27
Mc lc BÁO CÁO KẾT QUNGHIÊN CỨU, NG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Li gii thiu ..................................................................................................... 1 2. Tên sáng kiến ..................................................................................................... 1 3. Tác giả sáng kiến.............................................................................................. 2 4. Chđầu tư tạo ra sáng kiến .............................................................................. 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .............................................................................. 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu .............................................................. 2 7. Mô tả bn cht của sáng kiến: .......................................................................... 2 7.1. LÝ THUYẾT VGIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HC ... 2 7.1.2. Mục tiêu giáo dục STEM ......................................................................... 3 7.1.3. Chđề STEM .......................................................................................... 4 7.1.4. Xây dựng chđề/ bài học STEM............................................................. 6 7.2. Chđề STEM trong bài “Động lượng. Định lut bảo toàn động lượng”..... 9 7.2.1. Bài “Động lượng. Định lut bảo toàn động lượng” .............................. 9 7.2.2 Chđề STEM xe bong bóng sáng tạo .................................................... 15 7.2.3. Tiến trình dạy hc .................................................................................. 16 8. Những thông tin cần được bo mt ................................................................. 22 9. Các điều kin cn thiết để áp dụng sáng kiến ................................................. 22 10. Đánh giá lợi ích thu được hoc dkiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến ca tchức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kcáp dụng th(nếu có) theo các nội dung sau: ..... 23 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoc dkiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: ............................................................................ 23 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoc dkiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến ca tchức, cá nhân: ............................................................ 24 11. Danh sách những tchức/cá nhân đã tham gia áp dụng thhoặc áp dụng sáng kiến lần đầu................................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHO ..................................................................................... 25

Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Mục lục

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu ..................................................................................................... 1

2. Tên sáng kiến ..................................................................................................... 1

3. Tác giả sáng kiến .............................................................................................. 2

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .............................................................................. 2

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .............................................................................. 2

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu .............................................................. 2

7. Mô tả bản chất của sáng kiến: .......................................................................... 2

7.1. LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC ... 2

7.1.2. Mục tiêu giáo dục STEM ......................................................................... 3

7.1.3. Chủ đề STEM .......................................................................................... 4

7.1.4. Xây dựng chủ đề/ bài học STEM ............................................................. 6

7.2. Chủ đề STEM trong bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” ..... 9

7.2.1. Bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” .............................. 9

7.2.2 Chủ đề STEM xe bong bóng sáng tạo .................................................... 15

7.2.3. Tiến trình dạy học .................................................................................. 16

8. Những thông tin cần được bảo mật ................................................................. 22

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ................................................. 22

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp

dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: ..... 23

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả: ............................................................................ 23

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ............................................................ 24

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng

sáng kiến lần đầu ................................................................................................. 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 25

Page 2: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1

1. Lời giới thiệu

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái

gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công

việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy

cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và

phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về

kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết

vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá

trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng

của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó, ngày 18/6/2018 Thủ Tướng chính phủ ra chỉ thị

16/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo

khoa giáo dục phổ thông (GDPT). Bộ giáo dục ban hành Thông tư 32/TT-

BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ

thông mới. Giáo viên là căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện đổi mới đồng

bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.

Một trong những đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

đang được Bộ giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập huấn tới giáo

viên trong hai năm 2018 và 2019 là dạy học chủ đề STEM trong trường

THCS và THPT.

Hiện nay, việc dạy học trong tất cả các trường THPT theo một phân

phối chương trình thống nhất. Bộ giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh

Phúc đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các tổ nhóm chuyên môn thực

hiện dạy học theo chuyên đề (chủ đề) và yêu cầu đưa giáo dục STEM vào

các trường học. Qua tập huấn cũng như giảng dạy thực tế, tôi đã tiến hành

thiết kế và dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo toàn

động lượng" Vật lí 10 THPT và tiến hành dạy thử nghiệm.

2. Tên sáng kiến

Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo

toàn động lượng" Vật lí 10 THPT.

Page 3: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

2

3. Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Cao Văn Tuấn.

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay - Khu 2 - Thị Trấn Vĩnh

Tường - Vĩnh Phúc

- Số điện thoại:0978074428

E_mail: [email protected]

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :

Giáo viên Cao Văn Tuấn

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :

+ Một số chủ đề STEM trong bài học Vật lí lớp 10 cấp THPT.

+ Thiết kế và dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật

bảo toàn động lượng" Vật lí 10 THPT.

+ Bài học: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.

+ Chủ đề STEM : Xe bong bóng sáng tạo.

+ Giảng dạy bài động lượng, định luật bảo toàn động lượng theo hướng

phát triển năng lực học sinh.

+ Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM phù hợp với học sinh nhà

trường và cơ sở vật chất hiện tại.

+ Điều kiện và sự phù hợp của chủ đề STEM và câu lạc bộ STEM trong

trường THPT Lê Xoay.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:

- Tháng 1/2020.

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

7.1.1. Khái niệm về giáo dục STEM

Giáo dục STEM trong trường trung học là quan điểm dạy dọc là quan

điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh thuộc các lính vực Khoa

học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

Các kiến thức và kỹ năng về khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán

được tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề nhằm giúp học sinh vận dụng kiến

thức để giải quyết vẫn đề thực tiễn mang lại và có giá trị.

Page 4: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

3

STEM là cách viết lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ:

Science, Technology, Engineering, Maths.

