44
 Công nghsn xut đường – bánh ko GVHD: ThS Trn ThThu Tr à K o caramel Trang 1 LỜ I CM ƠN Trong sut quá trình thc hi n đề tài này, chúng em đ ã nh n đượ c s  hướ ng dn t n tình ca các thy, cô trong bmôn Công nghthc phm – ĐHBK TPHCM. Nhng lờ i chbo ân cn, nhng gii thích căn kca các thy cô đã giúp em rt nhiu để hoàn thành đề tài đúng thi gian và đạt cht lượng. Qua đó, chúng em đã hc hi đượ c nhiu kiến thc m ớ i, k  năng làm vic mi. Đây là nhng y ếu t đặc bit quan trng mà ngườ i k sư cn phi có. Chúng em xin gi lờ i cm ơn chân thành đến các thy, cô trong bmôn Công nghthc phm ĐHBK TPHCM. Và đặc bi t, em xin cm ơn ThS Nguy n Th Thu Trà đã nhit tình giúp đỡ, hướ ng dn t n tình để hoàn thành đề tài này. Cm ơn thư vin trường ĐHBK TPHCM, thư vin khoa Kthut hóa hc, thư vin bmôn Công nghthc phm đã h trơ tích cc vtài liu tham kho cho vic thc hin đồ án. Cm ơn nhng l ờ i góp ý chân thành, nh ng s giúp đỡ chân thành t các bn sinh viên lp TP06 cho đồ án đượ c hoàn thin. Xin chân thành cm ơn. 

Keo Caramel 4906

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 1/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 1 

LỜ I CẢM ƠN 

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, chúng em đã nhận đượ c sự hướ ngdẫn tận tình của các thầy, cô trong bộ môn Công nghệ thực phẩm – ĐHBK TPHCM.Những lờ i chỉ bảo ân cần, những giải thích căn kẽ của các thầy cô đã giúp em rất

nhiều để hoàn thành đề tài đúng thời gian và đạt chất lượng. Qua đó, chúng em đãhọc hỏi đượ c nhiều kiến thức mớ i, kỹ năng làm việc mới. Đây là những yếu tố đặcbiệt quan trọng mà ngườ i kỹ sư cần phải có.

Chúng em xin gửi lờ i cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong bộ môn Côngnghệ thực phẩm – ĐHBK TPHCM. Và đặc biệt, em xin cảm ơn ThS Nguyễn Thị Thu Trà đã nhiệt tình giúp đỡ, hướ ng dẫn tận tình để hoàn thành đề tài này.

Cảm ơn thư viện trường ĐHBK TPHCM, thư viện khoa Kỹ thuật hóa học, thưviện bộ môn Công nghệ thực phẩm đã hỗ trơ tích cực về tài liệu tham khảo cho việc

thực hiện đồ án.Cảm ơn những lờ i góp ý chân thành, những sự giúp đỡ chân thành từ các bạn

sinh viên lớp TP06 cho đồ án đượ c hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn. 

Page 2: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 2/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 2 

MỤC LỤC

Chương 1: T ổ  ng quan về sả n phẩ  m kẹ o

I.  Giớ i thiệu chung về kẹo 7

1.  Lịch sử phát triển 7

2.  Phân loại 8

3.  Kẹo cứng caramel 9

II.  Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đườ ng – bánh – kẹo ở VN. 10

III. Chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩm kẹo 11

1.  Chỉ tiêu cảm quan của kẹo 11

2.  Chỉ tiêu hóa lý của kẹo 11

3.  Chỉ tiêu vi sinh 12

Chương 2: Tổ  ng quan về nguyên liệ u 

I.  Nhóm chất tạo vị ngọt 13

1.  Đườ ng nha 13

a.  Thành phần đườ ng nha 13

b.  Tiêu chuẩn kỹ thuật của đườ ng nha 15

2.  Isomalt 16

3.  Đườ ng nghịch đảo 16

4.  Đườ ng saccarose 16

II.  Nướ c 18

III. Chất tạo vi chua 18

IV. Hương liệu 19

V.  Màu thực phẩm 19

VI. Các chất phụ gia khác 19

1.  Chất phá bọt 19

Page 3: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 3/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 3 

2.  Chất bảo quản 19

3.  Sữa 19

Chươ  ng 3: Quy trình công nghệ  

I.  Sơ đồ khối 21

II.  Giải thích quy trình 21

1.  Nấu hòa tan 21

2.  Lọc 24

3.  Cô đặc chân không 25

4.  Phối trộn 28

5.  Giai đoạn làm nguội 1 29

6.  Lăn 31

7.  Vuốt 34

8.  Tạo hình 35

9.  Giai đoạn làm nguội 2 37

10. Giai đạon chon kẹo 38

11. Bao gói 39

III. Các dạng hư hỏng của sản phẩm kẹo 40

Chương 4: Kế  t luậ n 42

Tài liệu tham khảo 44

Page 4: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 4/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 4 

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên Trang

1 Chỉ tiêu cảm quan của kẹo 11

2 Chỉ tiêu hóa lý của kẹo cứng không nhân 11

3 Chỉ tiêu hóa lý của kẹo cứng có nhân 12

4 Chỉ tiêu vi sinh của kẹo cứng 12

5 Tính chất của đường nha 14

6 Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường dùng trong sản xuất kẹo 17

7 Chỉ tiêu hóa lý của nước trong sản xuất kẹo 18

8 Xác định trọng điểm làm hư hỏng sản phẩm 40

Page 5: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 5/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 5 

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên Trang

1 Chỉ số ERH của một số loại kẹo 10

2 Sự thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme 13

3 Độ nhót của đườ ng nha 15

4 Mô hình thiết bị nấu hòa tan 22

5 Thiết bị nấu hòa tan 23

6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị nấu hòa tan 23

7 Mô hình thiết bị cô đặc chân không 26

8 Thiết bị cô đặc chân không 27

9 Mô hình thiết bị phối trộn 29

10 Mô hình thiết bị làm nguội 30

11 Thiết bị lăn 32

12 Mô hình thiết bị lăn 32

13 Các trục của thiết bị lăn 33

14 Mô hình thiết bị vuốt 34

15 Thiết bị vuốt 35

16 Thiết bị tạo hình 36

17 Mô hình thiết bị tạo hình 36

18 Khuôn tạo hình cho kẹo 37

19 Mô hình thiết bị làm nguội sau khi tạo hình 38

20 Thiết bị làm nguội sau khi tạo hình 38

21 Mô hình thiết bị bao gói kẹo 39

22 Thiết bị bao gói kẹo 40

Page 6: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 6/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 6 

LỜ I MỞ  ĐẦU

Môn học Công nghệ sản xuất đườ ng – bánh k ẹo là một trong các môn họcchuyên đề của ngành công nghệ thực phẩm. Nó cung cấp những kiến thức thực tiễn,cụ thể về nguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến một số các sản phẩm bánh – kẹo.

Bên cạnh đó, môn học còn hệ thống hóa các kiến thức cơ sở   đã đượ c học trongnhững năm đầu tiên: Hóa sinh thực phẩm, Hóa học thực phẩm, Công nghệ chế biếnthực phẩm,…

Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất đườ ng – bánh kẹo đang có những bướ ctiến rất nhanh.Bánh – kẹo hiện đang là sản phẩm phổ biến của giớ i trẻ. Các sảnphẩm bánh – kẹo ngày càng đa dạng hóa về sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá cả hợ p lý.Một xu hướ ng khác hiện nay là các sản phẩm không chỉ đượ c chú trọng về gái trị cảm quan mà còn đượ c quan tâm rất nhiều về thành phần dinh dưỡ ng. Trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều các sản phẩm bánh – kẹo có bổ sung thêm các thành

phần dinh dưỡ ng có lợ i cho sức khỏe: bánh có bổ sung thêm chất xơ, DHA,… 

Cùng vớ i sự gia tăng của dân số, nhu cầu về các sản phẩm bánh – kẹo ngàycàng tăng. Xu hướ ng của ngườ i tiêu dùng hiện nay luôn chọn những sản phẩm cómẫu mã đẹp, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việt Nam đã là thành viên chính thức củaWTO thì việc cạnh tranh giữa sản phẩm bánh – kẹo nội và ngoại nhập càng khốc liệthơn. Yêu cầu đặt ra cho các nhà sản xuất là phải cải tiến quy trình công nghệ, cải tiếnchất lượ ng sản phẩm và ứn g dụng những thành tựu công nghệ trong sản xuất. Cónhư vậy, sản phẩm bánh kẹo của chúng ta mới đủ sức cạnh tranh ngay trên “sânnhà”.

Đượ c sự hướ ng dẫn của ThS Trần Thị Thu Trà, nhóm chọn đề tài “Kẹo cứngcaramel “. Đề tài đượ c thực hiện nhằm mục đích t ìm hiểu nguyên liệu, quy trình sảnxuất, thiết bị sản xuất và các thành tưu mớ i trong sản xuất kẹo caramel. Dù đã chuẩnbị rất kỹ nhưng chắc sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô và các bạnthông cảm.

Page 7: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 7/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 7 

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẸO CỨ NG CARAMEL

I.  GIỚ I THIỆU CHUNG VỀ KẸO

1.   L ị  ch sử phát triể  n:

Nghệ thuật làm bánh kẹo đã ra đời cách đây rất lâu, theo những nguồn sử liệuAi Cập cổ đại thì nghệ thuật làm bánh kẹo đã tồn tại cách đây khoảng 3500 năm. Lúcđó ngườ i ta làm bánh kẹo dựa trên thành phần nguyên liệu chính là mật ong hoặcdùng nướ c mía thô cho bốc hơ i. Đến thế kỉ XVI, ngành sản xuất đường ra đờ i tạiPersia đặt nền tảng cho ngành bánh kẹo sau này. Sau đó ngành đườ ng mía tiếp tụcphát triển và lan rộng trên toàn thế giớ i và ngành bánh kẹo bắt đầu phát triển từ đónhưng chỉ ở qui mô nhỏ và không đa dạng về chủng loại.

