248
ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NGUYỄN XUÂN THU

ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN XUÂN THU

Page 2: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

2 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

VIẾT TẮT TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA

VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VNPost Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

BCVT Bưu chính Viễn thông

CNTT

PTBCVT NT

Công nghệ thông tin

Phát triển Bưu chính - Viễn Thông nông thôn

BC Bưu chính

BC - PHBC Bưu chính - Phát hành báo chí

BĐTT Bưu điện tỉnh thành

BCCI

VT CI

Bưu chính công ích

Viễn thông công ích

ĐBĐ - VHX

BĐ - VX

Điểm Bưu điện - Văn hoá xã

Bưu Điện - Văn xã

KT - XH Kinh tế xã hội

KHKT Khoa học kỹ thuật

TKBĐ Tiết kiệm Bưu điện

ĐBKK Đặc biệt khó khăn

BCCC Bưu chính công cộng

Page 3: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 3

Mụ c lụ c

Email của GS.TSKH Đỗ Trung Tá - Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) .............................. 7Thay lời giới thiệu ............................................................. 9Một số hình ảnh về Điểm bưu điện – Văn hóa xã ............ 11Biển hiệu Điểm bưu điện – Văn hóa xã ........................... 15

CHƯƠNG I ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - MỘT CHẶNG

ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1998 – 2008)Điểm bưu điện văn hóa xã góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn ................................. 19Dấu ấn Bộ trưởng Đỗ Trung Tá ...................................... 27

Phần thứ nhất: Quá trình xây dựng và phát triển ............ 39I. Mục đích - ý nghĩa, chủ trương xây dựng

và phát triển Điểm bưu điện - Văn hoá xã ............... 41II. Quá trình triển khai xây dựng ................................. 44III. Tình hình kinh doanh và cung cấp các dịch vụ bưu

chính, viễn thông, CNTT tại các Điểm bưu điện - Văn hoá xã trong thời gian qua ...... 54

Page 4: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

4 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

IV. Phục vụ hoạt động văn hoá, thông tin và truyền thông tại các Điểm bưu điện - Văn hoá xã ..... 62

V. Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm bưu điện - Văn hoá xã thời gian qua ............... 70

Phần thứ hai: Nhiệm vụ và hướng phát triển Điểm bưu điện - Văn hoá xã trong thời gian tới.............................................81I. Phương hướng nhiệm vụ .......................................... 83II. Một số chính sách, giải pháp và mô hình

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Điểm bưu điện - Văn hoá xã trong thời gian tới ....... 92

III. Một số kiến nghị .................................................... 105IV. Kết luận ................................................................. 112

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP,

MÔ HÌNH ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

Phần thứ nhất: Đánh giá ..................................................... 117A. Thực trạng hệ thống ĐBĐ-VHX từ 1998 đến nay ....119B. Hiệu quả đạt được ................................................. 127

Phần thứ hai: Một số giải pháp ............................................ 133A. Phân loại hệ thống

điểm bưu điện - văn hóa xã .................................... 135B. Hướng quy hoạch hệ thống

Điểm bưu điện - Văn hóa xã .................................. 143

Page 5: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 5

C. Sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy định quản lý Điểm bưu điện - Văn hóa xã ...................... 163

D. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý ĐBĐ-VHX ........ 182E. Chương trình phối hợp liên ngành

Văn hóa Thông tin với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) .............................. 191

Phần thứ ba: Một số mô hình .............................................. 197A. Nhân viên ĐBĐ - VHX kết hợp với người

phát giấy tờ công văn; bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (bưu tá xã) ................................... 199

B. Quy định tạm thời mối quan hệ giữa nhân viên Điểm bưu điện - Văn hóa xã với người phát giấy tờ, công văn; bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (bưu tá xã) ............................................................ 220

C. Tổ đại lý dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT (tổ tự quản) ............................................... 228

D. Một số vấn đề cần lưu ý khi chuyển Bưu cục 3 thành ĐBĐ- VHX, đại lý bưu điện hoặc đại lý bưu điện nhà văn hóa thôn. .................. 233

Page 6: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc
Page 7: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 7

Email của GS.TSKH ĐỖ TRUNG TÁ Nguyên ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Nguyên BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)

Anh cảm ơn Thu về các tài liệu quý, Anh đã đọc tài liệu Điểm Bưu điện -Văn Hóa xã…

Nếu Em dày công hơn về lý luận, đề xuất thêm những ý tưởng mới cho hệ thống ĐBĐ-VHX, Anh nghĩ đây có thể là một luận án Tiến sỹ có giá trị về mặt KT- XH; phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ.

Em suy nghĩ thêm và trao dổi với các nhà kinh tế học hoặc học Viện chính trị Quốc gia; nếu Em thấy hứng thú và có thời gian!

Chúc Em thành công Đỗ Trung Tá

Page 8: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc
Page 9: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 9

Th ay l ờ i gi ớ i t h i ệu

Cùng với hệ thống Điện, Đường, Trường, Trạm; Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng lại chưa có một ấn phẩm, tài liệu đầy đủ. Điều đó đã thôi thúc Tôi viết và in tác phẩm này.

Do trình độ có hạn, trong quá trình viết, tổng hợp và biên soạn ĐBĐ - VHX không tránh khỏi sai sót. Các quý vị cần trao đổi, góp ý, xin gửi liên hệ trực tiếp với tôi về địa chỉ email [email protected].

Xin trân trọng cảm ơn!

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thu

Page 10: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc
Page 11: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 11

Hội nghị toàn quốc về Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Một số hình ảnh về Điểm bưu điện – Văn hóa xã

Page 12: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

12 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Điểm Bưu điện –Văn hóa xã, phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí.

Đọc sách báo tại Điểm Bưu điện –Văn hóa xã.

Page 13: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 13

Hướng dẫn các cháu học sinh truy cập Internet tại Điểm Bưu điện –Văn hóa xã.

Học sinh đang truy cập Internet tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã.

Page 14: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

14 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Viết thư, đọc sách báo tại Điểm Bưu điện - Văn Hóa xã đảo Trường Sa

Khai trương Điểm Bưu điện – Văn hóa xã đảo Trường Sa.

Page 15: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 15

B i ển h i ệu đ i ểm b ư u đ i ện - vă n h óa

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ

BƯU ĐIỆN TỈNH

Huyện ĐT:

Địa chỉ:

TỔ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BƯU ĐIỆN TỈNH

Huyện ĐT:

Địa chỉ:

ĐẠI LÝ BƯU ĐIỆN

BƯU ĐIỆN TỈNH

Huyện ĐT:

Địa chỉ:

Lưu ý : - Lãnh đạo các đơn vị căn cứ diện tích mặt trước nhà ĐBĐ-VHX, quy định kích thước chữ; độ dài, rộng biển hiệu sao cho hài hòa, đep mắt.

- Font chữ : Times new roman.

Page 16: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc
Page 17: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 17

Chương I

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ MỘT CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1998 - 2008)

Page 18: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc
Page 19: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 19

Điểm bưu điện văn hóa xã góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về công nghệ thông tin đã trả lời phỏng vấn trên Cổng TTĐT Chính phủ về những thành công của mô hình Điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX).

GS-TSKH Đỗ Trung Tá - Ảnh: Chinhphu.vn

Page 20: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

20 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Hệ thống Điểm BĐVHX được hình thành cách đây 10 năm, đã thực sự góp phần phát triển kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn, giúp cho người nông dân chiếm số đông tại nước ta được thụ hưởng các tiện ích của công nghệ mới. Ông Đỗ Trung Tá, khi đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, là người có công lớn nhất trong việc xây dựng hệ thống Điểm BĐVHX. Ông vừa được trao giải thưởng Sao Khuê về những đóng góp này.

Phóng viên: Với những đóng góp quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển mô hình BĐVHX trên toàn quốc từ năm 1998, xin ông cho biết những lợi ích cơ bản của Điểm BĐVHX với đời sống của người dân nông thôn?

Ông Đỗ Trung Tá: Năm 1997, tôi nhận thấy ngành Bưu điện đã có nhiều cố gắng trong việc đưa điện thoại về vùng nông thôn, tuy nhiên cách làm truyền thống không đem lại hiệu quả cao vì UBND các xã hầu như chưa khai thác được những tiện ích của phương tiện này. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất mô hình thí điểm BĐVHX.

Theo đó BĐVHX sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ: Một là cung cấp các dịch vụ bưu chính-viễn thông (bưu điện) và hai là đưa các thiết chế về văn hóa, trước hết là văn hóa đọc cho người dân nông thôn. Khi người dân nghèo ở vùng nông thôn làm quen với mô hình BĐVHX, họ sẽ được đọc sách báo miễn phí và được

Page 21: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 21

tiếp cận những thông tin cụ thể về những chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tôi đã đề nghị với (khi ấy là) Bộ Văn hóa-Thông tin cho phép được sử dụng chữ “văn hóa” cho mô hình này, với ý tưởng sẽ gắn một số thiết chế văn hóa vào địa phương. Có thể nói rằng, đến nay mô hình BĐVHX đã thành công, thực sự trở thành điểm sáng ở nông thôn Việt Nam. Tại BĐVHX, trẻ em có thể đến đọc truyện, đọc sách báo, người lớn thì có thể đến gửi thư, sử dụng điện thoại, bộ đội biên phòng có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giao lưu khi điều kiện cho phép…

Phóng viên: Xin ông cho biết những hiệu quả thiết thực của BĐVHX đối với đời sống của người dân nông thôn?

Ông Đỗ Trung Tá: Hiện nay, mô hình BĐVHX đã phát triển hơn 8.000 điểm tại các tỉnh trên cả nước. Có thể coi đây là những bưu cục quy mô nhỏ tạo được ảnh hưởng qua lại giữa xây dựng văn hóa và hoạt động kinh doanh.

Có một thực tế là, khi các gia đình ở nông thôn sử dụng điện thoại riêng ngày càng nhiều thì doanh thu của BĐVHX bị giảm. Nhưng đó là tín hiệu đáng mừng vì mục tiêu mỗi hộ gia đình có một máy điện thoại của Nhà nước đã dần được hiện thực hóa.

Mục tiêu tiếp theo của BĐVHX là giúp người dân ở vùng nông thôn có thể tiếp cận với Internet, tại đó có thể mua bán trực tuyến, tham khảo những kinh nghiệm

Page 22: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

22 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

làm ăn, nuôi trồng thủy, hải sản thông qua Internet. Tôi kỳ vọng rằng, khi mà toàn xã hội, nhất là ở các thành phố đều có địa chỉ email thì chính các Điểm BĐVHX (đã có địa chỉ email) sẽ là những nơi để bà con nông dân có thể nhận thư điện tử thông qua địa chỉ của BĐVHX sau đó có thể in thư với chi phí thấp hơn 2.000 đồng. Thực sự đó cũng là hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đối với bà con nông dân.

Điểm BĐVHX Hùng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Nếu chúng ta sử dụng tốt mô hình này thì sẽ đạt hiệu quả rất cao trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thiết thực giúp bà con mua bán các loại hàng hóa thiết yếu như phân bón, giống lúa… Chúng ta cần đưa những điểm BĐVHX thành nơi bán hàng có uy tín đối với người dân. Các doanh nghiệp cần bán hàng sẽ ký hợp đồng với BĐVHX, như

Page 23: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 23

vậy người nông dân sẽ tránh được tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

BĐVHX sẽ giúp nâng cao dân trí, đưa những dịch vụ tiên tiến, đưa một xã hội thông tin về với nông dân, làm thu hẹp khoảng cách thành thị với nông thôn.

Sau 10 năm thực hiện mô hình BĐVHX, tôi thấy một thực tế là xung quanh BĐVHX còn nhiều khả năng phát huy tốt hơn nữa song song với nhiệm vụ phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông như hiện nay. Ví dụ, hầu hết nhân viên của các Điểm BĐVHX đều có trình độ trung học phổ thông, họ lại là con em tại địa phương, nếu được bồi dưỡng kiến thức, tư tưởng, chính trị thì họ có thể trở thành những cán bộ xã rất tốt sau này, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa-xã hội.

Phóng viên: Sau 10 năm hoạt động, những hiệu ứng tích cực của mô hình này đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Ông có nhận xét gì về vai trò của Điểm BĐVHX trong xã hội nông thôn ngày nay?

Ông Đỗ Trung Tá: Mô hình BĐVHX đã đi đúng quỹ đạo, nhưng cũng không nên thụ động đi theo những gì đã đặt ra từ trước, nếu điện thoại đến được nhà dân thì Internet phải đến được Điểm BĐVHX. Trong tương lai, nếu tất cả các hộ dân nông thôn đều có Internet thì BĐVHX đã hoàn thành sứ mạng của mình. Lúc đó có thể nói rằng, chúng ta đã thành công mỹ mãn trong việc hình thành một xã hội thông tin hoàn chỉnh.

Page 24: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

24 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Chúng ta không nên coi nặng hiệu quả hữu hình là giá trị kinh tế mà hãy chú ý tới hiệu quả vô hình mà BĐVHX đem lại hàng tháng, hàng năm. Đó chính là giá trị tinh thần, sự đổi mới, cập nhật thông tin trong văn hóa ở nông thôn. Sắp tới mô hình BĐVHX sẽ trở thành nơi chi trả bảo hiểm xã hội, mua bán hàng qua mạng, gửi tiết kiệm bưu điện… Nếu sử dụng tốt thì đây chính là những đầu mối quan trọng của các ngân hàng, thúc đẩy nhanh hơn trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn.

Tôi cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa VNPT với các ngân hàng lớn để phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Nếu như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư tận dụng được mô hình này thì đây chính là điểm cuối trực tiếp phục vụ người nông dân. Các cấp, các ngành, các địa phương hãy ủng hộ BĐVHX bằng cách tạo điều kiện hơn nữa để mô hình Điểm BĐVHX phát triển mạnh hơn, tiến tới xóa trắng các xã không có BĐVHX.

Có thể nói, người có công lớn nhất trong việc đặt viên gạch đầu tiên để VNPT xây nên hệ thống điểm BĐVHX ngày hôm nay là nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá. Hồi đó, khi đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT, trong những lần đi thị sát ở vùng sâu vùng xa, ông đã nhận thấy người dân ở đây tiếp cận với thông tin thật khó khăn. Thông tin trao đổi của người dân ở những vùng quê ấy

Page 25: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 25

hầu hết là nhờ dịch vụ thư của bưu chính. Trong khi ấy, một lá thư gửi đi đến được tay người nhận có nhanh thời gian phải tính bằng tuần, thậm chí có khi phải hàng tháng. Rất hiếm khi họ có điều kiện tiếp cận với sách báo.

Ông kể, mỗi lần về quê là một xã thuần nông của huyện Mỹ Đức - Hà Tây, ông thường mang báo cũ về cho người bán nước ở đầu làng. Lần sau về thấy những tờ báo này vẫn được giữ gìn cẩn thận, ông rút ra một kết luận, nhu cầu đọc của người dân quê là có và đã nảy ra ý định phát triển một điểm kinh doanh dịch vụ kết hợp với những sắc thái văn hóa nông thôn. Chính vì vậy, trong số rất nhiều cơ hội chọn lựa, ông đề xuất tên của mô hình là “điểm BĐVHX” chứ không phải là một cái tên nào khác và đã được ngành Văn hóa, Thông tin lúc đó ủng hộ ngay.

“Ngay từ đầu, tôi xác định điểm BĐVHX có vai trò phục vụ lớn hơn là kinh doanh. Khi tìm được tên gọi rồi, tôi muốn nơi đây ngày càng trở nên thân thiện với người nghèo, một mô hình gần gũi với người dân ; có ghế đá, cây xanh để các cụ, các cháu thanh thiếu niên tới đọc sách, báo miễn phí, tạo nên không khí vừa chơi, vừa học” - ông Đỗ Trung Tá chia sẻ.

Đúng như vậy. Mục tiêu của điểm BĐVHX là nhằm phát triển cơ sở hạ tầng Bưu chính, Viễn thông phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, tạo sự công bằng trong việc hưởng thụ những

Page 26: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

26 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

lợi ích của các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông. Điểm BĐVHX cũng góp phần phát huy các nguồn lực cho phát triển văn hoá, đáp ứng một số nhu cầu văn hóa thiết yếu của người dân, từ đó tạo lập thị thường Bưu chính, Viễn thông rộng khắp và vững chắc ở nông thôn.

Tiêu chí để xây dựng điểm BĐVHX được xác định rất rõ ràng: ưu tiên những xã chưa có bưu cục phục vụ, đã có điện lưới quốc gia, có khả năng lắp đặt điện thoại và được chính quyền địa phương cấp đất tại các vị trí thuận tiện cho việc đi lại sử dụng dịch vụ và đọc sách báo của nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Từ Lương (thực hiện) 07/05/2009

Page 27: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 27

Dấu ấ n B ộ t rư ở n g Đ ỗ Tru n g Tá

Cho đến tận bây giờ, khi nhiệm kỳ Bộ trưởng của ông đã vào năm cuối cùng thì vẫn có không ít người nghĩ rằng ông hợp với vai trò của một giáo sư đứng trên giảng đường đại học hơn là một Bộ trưởng - chính khách, mặc dù, ai cũng biết ông là một chuyên gia tài ba trong lĩnh vực của mình. Trong Chính phủ, ông là một trong số hiếm hoi những Bộ trưởng được đào tạo chính quy tại một trường đại học kỹ thuật danh tiếng trên thế giới với bằng Tiến sĩ khoa học.

Tuy nhiên, lại có không ít người cho rằng, nếu ông không là người đứng đầu ngành viễn thông thì chắc gì những thành tựu của viễn thông Việt Nam đã được như hôm nay. Dẫu khen hay chê thì tất cả đều phải thừa nhận rằng, viễn thông Việt Nam có được những bước tiến thần kỳ như hôm nay có đóng góp không nhỏ của Bộ trưởng Đỗ Trung Tá.

Page 28: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

28 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỊCH LÃM

Trong cuộc sống ông là người đàn ông lịch lãm lại dễ gần, trí tuệ, nhưng cả tin. Trong công việc ông quyết đoán, nhưng thận trọng. Cả cuộc đời hoạt động của ông gần như gắn với những thăng trầm của ngành bưu chính- viễn thông. Trưởng thành từ một nhà giáo lên đến bộ trưởng.

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá trong phòng làm việc.

Cho tới hôm nay có thể khẳng định rằng những đóng góp của ông cho ngành bưu chính - viễn thông của nước nhà là không hề nhỏ. Chặng đường hoạt động của ông là sự phấn đấu bền bỉ không mệt mỏi. Tuy nhiên không phải mọi chuyện bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió.

Page 29: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 29

Tôi từng chứng kiến những ngày sóng gió nhất trong cuộc đời của ông: “Sự kiện VNPT”. Báo chí đăng tràn lan những thông tin lọt ra không có đầu có đuôi từ “Kết luận thanh tra” và cả những điều võ đoán, thêm thắt.

Đến tư dinh của ông nằm nép mình bên con hẻm của đường Láng Hạ (Hà Nội) thấy ông thẫn thờ, tuy dáng vẻ vẫn điềm tĩnh. Trước khi lên đường đi dự Hội nghị “Tầm nhìn châu Á” (đầu tháng 6 năm 2004), thông qua người phát ngôn của mình, người đứng đầu Chính phủ lúc bấy giờ - Thủ tướng Phan Văn Khải đã chuyển cho chúng tôi một bức thư của một số cử tri Hà Nội gửi Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đoạn: “Anh Tá ơi, khi cuộc kháng chiến hi sinh gian khổ, trong cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ nền kinh tế quốc phòng nước nhà, hàng vạn quân bưu, bưu chính trèo đèo đưa từng phong thư đến các vùng biên giới, hải đảo mỗi con tem từng xu, từng hào đến bây giờ là mấy trăm đồng đến mức càng đưa thư thì càng lỗ, chẳng ai bảo Bưu điện là độc quyền...

Bây giờ phát triển một ít viễn thông sao nhiều xung phong thế? Chúng tôi cũng mong anh bớt bận lòng để tập trung tư tưởng của một nhà khoa học vào công tác quản lý điều hành nền Bưu chính viễn thông một cách vững chắc so với các nước trong khu vực”.

Những tình cảm chân thành như thế đã là chỗ dựa tinh thần cho ông trong những lúc khó khăn.

Page 30: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

30 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Ai cũng hiểu trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều khi cơ chế, chính sách không theo kịp những chuyển động của cuộc sống. Làm người đứng đầu một ngành công nghệ viễn thông (ngành mà đòi hỏi phải năng động và chuyển biến từng ngày) ở ta quả là khó thật, mặc dù về chuyên môn, những người khó tính nhất của ngành viễn thông đều phải thừa nhận ông là bậc thầy!

Trong những ngày sóng gió ấy ông vẫn điềm tĩnh, tự tin, không than vãn về những sóng gió quanh mình, không trách cứ ai, kể cả những nhà báo đang “bới móc” ông một cách không thiện chí. Chỉ có điều qua sóng gió ấy ông ngộ ra nhiều điều về nhân tình thế thái, về các mối quan hệ, về bạn bè, bằng hữu… Ông vẫn nói nhiều về những bước đi mới của ngành viễn thông: về điện thoại, internet không dây, về những ngôi nhà thông minh, về mong muốn làm sao để những người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có báo để đọc…

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Tuổi thơ của Bộ trưởng Đỗ Trung Tá trôi đi ở một làng quê nghèo thuộc xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức Hà Tây; Bố là liệt sĩ hy sinh năm 1951.

Một buổi sáng mùa đông cuối năm, trời lạnh như dao cắt, bên ấm trà nóng hổi ông Ngọc đã kể lại cho chúng tôi nghe về tuổi thơ khốn khó, nhưng cũng

Page 31: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 31

rất đáng tự hào của người cháu mình với một niềm hãnh diện.

Ông Đỗ Trung Đan kể: “Anh ấy là một tấm gương để chúng tôi noi theo. Anh luôn vươn lên, trong học tập cũng như mọi trò mà chúng tôi tham gia, học tập chăm chỉ được các thầy khen lắm. Vở thì sạch sẽ, ngăn nắp, chép bài rất đầy đủ”.

Page 32: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

32 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

TRỞ THÀNH “ÔNG BƯU ĐIỆN”

Một lần ông Tá kể: “Khi còn đi học không bao giờ nghĩ mình sẽ làm trong ngành bưu điện. Sau này, ông trở thành lớp sinh viên phổ thông đầu tiên của Trường Đại học Thông tin liên lạc, các sinh viên cùng thời với ông lúc bấy giờ hầu hết là cán bộ đi học.

Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, ông Tá được cử đi thi nghiên cứu sinh ngay. Hiệu trưởng Đại học thông tin liên lạc thời đó phê trong hồ sơ: “Đây là đối tượng cần được bồi dưỡng sớm”. Một lần trong lúc vui chuyện ông Tá kể lại rằng, hơn 3 tháng trời lên Hà Nội ôn thi thì có tới gần 1 tháng ông phải nằm liệt giường trên gác xép ở nhà của một cô cháu gái cạnh nhà xác ngõ Vạn Kiếp của bệnh viện Cuba vì bị kiết lị.

Hơn 2 tháng còn lại, trong giờ ông học ở thư viện, trưa và tối học ở công viên hoặc ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay). Sáng nhịn đói, trưa chỉ ăn một đĩa lạc và một cốc chè tươi, 10 giờ tối mới về nhà ngủ bởi ở gác xép trên có mái tôn nóng không ngủ được. Thế nhưng, đến khi đi thi nghiên cứu sinh, ông Tá vẫn đỗ cao nhất miền Bắc.

TIẾN SĨ KHI CHƯA LÀ…TIẾN SĨ!

Trước khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Ilmenau, CHDC Đức, ông Tá đã nổi tiếng là sinh viên số 1 của trường Đại học Thông tin liên lạc.

Page 33: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 33

Ông Tá là thần tượng của các lưu học sinh tại Đức. Ông nổi tiếng tới mức mà nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam từng tu nghiệp tại CHDC Đức sau ông Tá khá nhiều nhưng đều biết tiếng ông. Những người bạn học ở CHDC Đức cùng thời với Bộ trưởng Đỗ Trung Tá kể lại rằng: “Mỗi khi cãi nhau không được với các sinh viên

Page 34: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

34 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Đức, các lưu học sinh Việt Nam bí quá cứ lấy “Herr Tá” ra so sánh (Tiếng Đức Herr có nghĩa là Ngài, ông…). Hội chứng “Herr Tá” lan ra khắp nơi. Ông được mọi người gọi là “Doktor Tá” dù chưa bảo vệ luận án”.

Luận văn tiến sĩ khoa học (năm 1981-1985) của ông Tá cũng nổi tiếng không kém tên tuổi ông:“Lý thuyết về tai biến trong các hệ thống động phi tuyến”. Đây cũng là điểm khiếm khuyết trong cuốn sách giáo khoa đã được tái bản tới 9 lần của vị giáo sư hướng dẫn ông.

Nhớ lại chuyện này, có lần ông Tá nói, trong bất kỳ một hệ thống nào đều có vô số các giá trị ổn định và các giá trị không ổn định, và giữa chúng có một vùng ranh giới. Chỉ cần lựa chọn hoặc ngẫu nhiên một tham số thay đổi thì hệ thống từ vùng ổn định sẽ chuyển sang vùng không ổn định (vùng nhiễu) hoặc ngược lại. Ông tin rằng mình có thể chứng minh được và vẽ được đường ranh giới mỏng manh này bằng đồ thị.

Và thật thế, khi làm thí nghiệm thì kết quả có lúc đúng với nhận định của ông, có lúc lại đúng với sách của thầy. Đó chính là “tai biến” của hệ thống điện phi tuyến khi có tác động ngẫu nhiên từ bên ngoài, một hiện tượng mới được phát hiện của lý thuyết thông tin.

Một bạn học của ông sau này nhớ lại: “Trong một hội nghị khoa học tại Bungari, ông Tá dù không được

Page 35: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 35

tham dự vẫn quyết định gửi đề tài nghiên cứu của mình công bố tại hội nghị mang nội dung về một mô hình lý tưởng (về toán học) nhưng không có ứng dụng lý tưởng (về kỹ thuật). Tại hội nghị đó, Giáo sư Kawakami – một giáo sư toán học hàng đầu tại Nhật Bản của Đại học Tổng hợp Tokyo - đã chỉ trích công trình của ông dữ dội tại hội nghị này.

Thế nhưng, sau đó, khi về nước, Giáo sư Kawakami nhận được thư của thày trò ông Tá giải thích về hiện tượng mới đó nên đã suy nghĩ lại. Cũng chính vì lý do này mà Giáo sư Kawakami đã sang tận Đại học Kỹ thuật Ilmenau có lời xin lỗi ông Tá về thái độ của mình trước đó và thông báo sẽ học thêm tại chức về lý thuyết thông tin...

SÁNG LẬP BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ

Một trong những “đứa con đẻ” mang đậm dấu ấn của Bộ trưởng Đỗ Trung Tá là “Bưu điện - Văn hóa xã”.

Năm 1995, khi ông lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT, khi về thăm quê, ông có tặng ông Chủ tịch xã đã về hưu một gói mực khô (quà ông đi Quảng Ninh về). Ông Chủ tịch xã bỏ mực ra, vuốt cẩn thận lại tờ báo bọc mực để cất đi, hỏi ra mới biết ở làng không có báo đọc nên ông mới quý tờ báo như vậy.

Page 36: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

36 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Mỗi lần về quê thăm nhà, ông đều biếu sách báo cũ cho bà bán quán nước gần nhà. Hàng tháng sau, ông Tá về vẫn thấy sách báo còn đó, bà chủ quán bảo để đó để cho mọi người đọc bởi ở đây đâu có sách báo gì. Ông nghĩ: “Tại Hà Tây mà người dân còn thiệt thòi về thông tin như vậy thì trên các vùng sâu vùng xa khác, bà con nông dân còn bị thiệt thòi đến mức nào?”.

Sau đó, ông về bàn với Ban cán sự Đảng Tổng cục bưu điện lúc đó thành lập các điểm Bưu điện Văn hóa xã trên toàn quốc, đặc biệt tại các xã khó khăn giúp cho người dân có thể được đọc sách, báo, tạp chí, tra cứu các văn bản miễn phí. Bưu điện văn hóa xã cũng là nơi tập trung các sinh hoạt văn hóa của dân cư tại xã, đồng thời cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ người dân.

Thời gian cứ trôi đi, cuộc sống phát triển không ngừng, công nghệ sẽ còn có những bước tiến dài. Trên con đường phát triển ấy, lịch sử của bưu chính, viễn thông Việt Nam không thể không ghi dấu ấn của Bộ trưởng Đỗ Trung Tá.

- Lê Thọ Bình

Page 37: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 37

Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện cuộc vận động – Chung tay xây dựng Điểm Bưu điện – Văn hóa Xã giai đoạn 2013 – 2017

Page 38: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

38 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 39: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 39

Phần thứ nhất

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Page 40: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

40 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 41: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 41

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA, CHỦ TRƯƠNG

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ

1. Chủ trương xây dựng Điểm Bưu điện - Văn hoá xã góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá VIII

Những năm đầu công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ Bưu chính -Viễn thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, gắn bó chặt chẽ với an ninh, quốc phòng. Vì vậy trong “Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020”; ngành Bưu điện nhận thức rõ vai trò nhiệm vụ của mình là phải tăng tốc độ phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin nên đã quyết định đi thẳng vào công nghệ mới hiện đại, theo hướng “số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ”, mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông hướng về nông thôn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Đây là một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội vùng nông thôn, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững chung của cả nước.

Để góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá VIII “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng văn minh,

Page 42: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

42 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

con người phát triển toàn diện”; năm 1998 Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã thực hiện chủ trương triển khai xây dựng và phát triển Điểm Bưu điện -Văn hoá xã trên phạm vi cả nước. Một mô hình mang đậm tính nhân văn nhiều hơn mục tiêu kinh tế.

2. Mục đích ý nghĩa và vai trò của Điểm Bưu điện -Văn hoá xã:

a. Mục đích xây dựng Điểm Bưu điện - Văn hóa xã (ĐBĐ-VHX):

- Xây dựng và phát triển ĐBĐ-VHX là một chủ trương lớn của Ngành đưa khoa học kỹ thuật, pháp luật và công nghệ thông tin đến với 80 % cư dân vùng nông thôn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với quan điểm “Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển”. ĐBĐ-VHX được xây dựng ở các xã chưa có đủ điều kiện thành lập bưu cục 3, hoạt động theo phương thức Đại lý “đặc biệt” nhằm:

- Đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp cận với người nông dân, đặc biệt người dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kích thích nhu cầu sử dụng thông tin của người dân để phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn, mở rộng thị trường, phục vụ thông tin liên lạc cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.

Page 43: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 43

- Khai thác, tận dụng và phát huy những tiềm năng nguồn nhân lực, vật chất của cơ sở hạ tầng hiện có để tham gia một số hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho mọi người dân vùng nông thôn, với phương châm phục vụ là chính, kinh doanh là động lực, tạo nguồn thu và cơ hội làm ăn lâu dài. Mặt khác tạo điều kiện cho hàng ngàn thanh niên nông thôn có việc làm ngay trên chính quê hương của mình, phần nào giải quyết được tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở nông thôn.

b. Ý nghĩa và vai trò của Điểm Bưu điện -Văn hoá xã:

- ĐBĐ-VHX là hệ thống kênh phân phối các dịch vụ bưu chính, viễn thông, cầu nối khách hàng với doanh nghiệp, nơi giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và cách làm giàu chính đáng; đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật, giải trí lành mạnh của người nông dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, lớp người mới ở nông thôn. Chính vì vậy chủ trương xây dựng ĐBĐ-VHX, một mô hình kết hợp kinh tế với phát triển văn hoá, có ý nghĩa rất lớn đối với người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ bưu chính, viễn thông.

- Bên cạnh đó ĐBĐ-VHX còn là nơi phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí; tiếp nhận Công báo của Chính phủ, các loại sách báo từ các Bộ, Ngành, Hội, đoàn thể, đơn vị và cá nhân từ Trung ương đến địa phương quyên góp, gửi tặng; tạo thành một mạng

Page 44: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

44 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

lưới hoạt động văn hóa rộng khắp, trước hết là hệ thống điểm phục vụ văn hóa đọc cho người dân các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và hải đảo. Thông qua sự hiểu biết từ đọc sách báo và sử dụng thành thạo các dịch vụ bưu chính, viễn thông của bà con nông dân, ĐBĐ-VHX đã thực sự đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển xã hội nông thôn về: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục, đào tạo; y tế, sinh đẻ kế hoạch, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; phòng chống dịch bệnh; khoa học kỹ thuật;...

II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG

1. Công tác xây dựng cơ bản.a. Những thuận lợi.

Ngay khi chủ trương xây dựng điểm Bưu điện-Văn hoá xã được triển khai, VNPT đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Đảng và Chính phủ, các Bộ, Hội, Ban, Ngành, các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và đông đảo nhân dân đặc biệt là của bà con nông dân trên khắp mọi miền đất nước.

- Nhờ có đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu nông thôn có sự chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt cả về vật chất và tinh thần, nhu cầu sử dụng thông tin để phát triển sản xuất, giao lưu tình cảm ngày càng tăng. Nông thôn nước ta

Page 45: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 45

với gần 80 % số dân, chiếm tới 70 % lao động xã hội vừa là nơi tiêu thụ hàng hoá vừa là nguồn cung cấp nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ... cho toàn xã hội, đây là một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng, khi mở rộng và khai thác sẽ là một lợi thế đối với ngành Bưu điện, một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho ĐBĐVHX họat động ổn định lâu dài.

- Điểm Bưu điện-Văn hoá xã một mô hình sáng tạo của của ngành Bưu điện, thể hiện đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, hợp lòng dân nên khi khởi công xây dựng ở địa phương được bà con nông dân tích cực tham gia, có địa phương người dân đã hiến đất để xây dựng ĐBĐ-VHX như ở huyện Định Hoá Thái Nguyên, nhiều nơi nhân dân tự bỏ vốn san lấp mặt bằng, tặng cây cảnh, ghế đá, trồng cây xanh, mua bình lọc nước uống...

b. Những khó khăn:

- Việc cấp đất xây dựng ĐBĐ-VHX mới chỉ là những thoả thuận tạm thời, chưa được hợp thức hoá về thủ tục và pháp lý đối với quyền sử dụng đất, Điểm Bưu điện -Văn hoá xã hoạt động đã 10 năm nhưng đến nay còn nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có quyết định giao đất; cho nên việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ĐBĐ-VHX mới chỉ đạt 36,1 % (tính đến hết năm 2007). Nhiều tỉnh có huyện, xã chia tách, quy hoạch chưa cụ thể hoặc quy hoạch chưa ổn định; có những ĐBĐ-VHX chuẩn bị thi công lại phảỉ thay đổi

Page 46: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

46 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

vị trí, thậm chí có điểm xây dựng xong, vẫn bị thắc mắc, khiếu nại; vị trí đẹp lại phải san lấp mặt bằng gây rất nhiều tốn kém trong việc thi công, kinh phí xây dựng cơ bản lúc bấy giờ chỉ có 40 triệu đồng / một điểm.

- Khi lập kế hoạch xin cấp đất xây dựng ĐBĐ-VHX, chưa điều tra khảo sát kỹ, đất lại do chính quyền địa phương cấp, Bưu điện huyện không được quyền chọn vị trí, vì vậy có những ĐBĐ-VHX đặt ở nơi không thuận lợi, xa trung tâm, đường sá đi lại khó khăn, nhiều điểm đặt trong khuôn viên của UBNDX; ảnh hưởng rất nhiều đến phục vụ văn hóa và kinh doanh.

c. Quá trình triển khai và kết quả đạt được.

- Mục tiêu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xây dựng ĐBĐ-VHX là vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa đảm bảo tiến độ thực hiện trong khuôn khổ nguồn vốn cho phép theo một số mẫu thống nhất. Ngày 12/5/1998 Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT đã có quyết định số 111/QĐ-HĐQT- ĐTPT về việc phê duyệt 06 mẫu nhà Điểm bưu điện văn hoá xã trong đó mẫu 1 (nhà nhựa) có vốn đầu tư 50 triệu đồng, mẫu 2A; 2B; 2C; 3A; 3B: 40 triệu đồng. Bộ mẫu thiết kế ĐBĐ-VHX có quy mô vừa phải kiến trúc tương đối phù hợp với mục đích sử dụng kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông và phục vụ một số hoạt động văn hoá.

- Hầu hết các ĐBĐ-VHX được xây dựng theo các mẫu thiết kế của VNPT; Nhà một tầng, cấp II, tường xây chịu lực, mái bằng đổ bê tông cốt thép, có cổng sắt,

Page 47: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 47

tường rào bao quanh, hệ thống cấp nước, công trình phụ... diện tích từ 40 đến 50 m2, trên khuôn viên rộng tối thiểu từ 50 m2 đến 150 m2 có những điểm rộng tới 500 m2 như Lâm Đồng, Bà Rịa -Vũng Tàu. Tổng diện tích đất được cấp 1.137.268 m2

.

- Tiêu chí để xây dựng ĐBĐ-VHX là những xã chưa có bưu cục phục vụ, khả năng có điện thoại, điện lưới quốc gia, được chính quyền địa phương cấp đất ở vị trí thuận tiện việc đi lại sử dụng dịch vụ và đọc sách báo của nhân dân.

- Kinh phí xây dựng bình quân mỗi điểm gần 50 triệu đồng những điểm xây dựng sau này có vốn đầu tư tăng cao hơn, do khó khăn hơn về giao thông, nằm trong vùng lũ lụt, phí vận chuyển nguyên vật liệu, nhân công tăng. Qua các lần điều chỉnh mức đầu tư bình quân năm 1999 là 66 triệu đồng/ điểm; 2001 điều chỉnh tăng lên 68 triệu đồng/điểm; từ năm 2003 trở đi vốn đầu tư tăng theo vùng: Miền núi Trung du, duyên hải Miền trung, Tây nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long: 120 triệu đồng/điểm; Bắc Trung bộ 100 triệu đồng/điểm; đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long: 90 triệu đồng/điểm.

- Tính đến hết năm 2005 VNPT đã đầu tư 564 tỷ đồng để xây dựng 8.355 ĐBĐ-VHX; năm 2007 đưa vào sử dụng 8.021 trong đó có 1.524 điểm thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Các đơn vị có số ĐBĐVHX đưa vào sử dụng nhiều nhất là: Bưu điện tỉnh Thanh Hoá:

Page 48: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

48 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

565 điểm; Nghệ An: 398 điểm; Hà Tây: 264 điểm; Phú Thọ: 239; Thái Bình: 232 điểm; Hà Tĩnh: 227 điểm, Nam Định: 198 điểm; Hoà Bình: 192 điểm; Bắc Giang: 186 điểm, Hải Dương: 187 điểm...

- Trong quá trình triển khai xây dựng có những vấn đề mới phát sinh các đơn vị phản ánh, VNPT đều có những văn bản hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Mặt khác khi ĐBĐ-VHX đưa vào hoạt động Tổng công ty đã có các công văn hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác bảo vệ an toàn ĐBĐ-VHX, bổ sung kinh phí xây dựng cơ bản, trang thiết bị ban đầu, giao chỉ tiêu kế hoạch, cho các đơn vị. Cho nên công tác xây dựng cơ bản đối với ĐBĐ-VHX trong thời gian qua hầu hết các đơn vị đã thực hiện theo đúng chế độ và quy định hiện hành, không để xảy ra lãng phí, thất thoát, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng đề ra.

- Khi đưa vào sử dụng tất cả các ĐBĐ-VHX đều treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ theo mẫu thống nhất, nhà cửa khang trang sạch đẹp được trang bị, từ một đến hai buồng đàm thoại, quầy giao dịch có vách ngăn rất đẹp, tủ giá sách, bàn ghế, quạt điện, đồng hồ tính cước, cân điện tử, két sắt, các ấn phẩm;…tạo điều kiện để nhân dân đến sử dụng các dịch vụ; có biển hiệu, thông báo giờ mở cửa; bảng giá cước các dịch vụ, nội quy chức năng nhiệm vụ, đọc sách, phòng cháy, chữa cháy, đều có khung kính; ngoài đường có biển chỉ dẫn, nhiều điểm có thông báo, biển quảng cáo các dịch vụ của Ngành,...

Page 49: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 49

- Về mặt kiến trúc một vài chi tiết cần phải nghiên cứu thiết kế cho phù hợp hơn, nhìn chung ĐBĐ-VHX tuy có quy mô còn khiêm tốn nhưng thật sự là một công trình văn hoá tại các làng quê Việt Nam, làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới tươi đẹp hơn.

2. Hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước

Hệ thống cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước là những yếu tố rất quan trọng tạo hành lang pháp lý cho ngành Bưu điện vượt qua những rào cản, những bất cập của thủ tục hành chính, xây dựng hoàn thiện mô hình, tổ chức phục vụ kinh doanh tại ĐBĐ-VHX, đồng thời là cơ sở để VNPT nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách một cách cụ thể hoạt động ĐBĐ-VHX.

- Sau khi có sự thống nhất chủ trương của Ban cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện (nay là bộ Thông tin và Truyền thông) và Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc VNPT đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản quy định quản lý ĐBĐ-VHX.

- Tại thông báo số 2327/VHTT-TB ngày 09/7/1998 của Bộ Văn hoá-Thông tin về nội dung làm việc giữa đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) nguyên là Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng -Trưởng ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương với

Page 50: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

50 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

đồng chí Đỗ Trung Tá - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện, Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Tại cuộc họp này đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm rất hoan nghênh chủ trương xây dựng ĐBĐ-VHX là mô hình sáng tạo của VNPT và hai bên đã thống nhất Ngành Bưu điện là chủ thể, là cơ quan chủ quản, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ về văn hoá, cùng với ngành Bưu điện khai thác có hiệu quả mô hình này.