Science (Khoa học): gồm các kiến thức về vật lý, Hóa học, Sinh học và

khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến

thức đó để giải quyết vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.

Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và

đánh giá công nghệ của học sinh, tạo ra cơ hội để học sinh hiểu hiểu về công

nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống.

Engineering (Kỹ thuật): phát triển sử hiểu biết của học sinh về cách công

nghệ đang phát triển thông qua thiết kế kỹ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức

của nhiều môn học, giúp cho các khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kỹ thuật

cũng cung cấp cho học sinh những kỹ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa

học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây

dựng quy trình sản xuất.

Maths (Toán học): phát triển ở học sinh khả năng phân tích, biện luận và

truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các

giải pháp giải quyết toán học trong các tình huống đặt ra.

Thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ

cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp.

Đối với ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự tâm của nền giáo

dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Quan tâm đến

việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người

học. Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính

sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học

STEM, hoạt động STEM.

Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp các lĩnh

vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

7.1.2. Mục tiêu giáo dục STEM

- Phát triển các năng lực đặc thù của môn học thuộc về STEM cho học

sinh

Đó là những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học,

Công nghệ, Kỹ thuật và Toán. Trong đó học sinh biết liên kết các kiến thức

Khoa học và Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học sinh biết sử dụng,

Page 5: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

4

quản lý và truy cập Công nghệ. Học sinh biết quy trình thiết kế và chế tạo sản

phẩm.

- Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh

Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho học sinh những có hội cũng như

thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỷ 21. Bên cạnh những

hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học, học sinh sẽ

được phát triển tư duy phê phán, và khả năng hợp tác để thành công.

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Giáo dục STEM sẽ tạo cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng mang

tính nền tảng cho việc học ở bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong

tương lai của học sinh. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng

lực, phẩm chất tốt, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng với

nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng 4.0 để xây dựng và phát triển quê hương

đất nước.

7.1.3. Chủ đề STEM

Tiêu chí xây dựng chủ đề/ bài học STEM

Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn

Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy

trìnhthiết kế kĩ thuật

Tiến trình bài học STEM cung cấp một cách thức linh hoạt đưa học sinh

từ việc xác định một vấn đề – hoặc một yêu cầu thiết kế – đến sáng tạo và phát

triển một giải pháp. Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: (1)

Xác định vấn đề – (2) Nghiên cứu kiến thức nền – (3) Đề xuất các giải

pháp/thiết kế – (4) Lựa chọn giải pháp/thiết kế – (5) Chế tạo mô hình (nguyên

mẫu) – (6) Thử nghiệm và đánh giá – (7) Chia sẻ và thảo luận – (8) Điều chỉnh

thiết kế. Trong thực tiễn dạy học, quy trình 8 bước này được thể hiện qua 5 hoạt

động chính: HĐ1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo) ––> HĐ2: Nghiên

cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế ––> HĐ3: Trình bày và thảo

luận phương án thiết kế ––> HĐ4: Chế tạo mô hình/thiết bị... theo phương án

thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý); thử nghiệm và đánh giá ––> HĐ5: Trình

bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu.

Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt

động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản

phẩm.

Page 6: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

5

Quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện trong tất cả các hoạt động của

chủ đề STEM, tuy nhiên trong hoạt động 2 và hoạt động 4 quá trình này cần

được khai thác triệt để. Trong hoạt động 2 học sinh sẽ thực hiện các quan sát,

tìm tòi, khám phá để xây dựng, kiểm chứng các quy luật. Qua đó, học được kiến

thức nền đồng thời rèn luyện các kĩ năng tiến trình như: Quan sát, đưa ra dự

đoán, tiến hành thí nghiệm, đo đạc, thu thập số liệu, phân tích số liệu…Trong

hoạt động 4, quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện giúp học sinh kiểm chứng

các giải pháp khác nhau để tối ưu hoá sản phẩm.

Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt

động nhóm kiến tạo.

Giúp học sinh làm việc trong một nhóm kiến tạo là một việc khó khăn,

đòi hỏi tất cả giáo viên STEM ở trường làm việc cùng nhau để áp dụng phương

thức dạy học theo nhóm, sử dụng cùng một ngôn ngữ, tiến trình và yêu cầu về

sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Làm việc nhóm trong thực hiện

các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp

tác cho học sinh.

Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa

học và toán mà học sinh đã và đang học.

Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có

mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ, tin học và toán.

Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ, tin học và khoa học

khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể

tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng khoa học, công

nghệ, tin học và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với

nhau để giải quyết các vấn đề. Điều đó có liên quan đến việc học toán, công

nghệ, tin học và khoa học của học sinh.

Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và

coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.

Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học;

một vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án và lựa chọn phương

án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại,

các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi

giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM.

Page 7: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

6

7.1.4. Xây dựng chủ đề/ bài học STEM

Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện

tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị

công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn chủ đề của

bài học.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để

giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học

được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa

chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết

(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác

định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng

để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản

phẩm. Các tiêu chí cũng phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và

vận dụng kiến thức nền của học sinh chứ không nên chỉ tập trung đánh giá sản

phẩm vật chất.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt

động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà

học sinh phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong

và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).