Khi ngành sản xuất đườ ng mía bắt đầu đi vào lĩnh vực thươ ng mại thì côngnghệ làm bánh kẹo bắt đầu phát triển mạnh, ngườ i ta biết cho thêm vào bánh kẹo cácthành phần khác để tạo ra nhiều chủng loại bánh kẹo phong phú và đa dạng.

Cùng vớ i sự phát triển của xã hội, mức sống của con ngườ i ngày càng nângcao và nhu cầu về bánh kẹo ngày một tăng. Bánh kẹo không chỉ đượ c làm ở qui môgia đ  ình mà còn ở qui mô công nghiệp và dần giữ một vị trí quan trọng trong nềncông nghiệp thế giớ i.

Nhu cầu về bánh kẹo không chỉ để đáp ứng thị hiếu của ngườ i tiêu dùng về 

hươ ng vị và giải trí mà còn có giá trị dinh dưỡ ng và một số mục đích khác (cung cấpvitamin, kháng sinh…).

Kẹo chứa nhiều chất cần thiết cho cơ  thể như cacbonhydrat, chất béo, chấtkhoáng, sinh tố… Cacbonhydrat chủ yếu là polysaccarit, disaccarit ( saccarose,mantose…) mà dạ dày có thể hấp thu khá dễ dàng, đặc biệt trẻ em sử dụng rất thíchhợ p. Monosaccarit cũng tồn tại khá phổ biến trong bánh kẹo, thườ ng các loại kẹođượ c chế biến từ mật itnh bột hoặc đườ ng chuyển hóa chứa nhiều glucose vàfructose.

Đườ ng chiếm một tỉ lệ khá cao trong kẹo và cung cấp 4,2 kcal/g đườ ng. Ngoài

ra chất béo cũng có mặt tương đối nhiều trong các loại kẹo, mỗi gam chất béo cungcấp khoảng 9,3 kcal.

Albumin cũng là chất dinh dưỡ ng quan trọng nhưng thườ ng bị thiếu hụt trongcơ thể. Hàm lượ ng albumin trong kẹo khá cao có thể  bù đắp sự thiếu hụt trong cơ thể ngườ i cả về số lượ ng và chất lượ ng. Albumin trong kẹo có thể là albumin động vậtnhư sữa, trứng…hay albumin thực vật như lạc, vừng…Trẻ em trong thờ i kì tăng

Page 8: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 8/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 8 

trưở ng, phụ nữ có thai, ngườ i ốm có thể dùng bánh kẹo chứa albumin để điều tiếtdinh dưỡ ng.

Những năm gần đây các nhà máy bánh kẹo đã sản xuất đượ c nhiều loại kẹodinh dưỡ ng cung cấp thêm một lượ ng nhất định các sinh tố và chất khoáng cần thiết

cho cơ  thể như vitamin C trong kẹo cứng hoa quả hoặc kẹo sôcôla; vitamin A,B,Dtrong kẹo bơ , kẹo sữa; canxi, photpho, sắt trong kẹo thanh và kẹo mềm…Các loạikẹo này không những là thực phẩm thông thườ ng mà còn là thuốc điều trị một số bệnh suy dinh dưỡ ng.

Loại kẹo đượ c cấu tạo chủ yếu từ đườ ng và mang nhiều đặc điểm đặc trưngcủa đườ ng ở trạng thái vô định hình là kẹo cứng. Kẹo cứng đượ c làm từ rất lâu đờ i vàlà một trong những loại kẹo đượ c sản xuất đầu tiên. Kẹo cứng cũng là loại kẹo đượ csử dụng phổ biến từ xưa đến nay và việc tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất kẹocứng rất có ý ngh ĩa và không thể thiếu trong hầu hết các nhà máy sản xuất bánh kẹo

trên toàn thế giớ i.Kẹo là loại thực phẩm đượ c sản xuất chủ yếu từ đườ ng và các chế phẩm của

đườ ng.

 2.   Phân loại:

Có nhiều cách để phân lạo kẹo:

 N ế u phân loại theo hàm l ượ  ng nướ  c thì có các loại sau:

Kẹo cứng: độ ẩm < 3%.

Kẹo mềm: độ ẩm 45%.

Kẹo dẻo: độ ẩm 52%.

 N ế u phân loại theo đặ c trư  ng củ a thành phầ n kẹ o thì các loại kẹo đa dạ ng hơ  n và

 ngườ i ta thườ  ng phân loại theo đặc điể  m này:

Kẹo cứ ng:

Kẹo cứng hoa quả: cam, dứa, táo, nho…(không nhân, có nhâ

Kẹo cứng tinh dầu: bạc hà, hoa hồng, hoa quế…

Kẹo cứng bơ : bơ sữa, bơ dừa, bơ cacao…

Kẹo thuốc: kẹo kháng sinh (penicilin, biomixin..),

Kẹo dinh dưỡ ng ( sinh tố A, B, C…)

Page 9: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 9/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 9 

Kẹo mềm:

Kẹo mềm tinh bột: quýt, nho, vải…

Kẹo mềm pectin: quýt, chanh, dâu…

Kẹo mềm aga: cam, chanh, dứa, sữa…

Kẹo mềm albumin: quýt, dứa…

Kẹo mè xửng: chuối, nho…

Kẹo sôcôla: thuần nhất, có nhân ( hạnh nhân, mứt quả…)

Kẹo dẻo:

Kẹo cao su: bạc hà, chanh, cam thảo…

 3.   K ẹ o cứ  ng caramel:

a.  Khái niệm: kẹo cứng là một thể ở trạng thái vô định hình, cứng, giòn và trongsuốt, không bị kết tinh sau khi nấu hỗn hợ p dịch đườ ng vớ i mật tinh bột đến độ ẩm từ 1- 3%.

Đối vớ i sản phẩm kẹo nói chung, kẹo caramel nói riêng, tính chất quan trọngnhất của sản phẩm là độ  ẩm. Tùy vào hàm lượ ng ẩm và các chất phụ gia mà kẹothành phẩm sẽ có cấu trúc cứng (kẹo cứng), mềm xốp (kẹo mềm, kẹo hơi) hay dẻodai (kẹo dẻo). Hàm lượ ng ẩm càng thấp thì kẹo càng cứng.

Một trong những thông số để đánh giá hàm ẩm của kẹo là độ ẩm tương đối cân bằngERH (Equilibrium Relative Humidity):

ERH là điểm tại đó sản phẩm không nhận thêm nướ c cũng không mất nướ cvào không khí 

ERH là mô tả theo tỷ lệ phầm trăm và theo hoạt độ nướ c (Aw)

ERH 70% = 0.7 Aw

Page 10: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 10/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 10 

 Hình 1: Chỉ số ERH củ a mộ t số loại kẹ o.

b.  Phân loại kẹo cứng:

  Kẹo cứng có nhân

 

Kẹo cứng không có nhânII. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐƯỜ NG – BÁNH

KẸO Ở VIỆT NAM

Sản lượ ng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trườ ng Việt Namnăm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD.

Tỷ lệ tăng trưở ng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trườ ng Việt Nam trong giaiđoạn từ năm 2008 - 2012 tính theo USD ướ c tính khoảng 114,71%/năm, trong khi

con số tương tự của các nướ c trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%…

 Như vậy, ta thấy Việt Nam là thị trườ ng tiềm năng của ngành công nghiệp sảnxuất bánh kẹo. Khi đờ i sống phát triển, nhu cầu các sản phẩm thực phẩm tăng cao. Không chỉ gia tăng về sản lượ ng, yêu cầu đặt ra vớ i nhà sản xuất là cần cải tiến rấtnhiều vể chất lượ ng. Sự canh tranh khốc liệt trên thị trườ ng là yếu tố rất lớn thúc đẩy

Page 11: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 11/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 11 

cho sự phát triển của ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Từ đó, hàng loạt các nhàsản xuất đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị  trườ ng : Kinh Đô,Vinabico, Hải Hà, Bibica,…Sự khẳng định của các thương hiệu Việt không chỉ ở số lượ ng, chất lượ ng và sự đa dạng hóa sản phẩm.

III. 

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢ NG SẢN PHẨM KẸO1.  Các chỉ tiêu cả m quan củ a kẹ o

 Bả ng 1 : Chỉ tiêu cả m quan củ a kẹ o

Tênchỉ tiêu

Yêu cầu đối với kẹo cứ ngkhông nhân

Yêu cầu đối với kẹo cứng có nhân

Hìnhdạng bên

ngoài

Viên kẹo có h ình nguyên vẹnkhông bị biến dạng. 

Viên kẹo có h ình nguyên vẹnkhông bị biến dạng, nhân khôngbị chảy ra ngoài vỏ.

Kích thước các viên tương đốiđồng đều. 

Kích thước các viên tương đốiđồng đều. 

Mùi, vị Mùi vị thơm, đặc trưng, phùhợp với tên gọi, không có mùivị lạ (mùi khét, vị đắng ). 

Mùi thơm, vị đặc trưng theo têngọi của nhân (dứa, cà phê…).

Trạng thái Cứng, giòn, đồng nhất, khôngdính răng, không có tạp chấtlạ. 

Vỏ cứng, giòn không dính răng. Nhân đặc sánh. 

Màu sắc 

Có màu sắc đặc trưng theo tên

gọi, không có màu sắc quásậm. 

Vỏ màu vàng trong. Nhân có màuđặc trưng theo tên gọi. 

