43

Click here to load reader

MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

  • Upload
    hanhgia

  • View
    291

  • Download
    13

Embed Size (px)

DESCRIPTION

MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Citation preview

Page 1: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Mật tông căn bản CHƯƠNG I: TẠO DỰNG NỀN MÓNG

CƠ SỞ CHO VIỆC TU LUYỆN PHÁP MÔN

Bài này giúp các bạn đạo tìm hiểu những điểm độc đáo khác biệt của Mật Tông Tây Tạng so với Hiển Tông Trung Hoa. Tuy rằng cùng Phật giáo, nhưng Hiển Tông và Mật Tông có những điểm khác biệt rất lớn trong trình tự tu hành, mục đích và trọng điểm tu luyện. Bởi vậy nếu muốn tu luyện trước hết phải tìm hiểu về những lý luận cơ sở của Mật Tông Tây Tạng (điều kiện cần và đủ). Nếu chưa tạo dựng được nền móng cần thiết mà đã vội vã tiến hành tu luyện Mật pháp, phần nhiều là tốn công vô ích mà thôi.

CƠ SỞ CỦA MẬT TÔNG

TAM MẬT

Phương pháp tu luyện cơ bản của Mật Tông là thông qua tu trì tam mật gồm thân mật, khẩu mật, ý mật , tức khiến cho tam nghiệp thân, khẩu, ý của bản thân tương ứng với tam mật của thần tài Bản tôn, nhằm mục đích tức thân thành Phật . Tu trì pháp môn thần tài cũng được tiến hành dựa trên cơ sở này.

THÂN MẬTChủ yếu gồm kết thủ ấn, tức uốn các ngón tay của hai bàn tay thành những tư thế khác nhau. Mật Tông nhận định rằng, mười ngón tay trên hai bàn tay có thể kết nối nội tại với ngoại tại, vừa tương thông với phủ tạng của người tu hành, vừa tương thông với tính Phật của chư Phật. Trong lý luận Mật Tông , những thủ ấn khác nhau sẽ giúp người tu hành cảm ứng được với chư Phật Bồ Tát, như vậy sẽ rút ngắn được chặng đường tu hành. Có thể ví von một cách hình tượng rằng, nếu cơ thể người như một máy thu thanh, thì thủ ấn chính là cần anten để giúp cơ thể chúng ta kết nối với giới tự nhiên.Ngoài động tác kết thủ ấn, thì tu trì thân mật còn có các phép tu khí, mạch, luân xa, tinh chất và các tư thế ngồi thiền.

KHẨU MẬTHay ngữ mật, tức tụng niệm chân ngôn (mật chú). Chân ngôn là những lời nói bí mật do chư Phật, Bồ Tát phát ra, những lời nói chân thực cực kỳ huyền mật có khả năng nối thông giữa con người và vũ trụ. Chân ngôn gồm rất nhiều loại, những thần Bản tôn khác nhau sẽ sỡ hữu những chân ngôn khác nhau. Nếu phân

Page 2: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

chia chân ngôn theo nhóm đối tượng sáng tạo chân ngôn thì có năm loại là chân ngôn của Như Lai,chân ngôn của Bồ Tát Kim Cương, chân ngôn hai thừa, chân ngôn của các cõi trời, chân ngôn của cõi trời Địa cư (tức cõi trời Tứ đại thiên vương và cõi trời Đao Lợi); Phân loại theo tính chất của pháp môn tu luyện, có bốn loại là phép tức diệt, phép hành phục, phép nhiếp triệu, phép tăng ích. Phân loại theo hình thức, có chân ngôn nhiều chữ, chân ngôn một chữ và chân ngôn không chữ. Chân ngôn có khả năng phát quật những tiềm năng của sự sống, phát triển trí tuệ cao siêu. Người tu hành tụng niệm chân ngôn nhiều lần, vừa có tác dụng ám thị cho bản thân để dễ dàng nhập định, lại vừa tạo ra những tần suất rung động để đả thông các kinh mạch trong cơ thể, thức dậy những nguồn năng lượng nội tại.

Ý MẬTChủ yếu là sử dụng ý thức bản thân người tu hành để tiến hành quán tưởng. Đối tượng quán tưởng của Mật Tông là hết sức phong phú, bao gồm bốn loại chữ, sự, pháp, người, được gọi là bốn Mandala. Chữ tức quán tưởng những chữ cái tiếng Phạn hoặc Tạng; Sự, tức các sự vật như nguyệt luân, hoa sen; Pháp, như quán tưởng từ bi, hỷ xả; Người, như quán tưởng Thượng sư, thần Bản tôn.

TAM MẬT TƯƠNG ỨNGVới phương pháp tu luyện tam mật tương ứng, ba nghiệp thân, khẩu, ý của người tu hành sẽ được thanh lọc, để tương ứng với tam mật thân, khẩu, ý của chư Phật, Bồ Tát, đạt đến cảnh giới “ta tức là Phật, Phật tức là ta”. Đây chính là một phương pháp tu trì thực tiển căn bản nhất của Mật Tông, là cơ sở của tất cả các pháp môn tu trì Mật Tông mà pháp môn thần tài cũng không ngoại lệ.

NHỮNG NGHI QUỸ PHẬT GIÁO CƠ BẢNThông qua việc tu trì tam mật tương ứng, chúng sinh có thể những thanh lọc ba nghiệp thân, khẩu, ý của bản thân để tương ứng với ba nghiệp thân, nghiệp, ý cảu chư Phật Bồ Tát, đạt đến cảnh giới “ta tức là Phật, Phật tức là ta”.

TAM MẬT CỦA CHÚNG SINH VÀ PHẬTCHÚNG SINH PHẬTThân mật: thân kết ấn khiết như thủ ấn, tu khí, Tất cả mọi hình sắc đều là thân mật của phậtmạch, luân xa, tính chất, tư thế ngồi thiền

Khẩu mật: tụng niệm chân ngôn, để cảm ứng tâm Tất cả mọi âm thanh đều là mật khẩu của Phật

Page 3: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

linh với chư phật Bồ tát

Ý mật: quán tưởng Bản tôn, chủng tử tự, thượng sư Tất cả mọi ý niệm quán tưởng đều là ý mật của Phật.

TAM MUỘI TƯƠNG ỨNGThông qua việc tu trì tam mật tương ứng, chúng sinh có thể tịnh hóa tam nghiệp thân, khẩu, ý của mình để tương ứng với tam mật thân, khẩu, ý của chư Phật Bồ Tát, đạt đến cảnh giới “ta tức là Phật, Phật tức là ta”.

QUY PHẠM TÔN NGHIÊM CỦA PHẬT GIÁO

NGHI QUỸ

Nghi quỹ là những quy phạm tôn nghiêm được các thế hệ tổ sư chế định ra dựa trên giáo huấn của Phật Đà và ghi chép trong kinh điển, để làm tiêu chuẩn cho người tu hành trong tất cả các hành vi sinh hoạt, tu trì và cầu nguyện. Nghi quỹ không những có thể tịnh hóa tam nghiệp, mà còn có khả năng biến đổi tâm tính, đem lại cảm giác tự tại trong cuộc sống.

HÀM NGHĨA CỦA NGHI QUỸNghi quỹ Phật giáo cũng có đôi phần tương tự với những nghi thức, nghi lễ thông thường. Những nghi thức, nghi lễ, như tổng duyệt binh, chào cờ, hay ma chay cưới hỏi, cầu cúng tảo mộ, đều có tác dụng điều hòa, tịnh hóa, khích lệ tâm linh của con người.Mang những đặc điểm chung với những nghi thức, nghi lễ trên, nghi quỹ Phật giáo có thể giải thích một cách đơn giản là những quy phạm mang tính tôn nghiêm. “Nghi” trong tiếng Hán chỉ “uy nghi”, tức tam nghiệp thân, khẩu, ý của chúng ta; “Quỹ” tức quỹ đạo, quy tắc. Nghi quỹ chính là một hình thái hoạt động trong đó người tu hành kết hợp với các loại pháp khí, thời gian, nhân duyên và các hình thức cúng dường, đồng thời phối hợp với âm nhạc cùng những bài kinh, chú, tán với ngụ ý sâu xa, được biểu hiện qua thân (thủ ấn, tư thế cơ thể), khẩu (tụng niệm ngôn ngữ), ý (quán tưởng). Điểm khác biệt giữa nghi quỹ Phật giáo và các nghi thức đời thường là ở chỗ, nghi quỹ Phật giáo còn có thể làm chính tâm tính, tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý, chuyển hóa nghiệp lực, để giải thoát đau khổ, đem lại cảm giác tự tại trong cuộc sống.