- Nghị định số 109/1997 của Chính phủ về Bưu chính, Viễn thông, Bộ luật Dân sự ban hành ngày 09/11/1995 và luật Thương mại ban hành ngày23/5/1997 của Nước cộng hoà XHCN Việt Nam là cơ sở để điều chỉnh mối quan hệ giữa người làm việc tại ĐBĐ-VHX với ngành Bưu điện thông qua hợp đồng đại lý.

- Văn bản Liên tịch ngày 26/6/1998 giữa VNPT với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc ủng hộ chủ trương xây dựng mô hình Bưu điện kết hợp với văn hoá ở nông thôn.

- Bộ Tài chính đã có công văn số 4580/TC-QLCS ngày 21/5/2001; Công văn số 680/TCĐC-CV ngày 4/5/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài

Page 51: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 51

nguyên và Môi trường) và công văn số 564/TCBĐ-KT-KH ngày 28/5/2001 của Tổng cục Bưu điện trình Chính phủ và được Chính phủ đồng ý tại công văn số 478/CP-NN ngày 31/5/2001 cho phép áp dụng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng ĐBĐ-VHX.

- Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố đều có công văn chỉ đạo các Sở, Ban Ngành, huyện, thị xã thực hiện việc cấp, giao đất không thu tiền sử dụng đất, tạo mọi điều kiện thuân lợi để xây dựng ĐBĐ-VHX. Bưu điện các tỉnh, thành phố đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với chính quyền cơ sở về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cơ sở vật chất, mạng luới và các thiết bị thông tin tại ĐBĐ-VHX.

3. Tổ chức và quản lý Điểm Bưu điện - Văn hoá xã.

a. Cơ sở xây dựng quy định quản lý ĐBĐ-VHX.

Ngày 14/11/1998, Hội đồng quản trị VNPT đã ban hành Quyết định số 267/1998/HĐQT-BC về “Quy định tạm thời quản lý ĐBĐ-VHX”; tiếp sau đó là văn bản của Tổng giám đốc đã cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật và cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước; Ngày 06 tháng 01 năm 2000 Hội đồng quản trị VNPT đã có Quyết định số: 04/2000/QĐ-BC về việc ban hành “Quy định quản lý Điểm Bưu điện -Văn hoá xã”. Quy định này gồm:

Page 52: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

52 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

06 “Chương”, 18 “Điều”, đã xác lập những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý và phương thức hoạt động của ĐBĐ-VHX. Được xây dựng trên cơ sở vận dụng những cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của VNPT, việc vận dụng luật Dân sự, luật Thương mại để xây dựng cơ chế hoạt động ĐBĐ-VHX theo phương thức Đại lý Bưu điện, đây là phương thức thích hợp nhất, vì VNPT vừa là một doanh nghiệp kinh doanh vừa là doanh nghiệp phục vụ công ích, bên cạnh yêu cầu về hiệu quả kinh doanh còn phải chú ý đến hiệu quả về mặt xã hội.

b. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên ĐBĐ-VHX :

Hầu hết nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX là người có hộ khẩu thường trú tại xã, do địa phương giới thiệu, Bưu điện tỉnh, thành phố tuyển chọn theo “Quy định quản lý điểm Bưu điện -Văn hoá xã” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/ QĐ-HĐQT-BC ngày 06/01/2000 của Hội đồng quản trị VNPT, phần lớn có trình độ THPT, có người tốt nghiệp đại học, trung học, nhiều người là công nhân Bưu điện. Trước khi vào làm việc các nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ khai thác bưu chính, viễn thông, kiến thức Pháp luật phổ thông, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở và an toàn lao động, thời gian 7 ngày đến 10 ngày, được Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ sau đó đưa về thực tập tại các bưu cục hoặc Bưu điện huyện,

Page 53: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 53

đủ khả năng tác nghiệp tại ĐBĐ-VHX. Khi mở thêm dịch vụ mới, nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX đều được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đủ điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

c. Thù lao của người làm việc tại Điểm Bưu điện -Văn hoá xã bao gồm:

- Tiền hoa hồng đại lý 10 % trên tổng doanh thu cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông tối thiểu.

- Tiền thuê khoán trực bảo vệ tài sản tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã.

- Tiền thù lao khác (là khoản tiền không nằm trong các dịch vụ đã ghi trong “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX”)

Nếu tổng số tiền thù lao (hoa hồng, bảo vệ, thù lao khác) không đạt mức thù lao tối thiểu theo quy định của Tập đoàn (400.000 đồng/tháng), thì Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố được cấp bù chênh lệch cho đủ mức thu nhập tối thiểu đó.

d. Hợp đồng:

- Điểm BĐ-VHX hoạt động theo phương thức đại lý (đại lý đặc biệt) vì vậy quan hệ giữa Bưu điện và nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX được điều chỉnh bằng luật Thương mại và Bộ luật Dân sự. Hợp đồng với người làm việc tại ĐBĐ-VHX là hợp đồng đại lý, được xác lập bằng văn bản. nhân viên làm việc tại đây được Bưu điện huyện, thị uỷ thác quyền sử dụng bảo quản nhà, vật tư

Page 54: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

54 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

trang thiết bị, tự nguyện (không hưởng thù lao) phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí, nội dung của bản Hợp đồng thống nhất trên cả nước, đã được mẫu hoá để các Bưu điện tỉnh, thành phố thực hiện.

- Sau hơn 10 năm hoạt động “Quy định quản lý điểm Bưu điện -Văn hoá xã” đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ chế trả thù lao đã giúp cho nhân viên làm việc tại những ĐBĐ-VHX vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn yên tâm làm việc gắn bó lâu dài với Ngành.

III. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, CNTT TẠI CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ

XÃ TRONG THỜI GIAN QUA

1. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại Điểm Bưu điện -Văn hoá xã.

- Hiện nay tất cả các ĐBĐ-VHX đã mở các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản để phục vụ cho đông đảo người dân có thu nhập thấp nhưng lại có nhu cầu nhất định về dịch vụ bưu chính, viễn thông và văn hoá, theo quyết định số 04/2000/QĐ - HĐQT - BC của Tổng giám đốc VNPT, các loại dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản bắt buộc phải được cung cấp tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên cả nước khi đưa ĐBĐ-VHX vào sử dụng.

- Kinh tế - xã hội càng phát triển đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng cao, một bộ phận

Page 55: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 55

nông dân làm kinh tế giỏi, có thu nhập khá, đòi hỏi các dịch vụ chất lượng, mang tính thương mại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu điện các tỉnh, thành phố khi mở thêm dịch vụ; ngày 07 tháng 12 năm 2005 VNPT đã có Quyết định số 6653/QĐ - PTBCVTNT, giao cho Bưu điện tỉnh, thành phố có trách nhiệm vụ phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông và một số dịch vụ: Thu cước điện thoại, truy cập Internet, bán Card, văn phòng phẩm,...phù hợp với tình hình địa phương đáp ứng nhu cầu của nhân dân; tăng thu nhập, giảm cấp bù cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX.

- Các thủ tục nghiệp vụ khai thác dịch vụ tại ĐBĐ-VHX thực hiện đúng các quy trình, quy phạm theo quy định của VNPT, chất lượng dịch vụ Bưu chính, Viễn thông đều đảm bảo. Giá cước được niêm yết công khai, hệ thống thiết bị được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên góp phần hạn chế tới mức thấp nhất khiếu nại hoặc phàn nàn của khách hàng về chất lượng và phong cách phục vụ. Quá trình hoạt động cho thấy dịch vụ bán card và dịch vụ điện thoại cố định và thư thường trong nước là 3 dịch vụ được người dân sử dụng nhiều nhất, điện thoại quốc tế hầu như không có.

- Đến nay đã có 34 Bưu điện tỉnh, thành phố đạt 100 % xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông: An Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận, Bến tre, Cà Mau, thành phố Cần Thơ; thành phố Đà Nẵng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà

Page 56: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

56 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Nam, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Long An, Khánh Hoà, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh, Phú Thọ, Sóc Trăng, Thanh Hoá, Thừa-Thiên - Huế, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Trích nguyên văn: “Đánh giá 10 năm xây dựng và hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX (1998-2008). Định hướng

kế hoạch phát triển trong thời gian tới” của VNPT

2. Những khó khăn, vướng mắc trong phục vụ và cung cấp dịch vụ:

Sau hơn 10 năm hoạt động bên cạnh những thành tựu đạt được, ĐBĐVHX vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và ngày càng bộc lộ những hạn chế trong phục vụ và kinh doanh.

- Về trang thiết bị: Nhiều ĐBĐ-VHX buồng điện thoại đặt ở vị trí không thuận tiện cho khách hàng khi đàm thoại, quầy giao dịch nhiều điểm chưa có vách ngăn (mẫu lại không thống nhất), đồng hồ tính cước là một thiết bị không thể thiếu song nhiều điểm chưa có, gây nhiều băn khoăn nghi ngờ cho khách hàng, có những ĐBĐ-VHX bảng giá cước các dịch vụ không có khung, sách thì cất trong tủ, trình bày chưa khoa học, không có danh mục tên sách để người đọc tra cứu tham khảo, nhiều nhân viên nghiệp vụ “thủ thư” còn rất lúng túng. Số sách bình quân chỉ có gần 375 đầu sách/điểm (kể cả sách các đơn vị quyên góp gửi tặng) chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả, số lượt người đến đọc sách đang có xu hướng giảm dần.

Page 57: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 57

- Mạng vận chuyển cấp 3 tại các ĐBĐ-VHX còn yếu, đặc biệt là khâu nhận, phát, thu gom bưu gửi chất lượng quá kém, những ĐBĐ-VHX nằm trên trục đường liên xã liên huyện, giao thông thuận tiện thì việc nhận, phát bưu gửi thực hiện được trong ngày, đáp ứng được nhu cầu hiện tại, những ĐBĐ-VHX ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao đường sá đi lại rất khó khăn nhiều nơi phải đi bộ hoặc đi ngựa việc nhận phát bưu gửi thường phải sang ngày hôm sau (có khi cả tuần). Có ĐBĐ-VHX khi người dân mang bưu kiện đến để gửi thì lại không có kẹp niêm phong phải chuyển đến bưu cục gần nhất mới niêm phong được. Việc quảng cáo (kể cả nhận quảng cáo cho các đơn vị ngoài VNPT) giới thiệu về các dịch vụ bưu chính, viễn thông, đọc sách báo miễn phí hầu như chưa có, công tác này chỉ làm được ở giai đoạn trước tổng kết 5 năm xây dựng hoạt động ĐBĐ-VHX (1998-2003).

- Sổ sách, ấn phẩm được trang bị khá đầy đủ, nhưng một số ĐBĐ-VHX, khi kiểm tra thì ghi chép, cập nhật không đầy đủ, rõ ràng, tình trạng tẩy xoá đôi khi vẫn còn, nhưng cuối các loại sổ không thấy bút tích chữ ký của kiểm soát viên, nhiều ĐBĐ -VHX dấu nhật ấn nằm nguyên trong hộp cả tháng (có điểm vài ba tháng), kiểm tra sổ BC 20 ngày thử ngày không khá nhiều, tình trạng này thường xảy ra ở những ĐBĐ-VHX miền núi.

- Chuyển tiền là một dịch vụ có quy trình, quy phạm rất khắt khe và phức tạp. Nhưng một số ĐBĐ-

Page 58: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

58 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

VHX hiện nay chưa có két sắt đảm bảo an toàn tài sản; số tiền lưu quỹ chưa nhiều, sự luân chuyển tiền còn kém; hệ thống thu gom yếu và thiếu, trường hợp sổ N5 quên không cập nhật cuối ngày, cuối tháng vẫn còn xảy ra.

- Trong số 2.865 ĐBĐVHX (trong đó có 2.000 điểm thuộc Dự án ”Đưa Internet về các vùng nông thôn- giai đoạn I) có thể truy cập Internet thì chỉ có 1.345 điểm có doanh thu. Do trang bị chỉ có 01 máy/ĐBĐ-VHX, đa số lại dùng phần mềm linux, đường truyền dial-up tốc độ truy cập rất chậm, nội dung thông tin các trang Web phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân lại quá nghèo nàn, nhiều người chưa được biết về tác dụng, cách khai thác thông tin từ Internet (ở Đắc Lắc có UBND xã còn cấm mở dịch vụ này). Tại các ĐBĐ-VHX hầu như không có sách vở hướng dẫn sử dụng Internet, đa số nhân viên lại không làm được việc này, hơn nữa ở nông thôn nhiều gia đình đã lắp đặt Internet để kinh doanh cùng lúc nhiều máy, lượng khách hàng thu hút hết vào đây. Cho nên tại các ĐBĐ-VHX số người đến sử dụng Internet rất ít, gần 50 % máy tính bị “đắp chiếu” rất lãng phí.

- Thực tế nhiều nơi không có nhu cầu, kinh doanh không hiệu quả, nên nhiều đơn vị đã dồn các máy từ nhiều nơi về một điểm là không đúng quy định. Vì mục đích chính của việc đưa Internet về các

Page 59: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 59

vùng nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân có thêm một kênh cung cấp thông tin. Để có thể khắc phục được những bất cập giữa mục tiêu phổ cập Internet và kinh doanh thì các đơn vị lại không dám bỏ vốn hoặc kêu gọi (cá nhân, doanh nghiệp, trường học...) cùng với Ngành góp vốn hoặc cho thuê mặt bằng, cho đến thời điểm này chỉ có 05 đơn vị đạt 100 % Điểm Bưu điện - Văn hoá xã mở dịch vụ truy cập Internet: Bắc Ninh, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Đồng Nai, Lâm Đồng và 05 đơn vị đạt trên 80 % là: Quảng Ninh; An Giang; Bình Định; thành phố Hải Phòng; Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hầu hết nhân viên làm việc tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã chưa được đào tạo chính quy, bài bản về công nghệ thông tin, cho nên chưa khai thác hết tính năng công suất trang thiết bị. Thái độ phục vụ của một số nhân viên ĐBĐ-VHX, chưa tốt, căn bệnh của thời bao cấp, thụ động, ỷ lại, thiếu nhiệt tình, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Điều này diễn ra không những ở các ĐBĐ-VHX vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh; mà ngay cả với những nơi kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao. Khả năng tiếp thị và quảng cáo, nghiệp vụ thư viện, tuyên truyền kiến thức pháp luật phổ thông của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX rất hạn chế và yếu kém, ảnh hưởng nhiều đến phục vụ và kinh doanh tại ĐBĐ-VHX.

Page 60: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

60 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

3. Tình hình kinh doanh tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã

- ĐBĐ-VHX là mô hình lấy phục vụ là chính; kinh doanh là động lực tạo nguồn thu, hỗ trợ phần nào cho hoạt dộng Văn hóa. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh đạt được kết quả rất đáng khích lệ, tổng doanh thu các dịch vụ bưu chính, viễn thông từ 32 tỷ đồng (năm 1999) tăng lên 227 tỷ đồng (năm 2007).

- Bưu điện tỉnh có tổng doanh thu các dịch vụ năm 2007 cao như: Thanh Hoá: 25,1 tỷ đồng; Quảng Nam 12,7 tỷ đồng; Đồng Tháp: 12,5 tỷ đồng; Long An: 11,2 tỷ đồng; Nghệ An: 9,1 tỷ đồng; Bắc Giang: 8,4 tỷ đồng; Hà Tĩnh: 7,8 tỷ đồng; Đắc Lắc: 6,6 tỷ đồng; Thái Bình: 6,6 tỷ đồng; Đồng Nai: 6,5 tỷ đồng; Tây Ninh: 6,5 tỷ đồng.

- Bưu điện tỉnh có doanh thu bình quân tháng/điểm năm 2007 cao như: Đồng Tháp: 9,7 triệu đồng; Cần Thơ: 6,9 triệu đồng; Quảng Nam: 6,9 triệu đồng; Tây ninh: 6,4 triệu đồng; Bình Dương: 5,7 triệu đồng; Long An: 5,3 triệu đồng; Đồng Nai 5,1 triệu đồng...

Nhận xét:

- Những tỉnh phát triển các khu công nghiệp, lâm trường cao su,.... như Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Đắc Lắc... lại chính là những tỉnh có tỷ lệ phần trăm (%) điểm đạt doanh thu cao hàng đầu cả nước. Các tỉnh có tỷ lệ phần trăm (%) số ĐBĐ-VHX doanh thu trên 5 triệu đồng/tháng từ 30 % trở lên: Đồng Nai,

Page 61: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 61

Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Nam, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh...lại không phải là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng hay Đà Nẵng . Điều này cho thấy, không phải cứ thuộc địa bàn có kinh tế xã hội phát triển hơn thì kinh doanh của hệ thống ĐBĐ-VHX tại đó nói chung và từng điểm nói riêng sẽ phải tốt hơn so với những nơi khác.

- Hiện nay doanh thu tại các ĐBĐ-VHX chủ yếu là từ dịch vụ bán card, điện thoại cố định trong nước, doanh thu dịch vụ bưu chính chỉ chiếm khoảng 5 % đến 10 %, doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, dịch vụ bưu kiện, điện thoại quốc tế hầu như chưa có doanh thu.

- Những năm gần đây hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn vùng đồng bằng có điện thoại cố định, có gia đình sắm cả di động, Mega VNN để thông tin cho nhau nên lượng khách hàng đến ĐBĐ-VHX gọi điện thoại mỗi ngày một giảm, rất nhiều điểm doanh thu chỉ được hơn 10.000 đồng/tháng (ĐBĐ-VHX Pa Ham huyện Mường Chà; ĐBĐ-VHX Sín Thầu huyện Mường Nhé) Bưu điện - Điện Biên.

- Một nguyên nhân khác dẫn đến doanh thu bình quân tháng giảm là do các ĐBĐ-VHX xây dựng những năm sau này phần nhiều thuộc xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135 của Chính phủ), nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả dịch vụ bưu chính, viễn thông thấp.

Page 62: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

62 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

- Kinh tế xã hội phát triển nhu cầu về thông tin ngày càng tăng, cạnh tranh từ các dịch vụ bưu chính, nhất là viễn thông giữa các doanh nghiệp ngoài Ngành, ngày càng quyết liệt. Sự phát triển của mạng lưới bưu chính, viễn thông, đặc biệt là thông tin di động đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh tại ĐBĐ-VHX. Doanh thu card tăng nhanh, doanh thu điện thoại cố định giảm nhiều, so với trước Hội nghị tổng kết 5 năm (2003), nguồn thu chủ yếu của ĐBĐ-VHX trong những năm trước đây.

- Kết quả tính toán cho thấy chỉ có khoảng 10 % số ĐBĐ-VHX có khả năng tự tồn tại (thu đủ bù chi).

IV. PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẠI CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ

1. Tình hình phục vụ văn hóa trước Hội nghị Tổng kết 5 năm ( 2003)

a. Các chương trình phối hợp liên Ngành, phòng dịch.

- Chương trình phối hợp triển khai quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn giữa VNPT với Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; đã ký chương trình phối hợp liên ngành số 253/BTP-TSPL ngày 2 tháng 3 năm 2001; nhằm phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật xã, phường thị trấn;

Page 63: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 63

- Chương trình phối hợp triển khai phong trào quyên góp sách thiếu nhi cho trẻ em nông thôn đọc tại ĐBĐ-VHX số 01/-CT/LT ngày 24 tháng 6 năm 2002 giữa VNPT với Trung ương Đoàn TNCSHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chương trình phối hợp liên ngành Văn hoá -thông tin, Tổng công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam, tổ chức phòng đọc sách báo taị Điểm Bưu điện -Văn hoá xã số 2241/VNPT-VHTT ngày 29 tháng 4 năm 2003.

- Chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm và viêm phổi ở người do virút và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về huy động sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn quốc, ngày 10/02/2004, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Đỗ Trung Tá đã có công văn gửi Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về việc phòng chống dịch cúm gia cầm.

b. Tình hình phục vụ văn hóa.

- Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, ĐBĐ-VHX còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí, thực hiện luân chuyển sách từ Thư viện cơ sở, tủ sách Pháp luật xã sang ĐBĐ-VHX, để đại đa số nhân dân có thể tiếp cận với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá mới, tạo cho

Page 64: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

64 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

mọi người dân có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, một nếp sống không thể thiếu trong xã hội hiện đại, văn minh.

- Ngay bản thân các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các ĐBĐ-VHX cũng đã mang tính văn hoá, những hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu tình cảm, nâng cao sự hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn. Các thông tin về văn hoá, kinh tế, xã hội, những tư vấn về cây trồng, vật nuôi, giá cả, khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp; y tế giáo dục; sinh đẻ kế hoạch... là những thông tin rất bổ ích cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

- Chính vì vậy khi đưa vào hoạt động mỗi ĐBĐ-VHX được mua các trang thiết bị ban đầu 10 triệu đồng, được cấp 1,5 triệu đồng mua sách, hàng năm được cấp thêm 0,5 triệu đồng/01 điểm để mua bổ sung các loại sách báo phù hợp với đặc thù của từng địa phương, thường xuyên có ba loại báo Nhân dân, báo Bưu Điện Việt Nam, báo của Đảng bộ địa phương; được trang bị bàn, ghế, tủ giá sách, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện, bình nước uống... những nơi có khuôn viên rộng được bố trí ghế đá, cây xanh, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đep thu hút nhân dân đến đọc sách báo, tìm hiểu, tham khảo, tra cứu các loại sách: Pháp luật, khoa học kỹ thuật khoa học kỹ thuật, kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, y học, giáo dục...

Page 65: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 65

- Ngoài sách báo hàng năm Tập đoàn mua bổ sung cho ĐBĐ-VHX, thời gian qua các Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban An toàn giao Thông quốc gia, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, một số toà soạn Báo, Công ty Thông tin Di động )… đã gửi tặng các loại báo Nông thôn Ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Khoa học và Đời sống, Bạn đường, Nhân đạo và Đời sống, Văn hoá, Tạp chí Toàn cảnh, Tạp chí Xã hội và Thông tin... và nhiều tạp chí chuyên ngành cấp cho ĐBĐ-VHX, Chính phủ cấp thường xuyên Công báo cho 100 % ĐBĐ-VHX, nhiều, tỉnh, thành phố cũng đã cấp báo của Đảng bộ địa phương cho ĐBĐ-VHX. Tổng số báo tạp chí 85 ngàn tờ, số đầu sách bình quân: 375 quyển/điểm (năm 2003) đến nay chỉ còn 200 quyển/ điểm.

- VNPT đã ban hành Chỉ thị về việc “Đẩy mạnh hoạt động của các ĐBĐ-VHX thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị”. Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên vận động các cơ quan chức năng, ban, ngành tại địa phương cùng cán bộ công nhân viên Bưu điện quyên góp sách báo gửi tới các ĐBĐ-VHX giúp nông dân có thêm thông tin, vận động các cơ quan có trách nhiệm cấp không thu tiền báo chuyên ngành cho ĐBĐ-VHX. VNPT cũng đã cấp Tạp chí Xã hội và Thông tin (do VNPT phát hành) cho 100 % ĐBĐ-VHX.

- Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ tại ĐBĐ-VHX Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã có

Page 66: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

66 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Công văn số 76/TĐ-CĐBĐ ngày 28 tháng 01 năm 2003 hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua xây dựng “Điểm Bưu điện -Văn hoá xã kiểu mẫu”;

Đã có 91 ĐBĐ-VHX đã được gắn biển ĐBĐ-VHX kiểu mẫu năm 2003 tại Quyết định số 865/QĐ-TĐKT ngày 05/4/2004 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.

Hầu hết Bưu điện các tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thi “Nhân viên ĐBĐ-VHX phục vụ khách hàng tốt, kinh doanh giỏi”, Có đơn vị quy định nếu nhân viên Làm việc tại ĐBĐ-VHX đạt danh “hiệu nhân viên phục vụ kinh doanh giỏi trong hội thi, sẽ được ưu tiên tuyển chính thức vào Ngành Bưu điện; ban hành Chỉ thị phát động thi đua ủng hộ sách báo cho ĐBĐ-VHX. Bên cạnh việc áp dụng các quy định hướng dẫn của Tâp đoàn, nhiều đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp giũa Bưu tá với nhân viên ĐBĐ-VHX, quy chế kiểm tra giám sát hoạt động của ĐBĐ-VHX, quy chế thi đua khen thưởng đối với nhân viên ĐBĐ-VHX. Nhiều Bưu điện tỉnh, thành phố còn tổ chức cho nhân viên có thành tích công tác tốt được đi nghỉ mát, du lịch hoặc tặng quà nhân dịp lễ, tết để động viên khuyến khích người làm việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Trong quá trình Đại hội Đảng lần thứ IX diễn ra, thực hiện chỉ thị số 02/CT/ BCS/TCBĐ ngày 20/2/2001 của Ban cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện về

Page 67: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 67

việc tổ chức để nhân dân đến các ĐBĐ-VHX đọc và tham gia dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tổng giám đốc VNPT đã có công văn số 839/PTBCVTNT ngày 22/02/2001 hướng dẫn, Bưu điện các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức việc in ấn, phô tô thêm văn kiện bằng khổ giấy lớn, chữ to, chuyển tài liệu đến các ĐBĐ-VHX để kịp thời phục vụ nhân dân, đồng thời cung cấp giấy, bút để nhân dân tham gia đóng góp trực tiếp vào Dự thảo báo cáo chính trị của Đảng trình Đại hội IX, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt của đợt sinh hoạt chính trị này.

- Thực hiện Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Hướng dẫn số 11- HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng -Văn hoá Trung ương. Nhằm đẩy mạnh nghiên cứu học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. VNPT cùng với Ban Tư tưởng Văn hoá TW đã triển khai đưa 7.000 cuốn sách hỏi đáp về Tư tưởng Hồ Chí Minh tới các ĐBĐ-VHX trên cả nước để tuyên truyền vận động nhân đọc tìm hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Một chương trình có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình hiện nay.

Page 68: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

68 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

2. Tình hình phục vụ văn hóa sau Hội nghị Tổng kết 5 năm (2003)

- Hệ thống ĐBĐ-VHX đã đi vào hoạt động đã hơn 10 năm nhưng số đầu sách báo khá hạn chế 61 % số ĐBĐ-VHX có từ 100 - 300 đầu sách, 33 % có từ 400 - 600 đầu sách và chỉ có 6 % có trên 600 đầu sách, số đầu sách quân 200 quyển/điểm

- Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm tăng cường sự phong phú của đầu sách báo vì nhiều lý do lại chưa được thực hiện tốt:

- Có tới gần 60 % số ĐBĐ -VHX không thực hiện luân chuyển sách báo.

- Trước tổng kết 5 năm các chương trình phối hợp liên Ngành hoạt đông rất sôi nổi và hiệu quả. Nhưng từ đó đến nay các chương trình đó và các chương trình ký kết giữa Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố với giám đốc sở tư pháp, Sở Văn hoá và Thông tin (nay là sở Văn hoá Thể thao và Du lịch) tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, kiến thức Pháp luật phổ thông cho nhân viên ĐBĐ-VHX trước đây được triển khai thực hiện rất tốt, nhưng 5 năm trở lại đây các hình thức trên đã không còn được duy trì nữa.

- Phong trào quyên góp gửi tặng sách báo của các Hội, đoàn thể, Ban, Ngành, ... từ Trung ương đến địa phương; Chương trình phối hợp giữa Bưu điện các tỉnh, thành phố, với Sở Tư pháp, Sở Văn Hóa và Thông

Page 69: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 69

tin (nay là Văn hóa Thể thao và Du lịch) tổ chức triển khai thực hiện việc luân chuyển, trao đổi, sách báo, tạp chí từ Thư viện cơ sở, Tủ sách pháp luật xã sang ĐBĐ-VHX ngày càng giảm.

3. Kết luận:

- Nhu cầu được tiếp cận văn hoá, thông tin và truyền thông, CNTT của người dân tại nhiều vùng còn rất lớn, nhưng với số lượng sách báo được cấp hiện nay (dù đã đạt chuẩn - đảm bảo thực hiện đúng quy định) thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Đây là một phần nguyên nhân khiến cho số người đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX có xu hướng giảm dần.

- Mặc dù đạt được kết quả rất khả quan, nhưng cũng có thể nhận thấy: hoạt động văn hoá tại các ĐBĐ-VHX mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho một số độc giả nhất định, phần nhiều là học sinh, các cựu chiến binh, các cụ về hưu; song chưa thật đa dạng, mới chỉ dừng ở văn hoá đọc; sách, báo ở đây đã ít về số lượng lại nghèo về chủng loại, sau một thời gian đã lạc hậu; hơn nữa mỗi ĐBĐ-VHX thường xuyên chỉ có 3 loại báo: Nhân dân, Bưu điện Việt Nam, báo của Đảng bộ địa phương. Sách báo quyên góp, gửi tặng ĐBĐ-VHX tuy nhiều nhưng nhưng chất lượng kém, phần lớn đã cũ nát, hư hỏng. Nguồn kinh phí của Tập đoàn thì có hạn, tiền mua sách từ 1998 đến nay vẫn không tăng, do đó số lượng sách cũng bị giảm.

Page 70: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

70 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Ngoài ra cũng có một số loại báo, tạp chí khác do các cơ quan ban ngành gửi tặng, quyên góp nhưng số lượng cũng rất hạn chế và không thường xuyên, cho nên số người đọc có xu hướng giảm dần. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tin tức thời sự, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các loại sách khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp và nhiều loại sách khác đến với người nông dân còn rất hạn chế, chưa đồng đều ở các vùng, miền; ngày càng tạo ra sự chênh lệch về mặt bằng dân trí, trình độ hiểu biết xã hội ở vùng nông thôn.

V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ THỜI

GIAN QUA

1. Hiệu quả đạt được

a . Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng các dịch vụ

- Trước năm 1998 khi chưa có hệ thống ĐBĐ-VHX, cả nước chỉ có 3.000 bưu cục phục vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn, Bình quân cứ 25.500 người và 110 km2 mới có 01 bưu cục phục vụ; các chỉ tiêu phục vụ như vậy xét trên thực địa là quá thấp, xét theo mật độ phục vụ dân cư, để đưa các dịch vụ Bưu chính, viễn thông tiếp cận với người dân lại càng khó thực hiện không mang lại hiệu quả như mong

Page 71: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 71

muốn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội; người dân vùng nông thôn, nhất là bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc thiểu số muốn gửi một lá thư, mua một tờ báo, gọi một cuộc điện thoại tới bệnh viện khi ốm đau phải đi hàng chục km.

- Sau khi hệ thống ĐBĐ-VHX ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thông tin, và truyền thông của người dân vùng nông thôn, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho 100 % số xã có điện thoại vào năm 2005, ĐBĐ-VHX đã góp phần làm tăng số điểm mạng lưới phục vụ (bưu cục. ĐBĐ-VHX, đại lý. Kiốt) lên 18.941 điểm với diện tích phục vụ bình quân là: 17,5 km2 /điểm, và số dân phục vụ bình quân 4.500 người/điểm. Với chỉ tiêu như vậy hệ thống ĐBĐ-VHX đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các dịch vụ bưu chính, viễn thông thuận lợi hơn, tương đương với các nước trong khu vực.

- Sau hơn 10 năm kể từ khi ngành thực hiện việc đầu tư xây dựng ĐBĐ-VHX để phục vụ khách hàng, đặc biệt là chú trọng khách hàng là đối tượng nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tác dụng rất tốt trong việc rút ngắn bán kính phục vụ, phổ cập các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, sách báo các loại, internet … ngày càng gần khách hàng hơn.

b. Góp phần phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông

- ĐBĐ-VHX chính là một kênh cung cấp các vụ bưu chính, viễn thông công ích; phục vụ cho cộng

Page 72: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

72 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

đồng dân cư vùng nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật, thu thập nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng. Cho nên khi đưa vào sử dụng tất cả các ĐBĐ-VHX đều phải cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản theo “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX”. Đối với những ĐBĐ-VHX có khả năng mở những dịch vụ mới (ngoài các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản) thì Bưu điện tỉnh, thành phố được toàn quyền xem xét quyết định.

- Sự ra đời của Điểm Bưu điện -Văn hoá xã đã và đang đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn; tạo điều kiện cho cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn được được hưởng thụ lợi ích từ các dịch vụ bưu chính, viễn thông mang lại, rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Điểm Bưu điện -Văn hóa xã thực sự đã tham gia vào việc tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; tạo thành một hệ thống các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, CNTT rộng khắp; một mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia đến tận các xã, làng, bản xa xôi, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Page 73: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 73

c. Góp phần nâng cao giá trị văn hoá, tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân nông thôn.

- Trước năm 1998 hệ thống ĐBĐ-VHX chưa hình thành, cả nước hầu như chưa có nhà văn hoá xã, chỉ có khoảng hơn hai ngàn điểm phục vụ đọc sách báo. Sự ra đời của ĐBĐ-VHX đáp ứng được nhu cầu thông tin, đọc sách báo của người dân, hoạt động này được mạng lưới thư viện, từ Trung ương đến tỉnh, huyện quan tâm, phối hợp, giúp đỡ (43 thư viện tỉnh, huyện trên cả nước hàng tháng, quý luân chuyển sách sang cho ĐBĐ-VHX). Để phục vụ việc đọc sách của bà con nông dân tại ĐBĐ-VHX được tốt hơn; VNPT và Bộ Văn hoá và Thông tin trước đây đã ký chương trình phối hợp liên ngành số 2241/VNPT - VHTT ngày 29/4/2003 về việc tổ chức phòng đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX

- Điểm BĐ-VHX là một hoạt động mới trong mạng lưới văn hoá, thông tin và truyền thông ở nông thôn Việt Nam; được đánh giá là một trong hai sự kiện văn hoá nổi bật trong năm 1999. Có thể nói chưa bao giờ ở nước ta lại có một tổ chức dịch vụ mang yếu tố văn hoá, thông tin và truyền thông, phục vụ được nhiều đối tượng nhân dân trên khắp mọi miền đất nước phát triển nhanh và được xã hội quan tâm nhiều như ĐBĐ-VHX. Có địa phương không những trang bị trang bị TV cho ĐBĐ-VHX mà còn hỗ trợ thêm cho mỗi người làm việc tại ĐBĐ-VHX 50.000 đồng/tháng như: Yên Bái; Bình Dương cấp thêm 100.000/điểm đồng.

Page 74: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

74 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

- ĐBĐ-VHX đã tạo ra hàng ngàn điểm đọc sách báo cho nhân dân địa phương hàng ngày có từ 100 ngàn đến 150 ngàn lượt người tới đọc sách báo, tạp chí tại các ĐBĐ-VHX, nhờ có phòng đọc sách báo mà hàng vạn người không bị tái mù chữ, hàng ngàn người có cuộc sống khá hơn vì đã nắm bắt kịp thời những thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, trồng trọt, giá cả, sinh đẻ kế hoạch, y tế giáo dục và khoa học kỹ thuật nông nghiệp...đây thực sự là một trong những giải pháp rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới ở nông thôn. Qua đó chúng ta thấy được ý nghĩa chính trị và hiệu quả xã hội của chủ trương xây dựng ĐBĐ-VHX to lớn biết chừng nào.

- Nhờ có phòng đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX, hàng ngày nhiều nông dân đến đây đọc sách, thu thập thông tin, tìm hiểu kiến thức về kỹ thuật nông - lâm - ngư nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở nên giàu có như anh thương binh Chu Văn Tuấn ở xã Yên Nam huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam; Anh Hoàng Trọng Lập ở xã Hoà Bắc huyện Hoà Vang Đà Nẵng có thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng hoặc như ông Lê Văn Kỳ - nông dân xã Hoà Phú huyện Hoà Vang Đà Nẵng. Từ ngày có “Internet”, ông trở thành “thư viện di động” của bà con xã miền núi này. “Tìm được cái gì mới, hay, hữu

Page 75: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 75

ích cho bà con trên mạng là ông lưu lại trong máy; đến giờ mở ra đọc trên loa truyền thanh cho cả thôn, cả xã cùng nghe”…

d. Tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường

- Thực tế, với mức doanh thu trung bình hiện nay của các ĐBĐ-VHX trên cả nước, chưa thể đặt vấn đề doanh thu có thể bù đắp toàn bộ chi phí, mặc dù doanh thu bình quân tháng/Điểm Bưu điện - Văn hóa xã từ: 692.000 đồng/điểm/tháng/năm 1999 tăng lên 2.350.000 đồng/điểm/tháng/năm 2007, nhưng từ 2005 trở lại đây đang có xu hướng giảm dần, trong những năm tới chiều hướng này sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, khi viễn thông tách hoàn toàn khỏi bưu chính. Nhưng ĐBĐ-VHX đã tạo ra cơ hội kinh doanh đón bắt thời cơ, mở rộng thị trường, phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn; một khu vực hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

- Việc xác định hiệu quả kinh doanh và phục vụ công ích của ĐBĐ-VHX hiện nay là rất cần thiết, phương pháp xác định doanh thu, chi phí để từ đó tính lỗ, lãi quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá cũng rất khác nhau, phần đóng góp của mỗi đơn vị trên toàn bộ mạng lưới chiếm bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn cần nhiều thời gian, phải chờ đến khi Viễn thông và Bưu chính có quy định, quy chế phân định rõ ràng mới có thể tính toán một cách tương đối đầy đủ và chính xác (vấn đề này năm 2007 Ban Phát

Page 76: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

76 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

triển Bưu chính Viễn thông Nông thôn (trước đây) đã đặt hàng với Viện Kinh tế - Bưu điện sẽ hoàn thành trong năm 2008.

- Thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế điểm phục vụ của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới; tổng số ĐBĐ-VHX vẫn tăng, nhưng doanh thu bình quân giảm 100.000 đồng điểm/tháng so với năm 2006. Như vậy hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân khách quan có tính chất quyết định: điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn hoạt động không thuận lợi, đây là yếu tố mấu chốt của hoạt động kinh doanh. Do đó, các giải pháp sẽ hướng vào việc khắc phục những tồn tại có nguyên nhân chủ quan và chỉ có thể góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh ở một mức độ nhất định.

2. Những khó khăn, vướng mắc tồn tại.

- Một vài chi tiết trong thiết kế mẫu nhà chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, cửa ra vào chật hẹp, chưa được phù hợp với vùng thường có mưa bão, trần nhà thấp gây nóng bức... thực tế nhiều đơn vị đã phải bỏ thêm kinh phí để khắc phục tình trạng này. Nhiều ĐBĐ-VHX vị trí không thích hợp, chưa có cổng sắt, tường rào bao quanh; chưa có hệ thống phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, là những thiết yếu tối thiểu đảm bảo an toàn, mỹ quan cho một công trình văn hoá ở nông thôn.

Page 77: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 77

- Công tác bảo vệ an toàn, an ninh trật tự tại ĐBĐ-VHX còn nhiều bất cập đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra như ở ĐBĐ-VHX An Bình huyện Phú Giáo Bình Dương (26/3/2001), và gần đây nhất là vụ cháy Điểm Bưu điện - Văn hoá xã Liên Hà huyện Lâm Hà thuộc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, gây tổn thất gần 73 triệu đồng .

- Mô hình Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành hiện thực ngày càng chiếm vị trí quan trọng ở vùng nông thôn. Nhưng chưa có sự phối hợp triển khai đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp hoạt động văn hoá còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo bà con nông dân nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, số sách báo tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã còn quá ít, trên giá sách chỉ có vài ba loại báo cùng một số ít sách cũ như một minh chứng của sự nghèo nàn, lạc hậu thiếu thốn về thông tin. Việc thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá ĐBĐ-VHX, nhiều đơn vị rất coi nhẹ, thường chỉ quan tâm đến kinh doanh ít chú ý tới các hoạt động văn hoá, Việc phát triển các dịch vụ nhằm tăng doanh thu cho ĐBĐ-VHX để hỗ trợ phần nào cho hoạt động văn hoá còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những ĐBĐ-VHX thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

- “ Quy định quản lý ĐBĐ-VHX ”, ban hành từ những năm trước đây đã có nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Thù lao tối thiểu 400.000 đồng/tháng ở một số vùng thì người ký hợp

Page 78: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

78 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

đồng tạm hài lòng, nhưng đối với những vùng có ngành nghề phát triển, gần các khu công nghiệp, thành phố, thị xã thì họ khó có thể chấp thuận, Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người ký hợp đồng, cần phải có một cơ chế đặc thù, để bảo đảm quyền lợi cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX; người phát công văn, thư báo ở xã (Bưu tá) ...những chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người làm việc tại ĐBĐ-VHX như: Hợp đồng, mức thù lao, chế độ làm thêm giờ, khen thưởng... chưa được quan tâm đúng mức, cho nên nhiều người đã bỏ việc như ở Kon Tum, Đồng Nai...

- Đa số nhân viên ĐBĐ-VHX đã gắn bó với ĐBĐ-VHX từ những ngày đầu thành lập (hơn 10 năm), mặc dù ĐBĐ-VHX hoạt động theo phương thức đại lý. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam không có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm cho họ. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng ngắn hạn liên tục là chưa hợp lý. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ĐBĐ-VHX sau này.

- Đây là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, Lãnh đạo Tập đoàn cũng đã. nhiều lần điều chỉnh mức thù lao tối thiểu, giao cho Bưu điện các tỉnh, thành phố mở thêm nhiều dịch vụ khác ngoài các dịch vụ bưu chính, viễn thông để tăng doanh thu, thù lao cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX, nhưng tình trạng rất nhiều người viết thư, đơn đề nghị gửi cấp có thẩm quyền, báo,

Page 79: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 79

đài, truyền hình thậm chí lên tận cấp cao nhất để hỏi và thắc mắc.

3. Nguyên nhân thành công:

- Có thể nói ĐBĐ-VHX là mô hình mới gắn kết kinh tế với phát triển văn hoá phát huy hiệu quả tốt ở các vùng nông thôn được nhân dân hoan nghênh, bước đột phá sáng tạo của VNPT là do có quan điểm và chủ trương đúng đắn hợp với ý Đảng lòng dân của ngành Bưu điện.

