chai lấy mẫu nước loại 1lít, 21ít, 5lít. - Bình nón 250ml: pipet và giá để pipet. - Chai lọ đựng hóa chất. Hoá chất: - Cloramin B 1%. - Dung dịch KI 10%. - Hồ tinh bột 1% Tiến hành: - Ta cho vào 3 bình nón thứ tự sau: 1 2 3 Nước xét nghiệm 200 ml 200 ml 200 ml Dung dịch clo 1% 0,05 ml 0,1 ml 0,15 ml Lắc kĩ đế sau 30 phút Cho thêm dung dịch KI 10% 1 ml 1 ml 1 ml Hồ tinh bột 1% 1 ml 1 ml 1 ml Kết quả: Ta chọn bình nào có màu xanh nhạt nhất

Trong đó: n là lượng clo ở chai ta chọn 1 là clo 1%, 1ml = 0,001mg clo 200 là khối lượng nước kiểm nghiệm

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Quy trình kỹ thuật Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng giá bằng

cách tự kiểm theo quy trình kỹ thuật sau:

Page 139: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

139

Quy trình kỹ thuật định lượng các chất hữu cơ trong nước Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: - Dụng cụ: bình nón, pipet, giá để pipet, buret, giá treo buret, ống đong acid, đèn cồn - Hóa chất: KMnO4 N/50, H2C2O4 N/50, H2SO4 đặc

- Định lượng đạt kết quả

Đủ dụng cụ, đúng hóa chất định lượng chất hữu cơ

Tiến hành: - Cho nước vào bình nón - Đun bình nón trên ngọn lửa đèn cồn - Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4, cách chuẩn độ

- Chuẩn bị định lượng - Gián tiếp định lượng chất hữu cơ

- Đủ lượng nước quy định - Đun sôi trong 10 phút - Xuất hiện màu hồng nhạt, tay phải cầm bình nón, lắc nhẹ theo chiều kim đồng hồ,vòng tay trái qua khoá buret, từ từ kép nhẹ để cho dịch chảy xuống.

Tính kết quả X MgO2/l = (n-n’).0,16.1000/ 100 = (n-n').1,6

Kết quả của mẫu nước là bao nhiêu, trong môi trường, nồng độ chất hữu cơ có vượt TCCP

- Xác định đúng thành phần trong công thức - Nhận định kết quả, so sánh với TCCP

Quy trình kỹ thuật định lượng NH3 trong nước

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất:

- Dung dịch Nessler, dung dịch khử kiềm Seignete 5 %, bộ thang mẫu - Dụng cụ: Pipet, ống nghiệm

Định lượng đạt kết quả Đủ dụng cụ, đúng hóa chất định lượng NH3 trong nước

2 Tiến hành: - Cho 10 ml nước kiểm nghiệm vào ống nghiệm

- Cho 5 giọt dung dịch khử kiềm Seignete 5% vào ống nghiệm. Lắc đều, để 3 - 5 phút. - Thêm 5 giọt Nessler, lắc đều để 5 - 7 phút. - So màu với thang mẫu

- Chuẩn bị định lượng - So sánh với màu xét nghiệm

- Đủ số lượng nước theo quy định. - Đủ số lượng hóa chất và đủ thời gian quy định. - So màu trên nền trắng. dưới ánh sáng tự nhiên, so từ ống có nồng độ thấp đến ống có nồng độ cao

3 Tính kết quả Xem kết quả của mẫu nước là bao nhiêu

So sánh với tiêu chuẩn cho phép

Page 140: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

140

Quy trình kỹ thuật định lượng NO2 trong nước

Các nước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: - Hóa chất: Thuốc thử Griees A, Griees B, bộ thang mẫu - Dụng cụ: ống nghiệm, pipet

Định lượng đạt kết quả Đủ hóa chất và dụng cụ để định lượng NO2 trongnước.

Tiến hành: - Cho 10 ml nước vào ống nghiệm. - 1 ml dung dịch Griss A và 1 ml dung dịch Griss B. - Lắc đều để 5 - 7 phút - So màu với thang mẫu

- Chuẩn bị định lượng - So sánh với mẫu xét nghiệm

- Đủ số lượng nước theo quy định - Đủ hóa chất và thời gian theo quy định - So màu trên nền trắng, dưới ánh sáng tự nhiên, so từ ống có nồng độ thấp đến ống có nồng độ cao.

Tính kết quả: Trong môi trường lấy mẫu nồng độ NO2 có vượt TCCP không ?

Hàm lượng NO2 trong môi trường lấy mẫu, so sánh với TCCP, nhận xét.

Quy trình kỹ thuật định lượng độ cứng trong nước

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất:

- Hóa chất: Dung dịch Trilon B N/50, Chỉ thị màu đen eryocrom T, Dung dịch đệm NH3 - Dụng cụ: Bình nón, buret, giá treo buret, pipet, giá để pipet

Định lượng đạt kết quả

Đủ hóa chất và dụng cụ để định lượng độ cứng trong nước.

2 Tiến hành: - Cho 50 ml nước vào bình nón. - 5 ml dung dịch đệm NH3 - 0,2 ml dung dịch chỉ thị màu đen Eriocrom T - Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B

- Chuẩn bị định lượng - Phá vỡ phức hợp màu hồng, kết hợp với Ca++, Mg++

- Đủ số lượng nước theo quy định - Đủ hóa chất theo quy định - Xuất hiện dung dịch màu xanh lơ

3 Tính kết quả: X= n x 0,28 x 100 / 5 x 50 = n x 1,12 (độ Đức)

Trong môi trường lấy mẫu độ cứng của nước có vượt TCCP không

Mẫu xét nghiệm có phù hợp với tiêu chuẩn quy định về nước cứng không, nhận xét

Page 141: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

141

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần định lượng

các chất hữu cơ trong nước tham khảo thêm trong cuốn sách "Thường quy kỹ thuật xét nghiệm" của Viện Y học lao động.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội dễ hiểu rõ thêm nguồn gốc của các chất hữu cơ, NH3, NO2, NO3 trong môi trường nước.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giảng viên để được giải đáp.

2. Vận dụng thực tế Từ các kiến thức đã học được trong bài xét nghiệm nước, sinh viên có thể vận dụng vào

bằng cách sử dụng các kỹ năng lấy mẫu nước tại một khu vực trong cộng đồng ví dụ như lấy một mẫu nước giếng của người dân tại một xã ở miền núi, từ đó biết cách bảo quản và gửi mẫu nước đó đến cơ sở xét nghiệm và nhận định kết quả của mẫu nước. Từ đó có thể tư vấn cho người dân trong cộng đồng biết cách sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hơn.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội..

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 142: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

142

ĐO CÁC CHỈ SỐ VỆ SINH LỚP HỌC, KHÁM PHÁT HIỆN CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Sử dụng được các phương tiện đo đạc vệ sinh lớp học và bệnh học đường. 2. Tính toán được các chỉ số đánh giá vệ sinh lớp học. 3. Trình bày được các phương pháp đo cong vẹo cột sống 4. Thực hiện được các kỹ thuật khám cong vẹo cột sống.

1. Phương tiện đo vệ sinh lớp học và bệnh học đường Đo vệ sinh lớp học: Dụng cụ bao gồm: thước dây mét, máy đo chiếu sáng: Luxmetre, thước do, dây rọi, máy

Scoliosometre.

2. Tính toán các chỉ số đánh giá vệ sinh lớp học

2.1. Đo kích thước bảng, bàn ghế. chiều dài của sổ, của ra vào bằng thước met rồi đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn cho phép

2.2. Đo hệ số ánh sáng - Bằng máy Luxmetre: cấu tạo của máy gồm hai phần là tế bào quang điện và một điện kế

nhạy. Tế bào quang điện gồm trên một lớp thép có một lớp selen Bảng số do trên điện thế được chia làm 3 thang khác nhau, mỗi thang ứng với một mức độ

sáng, có vạch 50 lux, 250 lux, 1250 lux. - Cách đo: + Nguyên tắc do: Vị trí đo: đo nhiều vị trí, thông thường ở khu vực bàn học sinh đo 5 vị trí: 4 góc và một

điểm ở giữa, ngoài ra đo ở bàn giáo viên và ở trên bảng. Thời điểm đo: đo ở đầu, giữa, cuối buổi học, đo sáng: chiều, mùa đông, mùa hè. Khi đo phải mở rộng hết các cửa, bật các đèn Tránh bóng che ngẫu nhiên - Cách đo: Đặt tế bào quang điện trên một mật phẳng (đặt trực tiếp trên bàn), bật công tắc chờ kim

điện kế ổn định đọc kết quả trên vạch tương ứng. - Tính hệ số ánh sáng:

Page 143: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

143

Diện tích cửa thực dụng / Diện tích nền nhà + Cửa thực dụng là cửa nhìn thấy mảng trời xanh, không bị cản trở bởi các nguồn che

chắn. + Tuỳ theo loại cửa sổ có chấn song gỗ hay sắt mà có cách xác định khác nhau Bên không hiên: Không có chấn song = S cửa Có chấn song = S cửa - S chấn song Cửa sắt: S cửa sắt = 10 % S cửa đó Cửa gỗ: S cửa gỗ = 20 % S cửa đó Bên có hiên: Tính tương tự như bên có hiên nhưng S cửa thực dụng = 80% bên không hiên. Diện tích cửa thực dụng = S cửa bên không hiên + S cửa bên có hiên Diện tích nền nhà: Chiều dài của nền nhà x Chiều rộng của nền nhà

3. Phương pháp đo cong vẹo cột sống

3.1. Nguyên tắc - Đối tượng không mặc quần áo dài - Phòng khám đủ ánh sáng và kín đối với nữ - Nơi học sinh khám phải bằng phẳng - Có giường để cho nằm khám các trường hợp khung chậu không bình thường, hai chi dưới

không đều gây vẹo cột sống thứ phát.

3.2. Cách khám - Yêu cầu học sinh cúi xuống, chân ở tư thế đứng, hai tay buông xuống, gan bàn tay sát vào

đùi, hai gót chân sát lại, hai bàn chân đặt hình chữ V. Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

- Miết các gai sống với ngón tay giữa, có ngón trỏ và ngón nhẫn kèm theo, miết nhẹ vừa đủ tạo thành một vệt hằn đỏ, nếu là người béo phì phải cúi xuống mà miết.

- Phương pháp đánh dấu: (Khi khó miết): dùng bút bi hoặc phấn, lấy ngón tay trỏ bên trái lần các gai đốt sống từ đốt sống cổ 7 trở xuống, lần đến điểm gai sống nào thì tay phải lại chấm một vệt bút bi hoặc phấn lên mặt da ngay nơi đỉnh của gai sống đó.

- Dùng dây dọi: một đầu dây dọi ở ngay mỏm gai đốt sống cổ 7, còn đầu kia ở giữa hai mông, so sánh hình dạng cột sống và dây dọi.

- Dùng phương pháp chụp X quang (Phương pháp Cobb) để chẩn đoán xác định vị trí và hình dáng cong vẹo, nên chụp film ở tư thế thẳng và nghiêng, cần xác định đỉnh đoạn cong, đáy của đoạn cong.

Đỉnh đoạn cong: đỉnh của đoạn cong được xác định ở đốt sống trên của đoạn cong nghiêng nhiều nhất so với trục. Bờ trên của đốt sống đỉnh là đỉnh của đoạn cong.

Đáy của đoạn cong được xác định ở đốt sống dưới của đoạn cong nghiêng nhiều nhất so

Page 144: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

144

với trục. Bờ dưới của đốt sống đáy là đáy của đoạn cong. Dựng góc: Dựng tiếp tuyến bờ trên của đốt sống đỉnh

Dựng tiếp tuyến bờ dưới của đốt sống đáy Hai đường gặp nhau tạo thành góc cong.

Đánh giá: < 100 là bình thường 10 - 200 là nhẹ 20 - 400 là trung bình, theo dõi, kéo nắn > 400 là nặng

- Phương pháp dùng thước Scoliosometre: + Phương pháp đo cong vẹo cột sống bằng thước Scoliosometre -1 của Nhật. Đây là

phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Với phương pháp này có thể phát hiện hàng loạt và nhanh cho học sinh, vừa thuận tiện, đơn giản, kinh tế và có thể phân loại được mức độ lệch vẹo cột sống và kiểu hình lệch vẹo cột sống.

+ Cách do: Học sinh đứng đối diện với thầy thuốc, cúi gập người, hai chân thẳng, hai bàn chân áp sát

vào nhau, hai mũi bàn chân bằng nhau, hai cánh tay duỗi thẳng, hai bàn tay áp sát vào nhau, đặt ở giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống, cằm tì vào ngực.

Quan sát vùng lưng để xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng. Trường hợp l: dễ xác định đỉnh lồi hai bên, đặt chân thước lên hai đỉnh lồi, cố định thước

rồi đọc kết quả trên kim của vạch chia độ. Trường hợp 2: nếu chỉ xác định được một đỉnh lồi ở một bên còn bên kia khó xác định: đặt

chân cố định của thước lên đỉnh lồi, chân di động đặt trên đỉnh của mỏm gai đốt sống tương ứng của đỉnh lồi. Xác định khoảng cách từ đỉnh lồi đến đỉnh của mỏm gai sống rồi tịnh tiến chân di động của thước một khoảng cách bằng khoảng cách đó, cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Trường hợp 3: nếu không xác định được đỉnh lồi hai bên lưng, ta xác định đỉnh của mỏm gai đốt sống (Phần lồi cao nhất) ở phần giữa lưng rồi từ đó tịnh tiến sang hai bên, mỗi bên một khoảng cách 4,5 cm đối với học sinh cấp 1,5 cm đối với học sinh cấp 2. Cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Đánh giá: < 50: Bình thường 5- 100: Nhẹ 10 - 20%: Trung bình > 200: Nặng

Cong vẹo cột sống được chia làm 4 mức độ: Mức độ I: cột sống thẳng, độ lệch cột sống = 0 Mức độ II: cột sống vẹo sinh lí, độ lệch từ 0,1 - 2,9

Page 145: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

145

Mức độ III: nguy cơ cong vẹo cột sống, độ lệch từ 3 - 4,9

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Bài tập thực hành đo các yếu tố vệ sinh lớp học Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng

giá bằng làm các bài tập và thực hiện các quy trình kỹ thuật sau: Anh chị hãy: - Đo cường độ ánh sáng trong lớp học - Một lớp học có các chỉ số sau: kích thước lớp học là 10m x 6m, 4 cửa sổ chấn song sắt có

kích thước 1,5m x 1,2m, một cửa bên có hiên, hai cửa ra vào bên không hiên. Tính hệ số ánh sáng của lớp học trên.