7.1.5. Quy trình thiết kế chủ đề STEM

Dựa trên mục tiêu giáo dục STEM và các tiêu chí của chủ đề STEM, quy

trình thiết kế chủ đề dạy học STEM cho học sinh trung học được thực hiện như

hình sau:

Vẫn đề

thực

tiễn

(1)

Ý tưởng

chủ đề

STEM

(2)

Xác định

kiến thức

STEM

cần giải

quyết (3)

Xác định

mục tiêu

chủ đề

STEM

(4)

Xây dựng

bộ câu

hỏi định

hướng

STEM

(5)

Page 8: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

7

Vấn đề thực tiễn: được hiểu là các tình huống xây ra có vấn đề

đối với học sinh, có tính chất kỹ thuật. Nó có thể là các ứng dụng trong cuộc

sống hàng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, kích thích học

sinh tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó có thể là yêu cầu của định

hướng nghề nghiệp, đòi hỏi học sinh giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm

vụ của nghề nghiệp náo đó trong thực tế.

Ý tưởng chủ đề STEM: là ý tưởng mở được hình thành có tính chất kỹ

thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn học sinh gặp phải.

Xác định kiến thức STEM cần giải quyết: là các kiến thức trong chủ đề

có liên quan đến Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học…

Xác định mục tiêu chủ đề STEM: là kiến thức kỹ năng, thái độ và có thể là sản

phẩm mà học sinh sẽ đạt được sau khi thực hiện chủ đề.

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng STEM: là câu hỏi được đặt ra cho học

sinh nhằm gợi ý để giúp học sinh đề xuất giải pháp, nhiệm vụ nhằm đạt được

mục tiêu của chủ đề.

7.1.6. Dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng lực

sáng tạo

a) Khái niệm dạy học mở mang tính thiết kế

Dạy học mở mang tính thiết kế là hình thức dạy học phát hiện và giải

quyết những tình huống có vấn đề của cuộc sống nghề nghiệp liên quan đến nội

dung chuyên môn

Tính mở của hình thức dạy học này được thể hiện bởi các đặc trưng sau:

- Tính đa lời giải.

- Khuyến khích học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề

- Giảm bớt sự căng thẳng của học sinh.

Dạy học mở mang tính thiết kế được thực hiện dựa trên phương pháp

nghiên cứu khoa học, khuyến khích học sinh tìm kiếm tích cực và có niềm vui

trong hoạt động đó.

b) Đặc trưng của dạy học mở mang tính thiết kế

Dạy học mở mang tính thiết kế có những đặc trưng sau:

- Sự nhận thức kỹ thuật của học sinh là dựa trên những kinh nghiệm của

học sinh và cùng với nó phát huy nhận thức kỹ thuật.

- Vai trò của người giáo viên là người tư vấn tổ chức cho học sinh nhận

thức.

- Khởi dậy sự tò mò tìm kiếm của học sinh.

Page 9: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

8

Dạy học mở mang tính thiết kế, tạo cơ hội cho học sinh hoạt động và

phát triển năng lực thông qua hoạt động. Để thực hiện được dạy học mở mang

tính thiết kế thì cần phải có những những tình huống có vấn đề (hay nhiệm vụ

học tập) mang tính tổng thể, có không gian quyết định, có độ tự do trong việc

đưa ra lời giải. Những lời giải của học sinh được tổng hợp thông qua đàm thoại

trong quá trình làm việc nhóm. Hoạt động chủ yếu chính là hoạt động của người

học tìm ra và quyết định lời giải tối ưu cho vấn đề.

c) Tiến trình dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển

năng lực sáng tạo

Dạy học mở mang tính thiết kế phù hợp cho những nội dung mang tính

thiết kế hệ thống kỹ thuật và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

- Giáo viên khuyến khích học sinh tìm kiếm các lời giải và chấp nhận

các lời giải.

- Giáo viên cùng với học sinh nhận xét để thấy được các lời giải đúng.

- Học sinh được tổ chức học theo nhóm, thảo luận, hợp tác với nhau và

học lẫn nhau.

Tiến trình dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng

lực sáng tạo của học sinh được thực hiện theo sơ đồ sau:

(1) Vấn đề mở: là bài toán xuất hiện trong thực tiễn nhưng có nhiều lời giải,

thông thường nó là bài toán liên quan đến kỹ thuật.

(2) Đề xuất giải pháp thiết kế: từ bài toán mở, học sinh sẽ đưa ra nhiều giải pháp

khác nhau để giải quyết vấn đề.

(3) Đánh giá giải pháp: Trên cơ sở các giải pháp được đề suất, học sinh tiến

hành phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng giải pháp.

(4) Lựu chọn giải pháp tối ưu: sau khi đánh giá từng giải pháp, học sinh thống

nhất lựa chọn một giải pháp.

(5) Thực hiện giải pháp lựa chọn: sau khi chọn được giải pháp tối ưu, học sinh

tiến hành tổ chức thực hiện giải pháp: lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ, tìm kiếm vật

liệu nắp ráp…

Đề

xuất

các

giải

pháp

(2)

Lựa

chọn

giải

pháp

tối

ưu

(4)

Thực

hiện

giải

pháp

lựa

chọn

(5)

Sản

phẩm

vật

chất

(6)

Vận

hành

thử

nghiệm

(7)

Đánh

giá

giải

pháp

(3)

Sản

phẩm

vật

chất

hoàn

thiện

(8)

Vấn

đề

mở

(1)

Page 10: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

9

(6) Sản phẩm vật chất: sau khi thực hiện giải pháp, học sinh sẽ thu được sản

phẩm có thể là mô hình vật chất - chức nang hoặc sản phẩm thật.