- Một trong những nguyên nhân có tính quyết định nữa là: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo điều hành của Ban cán sự Đảng, Chuyên môn, Công đoàn các cấp trong Tập đoàn, các Ban chức năng, Bưu điện các tỉnh, thành phố coi nhiệm vụ xây dựng, phát triển ĐBĐ-VHX là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, phải làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động mọi người hiểu được những tiện ích mà các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại ĐBĐ-VHX mang lại cho họ trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Đảng, Chính phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước, Hội, đoàn thể, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con nông dân để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Ngành đề ra.

- Khi khảo sát lập dự án xây dựng ĐBĐ-VHX, một mặt phải căn cứ nhu cầu của thị trường, mặt khác

Page 80: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

80 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

phải chú ý đến các yếu tố kinh tế-xã hội như: cơ cấu kinh tế, thu nhập của người nông dân, cơ sở hạ tầng, mật độ dân cư, trình độ dân trí, phong tục, tập quán...là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển mô hình ĐBĐ-VHX, để có thể mở thêm các dịch vụ, xây dựng và phát triển ĐBĐ-VHX sao cho phù hợp với đặc thù cũng như nhu cầu người dân vùng nông thôn.

- Chất lượng phục vụ khách hàng là một khâu quyết định đảm bảo cho mô hình ĐBĐ-VHX hoạt động ổn định phát triển lâu dài. Chủ trương xây dựng ĐBĐ-VHX trước hết là phục vụ nhân dân, nên việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực được Tập đoàn đặc biệt quan tâm, những nam, nữ thanh niên địa phương đại diện cho lớp người mới ở nông thôn được tuyển chọn, và đào tạo ngắn hạn (vừa làm “giao dịch viên” vừa làm “nhân viên văn hoá” ở xã), có tinh thần trách nhiệm, phục vụ tận tình, chu đáo được chính quyền và nhân dân địa phương tin yêu, yên tâm làm việc gắn bó lâu dài với Ngành. Đây thực sự là một trong những nhân tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển mô hình Điểm Bưu điện - Văn hoá xã trong tương lai.

Page 81: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 81

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Page 82: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

82 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 83: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 83

I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

1. Xu hướng phát triển bưu chính, viễn thông - Công nghệ thông tin hiện nay.

Để nhanh chóng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ quốc tế tạo điều kiện thúc đấy nền kinh tế trong nước phát triển. Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mở cửa thị trường kêu gọi đầu tư nước ngoài và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã chính thức gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực ký kết một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông như tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU), Liên minh Bưu chính quốc tế (UPU) diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)…

Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phù hợp và từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hạn chế độc quyền khuyến khích cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2010 là “Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội” mở rộng khả năng hoà mạng viễn thông với chi phí có khả

Page 84: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

84 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

năng canh tranh quốc tế”. “Tiếp tục phát triển nhanh hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông, phổ cập sử dụng dịch vụ Internet, điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến 2010 số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt trung bình trong khu vực” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX); và “Có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet” (chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17/10/ 2000 của Bộ Chính trị).

Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ và nhu cầu về thông tin và truyền thông trong xã hội, đã hình thành xu hướng hội tụ giữa Tin học - Viễn thông - Truyền thông đã tạo thành mạng Internet toàn cầu; đã hình thành xu hướng mới là sự hội tụ giữa bưu chính truyền thống - tin học -Viễn thông, xu hướng này tạo ra dịch vụ mới lai ghép giũa 3 lĩnh vực công nghệ. Điều này sẽ tạo ra bộ mặt mới cho bưu chính, nâng cao khả năng canh tranh của nó và cung cấp nhiều dịch vụ mới tiện ích cho xã hội. Như vậy các công nghệ thay thế như viễn thông, tin học không chỉ là thách thức với Bưu chính, mà còn là cơ hội lớn nếu Bưu chính biết tận dụng nó. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ bưu chính trên thị trường ngày càng mạnh mẽ với quy mô ngày càng rộng. Có thể khách hàng cũ của chúng ta lại trở thành đối thủ cạnh tranh

Page 85: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 85

của chúng ta đó là các ngành Điện lực, Ngân hàng, Phát thanh và Truyền hình…sự cạnh tranh đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ĐBĐ-VHX, một hệ thống trong mạng lưới bưu chính, viễn thông Việt Nam.

Từ ngày 15/8/2002 Tổng công ty bưu chính viễn thông bắt đầu thực hiện phương án đổi mới tổ chức kinh doanh theo hướng tách bưu chính, viễn thông. Sau sau 6 năm chuẩn bị ngày 01/01/2008 Tổng công ty Bưu chính đã được thành lập, hoạt động kinh doanh bưu chính, viễn thông, CNTT tại các Bưu điện tỉnh, thành phố sẽ từng bước được tách bạch rõ ràng. Những thay đổi này sẽ làm cho việc tổ chức hoạt động bưu chính sẽ gọn nhẹ hơn tập trung hơn và hoạt động hiệu quả, chủ động hơn.

2. Định hướng xã hội hoá hoạt động ĐBĐ-VHX

‒ Hệ thống ĐBĐ-VHX muốn tồn tại và phát triển thì cần phải xâm nhập vào đời sống sinh hoạt của xã hội nông thôn, để làm được được điều đó trước hết cần nâng cao giá trị tinh thần, ích lợi xã hội, ảnh hưởng của hệ thống này về mặt văn hoá, có như vậy ĐBĐ-VHX mới thực sự đóng vai trò tích cực phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

‒ Tại hội nghị Tổng kết 5 năm (1998 - 2003) tham luận của các đại biểu đều khẳng định: “ĐBĐ-VHX là mô hình mới cần phát huy, rất thiết thực với người dân, góp phần nâng cao dân trí, là người bạn

Page 86: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

86 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

gần gũi của người dân địa phương, một kênh thông tin tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ không những chỉ của ngành Bưu điện mà còn là nhiệm vụ của các ngành, các cấp” .

‒ Lồng ghép các chương trình: Điện, đường, trường học, y tế, nhà văn hoá, thể thao... trở thành một quần thể (trung tâm văn hoá - thông tin và truyền thông cộng đồng, tương tự như “Đình làng” ngày xưa) để nhân dân trong xã, cụm xã có thể đến giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và trao đổi thông tin kinh tế, thể thao, giải trí mua bán hàng hoá, hội họp, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn...

‒ Tổ chức, tuyên truyền vận động các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, Sở, Ban, Ngành và nhân dân địa phương doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài góp vốn, gửi sách, báo, hiện vật…về ĐBĐ-VHX, nhằm đa dạng hoá xã hội hoá ĐBĐ-VHX mà lực lượng nòng cốt là nhân dân và chính quyền địa phương, những người được hưởng trực tiếp các lợi ích từ mô hình này.

3. Định hướng Phát triển ĐBĐ-VHX

Xây dựng và phát triển ĐBĐ-VHX là một việc lớn và khó khăn, nhưng đảm bảo cho ĐBĐ-VHX hoạt động ổn định lâu dài còn khó khăn hơn nhiều, ĐBĐ-VHX là mô hình mới chưa có tiền lệ, một chủ trương lớn của Ngành Bưu điện, ý nghĩa và hiệu quả về mặt xã hội là chưa thể tính hết được.

Page 87: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 87

‒ Cho đến thời điểm này mạng lưới điểm phục vụ bưu chính viễn thông trên cả nước thì hệ thống ĐBĐ-VHX đã hoàn thành mục tiêu đề ra đã hình thành hệ thống kênh phân phối dịch vụ bưu chính, viễn thông có số điểm vượt trội so với mạng Bưu cục và Đại lý Bưu điện. Hiện nay chỉ còn 312 xã (phần lớn là xã đặc biệt khó khăn) chưa có ĐBĐ-VHX, hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

+ Đối với những xã đã có “Nhà văn hoá xã” hoặc “Nhà văn hoá thôn”, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ không xây dựng ĐBĐ-VHX mà hợp đồng với cán bộ văn hoá cơ sở làm Đại lý bán dịch vụ bưu chính, viễn thông cho Ngành. Phần văn hoá của ĐBĐ-VHX dần dần trả lại cho ngành Văn hoá để giảm gánh nặng cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.

+ Những nơi đã có ĐBĐ-VHX, phục vụ văn hoá và kinh doanh hiệu quả, diện tích đất có thể mở rộng, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ cho phép các đơn vị được đầu tư nâng cấp, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp để thu hút nhân dân đến đọc sách báo, sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các dịch vụ khác.

+ Ngược lại những ĐBĐ-VHX kinh doanh và phục vụ văn hoá, kinh doanh không hiệu quả từ 1998 đến nay, VNPT sẽ xem xét và có bịên pháp hợp lý chuyển sang “Đại lý Bưu điện” hoặc “Đại lý Bưu điện Văn hoá thôn”.

Page 88: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

88 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

+ Hạn chế phát triển bưu cục, thay vào đó là phát triển đại lý Bưu điện ở địa bàn các Thành phố, Thị xã, khu công nghiệp, làng nghề...Kiên quyết chuyển những bưu cục 3 kém hiệu quả sang ĐBĐ-VHX; Đại lý Bưu điện hoặc “Đại lý Bưu địện Văn hoá thôn”. Chỉ phát triển Bưu cục 3 những nơi quy mô cung cấp dịch vụ lớn mà đại lý bưu điện hoặc ĐBĐ-VHX không đủ khả năng đáp ứng. Tại những nơi này các đơn vị lập dự án để Tổng công ty sẽ xem xét chuyển ĐBĐ-VHX thành Bưu cục khu vực (nhưng cũng rất hạn chế).

+ Tại những xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa, miền núi cao dân cư thưa thớt, KT-XH chậm phát triển. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chọn và khảo sát thực tế địa phương, có đủ điều kiện về đất dai, phục vụ văn hóa, kinh doanh ổn định; để xây dựng cơ sở của Ngành tại những trung tâm xã, cụm xã (Chính phủ đã có quyết định số 35/TTg ngày13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm cụm xã Miền núi, vùng cao). Những xã ĐBKK khác chưa thể xây dựng ĐBĐ - VHX. VNPT sẽ tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích địa phương làm nhà Bưu điện Văn hóa thôn hoặc đặt thùng thư độc lập.

‒ Trước hết là phải sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa và phát huy “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” trước đây cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Page 89: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 89

‒ Để có cơ sở đề xuất với Nhà nước hỗ trợ, mở thêm các dịch vụ tại ĐBĐ-VHX cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Lấy xã có ĐBĐ-VHX làm đơn vị để phân loại, quy hoạch hệ thống ĐBĐ-VHX.

‒ ĐBĐ-VHX muốn tồn tại, kinh doanh có hiệu quả phải phân cấp cho Bưu điện tỉnh, thành phố ngoài cung cấp các dịch vụ BCVT, ĐBĐ-VHX phải được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

‒ Đến hết năm 2010 phấn đấu 70 % số ĐBĐ-VHX có truy cập internet băng rộng không dây (Wimax). Sửa đổi một vài chi tiết trong thiết kế nhà cho phù hợp với nhu cầu phục vụ văn hoá và kinh doanh. Cho phép Bưu điện các tỉnh, thành phố, thị xã được chuyển những ĐBĐ-VHX có vị trí bất lợi sang vị trí phục vụ, kinh doanh hiệu quả hơn hoặc đại lý Bưu điện nhà Văn hóa thôn.

4. Định hướng phát triển kinh doanh

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng và hoạt động kinh doanh theo quy định của Pháp luật, ngoài hoạt động SXKD trong lĩnh vực Phát hành báo chí còn phải đảm báo duy trì mạng lưới bưu chính, viễn thông công cộng cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông bắt buộc bắt buộc, phổ cập và các dịch vụ bưu chính, viễn thông mang tính khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc

Page 90: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

90 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh theo yêu cầu của Nhà nước giao.

‒ Điểm Bưu điện - Văn hoá xã là một khái niệm hoàn toàn mới trong suy nghĩ của người nông dân, tự họ chưa hiểu và hình dung hết được những tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang đến cho họ trong cuộc sống hàng ngày. Một mặt phải làm tốt công tác tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền, quảng bá về ĐBĐ-VHX; mặt khác VNPT sẽ có chế độ, chính sách phù hợp, ưu đãi về giá cước một số dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ truy cập Internet, để người dân miền núi dân tộc thiểu được sử dụng các dịch vụ của Ngành để ĐBĐ-VHX thực sự là người bạn gần gủi, tin cậy, gắn bó lâu dài với bà con nông dân.

‒ Xét một cách toàn diện, vai trò và ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài của ĐBĐ-VHX rất to lớn song nếu chỉ xét về hiệu quả kinh doanh hiện tại sẽ có nhiều ý kiến rất khác nhau, không cần phải đầu tư giàn trải như hiện nay; vì doanh thu quá thấp (doanh thu bán card, điện thoai cố định, sau khi tách hoàn toàn viễn thông và bưu chính sẽ không đáng kể); phục vụ đọc sách báo vài ba năm đầu lượng khách hàng vào đọc sách khá đông nhưng bây giờ thì thưa dần, do họ đã có nhiều phương tiện thông tin và truyền thông khác hoặc đã đặt mua báo chí dài hạn, báo lẻ tại các Bưu cục, Đại lý Bưu điện, ĐBĐ-VHX, báo lẻ của người bán rong…

‒ Hệ thống ĐBĐ-VHX, thành phần nằm trong mạng bưu chính công cộng do VNPost trực tiếp quản

Page 91: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 91

lý; có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và việc mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính nói riêng. năm 2008 Bưu chính và Viễn thông sẽ tách riêng; hoạt động độc lập nên quan hệ trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông trên mạng bưu chính công cộng trong đó có ĐBĐ-VHX là quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh tế (Bưu chính làm đại lý cho viễn thông). Nếu Viễn thông các tỉnh, thành phố và Bưu điện các tỉnh, thành phố hai bên không nhận thức đầy đủ vai trò của hệ thống ĐBĐ-VHX vẫn tiếp tục là cơ sở hạ tầng chung để các bên cùng quan tâm, hợp tác và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh tại đây thì khó khăn sẽ còn tăng lên gấp bội. Chính vì vậy VNPT cần phải sửa đổi, bổ sung trên cơ kế thừa phát huy “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” trước đây cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Tuy nhiên để ĐBĐ-VHX có thể đạt được cả hai mục tiêu ( phục vụ và kinh doanh) mà về bản chất gần như là mâu thuẫn nhau, khi đưa ra mô hình mới cần được cân nhắc, đánh giá phải căn cứ hiệu quả về mặt xã hội, đây chính là tính nhân văn cao cả của một chủ trương; ĐBĐ-VHX là kết quả thực tế sinh động, là hình ảnh riêng của ngành Bưu điện; làm đẹp thêm thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam. Hơn nữa ĐBĐ-VHX chính là cánh tay vươn dài của VNPT đến với bà con nông dân trên khắp mọi miền đất nước mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tạo dựng được.

Page 92: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

92 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ

TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Nguồn lực (nhân lực, cơ chế chính sách, trang thiết bị, công nghệ, ...)

a. Nguồn nhân lực

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, Bưu chính tách khỏi Viễn thông (8.000 ĐBĐ-VHX chuyển sang VNPost), đây là bước ngoặt lớn trong sản xuất kinh doanh khối bưu chính. Sau hàng chục năm gắn bó với lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực bưu chính tách ra hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc chuyển đổi này sẽ có tác động sâu sắc đến CBCNV, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích. Để kinh doanh có hiệu quả thì đội ngũ lao động bưu chính sẽ phải được sắp xếp điều chỉnh lại theo hướng nâng cao chất lượng, nâng cao kỹ năng kinh doanh, tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, chăm sóc khách hàng.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở đặc biệt là đội ngũ kiểm soát viên (quản lý trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động ĐBĐ-VHX) và nhân viên làm việc làm việc tại ĐBĐ-VHX (đại diện cho VNPT phục vụ, giao tiếp với khách hàng) họ phải được được trang bị về chuyên môn nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và CNTT, kiến thức xã hội, kỹ năng ứng xử, giao

Page 93: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 93

tiếp, nghiệp vụ khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông, nhân viên ĐBĐ-VHX phải thay đổi tư duy, thói quen phục vụ, thay cho việc ngồi một chỗ, cần chủ động giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng. Cung cấp thông tin về dịch vụ và giá cước cho khách hàng dưới nhiều phương thức khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giao dịch viên tại ĐBĐ-VHX,.

- Qua khảo sát thực tế, báo của các đơn vị về trình độ nhân viên ĐBĐ-VHX; kết quả: 89,1 % nhân viên được ký hợp đồng, đã qua đào tạo. Trình độ học vấn THPT: 76,7 % ; trình độ học vấn THCS: 16,3 %; trình độ Tiểu học: 4,0 %; số người có trình độ Đại học, THCN, CĐ: 2,9 %; nữ chiếm 72 %.

- Trước thời điểm tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm (năm 2003) đội ngũ nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX do Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ, phù hợp với việc tác nghiệp tại ĐBĐ-VHX, vì khi ấy chỉ có dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản. Những năm gần đây nhiều dịch vụ mới (dịch vụ cộng thêm, truy cập Intternet, …) đòi hỏi trình độ chuyên môn phải được đào tạo bài bản, chính quy (tốt nghiệp cao đẳng trở lên). Hiện nay số người đã được trang bị kiến thức về nghiệp vụ bưu chính, viễn thông nhất là công nghệ thông tin đã được đào tạo một cách chính quy về các nội dung liên quan đến các nghiệp vụ này trước khi được tuyển dụng làm nhân viên ĐBĐ-

Page 94: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

94 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

VHX chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ. Nhiều nhân viên được bồi dưỡng một số nghiệp vụ bưu chính, viễn thông cơ bản trong khi còn thiếu rất nhiều kiến thức cần thiết như giao tiếp, ứng xử, để thực hiện tốt các công việc tại ĐBĐ-VHX, ngay cả khi họ đã có trình độ chuyên môn ở cấp đại học hoặc cao đẳng. Nhiều người chưa được đào tạo bài bản hoặc đào tạo theo lối “cầm tay chỉ vịệc” nên chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ: 15, 8 %.

- Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, về công nghệ bưu chính, viễn thông, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành, bán hàng và chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới; VNPT đã và sẽ tiếp tục gửi đi các trường Cao đẳng, Đại học của Ngành, đào tạo và đào tạo lại cho số kiểm soát viên và nhân viên này trong thời gian tới. Song song với đào tạo, và đào tạo lại, việc tinh giản biến chế cũng phải được tính đến.

b. Điều chỉnh mức thù lao.

“Điều 13” “khoản 1 ” (Quy định quản lý ĐBĐ-VHX) về thù lao của người làm việc tại ĐBĐ-VHX duy trì quá lâu và thực tế đã có những bất cập. Vì vậy việc Điều chỉnh mức thù lao tối thiểu cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX theo các bậc khác nhau, có thể lấy tỷ lệ phụ cấp khu vực do Chính phủ quy định làm căn cứ, vẫn đảm bảo người có mức thù lao tối thiểu (tương đương mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định).

Page 95: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 95

- Để kinh doanh tại ĐBĐ-VHX đạt hiệu quả phải có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, yên tâm làm việc, gắn bó với Ngành, cần phải tăng mức thù lao tối thiểu; có chế độ khen thưởng bằng vật chất, tinh thần cho những người phục vụ tốt, kinh doanh giỏi.

- Bên cạnh đó, do thời gian làm việc tại các ĐBĐ-VHX thường phải tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh hoạt của từng địa phương để có những thời gian đóng, mở cửa hợp lý, nhân viên ĐBĐ-VHX còn phải làm cả ngày lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật để nâng cao tính phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và khách hàng. Do vậy, VNPT nên xem xét chế độ bảo vệ (thường trực) 24/24 giờ/ngày, tạo động lực cho họ làm việc được tốt hơn.

c - Cơ chế, chính sách

VNPT sẽ tiến hành, rà soát lại các quy định hiện hành, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số “điều”, “khoản” trong “ Quy định quản lý ĐBĐ-VHX ”, mức thù lao cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX, chế độ tiền công thuê khoán đối với lực lượng phát xã (Bưu tá); xây dựng chính sách giá cước hợp lý, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế phối hợp giữa Tổng công ty Bưu chính với Viễn thông… phải được tiến hành khẩn trương hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, làm cơ sở phân cấp, mở rộng quyền hạn, trách nhiệm, tạo sự thông thoáng cho các đơn vị phát huy tính chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy về kinh doanh trong tình hình hiện nay.

Page 96: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

96 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

- Bên cạnh đó công tác kiểm tra, kiểm soát phải được tổ chức hàng tháng nhắc nhở sửa chữa uốn nắn kịp thời các sai phạm trong khai thác nghiệp vụ Bưu chính, viễn thông, quản lý sách báo cũng như thái độ phục vụ của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX, kiên quyết xử lý những nhân viên làm việc kém hiệu quả không đảm bảo yêu cầu gây ảnh hưởng tới uy tín của Ngành.

- VNPT sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho “thương mại điện tử”, chương trình “Chính phủ điện tử” ra đời và phát triển, khuyến khích phát triển nội dung thông tin (kho thông tin tiếng Việt giành riêng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân), giúp cho người dân tìm hiểu những thông tin về pháp luật, công chứng, Luật đất đai và dịch vụ công qua Internet và các phương tiện điện tử.

d - Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tổ chức lại nơi giao dịch khang trang hấp dẫn và tiện lợi hơn.

- Hiện tại có 1.643 ĐBĐ -VHX được xây dựng từ năm 1998 (theo quyết định số 142/QĐ-HĐQT - ĐTPT ngày 25/6/1998 của Hội đồng quản trị VNPT) đến nay trần nhà bị thấm, tường bị nứt, móng bị lún, tường rào, cổng sắt đã bị hư hỏng,... VNPT xem xét, bổ sung kinh phí để Bưu điện các tỉnh, thành phố, tôn tạo, sửa sang nhà cửa, nâng cấp trang thiết bị,... để các ĐBĐ-VHX ngày một khang trang, sạch đẹp hơn.

Page 97: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 97

- Trang thiết bị bên ngoài không chỉ tạo sức thu hút mà còn thể hiện sự nghiêm túc của một điểm phục vụ, muốn vậy: Bảng niêm yết giờ làm việc Biển hiệu và panô quảng cáo treo trước ĐBĐ-VHX, kích cỡ phải đủ lớn, màu sắc trang nhã để dễ thu hút sự chú ý, gây ấn tượng đối với khách hàng. Trang bị về cơ bản phải được thống nhất theo quy định của Tổng công ty, bổ sung cân điện tử, đồng hồ tính cước, tủ sách, két sắt cho những điểm chưa có; bổ sung hoặc thay thế các buồng đàm thoại, bảng giá cước theo mẫu thống nhất...

- Tủ sách, Bàn ghế, quầy giao dịch, bảng gía cước hiện nay có nhiều mẫu trông bề ngoài rất đẹp nhưng chưa được hợp lý, phải trang bị bảng giá cước táp lo quay, quầy giao dịch đẹp có vách ngăn, đảm bảo vừa thuận tiện (phục vụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phục vụ đọc sách báo), vừa hợp lý (tầm cao vừa phải, có ngăn kính kính để bày một số mẫu tem chơi, tem bán, báo chí, bưu thiếp, các loại hàng hoá phục vụ gián tiếp cho bưu chính hoặc cho nhu cầu của khách hàng khi đến với ĐBĐ-VHX, có ngăn khoá để dựng sổ sách, giấy bút), vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên, có khoảng cách nhất định với khách hàng, được ngăn cách theo hướng có lợi cho nhân viên; những điểm bán văn phòng phẩm phải có tủ kính; các trang thiết bị này sẽ từng bước được thay thế theo mẫu thống nhất.

- Qua một thời gian hoạt động, số sách báo ngày một cũ, hư hỏng nhiều, để khắc phục tình trạng này VNPT sẽ chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố phối

Page 98: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

98 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

hợp với các Sở, Ban, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục phát động phong trào quyên góp, gửi tặng các loạị sách báo, tạp chí cho ĐBĐ-VHX; thuyết phục vận động UBNDX chuyển tủ sách pháp luật của địa phương sang cho ĐBĐ-VHX như nhiều xã đã làm. Luân chuyển sách báo từ ĐBĐ-VHX này sang ĐBĐ-VHX khác trong cùng một huyện để tăng số lượng đầu sách cho mỗi điểm.

- Hệ thống mạng lưới vận chuyển và điểm phục vụ cũng phải được cơ cấu lại để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Bưu chính sẽ gặp khó khăn khi hạch toán độc lập không thể dùng lợi nhuận của viễn thông để bù đắp chi phí, Trong giai đoạn trước mắt Bưu chính lại phải đầu tư rất lớn về trang thiết bị, đặc biệt trong việc tin học hoá và tự động hoá bưu chính để tăng chất lượng dịch vụ, ngoài ra còn phải đầu tư kinh phí để đào tạo, đào tạo lại nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Điều này sẽ làm tăng chí phí cả lĩnh vực công ích và kinh doanh. Do đó doanh thu của khối Bưu chính không thể đủ bù đắp chi phí khi mới thành lập.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, mở thêm những dịch vụ cần thiết theo nhu cầu của từng địa phương. Đẩy mạnh việc đưa Internet tới các ĐBĐ-VHX, để thanh niên nông thôn, học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu thông tin, khoa học, học tập, khai thác kiến thức của nhân loại qua mạng Internet. Để ĐBĐ-VHX thực sự là một cơ sở hạ tầng

Page 99: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 99

mới bên cạnh các cơ sở hạ tầng khác ở nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, với hai chức năng chính là cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và phục vụ một số hoạt động về văn hoá, thông tin và truyền thông.

e. Giải pháp về công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và CNTT trong những năm qua đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Các công nghệ tiên tiến được triển khai cho cả vùng thành thị lẫn nông thôn. Mạng điện thoại PSTN dựa trên công nghệ số hóa cũng đã được mở rộng đến các huyện thị xã để cung cấp dịch vụ điện thoại cho người dân. Hầu hết các huyện thị trong cả nước đã xây dựng các tuyến truyền dẫn dung lượng lớn dựa trên công nghệ SDH/PDH qua môi trường cáp hoặc vi ba nối với trung tâm tỉnh. Đảm bảo nhu cầu dịch vụ thoại và các dịch vụ số liệu khác như truy cập Internet. Đối với những xã, ĐBĐ-VHX ở các tỉnh miền núi, những địa bàn không thể xây dựng các tuyến cáp đã triển khai VSAT, IP-STAR cung cấp dịch vụ thoại, Internet cho người dân. Hiện nay, mạng băng thông rộng dựa trên công nghệ ADSL đã triển khai ở phần lớn trung tâm thành phố và huyện thị phục vụ cho việc kết nối Internet tốc độ cao ở 64 tỉnh và thành phố. Ngoài ra VNPT cũng còn đang thử nghiệm dịch vụ truy cập Internet không dây tốc độ cao Wimax tại một số khu vực nông thôn.

Page 100: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

100 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Việc phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 sẽ góp phần vào chiến lược phát triển của bưu chính - viễn thông - truyền thông Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 có thể truyền tải toàn bộ các tín hiệu thoại, số liệu, Internet và các tín hiệu phát thanh, truyền hình trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một phần phía đông châu Úc.

2. Giải pháp phát triển các dịch vụ khác (ngoài các dịch vụ BCVT).

Mạng điểm phục vụ của Bưu chính hiện nay đã phủ khắp cả nước đến tận các xã, thôn, bản, làng ,phum sóc... Đây là một lợi thế của Bưu chính cần phải khai thác triệt để.

- Phân tích thị trường, phân tích các dịch vụ phù hợp với yêu cầu, thị hiếu, khả năng thanh toán của người dân nông thôn, tìm hiểu từng loại đối tượng để cung cấp các loại dịch vụ phù hợp (dịch vụ Bưu chính, và tất cả các dịch vụ khác nhằm tận dụng nguồn nhân lực và mạng BCCC). Trên cơ sở tận dụng mạng lưới có sẵn, Bưu chính có thể mua lại dịch vụ viễn thông “lời ăn lỗ chịu”, như thế sẽ khuyến khích nhân viên tại các Bưu cục và ĐBĐ-VHX thay đổi thái độ phục vụ, thúc đẩy họ nhiệt tình hơn với công việc.

- Đẩy mạnh việc tăng cường cung cấp các dịch vụ ngoài bưu chính, góp phần tăng doanh thu cho ĐBĐ-

Page 101: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 101

VHX mà không phải tăng thêm nhiều chi phí. Bưu điện các tỉnh, thành phố cần phải tận dụng lợi thế về đất đai, nhà cửa, Các bưu cục, Điểm Bưu điện -Văn hoá xã, đại lý Bưu điện; thường được xây dựng ở những vị trí trung tâm, gần UBND xã, gần trường học. Do đó, sẽ rất thuận lợi nếu mở thêm các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn như bán sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bán bảo hiểm, quà tặng, khuyến khích nhân viên ĐBĐ-VHX tự bỏ tiền trang bị máy photocopy để có thêm thu nhập…

- Quảng cáo - nhận quảng cáo: Chủ động tìm hiểu và ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp tại các bưu cục và ĐBĐ-VHX, trên bì thư, số tiền thu được từ hợp đồng sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân viên, đồng thời dùng để chi cho việc in phong bì, nhờ đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí, có thể phát miễn phí phong bì cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ của bưu cục, ĐBĐ-VHX, như thế dù là rất nhỏ, song cũng góp phần khuyến khích người dân đến với các ĐBĐ-VHX, ngoài ra lại có thể sử dụng một loại phong bì thống nhất trong toàn nghành.

- Tăng cường công tác quảng cáo tại tất cả các bưu cục, ĐBĐ-VHX, xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động quảng cáo mang tính chuyên nghiệp hóa, tạo ấn tượng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của VNPT. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mại, hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Song song với việc tìm hiểu đặc điểm

Page 102: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

102 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

thị trường ở các khu vực khác nhau để mở thêm các dịch vụ có tiềm năng thì quảng cáo, giới thiệu đầy đủ về bưu cục, ĐBĐ-VHX là việc cần được thực hiện ngay khi phát triển bất kỳ dịch vụ mới nào. Quảng cáo giới thiệu về dịch vụ có thể được tiến hành thường xuyên hoặc bằng các chiến dịch qua đài phát thanh xã, truyền hình địa phương, báo chí địa phương...

- Quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ phải được kèm với những thông tin về tiện ích dịch vụ một cách dễ hiểu, mức cước, cách sử dụng, ưu điểm dịch vụ, hướng dẫn cả một số điều kiện cần thiết cho mỗi loại dịch vụ (ví dụ, đi gửi tiết kiệm bưu điện người dân phải mang theo giấy tờ gì ? , bưu phẩm phải gói như thế nào ?...). Nói chung, việc quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ hiện có, dịch vụ mới cần thật gần gũi với người dân cả về ngôn từ lẫn hình ảnh và được kèm theo những hình thức khuyến mại để tăng thêm sự chú ý, thu hút khách hàng.

- Cho thuê tài sản (bất động sản, mặt bằng…): Khoán hoặc cho thuê lại các khoảng trống tại các bưu cục, ĐBĐ-VHX làm các cửa hàng, phòng trưng bày, bán hàng lưu niệm; bán hoa, bán quà tặng vào những dịp tết, lễ hội như tết trung thu, ngày lễ 8/3, ngày lễ valentine,...rất nhiều ngày lễ khác trong năm mà bưu chính có thể tận dụng hoặc bán đồ lưu niệm dành cho du khách, đồ thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm,...

Page 103: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 103

3. Tăng cường hoạt động Marketing:

- Phải xác định công tác nghiên cứu thị trường trên địa bàn nông thôn trong những năm trước mắt cần được tiến hành đồng bộ, kịp thời để phục vụ nông nghiệp Nông thôn và nông dân. Với phương châm khách hàng luôn luôn đúng, khách hàng là người trả lương cho mình, khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, tiếp tục mở rộng thị trường nông thôn giàu tiềm năng, nâng cao lợi nhuận bằng việc lấy nhu cầu xã hội làm điểm xuất phát.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, phát hiện và chủ động khai thác tiềm năng của các vùng thị trường, các loại khách hàng trên địa bàn nông thôn; tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, mở rộng các vùng thị trường mới tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, làng nghề, nơi là điểm tập trung đông dân cư, trường học,... phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các địa điểm đó, để phát triển đại lý bưu điện nhằm tăng cường hệ thống kênh phân phối, phát triển và mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chú trọng khai thác và mở rộng phục vụ có hiệu quả thị trường nông thôn trên cơ sở mức giá cạnh tranh và chất lượng phục vụ.

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc đẩy mạnh quảng bá việc sử dụng các dịch vụ bưu chính đó là việc xây dựng Website riêng của Tổng công ty Bưu

Page 104: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

104 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

chính, trên đó có tất cả các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, thông tin chi tiết và đầy đủ tất cả các dịch vụ cung cấp, thông tin về giá cả, phương thức thanh toán, các hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc: Đơn giản, dễ hiểu, và cụ thể. Tổ chức tốt các dịch vụ tư vấn, các dịch vụ sau bán hàng qua mạng, hệ thống hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Do tính vô hình của dịch vụ bưu chính, bán hàng theo kiểu tư vấn là công việc hết sức cần thiết.

- Quan trọng hơn nữa là việc xây dựng website đảm bảo một sự thống nhất của VNPost đến các doanh nghiệp thành viên (công ty hoặc tại bưu cục, ĐBĐ-VHX, bưu điện các tỉnh, thành phố). Website cần được quảng bá trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là các báo điện tử có số người truy cập lớn) để nhiều người biết và tiếp cận. Các dịch vụ bưu chính (thư, BP BK…), sưu tập tem, điện hoa, phát hành báo chí, tài chính bưu chính, datapost,… và cả các dịch vụ mới nếu được khai thác phải được thiết kế và ưu tiên trình bày trên trang chủ.

4. Một số mô hình:

a. Chuyển Bưu cục 3 kinh doanh kém hiệu quả sang mô hình:

- Điểm Bưu điện Văn hóa xã ,

- Đại lý Bưu điện,

- Đại, Đại lý Bưu điện nhà Văn hoá thôn.

Page 105: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 105

b. Hội thi “ Nhân viên ĐBĐ-VHX phục vụ tốt, kinh doanh giỏi”

c. Mô hình Nhân viên ĐBĐ-VHX kết hợp với Bưu tá..

d. Mô hình Tổ dịch vụ Bưu chính, Viễn thông & CNTT (tổ tự quản).

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

1. Đề xuất với Nhà nước và Chính phủ

- Thời gian tới hệ thống ĐBĐ-VHX vẫn tiếp tục phải đảm trách nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, tham gia một số hoạt động văn hoá, thông tin và truyền thông, nhưng vẫn phải kinh doanh có lãi. Việc hạch toán kinh doanh giữa Tập đoàn và Tổng công ty Bưu chính thực hiện theo nguyên tắc quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên; hạch toán riêng và rõ từng sản phẩm, từng dịch vụ trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận giữa Tập đoàn và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Vì vậy trước mắt và lâu dài Tổng công ty Bưu chính tiếp tục duy trì tăng cường mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Bưu chính và Viễn thông (thông qua các hợp đồng, trong đó quy định rõ ràng tỷ lệ ăn chia giữa hai bên). Tuy nhiên hệ thống ĐBĐ-VHX vẫn phải được sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là những ĐBĐ-VHX nằm trong 1.644 xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Page 106: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

106 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

- Từ trước dến nay chúng ta chỉ chú ý sự liên kết dọc hầu như không có sự liên kết ngang (liên kết giữa các Bộ, Ngành), trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá sự liên kết này rất quan trọng. Đề nghị Chính phủ tổ chức Hội nghị liên Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tư pháp; Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo; TW Hội Nông dân Việt Nam, TW Đoàn TNCSHCM: bàn về các giải pháp xây dựng, phát triển các thiết chế hạ tầng cơ sở nông thôn (Trung tâm thông tin và truyền thông cộng đồng, nhà văn hoá, điện, đường, trường, trạm, ĐBĐ-VHX,...).

- Đề nghị với Chính phủ cho phép VNPT được hưởng những chính sách ưu đãi về tài chính, đầu tư cho các hạng mục thực hiện nhiệm vụ phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông như: bưu chính, viễn thông phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, miền núi, biên giới, hải đảo, trong đó có ĐBĐ-VHX; mà VNPT là đơn vị chủ lực.

- Bổ sung ĐBĐ-VHX trên địa bàn ở những xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135 của Chính phủ) vào danh sách các hạng mục cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm...là một trong những giải pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Page 107: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 107

2. Đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ phải hoạt động độc lập và kinh doanh hiệu quả, với sự ưu đãi giảm dần; vừa phải đảm nhận vai trò hoạt động công ích, vừa phải đối mặt với cơ chế thị trường và cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bưu chính lại là khu vực chậm hoàn vốn, lợi nhuận không cao, không phải là ngành khai thác tài nguyên đất nước nên Tổng công ty Bưu chính phải được kinh doanh đa ngành ngay sau khi tách khỏi viễn thông hoàn toàn; để “lấy ngắn nuôi dài”. Đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông hỗ trợ hoàn toàn cho ĐBĐ-VHX thuộc các xã miềm núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa, những xã đặc biệt khó khăn, nghiên cứu thành lập quỹ Dịch vụ Bưu chính công ích.

- Doanh số thấp dần, thu không đủ bù chi phí cho việc tu sửa nhà cửa, trụ sở, trả thù lao cho người ký hợp đồng, trả tiền diện nước, trang thiết bị, thay thế công cụ dụng bị hỏng hằng năm, bảo dưỡng đường điện thoại, chi phí mua sách, báo cho từng điểm, thu nhập cho lực lượng kiểm soát viên được phân công theo dõi quản lý nghiệp vụ khai thác các dịch vụ tại ĐBĐ-VHX, cho hơn tám ngàn ĐBĐ-VHX trên cả nước hằng năm là rất lớn, ước tính khoảng 200 tỷ đồng; riêng chi thù lao cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX/tháng hết gần 6 tỷ đồng; hơn 56,2 % số điểm phải cấp bù mới đủ mức thù lao tối thiểu theo quy định của Tập đoàn. Những

Page 108: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

108 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

ĐBĐ-VHX ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn thì việc bù đắp chi phí để duy trì hoạt động của ĐBĐ-VHX là một vấn đề chưa thể tính tới trong một tương lai gần.

- Hàng năm doanh thu từ dịch vụ bưu chính chỉ chiếm khoảng từ 5 đến 10 % trên tổng doanh thu các dịch vụ tại ĐBĐ-VHX. Những ĐBĐ-VHX ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng cao, việc kinh doanh rất khó khăn (có giám đốc Bưu điện huyện đi kiểm tra ĐBĐ-VHX phải bỏ tiền mua tem mới có doanh thu) chủ yếu là phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai dịch bệnh…Nhà nước nên có cơ chế phù hợp, để được hỗ trợ từ quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích; hiện nay đã có 180 huyện, 583 xã được hưởng quyền lợi của Nhà nước về việc sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định và Internet (quyết định số 41/2006/QĐ-BBCVT ngày 19/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây về việc công bố vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010), tuy nhiên vẫn còn quá ít so với hơn 8.000 ĐBĐ-VHX trên cả nước.

- Đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông kết thúc thử nghiệm Wimax và 3G (có quyết định cấp phép) để tránh những thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là VNPT có hạ tầng công nghệ tốt, đáp ứng được các dịch vụ cao cấp và đa dạng trong quá trình phát triển dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc đưa Internet băng rộng về các ĐBĐ-VHX.

Page 109: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 109

- Có thể giữ lại số ĐBĐ-VHX ở huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo; các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh đồng bằng. Số điểm vùng ven thành phố có thể chuyển sang Đại lý, cổ phần hoá, khoán, đấu thầu; góp vốn hoặc cho cho tư nhân thuê,…sau đó ký hợp đồng (kèm theo các điều kiện ràng buộc) làm đại lý cho ngành Bưu chính để hưởng hoa hồng theo quy định. Tiền thu được sẽ đầu tư xây dựng các Trung tâm bưu chính cao tầng, tầng 1; tầng 2 chủ yếu để khai thác các dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ công (nếu có) phần còn lại làm khách sạn, văn phòng và nhà ở cho thuê …để kinh doanh đa ngành, đa dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bù lỗ. Đây là một thực tế khách quan, phù hợp với tình hình hiện nay, Nhà nước chỉ bao cấp (chấp nhận bù lỗ) cho những xã, huyện vùng sâu, vùng xa,biên giới hải đảo những xã đặc biệt khó khăn mà ở đó các doanh nghiệp tư nhân không đủ sức làm.

- Điểm Bưu điện - Văn hoá xã “có thể” giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý (tương tự Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý nhà văn hóa), Tổng công ty Bưu chính chỉ quản lý phần nghiệp vụ hoặc giao ĐBĐ-VHX cho Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch làm nhà văn hoá, thôn văn hoá; VNPT ký hợp đồng với cán bộ làm văn hoá ở cơ sở làm đại lý Bưu điện cho Ngành (chỉ giữ lại những ĐBĐ-VHX ở những trung

Page 110: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

110 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

tâm xã, cụm xã thuận tiện cho kinh doanh và phát triển các dịch vụ BCVT, đặt tổng đài, cột BTS…)

- Những vấn đề nêu trên cần phải được đặt ra nhưng không phải là ngay bây giờ, phải thí điểm (trước hết cho cán bộ trong ngành để rút kinh nghiệm), có lộ trình và khung pháp lý chặt chẽ.

3. Đề xuất với các Bộ, Ngành, đoàn thể

- Đề nghị Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng quy chế, chính sách phù hợp với tình hình hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐBĐ-VHX hoạt động ổn định bền vững lâu dài.

- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo các sở Tư pháp chủ động phối hợp Bưu điện các tỉnh, thành phố triển khai sâu, rộng và hiệu quả chương trình 253/BTP-TSPL đã được Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký kết, nhằm phát huy hiệu quả Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, theo Quyết định số 1067/QĐ-TTG ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá -Thể thao & Du lịch tiếp tục giúp đỡ Tổng công ty Bưu chính cử cán bộ (Thư viện, Tư pháp tỉnh) đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, kiến thức pháp luật phổ thông cho nhân viên ĐBĐ-

Page 111: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 111

VHX. Phối hợp với VNPT phát hành các ấn phẩm tờ rơi, tranh, ảnh, pano quảng cáo, tập san của Ngành... nhằm làm phong phú thêm các hoạt động văn hoá tại ĐBĐ-VHX.

- Đề nghị các Bộ, Ngành, Hội, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng; tạo nguồn kinh phí từ Bộ, Ngành, Hội, đoàn thể ở trung ương, địa phương hoặc từ các chương trình đầu tư trong nước, quốc tế về khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến học, xoá đói giảm nghèo... để bổ sung nguồn sách báo, cơ sở vật chất cho ĐBĐ-VHX bằng các chương trình phối hợp với VNPT.

4. Đề nghị với Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân các cấp

Đề nghị các cấp uỷ Đảng, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các, Sở, Ban, Ngành có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi làm thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ĐBĐ-VHX, cấp báo địa phương và các loại sách, tạp chí cần thiết cho ĐBĐ-VHX; coi ĐBĐ-VHX như một công trình văn hoá của địa phương, để từ đó có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn các thiết bị, cùng với VNPT duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động ĐBĐ-VHX góp phần phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

Page 112: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

112 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

IV. KẾT LUẬN

Sau hơn 10 năm hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX đã góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được hưởng thụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông, kích thích nhu cầu sử dụng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn. Việc hình thành hệ thống ĐBĐ-VHX phục vụ nhân dân trên mọi miền đất nước đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở các vùng nông thôn, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thực tế đã chứng minh thời gian qua ĐBĐ-VHX đã trở thành một thiết chế văn hoá ở nông thôn, thể hiện bước đi sáng tạo của cán bộ công nhân viên Ngành Bưu điện trong việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tư tưởng trong tình hình hiện nay

Toàn thể Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngành Bưu điện xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí Lãnh đạo Đảng Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành của Trung ương các cơ quan quản lý Nhà nước các tổ chức doàn thể, tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở Ban, Ngành, và đặc biệt là nhân dân cả nước về sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ để Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vượt mọi khó khăn, triển khai đạt kết quả chương trình xây dựng ĐBĐ-VHX. Tập đoàn

Page 113: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 113

Bưu chính Viễn thông Việt Nam kính mong sẽ tiếp tục nhận được những tình cảm chân thành, sự hỗ trợ quý báu để ngành Bưu điện vững vàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để ĐBĐ-VHX tiếp tục phát triển đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tập đoàn Bưu Chính - Viễn Thông Việt Nam

Trích nguyên văn: “Đánh giá 10 năm xây dựng và hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX (1998-2008). Định hướng

kế hoạch phát triển trong thời gian tới” của VNPT

Page 114: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

114 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 115: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 115

Chương II

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, MÔ HÌNH ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN -

VĂN HÓA XÃ

Page 116: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

116 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 117: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 117

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ

Page 118: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

118 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 119: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 119

A. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐBĐ-VHX TỪ 1998 ĐẾN NAY

Sau hơn 10 năm hoạt động bên cạnh những thành tựu đạt được, ĐBĐ-VHX vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và ngày càng bộc lộ những hạn chế trong phục vụ và kinh doanh.

1. Hiện nay (hết năm 2011) trên cả nước đã có 7.947 ĐBĐ-VHX; 3.959 ĐBĐ-VHX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2.059 trạm BTS, 1.764 tổng đài; 1.773 điểm mở dịch vụ Internet; bán thẻ 6.667; điện thoại cố định 3.889; thu nợ cước thuê bao 3.326; lắp đặt máy điện thoại 2.778; Bưu gửi 7,425; chuyển tiền 2.525.

2. Doanh thu tại ĐBĐ-VHX gần 9 tỷ đồng/tháng; doanh thu bình quân đạt 1.100.000 đồng/tháng/điểm.

3. Một số ĐBĐ-VHX đưa vào hoạt động từ trước năm 2003 (thời điểm tổng kết 5 năm) đã xuống cấp, trần nhà bị thấm, tường bị nứt, móng bị lún, tường rào, cổng sắt, các công trình phục vụ cho sinh hoạt như nhà vệ sinh, giếng nước… đã bị hư hỏng; nhiều trang thiết bị như: Bàn ghế, buồng đàm thoại, quầy giao dịch, biển hiệu, bảng giá cước …, phục vụ cho việc khai thác các dịch vụ tại ĐBĐ-VHX cũng bị xuống cấp. Đặc biệt 1643 ĐBĐ-VHX được xây dựng năm 1998 theo quyết định số 142/QĐ-HĐQT-ĐTPT ngày 25/6/1998 của

Page 120: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

120 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Hội đồng quản trị VNPT đã hết khấu hao, cần phải được ưu tiên đầu tư, sửa chữa, nâng cấp.

4. Những năm đầu triển khai, khi lập kế hoạch xin cấp đất xây dựng ĐBĐ-VHX, các đơn vị chưa điều tra khảo sát kỹ, đất lại do chính quyền địa phương cấp, Bưu điện huyện không được quyền chọn vị trí một số ĐBĐ-VHX phải thuê; chính quyền địa phương đòi lại đất. Vì vậy có những ĐBĐ-VHX đặt ở vị trí không thuận lợi, xa trung tâm, đường sá đi lại khó khăn; nhiều điểm đặt trong khuôn viên của UBNDX; ảnh hưởng rất nhiều đến phục vụ văn hóa và kinh doanh. đặc biệt là việc xin cấp giấy chứng nnhận quyền sử dụng đất ĐBĐ-VHX rất phức tạp.

5. Về trang thiết bị: Nhiều ĐBĐ-VHX buồng điện thoại đặt ở vị trí không thuận tiện cho khách hàng khi đàm thoại, nhiều ĐBĐ-VHX buồng đàm thoại không có máy, có máy nhưng không có người sử dụng hoặc máy bị hỏng; quầy giao dịch nhiều điểm chưa có vách ngăn (mẫu lại không thống nhất), đồng hồ tính cước là một thiết bị không thể thiếu song nhiều điểm chưa có hoặc bị hỏng, gây nhiều băn khoăn nghi ngờ cho khách hàng, một số ĐBĐ-VHX hệ thống đèn chiếu sáng đã bị hỏng, có những ĐBĐ-VHX bảng giá cước các dịch vụ không có khung, sách thì cất trong tủ, trình bày chưa khoa học, không có danh mục tên sách để người đọc tra cứu tham khảo, nhiều nhân viên nghiệp vụ “thủ thư” còn rất lúng túng.

Page 121: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 121

6. Hiện nay trên cả nước đã có 2.059 trạm BTS, phần lớn là của VNPT; nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bưu điện các tỉnh, thành phố với VNPT các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cùng sử dụng chung hạ tầng hiện có. Bưu điện các tỉnh, thành phố là chủ sở hữu, vì hệ thống ĐBĐ-VHX là tài sản (đất đai, nhà cửa) nằm trong mạng Bưu chính công cộng do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được Nhà nước giao quản lý. Nhưng tình trạng, Bưu chính, Viễn thông vẫn xảy ra việc phân chia đất tại ĐBĐ-VHX; việc lắp đặt BTS, mở thêm dịch vụ mới để hai bên cùng có lợi vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc.

7. Mạng vận chuyển cấp 3 tại các ĐBĐ-VHX còn yếu, đặc biệt là khâu nhận, phát, thu gom bưu gửi chất lượng quá kém, những ĐBĐ-VHX nằm trên trục đường liên xã liên huyện, giao thông thuận tiện thì việc nhận, phát bưu gửi thực hiện được trong ngày, đáp ứng được nhu cầu hiện tại, những ĐBĐ-VHX ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao đường sá đi lại rất khó khăn nhiều nơi phải đi bộ hoặc đi ngựa việc nhận phát bưu gửi thường phải sang ngày hôm sau (có khi cả tuần). Có ĐBĐ-VHX khi người dân mang bưu kiện đến để gửi thì lại không có kẹp niêm phong phải chuyển đến bưu cục gần nhất mới niêm phong được. Việc quảng cáo (kể cả nhận quảng cáo cho các đơn vị ngoài VNPT) giới thiệu về các dịch vụ bưu chính, viễn thông, đọc sách báo miễn phí hầu như chưa có, công tác này chỉ làm

Page 122: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

122 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

được ở giai đoạn trước tổng kết 5 năm xây dựng hoạt động ĐBĐ-VHX (1998-2003).

8. Sổ sách, ấn phẩm được trang bị khá đầy đủ, một số ĐBĐ-VHX, khi kiểm tra thì ghi chép, cập nhật không đầy đủ, rõ ràng, tình trạng tẩy xoá đôi khi vẫn còn, nhưng cuối các loại sổ không thấy bút tích chữ ký của kiểm soát viên, nhiều ĐBĐ -VHX dấu nhật ấn nằm nguyên trong hộp cả tháng (có điểm vài ba tháng), kiểm tra sổ BC 20 ngày thử ngày không khá nhiều, tình trạng này thường xảy ra ở những ĐBĐ-VHX miền núi.

9. Chuyển tiền là một dịch vụ có quy trình, quy phạm rất khắt khe và phức tạp. Nhưng một số ĐBĐ-VHX hiện nay chưa có két sắt đảm bảo an toàn tài sản; số tiền lưu quỹ chưa nhiều, sự luân chuyển tiền còn kém; hệ thống thu gom yếu và thiếu, trường hợp sổ N5 quên không cập nhật cuối ngày, cuối tháng vẫn còn xảy ra.

10. Trong số 2.000 điểm thuộc Dự án ”Đưa Internet về các vùng nông thôn- giai đoạn I) thì chỉ có 1.302 điểm có doanh thu. Do trang bị chỉ có 01 máy/ĐBĐ-VHX, đa số lại dùng phần mềm linux, đường truyền dial-up tốc độ truy cập rất chậm, nội dung thông tin các trang Web phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân lại quá nghèo nàn, nhiều người chưa được biết về tác dụng, cách khai thác thông tin từ Internet (ở Đắc Lắc có UBND xã còn cấm mở dịch vụ này). Tại các ĐBĐ-VHX hầu như không có sách vở hướng dẫn

Page 123: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 123

sử dụng Internet, đa số nhân viên lại không làm được việc này, hơn nữa ở nông thôn nhiều gia đình đã lắp đặt Internet để kinh doanh cùng lúc nhiều máy, lượng khách hàng thu hút hết vào đây. Cho nên tại các ĐBĐ-VHX số người đến sử dụng Internet rất ít, gần 50 % máy tính bị “đắp chiếu” rất lãng phí.

11. Thực tế nhiều nơi không có nhu cầu, kinh doanh không hiệu quả, nên nhiều đơn vị đã dồn các máy từ nhiều nơi về một điểm là không đúng quy định. Vì mục đích chính của việc đưa Internet về các vùng nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân có thêm một kênh cung cấp thông tin. Để có thể khắc phục được những bất cập giữa mục tiêu phổ cập Internet và kinh doanh thì các đơn vị lại không dám bỏ vốn hoặc kêu gọi (cá nhân, doanh nghiệp, trường học…) cùng với Ngành góp vốn hoặc cho thuê mặt bằng.

12. Hầu hết nhân viên làm việc tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã chưa được đào tạo chính quy, bài bản về công nghệ thông tin, cho nên chưa khai thác hết tính năng công suất trang thiết bị. Thái độ phục vụ của một số nhân viên ĐBĐ-VHX, chưa tốt, căn bệnh của thời bao cấp, thụ động, ỷ lại, thiếu nhiệt tình, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Điều này diễn ra không những ở các ĐBĐ-VHX vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh; mà ngay cả với những nơi kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao. Khả năng tiếp thị và quảng cáo, nghiệp vụ thư viện, tuyên truyền kiến thức pháp luật phổ thông

Page 124: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

124 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX rất hạn chế và yếu kém, ảnh hưởng nhiều đến phục vụ và kinh doanh tại ĐBĐ-VHX.

13. Những năm trước đây, các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin chưa phát triển như hiện nay. Cho nên hầu hết nhân viên làm việc tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã chưa được đào tạo chính quy, bài bản về khai thác các dịch vụ bưu chính, viễn thông, nhất là công nghệ thông tin; nên chưa đáp ứng đựợc yêu cầu của khách hàng.

14. Sách, Tạp chí … ngày một cũ, nát và không còn tính thời sự; báo ngày chỉ còn 02 loại là báo Nhân dân và Bưu điện, tất cả ĐBĐ-VHX đều có báo Bạn đường.

15. Số lượng sách, tạp chí bình quân tại ĐBĐ-VHX: 200 quyển trước đây là 400 .

16. Hiện nay có 24 UBND tỉnh, thành phố (trước đây là 35 - 40 tỉnh) cấp báo của Đảng bộ địa phương cho ĐBĐ-VHX.

17. Số người đến ĐBĐ-VHX đọc sách, báo ngày càng giảm. Trước hội nghị tổng kết 5 năm ĐBĐ-VHX (năm 2003) số người đến đọc sách tại ĐBĐ-VHX từ 10 dến 20/ ngày; nay chỉ còn khoảng 03 lượt người/ngày.

18. Mô hình Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành hiện thực có vị trí quan trọng ở vùng nông thôn. Nhưng chưa có sự phối hợp triển khai đồng bộ của

Page 125: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 125

nhiều ngành, nhiều cấp hoạt động văn hoá còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo bà con nông dân nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, số sách báo tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã còn quá ít, trên giá sách chỉ có vài ba loại báo cùng một số ít sách cũ như một minh chứng của sự nghèo nàn, lạc hậu thiếu thốn về thông tin. Việc thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá ĐBĐ-VHX, nhiều đơn vị rất coi nhẹ, thường chỉ quan tâm đến kinh doanh ít chú ý tới các hoạt động văn hoá, Việc phát triển các dịch vụ nhằm tăng doanh thu cho ĐBĐ-VHX để hỗ trợ phần nào cho hoạt động văn hoá còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những ĐBĐ-VHX thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

19. Một vài chi tiết trong thiết kế mẫu nhà chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, cửa ra vào chật hẹp, chưa được phù hợp với vùng thường có mưa bão, trần nhà thấp gây nóng bức…thực tế nhiều đơn vị đã phải bỏ thêm kinh phí để khắc phục tình trạng này. Nhiều ĐBĐ-VHX vị trí không thích hợp, chưa có cổng sắt, tường rào bao quanh; chưa có hệ thống phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, là những thiết yếu tối thiểu đảm bảo an toàn, mỹ quan cho một công trình văn hoá ở nông thôn.

20. Công tác bảo vệ an toàn, an ninh trật tự tại ĐBĐ-VHX còn nhiều bất cập đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra như ở ĐBĐ-VHX An Bình huyện Phú Giáo Bình Dương (26/3/2001), và gần đây nhất là vụ

Page 126: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

126 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

cháy Điểm Bưu điện - Văn hoá xã Liên Hà huyện Lâm Hà thuộc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, gây tổn thất gần 73 triệu đồng .

21. “ Quy định quản lý ĐBĐ-VHX ”, ban hành từ những năm trước đây đã có nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Thù lao tối thiểu như hiện nay ở một số vùng thì người ký hợp đồng tạm hài lòng, nhưng đối với những vùng có ngành nghề phát triển, gần các khu công nghiệp, thành phố, thị xã thì họ khó có thể chấp thuận, Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người ký hợp đồng, cần phải có một cơ chế đặc thù, để bảo đảm quyền lợi cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX; người phát công văn, thư báo ở xã (Bưu tá)… những chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người làm việc tại ĐBĐ-VHX như: Hợp đồng, mức thù lao (bảng 8), chế độ làm thêm giờ, khen thưởng… chưa được quan tâm đúng mức, cho nên nhiều người đã bỏ việc như ở Kon Tum, Đồng Nai…

22. Đa số nhân viên ĐBĐ-VHX đã gắn bó với ĐBĐ-VHX từ những ngày đầu thành lập (gần 12 năm), mặc dù ĐBĐ-VHX hoạt động theo phương thức đại lý. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam không có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm cho họ. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng ngắn hạn liên tục là chưa hợp lý. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ĐBĐ-VHX sau này.

Page 127: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 127

23. Đây là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, Lãnh đạo Tập đoàn cũng đã. nhiều lần điều chỉnh mức thù lao tối thiểu, giao cho Bưu điện các tỉnh, thành phố mở thêm nhiều dịch vụ khác ngoài các dịch vụ bưu chính, viễn thông để tăng doanh thu, thù lao cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX, nhưng tình trạng rất nhiều người viết thư, đơn đề nghị gửi cấp có thẩm quyền, báo, đài, truyền hình thậm chí lên tận cấp cao nhất để hỏi và thắc mắc.

B. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1 . Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng các dịch vụ

- Trước năm 1998 khi chưa có hệ thống ĐBĐ-VHX, cả nước chỉ có 3.000 bưu cục phục vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn, Bình quân cứ 25.500 người và 110 km2 mới có 01 bưu cục phục vụ; các chỉ tiêu phục vụ như vậy xét trên thực địa là quá thấp, xét theo mật độ phục vụ dân cư, để đưa các dịch vụ Bưu chính, viễn thông tiếp cận với người dân lại càng khó thực hiện không mang lại hiệu quả như mong muốn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội; người dân vùng nông thôn, nhất là bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc thiểu số muốn gửi một lá thư, mua một tờ báo, gọi một cuộc điện thoại tới bệnh viện khi ốm đau phải đi hàng chục km.

- Sau khi hệ thống ĐBĐ-VHX ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thông tin, và truyền thông của người dân

Page 128: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

128 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

vùng nông thôn, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho 100 % số xã có điện thoại vào năm 2005, ĐBĐ-VHX đã góp phần làm tăng số điểm mạng lưới phục vụ (bưu cục. ĐBĐ-VHX, đại lý. Kiốt) lên 18.941 điểm với diện tích phục vụ bình quân là: 17,5 km2 /điểm, và số dân phục vụ bình quân 4.500 người/điểm. Với chỉ tiêu như vậy hệ thống ĐBĐ-VHX đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các dịch vụ bưu chính, viễn thông thuận lợi hơn, tương đương với các nước trong khu vực.

- Sau 10 năm kể từ khi ngành thực hiện việc đầu tư xây dựng ĐBĐ-VHX để phục vụ khách hàng, đặc biệt là chú trọng khách hàng là đối tượng nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tác dụng rất tốt trong việc rút ngắn bán kính phục vụ, phổ cập các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, sách báo các loại, internet … ngày càng gần khách hàng hơn (bảng 11).

2. Góp phần phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT

- ĐBĐ-VHX chính là một kênh cung cấp các vụ bưu chính, viễn thông công ích; phục vụ cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật, thu thập nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng. Cho nên khi đưa vào sử dụng tất cả các ĐBĐ-VHX đều phải cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản theo “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX”. Đối với những ĐBĐ-VHX có khả năng

Page 129: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 129

mở những dịch vụ mới (ngoài các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản) thì Bưu điện tỉnh, thành phố được toàn quyền xem xét quyết định.

- Sự ra đời của Điểm Bưu điện -Văn hoá xã đã và đang đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn; tạo điều kiện cho cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn được được hưởng thụ lợi ích từ các dịch vụ bưu chính, viễn thông mang lại, rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Điểm Bưu điện -Văn hóa xã thực sự đã tham gia vào việc tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; tạo thành một hệ thống các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, CNTT rộng khắp; một mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia đến tận các xã, làng, bản xa xôi, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

3. Góp phần nâng cao giá trị văn hoá, tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân nông thôn.

- Trước năm 1998 hệ thống ĐBĐ-VHX chưa hình thành, cả nước hầu như chưa có nhà văn hoá xã, chỉ có khoảng hơn hai ngàn điểm phục vụ đọc sách báo. Sự ra đời của ĐBĐ-VHX đáp ứng được nhu cầu thông tin, đọc sách báo của người dân, hoạt động này được

Page 130: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

130 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

mạng lưới thư viện, từ Trung ương đến tỉnh, huyện quan tâm, phối hợp, giúp đỡ (43 thư viện tỉnh, huyện trên cả nước hàng tháng, quý luân chuyển sách sang cho ĐBĐ-VHX). Để phục vụ việc đọc sách của bà con nông dân tại ĐBĐ-VHX được tốt hơn; VNPT và Bộ Văn hoá và Thông tin trước đây đã ký chương trình phối hợp liên ngành số 2241/VNPT - VHTT ngày 29/4/2003 về việc tổ chức phòng đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX

- Điểm Bưu điên- Văn hóa xã (ĐBĐ-VHX) là một mô hình hoạt động mới trong mạng lưới văn hoá, thông tin và truyền thông ở nông thôn Việt Nam; được đánh giá là một trong hai sự kiện văn hoá nổi bật trong năm 1999. Có thể nói chưa bao giờ ở nước ta lại có một tổ chức dịch vụ mang yếu tố văn hoá, thông tin và truyền thông, phục vụ được nhiều đối tượng nhân dân trên khắp mọi miền đất nước phát triển nhanh và được xã hội quan tâm nhiều như ĐBĐ-VHX. Có địa phương không những trang bị trang bị TV cho ĐBĐ-VHX mà còn hỗ trợ thêm cho mỗi người làm việc tại ĐBĐ-VHX 50.000 đồng/tháng như: Yên Bái; Bình Dương cấp thêm 100.000/điểm đồng.

- ĐBĐ-VHX đã tạo ra hàng ngàn điểm đọc sách báo cho nhân dân địa phương hàng ngày có từ 100 ngàn đến 150 ngàn lượt người tới đọc sách báo, tạp chí tại các ĐBĐ-VHX, nhờ có phòng đọc sách báo mà hàng vạn người không bị tái mù chữ, hàng ngàn người có cuộc sống khá hơn vì đã nắm bắt kịp thời những

Page 131: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 131

thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, trồng trọt, giá cả, sinh đẻ kế hoạch, y tế giáo dục và khoa học kỹ thuật nông nghiệp…đây thực sự là một trong những giải pháp rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới ở nông thôn,. Qua đó chúng ta thấy được ý nghĩa chính trị và hiệu quả xã hội của chủ trương xây dựng ĐBĐ-VHX to lớn biết chừng nào.

4. Tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường

- Thực tế, với mức doanh thu trung bình hiện nay của các ĐBĐ-VHX trên cả nước, chưa thể đặt vấn đề doanh thu có thể bù đắp toàn bộ chi phí, mặc dù doanh thu bình quân tháng/Điểm Bưu điện - Văn hóa xã từ: 692.000 đồng/điểm/tháng/năm 1999 tăng lên 2.350.000 đồng/điểm/tháng/năm 2007, nhưng từ 2005 trở lại đây đang có xu hướng giảm dần, trong những năm tới chiều hướng này sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, khi viễn thông tách hoàn toàn khỏi bưu chính. Nhưng ĐBĐ-VHX đã tạo ra cơ hội kinh doanh đón bắt thời cơ, mở rộng thị trường, phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn; một khu vực hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

- Việc xác định hiệu quả kinh doanh và phục vụ công ích của ĐBĐ-VHX hiện nay là rất cần thiết, phương pháp xác định doanh thu, chi phí để từ đó tính lỗ, lãi quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá cũng

Page 132: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

132 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

rất khác nhau, phần đóng góp của mỗi đơn vị trên toàn bộ mạng lưới chiếm bao nhiêu ? là công việc hết sức khó khăn cần nhiều thời gian, phải chờ đến khi Viễn thông và Bưu chính có quy định, quy chế phân định rõ ràng mới có thể tính toán một cách tương đối đầy đủ và chính xác (vấn đề này năm 2007 Ban Phát triển Bưu chính Viễn thông Nông thôn (trước đây) đã đặt hàng với Viện Kinh tế - Bưu điện sẽ hoàn thành trong năm 2008.

- Thực tế doanh thu bình quân hiện nay của các ĐBĐ-VHX trên cả nước (1.200.000 đồng/tháng) chưa thể đặt vấn đề doanh thu có thể bù đắp toàn bộ chi phí. Nhưng ĐBĐ-VHX đã tạo ra cơ hội kinh doanh đón bắt thời cơ, mở rộng thị trường, phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn; một khu vực hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.

Page 133: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 133

Phần thứ hai

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Page 134: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

134 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 135: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 135

A. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

I. Đặt vấn đề

Do mỗi địa phương, mỗi vùng có đặc điểm địa hình, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán …có những thế mạnh khác nhau, tạo ra sự không đồng đều về KT- VH giữa các vùng miền, cho nên nhu cầu tiềm năng sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT về văn hóa cũng khác nhau. Việc phân loại ĐBĐ-VHX theo vùng, khu vực, để có cơ sở xây dựng chế độ, chính sách, mở rộng thị trường, xác định những dịch vụ cung cấp cho ĐBĐ-VHX sao cho phù hợp với từng địa phương là rất cần thiết; nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ, kinh doanh tại ĐBĐ-VHX.

1. Phân loại ĐBĐ-VHX theo khu vực (I; II; II) và 05 tiêu chí của Nhà nước

a. Khu vực I (đã phát triển) vùng ven thành phố

b. Khu vực II (tương đối phát triển) các tỉnh, thành phố, đồng bằng.

c. Khu vực III (vùng kém phát triển) các tỉnh thành phố miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã ĐBKK.

Page 136: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

136 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 137: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 137

2. Căn cứ vào năm tiêu chí:

a. Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú

b. Cơ sở hạ tầng

c. Các yếu tố xã hội (phong tục tập quán, dân trí…)

d. Điều kiện sản xuất (phương tiện canh tác, du canh, du cư…)

e. Đời sống.

II. Phân loại ĐBĐ-VHX

Căn cứ vào cách phân loại ĐBĐ-VHX trên có thể xác định được mức đầu tư, khả năng cung cấp dịch vụ BCVT, văn hóa và các dịch vụ khác tại ĐBĐ-VHX trong giai đoạn 2010-2015. Để tổ chức lại mạng lưới điểm phục vụ bưu chính, viễn thông trong đó có ĐBĐ - VHX; trước hết phải sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các điều khoản trong “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX”.

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại hội nghị đánh giá 10 năm xây dựng, hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX (1998-2008) và định hướng kế hoạch phát triển trong thời gian tới. Việc phân loại và xây dựng phương án quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX là nhiệm vụ rất lớn, do thời gian có hạn Tổng công ty xây dựng các tiêu chí phân loại và tạm thời quy hoạch ĐBĐ-VHX căn cứ vào báo cáo của Bưu điện các tỉnh, thành phố tại công văn số 1290/CV-DVBC ngày 26/8/2008 của Tổng công ty Bưu chính về việc rà soát và thống kê

Page 138: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

138 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

phân loại ĐBĐ-VHX trên cả nước; lấy xã có ĐBĐ-VHX làm đơn vị, sắp xếp phân loại, hướng quy hoạch hệ thống ĐBĐ-VHX (theo ba khu vực I; II; III, căn cứ vào năm tiêu chí của Nhà nước) thành 03 nhóm chính:

1. Nhóm I thuộc khu vực I (ven thành phố): 442 điểm khu vực đã phát triển

a. Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú: Những ĐBĐ-VHX lân cận với các thành phố, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, khu công nghiệp, làng nghề,…Người dân ở khu vực này được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự hiểu biết về các dịch vụ bưu chính viễn thông CNTT khá cao. Kinh tế của những khu vực này đã có những bước tiến đáng kể. người dân có của ăn, của để, số hộ gia đình giầu có tăng nhanh, đời sống văn hoá tinh thần cũng được cải thiện rõ rệt.

Các dịch vụ bưu chính viễn thông, CNTT ngày càng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong giao lưu tình cảm, phục vụ công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Rất nhiều gia đình có TV, Internet đa số có điện thoại di động và các phương tiện thông tin và truyền thông khác, nên số người truy cập internet, đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX không đáng kể. Doanh thu tại nhiều ĐBĐ -VHX lại rất thấp (dưới 150. 000 đồng), nhiều ĐBĐ-VHX không có doanh thu. Những ĐBĐ-VHX thuộc vùng đang trong quá trình đô thị hóa hoặc có đường ô tô đi qua giá trị của đất lại rất cao; có Điểm tới 10

Page 139: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 139

tỷ đồng như ĐBĐ-VHX Gia Hòa Phúc Thọ Hà Nội (mặc dù không có doanh thu).

b. Cơ sở hạ tầng đã phát triển, bước đầu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống, giao thông thuận lợi, hệ thống điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, thông tin và truyền thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng nông thôn.

c. Các yếu tố xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần, dân trí và văn hoá phát triển hơn các vùng nông thôn khác.

d. Điều kiện sản xuất canh tác đã và đang trong quá trình cơ giới hoá, sản xuất hàng hoá tương đối phát triển.

e. Về đời sống: Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất trên cả nước, đời sống của người dân tương đối ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của cả nước.

2. Nhóm II thuộc khu vực II (các tỉnh đồng bằng): 3.672 ĐBĐ-VHX, nhiều ĐBĐ-VHX thuộc vùng sâu vùng xa nằm trong vùng công ích; khu vực tương đối phát triển.

a. Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú: Bao gồm các xã giữa khu vực I và khu vực III, xa với trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng khoảng 10 đến 20 km. Những ĐBĐ-VHX thuộc các tỉnh vùng đồng bằng như Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai,

Page 140: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

140 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau... người dân tại các khu vực này có về khả năng kinh tế nhất định nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phương tiện thông tin & truyền thông Internet, tương đối phát triển rất nhiều thanh niên, học sinh, nông dân có điện thoại di động.

Kinh tế của những khu vực này đã có sự chuyển dịch đúng hướng; người dân ở các khu vực này chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp, trình độ dân trí chưa cao. Do vậy, trong những năm tới đây cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản và phát triển những dịch vụ mới trên cơ sở nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Thị trường này nếu được tổ chức tốt sẽ có thể lấy thu bù chi.

b. Cơ sở hạ tầng đã bắt đầu phát triển, hệ thống giao thông đi lại tương đối thuận lợi, hệ thống điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học bệnh xá và các dịch vụ khác đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân.

c. Các yếu tố xã hội chưa đủ điều kiện cơ bản cho cộng đồng dân cư phát triển, trình dộ dân trí đời sống văn hoá còn thấp, thiếu thông tin tỷ lệ mù chữ tương đối cao văn hoá phát triển không đồng đều.

d. Điều kiện sản xuất tương đối ổn định, sản xuất đã và đang được cơ giới hoá nhưng chưa nhiều, canh tác vẫn còn lạc hậu con trâu đi trước cái cày theo sau…), tự cấp tự túc là chủ yếu, sản xuất hàng hoá đã bắt đầu phát triển.

Page 141: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 141

e. Về đời sống: số hộ nghèo chiếm tỷ lệ vẫn còn cao so với cả nước, thanh niên bỏ quê ra thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình của cả nước.

3. Nhóm III thuộc khu vực III (thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã ĐBKK): 3.833 ĐBĐ-VHX đa số nằm trong vùng công ích), đây là khu vực cực kỳ khó khăn.

a. Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú: Những ĐBĐ-VHX thuộc các xã, vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, biên giới, hải đảo, ĐBKK… là vùng quá xa với các khu trung tâm kinh tế văn hoá. Rất nhiều người hầu như chưa bao giờ được sử dụng phương tiện Thông tin và truyền thông, thậm chí chưa được biết về các phương tiện này, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT rất hạn chế, phương tiện thông tin và truyền thông rất nhiều xã chưa có.

b. Cơ sở hạ tầng còn sơ khai đang được nhà nước đầu tư xây dựng, giao thông rất khó khăn, chậm phát triển (vẫn còn nhiều xã chưa có đường ôtô), hệ thống điện, thuỷ lợi nước sạch, trường học, bệnh xá…rất nhiều xã chưa có nếu có thì trang thiết bị còn sơ sài và tạm bợ.

c. Các yếu tố xã hội có nơi còn ẩn chứa những yếu tố thiếu ổn định như ở Tây nguyên, trình độ dân trí rất thấp, tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ cao nhất cả nước, rất nhiều người chưa biết tiếng phổ thông, bệnh

Page 142: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

142 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

sốt rét, bứu cổ, suy dinh dưỡng, … chiếm tỷ lệ cao, tập tục quá lạc hậu, rất thiếu thông tin, văn hoá kém phát triển. …Ảnh hưởng rất nhiều đến việc lãnh đạo chỉ các mặt ở địa phương.

d. Điều kiện sản xuất rất vô cùng lạc hậu, khó khăn thiếu thốn đủ thứ sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, rất ít sản phẩm hàng hoá, vẫn còn tình trạng sống du canh du cư, đốt rừng làm rẩy, săn bắt hái lượm …)

e. Về đời sống: Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất so với cả nước thiếu ăn thiếu mặc; tình trạng hộ đói vẫn còn rất nhiều, đời sống vật chất, văn hoá, xã hội chậm được cải thiện, thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình nhiều xã vẫn chưa đến được với người dân.

4. Khi phân loại cần lưu ý số điểm nằm trong khuôn viên UBND xã và một xã có trên một điểm phục vụ BC,VT (Bưu cục 3, ĐBĐ-VHX, Bưu điện nhà Văn hóa thôn) thuộc 3 nhóm, 3 khu vực :

Trong tổng số 7.947 (tính đến hết năm 2011) các ĐBĐ-VHX của nhóm I; II;III, thuộc 3 khu vực I; II,II; gồm 3.832 ĐBĐ-VHX nằm trong khuôn viên UBNDX; 125 ĐBĐ-VHX có trên một điểm phục vụ Bưu chính viễn thông (bưu cục 3, ĐBĐ-VHX); 312 xã chưa có ĐBĐ-VHX.

a. Số ĐBĐ-VHX nằm trong khuôn viên UBNDX: 3.832 ĐBĐ-VHX (thuộc cả 3 nhóm, 3 khu vực). Kinh

Page 143: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 143

doanh và phục vụ văn hoá không hiệu quả; có nhiều nơi chính quyền sở tại đòi lại đất hoặc không có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ĐBĐ-VHX hoặc yêu cầu di chuyển ra khỏi khuông viên UBND xã.

b. Số xã có trên một điểm phục vụ BC, VT (Bưu cục 3, ĐBĐ-VHX, Bưu điện nhà văn hóa thôn): 125 xã.

Sở dĩ có tình trạng một xã có trên một điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (bưu cục 3, ĐBĐ-VHX) là vì đất xây dựng ĐBĐ-VHX do chính quyền địa phương cấp ở vị trí không thuận lợi cho kinh doanh và phục văn hóa; nên một số Bưu điện tỉnh, thành phố xin chuyển vị trí về xã đã có bưu cục 3 và ĐBĐ-VHX nơi danh lam thắng cảnh, du lịch phát triển...

c. Số xã chưa có ĐBĐ-VHX: 312 xã

Cho đến thời điểm này việc xây dựng ĐBĐ-VHX đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Điểm Bưu điện -Văn hóa xã tạo thành một hệ thống các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, CNTT rộng khắp; một mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia đến tận các xã, làng, bản xa xôi, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Hiện nay chỉ còn 312 xã ; phần lớn là xã đặc biệt khó khăn chưa có ĐBĐ-VHX. Tổng công ty chưa có chủ trương xây dựng thêm ĐBĐ-VHX, đã hoàn thành việc lắp đặt các thùng thư độc lập tại những xã này.

Page 144: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

144 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

B. HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

I. Đặt vấn đề

Sau hơn 10 năm hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX đã góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được hưởng thụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT; kích thích nhu cầu sử dụng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên mọi miền đất nước, rút ngắn khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị, tạo điều kiện cho Chính sách nông nghiêp - nông dân- nông thôn của Chính phủ phát huy hiệu quả..

Tuy nhiên mô hình Điểm Bưu điện - Văn hóa xã (ĐBĐ-VHX) ngày càng bộc lộ những bất cập, vướng mắc làm hạn chế chất lượng, phục vụ, hiệu quả kinh doanh. Đăc biệt những ĐBĐ-VHX đưa vào hoạt động trước hội nghị Tổng kết 5 năm (2003) đã hết khấu hao, nhà cửa xuống cấp, các công trình phụ, hệ thống cấp nước sạch hư hỏng cần phải sửa chữa; tôn tạo, nâng cấp. Do đó hệ thống ĐBĐ-VHX cần phải được quy hoạch căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương.

Mục tiêu phát triển của Điểm BĐVHX trong giai đoạn 2010-2015, phải đổi mới về căn bản, để ĐBĐ-VHX có thể trở thành một Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Truyền thông cộng đồng, một cơ sở hạ tầng mới bên cạnh các thiết chế khác ở vùng nông thôn như Điện,

Page 145: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 145

Đường, Trường, Trạm, Nhà văn hoá, hợp thành một quần thể phục vụ nhân dân trong xã, cụm xã đến giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và trao đổi thông tin kinh tế, thể thao, giải trí mua bán hàng hoá, hội họp, sinh hoạt Đảng, Đoàn thể...

Tổng công ty tạm thời quy hoạch hệ thống ĐBĐ-VHX trên cả nước, trên cơ sở phân loại ĐBĐ-VHX thành 03 nhóm chính thuộc ba khu vực,I; II; III, căn cứ vào 5 tiêu chí của Nhà nước:

a. Hướng quy hoạch ĐBĐ-VHX theo khu vực (I; II; II) của Nhà nước

- Khu vực I (đã phát triển) vùng ven đô

- Khu vực II (tương đối phát triển) các tỉnh, thành phố, đồng bằng.

- Khu vực III (vùng kém phát triển) các tỉnh thành phố miền núi, vùng cao, biên giới xã ĐBKK.

b. Căn cứ vào năm tiêu chí của Nhà nước

- Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú;

- Cơ sở hạ tầng;

- Các yếu tố xã hội ( phong tục tập, quán, dân trí…);

- Điều kiện sản xuất (phương tiện canh tác, du canh du cư, …);

- Về đời sống...

1. Các ĐBĐ-VHX nhóm I thuộc khu vực I: 442 điểm (ven thành phố):

Page 146: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

146 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

a. Lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu xem xét có thể quyết định phương thức tạm ngừng hoạt động ĐBĐ-VHX là chủ yếu; để hạn chế tối đa việc hoán chuyển (đại lý, khoán cho thuê, đấu thầu, bàn giao,…); khi chưa có điều kiện mở lại hoặc chưa tìm được nguời để ký hợp đồng, phải có phương án đảm an toàn tài sản trang thiết bị tại ĐBĐ-VHX.

b. Doanh thu nhiều ĐBĐ-VHX dưới 150.000 đồng tháng nhưng giá trị đất tại vùng này lại rất cao đặc biệt là những ĐBĐ-VHX thuộc xã trở thành phường; cho thuê hoặc kinh kinh doanh các dịch vụ pháp luật không cấm rất hiệu quả, nhưng hình ảnh của ĐBĐ-VHX lại bị lu mờ UBNDX không chấp nhận; có nơi chấp nhận thì lại phải nộp thuế vv & vv…

c. Phối hợp với VNPT tỉnh, thành phố lắp các thiết bị viễn thông; dựng cột BTS mở thêm các dịch vụ khi có nhu cầu.

d. Các ĐBĐ-VHX ngoài dịch vụ bưu chính viễn thông tối thiểu, có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ bưu chính, viễn thông chất lượng cao hay những dịch vụ dịch vụ mới lai ghép khác ...

2. Các ĐBĐ-VHX nhóm II thuộc khu vực II: 3.672 điểm (các tỉnh đồng bằng)

a. Là nhóm ĐBĐ-VHX có thể tồn tại được, kinh doanh và phục vụ văn hoá tương đối ổn định. Nhóm này nên được hỗ trợ từ quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích (ưu tiên ĐBĐ-VHX nằm trong vùng công ích).

Page 147: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 147

b. Vì vậy, trong những năm tới đây cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông tối thiểu (phải mở tại ĐBĐ-VHX), phải chú trọng phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT khác khi có nhu cầu và những dịch vụ pháp luật không cấm (chọn dịch vụ không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của ĐBĐ-VHX). Trên cơ sở nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, thị trường này nếu được tổ chức tốt sẽ có thể lấy thu bù chi.

c. Đặc điểm của số khách hàng tại các khu vực này là hạn chế về khả năng kinh tế nhưng lại có nhu cầu cao về văn hoá.

3. Các ĐBĐ-VHX Nhóm III thuộc khu vực III: 3.833 điểm (các tỉnh miền núi, vùng cao, xã biên giới, hải đảo, xã ĐBKK, phần nhiều ĐBĐ-VHX, nằm trong vùng công ích; đây là khu vực cực kỳ khó khăn.

a. Đây là nhóm phục vụ quốc kế dân sinh, an ninh, quốc phòng trật tự và an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ma túy…Nhà nước nên hỗ trợ hoàn toàn về mọi mặt.

b. Kinh tế của những khu vực này kém phát triển, trình độ dân trí của người dân còn thấp. Người dân ở những khu vực này thường sống tản mạn, phương tiện đi lại khó khăn, nhu cầu sử dụng và sự hiểu biết về các dịch vụ bưu chính viễn thông còn rất hạn chế. Chính vì vậy chỉ cần cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính, viễn

Page 148: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

148 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

thông tối thiểu để phổ cập cho dân và đưa Internet về các vùng nông thôn; lấy mục tiêu phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chính.