Quy trình kỹ thuật xác định cách đo ánh sáng bằng máy Luxmetre TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Cách đo:

- Đặt tế bào quang điện trên một mặt phẳng (đặt trực xếp trên bàn), - Bật công tắc chờ kim điện kế ổn định - Đọc kết quả trên vạch tương ứng

Nguồn ánh sáng có đủ tiêu chuẩn hay không

Nguồn sáng bao nhiêu lux, so sánh với TCCP

2 Đọc và nhận định kết quả Trong môi trường học tập nguồn sáng là bao nhiêu lux

Trong môi trường học tập nguồn sáng là bao nhiêu lux

Quy trình kỹ thuật xác định hệ số ánh sáng

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Tính diện tích cửa thực dụng

Diện tích cửa thực dụng = S cửa bên không hiên + S cửa bên có hiên

Xác định kích thước từng loại cửa

Đo được kích thước từng loại cửa

2 • Bên không hiên: Không có chấn song = S cửa Có chấn song = S cửa - S chấn song Cửa sắt = S cửa sắt = 10 % S cửa đó Cửa gỗ: S cửa gỗ - 20 % S cửa đó • Bên có hiên: Tính tương tự như bên có hiên nhưng S cửa thực dụng = 80 % bên không hiên.

Xác định từng loại cửa có tính chất khác nhau và cách tính toán khác nhau

Đo và tính toán được kích thước từng loại

3 Tính diện tích nền nhà: Chiều dài x Xác định kích thước Tính toán được kết quả

Page 146: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

146

chiều rộng của nền nhà chiều dài, chiều rộng 4 Tính hệ số ánh sáng: Diện tích cửa

thực dụng / Diện tích nền nhà Có kết quả tương ứng Tính toán được kết quả:

1/4 - 1/5

Quy trình kỹ thuật đo cong vẹo cột sống bằng các phương pháp miết dọc cột sống, phương

pháp đánh dấu, phương pháp dùng dây dọi và chụp X quang TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

Phương pháp miết dọc cột sống - Học sinh cúi xuống, chân ở tư thế đứng, hai tay buông xuống, gan bàn tay sát vào đùi, hai gót chân sát lại, hai bàn chân đặt hình chữ V. - Miết các gai sống với ngón tay giữa, có ngón trỏ và ngón nhẫn kèm theo, miết nhẹ vừa đủ tạo thành một vệt hằn đỏ, nếu là người béo phì phải cúi xuống mà miết.

Bộc lộ cột sống Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường

Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

2 Phương pháp đánh dấu: Dùng bút bi hoặc phấn, lấy ngón tay trỏ bên trái lần các gai đốt sống từ đốt sống cổ 7 trở xuống, lần đến điểm gai sống nào thì tay phải lại chấm một vệt bút bi hoặc phấn lên mặt da ngay nơi đỉnh của gai sống đó.

Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường

Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

3 Phương pháp dùng dây dọi: Một đầu dây dọi ở ngay mỏm gai đốt sống cổ 7, còn đầu kia ở giữa hai mông, so sánh hình dạng cột sống và dây dọi

Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường

Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

4 Phương pháp chụp Xquang: Xác định góc cong

Giúp chẩn đoán xác định vị trí và hình dáng cong vẹo

< 100 là bình thường 10 - 200 là nhẹ 20 – 400 là trung bình, theo dõi, kéo nắn > 400 là nặng

Page 147: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

147

Quy trình kỹ thuật đo cong vẹo cột sống bằng phương pháp dùng thước Scoliosometre TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Trường hợp 1: Dễ xác định đỉnh lồi hai

bên, đặt chân thước lên hai đỉnh lồi, cố định thước rồi đọc kết quả trên kim của vạch chia độ.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

< 50: Bình thường 5 - 100: Nhẹ 10 - 200: Trung bình > 200: Nặng

2 Trường hợp 2: Nếu chỉ xác định được một đỉnh lồi ở một bên còn bên kia khó xác định: Đặt chân cố định của thước lên đỉnh lồi, chân di động đặt trên đỉnh của mỏm gai đốt sống tương ứng của đỉnh lồi. Xác định khoảng cách từ đỉnh lồi đến đỉnh của mỏm gai sống rồi tịnh tiến chân di động của thước một khoảng cách bằng khoảng cách đó, cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

< 50: Bình thường 5 - 100: Nhẹ 10 - 200: Trung bình > 200: Nặng

3 Trường hợp 3: Nếu không xác định được đỉnh lồi hai bên lưng, ta xác định đỉnh của mỏm gai đốt sống (Phần lồi cao nhất) ở phần giữa lưng rồi từ đó tịnh tiến sang hai bên, mỗi bên một khoảng cách 4,5 cm đối với học sinh cấp 1,5 cm đối với học sinh cấp 2. Cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

< 20: Bình thường 5 - 100: Nhẹ 10 - 200: Trung bình > 200: Nặng

4 Đánh giá Xem mức độ cong vẹo cột sống

Độ I: cột sống thẳng, độ lệch cột sống = 0 Độ II: cột sống vẹo sinh lí, độ lệch từ 0,1 - 2,9 Độ III: nguy cơ cong vẹo cột sống, độ lệch từ 3 - 4,9 Độ IV: cong vẹo cột sống thực sự, độ lệch > 5

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần yêu cầu vệ

sinh của lớp học cần tham khảo thêm cuốn sách "Sổ tay học đường", tr 10 - 18. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi

Page 148: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

148

trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu

với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát các điều kiện học tập tại các trường học xem có những điều kiện gì bất

lợi hay không? Phỏng vấn các trường hợp các em đang ngồi trên ghế nhà trường bị mắc cận thị và cong

vẹo cột sống để tìm ra nguyên nhân.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học và các kỹ năng trong bài để tính toán được

hệ số ánh sáng và nhận định được kết quả, đồng thời để có thể tư vấn, tuyên truyền cho cộng đồng biết cách phòng tránh các bệnh học đường cho các em đang ngồi trên ghế nhà trường.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 149: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

149

PHẦN 3: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm, định nghĩa đề độc chất học 2. Mô tả môi liên quan giữa độc chất học với các môn học khác. 3. Xác định được nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của độc chất học

1. Độc chất học là gì Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc phục vụ đời sống con người thì

vấn đề độc chất học càng ngày càng phát triển. Cơ cấu bệnh tật nói chung ở các nước đang phát triển cũng dã có sự dịch chuyển từ phòng chống các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm trùng như các nước phát triển, người ta gọi đó là bệnh của nền văn minh. Một trong các vấn đề quan tâm đó là bệnh nhiễm các chất độc hóa học do tình trạng ô nhiễm môi trường sông. Vậy thế nào thì được gọi là chất độc và những chất không độc.

Chất độc là chất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định có thể gây nên những rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong.

Như vậy giới hạn giữa chất độc và chất không độc được phân biệt bởi liều lượng. Có tác giả đề nghị giới hạn giữa chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khả năng gây nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc.

Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể.

Khoa học nghiên cứu về độc chất là một ngành đã có từ khá lâu, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh người ta chú trọng phát triển ngành này vì việc sử dụng hóa chất vào mục đích chiến tranh. Ngày nay với việc ứng dụng rộng rãi kỹ nghệ hóa chất vào phục vụ cuộc sống con người thì vấn đề này càng ngày càng được chú trọng. Vậy môn độc chất học là gì?

Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể và đề ra những biện pháp dự phòng, điều trị và khắc phục hậu quả của nhiễm độc.

Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là thuốc điều trị nhưng với liều cao là chất độc. Vì vậy cần thận trọng khi xác định liều thế nào là an toàn, thế nào là liều độc trong thực hành dược lý.

2. Dịch tễ học nhiễm độc và mối liên quan giữa độc học và các môn khoa học - Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ địch điển hình được mô tả trong lịch sử,

đó là do hàm lượng SO2 trong không khí tăng cao do khí thải của nhà máy.

Page 150: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

150

- Tại Nhật Bản xuất hiện bệnh Minamata là do hội chứng nhiễm độc thủy ngân do ăn phải cá chứa nhiều thủy ngân hữu cơ bởi thải các chất thủy ngân ra môi trường nước vùng Minamata.

- Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số tử vong cũng tăng cao. - Vụ dịch xuất huyết trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất chông đông tại thành phố

Hồ Chí Minh được phát hiện do thiết kế nghiên cứu ca bệnh - đối chứng. - Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra và có khoảng 20.000 chất

được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc.

3. Nhiệm vụ của môn độc chất học 1. Xác định sự tồn lưu chất độc trong môi trường, trong các sinh phẩm như máu, nước tiểu

dịch dạ dày, cơ quan, tổ chức. 2. Nghiên cứu số phận của chất độc kể từ khi xâm nhập vào cơ thể cho đến khi thải trừ ra

ngoài, gồm độc động học (Toxicokinetic) và độc lực học (Toxicodynamic) 3. Nghiên cứu các thuốc chống độc đặc hiệu, thuốc dự phòng và biện pháp điều trị, ngăn

ngừa ảnh hưởng lâu dài và biến chứng nhiễm độc. 4. Nghiên cứu các biện pháp tiêu độc trong môi trường, các biện pháp ngăn chặn sự xâm

nhập của chất độc vào cơ thể, hạn chế hấp thu và tăng thải trừ. Mối liên quan giữa độc học và các ngành khoa học khác nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

Page 151: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

151

TỰ LƯỢNG GIÁ

Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng

Page 152: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

152

trống 1 Chất độc là những chất với đều rất nhỏ trong những... (A).... nhất định có thể gây nên

những rối loạn... (B).... trong cơ thể A……. B……. 2. Chất độc và chất không độc, được phân biệt bởi... (A)..... giới hạn ngưỡng …(B)… đó

là: A……. B……. 3. Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều..(A)......gây ảnh hưởng tới

các hệ thống.. (B)....của cơ thể. A……. B……. 4. Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật...(A).....của chất độc đối với... (B).....

và đề ra các biện pháp... (C).......... và khắc phục hậu quả của nhiễm độc. A……. B……. C……. 5. Ngày nay có nhiều loại chất với...(A)..... nhất định là thuốc điều trị nhưng với... (B).... là

chất độc: A……. B……. 6. Nêu tên 3 khái niệm độc chất học: A……. B……. C……. 7. Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm (A).... đây là vụ dịch điển hình đó là hàm lượng....

(B).... trong không khí tăng cao. A……. B……. 8. Tại vùng Miama Nhật Bản có bệnh....(A)..... do hội chứng nhiễm độc.. (B).... do ăn phải

cá có nhiều hóa chất A……. B……. 9. Ở Việt Nam có vụ dịch... (A)... do sử dụng loại... (B)... có chứa chất chống đông tại

thành phố Hồ Chí Minh.

Page 153: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

153

A……. B……. 10. Hãy nêu trên thế giới có khoảng...(A)..... chất hóa học được phát hiện và có khoảng....

(B).....chất được ứng dụng thực tế. A……. B……. 11. Hãy kể tên bốn nhiệm vụ của môn độc chất học: A……. B……. C……. D…….

2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 12 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

12 Chất độc và chất không độc được phân biệt bởi cấu tạo hóa học

13 Nhiễm độc là với một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng tới hệ thống sinh học của cơ thể

14 Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể

15 Liều chất độc là liều > 100mg/kg

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần nguyên nhân

gây nhiễm độc cần tham khảo thêm giáo trình sức khỏe nghề nghiệp của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

Sinh viên quan sát trong cộng đồng có người dân sử dụng các loại hóa chất độc ví dụ như

Page 154: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

154

hóa chất bảo vệ thực vật, quan sát xem cách làm của người dân có đúng quy trình hay không?

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về độc chất học, chất độc để tuyên truyền cho

người dân biết các tác hại của chất độc đối với cơ thể ví dụ như sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể và cách phòng chúng hóa chất bảo vệ thực vật ra sao?

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên. 9. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

Page 155: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

155

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA CHẤT Ô NHIỄM

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được khái niệm và các tính chất về chất nguy cơ. 2. Mô tả được các nước đánh giá nguy cơ.

1. Khái niệm về chất nguy cơ

1.1. Khái niệm - Nguy cơ: Nguy cơ là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một số biến số. Ví dụ: Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư (K) phổi là 0,25. Nguy cơ có riêng

cho từng cá thể và có khả năng mắc một chứng bệnh nào đó. - Dân số nguy cơ: Dân số nguy cơ được định nghĩa là một nhóm người tiếp xúc với một

yếu tố có thể là nguyên nhân của một bệnh đang xảy ra trong quần thể, trong đó một nhóm người có tiếp xúc nhiều hơn, thời gian lâu hơn được gọi là nguy cơ cao.

- Nguy cơ tổng thể và nguy cơ riêng biệt. + Trong một quần thể có một nhóm người tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ tổng thể gây

nên bệnh hay tử vong cao hơn các nhóm khác. Ví dụ: Người gầy yếu sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, hay uống rượu và hút

thuốc lá sẽ có nguy cơ dễ mắc các chứng bệnh khác nhau. + Trong một quần thể có một nhóm người tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ riêng biệt gây

nên bệnh hay tử vong cao hơn các nhóm khác. Ví dụ: Nhóm người uống rượu tháng xuyên có nguy cơ ung thư gan, xơ gan cao hơn các

nhóm khác. - Yếu tố nguy cơ: Yếu tố nguy cơ có thể là bất kì một yếu tố nội sinh hay ngoại sinh có liên

quan đến một chứng bệnh có thể kiểm soát được và ảnh hưởng của nó có thể kiểm soát được về mặt lí thuyết bởi một biện pháp can thiệp dự phòng.

Dấu hiệu nguy cơ là bất kỳ một yếu tố nội sinh hay ngoại sinh có liên quan đến một chứng bệnh không thể kiểm soát được (tuổi, giới, dân tộc).

1.2. Tính chất của chất nguy cơ. Theo một số tác giả, một chất được gọi là nguy hiểm khi nó có một trong 5 thuộc tính sau: - Phản ứng: không bền vững ở điều kiện thường, cho các phản ứng khác nhau gây nổ, gây

cháy (ở nhiệt độ dưới 600C), giải phóng chất độc khi phản ứng với nước. - Ăn mòn: chất lỏng có pH < 2 hoặc pH > 12,5. Chúng ăn mòn kim loại, các vật thể.