 2.  Các chỉ tiêu hóa lý củ a kẹ o

 Bả ng 2 : Chỉ tiêu hóa lý củ a kẹ o cứ  ng không nhân

Tên chỉ tiêu

Loại kẹo 

Sữa caf ê

Bơ sữa 

Bạc hà

Gừng 

Me

Ô mai

Trái câyMãngcầu 

Dưa

gang

Hàm lượng đường tổng (tính theo sac), (%)

6070 6575 6575 6575 6575

Hàm lượng đường khử (tính theo glucose), (%)

1722 1722 1722 1722 1722

Hàm lượng acid  0,2 0,2 1,01,4 0,71,0 0,40,7

Page 12: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 12/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 12 

(tính theo a.citric), (%)

Hàm lượng tro, (%)  0,1 0,1 0,1 0,1 0,1

Độ ẩm, (%)  2 1,5 1,5 1,5 1,5

 Bả ng3 : Chỉ tiêu hóa lý củ a kẹ o cứ  ng có nhân

Tên chỉ tiêu Hàm lượng (%) 

Độ ẩm 23

Hàm lượng đường khử (tính theo glucose) Vỏ: 1518. Nhân: 2530Hàm lượng đường tổng (tính theo sac) 40Hàm lượng tro không tan trong HCl 0,1Chất ngọt tổng hợp (*)  Không được có Tạp chất lạ  Không được có 

(*): Nếu sử dụng chất ngọt tổng hợp th ì phải được sự đồng ý của bộ y tế nhưng trênnhãn phải ghi r õ hàm lượng chất ngọt tổng hợp đã sử dụng trong kẹo. 

 3.  Chỉ tiêu vi sinh:  Bả ng 4 : Chỉ tiêu vi sinh củ a kẹ o cứ  ng

Tên chỉ tiêu Hàm lượng (cfu/g) 

Tổng số vi khuẩn hiếu khí  5103 

Coliforms 102 Vi khuẩn gây bệnh  Không được có 

Clostridium perfringens Không được có Nấm mốc sinh độc tố  Không được có 

Page 13: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 13/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 13 

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Một trong những nguyên liệu đặc trưng cho quá tr  ình sản xuất kẹo là chất tạovị ngọt. Đây là một trong những thành phần nguyên liệu cơ bản, quyết định rất lớ nđến chất lượ ng của sản phẩm kẹo. Bên cạnh đó, để đa dạng hóa sản phẩm, nhà sảnxuất còn cho thêm một số chất tạo màu, vị vào trong sản phẩm để  tăng tính cảmquan: caramel, hương trái cây, sữa, socola,..Trong bài báo cáo này, nhóm tìm hiểu về quy trình sản xuất kẹo cứng caramel.

I.  NHÓM CHẤT TẠO VỊ NGỌT 

 Như đã nói ở trên, nguồn nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất kẹo là chấttạo vi ngọt. Nhắc đến kẹo là ta ngh ĩ ngay đến vị ngọt. Đây là đặc điểm đặc trưng nhấtcho sản phẩm kẹo.

1.   Đườ  ng nha (glucose syrupt):

Đường nha (glucose syrupt) đã được sử dụng như một nguyên liệu chính trongcông nghiệp sản xuất kẹo. Đường nha là sản phẩm của quá tr   ình thủy phân khônghoàn toàn tinh bột. 

 Hình 2 : Sự thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme. a.  Thành phần đường nha gồm:   Glucose

-  Công thức cấu tạo glucose: C6H12O6.

Page 14: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 14/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 14 

-  Glucose là đường khử trong mạch nha tồn tại dưới dạng vô định h ình.-  Glucose ít hút ẩm nhưng sau khi được gia nhiệt th  ì khả năng hút ẩm

tăng lên, đặc biệt là khi nó đạt tới nhiệt độ tới hạn (135oC).

-  Thông thường hàm lượng glucose trong mạch nha là 25 30%.  Maltose

-  Công thức phân tử : C12H22O11.-  Maltose cũng là đường khử thuộc loại disaccharide.-  Khi hòa tan vào nước tạo ra dung dịch có tính nhớt.

-  Maltose ít hút nước nhưng khi được đun nóng đến 90 100oC thì bắt đầu

bị thủy phân và hút nước, khi nhiệt độ đạt tới 102 103oC thì quá trìnhthủy phân diễn ra mãnh liệt và hút nước rất mạnh.

-  Trong mạch nha th ì hàm lượng maltose vào khoảng 10 15%.  Dextrin

-  Dextrin thuộc loại polysaccharide, không có vị ngọt, có khối lượng phân tử

lớn nên dextrin có độ nhớt cao và tính dính.-  Dextrin có khả năng tạo keo tốt.

-  Trong mạch nha hàm lượng dextrin vào khoảng 35 40%.Đặc điểm

Đường nha thường dễ bị lên men tạo ra vị chua và mùi rượu. Để tránh tìnhtrạng này người ta thường cô đặc đường nha cho đến nồng độ chất khô khoảng80%, nếu để nồng độ chất khô cao hơn th ì rất khó cô đặc đồng thời cũng khó sửdụng khi lấy đường nha ra khỏi bao b ì.

Đường nha cũng có thể được phân ra làm 2 nhóm:-  Nhóm ngọt có chỉ số DE cao bao gồm nhiều maltose, fructose, glucose nên

kẹo dễ hút ẩm. -  Nhóm không ngọt có chỉ số DE thấp, nghĩa là hàm lượng dextrin cao nên

kẹo có tính keo, truyền nhiệt kém. Tính chất  chung của đường nha 

 Bảng  5 : Tính chất của đường nha 

Page 15: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 15/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 15 

Trong các tính chất trên, độ nhớt của đường nha được xem là một trong nhữngnhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm: 

  Ảnh hưởng đến cấu trúc của khối kẹo.    Ngăn ngừa sự hồi đường:

Độ nhớt cao ngăn ngừa sự di chuyển của đường Tăng độ hòa tan đường.

Viscosity of Glucose Syrups (cps at 38 °C)

0

5000

10000

15000

20000

25000

30 35 40 45 50 55 60 65

Dextrose Equivalent

   V   i  s  c  o  s   i   t   6  y   (  c  p  s  a   t   3   8   °   C   )

  Hình 3 : Độ nhớt của đường nha (theo hàm lượng dextrose quy đổi) 

 b.  Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường nha: Tiêu chuẩn cảm quan:

  Màu vàng nhạt hoặc không màu

Page 16: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 16/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 16 

  Có vị ngọt mát 

  Không có vị mặn và tanhTiêu chuẩn hóa lý: 

  Độ Brix: 80 – 82

  pH = 4,6 – 4,8

  Muối < 0,3%  2.   Isomalt

Isomalt được sử dụng để thay thế cho saccharose. Nó là hỗn hợp của –D -gluco pyranosyl-1,6-sorbitol và – D – gluco pyranosyl - 1,6 - mannitol.

Isomalt có tính chất tương tự như saccharose nhưng nó có một số ưu điểmsau:

  Có năng lượng thấp gần một nửa so với saccharose. 

  Ít chịu tác động của men tiêu hóa.  Có nhiệt độ hòa tan âm nên tạo cảm giác mát lạnh khi kẹo tan trong miệng,

đồng thời ít ảnh hưởng đến các hương vị khác.   Do khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao, v ì vậy sản phẩm có màu sáng hơn so với

sử dụng saccharose.

  Do không hút nước ngay cả sau khi được đun nóng, v ì vậy sản phẩm làm ra cóthể bảo quản lâu hơn. 

 3.   Đường nghịch đảo:Đường nghịch đảo là hỗn hợp đường glucose và fructose sinh ra từ sự thủy

phân của saccharose theo phương tr  ình sau:

C12H22O11 + H2OH+ to

C6H12O6 + C6H12O6

Saccharose Glucose Fructose 

Những ưu điểm của dung dịch đường nghịch đảo so với dung dịch đườngsaccarose có cùng nồng độ là có độ ngọt cao hơn và ít bị hiện tượng tái kết tinhđường do khả năng kết tinh của glucose và fructose thấp hơn so với saccarose. Ngoàira, trong quá trình nghịch đảo đường, tổng hàm lượng chất khô có trong dung dịch sẽgia tăng nên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà sản xuất. 

 Ngày nay đường nghịch đảo không còn được sử dụng làm nguyên liệu chínhtrong quá trình sản xuất kẹo, tuy nhiên luôn luôn có một quá tr  ình chuyển hóa sinh ra

trong quá trình nấu kẹo. Để sản xuất được kẹo có giá trị cảm quan tốt th ì cần hạn chếcàng nhiều càng tốt lượng đường nghịch đảo phát sinh này (có thể hạn chế lượngđường nghịch đảo bằng cách tăng độ pH ≥ 6 và giảm nhiệt). 

 4.   Đường saccarose: Đường saccharose rất phổ biến trong tự nhiên, có nhiều trong mía, củ cải

đường hay trái thốt nốt, tồn tại dưới dạng tinh thể đôi khi cũng có thể tồn tại dướidạng vô định h ình nhưng không bền. 

Page 17: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 17/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 17 

Saccharose có công thức phân tử là: C12H22O11.Khối lượng phân tử: M = 324 đvC. Khối lượng riêng: d = 1,5879 g/cm3.Saccharose có đặc tính quang học. Saccharose trong môi trường axit, đặc biệt là ở nhiệt độ cao rất dễ bị thủy

phân cho ra glucose và fructose. Hiện tượng này gọi là sự nghịch đảo đường. Đường saccharose có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao t nc

0 =185oC.

Thông thường saccharose ít hút ẩm nhưng khi đun nóng ở nhiệt độ cao(khoảng từ 130oC ) thì lại có khả năng hút ẩm mạnh, còn đến 160oC thì bắt đầu chophản ứng car amel hóa.

Saccharose tan tốt trong nước. Độ hòa tan ở 25oC là 2,04 Kg/Kg nước, đồngthời độ hòa tan này tăng theo nhiệt độ. 

Độ ngọt của saccharose trong dung dịch phụ thuộc vào sự có mặt của các chấtkhác và điều kiện môi trường như độ pH, độ nhớt, và hàm lượng NaCl… 

 Bảng 6 : Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường d ùng trong sản xuất kẹo .