(7) Vận hành thử nghiệm: học sinh cho vận hành thử sản phẩm để đánh giá xem

có đạt được yêu cầu như dự tính ban đầu hay không, nếu không vận hành được

hoặc vận hành lỗi thì học sinh tiếp tục khắc phục để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu

(8) Sản phẩm vật chất hoàn thiện: là sản phẩm cuối cùng sau khi học sinh cải

tiến, khắc phục lỗi và vận hành đạt yêu cầu.

Trong thực tế, học sinh có thể không thực hiện được đúng thứ tự các giai

đoạn từ (1) đến (8) như trình bày ở trên. Học sinh có thể thực hiện theo tiến trình

sau đây:

(1)→(2) →(5)→(6)→(7)→(2)→(5)→(6)→(7)→(2)→(5)→(6)→(7)→(8) và

hiệu quả dạy học cũng đạt kết quả.

7.2. Chủ đề STEM trong bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”

7.2.1. Bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”

1. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học có chủ đề STEM

+ Xây dựng khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng

xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết

về định luật II và III Niu Tơn.

Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực

tiến: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực…

+ Thiết kế và chế tạo được xe đồ chơi chuyển động được từ những vật

liệu đơn giản.

2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài có chủ đề STEM

Nội dung 1 (45 phút): Khái niệm động lượng của vật. Xây dựng nội

dung định luật bảo toàn động lượng.

+ Động lượng p của vật chuyển động là đại lượng vectơ được đo bằng

tích của khối lượng m và vectơ vận tốc v của vật. p mv

Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

+ Động lượng của hệ vật bẳng tổng các véc tơ động lượng của các vật

trong hệ: 1 2p p p ...

- Hệ cô lập

+ Định luật bảo toàn động lượng : Vectơ tổng động lượng của hệ kín được

bảo toàn. p p'

Page 11: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

10

Trong đó: p là động lượng ban đầu, p ' là động lượng lúc sau.

+ Đối với hệ hai vật : ' '

1 2 11 2p p p p

Trong đó, 1 2p , p tương ứng là động lượng của hai vật lúc trước tương tác,

1 2p' , p' tương ứng là động lượng của hai vật lúc sau tương tác.

Nội dung 2 (45 phút): Vận dụng kiến thức định luật bảo toàn động

lượng vào giải quyết một vấn đề thực tiễn

- Chuyển động bằng phản lực.

- Thiết kế chế tạo xe đồ chơi chuyển động được từ những vật liệu đơn

giản.

3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát

triển

3.1. Kiến thức

+ Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động

lượng

+ Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối

với hệ hai vật.

+ Nêu được một số ví dụ trong thực tế về chuyển động bằng phản lực.

+ Vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để giải

thích một số hiện tượng trong thực tế.

3.2. Kĩ năng

+ Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối

với hai vật va chạm mềm.

Chế tạo được một số thí nghiệm đơn giản để minh họa cho chuyển

động bẳng phản lực.

+ Thiết kế vào chế tạo được thiết bị chuyển động được từ vật dụng đơn

giản.

3.3. Thái độ

+ Chủ động trao đổi, thảo luận với học sinh khác và giáo viên.

+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Page 12: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

11

3.4. Năng lực có thể phát triển

Các năng lực chung

+ Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo.

Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực toán học, khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề

Nhóm

năng lực Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong chủ

đề

Nhóm

NLTP

liên quan

đến sử

dụng

kiến thức

vật lí

K1: Trình bày được kiến

thức về các hiện tượng, đại

lượng, định luật, nguyên lí

vật lí cơ bản, các phép đo,

các hằng số vật lí

- Phát biểu được khái niệm xung

lượng của lực, khái niệm động

lượng, nội dung định luật bảo toàn

động lượng

K2: Trình bày được mối

quan hệ giữa các kiến thức

vật lí

-Liên hệ giữa biến thiên động lượng

và xung lượng của lực

- Viết đúng biểu thức của định luật

bảo toàn động lượng.

K3: Sử dụng được kiến thức

vật lí để thực hiện các

nhiệm vụ học tập

- Sử dụng định luật II và III Niu Tơn

đề hình thành khái niệm xung lượng

của lực, khái niệm động lượng, định

luật bảo toàn động lượng.

K4: Vận dụng (giải thích,

dự đoán, tính toán, đề ra

giải pháp, đánh giá giải

pháp … ) kiến thức vật lí

vào các tình huống thực

tiễn

- Chỉ ra những chuyển động bằng

phản lực trong thực tiễn.

- Vận dụng định luật bảo toàn động

lượng để giải thích được một số hiện

tượng tự nhiên và giải các bài tập

liên quan.

Nhóm

NLTP về

P1: Đặt ra những câu hỏi về

một sự kiện vật lí

- Đặt ra được câu hỏi liên quan đến

tác dụng lực đáng kể trong thời gian

Page 13: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

12

phương

pháp

(tập

trung vào

năng lực

thực

nghiệm

và năng

lực mô

hình hóa)

có thể làm biến đổi trạng thái chuyển

động.

P2: mô tả được các hiện

tượng tự nhiên bằng ngôn

ngữ vật lí và chỉ ra các quy

luật vật lí trong hiện tượng

đó

- Mô tả được hiện tượng về sự thay

đổi trạng thái chuyển động và tác

dụng lực

P3: Thu thập, đánh giá, lựa

chọn và xử lí thông tin từ

các nguồn khác nhau để giải

quyết vấn đề trong học tập

vật lí

- Nghiên cứu SGK để tìm hiểu về

mối quan hệ giữa xung lượng của

lực và biến thiên động lượng.