Page 156: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

156

- Bền vững trong môi trường (trong đất, nước, khí quyển). - Tích lũy trong cơ thể sống (trong người, động vật). - Độc hại cho người (gây ung thư, quái thai). Các chất nguy hiếm là nguồn gây tác hại, là mối nguy cơ (risk) có thể gây nên sự cố độc

hại trong môi trường (hazard). Đánh giá sự cố môi trường là phân tích khía cạnh khoa học của sự cố, nó là sự tập hợp, phân tích các số liệu dùng để xác định quan hệ giữa phản ứng và liều lượng trên một cá thể.

1.3. Một số chất nguy hiếm thường gặp trong môi trường Năm thuộc tính của chất ô nhiễm đã rõ, nhưng xác định cụ thể chất nào là nguy hiểm thì

còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): một số căn cứ sau được làm cơ sở để xếp loại chất nguy hiểm là khi xử lý, lưu giữ, vận chuyển hay thải bỏ chúng sẽ gây ra độc hại cho con người, cụ thể:

- Tăng đáng kể số tử vong. - Tăng tình trạng ốm đau không hồi phục. - Phát sinh hiểm họa trong thời gian trước mắt hay lâu dài. Cục bảo vệ môi trường Mỹ quy định 8 nguyên tố và 6 loại thuốc bảo vệ thực vật khi nồng

độ lớn hơn các giá trị tối đa cho phép là chất nguy hiểm. Nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm để kiểm tra tinh nguy hiểm

Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại (mg/l)

Arsen 5,0

Bari 100,0

Cadimi 1,0

Crom VI 5,0

Chì 5,0

Thủy ngân 0,2

Selen 1.0

Bạc 5,0

Endrin 0,02

Lindan 0,4

Metoxyclor 10,0

Toxaphen 0,5

2. Các nước đánh giá nguy cơ

2.1. Đánh giá nguy cơ Trong luật pháp, tiêu chuẩn về môi trường (nước, không khí, đất) của nhiều nước người ta

ít quan tâm đến tính chất độc hại của chất ô nhiễm mà thường dưa ra tiêu chuẩn giới hạn tối đa

Page 157: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

157

cho phép của nó để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Như vậy về bản chất, các tiêu chuẩn này là: Chất ô nhiễm có ngưỡng, nếu nồng độ thấp hơn ngưỡng quy định sẽ không gây độc hại.

Nhưng hiện nay quan niệm đã thay đổi: nồng độ thấp hơn ngưỡng quy định nhưng tác dụng kéo dài vẫn có nguy cơ độc hại.

- Đánh giá nguy cơ là một vấn đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô hình thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng. Sau đó dựa vào dữ liệu này để đánh giá toàn diện về nguy cơ. Chúng ta có thể nói nguy cơ về cái chết trong đời một người là 1. Nguy cơ đó có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Quản lý đánh giá nguy cơ: là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện pháp nào để phòng ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được.

Một số nguy cơ thông thường ở Mỹ (Trung tâm thông kê sức khỏe Mỹ 1 987) hay gặp là: Hút thuốc lá 1 bao/ ngày 0,25 Ung thư do mọi nguyên nhân 0,22 Tai nạn ô tô, trong nhà 0,01 Ung thư do phóng xạ Randon trong nhà: 0,003 Do phóng xạ ở ngoài biển.... 0,001 Do uống rượu 0,001 - Các bước đánh giá nguy cơ. + Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm. Thường dựa vào kết quả quan sát hoặc thử nghiệm trên động vật để xác định hóa chất nào

gây ung thư, quái thai. + Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng - đáp ứng. Quá trình định rõ quan hệ giữa liều lượng của một tác nhân và tỷ lệ bệnh mắc phải. Việc

thực nghiệm về quan hệ này được tiến hành trên súc vật phải có đánh giá ngoại suy đối với cơ thể người.

+ Bước 3: Đánh giá nguy cơ. Xác định quy mô và tính chất của dân số bị nguy hiểm bởi tác nhân đang nghiên cứu. Đánh

giá này phải được khảo sát dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: tuổi tác, tình trạng sức khỏe, sự tương tác của nhiều chất độc.

+ Bước 4: Định rõ tính chất của sự cố. Đó là sự kết hợp 3 bước trên để đánh giá tầm quan trọng của vấn đề đối với sức khỏe cộng

đồng. Các chất thải nguy hiểm thường được xếp theo ba nhóm: - Các chất thải công nghiệp độc hại: như công nghệ lọc dầu, bảo quản gỗ, luyện kim. hóa

học... - Các chất thải phổ biến trong công nghiệp thông thường.

Page 158: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

158

- Các hóa chất thông thường như benzen, cresol, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất thuỷ ngân.

Ví dụ: Các chất thải nguy hiểm ở các xưởng sản xuất thông thường

Xưởng sản xuất Các dạng chất thải nguy hiểm

Sản xuất hóa chất Các chất acid và chất kiểm mạnh, các chất tẩy rửa mạnh, các chất thải phóng xạ

Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

Sơn thải có chứa kim loại nặng Các chất thải dễ cháy( xăng, dầu, crep....) Các acid chì bì hỏng, các chất tẩy rửa mạnh.

Công nghiệp in Dung dịch chứa kim loại nặng. Các chất tẩy rửa mạnh, các chất thải từ mạ điện. Cặn mực in chứa kim loại nặng.

Sản xuất đồ da. Chất thải toluen và benzen.

Công nghiệp giấy Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa. Các chất acid và chất kiềm mạnh

Công nghiệp xây dựng Sơn thải dễ bắt lửa, các chất tẩy rửa mạnh Các chất acid và chất kiềm mạnh

Sản xuất mỹ phẩm và chất làm sạch

Bụi và kim loại nặng, các chất thải dễ bắt lửa Các chất tẩy rửa dễ cháy, các chất acid và chất kiềm mạnh

Sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất Các chất thải dễ bắt lửa, các chất tẩy rửa mạnh

Chế tạo kim loại Sơn thải có chứa kim loại nặng, các chất thải acid và chất kiềm

2.2. Đánh giá sự phơi nhiễm của người với các yêu tố nguy cơ Sự nguy hiểm của chất ô nhiễm thể hiện ở hai yếu tố cơ bản, đó là: - Độc tính và nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường. - Thời gian phơi nhiễm (thời gian tiếp xúc và chịu tác động của chất ô nhiễm). Nếu chất ô nhiễm rất độc cho người ở ngoài vùng khuyếch tán vẫn không bị nguy hiểm.

Ngược lại chất ô nhiễm ít đọc hơn, người tiếp xúc lâu lại bị nguy hiểm. Đánh giá mức độ nguy hiểm của một chất thường theo hai bước:

+ Đánh giá sự khuyếch tán của chất ô nhiễm (nhằm xác định nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường).

+ Đánh giá sự phơi nhiễm (thời gian và phương thức tiếp xúc giữa chất độc với người). Lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào người qua không khí, nước được xác định dễ dàng

thông qua nồng độ chất ô nhiễm. thể tích không khí thở vào, thể tích nước trong hàng ngày. Để xác định lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể con người qua thực phẩm, người ta

dùng hệ số nồng độ sinh học. Ví dụ: Trị số của một số chất đối với cá ( EPA) 1986

Page 159: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

159

Hoá chất Hệ số nồng độ sinh học Arsen và các hợp chất arsen 44Xăng 5,2Cadimi và các hợp chất cadimi 81Carbon tetraclorid 19Clordan 14.000Clorofom 3,75Đồng 200DDE 51.000DDT 54.000Dicloroetylen 5,6Dieldrin 4.760Heptaclor 15.700Hexacloroetan 87Niken và các hợp chất của nó 472,3,7,8 TCDD (Digoxin) 5.000Tetracloetylen 31Vinylclorid 1,17

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Nguy cơ là... (A).. xuất hiện một... (B).. có liên quan đến... (C)... nào đó: A……… B……… C……… 2. Chất nguy cơ là một chất được gọi là...( A)....khi nó có...(B)...thuộc tính: A……… B……… 3. Năm thuộc tính của chất nguy hiểm là: A……… B……… C……… D………

Page 160: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

160

E……… 4. Nêu 3 căn cứ làm cơ sở xếp loại chất nguy hiểm là: A……… B……… C……… 5. Cục bảo vệ môi trường quy định...( A)... nguyên tố và...(B)... loại thuốc bảo vệ thực vật

khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn là chất nguy hiểm A……… B……… 6. Chất ô nhiễm có ngưỡng nếu...(A).. thấp hơn ngưỡng quy định sẽ không gây (B)... A……… B……… 7. Nêu 4 bước đánh giá nguy cơ A……… B……… C……… D……… 8. Kể tên 3 nhóm chất thải nguy hiểm A……… B……… C……… 9. Đánh giá mức độ nguy hiểm của một chất theo 2 bước sau: A……… B………

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần các bước đánh

giá nguy cơ cần tham khảo thêm “Giáo trình độc chất học”, tài liệu sau đại học, tr số - 90. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập 1, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm cách đánh giá nguy cơ của một số chất có trong môi trường.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu

Page 161: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

161

với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát các hiện tượng ô nhiễm trong môi trường ví dụ như ô nhiễm kim loại

nặng ở các khu vực khai thác mỏ, xem nguồn gốc của các chất đó từ đâu, con đường lan truyền trong môi trường như thế nào.

2. Vận dụng thực tế Vận dụng các kiến thức đã được học để đánh giá nguy cơ lan truyền của các chất độc trong

môi trường ví dụ như khu vực khai thác mỏ kim loại nặng để từ đó có kiến nghị với các cấp, ngành có biện pháp ngăn chặn sự phán tán của các chất độc ra môi trường đồng thời sinh viên có thể tuyên truyền cho người dân sống trong khu vực có nguy cơ cao như ở sát khu vực khai thác mỏ biết cách phòng chống tác hại của các kim loại nặng ra môi trường nơi mình ở.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên. 9. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Page 162: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

162

ĐỘC ĐỘNG HỌC. ĐỘC LỰC HỌC

Mục Tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm về độc động học, độc lực học 2. Mô tả được quá trình xâm nhập, phân bố, chuyển hóa và đào thải chất độc. 3. Trình bày được cơ chế chất độc vận chuyển qua màng tế bào và tác dụng vào vị trí đặc

hiệu. 4. Trình bày được các cơ chế tác dụng của chất độc trong cơ thể 5. Liệt kê được những nguyên nhân sinh gốc tự do và tác hại của nó trong cơ thể

1. Khái niệm về độc động học, độc lực học Tìm hiểu các quy luật tương tác giữa cơ thể và chất độc là những nghiên cứu thực nghiệm

và lâm sàng độc chất học cơ bản, bao gồm: - Độc động học (Toxicokinetic) chuyên nghiên cứu quá trình xâm nhập, hấp thu, phân bố,

sự biến đổi cũng như các con đường thải trừ chất độc, trong đó quan tâm đến nồng độ và tốc độ của chất độc liên quan đến thời gian diễn biến từng giai đoạn, nhằm đề ra những biện pháp dự phòng và điều trị nhiễm độc, ngăn không cho chất độc xâm nhập vào cơ thể.

- Độc lực học (Toxicodynamic) chuyên nghiên cứu quá trình tương tác của chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu: xác định dâu là vị trí đặc hiệu của mỗi chất độc, ái lực hóa học giữa hai thành phần mối liên quan của nồng độ chất độc tại chỗ, các quy luật tác động của chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu nói chung.

2. Xâm nhập, chuyển hóa, đào thải các chất độc

2.1 Các con đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể

2.1.1 Đường tiêu hóa

2.1.2. Đường hô hấp

2.1.3. Đường da

2.2. Sự hấp thu của chất độc vào máu

2.3. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể

2.4. Biến đổi của chất độc trong cơ thể

(Mô hình)

Page 163: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

163

3. Cơ chế vận chuyển của các chất độc qua màng sinh học và tác dụng vào vị trí tấn công đặc hiệu

Tác dụng của một chất độc trên cơ thể phụ thuộc vào lượng chất độc hoặc các phản ứng mà nó sinh ra (các chất chuyển hóa hoạt động, các gốc tự do) được gắn vào nơi tác dụng (men, màng, tấm vận động). Tác dụng của chất độc còn phụ thuộc vào ái lực với nơi tác dụng.

Bốn yếu tố sinh học chủ yếu ảnh hưởng tới nồng độ chất độc hoạt động ở các thụ quan là: - Sự hấp thu - Sự phân bố - Sự biến đổi - Sự thải trừ. Sự hấp thu và thải trừ các chất đồi hỏi phải vận chuyển các phân tử đó qua các loại màng

như biểu mô ruột, dạ dày. các ông thận, nhu mô gan, rau thai và các cấu trúc màng bên trong tế bào. Cơ chế của các chất vận chuyển qua màng tế bào như sau:

- Lọc qua các lỗ của màng: cơ chế này có vai trò trong việc vận chuyển các phân tử nhỏ ưa nước, phụ thuộc vào gradient nồng độ.

- Khuyếch tán đơn giản qua màng: cho các phân tử có trọng lượng thấp. - Khuyếch tán được tạo điều kiện: phải có chất mang (protein mang) nhưng không thể vận

Page 164: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

164

chuyển ngược với gradient nồng độ. - Khuyếch tán chủ động: các chất hóa học được vận chuyển ngược với gradient nồng độ và

cần có nguồn cung cấp năng lượng. - Chất vùi trong tế bào: là kết quả của sự hình Lhành các chỗ thụt vào của màng bào tương

bao bọc. - Tốc độ khuyếch tán của các chất hóa học phụ thuộc vào: + Gradient nồng độ sẵn có qua màng C1- C2 + Diện tích màng sẵn sàng cho chuyển vận, A + Chiều dày của màng, d + Hằng số khuyếch tán của chất được vận chuyển (k), phụ thuộc vào: Trọng lượng phân tử

của chất đang xét Hình dạng của nó Tính tan trong lipid của nó - Vận tốc khuyếch tán (Định luật Fick) được biểu thị bằng phương trình sau:

4. Cơ chế tác dụng của chất độc

Hiểu biết về cơ chế tác dụng của chất độc để phát hiện hoặc phòng ngừa tất cả những thay đổi trạng thái hằng định nội mô ở giai đoạn mà những rối loạn còn có khả năng hồi phục được. Cơ chế tác dụng là đặc hiệu cho mỗi chất hoặc một nhóm do vậy không có cơ chế tác dụng tổng hợp. Nắm vững cơ chế tác dụng chống độc để đề xuất phương pháp điều trị, phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tật.