Page 4: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

CÁC LOẠI NGHI QUỸNghi quỹ Phật giáo có rất nhiều loại, về cơ bản có thể quy nạp về một số loại hình sau:1 . Nghi quỹ trong ngày thánh đản, thành đạo, nhập Niết Bàn của chư Phật Bồ Tát , ngày giỗ Thượng sư.2 . Nghi thức cầu bình an cho nhân dân; Pháp hộ Nhân vương hộ quốc (vua lành vệ quốc); Pháp hội cầu mưa; Pháp hội cầu lúa nảy mầm.3 . Nghi quỹ cứu chúng sinh sáu cõi thoát khổ nạn: Cõi trời: pháp hội trai thiên; Cõi người: pháp hội vô thứ; Cõi quỹ đói: pháp hội phóng diệm khẩu, mông sơn; Cõi Súc sinh: pháp hội phóng sinh; Cõi đia ngục: pháp hội Địa tạng; Phổ độ chúng sinh cõi: pháp hội thủy lục đại trai.4 . Nghi quỹ tu hành: Giới: năm giới, trai giới bát quan; Định: pháp hội Kim Cương thiền định, tu Phật thất, thiền thất; Tuệ: pháp hội thỉnh kinh, hội nghị Phật học; Sám hối: đại bi sám.5 . Nghi thức cầu phúc: Cầu phúc: trai hội nghìn tăng, pháp hội Vu Lan; Tiến vong: pháp hội truy điệu, pháp hội cầu siêu.6 . Nghi quỹ khác: pháp hội truyền pháp, tế núi.

Nếu xét trên nghĩa rộng, thì nghi quỹ không chỉ là những pháp hội cầu phúc trừ tai hay nghi thức tụng niệm, mà tất cả các hành vi sinh hoạt đời thường đều có thể đưa vào trong phạm trù nghi quỹ. Người tu hành cần phải tận dụng tất cả mọi cơ duyên để tăng phúc giảm tội cho bản thân và chúng sinh.

NHỮNG NGHI QUỸ PHẬT GIÁO CƠ BẢN

Sau đây là sơ lược về một số nghi quỹ Phật giáo cơ bản. Những nghi quỹ thường gặp này có thể được giản hóa hoặc khuếch đại tùy theo quy mô của pháp sự. Qua đó có thể nhận thức được ý nghĩa chính của Pháp sự Phật giáo.

TU TRÌ NGHI QUỸ VÀ CÔNG HIỆUCon người hiện đại thường không mấy mặn mà với quy phạm nghi lễ, cho rằng

Page 5: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

đấy là những thứ rườm rà, hình thức nên giản lược, vứt bỏ. Như vậy là không hiểu được rằng, với những quy định mang tính hình thức đó, tâm tính của người tu hành được uốn nắn, tam nghiệp thân, khẩu, ý được thanh lọc, từ đó có được sự tự tại trong cuộc sống.

THÀNH TÂM CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT BỒ TÁT

CÚNG DƯỜNG

Cúng dường là hành vi dâng cúng những thứ thuộc về tâm, vật lên tam bảo Phật, pháp, tăng, từ đó mà có được sự nuôi dưỡng. Người tu hành nên kết hợp những phương tiện cúng dường vật chất với cúng dường tinh thần, như kính lễ xưng tụng, làm việc thiện.

Cúng dường hay cúng thí, gọi tắt là cúng, tức cung cấp, nuôi dưỡng, là hành vi cung phụng những thức thuộc về tâm, vật lên tam bảo Phật, pháp, tăng để có được sự nuôi dưỡng. Hình thức cúng dường trong Phật giáo có nhiều cách phân loại: có thể chia làm hai loại cúng dường tâm và cúng dường vật chất: có thể chia làm ba loại cúng dường thân, khẩu, ý; có thể chia làm bốn loại là cúng dường đồ ăn thức uống, quần áo, đồ cúng, dược phẩm: có thể chia làm mười loại là cúng dường hương, hoa, đèn, dầu thơm, quả, trà, đồ ăn, châu báu, ngọc trai, y phục. Hình thức cúng dường trong đời sống hàng ngày thường thấy là cúng dường thân và cúng dường của cải, thế nhưng cúng dường tâm mới có thể đem lại cho cúng dường của cải ý nghĩa đích thực. Trong kinh Phật viết rằng đồ cúng dường cho chư Phật Bồ Tát gồm 21 loại nếu không thể chuẩn bị đủ, chỉ cần có sáu loại nước, hoa, hương, đầu thơm, đồ ăn, đèn nến là đủ.Mật Tông coi sáu thứ argha (nước sạch), dầu thơm, hoa, hương, đồ ăn, đèn nến là đồ cúng dường. Nước tượng trưng cho bố thí, dầu thơm tượng trưng cho trì giới, hoa tượng trưng cho nhẫn nhục, hương tượng trưng cho tịnh tiến, đồ ăn tượng trưng cho thiền định, đèn nến tượng trưng cho Bát Nhã Ba La Mật (trí tuệ).

ARGHATức nước sạch, tượng trưng cho sự thanh lọc mọi tạp nhiễm.

Page 6: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

DẦU THƠMTượng trưng cho sự hội tụ của công đức viên mãn. Nếu cúng dường cho Bản tôn bộ Phật, dùng dầu thơm cất từ ba loại rễ và hoa; Cúng dường cho Bản tôn bộ Hoa sen,dùng dầu thơm cất từ vỏ cây, dàn hương trắng, trầm hương, thiên thủy, quả thơm; Cúng dường cho Bản tôn bộ Kim Cương, dầu nước thơm cất từ các loại rễ, hoa, quả, lá của cỏ thơm. Tư phép tức diệt, dùng dầu thơm áo màu trắng; Tu phép tăng ích, dùng dầu thơm có màu vàng; Tu phép hàng phục, dùng dầu thơm có màu tím.

HOATượng trưng cho thân Phật trang nhiêm. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng hoa sen đỏ. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng hoa sen xanh. Tu phép tức diệt dùng hoa trắng có vị ngọt. Tu phép tăng ích dùng hoa vàng có mùi nhạt.Tu phép hàng phục dùng hoa tím có vị cay.

HƯƠNGĐốt hương trượng trưng cho thấm nhuần pháp giới. Cúng dường cho bộ Phật dùng trầm hương. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng đàn hương trắng. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng uất kim hương. Tu phép tức diệt dùng đảo hoàn hương. Tu phép tăng ích dùng hương tròn. Tu phép hành phục dùng hương bột.

ĐỒ ĂN THỨC UỐNGTượng trưng cho thiền định. Cúng dường cho bộ Phật dùng rau mọc trong núi, thức ăn làm từ bột gạo. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng rau mọc dưới nước, đồ ăn làm từ bột mạch. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng rau có vị cay, đắng, nhạt, đồ ăn làm từ vừng và đậu.

ĐÈN NẾNTượng trưng cho tâm đăng chính giác ngộ Như Lai vô tận, xua tan tăm tối. Cúng dường cho cả ba bộ đều dùng dầu bơ bò Tây Tạng (loại dầu thượng hạng). Tu phép tức diệt dùng dầu thơm hoặc bơ bò trắng. Tu phép tăng ích dùng đầu vừng, dầu thuốc hoặc dầu bơ bò vàng. Tu phép hàng phục dùng dầu bạch giới tử hoặc dầu bơ bò đen.