P4: Vận dụng sự tương tự

và các mô hình để xây

dựng kiến thức vật lí

+ Vận định luật II và III Niu Tơn

P5: Lựa chọn và sử dụng

các công cụ toán học phù

hợp trong học tập vật lí.

+ Lựa chọn kiến thức về tích của

một số với một véc tơ để có khái

niệm động lượng, định luật bảo toàn

động lượng, suy ra nguyên tắc

chuyển động bằng phản lực.

P6: chỉ ra được điều kiện lí

tưởng của hiện tượng vật lí

- Định luật bảo toàn động lượng chỉ

đúng với hệ cô lập

P7: đề xuất được giả thuyết;

suy ra các hệ quả có thể

kiểm tra được.

Đề xuất được mối liên hệ giữa

khối lượng, vận tốc của vật trước và

sau va chạm.

P8: xác định mục đích, đề

xuất phương án, lắp ráp,

tiến hành xử lí kết quả thí

nghiệm và rút ra nhận xét.

Đề xuất phương án thí nghiệm

kiểm nghiệm định luật bảo toàn

động lượng.

P9: Biện luận tính đúng đắn

Page 14: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

13

của kết quả thí nghiệm và

tính đúng đắn các kết luận

được khái quát hóa từ kết

quả thí nghiệm này.

Nhóm

NLTP

trao đổi

thông tin

X1: trao đổi kiến thức và

ứng dụng vật lí bằng ngôn

ngữ vật lí và các cách diễn

tả đặc thù của vật lí

- Trao đổi những kiến thức để mô tả

sự thay đổi trang thái chuyển động

bằng ngôn ngữ vật lí: lực, xung

lượng của lực, động lượng.

X2: phân biệt được những

mô tả các hiện tượng tự

nhiên bằng ngôn ngữ đời

sống và ngôn ngữ vật lí

(chuyên ngành )

Sử dụng được đại lượng vật lí như

xung lượng của lực, động lượng để

mô tả sự thay đổi trạng thái chuyển

động của vật.

X3: lựa chọn, đánh giá

được các nguồn thông tin

khác nhau,

X4: mô tả được cấu tạo và

nguyên tắc hoạt động của

các thiết bị kĩ thuật, công

nghệ

Mô tả nguyên tắc hoạt động của

thiết bị chuyển động bẳng phản lực.

Như là tên lửa, máy bay phản lực…

X5: Ghi lại được các kết

quả từ các hoạt động học

tập vật lí của mình (nghe

giảng, tìm kiếm thông tin,

thí nghiệm, làm việc

nhóm… )

+ Vận dụng mô hình lí thuyết, biến

đổi toán học về tích của một số với

một véc tơ.

X6: trình bày các kết quả từ

các hoạt động học tập vật lí

của mình (nghe giảng, tìm

kiếm thông tin, thí nghiệm,

làm việc nhóm… ) một

Trình bày kết quả thu được từ việc

sử dụng kiến thức các định luật Niu

Tơn.

Page 15: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

14

cách phù hợp

X7: thảo luận được kết quả

công việc của mình và

những vấn đề liên quan

dưới góc nhìn vật lí

+ Thảo luận để hướng đến vận dụng

định luật II và III Niu Tơn để giải

quyết nhiệm vụ học tập.

X8: tham gia hoạt động

nhóm trong học tập vật lí

Nhóm

NLTP

liên quan

đến cá

nhân

C1: Xác định được trình độ

hiện có về kiến thức, kĩ

năng , thái độ của cá nhân

trong học tập vật lí

Xác định được trình độ hiện có về

định luật II và III Niu Tơn.

Đánh giá được kĩ năng, thái độ

trong những công việc được phân

công về nhà.

C2: Lập kế hoạch và thực

hiện được kế hoạch, điều

chỉnh kế hoạch học tập vật

lí nhằm nâng cao trình độ

bản thân.

+ Lập kế hoạch, có sự cố gắng thực

hiện kế hoạch về bài tìm hiểu và thí

nghiệm vui về chuyển động bằng

phản lực.

C3: chỉ ra được vai trò (cơ

hội) và hạn chế của các

quan điểm vật lí đối trong

các trường hợp cụ thể trong

môn Vật lí và ngoài môn

Vật lí

+ Nhờ việc biết được kiến thức về

định luật bảo toàn động lượng có thể

áp dụng vào những tình huống cụ thể

trong thực tiến (súng giật khi bắn,

chuyển động trong các con tàu vũ trụ

ngoài trái đất…)

C4: so sánh và đánh giá

được - dưới khía cạnh vật

lí- các giải pháp kĩ thuật

khác nhau về mặt kinh tế,

xã hội và môi trường

So sánh và đánh giá được khía

cạnh của định luật bảo toàn động

lượng giải pháp bắn súng ít giật…

C5: sử dụng được kiến thức

vật lí để đánh giá và cảnh

+ Sử dụng được kiến thức về chuyển

động bằng phản lực đề cảnh bao

Page 16: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

15

báo mức độ an toàn của thí

nghiệm, của các vấn đề

trong cuộc sống và của các

công nghệ hiện đại

mực độ nguy hiểm của súng giật khi

bắn…

+ Cảnh báo những phương tiện tham

gia giao thông chuyển động nhanh

khi va chạm với nhau thì gây nguy

hiểm.