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đường tinh

luyện Đường kính

trắngĐường vàng

tinh khiết 

Hàm lượngđường

SaccaroseOS hoặc OZ ≥ 99,85 ≥ 99,7 ≥ 98,5

Hàm lượngđường khử 

% khối lượng ≤ 0,030 ≤ 0,10 ≤ 0,18

Tro dẫn điện % khối lượng ≤ 0,015 ≤ 0,04 ≤ 0,25

Độ ẩm % khối lượng ≤ 0,040 ≤ 0,07 ≤ 0,15

Độ màu IU ≤ 20  ≤ 150 ≤ 1000

Asen (As) mg/kg ≤ 1  ≤ 1 ≤ 1

Đồng (Cu) mg/kg ≤ 1,5  ≤ 1,5 ≤ 1,5

Chì (Pb) mg/kg ≤ 0,5 ≤ 0,5 ≤ 0,5

Dư lượng SO2 mg/kg ≤ 6 ≤ 10 ≤ 10

Số vi khuẩn ưanhiệt 

10g ≤ 200 CFU  ≤ 200 CFU ≤ 200 CFU

Page 18: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 18/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 18 

Tổng số nấmmen

10g ≤ 10 CFU  ≤ 10 CFU ≤ 10 CFU

Tổng số nấmmốc

10g ≤ 10 CFU  ≤ 10 CFU ≤ 10 CFU

II. NƯỚ C:

Kiểm soát số lượng và chất lượng nước sử dụng trong kẹo là bước đầu tiên đểđảm bảo chất lượng của sản phẩm sau cùng.

Là thành phần để hòa tan đường do đó khối lượng nước phải được tính toánmột cách chính xác đủ để hòa tan đường nhằm tránh lãng phí trong việc bốc hơi nướctrở lại trong quá tr  ình cô đặc kẹo sau này.

Tính chất của nước có thể ảnh hưởng trong suốt quá tr  ình sản xuất kẹo:  Nước nhiễm axit sẽ không kiểm soát được tỉ lệ đường khử và sự thay đổi màu

trong suốt quá tr  ình nấu.   Nước cứng làm giảm độ hòa tan của đường saccharose và hiệu quả truyền

nhiệt của các thiết bị trao đổi nhiệt.  Bả ng 7: Chỉ tiêu hóa lý của nướ  c trong sả n xuấ  t bánh kẹ o

Tên chất  Hàm lượng (mg/l) 

Amoniac (NH3) < 5,0Nitrit ( - NO2) 0,0

Muối ăn (NaCl)  70,0 100,0

Chì (Pb) < 0,1Chất hữu cơ   0,5 2,0Đồng (Cu) 3,0Kẽm (Zn) 5,0

Sắt (Fe)  0,3 0,5Asen (As) < 0,05

Flo (F) 0,7

Iot (I) 5,0 7,0 g/l

III.  CHẤT TẠO VỊ CHUA

Các axit hữu cơ thường được sử dụng làm chất điều vị cho các loại kẹo tráicây.

Tuy nhiên khi sử dụng axit sẽ làm tăng lượng đường nghịch đảo trong kẹo.Để hạn chế sự nghịch đảo đường này cần hạn chế thời gian tiếp xúc của axit

với đường ở nhiệt độ cao. 

Page 19: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 19/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 19 

IV.  HƯƠNG LIỆU Mùi thơm của kẹo được h ình thành từ mùi thơm bản thân các nguyên liệu có

trong kẹo, mùi từ sản phẩm của các phản ứng xảy ra trong quá tr  ình nấu kẹo và mùihương liệu đưa vào. 

Hương liệu có thể tồn tại dưới dạng lỏng, bột hay tinh thể. Hương liệu có các

dạng mùi thơm khác nhau mà con người ưa thích.Hương liệu dùng cho sản xuất kẹo là những hợp chất ester, andehyt, rượu… Lượng hương liệu đưa vào trong kẹo phải vừa phải. Nếu cho quá nhiều hương

liệu th ì khi ăn kẹo ta sẽ có cảm giác xốc mũi, khó chịu, mất cảm giác hài hòa, êm dịucủa hương thơm; còn nếu cho quá ít hương liệu th ì hương thơm không đủ, không đạthiệu quả cần có. 

Một đặc điểm cần lưu ý là các hương liệu phần lớn là các chất dễ bay hơi nêncần sử dụng các chất định hương để cố định các thành phần của hương liệu làm chohương liệu được phân bố đều trong kẹo. 

V. MÀU THỰC PHẨM Trong sản xuất, người ta có thể nhuộm màu cho thực phẩm bằng cách sử dụng

màu tự nhiên hay màu tổng hợp. Tuy nhiên dù sử dụng loại màu nào thì cũng phảiđảm bảo không gây ngộ đôc cho người; sau đó mới quan tâm đến m àu sắc, độ tan, độbền màu và các phản ứng biến màu khác.

Màu tự nhiên thường không gây hại cho cơ thể người, tuy nhiên chúng lạithường không bền màu và có độ pH ổn định khác nhau, chúng dễ d àng bị oxy hóa vàbiến màu.

Các chất màu tổng hợp thường không gây ngộ độc cấp tính mà có tác dụngtích lũy lâu dài cho nên việc ngộ độc thực phẩm rất khó phát hiện và điều trị. 

VI. CÁC CHẤT PHỤ GIA KHÁC 1.  Chất phá bọt  Khi nấu dung dịch đường có nồng độ cao, trong thiết bị chân không dễ có hiện

tượng tạo bọt nhiều tr ên bề mặt, làm tổn thất sản phẩm. Người ta có thể dùng dầuthực vật để giảm sức căng bề mặt hay phá bọt. 

 2.  Chất bảo quản 

Các chất phụ gia dùng trong bảo quản bánh kẹo thường được dùng bao gồmcác chất kháng vi sinh vật (chất bảo quản) như axit sorbic (chống mốc), axit benzoicvà các muối. Người ta cũng có thể sử dụng các muối sunfit (NaHSO3, Na2SO3) vừa

có tác dụng tẩy trắng và lại vừa có thể loại trừ SO2 dư trong khi đun nóng.  3.  Sữa: Một điểm lưu ý là đối vớ i sản phẩm kẹo cứng caramel, trong thành phần

nguyên liệu đôi khi còn bổ sung thêm sữa. Sữa có tác dụng làm tăng thêm mùi vị chokẹo. Protein và đườ ng lactose có trong sữa tham gia phản ứng Maillard tạo mùi vàmàu cho sản phẩm. Do vậy, sữa đượ c sử dụng để cải thiện mùi, nâng cao giá trị dinh

Page 20: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 20/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 20 

dưỡng đồng thờ i còn làm tăng độ xốp và đàn hồi cho kẹo. Sữa thường đượ c dùngdướ i dạng sữa gầy, bột wey, bột phô mai.

Page 21: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 21/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 21 

Chương 3: QUY TR ÌNH CÔNG NGHỆ 

Cùng vớ i sự phát triền của công nghệ thực phẩm trong những năm gần đây,

ngành công nghiệp sản xuất kẹo cũng có những bướ c tiến vượ t bậc. Một trong nhữngthành tựu đó là việc sử dụng hệ thống cô đặc chân không trong quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng thay cho quy trình nấu ở áp suất thườ ng. Hệ thống cô đặc ở ápsuất chân không có nhiều ưu điểm, do đó hiện nay đã đượ c ứng dụng ở hầu hết cácnhà máy sản xuất kẹo. Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng em xin chọn sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo caramel bằng phương pháp cô đặc chân không.

I.  SƠ ĐỒ KHỐI

II. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH

1.   N ấ u hòa tan:

Đường đã tách tạp chất

Mật tinh bột Nướ c

Phối trộn

Làm nguội 1

Lăn 

Vuốt

Tạo hình

Acid thực phẩm

Kẹo đầu đuôi 

Tinh dầu

Phẩm màu

Làm nguội 2

Chọn kẹo

Bao gói

Nấu hòa tan

Lọc Cặn

Cô đặc chân không

Sản hẩm

K o đầu đuôi 

Page 22: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 22/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 22 

a.   M ục đích:

Chuẩn bị: đồng nhất dung dịch đường và mật tinh bột. Đây được xem là giai đoạnkhá quan trọng trongq uy tr  ình sản xuất kẹo. 

b.  Các biến đổ i:

  Vật lý: Nhiệt độ khối dung dịch tăng. Tỷ trọng dung dịch tăng. 

  Hoá lý:Sự hoà tan mật tinh bột và đường vào nước. Sự bốc hơi nước. 

  Hoá học: Phản ứng thủy phân đường saccharose tạo đường nghịch đảo. Tăng nồng độ chất khô. 

  Sinh học:Vi sinh vật bị ức chế. 

c.  Thiế t bị:

1 2 3

4

5

6

8

7

 

 Hình 4 : Mô hình thiế  t b ị nấ u hòa tan.

Chú thích: 

(1) Cửa nhập liệu của đường saccharose. (2) Thiết bị cân đường. (3) Vít tải. (4) Động cơ quạt hút. (5) Cửa sổ quan sát. 

Page 23: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 23/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 23 

(6) Tủ điều khiển. (7) Bồn chứa trung gian. (8) Cửa ra của dung dịch nấu hòa tan.Tất cả thiết bị này được gắn tr ên khung thép

 Hình 5 : Thiế  t b ị nấ u hòa tan

 Nguyên lý hoạt độ ng:

 Hình 6 : Sơ đồ nguyên lý hoạ t độ ng củ a thiế  t b ị nấ u hòa tan

Chú thích:

Page 24: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 24/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 24 

(4) Cửa nước vào.(6) Cửa vào của mật tinh bột. (7) Cửa vào hơi gia nhiệt cho mật tinh bột. (9) Điện trở gia nhiệt cho dung dịch đường. (8) Khoang số 1. 