4.1. Tác dụng ban đầu của chất độc - Tương tác với việc vận chuyển oxy: tác dụng trên hemoglobin. Ví dụ: CO, NO2 - Tác dụng trên enzym: + Sự ức chế: có thể là cạnh tranh hoặc không, thuận nghịch hoặc không. + Sự kích thích: kích thích tổng hợp enzym

4.2. Rối loạn chuyển hóa cân bằng acid- base Phản ứng tạo ra CO2, sau đó chuyển thành H2CO3

4.3. Tương tác với hệ thống miễn dịch - Suy giảm miễn dịch: nhiều loại thuốc như steroid, cytostatic và chất độc công nghiệp,

một vài dẫn xuất hữu cơ của thiếc có tác dụng gây giảm miễn dịch. Hiệu quả của phản ứng này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ ung thư.

- Kích thích miễn dịch: hậu quả tác dụng lâm sàng còn ít. Ví dụ: Sự hoạt hóa hệ thống lưới nội nguyên sinh có thể tương tác một cách không đặc

Page 165: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

165

hiệu với chuyển hóa gan của xenobionic (chất lạ sinh học).

4.4. Ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản Ước tính của một chất hóa học có thể làm mất hoạt tính hoặc gây vắng mặt một enzym

hoặc một chất sinh học chủ yếu khác, gây rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể, gây đứt gãy, chuyển đoạn nhiễm sắc thể, tổn thương gen...

Chất độc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho phôi thai hoặc trẻ sơ sinh. Tác nhân độc có thể ảnh hưởng đến phôi thậm chí nếu mẹ hoặc bố tiếp xúc trước khi thụ thai do tổn thương tế bào từ trong trứng hoặc tinh trùng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do tiếp xúc với chất độc trước lúc thụ thai vì độc tố còn tồn tại trong cơ thể người mẹ.

5. Độc tính của gốc tự do Ngày nay người ta quan tâm đến nhiều về các gốc tự do trong cơ thể, có thể coi đó là độc

chất nội sinh dưới tác động của nhiều yếu tố môi trường. - Khái niệm về gốc tự do: Gốc tự do là những dẫn chất từ oxygen, là những nguyên tủ, phân tử, mảnh phân tử mà lớp

điện tử ngoài cùng của chúng chứa điện tử không cặp đôi (Còn gọi là điện tử cô độc, điện tử tự do).

- Đặc trưng của gốc tự do: + Có phản ứng cao (linh hoạt) trong các phản ứng hóa học do có điện tử tự do. + Gốc không bền, thường phản ứng với các phân tử bên cạnh, chuyển phân tử đó thành gốc

tự do mới, tạo thành dây chuyền liên tục. - Nguyên nhân sinh gốc tự do: + Do hô hấp tế bào: chuỗi hô hấp tế bào loại ái khí tạo ra một số gốc tự do sau: gốc

superoxyt (O2*), gốc hydrogen peroxyt (H2O2) gốc hyaroxyl (*OH), gốc oxy đơn bội (1O2*). + Hiện tượng thực bào: thực bào ăn dị vật tạo thành túi thực bào sẽ xảy ra hiện tượng bùng

nổ hô hấp tế bào, oxy chuyển thành superoxyt qua xúc tác của MPO, gốc tự do tạo ra trong quá trình này khá lớn nên các chất chống gốc tự do xung quanh tế bào không trung hoà hết được nên sinh gốc tự do làm chết tế bào. Hiện nay bệnh bụi phổi người ta cũng giải thích theo cơ chế này.

+ Hiện tượng thiếu máu cục bộ, tưới máu lại: khi nghẽn mạch, máu không vào tới mô sẽ có hiện tượng nhồi máu và thiếu oxy làm cho enzym XH (Xanthin hydrogenase) chuyển thành Xo (Xanthin oxydas). Khi tưới máu lại phản ứng oxy hóa xảy ra mạnh tạo ra lượng lớn superoxyt. nên có các gốc tự do.

+ Chất phóng xạ: các tia phóng xạ, bức xạ có khả năng bẻ gãy một phân tử thành các mảnh gốc tự do( R1-R2.R1* + R2* ).

+ Ô nhiễm môi trường: trong môi trường ô nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, NO2, clo, chì, arsen, Mn, Hg, Cd sẽ làm tăng phản ứng gốc tự do trong quá trình chuyển hóa các độc chất đó. Đồng thời bản thân các chất này cũng là những chất sinh ra gốc tự do

Page 166: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

166

mạnh. + Hút thuốc lá: hút thuốc là làm tăng gốc tự do nhiều nhất trong cơ thể, một hơi thuốc chứa

khoảng 1014 gốc tự do. + Tia tử ngoại và phơi nắng: chúng phản ứng với sắc tố da chuyển các phân tử sắc tố sang

trạng thái kích thích (ST*) của tế bào biểu mô chuyển nó từ dạng bình thường sang dạng đơn bội (O2*) đây chính là nguyên nhân gây u sắc tố da do nắng.

+ Các stress, đụng dập chấn thương cũng là nguyên nhân sinh gốc tự áo mạnh. - Tác hại gốc tự do: Khi gốc tự do sinh ra ồ ạt làm cho hệ thống tự vệ của cơ thể dọn không hết, lúc ấy sẽ sinh

ra các rối loạn và tổn thương bệnh lý, chủ yếu là: + Rối loạn cấu trúc màng tế bào + Làm biến đổi cấu trúc AND, protein + Giảm hoạt độ enzym gắn với màng, bất hoạt nhiều hệ enzym trong cơ thể + Làm thay đổi cấu trúc receptor trên bề mặt tế bào. - Gốc tự do liên quan tới các loại bệnh lý sau: + Trong bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch là hay gặp nhất do các mảng xơ vữa được hình

thành tại thành mạch. + Trong viêm khớp dạng thấp + Trong bệnh mắt: gây thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể + Bệnh phổi + Bệnh đái tháo đường + Lão khoa thần kinh + Bệnh ung thư + Bệnh nhiễm chất độc, nhiễm xạ

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng giá bằng trả

lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Hai khái niệm tương tác giữa chất độc và cơ thể là: A……… B……… 2. Bốn yếu tố sinh học chủ yếu ảnh hưởng tới nồng độ chất độc là: A………

Page 167: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

167

B……… C……… D……… 3. Nêu 5 phương thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào: A……… B……… C……… D……… F……… 4. Tốc độ khuyếch tán của chất độc được vận chuyển phụ thuộc vào 4 yếu tố là: A……… B……… C……… D……… 5. Hệ số khuyếch tán của các chất phụ thuộc vào ba yếu tố. A……… B……… C……… 6. Vận tốc khuyếch tán phụ thuộc vào ba yếu tố. A……… B……… C……… 7. Nêu 2 ảnh hưởng ban đầu của chất độc đối với cơ thể là: A……… B……… 8. Nêu hai tương tác của chất độc với hệ thống miễn dịch trong cơ thể là: A……… B……… 9. Nêu hai đặc trưng cơ bản của gốc tự do là: A……… B……… 10. Bốn nguyên nhân cơ bản sinh gốc tự do là: A……… B……… C………

Page 168: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

168

D……… 11. Nêu 4 tác hại của gốc tự do: A……… B……… C……… D………

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 12 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn

Câu hỏi A B C D

12. Chất độc ở thể lỏng con đường xâm nhập vào cơ thể là A. Da, niêm mạc B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Máu

13. Tốc độ khuyếch tán của chất độc phụ thuộc vào: A. 2 yếu tố B. 3 yếu tố C. 4 yếu tố D. 5 yếu tố

14. Hệ số khuyếch tán của chất được vận chuyển phụ thuộc vào: A. 2 yếu tố B. 3 yếu tố C. 4 yếu tố D. 5 yếu tố

15. Đặc trưng của gốc tự do bao gồm có: A. 2 đặc trưng B. 3 đặc trưng C. 4 đặc trưng D. 5 đặc trưng

16. Nguyên nhân sinh gốc tự do là: A. 6 nguyên nhân B. 7 nguyên nhân C. 8 nguyên nhân D. 9 nguyên nhân

Page 169: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

169

17. Tác hại của gốc tự do: A. 5 Tác hại B. 4 Tác hại C. 3 Tác hại D. 2 Tác hại

18. Gốc tự do là dẫn chất từ: A. Superoxyt B. Oxy đơn bội C. Oxygen D. Hydroxyl

3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 19 đến 23 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

19 Không có cơ chế tác dụng tổng hợp của chất độc với cơ thể

20 Chất độc tương tác ít với hệ thống miễn dịch

21 Các chất độc không làm ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản

22 Chất khí tương tác với việc vận chuyển O2 của hemoglobin

23 Khi gốc tự do sinh ra ồ ạt làm cho hệ thống tự vệ rối loạn

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cửu phần nguyên nhân

sinh gốc tự do cần tham khảo thêm “Giáo trình độc chất học" tài liệu sau đại học, tr 90 – 95. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định

hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm cơ chế tác dụng của chất độc, sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để dược giải đáp.

Sinh viên quan sát các con dường xâm nhập của các chất độc trong môi trường vào cơ thể theo các con đường nào, ví dụ như sự xâm nhập của chì.

2. Vận dụng thực tế

Page 170: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

170

Sinh viên vận dụng các kiến thức về độc động học, độc lực học để xác định con đường xâm nhập, chuyển hóa, đào thải của các chất độc từ đó có những biện pháp phòng cho những người tiếp xúc với các loại chất độc.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh ngôi trường dịch tễ tập 1,

Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 171: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

171

BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được nguyên tắc quản lý các nguy cơ gây nhiễm độc 2. Mô tả được các

phương pháp tiêu độc 2. Mô tả được các phương pháp tiêu độc

1. Nguyên tắc quản lý các nguy cơ gây nhiễm độc - Xác định môi trường tiếp xúc: đo nồng độ chất độc trong môi trường không khí, đất

nước, thực phẩm. - Xác định cường độ tiếp xúc: thông thường phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc - Theo dõi sinh học: + Dùng các test đánh giá tiếp xúc: xác định lượng chất độc trong bệnh phẩm như nước tiểu,

máu, tóc, chất nôn... + Xác định mức độ thay đổi sinh hóa học hoặc hình thái, sinh lý, men. - Quản lý nguy cơ: là cung cấp các thông tin về nguy cơ độc chất môi trường cho các nhà

quản lý trong quá trình ra quyết định để không gây ra tổn thất môi trường hoặc những ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

- Hệ thống đánh giá nguy cơ: + Các loại hệ thống: Đánh giá nguy cơ theo mức độ vi mô (Micro) là đánh giá đường truyền ô nhiễm từ một

khâu của chu trình dòng đến con người qua tiếp xúc. Đánh giá theo mức độ vĩ mô (Macro) là việc đánh giá một cách đầy đủ các nguy cơ và hậu

quả của nó, nên việc đánh giá nguy cơ môi trường (Enviromental Risk Assesment - ERA) một cách tổng hợp các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe, hạnh phúc con người và hệ sinh thái là việc cần thiết.

+ Thành phần hệ thống đánh giá nguy cơ gồm: Mức độ của từng loại nguy cơ khác nhau, cho từng nhóm dân cư khác nhau. Ranh giới của dòng vật chất, tài chính: giới hạn địa lý, khoảng thời gian, ranh giới dân cư...

chịu ảnh hưởng của chất độc. Các biểu hiện của nguy cơ gồm các vấn đề xả thải, khối lượng, đường thải, hàm lượng, sự

tiếp xúc, ảnh hưởng tới sức khỏe...

2. Các phương pháp tiêu độc Công tác thải trừ chất độc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, vật

Page 172: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

172

dụng và môi trường sống. Hiện nay có ba phương pháp tiêu độc chủ yếu được sử dụng là phương pháp cơ học, phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Tùy theo loại chất độc khác nhau mà ta lựa chọn phương pháp thích hợp, có thể phối hợp cả ba phương pháp để xử lý ô nhiễm môi trường do chất độc.

2.1. Phương pháp cơ học Phương pháp này được tiến hành bằng cách hớt bỏ hoặc vùi lấp bề mặt đất bị nhiễm độc

chiều sâu hoặc lớp đất phủ phải dày trên 10 cm. Đây là biện pháp tạm thời không triệt để bởi bán chất độc tính của chất độc chưa được tiêu hủy.

2.2. Phương pháp vật lý Sử dụng các tác nhân vật lý để loại trừ tác hại của chất độc, tuy nhiên phương pháp này

cũng chưa giải quyết tận gốc bản chất của chất độc. Một số biện phát lý học được sử dụng như sau:

- Dùng các tia vật lí làm tăng nhiệt độ của chất ô nhiễm để chất ô nhiễm bay hơi. Làm tăng nhiệt độ của chất ô nhiễm để tự chúng bốc hơi. - Làm cháy các chất ô nhiễm.

2.3. Phương pháp hóa học Đây là phương pháp tiêu độc triệt để, đạt hiệu quả cao, được sử dụng rộng rãi dựa theo

nguyên tắc là cho hóa chất phản ứng với chất độc để tạo ra sản phẩm không còn độc tính. Các dung môi hữu cơ dùng để hòa tan chất độc bám trên bề mặt của đối tượng tiêu độc.

Các dung môi này chỉ có tác dụng hoà tan, lôi kéo chất độc ra khỏi đối tượng tiêu độc và làm giảm nồng độ độc tại chỗ đáng kể. Sau khi tiêu độc thì bản thân dung môi đó lại trở thành nguồn gây nhiễm độc nhưng ở nồng độ thấp. Một số dung môi thường được sử dụng là:

- Xăng, dầu hỏa - Dicloetan - Este, cồn - Xà phòng là chất thông dụng nhất - Chất tẩy rửa tổng hợp: alkylsulphat sử dụng vào mục đích tiêu độc là chủ yếu. - Các chất tạo bọt như bồ kết, bồ hòn. - Các chất hấp phụ như than hoạt tính, Silicagen. Bao gồm các nhóm chất sau:

2.3.1. Nhóm hấp phụ Các chất tham gia phản ứng hóa học tạo ra chất không tan hoặc ít tan trong dung dịch:

không bay hơi hoặc ít bay hơi. Nếu là chất khí như SO2, H2S, NH3, HF... xử lý theo phương pháp này có kết quả tốt:

- Dùng than hoạt tính dễ hấp thụ. - Dùng Silicagen để hút nước và các khí phân cực. - Dùng Zeolit tổng hợp (gọi là sàng phân tử) phân đoạn theo kích thước phân tử.