Page 7: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

THÀNH TÂM CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT BỒ TÁT

CÚNG DƯỜNG

Cúng dường là hành vi dâng cúng những thứ thuộc về tâm, vật lên tam bảo Phật, pháp, tăng, từ đó mà có được sự nuôi dưỡng. Người tu hành nên kết hợp những phương tiện cúng dường vật chất với cúng dường tinh thần, như kính lễ xưng tụng, làm việc thiện.

Cúng dường hay cúng thí, gọi tắt là cúng, tức cung cấp, nuôi dưỡng, là hành vi cung phụng những thức thuộc về tâm, vật lên tam bảo Phật, pháp, tăng để có được sự nuôi dưỡng. Hình thức cúng dường trong Phật giáo có nhiều cách phân loại: có thể chia làm hai loại cúng dường tâm và cúng dường vật chất: có thể chia làm ba loại cúng dường thân, khẩu, ý; có thể chia làm bốn loại là cúng dường đồ ăn thức uống, quần áo, đồ cúng, dược phẩm: có thể chia làm mười loại là cúng dường hương, hoa, đèn, dầu thơm, quả, trà, đồ ăn, châu báu, ngọc trai, y phục. Hình thức cúng dường trong đời sống hàng ngày thường thấy là cúng dường thân và cúng dường của cải, thế nhưng cúng dường tâm mới có thể đem lại cho cúng dường của cải ý nghĩa đích thực. Trong kinh Phật viết rằng đồ cúng dường cho chư Phật Bồ Tát gồm 21 loại nếu không thể chuẩn bị đủ, chỉ cần có sáu loại nước, hoa, hương, đầu thơm, đồ ăn, đèn nến là đủ.Mật Tông coi sáu thứ argha (nước sạch), dầu thơm, hoa, hương, đồ ăn, đèn nến là đồ cúng dường. Nước tượng trưng cho bố thí, dầu thơm tượng trưng cho trì giới, hoa tượng trưng cho nhẫn nhục, hương tượng trưng cho tịnh tiến, đồ ăn tượng trưng cho thiền định, đèn nến tượng trưng cho Bát Nhã Ba La Mật (trí tuệ).

ARGHATức nước sạch, tượng trưng cho sự thanh lọc mọi tạp nhiễm.

DẦU THƠMTượng trưng cho sự hội tụ của công đức viên mãn. Nếu cúng dường cho Bản tôn bộ Phật, dùng dầu thơm cất từ ba loại rễ và hoa; Cúng dường cho Bản tôn bộ Hoa sen,dùng dầu thơm cất từ vỏ cây, dàn hương trắng, trầm hương, thiên

Page 8: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

thủy, quả thơm; Cúng dường cho Bản tôn bộ Kim Cương, dầu nước thơm cất từ các loại rễ, hoa, quả, lá của cỏ thơm. Tư phép tức diệt, dùng dầu thơm áo màu trắng; Tu phép tăng ích, dùng dầu thơm có màu vàng; Tu phép hàng phục, dùng dầu thơm có màu tím.

HOATượng trưng cho thân Phật trang nhiêm. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng hoa sen đỏ. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng hoa sen xanh. Tu phép tức diệt dùng hoa trắng có vị ngọt. Tu phép tăng ích dùng hoa vàng có mùi nhạt.Tu phép hàng phục dùng hoa tím có vị cay.

HƯƠNGĐốt hương trượng trưng cho thấm nhuần pháp giới. Cúng dường cho bộ Phật dùng trầm hương. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng đàn hương trắng. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng uất kim hương. Tu phép tức diệt dùng đảo hoàn hương. Tu phép tăng ích dùng hương tròn. Tu phép hành phục dùng hương bột.

ĐỒ ĂN THỨC UỐNGTượng trưng cho thiền định. Cúng dường cho bộ Phật dùng rau mọc trong núi, thức ăn làm từ bột gạo. Cúng dường cho bộ Hoa Sen dùng rau mọc dưới nước, đồ ăn làm từ bột mạch. Cúng dường cho bộ Kim Cương dùng rau có vị cay, đắng, nhạt, đồ ăn làm từ vừng và đậu.

ĐÈN NẾNTượng trưng cho tâm đăng chính giác ngộ Như Lai vô tận, xua tan tăm tối. Cúng dường cho cả ba bộ đều dùng dầu bơ bò Tây Tạng (loại dầu thượng hạng). Tu phép tức diệt dùng dầu thơm hoặc bơ bò trắng. Tu phép tăng ích dùng đầu vừng, dầu thuốc hoặc dầu bơ bò vàng. Tu phép hàng phục dùng dầu bạch giới tử hoặc dầu bơ bò đen.

MẬT NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHƯ PHẬT BỒ TÁT

Page 9: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

CHÂN NGÔN VÀ CHỦNG TỬ TỰ

Chân ngôn là lời nói bí mật của chư Phật Bồ Tát, hàm chứa sức mạnh gia trì và nhiếp triệu chúng sinh, chủng tự tượng trưng cho Bản tôn Phật Bồ Tát, lá cốt tủy của chân ngôn.

CHÂN NGÔN: LỜI NÓI BÓ MẬT CỦA CHƯ PHẬT BỒ TÁT.Chân ngôn trong tiếng Phạn là Mantra, còn gọi là mật chú, mật ngôn, tức lời nói chân thực không hư giả, âm thanh nguyên sơ chân như. Trong Mật Tông, chân ngôn tương đương với ngữ mật trong tam mật, chỉ cái đức bản thệ của Phật, Bồ Tát, Bàn tôn, hoặc gồm những lời nói bí mật thể hiện giáo pháp thâm áo.Chân ngôn chứa đựng sức mạnh gia trì tự nhiên của chư Phật Bồ Tát. Gia trì tức chư Phật Bồ Tát dùng đại bi đại trí thuận tùy chúng sinh, bảo vệ chúng sinh, khiến chúng sinh tiếp nhận được lòng từ bi ấy. Khi người tu hành chuyên tâm cầu nguyện, tụng niệm chân ngôn của chư Phật Bồ Tát, thành tín tin vào sự tương ứng, giao cảm với chư Phật Bồ Tát, mà có được những thụ dụng hết sức thần kỳ.Trong kinh điển của Mật Tông Tây Tạng, chân ngôn với tư cách là những lời nói bí mật nên không được phiên dịch, chỉ phiên âm theo cách phát âm của ngôn ngữ gốc. Chân ngôn cũng chính một tổ hợp âm tiết hoặc từ ngữ, có thể được dùng để tụng niệm trong những hình thức thiền định đặc biêt. Mỗi vị chủ tôn đều sở hữu chân ngôn riêng của mình, người tu hành cũng phải tụng niệm và quán tưởng trong một thời gian lâu dài, để kiến lập mối liên hệ với cái tôi nguyên sơ nội tại.

CHỦNG TỬ TỰ: CỐT TỦY CỦA CHÂN NGÔNChủng tự tử, hay còn gọi là chủng tử(bija, hạt giống), tức hạt giống của loài thực vật. Mật Tông thường dùng cái của văn văn tự Siddham (Tất Đàm, một loại văn tự dùng để ghi chép tiếng Phạn) hoặc chữ cái tiếng Tạng để tượng trưng cho các vị Bản tôn, những chữ cái như thế được gọi là chủng tử hay chửng tử tự.Khái niệm chửng tử tự trong Mật Tông cũng tương tự như thói quen dùng chữ cái để viết tắt các tên gọi trong cuộc sống hàng ngày. Chủng tử tự mang ngụ ý “từ một chữ sinh ra nhiều chữ,nhiều chữ có thể thu vào một chữ”, tức mang hàm nghĩa diễn sinh, thu nhiếp.

Page 10: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Chúng tử tự tương trưng cho tâm yếu thể tính của một vị Bản tôn, mang trong mình ý nghĩa và nhân duyên tu hành đặc định, cũng có thể coi chúng chính là Bản tôn Phật, Bồ Tát. Người Tây Tạng thường lấy chữ cái đầu tiên hoặc chính giữa trong câu chân ngôn của vị Bản tôn đó làm chủng tử tự, và chúng cũng thường là điểm cốt tủy của chân ngôn. Bởi vậy Mật Tông không những có nhũng Mandala ghi chép chân ngôn, gọi là Mandala chân ngôn, mà còn coi chủng tử tự là chân ngôn đề tiến hành tu niệm.