C6: nhận ra được ảnh

hưởng vật lí lên các mối

quan hệ xã hội và lịch sử.

+ Nhận ra được vai trò của định luật

bảo toàn động lượng và chuyển động

bằng phản lực trong sự phát của

khoa học kĩ thuật và đời sống con

người.

7.2.2 Chủ đề STEM xe bong bóng sáng tạo

a) Vấn đề thực tiễn

Xe bong bóng là đồ chơi thú vị, hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển

động bằng phản lực, được làm hầu hết từ vật liệu tái chế. Đồ chơi này không chỉ

gia công đơn giản, vật liệu dễ tìm mà còn được sử dụng tổ chức nhiều trò chơi

thú vị liên quan đến chúng. Tự làm xe bong bóng không những tạo điều kiện để

học sinh lĩnh hội kiến thức về chuyển động bằng phản lực mà còn tạo sân chơi

thú vị, giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng.

b) Hình thành ý tưởng chủ đề

c) Kiến thức STEM trong chủ đề

Tên sản phẩm Khoa học

(S)

Công nghệ

(T)

Kỹ thuật

(E)

Toán học

(M)

Xe bong bóng Định luật III

Newton, định

luật bảo toàn

động lượng,

chuyển động

bằng phản

lực, cân bằng

Máy bắn keo,

kéo gắn, vật

liệu: nắp chai,

đũa tre, vỏi

chai nhựa,

bong bóng...

Bản vẽ và quy

trình lắp ráp

xe bong bóng,

phương án

điều khiển xe

bong bóng di

chuyển về

Đo kích thước

các bộ phận

để tạo ra, để

cắt khung…

Page 17: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

16

áp suất. mục tiêu.

d) Mục tiêu của chủ đề:

◊ Kiến thức

- Nêu được nguyên lí chuyển động bằng phản lực.

- Vận dụng kiến thức định luật III Niu Tơn, chuyển động bằng phản lực,

áp suất để chế tạo xe bong bóng.

◊ Kỹ năng

- Thiết kế bản vẽ mô hình xe bong bóng.

- Chế tạo, lắp ráp được đồ chơi xe bong bóng theo phương án thiết kế.

- Vận hành, thử nghiệm, cải tiến xe bong bóng.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính kiến.

◊ Thái độ

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp xe bong bóng.

- Tích cực tham gia và tuân thủ luật chơi với các trò chơi.

e) Bộ câu hỏi định hướng

◊ Câu hỏi khái quát

- Tự làm đồ chơi thú vị từ vật liệu tái chế, hoạt động dựa trên nguyên lý

chuyển động bằng phản lực?

◊ Câu hỏi bài học

- Nguyên lí cấu tạo và hoạt động của xe đồ chơi chuyển động bằng phản

lực là gì?

- Có các loại mô hình đồ chơi nào chuyển động bằng phản lực?

- Chế tạo xe bong bóng như thế nào?

7.2.3. Tiến trình dạy học

* Phần 1 (45 phút trên lớp): Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Ghi chú: - Mỗi nội dung có thể gồm các hoạt động khác nhau

Page 18: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

17

- Mỗi hoạt động gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện

nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến

thức.

- Trường hợp sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

bao gồm các hoạt động:

TT Hoạt động Nội dung Năng lực

được

hình

thành

Tình huống xuất phát - đề xuất vấn đề

Khái niệm động lượng

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Giáo viên cho quan sát sự va chạm của

hai vật (Hai hòn bi trên mặt phẳng

ngang, hai xe trên đệm không khi, hoặc

video va chạm của của hai vật)

GV đặt câu hỏi, trong quá trình va chạm

của hai vật trên có đại lượng vật lí nào

được bảo toàn ?

2 Thực hiện

nhiệm vụ

+ Học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm

đưa ra ý về đại lượng bảo toàn trong vị dụ

va chạm hai vật

K1; K2;

X1.

3 Báo cáo, thảo

luận

Giáo viên tổ chức cho học sinh trình

bày và thảo luận về dự đoán đại lượng

bảo toàn trong va chạm hai vật.

- Hs có thể phát biểu về đại lượng bảo

toàn: vận tốc, tích khối lượng và vận

tốc…

4 Phát biểu vấn đề Tích giữa khối lượng và vận tốc của hệ vật

có là đại lượng bảo toàn.

Page 19: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

18

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Hãy đề xuất cách để chứng minh giải

thuyết trên

2 Thực hiện

nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân và nhóm

Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo

3 Báo cáo, thảo

luận

+ Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước

lớp.

- Các lớp lắng nghe, đưa ra các ý kiến

thảo luận.

- Giáo viên xác nhận ý kiến đúng từng

trường hợp

4 Lựa chọn giải

pháp

Sử dụng mô hình lí thuyết

Sử dụng phương pháp thực nghiệm.

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề (Lí thuyết)

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Sử dụng kiến thức vật lí đã học để

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Vận dụng định luật II và III Niu Tơn

3 Báo cáo, thảo

luận

21 12F F

1 21 2m a m a

1 2

1 2

v vm m

t t

' '

1 1 2 21 2m (v v ) m (v v )

t t

' '

1 2 1 21 2 1 2m v m v m v m v

Page 20: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

19

tr4 Kết luận, nhận

định

Đại lương bằng tích khối lượng và

vận tốc là động lượng.

+ Tổng động lượng của hệ hai vật

tương tác là đại lượng bảo toàn.