Page 173: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

173

2.3.2. Nhóm hấp thụ: Phương pháp này chủ yếu đối với các chất khí tan trong chất lỏng. - Dùng vòi phun, chất lỏng phun thành hạt nhỏ dạng khí dung. - Rửa khí dạng Cyclon, sử dụng chất lỏng phun từ trung tâm, Cyclon làm cho khí và chất

lỏng tiếp xúc nhiều nhất. - Gia tốc rửa khí, khi dung dịch được tăng tốc qua các khe nhỏ hẹp biến chất lỏng thành

sương mù.

2.3.3. Nhóm ngưng tụ, làm giảm nhiệt độ của hệ, phương pháp này áp dụng để: - Ngưng tụ những chất có mùi hôi thối. - Ngưng tụ những chất có dầu mỡ trong các nhà máy cơ khí. Ngưng tụ những chất thải trong các ngành công nghiệp hóa học.

2.3.4. Nhóm kiềm Chủ yếu dùng để tiêu độc các chất độc thần kinh với cơ chế thủy phân chất độc. Các hóa

chất thường dùng là: - NaOH dùng dung dịch 5% để tiêu độc các dụng cụ không bị xút làm hỏng như thuỷ tinh,

đồ sành sứ. Không dùng để tiêu độc đồ vải, da, kim loại. - NH4OH: dùng dung dịch 10-15% để tiêu độc chất độc thần kinh trên da người. - Na2CO3 dung dịch 2% để rửa mắt, 3 - 5% tiêu độc đồ vải. - Nếu không có các hóa chất trên có thể dùng nước xà phòng dung dịch 10% để tiêu độc da

và quần áo. Dùng nước vôi tỷ lệ 1/9 gạn lấy nước để tiêu độc nhà cửa.

2.3.5. Nhóm oxy hóa và clo hóa - Clorua vôi: 3CaCl(OCl).4H2O có độ clo hoạt động 35% thường dùng để tiêu độc nhà

của, mặt đất, đường đi. - Hỵpoclorit calci 3Ca(OCl)22Ca(OH)2 có độ hoạt động là 56%, sử dụng như clorua vôi. - Monocloramin, dicloramin 10% dùng tiêu độc các vật dụng dễ han gỉ. - Thuốc tím và nước oxy già cũng sử dụng để tiêu độc.

2.4. Phương pháp sinh học Hiện nay người ta đã biết tới 1500 loài vi sinh vật hoặc sản phẩm của chúng có khả năng

chống các loại sâu hại tiết ra các chất độc, có khoảng 100 loài vi khuẩn tiết ra delta toxin (nội độc tố) alpha, betatoxin (ngoại độc tố) gây chết sâu bọ.

- Một số tảo tiết kháng sinh diệt vi khuẩn trong nước, ấu trùng muỗi, tăng cường đấu tranh sinh học để giảm các bệnh dịch đường ruột cho con người.

- Công nghệ sinh học giúp ta xử lý các nhiên liệu dư thừa thải ra môi trường. Ví dụ: Dùng vi khuẩn oxy hóa sắt Fe+2 thành Fe+4 Lưu huỳnh trong than đá ở dạng pirit Fe+2, người ta dùng vi khuẩn oxy hóa thành H2SO4

Page 174: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

174

sau đó cho rửa trôi. - Xử lý quặng kim loại chuyển chúng ở dạng Sulphua hoặc oxyt không thành dạng tan. Ví dụ: oxy hóa quặng U+4 không tan thành dạng U+6 tan. - Hoặc dùng vi khuẩn tách Uranium ra khỏi dung dịch - Trong công nghệ xử lý môi trường người ta chú ý tới 46 loài vi khuẩn oxy hóa các sản

phẩm dầu hỏa.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng

giá bằng trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 10 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Bốn yếu tố cần thiết để đo nồng độ chất độc trong môi trường là: A…….. B…….. C…….. D…….. 2. Xác định mức độ tiếp xúc của chất độc phải phụ thuộc vào: A…….. B…….. C…….. 3. Hai hệ thống đánh giá nguy cơ gồm: A…….. B…….. 4. Bốn phương pháp tiêu độc trong môi trường là: A…….. B…….. C…….. D…….. 5. Thành phần hệ thống đánh giá nguy cơ gồm: A…….. B…….. C…….. 6. Tiêu độc bằng phương pháp cơ học chủ yếu là.... (A)... hoặc.... (B)... lên trên bề mặt một

Page 175: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

175

lớp dày 10cm A…….. B…….. 7. Phương pháp cơ học để loại bỏ chất độc là phương pháp....(A):... nhưng chưa giải

quyết....(B)... cơ bản, bản chất của chất độc A…….. B…….. 8. Phương pháp tiêu độc bằng vật lý gồm: A…….. A…….. C…….. 9. Tiêu độc bằng phương pháp hóa học gồm: A…….. B…….. C…….. D…….. 10. Các chất tham gia phản ứng hóa học tạo ra chất...(A)...trong dung dịch hoặc...(B)... A…….. B……..

2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 11 đến 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B 11 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có mùi hôi thối

12 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có mùi hôi thối

13 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có dầu mỡ

14 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có dầu mỡ

15 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất thải khu công nghiệp

16 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất hữu cơ hóa học thải ra môi trường

17 Clorua vôi có độ đo hoạt động là dưới 35%

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học

Page 176: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

176

- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần các phương pháp tiêu độc cần tham khảo thêm "Giáo trình độc chất học", tài liệu sau đại học, tr 85 - 90.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

- Quan sát các phương pháp tiêu độc trong môi trường mà cộng đồng đang áp dụng, so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về tiêu độc để áp dụng vào thực tế thực hành xử trí

tiêu độc một số chất trong môi trường. Ví dụ như hóa chất diệt muôi.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

nguyên. 9. Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Page 177: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

177

MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguồn gốc gây ô nhiễm của một số~chât độc vô cơ trong môi

trường. 2. Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm độc các chất vô cơ trong môi

trường.

Chất độc có khá nhiều. Nhiều yếu tố vô cơ, hữu cơ là chất nguy hiểm cho môi trường,

nhưng lại là vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể người và động vật. Vì vậy Schwartz đã dùng danh từ cửa sổ nồng độ (concentration window) để vạch ra giới hạn nhân tạo giữa ba mục khác nhau:

- Mức vi lượng cần thiết: để đảm bảo sự sống. - Mức nhỏ hơn vi lượng cần thiết - mức thiếu - gây rối loạn chuyển hóa cho cơ thể sống. - Mức cao hơn vi lượng cần thiết - mức nhiễm độc - gây tác dụng phụ. Ngay cả những nguyên tố độc đã biết rõ như arsen, chì, cadimi cũng đòi hỏi một vi lượng

cần thiết để duy trì và phát triển cơ thể sống.

1. Nguồn gốc gây ô nhiễm của một số chất độc vô cơ

1.1. Chì và các hệ chất của nó Chì là một kim loại mềm màu xám, nó chịu được ăn mòn, nhưng hòa tan được trong acid

nước và acid sulfuric nóng. Độ tan trong nước của các hợp chất vô cơ của chì rất thay đổi. Các acid và sulfid ít tan, nhưng các muối của nitrat, clorid, clorat chì tan được trong nước khi đun nóng. Chì tạo muối với các acid hữu cơ như acid acetic, acid lactic.

1.1.1. Nguồn gốc của chì trong môi trường - Nguồn gốc của chì trong tự nhiên có ở: + Vỏ trái cây: hàm lượng trung bình của chì là 10 - 20mg/ kg. Hàm lượng chì trong đất

thay dồi phụ thuộc vào hoạt động của con người, đặc điểm của đất, thường đao động trong khoảng 10 - 70 mg/ kg.

+ Trầm tích: trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng chì trong trầm tích ở nước ngọt và biển rất thấp, khoảng 10% mức hiện nay.

+ Nước: Nồng độ chì rất thay đổi ở trong nước nhưng trong nước ngầm và nước mặt, nồng độ chì không vượt quá 10µg/1. Trong nước biển nồng độ chì thay đổi theo vị trí địa lý, theo chiều sâu. Ở bề mặt chì có nồng độ cao cỡ 3 - 30µg/l, càng xuống sâu, nồng độ càng giảm.

+ Không khí: theo ước lượng của một số tác giả, hàng năm lượng chì đưa trực tiếp vào khí

Page 178: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

178

quyển khoảng 330.000 tấn, trong đó 80 - 90% bắt nguồn từ chất phụ gia alkyl chì. - Nguồn nhân tạo: + Lượng chì tiêu thụ hàng năm trên thế giới ngày một tăng. Lượng chì tiêu thụ được khai

thác từ các mỏ chì sulfid (Galena PbS), chì carbonat (Cerrusite PbCO3) và chì sulfat PbSO4 các nước có lượng chì khai thác nhiều là Canada, Mỹ, Australia và Peru.

Người ta đánh giá chì có nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động của con người: quy trình khai thác chì, tinh luyện chì.... ước tính những biến đổi của các loại đá và hoạt động của núi lửa đã đưa vào khí quyển hàng năm 19.000 tấn bụi chì. Trong khi đó lượng chì phát tán hàng năm vào khí quyển từ các mỏ chì và nhà máy tinh luyện chì là 126.000 tấn. Mức độ gây ô nhiễm chì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

+ Trình độ sản xuất. + Khả năng kiểm soát ô nhiễm. + Khí hậu... - Do những đặc tính hóa lý nên chì được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công

nghiệp, đó là: + 24 nước phát triển khối OECD chiếm 65% + Liên Xô và Đông Á (cũ) chiếm 21%. + Đông Á chiếm 9% 65% chì tiêu thụ ở các nước OECD được sử dụng chủ yếu vào: + Sản xuất accu 63%. + Sản xuất chất màu 10%. + Cáp 5%. + Luyện thép 4%. + Phụ gia xăng dầu 2%. + Quy trình khác 16%. Qua quy trình sản xuất chì ở các ngành công nghiệp này đã đưa chì vào không khí 332.000

tấn, thải vào đất gây ô nhiễm môi trường đất nước.

1.1.2. Vòng tuần hoàn chì trong môi trường Quá trình lắng đọng của chì là từ khí quyển lên bề mặt cây cối, nhà cửa, đất đai, nguồn

nước. Quá trình vận chuyển chì giữa các thành phần của môi trường diễn ra liên tục. Sự vận chuyển và phân bố chì xuất hiện từ nguồn tĩnh, nguồn di động và nguồn tự nhiên được thực hiện chủ yếu qua trung gian là khí quyển. Phần chính chì phát ra khí quyển được lắng đọng gần nguồn thải, chỉ những hạt có đường kính d < 2µm được vận chuyển đi xa theo gió gây ô nhiễm. Chì từ khí quyển có thể đi vào cơ thể sống qua ô nhiễm thực phẩm, nước, bụi hay trực tiếp qua đường hô hấp.

Chì vào nước dù từ nguồn nước nào cũng phân bố ngay giữa pha nước và đáy trầm tích.

Page 179: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

179

Quá trình phân bố phụ thuộc vào: - Trị số pH của nước. - Hàm lượng muối hòa tan (TDS). - Sự có mặt của chất hữu cơ tạo phức có chì.

1.1.3. Nồng độ chì trong môi trường và sự phơi nhiễm của người. Mức độ phơi nhiễm của chì phụ thuộc: - Tình trạng hút thuốc lá. - Nghề nghiệp. - Vị trí nhà ở: gần đường ô tô, cạnh nhà máy luyện thép, nơi giải trí. - Đối với trẻ em: do không khí, nước uống, thức ăn, đồ chơi. - Nồng độ chì trong không khí, nước rất thay đổi, phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ

công nghiệp hóa, đô thị hóa..... + Trong thành phố không dùng xăng pha chì, người ta thấy nồng độ chì khoảng 0,2µg/m3

không khí. + Không khí gần lò luyện thép có thể chứa 10µg/m3 - Trong nước: trong nước trọng tại nguồn hàm lượng chì thường nhỏ hơn 5µg/1. Nếu lấy ở

vòi qua ống nước, hàm lượng chì có thể đến 100µg/1, nhất là khì nước nằm lại trong ống nước nhiều giờ.

- Người ta ước tính lượng chì thâm nhập vào người: + Qua không khí ô nhiễm ở thành phố dùng xăng pha chì khoảng 10µg/ngày. + Qua nước uống: 15µg/ngày. + Thực phẩm: 200 - 300µg/ngày. - Trong khi đó lượng chì trao đổi trong cơ thể là 20µg/ngày. Như vậy lượng chì dư trên

200µg/ngày gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Nếu không khí có hàm lượng chì cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mức thâm nhiễm chì tăng cao, đạt 1mg/ngày trở lên, có thể gây ngộ độc mạn tính.

- Chì thể hiện độc tính trên nhiều cơ quan và các hệ cơ quan của người. + Khi nồng độ chì trong máu dưới 1,2µmol/l (25 µg/dI) người ta ghi nhận có sự giảm hệ bố

thông minh (IQ). + Thực nghiệm trên súc vật chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phơi nhiễm và

tác động thần kinh. Đã phát hiện những suy giảm trong chức năng thần kinh khi nồng độ chì - máu vượt quá 0,53 - 0,72µmol/l (II 15µg/dI), những suy giảm này có thể tồn tại lâu sau khi hết phơi nhiễm.

+ Khi nồng độ chì - máu trên 1,44µ/mol/l (30 µg/dI) xuất hiện sự suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại biên ở người. Nếu chì - máu trên 1,92 µmol/l (40 µg/dI) có thể rối loạn chức năng vận động và chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Page 180: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

180

1.2. Thuỷ ngân và các hợp chất của nó Thủy ngân có 3 mức oxy hóa: thủy ngân kim loại: Hg0: thủy ngân hóa trị 1: Hg2+ và thủy

ngân hóa trị 2: Hg2+. Trong không khí thủy ngân bão hoà ở 200C, nồng độ của nó gấp 200 lần nồng độ cho phép. Độ tan trong nước tăng dần theo thứ tự Hg0 < HgCl2 < H3CHgCI < HgCl2

1.2.1. Nguồn gốc của thuỷ ngân trong môi trường Thủy ngân trong môi trường có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. - Nguồn gốc tự nhiên: Thủy ngân tự nhiên chủ yếu do quá trình thoát khí của vỏ trái đất, sự phun trào của núi lửa.

Người ta ước lượng thủy ngân có nguồn gốc tự nhiên đưa vào môi trường khoảng 2700 - 6000 tấn thăm.