CHÂN NGÔN SÁU CHỮ VÀ CHỦNG TỬ TỰ

CHÂN NGÔN SÁU CHỮChân ngôn sáu chữ hay lục tự chân ngôn, lục tự minh chú, là một ngôn chân căn bản của Mật Tông, nguyên văn tiếng Phạn là Om Mani Padme Hum, được tổ chức thành từ sáu chữ cái tiếng Tạng. Phần lớn các thuyết cho rằng câu chân ngôn này thuộc về bộ Hoa sen trong Mật Tông , xuất xứ từ bài thánh ca sáu chữ do Đại sư Liên Hoa Sinh hát để cầu nguyện vãng sinh về miền Cực Lạc. Về sau Phật giáo Tây Tạng lại coi chân ngôn sáu chữ là minh chú của Quan Thế Âm Bồ Tát, và gọi tên là lục tự đại minh chú. Ý nghĩa của mỗi chữ trong lục tự chân ngôn như sau:

CHÂN NGÔN VÀ CHỦNG TỬ TỰChủng tử tự mang hàm nghĩa diễn sinh, thu nhiếp, khi tu trì pháp môn của thần Bản môn, người Tây Tạng thường lấy chữ cái đầu tiên hoặc chính giữa trong chân ngôn của thần Bản môn làm chủng tử tự, đây thường cũng chính là cốt tủy của câu chân ngôn.

NIỆM CHÚ THƯỜNG HẰNG SẼ ĐƯỢC GIA TRÌ

NIỆM CHÚ

Niệm chú là một pháp môn tu luyện, trong đó người tu hành tụng niệm liên tục một câu thần chú, kết hợp với thủ ấn và quán tưởng. Thông qua hành vi tụng niệm, người tu hành sẽ nhận được sự gia trì từ thần bản tôn, từ đó sinh khởi tâm từ bi và sức mạnh trí tuệ, tiêu trừ chấp trước và nghiệp chướng, phát quật tính

Page 11: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Phật của bản thân, sau cùng sẽ được chứng ngộ viên mãn.

NGUỒN GỐC CỦA VIỆC NIỆM CHÚTụng niệm thần chú tức sử dụng các âm tiết đặc biệt và những ký hiệu đặc thù do câu chữ tổ thành, được gọi là lời nói bí mật, tượng trưng cho tôn hiệu và sức mạnh của một vị Phật, Bồ Tát nhất định, chứa đựng sức mạnh gia trì của chư Phật Bồ Tát . Niệm chú tức là một pháp môn tu luyện trong đó người tu hành tụng niệm lặp đi lặp lại nhiều lần một câu thần chú, nhưng sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, giáo đồ Phật giáo ngày càng trở nên phức tạp, trong thời điểm đó, đã xuất hiện những ghi chép về việc dùng thần chú trị bệnh. Xét một cách khách quan, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần một câu, chữ đặc định sẽ có được hiệu quả của thần linh, thế nhưng quan trọng hơn cả vẫn là do mức độ tập trung của người tụng niệm. Bởi vậy thời gian trì tụng càng lâu, mức độ chuyên tâm càng lớn, thì càng hiệu nghiệm. Do đó Phật giáo hậu kỳ cũng không còn giữ thái độ phản đối với pháp môn niệm chú.

TÁC DỤNG CỦA NIỆM CHÚNiệm chú có ba tác dụng đó là: tác dụng với cơ thể: âm thanh phát ra từ hành vi tụng niệm sẽ làm rung động và đả thông mạch trí tuệ, kích hoạt những tiềm năng của cơ thể; tác dụng trong việc tương ứng với Phật tướng: thành kính tụng niệm sẽ cảm thông được với nguyện lực thệ nguyện của chư Phật Bồ Tát, được thần lực gia trì, tương ứng chư Phật Bồ Tát; tác dụng về tâm pháp: niệm chú cũng tương tự như niệm Phật, tụng kinh, đều là những pháp môn phương tiện nằm thu nhiếp thân khẩu, thanh tịnh bản tâm, xét về thực chất, chính là mượn cách tụng niệm để khai mở bản tính, chúng ngộ viên mãn.

PHƯƠNG PHÁP NIỆM CHÚ VÀ CÁC CÁCH TỤNG NIỆMThông thường có bốn phương pháp niệm chú như sau: tụng niệm mở miệng, tụng niệm hoa sen, tụng niệm kim cương và tụng niệm du già. Có thể coi đây là bốn cấp bậc mà mỗi phương pháp đều có tác dụng đặc biệt riêng.Mật chú có mang ý nghĩa tổng quát, tức chú pháp của một câu chú có khả năng thâu tóm tất cả chư pháp. Những loại mật chú thích hợp hơn cả cho việc tu hành của đại chúng(tức những mật chú công khai và hiệu nghiệm) gồm có: tam tự căn bản chú(thần chú căn bản ba chữ), lục tự đại minh chú(thần chú sáu chữ),

Page 12: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

đại bi chú, thần chú của Bồ Tát Chuẩn Đề, thần chú của Độ mẫu, thần chú căn bản của Liên Hoa Sinh Đại sư, thần chú của Phật Dược Sư, tâm chú của Văn Thù Bồ Tát, thần chí của thần tài, quang minh chân ngôn. Người tu hành nên lựa chọn một trong số đó để tu trì tụng, không nên phân biệt, so sánh, vì chư pháp đều bình đẳng, không phân biệt cao thấp.Tiền đề căn bản của phép niệm chú là phải có lòng thành kính, phát tâm Bồ Đề, trong tâm là phải tâm khí hợp nhất, thanh khí hợp nhất. Khi tụng niệm tôn hiệu của Phật, Bồ Tát, cũng có nghĩa bạn đang gọi chư tôn. Hành vi niệm chú của người tu hành sẽ giúp họ trực tiếp thâm nhập vào trong tâm của Như Lai, bởi vậy có thể cảm ứng với tất cả chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp Kim Cương và cung trời, đó chính là yếu nghĩa của việc niệm chú.

PHƯƠNG PHÁP NIỆM CHÚ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

PHƯƠNG PHÁP NIỆM CHÚMật Tông nhận định rằng, mật chú là một ngôn ngữ thuần khiết, bao hàm những ý nghĩa vô lượng. Nếu ví von một cách cụ thể, có thể coi chư Phật Bồ Tát niệm chú như một đài phát sóng truyền tín hiệu đến chúng sinh, còn bản thân mật chú là những mật mã tín hiệu. Mật Tông Tây Tạng nhận định rằng khả năng thần bí đấy có được từ công đức thanh tịnh của ngữ nghiệp. Có bốn phương pháp niệm chú cơ bản, là mở miệng, hoa sen, kim cương và du già.

TƯ THẾ ĐI KÈM VỚI TU TRÌ BẢN TÔN

THỦ ẤN

Thủ ấn tức uốn các ngón tay trên hai bàn tay thành những tư thế nhất định. Trong Mật Tông, thủ ấn tượng trưng cho thân mật trong tam mật thân, khẩu , ý của chư Phật Bồ Tát, có thể tương ứng với thân mật của chư Phật Bồ Tát , để nhận được gia trì từ họ. Bởi vậy thủ ấn chứa đựng sức mạnh thần bí, có tác dụng bổ trợ cho sự thành công của ý niệm.