4. Khi quy hoạch cần lưu ý số điểm nằm trong khuôn viên UBND xã và một xã có trên một điểm phục vụ BC,VT ( Bưu cục 3, ĐBĐ-VHX, Bưu điện nhà văn hóa thôn); thuộc 3 nhóm, 3 khu vực:

a. Số ĐBĐ-VHX nằm trong khuôn viên UBNDX) gồm: 3.832 thuộc cả ba khu vực

- Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương Bưu điện tỉnh, thành phố có thể xem xét quyết định bàn giao, khoán, cho thuê, thanh lý, di dời…(nhưng cũng rất hạn chế) để UBNDX làm nhà văn hoá, phòng tiếp dân, nhà trẻ, trường mầm non hoặc Trạm xá…

- Ký hợp đồng với cán bộ văn hóa cơ sở làm đại lý ĐBĐ-VHX; phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 khoản 1; đảm bảo khi phát bưu gửi, thư báo ở xã, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ĐBĐ - VHX

b. Số xã có trên một điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (bưu cục 3, ĐBĐ-VHX, Bưu điện nhà Văn hóa thôn): 125 xã.

Giao cho Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu thưc tế của nhân dân và chính quuyền địa phương xem xét và quyết định hình thức hoán chuyển: tạm ngừng, bàn giao, khoán, cho thuê, đấu thầu…

Page 149: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 149

Lưu ý các hình thức hoán chuyển: Tạm ngừng, bàn giao, khoán, cho thuê, đấu thầu… chỉ là giải pháp tình thế và tạm thời, có thời hạn.

c. Số xã chưa có ĐBĐ-VHX : 312 xã

Cho đến thời điểm này mạng lưới điểm phục vụ bưu chính viễn thông trên cả nước thì hệ thống ĐBĐ-VHX đã hoàn thành mục tiêu đề ra đã hình thành hệ thống kênh phân phối dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT có số điểm vượt trội so với mạng Bưu cục. Hiện nay chỉ còn 312 xã; phần lớn là xã đặc biệt khó khăn (đa phần nằm nằm trong vùng công ích) chưa có ĐBĐ-VHX, hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

- Trong số 312 xã chưa có ĐBĐ-VHX (phần nhiều thuộc xã đặc biệt khó khăn), xã vùng sâu, vùng xa, miền núi cao dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát triển Tổng công Bưu chính Việt Nam sẽ khảo sát thực tế địa phương, nghiên cứu và xem xét xin cấp đất để xây dựng cơ sở của Ngành tại những trung tâm xã, cụm xã (Chính phủ đã có quyết định số 35/TTg ngày13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm cụm xã Miền núi, vùng cao)

- Những xã chưa có điểm phục vụ công cộng, chủ yếu là thiết lập một thùng thư độc lập (Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đã có công văn số 2169/ĐTBC-VHX ngày 21/4/2006, về việc yêu cầu

Page 150: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

150 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

yêu cầu kết thúc chương trình đầu tư và giải quyết tồn tại trong quá trình đầu tư ĐBĐ-VHX giai đoạn 1998 - 2005 xây dựng ĐBĐ-VHX). Nếu (xã hoặc cụm xã) kinh doanh phục vụ văn hóa hiệu quả, được Nhà nước, được các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cấp kinh phí thì VNPost sẽ xây dựng ĐBĐ-VHX.

- Đối với những xã đã có “Nhà văn hoá xã” hoặc “Nhà văn hoá thôn”, VNPost sẽ không xây dựng ĐBĐ-VHX mà ký hợp đồng với cán bộ Văn hoá cơ sở làm Đại lý bán dịch vụ bưu chính, viễn thông cho Ngành. Phần văn hoá của ĐBĐ-VHX dần dần bàn giao cho ngành Văn hoá để giảm gánh nặng cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sau này.

- Ngược lại những ĐBĐ-VHX kinh doanh và phục vụ văn hoá, kinh doanh không hiệu quả từ 1998 đến nay, VNPT sẽ xem xét và có bịên pháp hợp lý hoán chuyển (Đại lý Bưu điện” bàn giao, cho thuê, đấu thầu...) tạm thời và có thời hạn.

- Hạn chế phát triển bưu cục, thay vào đó là phát triển đại lý Bưu điện, Bưu điện nhà văn hóa thôn ở địa bàn các Thành phố, Thị xã, khu công nghiệp, làng nghề...Kiên quyết chuyển những bưu cục 3 kém hiệu quả sang, ĐBĐ-VHX hoặc “Đại lý Bưu địện -Văn hoá thôn”. Chỉ phát triển Bưu cục 3 những nơi quy mô cung cấp dịch vụ lớn mà đại lý bưu điện hoặc ĐBĐ-VHX không đủ khả năng đáp ứng. Tại những nơi này các đơn vị lập dự án để Tổng công ty sẽ xem xét thành lập bưu cục khu vực (nhưng cũng rất hạn chế).

Page 151: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 151

5. Thực trạng hệ thống ĐBĐ-VHX thuộc diện (do Bưu điện tỉnh đề nghị):

a. Duy trì/ĐBĐ-VHX: 7060/7.947 chiếm 88.8%b. Tạm ngừng/ĐBĐ-VHX: 534/7.947 chiếm

6,7%c. Hoán chuyển/ĐBĐ-VHX: 353/7.947 chiếm

4,4% (tính đến hết năm 2011)Tổng số ĐBĐ -VHX thuộc diện được duy trì

chiếm tới 88,8 %, chứng tỏ hệ thống ĐBĐ-VHX vẫn phát huy tốt ở vùng nông thôn.

II. Văn hóa -thông tin và truyền thông

Hiện nay đã có 7.947 ĐBĐ-VHX, rất nhiều ĐBĐ-VHX thuộc những xã, thôn, bản, làng, ấp, phum sóc, …đã có cơ sở văn hoá vì vậy:

a. Phần văn hoá của ĐBĐ-VHX tại những nơi đã có cơ sở văn hoá, Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu thực tế của nhân dân và chính quyền địa phương xem xét và quyết định các hình thức:

- Duy trì;- Bàn giao cho chính quyền địa phương;- Tạm ngừng;- Luân chuyểnb. Việc cấp một tờ báo Nhân dân, một tờ Bưu

điện Việt Nam do Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương xem xét và quyết định.

Page 152: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

152 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

c. Bưu điện tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, phải chủ động tạo lập thêm nguồn sách cho ĐBĐ-VHX.

d. Tiếp nhận các loại sách báo, tạp chí… do các Bộ, cơ quan, Ban, Ngành, Hội, đoàn thể, trường học gửi tặng; trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

e. Đối với những xã đã có “Nhà văn hoá xã” hoặc “Nhà văn hoá thôn”, Phần văn hoá của ĐBĐ-VHX; Tổng công ty chính Việt Nam, có thể bàn giao lại cho ngành Văn hoá địa phương.

g. Những nơi đã có ĐBĐ-VHX, phục vụ văn hoá và kinh doanh hiệu quả, diện tích đất có thể mở rộng, VNPost sẽ cho phép các đơn vị được đầu tư nâng cấp, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp để thu hút nhân dân đến đọc sách báo, sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các dịch vụ khác.

h. Lồng ghép các chương trình: Điện, đường, trường học, y tế, nhà văn hoá, thể thao... trở thành một quần thể (Trung tâm Văn hoá - Thông tin và truyền thông cộng đồng, để nhân dân trong xã, cụm xã có thể đến giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và trao đổi thông tin kinh tế, thể thao, giải trí mua bán hàng hoá, hội họp, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn...

i. Tổ chức, tuyên truyền vận động các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, Sở, Ban, Ngành và nhân dân địa phương doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài góp vốn, gửi sách, báo,

Page 153: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 153

hiện vật…cho ĐBĐ-VHX, nhằm đa dạng hoá xã hội hoá ĐBĐ-VHX mà lực lượng nòng cốt là nhân dân và chính quyền địa phương, những người được hưởng trực tiếp các lợi ích từ mô hình này.

III. Những giải pháp thực hiện trong thời gian tới

1. Nguồn lực (nhân lực, cơ chế chính sách, trang thiết bị, công nghệ, ...)

a. Nguồn nhân lực

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở đặc biệt là đội ngũ kiểm soát viên (quản lý trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động ĐBĐ-VHX) và nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX (đại diện cho VNPost phục vụ, giao tiếp với khách hàng) họ phải được được trang bị về chuyên môn, nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và CNTT, kiến thức xã hội, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, nghiệp vụ khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông, nhân viên ĐBĐ-VHX phải thay đổi tư duy, thói quen phục vụ, thay cho việc ngồi một chỗ, cần chủ động giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng. Cung cấp thông tin về dịch vụ và giá cước cho khách hàng dưới nhiều phương thức khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giao dịch viên tại ĐBĐ-VHX,.

Trước thời điểm tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm (năm 2003) đội ngũ nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX

Page 154: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

154 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

do Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ, phù hợp với việc tác nghiệp tại ĐBĐ-VHX, vì khi ấy chỉ có dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản. Những năm gần đây nhiều dịch vụ mới (dịch vụ cộng thêm, truy cập Intternet, …) đòi hỏi trình độ chuyên môn phải được đào tạo bài bản, chính quy (tốt nghiệp cao đẳng trở lên).

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, về công nghệ bưu chính, viễn thông, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành, bán hàng và chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới; VNPost đã và sẽ tiếp tục gửi đi các trường Cao đẳng, Đại học của Ngành, đào tạo và đào tạo lại cho số kiểm soát viên và nhân viên này trong thời gian tới.

b. Cơ chế, chính sách

Tại “Điều 13” “khoản 1 ” (Quy định quản lý ĐBĐ-VHX) về thù lao của người làm việc tại ĐBĐ-VHX duy trì quá lâu và thực tế đã có những bất cập. Vì vậy việc Điều chỉnh mức thù lao tối thiểu cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX theo các bậc khác nhau.

Bên cạnh đó, do thời gian làm việc tại các ĐBĐ-VHX thường phải tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh hoạt của từng địa phương để có những thời gian đóng, mở cửa hợp lý, nhân viên ĐBĐ-VHX còn phải làm cả ngày lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật để nâng cao tính phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và khách hàng.

Page 155: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 155

VNPost sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho “thương mại điện tử”, chương trình “Chính phủ điện tử” ra đời và phát triển, khuyến khích phát triển nội dung thông tin (kho thông tin tiếng Việt giành riêng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân), giúp cho người dân tìm hiểu những thông tin về pháp luật, công chứng, Luật đất đai và dịch vụ công qua Internet và các phương tiện điện tử.

c. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tổ chức lại nơi giao dịch khang trang hấp dẫn và tiện lợi hơn.

Trang thiết bị bên ngoài không chỉ tạo sức thu hút mà còn thể hiện sự nghiêm túc của một điểm phục vụ, muốn vậy: Bảng niêm yết giờ làm việc Biển hiệu và panô quảng cáo treo trước ĐBĐ-VHX, kích cỡ phải đủ lớn, màu sắc trang nhã để dễ thu hút sự chú ý, gây ấn tượng đối với khách hàng. Trang bị về cơ bản phải được thống nhất theo quy định của Tổng công ty, bổ sung cân điện tử, đồng hồ tính cước, tủ sách, két sắt cho những điểm chưa có; bổ sung hoặc thay thế các buồng đàm thoại, bảng giá cước theo mẫu thống nhất...

Những điểm bán văn phòng phẩm phải có tủ kính; các trang thiết bị này sẽ từng bước được thay thế theo mẫu thống nhất.

Qua một thời gian hoạt động, số sách báo ngày một cũ, hư hỏng nhiều, để khắc phục tình trạng này VNPost sẽ chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố phối

Page 156: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

156 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

hợp với các Sở, Ban, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục phát động phong trào quyên góp, gửi tặng các loạị sách báo, tạp chí cho ĐBĐ-VHX; thuyết phục vận động UBNDX chuyển tủ sách pháp luật của địa phương sang cho ĐBĐ-VHX như nhiều xã đã làm. Luân chuyển sách báo từ ĐBĐ-VHX này sang ĐBĐ-VHX khác trong cùng một huyện để tăng số lượng đầu sách cho mỗi điểm.

Hệ thống mạng lưới vận chuyển và điểm phục vụ cũng phải được cơ cấu lại để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Bưu chính sẽ gặp khó khăn khi hạch toán độc lập không thể dùng lợi nhuận của viễn thông để bù đắp chi phí, Trong giai đoạn trước mắt Bưu chính lại phải đầu tư rất lớn về trang thiết bị, đặc biệt trong việc tin học hoá và tự động hoá bưu chính để tăng chất lượng dịch vụ, ngoài ra còn phải đầu tư kinh phí để đào tạo, đào tạo lại nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Điều này sẽ làm tăng chí phí cả lĩnh vực công ích và kinh doanh.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTTmở thêm những dịch vụ cần thiết theo nhu cầu của từng địa phương. Đẩy mạnh việc đưa Internet tới các ĐBĐ-VHX, để thanh niên nông thôn, học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu thông tin, khoa học, học tập, khai thác kiến thức của nhân loại qua mạng Internet. Để ĐBĐ-VHX thực sự là một cơ sở hạ tầng mới bên cạnh các cơ sở hạ tầng khác ở nông thôn như: điện, đường,

Page 157: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 157

trường, trạm, với hai chức năng chính là cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT và phục vụ một số hoạt động về văn hoá, thông tin và truyền thông.

d. Giải pháp về công nghệ

Hầu hết các huyện thị trong cả nước đã xây dựng các tuyến truyền dẫn dung lượng lớn dựa trên công nghệ SDH/PDH qua môi trường cáp hoặc vi ba nối với trung tâm tỉnh. Đảm bảo nhu cầu dịch vụ thoại và các dịch vụ số liệu khác như truy cập Internet. Đối với những xã, ĐBĐ-VHX ở các tỉnh miền núi, những địa bàn không thể xây dựng các tuyến cáp đã triển khai VSAT, IP-STAR cung cấp dịch vụ thoại, Internet cho người dân. Hiện nay, mạng băng thông rộng dựa trên công nghệ ADSL đã triển khai ở phần lớn trung tâm thành phố và huyện thị phục vụ cho việc kết nối Internet tốc độ cao ở 63 tỉnh và thành phố.

e . Giải pháp phát triển các dịch vụ khác (ngoài các dịch vụ BCVT).

Mạng điểm phục vụ của Bưu chính hiện nay đã phủ khắp cả nước đến tận các xã, thôn. Đây là một lợi thế của Bưu chính cần phải khai thác triệt để.

- Như vậy, có thể thấy mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ có những nhu cầu về phát triển dịch vụ, phục vụ văn hóa và kinh doanh tại các điểm BĐ-VHX khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu thực sự của từng địa phương mà Giám đốc Bưu điện Tỉnh, thành phố có thể mở thêm các dịch vụ khác.

Page 158: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

158 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

- Phân tích thị trường, phân tích các dịch vụ phù hợp với yêu cầu, thị hiếu, khả năng thanh toán của người dân nông thôn, tìm hiểu từng loại đối tượng để cung cấp các loại dịch vụ phù hợp (dịch vụ Bưu chính, và tất cả các dịch vụ khác nhằm tận dụng nguồn nhân lực và mạng BCCC). Trên cơ sở tận dụng mạng lưới có sẵn, Bưu chính có thể mua trọn gói dịch vụ viễn thông “lời ăn lỗ chịu”, như thế sẽ khuyến khích nhân viên tại các Bưu cục và ĐBĐ-VHX thay đổi thái độ phục vụ, thúc đẩy họ nhiệt tình hơn với công việc.

- Đẩy mạnh việc tăng cường cung cấp các dịch vụ ngoài bưu chính, góp phần tăng doanh thu cho ĐBĐ-VHX mà không phải tăng thêm nhiều chi phí. Các bưu cục, Điểm Bưu điện -Văn hoá xã, đại lý thường được xây dựng ở những vị trí trung tâm, gần UBND xã, gần trường học. Do đó, sẽ rất thuận lợi nếu mở thêm các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn như bán sách giáo khoa, đồ dùng học tập, quà tặng,...

- Bàn giao, khoán hoặc cho thuê lại các khoảng trống tại các bưu cục, ĐBĐ-VHX làm các cửa hàng, phòng trưng bày, bán hàng lưu niệm; bán hoa, bán quà tặng vào những dịp tết, lễ hội như tết trung thu, ngày lễ 8/3, ngày lễ valentine,...rất nhiều ngày lễ khác trong năm mà bưu chính có thể tận dụng hoặc bán đồ lưu niệm dành cho du khách, đồ thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm,... đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Phải lưu ý chỉ là tạm thời và có thời hạn nếu thời gian

Page 159: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 159

quá dài phải trang bị một card Phone, một thùng thư độc lập.

- Đẩy mạnh việc tăng cường cung cấp các dịch vụ ngoài bưu chính, góp phần tăng doanh thu cho ĐBĐ-VHX mà không phải tăng thêm nhiều chi phí. Các bưu cục, Điểm Bưu điện -Văn hoá xã, đại lý thường được xây dựng ở những vị trí trung tâm, gần UBND xã, gần trường học. Do đó, sẽ rất thuận lợi nếu mở thêm các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn như bán sách giáo khoa, đồ dùng học tập, quà tặng,...

e. Quảng cáo - nhận quảng cáo:

Chủ động tìm hiểu và ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp tại các bưu cục và ĐBĐ-VHX, trên bì thư, số tiền thu được từ hợp đồng sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân viên, đồng thời dùng để chi cho việc in phong bì, nhờ đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí, có thể phát miễn phí phong bì cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ của bưu cục, ĐBĐ-VHX, như thế dù là rất nhỏ, song cũng góp phần khuyến khích người dân đến với các ĐBĐ-VHX, ngoài ra lại có thể sử dụng một loại phong bì thống nhất trong toàn Ngành.

Tăng cường công tác quảng cáo tại tất cả các bưu cục, ĐBĐ-VHX, xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động quảng cáo mang tính chuyên nghiệp hóa, tạo ấn tượng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của VNPost. Đẩy

Page 160: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

160 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

mạnh các hoạt động khuyến mại, hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Song song với việc tìm hiểu đặc điểm thị trường ở các khu vực khác nhau để mở thêm các dịch vụ có tiềm năng, giới thiệu đầy đủ về bưu cục, ĐBĐ-VHX là việc cần được thực hiện ngay khi phát triển bất kỳ dịch vụ mới nào. Quảng cáo giới thiệu về dịch vụ có thể được tiến hành thường xuyên hoặc bằng các chiến dịch qua đài phát thanh xã, truyền hình địa phương, báo chí địa phương...

Quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ phải được kèm với những thông tin về tiện ích dịch vụ một cách dễ hiểu, mức cước, cách sử dụng, ưu điểm dịch vụ, hướng dẫn cả một số điều kiện cần thiết cho mỗi loại dịch vụ (ví dụ, đi gửi tiết kiệm bưu điện người dân phải mang theo giấy tờ gì ?, bưu phẩm phải gói như thế nào ?...). Nói chung, việc quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ hiện có, dịch vụ mới cần thật gần gũi với người dân cả về ngôn từ lẫn hình ảnh và được kèm theo những hình thức khuyến mại để tăng thêm sự chú ý, thu hút khách hàng.

f. Tăng cường hoạt động Marketing:

Phải xác định công tác nghiên cứu thị trường trên địa bàn nông thôn trong những năm trước mắt cần được tiến hành đồng bộ, kịp thời để phục vụ nông nghiệp Nông thôn và nông dân. Với phương châm khách hàng luôn luôn đúng, khách hàng là người trả lương cho mình, khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, tiếp tục mở rộng thị trường nông thôn giàu tiềm

Page 161: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 161

năng, nâng cao lợi nhuận bằng việc lấy nhu cầu xã hội làm điểm xuất phát.

Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, phát hiện và chủ động khai thác tiềm năng của các vùng thị trường, các loại khách hàng trên địa bàn nông thôn; tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, mở rộng các vùng thị trường mới tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, làng nghề, nơi là điểm tập trung đông dân cư, trường học,... phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các địa điểm đó, để phát triển đại lý bưu điện nhằm tăng cường hệ thống kênh phân phối, phát triển và mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chú trọng khai thác và mở rộng phục vụ có hiệu quả thị trường nông thôn trên cơ sở mức giá cạnh tranh và chất lượng phục vụ.

Xây dựng trang Web có nội dung phong phú phục vụ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn phù hợp với từng vùng miền, các trang Web bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc đẩy mạnh quảng bá việc sử dụng các dịch vụ bưu chính đó là việc xây dựng Website riêng của Tổng công ty Bưu chính, trên đó có tất cả các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, thông tin chi tiết và đầy đủ tất cả các dịch vụ cung cấp, thông tin về giá cả, phương thức thanh toán,

Page 162: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

162 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

các hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc: Đơn giản, dễ hiểu, và cụ thể. Tổ chức tốt các dịch vụ tư vấn, các dịch vụ sau bán hàng qua mạng, hệ thống hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Do tính vô hình của dịch vụ bưu chính, bán hàng theo kiểu tư vấn là công việc hết sức cần thiết.

Quan trọng hơn nữa là việc xây dựng website đảm bảo một sự thống nhất của VNPost đến các doanh nghiệp thành viên (công ty hoặc tại bưu cục, ĐBĐ-VHX, bưu điện các tỉnh, thành phố). Website cần được quảng bá trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là các báo điện tử có số người truy cập lớn) để nhiều người biết và tiếp cận. Các dịch vụ bưu chính (thư, BP BK…), sưu tập tem, điện hoa, phát hành báo chí, tài chính bưu chính, datapost,… và cả các dịch vụ mới nếu được khai thác phải được thiết kế và ưu tiên trình bày trên trang chủ.

IV. Những việc cần triển khai.

1. Xã hội hoá hoạt động ĐBĐ-VHX

2. Đào tạo nguồn nhân lực

3. Xây dựng cơ chế, chính sách, sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung trên cơ sở kế thừa phát huy “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” trước đây cho phù hợp với tình hình hiện nay.

4. Để nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ tại ĐBĐ-VHX, phải đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa bổ

Page 163: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 163

sung trang thiết bị, tổ chức lại nơi giao dịch khang trang hấp dẫn và tiện lợi hơn.

5. Áp dụng công nghệ mới, hiện đại

6. Phát triển các dịch vụ (ngoài dịch vụ bưu chính, viễn thông) pháp luật không cấm.

V. Đề xuất

1. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ cho hệ thống ĐBĐ-VHX đặc biệt là các ĐBĐ-VHX thuộc các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, những xã đặc biệt khó khăn, phục vụ cho quốc kế dân sinh an ninh, quốc phòng; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ma túy…, nghiên cứu thành lập quỹ Dịch vụ Bưu chính công ích.

2. Hiện nay nhiều vùng nông thôn rất nghèo, sản xuất thuần nông (tự cấp tự túc), nền kinh tế thị trường chưa tác động nhiều đến nông thôn; hiện tượng thanh niên bỏ quê ra thành phố, ngày càng nhiều. Rất nhiều Bưu điện tỉnh, thành phố đề xuất: Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất trang thiết bị cho ĐBĐ-VHX, những nơi có khuôn viên rộng nên phối hợp với các Bộ, Sở, Ban, Ngành, Chính quyền và nhân dân địa phương nghiên cứu làm sân bóng và các dịch vụ vui chơi giải trí khác kiểu như công viên ở thành phố hoặc thí điểm xây dựng một số Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Truyền thông cộng đồng ở xã, cụm xã, huyện, tỉnh.

Page 164: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

164 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

3. Tổng công ty Bưu chính sẽ phải hoạt động độc lập và kinh doanh hiệu quả, với sự ưu đãi giảm dần, vừa phải đảm nhận vai trò hoạt động công ích; vừa phải đối mặt với cơ chế thị trường và cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bưu chính lại là khu vực chậm hoàn vốn, lợi nhuận không cao, không phải là ngành khai thác tài nguyên đất nước nên Tổng công ty Bưu chính phải được kinh doanh đa ngành ngay sau khi tách khỏi viễn thông hoàn toàn để “lấy ngắn nuôi dài”.

C. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

1. Đặt vấn đề

a - Trong quá trình xây dựng và hoạt động hệ thống ĐBĐ-VHX, “Quy định quản lý hoạt động ĐBĐ-VHX” đã phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, phù hợp với chủ trương phát triển mạng cung cấp dịch vụ trong điều kiện vốn, lao động và mặt bằng sản xuất của Tổng công ty còn hạn chế. Kết quả đạt được là tận dụng quỹ đất, lợi thế mặt bằng, lao động xã hội, rút ngắn bán kính điểm phục vụ.

Theo Quyết định số 368/QĐ- PTBCVTNT/HĐQT ngày 15 tháng 12 năm 2003 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam, về việc sửa đổi bổ sung một số điều khoản trong Quyết định số 04/2000/QĐ - HĐQT- BC ngày

Page 165: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 165

06 tháng 01 năm 2000 của HĐQT Tổng công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam về quy dịnh quản lý ĐBĐ-VHX. Quy định này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản. Tuy nhiên sau khi chia tách bưu chính với viễn thông (01/01/2008) đã phát sinh rất nhiều vấn đề mới trong công tác quản lý cũng như tổ chức thực hiện. Chính vì vậy VNPost phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số điều, khoản cho phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay.

b. Sửa đổi, bổ sung “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” theo các nguyên tắc:

‒ Trên cơ sở kế thừa, phát huy “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” trước đây cho phù hợp với tình hình hiện nay

‒ Thay đổi, loại bỏ những điều khoản không còn phù hợp.

‒ Sửa đổi, bổ sung những điều, khoản mới phù hợp.

‒ Đáp ứng nhu cầu của xã hội.

‒ Phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay của VNPost.

c. Các nội dung sửa đổi:

Định nghĩa Điểm Bưu điện -Văn hoá xã (ĐBĐ-VHX), Trung tâm văn hoá - Thông tin và Truyền thông cộng đồng.

‒ Tổ chức và quản lý.

‒ Đào tạo.

Page 166: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

166 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Thù lao.

‒ Văn hoá, thông tin và truyền thông

2. Kết luận:

‒ Dự thảo sửa đổi, bổ sung “ Quy định quản lý Điểm Bưu điện-Văn hoá xã, thêm

‒ 01 chương (Thù lao và Hợp đồng), 5 Điều. Thông thoáng, cởi mở hơn “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho Lãnh đạo các đơn vị chủ động linh hoạt, sáng tạo trong việc quản lý ĐBĐ-VHX.

‒ Có thể được áp dụng vào thực tế hiện nay, giúp cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) giảm được chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả. kinh doanh tại ĐBĐ-VHX; nhưng vẫn đảm bảo điểm phục vụ công cộng theo Quyết định số 50/2008/QĐ-BTTTT, ngày 12/11/20008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Page 167: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 167 Q

uy đ

ịnh

quản

lý Đ

-VH

X (c

ũ)N

guyê

n vă

nD

Ự T

HẢ

O S

ửa đ

ổi, b

ổ su

ng c

ác đ

iều,

kho

ản tr

ong

quy

định

qu

ản lý

ĐB

Đ-V

HX

QU

Y Đ

ỊNH

QU

ẢN

ĐIỂ

M B

ƯU

ĐIỆ

N -V

ĂN

A X

ÃB

an h

ành

kèm

theo

quy

ết đ

ịnh

số 0

4/20

00/Q

Đ-H

ĐQ

T-B

C

ngày

06/

01/2

000

của

Hội

đồn

g qu

ản tr

ị Tổn

g cô

ng ty

Bưu

ch

ính

Viễn

thôn

g Vi

ệt N

am

QU

Y Đ

ỊNH

QU

ẢN

ĐIỂ

M B

ƯU

ĐIỆ

N -

VĂN

A X

ÃB

an

hành

m

theo

qu

yết

định

số

...

/20.

.. /Q

Đ-H

ĐQ

T ng

ày...

/.../2

0.. c

ủa ..

.VN

Post

CH

ƯƠ

NG

I: Q

UY

ĐỊN

H C

HU

NG

CH

ƯƠ

NG

I: Q

UY

ĐỊN

H C

HU

NG

Điề

u 1.

Địn

h ng

hĩa

Điể

m B

ưu đ

iện

Văn

hóa

(sau

đây

viế

t tắ

t là

điể

m B

Đ

- V

H x

ã) l

à đi

ểm c

ung

cấp

các

dịch

vụ

bưu

chín

h, v

iễn

thôn

g và

thực

hiệ

n m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa

nhằm

phụ

c vụ

nhâ

n dâ

n ở

các

xã, m

à ở

đó c

hưa

có đ

ủ đi

ều k

iện

thàn

h lậ

p B

ưu c

ục 3

iểm

- V

HX

nằm

tron

g hệ

thốn

g cu

ng c

ấp d

ịch

vụ b

ưu

chín

h, v

iễn

thôn

g củ

a Tổ

ng c

ông

ty B

ưu c

hính

Viễ

n th

ông

Việt

Nam

.

Điề

u 1:

Địn

h ng

hĩa

1. Đ

iểm

Bưu

điệ

n -

Văn

hóa

(ĐB

Đ -

VH

X)

là n

ơi c

ung

cấp

các

dịch

vụ:

‒B

ưu c

hính

, viễ

n th

ông,

CN

TT.

‒Th

am g

ia m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa,

thô

ng t

in v

à tru

yền

thôn

g. ‒

Các

dịc

h vụ

phá

p lu

ật k

hông

cấm

.(a

,b,c

sau

đây

đượ

c gọ

i là

các

dịch

vụ

ĐB

Đ -V

HX

)2.

ĐB

Đ-V

HX

nằm

tron

g hệ

thốn

g cu

ng c

ấp c

ác d

ịch

vụ Đ

-V

HX

của

Tổn

g cô

ng ty

Bưu

Điệ

n Vi

ệt N

am (V

NPo

st).

Page 168: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

168 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Điề

u 2.

Tổ

chức

quả

n lý

1. T

ổng

công

ty th

ống

nhất

quả

n lý

Điể

m B

Đ -

VH

trong

ph

ạm v

i cả

nước

: ‒

Quy

ết đ

ịnh

phê

duyệ

t số

lượn

g, v

ốn đ

ầu tư

Điể

m B

Đ -

V

H x

ã trê

n cơ

sở

đề n

ghị c

ủa B

ưu đ

iện

tỉnh,

thàn

h ph

ố. ‒

Quy

địn

h m

ẫu n

hà Đ

iểm

- V

H x

ã. ‒

Quy

địn

h về

tổ c

hức

hoạt

độn

g và

chế

quản

lý.

‒Th

ống

nhất

với

Bộ

Văn

hóa

- T

hông

tin

về v

iệc

quản

các

hoạt

độn

g vă

n hó

a tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xã.

2. B

ưu đ

iện

tỉnh,

thàn

h ph

ố đư

ợc q

uyền

: ‒

Thàn

h lậ

p Đ

iểm

- V

HX

trên

sở s

ố lư

ợng,

vốn

đầu

đượ

c Tổ

ng c

ông

ty p

hê d

uyệt

. ‒

Mở

hoặc

bãi

bỏ

các

dịch

vụ

bưu

chín

h, v

iễn

thôn

g tạ

i Đ

iểm

- V

H x

ã. ‒

Thỏa

thu

ận v

ới c

hính

quy

ền đ

ịa p

hươn

g về

việ

c th

ực

hiện

một

số

hoạt

độn

g vă

n hó

a tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xã.

Điề

u 2:

Tổ

chức

quả

n lý

1. T

ổng

công

ty B

ưu c

hính

Việ

t Nam

(VN

Post

) quả

n lý

, duy

trì

ĐB

Đ-V

HX

trên

phạ

m v

i cả

nước

:2.

Quy

địn

h về

tổ c

hức

hoạt

độn

g và

chế

quản

lý.

3. G

iám

đốc

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

được

quy

ền:

‒Th

ành

lập,

tạm

ngừ

ng; d

i dời

; hoá

n ch

uyển

ĐB

Đ-V

HX

(Đại

Bưu

điệ

n, k

hoán

, cho

thuê

, tha

nh lý

, cổ

phần

, bàn

gia

o,

đấu

thầu

...)

tạm

thời

có th

ời h

ạn.

‒P

hối h

ợp v

ới V

NP

T tin

h, th

ành

phố

lắp

đặt c

ác th

iết b

ị viễ

n th

ông,

mở

thêm

các

dịc

h vụ

khi

nhu

cầu.

‒M

ở ho

ặc b

ãi b

ỏ cá

c dị

ch v

ụ Đ

-VH

X (

trừ c

ác d

ịch

vụ tạ

i “Đ

iều

5 kh

oản

1” ).

‒Q

uyết

địn

h (h

oặc

ủy q

uyền

cho

Giá

m đ

ốc B

ưu đ

iện

huyệ

n)

tuyể

n ch

ọn, b

ãi m

iễn

nhân

viê

n là

m v

iệc

tại Đ

-VH

X.

‒Ủ

y qu

yền

cho

Giá

m đ

ốc B

ưu đ

iện

huyệ

n, t

hị,

tuyể

n ch

ọn

ký v

à ch

ấm d

ứt h

ợp đ

ồng

đại l

ý vớ

i nhâ

n vi

ên là

m v

iệc

tại

ĐB

Đ-V

HX

.

Page 169: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 169 ‒

Thốn

g nh

ất v

ới B

ộ V

ăn h

óa T

hể th

ao v

à D

u lịc

h, B

ộ Th

ông

tin v

à Tr

uyền

thô

ng,

tham

gia

một

số

hoạt

độn

g vă

n hó

a;

Thôn

g tin

Truy

ền th

ông

tại c

ác Đ

-VH

X th

uộc

nhữn

g xã

, thô

n, b

ản, l

àng,

ấp,

phu

m s

óc...

chư

a có

sở v

ăn h

óa,

thôn

g tin

truyề

n th

ông.

Phố

i hợp

với

nhâ

n dâ

n và

chí

nh q

uyền

địa

phư

ơng

tham

gi

a m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

Văn

hóa

TT,

DL;

Thô

ng ti

n và

Tru

yền

thôn

g tạ

i các

ĐB

Đ-V

HX

.

Điề

u 3.

Phư

ơng

thức

tổ c

hức

hoạt

độn

g1.

Điể

m B

Đ-V

H x

ã ho

ạt đ

ộng

theo

phư

ơng

thức

đặc

biệ

t củ

a Tổ

ng c

ông

ty B

ưu c

hính

Viễ

n th

ông

Việt

Nam

.2.

Bưu

điệ

n ủy

qưy

ền s

ử dụ

ng, b

ảo q

uản

tài s

ản c

ho n

gười

m v

iệc

tại Đ

iểm

- V

HX

xã.

3. B

ưu đ

iện

chịu

các

chi

phí

kha

i thá

c ng

hiệp

vụ.

4. N

gười

làm

việ

c tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xã:

‒C

ó đả

m b

ảo v

ật c

hất h

oặc

tín c

hấp

đối v

ới tà

i sản

đượ

c B

ưu đ

iện

ủy q

uyền

. ‒

Đượ

c hư

ởng

thù

lao

theo

quy

địn

h tạ

i Điề

u 13

dướ

i đây

.

Điề

u 3:

Phư

ơng

thức

tổ c

hức

hoạt

độn

g Đ

-VH

X.1.

ĐB

Đ-V

HX

hoạ

t độn

g th

eo p

hươn

g th

ức Đ

ại lý

“đặc

biệ

t” củ

a V

NPo

st.

2. B

ưu đ

iện

huyệ

n, ủ

y qu

yền

sử d

ụng,

bảo

quả

n tà

i sản

, nhà

cử

a, đ

ất đ

ai c

ho n

hân

viên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ-V

HX

.3.

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

chịu

các

chi

phí

kha

i thá

c ng

hiệp

vụ

tại Đ

-VH

X.

4. N

gười

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ -

VH

X p

hải c

ó đả

m b

ảo v

ật c

hất đ

ối

với t

ài s

ản đ

ược

Bưu

điệ

n ủy

quy

ền.

Điề

u 4:

Nhâ

n vi

ên là

m v

iệc

tại Đ

-VH

X .

Đượ

c hư

ởng

thù

lao

theo

quy

địn

h củ

a V

NPo

st.

Page 170: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

170 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

CH

ƯƠ

NG

II: T

Ổ C

HỨ

C K

HA

I TH

ÁC

DỊC

H V

Ụ B

ƯU

CH

ÍNH

, VI

ỄN T

NG

TH

ỰC

HIỆ

N H

OẠ

T Đ

ỘN

G V

ĂN

AC

ƠN

G II

: TỔ

CH

ỨC

KH

AI T

C C

ÁC

DỊC

H V

Ụ T

ẠI Đ

IỂM

B

ƯU

ĐIỆ

N -V

ĂN

HO

Á X

Ã

Điề

u 4.

Cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

1. C

ác d

ịch

vụ b

ưu c

hính

, viễ

n th

ông

tối t

hiểu

phả

i mở

tại

Điể

m B

Đ-V

H x

ã: ‒

Nhậ

n gử

i, ph

át b

ưu p

hẩm

thư

ờng,

bưu

phẩ

m A

tro

ng

nước

quốc

tế.

‒N

hận

gửi,

phát

bưu

phẩ

m g

hi s

ố tro

ng n

ước.

‒N

hận

gửi,

phát

bưu

kiệ

n tro

ng n

ước

tới 5

kg.

‒B

án te

m.

‒N

hận

đặt m

ua b

áo c

hí d

ài h

ạn v

à bá

o bá

n lẻ

. ‒

Điệ

n th

oại t

rong

nướ

c và

quố

c tế

. ‒

Nhậ

n đi

ện b

áo tr

ong

nước

. ‒

Dịc

h vụ

tư v

ấn đ

iện

thoạ

i 108

.2.

Việ

c cu

ng c

ấp c

ác d

ịch

vụ b

ưu c

hính

, viễ

n th

ông

tại Đ

iểm

B

Đ -

VH

phải

chấ

p hà

nh đ

úng

Ngh

ị địn

h 10

9/19

97/N

Đ-

CP

ngà

y 12

/11/

1997

của

Chí

nh p

hủ v

ề bư

u ch

ính

viễn

th

ông,

Thô

ng tư

, thể

lệ c

ủa T

ổng

cục

Bưu

điệ

n, q

uy tr

ình,

th

ủ tụ

c ng

hiệp

vụ

hiện

hàn

h củ

a Tổ

ng c

ông

ty.

Điề

u 5:

Cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ Đ

-VH

X:1.

Các

dịc

h vụ

bưu

chí

nh, v

iễn

thôn

g tố

i thi

ểu p

hải m

ở tạ

i ĐB

Đ-

VH

X:

‒N

hận

gửi,

phát

bưu

phẩ

m th

ường

. ‒

Nhậ

n gử

i, ph

át b

ưu p

hẩm

ghi

số

trong

nướ

c. ‒

Nhậ

n gử

i, ph

át b

ưu k

iện

trong

nướ

c tớ

i 5 k

g. ‒

Bán

tem

. ‒

Nhậ

n đặ

t mua

báo

chí

dài

hạn

báo

bán

lẻ.

‒Đ

iện

thoạ

i tro

ng n

ước

và q

uốc

tế.

‒D

ịch

vụ tư

vấn

điệ

n th

oại 1

080.

2. N

hóm

các

dịc

h vụ

khá

c củ

a V

NPo

st.

3. N

hóm

các

dịc

h vụ

hợp

tác

với V

NP

T cá

c tỉn

h, th

ành

phố.

4. N

hóm

các

dịc

h vụ

phá

p lu

ật k

hông

cấm

.

Page 171: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 171 Đ

iều

6: V

iệc

cung

cấp

các

dịc

h vụ

bưu

chí

nh, v

iễn

thôn

g tạ

i Đ

-VH

X ph

ải c

hấp

hành

đún

g qu

y tr

ình,

quy

phạ

m, t

hủ

tục

nghi

ệp v

ụ hi

ện h

ành

của

VNPo

st

1. V

iệc

cung

cấp

các

dịc

h vụ

viễ

n th

ông,

CN

TT tạ

i ĐB

Đ-V

HX

ph

ải c

hấp

hành

đún

g lu

ật V

iễn

thôn

g số

.../

200

/QH

ngà

y...

thán

g...

năm

200

của

Quố

c hộ

i nư

ớc C

ộng

hòa

xã h

ội c

hủ

nghĩ

a Vi

ệt N

am.

2. V

iệc

cung

cấp

các

dịc

h vụ

bưu

chí

nh tạ

i ĐB

Đ-V

HX

phả

i chấ

p hà

nh đ

úng

luật

Bưu

chí

nh s

ố ...

/200

/QH

ngà

y...

thán

g...

năm

200

củ

a Q

uốc

hội n

ước

Cộn

g hò

a xã

hội

chủ

ngh

ĩa V

iệt N

am.

3. C

ác d

ịch

vụ p

háp

luật

khô

ng c

ấm,

phải

chấ

p hà

nh m

ọi q

uy đ

ịnh

theo

luật

doa

nh n

ghiệ

p củ

a nư

ớc

Cộn

g hò

a xã

hội

chủ

ngh

ĩa V

iệt N

am

Điề

u 5.

Thù

ng th

ư và

số

lần

mở

thùn

g th

ư1.

Phả

i đặt

thùn

g th

ư ng

oài c

ủa n

hà Đ

iểm

- V

H x

ã sa

o ch

o kh

i đón

g cử

a gi

ao d

ịch,

khá

ch h

àng

vẫn

có th

ể bỏ

thư

vào

thùn

g.2.

Số

lần

mở

thùn

g th

ư ph

ải p

hù h

ợp v

ới c

huyế

n th

ư hu

yện,

.

Điề

u 7:

Thù

ng th

ư và

số

lần

mở

thùn

g th

ư1.

Đặt

thùn

g th

ư để

khi

đón

g cử

a Đ

-VH

X k

hách

hàn

g vẫ

n có

thể

bỏ th

ư và

o th

ùng.

2. S

ố lầ

n m

ở th

ùng

thư

phải

phù

hợp

với

chu

yến

thư

huyệ

n, x

ã.

Page 172: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

172 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Điề

u 6.

Thự

c hi

ện m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa:

Nội

dun

g th

ực h

iện

hoạt

độn

g vă

n hó

a tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

gồm

:1.