- Nguồn gốc nhân tạo: Hàng năm toàn thế giới khai thác khoảng 10.000 tấn thủy ngân kim loại. Trong quá trình

khai thác một phần thuỷ ngân bị mất vào môi trường và có phần thải trực tiếp vào khí quyển. Ngoài việc khai thác thủy ngân, một số nguồn khác cũng đóng góp vào ô nhiễm môi

trường do thủy ngân như: + Đốt nhiên liệu (than đá, xăng dầu). + Luyện quặng kim loại sulfid. + Tinh luyện vàng. + Sản xuất xi măng. + Thiêu chất thải rắn. Trong sản xuất và đời sống, người ta dùng nhiều thủy ngân và các hợp chất của nó: + Thủy ngân kim loại dược dùng làm catod trong điện phân muối NaCl. Sản xuất xút của

quá trình diện phân bị ô nhiễm bởi thủy ngân. Người ta ước tính khi sản xuất 1 tấn sản phẩm này sẽ thải khoảng 450g thủy ngân vào môi trường. Trong ngành công nghiệp điện sản xuất dụng cụ đo lường thiết bị y học cần dùng đến thủy ngân.

+ Tinh lượng vàng cần lượng thủy ngân khá lớn. + Trong nha khoa: dùng hỗn hông để hàn răng. Hôn trong Hg-Cu để hàn răng có thể chứa

tới 70% thủy ngân kim loại. + Một số người dân da màu châu Phi dùng kem và xà phòng có thủy ngân để làm sáng da.

Xà phòng chứa 3% thủy ngân iodid, còn kem chửa tới 10% thủy ngân amoniacal. Những sản phẩm này từ lâu đã bị cấm lưu hành ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng tại một số nước châu Âu vẫn còn sản xuất xà phòng có thủy ngân. Người ta ước tính hàng năm hoạt động của con người đã thải ra khí quyển khoảng 3000 tấn thủy ngân.

1.2.2. Sự phân bố và biến đổi trong môi trường Hơi thủy ngân kim loại trong khí quyển được chuyển sang dạng hòa tan rồi lắng đọng cùng

hạt bụi vào đất và nước. Hơi thủy ngân có thể tồn lưu trong khí quyển đến 3 năm, nhưng với các dạng hòa tan thời gian này là vài tuần lễ.

Page 181: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

181

- Giai đoạn đầu của quá trình tích luỹ sinh học (bioaccumulation) là chuyển từ thủy ngân vô cơ sang methyl thủy ngân H3C- Hg. Quá trình chuyển đổi có thể được thực hiện không cần enzym hoặc có tác động của vi khuẩn.

1.2.3. Sự phơi nhiễm của thủy ngân với người. Người phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu qua trung gian thực phẩm hoặc hỗn hống (amalgam)

hàn răng. - Cá là nguồn chính đưa thủy ngân dưới dạng gốc H3CHg vào cơ thể người. Nguồn gốc này

được hình thành nhờ quá trình tổng hợp từ CHg và muối Hg dưới tác động của vi khuẩn yếm khí. Gốc H3CHg dễ tan trong nước, tập trung ở thực vật nổi, vào cá được khuyếch đại 103 lần rồi đi vào dây chuyền thực phẩm.

- Ở các nhà máy mức thủy ngân dao động từ 50 - 100µg/m3 không khí nơi làm việc. Thông thường người ta thấy lượng thủy ngân trong không khí nơi làm việc( µg/m3) gần với giá trị thủy ngân trong nước tiểu (µg/m3 creatinin).

- Trong các phòng điều trị nha khoa nồng độ thủy ngân dao động 4 - 30 µg/m3 cá biệt có thể đến 170 µg/m3

- Trong khoang miệng, nồng độ trung bình của hơi thủy ngân có nguồn gốc từ hỗn hàng hàn răng nằm trong khoảng 3 - 29 µg/m3

1.3. Arsen và các hệ chất của nó

1.3.1. Nguồn gốc arsen trong môi trường Arsen là nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ trái đất. Arsen nguyên chất là kim loại

màu xám, dạng này ít tồn tại trong thiên nhiên. Người ta thường tìm thấp arsen tồn tại dưới dạng hợp chất, với một hay nhiều nguyên tố khác như oxi, clo, lưu huỳnh. Arsen kết hợp với những nguyên tố trên tạo thành hợp chất arsen vô cơ như các khoáng vật. Hợp chất của arsen với carbon và hydro gọi là hợp nhất arsen hữu cơ. Các dạng hợp chất hữu cơ của arsen thường ít độc hơn so với các hợp chất arsen vô cơ.

1.3.2. Sự phân bố và biến đổi trong môi trường Hàng năm tổng lượng arsen xâm nhập vào khí quyển là 73540 tấn. Arsen trong sinh khối

thực vật trên trái đất khoảng 160.000 tấn và trong động vật khoảng 3000 tấn. Arsen có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên chủ yếu của arsen là núi

lửa bay hơi nhiệt độ thấp, xói mòn do gió, lửa rừng và bụi đại dương. Nguồn gốc arsen nhân tạo là các quá trình nấu chảy đồng, chì, kẽm, sản xuất thép, đốt rừng, đồng cỏ, sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, đốt chất thải và nhà máy hủy tinh.

Nguồn gây ô nhiễm arsen: arsen có mặt trong các mỏ nhiệt dịch, chủ yếu là các loại hình quặng antimon, vàng, thiếc, sulfua đa kim và các mỏ than đá, than bùn. Ngoài ra, arsen còn gặp trong các bãi thải, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp và chất thải sinh hoạt. Arsen xâm nhập vào cơ thể con người theo hai nguồn: nguồn tiếp xúc nghề nghiệp và nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp.

Page 182: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

182

- Arsen trong không khí: Hàm lượng arsen trong không khí (mg/ m3) của thế giới là 0,07 - 2,3 mg/m3 (trung bình là

0,5), ở châu Phi là 0,6 - 1, 2 mg/m3, ở Nam Mỹ là 0,9 - 1,6 mg/m3, ở Bắc Mỹ là 2,4 mg/m3, ở Liên bang Đức 1,5 - 5,3mg/m3, Nhật Bản là 0,3 - 150 mg/m3.

Ở Liên Xô trước đây việc đốt than làm nhiệt lượng đã thải vào không khí khoảng 3000 tấn arsen/năm. Trong không khí, arsen có nồng độ từ 0,4 - 30 ng/m3. Tại các vùng lân cận khu công nghiệp nồng độ của arsen cao hơn.

Ở Việt Nam có nhiều nhà máy nhiệt điện (Phả Lại, Uống Bí, Ninh Bình), các nhà máy xi măng đốt than đá làm năng lượng (Chinfon - Hải Phòng, Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Hà Tiên...), nhà máy luyện kim màu Thái Nguyên cũng là nguồn cung cấp arsen trong môi trường không khí.

Tại Hà Nội có hơn 1000 nhà máy, xí nghiệp đã thải vào môi trường một lượng lởn các chất khí độc hại, trong đó có arsen. Khu vực nông nghiệp đan xen nội ngoại thành đã sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu có arsen, một phần nhỏ arsen đi vào môi trường không khí.

Theo Phạm Ngọc Hồ và CS, hàm lượng arsen trong không khí ở quanh Ngã tư Sở là 0,036 - 0,071 (Trung bình 0,044 ng/m3).

- Arsen trong đất: Hiện tượng ô nhiễm arsen trong môi trường đất đã được phát hiện nhiều nơi trên thế giới.

Ở Anh, hàm lượng arsen trong đất tăng 2%. Theo nghiên cứu của Nikolaos. P, nghiên cứu trong 269 mẫu đất, số mẫu bị ô nhiễm là 21 với tỷ lệ là 7, 8%.

Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Ái, sự phân bố arsen trong đất phong hóa ở Việt Nam cho thấy, hàm lượng trong đất Tây Bắc dao động khoảng 2,6 - 11 ppm.

- Arsen trong nước: Arsen rơi vào nước thông qua sự hòa tan các khoáng chất hoặc các loại khoáng sản, từ các

dòng nước thải công nghiệp và tích tụ từ khí quyển. Trong nước bề mặt giàu oxy, arsen chủ yếu tồn tại dưới dạng arsenic (V), còn ở điều kiện nồng độ oxy giảm như trong cặn bùn của các hồ sâu hay trong nước ngầm thì chủ yếu là arsenic (III). Trong nước tự nhiên nồng độ arsen dao động từ 1 đến 2 microgam trong một lít nước. Ở các vùng giàu khoáng sản, nồng độ arsen có thể cao hơn, thậm chí có nơi tới 12 mg/l.

Tại Băng La Đét có 2 - 4 triệu giếng khoan khai thác nước bị nhiễm arsen. Ngộ độc arsen đo nguồn nước chứa một hàm lượng arsen trong tự nhiên rất cao. Ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nước ngầm lắp bơm tay nên tỷ lệ nhiễm arsen trong nguồn nước này là rất lớn.

Mặc dù hàm lượng arsen trong nước tự nhiên rất thấp nhưng trên thế giới nguồn nước nhiều nơi bị nhiễm arsen như ở Mỹ hàm lượng arsen trong nước uống tới 8 mg/l, ở Chi Lê là 800 mg/l, Gana là 175 mg/l, Đài Loan lên tới 600 mg/l.

WHO đã hạ thấp nồng độ arsen trong nước uống xuống < 10 µg/l USEPA và Cộng đồng châu Âu đã đề xuất tiêu chuẩn arsen trong nước uống là 2 - 20 µg/l. Tiêu chuẩn của Đức đã hạ

Page 183: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

183

thấp nồng độ giới hạn của arsen xuống còn 10 µg/l từ 1/1996 (Driehau W và CS). Arsen từ trong môi trường không khí phần lớn theo nước tập trung ở những khu vực địa

hình thấp, xâm tán vào tầng đất và nguồn nước ngầm, đó là tầng Holocene. Ở Hà Nội, hiện nay có hàng chục ngàn gia đình đang khai thác nguồn nước trong tầng

Holocene cho thấy nồng độ arsen là 0,034 mg/l, một số giếng có hàm lượng arsen trung bình là 0,6 mg/l. Theo Phạm Việt Hùng, hàm lượng arsen trong một số mẫu nước ngầm lấy ở giếng khoan Hà Nội đều cao hơn TCCP, ở Việt Trì, hàm lượng arsen trong nước ngầm cao hơn TCCP của WHO. Tại thành phố Hồ Chí Minh có tới 900 giếng khoan/km2 làm cho nồng độ arsen trong nước giếng tương đối cao [4].

Kết quả nghiên cứu của Unicef cho thấy 15% mẫu nước giếng khoan tại Hà Nội và các vùng phụ cận hàm lượng arsen đều cao hơn 0,05mg/1 và 92% mẫu nước giếng khoan vượt quá TCCP của WHO [47]. Tiêu chuẩn của Việt Nam 6774 - 2000 quy định hàm lượng arsen trong nước sinh hoạt là < 0,02 mg/l.

- Arsen trong thực phẩm: Arsen đã được tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm. Ở Mỹ, theo nghiên cứu của Gunderson; Yost và CSI US NRC, ở Australia cho rằng hàm lượng arsen có trong đồ biển là cao nhất so với các loại thực phẩm khác. hàm lượng arsen có trong thịt lợn là 75%, trong thịt gà là 75%, trong đậu đỗ là 65%. Trong 262 mẫu rau nghiên cứu ở Canada thấy hàm lượng arsen trung bình trong các mẫu là 7 µg/kg tươi, trong 176 mẫu quả hàm lượng arsen trung bình là 4,5 µg/kg tươi. Trong công nghiệp có nhiều ngành nghề liên quan đến arsen có thể gây nhiễm độc như xử lí arsen, sản xuất các hợp chất chứa arsen. Đối với thực phẩm. cá và thịt là nguồn chứa arsen nhiều nhất so với các loại thực phẩm khác. Hàm lượng arsen có trong cá biển là 0,4 - 118 mg/kg, trong gia cầm và trong thịt hàm lượng arsen là 0,44 mg/kg. Căn cứ vào hàm lượng arsen có trong các loại thực phẩm khát nhau mà người ta cho rằng có 25% arsen có nguồn gốc vô cơ và 75% arsen có nguồn gốc hữu cơ xâm nhập vào cơ thể. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng arsen có trong rau là 0,2mg/kg tươi.

1.3.3. Sự phơi nhiễm của arsen với người Arsen lắng đọng trong không khí gây tác hại trực tiếp cho con người qua đường hô hấp.

qua miệng, gây tác động gián tiếp qua chuỗi thức ăn. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng hàm arsen cao trong thời gian dài dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi như bệnh chân đen (Black foot) đây là một loại bệnh của ba bộ lạc thổ dân Mỹ ở miền bắc Great Plains từ Trung tâm Alberta làm suy yếu chức năng gan, ung thư nhận và các bệnh về da như chứng tăng mô biểu bì và ung thư da.

2. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc các chất vô cơ trong môi trường tuỳ theo từng loại chất khác nhau mà có các cách bảo vệ khác nhau:

2.1. Đối với chi - Chương trình sức khỏe cộng đồng: Không dùng phụ gia chì cho xăng động cơ không sử

dụng các vật đựng thực phẩm có pha chì, thuốc trừ sâu của chì (chì arsenst)..... - Thu thập số liệu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về khả năng

Page 184: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

184

nhiệm chì ở người thông qua nước, không khí, thực phẩm. - Điều tra nhóm dân cư có nguy cơ cao nhiễm chì trên cơ sở sàng lọc đánh giá hàm lượng

chì trong môi trường (nước, không khí, đất, thực phẩm). - Lồng ghép việc điều tra nhiễm chì vào chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Nhắc nhở mọi người lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe, đồng thời

coi việc cải thiện điều kiện kinh tế xã hội nhằm mục tiêu giảm bớt tác động của chì có mặt trong môi trường.

- Thực hiện các biện pháp sàng lọc, kiểm soát và đánh giá nhiễm chì. Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn về kinh tế và kỹ thuật. Một số trong các biện pháp đó là: điều tra nồng độ chì - máu để sàng lọc người bị nhiễm chì.

2.2. Đối với thủy ngân - Loại bỏ quy trình sản xuất xút ăn da dùng catod thủy ngân, chuyển đổi quy trình công

nghệ mới. - Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng thủy ngân trong môi trường (nước, không khí, đất) phát

hiện nguy cơ gây ô nhiễm cho cộng đồng. Thực hiện vệ sinh lao động ở các cơ sở công nghiệp khai thác thủy ngân, sử dụng thủy

ngân phục vụ sản xuất.