THỦ ẤN MẬT TÔNGThủ ấn(mudra) hay còn gọi là ấn khiết, ấn tượng, hoặc ấn, tức các tư thế khác

Page 13: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

nhau được tạo nên bởi hai bàn tay và các ngón tay của chư Phật, Bồ Tát hoặc người tu hành. Thủ ấn của Phật, Bồ Tát và thần Bản tôn tượng trưng cho những nguyện lực và nguyên nhân đặc thù, bởi vậy khi người tu hành kết cùng một kiểu thủ ấn với chư Phật, Bồ Tát, sẽ có thể tương ứng với thân mật của họ, nhận được sự gia trì từ chư Phật, Bồ Tát, để nảy sinh ra nguồn năng lượng cơ thể và sức mạnh ý tưởng đặc thù.Trong Mật Tông loại thủ ấn cơ bản nhất là chắp tay. Bàn tay trái tượng trưng cho chúng sinh, bàn tay phải tượng trưng cho đức Phật, nên động tác chắp tay thể hiện sự hợp nhất giữa đức Phật và chúng sinh. Số lượng thủ ấn trong Mật Tông là rất nhiều, trong đó cơ bản nhất là mười hai dạng chắp tay và bốn dạng nắm tay, được coi là ấn mẫu của các loại thủ ấn. Những dạng thủ ấn thường gặp ở Phật, Bồ Tát có năm loại là ấn thuyết pháp, ấn vô úy, ấn thì nguyện, ấn hàng ma, ấn thiền định, tức “Thích Ca ngũ ấn”.

NHỮNG TÊN GỌI ĐẶC THÙ CỦA NGÓN TAYMật Tông có rất nhiều danh xưng để gọi ngón tay, bàn tay. Thường gọi hai bàn tay là hai cách, hoặc trăng tròn( mãn nguyệt), gọi mười ngón tay là thập độ (Ba ma mật), mười luân hoặc mười đỉnh núi. Mật Tông còn coi bàn tay trái tượng trưng cho thường tĩnh, nên gọi là bàn tay từ bi, tam muội, dinh, phúc; coi tay phải tượng trưng cho thường.

VỊ PHẬT, BỒ TÁT CÓ DUYÊN VỚI NGƯỜI TU LUYỆN

BẢN TÔNThần Bản tôn trong tiếng Phạn là Yidam, là hóa thân của một vị Phật, Bồ Tát mà người tu hành cần phải chuyên chú tu theo suốt đời. Người tu trì thông qua việc quán tưởng thần Bản tôn để lĩnh ngộ giáo pháp,nhằm đạt đến cảnh giới “Bản tôn là ta, ta là Bản tôn”Pháp môn Bản tôn, hay còn gọi là phép tương ứng Bản tôn, phép quán tưởng Bản tôn. Có nghĩa người tu hành lựa chọn một vị Phật, Bồ Tát có duyên nhất với mình trong tất cả chư Phật, Bồ Tát để làm thần Bản tôn, quán tưởng rằng bản thân mình biến thành Bản tôn, Bản tôn thành bản thân. Đây là một pháp môn tu hành quan trọng nhất trong Mật Tông. Tu luyện pháp môn Bản tôn cần phải có một cơ sở nhất định, trước đó cần phải tu luyện phép gia hành để chuẩn bị nguồn tu lương cần thiết. Việc lựa chọn một vị Bản tôn nào đó để tu theo không có nghĩa là bạn không kính trọng các vị Phật, Bồ Tát khác. Bản tôn chỉ là

Page 14: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

một pháp môn mà bạn lựa chọn để chuyên tu, dùng để đại diện cho toàn bộ tam bảo và các vị Phật khác.Trong Mật Tông có hai loại thành tựu: thành tựu thông thường và thành tựu cứu cánh. Thành tựu cứu cách chính là quả vị Phật có được thông qua tu trì Bản tôn. Bản tôn tượng trưng cho thành tựu cứu cách mà người tu hành thệ nguyện đạt đến. Nếu như chúng ta biết tu trì tầng thú sơ khởi và tầng thứ viên mãn của một pháp môn Bản tôn nhất định một cách chính xác và kiên định, chúng ta càng dễ dàng hoàn tất chặng đường dẫn đến Phật pháp và đạt được mọi lợi ích.

LỰA CHỌN BẢN TÔNĐể tu trì pháp môn Bản tôn, trước nhất, cần phải lựa chọn cho mình một vị Bản tôn. Thông thường, chỉ những bậc chân tu đã có nhân duyên từ nhiều kiếp mới cần phải thỉnh cầu tăng đại đức quyết định cho bản tôn giúp mình, còn với người thường, không có túc duyên chân tu từ kiếp trước, nên không cần thiết phải nhờ đại sư chọn giúp, mà có thể lựa chọn cho mình một vị Phật, Bồ Tát mà bản thân cảm thấy có duyên nhất với mình. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác nữa để lựa chọn thần bản tôn, phổ biến nhất là ba phương pháp sau: căn cứ vào can chi năm sinh của người tu hành; căn cứ vào năm sinh( âm lịch) của người tu hành; căn cứ vào ngày sinh(âm lịch) của người tu hành. Sau khi lựa chọn được thần bản tôn, không được phép thay đổi, như vậy việc tu hành mới có thành tựu.

QUÁN TƯỞNG TU HÀNHCó rất nhiều phương pháp quán tưởng thần Bản tôn. Căn cứ vào nhu cầu, nguyện lực và trình độ của người tu hành, có thể quán tưởng thần Bản tôn ngự trên đầu, hoặc bản thân mình chuyển hóa hoàn toàn thành thần bản tôn, hoặc quán tưởng thần Bản tôn xuất hiện trong bầu hư không phía trước mặt mình. Phương pháp phổ biến nhất là quán tưởng bản thân mình chuyển hóa hoàn toàn thành thần Bản tôn, quán tưởng với một niềm tin tuyệt đối, toàn tâm toàn ý dung hòa vào từng chi tiết nhỏ nhất của hình tượng bản tôn, như vậy sẽ có thể trừ bỏ chướng ngải, nâng cao năng lực tu trì. Những nguyên sinh phàm phu vốn bị ô nhiễm bởi tham, sân, si, mạn, nghi sẽ có thể chuyển hóa sang trạng thái khai ngộ với đầy đủ năm trí.

Page 15: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

BỐN BƯỚC TRONG PHÁP TU LUYỆN BẢN TÔNBản tôn chính là tấm gương dành cho người tu hành sau khi đã tu luyện hoàn tất các phép gia hành và tích lũy đủ tư lương mới có thể tu luyện phép Bản tôn. Khi tu luyện phép Bản tôn người tu hành cần tưởng tượng pháp tính Bản tôn hóa thành giọt nước nhỏ lên đỉnh đầu, rồi chảy vào nội tâm, gột rửa vô minh, để thấy được ánh sáng, tự tại. Sau cùng Bản tôn dung hòa làm một với bản thân. Tu luyện phép Bản tôn cần tiến hành theo điểu bốn bước sau đây:

BỐN BƯỚC TRONG PHÉP TU BẢN TÔN

Bước 1 : Tâm an trụ bất động.

Bước 2 : Cam lồ tràn đầy cơ thể

Bước 3 : Bản tôn nhập vào tâm.

Bước 4 : Hợp nhất với Bản tôn

NGƯỜI THẦY CĂN BẢN – ĐỐI TƯỢNG QUY Y CỦA NGƯỜI TU HÀNH

THƯỢNG SƯ

Sau khi quy y Thượng sư, người tu hành có thể trực tiếp nhận được sự gia trì của Thượng sư, và thông qua sự gia trì đó, có thể tương thông với chư Phật. Phép tương ứng Thượng sư chính là bộ phận hạt nhân nhất, cơ bản nhất trong các pháp môn tu luyện của Mật Tông.

QUY Y THƯỢNG SƯ

Quy y tức khiến thân, tâm đều quy về, dựa vào một đối tượng nào đó. Đây chính là phương pháp nhập môn cơ bản của giáo đồ Phật giáo. Thượng sư hay Thượng sư Kim Cương là tôn hiệu dành cho những nhà Mật Tông đức cao trọng vọng xứng đáng làm khuôn mẫu cho người tu hành, người Tây Tạng quen gọi là

Page 16: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Lạt Ma.Hiển Tông thường chỉ chú trọng đến ba quy y là quy Phật, pháp, tăng. Mật Tông còn đặt thêm nội dung quy y Thượng sư. Người dân Tạng nhận định rằng, cung phụng Thượng sư cũng như cung phụng Tam Bảo. Như vậy Mật Tông có bốn quy y, hơn nữa còn đặt quy y Thượng sư ở vị trí dầu tiên. Bởi vì trong tu hành Mật pháp, Thượng sư đại diện cho cả Phật, pháp, tăng, cũng có đức tướng của trí tuệ và giác ngộ. Đó cũng chính là sự khác biệt trong khái niệm quy y giữa Hiển Tông và Mật Tông.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH THƯỢNG SƯ

Mật Tông nhấn mạnh đến sự truyền thừa tâm pháp, bởi vậy người thầy phải đích thân truyền thụ Mật pháp cho đệ tử một cách bí mật. Mặt khác để có thể trở thành Thượng sư, người truyền pháp phải hội tụ đủ những điều kiện sau đây:

1 . Có được phép quản đỉnh Mật pháp của Thượng sư Kim Cương chân truyền.