Chú ý với một vật khối lượng m chịu

tác dụng lực F trong khoảng thời gian

t thì đại lượng F. t gọi là xung

lượng của lực.

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề (Thực hành)

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Giáo viên giới thiệu bộ thí nghiệm hai

vật va chạm trên đệm không khí.

Các em hãy thiết kế phương án thí

nghiệm kiểm nghiệm kết luận trên?

2 Thực hiện

nhiệm vụ

HS thiết kết phương án đo

- Quãng đường và thời gian để tìm vận

tốc của mỗi vật trước và sau va chạm.

- Ghi kết quả vận tốc xác định được

3 Báo cáo, thảo

luận

Các nhóm HS báo cáo kết quả thí

nghiệm và thảo luận

4 Kết luận, nhận

định, hợp thức

hóa kiến thức

+ Kết luận về sự phù hợp giữa kết quả

thu được từ thực nghiệm và suy luận lí

thuyết ở trên.

+ Kết luận về định luật bảo toàn động

lượng cho hệ kín.

* Phần 2: (45 phút trên lớp) Tổ chức dạy và học chủ đề STEM xe chuyển

động nhờ bong bóng sáng tạo

Dụng cụ và vật liệu cần thiết để học sinh tự làm xe bong bóng

Tên sản phẩm Vật liệu chuẩn bị Hình minh họa vật

Page 21: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

20

liệu

Xe bong bóng

1 vỏ chai nhựa/

giấy foam, 10

cm ống nước/

bánh xe nhựa, 01

bóng bóng, ống

hút, que xiên,

súng bắn keo và

Phương án 1(45 phút trên lớp): Tổ chức hoạt động thiết kế, và chế tạo xe bong

bóng

* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một video hướng dẫn thiết kế, lắp ráp đồ chơi

xe bong bóng. Giáo viên chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết đúng theo video

hướng dẫn

Thời gian tổ chức: 45 phút.

* Giao nhiệm vụ:

Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp

Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Từ các vật liệu dễ tìm như băng

dính, chai nhựa, đũa tre, bong bóng, 04 bánh xe nhựa (nắp chai),… hãy thiết kế

chế tạo đồ chơi xe bong bóng?

* Hướng dẫn phác thảo bản vẽ thiết kế

Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp

Câu hỏi định hướng

- Đồ chơi xe bong bóng gồm những bộ phận nào?

- Bộ phận động lực của xe bong bóng được làm như thế nào?

Giáo viên phác thảo bản vẽ phương án thiết kế đồ chơi xe bong bóng.

* Gia công, lắp ráp và thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng

Hình thức hoạt động: làm việc nhóm

Yêu cầu đối với xe đồ chơi bong bóng: chuyển động thẳng về phía trước,

đi được càng xa càng tốt.

Page 22: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

21

Bước 1: Giáo viên các dụng cụ, vật liệu cần thiết để chế tạo xe đồ chơi

bong bóng cho các nhóm. Học sinh xem video hướng dẫn 1 lần.

Bước 2: Các nhóm tiến hành gia công, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng

Các công việc các nhóm cần thực hiện: lắp ráp bộ phận động lực; lắp ráp

khung xe;...

Bước 3: Vận hành thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng

Thổi bong bóng và đặt xe xuống đất, quan sát quá trình di chuyển của xe.

Nếu xe không chuyển động hay chuyển động bị lệch, di chuyển được đoạn

đường quá ngắn thì cần gia công, chế tạo lại xe.

* Nhận xét đánh giá

Bước 1: Các nhóm nộp lại dụng cụ, vật liệu còn dư cho giáo viên. Giáo

viên thụ lại đồ chơi xe bong bóng từ các nhóm

Bước 2: Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm.

Nhận xét chung toàn lớp.

Nhận xét riêng từng nhóm, khen bằng lời nhóm làm tốt, nhắc nhở bằng

lời nhóm không hoàn thành nhiệm vụ.

Phương án 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa với các trò chơi sử dụng xe bong

bóng.

* Hoạt động 1: Thi chế tạo xe bong bóng

Bước 1: Người quản trò trình diễn (Vận hành mẫu ) Xe bong bóng trước

toàn thể học sinh.

Bước 2: Công bố luật chơi

Các đội có một phút để quan sát mẫu xe mẫu. Sau đó, các độ chơi được

cung cấp các dụng cụ sau: Súng bắn keo, băng dính, nắp chai, ống hút, đũa tre,

bong bóng… Yêu cầu các đội chơi chế tạo xe thành công nhanh nhất là đội

chiến thắng.

Bước 3: Các đội chơi chế tạo Xe bong bóng và vận hành thử.

Bước 4: Ghi nhận kết quả cuộc thi.

* Hoạt động 2: Cuộc thi chạy xe xa hơn

Page 23: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

22

Bước 1: Công bố luật chơi

Các đội chơi sử dụng Xe bong bóng đã chế tạo. Các đội chơi cho xe xuất

phát cùng một vị trí, đội chơi có xe chuyển động xa nhất (theo đường thẳng

vuông góc với đường xuất phát) sẽ là đội chiến thắng. Cuộc thi được tổ chức

thành 3 lượt. Các đội chơi có một lần thi nháp.

Bước 2: Tổ chức cuộc thi Chạy xe xa hơn

Bước 3: Ghi nhận kết quả.

* Hoạt động 3: Cuộc thi xe về đích

Bước 1: Công bố luật chơi

Các đội chơi sử dụng Xe bong bóng đã chế tạo để tham gia cuộc thi.