(14) Khoang số 2. (13) Khoang số 3. (12) Khoang số 4 C ấ u tạ o:

Khoang trong cùng (khoang 1) được lắp thiết bị gia nhiệt cho mật tinh bột(dùng hơi nước). 

2 khoang ngoài cùng (khoang 4 và 3) có lắp cuộn dây điện trở.Để đảm bảo vệ sinh th ì tất cả những phần của thiết bị tiếp xúc trực tiếp với các

thành phần nguyên liệu sản xuất kẹo phải được làm bằng thép không gỉ hoặc bằng

những vật liệu phù hợp. Quy trình vận h ành:

Đường sau khi qua cân sẽ được vít tải đưa vào nồi, sau đó đường sẽ rớt vàokhoang ngoài cùng của nồi (khoang 4). Đồng thời cũng tại khoang này, nước được bơm vào.

Hỗn hợp nước và đường được gia nhiệt nhờ cuộn dây điện trở, nhờ đó đườngđược hòa tan hoàn toàn.

Sau đó, dung dịch đường được đưa vào khoang kế (khoang 3). Tại đây nóđược gia nhiệt để đạt nồng độ chất khô khoảng 80%.

Tiếp theo dung dịch đường được đưa vào khoang kế tiếp (khoang 2).Để ngăn hơi nước (do bốc hơi) đi vào vít tải người ta lắp một quạt thông gió ở ống thoát hơi nước.

Ở khoang trong cùng (khoang 1), mật tinh bột được gia nhiệt sau đó được đưavào khoang 2, tại đây nó được trộn với dung dịch đường.

Dung dịch cuối cùng này sẽ được tháo ra liên tục và cho đi qua lưới lọc. d.  Thông số công nghệ:

Nhiệt độ nước dùng để hoà tan đường (nước trong khoang 4): 80oC (nhiệt độcàng cao tốc độ hòa tan đường càng nhanh, tốt nhất là ở 80oC).

Nồng độ dung dịch đường sau khi được gia nhiệt ở khoang 3 khoảng 80%.Nhiệt độ sôi của dung dịch đường ≈ 106oC.

Nồng độ dung dịch sau khi ra khỏi thiết bị: 85%. Lượng đường khử khi kết thúc quá tr  ình hoà tan ≤ 15 ÷16%. Trong phối liệu nếu chứa nhiều mật tinh bột và dextrin, lúc hòa tan đường sẽ

tạo nhiều bọt. Thường cho vào một ít dầu hạ bọt (dầu lạc) mỗi lần khoảng 5 ml.   2.   Lọ c:

Page 25: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 25/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 25 

a.   M ục đích:

Chuẩn bị: loại bỏ tạp chất sau quá trình nấu hòa tan để đưa vào quá tr  ình côđặc chân không. Tuy nhiên, nếu quá trình sử dụng đườ ng saccarose tinh luyện trongsản xuất thì không cần thực hiện quá trình lọc.

b.  Các biến đổ i:

Chủ yếu là chỉ xảy ra biến đổi về vật lý: tách các tạp chất lơ lửng trong dung dịch.

c.  Thiế t bị:

Sử dụng lướ i lọc loại 120 lỗ /cm2 

d.  Thông số công nghệ: nhiệt độ dung dịch trong quá trình khoảng 700C. 

 3.  Cô đặc chân không: 

a.  Muc đích: giai đoạn cô đặc chân không giữ vai tr ò quan trọng trong quy tr  ìnhsản xuất kẹo. Muc đích chủ yếu của giai đoạn này là tạo thành hỗn hợp dạng lỏng,đồng nhất của các chất tạo vị ngọt được sử dụng trong quy tr  ình sản xuất. Riêng đốivới sản phẩm kẹo cứng caramel, quá tr  ình này còn có mục đích hoàn thiện. Một phầnđường sẽ bị caramel hóa khi thực hiện quá tr  ình để tạo hương caramel cho sản phẩm. 

Mặt khác, quá tr  ình cô đặc ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi sinh vật và và độ ẩmthấp sẽ hạn chế các phản ứng thủy phân đường, tăng thời gian bảo quản sản phẩm.Do đó, quá tr  ình còn có thêm mục đích bảo quản. 

b.  Các biến đổi: 

  Vật lý: Nhiệt độ khối kẹo giảm. Tỷ trọng khối kẹo tăng. Độ nhớt khối kẹo tăng. 

  Hoá học: Phản ứng caramel hóa. Phản ứng caramel hoá xảy ra mạnh mẽ ở nhiệt độ nóng

chảy của đường. Ví dụ với glucose ở 146 ÷ 150 oC, fructose 95 ÷ 100oC, saccharose160 ÷ 180oC. Tuy nhiên phụ thuộc vào nồng độ đường, thành phần pH của môitrường, thời gian đun nóng… mà người ta vẫn t ìm thấy các sản phẩm của sự caramelhoá ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của đường. Ví dụ saccharose có thể bắt

đầu có sự biến đổi ngay khi nhiệt độ là 135o

C. Các sản phẩm caramel hoá đều có vịđắng, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính chất cảm quan của sản phẩm, do đó cầnhạn chế phản ứng caramel hoá). 

Phản ứng thủy phân saccharose tạo đường nghịch đảo.  Đường nghịch đảo làhỗn hợp glucese và fructose với tỷ lệ 1:1. Những ưu điểm của đường nghịch đảo sovới dung dịch saccarose cùng nồng độ là dung dịch có độ ngọt cao hơn, và ít có hiệntượng kết tinh hơn. Tuy nhiên, trong công nghệ sản xuất kẹo cứng, việc phản ứng

Page 26: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 26/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 26 

thủy phân xảy ra quá nhiều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Việcđộ ngọt của sản phẩm quá cao ảnh hưởng lớn đến giá trị cảm quan của sản phẩm.Kẹo quá ngọt dễ gây cảm giác “ngán” của người tiêu dùng.

Tăng nồng độ chất khô. 

  Hoá lý: Sự bốc hơi nước.   Sinh học: sự tiêu diệt vi sinh vật ở nhiệt độ cao. c.  Thiết bị: 

7

5

10

4

2

6

3

1 8

9

 

 Hình 7 : Mô hình thiết bị cô đặc chân không. 

Chú thích:

(1) Đường dẫn hơi đốt. (2) Thiết bị gia nhiệt. 

(3) Đường vào của dung dịch đường. (4) Ngăn tách hơi. (5) Khoang tháo sản phẩm. (6) Đường dẫn nước ngưng. (7) Ngăn bốc hơi chân không. (8) Ống thoát hơi (đi đến thiết bị ngưng tụ). (9) Bơm chân không. (10) Ống thoát khí. 

Nồi nấu cô đặc chân không liên tục là nồi nấu liên tục với hệ thống bốc hơi

chân không và sản phẩm được xuất ra theo mẻ, nồi nấu này được sử dụng nhiềutrong sản xuất kẹo cứng.Thiết bị hòa tan và thiết bị gia nhiệt sơ bộ được đặt trước nồi cô đặc còn bộ

phận làm nguội và thiết bị nhào trộn th ì được đặt sau nồi cô đặc. Nồi cô đặc chân không liên tục gồm thiết bị gia nhiệt, buồng bốc hơi chân

không và 2 nồi tháo sản phẩm.   Thiết bị nấu liên tục (thiết bị gia nhiệt sơ bộ) gồm:

Page 27: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 27/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 27 

Ống xoắn trong thiết bị nấu được làm bằng thép không rỉ. Thiết bị nấu được gia nhiệt bởi dòng hơi bão hòa có áp suất cao khoảng 8 bar 

(cao nhất khoảng 10 bar). Áp suất vận hành phụ thuộc vào lượng sản phẩm ra củathiết bị.

  Thiết bị bốc hơi gồm: 

 Ngăn bốc hơi chân không được chế tạo bằng hợp kim crom-niken được gắnvào thùng hình trụ với 2 bồn dưới đáy h ình cầu.

Giữa ngăn bốc hơi chân không và ngăn tách hơi được lắp van 2 chiều để cóthể điều chỉnh tốc độ dòng chảy của sản phẩm. 

Hệ thống được nối với màn hình điều khiển trung tâm. 

  Hình 8: Thiết bị cô đặc chân không  

Quy trình vận h ành:

Dung dịch đường và mật tinh bột sau khi nấu hòa tan được tiếp liên tục vàoống xoắn bởi bơm nhập liệu, nồng độ dung dịch đường lúc này khoảng 80-85%.

Phần dưới cùng của ống xoắn được nối với bơm, phần tr ên cùng nối với ngăntách hơi. Áp suất cao nhất của dòng hơi khoảng 10 bar và áp suất lúc vận hànhkhoảng 8 bar. V ì đồng và thép có khả năng truyền nhiệt cao nên nhiệt độ đường tăng

lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Ở giữa ống xoắn do được gia nhiệt liên tục nên phần tr ên cùng ống xoắn đầy

hơi nước. Sau khi rời ống xoắn, phần dung dịch đường cần cô đặc và phần hơi nước sẽ

được đưa vào ngăn tách hơi. Tại đây hơi sẽ được xả ra ngoài và đi đến thiết bị ngưngtụ.

Page 28: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 28/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 28 

Khối đường sẽ được tập trung tại đáy nón của thiết bị bốc hơi. Khi đạt đượcmột khối lượng đường nhất định, van 2 chiều sẽ nâng tự động để khối đường chảyxuống ngăn chân không bên dưới (áp suất chân không khoảng 740 mmHg).

Trong điều kiện chân không khối đường được gia nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn,ẩm bốc hơi nhanh hơn làm cho thành phần chất khô của khối đường sẽ tăng lên.

Đồng thời với sự giảm nhiệt độ do bay hơi nước. Khối đường trở nên rất nhớtvà được tập trung tại bồn tháo sản phẩm.