2 . Các phép quán đỉnh trong quá trình truyền thừa Mật pháp từ Phật Bản tôn cho đến Thượng sư căn bản của mình đều trọn vẹn hoàn chỉnh, không gián đoạn.

3 . Phải tiếp nhận phép quán đỉnh của thần Bản tôn (quản đỉnh A Xà Lê), tinh thông Phật pháp Hiển, Mật tâm học Bồ Đề, có những tài liệu tu pháp như hỏa hóa, đàn thành, thành thạo các phép tu trong kinh điển.

4 . Khi bản thân đã có đủ khả năng truyền thụ Mật pháp, cần phải được Thượng sư căn bản của mình chấp thuận, mới có thể trở thành Thượng sư để truyền thụ phép quán đỉnh truyền pháp cho người khác.

Sau khi hội tụ đủ những điền kiện trên, theo thói quen của người Tây Tạng, đã có thể gọi là Rinpoche, tức Phật chuyển thế.

PHÉP TƯỞNG ỨNG THƯỢNG SƯ

Phép tương ứng Thượng sư chính là cơ sở của tu hành Mật pháp, đồng thời cũng là một pháp môn phương tiện chủ yếu của Mật pháp. Điểm cốt yếu trong phương pháp này là phải tôn trọng và tuyệt đối tin theo Thượng sư. Tin theo Thượng sư sẽ có thể tương ứng với chân lý được đại diện bởi Thượng sư. Tương ứng với đức tính quang minh của Thượng sư, cũng chính là tương ứng

Page 17: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

với chư Phật, đưa người tu hành quay về với tính Phật.Lựa chọn được vị Thượng sư hội tụ đủ các tư cách bắt buộc, có được dòng truyền thừa nhất quán và liền mạch, đó chính là một điều kiện quan trọng để tu luyện phép tương ứng Thượng sư. Nếu không có điều kiện này, thì sự truyền thụ và tương ứng sẽ không có hiệu quả.Thượng sư mà người tu hành quán tưởng vừa đại diện cho Phật pháo truyền thừa qua các thế hệ Thượng sư, lại vừa đại diện cho Phật pháp. Bởi vậy khi nhận được sự truyền thừa của Thượng sư, người tu hành cần phải coi Thượng sư cũng chính là Phật, đây cũng chính là nguồn gốc gia trì của Thượng sư, đồng thời cũng là đặc trưng và cốt tỷ của phép tương ứng Thượng sư.

CÔNG HIỆU CỦA PHÉP TU THƯỢNG SƯ VÀ TƯ CÁCH CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH THƯỢNG SƯ

THỰC CHẤT CỦA HÀNH VI QUY YHàm nghĩa chân chính của việc quy y không phải là quy y đối với các đối tượng đặc trưng cụ thể của Thượng sư như thân thể, tài hùng biện, mà cần phải coi Thượng sư như một cầu trung gian để tiến hành quy y với Tam Bảo Phật, pháp, tăng. Bỏi vì thượng sư là nhân vật đại diện cho cả Phật, pháp, tăng cũng chính vì thế mà Mật Tông đặt quy y Thượng sư lên trước quy y tam bảo. Mối quan hệ giữa người tu hành, Thượng sư và tam bảo Phật, pháp, tăng cũng tương tự như một quá trình đi tìm kho báu.

TƯ CÁCH CẦN CÓ CỦA THƯỢNG SƯ

Thượng sư cần phải có tính cách quán đỉnh, tức có đầy đủ học vấn, giới hành, Mật pháp. Thượng sư lập đàn quán đỉnh cần phải có đủ mười ba đức tướng và tri thức song thập như quy định trong “Thượng sư ngũ thập tụng”(năm mươi bài tụng về Thượng sư).Ngoài những điều kiện trên, mỗi lục bộ đều có những yêu cầu đặc thù của riêng mình.

MƯỜI BA ĐỨC TƯỚNG

1 . Tuân thủ giới luật.

Page 18: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

2 . Có trí tuệ lớn.

3 . Có đủ đức nhẫn.

4 . Tư tưởng chân thành

5 . Không có hành vi dối trá.

6 . Có phép thuật dùng mật chú hoặc dược liệu để khu trừ tà ma.

7 . Có lòng từ bi đối với chúng sinh.

8 . Tinh thông nghĩa lý Tam tạng.

9 . Có tri thức song thập( 10 tri thức nội mật và 10 tri thức ngoại mật).

10 . Biết tạo dựng Mandala.

11 . Giỏi thuyết giảng Mật pháp.

12 . Có niềm tin kiêm định với Phật pháp.

13 . Có ngũ căn thanh tịnh, tâm tính ôn hòa.

TỊNH HÓA THÂN TÂM, KHAI MỞ TÍNH PHẬT

QUÁN ĐỈNHQuán đỉnh là một nghi thức bắt buộc không thể bỏ qua trong tu luyện Mật Tông, xét về thực chất, đây là một hình thức thụ giới ở trình độ cao, tức thụ giới của Mật pháp, nhằm mục đích mở mang tính Phật cho người tu hành, dẫn dắt con người phàm đi đến con dường thành Phật. Về cơ bản quán đỉnh có thể chia làm bốn cấp độ, là bảo bình, bí mật, trí tuệ và thắng nghĩa.

QUÁN ĐỈNH LÀ GÌ?Muốn học pháp môn Mật Tông, cần phải được Thượng sư đủ tư cách đích thân truyền thụ, truyền khẩu quyết và quán đỉnh. Quán đỉnh chính là bộ phận thù thắng nhất. Tinh hoa nhất, đồng thời cũng là một nghi thức không thể bỏ qua của Mật Tông. Xét về thực chất, quán đỉnh chính là quá trình thụ giới Mật Tông.

Page 19: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Dòng truyền thừa của Thượng sư tiến hành quán đỉnh cần phải liên tục, toàn vẹn, không thiếu khuyết; Đệ tử tiếp nhận nghi thức quán đỉnh cũng cần phải có quyết tâm cầu học mạnh mẽ và niềm tin kiên định đối với Thượng sư. Mật Tông nhận định rằng, sau khi tiếp nhận nghi thức quán đỉnh, có thể giảm thiểu hoặc thanh lọc những nghiệp ác của thân, khẩu,ý, khiến đệ tử và Thượng sư có thể tương thông với nhau, kích hoạt những tiềm năng nội tại của đệ tử, giúp đệ tử rút ngắn được thời gian tu hành thành đạo, có thể tức thân thành Phật. Bởi vậy, ý nghĩa của quán đỉnh chính là ở chỗ phất quật tính Phật của người tu hành.Theo như yêu cầu của truyền thống Mật Tông, cần phải cúng dường mới có thể tiếp nhận quán đỉnh. Thượng sư tiếp nhận sự cúng dường của đệ tử trong quá trình quán đỉnh nhằm biểu thị rằng Phật pháp là đáng quý.