Tra

ng b

ị ban

đầu

bổ s

ung

hằng

năm

một

số

sách

về

luật

, kho

a họ

c kỹ

thuậ

t, ki

nh tế

Nôn

g, L

âm, N

gư n

ghiệ

p.2.

Đượ

c cấ

p th

ường

xuy

ên m

ột t

ờ bá

o nh

ân d

ân,

một

tờ

báo

Bưu

điệ

n Vi

ệt N

am.

3. T

iếp

nhận

các

côn

g bá

o củ

a C

hính

phủ

, các

tài l

iệu

pháp

lu

ật n

ếu đ

ược

chín

h qu

yền

địa

phươ

ng g

iao

cho

để tạ

o đi

ều

kiện

cho

nhâ

n dâ

n đế

n tìm

hiể

u ng

hiên

cứu

.4.

Tiế

p nh

ận c

ác t

ài l

iệu

hướn

g dẫ

n kh

oa h

ọc k

ỹ th

uật:

Nôn

g, L

âm, N

gư n

ghiệ

p, c

ác tà

i liệ

u ch

ính

trị, k

inh

tế, x

ã hộ

i và

các

loại

sác

h bá

o kh

ác p

hục

vụ n

ông

dân

các

Bộ,

Ngà

nh l

iên

quan

, cá

c cơ

qua

n củ

a Đ

ảng

và c

hính

qu

yền

hoặc

nhân

cun

g cấ

p m

iễn

phí h

oặc

cơ q

uan

địa

phươ

ng đ

ặt m

ua c

ho n

hân

dân

trong

dùng

chu

ng.

5. H

ướng

dẫn

cho

nhâ

n dâ

n sử

dụn

g cá

c dị

ch v

ụ tư

vấn

về:

V

ăn h

óa, x

ã hộ

i, y

tế, g

iáo

dục,

tâm

lý...

thôn

g qu

a dị

ch v

ụ đi

ện th

oại 1

08 c

ủa B

ưu đ

iện.

6. P

hục

vụ n

hân

dân

đọc

sách

báo

tại c

hỗ m

iễn

phí.

7. P

hối h

ợp v

ới c

hính

quy

ền, n

gành

Văn

hóa

- T

hông

tin

địa

phươ

ng đ

ể tổ

chứ

c m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa

khác

.

Điề

u 8:

Tha

m g

ia m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa,

TT

& D

L; T

hông

tin

Truy

ền th

ông.

1. C

ấp m

ột tờ

báo

Nhâ

n dâ

n, m

ột tờ

báo

Bưu

điệ

n Vi

ệt N

am

cho

ĐB

Đ-V

HX

; do

Giá

m đ

ốc B

ưu đ

iện

tỉnh,

thà

nh p

hố,

căn

cứ v

ào đ

ặc đ

iểm

, nhu

cầu

cụ

thể

của

địa

phươ

ng, x

em x

ét v

à qu

yết đ

ịnh.

2. T

iếp

nhận

các

côn

g vă

n, tà

i liệ

u ph

áp lu

ật, c

ủa C

hính

phủ

Nhà

nướ

c do

chí

nh q

uyền

địa

phư

ơng

giao

để

nhân

dân

đến

Đ

-VH

X đ

ọc, t

ìm h

iểu,

tra

cứu

và th

am k

hảo.

3. T

iếp

nhận

các

loại

tạp

chí C

NTT

, kho

a họ

c kỹ

thuậ

t: N

ông,

m, N

gư n

ghiệ

p, g

iáo

dục,

y tế

, sin

h đẻ

kế h

oạch

... c

ác

tài l

iệu

chín

h trị

, kin

h tế

, xã

hội v

à cá

c lo

ại b

áo p

hục

vụ n

ông

nghi

ệp,

nông

dân

nông

thô

n m

à cá

c B

ộ, B

an,

Ngà

nh,

quan

của

Đản

g, c

hính

quy

ền, t

rườn

g họ

c, c

á nh

ân...

từ T

rung

Ư

ơng

đến

địa

phươ

ng m

ua,

quyê

n gó

p, g

ửi,

tặng

cho

ĐB

Đ-

VH

X.

Điề

u 9:

Nội

dun

g th

am g

ia m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa,

TT

&D

L; T

hông

tin

và T

ruyề

n th

ông

tại Đ

-VH

X:

1. Q

uảng

cáo

, tiế

p th

ị, tu

yên

truyề

n nh

ân d

ân s

ử dụ

ng c

ác d

ịch

vụ tư

vấn

về:

Văn

hóa

, xã

hội,

y tế

, giá

o dụ

c, p

háp

luật

, tâm

lý,

sinh

đẻ

có k

ế ho

ạch.

.. trự

c tiế

p ho

ặc th

ông

qua

dịch

vụ

điện

th

oại 1

080

của

Bưu

điệ

n.

Page 173: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 173 2.

Hướ

ng d

ẫn n

hân

dân

đọc

sách

báo

, tài

liệu

tại c

hỗ m

iễn

phí.

3. P

hối h

ợp v

ới n

hân

dân

và c

hính

quy

ền đ

ịa p

hươn

g, n

gành

V

ăn h

óa T

hể th

ao v

à D

u lịc

h, T

hông

tin

và T

ruyề

n th

ông

tham

gi

a m

ột s

ố ho

ạt đ

ộng

văn

hóa

khi c

ó đủ

điề

u ki

ện.

Điề

u 7.

Giờ

mở

cửa

phục

vụ

Thời

gia

n m

ở cử

a ph

ục v

ụ tố

i thi

ểu 6

giờ

/ ngà

y kể

cả

ngày

th

ứ 7

(đảm

bảo

40

giờ/

tuầ

n) v

à ph

ải n

iêm

yết

cho

nhâ

n dâ

n bi

ết.

Giá

m đ

ốc B

ưu đ

iện

huyệ

n, th

ị quy

địn

h: ‒

Thời

gia

n m

ở cử

a ph

ù hợ

p vớ

i đặc

điể

m, t

ập q

uán

sinh

ho

ạt c

ủa đ

ịa p

hươn

g. ‒

Thời

gia

n ph

ục v

ụ và

o cá

c ch

ủ nh

ật v

à ng

ày lễ

.

Điề

u 10

: Giờ

mở

cửa

phục

vụ

1. T

hời g

ian

mở

cửa

phục

vụ

tối t

hiểu

4 ti

ếng/

ngà

y, p

hải n

iêm

yế

t cho

nhâ

n dâ

n đư

ợc b

iết.

2. G

iám

đốc

Bưu

điệ

n hu

yện,

thị q

uy đ

ịnh:

‒Th

ời g

ian

mở

và đ

óng

cửa

phù

hợp

với đ

ặc đ

iểm

tập

quán

si

nh h

oạt c

ủa từ

ng đ

ịa p

hươn

g (b

an đ

êm k

hông

đượ

c qu

á 22

giờ

). ‒

Thời

gia

n ph

ục v

ụ cá

c ng

ày: t

hứ 7

, chủ

nhậ

t, lễ

, tết

.

CH

ƯƠ

NG

III:

LỰA

CH

ỌN

HU

ẤN

LU

YỆN

NG

ƯỜ

I LÀ

M

VIỆC

TẠ

I ĐIỂ

M B

Đ-V

H X

ÃC

ƠN

G I

II: T

UYỂ

N C

HỌ

N -

ĐÀ

O T

ẠO

NH

ÂN

VIÊ

N L

ÀM

VI

ỆC T

ẠI Đ

-VH

X

Điề

u 8:

Điề

u ki

ện v

à tiê

u ch

uẩn

lựa

chọn

ngư

ời đ

ể ký

hợ

p đồ

ng đ

ại lý

Điể

m B

Đ -

VH x

ã 1.

Ngư

ời x

in là

m v

iệc

đại l

ý tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

phải

đủ

các

điều

kiệ

n về

tiêu

chu

ẩn s

au đ

ây:

Điề

u 11

: Điề

u ki

ện v

à tiê

u ch

uẩn

tuyể

n ch

ọn n

hân

viên

để

ký h

ợp đ

ồng

Đại

lý Đ

-VH

X1.

Nhâ

n vi

ên là

m v

iệc

tại Đ

-VH

X p

hải c

ó đủ

các

điề

u ki

ện

và ti

êu c

huẩn

sau

đây

:

Page 174: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

174 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒Là

côn

g dâ

n dư

ới 4

0 tu

ổi, c

ó sứ

c kh

ỏe tố

t, có

khả

năn

g tiế

p th

u cá

c hư

ớng

dẫn

nghi

ệp v

ụ và

năn

g lự

c gi

ao ti

ếp

với n

hân

dân,

hộ k

hẩu

thườ

ng tr

ú tạ

i xã

có Đ

iểm

- V

H x

ã. ‒

Đượ

c Ủ

y ba

n nh

ân d

ân x

ã gi

ới th

iệu.

‒C

ó đơ

n đă

ng k

ý là

m v

iệc

tại Đ

iểm

- V

H x

ã. ‒

tài s

ản t

hế c

hấp

hoặc

đượ

c U

BN

D x

ã tín

chấ

p để

đả

m b

ảo th

ực h

iện

hợp

đồng

với

Bưu

điệ

n. ‒

Đã

tốt n

ghiệ

p tru

ng h

ọc p

hổ th

ông

cơ s

ở trở

lên,

riê

ng

miề

n nú

i, vù

ng s

âu, v

ùng

xa, h

ải đ

ảo tố

i thi

ểu tố

t ngh

iệp

tiểu

học.

‒C

am k

ết tự

ngu

yện

phục

vụ

công

ích

các

hoạt

độn

g V

ăn

hóa

do T

ổng

công

ty q

uy đ

ịnh

tại Đ

iểm

- V

H x

ã. ‒

ngườ

i dự

phòn

g là

thân

nhâ

n để

ủy

quyề

n th

ay th

ế kh

i bản

thân

vắn

g m

ặt tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xã.

2. N

gười

đã

có h

ợp đ

ồng

phát

thư

báo

xã h

oặc

cán

bộ v

ăn

hóa

xã c

hỉ đ

ược

xin

làm

đại

lý tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

khi c

ó đủ

điề

u ki

ện v

à tiê

u ch

uẩn

quy

định

tại đ

iểm

8.1

kể

trên

phải

đảm

bảo

hoạ

t độn

g ph

át th

ư bá

o xã

hoặ

c ho

ạt đ

ộng

văn

hóa

xã, k

hông

đượ

c là

m ả

nh h

ưởng

đến

hoạ

t độn

g củ

a Đ

iểm

- V

H x

ã.

‒Là

côn

g dâ

n từ

18

tuổi

trở

lên,

sức

khỏ

e tố

t, có

khả

năn

g tiế

p th

u hư

ớng

dẫn

nghi

ệp v

ụ, tu

yên

truyề

n, ti

ếp th

ị, qu

ảng

cáo,

ứn

g xử

, gia

o tiế

p tố

t với

khá

ch h

àng;

hộ k

hẩu

thườ

ng tr

ú tạ

i xã

có Đ

- V

HX

. ‒

đơn

đăng

làm

đại

lý tạ

i ĐB

Đ -

VH

X.

‒Tố

t ngh

iệp

trung

học

phổ

thôn

g; r

iêng

miề

n nú

i, vù

ng s

âu,

vùng

xa,

hải

đảo

, tốt

ngh

iệp

THC

S. n

hững

ngư

ời c

ó trì

nh đ

ộ đạ

i học

, cao

đẳn

g, c

ó ng

hiệp

vụ

chuy

ên m

ôn v

ề bư

u ch

ính,

vi

ễn th

ông,

tin

học;

khả

năng

kin

h do

anh

sẽ đ

ược

ưu ti

ên.

‒C

am k

ết t

ự ng

uyện

phụ

c vụ

côn

g íc

h ho

ạt đ

ộng

văn

hóa,

TT

& D

L; T

hông

tin

và T

ruyề

n th

ông

do V

NPo

st q

uy đ

ịnh

tại

ĐB

Đ -

VH

X.

‒C

ó ng

ười d

ự ph

òng

là th

ân n

hân

để ủ

y qu

yền

thay

thế

khi

bản

thân

vắn

g m

ặt tạ

i ĐB

Đ -

VH

X.

2. N

gười

đã

có h

ợp đ

ồng

phát

bưu

gửi

, cô

ng v

ăn,

thư

báo

ở xã

(Bưu

tá) t

rực

tiếp

đến

tay

ngườ

i nhậ

n ho

ặc c

án b

ộ vă

n hó

a ; T

hông

tin

và T

ruyề

n th

ông

ở xã

; đượ

c là

m n

hân

viên

ĐB

Đ -

V

HX

khi

đủ đ

iều

kiện

tiêu

chuẩ

n qu

y đị

nh t

ại Đ

iều

11

khoả

n 1.

Phả

i đảm

bảo

khi

phá

t bưu

gửi

, thư

báo

đến

địa

chỉ

ng

ười n

hận

ở xã

, kh

ông

làm

ảnh

hưở

ng đ

ến h

oạt

động

của

Đ

- V

HX

.

Page 175: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 175 Đ

iều

9: H

uấn

luyệ

n1.

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

có tr

ách

nhiệ

m:

‒H

uấn

luyệ

n đả

m b

ảo c

ho n

gười

làm

việ

c tạ

i Điể

m B

Đ -

V

H x

ã (k

ể cả

ngư

ời d

ự ph

òng)

đủ tr

ình

độ c

ung

cấp

các

dịch

vụ

bưu

chín

h, v

iễn

thôn

g và

thực

hiệ

n an

toàn

la

o độ

ng.

‒P

hối

hợp

với

ngàn

h V

ăn h

óa -

Thô

ng t

in đ

ịa p

hươn

g hư

ớng

dẫn

về c

ác h

oạt đ

ộng

văn

hóa

kết h

ợp.

‒Vi

ệc h

uấn

luyệ

n có

thể

làm

từng

bướ

c, đ

ưa d

ịch

vụ n

ào

vào

hoạt

độn

g sẽ

huấ

n lu

yện

nghi

ệp v

ụ củ

a dị

ch v

ụ đó

, kh

ông

nhất

thiế

t phả

i huấ

n lu

yện

toàn

diệ

n ng

ay từ

đầu

.2.

Ngư

ời là

m v

iệc

tại Đ

iểm

- V

H x

ã có

ngh

ĩa v

ụ nắ

m

chắc

các

nội

dun

g củ

a bá

o B

ưu đ

iện

Việt

Nam

, đặ

c bi

ệt

mục

“ng

hiệp

vụ

Bưu

điệ

n” đ

ể tự

đào

tạo

mìn

h và

giả

i đáp

ch

o nh

ân d

ân h

iểu

rõ N

gành

Bưu

điệ

n Vi

ệt N

am.

Điề

u 12

: Đào

tạo

nhân

viê

n là

m v

iệc

tại Đ

-VH

X:1.

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

có tr

ách

nhiệ

m:

‒G

ửi n

hân

viên

ĐB

Đ-V

HX

đi đ

ào tạ

o tạ

i các

trườ

ng tr

ong

Ngà

nh.

‒Đ

ào tạ

o và

cấp

chứ

ng c

hỉ c

ho n

hân

viên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ-

VH

X c

ó đủ

trìn

h độ

kha

i thá

c cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông,

tin

học,

an

toàn

lao

động

. ‒

Khi

chư

a có

đủ

điều

kiệ

n m

ở lớ

p đà

o tạ

o, c

ó th

ể gi

ao c

ho

Bưu

điệ

n hu

yện

đào

tạo,

bồi

dưỡ

ng tr

ực ti

ếp, đ

ưa d

ịch

vụ n

ào

hoạt

độn

g sẽ

bồi

dưỡ

ng n

ghiệ

p vụ

của

dịc

h vụ

đó

(khô

ng

nhất

thiế

t phả

i đào

tạo

và b

ồi d

ưỡng

toàn

diệ

n ng

ay từ

đầu

). ‒

Chủ

trì,

tổ c

hức,

phố

i hợp

với

các

ngà

nh: V

ăn h

óa, T

hể th

ao

và D

u lịc

h, T

hông

tin

và T

ruyề

n th

ông,

pháp

địa

phư

ơng,

bồ

i dưỡ

ng k

iến

thức

văn

hóa

, thô

ng ti

n và

truy

ền th

ông

sở, k

iến

thức

phá

p lu

ật p

hổ th

ông

cho

nhân

viê

n là

m v

iệc

tại Đ

- V

HX

.2.

Nhâ

n vi

ên là

m v

iệc

tại Đ

- V

HX

phả

i nắm

vữn

g ng

hiệp

vụ

bưu

chí

nh, v

iễn

thôn

g, ti

n họ

c; h

ọc tậ

p, tự

học

tập,

ngh

iên

cứu

tài l

iệu

chuy

ên n

gành

Bưu

chí

nh,

Viễn

thô

ng...

để

nâng

ca

o trì

nh đ

ộ ch

uyên

môn

ngh

iệp

vụ c

ủa m

ình;

giả

i đáp

, tiế

p th

ị, tu

yên

truyề

n, q

uảng

cáo

để

nhân

dân

hiể

u và

sử

dụng

các

dịc

h vụ

ĐB

Đ-V

HX

đã

và c

huẩn

bị m

ở tạ

i ĐB

Đ-V

HX

.

Page 176: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

176 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

CH

ƯƠ

NG

IV: T

ÀI C

HÍN

H V

À H

ỢP

ĐỒ

NG

CH

ƯƠ

NG

IV: Q

UẢ

N L

Ý TÀ

I SẢ

N V

À D

OA

NH

TH

U

MỤ

C A

- TÀ

I CH

ÍNH

Điề

u 10

: Tài

sản

chi p

hí1.

Xây

dựn

g nh

à th

eo m

ẫu th

iết k

ế và

mức

tiền

do

Tổng

ng ty

phê

duy

ệt.

2. T

rang

thiế

t bị b

an đ

ầu: Đ

ược

trang

bị b

an đ

ầu v

ề th

iết b

ị, cô

ng c

ụ, b

àn g

hế đ

ể kh

ai th

ác c

ác d

ịch

vụ b

ưu c

hính

, viễ

n th

ông

và th

am g

ia h

oạt đ

ộng

văn

hóa

(theo

phụ

lục

số 1

m th

eo).

Mức

tiền

tối đ

a kh

ông

quá

10 tr

iệu

đồng

(mườ

i tri

ệu đ

ồng)

. Kin

h ph

í lấy

từ c

hi p

hí s

ản x

uất.

3. C

hi p

hí t

hườn

g xu

yên:

Đượ

c tín

h và

o ch

i ph

í th

ường

xu

yên

các

khoả

n sa

u đâ

y: ‒

Vật

liệu

, ấn

phẩm

kha

i thá

c th

eo đ

ịnh

mức

ngh

iệp

vụ.

‒M

ột tờ

báo

nhâ

n dâ

n và

một

tờ b

áo B

ưu đ

iện

Việt

Nam

. ‒

Mua

sác

h bổ

sun

g hằ

ng n

ăm 5

00.0

00 đ

ồng/

điể

m (n

ăm

trăm

ngà

n đồ

ng).

‒Tổ

chứ

c hu

ấn lu

yện

nghi

ệp v

ụ, k

ể cả

ăn,

ở, đ

i lại c

ho n

gười

m v

iệc

tại Đ

iểm

- V

H x

ã tro

ng th

ời g

ian

huấn

luyệ

n. ‒

Thù

lao

cho

ngườ

i làm

việ

c tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xã.

‒S

ửa c

hữa

tài s

ản.

‒Ti

ền đ

iện

khôn

g qu

á 40

kw /0

1 th

áng

(bốn

mươ

i kilo

oát

).

Điề

u 13

: Tài

sản

chi p

1. T

rang

thiế

t bị b

an đ

ầu:

Đượ

c tra

ng b

ị ban

đầu

các

thiế

t bị,

công

cụ,

bàn

ghế

(phụ

lục

số 1

) để

kha

i thá

c cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

và th

am

gia

hoạt

độn

g vă

n hó

a, t

hông

tin

truyề

n th

ông

. M

ức t

iền

do T

ổng

giám

đốc

VN

Post

quy

địn

h. K

inh

phí l

ấy t

ừ ch

i phí

sả

n xu

ất.

2. Đ

ược

tính

vào

chi p

hí th

ường

xuy

ên c

ác k

hoản

sau

đây

: ‒

Vật

liệu

, ấn

phẩm

kha

i thá

c th

eo đ

ịnh

mức

ngh

iệp

vụ.

‒M

ột tờ

báo

nhâ

n dâ

n và

một

tờ b

áo B

ưu đ

iện

Việt

Nam

. ‒

Tổ c

hức

đào

tạo

và b

ồi d

ưỡng

ngh

iệp

vụ: H

ỗ trợ

một

phầ

n ăn

, ở đ

i lại

cho

ngư

ời là

m v

iệc

tại Đ

-VH

X tr

ong

thời

gia

n đà

o tạ

o và

bồi

dưỡ

ng.

‒Th

ù la

o củ

a nh

ân v

iên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ-V

HX

(kh

ông

lấy

trong

quỹ

tiền

lươn

g).

‒Ti

ền đ

iện

do b

ưu đ

iện

tỉnh

quy

định

(tù

y th

eo t

hực

tế c

ủa

từng

điể

m) n

hưng

khô

ng v

ượt q

uá 4

0 kw

h/th

áng.

Page 177: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 177 Đ

iều

11: Q

uản

lý tà

i sản

:1.

Việ

c qu

ản lý

tài

sản

Điể

m B

Đ -

VH

phải

thự

c hi

ện

tươn

g tự

như

đối

với

Bưu

cục

3.

2. B

ưu đ

iện

huyệ

n th

ị ủy

quyề

n sử

dụn

g và

bảo

quả

n tà

i sả

n (n

hà, t

rang

thiế

t bị,

vật t

ư) c

ho n

gười

làm

việ

c tạ

i Điể

m

- V

H x

ã để

cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

và h

oạt đ

ộng

văn

hóa.

Việ

c ủy

quy

ền p

hải l

ập th

ành

văn

bản

và đ

ảm b

ảo tr

ách

nhiệ

m b

ằng

vật c

hất.

3. B

ưu đ

iện

huyệ

n th

ị có

trách

nhi

ệm:

‒M

ở sổ

theo

dõi

, quả

n lý

ghi c

hép

tài s

ản h

iện

có.

‒Th

ường

xuy

ên k

iểm

tra

tình

hình

sử

dụng

bảo

quản

i sản

tại Đ

iểm

- V

H x

ã th

eo k

ế ho

ạch

định

kỳ.

‒B

ảo d

ưỡng

, tu

sửa

nhà

cửa,

nhữn

g tà

i sản

tại Đ

iểm

B

Đ -

VH

theo

kế

hoạc

h đị

nh k

ỳ.4.

Trư

ờng

hợp

tài s

ản b

ị hỏn

g, th

ất th

oát,

Bưu

điệ

n hu

yện

thị p

hải c

ùng

ngườ

i làm

việ

c tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

xác

định

ng

uyên

nhâ

n, tr

ách

nhiệ

m đ

ồng

thời

biện

phá

p xử

lý.

Điề

u 14

: Quả

n lý

tài s

ản:

1. V

iệc

quản

lý tà

i sản

ĐB

Đ -V

HX

phả

i thự

c hi

ện tư

ơng

tự n

đối v

ới B

ưu c

ục 3

.2.

Bưu

điệ

n hu

yện,

thị ủ

y qu

yền

sử d

ụng

và b

ảo q

uản

tài s

ản

(nhà

cửa

, đấ

t đa

i; tra

ng t

hiết

bị,

vật

tư...

) ch

o nh

ân v

iên

làm

vi

ệc tạ

i ĐB

Đ -

VH

X đ

ể cu

ng c

ấp c

ác d

ịch

vụ Đ

-VH

X. V

iệc

ủy q

uyền

phả

i đượ

c xá

c lậ

p th

ành

văn

bản

và đ

ảm b

ảo tr

ách

nhiệ

m b

ằng

vật c

hất.

3. B

ưu đ

iện

huyệ

n, th

ị có

trách

nhi

ệm:

‒M

ở sổ

theo

dõi

, quả

n lý

ghi c

hép

tài s

ản h

iện

có.

‒Th

ường

xuy

ên k

iểm

tra

tình

hình

sử

dụng

bảo

quản

tài

sản

tại Đ

- V

HX

theo

kế

hoạc

h đị

nh k

ỳ. ‒

Tu s

ửa n

âng

cấp

nhà

cửa,

bổ

sung

thay

thế

trang

thiế

t bị,

bàn

ghế,

quầ

y gi

ao d

ịch,

buồ

ng đ

àm th

oại..

.hư

hỏng

, cũ

nát

tại Đ

- V

HX

theo

kế

hoạc

h đị

nh k

ỳ.4.

Trư

ờng

hợp

tài s

ản b

ị hỏn

g, th

ất th

oát,

Bưu

điệ

n hu

yện,

thị

phải

cùn

g nh

ân v

iên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ-V

HX

xác

địn

h ng

uyên

nh

ân, t

rách

nhi

ệm đ

ồng

thời

biện

phá

p xử

lý.

Page 178: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

178 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Điề

u 12

: Quả

n lý

doa

nh th

u:1.

Bưu

điệ

n hu

yện,

thị c

ó trá

ch n

hiệm

: ‒

Quả

n lý

các

kho

ản th

u ‒

Cử

ngườ

i the

o dõ

i thư

ờng

xuyê

n, tr

ực ti

ếp th

u tiề

n do

anh

thu

phát

sin

h hằ

ng n

gày

hoặc

theo

địn

h kỳ

. ‒

Phả

i phả

n án

h đầ

y đủ

doa

nh t

hu v

ào s

ổ sá

ch n

ghiệ

p vụ

kế

toán

.

Điề

u 15

: Quả

n lý

doa

nh th

u:1.

Bưu

điệ

n hu

yện,

thị c

ó trá

ch n

hiệm

: ‒

Quả

n lý

các

kho

ản th

u tạ

i ĐB

Đ-V

HX

‒C

ử ng

ười t

heo

dõi t

hườn

g xu

yên,

trực

tiếp

thu

tiền

doan

h th

u ph

át s

inh

hằng

ngà

y ho

ặc th

eo đ

ịnh

kỳ.

‒P

hải p

hản

ánh

đầy

đủ d

oanh

thu

vào

sổ

sách

ngh

iệp

vụ

kế to

án.

2. T

rườn

g hợ

p có

sự

thất

thoá

t doa

nh th

u, B

ưu đ

iện

huyệ

n th

ị phả

i cùn

g ng

ười l

àm v

iệc

tại Đ

iểm

- V

H x

ã xá

c đị

nh

nguy

ên n

hân,

quy

trác

h nh

iệm

biện

phá

p xử

lý.

2. T

rườn

g hợ

p có

sự

thất

thoá

t doa

nh th

u, B

ưu đ

iện

huyệ

n, th

ị ph

ải c

ùng

nhân

viê

n là

m v

iệc

tại Đ

- V

HX

xác

địn

h ng

uyên

nh

ân, q

uy tr

ách

nhiệ

m c

ụ th

ể, m

inh

bạch

phải

biện

phá

p xử

lý.

Điề

u 16

: Mọi

kho

ản th

u, c

hi tạ

i ĐB

Đ -

VH

X p

hải t

hực

hiện

theo

qu

y đị

nh h

iện

hành

của

VN

Post

.

CH

ƯƠ

NG

V: T

LAO

HỢ

P Đ

ỒN

G

Điề

u 13

.1.

Thù

lao

của

ngườ

i làm

việ

c tạ

i Điể

m B

Đ -

VH

bao

gồm

các

kho

ản s

au đ

ây:

‒Ti

ền h

oa h

ồng

đại l

ý tín

h th

eo tỷ

lệ p

hần

trăm

(%

) trê

n tổ

ng d

oanh

thu

cướ

c củ

a từ

ng lo

ại d

ịch

vụ b

ưu c

hính

vi

ễn th

ông/

1 đ

iểm

/ 01

thán

g.

MỤ

C I

- TH

Ù L

AOĐ

iều

17: T

hù la

o củ

a nh

ân v

iên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ -V

HX:

1. T

ổng

giám

đốc

- Tổ

ng c

ông

ty B

ưu c

hính

Việ

t Nam

quy

địn

h m

ức th

ù la

o tố

i thi

ểu c

ủa n

hân

viên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ -

VH

X2.

Phầ

n tră

m (

%) h

oa h

ồng

các

dịch

vụ

tối t

hiểu

.

Page 179: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 179 ‒

Tiền

thuê

kho

án tr

ực b

ảo v

ệ tà

i sản

tại Đ

iểm

- V

H x

ã ‒

Nếu

tổn

g số

tiề

n ho

a hồ

ng đ

ại lý

đượ

c hư

ởng

và t

iền

thuê

kho

án tr

ực b

ảo v

ệ tà

i sản

tại Đ

iểm

- V

H x

ã qu

y đị

nh t

ại đ

iều

này

khôn

g đạ

t m

ức t

hù la

o tố

i thi

ểu t

heo

quy

định

hiệ

n hà

nh c

ủa T

ổng

công

ty, t

hì B

ưu đ

iện

tỉnh,

th

ành

phố

được

cấp

chên

h lệ

ch c

ho đ

ủ m

ức th

ù la

o tố

i thi

ểu đ

ó.2.

Tổn

g gi

ám đ

ốc T

ổng

công

ty B

ưu c

hính

Viễ

n th

ông

Việt

N

am q

uy đ

ịnh

cụ th

ể m

ức th

ù la

o tố

i thi

ểu, t

ỷ lệ

phầ

n tră

m

(%) h

oa h

ồng

đại l

ý trê

n tổ

ng d

oanh

thu

cước

của

từng

loại

dị

ch v

ụ bư

u ch

ính

viễn

thôn

g ch

o ng

ười l

àm v

iệc

tại Đ

iểm

B

Đ -V

H x

ã.

Đìề

u 18

: Th

ù la

o củ

a nh

ân v

iên

ĐB

Đ -

VH

X ba

o gồ

m c

ác

khoả

n sa

u:1.

Tiề

n ho

a hồ

ng c

ác d

ịch

vụ b

ưu c

hính

, viễ

n th

ông

tối t

hiểu

: Đ

ược

hưởn

g từ

15

% đ

ến 2

0 %

trên

tổng

doa

nh th

u cư

ớc c

ác

dịch

vụ

bưu

chín

h, v

iễn

thôn

g tố

i thi

ểu tạ

i ĐB

Đ-V

HX

.2.

Tiề

n ho

a hồ

ng n

goài

các

dịc

h vụ

bưu

chí

nh, v

iễn

thôn

g tố

i th

iểu:

kho

ản ti

ền (%

hoa

hồn

g do

Giá

m đ

ốc B

ưu đ

iện

tỉnh,

thàn

h ph

ố qu

y đị

nh c

ho từ

ng d

ịch

vụ)

nhân

viê

n là

m v

iệc

tại Đ

-

VH

X đ

ược

hưởn

g kh

i thự

c hi

ện c

ác d

ịch

vụ q

uy đ

ịnh

tại “

Điề

u 5

khoả

n 2,

3,4”

do

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

mở

tại Đ

- V

HX

.3.

Tiề

n bả

o vệ

: Ti

ền th

uê k

hoán

trực

bảo

vệ

tài s

ản tạ

i ĐB

Đ-V

HX

do

Bưu

điệ

n tỉn

h qu

y đị

nh (

tùy

theo

tình

hìn

h th

ực tế

tại t

ừng

điểm

) nh

ưng

khôn

g vư

ợt q

uá 6

.000

đồn

g /đ

iểm

/ ng

ày, đ

êm.

4. N

ếu t

ổng

số t

iền

thù

lao

tại

các

khoả

n (1

,2,3

) củ

a nh

ân

viên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ -

VH

X q

uy đ

ịnh

tại đ

iều

này

khôn

g đạ

t m

ức th

ù la

o tố

i thi

ểu th

eo q

uy đ

ịnh

hiện

hàn

h củ

a V

NPo

st th

ì B

ưu đ

iện

tỉnh,

thàn

h ph

ố đư

ợc c

ấp b

ù ch

o đủ

mức

thù

lao

tối

thiể

u đó

.

Page 180: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

180 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

5. N

goài

các

kho

ản (

1,2,

3) c

ủa Đ

iều

này,

nhâ

n vi

ên là

m v

iệc

tại Đ

- V

HX

đượ

c hư

ởng

thù

lao

một

số

dịch

vụ

cung

cấp

tạ

i ĐB

Đ-V

HX

đơn

vị c

hủ q

uản

cho

phép

thực

hiệ

n nh

ưng

khôn

g gh

i tro

ng h

ợp đ

ồng

như

tiền

gọi k

hách

hàn

g đế

n ng

he

điện

thoạ

i, tiề

n hỗ

trợ

của

địa

phươ

ng (n

ếu c

ó)...

MỤ

C B

- H

ỢP

ĐỒ

NG

Điề

u 14

. Hợp

đồn

g đố

i với

ngư

ời là

m v

iệc

tại Đ

iểm

-

VH

Hợp

đồn

g vớ

i ngư

ời là

m v

iệc

tại Đ

iểm

- V

H x

ã là

hợp

đồ

ng đ

ại lý

được

xác

lập

bằng

văn

bản

.B

ên A

là b

ên g

iao

đại l

ý: B

ưu đ

iện

huyệ

n, th

ị ủy

thác

quy

ền

sử d

ụng,

bảo

quả

n nh

à, tr

ang

thiế

t bị c

ho đ

ại lý

cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

và p

hục

vụ m

ột s

ố ho

ạt

động

văn

hóa

.B

ên B

là b

ên đ

ại lý

: Ngư

ời đ

ược

lựa

chọn

làm

việ

c tạ

i Điể

m

- V

H x

ã nh

ận ủ

y th

ác q

uyền

sử

dụng

, bảo

quả

n nh

à,

trang

thi

ết b

ị để

cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

và p

hục

vụ h

oạt đ

ộng

văn

hóa.

(Nội

dun

g hợ

p đồ

ng

mẫu

theo

phụ

lục

số 3

kèm

theo

).

MỤ

C II

- H

ỢP

ĐỒ

NG

Điề

u 19

: Hợp

đồn

gH

ợp đ

ồng

với n

hân

viên

làm

việ

c tạ

i ĐB

Đ -

VH

X là

hợp

đồn

g đạ

i lý

và đ

ược

xác

lập

bằng

văn

bản

. Nội

dun

g bả

n H

ợp đ

ồng

theo

mẫu

thốn

g nh

ất tr

ên c

ả nư

ớc .

1. B

ên A

là b

ên g

iao

đại l

ý: B

ưu đ

iện

huyệ

n, th

ị ủy

thác

quy

ền

sử d

ụng,

bảo

quả

n nh

à, tr

ang

thiế

t bị c

ho đ

ại lý

cun

g cấ

p cá

c dị

ch v

ụ Đ

- V

HX

.2.

Bên

B là

bên

đại

lý: N

hân

viên

đượ

c tu

yển

chọn

làm

việ

c tạ

i Đ

- V

HX

nhậ

n ủy

thác

quy

ền s

ử dụ

ng, b

ảo q

uản

nhà,

đất

, tra

ng th

iết b

ị để

cung

cấp

các

dịc

h vụ

ĐB

Đ -

VH

X.

CH

ƯƠ

NG

V: B

IỂN

HIỆ

U V

À D

ẤU

ẤN

NG

HIỆ

P VỤ

CH

ƯƠ

NG

VI:

BIỂ

N H

IỆU

DẤ

U N

GH

IỆP

VỤ

Page 181: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 181 Đ

iều

15: B

iển

hiệu

Biể

n gi

ao d

ịch

treo

ở ph

ía tr

ên, t

rước

, chí

nh g

iữa

nhà

Điể

m

- V

H x

ã và

kích

thướ

c, n

ội d

ung

theo

phụ

lục

số 2

m th

eo b

ản Q

uy đ

ịnh

này.

Điề

u 20

: Biể

n hi

ệuB

iển

giao

dịc

h tre

o ở

phía

trê

n, t

rước

, ch

ính

giữa

nhà

Điể

m

- V

H x

ã và

kích

thướ

c, n

ội d

ung

theo

theo

quy

địn

h hi

ện

hành

của

VN

Post

.

Điề

u 16

: Dấu

ngh

iệp

vụ1.

Dấu

ngà

y ‒

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

cấp

một

dấu

ngà

y, k

ích

thướ

c củ

a dấ

u nh

ư qu

y đị

nh h

iện

hành

của

Tổn

g cô

ng ty

. ‒

Vòn

g ng

oài p

hía

trên

của

dấu

khắc

chữ

: BĐ

- V

H tr

ước

tên

xã.

‒C

hính

tâm

dấu

: là

số n

gày,

thán

g, n

ăm.

‒V

òng

ngoà

i ph

ía d

ưới

của

dấu:

số h

iệu

của

Điể

m

- V

H x

ã. S

ố hi

ệu c

ủa Đ

iểm

- V

H x

ã ba

o gồ

m 0

6 (s

áu) c

hữ s

ố. ‒

Việc

sử

dụng

quản

lý d

ấu n

gày

được

thực

hiệ

n nh

ư đố

i với

dấu

ngà

y cấ

p ch

o B

ưu c

ục c

ấp 3

.2.

Các

loại

dấu

ngh

iệp

vụ k

hác:

Các

loại

dấu

ngh

iệp

vụ d

ùng

cho

giao

dịc

h và

kha

i thá

c cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

tại Đ

iểm

- V

H x

ã th

eo

quy

định

hiệ

n hà

nh n

hư đ

ối v

ới B

ưu c

ục 3

.

Điề

u 21

: Dấu

ngh

iệp

vụ1.

Dấu

ngà

y ‒

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

cấp

một

dấu

ngà

y, k

ích

thướ

c củ

a dấ

u nh

ư qu

y đị

nh h

iện

hành

của

VN

Post

. ‒

Vòn

g ng

oài p

hía

trên

của

dấu

khắc

chữ

: Đ

- V

H t

rước

n xã

. ‒

Chí

nh tâ

m d

ấu: l

à số

ngà

y, th

áng,

năm

. ‒

Vòn

g ng

oài p

hía

dưới

của

dấu

: Là

số h

iệu

của

ĐB

Đ-V

HX

. S

ố hi

ệu c

ủa Đ

- V

HX

bao

gồm

...(.

..) c

hữ s

ố. ‒

Việc

sử

dụng

quản

lý d

ấu n

gày

được

thực

hiệ

n nh

ư đố

i vớ

i dấu

ngà

y cấ

p ch

o B

ưu c

ục c

ấp 3

.2.

Các

loại

dấu

ngh

iệp

vụ k

hác:

Các

loại

dấu

ngh

iệp

vụ d

ùng

cho

giao

dịc

h và

kha

i thá

c cá

c dị

ch v

ụ bư

u ch

ính,

viễ

n th

ông

tại Đ

- V

HX

the

o qu

y đị

nh

hiện

hàn

h nh

ư đố

i với

Bưu

cục

3

Page 182: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

182 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

CH

ƯƠ

NG

VI:

ĐIỀ

U K

HO

ẢN

TH

I HÀ

NH

CH

ƯƠ

NG

VII:

ĐIỀ

U K

HO

ẢN

TH

I HÀ

NH

Điề

u 17

: Q

uy đ

ịnh

này

được

áp

dụng

cho

việ

c qu

ản l

ý Đ

iểm

- V

H x

ã. C

ác ô

ng b

à Tr

ưởng

ban

chứ

c nă

ng c

ủa

Tổng

côn

g ty

, G

iám

đốc

Bưu

điệ

n tỉn

h, t

hành

phố

chị

u trá

ch n

hiệm

thi h

ành

quyế

t địn

h nà

y.Q

uy đ

ịnh

này

có h

iệu

lực

thi h

ành

sau

15 n

gày

kể từ

ngà

y ký

thay

thế

quyế

t địn

h số

267

/QĐ

-HĐ

QT-

BC

ngà

y 14

/11/

1998

củ

a H

ội đ

ồng

quản

trị T

ổng

công

ty B

CV

T Vi

ệt N

am.

Điề

u 22

: Quy

địn

h nà

y đư

ợc á

p dụ

ng c

ho v

iệc

quản

lý Đ

-

VH

X. C

ác ô

ng, b

à Tr

ưởng

Ban

chứ

c nă

ng c

ủa V

NPo

st, G

iám

đố

c B

ưu đ

iện

tỉnh,

thàn

h ph

ố ch

ịu tr

ách

nhiệ

m th

i hàn

h qu

yết

định

này

.Q

uy đ

ịnh

này

có h

iệu

lực

thi h

ành

sau

15 n

gày

kể từ

ngà

y ký

thay

thế

quyế

t địn

h số

.../Q

Đ-H

ĐQ

T ng

ày ..

./.../

200

của

Hội

đồ

ng q

uản

trị T

ập đ

oàn

Bưu

chí

nh V

iễn

thôn

g Vi

ệt N

am.

Điề

u 18

: G

iám

đốc

các

Bưu

điệ

n tỉn

h, t

hành

phố

căn

cứ

vào

quy

định

này

để

quy

định

chi

tiết

cho

các

đơn

vị t

rực

thuộ

c th

i hàn

h.

Điề

u 23

: G

iám

đốc

các

Bưu

điệ

n tỉn

h, th

ành

phố

căn

cứ v

ào

quy

định

này

để

quy

định

chi

tiết

cho

các

đơn

vị t

rực

thuộ

c th

i hà

nh.

T.M

HỘ

I ĐỒ

NG

QU

ẢN

TR

Ị TỔ

NG

C

ÔN

G T

Y B

ƯU

CH

ÍNH

VIỄ

N T

NG

VIỆ

T N

AM

CH

Ủ T

ỊCH

ĐÃ

TỔN

G G

IÁM

ĐỐ

C T

ỔN

G

NG

TY

U C

HÍN

H V

IỆT

NA

M

Page 183: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 183

D. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

TỔNG CÔNG TY...........VIỆT NAM

Tỉnh, thành phố........ Huyện, thị.................Mã số .......................

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt namĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc..........., ngày tháng năm 20...

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

(Ban hành kèm theo Quyết định số..../QĐ..…. Ngày....tháng....năm…của…...)