Sau khi bồn tháo sản phẩm đạt được một khối lượng nhất định, van 2 chiều sẽđóng ngăn chân không và mở van thông hơi. Khi đó bồn chứa sản phẩm sẽ tách sảnphẩm ra khỏi ngăn chân không và quay 180o. Đồng thời bồn rỗng cũng sẽ quay 180o vào đúng vị trí bồn đầy sản phẩm lúc nãy để thay thế và tiếp tục cho mẻ sau.

Lúc này van 2 chiều lại mở tự động và mẻ tiếp theo bắt đầu được cô đặc ở ápsuất chân không.

Sản phẩm được tháo ra có độ nhớt cao và độ ẩm khoảng 1 - 3% .

 d. 

Thông số công nghệ: Nồng độ dung dịch khi vào :80 ÷85%.Nhiệt độ khối kẹo trong thiết bị gia nhiệt :130 ÷132oC.Nhiệt độ khối kẹo sau khi kết thúc quá tr  ình nấu:120oC.Áp suất hơi:8 bar. Áp suất hơi đốt lớn nhất:10 bar. Áp suất buồng nấu : 740 mmHg. Hàm ẩm khối kẹo khi kết thúc quá tr  ình nấu: 1 ÷3%.

 4.  Quá trình phối trộn: 

a.   M ục đích: chế biến. Quá tr  ình sử dụng lực cơ học để trộn đều các phụ liệu,phụ gia và phần “kẹo đầu đuôi” vào “siro kẹo”, tạo thành 1 khối thống nhất có độ ẩmvà nhiệt độ thích hợp. Trong đó, “kẹo đầu đuôi” là phần kẹo có h ình dạng khônghoàn thiện thu được sau quá tr  ình tạo h ình và phân loại kẹo. 

b.  Các biến đổi: 

  Vật lý: giảm nhiệt độ   Hoá học: tăng thành phần các chất dinh dưỡng. 

  Hoá lý: độ ẩm tăng. c.  Thiết bị: 

Page 29: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 29/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 29 

Khoái keïosau phoái troän 3

2

1

 

 Hình 9 : Mô hình thiết bị phối trộn 

Chú thích:

(1) Bồn chứa trung gian. (2) Phễu nhập liệu. (3) Vít tải nhào trộn. Quy trình vận h ành:

Khối kẹo sau khi cô đặc được chứa vào bình chứa trung gian sau đó sẽ đượcphối liệu với màu mùi…, rồi được nhào trộn thông qua vít tải, sau đó đưa qua băng

tải làm nguội.Cách thức phối trộn: các chất màu phải được hoà tan bằng nước nóng trướckhi phối trộn.

d.  Thông số công nghệ: nhiệt độ đầu ra 105 – 110 0C

Các yếu tố ảnh hưởng: Nhiệt độ phối trộn: khối kẹo ở nhiệt độ 105 ÷ 110oCvẫn giữ được tính chất của một lưu thể, thích hợp phối trộn các thành phần. Nếunhiệt độ xuống thấp, độ dính của khối kẹo tăng, khó đảo trộn cho các thành phầnphối trộn và phân bố đồng đều khắp cả khối kẹo. Nếu nhiệt độ cao hơn, các hươngliệu sẽ dễ bị bay hơi. 

 5.  Giai đoạn l  àm nguội 1: 

a.  Muc đí ch: Chuẩn bị:làm lạnh nhanh khối kẹo để tránh hiện tượng hồi đường,chuẩn bị cho quá tr  ình tạo h ình.

b.  Các biến đổi:

  Vật lý: nhiệt độ khối kẹo giảm, độ nhớt khối kẹo tăng.  

  Hoá lý: khối kẹo hút ẩm. c.  Thiết bị: 

Page 30: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 30/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 30 

4 3 2 1

 

 Hình 10 : Mô hình thiết bị l  àm nguội  

Chú thích:

(1) Băng tải. 

(2) Vòi phun.(3) Cần gạt. (4) Trục quay. C ấu tạo: 

  Bộ phận làm nguội gồm: Một băng tải được làm bằng thép không gỉ chạy tr ên hai trục quay đường kính

1m.Một hệ thống ống dẫn nước và hơi nước.Băng tải dài từ 8 ÷ 15m, được trang bị một bộ điều khiển lực căng nhằm điều

chỉnh độ căng của băng tải.Hai đường ray cố định nằm bên cạnh băng tải để ngăn chặn sự trật đường ray

của băng tải. Theo sau dây băng tải là hệ thống làm giảm nhiệt độ được chia làm nhiều

vùng, mỗi vùng có một hệ thống lưu thông nhiệt độ riêng và thường đi k èm với hệthống phun hơi nước. 

 Nguyên tắc l  àm nguội: Khi làm nguội phải đảm bảo nguyên tắc là phần tiếp xúc với bề mặt làm nguội

bao giờ cũng phải lật gập vào giữa lòng khối kẹo.

Lật gập nhiều lần cho đến khi toàn bộ khối kẹo giảm nhiệt độ nhanh chóng vàđều đặn. Lật gập không đúng sẽ dẫn đến hiện tượng bề mặt khối kẹo giảm nhiệt độquá mức sinh nứt nẻ mà nhiệt độ trong lòng khối kẹo còn rất cao. V ận h ành thiết bị: 

Khối kẹo được làm nguội bằng cách cho tiếp xúc với băng tải lạnh.Băng tải được làm mát bằng những tia nước phun ngược từ dưới lên.

Page 31: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 31/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 31 

Nhiệt độ của nước được điều khiển bằng máy điều nhiệt. Nếu nhiệt độ nướcquá cao, nước lạnh sẽ được thêm vào làm nhiệt độ hạ xuống một cách tự động. Ngượ c lại nếu nước quá lạnh hơi nước sẽ được sục vào để nâng nhiệt độ. 

Quá trình hoạt động của vòi phun được điều khiển bởi hệ thống giám sát dòngchảy. 

  Bộ phận nhào trộn Trên băng tải làm nguội, quá tr  ình nhào trộn được thực hiện bằng cách lật gập khốikẹo theo nguyên tắc: 

Phần tiếp xúc với bề mặt làm nguội bao giờ cũng phải gập vào giữa lòng khốikẹo, lật gập nhiều lần như vậy làm cho tất cả các phần của khối kẹo đều được tiếpxúc với bề mặt làm nguội khiến cho nhiệt độ của khối kẹo giảm xuống nhanh chóngvà đều đặn.

Các cần gạt và con lăn nhào trộn được sắp xếp ở mặt tr ên của băng tải. Đểtránh gây nguy hại đến băng tải, một đoạn teflon được cố định ở đáy gờ của cần gạt.

Độ dày mỏng của khối kẹo được điều khiển bằng cách thay đổi chiều cao củacon lăn nhào trộn.   Bộ phận làm sạch và bôi trơn:

Con lăn nhào trộn có thể được nâng lên điều đó cho phép chúng và băng tảithép được làm sạch một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Để giữ an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh hiện tượng khối kẹo dính vào băngtải hệ thống phải có dụng cụ làm sạch và bộ phận bôi trơn. 

Dụng cụ làm sạch được đặt ở cuối băng tải bao gồm một bàn chải và một daocạo. Chúng đảm bảo cho băng tải hoàn toàn khô và sẵn sàng cho khối kẹo tiếptheo.

Bộ phận bôi trơn được đặt ở vùng đầu của băng tải, chúng sẽ tráng một lớpmỏng dầu lên băng tải nhằm ngăn cản khối đường dính vào bề mặt băng tải. Ở phầncuối của băng tải làm nguội khối kẹo được đưa vào quá tr  ình tiếp theo thường là quátrình lăn. 

d.  Thông số công nghệ:   Nhiệt độ đầu vào: 105 ÷110oC.

  Nhiệt độ đầu ra: 85 ÷ 900C.Các nhân tố ảnh hưởng: 

Nhiệt độ của nước làm nguội: chênh lệch nhiệt độ của nước làm nguội và khốikẹo càng lớn th ì làm nguội càng nhanh. Nếu chênh lệch nhiệt dộ quá thấp, hiệu suấtlàm lạnh thấp, khối kẹo dính chặt với mặt bàn làm nguội sẽ gây khó khăn trong lậtgập khối kẹo làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này

6.   Lăn: 

a.  Muc đích: Chuẩn bị: giai đoạn lăn giúp cho khối kẹo sau khi làm nguội giảmdần kích thước về đường kính thích hợp để chuẩn bị cho quá tr   ình vuốt.

Page 32: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 32/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 32 

b.  Các biến đổi: 

Vật lý: đường kính dây kẹo giảm dần qua các trục lăn, đồng thời dây kẹo sẽ bị d ãndài.Hoá lý: xảy ra hiện tượng hút ẩm của kẹo. 

c. 

Thiết bị:

 Hình 11 : Thiết bị lăn 

4

3

2

1

 

 Hình 12: Mô hình thiết bị lăn 

Chú thích:

(1) Các trục lăn. (2) Bộ tr uyền động. (3) Động cơ. (4) Tấm gia nhiệt bằng điện. C ấu tạo v à hoạt động của thiết bị lăn:

Page 33: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 33/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 33 

Thiết bị có dạng h ình hộp với chiều cao có thể thay đổi được, 4 trục lăn h ìnhnón được chế tạo bằng thép không rỉ, khung thiết bị và hộp thiết bị (chứa động cơ vàbộ phận truyền động) được đặt ở góc phải thiết bị. 

5

43

2 1

 

 Hình 13 : Các trục của thiết bị lăn 

Chú thích:

(1), (2): Trục lăn tr ên.(3), (4): Trục lăn dưới. (5): Khối kẹo. 

4 trục lăn gồm 2 trục lăn có đường kính nhỏ nằm ở tr ên và 2 trục lăn có đườngkính lớn hơn nằm ở dưới. 4 trục lăn này sẽ sắp xếp tạo thành hình thang. Khoảngcách giữa hai trục lăn phía tr ên của h ình thang sẽ dài hơn khoảng cách giữa hai trụclăn phía dưới h ình thang.