NGHI QUỸ QUÁN ĐỈNHNghi quỹ quán đỉnh cần phải tuyệt đối tuân thủ những quy định trong kinh điển Mật pháp truyền thống, và được cử hành trước Mandala trang nghiêm. Đầu tiên, người chịu quán đỉnh cần được tắm gội sạch sẽ, rồi mặc bộ áo tăng mới theo nghi lễ Mật Tông. Tiếp đó, Thượng sư Kim Cương dùng một bảo bình đựng đầy nước thánh, vẩy một chút lên đỉnh đầu người tiếp nhận. Rồi Thượng sư rót nước thánh ra bát Gabbra cho người nhận quán đỉnh uống vài ngụm. Lúc này nghi thức quán đỉnh về cơ bản đã hoàn thành. Sau đó Thượng sư sẽ căn cứ vào đặc điểm các tính hoặc sinh lý của người tu hành để lựa chọn cho họ một vị thần Bản tôn, đồng thời truyền thụ cho đệ tử giáo pháp tu luyện của vị Bản tôn đó, cùng nghi quỹ thiết lập đàn thành, Mandala. Từ lúc này, đệ tử đã có thể tự mình tu luyện Mật pháp.

Về cơ bản, có thể phân chia quán đỉnh thành bốn cấp độ, là bảo bình, bí mật, trí tuệ và thắng nghĩa.Quán đỉnh bảo bình: Các vật dụng cần thiết là nước, mũ, chùy, chuông, phép quán đỉnh này giúp đệ tử nhận được sự gia trì của năm phương Phật, có được năng lượng nhiếp trì và hàng phục chúng sinh.Quán đỉnh bí mật: Giúp đệ tử có được năng lượng tu trì mạch, khí, tinh chất, chuyển hỏa và Đại thủ ấn.Quán đỉnh trí tuệ: Được đặt ra cho phép tu luyện nam nữ song vận. Phép quán đỉnh này có thể phát huy công năng khí, mạch, tinh chất, khiến chúng tác động tương hỗ lẫn nhau.Quán đỉnh thắng nghĩa: Đây là hình thức quán đỉnh tinh vi nhất, nhằm loại trừ những bụi bặm vi tế của người tu hành.

Ý NGHĨA CHÂN CHÍNH CỦA QUÁN ĐỈNH VÀ BỐN CẤP ĐỘ CỦA QUÁN ĐỈNH

Page 20: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Ý NGHĨA CHÂN CHÍNH CỦA QUÁN ĐỈNHÝ nghĩa thực sự của quán đỉnh không phải là việc Thượng sư vẩy nước thánh lên đỉnh đầu người tu hành, mà là ở chỗ Thượng sư dùng sức mạnh trí tuệ để giúp dệ tử chứng ngộ được tự tâm bản tính.

BỐN LOẠI QUÁN ĐỈNHVề cơ bản, quán đỉnh có thể chia làm bốn cấp độ, đó là bảo bình, bí mật, trí tuệ và thắng nghĩa. Bảng sau đây sẽ liệt kê hững điều kiện, tác dụng và nội dung của mỗi loại quán đỉnh.

MANDALA(MẠN ĐÀ LA, ĐÀN THÀNH)

Khái niệm Mandala vừa chỉ đạo tràng hoặc đàn thành dùng để cung phụng chư Phật, Bồ Tát Mật Tông, vừa chỉ hình vẽ về đạo tràng này. Đây là một loại hình

kiến trúc dùng trong cúng tế với cấu trúc đối xứng, vuông tròn xen kẽ.

HÀM NGHĨA CỦA MANDALAMandala là từ trong tiếng Phạn, còn được dịch là Mạn Đà La, Mạn Trà La,

Manda, Mantra, hay đàn thành, vốn chỉ những đài đắp bằng đất có hình vuông hoặc tròn do pháp sự Mật Tông lập nên nhằm ngăn cản không cho tà ma xâm

nhập trong khi hành pháp. sau đó mới dẫn thân sang nghĩa là chỉ đạo tràng hay đàn thành dùng trong cúng dường Như Lai, Bồ Tát. Mật Tông coi Mandala là hình thức cấu trúc bản nguyên của vũ trụ, có thể coi đó là thế giới Cực Lạc lý tưởng của Phật giáo. Phần lớn chúng đều có hình trụ đối xứng, vuông tròn xen kẽ, bốn phía đều có cửa,ở giữa là một vòng, được chia làm chín phần bởi hai

đường ngang và hai đường dọc.

CHỦNG LOẠI MANDALA

Nếu xét về hình thức biểu hiện, có thể chia Mandala thành bốn loại như sau:Mandala lớn(Đại mạn Đà La, Maha Mandala): đàn thành tập hợp hình tượng của thể chư Phật Bồ Tát, do đây là toàn bộ thế giới của chư Phật Bồ Tát mà

Page 21: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

chúng Tây Tạng có thể nhìn thấy được, nên được gọi là Mandala lớn.

Mandala Tam Muội Da Mạn Đà La, Samaya Mandala): Hay còn gọi là Tam Mạn Đà La, Mandala này không vẽ hình tượng cụ thể của chư Phật Bồ Tát, mà chỉ vẽ những pháp khí hoặc thủ ấn đặc thù của họ. Những pháp khí, thủ ấn này

chính là tượng trưng cho chư Phật,Bồ Tát.

Mandala pháp(Pháp mạn Đà La, Dharma Mandala): Hay còn gọi là chửng tự Mạn Đà La, tập hợp các chân ngôn chủng tử tự của chư Phật Bồ Tát và nghĩa lý

văn tự của mọi kinh điển.

Mandala nghiệp(yết Mandala Mạn Đà La, Karma Mandala): Karma (yết ma)trong tiếng Phạn có nghĩa là nghiệp, thể hiển sự tạo nghiệp, hành vi, tạo

dựng, cũng chỉ sự chuyển vận của vũ trụ và hành vi của con người.

Nếu xét về nội dung biểu hiện, có thể chia Mandala thành hai loại là Mandala hai bộ và Mandala biệt tôn.

Mandala hai bộ: Hai bộ tức Kim Cương giới(Vajradhatu) và Thai Tạng giới(Garbhadhatu). Mật Tông nhận định rằng vũ trụ được cấu thành hai thế giới lá Kim Cương giới và Thai Tạng giới. Kim Cương giới tượng trưng cho thế giới

trí của Đại Nhật Như Lai, tượng trưng cho trí tuệ. Thái Tạng giới tượng trưng cho thế giới lý của Đại Nhật Như Lai, tượng trưng cho từ bi.

Mandala biệt tôn: Tức các Mandala nhỏ xung quanh chủ tôn của Mandala lớn, đặc tả một vị Phật, Bồ Tát riêng biệt và những chư tôn liên quan ở bên cạnh.

MANDALA: VŨ TRỤ CỦA PHẬT GIỚI.

Mật Tông dùng Mandala để hình dung về quả vị Phật muôn đức viên mãn của thế giới Bồ Đề. Người tu hành Mật Tông thường coi Mandala là đối tượng quán tưởng trong tu trì mật pháp, đặt bản thân mình vào trong Mandala để dung hòa

cái tôi vào trong Phật,nhằm đạt đến cảnh giới tức thân thành Phật.

Page 22: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

HÌNH THỨC CỦA VŨ TRỤ LÝ TƯỞNG

PHÂN LOẠI MANDALA

Page 23: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

BỐN GIAI ĐOAN TRONG TU LUYỆN MẬT TÔNG

TỨ BỘ DU GIÀ

Kinh điển của Mật Tông chia làm bốn bộ, là Sự bộ(Kriya Tantra), Hành bộ (Carya Tantra), Du Già bộ (Yaga Tantra) và Vô thượng Du Già bộ (Anuttalra

Yaga Tantra), chúng còn được gọi bốn pháp môn Kim Cương lớn của Mật Tông. Mỗi một bộ lại là một hệ thống hoàn toàn chình riêng biệt. Bốn bộ tượng trưng cho bốn giai đoạn tu hành của Mật Tông. Pháp môn thần tài thuộc về Du Già bộ

và Vô Thượng Du Già bộ.