Các đội chơi điều khiển xe chuyển động về đích (Cột cờ) cách vạch xuất phát 3

m đến 5 m. Có ba lượt chơi, đội chơi nào có khoảng cách gần cờ nhất là đội

chiến thắng. Các đội chơi có một lần thi thử.

Bước 2: Tổ chức cuộc thi xe về đích

Bước 3: Tổng kết nghi nhận kết quả và trao thưởng.

* Tổng kết, nhận xét hoạt động.

8. Những thông tin cần được bảo mật

Sáng kiến kinh nghiệm không cần bảo mật.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

Để thực hiện sáng kiến có hiệu quả theo định hướng đổi mới chương

trình và sách giáo khoa vật lí ở trường phổ thông hiện nay là:

+ Ngày 12/9/2019 Sở giáo dục đào tạo đã có văn bản 1198/HD-SGDĐT

về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2019-2020, yêu

cầu các nhà trường THPT và THCS tổ chức hoạt động trải nghiệm, tổ chức hoạt

động giáo dục theo chủ đề STEM.

Tháng 12 năm 2019, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Phúc đã tổ chức

tập huấn 2 ngày cho tất cả giáo viên môn vật lí về xây dựng kế hoạch giáo dục

STEM trong trường PT cho giáo viên và cán bộ quản lí môn vật lí.

Page 24: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

23

+ Giáo viên thiết kế chủ đề STEM dạy học phù hợp với đối tượng, xây

dựng kế hoạch và thức hiện kế hoạch giáo dục STEM theo văn bản hướng dẫn.

+ Học sinh phải chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong hoạt động

học tập. Người học phải thực sự đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng

của bộ môn mà quan trọng hơn thế là tiếp thu được những kiến thức, hình thành

năng lực liên quan đến ngành nghề hoạt STEM trong bài học. Từ đó, giúp học

sinh dần hình thành những năng lực tích hợp, sáng tạo liên quan đến Khoa học,

Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học phù hợp năng lực của các em.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia

áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung

sau:

Khi thử nghiệm tổ chức dạy học chủ đề STEM trong bài “Động lượng.

Định luật bảo toàn động lượng” ở lớp 10A5 vào tháng 1 năm 2020. Qua việc

thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trên tôi thấy một số điều sau đây:

Đa số học sinh trong lớp đã hứng thú hơn với hoạt động học tập, chủ

động tích cực tham gia vào hoạt động học tập.

Các em thấy sự cần thiết phải gắn kiến thức về định luật bảo toàn động

lượng, chuyển động bằng phản lực với yêu cầu về thiết kế chế tạo xe đồ chơi

bong bóng.

Các em áp dụng được những kiến thức Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ

và Toán trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao

Các em được trao đổi thảo luận với nhau và với giáo viên từ đó phát

triển được năng lực về giải quyết vấn đề thực tiễn.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả:

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trong vật lí

hiện nay là định hướng cho công việc giảng dạy của giáo viên và cán bộ quản lí

giáo dục, giúp giáo viên có những thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu của

chương trình giáo dục phổ thông mới được theo thông tư đã được bàn hành.

Giúp giáo viên và học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu các kiến thức

trong chương trình giáo dục hiện hành có thể thiết kế và tổ chức các chủ đề

STEM phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh.

Page 25: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

24

Thông qua các hoạt động, chủ đề STEM học sinh được phát triển các

năng lực đặc thù STEM, năng lực cốt lõi và định hướng nghề nghiệp.

Các thiết bị dạy học, phòng học bộ môn được và ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học sử dụng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

+ Từ việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM, giáo viên, cán bộ

quản lí có kế hoạch cho việc phát triển đúng hướng của giáo dục STEM trong

nhà trường.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Sáng kiến đã thiết kế và tổ chức được chủ đề STEM phù hợp với giáo

viên và học sinh nhà trường.

Sáng kiến góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học vật lí theo định

hướng pháp triển năng lực học sinh.

+ Sáng kiến có thể áp dụng cho các giáo viên nhóm vật lí trường THPT

Lê Xoay tại huyện Vĩnh Tường.

Sáng kiến góp phần vào đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn ở

trường THPT Lê Xoay.

Sáng kiến góp phần để giáo viên vật lí có kế hoạch thiết kế và tổ chức

dạy học các chủ đề STEM phù hợp với chương trình hiện nay.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp

dụng sáng kiến lần đầu

Số

TT

Tên tổ chức/cá

nhân

Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1 Cao Văn Tuấn Trường THPT Lê Xoay Khối 10 THPT Lê Xoay

Page 26: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Vật lí 10, chương trình chuẩn và nâng cao, NXB giáo dục

2016.

2. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT,

Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) NXB ĐH Sư Phạm TP HCM năm 2018.

3. Tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM

trong giáo dục trung học, năm 2019.

4. Tập huấn giáo viên về dạy học phát triển năng lực học sinh, Vụ giáo dục

trung học năm 2014.

5. SKKN “xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực học sinh” đã được công nhận cấp cơ sở năm 2018.

6. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2019-2020, Số

1198/HD-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2019, của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh

Phúc.

Page 27: Mục lục T QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

26

Vĩnh Tường, ngày.....tháng......năm 2020

Thủ trưởng đơn vị

Lê Văn Thức

Vĩnh Tường, ngày....tháng......năm.

2020

Tác giả sáng kiến

Cao Văn Tuấn