Khi 4 trục lăn hoạt động, khối kẹo sẽ được xoay và tạo h ình chóp đồng thời độnghiêng của khối kẹo được điều chỉnh bởi tay cầm ở phần cuối của thiết bị. Độnghiêng càng lớn khối kẹo di chuyển càng nhanh.

Tay cầm sẽ điều chỉnh khoảng cách giữa 2 trục lăn phía tr ên. Khi trục lăn cáchnhau càng xa, kích thước khối kẹo được lăn càng lớn và ngược lại. 

Các trục lăn quay cùng chiều với nhau. Thiết bị lăn này được gắn vào dụng cụđảo chiều v ì vậy khối kẹo được lăn đều và tốt hơn . V ấn đề truyền nhiệt: 

Trục lăn làm bằng thép không rỉ do khả năng truyền nhiệt tốt lại được tiếp

xúc với trực tiếp với khối kẹo nên khối kẹo sẽ nguội dần. Nếu quá tr  ình làm nguộinhanh (nhiệt độ thấp) khối kẹo sẽ sẫm, cứng và gãy, nếu quá tr  ình làm nguội chậm(nhiệt độ quá cao) khối kẹo sẽ dính bết vào các trục lăn và sẽ khó tách ra. 

Để tránh nhược điểm này, người ta sử dụng thêm hệ thống truyền nhiệt bằngdòng hơi hoặc bằng điện để điều chỉnh nhiệt độ khối kẹo cho phù hợp. Dòng hơi sẽđược đặt bên dưới 2 trục lăn lớn, 2 trục lăn này sẽ truyền nhiệt cho khối kẹo, nhưngkhối kẹo sẽ dễ chảy và dính do quá nóng. Do đó thường người ta sử dụng hệ thông

Page 34: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 34/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 34 

truyền nhiệt bằng điện, hệ thống được lắp bên dưới nắp ở phần tr ên của thiết bị nhờ vậy khối kẹo được gia nhiệt trực tiếp và hiệu quả truyền nhiệt sẽ cao hơn. 

Khối kẹo được lăn thành dạng h ình nón. Nhờ trục lăn khối kẹo sẽ quay cùngchiều và di chuyển vào thiết bị vuốt một cách nhẹ nhàng mà không bị uốn. 

Dụng cụ gia nhiệt làm cho khối kẹo có dạng dẻo như mong muốn giúp cho

việc tạo h ình dễ dàng hơn. Kỹ thuật lăn được sử dụng rộng r ãi trong sản xuất kẹo v ìtính linh động của nó và trong khối kẹo sẽ không chứa không khí trong quá tr  ình tạohình.

d.  Thông số công nghệ: Vận tốc trục lăn phía dưới khoảng 20 vòng/phút.Vận tốc trục lăn phía tr ên khoảng 33 vòng/phút.

Khối kẹo sau khi qua máy lăn sẽ có đường kính vào khoảng 35 50 mm.7.  Quá trình vuốt: 

a.   M ục đích: Chuẩn bị: giai đoạn vuốt giúp cho khối kẹo có đường kính thích

hợp để có thể tạo h ình cho kẹo. b.  Các biến đổi:

  Vật lý: đây là biến đổi chủ yếu trong quá tr  ình vuốt. Đường kính dâykẹo giảm dần qua các cặp trục vuốt, đồng thời dây kẹo sẽ bị dãn dài.

  Hoá lý: xảy ra hiện tượng hút ẩm của kẹo. c.  Thiết bị: 

13

2

 

 Hình 14 : Mô hình thiết bị vuốt  

Chú thích:

(1) Đầu ra của dây kẹo. (2) Bảng điều khiển. (3) Trục lăn. 

Page 35: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 35/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 35 

 Hình 15 : Thiết bị vuốt  

Quy trình vận h ành:

Thông thường máy vuốt có 4 cặp trục (nhiều hơn hoặc bằng 4 cặp). Mỗi cặp có 2 trục h ình lòng máng. Khoảng cách giữa 2 trục (trong 1 cặp) sẽ

giảm dần từ cặp trục đầu đến cuối (ứng với sự giảm đường kính của dây kẹo).

Để đảm bảo dây kẹo được kéo đi th ì bề mặt tiếp xúc với dây kẹo của các trụcsẽ được chế tạo sao cho tạo đủ ma sát với khối kẹo.

Khoảng cách giữa các trục và tốc độ quay của trục có thể được điều chỉnh tùytheo nhu cầu.

Để giữ cho dây kẹo ở trạng thái dẻo th  ì ta sử dụng 1 thiết bị gia nhiệt bằngđiện đặt bên dưới. 

Khi đi qua mỗi cặp trục th ì đường kính dây kẹo giảm dần, do đó tốc độ quaycủa cặp trục phía sau phải nhanh hơn cặp trục phía trước.

Để duy tr  ì năng suất qua mỗi cặp trục th ì ta phải bảo đảm điều kiện sau: Q = A

i.V

i= const

Trong đó:Q: năng suất kẹo (cm3 /min).Ai : tiết diện dây kẹo ở cặp trục thứ i (cm2).Vi : vận tốc dài của trục ở bước thứ i (cm/min). 

Khi đi qua cặp trục cuối cùng thì dây kẹo sẽ có đường kính theo yêu cầu. d.  Thông số công nghệ: 

Đường kính dây kẹo k hi ra khỏi thiết bị khoảng 10mm (đường kính này cònphụ thuộc vào máy tạo h ình kẹo). 

8.  Quá trình tạo hình:

a.   M ục đích: 

Hoàn thiện: tạo viên kẹo có kích thước và hình dạng theo yêu cầu.

b.  Các biến đổi: 

Chủ yếu là biến đổi về vật lý:   Sự thay đổi về h ình dạng và kích thước của kẹo. 

Page 36: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 36/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 36 

  Nhiệt độ kẹo giảm. c.  Thiết bị: 

  Hình 16: Thiết bị tạo hình

3 12

 

 Hình 17: Mô hình thiết bị tạo hình

Chú thích: 

(1) Bánh lăn. (2) Đầu ra của kẹo sau khi tạo h ình.(3) Băng tải dẫn kẹo. Quá trình hoạt động của thiết bị tạo hình:

Băng kẹo được một cặp bánh lăn đưa vào máy tạo h ình. Máy sẽ tạo h ình kẹotheo hình dáng có sẵn tr ên khuôn.

Việc tạo h ình nhờ sự chuyển động và thay đổi vị trí hợp lý giữa các thanh die.Băng kẹo và kẹo viên chuyển động theo quỹ đạo tr òn khi die quay.Băng kẹo khi vào trong die được một khoảng th ì bị cắt ra thành từng viên, sau

đó viên kẹo sẽ được ép vào trong khuôn có hình dạng nhất định.

Page 37: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 37/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 37 

Khi kẹo đạt được h  ình dạng của khuôn th ì được tách ra khỏi khuôn và đi ratrên băng chuyền hẹp. Dọc băng chuyền hẹp kẹo được làm nguội một phần nhờ quạtgió thổi không khí nén vào.

 Hình 18 : Khuôn tạo hình cho kẹo 

d.  Thông số công nghệ: 

Nhiệt độ sau khi tạo h ình 65 ÷70oC. Lưu ý: Khi trời ẩm, tr ên bề mặt khuôn kẹo đọng lại những giọt nước nhỏ, dễ làm

cho kẹo dính khuôn và bề mặt kẹo bị hồi đường, do đó cần lắp máy điều hoà độ ẩmtrong phân xưởng tạo h ình, đảm bảo cho độ ẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.Thường khống chế không khí ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm tương đối khoảng 70%. 

 9.  Giai đoạn l  àm nguội 2: 

a.   M ục đích: 

Chuẩn bị: tránh việc kẹo bị biến dạng trong quá tr  ình bao gói.Bảo quản: hạn chế hiện tượng gia tăng lượng đường nghịch đảo khi để kẹo ở 

trạng thái nóng quá lâu. b.  Các biến đổi: 

Vật lý: viên kẹo sẽ giảm nhiệt độ. Hóa lý: kẹo trở nên cứng, giòn.

c.  Thiết bị:

Page 38: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 38/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 38 

123

 

 Hình 19 : Mô hình thiết bị l  àm nguội sau khi tạo hình

Chú thích:

(1) Quạt thổi. (2) Ống dẫn khí làm mát.(3) Băng tải dẫn kẹo. 

 Hình 20 : Thiết bị l  àm nguội sau khi tạo hình

Quá trình hoạt động của thiết bị l  àm nguội: Từ băng chuyền hẹp kẹo viên sau khi tạo h ình được đưa đến băng chuyền

rộng làm nguội nhanh hơn. Lúc này kẹo cứng, dòn và không bị biến dạng trong quá tr  ình bao gói và bảoquản. 

d.  Thông số công nghệ: 

Nhiệt độ của kẹo trước khi làm nguội: 65 ÷ 70oC.Nhiệt độ của kẹo sau khi làm nguội: 40oC.

10. Giai đoạn chọn kẹo: 

Page 39: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 39/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 39 

a.   M ục đích: 

Hoàn thiện: chọn kẹo nhằm loại bỏ những viên kẹo không đúng quy cách hoặcbiến dạng. 

Chuẩn bị: chọn kẹo nhằm tránh việc máy gói kẹo bị tắc do kích thước kẹo

không đồng nhất. b.  Các biến đổi: Không có những biến đồi đáng kể, loại những sản phẩm không đạt yêu cầu về chấtlượng 

c.  Thiết bị: 

Quá trình chọn kẹo có thể thực hiện nhờ công nhân khi kẹo chạy trên băng tải.  Lưu ý:

Sau quá trình chọn kẹo những viên kẹo biến dạng, không đúng quy cách th ìđược cho vào nồi nấu kẹo ở mẻ sau; còn những viên kẹo nào bị hồi đường hoặc bịchảy th ì coi như là phế phẩm. 