SỰ BỘ

Sự bộ chủ yếu bao gồm các sự tướng như tụng niệm chân ngôn, lập đàn thành, cúng dường, là một loại pháp môn chủ yếu nghiêng về tu hành ngoại cảnh. Sự tục bộ là một mật pháp coi trọng sự tướng. Phương pháp tu hành và trình tự tu

Page 24: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

hành tương đối phức tạp, nghiêm ngặt. Ví dụ như giai đoạn chuẩn bị tu Sư tục bộ chia làm bốn bước: thư nhất là tu luyện trong phòng; thứ hai là ra khỏi phòng

tắm gội, đi vào Phật đường; thứ ba là khoác áo, nhập tọa, gia trì vật cúng dường; thứ tư là bảo vệ cho bản thân và nơi ở. Mỗi một bước đều cần phải tuân

thủ theo những nghi quỹ nghiêm ngặt.

HÀNH BỘ

Hành bộ, còn gọi là nhị tục, bao gồm sự việc ngoại và nội Du già, chia làm ba bộ thân, ngữ, ý. Hành bộ coi trong cả tu luyện bên trong và bên ngoài, là một

pháp môn tu luyện với đặc trưng chủ yếu là thống nhất giữa hành vi nội tâm và bề ngoài. “Kinh Đại Nhật” chính là căn cứ lý luận của bộ này. Hành bộ coi tâm Bồ Đề là nhân, đại bi là căn bản, phương tiện là cứu cánh, đồng thời sử dụng

các phương tiện tùy cơ để phổ độ chúng sinh.

DU GIÀ BỘ

Là một pháp môn, một công phu tu dưỡng của Mật Tông với nội dung chủ yếu là tu nội Du già, bao gồm Du già phương tiện của Du già trí tuệ. Du già tục bộ coi trọng quán tưởng nội tâm, tu luyện công phu Du già Mật Tông ở một tầng

thứ cao hơn.

Nội dung chủ yếu của phép tu Du già bộ là quán tưởng ngũ tướng thành thân:

Thông đạt tâm Bồ Đề, tức chứng ngộ trí tuệ pháp giới thể tính.

1 . Tu tâm Bồ Đề, tức chứng ngộ trí tuệ đại viên kính.

2 . Thành tâm Kim Cương, tức chứng ngộ trí tuệ bình đẳng tính.

3 . Chứng thân kim cương, tức chứng ngộ trí tuệ diệu quan sát.

4 . Thân Phật viên mãn. Như vậy là tôn hình vị, tức hóa thân. Phép quán tu ngũ tướng thành thân chỉ với một pháp môn có thể chứng ngộ được ba thân năm trí.

Page 25: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

VÔ THƯỢNG DU GIÀ BỘ

Là bộ tục cao thâm nhất trong bốn bộ tục của Mật Tông, cũng là mật pháp cao cấp riêng có của Mật Tông. Các giáo phái của Mật Tông Tây Tạng có cách phân loại khác nhau đối với Vô Thượng Du Già. Thông thường Vô Thượng Du Già bộ được phân chia làm ba tục là Phụ tục, Mẫu tục và Vô nhị tục. Trong mỗi tục

lại có hai cấp độ là sơ khởi và viên mãn.

Mật Tông sở dĩ được phân chia làm bốn bộ là nhắm mục đích giúp mỗi người học Phật, đều có thể tu hành tuần tự tiệm tiến, đi từ nông đến sâu, để thành tựu

Phật quả.

Page 26: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

PHÉP TU TRÌ CĂN BẢN CỦA MẬT TÔNG

Page 27: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

BỐN ĐẠI PHÁP MÔN

Người tu hành Mật Tông nếu muốn chứng ngộ thành Phật quả, tức thân thành Phật, trước tiên phải tìm ra con đường thích hợp nhất với mình, tức lựa chọn cho mình một pháp môn tu hành. Mật Tông có rất nhiều pháp môn. Trong đó có bốn phương pháp tu trì căn bản nhất, gồm tức diệt, tăng ích, kính ái, hàng phục, được gọi chung là bốn đại pháp môn.

Phật giáo có thể chia làm hai phái chính là Hiển Tông và Mật Tông, giữa hai phái này tuy có điểm khác biệt về lý luận và phương pháp tu hành, thế nhưng giáo lý căn bản của hai phái cũng có điểm tương đồng, tức dạy người ta chuyển mê thành ngộ, chứng ngộ chính quả. Do căn khí của chúng sinh mỗi người một vẻ nên cũng có vô số pháp môn thành Phật. Tương ứng với những căn khí khác nhau của chúng sinh , Phật Tổ đã sáng tạo ra cả thảy 84.000 pháp môn để chúng sinh lựa chọn, các pháp môn đều bình đẳng, không phân biệt cao thấp. Điểm tối quan trọng là phải lựa chọn được một pháp môn thích hợp nhất đối với mình, mới có thể đi đến giác ngộ. Người tu hành chỉ cần tuân thủ theo sự sắp đặt của Thượng sư, tu luyện pháp môn phù hợp nhất với mình một cách chuyên tâm và kiên định.

Số lượng pháp môn tu luyện của Mật Tông là vô cùng phong phú. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua về bốn đại pháp môn cơ bản nhất của Mật Tông, đó là các phép tức diệt, tăng ích, kính ái, hành phục gọi tắt là tức, tăng, hoài, tru. Cũng có khi người ta đưa thêm phép câu triệu và tạo thành năm pháp môn; cũng có khi người ta tách riêng phép diên mệnh(kéo dài tuổi thọ) trong pháp môn tăng ích ra, tạo thành sáu pháp môn. Nhưng bốn đại pháp môn trên vẫn là căn bản nhất.

PHÉP TỨC DIỆT

Là phép tu nhằm tức diệt(ngăn chặn, tiêu diệt) các tai nạn như thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, đói rét, bệnh tật, cùng tất cả các chướng ngại phiền não khác, gồm ba hình thức tu luyện là ngoại tu, trung tu, và nội tu. Cần tu luyện cho đến khi tức diệt mầm móng của tập khí phiền não, trừ bỏ căn nguyên của mọi tai nạn.

PHÉP TĂNG ÍCH

Page 28: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2

Tức phép tu nhằm tăng trưởng công đức và trí tuệ chúng sinh, tăng cường mức độ hạnh phúc của thế gian.

PHÉP KÍNH ÁI

Phép tu nhằm đem lại sự tôn kính và thân thiện. Pháp môn này có thể khiến chúng sinh nhận được sự yêu quý của pháp giới, chuyển ác thành thiện, chuyển thù thành bạn, chuyển phiền não thành Bồ Đề.

PHÉP HÀNG PHỤC

Phép tu nhằm hóa giải mọi oán hận, thù địch và loại trừ các phiền não khác. Đây là một pháp môn có thể giúp chúng sinh tiêu trừ ma chướng, ngụ ý dùng cái tâm đại bi để khu trừ cái ác, vì cứu độ chúng sinh mà phải giết chúng sinh, vì cứu độ tà ác mà trừ tà ác. Trong kinh Phật có viết, cần phải tu luyện đến khi phép quán tưởng thành tựu, có thể dùng ý niệm khiến cho toàn bộ số quả trên cây rụng xuống một lượt trong chớp mắt.

Bốn pháp môn trên mang tính chất nhất quán, liên hoàn, dung hội hàm chứa lẫn nhau, chứ không tồn tại độc lập riêng biệt. Có một điều cần phải chú ý rắng, bốn pháp môn tức, tăng, hoài, tru đều là nhằm lợi ích chúng sinh, chứ không phải làm lợi cho một mình người tu hành. Đặc biệt là khi người tu hành tu luyện phép hành phục, cần phải tuân thủ đạo Bồ Tát.

BỐN ĐẠI PHÁP MÔN CỦA MẬT TÔNG

PHẬN LOẠI PHÁP MÔN

Bốn pháp môn căn bản nhất của Mật Tông là tức diệt, tăng ích, kính ái, hàng phục. Có khi người Tây Tạng cho thêm phép câu triệu vào tạo thành năm đại pháp môn. Hoặc cũng có khi tiếp tục tách phép diên thọ (kéo dài tuổi thọ) ra khỏi phép tăng ích để tạo thành sáu pháp môn. Bốn pháp môn này mang tính nhất quán, liên hoàn, dung hòa và hàm chứa lẫn nhau, chứ không tồn tại độc lập riêng rẽ.

Page 29: MẬT TÔNG CĂN BẢN_2