‒ Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam…

‒ Căn cứ luật Thương mại của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam …

‒ Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước ..........................................................................

‒ Căn cứ giấy uỷ quyền số............/UQ-BĐ ngày tháng.........năm........... Cấp tại....................(nếu có).

‒ Căn cứ ............................................................

Hôm nay ngày.........tháng.........năm.........

Tại: ..........................................................................Chúng tôi gồm: ........................................................Bên giao đại lý (đại diện Bưu điện huyện, thị, gọi tắt là Bên A)

Page 184: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

184 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Bên A: là Ông (bà) .......................................................Chức vụ: ......................................................................Địa chỉ: ........................................................................CMTND số.........nơi cấp ............................................ .............................. cấp ngày.........tháng.........năm......... Điện thoại: ..................................................................Số tài khoản: ...............................................................

Bên đại lý (người làm việc tại ĐBĐ-VHX, gọi tắt là bên B)

Bên B: là Ông (bà) .......................................................

Địa chỉ: ........................................................................

Hộ khẩu thường trú: ....................................................CMTND số.........nơi cấp ............................................ .............................. cấp ngày.........tháng.........năm......... Số tài khoản: ................................................................Hai bên thoả thuận ký hợp đồng Đại lý ĐBĐ -VHX Số hiệu: ........................................................................Tại: ..............................................................................Nội dung hợp đồng gồm các điều khoản sau:

Điều 1: Trách nhiệm của bên A

1. Uỷ thác cho bên B quyền cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT, các dịch vụ không phải là BCVT (nếu có)phục vụ một số hoạt động về văn hoá và bảo quản tài sản (có danh mục các tài sản kèm theo)

Page 185: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 185

2. Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động tại ĐBĐ-VHX.

3. Sửa chữa nhà cửa, bảo dưỡng trang thiết bị theo định kỳ.

4. Đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và nghiệp vụ thư viện, kiến thức pháp luật phổ thông, an toàn lao động cho bên B theo quy trình nghiệp vụ của VNPost.

5. Xác định nguyên nhân trách nhiện và biện pháp xử lý khi tài sản mất mát hư hỏng.

6. Giao cho bên B làm Đại lý tại ĐBĐ-VHX cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông sau (gồm 4 nhóm, ghi cụ thể tên các dịch vụ trong hợp đồng):

7. Các dịch vụ: a. Nhóm các dịch vụ bưu chính chuyển phát

‒ Bưu phẩm ‒ Bưu kiện ‒ Phát hành báo chí ‒ EMS ‒ Bưu chính Ủy thác

b. Nhóm các dịch vụ Tài chính Bưu chính ‒ Chuyển tiền trong nước ‒ Chuyển tiền Quốc tế ‒ Thu hộ, chi hộ ‒ Điện hoa ‒ Tiết kiệm bưu điện

Page 186: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

186 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

c. Nhóm các dịch vụ Viễn thông - CNTT ‒ Truyền thông ‒ Thẻ trường trực tuyến ‒ Thẻ di động trả trước ‒ Thẻ học ngoại ngữ Online

d. Nhóm các dịch vụ ngoài BC,VT (nếu có). Phải ghi rõ tên các dịch vụ trong hợp đồng8. Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B phục vụ khách

hàng một cách tốt nhất, hướng dẫn cung cấp những thông tin cần thiết liên quan tới việc thay đổi cước phí, kỹ thuật nghiệp vụ, các dịch vụ mới mở để cho nhân dân biết và sử dụng.

9. Cung cấp đầy đủ vật liệu ấn phẩm cho bên B theo quy định.

10. Quản lý lưu giữ, kiểm tra sổ sách, hoá đơn giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

11. Sửa chữa các trang thiết bị cho bên B khi bên B yêu cầu 12. Chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng

sản phẩm, giải quyết các khiếu tố khiếu nại, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT mà bên B đó cung cấp tại ĐBĐ-VHX.

13. Hàng tháng trả thù lao theo quy định của VNPost (của bên A) cho bên B bao gồm các khoản:

‒ Hoa hồng. ‒ Tiền bảo vệ.

Page 187: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 187

‒ Thù lao ngoài các dịch vụ BC, VT tối thiểu. ‒ Ngoài các khoản trên.

Điều 2: Trách nhiệm của bên B

1. Niêm yết giờ mở cửa và phục vụ đúng thời gian đã niêm yết.

2. Niêm yết các bảng cước phí các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT của VNPost tại ĐBĐ-VHX

3. Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của VNPost như: Niêm yết các bảng giá cước, thông báo các dịch vụ mới...

4. Giao các sản phẩm và doanh thu các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT cho bên A.

5. Ghi rõ phương thức, tần suất thời gian địa điểm giao nhận các sản phẩm bưu chính, viễn thông và các dịch vụ khác nếu có ....

6. Bồi thường thiệt hại cho bên A và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

7. Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT và phục vụ một số hoạt động về văn hoá thông tin và truyền thông.

8. Phải chấp hành đúng pháp lệnh bưu chính, viễn thông của Bộ BCVT trước đây, thông tư thể lệ, quy trình, quy phạm thủ tục nghiệp vụ theo quy định hiện hành của VNPost.

9. Thu đúng, thu đủ cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT và các dịch vụ khác nếu có

Page 188: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

188 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

10. Bảo quản sổ sách nghiệp vụ, doanh thu, kế toán, ấn phẩm nghiệp vụ, dấu ngày và các trang thiết bị theo đúng quy định của VNPost,

11. Chấp hành đúng chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với bên A

12. Thực hiện phũng chống cháy nổ, an toàn lao động, trật tự an ninh tại điểm BĐ-VH xã

13. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát hư hỏng bưu phẩm, bưu kiện, sách báo và các trang thiết bị do lỗi chủ quan gây ra

14. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên A trong toàn bộ hoạt động của ĐBĐ-VHX

Điều 3: Thù lao của người làm việc tại điểm BĐ-VH xã

Thù lao của người làm việc tại Điểm Bưu điện -Văn hoá xã, theo quyết định số........./QĐ - PTBCVT NT, ngày.........tháng.........năm 2005 của Hội đồng quản trị VNPT bao gồm các khoản sau đây:

a. Tiền hoa hồng:

b. Tiền bảo vệ:

Tiền thuê khoán trực bảo vệ tài sản tại điểm Bưu điện - Văn hoá xã 5.000 đồng (năm ngàn đồng)/ngày, đêm.

c. Tiền thù lao các dich vụ ngoài BC, VT tối thiểu (% hoa hồng do Bưu điện tỉnh, thành phố quy định cho từng dịch vụ.

d. Ngoài các khoản được hưởng trên, người làm việc tại điểm BĐ-VH xó được hưởng phần thù lao một số dịch

Page 189: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 189

vụ mà đơn vị chủ quản cho phép mở nhưng không ghi trong hợp đồng hoặc tiền hỗ trợ của địa phương (nếu có).

Nếu Tổng số tiền thu nhập các khoản ( a, b, c) của người làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hoá xó quy định tại điều này, không đạt mức thu nhập tối thiểu theo quy định hiện hành của Tổng công ty thì Bưu điện tỉnh, thành phố được cấp bù cho đủ mức thù lao tối thiểu đó.

Điều 4: Các cam kết khác

1. Bên B phải có chứng chỉ hành nghề khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT.

2. Phải có thế chấp bằng vật chất hoặc tín chấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phục vụ một số hoạt động về văn hoá không hưởng thù lao

4. Đựơc uỷ quyền cho thân nhân dự phòng thay thế khi vắng mặt

5. Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất cho bên B khi:

‒ Tái phạm việc chiếm dụng doanh thu

‒ Vi phạm nghiêm trọng chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng (bị khách hàng khiếu nại nhiều lần).

Điều 5: Khen thưởng và xử phạt

1. Bên A cam kết khen thưởng bên B nếu bên B có thành tích thật đặc biệt

Page 190: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

190 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

2. Hai bên thống nhất thoả thuận xử lý các tranh chấp về quyền và trách nhiệm theo quy định của Bộ Luật Dân sự nếu việc tranh chấp quyền và trách nhiệm không được ghi trong hợp đồng

Điều 6: Thời hạn và hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có giá trị trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Hết thời hạn trên nếu không có bất kỳ bên nào muốn chấm dứt thì mặc nhiên hợp đồng được kéo dài thêm thời hạn tương tự.

2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý chỉ có giá trị pháp lý nếu được hai bên chấp thuận bằng văn bản.

3. Bất kỳ bên nào muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản; tối thiểu 01 tháng trước ngày dự định chấm dứt hợp đồng do hai bên xác lập bằng văn bản

Điều 7: Điều khoản thi hành

1. Bên A và bên B cam kết thực hiện đúng các điều khoản theo “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” và quy chế Đại lý Bưu điện, về các chế độ tài chính, kế toán và các điều khoản khác như đó thoả thuận ghi trong hợp đồng

2. Bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhệm về vật chất và mọi thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây nên.

Page 191: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 191

3. Mọi khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên có trách nhiệm thông báo cho nhau và cùng tìm cách giải quyết cho ổn thoả.

Hợp đồng này ghi thành.........bản có giá trị pháp lý như nhau, có hiệu lực thi hành kể từ ngày.........tháng......... năm 20...., bên A giữ.........bản, bên B giữ.........bản.

Đại diện bên A Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ và tên)

Đại diện bên B ký tên

(ghi rõ họ và tên)

Page 192: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

192 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

E. CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN VỚI TỔNG CÔNG TY

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)

I. Mục tiêu của chương trình

‒ Nhằm tranh thủ nguồn lực, tiềm năng hiện có của hai ngành, cùng tham gia xây dựng, khai thác có hiệu quả mô hình “Điểm Bưu điện -Văn hoá xã” (ĐBĐ-VHX) phục vụ tốt nhất các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT, các dịch vụ pháp luật không cấm và một số hoạt động về văn hoá.

‒ Ban hành cơ chế phối hợp liên ngành, để duy trì lâu dài sự liên kết giữa hai ngành Văn hoá Thông tin với VNPT

‒ Tổ chức, xây dựng ĐBĐ-VHX trở thành một trong những loại hình đọc sách ở cơ sở, nơi nhân dân đến đọc sách báo miễn phí, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cho mọi người dân vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là bà con nông dân, vùng dân tộc thiểu số .

‒ Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sách báo của Thư viện, tủ sách ở cơ sở, đáp ứng phần lớn nhu cầu sách báo của mọi người dân vùng nông thôn .

‒ Từng bước xã hội hoá hoạt động của Điểm Bưu điện- Văn hoá xã lực lượng nòng cốt là nhân dân và chính quyền địa phương, những người được hưởng trực tiếp những tiện ích từ mô hình này.

Page 193: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 193

II. Nhiệm vụ của chương trình

‒ Xây dựng văn bản liên tịch hướng dẫn thực hiện chương trình phối hợp liên ngành .

‒ Xác định nội dung, thời gian, kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phối hợp .

‒ Xây dựng cơ chế phối hợp, phù hợp với điều kiện khả năng, thực tế của địa phương, để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động ĐBĐ-VHX.

‒ Xuất bản, cung cấp cho ĐBĐ-VHX những bản tin, tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc; phát hành bản tin minh hoạ bằng hình ảnh, phù hợp với trình độ của bà con nông dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số,.

‒ Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo giữa hai Bộ và Ngành .

‒ Chỉ đạo và xây dựng thí điểm mô hình phối hợp giữa hai Bộ, Ngành ở các vùng miền .

‒ Tổ chức phòng đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX, thực hiện luân chuyển sách, báo, tạp chí từ Thư viện tỉnh,Thư viện huyện, Thư viện xã (nếu có) sang ĐBĐ-VHX.

III. Những việc phối hợp liên ngành

‒ Biên soạn, ban hành các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, Nghiệp vụ văn hoá - thông tin truyền thông cơ sở.

Page 194: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

194 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Phối hợp liên ngành, kiểm tra nhằm uốn nắn những sai lệch, trong các hoạt động văn hoá tại các ĐBĐ-VHX .

‒ Định kỳ, tổ chức theo dõi, kiểm tra, tổng kết, báo cáo, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả chương trình.

‒ Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đề xuất đề xuất, rút kinh nghiệm, qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, chức năng của ĐBĐ-VHX đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn.

IV. Trách nhiệm cụ thể

1. Bộ Văn hoá - Thông tin.

‒ Biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, dành cho cán bộ Bưu điện các tỉnh, thành phố và nhân viên ĐBĐ-VHX.

‒ Chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin (trực tiếp là Thư viện tỉnh) tham gia phối hợp với Bưu điện tỉnh, thành phố, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, cho cán bộ chủ chốt của Bưu điện tỉnh, thành phố và nhân viên ĐBĐ-VHX.

‒ Chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp, các Sở, Ban, Ngành, trên địa bàn, tham gia xây dựng, duy trì, củng cố các mô hình đọc sách ở cơ sở bằng các hình thức đóng góp sách báo, tiền và công sức, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình này.

‒ Chỉ đạo Thư viện tỉnh, thành phố xây dựng vốn sách báo, tạp chí, tài liệu luân chuyển, chủ trì phối hợp

Page 195: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 195

với Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện luân chuyển sách báo sang ĐBĐ-VHX.

‒ Bộ Văn hoá - Thông tin, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của Ngành có kế hoạch cấp, tặng một số sách báo, tạp chí cho Điểm Bưu điện - Văn hoá xã.

2. Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam (VNPT)

‒ VNPT chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin (trực tiếp là Thư viện tỉnh) tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện, Nghiệp vụ văn hoá thông tin truyền thông cơ sở, cho cán bộ chủ chốt của Bưu điện các tỉnh, thành phố và nhân viên ĐBĐ-VHX .

‒ Chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ tại ĐBĐ-VHX, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để nhân dân đến đọc sách báo, tham khảo sách khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, Y học ...

‒ Chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố, hướng dẫn cụ thể cho nhân viên ĐBĐ-VHX tiếp nhận (có biên bản giao, nhận và nhận lại), bảo quản sách từ Thư viện huyện, thư viện xã (nếu có) chuyển sang ĐBĐ-VHX .

‒ Định kỳ 6 tháng lập danh mục tên các tài liệu, sách, báo phù hợp với từng địa phương để hướng dẫn các đơn vị mua bổ sung sách cho ĐBĐ-VHX, thực hiện theo đúng quy định của Tổng công ty.

Page 196: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

196 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố vận chuyển miễn phí các loại sách báo, tạp chí, do Bộ Văn hoá - Thông tin cung cấp cho Điểm Bưu điện -Văn hoá xã.

V. Tổ chức thực hiện

‒ Trên cơ sở chương trình phối hợp, Bộ văn hoá Tông tin và VNPT, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của hai Bộ, Ngành mình, để hướng dẫn chỉ đạo theo ngành dọc, việc triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp đến tận cơ sở .

‒ Vụ Thư viện và Ban Phát triển Bưu chính - Viễn thông Nông thôn là đầu mối giúp việc cho Lãnh đạo hai bên điều hành công việc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phối hợp này .

‒ Kinh phí triển khai hoạt động chỉ đạo của mỗi Bộ, Ngành được lấy từ kinh phí hoạt động nghiệp vụ của Bộ, Ngành đó .

‒ VNPT là cơ quan chủ trì, chủ động phối hợp Bộ Văn hoá Thông tin cùng tổ chức triển khai, thực hiện tốt chương trình phối hợp này./.

Page 197: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 197

Phần thứ ba

MỘT SỐ MÔ HÌNH

Page 198: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

198 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 199: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 199

A. NHÂN VIÊN ĐBĐ - VHX KẾT HỢP VỚI NGƯỜI PHÁT GIẤY TỜ CÔNG VĂN; BƯU GỬI

ĐẾN ĐỊA CHỈ NGƯỜI NHẬN Ở XÃ (BƯU TÁ XÃ)

Phần I. Cơ sở xây dựng mô phối hợp nhân viên ĐBĐ-VHX với bưu tá xã

I. Đặt vấn đề

Hiện nay các Bưu điện tỉnh, thành phố đang áp dụng ba hình thức ký hợp đồng đại lý Điểm Bưu điện -Văn hoá xã sau:

‒ Hình thức thứ nhất: Ký hợp đồng với đối tượng là lao động xã hội.

‒ Hình thức thứ hai: Ký hợp đồng với Bưu tá xã.

‒ Hình thức thứ ba: Ký hợp đồng với thân nhân trong gia đình người Bưu tá xã.

Việc xây dựng mô hình kết hợp nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện -Văn hoá xã (ĐBĐ-VHX) với người nhận phát giấy tờ, công văn; bưu gửi, đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) có tên gọi Nhân viên “Bưu điện -Văn xã”. Một trong những giải pháp đáp ứng kịp thời với tình hình sản xuất kinhg doanh của VNPost hiện nay. Nếu thống nhất quản lý và tổ chức hai lực l ượng này một cách hợp lý thì có thể thay thế, hỗ trợ, nhau trong một số công việc nhất định, nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh, các sản phẩm

Page 200: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

200 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

đến tay ngư ời nhận “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh.

II. Hợp đồng và các hình thức kết hợp

Mạng vận chuyển Bưu chính cấp 3 nối liền trung tâm huyện lỵ đến các xã; thực hiện vận chuyển giữa bưu cục cấp 2 với các bưu cục cấp 3, đại lý Bưu điện (ĐLBĐ), Điểm Bưu điện -Văn hoá xã (ĐBĐ-VHX); gồm 2 lực lượng chủ yếu: Nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã (Giao dịch viên ĐBĐ-VHX) và ng ười phát giấy tờ, công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) đều thuộc hệ thống cung cấp các dịch vụ BC,VT, CNTT của VNPost, phục vụ nhân dân, chính quyền địa ph ương và các tổ chức kinh tế, xã hội khác trên địa bàn xã, đều phải tuân thủ mọi quy định về nghiệp vụ của ngành B ưu điện.

Tại Bưu điện các tỉnh, thành phố đang tồn tại 2 loại hợp đồng và 3 hình thức kết hợp:

1. Hợp đồng

a. Hợp đồng đại lý ĐBĐ-VHX: Là hợp đồng được điều chỉnh bởi bộ luật thương mại, và dân sự, người ký hợp đồng có hai nhiệm vụ:

‒ Cung cấp các dịch vụ BCVT, CNTT; thực hiện một số hoạt động về văn hoá tại ĐBĐ-VHX

‒ Bảo vệ tài sản tại ĐBĐ-VHX

b. Hợp đồng trách nhiệm: Đối với người thuê khoán nhận phát bưu gửi, giấy tờ công văn, đến địa

Page 201: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 201

chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) phải thực hiện hai nhiệm vụ:

‒ Hợp đồng thuê khoán phát bưu gửi qua đường Bưu điện đến địa chỉ người nhận ở xã, do Giám đốc Bưu điện huyện ký hợp đồng.

‒ Phát công văn, giấy tờ, thư báo trong nội bộ xã phục vụ UBNDX, do địa phương chịu trách nhệm.

2. Các hình thức kết hợp

Hiện nay Bưu điện các tỉnh, thành phố đang tồn tại ba hình thức kết hợp, nhân viên Điểm Bưu điện -Văn hoá xã và người phát công văn bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) như sau:

a. Hình thức thứ nhất: hai người (không cùng một gia đình), ký hai hợp đồng riêng biệt.; hầu hết Bưu điện các tỉnh, thành phố đang thực hiện. Tuy nhiên phương án này có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau:

Thuận lợi:

‒ Giờ mở giao dịch tại ĐBĐ-VHX đảm bảo, Người đi phát công, văn, bưu gửi, nhanh, an toàn, chính, kịp thời.

‒ Chất lượng phục vụ cả hai công việc đều tốt, dảm bảo thời gian

Khó khăn:

‒ Thù lao cho người ký hợp dồng thấp; nhất là đối với các Điểm Bưu điện - Văn hoá ở những nơi người

Page 202: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

202 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

dân có thu nhập bình quân cao hơn thù lao được hưởng của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX. không khuyến khích được người ký hợp đồng làm việc,

‒ Nhiều ĐBĐ-VHX vùng ven đô, làng nghề phải đóng cửa;do người ký hợp đồng bỏ việc; gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành.

b. Hình thức thứ hai: Nhân viên ĐBĐ-VHX kết hợp làm nhiệm vụ Bưu tá xã (một người ký hai hợp đồng riêng biệt). Hình thức này này chỉ tồn tại khi ĐBĐ-VHX mới ra đời.

Thuận lợi:

‒ Người ký hợp đồng (nếu là Bưu tá) có thâm niên làm bưu tá nên am hiểu địa hình, hiểu rõ đối tượng, địa chỉ người nhận, khi phát công văn, thư, báo không bị nhầm lẫn, thất lạc, được chính quyền và nhân dân địa phương tin tưởng tín nhiệm

‒ Thu nhập đảm bảo, người làm việc yên tâm, gắn bó lâu dài với Ngành

Khó khăn:

‒ Khi đi phát giấy tờ công văn bưu gửi đến tay người nhận lại không có ai trực giao dịch tại ĐBĐ-VHX.

‒ Nếu có người thân trực giao dịch thay tại ĐBĐ-VHX, do không được Bưu điện đào tạo về chuyên ngành, nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phục vụ.

‒ Người ký hợp đồng có thể lấy một phần thù lao được hưởng, thuê người khác làm nhiệm vụ của bưu

Page 203: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 203

tá hoặc trực giao dịch viên thay mình tại ĐBĐ-VHX; cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc

‒ Một người làm hai công việc ở nơi địa bàn rộng rừng núi, khối lượng sản phảm nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại ĐBĐ-VHX, việc phát giấy tờ, công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã sẽ khó đảm bảo thời gian.

c. Hình thức thứ ba: Ký hợp đồng với thân nhân trong một gia đình người Bưu tá xã hoặc gia đình nhân viên ĐBĐ-VHX (ký hai hợp đồng riêng biệt); thân thân có thể là vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh chị em ruột của người đó.

Ngày 29 tháng 5 năm 2002 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông dã ban hành Công văn số 2773/PTBCVTNT về việc kết hợp mô hình Bưu tá xã với Đại lý ĐBĐ-VHX chỉ đạo, Bưu điện các tỉnh, thành phố”. Căn cứ điều kiện có thể ở địa phương để lựa chọn hình thức ký hợp đồng. Có thể ký hợp đồng đại lý ĐBĐ-VHX với người thân trong gia đình làm Bưu tá xã hoặc nhân viên ĐBĐ-VHX. Nhằm giúp họ có điều kiện thay thế, hỗ trợ, cho nhau trong công việc, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Thực tế nhiều vùng nông thôn; người dân có thu nhập bình quân cao hơn thù lao được hưởng của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX, người ký hợp đồng có thể bỏ việc, không yên tâm làm việc, không gắn bó lâu dài với Ngành. Giám đốc Bưu điện huyện có thể ký hợp

Page 204: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

204 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

đồng (hai hợp đồng riêng biệt) với những người trong một gia đình, nhưng phải có đủ hai điều kiện: Gia đình phải có 02 người có đủ các tiêu chuẩn như quy định của Tổng công ty; được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ khai thác các dịch vụ BCVT và CNTT.

Thuận lợi:

Ngoài những thuận lợi cơ bản như Hình thức thứ nhất, ký hợp đồng với những người trong một gia đình còn có những ưu điểm như:

‒ Đảm bảo và tăng thu nhập cho gia đình, kích thích người ký hợp đồng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phục vụ tận tình chu đáo, yên tâm làm việc gắn bó lâu dài với Ngành.

‒ Hỗ trợ, thay thế nhau trong công việc, trong từng nghiệp vụ, khi ốm đau, sinh đẻ hoặc có công việc đột xuất

‒ Tận dụng được lao động trong gia đình.

‒ Nếu điều kiện cơ chế hợp lý, được Nhà nước cho phép thì lực lượng Bưu tá xã có thể chuyển sang ký hợp đồng theo luật thương mại như đối với nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX, tránh được sự khiếu nại, thắc mắc của những người làm Bưu tá.

Khó khăn:

‒ Tăng kinh phí đào tạo của Ngành .

‒ Trong mặt bằng kinh tế hiện nay ở nông thôn còn thấp có thể xảy ra thắc mắc, khiếu kiện .

Page 205: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 205

‒ Sự kiểm tra, giám sát bị hạn chế vì trong một gia đình dễ sãy ra tình trạng bao che cho nhau

III. Tổ chức khai thác

1. Thủ tục nhận gửi các dịch vụ BC,VT, CNTT do nhân viên tại ĐBĐ-VHX thực hiện lập giấy mời theo quy định như đối với ưu cục 3 giao cho Bưu tá xã đi phát đến địa chỉ người nhận ở xã.

2. Tổ chức khai thác vận chuyển: căn cứ vào hành trình đường thư xã hàng ngày Nhân viên ĐBĐ-VHX đóng chuyển thư giao cho giao thông viên (GTV) Bưu điện nhận và nhận chuyển thư từ giao thông viên Bưu điện, tổ chức khai thác và giao cho Bưu tá xã đi phát, việc giao nhận chuyển thư (túi, gói) với giao thông viên bưu điện và nhân viên Bưu điện xã được thực hiện như đối với Bưu cục 3

2. Bưu điện -Văn xã có trách nhiệm phản ánh mọi nhu cầu về thông tin liên lạc ở địa phương với Bưu điện huyện, thị để có kế hoạch phục vụ

3. Bưu điện -Văn xã thường xuyên báo cáo hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ với bưu điện huyện, thị theo quy định, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của UBNDX tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ

4. Bưu điện -Văn xã chịu trách nhiệm các mặt an toàn trật tự an ninh vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, môi tường...

5. Có nghĩa vụ hoàn thành doanh thu, phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí

Page 206: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

206 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

6. Bưu điện - Văn xã tích cực tham gia tuyên truyền để mọi người dân biết tại ĐBĐ-VHX có các dịch vụ BC, VT CNTT và các dịch mới nếu có.

7. Phát triển máy điện thoại, đặt và bán báo lẻ.

8. Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát công văn, thư báo do UBND xã giao

IV. Kết kuận

Đối với hình thức thứ hai hoặc thứ hình thức thứ ba có thể chấp nhận, chỉ nên áp dụng đối với những ĐBĐ-VHX mà lưu lượng dịch vụ ở mức độ thấp, địa bàn hẹp, giao thông phát triển,

Việc áp dụng hình thức thứ hai: Nhân viên ĐBĐ-VHX kết hợp làm nhiệm vụ của Bưu tá xã (một người ký hai hợp đồng riêng biệt) và hình thức thứ ba (thuận lợi,khó khăn như đã phân tích ở trên) bản chất của hai hình thức này là như nhau nhằm giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập.

Chỉ khác điều kiện ràng buộc người thay thế trong cùng gia đình phải được đào tạo cơ bản về chuyên ngành; để khi người đi làm nhiệm vụ của Bưu tá thì vẫn có người trực giao dịch tại ĐBĐ-VHX.

Cho nên Bưu điện các tỉnh, thành phố có thể ký (hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Bưu điện huyện) hợp đồng đại lý Điểm Bưu điện -Văn hoá xã theo hình thức thứ nhất. Tuy nhiên tuỳ tình hình thực tế ở địa phương, Bưu điện tỉnh, thành phố nên ký hợp đồng đại lý

Page 207: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 207

ĐBĐ-VHX với người thân trong gia đình của người làm Bưu tá xã hoặc Nhân viên ĐBĐ-VHX; như hình thức ký hợp đồng thứ ba, nhằm giúp họ có điều kiện hỗ trợ nhau trong công việc, tăng thêm thu nhập cho gia đình, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với Ngành; đây là hình thức tối ưu nhất nên nhân rộng.

Quy trình, thủ tục ký hợp đồng làm đại lý ĐBĐ-VHX phải đảm bảo theo quy định của Tổng công ty;

‒ Tăng thêm năng lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ BCVT Nông thôn tương ứng với phát triển kinh tế xã hội nông thôn

‒ Tạo mối quan hệ kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa bưu tá xã với nhân viên ĐBĐ-VHX nhằm nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng cao.

‒ Tăng sản lượng, đạt hiệu quả kinh doanh, …

Page 208: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

208 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Phần II: Tổ chức và quản lí

I. Tình hình hoạt động Điểm bưu điện - Văn hóa xã

1. Hiện nay tại các xã cụm xã, việc quản lý tổ chức phối hợp nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã và ng ười phát công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã giữa ngành Bưu điện, chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nên mạng vận chuyển cấp 3 và nhiều điểm phục vụ chưa phát huy hết lợi thế mặt bằng sẵn có để mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội. Tại ĐBĐ-VHX doanh thu chủ yếu vẫn là điện thoại cố định chiếm tỉ lệ trên 90 % tổng doanh thu phát sinh.

2. Nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã và ng ười phát công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã chưa được đào tạo chính quy, nhiều người được đào tạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” tại các bưu cục nên trình độ tác nghiệp cũng rất hạn chế, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ BCVT, CNTT cũng như nghệ thuật, ứng xử, giao tiếp, kinh doanh để có thể đảm đương nhiệm vụ của một giao dịch viên tại ĐBĐ-VHX.

3. Việc tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa được chú ý nên người dân hiểu về các dịch vụ BCVT tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã cũng rất hạn chế. Nhiều ĐBĐ-VHX thuộc xã ĐBKK, miền núi, vùng cao hẻo

Page 209: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 209

lánh, địa bàn quá rộng, mật độ dân cư thưa thớt, doanh thu rất thấp, chủ yếu là phục vụ phũng chống thiên tai, lũ lụt, an ninh và quốc phòng, ma túy dịch bệnh...

4. Hợp đồng còn mang tính tạm thời và hưởng tỉ lệ phần trăm doanh thu như hiện nay là chưa thực sự hợp lý, thời gian mở cửa thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của dân địa phương, thời gian mở cửa chưa phù hợp từng nơi, từng vùng.

5. Việc tổ chức lao động hiện nay phục vụ ở xã chưa hợp lý, rời rạc, thiếu sự kiểm soát, chất lượng phục vụ sản phẩm khâu cuối quá kém, chỉ tiêu thời gian không đạt, sản phẩm thất lạc chưa đến tay người nhận, thù lao của lực lượng bưu tá xã được trích từ quỹ tiền lương khối bưu chính-viễn thông, Bưu điện chỉ quản lý nghiệp vụ, con người do địa phương quản lý.

6. Giữa hai lực lượng: Giao dịch viên ĐBĐ-VHX và Bưu tá xã (Bưu điện- Văn xã) chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh của Ngành

II. Tổ chức

1. Người nhận phát bưu gửi công văn, giấy tờ đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) và nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã (Giao dịch viên ĐBĐ-VHX) được thống nhất quản lý về mặt tổ chức gọi là mô hình: “Bưu điện -Văn xã”, hai lực lượng này kết hợp với nhau có tên gọi là nhân viên “Bưu điện -Văn xã ”

Page 210: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

210 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

2. Hai lực lượng trên chịu sự quản lý trực tiếp Bưu điện huyện, thị xã về nghiệp vụ bưu chính, viễn thông, CNTT.

III. Nhiệm vụ của nhân viên đbđ-vhx và bưu tá xã

1. Nhiệm vụ:

‒ Nhân viên Bưu điện - Văn xã có nhiệm vụ khai thác tốt các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT theo thể lệ, quy trình, quy phạm hiện hành của Ngành Bưu điện, có trách nhiệm bảo vệ cơ quan, bảo quản tài sản được Bưu điện trang bị.

‒ Mở cửa giao dịch trong ngày (tối thiểu 4giờ/ngày), phục vụ tốt nhu cầu xem sách, báo miễn phí hoặc cho khách hàng mượn (phải thế chấp về tài chính) về nhà phải có trách nhiệm mở sổ theo dõi và thu hồi lại sổ sách, báo cho mượn.

‒ Thu cước dịch vụ đúng theo biếu giá cước đã niêm yết và vào sổ sách đúng quy định của Ngành.

‒ Phục vụ giao tiếp khách hàng với thái độ phục vụ ân cần lịch sự văn minh.

‒ Vận động khác hành đặt mua báo chí, lắp đặt máy điện thoại; thu nợ bưu điện phí, bán các loại thẻ, card,… và các dịch vụ khác do Bưu điện tổ chức.

‒ Đề xuất với Bưu điện tỉnh, thành phố mở thêm dịch vụ mới và các dịch vụ khác pháp luật không cấm tại các xã khi có đủ các điều kiện và hiệu quả kinh doanh.

Page 211: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 211

2. Nhiệm vụ của Bưu tá xã:

‒ Có nhiệm vụ quản lý, mở các thùng thư ở xã, đóng túi gói và giao nhận túi về bưu điện chủ quản hoặc điểm giao nhận được quy định trước.

‒ Có trách nhiệm phát công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận trong ngày sau khi nhận chuyển thư; nhất thiết không được để sang ngày hôm sau.

‒ Không gửi người khác phát hộ, không mang bưu gửi về nhà riêng.

‒ Bảo quản và tuyết đối giữ bí mật thư tín, FAX, không được xem trộm, làm hư hỏng hay làm mất thư tín, công văn, tài liệu...

‒ Nộp 100 % tiền thu được từ dịch vụ bưu, chính viễn thông, CNTT và dịch vụ khác về Bưu điện chủ quản theo đúng thời gian quy định.

‒ Người ký hợp đồng trong cùng một địa bàn phải phối hợp tốt việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm hiện hành của VPNost; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thay thế lẫn nhau trong công việc, những lúc khó khăn, khi ốm đau, nghỉ thai sản… phải báo cáo cho bưu điện chủ quản để xử lý kịp thời.

IV. Doanh thu

‒ Điểm BĐ-VHX hoạt động theo phương thức đại lý đặc biệt, doanh thu phát sinh được hình thành từ các khoản thu được từ nhóm dịch vụ bưu chính và nhóm các dịch vụ hợp tác với Viễn thông tại xã. Bưu

Page 212: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

212 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

điện huyện, thị có thể giao thêm chỉ tiêu các dịch vụ hỗ trợ.

‒ Tất cả các khoản thu phải đúng theo giá cước hiện hành của Tổng công ty và Bưu điện tỉnh, thành phố quy định được ghi chép đầy đủ vào sổ sách theo đúng quy chế tài chính của Bưu điện tỉnh, thành phố để thuận tiện cho khâu kiểm tra, kiểm soát.

‒ Nộp 100 % doanh số thu được từ trong kinh doanh từ nhóm dịch vụ Bưu chính, nhóm các dịch vụ hợp tác với viễn thông và dịch vụ hỗ trợ khác cho đơn vị chủ quản đúng theo đúng quy định.

V. Thù lao

‒ Thù lao của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX: Theo quy định hiện hành của VNPost (như đã ghi trong hợp đồng).

‒ Tiền thuê phát xã: như quy định hiện hành của VNPost

‒ Tiền bảo vệ tài sản ( 24/24)

‒ Thù lao chuyển công văn thư báo cho UBND xã, hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp (nếu có).

Đây là nguồn thu hỗ trợ của địa phương làm nhiệm vụ phát công văn thư báo và một số công việc cho UBNDX. Bưu điện huyện, thị; cùng với chính quyền địa phương cố gắng duy trì khoản thu này để tạo thêm thù lao cho người ký hợp đồng.

Page 213: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 213

VI. Phân chia thù lao (trường hợp hai người ký hai hợp đông riêng biêt)

Khó khăn:

‒ Việc phân phối thù lao hàng tháng của hai lực lượng này sao cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện cần phải linh hoạt, khi sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh tại xã, cụm xã sao cho các bên cùng có lợi.

‒ Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố giao quyền cho giám đốc Bưu điện huyện, thị xã sắp xếp lại tổ chức giao, nhận phát các loại bưu gửi, xem khối lượng công việc, doanh thu từ dịch vụ bưu chính, viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ, thuê phát xã… để phân chia theo năng suất lao động sao cho phù hợp từng xã trên địa bàn quản lý.

‒ Trên cơ sở các nguồn thu tạo được, Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố giao quyền Giám đốc Bưu điện huyện, thị; phân chia thù lao sao cho hợp lý; không hạn chế mức tối đa, chỉ hạn chế mức tối thiểu.

‒ Các đơn vị cần lưu ý trong việc phân chia dịch vụ hỗ trợ sao cho người ký hợp đồng trên một địa bàn phục vụ không được chênh lệch quá, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

‒ Thù lao đối với các hình thức kết hợp khác cũng phải căn cứ vào quy định trên.

VII . Quản lý và đào tạo

1. Bưu điện tỉnh, thành phố trực tiếp tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên Bưu điện -Văn

Page 214: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

214 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

xã khai thác thành thạo các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, kiến thức pháp luật phổ thông. Thường xuyên kiểm tra tài chính, kiểm soát, giám sát nghiệp vụ theo quy định của Ngành. Khi chưa có điều kiện mở lớp đâo tạo, có thể đào tạo theo lối cầm tay chỉ việc cho họ.

2. Số giờ mở cửa giao dịch tại ĐBĐ-VHX, 4 tiếng/ngày

3. Giờ mở cửa phục vụ, ngày thứ 7 chủ nhật, ngày lễ: do Giám đốc Bưu điện huyện quy định; sao cho phù hợp với tập quán, phong tục của địa phương, (ban đêm không được quá 22 giờ).

4. Phân công trực giao dịch, đảm nhận thêm dịch vụ hỗ trợ và công văn, phát thư , các loại bưu gửi có thể chia ra (đối với hình thức thứ nhất):

‒ Trực giao dịch một buổi (4 tiếng) hoặc làm thêm giờ, trực cả ngày phục vụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại ĐBĐ-VHX. Khi nhận, giao ca phải bàn giao, nhận (có chữ ký bàn giao giữa hai bên) đúng theo quy định của ngành Bưu điện.

‒ Muốn thực hiện được cách phân công này đòi hỏi người ký hợp đồng phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn;tinh thần, thái độ phục vụ … mới có đủ khả năng đáp úng yêu cầu của ngành Bưu

‒ Nhiệm vụ phát giấy tờ, công văn, bưu gửi (BTX); trực giao dịch tại ĐBĐ-VHX. Phải phân công, phân nhiệm rõ ràng,công minh. Tạo điều kiện cho

Page 215: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 215

người ký hợp đồng có thể hỗ trợ lẫn nhau, khi ốm đau, sinh đẻ hoặc khi có công việc đột xuất….

5. Các dịch vụ:Nhóm các dịch vụ bưu chính chuyển phát

‒ Bưu phẩm ‒ Bưu kiện ‒ Phát hành báo chí ‒ EMS ‒ Bưu chính ủy thác

b. Nhóm các dịch vụ Tài chính Bưu chính ‒ Chuyển tiền trong nước ‒ Chuyển tiền Quốc tế ‒ Thu hộ, chi hộ ‒ Điện hoa ‒ Tiết kiệm bưu điện

c. Nhóm các dịch vụ Viễn thông - CNTT ‒ Truyền thông ‒ Thẻ trường trực tuyến ‒ Thẻ di động trả trước ‒ Thẻ học ngoại ngữ Online

d. Nhóm các dịch vụ ngoài BC,VT-CNTT (nếu có). phải ghi rõ tên các dịch vụ trong hợp đồng

VIII. Lợi ích của việc phối, kết hợp

1. Tăng thêm năng lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn ngày càng cao.

Page 216: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

216 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

2. Tạo điều kiện cho người lao động được bồi dưỡng nghiệp vụ bưu chính viễn thông và CNTT, nâng cao nhận thức về ngành.

3. Tạo mối quan hệ kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa Bưu tá xã và Giao dịch viên thúc đẩy hoàn thành tốt việc phục vụ dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT tại địa phương.

4. Tăng thời lượng kinh doanh được cơ động đến với khách hàng, tăng thêm sản lượng, hiệu quả kinh doanh.

5. Giảm được lực lượng thu cước các thuê bao.

6. Sau khi tổ chức lại sản xuất tại xã, cụm xã hai lực lượng Nhân viên ĐBĐ-VHX và Bưu tá xã được phối, kết hợp lại sẽ nâng cao hiệu quả và đảm bảo thời gian phát giấy tờ, công văn, bưu gửi, hỗ trợ cho nhau khi có công việc đột xuất, tạo thêm việc làm tại xã, người ký hợp đồng có thù lao cao hơn.

IX. Phối hợp với chính quyền địa phương

1. Trước hết đó là sự phối kết hợp giữa ngành Bưu điện các đoàn thể và chính quyền địa phương, ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Nông nghiệp & phát triển nông thôn. ĐBĐ-VHX nơi giao lưu văn hóa, trao đổi kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho cộng đồng và là cầu nối thông tin liên lạc quan trong giữa vùng sâu vùng xa trên toàn quốc. Vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất, để các cấp, các ngành cùng nhau tham gia.

Page 217: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 217

2. Đội ngũ ngân viên ĐBĐ-VHX, Bưu tá cần được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ BC,VT, CNTT hiểu biết tin học khai thác các dịch vụ gia tăng, dịch vụ internet, hiểu biết thông thạo về nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, kiến thức cơ bản về pháp luật… để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên Bưu điện -Văn xã, phát huy được tính sáng tạo trong công việc.

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, ngâng cao nhận thức về ngành, xử lý một số tình huống bất trắc có thể xảy ra cho nhân viên Bưu điện-Văn xã.

4. Cần phải đào tạo người ký hợp đồng có văn hóa, tinh thần phục vụ khách hàng văn minh lịch sự, nghệ thuật tiếp thị, quảng cáo, kinh doanh trở thành người có đủ năng lực, trình độ khai thác các dịch vu BC, VT, CNTT tại ĐBĐ-VHX.

X. Quảng cáo, tiếp thị và khen thưởng

1. Tăng cường thông báo, quảng cáo tiếp thị để người dân biết những tiện ích của các dịch vụ BCVT tại ĐBĐ-VHX …

2. Có chế độ khen thương về vật chất, tinh thần kịp thời cho người ký hợp đồng. Mặc dù các điểm có doanh thu không cao nhưng cần phải coi trọng khâu phục vụ, vì đây là khâu cuối cùng có tính chất quyết định đến chất lượng, uy tín của Ngành.