Đối với phân xưởng không có thiết bị điều hòa ẩm độ, tuyệt đối không đượcđể kẹo trần trong không khí ẩm quá lâu. Phải đảm bảo có sự cân bằng giữa tốc độ tạohình, chọn kẹo và tốc độ bao gói để có biện pháp bảo quản kẹo tốt nhất. 

11. Quá trình bao gói:

a.   M ục đích: 

Bảo quản: tránh cho kẹo khỏi hút ẩm, nhiễm vi sinh vật…  Hoàn thiện 

b.  Các biến đổi: không có những biến đổi đáng kể trong quá tr  ình 

c.  Thiết bị: 

3

2

1

 

 Hình 21 : Mô hình thiết bị bao gói kẹo 

Chú thích:

Page 40: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 40/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 40 

(1) Đầu vào kẹo. (2) Bảng điều khiển. (3) Cửa ra sản phẩm. (4) Trục quấn bao b ì gói kẹo 

 Hình 22 : Thiết bị bao gói kẹo 

Quá trình hoạt động của thiết bị bao gói :Kẹo từ khâu tạo h ình sẽ theo một băng tải nhỏ chuyển qua máy gói kẹo. Bao bì gói kẹo thường là vật liệu plastic được cuộn thành từng cuộn tr òn và

xoay xung quanh các trục ở phía tr ên máy tạo h ình.Các lớp bao b ì plastic sẽ áp lên viên kẹo và đến vị trí ghép mí. Tại đây các đầu

ghép mí sẽ tiến hành dập mí làm kín viên kẹo.Sau đó dây kẹo đã ghép mí từng viên kẹo sẽ được các máy cắt, cắt rời thành

từng viên kẹo theo lỗ thoát sẽ đi ra ngoài.Sau đó kẹo sẽ được cho vào các bao lớn hơn và đem lưu kho chờ phân phối ra

thị trường. d.  Thông số công nghệ: Để hạn chế hiện tượng hút ẩm của kẹo th ì nên tạo nhiệt độ trong phòng gói nên ≤

20oC, độ ẩm tương đối từ 60% trở xuống. III.  CÁC DẠNG HƯ HỎNG CỦA SẢN PHẨM KẸO 

Do nhiễm vi sinh vật từ nguyên liệu ban đầu. Kẹo có hàm lượng đường cao th ìít bị hư hỏng. Nhưng nếu sản xuất kẹo có hàm lượng đường thấp th ì dễ nhiễm nấmmen, nấm men sẽ phân hủy tinh bột, đường thành rượu, tiếp tục thành axit… làm chokẹo có vị ôi chua. 

Hư hỏng do sự biến đổi các thành phần dinh dưỡng trong kẹo. Kỹ thuật lăn,vuốt, … chưa đúng cách, chưa phù hợp với tính chất của nguyên liệu tạo cho kẹochai cứng, không dòn.

Tái nhiễm vi sinh vật trong quá tr  ình bao gói, bảo quản, vận chuyển.  Bảng 8 : Xác định trọng điểm làm hư hỏng sản phẩm 

Công đoạn Yếu tố hoá học Yếu tố vi sinh vật Yếu tố vật lý 

Page 41: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 41/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 41 

Phối trộn nguyên

liệu, phụgia

-  Biến đổi tính chấtcơ bản của sảnphẩm do môitrường. 

Chất bảo quản,phẩm màu, phụgia.

-  Kim loại nặng cótrong phụ gia. 

-  Vi khuẩn gâybệnh(Salmonella,Coliforms,Clostridium) do

chất lượngnguyên liệu banđầu. 

-  Ẩm mốc do điềukiện bảo quản. 

-  Mảnh vụn củadụng cụ bị gỉ sét,bị vỡ có trong quá

trình chế biến. -  Tạp chất (trấu,

sạn). 

Lăn, vuốt 

Nhiệt độ, phụ gia, kỹthuật chưa phù hợplàm thay đổi tínhchất. 

Tiếp tục ô nhiễmdo môi trường sơ chế chưa vệ sinh. 

-  Thay đổi cấu trúcdo kỹ thuật. 

-  Vật lạ do thiết bịbào mòn.

Bao gói Tác động của dụngcụ, vật liệu gói. 

Vi khuẩn tái nhiễmdo môi trường, dosản xuất thủ công. 

Bảo quảnvà vậnchuyển 

Biến đổi tính chất dobảo quản ở độ ẩmcao, quá thời hạn sửdụng. 

Vi khuẩn phát triển khi gặp môi trườngvà điều kiện thíchhợp. 

Các tác động cơ lýcủa việc sắp xếpkho như: làm méo,bẹp sản phẩm, rách,hở bao. 

Page 42: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 42/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 42 

Chương 4: KẾT LUẬN  Như đã giớ i thiệu ở trên, quy trình sản xuất kẹo theo phương pháp cô đặc chân

không đượ c xem là phương pháp hiện đại nhất trong công nghệ sản xuất kẹo hiệnnay. Cùng vớ i sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, khoa học thực phẩm

nói riêng, những thành tựu mới đang đượ c ứng dụng ngày càng nhiều trong sản xuất.

Theo sự phát triển của xã hội, yêu cầu của con ngườ i về sản phẩm kẹo ngàycàng cao hơn. Mẫu mã đẹp, chất lượ ng tốt, an toàn vệ sinh là 3 điểm được ngườ i tiêudùng đặc biệt quan tâm khi lựa chọn một sản phẩm kẹo. Để đáp ứng yêu cầu này, nhàsản xuất phải thật sự có những cải tiến nhất định trong công nghệ sản xuất. Cô đặcchân không là một trong những cải tiến mang lại nhiều lợ i ích cho các nhà sản xuấtđể nâng cao chất lượ ng của sản phẩm kẹo.

So với phương pháp cô đặc bằng áp suất thường, cô đặc chân không có những ưu

điểm sau:Thiế  t b ị - năng lượ  ng:

Quá trình hệ thống hoạt động liên tục nên có tính ổn định hơn.Tiết kiệm nhiệt năng do thiết bị gia nhiệt trước khi vào nồi cô đặc chân không

có diện tích truyền nhiệt lớn hơn (truyền nhiệt thông qua hệ thống ống xoắn ruột gà).Hiệu quả truyền nhiệt tốt do dòng dung dịch đường thay đổi hướng liên tục

trong quá trình chuyển động trong ống xoắn ruột gà.Chất lượ  ng sả n phẩ  m:

Sản phẩm đạt chất lượng cao về các chỉ tiêu.Chỉ tiêu cảm quan 

-  Màu kẹo sẽ sáng hơn nên tạo sự hấp dẫn với người tiêu dùng hơ n.-  Mùi kẹo sẽ hài hòa do hương liệu ít bị mất trong quá tr  ình cô đặc, mùi khét

của kẹo sẽ ít hơn. -  Vị kẹo sẽ ngọt thanh và ít vị đắng hơn. 

Chỉ tiêu hóa học 

-  Hàm lượng đường khử sinh ra trong quá tr  ình cô đặc sẽ ít hơn. -  Phản ứng Caramel hóa sẽ ít xảy ra hơn. 

Chỉ tiêu hóa lý 

-  Lượng ẩm bốc hơi trong quá tr  ình cô đặc sẽ nhanh hơn. -  Lượng đường bị tái kết tinh sẽ ít hơn. -  Kẹo sẽ ít bị chảy khi để trong không khí ẩm. 

Quy mô sả n xuấ  t:

Có khả năng sản xuất với quy mô lớn, năng suất sản xuất cao. 

Page 43: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 43/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Tr à

K ẹo caramel Trang 43 

Có thể sản xuất được liên tục do toàn bộ hệ thống sản xuất được trang bị cácthiết bị tự động hóa đi k èm.

Lượng công nhân trực tiếp điều hành thiết bị sẽ giảm nên sẽ giảm chi phí trảlương cho công nhân. 

 Hiệu suất thu hồi: 

Hiệu suất thu hồi sản phẩm cao do: Quá trình gia nhiệt dung dịch đường trong hệ thống ống xoắn ruột gà sẽ hạn chế

được hiện tượng sôi tr ào làm tổn thất dung dịch đường. Khả năng truyền nhiệt trong thiết bị gia nhiệt loại ống xoắn ruột g à và trong nồi

cô đặc sẽ đồng đều nên không tạo lớp cháy khét cục bộ, hoặc đường bị tái kết tinhlàm tổn thất dịch đường. 

Page 44: Keo Caramel 4906

7/11/2019 Keo Caramel 4906

http://slidepdf.com/reader/full/keo-caramel-4906 44/44

Công nghệ sản xuất đường – bánh kẹo GVHD: ThS Trần Thị Thu Trà 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Hồ Hữu Long, Kỹ thuật sản xuất kẹo, NXB KHKT Hà Nội, 1983.

2.  Lê Văn Việt Mẫn và cộng sự, Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB ĐHQG TP

HCM, 2010.

3.  Lê Bạch Tuyết, Các quá trình cơ bản trong sản xuất thực phẩm, NXB GD, 1996.

4.  Lê Ngọc Tú, Hóa sinh công nghiệp, NXB KHKT, 2002.

5.  Lê Ngọc Tú – Bùi Đức Hợ i – Lưu Duẩn – Ngô Hữu Hợ p – Đặng thị Thu –Nguyễn Trọng Cẩn, Hóa học thực phẩm, NXB KHKT, 2003.

6.  Trần Thị Thu Trà, Bài giảng môn Công nghệ sản xuất Đườ ng – Bánh – Kẹo,

ĐHBK TP HCM, 2010. 7.  Ling – Min Cheng, “Food Machinery for the production of cereal foods, snack

foods and confectionery”, Ellis Horwood Limited, 1992.8.  http://www.kiencuong.com/dcsx/dcsx_keocung.htm9.  http://www.candy-machine-manufacturer.com/01-microfilm-depositing.html10. http://candy-machine.ap-trade.net/tl311.htm