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

trả lời các câu hỏi sau:

1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống

1. Hai nguồn gốc của chì trong môi trường là: A…….. B…….. 2. Bốn nguồn tự nhiên của chì trong môi trường là: A…….. B…….. C. Nước D…….. 3. Mức độ phơi nhiễm của chì phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: A…….. B…….. C…….. 4. Thủy ngân có trong tự nhiên chủ yếu là do quá trình... (A)... của vỏ trái đất

Page 185: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

185

A…….. 5. Trong nước.... (A)... giàu oxy, arsen chủ yếu tồn tại dưới dạng... (B)... A…….. B…….. 6. Năm ngành nghề chính gây ô nhiễm thủy ngân ra môi trường là: A. Đất nhiên liệu than đá, xăng dầu A…….. B…….. C. Tinh luyện vàng D…….. 7. Thủy ngân kim loại được dùng làm...(A)... trong điện phân muối natriclorua A…….. 8. Hoàn thiện sơ đồ tuần hoàn sinh học gây sự lưu chuyển các hóa chất độc trong môi

trường:

A……… B………

2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 9 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu mà bạn chọn

câu hỏi A B c D

9. Ở các vùng giàu khoáng sản, nồng độ arsen trong nước là: A. 8 mg/l B. 10 mg/l C. 12 mg/l D. 14 mg/l

10. Trong nước bề mặt giàu oxy, arsen tồn tại trong được dưới dạng:

Page 186: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

186

A. Arsen III B. Arsen IV C Arsen V D. Arsen VI

11. Hàm lượng chì trung bình ở vỏ trái cây là: A. 20 mg/l B. 40 mg/l C. 60 mg/l D. 80 mg/l

12. Tỷ lệ phần trăm hàm lượng chi có trong các ngành công nghiệp sản xuất chất màu là: A. 5 % B. 10% C. 15% D. 20%

13. Quá trình phân bố của chi trong nước phụ thuộc vào các yếu tố sau, ngoại trừ: A. pH của nước B. Hàm lượng muối hòa tan C. Chất hữu cơ tạo phức với chì D. Nồng độ chì

14. Thời gian tồn lưu của hơi thủy ngân trong khí quyển là: A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm

15. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 6774- 2000 quy định hàm lượng arsen trong nước sinh hoạt là: A. 0,02 mg/l B. 0,04 mg/l C. 0,06 mg/l D. 0,08 mg/l

3. Phân biệt đúng sai các câu từ 16 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

Page 187: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

187

Câu hỏi A B

16 Chì là một kim loại mềm có màu vàng

17 Nguồn gốc tự nhiên của arsen là do hoạt động của núi lửa tạo nên

18 Arsen xâm nhập vào cơ thể con người theo nguồn tiếp xúc nghề nghiệp và không nghề nghiệp

19 Dạng hợp chất arsen hữu cơ ít độc hơn dạng hợp chất arsen vô cơ

20 Thủy ngân có trong tự nhiên chủ yếu là do thoát khí của bề mặt trái đất

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần nguy cơ liều -

quan hệ và đáp ứng cần tham khảo thêm “Giáo trình độc chất học”, tài liệu sau đại học, tr 75 - 80, giáo trình sức khỏe nghề nghiệp của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp.

- Tìm đọc trên thư viên của Trường đại họcy khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm cách phòng tránh nhiễm độc chì, thủy ngân trong môi trường

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các tiêu chuẩn của một số chất độc trong môi trường như chì,

arsen... để đánh giá môi trường xem có bị ô nhiễm hay không từ đó đưa ra một số biện pháp để phòng chống cho người dân trong cộng đồng khỏi bị ảnh hưởng của một số chất độc trong môi trường.

3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khoe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại

Page 188: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

188

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 189: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

189

XÉT NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được cách lấy mẫu không khí 2. Định lượng được một số chất trong môi trường không khí: NH3, H2S

NH3, H2S là những chất có nhiều trong môi trường không khí do ảnh hưởng của các hoạt

động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt... đây là những chất được thế giới cũng như Việt Nam dùng làm chất chỉ điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và khu dân cư.

1. Phương pháp lấy mẫu trong không khí

1.1. Vị trí tuý mẫu - Lấy mẫu ngang tầm hô hấp. - Lấy mẫu nơi có chất độc phân tán, nơi đi lại của người hoạt động, tránh nơi có hệ thống

thông hơi. - Khoảng cách lấy mẫu có thể từ 10m, 50m, 100m, 1000m hoặc xa hơn nữa. - Mỗi nơi lấy mẫu cần lấy hai mẫu song song, cách nhau 20 cm. - Cần xác định các yếu tố vi khí hậu trong quá trình lấy mẫu.

2. Định lượng NH3 trong môi trường không khí

2.1. Nguyên tắc Khi cho amoniac tác dụng với thuốc thử Nessler được một hợp chất màu vàng, nếu nồng

độ amoniac cao sẽ có màu nâu, theo phản ứng sau:

2.2. Dụng cụ - hóa chất

2.2.1. Dụng cụ - Bình thông nhau - Ống hấp phụ - Pipet - Bộ thang mâu

2.2.2. Hóa chất:

Page 190: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

190

- Nước cất - Dung dịch hấp phụ: H2SO4 N/100 - Dung dịch tiêu chuẩn: 1 ml dung dịch chứa 0,02 mg amoniac - Thuốc thử Nessler

2.3. Tiến hành: Cho 5 ml dung dịch đã hấp phụ amoniac vào ống nghiệm, thêm 5 giọt thuốc thử Nessler.

Lắc đều, đem so màu với thang mẫu. * Cách pha thang mẫu:

Số ống Dung dịch (ml)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dung dịch tiêu chuẩn 1 ml = 0,02 mg NH3

0 0,1 0,25 0,5 0,75 1 1,25 1,5 2 2,5

Nước cất (mg) 5 4,9 4,75 4,5 4,25 4,0 3,75 3,5 3,0 2,5

Thuốc thử Nessler 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Hàm lượng amoniac 0 0,002 0,005 0,01 0,015 0,02 0,025 0,03 0,04 0,05

2.4. Kết quả Nồng độ amoniac được tính theo công thức:

Trong đó: C: Nồng độ amonac trong không khí (máu) a: Hàm lượng amoniac trong ống thang mẫu (mg) b: Tổng thể tích dung dịch hấp phụ (mg) v: Thể tích dung dịch hấp phụ rút ra đem phân tích (ml) V0: Thể tích không khí lấy mẫu quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít) Nồng độ cho phép của amoniac trong môi trường không khí là 0,02 mg/l.

3. Định lượng hydrogen sulfid (H2S)

3.1. Nguyên tắc Hơi H2S được hấp thụ vào dung dịch cadmi sulfat, cho tác dụng với dung dịch p - amino

dimethyl anilin với sự có mặt của FeCl3 trong môi trường acid cho màu xanh methylen.

Page 191: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

191

Theo cường độ màu, ta có thể định lượng H2S có mặt trong không khí bằng phương pháp so màu. Độ nhạy của phương pháp là 0,25 µg.

Nồng độ tối đa cho phép H2S trong không khí vành làm việc là 0,01 mg/l.

3.2. Dụng cụ. hóa chất

3.2.1. Dụng cụ - Buret, pipet, ống nghiệm - Ống hấp thụ Gelman - Chai đựng dung dịch - Máy lấy mẫu không khí, bộ bình thông nhau.

3.2.2. Hóa chất - Dung dịch H2SO4 0,5 N - Dung dịch acid hydrocloric 6 N - Dung dịch iod 0,1 N - Dung dịch natri thiosulfat 0,1 N. - Dung dịch hấp thụ - Dung dịch H2S tiêu chuẩn

3.3. Cách lấy mẫu phân tích

3.3.1. Cách lấy mẫu Cho 6 ml dung dịch hấp thụ vào ống hấp thụ. Hút không khí với tốc độ 500 ml/phút. Lấy từ

15 - 20 lít không khí.

3.3.2. Tiến hành - Lấy 3 ml dung dịch đã hấp thụ - Thêm 0,5 ml dung dịch p - amino dimethyl anilin. - Lắc đều, sau 10 phút đem so màu với thang mẫu.

3.3.3. Cách pha thang mẫu

Số ống Dung dịch (ml)

0 1 2 3 4 5 6

Dung dịch tiêu chuẩn 1 ml: 0,01 mg H2S

0 0,025 0,05 0,1 0,2 0,4 0,6

Dung dịch hấp thụ 3 2,975 2,95 2,9 2,8 2,6 2,4

D.Dịch p – amino dimetyl anilin

0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Hàm lượng H2S (mg) 0 0,00025 0,0005 0,001 0,002 0,004 0,006

3.4. Kết quả

Page 192: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

192

Nồng độ hydrogensulfid trong không khí được tính theo công thức:

Trong đó: C: Nồng độ hydrogensulfid trong không khí (mg/l) a: Hàm lượng H2S ứng với thang mẫu (mg) b: Tổng thể tích dung dịch hấp phụ (mg) v: Thể tích dung dịch hấp phụ rút ra đem phân tích (mi) V0: Thể tích không khí lấy mẫu quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít)

TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Quy trình kỹ thuật Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng

cách tự kiểm theo quy trình kỹ thuật sau:

Quy trình kỹ thuật định lượng NH3 trong môi trường không khí

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

1 Cách lấy mẫu khí NH3 - Cho hóa chất vào ống hấp phụ - Lắp các ống hấp phụ vào bình thông

nhau

- Giữ mẫu - Để lấy được mẫu

- Cho đúng số lượng quy định: 6 ml dung dịch hấp phụ

- Lắp đúng, có khí sôi lên, nước trong bình cao nước rút xuống bình thấp

2 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ - Dụng cụ: ống hấp phụ, ống nghiệm,

pipet - Hóa chất: nước cất, dung dịch hấp

phụ: H2SO4 N/100, dung dịch tiêu chuẩn: 1 ml dung dịch chứa 0,02 mg amoniac, thuốc thử Nessler.

Định lượng đạt kết quá

Lấy đủ số lượng dụng cụ và hóa chất để định lượng NH3

3 Tiến hành - Trộn hai ống hấp phụ vào với nhau - Dùng pipet hút 5 ml dung dịch hấp

phụ ra từ ống hấp phụ cho vào ống nghiệm.

- Không bị mất mẫu - Có tương ứng với ống mẫu không?

- Trong ống hấp phụ có 10

ml dung dịch hấp phụ. - Trong ống nghiệm có 5

ml dung dịch hấp phụ.

Page 193: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

193

- So màu trên thang mẫu: so trên nền trắng, dưới ánh sáng tự nhiên.

- Pha thang mẫu.

- So màu đúng nơi quy định.

- Có 10 ống nghiệm nồng độ NH3 từ thấp đến cao.

4 Tính kết quả: C = a.b / V. V0

Trong môi trường lấy mẫu nồng độ NH3 có vượt TCCP không?

- Xác định đúng thành phần trong công thức. - Hàm lượng NH3 trong môi trường lấy mẫu, so sánh với TCCP, nhận xét.

Quy trình kỹ thuật định lượng H2S trong môi trường không khí

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

1 Cách lấy mẫu khí H2S: - Chuẩn bị chai lấy mẫu - Lắp các ống vào bình thông

nhau - Cho dung dịch hấp phụ vào ống hấp phụ

- Giữ mẫu - Để lấy được mẫu

Nước trong bình cao rút xuống bình thấp có mẫu H2S

2 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: - Dụng cụ: bình nón, pipet,

buret, giá để pipet. giá treo buret.

- Hóa chất: dung dịch H2SO4

0,5 N, dung dịch acid hydrocloric 6 N, dung dịch iod 0,1 N, dung dịch nam thiosuưat 0,1 N, dung dịch hấp thụ, dung dịch H2S tiêu chuẩn

Định lượng đạt kết quả

Lấy đủ số lượng dụng cụ và hóa chất để định lượng H2S

3 Tiến hành: - Rút 3 ml từ chai lấy mẫu cho

vào ống nghiệm - Thêm 0,5 ml dung dịch p -

amino dimethyl anilin - So mầu trên thang mẫu:so trên

- Không bị mất mẫu

- Trong ống nghiệm có 3 ml dung dịch hấp phụ - So màu đúng nơi quy định. - Có 7 ống nghiệm nồng độ H2S

Page 194: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

194

nền trắng, dưới ánh sáng tự nhiên

- Pha thang mẫu

- Có tương ứng với ống mẫu không ?

từ thấp đến cao

4 Tính kết quả: C = a.b /v. V0

Trong môi trường lấy mẫu nồng độ H2S có vượt TCCP không?

- Xác định đúng thành phần trong công thức.

- Hàm lượng H2S trong môi trường lấy mẫu, so sánh với TCCP, nhận xét.

HƯỚNG DẪN SINH VIỆN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC

1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần cách lấy mẫu

không khí cần đọc thêm trong cuốn sách "Thường quy kỹ thuật xét nghiệm" của Viện Y học lao động để hiểu thêm có các cách lấy mẫu không khí.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ nguồn gốc của NH3, H2S.

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày với giáo viên để được giải đáp.

2. Vận dụng thực tế Sinh viên vận dụng các kiến thức và kỹ năng để nhận định và đánh giá một mẫu xét

nghiệm không khí từ đó tuyên tuyền cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng chống các tác hại của các hóa chất độc hại trong môi trường.

3. Tài liệu tham khảo 8. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 9. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường

Đại học Y khoa Hà Nội. 10. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường. Nhà xuất bản Y học. 11. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 12. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 13. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại

học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -

Page 195: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

195

Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 14. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 15. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên.

Page 196: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

196

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC / HỌC PHẦN

Phần 1: Trong quá trình học học phần

1. Lý thuyết: Khi học lý thuyết sinh viên cần phải học theo cách sau: Nghiên cứu kỹ bài học trước khi lên lớp. Đánh dấu những chỗ chưa hiểu để có thể trao đổi với giảng viên.

- Cần xem xét kỹ các vấn đề trong mục tiêu bài học để vận dụng thực tế vào từng lĩnh vực cụ thể.

- Sau khi học xong, cuối mỗi bài có câu hỏi lượng giá cho từng bài, tự đánh giá kiến thức của mình bằng cách trả lời các câu hỏi đó, nếu không rõ xem đáp án ở cuối cuốn sách.

- Đọc thêm tài liệu trên thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên các cuốn sách sau: 1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường

Đại học Y khoa Thái Nguyên. 2. Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng

cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ.

3. Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 4. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,

Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 6. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. Tra cứu thông tin về môi trường trên trang Web: http://www.Google.com 2. Thực hành: Khi học phần thực hành sinh viên cần học theo cách sau: - Đọc bài trước khi đến lớp. - Đánh dấu những chỗ chưa hiểu, chưa rõ vào sách hoặc ghi chép ra một quyển vở, trao đổi

với các bạn trong lớp hoặc khi giảng viên lên lớp hãy trao đổi với giảng viên để làm rõ vấn đề. - Trong khi học thực hành, sinh viên cần quan sát các kỹ năng thực hành của kỹ thuật viên,

tự mình làm thao tác thực hành, khi không rõ, không hiểu các bước thao tác nào cần hỏi ngay trên lớp.

Cuối mỗi buổi thực hành, sinh viên phải viết báo cáo thu hoạch và trả lời câu hỏi lượng giá của giảng viên.

3. Vận dụng thực tế: Sinh viên quan sát các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày về các vấn đề môi trường, so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết để từ đó phân tích, nhận định, đánh giá và đề xuất các giải pháp thích hợp cho phù hợp với từng vấn đề trong môi trường.

Phần 2: Sau khi kết thúc học phần

Page 197: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

197

Vận dụng các kiến thức đã học trong học phần môi trường và độc chất sinh viên hãy áp dụng vào các môn học lâm sàng để giúp hướng tới chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân tại cộng đồng nơi mình ở, nơi mình công tác.

Cách xử trí một số trường hợp nhiễm độc tại cộng đồng, các biện pháp phòng chống một số yếu tố nguy cơ do môi trường tác động đến sức khỏe.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC / HỌC PHẦN

Công cụ lượng giá: Đánh giá kết thúc học phần bằng bộ câu hỏi quyền tượng kết hợp với bộ test lượng giá (có phụ lục kèm theo), thi thao tác thực hành. bài tập.

Page 198: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

198

ĐÁP ÁN

Bài: Môi trường cơ bản và các nguyên lý sinh thái học 1: A. Bên ngoài B. Sự kiện 2: A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường xã hội C. Môi trường nhân tạo

3: A. Nhân tố nhiệt độ B. Nhân tố nước C. Ánh sáng D. Các chất khí E. Tiếng ồn

4: A. Chuỗi thức ăn B. Lưới thức ăn

5: B. Cung cấp nguồn tài nguyên C. Chứa đựng chất thải

6: A. Năng động để giải quyết vấn đề B. Làm chủ các nguồn lực địa phương C. Đảm bảo cuộc sống và bảo vệ môi trường

7: A. Tham gia của cộng đồng B. Giám sát và quản lý của địa phương C. Sở hữu nguồn lực của địa phương D. Hoạt động truyền thông có tính xã hội E. Có sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan

8: A. Tiền bối B. Mối quan hệ

9: A. Môi trường (E) B. Vật sản xuất (P) C Vật tiêu thụ (C) D. Vật tiêu hủy (T)

10: A. Tính ổn định của hệ sinh thái B. Mất cân bằng của hệ sinh thái C. Tự điều chỉnh của hệ sinh thái

11: A. Cấu trúc

Page 199: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

199

B. Chức năng 12. C 14. C 13. D 15. B

Bài: Môi trường và sức khỏe 1: A. Môi trường gia đình

B. Môi trường làm việc C. Môi trường cộng đồng D. Môi trường khu vực

2: A. Cá thể B. Quần thể C. Cá thể, quần thể trong môi trường

3: A. Tâm lý B. Sinh lý C. Tai nạn D. Vật lý E. Hóa học

4: A. Dinh dưỡng B. Giới C. Thói quen D. Cá tính E. Di truyền F. Bệnh tật

5: A. Đặc điểm chung B. Đặc điểm phôi nhiễm C. Thời gian và cường độ D. Các yếu tố nguy cơ, tương hỗ E. Sức khỏe người phơi nhiễm

6: A. Tỷ lệ bệnh B. Tỷ lệ tử vong C. Tỷ lệ nguy cơ

7: A. Thể chất, tinh thần B. Xã hội

8: A. Trạng thái

Page 200: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

200

B. Liên quan 9: A. môi trường

B. Sự cân bằng động 10: D 12. D 11. B 13. D

Bài: ô nhiễm môi trường 1: A. Sự cố môi trường

B. Suy thoái môi trường C. Ô nhiễm môi trường

2: A. Hiệu ứng nhà kính B. Lỗ thủng tầng ozon C. Mưa acid

3: A. CFC B. CCL4 C. CHCL3

4: A. SO2 b. SO2 C. CO

5: C 9: A 6: A 10: B 7: B 11: B

Bài: Ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng

1: A. hòa tan B. sức trương

2: A. Nhiệt đới B. Bán nhiệt đới

C. Ôn đới D. Hàn đới

3: A. Tác nhân vật tí B. Tác nhân hóa học C. Tác nhân sinh học

4: A. nhiệt độ cao

Page 201: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

201

B. không hoàn toàn 5: C 9: A 6: B 10: B 7: D 11: B 8: B 12: C 13: B 14: A 21: B 15: B 22: A 16: B 23: A 17: B 24: A 18: A 25: B 19: A 26: A 20: B 27: A

Bài: Ô nhiễm nước và sức khỏe cộng đồng 1: A. vi lượng

B. độc hại 2: A. trung gian

B. truyền nhiễm đường tiêu hóa 3: A. 54%

B. 70% 4: A. độ trong

B. nhỏ hơn 5: A. dưới 3 mgO2/1

B. dưới 2 mgO2/1 6: A. mg O2/lít

B. mg/ lít 7: A. acid

B. kiềm 8: A 9: A 10: A 11: A 15: A 12: B 16: A

Page 202: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

202

13: B 17: A 14: B 18: B 19: B.

Bài: Ô nhiễm đất và sức khoẻ cộng đồng

1: B. Dự trữ muối C. Số VSV trong đất D. Số trứng giun trong đất

2: A. Nhóm truyền bệnh người - đất - người B. Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người. C. Nhóm truyền bệnh đất - người.

3: A. Do chất thải bỏ từ các nhà máy B. Ô nhiễm nhiệt.

4: A. Bệnh xoắn khuẩn vàng da B. Bệnh trực khuẩn than C. Bệnh sốt làn sóng D. Bệnh viêm da do giun

5: B. Độ ẩm không khí. C. Bức xạ nhiệt. D. Vận tốc gió.

6: D 12: B 7: B 13: A 8: B 14: A 9: C 15: B 10: B 16: B

Bài: Xử lý chất thải rắn, lỏng 1. A. Bỏ thói quen mất vệ sinh môi trường.

B. Làm cho môi trường sống sạch đẹp. C. Giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. B. Diệt VSV gây bệnh C. Xử lý phân

3. A. Tập trung C. Biến thành vô hại D. Không nhiễm bẩn môi trường đất, nước, không khí.

Page 203: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

203

4. A. Đốt rác B. Chôn vùi rác C. Ủ rác D. Phòng nhiệt sinh học.

5. A. vật dụng/ đồ dùng B. sinh hoạt.

6: C 10: A 7: D 11: D 9: D 13: C 14: B

Bài: Môi trường nhà ở và hội chứng nhà kín l: A. Ẩm ướt do mao dẫn

B. Ẩm ướt do ngưng kết C. Ẩm ướt nguyên thủy

2: A. Hướng nhà B. Tường nhà D. Sàn nhà F. Trồng cây xanh.

3: A. Mắt B. Mũi C. Họng E. Toàn thân

4: A. Tường dày bằng hai viên gạch B. Sàn ngăn cách tường có khoảng trống C. Cửa ra vào, cửa sổ đóng sát, kín D. Quy định thời gian yên tĩnh lúc nghỉ ngơi

5: A. ra vào 11: B 6: A 12: A 7: A 13: B 8: A 14: A 9: B 15: B 10: B

Page 204: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

204

Bài: Vệ sinh các cơ sở điều trị 1 A. Nội quy cơ sở điều trị cho người nhà bệnh nhân

B. Chế độ làm việc cho nhân viên C. Chế độ khử khuẩn và tẩy uế cơ sở điều trị D. Nội quy cơ sở điều trị cho người nhà bệnh nhân, chế độ làm việc cho nhân viên.

2. A. Nội sinh B. Ngoại sinh 3. A. từ ngoài 4. A. Nhiễm trùng sau mổ

B. Nhiễm trùng đường tiết điệu C. Nhiễm trùng phổi D. Nhiễm trùng máu

5. A. Chống ồn. 6. A. Phân tán B. Tập trung C. Từng khu 7. A. Con người B. Môi trường C. Dụng cụ khám chữa bệnh 8. A. Bệnh nhân B. Nhân viên y tế C. Người nhà bệnh nhân 9. A. Không khí B. Đất C. Nước 10. A 11. B 12. A 13. A 14. B 15. B 16. B 17. C 18. C 19. C 20. B

Bài: Vệ sinh trường học và các bệnh thường gặp ở tuổi học sinh liên quan đến trường học 1. A. Ảnh hưởng tới học tập B. Ảnh hưởng tới sinh hoạt 2. A. y tế 3. A. Độ 1 B. Độ 2 C. Độ 3 4. A. Quạt trần/ cây B. Máy hút bụi 5. A. Đèn tóc B. Đèn neon 6. A. Cửa chớp B. Cửa ra vào. 7. A. Tôn ít năng lượng B. Gần với ánh sáng tự nhiên C. Không tăng nhiệt độ không khí. 8. A. Bàn và ghế rời nhau

B. Kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh. 9. B 11. A 13. A 10. B 12. A 14. A 15. A

Page 205: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

205

16. B 17. B 18. B 19. A 20. A

Bài: Đại cương về độc chất học 1. A. Điều kiện B. Sinh lý, sinh hoá. 2. A. Liều lượng B. 100mg/kg 3. A. Nhất định B. Sinh học 4. A. Tác dụng B. Cơ thể. C. Dự phòng, điều trị 5. A. liều lượng B. Liều cao 6. A. Chất độc B. Nhiễm độc C. Độc chất học 7. A. 1952 B. SO2 8. A. Miama B. Thủy ngân 9. A. Xuất huyết B. phấn rôm 10. A. 200.000 B. 20.000 11. A. Xác định sự phân loại chất độc trong môi trường, sinh phẩm

B. Nghiên cứu số chất độc từ khi vào cơ thể, ra khỏi cơ thể C. Nghiên cứu chất chống độc đặc hiệu D. Nghiên cứu các biện pháp tiêu độc trong môi trường

12. B 13. B 14. A 15. B

Bài: Đánh giá nguy của chất ô nhiễm 1. A. Xác suất B. Biến cố C. Yếu tố 2. A. Nguy hiểm B. 1 trong 5 3. A. Phản ứng

B. Ăn mòn C. bền vững trong môi trường D. trong cơ thể sống E. Độc hại với người

4. A. Tăng tỷ lệ tử vong B. Tăng tỷ lệ mắc bệnh C. Phát sinh trước mắt và lâu dài

5. A. 8 B. 6

Page 206: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

206

6. A. Nồng độ B. Độc hại 7. A. Nhận dạng sự nguy hiểm

B. quan hệ - đáp ứng C. Đánh giá nguy cơ D. Định rõ tính chất sự cố

8. A. Công nghiệp hóa chất B. Công nghiệp nặng C. Công nghiệp nhẹ

9. A. Đánh giá sự khuyếch tán B. Đánh giá sự phơi nhiễm

Bài: Độc động học, độc lực học 1. A. Độc động học B. Độc lực học 2. A. Hấp thụ B. Phân phối

C. Biến đổi D. Thải trừ 3. A. Lọc qua lỗ của màng

B. Khuyếch tán đơn giản qua màng C. Khuyếch tán có điều kiện D. Khuyếch tán chủ động E. Chất vùi trong tế bào

4. A. Gradien nồng độ C1 - C2 B. Diện tích màng A C. Dày màng D. Hằng số khuyếch tán

5. A. Trọng lượng phân tử của chúng B. Hình dạng của nó C. Tan trong lipid

6. A. Bề rộng của màng B. Nồng độ chất trong và ngoài màng C. Chiều dày của màng tế bào

7. A. Tương tác với việc vận chuyển oxy B. Tác dụng trên enzym

8. A. Suy giảm hệ thống miễn dịch B. Kích thích miễn dịch (yếu)

Page 207: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

207

9. A. Có phản ứng linh hoạt B. Gốc không bền

10 A. Hô hấp tế bào B. Thực bào C. Thiếu máu cục bộ D. Ô nhiễm môi trường

11. A. Rối loạn cấu trúc màng tế bào B. Biến đổi cấu trúc AND C. Giảm hoành độ enzym gần với màng D. Thay đổi cấu trúc recetor bề mặt tế bào

12. B 13. C 14. B 15. A 16. C 17. B 18. C 19. A 20. B 21. B 22. A 23. A

Bài: Biện pháp tiêu độc 1. A. Đất B. Nước

C. Không khí D. Thực phẩm 2. A. Tiêu lượng B. Độc tính

C. Thời gian 3. A. Vĩ mô B. Vi mô 4. A. Phương pháp vật lý B. Phương pháp cơ học

C. Phương pháp hoá học D. Phương pháp sinh học 5. A. Mức độ B. ranh giới

C. Biểu hiện 6. A. hớt bỏ B. vùi lấp 7. A. tiện lợi B. tận gốc 8. A. Nhiệt độ B. Đốt cháy

C. Điện phân 9. A. Nhóm hấp thụ B. Nhóm hấp phụ

C. Nhóm ngưng tụ D. Nhóm kiềm E. Nhóm oxy hóa và clo hóa

Page 208: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

208

10. A. không tan hoặc ít tan B. không bay hơi hoặc ít bay hơi

11. B 12. A 13. A 14. B 15. A 16. B 17. B

Bài: Một số chất độc vô cơ trong môi trường và sự tác động tới sức khỏe 1. A. Tự nhiên B. Nhân tạo 2. A. Đất B. Không khí D. Thực phẩm 3. A. Tình trạng hút thuốc lá

B. Nghề nghiệp C. Vị trí nhà ở

4. A. Thoát khí 5. A. bề mặt B. arsenic 6. B. Luyện kim loại sulfid

D. Sản xuất xi măng E. Đốt chất thải rắn

7. A. catod 8. A. Người B. Động vật 9. C. 10. C 11 A 12. B 13. D 14. C 15. A 16. B 17. A 18. A 19. A 20. A 21. A

Page 209: Môi trường và độc chất học - Trường Đại học y khoa Thái Nguyên

209

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

3. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

4. Đỗ Hàm (2000), Bệnh học nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học 5. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 6. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái

Nguyên 7. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi

trường, Nhà xuất bản Y học. 9. Lê Văn Khoa (2004), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Y học. 10. Viện Y học lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.