3. Thường xuyên phát động thi đua, học tập, tự học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn giữa “Giao dịch viên ĐBĐ-VHX” và “Bưu tá xã”.

Page 218: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

218 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Phần III: Tổ chức thực hiện

‒ Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố giao trách nhiệm cho Giám đốc Bưu điện huyện, thị triển khai thông suốt đến tận cán bộ công nhân viên bưu điện xó tại huyện. Cụ thể tổ chức thực hiện từng tỉnh, thành phố, huyện, xã, cụm xã có điều kiện thuận lợi làm trước sau đó nhân rộng ra những nơi khác (không nhất thiết tỉnh, thành phố, huyện, xã trên cả nước đều phải thực hiện triển khai mô hình này).

‒ Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố giao trách nhiệm các phũng, tổ của Đơn vị mình theo dõi giúp đỡ các Bưu điện huyện, thị thực hiện tốt phương án đổi mới hoạt động ĐBĐ-VHX theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tạo mọi điều kiện tốt cho Bưu điện huyện, thị triển khai thực hiện. Đồng thời tham mưu giúp cho Lãnh đạo trong quá trình thực hiện phần nào chưa hợp lý cần điều chỉnh hoặc cần rút kinh nghiệm, bổ sung để phương án ngày được hoàn thiện hơn.

‒ Quá trình thực hiện Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố giao trách nhiệm phòng Tổ chức Lao động, theo dõi cập nhật thường xuyên báo cáo cho Lãnh đạo cấp trên những việc làm được, chưa làm được và đề xuất phương pháp quản lý và tổ chức ngày một hoàn thiện hơn. Đồng thời phòng TCLĐ hoàn

Page 219: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 219

chỉnh phương án đổi mới hoạt động mô hình “Nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX với người phát công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã, cụm xã ” để rút kinh nghiệm, tổ chức hội nghị sơ kết và triển khai thực hiện tại các Bưu điện tỉnh, thành phố khi có đủ điều kiện.

Page 220: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

220 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

B. QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

VỚI NGƯỜI PHÁT GIẤY TỜ, CÔNG VĂN; BƯU GỬI ĐẾN ĐỊA CHỈ NGƯỜI NHẬN Ở XÃ

(BƯU TÁ XÃ)

Phần I. Những quy định chung

Điều 1: Điểm Bưu điện -Văn hoá xã nằm trong mạng vận chuyển Bưu chính cấp 3 gồm 2 lực lượng chủ yếu: Nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã (giao dịch viên ĐBĐ-VHX) và người phát giấy tờ, công văn; bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã) đều thuộc hệ thống cung cấp các dịch vụ BC,VT của ngành Bưu điện, phục vụ nhân dân, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, xã hội khác trên địa bàn xã, đều phải tuân thủ mọi quy định về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành Bưu điện.

Nếu tổ chức, quản lý phối kết hợp hai lực lượng này một cách hợp lý, có thể hỗ trợ nhau trong một số công việc nhất định, nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh, các sản phẩm đến tay người nhận « Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh».

Điều 2: Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau

Nhân viên làm việc tại Điểm Bưu điện - Văn hoá xã (giao dịch viên ĐBĐ-VHX), Người phát giấy tờ,

Page 221: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 221

công văn, bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (Bưu tá xã), phối kết hợp hai lực lượng này với nhau có tên gọi là: Nhân viên Bưu điện - Văn xã ? (gọi tắt là Bưu điện- Văn xã).

‒ Bên Bưu điện (bên A): Là Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố hoặc người được Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố uỷ quyền (Giám đốc Bưu điện huyện) ký hợp đồng đại lý Bưu điện - Văn xã.

‒ Bên đại lý Bưu điện - Văn xã ( bên B) là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, phải là người có hộ khẩu thường trú tại xã, được chính quyền địa phương giới thiệu.

Phần II. Tổ chức và quản lý

Điều 3: Về quản lý nhân sự:

‒ Nhân viên Bưu điện xã phải có hộ khẩu thường trú tại xã, đựợc UBND xã giới thiệu.

‒ Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố quyết định tuyển chọn nhân viên Bưu điện xã, sau khi đó hiệp thương và tham khảo ý kiến của chính quyền sở tại.

‒ Nhân viên Bưu điện xã chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, Bưu điện chỉ quản lý về mặt nghiệp vụ chuyên môn.

‒ Nhân viên Bưu điện- Văn xã phải tham gia các hoạt động đoàn thể tại địa phương.

‒ Nhân viên Bưu điện- Xã có nhiệm vụ và nghĩa vụ thực hiện những quy định của chính quyền sở tại.

Page 222: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

222 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Điều 4: Quản lý bảo vệ tài sản

‒ ĐBĐ-VHX là tài sản của Nhà nước, nhân viên Bưu điện - Xã có nhiệm vụ quản lý tài sản, bảo vệ bí mật, an toàn công văn, tài liệu, thư, ...

‒ Nhân viên Bưu điện - Xã chịu trách nhiệm về chất lượng phục vụ các dịch vụ về BCVT, CNTT và các hoạt động về văn hoá thông tin truyền thông với ngành Bưu điện.

‒ Kết hợp với địa phương tham gia một số hoạt động động về văn hoá, thông tin và truyền thông.

‒ Nhân viên Bưu điện -Xã chịu trách nhiệm trước UBND xã về công tác đảm bảo thông tin, liên lạc trong mọi tình huống.

‒ Nhân viên Bưu điện - Văn xã phải thường xuyên quan hệ với UBND xã , lực lượng an ninh địa phương, làm tốt công tác bảo vệ an toàn, an ninh trật tự tại ĐBĐ-VHX

‒ Bưu điện - Văn xã kết hợp chặt chẽ với cán bộ Tư pháp xã, cán bộ văn hoá cơ sở, cán bộ thông tin và truyền thông; làm tốt công tác hoạt động về văn hoá, tuyên truyền phổ biến, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương .

Phần III. Quyền và nghĩa vụ của Bưu điện

Điều 5: Bưu điện huyện có nhiệm vụ :

‒ Mở rộng phát triển mạng bưu chính, viễn thông, CNTT; văn hóa, thông tin truyền thông phục

Page 223: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 223

vụ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ; thuộc phạm vi của đơn vị.

‒ Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị về bưu chính, viễn thông, CNTT, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị đảm bảo thông tin, liên lạc trong mọi tình huống.

‒ Cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến thay đổi cước phí nghiệp vụ các dịch vụ BCVT, CNTT.

‒ Bưu điện huyện, thị phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương tuyển, chọn nhân viên Bưu điện xã có đầy đủ tiêu chuẩn như quy định của VNPost.

‒ Bưu điện huyện, thị có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân viên Bưu điện - Văn xã được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ BC,VT ; CNTT, nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, kiến thức pháp luật phổ thông.

Điều 6: Nhiệm vụ của Bưu điện - Văn xã

Nhân viên Bưu điện - Văn xã chịu trách nhiệm trước UBND xã về công tác đảm bảo thông tin liên lạc cũng như chất lượng phát công văn giấy tờ của UBNDX, bưu gửi, thư báo của ngành Bưu điện đến địa chỉ người nhận trên địa bàn xã. Chịu sự kiểm tra giám sát trực tiếp của Bưu điện huyện, thị về mặt nghiệp vụ, chuyên môn.

‒ Bưu điện - Văn xã thường xuyên báo cáo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ với Bưu điện huyện theo

Page 224: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

224 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

quy định ; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

‒ Tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể tại địa phương, có nghĩa vụ thực hiện những quy định của chính quyền sở tại .

‒ Kết hợp với chính quyền và nhân dân địa phương đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thông tin và truyền thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBĐ-VHX .

‒ Cùng với cán bộ Tư pháp xã, cán bộ Văn hoá, thông tin và truyền thông ở cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng Nhà

‒ Nhân viên Bưu điện - Văn xã phải thường xuyên quan hệ với UBNDX, lực lượng an ninh địa phương làm tốt công tác bảo vệ; an toàn lao động phòng chống cháy nổ,vệ sinh môi trường, an toàn, trật tự tại ĐBĐ-VHX.

‒ Bưu điện - Văn xã có nhiệm vụ phấn đấu hoàn thành kế hoạch doanh thu của Bưu điện huyện giao trên cơ sở thực hiện cung cấp các dịch vụ do Bưu điện tỉnh, thành phố giao để hoàn thành kế họach SXKD của VNPost.

‒ Tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, phát triển máy điện thoại và các dịch vụ BC, VT, CNTT của Ngành.

Page 225: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 225

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX (Giao dịch viên ĐBĐ-VHX).

‒ Nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX chịu trách nhiệm điều hành của lãnh đạo đơn vị chủ quản về nghiệp vụ chuyên môn.

‒ Thủ tục nhận gửi phát các dịch vụ BCVT, CNTT do ĐBĐ-VHX thực hiện, lập giấy mời được quy định như đối với bưu cục 3 và giao cho Bưu tá xã đi phát đến địa chỉ người nhận.

‒ ĐBĐ-VHX đóng chuyến thư giao cho giao thông viên Bưu điện nhận và chuyển thư với giao thông viên như đối với bưu cục 3.

‒ Tổ chức khai thác vận chuyển căn cứ vào hành trình đường thư xã. hàng ngày ĐBĐ-VHX đóng chuyến thư từ giao thông viên Bưu điện, tổ chức khai thác và giao cho Bưu tá xã đi phát.

‒ Chấp hành tốt nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, nhà cửa, khuôn viên xanh, sạch, đẹp, gọn gàng, ngăn nắp .

‒ Nhân viên ĐBĐ-VHX chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền đia phương.

‒ Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc thể lệ, khai thác các dịch vụ của ngành Bưu điện, ghi sổ sách đầy đủ, rõ ràng không được tẩy xoá.

‒ Thu đúng, thu đủ cước các dịch vụ BCVT, CNTT theo quy định của VNPost .

Page 226: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

226 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Không làm mất hoặc hư hỏng sách, báo, bưu phẩm, bưu kiện,

‒ Có thể cho mượn sách, nhưng phải có thế chấp về tài chính, phải quy định thời gian cho mượn.

‒ Tinh thần thái độ phục vụ, giao tiếp văn minh lịch sự.

‒ ĐBĐ-VHX là tài sản của Nhà nước, nơi đặt các thiết bị đầu cuối, phải đảm bảo an toàn, bí mật nội dung, FAX, thư .... cũng như địa chỉ người nhận .

‒ ĐBĐ-VHX phải thường xuyên đảm bảo thông tin liên lạc ngày, đêm kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, ngày tết .

‒ Không được lợi dụng thiết bị hiện có để gây mất trật tự an toàn tại địa phương hoặc chống lại Nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của Bưu tá xã

‒ Việc đặt Báo chí dài hạn và bán báo lẻ thực hiện theo các văn bản hiện hành của Tổng công ty, được hưởng phần trăm (% ) hoa hồng do hai bên thoả thuận sao cho phù hợp.

‒ Việc giao nhận chuyển thư, bưu gửi với giao thông viên Bưu điện và bưu tá thực hiện như đôí với bưu cục 3.

‒ Khai thác vận chuyển căn cứ vào hành trình đường thư, xã hàng ngày.

‒ Hợp đồng thuê khoán phát bưu gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ người nhận ở xã (do Bưu điện ký hợp đồng thuê khoán).

Page 227: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 227

‒ Phát giấy tờ, công văn trong nội bộ xã ; phục vụ UBND xã, do địa phương đảm nhiệm.

Trên thực tế nhiều UBNDX kết hợp (4 + 5) người ký hợp đồng thuê khoán nhận, phát bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã (ký hợp đồng với Buu điện) đảm nhận luôn phát giấy tờ, công văn trong nội bộ xã. Hàng tháng được địa phương trả công bằng tiền, có nơi trả bằng gạo, thậm chí nhiều nơi Bưu tá không được hưởng gì.

Phần IV. hợp đồng

(Xem mục D. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý ĐBĐ-VHX)

Phần V. Tổ chức thực hiện

Điều 9: Bưu điện tỉnh, thành phố, có trách nhiệm phổ biến triển khai quy định này đến tất cả các nhân viên Bưu điện xã thuộc đơn vị mình quản lý .

Điều 10: Bưu điện các tỉnh, thành phố, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa hương theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động Bưu điện - Văn xã.

Đây chỉ là quy định tạm thời mối quan hệ giữa giao dịch viên ĐBĐ-VHX với Bưu tá xã. Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình này cần phải được sửa đổi và bổ sung thêm cho phù hợp với từng địa phương:

Page 228: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

228 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

C. TỔ ĐẠI LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - CNTT (TỔ TỰ QUẢN)

I. Đặt vấn đề

Từ ngày 15/8/2002 VNPT bắt đầu thực hiện phương án đổi mới tổ chức kinh doanh theo hướng tách bưu chính, viễn thông. Sau sau 6 năm chuẩn bị ngày 01/01/2008 Tổng công ty Bưu chính đã được thành lập, hoạt động kinh doanh bưu chính, viễn thông, CNTT tại các Bưu điện tỉnh, thành phố sẽ từng bước được tách ra, hoạt động độc lập. Những thay đổi này sẽ làm cho việc tổ chức hoạt động bưu chính sẽ gọn nhẹ hơn tập trung hơn và hoạt động hiệu quả, chủ động hơn.

Việc đầu t ư mở rộng mạng l ưới b ưu chính, viễn thông, CNTT đến các vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, mở rộng thị tr ường, kinh doanh có lãi là một chiến lược lâu dài của Ngành, do đó cần phải có một mô hình mới phù hợp với tình hình hiện nay.

II. Thực trạng và giải pháp

Hiện nay tại nhiều xã, cụm xã vùng nông thôn, kinh tế t ương đối phát triển đã hình thành và đang tồn tại các hình thức hoạt động:

Page 229: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 229

‒ Điểm Bư u điện-Văn hoá xã.

‒ Đại lý Bưu điện

‒ Ng ười phát giấy tờ, công văn, thư báo, bưu gửi đến địa chỉ ng ười nhận ở xã (Bưu tá xã).

‒ Đại lý B ưu điện- Nhà văn hoá thôn.

‒ Thu c ước các thuê bao điện thoại ở xã.

‒ Hợp đồng bảo vệ tổng đài, đ ường cáp,

‒ Hợp đồng bảo vệ trạm BTS...

‒ Hợp đồng thuê khoán giao thông viên.

‒ Dịch vụ Vận tải (nếu có)

‒ Việc tổ chức, quản lý các lực l ượng trên còn maanh mún, mang tính tự phát, ch ưa đ ược thống nhất trong cả nư ớc. B ưu điện chỉ quản lý nghiệp vụ, đào tạo, chi trả thù lao; nhân sự do địa phư ơng quản lý, không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, hạn chế rất nhiều đến chất lượng phục vụ và phát triển các dịch vụ B ưu chính-Viễn thông vùng nông thôn.

‒ Nếu tổ chức quản lý các lực l ượng này trên cùng một địa bàn xã hoặc cụm xã... một cách hợp lý có thể hỗ trợ nhau trong một số công việc nhất định, kiểm tra, giám sát lẫn nhau được tăng c ường, nâng cao chất l ượng phục vụ, các sản phẩm đến tay ng ười nhận đ ược nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi hơn.

III. Cung cấp các dịch vụ

Nhóm các dịch vụ bưu chính chuyển phát

Page 230: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

230 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Bưu phẩm

‒ Bưu kiện

‒ Phát hành báo chí

‒ EMS

‒ Bưu chính Ủy thác

Nhóm các dịch vụ Tài chính Bưu chính

‒ Chuyển tiền trong nước

‒ Chuyển tiền Quốc tế

‒ Thu hộ, chi hộ

‒ Điện hoa

‒ Tiết kiệm bưu điện

Nhóm các dịch vụ Viễn thông - CNTT

‒ Truyền thông

‒ Thẻ trường trực tuyến

‒ Thẻ di động trả trước

‒ Thẻ học ngoại ngữ Online

Nhóm các dịch vụ ngoài BC,VT (nếu có) phải ghi rõ tên các dịch vụ trong hợp đồng.

IV. Tổ chức và quản lý

Căn cứ Điều 2, Điều 4 ch ương I, Quyết định số 1022/QĐ-HĐQT-BC ngày 26 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng quản trị VNPT ban hành “Quy chế Đại lý B ưu điện” quy định: tổ chức, cá nhân (có giấy phép kinh doanh) tại địa ph ương có thể tham gia, thực hiện việc

Page 231: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 231

cung cấp các dịch vụ b ưu chính, viễn thông, CNTT, thông qua hợp đồng đại lý với Tổng công ty B ưu chính Việt Nam.

1. Tổ chức:

Các lực l ượng trên đều nằm trong hệ thống cung cấp các dịch vụ Bư u chính-Viễn thông cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc của Ngành, do vậy phải đ ược thống nhất quản lưý trong một tổ chức nhất định.

‒ Tên gọi của mô hình: Tạm thời đặt tên là: “Tổ Đại lý dịch vụ B ưu chính-Viễn thong & CNTT” thành lập theo nguyên tắc tự nguyện (tự thành lập, tự giải thể, tự quản với nhau gọi tắt là “Tổ tự quản”), Tổ này nằm ở địa ph ương nào thì mang tên địa phư ơng ấy, nếu có hai tổ trở lên thì sau tên “Tổ Đại lý dịch vụ Bưu chính - Viễn thong & CNTT” ghi thêm các số tự nhiên 1; 2; ...

‒ Quản lý: Một thành viên của tổ (do bầu trực tiếp hoặc có thể do Giám đốc Bư u điện huyện tạm thời chỉ định) kiêm tổ tr ưởng

‒ Nhiệm vụ của Tổ trưởng: điều hành công việc chung.

2. Chế độ chính sách và trang thiết bị :

Trang bị cơ sở vật chất và thực hiện tốt chế độ chính sách, thù lao, khen thưởng …, thực hiện theo “Quy chế Đại lý B ưu điện” số 1022/QĐ-HĐQT-BC ngày 26 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng quản trị VNPT.

Page 232: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

232 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

3. Dấu ngày:

Có thể sử dụng dấu của Điểm Bư u điện-Văn hoá xã, kích thước dấu ngày theo quy định hiện hành của VNPT.

‒ Vòng chữ quanh dấu đ ược khắc dòng chữ: Tổ Đại lý dịch vụ Bư u chính -Viễn thông, CNTT.

‒ Giữa dấu là: ngày tháng năm.

‒ Vòng chữ quanh dấu là số hiệu của b ưu cục chủ quản (B ưu điện huyện) Tổ Đại lưý dịch vụ B ưu chính-Viễn thông...

Page 233: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 233

D. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHUYỂN BƯU CỤC 3 THÀNH ĐBĐ- VHX,

ĐẠI LÝ BƯU ĐIỆN HOẶC ĐẠI LÝ BƯU ĐIỆN NHÀ VĂN HÓA THÔN.

I. Đặt vấn đề

Trước năm 1998 khi chưa có hệ thống Điểm Bưu điện- Văn hóa xã( ĐBĐ-VHX) thì trung bình 01 bưu cục phục vụ 25.442 người với diện tích bao phủ là 109,65km2 / bưu cục. Chỉ tiêu phục vụ như vậy là quá thấp. Hơn nữa, các bưu cục lại chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã , thị trấn, thị tứ còn ở khu vực nông thôn thường có rất ít bưu cục phục vụ. Mặt khác, mật độ bưu cục ở nông thôn lại không đều, sự chênh lệch mật độ giữa các vùng là khá cao, bưu cục tập trung ở các vùng trọng điểm.

Mạng lưới của Tổng Công ty có 18.911 điểm phục vụ, bao gồm Bưu cục, đại lý, Điểm Bưu Điện - Văn hóa xã, Kiốt, hộp thư công cộng độc lập; trong đó có 67 bưu cục cấp I, 613 bưu cục cấp II, 1.865 bưu cục cấp III và 8.021 ĐBĐ-VHX. Bán kính phục vụ bình quân 2,66 km/điểm với dân số bình quân 5.420 người/điểm.

Việc hình thành hệ thống ĐBĐ-VHX đã tạo điều kiện cho cho những bưu cục 3 hiệu quả kinh doanh thấp chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình ĐBĐ-VHX hoặc Đại lý Bưu điện, Bưu điện nhà vă

Page 234: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

234 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

nhóa thôn, ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa kinh tế chậm phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ BCVT còn rất hạn chế, doanh thu quá thấp không thể cân bằng được thu chi, thậm chí có những bưu cục doanh thu nhiều năm không bằng điểm Bưu điện -Văn hoá xã. Khi chuyển sang hình thức này chi phí đầu tư thấp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Để khắc phục tình trạng như đã nêu ở trên, nhằm kinh doanh có hiệu quả chí phí thấp hơn, cần phải có biện pháp mạnh hơn nữa chuyển đổi sang ĐBĐ-VHX hoặc Đại lý Bưu điện nếu làm được như vậy thì việc kinh doanh rất hiêụ quả, tiết kiệm được chi phí, nhân lực. Một bưu cục thường được bố trí từ 2 đến 3 lao động có nhiều bưu cục lại phải bố trí người trực bảo vệ.

Khi tiến hành xây dựng phương án này các đơn vị cần tiến hành khảo sát cụ thể nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT, CNTT của từng địa phương, rà sóat lại các chỉ tiêu đầu tư, sắp xếp nhân sự, đánh giá khấu hao tài sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Bưu cục 3 trước khi tiến hành chuyển sang ĐBĐ-VHX.

Hiện nay mạng lưới BCVT của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam hình thành hệ thống:

‒ Bưu cục cấp 1,

‒ Bưu cục cấp 2

‒ Bưu cục cấp 3

‒ ĐBĐ-VHX,

Page 235: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 235

‒ Đại lý Bưu điện Nhà văn hoá thôn

‒ Đại lý Bưu điện

‒ Ki ốt

Về mặt quản lý việc mở bưu cục 3, ĐBĐ-VHX do Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương quyết định thành lập hoặc bãi bỏ, được quản lý thống nhất về các mặt nghiệp vụ và chuyên môn và tài chính.

II. Những hạn chế, vướng mắc

Trong giai đoạn tăng tốc VNPT đã chú trọng mở rộng thị trường bằng cách đầu tư xây dựng nhiều bưu cục phục vụ. Nhưng trong quá trình phục vụ bưu cục đã bộc lộ nhiều bất cập:

‒ Hệ thống bưu cục chủ yếu phục vụ cho người dân ở những vùng thành thị, người dân ở khu vực nông thôn muốn sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo rất khó khăn.

‒ Vốn đầu tư quá lớn.

‒ Lao động tăng theo số bưu cục.

‒ Hoạt động của bưu cục cứng nhắc thiếu linh hoạt.

‒ Mở cửa theo giờ hành chính không phù hợp với sinh hoạt của từng địa phương.

‒ Chi phí lớn nhưng thu không đủ bù chi do hiệu quả kinh doanh quá thấp.

Page 236: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

236 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Khi mở thêm bưu cục phải thuê mặt bằng, thuê nhà hoặc phải mua đất.

III. Mục đích

‒ Đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông,công nghệ thông tin, tiếp cận với người nông dân trên mọi miền đất nước.

‒ Giảm bớt lao động, giảm chi phí . ‒ Tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn có việc làm ‒ Giúp cho Lãnh đạo Bưu điện các tỉnh, thành

phố bố trí sắp xếp lao động phù hợp với thực tế yêu cầu sản xuất, kinh doanh

‒ Tận dụng phát huy nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hiện có để phục vụ một số hoạt động về văn hoá, thông tin và truyền thông.

IV. Nguyên tắc

‒ Đối với bưu cục 3 (bưu cục khu vực) vùng nông thôn doanh thu bình quân đầu người thấp chi phí lớn, lao động nhiều, chuyên môn kém. Xét thấy chuyển qua mô hình ĐBĐ-VHX là hiệu quả, phù hợp thì Giám đốc Bưu điện huyện, thị lập văn bản trình Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố xem xét và quyết định.

‒ Không chuyển đổi những bưu cục nằm ở trung tâm cụm xã (trung chuyển)

‒ Chỉ chuyển đổi những bưu cục doanh thu bình quân đầu người thấp, chi phí quá cao, hiệu quả kinh doanh quá thấp, chất lượng phục vụ kém.

Page 237: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 237

‒ Khi chuyển qua mô hình ĐBĐ-VHX phải đảm bảo phục vụ đầy đủ các dịch vụ hiện có như ở bưu cục 3

‒ Đảm bảo các điều kiện nhà ở, công trình phụ, trang thiết bị, bàn ghế, tủ sách, hệ thống đèn chiếu sáng....

‒ Khi chuyển bưu cục 3 thành ĐBĐ-VHX vẫn phải giữ nguyên các dịch vụ Bưu chính viễn thông, CNTT hiện có và các dịch vụ tối thiểu mở tại ĐBĐ-VHX

‒ Nhân viên làm việc tại đây phải được đào tạo đảm nhận được công việc

‒ Không nhất thiết phải chuyển đổi thành ĐBĐ-VHX, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể chuyển sang Đại lý Bưu điện hoặc Bưu điện nhà Văn hóa thôn ; nhưng vẫn phải đảm bảo những quy định trong các văn bản hiện hành của Tổng công ty.

‒ Hạn chế phát triển Bưu cục 3, thay vào đó là phát triển đại lý Bưu điện, Điểm Bưu điện -Văn hoá xã hoặc Bưu điện nhà Văn hóa thôn. Đặt thùng thư độc lập ở những xã ĐBKK chưa có điểm phục vụ BC,VT.

‒ Chỉ phát triển Bưu cục khi ở đó quy mô cung cấp dịch vụ lớn mà ở đó, đại lý bưu điện hoặc điểm bưu điện - văn hóa xã không đủ khả năng đáp ứng.

‒ Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng bưu cục hiện có, chuyển mô hình hoạt động bưu cục 3 (hiệu quả kinh doanh thấp) sang mô hình Đại lý Bưu điện, Điểm Bưu điện - Văn hoá xã hoặc Bưu điện nhà văn hóa thôn (nếu có).

Page 238: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

238 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

‒ Căn cứ thể lệ bưu phẩm bưu kiện và thể lệ khai thác bưu chính, viễn thông của Bộ Bưu chính- Viễn thông

‒ Phối hợp với địa phương tổ chức tốt một số hoạt động về văn hoá thông tin và truyền thông.

‒ Không ngừng mở rộng kinh doanh và tăng thêm các dịch vụ tổ chức tốt công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh công nghiệp, bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại ĐBĐ-VHX

‒ Chịu sự kiểm tra kiểm soát của Bưu điện tỉnh, được đề nghị biểu dương khen thưởng khi có thành tích.

‒ Nếu vi phạm các quy định của đơn vị đề ra sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, phê bình phạt chất lượng.

V. Cung cấp các dịch vụ

Nhóm các dịch vụ bưu chính chuyển phát

‒ Bưu phẩm

‒ Bưu kiện

‒ Phát hành báo chí

‒ EMS

‒ Bưu chính Ủy thác

Nhóm các dịch vụ Tài chính Bưu chính

‒ Chuyển tiền trong nước

‒ Chuyển tiền Quốc tế

‒ Thu hộ, chi hộ

‒ Điện hoa

Page 239: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 239

‒ Tiết kiệm bưu điện

Nhóm các dịch vụ Viễn thông - CNTT

‒ Truyền thông

‒ Thẻ trường trực tuyến

‒ Thẻ di động trả trước

‒ Thẻ học ngoại ngữ Online

Nhóm các dịch vụ ngoài BC,VT (nếu có), phải ghi rõ tên các dịch vụ trong hợp đồng

VI. Tổ chức khai thác

1. Khi chuyển bưu cục 3 sang hình thức hoạt động khác phải đảm bảo tổ chức khai thác hiệu quả cao hơn.

2. Nếu mở thêm các dịch vụ mới chất lượng cao mà nhu cầu của thị trường nông thôn cần, những dịch vụ nghiệp vụ do giám đốc Bưu điện tỉnh thành phố quyết định. Những dịch vụ nghiệp vụ do Tổng công ty quyết định thì lập văn bản trình để Tổng công ty quyết định.

3. Khi mới bắt đầu khai thác có thể do chính nhân viên của huyện đảm nhận, có thể tháng đầu tiên hoạt động theo mô hình mới Bưu điện huyện phải đưa người xuống kèm cặp một thời gian nhất định, khi nhân viên đảm đương được mới rút về (cũng có thể do nhân viên của Bưu điện huyện đảm nhận nếu thấy cần thiết)

4. Bảo đảm Thực hiện khai thác các dịch vụ đúng chế độ thủ tục của Tổng công ty và của Bưu điện tỉnh, thành phố quy định.

Page 240: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

240 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

5. Tổ chức tốt chất lượng sản phẩm quản lý tốt tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị, vật tư...thực hiện tốt vệ sinh an toàn lao động

6. Đối với những dịch vụ phức tạp, những nơi có doanh thu cao, đơn vị phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, hoặc định kỳ kiểm tra, uốn nắn những sai lệch trong khai thác nghiệp vụ, ghi sổ sách...

VII. Quy trình khai thác các dịch vụ

1. Viễn thông- CNTT

‒ Điện thoại nội hạt ‒ Điện thoại đường dài trong nước ‒ Điện thoại đường dài quốc tế...gọi trực tiếp

phải tuân thủ đúng quy trình quy định hiện hành cua Tổng công ty, các cuộc gọi đi tới các trung tâm nhắn tin mạng di động hoặc 1080 đều phục vụ và thực hiện thu cước theo các quy định hiện hành của Tổng công ty

‒ Được nhận tất cả các cuộc gọi đến trong nước và quốc tế .

‒ Điện thoại giấy mời đi và đến ‒ Dịch vụ tư vấn qua điện thoại 1080, ‒ Dịch vụ truy cập Internet...

‒ Thực hiện theo các thể lệ hiện hành của Tổng công ty

2. Bưu chính chuyển phát

‒ ĐBĐ-VHX thực hiện thủ tục phát bưu phẩm bưu kiện theo quy định hiện hành như đối với bưu cục 3

Page 241: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 241

‒ Nhận gửi bưu phẩm thường, trong nước quốc tế bưu phẩm ghi số đến 5 kg bán tem đặt báo chí dài hạn... thực hiện như đối với bưu cục 3.

‒ Thủ tục phát bưu phẩm ghi số bưu kiện đến 5 kg có địa chỉ do điểm BĐ-VHX đảm nhận.

‒ Bưu cục huyện đóng chuyển bưu phẩm ghi số đến 5 kg về ĐBĐ-VHX để phát đảm bảo đúng thể lệ thủ tục tiện lợi cho khách hàng.

‒ Bưu điện huyện lập giấy mời giao cho nhân viên bưu tá phát giấy mời đến người nhận.

‒ Tổ chức khai thác và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện trong phạm vi bưu điện huyện.

‒ Tuỳ theo lưu lượng và điều kiện an toàn Giám đốc Bưu điện huyện quy định cụ thể việc trao đổi bưu phẩm, bưu kiện giũa bưu điện huyện với ĐBĐ-VHX có thể đóng chuyển thư có BV21 hoặc đóng gói (không có BV21)

‒ Giao bưu phẩm bưu kiện với giao thông viên cua bưu điện huyện hoặc với bưu tá (nếu người này nhận, phát thư báo đến địa chỉ người nhận tại xã)

‒ Giám đốc Bưu điện huyện căn cứ vào đường thư nội huyện, nội thị để tổ chứu thu gom bưu phẩm, bưu kiện về ĐBĐ-VHX chuyển về bưu điện huyện và ngược lại sao cho khớp với đường thư cấp 2 (tỉnh - huyện- thị )đối với nnhững ĐBĐ-VHX nằm trên trục đường thư cấp 1 và cấp 2 thì bưu điện huyện có thể tổ

Page 242: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

242 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

chức đóng thẳng nhưng phải được sự đồng ý của Bưu điện tỉnh

‒ Thủ tục đặt báo chí dài hạn thực hiện như đối với bưu cục 3

‒ Ngoài việc huấn luyện nnghiệp vụ cơ bản Giám đốc Bưu điện huyện phải thường xuyên cung cấp hướng dẫn cho nhân viên ĐBĐ-VHX những thông tin có liên quan đến thủ tục nghiệp vụ nhận gửi hoặc phát bưu phẩm bưu kiện giá cước...

‒ Kiểm soát viên của bưu điên huyện có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát giải quyết các trường hợp vi phạm thể lệ thủ tục đối với ĐBĐ-VHX phát hiện ngăn chặn những sai sót đảm bảo chính xác, an toàn như đối với bưu cục 3.

‒ Thủ tục phát bưu phẩm ghi số bưu kiện đến 5 kg đến địa chỉ người nhận tổ chức khai thác vận chuyển bưu phẩm đến địa chỉ người nhận trong phạm vi huyện

3. Dịch vụ Tài chính bưu chính.

‒ Chú ý an toàn quỹ két ;

‒ Các thủ tục phải đầy đủ;

‒ Thực hiện đúng quy trình, quy phạm;

‒ Nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng.

‒ Kiểm soat viên Bưu điện huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát giải quyết các trường hợp vi phạm thủ tục, thể lệ đối với ĐBĐ-VHX, phát hiện ngăn chặn những sai sót đảm bảo an toàn bưu phẩm, bưu kiện.

Page 243: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 243

VIII. Sơ đồ mạng lưới khai thác dịch vụ bưu chính

BĐTT BĐTT

Bưu cục I

Bưu cục II

Bưu cục III

ĐBĐ VHX

Đại lý

Đại lý

khách hàng

khách hàng

khách hàng

BĐ huyện

BĐ huyện

vpsĐường thư cấp I

Đường thư cấp II

Đường thư cấp III

Hiện nay Tổng công ty đã xây dựng được mạng lưới chuyển phát rộng khắp. trên cả nước, mỗi xã đều có ít nhất một điểm phục vụ. Thời gian qua, một số bưu cục cấp 3 hoạt động kém hiệu quả, chi phí lớn nên VNPost đã có chủ trương hạn chế phát triển Bưu cục cấp 3, thay vào đó là mô hình Đại lý Bưu điện, ĐBĐ-VHX. Mục tiêu phương án kinh doanh năm 2013 của TCT Bưu chính thu gọn lại còn khoảng 1000 Bưu cục cấp 3 trở lại. Nhà nước đặt hàng cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích, VNPost sẽ tận dụng mạng BCCC để phát triển kinh doanh, tiến tới cân bằng được thu chi và có lãi.

Page 244: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

244 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

IX. Mạng chuyển phát

Tại các Bưu cục trung tâm tỉnh, quận, huyện có đội ngũ bưu tá thực hiện, nhận, phát bưu gửi trên địa bàn tỉnh, huyện, chuyển bưu gửi từ bưu cục huyện xuống bưu cục cấp 3. Tổ chức phân chia mạng phát bưu phẩm, bưu kiện ở tại các vùng nông thôn hiện nay chủ yếu theo địa dư hành chính. Mạng chuyển phát gồm 11.000 điểm phục vụ trực tiếp đến địa chỉ người nhận. Hệ thống này chủ yếu do bưu tá xã đảm nhiệm. Địa hình đi phát ở các vùng miền nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo rất khó khăn, phạm vi đi phát của đường thư phát xã là tương đối dài, bị chia cắt địa hình; luôn có biến động lớn về thời tiết trong mùa mưa bão, mưa lớn, gió lớn, lũ lụt, lũ quét... gây nhiều khó khăn cản trở công tác vận chuyển và đi phát ở xã.

Cho nên nhiều Bưu điện tỉnh, thành phố đã kết hợp nhân viên Điểm BĐ - VHX với lao động thuê phát xã phát xã (bưu tá xã). Việc giao, nhận bưu gửi hàng ngày với đường thư cấp 3 có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau đảm bảo chất lượng khâu cuối tốt hơn. Những sổ sách, ấn phẩm liên quan, bưu phẩm, bưu kiện không phát được trong ngày. Trước đây nhân viên phát xã mang về nhà riêng, nay quy định lưu giữ tại ĐBĐ - VHX để tránh mất mát, nâng cao chất lượng phát ở xã tại các vùng nông thôn.

Page 245: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 245

1. Mạng chuyển phat

‒ Phương án tổ chức mạng vận chuyển cấp 3 (bưu cục 3 và ĐBĐ-VHX)

‒ Kiểm tra tình hình nhận, phát, thu gom bưu gửi chất lượng, thực hiện qui chế điều hành mạng lưới Bưu chính (đảm bảo hành trình đường thư cấp II; III)

2. Các chế độ chính sách.

‒ Thù lao, thời gian thuê khoán phát bưu gửi đến địa chỉ người nhận ở xã…

‒ Chế độ thù lao quy định đối với người ký hợp đồng theo công việc nhất định…

(xem chi tiết phần trên)

X. Phục vụ văn hóa - thông tin và truyền thông

1. Thực hiện các hoạt động văn hoá như “Quy định quản lý ĐBĐ-VHX” (Phục vụ nhân dân đến đọc sách báo tại chỗ miễn phí)

2. Được cấp thường xuyên một tờ báo Nhân dân một tờ bưu điện Việt Nam

3. Tiếp nhận, sách, báo gửi tặng của các cơ quan, đoàn thể, Ban, Ngành, trường học...

4. Phục vụ nhân dân tự nguyện (không hưởng thù lao) đọc sách báo tại chỗ miễn phí.

5. Bưu điện tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX nghiệp vụ BCVT, CNTT, nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ

Page 246: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

246 | Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

văn hoá thông tin truyền thông cơ sở, an toàn lao động ...sau khoá học đạt loại khá, được giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ.

6. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, phải trang bị ngay các loại sách Pháp luật, kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp... tương ứng với 1,5 triệu đồng.

Hàng năm được cấp thêm 0,5 triệu đồng/01 điểm để mua bổ sung các loại sách báo phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

XI. Quản lý sổ sách nghiệp vụ

1. Giá cước 2. Cung cấp các ấn phẩm và quản lý nghiệp vụ

BCVT3. Cung cấp và sử dụng ấn phẩm4. Quản lý nnghiệp vụ 5. Sổ sách nghiệp vụ

‒ Phải được đóng thành tập theo ngày trong tháng, theo tháng trong năm không đưoc tẩy xoá. Nếu trường hợp bị tẩy xoá sửa chữa phải được kiểm soát viên Bưu điện huyện kiểm tra và trực tiếp ghi bằng mực đỏ và ký tên

‒ Tất cả nghiệp vụ phát sinh hoặc doanh thu phát sinh đề phải cập nhật đầy đủ vào sổ nghiệp vụ

‒ Bưu điện huyện phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát mghiệp vụ Bưu chính, viễn thông phát hiện ngăn chặn những sai sót đảm bảo an toàn như đối với bưu cục 3.

Page 247: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

Nguyễn Xuân Thu | 247

XII - một số đề xuất

‒ Hiện nay, dịch vụ TKBĐ, chi hộ, thu hộ... đang được cung cấp, nhưng điều kiện pháp lý chưa thuận lợi, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn. Đề xuất VNPost quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng cung cấp loại hình dịch vụ này, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận, gửi tiền của người dân nông thôn.

‒ Đề xuất VNPost phải tận dụng được nguồn vốn cho vay ưu đãi từ nguồn ODA, quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư phát triển mạng BCCC.

‒ Đổi mới tổ chức của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp cơ chế thị trường, nâng cao tính tự chủ, phân cấp mạnh cho các đơn vị trong việc quyết định phát triển các dịch vụ phù hợp với nhu cầu từng vùng cũng như đầu tư để có thể thực hiện cung cấp các dịch vụ đó. Giảm bớt các khâu trung gian, mở rộng tối đa ngành nghề kinh doanh được pháp luật và Nhà nước cho phép.

‒ Tăng cường chuyển các bưu cục 3 kinh doanh không hiệu quả sang mô hình Đại lý Bưu điện, ĐBĐ VHX, mô hình Bưu điện nhà Văn hoá thôn (nếu có), vì với mô hình này, VNPost không phải đầu tư đất, nhà cửa, con người mà chỉ cần hỗ trợ một số các chi phí tối thiểu ban đầu, như máy điẹn thoại để bàn, quầy giao dịch.

Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam

Page 248: ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ - mic.gov.vn · Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn, góp phần thúc

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃBản quyền © 2014 Nguyễn Xuân Thu

Thiết kế bìa: Nguyễn Vũ Thiên ThanhBiên tập: Minh Phương

Sở Thông Tin & Truyền Thông, VNPT, Bưu điện các tỉnh, thành phố được sao chép, in, phát hành tác phẩm “Điểm Bưu điện - Văn hóa xã” không phải trả tiền nhuận

bút, không phải hỏi và xin phép tác giả.

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGUYỄN THỊ THU HÀ

Giám đốc - Tổng Biên tập

Biên tập: LÊ ĐẮC QUANG - MAI QUỐC BẢOBìa: Nguyễn Vũ Thiên ThanhSửa bản in: Nguyễn Xuân Thu

Trình bày: Vũ Lệ Thư

NHA XUÂT BAN THÔNG TIN & TRUYÊN THÔNGWebsite: nxbthongtintruyenthong.vn

Trụ sở chính: 18 Nguyễn Du, Hà Nội ĐT Biên tập: 04.35772141 ĐT Phát hành: 04.35772138 Fax: 04.35579858 E-mail: [email protected]

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 8A Đường D2, phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.35127750, 35127751 ĐT Phát hành: 04.35772138 Fax: 08.35127751 E-mail: [email protected]

Chi nhánh TP. Đà Nẵng: 42 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3897467 ĐT Phát hành: 04.35772138 Fax: 0511.3843359 E-mail: [email protected]

In 500 cuốn, khổ 13 x 20,5 cm tại Nhà in Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc PhòngSố đăng ký kế hoạch xuất bản: 1179-2014/CXB/1-340/TTTT

Số quyết định xuất bản: 224/QĐ-NXB TTTT ngày 14/08/2014In xong và nộp lưu chiểu quý III/2014. Mã số: KK 61 Hm 14